Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phải chăng đó là hệ lụy của một nền quản trị quốc gia thiếu sự cạnh tranh của một đất nước cả trăm triệu dân, nhưng vẫn quen thuộc câu cửa miệng : "Đảng và Nhà nước lo" ?

gieo1

Đã có đảng và nhà nước lo !

Lướt một vòng các trang báo điện tử, các newfeed trên Facebook những tuần lễ đầu tháng ba, có lẽ thấy nhiều nhất vẫn là câu chuyện của cô giáo ở La Gi và câu chuyện về nước mắm. 

Bên bàn cà phê, giới trẻ cũng ít nhiều bàn luận về nước mắm kèm vẻ hoài nghi trình độ của các quan chức Hà Nội. Bởi, "nước mắm", một từ mà tự điển Larousse vẫn giữa nguyên là "nuoc mam", với giải thích là cá được ủ muối cho ra một dung dịch gọi là "nước mắm". Nay thì các quan chức Hà Nội lại đưa ra một định nghĩa khác, "nước mắm" là sự pha trộn giữa các loại hóa chất tạo mùi, màu, chống mốc, hương nhân tạo, chất điều vị và thành phần được gọi là "tinh nước mắm". Còn hiểu thế nào là "tinh nước mắm" thì không có giải thích.

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình. Thế nhưng vì sao người lao động dường như ít quan tâm hơn so chuyện xì căng đan tình dục của cô giáo ở La Gi, Bình Thuận ? Phải chăng đó thuộc nhóm vấn đề liên quan "Đảng và Nhà nước" lo ?

Nhiều ý kiến cho rằng với thuyết âm mưu, "Đảng và Nhà nước" muốn cậy truyền thông đẩy mạnh những tình tiết kịch tính trong vụ "vòng tay học trò" ở một trường phổ thông trung học xứ biển Bình Thuận. Thời điểm này, về đối ngoại, "Đảng và Nhà nước" đang phải đối mặt với các phiên giải trình về nhân quyền tại Uỷ ban nhân quyền Liên Hợp Quốc. Thế nhưng xem ra lại có hiệu ứng ngược, khi mang so sánh câu khẩu hiệu huấn thị trước đây thường được treo ở nhiều lớp học về "sánh vai được với các cường quốc năm châu được hay không…". Bởi cách nào để sánh vai, khi giáo dục lại sản sinh ra những ‘cổ máy cái’ là cô giáo trong ‘vòng tay học trò’, còn thầy giáo thì ấu dâm như chuyện ở trường tiểu học Lương Thế Vinh, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh… 

Với một nền giáo dục dường chừng cứ mãi tuột dốc như vậy, có phần nguyên do từ một số quan chức đã không làm đúng bổn phận của mình. Bởi nếu làm đúng, thì nước mắm phải là cá, chứ không phải là hóa chất pha chế, đóng chai rồi quảng cáo, tăng chiết khấu để bán đầy ở chợ. Bởi nếu làm đúng, thì với các vụ án có dấu hiệu hình sự như ‘vòng tay học trò’, như thầy giáo ấu dâm, cưỡng dâm học trò…, cơ quan thực thi pháp luật phải vào cuộc ngay từ đầu, chứ không phải vì mục đích đẩy lên để ‘pha loãng dư luận’ cho một sự kiện chính trị nào đó, rồi thả nổi cho dư luận mặc tình dèm pha.

Nhiều khi lại chẳng có thuyết âm mưu nào ở đây. Trong chuyện nước mắm, ý kiến cho rằng liệu có thể gọi thứ nước chấm như Masan đang sản xuất từ pha chế các loại hóa chất, là nước mắm hay không ? ; hay đó là hành vi của nước chấm mang tên nước mắm để đánh lừa người tiêu dùng ? Đó là thứ nước mắm giả cầy ? 

"Có lẽ vậy, nếu không thì các quan chức Hà Nội đâu có làm đủ mọi cách để cho ra đời bộ tiêu chuẩn nước mắm đánh đồng sản xuất thủ công nước mắm nhà thùng gồm cá, muối với thứ nước pha hóa chất cùng ‘tinh nước mắm’ nhưng vẫn đường hoàng gọi là nước mắm !". Một chuyên gia hóa thực phẩm của trường Đại học Khoa học, nhận xét. Thứ nước mắm hóa chất này lại đang được bảo kê bằng bộ tiêu chuẩn chất lượng mà "Đảng và Nhà nước" nhăm nhe ban hành.

Phê phán vậy thôi chứ thật tế thì Việt Nam là xứ ngoại lệ, cái gì cũng có thể giả. Giả trở thành thật. Giả trở thành "chính qui", thành "lãnh đạo". Còn những cái thật, học thật làm sao bằng "học giả" kiểu đó… Kiểu như mai này nước mắm thật, truy ra từ bộ tiêu chuẩn mà các quan chức sắp đưa ra, các nhà thùng có thể ‘phạm’ đủ thứ qui cách. Người làm nước mắm cha truyền con nối hơn hai trăm năm qua, có thể bị ‘hầu tòa’ như chơi…

"Người ta sống ở quê, người ta ăn từ nhỏ với mùi nước mắm đó. Cho nên khi lớn lên người ta vẫn nhớ cái mùi nước mắm thơ ấu. Đi đâu xa, người ta ngửi cái mùi nước mắm, là người ta nhớ ngay. Bây giờ những người Việt xa xứ, cũng cả 3 triệu người chứ đâu có ít, họ cũng từng ăn nước mắm, và đang ăn nước mắm… Chẳng lẽ bây giờ họ ngửi cái mùi nước mắm công nghiệp để mà nhớ quê... Nước mắm đủ mọi miền, đều có thể xuất ra nước ngoài, và đều có thể đáp ứng được cái nhu cầu ẩm thực, và cả cái nhu cầu tình cảm của những người Việt xa xứ !". Chuyên gia hóa thực phẩm, thạc sĩ Vũ Thế Thành, chia sẻ kèm tuyên bố chắc nịch như vậy.

Nếu có một nền tảng giáo dục tử tế, chắc chắn các quan chức Hà Nội không vì ‘lợi ích nhóm’ để mà đưa ra những chính sách mặc kệ dân tình ta thán. Phải chăng đó là hệ lụy của một nền quản trị quốc gia thiếu sự cạnh tranh ; của một đất nước cả trăm triệu dân, nhưng vẫn quen thuộc câu cửa miệng : "Đảng và Nhà nước lo" ?

Trúc Mai

Nguồn : VNTB, 17/03/2019

Published in Diễn đàn

Hãy học cách "làm người" thay vì "làm bánh", hỡi các hiệu trưởng ơi !

Bản tin của tờ Tuổi Trẻ đăng ngày 27 tháng 12 năm 2018 tuy ngắn nhưng có khả năng kéo dài suy nghĩ của người đọc. Nó liên quan tới nền giáo dục nước nhà cũng như hé lộ mặt trái của cái được gọi là "phần thưởng" dành cho các chức sắc trong ngành :

"Nhằm đa dạng môn nghề phổ thông trong trường học cũng như học phần dinh dưỡng, ngày 27/12 hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh đã đến nhà máy bánh ở đường Đồng Minh, Thành phố Cao Hùng, Đài Loan tiếp xúc, học cách làm bánh dứa.

banh0

Các hiệu trưởng trường Trung học phổ thông tại Thành phố Hồ Chí Minh học trải nghiệm làm bánh dứa để mang về cho học sinh, làm phong phú học phần dinh dưỡng. (Ảnh: Thảo Thương)

Mỗi thầy, cô được nhận nguyên liệu gồm nhân dứa, bột mì, trứng, bơ. Các hiệu trưởng thực hiện theo hướng dẫn kỹ thuật làm bánh và cho vào 3 khuôn.

Sau 20 phút khi bánh đã nướng chín, thầy cô thưởng thức, mang sản phẩm và công thức về cho trường, cho học trò".

Theo thông tin của Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh thì hiện có 131 trường Trung học phổ thông và 6 trường chuyên trên toàn thành phố và nếu thông tin của báo Tuổi Trẻ chính xác thì gần 200 hiệu trưởng có mặt trong chuyến đi này. Với gần hai trăm hiệu trưởng sang Đài Loan chỉ để học làm một môn bánh dứa thì liệu có phải Sở Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh xem thường phụ huynh học sinh của nó một cách quá lộ liễu hay không ?

Nhìn bản tin chi tiết người đọc không khỏi ngạc nhiên về tư duy của Sở Giáo dục khi xác định thành phần dinh dưỡng dứa, trứng, bơ và bột mì có trong chiếc bánh dứa tại thành phố Cao Hùng đáng phải mang hai trăm hiệu trưởng sang để học rồi về truyền lại cho thầy cô giáo khác dạy cho học sinh trong các trường. "Sau 20 phút khi bánh đã nướng chín, thầy cô thưởng thức, mang sản phẩm và công thức về cho trường, cho học trò". Quả thật chưa thấy quốc gia nào xài tiền dân một cách phung phí như vậy, tốn tiền vé máy bay, nơi ăn chốn ở cho hai trăm con người để mang về mấy cái bánh dứa mà bất cứ chợ quê nào của Việt Nam cũng đều có bán.

Bánh Việt Nam không đủ tiêu chuẩn dinh dưỡng chăng ? Vậy thì các vị Tiến sĩ ngành hóa sinh đâu không xăn tay áo lên làm một nghiên cứu về vấn đề này mà lại để nhọc công các vị hiệu trưởng đáng kính của chúng ta phải lặn lội sang tận xứ Đài mà học bài học làm bánh vậy ?

Ngành Giáo dục bộ chưa đủ xấu hổ về chuyện của Hiệu trưởng ấu dâm đồng tính Đinh Bằng My hay sao lại vẽ ra thêm chuyện đi Đài Loan học làm bánh, một thứ bánh mà bất cứ ai cũng có thể học tại Việt Nam trong vòng hai giờ đồng hồ. Các chức sắc của Sở Giáo dục muốn ban thưởng cho thuộc hạ thì hiếm gì cách sao lại mang cái cách mà ai cũng có thể thấy ngay là "kệch cỡm" tới mức chỉ cần nghĩ tới cũng đủ thấy tư duy của quý vị suy dinh dưỡng tới mức nào.

Nếu báo chí Đài Loan chia sẻ tin này thì thật là....nhục nhã cho ngành giáo dục Việt Nam không biết lấy gì mà chứa cho hết.

Thay vì gửi các hiệu trưởng sang Đài Loan học cách điều hành ngôi trường của mình, cách theo dõi kết quả giảng dạy, cách xét đoán năng lực học sinh, làm sao tăng hiệu quả của việc dạy và học.....thì lại học cách làm bánh. Hỡi các ngài hiệu trưởng quý vị có nhục không khi ngồi 6 giờ đồng hồ trên máy bay như những du khách hạng nhất chỉ để học môn học dành cho phụ nữ trong tiết mục nữ công gia chánh ?

Quý vị không xấu hổ chút nào hay sao khi nhận tấm vé máy bay sang Đài Loan như một tờ giấy thông hành đi về nơi mà quý vị không hề được dạy khi ngồi dưới mái trường từ tiểu học tới đại học rồi chuyên ngành sư phạm. Có bài học nào dạy quý vị nam nhi lại đi học làm bánh như phụ nữ ? Trong khi các kỹ năng khác quý vị mù tịt và nếu có gợi ý được đi học dài ngày thì ai trong quý vị cũng thoái thoát ?

Chính quý vị chứ không ai khác đã và đang tiếp tay cho sự rơi tự do của ngành giáo dục mà câu chuyện học làm bánh này chỉ là một thí dụ rất nhỏ. Nhỏ nhưng nó minh họa toàn diện tư cách, khả năng, tư duy và cả hành vi của quý vị khi mang trọng trách của một hiệu trưởng.

Khi ngồi trên máy bay trở về Việt Nam, có bao giờ quý vị nghĩ rằng những điều mà quý vị "học" được từ xứ Đài sẽ được truyền dạy lại cho học sinh trong ngôi trường của quý vị và chúng sẽ áp dụng kinh nghiệm này trong cuộc đời chúng hay không, nhất là những nam sinh không hề biết nấu một nồi cơm giúp mẹ ?

Có bao giờ quý vị cắn rứt về đồng tiền mà một bà bán hàng rong cắn răng đóng cho quý vị để đi học những thứ mà bà ấy dư sức dạy cho quý vị ?

Có bao giờ quý vị nghĩ rằng câu chuyện đi học của quý vị sẽ là trò cười cho mọi người và ngay cả gia đình quý vị nếu có ai còn chút liêm sĩ sẽ lắc đầu cho cái ghế mà quý vị đang ngồi ?

Nếu những cái "có bao giờ" ấy được quý vị nghĩ tới thì nền giáo dục nước nhà sẽ không tồi tệ như hiện nay. Không lẽ vì thấy nó tồi tệ quá không phương cứu vãn mà quý vị buông tay mặc cho Bộ giáo dục đưa đẩy ra sao thì ra vì quý vị nghĩ rằng mình chỉ là một con tốt thí trong cái hệ thống chằng chịt này ? Và quý vị chỉ im lặng ngửa tay nhận đồng lương cũng như những bổng lộc khác mà họ bố thí cho quý vị để đẩy con cái chúng tôi vào con đường phi giáo dục ?

Cái bánh dứa Đài Loan góp phần làm cho câu chuyện giáo dục thêm dày sau khi hàng trăm ngàn câu chuyện khác đầy ắp trong tâm trí người dân. Đầy nhưng chưa tràn, tới khi nó tràn thì quý vị còn nhiều cơ hội đi học những khóa "làm người" chứ không phải làm "hiệu trưởng" nữa.

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 31/12/2018 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

Viễn cảnh nào cho nền Giáo dục Việt Nam sau bao vết nhơ ? (RFA, 28/12/2018)

Có thể nói năm 2018 kết thúc với nhiều vụ việc tiêu cực trong ngành Giáo dục bị công luận lên án mạnh mẽ. Tuy vậy vào những ngày cuối năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới và kể ra nhiều hy vọng tốt đẹp vào tương lai.

giaoduc1

Trường Duy Ninh, giáo viên chủ nhiệm và em học sinh bị tát. Edited

Viễn cảnh mới này ra sao trong mắt các chuyên gia, nhà giáo và các bậc phụ huynh ?

Lạc quan lẫn hoài nghi

Chiều 27/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới được mô tả là theo hướng hiện đại, tinh gọn, đảm bảo chất lượng, tích hợp cao ở các lớp dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên bằng cách giảm đi số môn học, tiết học, và kiến thức kinh viện ; mặt khác tăng cường dạy học phân hóa – tự chọn.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên trường Đại học Bách Khoa Sài Gòn, hiện sinh sống tại Pháp cho biết cảm nhận của ông :

Nếu thực sự xảy ra như thế thì đây là một điểm tốt. Nhiều người đã phàn nàn rằng việc học ở Việt Nam ở cấp Tiểu học và Trung học quá nặng khiến các em lên tới Đại học thì đuối sức. Thứ hai nữa là các em học thì nhiều, nhưng thực sự có nhiều môn vô ba. Thứ ba là chương trình học của các em ở bậc Trung học thì tạm gọi đều đi vào một luồng khiến cho nhiều em không hứng thú.

Bộ Giáo dục và Đào tạo nói với truyền thông trong nước rằng chương trình mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích hóa hoạt động người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà xã hội kỳ vọng.

Chúng tôi liên hệ một giáo viên của một trường tư nhân hiện đang áp dụng chương trình giáo dục của Phần Lan cho học sinh tại Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á, và được người này nhận xét :

Khi mình nói phát triển kỹ năng, phẩm chất thì phải có những kỹ năng gì, phẩm chất gì. Phẩm chất thì liên quan đến tự thân, kỹ năng thì liên quan đến cách làm việc với người khác. Nếu mọi người không nói rõ thì sẽ khó xây dựng chương trình.

Truyền thông trong nước cho biết chương trình mới sẽ phân rõ giai đoạn giáo dục cơ bản từ lớp 1 tới lớp 9, và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến lớp 12. Mục đích nhằm phân luồng mạnh sau trung học cơ sở để trung học phổ thông tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng.

Khi đặt vấn đề về việc phân chia giai đoạn giáo dục, người giáo viên tiếp tục bày tỏ sự hoài nghi.

Không biết mọi người chia như vậy để giải quyết vấn đề gì. Nếu như thay đổi dựa theo một vài mô hình tiên tiến mà không có vấn đề giải quyết cụ thể thì sẽ khó vì mình không biết điều chỉnh khác nhau. Mỗi chương trình giáo dục sẽ có vấn đề riêng.

Hành xử vô giáo dục

Năm 2018 đánh dấu nhiều vụ bê bối Giáo dục tại Việt Nam. Có thể điểm qua như vụ cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy trừng phạt học sinh bằng cách yêu cầu các học sinh cùng lớp tát mỗi người 10 cái vào mặt ; vụ bộ sách "Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục" của Giáo sư Hồ Ngọc Đại bị dư luận phản đối ; vụ gian lận điểm thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông ở các tỉnh phía Bắc ; hay gần đây nhất là vụ Hiệu trưởng Đinh Bằng My dâm ô hàng chục nam sinh.

Một bà mẹ trẻ chia sẻ với chúng tôi sự bi quan hoàn toàn của cô đối với chương trình mới của Bộ Giáo dục.

giaoduc2

Pano tuyên truyền cho người dân rằng xâm hại tình dục trẻ em là tội ác. AFP photo

Từ việc giáo viên không có đạo đức cho đến việc những người làm trong giáo dục không có đạo đức thì dạy ai, ra chính sách gì ? Tôi không tin. Bây giờ tôi không tin vào cái thay đổi của Bộ này nữa thì tôi sẽ cố gắng đưa con tôi ra nước ngoài đi học. Hoặc tôi có thể dạy nó ở nhà, rồi nó có thể đi học tập ở nước ngoài, tham gia kỳ thi tuyển quốc tế gì đó, không cần đến cái tiêu chí của Bộ Giáo dục Việt Nam nữa.

Giải thích về điểm cốt lỗi gây ra những tiêu cực Giáo dục, Giáo sư Phạm Minh Hoàng dẫn chứng Khoản 1 Điều 3 trong Luật Giáo Dục Việt Nam 2005 quy định "Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng". và ông nhấn mạnh :

Tất cả những cái đó tôi chung quy vào một mối thôi, đó là cơ chế của đất nước chúng ta như thế. Một khi chúng ta không giải quyết được cơ chế mà để ý thức hệ ràng buộc, ‘vòng kim cô’ trên đầu thì chúng ta đừng nghĩ gì xa hơn.

Dường như có cùng quan điểm với Giáo sư Hoàng, một nam phụ huynh học sinh bày tỏ sự bất bình :

Tôi không chấp nhận được chuyện để con tôi đi học mà được dạy phải tát bạn mình. Chừng nào thay đổi chế độ thì tôi nghe Bộ Giáo dục nói chuyện.

Viễn cảnh nào cho nền Giáo dục Việt Nam ?

Vấn đề cải cách giáo dục là đề tài được giới trí thức cũng như quan chức chính phủ thường xuyên bàn bạc để tìm hướng đi. Tại phiên chất vấn và trả lời trước Quốc hội vào sáng 6/6, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh phải đầu tư giáo dục chất lượng cao bằng cách nhập các chương trình, giáo trình đào tạo của các nước tiên tiến. Hôm 26/8, đích thân ông Nhạ dẫn đầu đoàn công tác sang Phần Lan để tìm hiểu kinh nghiệm giáo dục.

Trái ngược với quan điểm giáo dục của Hà Nội, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nhắc tới triết lý giáo dục của chế độ Việt Nam Cộng Hòa và khẳng định.

Triết lý giáo dục rất ‘nhân bản’ của con người là đủ rồi. Chúng ta không nhất thiết phải chạy theo một cái khuôn khổ, khuôn mẫu nào cả. Nghe người ta nói sẽ mang sách lược giáo dục của nước ngoài về thì tôi thấy đây là chuyện hơi khôi hài. Tôi nghĩ con người Việt Nam đủ sáng suốt và đủ thông minh để tìm ra một hướng đi giáo dục ở Việt Nam.

Đánh giá về tương quan giữa giáo dục và xã hội trong tương lai, người thầy đang áp dụng chương trình của Phần Lan nhận định :

Trong tương lai và ngay thời điểm bây giờ mọi người đều thấy là ngành mới và nghề mới sinh ra liên tục, và hệ thống giáo dục không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước khác cũng không đáp ứng được yêu cầu của công việc mới rồi. Nếu như mình vẫn còn dạy theo định hướng nghề nghiệp cũ thì sẽ đào tạo ra một thế hệ không đủ kỹ năng đòi hỏi công việc cho tương lai.

Người thầy chia sẻ cách tiếp cận giáo dục của Phần Lan cho học sinh dựa trên 3 tiêu chuẩn : kiến thức nền tảng, kỹ năng và phẩm chất thế kỷ 21 như tính tò mò, tính sáng tạo, tính tự đánh giá bản thân, tính kiên định… và anh nhấn mạnh :

Thật ra là Việt Nam trễ hơn không phải một nhịp mà là hai nhịp rồi. Có nghĩa là mấy bạn nhỏ Việt Nam thậm chí còn không biết nghề mình thi vào là cái gì. Định hướng nghề trong chương trình mới có thể sẽ giải quyết, nhưng dù vậy thì vẫn trễ so với tốc độ phát triển ngành nghề.

Cũng theo anh, các bậc phụ huynh Việt Nam và các nước Đông Á vẫn nặng tâm lý ‘thành tích’, điểm số mà thiếu cái nhìn đa dạng trong tiềm năng của trẻ em.

******************

Lãnh đạo tuyên giáo cảnh báo đảng viên không đăng bài nói xấu đảng trên mạng (RFA, 29/12/2018)

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng hôm 29/12 lên tiếng cảnh báo tình trạng đảng viên viết bài trên mạng xã hội hoặc đưa tài liệu cho người khác viết bài trái với quan điểm của Đảng.

giaoduc3

Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, phát biêu tại hội nghị Tổng kết công tác tuyên giáo 2018 ở Hà Nội hôm 29/12/2018 Courtesy Tạp Chí Tuyên Giáo

Ông Thưởng phát biểu điều này tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2018, chỉ khoảng 3 ngày trước khi Luật An ninh mạng vốn bị nhiều chỉ trích của Việt Nam đi vào hiệu lực vào ngày 1/1/2019.

phát biểu kết luận tại hội nghị, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh lại lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói trước đó về nhiệm vụ quan trọng của ban là đấu tranh bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng ; đấu tranh phản bác hiệu quả đối với những luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch.

Người đứng đầu Ban Tuyên giáo nói ban cần phải đấu tranh hiệu quả, quyết liệt, mạnh mẽ với tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị củ cán bộ đảng viên, nhất là tình trạng viết bài trên mạng xã hội hoặc đưa tài liệu cho người khác viết bài trái với quan điểm của Đảng.

Nói về an ninh mang, ông Võ Văn Thưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển lực lượng đấu tranh trên mạng, ngăn chặn và triệt phá kịp thời mọi âm mưu của các thế lực thù địch. Ông nói "internet giờ đây không còn chỉ là một khái niệm công nghệ, môi trường công nghệ mà đã trở thành một miền chiến sự mới, nơi mà cuộc đấu tranh trong lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hoá diễn ra mạnh mẽ".Người đứng đầu Ban Tuyên giáo cho biết hiện các cán bộ, đảng viên người nào cũng dùng smartphone, facebook nhưng chủ yếu chỉ vào đọc tin tiêu cực chứ ít truyền đi thông tin tích cực. Vì vậy, ông khuyến khích mỗi người dùng smartphone mỗi ngày gửi cho nhau một tin tốt sẽ làm cho môi trường trên internet tích cực hơn.

Cũng trong cùng ngày 29/12, nhiều báo ở Việt Nam đăng bài liệt kê các nhóm hành vi được cho là vi phạm Luật An ninh mạng sắp đi vào hiệu lực. Đáng chú ý trong các hành vi bị cấm theo luật mới là đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyền truyền chống Nhà nước, tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối, an ninh, gây rối trật tự công cộng.

Các tổ chức nhân quyền quốc tế, Mỹ và Châu Âu trước đó đã lên tiếng cảnh báo Luật An ninh mạng Việt Nam góp phần bóp nghẹt quyền tự do biểu đạt của người dân, gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh của các doan nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.

Liên quan đến những lo ngại đảng viên viết bài nói xấu Đảng, đi sai đường lối của Đảng, hôm 25/10, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có kết luận đề nghị xem xét kỷ luật Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công Nghệ, Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức vì những vi phạm nghiêm trọng là không chấp hành quy định của Đảng, có hành vi chống đối va tự diễn biến. Ông Chu Hảo bị kết luận là đã có những bài viết, phát ngôn trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng. Đến giữa tháng 11, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương quyết định khai trừ đảng với giáo sư Chu Hảo.

Trước đó, sau khi có kết luận kỷ luật với giáo sư Chu Hảo, nhiều nhân sĩ và trí thức trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối vì cho rằng kết luận không có căn cứ. Một loạt các trí thức, đảng viên lâu năm bao gồm giáo sư Chu Hảo ngay sau đó đã quyết định bỏ đảng.

*******************

Sáu người giết và ăn voọc sống bị khởi tố (RFA, 28/12/2018)

Sáu người đàn ông giết, ăn óc sống một con voọc và phát video trực tiếp trên mạng xã hội hôm 17/11 đã bị khởi tố và cấm đi khỏi nơi cư trú với cáo buộc ‘vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.’

giaoduc4

Sáu người đàn ông giết, ăn voọc sống tại cơ quan điều tra. Courtesy of Báo Hà Tĩnh

Công an huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh cho truyền thông biết tin trên hôm 27/12.

Sáu người đàn ông bị khởi tố gồm Phan Trọng Sơn (1973), Thái Kim Hồng (1967), Thái Văn Sáng (1977), Phan Văn Hợi (1983), Thái Đình Quy (1960) và Thái Vinh Quang (1959.) Sáu bị can đều trú tại huyện Hương Khê và Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Thông tin ban đầu cho biết vào ngày 17/11, ông Phan Trọng Sơn bẫy và bắt được một con voọc chà vá chân nâu tại vườn quốc gia Vũ Quang và bán cho ông Thái Kim Hồng với giá 1,1 triệu đồng.

Sau đó ông Hồng rủ các bị cáo còn lại giết con voọc để làm mồi nhậu và phát tán video trên mạng xã hội qua tài khoản của ông Phan Văn Hợi.

Tuy vụ việc xảy ra từ 17/11, nhưng đến 27/12 sáu người đàn ông nói trên mới bị bắt giữ. Một công an nói với hãng tin AFP rằng cần thời gian để họ tìm ra các nghi phạm liên quan.

‘Voọc ăn lá’ là một trong những loài thú bị liệt vào danh sách nguy cấp nhất trên thế giới và chỉ được tìm thấy ở phía Bắc của Việt Nam. Việt Nam cũng là nơi sinh sống của các loài có nguy cơ tuyệt chủng khác, bao gồm rùa mai mềm khổng lồ sông Hồng, linh dương núi Saola và khỉ mũi hếch.

AFP nói các nhà phê bình cho rằng luật bảo vệ, bảo tồn đã không được thực thi một cách hiệu quả khiến nạn săn trộm vẫn tiếp tục không được kiểm soát, tạo ra nguy cơ biến mất các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng trong nước cũng như ở nước láng giềng Trung Quốc.

Gần đây, mạng xã hội cũng lan truyền hình ảnh một người Việt Nam cầm hai con chim Hồng Hoàng quý hiếm đã bị giết và vặt lông.

Thói quen sử dụng động vật hoang dã xuất phát từ quan niệm những vật đó có khả năng chữa những chứng bệnh ; đặc biệt là những bệnh nan y cho con người. Đơn cử như xương hổ được nấu thành cao để trị chứng nhức xương, sừng tê giác chữa bệnh yếu sinh lý của nam giới…

Ngoài ra những động vật quí hiếm còn được cho là những món đặc sản thường được những thành phần có những nguồn thu nhập khủng chi để chứng minh đẳng cấp trong xã hội của họ.

Tình trạng đó khiến công tác bảo tồn các loài động vật quí hiếm tại Việt Nam trở nên khó khăn dù chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nước tài trợ… bỏ ra khá nhiều kinh phí để tuyên truyền cho công tác này.

****************

Cùng máu đỏ da vàng, nỡ nào buông lời cay nghiệt (Tiếng Dân, 30/12/2018)

152 đồng bào bỏ tổ quốc ly hương, đúng sai ai cũng đều biết cả. Luật pháp đương nhiên phải tuân thủ, nhưng thấy tội, thấy thương hơn là đáng trách. Năm cùng tháng tận, ai chẳng muốn sum vầy !!!

giaoduc5

Một số du khách Việt Nam mất tích ở Đài Loan đã được tìm thấy - Ảnh CNA / vietnamplus.vn

Hàng triệu đồng bào khác bỏ quê hương vượt biển ra đi, âu cũng là con đường họ chọn lựa. Tại sao phải luận đúng sai.

Cũng hàng triệu đồng bào khác từ Bắc, Trung vào Nam kiếm sống, ở một góc nhìn nào đó cũng là ly hương đấy thôi. Cũng quê hương bỏ lại, cũng nhớ nhung, day dứt và khắc khoải, nào có khác gì ?

Hèn nhát, nhược tiểu nhưng lại sĩ diện và đồng bóng, nghịch lý ấy luôn có trong tâm thế những con người dẫn dắt, luôn có trong hệ thống giáo dục quốc dân. Bởi thế, cho nên khi người lớn thốt ra, mới có những câu từ sặc mùi hồng vệ binh : bỏ trốn là làm nhục quốc thể.

Lấy một cái mơ hồ để gán cho một sự việc hiện hữu, lấy một giá trị quá lớn để áp đặt cho những con người bé nhỏ, khổ đau là cách nghĩ của những người không có nhiều kinh nghiệm sống hoặc bột phát nhất thời. Nhất định không phải cách hành xử của người từng trải, học thức và bao dung.

Lấy cái ấm êm bình yên của mình để nhìn thân phân lênh đênh của người khác như những kẻ không phải đồng bào thì lại càng đáng trách. E rằng, tư duy và tầm nhìn có nhiều phần hạn chế.

Hàng tỷ đô kiều hối tăng đều hàng năm, vẫn quay về tổ quốc đấy thôi, sự trở về như thế là vô cùng cảm động, là quê hương vẫn luôn đau đáu ở trong tim. Đấy mới là quê hương, là tổ quốc. Nhất định, tổ quốc không thể là thứ đãi bôi hoặc tuỳ tiện thốt ra theo kiểu đầu môi chót lưỡi đơn thuần.

Chối bỏ quê hương hay quê hương chối bỏ ? Với những con người gạt nước mắt xuống tàu, điều ấy, thiết nghĩ chẳng cần phải luận bàn.

Nhục quốc thể chỉ có thể là Thủ Thiêm, Văn Giang, hay những nơi tiêu cực, tham nhũng tràn lan mà tất cả vẫn bế tắc chưa có lối thoát. Là ngân sách bị mất đi hàng tỷ đô la bởi những loại người cơ hội, đạp lên mồ hôi nước mắt đồng bào để vơ vét cho đầy túi tham.

Nhục quốc thể nhất định phải là bà con ngư dân bị đâm chìm tàu, bị đánh đuổi ngay tại ngư trường của mình, có chủ quyền hợp pháp mà không dám một lời, dù chỉ là nhẹ nhàng phản đối.

Nhiều nỗi nhục như thế đã một lần nào được lên tiếng ? Cũng chưa một lần được gọi đúng tên. Đấy mới là cái sự đê hèn, bạc nhược. À mà đã đê hèn và bạc nhược thì họ bợ đỡ cường quyền và chỉ trích đồng bào cũng hợp lý thôi nhỉ. Thượng đội hạ đạp luôn có trong tâm thế nhiều người, thôi thì họ chọn cách ấy, ta biết phải làm sao ?

Quê hương mà cay nghiệt thế thì quê hương có giá trị gì đâu. Kẻ tiểu nhân, luôn vật vã với nỗi nhục, còn người quân tử thì vẫn cứ bao dung, muôn đời là vậy. Dù bên kia Thái Bình Dương hay bất kể chân trời nào thì vẫn ngóng về quê nhà với tình yêu vô tận trong tim, chưa bao giờ phai nhạt.

Nguồn : FB Chất Lượng Sống

******************

16 người Việt bị bắt ở Đài Loan vì gian lận viễn thông (RFA, 29/12/2018)

Hãng tin CNA của Đài Loan hôm 29/12 trích nguồn tin từ Cơ quan Điều tra tội phạm (CIB) của nước này hôm 28/12 cho biết đã có 16 người mang quốc tịch Việt Nam bị bắt giữ cùng với 3 người Đài Loan ở miền trung nước này hồi đầu tuần rồi vì nghi ngờ có gian lận viễn thông.

giaoduc6

Nhân viên Cơ quan Xuất nhập cảnh Đài Loan dẫn 3 người đàn ông (đeo khẩu trang) bị cho là những người du lịch Việt Nam bỏ trốn hôm 28/12/2018 - Hình minh họa. AFP

Theo CIB, 14 người trong số này là những lao động Việt bỏ trốn ở Đài Loan, hai người còn lại là khách du lịch giả dạng là những người đã bỏ trốn khỏi các nhóm du lịch đến Đài Loan.

Đây được coi là vụ án đầu tiên liên quan đến gian lận qua biên giới tại Đài Loan có liên quan đến các công nhân người Việt, theo CIB.

Theo các bằng chứng mà CIB thu thập được, nhóm gian lận này đã lấy khoảng 15 triệu Đài tệ, tương đương 490.700 đô la từ 200 nạn nhân trong vòng 3 tháng qua.

Theo CIB, các thành viên người Việt gọi các cuộc điện thoại qua internet đến những người bất kỳ ở Việt Nam, giả vờ là các nhân viên chính phủ Việt Nam. Những kẻ tòng phạm ở Việt Nam chịu trách nhiệm thu tiền từ các nạn nhân.

Published in Việt Nam

Thật ra bức tranh toàn cảnh của ngành giáo dục Việt Nam dưới chế độ độc tài do đảng cộng sản lãnh đạo đã nhem nhuốc từ lâu lắm rồi chứ không phải bây giờ. Nhưng phải nói năm nay là một năm mà những vụ bê bối về đạo đức của những con người mang danh nhà giáo, hoặc làm việc trong ngành giáo dục, càng bung bét ở "tầm cao mới", khiến dư luận không khỏi phẫn nộ.

giaoduc1

Thí sinh làm thủ tục tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh : Nhật Nam

Những năm trước, báo chí đã đưa tin những vụ cô giáo, bảo mẫu bạo hành trẻ, thậm chí có trường hợp làm trẻ phải tử vong. Những vụ việc như vậy khá nhiều, chì cận google cụm từ "bảo mẫu, cô giáo mầm non bạo hành trẻ" là ra hàng loạt.

Lớn hơn một chút ở bậc tiểu học, trung học cô sở, trung học phổ thông là những vụ thầy đánh trò, trò đánh thầy, học trò, cả nam lẫn nữ, đánh nhau chửi nhau ; cô giáo xúc phạm học sinh đến mức uất ức phải tự tử : "Bị cô giáo xúc phạm, một học sinh nhảy lầu tự tử ?", VOV, chuyện xảy ra năm 2012 với một nữ sinh lớp 12A7 (SN 1994, trú tại xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình), "Nam sinh lớp 7 treo cổ, gia đình tố cáo nhà trường", VietnamNet, chuyện xảy ra năm 2013 ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh)… Những chuyện bê bối như thầy giáo gạ tình nữ sinh, học sinh bị lạm dụng tình dục, thậm chí bị cưỡng hiếp vì những người kẻ không xứng đáng làm thầy, như vụ ở tỉnh Phú Thọ, năm 2010 ("Thầy giáo dạy toán hại đời nữ sinh lớp 10", báo Dân Trí), Thanh Hóa, năm 2014 : ("Thầy giáo "yêu râu xanh" hại đời nữ sinh 16 tuổi", báo Người Lao động), Thanh Hóa, năm 2015 ("Nữ sinh 14 tuổi 2 lần bị thầy giáo cưỡng bức", báo Đất Việt) v.v…

Một trong những vụ việc gây chấn động xã hội nhất là vụ ông Sầm Đức Xương, nguyên hiệu trưởng trường Trung học phổ thông Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang, mua dâm một số học sinh từ 13 đến 17 tuổi. Đáng nói hơn, có những em không chỉ bán dâm cho hiệu trưởng mà còn bị ép bán cho người khác theo sự chỉ dẫn của ông Sầm Đức Xương. Trong phiên sở thẩm lần hai vào tháng 3 năm 2010 ông Sầm Đức Xương đã bị tuyên 9 năm tù giam. Việc xét xử vụ án cũng làm lộ nhiều nghi vấn về các quan chức tỉnh có liên quan đến vụ án, trong đó có ông Nguyễn Trường Tô, Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Giang.

Nghĩa là đạo đức của ngành giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã rớt xuống đáy từ lâu rồi, có lẽ chỉ là do tần suất các vụ scandal trong ngành giáo năm nay dày đặc hơn thôi.

Càng ngày dư luận càng được nghe/đọc/chứng kiến những "ông thầy, bà cô" hoàn toàn không có phẩm chất đạo đức, tính cách, tư cách phù hợp của một nhà giáo, nhưng lại đứng lớp và có những hành vi vô cùng phản giáo dục, hay thậm chí vô đạo đức, đối với học trò của mình.

Đầy dẫy những câu chuyện thầy cô bạo hành học sinh về mặt tinh thần, tâm lý lẫn thể chất :

Mắng chửi học sinh, học viên bằng những từ ngữ thô tục, cãi tay đôi với học viên v.v… như vụ cô giáo một trung tâm dạy tiếng Anh xưng mày tao, chửi học viên là "óc lợn" vì không chịu nộp phạt 100, 000, sau đó mới vỡ lẽ ra cô giáo này chỉ có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán ("Mạt sát học viên 'mặt người óc lợn' : Đừng biến giáo dục thành cái chợ",Tiền Phong). Và nhiều vụ việc khác "Đắng lòng những vụ thầy cô chửi mắng học sinh gây sốc dư luận", Dân Việt.

Trừng phạt học sinh bằng những biện pháp cực kỳ phản giáo dục :

Cô giáo trường tiểu học An Đồng (An Dương, Hải Phòng) bắt một em học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng "Cô giáo Hải Phòng phạt học sinh lớp 3 uống nước giặt giẻ lau bảng vì nói chuyện riêng trong lớp", báo Thời Đại.

Cô giáo trường Trung học cơ sở Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình trừng phạt học sinh bằng cách để cho các bạn khác trong lớp tát vào mặt tổng cộng 231 cái, đáng nói hơn trước đó cô từng nhiều lần sử dụng biện pháp phản giáo dục này ("Ba tháng làm chủ nhiệm lớp, cô giáo "tặng" học trò hơn 900 bạt tai ?"). Và từng có hành vi bạo hành học sinh ở trường cũ - trường Trung học cơ sở Hải Ninh ("Tiết lộ bất ngờ về cô giáo phạt học sinh 231 cái tát ở Quảng Bình", Tin Mới)…

Sự việc này chưa kịp lắng xuống thì lại "Xôn xao giữa Thủ đô, học sinh lớp 2 bị cô giáo phạt tát 50 cái ?", xảy ra tại trường tiểu học Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội…

Thầy cô thiếu đạo đức còn thể hiện qua nhiều vự việc khác như "Sóc Trăng : Hiệu trưởng mầm non tham ô hơn nửa tỉ đồng tiền ăn của trẻ", Một Thế Giới ; Đà Nẵng : "Khởi tố cựu hiệu trưởng ăn chặn tiền của học sinh mầm non", báo Giao thông ; Hậu Giang, Hiệu trưởng, giáo viên "Xén suất ăn sáng của trẻ mẫu giáo, lấy tiền chia nhau", Đất Việt…

Những vụ lạm dụng tình dục, kể cả cưỡng hiếp học sinh vẫn xảy ra nơi này nơi khác, nhưng gây shock mới nhất là vụ ông Hiệu trưởng trường Phổ thông dân tộc nội trú Trung học cơ sở Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ bị tố cáo lạm dụng tình dục hàng chục nam sinh trong nhiều năm liền ("Rùng mình lời tố cáo hiệu trưởng ép hàng loạt nam sinh quan hệ tình dục", Tuổi Trẻ)… Hiện tại, tay Hiệu trưởng đồi bại này đã bị bắt để điều tra.

Từ tất cả bức tranh xám xịt này của ngành giáo dục, đã làm nổi lên những vấn đề rất đáng phải suy nghĩ :

1. Tại sao những con người có ăn có học, được đào tạo để trở thành những nhà giáo, những viên chức trong ngành giáo dục, lại có thể hành xử vô đạo đức, vô lương tâm, tàn ác và cực kỳ thiếu hiểu biết về giáo dục, về pháp luật như vậy ?

Do "đầu vào" : sự lựa chọn không nghiêm túc, rành mạch, công minh khiến một số người không đủ phẩm chất, năng lực làm nghề giáo hoặc làm viên chức ngành giáo dục (không loại trừ những trường hợp con ông cháu cha, chạy chức, chạy "ghế"…) nhưng vẫn lọt vào ?

Với những người bạo hành học sinh, có phần do những bức bối trong đời sống hàng ngày dồn nén lại và không biết trút vào đâu bèn trút lên đầu những đứa trẻ vô tội, những học sinh của mình ?

Trong cả hai trường hợp : bạo hành hay lạm dụng tình dục học sinh, là do bản thân họ không hề có ý thức tôn trọng trẻ/học sinh, và coi thường pháp luật ?

2. Khi sự việc xảy ra, điều khiến dư luận thêm phần phẫn nộ không chỉ là sự dối trá của bản thân người làm nên hành động sai trái vô đạo đức, mà cả sự bao che, vô cảm, vô trách nhiệm những người xung quanh.

Như vụ cô giáo trừng phạt học sinh bằng cách cho các học sinh khác tát 231 cái (trong đó cái cuối cùng là của chính cô giáo), trước đó đã từng sử dụng biện pháp tương tự với nhiều học sinh khác nhưng nhà trường vẫn làm lơ, khi phóng viên tới điều tra về vụ 231 cái tát, bà Hiệu trưởng còn yêu cầu đừng làm lớn chuyện sợ ảnh hưởng tới tiếng tăm của nhà trường ! Sau đó bà Hiệu trưởng này còn cho các em học sinh làm bản khai về việc đã tát bạn với những câu hỏi chủ yếu nhằm giảm nhẹ sự việc, chứ không phải vì mục đích khảo sát như bà phân bua !

Trong vụ tay Hiệu trưởng lạm dụng tình dục hàng chục nam sinh trong nhiều năm trời, và theo như lời kể của các nạn nhân thì có vẻ như một số thầy cô giáo cũng đoán biết nhưng tại sao họ lại im lặng ? Thậm chí đáng kinh sợ hơn là có thể có những sự tiếp tay, đồng lõa ở mức độ nào đó. ("Giáo viên không vô can nếu biết hiệu trưởng xâm hại học sinh", VietnamNet), "Cái xấu tồn tại bởi sự vô tâm, vô trách nhiệm của giáo viên", Người Lao Động). Chỉ vì sợ mất việc, sợ ảnh hưởng đến thành tích của trường mà họ mặc kệ cho các em bị hành hạ hay sao ? Nếu chuyện đó xảy ra với chính con em họ thì họ sẽ cảm thấy như thế nào ?

3. Sau bao nhiêu năm, giáo dục xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chứng tỏ là một nền giáo dục thất bại hoàn toàn. Song nếu không đi tìm nguyên nhân từ gốc rễ, thay đổi tận gốc rễ thỉ sẽ chẳng ăn thua gì-đó là một nền giáo dục không đặt Con Người lên trên hết, không dạy làm Người trước khi dạy kiến thức, không dạy cho con người lòng tự trọng, sự tự chủ, tự do-nên mới sinh ra bao thế hệ con người không biết và không dám phản ứng với cái sai, cái xấu. Một nền giáo dục dối trá, hoàn toàn thiếu vắng tính nhân bản, nên đã tạo ra những con người gian dối, vô cảm, thậm chí tàn ác, vô lương tâm.

Riêng việc không giáo dục kỹ càng về giới tính để học sinh biết cách tự bảo vệ mình, thật ra cũng là nằm trong việc không đặt học sinh/con người lên trên hết, không dạy cho học sinh biết tôn trọng chính mình.

4. Nếu nhìn vào những người đứng đầu ngành giáo dục xã hội chủ nghĩa lâu nay thì phải nói thật là chả có gương mặt nào có đủ tâm đủ tầm, nhưng ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục đương nhiệm thì quả là một nhân vật mà từ thần thái, lời ăn tiếng nói, cho tới hành động hoàn toàn không xứng đáng với cương vị. Cũng như các quan chức Việt Cộng khác, ông Phùng Xuân Nhạ cũng bằng cấp đầy mình : giáo sư, tiến sĩ ngành Kinh tế, chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước. Giáo sư mà nói ngọng không thèm sửa ! Bị tố cáo có các hành vi đạo văn và đăng bài ở các tạp chí giả khoa học, đạo văn của người khác, lũng đoạn Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước khi vào tháng 10/2016, với tư cách Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước, ông Nhạ ký quyết định công nhận mình đạt chuẩn giáo sư chuyên ngành kinh tế !

Nhiều người đã lên tiếng kêu gọi ông Nhạ từ chức. Nhưng tất nhiên, cũng như bao nhiêu quan chức khác, như ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kia hay bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức, ông Nhạ vẫn ung dung tại vị !

Nhìn vào người đứng đầu như thế thì giáo dục Việt Nam không nát mới là lạ. Và năm sau, năm sau nữa, khả năng rất cao là chúng ta lại sẽ đọc thấy những câu chuyện tổi tệ tương tự hoặc hơn, của ngành giáo dục trong bức tranh toàn cảnh nhem nhuốc chung của nhiều lĩnh vực khác ở Việt Nam.

Song Chi

Nguồn : RFA, 19/12/2018 (songchi's blog)

Published in Diễn đàn
jeudi, 06 décembre 2018 09:43

Chuyện cái quần !

Ông Nguyễn Quc Hùng – chng bà Dương Ngc Ánh – đã thay mt v xin li thy giáo H Văn Khánh, giáo viên trường Trung hc cơ s Trn Huỳnh, ti mt bui hp vi đy đ các bên được cho là có liên quan : Ban Giám hiu trường Trung học cơ sở Trn Huỳnh, Hi Ph huynh huynh học sinh trường Trung học cơ sở Trn Huỳnh, Phòng Giáo dc - Đào to thành ph Bc Liêu, chính quyn phường 7 thành ph Bc Liêu.

caiquan1

Ông Nguyễn Quc Hùng công khai xin lỗi thầy Khánh. Ảnh VTC News

Ngoài việc xin li thy giáo Khánh, ông Hùng còn xin li tt c giáo viên, ph huynh, hc sinh ca trường Trung học cơ sở Trn Huỳnh, các viên chức Phòng Giáo dc – Đào to thành ph Bc Liêu (1)...

Sở dĩ ông Hùng phi thay mt v đng ra xin li Ban Giám hiu trường Trung học cơ sở Trn Huỳnh, Hi Ph huynh hc sinh trường Trung học cơ sở Trn Huỳnh, Phòng Giáo dc – Đào to thành ph Bc Liêu, chính quyn phường 7, thm chí c chính quyn thành ph Bc Liêu, do nhng nơi này đt nhiên được xác đnh là các bên có liên quan, phi hp ti, hp lui, ch đo xuôi, ch đo ngược vì bà Ánh – v ông Hùng nhn thc sai, hành x không đúng đi vi mt… cái qun !

Ông Hùng và bà Ánh có một cô con gái đang là hc sinh lp 9 trường Trung học cơ sở Trn Huỳnh. Sau bui hc sáng 30 tháng 11, ái n ca h đ quên mt cái qun trong hc bàn. Bui chiu, hc sinh nào đó đem cái qun b b quên y đt lên bàn giáo viên. Khi thy giáo Khánh vào lớp, nhìn thy cái qun, không xác đnh được ch, ông yêu cu hc sinh b nó vào thùng rác.

Chiều hôm sau, ái n ca ông Hùng, bà Ánh tìm thy giáo Khánh đ hi thăm v cái qun ca cô. Nghe thy giáo Khánh tr li ông đã ra lnh cho hc sinh bo nó vào thùng rác, cô lẳng lng b v… Ch mt tiếng sau, ông Hùng gi đin thoi cho thy giáo Khánh, yêu cu thy giáo Khánh h mt bc hnh kim ca hc sinh đã đem qun ca con gái ông đt lên bàn giáo viên và buc cha m hc sinh đó… đn qun ! Thy giáo Khánh từ chi va vì yêu cu đó thái quá, va vì chính ông là người yêu cu hc sinh đem qun ca ái n ông Hùng, bà Ánh b vào thùng rác.

Bởi thy giáo Khánh không đáp ng yêu cu ca mình, ông Hùng yêu cu thy giáo Khánh ra quán cà phê nói chuyn. Phi sinh hoạt vi lp mà mình làm ch nhim, thy giáo Khánh hn ông Hùng ung cà phê vào trưa 3 tháng 12... Trưa hôm y, ông Hùng không đến như đã hn, v ông thay chng nói chuyn phi trái vi thy giáo Khánh. Sau cuc nói chuyn, bà Ánh đưa lên trang facebook của mình mt video clip ghi li bn phút trò chuyn vi thy giáo Khánh – người mà bà nhn đnh là… "thy giáo biến cht".

Ngay sau đó, người ta chuyn cho nhau xem clip y, mng xã hi tiếng Vit sôi lên sùng sc nhưng thiên h không ch trích thy giáo Khánh như bà Ánh… mong. Bà Ánh không dè chính bà tr thành tâm ca trn bão mà mc đ cung n càng lúc càng ln. Trong vòng chưa đy mt ngày, có ti 18.000 người vào trang facebook ca bà Ánh ch trích bà vô giáo dc, thm chí không ít người da s trng trị bà nếu bà không xin li thy giáo Khánh… Bà Ánh vi vàng rút clip xung nhưng s cung n không gim.

Chi nhánh Bạc Liêu ca Vinaphone (doanh nghip thuc Tp đoàn Bưu chính Vin thông Vit Nam – VNPT) – ch mà bà Ánh t gii thiu trên facebook là nơi làm việc ca mình – vi vàng thông báo : Nhân viên Dương Ngc Ánh đã chm dt hp đng lao đng t ngày 20/10/2017 vi Trung Tâm Kinh Doanh VNPT – Bc Liêu theo quyết đnh s 178/QĐ –TTKD –BLU-THNS. Mi vn đ liên quan VNPT Vinaphone – Bc Liêu không qun lý (2).

Ngoài việc kêu gi nhau ty chay Vinaphone, người s dng mng xã hi còn thông báo vi nhau gc gác ca bà Ánh. Hóa ra bà Ánh không phi thường dân, bà là ái n ca ông Dương Ngc n, cu Tnh y viên, cu Giám đc S Xây dng Bc Liêu – nhân vt vốn chng xa l gì vi công chúng vì liên tc vi phm pháp lut t năm này (3) đến năm khác (4) nhưng vn ung dung ti v cho đến ngày ngh hưu, hưởng nhàn.

Chuyện cái qun không còn là chuyn gia gia đình bà Ánh vi thy giáo Khánh. Cũng có th vì thế mà chính quyền thành ph Bc Liêu nhp cuc, h giúp cha bà Ánh chuyn li xin li đến thy giáo Khánh và yêu cu Phòng Giáo dc và đào to thành ph Bc Liêu, Ban Giám hiu và Hi Ph huynh hc sinh trường Trung học cơ sở Trn Huỳnh t chc… kim đim bà Ánh (5).

Bà Ánh đã xin lỗi thy giáo Khánh trên trang facebook ca bà (6). Các bên t xem là có liên quan đã t chc cho chng bà xin li thy giáo Khánh và nhng người, nhng nơi có liên quan thêm mt ln na. Chuyn cái qun dường như đã xong và xét v bn cht, cách xử lý chuyn cái qun theo kiu y chng khác gì… cái qun, thành ra s còn vô s nhng trường hp tương t như chuyn cái qun.

***

Nếu tôn trng người khác c khía cnh đo đc ln pháp lut, chc chn ông Hùng và bà Ánh không ngang ngược ti mc đòi phải có ai đó chu trách nhim v vic ái n ca mình quên ri mt… qun ! Nếu tôn trng người khác c khía cnh đo đc ln pháp lut, chc chn bà Ánh không ch đng lăng m người khác nơi công cng, ch đng ghi toàn b ni dung lăng m ri khoe trên facebook, khyến khích mi người góp li lăng m.

Tuy nội dung lăng m làm nhiu người cm thy không th chu được (khng đnh vi thy giáo Khang rng giá tr b đ ông mc trên người không bng giá tr cái qun mà ái n ca bà đ quên, rng khi ông không có ý thức gi gìn cái qun y mà yêu cu hc trò b nó vào thùng rác thì ông là th… nhà giáo biến cht) nhưng vi bà Ánh thì đó là đương nhiên, rt đích đáng vi đi tượng tuy cũng là người như bà nhưng không th sánh ngang hàng vi bà và gia đình.

Luật Hình s Vit Nam có ti "làm nhc người khác" nhưng ch đo ca chính quyn thành ph Bc Liêu : Phòng Giáo dc và đào to thành ph Bc Liêu, Ban Giám hiu và Hi Ph huynh hc sinh trường Trung học cơ sở Trn Huỳnh phi t chc… kim đim bà Ánh đã vô hiu hóa chuyện truy cu trách nhim hình s ca bà. Da vào đâu mt cơ quan công quyn cho phép mình ch đo h thng giáo dc trc thuc t chc kim đim… mt ph huynh vì ph huynh y hành x sai trái ?

Tại sao xem thường, chà đp phm giá người khác, lăng m, hành hung người khác tr thành bình thường ti Vit Nam ? Vì danh d, nhân phm, sc khe, tính mng ca con người là chuyn nh. Khi h thng chính tr, h thng công quyn xem nhng yếu t va k là nh thì theo thi gian, đa s công chúng cũng không còn xem đó là chuyện ln. Đo đc, quan h gia con người càng ngày càng ti t, đáng bun khi đi t đó và càng ngày càng tut sâu xung đáy cũng t đó.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 06/12/2018

Chú thích :

(1)  https://tuoitre.vn/chong-nu-phu-huynh-xin-loi-thay-giao-ho-van-khanh-20181205164707938.htm

(2) https://www.facebook.com/baclieu.vnpt.vn/posts/2190914797626580?__tn__=-R

(3) https://nld.com.vn/phap-luat/giam-doc-so-xay-dung-bat-tuan-phap-luat-202566.htm

(4) https://laodong.vn/xa-hoi/so-xay-dung-bac-lieu-bung-bit-sai-pham-86133.bld

(5) https://tuoitre.vn/tp-bac-lieu-hop-vu-phu-huynh-an-thua-du-phu-huynh-sai-hoan-toan-20181204215742738.htm

(6) https://www.facebook.com/anhngoc.duong.3597/posts/2193697504181442

Published in Diễn đàn
mercredi, 05 décembre 2018 23:17

Tát tai học sinh, lấy phiếu tính nhiệm

Hai vụ tát học sinh liên tiếp : Sư phạm Việt Nam cần môn 'ứng xử' (BBC, 05/12/2018)

Trong khi vụ việc tát học sinh 231 cái ở Quảng Bình vẫn chưa kịp lắng xuống, thì mới đây nhất lại có thông tin một trường tiểu học ở Hà Nội cũng áp dụng hình phạt này.

giaoduc1

Học sinh lớp sáu tại lễ khai giảng ở Hà Nội

Cụ thể là một học sinh lớp 2 tại Trường tiểu học Quang Trung bị phạt 50 cái, nhưng sau khi bị tát 20 lần thì em khóc lớn nên cô giáo cho dừng lại.

Vụ việc lại gây thêm bức xúc cho dư luận về tình trạng giáo viên bạo hành học sinh.

Đánh giá vụ việc tát học sinh 231 cái ở trường Trung học cơ sở Duy Ninh tại Quảng Bình, thầy giáo nổi tiếng tố cáo tiêu cực giáo dục Đỗ Việt Khoa đề nghị rằng để giải quyết tình trạng bạo hành học sinh, thì ngành giáo dục Việt Nam cần có các môn "ứng xử".

Vụ tát học sinh, theo ý kiến của ông Khoa là "vụ việc rất lớn của ngành giáo dục Việt Nam".

Nguyên nhân từ sự ác tâm ?

Theo ông Khoa, có ba nguyên nhân dẫn đến vụ việc trên.

"Thứ nhất là nói chung giáo viên chúng tôi chịu nhiều áp lực thi đua từ nhà trường và từ cả gia đình học sinh khiến cho nhiều người không kiểm soát được bản thân, trở nên bực bội về trút lên các em học sinh".

Thứ hai, là "bản chất một số người có ác tâm. Người hiền lành tốt tính thì không thể để cho các học sinh tát nhau 230 cái được. Tôi cho rằng giáo viên này có biểu hiện của sự ác tâm".

Và cuối cùng, ông cho rằng "người Việt nói chung có nhược điểm là hay lạm dụng quyền lực, gây ra một sự tha hóa. Thầy cô trên lớp coi mình có quyền lực rất lớn, bắt nạt cả phụ huynh, đánh học sinh bằng đòn roi, khủng bố tinh thần với những lời nói cay nghiệt".

Thầy giáo Khoa cho biết tình trạng bạo hành học sinh này đã xảy ra từ lâu, "từ hồi tôi còn đi học đã có cảnh giáo viên đánh mắng học sinh" nhưng nhờ có công nghệ điện thoại, Internet nên các vụ việc này nhanh chóng bị phát hiện hơn.

Theo ông Khoa cần phải tuyên truyền, đồng thời xử phạt những người vi phạm nghiêm trọng để răn đe và có các quy định bằng văn bản.

"Cũng cần khuyến khích học sinh tự bảo vệ mình, tự bảo vệ bạn trước các hành vi bạo lực học đường. Và phải thay đổi quan niệm tư duy 'thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi'".

giaoduc2

Học sinh - hình minh họa

"Chúng ta nên dạy học sinh bằng sự yêu thương, nhân bản nhất chứ không phải bằng bạo hành".

Cần đào tạo ứng xử trong sư phạm ?

Xét về giải pháp mang tính hệ thống, ông Khoa cho rằng cần phải có bộ môn ứng xử trong các trường sư phạm để dạy cho các giáo viên tương lai cách ứng xử và các quy phạm pháp luật, và tùy từng tình huống cư xử cho khôn khéo.

"Không thì giờ cứ mỗi người một kiểu. Người thì ghi sổ đầu bài, người thì bắt chép phạt, người thì nặng nề hơn là đánh đập học sinh, dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, và quyền trẻ em".

Còn xét trong vụ việc cụ thể này, thì theo ông Khoa, thì "chỉ nên đình chỉ công tác một năm, hạ bậc lương và sau đó xem xét lại".

"Truy tố, khởi tố thì cũng có thể nhưng có nặng quá không ? Nó không phù hợp lắm với văn hóa phương Đông, cần có sự khoan dung độ lượng".

Cụ thể vụ việc

Vụ việc tát học sinh 231 cái đã gây ra nhiều sự phẫn nộ trong dư luận trong tuần qua. Hôm 19/11, một học sinh lớp 6 bị cô giáo Nguyễn Thị Phương Thủy phạt bị bạn học tát 230 cái vì "nói tục".

Quá bức xúc, học sinh nam này buột miệng nói "Em ghét cô" và bị cô Thủy tát.

Em học sinh sau đó nhập viện và bị chuẩn đoán bị thương phần mềm, khó khăn trong việc mở miệng và ăn uống. Tinh thần em cũng hoảng loạn, sợ hãi đến trường.

Sau đó, báo chí trong nước còn phát hiện ra bà Thủy đã thực hiện hình phạt này với ít nhất bảy học sinh khác trong lớp, với tổng số cú tát lên đến khoảng 900 cú tát.

Hôm 25/11, bà Thủy thừa nhận việc tiến hành hình phạt này lấy lý do áp lực thành tích của nhà nước và vì lớp bà chủ nhiệm là lớp cá biệt với các học sinh bướng bỉnh.

Hôm 26/11, Công an huyện Quảng Ninh ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, làm rõ hành vi Hành hạ người khác của bà Thủy.

Đến hôm 28/11, bà Thủy nhập viện vì bị "hoảng loạn tinh thần, sức khỏe kiệt quệ", theo báo Zing. Trước đó bà đã bị nhà trường đình chỉ 15 ngày.

Tuy nhiên vụ việc vẫn chưa đi đến hồi kết khi hiệu trưởng Phạm Thị Lệ Anh tiến hành cuộc khảo sát với 23 học sinh có mặt hôm đó, với các câu hỏi như :

"Em tát vào bạn N. mạnh hay nhẹ ?" "Khi bị tát bạn N. có khóc không ?" "Sau khi tát bạn N., cả lớp có sợ hãi, bật khóc không ?"

Câu hỏi gây thêm nhiều bức xúc trong dư luận, vì các em bị yêu cầu trả lời khảo sát mà không có sự giám sát của phụ huynh.

Cụ thể luật sư Lê Văn Luân cho rằng cần phải khởi tố thêm. Ông cho rằng việc ban giám hiệu trường thực hiện hành vi "lấy lời khai và cưỡng buộc học sinh khai gian dối" là đủ dấu hiệu hai hai tội cưỡng ép khai bác và cung cấp tài liệu sai sự thật.

******************

Lấy phiếu tín nhiệm Ủy viên Bộ Chính trị : Sân khấu mới, vở diễn cũ ? (RFA, 04/12/2018)

Một vở kịch diễn lại ?

Hội nghị Trung ương lần thứ 9 sắp diễn ra và một công tác chính được cho biết là tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban chấp hành trung ương và thường trực cấp ủy các cấp… Đây là một dấu hiệu tốt hay chỉ là một vở kịch diễn lại ?

giaoduc3

Ảnh minh họa : Biểu quyết tại Hội nghị Trung ương 8 hôm 6/10/2018. Courtesy chinhphu.vn

Đây là lần đầu tiên Ban chấp hành trung ương Đảng cho lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ chính trị trong một Hội nghị trung ương.

Việc lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị Trung ương lần này, được thực hiện theo quy định số 262-QĐ/TW về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội…

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về việc này, ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cho biết :

"Cũng từ lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội, Ban chấp hành trung ương cũng có chủ trương lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên bộ chính trị, ủy viên ban bí thư... Thông qua việc lấy phiếu này, Ban chấp hành trung ương cũng sẽ có cơ sở để đánh giá các thành viên bộ chính trị và ban bí thư, để rồi có cái xem xét quyết định quy hoạch nhiệm kỳ tới".

Ông Lê Văn Cuông cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm các thành viên Bộ chính trị lần này, cũng sẽ tương tự như việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội. Theo ông, đây là quy định chung của Việt Nam cho đến thời điểm này, tức là Trung ương hay Quốc hội cũng đều lấy phiếu giống nhau, với ba mức : tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

giaoduc4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hôm 24 tháng 11 năm 2018. Courtesy of chinhphu.vn

Tại cuộc gặp cử tri quận Hoàn Kiếm, Hà Nội hôm 24 tháng 11 năm 2018, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho cử tri biết sẽ lấy phiếu tín nhiệm đối với các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư… Tuy nhiên, theo ông Trọng, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải để truy trách nhiệm ! ? Ông Trọng cho rằng chỉ căn cứ vào phiếu tín nhiệm mà thay thế cán bộ thì chưa chuẩn xác, mà chủ yếu để răn đe, ngăn ngừa, giáo dục...

Từ Đà Nẵng, Nhà báo Trương Duy Nhất, đưa ra nhận định liên quan vấn đề này :

"Theo như ông Trọng tổng bí thư tuyên bố, thì trung ương đảng sẽ lấy phiếu tính nhiệm của các ủy viên bộ chính trị. Tôi nghĩ không biết hình thức lấy phiếu tín nhiệm như thế nào, chứ nếu giống như lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội thì sẽ không có tác động gì cả. Bởi cái thứ nhất, về hình thức tôi nghĩ cũng như thế thôi, tức là không đưa ra mục tín nhiệm hoặc không tín nhiệm. Mà lại đưa ra mục tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Tức là ba cái là tín nhiệm cả. Thứ nhì, đối với đối tượng có điểm số tín nhiệm yếu nhất, thì tôi thấy nó chẳng tác động gì đến sự cố gắng, để xử lý họ hay tạo cho họ sự phấn đấu cả".

Không tác động gì nhiều ?

Nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra ví dụ vào cuối năm 2013, khi đó lần đầu tiên Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, thì lần đó người có số phiếu tín nhiệm thấp nhất là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tuy nhiên với số phiếu tín nhiệm thấp nhưng ông Dũng vẫn là thủ tướng. Ông nói tiếp :

"Tức là không có một tác động gì cả do bỏ phiếu tín nhiệm. Và sau này ông Dũng cũng trị vì từ 2013 đến 2016 ông mới nghỉ. Và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vừa qua ở Quốc hội cũng thế, người đội sổ có phiếu tín nhiệm thấp nhất, bê bết nhất là ông Bộ trưởng giáo dục Phùng Xuân Nhạ. Nhưng người ta cũng không coi những cái đó để đánh giá ông Phùng Xuân Nhạ. Thậm chí trong buổi làm việc với Bộ giáo dục, ông Nguyễn Phú Trọng còn nói chưa có bao giờ sự nghiệp giáo dục tốt như bây giờ".

Theo Bác sĩ Đinh Đức Long, một Trung tá quân đội đã từ bỏ đảng, hiện sống tại Sài Gòn, thì về hình thức, việc lấy phiếu tín nhiệm ở Quốc hội và lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị ở Hội nghị Trung Ương là như nhau. Ông cho rằng Quốc hội thì hơn 90% là đảng viên, còn Hội nghị trung ương cũng là đảng viên, cho nên về cơ bản cũng là những con người ấy, nên ông nghĩ không có gì khác nhau về bản chất. Tuy nhiên ông Đinh Đức Long nói tiếp :

"Tôi nghĩ trong chế độ độc tài cộng sản này, họ muốn làm gì chả được, có thể họ nói một đường họ làm một nẻo. Như ông Đinh La Thăng đấy, tín nhiệm rất cao, nhưng khi cần kỷ luật khai trừ khỏi đảng, bỏ tù thì họ vẫn làm được, vẫn đúng quy trình, vẫn đúng pháp luật. Cho nên những cái vấn đề chỉ là hình thức, trong chế độ độc tài cộng sản họ muốn làm gì cũng làm được hết, họ muốn làm gì thì mọi cái họ sẽ giải thích theo đấy, dư luận, rồi đài, các tờ báo sẽ nói theo ý đấy. Cho nên mọi cái chỉ là hình thức, chứ bản chất không hề thay đổi".

Cùng quan điểm với Bác sĩ Đinh Đức Long, Nhà báo Trương Duy Nhất cũng cho rằng lấy phiếu tín nhiệm các ủy viên bộ chính trị thì cũng chỉ là hình thức giống như các cuộc bỏ phiếu trong Quốc hội, chứ không tác động gì nhiều. Ông đưa ra nhận định :

"Quốc hội còn như thế huống gì trong đảng, trong Quốc hội thì hơn 90% là đảng viên rồi nhưng cũng có một tỷ lệ nhỏ người ngoài đảng, mà người ta còn cả nể bỏ phiếu như thế, huống hồ trong đảng bỏ phiếu cho nhau. Bây giờ trong đảng, các ủy viên trung ương lẫn nhau, có ông nào dám bỏ phiếu cho các ủy viên bộ chính trị, tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch Quốc hội là tin nhiệm thấp không ? Như thế là chết ngay, mệt ngay với mấy ổng. Tôi nghĩ đó là hình thức chủ nghĩa thôi chứ không có tác động gì cả".

Nhà báo Trương Duy Nhất kết luận, đánh giá qua việc lấy phiếu tín nhiệm là vô nghĩa, nó như hình thức cho vui chứ nó không tác động thực sự gì đối với việc đánh giá chất lượng cán bộ đảng viên theo yêu cầu của bộ máy.

Trung Khang

Published in Việt Nam

Bởi, ông có buồn thêm một vài lần nữa thì cũng chẳng giúp được gì cho ngành giáo dục hiện tại của nước nhà có thể sáng sủa hơn trong tương lai.

Nỗi buồn của ông mấy ngày qua, qua việc một học sinh lớp 6.2 trường Trung học cơ sở Duy Ninh bị tát 231 cái chưa được nguôi ngoai, thì giờ đây một bé trai 4 tuổi đang theo học tại trường Mầm non B Trực Đại (thuộc xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) bị nhốt vào phòng, buộc dây vào người treo lên cửa sổ khiến dư luận vô cùng bức xúc (theo Dân Trí).

treo1

Một bé trai 4 tuổi đang theo học tại trường Mầm non B Trực Đại (thuộc xã Trực Đại, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) bị nhốt vào phòng, buộc dây vào người treo lên cửa sổ

Dù rằng, vụ việc bé trai 4 tuổi đang được xác minh thực hư, nhưng hình ảnh đã chứng minh vụ việc xảy ra trong khuông viên của trường Mầm non B Trực Đại là có thật, và cho dù sau khi đã xác minh bởi bất cứ lý do gì đi nữa thì bộ mặt của ngành giáo dục hiện thời dưới sự quản trị của bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nên gọi là bộ mặt gì đây ?

Sở dĩ, lời kêu gọi ông đừng buồn nữa là vì muốn ông hãy khóc cho thật to và thậm chí ông có thể thét gào chỉ với một câu hỏi duy nhất trong đầu là tại sao ? Tại sao ngành giáo dục dưới sự dẫn dắt của mình lại ra nông nỗi như ngày hôm nay ?

Thét gào xong, ông hãy nhớ lại và khóc tiếp cho thân phận những giáo viên của mình phải nhận thêm nhiệm vụ đi tiếp khách mà ông nghĩ rằng chỉ là vui vẻ thôi. Ông hãy khóc tiếp cho thân phận những em học sinh bị cướp đoạt những xuất vào đại học qua vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình, mà trước đó ông đã báo cáo kết quả kỳ thi trên cả tuyệt vời. Và, nếu ông còn nhớ thì ông hãy khóc tiếp cho thân phận cháu bé Phạm P.A ở Hải Phòng học lớp 3A5 được giáo viên chủ nhiệm cho bé uống một cốc nước vắt ra từ giẻ lau bảng...

Hãy khóc thật nhiều đi ông Nhạ ơi ! Ông khóc cho hết nhiệm kỳ của mình thì tệ nạn trong ngành giáo dục vẫn chưa hết đâu, nhưng ông cần phải khóc cho ngành giáo dục tệ hại của nước nhà hiện thời đã quá cạn kiệt về nhân cách, nhân phẩm, mà lại rơi đúng vào ngành nghề cao quí thuộc nền tảng nguyên khí của quốc gia.

Ông có khóc thêm vài năm nữa cũng không là gì so với tiếng thở dài của người dân lâu nay, và ông có biết sự lo âu đi từ thấp thỏm đến nhói đau trong tim của người dân là gì không ?

Là văn hóa xin lỗi, là ý thức từ chức, dường như là điều tối kỵ trong chính thể hiện tại. Nên ông cần phải khóc, khóc cho chính mình, khóc cho guồng máy sản sinh ra một nền giáo dục quái dị chưa từng có trong lịch sử của dân tộc.

Hải Nguyên

Nguồn : VNTB, 01/12/2018

Published in Diễn đàn

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam lại nhắc đến ‘triết lý giáo dục’ của Việt Nam trong phiên trả lời chất chất vấn Đại biểu quốc hội vào sáng ngày 1 tháng 11, cũng như ông kêu gọi Đại biểu quốc hội góp ý cho Luật Giáo dục sửa đổi.

giaoduc1

Ảnh minh họa : Sinh viên Hà Nội trong "Ngày Trái Đất" 23/3/2013. AFP

Đài RFA ghi nhận ý kiến của giới chuyên gia giáo dục liên quan vấn đề vừa nêu.

"Giáo dục Việt Nam có triết lý của mình"

Cách nay tròn hai năm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong vai trò phụ trách khối văn hóa xã hội, khoa học, giáo dục và đào tạo, đã đăng đàn trước Quốc hội để chia sẻ ý kiến của ông về vấn đề giáo dục với lời khẳng định, và được truyền thông quốc nội trích dẫn nguyên văn "Triết lý giáo dục của Việt Nam trước hết là triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế".

Đài RFA ghi nhận trong buổi trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội vào sáng ngày 1 tháng 11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại những gì ông đã nói trước đó và cho biết thêm Việt Nam cũng nói đầy đủ 5 trụ cột giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) bao gồm học để biết, học để làm việc, học để chung sống, học để khẳng định mình, học để thay đổi bản thân và thay đổi thế giới tốt đẹp hơn.

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Mạc Văn Trang, cựu viên chức làm việc hơn 30 năm ở Viện Khoa học Giáo dục lên tiếng với RFA sau khi nghe phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vào sáng ngày 1 tháng 11 vừa qua :

"Triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay không rõ ràng gì cả. Ông Vũ Đức Đam nói như thế, tức là ông ấy rất bối rối. Ông ấy cũng chẳng có một quan điểm rõ ràng. Ông nhặt được cái gì thì ông nói cái đó. Hiện tại người ta cứ nói linh tinh hết cả, chưa có một cái gì xác định".

Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một giảng viên từng giảng dạy ở Việt Nam và bị Chính quyền Hà Nội cưỡng bức đi Pháp hồi hạ tuần tháng 6 năm 2017 nói với RFA rằng :

"Thật sự mà nói, nếu tóm gọn lại thì chắc là Việt Nam không có triết lý giáo dục. Và nếu như có thì triết lý giáo dục được cô đọng trong Bộ luật Giáo dục năm 2005 cũng như cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam về giáo dục".

"Nền giáo dục bị lạc hậu và lạc đường"

Căn cứ theo Luật Giáo Dục năm 2005 và các đề cương phát triển giáo dục của Việt Nam thì nền giáo dục hiện tại của Việt Nam chủ yếu lấy Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng, đào tạo con người toàn diện về đạo đức lẫn trí tuệ ; nhưng phải trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Vào tháng 11 năm 2017, dư luận trong nước dậy sóng khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đăng đàn phát biểu về triết lý giáo dục của Việt Nam. Trong đó, không ít chuyên gia giáo dục cho rằng triết lý giáo dục của Việt Nam mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đưa ra không phải là triết lý giáo dục.

Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng nêu lên quan điểm của ông về nền giáo dục Việt Nam là một "nền giáo dục không chỉ lạc hậu mà còn lạc đường" vì :

"Cái lạc đường của Việt Nam là chúng ta không đánh giá đúng triết lý giáo dục phù hợp với con người. Giáo dục Việt Nam không phục vụ con người theo cái nghĩa con người tự do, con người nhân văn, con người có hiểu biết, con người có tinh thần phê phán và sáng tạo".

guaoduc2

Sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa Courtesy : Facebook

Tại buổi trả lời chất vấn trước Quốc Hội vào ngày 1 tháng 11, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Đại biểu quốc hội quan tâm đến giáo dục thì nên tham gia các hội thảo để đóng góp vào Luật Giáo dục sửa đổi.

Giáo sư Phạm Minh Hoàng khẳng định với RFA rằng "những điều mà Nhà nước dự tính thay đổi trong giáo dục thì đều vô bổ, một khi họ vẫn giữ những ràng buộc quá nặng nề về chính trị, trung thành với Chủ nghĩa Marx-Lenin. Điều này làm cản trở bước tiến của nhân loại và bước tiến của học sinh sinh viên tại Việt Nam".

Còn Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng tuyên bố :

"Nền giáo dục Việt Nam không có lối ra vì bị lạc đường. Sai thì còn có thể sửa, chứ đi lạc đường mà lại tin tưởng con đường đó đúng thì không bao giờ thoát ra khỏi cái hệ lụy đó được".

Giải pháp nào cho nền giáo dục Việt Nam ?

Đài RFA nêu vấn đề với một số chuyên gia giáo dục, là những người có tâm huyết với nền giáo dục Việt Nam và chúng tôi ghi nhận hầu hết họ cùng đồng quan điểm là Bộ Giáo Dục nên sử dụng chương trình giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, đó là chương trình giáo dục của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, được xây dựng từ thời Chính phủ Trần Trọng Kim năm 1945.

Tiến sĩ Mạc Văn Trang chia sẻ :

"Tôi từng viết một bài nói rằng triết lý giáo dục của Việt Nam nên kế thừa triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, cũng như tinh thần triết lý về văn hóa của Việt Nam là nên đưa ra triết lý dân tộc, nhân bản, khai phóng thì mới đúng bản chất của giáo dục".

Trong năm 2018, qua các trang mạng xã hội, rất nhiều ý kiến của phụ huynh cũng cho biết họ sẽ tìm kiếm bộ sách giáo khoa thời Việt Nam Cộng Hòa trên mạng internet và sẽ tự dạy cho con em mình học theo theo bộ sách này, khi làn sóng phản đối bộ sách Tiếng Việt Lớp 1 Công nghệ Giáo dục rộ lên hồi đầu năm học mới, niên học 2018-2019. Không ít phụ huynh lên tiếng với RFA rằng tiếng mẹ đẻ mà còn không dạy đúng thì họ không thể nào tin tưởng con em của mình sẽ được học những điều hay lẽ phải để làm người.

Vào chiều ngày 3 tháng 11, Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, trong buổi gặp mặt 55 học sinh tiêu biểu ngành giáo dục năm học 2017-2018, đã tuyên bố "Mặc dù nền giáo dục vẫn còn những hạn chế, xã hội còn nhiều mong muốn nhưng nhìn tổng thể giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ".

Qua lời phát biểu vừa nêu, một số trí thức và các chuyên gia giáo dục mà Đài RFA có dịp trao đổi cùng nhận định Luật Giáo dục sửa đổi dù như thế nào thì giáo dục của Việt Nam vẫn mãi tụt hậu với tư tưởng quá lạc quan của ông của ông Nguyễn Phú Trọng.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 06/11/2018

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Việt Nam hứa ‘phát triển quan hệ bền vững’ với Trung Quốc (Người Việt, 04/11/2018)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến Thượng Hải hứa hẹn với Chủ tịch Tập Cận Bình là "luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, ổn định, lành mạnh và bền vững" với Trung Quốc.

vn1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) tiếp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đến dự "Hội chợ nhập khẩu" ở Thượng Hải. (Hình : Tân Hoa Xã)

"Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, ổn định, lành mạnh và bền vững với Trung Quốc, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam". TTXVN tường thuật lại lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc "khẳng định" khi được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp hôm Chủ Nhật, 4 tháng Mười Một, 2018.

Ông Tập Cận Bình tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc nhân dịp ông Phúc sang dự "Hội chợ Nhập khẩu quốc tế Trung Quốc (CIIE) lần thứ nhất" cũng khai mạc ngày 4 tháng Mười Một tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc, trong đó Việt Nam có gian hàng triển lãm các loại nông sản và đồ điện tử.

TTXVN nói ông Phúc "chúc mừng những thành tựu của Trung Quốc đạt được trong 40 năm cải cách mở cửa" và ca ngợi "Vành đai và Con đường" (BRI) theo hướng thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, hỗ trợ các nước đang phát triển trong xây dựng kết cấu hạ tầng và kết nối BRI với triển khai khuôn khổ hợp tác "Hai hành lang, một vành đai" tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Xuân Phúc "đề nghị Trung Quốc mở cửa, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam vào Trung Quốc; có chính sách và biện pháp thiết thực để giảm mức nhập siêu lớn hiện nay của Việt Nam, hướng tới thương mại song phương tăng trưởng ổn định, bền vững" và được ông Tập Cận Bình hứa hẹn "sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam để thương mại hai nước phát triển theo hướng cân bằng, bền vững", TTXVN nói.

Dịp này, TTXVN kể rằng ông Nguyễn Xuân Phúc không quên "đề nghị hai bên tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau ; thực hiện nghiêm túc nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc ; kiên trì giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và khu vực".

Đáp lại, theo TTXVN, ông Tập Cận Bình hứa hẹn "nhất trí cùng Việt Nam duy trì tiếp xúc cấp cao, tăng cường tin cậy chính trị, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác thực chất, mở rộng giao lưu nhân dân, củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống, cùng duy trì hòa bình, ổn định trên biển, tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ hai nước phát triển".

Khác với TTXVN, bản tin vắn tắt của Tân Hoa Xã kể lại là ông Tập Cận Bình khuyên Việt Nam nên hợp tác với Trung Quốc "duy trì hòa bình, ổn định và gia tăng hợp tác trên biển". Nói khác, muốn hòa bình ổn định trên Biển Đông thì không được làm gì trái ý Bắc Kinh.

Khi những lãnh tụ cấp cao của Hà Nội và Bắc Kinh gặp nhau, người ta thấy nội dung nhiều khi được cơ quan thông tấn hai bên tường thuật theo chủ đích tuyên truyền riêng, kiểu ông nói gà bà nói vịt về những điểm cốt lõi liên quan chủ quyền lãnh thổ. Bề ngoài thì vẫn ca tung mối quan hệ đồng chí anh em "núi liền núi, sông liền sông" bền vững không thể nào lay chuyển.

Mới tuần trước, từ ngày 26 đến ngày 28 tháng Mười, 2018, tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam dẫn đầu một phái đoàn tướng lãnh đến Bắc Kinh ca ngợi "quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Trung Quốc đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp, luôn là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước" dù năm giữa ngoái, Bắc Kinh đã dọa đánh chiếm các đảo Trường Sa của Việt Nam chỉ vì đụng đến khai thác dầu khí, dù thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng lại vướng cái vạch "Lưỡi Bò" ngang ngược của Bắc Kinh.

Dù vậy, không một dịp nào là các lãnh tụ của Hà Nội lại không có các lời lẽ "không ngừng củng cố quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế" với Bắc Kinh.

Ngày 27 tháng Chín,  2018, Tổng bí thư Ðảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ca ngợi mối quan hệ với nước cộng sản láng giềng Trung Quốc đang ở những lúc tốt đẹp nhất trong lịch sử bang giao giữa đôi bên khi tiếp ông Triệu Lạc Tế, ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại Hà Nội. (TN)

*******************

Nguyễn Phú Trọng cầm đầu ‘quy hoạch cán bộ’ (Người Việt, 04/11/2018)

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cầm đầu "Ban chỉ đạo Xây dựng quy hoạch Cán bộ cấp chiến lược" để chuẩn bị cài cắm nhân sự cùng phe cánh tiếp nối khi ông ta nghỉ hưu.

vn2

Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam hôm 23 tháng Mười, 2018 (Hình: AFP/Getty Images)

Thông tấn xã chính thức của cộng sản Việt Nam hôm Chủ nhật loan tin tường thuật "Ban chỉ đạo Xây dựng quy hoạch Cán bộ cấp chiến lược" họp để chuẩn bị nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ 2021-2026, tức những kẻ sẽ được cài cắm ở những vị trí đầu đảng và nhà nước khi đại hội đảng đầu năm 2021. Sau đó, hợp thức hóa qua màn biểu quyết chiếu lệ ở quốc hội.

TTXVN nói "Ban chỉ đạo" đó gồm sáu người do ông Nguyễn Phú Trọng cầm đầu gồm "Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban và các ông : Trần Quốc Vượng, ủy viên Bộ Chính trị, thường trực Ban Bí thư ; Phạm Minh Chính, ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, trưởng Ban Tổ chức trung ương ; Tòng Thị Phóng, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội ; Trương Hòa Bình, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ ; Trần Cẩm Tú, bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương".

Cái ban này "tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược một cách bài bản, chặt chẽ", bề ngoài thì được tuyên truyền là "thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, công tâm, đúng quy trình, quy định, bảo đảm cả về số lượng, cơ cấu và nâng cao chất lượng". Trên thực tế, theo truyền thống của đảng cộng sản Việt Nam, phe cánh đương quyền chuẩn bị phe đảng cho nhiệm kỳ kế tiếp để bảo vệ quyền lợi cho mình sau khi nghỉ hưu.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng tăng thêm quyền hành khi nắm cả ghế chủ tịch nước cho thấy ông ta trở thành một trong những nhà độc tài nắm nhiều quyền lực nhất của chế độ Hà Nội, hơn hẳn những tay tổng bí thư những khóa trước.

Ở vị trí Tổng bí thư đảng, ông Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu ủy ban Quân ủy trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng chỉ là phó ; ông ta còn ngồi trong Đảng ủy trung ương của Bộ Công an từ năm 2016. Chính phủ đã có đủ mọi thứ ban bệ, thanh tra chống tham nhũng rồi, ngay ở nhiệm kỳ tổng bí thư đầu, năm 2013, ông Nguyễn Phú Trọng đã "đẻ" ra "Ban chỉ đạo trung ương Phòng chống tham nhũng" đứng đầu một hệ thống chống tham nhũng song hành kèn cựa với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cuối tháng Mười Hai năm ngoái, người ta thấy báo chí trong nước đưa tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến "dự họp" và "chỉ đạo" tại một cuộc họp của chính phủ. Thiên hạ bàn tán rất nhiều về việc ông ta gom dần quyền lực vào tay mình. Ngay sau khi gom cả chức chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng ngồi "chỉ đạo" việc cài cắm các người vào những cái ghế chủ chốt trong đảng và chính phủ, chính thức hóa và công khai ôm trọn gói quyền lực chính trị.

Trong lời phát biểu sau khi thề giữ luôn chức chủ tịch nước, ngày 23 tháng Mười Một, 2018, Tổng bí thư Ðảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong nét mặt sung sướng rạng rỡ "giải bày tâm tư" ra vẻ khiêm tốn rằng ông "lo không biết có hoàn thành được nhiệm vụ không" và "trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn".

Tuy ra vẻ khiêm tốn như thế nhưng ông lại nắm cả "Ban Chỉ đạo xây dựng Quy hoạch cán bộ cấp chiến lược nhiệm kỳ 2021-2026" thì "trình độ, năng lực, sự hiểu biết" của họ có giống ông không, đây là câu hỏi người ta sợ sẽ nhìn thấy.

Một số nhà phân tích cho rằng ông Trọng sẽ tiếp tục mạnh tay đối phó với tệ trạng tham nhũng ngập tràn từ trên xuống dưới. Nhưng một điều ai cũng thấy rõ là các vụ đàn áp các tiếng nói đối lập, phản biện xã hội ngày càng khốc liệt hơn. Hàng chục người dân từ Bắc chí Nam bị vu cho các tội "âm mưu lật đổ…" với các bản án tù thật nặng nề dù họ chỉ dùng mạng xã hội phát biểu ý kiến.

Trong triều đại của ông Trọng, hàng trăm người bị tra tấn nhục hình chết trong đồn công an khi vừa mới bị bắt rồi vu cho người ta "tự tử" để tránh tội giết người. Riêng 10 tháng Năm 2018, ít nhất đã có 10 người bị công an bức tử.

Giàn lãnh đạo do ông và phe cánh đương quyền cài cắm để cầm đầu Việt Nam khi ông ta về hưu năm 2021, hiện có dấu hiệu sẽ phải là những người phải bảo vệ cái chế độ này. "Dứt khoát không đưa vào quy hoạch những người có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, mất đoàn kết, gây rối nội bộ…", TTXVN kể lại cuộc họp nói trên.

Cuộc họp "Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược" diễn ra chỉ vài ngày sau một loạt nhiều đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam nổi tiếng tuyên bố bỏ đảng khi "Ban kiểm tra trung ương Ðảng" loan báo đề nghị "kỷ luật" ông Chu Hảo, giám đốc Nnhà xuất bản Tri Thức, một nhà giáo và một trí thức được kính trọng tại Việt Nam, lấy cớ ông "tự diễn biến", "suy thoái tư tưởng". (TN)

***************

Tổng Trọng : ‘Giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ’ (Người Việt, 05/11/2018)

Ông tổng bí thư đảng kiêm chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tấm tắc tự sướng khi khen rằng "giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ", bất kể những tai tiếng liên tiếp xảy ra.

vn3

Hàng trăm học sinh tại nhiều trường học của huyện Tây Giang có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì bị "cắt chế độ hỗ trợ". (Hình : GDVN)

Chiều ngày thứ Bảy, 3 tháng Mười Một, 2018, theo tờ Giáo Dục Việt Nam tường thuật : "Tại Phủ Chủ tịch, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã gặp mặt 55 học sinh, sinh viên tiêu biểu ngành giáo dục năm học 2017-2018".

Các học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2017-2018 bao gồm "học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và Châu Á năm 2018, đoạt giải Hội Thi Khoa Học Kỹ Thuật quốc tế năm 2018 ; các học sinh tiêu biểu, vượt khó trong học tập, rèn luyện được khen thưởng đột xuất năm học 2017-2018 ; các sinh viên xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học năm học 2017-2018".

Bộ trưởng Giáo dục Phùng Xuân Nhạ mượn cơ hội này để khoe thành tích : "Chất lượng giáo dục phổ thông được quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Chất lượng giáo dục đại học được cải thiện một bước".

Tờ GDVN nói ông Nguyễn Phú Trọng "đánh giá cao những kết quả mà ngành đã đạt được trong thời gian qua" và ông nhấn mạnh "…giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ".

Chỉ mới tuần trước, cả nước sững sờ khi thấy Bộ Giáo dục và đào tạo công bố để "lấy ý kiến" trước khi ban hành dự thảo "thông tư về quy chế công tác học sinh, sinh viên đối với các ngành đào tạo giáo viên trình độ cao đẳng, trung cấp". Trong đó có khoản nữ sinh viên ngành sư phạm bán dâm đến lần thứ tư mới bị đuổi học.

Thấy dư luận phẫn nộ dữ dội, Bộ Giáo dục và đào tạo vội vàng rút bản dự thảo thông tư lại, còn ông Bộ trưởng Nhạ, thay vì nhận lỗi, thì đổ tội cho cấp dưới là "ban soạn thảo hoặc cán bộ, cá nhân thực hiện việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém", tờ Lao Động dẫn lời ông Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn ở Quốc hội ngày 31 tháng Mười, 2018.

Khi ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước khen ngợi 55 học sinh sinh viên xuất sắc và ca ngợi nền giáo dục "chưa bao giờ được như bây giờ" thì tờ GDVN cũng đưa tin trong một bản tin khác rằng hàng trăm học sinh của những xã vùng cao "vừa đạt chuẩn nông thôn mới" ở Quảng Nam "đang có nguy cơ bỏ học giữa chừng vì bị cắt chế độ hỗ trợ gạo cơm, thực phẩm".

Những học sinh này nhà ở xa trường cả chục cây số, nếu không được trợ cấp tiền ăn và ở bán trú thì chúng sẽ phải bỏ học. Cha mẹ chúng nghèo khổ, không thể gánh các tốn phí cho chúng kiếm chữ. Tờ GDVN nói : "Nhà trường phải đứng ra vay mượn, xin tài trợ từ các mạnh thường quân… để đảm bảo cuộc sống bán trú cho những học sinh bị cắt chế độ hỗ trợ vì xã đạt chuẩn nông thôn mới" nhưng cũng chỉ giải quyết tạm thời.

Khi Quốc hội Việt Nam ngày 25 tháng Mười, 2018, bỏ phiếu tín nhiệm 48 chức danh cầm đầu Nhà nước và Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có "điểm tín nhiệm thấp" nhiều nhất. Hơn hai tháng trước, cả nước bàng hoàng khi tin tức bị xì ra là cuộc thi tốt nghiệp trung học kết hợp tuyển sinh đại học "hai trong một" đã bị sửa nâng điểm tại hội đồng thi một số địa phương. Thiên hạ ai cũng chỉ tay về phía ông Nhạ để đòi ông từ chức nhưng ông vẫn ngồi nguyên đó.

Nay ông lại còn được ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước "hai trong một" tấm tắc chống lưng. (TN)

*****************

Việt Nam cấm 6 người nước ngoài nhập cảnh vì ‘an ninh quốc gia’ (VOA, 05/11/2018)

Bộ Công an Vit Nam đã t chi cho nhp cnh tng cng 18 người nước ngoài theo chương trình thc đin t trong trong hai năm qua, trong đó có 6 người b cm nhp cnh được cho là vì lý do "an ninh quc gia".

vn4

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm

Theo số liu thng kê ca Bộ Công an t ngày 1/2/2017 - 15/10/2018, Cơ quan qun lý xut nhp cnh đã cp 336.932 th thc đin t cho người nước ngoài.

Báo Tuổi Tr trích li B trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biu ti Quc hi hôm 5/11 rng Vit Nam đã t chi đi vi 6 người "thuc din chưa cho nhp cảnh" và t chi 13 trường hp "vì khai không đúng s tht khi làm th tc" khi b này áp dng thí đim chương trình th thc đin t trong hai năm qua.

Tuy nhiên, cũng báo này cho biết, hai năm qua Vit Nam cũng chưa phát hin người nước ngoài nhp cnh bng th thc đin t có hot đng xâm phm an ninh quc gia hoc có vn đ phc tp v an ninh trt t.

Truyền thông trong nước cho biết, vic thí đim cp th thc đin t cho người nước ngoài nhp cnh Vit Nam được thc hin bt đu t ngày 1/2/2017, áp dng vi công dân ca 46 quc gia bao gồm c Hoa Kỳ, ti 28 ca khu ca Vit Nam.

Thời gian qua, Vit Nam đã nhiu ln b cáo buc ngăn không cho mt s người nước ngoài hot đng trong lĩnh vc nhân quyn nhp cnh.

vn5

Bà Debbie Stothard.

Vào tháng 9, bà Debbie Stothard, Tổng Thư ký Liên Đoàn Quc tế v Nhân Quyn, cho VOA biết bà b An ninh sân bay Ni Bài đã tm gi và sau đó trc xut hôm 9/9 khi đến d Din Đàn Kinh tế Thế gii v Đông Nam Á 2018 ti Hà Ni.

"Đây là lần đu tiên tôi b chặn. Tht là điu ma mai vì tôi tng đến phát biu ti các hi tho v nhân quyn nhưng li không gp rc ri nào, nhưng khi tôi ti tham d hi ngh v kinh tế, tôi li gp tr ngi", quan chc nhân quyn quc tế mang quc tch Malaysia nói vi VOA Vit Ngữ.

Cũng trong sự kin này, bà Fon Mathuros, n phát ngôn viên ca Din đàn Kinh tế Thế gii xác nhn rng Vit Nam đã t chi không cp visa cho mt lãnh đo nhân quyn quc tế khác, ông Minar Pimple, Giám đc cp cao ca t chc Ân xá Quc tế.

vn6

Ông Dominic Phạm, người Mỹ gốc Việt, cư dân thành ph ố Westminster, bang California (Ảnh chụp từ Facebook Dominic Phạm)

Vào tháng 10 năm ngoái, ông Dominic Pham, một người M gc Vit ti thành ph Westminster, bang California, cho VOA biết rng ông đã b các viên chc an ninh ca khu sân bay quc tế Ni Bài, Hà Ni, chn li, "mi làm vic" và sau đó thông báo ming là ông t chi nhp cảnh vi lý mà ông tin là tng đăng bài, nh "nói xu chế đ".

*********************

Chuyển động ở các ngân hàng lớn : Nợ xấu ngày càng xấu (VietnamFinance, 05/11/2018)

Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018 của 7 ngân hàng lớn (Vietcombank, VietinBank, BIDV, MB, Sacombank, VPBank và Techcombank) cho thấy một xu hướng rõ rệt: tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng và nợ xấu ngày càng xấu.

vn7

Tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng và nợ xấu ngày càng xấu ở các ngân hàng lớn

Xét 3 ngân hàng gốc quốc doanh, 9 tháng năm nay, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của Vietcombank tăng từ mức 1,14% hồi đầu năm lên 1,18%; trong khi con số này tăng từ 1,14% lên 1,36% ở VietinBank và tăng từ 1,36% lên 1,62% ở BIDV.

Nợ xấu nội bảng là nợ xấu chỉ ghi nhận trong bảng cân đối kế toán, không bao gồm các khoản nợ xấu chưa xử lý tại một tổ chức khác ngoài tổ chức tín dụng (nợ xấu ngoại bảng). Tại Việt Nam, tuyệt đại đa số các khoản nợ xấu ngoại bảng của ngân hàng là nằm ở VAMC, một lượng không đáng kể nằm ở DATC. Trong số 7 ngân hàng lớn đã đề cập, Sacombank, BIDV và VPBank vẫn còn nợ xấu tại VAMC, với khối lượng không nhỏ, đặc biệt là Sacombank.

Tương tự như 3 ngân hàng gốc quốc doanh, tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng tư nhân lớn cũng tăng. Tỷ lệ này ở MB tăng từ 1,2% lên 1,57% sau 9 tháng; ở VPBank tăng từ 3,39% lên 4,7%; ở Techcombank tăng từ 1,61% lên 2,05%.

Riêng Sacombank, tỷ lệ nợ xấu nội bảng giảm từ 4,67% xuống 3,18%, mặc dù cũng phản ánh tình hình nợ xấu tốt lên nhưng cũng cần lưu ý rằng, nếu tính cả nợ xấu ngoại bảng tại VAMC, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank vẫn ở mức rất cao, khoảng 16%.

vn8

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của 7 ngân hàng lớn đều trong xu hướng tăng rõ rệt

Bên cạnh việc tỷ lệ nợ xấu gia tăng, còn một tín hiệu kém tích cực hơn là việc tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) trong tổng nợ xấu nội bảng tăng mạnh ở các ngân hàng lớn, cho thấy nợ xấu ngày càng xấu.

Ở Vietcombank, nếu như tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 hồi đầu năm chỉ là 31% thì chỉ sau 9 tháng, con số này đã lên đến 62%, nghĩa là gần 2/3 nợ xấu của Vietcombank là nợ có khả năng mất vốn. Trong khi đó, tỷ trọng này cũng tăng mạnh ở VietinBank và BIDV, lần lượt tăng từ 58% lên 72% và 37% lên 45%.

Các ngân hàng tư nhân lớn cũng trong tình cảnh tương tự. Tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 trong tổng nợ xấu nội bảng của MB tăng từ 37% lên 41% sau 9 tháng; của Sacombank tăng từ 80% lên 93%; của VPBank tăng từ 17% lên 18%. Riêng Techcombank, tỷ trọng này giảm nhẹ từ 60% xuống 59%.

Mặc dù nợ xấu tăng cả về lượng lẫn "chất" nhưng 9 tháng năm 2018, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên lợi nhuận thuần của nhiều ngân hàng lớn vẫn giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này xảy ra ở Vietcombank (giảm từ 36% xuống 30%), BIDV (giảm từ 68% xuống 66%), MB (giảm từ 33% xuống 28%), Techcombank (giảm từ 34% xuống 19%).

Đây là nguyên nhân quan trọng khiến lợi nhuận trước thuế 9 tháng của nhiều ngân hàng tăng mạnh, bất chấp nợ xấu có chiều hướng xấu đi.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì xu hướng xấu đi là rõ rệt, nhưng câu chuyện ở từng ngân hàng là khác nhau. Có ngân hàng mặc dù tỷ lệ nợ xấu và tỷ trọng nợ xấu nhóm 5 tăng mạnh nhưng tình hình tài chính vẫn rất lành mạnh ; có ngân hàng tỷ lệ trích lập dự phòng giảm dù nợ xấu tăng là do cùng kỳ năm ngoái đã trích lập nhiều, hoặc do lợi nhuận thuần tạo ra thêm từ việc chấp nhận rủi ro cao hơn chi phí dự phòng rủi ro...

Ngược lại, nợ xấu ngày càng xấu hàm chứa câu chuyện riêng của từng ngân hàng, nhưng cũng chứa câu chuyện chung: các ngân hàng đang ngày càng tập trung vào hoạt động bán lẻ - hoạt động đem về lợi nhuận cao hơn nhưng rủi ro cũng lớn hơn.

Kình Dương

Published in Việt Nam

Báo Anh : Giáo dục Việt Nam chỉ tốt trên giấy tờ (RFI, 19/10/2018)

Nếu học sinh chỉ đạt điểm cao ở các kỳ thi thôi thì chưa đủ để Việt Nam có thể chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp sắp tới. Đây là nhận định chung của bài viết "Giáo dục ở Việt Nam : Chỉ tốt trên giấy tờ" được đăng trên Financial Times (Thời báo Tài chính, Anh) ngày 07/10/2018.

vn1

Trường song ngữ Pháp Trưng Vương, Sa Đéc, Việt Nam. Ảnh minh họa. Flickr/Jean-Pierre Dalbéra

Phóng viên của Financial Times đã đến trường Trung học phổ thông Nguyễn Huệ, trường chuyên nổi tiếng ở Hà Đông, Hà Nội. Học sinh lớp 11 của trường hăng say, miệt mài học tập vì chỉ một năm nữa thôi, họ sẽ trải qua kỳ thi đại học, mang tính quyết định cho tương lai của họ

Ngoài sức ép kỳ thi đại học cận kề, còn phải kể đến những trông đợi rất cao của các bậc phụ huynh, sự ganh đua với những học sinh khác trong trường chuyên này và những bài thi trắc nghiệm được tổ chức hàng tuần.

Trả lời phóng viên của Financial Times, Nguyễn Phương Thảo cho biết "các bạn ở đây đều học rất giỏi và điều này khiến cháu thấy bị áp lực". Ở tuổi 16, nữ sinh này muốn trở thành nhà báo, nhưng bộ môn cô ưa thích nhất lại là toán học, vì cô bị bố mẹ "ép" học thêm toán từ bé. Một học sinh lớp 11 khác, Nguyễn Tùng Chi, muốn theo học ngành maketing, đặt "mục tiêu đầu tiên là đỗ vào một trường đại học có tiếng ở Việt Nam. Bạn bè cùng lớp cháu toàn bị ám ảnh phải đạt điểm cao".

6% GDP được đầu tư vào giáo dục

Tờ báo tài chính Anh nhận xét Việt Nam trội hơn so với các nước láng giềng Đông Nam Á về xếp hạng giáo dục. Trên quy mô thế giới, Việt Nam được xếp hạng 48 trong bảng xếp về Chỉ số Vốn nhân lực (HCI-Human Capital Index) của Ngân Hàng Thế Giới. Đây là thành tích rất cao đối với bất kỳ nước nào có thu nhập trung bình.

Thực vậy, Việt Nam chi gần 6% GDP cho giáo dục, một tỉ lệ cao so với chuẩn toàn cầu và cao hơn cả nguồn chi cho giáo dục của các nước láng giềng. Ngoài đầu tư của chính phủ vào trường học, các nhà quan sát văn hóa Việt Nam nhận thấy rằng thành tích tốt của học sinh còn do yếu tố văn hóa và lịch sử. Yếu tố thứ nhất là theo đạo lý Khổng Tử nhấn mạnh đến giá trị thành công là do lao động ; yếu tố thứ hai là nhu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh.

Thế hệ trẻ Việt Nam dưới 20 tuổi chiếm một phần lớn dân số. Điều này giải thích mức độ cạnh tranh khốc liệt để vào được trường đại học và tìm được việc làm, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi sâu sắc. Và như vậy, chỉ có con đường học tập. Thêm vào đó, theo giải thích của cô Hoàng Kim Ngọc, 24 tuổi, giáo viên tiếng Anh trường Nguyễn Huệ, "thế hệ cha mẹ chúng tôi đã phải lao động cật lực, và họ hiểu ra rằng con đường nhanh nhất để phát triển đất nước là học tập". Vẫn theo cô Kim Ngọc, "nhu cầu về nhân lực hiện rất cao. Chúng tôi đang trải qua cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chúng tôi không chỉ cạnh tranh với máy móc mà còn phải làm chủ chúng".

Nhà nghiên cứu Phạm Hiệp ở Hà Nội, chuyên về giáo dục đại học, cho rằng thứ hạng cao của Việt Nam trong kỳ khảo sát quốc tế một phần đạt được là nhờ chương trình giảng dạy được thiết kế tốt về toán học và khoa học. Ngoài giờ học chính trên lớp, học sinh còn "học thêm"(shadow education) toán và nhiều bộ môn khác.

Giáo dục Việt Nam có dạy cách tư duy không ?

Tuy nhiên, giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Học sinh cạnh tranh nhau khốc liệt để vào được đại học trong khi Việt Nam đang trải qua thời kỳ bùng nổ dân số. Hậu quả trước tiên, theo ông Phạm Hiệp, là Việt Nam "không có đủ chỗ trong giáo dục đại học. Cung không đáp ứng đủ cầu". Các trường đại học dân lập chỉ tiếp nhận được khoảng 15% tổng số thí sinh. Đây là tỉ lệ khá thấp so với các nước láng giềng, như Philippines, Malaysia và Trung Quốc.

Không cần nghi ngờ về hiệu quả của hệ thống giáo dục Việt Nam trong việc dạy cho học sinh cách hoàn thành tốt các bài khảo sát, đặc biệt là toán và khoa học. Nhưng liệu giáo dục Việt Nam có dạy cho các em cách tư duy hay không ? Và điểm số các bài khảo sát đáng tin cậy đến mức nào ?

Bảng xếp hạng của Ngân Hàng Thế Giới đối với Việt Nam được dựa trên Chương trình đánh giáo học sinh quốc tế (PISA-Programme for International Student Assessment), do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD-Organisation for Economic Co-operation and Development) quản lý, và gồm các bài khảo sát quốc tế do học sinh 15 tuổi thực hiện.

Tuy nhiên, một nhà quan sát cho Financial Times biết là kết quả này bị ảnh hưởng vì vấn đề lấy mẫu, khiến Việt Nam đạt kết quả tốt hơn so với thực tế. Thực tế là khoảng một nửa học sinh bỏ học khi 15 tuổi. Những em bỏ học sớm thường là nhà nghèo, trình độ thấp hơn mức trung bình, chỉ những học sinh có điều kiện và siêng học hơn, được chọn làm bài thi, nên đẩy kết quả tổng thể lên cao.

Ông John Jerrim, giảng viên đại học Viện Giáo Dục thuộc đại học Luân Đôn, nhận xét : "Mẫu PISA cho Việt Nam bị lệch vì chỉ tính đến những học sinh có điều kiện và có thành tích cao hơn. Đây là yếu tố chính giải thích tại sao Việt Nam lại có kết quả tốt".

Ông Jerrim cho rằng Việt Nam sắp phải đối mặt với "nghịch lý" trong tương lai, vì cải thiện giáo dục đồng nghĩa với việc ngày càng nhiều trẻ em tiếp tục theo học, như vậy mức độ cạnh tranh cũng tăng theo. Vì vậy, điểm số PISA của Việt Nam có lẽ sẽ theo chiều hướng giảm, thay vì tăng thêm.

Tuy nhiên, vẫn theo ông Jerrim, ngay cả khi tính đến những bất thường trong số liệu thống kê, thì "Việt Nam xoay sở khá tốt so với các nước có cùng mức độ phát triển khác". Từ hơn 10 năm nay, chính phủ Việt Nam tiến hành nhiều biện pháp cải cách giáo dục, tập trung chủ yếu vào việc giảm cường độ học tập của học sinh, khuyến khích lĩnh vực tư nhân đầu tư vào giáo dục đại học và cải thiện đào tạo nghề. Nhưng kết quả hiện giờ vẫn bị hạn chế.

Học sinh trường Nguyễn Huệ, dù được hưởng chất lượng đào tạo cao, cũng gặp nhiều khó khăn. Tô Đức Mạnh cho biết : "Chúng cháu tập trung vào cách trở thành một người lao động tốt, một công dân tốt hơn là phát triển những kỹ năng riêng của chính mình và học cách thực hiện giấc mơ". Ở Việt Nam, theo Đức Mạnh, việc tuyển dụng vẫn "dựa vào điểm số chứ không dựa vào việc chúng ta là ai".

RFI tiếng Việt

***************

Việt Nam kêu gọi người dân và kiều bào đóng góp vì biển, đảo (VOA, 19/10/2018)

Chính phủ va thành lp mt qu đ vn đng mi thành phn và nhân dân trong c nước cũng như người Vit nước ngoài hướng v bin, đo ca Vit Nam nhm bo v ch quyn lãnh th.

vn2

Một người lính hi quân canh gác trên đo Trường Sa Đông thuc qun đo Trường Sa. Chính ph Vit Nam đang kêu gi người Vit trong nước và hi ngoi hướng v bin đo đ bo v t quc.

Thủ tướng chính ph va ký quyết đnh v vic t chc và hot đng "Qu biển, đo Vit Nam" nhm nâng cao nhn thc ca các cp, các ngành, các đa phương và nhân dân trong và ngoài nước v v trí, vai trò ca bin đo trong s nghip xây dng và bo v t quc, theo bn tin ca cng thông tin đin t Chính ph ra ngày 18/10.

Bản tin này cho biết quyết đnh va được th tướng ký đưa "Ngh quyết v chiến lược phát trin bn vng kinh tế bin Vit Nam" vào cuc sng và đáp ng yêu cu xã hi hóa nhim v bo v ch quyn bin đo, thm lc đa ca t quc trong tình hình mi.

Động thái kêu gọi s chú ý hướng v bin đo và tp trung ngun lc cho vic bo v ch quyn bin đo ca chính ph Vit Nam din ra trong bi cnh các tranh chp trên bin Đông ngày càng tăng cao.

Việt Nam có tranh chp ch quyn bin đo vi Trung Quc trên biển Đông trong hàng thp k qua. Theo truyn thông trong nước, Trung Quc dùng vũ lc cưỡng chiếm mt s đo ca Vit Nam Hoàng Sa năm 1974. Ch quyn đi vi qun đo Hoàng Sa vn đang nm trong vòng tranh chp gia Vit Nam, Trung Quc và Đài Loan.

Kể t khi Trung Quc đt giàn khoan Hi Dương 981 trong vùng đc quyn kinh tế ca Vit Nam năm 2014, căng thng v ch quyn trên bin gia hai nước tăng cao hơn bao gi hết. Nhiu cuc biu tình ca người Vit trong nước và hi ngoi đã n ra đ phn đối hành động này ca Trung Quc.

Trung Quốc đưa ra tuyên b đường lưỡi bò chín đon trong đó bao trn hu hết khu vc Bin Đông. Mc dù tòa trng tài quc tế phán quyết không công nhn tuyên b này ca Trung Quc nhưng Bc Kinh ph nhn quyết đnh ca tòa và tiếp tc các hot đng quân s hóa trên bin Đông gây quan ngi cho cng đng quc tế.

Trong một năm qua, Vit Nam đã phi hai ln phi dng các d án thăm dò du khí trên vùng bin có tranh chp vi Trung Quc dưới sc ép ca Bc Kinh.

Theo quyết đnh va được th tướng ký ban hành, mi ngun lc s được huy đng đ "phát huy sc mnh tng hp ca h thng chính tr, ca cng đng xã hi tham gia nhim v xây dng và bo v ch quyn bin, đo".

Chính phủ Vit Nam s vn đng các cơ quan, t chc, cá nhân trong và ngoài nước t nguyn h tr vt cht, tài chính cho qu này. Qu còn được dùng đ "nâng cao đi sng, vt cht, tinh thn ca quân và dân trên các vùng bin, đo ca t quc, trong đó ưu tiên tp trung cho các đa bàn trng đim, chiến lược, nhất là huyện đo Trường Sa và Nhà giàn DK1", theo trang web chinhphu.vn.

Bộ Quc phòng s là cơ quan ch đo hot đng ca qu này.

Published in Việt Nam