Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lieuninh1

Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh và tàu hộ tống khi ở Biển Đông. Ảnh tháng 12/2016. Reuters

Động thái của hàng không mẫu hạm Trung Quốc Liêu Ninh và đội chiến hạm hộ tống trong những tuần lễ gần đây đã được giới chuyên gia phân tích quân sự và chiến lược hết sức chú ý theo dõi để nắm bắt dụng ý của Bắc Kinh. Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017.

Ghi nhận đầu tiên của chuyên gia Henri Kenhmann, thuộc trang mạng East Pendulum, là đội tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc đã hoàn thành được một việc hiếm thấy là vượt qua năm vùng biển khác nhau, từ hải phận miền bắc, đi ra Hoàng Hải, Biển Hoa Đông vượt qua eo biển Miyako ở quần đảo Nhật Bản để ra Tây Thái Bình Dương, rồi sau đó rẽ ngược xuống phía đông, vượt eo biển Ba Sĩ giữa Đài Loan và Philippines để vào Biển Đông, và cập bến ở căn cứ gần Tam Á phía nam Đảo Hải Nam vào ngày 28/12/2016.

Ngay từ ngày đầu năm Dương Lịch, chiếc Liêu Ninh và đội tàu hộ tống đã trở ra Biển Đông và tập trận hàng ngày.

Công cụ chiến lược mới để áp đặt ý muốn chính trị

Về chiến lược thì một điểm đáng chú ý là lần đầu tiên từ khi tàu sân bay Liêu Ninh được đưa vào hoạt động từ cách đây 4 năm, các chiến đấu cơ J-15 và trực thăng đã cất cánh từ chiếc mẫu hạm Trung Quốc để ngang dọc bầu trời khu vực.

Theo trang mạng East Pendulum, đây là một lần đầu tiên rất quan trọng đối với Hải Quân Trung Quốc và cũng như đối với các nước trong vùng : Tất cả thủ đô các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines như thế đều nằm trong tầm nhắm của các chiến đấu cơ trên tàu Liêu Ninh.

Dĩ nhiên thì hiện nay, máy bay của Không Quân hay Hải Quân Trung Quốc đều có thể làm việc này, nhưng điều quan trọng là Bắc Kinh có thêm một công cụ hữu hiệu khác để áp đặt ý muốn chính trị của họ.

Theo trang mạng của quân đội Trung Quốc, máy bay trên chiếc Liêu Ninh bắt đầu hoạt động lần đầu tiên vào ngày 02/01/2017 vào khoảng 9g30 giờ địa phương. Thông cáo cũng nêu bật những điều kiện khí hậu và thủy văn phức tạp hơn những vùng biển khác mà đoàn tàu đã đi qua. Một đợt lạnh tràn xuống đã tạo nên những đám mây rất thấp trên một diện tích rộng lớn của khu vực kèm theo mưa, sương mù.

Các báo cáo về thời tiết và hình ảnh mà Hải Quân Trung Quốc cung cấp quả nhiên cho thấy sóng cao đến 3 mét, tóm lại một tình trạng biển động tương đương với cấp 4 trên thang bậc Douglas. Sóng nổi lên làm cho tàu chao đảo hơn bình thường, kể cả đối với chiếc Liêu Ninh. Các phi công và nhân viên hướng dẫn hạ cánh LSO Trung Quốc phải tìm cách thích nghi với tình hình rất mới mẻ này.

Liêu Ninh tập trận ở Biển Đông nhưng rất gần Hải Nam

Theo chuyên gia Pháp, chuyến ra biển lớn lần này của hàng không mẫu hạm Liêu Ninh và đoàn tàu hộ tống đã làm tốn kém rất nhiều giấy mực ở Nhật Bản và Đài Loan, nhưng có thể ghi nhận hai điểm đáng lưu ý.

Trước tiên hết là dù quả thực là tàu Liêu Ninh và các chiếc máy bay trên đó đã hoạt động ở Biển Đông, nhưng địa điểm tập trận vẫn nằm sát vùng hải phận của Trung Quốc, phía nam đảo Hải Nam.

Những thông điệp gởi cho các nhân viên phi hành (NOTAM) – A0002/17, A0007/17 et A0013/17 – cho thấy là nhóm tàu Trung Quốc từ mấy ngày nay chỉ hoạt động trong một khu vực rất nhỏ, dài 56 km và rộng 27 km, nằm cách bờ biển phía Nam đảo Hải Nam không đầy 40 cây số.

Nếu điểm tập trận này được xác định, thì điều đó có nghĩa là mục tiêu chính của chuyến ra biển này của đội tàu sân bay Liêu Ninh không phải là phô trương lực lượng, mà có vẻ đúng như theo thông cáo chính thức của Hải Quân Trung Quốc. Đó là : "Luyện tập và đánh giá tiến trình toàn diện của một nhóm hàng không mẫu hạm, thiết lập hệ thống chỉ huy trong chiến đấu và hậu cần trên biển khơi, cải thiện việc phối hợp giữa các máy bay với chiếc tàu sân bay".

Tránh khiêu khích Nhật Bản trên đường đi

Ghi nhận thứ hai là dù chiếc Liêu Ninh đã đi qua 5 vùng biển rõ rệt, nhưng khi ở ngoài Tây Thái Bình Dương, chiếc mẫu hạm không hề cho máy bay tập lên xuống.

Viên chỉ huy của đội chiến đấu cơ trên chiếc Liêu Ninh đã nêu lên hoạt động của máy bay và phi công ở mọi nơi, ngoại trừ lúc di chuyển khá nhanh qua vùng biển Tây Thái Bình Dương. Những thông báo chính thức khác cũng đi theo chiều hướng đó.

Trong một báo cáo của Nhật Bản ngày 25/12/2016, người ta được biết là một khu trục hạm và một máy bay tuần tra Nhật P-3C đã theo dõi chiếc Liêu Ninh vào khoảng 10 giờ, giờ địa phương, ở một vùng biển cách quần đảo Miyako-jima của Nhật khoảng 110 km về phía đông bắc. Hình ảnh phía Nhật chụp được cho thấy không có một chiếc phi cơ nào trên phi đạo của tàu Liêu Ninh và tất cả các ổ pháo của các chiến hạm hộ tống cũng đều nằm dọc theo trục của con tàu. Tóm lại là không có dấu hiệu gây chiến nào trong cả đoàn tàu trong suốt hành trình đi qua khu vực này.

Hai thông cáo khác của bộ Quốc Phòng Đài Loan cho phép định vị nhóm tàu Trung Quốc sau khi đoàn tàu ra khỏi vùng nhận dạng phòng không của Nhật Bản và đi vào vùng của Đài Loan. Các thông cáo này cho thấy là đoàn tàu Trung Quốc đã đi thẳng một mạch đến Hải Nam, sau khi qua vượt eo biển Miyako để vào Tây Thái Bình Dương.

Một cách cụ thể từ chỗ đầu tiên khi bị máy bay Nhật phát hiện khoảng 10 giờ sáng ngày 25/12, và nơi bị phía Đài Loan nhìn thấy 10 tiếng sau đó ở phía nam vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, thì đoàn tàu Trung Quốc đã đi được khoảng 230 hải lý, với môt vận tốc trung bình 23 hải lý/giờ.

Và điều đó có nghĩa là đoàn tàu đã đi thẳng, không ngừng cho đến khi vào Biển Đông, qua eo biển Ba Sĩ. Không có báo cáo nào của Nhật và Đài Loan nêu lên hoạt động của đội máy bay trên chiếc Liêu Ninh.

Trang mạng thông tin East Pendulum công nhận là chuyến hải hành ra đến Tây Thái Bình Dương cho phép nhóm không-hải chiến rất non trẻ này của Trung Quốc nâng cao năng lực hoạt động, cho dù đội hình chưa hoàn chỉnh. Một hạm đội tàu sân bay theo chuẩn mực thông thường gồm 1 tàu sân bay, 6 khu trục hạm và hộ tống hạm, 2 tàu ngầm nguyên tử và 1 tàu tiếp liệu.

Trong đoàn tàu đi theo chiếc Liêu Ninh chỉ có ba khu trục hạm, 2 hộ tống hạm, và một tàu chống ngầm. Tàu tiếp liệu 966 Cao Bưu Hồ (Gaoyouhu) lớp 903A và tàu chống ngầm 594 Chu Châu (Zhuzhou), lớp 056A được thấy cùng với đội tàu sân bay Liêu Ninh ở Biển Hoa Đông không được Nhật và Đài Loan nêu lên trong báo cáo, có lẽ đã rời đoàn trước khi chiếc Liêu Ninh băng qua Nhật Bản.

Căn cứ Thanh Đảo được mở rộng để đón tàu sân bay thứ hai

Trang mạng Pháp trích hình ảnh vệ tinh gần đây của TerraServer – 11/11/2016, cho thấy những công trình được khởi đầu ở căn cứ Hải Quân Cổ Trấn Khẩu - Guzhenkou, nằm cách Thanh Đảo 50 cây số về phía tây nam, để xây dựng một bến cảng thứ hai cho tàu sân bay, có vẻ cùng kích thước với cái đầu tiên.

Bến cảng đầu tiên xây dựng ở Cổ Trấn Khẩu và kết thúc năm 2012, dài 580 mét và rộng 120 mét. Bến cảng đang xây dựng dự kiến đón tàu sân bay mới loại 001A, đang được Hải Quân Trung Quốc đóng ở công trường Đại Liên, dự kiến hoàn tất vào năm 2019.

Nhưng đã có một bến cho tàu sân bay từ năm 2013 ở Hải Nam. Bến cảng này đã đón chiếc Liêu Ninh lần đầu tiên vào tháng 11/2013, khi chiếc tàu sân bay lần đầu tiên thao tác ở Biển Đông với các tàu hộ tống.

Cách căn cứ Hải Quân Tam Á không xa còn có sân bay Lăng Thủy Lingshui đang được mở rộng. Đây là căn cứ đón các chiến đấu cơ J-11B và oanh tạc cơ JH-7A, của không đoàn thứ 9 của Hải Quân Trung Quốc.

Không những các đường bay được thay đổi, mà còn công trình xây dựng ở những khu vực chung quanh cho thấy quy mô mở rộng đáng kế.

Cho nên không loại trừ khả năng các chiến đấu cơ của các tàu sân bay cập bến ở Tam Á sẽ đến căn cứ này trong những năm tới đây.

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á

xoaytruc1

Tàu chiến Mỹ USS Bonhomme Richard (LHD 6) hoạt động ở Biển Đông. Ảnh ngày 06/10/2016. Nghị sĩ Randy Forbes muốn tăng cường lực lượng Hải quân Mỹ trong khu vực. Reuters

Trong một vài tháng nay, các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại của tân chính quyền Donald Trump tại Hoa Kỳ thường tập trung trên hai hai hồ sơ nổi cộm là quan hệ Mỹ-Nga và cuộc chiến chống khủng bố. Điều này đã tạo nên tâm lý quan ngại nơi các đồng minh Châu Á của Mỹ về việc có thể bị Washington lơ là. Trong một bài nhận định ngày 08/01/2017, nhật báo có uy tín tại Mỹ, The Washington Post đã có ý kiến ngược lại, cho rằng "Trump có thể biến chính sách xoay trục qua Châu Á của Obama thành hiện thực (Trump could make Obama’s pivot to Asia a reality)".

Theo nhật báo Mỹ, trong hậu trường, ê kíp của người lãnh đạo Nhà Trắng trong tương lai đang chuẩn bị một chính sách xoay trục qua Châu Á theo kiểu cách của riêng mình, với nhiều yếu tố quan trọng : (1) thể hiện lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc ; (2) tập trung củng cố các liên minh khu vực ; (3) quan tâm nhiều hơn đến Đài Loan ; (4) nghi kỵ Bắc Triều Tiên nhiều hơn ; (5) tăng cường sự hiện diện của hạm đội Mỹ ở Thái Bình Dương.

Chính sách này thực ra cũng có tác dụng hiện thực hoátham vọng của chính quyền Obama muốn tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Đối với Washington Post, có nhiều tín hiệu cho thấy là Châu Á sẽ là một trọng tâm hàng đầu của một số gương mặt chủ chốt trong chính quyền mới tại Hoa Kỳ.

Ông Rex Tillerson, người được ông Donald Trump đề cử làm ngoại trưởng, mới đây đã nêu bật mối quan ngại về Trung Quốc trong các cuộc họp với các nghị sĩ. Những người tham gia các cuộc họp đã khẳng định với nhà bình luận tờ Washington Post rằng ông Tillerson đặc biệt rõ ràng về sự cần thiết phải chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa và bành trướng tại Biển Đông.

Các nguồn tin từ ê kíp chuẩn bị nắm quyền tại Nhà Trắng cũng cho biết là ông Stephen K. Bannon, trưởng nhóm chiến lược gia của ông Trump, rất quan tâm đến chiến lược Châu Á. Nguyên là một sĩ quan Hải Quân phục vụ trong hạm đội Thái Bình Dương, ông Bannon và nhiều quan chức hàng đầu khác trong chính quyền Donald Trump đều cho rằng sở dĩ trục Châu Á của tổng thống Obama thất bại, đó là vì chi tiêu quốc phòng không đủ, khiến ông không thực hiện được lời hứa gia tăng sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực.

Còn về các đại sứ, các nguồn tin trên cũng ghi nhận việc ông Trump chọn các chuyên gia Châu Á hàng đầu vào công việc này. Ông Trump chẳng hạn đang chuẩn bị cử ông Ashley Tellis, một cựu quan chức Nhà Trắng và chuyên gia nổi tiếng về Ấn Độ, làm đại sứ Mỹ tại Ấn Độ. Trước đó ông cũng đã cử thống đốc bang Iowa Terry Branstad, một người quen thuộc với Trung Quốc, làm đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh.

Theo The Washington Post, chính quyền Nhật Bản có thể không vui mừng về việc ông Trump dự kiến chọn doanh nhân William Hagerty làm đại sứ Mỹ ở Tokyo. Nhưng chính phủ Nhật Bản chắc hẳn đã cảm thấy được tôn trọng khi thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là lãnh đạo thế giới đầu tiên mà ông Trump gặp sau cuộc bầu cử.

Có nhiều lý do để tin rằng chính quyền Trump sẽ phải dành sự quan tâm đến Châu Á trong những tháng hoạt động đầu tiên. Việc chọn ông Peter Navarro đứng đầu Hội Đồng Thương Mại Quốc Gia là một dấu hiệu cho thấy một cuộc đụng độ kinh tế với Bắc Kinh có thể sớm xẩy ra. Ngoài ra, Trung Quốc cũng thói quen là luôn thách thức các tân tổng thống Mỹ bằng một số hành động khiêu khích.

Đối với nhật báo Mỹ, trọng tâm hướng về Châu Á sẽ có lợi cho tổng thống Donald Trump, cho phép ông biện minh được cho chủ trương sưởi ấm lại quan hệ với Nga. Chính quyền có thể lập luận rằng Nga là một cường quốc khu vực gần như là không có vấn đề, trái với một Trung Quốc đang vươn lên và càng lúc càng hung hăng.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

nhatphi1

Khu trục hạm Nhật Bản Inazuma.US NAVY

Hải quân Nhật Bản và Philiipines tập trận chung trong vùng biển Subic để chống lại mọi "âm mưu thay đổi nguyên trạng" tại Biển Đông. Một phát ngôn viên hải quân Nhật kêu gọi Hoa kỳ và các quốc gia Châu Á cùng nỗ lực bảo vệ quyền tự do lưu thông đang bị đe dọa.

Theo Reuters, cuộc tập trận chung Nhật- Philippines diễn ra ngày thứ sáu 06/01/2017. Hai khu trục hạm Nhật Bản Inazuma và Suzutsuki, sau khi hoàn tất nhiệm vụ chống hải tặc trong vịnh Aden, trên đường về đã lần lượt ghé Ấn Độ, Malaysia và cuối cùng là đến Philippines trong ba ngày để được tiếp liệu và tập trận chung.

Trong vùng biển Subic, tàu chiến Nhật và Philippines thực tập liên lạc và quy tắc tiếp cận bất ngờ trên biển.

Tiếp xúc với báo chí, Atsushi Minami, chỉ huy hạm đội Nhật tuyên bố "đây là một cơ hội tốt để chứng tỏ rằng quyền tự do hàng hải, cũng gắn liền với quyền lợi của Nhật, cần phải được bảo vệ. Chính phủ Nhật chống lại mọi âm mưu (của một nước) muốn đơn phương làm thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông".

Gián tiếp tố cáo tham vọng biển đảo của Trung Quốc là mối đe dọa chung, phát ngôn viên hạm đội Nhật Bản kêu gọi "những quốc gia có cùng ưu tư, từ Hoa Kỳ, Philippines cho đến các nước Châu Á khác, hợp tác bảo vệ quyền tự do hàng hải và luật biển tại Biển Đông".

Hải quân Philippines được mời thăm viếng hai khu trục hạm để quan sát tận mắt "khả năng" của hải quân Nhật. Tuần trước, hai quân hạm Nga khi đến Manila cũng tiến hành "dịch vụ quảng cáo" này.

Hải quân Phillipines thẩm định chuyến viếng thăm của hai tàu chiến Nhật Bản "củng cố thêm cho mối quan hệ đã vững chắc giữa hai nước".

Tokyo và Manila đã tổ chức nhiều cuộc tập trận chung trong những năm qua nhất là từ khi Trung Quốc công khai xâm phạm chủ quyền của Philippines. Chính phủ Nhật Bản giúp cho Philippines trang bị 10 tàu tuần duyên mới với tổng trị giá 100 triệu đôla, qua quỹ viện trợ với lãi suất thấp.

Tú Anh

Published in Châu Á

mytrung1

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson rời cảng North Island, Coronado, California, Hoa Kỳ, ngày 05/01/2017. REUTERS/Mike Blake

Vào lúc chiếc tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc lần đầu tiên vượt chuỗi đảo thứ nhất, ra Tây Thái Bình Dương rồi đổi hướng đi vào tập trận trong Biển Đông, không có một hàng không mẫu hạm Mỹ nào hoạt động trên biển. Thế nhưng tình trạng này không kéo dài vì vào hôm nay, 06/01/2017 chiếc tàu Mỹ USS Carl Vinson đang trên đường đến công tác tại vùng Tây Thái Bình Dương. Giới phân tích đã nghĩ đến một kịch bản nhìn chung khó có thể xẩy ra, nhưng biết đâu chừng. Đó là tàu sân bay Trung Quốc sẽ chạm trán hàng không mẫu hạm Mỹ đang có mặt trong khu vực.

Trong một thông cáo công bố hôm 03/01/2017, Hải Quân Mỹ cho biết hải đội tác chiến của tàu sân bay Carl Vinson bao gồm một tuần dương hạm và hai khu trục hạm đều được trang bị tên lửa dẫn đường, đã hộ tống chiếc mẫu hạm rời căn cứ ở San Diego, bang California, trực chỉ Tây Thái Bình Dương.

Theo Hải Quân Mỹ, hải đội tác chiến của tàu sân bay Carl Vinson, với tổng cộng khoảng 7.500 người, sẽ tập trung vào các chiến dịch bảo đảm an ninh hàng hải cũng như hợp tác an ninh trên hiện trường khu vực. Thông cáo nói rõ là cụm tàu này sẽ tiến hành nhưng cuộc tập trận song phương trong khu vực rộng lớn Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có những bài tập chống tàu ngầm, triển khai đội hình, sử dụng vũ khí, cũng như chặn xét các tàu khác…

Hải Quân Mỹ không cho biết là hải đội tàu sân bay Carl Vinson có vào Biển Đông hay không, nhưng báo chí Đài Loan cho rằng mẫu hạm Mỹ và tàu sân bay Trung Quốc của Mỹ hoàn toàn có thể cùng tuần tra ở Biển Đông trong những ngày tới đây.

Ngay cả trong trường hợp chiếc Carl Vinson không vào Biển Đông, mà chỉ quanh quẩn ngoài Tây Thái Bình Dương, thì tàu Liêu Ninh của Trung Quốc cũng có thể chạm trán tàu Mỹ trên đường về căn cứ ở Thanh Đảo, nếu chọn tuyến đường giống như khi đi, tức là băng ngang eo biển Ba Sĩ, ra Tây Thái Bình Dương rồi lại rẽ ngang eo biển Miyako để trở lại biển Nhật Bản và lên Thanh Đảo.

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông đang căng thẳng, đặc biệt là sau vụ Hải Quân Trung Quốc bị Hoa Kỳ tố cáo là cố tình đánh cắp một chiếc tàu lặn Mỹ, giữ lấy trong một vài ngày rồi sau đó trả lại, một cuộc đối đầu giữa hai chiếc tàu sân bay được cho là sẽ đậm nét khiêu khích mà cả hai bên bình thường ra đều tìm cách né tránh.

Dẫu sao thì giới diều hâu Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa trước, là Bắc Kinh sẽ có biện pháp trả đòn nếu Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông.

Phản ứng trước thông tin Mỹ phái hàng không mẫu hạm nguyên tử Carl Vinson trở lại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, một lãnh đạo thuộc Học Viện Khoa Học Quân Sự của Quân Đội Trung Quốc đã tố cáo việc Mỹ triển khai chiếc Carl Vinson là nhằm mục tiêu ngăn chặn Trung Quốc tại Biển Đông.

Trên báo Anh Ngữ China Daily, nhân vật này nêu bật : "Nên chờ xem là chiếc USS Carl Vinson sẽ ở Biển Đông trong bao lâu. Họ chỉ quá cảnh hay sẽ ở lâu, hay tiến hành tập trận. Và cũng chờ xem là chiếc tàu đó ở cách các đảo của Trung Quốc bao xa ?".

Một chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Hải Quân Trung Quốc thì gắn liền việc chiếc Carl Vinson đến công tác ở vùng Tây Thái Bình Dương, với thông tin báo chí theo đó Mỹ có ý định đặt các giàn đại pháo chống hạm trong vùng Biển Đông, để đe dọa là Bắc Kinh "chắc chắn sẽ có biện pháp đối phó" nếu lực lượng Mỹ đe dọa các lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Chính tại Châu Á, chứ không phải nơi nào khác, nước Mỹ đang phải đối mặt với việc làm thế nào đối phó với chủ nghĩa hành động ngày một lớn của Trung Quốc.

Nhưng theo giới quan sát, với tầm ảnh hưởng của mình, Washington sẽ chống lại được các mỗi đe dọa như thế này vì họ bắt rễ tại các Châu lục sâu hơn tham vọng trỗi dạy của Trung Quốc.

Các nước Châu Á có truyền thống lâu đời về các tư tưởng, các cuộc đàm phán và hiệp ước với các nước xung quanh, kể các các nước là đồng minh của Mỹ. Nhưng riêng với người láng giềng Trung Quốc, các nước này chưa bao giờ ngừng hoài nghi sâu sắc. 

Ví dụ Nhật Bản, luôn nhìn sự nổi lên của Trung Quốc đầy ngờ vực. Đã có không ít ý kiến đề xuất Nhật Bản và Mỹ nên dẫn đầu cho nỗ lực nhằm chống lại cái mà họ giả định là tham vọng Châu Á hóa của người Trung Quốc.

my1

Đảo nhân tạo doTrung Quốc xây dựng trái phép tại Biển Đông.

Dù thỏa thuận Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership-RCEP) vẫn chưa trở thành vũ khí cạnh tranh chủ lực nhưng giới chức Mỹ đã sớm mô tả đây là động cơ của Trung Quốc nhằm "viết lại luật chơi" trong khu vực nhằm ngăn cản bước tiến của Mỹ.

Nhưng câu chuyện không đơn giản như vậy. Khoảng một nửa các nước tham gia đàm phán TPP đều tham gia RCEP. Vì đây là sáng kiến chung của các nước như Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Việt Nam – những nước luôn hoài nghi nhất về các động cơ Trung Quốc tại khu vực.

Như vậy khả năng dễ xảy ra là nếu Mỹ không phê chuẩn TPP, các nước này sẽ vẫn tiếp tục tham gia các quy định xuyên Á mới, chứ không chấp nhận những luật lệ do Trung Quốc tự vẽ ra.

Dù sống trong sự hồ nghi thường trực của các quốc gia láng giềng như vậy, nhưng Trung Quốc lâu nay vẫn thường thành công trong việc lôi kéo đồng minh bằng việc sử dụng chiêu bài lợi ích kinh tế hoặc gây hoài nghi lẫn nhau. Không thể phủ nhận, sự lớn lên của Trung Quốc ngày nay, có phần nhờ sự tiếp tay của chính nước Mỹ.

Các sáng kiến xuyên Á được nuôi dưỡng nhờ sự ủng hộ bằng cách vay mượn và tích hợp các ý tưởng của nhiều nước, trong đó có cả sự ủng hộ của người Mỹ.

Chương trình hạ tầng một Vành đai, một Con đường đầy tham vọng nhằm kết nối Châu Á bằng việc xây dựng những con đường bộ, đường sắt, cầu cảng và đường điện nhằm thu hút các nước phụ thuộc vào Trung Quốc cũng vậy. Ý tưởng này Trung Quốc đã nung nấu dựa vào những bước đi của láng giềng.

Từ rất lâu rồi, khái niệm kết nối khu vực kiểu này là sáng kiến của Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc và cả Mỹ đã chung tay thiết kế hoặc tiếp sức bằng cách tài trợ cho các mối giao kết chạy xuyên Châu Á.

Ví dụ, Nhật Bản đã tài trợ tuyến tàu điện ngầm Delhi và Hành lang Công nghiệp Delhi-Mumbai, một khu vực công nghiệp công nghệ cao trị giá 90 tỷ USD và tuyến đường thủy kết nối các thủ đô chính trị và kinh tế của Ấn Độ. Không phải Bắc Kinh mà chính là Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice, WB và ADB đã thúc đẩy phát triển các tuyến đường bộ và đường điện Trung và Nam Á từ giữa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này.

Những dẫn chứng trên cho thấy, nếu muốn thắng Trung Quốc ở Châu Á, Washington cần bỏ cái kiểu xem các sáng kiến như AIIB hay Vành đai và Con đường như một sự hủy hoại các nỗ lực của Mỹ. Thay vào đó, người Mỹ cần làm quen với thực tế Châu Á đã qua cái thời phải dựa vào phương Tây để tìm kiếm đầu tư và hợp tác kinh tế.

Những người có tầm nhìn xa đã tiên lượng, vào năm 2030 Châu Á sẽ ngày càng hội nhập hơn là chỉ bó hẹp trong không gian Châu Á – Thái Bình Dương như các nhà hoạch định chính sách của Mỹ đã quen, kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới II.

Thảo Linh

Published in Châu Á

Tính toán của Nga khi tìm cách hiện diện quân sự lớn hơn ở Biển Đông (GDVN, 05/01/2017)

bd1

Tư lệnh Hải quân Philippines Francisco Gabudao Jnr (trái) và Chuẩn Đô đốc Nga Eduard Mikhailov tại Manila, ảnh : SCMP.

Tính toán của Moscow trong việc gia tăng hiện diện quân sự tại Biển Đông đã được Chuẩn Đô đốc Mikhailov công khai một phần : bán vũ khí.

CNN ngày 5/1 đưa tin, hai tàu chiến Nga đến thăm Philippines tuần này trong lúc Moscow tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Biển Đông đang tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp.

Theo CNN, có nhiều thông tin khác nhau từ truyền thông Nga về bản chất thực sự trong chuyến viếng thăm Philippines của 2 tàu Hải quân Nga, tàu khu trục Đô đốc Tributs và tàu chở dầu Boris Butomato đến Manila hôm thứ Ba.

Hãng thông tấn Spunik News dẫn lời Phó Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương - Nga, Chuẩn Đô đốc Eduard Mikhailov cho biết, 2 tàu Hải quân Nga sẽ tiến hành tập trận chung với các lực lượng vũ trang Philippines với nội dung chống cướp biển, chống khủng bố.

Sputnik News đánh giá, chuyến thăm này là hoạt động chưa từng có giữa Hải quân Nga và đối tác Philippines.

Tuy nhiên tờ Russia Today lại cho biết, thủy quân lục chiến Nga dự kiến sẽ thảo luận và chia sẻ với đối tác Philippines về chiến thuật chống khủng bố, chống cướp biển trong khu vực, với mục tiêu tập trận chung trong tương lai.

Người phát ngôn Hải quân Philippines, ông Lued Lincuna thì khẳng định, sẽ không có cuộc tập trận chung nào giữa hải quân hai nước trong 5 ngày chiến hạm Nga ghé thăm Manila.

Đó chỉ là hoạt động đối ngoại quân sự tỏ thiện chí. Ý tưởng về một cuộc tập trận chung trong tương lai đang được thảo luận, ông Lued Lincuna cho biết.

Giáo sư Carl Schuster từ Đại học Hawaii Pacific, cựu Giám đốc điều hành Trung tâm Tình báo Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nhận định :

Không có khả năng diễn ra bất kỳ cuộc tập trận chung nào giữa Hải quân Nga với đối tác Philippines. Bởi lẽ tàu hải quân Nga sử dụng một hệ thống tín hiệu riêng biệt, rất khó giao tiếp với hải quân các nước khác khi cùng hoạt động trong một khu vực.

Theo ông, hai hệ thống tàu hải quân khác nhau của Nga và Philippines khi hoạt động gần nhau có thể dẫn đến va chạm, nếu có bất kỳ sự cố nào về tín hiệu cơ động và tốc độ.

Báo Sputnik News dẫn lời Chuẩn Đô đóc Eduard Mikhailov cho biết, Nga đang tìm cách tăng cường sự can dự vào Biển Đông, nơi đang có những tranh chấp phức tạp.

Nga muốn có cuộc tập trận chung với không chỉ Philippines mà còn Trung Quốc và Malaysia. Tướng Mikhailov được Sputnik dẫn lời nói rằng :

"Duy trì sự tham dự của Nga cùng với các đối tác trong khu vực là rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định ở Biển Đông, nơi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ vẫn tiếp tục là nguồn cơn của những căng thẳng địa chính trị" [1].

Nga đang chào hàng vũ khí với Philippines

The Straits Times ngày 4/1 cho biết, hôm thứ Ba 3/1 Chuẩn Đô đốc Mikhailov nói với báo giới, Moscow đang quan tâm đến việc giới thiệu cho Philippines các loại vũ khí và công nghệ quân sự của Nga có thể giúp nước này củng cố năng lực phòng thủ.

"Chúng tôi có nhiều loại thiết bị quân sự có thể giới thiệu với các bạn, hoặc là ở đây, hoặc là trong tương lai, có thể ở trên biển và có thể trong các cuộc tập trận hay triển lãm quân sự.

Chúng tôi có thể giúp các bạn thỏa mãn mọi yêu cầu mà các bạn đang cần".

Ông cho biết thêm, Nga đang tìm kiếm hợp đồng bán vũ khí cho Philippines với quy mô tương tự các hợp đồng Nga bán vũ khí cho Indonesia.

Không quân Indonesia đang sử dụng chiến đấu cơ Su-30 và Su-27 do Nga chế tạo. Jakarta cũng đang đàm phán để mua 10 máy bay chiến đấu đa năng Su-355 của Nga.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phái Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng đi Nga để tìm hiểu nguồn cung cấp vũ khí thay thế Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho hay, Moscow đã đề nghị bán cho Manila tàu ngầm, máy bay do thám và súng trường bắn tỉa. Ông Duterte sẽ thăm Nga tháng Năm tới theo lời mời của Tổng thống Putin [2].

Nga tìm cách hiện diện quân sự lớn hơn ở Biển Đông

Với những thông tin nêu trên, người viết nhận thấy rằng chuyến cập cảng Manila của 2 tàu Hải quân Nga tuần này nhiều khả năng là hoạt động đối ngoại quân sự thông thường.

Tuy nhiên mục đích của nó là đặt nền móng, tìm kiếm những khả năng hợp tác, hiện diện quân sự sâu hơn của Nga ở Biển Đông trong tương lai.

Mục đích và tính toán của Moscow trong việc gia tăng hiện diện quân sự tại Biển Đông đã được Chuẩn Đô đốc Mikhailov công khai một phần : bán vũ khí.

Tuy nhiên theo cá nhân người viết, ngoài mục đích chính là bán vũ khí cho Philippines sau những tuyên bố của ông Rodrigo Duterte, rất có thể Biển Đông là lựa chọn tiếp theo của Nga trên bàn cờ địa chính trị quốc tế.

Bởi lẽ sau khi Nga đã chiếm thế thượng phong trong cuộc khủng hoảng Syria và Ukraine, Biển Đông sẽ là nơi Trung - Mỹ so găng trong những năm tới, có thể mang lại những cơ hội cho Nga, vừa bán vũ khí, vừa tìm kiếm tiếng nói và các lợi ích địa chính trị khác trong khu vực.

Đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ sẽ tăng cường bố trí lực lượng chiến đấu cơ F-35, nâng cấp chiến đấu cơ F-22 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường lực lượng ở khu vực này, Moscow không thể không tính đến việc hiệu chỉnh các nước cờ chiến lược.

Vì vậy nhiều khả năng Biển Đông sẽ tiếp tục là điểm nóng trong những năm tới với sự hiện diện của nhiều tay chơi là những siêu cường.

Hồng Thủy

Tài liệu tham khảo :

[1]http://edition.cnn.com/2017/01/03/asia/russia-philippines-exercises-south-china-sea/

[2]http://www.straitstimes.com/asia/se-asia/russia-keen-on-joint-exercises-in-south-china-sea

***************************

Nga ‘mời chào’ Philippines (VOA, 05/01/2017)

bd2

Tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Tributs của Nga tại cảng ở thủ đô Manila (Philippines) Reuters

Đại s ca Nga ti Philippines hôm 4/1 cho biết Nga sn sàng cung cp cho Philippines vũ khí tinh vi bao gm máy bay và tàu ngm và nhm mc tiêu tr thành người bn thân thiết ca nước vn là đng minh truyn thng ca M trong khi Nga đa dng hóa quan h ngoi giao ca mình.

Phát biểu này được đưa ra trong bi cnh hai tàu chiến ca Nga đang có chuyến thăm bn ngày ti Manila trong tun này. Đây là liên lc chính thc đu tiên giữa hi quân hai nước.

Đại s Nga Igor Khovaev Anatolyevich nhân cơ hi này t chc mt cuc hp báo trên chiến hm chng tàu ngm ca Nga mang tên Đô đc Tributs. Ông nói Nga có mt lot vũ khí đ cung cp :

"Chúng tôi sẵn sàng cung cp nhng vũ khí nhỏ và nh, mt s máy bay, máy bay trc thăng, tàu ngm và nhiu, nhiu vũ khí khác na. Vũ khí tinh vi. Không phi vũ khí đã qua s dng".

Ông Khovaev nói thêm : "Nga có rất nhiu th đ cung cp nhưng mi th s được thc hin hoàn toàn phù hp vi lut pháp quốc tế".

Ông cho biết vn còn quá sm đ nói v phm vi hp tác quân s, nhưng trong mt phát biu rõ ràng nhc ti M ông nói nhng đng minh cũ không nên lo lng.

"Những đi tác truyn thng ca quý v không cn phi lo ngi v quan h quân s này... Nếu h lo ngi, thì có nghĩa là h cn phi gt b nhng khuôn sáo", ông nói.

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte đã đy tương lai ca mi quan h Philippines-M vào ch bt đnh vi nhng phát ngôn gin d nhm vào nước tng là cường quc thc dân cũ ca Philippines, gim quy mô quan h quân s vi M trong khi thc hin các bước để tăng cường quan h vi Trung Quc và Nga.

*********************

Giới hạn trong quan hệ quân sự Nga-Philippines (RFI, 05/01/2017)

bd3

Chiến hạm Nga ghé thăm Philippines. Ảnh ngày 03/01/2017. Reuters

Với việc hai tàu chiến Nga ghé cảng Manila, thông tin về khả năng Nga và Philippines tăng cường quan hệ quân sự liên tiếp được tung ra, từ việc Moskva sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại cho Manila, đến tin Nga muốn tập trận chung với Philippines… câu hỏi được đặt ra là liệu quan hệ quốc phòng Nga-Philippines có thể tiến xa hay không ? Đâu là những cản lực cho đà phát triển này ?

Trong những ngày qua, với việc hai tàu chiến Nga ghé cảng Manila từ ngày 03/01/2017, thông tin về khả năng Nga và Philippines tăng cường quan hệ quân sự đã liên tiếp được tung ra, nào là việc Moskva sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại cho Manila, từ máy bay, chiến hạm cho đến tàu ngầm, bên cạnh các loại vũ khí nhẹ, nào là Nga sẵn sàng tập trận chung với Philippines… thu hút chú ý của báo giới.

Câu hỏi kể trên được đặt ra vì lẽ trái với Việt Nam, Indonesia, thậm chí cả Malaysia, Philippines trong thời gian qua là nước hầu như không hề có quan hệ quốc phòng với Nga. Lý do cũng dễ hiểu : Manila cho đến nay là đồng minh kết ước của Hoa Kỳ, gắn bó với Washington bằng một Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương, trang thiết bị và vũ khí đều do Mỹ cung cấp.

Chỉ mới từ tháng 6/2016, từ khi ông Rodrigo Duterte lên làm tổng thống Philippines, vấn đề liên minh với Nga, cả về quân sự lẫn quốc phòng, mới được đặt ra, trong bối cảnh ông Duterte muốn xa rời đồng minh Mỹ. Đối với tổng thống Putin, đề nghị hợp tác của ông Duterte đến thật đúng lúc.

Bị phương Tây cô lập, Nga rất muốn tăng cường hiện diện tại Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả tại Đông Nam Á, nơi Nga đã có một đối tác truyền thống là Việt Nam. Moskva lại sẵn sàng chiều đãi Manila hơn nữa vì như vậy sẽ lôi kéo được một đồng minh của Mỹ về phía mình.

Thế nhưng, khả năng tăng cường quan hệ quân sự Nga-Philippines vẫn nằm dưới dạng lý thuyết, hay nói đúng hơn là nguyện vọng của cả hai bên, còn thực hiện đến đâu thì cần phải chờ xem, với dấu hiệu đầu tiên sẽ được ghi nhận khi tổng thống Philippines công du Nga trong thời gian sắp tới đây.

Theo giới quan sát, việc tăng cường quan hệ quân sự, quốc phòng Nga-Philippines hiện vấp phải giới hạn rất lớn về mặt kỹ thuật. Vũ khí mà Philippines quen sử dụng đến nay là vũ khí Mỹ và phương Tây, nay nếu trang bị thêm vũ khí của Nga, vấn đề tương tác giữa vũ khí mới và hiện có được đặt ra.

Mặt khác, còn vấn đề chi phí. Nga rất muốn bán tàu ngầm hay máy bay cho Philippines, nhưng liệu Manila có ngân sách để nâng cấp quân đội của mình hay không, khi biết rằng cho đến nay, hải quân Philippines chẳng hạn, chủ yếu dùng loại tàu cũ của Mỹ được tân trang.

Chuyên san Nhật Bản The Diplomat, ấn bản ngày 05/01/2017, đã nêu bật những vấn đề trên trong bài viết về quan hệ quân sự Nga - Philippines khi cho rằng có lẽ phía Manila nhận thức rất rõ các giới hạn kể trên khi chỉ bàn với Nga về các kế hoạch trao đổi nhân sự, kinh nghiệm, các cam kết, chứ không thấy nói gì về vấn đề mua vũ khí.

Một giới hạn khác được The Diplomat nêu bật liên quan đến lãnh vực chiến lược. Dẫu sao, đối với với ông Duterte, quan hệ với Nga không có ý nghĩa chiến lược quan trong bằng quan hệ với các láng giềng như Malaysia hay Indonesia, mà Duterte coi là thiết yếu trong việc giúp Philippines giải quyết các vấn đề an ninh như cướp biển.

Moskva cũng không nặng ký bằng Bắc Kinh hay Tokyo, hai nước có thể mang đến cho Philippines trợ giúp về kinh tế, hay cơ sơ hạ tầng, điều mà Moskva không làm được.

Tóm lại, sắp tới đây, người ta sẽ chứng kiến một bước nhảy vọt trong quan hệ quốc phòng Nga-Philippines, do việc cả hai đều bắt đầu từ con số không. Nhưng sau bước nhảy vọt đó, câu hỏi đặt ra là quan hệ sẽ tăng tiến ra sao.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

phi1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (t) nhận quyền chủ tịch ASEAN 2017 từ tay thủ tướng Lào tại phiên bế mạc Thượng Đỉnh ASEAN ở Vientiane (Lào) ngày 08/09/2016. Ảnh tư liệu.

Chính quyền Philippines, nước làm chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2017, ngày 05/01/2017 xác định : hồ sơ Biển Đông sẽ được ưu tiên thảo luận nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh của toàn khối Đông Nam Á. Tuy nhiên, phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye sẽ không có trong chương trình nghị sự.

Theo báo mạng Philippines Inquirer, trong cuộc họp báo tại phủ tổng thống Philippines, thứ trưởng Ngoại Giao Philippines phụ trách chính sách Enrique Manalo đã khẳng định rằng tranh chấp Biển Đông sẽ chiếm một vị trí ưu tiên trong đề tài được thảo luận nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN dự trù vào tháng 11/2017.

Khi được hỏi là liệu phán quyết về Biển Đông ngày 12/07/2016 phủ nhận các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông có được thảo luận trong các hội nghị ASEAN năm nay hay không, thứ trưởng Ngoại Giao Philippines cho rằng "thực ra không có nhu cầu thảo luận nào về bản phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye".

Theo ông Manalo, "vì phán quyết này đã là một thực tế đang tồn tại, đã là một phần của luật lệ, của luật pháp quốc tế…, do đó, ưu tiên hiện nay là cố sao có được bộ quy tắc ứng xử".

Quan chức Philippines nhấn mạnh : "Bản phán quyết của Tòa La Haye sẽ không nằm trong chương trình nghị sự theo nghĩa là nó đã là một bộ phận của luật quốc tế, đã có sẵn ở đó", cho nên không cần phải thảo luận nữa.

Theo nhà ngoại giao Philippines, khối ASEAN hy vọng là sẽ thông qua được một bộ quy tắc ứng xử COC để giảm thiểu căng thẳng trong vùng biển đang tranh chấp giữa Trung Quốc với các láng giềng trong đó có 4 nước Đông Nam Á là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Thứ trưởng Ngoại Giao Philippines xác định : "Vấn đề Biển Đông dĩ nhiên nằm trong chương trình nghị sự của ASEAN. Trong thực tế, trong suốt năm, chúng tôi sẽ tiếp tục công việc đang làm là tập trung vào Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông vốn chưa hoàn chỉnh, vào bản Tuyên Bố về Quy Tắc Ứng Xử COC và các nguyên tắc của Bộ Quy Tắc Ứng Xử".

Hướng đi chính của Philippines, theo ông Manalo, là ASEAN cùng hợp tác với Trung Quốc để cố gắng đạt được một khuôn khổ chung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông vào cuối năm 2017

Nhìn chung, đại diện Philippines cố trấn an các đồng minh ASEAN khi cho rằng trong tư cách là chủ tịch khối Đông Nam Á, Manila sẽ hành xử vì lợi ích quốc gia, nhưng đồng thời đáp ứng được các mối quan tâm của các thành viên khác trong ASEAN.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Bắc Kinh khoe : Tàu sân bay Liêu Ninh thử vũ khí ở Biển Đông (RFI, 04/01/2017)

bd1

Một góc trên tàu sân bay Trung Quốc, ngày 02/01/2017. REUTERS/Mo Xiaoliang

Trong một tín hiệu rõ ràng là nhằm mục tiêu thị uy, bộ Ngoại Giao Trung Quốc vào hôm nay 04/01/2017 đã loan báo là tiểu hạm đội tàu sân bay duy nhất của họ đã tiến hành thứ nghiệm vũ khí và trang thiết bị nhân cuộc tập trận đang diễn ra tại Biển Đông.

Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảnh (Geng Shuang) cho biết là chiếc Liêu Ninh (Liaoning) và nhóm tàu hộ tống đang tiến hành "nghiên cứu khoa học và tập huấn" đúng theo kế hoạch tại vùng Biển Đông, với mục tiêu là để "thử nghiệm hiệu năng của các loại vũ khí và trang thiết bị".

Phát ngôn viên Trung Quốc không tiết lộ gì thêm, nhưng theo hãng tin Anh Reuters, trên trang mạng chính thức của mình, Hải Quân Trung Quốc cho biết là chiếc Liêu Ninh tiến hành cuộc tập trận ở Biển Đông với các máy bay chiến đấu và trực thăng. Hình ảnh được công bố cho thấy chiến đấu cơ J-15 tập cất cánh và hạ cánh, cũng như cảnh trực thăng diễn tập ngày 02/01.

Việc Trung Quốc đưa nhóm tác chiến với tàu sân bay xuống Biển Đông tập trận đã khiến các nước trong vùng quan ngại, đặc biệt là Đài Loan.

Giới truyền thông tại Đài Bắc tỏ ý rất quan ngại trước khả năng hạm đội Trung Quốc đi ngược lên hướng bắc để trở về căn cứ ở Thanh Đảo, và dùng ngã eo biển Đài Loan, một tuyến đường biển rất hẹp phân giới giữa Đài Loan và Hoa Lục.

Khả năng này tuy nhiên đã bị bộ Quốc Phòng Đài Loan cho là không thực tế.

Trọng Nghĩa

*************************

Tàu sân bay Trung Quốc thị uy ở Biển Đông, mẫu hạm Mỹ vắng mặt trên biển (RFI, 04/01/2017)

bd2

Một chiến đấu cơ J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning), Biển Đông, ngày 02/01/2017.Ảnh : REUTERS/Stringer

Trong những ngày đầu năm 2017, Trung Quốc đã phô trương đợt tập huấn trên Biển Đông của chiếc tàu sân bay Liêu Ninh (Liaoning), với bài tập quan trọng nhất là cho chiến đấu cơ sử dụng con tàu làm cơ sở hạ cánh và cất cánh. Theo các chuyên gia phân tích, nhóm tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc còn lâu mới đạt được trình độ điêu luyện của hạm đội hàng không mẫu hạm Mỹ. Có điều là không biết có phải là trùng hợp ngẫu nhiên hay không mà đúng vào lúc Bắc Kinh mang tàu sân bay ra thị uy với các láng giềng, thì các hàng không mẫu hạm Mỹ đều vắng bóng trên đại dương.

Cuộc diễn tập cất cánh và hạ cánh của phi đội chiến đấu cơ J-15 trên chiếc Liêu Ninh ngày 02/01 vừa qua tại một địa điểm không xác định ngoài Biển Đông đã được guồng máy tuyên truyền Trung Quốc hết lời ca ngợi khi nhấn mạnh rằng : "So sánh với các vùng biển khác như Bột Hải, Hoàng Hải và Đông Hải (Biển Hoa Đông) thì Nam Hải (tức Biển Đông) là nơi có điều kiện khó khăn hơn".

Yêu tố quan trọng nhất được các chuyên gia quân sự ghi nhận là chiếc Liêu Ninh đã thành công trong việc tiến ra đại dương : Ngày 25/12/2016 vừa qua, lần đầu tiên con tàu đã vượt qua chuỗi đảo thứ nhất, băng qua eo biển Miyako cắt ngang Nhật Bản để ra Tây Thái Bình Dương, từ đó đi xuống phía nam, rẽ qua eo biển Ba Sĩ (Bashi) sát Đài Loan để vào Biển Đông.

Chuyến hải hành suôn sẻ này cho thấy là về mặt động cơ, chiếc Liêu Ninh đã khắc phục được các điểm yếu kém của loại tàu sân bay Nga cùng loại như chiếc Đô Đốc Kouznetsov, mà vận tốc không thể vượt quá 18 hải lý/giờ, để hệ thống máy tàu không bị quá tải.

Về mặt năng lực tác chiến, theo các chuyên gia, với các "bài tập cuối khóa" lần này, Trung Quốc đã thành công trong việc biến một tàu sân bay huấn luyện thành một phương tiện tấn công, cho dù hỏa lực cũng như kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Trước đó, khi còn ở Bột Hải, chiếc tàu cũng lần đầu tiên tập trận bắn đạn thật, kèm theo các bài khóa như không đối không, không đối hạm, hạm đối hạm.

Ngay từ ngày 15/11 năm ngoái, Bắc Kinh đã tuyên bố rằng chiếc tàu sân bay duy nhất của họ đã sẵn sàng chiến đấu.

Không một chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ được triển khai làm nhiệm vụ

Điều đáng ghi nhận trong thời điểm hiện nay, là vào lúc Trung Quốc phô trương sức mạnh mới của chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh ngay tại vùng biển nóng là Biển Đông, với ý nghĩa hù dọa rõ rệt đối với các láng giềng, Hoa Kỳ lại ở trong tình trạng bất động.

Hãng truyền thông Mỹ Fox News ngày 30/12/2016 đã nêu bật một sự kiện mang ý nghĩa biểu tượng : Đó là vào lúc Bắc Kinh "khoe" tàu sân bay, thì cường quốc Hải Quân số một hành tinh là Mỹ, lại không có bất kỳ một hàng không mẫu hạm nào đang hoạt động, điều được hãng Fox News ghi nhận là chưa từng thấy từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.

Theo nguồn tin trên, chiếc USS Dwight D. Eisenhower chịu trách nhiệm vùng Trung Đông chẳng hạn, đã quay trở lại cảng Norfolk (bang Virginia) ngày 30/12, nhưng không có chiếc hàng không mẫu hạm Mỹ nào khác thay thế. Còn tại Châu Á, phải chờ đến cuối tháng Giêng này thì chiếc USS Carl Vinson mới trở lại nhận nhiệm vụ ở vùng biển Tây Thái Bình Dương.

Đối với các chuyên gia phân tích, trong bối cảnh hàng không mẫu hạm luôn được xem là biểu tượng của sức mạnh Mỹ, với khả năng chuyển lực lượng hùng hậu đến mọi chiến trường một cách nhanh chóng, việc không một chiếc tàu sân bay Mỹ nào đảm trách một chiến dịch nào đó trên đại dương đã làm dấy lên những suy nghĩ không hay về sự "suy yếu" của tiềm lực quân sự Hoa Kỳ.

Tại Châu Á, điều đó đã bắn đi một tín hiệu xấu về phía các đồng minh và đối tác của Mỹ trong khu vực, vốn kỳ vọng rất nhiều vào Washington để ngăn chặn đà bành trướng của Bắc Kinh.

Trọng Nghĩa

****************************

Philippines muốn dời nơi tập trận với Mỹ ra khỏi Biển Đông (VOA, 04/01/2017)

bd3

Tàu của Hải quân Hoa Kỳ USS Essex, phía sau, đến căn cứ trước đây của hải quân Hoa Kỳ ở Subic, phía Bắc Philippines (hình lưu trữ-2003)

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng chuyển các cuộc tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ ra khỏi khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông. Hành động này diễn ra giữa lúc ông Duterte cố gắng cải thiện mối quan hệ của Manila với Trung Quốc.

Sau khi ông Duterte tuyên bố chuyển sang mối quan hệ thân mật hơn với Trung Quốc, Philippines gần đây đã quyết định giảm số lượng các cuộc tập trận với đồng minh Hoa Kỳ.

Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana cho biết Tổng thống Duterte trước đó khuyên ông nên tìm một địa điểm mới để tập trận với Hoa Kỳ, có thể là đến khu vực Mindanao, và nên tránh khu vực Biển Đông đầy nhạy cảm.

"Chúng ta có thể dời các cuộc tập trận hải quân đối diện Biển Đông tới khu vực Mindanao để tránh gây khó chịu cho láng giềng của chúng ta, hãy tinh tế với các nước láng giềng", ông nói.

Trong chuyến công du Bắc Kinh tháng 10 vừa qua, Tổng thống Duterte loan báo ông đang nới lỏng các mối quan hệ với Washington, đồng minh cung cấp cho Manila gần 800 triệu đô la viện trợ quân sự từ năm 2002 tới nay.

Hôm thứ năm tuần trước, ông Duterte nhắc lại rằng ông muốn tránh đối đầu với Trung Quốc và không thấy cần phải cấp thiết thúc đẩy Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của tòa trọng tài Liên hiệp quốc về đường lưỡi bò Trung Quốc vẽ ra ở Biển Đông.

Published in Châu Á

 

biendong1

Tấm bản đồ với đường đứt khúc 9 đoạn trên biển Đông tại trung tâm giáo dục quốc phòng thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc hôm 12/7/2016. AFP photo

Năm 2016 là năm được cho là có nhiều biến động khó lường ở biển Đông, khu vực tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa một số quốc gia ở châu Á trong suốt nhiều năm qua.

Đánh giá về tình hình biển Đông năm 2016 vừa qua, thạc sĩ luật Hoàng Việt, thành viên của Quỹ nghiên cứu biển Đông tại Việt Nam nhận định đây là một năm với nhiều biến động khó lường :

Chúng ta nhìn thấy qua năm 2016 đầy biến động và thay đổi, có những biến động mà nhiều người không ngờ tới, trong đó có cả những học giả danh tiếng. Điều này cho thấy chúng ta đang sống trong một thế giới mà tốc độ thay đổi và trật tự thế giới thay đổi mỗi ngày và khó lường.

Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, ba sự kiện đáng chú ý nhất có tác động mạnh đến tình hình biển Đông trong năm vừa qua chính là phán quyết của tòa Trọng tài Quốc tế liên quan đến vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Philippines và Hoa Kỳ có hai vị Tổng thống mới mà chính sách của những vị Tổng thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và hiện trạng ở biển Đông.

Phán quyết của tòa trọng tài quốc tế

Hôm 12 tháng 7 vừa qua, Tòa Trọng tài quốc tế the Hague đã ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về những đòi hỏi liên quan đến chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Phán quyết của tòa được cho là có lợi cho phía Philippines. Nhận xét về phán quyết này ngay sau khi tòa ra tuyên bố hôm 12 tháng 7, chuyên gia Greg Poling, Giám đốc sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC nói :

Philippines đưa ra khoảng 15 điểm trong vụ kiện Trung Quốc khoảng 3 năm trước và vào sáng nay họ đã thắng đến 14 ¾ điểm… đây là một chiến thắng lớn cho Philippines và chắc chắn đặt ra câu hỏi về những nhân nhượng nào có thể có từ phía Bắc Kinh trong tương lai.

Phán quyết của tòa xác định tất cả các thực thể thuộc khu vực tranh chấp ở quần đảo Trường Sa không phải là đảo và do đó không thể có vùng đặc quyền kinh tế. Phán quyết cũng bác bỏ đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ trên biển Đông.

Ngay sau phán quyết, Thượng nghị sĩ Jonh McCain và Thượng nghị sĩ Dan Sullivan của Hoa Kỳ đã ra tuyên bố chung viết rằng phán quyết có lợi cho tất cả mọi người, khiến các nước, bao gồm Trung Quốc, phải ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết vấn đề. Theo hai Thượng nghị sĩ, nếu Trung Quốc từ chối và vẫn duy trì quan điểm về đường đứt khúc 9 đoạn thì các nước khác phải thách thức Trung Quốc.

Tuy nhiên, không ngoài dự đoán, Trung Quốc sau đó đã lên tiếng bác bỏ phán quyết của tòa và cho biết sẽ tiếp tục những hoạt động mà họ cho là hợp pháp trên các khu vực mà nước này đòi chủ quyền.

Quân sự hóa khu vực biển Đông

 

Năm 2016 cũng là năm có nhiều các hoạt động được cho là gia tăng quân sự hóa khu vực biển Đông của các nước tiếp nối những hoạt động xây lấp các đảo và bãi đá từ năm 2014 đến nay.

CHINA-US-MARITIME-MILITARY

Ảnh chụp qua vệ tinh ngày 29/11/2016 và phát hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2016 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho thấy các hệ thống vũ khí phòng thủ của Trung Quốc trên các hòn đảo nhân tạo ở biển Đông. AFP photo

Vào tháng 2 năm 2016, Trung Quốc cho triển khai giàn tên lửa đất đối không được cho là hiện đại nhất thế giới ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Nhận định về hành động này của Trung Quốc, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia thuộc học viện quốc phòng Úc nói :

Tôi nghĩ là hoạt động này có liên quan đến việc máy bay tuần tra của Mỹ, rồi tàu Curtis Wilbur của Hoa Kỳ đi qua đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa… Trung Quốc đang làm gia tăng mối nguy đối với Hoa Kỳ và Bắc Kinh đã nói là sẽ làm như vậy tức là có đáp trả lại hành động của Hoa Kỳ. Đây là một trong những giàn phóng tên lửa tầm trung và cao hiệu quả nhất trên thế giới với thiết kế lấy từ Nga. Những máy bay tuần tra của Mỹ bay qua đây trong tương lai ví dụ như máy bay Poseidon sẽ gặp nguy hiểm.

Theo giáo sư Carl Thayer, Hoàng Sa thực ra đã được quân sự hóa từ trước với việc Trung Quốc cho xây dựng sân bay tại đây và đưa máy bay chiến đấu hiện đại nhất đến quần đảo này. Giàn tên lửa bổ sung giúp gia tăng khả năng phòng vệ cho Trung Quốc.

Cùng lúc những hình ảnh vệ tinh của Mỹ hồi đầu năm cũng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng khu vực đảo Bắc ở Hoàng Sa, chỉ cách đảo Phú Lâm nơi Trung Quốc đặt giàn tên lửa khoảng 12 km.

Những bức ảnh vệ tinh hồi giữa năm nay cũng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây lấp ở khu vực bãi cạn Scaborough mà Trung Quốc chiếm được từ Philippines hồi năm 2012. Một số chuyên gia cho rằng có thể Trung Quốc sẽ biến nơi này thành căn cứ tàu ngầm hoặc là trạm nghe tín hiệu thông tin tình báo.

Hôm 13 tháng 12, chương trình Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á của CSIS công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống vũ khí trên cả 7 đảo nhân tạo mà nước này xây lấp ở Trường Sa.

Hồi tháng 8, hãng tin Reuters đưa tin, Việt Nam đã chuyển những giàn phóng tên lửa di động đến một số đảo ở Trường Sa. Các giàn phóng này có thể nhắm tới các khu vực do Trung Quốc kiểm soát trên biển Đông.

Hồi cuối tháng 11, các hình ảnh vệ tinh của Hoa kỳ cho thấy nhiều tàu của Việt Nam đang tiến hành nạo vét kênh ở đảo Đá Lát (hay còn gọi là Ladd reef) thuộc Trường Sa. Hãng tin Reuters trích nhận xét của chuyên gia Trevor Hollingsbee, một nhà nghiên cứu về hải quân đã nghỉ hưu của Anh nói rằng hành động này cho thấy Việt Nam đang gia tăng cải thiện khả năng phòng vệ của mình.

Tổ chức Stratfor, chuyên nghiên cứu địa chính trị toàn cầu, hôm 16 tháng 12 có bài phân tích viết rằng những hoạt động xây lấp và đưa vũ khí ra Trường Sa của Việt Nam thời gian quan cho thấy Hà Nội kiên quyết trong việc hóa giải những tham vọng bành trướng chủ quyền trên biển của Trung Quốc.

Thay đổi chính sách của Mỹ và Philippines

 

Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, việc cả Philippines và Mỹ có hai vị Tổng thống mới trong năm vừa qua cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự ổn định ở biển Đông.

PHILIPPINES-US-SECURITY-DIPLOMACY-OBAMA-DUTERTE

Hai bức ảnh được chụp vào ngày 05 tháng 9 năm 2016 cho thấy, ở bên trái, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu trong một cuộc họp báo sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc, và ở bên phải, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói trong một báo chí hội nghị tại thành phố Davao, Philippines. AFP photo

Philippines là nước có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc và một số nước khác về chủ quyền một số khu vực ở biển Đông. Tuy nhiên, ngay sau khi lên nắm quyền vào giữa năm nay, Tổng thống mới của Philippines là ông Duterte đã nhiều lần lên tiếng cho thấy ông sẵn sàng làm việc với Trung Quốc và gạt phát quyết của tòa trọng tài quốc tế sang một bên. Ông cũng tuyên bố muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc trong khi chê bai vai trò của Mỹ, nước đồng minh lâu năm của Philippines. Nhận định về điều này, thạc sĩ luật Hoàng Việt cho biết :

Nó ảnh hưởng tới biển Đông rất nhiều bởi vì Philippines là quốc gia trực tiếp tham gia tranh chấp, là quốc gia đưa vấn đề lên tòa để tòa ra phán quyết mà bây giờ Philippines lại không thúc đẩy nữa, nó làm cho tác động của phiên tòa thay đổi rất nhiều.

Trong những năm qua Philippines đã cùng Việt Nam nhiều lần lên tiếng phản đổi Trung Quốc ở các diễn đàn khu vực liên quan đến vấn đề biển Đông. Theo thạc sĩ luật Hoàng Việt, việc Philippines trở nên gần gũi hơn với Trung Quốc và Thủ tướng Malaysia mới đây tuyên bố sẵn sàng đàm phán song phương với Trung Quốc đang đặt Việt Nam vào một thế khá đơn độc.

Trong khi đó Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump cho đến lúc này vẫn chưa cho thấy rõ chính sách sắp tới của Mỹ sẽ ra sao đối với vấn đề biển Đông. Dưới thời thời của Tổng thống Barack Obama và chiến lược chuyển trục về châu Á, Hoa Kỳ đã giúp gia tăng sức mạnh quân sự cho các nước trong khu vực trước những đe dọa của Trung Quốc. Có những lo ngại cho rằng, Tổng thống mới của Mỹ sẽ chú trọng nhiều hơn vào vấn đề nội địa như những gì ông đã nói trong quá trình tranh cử. Điều này sẽ tạo ra một thách thức lớn cho các nước trong khu vực và có thể có lợi cho Trung Quốc. Thạc sĩ luật Hoàng Việt nhận định.

Chính sách của Hoa Kỳ với vấn đề biển Đông vẫn là một ẩn số nhưng dường như với những phát biểu và tuyên bố gần đây của ông Donald Trump thì vấn đề biển Đông sẽ nổi cộm, vì không có sự góp mặt của Hoa Kỳ, không có sự răn đe của Hoa Kỳ thì rõ ràng không có quốc gia nào có tiềm lực để đe dọa Trung Quốc cả, không có quốc gia nào có thể ngăn cản Trung Quốc.

Tổng thống mới của Mỹ sẽ nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 tới đây.

Theo nhận xét của thạc sĩ luật Hoàng Việt, Việt Nam hiện vẫn là một quốc gia có tiềm lực yếu, trước những diễn biến khó lường ở biển Đông thời gian tới, thách thức lớn nhất trong năm tới của Việt Nam sẽ là làm thế nào để giữ gìn hòa bình ổn định trong khi vẫn có thể bảo về được chủ quyền của mình ở các vùng biển đảo.

 

Việt Hà, phóng viên RFA

Published in Châu Á

bd1

Một tàu lặn không người lái được vớt lên sau khi tham gia diễn tập chung Mỹ-Anh ngoài khơi Cotland ngày 08/10/2016. Reuters

Vụ hải quân Trung Quốc thu giữ một tàu lặn không người lái của hải quân Mỹ ở Biển Đông trong tháng này là vụ chưa từng có và nó báo hiệu những vụ tương tự trong tương lai, bởi vì cả Washington lẫn Bắc Kinh đang sử dụng ngày càng nhiều các hệ thống không người lái ở vùng biển này, theo trang mạng The Diplomat hôm nay 29/12/2016.

Mặc dù hải quân Trung Quốc sau đó đã trao trả lại tàu lặn không người lái ( UUV ) cho phía Mỹ, nhưng vụ này vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Với hành động bị xem là vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ( UNCLOS ), Bắc Kinh muốn áp đặt những giới hạn lên các hoạt động giám sát của Mỹ ở Biển Đông, vùng mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ.

Nhân vụ thu giữ tàu lặn không người lái, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ ngưng các hoạt động do thám ở vùng Biển Đông, mặc dù UNCLOS cho phép những hoạt động này. Ngoài việc biện minh cho việc thu giữ tàu lặn không người lái của Mỹ, báo chí chính thức của Trung Quốc đã nêu lên nguy cơ các tàu lặn này thu thập không chỉ tin tình báo về các tàu ngầm Trung Quốc, mà cả những thông tin đáng giá hơn, bởi vì các tàu lặn không người lái của Mỹ tối tân hơn.

Vụ nói trên xảy ra vào lúc cả quân đội Hoa Kỳ lẫn quân đội Trung Quốc đang sử dụng ngày càng nhiều hệ thống không người lái ở Biển Đông cũng như ở vùng Biển Hoa Đông.

Theo The Diplomat, quân đội Mỹ vẫn thường sử dụng các tàu lặn không người lái để thu thập các dữ liệu về đại dương. Trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông gia tăng, Hoa Kỳ tiến hành ngày càng nhiều chuyến bay do thám với các máy bay không người lái ( UAV ), như Global Hawk, trên vùng biển này. Đã có thông tin là Trung Quốc nhiều lần tìm cách gây nhiễu sóng điện tử các chiếc Global Hawk.

Về phần mình, quân đội Trung Quốc cũng đã mở rộng việc sử dụng các hệ thống không người lái, không chỉ nhằm do thám mà còn nhằm thiết lập một sự hiện diện thường trực ở các vùng biển đang tranh chấp. Ngoài việc đưa máy bay không người lái vào cơ cấu của lực lượng, quân đội Trung Quốc còn triển khai một số tàu lặn không người lái và đang nỗ lực phát triển tàu mặt nước không người lái (USV)

Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải của hải quân Trung Quốc nay có nhiều đơn vị với máy bay không người lái, mà dường như đã nhiều lần tham gia tuần tra ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Cũng theo The Diplomat, gần đây Trung Quốc đã có nhiều bước tiến đáng kể trong việc phát triển các máy bay không người lái tối tân hơn, kể cả với khả năng “tàng hình”, tức là khó bị radar phát hiện.

Theo nhận định của The Diplomat, việc sử dụng ngày càng nhiều hệ thống không người lái, những phương tiện mà không có hạn chế về nhân lực, cũng như không có rũi ro về tính mạng, sẽ giúp Bắc Kinh củng cố những đòi hỏi chủ quyền và nâng cao khả năng kiểm soát các vùng biển tranh chấp.

 

Thanh Phương

Published in Châu Á