Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

"Truyền thống" ngăn chặn nhà hoạt động trước đối thoại nhân quyền (RFA, 22/05/2017)

Ngày 23/5, Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ có buổi đối thoại nhân quyền lần thứ 21 tại Hà Nội. Trước khi sự kiện này diễn ra, một số nhà hoạt động và thân nhân đã bị ngăn cấm ra khỏi nhà.

truyenthong1

Bà Vũ Thuý Hà (giữa), vợ của nhà bất đồng chính kiến Phạm Hồng Sơn, bị công an ngăn cản đến gặp đại sứ Mỹ tại Hà Nội ngày 05 tháng 4 năm 2007. Chuyện này đã trở thành truyền thống hàng chục năm qua. AFP photo

Canh gác tại nhà

Một trong những nhân vật bị những người được cho là an ninh mặc thường phục "canh gác cẩn mật" là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người đang bị giam giữ vì cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88 Bộ luật hình sự.

Nói với Đài RFA, bà Tuyết Lan cho biết hàng trăm an ninh mặc thường phục đã mang theo hàng rào barrier đến canh giữ nơi cư trú của gia đình bà từ sáng thứ 6, ngày 19/5 và theo dõi mọi hành động của bà. Đến chiều ngày 19/5, tổ an ninh thành phố Nha Trang đã nói với bà rằng nếu Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, bà Mary Tarnowka có nhờ bà nhận giải Người phụ nữ can đảm Quốc tế cho blogger mẹ Nấm thì bà Tuyết Lan không được nhận.

Từ đó ngày 19 đến ngày 20 tôi đi đâu là họ theo đó. Bắt đầu đến tối 20, họ đổ xuống gia đình tôi khoảng hơn 100 người và họ nói thẳng tôi không được đi ra đường. Công an tỉnh, công an thành phố, công an phường và họ huy động tất cả những dân quân để chặn. Những chiếc xe đi vào trong hẻm nhà tôi đều bị chặn lại và họ nhìn vào trong xe, có lẽ để nhìn xem có phải bà Tổng lãnh sự hay không.

Sáng Chủ Nhật ngày 21/5, được tin bà Tổng lãnh sự rời khỏi Nha Trang, những người này mới rút lui. Tuy nhiên, bà Tuyết Lan cho biết đến chiều ngày Thứ Hai 22/5 họ nhận được tin bà Mary Tarnowka quay lại Nha Trang nên tiếp tục canh gác gia đình bà. Thời điểm chúng tôi nói chuyện với bà Tuyết Lan là khoảng 7h tối ngày 22/5 nhưng bên ngoài vẫn còn 5 an ninh canh gác, theo bà Lan cho biết.

Bà Tuyết Lan cho biết tâm trạng hiện tại của bà và các thành viên trong gia đình :

Tôi đã chọn cách im lặng để nhẫn nhục nuôi cháu. Nhưng họ làm như vậy là khủng bố tinh thần và đàn áp gia đình chúng tôi dự dội như vậy. Tôi mong sẽ được những nhà bảo vệ nhân quyền chú ý đến vì tôi hơn 60 tuổi rồi còn phải nuôi mẹ già, nuôi cháu nhỏ và con trong tù nhưng chúng tôi không hề có chút tự do hay nhân quyền cho người dân như chúng tôi.

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh và trao giải thưởng "Phụ nữ Can đảm Quốc tế" hồi cuối tháng 3 vừa qua vì những nỗ lực vượt trội trong việc đấu tranh và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân Việt Nam. Blogger này bị công an bắt tại nhà vào ngày 10 tháng 10 năm 2016.

Hoa Kỳ cũng từng nhiều lần yêu cầu Việt Nam phải trả tự do đối với nữ blogger này.

Ngoài trường hợp mẹ của Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà báo Phạm Đoan Trang ở Hà Nội cũng bị an ninh mặc thường phục canh giữ xung quanh nhà từ ngày 19/5 :

Trước cửa nhà tôi lúc nào cũng có ít nhất khoảng 3 người và họ có nhiều ca thay nhau. Đó là trước cửa nhà, còn ở dưới cổng và dưới tầng 1 tôi không biết là bao nhiêu người nhưng tôi nghĩ cũng phải đến hơn một chục. Họ ngồi suốt ngày đêm, cả đêm cũng ngồi. Chắc là sợ ban đêm tôi bỏ trốn. Sáng hôm qua là Chủ nhật, tôi có đưa bà cụ đi đám tang một người thân nhưng họ không cho đi.

Khi các bạn trẻ đến chỗ tôi thì họ đã ra gây sự. Các bạn ấy đã chất vấn rằng tại sao không cho tôi đi đâu cả và họ đã gây sự rồi tát một bạn. Hai bên đã có xô xát. Hàng chục người kéo đến cùng với côn đồ, họ vây nhà và đe dọa nên các bạn trẻ phải rút lui.

Nhà hoạt động Thảo Teresa, một trong những người tới thăm nhà báo Đoan Trang hôm thứ Bảy 20/5, cho chúng tôi biết thêm tình hình :

Mình đến nhà Đoan Trang hôm vừa rồi thì không khí rất căng thẳng, ngột ngạt, giống như khủng bố. Công an mặc thường phục ngồi rải rác xung quanh khu chung cư đó và trên cầu thang. Xung quanh hành lang mật vụ an ninh ra vào rất đông, cả nam và nữ và chúng đe dọa mình rằng nếu không cút vê thì nó đánh. Họ dùng những lời lẽ hết sức mất dậy và vô văn hóa.

Không cho ra khỏi nhà

Ngoài gia đình blogger Mẹ Nấm, nhà báo Đoan Trang, một số nhà hoạt động xã hội và bất đồng chính kiến khác như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự và bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Chủ tịch Cao trào Nhân bản, cũng bị an ninh canh gác cẩn mật, không cho ra khỏi nhà.

Đây không phải là lần đầu tiên nhà báo Đoan Trang bị giam lỏng tại gia, mà theo cô, chuyện này xảy ra "như cơm bữa". Trong chuyến thăm Việt Nam của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama hồi tháng 5 năm ngoái, cô cũng bị an ninh chặn không cho đến gặp Tổng thống mặc dù đã được đích thân Tổng thống Obama gửi thư mời trước đó.

Cũng trong dịp đó một loạt các nhà hoạt động khác cũng bị giam giữ không cho đến gặp Tổng thống Obama như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, luật sư Hà Huy Sơn,…

Việc các nhà hoạt động và thân nhân bị giam lỏng lần này được cho là có liên quan đến buổi Đối thoại nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 21 diễn ra vào ngày 23/5 tại Hà Nội. Tại cuộc đối thoại năm 2013, hai nhà hoạt động dân chủ là Phạm Hồng Sơn và luật sư Nguyễn Văn Đài đã được Hoa Kỳ mời tham gia đối thoại nhưng đều bị chặn, không thể tham dự.

Nhà báo Đoan Trang cho rằng Chính quyền Việt Nam sợ những người bất đồng chính kiến sẽ tới gặp các phái đoàn Hoa Kỳ và trình bày về thực trạng nhân quyền ở Việt Nam. Theo cô, đó là lý do những người như cô bị canh giữ trong những dịp như thế này.

Tháng 3 năm nay Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về tình hình nhân quyền năm 2016 ở Việt Nam, trong đó nêu rõ Việt Nam cấm đoán chặt chẽ quyền chính trị của người dân, giới hạn quyền tự do của công dân bao gồm tự do hội họp, ngôn luận ; và đánh giá tình trạng giam giữ tùy tiện các nhà hoạt động chính trị là một vấn đề nghiêm trọng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó đã lên tiếng bác bỏ những cáo buộc này và cho rằng báo cáo thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam.

Ông Scott Busby, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động hôm 11 tháng 5 cho đài Á Châu Tự do biết tại buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam năm nay, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bày tỏ lo ngại về việc chính phủ Việt Nam hạn chế quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và giam cầm những người thực hiện những quyền tự do đó. Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng sẽ gửi Việt Nam danh sách những tù nhân chính trị mà họ yêu cầu Việt Nam cần thả tự do ngay lập tức.

Cũng theo ông Busby, hiện Việt Nam vẫn đang giam giữ khoảng hơn 90 tù nhân chính trị.

Lan Hương, phóng viên RFA

******************

Việt Nam 'tăng việc quản thúc' trước đối thoại nhân quyền (BBC, 22/05/2017)Chia sẻ

Một số nhà hoạt động dân sự và gia đình của họ nói bị những người mà họ cho là nhân viên an ninh 'quản thúc' trong bối cảnh đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần thứ 21 sắp diễn ra tại Hà Nội.

truyenthong2

Bản quyền hình ảnhSTATE.GOV

Bà Phạm Đoan Trang, blogger, nhà báo tự do, cho BBC biết có người chặn không cho bà ra khỏi nhà "tới nay là ba ngày rồi".

Còn bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hiện đang bị tạm giam mà chưa qua xét xử, nói với BBC là trong ngày và tối thứ Bảy 20/5, có tới "cả trăm người" chặn bên ngoài nhà bà.

Tin tức nói một nhà hoạt động khác, ông Nguyễn Quang A, cũng bị nhiều người tới canh chừng quanh nhà trong những ngày qua.

Cuộc đối thoại nhân quyền Việt Mỹ, một sự kiện diễn ra hàng năm, sẽ diễn ra trong ngày thứ Ba 23/5.

truyenthong3

Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump tại lễ trao giải Phụ nữ Quả cảm 2017

Đại diện phía Mỹ tham gia đối thoại lần này là quyền Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, bà Virginia Bennett.

Đại diện phía Việt Nam là ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ các tổ chức quốc tế của Bộ Ngoại giao Việt Nam, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 19/5.

Vì sao bị 'bao vây' ?

Khi được BBC hỏi về lý do bị một số người ngăn không cho ra khỏi nhà, nhà báo Đoan Trang nói hôm 22/5 : "Lúc đầu tôi không biết nhưng sau đó tôi nghĩ là do Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ".

Bà cho rằng khi phái đoàn Dân biểu EU sang Việt Nam hồi tháng Hai, bà đã gặp được họ nên lần này phía công an "ngăn chặn quyết liệt từ sớm".

Việc canh chừng được thực hiện suốt cả đêm, bà cho biết thêm, bởi "Họ sợ tôi bỏ trốn trong đêm".

truyenthong4

Blogger, nhà báo tự do Phạm Đoan Trang

Nhà báo Phạm Đoan Trang cáo buộc những người giữ nhiệm vụ canh chừng trong hôm thứ Bảy 20/5 đã "gây sự" với một số người quen tới nhà bà, và đã xảy ra xô xát, dẫn tới việc phía bên kia kéo tới hàng chục người, trong đó, bà nói, có cả "côn đồ" với lời hăm dọa "sẽ đập chết" những người khách nếu bà không nói họ đi về.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cho hay ngày 19/5, an ninh thành phố Nha Trang đến gặp bà và nói bà Tổng lãnh sự Mỹ [Mary Tarnowka] đến Nha Trang và "có thể trao cho bà một cái giải, giải mà vừa rồi cô Quỳnh được nhận, nhưng bà không được phép nhận".

Bà cho biết hôm trong ngày và đêm thứ Bảy 20/5, "có tới cả trăm người" đứng chặn trước cửa nhà.

Ngoài ra, "họ còn chở cả các tấm barrier" đến. Các xe tắc xi, xe bốn chỗ đến gần đều bị chặn lại, "họ nhìn vào xe xem có bà tổng lãnh sự không", bà Lan nói thêm.

Đến 8.30h sáng Chủ nhật 21/5, khi bà Tổng lãnh sự Mỹ rời Nha Trang, "họ đã rút quân và không ngăn chặn nhà tôi nữa", bà Lan nói với BBC.

Bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, được biết đến dưới tên Mẹ Nấm, một blogger và nhà hoạt động môi trường, là một trong số 13 phụ nữ quốc tế được Bộ Ngoại giao Hoa trao giải thưởng Phụ nữ Quả cảm Quốc tế 2017.

Bà bị bắt giam từ tháng 10/2016 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước CHxã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, hiện vẫn chưa qua xét xử.

truyenthong5

Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh

Hy vọng gì ở đối thoại nhân quyền Việt Mỹ ?

Nhà báo tự do Đoan Trang nói bà không rõ ai sẽ được mời tham gia đối thoại nhân quyền Việt Mỹ ngày 23/5, nhưng theo bà "các cuộc đối thoại kiểu đó không mời đại diện khối xã hội dân sự độc lập, có chăng thì chỉ có các cuộc gặp bên lề là mời họ. Và đã thành lệ, mọi cuộc gặp bên lề đều bị an ninh phá".

Bà cho biết nhân sự kiện này, những người hoạt động dân sự đã "chuẩn bị sẵn một báo cáo và tuyên bố chung của khối xã hội dân sự độc lập Việt Nam".

Báo cáo này sẽ "một lần nữa khẳng định rằng mọi thỏa thuận hợp tác thương mại đều phải có điều khoản ràng buộc về cải thiện nhân quyền, thì mới đảm bảo phát triển bền vững".

Về phần mình, bà Nguyễn Tuyết Lan hy vọng "con tôi sẽ được nhắc đến và được giúp đỡ".

Bà Tuyết Lan cho biết sáng 22/5 bà có đi gửi thực phẩm cho con bà, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, trong tù và đây là ngày thứ 225 bà không được gặp mặt con và "không biết con tôi sống chết ra sao".

Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ lần này sẽ thảo luận các chủ đề tầm quan trọng của việc tiếp tục quá trình đổi mới luật pháp, pháp quyền, tự do biểu đạt, tự do lập hội và tụ họp, tự do tôn giáo, quyền của người lao động, người tàn tật, chống kỳ thị, hợp tác đa phương và một số trường hợp cá nhân đáng quan tâm, thông cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 19/5.

Published in Việt Nam

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục gây áp lực với Việt Nam về nhân quyền (RFA, 12/05/2017)

Nhân ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11 tháng 5, giới chức ngoại giao và các đại diện lập pháp Hoa Kỳ lên tiếng thúc giục chính quyền Việt Nam cải thiện tình hình nhân quyền trong nước và trả tự do cho các tù nhân lương tâm.

nhanquyen1

Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11/05/2017. Photo : RFA

Tiếp tục vi phạm nhân quyền

"Hạn chế các quyền tự do của người dân, sách nhiễu những người bất đồng chính kiến", là những bước lùi trong năm qua về tình hình nhân quyền ở Việt Nam theo phát biểu của ông Scott Busby, Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam lần thứ 23 được tổ chức tại Thượng viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington DC hôm 11/5/2017.

Trong bài phát biểu trước đông đảo cử toạ là những đại diện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, đại diện Quốc hội Hoa Kỳ và các hội đoàn người Việt tại Mỹ, ông Busby cũng lên tiếng chỉ trích tình hình đàn áp tôn giáo tại Việt Nam :

"Chính phủ Việt Nam vẫn phân biệt đối xử đối với một số nhóm tôn giáo.

Các hạn chế còn tồn tại đặc biệt nghiêm trọng trong các trường hợp tôn giáo của người dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc và Tây Nguyên và một phần vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Chúng tôi vẫn thấy những báo cáo về các vụ những người theo các đạo giáo này bị bắt giữ, giam cầm".

Có cải thiện, nhưng rất ít

nhanquyen2

Bà Libby Liu, Tổng giám đốc RFA phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam 11/05/2017. Photo : RFA

Người đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thừa nhận Việt Nam đã có những cải thiện trong vấn đề tự do tôn giáo trong năm qua nhưng không đáng kể :

"Chúng tôi cũng thấy một chút tiến bộ trong vấn đề tự do tôn giáo. Việt Nam đã ra luật tôn giáo tín ngưỡng mới thả lỏng hơn quá trình đăng ký, phê duyệt và giảm thời gian chờ đợi trong quá trình công nhận một tôn giáo mới.

Tuy nhiên một số nhóm tôn giáo chẳng hạn như Cao Đài, Hòa Hảo và một số nhóm Phật giáo vẫn bị chính quyền can thiệp vào quyền được thực thi tôn giáo của họ".

Quốc hội Việt Nam thông qua đạo luật về Tín ngưỡng và Tôn giáo hồi tháng 11/2016, tuy nhiên nhiều tôn giáo đồng phản đối đạo luật mới ban hành vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người dân.

Ông Busby cũng nói rằng trong một vài năm qua không thể phủ nhận rằng Việt Nam đã có một số tiến bộ về nhân quyền nhưng tất cả còn rất hạn chế. Ông cho biết những tiến bộ này thể hiện qua số tù nhân chính trị trước đây khoảng 160 người, nhưng giờ đã giảm xuống chỉ còn khoảng 90.

Đàn áp các nhà hoạt động

Ông Scott Busby cũng nêu ra những vấn đề còn rất quan ngại liên quan đến việc đánh đập, xách nhiễu, bắt giữ những blogger, nhà hoạt động, những người tham gia lên tiếng phản đối thảm họa môi trường do Formosa gây ra hồi năm ngoái ở các tỉnh miền Trung :

"Năm ngoái chúng tôi đã chứng kiến Việt Nam bắt giữ ít nhất 6 nhà hoạt động dân chủ bao gồm các blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn gọi là Mẹ Nấm.

Cô bị bắt tháng 10 năm ngoái sau khi viết những bài phản ánh quan ngại của cô về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, nạn tham nhũng và ô nhiễm môi trường và hiện tại vẫn chưa được tòa xét xử".

Đề cập đến Đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ lần thứ 21 diễn ra vào cuối tháng này, ông Scott Busby cho biết Hoa Kỳ sẽ yêu cầu Hà Nội phải trả tự do ngay lập tức cho các tù nhân lương tâm, xóa bỏ các điều luật mù mờ vẫn dùng để kết án những người bất đồng chính kiến và cho phép các nhóm tôn giáo được hoạt động bao gồm cả các nhóm chưa được đăng ký.

Hoa Kỳ sẽ không xem nhẹ nhân quyền

Đại diện lập pháp Hoa Kỳ, Dân biểu Chris Smith phát biểu tại lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền Việt Nam, khẳng định đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền để có quan hệ đối tác tốt hơn với Mỹ.

Ông cũng nói Hoa Kỳ sẽ không vì quyền lợi của mình mà đặt nhẹ nhân quyền với Việt Nam :

"Hoa Kỳ cần phải đảm bảo là Việt Nam hiểu được rằng mối quan hệ hữu nghị Việt – Mỹ về thương mại, an ninh…phụ thuộc vào những tiến bộ của Việt Nam về vấn đề nhân quyền, tự do và dân chủ".

Dân biểu Chris Smith cho biết ông dự định sẽ giới thiệu một dự luật mới ra Hạ Viện trong hai tuần tới. Nếu được thành luật, Hoa Kỳ sẽ ngưng viện trợ không liên quan đến nhân đạo đối với Việt Nam, nếu chính quyền không cải thiện trong việc đối xử với tù nhân tôn giáo và chính trị.

Tham dự ngày Nhân quyền cho Việt Nam, luật sư Dina Nguyễn, Giám đốc Thủy cục quận Orange, bang California cho biết cô quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam. Cô mong muốn rằng người dân Việt Nam hãy đồng lòng lên tiếng kêu gọi sự can thiệp của quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ :

"Quốc hội Mỹ là một chính quyền rất mạnh trên thế giới và có thể ảnh hưởng đến tình hình chính trị ở Việt Nam để họ có sự thay đổi và không còn tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam.

Đây không phải là điều sẽ đạt được qua đêm, nhưng với sự đóng góp của những người quan tâm tại Hoa Kỳ thì một ngày nào đó chắc chắn chúng ta sẽ có tự do, nhân quyền cho người dân Việt Nam".

Cuối tháng này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ sang thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng Thống Donald Trump. Những người quan tâm đến tình hình Việt Nam hy vọng vấn đề nhân quyền sẽ được chính phủ Mỹ chú trọng trong các đàm phán sắp tới với Việt Nam.

Lan Hương, RFA

*********************

Ông Trump nên 'ra điều kiện' nhân quyền khi gặp ông Phúc (VOA, 13/05/2017)

Nhân ngày Nhân quyền Vit Nam 11/5, Dân biu Chris Smith, đi din bang New Jersey, ra tuyên b nói rng vn đ nhân quyn Vit Nam có liên quan đến các chính sách v an ninh và gii quyết công ăn vic làm Hoa Kỳ.

Phát biểu ti s kin ngày Nhân quyn Vit Nam Đin Capitol, dân biu Chris Smith nói Hoa Kỳ nên "ra điu kin" là ch khi nào Vit Nam có tiến b "đáng k, có th kim chng, và có nhng ci tiến không th đo ngược" v t do tôn giáo, quyn lao đng, t do Internet và các quyn t do dân chủ khác, thì Hoa Kỳ mới m rng các li ích thương mi hoc bán vũ khí cho Vit Nam.

Quốc hi Hoa Kỳ ch đnh ngày 11/5 hàng năm là "Ngày Nhân quyn Vit Nam" t năm 1994.

Là Chủ tch mt nhóm dân biu chuyên giám sát nhân quyn quc tế, ông Smith hi thúc Tng thng Trump yêu cu Vit Nam phóng thích các tù nhân lương tâm và "đm bo chính ph Vit Nam hiu rng nhng ci tiến ln v nhân quyn là cn thiết cho mt mi quan h đi tác mnh m gia hai quc gia", khi ông gp Th tướng Nguyn Xuân Phúc trong ba tuần na.

Trước c ta hơn 200 người t tp ti Đin Capitol, dân biu Smith nói :

"Có một mi liên h trc tiếp gia sc mnh và s thnh vượng ca Hoa Kỳ và s tiến b ca công lý, nhân quyn và tinh thn thượng tôn pháp lut Vit Nam. Nếu không có cải thiện v nhân quyn, nếu Vit Nam không thay đi, thì người M vn tiếp tc hu thun nhng người ng h dân ch, các nhà báo, và các nhóm tôn giáo b đàn áp khc nghit. Chúng tôi hy vng chính ph M tìm cách đ buc Vit Nam tr t do cho hơn 100 tù nhân chính trị và tôn giáo, như lut sư nhân quyn Nguyn Văn Đài, nhà lãnh đo Pht giáo Thích Qung Đ, blogger Nguyn Ngc Như Quỳnh và nhiu người khác thuc các cng đng tôn giáo và sc tc đa dng ca Vit Nam, gm Công giáo, Tin lành, Pht giáo, Khmer Krom, Người Thượng, H’mong, Hòa Ho và Cao Đài".

nhanquyen3

Dân biểu Chris Smith và ch Vũ Minh Khánh (gia), v ca lut sư Nguyn Văn Đài.

Chính quyền Cng sn Vit Nam hn chế nghiêm ngt t do tôn giáo Vit Nam. y ban lưỡng đng Hoa Kỳ v T do Tôn giáo Quc tế (USCIRF) đã ra kiến ngh vào ngày 1/5/2017 rng B Ngoại giao Hoa Kỳ nên ch đnh Vit Nam là "Quc gia cn Quan tâm Đc bit - CPC ", đưa vào danh sách đen cùng các nước khác như Trung Quc, Rp Saudi, Iran, Bc Triu Tiên và Ai Cp vì đã tra tn và giam gi các tín đ tôn giáo và nghiêm cm vic thc hành tôn giáo.

USCIRF đã đưa ra khuyến cáo tương t mi năm k t năm 2002 cho đến nay.

Dân biểu Smith là tác gi ca Đo lut T do Tôn giáo Quc tế Frank Wolf, đã tr thành lut vào tháng 12 năm 2016. Ông Smith kêu gi Chính ph Hoa Kỳ s dng tt c các công cụ sn có trong d lut đó như t chi visa, buc các quan chc Vit Nam phi có trách nhim vì đã tra tn và giam gi các tín đ tôn giáo.

Ông Smith cũng đã thông báo các kế hoch tái gii thiu Đo lut Nhân quyn Vit Nam, mt d lut mà ông đã bo trợ, và được H vin thông qua bn ln trước đây. D lut này dù được s ng h mnh m ca lưỡng đng, nhưng chưa được Thượng vin Hoa Kỳ thông qua. Đo lut Nhân quyn Vit Nam yêu cu nhiu hành đng phi hp ca Hoa Kỳ v vn đ nhân quyn, bao gm tự do tôn giáo, ở Vit Nam.

*************************

Công an đe dọa và sách nhiễu Phật tử Giáo hội Việt Nam Thống nhất (RFA, 12/05/2017)

Một số huynh trưởng Gia đình Phật tử và tín đồ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tại Huế bị công an đe dọa và sách nhiễu nhân dịp lễ Phật Đản năm nay.

nhanquyen4

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Huế. Ảnh: Que Me : Hanh dong cho Dan chu Viet Nam

Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam trụ sở tại Paris vào ngày 12/5 ra thông cáo báo chí cho biết như vừa nêu.

Ủy ban này cho biết vừa nhận được tường trình theo đó vào ngày 28/4 vừa qua, an ninh triệu tập hai huynh trưởng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất tại Huế là Ngô Đức Tiến và Nguyễn Văn Đê đến làm việc tại đồn công an Phú Vang.

Tại đó họ bị đe dọa sẽ phải vào nhà giam nếu theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất vì đó là tổ chức bất hợp pháp.

Cơ quan an ninh cho rằng tham gia hoạt động của giáo hội này là phạm luật và không được dự lễ Phật đản tổ chức ở của Long Quang tại Huế.

Vào ngày 4/5 vừa qua, huynh trưởng Lê Công Cầu bị an ninh mời đi làm việc suốt ngày. Yêu cầu của phía an ninh là ông này phải chấm dứt mọi liên hệ với Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Công an và an ninh cũng đến nhà của nhiều Phật tử theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và yêu cầu họ không được dự lễ Phật Đản do giáo hội này tổ chức.

Những tín đồ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cho rằng chưa hề có lệnh chính thức nào cấm giáo hội này hoạt động, do đó giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất không thể bị cho là bất hợp pháp.

Những huynh trưởng bị mời làm việc với cơ quan an ninh đều không ký vào những biên bản mà lực lượng chức năng soạn thảo.

Vị lãnh đạo hiện nay của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, nhiều lần minh định rằng giáo hội của ông sẽ không đăng ký với nhà nước vì theo ông tư cách hợp pháp của giáo hội đã có từ lâu và yêu cầu bắt buộc đăng ký là một vi phạm luật pháp quốc tế.

Hiện nay tại Việt Nam có Giáo hội Phật giáo do Nhà nước lập nên và được mọi ưu đãi ; trong khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất từng tồn tại từ trước năm 1975 bị cho là bất hợp pháp.

Published in Việt Nam

Một ngun tin kh tín cho biết kỳ Đi thoi nhân quyn M - Vit sp din ra, có th vào tháng Năm hoc tháng Sáu năm 2017. Nhưng vào lần này, Hà Ni không còn nm thế ch đng v thi gian, đa đim và các điu kin tr treo nhân quyn đ đi ly li ích thương mi và ngoi giao như nhiu ln trước đây trước Washington.

nhanquyen1

Một cuc tun hành vì nhân quyn cho Vit Nam ca cng đng người Vit ti Canada. (nh chp t Youtube Thu Tran)

Mặc k Vit Nam !

Thông tin về Đi thoi nhân quyn M - Vit xut hiện sau chuyến đi M gp Ngoi trưởng Rex Tillerson ca B trưởng ngoi giao Vit Nam Phm Bình Minh vào cui tháng 4/2017, vi hai kết qu đáng chú ý nht: Washington chuyn thư ca Tng thng Trump mi Th tướng Nguyn Xuân Phúc, ch không phi Ch tch nước Trn Đi Quang, thăm Hoa Kỳ ; phía M không có mt t nào đ cp vi Phm Bình Minh v hip đnh thương mi song phương Vit - M - nhu cu quá thiết thân được gii chóp bu Vit Nam đt lên ưu tiên hàng đu trong chính sách đu dây chính tr và làm tt cả đ gi được "s tn vong ca chế đ", trong bi cnh nn kinh tế đang hi t khá nhiu du hiu khng hong.

Chuyến đi ca Phm Bình Minh li là bước tiếp ni ca đng tác công khai gi ý "Th tướng Nguyn Xuân Phúc sn sàng đi thăm M" được trang facebook của Chính ph Vit Nam "bn" lên mng xã hi vào đu tháng 3/2017, trong bi cnh mà khác hn vi thi tin nhim Obama, Trump chưa có bt c biu hin gì t ra quan tâm đến vn đ Vit Nam. Trong lúc thm chí còn không nhc đến Cam Ranh, Trump li ưu ái xếp Vit Nam vào danh sách 16 quc gia "gây hi" mà đã khiến M phi nhp siêu ln cùng đe da nhng bin pháp "s x lý nhng nước này".

Giới chóp bu Vit Nam - thường được dung dưỡng bi t sĩ din t tôn "M cn Vit Nam hơn Vit Nam cn M" và thói trả treo nhân quyn, hn đã phi chu hai ln choáng váng và tht vng. Ln th nht là cái cách mà Donald Trump đã vượt qua Hillary Clinton trong cuc bu c tng thng M mà đã khiến sai lch rt cơ bn d đoán ca Hà Ni v mt đi th "d biết và d ci" sau Obama. Còn ln th hai có th ging như tâm thế bt cn ca Trump: mc k Vit Nam!

Bóng đuổi hình

Trò chơi hình và bóng li tiếp din, nhưng theo cách ngược li. Nếu ch na năm trước vn còn là tâm trng mt nước M ch xướng chính sách xoay trc v châu Á - Thái Bình Dương và do đó đc bit cn lôi kéo Vit Nam vào vòng cung đng minh ca mình, thì nay chính sách đó lại tr nên không my dt khoát đ khiến Vit Nam li cn đến M hơn bao gi hết, nht là làm sao đ duy trì được s xut siêu hơn 30 t USD vào M mi năm đ bù đp cho hơn 50 t USD Vit Nam phi nhp siêu t Trung Quc c sau 12 tháng.

Cái thế tương quan khá chênh bit trên đã làm cho gii chuyên gia phân tích chính tr d đoán rng th nào cũng có mt ni dung tranh lun v nhân quyn ti Vit Nam trong cuc gp Tillerson - Phm Bình Minh ti Washington. Rt cuc, câu chuyn này đã xy ra đúng như thế.

Sau chuyến "tin trm" M, Phm Bình Minh tr v Vit Nam, chuyn thư ca Trump mi Nguyn Xuân Phúc thăm M vào cui tháng 5/2017 ch không phi vào đu tháng 5/2017 như mt thông tin xut hin trước đó, nhưng không đ đng gì v Hip đnh thương mi song phương Vit - M. Cùng khi đó, bi cnh chính tr - xã hi Vit Nam ln đu tiên n ra cuc khng hong mang tên Đng Tâm, mt nhà hot đng xã hi là Lê M Hnh b nhiu "côn đ công v" xông vào tn nơi tm trú ti Sài Gòn đánh đp dã man, một người bán đ chay là Nguyn Hu Tn b công an tnh Vĩnh Long bt giam nhưng ông Tn bt ng chết thm bi mt vết ct rt dài và sâu qua vòng c

Cũng bởi thế, ni hàm ca cuc đi thoi nhân quyn song phương sp din ra dường như nghiêng v cm từ "M - Vit" ch không phi "Vit - M" như trước đây.

Việt Nam có "tái hòa nhp" CPC ?

Lịch s ca các kỳ đi thoi nhân quyn Vit - M vn thường khá trc tr và luôn b biến dng ngay sau cái bt tay kết thúc mt kỳ hp.

Vào cuối năm 2016, Tom Malinowsky - Trợ lý ngoi trưởng ph trách v dân ch, lao đng và nhân quyn và cũng là trưởng đoàn đàm phán nhân quyn ca M, đã không có cơ hi đ lp li li ma mai đến não rut ca chính ông vào gia năm 2015 ti Hà Ni "Vit Nam không th c th mt chc người này nhưng li bt mt chc người này đ thế vào". Cui năm 2016 và đu năm 2017 li là khong thi gian mà công an Vit Nam bt b người bt đng chính kiến vi s lượng ln, khiến phía M quá tht vng mà không th tiến hành đi thoi nhân quyn vi Hà Nội.

Vào cuối năm 2012, cũng đã không có đi thoi nhân quyn Vit - M nào. Trước tình trng chính quyn Vit Nam gia tăng đàn áp người bt đng và phong trào biu tình phn đi Trung Quc, phía M đã ngưng vô thi hn đàm phán nhân quyn. Cuc đi thoại này ch được khơi li bng vai trò ca Dan Bayer - người tin nhim ca Malinowsky - vào gn gia năm 2013 trong bi cnh sp din ra cuc gp Obama - Trương Tn Sang ti Washington vi nhu cu thiết thân ca gii lãnh đo Vit Nam là Hip đnh TPP.

Còn giờ đây, lâu đài cát mang tên "TTP Vietnam" sp đ thm hi. Mơ mng cũng bi thế ch còn vương li du n ca ni hoang tưởng siêu hình hc.

Trong khi đó, lại đang din ra mt làn sóng khn cp t y hi T do tôn giáo Hoa Kỳ và nhiu t chc nhân quyn quốc tế v đòi hi đưa Vit Nam vào li Danh sách CPC (các quc gia cn quan tâm đc bit v t do tôn giáo). 10 năm trước, vào năm 2007, Vit Nam đã được M đưa ra khi và được tham gia vào T chc thương mi thế gii (WTO), nhưng sau đó Vit Nam bt b trở li rt nhiu người bt đng trong sut giai đon 2008 - 2012 và nhng năm sau đó.

Thành thật mà nói, kh năng cuc vn đng đưa Vit Nam vào li CPC đã mnh hn lên t năm 2016 và gia tăng hn xác sut thành công, cho ti thi đim này có th lên đến 60%. Cuộc vn đng này s hướng đến Quc hi Hoa Kỳ, bao gm H ngh vin và Thượng ngh vin, và chc chn s được s ng h rt nhit tình ca Vietnam Caucus (Nhóm làm vic v Vit Nam) trong ngh vin M. Nếu Quc hi M quyết đnh xếp lch và b phiếu để đưa Vit Nam vào li CPC, cho dù hành pháp Trump có mun làm nh bt cũng s khó. Hung chi Trump li đang dường như mun đ cho Quc hi M t quyết đnh nhng vn đ thuc v nhân quyn Vit Nam.

Hậu qu ca vic Vit Nam vào li CPC có l không cn phải gii thích nhiu: v thc cht, đây là mt cơ chế chế tài, đc bit là chế tài v thương mi. Cơ chế này s khiến con đường đ Vit Nam tiếp cn Hip đnh thương mi song phương vi M là chông gai hơn hn hin thi, nếu không nói là vô vng.

Chưa k mt hot đng chế tài khác: Lut Nhân quyn Magnitsky Toàn Cu mà Quc hi M thông qua vào tháng 12/2016 và Tng thng Obama ký ban hành ngay sau đó, nhiu kh năng được trin khai trong năm 2017, s cm mt s quan chc Vit Nam vi phm nhân quyn trm trng, k c thân nhân nhng quan chc này, được nhp cnh vào M, đng thi tài sn ca s quan chc này nm trong phm vi can thip ca M s b đóng băng…

Nguyễn Xuân Phúc được gì M?

Cuộc đi thoi nhân quyn M - Vit trong thi gian ti có ý nghĩa rất quan trọng - như mt li thoát cho nhng quan chc Vit mun tìm mt li thoát v phương Tây, ch không phi Trung Quc.

Cũng rất có th, cuc đi thoi nhân quyn M - Vit trong thi gian ti là mt cơ s quan trng đ phía M quyết đnh s tiếp đón Th tướng Nguyn Xuân Phúc vào cui tháng 5/2017 theo cách nào và cho ra kết qu nhiu hay ít.

Tuy nhiên và trái ngược vi não trng thường rt ch quan ca gii chóp bu Vit Nam, không khí t phía M trước cuc đi thoi nhân quyn sp din ra được biết là cứng rn hơn nhiu so vi trước đây.

Sau nhiều năm qun qut nếm tri vi Vit Nam v nhân quyn, rt cuc có v người M đã rút ra mt bài hc đt giá : đc tính ca chính quyn Vit Nam là luôn dùng tù nhân lương tâm đ mc c v các hip đnh kinh tế, thương mi và vin tr. Nhưng khi đt được mc đích ca mình, chính quyn Vit Nam lp tc tr mt và bt b người hot đng nhân quyn. Nếu không vào thế cùng qun v kinh tế và ngân sách, bn cht đó s không bao gi thay đi.

Bằng chng rõ nht là trong hai nhiệm kỳ cm quyn ca nn hành pháp Obama, chính sách mm mng có phn thái quá ca M rt cuc đã ch giúp M và gii dân ch nhân quyn Vit Nam đt được mt s thành tích rt khiêm tn. Hu qu quá d thy là vào bt kỳ thi gian nào mà quan h Vit - M tr nên lnh nht, mà gn nht là khong thi gian cui năm 2016 - đu năm 2017, công an Vit Nam li gia tăng bt b người hot đng nhân quyn.

Còn bây giờ là mt thi kỳ khác. Khác rt nhiu. "Gói ci thin nhân quyn" mà M và Tây Âu đang đt ra với Vit Nam, bao gm nhiu yêu cu v ci cách lut (t do tôn giáo, t do lp hi, biu tình, t do báo chí), công nhn xã hi dân s, th tù nhân lương tâm, chm dt sách nhiu và bt b người bt đng… không phi là đ nhn được li ha suông ca Hà Nội nhưng chng làm gì như bao nhiêu ln trước, mà cn da trên mt l trình thc hin các điu kin nhân quyn trong năm 2017 và trong ít nht hai năm sau đó (2018 - 2019), vi tng ni dung c th và được kim chng, giám sát bi quc tế trong sut chiu dài thực hin l trình đó.

Liệu chân tri dân ch cho Vit Nam có bt đu hé rng t cuc đi thoi nhân quyn M - Vit sp ti ?

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 11/05/2017

Additional Info

  • Author Phạm Chí Dũng
Published in Diễn đàn

Như đã thông tin trong những bài trước, chúng tôi đăng lại sau đây bài viết của Bắc Hà trên báo Quân đội nhân dân ngày 24/04/2017 về những chuẩn bị từ phía chính quyền và quân đội để dập tắt phong trào chống và đòi Formosa bồi thường xứng đáng. Đối tượng chính của loạt bài "Làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa bình" của Đảng Cộng sản Việt Nam là cộng đồng giáo dân Hà Tĩnh, đặc biệt là hai linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam. Thời điểm ra tay chắc chắn sẽ sau khi Hội nghị Trung ương 5 kết thúc, hay sau chuyến đi Mỹ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào cuối tháng 5/2017 sắp tới.

Theo cách hành văn và lý luận của bài viết, sự ra tay lần này sẽ rất dữ dội và không nương tay. Những thành phần tham gia tích cực vào của đàn áp sắp tới là trẻ em, học sinh, nông dân và cán bộ từ những làng xã "không công giáo" lân cận khác. Cũng không loại trừ chính quyền địa phương kêu gọi những thành phần xã hội đen (đã bị khống chế để làm điềm chỉ viên cho công an) tham dự. Dư luận người Việt trong và ngoài nước phải chuẩn bị đón nhận những thông tin và những hành động ác độc nhất nhắm vào cộng đồng giáo dân Hà Tĩnh, đặc biệt là an ninh nhân thân của hai linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam.

Trong cơn vùng vẫy sống còn của Đảng Cộng sản Việt Nam, tất cả mọi phương tiện sẽ có thể được áp dụng, từ chuẩn bị tinh thần quần chúng qua những đợt học tập đấu tố ở mỗi địa phương đến huấn luyện lực lượng an ninh và thành phần bất hảo, gọi là "nhân dân phẫn nộ, tham gia vào chiến dịch.

Hãy đồng hành cùng giáo dân Hà Tĩnh trên chặng đường gian nan sắp tới.

Nguyễn Văn Huy

***************

Làm thất bại chiến lược Diễn biến hòa bình :

Cần có cách nhìn khách quan về tình hình quyền con người ở Việt Nam

Đã từ lâu, ở nước ngoài, một số người vốn kỳ thị với chế độ xã hội do Đảng cộng sản lãnh đạo, trong đó có Việt Nam, và một số kẻ cực hữu, nhất là ở Hạ viện Hoa Kỳ, Nghị viện Châu Âu, cùng với một số hãng thông tấn, báo chí phương Tây, trong đó có RFA, VOA, BBC… luôn đưa tin xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Ở trong nước, một số người vì những lý do khác nhau muốn chuyển hóa chế độ do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo sang mô hình xã hội "dân chủ", "nhân quyền" ngoại nhập đã lợi dụng bối cảnh toàn cầu hóa, những khó khăn của nền kinh tế đất nước để xuyên tạc, bôi đen tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam.

Trước một số vấn đề kinh tế-xã hội-môi trường mới nảy sinh, trong đó có sự cố môi trường biển nghiêm trọng do Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, thuộc Tập đoàn Formosa, Đài Loan gây ra (tháng 4/2016), một số kẻ xấu đã lợi dụng, gây rối hòng làm mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng cộng sản, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhân dân.

Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa : Vào tháng 2 và đầu tháng 4/2017, sau vụ gây ô nhiễm của Formosa đã hơn một năm (sau khi vụ việc đã cơ bản được giải quyết, Formosa chấp nhận bồi thường và khắc phục những sai sót…) nhưng một số giáo dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh do hai linh mục Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam kích động đã tụ tập gây rối, đập phá tài sản, gây rối tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp đó, họ tụ tập đông người, căng băng rôn, hô khẩu hiệu "đuổi Formosa"… Hành vi của họ đã gây ách tắc giao thông, thậm chí ép cả xe cấp cứu phải dừng trên Quốc lộ 1A. Nhằm thu hút dư luận trong nước và quốc tế, họ còn dùng loa phóng thanh, điện thoại ghi hình tung lên mạng…

conggiao1

Truyền hình Nghệ An thông tin : "Hai kẻ chủ chăn biến thái Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đang kích động"

Trên địa bàn quản lý của mình, hai ông Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đã lợi dụng giáo đường để tuyên truyền xuyên tạc, vu khống Đảng cộng sản và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trên mạng YouTube đến nay vẫn còn clip bài giảng của ông Nguyễn Đình Thục. Ông đã nhiều lần nói rằng : "cộng sản là độc ác, gian tham…". Những hành vi nói trên của hai ông Nguyễn Đình Thục và Đặng Hữu Nam đã vi phạm Điều 88 (tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) và Điều 89 (tội kích động, lôi kéo, tụ tập nhiều người phá rối an ninh, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức-Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Hoặc gần đây, liên quan đến đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội… dẫn đến một số hành động đáng tiếc của người dân và sau cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội với người dân thì sự việc đã dường như tìm ra hướng giải quyết. 

conggiao2

conggiao3

conggiao4

Chính quyền cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị dư luận cho một cuộc đàn áp lớn sắp xảy ra

Như vậy có thể nói hoàn toàn không có chuyện chính quyền, công an Việt Nam "vi phạm dân chủ, nhân quyền ngày càng trầm trọng", "bắt giữ các blogger", "các đại diện tôn giáo", đàn áp người dân "biểu tình hòa bình", hoặc " bịt mồm các nhà báo".

Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là giá trị cao quý chung của các dân tộc. Với tư cách là giá trị pháp lý, quyền con người là quy định pháp luật (trong luật quốc gia và luật quốc tế) nhằm bảo vệ nhân phẩm, các nhu cầu về vật chất, tinh thần của tất cả mọi người, đồng thời mỗi người phải có nghĩa vụ tôn trọng an ninh quốc gia, trật tự công cộng, quyền và lợi ích của người khác và những giá trị văn hóa, đạo đức xã hội. Nói một cách cụ thể : Không cá nhân, tổ chức nào được nhân danh quyền con người để đứng ngoài xã hội, đứng trên pháp luật. Điều này không phải chỉ đối với xã hội, Nhà nước ta mà cũng là quy định chung của các quốc gia trên thế giới.

Mặc dù quyền con người ở nước ta cũng như nhiều nước khác vẫn còn những hạn chế, khác biệt nào đó, chẳng hạn như một số quyền về kinh tế-xã hội ở nước ta, do thiếu nguồn lực nên chưa đáp ứng như ở các nước phát triển, hoặc về một số quyền dân sự, chính trị do truyền thống lịch sử và văn hóa, như quyền tự do ngôn luận, báo chí… pháp luật quy định không được phép xúc phạm lãnh tụ, kỳ thị tôn giáo... song có thể nói cho đến nay, quyền con người ở nước ta luôn được tôn trọng và bảo đảm cả trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị, pháp lý và trong thực tế.

Cương lĩnh Đại hội XI xác định mục tiêu của Đảng cộng sản Việt Nam là xây dựng một xã hội "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Báo cáo chính trị Đại hội XII đã tái xác định quan điểm về quyền con người của Cương lĩnh : "Coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền cũng như lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết". Hiến pháp 2013 đã dành cả một chương (Chương II) quy định đầy đủ các quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết, tham gia đầy đủ những công ước quốc tế cơ bản về quyền con người. Đây là những cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người.

Trên thực tế, các quyền con người của nhân dân ta đã được bảo đảm tốt nhất trong những điều kiện của mình. Về các quyền dân sự, chính trị, việc bảo đảm các quyền này được thể hiện rõ trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV. Tỷ lệ cử tri đã bỏ phiếu đạt 99,35%. Về cơ cấu đại biểu, có 86 đại biểu là người dân tộc thiểu số, phụ nữ là 133 người, người ngoài Đảng là 21 người... Tỷ lệ nữ và dân tộc thiểu số của Quốc hội Việt Nam so với nhiều quốc gia ở khu vực thuộc vào loại cao. Lần đầu tiên Việt Nam có Chủ tịch Quốc hội là nữ.

Về quyền tự do ngôn luận, báo chí, theo thống kê chưa đầy đủ, cho đến nay Việt Nam đã có 858 cơ quan báo chí in ; 105 cơ quan báo điện tử ; 207 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí. Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam đều có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn, báo chí lớn như : CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg. Qua internet, người dân Việt Nam cũng có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các cơ quan thông tấn, báo chí như : AFP, AP, BBC, VOA, ReutersKyodoThe Economist, Financial Times...

Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook. Theo cơ quan thống kê của mạng Facebook, hiện tại Việt Nam có 35 triệu người, bằng 1/3 dân số sở hữu tài khoản Facebook. Trong đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á.

Về các quyền kinh tế-xã hội, mặc dù kinh tế thế giới và khu vực chưa ổn định sau thời kỳ suy giảm kéo dài, kinh tế nước ta đã được khôi phục. Năm 2016, kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm. Đời sống của người dân được bảo đảm, một bộ phận được nâng cao. Thực hiện chủ trương giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2020, Quốc hội, Chính phủ đã ra nhiều văn bản quy phạm pháp luật tập trung vào 6 nhóm chính sách chủ yếu : Tín dụng ưu đãi ; giáo dục-đào tạo ; y tế ; nhà ở ; đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động ; hỗ trợ sinh kế ; trợ giúp pháp lý… Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân 5 năm gần đây đạt 6,5-7%/năm. Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Việt Nam là một trong những nước đạt được thành tích nổi bật trong việc giảm số người bị đói từ 46,9% (32,16 triệu người) giai đoạn 1990-1992 xuống còn 9% (8,01 triệu người) trong giai đoạn 2010-2012 và đến năm 2016 chỉ còn 5,22%. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (điện, đường giao thông, nước sạch…) và hạ tầng xã hội (y tế, trường học, điểm bưu điện…) nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp tục cải thiện đáng kể.

Công ăn việc làm của người lao động được tiếp tục nâng cao nhờ sự hồi phục của các doanh nghiệp. Năm 2016, cả nước có khoảng 110.100 doanh nghiệp ra đời với số vốn đăng ký hơn 891.000 tỷ đồng. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của năm 2016. Tới ngày 26-12, tổng vốn FDI thực hiện ước đạt 15,8 tỷ USD, tăng 9% ; tổng vốn đăng ký ước đạt 24,372 tỷ USD.

Như các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa, nhằm giữ nghiêm kỷ cương, phép nước, nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân, những cá nhân, tổ chức do thiếu trách nhiệm dẫn đến việc Formosa gây ô nhiễm làm tổn thương đến quyền con người của người dân 4 tỉnh miền Trung đã bị Đảng và Nhà nước xử lý kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong kỳ họp thứ 13 (ngày 12 và 13/4) đã kết luận : Thi hành kỷ luật ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh và ông Nguyễn Minh Quang, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (nhiệm kỳ 2011-2016). Trên cơ sở quyết định này, các cơ quan, tổ chức chính quyền sẽ có những hình thức xử lý thích đáng.

Thiết nghĩ, quan điểm của những cá nhân và tổ chức tự gọi là "đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền" chỉ dựa trên thông tin thất thiệt bao che cho một số cá nhân, những kẻ vi phạm pháp luật, tự cho mình quyền đứng trên pháp luật, đứng ngoài xã hội là một cách nhìn nhận hẹp hòi, thiển cận. quyền con người theo cách nhìn nhận đúng đắn, khách quan cần nhìn nhận đối với cuộc sống của hàng triệu, hàng triệu con người, họ vừa là những công dân tốt trong khi hưởng thụ quyền con người vừa thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với nhà nước và xã hội. Cách nhìn nhận quyền con người dựa trên kỳ thị về chính trị, phủ nhận chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế-xã hội, trực tiếp bảo đảm các quyền con người về dân sự, chính trị, kinh tế-xã hội… cũng là cách nhìn nhận méo mó về quyền con người với động cơ chính trị xấu, không thể chấp nhận được.

Bắc Hà

Nguồn : QĐND, 24/04/2017

Additional Info

  • Author Nguyễn Văn Huy
Published in Quan điểm

Nhà cầm quyền Hà Nội thường xuyên bị khuyến cáo về thành tích nhân quyền tồi tệ ; tuy nhiên đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục dùng nhiều biện pháp khác nhau để đàn áp nhân quyền và những người đấu tranh cho dân chủ.

nhanquyen1

Nghị sĩ Đức, Martin Patzelt, cầm một chiếc áo có hình blogger Basam Nguyễn Hữu Vinh tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội ngày 22 tháng 3 năm 2016. AFP photo

Hành hung người đấu tranh và sách nhiễu thân nhân

Hàng loạt các nhà hoạt động, bất đồng chính kiến, hay những người tham gia biểu tình từng lên tiếng phản ánh rằng họ bị những người mặc thường phục mà theo nhận định của họ đó chính là công an giả danh ra tay đánh đập đối lập giữa thanh thiên bạch nhật, không kể phụ nữ hay người già. Các hình thức đánh đập rất dã man chẳng hạn như sử dụng dùi cui, đấm đá, đạp vào người vào mặt, lột đồ, chở đến nơi vắng vẻ, cướp điện thoại và bỏ họ lại đó.

Đầu tháng 2 vừa qua, chị Nguyễn Thị Thái Lai là một trong những người đã cùng blogger Mẹ Nấm xuống đường phản đối Trung Quốc trước đây, sau này lại lên tiếng yêu cầu đóng cửa nhà máy Formosa, cho Đái Á Châu Tự do biết chị bị hành hung khi đang đi chơi cùng người bạn nhưng khi trình báo với công an thì được nói là họ không biết và không làm việc này. Tuy nhiên khi đến trụ sở công an phường chị đã nhận ra mặt những người hành hung chị đang đi ra đi vào trong sở và nói chuyện với công an. Chị nói :

Chị bây giờ vẫn còn đau, bị nó đá nó đấm từ trên mặt nó đá xuống người, cho nên bây giờ vẫn con đau và ê ẩm. Đây không phải là lần đầu tiên, năm ngoái chị cũng bị tụi nó đạp xe rồi.

Ngoài việc hành hung các nhà hoạt động nhân quyền, những người mặc thường phục này còn thường xuyên ngăn chặn không cho các nhà hoạt động ra khỏi nhà vào các dịp tưởng niệm hay các sự kiện quan trọng của đất nước. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động vì xã hội dân sự ở Việt Nam cho biết ông đã bị bắt cóc khi được nhân vật ngoại giao quan trọng như Đại sứ Úc mời dự buổi chia tay hồi tháng 3/2016, bị chặn không cho đến cuộc gặp với tổng thống Obama. Ông cho biết năm 2016 ông bị bắt cóc đến 3 lần khi đi gặp giới chức ngoại giao nước ngoài.

Gây áp lực, tra hỏi hay gây khó dễ cho thân nhân các nhà hoạt động cũng là một cách mà nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng để đàn áp tiếng nói vì nhân quyền hay làm nản lòng những người có ý định đứng lên đấu tranh cho nền dân chủ. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, mẹ của Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh từng cho RFA biết anh chị em ruột của bà bị thu hồi đất trái pháp luật với mức đền bù không thỏa đáng và bị sách nhiễu những chuyện hết sức phi lý chẳng hạn như việc cho mẹ Nấm mượn máy thu hình. Anh Nguyễn Thiện Nhân, một blogger thường xuyên lên tiếng cho công nhân và dân oan cho biết đến người giúp việc của gia đình anh cũng bị đe dọa :

Khi mình thuê người giúp việc thì công an đến nói với người giúp việc là tôi làm phản động, chế thuốc nổ khủng bố nên đừng làm việc cho tôi, nghỉ đi làm chỗ khác. Người giúp việc rất hoang mang, họ nghe vậy là đòi nghỉ liền".

Bịt miệng phương tiện truyền thông

VIETNAM-DEMOCRACY-CHINA-RIGHTS

Nhà hoạt động Lã Việt Dũng bị côn đồ hành hung sau trận bóng đá với chiếc áo No-U hôm 10/7/2016. AFP photo

Các phương tiện truyền thông của Việt Nam như báo chí, truyền hình đều chịu sự quản lý sát sao của nhà nước. Chính vì vậy các sự kiện như biểu tình phản đối nhà máy thép Formosa ở Hà Tĩnh, chuyện các nhà hoạt động như mẹ Nấm, Cấn Thị Thêu hay Phạm Thanh Nghiên, luật sư Nguyễn Văn Đài... rất ít khi được nhắc đến trên các mặt báo. Nếu được nhắc đến thì sẽ lồng các yếu tố vi phạm pháp luật vào chẳng hạn như dân biểu tình vì bị các phần tử xấu phái kích động, hay bị bắt vì chống phá Nhà nước, gây rối trật tự công cộng... Chị Ngọc, một thường dân ở Hà Nội, khi được hỏi về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, cho chúng tôi biết :

Những vấn đề về chính trị, nhân quyền, hay biểu tình tôi biết rất ít thông tin vì tôi thấy báo chí Việt Nam không đăng tải nhiều và hình như đó là những vấn đề nhạy cảm nên báo chí họ không được phép đề cập đến. Ngoài ra tôi thấy các phương tiện truyền thông khác cũng nhắc đến rất ít, như truyền hình hay đài phát thanh cũng không thấy nói đến nên tôi không biết gì cả.

Trang báo The Diplomat mới gần đây đăng tải một bài viết có tựa "Vietnam’s quiet human rights crisis" tạm dịch là "cuộc khủng hoảng nhân quyền thầm lặng ở Việt Nam", đã trích dẫn lời Ông Phil Robertson, Phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch cho biết Việt Nam làm mọi việc có thể để gây cản trở việc theo dõi các vụ buộc tội những nhà bất đồng chính kiến. Mọi diễn biến tại tòa hay cách đối xử với họ khi ở tù đề được giữ bí mật hết sức có thể và tuyệt đối ngăn cấm truyền thông trong nước lên tiếng.

Nếu truyền thông dòng chính trong nước có đề cập đến những vấn đề dân sự, nhân quyền thì theo nhiều người dân họ đều đưa những tin sai lệch thực tế. Trang Quân đội Nhân dân ngày 3/4 đã đăng tải bài viết có nội dung "Với mưu đồ chống phá đến cùng, những kẻ cực đoan đội lốt tôn giáo đẩy mạnh tuyên truyền, kích động "con chiên ngoan đạo" biểu tình phản đối chính quyền và Formosa. Trước thông tin như trên chúng tôi đã liên lạc với những người dân tham gia biểu tình phản đối Formosa và được biết :

Biểu tình là do tự người dân chúng tôi, bởi vì quyền sống của chúng tôi, chúng tôi không có ai kích động cả. Chúng tôi lấy ví dụ như dân Kỳ Nam thì có kích động ? dân Quảng Đông, Quảng Bình cũng có tôn giáo nào kích động đâu ? Nhưng những tờ báo như báo Nghệ An lại đưa tin nói linh mục kích động. Linh mục chỉ dẫn đầu người dân đi tìm lại quyền sống. Chúng tôi có quyền đòi lại quyền sống. Tại sao lại nói chúng tôi bị kích động ?

Ngay cuộc xung đột xảy mới xảy ra ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội hồi giữa tháng 4, các trang báo trong nước chỉ đăng những thông cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng nguyên nhân là do người dân không đồng ý cách giải quyết đất đai hợp lý của chính quyền. Tối 18 tháng tư, tờ Hà Nội Mới lại đăng bài cho rằng dân Đồng Tâm bị các thế lực thù địch bên ngoài kích động.

Hiện tại Việt Nam đăng tăng cường siết chặt các trang mạng xã hội, không cho những người không cùng quan điểm chính trị được bày tỏ suy nghĩ của mình. Nhiều facebooker bị bắt với cáo buộc chống phá chế độ như Bùi Hiếu Võ, ông Phan Kim Khánh, Trần Minh Lợi... Ngày 18/4 Cơ quan chức năng Việt Nam yêu cầu Google gỡ bỏ hơn 2000 clip nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước trên YouTube.

Trang báo The Diplomat cũng trích lời một nhà hoạt động dân sự cho biết quốc tế đã tạo áp lực với Việt Nam nhưng không dễ mà đương đầu với nhà cầm quyền vì họ rất khéo léo trong chuyện giải quyết các áp lực từ quốc tế.

Lan Hương, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 20/04/2017

Additional Info

  • Author Lan Hương
Published in Diễn đàn

Mỹ 'có một số nhận định thiếu khách quan' (BBC, 13/03/2017)

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói với BBC rằng Việt Nam sẵn sàng trao đổi "thẳng thắn, cởi mở" với Hoa Kỳ về "những vấn đề còn có sự khác biệt".

my1

Huy hiệu Việt Nam - Hoa Kỳ - Ảnh minh họa

Phản ứng của chính phủ Việt Nam đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ công bố phúc trình hàng năm về nhân quyền thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trả lời BBC hôm 13/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói :

"Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy các quyền cơ bản của người dân".

"Các nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc không ngừng đảm bảo và cải thiện các quyền cơ bản của người dân thời gian qua đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao".

Đề cập đến báo cáo của Mỹ, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói : "Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với các nước, trong đó có Hoa Kỳ về những vấn đề còn có sự khác biệt".

"Báo cáo nhân quyền thường niên năm 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuy đã ghi nhận một số thành tựu bảo vệ quyền con người của Việt Nam, nhưng vẫn đưa ra một số nhận định thiếu khách quan, không phản ánh đúng tình hình thực tế tại Việt Nam".

Đến nay hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ đã từng tiến hành 20 vòng đối thoại song phương thường niên về quyền con người.

Phúc trình của Mỹ có một phần riêng nói về Việt Nam, trong đó một số từ được nhắc tới thuộc loại nhiều nhất là 'tùy tiện' và 'bắt giữ, tạm giam'.

Bản báo cáo dài đăng trên website đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam hôm 06/03 có nhiều hạng mục khác nhau như tôn trọng nhân phẩm, bảo đảm quyền tự do, tình trạng nhà tù và về các vụ bắt bớ, quyền tự do dân sự, tham nhũng và công khai tài sản.

Ngay từ phần mở đầu, báo cáo nhận định việc Quốc hội Việt Nam trì hoãn thực thi một số luật đã được thông qua năm 2015 làm "ảnh hưởng tới quyền công dân, gồm có luật hình sự mới, thủ tục tố tụng hình sự và luật về tạm giữ, tạm giam".

my2

Ông Obama tới Việt Nam hồi tháng 5/2016 khi đã đi tới đoạn cuối của nhiệm kỳ tổng thống Hoa Kỳ

"Vấn đề nhân quyền nổi bật nhất ở đất nước này là việc cấm đoán chặt chẽ quyền chính trị của người dân, nhất là quyền thay đổi chính quyền qua quá trình bầu cử tự do và công bằng ; giới hạn quyền tự do của công dân, trong đó tự do hội họp, liên kết và biểu hiện ; và bảo vệ không đầy đủ quyền công dân theo đúng thủ tục, trong đó có bảo vệ chống lại giam giữ tùy tiện".

"Có nhiều báo cáo chỉ ra rằng quan chức hoặc tay sai dưới sự chỉ huy của Bộ Công an hay công an tỉnh đã phạm phải các vụ sát hại tùy tiện hoặc bất hợp pháp, trong đó có báo cáo cho rằng có ít nhất 9 người thiệt mạng trong lúc bị tạm giam", nhưng chỉ có một số ít nhân viên an ninh phải chịu trách nhiệm, báo cáo viết.

*****************

Đạo diễn Mỹ thành Đại sứ du lịch Việt Nam (BBC, 13/03/2017)

my3

Đạo diễn người Mỹ Jordan Vogt-Roberts tại buổi ra mắt phim Kong : Skull Island ở Los Angeles ngày 8/3

Đạo diễn người Mỹ Jordan Vogt-Roberts được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Ngọc Thiện trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ Du lịch Việt Nam giai đoạn 2017-2020.

Sinh năm 1984, ông Jordan Vogt-Roberts đã đạo diễn phim Kong : Đảo đầu lâu, quay tại nhiều nơi ở Việt Nam.

Nhiều người ở Việt Nam đang hy vọng bộ phim giải trí này sẽ giúp thu hút thêm khách du lịch đến Việt Nam.

Tại buổi lễ ở Hà Nội hôm 13/3, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện được dẫn lời nói ông hy vọng đây là thời cơ với ngành du lịch và điện ảnh Việt Nam.

Còn ông Jordan Vogt-Roberts nói ông đã bán nhà ở Los Angeles để đến Việt Nam sinh sống, và làm công tác của Đại sứ Du lịch.

Các cảnh quay trong Kong : Đảo đầu lâu diễn ra tại những nơi như Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Tràng An (Ninh Bình) và Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng (Quảng Bình).

Trình chiếu tại Việt Nam, phim này đã thu 18,2 tỷ đồng, trở thành bộ phim nước ngoài có doanh thu mở màn ngày đầu tiên cao nhất trong lịch sử tại Việt Nam.

Published in Việt Nam

Hoa Kỳ chỉ trích nhân quyền Việt Nam (RFA, 07/03/2017)

Báo cáo nhân quyền 2016 của Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 3 tháng 3 cho biết hiện Việt Nam vẫn giam giữ 94 từ nhân chính trị tính cho đến ngày 16 tháng 12 năm ngoái. Con số này vào cuối năm 2015 là 95 người.

nhanquyen1

Những người ủng hộ Basam Nguyễn Hữu Vinh biểu tình trước Tòa án tại Hà Nội ngày 23 tháng 3 năm 2016. AFP photo

Hà Nội từ trước đến nay vẫn luôn khẳng định không có tù nhân chính trị ở Việt Nam nhưng lại không cho phép các tổ chức nhân quyền quốc tế được tiếp xúc với những người này.

Cũng theo báo cáo, trong năm 2016, chính phủ Việt Nam đã kết án tù 12 nhà hoạt động xã hội vì họ đã thực hiện quyền của mình một cách ôn hòa. Các tội danh mà Hà Nội thường áp dụng với những người này là lợi dụng các quyền tự do dân chủ, thực hiện các hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân, tuyên truyền chống phá nhà nước.

Hoa Kỳ cũng cáo buộc Việt Nam không cho phép các luật sư bào chữa được gặp thân nhân mình trước phiên tòa để chuẩn bị bào chữa, ngăn cản họ tiếp cận hồ sơ để làm bằng chứng trước phiên tòa.

***********************

Phúc Trình Nhân Quyền : Việt Nam vẫn tệ (VOA, 06/03/2017)

Bản phúc trình nhân quyền năm 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục ghi nhận Việt Nam là một nhà nước "độc tài cai trị bởi một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam" và "tiếp tục đàn áp nhân quyền" dưới nhiều hình thức.

nq1

Một phiên xử tại Tòa án nhân dân huyện Dak Doa - Ảnh minh họa

Phần viết về nhân quyền Việt Nam trong phúc trình năm 2016 dài 33, so với năm 2015 dài 57 trang, cho rằng : "chính quyền giới hạn nghiêm trọng quyền tự do chính trị của người dân, đặc biệt quyền thay đổi chính quyền bằng các cuộc bầu cử tự do và công bằng".

Bản phúc trình ngày 3/3 nói thêm rằng : "chính quyền giới hạn về tự do dân sự của công dân, trong đó có tự do hội họp, lập hội và bày tỏ ; và không bảo vệ đầy đủ các quyền lợi trong xét xử của công dân, không bảo vệ người dân khỏi việc giam giữ tùy tiện".

Báo cáo cho biết "công an cấp tỉnh và địa phương thường xuyên duy trì quyền hành đáng kể trong hoạt động của mình... Trong số 19 thành viên của Bộ Chính trị hiện tại có 4 thành viên đang hoặc từng làm việc ở Bộ Công an, so với con số 3 trong số 16 thành viên Bộ Chính trị là quan chức công an trong nhiệm kỳ trước".

Báo cáo cho biết thêm chính phủ Việt Nam bổ nhiệm các quan chức đương nhiệm hoặc cựu quan chức của Bộ Công an vào một loạt các vị trí cấp cao, trong đó có Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Văn Nên, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, quyền Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Bùi Thanh Hà. Các cựu quan chức an ninh của bộ Công An cũng giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt trong chính quyền cấp tỉnh, thành trong đó có Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung và Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên Trần Quốc Tỏ.

Báo cáo có nhắc đến việc chính quyền ngăn chặn các nhà hoạt động không cho gặp gỡ với một vị nguyên thủ quốc gia nước ngoài đến Việt Nam vào 25/5/2016 : "Nhân viên cảnh sát và an ninh thường phục giam cầm hay quản thúc tại gia rất nhiều nhà hoạt động trong những ngày trước chuyến thăm của một nhà lãnh đạo nước ngoài đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh".

Báo cáo viết : "Vào ngày 24/5 an ninh thường phục của Bộ Công an và cán bộ công an của Hà Nội ngăn cản và câu lưu người ủng hộ nhân quyền Nguyễn Quang A gặp gỡ với một nhà lãnh đạo nước ngoài… Tương tự, các quan chức an ninh bắt giữ blogger và là nhà hoạt động Phạm Đoan Trang ở tỉnh Ninh Bình trong khi cô đang trên đường đến gặp nhà lãnh đạo nước ngoài này. Vào ngày 25/5, cơ quan chức năng ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ Trần Hoàng Phúc và câu lưu tại đồn công an đến 8 giờ nhằm ngăn chặn anh tham gia vào một sự kiện thanh niên với một nhà lãnh đạo nước ngoài. Cảnh sát được cho là đã lục soát túi xách của anh Phúc và tịch thu điện thoại di động cùng tài liệu cá nhân của anh".

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về bản phúc trình nhân quyền 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng báo cáo nhân quyền của Mỹ năm 2015 "dựa trên thông tin không chính xác, không phản ánh đúng thực tế thực thi quyền con người ở Việt Nam".

nq2

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.


Khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết : "Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi thẳng thắn và cởi mở với các nước, trong đó có Mỹ, về những vấn đề còn có sự khác biệt, qua đó thu hẹp bất đồng, tăng cường hiểu biết và góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước".

Báo cáo nhân quyền hàng năm do Quốc hội Mỹ chỉ đạo thực hiện, ghi nhận tình hình nhân quyền ở gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ và do các nhân viên của Đại sứ quán Mỹ soạn thảo. Báo cáo năm nay phần lớn được hoàn thành trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Sáu, 3/3, đã công bố báo cáo hàng năm về tình hình nhân quyền toàn thế giới nhưng việc công bố đã bị lu mờ bởi những chỉ trích nói rằng Ngoại trưởng Rex Tillerson đã không dành nhiều sự chú ý và không tổ chức rầm rộ như truyền thống.

Published in Việt Nam

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch và Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã lên tiếng phản đối những hành xử của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động xã hội đặc biệt là những nhà hoạt động xã hội nữ, coi những hành động bắt bớ và tấn công họ là điều đáng xấu hổ.

quocte1

Truyền hình Việt nam đưa tin vụ bắt bà Trần Thị Nga hôm 21/1/2017. Screen shot

Cộng đồng phẫn nộ

Những nhà hoạt động về quyền con người và các vấn đề xã hội nữ ở Việt Nam đang tham gia tích cực vào các phong trào đấu tranh đòi nhân quyền nhưng liên tục phải đối mặt với những sách nhiễu, tấn công và bắt bớ từ chính quyền trong suốt thời gian qua.

Nói với đài Á châu Tự do, ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Tổ chức theo dõi nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) cho biết :

Các nhà hoạt động nữ ở Việt Nam rất dũng cảm. Họ đang phải đối mặt với những đe dọa, hành hung từ lực lượng công an mặc sắc phục và thường phục, bao gồm cả những nhóm côn đồ tấn công họ, đánh đập họ. Những nhà hoạt động nữ dù dũng cảm không kém những đồng nghiệp nam của mình nhưng họ lại dễ bị tổn thương hơn khi đối mặt với những đe dọa truy bức từ chính quyền.

Theo báo cáo về những người bảo vệ quyền dân sự năm 2015 do Tổ chức Những người Bảo về Quyền dân sự công bố hồi năm ngoái, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào phong trào đấu tranh đòi nhân quyền ở Việt Nam bất chấp những đe dọa và tấn công từ phía chính quyền đối với họ và gia đình. Theo con số thống kê được Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đưa ra hồi năm ngoái, đã có ít nhất 42 trường hợp các nữ hoạt động nhân quyền và gia đình họ bị sách nhiễu, tấn công và đe dọa trong năm 2014.

quocte2

Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị bắt hôm 10/10/2016. File photo

Chỉ trong khoảng thời gian 6 tháng qua, Việt Nam đã tiến hành bắt giam 2 nhà hoạt động xã hội nữ nổi tiếng của Việt Nam là blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay còn được biết đến với tên Mẹ Nấm và nhà hoạt động xã hội về nữ quyền và quyền đất đai Trần Thị Nga với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Hai người phụ nữ này bị bắt khi mỗi người đều có hai con nhỏ cần mẹ chăm sóc. Việc bắt giam hai nhà hoạt động nổi tiếng này đã gây phẫn nộ trong cộng đồng những nhà hoạt động xã hội ở Việt Nam và khiến cộng đồng quốc tế đồng loạt lên tiếng phản đối.

Hôm 12 tháng 10 năm 2016, 2 ngày sau khi blogger Mẹ Nấm bị bắt, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam Ted Osius đã ra thông cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về các hoạt động chống lại các nhà hoạt động nhân quyền ôn hòa, trong đó có vụ bắt giữ blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Việc bắt giữ nhà hoạt động xã hội Trần Thị Nga chỉ vài ngày trước tết nguyên đán 2017 cũng khiến dư luận quốc tế quan tâm. Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại châu Á hôm 24 tháng 1 cũng đăng trên trang facebook của mình bày tỏ quan ngại về việc bắt giữ này. Liên Hợp Quốc lo ngại chính quyền Việt Nam áp dụng điều 88 đối với những nhà hoạt động xã hội này sẽ khiến họ phải đối mặt với những án tù từ 3 đến 20 năm. Nhận xét về điều này, ông Phil Robertson cho biết :

Điều mà chúng tôi thấy là những nhà hoạt động nữ cũng bị đối xử giống như những đồng nghiệp nam, tức là họ phải đi tù dài, phải chịu những cáo buộc liên quan đến các quyền tự do biểu đạt, quyền tự do tụ tập mà chính phủ coi là vi phạm pháp luật. Họ bị giam giữ rất lâu trước khi bị đưa ra tòa và sau đó bị tuyên phạt tù với án tù nhiều năm bởi những hành động mà đáng ra không bị coi là phạm pháp.

Quốc tế lên tiếng

Báo cáo nhân quyền năm 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 3 tháng 3 vừa qua cũng đã nêu lên những trường hợp các nhà hoạt động nữ tại Việt Nam bị bắt giữ trái pháp luật, bị đối xử tàn tệ trong tù. Báo cáo viết về trường hợp nhà hoạt động về quyền đất đai Trần Thị Thúy đang bị giam giữ trong tù.

Báo cáo viết ‘tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và nhà hoạt động về quyền đất đai Trần Thị Thúy cho biết giới chức phụ trách trại tù An Phước ở tình Bình Dương đã nhiều lần từ chối điều trị y tế đối với u tử cung và vết thương trên bụng của bà bất chấp những yêu cầu được điều trị. Giới chức nói với bà Thúy rằng bà sẽ chỉ nhận được điều trị khi bà thừa nhận có tội’.

Bà Thúy bị kết án 8 năm tù vào năm 2011 với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền theo điều 79 Bộ Luật Hình Sự.

quocte3

Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy tại phiên tòa phúc thẩm ở Hà Nội ngày 22/9/2016. AFP photo

Báo cáo cũng viết về trường hợp của cô Lê Thu Hà, người cùng bị bắt với luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài từ năm 2015 với cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam đã kéo dài thời gian giam giữ của cô Lê Thu Hà trước khi xét xử theo điều luật hết sức mơ hồ. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên án việc chính quyền Việt Nam không cho phép gia đình và người thân những người bị bắt tiếp cận người thân của mình trong suốt thời gian dài, điển hình là các trường hợp của blogger Mẹ Nấm và cô Nguyễn Thị Minh Thúy.

Human Rights Watch hôm 6 tháng 3 cũng một lần nữa lên tiếng kêu gọi Việt Nam phải trả tự do ngay lập tức cho hai blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga, gọi việc bắt giữ họ và cáo buộc họ tuyên truyền chống nhà nước là hành động đáng xấu hổ vì những gì họ làm chỉ là thực hiện các quyền căn bản của người dân.

Theo ông Phil Robertson của Human Rights Watch, những nhà hoạt động nữ Việt Nam dù đang phải đối mặt với những bắt bớ, tù đày, và tấn công bằng bạo lực từ phiá chính phủ nhưng rõ ràng sự đóng góp của họ cho phong trào dân chủ và quyền con người ở Việt Nam là rất quan trọng :

Họ là những người đóng vai trò người đi đầu. Cho nên theo tôi đã đến lúc chúng ta phải nhìn nhận vai trò quan trọng của họ không kém các đồng nghiệp nam trong việc đấu tranh thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam.

Nhân ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 năm nay, vừa qua có 20 tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước cùng một số cá nhân nữ cùng ký tên vào Bản Lên tiếng hướng về các phụ nữ đấu tranh đang bị tù tại Việt Nam.

Bản Lên tiếng đề ra 4 điểm trong đó có hoạt động hội thảo, nói chuyện giới thiệu việc làm của những người phụ nữ hiện phải chịu tù đày, chịu đối xử tàn tệ, bị chia cắt tình mẫu tử chỉ vì công khai đấu tranh cho một đất nước Việt Nam tốt đẹp hơn, mọi quyền của người dân được bảo đảm.

Việt Hà

Nguồn : RFA, 06/03/2017

Published in Việt Nam

Sau nhiều năm hứa hẹn cải thiện "nhân quyền", Hà Nội vẫn không có một chuyển biến gì khá hơn ngoại trừ tiếp tục hứa với các định chế quốc tế khi bị áp lực.

apluc1

Chủ tịch Tiểu ban của Nghị viện Châu Âu về Nhân Quyền Antonio Panzeri nói trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 23 tháng hai năm 2017. AFP photo

Sau khi Phái đoàn Tiểu ban Nhân quyền của Nghị viện Châu Âu gặp mặt một số tổ chức xã hội dân sự Việt Nam vào ngày 23 tháng Hai để tìm hiểu về nhân quyền thì Hà Nội phản ứng bằng cách sử dụng bạo lực với một số người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền khắp nơi.

Liên kết nhân quyền vào thương mại

Vào ngày 23 tháng Hai, đại diện cho 11 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam trong khi trao đổi với phái đoàn EU thì vấn đề nhân quyền là ưu tiên hàng đầu, trong đó nhấn mạnh tới các hành vi trấn áp, đe dọa, sách nhiễu, bắt giữ hay ngăn cản mà nhà cầm quyền đang vi phạm khi áp dụng với các nhóm xã hội dân sự hay cá nhân trên khắp đất nước Việt Nam.

Anh Nguyễn Chí Tuyến, người tham gia cuộc gặp mặt phái đoàn EU cho biết thái độ của Tiểu ban Nhân quyền của Nghị Viện EU như sau :

Một là họ lắng nghe những ý kiến và đặc biệt là những khuyến nghị của các nhà hoạt động xã hội dân sự, những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, tức là những tiếng nói khác với nhà cầm quyền, họ rất chú ý những khuyến nghị đó và họ nói là sẽ mang những tài liệu của chúng tôi trao cho họ và họ sẽ làm việc với chính quyền Việt Nam cũng như với Nghị viện EU để trước khi hiệp định thương mại song phương này được phê chuẩn.

Đây là chuyến đi thực tế trước khi Nghị viện Châu Âu có thể phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (FTA) và vì vậy những biến chuyển về nhân quyền có yếu tố quyết định rất rõ ràng, tuy nhiên chính quyền Việt Nam càm thấy không cần thiết để tôn trọng, dù chỉ là đóng kịch như mọi lần trước đây sau khi phái đoàn trở về nước.

Bản tuyên bố đánh giá về nhân quyền trong 5 năm qua vừa được gửi đi thì chính quyền gần như lập tức có phản hồi một cách "tích cực" qua việc hành hung và giam lỏng những người hoạt động cho nhân quyền Việt Nam.

Chỉ bốn ngày sau khi EU gặp gỡ các tổ chức xã hội dân sự, tối 27 tháng 2 Mục sư Nguyễn Trung Tôn và anh Nguyễn Viết Tứ bị một nhóm người lạ mặt bắt cóc tại ngã tư Ba Đồn-Quảng Bình đưa lên núi Hương Khê và đánh đập họ một cách dã man. Sau đó bọn chúng bỏ hai người lại tại bìa rừng thuộc khu vực Hương Khê.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn cho chúng tôi biết sự việc như sau :

"Chiều hôm qua (27/02) tôi cùng với hai người bạn đi đến Ba Đồn gần giáo xứ Cồn Sẻ. Chúng tôi xuống xe định bắt xe ôm vào Cồn Sẻ thì có một chiếc xe 7 chỗ họ tắp vào, họ mở cửa sẵn họ đấm vào mặt vào người chúng tôi. Họ lấy đồ họ trùm mặt và lôi chúng tôi lên xe. Họ đánh chúng tôi suốt từ 9 giờ 30 tối cho tới 1 giờ sáng ngày hôm nay. Họ đem chúng tôi vào một khu rừng vắng thuộc Thanh Hà, Hà Tĩnh họ vất chúng tôi trần truồng trong đấy họ lột hết nhẫn đồng hồ, quần áo tư trang tiền bạc. Họ lột chúng tôi lõa lồ họ trói chúng tôi và bỏ ngoài đường.

Lúc ấy người đi làm cao su gia đình họ ở đấy họ nghe được họ giúp dìu chúng tôi vào một căn nhà hoang, họ cũng giúp tiền thuê một chiếc taxi chở về. Tôi và người bạn đi chiếu chụp thì không gãy xương nhưng cơ thì bị dập. Cả chân tay phải của tôi đều không cử động được".

Sách nhiễu người bất đồng chính kiến

apluc2

Đại diện các tổ chức xã hội dân sự gặp phái đoàn EU. Photo courtesy of basamnews.info

Trong khi đó người nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải, cũng không thoát sự sách nhiễu khó hiểu của an ninh Việt Nam, kể với chúng tôi về việc cụ bị giam trong nhà của mình vào ngày 27 tháng Hai như sau :

"Hôm kia khi tôi xuống nhà thì có bảo vệ đứng chặn tôi lại. Tôi mới hỏi bây giờ chúng mày chặn tao vì lý do gì thì chúng bảo thôi ông lên nhà đi ! Tôi điên tiết tôi vẫn xuống tận tầng trệt mở khóa ra thì mới biết là chúng đã khóa cửa của tôi ở bên ngoài không cho tôi ra. Tôi hét lên và tìm mọi cách đứng ở balcon cố nhìn ra thì thấy 4-5 an ninh quen mặt đang lố nhố ở đấy. Vì chúng khóa cửa không còn cách nào cả tôi gọi điện cho công an khu vực thì công an khu vực không nhận điện.

Xã hội này nó quá chừng độc tài phát xít, quá chừng là thối nát, vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn như thế này. Tôi có tội gì thì chúng đến đọc lệnh bắt đi, bỏ tao vào tù hay ra tòa tại sao chúng mày trắng trợn ngăn cản tao thế này ?".

Một ngày sau khi hành hung mục sư Nguyễn Trung Tôn, mục tiêu kế tiếp là vợ chồng anh chị Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên, lúc 18 giờ 30 phút ngày 28 tháng Hai, an ninh Hải Phòng đã tấn công hai vợ chồng anh Tú trước nhà của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, chị Phạm Thanh Nghiên kể lại :

"Khi tôi từ Sài Gòn về Hải Phòng để lo chuyện gia đình thì có ghé thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa. Sau đó chúng tôi ra về và trong khi đón taxi về nhà, chồng tôi ra xe trước thì lúc ấy có một tên lạ mặt, đeo khẩu trang bịt kín mặt, thân hình khá cao lớn từ bên kia đường cầm cây gậy rất dài đi qua vụt cây gậy thẳng vào đầu chồng tôi. Rất là may chồng tôi bước vào xe nên cây gậy vụt trượt vào thành xe và vướng vào vai chồng tôi. Ngay lúc đó, đang mãi định hình sự việc, chồng tôi không thấy đau nhưng khi về nhà thì vết thương đỏ lên bên vai và chồng tôi thấy rất đau".

Những động thái hành hung, sách nhiễu người bất đồng chính kiến sau khi một phái đoàn nhân quyền quan trọng của EU sang thăm Việt Nam đã gây bất ngờ cho nhiều người. Nhiều nhà bất đồng chính kiến cho rằng Việt Nam không còn xem nhân quyền là một yếu tố quan trọng trong những hiệp ước thương mại hay các trợ giúp nhân đạo nữa. Và có lẽ sức ép nhân quyền không còn đủ lớn để gây áp lực cho Hà Nội trong các chuẩn mực mà Việt Nam cần theo để đánh đổi quyền lợi cụ thể cho quốc gia.

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nguồn : RFA, 02/03/2017

Additional Info

  • Author Mặc Lâm
Published in Diễn đàn

EU ép Việt Nam cải thiện nhân quyền trước FTA (VOA, 01/03/2017)

Việt Nam đang chu sc ép t các nhà lp pháp Châu Âu v ci thin h sơ nhân quyn trước khi tha thun thương mi t do vi Liên hip Âu Châu (EU) được phê chun. Chính ph cng sn rt coi trng tha thun này sau khi hng mt tha thun ln do M đng đầu.

nq1

Nông dân làng Dương Ni biu tình bên ngoài phiên tòa xét xử nhà hot đng Cn Th Thêu Hà Ni, 20/9/2016.

Các thành viên Nghị vin Châu Âu hi cui tháng 2 bày t quan ngi v Vit Nam khi Tiu ban nhân quyn ca h đến thăm quc gia Đông Nam Á. Tiu ban khuyến ngh cn có thêm tranh lun Vit Nam v quyn chính tr cũng như t do ngôn lun và tôn giáo.

Châu Âu quan ngại v nhân quyn Vit Nam

Vị ch tch tiu ban nói Hà Ni rng nếu không đáp ng các điu kin nghiêm ngt ca Châu Âu v nhân quyn, vic phê chun hip đnh thương mi s khó khăn. Chính ph Vit Nam chưa hi đáp trc tiếp v phát biểu này.

Hiệp đnh được ký kết hi tháng 12 năm 2015 và d kiến có hiu lc vào năm ti. Nhưng hip đnh phi đi qua Ngh vin Châu Âu cũng như các cơ quan lp pháp ca các nước thành viên. Khi các nhà lp pháp ti B xem xét hip đnh hi tháng 1, mt s người đã đt câu hi v tình hình kinh tế-xã hi ca Vit Nam.

Ông Frederick Burke, luật sư ca công ty lut đa quc gia Baker & McKenzie ti thành ph H Chí Minh, nhn xét : "H có mt vic rt khó khăn trước mt là phi đi qua 27 quc hi mi biết có được phê chuẩn gì không. Đ được tt c nhng nơi đó phê duyt là c mt thách thc".

Châu Âu muốn tiếp cn người tiêu dùng Vit, còn Vit Nam tìm cách đc lp kinh tế khi Trung Quc

Liên hiệp Châu Âu mun có tha thun thương mi vi Vit Nam đ các công ty ca h có th tiếp cn tt hơn vi th trường tiêu dùng ngày càng giàu có hơn vi khong 93 triu dân. Hip đnh này cũng nhm đến mt mc tiêu là cui cùng s có tha thun thương mi t do gia EU vi Hip hi Các Quc gia Đông Nam Á gm 10 thành viên, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam mun có tha thun này, vi tư cách là mt quc gia da vào xut khu đang phát trin và mong mun đa dng hóa th trường, tránh ph thuc vào Trung Quc, vn là mt đi th chính tr lâu đi.

TPP chết vào thi chính quyn ông Trump

Việt Nam tng là mt thành viên Hip đnh Đi tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). V lý thuyết, hip đnh s ct gim thuế nhp khu Nht Bn và Hoa Kỳ. Trên thc tế, hip đnh đã "chết" sau khi Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump đã rút Hoa Kỳ ra hi tháng Giêng.

Thương mi EU-Vit Nam đt khong 40,1 t đôla mi năm. Vit Nam đánh giá Liên hip Châu Âu, mt th trường có khong 500 triu dân, là đi tác thương mi th 3 ca mình sau Trung Quc và Hoa Kỳ.

Bà Hoàng Việt Phương, Giám đc Phân tích Tư vn và Đu tư Khách hàng tại y ban Chng khoán SSI ti Hà Ni, cho biết : "Nếu hip đnh được phê duyt sm, s tt hơn nhiu. Càng sm càng tt đi vi Vit Nam".

Hiệp đnh t do thương mi vi Châu Âu giúp cho hàng dt may xut khu ca Vit Nam

Bà Phương nói : "Chc sẽ không có vn đ gì vì hip đnh đã được ký kết. Tôi nghĩ rng mi người kỳ vng vào TPP nhiu nht, nhưng vì TPP đã không được hin thc hóa, FTA này s có ích. Đi vi các ngành như dt may, chúng tôi xut khu sang Châu Âu rt nhiu".

Thỏa thun này s ct gim hu hết các loi thuế nhp khu trong vòng 7 năm và m ca ca Vit Nam cho các dch v ca Châu Âu như y tế, đóng gói và t chc trin lãm.

Gần mt năm trước chuyến thăm Vit Nam ca tiu ban ngh vin, t chc Pháp có tên Phong trào Thế gii vì Nhân quyền đã cáo buc Liên hip Châu Âu không tiến hành nghiên cu v tác đng đi vi nhân quyn.

Có đòi hỏi mnh m v nhân quyn nhưng t ng không quyết lit bng TPP

Trưởng đoàn đàm phán Châu Âu Mauro Petriccione cho biết trong mt tuyên b hi năm ngoái là FTA giữa EU và Vit Nam bao gm "các cam kết mnh m v bo v các quyn cơ bn ca con người ti nơi làm vic, nhân quyn ca h trên bình din rng hơn, và môi trường".

Nhưng ông Burke nói t ng trong hip đnh ca Châu Âu không quyết lit bng nội dung tương ng trong TPP.

TPP đòi hỏi v nhng thay đi trong lut lao đng Vit Nam theo hướng có li cho công đoàn nhm chm dt bóc lt lao đng, và buc ngành công nghip nng tr tin bi thường nếu vic kim soát ô nhim kém ci gây ra tác đng đến thương mi, kèm theo là nhng k vi phm phi đi mt vi mc thuế b sung.

Ông nói : "FTA EU đã không được son tho rõ ràng như TPP. Bn thân t ng không có ép buc thc thi như TPP. Nó da nhiu hơn vào thin chí và nhng người mong mun thc hin các việc".

Vi phạm nhân quyn tiếp tc Vit Nam

Tổ chc Human Rights Watch ca M nói chính quyn Vit Nam sách nhiu và b tù các blogger cũng như các nhà hot đng chính tr. H nói công nhân không th thành lp nghip đoàn riêng ca h, trong khi nông dân b mt đt cho các d án phát trin.

Về mt chính thức, Vit Nam là nước vô thn. Theo nhóm đu tranh nhân quyn M Open Doors, trong khong 8 triu Kitô hu Vit Nam, đôi khi có mt s người b bt do nói lên đc tin ca h, bi vì chính ph coi tôn giáo ca h là "có liên h mt thiết vi các thế lực ngoi bang".

Ông Carl Thayer, một hc gi v Vit Nam và giáo sư danh d v chính tr ti Đi hc New South WaLes Úc, nói đ làm hài lòng các nhà lp pháp Châu Âu, Vit Nam có th s thông qua mt s lut hoc th mt vài tù nhân lương tâm mà không thực hin nhng thay đi cơ bn.

Ông lưu ý rng Hà Ni đã thay đi v nhng gì h được yêu cu trước khi được tham gia TPP. Ông nói các nhà hot đng nhân quyn có th vn ch trích Vit Nam, nhưng các quan chc M đã hài lòng.

Ông nói : "Câu trả li tht s là Vit Nam s cưỡng li, nhưng thay vì ln la, ging như h đã làm vi Hoa Kỳ, h đi đến mt loi tm ước".

********************

Dân Dương Nội tiếp tục biểu tình đòi đất (RFA, 01/03/2017)

nq2

Dân Dương Nội trong một lần biểu tình đòi đất trước Bộ Công An ở Hà Nội. Photo courtesy of danchimviet

Hằng chục người dân Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội cùng cựu chiến binh hôm nay tiến hành biểu tình trước Trụ sở tiếp dân của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam tại thủ đô.

Anh Trịnh Bá Phương, một trong những người tham gia, cho biết :

"Sáng nay vào khoảng lúc 9 giờ người dân Dương Nội và một số cựu chiến binh tại Lào Cai, tổng cộng khoảng 50 người, đến tại trụ sở tiếp dân của Trung ương Đảng với mục đích tố cáo tội ác của họ đã tước đoạt ruộng đất của người dân ; cũng như đánh đập, bắt bỏ tù người dân.

Bên cạnh đó người dân Dương Nội cũng muốn truyền tại đến chính phủ Việt Nam nhanh chóng giải quyết những vụ kiện đông người kéo dài ; nếu không thì phương án cuối cùng mà người dân Dương Nội chúng tôi chọn là sẽ tái hiện hằng trăm vụ Dak Nong chứ không phải chỉ một vụ. Chúng tôi sẽ sử dụng mọi biện pháp để giữ lại mảnh đất mà cha ông chúng tôi để lại".

Tin cho biết số người tham gia biểu tình trong ngày hôm nay ở Hà Nội như vừa nêu còn đến gặp đại diện của Thanh tra Chính Phủ. Họ cho biết tại cuộc gặp cũng được hứa hẹn sẽ có sửa đổi và có cơ quan kiểm tra độc lập.

Tuy nhiên theo lời anh Trịnh Bá Phương thì khi nào có văn bản cụ thể ban hành ra người dân mới tin. Trong thời gian chưa có văn bản thì những người trong diện bị thu hồi đất đai không đúng qui định tại làng Dương Nội sẽ tiếp tục cuộc đấu tranh của họ.

Một trong những người tiên phong trong việc đấu tranh giữ đất ở Dương Nội là bà Cấn Thị Thêu hiện đang phải thụ án 20 tháng tù ở trại Gia Trung, Pleiku với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.

***********************

Quốc tế kiến nghị trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ (RFA, 01/03/2017)

nq3

Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại tu viện Thanh Minh, thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 7 năm 2007. AFP photo

Cuộc vận động viết thư kiến nghị yêu cầu gây áp lực với nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do cho đại lão hoà thượng Thích Quảng Độ, Tăng Thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đạt mục tiêu 70 thư gửi đến phân ban nhân quyền Quốc hội Châu Âu.

Tin được Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam trụ sở tại Paris cho biết hôm 28 tháng 2. Theo đó ông Alvin Jacobson, trưởng nhóm Ân xá Quốc tế tại Boston, Hoa Kỳ phát động chiến dịch và thư thu thập được gửi đến ông Pier Antonio Panzeri, chủ tịch phân ban nhân quyền Quốc hội Châu Âu đồng thời là trưởng phái đoàn đến làm việc tại Việt Nam từ ngày 20 đến 24 tháng 2 vừa qua.

Nội dung thư kêu gọi cho "tự do tôn giáo thoát khỏi sự kiềm chế của chính quyền" và "trả tự do tức khắc, vô điều kiện cho Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ".

Trong chuyến đi, phái đoàn yêu cầu được viếng thăm Đức Tăng Thống Thích Quảng Độ nhưng phía chính quyền Hà Nội từ chối với lý do "nơi ngài ở quá xa cho việc di chuyển". Hiện Đức tăng thống Thích Quảng Độ được nói bị giam lỏng ở tại Thanh Minh Thiền Viện ở Sài Gòn.

Trước khi rời Việt Nam, phái đoàn có nói rằng nếu không cải thiện nhân quyền, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc phê chuẩn Hiệp ước Tự do mậu dịch Liên Âu-Việt Nam.

Published in Việt Nam