Một người được xem là chính trị gia khi hội đủ ba yếu tố sau :
1. Là người hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Phải có kiến thức về chính trị trên mức trung bình so với đa số người dân. Phải biết ăn nói, diễn thuyết và lý luận. Nếu thường xuyên viết được các bài chính luận thì càng tốt.
2. Là người hoạt động ôn hòa. Tất nhiên là các chính trị gia phải dùng lời nói để thuyết phục người khác chứ không thể dùng nắm đấm. Rất nhiều quan chức Việt Nam cũng xưng là "chính trị gia" nhưng điều đó là khiên cưỡng vì họ thiếu yếu tố "ôn hòa". Đảng cộng sản Việt Nam là một tổ chức khủng bố, đằng sau các "chính trị gia" cộng sản là cả hệ thống chuyên chính vô sản với dùi cui và nhà tù.
3. Là người của một tổ chức chính trị nào đó. Có những người nghiên cứu chính trị cả đời, kiến thức uyên thâm và ôn hòa nhưng nếu không tham gia vào một tổ chức chính trị nào thì họ cũng chỉ là các nhà "nghiên cứu chính trị" chứ không phải là chính trị gia.
Khi chúng ta (tức phong trào dân chủ Việt Nam) đã chọn phương pháp đấu tranh 'bất bạo động' thì đương nhiên lời nói và lý luận là vũ khí quan trọng nhất.
Suy nghĩ, viết và nói là sản phẩm của tâm hồn và trí tuệ của con người.
Về cơ bản ai cũng có thể viết được, nói được nhưng viết và nói như thế nào lại là một chuyện khác. "Chém gió" cũng là nói nhưng chỉ để mua vui khi "trà dư hậu tửu", các chính trị gia cũng chỉ nói nhưng lời nói của họ có thể ảnh hưởng đến vận mệnh cả dân tộc.
Qua cách viết, cách nói của mỗi người là chúng ta có thể đánh giá được người đó có trí tuệ hay không.
Viết thường khó hơn nói vì phải có thói quen và sự sắp xếp ngôn ngữ. Khi nói sai thì có thể sửa nhưng viết sai thì khó sửa hơn.
Bản thân tôi, cách đây 20 năm cũng chỉ là một blogger. Thấy "chướng tai gai mắt" thì lên tiếng chứ chưa có định hướng gì cho bản thân. Là một người lớn lên và học hành dưới "mái trường xã hội chủ nghĩa" tôi chỉ biết một thứ chính trị duy nhất là chủ nghĩa cộng sản của Mác-Lênin. Nhờ vào sự bùng nổ công nghệ thông tin mà tôi đã có cơ hội tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Internet và các mạng xã hội đã giúp tôi mở mắt và biết được nhiều thứ mà trước đó tôi không bao giờ được biết, đúng hơn là không được phép biết. Tôi có đam mê về chính trị và viết lách nên đã bắt đầu như một blogger. Sở trường của tôi trước đây là bình luận về thời sự và chính trị. Có những bài viết rất ăn khách khi được hầu hết các trang báo lề trái đăng tải.
Nhưng rồi theo thời gian, và do tham gia vào một tổ chức chính trị là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên nên tôi đã thay đổi tư duy vì nhận ra rằng cho dù tôi có "bình luận" giỏi đến mấy, nói hay đến mấy thì cũng không đem lại kết quả gì ngoài việc giúp độc giả đọc cho "sướng" và nhất là không thay đổi được chế độ hiện tại.
Bất cứ một tổ chức chính trị thực thụ nào cũng có tham vọng được người dân lựa chọn để trở thành đảng cầm quyền vì một tổ chức chính trị là để thể hiện một tư tưởng chính trị và để thực thi một dự án chính trị. Nói một cách dễ hiểu hơn đó là chúng tôi (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên) không chia sẻ với các giá trị và tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản mà Đảng cộng sản Việt Nam đang áp dụng tại Việt Nam. Chúng tôi muốn một giải pháp khác cho đất nước và đó là giải pháp "dân chủ đa nguyên".
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tranh đấu không vì hận thù, không vì tranh giành quyền lực với đảng cộng sản và cũng không chống phá họ mà chúng tôi muốn cạnh tranh lành mạnh với họ bằng cách thuyết phục người dân Việt Nam để được chọn thay thế đảng cộng sản, cuối cùng là để nắm quyền và quản trị đất nước một cách văn minh, bao dung, hợp lý và hiệu quả với các giá trị của thời đại như bản Tuyên ngôn Phổ cập về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc minh định.
Xuất phát từ suy nghĩ, động cơ và mục đích đó mà anh em chúng tôi đã dành thời gian để học hỏi và nghiên cứu về chính trị. Chúng tôi chuyển sang viết về các chủ đề liên quan đến lĩnh vực "khoa học chính trị" như tư tưởng chính trị, văn hóa tổ chức, cách thức xây dựng một tổ chức chính trị, phương pháp tranh đấu có tổ chức, xây dựng đội ngũ nòng cốt, mục tiêu tranh đấu, hướng dẫn quần chúng, vai trò và nhiệm vụ của một tổ chức chính trị, trách nhiệm của tầng lớp trí thức...
Anh em trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chúng tôi muốn khơi thông tư tưởng chính trị và cung cấp một hệ thống lý thuyết đầy đủ và hoàn chỉnh cho phong trào dân chủ Việt Nam. Chúng tôi cho rằng phải có một cuộc vận động tư tưởng đi trước để dẫn đường cho một cuộc cách mạng dân chủ. Mỗi người trong chúng tôi phải là những chính trị gia thật thụ: Có hiểu biết, có viễn kiến, ôn hòa, bao dung và có khả năng lý luận cao.
May mắn lớn nhất của tôi đó là đã gặp được một nhà tư tưởng chính trị, một người thầy xuất sắc đồng thời cũng là một chí hữu, đó là ông Nguyễn Gia Kiểng. Với tôi và có lẽ là với đa số anh em trong Tập Hợp thì ông là một nhà "tư tưởng chính trị" xuất sắc. Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ ông. Tôi đã cố gắng đọc, nghiên cứu và học hỏi từ các bài viết và nói chuyện của ông. Như người lữ hành trên sa mạc gặp được một dòng suối mát. Càng đọc càng thấy mình hiểu ra nhiều điều tuyệt vời, tuy giản dị nhưng lại rất lớn lao và quan trọng.
Từ một người không biết gì nhiều về chính trị, từ những tình cảm ủy mị và cảm tính tôi đã trở nên chín chắn và có chiều sâu hơn. Tôi đã cố gắng đọc ông, nghe ông và hiểu ông. Điều này cũng là một quá trình hơn 20 năm đồng hành cùng ông trong Tập Hợp chứ không phải một sớm một chiều mà có được. Tôi nhận ra rằng ông đã đi trước đồng bào mình một khoảng cách khá xa. Sự cao thượng của ông là thay vì trách móc ông đã cố gắng để nâng tầm hiểu biết của anh em chúng tôi trong Tập Hợp nói riêng và tất cả mọi người Việt Nam có quan tâm đến đất nước nói chung lên một tầm cao mới. Nhiều người vì không thể theo kịp nên đôi khi trách cứ ông, nhiều khi xúc phạm ông.
Bình luận thời sự và viết về khoa học chính trị khác nhau rất nhiều. Một người bình luận về thời sự hay thì có rất nhiều người hâm mộ và nhanh chóng nổi tiếng. Nhưng các bài bình luận đó chỉ giống như một chất kích thích, nó có tác dụng gây ảo giác hài lòng trong một khoảng thời gian ngắn rồi hết. Chúng không để lại dấu ấn hay trí nhớ gì nhiều cho người đọc vì chỉ mang tính… thời sự. Khi có sự kiện mới xuất hiện là độc giả quên ngay các bài báo viết về các sự kiện cũ.
Ngược lại những bài viết về tư tưởng chính trị và khoa học chính trị thì có thể lúc ban đầu không gây được sự chú ý nhưng theo thời gian chúng trở nên có giá trị và được đón nhận. Những bài viết của ông Nguyễn Gia Kiểng dù đã viết cách đây hai, ba chục năm vẫn còn nguyên tính thời sự. Chúng sẽ sống mãi với nhiều năm sau nữa vì một lẽ giản dị : Hàm lượng tri thức trong đó rất cao và mang tính khai sáng tư duy cho con người.
Một khám phá của chúng tôi là người Việt hiểu biết rất sơ sài về chính trị và môn "khoa học chính trị", có lẽ vì thế mà các bài viết của anh em Tập Hợp về chính trị ít khi nhận được các phản hồi tích cực từ giới trí thức Việt Nam. Có những trường hợp vì không hiểu nên không chia sẻ với chúng tôi và không thể phản biện một cách đàng hoàng nên có những ý kiến phản bác và đả kích chúng tôi với những ngôn từ rất khó nghe.
Một ví dụ là tài liệu về tư tưởng chính trị được viết dưới dạng một cuốn sách có tên là "Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai". Có thể nói, đây không chỉ là một Dự án Chính trị của Tập Hợp mà còn là một cuốn sách triết lý về chính trị và đấu tranh chính trị. Đó là một cuốn sách bao gồm nhiều cuốn sách trong một cuốn sách. Tuy nhiên cuốn sách này đã không được giới trí thức Việt Nam đón nhận như bản thân nó phải có. Chúng tôi đã nhận được rất ít phản hồi từ giới trí thức Việt Nam trừ các bạn trẻ sinh ra và lớn lên sau biến cố 30/4/1975. Chúng tôi tin là nhiều người đã đọc, dù thấy hay nhưng rồi để đấy. Còn chúng tôi không chỉ đọc mà còn cảm nhận được giá trị của nó và tư duy cùng với nó để rồi mọi suy nghĩ và hành động của mình hòa quyện với nó làm một.
Trong các tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung có một điểm chung rất đặc biệt của các nhân vật chính mà ai cũng thấy nhưng không hiểu được thông điệp của tác giả đó là các nhân vật chính mà sau này đều trở thành anh hùng xuất chúng đều là các chàng thanh niên trẻ, nổi loạn và không biết gì về võ thuật nhưng nhờ cơ duyên đưa đẩy mà thành anh hùng cái thế trong khi các bậc tiền bối dành cả đời luyện võ vẫn không đạt được. Sự thực thì không có gì là ăn may cả, những thanh niên đó, ngoài bản lĩnh và tư chất của một anh hùng thì họ còn có đạo đức và tâm hồn cao thượng nên khi gặp những người đắc đạo là họ nhận được sự ủy thác và được trao cho sứ mệnh quan trọng. Họ thành công vì họ xứng đáng và có sự chuẩn bị.
Anh em chúng tôi đang cố gắng và kiên nhẫn làm một công việc có thể nói là "đội đá vá trời" đó là thay đổi tư duy chính trị cho người dân Việt Nam, đặc biệt là trí thức Việt Nam. Rất nhiều người dấn thân hoạt động chính trị và bản thân bị chế độ cộng sản tù đày, hành hạ nhưng họ vẫn không hiểu gì về chính trị. Ví dụ một điều giản dị nhất và cơ bản nhất đó là "đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức", thử hỏi có bao nhiêu người tranh đấu hiểu được điều này? Nếu hiểu thì họ đã tham gia hoặc ủng hộ cho một tổ chức chính trị nào đó. Trí thức Việt Nam ít quan tâm đến chính trị nên họ không lên tiếng ủng hộ cho bất cứ tổ chức nào chứ không riêng gì Tập Hợp.
Chúng tôi là tổ chức có lộ trình và sự chuẩn bị để đón nhận cơ hội dân chủ hóa đất nước vì chúng tôi có một Dự Án Chính Trị rất rõ ràng, trong sáng và hợp lý. Chúng tôi cũng đã chuẩn bị một nguồn nhân sự cần thiết để có thể gánh vác việc nước đó là đội ngũ cán bộ nòng cốt, là những chính trị gia thật sự có hiểu biết và đồng thuận với nhau trên những lập trường và giá trị chung.
Tôi tự hào là một thành viên, một chính trị gia trong đội ngũ nhân sự nòng cốt của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.
Các bạn trẻ Việt Nam nếu có đam mê chính trị và có ước mơ trở thành một chính trị gia để phụng sự đất nước trong tương lai thì hãy nhập cuộc cùng chúng tôi.
Việt Hoàng
(02/09/2018)
“Sài Gòn 31/3/1975, trên chiếc xe đưa tôi về bộ. Tôi im lặng và ông tài xế cũng im lặng. Một lúc sau ông nói một cách như xa vắng : "Đà Nẵng mất rồi". Tôi cũng vẫn im lặng. Ông tài xế nói tiếp : "Các ông phải làm gì chứ nếu không thì hỏng hết rồi !". Câu nói của ông như một nhát dao cắt vào ruột tôi. Tôi biết làm gì bây giờ. Tôi cũng đang chờ sự sụp đổ của miền Nam như ông”.
Đây là đoạn mở đầu trong bài viết “Vượt lên trên ngày 30 tháng 4” của ông Nguyễn Gia Kiểng (*).
Sài Gòn 31/3/1975, trên chiếc xe đưa tôi về bộ. Tôi im lặng và ông tài xế cũng im lặng...
43 năm trôi qua, dù đất nước đã hòa bình và không còn tiếng súng nhưng xã hội Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ và bi đát. Thậm chí còn bi đát hơn cả những ngày cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Chủ quyền đất nước đang bị mất dần vào tay ông bạn vàng Trung Quốc mà đỉnh điểm của nó là dự luật về Đặc khu kinh tế, cho phép nước ngoài thuê đất đến 99 năm tại các điểm nhạy cảm về chính trị-kinh tế và quân sự : Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Dù không nói rõ nhưng ai cũng hiểu chủ nhân của những đặc khu đó sẽ là người Trung Quốc. Dư luận cho rằng sớm muộn chính quyền cộng sản cũng phải bàn giao ba khu vực này cho Trung Quốc vì mắc nợ họ quá nhiều rồi.
Đất nước đang lâm nguy, bên ngoài thì ngoại bang đang tìm mọi cách để thao túng mọi lĩnh vực của đất nước hòng biến Việt Nam thành một vùng tự trị, bên trong thì nạn tham nhũng và cướp đất hoành hành khắp nơi nơi. 13 ông tướng quân đội lẫn công an bị kỉ luật và tống giam thời gian qua là một ví dụ.
Những người Việt Nam còn ưu tư với đất nước không khỏi lo lắng : Rồi đất nước sẽ đi về đâu ? Tương lai nào sẽ chờ đón chúng ta và con cháu chúng ta ? Rõ ràng là không phải ai cũng có điều kiện để đem gia đình ra nước ngoài sinh sống như một số quan chức Việt Nam.
Câu hỏi mà người tài xế đã chất vấn ông Nguyễn Gia Kiểng 43 năm về trước : "Các ông phải làm gì chứ nếu không thì hỏng hết rồi !" lại được nhắc lại nhiều lần và bởi không ít người. Đáng nói nhất là không ít người đã đặt câu hỏi đó cho ông Kiểng và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, một tổ chức chính trị mà ông Kiểng là người lãnh đạo cao nhất. Một trong những câu hỏi thường xuyên mà chúng tôi nhận được là : Các ông hãy hành động đi. Lý thuyết bao nhiêu năm qua có được gì đâu ?
Vậy ông Kiểng và Tập Hợp đã làm gì suốt bấy năm qua ? Những người quan tâm đến Tập Hợp và đã đọc cuốn chính luận “Tổ quốc Ăn năn” đều biết rằng sau biến cố 30/4/1975 ông Kiểng đã chọn ở lại Việt Nam vì ông nghĩ đất nước đã “thống nhất”, chính quyền cộng sản sẽ thực hiện chính sách “hòa giải và hòa hợp dân tộc” như họ từng nói. Khi đó ông chưa phải là một chính trị gia mà chỉ là một nhà kỹ trị và ông chỉ muốn làm công việc chuyên môn của mình. Tuy nhiên ông, một kỹ sư và vợ ông, một bác sĩ đã bị tống giam vào tù dưới tên gọi “học tập cải tạo”. Đứa con đầu của ông đã mất vì không ai chăm sóc.
Sau khi ra tù và đi làm được một thời gian thì ông đã được chính phủ Pháp bảo lãnh. Ông đến Pháp năm 1982 và sau đó ông cùng với khoảng chục người bạn tâm huyết thành lập nên nhóm Thông Luận, tiền thân của Tập Hợp ngày nay.
Khác với những người khác và các tổ chức khác. Tập Hợp ngay từ lúc ra đời đã chọn lựa cho mình một con đường khác hẳn với tất cả. Ba lập trường chính và xuyên suốt của Tập Hợp là : tranh đấu cho một nước Việt Nam “dân chủ đa nguyên” bằng phương pháp “bất bạo động” trên tinh thần “hòa giải và hòa hợp dân tộc”.
Bản thân ông Kiểng cũng như các thành viên sáng lập Tập Hợp đều xuất thân từ những người không chỉ có bằng cấp cao mà còn kinh qua nhiều chức vụ thực tế như giám đốc điều hành các công ty lớn nhỏ. Bản thân ông Kiểng từng là phụ tá (thứ trưởng) bộ trưởng Bộ kinh tế Việt Nam Cộng Hòa. Chính vì những trải nghiệm thực tế đó và lòng mong mỏi mang lại một nền dân chủ đa nguyên thực sự cho Việt Nam mà Tập Hợp quyết định phải suy nghĩ trước cho thật thấu đáo và đầy đủ rồi mới hành động. Một cuộc vận động tư tưởng phải đi trước và dẫn đường cho một cuộc cách mạng dân chủ.
Với tính cách của người Việt Nam và với văn hóa Khổng giáo thì việc thuyết phục bằng lý lẽ khó hơn là kích động và kêu gọi bạo lực. Bằng chứng là các lập trường ôn hòa của Tập Hợp bị chống đối dữ dội từ khi mới ra đời, trong khi đó các tổ chức kêu gọi “vũ trang phục quốc” lại được hưởng ứng nồng nhiệt.
Trong suốt thời gian qua Tập Hợp đã đầu tư gần như toàn bộ trí tuệ và công sức cho hai việc chính của một tổ chức chính trị đó là nghiên cứu để viết ra một lộ trình tranh đấu và kiến thiết một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên và thứ hai là xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ nòng cốt, là những người thật sự có hiểu biết, bản lĩnh và có quyết tâm thay đổi dòng lịch sử. Đây là hai giai đoạn khó khăn nhất, mất nhiều thời gian nhất của một tổ chức. Nó khó khăn đến nổi không có một tổ chức nào có ý định thực hiện chúng dù họ cũng hiểu được tầm quan trọng của chúng. Chúng tôi cũng liên tục, bền bỉ và kiên nhẫn thuyết phục người dân Việt Nam ủng hộ cho giải pháp chính trị “dân chủ đa nguyên” được trình bày khá đầy đủ trong Dự án Chính trị : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Tuy chưa được như mong muốn nhưng cũng khá nhiều người đã chia sẻ với Dự án Chính trị này.
Hầu hết các tổ chức chính trị trong quá khứ (và có thể cả trong tương lai) vừa mới thành lập là muốn thực thi luôn giai đoạn “vận động quần chúng”, tức là kêu gọi người dân đứng dậy đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản. Tất cả họ đều thất bại vì đây là giai đoạn cuối cùng của một cuộc cách mạng chứ không phải giai đoạn đầu tiên hay duy nhất. (Xin tham khảo thêm 5 giai đoạn để dẫn đến thành công của một cuộc cách mạng dân chủ trong Dự án Chính trị : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai).
Có một độc giả gửi tin nhắn cho chúng tôi rằng : “Chờ được đến lúc mà “tư tưởng chính trị” của Tập Hợp đến được với mọi người dân Việt Nam thì e rằng nước đã mất”. Chúng tôi hiểu được sự sốt ruột và lo lắng của thân hữu đó nhưng sự thực là chúng tôi không thể làm gì hơn. Tập Hợp không có ý định và không có khả năng “cướp chính quyền” hay “lật đổ” đảng cộng sản Việt Nam. Chúng tôi chỉ đưa ra một giải pháp mới để xây dựng lại đất nước Việt Nam với tên gọi là “Dân chủ đa nguyên” và cố gắng thuyết phục người dân ủng hộ cho giải pháp đó. Nếu được người dân chia sẻ, ủng hộ và đồng thuận thì lịch sử sẽ sang trang, và khi trở thành đảng cầm quyền, Tập Hợp sẽ thực thi đúng những gì đã đề nghị. Nếu người dân và trí thức Việt Nam không ủng hộ chúng tôi thì có lẽ chúng tôi cũng không làm được gì. Điều đáng nói và đáng suy ngẫm là trí thức và người dân không ủng hộ cho bất cứ ai và bất cứ một tổ chức nào.
Có một người viết trên FB của Tập Hợp rằng, ngay cả một cuộc biểu tình tại Việt Nam mà Tập Hợp cũng không kêu gọi nổi thì còn làm được gì ? Đúng là Tập Hợp chưa có kế hoạch kêu gọi biểu tình tại Việt Nam vì tổ chức của chúng tôi vẫn chưa có đủ tầm vóc và khả năng để làm việc đó. Chúng tôi dù rất lo lắng và sốt ruột cho vận mệnh của đất nước nhưng không vì thế mà làm ẩu hay đốt cháy giai đoạn theo kiểu “không thành công, cũng thành nhân”. Chúng tôi chỉ hành động khi biết chắc chắn là sẽ thành công. Đó là khi chúng tôi nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân và trí thức Việt Nam.
Như chúng tôi đã nhiều lần trình bày, nếu chỉ chán ghét chế độ cộng sản không thôi thì chưa đủ. Nếu muốn có một tương lai khác, một sự thay đổi thật sự cho bản thân và gia đình thì người dân Việt Nam phải ủng hộ cho một tổ chức khác, ngoài đảng cộng sản. Tổ chức nào xứng đáng để đặt niềm tin thì đó là chuyện của mỗi người, chính xác hơn là của trí thức Việt Nam. Nếu trí thức Việt Nam không biết, không nhận diện được tổ chức đó thì có thể một ngày đẹp trời nào đó, một tổ chức Mafia sẽ cướp chính quyền và tròng lên cổ nhân dân Việt Nam một cái ách mới không khác gì cái ách cộng sản năm 1945.
Cũng có những người vì thất vọng do chờ đợi quá lâu nên đã mất hết niềm tin vào tương lai. Họ không thích cộng sản nhưng cũng không ủng hộ bất cứ tổ chức nào. Họ không hiểu rằng trong một chế độ dân chủ thì không phải chính quyền muốn làm gì thì làm. Tự do báo chí và các tổ chức xã hội cũng như các đảng đối lập sẽ lên tiếng chỉ trích và ngăn ngừa các hành vi sai trái hoặc các vi phạm của bộ máy hành pháp.
Đã không còn thuốc chữa cho đảng cộng sản, họ không chỉ sống và hành xử như một đội quân chiếm đóng mà họ còn là những kẻ mộng mị. Họ sống như người cõi trên, hoàn toàn không có một chút thực tế. Không còn ai muốn góp ý cho họ nên họ không còn biết mình là ai, đang sống trong thời đại nào và tương lai nào đang chờ đón họ và gia đình họ. Họ thật sự lạc lõng với dân tộc Việt Nam. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ là chúng ta, những người còn ưu tư với dân tộc đã ý thức được tầm quan trọng của một giải pháp thay thế hay chưa ? Chúng ta đã làm gì để ủng hộ hay tạo ra một lực lượng chính trị mới để thay thế cho đảng cộng sản già nua và lỗi thời ?
Việt Hoàng
(30/7/2018)
(*) https://thongluan2016.blogspot.com/2016/12/vuot-len-tren-ngay-30-thang-4-nguyen.html
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên gửi đến quí bạn một đoạn video phỏng vấn Giáo sư Michael J. Sandel, Đại học Havard, về chủ đề "Sự thất bại của nền chính trị theo chủ nghĩa phóng khoáng" (Failure of Liberal Politics). Đây là một tài liệu tham khảo quan trọng và bổ ích cho những anh chị yêu thích chính trị. Hoạt động chính trị mà không có dự án chính trị thì sẽ nhàm chán và rất khó thuyết phục được nhiều người.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã nhận ra được điều này từ ngày thành lập, với Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Trân trọng,
Nguồn : Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
Lời nói đầu
Gần nửa thế kỉ đã trôi qua kể từ ngày 30/4/1975, những ký ức của cuộc chiến đã dần lùi sâu vào quá khứ. Phần lớn người Việt Nam hiện nay đều được sinh ra sau ngày này, với họ cuộc chiến tranh này cũng mất đi những liên hệ, dần trở thành một biến cố lịch sử như bao biến cố lịch sử khác của dân tộc.
Chúng ta là sản phẩm của lịch sử chính vì thế mà sẽ thật sai lầm nếu cho rằng chúng ta cho rằng mình không còn bị ảnh hưởng gì bởi cuộc nội chiến tàn khốc này. Đây là thời điểm thích hợp để chúng ta có thể bỏ qua những xúc động để nhường chỗ cho lý trí khi nhìn nhận lại một biến cố lịch sử của dân tộc.
Vậy sau 43 năm, di sản của cuộc chiến còn lại những gì ?
Sự kiện 30/04/1975, đã là một dấu mốc khép lại và mở ra vô số những thảm kịch khác nhau, gây ra những đổ vỡ, hận thù và chia rẽ… Dẫu sao nó cũng đã kết thúc chuỗi dài những ngày tháng huynh đệ tương tàn trong một cuộc nội chiến. Không có một cuộc nội chiến nào là tốt cả. Việt Nam đã có sự thống nhất về mặt hành chính. Và ngày nay chúng ta chỉ còn một cuộc chiến duy nhất nhưng cũng là cuộc chiến xứng đáng nhất : Cuộc chiến giành lại tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến để chúng ta vĩnh viễn khước từ văn hóa nô lệ tiến tới xã hội của những con người tự do.
Đảng cộng sản đã cai trị đất nước như một lực lượng chiếm đóng. Nó đã thất bại trên tất cả mọi phương diện và trong tất cả mọi địa hạt. Trước những thời cơ và vận hội của đất nước, nó đã chỉ chứng tỏ ưu tư giữ độc quyền cai trị cho mình dù với bất cứ giá nào phải trả cho đất nước, cho nhân dân Việt Nam. Nó duy trì quyền lực bằng bạo lực và đàn áp, liên tục bỏ tù những người yêu nước vô tội, và cũng là vật cản lớn nhất của đất nước trên hành trình chinh phục tương lai. Cũng vì nó chắn ngang con đường tiến tới của dân tộc nên nó sẽ bị lịch sử đào thải. Và càng bị đào thải nhanh hơn trong thời đại toàn cầu hóa như ngày này khi người dân không còn lệ thuộc và cũng không còn sợ chính quyền nữa. Thời điểm cáo chung của chế độ đang tới ngày một gần.
Một di sản nặng nề không kém của cuốc chiến này để lại là sự đổ vỡ của tình thần dân tộc. Người dân hai bên chiến tuyến đã được rèn luyện để thù ghét nhau, giết hại lẫn nhau… Tình thần dân tộc chúng ta bị suy sụp toàn diện sau cuộc chiến tàn khốc này. Chính vì thế mà chế độ cộng sản vẫn tồn tại tới nay dù đã phạm phải vô số sai lầm và tội ác, làm đất nước bị tụt hậu về mọi mặt. Thế nên hòa giải và hòa hợp dân tộc là một nhu cầu cấp bách của dân tộc ta.
Hòa giải và hòa hợp để có sức mạnh đánh bại chế độ gian trá này, hòa giải và hòa hợp để có thể đồng hành cùng nhau trên hành trình chinh phục tương lai. Mọi người Việt Nam đang dần đạt được đồng thuận về vấn đề này, chúng ta lạc quan về một ý thức dân tộc mới sẽ mạnh lên và gắn kết mọi người Việt Nam lại với nhau sau khi đất nước vượt qua thử thách cam go trước mặt.
Ngày hôm nay chúng ta đang dần có thể mường tượng ra một ngày 30/04 khi đất nước đã có dân chủ…
"...Đó sẽ là ngày nghỉ, với mọi tiếng động đột nhiên lắng xuống, rồi một buổi lễ được cử hành tại Côn Đảo, nơi một tượng đài được dựng lên tưởng niệm những người đã bỏ mình trên đường vượt biển. Chúng ta sẽ thắp hương và đặt hoa trên mộ các tử sĩ và nạn nhân của mọi bên. Đó sẽ là ngày Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc...".
Đó là ngày người Việt Nam sẽ nhìn nhau như là anh em, là đồng bào bất chấp sự khác biệt về tôn giáo, sắc tộc, vùng miền, giai cấp hay quan điểm chính trị. Chúng ta nắm tay nhau để cùng xây dựng nên một tương lai mới cho đại gia đình của chúng ta - đại gia đình Việt Nam.
Nguyễn Gia Kiểng
Tuyển tập những bài viết của Nguyễn Gia Kiểng - PDF
File epub này dành riêng cho độc giả đọc trên điện thoại bằng ứng dụng ibooks trên IOS hoặc Google Play Book trên Android :
Nguyễn Gia Kiểng - Ảnh Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên
Tuyển tập những bài viết về ngày 30 tháng 4
"...Một khi chế độ cộng sản đã cáo chung, sự huênh hoang đắc thắng sẽ không còn nữa và sự tủi hờn cũng không còn nữa. Cả hai ý nghĩa hiện nay của ngày 30/04 - ngày chiến thắng và ngày quốc hận - đều sẽ tiêu tan, nhưng chúng ta sẽ sai lầm lớn nếu không còn coi ngày 30/04 như một ngày lễ lớn.
Ngày 30/04 nên được giữ lại như một ngày để cả nước tưởng niệm và suy nghĩ, tưởng niệm mọi nạn nhân của cuộc chiến tranh này và suy nghĩ về đất nước.
Đó sẽ là ngày Hòa Giải và Hòa Hợp Dân Tộc. Chúng ta sẽ cùng nhau tâm niệm ý nghĩa thực sự của ngày 30/04/1975 : đất nước đã chọn đi vào ngõ cụt vì kém cỏi trong tư tưởng và nhận thức. Đối với trí thức Việt Nam, đó cũng là ngày của tự xét và ăn năn...".
(trích Nguyễn Gia Kiểng)
Vượt lên trên ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 5, tháng 5/1988)
Đóng góp vào một chiến lược cho đối lập (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 27, tháng 5/1990)
Để đóng góp cho thắng lợi của dân chủ (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 38, tháng 5/1991)
Một cách nhìn cuộc chiến (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 82, tháng 5/1995)
Vài suy nghĩ về cộng đồng người Việt hải ngoại (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 104, tháng 5/1997)
Vết thương ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 126, tháng 5/1999)
Một suy nghĩ về ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 115, tháng 5/1998)
Một cuộc chuyển hóa không thể được (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 148, tháng 5/2001)
Nhân kỷ niệm ngày 30/04/1975 : Vẫn một bài học (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 159, tháng 5/2002)
Nhìn lại chiến thắng cộng sản ngày 30/04/1975 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 180, tháng 4/2004)
Cuộc chiến đấu thực sự (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận, ngày 17/05/2005)
Hãy xứng đáng với một tương lai khác ! (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 203)
Một bài học từ biến cố 30/04/1975 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận, ngày 14/05/2008)
Nhìn lại một thử nghiệm thất bại (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 181, tháng 5/2004)
Những bài viết khác của tác giả Nguyễn Gia Kiểng
Xin giới thiệu với các bạn những bài viết, trả lời phỏng vấn của Nguyễn Gia Kiểng theo dòng thời gian
Ngày 30 tháng Tư, những bài học lịch sử :
Nhìn lại một thử nghiệm thất bại (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 181)
Một bài học từ biến cố 30/04/1975 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 255)
Hãy xứng đáng với một tương lai khác ! (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 203)
Cuộc chiến đấu thực sự (Nguyễn Gia Kiểng)
Nhìn lại chiến thắng cộng sản ngày 30/04/1975 (Nguyễn Gia Kiểng)
Nhân kỷ niệm ngày 30/04/1975 : Vẫn một bài học (Nguyễn Gia Kiểng)
Vượt lên trên ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng)
Vết thương ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng)
Đóng góp vào một chiến lược cho đối lập (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 27)
Để đóng góp cho thắng lợi của dân chủ (TL 38) (Nguyễn Gia Kiểng)
Một cách nhìn cuộc chiến (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 82)
Vài suy nghĩ về cộng đồng người Việt hải ngoại (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 104)
Một suy nghĩ về ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 115)
Hai mươi lăm năm sau ngày 30/04/1975 : Đừng để lịch sử lặp lại (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 137)
Một cuộc chuyển hóa không thể được (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 148)
Một Ngày Lễ Lớn Của Mai Sau - Tuyển tập Nguyễn Gia Kiểng
Vài điều cần được nói rõ (Nguyễn Gia Kiểng)
Cách mạng tháng Tám, những bài học lịch sử :
Lịch sử như tôi đã sống và tương lai như tôi nhìn (Ngọc Ân và Nguyễn Gia Kiểng)
Nhìn lại Cách mạng tháng Tám (Nguyễn Gia Kiểng)
Cách mạng tháng 8, nội chiến, và nội chiến cộng sản (Nguyễn Gia Kiểng)
Nhìn lại hai cuộc Cách mạng Pháp 1789 và Việt Nam 1945 (Nguyễn Gia Kiểng)
Cách mạng tháng 8 : vì sao đất nước gục ngã ? (Nguyễn Gia Kiểng)
Đảng cộng sản, chủ nghĩa Mác - Lê, quan hệ với Trung Quốc :
Cảnh giác trong một tình thế phức tạp (Nguyễn Gia Kiểng)
Thoát Trung, nhưng coi chừng một sai lầm bi đát ! (Nguyễn Gia Kiểng)
Khi thiên triều sụp đổ và lịch sử sang trang (Nguyễn Gia Kiểng)
Trung Quốc: thêm một bằng chứng suy sụp (Nguyễn Gia Kiểng)
Những Vạn Lý Trường Thành mới (Nguyễn Gia Kiểng)
Tương lai nào cho Nguyễn Phú Trọng và Đinh Thế Huynh ? (Nguyễn Gia Kiểng)
Trung Quốc phải chăng chỉ khủng hoảng về kinh tế ? (Nguyễn Gia Kiểng)
Nhìn lại chủ nghĩa Mác - Lê (Nguyễn Gia Kiểng)
Chưa sắp xếp :
Tổ chức và sự hình thành ý kiến (Nguyễn Gia Kiểng)
Đảng Cộng sản Việt Nam đã chết (Nguyễn Gia Kiểng)
Vận động dân chủ, từ manh động đến hành động (Nguyễn Gia Kiểng)
Chọn lựa giữa vận động quần chúng và chính trị xa lông ? (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 213)
Nghĩ về những đất nước không thành (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 269)
Khi chủ nghĩa thực tiễn phá sản (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 265)
Chủ nghĩa thực tiễn và trường hợp Obama ( Nguyễn Gia Kiểng)
Quỹ đạo của chó (Nguyễn Gia Kiểng)
Chín muồi tới mức độ nào ? (Nguyễn Gia Kiểng)
Ánh sáng và đôi mắt (Nguyễn Gia Kiểng)
Kịch bản nào cho cuộc cờ này ? (Nguyễn Gia Kiểng)
Giải quyết khủng hoảng căn cước để ra khỏi bế tắc chính trị (Nguyễn Gia Kiểng)
Một cách nhìn tham nhũng và chống tham nhũng (Nguyễn Gia Kiểng)
Ngọn lửa Hồng Kông và chúng ta (Nguyễn Gia Kiểng)
Tại sao đối lập dân chủ Việt Nam không thuyết phục ? (Nguyễn Gia Kiểng)
Trí thức là một khái niệm chính trị (Nguyễn Gia Kiểng) (TL 267)
Từ Plato, Aristotle đến Từ Huy, Thu Dung (Nguyễn Gia Kiểng)
Đi tìm giải pháp chung cho những vấn đề quốc gia (Nguyễn Gia Kiểng)
Tại sao phải có một dự án chính trị ? (Hồng Phúc phỏng vấn Nguyễn Gia Kiểng)
Tranh đấu thế nào để giành thắng lợi cho dân chủ ? (Nguyễn Gia Kiểng – Trần Quang Thành)
Họ đang đưa đất nước vào ngõ cụt và đêm đen (Nguyễn Gia Kiểng)
Ý chí và Tình cảm còn lại của dân tộc (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 263)
Ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền như thế nào ? (Nguyễn Gia Kiểng)
Nhìn lại giai đoạn Ngô Đình Diệm (Nguyễn Gia Kiểng)
Kinh nghiệm Ngô Đình Diệm (Nguyễn Gia Kiểng)
Nhìn về Myanmar trong khúc quanh lịch sử (Nguyễn Gia Kiểng – Trần Quang Thành)
Một ý kiến về lịch sử (Nguyễn Gia Kiểng)
Chính họ phải khiêm tốn! Chúng ta đúng và mạnh, họ sai và yếu (Nguyễn Gia Kiểng)
Vài ghi chú về chủ nghĩa cá nhân (Nguyễn Gia Kiểng)
Thoát vòng luẩn quẩn để là chính mình và có sức mạnh (Nguyễn Gia Kiểng)
Một qui ước sinh hoạt dân chủ ? (Nguyễn Gia Kiểng)
Kỷ nguyên Nhân quyền đã đến (Nguyễn Gia Kiểng - Trần Quang Thành)
Quyền Con người (Nguyễn Gia Kiểng)
Thời điểm để nhìn rõ Đảng cộng sản (Nguyễn Gia Kiểng)
Hiến pháp, chuyện của các luật sư ? (Nguyễn Gia Kiểng)
Một công tác đã hoàn tất (Nguyễn Gia Kiểng)
Vượt lên trên ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 5, tháng 5/1988)
Đóng góp vào một chiến lược cho đối lập (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 27, tháng 5/1990)
Để đóng góp cho thắng lợi của dân chủ (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 38, tháng 5/1991)
Một cách nhìn cuộc chiến (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 82, tháng 5/1995)
Vài suy nghĩ về cộng đồng người Việt hải ngoại (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 104, tháng 5/1997)
Vết thương ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 126, tháng 5/1999)
Một suy nghĩ về ngày 30 tháng 4 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 115, tháng 5/1998)
Một cuộc chuyển hóa không thể được (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 148, tháng 5/2001)
Nhân kỷ niệm ngày 30/04/1975 : Vẫn một bài học (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 159, tháng 5/2002)
Nhìn lại chiến thắng cộng sản ngày 30/04/1975 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 180, tháng 4/2004)
Cuộc chiến đấu thực sự (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận, ngày 17/05/2005)
Hãy xứng đáng với một tương lai khác ! (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 203)
Một bài học từ biến cố 30/04/1975 (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận, ngày 14/05/2008)
Nhìn lại một thử nghiệm thất bại (Nguyễn Gia Kiểng, Thông Luận số 181, tháng 5/2004)
Giấc mơ là những hình ảnh hay câu chuyện không có thật, thường là đẹp, xảy ra trong lúc ngủ. Trong bài viết này ‘giấc mơ’ đồng nghĩa với ‘ước muốn’, tức là những mong ước đẹp về tương lai. Trong giấc ngủ thì giấc mơ có thể rất đẹp nhưng cũng có thể là ác mộng. Giấc mơ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là ‘giấc mơ giữa ban ngày’ vì thế giấc mơ này luôn là giấc mơ đẹp, được dẫn dắt bởi tình yêu và cả lý trí.
Một đất nước yên bình và thái hòa
Giấc mơ giữa ban ngày lúc nào cũng đẹp và mãnh liệt. Ai cũng có giấc mơ cho riêng mình dù người đó nghèo khổ hay giàu sang. Có thể nói rằng, nếu ai đó không còn ước mơ gì nữa thì cuộc đời coi như đã chấm dứt. Có bao nhiêu con người trên hành tinh này thì có bấy nhiêu giấc mơ và các giấc mơ này luôn khác nhau, thậm chí một trời một vực. Có người chỉ mong muốn đủ ăn đủ mặc, có người muốn sống khỏe sống lâu, có người muốn lưu danh thiên cổ...
Do khả năng của mỗi người mà giấc mơ của họ có thể trở thành hiện thực hay không, thực tế là rất ít người đạt được giấc mơ của mình. Tuy vậy ai cũng phải có giấc mơ, không có nó cuộc đời trở nên vô vị và buồn tẻ. Có những người mang theo giấc mơ của mình về thế giới bên kia để rồi những việc làm của họ chỉ được nhìn nhận và đánh giá đúng sau một thời gian.
Có những con người và những giấc mơ làm thay đổi thế giới. Chính những giấc mơ ‘điên rồ’ đã mang con người đến mặt trăng, bay lên trời, lặn sâu xuống đáy biển, chinh phục thiên nhiên và thay đổi hoàn toàn cuộc sống của con người. Chúng ta hay nghe nói đến các "quĩ đầu tư mạo hiểm" hay "khởi nghiệp"... đó là những khoản tiền khổng lồ dành cho các ý tưởng mới, càng điên rồ và mạo hiểm càng được quan tâm và chú ý. Trong một tương lai gần, cư dân của trái đất có thể dùng internet với vận tốc gấp 180 lần hiện nay từ vệ tinh với giá cước từ 10 USD, đây là sản phẩm của tỉ phú Mỹ, CEO của tập đoàn SpaceX : Elon Musk.
Hầu như tất cả các phát minh, sáng kiến và ý kiến chỉ có thể nảy nở ở những xứ sở tự do, nơi quyền con người được luật pháp bảo hộ và nhìn nhận. Tại các nước độc tài thì mọi ước mơ, dù tốt đẹp đến đâu, nhân văn đến đâu mà không được chính quyền đồng ý thì cũng bị tiêu diệt từ trong ý tưởng. Làm từ thiện là một ví dụ. Đây là một trong những điểm sáng, là niềm hy vọng hiếm hoi của xã hội Việt Nam thời kỳ nhiễu loạn. Không ít người, dù chưa phải quá giàu có và thành đạt nhưng họ đã biết chia sẻ sự may mắn của mình cho những người đồng bào kém may mắn. Những hành động nhân văn nay thay vì được nhà nước hỗ trợ và tôn vinh thì không ít trường hợp lại bị ghẻ lạnh và gây khó dễ đủ đường.
Ngày hôm nay người Việt Nam có giấc mơ gì ? Có thể nói là rất nhiều ! Ông Nguyễn Phú Trọng, Đảng cộng sản Việt Nam và những người đang hưởng lộc của chế độ thì mong muốn đảng của họ tiếp tục trường tồn để họ có thể làm giàu bằng cách tham nhũng và sống một cuộc đời viên mãn. Một số người Việt hải ngoại thì mong khôi phục lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa để sống lại những ngày tháng thơ mộng và tự do. Những người dân oan mất đất thì mong ước đòi lại được tài sản của mình. Giới văn nghệ sĩ thì mong muốn được tự do để sáng tác mà không bị kiểm duyệt. Nhiều người thì mong sao thoát ra khỏi Việt Nam rồi đi đâu cũng được. Những đứa trẻ vô gia cư, đánh giầy, bán vé số thì chỉ mong ngày nào cũng "có cơm ăn, có áo mặc và được học hành". Có lẽ không ít người Việt đã không còn bất cứ giấc mơ nào, với họ tương lai là một màu đen tối, họ chỉ gắng sống và tồn tại cho qua ngày, đến đâu hay đến đấy và tìm vui qua những chén rượu, cốc chè...
Chung một giấc mơ Việt Nam
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng có một giấc mơ, đó là cũng khẩu hiệu (slogan) của chúng tôi : "Chung một giấc mơ Việt Nam". Tại sao không có nhiều giấc mơ mà chỉ có một giấc mơ thì như đã trình bày ở trên, có bao nhiêu người, bao nhiêu thành phần dân chúng thì có bấy nhiêu giấc mơ. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên không thể nào thỏa mãn được tất cả mọi giấc mơ của tất cả mọi người dân Việt Nam. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chỉ có thể đưa ra một giấc mơ chung cho tất cả. Giấc mơ đó là gì ?
"Chung một giấc mơ Việt Nam" - Ảnh minh họa
Giấc mơ đó là một nước Việt Nam dân chủ đa nguyên, một đất nước mà mọi thành phần dân tộc đều được nhìn nhận và có chổ đứng như nhau. Một đất nước không còn hận thù và chia rẽ với một chính sách hòa giải dân tộc thật lòng và cương quyết.
Đất nước Việt Nam sẽ là của chung của tất cả mọi người, đất nước sẽ được quan niệm như là một dự án tương lai chung, một tình cảm và một không gian liên đới. Một đất nước của tình yêu, tình người, tình anh em tìm lại.
Chúng ta sẽ tôn vinhvà xiển dương các giá trị tiến bộ của nhân loại như tự do, dân chủ, hòa bình, công lý, bình đẳng, bác ái,bao dung và lương thiện.
Chúng ta cùng nhau chia sẻ sự vui buồn, hạnh phúc và thịnh vượng. Sẽ cùng nhau nâng đỡ những người bất hạnh và kém may mắn trong một xã hội dân sự năng động và một chính phủ có trách nhiệm. Sẽ không có ai bị gạt ra ngoài lề cuộc sống. Dù còn nhiều khó khăn trước mắt về kinh tế nhưng sẽ ấm áp tình người Việt Nam.
Mọi ý kiến và quan điểm đều được lắng nghe và tôn trọng miễn là chúng không kêu gọi bạo lực, chụp mũ và vu khống. Mọi người đều có quyền và có đủ không gian pháp lý để tự do theo đuổi và thực hiện những ước mơ và kế hoạch của đời mình. Sẽ không có bất cứ một ý kiến nào là cấm nêu ra và không có bất cứ chủ đề nào là không được bàn đến.
Chúng ta sẽ xây dựng đất nước Việt Nam lại từ đầu và cùng nhau làm cho đất nước trở nên hiền hòa nhân hậu để những người ngày hôm nay có thể hài lòng và những thế hệ sau có thể hãnh diện. Đất nước đó chính là ngôi nhà chung của 90 triệu người Việt Nam, để không còn ai phải bỏ nước ra đi.
Chúng ta sẽ cùng nhau mở ra một trang sử mới cho dân tộc Việt Nam, trang sử của kỷ nguyên hòa bình, dân chủ và tự do. Tất cả mọi người dân đều có quyền tự do và được nhà nước tôn trọng nhân phẩm theo đúng tinh thần của bản Tuyên ngôn Phổ cập về Quyền con người của Liên Hợp Quốc.
Xin chia sẻ với tất cả mọi người Việt Nam về Giấc mơ của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên trong Dự án Chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai :
"Nước ta có khả năng trở thành một nước lớn và giàu mạnh nếu động viên được mọi trái tim, mọi khối óc, mọi bàn tay trong sự nghiệp xây dựng tương lai chung. Tuy vậy thực tế đáng buồn là ngày hôm nay chúng ta vẫn còn đang phải đấu tranh cam go để có được điều mà hầu hết các dân tộc đã có : dân chủ.
Cuộc đấu tranh đã dài hơn chúng ta mong muốn vì ngoài những khó khăn đã được nhận diện còn thêm một lý do khác : đây là cuộc đấu tranh hoàn toàn mới trong lịch sử nước ta. Từ trước đến nay chúng ta đã chỉ có những cuộc nội chiến tranh giành quyền lực giữa các thế lực thống trị, hay những cuộc chiến chống ngoại xâm mà mục đích, xét cho cùng, cũng chỉ là để đổi một ách nô lệ ngoại bang lấy một ách nô lệ bản xứ. Chúng ta chưa bao giờ là một dân tộc tự do. Lần này chúng ta chiến đấu để mở ra cả một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thứ hai của lịch sử nước ta, kỷ nguyên của những con người Việt Nam tự do và của một nước Việt Nam dân chủ.
Đó là cuộc chiến đấu để đưa người Việt Nam và đất nước Việt Nam từ bóng đêm của nô lệ và nghèo khổ sang ánh sáng của tự do và phồn vinh. Lần đầu tiên chúng ta có một cuộc chiến đấu thực sự xứng đáng để chiến đấu. Như vậy những con người Việt Nam hôm nay cần ý thức rằng họ đang đứng trước cơ hội để tạo ra biến cố lịch sử lớn nhất và vinh quang nhất, cơ hội mà các thế hệ mai sau sẽ không thể có.
Thử thách trước mặt chúng ta tuy rất lớn, nhưng hy vọng thôi thúc chúng ta còn lớn hơn bởi vì cuộc chiến đấu này không chỉ xứng đáng và vinh quang mà còn tất thắng. Chúng ta được chuyên chở và thúc đẩy bởi cả một làn sóng dân chủ toàn cầu và bởi nguyện ước chung của một dân tộc đã dần dần hồi phục sau những thương tích. Chúng ta đang được tiếp viện của cả một thế hệ mới đã tự khai phóng và quyết tâm làm những con người tự do. Đằng sau những trở ngại là cả một tương lai rực sáng.
Chúng ta nhất định thành công. Dân tộc Việt Nam đã thức tỉnh sau khi đã phải trả giá rất đắt cho hận thù và chia rẽ, cho óc độc quyền lẽ phải, cho sự cuồng tín và tôn thờ bạo lực. Chúng ta đã hiểu bằng máu và nước mắt và đã chấp nhận trong da thịt những giá trị giản dị nhưng mầu nhiệm như tự do, dân chủ, hòa bình, công lý, bao dung, cố gắng. Chúng ta đã nhuần thấm tình dân tộc nghĩa đồng bào trong sự tủi nhục chung vì thua kém. Chúng ta đã nhận ra rằng tất cả mọi người Việt Nam đều ràng buộc với nhau trong một số phận chung. Chúng ta đang có một đồng thuận dân tộc lớn nhất kể từ ngày ông cha mở nước. Đồng thuận ấy sẽ là vũ khí vô địch giúp chúng ta vượt mọi trở ngại.
Bài học lớn nhất của lịch sử thế giới là một dân tộc muốn vươn lên chỉ cần ba yếu tố : một xã hội tự do, những con người cần mẫn và đồng thuận dân tộc. Chúng ta là một dân tộc cần mẫn đã có đồng thuận dân tộc và sắp có tự do. Chúng ta sẽ vươn lên. Chúng ta có quyền lạc quan trong cuộc hành trình về tương lai.
Lạc quan và hãnh diện vì cuộc đấu tranh của ta trong sáng. Nó không nhắm tiêu diệt hay hạ nhục một ai, nó là cuộc đấu tranh để tôn vinh mọi người, tôn vinh quyền làm người và quyền được hưởng hạnh phúc như một dân tộc lớn mà dân tộc ta rất xứng đáng để có.
Chế độ độc tài này sẽ là chế độ độc tài cuối cùng tại Việt Nam. Rũ bỏ được nó chúng ta sẽ vĩnh viễn đi vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tự do, dân chủ, bao dung, đùm bọc, kỷ nguyên vinh quang của những cố gắng chung và của thành công chung.
Chúng ta hãy nắm tay nhau cùng cất cao một lời nguyền :
Nước Việt Nam sẽ là một nước lớn.
Làm người Việt Nam cho tới nay đã là một điều bất hạnh thì làm người Việt Nam trong một tương lai gần sẽ phải là một niềm vui, một may mắn và một nguồn hãnh diện.
Thế giới đã biết đến Việt Nam như là nạn nhân của hận thù và chia rẽ, của óc độc quyền lẽ phải thì thế giới sẽ phải biết đến Việt Nam sau này như là vùng đất của sự bao dung, như là một mẫu mực thành công của tình anh em tìm lại, của sự hồi sinh từ điêu tàn và đổ nát.
Đó là lý tưởng của thời đại chúng ta. Đó là di sản mà chúng ta sẽ để lại cho các thế hệ mai sau. Đó là giấc mơ Việt Nam mà các chí hữu của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cùng theo đuổi và muốn chia sẻ với mọi người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, hôm nay và ngày mai".
(Chương 9 : "Chung một giấc mơ Việt Nam", Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ hai).
Việt Hoàng
(25/3/2018)
Mì ăn liền là một dạng mì sấy khô đóng gói, cho nước sôi vào vài phút là có thể ăn ngay. Ưu điểm của ‘mì ăn liền’ là rẻ, nhanh và tiện lợi dù chất lượng dinh dưỡng không cao. Việt Nam là một quốc gia luôn tự hào về truyền thống ẩm thực, nhất là ẩm thực đường phố, tuy vậy mỗi năm người dân Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 5 tỉ gói mì ăn liền. Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới về lượng mì tôm tiêu thụ, với giá trị hơn 1 tỉ USD.
Mỗi năm người dân Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 5 tỉ gói mì ăn liền. Ảnh Cafebiz
Cuộc sống càng bận rộn thì nhu cầu dùng mì ăn liền càng lớn, hơn nữa các loại mì ăn liền luôn được các nhà sản xuất thay đổi và nâng cấp cho phù hợp với mọi tầng lớp. Các chế biến bằng cách cho thêm thịt, hải sản vào mì ăn liền cũng khiến chất lượng và khẩu vị món ăn dân dã này ngày càng thêm hấp dẫn. Bản thân tôi thỉnh thoảng mới dùng mì ăn liền vì chỉ 3-4 tiếng sau là đã thấy đói và do bạn bè khuyên nên hạn chế món này vì mì bị sấy quá kỹ nên bị khét và mất hết chất, nếu ăn phải chần qua nước sôi, đổ nước đó đi rồi hãy ăn…
Tôi không phải là một chuyên gia dinh dưỡng và ăn uống nên chỉ biết về mì ăn liền đến thế. Sỡ dĩ phải nhắc đến ‘mì ăn liền’ vì thấy nó liên quan mật thiết đến văn hóa người Việt chúng ta. Ông bà ta có câu tục ngữ đồng nghĩa với mì ăn liền là : ‘Ăn xổi, ở thì’. ‘Ăn xổi’ ở đây có nghĩa là ăn ngay, ăn luôn. ‘Ở thì’ có nghĩa là chỉ biết sống theo từng giai đoạn (thời gian) ngắn (thì) mà không cần nghĩ đến tương lai. Câu này có nghĩa chung là ‘chỉ tính và nghĩ đến chuyện tạm bợ trước mắt mà không suy tính đến chuyện lâu dài’.
Thiển cận, hời hợt, chỉ tính cái lợi nhỏ trước mắt mà không tính đến hậu quả trong tương lai là những tính cách khá phổ biến của người Việt chúng ta. Ví dụ thì vô vàn, một ví dụ, khi đánh bắt cá người nước ngoài thường dùng những loại lưới có kích cỡ đúng với loại cá đủ cân để bắt, những con cá nhỏ chừa lại lần sau bắt, còn ở Việt Nam thì nhiều người sẵn sàng dùng thuốc nổ để đánh cá, làm thế không chỉ hủy hoại môi trường mà còn tiêu diệt tất cả các sinh vật khác dù nhỏ hay lớn. Những người này không cần biết sau này sẽ đánh bắt cái gì, vì cá đâu còn để bắt.
Không chỉ người dân mà cả trí thức xã hội chủ nghĩa lẫn chính quyền cộng sản hiện nay cũng vậy, tất cả chỉ thích ‘ăn ngay và ăn luôn’. Bằng cấp thì đi mua khỏi cần học cho mất thời gian. Để tiến thân nhanh thì không ít người sẵn sàng đi bằng đầu gối. Quan chức chưa làm đã tính chuyện tham ô, tham nhũng, sẵn sàng vì mối lợi một đồng cho bản thân mà làm mất đi hàng trăm, hàng nghìn đồng của chung.
Chính quyền Việt Nam vì tham nhũng và muốn cho đầu tư nước ngoài vào làm ăn mà sẵn sàng bỏ qua mọi qui định về bảo vệ môi trường khiến hàng triệu người dân bị ảnh hưởng nặng nề, Formosa là một ví dụ. Đảng cộng sản cũng thừa biết là chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Mác-Lê đã lỗi thời và lạc hậu nhưng vì quyền lợi của cá nhân mà họ sẵn sàng dùng bạo lực và nhà tù để khuất phục mọi tiếng nói trái chiều nhằm duy trì một thể chế chính trị lạc hậu nhất trên quả đất, còn tương lai đất nước và người dân Việt Nam mặc kệ…
Luồn lách cũng là một biểu hiện của văn hóa mì ăn liền của người Việt. Ai cũng muốn được việc mình mà sẵn sàng đạp lên đầu người khác để đi, có người chỉ vì một cuốc taxi hay xe ôm mà ra tay đoạt mạng người khác. Trong những ngày đầu năm thì hàng vạn người trên khắp đất nước đổ xô về các chùa chiền để xin lộc và cầu may trong đó không ít các quan chức và doanh nhân. Đây cũng là tâm lý ‘ăn xổi ở thì’, thay vì tin vào bản thân mình, vào công việc của mình thì họ muốn giàu nhanh, thành công ngay nên van vái cầu xin đủ các loại thánh thần. Những người thiếu hiểu biết và nghèo khổ thì chỉ biết trông mong vào các thế lực siêu nhiên vì bất an và tuyệt vọng còn những kẻ giàu có thì sẵn sàng bỏ ra một đống tiền để mua một xuất định cư ở nước ngoài, những kẻ có học thì sẵn sàng hùa với chính quyền để nói những điều dối trá, đổi trắng thay đen, bất chấp sự thật…
Tất cả đều "ở thì", sống ngày nào biết ngày ấy.
Không ai nghĩ đến chuyện làm thế nào để thay đổi hiện tại ngày hôm nay và chắc chắn càng không mấy ai nghĩ đến chuyện tương lai cho Việt Nam. Tất cả đều "ở thì", sống ngày nào biết ngày ấy.
Bây giờ tôi sẽ đề cập đến phong trào dân chủ Việt Nam, đây là những người được xem là dũng cảm và có trách nhiệm nhất của đất nước. Họ đã làm được gì trong 43 năm qua sau biến cố 30/4/1975 ? Thành công nổi bật nhất của họ là làm lố bịch tư tưởng cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lê và làm xói mòn tính chính danh của đảng cộng sản. Nhiều người sẵn sàng thách thức và đương đầu với chính quyền dù phải chịu những bản án nặng nề… Tuy nhiên cái đích cuối cùng là thay đổi chế độ độc tài toàn trị tại Việt Nam thành một chế độ dân chủ vẫn còn rất xa vời.
Có thể nói rằng những sự hy sinh và dấn thân của anh chị em trong phong trào dân chủ Việt Nam thời gian qua đã làm thức tỉnh không ít người dân Việt Nam, ngày càng có nhiều người nhập cuộc và sẵn sàng thách thức chính quyền. Đa số trong số họ là dấn thân vì lương tâm và bị áp bức (như trường hợp bà Cấn Thị Thêu) chứ ít người trong họ tin là sẽ chiến thắng hay thay đổi được chế độ cộng sản. Chưa có ai trong số họ đưa ra được một lộ trình hay kịch bản để chiến thắng đảng cộng sản. Nhiều ‘ngôi sao dân chủ’, hay ‘ngôi sao FB’, sau một thời ‘oanh liệt’ đã bị hòa tan vào quần chúng hoặc quay về điểm xuất phát ban đầu. Họ không hiểu một điều căn bản rằng, đấu tranh chính trị luôn là giữa các tổ chức chính trị với nhau chứ không phải giữa các cá nhân. Thế giới gọi những người bị bỏ tù vì tranh đấu tại Việt Nam là ‘tù nhân lương tâm’ chứ không gọi ‘tù nhân chính trị’ là hoàn toàn đúng.
Thay đổi số phận của cả một dân tộc là một dự án vĩ đại và lớn lao vì dự án đó sai hay đúng sẽ ảnh hưởng lên gần 100 triệu con người. Dự án chính trị của đảng cộng sản Việt Nam khi cướp chính quyền hồi năm 1945 theo đường lối và tư tưởng Mác-Lênin đã không được giới trí thức Việt Nam lúc đó phân tích, bàn luận và định lượng để thấy cái sai, cái độc hại của nó nên Việt Nam mới tụt hậu và phải trả giá kinh khủng như ngày hôm nay.
Làm chính trị để thay đổi hoàn toàn thể chế chính trị và xây dựng lại một nước Việt Nam mới, khác hoàn toàn với chuyện đi săn bắt hay đánh bạc. Đây không phải là chuyện "chưa bắt được gấu đã đòi chia da", "thắng làm vua thua làm giặc" hay cứ đánh đổ cộng sản đi đã rồi tính tiếp…
Tâm lý mì ăn liền của người Việt tạo ra một đám đông cuồng nhiệt. Đám đông đó đã động viên, tung hô và kích thích cho các hành động ‘hy sinh’ hoặc gây được tiếng vang, dù nhất thời, của những người tranh đấu. Không ít người tranh đấu ‘hành động’ khi chưa có bất cứ một sự chuẩn bị nào hoặc biết chắc là sẽ thất bại. Họ, đôi lúc phải hành động vì bị đám đông cuồng nhiệt kêu gọi và chờ đợi hành động của họ. Khi họ thất bại, bị đi tù thì đám đông ‘mì ăn liền’ đó nhỏ vài giọt nước mắt, xong lại đi tìm một nhân vật mới… và tiếp tục tung hô người nọ, người kia lên tận mây xanh, rồi lại tiếp tục điệp khúc ‘Hành động đi ! Hành động đi’ !
Đám đông cuồng nhiệt này thời nào cũng có, quốc gia nào cũng có nhất là ở các nước kém phát triển. Đằng sau sự cuồng nhiệt và đôi lúc tỏ ra tử tế đó chính là sự giả dối, hèn nhát và trốn chạy. Tại sao không tự mình hành động mà cứ kêu gào người khác hành động ? Tại sao cứ muốn người khác phải hy sinh còn mình thì không ?... Càng nguy hiểm hơn khi trong đám đông này có sự tham gia cổ vũ của không ít người tự nhận mình là trí thức và tất nhiên là có cả bàn tay của chính quyền. Không gì khiến chế độ cộng sản thích bằng các hành động tự sát của các anh hùng thích ‘hành động’ hơn là ‘suy nghĩ’. Bạo lực và đàn áp là sở trường của chính quyền nên họ luôn muốn người dân đối đầu với họ bằng các hành động bạo lực để họ có thể trấn áp một cách nhanh chóng.
Trong quá khứ, văn hóa ‘mì ăn liền’ đã khiến người dân Việt Nam chọn Hồ Chí Minh và đảng cộng sản thay vì chọn con đường tranh đấu ôn hòa của Phan Chu Trinh. Bạo lực dù dã man và mất mát nhưng vẫn dễ được chọn hơn vì nó giải quyết bất đồng nhanh như… mì ăn liền. Trong khi đó thuyết phục một người thay đổi tư duy là cực kỳ khó khăn và mất nhiều thời gian nhất là những người mang nặng văn hóa Khổng giáo. Tư duy của những người này đã bị đóng khung vào một hệ tư tưởng độc hại đã bén rễ sâu trong tâm hồn, thế mới có câu ‘non sông dễ đổi, bản tính khó dời’.
Suốt 35 năm qua Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp) đã phải nghe không biết bao nhiêu lần câu : Hành động đi ! Hành động đi ! Câu này cũng có nghĩa là : Hy sinh đi ! Gần đây có người còn cho rằng Tập Hợp đã thất bại vì đã 35 năm mà vẫn chưa thành công ? ! Người thì lấy làm lạ là không thấy chúng tôi ‘hành động’ gì ngoài viết, nói và bàn luận về ‘Dự án chính trị’ Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai…
Tôi tin là rất nhiều người Việt Nam, kể cả những người vốn được xem là trí thức… chưa hề đọc dự án chính trị đó của Tập Hợp. Vì nếu đọc rồi thì ắt họ phải lên tiếng ủng hộ hoặc phê phán. Một sự im lặng đáng sợ. Chúng tôi và những người, dù vẫn đang còn là số ít tìm đến với Tập Hợp hiểu rõ tâm lí ‘mì ăn liền’ đó của người Việt Nam. Thực tế cũng đã chứng minh là suốt mấy ngàn năm lịch sử, người Việt chưa có một công trình hay bất cứ một tác phẩm nào mang tầm cỡ thế giới. Tuyệt phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng phải vay mượn ý tưởng chẳng có gì đặc sắc của một nhà văn cũng không có gì đặc sắc bên Trung Quốc.
Tập Hợp đang làm một cuộc ‘cách mạng ngược’ với văn hóa mì ăn liền của người Việt, thay vì ‘ăn ngay và luôn’ chúng tôi chú trọng xây dựng cho mình và đất nước một dự án chính trị đầy đủ về mọi mặt, trên mọi lĩnh vực, cho hiện tại và cả tương lai rồi kiên nhẫn thuyết phục người dân Việt Nam đồng thuận với dự án chính trị đó, cuối cùng, khi nào nhận được tín hiệu và sự ủng hộ của đa số người Việt Nam thì chúng tôi mới ‘hành động’. ‘Hành động’ bằng cách xuống đường biểu tình là giai đoạn thứ 5 của Tập Hợp, hiện tại chúng tôi mới đang ở giai đoạn 2, tức là ‘xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt’. Chúng tôi nói rõ điều này để những người đang chờ đợi và mong muốn chúng tôi ‘hành động’ khỏi thất vọng. Điều đó còn rất lâu và rất xa.
Dù chưa nhận được sự ủng hộ của đa số người dân Việt Nam nhưng chúng tôi không sốt ruột và vội vàng để rồi kêu gọi hay ‘hành động’ bất chấp hậu quả. Chúng tôi hiểu để thay đổi văn hóa và tư duy của cả dân tộc không phải là chuyện dễ dàng. 35 năm so với lịch sử mấy ngàn năm chỉ là một cơn gió thoảng. Chúng tôi không biết khi nào mới nhận được sự ủng hộ của người dân Việt Nam. Chúng tôi cũng không oán trách hay than vãn gì cả mà chúng tôi chỉ cố gắng làm thật tốt công việc của mình, bổn phận của mình, trách nhiệm của một tổ chức chính trị dân chủ đối lập, kiên nhẫn thuyết phục người dân về một giải pháp mới thay thế cho giải pháp cộng sản.
Thành bại là do thời cuộc và lòng người, không phải do chúng tôi. Gần 100 năm về trước nhà cách mạng Phan Chu Trinh đã ‘thất bại’, chúng tôi hy vọng và đặt niềm tin vào sự thức tỉnh của người dân Việt Nam ngày hôm nay.
Việt Hoàng
(12/3/2018)
Một tài liệu mà mọi người dân chủ Việt Nam phải có. Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai trình bày một cách cô đọng nhưng chính xác những gì cần biết. Tại sao chúng ta lại là chúng ta ngày nay ? Đất nước đang đứng trước những thử thách và hy vọng nào ? Chúng ta có thể mơ ước tương lai nào và phải đấu tranh như thế nào để thực hiện ước mơ đó ?
Một dư án tương lai lạc quan nhưng khả thi cho Việt Nam, đồng thời cũng là một tác phẩm văn hóa và văn chương chính trị.
Đặt mua sách trên Amazon (sẽ nhận được sách chậm nhất là sau hai ngày) :
Tại Mỹ (12 USD) : amazon.com
Tại Pháp (11,69 €) : amazon.fr
Tai Anh (7,94£) : amazon.co.uk
Tại Đức (11,85 €) : amazon.de
Các bạn có thể tải về (download) dạng PDF : khai-sang-ky-nguyen-thu-hai.pdf
Đọc trên Facebook : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai
**************
Cảm tưởng :
(…) Tự trong thâm tâm, chúng tôi cho rằng anh chị em Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên phải có niềm tin để tin vào tiền đồ của đất nước, và phải có niềm hãnh diện.
(…) Trên bình diện khai phá và xây dựng nguồn tư tưởng làm ý thức hệ căn bản của tổ chức, ông Nguyễn Gia Kiểng và các chí hữu của ông cũng đã tạo cho tổ chức của mình một bản sắc cá biệt và một tầm uy tín có hạng kể từ khi tổ chức được thành hình cho đến ngày hôm nay.
Nguyễn Đức Cung
(học giả, sử gia, nhà lý luận của Đảng Đại Việt)
(…) Nội dung trong cuốn sách là cả một sự bao quát lớn về tình hình đấu tranh hiện nay.
Người Buôn Gió
(nhà báo độc lập)
Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai, vừa ra mắt ở California và Paris, là bản tu chính lần thứ tư dự án đầu tiên, cũng là bản dự án hoàn chỉnh, đầy đủ nhất, được thảo luận công phu nhất trong nội bộ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên trước khi được trình làng rộng rãi.
Bùi Tín
(nhà báo, cựu đại ta phó tổng biên tập nhất báo Nhân Dân, tiếng nói của Đảng cộng sản Việt Nam)
Tôi đồng ý với Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là chúng ta "đã không đầu tư đủ suy nghĩ để nhìn rõ những vấn đề trọng đại đặt ra cho mình và để tìm ra hướng giải quyết." Tôi cũng đồng ý là "chúng ta cần khẩn cấp một bước nhảy vọt về tư tưởng chính trị để nhanh chóng đạt tới đồng thuận trên nhũng giá trị nền tảng mới cho tổ chức xã hội."
Lê Xuân Khoa
(học giả, cựu viện trường Đại Học Sài Gòn)
*******************
Mua sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai để ủng hộ Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên !
Việt Hoàng, 21/06/2015
Độc giả của Thông Luận, các thân hữu của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và những ai quan tâm đến chính trị Việt Nam đều biết là trong hai ngày 30/5/2015 tại trụ sở báo Người Việt Hoa Kỳ và ngày 6/6/2015 tại Paris-Pháp, chúng tôi đã ra mắt cuốn sách Khai sáng kỷ nguyên thứ hai. Cuốn sách này là một tác phẩm khoa học-chính trị công phu nhất, đồ sộ nhất và có nội dung phong phú nhất từ trước đến nay của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên.
Đây là Dự Án Chính Trị 2015 vừa được chúng tôi cập nhật và tu chính vào cuối năm 2014. Cuốn sách này là tư tưởng, nền tảng, cương lĩnh và định hướng của chúng tôi về một giải pháp chính trị nhằm thay thế cho "giải pháp cộng sản" đã thực thi tại Việt Nam 70 năm qua.
Có lẽ đến giờ phút này thì nhiều người Việt Nam đã hoàn toàn thất vọng với những gì mà đảng cộng sản Việt Nam thực thi trong suốt 70 năm cầm quyền tuyệt đối và duy nhất tại Việt Nam. Chính vì Đảng cộng sản Việt Nam đã cầm quyền tuyệt đối và duy nhất tại Việt Nam trong suốt 70 năm qua nên trách nhiệm của Đảng cộng sản Việt Nam về những thất bại và sự tụt hậu của Việt Nam cũng là "tuyệt đối và duy nhất". Không còn lý lẽ gì để biện minh cho sự phá sản và thất bại của chủ nghĩa Mác-Lênin tại nước ta. Chính ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng từng than thở rằng không biết đến cuối thế kỷ 21 thì chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam đã thành công hay chưa ?
Bảy mươi (70) năm tại Miền Bắc và 40 năm tại Miền Nam là quá đủ cho cuộc thí nghiệm về chủ nghĩa cộng sản theo đường lối Mác-Lênin. Đã đến lúc đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản tại Việt Nam.
Một câu hỏi rất quan trọng mà nhiều người dân đặt ra lúc này là: Chế độ nào sẽ thay thế cho Đảng cộng sản Việt Nam trong tương lai ? Câu trả lời chỉ có một : Chế độ dân chủ. Tuy nhiên hình hài và khuôn mặt của chế độ dân chủ đó là như thế nào thì không phải ai cũng hình dung ra được. Chính vì không hình dung ra được mô hình của một nước Việt Nam dân chủ trong tương lai nên nhiều người dân lẫn trí thức Việt Nam vẫn chưa đủ tự tin, cảm hứng và sức mạnh để dấn thân cho công cuộc dân chủ hóa đất nước.
Muốn đập bỏ ngôi nhà cũ kỹ để xây lại một ngôi nhà mới thì người dân cần biết ngôi nhà mới đó sẽ như thế nào ? Có tốt hơn hơn ngôi nhà cũ hay không ? Họ sẽ sống ra sao trong ngôi nhà mới đó ? Bản thiết kế của ngôi nhà mới sẽ ra sao ?… Sở dĩ phong trào dân chủ Việt Nam vẫn chưa thuyết phục được người dân Việt Nam tham gia và ủng hộ cho mình cũng là vì lý do đó.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là một tổ chức chính trị dân chủ đối lập có tham vọng thay đổi lịch sử Việt Nam. Hai công việc mà chúng tôi mất nhiều công sức nhất để thực hiện trong hơn 30 năm qua đó là "xây dựng một cơ sở tư tưởng" và "xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt". "Cơ sở tư tưởng" mà chúng tôi muốn nói đến đó là một mô hình, là hình hài và khuôn mặt của một nước Việt Nam dân chủ trong tương lai mà chúng tôi đề nghị cho quốc dân và đồng bào Việt Nam. Có thể vẫn có ai đó cho rằng công việc của chúng tôi đang làm là mất thì giờ, lý thuyết suông và không hiệu quả nhưng đó lại là chủ thuyết hành động của chúng tôi. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cho rằng phải đưa ra được một mô hình của nhà nước và xã hội Việt Nam trong tương lai, thuyết phục mọi người dân Việt Nam chấp nhận mô hình đó… để rồi có được sự thống nhất và đồng thuận chung, cuối cùng mới đến giai đoạn hành động, tức là vận động và kêu gọi người dân Việt Nam đứng dậy đấu tranh thiết lập một nhà nước mới, một mô hình mới như chúng tôi đề nghị.
Dự Án Chính Trị 2015 – Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai là một nỗ lực và là một sự đóng góp quan trọng của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cho chủ thuyết tranh đấu mà chúng tôi đã, đang và sẽ theo đuổi đến cùng.
Cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2 viết những gì ? Đưa ra những đề nghị gì? Mô hình nào cho Việt Nam được giới thiệu trong đó ? Đâu là chổ đứng của mỗi người Việt Nam trong tương lai ? Liệu dân tộc Việt Nam có còn tương lai nữa hay không ?… Tất cả những ưu tư và thắc mắc đó đều có lời giải đáp trong cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai.
Bản thân cuốn sách này là một sự tóm lược về quá khứ, hiện tại và tương lai cho Việt Nam vì vậy chắc chắn nó sẽ còn nhiều thiếu sót. Sự thiếu sót đó không phải vì chúng tôi vô tình hay bỏ qua mà vì nếu trình bày đầy đủ mọi vấn đề thì cuốn sách này phải dày hai mươi nghìn trang (20.000 trang) chứ không phải hai trăm trang (200 trang) như hiện nay. Sẽ còn nhiều thắc mắc, lấn cấn và phân vân dành cho cuốn sách này. Chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày và giải thích để mọi người Việt Nam thấu hiểu để cùng đồng thuận với nhau về một tương lai chung, một phương pháp đấu tranh chung để có thể đạt được kết quả cuối cùng.
Hiện tại phiên bản điện tử của cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai có trên trang nhà Thông Luận và trên mạng FB (Sau khi bạn đăng nhập vào FB thì gõ vào ô tìm kiếm dòng chữ "Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên" thì bạn có thể đọc được cuốn sách này). Sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai cũng đã được Amazon phát hành :
Tại Mỹ (12 USD) : amazon.com
Tại Pháp (11,69 €) : amazon.fr
Tai Anh (7,94£) : amazon.co.uk
Tại Đức (11,85 €) : amazon.de
Theo cách làm việc của Amazon thì giá in mỗi cuốn là khoảng 3,5USD, cộng với tiền gửi là 4 USD. Tại Châu Âu họ chỉ tính có 1 cent tiền gửi, tại Mỹ nếu mua 3 cuốn thì họ tặng luôn tiền gửi. Còn lại chia đôi : Tác giả (Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên) được 4 USD, Amazon được 4 USD còn lại.
Như vậy nếu một người mua một cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai thì có nghĩa là người đó đã ủng hộ cho Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên 4 USD. Nếu có 250.000 người mua sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2 thì Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sẽ có một triệu USD. Đây là một ước mơ của chúng tôi. Chúng tôi biết là sẽ rất khó nhưng chúng tôi tin rằng những ai còn quan tâm đến tương lai và tiền đồ của dân tộc thì nhất định sẽ ủng hộ chúng tôi. Chúng tôi là một tổ chức chính trị đối lập dân chủ lương thiện và đứng đắn. Suốt hơn 30 năm nay chúng tôi tồn tại và phát triển bằng chính nội lực của mình, chúng tôi không nhận bất cứ một nguồn tài trợ nào, từ bất cứ một tổ chức hay cá nhân nào ngoài sự đóng góp của chính anh em chúng tôi. Chúng tôi cũng không có các cơ sở kinh doanh để thu lợi cho mình. Tóm lại chúng tôi tồn tại và hoạt động bằng chính nội lực của bản thân, bằng một lý tưởng cao đẹp, trong sáng và bằng một ước mơ cháy bỏng về một tương lai tươi sáng cho dân tộc Việt Nam.
Một thói quen của người Việt Nam đó là thích dùng đồ miễn phí. Sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai có thể dễ dàng tải xuống để đọc miễn phí, trong khi đó phải trả 12 USD để mua một cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2, nhưng bù lại sách in sẽ đẹp hơn, trình bày trang nhã hơn do chính Amazon xuất bản và phát hành. Hơn nữa số tiền 12 USD cũng không phải là số tiền quá lớn. Sở hữu được cuốn sách này độc giả sẽ cảm nhận được nhiều thứ và quan trọng nhất là độc giả sẽ được thắp lên ngọn lửa của hy vọng, ngọn lửa của niềm tin vào tương lai và tiền đồ của dân tộc Việt Nam.
Cuốn sách Tổ Quốc Ăn Năn đã được hơn một triệu người tải về đọc (đó chỉ là thống kê của một vài website) trong khi đó, theo chúng tôi thì cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai hay hơn Tổ Quốc Ăn Năn rất nhiều. Chúng tôi mong muốn tất cả những ai đã đọc xong cuốn sách này thì hãy lên tiếng, hoặc là ủng hộ hoặc là góp ý thậm chí là chê bai hay đả kích. Hiện tại chúng tôi chỉ mới nhận được sự góp ý và phản biện của ông Nguyễn Đức Cung từ Đảng Đại Việt, chúng tôi xin thành thật cám ơn ông vì thái độ xây dựng và sự bao dung ngay cả khi ông bất đồng với chúng tôi. Bản thân tôi thuộc thế hệ thứ hai trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên , lớn lên khi chiến tranh đã kết thúc, tôi không biết gì về các đảng phái của người Việt trước năm 1975. Dù vậy thì các bậc tiền bối trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên luôn nhắc đến ông và Đảng Đại Việt với tất cả lòng kính trọng và quí mến. Đến một lúc nào đó, khi các đảng phái chính trị của người Việt cần liên minh với nhau để tạo ra một mặt trận dân chủ như lời đề nghị của giáo sư Lê Xuân Khoa và nhà báo kỳ cựu Bùi Tín thì chắc chắn rằng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên và Đảng Đại Việt sẽ là những đồng minh sớm nhất và quan trọng nhất. Chúng tôi mong là như vậy.
Một lý do quan trọng nữa mà chúng tôi muốn nói với mọi người Việt Nam, trong cũng như ngoài nước đó là chỉ có các "tổ chức chính trị dân chủ" mới là tác nhân chính để thay đổi Việt Nam chứ không phải là các tổ chức "xã hội dân sự" hay các cá nhân tranh đấu riêng lẻ. Ủng hộ cho một tổ chức chính trị dân chủ đối lập như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cũng là góp phần giúp cho Việt Nam thay đổi về hướng dân chủ. Việc làm đơn giản nhất nhưng hiệu quả và thiết thực nhất để giúp chúng tôi đó là hãy mua cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Với hơn bốn triệu kiều bào đang sinh sống tại hải ngoại thì chỉ cần 1/16 trong số đó mua sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai là chúng tôi bán được 250.000 cuốn và có thể nhận được từ Amazon một triệu USD tiền nhuận bút.
Sẽ có người cho rằng chúng tôi mơ mộng nhưng quả thật là chúng tôi có mong ước như thế, thậm chí chúng tôi ước mơ là sẽ đến một ngày nào đó sẽ có hai triệu rưỡi người (2.500.000 người) Việt Nam mua và đọc cuốn sách Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Khi đó lịch sử Việt Nam sẽ mở sang một trang mới, một kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên của dân chủ và tự do thật sự tại Việt Nam.
Việt Hoàng
Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai (tài liệu học tập nội bộ)
Khi ông Nguyễn Gia Kiểng viết bài "Cứu nguy phong trào dân chủ" (1) và chia sẻ nó trên trang FB thì đã tạo ra một cuộc tranh luận khá "sôi nổi". Nhiều ý kiến được đưa ra, có những bình luận rất thiếu "văn hóa tranh luận".
Điều đó không quan trọng, quan trọng nhất là trong hàng trăm ý kiến đó đã không có ý kiến nào trả lời thẳng vào hai câu hỏi mà tác giả đặt ra :
1. Cứu cánh và bản chất của cuộc đấu tranh dân chủ là gì ?
2. Trong cuộc đấu tranh này những khả năng và đức tính nào là cần thiết, cần được nhận diện, tìm kiếm và trân trọng ?
‘Cứu cánh’ ở đây có nghĩa là ‘mục đích cuối cùng’. Chính vì không nắm rõ và ý thức được ‘mục đích cuối cùng’ của việc tranh đấu là gì nên phong trào dân chủ đã loay hoay và không thể tiến về phía trước.
Một thân hữu của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp), là người hiểu rất rõ về phong trào dân chủ đã thẳng thắn nhận xét :
‘Phong trào đấu tranh dân chủ mới có 2 điểm. Điểm 1 : Dám lên tiếng phản biện trước những sai trái. Điểm 2 : Vì lẽ đó mà đi tù. Làm gì có một tư tưởng, đường lối, phương pháp đấu tranh nào. Chỉ toàn chạy theo các sự kiện và thụ động, bị dẫn dắt. Cái gọi là đấu tranh, thực chất chỉ là lên tiếng trước những bức xúc của xã hội để giải tỏa ẩn ức. Không có lấy một lần đấu tranh chủ động. Sự dấn thân và hi sinh của nhiều anh chị em suy cho cùng thật uổng phí và không có đóng góp cho việc thay đổi và xây dựng một xã hội dân chủ, đa nguyên. Ảo tưởng về sự đóng góp và hi sinh là một điều hết sức tệ hại vì nó giết chết chính mình và phong trào ’.
Mới đây lại xuất hiện một lá thư ngỏ gửi cho Mẹ Nấm và Thúy Nga mà chúng tôi đã có một bài ‘phản biện’ : ‘Có nên đi theo con đường của Mẹ Nấm và Thúy Nga ?’ (Hồng Việt) (2). Phải nói thẳng là người chấp bút cho lá thư ngỏ này quá cảm tính và hời hợt. Phong trào dân chủ Việt Nam đang thực sự có vấn đề.
Qua hai ví dụ trên, những tranh luận trên FB của ông Nguyễn Gia Kiểng và lá thư ngỏ gửi Mẹ Nấm và Thúy Nga thì cũng chính thân hữu trên nhận xét về phong trào dân chủ như sau :
‘Sự thật bao giờ cũng đau đớn và khó tiếp nhận. Không phủ nhận toàn bộ những vất vả, thua thiệt, công sức của nhiều anh em đấu tranh, nhưng chỉ những điều đó thôi là chưa đủ, không hề đủ. Thiếu nền tảng tri thức thì làm gì cũng nửa vời, sai sót, sau đó không chịu học, làm lại vẫn sai y chang. Cãi nhau không hồi kết chỉ vì không hiểu đúng, đủ về các khái niệm : dân chủ, tự do, đa nguyên, tự do ngôn luận... Nhưng khi có người viết đi viết lại về các khái niệm đó thì không chịu đọc, không chịu tìm hiểu, khi đọc thì cũng không chịu hiểu đúng mà vẫn cứ cãi lại cái định nghĩa mà cả thế giới đã chấp nhận.
Thiếu lòng quả cảm nên không dám dấn thân vào các kế hoạch dài hơi, chỉ đu bám theo sự kiện nhất thời, bị dẫn dắt bởi chính báo chí đảng mà không nhận ra. Ai nhắc thì liền bị chụp mũ, bị chửi cho ngập mặt. Thế nhưng lại dư sự liều mạng, dấn thân vào những việc mang tính bề nổi, sự kiện, phong trào để..làm truyền thông, không hề có chiều sâu. Không hề có tính tổ chức, không có tính bảo mật, không hề tuân thủ theo một nguyên tắc, quy định nào..để rồi bản thân bị đánh đập, bắt bớ, hư hại tài sản ’.
Không ít người chỉ trích Tập Hợp vì chúng tôi hay nói về ‘Dự án chính trị’của Tập Hợp, theo họ thì không cần bất cứ một ‘dự án’ nào cả mà chỉ cần ‘hành động’ nhưng hành động gì thì không thấy họ chỉ ra. Cũng có những người cho rằng đấu tranh là phải xuống đường biểu tình như kiểu đánh bạc là phải xuống tiền ?! Có người cho rằng cứ đánh đổ cộng sản trước đã rồi dân chủ tự khắc sẽ tới...
Tất nhiên là mỗi người mỗi ý, không ai suy nghĩ giống ai và xã hội vốn dĩ đa nguyên như vậy. Chúng tôi có phương pháp và lộ trình của chúng tôi và chúng tôi tin vào sự đúng đắn của mình. Có người khuyên chúng tôi rằng ‘khi không thấy dự án của mình khả thi thì cần thay đổi để phù hợp với quần chúng và thời cuộc, vì dự án của chúng tôi không được chấp nhận và chúng tôi đã thất bại’... Nếu cá nhân người đó nghĩ như vậy thì không sao nhưng nếu nói thay cho tất cả ‘mọi người’ thì chưa hẳn đã đúng.
Dự án chính trị của Tập Hợp chưa được chấp nhận rộng rãi và Tập Hợp chưa thành công là đúng nhưng không có nghĩa là đã thất bại. Chưa và không là khác nhau. Thay đổi tư tưởng và văn hóa Khổng giáo đã ăn sâu vào trong suy nghĩ người Việt hàng ngàn năm không phải là chuyện dễ dàng. Thay đổi cho phù hợp với thời thế là đúng nhưng không có nghĩa là ‘đẽo cày giữa đường’. Nếu một tổ chức mà không có lập trường và tư tưởng rõ ràng, thống nhất, nay thế này mai thế khác thì làm sao thuyết phục được người dân ?
Mỗi tổ chức chỉ là một cái ‘nhất nguyên’ trong xã hội ‘đa nguyên’ và không thể có chuyện ‘đồng phục tư tưởng’. Tập Hợp dù có cố gắng và thành tâm đến đâu đi nữa thì cũng chỉ thuyết phục được một bộ phận dân chúng chứ không thể là toàn bộ người dân Việt Nam được. Tập Hợp không độc quyền về tư tưởng. Tập Hợp chỉ đại diện cho một khuynh hướng chính trị và một số giá trị đạo đức mà chúng tôi cho là đúng đắn và cần thiết với xã hội Việt Nam như lương thiện, yêu nước, bao dung, thẳng thắn và tôn trọng lẽ phải...
Cứu cánh của Tập Hợp trong cuộc tranh đấu được nhìn nhận rằng :
‘Đây là cuộc đấu tranh để người Việt Nam được thực sự tôn trọng, được có những quyền đã được thế giới văn minh nhìn nhận, để đất nước được quản trị một cách lương thiện và hợp lý, từ đó vươn lên bắt kịp sự chậm trễ và chinh phục tương lai.
Đây là cuộc đấu tranh để đưa con người Việt Nam và đất nước Việt Nam từ bóng đêm của nô lệ và nghèo khổ sang ánh sáng của tự do và phồn vinh (…) Nó không nhắm tiêu diệt hay hạ nhục một ai, nó là cuộc đấu tranh để tôn vinh mọi người, tôn vinh quyền làm người và quyền được hưởng hạnh phúc như một dân tộc lớn mà dân tộc Việt Nam rất xứng đáng để có.
Động cơ của nó như vậy là lòng yêu nước và yêu đồng bào, là tình yêu chứ không phải lòng thù hận ’ (3).
Ý thức được rằng phải thay đổi tận gốc rễ thể chế chính trị hiện nay tại Việt Nam thì người Việt Nam mới có cơ hội xây dựng lại đất nước phồn vinh và dân chủ. Tập Hợp tranh đấu để chiến thắng chứ không phải lấy tiếng vang và vì chọn con đường ‘bất bạo động’ nên tư tưởng và lý luận là tất cả. Một cuộc vận động tư tưởng phải đi trước dẫn đường cho một cuộc cách mạng. Ai chiến thắng về tư tưởng và lý luận thì sớm muộn gì cũng sẽ chiến thắng trong thực tế. Tất cả các cuộc đấu tranh (và cả chiến tranh) từ xưa đến nay đều là ‘đấu tranh chính trị’. Vũ khí và binh lính chỉ là một trong những giải pháp cuối cùng của đấu tranh chính trị mà thôi.
Muốn chiến thắng thì phải có lực lượng và lực lượng đó chính là một (vài) tổ chức chính trị đối lập dân chủ có tầm vóc. Chỉ có sức ép từ một liên minh các tổ chức đối lập (của phong trào dân chủ Việt Nam) thì mới có thể buộc đảng cộng sản thay đổi và ngồi vào đàm phán. Không ai có thể làm thay việc đó cho người dân Việt Nam chúng ta dù là Mỹ hay Liên Hợp Quốc.
Xây dựng các tổ chức chính trị dân chủ đối lập vì thế là việc làm bắt buộc, không thể né tránh và tiết kiệm. Muốn có dân chủ thì phải có đa đảng và muốn có đa đảng thì đầu tiên phải thành lập các đảng phải chính trị. Các cá nhân dù xuất chúng tới đâu cũng không thể là đối trọng của đảng cộng sản vì đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh giữa các tổ chức chính trị với nhau chứ không phải là giữa các cá nhân. Các cá nhân không có tư cách để ‘đàm phán’ hay ‘đối thoại’ với bất cứ ai, dù là đảng cộng sản hay các đảng đối lập.
Các tổ chức chính trị chỉ có thể thành lập và phát triển nếu có một tư tưởng chủ đạo để làm chất keo kết dính các thành viên với nhau. Không có Kinh thì không thể có Đạo. Sự thực là cho đến bây giờ người Việt Nam vẫn chưa có được một chính đảng dân chủ thực sự có tầm vóc kể cả Tập Hợp. Cái này không phải lỗi hoàn toàn của chúng tôi mà là do di sản nặng nề của văn hóa Khổng giáo, một hệ tư tưởng bảo thủ, ngăn cấm mọi kết hợp và ép buộc người dân phải trung thành với một ông vua, dù là hôn quân.
Biết trước những khó khăn và thách thức đó anh em Tập Hợp vẫn tìm đến nhau, đồng thuận với nhau và xem nhau như là anh em trong một nhà và cùng nhau tiến bước. Trong cuộc tranh đấu này anh em chúng tôi sẵn sàng hy sinh cái tôi của mỗi người để tôn trọng nhau, kính trọng nhau và chia sẻ với nhau mọi điều, lắng nghe nhau và cả động viên nhau trong cuộc hành trình tranh đấu vốn buồn tẻ và cô đơn như những người vượt sa mạc. Kiên nhẫn, bao dung, thẳng thắn và lương thiện, tôn trọng lẽ phải... là những khả năng và đức tính mà chúng tôi tìm kiếm và trân trọng.
Chúng tôi ý thức được rằng không phải cũng chia sẻ với chúng tôi những giá trị đó. Và thật tình là chúng tôi cũng không biết bao giờ mới thành công, có bao nhiêu phần trăm dân chúng ủng hộ... Chúng tôi chỉ biết tin vào chính mình, tin vào lẽ phải và chân lý, còn khi nào thành công thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hai yếu tố quan trọng là lòng dân và thời cơ. Nếu người dân không ủng hộ chúng tôi mà ủng hộ một giải pháp khác thì chúng tôi sẵn sàng chấp nhận và tiếp tục thuyết phục.
Có một câu hỏi mà nhiều người muốn biết câu trả lời là ‘khi nào Tập Hợp hành động ? Khi nào Tập Hợp phất cờ khởi nghĩa ?’ Nếu mọi người xem việc suy nghĩ, học hỏi, nghiên cứu, lý luận, nói và viết...là ‘hành động’ thì chúng tôi vẫn đang ‘hành động’ mỗi ngày, mỗi giờ. Còn nếu có ai đó xem ‘hành động’ là phải ‘xuống đường biểu tình’ thì như chúng tôi đã trình bày rất rõ trong năm giai đoạn của một cuộc cách mạng, đó là giai đoạn cuối cùng khi bốn giai đoạn đầu đã chuẩn bị xong xuôi. Tức là khi Tập Hợp đã có tư tưởng chính trị, có đội ngũ hùng mạnh, phương tiện đầy đủ và cuối cùng là đã có sự đồng thuận và hưởng ứng của người dân. Khi chưa biết rõ người dân và trí thức Việt Nam ủng hộ và đồng thuận với chúng tôi đến mức độ nào thì chúng tôi không thể ‘phất cờ khởi nghĩa’ vì chúng tôi sẽ nhanh chóng bị chính quyền đè bẹp ngay lập tức. Chưa chuẩn bị xong mà đã hành động đó là tự sát mà chúng tôi thì không muốn tự sát.
Chúng tôi muốn, đã ‘hành động’ là phải chiến thắng vì mục đích cuối cùng của chúng tôi là chiến đấu để chiến thắng. Tổng thống Abraham Lincoln cho rằng khi làm bất cứ một việc gì thì quá trình chuẩn bị luôn đóng một vai trò rất quan trọng, nó quyết định cho sự thành bại. Ông nói ‘nếu cho tôi 6 giờ để chặt một cái cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu’, Tập Hợp sẽ ‘hành động’ đúng như vậy.
Việt Hoàng
24/2/2018)
Chung một giấc mơ Việt Nam
Ấn_Phẩm_Xuân_bản_đọc_online_trang_đơn__1.pdf
Nguồn : Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, 03/02/2018
Sau gần một năm khôi phục lại hệ thống truyền thông của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên ở ba địa chỉ:
- Website : https://www.thongluan-rdp.org/
- Blog : http://thongluan2016.blogspot.com/
- Fanpage : https://www.facebook.com/thong.luan.1/?ref=bookmarks
Kết quả rất là khả quan theo nhận xét của chúng tôi. Blog Thông Luận đã vượt qua mốc 2 triệu người truy cập. Số lượng này gấp 4 lần so với trang Blog cũ, trong cùng thời gian một năm.
Ngoài việc nhận định và phân tích ra Tập Hợp còn cố gắng tìm kiếm và đưa ra "các giải pháp" cụ thể để thay đổi xã hội Việt Nam.
Website Thông Luận mới được 10 tháng, hy vọng là ông Nguyễn Văn Huy, chủ nhiệm báo sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin thú vị về tờ báo online này khi báo tròn một tuổi. Hiện tại, tổng lượng truy cập đã trên nửa triệu, số lượng truy cập duy nhất cũng đã gần 200.000. Giao diện của trang Thông Luận đã được thay đổi và hoàn thiện theo yêu cầu của độc giả, cùng với đó là số lượng bài vở cũng tăng lên bao gồm các đề mục liên quan đến Việt Nam.
Trang Facebook của Tập Hợp cũng sắp có được 30.000 người theo dõi.
Những con số trên khá khiêm tốn so với các trang báo điện tử chuyên về thời sự và thông tin. Nhưng với một trang "báo chính trị", cơ quan ngôn luận của một tổ chức chính trị đối lập như Tập Hợp thì đây là một thành quả rất ấn tượng. Các cơ quan truyền thông của Tập Hợp không phải là các trang báo bình thường, chúng tôi không làm báo mà là một diễn đàn chính trị tuyên dương những các giá trị phổ cập của loài người : tự do, dân chủ, nhân quyền, hòa bình, bao dung. Lĩnh vực mà chúng tôi tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và gửi đến độc giả là các thông tin, kiến thức về dân chủ, đa nguyên, hòa giải hòa hợp dân tộc, đấu tranh bất bạo động. Các bài viết được chọn đăng trên Thông Luận là các bài viết có nội dung sâu sắc của các tác giả ở khắp mọi nơi, trong cũng như ngoài nước. Những người quan tâm đến chính trị Việt Nam chỉ cần đọc bài trên Thông Luận là cũng có đủ thông tin cần thiết về tình hình chính trị Việt Nam và thế giới.
Những độc giả đến với chúng tôi cũng là những người "không bình thường" vì chắc chắn họ không đến với Tập Hợp để tìm kiếm các thông tin nóng hổi, thời sự hay giật gân mà họ đến với Tập Hợp vì một lý do sâu xa hơn đó chính là sự ưu tư về hiện tình của đất nước, hôm nay và mai sau.
Trên website của Thông Luận, trong mục "Quan điểm" là nơi đăng tải các bài xã luận, tham luận và chính luận của các thành viên và thân hữu của Tập Hợp. Những bài viết này đi sâu vào nghiên cứu và phân tích về tình hình xã hội của Việt Nam và thế giới. Nó khác với các bài viết "nghiên cứu chính trị" của các nhà phân tích độc lập vì Tập Hợp là một tổ chức chính trị đối lập với chính quyền cộng sản Việt Nam trong mục đích xây dựng một thể chế dân chủ đa nguyên cho Việt Nam, trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, bằng những phương thức bất bạo động.
Ngoài việc nhận định và phân tích ra Tập Hợp còn cố gắng tìm kiếm và đưa ra "các giải pháp" cụ thể để thay đổi xã hội Việt Nam. Chúng tôi không ngần ngại và né tránh bất cứ một chủ đề "nhạy cảm" nào, từ quan điểm chính trị đến đường lối tranh đấu và cả dự định cho tương lai Việt Nam. Những độc giả thường xuyên của Thông Luận có thể cảm nhận được điều đó. Những vấn đề chúng tôi đưa ra thường mới mẻ, dễ gây tranh cãi vì lạ lẫm với văn hóa cũ và đó chính là bản sắc của Tập Hợp.
Chúng tôi hiểu, thay đổi tư duy và văn hóa Khổng giáo, là những thứ đã ăn sâu vào trong tâm hồn mỗi chúng ta là điều không hề dễ dàng. Cần có thời gian, sự kiên nhẫn với tấm lòng bao dung, rộng mở. Tập Hợp mong muốn trở thành điểm hội tụ cho những khát vọng thay đổi của những người Việt Nam còn quan tâm đến đất nước và tương lai của con cháu chúng ta.
Tập Hợp đang cố gắng cùng với các thân hữu biến cơ quan truyền thông của Tập Hợp thành tiếng nói chung của phong trào dân chủ Việt Nam, là đại diện cho các giá trị mà đối lập Việt Nam theo đuổi : ôn hòa, trung thực, trách nhiệm, hòa giải, yêu nước và bao dung.
Đất nước Việt Nam thân yêu đang đứng trước những thử thách quan trọng, thay đổi hay là chết. Thay đổi thì thay đổi như thế nào để đất nước không bị đổ vỡ và làm thế nào để người Việt Nam có thể hòa giải với nhau để cùng chung tay xây dựng lại một nước Việt Nam mới ? Những ưu tư, trăn trở đó được Tập Hợp trình bày khá đầy đủ qua "dự án chính trị" : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai.
Trí thức Việt Nam và những người Việt Nam còn quan tâm đến đất nước hãy đọc và chia sẻ những đề nghị của chúng tôi đến với mọi người dân Việt Nam. Khi nào mà đa số người dân Việt Nam đồng thuận về một giải pháp chung cho một tương lai chung cho Việt Nam thì khi đó Tập Hợp mới có thể nhận được sự ủng hộ cần thiết để trở thành một đối trọng của đảng cộng sản Việt Nam.
Mục tiêu của Tập Hợp là cố gắng để có được từ 500 đến 1000 thành viên và thân hữu trong thời gian tới. Những thành viên và thân hữu này là những người có ưu tư với đất nước, mong muốn và có quyết tâm thay đổi Việt Nam về phía dân chủ trong hòa bình. Tập thể này phải là kết hợp của những người có kiến thức, có hiểu biết, và tấm lòng bao dung. Tập thể này phải đồng thuận với nhau về một lý tưởng và một lộ trình tranh đấu cho hiện tại và cho cả công cuộc kiến thiết lại đất nước trong tương lai.
Tập Hợp đặt trọn niềm tin và hy vọng vào tầng lớp trí thức trẻ Việt Nam, những chủ nhân tương lai của đất nước. Tập Hợp cũng mong muốn được "hợp tác" với các đảng viên, trí thức tiến bộ trong đảng cộng sản, là những người có tấm lòng với đất nước và đã nhìn rõ sự bế tắc của đảng cộng sản Việt Nam. Một kết hợp giữa những người dân chủ và các đảng viên thức thời trong đảng sẽ là một kết hợp hoàn hảo và đáp ứng được nguyện vọng của đa số người dân.
Tất cả những ai quan tâm đến đất nước và mong muốn trở thành những chính trị gia, những người hoạt động chính trị chuyên nghiệp thì nên tìm đến với Tập Hợp vì Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên cung cấp một cách đầy đủ về kiến thức của bộ môn "khoa học chính trị", bao gồm cả lý thuyết lẫn thực tiễn. Chính trị cũng là một bộ môn khoa học nên cần phải học hỏi và cập nhật thường xuyên. Trang bị kiến thức về chính trị cho đối lập dân chủ Việt Nam cũng là một mục tiêu của Tập Hợp. Chúng tôi không phải chỉ có mỗi lý thuyết mà còn là những người cách mạng, những người tranh đấu thực thụ.
Nhân dịp Blog Thông Luận cán mốc 2 triệu người truy cập, chúng tôi xin gửi lời cám ơn đến các độc giả của Thông Luận nói chung và đặc biệt là độc giả của Blog Thông Luận nói riêng. Cám ơn mọi người đã đọc và tìm đến với Thông Luận. Chúng tôi mong rằng độc giả của Thông Luận sẽ tiếp tục ủng hộ và chia sẻ các giá trị của Tập Hợp đến với mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam. Cùng nắm tay nhau, chúng ta sẽ thay đổi được tương lai của Việt Nam.
Thay mặt nhóm quản trị Blog Thông Luận.
Việt Hoàng
(8/11/2017)