Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chỉ vài ngày nữa, Việt Nam sẽ kỷ niệm 35 năm ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ ‘tôn sư trọng đạo’ được ra đời từ ngày 28 tháng 9 năm 1982 sau khi có quyết định của chính phủ lấy ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam.

Nhân sự kiện này, hãy cùng nhìn lại nền giáo dục Việt Nam sau 35 năm.

gd1

Các em học sinh trong ngày khai giảng. Courtesy photo

Nền giáo dục đi lạc đường

Trong chuyến xe hành trình của một người, giáo dục là vết khắc đầu tiên và kéo dài không bao giờ chấm dứt cho đến khi người ấy đặt chân đến ga cuối cùng.

Còn đối với một quốc gia, hơn năm trăm năm trước, dưới thời Lê Thánh Tông, đã có câu nói nổi tiếng được khắc trên tấm bia ở Văn Miếu "... Các bậc hiền nhân tài giỏi là yếu tố cốt tử đối với một chỉnh thể. Khi yếu tố này dồi dào thì đất nước tăng tiến mạnh mẽ và phồn vinh. Khi yếu tố này kém thì quyền lực đất nước bị suy giảm. Những người tài giỏi là một sức mạnh đặc biệt quan trọng đối với đất nước".

Chỉ bấy nhiêu đã đủ để thấy uy lực và tầm quan trọng của giáo dục ảnh hưởng lên sự phát triển và thịnh vượng của một quốc gia như thế nào ? Có lẽ thế mà những người quan tâm đến vận mệnh của giáo dục, cũng là vận mệnh của đất nước, thời nào cũng có.

gd2

Mang cap den truong Courtesy of phunuonline.com.vn

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều Bỉ, là người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà từ rất lâu. Từ năm 1976, 1977, ông đã quay về Việt Nam làm giảng viên thỉnh giảng cho các trường đại học ở Hà Nội. Hơn 20 năm ông gọi là thời gian "can qua những trở ngại, nghịch cảnh để đóng góp tiếng nói vào sứ mệnh phát triển giáo dục", giờ đây, khi nói về nền giáo dục Việt Nam, lời nói đầu tiên của ông là quá chậm trễ cho sự thay đổi.

"Ngồi bình thản bình yên tôi nhìn lại, tôi phải thấy rằng muốn là một chuyện mà thực tế thay đổi được hay không là một chuyện khác. Tôi phải đi đến kết luận ngay ngày hôm nay là thay đổi quá chậm, nền giáo dục của Việt Nam vẫn còn ngụp lặn trong cái tụt hậu".

Chậm trễ đến đâu ? Vì sao không thể sửa ? Câu trả lời của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là "vì đó không phải là sai lầm"

"Nếu chúng ta sai lầm, chúng ta có thể sửa đổi được. Nhưng vấn đề của chúng ta hiện nay là chúng ta đi lạc đường. Nền giáo dục của Việt Nam là nền giáo dục lạc đường. Mình chủ quan mình cho mình là con đường tốt hơn hết, rực rỡ hơn hết, nhưng mình đâu dè đây là ngõ cụt".

Triết lý giáo dục sai lầm

Ở nơi gọi là ngõ cụt ấy, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, đang tồn tại rất nhiều những thành viên xã hội không thể gánh vác những yêu cầu của một nền kinh tế ngày càng hoà nhập với thế giới. Nền giáo dục Việt Nam không thể khoác lên chiếc áo vừa vặn với tốc độ phát triển của thế giới. Điều này ông gọi là ‘sự đi lạc đường’ ngay từ trong tư duy và triết lý giáo dục.

" Cái tư duy giáo dục của ta, triết lý giáo dục của ta sai lạc. Ta không coi chuyện giáo dục là tạo những thực thể, những con người tự do. Tự do thì mới có sáng tạo, mà sáng tạo thì mới làm khoa học kỹ thuật, làm công nghiệp. ngay cả làm quản trị kinh doanh, phải có những con người có đầu óc độc lập. Cách đào tạo của mình đi lạc đường mình tạo ra những con vẹt, những lò xo, tạo những con người làm việc máy móc thì không thể thích ứng cho nền kinh tế phát triển".

Ông nhấn mạnh điều này khởi nguồn từ tư duy của những các nhà giáo dục, của chương trình giáo dục, của những giáo sư đang dạy cho các sinh viên bị đóng khung trong đường hướng sai lạc từ mấy chục năm qua.

Với mong muốn nghe thêm nhận định về nền giáo dục Việt Nam, chúng tôi liên lạc với Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm, vì qua các tài liệu ghi nhận được từ báo trong nước, chúng tôi được biết ông từng đưa ra ý kiến rằng "Giáo dục hỏng chính là do triết lý giáo dục sai lầm".

Tuy nhiên, với lý do đây là vấn đề đang được ông nghiên cứu nên không thể đưa ra câu trả lời ngay lúc này. Thế nhưng, liên quan đến những tiến bộ nếu có của giáo dục Việt Nam, ông có nhận định thoáng hơn. Ông nói rằng "có sự thay đổi".

"Trong thời gian vừa qua có rất nhiều cố gắng để thay đổi. Có thay đổi, nhưng tốt lên hay không thì là chuyện khác. Tôi nghĩ thay đổi theo hướng tốt lên thì nó hơi chậm".

Không chú trọng đào tạo đạo đức

Một đánh giá khác nghiêng về góc độ nhân văn được chia sẻ từ Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, Giám đốc thư viện Đại Học Khoa Học Tự Nhiên, thuộc Đại Học Quốc Gia thành phố Hồ Chí Minh. Bày tỏ với chúng tôi, ông nói rằng mặc dù trong nghề giáo nhưng ông không hài lòng với giáo dục Việt Nam, vì không có tiêu chí để đào tạo rõ ràng. Điều mà theo ông, quan trọng hơn cả là đạo đức của con người.

"Khi dạy dỗ, từ chương trình tiểu học cho đến khi lớn hơn, không chú trọng đến vấn đề gọi là nhân văn, mà đào tạo thực dụng. Cho nên khi con người được đào tạo lên rồi thì chỉ có khuynh hướng thực dụng, còn vấn đề đạo đức rất thấp".

Một minh chứng thực tế được Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp dẫn dụ, đó là chương trình giáo dục Việt Nam vô tình đã dạy cho một đứa trẻ nói dối.

"Ví dụ bắt tả 1 con chó ở nhà em, đứa bé đó nói nhà em không có nuôi chó nên không tả được. Nhưng cũng phải tả, phải làm cho được.

Hay 1 đứa bé học ở trên Tây Nguyên, nói là tả gia đình đi biển, thì nó nói thẳng là thưa cô em không biết biển là gì hết, chưa bao giờ đi. Nhưng em phải bịa ra để nói. Còn trong lịch sử thì…nhiều cái giả dối quá".

Đó là giáo dục phổ thông. Cao hơn nữa là cấp bậc đại học. Với Thạc sĩ Nguyễn Minh Hiệp, đào tạo cấp bậc đại học, tiến sĩ hiện nay chẳng khác nào tạo nên những cây kiểng đắt tiền với mục đích làm đẹp.

"Ví dụ như trường tôi người ta đến người ta đề nghị trong 4 năm đào tạo mấy trăm tiến sĩ. Vị hiệu trưởng trường tôi thành thật nói rằng 20 năm rồi trường tôi không thể đào tạo được số đó thì làm sao trong 4 năm được ?"

Nói một cách khác, theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, giáo dục chính là sinh hoạt của con người, mà mọi chuyện trên thế gian này, xấu tốt, độc, ác đều phát xuất từ con người mà ra. Chính vì vậy, ông cho rằng những gì con người làm ra mà không đúng thì có thể làm theo cách khác.

"Vấn đề là căn bệnh đã quá lây lan, đã vào cốt tuỷ rồi. Cho nên không thể nào chữa trị ngoài da, không thể bằng cách uống thuốc, phải cắt đi tế bào hư hao để thay đổi bản chất, cắt đi những tệ hại, những ung nhọt thì mình mới có thể thay đổi được. Nếu cần phải khai thông con đường mới vì không cắt được. Cắt là chết".

Ai sẽ là người khai thông con đường mới ấy ? Ai sẽ là kiến trúc sư trưởng như cách gọi của giáo sư Nguyễn Đăng Hưng để kiến thiết lại con đường mang tên giáo dục ở Việt Nam ? Mặc dù Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng điều này phải bắt đầu từ những người lãnh đạo can đảm và tin tưởng vào sự thay đổi, nhưng ông vẫn nói rằng rất khó để ông tìm thấy sự lạc quan khi nhìn về tương lai.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 15/11/2017

Published in Diễn đàn

Những tranh luận sôi nổi mấy ngày qua xung quanh chuyện "thủ khoa chăn lợn" gợi lên trong chúng ta không ít suy nghĩ.

Trong đó một vấn đề mà hẳn ai cũng sẽ phải thêm một lần xem xét lại : giỏi kiến thức có đồng nghĩa với "giỏi", và nó có phải sự đảm bảo cho thành công trong đường đời ? Suy nghĩ này thực ra không phải chỉ đặt ra ở bậc đại học, mà nó theo suốt các bậc phụ huynh và các em học sinh bắt đầu từ khi ngồi trên ghế nhà trường.

Qua quan sát, tôi nhận thấy rằng rất nhiều phụ huynh, trong khi quan tâm đến "chất lượng giáo dục" hay mong mỏi con mình học giỏi, thậm chí xuất sắc… thì hầu như không hình dung ra được thực sự, con mình cần được học điều gì ở trường, ở nhà và ra ngoài xã hội. Trong buổi họp phụ huynh đầu năm nay ở lớp con tôi mới ở cấp tiểu học (lớp 3,) các vị phụ huynh đã đặt vấn đề là các cháu phải được học thế này, thế kia để chuẩn bị đủ kiến thức cho… vào lớp 10 và thi đại học. Cụ thể hơn, có vị khác còn đề nghị cô giao thật nhiều bài tập để về nhà các cháu kín thời gian, không có thời gian nghịch lăng nhăng, đồng thời, học nhiều các cháu sẽ giỏi hơn.

Có thể thấy đến nay, cùng với toàn bộ nền giáo dục, chúng ta vẫn tiếp tục hiểu rằng giỏi được đánh giá bằng kiến thức. Chính vì thế mới có những vị phụ huynh đặt vấn đề là cần chuẩn bị kiến thức cho các con từ bé để sau này các cháu có nền tảng vững chắc, và chính tôi mấy năm trước cũng đã hiểu như thế.

thulkhoa1

Tốt nghiệp rồi thất nghiệp - Ảnh minh họa

Tìm hiểu các nước tiên tiến về giáo dục qua ngay các bài báo, cuốn sách có thể tiếp cận được, chúng ta sẽ không thấy những chuyện kiểu như "Mẹ Do Thái dạy con lớp 5 học tích phân", mà đa phần là chuyện về nếp sống kỷ luật, ngăn nắp, cách làm việc nhóm, cách thuyết trình tự tin, cách khơi gợi sự sáng tạo trong trẻ… Ngẫm nghĩ thật kỹ, chúng ta sẽ thấy "cái đinh" của vấn đề nằm ở chỗ, những nền giáo dục đó chú trọng giáo dục kỹ năng.

Cũng không nên như vậy là bỏ rơi việc dạy kiến thức, là học sinh không cần kiến thức hoặc không có kiến thức sau quá trình học tập… Có điều là những kiến thức đó là kiến thức sống hay chết, có áp dụng được vào thực tiễn hay không, lại là chuyện khác.

Lâu nay không ít lần chúng ta nghe những thông tin về cử nhân thất nghiệp quá nhiều, và tốt nghiệp đại học xong vẫn "lơ ngơ như bò đội nón", không biết cách ngay cả viết một CV xin việc chuyên nghiệp, chứ chưa nói đến làm việc. Kiến thức sách vở chưa đánh giá được giỏi hay dở, nhưng chắc chắn không áp dụng được bao nhiêu vào công việc thực tế.

Bởi vì các em được dẫn hướng sai từ nền giáo dục, từ các bậc phụ huynh đều quá đặt nặng kiến thức. Trong khi điều các em cần ngoài kiến thức chính là việc rèn luyện, được giáo dục kỹ năng. Thông qua giáo dục kỹ năng suốt cả quá trình học tập mười hai năm, rồi đại học… các em tự khắc sẽ có kiến thức. Kiến thức nào chưa có, các em cũng sẽ biết nhanh chóng tự bổ sung, tự biết phải tìm kiếm ở đâu.

Tôi có một người bạn đi làm bao giờ cũng được đánh giá là giỏi, nhưng ngẫm kỹ không ai đánh giá kiến thức của anh ấy cả, vì có cơ man những điều anh ấy chưa biết. Nhưng mọi người đánh giá anh ở khả năng tìm kiếm thông tin về điều chưa biết, biết cách lục lọi và suy nghĩ tìm phương án giải quyết vấn đề… và ngay cả những điều đơn giản nhất như khả năng đánh máy bằng 10 ngón thành thục như một nhân viên văn phòng. Hơn hết thảy, đó là khả năng sắp xếp công việc khoa học, không bị chồng chéo của anh.

Quay lại với cô bé "thủ khoa chăn lợn". Ở góc độ kiến thức, với tấm bằng thủ khoa, em được công nhận là giỏi. Nhưng dường như em chưa được trang bị những kỹ năng vô cùng quan trọng để bước vào đời, mà trước hết là "đánh giá phân tích thị trường đầu vào, đầu ra…" để tìm việc, sau đó là kỹ năng phân tích lợi hại, để đưa ra lựa chọn, biết chọn cái tốt nhất trong hoàn cảnh và hi sinh đi một số thứ khác… Có lẽ do vẫn bám vào lối mòn "phải vào biên chế" nên em rơi vào hoàn cảnh khó khăn, ít ra từ góc độ "học nghề mà không được làm nghề".

Câu chuyện này khiến tôi nhớ đến cô giáo chủ nhiệm của con tôi ở trường tư. Đã có không ít phụ huynh hoài nghi vì cô còn rất trẻ, mới ra trường chưa bao lâu. Nhưng qua những lần tiếp xúc, chúng tôi đã thay đổi suy nghĩ.

Trong 3 cô giáo mới được tuyển về, cô là người duy nhất được đứng lớp ngay năm đầu tiên, không chỉ do tốt nghiệp loại giỏi, mà còn do tự tin, các kỹ năng sống, kỹ năng xã hội được trang bị đầy đủ và phong phú. Hơn nữa việc dám bỏ lại mong ước "biên chế" từ thời cha mẹ, dám bước chân vào môi trường cạnh tranh của trường dân lập ở Thủ đô xa nhà, cũng đã là một lựa chọn dũng cảm, độc lập với một cô gái trẻ còn đầy bỡ ngỡ. Trong một nền giáo dục còn thiếu hụt quá lớn về đào tạo kỹ năng, hẳn những phẩm chất này chủ yếu do cô tự rèn luyện mà có.

Vậy mới thấy, "thủ khoa chăn lợn" không chỉ là câu chuyện của riêng ai, riêng trường hợp nào, mà là một dịp để mỗi chúng ta nhìn lại nền giáo dục cũng như quan điểm về giáo dục của chính mình.

Phúc Lai

Nguồn : TuanVietnamNet, 15/10/2017

Published in Diễn đàn

Phỏng vấn nhà  giáo Phạm Toàn về hiện trạng giáo dục Việt Nam

Xã hội Việt Nam đang bị khủng hoảng toàn diện, ngành nào cũng suy thoái nhưng suy thoái về giáo dục là cực kỳ nguy hiểm như gieo cỏ dại. Nguyên nhân cơ bản đưa đến thảm trạng hiện nay của đất nước là do sự độc tài thống trị của đảng cộng sản với nọc độc là học thuyết Mác-Lênin.

Từ Hà Nội nhà giáo Phạm Toàn đã nói lên những trăn trở của mình về những suy thoái của ngành giáo dục qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Trần Quang Thành thực hiện

Nguồn : Tieng DanViet Media, 13/10/2017

Published in Video
lundi, 25 septembre 2017 15:19

Trường và chợ

Thời xưa, muốn cho các thế hệ học trò được chuyên tâm học hành, nhân cách phát triển tốt, ông bà chúng ta đã tìm cách xây dựng trường ở những nơi thanh vắng, xa người kẻ chợ và tránh tiếng thị phi. Nhờ vậy mà đã có một thời, nhân cách kẻ sĩ người Việt cao vời, đáng kính.

hoc1

Thời xưa, muốn cho các thế hệ học trò được chuyên tâm học hành, nhân cách phát triển tốt

Còn ngày nay, chợ ở ngay trong trường, ngay trong ban giám hiệu, hội đồng giáo viên, hội đồng phụ huynh, thậm chí ở ngay trong tâm hồn thầy giáo và học trò. Thử nghĩ, với nếp kẻ chợ in đậm dấu ấn nhà trường như vậy thì tương lai Việt Nam sẽ về đâu ?

hoc2

Tại thành phố Hồ chí Minh, giáo viên dạy thêm sai quy định có thể sẽ bị đuổi việc (Ảnh : infonet.vn).

Ở vấn đề chợ trong trường, dễ thấy nhất, có lẽ hằng năm, từ các khoản phí mà cha mẹ học sinh phải gồng lưng để đóng, cho dù có kêu thấu trời xanh thì cũng phải đóng. Để rồi cách sử dụng, phân chia chi tiêu các khoản này ra sao, chi tiêu như thế nào, cha mẹ học sinh và các học sinh hoàn toàn mù tịt. Thêm nữa, hằng năm, cứ mùa tựu trường cũng là mùa chạy đua đấu giá căng tin ở các trường. Muốn đầu giá thành công, chủ căng tin phải chung chi cho hiệu trưởng, ban giám hiệu, để sau đó, khi thắng thầu, người ta lại è cổ học sinh ra để chặt chém. Chỉ mới nhìn qua thôi cũng đã thấy không khí chợ búa đầy trong các trường.

Và phải nói đến ban giám hiệu, những con người mang tiếng là tấm gương, là lãnh đạo ở các trường, họ đã làm được gì ? Tư cách nhà giáo của họ đến đâu ? Câu trả lời là họ chẳng làm được gì để cho nhân cách phẩm hạnh hay đạo đức học sinh được tốt hơn. Và mong sao họ đừng làm thì tốt hơn. Bởi càng làm, họ càng gây tai họa. Thử nghĩ, để có cái ghế hiệu trưởng, người ta đã phải tốn kém bao nhiêu tiền đút lót cho cấp trên ? Và họ đã lấy tiền lại như thế nào ngoài việc nhận đút lót, hối lộ của các sinh viên mới ra trường để được vào dạy trong trường mà họ quản lý. Muốn đi dạy, phải có trên 100 triệu đồng, điều này như một chân lý thời đại mà các sinh viên sư phạm phải thuộc nằm lòng. Đó là chưa muốn nói đến các vụ hiệu trưởng đưa nữ sinh vào đường dây bán dâm, giáo viên phải đổi tình dục với hiệu trưởng để lấy biên chế.

Chuyện nhục nhã mà các hiệu trưởng và giáo viên tạo ra đã làm cho môi trường giáo dục Việt Nam trở nên bẩn thiểu hơn bao giờ hết và thậm chí nó còn bẩn thỉu hơn cả cái chợ. Bởi ở chợ, người ta mua bán sòng phẵng, đôi bên ngã giá, thấy hợp lý thì mua, bán, có thứ gì hư hỏng, ôi thiu, người ta mang ra chỗ đổ rác để vứt vào đó. Nó khác xa cách mua bán của quí thầy, quí cô, các thầy cô mua bán khi đôi bên đều tìm cách gài thế hay để bẫy với nhau, đến khi không còn mua bán với nhau được nữa thì ném thẳng rác vào mặt nhau, thậm chí để rác vung vẫy khắp nơi, làm cho môi trường giáo dục trở thành cái bãi rác.

Trong mối quan hệ giữa giáo viên với hiện trưởng, hiệu trưởng với giáo viên, giáo viên với giáo viên và giáo viên với học sinh, cho dù có tô hồng cách gì, có lãng mạn hóa kiểu gì đi nữa vẫn cho ra kết quả là mua và bán, không hơn không kém, sinh quyển giáo dục thực chất là sinh quyển chợ búa. Giáo viên với giáo viên thì không kèn cựa, tranh nhau từng tiết dạy, đến khi họp hội đồng nhà trường thì chưa có phiên họp nào mỗ xẻ về chuyên môn, sáng tạo mà chỉ tranh cãi quanh quẩn chuyện đồng lương, đồng dạy phù đạo, tiết dạy phân chia không đồng đều… Chẳng có gì hơn.

Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, không thiếu trường hợp thầy giáo gạ tình nữ sinh đổi điểm, không thiếu trường hợp cô giáo dụ dỗ nam sinh làm phi công trẻ, rồi thêm chuyện dạy thêm, dạy kèm, giáo viên cố tình ém bài trong giờ dạy chính khóa, nói nam tào bắc đẩu cho hết giờ hoặc la rầy học sinh, cáu gắt với học sinh cho xong tiết, đến khi tiết học khép lại thì học sinh rối mù đầu óc bởi một trận la không đâu vào đâu hoặc câu chuyện vô bổ, thậm chí nhảm nhí… Kết cục, học sinh phải tìm cách này hoặc cách nọ đến nhà giáo viên để học thêm, để chấp nhận trả tiền cho giáo viên. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh còn tệ hơn cả chợ búa. Bởi chợ búa người ta mua bán thật thà hoặc chí ít giữ tinh thần thật thà và sòng phẵng dù là hình thức để mua bán. Còn đằng này, mối quan hệ mua bán cái chữ giữa giáo viên và học sinh nghe ra còn tệ hơn so với mua bán chợ búa, đây là thứ quan hệ bên bán ép bên mua, có không muốn mua cũng phải mua !

Người ta nói cha nó lú có chú nó khôn, khi mà mối quan hệ trong giáo dục trở nên tệ hại, người ta vẫn hi vọng vào hội động phụ huynh, bởi đây là hội của cha mẹ học sinh, qua đó, hội sẽ phản ảnh với nhà trường về nguyện vọng của con em mình trong học tập, trau dồi đạo đức hay qua hội, những quyền lợi tối thiết của con em. Nhưng không, hội phụ huynh học sinh trong cơ chế hiện tại là một thứ gánh nặng chi phí cho phụ huynh học sinh. Họ không làm được bất kì trò trống gì cho nên hình ngoài việc đầu năm, ngoài khoản chi phí từ phía nhà trường yêu cầu, phụ huynh học sinh phải gánh thêm một khoản phí hoạt động hội. Hiện tại, học sinh miền núi phải đóng thấp nhất là 50 ngàn đồng trên mỗi em để hoạt động hội, học sinh đồng bằng, thôn quê thì mức đóng thấp nhất từ 100 ngàn đồng, học sinh thành phố có nơi 500 ngàn đồng, có nơi vài triệu đồng.

Số tiền mà cha mẹ học sinh phải đóng này để làm gì ? Để sau khi họp hành qua loa chiếu lệ thì cả hội kéo nhau ra quán, ra nhà hàng ăn nhậu, hát hò… Vô hình trung, hội phụ huynh học sinh trở thành một cái ung nhọt khác gắn lên cơ thể nền giáo dục vốn đã rệu rã, hôi thối. Hội không làm được gì cả ngoài việc các chủ tịch hội toa rập với hiệu trưởng nhà trường để thông qua các khoản phí, yêu cầu học sinh đóng một cách mờ ám để rồi ăn chia tỉ lệ.

Thử nghĩ một nền giáo dục mà ở đó, tính chợ búa cao đến mức ngộp thở như vậy thì nền giáo dục Việt Nam sẽ đi đến đâu ? Thật tâm mà nói, với cơ chế như hiện tại, nền giáo dục Việt Nam chỉ có một lối đi duy nhất, đó là chui xuống hố rác. Nhưng nói vậy không có nghĩa là tuyệt vọng, hết đường cứu. Vấn đề là các ông chỉ cần rút bớt thứ quyền lực đỏ chi phối trong ngành giáo dục ra thì câu chuyện sẽ tốt hơn. Bởi ngay từ đầu, tính đảng đã chi phối quá nặng trong giáo dục, đến khi nó phát triển thành cô hồn các đảng thì các ông, các bà mới giật mình, kêu oai oải. Lúc đó kêu cũng vậy thôi ! Hiện tại, nên thay Bộ trưởng giáo dục trước tiên, bởi Phùng Xuân Nhạ càng lúc càng tỏ ra bất tài và không có khả năng sư phạm. Nếu không thay Nhạ thì đừng mơ chuyện khác !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 25/09/2017 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Theo tin tổng hp gii truyn thông trong nước, Th tướng Chính ph Vit Nam va phê duyĐề án đưa ni dung quyền con người  vào chương trình giáo dc trong h thng giáo dc quc dân. Sau giai đoạn thí đim 2017- 2020, đến năm 2025, 100% cơ s giáo dc trong h thng giáo dc quc dân đưa ni dung quyn con người vào chương trình ging dy.

giaoduc1

Một cuc tun hành vì nhân quyn cho Vit Nam ca cng đng người Vit ti Canada. (nh chp t Youtube Thu Tran)

Đọc bn tin trên, người Vit Nam trong cũng như ngoài nước còn quan tâm đến tương lai đt nước cm thy vui mng và lo âu. Cm giác trái ngược này xut phát t tâm trng bán tín, bán nghi ca người dân sng quá lâu trong chế đ đc tài toàn tr mà các quyn con người b xâm phm, hn chế hay bác đoạt hoàn toàn.

Người dân Vit Nam vui mng vì nghĩ rng nhà cm quyn Vit Nam sau nhng năm dài đi theo con đường xây dng xã hi ch nghĩa đã tht bi hoàn toàn (1975-1995), phải đi theo con đường tư bn ch nghĩa t 1995 đến nay vn đang tiếp tc ; mà thực tế đã có nhng du hiu tt đp cho dân cho nước. Phi chăng đã đến lúc đng cộng sản Việt Nam cm quyn đc tôn trong chế đ đc tài toàn tr Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam đã "phản tnh",nghĩ đến phi tr li cho nhân dân nhng nhân quyn cơ bn, đ phù hp vi xã hi dân s như trong các chế đ chính tr dân ch các nước tư bn trên thế gii ngày nay ?- Mc du trong khu hiu tuyên truyn, vì th din, đng và nhà cm quyn Vit Nam vn phi khng đnh duy ý chí, rng quyết tâm thc hin "Kinh tế th trường theo đnh hướng xã hi ch nghĩa" (là giả) trong khi thực tế " Kinh tế th trường (tất yếu) theo định hướng tư bn ch nghĩa" (là thật).

Thế nhưng người dân Vit Nam li không khi lo âu, bán tín bán nghi v Đ án đưa ni dung quyền con người vào chương trình giáo dc trong h thng giáo dc quc dân có thực s theo chiếu hướng tt đp trên hay ch là th thut câu gi, kéo dài tui th cho chế đ đc tài toàn tr (vì đề án kéo dài nhiu năm cho đến 2025…), bằng cách to ra s ln tưởng rng chế đ đang chuyn biến theo chiếu hướng dân ch hóa đt nước, đ che đy tình trng vi phm quyn con người đã đến đnh cao ca đng và nhà cm quyn Vit Nam ; hu xoa du s bất bình, phẫn n ca nhân dân trong nước và s lên án gt gao bao lâu nay ca công lun quc tế.

Vì vậy, đ nim vui ca nhân dân sm tr thành s tht và mi lo âu ca nhân dân không tn ti, thiết tưởng điu tiên quyết là đng và nhà đương quyn Vit Nam phải chng t bng hành đng tôn trng các nhân quyn cơ bn ca nhân dân song song vi vic thc hin Đ án gíáo dc quyn con người vào chương trình giáo dc trong h thng giáo dc quc dân. V li, ch đích ca đ án này mà B Giáo dc và Đào to Vit Nam cho hay, là việc đưa ni dung mi này vào ging dy nhn được s đng thun cao ca ph huynh hc sinh, bởi nó giúp gii tr ý thc t bo v các quyn ca bn thân cũng như tôn trng nhân phm, các quyn và t do ca người khác. Như thế hiu qu ca đ án giáo dc quyn con người này là cho các thế h tương lai trong tương quan gia cá nhân người dân vi nhau.

Thế còn mi tương quan gia cá nhân người dân trong thế h hin ti sng nhiu năm trong chế đ đc tài toàn tr vng bóng quyn con người, li không được giáo dc v quyn con người thì sao ? Thiết tưởng, chính vic thc hành quyn con người ca nhà cm quyn đương thi s có ích rt nhiu không ch cho thế h người dân hin ti mà cho c các thế h tương lai s được ging dy đ biết các quyn con người phi th hin thc tế thế nào cho đúng ; trong tương quan gia cá nhân người dân vi nhau và gia người dân vi nhà cm quyn.Vì rng, trong các mi tương quan này, vic thc thi các quyn con người trong tương quan gia nhà cm quyn và nhân dân là quan trọng nht và được quan tâm nhiu nht.

Mặt khác, vic nhà cm quyn cn khi s thc hin quyn con người trong tương quan vi người dân s đánh tan mi lo âu khác ca người dân.Đó là liu nôi dung, ý nghĩa ca Đ án giáo dc quyn con người ca "đảng và nhà nước ta" có nội dung, ý nghĩa ph quát như quyn con người đã th hin trong các nước có chế đ dân ch pháp tr trên thế gii ngày nay ; hay có ni dung, ý nghĩa riêng, khác bit v quyn con người đ phù hp, cng c cho chế đ đc tài toàn tr cộng sn (đỏ v xanh lòng) hiện nay ti Vit Nam ?

Một đin hình mâu thun v đnh nghĩa quyn con người ph quát vi đnh nghĩa quyn con người ca đng và nhà cm quyn cộng sản Việt Nam th hin trên thc tế bao lâu nay : Đó là nhng người dân khi bày t bt đng chính một cách ôn hòa, đu tranh đòi nhà cm quyn tôn trng, thc thi các quyn dân ch, dân sinh…vn là quyn con người cơ bn ; nhưng nhà cm quyn đã trn áp, bt b, tù đy vì không coi đó là quyn con người, mà kết ti là hành vi phm pháp, chng nhà cm quyền.

Vậy thì, đ mi tng lp nhân dân Vit Nam tin tưởng vào Đ án đưa ni dung quyền con người vào chương trình giáo dc trong h thng giáo dc quc dân, thay li kết, chúng tôi xin trích phn m đBản Tuyên Ngôn Nhân Quyn Vit Nam 1977. mà người viết được giao nhim v khi tho khi tham gia Mt Trn Nhân Quyn Vit Nam :

"Khẳng đnh rng : Con người sinh ra có quyn sng và phi được sng xng đáng vi nhân phm và cương v con người.

Sống xng đáng vi nhân phm và cương v con người, là con người không phi ch sinh ra đ sng như mt con vt, mà còn có nhu cu khn thiết hơn là phi được sng và sống t do.

Sống t do, là mi người không phân bit giai tng xã hi, sc tc, tín ngưỡng, tôn giáo, phi được tôn trng, bo v và hành x các nhân quyn cơ bn đã được ghi trong bn Tuyên ngôn Quc tế nhân quyn và Hiến chương Liên Hip Quc : Quyn tự do tư tưởng, t do chính tr, t do kinh tế….

Vì tự do và con người là mt thc th bt kh phân : có con người là phi có t do, thiếu nó con người s sng trong lo âu su ti và nhân phm b h thp ngang tm loài vt !

Tiếc thay ! Mt dân tc đã và đang bị h thp ngang tm loài vt : Đó là dân tc Vit Nam. Bi vì dân tc này đã và đang phi sng dưới ách chế đ đc tài đng tr, mi nhân quyn b chà đp hay tước đot…".

Và những dòng cui cùng ca bn Tuyên Ngôn Nhân Quyn Vit Nam năm 1977 viết :

"Như mt quy lut : đâu có áp bc, đó có đu tranh. Và rng : Mt chế đ thiết lp bng bo lc, duy trì bng bo lc, thì sm mun cũng b sp đ do t bn cht và do sc mnh vùng lên ca nhng con người b áp bc, bóc lt".

Thiện Ý

Houston, ngày 20 tháng 9 năm 2017

Nguồn : VOA, 21/09/2017

Published in Diễn đàn
jeudi, 21 septembre 2017 21:56

Hai ông bố chửi nhau

Tôi vừa có một đoạn status bông đùa khá là sốc trên FB, các bạn có thể xem hình ở dưới đây.

bo1

"Tôi thật chứ, mấy ông bà trong hội phụ huynh toàn có con học dốt nghịch ngợm, vào đấy cố mà hầu thầy cô để bớt tội cho con thôi chứ mấy ai rảnh hơi làm những chuyện đầu sai, v.v."

Tôi bị một ông bạn cũ học cùng cấp một vào chửi thế này :

"Các thớt khác viết còn được, thớt này đéo ngửi nổi. Kết luận một cách cảm tính. BPH được cái lợi gì mà phải nhờ cậy... những người xuất phát từ sự nhiệt tình muốn giúp bọn trẻ và những ông bố bà mẹ né tránh khác đọc thớt này sẽ thấy muốn nhổ bãi nước bọt vào mặt mày"

bo2

Sau một hồi thăm hỏi bạn cũ, tôi bèn trả lời cho rõ thế này :

"Tốt quá. Nhưng mày nên đọc kỹ status của tao. Sâu xa trong đó không phải chuyện phê phán các bậc phụ huynh, mà cái chính là tao phê phán cả cái hệ thống giáo dục này. Hãy nhìn ra các nước xung quanh, Lào, Campuchia hay Thái Lan thôi. Làm gì có cái chuyện con cái đi học mà bố mẹ phải hầu chúng nó như nô lệ. Bố mẹ Việt Nam mở mắt ra đã lo ăn lo uống, lo quần áo sách vở, lo đưa đón con đi học bất kể nắng mưa, lo kẹt xe muộn học, lo đón về rồi lại đi học thêm, lo một trăm thứ tiền mà đáng lý ra đấy phải là trách nhiệm của nhà nước trước tiền thuế của chính mày và tao... Mày yêu con mày, tao cũng yêu con tao. Tao cũng muốn mọi thứ tốt nhất đến với nó. Nhưng thử hỏi trách nhiệm làm bố làm mẹ đến thế nào là đúng ? Hay thử hỏi có phải tình yêu dành cho con của cả tao và mày, của rất nhiều người nữa trong xã hội này đang bị cái thể chế chính trị khốn nạn nó lợi dụng, nó bóc lột, nó bóp vào nhả ra bằng một tỷ thứ luật lệ lề thói, để đạt được mục đích cuối cùng là tất cả nôn tiền ra cho những thứ mà lẽ ra một đứa trẻ nghiễm nhiên được hưởng. Tao tin là mày có thể rất trong sáng khi tự nguyện vào hội phụ huynh. Nhưng mày có chắc là các phụ huynh khác cũng vô tư như mày không ? Hay là mày đang bị chính cái đám còn lại lợi dụng tình yêu của mày dành cho con, để bóc lột mày, để hất hết những việc khó khăn cho mày khi có thể ? Hãy nghĩ cho kỹ hơn chuyện này đi, vì cái gì cũng có nguyên nhân của nó...".

bo3

Có thể là tôi sẽ còn bị nhiều người vào chửi nữa, nhưng kết quả là chúng tôi, những người bạn từ thủa thiếu thời không lao vào đánh nhau và cùng nhìn về một hướng. Không có có nền chính trị tử tế thì suốt đời làm nô lệ Dũng ơi./.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 21/09/2017 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn

Một đề án vừa được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phê duyệt sẽ đưa quyền con người vào chương trình giáo dục từ mẫu giáo tới đại học, theo truyền thông Việt Nam hôm 06/09/2017.

day1

Giáo dục Việt Nam có tham vọng bắt kịp thế giới

Ở cấp mẫu giáo, trẻ em Việt Nam sẽ được học "những yếu tố cơ bản về quyền, bổn phận của bản thân và của người khác ; đối với học sinh tiểu học là một số kiến thức cơ bản về các nguyên tắc, giá trị về quyền con người".

"Đó là bình đẳng, không phân biệt đối xử, khoan dung và tôn trọng sự khác biệt, và các quyền con người của trẻ em đã được pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam quy định".

Lên tới trung học, nội dung về nhân quyền gồm các kiến thức cơ bản, giá trị về quyền con người... ở mức cao hơn so với học sinh tiểu học.

Sau đó, ở cấp giáo dục nghề nghiệp, thì quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là quyền con người trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, việc làm, các cơ chế bảo vệ quyền con người... sẽ được dạy.

Lên bậc đại học, sinh viên học các quyền người được quy định trong những công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia... quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 và các luật chuyên ngành ; bảo vệ, bảo đảm quyền của các nhóm dễ tổn thương trong xã hội...

Công tác dạy thí điểm sẽ được đưa vào giáo dục cấp tiểu học giai đoạn 2017-20, và sau đó sẽ dạy toàn bộ từ 2025.

Nhân quyền quá nhiều hay quá ít ?

day2

Các hiểu biết chung về nhân quyền trên thế giới sẽ giúp cho thanh thiếu niên Việt Nam hội nhập tốt hơn khi đi du học hay làm việc ở nước ngoài

Trên thực tế, việc giáo dục nhân quyền đã được đưa vào rất nhiều văn bản pháp luật ở Việt Nam - có tài liệu nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Hà Nội nêu ra 13 nghìn văn bản - nhưng vấn đề không phải là số lượng mà là chất lượng của nhận thức và tuân thủ cụ thể các Công ước quyền con người của Liên Hiệp Quốc.

Có vẻ như quan điểm về giáo dục nhân quyền tại Việt Nam sẽ vẫn không thể tách khỏi một chủ thể bao trùm và giám sát các lĩnh vực xã hội là Đảng Cộng sản.

Vì ở cấp đại học, sinh viên sẽ học cả "quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân", theo bài trên báo VnExpress 06/09/2017.

Trong khi đó, ở các nước phát triển khác, nhân quyền là lĩnh vực không gắn với một đảng cụ thể nào cả hoặc thậm chí đứng trên cả chính trị đảng phái.

Dù vậy, việc đưa giáo dục quyền con người vào các cấp, từ mẫu giáo đến đại học cũng là một bước tiến triển, làm xóa dần đi ấn tượng tiêu cực về chủ đề này ở Việt Nam.

Trong nhiều năm Việt Nam luôn khẳng định nước này "hoàn toàn không có vấn đề nhân quyền", như một số văn kiện chính thống nêu ra hồi 2014-2015.

Các tuyên bố này đối nghịch với phê phán về "vi phạm nhân quyền" của nhà chức trách Việt Nam mà các tổ chức quốc tế nêu ra.

Vấn đề nhân quyền ở Việt Nam cũng từng bị nhìn nhận khá nặng nề, coi là một phần của "âm mưu chính trị đen tối của Mỹ và các nước phương Tây", nhằm chống phá hệ thống quyền lực của Đảng Cộng sản ở Việt Nam.

Nhưng càng về gần đây, các văn bản chính thức cũng thừa nhận rằng nhận thức về nhân quyền thực sự cần được nâng cao cho toàn xã hội.

Giới nghiên cứu luật pháp cũng thừa nhận đây là lĩnh vực cần tạo sự tiến bộ ở Việt Nam cho các cơ quan thực thi pháp luật, kể cả giáo dục công an, cảnh sát.

Một luận văn tại Đại học luật Hà Nội từ 2013 về chủ đề này đã nêu :

"Lực lượng công an nhân dân, cảnh sát nhân dân trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là sự thiếu hiểu biết và khiếm khuyết trong nhận thức về vấn đề nhân quyền đã vi phạm thậm chí xâm phạm nghiêm trọng đến các quyền con người của người dân, gây bất bình trong dư luận và ảnh hưởng không tốt tới hình ảnh của ngành công an nói riêng và bộ máy nhà nước nói chung".

Giới quan sát nói hiểu biết chung về nhân quyền được nâng cao sẽ giúp tránh được các vi phạm gây căng thẳng không cần thiết, giảm bớt xung khắc xã hội.

Ngoài ra, kiến thức về nhân quyền cũng giúp thanh thiếu niên, công nhân Việt Nam hội nhập tốt hơn khi đi ra nước ngoài lao động, học tập.

Published in Việt Nam

Cuối tháng Tám, đầu tháng Chín, năm 2017 báo chí Việt Nam loan tin Bộ trưởng giáo dục Việt Nam là ông Phùng Xuân Nhạ đã dẫn đầu một phái đoàn làm việc với ngành giáo dục nước Phần Lan. Trong chuyến viếng thăm này, có 18 bản ghi nhớ được ký kết, và quan trong nhất là Việt Nam sẽ nhập khẩu chương trình đào tạo bậc tiểu học, phổ thông, đại học của Phần Lan.

mohinh1

Học sinh Hà Nội đến trường, tháng Tám, 2017. AFP

Một lần nữa Việt Nam lại tìm đến một mô hình giáo dục mới. Việc này làm dấy lên bàn luận về việc cải cách giáo dục không có hiệu quả của Việt Nam trong mấy mươi năm qua.

Mô hình Colombia

Ngay trước khi có tin Việt Nam sẽ "nhập khẩu" giáo dục từ Phần Lan, có khá nhiều tranh luận trên các trang blog, cũng như báo chí nhà nước Việt Nam về một dự án cải cách giáo dục tiểu học khác mang tên là VNEN.

VNEN là tên viết tắt từ tiếng Tây Ban Nha, Vietnam Escuela Nueva, tạm dịch là Trường học Việt Nam kiểu mới. Theo chương trình này thì các lớp học được tổ chức theo kiểu học sinh tự quản, học sinh tham gia nhiều hơn vào các hoạt động có tính chất định hướng nghề nghiệp, giảm bớt gánh nặng bài tập của học sinh. Chương trình theo kiểu như vậy lần đầu tiên được tổ chức tại vùng nông thôn Colombia ở Nam Mỹ và được cho là thành công. Tại Việt Nam chương trình này nằm trong một khoản viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng thế giới, được thực hiện thí điểm từ năm 2012 đến 2015.

Theo báo cáo của nhóm làm việc của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam vào năm 2017 thì dự án VNEN đã thành công, có ảnh hưởng một cách tích cực lên các học sinh từ lớp ba đến lớp năm.

Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu giáo dục trong nước thì chương trình này đã thất bại. Bộ giáo dục đã cho phép những địa phương nào phản đối chương trình này được phép dừng lại.

Trong bài viết của tác giả Phạm Thị Ly, một chuyên gia về giáo dục trong nước, đăng trên báo Tuổi trẻ cuối tuần vào cuối tháng Tám, chương trình này thấy bại vì bị cha mẹ học sinh cũng như giáo viên phản đối. Tác giả cho rằng chương trình được triển khai mà không chuẩn bị kỹ. Theo số liệu được bà Phạm Thị Ly đưa ra, trong năm học 2015-2016 có đến 30% số trường tiểu học ở Việt Nam được áp dụng chương trình VNEN.

Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, từng là chuyên gia cao cấp ở Bộ giáo dục nói với chúng tôi :

"Nguyên nhân chủ quan là từ một sự rất là vội vã, từ một khoản tiền cho không, sự chuẩn bị rất kém, rất nóng vội triển khai khoản tiền này. Đưa một mô hình từ Colombia áp đặt vào mà thiếu sự chuẩn bị. Cho nên nó khiên cưỡng gượng ép, thậm chí để đến mức độ đến bây giờ, nhân dân phản đối dữ dội, phải dừng lại. Đó là lỗi của những người lãnh đạo chứ không thể đổ cho nhân dân, hay cho giáo viên. Đây là trách nhiệm của những người lãnh đạo, từ lãnh đạo Bộ, còn cao hơn nữa thì tôi không nói".

Một nhà giáo khác là Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, từng dạy đại học tại Bỉ, hiện sống tại Sài Gòn có cái nhìn khá tương đồng với Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh :

"Cái sự thất bại này là chuyện phải đến. 42 năm nay, có chuyện gì mà Bộ Giáo dục và đào tạo thực hiện được nghiên cứu kỹ lưỡng đâu. Bộ chỉ làm theo kiểu phong trào, nay có 87,6 triệu đô la từ ngân hàng thế giới, là triển khai rầm rộ để có dịp lấy tiền nhét túi mà thôi".

Theo Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh, ông có tham gia nhiều dự án giáo dục, trong đó số tiền được sử dụng là tiền đi vay chứ không phải tiền cho không như dự án VNEN, thì những người làm dự án cảm thấy có trách nhiệm hơn.

Ngoài lý do tiền bạc, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng mô hình VNEN không thể áp dụng vừa ở Colombia, vừa ở Việt Nam, là hai hoàn cảnh rất khác nhau :

"Mô hình VNEN đến từ Colombia, áp dụng cho vùng núi thưa thớt dân cư, mà đem áp dụng cho Việt Nam cho vùng đông dân đã có truyền thống giáo dục, tuy chưa tối ưu nhưng đã có nề nếp và qui cũ rồi, đem về áp dụng nguyên xi, không theo dõi điều chỉnh, không lắng nghe các giáo viên tâm huyết, các bậc phụ huynh quan tâm đến giáo dục của con em mình, thì hậu quả là một sự phá sản không hơn không kém, chẳng để lại dết tích dấu ấn nào đáng kể cả".

Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh cũng phê phán việc đem vào môi trường Việt Nam những khái niệm hoàn toàn khác lạ :

"Anh thiếu nghiên cứu một cách cẩn thận. Ở góc độ nghiên cứu, anh phải làm thí điểm, anh lấy mô hình này và cứ thế mà áp đặt vào, thậm chí anh dịch từ nước ngoài. Ví dụ như đưa vào hội đồng tự quản, hội đồng quản trị thế nọ thế kia, cho trẻ con lớp một lớp hai. Ở Việt Nam làm gì có những cái hội đồng như thế. Ở Colombia người ta áp dụng mô hình này cho các vùng dân tộc thiểu số. Thì mình cũng nên áp dụng ở những vùng dân tộc thiểu số của mình như thế, thành công rồi mình mới mở rộng ra. Ở đây ông ấy cứ thế mà làm, làm theo qui mô lớn, để tiêu tiền cho nhanh".

Mô hình Phần Lan

Khi tin tức về việc "nhập khẩu" giáo dục Phần Lan được loan tin vào cuối tháng Tám, đã có nhiều ý kiến bày tỏ qua mạng xã hội cũng như báo chí nhà nước rằng hy vọng đây là một giải pháp hay cho việc cải tổ nền giáo dục Việt Nam.

Bên cạnh đó cũng có những ý kiến nói rằng đành rằng nền giáo dục ở Phần Lan rất thành công, nhưng không nên áp dụng 100% vào Việt Nam, vì hai quốc gia rất khác nhau.

Riêng Tiến sĩ Mai Văn Tỉnh thì cho rằng khái niệm "nhập khẩu" giáo dục là rất khôi hài. Ông nói về chuyến làm việc và ký kết với Phần Lam của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ :

"Với tư cách là Bộ trưởng, là người làm chính sách, là tư lệnh ngành, thì ông chỉ có đi nghiên cứu những cái định hướng, tạo điều kiện cho bên dưới nghiên cứu, chọn sách, chọn thiết bị người ta học. Ở đây ông Bộ trưởng lại sang đó nhập khẩu, mua mua bán bán. Dùng từ sai, tư duy rất vớ vẫn".

Ông Tỉnh đặt câu hỏi là nếu Việt Nam nhập khẩu giáo dục từ Phần Lan, thì những điều hay ở các nền giáo dục khác, Việt Nam có quan tâm nữa hay không ?

Nói về chuyện "nhập khẩu giáo dục" từ Phần Lan, Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng vấn đề mấu chốt của việc cải cách giáo dục Việt Nam nằm ở chổ khác, mặc dù, ông nói rằng, chính ông đã nói Việt Nam nên tham khảo nền giáo dục thành công của Phần Lan, trong một cuộc phỏng vấn dành cho báo chí trong nước vào năm 2000 :

"Nhưng điểm quan trọng nhất không phải là sách vở hay chương trình đào tạo, mà là quan niệm, đường lối, triết lý giáo dục. Học sinh miền Bắc Âu không phải học những bài chính trị, giáo điều, xơ cứng, những bài học lịch sử một chiều, gây phản cảm cho người đọc lẫn người dạy. Việt Nam có dám theo Phần Lan ở điểm này không ? Ban Tuyên giáo có quyết định tháo bỏ cái vòng kim cô ý thức hệ này chưa ? Chưa tháo gỡ được điểm mấu chốt này, thì nhập giáo dục từ Âu, từ Mỹ, từ Hàn Quốc, chỉ là một việc làm nửa vời".

Giáo sư Hưng nói rằng muốn cải cách triệt để giáo dục Việt Nam, cần có một kiến trúc sư không phải xuất phát từ hệ thống của Việt Nam, từ ngoài nhìn vào để có những cái nhìn mới mẽ và toàn diện.

Tiến sĩ Tỉnh thì nói cần quan tâm đến cả những cố gắng cải cách của các nhóm trong nước, ví dụ như nhóm Cánh buồm của nhà giáo Phạm Toàn. Nhóm Cánh Buồm này đã soạn thảo một chương trình trong đó không bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng như truyền thống giáo dục Việt Nam từ xưa tới nay, và nhấn mạnh đến việc học sinh chia sẻ những quan điểm khác biệt để đi đến đồng thuận với nhau.

Trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam vào năm 2012, Giáo sư Mai Trọng Nhuận, khi đó là Giám đốc đại học quốc gia Hà Nội bày tỏ lo lắng là Việt Nam đã nhiều lần cải cách giáo dục nhưng không có được một nền giáo dục đổi mới có hiệu quả.

Năm năm sau, Việt Nam lại vẫn còn tiếp tục đi tìm những mô hình giáo dục cho công cuộc cải cách giáo dục của mình.

Kính Hòa

Published in Việt Nam

Nhiều đại học danh tiếng ở Việt Nam bị xếp hạng thấp (VOA, 07/09/2017)

Bảng xếp hng các trường đi hc Vit Nam va mi được công b đã không nhn được s hoan nghênh ca mt s trường đi hc, nht là các trường được đánh giá không tương xng vi danh tiếng lâu nay ca h, các báo trong nước loan tin.

giaoduc1

Đại hc Tôn Đc Thng (nh chp màn hình t trang ch ca trường)

Bảng xếp hng được công bố hôm 6/9 vi 49 trong tng s hơn 300 trường đi hc Vit Nam được đánh giá. Đây là ln đu tiên Vit Nam có mt bng xếp hng như vy, đây là công trình ca mt nhóm kho sát đc lp dưới s ch biên ca Tiến sĩ Lưu Quang Hưng, nhà nghiên cu hin đang làm việc ti Úc.

Năm trường xếp đu bng là Đi hc Quc gia Hà Ni, Đi hc Tôn Đc Thng, Hc vin Nông nghip, Đi hc Đà Nng và Đi hc Quc gia thành ph H Chí Minh.

Năm trường cui bng là Hc vin Ngoi giao, Đi hc Lut Hà Ni, Hc vin Ngân hàng, Đại hc Văn hóa và Đi hc Y-Dược Hi Phòng.

Việc mt trường tương đi mi trên bn đ đi hc Vit Nam như trường Tôn Đc Thng đánh bi các trường lâu đi, có b dày truyn thng như Đi hc Quc gia thành ph H Chí Minh, Đi hc Bách Khoa Hà Ni, Hc viện Ngoi giao, Đi hc Y Dược thành ph H Chí Minh, Đi hc Y Hà Ni đã gây nhiu bt ng.

Trong khi đó, các trường được xem là ‘danh giá’ lâu nay vi đu vào cao như Đi hc Ngoi thương, Hc vin Ngoi giao, Đi hc Kinh tế Quc dân hay Đi hc Kiến trúc lại có th hng t trung bình cho đến chót bng.

Việc xếp hng da trên ba tiêu chí ln là giáo dc đào to, nghiên cu khoa hc và cơ s vt cht qun tr. Hai tiêu chí đu mi tiêu chí chiếm t trng 40% trong khi tiêu chí còn li chiếm 20% t trng.

Các tiêu chí được quy ra các ch s có th đo lường được đ so sánh, chng hn mt trong nhng ch s dùng đ đánh giá cht lượng nghiên cu khoa hc ca mt trường là s công trình nghiên cu được đăng trên các tp chí quc tế (ch s ISI) và s lượng các trích dẫn t các công trình nghiên cu đó.

Số liu nghiên cu được nhóm kho sát ly t trang ch ca các trường. Nhóm kho sát cũng tha nhn s liu mt s trường chưa có s cp nht và mt s trường không phn hi đ ngh cung cp s liu ca h, theo báo mạng VnExpress.

Trong số các ý kiến phn bin, có ý kiến cho rng vic đánh đng mt vin đi hc ln có nhiu trường thành viên như các Đi hc Quc gia vi mt trường chuyên ngành như Đi hc Xây dng hay Đi hc Kiến trúc là "không phù hp". Việc so sánh tiêu chí nghiên cứu khoa hc gia các trường chuyên v khoa hc tng hp vi các trường đào to k năng ngh nghip cho sinh viên cũng b phn đi.

Ngoài ra việc bng xếp hng này không tính đến yếu t s lượng sinh viên ra trường có vic làm và mức thu nhp ca h cũng được xem là thiếu sót.

Đại hc Tôn Đc Thng, trường xếp th hai trong bng xếp hng, nm Thành ph H Chí Minh. Trường đi hc này có lch s mi 20 năm, khi thy là đi hc tư thc nhưng hin đã chuyn đi thành đi hc công lp trc thuc Tng Liên đoàn Liên đoàn Vit Nam.

Trong những năm gn đây, Đi hc Tôn Đc Thng đã đu tư nhiu vào đi ngũ ging dy vi chế đ đãi ng cao nên thu hút được người gii. Trường cũng đu tư xây dng cơ s vt cht hin đi đ đáp ng yêu cu giảng dy và nghiên cu khoa hc. Trường xếp đu bng v nghiên cu khoa hc và xếp th hai v cht lượng ging dy trên bng xếp hng.

Mới đây, Đi hc Tôn Đc Thng cũng được đón Ch tch Quc hi Nguyn Th Kim Ngân v tham d l khai ging năm 2017. S hin din ca mt lãnh đo cao cp là du hiu cho thy trường đi hc này được Nhà nước đánh giá cao.

Tiến s Trn Trng Hanh, hiu trưởng Đi hc Kiến trúc Hà Ni, và Tiến s Bùi Trân Phượng, hiu trưởng Đi hc Hoa Sen, đã t chi bình lun v bng xếp hạng vi VOA. Bà Phượng nói rng bà phn đi bng xếp hng này nhưng không cho biết lý do. Các trường Đi hc Kiến trúc Hà Ni và Đi hc Hoa Sen đu có th hng thp trong bng xếp hang.

********************

Chiết Giang đào tạo MBA cho Việt Nam bằng chữ Hán (BBC, 07/09/2017)

Đại học Chiết Giang của Trung Quốc và một Viện nghiên cứu tại Việt Nam vừa ký thỏa thuận hợp tác đào tào bằng cao học quản trị kinh doanh MBA.

giaoduc2

Quan chức Việt Nam, ông Phạm Chí Cường phát biểu tại lễ ra mắt dự án đào tạo MBA của Đại học Công nghệ Chiết Giang ở Hà Nội

Hôm 6/9, tại Hà Nội, quan chức Đại học Công nghiệp Chiết Giang và Viện Nghiên cứu Phát triển Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã ký thỏa thuận dự án hợp tác MBA và "3+1", theo Tân Hoa Xã.

Hai cơ quan này sẽ tung ra chương trình MBA và hệ chính quy "3+1" tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

Theo Tân Hoa Xã, chương trình MBA sẽ giảng dạy bằng tiếng Trung và có bằng được Bộ Giáo dục Trung Quốc công nhận.

Sinh viên Việt Nam dự án hệ chính quy "3+1" sẽ học ba năm đầu trong nước để sang năm thứ 4 đến Đại học Công nghiệp Chiết Giang hoàn tất chương trình học tập.

giaoduc3

Quan chức Trung Quốc từ Đại học Công nghiệp Chiết Giang giới thiệu chương trình cao học MBA bằng tiếng Trung

Ông Phạm Chí Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam được báo chí trích lời nói về ưu thế trong giáo dục đại học của Trung Quốc sẽ giúp hệ đại học và cao đẳng Việt Nam tiến hành cải cách đổi mới sáng tạo trong ngành này.

Hợp tác toàn diện

Hồi tháng 4/2017, trong chuyến thăm sang Bắc Kinh của Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng, ông Phạm Bình Minh, hai bên Trung - Việt đã đồng ý mở rộng tác lĩnh vực hợp tác.

Theo thông báo hai bên về phiên họp lần thứ 10 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc, mà Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cùng chủ trì với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Dương Khiết Trì, hai bên đã bàn đến hợp tác kinh tế thương mại, mở rộng đầu tư, và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực khác như văn hóa giáo dục, du lịch, báo chí và giao lưu nhân dân.

Vấn đề Biển Đông cũng được bàn tới tại cuộc họp trong tháng 4 nhưng không phải là phần chính của nghị trình.

Trước đó, tháng 9/2016, 3/9 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong chuyến thăm đến Trung Quốc cùng phái đoàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng lãnh đạo Bộ Giáo dục Trung Quốc "thống nhất các nội dung hợp tác chính trong thời gian tới", theo truyền thông hai nước.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chính thức nói phía Việt Nam mong muốn Bộ Giáo dục Trung Quốc "chia sẻ những chính sách, thực tiễn tốt của Trung Quốc trong phát triển giáo dục đào tạo", theo báo Giáo dục và Thời đại 16/09/2016.

Những năm qua, ngày càng có nhiều du học sinh Việt Nam sang học tại Trung Quốc.

Triển lãm du học Trung Quốc được tổ chức hàng năm ở Việt Nam với sự tham gia của hơn 30 trường Đại Học Trung Quốc, theo các báo Việt Nam.

Published in Việt Nam

Một chuyên gia của Bộ Giáo dục Việt Nam bình luận với BBC rằng nhiều người ở Việt Nam hiện nay "không tin tưởng vào cải cách giáo dục" đang được đề xuất.

giaoduc1

Nhiều người ở Việt Nam hiện nay không tin tưởng vào cải cách giáo dục - Ảnh minh họa

Tiến sĩ Mạc Văn Trang thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nói với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt bên lề một hội nghị ở Budapest rằng nhà nước Việt Nam năm nay lại đưa ra một cải cách đổi mới chương trình giáo dục, nhất là sách giáo khoa và tập huấn giáo viên.

"Tuy nhiên, rất nhiều người không tin tưởng [vào đề án cải cách này] vì cách làm vẫn như cũ, hướng đi vẫn như cũ và tư duy và thể chế không có gì thay đổi", Tiến sĩ Mạc Văn Trang nhận định.

giaoduc2

Tiến sĩ Mạc Văn Trang nói về cải cách giáo dục Việt Nam

Theo Tiến sĩ Trang, có nhiều bài báo đưa tin chi phí để làm chương trình sách giáo khoa mới là khoảng 70-80 triệu USD. Nhưng ông nói có "ít hy vọng là nó sẽ tốt hơn" vì "toàn bộ hệ thống bị sai lệch hết cả và không vượt lên được".

Ông cho rằng vấn đề lớn nhất của giáo dục Việt Nam là phát triển số lượng rất lớn nhưng chất lượng thì không đảm bảo, không đáp ứng được mong mỏi của người dân cũng như như cầu của xã hội.

Hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay là "trì trệ quá và rất khó thay đổi", Tiến sĩ Trang kết luận.

Theo truyền thông Việt Nam, lộ trình triển khai thực hiện áp dụng thay sách giáo khoa mới cho tất cả các lớp của Bộ giáo dục sẽ được tiến hành từ năm 2018 và hoàn tất vào năm 2023 theo hình thức cuốn chiếu.

Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội yêu cầu : "Từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông".

Cụ thể dự kiến lộ trình triển khai áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới như sau :

- Năm học 2018 - 2019 : Lớp 1, lớp 6 và lớp 10

- Năm học 2019 - 2020 : Lớp 2, lớp 7 và lớp 11

- Năm học 2020 - 2021 : Lớp 3, lớp 8 và lớp 12

- Năm học 2021 - 2022 : Lớp 4, lớp 9

- Năm học 2022 - 2023 : Lớp 5

Published in Việt Nam