Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tòa Bạch Ốc thời Donald Trump có đến 9 Luật sư cố vấn, đứng đầu là Luật sư Don McGahn (the head of the White House Counsel’s Office), sau đó là Jay Sekulow, Joseph di Genova and Victoria Toensing, Ty Cobb, Marc Kasowitz, Michael Cohen, Jill Martin và John Dowd. Mới đây ông John Dowd đã từ chức và ông Rudy Giuliani thay thế, còn ông Michael Cohen bị loại.

Trong 9 luật sư này có 2 luật sư được coi là cố vấn riêng của Trump, đó là Michael Cohen và Rudy Giuliani. Cả hai đều thuộc vào loại chọc trời khuấy nước.

cohen1

Michael Cohen

Tổ chức Trump Organization hoạt động giống như một tổ chức Mafia. Theo US Today, chỉ trong hai thập niên, Doanld Trump và các cơ sở kinh doanh của ông ta đã dính líu đến 3.500 vụ tố tụng, trong đó có 1900 vụ phía Trump đứng nguyên đơn, 1450 vụ là bị đơn hay khai phá sản. Michael Cohen phải dùng nhiều mánh mung để giúp ông vượt qua, vì thế Cohen đã tự hào tuyên bố :"Tôi là người bảo vệ tổng thống và gia đình của ông. Tôi là gã sẵn sàng đỡ đạn cho tống thống". Nhưng người Việt có câu : "Đi đêm lâu ngày cũng gặp ma". Hiện nay Cohen đang gặp ma !

Ông Giuliani nguyên là thị trưởng New York, đã quen biết với Donald Trump trong nhiều thập niên, được báo chí Mỹ mô tả là người có lối ăn nói mạnh bạo, đầy ngụy biện cứng rắn, giống như vị tổng thống hiện nay. "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã" là chuyện thường tình.

Hiện nay, phe đối kháng đang dùng luật pháp và hệ thống tư pháp để đối phó với các trò múa gậy vườn hoang của Trump. Trump gọi đó là trò "Săn Phù thủy" (Witch Hunt), nhưng mỗi lần nghe ai nói đến vụ quan hệ với Nga thì Trump cứ nhảy đong đỏng như đạp phải lửa !

Hôm nay chúng tôi xin phổ biến một bài báo nói về chuyện Michael Cohen.Chuyện Rudy Giuliani sẽ được nói sau.

Lữ Giang

******************

Cohen trở mặt : Cú phản bội đủ sức hạ bệ Trump ? (Zing News, 14/08/2018)

Cố vấn thân tín cận nhất một thời của Tổng thống Mỹ Donald Trump giờ đây có thể trở thành mối đe dọa lớn nhất. Michael Cohen biết quá nhiều bí mật "tối" của Trump.

cohen2

Cú phản bội đủ sức hạ bệ Trump

Những ai từng xem tác phẩm điện ảnh kinh điển "Bố già" của Francis Ford Coppola có lẽ sẽ không quên nhân vật Tom Hagen, tay luật sư người Do Thái, con nuôi của ông trùm Vito Corleone. Trong phim, Hagen là một "consigliere" - quân sư của ông trùm, có thể thay ông ra mặt xử lý rắc rối và bảo vệ sự bình yên cho gia tộc.

Michael Cohen, cựu luật sư của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cũng được giới luật sư ở New York đặt cho biệt danh là "Tom", tương tự nhân vật lừng danh trong "Bố Già", theo ABC News. Ông là trợ thủ đắc lực của nhà tài phiệt trong điều hành đế chế kinh doanh, đồng thời là người thay Trump giải quyết êm thấm những rắc rối pháp lý vốn liên tục xuất hiện trong sự nghiệp của tỷ phú New York - thực tế đi kiện là biện pháp ưa thích của Trump.

Tuy nhiên, liên minh dần rạn nứt trước sức ép từ cuộc điều tra chiến dịch tranh cử của Trump dính líu đến các nỗ lực của Nga can thiệp bầu cử năm 2016, để rồi hoàn toàn đổ vỡ vào tuần qua khi Cohen công bố đoạn băng ghi âm giữa ông và tổng thống về trả tiền bịt miệng một bê bối tình ái trước thềm bầu cử.

Tương tự cách Mario Puzo viết về Tom Hagen, phiên bản đời thật Michael Cohen biết gần như mọi thứ mà thân chủ muốn chôn giấu. Một khi phản bội, Cohen có thể trở thành nhân tố mấu chốt để hạ bệ tổng thống Mỹ.

Hơn cả một luật sư

Trump tìm đến sự giúp đỡ của Michael Cohen hơn 10 năm về trước, khi nhà tài phiệt đang kẹt giữa cuộc xung đột pháp lý với nhóm các chủ sở hữu căn hộ ở cao ốc Trump World Tower, New York.

Luật sư gốc Do Thái, sinh năm 1966, đã giúp Trump giành lại được quyền kiểm soát ban quản lý tòa cao ốc. Theo New York Times, bộ đôi này đã dàn dựng một cuộc đụng độ giữa đội bảo vệ của Trump và các vệ sĩ của nhóm chủ hộ bất mãn.

Dù chi tiết quá trình hòa giải được giữ bí mật, phi vụ đã "thành công mỹ mãn" theo lời kể của Cohen. Chiến thắng này gây ấn tượng mạnh với Trump. Năm 2007, ông thuê Cohen làm phó giám đốc điều hành và cố vấn đặc biệt của Tập đoàn Trump.

Tay luật sư tốt nghiệp từ trường Thomas M.Cooley kém danh tiếng của bang Michigan trở thành nhân vật thân tín hàng đầu của nhà tài phiệt New York. Nhiều người nói Cohen giống như người con thứ sáu của Donald Trump, theo Vanity Fair. Một số người từng tiếp xúc với tay luật sư này ví von ông là Tom Hagen từ bộ phim "Bố già" bước ra đời thật, theo ABC News.

Dù công việc chính thức là cố vấn của tập đoàn Trump, Cohen còn hơn cả một luật sư đối với tỷ phú New York. Văn phòng của ông được bố trí gần nơi ở của thân chủ tại Trump Tower. Ông ngủ không quá 3 tiếng mỗi đêm và nhiều lúc mang theo súng khi ra đường, giấu cẩn thận ở cá chân. Bất kỳ ai ngáng đường hay đe dọa Trump đều có thể bị Cohen bắt nạt hoặc dọa đâm đơn kiện.

"Nếu ai đó làm phật lòng ông Trump, tôi sẽ làm mọi điều trong khả năng của mình để bảo vệ lợi ích của thân chủ. Tôi sẽ tóm lấy cổ họ và không buông ra đến khi nào xong việc", Cohen từng khẳng định trong một phỏng vấn với ABC News năm 2011.

Tay luật sư thiện chiến cũng hỗ trợ cho tham vọng bước vào chính trường của thân chủ. Tháng 6/2015, khi Trump khởi động tranh cử tổng thống, Cohen trở thành cố vấn pháp lý cho chiến dịch. Khi tỷ phú New York đắc cử, Cohen tháng 1/2017 từ bỏ vị trí tại tập đoàn Trump để tránh xung đột lợi ích khi theo chân thân chủ vào Nhà Trắng. Trả lời Vanity Fair vào tháng 9/2017, Cohen nhấn mạnh điều quan trọng nhất đối với ông là lòng trung thành.

"Tôi là người bảo vệ tổng thống và gia đình của ông. Tôi là gã sẵn sàng đỡ đạn cho tống thống", Cohen nói.

Im lặng và phản bội

Rạn nứt giữa Cohen và Trump bắt đầu xuất hiện khi cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử 2016 tăng nhiệt. Năm 2017, Cohen nằm trong số những nhân vật bị Cục điều tra liên bang (FBI) và Hạ viện Mỹ yêu cầu điều tra về các mối quan hệ giữa chiến dịch tranh cử của Trump và Moscow. 

Washington Post cho biết Cohen đã muốn phía Nga hỗ trợ một dự án bất động sản của tập đoàn Trump tại nước này. Trước sức ép điều tra, liên lạc giữa Trump và Cohen được giới hạn tối đa để tránh những rắc rối pháp lý trước thềm cuộc điều trần của Ủy ban Tình báo Hạ viện tháng 9/2017. Suốt hơn một năm sau đó, Cohen dần bị cách ly khỏi Nhà Trắng, gia đình và các cộng sự của Trump.

Sự lạnh nhạt này khiến Cohen cảm thấy mình bị phản bội, CNN dẫn các nguồn thạo tin cho biết. Bên cạnh đó, bản thân tay luật sư thiện chiến một thời cũng phải tự mình đối mặt với hàng loạt rắc rối khi những vụ lùm xùm của thân chủ được ông dàn xếp trong quá khứ dần lộ ra.

Tháng 1/2018, Wall Street Journal đưa tin Cohen trả cho diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels 130.000 USD, trích từ quỹ chiến dịch tranh cử, thuyết phục cô ém nhẹm câu chuyện có một đêm "ân ái" với Trump vào năm 2006. Cohen còn bị cáo buộc chi tiền để mua sự im lặng của 2 phụ nữ khác cũng có liên hệ với Trump.

Ông Cohen trước đó thừa nhận đã tự "móc túi" đưa tiền cho cô Daniels, người có tên thật là Stephanie Clifford, không lâu trước ngày bầu cử năm 2016, theo một "thỏa thuận không tiết lộ" để cô giữ kín chuyện cô nói đã xảy ra với Trump. Hành động này có thể vi phạm luật gây quỹ tranh cử tại Mỹ.

Ông Cohen còn bị công tố viên liên bang điều tra về nghi vấn gian lận trong các giao dịch ngân hàng. FBI ngày 9/4/2018 bất ngờ đột kích văn phòng của vị luật sư, thu giữ nhiều tài liệu như chứng từ kinh doanh, email và nhiều chứng cứ khác, bao gồm những khoản thanh toán cho nữ diễn viên Daniels.

Lệnh bao vây, khám xét và tịch thu tài liệu do chính công tố viên đặc biệt Robert Mueller yêu cầu. Ông Mueller cũng là người đứng đầu cuộc điều tra sự liên hệ của bộ máy tranh cử của ông Trump với nước ngoài.

Vụ đột kích là bước ngoặt lớn nhất trong chuỗi rắc rối pháp lý đang bủa vây Cohen, chính thức báo hiệu ông có nguy cơ rơi vào vòng lao lý.

Tổng thống Trump sau khi hay tin tỏ ra hết sức giận dữ. Ông chỉ trích vụ bố ráp của FBI là sự sỉ nhục, một cuộc săn phù thủy và là sự tấn công thẳng vào nước Mỹ.

Tuy nhiên, Trump vẫn giữ khoảng cách với người cộng sự thân tính một thời. Bo Dietl, người bạn lâu năm của Cohen, kể với CNN rằng bạn ông thật sự thất vọng khi không ai thân cận với Trump liên hệ ông giữa lúc khó khăn.

"Tôi không hiểu vì sao không ai gọi điện cho tôi. Tôi không hiểu vì sao không ai tìm cách liên lạc với tôi", Bo Dietl thuật lại lời của Cohen trong cuộc gặp giữa hai người vào tháng 6 vừa qua.

Trong vòng 1 tháng sau đó, cựu luật sư của Trump bắt đầu bắn đi những tín hiệu cảnh báo ông sẵn sàng hợp tác với các công tố viên để tìm đường thoát thân.

Trả lời ABC News hồi đầu tháng này, Cohen bỏ hoàn toàn những khẩu hiệu về lòng trung thành tuyệt đối với người thân chủ lâu năm. "Vợ tôi và 2 con luôn luôn là những người đầu tiên tôi trung thành với. Tôi đặt gia đình và tổ quốc lên trên hết", ông nói.

Cohen cũng công khai phản pháo những tuyên bố của Trump ở Thượng đỉnh Helsinki về vấn đề Nga can thiệp bầu cử 2016. "Dễ dàng chấp nhận lời bác bỏ cáo buộc của Tổng thống Putin là điều không tốt về lâu dài", ông nhận định.

Bạn bè và các cộng sự cho biết các rắc rối pháp lý của Cohen đang ngày càng nghiêm trọng. Ông đã hy vọng sẽ nhận được hỗ trợ từ tổng thống khi cho rằng mối quan hệ giữa 2 người không chỉ là ông chủ và nhân viên.

Khi Cohen nhận ra rằng sự giúp đỡ sẽ không bao giờ đến, luật sư thân tín một thời của Trump quyết định trở mặt bằng những thông tin nặng ký mà mình thu thập nhiều năm qua.

Át chủ bài thành gót chân Achilles

Ngày 24/7/2018, Cohen cho phép luật sư của mình là Lanny Davis công bố đoạn ghi âm một cuộc đối thoại với Trump. Nội dung đoạn băng cho thấy Trump biết về các khoản tiền được Cohen bỏ ra để ém nhẹm câu chuyện của Karen McDougal, một người mẫu tạp chí Playboy từng tiết lộ có quan hệ tình cảm với tỷ phú này.

Trump nổi giận trước cú phản bội của cựu luật sư. Ông lên mạng xã hội công kích ngược lại Cohen.

"Loại luật sư nào lại đi ghi âm thân chủ của mình ? Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy điều này. Tại sao đoạn băng lại bị cắt xén trong khi tôi có thể đã nói nhiều điều tốt đẹp hơn sau đó ?", Trump viết trên Twitter ngày 25/7 (Luật New York cho phép ghi âm).

Các nguồn thạo tin của CNN cho rằng Cohen đã công bố đoạn băng như một cách để cảnh báo Trump rằng ông có đủ "hỏa lực" để gây tổn thương chính trị cho thân chủ cũ và đã sẵn sàng hợp tác với các công tố viên. Trong khi đó, Lanny Davis cho biết thân chủ của ông cảm thấy cần phải tự bảo vệ mình. 

Không chỉ dừng lại ở đoạn băng về bê bối tình ái, Michael Cohen còn chuẩn bị châm ngòi thêm một quả bom tấn khác trong cuộc điều tra của FBI nhắm vào chiến dịch tranh cử của Trump. Theo CNN ngày 26/7, Cohen sẵn sàng làm chứng rằng Trump đã biết trước về cuộc họp tai tiếng tại tòa nhà Trump Tower năm 2016. Thậm chí, Cohen cho biết ứng viên đảng Cộng hòa khi đó đã gật đầu cho phép cuộc họp diễn ra. 

Cuộc họp với sự có mặt của Donald Trump Jr., con trai của tổng thống, được sắp xếp sau khi một luật sư Nga đề nghị cung cấp thông tin bất lợi về bà Hillary Clinton, đối thủ của ông Trump trong chiến dịch tranh cử 2016. Lời khẳng định của ông Cohen mâu thuẫn với lời khai của con trai của tổng thống Mỹ. Trước đó, Trump Jr. đã khai rằng cha mình không biết gì về cuộc gặp.

Trong phiên điều trần năm 2017 ở Hạ viện, Cohen không thừa nhận Trump biết trước về cuộc họp ở Trump Tower giữa con ông và các quan chức Nga. CNN dẫn nhiều nguồn tin thân cận với Cohen cho biết vị luật sư muốn thông qua động thái này để tiếp cận Robert Mueller và tìm cách giảm nhẹ các lùm xùm pháp lý mà ông đang đối mặt. 

Sau khi cuộc gặp tại Trump Tower được hé lộ vào tháng 7/2017, đội ngũ của Tổng thống Trump đã tìm cách hạn chế tổn hại bằng nhiều cách giải thích khác nhau. Tuy nhiên, có một điều không hề thay đổi trong những tuyên bố của đội ngũ Trump là ông không hề hay biết về cuộc gặp và chỉ được thông báo gần 1 năm sau đó

Những tuyên bố phủ nhận mối liên hệ với cuộc gặp tai tiếng ở Trump Tower liên tục được đưa ra bởi Trump, luật sư của ông là Jay Sekulow, con trai Trump Jr và Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders. Các chuyên viên phân tích cho biết đội ngũ của tổng thống Mỹ đã có hơn 15 phủ nhận ông biết trước về cuộc gặp với các quan chức Nga.

Theo CNN, Cohen không có được trong tay đoạn ghi âm hay bằng chứng nào để chứng minh được thông tin của mình. Tuy nhiên, nếu công tố viên đặc biệt Mueller bằng cách nào đó chứng minh được lời khai của Cohen, đây sẽ là quả bom tấn của cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Biên tập viên Chris Cillizza của CNN nhận định sự hợp tác của Cohen sẽ chứng minh ông Trump và con trai đã nói dối về cuộc gặp với các quan chức tình báo Nga. Không những vậy, đây sẽ là bước tiến lớn trong việc chứng minh "có sự thông đồng giữa đội ngũ Trump và chính phủ Nga", Cillizza cảnh báo. Cohen từ một luật sư thân tín đã trở thành "Gót chân Achilles" của tổng thống Mỹ.

Tuy nhiên, truyền thông Mỹ vẫn hoài nghi về khả năng quả bom tấn chính trị này phát nổ. Trong hơn một thập niên làm việc cùng Trump, ông được mô tả là sẵn sàng nói mọi điều mà ông chủ của mình yêu cầu. 

Rudy Giuliani, luật sư hiện nay của Trump, đã lên tiếng phản pháo những thông tin liên quan đến Cohen. "Tôi không có gì bất ngờ. Cohen đã nói dối cả tuần nay rồi. Ông ấy đã dối trá suốt nhiều năm qua", Giuliani nhấn mạnh. Luật sư của Trump đồng thời cảnh báo Cohen là người không đủ uy tín và là "kiểu nhân chứng có thể phá hỏng toàn bộ vụ án". 

Cho đến nây, đội điều tra của ông Robert Mueller vẫn chưa chính thức lên tiếng về những hé lộ ngày 26/7 của CNN.. Mọi ánh mắt giờ đây đã đổ dồn về vị cựu giám đốc FBI 73 tuổi, chờ xem động thái tiếp theo của ông.

Vài ngày trước, Mueller và con trai của Tổng thống Trump đã cùng xuất hiện tại Cổng 35X, sân bay Ronald Reagan. Cả hai cách nhau chỉ vài bước chân.

Thanh Danh

Published in Quốc tế

Trong tháng qua, báo chí Việt ngữ trong và ngoài nước bàn khá nhiều về vụ án Will Nguyễn, một người Việt có quốc tịch Mỹ về Sài Gòn tham gia các hoạt động chống chế độ, bị bắt giam và truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng”, bị xét xử và tuyên một bản án rất nhẹ : Chỉ đóng một số tiền phạt rồi bị trục xuất. Nhiều người tin rằng sở dĩ có sự đối xử nhẹ nhàng với Will Nguyễn như vậy là nhờ sự can thiệp của các tổ chức bảo vệ nhân quyền ở Mỹ và trên thế giới.

Nhưng sự thật không phải như vây. Ở đây, cần có sự phân biệt giữa Pháp lý và Chính trị, mặc dầu hai yếu tố này thường tương tác với nhau.

will1

Nguyen William Anh được áp giải đến tòa. Ảnh : HOÀNG YẾN (PLO)

Có những sự khác biệt

Đọc qua tại liệu về vụ án Will Nguyễn, chúng tôi thấy cả hai chính quyền Việt – Mỹ không chịu áp lực nào hết, mà đã cố gắng giải quyết vụ này dựa theo “Công ước Vienna về Quan hệ Lãnh sự” (Vienna Convention on Consular Relations) ngày 24/04/1963 trong đó có các điều khoản liên quan đến sự bắt giữ các công dân nước ngoài. Cần nhớ rằng Mỹ bây giờ không còn là “đồng minh” của Việt Nam Cộng Hòa nối dài nữa mà là “đối tác toàn diện” của Đảng cộng sản Việt Nam, trong dó có cả an ninh và quốc phòng.

Hôm 26/06/2018, sau khi Will Nguyễn bị bắt, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ Heather Nauert nói rằng vụ Will Nguyễn bị bắt giữ là “một lời nhắc nhở lớn với những công dân Mỹ, hay bất cứ ai có liên quan, đi tới một đất nước khác và ở đó có biểu tình hay tuần hành đang diễn ra…”.

Dĩ nhiên, trên thế giới hiện nay, còn có một số nước đã hành động không cần biết “Công ước Vienna về Quan hệ Lãnh sự” là gì như Bắc Hàn hay Miến Điện chẳng hạn. Nhưng nắm vững các quy tắc phải tuân theo khi đi ra ngoại quốc là một điều rất cần thiết. Chúng tôi xin tóm lược vụ án Will Nguyễn như một thí dụ điển hình trước khi trình bày các quy tắc này.

Sơ lược vụ án

Anh Will Nguyen, gọi theo tiếng Việt là Nguyen Willliam Anh và trên trang Facebook cá nhân là Will Nguyễn Anh Duy. Tên thường được gọi là Will Nguyễn. Will Nguyễn sinh năm 1985 tại Houston, Texas, trong một gia đình 4 con, nói tiếng Việt kiểu ngập ngừng.

Will Nguyễn tốt nghiệp cử nhân về chính sách công (public policy) ở Đại Học Yale và được học bổng cao học tại Trường Chính Sách Công Lý Quang Diệu ở Singapore. Trong khi chờ lãnh bằng cao học (Việt Nam gọi là “thạc sĩ”), Will Nguyễn đã về thăm Việt Nam nhân kỳ nghỉ trước khi tốt nghiệp.

Theo bản cáo trạng, Will Nguyễn thường xuyên theo dõi tin tức trên mạng liên quan Việt Nam nên biết có cuộc biểu tình phản đối hai dự luật Đặc khu và An ninh mạng vào ngày 10/06/2018 tại Công viên Hoàng Văn Thụ, Quận Tân Bình, Sài Gòn. Will Nguyễn đã quyết định về tham gia.

Trước khi về Việt Nam, William Nguyễn liên lạc bằng tin nhắn với một người có chương mục “Vi Trần”, “Anthony T. Nguyen” để trao đổi về cách tham gia biểu tình. Qua trao đổi, William Nguyễn có nhắn cho “Anthony T. Nguyen” ý định của mình khi tham gia biểu tình sẽ không đem theo giấy tờ tùy thân, sẵn sàng đánh trả và bỏ trốn nếu bị lực lượng cảnh sát giải tán.

Đêm 9/06/2018, Will Nguyễn đã từ Singapore về Việt Nam bằng đường hàng không theo diện du lịch, qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, và lưu trú ở lầu 6, số 290 đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Sài Gòn.

Khoảng 9 giờ ngày 10/6, William Anh đến khu vực Công viên Hoàng Văn Thụ tham gia biểu tình. Khi cùng đoàn biểu tình tiến về hướng trung tâm thành phố, Will Nguyễn liên tục dùng điện thoại di động ghi lại hình ảnh rồi đăng trên Facebook và Twitter. Anh chia sẻ thêm là anh ủng hộ quyền của người dân Việt Nam được “thực thi nghĩa vụ công dân của mình để biểu tình chống bất công”.

Đến 13 giờ cùng ngày (10/6), đoàn biểu tình đến ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lý Chính Thắng (Q.3) thì bị 4 xe bán tải của lực lượng cảnh sát án chặn, Will Nguyễn đòi lực lượng cảnh sát dời xe. Khi bị từ chối, Will Nguyễn trèo qua xe bán tải để tiến về phía trước, đồng thời rung, lắc để lật xe bán tải của cảnh sát, dọn đường cho người biểu tình đi qua nhưng không được.

will2

Hình ảnh Nguyen William Anh chụp từ clip

Bản cáo trạng cho rằng hành vi của Will Nguyễn đã gây ra tắc nghẽn giao thông tuyến đường tiếp cận Sân bay Tân Sơn Nhất hơn 3 giờ. Chuỗi hành động của Will Nguyễn đã bị cơ quan công an theo dõi, ghi lại hình ảnh. Will Nguyễn đã bị bắt ngay chiều hôm đó. Hình ảnh Will Nguyễn bị thương một bên đầu, mặt đầy máu, bị bắt mang đi đã lan truyền rộng rãi trên mạng. Công an đã đến nhà trọ Airbnb mà Will Nguyễn đang cư trú, đọc lệnh khám nhà và tịch thu laptop, hộ chiếu và một số tài sản cá nhân.

Ngày 15/6, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức ra quyết định khởi tố Will Nguyễn về tội “Gây rối trật tự công cộng”theo khoản 2 Điều 318 Bộ Luật Hình sự 2015. Phạm tội này có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị tù giam từ 2 năm đến 7 năm tù, tùy theo mức độ.

Ngoài Will Nguyễn còn có khoảng 30 người khác cũng bị bắt. Chưa biết số phận của những người này ra sao.

Mở đường cho Will Nguyễn

Hôm 13/07/2018, Công tố viên tại thành phố nói với các cơ quan truyền thông rằng nếu tại phiên tòa ngày 20/7 sắp tới mà công dân Mỹ Will Nguyễn tỏ thái độ ăn năn hối cải thì sẽ được giảm án. Đài VOA của chính phủ Hoa Kỳ ngày 19/07/2018 cho biết tối 18/06/2018, William Nguyễn đã xuất hiện trên truyền hình nhà nước thừa nhận rằng anh đã “vi phạm luật pháp Việt Nam”. Hãng tin AFP nói rằng các tổ chức nhân quyền đã tố cáo đây là một hình thức “ép cung” để buộc những người này nhận tội.

Sáng 20/07/218, Tóa án nhân dân thành phố đã xét xử sơ thẩm bị cáo Will Nguyễn. Tại phiên tòa, Will Nguyễn thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội. Bị cáo khai đã mua vé may bay từ đầu tháng 6/2018 để về Việt Nam du lịch. Trong thời gian chuẩn bị về, bị cáo có lên mạng tìm hiểu thông tin về Việt Nam thì thấy có thông tin về cuộc biểu tình nên quyết định tham gia. Bị cáo khai trước tòa là chưa tìm hiểu sâu về 2 dự luật về đặc khu và an ninh mạng, nhưng muốn tìm hiểu về con người, văn hóa Việt Nam nên hòa vào dòng người cùng biểu tình.

Trong phần luận tội, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt trục xuất đối với Will Nguyễn. Trong lời nói sau cùng, William mong Hội đồng xét xử khoan hồng để về Mỹ tiếp tục con đường học tập. Hội đồng xét xử nhận định rằng bị cáo Will Nguyễn phạm tội lần đầu, là người nước ngoài, thành khẩn khai báo nên cần áp dụng điều 37 bộ luật Hình sự 2015, trục xuất bị cáo rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Chiều ngày 20/07/2018, Will Nguyễn đã rời Việt Nam trở về Houston, Texas, ngay sau khi bị tòa tuyên án trục xuất. Trên trang Facebook của mình, cô Victoria Nguyễn, em gái ông Will Nguyễn đã viết : “Will is going home !”

Can thiệp hay không can thiệp ?

Một người bạn của Will Nguyễn kể lại, khi anh ta bị bắt, anh đã la lên rằng “không được bắt người nước ngoài, anh ta không có làm gì sai hết ; nhưng những người cưỡng chế Will chặn tôi lại”. Người bạn này đã chạy lại Lãnh Sự quán Hoa Kỳ ở Sài Gòn báo tin và cầu cứu, đồng thời nhờ nhóm người Mỹ đăng tin lên trang Expats & Locals in Ho Chi Minh City.

will3

Anh Will Nguyễn bị một toán an ninh mặc đồ dân sự nhào tới đánh đập, chụp mặt và kéo đi trên đường phố Sài Gòn ngay 10/06/2018

Hãng tin AFP dẫn lời ông Pope Thrower, phát ngôn viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tuyên bố : "Khi một công dân Mỹ bị giam giữ ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ làm việc để cung cấp tất cả các hỗ trợ lãnh sự phù hợp".

Ngày 15/06/2018, ba dân biểu đảng Dân Chủ từ California là ông Alan Lowenthal, ông Jimmy Gomez, và ông Lou Correa đã nói chuyện với Đại sứ Mỹ Dan Kritenbrink ở Việt Nam, yêu cầu kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lập tức phóng thích Will Nguyễn. Họ cũng gửi thư đến Tổng thống Donald Trump, kêu gọi Tổng thống hãy nhanh chóng can thiệp cho Will Nguyễn được trả tự do và những cáo buộc đối với anh phải được hủy bỏ. Sau đó, 15 vị bân biểu Hoa Kỳ cũng đã đồng ký tên vào lá thư gửi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo và Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Phạm Quang Vinh yêu cầu giải quyết ngay vụ này.

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đến thăm Việt Nam trong hai ngày 8 và 9/7 vừa qua. Tin Tòa Bạch Ốc cho biết Ngoại trưởng Pompeo đã nêu vụ Will Nguyễn và yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đẩy nhanh tiến trình giải quyết. 

Tuy nhiên, theo lời Victoria Nguyễn, em gái của Will Nguyễn, chính phủ Mỹ không thực sự thúc đẩy sự việc. Cô nói với ABC News, “Họ không thực sự hối thúc vụ này. Họ hầu như né tránh đề cập tới việc này và gạt sang một bên những quan tâm và những vấn đề mà tôi đặt ra. Chúng tôi rất bất mãn”.

Thi hành Công ước Vienna 1963

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã dựa theo “Công ước Vienna về Quan hệ Lãnh sự”, soạn ra những tài liệu hướng dẫn các công dân Hoa Kỳ khi đi ra ngoại quốc và trong trường hợp bị bắt phải làm thế nào. Các viên chức Hoa Kỳ có thể giúp họ những gì. Chúng tôi chỉ ghi lại dưới đây những điểm chính :

1. Khuyến cáo các công dân Hoa Kỳ khi đi ra nước ngoài :

- Hãy hiểu rằng quý vị phải tuân theo luật pháp và quy định của địa phương khi đến thăm hoặc sống trong nước đó - hãy theo những quy định đó.

- Tìm hiểu xem những luật lệ nào có thể khác với luật pháp tại Hoa Kỳ. Chúng tôi cung cấp một số thông tin về từng quốc gia trên các trang Thông tin quốc gia của chúng tôi. Để biết thêm thông tin về luật của một quốc gia cụ thể, hãy liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán gần nhất của quốc gia đó tại Hoa Kỳ trước khi bạn đi du lịch.

- Yêu cầu các nhà chức trách trại giam thông báo cho đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ. Liên hệ với đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ gần nhất để cho chúng tôi biết về việc bắt giữ.

2. Quyền hạn của viên chức lãnh sự khi công dân Mỹ bị bắt :

Nên nhớ rằng người có nhiệm vụ giúp đỡ và bảo vệ quý vị là viên chức lãnh sự chứ không ông đại sứ hay các viên chức khác.

a) Những điều lãnh sự có thể làm :

- Cung cấp danh sách các luật sư địa phương nói tiếng Anh.

- Liên hệ với gia đình, bạn bè hoặc chủ lao động của công dân Hoa Kỳ bị giam giữ (với sự cho phép bằng văn bản của họ)

- Thăm thường xuyên công dân Hoa Kỳ bị giam giữ và cung cấp tài liệu đọc và bổ sung vitamin, nếu thích hợp.

- Đảm bảo rằng các viên chức nhà tù đang cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp.

- Cung cấp tổng quan chung về quy trình tư pháp hình sự địa phương.

- Theo yêu cầu, đảm bảo rằng các viên chức trại giam cho phép một thành viên giá-o sĩ tôn giáo thăm viếng do sự lựa chọn của tù nhân.

- Thiết lập một quỹ tín thác nếu cần thiết, để bạn bè và gia đình có thể chuyển tiền cho các công dân Hoa Kỳ bị cầm tù.

b) Những điều lãnh sự không được làm :

- Không được đưa công dân Hoa Kỳ ra khỏi tù.

- Không được nói với tòa án về bất kỳ ai có tội hoặc vô tội.

- Không được cung cấp tư vấn pháp lý hoặc đại diện cho công dân Hoa Kỳ tại tòa án.

- Không được phục vụ như phiên dịch viên hoặc biên dịch viên chính thức.

- Không được thanh toán chi phí về pháp lý, y tế hoặc các khoản phí khác.

Đến đây quý vị có thể hiểu được tại sao những nhân vật chính quyền như Tổng thống Donald Trump, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Mike Pompeo và Đại sứ Dan Kritenbrink của Mỹ ở Việt Nam đã không có hành động can thiệp nào cả, chỉ có các lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn theo dõi mà thôi.

Hãy nhìn vào thực tế

Cuối năm 2015, một sinh viên Mỹ là Otto Frederick Warmbier, 21 tuổi, đã du lịch đến Bắc Hàn. Trước khi ra về, anh đã ăn cắp một tấm khẩu hiệu chính trị tại thủ đô Bình Nhưỡng để “làm kỷ niệm”. Ngày 2/1/2016 anh bị bắt và ngày 16/03/2016 anh đã bị tuyên phạt 15 năm tù lao động khổ sai. Chỉ một thời gian ngắn sau, Otto bị bệnh và được thả ra ngày 15/06/2017. Otto Warmbier được đưa về Mỹ trong tình trạng hôm mê rồi qua đời hôm 19/06/2017, tức chỉ 4 ngày sau khi được thả. Các cuộc khám nghiệm cho thấy không có cách nào biết chắc nguyên nhân Warmbier bị hôn mê.

Sở an ninh Bắc Hàn bắt giữ, tra tấn và giết Otto Frederick Warmbier khi chỉ có một hành vi không có gì quan trọng, là với mục đích là khuyến cáo các công dân Mỹ chớ đến nước này để quậy phá. Về chính trị, Donald Trump và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chẳng làm gi cả vì hai lý do chính : Lý do thứ nhất là còn ba công dân Mỹ đang bị Bắc Hàn giam giử, không thể hy sinh họ. Lý do thứ hai là sau lưng Kim Jong-un còn có Tập Cận Bình và Putin, nên mọi áp lực đều không có hiệu quả.

Trường hợp của Will Nguyễn, Hà Nội đã áp dụng một chính sách khác, mặc dầu mục tiêu chính vẫn là cảnh cáo người Việt hải ngoại đừng về trong nước quậy phá.

Tuy hành vi vi phạm của Will Nguyễn trong cuộc biểu tình quan trọng hơn chuyện ăn cắp cái biểu ngữ của Otto Warmbier nhiều, nhưng sau khi điều tra, Công an Việ Nam thấy hành động của Will Nguyễn chỉ là một hành động tự phát, theo cảm tính, không có lãnh đạo, không có tổ chức, không có kế hoạch, không có chiến lược và chiến thuật… nên cho rằng Will Nguyễn không phải là một thành phần nguy hiểm, nên đã nhẹ tay.

Khi cuộc đấu tranh chống Formosa ở trong nước kéo dài mà không bị giải tán, một vài nhân vật trong nước đã nói với tôi rằng phải cẩn thận, vì khi Công an để cho các cuộc nổi dậy kéo dài như thế này má không ngăn chặn, Công an đã thả người vào theo dõi, xem ai là người lãnh đạo, ai là người tổ chức, ai là người xách động… Tìm ra được người chủ chốt, họ sẽ ghi âm và quay hình để làm bằng chứng, sau đó ra lệnh dẹp biểu tình và cho đi bắt những người chủ chốt để truy tố. Khi rằn bị mất đầu, rất khó phát động các cuộc nỗi dậy khác.

Trong vụ Formasa, đã có khoảng 30 người bị bắt và bị truy tố, trong đó có nhiều người đã bị phạt tù, chẳng hạn như Hoàng Đức Bình 14 năm tù ; Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù ; Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Thị Hằng, Trịnh Xuân Thủy, Phùng Thanh Chương 2 năm tù, v.v.

Tranh đấu mà không có lãnh đạo nhưng ai cũng là lãnh tụ, không cần biết “địch” và “đồng minh” đang làm gì, không có tổ chức, không có chiến lược, không có chiến thuật, không có kế hoạch, nhìn quanh thấy ai không làm theo mình đều bị coi là tay sai cộng sản hay “đặc công cộng sản nằm vùng”... thì dù đã đấu tranh 73 năm hay hơn nữa, mọi chuyện vẫn không có gì thay dỗi.

Ngày 25/07/2017

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Cuộc di cư vĩ đại của đồng bào miền Bắc vào miền Nam năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, tính dến nay đã 64 năm. Nhưng khi ngồi đọc lại các tài liệu do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam viết, chúng ta khám phá ra có rất nhiều sự xuyên tạc rất trắng trợn, mặc dầu các tài liệu lịch sử về cuộc chiến Việt Nam đã được tiết lộ gần hết và các nhân chứng vẫn đang còn hiện diện ở trong và ngoài nước.

dicu1

Cuộc di cư vĩ đại của đồng bào miền Bắc vào miền Nam năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết - Lên tàu há mồm - Ảnh minh họa

Một thí dụ điên hình, trong cuốn "Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975", Tập II, do Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, xuất bản năm 1996 đã viết rằng sở dĩ nhiều đồng bào đã bỏ miền Bắc ra đi là vì bị cưỡng ép và số đồng bào công giáo bỏ đi rất đông là vì họ bị Ngô Đình Diệm và người Mỹ đánh lừa, nói rằng "Chúa đã vào Nam" hay "Đức bà Mary Đồng Trinh đã rời khỏi miền Bắc" hay "Mỹ sẽ ném bom nguyên tử miền Bắc", v.v.

Điều đáng tiếc là sự dối trá này đã được một vài sử gia và chính trị gia Tây phương như Bernard Fall, Chester L. Cooper (chuyên viên về Á Châu và Đông Dương của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ)... chép lại nguyên văn, không cần kiểm chứng. Sau đó, tập "Vietnam : Defeat U.S. Imperialism, A Progressive Labor Party Pamphlet" của Đảng cộng sản Việt Nam lại nhai lại cái bã do chính họ nhả ra !

Để làm sáng tỏ lịch sử, hôm nay nhân kỷ niệm 64 năm di cư khỏi miền Bắc, chúng tôi xin ghi lại những nét chính về cuộc di cư này, trong đó có cả những trải nghiệm của bản thân người viết.

Đồng bào tháo chạy khỏi miền Bắc

Điều 14, đoạn b, của Hiệp định Genève được ký kết ngày 20/7/1954 quy định :

"Trong thời gian kể từ khi hiệp định này bắt đầu có hiệu lực đến ngày hoàn thành việc chuyển quân, nếu có những thường dân ở một khu thuộc quyền kiểm soát của bên này mà muốn sang ở vùng giao cho bên kia, thì nhà chức trách của khu trên phải cho phép và giúp đỡ sự di chuyển ấy".

dicu2

Thủy thủ tàu chiến phương Tây đón tiếp đồng bào miền Bắc di cư vào Nam : phải để cho tất cả mọi người ở Việt Nam tự do lựa chọn vùng mình muốn sống

Trong Lời Tuyên Bố Cuối Cùng ngày 21/7/1954, ở đoạn 8 có nói :

"Phải triệt để thi hành những điều khoản trong hiệp định đình chỉ chiến sự nhằm mục đích bảo vệ tính mạng và tài sản của mọi người và nhất là phải để cho tất cả mọi người ở Việt Nam tự do lựa chọn vùng mình muốn sống".

dicu3

Ngày 17/7/1954, Pháp phải mở chuyến tàu đầu tiên chở người di cư đến Sài Gòn.

Lúc đầu, Việt Minh đã cho di cư khá dễ dàng. Người Công giáo ý thức rằng không thể có tự do tôn giáo dưới chế độ cộng sản nên đa số quyết tâm ra đi. Về sau, Việt Minh thấy rằng số người bỏ làng mạc di cư vào Nam ngày càng đông, sẽ gây ảnh hưởng không tốt về chính trị và làm cho tiềm năng nhân lực và kinh tế miền Bắc yếu đi nên đã tìm cách ngăn chặn.

1. Phong trào di cư bùng nổ :

Cùng với sự triệt thoái của quân đội Pháp ra khỏi vùng Nam Trung Châu Bắc Việt, đồng bào thuộc các tỉnh Bùi Chu, Phát Diệm, Ninh Bình, Nam Định và Phủ Lý vội vàng chạy về Hà Nội. Đồng bào ở Thái Bình theo đường bể ra Hải Phòng. Tiếp theo, đồng bào ở các vùng quanh Hà Nội như Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Yên cũng hốt hoảng chạy về Hà Nội. Phong trào di cư đã bùng nổ 3 ngày trước khi Hiệp định Genève được ký kết. Ngày 17/7/1954, Pháp phải mở chuyến tàu đầu tiên chở người di cư đến Sài Gòn.

Phong trào di cư ngày càng lan rộng. Những đồng bào ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hòa Bình cũng tìm cách chạy về Hà Nội. Sau đó, đến lượt đồng bào ở ba tỉnh miền Trung là Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ở Liên Khu IV là vùng bị Việt Minh chiếm đóng và cai trị từ 1945, cũng tìm cách di cư.

2. Các cuộc đàn áp đẩm máu :

Trước phong trào di cư ồ ạt này, nhà quyền Cộng Sản đã tìm cách ngăn chặn. Các cuộc đàn áp đẩm máu đã xẩy ra. Sau đây là một vài thí dụ điển hình :

2/1/ Vụ Cựa Gà : Công an đã bắt 30 linh mục đứng ra hướng dẫn phong trào di cư. Giáo dân đã phản đối rất mạnh, công an phải thả ra. Quảng đường từ Bích Câu đến Bùi Chu đầy nghẹt người. Từ Bùi Chu đến Cựa Gà còn gay cấn hơn. Bọn công an và bộ đội giả dạng dân chúng chạy ra níu kéo lại. Người di cư phải vật lộn với họ từ 5 giờ sáng đến 12 giờ trưa mới đến được Cựa Gà. Tại đây, công an lại phong tỏa các đò ngang không cho qua sông. Họ tập trung đồng bào lại và khuyên không nên đi. Đến 5 giờ chiều, họ đem xe đến mời đồng bào trở về Hậu Hải. Đồng bào không chịu lên xe.

2.2. Vụ Sa Châu : Cuộc ra đi của khoảng 3000 đồng bào ở giáo xứ Sa Châu, Giao Thủy, Nam Định, còn khó khăn hơn. Việt Minh cho phá sập cầu Nam Điền nên đồng bào không qua sông được. Đồng bào tìm mọi phương tiện để qua sông, một số nhảy xuống sông bơi qua, nhưng bơi không tới, bị chết đuối. Đa số gia đình có đàn bà và trẻ con, không thể bơi qua sông được nên đành phải quay trở về.

2.3. Vụ Trà Lý : Đêm mồng 5 rạng ngày 6/11/1954, một tiểu hạm của Hải Quân Pháp đang tuần tiểu ngoài khơi Trà Lý thì được một thuyền đánh cá đến gần và báo tin cho biết có khoảng 2.000 người đang lâm nguy trên một bãi cát ngoài biển Trà Lý, nếu không cứu kịp, họ sẽ bị chìm xuống biển. Tiểu hạm này liền báo cho các tàu La Capricieuse, LMN-9052, LCT-9065 xin đến tiếp cứu. Đến 8 giờ sáng ngày 6/11/1954, Ủy hội quốc tế Kiểm soát đình chiến cũng đã được thông báo về vụ này. Đô đốc Jozzan liền ra lệnh cho các tàu ở Hải Phòng và Đà Nẵng phải đến Trà Lý cứu những người đang bị nạn.

Theo một sĩ quan của tàu La Capricieuse kể lại, sáng ngày 6/11/1954, tàu 151-L9035 vào cứu đầu tiên, vớt được 900 người được đưa về Hải Phòng ; tàu LSM-9052 và LCT-9065 cho xuồng máy vào cứu tiếp. Đến 1 giờ sáng ngày 7/11/1954, đã có 1.445 người nữa được vớt đưa lên tàu LCT-9065.

Một số người, nhất là đàn bà và trẻ con, khi vội vàng chen chúc nhau leo lên xuồng máy đã bị rơi xuống biển. Các thủy thủ đã ném phao theo cho họ, nhưng họ không biết bơi nên không bám vào được, đã bị chìm luôn.

2.4. Vụ Lưu Mỹ : Ngày 18/12/1954, 189 gia đình thuộc thôn Lưu Mỹ, xã Trù Sơn, huyện An Sơn, tỉnh Nghệ An, đã đến trụ sở xã nộp đơn xin di cư. Việt Minh coi đây là một tổ chức phản động nên tìm bắt những người mà họ nghi đã xách động hay lãnh đạo dân chúng, đó là các ông Phạm Văn Như, Lê Hữu Bằng, Nguyễn Văn Hương, Đinh Thế Xuyên và Nguyễn Văn Cung. Ông Phan Văn Như trốn về được đã báo cho mọi người biết. Dân chúng liền kéo nhau đến trụ sở xã yêu cầu thả những người bị bắt, nhưng họ không thả.

Biết trước thế nào cũng bị khủng bố, dân Lưu Mỹ đã tổ chức những toán tự vệ để canh phòng. Đêm 7/1/1955, công an đến bắt một số người đem về thẩm vấn rồi đến sáng 8/1/1955 thả ra. Sau đó, Việt Minh đưa bộ đội tới bao vây thôn Lưu Mỹ. Một cuộc xô xát đã xẩy ra vào lúc 4 giờ sáng ngày 13/1/1955. Có 11 người bị chết và nhiều người bị thương. Nhiều người đã bị bắt dẫn đi.

2.5. Vụ Ba Làng : Ngày 8/1/1955, tại Ba Làng, huyện Gia Tỉnh, tỉnh Thanh Hòa, có khoảng 20.000 người đã tập trung tại trụ sở xã yêu cầu được cho di cư đúng như điều 14b của Hiệp định Genève đã quy định. Việt Minh đã huy động cả một Trung đoàn đến dẹp. Một cuộc xô xát đã xẩy ra. Bộ đội nổ súng bắn, có 4 người bị chết và 6 người bị thương. Sau đó, Việt Minh lập tòa án nhân dân ở làng bên, đem những người tổ chức và kháng cự ra xét xử. Kết quả 2 người bị tuyên án khổ sai chung thân, 4 người bị án 20 năm và 22 người bị án 12 năm. Khoảng 60 người đã bị bắt đưa đi mất tích.

2/6/ Vụ Mậu Lâm : Theo những người trốn đi di cư kể lại, vào tháng 2 năm 1955 đã xẩy ra một cuộc xô xát đẩm máu giữa những người đòi đi di cư với bộ đội Việt Minh tại xã Mậu Lâm, Phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Khoảng 2000 dân đã rầm rộ kéo nhau lên đường đi di cư. Việt Minh liền cho 2 đại đội thuộc Sư đoàn 304 ra chận lại. Một cuộc xô xát đã xẩy ra. Có 5 bộ đội bị thương. Bộ đội liền xã súng bắn, có 11 người dân bị chết, nhiều người bị thương và hơn 200 người bị bắt.

2.7. Vụ Cửa Lò : Biết rằng theo Hiệp định Genèvè, người dân có quyền tự do di cư trong hạn 300 ngày, nhiều người dân Cửa Lò, Nghệ An, đã tìm cách ra đi bằng đường bộ hay đường biển, nhưng không ai thoát được. Tất cả hoặc bị bắt lại, hoặc bị chết vì kiệt sức ở trong rừng hay ngoài biển.

Cuối cùng, họ đã lập được kế để chạy thoát. Đêm 1/1/1956, bổng nhiên lửa cháy dữ dội đầu làng. Trong khi công an và bộ đội đang lo chửa cháy, dân làng vội vàng xuống thuyền ra khơi, bọn công an không hay biết gì. Đoàn thuyền đi đến trưa hôm sau thì thấy có tàu chiến Pháp xuất hiện ở ngoài khơi. Họ cột một cái áo trắng lên cây sào và vẩy. Tàu chiến Pháp biết có người đang kêu cứu, đã cho tàu chạy sát vào các thuyền của họ và vớt tất cả lên tàu. Đến 2 giờ đêm 2/1/1954, tàu cập bến Hải Phòng. Mọi người đều sung sướng reo hò, nhưng không ai quên được một em bé 12 tuổi tình nguyện ở lại đốt làng để cầm chân bọn công an và bộ đội, không biết số phận em sau đó ra sao.

dicu4

Tóm lại, tại các xứ Công giáo, vì việc ra đi có lãnh đạo, có kế hoạch và có tổ chức, nên số thoát được nhiều hơn. Nhưng nhìn chung, đa số đều phải ở lại. Một thí dụ cụ thể : Mặc dầu bị kiểm soát rất chặt chẽ, ở xã Xuân Liên có ba thôn, tại thôn Hạ có 95 gia đình đã thoát đi toàn vẹn, 28 gia đình bị dang dở. Tại thôn Lạc Thủy, có 124 gia đình trốn thoát được. Tại thôn Liên Thượng, hơn 30 gia đình đã đi được.

Theo một tài liệu mà nhân viên an ninh lúc đó bắt được, trung ương Đảng lao động Việt Nam (sau này đổi thành Đảng cộng sản Việt Nam) ước lượng rằng nếu không có biện pháp ngăn chặn, sẽ có khoảng 5 triệu người bỏ miền Bắc ra đi. Sự kiện này sẽ đưa đến những kết quả tai hại về cả phương diện chính trị lẫn kinh tế. Vì thế, trung ương Đảng đã ra chỉ thị phải tìm cách ngăn chặn phong trào di cư lại.

Để giải thích hiện tượng người người bỏ miền Bắc ra đi này, Việt Minh đã nhiều lần tuyên bố rằng đồng bào miền Bắc đã bị "cưởng ép" di cư và chính phủ Ngô Đình Diệm cũng như người Mỹ đã tuyên truyền rằng "Đức Mẹ đã vào Nam" để đánh lừa đồng bào công giáo chạy theo. Trò bịp bợm này đã được lặp đi lặp lại trong nhiều bộ phim tuyên truyền, và cũng được dùng để giải thích tình trạng hàng triệu đồng bào bỏ nước ra đi sau 30/4/1975.

Những nỗ lực của chính phủ Ngô Đình Diệm

Ngày 6/8/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm đã gởi văn thư yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp viện trợ để di chuyển khoảng 100.000 người di cư từ Bắc vào Nam. Trong thư phúc đáp ngày 8/8/1954, chính phủ Hoa Kỳ đồng ý cung cấp cho chính phủ Việt Nam những vật dụng cần thiết để di tản đồng bào muốn di cư ra khỏi vùng sẽ trao lại cho Việt Minh và sẽ hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam để bảo đảm rằng viện trợ của Hoa Kỳ đáp ứng một cách hữu hiệu nhu cầu của chính phủ và dân chúng Việt Nam.

Mỗi ngày, các phi cơ của Pháp có thể di tản khoảng 3.400 người từ Hà Nội và Hải Phòng đến Sài Gòn. Hải Quân Pháp cũng được xử dụng để thực hiện việc di tản. Tuy nhiên, với những phương tiện sẵn có, Pháp không thể vận chuyển hết số người di tản trong thời gian ấn định được. Theo lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đã đưa tàu tới phụ giúp. Theo sự ước tình, phải di tản ít nhất 200.000 người ra khỏi Hà Nội và Hải Phòng trước ngày 10/9/1954. Đô đốc Felix Stump đã ra lệnh cho các tàu đổ bộ thuộc Hạm đội Tây Thái Bình Dương vào Hải Phòng và các cảng ở miền Trung (Đồng Hới) để di tản từ 80.000 đến 100.000 người.

Để hoàn thành cuộc di tản vĩ đại này :

- Về hàng không, Pháp đã thực hiện 4.280 chuyến bay, vận chuyển được 213.635 người.

- Về tàu thủy, Pháp thực hiện 338 chuyến và Mỹ 109 chuyến, vận chuyển được 555.037 người.

Những người di tản bằng phương tiện riêng hay vượt qua sông Bến Hải thì không kể.

Đầu tháng 8 năm 1954, chính phủ đã thành lập Sở Di cư để lo việc tản cư, tiếp cư và định cư. Nhưng về sau, vì phong trào di cư bùng nổ quá lớn, chính phủ đã phải thành lập Phủ Tổng ủy Di cư và tị nạn để phụ trách công việc này. Lúc đầu, ông Ngô Ngọc Đối được cử làm Tổng ủy trưởng. Sau đó, Thủ tướng Ngô Đình Diệm và ông Ngô Ngọc Đối đã thuyết phục Giám mục Phạm Ngọc Chi đứng ra thành lập "Ủy ban Hỗ trợ di cư" để yểm trợ Phủ Tổng ủy Di cư và tị nạn về tinh thần lẫn vật chất. Trong vài trò này, Giám mục Phạm Ngọc Chi đã đi vận động các tổ chức quốc tế yểm trợ phong trào di cư của Việt Nam.

Kết quả đã có 860.206 người di cư được đưa vào Nam, chia ra như sau :

- Thiên Chúa giáo : 677.389 người (Công giáo : 676.348 người, Tin lành : 1.041 người)

- Phật giáo : 182.817 người

Sau cuộc di cư năm 1954, số giáo dân còn lại ở miền Bắc khoảng 750.000 người với 254 linh mục và 7 giám mục, chia làm 10 Giáo phận. Ngoài ra, Khâm sứ Tòa thánh Dooley cũng đã ở lại với Giáo hội miền Bắc.

Các trại định cư đã được lập từ Quảng Trị đến Cà Mau. Có tất cả 315 trại định cư dành cho 508.999 người, chia ra như sau :

- Nam phần : 206 trại với 393.354 người.

- Trung phần : 59 trại với 61.094 người.

- Cao nguyên : 50 trại với 54.551 người.

Những tên điếc không sợ súng

Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, tỉnh Quảng Bình được trao cho Việt Minh. Quân đội, công chức và dân chúng khắp nơi trong tỉnh tìm mọi phương tiện để rời khỏi Quảng Bình. Hai phương tiện được dùng để di cư đồng bào một cách nhanh chóng là tàu thủy và máy bay.

Lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng đã cùng một số anh em tham gia vào toán tiếp cư do linh mục Georges Neyroud, tuyên úy Quân đội Pháp thành lập. Ngày 1/8/1954, linh mục cho biết linh mục phải vào gấp Đông Hà và Đà Nẵng để lo cho đồng bào mới vào, ông cần mấy người biết tiếng Pháp ở lại tiếp tục đón tiếp các đồng bào ở xa tới và cấp giấy cho họ đi.

Gia đình chúng tôi đã vào Đà Nẵng hết rồi, nhưng tôi và một số anh em vẫn còn ở lại lo công việc tiếp cư. Khi nghe linh mục Georges Neyroud hỏi như trên, tôi, anh Nguyễn Kim Thuyên và anh Lê Trung Tha xin tình nguyện ở lại. Thấy chúng tôi còn quá nhỏ, ông hơi do dự, nhưng không còn ai khác, mọi người đã lo đi càng sớm càng tốt, nên ông đành chấp nhận cho chúng tôi ở lại và giới thiệu một trung úy người Pháp đến làm việc chung với chúng tôi. Ông ném lại cho chúng tôi hai tạ gạo và một thùng lựu đạn OF (grenade offensive-lựu đạn tấn công). Đó là lương thực của chúng tôi. Mỗi ngày chúng tôi đem một trái lựu đạn OF ném xuống sông rồi lặn xuống bắt cá đem lên luộc và ăn với cơm. Sông Nhật Lệ quá nhiều cá nên có khi chúng tôi ăn cá thay cơm.

Công việc của chúng tôi cũng không có gì khó khăn. Chúng tôi tiếp những người trốn được từ vùng quê hay từ bắc Quảng Bình và Hà Tĩnh vào, lấy lý lịch của họ ghi vào một tấm thẻ màu đỏ, bắt họ lăn ngón tay cái vào thẻ, rồi chuyển cho Trung úy người Pháp để anh này dẫn họ đến một phòng tiếp cư đợi lên tàu vào Đà Nẵng. Cứ theo lời khai của những người trốn được từ vùng sông Gianh vào, nếu có sự can thiệp của Ủy hội quốc tế Kiểm soát đình chiến, sẽ có hàng chục ngàn người thuộc hạt Bình Chính như Hướng Phương, Hòa Ninh, Đồng Trác, Gia Hưng, v.v., và ở Hà Tĩnh sẽ bỏ ra đi. Nhưng chúng tôi chẳng biết làm gì để giúp đỡ họ.

Trung úy người Pháp đến giúp chúng tôi chưa đến 30 tuổi và rất tháo vát. Trong những lúc rảnh việc, ông quay về đơn vị mượn dây dù và các dụng cụ để trục cái chuông lớn từ trên tháp cao của nhà thờ Tam Tòa và cây đàn Harmonium ở phòng ca đoàn xuống rồi đưa lên tàu. Vì thấy tàu của Pháp còn khá rộng, ông và chúng tôi tháo các bàn thờ và ghế trong nhà thờ ra và cho xuống tàu luôn. Các vật dụng này hiện đang được sử dụng tại nhà thờ Tam Tòa ở Đà Nẵng.

Trong khi chúng tôi lo tiếp những người từ xa đến thì trên đường phố của thành phố Đồng Hới, Việt Minh tổ chức biểu tình "hoan hô Cách Mạng" liên tiếp từ ngày này qua ngày khác với thái độ hung hăng, nhưng chúng tôi chẳng ai lo sợ gì cả !

dicu5

Đôi bờ Hiền Lương - Photo by Howard Sochurek - 1961

Sáng 8/8/1954, Trung úy ngưới Pháp đến báo tin cho chúng tôi biết phải rời thành phố chiều hôm nay và phải đi bằng đường bộ vượt qua sông Bến Hải, vì không còn phương tiện tàu thủy hay máy bay nữa. Con đường từ Đồng Hới đến Bến Hải dài 71 cây số. Cách đây một năm, ba chúng tôi đã dám vượt qua các bãi mìn, đi bộ từ Bến Hải đến Đồng Hới, nên khi được bảo phải đi bằng đường bộ, chúng tôi không có chút lo ngại nào. Đúng là điếc không sợ súng !

Chiều hôm đó, khi chúng tôi qua khỏi phà Quản Hàu, cách thành phố Đồng Hới khoảng 3 cây số, quay nhìn lại thì thấy thành phố đang cháy !

Tôi nhớ lại, khi tôi trao tấm thẻ đỏ di cư cho người anh họ của tôi là Nguyễn Thật để lên đường vào Đà Nẵng, anh ấy đã cúi đầu xuống và thở dài : "Đi như thế này rồi cũng mất nữa thôi !". Lời tiên đoán đó đã đúng 20 năm sau !

Trong ba chúng tôi, anh Lê Trung Tha vừa qua đời, anh Nguyễn Kim Thuyên đang ở Việt Nam, còn tôi ở Mỹ đã ngồi ghi lại những dòng này.

Ngày 20/6/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Nhân kỷ niệm 30 năm ngày chiếm Miền Nam, báo Quốc tế trong nước ngày 30/3/2005 có đăng bài phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông khẳng định rằng chiến thắng 30 tháng 4 là vĩ đại nhưng người Việt Nam cũng "đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát". Ông cho rằng "Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn". Vậy ngày 30/4/1975, ai buồn và ai vui ?

Ai buồn, ai vui ?

Ngày 30/4/1975, khi tướng Đương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, tập thể buồn nhất là Quân lực Việt Nam Cộng Hòa gồm khoảng 1.200.000 quân, trong đó có những người đã chiến đấu với Mỹ suốt 20 năm ! Nhưng khi Mỹ ra đi, Mỹ chỉ đem đi các chiến hạm, máy bay và một số tay chân bộ hạ, còn những "chiến hữu" khác bỏ lại. Sự đầu hàng diễn ra quá nhanh. Từ những tay anh hùng "chọc trời khuấy nước mặc dầu, dọc ngang nào biết trên đầu có ai"… thành những kẻ đớn hèn, đầu hàng kẻ thù. Các sĩ quan không chạy thoát được phải đi ở tù, tài sản bị cướp đoạt, gia đình bị tan nát.

Buồn hơn cả là các thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 20.000 thương phế binh, một số đang nằm trong các bệnh viện quân y, họ bị cụt chân, cụt tay, bán thân bất toai… Nhưng tất cả đều bị đuổi ra khỏi bệnh viện ! Không có cuộc sống nào khổ cực bằng cuộc sống của họ.

Dĩ nhiên, các viên chức hành chánh và chính trị cũng phải chịu số phận như các sĩ quan quân đội. Dân chúng cũng bi thảm. Họ bỏ Kontum, Pleiku chạy về Tuy Hòa, từ Quảng Trị vào Huế rồi Đà Nẵng… Nói một cách tổng quát, người dân miền Trung bỏ hết tài sản chạy vào Sài Gòn và rồi cuối cùng đã cùng với toàn dân chạy ra biển. Phong trào vượt biên lên đến cao độ từ 30/4/1975 đến 1980, đến nỗi người ta đã nói với nhau : "Cái cột đèn nếu biết đi cũng bỏ nước ra đi" ! Kết quả, hàng chục, hàng trăm ngàn người đã bỏ xác trên biển cả. "Ngẫm từ dấy việc binh đao, Đống xương Vô Định đã cao bằng đầu".

Thế thì những ai đã vui ?

Dĩ nhiên là Đảng cộng sản Việt Nam và các tay chân bộ hạ của họ vui. Bọn "trở cờ đón gió" cũng ăn theo. Họ cùng nhau hát bài "Như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng…". Đặc biệt hơn, Giáo hội Phật giáo Ấn Quang được Mỹ dựng lên sau vụ thiêu sống Thích Quảng Đức, được chính quyền Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa và một số dân chúng miền Nam ưu đãi nhiều thứ… cũng đã tổ chức mừng "giải phóng" và sinh nhật "bác Hồ" một cách long trọng !

"Bão qua cổng Chùa"

Không ai có thể chối cãi được trước 30/4/1975, sau khi bị chính phủ Hoa Kỳ bật đèn xanh cho tướng Nguyễn Cao Kỳ đánh bại cuộc nổi dậy cướp chính quyền miền Nam của Giáo hội Ấn Quang một cách thê thảm vào năm 1966. Giáo hội Ấn Quang đã đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam của Hà Nội chống lại Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi Hòa thượng Đôn Hậu ra Hà Nội làm công cụ tuyên truyền cho cộng sản, hai Thượng tọa Trí Quang và Thiện Minh mở các cuộc đánh phá tại quốc nội, Thiền sư Nhất Hạnh đi đánh phá ở ngoại quốc, Giáo hội Ấn Quang nhất quyết "đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào".

Ngày 30/4/1975, trong khi mọi người lo tìm đường tẩu thoát, Thượng tọa Thích Minh Châu đã cùng Ban giảng huấn và sinh viên Đại học Vạn Hạnh ra Ngã Tư Bảy Hiền đón "quân giải phóng". Sau đó, Giáo hội Phật giáo Ấn Quang tổ chức "mừng chiến thắng" và "sinh nhật Hồ Chí Minh".

anquang1

Giáo hội Phật giáo Ấn Quang tổ chức mừng "giải phóng" và sinh nhật "Bác Hồ" !

Trong cuốn "Bão qua cổng Chùa", Hòa thượng Thích Mãn Giác cho biết sau khi Việt Cộng mới chiếm được miền Nam Việt Nam, mặc dầu không có lời yêu cầu của nhà cầm quyền cộng sản, Hội đồng Viện Hóa Đạo của Giáo hội Phật giáo Ấn Quang đã họp và quyết định tham gia tổ chức "mừng giải phóng" với nhà cầm quyền, đồng thời tổ chức mừng sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang. Hòa thượng Mãn Giác viết :

"Lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, Giáo hội đã tổ chức một buỗi lễ hết sức long trọng để mừng sinh nhật của một cá nhân. Ngay trong thời kỳ phong kiến quân chủ, Giáo hội cũng không làm như vậy. Mỗi chùa riêng tư có lễ chúc tụng Vua, nhưng không phải làm tập thể Giáo hội. Tại sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã làm như vậy ? Vì kính ngưỡng Hồ Chủ tịch ? Vì muốn chứng tỏ thiện chí hợp tác ?

"Giáo hội đã thành lập một ủy ban tổ chức lấy tên là Ủy ban Tổ chức Đón mừng Hòa bình và Kỷ niệm ngày 19 tháng 5, chúng tôi được cử làm Trưởng Ban".

Không trả lời những câu hỏi do chính ông đặt ra, Hòa thượng Mãn Giác đã cho đăng lại bản Thông cáo số 66-VHD/VP/TC ngày 8/5/1975 của Viện Hóa Đạo Ấn Quang về tổ chức đón mừng hòa bình và kỷ niệm ngày 19 tháng 5, như một hình thức trả lời gián tiếp. Mở đầu Thông cáo này, có câu như sau :

"Sau bao năm tranh đấu, nguyện vọng của Giáo hội và toàn dân là Hòa bình, Độc lập và Thống nhất đất nước. Cơ duyên ấy nay đã đến".

Trong cuốn Bạch thư công bố ngày 31/12/1993, Hòa thượng Thích Tâm Châu đã viết :

"Ngày 30/4/1974 là ngày cáo chung của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Những bộ mặt thân cộng sản đã lộ rõ nguyên hình, không ai mà không rõ.

- Khi quân cộng sản từ rừng về Sài Gòn, đã có gần 500 Tăng, Ni của phe tranh đấu Ấn Quang ra đón chào.

- Ngày 19/5/1975, phe tranh đấu Ấn Quang đã tổ chức sinh nhật Hồ Chí Minh tại chùa Ấn Quang.

- Hiệp thương Chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc của cộng sản, một Thượng tọa của phe Ấn Quang đã làm một bài tham luận, nịnh cộng sản, kể công của Ấn Quang và đả kích Nha tuyên úy Phật giáo cùng Giáo hội Thích Tâm Châu".

Cũng trong cuốn "Bão qua cổng Chùa", Hòa thượng Mãn Giác viết tiếp :

"Tin tưởng vào những hứa hẹn về hòa hợp hòa giải dân tộc của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời, sau ngày giải phóng, Phật tử Việt Nam đã tận tình hợp tác với Chính phủ cách mạng. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không được mời tham dự buổi lễ Mừng Chiến Thắng do chính phủ tổ chức ngày 15 tháng 5, 1975, nhưng Giáo hội, với thiện chí sẵn có vẫn hợp tác trong nhiệm vụ đoàn kết dân tộc và tái thiết xứ sở, đã động viên trên 900 tăng ni trong thành phố Hồ Chí Minh để tham dự cuộc meeting trên. Ban tổ chức không chịu nhường chỗ đứng cho phái đoàn Phật giáo tại khán đài, nhưng Giáo hội vẫn kiên chí tham gia trong buổi lễ. Ngày 19/5/1975, hơn 20.000 Phật tử đã tề tựu tại chùa Ấn Quang để làm lễ sinh nhật Hồ Chủ tịch. Đây là một số lượng đáng kể vì ngoài chính phủ ra, không có đoàn thể nhân dân nào có thể huy động số người tham dự buổi lễ đông đảo như vậy".

Trong khi các tổ chức thuộc các giáo hội Thiên Chúa giáo, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo tìm cách đương đầu với cộng sản và bị đàn áp dã man, khoảng 900 tăng sĩ thuộc Giáo hội Ấn Quang đã tham dự meeting "mừng giải phóng" ngày 15/5/1975. Hòa thượng Mãn Giác đã đọc một bài diễn văn rất thống thiết, trong đó có đoạn sau đây :

"Trong những năm dài sống dưới ách nô lệ thực dân mới, Phật giáo chỉ nuôi một ước vọng sâu kín : độc lập và thống nhất. Vì nguyện vọng cũng là ý chí thống nhất ấy, mà biết bao nhiêu thế hệ Phật tử đã lao mình vào đấu tranh chống lại kẻ thù gây chia rẽ. Hết thực dân Pháp chia rẽ Bắc Kỳ, đến đế quốc Mỹ chia rẽ Nam Bắc...

"Ngày nay, ước vọng đó đã hiện thực. Hiện thực ấy ngày càng rõ nét trong đời sống dân tộc, làm vang vọng lời xác quyết của Hồ Chủ tịch "nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi"... Bác Hồ kính yêu đã thay lời tổ tiên nói lên...".

"Cuộc đấu tranh của Phật giáo cho nền thống nhất tổ quốc cùng là một với cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội...".

Mộng làm bá chủ Phật giáo

Khi nhà cầm quyền Hà Nội quyết định dẹp bỏ chiêu bài Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và thống nhất hai miền Nam Bắc thì Giáo hội Phật giáo Ấn Quang cũng muốn thu cả Phật giáo Nam Bắc về một mối và đặt dưới sự lãnh đạo của họ.

Trong khi các tông phái Phật giáo khác như Giáo hội Việt Nam Quốc tự, Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Théravada, Hội Phật học Nam Việt v.v... án binh bất động để xem xét tình thế thì Giáo hội Ấn Quang bắt đầu thực hiện ý đồ của mình một cách vội vàng và tự tin. Trong "Đơn xin cứu xét nhiều việc" đề ngày 25/6/1992 của Hòa thượng Huyền Quang cho biết :

"Sau ngày thống nhất đất nước, Giáo hội chúng tôi gởi thơ ra Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam tại Hà Nội, kêu gọi thống nhất Phật giáo Nam Bắc, nhưng Hội Phật giáo Hà Nội không đáp ứng. Sau đó Giáo hội chúng tôi cử Hòa thượng Thích Đôn Hậu từ miền Bắc về đại diện cho Giáo hội chúng tôi, đến xin gặp ông Nguyễn Văn Hiếu. Lúc bấy giờ ông Hiếu đang giữ chức Bộ trưởng Văn hóa. Hòa thượng chúng tôi xin phép cho Giáo hội chúng tôi vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam, sau đó tiến đến thống nhất Phật giáo hai miền. Nhưng bị ông Bộ trưởng Văn hóa từ chối với lý do : Thống nhất Phật giáo thì tốt, nhưng thống nhất với Phật giáo cách mạng, chứ thống nhất làm gì với Phật giáo phản động ! Hòa thượng chúng tôi hỏi : Phật giáo phản động là ai ? Ông Bộ trưởng Hiếu không trả lời (Ông Hiếu ám chỉ Giáo hội chúng tôi là phản động)".

Với hành động nói trên, các tăng sĩ lãnh đạo Giáo hội Ấn Quang đã để lộ cho nhà cầm quyền cộng sản thấy rõ ý đồ và tham vọng của họ. Đây là một sai lầm rất tai hại. Sau này, khi thực hiện "quốc doanh hóa" Phật giáo, Xuân Thủy, Bí thư trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, đã lưu ý ông Đỗ Trung Hiếu khi giao cho ông này nhiệm vụ đó :

"Nếu thống nhất theo kiến nghị của cụ Đôn Hậu, có nghĩa là giải thể Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước, sát nhập Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (ở Miền Bắc) vào Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và chịu sự lãnh đạo của họ. Như thế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất phát triển ra toàn lãnh thổ Việt Nam chứ không chỉ ở miền Nam như trước năm 1975.

"Quan trọng là Đảng không bao giờ lãnh đạo được Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, mà ngược lại Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất trở thành một tổ chức tôn giáo rộng lớn có đông đảo quần chúng, là một tổ chức có áp lực chính trị thường trực với Đảng và chính phủ Việt Nam".

Không phải chỉ Việt Cộng, bất cứ chính quyền nào cũng không muốn duy trì một giáo hội có thành tích gây rối, đòi hỏi hết quyền lợi này đến quyền lợi khác như Giáo hội Ấn Quang. Thời Việt Nam Cộng Hòa, Thủ tướng Trần Văn Hương đã thành lập thêm Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam để chia quyền, còn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã yểm trợ Giáo hội Việt Nam Quốc tự do Thượng tọa Thích Tâm Châu lãnh đạo và đặt Giáo hội Ấn Quang ra ngoài vòng pháp luật. Chúng tôi tin rằng một chính phủ hậu cộng sản rồi cũng phải làm như thế chứ không thể làm khác.

Hành động đối kháng nông nỗi

Sau khi thương lượng với nhà cầm quyền để thống lãnh Phật giáo Việt Nam bị thất bại và còn bị ám chỉ là "Phật giáo phản động", các tăng sĩ lãnh đạo Giáo hội Ấn Quang đã trở về tìm mọi cách để đối phó với nhà cầm quyền. Sau khi Đại hội kỳ VII đạt được nhiều "thắng lợi vô cùng to lớn", không thấy nhà cầm quyền phản ứng gì, các tăng sĩ trong Giáo hội Ấn Quang lại thừa thắng xông lên.

Ngày 17/3/1977, Thượng tọa Thích Huyền Quang, Phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang, đã gởi đến nhà cầm quyền Hà Nội một văn thư khiếu nại 84 vụ đàn áp Phật giáo tại miền Nam như tịch thu các cơ sở giáo dục và xã hội của Phật giáo, buộc các học tăng phải trở về nguyên quán làm ăn, lấy chùa làm nhà trẻ, đập phá tượng Phật, bắt bớ các tăng ni, v.v. Ngày 23/3/1977, Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo gởi thêm một văn thư thứ hai khiếu nại về việc công an bắt giam một số tăng ni ở các địa phương và việc chính quyền chiếm dụng chùa chiền, v.v. Hòa thượng yêu cầu chính quyền mở cuộc điều tra và xét xử phân minh.

Những cú đánh phủ đầu

Trước những khiếu nại liên tục như trên, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam quyết định đánh phủ đầu để làm giảm áp lực. Tại các tỉnh, sau khi nhận diện được các thành phần tích cực trong các Tỉnh hội của Giáo hội Ấn Quang, công an bắt đầu bắn tỉa dần :

- Tại chùa Linh Sơn ở Vũng Tàu, các tăng sĩ Tắc Phước, Quảng Liên, Thiên Tài và Liễu Minh đã bị bắt.

- Tại Cần Thơ, các tăng sĩ Giác Hưng, Giác Bạch và Giác Ưng bị tố cáo âm mưu chống chính quyền nên bị bắt giam truy tố ra tòa.

- Những nơi khác cũng xẩy ra tình trạng tương tự.

anquang2

Từ trái sang phải : Hòa thượng Thích Quảng Độ, Nhật Thường, Thích Nhật Ban, Đồng Ngọc, Thích Trí Lực, Thích Không Tánh tại Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tháng 8 năm 1995.

Đêm 6/4/1977, nhà cầm quyền đã quyết định đánh vào đầu não của Giáo hội Ấn Quang bằng cách cho lực lượng an ninh đến bao vây và lục soát chùa Ấn Quang, tịch thu nhiều giấy tờ, vật dụng và bắt giam các tăng sĩ sau đây :

- Thượng tọa Thích Huyền Quang, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo.

- Thượng tọa Thích Quảng Độ, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo.

- Thượng tọa Thích Thuyền Ấn, Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Hoằng Pháp.

- Đại đức Thích Thông Bửu, quyền Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Cư sĩ.

- Đại đức Thích Thanh Thế, Trưởng ban Thanh tra Ủy ban Thanh niên Tăng ni Kinh tế tự túc.

- Đại đức Thích Thông Huệ, Chánh Đại diện Chánh Giáo hội Quận Gò Vấp.

- Thượng tọa Thích Thiện Minh cũng đã bị bắt giam sau đó.

Chùa Ấn Quang bị đặt trong tình trạng kiểm soát của công an, mọi sự ra vào đều phải xin phép. Báo Sài Gòn Giải Phóng loan tin rằng các tăng sĩ nói trên bị bắt vì tuyên truyền chống chế độ và liên lạc với các thế lực nước ngoài để âm mưu tạo phản.

Thượng tọa Thích Huyền Quang và Thượng tọa Thích Quảng Độ đã bị đưa ra xét xử trong phiên tòa ngày 8/12/1978 tại Sài Gòn. Viện kiểm sát nhân dân đã đọc lời thú nhận của Thượng tọa Huyền Quang như sau : "Từ trước đến nay, chủ trương của chúng tôi là bất hợp tác với chính quyền. Chúng tôi xin xác nhận rằng, trong quá khứ cũng như sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, chúng tôi có những việc làm sai trái với đường lối, chính sách, pháp luật của chính quyền. Những tội lỗi là do chúng tôi gây ra". Tòa đã cảnh cáo và phạt ông 2 năm tù treo. Thượng tọa Thích Quảng Độ được tha bổng.

Đến đây các tăng sĩ thuốc Giáo hội Phật giáo Ấn Quang đã ý thức được rằng thành tích "tham gia cách mạng" của họ trong quá khứ không có giá trị gì đối với Đảng cộng sản Việt Nam ! Họ đã bị sử dụng làm công cụ đánh phá miền Nam. Các tăng sĩ Phật giáo bắt đầu tìm đường tẩu thoát.

Quốc doanh hóa Giáo hội Ấn Quang

Năm 1980, Ủy ban Vận động thống nhất Phật giáo được thành lập, Thượng tọa Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo Ấn Quang làm trưởng ban, còn Hòa thượng Đôn Hậu, Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống, làm cố vấn.

Ngày 4/11/1981, Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam đã được triệu tập tại chùa Quán Sứ Hà Nội. Theo nhật báo Nhân Dân ngày 5/11/1981, "dự hội nghị có 164 đại biểu các tổ chức, giáo hội, hệ phái : Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (miền Bắc), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (Ấn Quang), Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, Ban liên lạc Phật giáo yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh..."..

Nhật báo Nhân Dân ngày 8/11/1981 cho biết sau 4 ngày làm việc tại chùa Quán Sứ Hà Nội hôm 7/11/1981, hội nghị đã kết thúc "tốt đẹp", thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thông qua Hiến Chương và đại cương chương trình hoạt động, giới thiệu và suy tôn Hội đồng Chứng minh do Hòa thượng Đức Nhuận (sư quốc doanh miền Bắc) làm Pháp chủ, Hòa thượng Đôn Hậu (Ấn Quang) được bầu làm Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, giới thiệu và cử Hội đồng Trị sự do Hòa thượng Trí Thủ (Ấn Quang) làm Chủ tịch. Khi ra chào mừng, Hòa thượng Trí Thủ đã đọc một bức thư gởi Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh, trong đó có đoạn như sau :

"Suốt ba mươi năm chống Pháp, chống Mỹ, nhiều chùa là cơ sở của cách mạng (kể cả Đại học Vạn Hạnh Sài Gòn), nhiều tăng ni tạm thời rời bỏ Thiền môn, hăng hái tòng quân đánh giặc cứu nước. Bác Hồ dạy : "Không gì quý hơn độc lập tự do", toàn thể tăng ni và Phật tử Việt Nam ghi lòng tạc dạ lời dạy đó của Bác, nhận thức rõ lý tưởng giải thoát của người tu hành không thể tách rời sự nghiệp giải phóng dân tộc, do Hồ Chủ tịch và Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo".

Sau này, chúng tôi mới được biết Thượng tọa Thích Trí Thủ đã gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam năm 1943 khi đang trụ trì chùa Bảo Quốc ở Huế. Ông cùng với Võ Đình Cường, Huynh trưởng Gia đình Phật tử, Ủy viên Văn hóa Thành ủy Huế, đã được cài vào Giáo hội Ấn Quang để lèo lái giáo hội này hoạt động theo sự chỉ đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

CIA nhúng tay vào

Trong khi Thiên Chúa giáo, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo có rất nhiều tổ chức đối kháng với cộng sản, Phật giáo bị chia năm xẻ bảy : các nhóm Nhất Hạnh, Giao Điểm, Đỗ Mậu, Cao Huy Thuần... đòi trở về với Giáo hội quốc doanh. Vì thế, CIA phải nhúng tay vào. Qua "The National Endowment for Democracy", viết tắt là NED, hàng năm CIA đã cấp cho Võ Văn Ái một số tiền để vực phong trào tranh đấu của Phật giáo lên.

NED được Tổng Thống Ronald Reagan thiết lập năm 1982. Theo định nghĩa chính thức, NED là một tổ chức tư, bất vụ lợi, được thành lập để đẩy mạnh các định chế dân chủ trên thế giới bằng những nỗ lực không do chính phủ. NED được cai quản bởi một Ban Giám đốc độc lập và không đảng phái, hoạt động bằng ngân khoản do Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp hàng năm.

Võ Văn Ái được cấp mỗi năm bao nhiêu ? Theo các bản phúc trình hàng năm của NED, Võ Văn Ái được cấp 90.000 USD năm 1997, 95.000 USD năm 1998, 70.000 USD năm 1999, 70.000 USD năm 2001, 70.000 USD năm 2003, v.v.

Ông Võ Văn Ái lãnh tiền của NED để làm gì ? Theo tài liệu chính thức, Võ Văn Ái được NED giao phó :

"Xuất bản tờ Quê Mẹ bằng tiếng Việt, hai tháng một lần, một nguồn tin tức và thảo luận về những ý tưởng dân chủ không bị kiểm duyệt ở Việt Nam. Quê Mẹ cũng phải in và phân phối 50.000 bản tin ngắn về nhân quyền và quyền của người lao động khẩn cấp ở Việt Nam".

(To publish Que Me, a bi-monthly Vietnamese-language magazine, a source of uncensored news and discussion of democratic ideas in Vietnam. The association will also publish and distribute 50000 copies of a mini-bulletin on urgent human and worker rights in Vietnam).

Nói một cách đơn giản, nhiệm vụ được NED giao phó cho Võ Văn Ái là đánh phèng la để giúp Hoa Kỳ làm áp lực. Hình như số tiền được cấp hàng năm nhiều hay ít tuy thuộc vào khả năng đánh phèng la ? Nhóm Phong trào Giáo dân và Diễn đàn Giáo dân không biết chuyện này nên cứ thắc mắc tại sao bên Công Giáo không chịu đánh phèng la như Võ Văn Ái !

Ông Võ Văn Ái nói tiền do Quốc hội Hoa Kỳ cấp không phải là tiền của CIA. Nhưng đây là vấn đề không cần phải tranh luận nữa, vì một số dân biểu và nghị sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra ánh sáng nhiều hoạt động mờ ám của các tổ chức được NED cung cấp tiền bạc và CIA điều khiển.

Ông Võ Văn Ái đã và đang hoạt động dưới danh nghĩa "Cơ quan Thông tin và phát ngôn của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất", nhưng do CIA trả tiền. Với chức vụ phát ngôn viên của Giáo hội Ấn Quang, ông Ái gần như đang đóng vai trò đại diện chính thức của Giáo hội này chứ không phải Đức Tăng thống Huyền Quang hay Quảng Độ. Nay Giáo hội Ấn Quang đã bể thành nhiều mảnh và gần như không còn nữa. Sứ mệnh của Võ Văn Ái cũng chấm dứt.

Để kết luận, chúng tôi xin nhắc lại lời khuyến cáo của Thiền sư Dhammananda :

"Khi tôn giáo bị sử dụng để gia tăng thế lực chính trị thì tôn giáo sẽ phải hy sinh các lý tưởng đạo đức cao quý và trở nên mất gốc, nhượng bộ cho các thế lực chính trị trong thế gian".

Ngày 19/5/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Phải công nhận rằng Hoa Kỳ đã có một kế hoạch phá sập Việt Nam Cộng Hòa rất tinh vi, tỉ mỹ và hoàn chỉnh, kể cả đêm 29 rạng ngày 30/4/1975.

hq1

Ngày 29 tháng 4 năm 1975, Soái hạm Hạm đội Việt Nam Cộng Hòa, Khu trục hạm Trần Hưng Đạo HQ1, đã cùng một số tàu khác rời Việt Nam

Như chúng tôi đã trình bày, vào tháng 4 năm 1975, khi thấy tình hình Miền Nam Việt Nam đã đến giai đoạn không còn cứu vãn được nữa, Mỹ đã sắp xếp cho miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh biển máu hay đổ máu quá nhiều. Biết tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng, Đại sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại sứ Merillon của Pháp thuyết phục hai Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương từ chức và lừa tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng, bằng cách tạo cho ông ta một ảo tưởng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với "phía bên kia" để hình thành một "chính phủ liên hiệp Quốc - Cộng" !

Sắp xếp cho tay chân bộ hạ ra đi

Thủ tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên tình báo gộc của CIA, chắc chắn đã được báo tin tình hình đang đến giai đoạn cuối, nên ngày 4/4/1975 ông đã tìm cách "bán cái" chức Thủ tướng cho ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ tịch Hạ Nghị Viện, để chạy. Ông Khiêm nói với ông Cẩn rằng chỉ có ông ta mới có thể kết hợp được các đảng phái và tôn giáo lại thành một lực lượng có thể đương đầu với Cộng quân nên ông muốn nhường chức Thủ tướng lại cho ông ta. Ông Cẩn chỉ là một chuyên viên về hành chánh và một tay chân bộ hạ của tướng Thiệu, không biết gì về tình hình, nên đã cắn câu !

Ngày 14/4/1975, Chính phủ Nguyễn Bá Cẩn ra mắt do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ tướng, Trung tướng Trần Văn Đôn làm Đệ nhất Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng quốc phòng ; Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Đệ nhị Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng canh nông và kỹ nghệ, và Kỹ sư Dương Kích Dưỡng, đặc trách về cứu trợ và định cư, v.v.

Ngày 21/4/1975, Tổng thống Thiệu bị cưởng ép phải từ chức và nhường chức Tổng thống lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương. Mất nơi nương tựa, ngày 23/4/1975, ông Nguyễn Bá Cẩn nộp đơn xin Tổng thống Hương cho ông từ chức Thủ tướng.

Tối 25/4/1975, CIA đẩy hai tay chân bộ hạ gộc của họ là tướng Nguyễn Văn Thiệu và tướng Trần Thiện Khiêm lên chiếc C-118 của Không quân Hoa Kỳ bay đi Đài Loan. Sau đó, theo lời yêu cầu của ông Nguyễn Bá Cẩn, tối 28/4/1975 người Mỹ cũng đã đẩy ông lên một chiếc C-130 đang nổ máy với nhiều người khác đã ngồi chờ sẵn, đưa ông đi Honolulu. Những chính khách và tướng tá không phải là tay chân bộ hạ hay tay sai của Mỹ, đều bị Mỹ bỏ lại đàng sau, sống chết mặc bây.

Đem Không quân và Hải quân ra khỏi Việt Nam

Ngày 26/4/1975, khi thấy tình hình đã đi vào giai đoạn cuối, Văn phòng Tùy viên quân sự Mỹ (Defense Attaché Office - DAO) do tướng Homer D. Smith điều khiển, đã bí mật khuyến cáo tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ra lệnh cho Không quân và Hải quân chuẩn bị rời khỏi Việt Nam để các phi cơ và chiến hạm khỏi rơi và tay địch. Lúc đó, Việt Nam Cộng Hòa có lực lượng không quân và hải quân lớn nhất vùng Đông Nam Á.

hq2

Tướng Homer D. Smith, trương cơ quan DAO, người điêu khiển cuộc di tản cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa.

1. Di tản Không quân

Tối 28/4/1975, Chuẩn tướng Huỳnh Bà Tính, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 3 Không quân đóng tại Biên Hòa, trình Trung tướng Trần Văn Minh, Tư lệnh Bộ tư lệnh Không quân, về việc đột nhiên một số phi cơ ở phi trường Biên Hòa đã phát nổ. Tướng Minh cho biết lệnh phá hủy phi cơ không phải từ ông mà do lệnh của Bộ Tổng tham mưu. Lúc đó, Cộng quân bắt đầu pháo kích vào phi trường Tân Sơn Nhứt. Tướng Minh ra lệnh dời Sư đoàn 5 Không quân ở Tân Sơn Nhứt và Sư đoàn 3 Không quân ở Biên Hòa xuống căn cứ Sư đoàn 4 Không quân tại Trà Nóc, ở Cần Thơ. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các phi công có thể lái máy bay bay qua căn cứ Utapao của Không quân Hoa Kỳ ở Thái Lan. 

hq3

Khu trục cơ Skyraider A-1H là loại máy bay tấn công chủ lực của các sư đoàn không quân Việt Nam Cộng Hòa trong thập niên 1970

Cơ quan DAO đã cho các phi cơ Mỹ ở Hạm đội 7 vào phụ giúp phá hủy các phi cơ còn lại, bom đạn và các giàn radar ở phi trường Biên Hòa.

2. Di tản Hải quân

Với Hải quân, vì lực lượng này rất cộng kềng, nên việc di tản sẽ gặp khó khăn và có thể gây hổn loạn nếu không được tổ chức chu đáo. Cơ quan DAO đã cho cựu Thiếu tá Richard Armitage, tùy viên viên quân sự Tòa đại sứ Hoa Kỳ, đến phối hợp với Đề đốc Chung Tấn Cang (Trung tướng), Tư lệnh Hải quân, lo tổ chức, đôn đốc và theo dõi việc di tản an toàn lực lượng Hải quân ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu của cuộc di tản được thông báo cho các cấp là đi xuống miền Tây hay ra Phú Quốc. Đề đốc Chung Tấn Cang mới được Tổng thống Thiệu cử làm Tư lệnh Hải quân vào ngày 24/3/1975 thay thế Đề đốc Lâm Ngươn Tánh (Thiếu tướng).

Chiều 26/4/1975, Đại tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư lệnh Hạm đội, mặc dầu chưa có lệnh, đã vội báo tin này cho các hạm trưởng biết. Ông nói phải "chuẩn bị tinh thần vì có thể di chuyển về Phú Quốc". Ngày 28/4/1975 ông đã bị mất chức.

Vào sáng sớm ngày 29/4/1975, một cuộc họp mật của tham mưu cao cấp đã được tổ chức tại Bộ tư lệnh Hải quân. Đề đốc Cang cho biết rằng nếu không có một phản lệnh nào khác, toàn bộ Hạm đội sẽ rời Bộ tư lệnh ở Sài Gòn vào lúc 0 giờ tối 29 rạng 30/4/1975. Các hạm trưởng chuẩn bị thi hành. Tuy nhiên, cũng có chiến hạm đã lên đường trước giờ ấn định.

Đề đốc Cang đã liên lạc với Bộ Tổng tham mưu và Đại tá Thủy quân lục chiến Cổ Tấn Tinh Châu, chỉ huy trưởng Đặc khu Rừng Sát và Thủy trình sông Lòng Tảo - Vàm Cỏ, yêu cầu giữ an ninh cho đoàn chiến hạm có thể di chuyển an toàn trên sông Sài Gòn trong vòng vài giờ để ra khơi. Các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ cũng được phái đến để bảo vệ cho cuộc di tản này.

Trưa ngày 29/4/1975, Đề đốc Chung Tấn Cang vào Dinh Hoa Lan gặp tướng Minh để thăm dò. Ông cho tướng Minh biết tình hình và hỏi tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại đi theo Đề đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại.

Lúc 5 giờ chiều 29/4/1875, Đề đốc Cang được tướng Dương Văn Minh gọi lên trình diện. Tướng Cang sợ tướng Minh sẽ ra lệnh cho ông phải phối trí Hải quân như thế nào, làm hỏng kế hoạch di tản do Mỹ đã vạch ra, nên không dám đi, mà cho Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy (Chuẩn tướng), Tư lệnh phó Hải quân kiêm Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Hải quân đi thay. Sau đó, tướng Cang tuyên bố giải tán Bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trên đài phát thanh Sài Gòn để không ai có thể ra lệnh cho Bộ tư lệnh này quay ngược lại vì Bộ tư lệnh này không còn, nhưng lực lượng Hải quân vẫn giữ nguyên đội hình và chuẩn bị di tản.

Khi Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy đến gặp tướng Minh thì tướng Minh cho biết tình hình đang biến động và ông bảo Bộ tư lệnh Hải quân phải đặt Hải quân trong tình trạng sẵn sàng để khi cần có thể di chuyển xuống Cần Thơ. Tướng Thủy xin tuân lệnh.

Tối hôm đó, khi biết được Đề đốc Cang đã giải tán Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và đang dẫn lực lượng Hải quân rời khỏi Sài Gòn, Tổng thống Dương Văn Minh đã cấp thời ra khẩu lệnh cử Hải quân Đại tá Nguyễn Văn Tấn hành xử quyền Tư Lệnh Hải quân. Đại tá Tấn đã ở lại và sau khi Sài Gòn mất, ông phải đi tù.

Vào nửa đêm 29 rạng ngày 30/4/1975, Đề đốc Chung Tấn Cang đã đích thân chỉ huy Hạm đội Việt Nam Cộng Hòa, gồm khoảng 26 chiến hạm, hải hành trực chỉ căn cứ Hải quân Hoa Kỳ tại Subic Bay, Phi Luật Tân, "trong trật tự và kỷ luật theo đúng truyền thống của quân chủng". Trên trời có máy bay Mỹ thuộc Hạm đội 7 bay theo yểm trợ. Phó Đề đốc Diệp Quang Thủy ra khơi trên Tuần dương hạm HG-601 do Hải quân Đại úy Trần Minh Chánh chỉ huy.

Chuyện tướng Chung Tấn Cang thành lập một mặt trận chống lại Cộng quân được Pierre Darcourt ghi lại trong cuốn hồi ký "Vietnam, qu'as tu fait de tes fils ?" là chuyện không hề có trong thực tế.

Số phận của những kẻ mơ mộng

Như vậy, người Mỹ đã giải thoát cho các tay chân bộ hạ của họ, đưa các phi cơ và chiến hạm đi, để một miền Nam sắp sụp đổ lại cho tướng Dương Văn Minh và nhóm của ông, gồm những thành phần phản chiến, luôn đòi hòa hợp hòa giải với Cộng sản như Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Vũ Văn Mẫu, Trần Ngọc Liễng, Hồ Văn Minh, Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Chung, Lý Quí Chung, Lý Chánh Trung, v.v.

Để kết thúc bài này, chúng tôi xin nhắc lại một lần nửa lời của Triết gia George Santayana (1863 - 1952) :

"Những người không thể nhớ quá khứ bị kết án tái diễn nó. Học từ quá khứ của chúng ta là cách duy nhất có trách nhiệm để chuẩn bị cho chính chúng ta về tương lai, nhất là khi quá khứ đó là chứng tích của thất bại đáng ghi nhớ".

Ngày 30/4/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Phần 2

7. Buộc Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức

Trong cuốn "Decent Interval", Frank Snepp, trưởng nhóm phân tích viên của CIA ở Sài Gòn lúc đó, đã kể chuyện Đại sứ Graham Martin đến thuyết phục Tổng thống Thiệu từ chức, đại khái như sau :

Để thúc đẩy Tổng thống Thiệu ra đi, Đại sứ Martin đã đến gặp ông ta và nói rằng ông muốn nói chuyện với tư cách cá nhân chứ không phải thay mặt Tổng thống hay Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và cũng không phải với tư cách Đại sứ Hoa Kỳ. Ông nói rằng tình hình quân sự cực kỳ xấu và dân chúng đổ lỗi cho ông ta. Những người cùng phe với ông ta hay phe đối nghịch với ông ta đều nói ông bất lực trong việc đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay. Các tướng lãnh của ông ta, mặc dầu quyết tâm chiến đấu, đều cho rằng không còn hy vọng gì nữa nếu không có một cuộc đàm phán với phía bên kia. Các tướng sẽ yêu cầu ông ra đi nếu ông không chịu từ chức lúc này. Cuộc nói chuyện kéo dài một tiếng rưỡi.

fall1

Đại sứ Mỹ Graham Martin, người lèo lái Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng

Cho đến giờ phút này Tổng thống Thiệu vẫn chưa nhận ra được Miền Nam sắp mất, ông còn hỏi Đại sứ Martin : "Nếu tôi từ chức, viện trợ Mỹ có đến không ?". Đại sứ Martin trả lời : "Tôi không dám hứa nhưng có thể có".

Khi Đại sứ Mattin từ biệt, ông Thiệu nói "ông ta sẽ làm điều mà ông ta nghĩ là có lợi nhất cho đất nước". (He would do what he though was the best for the country).

Ngày 21/4/1975, Tổng thống Thiệu xuất hiện trên hệ thống truyền thanh và truyền hình trong nước tuyên bố từ chức sau khi chửi Mỹ phản bội và trao chức Tổng thống lại cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương.

8. Đánh lừa ông Hương và tướng Minh

Thúc đẩy được ông Thiệu từ chức rồi, các viên chức Hoa Kỳ gặp khó khăn khác là thuyết phục ông Trần Văn Hương trao quyền cho tướng Dương Văn Minh để tuyên bố đầu hàng. Frank Snepp mô tả tình trạng ông Hương lúc đó như sau : "Tổng thống mới Trần Văn Hương, 71 tuổi, bị liệt, gần như mù, thề đứng vững cho đến khi "quân đội bị tiêu diệt hay là nước mất" ! (tr. 396).

fall2

Sách "Decent Interval" của Frank Snepp

Ông Hương không hiểu gì về tình hình, tưởng cờ đã đến tay nên nhất định đòi phất. Ông đã bí mật đến gặp tướng Dương Văn Minh và yêu cầu tướng Minh làm Thủ tướng, nhưng tướng Minh từ chối. Người Mỹ lại phải ra tay.

Frank Snepp cho biết sáng 20/4/1975, Đại sứ Mattin đã đi gặp Đại sứ Mérillon của Pháp và xin tiếp một tay. Ông nói với Đại sứ Merillon rằng ông được phái bộ CIA cho biết tình hình không còn cứu vãn được. Nếu Hà Nội quyết định đánh nhanh, không giữ nổi một tháng, dù có bảo vệ tốt. Mặc dầu Hà Nội muốn chiếm Sài Gòn nguyên vẹn chứ không muốn thấy Sài Gòn đổ nát, nhưng không nên loại trừ khả năng thứ hai nếu không đi đến thương lượng. Đại sứ Mérillon đã giúp rất tận tình trong vấn đề này.

Đại sứ Merillon đã cho cả ông Hương lẫn tướng Minh biết rằng tình hình không còn cứu vãn được và phải nói chuyện với "phía bên kia" để tìm một giải pháp, nhưng bên kia chỉ nói chuyện với Dương Văn Minh nên phải trao quyền cho tướng Minh. Người Pháp hứa sẽ đứng ra làm trung gian cho cuộc thương thuyết này. Cuối cùng ông Hương cũng đồng ý trao quyền cho tướng Minh với điều kiện phải có sự quyết định của Quốc hội.

Trong khi đó, Frank Snepp cho biết tướng Timmes đã đi gặp tướng Minh và hỏi quan điểm của ông ta về tương lai, tướng Minh cười và trả lời : "Vẫn còn cơ hội cho các cuộc thương thuyết…". (There was still a chance for negotiations, tr. 458).

Frank Snepp nói rằng không ai tin đến giờ phút đó Việt Cộng còn chấp nhận đàm phán. Chúng ta biết tướng Thiệu và ông Hương không bao giờ chịu tuyên bố đầu hàng nên Mỹ phải tìm cách đưa tướng Minh ra làm hàng tướng !

Ngày 26/4/1975, lưỡng viện Quốc hội đã họp tại Thượng Viện dưới quyền chủ tọa của ông Trần Văn Lắm, Chủ tịch thượng viện, để đưa tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng thống. Có 136 trong số 219 nghị sĩ và dân biểu đến họp. Sau khi Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tướng Nguyễn Khắc Bình, Tổng Giám đốc Cảnh sát quốc gia, trình bày về tình hình, Quốc hội bắt đầu thảo luận về việc trao quyền cho tướng Dương Văn Minh.

Có rất nhiều sự bất đồng về việc trao quyền, vì cho rằng sự trao quyền này là bất hợp hiến. Nhưng các nhóm vận động hậu trường dưới sự chỉ đạo của CIA đã hoạt động rất ráo riết nên cuối cùng, lúc 20 giờ 54 phút, Quốc hội đã biểu quyết chấp thuận trao quyền cho tướng Dương Văn Minh với số phiếu 147/151.


Những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa

9. Tướng Dương Văn Minh nhận chức

Chiều 28/4/1975, vào lúc 17 giờ 50, tướng Dương Văn Minh đã nhận chức Tổng thống. Lễ bàn giao được diễn ra tại Phòng Khánh tiết của Dinh Độc Lập lúc 17 giờ, có trực tiếp truyền thanh. Tướng Minh cử luật sư Vũ Văn Mẫu thuộc "thành phần thứ ba" làm Thủ tướng. Đáng lẽ ra chính phủ Vũ Văn Mẫu làm lễ ra mắt trong ngày 29/4/1975, nhưng bác sĩ Hồ Văn Minh coi bói và cho biết ngày 30/4/1975 ra mắt chính phủ mới tốt, nên cả tướng Minh lẫn luật sư Mẫu đồng ý như vậy !

Sau đó, Đô đốc Chung Tấn Cang, Tư lệnh Hải Quân, vào Dinh Hoa Lan gặp tướng Minh cho biết tình hình và hỏi tướng Minh có định ra đi không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại lên tàu di tản với Đô đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại.

Đại tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham mưu trưởng, đã ra đi vào chiều 28/4/1975 với Chuẩn tướng Trần Đình Thọ, Trưởng phòng 3. Sáng 29/4/1975, Trung tướng Đồng Văn Khuyên, Tham mưu trưởng Liên quân kiêm Tổng Cục trưởng tiếp vận, và Trung tướng Nguyễn Văn Minh, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô cũng ra đi.

Được tin này, tướng Dương Văn Minh yêu cầu Trung tướng Vĩnh Lộc làm Tổng Tham mưu trưởng, nhưng Trung tướng Lộc đề nghị giao chức này cho Trung tướng Ngô Quang Trưởng. Tướng Minh từ chối với lý do tướng Trưởng bỏ chạy khỏi Vùng I đang gây hoang mang. Cuối cùng tướng Lộc nhận. Tướng Minh liền tạm thời chỉnh đốn lại Bộ Tổng Tham mưu như sau : Trung tướng Vĩnh Lộc làm Tổng Tham mưu trưởng ; Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Phụ tá Tổng Tham mưu trưởng đặc trách hành quân ; Đại tá Hồ Ngọc Nhuận, Quyền Tham mưu trưởng Liên quân ; Thiếu tướng Lâm Văn Phát Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô, v.v.

Trong khi đó, vào lúc 11 giờ 30, ông Vũ Văn Mẫu đến Đài phát thanh Sài Gòn đọc công hàm của Tổng thống Dương Văm Minh yêu cầu các nhân viên Cơ quan Tùy viên Quốc phòng (DAO-Defense Attaché Office) thuộc Tòa Đại sứ Mỹ ở Sài Gòn rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ ngày 29/4/1975. Nguyên văn công hàm đó như sau :

"Thưa ông Đại sứ,

"Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên của Cơ quan Tùy viên Quốc phòng DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29/4/1975 để vấn đề Hòa Bình Việt Nam sớm được giải quyết".

Đại sứ Martin liền thông báo cho Tổng thống Minh rằng ông "đã chỉ thị như ngài yêu cầu". Ông yêu cầu Tổng thống Minh ra lệnh cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa dành mọi sự dễ dàng cho việc di chuyển các nhân viên DAO. Sau này người ta mới biết Tổng thống Minh đã gởi công hàm nói trên theo lời yêu cầu của Đại sứ Martin, còn Ngoại trưởng Kissinger nói rằng lời yêu cầu như vậy là để cho Mỹ có cái "danh chính ngôn thuận" ra đi.

10. Đêm đầu tiên và cuối cùng tại Dinh Độc Lập

Đêm 29/4/1975, tướng Minh vào ngủ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích. Ông Vũ Ánh, Chánh sự vụ Sở Thời sự Hệ thống Truyền thanh quốc gia, lúc đó đang ở Đài phát thanh Sài Gòn, cho biết khoảng 4 giờ sáng, Tổng thống Minh đã gọi ông và hỏi có tin tức gì mới liên quan đến Tòa Đại sứ Hoa Kỳ trên những bản tin viễn ấn hay không. Ông Ánh trả lời rằng ngoại trừ một bản tin rất ngắn của hãng thông tấn UPI cho biết mọi liên lạc giữa Tòa Đại sứ Mỹ và chính phủ Vũ Văn Mẫu bị cắt đứt, không có tin tức nào khác.

Dân biểu Lý Quý Chung, người luôn đi cạnh tướng Minh, cho biết sau khi nhận chức, tướng Minh đã cho đi tìm Đại sứ Pháp Merillon để hỏi xem việc liên lạc với "phía bên kia" như thế nào, nhưng Đại sứ Merillon đã biến mất.

Lúc đó, tướng Minh chỉ còn hy vọng Thượng tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người "phía bên kia" đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại, lúc 4 giờ 35 sáng ngày 30/4/1975, tướng Minh đã gọi cho Thích Trí Quang thì Thích Trí Quang trả lời :

"Thưa Tổng thống, cũng như Tổng thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thế hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng thống, hơn nữa là một Đại tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng thống, à quên Đại tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng thống...".

Tướng Minh chỉ trả lời gọn một câu "Thầy giết tôi rồi !" và cúp máy điện thoại.

11. Thay vì ra mắt chính phủ lại tuyên bố đầu hàng

Lúc 8 giờ 30 ngày 30/4/1975, tướng Minh đến Phủ Thủ Tướng ở số 7 đường Thống Nhất để họp với chính phủ Vũ Văn Mẫu và xem xét tình hình.

Giáo sư Bùi Tường Huân, Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng quốc phòng của Chính phủ Vũ Văn Mẫu, đã kể với tôi rằng sáng 30/4/1975, khi tân Nội Các họp tại Dinh Thủ Tướng để chuẩn bị đến Dinh Độc Lập làm lễ ra mắt thì tướng Dương Văn Minh có bảo ông và Trung tướng Nguyễn Hữu Có, Phụ tá Tổng trưởng quốc phòng, liên lạc với Bộ Tổng tham mưu xem tình hình quân sự như thế nào.

Tướng Có gọi điện thoại đến Văn phòng Tổng tham mưu trưởng nhưng không ai trả lời. Một lúc sau, có một người nhấc điện thoại lên. Tướng Có hỏi anh ta là ai. Anh ta trả lời anh là một Trung sĩ làm việc trong Bộ Tổng tham mưu, đi ngang nghe điện thoại reo dữ quá, anh đến nhắc lên xem có chuyện gì không, vì trong Văn phòng Tổng tham mưu không còn ai cả. Tướng Có nhờ anh ta ra xem xung quanh có sĩ quan nào cao cấp còn đứng đó không. Anh ta đi một vòng thì thấy có cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Anh liền báo tin cho tướng Có biết.

Dương Văn Minh nghe được, liền bảo gọi cựu Chuẩn tướng Hạnh đến nói chuyện với ông. Khi nói chuyện với tướng Hạnh, Dương Văn Minh mới biết tướng Vĩnh Lộc, Tổng tham mưu trưởng đã đi lúc 5 giờ 30 sáng rồi. Tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt khu Thủ Đô cũng đã biến mất. Tướng Hạnh cho biết không còn liên lạc được với đơn vị nào cả.

Khoảng 9 giờ 30, khi tướng Hạnh báo cáo tình hình không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn Minh bàn với nội các rồi quyết định đầu hàng. Ông yêu cầu Đài phát thanh Sài Gòn cử người sang số 7 đường Thống Nhất để thu thanh một lời hiệu triệu rất quan trọng. Ông Vũ Ánh đã cử phóng viên Lê Phú Bổn và kỹ thuật viên Hồ Ổn đi làm công tác này.

Lời kêu gọi do Thủ tướng Vũ Văn Mẫu soạn thảo, nhưng khi tướng Minh đọc, vì quá xúc động, bị vấp nhiều chỗ phải thu đi thu lại đến 3 lần. Lúc 10 giờ 15, cuốn băng này đã được phát trên đài phát thanh Sài Gòn, nguyên văn như sau :

"Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải của người Việt Nam để khỏi thiệt hại xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong một trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào".

Tướng Minh cũng bảo tướng Hạnh lấy tư cách Phụ tá Tổng tham mưu trưởng đọc nhật lệnh ra lệnh cho tất cả các đơn vị còn lại buông súng. Nhật lệnh của tướng Hạnh như sau :

"Tổng thống đã quyết định bàn giao chính quyền. Yêu cầu các đơn vị buông súng, trực tiếp tiếp xúc với lực lượng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời đối diện để trao lãnh thổ. Cố gắng tránh đổ máu".

Sau đó tướng Minh và nội các trở về Dinh Độc Lập để đợi "phía bên kia" vào và bàn giao.

12. Những diễn biến sau cùng

Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng T-54 đầu tiên của Cộng quân tiến trên đại lộ Thống Nhứt đi về phía Dinh Độc Lập, ủi sập một cánh cổng đã mở, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu lệnh vang lên : "Mọi người đi ra khỏi phòng ngay !". Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to : "Mọi người giơ hai tay lên !". Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh.

fall3

Nội các Dương Văn Minh trong ngày 30/4 - Từ trái qua phải : ông Vũ Văn Mẫu, ông Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Huyền (Ảnh tư liệu).

Khi mọi người chưa kịp làm gì tiếp thì Trung tá Bùi Tùng, Chính ủy Lữ đoàn Xe tăng 203 tới. Ông Minh thấy ông Tùng người to cao thì lễ phép chào và nói : "Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào lâu rồi để bàn giao chính quyền". Trung tá Tùng nói : "Các ông là người bại trận. Các ông không còn gì để bàn giao mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện".

Ông Tùng buộc Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đến Đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bản tuyên bố đầu hàng do Chính trị viên Bùi Tùng thảo, ông Minh đọc và đài phát thanh phát đi vào lúc 13 giờ 30 :

"Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hhòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam".

Thủ tướng Vũ Văn Mẫu phát biểu tiếp theo :

"Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Chuyên viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền cách mạng".

Rồi đến lời của Chính ủy Bùi Tùng :

"Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng thống chính quyền Sài Gòn".

Sau đó, bộ đội đưa tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu về lại Dinh Độc Lập. Tối 2/5/1975, Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tổ chức buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập.

Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng thống chỉ trong 36 tiếng đồng hồ : Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30/4/1975 tuyên bố đầu hàng !

13. Cuộc chiến vẫn còn…

Ngày 23/4/1975, trong bài diễn văn đọc tại Đại học Tulane ở New Orleans, Luisiana, Tổng thống Gerald R. Ford tuyên bố : "Đối với Hoa Kỳ cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt" (The Vietnam War to be over for the United States). Thính giả vỗ tay hoan nghênh.

Trong cuộc họp báo ngay sau đó, ông lại nói : "Đối với tôi xem ra nó đã chấm dứt, chúng ta phải nhìn về phía trước" (It seems to me that it's over, we ought to look ahead).

Nhưng đối với người Việt đấu tranh, cuộc chiến tranh đó vẫn còn và cũng như trước 30/4/1975, đa số vẫn bám vào Hoa Kỳ với sự tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ giúp họ loại bỏ chế độ cộng sản và xây dựng tự do dân chủ trên quê hương.

Tuy nhiên, những dòng lịch sử đã được chúng tôi tóm lược trên cho thấy trước 30/4/1974, Việt Nam Cộng Hòa có chính phủ, có lãnh thổ, có quân đội trên 1.200.000 người được trang bị đầy đủ và huấn luyện kỹ càng, có quyết tâm loại bỏ chế độ cộng sản, thế nhưng vì quyền lợi của nước Mỹ, Hoa Kỳ đã đem Miền Nam bán cho Trung Quốc và dùng những thủ đoạn rất tinh vi để làm Miền Nam biến mất đúng thời hạ rồi nói mất Miền Nam là do sự bất tài (incompetence) của các nhà lãnh đạo Miền Nam.

Ngày nay, số người Việt tỵ nạn trên thế giới được ước lượng khoảng 3,7 triệu, trong đó có khoảng 1.642.000 người đang ở Hoa Kỳ. Đây là một cơ cấu đấu tranh chính trị không có lãnh đạo, không có tổ chức, không có chiến lược và chiến thuật…, nhưng ai cũng có thể tự xưng là lãnh tụ và sẵn sàng chụp nón cối lên bất cứ ai có dấu hiệu tranh giành vị thế hay quyền lợi của họ, hay có những chính kiến bất đồng với họ. Võ khí đấu tranh chính vẫn là tuyên ngôn, tuyên cáo hay thỉnh nguyện thư, và nhiều khi còn dùng cả nón cối để "chống cộng" !

Một khó khăn quan trọng khác là sự khác biệt về chủ trương và đường lối giữa Hoa Kỳ và người Việt đấu tranh : Trong khi đa số người Việt hải ngoại quyết tâm duy trì chủ trương BỐN KHÔNG, thì Hoa Kỳ lại chủ trương BỐN CÓ.

Hôm 25/7/2013, Tổng thống Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang đã tuyên bố xác lập quan hệ đối tác toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Nhiều dấu hiệu cho thấy Hoa Kỳ muốn biến Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thành một tiền đồn ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á giống như đã biến Việt Nam Cộng Hòa ngày xưa. Liệu rồi người Việt đấu tranh ở hải ngoại còn có thể nhờ Hoa Kỳ lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam hay không, hay lại sẽ bị biến thành công cụ cho từng giai đoạn ?

Thủ tướng Anh W. Churchil (1940-1945) đã nói : "Kẻ bi quan nhìn thấy những khó khăn trong từng cơ hội, còn người lạc quan lại nhìn thấy những cơ hội trong mỗi khó khăn".

Trong Hệ Từ Hạ truyện, Khổng Tử có viết : "Dịch cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu", có nghĩa là cùng cực thì sẽ biến hóa, biến hóa thì sẽ thông, khi đã thông thì sẽ lâu bền.

Nhưng các nhà nghiên cứu về di dân của Hoa Kỳ cho biết thế hệ di dân thứ nhất ít có khả năng thay đổi khi đến Mỹ. Đa số vẫn còn suy nghĩ và hành động như khi còn ở trên quê hương của họ. Nói cách khác, họ rất khó BIẾN. Các chính khách Mỹ thường vuốt đuôi họ để kiếm phiếu chứ không quan tâm đến mục tiêu của họ. Thế hệ thứ hai trở đi sẽ đi vào dòng chính và gần như không còn quan tâm đến nơi họ phát xuất.

Mặc dầu vậy, để kết thúc bài này, chúng tôi xin mượn lời sau đây của Tổng thống John F. Kennedy để nhắc nhở người Việt đấu tranh : 

"Thay đổi là luật của cuộc sống. Và những kẻ chỉ nhìn vào quá khứ chắc chắn sẽ mất tương lai".

(Change is the law of life. And those who look only to the past are certain to miss the future).

Ngày 27/4/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Phần 1

Những tài liệu đã được Bộ ngoại giao Hoa Kỳ và CIA giải mã trong 25 năm qua cho thấy Hoa Kỳ đã dùng những xảo thuật tinh vi để dàn dựng cuộc chiến Việt Nam và rút quân ra. Từ việc giúp xây dựng chế độ Ngô Đình Diệm để đẩy Pháp ra khỏi Đông Dương, thiết lập một chế độ mạnh để ổn định tình hình dưới danh nghĩa chống cộng, sau đó dùng nhóm "xã hội dân sự" Caravelle và lá bài Phật giáo để loại bỏ chế độ Ngô Đình Diệm và đỗ quân vào Miền Nam Việt Nam, được nói là để ngăn chặn sự bành trướng của cộng sản… Tất cả đều do CIA tổ chức và chỉ đạo thực hiện.

Từ ngày 2 đến 5/8/1964, Mỹ lại dàn dựng vụ tàu Madox và tàu Terner Joy của Mỹ bị các tiểu đỉnh của Bắc Việt rượt bắn rồi cho 64 phi cơ bắt đầu oanh tạc miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tại Việt Nam.

Cuộc chiến chỉ kéo dài trong 3 năm, từ 1965 đến 1967. Sau khi tiêu thụ hết các võ khí và trang bị quốc phòng cũ còn tồn động từ sau thế chiến thứ hai và thử nghiệm các vũ khí mới, Mỹ bắt đầu rút quân khỏi Miền Nam bằng một kế hoạch được Kissinger đặt tên là một "Khoảng cách vừa phải" (Decent Interval) : Làm giảm bớt sức mạnh của Cộng quân, đem Miền Nam bán cho Trung Quốc rồi đánh lừa Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rút quân "tái phối trí", làm mất Miền Nam chỉ trong vòng 40 ngày.

Hiện nay, lịch sử chiến tranh Việt Nam đang được tái diễn tại Trung Đông : Mỹ tố cáo Syria tấn công bằng võ khí hóa học và cho xử dụng ngay các biện pháp chế tài không cần mở các cuộc điêu tra và xuất trình bẵng chứng. Nhiều nhà phân tích Âu Châu và Mỹ cho rằng đây chỉ là một sự dàn dựng để cứu các phiến quân chống Assad đang bị lâm nguy. Trong bài "Attaque chimique en Syrie : la grande manipulation" (Tấn công bằng hóa chất tại Syria : xảo thuật vĩ đại), Antoine de Lacoste, một nhà bình luận nổi tiếng của Pháp đã viết : "May mắn thay có những người Nga tại chỗ, nếu không Damascus sẽ kết thúc như Baghdad".

Ngày 20/4/1975, khi Mỹ đang vận động Tổng thống Trần Văn Hương từ chức và đưa Tướng Dương Văn Minh lên làm hàng tướng, nhiều nhà lãnh đạo và chánh khách Miền Nam vẫn còn tin rằng Mỹ không bỏ Miền Nam ! Mặc dầu đã phải bỏ chạy qua Mỹ, và Mỹ đã thực hiện đối tác toàn diện với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, dùng chính quyền cộng sản Việt Nam thay Việt Nam Cộng Hòa để ngăn chặn Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á, nhiều người Việt đấu tranh vẫn còn tin rằng Mỹ chống cộng và tôn trọng nhân quyền nên luôn coi nhân quyền như một lá bài chủ có thể dùng để lật đổ chế độ trong nước !

Tóm lại, trong khi người Mỹ luôn chiến đấu vì quyền lợi của đất nước họ, đa số người Việt đấu tranh lại đã và đang chiến đấu với các mục tiêu mà mình mong muuốn, hoàn toàn khác với mục tiêu của các đối tác của họ, thường bị Mỹ đánh lừa và biến thành công cụ, nhưng vẫn tin tưởng rằng Mỹ chống cộng. Ai nói hay làm khác họ thường bị coi là tay sai cộng sản hay đặc công cộng sản nằm vùng, do đó ngày chiến thắng chưa bao giờ đến ! Trong khi đó, Hà Nội luôn bám sát đường lối, chính sách, chiến lược và chiến thuật của Mỹ, tùy cơ ứng biến để bảo vệ chế độ và trục lợi.

Henry John Temple, Viscount Palmerston (1784-1865), từng là Thủ tướng Anh hai lần, đã nói : "Các quốc gia không có những đồng minh hay kẻ thù vĩnh viễn. chỉ có những quyền lợi vĩnh viễn" (Nations have no permanent allies or enemies, only permanent interests).

Triết gia George Santayana (1863-1952) đã nhắc nh chúng ta :

"Những người không thể nhớ quá khứ bị kết án tái diễn nó. Học từ quá khứ của chúng ta là cách duy nhất có trách nhiệm để chuẩn bị cho chính chúng ta về tương lai, nhất là khi quá khứ đó là chứng tích của thất bại đáng ghi nhớ".

Vì thế, hôm nay chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây những diễn biến đưa tới biến cố 30 tháng 4, 1975 để giúp những người hô hào đấu tranh "giải phóng" quê hương xem lại mình có đi vào vết xe cũ hay không và tìm một hướng đi có hiệu quả hơn.

1. Quyết định bỏ miền Nam Việt Nam

Vào tháng 8 năm 2004, nhân kỷ niệm 30 năm ngày Tổng thống Nixon từ chức, Miller Center of Public Affairs thuộc Đại học Virgina đã cho công bố băng ghi âm các cuộc nói chuyện giữa Nixon và Kissinger, trong đó có đề cập đến số phận của miền Nam Việt Nam và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cuối năm 1972. Tổng thống Nixon đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ ủng hộ việc "Nam Việt Nam có thể không bao giờ còn tồn tại dù bất cứ cách nào". (South Vietnam probably can never even survive anyway). Nhưng ông hỏi cố vấn an ninh Henry Kissinger :

"Henry, chúng ta cũng phải nhận thức rằng thắng trong một cuộc bầu cử là hết sức quan trọng. Nó hết sức quan trọng trong năm nay, nhưng chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao đứng vững (a viable foreign policy) nếu một năm kể từ bây giờ hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam ? Đó thật là vấn đề".

vnch1

Cố vấn Kissinger (phải) họp với Tổng thống Richard Nixon tại tòa Bạch Ốc - Ảnh minh họa

Kissinger trả lời :

"Nếu một hay hai năm kể từ bây giờ, Bắc Việt thôn tính Nam Việt Nam, chúng ta có thể có một chính sách ngoại giao đứng vững nếu coi điều đó như thể là kết quả của sự bất tài của người Nam Việt Nam" (if it's the result of South Vietnamese incompetence).

2. Lập cái mà Kissinger gọi là "decent interval"

Daniel Ellsberg, người đã từng giữ chức trợ lý Phụ tá đặc biệt Bộ quốc phòng Mỹ và là người biên soạn tập tài liệu sau này gọi là "Pentagon Papers" đã cho biết như sau : "Trong năm 1968, trong các cuộc nói chuyện riêng tư, Kissinger thường nói rằng mục tiêu thích hợp của chính sách Mỹ là một "khoảng cách vừa phải" (decent interval) - từ hai đến ba năm - giữa sự rút lui của quân đội Mỹ và cộng sản chiếm miền Nam".

Như vậy Mỹ đã quyết định bỏ Việt Nam từ năm 1968 và đã nghĩ cách làm thế nào cho sức mạnh của Cộng quân xuống thấp để khi Mỹ rút, quân đội này phải mất ít nhất là hai hay ba năm mới có thể phục hồi và đánh chiếm Miền Nam được, lúc đó Mỹ không còn chịu trách nhiệm nữa. Kissinger coi việc mất Miền Nam là do sự bất tài của Miền Nam (it’s the result of South Vietnamese incompetence).

Để thực hiện kế hoạch mà Kissinger gọi là "Decent Interval" (Khoảng cách vừa phải), năm 1970 Mỹ cho tướng Lon Nol lật đổ Sihanouk rồi đưa quân qua phá các mật khu của Cộng quân ở biên giới Việt-Miên. Năm 1971, Mỹ mở cuộc hành quân Dewey Canyon II do tướng James W. Sutherland, Jr soạn thảo, phía Việt Nam Cộng Hòa gọi là cuộc hành quân Lam Sơn 719. Mục tiêu của cuộc hành quân này là tiến vào mật khu 604 ở gần Tchepone để gài bẫy các sư đoàn 304, 308, 320 và 324 của Cộng quân bao vây rồi dùng B52 tiêu điệt. Nhưng kế hoạch này bị thất bại vì Tổng thống Thiệu đột nhiên nhúng tay vào với kết quả rất bi thảm. Năm 1972, Mỹ phải gài cho cCộng quân chiếm cổ thành Quảng Trị để tiêu diệt. Lúc dầu Cộng quân chỉ cho các đơn vị của các sư đoàn 312, 320 và 325 vào, còn sư đoàn thiện chiến 308 vẫn đóng ngoài. Ngày 4/9/1972 khi sư đoàn 308 phải bỏ chiến trường Thạch Hãn rút về phía cổ thành Quảng Trị, tức tách ra khỏi thế cài răng lược với Sư đoàn Dù của Việt Nam Cộng Hòa, Mỹ đã sử dụng hỏa lực tối đa san bằng cổ thành nầy và xóa sổ Sư đoàn 308. Để thực hiện mục tiêu này Mỹ phải kéo dài cuộc chiến đến 81 ngày với 90 đợt oanh kích bằng máy bay B52.

Hà Nội không nắm vững kế hoạch "Decent Interval" của Mỹ nên đã nướng một số quân rất lớn.

3. Kissinger đi Bắc Kinh giao miền Nam Việt Nam cho Trung Quốc

Hôm 26/5/2006, Văn khố An ninh quốc gia (National Security Archive) của Hoa Kỳ đã cho phổ biến 2.100 bản văn (memoranda) dài 28.000 trang mang tên "The Kissinger Transcripts : A Verbatim Record of U.S. Diplomacy, 1969-1977". Trong đống hồ sơ này có 6 tài liệu liên quan đến Việt Nam, đó là các tài liệu số 1, 2, 3, 10, 11 và 12. Vì tài liệu quá dài, chúng tôi chỉ trích dẫn một đoạn ghi lại cuộc đàm thoại mặt đối mặt giữa Kissinger và Chu Ân Lai ngày 20/6/1972 tại Bắc Kinh trong tài liệu số 10 (dài 37 trang), trong đó có đoạn Kissinger nói với Thủ tướng Chu Ân Lai như sau :

"Hôm nay tôi ngồi ở đây chứng tỏ cái căn bản dựa trên đó Hoa Kỳ đưa quân vào Đông Dương không còn giá trị nữa. Chúng tôi thừa hưởng một chính sách và bây giờ chúng tôi phải thanh lý thế nào để không ảnh hưởng đến vị thế của chúng tôi trên thế giới và sự ổn định trong nước. Chúng tôi thật tâm muốn chấm dứt cuộc chiến này. Và ông thủ tướng biết từ năm 1967 tôi đã mở đầu cuộc thương thuyết với Hà Nội. Và trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi quan niệm nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là một thực tế mạnh nhất tại bán đảo Đông Dương. Chúng tôi không có lợi gì làm tan vỡ hay đánh bại thực thể đó. Sau khi chúng tôi rút quân xong, chúng tôi ở xa 12.000 dặm trong khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa chỉ cách Sài Gòn 300 dặm. Tôi không hiểu tại sao Hà Nội không thấy được sự việc đó".

vnch2

Kissinger gặp Chu Ân Lai ngày 20/6/1972 tại Bắc Kinh

Kissinger nói tiếp :

"Trước đây tôi đã nói với ông thủ tướng rằng chúng tôi không muốn duy trì một căn cứ quân sự nào tại Đông Dương hoặc theo đuổi chính sách của vị ngoại trưởng không chịu bắt tay ông thủ tướng. Thời đại đó qua rồi. Và tôi tin rằng tương lai quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Kinh quan trọng đối với Á Châu hơn là những gì có thể xẩy ra tại Phnom penh, Hà Nội hay Sài Gòn".

4. Ép Việt Nam Cộng Hòa ký Hiệp định Paris

Một cuộc hòa đàm để chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã được tổ chức tại Paris từ năm 1968. Sau một thời gian dài tranh luận gay cấn, một bản dự thảo hiệp định chấm dứt chiến tranh Việt Nam đã được Washington và Hà Nội đồng ý.

Ngày 18/10/1972 Kissinger đã bay đến Sài Gòn làm áp lực Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu phải đồng ý nội dung bản dự thảo nầy, với hy vọng sẽ mang ra Hà Nội ngày 24/10/1972 để Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký tắt vào. Nhưng Kissinger đã thất bại. Chỉ trong một thời gian ngắn, phía Việt Nam Cộng Hòa đã phát hiện ra đến 23 điểm cần phải điều chỉnh. Kissinger chỉ đồng ý điều chỉnh 16 điểm không quan trọng mà thôi. Số còn lại phải để nguyên. Cuộc đối thoại trở nên gay cấn về hai điểm then chốt là việc chấp nhận cho quân đội Bắc Việt ở lại miền Nam Việt Nam và việc thành lập một Hội đồng Hòa giải Hòa hợp giống như một chính phủ liên hiệp. Việt Nam Cộng Hòa coi đây là một cách bán đứng miền Nam Việt Nam cho Hà Nội nên cương quyết chống lại.

Thất bại với Việt Nam Cộng Hòa, Kissinger đưa ra một bản dự thảo mới, yêu cầu Hà Hội tái thảo luận, nhưng Hà Nội từ chối. Tổng thống Nixon liền gởi cho Hà Nội một thông điệp nói rằng nếu Hà Nội không chấp nhận thảo luận một cách nghiêm chỉnh thì sau 72 tiếng đồng hồ nữa Hoa Kỳ sẽ ném bom trở lại từ vĩ tuyến 20 trở lên. Ngày 18/2/1972, khi thời hạn này chấm dứt, hàng loạt B52 đã bay đến ném bom xuống các căn cứ quân sự ở Hải Phòng và Hà Nội. Đây là những khu vực chưa hề là mục tiêu đánh phá từ trước đến nay.

Cùng lúc đó, tướng Haig được cử đến Sài Gòn với sứ mạng vừa hứa hẹn vừa đe dọa. Trong thông điệp trao cho Tổng thống Thiệu ngày 14/11/1972, Tổng thống Nixon có cam kết : "Tôi tuyệt đối cam đoan với Ngài rằng nếu Hà Nội không tuân theo những điều kiện của Hiệp định nầy thì tôi cương quyết sẽ có hành động trả đủa mau lẹ và ác liệt". Nhưng tướng Haig cũng không quên lặp lại lời đe dọa của Washington rằng nếu Tổng thống Thiệu không chấp nhận bản dự thảo hiệp định mới, Hoa Kỳ sẽ cắt hết việt trợ và ký một hiệp định riêng với Bắc Việt.

Sau 12 ngày bị dội bom nặng nề, Hà Nội chấp nhận thảo luận lại thỏa hiệp cũ với Kissinger vào ngày 30/12/1972. Hà Nội đồng ý sửa đổi lại một số điều khoản trong dự thảo hiệp định, nhất là không còn coi Hội đồng Hòa giải Hòa hợp như là một thứ chính phủ liên hiệp từ trung ương đến địa phương nữa, nhưng nhất quyết không chấp nhận điều khoản buộc quân Bắc Việt phải rút lui. Hoa Kỳ quay lại làm áp lực với Việt Nam Cộng Hòa.

vnch3

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói chuyện trước quân nhân - Ảnh minh họa

Tổng thống Thiệu thừa biết Bắc Việt cố giữ lại điều khoản không rút quân để khi Hoa Kỳ rút hết, họ sẽ mở cuộc tấn công trở lại, nhưng bị ám ảnh bởi cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm khi Mỹ muốn đem quân vào, Tổng thống Thiệu đã ra lệnh cho ký kết bản Hiệp định Paris ngày 27/01/1973, sau khi Washington tăng thêm một số quân dụng được tiếp tế khẩn cấp qua chương trình Enhance và Enhance Plus.

5. Hà Nội lập kế hoạch đánh chiếm miền Nam

Sau khi ký Hiệp định Paris, Hà Nội lập ngay kế hoạch đánh chiếm Miến Nam. Theo kế hoạch này, muốn chiếm miền Nam một cách nhanh chóng phải đánh thẳng vào Sài Gòn, đầu não của miền Nam, bỏ qua các tỉnh miền Trung. Trong cuốn "Đại Thắng Mùa Xuân" xuất bản năm 1976, tướng Văn Tiến Dũng đã viết :

"Một vấn đề then chốt là phải có hệ thống đường cơ động tốt. Công trình xây dựng con đường chiến lược Đông Trường Sơn bắt đầu từ năm 1973, hoàn thành đầu năm 1975 được xúc tiến với nhịp độ hết sức khẩn trương nối liền từ đường số 9 (Quảng Trị) vào đến miền Đông Nam Bộ là công trình lao động của hơn 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong, đưa tổng số chiều dài đường chiến lược và chiến dịch, cũ và mới, làm trong suốt cuộc chiến tranh lên hơn 20.000 kilô mét...

"Dọc theo đường chiến lược Đông Trường Sơn là hệ thống 5.000 kilô mét ống dẫn dầu kéo dài từ Quảng Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, vượt cả sông, suối sâu, núi cao, có ngọn hơn 1000 mét, đủ sức tiếp dầu cho hàng chục ngàn xe các loại vào, ra trên đường...".

Khi sửa chữa lại con đường 14 do người Pháp làm, thường được Hà Nội gọi là đường Đông Trường Sơn, có hai cái chốt phải nhổ mới có thể khai thông được, đó là Thường Đức ở phía tây Đà Nẵng và Đức Lập ở phía tây Ban Mê Thuột.

Trong cuốn "Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm" tướng Trần Văn Trà cho biết vào tháng 10 năm 1974, ông và Phạm Hùng ra Bắc họp, Bộ chính trị đã ra lệnh tại Nam Tây Nguyên phải mở hành lang chiến lược đoạn Đức Lập cho thông suốt. Năm 1976 sẽ bắt đầu đánh lớn.

Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và bộ tham mưu của ông không hề hay biết gì đến chiến lược này nên không có kế hoạch bảo vệ Thường Đức và Đức Lập để ngăn chặn sự xâm nhập của Cộng quân.

6. Mỹ đánh lừa Tổng thống Thiệu

Trong cuốn "Khi đồng minh tháo chạy", Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng có kể lại rằng ông có được đọc trong "Phòng Tình Hình" của Dinh Độc Lâp một tập báo cáo của tướng John Murray do Bộ tổng tham mưu trình lên, trong đó ghi những điểm mà ông nhớ được như sau :

- Nếu mức độ quân viện là 1,4 tỷ thì có thể giữ được tất cả những khu đông dân cư của cả bốn Vùng chiến thuật.

- Nếu là 1,1 tỷ thì Quân khu I phải bỏ ;

- Nếu là 900 triệu thì khó lòng giữ được Quân khu I và II, hoặc khó đương đầu với cuộc tấn công của Bắc Việt…

Tướng John E. Murray là người lãnh đạo Cơ quan Tùy viên quân sự (Defense Attaché Office-DAO) của Mỹ tại Việt Nam từ tháng 1/1973 đến tháng 8/1974 và tướng Homer D. Smith là người sau cùng. Thông thường, các báo cáo của DAO không hề được tiết lộ cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa biết, tại sao nó lại lọt vào Bộ tổng tham mưu ? Phải chăng Hoa Kỳ muốn dụ Tổng thống Thiệu bỏ Quân khu I và Quân khu II ?

vnch4

Cuộc rút lui chiến lược biến thành "thảm kịch đường số 7" - Tây Nguyên hoàn toàn thất thủ

Theo nội dung ông Nguyễn Tiến Hưng nhớ được, chúng ta thấy đây chỉ là một bản phân tích tình hình chứ không phải là một giải pháp hay một kế hoạch hành động được đề nghị. Nhưng Tổng thống Thiệu lại dựa vào đó để quyết định số phận của Miền Nam !

Khi số viện trợ rút xuống còn 700 triệu, ông quyết định chỉ giữ phần đất từ Tuy Hòa trở vào và giao cho Trung tướng Đặng Văn Quang và Chuẩn tướng Ted Serong (một tướng chống du kích người Úc) lập kế hoạch hình thành một phòng tuyến mới từ Tuy Hòa đến Tây Ninh và gọi đó là chiến lược "đầu bé đít to" hay "từng chiến lược cho từng mức viện trợ" và "tái phối trí", đó là bỏ Vùng I và Vùng II, rút quân về lập phòng tuyến ở Tuy Hòa.

Cuối năm 1974, kế hoạch này đã được tiết lộ tại Sài Gòn. Tôi nhớ một số nhà chính trị đã họp tại văn phòng luật sư Mai Văn Lễ ở đường Pasteur để bàn về tin đồn này. Tất cả đều đi đến kết luận rằng kế hoạch đó nếu có sẽ là một kế hoạch bất khả thi vì hai lý do : Lý do thứ nhất, Tuy Hòa không phải là địa thế có thể làm phòng tuyến, nhất là sau khi bỏ Cao Nguyên. Lý do thứ hai, việc rút quân không thể thực hiện được, trừ khi có một hiệp định phân chia lại lãnh thổ và rút quân như Hiệp định Genève năm 1954. Không ngờ chuyện đó lại có thật ! Ông Thiệu vì yếu kém cả về chính trị lẫn quân sự, đã theo đuổi một kế hoạch không tưởng, làm mất Miền Nam chỉ trong 40 ngày.

Ngày 7/8/1974 Thường Đức bị mất.

Ngày 6/01/1975 Phước Long thất thủ.

Ngày 9/3/1975 Cộng quân chiếm Đức Lập và ngày 10/3/1975 chiếm Ba Mê Thuột.

Sau khi Ban Mê Thuột bị thất thủ, ngày 14/3/1975 Tổng thống Thiệu cùng với các tướng Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang và Cao Văn Viên đến Cam Ranh họp với tướng Phạm Văn Phú và ra lệnh rút khỏi Kontum và Pleiku. Ông Thiệu nói rằng "phải rút nhanh để tập trung quân phản kích lấy lại Ban Mê Thuột theo đường 21, lấy Khánh Dương làm bàn đạp". Con đường để rút là Liên tỉnh lộ 7B nối liền Pleiku và Phú Yên vì không còn con đường nào khác. Đây là một con đường đã bị bỏ từ lâu.

Để bảo đảm bí mật tuyệt đối, Tổng thống Thiệu ra lệnh không làm văn bản, chỉ truyền khẩu lệnh, cấm không tiết lộ cho Mỹ biết. Cũng không được tiết lộ cho địa phương quân và các tiểu khu, tức là bỏ các đơn vị này. Đây là một cuộc rút quân bi thảm nhất trong chiến tranh Việt Nam. Cuộc rút quân bắt đầu từ ngày 15/3/1975 đến ngày 20 thì tan rã.

Theo tài liệu của Hà Nội, trong cuộc rút quân khỏi Cao Nguyên, họ đã loại khỏi vòng chiến 28.514 sĩ quan và binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, trong số đó có 4.502 chết hoặc bị thương, 16.822 bị bắt làm tù binh, trong đó có 779 sĩ quan. Họ đã thả ra 7.190 người.

Tài liệu của Việt Nam Cộng Hòa ước lượng trong khoảng 160.000 người chạy theo đoàn xe di tản, chỉ có khoảng 60.000 tới được Tuy Hòa. Số còn lại chết trong rừng hay phải quay trở lại Pleiku. Sáu Liên đoàn Biệt Ðộng Quân với khoảng 7.000 quân, chỉ có 900 về đến Nha Trang và đóng trong thành phố.

Ngày 19/3/1975 thành phố Quảng Trị bị thất thủ.

Ngày 25/3/1975 Tổng thống Thiệu ra lệnh cho tướng Ngô Quang Trưởng rút khỏi thành phố Huế. Đoàn quân di tản bị đánh chận ở đèo Hải Vân, cửa Tư Hiền và cửa Thuận An nên tan rã.

Ngày 29/3/1975 thành phố Đà Nẵng, nơi đặt Bộ tư lệnh Quân đoàn 1, bị tấn công và thất thủ. Rối loạn xảy ra. tướng Ngô Quang Trưởng phải bơi ra khơi để được một tàu Hải quân vớt.

Ngày 31/3/1975, thành phố Quy Nhơn và Nha Trang rơi vào tay Cộng quân.

Ngày 1/4/1975, thành phố Tuy Hòa thuộc tỉnh Phú Yên bi thất thủ.

Ngày 15/4/1975 phòng tuyến Phan Rang được thiết lập do Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi chỉ huy. Nhưng ngày 15, Cộng quân đã chiếm Phan Rang, tướng Vĩnh Nghi bị bắt.

Đêm 20 rạng ngày 21/4/1975, Sư đoàn 18 bảo vệ Xuân Lộc được lệnh rút về bảo vệ Sài Gòn.

Lữ Giang

(24/04/2018)

Published in Diễn đàn

Trong những bài trước, căn cứ vào tài liệu của cả hai phía, chúng tôi đã ghi lại tên tuổi của những tên sát thủ chính trong Tết Mậu Thân ở Huế, những tên chỉ đạo cũng như những tên thực hiện. Trong danh sách này có hai tên hung bạo nhất là Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh. Báo chí trong nước nói rất ít về tông tích của hai tên này, có lẽ vì những sự tàn ác của hai tên này quá ghê rợn và quá rõ ràng, nên phải giấu kín để tránh phản ứng của dân chúng, nhất là của gia đình các nạn nhân.

toiac1

Dân Huế gọi Hoàng Phủ Ngọc Phan (và Nguyễn Thị Đoan Trinh) là ác quỷ.

"Sau khi giết 3 người này, Phan bắn chết luôn ông nội của bà là cụ Nguyễn Tín (70 tuổi). Sau đó, Phan bắt Lê Tuấn Văn, một sinh viên Văn khoa, đào huyệt tại vườn sau nhà cụ Tín để chôn 4 người trên rồi bắn Lê Tuấn Văn luôn.

"Súng nổ tư bề mà sao không thấy bóng dáng lính mình ở đâu cả. Chỉ thấy lính bộ đội Bắc Việt khắp nơi. Trên đường Hàm Nghi, Nguyễn Thị Đoan Trinh chạy ngang nhà nào mà y thị gật đầu là y như rằng trong nhà đó có người bị bắt đem ra, người thì bị bắn tại trước nhà, người thì bị dắt đi, mấy ông bà cụ trong nhà chạy theo nằm lăn ra đường khóc la thảm thiết… Bọn lính Bắc thì cứ chửi thề luôn miệng, đéo mẹ câm mồm, ông bắn bỏ mẹ bây giờ…".

Trên đây là một đoạn nói về những tội ác mà hai tay sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh đã gây ra trong Tết Mậu Thân ở Huế do bà Nguyễn Thị Thái Hòa, một nạn nhân kể lại. Dân Huế gọi hai tên này là hai ác quỷ.

Sát thủ Hoàng Phủ Ngọc Phan

Hoàng Phủ Ngọc Phan, em ruột của Hoàng Phủ Ngọc Tường, sinh năm 1939 tại Huế, nhưng quê ở làng Bích Khê, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, cùng quê với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Bố của Tường và Phan làm y tá ở bệnh viện tỉnh Quảng Trị, sau về làm ở bệnh viện Huế, cư ngụ trong cư xá công chức ở đường Mai Thúc Loan, trong Thành Nội, gần trường Bồ Đề.

Khi Giáo hội Phật giáo Ấn Quang phát động chiến dịch gây bạo loạn để cướp chính quyền ở Huế và Đà Nẵng năm 1966, Phan đang là sinh viên y khoa năm thứ 2 Đại học Y khoa Huế, đã tham gia vào "Đoàn sinh viên quyết tử" do Nguyễn Đắc Xuân làm Đoàn trưởng. Đây là một tổ chức ngoại vi của "Đoàn sinh viên Phật tử Huế". Đoàn sinh viên Phật tử Huế lúc đầu do Hoàng Văn Giàu làm Trưởng đoàn, sau đó là Vĩnh Kha, còn Thái Thị Kim Lan làm Phó. Đám này gồm có các tên chủ yếu sau đây : Trần Quang Long, Nguyễn Thiết, Nguyễn Hữu Châu Phan, Phan Chánh Dinh, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Tấn Hùng, Nguyễn Đắc Xuân, Thái Thị Kim Lan, Hoàng Thị Thọ, Phạm thị Xuân Quế, Bửu Chỉ…

Trong tập hồi kỳ "Năm tháng dâng người", Lê Công Cơ, một đảng viên Đảng cộng sản có tham dự vào Đoàn sinh viên quyết tử đã cho biết như sau :

"Trước thời cơ ngàn năm có một, thông qua sự chỉ đạo của Thành ủy… Đoàn sinh viên quyết tử Huế ra đời với quân số trên 500, được chia làm 4 đại đội và do anh Xuân làm tiểu đoàn trưởng. Sinh viên quyết tử được trang bị các vũ khí tự tạo và một số súng, lựu đạn do binh lính tại Huế cung cấp. Đoàn sinh viên quyết tử, với những chàng thư sinh ngày nào, giờ mặc những bộ đồ ka-ki, đội mũ tai bèo diễu hành qua các phố "thề bảo vệ Huế đến cùng" đã tiếp thêm sức mạnh cho người Huế trong cơn dầu sôi, lửa bỏng".

(Năm tháng dâng người, tr.293-294)

Nguyễn Đắc Xuân có đính chính rằng đoàn "đội mũ lưỡi trai (theo kiểu Mỹ)" chứ không phải "đội mũ tai bèo" !

Nhưng cuộc nổi loạn thất bại, nhóm Đoàn sinh viên quyết tử một số bị bắt, một số được Hoàng Kim Loan đưa vào chiến khu theo Việt Cộng, một số chạy vào Sài Gòn ẩn nấp tại 3 nơi : Trung tâm Quảng Đức của Thích Thiện Minh ở số 294 đường Công Lý, chùa Pháp Hội ở số 702/105 đường Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) Quận 10 và cư xá Viện Đại học Vạn Hạnh, nhưng Trung tâm Quảng Đức của Thích Thiện Minh là nơi tập trung đông nhất.

Trong hồi ký trên, Lê Công Cơ cũng tiết lộ rằng khi phong trào bị đàn áp, chính Cơ đã viết thơ cho Thành ủy xin đưa Tường, Phan và Xuân ra hậu cứ. Trong bài "Kỷ yếu về Hòa thượng Thiện Siêu" Nguyễn Đắc Xuân cho biết Xuân đã mượn áo cà sa mặc vào giả làm ni cô, được Phạm Văn Rơ và Cao Hữu Điền hộ tống lên chùa Từ Đàm, sau đó qua chùa Kim Tiên rồi chùa Tường Vân, nhưng : "Không ngờ chùa Tường Vân nằm trong địa bàn lõm của Thành ủy Huế". Đến đầu tháng 7/1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường từ Thành ủy Huế trên chiến khu gởi thư rủ Xuân ra chiến khu, chờ tình hình yên rồi trở lại. Xuân đã mặc áo cà sa ra đi hôm 10/7/1966… Những tiết lộ này cho thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đi theo Việt Cộng trước biến cố 1966.

Khi giới thiệu tác phẩm "Dưới ánh hỏa châu" của Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nhà xuất bản Trẻ ở Đà Nẵng viết rằng "Phan nguyên là sinh viên tranh đấu ở Huế thoát ly kháng chiến. Từ Miền Trung trôi dạt vào Sài Gòn, về vùng kháng chiến Miền Đông, Miền Tây Nam Bộ, lên R, sang chiến trường Campuchia…".

Hoàng Phủ Ngục Phan đã cùng với Trần Triệu Luật từ Sài Gòn đi vào chiến khu chứ không phải từ Huế, còn Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân đi từ Huế.

Trong biến cố Tết Mậu Thân, Phan đã trở lại Huế cùng với Nguyễn Thị Đoan Trinh và bộ đội cộng sản, đi tìm bắt hoặc giết các nhân viên chính quyền, quân đội, cảnh sát và những thành phần bị coi là chống cộng trong thành phố Huế.

Sau 30/4/1975 Phan đã trở lại Huế và làm "nhà văn" với bút hiệu là Hoàng Thiếu Phủ hay Ngọc Phang Lang. Trong tác phẩm "Dưới ánh hỏa châu", Phan không hề nói gì đến chuyện Phan làm mưa làm gió ở Huế trong suốt 22 ngày trong Tết Mậu Thân mà chỉ cho biết "Khoảng trưa hôm ấy, đoàn công tác chúng tôi được lệnh tập kết ở khu vực Đại Nội để chờ đến tối sẽ rút ra khỏi thành phố" và Phan thấy ở đâu đều chật ních đồng bào lánh nạn.

Ma nữ Nguyễn Thị Đoan Trinh

Nguyễn Thị Đoan Trinh sinh năm 1949 tại Huế. Đoan Trinh có nghĩa là ngay ngắn và thủy chung, nhưng những gì mụ ta đã làm lại rất ghê rợn, dân Huế thường gọi mụ ta là Ác phụ hay Ma nữ. Chúng tôi phải nói qua gia đình của Đoan Trinh để đọc giả có thể hiểu tại sao đất kinh thành Huế theo Phật giáo thuần thành, phủ đầy chùa chiến mà lại sinh ra một con ác quỷ như vậy.

Nguyễn Thị Đoan Trinh là con của Nguyễn Văn Đóa, nhưng thường được gọi là Nguyễn Đóa, một đảng viên đảng cộng sản. Lúc đầu Đóa là giáo viên tiểu học, rồi làm giám thị trường Khải Định, khi về hưu dạy Pháp văn ở trường Bồ Đề Thành Nội.

Trường Bồ Đề Thành Nội được Hội Tăng Già Trung Việt thành lập năm 1953 ở số 35 đường Đặng Dung, phường Thuận Thành, Huế, rất gần với nhà Đóa. Ông Lê Mộng Đào là hiệu trưởng đầu tiên và các giáo viên đều là Phật tử như Võ Đình Cường, Nguyễn Đóa, Nguyễn Hữu Ba, Cao Xuân Lữ, Tôn Thất Dương Tiềm, Cao Cự Phúc, Lê Quang Vịnh… Nhưng đây là một ổ hoạt động trí vận của cộng sản. Những đảng viên nổi tiếng đều có mặt ở đây như Võ Đình Cường, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm (rể của ông Đóa)…

Võ Đình Cường, người được Việt Cộng gọi là "cây đại thụ của Gia đình Phật tử Việt Nam" sinh năm 1917 tại Huế, vào Đảng cộng sản Việt Nam năm 1943, từng giữ chức Ủy viên Tuyên vận của Tỉnh ủy Thừa Thiên, bị bắt rất nhiều lần, nhưng mỗi lần Cường bị bắt, Thích Trí Quang đều can thiệp, cơ quan an ninh phải thả ra, vì Cường vừa là Huynh trưởng Gia đình Phật tử, vừa là người chỉ đạo và "cầm tròng" Thích Trí Quang (chúng tôi đã chứng minh nhiều lần).

Nguyễn Đóa gốc Quảng Nam, có bốn người con, hai trai và hai gái, người con trai đầu tên là Nguyễn Bồng, năm nay cũng phải 85 tuổi, hiện đang ở Kim Long. Anh này không theo cộng sản. Đoan Trinh là con út. Cả gia đình đều đã quy y và được gọi là "Phật tử thuần thành" vì thế người ta thường gọi Nguyễn Đóa với danh xưng "Đạo hữu Nguyễn Đóa".

Tôn Thất Dương Tiềm, rể của Nguyễn Đóa, người thấp lùn, là một cán bộ nội thành và cũng như Võ Đình Cường, đã hoạt động cho cộng sản từ trước 1954, y cũng dạy ở trường Bồ Đề. Tiềm là anh em con chú con bác với Tôn Thất Dương Kỵ. Kỵ hoạt động cho cộng sản đã bị chính phủ Phan Huy Quát trục xuất ra Bắc ngày 19/5/1965 qua ngả cầu Hiền Lương cùng với bác sĩ Phạm Văn Huyền và ký giả Cao Minh Chiến.

Nhà Nguyễn Đóa ở kiệt 2 đường Âm Hồn trong thành nội Huế, gần trường Bồ Đề. Nguyễn Đắc Xuân kể lại : "Nhân một buổi trưa vắng tiếng súng, tôi theo chân cô Đoan Trinh - con cụ Nguyễn Đóa về nhà cô ở đầu kiệt 2 đường Âm Hồn xin nước giếng tắm. Tôi mới vào phòng tắm, vừa cởi cái tay nải ra khỏi thắc lưng treo lên cửa thì pháo Mỹ rót ầm ầm xuống khu vực chúng tôi đang có mặt. Nhà cụ Đóa sập, một vài bộ đội tự vệ đang trú trong nhà chết và bị thương nặng". 

Sau 30/4/1975, ông Đóa trở về và được cấp một căn nhà khác cũng trên đường Âm Hồn, nay đổi là 22 Lê Thánh Tôn (khúc đường Tống Duy Tân), Phường Thuận Thành, Huế. Sau khi ông Đóa chết, Đoan Trinh đã bán căn nhà này và vào ở Sài Gòn.

Trước Tết Mậu Thân, Nguyễn Thị Đoan Trinh đang học dược tại Sài Gòn, được Nguyễn Đóa gọi về và dặn dò phải thể hiện tinh thần "Bi, Trí, Dũng" như thế nào khi Cộng quân chiếm Huế, rồi đi vào chiến khu. Ông Nguyễn Thúc Tuân, một cán bộ cao cấp được Việt Cộng giao cho theo dõi các hoạt động của Hòa thượng Đôn Hậu ở chùa Thiên Mụ, đã kể lại như sau :

"Tối mồng 4 Tết Mậu Thân, tôi cùng đi với bà Nguyễn Đình Chi (tên thật là Đào Thị Xuân Yến), cụ Nguyễn Văn Đóa, ông Tôn Thất Dương Tiềm (3 người) lên chiến khu cách thành phố Huế độ 4 km. Tối ấy ở lại một đêm, ngày sau lên chiến khu gặp giáo sư Lê Văn Hảo đã lên trước ngày 30 tháng Chạp, gặp cụ Đôn Hậu cũng đã lên trước vài ngày, từ Văn Xá đi lên độ 3 km đường chim bay. Chúng tôi giờ đây gồm 6 người : bà Nguyễn Đình Chi, ông Nguyễn văn Đóa, ông Tôn thất dương Tiềm, giáo sư Lê văn Hảo, cụ Đôn Hậu và tôi. Chúng tôi lên gặp ông Hoàng Phương Thảo, chủ tịch thành phố Huế. Ông này lo toàn bộ. Ở tại chiến khu Huế 15 ngày".

Sau khi thất bại ở Huế, những người trên đã được Việt Cộng đưa ra Bắc. Thích Đôn Hậu, Nguyễn Đóa, Tôn Thất Dương Tiềm và bà Nguyễn Đình Chi đã đến gặp Hồ Chí Minh ba lần. Ngày 8/6/1969, khi "Chính phủ Cách mạng lâm thời" được thành lập, Huỳnh Tấn Phát làm Chủ tịch, Nguyễn Đóa làm Phó chủ tịch, còn Thích Đôn Hậu làm Ủy viên Hội đồng cố vấn.

Vì bố là "Đạo hữu Nguyễn Đóa" được Đảng trọng dụng như thế, nên con gái là Đoan Trinh phải thực thi tinh thần "Bi – Trí – Dũng" một cách "kiên cường" khi Cộng quân chiếm Huế. Nguyễn Đắc Xuân xác nhận : "Đoan Trinh là con gái út của cụ (Nguyễn Đóa), hoạt động trong đội thanh niên công tác của tôi". Đoan Trinh mặc bộ đồ màu hồng, đi xe Honda, vai đeo AK-47, lưng mang súng lục K-54, cùng với Hoàng Phủ Ngọc Phan "lục soát mọi nơi tìm bắt ngụy quân/quyền. Bất kỳ ai, khi hỏi giấy tờ, thị phát hiện là quân nhân hay cảnh sát ngụy thì thị nổ súng bắn chết ngay, không cần hỏi câu thứ 2". Chuyện dài của Đoan Trinh và Hoàng Phủ Ngọc Phan sẽ được nói sau.

Sau khi Cộng quân rút khỏi Huế, Đoan Trinh đi theo và ra Hà Nội tiếp tục học ngành dược. Sau 30/4/1975 y thị đã trở lại Huế. Khi ông Đóa qua đời, y thị vào Sài Gòn, được cấp giấy phép số 2433 ngày 18/5/2011, mở tiệm thuốc tây lấy hiệu là HỮU THIỆN (!) ở địa chỉ G15/28G đường Ấp 7, Phường Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh, Sài Gòn. Đường Ấp 7 nay đã được đổi thành Láng Le Bàu Cò, nên địa chỉ hiện nay là Nhà thuốc HỮU THIỆN, G15/28G Láng Lê Bàu Cò, Phường Lê Minh Xuân, quận Bình Chánh, điện thoại 84 91 249 48 09. Bị nhiều người đến tại tiệm hay gọi điện thoại "hỏi thăm sức khỏe", Nguyễn Thị Đoan Trinh phải về Huế trốn.

Khi hai sát thủ ra tay

Bà Nguyễn Thị Thái Hòa, năm 1968 là sinh viên năm thứ nhất trường Cán Sự Điều Dưỡng Huế và đang thực tập tại Bệnh viện Trung ương Huế khi biến cố Mậu Thân xảy ra ở Huế. Gia đình bà ở đường Hàm Nghi, Huế. Bà vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng vụ Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Thị Đoan Trinh đánh lừa để giết 4 người thân trong gia đình bà, đó là 3 anh em ruột của bà mà Phan quen biết khi học ở Huế : Nguyễn Xuân Kính (sinh 1942, sinh viên Y khoa), Nguyễn Xuân Lộc (sinh 1946, sinh viên Luật) và Nguyễn Thanh Hải (sinh 1949, sinh viên Văn khoa). Sau khi giết 3 người này, Phan bắn chết luôn ông nội của bà là cụ Nguyễn Tín (70 tuổi). Sau đó, Phan bắt Lê Tuấn Văn, một sinh viên Văn khoa, đào huyệt tại vườn sau nhà cụ Tín để chôn 4 người trên rồi bắn Lê Tuấn Văn luôn.

toiac2

Hoàng Phủ Ngọc Phan và nữ cán bộ có tên là nhà thơ Đông Hà

Khi các cơ quan truyền thông hải ngoại phổ biến rộng rãi lời tố cáo của bà Nguyễn Thị Thái Hòa về những chuyện gian ác mà Phan và Trinh đã làm, Phan đã mượn tờ Tạp Chí Sông Hương ở Huế, do Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng biên tập, và một nữ cán bộ có tên là thi sĩ Đông Hà làm cò mồi để giải thích bâng quơ : "Đó là luận điệu tuyên truyền vu khống của kẻ địch". Khi được hỏi tại sao không phản biện, Phan nói : "Thường thì tôi không có hứng thú tranh luận trên những trang web lá cải của những người chống cộng cực đoan… Gia đình tôi vốn theo đạo Phật. Cả anh Tường và tôi đều có pháp danh và có phái quy y với bổn sư Thích Đôn Hậu. Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, buộc lòng tôi đã phải lên tiếng vạch trần những chỗ trật lất và láo toét…"Nhưng Phan chỉ cho rằng trong Tết Mậu Thân, Tường không có mặt ở Huế, chứ không hề đả động gì đến chuyện bà Thái Hòa đã tố cáo. Đó là kiểu "vạch trần" của Phan !

Bà Nguyễn Thị Thái Hòa hiện đang ở hải ngoại. Câu chuyện bà kể khá dài, xin đọc giả vào Google để đọc nguyên bản.

Đức Thế Tôn dạy : "Không làm điều ác. Siêng làm điều thiện. Tự thanh tịnh tâm ý" Nhưng một số "con Phật" đã làm ngược lại : "Làm điều ác. Không làm điều thiện. Tự ác động tâm ý". Ác nghiệp tất phải đến.

Ngày 1/3/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Trong bài trước chúng tôi đã trình bày rõ kế hoạch tàn sát ở Huế trong Tết Mâu Thân đã được Đảng cộng sản Việt Nam hoạnh định rất kỹ càng như thế nào, lý do tại sao phải tàn sát cũng như tên tuổi các sát thủ chính đã được trao cho chỉ đạo hay thực hiện công tác này.

mauthan1

Khu vực phía sau Chùa Ấn Quang, nơi đặt bản doanh của bộ chỉ huy lực lượng quân cộng sản đột nhập vào Sài Gòn trong trận Tết Mậu Thân ngày 05/02/1968, bị dội bom thành bình địa - AP Photo/Johner

Trong bài này chúng tôi sẽ đề cập đến con đường nghiệt ngã mà Giáo hội Phật giáo Ấn Quang phải lựa chọn và bị cả CIA lẫn Cộng sản dồn vào đường cùng. Đây là một kinh nhiệm đau thương cho cả Phật giáo lẫn dân tộc do một số tăng sĩ và Phật tử có tinh thần tôn giáo cực đoan gây ra.

Khi tham vọng tới đỉnh cao

Sau khi ông Diệm bị giết, một số các nhà lãnh đạo Phật giáo tưởng rằng thời vận của Phật giáo đã đến, nên đã phát động một phong trào đấu tranh bạo động để cướp chính quyền và hình thành một chính phủ do Phật giáo lãnh đạo, trong đó Phật giáo là quốc giáo và các tăng sĩ là quốc sư, giống như dưới thời Lý Trần. Phong trào này đã lên tới cao điểm vào năm 1966 khi Phật giáo đã cướp được chính quyền tại Đà Nẵng và Huế. Nhưng thực tế đã không dễ dàng như vậy.

mauthan3

Cảnh Đại đức Thích Chơn Ngữ (Huỳnh Văn Hải) tưới xăng vào người Thượng tọa Thích Quảng Đức

Phong trào Phật giáo tuy được trang bị bằng lòng cuồng tín tôn giáo cao độ, nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo và thiếu kinh nghiệm… nên trước hết đã trúng kế của CIA !

Thượng tọa Thích Quảng Đức bị thiêu sống

Đọc lại các tài liệu ghi lại các biến loạn (trong đó có Bạch Thư của Hòa thượng Tâm Châu) do các phong trào Phật giáo gây ra lúc đó ở Sài Gòn, Đà Nẵng và Huế, ai cũng thấy kinh hoàng. Đợi khi sự cuồng tín tôn giáo lên đến cao độ và đưa tới biến loạn, và khi các đặc công cộng sản nằm vùng ẩn nấp trong các chùa xuất đầu lộ diện - dưới danh nghĩa "Lực lượng Thanh niên Phật tử Cứu quốc" và "Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử" - Mỹ mới bật đèn xanh cho hai tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan dẹp tan.

mauthan2

Thượng tọa Thích Trí Quang (trái) trong một cuộc biểu tình ngồi tại Sài Gòn năm 1966 - Ảnh internet

Ngày 20/5/1966, từ Huế, Thượng tọa Thích Trí Quang lên tiếng kêu gọi Tổng thống Johnson can thiệp và đòi tướng Kỳ phải từ chức ngay lập tức. "Lực lượng Tranh thủ Cách mạng" yêu cầu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ra tay, nếu không họ sẽ phá phi trường Đà Nẵng. "Quân đoàn Cách mạng Vạn Hạnh" đã được thành lập do Thích Minh Chiếu làm Tư lệnh và đặt Tổng hành dinh tại chùa Phổ Đà ở số 340 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Nơi đây đã trở thành nhà tù giam giữ, tra tấn và thủ tiêu những viên chức chính quyền, quân đội, công giáo, Việt Nam Quốc Dân Đảng… không theo "Cách Mạng". Trưa 26/5/1966 đoàn biểu tình đã đốt cơ quan USISPhòng Thông tin và Thư viện Hoa Kỳ tại Huế, tiêu hủy khoảng 5.000 quyển sách. Ngày 1/6/1966, cuộc biểu tình đập phá Tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế. Họ rãi truyền đơn đòi đưa Thích Trí Quang lên làm quốc trưởng và Trần Quang Thuận làm thủ tướng. Nhưng Tổng thống Johnson tuyên bố sẽ ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và yêu cần chính phủ và các tổ chức đấu tranh chấm dứt các cuộc xô xát "để chống cộng và thực hiện dân chủ".

Khi tình hình đã chính muồi, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp trung ương, lên các đài truyền thanh và truyền hình tuyên bố rằng cộng sản đã xâm nhập vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và cho biết sẽ dùng võ lực để tái lập an ninh tại Đà Nẵng. Ngày 14/5/1966, các tàu vận tải của Hoa Kỳ đã đưa 40 xe tăng và thiết vận xa đến Đà Nẵng. Ngày 15/5/1966, chính phủ gởi 5 tiểu đoàn Nhảy dù đến Quân đoàn I tăng cường cho Thủy quân lục chiến. Chỉ trong một giờ, quân Nhảy dù đã tái chiếm Đài phát thanh Đà Nẵng... Tất cả những biến cố nói trên đều do tướng Lewis Walt, Tư lệnh Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại Vùng I đạo diễn. Mục tiêu của kịch bản này là biến phong trào đấu tranh Phật giáo thành một phong trào bạo loạn và khủng bố, rồi viện lý do đó dẹp tan mà không bị dư luận quốc nội và quốc tế phản đối. Nói cách khác, CIA đã bày mưu để đẩy Phật giáo Ấn Quang vào con đường cùng.

Một cuộc tháo chạy vào đường cùng

Bị thất bại một cách thê thảm, Giáo hội Phật giáo Ấn Quang đã công khai đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Các cán bộ nồng cốt của nhóm này đã bỏ thành phố đi vào chiến khu chiến đấu với Cộng sản, chẳng hạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường (dạy học), Hoàng Phủ Ngọc Phan (sinh viên Y khoa), Nguyễn Đắc Xuân (sinh viên Đại học Sư phạm), Trần Quang Long (sinh viên Đại học Sư Phạm), Lê Minh Trường (Sinh viên Mỹ thuật), Huỳnh Sơn Trà (sinh viên Y khoa), Nguyễn Văn Sơ (sinh viên Đại học Sư phạm), Ngô Yên Thi (sinh viên Văn Khoa), Trần Bá Chữ (sinh viên Đại học Sư phạm, Nguyễn Thị Đoan Trinh (sinh viên Dược), v.v. Đa số còn lại bị cơ quan an ninh Việt Nam Cộng Hòa bắt giữ, một số ẩn trốn trong quần chúng.

Một nhóm khá đông khác, do Hoàng Văn Giàu lãnh đạo, đã chạy vào Trung tâm Quảng Đức ở Sài Gòn gồm khoảng 90 người, trong đó có Vĩnh Tùng, Vĩnh Kha, Huỳnh Ngọc Ghênh, Nguyễn Tấn Hùng, Nguyễn Thế Côn, Trần Xuân Kiêm, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Trần Triệu Luật, Phan Long Côn, Trần Văn Long… Một số trong nhóm này đã được đưa vào chiến khu, trong đó có Hoàng Phủ Ngọc Phan và Trần Triệu Luật (đã chết trong chiến khu).

Sau biến cố nói trên, tại Trung tâm Quảng Đức, Thích Thiện Minh quyết định tách ra khỏi Thích Trí Quang và thành lập Phật Xã Đảng để hoạt động riêng, nhưng nghiêng hẳn về phía Cộng sản. Sau nhiều lần cảnh cáo, tối 25/2/1969 cơ quan an ninh đã lục soát Trung tâm Quảng Đức, tìm thấy nhiều truyền đơn tuyên truyền cho cộng sản và một số vũ khí, bắt Thích Thiện Minh và 66 sinh viên đang cư ngụ và đưa về điều tra, trong đó có lãnh tụ Hoàng Văn Giàu.

Hoàng Văn Giàu sinh năm 1938 tại Phú Cam, Huế, con ông Hoàng Văn Xương (ở khu sau nhà thờ), nhưng gia đình này không theo Công giáo. Giàu là người hoạch định mọi kế hoạch đấu tranh của nhóm sinh viên Phật giáo ở Huế cũng như ở Trung tâm Quảng Đức và là "cố vấn" của Thích Thiện Minh. Đi sát với Giàu có Nguyễn Tấn Hùng, Phan Long Côn, Trần Văn Long… bị phát hiện là những cán bộ cộng sản nằm vùng. Khi dẫn đi, cảnh sát đã còng chung Giàu với Hùng.

Ngày 15/3/1969, Tòa án Quân sự Mặt trận Vùng III đã xét xử và tuyên phạt Thích Thiện Minh, tên thật là Đỗ Xuân Hàng, sinh năm 1921, 10 năm khổ sai và 5 năm cấm cố. Ít lâu sau ông được ân xá vì cam kết không hoạt động cho cộng sản nữa.

Còn nhóm Hoàng Văn Giàu được chia ra hai loại, loại cán bộ cộng sản thì bị giam giữ, có người cho đến 1975, còn loại sinh viên đấu tranh thì bị bắt đi nhập ngũ, sung vào những đơn vị thuộc Sư Đoàn 21 đóng ở Chương Thiện. Riêng Hoàng Văn Giàu chỉ ở quân trường một thời gian thì được biệt phái về Tổng Cục Chiến Tranh Chánh Trị. Giàu nhân danh Vụ trưởng Vụ Sinh viên Phật tử tuyên bố giải tán Đoàn Sinh viên Phật tử Sài Gòn - Vạn Hạnh vì bị các sinh viên Mặt Trận Giải Phóng thao túng. Vì thế nhiều người tin rằng Giàu là phản gián của cơ quan an ninh. Nhưng có người lại cho rằng Giàu là một tên hèn nhát, lừa thầy phản bạn, bán đứng tổ chức.

Việt Cộng cũng không tin Giàu nên sau khi chiếm miền Nam, đã bắt Giàu giam ở Trại giam số 4 Phan Đăng Lưu hay Trại B20 (tức trại tù Gia Định cũ) một thời gian. Năm 1982 Giàu đã qua Úc và bắt đầu viết nhiều bài trên Sachhiem.net của nhóm Giao Điểm và Chuyenluan.net chửi Công giáo và chế độ Ngô Đình Diệm với nhiều bút hiệu khác nhau để chứng tỏ "ta đây không phải là phản gián" hay phản bội ! Hoàng Văn Giàu đã qua đời ngày 24/7/2016 tại Úc châu.

Báo chí và sách vở đã viết quá nhiều về những tội ác mà Đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra trong biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, đặc biệt là những thành phần thuộc Giáo hội Ấn Quang đã bỏ vào chiến khu năm 1966 nay trở lại để gây tội ác, trong đó 4 tên được chú ý nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân và Nguyễn Thị Đoan Trinh.

Vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chúng tôi đã viết hai bài trình bày khá đầy đủ về vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Tết Mậu Thân, một bài phổ biến ngày 30/7/2015 và một bài ngày 15/3/2016. Tuy nhiên, ngày 9/2/2018 vừa qua, các cơ quan truyền thông đã cho phổ biến "Lời cuối cho câu chuyện quá buồn" của Hoàng Phủ Ngọc Tường đề ngày 1/2/2018 do Nguyễn Ngọc Lập công bố, chúng tôi xin tóm lược lại dưới đây vai trò của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong biến cố Tết Mậu Thân.

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9/9/1937 tại Huế, nhưng quê ở Triệu Phong, Quảng Trị. Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn (ban Việt-Hán) năm 1960. Sau đó Hoàng Phủ Ngọc Tường học Triết và tốt nghiệp Cử nhân Triết Đại học Văn Khoa Huế năm 1964. Từ năm 1960 đến 1966, Tường dạy ở trường Quốc học Huế. Năm 1966, sau  vụ cướp chính quyền thất bại, Tường lên chiến khu Trị-Thiên đi theo Việt Cộng.

Trong biến cố Tết Mậu Thân, ngày mồng 3 Tết (tức 1/2/1968) Hà Nội tuyên bố thành lập "Liên minh Dân chủ dân tộc hòa bình" tại Huế, do Tiến sĩ Lê Văn Hảo làm Chủ tịch. Ngoài Lê Văn Hảo, Liên minh còn có Phó chủ tịch là bà Tùng Chi (Đào Thị Xuân Yến) Hiệu trưởng trường nữ trung học Đồng Khánh, và Hòa thượng Thích Đôn Hậu, đương kim Chánh đại diện Phật giáo miền Vạn Hạnh. Các thành phần nồng cốt của Liên minh còn có : Nguyễn Đóa (cựu giám thị trường Quốc Học), Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Phan Duy Nhân, Phạm Thị Xuân Quế, Tôn Thất Dương Tiềm, Tôn Thất Dương Kỵ, Tôn Thất Dương Hanh... Hoàng Phủ Ngọc Tường làm Tổng thư ký của Liên minh và là người lèo lái đường lối của Liên minh.

Nguyễn Đắc Xuân khẳng định rằng trong suốt thời gian xảy ra biến cố Mậu Thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà để làm công việc của Mặt trận Giải phóng. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng xác định Tường không hề có mặt tại Huế. Nhưng nhiều ngưòi lại cho biết họ thấy Tường ngồi xử án ở Trường trung học Gia Hội.

Trong cuộc phỏng vấn của phóng viên Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình" (Vietnam : A Television History) tại Huế năm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường lại xác nhận chính mình là chứng nhân của biến cố Tết Mậu Thân tại Huế 1968 và cho rằng thủ phạm vụ tàn sát đó là Mỹ. Nay trong "Lời cuối cho câu chuyện quá buồn" ngày 1/2/2018 Tường lại thanh minh như sau :

"Sai lầm của tôi là nhận lời ông Burchett và đoàn làm phim "Việt Nam một thiên lịch sử truyền hình" trả lời phỏng vấn với tư cách một nhân chứng Mậu thân Huế 1968, trong khi tôi là kẻ ngoài cuộc.

"Tôi xác nhận đây là link clip tung lên mạng là bản gốc cuộc phỏng vấn :

"Để chứng tỏ mình là người trong cuộc, tôi đã dùng ngôi thứ nhất- "tôi", "chúng tôi" khi kể một vài chuyện ở Huế mậu thân 68…".

Nguyễn Quang Lập, người công bố "Lời cuối" của Tường, tự nhận là em kết nghĩa của Lâm Mỹ Dạ, vợ của Tường, đã phân trần về lời giải thích của Tường như sau :

"Anh Tường nói những gì tôi có thể hiểu, anh muốn gửi thông điệp của anh tới ai tôi cũng hiểu, nhưng cái "liếm môi huyền thoại" và ánh mắt láo liên của anh trước cuộc phỏng vấn thì tôi không thể hiểu nổi. Biết anh đã hết sức bối rối khi đứng giữa sự thật và "ý đảng", tổ chức mà anh đang nguyện phấn đấu, dù thế nào hành vi ấy cũng thật đáng ngờ".

Nói cách khác, theo Nguyễn Quang Lập, Tường nói ngược hay nói xuôi cũng chỉ là làm theo ý Đảng, tức theo chỉ thị của Đảng và Tường là người lãnh đủ. Đó là thân phận của một người theo Đảng. 

Mặc dầu đã sống một cuộc đời tận tụy với Đảng, sau khi bị vắt chanh bỏ vỏ, cuộc đời còn lại của Tường và gia đình đã rất bi thảm. Chúng ta hãy nghe nhà văn Nhật Tuấn kể lại chuyện đến thăm nhà của vợ chồng Tường vào năm 1978 tai Hà Nội trong bài "Chân dung hay chân tướng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường" :

"Tôi tưởng vợ chồng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phải ở một căn hộ nào đó ở khu hồ Tây hoặc khu nghỉ dưỡng Quảng Bá, không ngờ Trịnh Tú đưa tôi lên đường đê La Thành vào trường viết văn Nguyễn Du tới một căn buồng mái tranh, vách đất, trống huếch trống hoác, giữa nhà trải chiếc chiếu, một người đàn ông gầy guộc, ngồi xệp, hai đầu gối quá tai. Chắc đã hẹn trước, nhà văn vồn vã mời ngồi, còn chị vợ  - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ thì xin phép vào bếp rang… lạc đãi khách. Trịnh Tú vội xua tay : "Thôi thôi… tôi tới coi sức khỏe chị sao ? Liệu có giúp được gì rồi phải  về ngay…".

"Trong lúc Trịnh Tú hỏi chuyện chị vợ thì tôi ngắm nhà văn. Ôi chao ôi, người đàn ông gầy gò, ốm đói kia lại là người viết ra bút ký "Rất nhiều ánh lửa" đăng trang nhất báo Văn Nghệ ư ? Điều kiện sống tối tăm và ẩm thấp thế này ông lấy đâu ra lửa ?

Nói chung. Đảng cộng sản Việt Nam không tin tưởng gì vào các thành phần thuộc Giáo hội Phật giáo Ấn Quang đã đi theo họ. Họ chỉ coi đó là những công cụ, xài xong rồi bỏ.

Ngày 23/02/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn

Trong phần trước chúng tôi đã trình bày rõ Mỹ biết âm mưu của Cộng quân là hủy động lực lượng chiếm Huế để làm thủ đô của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, nên Mỹ đã hủy động một lục lượng lớn, chờ Cộng quân rơi vào tử địa rồi tiêu diệt.

Trong bài này, chúng tôi sẽ trình bày qua về tình trạng thảm sát ở Huế và phân tích lý do tại sao Hà Nội phải ra lệnh tàn sát.

Thực hiện cuộc thảm sát

Trước khi Cộng quân mở cuộc tấn công Huế, các thành phần ly khai bỏ đi theo Việt Cộng từ năm 1966 và các phần tử nằm vùng đã lập sẵn danh sách những người mà chúng cho rằng cần phải thanh toán. Vì thế, khi mới vào Huế, chúng đã mở cuộc lục xét khắp nơi để tìm kiếm những người này.

hue01

Ngày 7/2/1968, Cộng quân mở cuộc tấn công tiến chiếm Thành Nội Huế - Ảnh VoV

Ngoài những người có tên trong "sổ đen", các toán an ninh đi lùng bắt các thành phần bị coi là Việt gian, ác ôn hay phản động như công chức, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa, cảnh sát, nhân viên sở Mỹ, các thành phần đảng phái, người công giáo, v.v.

1. Tại Thành Nội (Quận 1) và một phần khu Tả Ngạn (Quận 2)

Hoàng Nguyên giao việc thanh lọc và xét xử cho cho hai sinh viên là Nguyễn Đọc Nguyễn Thị Đoan. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết lý do tại sao họ bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết án tử hình sau khi bị dọa, qui chụp và kết tội. Một số bị xử tử ngay tại chỗ.

Phiên tòa tại Thành Nội và khu Tả Ngạn chỉ kéo dài trong 2 ngày là xong, sau đó một chiến dịch khủng bố đã được phát động. Một người mở trộm radio nghe đã bị đưa ra bắn giữa đường phố để làm gương. Một anh sinh viên không tới dự lớp học tập cũng bị đưa ra bắn. Nguyễn Đọc đã bắn nhiều người, trong đó có một bạn thân đồng lớp với anh ta, chỉ vì anh này không chịu hợp tác với y.

2. Tại khu Gia Hội

Hoàng Nguyên giao Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường phụ trách.

Hoàng Phủ Ngọc Tường tốt nghiệp đại học Huế, đi dạy học và là một trong các lãnh tụ sinh viên Phật giáo đấu tranh chống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa năm 1966, sau đó Tường đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Chùa Theravada ở đường Võ Tánh được dùng làm trụ sở để các công chức và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đến trình diện. Trường Trung học Gia Hội của Dòng Mai Khôi (Phú Xuân) được dùng làm nơi giam giữ và xét xử các thành phần bị coi là Việt gian hay phản động.

Theo Bác sĩ Elje Vannema, các phiên tòa ở đây đểu do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa.

Người đi bắt và bắn chết các nạn nhân là Diệu Linh, người Quảng Ngãi, làm nghề thầy bói và khoác cái áo Việt Nam Quốc dân đảng.

Cuộc tàn sát tại đây được thực hiện rất bừa bải và tàn bạo. Chẳng hạn như hai anh Nguyễn Ngọc Lộ và Nguyễn Thiết bị hạ sát chỉ vì làm nghề nghề dạy võ thất sơn thần quyền, bị cho là một bộ phận của Đại Việt Quốc dân đảng. Hai anh đã bị chôn sống ngay trên con đường nhỏ rẽ vào Trường Trung học Gia Hội sau khi bị đánh bằng cuốc vào đầu. Nghe nói vợ anh Lộ và ba cháu gồm hai gái một trai cũng bị giết tại nhà ở xã Phú Lưu.

Trong số những người bị giết tại Gia Hội, người ta thấy có các nhân vật sau đây : ông Lê Văn Cư, Phó giám đốc cảnh sát quốc gia Vùng I và ông Phú (em vợ anh Cư), Quận trưởng Quận 2 ; ông Từ Tôn Kháng, thiếu tá Tỉnh đoàn trưởng Xây dựng nông thôn Thừa Thiên ; ông Hồ Đắc Cam và ông Kim Phát, Việt Nam Quốc dân đảng ; ông Trần Văn Nớp, Trưởng phòng hành chánh Ty cảnh sát Thừa Thiên. v.v.

Nguyễn Đắc Xuân là người tổ chức và lãnh đạo "Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử" tại Huế năm 1966 để chống lại Việt Nam Cộng Hòa. Khi bị đánh bại, Xuân đã trốn theo Việt Cộng và trở lại cố đô vào Tết Mậu Thân, phụ trách đội "Công tác thanh niên" nhắm mục đích khuyến dụ các quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và cảnh sát bị kẹt ở Huế ra trình diện.

Với số quân nhân Việt Nam Cộng Hòa ra trình diện này, Nguyễn Đắc Xuân thành lập "Đoàn quân nhân Sư đoàn 1 ly khai" và bắt Đại ủy Nguyễn Văn Lợi, Tiểu đoàn phó Tiểu Đoàn 4, Trung đoàn 2, mới từ Đông Hà trở về ăn Tết làm Trưởng đoàn. Sau đó, Xuân lập "Đoàn nghĩa binh cảnh sát", bắt ép Quận trưởng Hữu Ngạn là Nguyễn Văn Cán ra chỉ huy.

Tủy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau, Bộ tư lệnh Quân khu ra lệnh giải tán hai tổ chức này. Đột nhiên, ngày 18/2/1968, toán an ninh ra lệnh cho các công chức và quân nhân phải ra trình diện lần hai tại trường Gia Hội rồi giữ lại và đem đi thủ tiêu luôn.

hue02

Gia đình những nạn nhân cuộc thảm sát Tết Mậu Thân Huế đi tìm xác và nhận diện thân nhân

3. Tại khu Hữu Ngạn (Quận 3)

Toán an ninh ở khu Tả Ngạn không lập tòa án để xét xử các nạn nhân như ở khu Thành Nội và khu Gia Hội. Tại đây, các nạn nhân bị bắt đều bị đưa về giam ở chùa Từ Đàm, bắt làm tờ khai và được thanh lọc rồi đưa đi thủ tiêu. Số nạn nhân ở khu vực này đông nhất vì gồm những người đến ẩn nấp trong khu Dòng Chúa Cứu Thế và Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam.

Tại khu Dòng Chúa Cứu Thế :

khu Hữu Ngạn (tức Quận 3) do Nguyễn Mậu Hiên, bí danh Bảy Lanh đánh chiếm. Bảy Lanh là con nuôi của nhà thuốc bắc Thiên Tường tại chợ An Cựu. Hai con trai của nhà thuốc Thiên Tường là cán bộ Việt Cộng nằm vùng ở cơ quan Xây dựng nông thôn. Vì thế, khi Bảy Lanh vừa làm chủ vùng An Cựu, ông Thiên Tường và hai người con đã đi lùng bắt tất cả những công chức, quân nhân, cảnh sát, thành phần đảng phái... trong khu vực Dòng Chúa Cứu Thế.

Tiếp theo, chúng lùa khoảng 150 người đang ẩn trú trong Dòng Chúa Cứu Thế ra sân để thanh lọc. Chúng xét hỏi giấy tờ của từng người. Những ai có căn cước ghi là quân nhân hay công chức đều được đưa ra khỏi hàng ngay, trong đó có Thượng nghị sĩ Trần Điền.

Có khoảng 500 người trong khu vực này bị bắt đưa về chùa Từ Đàm. Về sau, cả ba cha con ông Thiên Tường đều bị bắt.

Tại nhà thờ Phủ Cam :

Nhà thờ này lúc đó chỉ mới được xây xong phần cung thánh và hai cánh tả hữu, nhưng có tường rất dày và trần được đúc bằng bê-tong cốt sắt, nên có thể che chở phần nào bom đạn. Do đó, có trên 3.000 người đã đến ẩn nấp tại đây.

Khoảng 1 giờ đêm 7/2/1968, du kích và các toán an ninh đã vào lục soát nhà thờ, sau đó chúng bắt những người từ 15 đến 50 tuổi đứng lên, không phân biệt thành phần. Có khoảng 500 người thuộc lớp tuổi này. Chúng tuyên bố : "Các anh được đưa đi học tập 3 ngày rồi trở về". Sau đó chúng dẫn những người này đi về chùa Từ Đàm và bắt làm tờ khai. Thỉnh thoảng chúng đưa một người ra gốc cây bồ đề trước sân chùa và bắn chết rồi chôn ngay trong sân chùa. Về sau, người ta đếm được có 20 xác.

Hai hôm sau, vào lúc trời tối, các toán an ninh gọi mọi người ra sân, lấy dây điện thoại trói ké lại, rồi dùng dây kẻm gai xâu 20 người lại một xâu, và dẫn đi về phía Nam Giao.

hue03

Thân nhân nạn nhân cuộc thảm sát Tết Mậu Thân Huế đau đớn khóc nhìn hài cốt thân nhân, phần lớn sọ não nạn nhân bị đập bễ bằng cuốc xẻn

Ở bệnh viện :

Trò tương tự cũng đã diễn ra. Dân quanh vùng, đặc biệt là vùng quanh căn cứ Mỹ, Cộng quân viện lý do chiến tranh sắp xẩy ra trong vùng nên ra lệnh cho dân chúng tập trung vào bệnh viện. Sau ba ngày, họ bảo đàn bà và trẻ con ngồi xuống, còn đàn ông đứng dậy. Sau đó, chúng đưa hai tên nằm vùng đến nhận diện. Hai tên này vừa mới được xổ tù khi Cộng quân chiếm thành phố. Một số người, trẻ có già có, được cấp thẻ và dẫn về nhà thờ chính tòa Phủ Cam và từ đó họ được đưa lên chùa Từ Đàm.

Tất cả những người bị giam ở chùa Từ Đàm đều được dẫn về phía Tây Nam và lần lượt bị hạ sát tại những nơi khác nhau, kể cả ở Khe Đá Mài, cách Huế khoảng 26 cây số.

hue04

Theo tạp chí Time ngày 31/10/1969, trong số các nạn nhân bị giết tại đây có 398 người là giáo dân Phủ Cam.

Cách giết người của Cộng quân cũng đặc biệt. Cộng quân ra lệnh cho những người bị bắt phải đào hố, nói là để làm hầm trú ẩn tránh bom đạn, hoặc để làm mương dẫn nước cho dân chúng cày cấy. Sau khi đào xong, Cộng quân trói thúc ké tay chân nạn nhân và quăng xuống hố rồi lấp đất lại. Có người cho rằng Cộng quân phải chôn sống như vậy vì sợ bắn sẽ gây tiếng động và để lộ mục tiêu.

Con số nạn nhân

Trong cuốn "Công và Tội", ông Nguyễn Trân cho biết : "Về phía dân chúng, có 5.800 người chết, trong đó có 2.800 người bị Việt Cộng giết và chôn tập thể : 790 là hội viên các Hội đồng tỉnh, thị xã và xã bị gán tội "cường hào ác bá" ; 1892 là nhân viên hành chánh ; 38 là cảnh sát, hàng trăm thanh niên trong tuổi quân dịch, một linh mục Việt (Bửu Đồng), hai linh mục Pháp, một bác sĩ Đức và vợ, và một số người Phi Luật Tân".

hue05

 

Lễ an táng nạn nhân sau cuộc thảm sát Tết Mậu Thân Huế 1968 - Ảnh tuần báo Life

Trong "Encyclopedia of the Viet Nam War", David T. Zabecki ghi nhận rằng số thi hài nạn nhân tìm được trong các mồ chôn tập thể ở Huế là 2.810 người và hàng ngàn người bị mất tích. 

Trong cuốn "The Vietcong Massacre at Hue" (Vintage Press, New York, 1976), Bác sĩ Elje Vannema, người có mặt tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân, cho biết theo tài liệu kiểm kê được qua 22 mồ tập thể, số nạn nhân bị Cộng quân giết là 2.326 người, chia ra như sau :

- Trường Gia Hội : 203 người ;

- Chùa Theravada [Gia Hội] : 43 ;

- Bãi Dâu [Gia Hội] : 26 ;

- Cồn Hến [Gia Hội] : 101 ;

- Tiểu Chủng Viện : 6 ;

- Quận Tả ngạn : 21 ;

- Phía đông Huế : 25 ;

- Lăng Tự Đức và Đồng Khánh : 203 ;

- Cầu An Ninh : 20 ;

- Cửa Đông Ba : 7 ;

- Trường An Ninh Hạ : 4 ;

- Trường Văn Chí : 8 ;

- Chợ Thông : 102 ;

- Lăng Gia Long : 200 ;

- Chùa Từ Quang : 4 ;

- Đồng Di : 110 ;

- Vinh Thái : 135 ;

- Phù Lương : 22 ;

- Phú Xuân : 587 ;

- Thượng Hòa : 11 ;

- Thủy Thanh - Vinh Hưng : 70 ;

- Khe Đá Mài : 428.

Trong cuốn "Viet Cong Strategy of Terror" (tr. 23 đến 29), Giáo Sư Douglas Pike cho biết qua vụ Tết Mậu Thân ở Huế, có khoảng 7.600 nạn nhân của Cộng Sản, trong đó 1.946 người bị mất tích.

Tại sao phải tàn sát ?

hue06

Dân chúng Huế vừa được quân đội Hoa Kỳ giải thoát khỏi những vùng bị Công quân chiếm đóng trong trận Tết Mậu Thân Huế 1968

Những sự kiện cụ thể chúng tôi vừa trình bày trên cho thấy :

1. Việc chiếm Huế làm căn cứ địa cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam là một quyết định được Hà Nội nghiên cứu kỹ càng và ra lệnh cho Khu ủy và Bộ tư lệnh Quân khu Trị Thiên Huế thi hành. Cán bộ thi hành cũng đã được huấn luyện trước. Do đó, không thể có chuyện các cấp chỉ hủy địa phương quyết định tàn sát mà không có lệnh từ trung ương.

2. Đa số các cuộc thảm sát đã diễn ra trong thời gian từ 2 đến 12/2/1968, tức trong thời gian Cộng quân còn chiếm đóng Huế. Các nạn nhân thường được kiểm tra hay xét xử rồi mới bị giết. Rất nhiều mộ tập thể đã được tìm thấy ngay trong thành phố Huế, nhất là tại khu Gia Hội.

hue07

Một phụ nữ gào khóc khi nhận diện xác người thân - Ảnh tuần báo Life

Điều này cho thấy không phải vì bị vướng chân khi rút quân nên Cộng quân mới tàn sát tâp thể để có thể rút nhanh như một số người đã biện hộ cho Cộng Sản.

3. Đến tối 24/2/1968, Cộng quân mới ra lệnh rút lui toàn bộ khỏi Huế. Tài liệu của Bộ tư lệnh Quân khu Trị Thiên Huế nói rằng có 23.702 quân địch, trong đó có 8.000 tên Mỹ, đã bị diệt, bắt sống và ra hàng (tr. 153). Như vậy số quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ đã bị tiêu diệt hoặc bắt sống lên đến khoảng 3 sư đoàn, trong khi đó số quân Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ được dùng để tái chiếm Huế chưa tới 2 sư đoàn !

Giả thiết tài liệu của Cộng quân là đúng, vậy số người bị họ bắt đi theo và bị giết tập thể để khỏi bị vướng chân..., xác của những người này đã được chôn ở đâu ? Các cuộc tìm kiếm sau Tết Mậu Thân 1968 không thấy có xác quân nhân Việt Nam Cộng Hòa và Mỹ được chôn trên đường rút lui của Cộng quân.

Chỉ có một trường hợp bị xử tử ngay tại chỗ là, khi Cộng quân rút lui, những thanh niên bị bắt đi theo từ chối không chịu gia nhập quân Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đều bị bắn tại chỗ. Tại Gia Hội, người ta khám phá ra xác của 18 thanh niên bị bắn chết vì không chịu đi theo. Khoảng 600 thanh niên khác vì sợ bị giết nên buộc phải đi theo họ.

Tóm lại, lập luận cho rằng các nạn nhân đã bị tàn sát vì làm vướng chân Cộng quân khi rút lui là ngủy biện và hoàn toàn láo phét. Đảng cộng sản Việt Nam đã dủy trì kỷ cương rất chặt chẽ trong khi hành quân nên không thể có chuyện các cấp chỉ hủy địa phương tự ý ra lệnh tàn sát tập thể như một số người đã biện minh cho Hà Nội. Phải có lệnh của trung ương, các cán bộ cấp dưới mới làm như vậy.

Vấn đề được đặt ra là :

Tại sao Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra quyết định tàn sát tâp thể như thế ?

Có tác giả cho rằng sở dĩ Hà Nội đã đưa ra quyết định tàn sát tập thể vì lý do an ninh. Hà Nội muốn chiếm Huế và giữ Huế lâu dài như là một căn cứ địa, thủ đô của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Do đó, để bảo vệ an ninh trong vùng chiếm đóng, Hà Nội đã ra lệnh thanh toán tất cả những thành phần bị coi là có thể gây ngủy hại cho an ninh của họ như tuyên truyền chống đối, quấy rối, làm nội ứng, hình thành các nhóm võ trang chống lại lực lượng chiếm đóng, v.v.

Giả thiết thứ hai là Đảng cộng sản Việt Nam muốn tạo sự kinh hoàng trong quần chúng để mọi người hoảng sợ và tuân phục. Đây là chính sách mà Lenin đã áp dụng tại Liên Xô trước đây.

Trong quyển "The Unknown Lenin", Richard Pipes, Giáo sư Sử học Nga thuộc Harvard University, ghi nhận rằng yếu tố lạnh người nhất là Lenin đã ra lệnh "tạo sự kinh hoàng" trong quần chúng trên toàn quốc. Hồi đầu tháng 9/1918, Lenin viết : "Cần thiết và khẩn cấp chuẩn bị cho sự kinh hoàng, một cách bí mật". Tháng 8/1918, Lenin chỉ thị cho bọn cầm quyền tỉnh Penza phải treo cổ ít nhất 100 người, một cách công khai. Lenin truyền lệnh : "Hãy thực hiện chuyện này bằng mọi phương cách mà người ta có thể thấy, từ xa hàng trăm dặm, run sợ, biết đến, và gào thét. Họ bị treo cổ, và sẽ bị treo cổ đến hết bọn địa chủ hút máu".

Đảng cộng sản Việt Nam đã bắt chước đường lối này của Lenin và áp dụng tại Huế trong dịp Tết Mậu Thân, vì họ nghĩ rằng Cộng quân có thể chiếm giữ Huế lâu dài. Có lẽ giả thiết muốn tạo sự kinh hoàng trong quần chúng này là đúng hơn cả.

hue08

Quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh đã sử dụng tối đa hỏa lực có trong tay, bất chấp những thiệt hại có thể gây ra cho cố đô Huế, để đánh bật Cộng quân ra khỏi thành phố.

Ngoài những tiêu chuẩn thanh toán mà Hà Nội đã đưa ra, cũng phải kể thêm là các nhóm Phật giáo đấu tranh chống Việt Nam Cộng Hòa bỏ đi theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam từ năm 1966, khi trở về lại Huế đã đi tìm và thanh toán những người trước đây đã không đồng ý hay chống lại chủ trương của họ, đặc biệt là những người Công giáo.

Nhưng Hà Nội đã có nhận định sai lầm về quyết tâm của quân đội Việt Nam Cộng Hòa và sự hưởng ứng của quần chúng Phật tử ở Huế. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa và đồng minh đã sử dụng tối đa hỏa lực có trong tay, bất chấp những thiệt hại có thể gây ra cho cố đô Huế, để đánh bật Cộng quân ra khỏi thành phố. Còn quần chúng Phật tử thì chỉ có một số nhỏ đi theo Cộng quân, đa số còn lại ủng hộ chính quyền miền Nam. Do đó, quyết định chiếm Huế làm căn cứ địa của Cộng quân đã thất bại.

hue3

Hà Nội đã sử dụng những thành phần thuộc "Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử" của Giáo hội Phật giáo Ấn Quang làm lực lượng tiên phong trong vụ tàn sát, đặc biệt nhắm vào những người Công giáo, công chức, cảnh sát và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.

Điều tai hại là nhà cầm quyền Hà Nội nhận ra rằng trong cuộc đấu tranh cướp chính quyền năm 1966, Giáo hội Phật giáo Ấn Quang là một lực lượng quần chúng có tầm vóc và có hậu thuẫn. Tổ chức này đã lấy hận thù tôn giáo, đặc biệt là kích động sự thù hận đối với Thiên Chúa Giáo như là động lực đấu tranh. Do đó, sau khi chiếm Huế, Cộng quân đã sử dụng các thành phần thuộc "Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử" của Giáo hội Phật giáo Ấn Quang đã đi theo họ, quay trở lại làm lực lượng tiên phong trong vụ tàn sát, đặc biệt nhắm vào những người Công giáo, công chức, cảnh sát và quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Đây là vấn đề sẽ được chúng tôi trình bày trong một bài khác.

Ngày 14/2/2018

Lữ Giang

Published in Diễn đàn