Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

47 năm sau ngày 30/04/1975

Đất nước giữa một khúc quanh lớn của thế giới

Vào năm 2019 tất cả các nghiên cứu đều cho rằng Việt Nam là nước có cơ hội thuận lợi nhất không chỉ trong vùng mà trên toàn thế giới. Bây giờ cuộc chiến Ukraine khiến các nước dân chủ xét lại chính sách hợp tác và thái độ của Việt Nam đang khiến họ thất vọng. Trừ khi có một thay đổi lập trường nhanh chóng, mạnh mẽ và quả quyết Đảng Cộng Sản sẽ làm mất đi một vận hội lớn không bao giờ tìm lại được nữa của đất nước. Dân chủ hóa quả quyết và tức khắc là lối thoát cho Việt Nam. Hơn lúc nào hết đấu tranh cho dân chủ cũng là đấu tranh cứu nước.

30thang4-0

Ngày nay, sau 47 năm thống nhất dưới chế độ cộng sản đất nước ra sao ?

Chúng ta vừa kỷ niệm 47 năm ngày 30/04/1975 giữa lúc cuộc chiến Ukraine đang thay đổi hẳn bối cảnh thế giới. Những tác nhân chính của biến cố lịch sử này dù thuộc chiến tuyến nào, dù có công hay có tội, đều đã hoặc sắp qua đời. Một số đông những người sinh ra sau ngày này đã có cháu nội cháu ngoại. Bây giờ chúng ta có thể nhìn lại biến cố lịch sử này một cách bình tĩnh trong hy vọng rút ra những bài học.

Từ đó

Trước hết hãy cùng nhìn lại đất nước từ ngày 30/04/1975.

Chiến thắng của Đảng Cộng Sản đã khiến nước ta thụt lùi vài thập niên.

Vào lúc đó miền Bắc hoàn toàn không có một hoạt động kinh tế hay văn hóa xã hội đáng kể nào. Cuộc sống cơ cực ở mức độ người ta phải tự an ủi bằng những khẩu hiệu như "ăn sắn bổ hơn ăn cơm, ăn rau muống bổ hơn ăn thịt bò". Tất cả mọi cố gắng dồn vào chiến tranh.

Miền Nam thua trận và bị tàn phá bởi chính sách cướp phá, hạ nhục và bỏ tù của kẻ chiến thắng. Như thi sĩ Bùi Giáng nói trong một bài thơ : "đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, đánh cho chết mẹ đồng bào miền Nam". Hàng triệu người bỏ nước trốn chạy trong đó một phần khá lớn là những người có học thức, làm mồi ngon cho sóng gió và hải tặc. Hàng trăm nghìn người chết. Đảng và nhà nước cộng sản chủ động tổ chức những chuyến "vượt biên bán chính thức" để lấy tiền chuộc mạng của những người muốn thoát khỏi nanh vuốt của họ. Không khác một bọn khủng bố. Hàng triệu người có kiến thức khác bị đày đọa trong các trại tù cải tạo và không bao giờ phục hồi được khả năng và tâm trí dù sau này ở lại Việt Nam hay ra nước ngoài. Cải tạo có nghĩa là hủy diệt mọi ý chí chống đối.

Những năm thống nhất đầu tiên đã có tác dụng là khiến cả nước lâm vào cảnh đói kém. Năm 1979 khi ra khỏi nhà tù và trở thành chuyên viên của chế độ cộng sản, tôi đã có cơ hội theo dõi các công ty miền Nam để có thể xác nhận rằng tất cả đều ngừng trệ, trong đa số các trường hợp trồng khoai mì (sắn) trong sân xí nghiệp là hoạt động quan trọng nhất. Trong một chuyến công tác tại Cần Giờ, người ta chỉ cho tôi một căn nhà tiều tụy của một gia đình vừa chết đói cách đó hai hôm. Nạn đói tiếp tục trong nhiều năm trên nhiều miền bởi vì cho tới năm 1988, nhờ chính sách mở cửa khiến thông tin đỡ bị bưng bít, người ta được biết là vẫn có nhiều người chết đói tại miền Bắc, thí dụ như tại Thanh Hóa.

30thang4-3

Đảng Cộng Sản ngày nay đã biến thành một đảng của người giầu để bóc lột. 

Trước Thế Chiến II Việt Nam là nước phát triển nhất Đông Nam Á, Sài Gòn là "hòn ngọc Viễn Đông", rồi xuống cấp vì lâm vào chiến tranh. Tuy vậy vào năm 1975, trước ngày 30/04, miền Nam Việt Nam mặc dù chiến tranh vẫn có một mức độ phát triển tương đương với Thái Lan. Nhưng chỉ một năm sau chiến thắng cộng sản, Việt Nam đã tụt hậu so với Thái Lan khoảng 50 năm. Ngày nay, sau hơn ba thập niên mở cửa và được những điều kiện đặc biệt thuận lợi chúng ta vẫn còn chậm tiến so với Thái ít nhất 25 năm.

Đó là thành quả của cuộc nội chiến 40 năm làm chết gần 6 triệu người Việt, cuộc nội chiến mà cho tới bây giờ Đảng Cộng Sản vẫn còn coi là một thành tích vinh quang và một công ơn lớn của họ đối với dân tộc, lớn đến độ cho phép họ mãi mãi độc quyền lãnh đạo đất nước.

Ngày nay, sau 47 năm thống nhất dưới chế độ cộng sản đất nước ra sao ?

Mọi người có chút hiểu biết đều phải kinh ngạc khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khoe khoang một cách đầy tự mãn và tự hào rằng "đất nước chưa bao giờ có được cơ ngơi như bây giờ". Ông mới vừa nhắc lại lời khoe khoang này vài hôm trước trong buổi tiếp tân đại sứ Mỹ Marc E. Knapper. Nhưng cơ ngơi nào ? Chúng ta đứng hàng thứ 15 trên thế giới về dân số với 100 triệu người, người Việt được đánh giá là cần mẫn trên mức trung bình, chúng ta cũng có một địa lý đặc biệt thuận lợi với 3.200km bờ biển mở ra Biển Đông, biển quan trọng nhất thế giới nơi 40% hàng hóa thế giới đi qua. Đáng lẽ chúng ta phải là một trong những nước giầu mạnh nhất trong vùng Đông Á, nhưng chúng ta tuyệt nhiên không có gì đáng được thế giới biết đến. Không một công ty tầm vóc quốc tế, không một sản phẩm công nghiệp đặc biệt nào, không một phát minh hay một công trình khoa học kỹ thuật, không một tác phẩm văn học nghệ thuật. Hầu hết hàng hóa xuất khẩu đều chỉ là gia công, lắp ráp. GDP bình quân trên mỗi đầu người của chúng ta chỉ bằng 1/5 mức trung bình thế giới. Đạo đức xuống cấp một cách bi thảm, môi trường ô nhiễm ở mức độ nguy kịch. Sau gần một nửa thế kỷ cầm quyền không phân chia mà để đất nước tiều tụy như vậy đáng lẽ Đảng Cộng Sản phải thấy mình có tội lớn, phải rất xấu hổ và ăn năn, nhưng người cầm đầu Đảng lại hãnh diện ! Còn biết nói gì với ông này và đảng của ông ?

Cũng không phải chỉ có thế. Kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, môi trường và đạo đức không phải là tất cả. Điều quan trọng nhất cho tương lai một quốc gia là lòng yêu nước và ý chí xây dựng một tương lai chung. Nhưng ngày nay còn bao nhiêu người Việt Nam thực sự yêu nước và gắn bó với đất nước ? Tôi đã có nhiều dịp tiếp xúc với các sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài, đặc biệt là tại Pháp. Họ đều thuộc thành phần may mắn tại Việt Nam và có ít lý do để bất mãn nhất, nhưng tuyệt đại đa số không muốn trở về nước. Lòng yêu nước và gắn bó với đất nước gần như đã chết trong lòng người Việt Nam. Sự chán nản với một chính quyền gian ác kéo dài quá lâu đã dần dần biến thành sự thất vọng đối với chính đất nước. Thất vọng đang từ từ nhường chỗ cho tuyệt vọng. Mộng ước của rất nhiều người Việt Nam hiện nay chỉ giản dị là được thôi làm người Việt Nam và trở thành công dân một nước khác. Đó là thành tích lớn nhất của Đảng Cộng Sản.

30thang4-4

Một quốc gia chỉ có thể tồn tại và cũng chỉ xứng đáng để tồn tại nếu được quan niệm như một tình yêu, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung của những con người tự do và bình đẳng.

Được thành lập như là một đảng của người nghèo để chống bóc lột, Đảng Cộng Sản ngày nay đã biến thành một đảng của người giầu để bóc lột. Từ một đảng hô hào giải phóng dân tộc, Đảng Cộng Sản đã trở thành một lực lượng chiếm đóng hống hách và kỳ thị hơn cả một ách thống trị ngoại bang. Ngay trong những giai đoạn ngoại thuộc nhục nhằn, Bắc thuộc hay Pháp thuộc, vẫn có những người Việt Nam được lên tới những chức vu cao trong mọi địa hạt, nhưng ngày nay dưới chế độ cộng sản trong các cơ quan nhà nước và các công ty quốc doanh các chức vụ từ phó phòng trở lên đều chỉ dành cho đảng viên cộng sản, trong quân đội và công an các cấp bậc từ hạ sĩ quan trở lên đều phải là đảng viên. Các báo và đài đều do Đảng kiểm soát ; một bài viết trên mạng xã hội trái ý Đảng có thể khiến tác giả bị mười năm tù, dù là một phụ nữ yếu bệnh như trường hợp Phạm Thị Đoan Trang.

Một câu hỏi lớn cần được đạt ra là sự sống còn của đất nước Việt Nam có được bảo đảm không nếu tình trạng chiếm đóng thô bạo và xấc xược này tiếp tục ? Câu hỏi càng cần được đặt ra trong lúc mà phong trào toàn cầu hóa đang chất vấn khái niệm quốc gia. Câu trả lời là không có gì bảo đảm. Trong thế giới hiện nay một quốc gia chỉ có thể tồn tại và cũng chỉ xứng đáng để tồn tại nếu được quan niệm như một tình yêu, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung của những con người tự do và bình đẳng. Nếu đất nước Việt Nam chỉ tồn tại để làm một đối tượng thống trị và bóc lột thì sự tồn tại đó có nghĩa lý gì ? Đất nước đang lâm nguy. Giữa Đảng Cộng Sản và Tổ Quốc Việt Nam phải chọn một trong hai.

Vẫn chưa lớn lên

Năm nay chúng ta kỷ niệm 47 năm ngày 30/04/1975 giữa một khúc quanh lớn của thế giới do cuộc chiến Ukraine. Sự kiện này gợi ra nhiều suy nghĩ. Điều đầu tiên có thể nhận thấy là có những điểm giống nhau giữa hai nhân vật Vladimir Putin và Nguyễn Phú Trọng. Cả hai đều yếu bệnh và gần như đã từ giã cõi đời này để sống trong một thế giới hoang tưởng. Putin hành xử như một con thú dữ chứ không phải một con người, xua quân xâm lăng Ukraine bất chấp lẽ phải, công pháp quốc tế và hiến chương Liên Hiệp Quốc, bắn phá tan nát các thành phố, khiến hàng trăm nghìn người chết, hơn 13 triệu người trong tổng số 42 triệu dân Ukraine phải tản cư, nhân danh một lý cớ hoàn toàn bịa đặt là để giúp người Ukraine loại trừ bọn phát xít và diệt chủng, rồi tiếp tục huênh hoang trong khi quân đội Nga sa lầy và thua nặng. Nguyễn Phú Trọng cũng thế, ông lãnh đạo một đất nước chia rẽ, xuống cấp và thua kém về mọi mặt nhưng không thấy hổ thẹn mà cứ huênh hoang là có cơ ngơi đáng tự hào.

30thang4-5

Ngày nay chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị xác nhận không chỉ là sai mà còn là một tội ác

Nhận xét thứ hai là Đảng Cộng Sản vẫn chưa lớn lên được trong kiến thức và nhận thức. Năm 1975 họ tưng bừng hô "Chủ Nghĩa Mác Lênin bách chiến bách thắng muôn năm !" mà không biết rằng chủ nghĩa này đã bị vất bỏ từ 100 năm trước ngay trên chính quê hương của nó tại Đại Hội Gotha của đảng cộng sản Đức năm 1875. Ngày nay chủ nghĩa Mác-Lênin đã bị xác nhận không chỉ là sai mà còn là một tội ác, ca tụng nó không chỉ lố bịch mà còn mất vệ sinh nhưng các cấp lãnh đạo cộng sản vẫn đề cao Hồ Chí Minh như là người đã có công du nhập nó vào Việt Nam.

Cuộc chiến Ukraine tuy chưa kết thúc nhưng điều chắc chắn là Putin sẽ thảm bại, khiến nước Nga suy sụp và sẽ không còn một ảnh hưởng đáng kể nào trên thế giới sau đó. Nó cũng đã khiến thế giới dân chủ nhận ra là hợp tác với các chế độ độc tài chỉ giúp chúng mạnh lên và đe dọa hòa bình. Phong trào toàn cầu hóa bất chấp chế độ chính trị đã chấm dứt để từ nay chỉ còn hợp tác giữa các nước dân chủ. Sẽ không có thế chiến, ngay cả căng thẳng, nhưng trao đổi giữa các nước dân chủ giầu mạnh và các nước độc tài sẽ chỉ giới hạn ở mức tối thiểu cần thiết. Một cách cụ thể, các vốn đầu tư sẽ chỉ dồn vào các nước dân chủ và các thị trường lớn cũng sẽ chỉ mở rộng cửa cho các nước dân chủ. Trung Quốc dĩ nhiên sẽ bị cô lập vì còn nguy hiểm hơn cả Nga và sẽ khủng hoảng nghiêm trọng vì kinh tế quá phụ thuộc vào ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Không nên quên rằng trước cuộc xâm lăng vào Ukraine của Putin, mối lo chính của các nước dân chủ là Trung Quốc. Putin đã chỉ tạm thời đánh lạc hướng lo âu của thế giới. Cũng nên biết kinh tế Trung Quốc thực ra đã khủng hoảng, vấn đề chỉ là Bắc Kinh còn che giấu được tình trạng khủng hoảng tới bao giờ.

Giai đoạn đánh đu đang cáo chung. Các quốc gia từ nay sẽ phải chọn lựa giữa dân chủ và phát triển hay độc tài và bế tắc. Chọn lựa hiển nhiên bởi vì Nga sẽ suy sụp sau cuộc chiến này, chưa chắc đã giải quyết nổi các vấn đề sống còn của chính mình, nói gì giúp đỡ được ai. Trung Quốc cũng sẽ co cụm lại để tự lo cho mình bởi vì đó là phản xạ tự nhiên của một đế quốc khi gặp khó khăn và Trung Quốc là một đế quốc chứ không phải một quốc gia. Trung Quốc sẽ không còn là một chỗ dựa hay một đe dọa cho bất cứ nước nào.

Tuy vậy trong ba cuộc biểu quyết gần đây tại Liên Hiệp Quốc về cuộc chiến Ukraine, nhất là cuộc biểu quyết đuổi Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền, chính quyền cộng sản Việt Nam đã chọn lập trường theo Trung Quốc, bênh Nga và chống lại Mỹ và thế giới dân chủ. Đã thế còn chấp nhận diễn tập quân sự với Nga. Dưới mắt thế giới, Việt Nam đã chọn đứng vào phe của cái xấu và cái ác sắp thảm bại. Dĩ nhiên là có những lý do, thí dụ như vũ khí của quân đội Việt Nam phần lớn nhập khẩu từ Nga và cần những thiết bị bảo trì từ Nga, không nên chọc giận Bắc Kinh nhất là đã cam kết hỏi ý kiến họ trong các vấn đề đối ngoại, việc đuổi Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền tạo ra một tiền lệ đáng sợ cho chính quyền cộng sản Việt Nam, cũng có thể có những món nợ chưa được công khai hóa v.v. Phải thận trọng, nhưng thận trọng không đồng nghĩa với run sợ, cũng không thể vì sợ chết mà tự sát. Trong bối cảnh hiện nay, với một chút khéo léo, vẫn có thể lấy lập trường đúng mà không khiêu khích Nga và Trung Quốc. Phải chăng Đảng Cộng Sản Việt Nam đã chọn cái xấu, cái ác và cái gian vì chính bản chất của nó xấu, ác và gian hay chỉ vì họ vẫn chưa lớn lên được trong trí tuệ và tầm nhìn ?

Vào năm 2019 tất cả các nghiên cứu đều cho rằng Việt Nam là nước có cơ hội thuận lợi nhất không chỉ trong vùng mà trên toàn thế giới vì là điểm đến của các công ty đa quốc rút khỏi Trung Quốc và cũng là nước mà thế giới cần tranh thủ để đương đầu với tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng rồi dịch Covid-19 đình hoãn tất cả. Bây giờ cuộc chiến Ukraine khiến các nước dân chủ xét lại chính sách hợp tác và thái độ của Việt Nam đang khiến họ thất vọng. Trừ khi có một thay đổi lập trường nhanh chóng, mạnh mẽ và quả quyết, Đảng Cộng Sản sẽ làm mất đi một vận hội lớn không bao giờ tìm lại được nữa của đất nước. Dân chủ hóa quả quyết và tức khắc là lối thoát cho Việt Nam. Hơn lúc nào hết đấu tranh cho dân chủ cũng là đấu tranh cứu nước.

Những câu hỏi day dứt

Tình trạng đất nước hôm nay là sự tiếp nối tự nhiên của biến cố lịch sử 30/04/1975, vì thế mỗi lần kỷ niệm ngày lịch sử này một số câu hỏi quen thuộc lại được đặt ra.

Tại sao có ngày 30/4/1975 ? Tại sao miền Nam giầu có và tiến bộ gấp nhiều lần miền Bắc mà lại thảm bại ? Câu trả lời là Việt Nam Cộng Hòa đã bị đồng Minh Mỹ bỏ rơi. Rất đúng. Sự sống còn của chế độ Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn lệ thuộc vào Mỹ và Mỹ đã quyết định dứt khoát rút khỏi Việt Nam sau hiệp định Paris đầu năm 1973. Vào thời điểm 1975, chế độ Việt Nam Cộng Hòa đã hoàn toàn kiệt quệ. Ngân quỹ cạn hết, quân đội thiếu cả đạn lẫn xăng dầu không còn khả năng chiến đấu trong khi quân cộng sản có tất cả mọi phương tiện để chiến thắng.

Nhưng tại sao Mỹ lại bỏ Việt Nam sau khi đã chi ra hàng ngàn tỷ USD và hy sinh gần 60.000 binh sĩ ? Có nhiều lý do. Tầm quan trọng chiến lược của Việt Nam Cộng Hòa không còn như trước nữa sau khi Indonesia đã tiêu diệt đảng cộng sản và trở thành đồng minh của Mỹ, Trung Quốc từ đầu thập niên 1970 cũng không còn là kẻ thù của Mỹ mà trái lại đã trở thành một đồng minh chống Liên Xô, Mỹ không bao giờ kiên nhẫn, 20 năm can thiệp đã quá dài đối với họ, v.v. Tuy nhiên với tài nguyên và hậu thuẫn áp đảo trong những năm đầu, phe quốc gia đã có thể đánh bại phe cộng sản trước đó, ngay trước năm 1954 để không có hiệp định Genève chia đôi đất nước, hoặc ít ra trước năm 1973 để không có hiệp định Paris.

30thang4-8

Do di sản văn hóa kẻ sĩ của Không Giáo, đa số trí thức Việt Nam, kể cả những người hoạt động chính trị, vẫn tin rằng chính trị không cần phải học

Lý do nền tảng là nước ta, trong cả hai phe quốc gia và cộng sản, thiếu hẳn văn hóa chính trị và do đó không có nhân sự chính trị đúng nghĩa. Cả hai phe đều thiếu những cấp lãnh đạo có kiến thức và bản lĩnh chính trị. Họ chỉ hiểu chính trị theo nghĩa của thời xưa như một sự tranh giành quyền lực. Nếu phe quốc gia có những cấp lãnh đạo chính trị thực sự có tầm vóc thì họ đã không thua, ngược lại nếu phe cộng sản có những cấp lãnh đạo có kiến thức chính trị cao thì họ đã không thắng. Nói chung một bên thua vì dở, một bên thắng vì mê muội.

Nói như thế nhiều người có thể cho là nói quá nhưng sự thực là thế nếu ta suy nghĩ một cách bình tĩnh. Vấn đề của Việt Nam sau Thế Chiến II là phải giải quyết cùng một lúc hai vấn đề lớn đòi hỏi một kiến thức chính trị vững chắc mà chúng ta không có : xây dựng chính quyền tự chủ và thiết lập dân chủ. (Đừng quên là chủ nghĩa cộng sản đã ra đời như một công thức xây dựng dân chủ, phần lớn các chế độ cộng sản thành lập sau Thế Chiến II, kể cả tại Việt Nam, mang tên là Cộng Hòa Dân Chủ, Cộng Hòa Nhân Dân). Nhưng xây dựng một chính quyền độc lập từ sau cuộc cách mạng kỹ nghệ không dễ dàng như trước ; ai ngờ vực nhận định này có thể nhìn kinh nghiệm các nước Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi. Xây dựng dân chủ lại càng khó hơn. Các nước Châu Âu, mặc dù có những đột phá về tư tưởng trong giai đoạn Phục Hưng (Renaissance) và Thế Kỷ Ánh Sáng (thế kỷ 18), nói chung đã chỉ xây dựng được chế độ dân chủ ổn vững sau hàng trăm năm xung đột đẫm máu. Việt Nam không phải là ngoại lệ. Vậy thì, sau những thảm kịch đã trải qua, chúng ta chỉ có thể tiếc cho đất nước chứ không có lý do để đổ lỗi cho nhau và thù ghét nhau. Thái độ đúng là cùng nhau suy nghĩ và thảo luận để rút ra những kết luận đúng, hay ít ra không quá sai, cho tương lai.

Nếu ông Hồ Chí Minh có kiến thức chính trị vững chắc thì vào năm 1920 ông đã không sung sướng đến nỗi mê sảng (theo lời kể của ông) sau khi đọc Tuyên Ngôn Cộng Sản và tưởng rằng mình đã tìm được chân lý tuyệt đối rồi cố gắng du nhập nó vào Việt Nam bằng mọi giá.

Nếu các trí thức có trình độ học vấn cao như Nguyễn Manh Tường, Trần Đức Thảo, Phạm Huy Thông, Nguyễn Khắc Viện, Võ Nhân Trí, v.v. cũng có kiến thức chính trị cao họ đã không theo Đảng Cộng Sản để rồi nhận ra sai lầm của mình khi đã trễ.

Phe Quốc Gia -các chính quyền Quốc Gia Việt Nam rồi Việt Nam Cộng Hòa- không thiếu những người có bằng cấp cao, ngay cả rất cao, và bằng thực chứ không phải bằng giả hay bằng hữu nghị, nhưng đã thiếu hẳn văn hóa chính trị. Nhiều người cũng có những bằng cử nhân, tiến sĩ chính trị học nhưng họ vẫn thiếu văn hóa chính trị. Họ vẫn thuộc văn hóa kẻ sĩ coi làm chính trị là làm quan phục vụ một chế độ sẵn có chứ không phải là đấu tranh để thay đổi chế độ. Kiến thức của họ chỉ là kiến thức sách vở còn cần một cố gắng lớn để thích nghi với xã hội Việt Nam. Họ chỉ là những công chức dù đảm nhiệm những chức vụ chính trị. Mẫu người tốt trong các chính quyền quốc gia là không làm chính trị, không có tham vọng chính trị, không tham gia các tổ chức chính trị. Khác với phe cộng sản, phe quốc gia đã không có một cuộc động não tư tưởng. Các chính quyền quốc gia là sự tiếp nối của chế độ quân chủ, với vua Bảo Đại là quốc trưởng đầu tiên, và chế độ thuộc địa Pháp. Sai lầm kinh khủng của những người được hoàn cảnh đưa đẩy vào vai trò lãnh đạo phe quốc gia là ngây thơ, tưởng rằng có thể chuyển hóa bình yên cùng một lúc từ ngoại thuộc sang độc lập, từ quân chủ sang dân chủ mà không cần một xét lại toàn diện và triệt để. Họ không phải là một đội ngũ của những con người chấp nhận gian khổ để gắn bó với nhau trong một cuộc chiến đấu cho một lý tưởng chung vì cùng chia sẻ một tư tưởng chính trị và những định hướng lớn cho đất nước. Trước mặt họ là Đảng Cộng Sản với những người lãnh đạo có kiến thức chính trị rất sơ sài nhưng có niềm tin cuồng nhiệt vào một lý tưởng, dù là một lý tưởng sai và độc hại, có quyết tâm giành thắng lợi, có tổ chức chặt chẽ và tranh đấu bằng phương thức khủng bố. Thất bại là chắc chắn.

Nhưng kiến thức chính trị là gì ?

Đó là toàn bộ những hiểu biết về các vấn đề đặt ra trong cách tổ chức và điều hành một quốc gia với mục tiêu là tôn trọng và phục vụ mọi người và tìm phúc lợi tối đa cho thật nhiều người. Các vấn đề đặt ra gồm đủ loại kinh tế, tài chính, khoa học, kỹ thuật, pháp luật, y tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, an ninh, quốc phòng v.v. Trong một quốc gia đang chiến đấu để tồn tại còn có vấn đề tuyên truyền, thuyết phục và động viên. Các vấn đề đan xen với nhau và ảnh hưởng lên nhau. Quốc gia càng lớn thì các vấn đề càng nhiều và càng phức tạp. Kiến thức chính trị là kiến thức khó khăn nhất trong các kiến thức vì nó là tổng hợp của mọi kiến thức cùng với một sự hiểu biết thấu đáo về thực trạng của đất nước trong bối cảnh thế giới, về những thử thách và những triển vọng. Tuy vậy, do di sản văn hóa kẻ sĩ của Không Giáo, đa số trí thức Việt Nam, kể cả những người hoạt động chính trị, vẫn tin rằng chính trị không cần phải học, cứ là bác sĩ là có thể làm bộ trưởng y tế, cứ là tướng là có thể làm bộ trưởng quốc phòng.

Trách nhiệm của những người lãnh đạo chính trị là ở mỗi thời điểm tìm ra cho mỗi vấn đề một giải đáp tổng hợp tối ưu. Tổng hợp này chỉ có được nếu nắm vững các thành tố. Sau cùng các giải đáp cho từng vấn đề chỉ tránh được mâu thuẫn với nhau nếu được quyết định trong khuôn khổ của một dự án chính trị quốc gia đã được đồng ý trước. Dự án này môt cá nhân hay một nhóm nhỏ không có khả năng và cũng không có lý do để làm bởi vì nó vừa khó khăn vừa không đem lại một lợi ích cá nhân nào. Nó chỉ có thể thực hiện được bởi một chính đảng có tầm vóc sau một cố gắng bền bỉ. Những người tham gia lãnh đạo các chính quyền phe quốc gia chỉ là những cá nhân không có kiến thức chính trị và không có lý tưởng chung tình cờ gặp và làm việc với nhau một thời gian rồi chia tay. Họ chỉ có thể thất bại và gây thất vọng. Tình thế sẽ khác hẳn nếu phe quốc gia được lãnh đạo bởi một đảng dân chủ đúng nghĩa.

Kye ngyteen3 (3)

Trách nhiệm của những người lãnh đạo chính trị là ở mỗi thời điểm tìm ra cho mỗi vấn đề một giải đáp tổng hợp tối ưu.

Một câu hỏi cũng thường được đặt ra trong những năm gần đây trong mỗi dịp kỷ niệm ngày 30/04 là tại sao chế độ cộng sản vẫn còn đó dù đã thất bại trên mọi phương diện và trong mọi địa hạt ?

Câu trả lời là mặc dù nguyện vọng dân chủ của nhân dân Việt Nam đã lên rất cao so với các dân tộc khác vào lúc họ trút bỏ được ách độc tài và hơn nữa dân chủ còn là khuynh hướng tất yếu của thế giới nhưng những người dân chủ Việt Nam vẫn chưa hình thành được một lực lượng dân chủ có tầm vóc. Chúng ta không chỉ thiếu kiến thức chính trị mà còn thiếu cả kiến thức đấu tranh chính trị. Chúng ta không chịu học hỏi dù các nghiên cứu công phu về các kinh nghiệm đấu tranh thiết lập dân chủ trên thế giới không thiếu. Di sản Khổng Giáo vẫn còn quá nặng nề dù chúng ta không ý thức được. Quá nhiều người vẫn còn đấu tranh theo kiểu nhân sĩ, nghĩa là tìm cách gây thành tích và tiếng vang cho mình bằng những cố gắng -có khi khá nguy hiểm- của riêng mình hay trong khuôn khổ một nhóm bạn bè nhỏ rồi mong đợi một thời cơ. Họ vẫn chưa hiểu được rằng đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu tranh cá nhân cả mà chỉ có thể là đấu tranh có tổ chức, và trong trường hợp của nước ta để đánh bại sự ngoan cố của Đảng Cộng Sản chúng ta cần một tổ chức dân chủ mạnh. Một số người bây giờ đã hiểu như vậy nhưng lại không biết phải làm thế nào để xây dựng một tổ chức dân chủ mạnh. Những kinh nghiệm của các tổ chức tàn lụi dần và những nhóm nhỏ chưa lớn lên đã tan rã vẫn chưa làm nhiều người hiểu rằng một tổ chức mạnh chỉ có thể xây dựng được trên một tư tưởng chính trị và một dự án chính trị đúng đắn, theo một tiến trình bắt buộc như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã trình bày nhưng tiếc là chưa thuyết phục được nhiều người. Có lẽ sau nhiều cố gắng không thành, một tâm lý bi quan đã ngự trị theo đó xây dựng một tổ chức dân chủ mạnh là điều không thể làm được. Và tỉnh ngộ chỉ để bỏ cuộc.

Tương lai tất yếu

Vậy thì thế nào là một tổ chức dân chủ mạnh ?

Sức mạnh của một tổ chức chính trị không phải là số đảng viên hay những phương tiện. Sự bốc hơi nhanh chóng của Đảng Cộng Sản Liên Xô và các đảng cộng sản Đông Âu sau khi bức tường Berlin sụp đổ đã chứng tỏ. Sức mạnh của một tổ chức chính trị chủ yếu là ở chỗ nó đại diện cho tương lai nào.

Một tổ chức dân chủ chỉ vài trăm người nhưng nếu được nhìn như là đại diện cho một tương lai bắt buộc phải đến thì sau cùng vẫn thắng, trong khi một đảng cầm quyền dù có hàng triệu đảng viên, hàng tỷ đô la và hàng triệu quân đội và công an với đầy đủ vũ khí cũng sẽ tiêu tan nếu chỉ đại diện cho một quá khứ bắt buộc phải qua đi.

Dân chủ đa nguyên là tương lai tất yếu và sẽ đến nhanh chóng trong bối cảnh thế giới mới. Đảng Cộng Sản Việt Nam đại diện cho một quá khứ bắt buộc phải qua đi.

Hiểu được như vậy là chúng ta đã đi được một đoạn đường rất dài dẫn đến thắng lợi của dân chủ và dân tộc.

Nguyễn Gia Kiểng

(03/ 05/2022)

Additional Info

  • Author Nguyễn Gia Kiểng
Published in Quan điểm

Văn hóa Khổng giáo quan niệm làm chính trị thành công là được làm quan, vinh thân phì gia, được ăn trên ngồi trước, hoặc để người khác nể sợ. Văn hóa đó đặt quyền lợi của người làm quan lên trên quyền lợi của người dân. Họ cho rằng được làm quan là do số mệnh hoặc do sự cố gắng của bản thân vì vậy họ có quyền hưởng vinh hoa phú quí. Khái niệm hy sinh và cống hiến cho xã hội không có trong văn hóa Khổng giáo. Cũng văn hóa đó đã sinh ra tâm lý phục tùng chính quyền tuyệt đối thay vì đấu tranh để thay đổi nó, ngay cả khi đó chỉ là một chính quyền tồi dở và bạo ngược.

Quan niệm về chính trị như vậy rất sai và đã lạc hậu. Trong thời đại mới, chính trị là một lĩnh vực đòi hỏi sự nghiêm túc, đạo đức và trong sáng ở mức cao nhất. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) định nghĩa "chính trị là đạo đức ứng dụng vào trong cuộc sống". Mỗi quyết định đúng - sai của người lãnh đạo chính trị ảnh hưởng đến số phận của hàng nghìn, hàng triệu người khác. Người làm chính trị không có đạo đức sẽ gây họa cho chính mình và cho cả dân tộc. Chính trị là việc chung, ai cũng có quyền tham gia vào chính trị. Mục đích chính của việc làm chính trị là để mưu tìm hạnh phúc cho nhân dân, cho cả cộng đồng chứ không phải vì mục đích cá nhân. Nếu muốn làm giàu và hưởng thụ thì nên kinh doanh. Người làm chính trị gần như đi tu. Phải từ bỏ những ham muốn đời thường để dồn hết tâm trí cho lý tưởng đã chọn.

Người Việt Nam không quan niệm về chính trị như vậy. Họ luôn nghi ngờ lòng tốt của người khác. Họ không tin có những người chỉ cho đi mà không đòi hỏi gì. Điều đó hoàn toàn sai. Các tu sĩ là một ví dụ, họ sống đạm bạc và hy sinh mọi ham muốn của bản thân để phụng sự cho một lý tưởng mà họ cho là đúng và cao đẹp. Những người làm từ thiện cũng chỉ cho đi chứ đâu cần nhận lại.

Người làm chính trị cũng phải có đức tính hy sinh như các tu sĩ. Rất nhiều người âm thầm đóng góp cho tương lai chung, cho sự tiến bộ và tự do cho dân tộc mình, đất nước mình mà không đòi hỏi bất cứ một ân huệ hay quyền lợi gì. Nhiều chí hữu của Tập Hợp dù đã lớn tuổi và thành công ở nước ngoài nhưng vẫn đóng góp cho công cuộc dân chủ hóa đất nước mà không có bất cứ tham vọng gì cho bản thân. Sự hy sinh của họ luôn là bất vụ lợi và một chiều.

taphop1

Người thành công là người đã để lại một di sản tốt đẹp và hữu ích cho cuộc đời. (Ảnh minh họa : Mẹ Têrêsa, một nữ tu bình dị đã dành cả cuộc đời để chăm sóc cho những người nghèo khổ, bất hạnh ở Ấn Độ và trên khắp thế giới. Bà được Giáo hoàng Phanxicô phong thánh năm 2016)

Anh em Tập Hợp đấu tranh không phải để làm ông này bà nọ. Trong Tập Hợp không có nhiều chức danh và cấp bậc. Mọi người đều tự nguyện đến với nhau, không ai có lương và không ai được hứa hẹn bất cứ một ân huệ nào trong tương lai. Tập Hợp đấu tranh để mở ra một trang sử mới cho dân tộc. Nếu Tập Hợp được người dân Việt Nam bầu chọn làm đảng cầm quyền trong tương lai thì khi đó chúng tôi sẽ dựa trên khả năng của từng người để phân công công việc. Chúng tôi sẽ xem đó là một trách nhiệm và bổn phận thay vì là ân huệ hay phần thưởng.

Ông Nguyễn Gia Kiểng vẫn thường nhắc nhở anh em chúng tôi rằng, trong chính trị đừng bao giờ tính toán thiệt hơn cho bản thân và tổ chức mình mà thấy cái gì đúng, cái gì cần và cái gì có lợi cho đất nước thì cứ thế mà làm. Ông luôn hành động như vậy và chúng tôi cũng sẽ hành động như vậy. Với anh em Tập Hợp thì sự thành công của những người làm chính trị là đã cống hiến và đóng góp cho cái đúng, cho lẽ phải và cho một nước Việt Nam dân chủ. Ông Kiểng dù tuổi đã cao trong lúc tương lai của đất nước vẫn còn mơ hồ nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy ông sốt ruột hay thất vọng khi con đường công danh của bản thân ông và tổ chức mà ông xây dựng vẫn chưa đến đích. Ông rất lạc quan, yêu đời vì ông đã sống một cuộc đời xứng đáng. Ông đã cống hiến cho dân tộc, cho đất nước một cách trí tuệ, bền bỉ và trọn vẹn. Với ông như thế là thành công, là một cuộc đời đáng sống. Sự thật đúng là như thế, thành công lớn nhất của một nhà tư tưởng chính trị và hoạt động chính trị như ông là để lại một di sản tốt đẹp và hữu ích cho cuộc đời. Di sản đó sẽ được anh em Tập Hợp tiếp nối trong tự hào.

Nguyên nhân khiến phong trào dân chủ Việt Nam không mạnh lên được là do quan niệm sai lầm và lệch lạc về sự thành công. Tất nhiên ai cũng muốn và cố gắng để thành công. Nhưng thế nào là thành công ? Với người Việt Nam thì thành công được đặt trên ba giá trị rất cũ và lạc hậu đó là quyền lực, sự giàu có và bằng cấp. Một người thành công là phải có danh tiếng, là người lãnh đạo hoặc một anh hùng. Thành công với người Việt Nam phải cụ thể, phải đến sớm ngay trước mắt chứ không phải là những di sản tốt đẹp mà họ để lại cho mai sau.

Việc ông Tô Lâm, Bộ trưởng công an ăn "thịt bò dát vàng" tại một nhà hàng đắt tiền bậc nhất ở London trong lúc người dân đang phải oằn mình chống đại dịch Covid-19 chứng tỏ ông và các quan chức Việt Nam không có kiến thức lẫn đạo đức chính trị. Quan niệm và hiểu biết về chính trị của họ rất sai lầm và thấp kém khiến họ làm những việc rất phản cảm mà không hề hay biết. Không chỉ mỗi Tô Lâm mà tất cả các nhà độc tài thường không có trí tuệ và tâm hồn. Họ nhỏ mọn và chỉ nghĩ cho bản thân mình chứ không nghĩ cho người khác. Maduro, tổng thống của đất nước Venezuela đang thiếu ăn cũng từng ghé quán "bò dát vàng" trong một chuyến công du. Họ không biết những quán ăn này là dành cho các ngôi sao, giới lắm tiền nhiều của chứ không dành cho các chính khách. Các chính trị gia dân chủ không bao giờ bước chân vào những nơi như vậy.

Những nhà độc tài trên thế giới nổi tiếng và được nhiều người biết đến như Hitler, Mao Trạch Đông, Putin, Trump... Họ có phải là những người thành công không ? Rõ ràng là không. Di sản của họ để lại cho nhân loại thật là kinh khủng và họ bị nhiều người nguyền rủa hơn là khen ngợi. Những kẻ sẵn sàng làm mọi chuyện kể cả dối trá và thủ đoạn để thành công đâu có gì đáng để tôn vinh. Người làm chính trị chân chính cần có viễn kiến, đạo đức, tâm hồn, sự bao dung để kiến tạo và mang hòa bình cho đất nước và nhân loại. Hai tấm gương vĩ đại về tâm hồn cao cả đó là Giê-su Kitô và Phật Thích Ca, họ cứu rỗi cả thế giới nhưng không hề làm hại một ai. Một ví dụ cụ thể nữa là những trí thức đã bền bỉ tranh đấu cho việc bảo vệ trái đất không bị nóng lên. Ban đầu (vào thập niên 60) họ chỉ là một nhóm nhỏ, yếu thế. Tiếng nói của họ không được ai lắng nghe, thậm chí bị xem là gàn dở, thế rồi 60 năm sau đã có 200 quốc gia trên thế giới tham dự hội nghị khí hậu COP26 đang diễn ra tại Anh quốc. Tất cả các cường quốc đều phải lắng nghe và làm theo những gì họ đề nghị nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu của trái đất. Nhân loại phải mang ơn họ.

taphop2

Cái đúng và lẽ phải có sức mạnh vô địch. Những người lên tiếng chống biến đổi khí hậu đã chiến thắng sau gần 60 năm tranh đấu bền bỉ và quyết tâm. (Ảnh minh họa : Logo Hội nghị về khí hậu COP26 đang diễn ra trong hai tuần, từ ngày 1 đến 12/11/2021  tại Glasgow,Scotland, Anh quốc)

Cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam cũng vậy, nó rất gian nan chứ không dễ như nhiều người nghĩ. Sự thực là cho đến bây giờ, không chỉ ở Việt Nam mà ngay tại hải ngoại, nơi có gần 4 triệu người Việt Nam sinh sống với hơn nửa triệu người có bằng cấp cao và thành đạt trong xã hội nhưng rồi vẫn chưa xây dựng được một tổ chức chính trị nào có tầm vóc và thực chất. Người Việt nói nhiều về chính trị nhưng không quan tâm sâu sắc và đúng cách. Bằng chứng là có rất ít bài viết về môn "khoa học chính trị" như đấu tranh chính trị là gì, quá trình xây dựng và phát triển một chính đảng phải trải qua những giai đoạn nào, vì sao cần phải có các dự án chính trị, vai trò của tư tưởng chính trị và đội ngũ nhân sự quan trọng ra sao... Người viết về chủ đề này đã ít, người đọc lại càng ít hơn. Các bài viết về chính trị của Tập Hợp rất dễ đọc, dễ hiểu, rõ ràng và cụ thể chứ không trừu tượng như chủ nghĩa Mác-Lê nhưng dù vậy chúng vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần có của trí thức Việt Nam. Trí thức đây phải hiểu là những người có hiểu biết và quan tâm đến đất nước chứ không phải những trí thức khoa bảng.

Tập Hợp là một tổ chức chính trị có lẽ khá lạ lẫm với nhiều người Việt Nam vì chúng tôi không kêu gọi bạo lực, hận thù và lật đổ mà chỉ kêu gọi tình yêu, sự bao dung và xây dựng. Cách tranh đấu của chúng tôi cũng không giống với các tổ chức khác vì chỉ dùng lời nói để thuyết phục người dân. Chúng tôi xem cuộc cách mạng dân chủ này đồng thời cũng là một cuộc cách mạng về văn hóa. Người Việt Nam đã tụt hậu khá xa so với thế giới và tụt hậu bi đát nhất là tụt hậu về tư tưởng chính trị. Nếu không thay đổi văn hóa và tư duy về chính trị và các hoạt động chính trị thì đất nước mãi mãi sẽ không có tương lai.

Như chúng tôi đã nói, cuộc tranh đấu này không cần trí thức Việt Nam phải hy sinh hay vào tù ra tội mà chỉ cần họ dũng cảm với... chính bản thân mình. Sự dũng cảm đó là tôn trọng sự thật, lẽ phải và can đảm xét lại những giá trị cũ đã lỗi thời như danh tiếng hay những ánh hào quang phù phiếm, vô nghĩa để ủng hộ cho những gì đúng đắn, nhân bản và văn minh. Trí thức phải vượt lên chính mình và lịch sử để trở thành người tự do, tự kiến tạo tương lai cho mình và cho cả dân tộc. Sự cao cả của trí thức và những người hoạt động chính trị là sống thành thật với bản thân mình và đóng góp cho sự thắng lợi chung của cái đúng.

Anh em Tập Hợp đa số đều dùng bút danh để viết báo và giao tiếp, ngoài lý do an ninh ra còn một lý do nữa đó là chúng tôi không cần sự nổi tiếng. Chúng tôi tham gia vào Tập Hợp, đóng góp cho Tập Hợp và trưởng thành cùng Tập Hợp. Nếu Tập Hợp không thành công (vì người dân Việt Nam không thích dân chủ hay vì đã sống quen với chế độ cộng sản...) thì chúng tôi cũng không có gì phải tiếc nuối hay hối hận.

Tập Hợp xem đấu tranh chính trị là công việc chung, là những cố gắng chung để có thành công chung. Tập Hợp không phải là cứu cánh mà chỉ là phương tiện và là nơi qui tụ những người Việt Nam yêu nước lại với nhau. Muốn thành công thì phải có tổ chức vì đấu tranh chính trị luôn là giữa các tổ chức với nhau chứ không phải giữa các cá nhân. Lý do khiến Tập Hợp không đi nhanh được là vì trí thức và người dân Việt Nam vẫn chưa ủng hộ chúng tôi. Tập Hợp không thể nhảy khi chưa có nhạc.

Đã đến lúc những người Việt Nam ít ỏi còn quan tâm và ưu tư với vận mệnh đất nước nên dành thời gian và sự quan tâm đúng mức cho chính trị và các hoạt động chính trị. Đừng ngụy biện bằng những câu hời hợt và thiếu thành thật như "dân trí Việt Nam còn thấp" hay "Tập Hợp chưa thuyết phục được tôi"... Thử hỏi bao nhiêu năm qua, người Việt trong và ngoài nước đã ủng hộ cho bất cứ một tổ chức chính trị nào hay chưa ?

Việt Hoàng

(11/11/2021)

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm
samedi, 05 décembre 2020 20:37

Bài học Donald Trump

Chính quyền Việt Nam hôm 1/12/2020 đã gửi điện mừng đến tổng thống đắc cử Joe Biden sau gần một tháng im lặng. Dù vậy không ít người dân Việt Nam vẫn hoang tưởng cho rằng Trump có thể lật ngược được kết quả. Sự mê muội này sẽ kết thúc sau hai tuần nữa khi đại cử tri đoàn bỏ phiếu chọn tổng thống Mỹ, một hành động mang tính tượng trưng. Muộn nhất là sau ngày 20/1/2021, khi Biden tuyên thệ nhậm chức thì nạn cuồng Trump mới có thể chấm dứt.

Cơn mê nào rồi cũng qua đi. Chỉ sau một thời ngắn thì đa số những người Việt cuồng Trump hôm nay sẽ quên đi việc họ từng ủng hộ Trump. Một số ít sẽ cảm nhận được sự bẽ bàng và nông cạn của mình. Thật ra người dân không đáng trách. Đáng trách và đáng buồn là những người xem mình trí thức nhưng đã lên tiếng ủng hộ Trump. Những người này hoặc là quá thiếu kiến thức về chính trị hoặc là gian. Gian là những người biết Trump xấu nhưng vẫn tung hô để câu like hoặc kiếm tiền trên Youtube. Họ lợi dụng sự thiếu hiểu biết và nông cạn của quần chúng để kiếm tiền. Họ giam hãm trí tuệ của quần chúng trong tăm tối và đẩy người dân lún sâu vào sự mê muội.

trump1

Nhiều kẻ gian, biết Trump xấu nhưng vẫn tung hô và lợi dụng để kiếm tiền…

Người dân và trí thức Việt Nam cần rút ra bài học gì từ Donald Trump ?

Cần học hỏi để có kiến thức về chính trị

Văn hóa Khổng giáo và di sản lịch sử để lại một ngộ nhận nguy hiểm khi cho rằng chính trị không cần phải học. Nhiều người không biết gì về chính trị nhưng luôn xác quyết một cách chắc nịch về chính trị. Môi trường học hỏi về chính trị là các tổ chức chính trị có tư tưởng và chiều sâu. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một môi trường như thế. Một người quan tâm đến chính trị và có ưu tư với đất nước thì chỉ cần đọc Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ HaiTổ Quốc Ăn Năn và các bài viết thường xuyên của anh em Tập Hợp là có thể có được kiến thức khá đầy đủ về chính trị. Các bài viết và ý kiến của các thân hữu (cảm tình viên) Tập Hợp trên Facebook đã chứng minh cho điều đó.

Chính trị rất khó khăn và phức tạp chứ không hề dễ dàng vì chính trị là bộ môn tổng hợp của tất cả các bộ môn. Bài học đầu tiên và quan trọng nhất là phải xem chính trị và các hoạt động chính trị như là một lĩnh vực cao quí và trong sáng như bao nghề nghiệp khác chứ không phải là thủ đoạn và gian manh. Nếu ngay từ đầu đã mặc định trong đầu rằng chính trị là bẩn thỉu và xấu xa thì có lý do gì để bàn luận hoặc tham gia vào chính trị ?

Cần cảnh giác với chủ nghĩa dân túy

Chủ nghĩa dân túy (populism) là gì ? Hiểu đơn giản thì đó là sự lợi dụng tình trạng phẫn nộ, có thể chính đáng và sự thiếu hiểu biết của một thành phần dân chúng để đưa ra những giải pháp mị dân có vẻ rất giản dị và thực tiễn nhưng không thể thực hiện được vì vừa sai vừa nguy hiểm (1).

Tất cả các chính trị gia dân túy đều mị dân. Chủ nghĩa cộng sản, phát xít, Hồi giáo cực đoan… cũng là dân túy. Đối tượng đầu tiên mà họ nhắm vào là tầng lớp ít học, thiếu hiểu biết và thiếu kiến thức. Họ chinh phục tầng lớp này và dùng lực lượng này để gây áp lực lên xã hội và giành chiến thắng. Họ sẽ thất bại trong thời gian ngắn sau khi đập phá đất nước và gây ra nhiều đổ vỡ kinh hoàng.

Donald Trump không chỉ gây chia rẽ trầm trọng cho nước Mỹ mà còn chia rẽ thêm một dân tộc khác là Việt Nam. Nếu không phân tích và nhận diện sự nguy hiểm của chủ nghĩa dân túy thì trong tương lai, một lực lượng dân túy như vậy có thể giành được chính quyền khi Đảng cộng sản tan rã và rút lui khỏi chính trường. Họ sẽ lợi dụng và khai thác tối đa các bất mãn trong xã hội khiến cho đất nước rơi vào tình trạng nội chiến hoặc hỗn loạn. Khi đó chính Đảng cộng sản và các đảng viên sẽ là nạn nhân đầu tiên của chính quyền dân túy. Việc Đảng cộng sản ủng hộ Donald Trump và chủ nghĩa dân túy là một sai lầm lớn vì họ chính là đối tượng bị người dân thù ghét nhất.

Phong trào cộng sản tại Việt Nam năm 1945 là dân túy, họ khai thác và dựa vào sự bất mãn chính đáng của người dân trong hoàn cảnh khó khăn của đất nước để kêu gọi làm cách mạng. Nhóm người họ nhắm vào đầu tiên là dân nghèo, thiếu hiểu biết và không có kiến thức về chính trị nhằm tạo ra một đám đông ủng hộ cơ bản. Đám đông ít học này rất ồn ào, to tiếng và dễ bị kích động. Sự cuồng nhiệt của đám đông này sẽ lôi kéo sự chú ý của dư luận và một số trí thức. Sự tham gia của các trí thức sau đó càng làm cho phong trào sôi nổi và gây tác động mạnh mẽ lên toàn xã hội. Khi đã trở thành một làn sóng thì phong trào dân túy sẽ cuốn đi tất cả, không còn ai dám chống lại và nghĩ khác. Các tiếng nói khác biệt, nếu có cũng sẽ nhanh chóng bị đè bẹp bởi đám đông. Khi mọi người chợt tỉnh thì đã muộn vì mọi việc đã đi quá xa.

trump2

Đảng Cộng hòa Mỹ hoàn toàn bị Trump chi phối thay vì chi phối Trump.

Phải dứt khoát nói không với chế độ tổng thống

Hầu hết các chính trị gia trong chế độ tổng thống đều là dân túy. Quan tâm của họ là làm sao mị dân cho giỏi để lấy được nhiều phiếu hơn là ưu tư về một giải pháp chính trị cho đất nước. Chế độ tổng thống tập trung quyền lực vào một người nên hậu quả tự nhiên của nó là vô hiệu hóa và làm tan nát các chính đảng. Đảng Cộng hòa Mỹ hoàn toàn bị Trump chi phối thay vì chi phối Trump.

Chế độ tổng thống khiến cho tư tưởng chính trị và dân trí xuống cấp, bởi vì các chính đảng vừa là môi trường sản xuất và sàng lọc các ý kiến vừa là cỗ xe chuyên chở các ý kiến tới quần chúng. Trên thực tế, Mỹ hiện nay không còn các chính đảng. Đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ chỉ còn là những bộ máy gây quỹ và tranh cử.

Chúng ta có thể thấy chủ nghĩa dân túy chỉ bùng phát và thành công ở các nước theo chế độ tổng thống trong khi đó ảnh hưởng của nó rất giới hạn tại các nước theo chế độ nghị viện.

Việt Nam trong tương lai nên chọn chế độ chính trị "đại nghị và tản quyền" vì tính dân chủ và giản dị của nó.

"Trong chế độ đại nghị, quyền hành pháp ở trong tay một thủ tướng do Quốc hội bầu ra và chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Như thế khi bầu ra một Quốc hội, một cách gián tiếp, người dân cũng chọn lựa một thủ tướng. Ưu điểm của chế độ đại nghị là người dân bầu trước hết cho một dự án chính trị của một đảng thay vì cho một người và sau đó chọn lựa một dân biểu trong số những ứng cử viên sinh hoạt gần gũi với họ mà họ có điều kiện để đánh giá ; qua dân biểu của họ, họ cũng có khả năng theo dõi và kiểm soát một cách thường trực sinh hoạt của chính phủ".

(Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, "Chương 6 : Thể chế và Hiến pháp cho Cộng hòa Việt Nam")

Donald Trump ở tận nước Mỹ mà còn gây chia rẽ người dân Việt Nam, nếu một người như Donald Trump xuất hiện ở Việt Nam thì nội chiến xảy ra là điều khó tránh. Việt Nam trong tương lai phải dứt khoát nói không với chế độ tổng thống.

Tranh đấu phải có tư tưởng

Tư tưởng chính trị là gì ? Tư tưởng chính trị là toàn bộ những suy nghĩ về các vấn đề chính trị của quốc gia cũng như quốc tế. Tư tưởng chính trị là những suy nghĩ nghiêm chỉnh về các vấn đề liên quan đến phương thức tổ chức xã hội (2).

Tư tưởng chính trị giống như một cái la bàn để những người đấu tranh không bị mất phương hướng. Tư tưởng chính trị là thứ bắt buộc phải có với một chính đảng dù là trong một chế độ đã có dân chủ hay đang tranh đấu.

Tư tưởng chính trị giúp cho những người tranh đấu không bị lạc đường hoặc sa đà vào những biến cố xảy ra thường xuyên. Tư tưởng chính trị giúp cho người tranh đấu có chiều sâu và kiến thức căn bản về các khái niệm của dân chủ. Nhiều người tranh đấu ủng hộ cuồng nhiệt Trump vì họ bị lẫn lộn các giá trị. Họ không nhìn thấy sự khiếm khuyết và thiếu hụt các giá trị đạo đức và dân chủ nơi con người Trump.

Tư tưởng chính trị cũng giúp người tranh đấu biết mình cần gì, muốn gì và đâu là cái đích cuối cùng…

Chính vì không có tư tưởng và không nắm vững các khái niệm căn bản của dân chủ, không hiểu rõ các phẩm giá cần thiết của một người dân chủ nên nhiều người tranh đấu đã đặt niềm tin vào Trump mà không dựa trên một cơ sở nào. Tình cảm đã thay thế cho lý trí.

trump3

Tư tưởng chính trị đã giúp cho Tập Hợp không bao giờ bị lạc đường…

Đấu tranh là phải có tổ chức

Muốn có tư tưởng chính trị thì phải tham gia vào một tổ chức chính trị. Tổ chức là nơi sàng lọc và sản xuất các ý kiến. Chỉ có những người có kiến thức và hiểu biết ngang nhau mới có thể thảo luận về chính trị một cách có hiệu quả. Các cuộc thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội thường không đi đến đâu vì sự bát nháo của thành phần tham gia. Cũng chỉ có những người quan tâm thật sự đến đất nước và chia sẻ với nhau các giá trị chung thì mới có thể đào sâu được vấn đề.

Chính trị là công việc khó khăn và đòi hỏi nhiều ưu tư, kiến thức tổng hợp mà không phải ai cũng có vì vậy những người làm chính trị luôn là một thiểu số. Bỏ qua tầng lớp thiểu số trí thức này để đi thẳng vào quần chúng là một sai lầm. Nên nhớ tổ chức chính trị là cỗ xe chuyên chở kiến thức chính trị đến với người dân chứ không phải các câu lạc bộ trí thức hay các giảng đường đại học.

Tổ chức cũng là nơi cho chúng ta sức mạnh và sự dũng cảm vì "hợp quần gây sức mạnh".

Nhiều trí thức Việt Nam đã ủng hộ Trump vì bị đám đông quần chúng lôi cuốn. Họ là những cá nhân cô đơn nên không dám lội ngược dòng để bảo vệ chính kiến và lẽ phải. Những trí thức dũng cảm khi phản đối Trump ở trong nước như Phạm Đình Trọng, Võ Văn Tạo, Phạm Lê Vương Các, Hồ Trung Tú, Huy Đức… chỉ là thiểu số nhỏ.

Anh em Tập Hợp biết rõ và có lý do chính đáng khi chỉ trích Trump vì chúng tôi thường xuyên thảo luận với nhau. Chúng tôi cũng rất may mắn được ông Nguyễn Gia Kiểng, một nhà tư tưởng chính trị lớn của Việt Nam tận tình hướng dẫn và chỉ bảo. Cũng nhờ có tổ chức mà chúng tôi có kiến thức và sự tự tin nên luôn vững vàng trước mọi sóng gió. Chúng tôi biết rõ đâu là cái đích của mình. Chúng tôi đi chậm nhưng sẽ không bao giờ lạc đường. Những bạn trẻ muốn tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ mà không muốn lạc đường hãy tham gia và nhập cuộc cùng chúng tôi.

Việt Hoàng

(5/12/2020)

-------------------

(1) Việt Hoàng, "Donald Trump và chủ nghĩa dân túy", Thông Luận, 05/08/2020

(2) Việt Hoàng, "Sức mạnh của tư tưởng chính trị", Thông Luận, 18/08/2020

Additional Info

  • Author Việt Hoàng
Published in Quan điểm

Sau khi Nhật bắt tay với Pháp đàn áp phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng và trục xuất những du học sinh khỏi Nhật, thay vì bỏ cuộc, hàng loạt các du học sinh Việt Nam vẫn tiếp tục con đường cứu nước của mình, người thì qua Trung Quốc, Thái Lan tham gia vào những tổ chức chủ trương cách mạng bạo động để cứu nước, rồi bị mật thám của Pháp bắt cóc và thủ tiêu, người thì về Việt Nam kích động và tham gia vào những cuộc nổi dậy tại quê nhà, nhưng tất cả đều bị Pháp đàn áp một cách dã man. Đó là con đường mà Hoàng Hùng, Đặng Tư Mân, Lương Ngọc Quyến, Đàm Kỳ Sinh, Hoàng Trọng Mậu và rất nhiều những thanh niên thế hệ của họ đã đi. Tinh thần này tiếp tục được tiếp nối bởi Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính và rất nhiều những anh hùng khác trong Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đó cũng là tinh thần chung của các lực lượng quốc gia trong cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ cho đất nước cách đây gần một thế kỷ.

xhds1 (2)

Xã hội dân sự Việt Nam đang cởi trói và mạnh lên trong khi lý tưởng cộng sản của bộ máy cai trị ngày càng thu nhỏ và yếu đi. Ảnh minh họa những bàn tay giơ cao của những dân tộc bị áp bức đòi tự do dân chủ 

Những con người tham gia vào cuộc đấu tranh này là những con người đáng quý nhất của một dân tộc, thay vì chọn con đường công danh cho mình, họ đã chọn tham gia vào cuộc đấu tranh cho đất nước, dù biết sẽ phải trả giá đắt. Họ có thừa sự dũng cảm và nhiệt huyết, họ sẵn sàng chết cho đất nước và nhiều người thực sự đã chết cho đất nước. Nhưng họ đã thất bại. Tại sao ? Nếu sự dũng cảm và nhiệt huyết không đủ, thì cái gì mới là yếu tố quyết định thành công của một cuộc cách mạng ? Câu trả lời có lẽ là tư tưởng chính trị. 

Tư tưởng chính trị 

Các cuộc cách mạng, xét cho cùng, cũng có mục đích là đưa xã hội tiến tới một trình độ phát triển mới. Và yếu tố quyết định làm nên bước tiến của một xã hội chính là tư tưởng chính trị. Tư tưởng chính trị là khái niệm đặt ra để trả lời câu hỏi một quốc gia nên được tổ chức và sinh hoạt như thế nào. Nó là yếu tố quyết định sức sống của một quốc gia hay một phong trào, một chế độ chính trị. Nhận định này cho phép chúng ta nhìn rõ tình trạng hiện nay của đất nước và của chế độ cộng sản. 

Nhiều người cho rằng chế độ cộng sản Việt Nam cũng như Trung Quốc đã mạnh lên nhiều nhờ những tiến bộ vượt bậc về kinh tế. Nhưng không. Sức mạnh của một chế độ độc tài không đến từ những con số tăng trưởng kinh tế mà đến từ khả năng duy trì được quyền lực tuyệt đối của mình lên xã hội, và khả năng này đến từ tư tưởng nền tảng của chế độ. 

Cách đây hơn nửa thế kỷ, xã hội Việt Nam vẫn còn rất yếu, ngay cả những nhu cầu tối thiểu nhất vẫn còn chưa được thoả mãn, những kết hợp dân sự và chính trị đều đã bị nghiền nát bởi chính sách đàn áp của đảng cộng sản. Trong khi đó bộ máy cai trị lại rất mạnh và gắn kết nhờ sự cuồng tín vào lý tưởng cộng sản. Những tội ác đẫm máu như Cải Cách Ruộng Đất cũng không thể làm lung lay được chế độ vì nó được thực hiện nhân danh một lý tưởng quảng đại mà nhiều đảng viên và người dân đều tin là đúng. Một bộ máy cai trị mạnh chỉ phải đối đầu với một xã hội còn rất yếu đã giúp chế độ cộng sản dễ dàng khống chế được cả xã hội miền Bắc, rồi tấn công miền Nam, và áp đặt ách cai trị lên toàn bộ đất nước. 

Tình hình ngày nay đã khác hẳn. Xã hội Việt Nam đã mạnh lên nhiều, và sẽ tiếp tục mạnh lên, nhờ sự cải thiện về mức sống, sự tiến bộ về công nghệ và truyền thông, sự gia tăng của thương mại và du lịch, nhiều đòi hỏi, suy tư mới đã xuất hiện. Trong khi đó bộ máy cai trị lại yếu đi nhiều, và ngày một yếu thêm, do các đảng viên đã mất hết niềm tin vào lý tưởng cộng sản, thay vì đoàn kết với nhau trong một lý tưởng chung thì các đảng viên lại quay ra tiêu diệt lẫn nhau để tranh giành quyền lợi và quyền lực. Tương quan sức mạnh giữa bộ máy cai trị và xã hội Việt Nam đã thay đổi hẳn và ngày một nghiêng dần về phía xã hội, tới một lúc nào đó nó sẽ nghiêng hẳn về phía xã hội và sự thay đổi chắc chắn sẽ đến. Vấn đề chỉ là khi nào và như thế nào. Trong chiều sâu, chính việc lý tưởng cộng sản mất hết nội dung đã là nguyên nhân đưa chế độ cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đi tới đoạn cuối của tiến trình sụp đổ. 

Những bước tiến đầu tiên 

Nhưng không chỉ thế, tư tưởng chính trị cũng là yếu tố quyết định sự tiến hoá của một dân tộc. Những bước tiến về tư tưởng chính trị đầu tiên của dân tộc ta có lẽ bắt đầu từ thời Đường (Trung Quốc). Với ảnh hưởng của Phật Giáo, thời Đường được xem là triều đại thịnh vượng nhất của Trung Hoa với sự lên ngôi của hội họa và thi ca. Theo các nhà sử học đây cũng là thời kỳ áp lực hán hoá mạnh nhất, với bộ máy cai trị được tăng cường tới tận các cấp cơ sở, những người di cư từ phương bắc xuống nhiều hơn, kéo theo sự phát triển của giáo dục và văn hoá, mang theo một khối lượng đồ sộ những từ ngữ và khái niệm dùng để chuyên chở tư tưởng và các ý niệm trừu tượng vào tiếng Việt.

Ngày nay phần lớn các từ ngữ chính trị của chúng ta là từ Hán Việt, như là di sản của thời kỳ này. Chính sự xuất hiện của các từ ngữ chính trị trong tiếng Việt cùng với những ý niệm mà chúng chuyên chở đã mang lại cho những kết hợp chính trị một nội dung, một khả năng tổ chức, thu hút và động viên mới, giúp những kết hợp chính trị này đủ sức mạnh để đương đầu với những cuộc xâm lăng mới từ phương bắc. Không thể xây dựng ra những kết hợp chính trị nếu không có ngôn ngữ chính trị. Bước tiến đầu tiên về mặt tư tưởng chính trị này, dù chỉ mới ở mức độ sơ khai, kết hợp với những điều kiện có sẵn về địa lý và nhân văn đã đưa lịch sử Việt Nam rẽ vào một khúc quanh mới, từ sau thời Đường, các triều đại của Trung Quốc không còn khả năng để tái lập ách đô hộ tại Việt Nam nữa.

Tuy vậy, ngay sau khi đạt được bước tiến đầu tiên, chúng ta lại dẫm chân tại chỗ trong gần 1000 năm tiếp theo về tư tưởng chính trị, kéo theo đó, đương nhiên, là sự trì trệ của xã hội, sự thay đổi tiếp theo chỉ tới khi chúng ta tiếp xúc với phương Tây. Tại sao ? Có hai nguyên nhân. 

Trước hết là do khoảng cách phát triển giữa xã hội Việt Nam và nền văn minh Trung Hoa mà chúng ta hấp thụ. Trước khi tiếp xúc với nền văn minh Trung Hoa, chúng ta mới chỉ phát triển ở một trình độ rất thấp. Một thí dụ là chúng ta vẫn chưa có chữ viết - phương tiện để truyền thông, thống kê, ghi chép và lưu trữ - điều kiện bắt buộc phải có để xây dựng nên những kết hợp của rất nhiều người trên một khu vực rộng lớn như chính quyền hay quốc gia. Có lẽ khi đó chúng ta chỉ mới đạt tới trình độ bộ tộc, có mọi khả năng Văn Lang và Âu Lạc chỉ là liên minh giữa các bộ tộc. Trong khi đó nền văn minh Trung Hoa đã phát triển đầy đủ cả về ngôn ngữ, chữ viết, cũng như cách tổ chức xã hội, tư tưởng chính trị đã đủ mạnh để đặt nền tảng cho một bộ máy cai trị có thể bao phủ trên một khu vực rất rộng lớn từ vùng Hoa Bắc tới miền Bắc Việt Nam, nền văn minh Trung Hoa đã đi trước chúng ta hàng ngàn năm. Chúng ta đã chỉ có khả năng tổ chức ra các chính quyền sau khi du nhập chữ viết và tư tưởng chính trị từ phương bắc. 

Với tổ tiên ta lúc đó, nền văn minh Trung Hoa là bước nhảy vọt quá lớn, tới gần 1000 năm sau ông cha ta cũng không thể tiêu hoá nổi bước nhảy vọt này. Một thí dụ là vào thế kỷ 19, sau gần 1000 năm độc lập, nhưng lịch sử được giảng dạy trong các trường học vào đầu thời Nguyễn không phải là sử Việt Nam mà là sử Tàu. Trong chiếu Cần Vương, một văn bản kêu gọi người Việt đứng lên chống ngoại xâm, nhưng lại viết bằng chữ Hán thay vì chữ Nôm vốn đã rất thịnh hành vào thời kỳ đó, trong văn bản này, Hàm Nghi cũng hoàn toàn không nhắc tới những anh hùng dân tộc đã có công chống ngoại xâm như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi hay Nguyễn Trãi mà chỉ nhắc tới những nhân vật và điển tích bên Tàu, thời Chu, thời Đường. Sự việc tầng lớp tinh hoa nhất của xã hội Việt Nam học và say mê sử Tàu, bỏ quên sử Việt, cho thấy tinh thần dân tộc của chúng ta rất thấp, nếu không muốn nói là không có gì. Không có gì bất ngờ khi nhà Nguyễn nhanh chóng sụp đổ trước đội quân vài ngàn người của Pháp. Giới trí thức ngày nay vẫn chưa chứng tỏ mình đã đoạn tuyệt được với di sản này. Lòng yêu nước và ý niệm quốc gia vẫn là những khái niệm quá mới. 

Một lý do khác xuất phát từ chính nền văn minh Trung Hoa (Khổng giáo) mà chúng ta hấp thụ. Khổng giáo là một nền văn hoá nô lệ, nó nô lệ hoá tầng lớp sĩ - tầng lớp có học nhất của xã hội (1). Những tiến bộ về tư tưởng chính trị chỉ có thể xuất phát từ tầng lớp có khả năng nhất trong xã hội, và như thế, một khi tầng lớp này bị vô hiệu hoá thì đương nhiên xã hội không thể tiến hoá thêm. Nhưng không chỉ thế, Khổng giáo là gì ? Nó là kết tinh của nền văn minh phù sa hình thành trên hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử. Nền văn minh nền tảng của Việt Nam là gì ? Cũng là nền văn minh phù sa hình thành cùng với con đê sông Hồng. Chính vì thế mà Khổng giáo đã rất dễ dàng du nhập cũng như ăn sâu bám rễ vào xã hội Việt Nam, những dấu ấn của nền văn minh phù sa lên xã hội như sự bạo ngược, sự thủ cựu, thiển cận, thiếu sáng kiến và thiếu óc mạo hiểm cũng là những giá trị được đề cao trong Khổng giáo. Không chỉ nô lệ hoá tầng lớp sĩ, Khổng giáo kết hợp với di sản của nền văn minh phù sa đã nô lệ hoá cả xã hội Việt Nam. 

Điều này giải thích tại sao những dấu ấn của Khổng giáo lên xã hội Việt Nam lại mạnh mẽ như vậy, cho tới ngày này, sự hiện diện của nó vẫn rất rõ, nhất là tại khu vực nông thôn. Nhận định này cũng giải thích tại sao các nước Đông Á, dù cũng tiếp xúc nhiều với nền văn minh Trung Hoa nhưng lại không bị ảnh hưởng bởi Khổng giáo nặng như Việt Nam, và đã tiến bộ nhanh hơn Việt Nam, vì nền văn hoá nền tảng của họ không phải là nền văn minh phù sa. Một thí dụ là Mông Cổ, với nền văn hoá nền tảng là văn hoá du mục, vốn mang tích chất phóng khoáng hơn nhiều nền văn minh phù sa, nên dù bị ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc, Khổng giáo cũng không thể bén rễ sâu vào xã hội của họ, ngày nay Mông Cổ là một nước dân chủ, dù bị kẹp giữa bởi hai quốc gia độc tài khổng lồ. Với sự bện chặt giữa nền văn minh phù sa và Khổng giáo khiến xã hội Việt Nam không tiến hoá nổi, cho tới đầu thế kỷ 20, sau hơn 1000 năm kể từ bước tiến về tư tưởng chính trị đầu tiên, chúng ta không sản sinh ra nổi một nhà tư tưởng chính trị nào. 

xhds2

Văn minh phù sa-lúa nước cộng với Khổng giáo đã giam hãm tư tưởng của dân tộc ta suốt chiều dài lịch sử.

Sự thất bại của các lực lượng quốc gia trước và trong Cách Mạng Tháng Tám

Với sự thiếu hụt về tư tưởng quốc gia như vậy, sự thất bại của các lực lượng quốc gia vào đầu thế kỷ 20 là điều không thể tránh được, dù những con người đã tham gia vào cuộc đấu tranh này có thừa sự dũng cảm và nhiệt huyết. Đó là điều tất yếu của lịch sử, mọi cuộc cách mạng là để đưa xã hội tiến tới một trình độ phát triển mới, và muốn vậy, thì các lực lượng cách mạng phải có tư tưởng chính trị, nếu không, chỉ có thể thất bại. Cũng chính khoảng trống về tư tưởng quốc gia này, cùng với sự yếu kém của tinh thần dân tộc, đã cho phép đảng cộng sản, một lực lượng với tư tưởng xây dựng thế giới đại đồng, phủ nhận vai trò của quốc gia, phát triển rồi tận dụng thời cơ để nắm được chính quyền. Thảm kịch nằm ở chỗ tư tưởng cộng sản không phải là một bước tiến mà là một bước lùi so với chế độ thuộc địa. Bước lùi về tư tưởng chính trị này đã đưa Việt Nam từ một trong những nước có tiềm năng vươn lên nhất thành một nước chậm tiến và tụt hậu nhất. 

75 năm sau chúng ta vẫn chưa thoát khỏi bước lùi này. Nguyên nhân được nhiều người giải thích là sự yếu kém, chia rẽ của các lực lượng đối lập, nhưng đó cũng là tình trạng mà các lực lượng quốc gia gặp phải trước và sau Cách Mạng tháng Tám, nó là hệ quả tự nhiên của việc thiếu đồng thuận trên một tư tưởng chính trị, không có đồng thuận thì chia rẽ là hiển nhiên. Chúng ta vẫn chưa giải quyết được chế độ này vì chúng ta vẫn chưa vượt lên trên được cái di sản của lịch sử đã đưa chúng ta tới ngày hôm nay. 

Bước nhảy vọt tiếp theo về tư tưởng chính trị

May mắn hơn những thế hệ đầu thế kỷ 20 - nhập cuộc mà không có tư tưởng dẫn đường, thế hệ đầu thế kỷ 21 không xuất phát từ con số không. Nhìn thấy nguyên nhân khiến đất nước ta đã phải trải qua hết thảm kịch này tới thảm kịch khác là do sự thiếu hụt về tư tưởng chính trị, thế hệ đi trước đã xây dựng nên một tư tưởng chính trị mới với tham vọng kết hợp những người còn ý chí và niềm tin vào đất nước để thay đổi hướng đi của dân tộc. Tư tưởng chính trị này được trình bày trong Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, đó là nhiệm vụ là lịch sử của thời đại chúng ta, là bối cảnh thế giới và đất nước cũng như những hi vọng và thử thách, là những giá trị nền tảng và những định hướng lớn cho một nước Việt Nam tương lai, là cách tổ chức xã hội hợp lý cho một nước Việt Nam mới, và chắc chắn không thể thiếu là tiến trình để đánh bại chế độ độc tài và chuyển hoá thành công về dân chủ (2). Với dự án chính trị này chúng ta sẽ không còn phải lần mò trong bóng tối để rồi đi vào tai họa như thế hệ trước đã mắc phải cách đây gần một thế kỷ. Bước nhảy vọt về tư tưởng chính trị này, sớm muộn, cũng dẫn tới một bước tiến lớn cho đất nước. 

xhds3

"Giấc mơ Việt Nam" mới thay thế cho giấc mơ cộng sản (Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai)

Giấc mơ Việt Nam

Nhìn lại thời kỳ "dựng nghiệp" của Đảng cộng sản cho phép chúng ta rút ra một vài kết luận. Trong khi các lực lượng quốc gia đã gục ngã sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930, thì với đảng cộng sản, dù bị đàn áp dã man sau Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, rồi một lần nữa sau Nam Kỳ Khởi Nghĩa 1940, họ vẫn gượng dậy được, để rồi là lực lượng duy nhất trụ vững tới tháng 8/1945, và sau đó chúng ta đều đã rõ. Tại sao ? Đó là vì họ có một lý tưởng, một giấc mơ cộng sản. Chính vì thế mà dù gặp khó khăn hay thất bại nặng nề tới đâu họ vẫn gượng dậy được. Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ… những lãnh đạo cao nhất lần lượt bị sát hại nhưng vẫn không thể đánh gục được đảng cộng sản. Một giấc mơ chung đã mang lại cho đảng cộng sản một khả năng động viên ghê gớm. Và chính nó cũng lý giải thích tình trạng rệu rã của đảng cộng sản hiện nay - họ không còn giấc mơ hay lý tưởng chung gì nữa. Vậy thì đã đến lúc chúng ta cần một giấc mơ mới, một giấc mơ chung để động viên người Việt Nam tham gia vào một dự án xây dựng tương lai mới, thay thế cho dự án cộng sản độc hại và đã phá sản. Đó cũng là nội dung của chương cuối trong Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, một giấc mơ chung để động viên mọi trái tim, mọi khối óc, mọi bàn tay tham gia vào sự nghiệp xây dựng tương lai chung.

"Nước Việt Nam sẽ là một nước lớn.

Làm người Việt Nam cho tới nay đã là một điều bất hạnh thì làm người Việt Nam trong một tương lai gần sẽ phải là một niềm vui, một may mắn và một nguồn hãnh diện.

Thế giới đã biết đến Việt Nam như là nạn nhân của hận thù và chia rẽ, của óc độc quyền lẽ phải thì thế giới sẽ phải biết đến Việt Nam sau này như là vùng đất của sự bao dung, như là một mẫu mực thành công của tình anh em tìm lại, của sự hồi sinh từ điêu tàn và đổ nát" (2).

Với giấc mơ này chúng ta sẽ dân chủ hóa đất nước.

"Rồi chúng ta sẽ thấy đất nước này thay da đổi thịt, rồi chúng ta sẽ thấy dân tộc này vùng dậy chồm tới chinh phục tương lai. Chúng ta sẽ khám phá ra sự mầu nhiệm của những giá trị rất đơn giản như tự do dân chủ, hòa hợp dân tộc. Chúng ta sẽ thấy là một chế độ dân chủ pháp trị thành công ngay cả trong những điều kiện kỹ thuật, văn hóa, xã hội và nhân sự khó khăn vì có khả năng tự điều chỉnh và cải tiến. Đất nước nhất định sẽ đứng dậy, đi tới và tiến lên rất mạnh mẽ" (2).

Trần Hùng

(02/09/2020)

1. Các độc giả có thể tìm hiểu kỹ hơn về Khổng giáo cũng như nền văn minh phù sa trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn của tác giả Nguyễn Gia Kiểng. 

2. Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai 

Additional Info

  • Author Trần Hùng
Published in Quan điểm

Chúng ta hầu như chưa bao giờ có đồng thuận quốc gia ; chúng ta không có tư tưởng chính trị và cả văn hóa thảo luận chính trị. Kết quả là chúng ta chưa có ngôn ngữ chính trị chung. Cùng một khái niệm, nhưng mỗi người hiểu một cách khác nhau. Để nhanh chóng xây dựng được một lực lượng chính trị có thực chất trong hoàn cảnh như vậy là rất khó, vì để gắn bó lâu dài trong một tổ chức, phải có một mẫu số chung cho các thành viên, nghĩa là mọi người cần thấu hiểu và đồng ý với nhau trên những giá trị nền tảng.

Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước của chúng ta đã kéo dài quá lâu. Không những thế đang có dấu hiệu chùng xuống và bế tắc dù có nhiều điều kiện cũng như bối cảnh thuận lợi.

Vậy đâu là nguyên nhân ? Theo tôi, chúng ta đã không có cố gắng để tìm kiếm một đồng thuận quốc gia mới.

dongthuan1

Chúng ta đã không có cố gắng để tìm kiếm một đồng thuận quốc gia mới.

Xét cho cùng, dân chủ là một tiến trình vận động để tìm kiếm một đồng thuận quốc gia. Với hoàn cảnh chúng ta hiện nay, đồng thuận này không đơn giản là những vấn đề cụ thể, ngắn hạn, mà là vấn đề nền tảng, nghĩa là cố gắng xây dựng một khế ước dân chủ ổn vững hậu cộng sản. Dù lực lượng đấu tranh khá đông đảo, nhưng cố gắng chiến lược này đã không được hưởng ứng vì nhiều nguyên nhân mà ta cần nhận diện.

Trước hết là văn hóa nhân sĩ

Thứ văn hóa công cụ vẫn còn hiện diện rất mạnh trong giới khoa bảng Việt Nam dù họ có thể không ý thức được. Họ là những người đã thừa nhận chế độ này là tồi dở, dân chủ là tương lai bắt buộc phải đến. Nhưng họ lại không muốn tham gia hay ủng hộ một tổ chức đối lập; thay vì dồn cố gắng vào một giải pháp cơ bản, rốt ráo, họ lại tập trung vào những vấn đề vụn vặt. Các phản biện của họ với chính quyền chỉ tập trung vào yếu kém của các chính sách hoặc lĩnh vực cụ thể như kinh tế, giáo dục, hệ thống công chức… Họ luôn cố gắng thể hiện với nhà cầm quyền là những ý kiến của họ có "tính xây dựng" chứ không phải chống đối chế độ. Họ dường như không ý thức được rằng : không phải những lãnh đạo cộng sản Việt Nam không biết những vấn đề họ nói. Họ biết cả. Nhưng họ không muốn và không thể thay đổi vì nó tác động trực tiếp tới sự tồn vong của chế độ. Ví dụ : Ai cũng biết kinh tế nhà nước không hiệu quả. Các báo cáo về tình hình kinh tế xã hội đọc trước quốc hội cộng sản mà tôi theo dõi từ thời Phan Văn Khải đều có đoạn : "Khu vực năng động nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ; khu vực trì trệ nhất, gây thất thoát, lãng phí là khu vực nhà nước". Nhưng họ vẫn lấy kinh tế nhà nước là thành phần chủ đạo. Bởi nếu giải tư các công ty nhà nước thì một trong những thiệt hại cho đảng đầu tiên ai cũng có thể thấy là các chi bộ, đảng bộ trong những công ty này sẽ bị xóa bỏ, bởi trong công ty tư nhân không ai cần thẻ đảng cả. Tương tự là bộ máy công chức, chế độ biết là nó đã phình to quá cỡ gây lãng phí lớn cho ngân sách nhưng họ không thể tinh giảm vì cần nhiều người ăn theo chế độ, trung thành với chế độ. Một ví dụ khác là lĩnh vực giáo dục, nhiều nhân sĩ lên tiếng đóng góp đề nghị chế độ cải cách để có hệ thống giáo dục khách quan, khai phóng. Nhưng nếu làm thế thì hệ thống giáo dục đó sẽ tạo ra những thế hệ tự chủ về tư duy và những tuyên truyền mị dân của đảng sẽ trở thành trò cười.

Như vậy, những góp ý, phản biện này của các nhân sĩ không hề đóng góp vào tiến trình dân chủ như họ nghĩ. Nó có tác dụng ngược là làm lạc hướng quần chúng vì quần chúng sẽ nghĩ rằng có thể cải tiến chế độ bằng những cải cách từng lĩnh vực một cách từ từ. Tai hại hơn, nó khiến nỗ lực của các tổ chức đối lập nghiêm chỉnh không được hưởng ứng. Những tác động này rất lớn vì những phản biện của các nhân sĩ thường được chế độ cho phép phổ biến trên các phương tiện truyền thông chính thống không bị chặn bởi tường lửa, và do đó, dễ dàng tiếp cận đông đảo quần chúng.

Trên thực tế, chế độ không những biết vấn đề mà giới nhân sĩ hô hào, họ còn biến nó thành cái van xả áp cho hệ thống bằng cách đều đặn đưa ra những hứa hẹn cải cách từ kinh tế, bộ máy hành chính, giáo dục với những cụm từ rất kêu như : sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa, tái cơ cấu ; rồi tinh giảm biên chế; rồi cải cách giáo dục, cải tiến sách giáo khoa… Và biến các nhân sĩ thành công cụ cho hệ thống tuyên truyền của họ. Nhưng rồi, mọi thứ vẫn như cũ, hoặc thay đổi không đáng kể. Còn người dân thì chỉ biết mỏi mòn chờ đợi và hy vọng.

Thứ hai là văn hóa lãnh tụ

Có thể nói, lực lượng đấu tranh hiện nay khá đông đảo, có nhiều gương mặt có uy tín, có ảnh hưởng, và được quần chúng biết đến. Thành phần này nếu kết hợp với nhau trong một tổ chức sẽ có đủ sức mạnh buộc đảng cộng sản nhượng bộ. Đáng buồn là hầu hết chỉ đấu tranh đơn lẻ, tự thành lập hoặc tham gia các tổ chức nhỏ được thành lập một cách vội vàng và thiếu chuẩn bị về tư tưởng, thay vì tham gia những tổ chức đã có thử thách qua thời gian, có tư tưởng, và có dự án chính trị nghiêm túc. Lựa chọn này xuất phát từ tâm lý lãnh tụ, đây là tâm lý của những người muốn có vai trò quyết định cao nhất và có ảnh hưởng bao trùm lên tổ chức.

Thật ra, đây là một tâm lý phức tạp, một mặt những người có tâm lý này không muốn tham gia một tổ chức đã có ít nhiều ảnh hưởng vì nghĩ rằng vai trò của mình sẽ mờ nhạt, nghĩa là họ không tự tin lắm về bản lĩnh chính trị của mình. Nhưng họ lại nghĩ là mình có thể xây dựng được một lực lượng từ con số không khi thời cơ đến, nghĩa là họ tự đánh giá khả năng chính trị của họ rất cao. Nhưng đó là suy nghĩ rất sai, nếu thực sự có khả năng thì khi tham gia một tổ chức có uy tín từ trước, xác suất thành công của họ lớn hơn vì điểm xuất phát cao hơn thay vì tự vận động từ con số không. Vả lại, thành công trong chính trị là vấn đề phức tạp cần sự kiểm nghiệm của thời gian, chứ không giản dị là giành được vai trò lớn trong nhất thời. Một người thiếu khả năng nhưng vẫn cố giành vị trí quyết định có khi còn gây hại cho đất nước và chính mình.

Khi Macron thành công với đảng Cộng Hòa Tiến Bước, một số nhà đấu tranh Việt Nam lạc quan tuyên bố đại ý là nếu có không gian tự do, họ cũng sẽ nhanh chóng làm được như Macron. Nhiều người nghĩ như vậy vì họ nhìn thành công như là một điểm đến, thay vì là một tiến trình có logic của nó.

Trước hết, họ sẽ chẳng bao giờ có cái không gian tự do đó nếu vẫn đấu tranh kiểu chờ thời để thành lãnh tụ, thay vì nỗ lực cho một giải pháp chính trị quốc gia. Và, ngay cả nếu chế độ cộng sản tự nhiên sụp xuống nhường không gian cho họ thì vấn đề cũng không đơn giản như họ nghĩ. Macron làm được vì nước Pháp đã có đồng thuận nền tảng. Đó là bản hiến pháp dân chủ đã áp dụng với nền tảng văn hóa dân chủ hàng thế kỷ của một cường quốc khai sinh khái niệm dân quyền. Vì đã có đồng thuận nền tảng, nên những vấn đề của nước Pháp của Macron chỉ mang tính "kỹ thuật". Còn chúng ta ? Chúng ta hầu như chưa bao giờ có đồng thuận quốc gia ; chúng ta không có tư tưởng chính trị và cả văn hóa thảo luận chính trị. Kết quả là chúng ta chưa có ngôn ngữ chính trị chung. Cùng một khái niệm, nhưng mỗi người hiểu một cách khác nhau. Để nhanh chóng xây dựng được một lực lượng chính trị có thực chất trong hoàn cảnh như vậy là rất khó, vì để gắn bó lâu dài trong một tổ chức, phải có một mẫu số chung cho các thành viên, nghĩa là mọi người cần thấu hiểu và đồng ý với nhau trên những giá trị nền tảng.

Nói rằng : "đồng thuận với một tư tưởng chính là giải pháp" cho đối lập dân chủ có thể nhiều người cho đó chỉ là một xác quyết lý thuyết của giới chính trị salon. Thực sự nó không lý thuyết mà rất cụ thể, tôi xin trình bày vắn tắt :

Để đánh bại chế độ cộng sản, chúng ta cần có tổ chức mạnh, để có tổ chức mạnh, nghĩa là kết hợp của những con người có lý tưởng thực sự, các thành viên phải đồng thuận với nhau trên một tư tưởng chính trị thì mới có thể gắn bó trong một tổ chức và nỗ lực thực hiện lý tưởng mà tổ chức đã đề ra. Khi đã có tổ chức mạnh thì giải pháp là hiển nhiên. Ví dụ : nếu có một tổ chức dân chủ khoảng một ngàn thành viên thực sự có lý tưởng thì việc kêu gọi biểu tình đòi dân chủ không có gì khó cả. Cá nhân tôi tin rằng, trong bối cảnh hiện nay, nếu có một lực lượng như vậy thì chính quyền cộng sản sẽ tự động tìm đến đối lập để tìm kiếm thỏa hiệp vì đó là lối thoát của họ chứ chúng ta không cần phải sách động quần chúng làm gì cả.

Như vậy, thay vì loay hoay với những cố gắng vụn vặt, trí thức Việt Nam cần hướng đến một đồng thuận quốc gia. Một cách cụ thể, hãy tìm đến một Dự Án Chính Trị nghiêm túc để đóng góp và hoàn thiện nó. Dự Án Chính Trị cùng tổ chức chính trị mạnh không chỉ tạo áp lực buộc đảng cộng sản phải nhượng bộ, nó còn là điều kiện phải có để có sự hậu thuẫn quần chúng và là giải pháp lấp vào khoảng trống chính trị khi chính quyền cộng sản mất kiểm soát, tránh để đất nước rơi vào hỗn loạn.

Giang Hoàng

(21/11/2019)

Additional Info

  • Author Giang Hoàng
Published in Quan điểm

Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là chi bằng học.

Phan Châu Trinh

pct0


Cách đây hơn 2000 năm, triết gia Hy Lạp cổ đại lừng danh Plato cho rằng khi tìm kiếm thợ trong một lĩnh vực nào đó, thì chúng ta thường chọn người có tay nghề cao. Nhưng trong chính trị, nhiều người lại cho rằng cứ ai có thể kiếm phiếu, thì có khả năng quản trị một thành phố hoặc đất nước. Plato nhấn mạnh rằng khi bị bệnh, chúng ta không tìm một vị bác sĩ đẹp trai hay có tài hùng biện. Vậy khi một đất nước yếu kém, chẳng phải chúng ta nên tìm kiếm sự phục vụ và dẫn dắt của những người khôn ngoan và có khả năng nhất sao ? Triết lý chính trị giản dị của Plato là quản trị đất nước cần các chính trị gia có khả năng và khôn ngoan thực sự (1).

Một ngộ nhận sai lầm của nhiều người Việt là không cần học cũng có thể ‘làm’ chính trị. Có nghề nghiệp nào mà không cần phải học, nhưng vẫn có thể trở thành thợ hoặc chuyên viên hay không ? Thợ sửa xe phải học kiến thức cơ bản về động cơ để có thể làm tốt công việc sửa xe. Tương tự, các chính trị gia cũng phải mở mang kiến thức và tư tưởng chính trị để thành công quản trị một thành phố hoặc quốc gia. Tony Blair, một trong những người giữ chức thủ tướng lâu nhứt nước Anh từ 1997 – 2007, đã hối hận không học khoa tư tưởng chính trị tại trường đại học (2).

Thêm nữa, một số người Việt ngộ nhận cho rằng hễ ai kinh doanh tốt thì có thể làm chính trị. Trong thực tế, không có một nghiên cứu học thuật nào kết luận một doanh nhân đồng nghĩa với khả năng làm chính trị tốt. Trong số những chính trị gia lỗi lạc đã tạo ra những ảnh hưởng tích cực to lớn trong lịch sử nhân loại, phần trăm doanh nhân hoặc kinh tế gia là rất ít : James Madison – học giả thông thái, một trong những nhà lập quốc và là tác giả của Hiến pháp Hoa Kỳ ; John Adams – luật sư, một trong những nhà lập quốc Hoa Kỳ ; Mahatma Ghandi – luật sư và là nhà đấu tranh bất bạo động nổi tiếng góp phần mang độc lập đến cho Ấn Độ ; Winston Churchill – một nhà văn, nhà quân sự và là thủ tướng nổi tiếng của vương quốc Anh.

Ý thức và chính trị

Hành động của con người ở bất cứ nơi đâu được dẫn dắt bởi văn hóa, ý thức và tư tưởng – giúp chúng ta nhận ra và hiểu vì sao một cá nhân hoặc một đoàn thể lại hành động như thế. Nói cách khác, những ý thức và quan niệm mà một người nghĩ và tin về xã hội, quyền lực, chính trị … quyết định hành động của người đó. Hai khái niệm cơ bản về vai trò của ý thức trong chính trị :

Văn hóa chính trị (political culture) là toàn bộ những giá trị, truyền thống và lý tưởng, ảnh hưởng rộng lớn đến nền chính trị của một quốc gia và được phần lớn quốc dân chia sẽ. Ví dụ, văn hóa chính trị của Hoa Kỳ tập trung ở các giá trị dân chủ như tự do, công bằng, nhân quyền, chủ nghĩa cá nhân, công lý & pháp trị, lòng yêu nước, đồng thuận dân chủ, cơ hội bình đẳng. Văn hóa chính trị của Việt Nam bao quanh chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx-Lenin, Nho giáo, và văn hóa Trung Quốc.

-  Hệ ý thức chính trị (political ideology) là hệ thống những quan điểm, ý thức hệ, học thuyết cũng như lập trường về một kế hoạch hành động, cương lĩnh chính trị bao gồm : thể chế chính trị, cạnh tranh quyền lực nhà nước, quản trị và tổ chức nhà nước, kinh tế thị trường, quyền tư hữu … Hiểu giản dị, hệ ý thức chính trị giải thích những lập trường, khuynh hướng, mục tiêu và phương pháp mà một nhóm người tin tưởng và tại sao. Ví dụ, ý thức hệ cộng sản của Marx là bãi bỏ tư hữu, cách mạng giải phóng bằng bạo lực, phủ nhận những chân lý vĩnh cữu, xóa bỏ cá nhân, quốc gia và giai cấp. Ý thức hệ của chủ nghĩa tự do phóng khoáng (liberalism) là xây dựng xã hội tự do và bao dung, tôn trọng quyền con người và đa nguyên, đề cao bình đẳng và thượng tôn pháp luật.

Vai trò quan trọng của tư tưởng chính trị

Chính trị là chung tay giải quyết mọi vấn đề xã hội, vì thế đòi hỏi sự hợp tác của nhiều chính trị gia có khả năng, khôn ngoan, và đạo đức, để mang đến hạnh phúc cho quốc dân và hưng thịnh cho đất nước. Chính trị gia, đại diện tiếng nói của quốc dân, có trách nhiệm tạo ra hoặc sửa đổi hầu hết mọi chính sách, pháp luật và hiến pháp. Họ sẽ dựa vào tiêu chuẩn và nền tảng nào để ủng hộ hoặc phản đối một chính sách, đạo luật ? Khi có sự mâu thuẫn giữa tự do và luật lệ, chính trị gia sẽ dựa vào chuẩn mực nào để quyết định sự đúng đắn ? Công dân dựa vào giá trị, nguyên tắc nào để quyết định một người khôn ngoan chính trị hoặc một luật lệ đúng đắn/sai trái ?

Triết lý hoặc tư tưởng chính trị (political philosophy) sẽ hướng dẫn chúng ta tìm đáp án cho những câu hỏi trên một cách tỉ mỉ và nghiêm túc. Tư tưởng chính trị còn nghiên cứu về những tổ chức xã hội và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội hoặc giữa công dân và nhà nước. Mục tiêu của triết lý chính trị là tìm ra những phương thức hữu hiệu, công bằng và đạo đức nhứt để quản trị xã hội và đất nước. Những câu hỏi mà các triết gia chính trị thường đặt ra :

-         Thể chế chính trị lý tưởng nhứt là gì

-         Điều gì quyết định tính chính danh của chính quyền ?

-         Các quyền tự do bao gồm những quyền tối thiểu nào ?

-         Những nền tảng đạo đức và luân lý của nhà nước cai trị là gì ?

-         Cái gì quan trọng hơn : tự do hay công bằng ?

-         Trách nhiệm đạo đức và luân lý của các chính trị gia là gì ?

-         Những yếu tố quyết định một xã hội tốt đẹp và công bằng là gì ?

-         Những vấn đề gốc rễ gây ra những vấn nạn xã hội là gì ?

-         Những yếu tố nào quyết định một quốc gia đáng sống ?

-         Quyền tối thiểu mà con người nên có là gì và tại sao ?

-         Quốc dân có được phép có quyền tư hữu không ?

-         Tại sao phải tách biệt tôn giáo và chính trị ?

-         Vai trò và nghĩa vụ của chính quyền là gì ?

-         Nhà nước nên hoạt động như thế nào để bảo đảm tự do và công bằng ?

-         Quốc dân có nghĩa vụ luân lý để tuân phục các quy định và pháp luật của nhà nước hay không ?

Tư tưởng chính trị giúp các chính trị gia lẫn công dân hiểu những giá trị đúng đắn và hướng dẫn cách thức đánh giá những thể chế xã hội (social institutions) là tốt hay xấu hoặc công bằng hay bất công.

John Rawls, cựu giáo sư triết học của đại học Havard và một triết gia về triết lý chính trị hàng đầu thế kỷ 20, đề ra 4 chức năng quan trọng của tư tưởng chính trị (3) :

-    Thực tiễn (practical) : Giúp chúng ta giải quyết những vấn đề pháp lý, chính sách, và chính trị bằng cách tìm kiếm sự đồng thuận hợp lý trên những vấn đề chia rẽ sâu sắc và mâu thuẫn, để thiết lập một trật tự xã hội tốt đẹp hơn.

-    Định hướng (orientation) : Giúp chúng ta suy nghĩ về vai trò, mục đích và mục tiêu của mình trong xã hội. Nói cách khác, tư tưởng chính trị đóng vai trò định hướng, tìm ra giải pháp cho những vấn đề chung của đất nước bằng lập luận và suy ngẫm.

-     Hòa giải (reconciliation) : Khi không thể hòa giải những mâu thuẫn cũng như sự lo lắng và thịnh nộ với xã hội và lịch sử, thì các định chế dân chủ phát triển theo thời gian sẽ giải quyết bằng thủ tục hòa giải. John Rawls lưu ý rằng mặc dù tư tưởng chính trị có chức năng hòa giải nhưng không có nghĩa là sẽ dung túng và thỏa hiệp với những tư tưởng giáo điều, sai trái, độc tài và áp bức của chủ nghĩa Marx.

-     Lý tưởng thực tế (realistically utopian) : Mặc dù có những giới hạn thực tiễn, tư tưởng chính trị vẫn phải lý tưởng và thực tế, để xây dựng một xã hội khả thi, dân chủ và công bằng, nhằm vận động sự ủng hộ và hậu thuẫn của người dân.

Quản trị đất nước hiệu quả là một công việc khó khăn, cần những chính trị gia khôn ngoan, có khả năng, có bản lĩnh, yêu nước và phải nắm vững tư tưởng chính trị cũng như kiến thức cơ bản của nhiều lĩnh vực khác nhau như lịch sử, văn hóa, triết học, địa lý, và kinh tế. Chính vì thế, ở các nước dân chủ phát triển, việc quản trị đất nước luôn được đảm nhiệm bởi nhiều chính đảng – đảng cầm quyền và các đảng đối lập.

“Chi bằng học”

Chính trị là “quá trình hòa giải một cách ôn hòa những khác biệt và mâu thuẫn giữa xã hội và kinh tế”(4). Aristole, được coi là Cha đẻ của khoa học chính trị – học trò xuất sắc của Plato, gọi chính trị là ông chủ, bậc Thầy của khoa học (The master science) bởi vì tất cả mọi hoạt động trong xã hội đều bị ảnh hưởng bởi quyền lực chính trị.

Kiến thức và tư tưởng chính trị là một hành trang không thể thiếu của những ai muốn dấn thân chính trị, ngoài lòng yêu nước không vụ lợi. Chính vì thế mà cách đây gần 100 năm, cụ Phan Châu Trinh đã nhắn nhủ đồng bào ‘vũ khí’ hiệu quả nhứt để giải thoát đất nước khỏi nô lệ và kém cỏi là “học hành, mở mang trí tuệ” : Đồng bào ta, người nước ta, ai mà ham mến tự do, tôi xin có một vật rất quý báu tặng cho đồng bào, là Chi Bằng Học (5).

Học kiến thức và tư tưởng chính trị ở đâu ? Một cách học đơn giản của người viết là đọc và suy nghẫm những cuốn sách được đánh giá cao về lịch sử, văn hóa, kinh tế và tư tưởng chính trị của các tác giả uy tín. Chẳng hạn như Việt Nam Sử Lược – Trần Trọng Kim ; Việt Nam Phong Tục – Phan Kế Bính ; Hoàng Lê Nhất Thống Chi – Ngô Gia Văn Phái ; Huế 1968 : Bước ngoặc của Cuộc chiến Mỹ tại Việt Nam (Hue 1968 : A Turning Point of the American War in Vietnam) – Mark Bowden ; Cộng Hòa (The Republic) – Plato ; Tinh Thần Pháp Luật (The Spirit of Law) – Montesquieu ; Khế Ước Xã Hội (Social Contract) – Jean Jacques Rousseau ; Chính trị luận (Politics) – Aristotle ; Khảo luận Thứ hai về Chính quyền (Second Treatise of Government) – John Locke ; Bàn Về Tự Do (On Liberty) – John Stuart Mill) ; Từ Độc Tài Đến Dân Chủ (From Dictatorship to Democracy) - Gene Sharp ; Tổ Quốc Ăn Năn – Nguyễn Gia Kiểng ; Người Cộng sản Trần truồng (The Naked Communist) – W. Cleon Skousen ; Sự Giàu Có của Các Quốc Gia (The Wealth of Nations) – Adam Smith.

Người có khả năng đọc hiểu English hoặc French sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận trực tiếp khối tài liệu khổng lồ, có giá trị hơn là người chỉ biết tiếng Việt. Người viết thiển nghĩ những cuốn sách triết học và chính trị bằng English, thì tương đối dễ hiểu hơn tiếng Việt.

Học là quan trọng, nhưng phải học cho đến nơi đến chốn. Như cụ Phan nhắn gửi thanh niên Việt Nam trong lá thư gửi cậu học trò tên Đông :

Than ôi ! Các anh thiếu niên ta ôi ! Xin các anh sẽ giữ cái trí thông minh, lòng ái quốc, chậm chậm mà đi, thủng thẳng mà xét, biết một việc cho chắc một việc, nói một câu cho trúng một câu : số phận nước nhà là ở trong tay các anh. Các anh chịu khó một tý, gia tâm một tý, tìm cho đến cội rễ, học cho hết ngọn nguồn, trước phải hiểu lịch sử nước nhà, sau phải coi phong trào thế giới : làm sao là khôn, làm sao là dại, sao là quốc túy nên giữ gìn, sao là tệ hại phải chấm dứt, các anh bước tới một bước là dân nhờ một bước, các anh lạc một khoảng đường, thì nước nhà lại bị nhận chìm mấy lần địa ngục (6).

Thay lời kết

Trong tinh thần khiêm tốn, người viết mong nhiều anh chị nhận ra và ý thức được hành trang phải có trên con đường xây dựng dân chủ là tri thức và tư tưởng chính trị. Giải pháp cho vấn nạn độc tài toàn trị Việt Nam phải được thực hiện bởi những con người nhiệt thành, lương thiện và đam mê học hành “cho hết ngọn nguồn”. Ngoài nắm vững tư tưởng chính trị, các nhà chính trị cũng phải xem hưng thịnh của đất nước và hạnh phúc của dân tộc như là lý tưởng cao đẹp của đời mình.

Xây dựng một đất nước thịnh vượng và công bằng, bảo đảm hạnh phúc cho toàn dân là một công việc vô cùng khó khăn và lớn lao. Một cá nhân hoặc tổ chức dù lương thiện, nhưng không nắm kiến thức và tư tưởng chính trị, thì khó hoàn thành tốt nghĩa vụ cao quý này. Một đại biểu quốc hội hoặc bộ trưởng làm sao có thể phục vụ dân tộc nếu họ không thực sự hiểu và biết thế nào là công lý và lẽ phải ? Chính trị là “nghệ thuật của thỏa hiệp” và các chính trị gia phải nắm vững tư tưởng chính trị để quyết định khi nào, điều gì có thể thỏa hiệp hoặc không thể thỏa hiệp mà không ảnh hưởng đến dân quyền và lợi ích của quốc dân và quốc gia.

Không chỉ có lãnh đạo nhà nước, chính trị gia mới phải học tập tư tưởng chính trị, nhưng còn là toàn dân. Như Plato đã nhấn mạnh rằng một đất nước không thể ổn định mãi mãi nếu phần lớn quốc dân kém cỏi và không quan tâm chính trị : “Một trong những hình phạt cho việc từ chối tham gia vào chính trị là bạn sẽ bị cai trị bởi những kẻ thấp kém.” Triết lý (philosophy) là “tình yêu mến dành cho sự khôn ngoan” và một người không thể tuyên bố là mình đủ thông thái nếu như chưa từng học, hiểu về triết lý chính trị (political philosophy). Một đất nước dân chủ vững mạnh lâu dài phải là một đất nước chính trị, bao gồm các chính trị gia lẫn quốc dân đều nắm vững kiến thức và tư tưởng chính trị nền tảng.

Kinh nghiệm thành công của những quốc gia giàu mạnh và hạnh phúc chứng minh được vai trò quyết định của các chính đảng với những cá nhân trí tuệ và nắm vững tư tưởng chính trị. Nếu tổ quốc Việt Nam xây dựng được một lực lượng gồm những con người như thế, thì dân tộc Việt Nam sẽ sớm có dân chủ tự do đích thực.

Mai V. Phạm

(02/08/2018)

Tham khảo :

(1) Will Durant, “Story of Philosophy”, First Simon & Schuster Paperback Edition (2005).

(2) Adam Swift, “Political Philosophy”, Polity Press (2014).

(3) John Rawls, “Justice as Fairness : A Restatement”, The Belknap Press of Havard University Press (2001).

(4) Turner et al, “American Government”, BVT (2016).

(5) Phan Châu Trinh, “Hiện trạng và vấn đề”, Tiếng Dân số 613, 1933.

(6) Phan Châu Trinh, “Thư gửi cậu học trò tên Đông”, 1925.

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm