Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Putin ký luật xem báo nước ngoài 'là đặc vụ' (BBC, 26/11/2017)

Tổng thống Nga Vladimir Putin ký một đạo luật cho phép chính phủ liệt kê bất kỳ cơ quan truyền thông nước ngoài hoạt động tại Nga vào danh sách đặc vụ nước ngoài.

putin1

Đài RT của Nga bị cáo buộc dính líu vào việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ

Dự luật được quốc hội Nga thông qua nhằm trả đũa cho việc Đài RT (Russia Today) do Kremlin hậu thuẫn được thông báo đăng ký vào danh sách đặc vụ nước ngoài tại Mỹ.

Ít nhất chín đài phát thanh do Mỹ tài trợ, gồm Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và Đài Âu Châu Tự Do có thể bị ảnh hưởng bởi luật này.

RT bị cáo buộc dính líu vào việc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.

Đài này bác cáo buộc.

Luật mới của Nga ảnh hưởng đến các cơ quan truyền thông nước ngoài nhận kinh phí hoạt động từ bên ngoài nước Nga.

Các cơ quan này phải chịu các yêu cầu bổ sung và nếu không đáp ứng yêu cầu thì có thể bị đình chỉ hoạt động.

Nếu phải đăng ký, các cơ quan này phải thông báo trong chương trình phát sóng và trên website rằng họ là đặc vụ nước ngoài.

Một luật tương tự đang được thi hành nhắm vào các tổ chức từ thiện và các nhóm xã hội dân sự.

Bộ Tư pháp Nga giờ đây có thể quyết định cơ quan nào bị áp luật này và trong những trường hợp nào.

RT cho biết hồi tuần trước họ đã đăng ký vào danh sách đặc vụ nước ngoài tại Mỹ theo yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ.

**********************

Putin ký luật truyền thông cho phép định danh ‘đại diện nước ngoài’ (VOA, 26/11/2017)

Tổng thng Nga Vladimir Putin hôm th By đã ký thành lut nhng d lut mi cho phép nhà chc trách định danh các cơ quan truyn thông nước ngoài là "đi din nước ngoài" đ đáp li điu mà Moscow nói là áp lc không th chp nhn được ca M đi vi truyn thông Nga.

putin2

Tổng thng Nga Vladimir Putin hôm th By ký thành lut nhng d lut mi cho phép nhà chc trách đnh danh các cơ quan truyn thông nước ngoài là "đại din nước ngoài".

Luật mi đã được c hai vin quc hi ca Nga nhanh chóng phê chun trong hai tun va qua. Gi nó s cho phép Moscow buc truyn thông nước ngoài xác đnh tin tc mà h cung cp cho người Nga là công tác ca "các đi din nước ngoài" và phi tiết l các nguồn tài tr ca h.

Một bn ca lut này đã được đăng lên cơ s d liu pháp lut trc tuyến ca chính ph Nga hôm th By, nói rng nó có hiu lc k t ngày công b.

Hành động ca Nga nhm vào truyn thông M xut phát t các cáo buc nói rng Nga đã can thiệp vào cuc bu c tng thng M vào năm ngoái theo hướng có li cho ông Donald Trump.

Các quan chức tình báo M đã cáo buc Đin Kremlin s dng các t chc truyn thông Nga đ gây nh hưởng đến c tri M, và Washington đã buc đài RT ca nhà nước Nga phải đăng ký mt công ty con đt M dưới tư cách "đi din nước ngoài".

Điện Kremlin đã nhiu ln ph nhn can thip vào cuc bu c và nói nhng hn chế đi vi các đài ca Nga ti M là mt cuc tn công nhm vào t do ngôn lun.

Bộ Tư pháp Nga tun trước đã công b danh sách gm chín hãng tin được M tài tr mà h nói là có th b nh hưởng bi nhng thay đi này.

Bộ nói rng h đã viết thư thông báo cho Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Âu Châu T do/ Đài T do (RFE/RL) do chính ph M tài tr cùng với by cơ quan tin tc tiếng Nga hoc tiếng đa phương do RFE/RL điu hành.

********************

Tổng thống Nga ký sắc luật xem truyền thông nước ngoài là "đặc vụ" (RFI, 26/11/2017)

Để trả đũa Washington buộc đài truyền hình nhà nước Nga RT đăng ký với quy chế " người đại diện của nước ngoài", Moskva đặt giới truyền thông quốc tế vào tầm nhắm. Chiều thứ Bảy, 25/11/2017, tổng thống Putin ký sắc lệnh ban hành bộ luật mới xếp báo chí quốc tế tại Nga vào danh sách "đại diện của nước ngoài" vừa được Quốc Hội Nga thông qua cách nay vài hôm. Vấn đề là theo thuật ngữ thời Stalin, cụm từ này mang ý nghĩa "đặc vụ", hàm ý "gián điệp".

putin3

Ảnh chụp từ màn hình trang internet của Radio Svoboda (Radio Tự do), đài phát thanh tiếng Nga do Mỹ tài trợ. https ://www.svoboda.org

Theo AFP, đạo luật mới của Nga, là tiếp nối của một đạo luật khác ban hành từ 2012, kiểm soát các tổ chức xã hội dân sự hoạt động tại Nga. Từ nay, đến lượt các cơ quan báo chí bị xem là "đối tượng" phải "khai rõ" về nguồn tài chính nếu bộ tư pháp Nga yêu cầu.

Các đài phát thanh như Tiếng Nói Hoa Kỳ, đài Châu Âu Tự Do và Radio Liberty, do Quốc hội Mỹ tài trợ, đã được Moskva cảnh báo sẽ phải đăng ký với danh xưng "đại diện của nước ngoài".

Phản ứng của các phóng viên ra sao ? Ghi nhận của thông tín viên Daniel Vallot từ Moskva :

Đài phát thanh Svoboda là một trong những cơ quan truyền thông đầu tiên có thể sẽ là đối tượng nhắm tới của bộ luật mới và bị đưa vào quy chế "đại diện nước ngoài". Tại đài phát thánh Svoboda, các nhà báo đang rất lo ngại.

Cô Mariana Torochesnikova, người dẫn chương trình một buổi phát thanh hàng tuần chuyên về các vấn đề pháp lý cho biết : "Ở Nga, khái niệm "đại diện nước ngoài" mang nghĩa rất tiêu cực.

Trong tâm trí của mọi người ở đây cụm từ đại diện nước ngoài có nghĩa là "gián điệp", điều này có thể gây ra thái độ thù nghịch đối với chúng tôi. Nhất là khi điều này được khẳng định trên các phương tiện truyền thông và tuyên truyền".

Tại trụ sở của Đài Svoboda, các nhà báo đang chuẩn bị buổi phát thanh tối. Chủ đề của buổi phát thanh là thượng đỉnh Sotchi về Syria. Phó trưởng ban biên tập đài, bà Eugénia Nazarets khẳng định phải tiếp tục làm việc như bình thường.

Bà nói : "Chúng tôi sẽ không thay đổi gì về cách làm việc. Nhiệm vụ của chúng tôi là đưa ra các quan điểm khác biệt. Việc làm này hoàn toàn độc lập. Chưa bao giờ kể từ khi làm việc đến giờ tôi nhận một chỉ thị nào từ chính phủ Mỹ".

Hiện tại, các nhà báo của Đài Svoboda trong tình trạng bất an hoàn toàn. Bộ luật được Hạ Viện Nga Duma thông qua. Sau khi được tổng thống Vladimir Putin ký ban hành, sẽ đến lượt bộ Tư Pháp lập danh sách các truyền thông thuộc diện đối tượng điều chỉnh của luật mới.

Tú Anh

**********************

Liên Âu tăng cường quan hệ đối tác với 6 nước Liên Xô cũ (RFI, 24/11/2017)

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu và sáu nước thuộc Liên Xô cũ đã gặp nhau ngày 24/11/2017 tại Bruxelles để tăng cường "quan hệ đối tác phương Đông". Tuy nhiên, thượng đỉnh lần này tránh đề cập nhiều chủ đề có thể gây tranh cãi, như cuộc xung đột tại miền đông Ukraine, và cũng không cam kết kết nạp thêm thành viên vào Liên Hiệp Châu Âu.

putin4

Thủ tướng Đức Angela Merkel tới dự thượng đỉnh Quan hệ Đối tác Đông Âu, Bruxelles, ngày 24/11/2017 -Reuters

Khi cùng với lãnh đạo các thành viên Liên Hiệp Châu Âu tiếp sáu nước khách mời Ukraine, Moldova, Gruzia, Belarus, Armenia và Azerbaidjan, thủ tướng Đức đánh giá : "Quan hệ đối tác phương Đông đóng vai trò quan trọng cho an ninh của chúng ta". Còn thủ tướng Anh Theresa May đã phát biểu thẳng thắn : "Chúng ta phải rất chú ý đến các hành động của các nước thù nghịch như Nga, vốn thường đe dọa đến sự phát triển tiềm tàng của các đối tác phương Đông và cố tìm cách hủy hoại sức mạnh tập thể của chúng ta (Liên Âu)".

Tuy nhiên, theo AFP, quan ngại của các nước trong các nghi vấn Nga can thiệp vào quá trình bầu cử, ảnh hưởng của Moskva đến các nước "vệ tinh" thuộc Liên Xô cũ, cuộc xung đột tại miền đông Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vẫn là những chủ đề "kiêng kị"tại thượng đỉnh 2017.

Thậm chí, khác với tại thượng đỉnh Riga 2015, thông cáo chung lần này không nhắc đến các cuộc xung đột ly khai tại các nước thuộc Liên Xô cũ mà phương Tây vẫn cáo buộc là Nga yểm trợ, như giữa Armenia và Azerbaidjan tại Nagormy-Karabakh, giữa Gruzia và phe ly khai thân Nga tự tuyên bố hai nước cộng hòa độc lập, hoặc tại vùng Transnistria ở Moldova.

Lần này, Bruxelles nhấn mạnh đến bản danh sách gồm 20 "lợi ích cụ thể cho các công dân" mà Liên Âu hứa ủng hộ, đồng thời yêu cầu các đối tác thuộc liên bang Xô Viết cũ phải đấu tranh chống tình trạng tham nhũng, củng cố dân chủ và một có nền tư pháp độc lập hơn.

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker khẳng định : "Đây không phải là thượng đỉnh để mở rộng hay kết nạp thêm thành viên vì không phải là thời điểm thích hợp. Chúng ta đang có Brexit và phải giải quyết các vấn đề nội bộ".

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Putin và tham vọng "trị vì" nước Nga hơn 18 năm

Ngày 09/08/2017 là ngày tròn 18 năm Vladimir Putin lên nắm quyền lãnh đạo nước Nga, nhưng không hề có lễ kỷ niệm nào được tổ chức. Theo nhận xét của Le Figaro, đó là vì tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhân vật thân cận còn đang mải mê, bận bịu lật ngược thế cờ trên chính trường quốc tế, tức là thoát khỏi sức ép mà phương Tây gây ra cho chế độ Putin và để có thể kiểm soát được dư luận trong nước.

putin1

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Saint-Petersburg, ngày 30/07/2017. REUTERS/Alexander Zemlianichenko

Trong bài viết có tiêu đề "Putin muốn vượt qua ngưỡng 18 năm trị vì", Le Figaro nhận xét con đường của Putin đã được vạch sẵn vào năm 2012, khi Putin tái đắc cử tổng thống Nga. Đừng hy vọng vào việc Putin sẽ đổi hướng, không ai có thể làm được điều đó, kể cả các cố vấn thân cận của tổng thống Nga hay các nhà phê bình chính trị !

Chuyến thăm nước Cộng hòa Abkhazia của tổng thống Nga hôm thứ Ba 08/08 để kỷ niệm 9 năm chiến thắng của Nga trong cuộc chiến tranh tại Gruzia vào năm 2008 càng cho công chúng thấy rõ đặc điểm của Putin vốn đã được nhiều người biết tới : Putin là người "hợp nhất các vùng đất của Nga". Vladimir Putin cũng là người thể hiện quyền lực với người Mỹ và không ngần ngại "tịch thu, sáp nhập" một phần lãnh thổ của các quốc gia thành viên của Liên Xô như Ukraine, Moldova và Georgia. Có lẽ cũng không phải ngẫu nhiên mà ngày bầu cử tổng thống Nga 2018 lại được rời sang đúng ngày kỷ niệm bốn năm Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine.

Ông Putin vẫn chưa chính thức công bố sẽ ra tái tranh cử tổng thống vào năm 2018, nhưng chắc chắn Putin vẫn muốn là chủ nhân điện Kremlin tới năm 2024. Khi đó, Putin mới 72 tuổi, tức là còn kém Stalin 1 tuổi và kém Brejnev 3 tuổi tính theo thời điểm những nhân vật trên qua đời khi đang lãnh đạo đất nước. Theo một chuyên gia, như vậy là rất có thể Putin sẽ lãnh đạo nước Nga tổng cộng 30-35 năm. Càng ngày Putin sẽ càng dày dặn kinh nghiệm, tự tin, mạnh mẽ và sẽ dễ đẩy nhanh sự phát triển của đất nước.

Chuyên gia chính trị Konstantin Kalatchev, thân điện Kremlin, đánh giá ngày bầu tổng thống Nga 18/03/2018 sẽ "ghi danh Putin trong lịch sử". Với những nỗ lực trên trường quốc tế, với việc sáp nhập Crimea, chắc chắn Putin sẽ tái đắc cử và với số phiếu cao tương tự như năm 2012 (63,6% ở vòng 1). Điều này sẽ củng cố quyền lực vốn đã không thể phủ nhận của Putin.

Nhà chính trị học Alexandre Golts coi việc Putin mới đây phô trương cơ bắp, cũng giống như ông đã hai lần thể hiện hồi năm 2007 và 2009, là một dấu hiệu cho thấy Putin "từ chối tìm kiếm sự mới mẻ". Chuyên gia Golts mỉa mai tương lai của nước Nga, chính là có "một Putin bất tử".

Về chính sách đối ngoại, Le Figaro dẫn lời chuyên gia Andrei Kolesnikov thuộc trung tâm Carnegie tại Moskva cho biết sẽ không có chuyện ngược đời : Putin sẽ không trả lại bán đảo Crimea cho Ukraine. Quan hệ với phương Tây vẫn sẽ căng thẳng. Rất có thể sẽ bớt căng thẳng hơn bây giờ, nhưng sẽ không được như trong giai đoạn 2012-2014.

Pháp : Sự phục hồi kinh tế nhấn chìm ngoại thương

Trong lĩnh vực kinh tế Pháp, Le Monde gióng hồi chuông báo động về sự suy yếu của ngoại thương Pháp. Theo Le Monde, điều oái oăm là "sự phục hồi kinh tế của Pháp đã nhấn chìm ngoại thương của nước này". Theo con số thống kê mà Hải quan Pháp công bố hôm 08/08/2017, giá trị nhập khẩu cao hơn giá trị xuất khẩu tới 34,3 tỉ euro, cả về hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ.

Vậy tại sao trong khi tình hình kinh tế của Pháp được cải thiện, tỉ lệ tăng trưởng bắt đầu tăng, thất nghiệp từng bước giảm, các doanh nghiệp làm ăn có lãi hơn, thì thâm hụt thương mại lại nghiêm trọng ở mức 50% ? Đặc biệt trong bối cảnh tại nhiều nước Châu Âu, nhất là Đức, thặng dư thương mại tăng mạnh, thậm chí đạt mức kỷ lục ?

Theo Le Monde, có hai lý do. Một mặt, từ lâu nay, Pháp không chú ý tới xuất khẩu, không có chính sách cạnh tranh quốc tế nên thị phần quốc tế cứ giảm dần từ năm này sang năm khác. Mặt khác, theo chuyên gia kinh tế Pháp Patrick Artus, bộ máy sản xuất công nghiệp của Pháp không đáp ứng được nhu cầu đang càng càng tăng trong nước. Vì không tìm được các sản phẩm "made in France" ưng ý, người tiêu dùng tìm tới các sản phẩm của nước ngoài : điện thoại di động của Hàn Quốc, máy móc thiết bị của Đức, robot của Nhật… Nhập khẩu của Pháp đã tăng 4,4% sau một năm. Riêng doanh thu của các ngành dệt may, da giầy của Pháp đã suy giảm 87% trong vòng 20 năm.

Hậu quả là, mặc dù kết quả các thăm dò ý kiến cho thấy người Pháp luôn chú trọng tới yếu tố "made in France" khi mua sắm, nhưng trên thực tế, chưa bao giờ họ mua nhiều hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài tới vậy. Le Monde kết luận : "Tại Pháp, tiêu dùng gây ra thâm hụt cán cân thương mại. Tại Đức, tiêu dùng kích thích sản xuất và tạo ra công ăn việc làm".

Để thoát khỏi tình trạng trên, theo các chuyên gia kinh tế, cần có nhiều thời gian và một chính sách bền vững chắc, hợp lý và rõ ràng. Và đó cũng chính là một thông điệp dành cho tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Tái chế rác thải : Giới công nghiệp Châu Âu bất ngờ trước quyết định của Bắc Kinh

Trong lĩnh vực công nghiệp, ngày 18/07/2017, nhà chức trách Trung Quốc thông báo cấm nhập khẩu 24 loại rác thải từ nay tới cuối năm 2017, trong đó có 8 loại nhựa, các vật liệu dệt may như chất coton, len, giấy và một số loại rác thải công nghiệp khác. Trong thông báo gửi tổ chức Thương Mại Thế Giới, Bắc Kinh giải thích là đã có quá nhiều rác thải gây ô nhiễm và nguy hiểm được nhập vào Trung Quốc.

Trên thực tế, trong số 8 triệu tấn rác nhựa mà Châu Âu thải ra mỗi năm, gần 3 triệu tấn được xuất sang Châu Á, trong đó có 2,6 triệu tấn được xuất sang Trung Quốc. Tổng cộng, Trung Quốc nhập gần 9 triệu tấn rác nhựa công nghiệp mỗi năm.

Trong bài viết "Tái chế rác thải : Các nhà công nghiệp bất ngờ trước quyết định của Bắc Kinh", nhật báo kinh tế Les Echos cho biết nhiều nhà công nghiệp trong lĩnh vực tái chế rác thải đánh giá "trước mắt, đó là quyết định gây xáo trộn, nhưng nếu xét về lâu dài thì sẽ mang lại nhiều cơ hội" và quyết định của Bắc Kinh sẽ buộc các nhà công nghiệp Châu Âu cải cách.

Trứng gà nhiễm độc : Paris phê phán Liên Hiệp Châu Âu chậm trễ

Liên quan tới vụ tai tiếng trứng gà nhiễm độc fipronil ở 7 nước Liên Hiệp Châu Âu, bộ trưởng nông nghiệp Pháp Stéphane Travert mới đây đã chỉ trích sự chậm trễ của hệ thống cảnh báo an toàn thực phẩm RASFF của Châu Âu. Ông cũng thông báo Pháp sẽ kiểm tra tất cả các cơ sở chăn nuôi và cung cấp trứng để đảm bảo là không có nguy cơ nhiễm bệnh từ việc sử dụng các sản phẩm pha trộn.

Le Figaro dẫn lời một quan chức quản lý thực phẩm cho biết hiện tại Pháp có 80 cơ sở chế biến trứng phục vụ ngành công nghiệp thực phẩm chế biến sẵn và các tiệm làm bánh ngọt. Tạm thời, nhà chức trách mới phát hiện ra 5 cơ sở có trứng nhiễm độc fipronil nhưng rất có thể con số này sẽ còn tăng. Liên quan tới các sở chăn nuôi gà lấy trứng, chỉ có một cơ sở ở tỉnh Pas-de-Calais có trứng nhiễm độc nhưng toàn bộ số trứng trên đã bị tiêu hủy. Con số này ở Hà Lan là 180 cơ sở.

Tuy nhiên, tai tiếng trứng gà nhiễm độc ở Châu Âu không làm giảm doanh thu của các nhà phân phối trứng gà tại Pháp. Nhu cầu trứng gà sạch và trứng gà nuôi thả ngoài trời đặc biệt tăng cao. Cơ quan quản lý ngành sản xuất trứng của Pháp đảm bảo cung cấp đủ trứng cho thị trường trong nước vì chính quyền cấm các cơ sở chăn nuôi lấy trứng sử dụng chất fipronil.

Khô hạn : 82 tỉnh của Pháp bị ảnh hưởng

Vẫn tại Pháp nhưng liên quan tới thời tiết, khí hậu, Le Monde cho biết thời tiết khô hạn ở Pháp sẽ còn kéo dài ít nhất là cho tới mùa thu. Ba phần tư lượng nước ở các mạch nước ngầm đang ở mức thấp so với mức trung bình 15 năm qua. Phần lớn các vùng của Pháp đang rơi vào tình trạng "khô cạn nguồn nước". 82 tỉnh bị ảnh hưởng do nguồn nước hạn chế. Con số này vào năm 2016 chỉ là 29. Nguồn nước ở Charente-Maritime bị khô cạn ở mức kỷ lục từ 50 năm nay, nhất là do nông dân trồng quá nhiều ngô.

Trang nhất các báo Pháp

Những đe dọa tấn công lẫn nhau giữa tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un là một đề tài thời sự nóng hổi trên các báo Pháp ngày 10/08/2017.

Báo Libération dành trang nhất để đăng bức ảnh hài hước kiểu "hai trong một" : nhân vật đang tươi cười, có mái tóc, khuôn mặt và trang phục của tổng thống Mỹ Donald Trump nhưng đôi mắt và nụ cười lại là của nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un. Libération chơi chữ để chú thích cho bức ảnh : "Trump và Kim : hai nguyên tử móc nối tạo nên vật chất". Trên trang nhất, Libération cũng đặt câu hỏi liệu các lời khiêu khích của hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên chỉ là để khoa trương hay là những mối đe dọa thực sự.

Nhật báo công giáo La Croix chạy tựa "Triều Tiên, những nguy cơ chồng chất" và nhận định lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và tổng thống Mỹ Donald Trump tăng cường đe dọa chiến tranh toàn diện.

Ngoài chủ đề nguy cơ chiến tranh giữa Washington và Bình Nhưỡng , vụ tấn công vào một nhóm quân nhân Pháp đang đi tuần bảo vệ an ninh trong chiến dịch phòng chống khủng bố thì bị một chiếc xe tông thẳng vào khiến người bị thương ở Levallois-Perret, ngoại ô tây-bắc Paris vào ngày 09/08 cũng là đề tài được báo chí Pháp quan tâm, đưa lên trang nhất và giành nhiều trang bài phân tích.

"Vụ tấn công ở Levallois, binh lính quân đội và cảnh sát là mục tiêu chính của Hồi giáo cực đoan" là tựa trang nhất của nhật báo Le Figaro. Vụ tấn công xảy ra chỉ cách trụ sở của tổng cục An Ninh Nội Địa Pháp DGSI vài trăm mét. Le Figaro nhận định một lần nữa các biểu tượng của nước Pháp lại bị tấn công trực diện. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết sẽ sớm xem xét lại chiến dịch phòng chống khủng bố Sentinelle vốn đang bị nhiều chuyên gia và quan chức chính trị chỉ trích.

Le Monde dành sự quan tâm đến du lịch Pháp qua hàng tựa "Du lịch Pháp hồi phục nhờ sự quay trở lại của khách du lịch nước ngoài". Du khách Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản lại tới Pháp du lịch nhiều. Số khách du lịch đã tăng 10,2% trong quý II năm 2017. Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm 26/07 khẳng định du lịch là "kho báu của quốc gia" và hy vọng Pháp đón được 100 triệu du khách quốc tế từ nay tới năm 2020.

Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa trang nhất : "Gã khổng lồ Disney tuyên chuyến với Netflix". Hãng phim Mỹ Disney sẽ rút phần lớn phim của hãng ra khỏi dịch vụ video trực tuyến của Netflix. Disney muốn giành lại quyền kiểm soát phân phối phim với dịch vụ riêng của mình.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

dainga1

Xe chở các nhân viên ngoại giao Nga rời Maryland, 30/12/2016. REUTERS/Yeganeh Torbati

Đêm 01/01/2017, đúng vào ngày đầu năm, 35 nhân viên ngoại giao Nga cùng gia đình bị Mỹ trục xuất, khẩn cấp lên máy bay về nước. Đây là một biện pháp ngoạn mục nhằm trả đũa sự kiện mà Washinton gọi là "bàn tay can thiệp" của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Vì sao tổng thống Obama lúc sắp hết nhiệm kỳ đã mạnh tay với Moskva ? Do đâu tổng thống Putin từ chối leo thang căng thẳng ? Đâu là mục tiêu chiến lược của điện Kremlin ?

RFI đặt câu hỏi với hai nhà phân tích Pháp :

- Giáo sư Anne Deysine, chuyên gia về Hoa Kỳ.

- Nhà nghiên cứu Jean-Sylvestre Mongrenier, thuộc Viện nghiên cứu Địa Chính Trị Pháp và Học viện Thomas More (Bruxelles).

Mitt Romny, ứng cử viên tổng thống Mỹ năm 2012, là nhân vật chính trị hiếm hoi đã dự báo nước Nga là mối đe dọa nguy hiểm nhất cho Tây phương. Vào thời điểm đó, tổng thống Obama đang bận tâm với chính sách "chuyển trục" về Á châu hầu đối phó với Trung Quốc. Vladimir Putin được cả thời gian và không gian để hành động, vực dậy cuộc chiến tranh lạnh với một số phương tiện tinh vi khó chống đỡ.

Theo các cơ quan tình báo Mỹ, chính các sở mật vụ Nga là tin tặc cung cấp tài liệu cho Wikileaks đánh phá cựu ngoại trưởng Mỹ, gây khó khăn cho ứng cử viên Hillary Clinton trong nhiều tuần lễ, mất lợi thế so với Donald Trump.

Moskva đã lập tức bác bỏ những lời cáo buộc của tổng thống và tình báo Mỹ. Lên án Washington "vu khống để trả thù các thất bại ngoại giao", ngoại trưởng Serguei Lavrov đề nghị trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ hoạt động tại Nga để trả đũa. Tuy nhiên, tổng thống Vladimir Putin từ chối "leo thang". Cho dù không phải là hai nước thù địch, nhưng Mỹ và Nga gần như là đối thủ trên nhiều hồ sơ quốc tế từ Ukraine cho đến Syria.

Được chương trình "giải mã" của RFI đặt câu hỏi liệu cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ-Nga sẽ tạm dừng lại ở đây, nhà nghiên cứu Jean-Sylvestre Mongrenier, Viện nghiên cứu Địa Chính Trị Pháp và Học viện Thomas More (Bruxelles) giải thích :

Jean-Sylvestre Mongrenier : Căng thẳng thường xuyên xảy ra trên vùng Baltic và Hắc Hải giữa Nga và các nước Tây phương. Máy bay quân sự Nga nhiều lần xâm nhập không phận các quốc gia thành viên của NATO. Những vụ xâm nhập này xảy ra nhiều hơn, từ khi nổ ra khủng hoảng tại bán đảo Crimea của Ukraine, bị Nga sáp nhập vào năm 2014. 

Tại sao tổng thống Nga không trục xuất nhân viên ngoại giao Mỹ ? Bởi vì, trước hết, Putin thích sử dụng chiến thuật "bất đối xứng" (judo) để đánh bóng uy tín và thứ hai ông Putin đặt cược vào tổng thống mới của Mỹ cũng như bảo đảm cho quan hệ tương lai hai nước khi Donald Trump nhậm chức.

Tuyên bố "không rơi vào chiếc bẩy ngoại giao vô trách nhiệm", tổng thống Nga Vladimir Putin từ chối "gây khó khăn" cho các nhà ngoại giao Mỹ làm việc tại Nga. Phản ứng có tính toán này mang ý nghĩa gì ?

Anne Deysine : Đúng vậy, ông Putin đáp trả rất khôn khéo. Tổng thống Nga biết rằng những biện pháp trừng phạt mà tổng thống Obama ban hành đã quá trễ và sẽ không hiệu quả bao nhiêu : hai điệp viên bị truy nã, hai cơ quan bình phong bị đóng cửa… thế thôi. Ông Putin không chơi đòn "ăn miếng trả miếng" là để bắn tiếng với tổng thống Obama là "anh đã hết thời, không đáng cho tôi phải bận tâm". Ba tuần nữa "you" không còn là tổng thống. 

Thế nhưng vì lý do sâu xa nào mà tổng thống Obama vào lúc sắp hết nhiệm kỳ lại mạnh tay với Moskva ? 

Bởi vì tổng thống Obama muốn vạch một đường ranh đỏ cảnh báo người kế nhiệm Donald Trump không được quay ngược lại trên một số hồ sơ. Những biện pháp trừng phạt, trục xuất trong những ngày cuối năm ghi dấu ấn quan hệ Mỹ-Nga vào thời khắc này và nhắc nhở người kế nhiệm phải thận trọng không được manh động.

Ai muốn nghĩ sao cũng được, nhưng sự thật đúng là có một nhóm người, có thể không nhận lệnh trực tiếp từ điện Kremlin, đã làm thay đổi cục diện bầu cử tổng thống Mỹ. Đó là sự thật. Mục đích của họ là gì ? Để đánh phá uy tín của nền dân chủ Hoa Kỳ ? Để giúp cho Donald Trump đắc cử, bởi vì Trump là một anh hề dễ bị thao túng ? Hay vì Putin không muốn một nhân vật như Hillary Clinton khó tính với Nga làm tổng thống Mỹ, nên làm cho bà thất cử ?

Điều chắc chắn là một cường quốc ngoại bang đã can thiệp vào cuộc bầu cử này, và đây là chuyện nghiêm trọng.

Theo tình báo Mỹ, chủ ý của Nga phá hoại "nền dân chủ" Hoa Kỳ bằng một chiến dịch tuyên truyền bóp méo thông tin và loan tin thất thiệt.

Tuy nhiên, không phải là lần đầu tiên nước Mỹ bị tin tặc tấn công. Nhiều lãnh vực khác từ kinh tế, thương mại đến ngân hàng từng là nạn nhân của chiến tranh mạng. Nền dân chủ Mỹ cũng không phải là mục tiêu đánh phá duy nhất của Kremlin và cũng không phải là lần đầu tiên mật vụ Nga FSB và an ninh quân đội GRU ra tay, nhưng vụ này cho thấy gì ?

Jean-Sylvestre Mongrenier : Không, tin tặc không phải là chuyện mới mẻ nhưng rõ ràng đây là một vụ tấn công có hệ thống. Cái mới là vụ này cho thấy Nga sử dụng "chiến tranh phối hợp" cùng lúc trên nhiều lãnh vực. Nga không giới hạn sử dụng "chiến tranh phối hợp" để tấn công Mỹ mà dùng chiến thuật này để tấn công cả tây phương. Người ta nghi ngờ Moskva đã bắt đầu can thiệp vào cuộc bầu cử sắp tới tại Đức và Pháp.

Chiến tranh mạng, xâm nhập hệ thống vi tính các nước Tây phương, gây nhiễu thông tin giúp ngầm cho tổ chức chính trị hoặc cá nhân có chủ trương tuyên truyền dân túy được xem là vũ khí của Nga làm suy yếu Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ. Các cơ quan tình báo Tây phương gọi chiến lược này là "chiến tranh hợp thể". Tại châu Âu, ngày 21/11/2016, "trung tâm" đối đầu với loại chiến tranh không tiếng súng này được thành lập tại Helsinki, thủ đô Phần Lan, qua một mạng lưới chuyên gia khắp địa cầu.

Tây phương thụ động hay phản ứng trễ ?

Anne Deysine : Không, Tây phương không thụ động. CIA đã tiết lộ đang chuẩn bị kế hoạch trả đũa vụ can thiệp của Nga. Chính tổng thống Obama cũng tuyên bố sẽ đáp trả bằng chiến tranh mạng. Chúng ta cần biết là nước Nga ngày nay là một cường quốc khu vực bị suy yếu rất nhiều, cho dù tổng thống Putin muốn phục hồi uy thế một nước Đại Nga tương đương với Liên xô cũ.Ông Putin không có phương tiện trong tay để yểm trợ cho sức mạnh quân sự. Quân đội Nga tuy mạnh, nhưng chưa đủ. Moskva phải dựa vào các cơ quan mật vụ, chuyên gia tin tặc và vị thế thành viên thường trực ở Hội Đồng Bảo An. Nhưng chiếc ghế ở Hội Đồng Bảo An chỉ được sử dụng một cách rất tiêu cực bằng quyền phủ quyết. Ngoài các vũ khí này, mật vụ, tin tặc và quyền phủ quyết, ông Putin không có một phương tiện nào khác. Nếu nhìn vào danh sách các nước nạn nhân tin tặc của Nga, thì chúng ta thấy danh sách khá dài : Latvia, Ba Lan, Ukraine và chắc chắn là có Đức và Pháp.

Quan hệ Mỹ-Nga không được cải thiện trong hai nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama không phải là không có lý do. Theo chuyên gia Anne Deysine, Washington bị mối đe dọa của Trung Quốc ở châu Á làm phân tâm. Trong giới lãnh đạo Mỹ, chỉ có thượng nghị sĩ Mitt Romny, khi ra tranh ghế tổng thống với Barack Obama vào năm 2012, tiên đoán rằng nước Nga của Putin mới là mối đe dọa của Hoa Kỳ. Thế nhưng lời cảnh báo này bị giới truyền thông, cũng như tổng thống Obama chê cười, và rơi vào quên lãng. Vì sao Tây phương không thấy trước nước cờ của chủ nhân điện Kremlin ?

Jean-Sylvestre Mongrenier : Bởi vì ông Putin có một dự án địa chính trị rõ ràng nhìn về tương lai với quyết tâm phục thù, quyết tâm mở hồi thứ ba của cuộc chiến tranh lạnh mà Tây phương ngỡ là đã tàn. Tây phương không nhìn thấy ý đồ của tổng thống Nga ở những năm đầu của thập niên 2000-2010. Mãi cho đến 2007, qua diễn văn của tổng thống Putin tại Hội thảo An ninh tại Berlin thì Tây phương mới biết. Khi tổng thống Obama đắc cử thì Washington muốn cải thiện bang giao với Moskva qua chính sách "xóa bài làm lại" hay "tái khởi động". Nhưng theo tôi, Hoa Kỳ không thấy rõ tâm lý phục thù của chủ nhân điện Kremlin. Trong khi Tây phương chỉ xem ông Putin là "người bạn khó tính, khó chơi" và nghĩ rằng cứ tiếp tục giao thiệp với chủ nhân điện Kremlin thì một ngày nào đó anh bạn khó chơi này sẽ dung hoà được với Tây phương. Do vậy, Tây phương mới không để cho Gruzia, Ukraina gia nhập NATO, rồi mời Nga tham gia vào hồ sơ Afghanistan, Iran…

Thật ra thì từ thập niên 1990, trước khi NATO đón nhận các thành viên Đông Âu thì đã xảy ra một số vụ xung khắc với Nga ở Gruzia và Moldavia với nước Nga của Boris Yeltsin, chứ không chờ đến khi Putin lên cầm quyền.

Do vậy, thật là điều sai lầm khi nói Putin chỉ phản ứng lại vì bị Tây phương lấn áp. Chỉ có phe Tây phương đã đánh giá thấp, không thấy chiến lược phục hận của Moskva.

Khi xảy ra khủng hoảng Ukraine, Tây phương lại tưởng lầm những động thái diệu võ dương oai của Putin là nhằm treo giá để mặc cả trên bàn thương lượng. Phải chờ đến khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, lúc đó Tây phương mới nhìn nhận cuộc chiến tranh lạnh mới đã mở màn.

***

Vừa rồi là phân tích của hai chuyên gia Anne Deysine và Jean-Sylvestre Mongrenier về cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ-Nga sau vụ tin tặc và trả đũa ngoại giao.

Tổng thống Obama kêu gọi Pháp và Đức, hai quốc gia đồng minh có bầu cử trong năm nay phải cảnh giác. Tại Paris, khi trả lời câu hỏi của báo chí về khả năng ứng phó của Pháp, bộ trưởng quốc phòng Jean- Yves Le Drian cho biết trong năm qua, đơn vị chống chiến tranh mạng của Pháp đã phá vỡ 24.000 vụ tấn công. Tuy chưa tìm thấy dấu tích của một chiến thuật khuynh đảo chính trị như trường hợp nước Mỹ nhưng bộ trưởng quốc phòng Pháp kêu gọi "đề cao cảnh giác" trong bối cảnh bầu tổng thống vào tháng 5 năm nay.

Tú Anh

Nguồn : RFI tiếng Việt, 12/01/2017

Published in Quốc tế

Ngày 05/01/2017 lãnh đạo các cơ quan tình báo Mỹ đã điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ về những lời cáo buộc tin tặc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua.

Theo Reuters, các ông James Clapper, Giám đốc Tình báo quốc gia (National Intelligence) ; Mike Rogers, Giám đốc Cơ quan An ninh quốc gia (National Security Agency – NSA) và ông Marcel Lettre, Thứ trưởng quốc phòng phụ trách tình báo, đã đến điều trần trước Ủy ban này do Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain làm Chủ tịch. Trong khi đó, Tổng thống tân cử Donald Trump vẫn tiếp tục bày tỏ thái độ nghi kị đối với các cơ quan tình báo.

Obama UN Russia

Putin và Trump - Ảnh minh họa

Bản phúc trình có đính theo Phụ lục báo cáo tình báo : Nga quay video Trump với gái điếm tại Moscow năm 2013 và ban vận động của Trump có liên lạc với Nga trong thời gian bầu cử.

Nội dung cuộc điều trần

Nhóm "Cuồng Trump" (Trump Fanatic) đã đặt câu hỏi : Tại sao không công bố tất cả các tài liệu cho dân chúng biết ? Trước đây họ cũng đã từng đòi hỏi như vậy đối với vụ bà Clinton. Nhưng điều 18 § 798 U.S. Code cấm phổ biến những tài liệu được coi là "classified information" (tài liệu mật) vì lý do an ninh quốc gia, nên cuộc điều trần được tiến hành trong một cuộc họp kín, báo chí không được tham dự. Sau cuộc họp, chỉ những tài liệu nào được giải mã mới được công bố.

Theo đài VOA của chính phủ Mỹ ngày 07/01/2017, một phần bản phúc trình đã được công bố vào chiều 06/01/2017. Bản phúc trình cho rằng "mục đích của Nga là để làm cho công chúng mất niềm tin vào tiến trình dân chủ của Mỹ, bôi nhọ Ngoại trưởng Clinton và phá hoại cơ may thắng cử của bà". Phúc trình này nói : "Chúng tôi đi đến quan điểm là ông Putin và chính quyền Nga dần dà hy vọng và rõ rệt muốn ông Trump đắc cử, và do đó tìm cách đẩy mạnh cơ may thắng cử cho ông Trump, bất cứ khi nào có thể làm điều đó".

Ông James Clapper nói : "Tôi nghĩ chúng ta chưa từng gặp một chiến dịch nào can thiệp vào tiến trình bầu cử của chúng ta trực tiếp và táo bạo như trường hợp này".

Ông James Clapper mô tả Nga cố gắng tiến hành "chiến dịch đa diện" với các phương thức "tuyên truyền, đưa tin sai, [và] tin giả". Ông cho rằng việc tấn công mạng của Nga đặt ra nguy cơ lớn đối với một loạt lợi ích của Mỹ. Ông nói : "Việc Nga tấn công mạng đặt ra một mối đe dọa lớn nhắm vào chính phủ, quân sự, ngoại giao, thương mại và cơ sở hạ tầng Mỹ".

WikiLeaks đã tiết lộ hàng ngàn email của ông Podesta, trợ lý hàng đầu của bà Clinton, trong những ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hôm 08/11, nhưng không cho biết nguồn gốc các điện thư ấy. Trong cuộc phỏng vấn của kênh Fox News ngày 03/01/2017, ông Julian Assange nhắc lại tuyên bố của ông rằng Nga không đứng sau vụ rò rỉ này. Ông nói một thiếu niên 14 tuổi cũng có thể thực hiện được một trong những vụ xâm nhập vào email của ông John Podesta. Ông Trump đã hai lần đăng trên Twitter những lời ủng hộ ý kiến nói trên của Assange.

Hiện nay, không hệ thống luật pháp nào trên thế giới coi "những rò rỉ" của Wikileaks là những bằng chứng pháp lý (evidence), mà chỉ coi nó như là những thông tin (information) chưa được kiểm chứng nên không có giá trị. Do đó, khi điều trần tại Thượng Viện, các cơ quan tình báo Mỹ phải chứng minh các phần mềm độc hại đã phát xuất từ Nga. Với kỹ thuật điện toán hiện nay, việc này chẳng có gì khó. Ông Trump không biết gì về kỹ thuật nên cứ cải chày cải cối.

Donald Trump cải chày cải cối

Tối 05/01/2017, thay vì chỉ trích ông Putin và Nga về chuyện can thiệp vào bầu cử Mỹ, ông Trump đã tải lên Twitter một tin nhắn quy lỗi cho các thành viên Đảng Dân chủ vì đã hớ hênh để trở thành nạn nhân của vụ tin tặc.

Ngày 06/01/2017, các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã trình bày cho Donald Trump về hồ sơ Nga xâm nhập vào tiến trình bầu cử của Mỹ. Ông Mike Pence, Phó tổng thống tân cử, cho biết cuộc họp kéo dài hai tiếng đồng hồ đã mang tính "xây dựng". Mặc dầu với những bằng chứng không thể chối cải được, trong một thông báo hôm 06/01/2017, Donald Trump chỉ thừa nhận một cách chung chung : "Nga, Trung Quốc cùng một số quốc gia, đối tượng hay các nhóm bên ngoài luôn cố tìm cách xâm nhập cấu trúc mạng của các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và tổ chức Mỹ, bao gồm cả Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ". Phát biểu trong ngày thứ bảy 07/01/2017, Donald Trump cho rằng kết quả bầu cử không bị ảnh hưởng. Ông Trump còn nói : "Lý do duy nhất vụ tấn công tin tặc được đem ra thảo luận là vì đảng Dân chủ đã thất bại nặng nề khiến họ đang rất xấu hổ !".

Từ trước đến nay, chưa thấy viên chức có thẩm quyền nào nói rằng bà Clinton thất cử chỉ vì bị tin tặc Nga phá. Trái lại, cả bà Clinton cũng như các cơ quan truyền thông đều cho rằng thủ phạm chính là James Comey, Giám Đốc FBI. Nhật báo New York Times ngày 07/11/2016, dưới đầu đề "Giám đốc FBI James Comey không thích hợp cho công vụ", bình luận gia Kurt Eichenwald đã viết : "James Comey không phải chỉ bị đuổi khỏi chức Giám đốc FBI mà còn phải bị ngăn chận vĩnh viễn không cho giữ bất cứ chức vụ công nào". Do đó, vụ tin tặc Nga được đưa ra trong lúc này không phải là để nói lên Donald Trump thắng cử là nhờ Nga, nhưng vì một mục tiêu khác quan trọng hơn, nhưng Donald Trump có tầm nhìn quá thấp và thiếu kinh nghiệm chính trị nên không thể thấy được !

Các biện pháp của chính phủ

Hôm 29/12/2016 Tổng thống Obama đã ban hành một loạt biện pháp trừng phạt hai cơ quan tình báo của Nga là GRU (an ninh quân đội) và FSB (KGB cũ) để trả đũa các hành động can thiệp của điện Kremlin vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ : trục xuất 35 nhân viên mật vụ mang hộ chiếu ngoại giao và gia đình, đóng cửa hai cơ sở bình phong, một ở New York và một ở bang Maryland. Quyết định này được toàn thể chính giới Mỹ ủng hộ. Tổng thống Obama còn cho biết thêm các biện pháp trừng phạt Nga không dừng ở đây. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục ra tay "khi cần thiết kể cả các điệp vụ bí mật mà công chúng sẽ không được thông báo".

Chủ tịch Hạ Viện Paul Ryan lấy làm tiếc là các biện pháp này lẽ ra phải được thi hành từ lâu. Hai Thượng nghị sĩ Cộng hòa John Mc Cain và Lindsey Graham còn cho biết sẽ "động viên đồng sự để trừng phạt Nga mạnh hơn nữa".

Đảng Cộng hòa chỉ trích Trump

Lời kêu gọi điều tra về tin tặc Nga do hai tiếng nói hàng đầu của đảng Cộng hòa về chính sách ngoại giao khởi xướng, dó là Thượng nghị sĩ John McCain và Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, được Thượng nghị sĩ McConnell ủng hộ. Thượng nghị sĩ McConnell, Trưởng khối đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ phản đối lập trường của Tổng thống tân cử Donald Trump về việc có nên điều tra chặt chẽ xem liệu Nga có tấn công tin tặc trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hay không. Ông tuyên bố trong cuộc họp báo : "Nga không phải là bạn của chúng ta".

Ông Cory Gardner, một đảng viên Cộng hòa nói vụ xâm nhập của Nga phản ánh sự cần thiết phải có một ủy ban thường trực lo về vấn đề an ninh mạng.

Thượng nghị sĩ John McCain đã từng miêu tả sự can thiệp của Nga là một "hành động chiến tranh". Ông nói tiếp :

"Chúng tôi sẽ làm việc trong Quốc hội để đề ra những biện pháp chế tài quyết liệt hơn nhằm chặn đứng các cuộc tấn công khác nữa vào nước Mỹ. Chúng tôi sẽ làm việc trên cơ sở lưỡng đảng để đạt mục tiêu đó".

Ông Brian Katulis, một chuyên gia về an ninh quốc gia nói :

"Về bản chất, Tổng thống đắc cử Trump đã đặt mình bên ngoài dòng chính của quốc gia mà ông sẽ cai trị liên quan tới vấn đề này và Nga, ông đứng bên ngoài chính sách đối ngoại lưỡng đảng của Mỹ vốn vẫn theo dõi Nga với một mức độ hoài nghi nào đó".

Sự lo ngại của Cơ quan tình báo Mỹ

Nhiều dân biểu và nghị sĩ đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đều bày tỏ quan ngại về những dự định sắp tới của ông Trunp đối với 17 cơ quan tình báo của Mỹ, trong đó có Cơ quan An ninh quốc gia, Cơ quan Tình báo quốc phòng và Trung tâm Chống khủng bố quốc gia. Đầu tiên là chuyện ông Trump cử ông Mike Pompeo, một người không có nhiều kinh nghiệm làm việc trong môi trường tình báo làm Giám đốc CIA. Bị báo chí chỉ trích nặng lời, hôm 05/01/2017 ông Trump đã phải cử cựu Thượng nghị sĩ Dan Coats, 73 tuổi, vào thay. Điều này cho thấy Donald Trâm không hiểu gì về tầm quan trọng của ngành tình báo và coi thường các tổ chức này.

Những tuyên bố của ông Trump về Nga cũng như việc ông chọn Tướng lục quân đã nghỉ hưu Michael Flynn, một người đã từng làm việc cho Nga, vào vị trí Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ khiến cho nhiều viên chức tình báo Mỹ càng thêm "đứng ngồi không yên". Họ tin rằng Nga ngày càng mở rộng tham vọng của mình trên khắp mọi lĩnh vực và sẽ rất khó kiềm chế.

Nhiều viên chức tình báo Mỹ còn bày tỏ lo ngại những chính sách sắp tới của ông Trump như việc cho phép mở rộng việc giám sát bằng các thiết bị điện tử đối với các nghi can khủng bố bắt nguồn từ nguồn gốc tôn giáo hoặc quốc tịch của họ sẽ khiến cộng đồng tình báo Mỹ gặp rắc rối về mặt pháp lý.

Tờ Wall Street Journal dẫn nguồn tin thân cận với Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết Trump dự định giảm số nhân viên các cơ quan tình báo Mỹ, bao gồm cả Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Văn phòng Giám đốc tình báo quốc gia. Theo quan điểm của ông Trump, đội quân tình báo của Mỹ đã hoàn toàn bị chính trị hóa. Trump đã chỉ trích mạnh mẽ những báo cáo của họ về tin tặc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua và hoài nghi kết luận của các cơ quan này.

Hôm 10/01/2017, ông John Brennan, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) cảnh báo việc Tổng thống đắc cử Donald Trump không coi trọng giá trị và tầm quan trọng của cộng đồng tình báo có thể đặt nước Mỹ trước "nguy hiểm và rủi ro lớn". Ông nói : "Chính quyền mới – và bất cứ tổng thống nào cũng thế – cần phải thừa nhận đây là một thế giới nguy hiểm đầy thử thách, và cộng đồng tình báo cùng với những người làm tình báo chuyên nghiệp có thể gìn giữ đất nước này an toàn, và bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta".

Một số thành viên của các cơ quan tình báo Mỹ tuyên bố họ sẵn sàng từ chức chứ không muốn tuân theo mệnh lệnh từ những người do ông Trump chỉ định làm lãnh đạo các đơn vị của họ.

Trump đã trúng kế Putin ?

Phát biểu hồi tháng 09/2016, Trump nói ông Putin "có đa số kiểm soát đối với đất nước mình" và gọi Tổng thống Nga là vị lãnh đạo giỏi hơn ông Obama. Ông Trump cho rằng ông Putin được "82% ủng hộ," và nói : "Tôi nghĩ là khi ông ấy bảo tôi là tuyệt vời thì tôi cũng nhận lời khen thôi, ok ?".

Đây có thể coi như một lời thông báo mở đầu của tập đoàn tài phiệt Exxon Mobil về chính sách của Mỹ đối với Nga trong giai đoạn sắp tới. Putin đón nhận ngay. Trên kênh truyền hình Channel One của Nga, ông Putin nói : "Ông ấy (Trump) đã thành công trong kinh doanh, điều đó cho thấy ông ta là người thông minh. Và nếu ông ấy thông minh thì ông ấy sẽ hiểu đầy đủ và khá nhanh chóng mức độ khác của vai trò trách nhiệm. Chúng tôi cho rằng ông ấy sẽ hành động từ vị trí này".

Sau vụ Tổng thống Obama ban hành các biện pháp chế tài Nga khi phát hiện tin tặc Nga phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua, trong một thông cáo của Điện Kremlin, ông Putin tuyên bố : "Chúng tôi sẽ không trục xuất ai cả". Ông nói thêm rằng Nga vẫn duy trì quyền đáp trả các động thái của Mỹ. Ông Putin giải thích : "Các bước tiếp theo để phục hồi quan hệ Mỹ-Nga sẽ được đưa ra dựa trên chính sách mà chính phủ Tổng thống Trump sẽ thi hành".

Putin biết Trump rất thích "đồ ngọt" nên chỉ cần ném ra vài cục kẹo là Trump chụp lấy ngay. Quả thật đúng như vậy. Hôm 31/12/2016, từ bang Florida nơi ông đang nghỉ hè, Trump phản hồi ngay trên trang Twitter : "Nước cờ cao của V. Putin, hoãn hành động trả đũa - Tôi vẫn biết ông ấy rất thông minh !".

Trên trang Twitter hôm 7/1/2017, Donald Trump nói rõ : "Có quan hệ tốt với Nga là một điều tốt, không phải là điều xấu. Chỉ những kẻ "ngu ngốc" hay người điên mới cho rằng đó là xấu !" (Having a good relationship with Russia is a good thing, not a bad thing. Only "stupid" people, or fools, would think that it is bad !).

Với những lời tuyên bố trên, nói theo kiểu của người Việt đấu tranh, ông Trump đang thực hiện "hòa giải hòa hợp" và "xóa bỏ hận thù". Trong thực tế, ông Trump đang cố gằng mở đường cho việc hợp tác kinh doanh giữa tập đoàn dầu mỏ Exxon Mobil và Nga, vì chính phủ Trump đang là một tổ chức kinh doanh chứ không phải là Cơ quan hành pháp của Mỹ.

Putin và Trump đạp trúng mìn Obama gài !

Một thời gian sau khi Liên Xô sụp đỗ, Nga bắt đầu phát triển rất mạnh cả về quân sự lẫn kinh tế. Về quân sự, Nga sáng chế được nhiều vũ khí mới và mở rộng dần thị trường vũ khí của Nga. Về kinh tế, Nga muốn cạnh tranh với các quốc gia Trung Đông về dầu lửa, xây dựng các ống dẫn dầu đi tới Trung Quốc, Ấn Độ và sau cùng sẽ tới các nước Liên Hiệp Châu Âu qua ngả Thổ Nhĩ Kỳ. 

Để ngăn chặn sự bành trướng của Nga, đầu năm 2014, Mỹ và các nước Liên Âu đã tạo ra cuộc chiến Ukraine để cấm vận và bao vây Nga về cả kinh tế lẫn chính trị. Ngày 02/07/2014, Tổng thống Putin lên tiếng phê phán Mỹ "đe dọa để trục lợi" và cho rằng "thời kỳ thế giới đơn cực đã chấm dứt".

trump3

Quan hệ thắm thiết giữa Trump và Putin - Ảnh minh họa

Để tìm một lối thoát, Nga đã dụ dược hai công ty tài phiệt lớn của Anh và Hoa Kỳ là British Petroleum (BP) và ExxonMobil vào khai thác dầu lửa ở Nga. Đây là những công ty siêu quốc gia (metanationals), có thể hoạt động vượt lên trên quyền lực và luật pháp của nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ. Ngày 30/08/2011, tập đoàn ExxonMobil đã ký hợp đồng khai thác dầu mỏ với Nga ở khu vực Bắc Băng Dương và ngày 16/6/1012 tập đoàn này đã ký thêm hợp đồng khai thác dầu mỏ ở khu vực Tây Siberia. Mặc dầu đã có lệnh cấm vận của Mỹ và Liên Âu, ExxonMobil vẫn khai thác dầu mỏ ở Nga. Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ chẳng dám nói gì.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là sau khi khai thác được dầu, làm sao có thể chuyển qua Liên Âu để bán khi lệnh cấm vận vẫn còn ? Putin và ExxonMobil đã nghĩ ra diệu kế là đưa Donald Trupmp lên làm Tổng thống Mỹ rối xúi ông ta "hòa giải hòa hợp" và "xóa bỏ hận thù", tuyên bố hủy bỏ cấm vận Nga.

Tuy nhiên, khi việc mới bắt đầu thì cả Putin lẫn Trump vừa đạp phải quả mìn "tin tặc" do Tổng thống Obama gài, té ngửa bò càng. Moscow cho rằng Washington đang từng bước "tiêu diệt vĩnh viễn quan hệ Mỹ-Nga và đánh vào dự án bang giao của Donald Trump". Cuộc chiến chỉ mới bắt đầu, chúng tôi sẽ bàn tiếp.

Hôm 06/01/2017, trong một cuộc phỏng vấn của PBS, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với Donald Trump : "Hãy trưởng thành đi Donald, đây là lúc ông cần chứng tỏ mình trưởng thành...".

Ngày 12/01/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn
Trang 6 đến 6