Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nga cạn kiệt kho vũ khí, sử dụng linh kiện cấm vận ?

Trọng Thành, RFI, 07/12/2022

Nga có khả năng là vẫn nhập khẩu được thêm linh kiện, cấu kiện giúp cho việc sản xuất các vũ khí sử dụng tại Ukraine, bất chấp trừng phạt của phương Tây. Trên đây là nhận định của tổ chức quốc tế điều tra về việc buôn bán bất hợp pháp vũ khí (Conflict Armament Research - CAR), đưa ra trong một báo cáo công bố ngày 05/12/2022.

nga2

Mảnh vỡ của vũ khí Kh-101 được tìm thấy sau vụ tấn công vào Kiev vào tháng 6/2022. © Conflict Armament Research

Các chuyên gia của CAR, được xem là tổ chức quốc tế duy nhất hoạt động trong lĩnh vực này, đã tới Ukraine, để xem xét phần còn lại của một số tên lửa Kh-101 không đối địa - được phát hiện sau vụ quân Nga bắn khoảng 70 hỏa tiễn xuống thủ đô Kiev ngày 23/11/2022. Ít nhất một trong các tên lửa, được lắp ráp bằng các linh kiện bị cấm vận, đã được sản xuất sau khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt. Điều này để ngỏ khả năng Nga có thể mua được linh kiện trong bối cảnh bị cấm vận.

Trả lời RFI, ông Damien Spleeters, phụ trách cuộc điều tra của tổ chức Conflict Armament Research, nêu ra một số giả thiết, đồng thời nhấn mạnh đến việc các biện pháp trừng phạt cần được điều chỉnh để có hiệu lực hơn :

"Có ba khả năng. Khả năng thứ nhất là Nga có thể tích trữ đủ trước khi tiến hành cuộc xâm lăng, khởi đầu từ tháng 2/2022. Điều này có thể khẳng định một phần khi chúng ta xem xét nhiều hệ thống vũ khí Nga sử dụng tại chiến trường Ukraine, phần lớn được sản xuất từ năm 2014 đến 2021. Khả năng thứ hai là các trừng phạt hiện nay không thích hợp để ngăn chặn các mạng lưới cung ứng gián tiếp các vật tư, cấu kiện vũ khí cho Nga. Khả năng thứ ba là nước Nga đã có thể phát triển một mạng lưới cung ứng hàng hóa riêng, để lách các trừng phạt.

Chúng tôi thấy là có thể đã có nhiều loại linh kiện, cấu kiện được Nga sử dụng để chế tạo vũ khí sử dụng cho chiến tranh tại Ukraine không được kiểm soát. Trên thực tế, khó kiểm soát chuyện này. Chính vì vậy, mục tiêu của chúng tôi là xác định lộ trình di chuyển của các cấu kiện này, để biết xem làm thế nào Nga có được chúng. Tôi cho rằng điều này rất quan trọng, để giúp trừng phạt thích ứng được với thực địa. Những người soạn thảo các biện pháp trừng phạt có thể sử dụng thông tin của chúng tôi, để khiến trừng phạt có hiệu lực thực sự".

Theo báo Moscow Times, kể từ đầu cuộc xâm lăng, Nga đã dùng hàng ngàn tên lửa hành trình tầm xa, cũng như tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, tấn công Ukraine. Hôm 23/11, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố : các trừng phạt về thương mại sẽ làm chậm khả năng sản xuất vũ khí dẫn đường chính xác cao của Nga. Kết quả cuộc điều tra sơ bộ nói trên của CAR phần nào gây nghi ngờ về hiệu lực của các trừng phạt.

Tuy nhiên, Moscow Times cũng dẫn lại nhận định của nhật báo Hoa Kỳ New York Times, theo đó, nhìn chung quân đội các nước thường sử dụng các vũ khí cũ hơn trước khi dùng đến các loại vũ khí mới hơn. Việc Nga phải dùng đến các vũ khí vừa mới sản xuất có thể cho thấy vũ khí dự trữ đã cạn kiệt. Truyền thông Nga đưa tin công nhân nhiều nhà máy vũ khí được lệnh làm thêm giờ để gia tăng sản xuất.

Trọng Thành

****************************

Nga họp về "an ninh nội địa" sau các vụ tấn công bằng drone

Trọng Thành, RFI, 07/12/2022

Sau hai cuộc tấn công bằng drone nhắm vào các căn cứ không quân nằm sâu trong lãnh thổ, hôm 06/12/2022, tổng thống Nga đã triệu tập phiên họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Moskva cáo buộc Ukraine là thủ phạm. Tối hôm qua, chính quyền Mỹ khẳng định "không khuyến khích" các cuộc tấn công drone của Ukraine trên đất Nga.

nga1

Tổng thống Nga Vladimir Putin họp Hội Đồng An Ninh qua hình thức trực tuyến, tại Moskva, Nga, 06/12/2022. AP - Mikhail Metzel

Hãng tin Pháp AFP dẫn lại thông báo của ông Dmitri Peskov, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, theo đó chủ đề chính của cuộc họp hôm qua là về "an ninh nội địa". Trả lời báo giới hôm qua, phát ngôn viên điện Kremlin cho biết chính quyền Nga đã "đưa ra các quyết định cần thiết", nhưng không rõ là quyết định cụ thể nào. Trả lời đài Pháp BFMTV tối qua, phát ngôn viên đại sứ quán Nga tại Pháp, Alexander Makogonov, thừa nhận các cuộc tấn công này cho thấy "có những điểm dễ tổn thương cần được bảo vệ tốt hơn", và khẳng định Moskva sẽ chuẩn bị để ngăn chặn các cuộc tấn công tương tự.

Về phía Hoa Kỳ, trả lời báo giới, lãnh đạo ngoại giao Antony Blinken cùng lúc nhấn mạnh không cổ vũ và hỗ trợ quân đội Ukraine tấn công vào các mục tiêu trong lãnh thổ Nga, nhưng khẳng định sẽ hậu thuẫn mạnh mẽ để Ukraine có đủ vũ khí phòng thủ chống xâm lược Nga. Trong cuộc họp báo cùng ngoại trưởng Blinken, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nhấn mạnh là Hoa Kỳ không ngăn cản Ukraine tự chế tạo tên lửa tầm xa, cũng như các phương tiện quân sự khác. Tuyên bố nói trên của bộ trưởng quốc phòng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh tổng thống Joe Biden trước đó, đã khẳng định Mỹ không khuyến khích Ukraine trang bị tên lửa tầm xa, vì lo ngại chiến tranh leo thang, có thể đặt Hoa Kỳ trong thế đối đầu trực tiếp với Nga. 

Về phía Luân Đôn, bộ trưởng quốc phòng Anh hôm qua nhận định, nếu Kiev có thể đánh sâu vào lãnh thổ Nga như vậy thì Moskva cần xem đây là "thất bại chiến lược đáng kể nhất trong việc bảo vệ các lực lượng của mình, kể từ đầu cuộc xâm lăng Ukraine đến nay". Sân bay Engels vừa bị tấn công hôm thứ Hai 05/12 nằm cách biên giới với Ukraine đến 500 km. Cho đến nay, Kiev không khẳng định là tác giả của ba vụ tấn công bằng drone. Cố vấn của tổng thống Zelensky, ông Mykhaylo Podolyak, chỉ nhận định Nga sẽ phải gánh chịu các hậu quả như vậy, nếu tiếp tục tấn công lãnh thổ nước ngoài. 

Hôm qua, tổng thống Volodymyr Zelensky đến thăm các đơn vị Ukraine đang chiến đấu tại thị xã Sloviansk, cách thị trấn Bakhmut, tỉnh Donetsk, khoảng 45 km. Bakhmut được coi là chiến trường dữ dội nhất hiện tại ở Ukraine, nơi quân Nga liên tục tấn công từ nhiều tháng nay. AFP ghi nhận tổng thống Zelensky thường xuyên đến thăm các đơn vị quân đội trên chiến trường trong những tháng qua trái ngược với tổng thống Nga.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Nhìn đâu cũng thấy kẻ thù, Putin tự chuốc lấy đại địch : Mỹ

Xâm lăng Ukraine, Nga tự tiêu hủy ảnh hưởng lớn lao xưa nay lên nước láng giềng, cắt đứt với Tây Âu, giúp NATO mạnh hơn. Do hoang tưởng, Putin thù địch với Mỹ trong khi Washington không còn coi Nga là kẻ thù từ 30 năm qua, hơn nữa gần đây đã xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương.

kethu1

Kiểm tra các kiện hàng đạn 155 ly gởi sang Ukraine từ căn cứ Không quân Dover, Delaware (Hoa Kỳ) ngày

Các báo Pháp hôm nay 06/12/2022 có nhiều bài phóng sự về tình hình các vùng giải phóng và bị chiếm đóng ở Ukraine.  Le Monde "Theo chân 'nhóm Kostenko' ở Ukraine", và cho biết "Tại Odessa, mafia thân Nga dưới sự kiểm soát". Tờ báo cũng nhận thấy "Trong thời gian Nga chiếm đóng, tra tấn được hệ thống hóa ở Kherson". Libération tố cáo "Tại Mariupol, Nga cho xây dựng để ‘che giấu những vết tích chiến tranh’".

Nga gấp rút xây dựng để xóa dấu vết tội ác ở Mariupol

Thành phố tử đạo Mariupol nay ra sao, sáu tháng sau khi bị rơi vào tay quân Nga ? Theo các hãng tin nhà nước, Moskva bắt đầu xây dựng lại thành phố cảng miền nam Ukraine đã bị bom Nga san bằng. Những hình ảnh do báo chí thân Kremlin đăng tải cho thấy những tòa nhà mới toanh hãnh diện đứng bên những khu thể thao hiện đại. Việc tái thiết Mariupol là điểm nhấn của bộ máy tuyên truyền Nga. Hàng trăm công nhân làm việc 24/24, và theo Moskva, 1.000 căn hộ mới trong 12 tòa nhà sẽ được xây dựng trước cuối năm, đón tiếp 2.500 cư dân.

Kế hoạch này do Vladimir Putin trực tiếp duyệt. Tài liệu dày 100 trang của Bộ Xây dựng, Gia cư và Dịch vụ công dự kiến tái thiết toàn bộ Mariupol đã bị phá hủy đến 90%. Trong suốt ba tháng, Moskva đã oanh tạc không ngơi nghỉ thành phố chiến lược nằm cạnh biển Azov, không ngần ngại vây hãm theo kiểu thời Trung Cổ khiến cư dân không có điện, nước, lò sưởi, thực phẩm và thuốc men. Có bao nhiêu thường dân đã thiệt mạng ? Ít nhất là 22.000 người, nhưng thực tế chắc chắn cao hơn rất nhiều.

Thêm 1.500 ngôi mộ mới, tỉ lệ tử vong gấp 6,5 lần

Nhờ chiếm được Mariupol, Nga có thể nối kết vùng Donbass với Crimea. Giờ đây các sách giáo khoa đều đã bị thay, học sinh phải hát quốc ca của kẻ xâm lược, bị buộc nghe tuyên truyền của truyền hình Nga. Để đẩy nhanh "Nga hóa", tượng đài kỷ niệm Holodomor, nạn đói do Stalin gây ra từ 1932-1933 đã bị dỡ bỏ. Cư dân được tuyển dụng để quét dọn đường phố và mang đi những xác người còn kẹt lại trong đống đổ nát. Các hình ảnh vệ tinh mới đây của Maxar cho thấy ít nhất 1.500 ngôi mộ mới đã mọc lên, nâng số mộ được xây trong 8 tháng qua lên 4.600. Moskva dự kiến đưa dân số thành phố lên nửa triệu vào năm 2035.

Một chuyên gia được trang The Village phỏng vấn cho rằng mục đích thực sự của Kremlin không phải là cung cấp chỗ ở cho người dân trước khi mùa đông đến, mà nhằm "nhanh chóng che giấu vết tích chiến tranh". Theo lời chứng của cư dân trên Telegram, kẻ chiếm đóng đã biến Mariupol thành một ghetto, ngày càng khó sống. Hầu hết trong số 50.000 các căn hộ bị hư hại vẫn chưa có cửa số lẫn lò sưởi trong khi nhiệt độ có thể xuống đến âm 7°C.

Mạng xã hội đưa hình ảnh những con người ốm yếu nằm dọc theo hành lang một bệnh viện tồi tàn. Những lời kêu gọi giúp đỡ được viết vội vã trên những bức tường và trạm xe buýt, được quân chiếm đóng phủ đầy hình ảnh các sĩ quan cao cấp Nga. Khoảng 30% cư dân vẫn chưa có điện nước, và chỉ 20% được sưởi ấm. Mỗi tuần có khoảng 150 người qua đời ở Mariupol, trung bình 25 người/ngày, tỉ lệ tử vong cao gấp 6,5 so với trước chiến tranh.

Cựu tổng thống Gruzia bị đầu độc trong tù

Cũng liên quan đến Nga, Le Figaro cho biết cựu tổng thống Gruzia, Mikhail Saakachvili (55 tuổi) đã bị đầu độc bằng thạch tín và thủy ngân trong trại giam ở Tbilissi. Các nhà khoa học tìm thấy hai chất độc này trong mẫu tóc và móng tay của ông, được hai phòng thí nghiệm độc lập Mỹ phân tích. Kết luận do năm chuyên gia được gia đình cựu tổng thống nhờ đến, trong đó có một giải Nobel y học, đều khẳng định : nếu không được chuyển sang một bệnh viện Mỹ hay Châu Âu, Saakachvili sẽ chết trong tù.

Là tổng thống thân phương Tây của Gruzia từ 2004 đến 2013, bị Vladimir Putin thù ghét, trong nhiều năm ông đã tiến hành cải cách. Bị đảng "Giấc mơ Gruzia" của tỉ phú thân Nga Bidzina Ivanichvili đánh bại, ông bị chính quyền mới cáo buộc "lạm dụng quyền lực" và bị kết án khiếm diện 8 năm tù. Saakachvili đến Ukraine, nhập tịch và trở thành thống đốc Odessa, nhưng sau đó bất đồng với tổng thống Petro Porochenko. Ngày 01/10/2021 Saakachvili trở về Gruzia, nhưng vừa đặt chân lên quê hương liền bị bắt giam, bị chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác. Cựu tổng thống bị sụt mất 30 ký lô, mệt mỏi, trầm cảm, bị các bệnh liên quan đến thần kinh và đường ruột, không đi nổi.

Theo báo cáo của nhà tâm thần học Eric Goldsmith, Mikhail Saakachvili còn bị PTSD (căng thẳng sau chấn thương) do bị các tù nhân khác đe dọa, quấy nhiễu, cộng thêm bị đánh đập thường xuyên, để đèn sáng 24/24, bị tống cho hàng loạt thuốc gây tác dụng phụ… được coi là tra tấn. Thân nhân cho rằng có thể những chứng trên là do bị đầu độc từ tháng 11/2021 vì đang khỏe mạnh bỗng dưng ngất xỉu, ói mửa. Thủ phạm là ai ? Nhiều người cho đây là dấu ấn của Nga, như các vụ đầu độc nhà báo Anna Politkovskaya, cựu điệp viên Alexander Litvinenko, Sergey Skripal, Alexei Navalny…

Mỹ thủ lợi nhờ chiến tranh ở Ukraine ?

Cũng liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine, Le Monde đặt lại vấn đề "Phải chăng người Mỹ là kẻ thủ lợi trong chiến tranh ?". Đó là cáo buộc của không ít trí thức và chính khách Châu Âu, đôi khi ẩn danh, dẫn ra khí hóa lỏng (GNL) giá cao và nhiều nước Liên Hiệp Châu Âu (EU) đổ xô mua vũ khí "made in America".

Theo Le Monde, có thể hiểu được sự phẫn nộ của Washington trước những cáo buộc này. Kể từ đầu cuộc xâm lăng, viện trợ của Mỹ cả về quân sự, tài chánh và nhân đạo đã lên đến 66 tỉ đô la, và sẽ vượt quá 100 tỉ đô nếu Quốc hội thông qua trước cuối năm nay gói viện trợ mới do Nhà Trắng đề nghị. Trong những tháng gần đây, các nhà sản xuất khí hóa lỏng của Mỹ đã đóng góp vào việc lấp đầy kho dự trữ Châu Âu để bù đắp một phần việc Nga ngưng giao khí đốt để bắt bí. Các tập đoàn vũ khí và cơ quan tình báo chuyển giao một lượng lớn thiết bị quân sự và thông tin, giúp Kiev tái chiếm một số lãnh thổ. Ở Châu Âu, ai có thể làm tốt hơn ?

Kỹ nghệ vũ khí Mỹ không đợi đến khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra để xâm nhập thị trường Châu Âu. Năm tập đoàn Mỹ Lockheed Martin, Raytheon Technologies, Boeing, Northrop Grumman, General Dynamics chiếm năm thứ hạng đầu thế giới, Hoa Kỳ chiếm 54% doanh số bán và 39% số vũ khí xuất khẩu. Sự cam kết không gì lay chuyển và chưa từng thấy đối với Ukraine đã nâng cao uy tín Washington với Bắc Âu và Đông Âu. Đối với các nước bị Nga đe dọa, phương trình rất đơn giản : NATO = Mỹ = Vũ khí Mỹ.

"Kế hoạch Marshall thế kỷ 21"

Liên Hiệp Châu Âu sẽ lại lệ thuộc Hoa Kỳ ? Về năng lượng, điều này khó thể diễn ra. Qua việc đa dạng hóa nguồn cung, từ Qatar, Na Uy đến Nigeria, Algeria, Ai Cập, EU ít liên quan đến ExxonMobil hơn là Gazprom. Về quốc phòng thì Mỹ có thể thống trị, Châu Âu sẽ tăng ngân sách lên 70 tỉ đô la đến 2025, không ai cấm mua vũ khí của một đồng minh hùng mạnh. Sự tăng tiến của kỹ nghệ vũ khí Mỹ nằm trong bối cảnh rộng hơn : tính cạnh tranh cao nhờ năng lượng rẻ, lại được bảo hộ.

Một số theo thuyết âm mưu thậm chí còn nghi ngờ Mỹ muốn kéo dài chiến tranh để đứng ra đóng vai người tái thiết khi hòa bình trở lại. Theo họ thì Ukraine là sân chơi của một "cuộc chiến tranh Mỹ" chứ không phải là nạn nhân cuộc xâm lăng của Nga.

Tất nhiên Mỹ có thể bảo vệ nước dân chủ Ukraine non trẻ vì lý tưởng, nhưng cũng không quên lợi ích của các doanh nghiệp mình. Việc tái thiết Ukraine được Bruxelles ước tính tốn kém khoảng 600 tỉ euro, và còn hơn nữa nếu Vladimir Putin tiếp tục phá hoại. Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nói về một "kế hoạch Marshall thế kỷ 21", và Châu Âu sẽ tham gia. Liệu các công dân Châu Âu có nhớ lại kỷ niệm "xấu xa" hàng tỉ đô la mà Chú Sam đã viện trợ sau Đệ nhị Thế chiến ?

Xâm lăng Ukraine, Nga tự hại mình

Theo Le Figaro, "Putin đã củng cố mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương". Trước hết khi dùng đến vũ lực, Nga đã triệt tiêu vĩnh viễn ảnh hưởng vô cùng lớn vẫn duy trì lên nước láng giềng Ukraine về ngôn ngữ, tín ngưỡng và văn hóa. Tiếp đến, Moskva đã bị cắt đứt về kinh tế và chính trị với Tây Âu, vốn đã cung cấp công nghệ cho Nga từ thời Peter The Great (Pie Đại đế), và từ một phần tư thế kỷ vẫn xây dựng quan hệ đối tác năng lượng chặt chẽ. Cuối cùng, đã củng cố quan hệ giữa Hoa Kỳ và Châu Âu, cho dù chiến lược của Nga về mặt chính thức là lập nên một thế giới "đa cực", tranh giành ảnh hưởng với Mỹ.

Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, chưa bao giờ Mỹ ảnh hưởng lớn đến thế tại Châu Âu. Và không ai còn nghĩ đến việc chống lại ảnh hưởng này, cho dù Pháp và Đức không muốn trở thành nạn nhân liên đới trong cuộc đối đầu về công nghệ và thương mại Mỹ-Trung. Pháp luôn là trung tâm kháng cự, nhưng rõ ràng ngày nay Châu Âu bị ảnh hưởng khối tiếng Anh khuất phục - trước đây Anh quốc đứng đầu, nay là Washington - về chính trị, quân sự, văn hóa, pháp luật.

Rõ nhất là chuyến thăm cấp Nhà nước của tổng thống Pháp tại Hoa Kỳ (29/11-02/12/2022), không khí hết sức nồng nhiệt. Khi Macron phản đối biện pháp bảo hộ của Mỹ (nhất là Inflation Reduction Act), ông Biden trả lời vẫn có thể chỉnh đốn khi thực thi, và chủ đề chính trong cuộc hội đàm là an ninh Châu Âu. Phía Mỹ hoan nghênh việc Pháp cung cấp vũ khí cho Ukraine, và ủng hộ Pháp như cường quốc quân sự khả tín. Kể từ thời chính quyền Eisenhower, Washington luôn mong muốn một Châu Âu mạnh về quân sự. Chính Châu Âu tự ý giải trừ quân bị trong những năm 1991-2014.

Hoang tưởng, Putin biến Mỹ thành kẻ thù

Về chiến tranh Ukraine, quan điểm Pháp và Mỹ nay hoàn toàn tương đồng. Thứ nhất, tiếp tục viện trợ cho Ukraine một khi nước này vẫn còn bị chiếm đóng. Thứ hai, không gây bất cứ áp lực nào buộc Kiev phải nhượng bộ về lãnh thố, chỉ có người Ukraine mới quyết định về thời điểm và nội dung đàm phán với Nga. Thứ ba, Biden từ bỏ ý định thay đổi chế độ ở Nga, một Putin sẵn sàng chấm dứt mộng xâm lăng có thể lại trở thành người đối thoại về an ninh Châu Âu.

Putin coi Mỹ là kẻ thù của Moskva, nhưng chỉ là hoang tưởng thay vì thực tế. Washington tuy ủng hộ cách mạng Ukraine tháng 2/2014 nhưng chủ yếu vì lý tưởng dân chủ, chứ không có ý đồ làm Nga bị yếu đi, vì lúc đó đã bắt đầu xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ không còn coi Nga là kẻ thù từ 30 năm qua. Năm 1994, Washington gây áp lực để Ukraine từ bỏ vũ khí nguyên tử, đến tháng 3/1999 Mỹ cứu Nga khỏi phá sản. Năm 2009, Mỹ đưa ra chủ trương "reset", để thúc đẩy "một nước Nga mạnh mẽ, hòa bình, thịnh vượng". Tháng 9/2013, Obama từ chối không kích Syria để tránh bất hòa với Nga. Tháng 6/2021 tại Genève, Biden không cản trở việc mở đường ống dẫn khí Nord Stream 2 trực tiếp đưa khí đốt Nga sang Đức. Đó không phải là thái độ của kẻ thù.

Le Figaro kết luận, khi gây chiến, Putin đã tự làm mất khả năng tốt nhất cho Nga : thu vào thật nhiều đồng euro, phát triển Siberia, đóng vai trò trung gian giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Nhập cư : Tựa chính báo Pháp

Vấn đề cải cách nhập cư được báo Pháp quan tâm hàng đầu : Thủ tướng Élisabeth Borne hôm nay trình bày những đường hướng chính của dự luật sẽ được đưa ra vào đầu năm 2023. Le Figaro nhận định bà sẽ phải thuyết phục phe Những Người Cộng Hòa, La Croix đặt ra năm vấn đề chính của cuộc tranh luận hôm nay tại Quốc hội. Libération tiết lộ có những người nhập cư không giấy tờ làm việc trong khu vực nhà nước, thường là thông qua một cơ quan thứ ba được giao thầu. Les Echos đăng ý kiến của các doanh nghiệp muốn đơn giản hóa thủ tục tuyển dụng lao động nhập cư. Riêng Le Monde chú ý đến việc Châu Âu bắt đầu cấm vận dầu lửa Nga.

Thụy My

Published in Quốc tế

Putin mất quyền kiểm soát và đối mặt với sự sụp đổ của chế độ, chuyên gia KGB người Nga tuyên bố

Vladimir Putin đang mất dần quyền lực và chế độ của ông phải đối mặt với sự sụp đổ hoàn toàn khi "những kẻ săn mồi" bất mãn với cách xử lý thảm họa của ông đối với cuộc chiến ở Ukraine, một chuyên gia KGB tuyên bố.

mat2

Sergey Kiriyenko, 60 tuổi, là một trong những ứng cử viên được cho là rất muốn lật đổ Putin

Yevgenia Albats, hiện sống lưu vong, cho biết Putin không còn có thể giữ chân các nhóm quyền lực cạnh tranh muốn tiếp quản Điện Kremlin.

Nhà báo điều tra Nga cho biết Putin phải đối mặt với việc trở thành "bữa trưa của những kẻ săn mồi" và "cuộc chiến của tất cả chống lại tất cả" trong nhóm thân cận của ông ta.

Hơn hai thập kỷ trước, Albats đã viết The State in a State về việc cơ quan mật vụ KGB thời Liên Xô đã nắm quyền kiểm soát nước Nga mới như thế nào.

Giờ đây, cô thấy Putin – một cựu điệp viên KGB – mất khả năng kiểm soát những kẻ có quyền lực vì tình trạng chính trị suy yếu nghiêm trọng bởi những sai lầm của ông ta ở Ukraine.

Bà nói với kênh truyền hình độc lập Rain của Nga : "Cuộc chiến đã bắt đầu bên trong những cấp bậc cao nhất của quyền lực Nga".

"Chúng tôi đang chứng kiến ​​ba trưa ca những kẻ săn mồi".

"Những gì đang xảy ra bây giờ là một biểu hiện chính của sự đổ vỡ trong [cấu trúc] quyền lực".

"Và thực tế là Putin không còn có thể đóng vai trò trung gian giữa các nhóm lợi ích khác nhau – rằng cuộc chiến của tất cả chống lại tất cả đã bắt đầu…".

Albats – buộc phải trốn khỏi Nga vào tháng 9 sau khi bị tuyên bố là "điệp viên nước ngoài" – nói : "Và tôi muốn hy vọng điều này sẽ sụp đổ chế độ vô nhân đạo này, [đang] giết người ở Ukraine và những người được huy động ở Nga.

"[Những gì chúng ta thấy bây giờ] là chiến tranh ở cấp cao nhất của cấp quyền lực".

"Và Putin không còn có thể đóng vai trò trung gian, vốn là chức năng chủ chốt của ông ấy. Do đó, ông ấy [Putin] là người tiếp theo ".

Cô ấy chỉ ra một số sự cố gần đây cho thấy quyền lực thực sự của Putin đã mất đi.

Những chiến dịch này bao gồm chiến dịch lật đổ Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và các tướng lãnh của lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, 46 tuổi và người sửa sai "mất kiểm soát" của Putin là Yevgeny Prigozhin, 61 tuổi.

Cô nhấn mạnh vụ "tống tiền" nhà báo truyền hình và cựu ứng cử viên tổng thống đối lập Ksenia Sobchak – được gọi là "con gái đỡ đầu" của Putin – người đã trốn sang phương Tây vào tuần trước khi đối mặt với các cáo buộc hình sự dẫn đến có thể phải ngồi tù 15 năm.

Các cáo buộc chống lại cô ấy gần đây đã được giảm xuống và có thông tin rằng cô ấy sẽ sớm trở lại Nga từ cuộc sống lưu vong ở Lithuania.

Nhiều người cho rằng Putin sẽ bảo vệ Sobchak, 40 tuổi, người có cha Anatoly, cựu thị trưởng St Petersburg, là người cố vấn và cựu giáo sư luật của ông.

Trong số các điểm số khác đang được dàn xếp bao gồm cuộc đột kích vào ngôi nhà ở Moscow của nhà báo trung thành với uber Andrey Karaulov – hiện đang ở Dubai – và một biên tập viên khác ủng hộ Điện Kremlin Modest Kolerov, người đã bất ngờ bị sa thải khỏi hãng thông tấn Regnum của mình.

Một chủ đề phổ biến trong các vụ Sobchak và Karaulov là những tuyên bố về hành vi sai trái của người đồng cấp của Putin là Sergey Chemezov, Giám đốc điều hành của Tập đoàn Rostec, nhà phát triển vũ khí chính của Nga.

Tuy nhiên, Chemezov, người làm gián điệp cho KGB cùng với Putin ở Đông Đức và hiện là một tỷ phú, được coi là đã khiến chủ Điện Kremlin khó chịu vì chất lượng vũ khí kém của Nga ở Ukraine do không phát triển được các công nghệ chất lượng cao như của phương Tây.

"Kết quả khiêm tốn đã được chứng minh trong các lĩnh vực mà Rostec chịu trách nhiệm," ông Putin nói trong một cuộc họp của Hội đồng Phát triển Chiến lược và Dự án Quốc gia.

Một số nhà quan sát khẳng định Chemezov, 70 tuổi, dường như đang tấn công trong một nỗ lực để sống sót.

Trước đây, Putin có thể đã dập tắt những ngọn lửa như vậy, nhưng giờ đây những người môi giới quyền lực thân cận với Điện Kremlin đang vận động mạnh và ông không thể ngăn chặn chúng, Albats gợi ý.

Các nhà quan sát khác nhận thấy cuộc chiến giành quyền kế vị đang diễn ra gay gắt giữa phụ tá chủ chốt của Putin là Sergey Kiriyenko, 60 tuổi, cựu thủ tướng Nga hiện là phó chánh văn phòng Điện Kremlin, và Dmitry Patrushev, 45 tuổi, bộ trưởng nông nghiệp và con trai của bí thư Hội đồng an ninh của Putin, Nikolai Patrushev, 71 tuổi.

Theo chuyên gia về Nga, Tiến sĩ Rod Thornton, trong một kịch bản khác, Putin có thể bị bí mật giết chết và cái chết của ông được che đậy như một "cơn đau tim" của các tướng lĩnh Nga tức giận.

Giảng viên King’s College London nói với The Sun Online rằng các tướng lĩnh quân đội Nga đang mất kiên nhẫn với nhà lãnh đạo của họ và muốn ông ta ra đi.

"FSB [cơ quan an ninh của Nga] nghĩ rằng Putin cần phải bị loại bỏ vì ông ấy tỏ ra mềm mỏng với Ukraine," ông nói.

"Ông ta bị rút lui khỏi Kyiv. Giờ ông ta chỉ tập trung vào Donbass".

Tiến sĩ Thornton cho biết đơn vị tình báo quân sự của Nga, GRU, có thể được bố trí tốt nhất để loại bỏ Putin và có thể sớm di chuyển nếu họ thấy quân đội thất bại ở miền đông Ukraine.

"Họ có đủ trí thông minh để làm điều đó," ông nói với The Sun online.

"Nếu muốn tiến hành đảo chính cung điện, muốn giữ bí mật, rất yên lặng".

"Bạn sẽ yêu cầu GRU làm điều đó và họ ngày càng được trao nhiều quyền hơn trong vài tuần qua".

Ông cho biết một nhóm nhỏ các sĩ quan an ninh cấp cao có thể tiếp cận Putin với tối hậu thư là phải rời nhiệm sở hoặc bị giết.

"Sau đó, bạn khiến mọi người trên truyền hình nói rằng Putin không được khỏe và sau đó bạn có một nhà lãnh đạo mới," giáo sư giải thích.

"Bạn sẽ có ai đó nói rằng ‘Ông Putin tội nghiệp đã lên cơn đau tim, do tất cả những căng thẳng trong hoạt động quân sự đặc biệt của ông ấy và chúng tôi đã phụ trách như vậy’".

Chuyên gia về Nga cho rằng đây không phải là điều khiến người Nga tin tưởng vì nó đã xảy ra với Leonid Brezhnev, một cựu lãnh đạo Liên Xô, và các nhân vật nổi tiếng cộng sản khác vào những năm 1970.

"Họ nói rằng ‘ồ, họ bị ốm’ nhưng thực sự là họ đã chết’".

Nó diễn ra khi Putin đang phải chịu áp lực ngày càng lớn từ các tướng lĩnh của mình trong việc xoay chuyển đáng kể chiến dịch quân sự thảm khốc của mình ở Ukraine.

Vũ Quang (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 06/11/2022

Published in Diễn đàn
jeudi, 13 octobre 2022 17:50

Putin giờ tuyệt vọng

Ông Vladimir Putin hiu lm dân tc Ukraine ngay t trước khi m cuc xâm lăng. Sau gn 8 tháng ông vn không hiu gì hơn, nhng sai lm chng cht lên nhau. Ông đang b đy vào chân tường, cui cùng s tht bi.

tuyetvong1

Ông Putin có v như đang tuyt vng, phi dùng đến nhng vn liếng cui cùng ca mình ; ngh bài bc gi là "đánh cn láng".

Vladimir Putin mun chng t mình còn mnh, quân Nga còn mnh, vũ khí còn nhiu, s chiến thng Ukraine. Nhưng ông hành đng như mt người đang tuyt vng. Trong khi đó, chính ph Ukraine tính toán li hi, khi tiến khi lui, không phí phm tài nguyên và nhân lc ca mt nước nh. V phá cây cu Kerch và phn ng ca ông Putin cho thy bên nào đang thng thế.

Cây cu Kerch ni bán đo Crimea vi nước Nga là mt đim chiến lược. Hu hết vũ khí quân đi t Nga tiếp tế cho mt trn Kherson phía Nam Ukraine được chuyn qua cu này. V phá cu không tn kém bao nhiêu. Ch cn làm n mt chiếc xe ti, đúng lúc my toa xe la ch bom đn đi trên đường st song hành. Tình báo quân đi Ukraine đã tính toán k, phí tn không bao nhiêu nhưng hu qu rt ln.

Nhưng phn ng tr đũa ca ông Putin thì hoàn toàn vì nóng ny, không tính toán. Hai ngày sau, ông phóng hơn 100 ha tin xung nhng khu dân cư, công viên, vườn tr trong hàng chc thành ph. Mi ha tin ln tr giá mươi triu đô la M. Dùng s vũ khí tn hàng trăm triu đến hàng t m kim mà không đánh phá mt mc tiêu quân s nào, ch làm chết 26 thường dân. Kết qu, chính ph Ukraine không s hãi, mà ngược li dân Ukraine càng quyết chiến đu hơn. Ông Mykhailo Podolyak, c vn ca tng thng Volodymyr Zelensky nói vi nhà báoThe Washington Post : Phn công không ngưng ngh, không tha hip vi quân xâm lăng, không hòa đàm trước khi quân Nga rút hết khi các vùng đã chiếm, k c Crimea.

Ông Putin có v như đang tuyt vng, phi dùng đến nhng vn liếng cui cùng ca mình ; ngh bài bc gi là "đánh cn láng".

Th nht là nhân s. Ông Putin ra lnh đng viên mt phn, gi lính tr b tr li quân đi, đ tăng thêm 300,000 quân. Trong hai ngày, hàng trăm ngàn thanh niên Nga b chy qua các nước chung quanh đ trn lính. Mt tun sau, con s lên ti 370.000 người. Phn ln đó là nhng thanh niên có hc, chuyên viên tin hc, có th sinh sng bt c nước nào, và h s không cn tính chuyn tr v Nga nếu không có t do. Có đám thanh niên con nhà khá gi, đã vượt bin bng du thuyn, qua Nam Hàn xin t nn.

Theo hãng tin ca Nga Mediazona, đượcReuters thut li, quân đi ca ông Putin đi bt lính nhng quán ăn và quán tr t thin, phn ln là nhng người lao đng t min quê lên làm vic trong thành ph.

Nht báoDaily Mail, k chuyn nhiu người "vô gia cư" b bt lính trong khi đang đng ch lãnh thc ăn min phí. Cnh sát đến, nm c áo my người đang xếp hàng, kéo ra ngoài, đy lên xe buýt, đưa ti tri tuyn m, thế là h được tòng quân ! Sau đó, theo t báo, có 50 người được th cho v vì không đ sc khe, trên 45 tui, người không giy t thì b bt giam.

Sau người đến vũ khí. Gn đây ông Putin đã s dng ti nhng ha tin, xe tăng và đi pháo thuc loi cũ cht trong kho t thi chiến tranh lnh. Cm vn kinh tế khiến các cơ xưởng chế to vũ khí ca chính ph Nga không th hot đng đu đn vì thiếu cht bán dn.

Trong các cuc tp kích đ tr thù v phá cu Kerch, ngay t sáng sm ông Putin cho s dng tt c nhng th gì có trong tay, trong đó có ha tin phòng không S-300 được ci tiến, hoc Kalibr, loi ha tin bn ngang (cruise), hoc máy bay không người lái kamikaze mua ca Iran, đng lot tn công, không cn nhm vào mc tiêu quân s nào c. Nhưng đây li là mt cơ hi cho lc lượng phòng không Ukraine tp luyn. Trung bình, h bn phá được mt na s ha tin Nga phóng ti.

Phóng ha tin tàn phá các khu dân cư không làm cho người Ukraine gim tinh thn chiến đu. Người ta đã so sánh vi nhng cuc oanh tc London ca Đc Quc Xã, thi Thế Chiến th hai ; hu qu là dân Anh quyết tâm chiến đu hơn.

Dân Ukraine có th nhìn thy Putin đang lúng túng, ch tìm cách phá hoi cho h gin mà không biết phi làm gì khác. Không nhng thế, ông Putin còn to cơ hi cho chính ph Ukraine kêu gi các nước vin tr thêm vũ khí phòng không. Chính ph Đc đã gi ngay mt h thng phòng không Iris -T đ đ bo v th đô Kyiv. Chính ph M cũng gi thêm các giàn phóng ha tin chng máy bay NASAM. Ông Putin ch giúp cho quân đi Ukraine mnh hơn. Đi li, ông có dp chiếu trên ti vi Nga cnh đánh phá các thành ph Ukraine ; phe "Diu hâu" Nga t ra tha mãn.

So sánh hai hành đng chiến tranh, v Ukraine phá cu Kerch và cuc không tp vũ bão ca Nga, có th hiu ti sao Ukraine s thng và Nga s tht bi. Quân Ukraine nghiên cu cn thn vai trò chiến lược ca cây cu đi vi cuc chiến trong vùng Kherson, ri quyết đnh tn công vi nhng vũ khí ít tn kém nht. Mi vic được thi hành trn vn, hoàn ho đúng kế hoch. Ngược li, Putin dùng nhng ha tin tm xa rt đt tin, hoàn toàn ch tàn phá mà không đt được li thế quân s nào ; không làm cho đi th s hãi mà còn khiến h quyết chiến hơn.

V oanh tc tr đũa ca ông Putin din ra vào đu tun l, đến cui tun thì b trưởng quc phòng các nước trong khi NATO hp Brusselles, có thêm vài chc nước khác được tham d. Tt c đu ha hn s vin tr thêm vũ khí cho Ukraine, đc bit là h thng phòng không.

Ông Vladimir Putin hiu lm dân tc Ukraine ngay t trước khi m cuc xâm lăng. Sau gn 8 tháng ông vn không hiu gì hơn, nhng sai lm chng cht lên nhau. Ông đang b đy vào chân tường, cui cùng s tht bi.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 13/10/2022

Published in Diễn đàn

Tổng thống Mỹ lo ngại Nga dùng vũ khí hạt nhân ở Ukraine do "tính toán sai"

Trọng Thành, RFI, 12/10/2022

Hai ngày sau cuộc tấn công ồ ạt của tên lửa Nga nhắm vào hàng loạt các cơ sở hạ tầng dân sự và khu dân cư ở Ukraine để trả đũa vụ một phần cầu Crimea bị đánh sập, tổng thống Mỹ một lần nữa bày tỏ lo ngại chính quyền Putin do tính toán sai, có thể sử dụng tới vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine.

nguyentu1

Tổng thống Mỹ, Joe Biden trong một cuộc họp tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ, ngày 11/10/2022. AP - Susan Walsh

Theo AFP, trong một cuộc trả lời đài CNN, hôm qua 11/10/2022, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết ông đã lo ngại tổng thống Putin có thể dùng đến vũ khí hạt nhân, sau khi tổng thống Nga ra lệnh tiến hành một cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn vào hàng loạt thành phố, trong đó có thủ đô Kiev. Theo nguyên thủ Mỹ, người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã "đánh giá hoàn toàn sai" về tình hình tại Ukraine, khi tin tưởng là người Nga sẽ được dân chúng Ukraine "hồ hởi đón chào". Tình hình đã diễn ra hoàn toàn ngược lại, quân đội Nga đang gặp phải những kháng cự mạnh mẽ của các lực lượng vũ trang Ukraine, vượt ngoài dự báo.

Trong phát biểu của tổng thống Mỹ hôm qua, truyền thông đặc biệt chú ý đến việc ông Biden nhấn mạnh tổng thống Nga Vladimir Putin là một "con người duy lý", nhưng "rõ ràng đã đánh giá sai tình hình ". Dù sao tổng thống Mỹ cũng khẳng định khả năng Nga tấn công nguyên tử là thấp, đồng thời cảnh báo việc đưa vũ khí hạt nhân ra để đe dọa là một hành động "vô trách nhiệm". 

Đối mặt với sức kháng cự mạnh mẽ của quân đội Ukraine, được phương Tây hỗ trợ về quân sự, hôm 21/09, trong một phát biểu trên truyền hình, đích thân tổng thống Nga đã ngầm nói đến khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử.

Hôm thứ Năm tuần trước 06/10, ông Joe Biden đã báo động, nhân loại đang đứng trước nguy cơ một cuộc đại chiến hạt nhân, cũng có nghĩa là ngày Tận thế. Theo tổng thống Mỹ, hiểm họa Tận thế chưa bao giờ gần đến như thế, kể từ 60 năm nay, nếu tổng thống Nga quyết định dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Ukraine. 

Biden để ngỏ khả năng gặp Putin tại G20

Trả lời câu hỏi của phóng viên về khả năng gặp tổng thống Nga bên lề thượng đỉnh khối G20 tại Indonesia tháng 11 tới, tổng thống Biden nói ông không có ý định gặp lãnh đạo Nga, và khắng định về nguyên tắc sẽ "không thỏa thuận bất cứ điều gì với Nga" liên quan đến chủ quyền lãnh thổ của Ukraine. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ cũng không loại trừ việc gặp tổng thống Nga, chẳng hạn trong trường hợp nguyên thủ Nga có thiện chí thảo luận về việc trả tự do cho ngôi sao bóng rổ Mỹ, cô Brittney Griner, hiện đang bị cầm tù tại Nga. Ông Biden bảo đảm là "chắn chắn sẽ gặp" người đồng cấp Putin trong trường hợp này.

Trọng Thành

*************************

Lập vùng an toàn quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia : Nga tuyên bố "sẵn sàng đối thoại" với AIEA

Trọng Thành, RFI, 12/10/2022

Thảm họa hạt nhân tại nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia của Ukraine, mà Nga chiếm đóng ngay từ đầu chiến tranh, luôn có nguy cơ xảy ra bất cứ lúc nào do chiến sự. Hôm 11/10, lãnh đạo Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (AIEA) có chuyến công du Nga. Tổng thống Nga tuyên bố "sẵn sàng đối thoại" với AIEA.

nguyentu2

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tổng giám đốc AIEA Rafael Grossi, ngày 11/10/2022 tại Saint-Petersbourg, Nga. AP - Pavel Bednyakov

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp tổng giám đốc AIEA, ông Rafael Grossi, tại Saint Petersburg. Sau cuộc gặp, người đứng đầu AIEA đánh giá đây là một cuộc gặp có "ý nghĩa quan trọng" và ông lại kêu gọi thiết lập một khu vực an toàn xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia.

Theo AFP, nguyên thủ Nga cũng khẳng định hai bên có thể thảo luận về "tình hình xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia".

Sau cuộc gặp này, Cơ quan Nguyên tử Quốc tế AIEA đã ra thông báo khẳng định "không thể lãng phí thêm thời gian nữa. Nguy cơ đang ở mức cao. Cần phải làm mọi thứ trong khả năng để ngăn chặn một tai nạn hạt nhân tác động nặng nề đến Ukraine và xa hơn". Thông báo của AIEA cho biết tổng giám đốc Rafael Grossi có kế hoạch gặp lại tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào cuối tuần này. Trong những tuần gần đây, tổng giám đốc AIEA liên tục có cách cuộc tham vấn hai bên Ukraine và Nga, để tìm cách nhanh chóng xác lập một vùng an toàn xung quanh nhà máy điện.

Tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia cũng được Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt quan tâm. Ngày mai, 13/10, dự kiến tổng thống Nga và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan, gặp nhau tại Kazakhstan. Trước đó, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã kêu gọi hai bên ngừng bắn "ngay khi có thể" tại khu vực Zaporijjia.

Trọng Thành

Published in Diễn đàn

Thế giới không thể để yên cho Putin đùa với sự tồn tại của hành tinh

Cách đây 60 năm trong cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba, Kennedy và Khrushchev hoàn toàn ý thức được sự khủng khiếp của thảm họa nguyên tử. Nhưng Putin ngày nay như một tay chơi thua đậm, muốn "ăn cả ngã về không". Với trò dùng bom hạt nhân để bắt bí, ông ta đùa với sự tồn tại của hành tinh. Thế giới không thể chấp nhận sống dưới bóng ma một cuộc chiến tổng lực, với cái giá khổng lồ về sinh mạng.

duagion1

Hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa Sarmat được bắn đi từ tây bắc nước Nga, bổ sung vào khu vũ khí nguyên tử mà tổng thống Putin nói rằng sẽ làm cho những kẻ thù của Moskva phải suy nghĩ. Ảnh do cơ quan Roscosmos công bố ngày 20/04/2022. AP

Xe hơi điện Việt Nam và tham vọng tiến vào thị trường phương Tây

Trang kinh tế của Le Figaro nói về "Xe hơi chạy điện của tập đoàn VinFast trên đường chinh phục Châu Âu và Hoa Kỳ". Tờ báo ghi nhận, trên những đường phố Việt Nam đầy xe gắn máy và trên những giao lộ chính, lâu nay xe hơi Nhật và Mỹ vẫn ngự trị. Nhưng từ ba năm qua, một logo mới mang hình chữ "V" mạ kền của VinFast xuất hiện : nhà tỉ phú kín tiếng Phạm Nhật Vượng lao vào kỹ nghệ xe hơi từ năm 2017. Nhà máy ở Hải Phòng bắt đầu sản xuất xe điện từ tháng 6/2019, hợp tác với BMW và Magnat, còn VinES sắp tới sẽ làm ra bình điện.

Từ cuối năm nay, VinFast dự tính bán sang Hoa Kỳ và Canada những chiếc xe địa hình 7 chỗ chạy điện đầu tiên. Cả hai mẫu VF9 và VF8 sẽ có mặt tại Hội chợ Xe hơi Quốc tế ở Paris trong tháng 10. Vẫn còn vô danh ở Mỹ và Châu Âu, thương hiệu Việt Nam liệu có thu hút được khách hàng, nhất là thị trường Châu Âu cạnh tranh hết sức dữ dội ? Người đại diện tập đoàn nói rằng có thể chinh phục được với chất lượng sản phẩm, giá cả phải chăng và dịch vụ. Tập đoàn mẹ VinGroup lần này rời khỏi sân nhà, nhắm vào thị trường phương Tây, và theo Le Figaro, đây là thử thách khá gay go về tài chánh.

Đặt ý thức hệ lên trên kinh tế, Trung Quốc bị coi là nhiều rủi ro

Cũng tại Châu Á, Le Monde nhận thấy "Đối với các doanh nghiệp Châu Âu, Trung Quốc trước hết là sự rủi ro". Phòng Thương mại Châu Âu đánh giá Bắc Kinh "đặt ý thức hệ lên trên kinh tế". Sự quay mặt thật là ngoạn mục. Từ hai chục năm qua vẫn được các nhà đầu tư phương Tây coi là cơ hội lớn chưa từng thấy, nhưng vài năm gần đây Trung Quốc bị coi là thị trường nhiều nguy cơ. Đó là nhận định chính trong tài liệu được Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc công bố hôm 21/09.

Việc duy trì zero Covid bằng mọi giá, đóng cửa biên giới, chủ trương tự cung tự cấp, ủng hộ cuộc xâm lược của Nga với Ukraine, gây lo ngại Trung Quốc cũng sẽ tấn công Đài Loan, công chúng ngày càng tỏ ra dân tộc chủ nghĩa… Tất cả khiến các nhà đầu tư coi Trung Quốc là một đất nước "bất định, kém tin cậy, thiếu hiệu quả". Tuy đa số công ty Châu Âu không muốn rời khỏi công xưởng thế giới, nhưng hiếm có doanh nghiệp nào muốn đầu tư thêm. Hơn nữa, trong những điều kiện hiện nay khó thể tìm được người chịu sang Hoa lục làm việc.

Ukraine : Cơ hội đào thoát cuối cùng của cư dân vùng chiếm đóng

Liên quan đến Ukraine, phóng sự của Le Monde mô tả "Tại Zaporijia, cơ hội chạy trốn cuối cùng của cư dân vùng chiếm đóng". Nhiều gia đình kiên nhẫn chờ đợi dọc theo những hàng dài xe hơi để trình giấy cho cảnh sát Ukraine. Một người đàn ông tên Aleksandr cùng với con trai nhỏ vừa vượt thoát khỏi Kherson, giọng anh nghẹn ngào khi cho biết còn cha mẹ phải ở lại. Cũng vì vậy mà anh đành phải sống tại vùng chiếm đóng sáu tháng. Lệnh động viên của Vladimir Putin khiến Aleksandr phải ra đi để khỏi phải cầm súng chống lại đồng bào mình. Không ai nghi ngờ là cuộc bỏ phiếu sẽ bị gian lận. Aleksandr nói, những trò loại này khiến anh "muốn ói".

Trong những tuần đầu bị chiếm đóng cuối tháng Hai, người dân Kherson đã can đảm biểu tình phản đối. Đại đa số những người biểu tình, bị đàn áp dữ dội, đã di tản hoặc mất tích. Thứ Sáu 23/09, ngày đầu tiên "trưng cầu dân ý", trên đường đến Zaporijia, Aleksandr nhận được cuộc gọi của mẹ, cho biết người Nga đe dọa sẽ không nhận được lương hưu nếu không bỏ phiếu, anh đành bảo mẹ bỏ phiếu ủng hộ Nga để còn sống sót.

Đã nhiều tháng qua, khu vực Epicenter ở Zaporijia tiếp nhận khoảng 1.500 người chạy loạn từ Kherson mỗi ngày. Nhưng từ khi có loan báo trưng cầu dân ý, người tị nạn hiếm dần, quân Nga không cho đàn ông 18 đến 35 ra đi. Một nữ giáo viên nói dù sao đi nữa, nếu bỏ phiếu chống cũng có thể bị hóa phép thành phiếu thuận. Một linh mục nói rằng người dân chờ đợi tin tốt lành từ quân đội Ukraine, nhưng với cuộc trưng cầu dân ý này, thời gian không còn đứng về phía họ, đành phải di tản thôi vì sau đó mọi người bị buộc phải nhận hộ chiếu Nga. Một linh mục khác, rưng rưng nước mắt cho biết đã từng gặp những trường hợp bị tra tấn, có khi chỉ vì mang giày kiểu giống nhà binh. Các gia đình khác cũng khẳng định cuộc bỏ phiếu là động cơ khiến phải ra đi, đây là cơ hội cuối cùng cho họ.

Những "thiên thần sắt" Donbass

Đặc phái viên Le Figaro nói về những người anh hùng của ngành đường sắt, đã giúp vô số người Ukraine di tản được đến vùng tự do. Đội ngũ "thiên thần" đường sắt này rong ruổi đến ga cuối cùng còn hoạt động ở gần tiền tuyến ở Donbass, đưa phụ nữ, trẻ em, người già chạy trốn bom đạn vì đường bộ quá nguy hiểm, dù xe lửa cũng không tránh được hỏa tiễn của quân Nga. Như hôm 24/08, đúng vào Ngày độc lập của Ukraine, Nga đã bắn vào ga Tchapliné làm 25 người thiệt mạng, và nhiều lần đạn pháo rơi gần đường ray. Kể từ đầu cuộc xâm lăng, đã có 200 nhân viên đường sắt Ukraine thiệt mạng.

Làn sóng người Nga chạy trốn lệnh động viên

Về phía Nga, Le Monde cho biết "Tại Istanbul, tràn ngập người Nga chạy trốn lệnh động viên". Hàng ngàn nam giới, đi một mình hay với gia đình, mang theo hành lý hay không, trong những ngày qua đã đến các sân bay Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia, Gruzia, Armenia, là những nước hiếm hoi hiện nay không đòi hỏi visa đối với người Nga. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, khác với những người đồng hương chạy sang từ tháng Hai, tháng Ba, hầu hết là những người chống chế độ Putin, đợt sóng di tản lần này gồm những người ít quan tâm đến chính trị nhưng nhiều tiền hơn. Vào lúc này, phải chi ra từ 4.000 đến 9.000 đô la cho một tấm vé một chiều, nhưng vẫn không thể tìm được chỗ cho đến cuối tháng Chín. Các hãng Turkish Airlines, Pegasus và Anadolu Jet bay đến 85-120 chuyến/ngày, riêng tuyến Moskva-Istanbul là 53 chuyến/ngày.

Cũng như hồi 1917 phải chạy trốn cách mạng xô-viết, tiếng Nga nghe được khắp nơi trên đất Thổ. Họ cũng gặp một số khó khăn, như thẻ tín dụng Mir (tiếng Nga là "hòa bình" và "thế giới"), được Moskva tung ra để tránh cấm vận vì Visa và Mastercard đã ngưng hoạt động tại Nga, giúp người Nga có thể chi trả ở Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam, Cuba và Hàn Quốc. Thẻ này được năm ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ chấp nhận nhưng giờ chỉ còn có ba vì sợ bị trừng phạt lây.

Trong khi đó "Liên Hiệp Châu Âu chia rẽ về việc tiếp đón người Nga trốn quân dịch". Đức cho biết sẵn sàng nhận những người "có nguy cơ bị đàn áp nặng nề", nhưng Cộng hòa Czech từ chối. Latvia cho rằng : "Nhiều người Nga chạy trốn quân dịch đã từng đồng thuận với việc sát hại người Ukraine, lúc đó họ không phản đối (…). Có nguy cơ an ninh quan trọng nếu tiếp nhận, và còn có những nước khác ngoài EU họ có thể đến".

"Tintin ở đất nước xô-viết"

Về cuộc "trưng cầu dân ý" do quân Nga tổ chức tại các thành phố Ukraine bị chiếm đóng, trong bài xã luận "Vẹc-ni", nhật báo công giáo La Croix cho rằng trò hề này khiến người ta nhớ tới truyện "Tintin ở đất nước xô-viết". Trong truyện, vị cán bộ cộng sản phụ trách tổ chức bầu cử, khi giới thiệu danh sách đảng cộng sản, đã chĩa súng vào cử tọa đang cúi đầu, hỏi "Ai phản đối danh sách này giơ tay tên ? Ai chống lại ?", và sau đó tuyên bố danh sách đã được "nhất trí thông qua" !

Ảnh bìa tờ báo cho thấy các viên chức địa phương ở Mariupol ôm thùng phiếu đi qua những tòa nhà đổ nát, đến từng nhà dân. La Croix nói thêm, đi kèm với họ là những người vũ trang, người dân bị buộc phải bỏ phiếu, và tất nhiên không có chuyện phòng phiếu được quây màn kín. La Croix đặt câu hỏi, làm thế nào mà một trò thô bỉ như vậy có thể mang lại tính chính danh cho Vladimir Putin để duy trì đội quân tại bốn vùng đất Ukraine dưới sự kiểm soát toàn bộ hoặc một phần của họ ? Moskva vốn là bậc thầy trong việc tránh né các nguyên tắc dân chủ và luật pháp quốc tế, cũng như hồi 2014. Một vụ sáp nhập, cho dù được phết lên lớp vẹc-ni tham vấn, vẫn là sự sáp nhập. 

Quy tắc răn đe nguyên tử đang thay đổi ?

Le Figaro nhắc nhở, mới hồi tháng Giêng 2022, năm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trong đó có Nga đã cùng tuyên bố "một cuộc chiến tranh nguyên tử không thể chiến thắng và không bao giờ nên tiến hành". Lời cam kết này khiến người ta an tâm, dù còn thiếu Ấn Độ, Pakistan, Israel, Bắc Triều Tiên. Nhưng trên thực tế, vũ khí nguyên tử trở thành công cụ bắt bí của Vladimir Putin, còn Trung Quốc thì muốn đưa số đầu đạn hạt nhân lên 1.000 vào năm 2030.

Nhà nghiên cứu Heather Williams của CSIS lưu ý, nếu trong chiến tranh lạnh, việc leo thang là hậu quả của hiểu lầm, thì giờ đây là cố tình. Hiệp ước New Start kiểm soát vũ khí nguyên tử giữa Hoa Kỳ và Nga đã được gia hạn đến 2026, và sau đó nếu tiếp tục, không thể để Trung Quốc đứng ngoài. Hãy còn quá sớm để thương lượng, và tương lai của hiệp ước còn tùy thuộc vào kết cục của cuộc chiến ở Ukraine.

60 năm trước, Kennedy và Khrushchev hiểu rõ mối nguy

Theo Les Echos, tình trạng hiện nay là trầm trọng nhất kể từ cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba tháng 10/1962. Nhưng thời đó mọi việc còn tuân theo những quy định mà các nhân tố chính đều hiểu rõ. Bốn năm sau tang lễ quốc vương Edouard VII năm 1910, Đệ nhất Thế chiến đã nổ ra. Chẳng lẽ chỉ bốn tháng sau lễ tang người cháu của ông là Elizabeth II, lại đến Đệ tam Thế chiến ? Chưa đến nỗi như vậy, nhưng khả năng này đang rõ dần, và Putin vừa dấn lên một bước mới.

Bị sỉ nhục trên chiến trường, ngày càng bị cô lập về ngoại giao - ngay cả Trung Quốc, Ấn Độ cũng chỉ trích - Vladimir Putin công khai đe dọa dùng vũ khí nguyên tử, và còn bồi thêm "không phải là nói suông". Không chiếm nổi các vùng đất ở đông bắc và miền nam Ukraine bằng vũ lực, Putin bèn giở trò hề "trưng cầu dân ý". Thông điệp của ông ta rất rõ, một khi đã hô biến thành đất Nga, Ukraine đừng hòng chiếm lại, nếu không Nga sẽ "bảo vệ lãnh thổ" bằng mọi cách, kể cả phi quy ước.

Vào thời chiến tranh lạnh, lực lượng nguyên tử Mỹ ban đầu chỉ nhằm cân bằng lại lực lượng quy ước Liên Xô. Giờ đây chừng như vũ khí phi quy ước của Nga là nhằm cân bằng lại so với thế thượng phong của vũ khí quy ước Ukraine được phương Tây hỗ trợ. Tuy nhiên cách đây 60 năm, Kennedy và Khrushchev không chỉ hành động theo lý trí, mà còn hoàn toàn ý thức được sự khủng khiếp của thảm họa nguyên tử. Họ thuộc về một thế hệ vẫn còn lưu giữ những hình ảnh kinh hoàng của Hiroshima và Nagasaki.

Thế giới không thể sống dưới bóng ma chiến tranh nguyên tử

Nhưng Putin ngày nay thì khác. Ông ta như một tay chơi đã thua đậm ván trước nên muốn ăn cả ngã về không. Và ngược với Khrushchev, Putin dường như không có ý niệm về đạo đức. Dù vậy cũng cần nói với đương kim chủ nhân điện Kremlin, như De Gaulle trong cuộc khủng hoảng Cuba đã nói với đại diện Moskva ở Paris : "Vậy thì thưa ông đại sứ, chúng ta sẽ chết chùm". Trước săng-ta của Putin, chúng ta không còn chọn lựa nào khác là cứng rắn và rõ ràng. Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar muốn mở đàm phán lập tức để giảm căng thẳng. Nhưng đàm phán những gì ? Les Echos nhấn mạnh, chẳng có gì để thương lượng cả. Nga đặt cược vào bạo lực và đã thua.

Sau khi loan báo động viên từng phần, không còn chỗ trên những chuyến bay từ Moskva và Saint-Petersburg ra nước ngoài, và xe hơi kẹt nhiều cây số ở biên giới với Gruzia. Những người trẻ thành thị, có học không muốn chết cho cuộc chiến tranh của Putin, vội vã rời khỏi đất nước giờ đây đang làm họ sợ hãi. Chiến tranh Ukraine đối với người Nga đang trở thành một Việt Nam cuối thập niên 60.

Thế giới không thể chấp nhận sống dưới bóng ma một cuộc chiến tổng lực với cái giá khổng lồ về sinh mạng, kinh tế, tài chánh và đạo đức ; không thể cúi đầu tuân theo mệnh lệnh của Vladimir Putin. Với trò dùng bom nguyên tử để bắt bí, ông ta đùa với sự tồn tại của hành tinh, biến nước Nga thành đế quốc của điều ác và sự điên rồ. Theo Les Echos, an ninh và ổn định quốc tế chỉ có được hậu Putin.

Thụy My

Published in Quốc tế

Lý do thực sự khiến Putin gây chiến là làn sóng dân chủ đang tràn tới nước Nga. Chọn lựa tự nhiên là phải cố gắng thích nghi với nó bởi vì đây là một tiến trình tất yếu không thể đảo ngược, nhưng Putin đã chống lại vì chế độ độc tài của ông ta không thể và cũng không muốn chuyển hóa về dân chủ.

putin01

Tổng thống Volodymyr Zelensky (giữa) đích thân đến ủy lạo binh sĩ Ukraine vừa chiếm lại thành phố Izium hôm 12/09/2022

Ngày 21/9/2022 Vladimir Putin đã chấm dứt sự im lặng kéo dài sau chiến thắng dễ dàng và nhanh chóng của quân đội Ukraine trong cuộc phản công tại tỉnh Kharkiv, phía Đông Bắc Ukraine và sát ngay biên giới Nga. Quân đội Nga không chỉ bỏ chạy trong sự hốt hoảng mà còn bị phát giác là đã phạm những tội ác dã man khi những mồ chôn tập thể được tìm thấy tại Izium.

Putin đã nói những gì ?

Không một lời về những tội ác man rợ mà quân Nga bị tố giác là đã vi phạm.

Trước hết ông công bố động viên thêm 300.000 quân trừ bị để tiếp viện cho mặt trận Ukraine. Như thế là chính thức nhìn nhận "cuộc hành quân đặc biệt" thực ra là một cuộc chiến tranh lớn và tất cả không diễn ra như ông vẫn khẳng định. Tuy vậy Putin vẫn cố bào chữa rằng đây không phải là một lệnh tổng động viên mà chỉ là một lệnh động viên một phần, giới hạn trong số các quân nhân trừ bị.

Đồng thời Putin cũng thông báo sẽ cho tổ chức "trưng cầu dân ý" để sáp nhập các vùng đã chiếm đóng tại Ukraine vào Nga rồi hăm dọa sau đó mọi tấn công vào các vùng này sẽ bị coi là tấn công vào lãnh thổ Nga và sẽ bị đánh trả bằng mọi phương tiện, nghĩa là kể cả bằng vũ khí nguyên tử nếu cần. Quá ngang ngược. Nga và những phần tử theo Nga lấy quyền nào để tổ chức những cuộc trưng cầu dân ý này và chúng trung thực tới mức độ nào ? Không khác gì nếu Trung Quốc tấn công chiếm một phần tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam, dùng một bọn phản quốc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý bịp bợm, dí súng vào lưng dân chúng bắt họ phải bỏ phiếu sáp nhập tỉnh Quảng Ninh vào Trung Quốc rồi tuyên bố từ nay mọi cuộc tấn công của Việt Nam vào Quảng Ninh là xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc.

Putin nói rằng Phương Tây (Mỹ và Tây Âu) đã đe dọa tấn công Nga bằng vũ khí nguyên tử. Đây là một bịa đặt trắng trợn vì không hề có bất cứ một nước dân chủ nào đe dọa dùng vũ khí nguyên tử cả, Putin chỉ bịa đặt để viện cớ hăm dọa mà thôi.

Putin cũng hăm dọa sẽ dùng tên lửa tầm xa bắn phá nhiều "địa điểm khác" tại Ukraine ngoài các vùng chiến trận hiện nay. Phải hiểu là Putin đe dọa tàn phá các thành phố để tàn sát thường dân Ukraine bất chấp thế giới.

Đúng là ngôn ngữ ngang tàng của kẻ nghĩ mình đủ sức mạnh để làm bất cứ gì, thách thức lẽ phải, sự thực và mọi người. Vấn đề là quân Nga không mạnh như Putin cố tình phô trương. Lý kẻ mạnh bao giờ cũng đáng ghét. Nhưng nó càng đáng ghét hơn khi đi cùng với sự vô duyên vì được sử dụng bởi một kẻ yếu.

Putin và chế độ của ông ta thực ra rất yếu, đang thua to tại Ukraine và hoàn toàn cô lập, ngay cả Trung Quốc cũng bỏ rơi. Cũng nên biết là trước đó vài ngày đã có hội nghị thượng đỉnh của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization – SCO) bao gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước vùng Trung Á. SCO trên thực tế chỉ là một tổ chức rất lỏng lẻo vì hai thành viên lớn nhất -Trung Quốc và Ấn Độ- thù địch với nhau nhưng cũng là hy vọng mong manh cuối cùng của Nga để thoát khỏi thế cô lập hoàn toàn. Hội nghị này đã là một thất vọng não nề cho Putin. Tập Cận Bình kêu gọi Putin chấm dứt ngay cuộc chiến bằng thương thuyết trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và lãnh thổ của mọi quốc gia. Một cách phản đối nhẹ nhàng nhưng rõ rệt. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khiến Putin và thế giới sững sờ khi nói thẳng ngay trước mặt Putin và trước ống kính của đài truyền hình Nga với giọng điệu mắng mỏ rằng thế giới ngày nay không còn là thế giới của chiến tranh nữa mà là thế giới của hòa bình và dân chủ. Không một nước nào lên tiếng ủng hộ Putin.

Đàng nào cũng thảm bại

Cũng chưa chắc gì Putin sẽ động viên được thêm 300.000 quân. Lệnh động viên của ông ta ngay lập tức đã tạo ra nhiều cuộc biểu tình phản đối tại khắp nơi, cả một làn sóng người tìm mọi cách ra nước ngoài để tránh bị bắt đi lính. Sau khi thụ động trước những vụ thảm sát tại Ukraine –Bucha, Mariupol và Izum- người Nga đã thức tỉnh khi tính mạng của chính họ hay con cái họ bị đe dọa. Bằng cớ về sự khó khăn của lệnh động viên này là ngay sau đó Putin đã phải ra lệnh phạt 10 năm tù những ai không tuân hành.

Nhưng ngay cả nếu động viên được 300.000 quân thì cũng phải mất nhiều tháng để huấn luyện và tổ chức đội ngũ trước khi điều động họ tới mặt trận Ukraine trong khi mùa đông nghiệt ngã sắp đến rồi, trong một thời gian ngắn nữa nhiệt độ có thế xuống dưới -20°C. Cho tới nay trong suốt dòng lịch sử của họ, người Nga luôn luôn nhờ lợi thế mùa đông mà chiến thắng, đây sẽ là lần đầu tiên mà Nga thảm bại vì mùa đông. Lý do là vì cho tới nay họ chống lại những đoàn quân viễn chinh đến từ xa nhưng lần này chính họ đem quân đi xa. Mặt khác Nga có còn đủ vũ khí để trang bị cho những tân binh này không đang là một dấu hỏi lớn. Quân đội Nga cũng nổi tiếng là lỏng lẻo, không có hạ sĩ quan và do đó thiếu huấn luyện và kỷ luật. Khối tân binh ô hợp này sẽ chỉ là những nạn nhân đáng thương chứ không đảo ngược được tình thế. Putin chỉ có thể thảm bại.

Một chi tiết đáng lưu ý là bài diễn văn của Putin được dự trù vào tối thứ ba 20/9/2022 nhưng khán thính giả Nga chờ mãi không thấy, cuối cùng các đài truyền hình cho biết là nó được hoãn lại tới sáng hôm sau. Sự cố này chứng tỏ Putin không còn độc quyền quyết định, tranh cãi nội bộ đã rất gay go, Putin và nhóm thân cận của ông ta rất bối rối và chia rẽ. Sự gượng gạo của bài diễn văn này lộ rõ qua câu hăm dọa của Putin : "Tôi không tháu cáy đâu nhé !". Người ta không nói như thế nếu thực sự không tháu cáy. Cách hăm dọa này khiến người ta cười thay vì sợ.

Chiến tranh nguyên tử ?

Thế giới đang lo ngại Putin có thể dùng vũ khí nguyên tử, nhưng đe dọa này nghiêm trọng đến mức độ nào ?

Dù Putin nói hung hăng nhưng chưa có dấu hiệu nào là ông ta chuẩn bị chiến tranh nguyên tử. Các đầu đạn vẫn nằm yên trong kho chứ chưa được chuyển tới gần các giàn phóng, lực lượng nguyên tử vẫn chưa được đặt trong bất cứ một mức độ báo động nào. So với bài diễn văn ngay sau ngày 24/02/2022 -khi Putin đồng thời với lời hăm dọa cũng đặt lực lượng nguyên tử trong tình trạng báo động- thì lúc này thái độ của Putin đã có phần dịu xuống. Vả lại Putin, sau những tranh cãi nội bộ gay go, đã phải dựng đứng ra chuyện các nước Phương Tây đe dọa tấn công Nga bằng vũ khí nguyên tử và Nga chỉ sẵn sàng đáp trả. Nhưng có nước Phương Tây nào đe dọa đâu để Nga phải đáp trả ? Như vậy phải hiểu rằng nguy cơ xảy ra chiến tranh nguyên tử tuy có nhưng chỉ ở một xác suất rất thấp.

Cũng đừng quên rằng dù là Mỹ hay Nga, hay bất cứ nước nào gây chiến tranh nguyên tử cũng đều đồng nghĩa với tự sát. Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng nó chỉ có nguy cơ xảy ra trong hai trường hợp.

Một là Nga thảm bại về quân sự và ở trong tình trạng cực kỳ nguy ngập. Trường hợp này không có vì tuy Nga chắc chắn sẽ thảm bại nhưng Ukraine chỉ chiến đấu để tự vệ mà thôi chứ hoàn toàn không có ý định tấn công vào Nga. Ngay cả nếu họ giành lại được tất cả những phần lãnh thổ đã bị chiếm đóng, kể cả bán đảo Crimea, thì Nga cũng không có lý do để phải tự sát bằng chiến tranh nguyên tử.

Hai là kinh tế Nga hoàn toàn sụp đổ và nước Nga tan tác trong bạo loạn. Trường hợp này càng khó xảy ra vì không ai muốn, hơn nữa Nga là một nước nông nghiệp đứng đầu thế giới về xuất khẩu ngũ cốc và thịt heo nên dù gặp khó khăn đến đâu cũng không bao giờ thiếu thực phẩm để rơi vào bạo loạn. Chắc chắn là sau thất bại này Nga sẽ suy thoái trong nhiều năm, nhưng đó là điều sẽ chỉ xảy ra sau khi chiến tranh Ukraine đã chấm dứt và nguy cơ chiến tranh nguyên tử không còn.

Thế giới có thể tạm yên trí là sẽ không có chiến tranh nguyên tử, nguy cơ thực sự là cuộc chiến tại Ukraine sẽ còn gia tăng cường độ trong một thời gian và nhiều thành phố, mà Putin gọi là các "địa điểm khác", sẽ bị pháo kích. Thiệt hại nhân mạng và vật chất sẽ còn lên cao. Tất cả chỉ vì sự điên dại của Putin.

Tương lai nào ?

Với những gì đã thấy được sau hơn 7 tháng chiến tranh người ta có thể quả quyết Nga sẽ thất bại và điêu đứng. Chế độ độc tài mafia của Putin sẽ sụp đổ và Putin cũng rất có thể bị lật đổ trước khi cuộc chiến chấm dứt. Ông ta hứa hẹn chiến thắng dễ dàng để chỉ đem lại một thất bại thê thảm. Ông ta hứa hẹn làm nước Nga vĩ đại để chỉ khiến nước Nga kiệt quệ. Putin cũng đã phạm vô số tội ác nhân danh những hứa hẹn này. Tương lai của Putin sẽ rất đen tối và có thể sẽ rất ngắn. Cuộc chiến này cũng có mọi triển vọng khiến Liên Bang Nga tan vỡ, một vài nước trong 22 nước cộng hòa thuộc Liên Bang Nga và một số vùng tự trị sẽ ly khai để trở thành những nước độc lập.

Putin đã rất sai lầm khi phát động cuộc xâm lăng vào Ukraine nhưng bây giờ ông ta chỉ còn biết chạy trốn về phía trước như một kẻ tuyệt vọng không có lối thoát. Hành động của Putin nhắc lại một lần nữa một đặc tính cần được nhận định rõ của các chế độ độc tài là chúng không có khả năng sửa sai và vì thế phải ngoan cố trong sai lầm dù biết nó dẫn tới sự tiêu vong.

Một điều đáng lẽ phải được đặc biệt chú ý trong bài diễn này là Putin nói rằng ông ta đã tấn công Ukraine vì các nước Phương Tây muốn đánh gục Liên Bang Nga như họ đã từng đánh gục Liên Bang Xô Viết trước đây. Putin không nói dối nhưng nói rất sai. Các nước Phương Tây không hề muốn tấn công Nga, họ còn muốn hợp tác với Nga để rảnh tay đương đầu với Trung Quốc. Lý do thực sự khiến Putin gây chiến là làn sóng dân chủ đang tràn tới nước Nga. Sau khi được thiết lập tại các nước đồng minh cũ của Liên Xô dân chủ đã tới Ukraine và đang làm chao đảo các chính quyền Kazakhstan, Belarus và nhiều nước thuộc Liên Xô cũ khác, ngay cả tại chính Liên Bang Nga. Chọn lựa tự nhiên là phải cố gắng thích nghi với nó bởi vì đây là một tiến trình tất yếu không thể đảo ngược, nhưng Putin đã chống lại vì chế độ độc tài của ông ta không thể và cũng không muốn chuyển hóa về dân chủ. Phản ứng tuyệt vọng của Putin chỉ làm gia tốc một thay đổi phải tới và đã chín muồi. Làn sóng dân chủ sẽ tràn tới Nga, rồi Trung Quốc.

Một lời sau cùng cho Việt Nam

Chắc chắn trong ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam phải có nhiều người hiểu rằng cuộc xâm lăng Ukraine của Putin là một tội ác của sự tuyệt vọng. Tuy vậy chính quyền cộng sản Việt Nam vẫn ngoan cố bênh vực Putin, dù là một cách dè dặt. Đó là vì họ đã chiến thắng nhờ Nga. Họ mang ơn sinh thành với Nga. Nhưng họ lầm. Putin không phải là nước Nga và cách trả ơn Nga đúng nhất là khuyến khích Nga thích nghi với một cuộc chuyển hóa đúng và bắt buộc.

Việt Nam cũng sẽ phải dân chủ hóa. Đảng Cộng Sản Việt Nam đang một lần nữa cho thấy là họ không thích ứng đủ nhanh để làm tác nhân thay vì nạn nhân của một thay đổi đúng và bắt buộc, không được và không thể chống lại.

Nguyễn Gia Kiểng

(27/09/2022)

Published in Quan điểm

Putin đối mặt với nỗi ám ảnh mới khi không còn tin dùng Bộ trưởng Quốc phòng Nga, tuyên bố của Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh

Trong bản cập nhật tình báo mới nhất, Bộ Quốc phòng Anh tiết lộ rằng "các chỉ huy tác chiến hiện đang trực tiếp thông báo cho Tổng thống Putin về diễn biến của cuộc chiến".

banthan01

Theo Bộ Quốc phòng Anh, Vladimir Putin đã phải đối mặt với sự sỉ nhục mới khi là bạo chúa không còn tin dùng Bộ trưởng Quốc phòng Nga.

Họ cho biết : "Các báo cáo truyền thông độc lập của Nga gần đây đã tuyên bố rằng do những vấn đề mà Nga đang phải đối mặt trong cuộc chiến chống Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hiện không đứng về phía lãnh đạo Nga".

Họ nói thêm: "Các sĩ quan và binh sĩ Nga có kinh nghiệm trực tiếp về cuộc chiến có lẽ thường chế nhạo Shoigu về khả năng lãnh đạo kém hiệu quả và lạc lõng của ông ta khi cuộc tấn công của Nga bị đình trệ".

Nó diễn ra khi Nga cuối cùng đã mở cửa tổ hợp nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu dưới sự tư vấn của Liên Hiệp quốc.

Nhóm nghiên cứu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của Hiệp quốc hiện đang trên đường đến thăm địa điểm bị Nga chiếm đóng.

Nga đã chiếm giữ nhà máy điện Zaporizhzhia trong những ngày đầu xâm lược Ukraine.

Lò phản ứng hạt nhân thứ hai được kết nối lại với lưới điện

Công ty hạt nhân nhà nước của Ukraine đã thông báo rằng cả hai lò phản ứng hiện đã được vận hành và hoạt động.

EnergoAtom, công ty sở hữu nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu, đã tuyên bố tránh được một thảm họa hạt nhân.

Hai trong số các lò phản ứng của địa điểm đã bị ngắt kết nối khỏi lưới điện, điều này có thể gây ra những hậu quả rất nguy hiểm.

Lò phản ứng đầu tiên đã được kết nối lại vào thứ Sáu.

Tổng thống Ukraine Zelensky sa thải một quan chức chủ chốt khác

Yaroslav Spodar đã bị bãi nhiệm khỏi vai trò chỉ huy lực lượng bảo vệ quốc gia của Ukraine.

Ukrinform báo cáo rằng ông ta bị cho rời chức vụ vào ngày 26 tháng 8.

Nga đốt bỏ khí đốt tự nhiên

Khí đốt vốn được dự kiến bán cho Đức, nó đã được tuyên bố.

Với tình trạng dư thừa khí đốt sau khi các nước phương Tây tẩy chay nhiên liệu của Nga, có vẻ như quốc gia này đang đốt cháy các kho dự trữ thừa.

Tiến sĩ Jessica McCarty nói với BBS : "Tôi chưa bao giờ thấy một nhà máy khí đốt tự nhiên hóa lỏng nào bùng phát nhiều như vậy".

Zelensky đổ lỗi cho Nga khi Châu Âu chịu cuộc khủng hoảng khí đốt

Zelensky đã cáo buộc Nga khủng bố kinh tế vào thứ Hai khi chi phí cho cuộc khủng hoảng năng lượng của châu Âu tăng cao với Đức lên tới ít nhất 19 tỷ euro để cứu trợ nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất của Nga.

Giá khí đốt tăng cao khi nhà xuất khẩu hàng đầu Nga cắt giảm nguồn cung đã siết chặt công ty tiện ích Uniper của Đức, khiến công ty này phải tìm kiếm thêm 4 tỷ euro hạn mức tín dụng từ Berlin, bên cạnh thỏa thuận cứu trợ 15 tỷ euro đã được thỏa thuận vào tháng trước.

Công nhân nhà máy hạt nhân bị thương ở Ukraine sau khi Nga ‘bắn phá các ký túc xá’

Ít nhất 10 công nhân tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Châu Âu đã bị thương sau khi Nga bị cáo buộc đánh bom ký túc xá của họ.

Nó diễn ra chỉ vài ngày trước chuyến thăm của cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hiệp Quốc tới nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng ở Ukraine.

Quân đội Nga cho biết đã cho nổ tung thành phố Enerhodar – nơi hầu hết các công nhân nhà máy sinh sống – ngay sau 10 giờ tối qua.

Thị trưởng thành phố Dmytro Orlov cho biết hai khu dân cư đã bị pháo kích, khiến ít nhất 10 người bị thương, theo các báo cáo địa phương.

Orlov viết trên Telegram : "Được biết, khoảng 10 cư dân Enerhodar đã dính nhiều mảnh đạn với mức độ nghiêm trọng khác nhau do hậu quả của vụ pháo kích vào các khu dân cư ở Enerhodar đêm qua.

Hai người trong số họ trong tình trạng nghiêm trọng phải nhập viện trong phòng chăm sóc đặc biệt".

Nga thiệt hại nặng nề

Theo Bộ Quốc phòng Ukraine, các lực lượng Nga đã bị tổn thất nặng nề.

Nga được báo cáo đã mất 350 nhân viên, con số thiệt hại ban đầu là 47.100.

Các lỗ trên mái được phát hiện trên tòa nhà tại nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu

Các lỗ đã được phát hiện trên một mái nhà của nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu sau khi người Nga được cho là đã nã pháo vào khu vực này.

Tòa nhà bên trong nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng ở Ukraine dường như đã bị hư hại gần đây với phần mái gần các lò phản ứng hạt nhân của nước này.

Nhà máy điện lớn nhất Châu Âu mở cửa

Nga cuối cùng đã mở cửa tổ hợp nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu dưới sự giám sát của Liên Hiệp quốc.

Vũ Quang (Tổng hợp)

***********************

Bạn thân nhất của Putin thoát chết trong gang tấc sau khi tên lửa Ukraine làm nổ tung văn phòng chỉ vài phút sau khi ông rời đi

Vũ Quang, Thoibao.de, 29/08/2022

Một trong những đồng minh hàng đầu của Vladimir Putin thoát chết trong gang tấc sau khi tên lửa Ukraine bắn trúng một văn phòng mà ông đang ở chỉ vài phút sau khi rời đi.

banthan1

Cuộc tấn công của Ukraine được cho là đã giết hụt Vyacheslav Volodin, 58 tuổi vì bắn quá muộn.

Vyacheslav Volodin, 58 tuổi, cựu chánh văn phòng Điện Kremlin, được cho là đã gặp các quan chức ly khai ở Donetsk khi ông bị nhắm vào ngày hôm qua.

Chính trị gia theo đường lối cứng rắn trung thành với chủ tịch Quốc hội Nga – và trước đây đã được cho là người kế nhiệm Putin.

Theo tờ Kommersant của Nga, tên lửa đã bắn trúng phòng làm việc riêng của Denis Pushilin, lãnh đạo nhà nước bù nhìn thân Putin Cộng hòa Nhân dân Donetsk.

Ukraine cũng tấn công phòng họp gần đó, nơi Volodin, từng là phó thủ tướng Nga, và các trợ lý hàng đầu của quốc hội Moscow đang gặp gỡ các quan chức ly khai.

Văn phòng đã bị phá hủy trong cuộc tấn công chỉ "vài phút" sau khi họ rời đi.

Hình ảnh từ hiện trường cho thấy các tầng trên của tòa nhà bị hư hại đáng kể.

Các quả đạn bắn vào mặt tiền của tòa nhà và "phá hủy một phần cánh phải và tầng trên cùng", Thông tấn xã Donetsk đưa tin.

Sáu người bị thương trong vụ tấn công sau khi một tên lửa cũng bắn trúng một khách sạn gần đó.

Các báo cáo địa phương cho biết 3 người đã thiệt mạng, trong đó có một thanh niên 18 tuổi.

Volodin và những người bạn của ông được cho là đang gặp các quan chức ly khai để thảo luận về việc hợp nhất khu vực Donetsk – một phần hợp pháp của Ukraine – vào Nga.

Nó xảy ra chỉ vài giờ sau khi một quan chức hàng đầu khác ủng hộ Putin ở Ukraine bị chiếm đóng bị giết trong một vụ đánh bom xe chỉ vài ngày sau khi con gái của một kẻ thân cận với bạo chúa bị ám sát.

Vụ nổ giết chết Ivan Sushko, 40 tuổi đã được ghi lại trên CCTV.

Sushko – người đã kết hôn với một cô con gái – là một quan chức ở vùng Zaporizhzhia bị chiếm đóng và đã thiệt mạng khi một vụ nổ xé toạc chiếc xe của anh ta ngày hôm nay.

Anh ta được cho là đã đưa con gái nuôi của mình đến trường mẫu giáo khi anh ta bị nhắm mục tiêu – nhưng người con gái không hề hấn gì.

Sushko là người đứng đầu Mykhailivka – cơ quan hành chính quân sự – dân sự – trong khu vực có nhà máy hạt nhân lớn nhất Châu Âu tại Zaporizhzhia.

"Một thiết bị nổ đã được đặt dưới ghế ô tô của anh ấy", quan chức cấp cao của Nga tại khu vực bị chiếm đóng, Vladimir Rogov cho biết.

Rogov, người trung thành với Putin cho biết cuộc tấn công được thực hiện bởi "những kẻ phá hoại" trong khu vực và thề sẽ truy lùng chúng.

Ông tuyên bố rằng Ukraine đang tấn công các quan chức do Nga hậu thuẫn, những người "giúp cải thiện cuộc sống của người dân bình thường".

Bà Tatyana, vợ của người đàn ông thiệt mạng đã cáo buộc "Đức Quốc xã Ukraine" thực hiện vụ đánh bom ô tô.

Vũ Quang (Tổng hợp)

Published in Quốc tế

Nhưng dù Putin có còn đó hay không thì rt nhiu người Nga vn thích điu mà h xem là mt nước Nga oai hùng tri dy nh ch nghĩa Putin.

putin1

Trung úy Putin - Ảnh minh họa

Gia lúc cuc chiến tàn bo ca Nga din ra Ukraine, không ít ln tôi thy người ta nguyn ra Tng thng Vladimir Putin. Có người còn cm biu ng ngay ti trung tâm London vi dòng ch "Putin chết ri, Nga tnh dy đi".

Nhiu người nghĩ rng Putin chết là s hết nhng hành vi ngang ngược và đm máu ca nước Nga. Nhưng liu có nht thiết s như vy không ?

Không nht thiết nếu quý v đccun sách v "dân ch toàn tr ca Putin" ca hai tác gi Kate Langdon và Vladimir Tismaneanu.

Các tác gi cho rng người Nga thc s ng h Tng thng Nga Putin và nhng giá tr mà ông trưng ra, có th gi là ch nghĩa Putin. Ngay c Vit Nam cũng có nhiu người ng h ch nghĩa này.

Nói ngn gn, ch nghĩa Putin có th được hiu là s kết hp ca mt lot các ch nghĩa cc đoan trong đó có ch nghĩa dân tc, ch nghĩa đế quc, ch nghĩa sô-vanh, ch nghĩa quân s, thái đ chng li phương Tây và điu được coi là v trí đc bit ca Nga trong lch s cũng như trong hin ti.

Cuc chiến hin nay do Putin phát đng chng li Ukraine và được đa s người dân ng h được gi là chiến dch đc bit. Nó cho thy Nga t xem mình là quc gia c bit" và có th ngi xm lên lut pháp quc tế ; người Nga là người c bit" và có th đi đàn áp các sc dân khác mà người Ukraine ch là nn nhân mi nht sau người Chechnya, Georgia và Syria.

"Ch nghĩa Putin đáng chú ý nht ch công dân Nga liên tc ng h Putin ngay c khi ông hn chế t do ca h, làm kinh tế tr và đưa bn bè và người thân ca h vào quân đi đ ri có th hy sinh cuc sng ca h vì nhng cuc gây hn quc tế không cn thiết," hai tác gi Kate Langdon và Vladimir Tismaneau viết trong cun sách ca h. Các tác gi cho rng bi cnh xã hi và văn hóa Nga đã đ ra Putin cũng như s ng h ch nghĩa Putin và điu này đáng chú ý hơn ch bn thân Putin.

H viết tiếp : "[C]h phế trut Putin không thôi s không đ đ đm bo t do Nga. Người Nga không ch tin vào mt mình Putin : h tin vào ý thc h ln hơn mà tình c ông [Putin] cũng chia s và là hin thân [ca ý thc h đó]. S cai tr ca Putin là có điu kin và s kết thúc khi ông chết các hành đng ti phm và hung hăng ca nhà nước Nga theo yêu cu ca Putin là điu mà người dân Nga có nhiu kh năng s tiếp tc ng h cho dù h sng dưới [s cai tr] ca Putin hay mt nhà lãnh đo kế tiếp mà h có th ng h".

Nhng người viết sách cho rng nhiu người phương Tây đã không hiu chế đ ca Putin khiến v tng thng li dng điu này đ cng c nim tin ca người Nga rng ch có ông ta mi đ mnh đ chng li mt phương Tây kiêu ngo.

Phương Tây cũng có truyn thng có nhng hành đng mun mn mi khi Putin đi nhng nước c trái lut. Nhiu người ch ra rng nếu phương Tây hành đng cng rn hơn na ngay t khi Nga chiếm Crimea, cuc chiến hin nay Ukraine có th đã không din ra. Các chính tr gia Đc đã tha nhn h đánh giá sai v Putin nhưng Đc cùng các nước EU khác vn b ra  trên 36 t euro đ mua nhiên liu ca Nga k t khi cuc chiến n ra hôm 24/2 so vi s ng h nh hơn rt nhiu ln ca h đi vi Ukraine.

Nhưng không ch có các chính tr gia Đc đánh giá sai v Putin.

Khi ông này lên cm quyn hi năm 2000, Th tướng Anh Tony Blair tuyên b vic người Nga bu ông Putin "mang li hy vng không ch cho nước Nga mà còn cho c thế gii". Còn Tng thng George W. Bush tng mi Putin ti trang tri gia đình đ "thy được tâm hn" ca người mà người ta nói rng đã bán tâm hn cho ác qu t khi tr thành mt v Liên Xô nhiu thp niên trước.

Hin nay các bin pháp trng pht kinh tế ca phương Tây đi vi Nga khiến nhiu người Nga đã b ra nước ngoài trong đt chy máu cht xám mà người ta cho rng thuc hàng ln nht k t khi Putin lên cm quyn hi năm 2000. Nhưng các thăm dò ca Nga, dù phi tr hao đi khá nhiu, vn cho thy phn đông người Nga ng h cuc chiến hin nay. Khng khiếp và phn cm hơn, mi đây còn xut hin đon ghi âm cuc trò chuyn gia cô v Nga và người chng là lính được điu ti Ukraine trong đó cô v tuyên b cho chng hãm hiếp ph n Ukraine.

Người dân Nga ng h Putin vì nhiu lý do có trong ch nghĩa Putin trong khi kinh tế phát trin ch là mt trong s rt nhiu điu kin giúp Putin ti v. Không ít người tin rng Vladimir Putin khó có th cm quyn lâu thêm na sau cuc chiến thm họa hin nay. Nhưng dù Putin có còn đó hay không thì rt nhiu người Nga vn thích điu mà h xem là mt nước Nga oai hùng tri dy nh ch nghĩa Putin. Đây là khó khăn ln cho nhng người mun Nga đi theo con đường dân ch và t do.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 20/04/2022

Published in Diễn đàn

Nga t mt chế đ cường quyn tương đi rng m phn nào (open authoritarianism) nay chuyn dn sang chế đ đc tài khép kín, theo Economist.

putin1

Bài "Màn trình din ca Putin" trên tp chí The Economist cho thy Putin hiu rt rõ vai trò then cht ca truyn thông trong vic nh hưởng, đnh hình, chuyn hóa và quyết đnh quyn lc ca mình. Hình minh ha.

Cuc bu c ti Phi Lut Tân vào đu tháng Năm va qua cho thy thông tin nm vai trò quyết đnh. Ai điu khin hay nh hưởng được truyn thông, có kh năng dùng nó đ đnh hình suy nghĩ ca người dân, thì tranh th được lá phiếu và tiếp tc thao túng dư lun.

Ferdinand Marcos Jnr. ti Phi Lut Tân chc đã hc khá nhiu cách đi phó vi truyn thông t nhng gung máy, chế đ và cá nhân đc tài trong mt thế k qua : t Adolf Hitler đến Joseph Stalin, t Vladimir Putin đến Tp Cn Bình thi nay.

Bài "Màn trình din ca Putin" (The Putin Show) trên tp chí The Economist ngày 17 tháng Năm cho thy Putin, hơn ai hết, hiu rt rõ vai trò then cht ca truyn thông trong vic nh hưởng, đnh hình, chuyn hóa và quyết đnh quyn lc ca mình lúc va mi lên làm Tng thng Nga năm 2020, cho đến nay.

Khi Putin lên thay thế Boris Yeltsin, ông thay đi mt chút bàn làm vic ca tng thng. Nơi thường đt bút, Putin thay thế vào đó b điu khin TiVi t xa (remote control). Tân Tng thng Nga mê mn truyn thông, dành thi gian cui ngày đ xem nhng thông tin tường trình v mình. Mt trong nhng điu đu tiên Putin ban hành là đưa nguyên h thng truyn hình dưới s điu khin ca đin Kremlin, bao gm NTV, mt kênh truyn hình đc lp do mt nhà tài phit Nga s hu, vì kênh này có mt chương trình châm biếm Putin có tên Kukly, tc nhng con ri (Puppets).

putin2

Hơn hai thp niên nm quyn trong tay, Putin bây gi là người điu khin con ri (puppet master). Nhà nước Nga, mà đng đu mi s là Putin, kim soát tt c các kênh truyn hình, báo chí, truyn thanh ca nước này. Kremlin cung cp cho nhng ch bút và nhà sn xut metodichki, tc nhng hướng dn v nhng gì cn ph biến và cách làm thế nào. Vi thế h tr chuyn sang trc tuyến, Economist cho rng in Kremlin tìm cách kim soát cuc trò chuyn đó, da vào các mng xã hi và nơi tng hp tin tc, chn hoc phá hoi các phương tin k thut s không hp tác và tràn ngp các phương tin ph biến, chng hn như ng dng Telegram, vi ni dung được nhà nước phê duyt. Tuyên truyn t lâu đã ng h chế đ ca ông Putin. Bây gi nó tiếp sc cho c máy chiến tranh ca ông ta".

T khi tiến hành cuc xâm lăng Ukraine, 24 tháng Hai đến nay, lut kim duyt cm trích dn các ngun không chính thc (tc nhng gì không thuc nhà nước hay được nhà nước cho phép). Đến đ ai gi chiến tranh là "chiến tranh" là mt ti phm. Nhiu phương tin truyn thông mng quc tế, và mt s cơ quan truyn thông đc lp còn sót li, đã không còn hot đng hay phi tm ngưng.

Nếu trước đây tuyên truyn ti Nga mang tính th đng, nuôi dưỡng tính tiêu cc, to nghi ng v thc tế và nn lòng nhng ai mun tham gia chính tr, thì bây gi truyên truyn nhm đến tranh th vn đng s ng h ca đông đo người dân. Thông đip đưa ra là vì Nga đang b tn công cho nên chiến thng là cách duy nht.

Bài trên The Economist dn chng mt s sn phm truyn thông tiêu biu trong ngày mà người dân Nga s dng. 8g sáng m báo s thy gì ; 11g30 sáng m mng xã hi VK ph biến nht ti Nga s thy gì ; 6g chiu lái xe thì s nghe gì trên truyn thanh ; 9g ti m TiVi ra thì s xem các hi lun/talk show bàn v nhng gì.

Bài báo nêu mt trường hp thú v. Mikhail Katsurin, mt ch nhà hàng th đô Kyiv, khi thc dy thì nghe thy tiếng n vào ngày 24 tháng 2. Vài ngày sau, anh gi cho cha mình, người đang sng mt th trn nh Nga. Anh Katsurin nh li : "Tôi gi và nói : B, h bt đu ném bom chúng ta, Nga xâm lược Ukraine’". Ông y nói, "Không có Misha, đó là tt c tuyên truyn ca Ukraine - trên thc tế đó là mt hot đng hòa bình và các anh hùng Nga đang cu con khi Ch nghĩa Quc xã".

Mt người tiêu th nhng thông tin như thế qua mt ngày thì chc cái nhìn v cuc chiến Nga Ukraine s khác hn vi mt người không tiêu th nhng thông tin này.

Còn nếu tiêu th ngày này qua tháng n, và nhiu năm tri, hay c đi, nhng gì trong đu h tr thành thc tế. Nó tr thành mt phn, nhiu phn, hay toàn phn s tht tùy theo mc đ s dng và tùy theo tư duy ca mi cá nhân. Không có óc phán xét (critical thinking) thì nhng gì h nhn mà không gn lc tr thành tin tht, tin tưởng và sau cùng là nim tin khó di dch.

Cho nên không có gì l nếu người dân ti Trung Quc, Vit Nam, Bc Hàn, Lào, và nhiu quc gia ti Trung Đông, Nam M và châu Phi vn c tin vào các lãnh đo đc tài, dù h nói di ra r hàng ngày.

Ian Garner, mt hc gi chuyên v lch s và tuyên truyn ca Nga, đã viết hai bài trên Foreign Policy trình bày nhng nhn đnh v cách Putin nói riêng và nước Nga nói chung đã tuyên truyn và munthay đi lch s như thế nào. Bài viết trên Foreign Policy ca Garner đu tháng Ba nhn đnh rng "B máy tuyên truyn ca Nga đang tht bi trước Ukraine".

Tôi nghĩ rng nhn đnh ca Garner tuy đúng vào lúc đó nhưng dường như hơi vi. Vì cũng vào đu tháng Ba, khi mng truyn thông xã hi Tây phương như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube v.v. bt đu hn chế các tài khon nào có xu hướng ng h Kremlin và gim thiu nn tin gi, thì Putin và quc hi Nga đã ra tay đ thông qua lut trng pht nhng ai phát tán "tin gi", nht là liên quan đến chiến tranh Ukraine. Án tù có th lên đến 15 năm. Nhiu người nhn đnh rng đo lut này dường như làm ra đ hình s hóa quá trình đc lp ca truyn thông. Các cơ quan truyn thông ngoài nước như BBC phi ngng hot đng tm thi và các cơ quan trong nước, như bài trên Economist trình bày trên, cũng phi chp nhn chung s phn.

Nga t mt chế đ cường quyn tương đi rng m phn nào (open authoritarianism) nay chuyn dn sang chế đ đc tài khép kín, theo Economist.

Nhưng vn đ chính vn là ý thc ca dân Nga. Tuy chế đ xiết cht thông tin và hình s hóa nó đ ngăn cm h đưa tin bt li cho chế đ, người Nga dù sao vn có rt nhiu phương tin đc lp đ h cp nht thông tin nếu mun. Telegram là phương tin khá ph biến. YouTube vn còn cp nht được.

Yếu t quyết đnh sau cùng có l vn là dân trí và dân khí. Vn đ là bao nhiêu người dân quan tâm và ý thc đ đ t tìm kiếm thông tin ngoài lung, không chính thc nhưng li đa chiu, rng m và kh tín hơn ?

putin3

nhiu khía cnh, ngay c dưới thi Putin cm quyn trên hai thp niên qua, truyn thông Nga vn đa dng và rng m hơn Vit Nam và Trung Quc. Theo ch st do truyn thông ca t chc Phóng viên Không Biên gii RSF năm 2022 thì Nga có ch s 38.82 trên 100 đim, đng hng 155 ; Trung Quc 25.17, đng hng 175 ; Vit Nam, khá hơn Trung Quc mt bc, 26.11, hng 174.

Nhng ai quan tâm đến tình hình Vit Nam cn theo dõi các chính sách ca Putin hin nay. Các chế đ chuyên quyn đc tài thường hc hi ln nhau, đc và hc t nhng sách v bài bn ca nhau. Như thế nó giúp cho chúng ta nhìn ra được sách lược ca k chuyên quyn chuyn sang đc tài, và ngược li, và xã hi dân s nói chung gii truyn thông đc lp nói riêng cn làm gì đ đi phó vi nhng ch trương và sách lược này.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 24/05/2022

Published in Diễn đàn