Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chúng ta đang sống trong một giai đoạn đầy biến động, thế giới phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc khi chủ nghĩa ‘tân phóng khoáng’ (neoliberalism), một trong ba chủ nghĩa chính của thế kỷ 20 (cùng với chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản) bộc lộ những mâu thuẫn nghiêm trọng và đến lúc cần phải thay đổi.

Các chính trị gia và các chính đảng truyền thống trên khắp thế giới đã không theo kịp với những thay đổi dồn dập và sâu sắc mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Cùng với phong trào ‘toàn cầu hóa’, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra những thế lực mới, là các công ty đa quốc gia mà sức mạnh và ảnh hưởng của nó vượt trội và lấn áp quyền lực chính trị. Đồng tiền trở thành chúa tể và lối sống của giới ‘quí tộc mới’ khiến cho khoảng cách giàu nghèo và bất công xã hội gia tăng đến mức báo động.

thdcdn3

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thế giới thay đổi sâu sắc trong lúc tư tưởng chính trị không theo kịp…

Chủ nghĩa dân túy và các cuộc biểu tình bạo động nổi nên khắp nơi như là một cảnh báo nghiêm khắc của dân chúng và buộc các nhà tư tưởng chính trị phải tìm ra một giải pháp mới thay thế cho chủ nghĩa tân phóng khoáng đã thất bại. Chúng ta không cần quá lo lắng vì chủ nghĩa dân túy sẽ sớm qua đi vì chúng không có gì mới, nó chỉ là bản sao gượng gạo của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, là nguyên nhân gây ra thế chiến thứ Hai. Dù chưa ai rõ giải pháp mới đó sẽ như thế nào nhưng chúng phải đặt trên nền tảng của một tư tưởng chính trị mà kinh tế và tài chính ở dưới quyền lực chính trị và đề cao con người, tự do cá nhân, hòa bình, liên đới xã hội và môi trường.

Việt Nam của chúng ta sẽ đi về đâu ? Có lẽ ai cũng đồng ý rằng chủ nghĩa cộng sản đã không còn phù hợp với xã hội Việt Nam nói riêng và với thế giới nói chung. Thể chế chính trị Việt Nam đã lạc hậu và tụt hậu rất lâu và rất xa so với thế giới. Ai cũng hiểu và đồng ý với nhau rằng Việt Nam phải thay đổi về hướng dân chủ. Đảng cộng sản Việt Nam cũng biết thế nhưng họ không thể tự thay đổi vì hệ thống toàn trị của đảng cộng sản không có cơ chế để sửa chữa và thay đổi. Áp lực của dư luận trong và ngoài nước khá lớn nhưng vẫn chưa đủ mà phải có áp lực từ một giải pháp thay thế được đa số người dân Việt Nam ủng hộ thông qua một tổ chức chính trị dân chủ. Làn sóng dân chủ lần thứ Tư đang tràn tới và buộc cả thế giới trong đó có Việt Nam phải thay đổi.

Một trong những lý do khiến phong trào dân chủ Việt Nam chưa lớn mạnh để đón nhận làn sóng dân chủ đó là chúng ta vẫn chưa đạt được một ‘đồng thuận dân tộc về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới’. Đồng thuận dân tộc đó chính là một ‘giải pháp thay thế’ cho ‘giải pháp cộng sản’, đã được thực tế chứng minh là thất bại hoàn toàn trong mọi lĩnh vực, đã bị thế giới lên án và đào thải. Trong Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, Tập Hợp có nhận định và đưa ra bốn điều kiện cần và đủ cho một cuộc cách mạng dân chủ :

1. Điều kiện thứ nhất là mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi.

2. Điều kiện thứ hai là đảng hay giai cấp cầm quyền, vì mất đồng thuận trên lý tưởng chung hay vì bị ung thối, đã chia rẽ, phân hóa và đã mất bản năng tự tồn của một đoàn thể.

3. Điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới.

4. Điều kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới.

Như vậy, cũng như thế giới, Việt Nam chúng ta đang cần một ‘truyện thuyết’ mới thay thế cho truyện thuyết cũ là ‘truyện thuyết cộng sản’, một bản sao hoàn hảo của ‘truyện thuyết Khổng giáo’. Truyện thuyết độc hại này đã chi phối toàn bộ cuộc sống và xã hội Việt Nam suốt hơn 2000 năm qua. Thế nào là một truyện thuyết thì anh em Tập Hợp đã trình bày trong rất nhiều bài viết mà nổi bật nhất là bài ‘Truyện thuyết mới nào cho Việt Nam ?’ của ông Nguyễn Gia Kiểng (*).

Có thể tóm tắt về truyện thuyết như sau : "Trước hết, nó là một câu chuyện khởi hành từ quá khứ và đang tiếp tục hành trình đi tới tương lai. Truyện thuyết là câu chuyện được đặt trên nền tảng một hệ thống lý thuyết (hay một chủ thuyết, một tư tưởng chính trị, là tổng hợp của một số giá trị) được nhiều người chia sẻ và chấp nhận. Truyện thuyết tạo ra cho chúng ta một nếp sống và một cách ứng xử. Truyện thuyết giải thích quá khứ và hiện tại nhưng đồng thời cũng vạch ra lối đi về tương lai với sự gắn bó của một câu chuyện".

Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp là một truyện thuyết như vậy. Nó vượt qua khuôn khổ một cương lĩnh chính trị của một tổ chức chính trị. ‘Truyện thuyết dân chủ đa nguyên’ của Tập Hợp cũng khởi hành từ quá khứ và dẫn chúng ta đi về tương lai. Truyện thuyết đó đề nghị một số giá trị nền tảng dựa trên Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ cập của Liên Hợp Quốc. Truyện thuyết đó cũng phân tích và đề nghị vì sao chúng ta nên lựa chọn những gì, vì sao phải thay đổi tư duy hoạt động chính trị và cách ứng xử trong cuộc sống ?...

GP1

Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai của Tập Hợp là một truyện thuyết dân chủ đa nguyên.

Truyện thuyết của Tập Hợp đã được nhiều người ủng hộ nhưng vẫn chưa đạt được tầm vóc và yêu cầu để tạo ra một ‘đồng thuận dân tộc về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới’. Chỉ sự cố gắng của anh em thân hữu Tập Hợp không đủ mà truyện thuyết này cần sự chia sẻ và hưởng ứng của nhiều người hơn nữa. ‘Những người kể chuyện’ là tất cả những ai chia sẻ và đồng ý với nội dung của Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Qua tầng lớp trung gian trí thức, là những người kể chuyện, chúng tôi hy vọng ‘truyện thuyết dân chủ đa nguyên’ sẽ đến được với đa số quần chúng và sẽ được quần chúng ủng hộ.

Phương pháp tranh đấu của Tập Hợp trước sau như một, chúng tôi muốn thuyết phục quần chúng và trí thức Việt Nam bằng một giải pháp mới, toàn diện và bao gồm mọi lĩnh vực, từ thể chế chính trị cho đến mọi ngành nghề kinh tế. Những người Việt Nam còn quan tâm đến vận mệnh và tương lai của đất nước nên dành thời gian để đọc tài liệu Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Phải đọc thì mới biết chúng tôi đề nghị những gì và nó sẽ ảnh hưởng đến mọi người như thế nào… để rồi mới có thể quyết định ủng hộ hay không ủng hộ cho giải pháp đó.

Truyền thông gần như là công cụ duy nhất để chúng tôi mang truyện thuyết dân chủ đa nguyên đến với quần chúng Việt Nam. Phải nói rằng chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự hưởng ứng của các thân hữu như Minh Duy, An Khang, Namnam Bacbac, Vũ Quốc Ngữ, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Minh và rất rất nhiều những bloggers khác trên mạng xã hội Facebook. Và mới đây chúng tôi vừa nhận được một món quà đặc biệt, đó là một website/blog mới với tên miền : https://www.thdcdn.org/

Website/blog này là do các thân hữu của Tập Hợp ở khắp nơi trên thế giới tạo ra và do chính họ điều hành. Đầu tiên các thân hữu muốn tặng cho chúng tôi để tùy ý sử dụng nhưng vì nhân sự của Tập Hợp có hạn, hơn nữa chúng tôi muốn tập trung vào việc viết bài nên đã đề nghị các thân hữu tự điều hành trang web mới.

thdcdn0

Website/blog này là do các thân hữu của Tập Hợp ở khắp nơi trên thế giới tạo ra và do chính họ điều hành.

Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào tấm lòng và sự hiểu biết của các thân hữu Tập Hợp. Trang website/blog mới đã hoạt động được vài tháng với nhiều chuyên mục, còn hơn cả các cơ quan truyền thông chính thức của Tập Hợp gồm:

- Website : https://thongluan-rdp.org/

- Blog : https://www.thongluan.blog/

- Fanpage : https://www.facebook.com/thong.luan.1/

- Facebook : https://www.facebook.com/thongluan.rdp/

Nếu độc giả vào trang website/blog mới này (https://www.thdcdn.org/thì sẽ thấy có nhiều chuyên mục như văn hóa, khoa học, bạn đọc viết, góc thư giãn… là hoàn toàn mới và chúng đang được cập nhật. Không gian của trang web mới sẽ được mở rộng tối đa để mọi người có thể tiếp cận và trao đổi thông tin.

Trang website chính của Tập Hợp là https://thongluan-rdp.org/thường xuyênbị tường lửa ngăn chặn tại Việt Nam vì vậy có thêm một trang web dự phòng cũng rất tốt và cần thiết. Điều khiến chúng tôi cảm động nhất là các thân hữu đã dành cho tài liệu Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, kim chỉ nam cho mọi hành động của Tập Hợp và cuốn chính luận "Tổ Quốc Ăn Năn" của ông Nguyễn Gia Kiểng một tình cảm và một quan tâm đặc biệt bằng cách giới thiệu ngay trên trang nhất của website/blog. Chúng tôi biết ơn các bạn vì điều đó.

Chủ nghĩa luồn lách, sản phẩm của truyện thuyết Khổng giáo vẫn đang còn ít nhiều chi phối chúng ta và đang là khối đá cản đường dân tộc tiến về tương lai. Chúng ta phải dỡ bỏ vật cản đó bằng một truyện thuyết mới : Truyện thuyết dân chủ đa nguyên. Đây là một giải pháp chung cho tất cả mọi người Việt Nam và vượt ra ngoài khuôn khổ của một tổ chức chính trị. Chúng tôi rất mong và hy vọng vào sự hưởng ứng của tầng lớp trí thức Việt Nam đặc biệt là giới trẻ và qua các bạn truyện thuyết dân chủ đa nguyên sẽ đến được với quần chúng. Khi nào chúng ta đạt được ‘đồng thuận dân tộc về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới’ thì khi đó Việt Nam sẽ có dân chủ vì 3 trong 4 điều kiện cần và đủ cho một cuộc cách mạng đã có sẵn.

Việt Hoàng

(27/11/2019)

---------------------

(*) Nguyễn Gia Kiểng, Truyện thuyết mới nào cho Việt Nam ?, https://thongluan-rdp.org/, 14/11/2019

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm
vendredi, 01 novembre 2019 13:13

Nền dân chủ đang lạc lối ?

Đã từng có một vài ý kiến gửi đến Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên rằng hãy lo chuyện của tổ chức hay của Việt Nam đi, lo chuyện thế giới làm gì, Việt Nam là nước nhỏ thì đâu có ảnh hưởng gì đến thế giới ?… Hời hợt vốn là bản tính của người Việt nhưng trong lĩnh vực chính trị là rõ nét hơn cả. Không chỉ người dân mà ngay cả trí thức Việt Nam cũng không biết gì nhiều về chính trị. Chiến tranh thế giới lần thứ I xảy ra, trí thức Việt Nam không hay biết gì đã đành nhưng ngay cả khi Thế chiến II đang diễn ra thì trí thức Việt Nam vẫn không hay biết gì, họ vẫn mải mê và đắm chìm trong thơ văn trữ tình và lãng mạn.

Sau thế chiến II, chủ nghĩa thực dân sụp đổ trên toàn thế giới nhưng Đảng cộng sản Việt Nam, lực lượng chính trị duy nhất vừa giành được chính quyền vẫn không hay biết gì. Họ đã kêu gọi toàn dân kháng chiến chống Pháp suốt 9 năm trời (1945-1954). Năm 1975 là tròn 100 năm ngày chủ nghĩa cộng sản khai tử tại đại hội Gotha (Đức, 1875) nhưng Đảng cộng sản Việt Nam vẫn hân hoan reo mừng chiến thắng và cho rằng chủ nghĩa cộng sản đang toàn thắng trên thế giới. Trước đó vào năm 1973, người dân miền Nam thì ngạc nhiên còn chính quyền Việt Nam Cộng Hòa thì ngơ ngác khi thấy người Mỹ rút khỏi Việt Nam. Trong bài diễn văn từ chức, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vừa buồn vừa đổ lỗi cho sự phản bội và bỏ rơi đồng minh của người Mỹ…

Trong khúc quanh của lịch sử thế giới và cũng như tại Việt Nam lần này người Việt Nam không còn bị bất ngờ nữa vì đã có một tổ chức chính trị là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, luôn đưa ra các phân tích, nhận định và đánh giá về tình hình thế giới cũng như Việt Nam để rồi qua đấy mở ra một con đường thoát hiểm, một sinh lộ mới cho dân tộc. Trái với quan điểm của một số người, chúng tôi cho rằng vì Việt Nam quá nhỏ, quá yếu và quá phụ thuộc vào thế giới nên càng phải quan tâm đến thế giới. Chỉ cần thế giới ‘hắt hơi’ là Việt Nam có thể ‘bị ốm’. Nếu Việt Nam hùng mạnh như Mỹ thì có thể không cần phải bận tâm đến thế giới. Trong thực tế, đã nhiều lần nước Mỹ mắc sai lầm nhưng vì quá hùng mạnh nên họ chẳng làm sao cả. Bài viết này tiếp tục phân tích về tình hình chính trị thế giới để giúp độc giả định hình được phần nào tương lai của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.

chile1

Biểu tình phản đối chính phủ tại Chile

Chưa bao giờ, trong suốt 70 năm qua, thế giới lại đang đứng trước những thách thức to lớn và nghiêm trọng như bây giờ. Nền dân chủ trên thế giới đang bị xét lại và chất vấn một cách gay gắt. Trong lúc các nhà tư tưởng chính trị trên thế giới đang tìm cách giải quyết thì xã hội đã có những phản ứng đầu tiên. Dễ thấy nhất là phong trào dân túy đang nổi lên khắp nơi mà nổi bật và có ảnh hưởng nhất là việc Trump trở thành tổng thống Mỹ. Nhiều nguyên thủ quốc gia trên khắp thế giới được bầu lên là các chính trị gia theo chủ nghĩa dân túy như Áo, Ý, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Brasil…

Một cuộc khủng hoảng xã hội đang xảy ra tại Chile, một quốc gia thuộc loại phát triển mạnh nhất ở khu vực Nam Mỹ. Các cuộc biểu tình làm tê liệt thủ đô với hàng chục người chết mà nguyên nhân là do chính phủ tăng giá vé tàu điện ngầm. Chile đã phải hủy bỏ việc tổ chức diễn đàn APEC và hội nghị về khí hậu COP25. Trả lời báo Le Monde, sử gia Olivier Compagnon, giám đốc Viện nghiên cứu của Pháp về Châu Mỹ La-tinh (IHEAL) nhận định căn nguyên, nguồn cội của cuộc khủng hoảng lần này là sự chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nạn bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng (1).

Chúng ta chưa quên các cuộc biểu tình của phong trào Áo Vàng tại Pháp kéo dài nhiều tháng trời cũng bắt đầu từ việc chính phủ tăng giá xăng. Một cuộc khủng hoảng nữa đang diễn ra tại Châu Á mà chưa có hồi kết là Hồng Kông, một trung tâm tài chính lớn của thế giới. Iraq, Lebanon, Algeria, Haiti, Ecuador, Honduras, Catalonia (Tây Ban Nha)… đều đang chìm trong các cuộc biểu tình bạo động. Lý do chính mà các cuộc biểu tình đưa ra là các đòi hỏi về ‘tự do, dân chủ và nhân phẩm’ nhưng có một lý do quan trọng bên trong nữa đó là sự bất bình đẳng xã hội.

Mỹ, quốc gia giàu có và là một trong những nước dân chủ nhất thế giới cũng đang rơi vào tình trạng chia rẽ và bối rối hơn bao giờ hết. Theo ông Ray Dalio, nhà quản lý quỹ đầu cơ hàng đầu thế giới người Mỹ thì "thế giới hiện đang chứng kiến khoảng cách giàu nghèo lớn nhất kể từ thập niên 1930, và điều này đang tạo ra sức ép lớn về chính trị" (2).

Chuyện gì đang xảy ra với thế giới ? Chủ nghĩa phóng khoáng hay còn gọi là chủ nghĩa tân tự do, là nền tảng tư tưởng chính trị của các quốc gia dân chủ đang đối mặt với khủng hoảng ?

Trước hết chủ nghĩa phóng khoáng (liberalism) là gì ? Đây là hệ thống lý thuyết và tư tưởng nền tảng của Châu Âu, bao gồm nhiều giá trị dân chủ và tiến bộ được đúc kết trong hơn 2 thế kỷ qua. Không ai có thể định nghĩa một cách đầy đủ về chủ nghĩa phóng khoáng vì chúng quá rộng lớn và khác nhau. Để không rơi vào mông lung và tranh cãi thì chúng ta có thể tạm hiểu "chủ nghĩa phóng khoáng là triết lý về chính trị và kinh tế đề cao tự do tối đa, nhất là tự do cá nhân ở mức độ có thể chấp nhận được".

Chủ nghĩa phóng khoáng trong kinh tế mà Adam Smith là đại diện, tin rằng có "bàn tay vô hình" sắp đặt và điều chỉnh các quan hệ trong xã hội. Đây là khuynh hướng gia tăng tự do cá nhân trong kinh doanh, nhà nước không cần can thiệp vào các hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp, mọi việc cứ để xảy ra tự nhiên theo qui luật cung cầu của thị trường.

Giáo sư Michael Sandel (Đại học Harvard) đã trao đổi rất thẳng thắn và thú vị trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo Steve Paikin về "chủ nghĩa phóng khoáng" mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã dịch ra tiếng Việt (3). Trong bài phỏng vấn này, giáo sư Sandel phân tích về "hiện tượng Donald Trump" và chỉ ra những sai lầm trong cách làm chính trị của những người theo chủ nghĩa tự do/phóng khoáng tại Mỹ. Theo ông những chính trị gia theo chủ nghĩa phóng khoáng, đã không quan tâm đúng mức cần thiết đến vấn đề bình đẳng và liên đới xã hội vì thế đã không phản ứng kịp thời trước xu hướng xã hội bị "thị trường hóa", trong đó, thị trường gần như trở thành thước đo duy nhất quyết định các giá trị đạo đức, còn các thảo luận cần thiết về các vấn đề như bình đẳng hay luân lý thì bị tránh né vì sợ gây tranh cãi. Đó là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa dân túy nảy nở.

Theo giáo sư Sandel thì chủ nghĩa phóng khoáng đã thất bại tại Mỹ vì ‘các cuộc thảo luận chính trị trở nên quá trống rỗng’, vì không trả lời được về các giá trị mà người dân quan tâm ‘xoay quanh các giá trị, các câu hỏi luân lý, về công lý và tình trạng bất bình đẳng cũng như về câu hỏi "tư cách công dân có ý nghĩa ra sao?". Và khi những người theo chủ nghĩa phóng khoáng và cấp tiến không đem lại cho quần chúng một nền chính trị như thế, khi họ hầu như đều tiếp cận các vấn đề theo kiểu "kỹ trị", thì khoảng trống đó đã bị lấp đầy bởi những tiếng nói hẹp hòi, bấtdung và bởi thứ chủ nghĩa quốc gia đang rất ồn ào hiện nay’.

Sự phân hóa giàu-nghèo trên thế giới đang ngày càng lớn và đã đến ngưỡng báo động. Không chỉ ở các nước độc tài như Nga, Trung Quốc, Việt Nam mà ngay ở tại các nước dân chủ như Mỹ, Anh, Pháp… thì ‘giai cấp thành đạt’ có thu nhập cao đang sống ngày càng tách biệt với số đông dân chúng thu nhập thấp. Họ học trường riêng, chữa bệnh ở các bệnh viện riêng và sống trong những khu vực riêng, hoàn toàn độc lập với mọi người xung quanh. Tiền bạc đã thực sự trở thành "thượng đế", là "giá trị" cao nhất, lấn át hoàn toàn các giá trị khác.

Một thực tế phũ phàng khi khoảng cách giàu nghèo gia tăng một cách kinh khủng: 1% nhóm người giàu nhất thế giới chiếm đến 20% toàn bộ tài sản của thế giới. Tại Mỹ thì 1% người giàu nhất chiếm đến 30% toàn bộ của cải trong xã hội trong khi 50% những nghèo nhất chia nhau 10% số còn lại. Lương của các giám đốc điều hành (CEO) trong các tập đoàn lớn là 2 triệu USD/ năm, cao gấp 200-300 lần so với mức lương trung bình trong cùng một xí nghiệp. Cho dù người dân hiện nay sung túc hơn trước đây rất nhiều nhưng cũng không thể nào chấp nhận thực tế trần trụi và vô lý đó.

Một lý do quan trọng nữa mà chúng tôi đã đề cập nhiều lần là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra quá nhanh chóng khiến tư tưởng chính trị không thể theo kịp. Để giải quyết các vấn đề nhức nhối đó cần phải có một cuộc xét lại toàn diện và đau nhức về tư tưởng chính trị trên phạm vi toàn thế giới. Các chính trị gia truyền thống đã tìm cách tránh né những câu hỏi nền tảng và hóc búa đó nên các chính trị gia dân túy nổi lên và nắm quyền trên khắp thế giới. Đây là phản ứng giận dữ của quần chúng với giới tinh hoa chính trị truyền thống. Trước mắt hiện tượng này sẽ gây ra nhiều hậu quả tiêu cực, nhưng nó là mệnh lệnh để thế giới xét lại các vấn đề nền tảng trong chính trị.

Chính vì những lý do đó mà các chính trị gia dân túy, kêu gọi phá bỏ trật tự cũ như Trump được người dân lựa chọn. Tuy nhiên nguyên nhân và cách giải quyết nằm ở chỗ khác chứ không phải kêu gọi "đập phá" và chiến tranh (dù là chiến tranh thương mại). Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã phân tích rất nhiều về sự khủng hoảng tư tưởng chính trị, đây mới là nguyên nhân gây ra làn sóng chủ nghĩa dân túy trên thế giới. Giải pháp chỉ có và chỉ đến từ các tổ chức chính trị thực sự vì các chính đảng là công cụ duy nhất để chuyên chở các giá trị đúng của tư tưởng chính trị đến với quần chúng. Các câu lạc bộ và giảng đường cũng như các tổ chức xã hội dân sự không thể thay thế cho vai trò của các tổ chức chính trị. Tư tưởng chính trị của các tôn giáo, nhất là Ki-tô giáo đã giảm rất nhiều ảnh hưởng trên thế giới. Để các chính đảng có khả năng thảo luận một cách đứng đắn thì cần phải nói không một cách dứt khoát với mô hình chính trị theo chế độ ‘tổng thống chế’ như Mỹ. Chính giáo sư Sandel cũng đã sai khi cho rằng ‘không thể trông chờ vào các đảng phái chính trị và các chính trị gia’ vì ông nhìn vào sự bất lực của các chính đảng Mỹ đang bị một người là tổng thống thao túng hoàn toàn.  

Vừa qua, tại Mỹ nổi lên một ứng cử viên đảng Dân chủ rất đặc biệt là Bernie Sanders. Các chính sách mà ông đưa ra trong đợt tranh cử tổng thống Mỹ hồi năm 2016 đề cao sự liên đới xã hội rất gần gũi với các đảng Dân chủ xã hội Bắc Âu. Ông là người nói nhiều về sự bất bình đẳng xã hội và ủng hộ hệ thống y tế nhân văn hơn cũng như các vấn đề cấp bách của thế giới như biến đổi khí hậu, cải cách tài chính… Dù ông đã thua Hillary Clinton nhưng tiếng nói của ông càng ngày càng được lắng nghe.

Tình hình tại Chile, Pháp, Hồng Kông… nói lên rằng một chế độ dân chủ và thành công về mặt kinh tế cũng sẽ lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng nếu không quan tâm đến liên đới xã hội. Trong dự án chính trị của mình, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng khẳng định: "Liên đới xã hội là  điều kiện bắt buộc để giữ gìn sự bền chắc của nền tảng xã hội, bảo đảm sự tham gia tích cực và phấn khởi của mọi người vào tương lai đất nước, tránh những xung đột có thể làm gẫy đổ đà tiến của dân tộc về tương lai và đưa đến bạo loạn. Trong thực tế, phát triển kinh tế thường  đẻ ra và làm trầm trọng thêm những chênh lệch trong xã hội. Nhiệm vụ trọng yếu của nhà nước là ngăn chặn và làm giảm thiểu những nguyên nhân căng thẳng mà sự phát triển, vì không thể nào hoàn toàn cân đối, chắc chắn sẽ đem lại".

Nước Mỹ giàu có và thành công nhưng ít nhất có hai lĩnh vực khá bất công là giáo dục và y tế. Hai lĩnh vực quan trọng này ở Mỹ đã bị thị trường hóa một cách phũ phàng. Những người nghèo phải chịu nhiều thiệt thòi khiến sự giận dữ của họ tăng lên và làm cho tình cảm đối đất nước giảm xuống. Có khoảng 26% cử tri Mỹ sẽ luôn ủng hộ Trump vô điều kiện vì họ không còn cảm thấy nước Mỹ là của họ như trước đây.

Khi chủ nghĩa phóng khoáng thất bại thì cần có một hệ giá trị tư tưởng mới thay thế và đó là việc của các nhà tư tưởng chính trị thế giới. Riêng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì đã xây dựng được cho Việt Nam một truyện thuyết như vậy. Đó là giải pháp dân chủ đa nguyên được trình bày rất đầy đủ và rõ ràng trong dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Nhiều giá trị và quan niệm lỗi thời cần được định nghĩa lại, ví dụ quan niệm về quốc gia. Tập Hợp định nghĩa rằng "quốc gia là một tình cảm, một không gian liên đới và là một dự án tương lai chung" chứ quốc gia không chỉ còn là một vùng lãnh thổ, một ngôn ngữ và một văn hóa... 

Vẫn hiểu rằng sẽ không bao giờ có công bằng hay dân chủ tuyệt đối vì bất cứ trong một quốc gia nào, ở bất cứ thời điểm nào luôn có những thành phần dân chúng thành công và một thành phần khác sẽ thất bại và thua kém. Dù muốn dù không nhà nước dân chủ trong tương lai vẫn phải tôn trọng tự do và dân chủ nhưng bên cạnh đó nhà nước cần phải quan tâm và xử lý hài hòa các vấn đề như liên đới xã hội, môi trường, y tế, giáo dục… dựa trên triết lý điều hành quốc gia là "hòa giải dân tộc".

Sẽ không có một chính sách nào, dù đúng đắn đến đâu lại có thể thỏa mãn tất cả dân chúng vì vậy cần phải có một chính quyền lương thiện và có trách nhiệm. Người dân có thể tha thứ và bỏ qua cho những sai lầm nhất thời của một chính phủ mà họ tin là đứng đắn và tử tế. Một chính quyền đã đánh mất niềm tin hoàn toàn như Đảng cộng sản Việt Nam thì quả thật là không còn một cơ hội nào cho họ nữa. Mọi sự cố gắng của họ, nếu có cũng sẽ vô ích. Dân chủ dù lạc lối hay thăng trầm thì vẫn có cơ chế để sửa chữa và tiến lên. Với sự trưởng thành về nhận thức và tư tưởng chính trị của người dân thế giới, chúng tôi tin rằng làn sóng dân túy sẽ nhanh chóng qua đi, thế giới sẽ không rơi vào một cuộc khủng hoảng toàn diện như hồi thập niên 1930 hay chiến tranh... nhưng sẽ có những thay đổi rất sâu sắc và căn bản. Các giá trị bị ‘lãng quên’ một thời như tự do, dân chủ, hòa bình, công lý, đối thoại, hợp tác, bình đẳng, bao dung và liên đới… sẽ được nhìn nhận lại một cách đúng đắn và tôn vinh đúng mực.

Việt Hoàng

(1/11/2019)

(1) Khủng hoảng Chile - "sản phẩm" của 40 năm chính sách tân tự do

(2) "Ông trùm" đầu cơ Mỹ : Kinh tế toàn cầu đang giống hồi thập niên 1930

(3) Sự thất bại của nền chính trị "Tự do phóng khoáng"

Published in Quan điểm

Sau khi bài viết của tác giả Việt Thủy "Chúng ta đang cần một giải pháp ngay lúc này" đăng trên Thông Luận (1) với nội dung tóm tắt rằng chúng ta không thể giải quyết được bất cứ vấn nạn nào dưới thể chế chính trị hiện nay mà phải dân chủ hóa đất nước trước đã. Giải pháp đó là những người quan tâm đến đất nước cần tham gia và ủng hộ cho các tổ chức chính trị dân chủ, tức là đấu tranh có tổ chức bằng phương pháp bất bạo động với tinh thần hòa giải dân tộc để xây dựng nên một thể chế chính trị dân chủ đa nguyên cho Việt Nam… thì đã có ý kiến cho rằng giải pháp ‘dân chủ đa nguyên’ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không phải là giải pháp, giải pháp dân chủ hóa đất nước vẫn chưa có và có người nói rằng họ sẽ viết ra một giải pháp hay hơn thế…

Trước hết xin có lời khuyên chân thành đến những cá nhân có ý định ‘viết’ ra một giải pháp dân chủ cho Việt Nam là không nên mất thời gian cho những chuyện vô ích như vậy. Chắc chắn là sẽ không ai đọc các ‘giải pháp’ đó cho dù nó hay đến đâu đi nữa. Lý do rất giản dị. Dự án chính trị, tức là giải pháp dân chủ đa nguyên của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ra đời các đây 37 năm, được chắp bút bởi một nhà tư tưởng chính trị lớn của Việt Nam là ông Nguyễn Gia Kiểng và dự án này được một tổ chức chính trị đứng đắn truyền bá suốt 37 năm qua bởi hàng ngàn bài viết mà vẫn chưa nhận được chia sẻ của đa số người dân Việt Nam thì một ‘tác phẩm’ tương tự của một cá nhân (nhân sĩ) làm sao thuyết phục được mọi người ?

sach2

Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2 của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đã có nhiều người hiểu và đồng ý rằng muốn thay đổi và dân chủ hóa đất nước thì phải cần đến một giải pháp. Đây là một sự tiến bộ lớn về tư duy của người Việt nhưng đáng buồn là vẫn chưa phải là số đông. Có người nghĩ rằng luồn lách là một giải pháp. Có người thì cho rằng có thể làm cách mạng mà không cần đến một tổ chức chính trị với một tư tưởng chính trị. Điều này rõ ràng là sai, như vậy khác gì đánh bạc, được chăng hay chớ. Thậm chí chúng tôi còn mạnh dạn xác quyết rằng một cuộc cách mạng như vậy khác gì là làm loạn hay tệ hơn là làm cướp.

Xin nhắc lại, thế nào là đấu tranh chính trị ? Trước hết đó là đấu tranh giữa các tổ chức chính trị với nhau chứ không phải là những tranh đấu cá nhân. Thứ hai, các tổ chức chính trị (đối lập lẫn đảng cầm quyền) đều phải đưa ra được những giải pháp về quản trị và điều hành quốc gia theo khuynh hướng và các giá trị mà tổ chức đó theo đuổi. Các tổ chức chính trị phải thuyết phục người dân ủng hộ cho giải pháp đó và tiếp theo là cố gắng để giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử dân chủ để trở thành đảng cầm quyền và cuối cùng là thực hiện dự án chính trị đã đề nghị trước đó.

Như vậy, bất cứ một tổ chức chính trị nào cũng phải có và đưa ra được một ‘giải pháp chính trị’ để thuyết phục quần chúng. Nếu không có giải pháp thì tổ chức chính trị đó sẽ không có tương lai. Đồng ý với ý kiến rằng ‘tổ chức’ chưa hẳn là một giải pháp vì có những tổ chức ‘hữu danh vô thực’ không hề có tư tưởng hay giải pháp chính trị nào nhưng tổ chức vẫn là điều kiện tiên quyết để hình thành và sản xuất ra một ‘dự án chính trị’. Các ý kiến hay sáng kiến cá nhân, cho dù là giải pháp cho đất nước, không bao giờ trở thành hiện thực nếu không có một tổ chức chính trị hậu thuẫn sau lưng. Vấn đề này có lẽ không phải lý luận và tranh cãi làm gì cho mất thời gian mà cứ nhìn vào thực tế trên thế giới ai cũng thấy rõ là một người nào đó muốn tham gia vào chính trường và hoạt động chính trị thì họ phải tham gia vào một tổ chức đã có sẵn hoặc thành lập ra các đảng chính trị mới, không có trường hợp ngoại lệ.

Giải pháp chính trị của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã có và được trình bày trong cuốn Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2, chương 7 : Đấu tranh thiết lập dân chủ đa nguyên. Hàng trăm bài viết của anh em Tập Hợp cũng đã nói về giải pháp đó trong nhiều năm qua. Giải pháp mà chúng tôi gọi là ‘dân chủ đa nguyên’ không hề xa lạ với mọi người. Tài liệu Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2 có bán trên Amazon hoặc tải về đọc miễn phí trên trang Fanpage của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Điều đáng nói là người Việt đã chưa dành cho giải pháp của chúng tôi một quan tâm cần thiết. Không phải vì giải pháp của Tập Hợp không đúng, không hay mà có lẽ vì nó… hơi dài. Chương 7 nói về giải pháp của Tập Hợp chỉ có 26 trang (cả cuốn Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2 chỉ tóm gọn trong 200 trang) vẫn là quá dài, quá nhiều cho phần lớn người Việt. Thậm chí các bài viết của anh em Tập Hợp chỉ có từ 2000-3000 từ vẫn bị cho là quá dài. Có những ý kiến cho rằng phải viết ngắn gọn hơn nữa và phải viết làm sao thật dễ hiểu để bất cứ ai cũng hiểu được…

Người Việt, nói chung, vốn đã rất hời hợt nhưng ngay cả những người dám đứng lên tranh đấu cho dân chủ cũng vẫn thế. Làm sao một dự án lớn và quan trọng nhằm thay đổi số phận của cả một dân tộc gần 100 triệu người lại có thể viết ngắn gọn trong một vài dòng ? Tại sao nhận mình là yêu nước và tranh đấu cho dân chủ mà không đủ kiên nhẫn để đọc một cuốn sách 200 trang hay đọc những bài viết 2000-3000 từ ? Hay còn tệ hơn là những người chưa hề đọc giải pháp chính trị của Tập Hợp nhưng vẫn lớn tiếng cho rằng dự án chính trị của Tập Hợp là viển vông, là không hiện thực… Có những người còn kết án chúng tôi là làm ‘chính trị sa-lông’… Vậy không lẽ chúng tôi phải rủ nhau lên núi thành lập một đội quân như Lương Sơn Bạc hay kiếm một cái hang nào đó như hang Pác-bó ngày xưa, rồi ‘sáng ra bờ suối tối lại vào hang’, ăn ‘cháo bẹ, rau măng’ để viết một giải pháp cho dân tộc mới là làm cách mạng chân chính ? Chúng tôi đã nhiều lần xác quyết rằng chúng tôi không làm cách mạng vì nghèo khổ như những người cộng sản trước đây, chúng tôi tranh đấu không chỉ cho riêng bản thân con cháu mình mà chúng tôi muốn thay đổi số phận cho cả dân tộc Việt Nam.

Tập Hợp tranh đấu không phải vì bất mãn với chế độ hay để lấy tiếng mà tranh đấu để dành chiến thắng thật sự vì thế chúng tôi phải bàn bạc, suy tư để tìm ra một giải pháp hoàn chỉnh và khả thi. Chính vì lẽ đó mà chúng tôi đã dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu, đào sâu về tư tưởng và phương pháp tranh đấu để có thể đi đến thắng lợi cuối cùng. Chúng tôi không đánh bạc và làm cách mạng kiểu được chăng hay chớ, hoặc dùng bạo lực để tranh đấu. Chúng tôi hiểu, muốn đạt được điều đó thì phải có một giải pháp, một lộ trình rõ ràng, đi qua từng giai đoạn, chậm nhưng chắc chắn. Từ giai đoạn ‘xây dựng một cơ sở tư tưởng’ đến ‘xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt’ rồi ‘xây dựng và kiểm điểm phương tiện’ đi cùng việc ‘xây dựng cơ sở quần chúng’ và cuối cùng mới đến ‘tấn công giành chính quyền’. Khi Tập Hợp đã hội đủ các điều kiện cần và đủ thì khi đó dựa vào một vận hội, mới có thể ‘phất cờ khởi nghĩa’ chứ không thể làm bừa, làm ẩu bằng cách kêu gọi người dân xuống đường biểu tình khi chưa có sự chuẩn bị và không biết có thắng lợi hay không. Có người không hiểu điều này nên chê bai Tập Hợp không có ‘hành động’ gì. Thực tế chúng tôi hành động một cách bài bản và có lộ trình chứ không làm bừa như những tổ chức dù chưa có bất cứ sự chuẩn bị nào đã kêu gọi ‘hành động’.

Tập Hợp đã làm gần xong hai công việc quan trọng mà bất cứ tổ chức nào cũng phải kinh qua dù muốn hay không đó là ‘xây dựng một cơ sở tư tưởng’ và ‘xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt’. Hiện nay chúng tôi đang thực hiện hai giai đoạn tiếp theo là ‘xây dựng, kiểm điểm phương tiện’ và ‘xây dựng cơ sở quần chúng’. Tập Hợp tiến hành đồng thời tất cả các công việc này thông qua các phương tiện truyền thông như :

- website : https://thongluan-rdp.org/

- blog : https://www.thongluan.blog/

- fanpage : https://www.facebook.com/thong.luan.1/

- facebook : https://www.facebook.com/thongluan.rdp/

Và một trang thông tin khác vừa mới ra đời là :

- website/blog : https://www.thdcdn.org/

Chúng tôi cho rằng tư tưởng chính trị phải luôn đi trước để dẫn đường cho các hành động cách mạng. Ở Việt Nam cũng có câu ‘tư tưởng không thông thì vác bình đông cũng nặng’. ‘Hành động’ cần thiết nhất, quan trọng nhất trong đấu tranh chính trị đó là ‘nói hoặc viết’ trên mặt trận ‘truyền thông’.

Theo nghiên cứu của Tập Hợp thì có bốn điều kiện cần và đủ cho một cuộc cách mạng dân chủ :

1. Điều kiện thứ nhất là mọi người trong nước đồng ý rằng chế độ hiện hữu là tệ hại và phải thay đổi.

2. Điều kiện thứ hai là đảng hay giai cấp cầm quyền, vì mất đồng thuận trên lý tưởng chung hay vì bị ung thối, đã chia rẽ, phân hóa và đã mất bản năng tự tồn của một đoàn thể.

3. Điều kiện thứ ba là đại đa số quần chúng đạt tới đồng thuận về một chế độ mới và những mục tiêu quốc gia mới.

4. Điều kiện thứ tư là có một tập hợp chính trị xuất hiện phù hợp với nguyện ước của toàn dân làm điểm hội tụ cho những khát vọng đổi mới.

Để động viên quần chúng đứng dậy thì phải có ba điều kiện :

Một là : mọi người cảm thấy gắn bó trong một số phận chung và chỉ có thể có lối thoát chung chứ mỗi người không thể luồn lách để tìm giải pháp cá nhân ; mặt khác mọi người đồng ý rằng thảm kịch chung đến từ một tập thể được nhận diện rõ rệt. Trong trường hợp Việt Nam điều kiện này có nghĩa là quần chúng Việt Nam ý thức rằng Đảng cộng sản là nguyên nhân của tình trạng tệ hại hiện nay và chỉ có thể có giải pháp chung cho cả đất nước chứ mỗi người không thể luồn lách để tìm một giải pháp cá nhân.

Hai là : có một tổ chức để động viên và lãnh đạo quần chúng ; vai trò cốt lõi của tổ chức là để giữ nguyên khí thế đấu tranh, tránh những sai lầm gây chán nản. Quần chúng không kiên nhẫn. Cố gắng động viên quần chúng sẽ thất bại nếu có những tổ chức khác nhau đưa ra những lời kêu gọi khác nhau, hay nếu có chia rẽ trong tổ chức lãnh đạo.

Ba là : tổ chức lãnh đạo phải đủ mạnh để quần chúng tin tưởng chắc chắn vào thắng lợi. Quần chúng không lãng mạn.

(Trích Cchương 7, Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2)

Trước mắt chúng ta cần phải làm gì ?

1. Thức tỉnh quần chúng về sự cần thiết của một giải pháp chung cho cả dân tộc

…Cố gắng đầu tiên, trọng đại và cam go của những người dân chủ là thức tỉnh dân chúng rằng bắt buộc phải có một giải pháp chung, nghĩa là một thay đổi chế độ chính trị, chứ mỗi người không thể xé lẻ và luồn lách để tự giải quyết những vấn đề cá nhân bằng những giải pháp cá nhân. Sẽ chỉ có một thiểu số không đáng kể thành công như vậy và sự thành công nếu có cũng chỉ là tạm bợ và đầy bất trắc.

2. Giành thắng lợi dứt khoát về mặt tư tưởng và lý luận

Trong đấu tranh cách mạng thắng lợi về tư tưởng và lý luận cuối cùng sớm muộn cũng đưa tới thắng lợi chính trị ; ngược lại một chính quyền không còn gì để nói trước sau cũng bị đào thải.

…Một cố gắng khác, rất quan trọng, là thuyết phục mọi đảng viên cộng sản và viên chức nhà nước rằng họ hoàn toàn không có lý do chính đáng nào để lo ngại sự cáo chung của chế độ độc tài đảng trị cả, trái lại họ còn có mọi lý do để vui mừng trước những thắng lợi của dân chủ. Danh dự, nhân phẩm và những quyền lợi hợp pháp của họ sẽ được tôn trọng. Hơn thế nữa, họ còn trút bỏ được mặc cảm tội lỗi tiếp tay cho một chế độ tồi dở và gian trá. Họ sẽ có niềm tự hào đóng góp đưa đất nước tiến lên với phúc lợi càng ngày càng lớn cho mọi người, kể cả chính họ.

Để giành thắng lợi dứt khoát trong mặt trận tư tưởng và lý luận chính những người dân chủ phải có tư tưởng và lý luận đúng. Cuộc đấu tranh để chấm dứt chế độ độc tài đảng trị và thiết lập dân chủ là một cuộc đấu tranh chính trị rất khó khăn. Nó phải có tổ chức, và tổ chức không thể thành hình nhanh chóng được mà đòi hỏi những cố gắng thông minh và bền bỉ trong rất nhiều năm…

3. Hình thành một mặt trận dân chủ và đấu tranh đòi bầu cử tự do

Cuộc đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài và thiết lập dân chủ bắt buộc phải có lãnh đạo thống nhất để có thể tranh thủ hậu thuẫn của thế giới, đem lại lòng tin vào thắng lợi và động viên quần chúng. Đặc biệt công tác động viên quần chúng chắc chắn sẽ thất bại nếu phong trào dân chủ phân tán để chỉ có những lời kêu gọi và chỉ thị mâu thuẫn.

Không một người dân chủ nào không nhận thức được sự cần thiết của một mặt trận dân chủ -hay một liên minh dân chủ- có tầm vóc.

Mặt trận dân chủ này cần thiết để đối lập dân chủ Việt Nam xuất hiện dưới mắt thế giới như một giải pháp thay thế đáng tin cậy, tránh tình trạng các tổ chức đua nhau tranh giành hậu thuẫn của các chính phủ và các tổ chức quốc tế tạo ra hình ảnh một đối lập Việt Nam phân tán và thiếu tự trọng.

Mặt trận này cũng là điều kiện bắt buộc phải có để đem lại cho quần chúng niềm tin vào thắng lợi, do đó có thể động viên được quần chúng và sau đó để có thể lãnh đạo quần chúng đấu tranh đòi chế độ cộng sản phải nhượng bộ.

(Trích Chương 7, Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2)

Như vậy, giải pháp dân chủ của Tập Hợp là rất rõ ràng và cụ thể. Giải pháp đó được xây dựng bởi chính nội lực và sự cố gắng của người Việt. Chúng tôi không hề dựa dẫm hay trông chờ vào bất cứ một thế lực nào bên ngoài. Khi người Việt có quyết tâm, khả năng và nội lực thì đương nhiên dư luận thế giới sẽ ủng hộ chúng ta. Còn nếu không có nội lực thì dù muốn cũng không có ai ủng hộ chúng ta cả. Các nhà độc tài như Gaddafi (Libya), Saddam Hussein (Iraq) trước lúc bị lật đổ đều là những nguyên thủ quốc gia ‘hợp pháp’ của đất nước mà họ cai trị.

Một điều rất quan trọng mà nhiều người chưa nhận ra là nếu đa số người Việt không đồng thuận với nhau về một giải pháp chung cho đất nước thì phong trào dân chủ sẽ không làm gì được và Đảng cộng sản Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục cai trị chúng ta. Không ít người Việt sống lâu dưới chế độ cộng sản nên ‘quen’ dần với sự cai trị tồi dở đó. Họ cho rằng chỉ cần có tiền là sống thoải mái và không ai làm phiền mình. Thực tế không giản dị như vậy. Nạn kẹt xe, tai nạn giao thông, cướp giật, ô nhiễm không khí, uống nước bị nhiễm độc, hít không khí bị thủy ngân, vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo… tất cả những vấn nạn đó không chừa một ai, dù giàu hay nghèo.

Muốn đồng thuận với nhau về một giải pháp chung thì phải dựa trên những đề nghị, giá trị hay tiêu chí nào ? Đáng buồn là ngoài Tập Hợp ra chưa có một tổ chức nào có được một giải pháp khả thi để dân chủ hóa đất nước, kể cả Đảng cộng sản Việt Nam. Vì vậy thay vì thờ ơ và chỉ trích thì hãy dành cho giải pháp ‘dân chủ đa nguyên’ của Tập Hợp một sự quan tâm và chú ý cần thiết. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe, trình bày và phản biện mọi ý kiến trên tinh thần cầu thị để đạt được được sự đồng thuận chung mà mọi người Việt Nam đều có thể chấp nhận.

Việt Hoàng

(21/10/2019)

(1) "Chúng ta đang cần một giải pháp ngay lúc này"

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

1/10/2019 là ngày Trung Quốc kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949-1/10/2019). Tại quảng trường Thiên An Môn đã diễn ra một cuộc diễu binh vô cùng hoành tráng và tốn kém với hơn 100.000 người tham dự.

Nhiều loại vũ khí tối tân nhất của Trung Quốc trong đó có cả đầu đạn hạt nhân và 160 máy bay chiến đấu các loại đã tham gia cuộc diễu hành khổng lồ. Tất nhiên là chính quyền Trung Quốc có lý do ‘chính đáng’ để tổ chức quốc khánh ầm ĩ vì năm nay là năm chẵn và hơn bao giờ hết Trung Quốc đang muốn thổi một làn không khí mới vào tâm hồn người dân của một đất nước hơn 1,4 tỉ người đang phải đối mặt với những thách thức mới chưa từng có.

Tuy nhiên bất chấp những nỗ lực đó của đảng cộng sản Trung Quốc, ngày quốc khánh của Trung Quốc đã bị làn khói được tạo ra bởi lựu đạn cay và vòi rồng của cảnh sát Hong Kong che phủ. Bầu không khí tại Bắc Kinh cũng mờ đi do ô nhiễm không khí và khói từ các động cơ máy bay, xe tăng đang tham gia cuộc diễu hành.

Bạo lực giữa những người biểu tình và cảnh sát Hong Kong tiếp tục dâng cao trong ngày 1/10, ngày mà người Hong Kong đặt tên là ‘ngày tang tóc’. Lần đầu tiên cảnh sát Hong Kong bắn đạn thật và làm trọng thương một người biểu tình (một học sinh 18 tuổi). Cuộc đối đầu này sẽ đi về đâu là câu hỏi không có câu trả lời và không ai có thể đoán được.

bandanthat1

Lần đầu tiên cảnh sát Hong Kong bắn đạn thật và làm trọng thương một người biểu tình (một học sinh 18 tuổi). Cuộc đối đầu này sẽ đi về đâu là câu hỏi không có câu trả lời và không ai có thể đoán được.

Những người biểu tình Hong Kong muốn gì ? Đầu tiên chỉ là yêu cầu chính quyền Hong Kong hủy bỏ dự luật dẫn độ về Trung Quốc. Mục tiêu này đã thành công khi bà Carrie Lam tuyên bố khai tử dự luật hôm 9/7/2019. Tuy nhiên thay vì giải tán thì những người biểu tình tiếp tục đặt ra thêm 5 yêu cầu mới trong đó có việc ‘điều tra về việc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát Hong Kong’ và nhất là yêu cầu ‘được bầu cử tự do’. Hai yêu cầu này khó lòng được chính quyền chấp nhận. Cảnh sát Hong Kong đang trên ‘tuyến đầu’ và là lực lượng duy nhất để đối phó với các cuộc biểu tình, bất cứ hành động chỉ trích hay phê phán nào của chính quyền đều làm cho lực lượng cảnh sát nao núng và bất mãn.

Yêu cầu thứ hai càng khó khăn hơn nếu không muốn nói là vô vọng. Hong Kong là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh chấp nhận điều kiện (khi tiếp quản Hong Kong) duy trì tình trạng ‘một quốc gia hai chế độ’ là một sự nhân nhượng bất đắc dĩ và họ không thể để Hong Kong đi xa hơn. Nếu chấp nhận cho Hong Kong tự do bầu cử đồng nghĩa với việc Hong Kong hoàn toàn độc lập như một quốc gia, đó là điều Bắc Kinh không bao giờ chấp nhận và thế giới không thể can thiệp vì đây là công việc nội bộ của Trung Quốc.

Một lý do nữa khiến Trung Quốc không thể chấp nhận yêu cầu ‘bầu cử tự do’ của người dân Hong Kong vì nếu làm thế Trung Quốc sẽ tan vỡ. Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông và nhiều vùng lãnh thổ khác sẽ theo gót Hong Kong ngay lập tức. Chính vì thế cuộc biểu tình của người Hong Kong đòi ‘tự do’ là hoàn toàn vô vọng trừ khi Trung Quốc sụp đổ. Người biểu tình Hong Kong sẽ không bao giờ ‘chiến thắng’ vì họ không thể ‘lật đổ’ được chính quyền Hong Kong khi mà đảng cộng sản Trung Quốc vẫn còn tồn tại.

Trong cuộc khủng hoảng này, chính quyền Trung Quốc cũng hoàn toàn bế tắc. Họ không thể làm gì hơn với những người biểu tình Hong Kong. Nhân nhượng cũng không thể mà đàn áp cũng không thể. Cho dù quân đội Trung Quốc đứng hàng thứ hai trên thế giới về quân số cũng như vũ khí nhưng họ không thể sử dụng với người dân Hong Kong. Trước ngày quốc khánh, chủ tịch Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn báo chí rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì tình trạng ‘một nhà nước hai chế độ’, ông Tập không hề đe dọa hay có ý định sử dụng vũ lực như trong các trường hợp khác.

Tình trạng hiện tại sẽ tiếp tục kéo dài khi cả hai phía đều không có ý định nhân nhượng. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi đó ? Một điều mà ai cũng thấy được rằng, khi các cuộc biểu tình kéo dài thì tình trạng bạo lực sẽ leo thang từ cả hai phía, cảnh sát và người dân. Người dân sẽ gia tăng bạo lực để gây sức ép buộc chính quyền nhượng bộ và cảnh sát thì sẽ phản công và đàn áp mạnh tay khi bị khiêu khích và khi không giữ được bình tĩnh. Rốt cuộc, tình cảm và quan hệ giữa người dân và chính quyền Hong Kong (mà lực lượng cảnh sát là đại diện) đã và đang đổ vỡ nghiêm trọng. Mối quan hệ này khó mà hàn gắn trong tương lai. Chưa bao giờ mà hình ảnh của cảnh sát Hong Kong trở nên tồi tệ và kinh hoàng như vậy trong con mắt người dân Hong Kong và cả thế giới. Lực lượng cảnh sát Hong Kong vốn được kính trọng vì có tinh thần dân chủ nổi tiếng trong quá khứ nay đã hoàn toàn biến mất. Tiếp theo, chính quyền Bắc Kinh sẽ là trung tâm để người dân Hong Kong trút mọi thù ghét và giận dữ. Hình ảnh người biểu tình nhục mạ quốc kỳ Trung Quốc và hình ảnh Tập Cận Bình đã nói lên điều đó. Cho dù sau này tình hình trật tự tại Hong Kong có được vãn hồi thì tình cảm của người dân Hong Kong đối với Bắc Kinh cũng đã chấm hết, ít nhất là trong tâm hồn. Việc bà Carrie Lam ban bố ‘tình trạng khẩn cấp’ khi cấm người dân không được đeo khẩu trang càng làm bùng lên ngọn lửa chống đối của người Hong Kong.

Dù chính quyền Trung Quốc có bưng bít đến đâu thì hình ảnh các cuộc biểu tình và thái độ bất hợp tác của người dân Hong Kong trong suốt 4 tháng qua sẽ được truyền đi và lan tỏa mạnh mẽ đến các vùng tự trị tại đại lục như Tây Tạng, Tân Cương và ngọn lửa âm ỉ này có thể thổi bùng lên thành những đám cháy khổng lồ khi có cơ hội.

Một hậu quả nặng nề nữa đối với Hong Kong khi cuộc khủng hoảng kéo dài là kinh tế Hong Kong sẽ suy thoái nghiêm trọng. Các nhà đầu tư quốc tế sẽ nản chí, khách du lịch hay các hoạt động kinh tế thường nhật sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Đừng quên rằng Hong Kong là trung tâm tài chính lớn của thế giới, là đầu cầu thu hút đầu tư cho Trung Quốc, một con gà để trứng vàng. GDP của Hong Kong với 7 triệu dân, năm 2018 là 364 tỉ USD đứng thứ 35 thế giới, gần gấp đôi GDP của Việt Nam với 100 triệu dân (GDP 240 tỉ USD). ‘Quả trứng vàng Hong Kong’ đang biến thành cái ‘gân gà’ cho Bắc Kinh, nuốt vào cũng không được mà nhè ra cũng không xong. Biết đâu chừng, cái ‘gân gà’ sẽ làm sụp đổ đế quốc Trung Hoa ? Không ai có thể biết được điều đó. Trước đây Trung Quốc đã đầu tư vào đảo Hải Nam hàng trăm tỉ USD với mọi ưu đãi đặc biệt nhằm biến nơi đây thành một trung tâm kinh tế tài chính như Hong Kong hay Singapore nhưng dự án khổng lồ này có lẽ đã thất bại.

Bài học nào cho người tranh đấu Việt Nam ?

Điều ngộ nhận lớn nhất cần nói ngay là phong trào phản kháng của người dân Hong Kong được tổ chức rất chặt chẽ và bài bản chứ không phải không có tổ chức như nhiều người Việt suy đoán. Làm sao họ có thể duy trì được các cuộc biểu tình trong 4 tháng qua và có lúc lên đến cả triệu người nếu không có tổ chức ? Chỉ cần lo nước uống cho chừng đấy con người cũng cần đến một sự chuẩn bị rất chu đáo và ăn ý. Sự thành công của người dân Hong Kong là do họ nhanh chóng đạt được đồng thuận với nhau từ trước (sự đồng thuận này đơn giản và dễ thống nhất hơn hoàn cảnh Việt Nam rất nhiều) và sau đó là phân công công việc rất hợp lý khiến không cần tổ chức nào ra mặt lãnh đạo để tránh bị bắt bớ như hồi phong trào Dù Vàng năm 2014. Những khuôn mặt biểu tượng của phong trào như Hoàng Chí Phong, La Quán Thông, Chu Đình (Joshua Wong, Agnes Chow, Brian Leung, Nathan Law,  Alex Chow, Andy Chan...) không phải tự nhiên mà xuất hiện, họ được sự ủy nhiệm của các tổ chức chính trị đứng đằng sau hậu trường. Như chúng tôi đã có dịp trình bày trước đây, cuộc phản kháng đang diễn ra tại Hong Kong không đơn giản như chúng ta nghĩ mà đây là cuộc ‘đối đầu’ giữa chế độ Trung Quốc và toàn bộ các lực lượng chống Trung Quốc trên toàn thế giới trong đó có cả các tỉ phú đến từ đại lục.

Hoàn cảnh, dân trí và mục tiêu của phong trào phản kháng Hong Kong cũng rất khác Việt Nam. Người dân Hong Kong đã sống 99 năm dưới chế độ bảo hộ của Anh quốc, một chế độ dân chủ bậc nhất trên thế giới vì vậy tinh thần dân chủ đã có sẵn trong mỗi người Hong Kong. Mục tiêu của họ cũng rõ ràng là muốn được sống tự do như trước đây bằng cách ‘độc lập’ với chế độ cộng sản Trung Quốc. Mục tiêu này dù hoàn toàn chính đáng nhưng lại vô vọng vì không bao giờ được Bắc Kinh chấp nhận. Tự do và độc tài như nước với lửa, không biết là ai sẽ chiến thắng ai trong cuộc đối đầu ‘châu chấu đá xe’ này.

Phong trào dân chủ Việt Nam không thể có sự đồng thuận như ở Hong Kong vì chúng ta là một quốc gia với gần 100 triệu dân trong khi Hong Kong chỉ là một thành phố với 7 triệu dân. Tuy vậy chúng ta lại có thể đạt được mục đích cuối cùng là dân chủ hóa đất nước trong khi Hong Kong thì không.

Bài học lớn nhất mà chúng tôi nghĩ rằng người Việt Nam nên rút ra từ khủng hoảng Hong Kong là cần ủng hộ cho một vài tổ chức chính trị dân chủ đứng đắn để các tổ chức đó trở nên hùng mạnh và có thể đảm nhận vai trò đầu tàu, hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng khi thời cơ đến. Một tổ chức chính trị dù đứng đắn, cố gắng và quyết tâm đến đâu cũng không thể làm gì được nếu không nhận được sự ủng hộ và đồng tình của người dân Việt Nam. Dân chủ hóa đất nước là công việc chung của tất cả mọi người dân chứ không phải việc riêng của một tổ chức nào. Một ca sĩ đi hát để lấy tiền mà họ còn mong được khán giả vỗ tay để hưng phấn. Một tổ chức mà không nhận được sự ủng hộ của người dân thì đâu có thể kêu gọi hành động hay làm bất cứ điều gì ?

Với những người tranh đấu thì cần biết rằng, trong đấu tranh chính trị thì vấn đề quan trọng nhất vẫn là tổ chức. Quần chúng chỉ xuống đường khi mọi khâu chuẩn bị đã được hoạch định và lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Các tổ chức chính trị có thể chỉ là một thiểu số nhỏ, nhưng khi thiểu số nhỏ này bằng trí tuệ và sự đứng đắn đã thuyết phục được đa số trí thức và các tổ chức xã hội dân sự thì họ có thể dẫn dắt và động viên được dư luận và quần chúng. Quần chúng có thể căm phẫn chế độ độc tài và ủng hộ phong trào đấu tranh nhưng đặc tính cơ bản của quần chúng là thực dụng, họ chỉ xuống đường vào phút cuối khi biết thắng lợi là điều chắc chắn. Vậy nên, thuyết phục quần chúng và sau đó là dẫn đường cho quần chúng luôn là công việc và trách nhiệm của giới trí thức thông qua các tổ chức chính trị dân chủ.

Việt Hoàng

(6/10/2019)

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

‘Đoàn kết’ vừa là một khẩu hiệu vừa là một tinh thần và vừa là một hành động (kết hợp) khó khăn giữa con người với nhau. Ai cũng biết và cũng hiểu tầm quan trọng của sự đoàn kết. Ngay từ tuổi thơ chúng ta đã nghe câu chuyện về sức mạnh của bó đũa hoặc câu ca dao :

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

bacay1

Ba cây chụm lại, biểu tượng của sức mạnh sự đoàn kết - Ảnh minh họa 

Trong cuộc đời mỗi người dù muốn hay không thì tùy theo năm tháng và hoàn cảnh mà chúng ta luôn phải ‘kết hợp’ với những người khác. Đầu tiên là trong gia đình và sau khi lớn lên là trong công ty hay nơi làm việc. Đây là những kết hợp bắt buộc vì có chung một lý do là huyết thống hay quyền lợi. Những lựa chọn kết hợp này là tự động và gần như là bắt buộc. Sau hai kết hợp sơ đẳng đó ra con người còn nhiều mối kết hợp khác như với bạn bè thân hữu hoặc các nhóm, câu lạc bộ yêu thích gọi chung là ‘xã hội dân sự’. Một người càng năng động bao nhiêu thì nhu cầu kết hợp càng cao bấy nhiêu. Để có thể tồn tại và giữ được các mối quan hệ đó mỗi người phải có ý thức xây dựng, chia sẻ, cảm thông và hòa đồng với những người khác.

Càng sinh hoạt lâu trong các tổ chức con người càng hoàn thiện mình. Một tổ chức thực sự hùng mạnh khi mọi thành viên đoàn kết với nhau và đó là sức mạnh của tổ chức. Trong các hình thái của tổ chức thì cao nhất đó là các tổ chức chính trị, nơi các thành viên chia sẻ và tìm sự đồng thuận về những lập trường chung về đất nước, về dân tộc và quản trị quốc gia. Chính trị là lĩnh vực rộng lớn bao trùm lên mọi lĩnh vực của đất nước (nhiều mục tiêu) vì vậy sự đồng thuận trong một tổ chức chính trị là rất khó khăn, nó đòi hỏi các thành viên phải có một sự hiểu biết khá cao trong các lĩnh vực nhất là các môn về xã hội như địa lý, văn học, lịch sử, chính trị…

Muốn kết hợp được với nhau trong một tổ chức thì đầu tiên phải chia sẻ với nhau về mục đích và sau đó là phương pháp làm việc. Nếu một tổ chức (hay một kết hợp) không rõ ràng về mục tiêu và không nhất trí với nhau về phương pháp thì sớm muộn tổ chức đó cũng tan vỡ kể cả trong các tổ chức đơn giản nhất thuộc xã hội dân sự. Gần đây Tập Hợp có nhiều bài viết về sự đồng thuận trong một tổ chức chính trị, theo chúng tôi thì nếu các thành viên không đồng ý với nhau trên các giá trị nền tảng về tư tưởng chính trị của tổ chức thì không thể nào đồng ý với nhau trên các vấn đề cụ thể như phân chia công việc cho mỗi người và các ‘hành động’ cụ thể mỗi ngày.

Trong bài viết này tôi muốn chia sẻ cùng độc giả câu chuyện về một ‘kết hợp’ rất đẹp giữa một nhóm trí thức trong nước với một tổ chức chính trị đối lập ở hải ngoại là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Kết hợp đó chính là sự ra đời của bán nguyệt san Tổ Quốc, tờ báo đối lập đầu tiên tại Việt Nam và đã tồn tại suốt 10 năm tròn. Bài viết này cũng để tưởng nhớ ông Nguyễn Thanh Giang vừa mới qua đời hôm 28/07/2019, tại Hà Nội, hưởng thọ 83 tuổi. Ông Nguyễn Thanh Giang là một trong những người sáng lập và là Tổng biên tập đầu tiên của báo Tổ Quốc. Bài viết này cũng để tưởng nhớ đến những người đã mất khác như các ông Nguyễn Hộ, Bùi Tín, Trần Lâm… Họ là những người tham gia và đóng góp nhiều bài viết cho báo Tổ Quốc.

bacay2

Bán nguyệt san Tổ Quốc, tờ báo đối lập đầu tiên tại Việt Nam và đã tồn tại suốt 10 năm tròn. Ảnh minh họa 

Cho đến tận bây giờ thì người Việt Nam vẫn chưa có được các tổ chức có tầm vóc (dù là xã hội dân sự) mà có sự kết hợp giữa trong và ngoài nước, trừ một số hội từ thiện. Một trong những lý do biện minh cho tình trạng này đó là sự thiếu tin tưởng lẫn nhau và sự thiếu đoàn kết của người Việt Nam. Các tổ chức chính trị thì còn khó khăn hơn rất nhiều. Thế nhưng cách đây 13 năm đã có một kết hợp giữa những người, vốn bị xem là khó đoàn kết nhất, đó là trí thức Việt Nam, nhất là với những trí thức từng là cộng sản để cho ra đời một tờ báo đối lập tại Việt Nam là bán nguyệt san Tổ Quốc. Xin nói luôn cho mọi người được rõ rằng đây chỉ là một ‘kết hợp’ thuộc xã hội dân sự chứ chưa phải kết hợp để hình thành một tổ chức chính trị đối lập, dù vậy kết hợp này cũng mang nặng tính chính trị chứ không giống với các tổ chức xã hội dân sự khác tại Việt Nam. Bán nguyệt san Tổ Quốc ra đời ngày 15/9/2006 và kéo dài trong 10 năm đến số cuối cùng (242) phát hành ngày 15/01/2017.

Ông Nguyễn Thanh Giang sớm nhận ra và chia sẻ sự khó khăn trong quá trình đi tìm người hợp tác để làm báo Tổ Quốc trong cuốn hồi ký Người Đội Số Phận :

"Cái khó là phải tìm sao cho được chỗ dựa vững chắc từ bên ngoài để vừa có kinh phí, vừa không bị đánh sập trang mạng. Tôi đã liên hệ với bốn năm địa chỉ nhưng cuối cùng đã chọn ông Nguyến Gia Kiểng và Tập hợp Dân chủ Đa nguyên làm cộng sự. Rõ ràng đây là sự chọn lựa rất chính xác. Nhờ vậy mà tờ báo còn tồn tại được đến ngày nay với uy tín ngày một cao" (1).

Quyết định của ông Giang vừa thông minh vừa có viễn kiến. Nếu tờ báo này xuất bản trong nước thì nó sẽ nhanh chóng bị chính quyền bức tử. Sức ép lên các cây bút và ban biên tập báo Tổ Quốc ở trong nước rất lớn đúng như ông Giang nhận định. Sức ép từ phía an ninh lên ông Giang và cộng sự mạnh đến nỗi có lần ông Giang đã viết thư cho ông Nguyễn Gia Kiểng yêu cầu đình bản báo Tổ Quốc. Ông Kiểng đã phân tích cho ông Giang rằng báo Tổ Quốc không còn là của riêng ông Giang nữa mà đã trở thành đứa con tinh thần chung của phong trào dân chủ Việt Nam, nó không thể bị đình bản vì ý kiến của bất cứ ai, dù đó là ông Giang. Có lẽ ông Giang đã đưa thư (email) này cho công an đọc nên sức ép lên ông Giang mới giảm đi.

Trong suốt 10 năm trời Tổ Quốc đã có mặt đều đặn mỗi tháng hai số. Vì độc giả chính của Tổ Quốc là những "đảng viên lão thành" và lớp người cao tuổi có gắn bó lâu năm với Đảng cộng sản Việt Nam nên các bài viết được chọn thường là của các cây bút đối lập từ trong nước và một số tác giả nổi tiếng ở hải ngoại. Trong suốt thời gian 10 năm đó, Tập Hợp đã hợp tác với nhóm trí thức trong nước một cách bền bỉ, không vụ lợi và với trách nhiệm cao nhất.

Các bài viết được gửi ra từ trong nước và được sắp xếp, lên trang ở hải ngoại rồi gửi về lại Việt Nam. Việc in ấn và phân phát là do ông Giang và các trí thức trong nước đảm nhận. Chính quyền Việt Nam rất khó chịu và luôn tìm mọi cách gây sức ép lên ban biên tập như trường hợp thầy giáo Nguyễn Thượng Long, phó Tổng biên tập báo Tổ Quốc bị sách nhiễu và mời về đồn làm việc khi ông đang trong tiệm photo để sao chụp lại bài "Nhật ký Biểu tình" của ông viết cuộc biểu tình chống Trung Quốc hôm mùng 5/6/2011 của người dân Hà Nội (2).

Cũng trong suốt 10 năm đó sự hợp tác giữa Tập Hợp và nhóm trí thức làm báo Tổ Quốc đã rất tốt đẹp, nhịp nhàng và ăn ý. Đã không hề có bất cứ một sự khúc mắc hay bất đồng nào xảy ra dù nhỏ nhất. Mọi người đều hiểu rõ vấn đề và cả những khó khăn phải đương đầu nên ai cũng cố gắng làm tốt phần việc của mình, không ai câu nệ vai trò, là người trong nước hay ngoài nước. Tổ Quốc chỉ đã kết thúc khi hoàn thành sứ mệnh của mình (3).

Một sự cố đáng tiếc cho báo Tổ Quốc là giữa năm 2016, một nhóm nhỏ thành viên Tập Hợp làm "đảo chính" (4) chống lại tổ chức. Họ đã chiếm đoạt các trang báo của Tập Hợp như trang báo ethongluan.org, Blog Thông Luận và Blog của báo Tổ Quốc. Họ không chỉ xóa đi những bài viết của anh em trong Tập Hợp suốt 30 năm mà còn xóa đi toàn bộ 242 số báo của Tổ Quốc trong 10 năm qua. Họ đã gây thiệt hại cho Tập Hợp và phong trào dân chủ Việt Nam nhiều hơn tất cả những gì mà chế độ cộng sản có thể làm được. Những người chủ mưu cuộc "đảo chính" đã vứt bỏ các giá trị đạo đức tối thiểu của con người, thay vì chia tay tổ chức một cách văn minh rồi đường ai nấy đi thì họ đã cố gắng phá hoại tối đa cho tổ chức trước lúc ra đi và còn lôi kéo thêm một số thành viên tử tế nhưng thiếu bản lĩnh khác trong Tập Hợp.

Chúng tôi cũng muốn nhắc lại kết hợp này để nói lên một điều rằng Tập Hợp sẵn sàng hợp tác và kết hợp với bất cứ tổ chức nào dù trong hay ngoài nước để đẩy nhanh quá trình dân chủ hóa đất nước. Tập Hợp không hề tự cao, tự đại như có ý kiến gán cho chúng tôi. Vấn đề là không có tổ chức nào để ‘hợp tác’ và đó là sự thật. Muốn "hợp tác" hay kết hợp với nhau thì phải chia sẻ với nhau về một số giá trị như tư tưởng chính trị, đạo đức, sự lương thiện, bao dung và viễn kiến hay ít ra tổ chức đó cũng phải có thực lực. Hiện tại chỉ có hai tổ chức là còn tồn tại và có các hoạt động đó là Việt Tân và Tập Hợp. Phương pháp của Việt Tân khác biệt khá lớn so với Tập Hợp vì thế chưa thể "kết hợp" được với nhau.

Khi Tập Hợp chọn lựa phương pháp đấu tranh "bất bạo động" thì việc thỏa hiệp và đàm phán với các tổ chức khác kể cả Đảng cộng sản Việt Nam sẽ là những bước đi bắt buộc trong tương lai. Hiện tại thì điều đó chưa xảy ra vì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn ảo tưởng về sức mạnh của họ và mặt khác Tập Hợp vẫn chưa trở thành một tổ chức có tầm vóc vì chưa nhận được sự ủng hộ của người dân Việt Nam. Một khi hội tụ được một trong hai điều kiện đó thì đảng cộng sản sẽ phải chấp nhận ‘đối thoại’ với Tập Hợp để tìm cách chuyển hóa đất nước về dân chủ trong ôn hòa, và đó cũng là mục tiêu mà chúng tôi đang hướng tới. Tư tưởng và lập trường của chúng tôi luôn trong sáng và minh bạch vì thế chúng tôi không sợ bị mất phương hướng, bị mua chuộc hay đánh mất mình trong bất cứ ‘thỏa hiệp’ nào, với bất cứ ai và trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Việt Hoàng

(6/8/2019)

(1) https://www.thongluan.blog/2019/07/ky-niem-10-nam-ra-oi-tap-san-to-quoc.html

(2) http://danlambaovn.blogspot.com/2011/06/thay-giao-nguyen-thuong-long-tuong.html

(3) https://www.thongluan.blog/2019/07/inh-ban-ban-nguyet-san-to-quoc-bao-to.html

(4) Có thân hữu đặt câu hỏi cho chúng tôi là tại sao không gọi nhóm người làm đảo chính trong Tập Hợp hồi 2016 là ‘ly khai’ mà gọi họ là ‘phản loạn’ ? "Ly khai" là khi họ rời bỏ, tách ra khỏi Tập Hợp một cách ôn hòa và văn minh. Họ đã không hành động như thế. Họ đã phản bội lý tưởng ôn hòa và dân chủ của tổ chức bằng cách làm loạn tổ chức như chiếm đoạt các trang web và blog, là cơ quan ngôn luận của tổ chức. Họ đã xóa đi toàn bộ các bài viết của anh em trong Tập Hợp hơn 30 năm qua và cả 242 số báo của bán nguyệt san Tổ Quốc trong 10 năm. Dù họ có ngụy biện thế nào đi nữa thì thực tế họ chỉ là một thiểu số nhỏ trong Tập Hợp vì nếu họ là đa số thì họ hoàn toàn có thể chiếm hữu và kiểm soát được Tập Hợp thông qua một cuộc bầu cử dân chủ. Họ không chỉ thiếu đạo đức và sự lương thiện mà còn thiếu cả sự hiểu biết. Họ không hiểu rằng tất cả những tổ chức đối lập cho đến khi được người dân bầu chọn làm đảng cầm quyền thì đều là con số 0 (không). Đã là con số không thì có gì đâu mà giành giật và cướp đoạt ? Tài sản lớn nhất của những người tranh đấu và các tổ chức đối lập dân chủ là trí tuệ và tâm hồn, đó là những thứ không thể nào đánh cắp hay cưỡng đoạt.

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

Bài viết ‘Thử thẳng thắn trả lời một câu hỏi lớn’ của ông Nguyễn Gia Kiểng trên Thông Luận và trang Facebook cá nhân đã đạt được một lượng người đọc khá lớn với 420 bình luận.

danchu1

Ông Nguyễn Gia Kiểng - Ảnh minh họa

Bài viết đặt câu hỏi ‘Tại sao đến giờ này Việt Nam vẫn chưa có được một lực lượng dân chủ có tầm vóc?’ (1). Theo tác giả thì có 3 lý do chính :

- Lý do thứ nhất là chúng ta, người Việt Nam, rất thiếu văn hóa tổ chức, rất thiếu khả năng hợp tác để hành động có tổ chức.

- Lý do thứ hai là người Việt Nam rất thiếu, quá thiếu, kiến thức chính trị.

- Lý do thứ ba là chúng ta có một quan hệ quá phức tạp đối với sự thực và lẽ phải.

Các bình luận về bài viết dù nhiều nhưng vẫn chưa đi sâu và trả lời cụ thể vào câu hỏi. Đa phần người đọc đều giữ thái độ im lặng và gần như không có ý kiến cực đoan, bài bác. Có lẽ im lặng trong trường hợp này đồng nghĩa với ‘đồng ý’.

Một trong những ý kiến đưa ra để biện hộ cho câu chất vấn đau nhức đó mà dễ thấy nhất và dễ đồng ý nhất là ý kiến cho rằng các tổ chức đối lập không thể hình thành vì bị đảng cộng sản đàn áp từ trong trứng nước. Điều này không hoàn toàn đúng và chỉ là lý cớ vì hải ngoại thì sao? Nơi đó không hề có đàn áp và mọi người hoàn toàn tự do kết hợp với nhau thành các tổ chức và hơn nữa lại có sự góp mặt của nhiều tù nhân chính trị nổi tiếng bị trục xuất khỏi Việt Nam ?

Sự thật là chúng ta chưa đồng ý và chưa đồng thuận với nhau để xây dựng nên những tổ chức chính trị có tầm vóc là vì chúng ta xem nhẹ sức mạnh của tư tưởng chính trị. Không có Kinh thì không thể có Đạo, không có một ‘tư tưởng chính trị’ để gắn kết các thành viên thì không thể có các tổ chức chính trị đúng nghĩa. Sự thực là Việt Nam hiện nay vẫn chưa có được một tổ chức chính trị nào thật sự có tầm vóc.

Sự trầm lắng của phong trào dân chủ Việt Nam thời gian qua là kết quả không thể tránh khỏi của lối đấu tranh chính trị mà lại thiếu ‘tư tưởng chính trị’. Không nên thất vọng vì đây là thời gian tĩnh lặng để những người Việt Nam còn ưu tư trăn trở với đất nước ngẫm nghĩ lại con đường đã đi qua và chuẩn bị một hành trang tư tưởng cho đoạn đường trước mặt. Đã đến lúc phong trào dân chủ Việt Nam cần đi vào chiều sâu, đầu tư cho tư tưởng và trí tuệ trước khi bắt tay vào các ‘hành động’ cụ thể. Suy nghĩ phải luôn đi trước và dẫn đường cho hành động. Khi các phương pháp cũ đã thất bại thì nên suy nghĩ về một cách thức mới có tính khả thi và thuyết phục.

‘Dân chủ’ là tập hợp của nhiều giá trị mang tầm tư tưởng chứ không giản dị là một vấn đề cụ thể ‘có hay không’ (yes/no). Ngắn gọn thì ‘dân chủ’ là một ‘hệ tư tưởng’ mà chúng ta quen gọi là ‘ý thức hệ’ và chính ý thức hệ sẽ quyết định cho mọi chính sách đối nội và đối ngoại của các quốc gia cũng như các tổ chức chính trị. Ai cũng thấy là ‘ngưu tầm ngưu mã tầm mã’, dù không ưa nhau nhưng các nước độc tài và cộng sản luôn đứng chung phe với nhau ví dụ quan hệ giữa Việt Nam-Trung Quốc, Việt Nam-Cuba, Việt Nam-Nga...Các nước dân chủ Phương Tây cũng thế, họ luôn dễ dàng đạt được đồng thuận với nhau trong mọi vấn đề dù có khác biệt. Bằng chứng là chưa bao giờ có các cuộc chiến xảy giữa các nước dân chủ với nhau. Một ví dụ nữa là thái độ của người dân Hong Kong và Đài Loan đối với Trung Quốc cho dù họ cùng là một dân tộc.

Trong bài viết của mình ông Nguyễn Gia Kiểng nhận định rất đúng khi cho rằng: ‘‘Sự thực là người ta không bao giờ có thể liên tục đồng ý trên những vấn đề cụ thể bởi vì chúng gần như luôn luôn có thể có những giải đáp khác nhau. Do đó nếu tình cờ người ta đồng ý trên một mục tiêu cụ thể nào đó thì tháng sau sẽ không đồng ý trên một vấn đề cụ thể khác, và chia tay. Đồng thuận trên một tư tưởng chính trị khiến người ta không có những suy nghĩ quá khác nhau trên những chọn lựa cụ thể và do đó có thể hiểu nhau và thỏa hiệp với nhau ngay cả khi không đồng ý’.

Đằng sau mỗi quyết định cụ thể đều là hệ quả của một niềm tin nào đó, tức là một hệ giá trị tư tưởng có sẵn từ trước trong tâm hồn mỗi người. Cái này gọi là phản xạ có điều kiện. Ví dụ ở một nước văn minh thì người dân luôn tuân thủ luật giao thông, họ dừng xe chờ đèn đỏ dù giữa đêm khuya và đường phố không có ai. Còn tại Việt Nam thì nếu không thấy công an giao thông thì đa số đều vượt đèn đỏ dù là giữa ban ngày đông đúc. Một người tử tế lương thiện sẽ hành động khác với một kẻ côn đồ gian trá trong cùng một hoàn cảnh vì niềm tin của họ khác nhau.

Việt Nam vẫn còn cơ hội để thay đổi và tiến lên vì không phải quốc gia nào cũng có tư tưởng chính trị. Chúng ta đang tiến rất nhanh và gần bắt kịp thế giới. Khi người Phương Tây đầu tiên đặt chân đến Việt Nam chúng ta tụt hậu khoảng 2000 năm so với thế giới. Hiện nay chúng ta chỉ còn chậm trễ khoảng vài chục năm. Chính vì đi quá nhanh nên chúng ta mệt mỏi. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) trong hơn 30 năm qua đã ‘hành hạ’ trí thức Việt Nam một cách khá ‘đau đớn’ và kết quả đạt được rất khả quan. Ba lập trường căn bản của Tập Hợp từ lúc ra đời là ‘Dân chủ đa nguyên, Bất bạo động, Hòa giải và Hòa hợp dân tộc’ đã gần như thuyết phục được trí thức và người dân Việt Nam.

Phương pháp đấu tranh bất bạo động rất xa lạ với văn hóa Việt Nam, cụ thể là văn hóa Khổng giáo, được làm vua thua làm giặc, nay cũng đã được nhiều người chấp nhận. Bạo lực dù vẫn xảy ra và dù chính quyền cộng sản vẫn sử dụng một cách bừa bãi nhưng chúng càng ngày càng bị nhận diện và lên án.

Lập trường Hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng thế, chẳng còn mấy ai phản đối. Ngược lại mọi người đều đồng ý và tin rằng điều đó là cần thiết cho một nước Việt Nam dân chủ trong tương lai.

Dân chủ đa nguyên tức là chấp nhận mọi tiếng nói khác biệt trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, kính trọng nhau và thậm chí xem sự khác biệt đó như là một sự đa dạng và cần thiết của cuộc sống thay vì vùi dập và tiêu diệt cũng đã được chấp nhận trên mọi miền đất nước và trong mọi thành phần dân tộc.

Không chỉ dừng lại ở đó và không chịu để trí thức Việt Nam ‘nghỉ ngơi’, Tập Hợp còn tiếp tục bắt trí tuệ người Việt tiến về phía trước khi xác quyết rằng ‘chính trị là đạo đức ứng dụng vào trong cuộc sống’. Làm chính trị, hoạt động chính trị là cống hiến cho một mục tiêu quảng đại và vì thế phải có đạo đức và lương thiện. Tập Hợp đã làm cho không ít người Việt Nam (trong nước lẫn ngoài nước) nổi giận khi chỉ trích một con người quyền lực nhất thế giới là tổng thống Mỹ Donald Trump, một người thiếu đạo đức, thiếu bao dung và sự trang nhã cần có của một người làm chính trị. Chúng tôi không sợ mất lòng vì tin vào lẽ phải, trí tuệ và sự tử tế của con người. Sớm muộn thì sự thật vẫn là sự thật. Trump càng ngày càng phơi bày rõ con người thật của mình. Sự thô lỗ, dối trá, ngược ngạo, kích động nhân tâm và tiền hậu bất nhất của Trump có thể mang lại sự hào hứng và kích thích cho một bộ phận dân chúng Mỹ trong một giai đoạn nhất định nhưng khi sự thô lỗ này kéo dài hết năm này sang năm khác thì sự chán nản và thất vọng sẽ thay thế cho sự hồ hởi. Không ai có thể chấp nhận sự dối trá và thô lỗ mãi như vậy. Nếu không thế thì con người đã không tiến hóa và văn minh như ngày hôm nay. 

Một cố gắng nữa của Tập Hợp là quyết tâm thay đổi văn hóa và tư duy của người Việt trong lĩnh vực chính trị đó là thuyết phục trí thức và người dân Việt Nam xem việc ‘làm chính trị’ là công việc chung mà ai cũng có thể tham gia nhưng hoạt động chính trị là phải có tổ chức chứ không phải các hoạt động và phát biểu mang tính cá nhân của các nhân sĩ. Kết quả cũng rất khả quan, không còn mấy ai vỗ ngực tự hào rằng ‘tôi độc lập, tôi không tham gia vào tổ chức nào’. Nhiều nhân sĩ nổi tiếng đã nhận ra sự hạn chế của bản thân và công khai nói ra điều đó, một trong những người đáng kính về đạo đức và sự lương thiện là Chu Hảo, ông đã viết trong thư chúc Tết Kỷ Hợi (2019) gửi những người quan tâm và ủng hộ rằng: Tôi, cũng như nhiều quý vị và các bạn trong số chúng ta, không có nguyện vọng và năng lực hoạt động chính trị thực thụ; nhưng có chính kiến trong thực hành phản biện xã hội trên tinh thần khoa học và xây dựng là nghĩa vụ của mỗi người, để xã hội này không rơi vào tình trạng “chết lâm sàng”’ (2). Ông Chu Hảo đã thành thật và dũng cảm nhận mình là một người ‘phản biện xã hội’ chứ không phải một người ‘có nguyện vọng và năng lực hoạt động chính trị thực thụ’, hai việc này là hoàn toàn khác nhau mà không ít người Việt vẫn hay nhầm lẫn. Chính vì nhầm lẫn nên dư luận đã không dành sự quan tâm cần thiết cho những tổ chức chính trị đứng đắn và nghiêm túc.

Đề nghị và kết luận của ông Nguyễn Gia Kiểng và Tập Hợp đó là: ‘Đấu tranh chính trị chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức và một tổ chức chính trị đúng nghĩa chỉ có thể là thành quả của những cố gắng bền bỉ của những người có đủ kiến thức chính trị và cùng chia sẻ một tư tưởng chính trị đúng. Như thế phải bác bỏ chủ nghĩa nhân sĩ, không ủng hộ những tổ chức thành lập vội vã hay không có tư tưởng chính trị, chỉ tham gia và ủng hộ những tổ chức nghiêm túc’.

Trật tự thế giới đang thay đổi với sự thoái lui của Mỹ, cường quốc lãnh đạo thế giới từ sau năm 1945 để nhường vai trò đó cho một liên minh dân chủ là Liên Hiệp Châu Âu-Nhật Bản-Ấn Độ và các nước dân chủ khác trên thế giới. Trung Quốc đang đuối sức và sẽ khủng hoảng trong thời gian tới nên không còn là mối đe dọa cho hòa bình thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Chúng ta hoàn toàn có quyền nghĩ, mơ và chuẩn bị cho một hành trình mới về một tương lai tươi sáng nếu chung ta chia sẻ và đồng ý với nhau trên các giá trị tư tưởng nền tảng.

Khi nào người dân và trí thức Việt Nam đồng ý với Tập Hợp rằng đấu tranh chính trị là phải đấu tranh có tổ chức và tiêu chuẩn để đánh giá một người đấu tranh chính trị là người đó đã có đóng góp gì cho việc xây dựng một tổ chức nào đó, thì khi đó lịch sử nhất định sẽ sang trang, Việt Nam nhất định sẽ có dân chủ.

Việt Hoàng

(17/7/2019)

(1). https://www.thongluan.blog/2019/06/thu-thang-than-tra-loi-mot-cau-hoi-lon.html

(2). http://xuandienhannom.blogspot.com/2019/01/thu-chuc-tet-cua-giao-su-chu-hao.html

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang đứng trước một khúc quanh, một ngã rẽ quan trọng. Chúng ta có thể thấy mấy điểm nổi bật như sau.

Sự từ nhiệm vai trò lãnh đạo độc tôn của Mỹ. Sau năm 1945 thì Mỹ trở thành quốc gia lãnh đạo của phe dân chủ và sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 thì Mỹ gần như là lãnh đạo số 1 của thế giới. Tiếng nói của Mỹ là tiếng nói quyết định và các nước dân chủ luôn ủng hộ Mỹ. Việc đồng đô-la Mỹ được thừa nhận như là đồng tiền chung của thế giới đã giúp chia sẻ gánh nặng về quân sự với Mỹ và giúp nền kinh tế Mỹ phát triển mạnh mẽ. Vai trò lãnh đạo độc tôn của Mỹ đã kết thúc với việc Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ với chính sách "nước Mỹ trên hết".

taphop0

Không nên coi thường sức mạnh của tư tưởng và việc đồng thuận với nhau trên những lập trường và giá trị nền tảng.

Phong trào dân túy nổi lên khắp thế giới do tư tưởng chính trị không theo kịp đà phát triển của khoa học kỹ thuật (chúng ta quen gọi là cách mạng 4.0). Sự thiếu hụt tư tưởng lần này cũng như sự thiếu vắng tư tưởng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (cuối thế kỷ 18) khiến chủ nghĩa cộng sản và phát-xít ra đời. Các chính trị gia dân túy đã khai thác chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi thay vì thảo luận một cách nghiêm túc và minh bạch trên các vấn đề nền tảng do cuộc cách mạng 4.0 mang lại. May mắn là làn sóng dân túy đã bị "chặn đứng" tại Châu Âu qua cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu hôm 26/6/2019 vừa qua (1).

Cuộc thư hùng giữa Mỹ-Trung đang đến hồi gay cấn. Việc Mỹ và Châu Âu chạy theo chủ nghĩa thực tiễn khi chấp nhận làm ăn với Trung Quốc và bỏ qua nhân quyền đã khiến Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ. Sự trỗi dậy đó không hề "hòa bình" và không hề cải thiện tình hình dân chủ tại Trung Quốc. Càng lớn mạnh Trung Quốc càng trở thành mối đe dọa cho hòa bình thế giới và trực tiếp đe dọa ngôi vị số 1 của Mỹ. Sự bất đồng giữa Mỹ-Trung là không thể thỏa hiệp và chỉ leo thang ngày càng khốc liệt. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ là khúc dạo đầu cho cuộc thư hùng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc trong tương lai.

Nước Nga của Putin vẫn bị Châu Âu và Mỹ cấm vận kinh tế sau khi sát nhập bằng vũ lực bán đảo Crimea của Ukraine vào Nga. Kinh tế nước Nga phụ thuộc vào việc bán tài nguyên thô như dầu khí và khí đốt nhưng thời đại của dầu khí sắp đi qua khi năng lượng sạch từ gió và mặt trời đang dần thay thế.

Cuộc biểu tình khổng lồ của hơn 2 triệu người dân Hồng Kông chống lại luật dẫn độ về Trung Quốc trong hai ngày giữa tháng 6/2019 vừa qua gây chấn động thế giới. Các cuộc biểu tình đã thành công vì được tổ chức rất chặt chẽ, nhịp nhàng, ăn ý với một văn hóa rất cao. Tuyệt vời hơn cả là sự chuẩn bị và tổ chức của họ đã đạt đến mức mà những người lãnh đạo không cần ra mặt (để tránh bị mắt bớ như hồi 2014).

Các chế độ độc tài đang bị công phá khắp mọi nơi và đang sống những ngày cuối khó khăn. Chế độ cộng sản Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Họ đã thất bại hoàn toàn trên mọi lãnh vực. Chế độ này sắp phải kết thúc nên đất nước cần có một giải pháp khác để thay thế. Phong trào dân chủ Việt Nam cần tập hợp lực lượng để nhận lãnh trách nhiệm trước lịch sử và dân tộc. Muốn thế thì người dân Việt Nam nói chung và trí thức nói riêng cần tham gia hoặc ủng hộ cho một tổ chức chính trị nào đó hoặc tự mình thành lập đảng mới vì đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức và giữa các tổ chức chính trị với nhau.

Nếu một người nào đó muốn tham gia vào Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên thì cần những đức tính gì ? Có hai tiêu chí căn bản.

1. Đạo đức và lương thiện

Đạo đức là gì ? Đó là những giá trị được đúc kết trong hàng ngàn năm và được sự xác quyết của trí tuệ nhân loại là đúng đắn, cao quí và cần thiết. Những giá trị đó quyết định và chi phối cho cách suy nghĩ và hành động của đa số mọi người trên trái đất. Những giá trị của đạo đức đó là tôn trọng sự thật và lẽ phải, lễ độ, tự trọng, trung thực, dũng cảm, bao dung, giữ chữ tín, có lương tâm và danh dự… (2).

Chính trị là đạo đức ứng dụng vào trong xã hội và cuộc sống. Không có đạo đức thì không thể làm và không nên làm chính trị. Một người dù có giỏi đến đâu mà không có đạo đức thì cũng vứt. Tiêu chí này là quan trọng nhất.

Lương thiện để không làm những việc thiếu đạo đức như phá hoại và phản bội tổ chức. Khi phải gò bó trong khuôn khổ một tổ chức một thời gian dài thì không phải ai cũng đủ kiên nhẫn đi đến cùng. Nên chia tay văn minh và lịch sự thay vì phá hoại tổ chức lúc ra đi. Lương thiện là "chỉ nói những điều mình thực sự nghĩ sau khi đã cố gắng học hỏi và tìm hiểu, trong thiện chí sẵn sàng thay đổi ý kiến, chứ không phải nói theo cảm tính, nói theo phe phái, hay nói hồ đồ. Thái độ thiếu lương thiện thường gặp là bóp méo các sự kiện để biện hộ cho một lập trường mà mình đã sẵn có từ trước".

Làm chính trị không phải tìm kiếm thành công cá nhân mà để cống hiến cho một lý tưởng quảng đại vì dân tộc và đất nước cho nên không thể gian trá và thủ đoạn. Chính trị phải là nơi sạch sẽ nhất chứ không phải chốn nhơ bẩn như nhiều người nghĩ.

Người Việt Nam, do bị ảnh hưởng bởi văn hóa Khổng giáo nên vẫn cho rằng chính trị là xấu xa, nhơ bẩn vì thế cần phải tránh xa. Đây cũng là luận điệu bịp bợm của chế độ cộng sản hiện nay và giai cấp thống trị ngày xưa. Khi người dân nghĩ và xem chính trị là xấu và tránh xa thì chúng lại làm ngược lại là xông vào, lăn xả vào chính trị bằng mọi cách, mọi giá và tha hồ "múa gậy vườn hoang" để trục lợi cho bản thân và phe nhóm.

2. Có quyết tâm và niềm tin

Làm gì cũng phải có quyết tâm và quyết tâm đó phải đủ lớn thì mới có thể dấn thân tranh đấu nhằm thay đổi tương lai đất nước. Chỉ có những người quyết tâm cao độ mới có thể tham gia và đóng góp vào việc thay đổi tương lai bằng cách thông qua một tổ chức chính trị. Sự quyết tâm liên quan mật thiết với niềm tin. Không thể có quyết tâm nếu không có niềm tin vào việc mình làm. Niềm tin chỉ có được nếu có kiến thức. Trước khi lấy quyết định tham gia vào một tổ chức chính trị thì mỗi người phải hiểu mục đích và lý do dấn thân của mình bằng cách trả lời hai câu hỏi :

1. Cứu cánh và bản chất của cuộc đấu tranh dân chủ là gì ?

2. Trong cuộc đấu tranh này những khả năng và đức tính nào là cần thiết, cần được nhận diện, tìm kiếm và trân trọng ? (3)

Cứu cánh (mục đích sau cùng) của Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên là ‘chiến thắng độc tài và xây dựng dân chủ cho Việt Nam’. ‘Như thế đức tính đầu tiên và bắt buộc của một người đấu tranh cho dân chủ là phải có văn hóa tổ chức, nghĩa là phải biết xây dựng tổ chức và đấu tranh trong khuôn khổ của tổ chức, biết chấp nhận hy sinh tham vọng cá nhân, tư kiến và lòng tự ái để đóng góp cho sức mạnh của tổ chức. Tiếp theo là những khả năng và đức tính mà mọi người đấu tranh chính trị phải có : lương thiện, quyết tâm, kiên trì và bản lãnh chính trị -nghĩa là hiểu biết những vấn đề đặt ra cho đất nước và những giải pháp’.

Khi những người dân chủ Việt Nam đồng ý với nhau trên hai câu hỏi và hai câu trả lời nền tảng nêu trên thì khi đó chúng ta mới có thể tham gia vào một tổ chức và cũng chỉ khi đó chúng ta mới có thể đồng ý với nhau trên những vấn đề cụ thể như việc phân công trách nhiệm một cách đúng đắn cho từng người cũng như vai trò của mỗi người trong tổ chức. Việc đồng thuận trên những lập trường căn bản của tổ chức cũng giúp các thành viên không bị chệnh hướng và phân tâm bởi các biến cố nhỏ xảy ra trên hành trình tranh đấu của mình. Những sự kiện và những ‘vấn đề cụ thể’ xảy ra thường xuyên tại Việt Nam, nếu không có tư tưởng chính trị để làm la bàn và giúp giữ vững lộ trình tranh đấu thì nhiều người sẽ sa đà vào các ‘sự cố’ khiến họ phân tâm và chạy theo các biến cố đó và đánh mất mục tiêu chính. Ví dụ sự kiện giáo dân Hà Tĩnh biểu tình phản đối công ty Formosa gây ô nhiễm hồi tháng 10/2016 hay cuộc biểu tình chống Luật Đặc khu cách đây một năm (10/6/2018)... đã làm mê hoặc không ít người tranh đấu và khiến họ tưởng rằng thời cơ đã chín muồi.

Mọi người trước khi gia nhập Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên đều được khuyến cáo đọc kỹ và hiểu rõ hai tài liệu là Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai và ‘Qui ước sinh hoạt’ của tổ chức. Không nên coi thường sức mạnh của tư tưởng và việc đồng thuận với nhau trên những lập trường và giá trị nền tảng. Chính vì xem nhẹ tư tưởng chính trị nên một số thành viên Tập Hợp trong quá khứ đã hành động sai trái và thiếu đạo đức khi tham gia làm ‘đảo chính’, chống lại tổ chức thay vì chia tay một cách văn minh. Họ không hiểu rằng đấu tranh chính trị chủ yếu là truyền thông, bằng lời nói, diễn đạt, viết báo…

Lời nói là hành động và là hành động quan trọng nhất ngay cả trong đấu tranh cách mạng bạo động. Ngày nay, khi vấn đề đấu tranh bằng bạo lực không còn đặt ra nữa, lời nói gần như là vũ khí duy nhất’ (4).

"Chúng ta đang ở trong giai đoạn xây dựng lực lượng dân chủ trong đó hành động chủ yếu là thuyết phục và kết hợp’’. ‘Thuyết phục’ người dân là công việc lâu dài và bền bỉ nhưng không thể không làm, không thể đốt cháy giai đoạn. Một cuộc vận động tư tưởng phải đi trước mở đường cho một cuộc cách mạng. Sau khi đã ‘thuyết phục’ được đa số dân chúng và nhất là thuyết phục được một số trí thức tinh hoa thì việc tiếp theo sẽ là cùng ‘kết hợp’ với nhau trong một tổ chức. Khi có tổ chức hùng mạnh rồi thì mới tính đến chuyện ‘hành động’.

Trí thức Việt Nam có ba điểm yếu khiến họ không thể tham gia hay ủng hộ cho các tổ chức chính trị. Thứ nhất là họ không có khả năng làm việc chung trong một tổ chức. Thứ hai, họ không có kiến thức thực sự về chính trị nên không có niềm tin và quyết tâm để dấn thân. Thứ ba, họ thiếu đạo đức chính trị để có thể làm một thành viên bình thường trong một tổ chức. Các tổ chức tranh đấu tại Việt Nam ngày càng rã rượi vì mất sức thu hút hơn là vì bị đàn áp.

Trong suốt dòng lịch sử Việt Nam chưa từng có tổ chức chính trị nào... có tổ chức trước khi dành được chính quyền (đảng cộng sản Việt Nam là một ngoại lệ vì nó là một phân bộ của quốc tế cộng sản. Mọi đường lối và phương tiện đều được khối cộng sản huấn luyện và cung cấp), chính vì thế mà các tổ chức chính trị của người Việt Nam trong quá khứ lẫn hiện tại đã thất bại vì không có thực chất. Các tổ chức chính trị chỉ có thể hình thành và có ý nghĩa khi chưa dành được chính quyền vì chỉ khi đó những người đến với tổ chức mới là những người có ý chí và quyết tâm thực sự. Khi một tổ chức đã dành được chính quyền thì những người đến với tổ chức rất nhiều nhưng rất khó để biết được ai là thật lòng, ai là cơ hội.

Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên đang cố gắng để xây dựng một tổ chức chính trị thật sự và đúng nghĩa nhưng vì người Việt Nam chưa hề có kinh nghiệm về tổ chức nên họ không hiểu, không hình dung ra được hình thù và những đặc tính cần có của một tổ chức như vậy nên chưa dành cho Tập Hợp những quan tâm và ủng hộ cần thiết. Nếu một người có các đức tính trên (đạo đức, lương thiện, quyết tâm và niềm tin) thì có thể hoàn toàn yên tâm tham gia vào Tập Hợp Dân chủ Đa Nguyên, những chuyện còn lại như kiến thức chính trị và phương pháp hành động sẽ được tổ chức cung cấp và hướng dẫn.

Một lý do nữa khiến người Việt dành sự ủng hộ cho các cá nhân thay vì tổ chức là vì họ cho rằng trong quá khứ đã bị lừa dối nhiều lần và vì thế nên mất lòng tin. Điều này không sai nhưng cũng có một phần tại sự nông nổi và thiếu hiểu biết của chính họ. Trước khi ủng hộ cho tổ chức nào đó thì cần tìm hiểu kỹ về tổ chức đó. Để có niềm tin và không bị lừa dối thì người dân Việt Nam nên chú ý vào tư tưởng, đường lối, lộ trình và đội ngũ cán bộ của tổ chức đó. Phải đặt những giá trị như đạo đức, sự lương thiện, quyết tâm, sự hiểu biết, bao dung và cách làm việc có nghiên cứu và có phương pháp lên hàng đầu.

Lịch sử sắp sang trang, nếu không có niềm tin và không ủng hộ cho các tổ chức chính trị đứng đắn thì chắc chắn Việt Nam sẽ bị các nhóm tư bản đỏ và tài phiệt cướp lấy chính quyền và chúng ta lại tiếp tục sống trong chế độ độc tài dù tên gọi có thể khác và rất hoành tráng.

Việt Hoàng

(23/6/2019)

(1) Nguyễn Gia Kiểng, "Tương lai nào cho Liên Hiệp Châu Âu và thế giới ?

(2) Có một thiểu số định nghĩa khác về đạo đức ví dụ "đạo đức cộng sản", họ định nghĩa đạo đức là những gì có lợi cho cách mạng dù phải nói dối hay giết người. Dù đạo đức là đúng đắn và được lý trí xác quyết nhưng lại không thể thuyết phục người khác bằng lý luận nếu người cần thuyết phục không có những kiến thức nền tảng cần thiết. Có những giá trị đạo đức thay đổi theo thời gian ví dụ quan niệm về hôn nhân. Đây là một chủ đề lớn và còn tranh cãi lâu dài.

(3) https://www.thongluan.blog/2018/02/cuu-nguy-phong-trao-dan-chu-nguyen-gia.html

(4) https://www.thongluan.blog/2018/08/chung-ta-ang-can-gi-nhat-nguyen-gia.html

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

Ông Nguyễn Phú Trọng đã xuất hiện trở lại sau đúng một tháng "mất tích". Dù lời nói và thần sắc của ông có vẻ bình thường nhưng việc ông ốm là có thật khi buổi họp đầu tiên ông phải đeo đai giữ cho khỏi ngã và phải đeo máy trợ tim, đo tim… Nhiều người đón nhận sự trở lại này với tâm trạng vui buồn lẫn lộn. Vui là những người có suy nghĩ "còn đảng còn mình" và buồn là những quan chức lãnh đạo cấp cao, những người có thể trở thành củi để ông Trọng ném vào lò. Với đa số người dân Việt Nam thì ông Trọng hay ai thay ông thì cũng thế thôi, ách cai trị của đảng cộng sản không hề thay đổi.

npt1

Sau Nguyễn Phú Trọng lài ai ? - Ảnh minh họa

Có một điều mà ai cũng có thể thấy đó là sự sống chết của ông Trọng vô cùng quan trọng đối với đảng cộng sản. Nếu ông Trọng có mệnh hệ gì thì nội bộ đảng cộng sản sẽ xáo trộn và đổ vỡ nghiêm trọng. Vì sao một ông già 75 tuổi lại quan trọng như thế với đảng cộng sản ? Có thực sự là ông Trọng giỏi đến mức không thể thay thế không ?

Như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã nhận định trong Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, việc đảng cộng sản chuyển hóa từ chế độ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân trị là bắt buộc và đây là chặng đường tất yếu trên con đường đào thải. Một điều thú vị mà chúng ta cần biết là đảng cộng sản luôn chống "chủ nghĩa cá nhân" và chống độc tài cá nhân trị, họ ủng hộ mô hình đảng trị, đề cao "ý kiến tập thể", ví dụ ý kiến Bộ chính trị. Nền tảng tư tưởng của đảng cộng sản là chủ nghĩa Mác-Lênin, tuy nhiên hệ tư tưởng này đã trở thành nhảm nhí và đã bị nhân loại vứt vào sọt rác. Khi một tổ chức chính trị hoặc một chính đảng đánh mất sự đồng thuận trên những nền tảng tư tưởng chung thì bắt buộc phải chọn giải pháp "độc tài cá nhân trị" để cá nhân đó lấy quyết định thay cho tập thể.

Sự tham nhũng của quan chức lãnh đạo đảng đã quá nghiêm trọng và lộ liễu nhưng ban lãnh đạo đảng cộng sản không thể lấy quyết định trừng phạt bất cứ ai vì gặp phải sự chống đối ngay trong nội bộ, không ai đồng thuận và đồng ý với ai vì vậy họ phải tập trung quyền lực cho một người duy nhất để người đó lấy quyết định thay cho họ. Ông Trọng trở thành "nhà độc tài" là vì vậy.

Ông Trọng là nhà độc tài đầu tiên và có lẽ cũng là cuối cùng của đảng cộng sản. Ông là một khuôn mặt mờ nhạt, hiền lành, ba phải, không có tài năng và tư chất của một nhà độc tài. Suốt quá trình làm việc của ông từ Tạp chí Cộng sản, đến Bí thư thành ủy Hà Nội rồi chủ tịch Quốc hội, ông không hề có một ý kiến gì rõ ràng và sâu sắc. Có lẽ vì thế mà dân Hà Nội đặt cho ông bí danh "Trọng Lú". Giải thích điều này cũng khá thú vị. Kẻ được chọn để trở thành nhà độc tài trong các chế độ cộng sản trong gia đoạn chuyển tiếp thường là người thiếu cá tính, trung dung, không quá bản lĩnh và hung bạo… Tóm lại là không có bản lĩnh của một nhà độc tài, tức là một nhà độc tài dở. Nếu chọn một kẻ hung bạo và bản lĩnh thì sẽ rất nguy hiểm cho chính mình và đồng đảng. Ông Trọng hội đủ các "tiêu chuẩn" đó nên được chọn. Số phận đảng cộng sản không thể khác khi cuối cùng lại đặt vào một người có biệt danh là "lú". Với tình trạng tư duy và sức khỏe như hiện nay ông Trọng khó có khả năng làm được điều gì tốt đẹp cho đảng cộng sản mà chỉ làm mọi việc rối tung hơn.

Sau ông Trọng, đảng cộng sản rất khó chọn được một nhà độc tài kế vị vì bộ máy sàng lọc của đảng đã loại bỏ hết những người có tư chất và khả năng. Không một khuôn mặt nào trong ban lãnh đạo hiện nay là sáng giá để thay thế ông Trọng mà không bị các phe nhóm trong nội bộ phản đối. Như chúng tôi đã nhiều lần phân tích, nếu tiền bạc và quyền lực có thể thay thế cho tư tưởng chính trị thì các băng đảng maphia đã lên cầm quyền từ lâu rồi.

Chiến dịch "đốt lò" nói lên điều gì ? Vì sao trước đây đảng cộng sản không làm được mà giờ ông Trọng làm được ? Như đã phân tích ở trên, đảng cộng sản đã mất đồng thuận trên những tư tưởng nền tảng. Họ không còn lấy được bất cứ quyết định chung nào dù là một việc cấp thiết như loại bỏ đi vài đảng viên tham nhũng quá đáng và lộ liễu để bảo vệ sự tồn vong của đảng. Chính vì lý do đó mà họ phải bầu lên một nhà độc tài như ông Trọng để lấy các quyết định cần thiết đó. Ông Trọng từng nói là phải hy sinh vài người để cứu muôn người, "muôn người" ở đây tức là đảng cộng sản chứ không phải dân tộc Việt Nam. Ông Trọng được đa số trong đảng miễn cưỡng ủng hộ chiến dịch "đốt lò" là vì thế.

Tuy nhiên ông Trọng và đảng cộng sản không ý thức được việc "đốt lò" của họ là nguy hiểm như thế nào. Chính ông Trọng từng nói "việc chống tham nhũng là rất khó vì ta chống ta" nhưng rồi vẫn phải làm, việc này giống như khi một bộ phận nào đó trong cơ thể đã bị hoại tử, phải cắt bỏ để bảo toàn mạng sống thì cũng phải làm dù muốn hay không. Thực tế, cơ thể của đảng cộng sản đã bị ung thư di căn giai đoạn cuối. Khi bộ não của nó, tức là hệ "tư tưởng chính trị" đã chết thì mọi hành động cứu chữa đều vô ích. Chống tham nhũng chỉ làm đảng cộng sản tan nát và phơi bày sự mục ruỗng trước con mắt người dân và đằng nào cũng không thể chống tham nhũng được vì nói như ông cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc".

Đảng cộng sản đã đánh mất hết sự chính đáng và sự đồng thuận khi tồn tại và vận hành theo tư tưởng Mác-Lênin. Nhưng một chính đảng bắt buộc phải có "tư tưởng chính trị", điều này đảng cộng sản hiểu rất rõ và vì thế họ không thể nào từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin dù biết đó là nhảm nhí. Không có tư tưởng chính trị thì không một tổ chức chính trị nào có lý do để tồn tại. Đáng buồn là những người hoạt động dân chủ cho Việt Nam lại không hiểu điều này. Đừng quên ông Trọng là một con mọt sách, suốt ngày ngồi tụng kinh Mác-Lê.

Việc ông Trọng xuất hiện và phát biểu khai mạc trong hội nghị Trung ương 10 nói lên một điều là đảng cộng sản hoàn toàn bế tắc và hoang mang. Mấy câu hỏi mà ông Trọng nêu ra như thay đổi chính trị có phải là thay đổi chế độ hay không ? Có nên loại bỏ kinh tế quốc doanh hay không ? Việt Nam sẽ ra sao vào năm 2030, 2045 ?... nói lên sự bế tắc đó. Khi nêu ra những câu hỏi này ông Trọng chứng tỏ là đảng cộng sản không hề thảo luận về những câu hỏi mang tính nền tảng của chế độ. Tất nhiên là như vậy vì nếu thảo luận một cách rõ ràng và nghiêm túc thì chỉ có cách giải tán đảng cộng sản. Ông Trọng và đảng cộng sản biết vậy nên họ cố tình không thảo luận và xem đó là điều húy kỵ. Chính vì không đồng thuận với nhau trên những vấn đề nền tảng nên họ không thể nào đồng ý với nhau trên những vấn đề cụ thể.

Số phận đảng cộng sản có lẽ sẽ kết thúc cùng với sự ra đi của ông Trọng. Điều đó đã an bài nhưng câu hỏi cấp bách cần đặt ra trong lúc này là phong trào dân chủ Việt Nam còn lại những ai và họ đang ở đâu ? Họ sẽ tham gia như thế nào trong giai đoạn chuyển tiếp từ độc tài sang dân chủ ? Đáng buồn là lực lượng đó không còn nhiều. Những người hoạt động nhân sĩ, phản biện hay chửi bới đảng cộng sản không nên tính đến vì sự đóng góp của họ không đáng kể.

Đấu tranh chính trị bắt buộc phải tham gia hoặc ủng hộ cho một tổ chức vì sự đóng góp cho phong trào dân chủ phải dựa trên hai tiêu chí : Thứ nhất, đưa ra những ý kiến đúng và thứ hai, xây dựng được lực lượng cho phong trào dân chủ. Khả năng cao nhất và cần nhất ở mỗi người tranh đấu là khả năng làm việc có tổ chức (trong một tổ chức) và sau đó là học hỏi để có kiến thức thật sự về chính trị. Nếu không tham gia vào tổ chức thì không thể nào có được những khả năng và đức tính đó. Lãnh đạo chính trị cũng từ tổ chức mà ra chứ không thể từ trên trời rơi xuống. Chỉ có tổ chức mới nhận ra và đánh giá đúng khả năng và tư chất của mỗi người. Khả năng cao nhất của một dân tộc và cũng là của loài người đó là khả năng làm việc có tổ chức, có phân công, có ý kiến và sáng kiến.

Khi tham gia vào tổ chức, chia sẻ và đồng ý với nhau trên những giá trị nền tảng về tư tưởng chính trị thì mới có thể đồng thuận với nhau trong những vấn đề cụ thể. Người ta không thể (và không bao giờ) đồng ý với nhau trên những vấn đề cụ thể nếu không đồng ý với nhau trên những vấn đề nền tảng. Bài viết "Bài học chính trị lớn từ nước Pháp" của ông Nguyễn Gia Kiểng và hiện tình chính trị nước Pháp là một ví dụ.

Thời gian qua phong trào dân chủ Việt Nam có vẻ như trầm xuống. Thay vì hoang mang lo lắng thì chúng ta nên nhìn nhận sự việc này như là một hy vọng. Sau những ồn ào, những tiếng vang chỉ có tính khoa trương bề nổi thì phong trào dân chủ bắt buộc phải thay đổi để đi vào chiều sâu và có thực chất. Đã đến lúc người Việt cần bình tĩnh đánh giá lại chặng đường đã đi qua và chuẩn bị hành trang cho một hành trình mới, một khúc rẽ mới. Phải dứt khoát nói với nhau rằng đấu tranh chính trị phải luôn là đấu tranh có tổ chức.  

Những đảng viên có trí tuệ trong đảng cộng sản thừa hiểu rằng số phận của họ không thể nào gắn bó với đảng cộng sản được nữa vì đảng cộng sản không có tương lai. Họ bắt buộc phải lựa chọn một giải pháp khác, một tổ chức chính trị khác để có một tương lai khác cho chính họ và đất nước.

Việt Nam đang đứng trước một khúc quanh quan trọng, hạn kỳ dân chủ có thể đến rất nhanh hơn là chúng ta tưởng. Nỗi lo lớn nhất hiện nay đó là phong trào dân chủ chưa kịp chuẩn bị để nhận lãnh trách nhiệm với lịch sử và dân tộc.

Việt Hoàng

(02/06/2019)

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

Hôm 21/4/2019 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong lịch sử Ukraine khi Volodimir Zelensky, một danh hài đã đắc cử tổng thống trong vòng hai với tỉ lệ phiếu áp đảo 73% so với tổng thống đương nhiệm Poroshenko.

zelensky0

Diễn viên hài Zelensky trở thành tổng thống thứ 6 của Ukraine như là một giấc mơ tuyệt vời. 

Zelensky sinh ngày 25 tháng 1 năm 1978 (41 tuổi). Trước khi hoạt động chính trị, ông là một diễn viên hài và nhà làm phim. Ông từng tốt nghiệp khoa luật đại học kinh tế quốc dân Kiev-Ukraine.

Việc diễn viên hài Zelensky trở thành tổng thống thứ 6 của Ukraine như là một giấc mơ tuyệt vời. Giấc mơ đó không chỉ gây hưng phấn mạnh mẽ cho người dân Ukraine mà còn cho cả người dân từ một quốc gia xa xôi là... Việt Nam. Nhiều blogger Việt Nam ca ngợi và tung hô tân tổng thống Ukraine hết lời, đặc biệt là bài diễn văn nhậm chức của ông tại quốc hội hôm 20/5/2019.

Cuộc bầu cử tại Ukraine vừa qua đã diễn ra một cách dân chủ và minh bạch. Gian lận phiếu bầu và can thiệp từ bên ngoài như Mỹ, EU và Nga đã không xảy ra. Những ý kiến cho rằng Poroshenko là "con rối của Mỹ" trở nên nhảm nhí khi Zelensky chiến thắng một cách áp đảo trong vòng hai. Zelensky là khuôn mặt đại diện cho một thế hệ mới tại Ukraine. Quyết tâm và mong muốn làm những điều tốt đẹp cho đất nước và nhân dân của ông có thừa nhưng mong muốn là một chuyện, có làm được hay không lại là một chuyện khác.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị lâu năm, có kinh nghiệm và kiến thức về chính trị nên rất thận trọng trong việc đánh giá về Zelensky. Cái mà chúng tôi thấy Zelensky còn thiếu, đó là một tổ chức chính trị mạnh và một dự án chính trị khả thi cho đất nước. Đảng "Đầy tớ nhân dân" mà ông sáng lập hồi tháng 3/2018 còn quá non trẻ. Việc ông đưa những người bạn của mình từ ngành truyền thông lên làm lãnh đạo chính phủ rất mạo hiểm nhưng không còn cách nào khác.

Trong cuộc tranh luận giữa ông và Poroshenko tại sân vận động Kiev, Zelensky cho biết là 5 năm về trước ông bỏ phiếu cho Poroshenko và không hề có ý định hoạt động chính trị nhưng vì chính quyền và bản thân Poroshenko quá kém cỏi nên ông mới quyết định dấn thân.

Trở thành tổng thống là công việc "dễ nhất" trong hành trình mới của Zelensky. Hai nhiệm vụ quan trọng mà người dân kỳ vọng ở ông đó là chống tham nhũng và xây dựng dân chủ cho Ukraine. Muốn chống được tham nhũng thì phải có ba điều kiện:

1) Chưa từng tham nhũng (tay chưa nhúng chàm).

2) Không nợ nần gì ai và không phụ thuộc vào thế lực nào.

3) Có lực lượng mạnh để không bị "vô hiệu hóa".

Zelensky đã có hai điều kiện đầu tuy nhiên điều kiện thứ ba mới là khó nhất. Nếu không có lực lượng mạnh và áp đảo tại quốc hội thì phe đối lập sẽ tìm mọi cách để hạn chế quyền lực của tân tổng thống. Việc giải tán quốc hội trước thời hạn là một bước đi nhằm thiết lập một đa số thân tổng thống trong quốc hội. Nếu chống được được tham nhũng thì việc xây dựng dân chủ ở Ukraine không khó vì EU và Mỹ sẽ hết lòng ủng hộ.

Không phải chờ lâu, hai dự luật sửa đổi luật bầu cử mà Zelensky đề xuất sau khi trở thành tổng thống đã bị quốc hội Ukraine bác bỏ khi chỉ được 92 đại biểu đồng ý đưa vào nội dung làm việc của quốc hội, trong khi theo luật phải có ít nhất 226 đại biểu (trên 50%) đồng ý. Nội dung của hai dự luật nói trên đề xuất tổ chức bầu cử quốc hội theo danh sách các đảng, bãi bỏ chế độ tự ứng cử vào quốc hội với tư cách cá nhân, đồng thời hạ mức sàn để các đảng lọt vào quốc hội từ 5% xuống 3%. Đây là cách duy nhất để Zelensky có được đa số trong quốc hội nhờ vào hào quang của bản thân sau chiến thắng vang dội trước Poroshenko. Dự luật về sửa đổi thủ tục mua sắm công cũng không được đưa ra thảo luận, do chỉ có 127 đại biểu đồng ý đưa vào chương trình nghị sự.

Con đường trước mắt của Zelensky đầy chông gai chứ không hề suôn sẻ.

Người dân Ukraine đã trả giá rất đắt cho lối làm chính trị phe nhóm, không có dự án chính trị và viễn kiến của tầng lớp trí thức Ukraine. Năm 2005 họ lật đổ Yanukovych thân Nga và bầu cho Yushenko thân phương Tây lên làm tổng thống trong Cách mạnh Cam. Sau 5 năm họ tẩy chay Yushenko và bầu lại cho Yanukovych. Hai năm sau họ lật đổ Yanukovych trong cuộc cách mạng Nhân phẩm (Maidan 2014) và bầu cho nhà tài phiệt Poroshenko. Và bây giờ, vì quá thất vọng với tầng lớp chính trị gia "truyền thống" nên họ quyết định bầu cho một người ngoài hệ thống chính trị cũ, là người chưa từng hoạt động chính trị đó là Zelensky. Canh bạc này cũng mạo hiểm như mấy lần trước. Một nghịch lý đáng buồn là người dân Ukraine thật tuyệt vời trong khi giới chính trị gia thì quá tệ hại.

Nước Nga đã rất bất ngờ khi Zelensky trở thành tổng thống Ukraine. Tại Nga đó là điều ngoài sự tưởng tượng và không thể chấp nhận. Putin đã có "quà" ngay cho tân tổng thống Ukraine bằng việc dọa cắt trung chuyển khí đối tới châu Âu qua ngả Ukraine từ đầu năm 2020. Putin hôm 24/4 đã ký sắc lệnh về việc cấp hộ chiếu Nga cho người dân Ukraine ở vùng ly khai Donbass bất chấp việc làm này vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế. Thử hình dung Trung Quốc cấp hộ chiếu cho người dân Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc thì chúng ta sẽ thấy được hành động của Putin đáng lên án như thế nào.

Cựu tổng thống Poroshenko cũng đã hoàn thành phần nào sứ mệnh của mình trong giai đoạn chuyển tiếp đầy khó khăn. Ông có công lớn trong việc tách Ukraine ra hoàn toàn khỏi qũi đạo của Nga. Đây là mong muốn lớn nhất của người dân Ukraine trong các cuộc cách mạng vừa qua. Điều ông không làm nổi đó là chống tham nhũng và các nhóm lợi ích chính trị.

Như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã nhiều lần phân tích, muốn một cuộc đổi đời (một cuộc cách mạng) thành công thì phe đối lập phải có một dự án chính trị cho đất nước và một đội ngũ nhân sự chính trị thật sự có kiến thức về chính trị. Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ đã không có hai điều kiện đó sau khi dành được độc lập. Từ cựu tổng thống Yushenko, cựu thủ tướng Timoshenko, Yanukovich đến Poroshenko…họ đều là những người thuộc thế hệ cũ bị ảnh hưởng nặng nề bởi văn hóa và tâm lý của chế độ cộng sản. Họ đã chấp nhận thay đổi về dân chủ nhưng quán tính của hệ thống cũ vẫn chi phối rất mạnh. Họ đặt quyền lợi của bản thân và phe nhóm lên trên lợi ích dân tộc. Nạn tham nhũng, tài phiệt thao túng kinh tế và quyền lợi phe nhóm là những vấn nạn kinh niên chưa có thuốc chữa tại Ukraine.

Zelensky là khuôn mặt hoàn toàn mới trên chính trường Ukraine, việc "thay máu" tầng lớp chính trị lãnh đạo cũ là việc bắt buộc phải làm và nên làm. Vấn đề là Zelensky và đội ngũ của ông đã chuẩn bị để nhận lãnh vai trò chèo lái con thuyền quốc gia hay chưa? Có lẽ cũng có nhưng chưa rõ ràng và chắc chắn. Dân tộc nào cũng cần đến một nhà tư tưởng chính trị và một tầng lớp chính trị tinh hoa. Việc này phải được chuẩn bị trong nhiều năm chứ không thể thích là có ngay được.

Ông Bogdan, tân chánh văn phòng tổng thống và là cánh tay phải của Zelensky thông báo có ý định tổ chức trưng cầu dân ý về việc đàm phán với Nga. Ông cho rằng "trưng cầu dân ý là để người dân Ucraina được tham gia quyết định những vấn đề hệ trọng của đất nước, không phụ thuộc hoàn toàn vào quyết định của tổng thống và các đại biểu quốc hội". Đây rõ ràng là một quyết định nguy hiểm và sai lầm. Nếu người dân Ukraine muốn "quyết chiến" với Nga thì làm sao? Một quyết định khó khăn mà ngay cả bản thân chính phủ và quốc hội không thể nào giải quyết được lẽ nào đám đông dân chúng lại quyết định được? Hình như họ không rút ra được gì từ bài học Brexit tại Anh. Việc đòi lại bán đảo Krym và vùng Donbass phụ thuộc hoàn toàn vào một người đó là Putin.

Theo chúng tôi thì mô hình "tổng thống chế" đã không còn phù hợp với thời đại và với bất cứ một quốc gia nào kể cả trường hợp tưởng chừng như ngoại lệ là Mỹ. Zelensky là lựa chọn duy nhất của người dân Ukraine trong lúc này. Nếu Zelensky dũng cảm học theo tấm gương của một quốc gia thuộc Liên xô cũ đã dân chủ hóa thành công khi quyết định chuyển đổi thể chế chính trị từ "tổng thống chế" sang "cộng hòa đại nghị" là Gruzia (Georgia), một nước Trung Á thì tương lai của Ukraine sẽ rất sáng lạn. Chúng ta cầu chúc cho Zelensky may mắn và thành công.

Việt Nam cho dù chưa có dân chủ nhưng lại có một cái may mắn là chúng ta đã có một nhà tư tưởng chính trị uyên bác, đó là ông Nguyễn Gia Kiểng và một đội ngũ nhân sự chính trị đang lớn dần là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Sỡ dĩ tư tưởng và đường lối của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chưa được đa số quần chúng chấp nhận vì chúng quá mới mẻ, cấp tiến và đi trước thời đại. Chúng tôi tin rằng cái đúng và lẽ phải sớm muộn cũng được người dân ủng hộ và khi đó việc chiến thắng độc tài là sẽ là tất yếu.

Việt Hoàng

(27/5/2019)

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm
lundi, 06 mai 2019 14:43

Ai sẽ thay ông Trọng ?

Sau một thời gian dư luận đồn đoán về việc ông Tổng-Chủ Nguyễn Phú Trọng bị đột quị khi đang làm việc tại Kiên Giang hôm 14/04/2019 và sau đó được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy thì chính quyền Việt Nam đã lên tiếng xác nhận ông Trọng bị ốm, tuy nhiên người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định rằng mọi việc đều ổn và ông Trọng sẽ sớm trở lại làm việc.

trong1

Nếu ông Trọng vì lý do sức khỏe mà không thể tiếp tục công việc thì nội tình đảng sẽ ra sao ? - Ảnh minh họa 

Việc chính quyền Việt Nam nói là một chuyện còn tin hay không là chuyện của mỗi người. Có một sự thật là ông Trọng đang ốm nặng, rất có thể là bị đột quị. Hôm 3/5 ông Trọng đã không xuất hiện trong tang lễ ông Lê Đức Anh mà chỉ gửi vòng hoa đến viếng. Như vậy, cho dù ông có khỏi bệnh và có thể "sớm trở lại làm việc" thì khả năng ông tiếp tục làm Tổng-Chủ sau Đại hội 13 không còn đặt ra nữa. Như vậy cuộc đua giành chức Tổng-Chủ sẽ sớm diễn ra, có thể nó đã bắt đầu.

Việc Đảng cộng sản Việt Nam đặt lên đôi vai một ông già 75 tuổi như ông Trọng một lúc hai chức danh quan trọng nhất của chế độ nói lên nhiều điều. Điều đầu tiên là sự khủng hoảng lãnh đạo cao cấp trong nội bộ đảng. Không có một khuôn mặt nào sáng giá để thay thế ông Trọng vì ban lãnh đạo đảng cộng sản thừa hiểu khả năng của các đồng chí mình, không cơ hội thì cũng thuộc về một phe nhóm nào đó. Lý tưởng cộng sản không còn mà chỉ còn mỗi quyền lợi và chức vụ. Ông Trọng được chọn bởi vì ông là người gần như duy nhất còn có ý định bảo vệ chế độ dù rằng chính ông đã thú nhận là không biết đến bao giờ mới đạt đến xã hội cộng sản như mớ lý thuyết hoang đường mà Marx đã tưởng tượng ra. Ông Trọng được chọn làm lãnh đạo tối cao của đảng vì ông có lẽ là người ít tai tiếng về vợ con hay tham nhũng.

Trong cái đảng đã mất hết lý tưởng thì một người suốt đời đọc và nghiên cứu về chủ nghĩa cộng sản như ông Trọng sẽ là một cái phao cứu sinh cuối cùng của chế độ. Cũng như một chiếc thuyền đã mất phương hướng trên biển, người được chọn làm thuyền trưởng có thể rất kém cỏi nhưng vẫn được chọn vì là người khá nhất trong đám thủy thủ không ai biết gì. Đây là một thảm kịch của Đảng cộng sản Việt Nam khi phải đặt cược sinh mệnh vào một người duy nhất để lấy các quyết định cuối cùng thay vì bàn bạc để lấy một quyết định chung, một đồng thuận chung. Đảng cộng sản không thể làm khác vì đã mất đồng thuận trên các giá trị nền tảng vì chủ nghĩa cộng sản đã trở thành nhảm nhí từ lâu.

Nếu ông Trọng vì lý do sức khỏe mà không thể tiếp tục công việc thì nội tình đảng sẽ ra sao ? Rõ ràng là sẽ khủng hoảng nghiêm trọng. Bất cứ người nào thay thế ông Trọng cũng sẽ không thu phục được các phe nhóm khác trong đảng. Hai cái chết của Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã giáng một đòn chí tử vào cơ thể đầy bệnh tật của đảng. Đúng là hai ông Mười-Anh đã rất già trước khi mất (102 và 99 tuổi) nhưng lại là hai người có quyền lực nhất khi sống, kể cả sau khi về hưu. Hai ông Mười-Anh là sợi dây kết nối cuối cùng trong đảng, giúp đảng duy trì được một sự "đồng thuận" nho nhỏ nào đó. Nay sợi dây đó đã đứt, các phe phái trong đảng cộng sản không còn gì để nể nang hay đồng thuận với nhau nữa. Mạnh ai nấy sống, mạnh ai nấy làm, không còn ai nghe ai.

Sự ảnh hưởng của hai ông Mười-Anh đối với Đảng cộng sản Việt Nam cũng giống như một người cha, người mẹ đối với những đứa con không ưa nhau. Dù không ưa nhau, bất đồng với nhau nhưng khi cha, mẹ còn nằm đó thì chúng cũng không nỡ "huynh đệ tương tàn" làm đau lòng cha mẹ nhưng khi cha mẹ khuất núi rồi thì chúng chẳng còn sợi dây tình cảm nào để níu kéo. Sát phạt để tranh giành quyền lợi sẽ rất khốc liệt. Nên nhớ Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ là một tổ chức chính trị đúng nghĩa, chính quyền cộng sản tồn tại vừa như là một chế độ phong kiến (mà Ban chấp hành trung ương đảng là hoàng thân quốc thích) vừa như một băng đảng maphia mà quyền lực tuyệt đối nằm trong tay các "bố già" như Mười-Anh (trước đây là Duẩn-Thọ). Việc ra đi của hai "bố già", là "huyền thoại cuối cùng" (như lời ông Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh) khiến nội bộ đảng cộng sản vô cùng bối rối và lúng túng, trong trường hợp không lấy được quyết định đồng thuận thì cũng không còn ai để "tham khảo" ý kiến hay làm "trọng tài". Một người chịu nhiều thiệt thòi nhất khi hai ông Mười-Anh mất đi đó là cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được xem như là truyền nhân của Lê Đức Anh, ông Dũng sẽ gặp nhiều khốn khó trong giai đoạn tới với các đồng chí của mình. May mắn cho ông Dũng là ông Trọng đột nhiên bị đổ bệnh nếu không việc ông "nhập kho" sẽ là điều khó tránh.

Công việc duy nhất của ông Trọng bây giờ, nếu ông có thể làm, là chuyển giao quyền lực cho người kế nhiệm, đây là một nhiệm vụ vô cùng nan giải. Cũng như hai ông Mười-Anh, ông Trọng là sợi dây mong manh kết nối ban lãnh đạo đảng cộng sản, ít nhiều ông cũng là "biểu tượng" của sự đoàn kết và thống nhất trong đảng. Khi ông Trọng còn ngồi đó thì ít nhất các quyết định của ông không bị các phe nhóm lợi ích khác chống đối dữ dội. Chiến dịch "đốt lò" của ông đã tống hàng chục ông tướng công an, quân đội và một ủy viên Bộ chính trị (Đinh La Thăng) vào lò là nhờ thế. Việc bắt doanh nhân Phạm Nhật Vũ cũng đã gây ra một cơn địa chấn trong giới tài phiệt Việt Nam. Tuy nhiên, như chúng tôi đã nhận định, "chống tham nhũng" là một hành động "tự sát" vì "ta đánh ta". Việc ông Trọng bị đột quị sau vụ bắt giữ Vũ đã gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận về quyền lực và sức mạnh của giới tài phiệt Việt Nam.

Không ít người cho rằng sau khi ông Trọng đổ bệnh và "bị loại khỏi vòng chiến đấu" thì cái lò chống tham nhũng của ông sẽ bị tắt. Không có chuyện đó vì không có việc "chống tham nhũng" nào ở đây mà chỉ là các cuộc sát phạt trong nội bộ đảng cộng sản. Các cuộc thanh trừng này sẽ tiếp tục với một cường độ mạnh mẽ và khốc liệt hơn nhiều. Bằng chứng là ông cựu Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kỷ luật cùng với ông Đô đốc hải quân Nguyễn Văn Hiến và ông Trung tướng Tư lệnh quân khu 9 Nguyễn Hoàng Thủy.

Trong Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2 chúng tôi có nhận định rằng việc chuyển hóa từ một chế độ độc tài đảng trị sang chế độ độc tài cá nhân trị là chặng đường bắt buộc trên con đường đào thải của các chế độ độc tài mà Việt Nam không là một ngoại lệ. Ông Nguyễn Tấn Dũng đáng ra đã trở thành một nhà độc tài nhưng rồi bị thất bại dưới tay ông Nguyễn Phú Trọng, tuy nhiên ông Trọng không có năng lực của một nhà độc tài. Dù ai lên thay thế ông Trọng thì người đó buộc cũng phải làm một nhà độc tài cứng rắn nếu không muốn bị tiêu diệt. Bộ máy sàng lọc khắc nghiệt của đảng cộng sản đã loại hết những người có bản lĩnh để chỉ còn lại những khuôn mặt mờ nhạt và kém cỏi trong ban lãnh đạo tối cao.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không bao giờ ủng hộ bất cứ một phe nhóm nào trong đảng cộng sản trừ trường hợp những người hay phe nhóm đã dứt khoát lựa chọn dân chủ và có quyết tâm thay đổi thể chế chính trị từ độc tài sang dân chủ. Việc phân tích nội tình Đảng cộng sản Việt Nam dưới cái nhìn của các thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên giúp cho người dân Việt Nam thấy được căn bệnh ung thư của họ đã hết thuốc chữa để rồi từ đó người dân ý thức được sự cần thiết của một giải pháp mới thay thế cho giải pháp cộng sản trong nay mai. Đảng cộng sản Việt Nam không thể sửa chữa mà chỉ có thể thay thế bằng một liên minh dân chủ bao gồm một vài tổ chức chính trị dân chủ đối lập với các lực lượng cấp tiến dứt khoát lựa chọn dân chủ trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam.

Đánh bại độc tài (ở đây là độc tài cộng sản Việt Nam) chỉ là một bước trên con đường dân chủ hóa đất nước. Cứu cánh của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không phải là bỏ điều 4 hiến pháp hay chỉ dừng ở mục tiêu đánh đổ đảng cộng sản như ý kiến của một số cá nhân và tổ chức ở hải ngoại mà cứu cánh (mục đích cuối cùng) của chúng tôi là xây dựng một nền dân chủ thực sự cho Việt Nam. Để làm được việc đó thì từ nhiều năm nay chúng tôi đã tập trung xây dựng cho mình một lộ trình dân chủ hóa đất nước mà chúng tôi gọi đó là Dự án chính trị : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2. Đồng thời chúng tôi cũng tập trung xây dựng và đào tạo một lực lượng cán bộ nòng cốt cho tổ chức, đây là những người có hiểu biết, có kiến thức và hiểu rõ về lộ trình xây dựng dân chủ cho Việt Nam theo như Dự án chính trị mà chúng tôi đã đề nghị.

Nếu không có một Dự án chính trị rõ ràng và khả thi cho đất nước thì không thể thuyết phục được người dân thay đổi. Nếu không có một đội ngũ cán bộ nòng cốt để thực hiện dự án đó thì cũng không thể xây dựng được dân chủ cho Việt Nam. Quán tính của chế độ độc tài rất mạnh, nếu không có những người dân chủ thật sự thì không thể thiết lập một thể chế dân chủ. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên hiểu rõ điều đó nên đã dành tất cả cố gắng để hoàn thành hai nhiệm vụ khó khăn đầu tiên đó là xây dựng một Dự án chính trị cho đất nước và xây dựng một đội ngũ nhân sự chính trị thật sự có năng lực và hiểu biết sâu rộng về chính trị và quản trị quốc gia. Ngoài ra chúng tôi vẫn đang bền bỉ kiên trì thuyết phục người dân Việt Nam đón nhận giải pháp "dân chủ đa nguyên" mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đề nghị. Chúng tôi tin rằng nếu đa số người dân tin tưởng và ủng hộ thì Việt Nam sẽ sớm có dân chủ.

Việc "trình diễn", phô trương một cách ồn ào và tốn kém các vụ quốc tang vừa qua không che giấu được sự khủng hoảng bên trong của đảng cộng sản. Vấn đề khiến chúng tôi lo lắng nhất không phải là đảng cộng sản vẫn còn mạnh mà là các lực lượng dân chủ Việt Nam chưa kịp chuẩn bị khi đất nước sang trang. Trong giai đoạn chuyển tiếp đó nếu không có sự chuẩn bị và không có kế hoạch rõ ràng thì có thể gây ra nhiều đỗ vỡ trầm trọng và hỗn loạn cho đất nước, và cho cả những người cộng sản. Vì vậy chúng tôi thiết tha và chân thành kêu gọi trí thức và người dân Việt Nam nên tìm hiểu để ủng hộ cho một vài tổ chức chính trị đối lập dân chủ đứng đắn để làm giải pháp cho giai đoạn chuyển tiếp của đất nước.

Việt Hoàng

(06/05/2019)

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm
Trang 1 đến 8