Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một buổi biểu diễn thời trang tại Fame Club, ở Hà Nội vào gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng Công giáo và dư luận vì bị cho là có hành vi xúc phạm tôn giáo một cách nghiêm trọng.

thoitrang1

Hình ảnh buổi trình diễn thời trang bị cho là xúc phạm Công giáo, diễn ra vào tối ngày 08/10/2017, tại Fame Club, Hà Nội. Courtesy : Facebook Thanh Niên Công Giáo

Phỉ báng tôn giáo

Buổi trình diễn thời trang vào tối ngày 8 tháng 10 tại Fame Club, ở quận Hòan Kiếm, Hà Nội do một nhóm thanh niên nam nữ biểu diễn với trang phục hở hang kèm theo các biểu tượng của Công giáo. Họ đeo chuỗi mân côi, đội khăn giống nữ tu, nhưng phô bày thân thể trong trong các bộ đồ nội y, thậm chí có "người mẫu" nam đính hình cây Thánh giá bên phần hông trái, ngay cạnh bộ phận nhạy cảm của cơ thể.

Đài RFA ghi nhận rất nhiều giáo dân Công giáo lẫn cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ trước những hình ảnh trong buổi trình diễn thời trang vừa nêu vì họ cho rằng đây là một sự khiêu khích và nhục mạ trắng trợn đối với những người có niềm tin vào Thiên Chúa.

 "Rõ ràng ngay cả những người không phải Ki-tô giáo cũng phẫn nộ với những hình ảnh đó ; huống chi là những người theo đạo Ki-tô. Đối với niềm tin của họ thì thánh giá và các tu phục của người tu hành là những cái thiêng liêng, không thể nào đem ra đùa giỡn được. Còn ở đây, họ không chỉ đùa giỡn mà họ còn phỉ báng bằng cách là họ cố tình sử dụng các biểu tượng của Ki-tô giáo : thánh giá, chuỗi mân côi và các phẩm phục của tu sĩ nam nữ. Cái lúp của các soeur thì họ đội trên đầu, nhưng áo thì họ mặc với kiểu bikini rất phản cảm rồi còn nhảy nhót. Những hình ảnh như vậy không thể nào chấp nhận được".

Trên các trang mạng xã hội, nhiều giáo dân Công giáo kêu gọi chính quyền phải xử lý vụ việc đến nơi đến chốn. Vì nếu như không thì đó là bằng chứng của bước tiếp theo nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng hình thức tấn công nhắm vào Công giáo bằng tư tưởng và văn hóa sau các đợt côn đồ mang danh "Cờ Đỏ" gây rối, đập phá, đe dọa các linh mục, nhà thờ và giáo xứ như ở Giáo hạt Đông Tháp, tỉnh Nghệ An hay Giáo xứ Thọ Hòa, tỉnh Đồng Nai. Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật, một giáo dân Công Giáo viết trên Facebook rằng "Việt Nam đã ký kết vào Công ước Quốc tế và có các điều luật chống việc xâm phạm quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng. Tuy nhiên, trong thực tế thì tình trạng kỳ thị và hạn chế quyền tự do tâm linh lại phổ biến đến mức được bảo kê".

Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận trong mấy ngày qua, rất nhiều người lên tiếng đề nghị yêu cầu cơ quan chức năng xử lý hành vi phỉ báng tôn giáo như thế của nhóm thanh niên "người mẫu" trong buổi biểu diễn vào tối ngày 8 tháng 10 tại Fame Club.

Đâu là tự do biểu đạt ?

Báo Phụ Nữ Online vào ngày 10 tháng 10 dẫn lời của Giám đốc Sở Văn hóa-Thông tin Hà Nội, ông Tô Văn Động cho biết đã nắm được thông tin vụ việc và hiện đang chờ báo cáo kết quả kiểm tra nơi xảy ra sự việc. Ông Tô Văn Động nói rằng nếu như buổi trình diễn thời trang đúng như những hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội thì Sở Văn hóa-Thông tin Hà Nội sẽ xử lý thỏa đáng và nghiêm khắc.

Mặc dù Sở Văn hóa-Thông tin Hà Nội nhanh chóng phản hồi trước sự bức xúc của cộng đồng giáo dân Công giáo cũng như của dư luận, một số người quan tâm thông tin vụ việc cho rằng không ủng hộ Sở Văn Hóa-Thông tin Hà Nội xử lý hành chính đối với hành vi này, một khi có kết quả điều tra xác đáng. Facebooker Phạm Lê Vương Các đăng tải chia sẻ trong ngày 10 tháng 10 trên tài khoản cá nhân, với bài viết có tựa đề "Đâu là ranh giới giữa tự do biểu đạt và sự phỉ báng tôn giáo ?", đã nhấn mạnh chức năng "thẩm định tư tưởng và cấp phép hoạt động nghệ thuật" của các cơ quan quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tại Việt Nam bị lên án do trái với tiêu chuẩn của quyền tự do, vì thế không nên áp dụng "tiêu chuẩn kép" yêu cầu Sở Văn hóa-Thông tin Hà Nội tiếp tục dùng chức năng "thẩm định và cấp phép" để bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng qua vụ việc liên quan buổi trình diễn thời trang tại Fame Club.

Facebooker Phạm Lê Vương Các viết rằng hy vọng vụ việc này sẽ có những tranh luận mạnh dạn, bình đẳng và cởi mở trên tinh thần dân chủ, không chỉ trên cộng đồng mạng mà ở cả tòa án, nhằm taọ nên một tiền lệ tốt trong việc đặt ra ranh giới rõ ràng hơn giữa quyền tự do biểu đạt và quyền tự do tôn giáo.

Một số những linh mục và giáo dân mà RFA tiếp xúc cũng có đồng quan điểm với Facebooker Phạm Lê Vương Các. Họ tin rằng tiếng nói của các tổ chức tôn giáo phản đối hình thức biểu diễn xúc phạm nghiêm trọng đến tín ngưỡng, tâm linh sẽ được mạnh mẽ hơn bằng việc khởi kiện các buổi biểu diễn nghệ thuật như thế.

Trong khi đó, không ít người theo dõi vụ việc khẳng định với Đài Á Châu Tự Do họ ủng hộ quyền tự do biểu đạt, đặc biệt trong tự do tư tưởng biểu diễn nghệ thuật, nhưng cần phải tuân thủ tiêu chuẩn chung của văn hóa Việt, như ý kiến của một cô giáo nghỉ hưu :"Dù rằng họ được sự cho phép muốn làm gì thì làm, nhưng họ phải dựa theo tiêu chuẩn chung ; đó là đảm bảo mỹ quan, thuần phong mỹ tục và tôn trọng đối với tín ngưỡng của người khác".

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 10/10/2017

Published in Diễn đàn

Bộ Tài Chính hồi hạ tuần tháng 9 thông báo nợ công của Việt Nam chiếm 61% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tính đến cuối năm 2015 và dự báo đỉnh nợ công sẽ xấp xỉ ở mức 65% GDP vào thời điểm 2017-2018.

nocong1

Nợ công của Việt Nam chiếm 61% GDP, tính đến cuối năm 2015 - Photo : RFA

Gánh nặng nợ công

Theo số liệu về quyết toán ngân sách nhà nước tính đến cuối năm 2015, Ủy ban thường vụ quốc hội hồi trung tuần tháng 5 công bố nợ công của Việt Nam vào khoảng 363 tỷ đô la Mỹ (USD), chiếm đến 61% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ đã chạm trần 50% GDP.

Căn cứ theo số liệu vừa nêu, Bộ Tài Chính trong tháng 9 thông báo Chính phủ Việt Nam mắc nợ trị giá gần 94,3 tỷ USD ; bao gồm 39,6 tỷ vay của nước ngoài và phần còn lại là vay trong nước. Bộ Tài Chính còn cho biết nợ Chính phủ bảo lãnh gần 21 tỷ USD, trong đó vay của nước ngoài hơn 11,3 tỷ. Bộ trưởng Bộ Tài Chính Đinh Tiến Dũng cho rằng đây là một trong những áp lực đối với nợ công và trách nhiệm trả nợ của Chính phủ đè nặng lên ngân sách eo hẹp của Việt Nam, trong xu hướng nợ công được dự báo sẽ đạt đỉnh xấp xỉ ở mức 65% GDP vào thời điểm 2017-2018.

Vấn đề được Chính phủ cũng như giới chuyên môn quan tâm là nợ công của Việt Nam được tái cơ cấu như thế nào để luôn ở ngưỡng an toàn cũng như Việt Nam cần làm gì để có khả năng trả nợ trong bối cảnh thiếu nguồn vốn cho phát triển kinh tế giai đoạn đến năm 2035 ?

Truyền thông trong nước dẫn lời của Chuyên gia cao cấp Cao Viết Sinh rằng theo nhận định của ông thì áp lực nợ công và trả nợ của Việt Nam hiện tại không nằm ở các khỏan vay nước ngoài dài hạn với lãi suất thấp, mà nằm ở các khỏan vay ngắn hạn ở trong nước. Theo tính toán của giới chuyên gia, Chính phủ hàng năm phải chi trả khoảng 14% tổng số nợ Chính phủ vay và nợ Chính phủ bảo lãnh.

Một số các chuyên gia mà Đài RFA tiếp xúc cho rằng Việt Nam đang loay hoay trong mối tương quan giữa vay vốn để phát triển và vì sử dụng các nguồn vốn vay không đạt hiệu quả nên dẫn đến trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ nợ công tăng nhanh nhất, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới-World Bank ; mà nếu không tiếp tục vay thì làm sao phục vụ cho phát triển và trả nợ.

Trong vòng suốt 20 năm, tính từ 2005 đến 2015, Việt Nam nhận được hỗ trợ từ nguồn vốn ODA dưới ba hình thức chủ yếu gồm nguồn vốn viện trợ không hoàn lại, chiếm khoản 10-12% ; nguồn vốn vay ưu đãi, chiếm đến 80% và vốn hỗn hợp chiếm 8-10%. Theo thống kê, từ năm 1993 đến năm 2014, tổng giá trị vốn ODA cam kết cho Việt Nam lên đến con số gần 90 tỷ USD. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam thừa nhận vẫn còn nhiều dự án sử dụng các nguồn vốn ODA chưa hiệu quả, điển hình như 4 dự án đường sắt đô thị tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chậm trễ nghiêm trọng hay dự án Đại lộ Đông-Tây là một trong những đại án tham nhũng gây rúng động trong dư luận.

Thời gian sắp tới, Bộ Kế hoạch-Đầu tư dự trù Việt Nam cần phải huy động khoảng 39,5 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển đến năm 2020. Trong khi đó, thời điểm cuối năm 2017, Việt Nam không còn được vay vốn ODA từ Ngân hàng Thế giới-World Bank nữa. Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) có thể cũng sẽ ngừng cung cấp các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam. Các quốc gia Châu Âu, bao gồm Anh, Phần Lan và Na Uy cũng thông báo sẽ dừng cấp vốn hay cắt giảm dần vốn ODA cho Việt Nam đến năm 2020.

Trả nợ bằng cách nào ?

nocong2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione, chiều ngày 20/09/2017 tại Hà Nội. Courtesy : Chinhphu.vn

Trước tình hình bế tắc về nguồn vốn để đầu tư và phát triển cũng như nợ công của Việt Nam ngày càng tăng, các chuyên gia cho rằng việc đi vay với lãi suất thị trường để chi tiêu thì không phải là giải pháp tốt cho Việt Nam. Các chuyên gia đề nghị một trong những biện pháp cần thiết quan trọng là Chính phủ Việt Nam phải ưu tiên giảm chi ngân sách, để có thêm tiền chi cho đầu tư thì khi đó áp lực đi vay và trả nợ sẽ vơi bớt phần nào. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Vũ Quang Việt, một cựu chuyên viên thuộc Cục Thống kê Liên Hiệp Quốc nhận định đây là một thách thức lớn đối Hà Nội :

"Số liệu trong nước thì họ cố giấu nên không thể biết rõ ràng được. Nhưng theo cách tính của tôi thì Việt Nam chi tiêu cho vấn đề an ninh quốc gia chiếm đến 21% ngân sách. Mức chi tiêu như thế là cực kỳ lớn và chi nhiều nhất 12% cho công an, hơn cả quân đội nữa. Với mức chi như vậy và còn tiếp tục tăng cao thì có cách gì mà giải quyết được ?".

Liên quan thông tin đại diện của Ngân hàng Thế giới-World Bank, tại một hội thảo quốc tế được tổ chức ở Hà Nội vào hôm 26 tháng 9 vừa qua, cam kết giúp Việt Nam đẩy mạnh tiến độ giải quyết nợ xấu, các khỏan vay không hoạt động trong hệ thống ngân hàng để đảm bảo việc phân phối vốn hiệu quả cho phát triển kinh tế ; trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng liệu World Bank hay các tổ chức tài chính quốc tế sẽ can thiệp trực tiếp để giải quyết hay không, Tiến sĩ Vũ Quang Việt cho biết những tổ chức này chỉ đưa ra các giải pháp cho Việt Nam nên làm, nhưng Việt Nam nghe theo hay không là lựa chọn của họ. Cựu chuyên viên của Liên Hiệp Quốc trưng dẫn trường hợp Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) một khi can thiệp trực tếp thì sẽ kèm theo rất nhiều điều kiện đối với quốc gia mà tổ chức này giúp đỡ :

"IMF từ xưa giờ có chương trình giải quyết giúp đỡ là khi có một quốc gia nào mất khả năng trả nợ nước ngoài. Việt Nam chưa phải nằm trong tình trạng đó. Nếu như mất khả năng trả nợ nước ngoài thì IMF có thể cho vay tiền để trả nợ kèm theo các điều kiện như đòi hỏi phải cắt ngân sách nhà nước, đòi hỏi phải cắt chi tiêu, đòi hỏi phải tăng thuế…Nghĩa là đòi hỏi rất nhiều thứ và còn đưa ra chương trình hàng năm phải xém xét sổ sách v.v. Từ sau năm 1975 đến giờ, Việt Nam chưa bao giờ bị rơi vào tình trạng này".

Từ trong nước, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng lên tiếng Việt Nam cần phải nhanh chóng cải cách thể chế như Chính phủ Hà Nội từng tuyên bố, mà ông gọi là "cải cách chính thể". Tiến sĩ Phạm Chí Dũng nêu lên Chính phủ Việt Nam cần tiến hành bốn bước quan trọng :

"Thứ nhất là phải minh bạch. Làm gì thì làm nhưng phải minh bạch, đặc biệt là vấn đề tài chính ngân sách. Thứ hai là không được làm nhái những sản phẩm của nước ngoài, có nghĩa là phải tôn trọng quyền sở hữu của người ta. Thứ ba nữa là phải tạo ra cạnh tranh bình đẳng giữa khối doanh nghiệp tư nhân với khối doanh nghiệp nhà nước, không ưu tiên doanh nghiệp nhà nước mà đặc biệt trong bối cảnh doanh nghiệp nhà nước quá kém hiệu quả. Thứ tư là phải chống tham nhũng. Cho đến giờ việc chống tham nhũng quá chậm lụt".

Bên cạnh đó, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng còn đề nghị Chính phủ Việt Nam bắt buộc phải cải cách chính trị như bỏ cơ chế sở hữu toàn dân về đất đai, ban hành các luật định về tự do lập hội, tự do truyền thông cũng như tích cực hơn trong việc cải thiện tình hình nhân quyền ở trong nước. Ông Phạm Chí Dũng nhấn mạnh chỉ khi nào Việt Nam đạt được sự thay đổi như thế thì mới đáp ứng đủ tiêu chí của kinh tế thị trường được quốc tế công nhận.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính-ngân hàng độc lập, cho rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong hạ tuần tháng 9 đề nghị World Bank tìm các nguồn tại trợ với những khỏan vay không hoàn lại giúp cho giai đoạn phát triển quốc gia đến năm 2035 trong bối cảnh nợ công chạm đỉnh ở ngưỡng 65% GDP là điều hợp lý. Tuy nhiên, một số chuyên gia đánh giá trong bối cảnh hiện nay của Việt Nam và tình hình khó khăn chung của các quốc gia trên thế giới thì Chính phủ Hà Nội sẽ khó có thể tiếp cận nguồn vốn vay không hoàn lại, như quan điểm của Tiến sĩ Vũ Quang Việt rằng"Không ai cho không Việt Nam bây giờ nữa. Trừ trường hợp Trung Quốc may ra cho không". Và không chỉ giới chuyên gia mà cả dân chúng tại Việt Nam đều tin rằng người bạn láng giềng "4 tốt-16 chữ vàng" cũng sẽ kèm theo những yêu sách một khi Trung Quốc thực hiện nghĩa cử cao đẹp tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 29/09/2017

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa lên tiếng đề nghị Ngân hàng Thế giới-World Bank tìm kiếm nguồn vốn tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong giai đoạn phát triển quốc gia đến năm 2035.

oda1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Ousmane Dione, chiều ngày 20/09/2017 tại Hà Nội. Courtesy : Chinhphu.vn

Hỗ trợ nguồn vốn không hoàn lại

Tại cuộc gặp gỡ với ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới-World Bank vào chiều ngày 20 tháng 9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng Việt Nam hiện đang trong bối cảnh dừng nhận các khoản vay ưu đãi từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), thuộc World Bank kể từ đầu tháng 7 năm nay và các nguồn vốn vay ưu đãi từ nước ngoài (ODA) đang giảm dần, chỉ còn vốn vay ưu đãi như nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) nên đề nghị Ngân hàng Thế giới tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay ở trong nước nhằm góp phần giải quyết những nút thắt của thách thức phát triển đến năm 2035.

Trước lời đề nghị vừa nêu của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, một số chuyên gia tài chính cho rằng đây được xem như là một trong những giải pháp tốt. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính-ngân hàng độc lập đưa ra lời nhận định với RFA :

"Trong tình thế nợ công của Việt Nam càng ngày càng tăng và Chính phủ có rất nhiều chi tiêu đầu tư thành ra tôi nghĩ rằng việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tổ chức quốc tế, trong đó có World Bank có những nguồn cho vay không hoàn trả là điều hợp lý và cần thiết cho Việt Nam".

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh Việt Nam hiện đang nằm trong nhóm các nước có thu nhập trung bình (tính theo GDP bình quân đầu người khoảng 2000 đô la Mỹ/năm), do đó các tổ chức tài chính thế giới hạn chế việc cho vay cũng như mức lãi suất có thể cao hơn và các điều kiện cho vay cũng khắt khe hơn.

Vị chuyên gia với hơn 35 năm kinh nghiệm trong lãnh vực tài chính ngân hàng, ông Nguyễn Trí Hiếu cho rằng điều kiện quan trọng nhất mà các tổ chức tài chính thế giới yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải đáp ứng để được hưởng những nguồn vốn tài trợ, đặc biệt các nguồn vốn không hoàn trả là cam kết sẽ đẩy mạnh tiến trình cổ phần hóa và trao lại việc sản xuất kinh doanh cho tư nhân. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu giải thích :

"Bởi vì các tổ chức tài chính nước ngoài muốn Việt Nam trở thành nền kinh tế thị trường thực thụ. Trong đó vai trò của các doanh nghiệp có vốn nhà nước chỉ nên tập trung vào các ngành nghề mà tư nhân không thể đảm nhiệm được, chẳng hạn như quốc phòng hay lãnh vực kinh tế liên quan đến an ninh quốc gia hoặc an sinh xã hội của đại chúng. Chỉ trong những giới hạn như thế thì các doanh nghiệp có vốn nhà nước nên tồn tại. Và phần còn lại, nếu mà tư nhân có thể đảm nhiệm được thì phải trao trả cho tư nhân".

Nhanh chóng hoàn tất cổ phần hóa

Các nhà quan sát tình hình Việt Nam ghi nhận Chính phủ Hà Nội đang nỗ lực thực hiện quá trình cổ phần hóa tại quốc gia này trong nhiều năm qua và hiện tại đang trong giai đoạn cuối cùng là các doanh nghiệp nhà nước còn lại sẽ thoái vốn và bán cổ phần cho tư nhân.

Tại buổi gặp gỡ với Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới, ông Ousmane Dione, Thủ tướng Việt Nam cũng khẳng định Chính phủ sẽ tiếp tục đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn ODA ; đồng thời nhấn mạnh những gì tư nhân làm được thì sẽ để cho tư nhân làm.

Trước đó, tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân lần thứ 2, được tổ chức hồi cuối tháng 7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết chủ trương của Chính phủ là phấn đấu nâng tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân lên từ 50 đến 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Thủ tướng đương nhiệm của Việt Nam còn cho biết đã thành lập Hội đồng tư vấn về cải cách hành chính, giải quyết kịp thời những vướng mắc cấp bách của doanh nghiệp cũng như yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất tối thiểu 5% và sẽ tiếp tục tìm giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Song song với quyết tâm thực hiện chủ trương cổ phần hóa và chú trọng vào kinh tế tư nhân của Chính phủ Việt Nam để tăng trưởng kinh tế và phát triển quốc gia là cảnh báo của giới chuyên gia phải gắn liền với cải cách chính trị. Sau Hội nghị Trung ương 5, diễn ra hồi tháng 5, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng tuyên bố với RFA rằng Việt Nam vẫn không thay đổi quan điểm cần cải cách chính trị, thì điều đó có nghĩa là không cắt đuôi ‘Định hướng Xã hội Chủ nghĩa’ nên không thể có được một nền kinh tế thị trường đầy đủ theo quy chế thị trường.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận ý kiến của một số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam, hầu hết lên tiếng mặc dù Chính phủ thực hiện tiến trình cổ phần hóa, nhưng không đạt được hiệu quả vì thực chất các nhóm lợi ích đang thao túng nền kinh tế. Chủ một doanh nghiệp tư nhân nói với chúng tôi :

"Mỗi một nhóm lợi ích có một nhóm thân hữu riêng. Nhóm thân hữu này cạnh tranh với nhóm thân hữu kia, bằng thủ đoạn này hay thủ đoạn khác, chứ giới doanh nghiệp tư nhân làm sao mà cạnh tranh với các nhóm đó được. Thị trường bị lũng đoạn bởi các nhóm mạnh quá, đến nỗi bây giờ có làm gì đi nữa cũng không thay đổi được tình hình".

Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới, ông Ousmane Dione, trong buổi gặp gỡ vào chiều ngày 20 tháng 9, đã gửi báo cáo của World Bank về Việt Nam, trong đó có đề cập đến mâu thuẫn lợi ích, đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cũng cho biết World Bank đang tính toán các biện pháp để huy động thêm nguồn vốn hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam.

Qua thông tin từ đại diện của Ngân hàng Thế giới liên quan việc tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam, các chuyên gia trong lãnh vực kinh tế tài chính mà Đài RFA tiếp xúc cho rằng một trong những điều kiện tiên quyết để Chính phủ Hà Nội có thể tiếp cận nguồn vốn không hoàn lại, theo như đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với World Bank, là phải rốt ráo hoàn tất tiến trình cổ phần hóa vẫn còn nhiều vướng mắc.

Gặp nhiều trở ngại

oda2

Một nhà đầu tư đang ngồi xem giá cổ phiếu của Ngân hàng Thương Mại Châu Á (ACB Bank) tại sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội hồi tháng 8 năm 2012. Photo : AFP

Mặc dù Chính phủ Hà Nội được cho là rất nỗ lực trong việc tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhiều năm qua, tuy nhiên quá trình cổ phần hóa vẫn bị chậm vì còn nhiều bất cập do chính sách và cơ chế tại Việt Nam.

Theo số liệu báo cáo mới nhất của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2017 Việt Nam chỉ thực hiện cổ phần hóa đối với 20 doanh nghiệp trong bối cảnh quốc gia có hơn 700 doanh nghiệp nhà nước và nếu tính cả doanh nghiệp có góp vốn cổ phần của nhà nước thì con số lên đến 2000 doanh nghiệp.

Một trong những yếu tố lực cản làm chậm tiến trình cổ phần hóa được giới chuyên gia nêu lên là do quy định về định giá tài sản của doanh nghiệp nhà nước chưa rõ ràng, trong đó vẫn còn những "kẻ hở" về việc xử lý đất đai và xác định giá trị quyền sử dụng đất trong giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.

Chuyên gia tài chính ngân hàng độc lập, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng vì mô hình "Kinh tế Thị trường Định hướng Chủ nghĩa Xã hội" của Việt Nam nên sẽ rất khó khăn trong việc định giá tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nói nếu như nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường hoàn hảo thì việc định giá tài sản, bao gồm cả hữu hình (như máy móc nhà xưởng, bất động sản) lẫn vô hình (như thương hiệu, chất lượng nguồn nhân lực) sẽ rất dễ dàng trong việc đánh giá giá trị vì theo quy luật cung-cầu của thị trường.

Lên tiếng liên quan tài sản đất đai của doanh nghiệp nhà nước, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương và hiện là thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hiệp Quốc nói rằng Nhà nước cần phải tách rõ đất của doanh nghiệp nhà nước không phải là tài sản của doanh nghiệp nhà nước. Nếu không có sự tách bạch như thế thì khi cổ phần hóa các nhà đầu tư mua lại cổ phần của những doanh nghiệp có nhiều đất đai để trục lợi trong chính sách ưu đãi đối với việc cho doanh nghiệp thuê đất dài hạn từ Chính phủ. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nhấn mạnh :

"Vấn đề phải thu hút được các nhà đầu tư chiến lược có chất lượng chứ không phải những nhà đầu tư chiến lược ‘giả hiệu’, là chỉ tìm đến đất rồi xây dựng trên miếng đất đó một ít công trình và ăn chênh lệch giá đất. Điều ấy sẽ không mang lại lợi ích gì cho quá trình cổ phần hóa".

Một số các chuyên gia nêu thêm một nguyên nhân khác khiến cho quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam bị chậm là nguồn vốn của nhà đầu tư mua lại cổ phần của những doanh nghiệp nhà nước rất eo hẹp. Theo các chuyên gia, để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược có thực lực, không phải "giả hiệu" như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề cập, thì cũng là một thách thức cho Chính phủ vì hiện tại chính sách đầu tư vẫn còn các hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài, chẳng hạn trong nhiều trường hợp Chính phủ không cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua 100% cổ phần của doanh nghiệp. Và một khi phạm vi đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài bị bó hẹp và họ không thể có vai trò điều hành chủ đạo thì điều đó có nghĩa Việt Nam mất cơ hội thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài với nhiều tiềm năng về vốn lẫn công nghệ.

Ảnh hưởng bởi tham nhũng ?

Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam gặp phải những vướng mắc như vừa nêu, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định còn một nguyên nhân quan trọng nữa là chủ ý của giới lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước không muốn cổ phần hóa. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu lập luận :

"Ban lãnh đạo biết rằng khi doanh nghiệp của họ bị cổ phần hóa họ có thể sẽ không còn ở trong vị trí lãnh đạo nữa. Khi doanh nghiệp cố phần hóa thì có hội đồng quản trị và hội đồng quản trị đóng vai trò tuyển dụng tuyển dụng ban lãnh đạo, ban quản lý. Những người quản lý trước có thể sẽ được mời lại hợp tác trong một thời gian rồi sau đó bị thay thế bằng ban quản lý mới. Thành ra, bản thân lãnh đạo của một số công ty có vốn nhà nước có thể nói là họ chống đối việc cổ phần hóa vì việc này ảnh hưởng đến quyền lợi riêng của họ".

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu dự liệu trong tình hình Việt Nam đang có cao trào chống tham nhũng thì ít nhiều sẽ góp phần tạo thuận lợi cho tiến trình cổ phần hóa tại Việt Nam.

Cũng đồng quan điểm với ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng mặc dù rất nhiều doanh nghiệp nhà nước muốn cổ phần hóa trong bối cảnh chống tham nhũng hiện nay, nhưng :

"Họ đang rất cân nhắc. Họ rất e ngại rằng ngày hôm nay là anh hùng và ngày mai họ có thể vào tù".

Các chuyên gia mà RFA tiếp xúc khẳng định nếu Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng "Chính phủ hành động cũng là Chính phủ lắng nghe" với ý chí làm cho nền kinh tế Việt Nam trở nên trong sạch hơn và đi vào đúng thông lệ quốc tế thì vấn đề cổ phần hóa được thúc đẩy một cách mạnh mẽ hơn. Và đây cũng là tiền đề đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng quốc tế thể theo đề nghị của Thủ tướng Việt Nam mong nhận được các nguồn vốn tài trợ không hoàn lại qua sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới-World Bank.

Mặc dù vậy, chúng tôi cũng ghi nhận có sự hoài nghi rằng World Bank không thể nào có một chính sách đặc biệt đối với Việt Nam trong thời gian tới vì Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình, như nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh "Vì nếu Ngân hàng Thế giới có chính sách đặc biệt đối với Việt Nam thì sẽ phải có rất nhiều chính sách đặc biệt với rất nhiều nước khác còn nghèo hơn Việt Nam và như vậy thì Ngân hàng Thế giới sẽ không thể nào giải quyết được".

Hòa Ái, phóng viên

Nguồn : RFA, 27/09/2017

Published in Diễn đàn

Trong những đầu tháng 9 năm 2017, lại có thêm 2 trường hợp được người cho biết chết một cách bất minh ngay tại đồn công an. Công luận nêu vấn đề đến bao giờ những cái chết khuất tất như thế không còn xảy ra ?

chet1

Bà Nguyễn Thị Ái đầm đìa nước mắt ôm di ảnh con trai, anh Phạm Ngọc Nhung. RFA

Thêm hai người chết bất minh trong đồn công an

Báo mạng Thanhnien.vn đưa tin bà Huỳnh Thị Thúy Hằng, 39 tuổi, vào ngày 3 tháng 9, bị tạm giữ tại đồn Công an huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang để điều tra liên quan một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, 3 ngày sau đó, Công an huyện Thoại Sơn thông báo cho gia đình biết bà Hằng được phát hiện tử vong trong bồn nước phòng tạm giam.

Một trường hợp khác được báo Tuổi Trẻ Online loan đi thông tin về nạn nhân tên Võ Tấn Minh, 25 tuổi, được Công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm phát hiện ngất xỉu trong nhà tạm giữ vào chiều ngày 8 tháng 9 và được đưa đến bệnh viện cấp cứu, nhưng bệnh nhân đã tử vong trong chiều cùng ngày.

Mẹ của nạn nhân Võ Tấn Minh là bà Phạm Thị Thu Huyền nói với báo Tuổi Trẻ Online rằng con trai của bà bị bắt giữ vào ngày 28 tháng 4, do bị phát hiện có mang trong mình vài tép heroin. Sau khi nhận được thông báo từ Công an tỉnh Ninh Thuận về cái chết của con trai, vào chiều ngày 8 tháng 9, bà Huyền cùng gia đình đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận để làm thủ tục nhận xác của người nhà. Và gia đình nghi ngờ thân nhân của họ bị đánh vì thi thể có nhiều vết bầm và một vết bầm ở sau gáy dài khoảng 6cm.

chet2

Ông Nguyễn Hữu Tấn, người chết trong đồn công an ngày 03/05/2017. Courtesy of baovinhlong

Em gái của nạn nhân Võ Tấn Minh là cô Võ Thị Thu Thủy qua trang Facebook cá nhân kêu gọi sự giúp đỡ lấy lại "công đạo" cho anh trai. Cô Thu Thủy viết rằng gia đình hồ nghi nạn nhân Võ Tấn Minh bị bức cung đến chết vì bác sĩ pháp y thông báo kết quả khám nghiệm tử thi là nạn nhân bị đánh bể hộp sọ và nát phổi mà chết.

Cả hai trường hợp mới nhất liên quan đến người dân thiệt mạng trong thời gian bị tạm giữ ở đồn công an như vừa nêu, Công an tỉnh An Giang nói với Báo Thanhnien.vn rằng sẽ cung cấp thông tin khi có báo cáo cụ thể và Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Ninh Thuận cho Báo Tuổi Trẻ Online biết vụ án đang được các cơ quan chức năng phối hợp điều tra.

Vụ việc có thêm hai thường dân chết trong đồn công an chỉ cách nhau vài ngày lại làm làm dấy lên sự phẫn nộ trong dư luận. Thắc mắc của họ là vì sao tình trạng người dân chết trong đồn công an ngày càng xảy ra thường xuyên hơn cũng như bao giờ thì những cái chết khuất tất như thế được cơ quan công quyền làm rõ nguyên nhân.

Cũng trong năm 2017, một số trường hợp tương tự khiến dư luận đặc biệt quan tâm có thể nêu ra gồm trường hợp ông Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy, 38 tuổi bị chết trong trại tạm giam Công an tỉnh Vĩnh Long vào đầu tháng 5 với thông báo là nạn nhân này đã dùng dao rọc giấy cắt cổ tự sát. Trường hợp khác là thanh niên Nguyễn Hồng Đê, 26 tuổi, trong thời gian bị tạm giữ tại đồn Công an thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hồi đầu tháng 7 vừa qua, được nói cởi áo tự thắt cổ đến chết.

Kiên trì tìm công lý

Đài RFA được biết hai gia đình vừa nêu không chấp nhận giải thích của cơ quan chức năng về nguyên nhân gây ra tử vong cho thân nhân và họ yêu cầu chính quyền địa phương phải điều tra vụ việc. Tuy vậy, cho đến nay, hai gia đình này vẫn chưa nhận được kết quả điều tra như thế nào.

Riêng trường hợp của nạn nhân Phạm Ngọc Nhung, 26 tuổi, bị thiệt mạng trong thời gian Công an phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tạm giữ, do bị tình nghi đánh nhau với người khác hồi trung tuần tháng Giêng năm 2017, mẹ của người thanh niên xấu số này, bà Nguyễn Thị Ái cho biết sau 3 tháng gia đình đến nhận xác với điều kiện phải ký cam kết không được mang quan tài hay hũ cốt diễu phố làm mất vệ sinh môi trường và an ninh trật tự.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi rằng hồ sơ tố cáo vụ việc con trai Phạm Ngọc Nhung gửi đến Cục Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tiến triển ra sao, bà mẹ Nguyễn Thị Ái cho biết cả luật sư và bản thân bà không cách nào liên lạc được với bên chính quyền. Bà Ái nói đã nhiều lần gọi điện thoại đến ông Đội phó tên Việt của Phòng Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh (PC44), nhưng ông này không bắt máy :

"Ông biết số máy của tôi và ông không bắt máy. Sau tôi buồn quá và nhắn tin vào máy của ông, bảo là ‘Anh cho tôi hỏi vụ án của con tôi như thế nào ? Có định xử hay không ? Nếu không xử thì anh cũng cho tôi biết. Nếu các anh không xử thì trả lại hồ sơ để tôi đi ra ngoài Bộ (Bộ Công An). Tôi dù có chết hay còn một hơi thở cuối cùng thì tôi cũng đi làm cho rõ cái chết của con tôi’. Thế thì ông nhắn lại rằng ‘Chị yên tâm đi. Khi nào tòa xử thì sẽ gửi giấy báo cho chị’".

Để trả lời cho thắc mắc của các gia đình có người thân chết trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam tại đồn công an rằng các hồ sơ vụ việc không được chính quyền địa phương giải quyết thì những gia đình này phải cầu cứu với cơ quan nào cho đúng trình tự pháp luật, Luật sư Võ An Đôn giải thích :

"Theo quy định pháp luật thì trường hợp những gia đình nạn nhân mà cảm thấy người thân của mình chết mà không rõ nguyên nhân, làm đơn tố cáo yêu cầu các cơ quan từ địa phương đến trung ương xử lý. Những trường hợp này thì Cơ quan Điều tra của Viện Kiểm Sát phải vào cuộc ngay sau khi có đơn tố cáo của công dân hoặc phản ánh của dư luận. Khi cơ quan tiếp nhận đơn thư thì trong vòng một tháng phải giải quyết đơn thư đó và trả lời kết quả cho công dân. Nếu người ta không xử lý, cố tình làm cho vụ án chìm xuồng thì việc đó không đúng quy định pháp luật. Và không còn cách nào khác vì công dân đã làm đúng theo các điều quy định trong pháp luật, nhưng các cơ quan chức năng không giải quyết thì cũng bó tay thôi".

Đài RFA cũng đã liên lạc với Phòng Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh (PC44) vào sáng ngày 15 tháng 9 để hỏi thăm thông tin liên quan hồ sơ vụ án của nạn nhân Phạm Ngọc Nhung, nhưng qua các số điện thoại trên danh bạ mà chúng tôi tìm được và gọi đến cơ quan này đều không ai bắt máy.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, hồi trung tuần tháng 3 năm 2015, từng tổ chức họp đoàn giám sát "Tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật". Tại buổi họp đó, Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, ông Đỗ Mạnh Hùng đề nghị Bộ Công An cần làm rõ "điều kiện giam giữ như thế nào để dẫn đến số người bị tạm giam, tạm giữ chết nhiều như vậy", qua số liệu báo cáo trong vòng 3 năm, tính từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 9 năm 2014 có đến 226 người chết khi bị tạm giam, tạm giữ do bệnh lý và tự sát.

Dư luận không ai rõ Bộ Công An đã có giải trình theo đề nghị của Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội, ông Đỗ Mạnh Hùng hay chưa vì không có một thông tin liên quan nào được phổ biến rộng rãi đến công chúng. Trong khi đó gia đình của các nạn nhân chết trong đồn công an cho biết họ vẫn kiên trì tìm kiếm một lời giải đáp cho cái chết khuất tất của người thân.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 15/09/2017

Published in Diễn đàn

Một nhóm khoảng 20 người cùng súng ngắn và roi điện đến Giáo xứ Thọ Hòa vào sáng ngày 4 tháng 9, đe dọa có biện pháp trừng phạt đối với Linh mục Chánh xứ giáo xứ này.

condo1

Vũ khí tang vật giáo dân Giáo xứ Thọ Hòa thu giữ ngày 04/09/2017.  Courtesy : Facebook Tan Nguyen Duy

Xâm nhập Giáo xứ với vũ khí

Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 4 tháng 9, trên trang Facebook cá nhân, Linh mục Nguyễn Duy Tân, Chánh xứ Giáo xứ Thọ Hòa, xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, thông báo một nhóm người đi trên chiếc xe khách 52 chỗ ngồi, mang theo súng ngắn, roi điện, bình xịch hơi cay. Nhóm người tự xưng là "giáo dân" tiến vào khuôn viên của nhà thờ, cầm loa yêu cầu gặp Linh mục Nguyễn Duy Tân và đe dọa "có biện pháp trừng phạt" đối với ông. Nhóm người này còn hành hung và đánh đập một giáo dân tên Thanh.

Trước sự hung hăng của nhóm người mà Linh mục Nguyễn Duy Tân khẳng định là dư luận viên, vị linh mục Chánh xứ cho khóa cổng nhà thờ, mời đại diện của Ban Hành Giáo đến và rung chuông để kêu gọi giáo dân cùng các giáo xứ lân cận đến hiệp thông và tiếp cứu.

Đến tầm 2 giờ chiều, Chủ tịch xã Xuân Thọ cùng rất đông công an của xã và huyện đến nhà thờ Thọ Hòa. Phó trưởng Công an huyện Xuân Lộc, ông Nguyễn Thành Lợi lên tiếng khen ngợi Giáo xứ đã xử lý tình huống tốt. Đồng thời, ông Lợi cũng cho biết :

"Đối với nhóm người này, chúng tôi hoàn toàn không biết từ đâu đến. Tôi còn nghe được họ mang theo công cụ hỗ trợ, gồm súng và roi điện nên tôi gọi tình hình này là phức tạp. Thay mặt cho công an huyện, tôi sẽ mời tất cả những người này về đồn để làm rõ và xử lý như thế nào thì tôi sẽ báo lại cho Tòa giám mục, Giáo xứ và cả bà con giáo dân".

Tuy nhiên đại diện của Ban Hành Giáo yêu cầu lập biên bản tại chỗ đối với 13 người trong nhóm đã bị giáo dân bắt giữ và phải cam kết sẽ không đến Giáo xứ Thọ Hòa gây rối về sau nữa. Trong bản tường trình của 13 người đến gây rối đều xác nhận do bức xúc trước phát ngôn của Linh mục Nguyễn Duy Tân đòi lật đổ Đảng Cộng Sản và Nhà nước Việt Nam bằng việc tổ chức trưng cầu dân ý, cũng như có lời lẽ xúc phạm Hồ Chủ Tịch nên họ đến để trao đổi và đối thoại với Linh mục Nguyễn Duy Tân.

Linh mục Chánh xứ không khởi tố

Linh mục Nguyễn Duy Tân khẳng định ông bị nhóm người này vu khống vì ông chỉ đề nghị cần phải giải tán Đảng Cộng Sản trong một ý kiến cá nhân, được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, liên quan đến hiến kế cho thành phố Sài Gòn hết kẹt xe. Linh mục Nguyễn Duy Tân nói với RFA rằng nếu ông vi phạm pháp luật thì chính quyền xử lý theo pháp luật chứ không phải bởi nhóm người này và mặc dù nhóm người đã xâm nhập vào Giáo xứ với vũ khí sát thương nhưng Linh mục Nguyễn Duy Tân sẽ không yêu cầu chính quyền huyện khởi tố vụ án, vì :

"Mình nhận ra anh Nguyễn Trọng Nghĩa trong nhóm Cờ Đỏ và nhiều dấu hiệu nữa, như an ninh ở xã luôn mời họ về xã để tìm cách giúp đỡ họ. An ninh ở huyện cũng vậy, họ không chịu làm việc ngay tại đó. Họ không chịu lấy súng ra đếm bao nhiêu viên đạn để ghi vào biên bản. Họ không chịu lập biên bản luôn. Họ không chịu ghi số hiệu của súng bao nhiêu mà chỉ tìm cách mang hết chứng cớ và người về huyện thôi. Họ không có làm việc nhiệt tình. Mình quyết định không khởi tố. cộng sản thì cùng phe với nhau nên mình khởi tố cũng chẳng ăn thua gì đâu".

condo2

Tờ tường trình của Nguyễn Trọng Nghĩa, thành viên của Nhóm Cờ Đỏ. Courtesy : Facebook Tan Nguyen Duy

Trong khi đó, một số cư dân mạng bày tỏ sự phẫn nộ đối với chủ tài khoản Facebook Phan Hùng đã đăng tải công khai một nội dung trấn an nhóm người đến gây rối tại Giáo xứ Thọ Hòa rằng khẩu súng bị giáo dân giữ làm tang vật có giấy phép sử dụng và công an sẽ có cách giải quyết. Phan Hùng là người từng tham gia vào vụ đánh đập 3 phụ nữ tại quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, hồi đầu tháng 5 năm nay, vì cho rằng 3 phụ nữ này là "phản động".

Kể từ khi vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Thọ Hòa, Đài RFA ghi nhận cộng đồng cư dân mạng xã hội mấy ngày qua đồng loạt chia sẻ họ đang nôn nóng chờ đợi thông báo của chính quyền huyện Xuân Lộc về xử lý vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Thọ Hòa vào ngày 4 tháng 9 ra sao. Và các cư dân mạng mà chúng tôi tiếp xúc bảo rằng dù Linh mục Chánh xứ Giáo xứ Thọ Hòa không yêu cầu khởi tố nhưng trách nhiệm của chính quyền huyện Xuân Lộc phải khởi tố vụ án hình sự vì tính chất nghiêm trọng của vụ việc đã xảy ra.

Chúng tôi đặt vấn đề với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia thành phố Hồ Chí Minh, liên quan nếu khởi tố vụ án và được Luật sư Hậu cho biết nhóm người này có thể bị xét xử theo Điều 245 Bộ luật Hình sự Việt Nam, về tội "gây rối trật tự công cộng" và trong trường hợp vật chứng là khẩu súng mà có giấy phép sử dụng thì :

"Mỗi người sử dụng vũ khí theo Luật về quân trang, quân dụng và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ thì tất cả thuộc về các cơ quan có thẩm quyền phải có giấy phép sử dụng và khi họ thực hiện nhiệm vụ thì phải có một công vụ.Những người thực hiện công vụ của mình đều phải được công khai. Cho nên có thể một người sử dụng vũ khí mà không đúng nhiệm vụ của mình thì trong luật có một tội là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng tấn công người khác, bởi vì quyền con người là bất khả xâm phạm về mặt thân thể. Hiến pháp đã nói rất rõ điều đó. Vì vậy, tất cả những việc đó đều phải xử lý theo quy định của pháp luật".

Bạo lực xã hội leo thang

Dư luận trong và ngoài nước quả quyết tình trạng bạo lực xã hội tại Việt Nam ngày càng leo thang do chính quyền không những dung túng mà còn sử dụng côn đồ để cai trị người dân. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch từng đưa ra nhận định nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng côn đồ để đánh đập những người có tiếng nói đối lập với chính quyền.

Sau khi vụ việc 3 phụ nữ bị côn đồ hành hung dã man tại quận 2 hồi đầu tháng 5 năm 2017, nhiều người lên tiếng yêu cầu Công an thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án để củng cố niềm tin của dân chúng được sống trong một xã hội bình yên và thượng tôn pháp luật. Nhưng, vụ việc này đã bị cho "chìm xuồng’ và chưa kịp lắng dịu thì một nhóm côn đồ đông hơn đã đột kích vào Giáo xứ Thọ Hòa cùng vũ khí sát thương như một bằng chứng rõ ràng chính quyền đang thách thức người dân qua sự lộng hành mà dân chúng gọi là "côn đồ trị".

Và không ít người dân trong nước cho rằng dù "công an trị" hay "côn đồ trị" cũng không dập tắt được tiến trình dân chủ hóa tại Việt Nam, mà trái lại đã phơi bày trước thế giới sự cai trị bằng bạo quyền của Đảng Cộng Sản lãnh đạo, như lời chia sẻ của cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định với RFA rằng "Thật sự tôi thấy thất vọng cho một xã hội được nói là có pháp luật như thế này".

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 05/09/2017

*********************

Mang súng vào giáo xứ đòi ‘đối thoại’ với linh mục vì xúc phạm Hồ Chí Minh (VOA, 05/09/2017)

Ngày 4/9, một nhóm hơn chc người cm loa, biu ng và vũ khí xông vào Giáo x Th Hòa Đng Nai đòi "đi thoi" vi linh mc qun x vì đã "xúc phm H Chí Minh" và "đòi lt đ chính quyn cộng sản.

condo0

Nhóm người b giáo dân Th Hòa bao vây và khám xét hôm 4/9/2017.

Theo lời k ca Linh mc Nguyn Duy Tân, vào khong 10:23 sáng 4/9, mt nhóm người đi bng xe buýt đến Giáo x Th Hòa, xã Xuân Th, huyn Xuân Lc, tnh Đng Nai và đòi "đi thoi" vi Linh mc Tân, qun x Th Hòa.

"Đối thoi" vi súng và roi đin

"Họ đến và mang theo loa, băng rôn, làm n ào lm nên tôi không tiếp. H bt lch s na".

"Khoảng 15 phút sau, các ông trùm và giáo dân khong 20 người đến nói chuyn vi h. Nhưng h vn c đòi đi thoi vi tôi v 2 vn đ. Th nht là chuyn xúc phm Ch tch H Chí Minh. Th hai, h nói v vn đ tôi đòi lt đ chính quyn cộng sản Vit Nam. Họ đòi đi thoi vi tôi v hai vn đ đó. Tôi không đi thoi vi h là vì h vu khng. Nếu tôi có ti thì đã có nhà chc trách, nhà nước xét x tôi".

Bị giáo dân bao vây, nhóm người được gi là "dư lun viên" đã ném mt s vũ khí mang theo sang các nhà lân cận.

Linh mục Tân kể với VOA-Việt ng :

"Các ông trùm đã đóng cổng nhà th li và công an ti mun gii cu h bng cách đưa v xã. Giáo dân h báo cáo là trong nhóm người này có 2 khu súng. Khám xét h thì h chy ra và ném súng sang nhà hàng xóm là nhà ông Khiêm".

Ngoài ra nhóm này còn mang theo một roi đin và cũng ném sang mt nhà kế cn khác trong khi b bao vây.

Sau đó, lực lượng công an huyn, an ninh, công an chìm kéo đến khá đông ti Giáo x Th Hòa, đng đu là Thượng tá Nguyn Thành Li - Phó Trưởng Công an huyn Xuân Lộc.

"Chủ trương ca ông Li vn là làm sao đ gii cu con tin, đưa v huyn. Nhưng giáo dân Th Hòa không chp nhn vì không th tin cộng sản. Đưa v huyn, h s cùng phe vi nhau và nói di hết, khu súng s tr thành cái hp qut mà thôi".

Khoảng 4 giờ chiu, sau khi tng người trong nhóm "dư lun viên" viết xong các bn tường trình v s vic, giáo dân Th Hòa đã đ cho công an dn gii 13 người v huyn Xuân Lc.

Xúc phạm H Chí Minh và Đng

Thời gian gn đây, Linh mc Nguyn Duy Tân thường xuyên bị mt s người gi đin thoi quy ri vi lý do mun "đi thoi" vi ông v mt s ch đ mà ông công khai bày t trên trang Facebook cá nhân. Nhóm người đến giáo x Th Hòa hôm 4/9 cũng da vào cùng lý do.

condo4

Linh mục Tân gii thích quan đim ca ông về vic này :

"Về vn đ xúc phm Ch tch H Chí Minh, tôi đã đi thoi vi công an tnh Đng Nai rt nhiu ln ri. Tôi nói bác H không phi là danh nhân văn hóa thế gii và tôi đã lý lun thua h. Tôi đã phi v làm giy chng nhn bác H là danh nhân văn hóa thế gii, có ký tên, đóng mc hn hoi. Tôi đã tt hơn UNESCO vì UNESCO chưa chng nhn mà tôi đã chng nhn như vy là tt ri".

"Báo chí nước Anh xếp 13 đ t giết người ác nht thế gii, trong đó có tên bác H. Đó đâu phi là tôi xúc phm".

"Còn vấn đ lt đ chính quyn, tôi chưa bao gi nói lt đ chính quyn c. Các bài viết ca tôi ch th hin ước mong cộng sản gii tán thôi. Bài hiến kế cho Sài Gòn hết kt xe thì gm 3 bước. Bước 1 là gii tán Đng cộng sản. Bước 2, 3 mi đi vào chuyên môn kiến trúc ca tôi. Tôi là mt kiến trúc sư nên hiến kế rt tht lòng. Bước 1 phi gii tán Đng cộng sản đã thì mi thc hin được bước 2, bước 3".

Trước đây, vào dp 30/4, Linh mc Nguyn Duy Tân cũng b chính quyn tnh Ngh An ra công văn cm ging lễ trong địa phn tnh này. Cùng thi đim, mt linh mc ca Giáo x Thái Hà, Hà Ni, cũng b cm xut cnh sau khi ông có bài ging 30/4 gây chn đng cng đng mng.

Đối din vi nguy cơ có th gp nguy him vì nhng phát biu "nhy cm", Linh mục Tân nói vi VOA rằng ông không th làm khác hơn vì ông là mt linh mc công giáo.

"Tôi là linh mục. Tôi sng theo tinh thn Chúa Kitô, phi công lý hóa xã hi, s tht hóa xã hi và bác ái hóa xã hi. Nhưng vì trong chế đ cộng sản đc tài không thc thi công lý, nên người Công giáo và các linh mc càng phi làm sao đ công lý hóa xã hi".

Theo Linh mục Tân, chiến lược "cây gy và c cà rt" ca Đng cộng sản đã có hiu qu rt ln trong vic khiến cho nhiu người dân quên đi "công lý" khi nhìn thy nhng "c cà rt"- mi li trước mt.

Published in Diễn đàn
vendredi, 01 septembre 2017 21:53

Tăng thuế hay tận thu ?

Dân chúng tại Việt Nam bày tỏ sự phẫn nộ trước đề xuất của Bộ Tài Chính về dự án Luật sửa đổi 5 luật thuế, trong đó tăng thuế Giá trị gia tăng (VAT) từ 10 lên 12%. Dư luận lên tiếng phản đối chính sách tăng thuế mà mà họ cho rằng chính phủ sẽ áp dụng trong nay mai chẳng khác nào tận thu.

Tăng phù hợp thông lệ quốc tế ?

tang1

Người dân chờ đổ xăng tại một trạm xăng ở Hà Nội trước thông tin xăng tăng giá. Photo : AFP

Truyền thông quốc nội trong tháng 8, dẫn lời của Thứ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Thị Mai khẳng định dự án Luật sửa đổi 5 luật thuế, bao gồm Luật thuế giá trị gia tăng (VAT), Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên nhằm đảm bảo an toàn cho nền tài chính quốc gia.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng như người dân cho rằng các đề xuất tăng thuế của Bộ Tài Chính như tăng thuế VAT từ 10 lên 12% hay áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng trà, cà phê hòa tan đóng gói kể từ đầu năm 2019 là không thuyết phục, thậm chí là phi lý, mặc dù Bộ Tài Chính lên tiếng việc tăng thuế như thế phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ Tài Chính dựa theo số liệu khảo sát mức sống dân cư Việt Nam của Tổng cục thống kê hồi năm 2014, cho thấy nhóm thu nhập thấp nhất dành gần 60% thu nhập để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, y tế, giáo dục và Bộ Tài Chính nhận thấy các hàng hóa, dịch vụ này không chịu thuế VAT nên sẽ không ảnh hưởng đến chi tiêu của nhóm thu nhập thấp nhất trong xã hội. Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, thuộc Bộ Tài Chính, ông Phạm Đình Thi tuyên bố đề xuất tăng thuế VAT từ 10 lên 12% không gây ảnh hưởng đến người nghèo. Ông Phạm Đình Thi nói rằng các mặt hàng rau, thịt…không chịu thuế VAT nên thuế VAT dù có tăng bao nhiêu cũng không ảnh hưởng gì cả.

Phát biểu của ông Vụ trưởng Chính sách thuế gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng. Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải ở Sài Gòn chia sẻ với RFA rằng giới chức Bộ Tài Chính Việt Nam không có "tầm" lẫn không có "tâm", điển hình qua ông Vụ trưởng Phạm Đình Thi. Vị giám đốc này đưa ra một ví dụ đơn giản về mặt hàng cá linh trong mùa nước nổi ở miền Tây Nam Bộ, là món ăn quen thuộc của người dân nghèo, được vận chuyển lên Sài Gòn bán với mức giá cao hơn gấp đôi do phải chịu nhiều thứ thuế, phí :

"Một sản phẩm từ miền Tây, chẳng hạn như mặt hàng cá linh. Cá linh mùa nước nổi hiện giờ đang nhiều, bán ở miền Tây mức giá 30 ngàn/kg. Khi chở lên thành phố thì giá cả đội lên khoảng 50 ngàn/kg và bán ra đến thị trường ở mức giá ít nhất là 70-80 ngàn/kg. Tất cả là do cộng dồn nhiều chi phí, thuế má".

Một số các doanh nghiệp mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc cho biết tất cả mức thuế mà họ phải đóng sẽ tính vào giá thành của hàng hóa lẫn dịch vụ và nghiễm nhiên khách hàng phải chi trả tiền thuế đó.

Về phía dân chúng, không ít người nói với chúng tôi rằng chỉ cần nghe thông tin Chính phủ cho tăng thuế thì không cần biết thuế nào sẽ tăng, nhưng cuối cùng người dân là đối tượng chi trả thuế :

"Cuối cùng của việc đánh thuế thì người dân là người trả số tiền thuế đó. Người tiêu thụ sản phẩm trên thị trường phải đón nhận mức giá đã bị đội thuế lên rồi. Họ phải chịu luôn. Theo tôi nghĩ ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân".

Vì sao phản đối ?

VIETNAM-LUNAR-NEW YEAR

Quang cảnh mua bán tại một cửa hàng dịp Tết Đinh Dậu. Photo : AFP

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, trong một bài viết của bà được trang Theleader.vn đăng tải vào hôm 27 tháng 8, cho biết Bộ Tài Chính đã gửi giấy mời hỏa tốc để bà đến tham dự buổi họp của Bộ hồi trung tuần tháng 8 vừa qua cùng một số chuyên gia tài chính liên quan đến dự án Luật sửa đổi 5 luật thuế, đang được Bộ Tài Chính hoàn tất để trình Chính phủ và Quốc hội.

Tại buổi họp vừa nêu, bà Phạm Chi Lan nêu vấn đề ngân sách nhà nước luôn bội chi, nợ công đang tăng rất cao, đe dọa đến an toàn tài chính quốc gia nhưng nữ chuyên gia kinh tế nhấn mạnh nếu Nhà nước không giải quyết qua việc giảm chi mà chỉ tập trung tăng thu của dân để đảm bảo ngân sách là không công bằng với dân. Một trong những yếu tố quan trọng mà Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề nghị Bộ Tài Chính cần làm rõ là ai được lợi và ai bị thua thiệt trong chi phí và lợi ích từ việc điều chỉnh 5 loại thuế này. Bà Phạm Chi Lan còn quả quyết tốt nhất là Bộ Tài Chính không nên tăng thuế VAT vì theo bà mức thuế VAT hiện nay đã đủ cao và đóng góp rất lớn cho ngân sách, ở mức 27%.

Lý giải về các đề xuất tăng thuế của Bộ Tài Chính trong thời gian qua, Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đưa ra lập luận của ông với RFA trước sự lo lắng của dư luận đối với các loại thuế như thuế tài sản, tăng thuế bảo vệ môi trường, tăng thuế VAT…rằng Nhà nước đang tìm mọi cách để bù vào ngân sách bị thiếu hụt nghiêm trọng :

 "Ngân sách trung ương đang trong cơn ‘quẩn cực’, có thể năm nay vẫn bội chi tiếp tục từ 5, 5-6% GDP nhưng nguồn thu ngày càng giảm. Và nếu với tiến độ thu như thế này, từ đầu năm 2017 cho đến nay thì năm nay có thể hụt thu lên đến 11% so với dự toán đầu năm. Đây là con số rất cao. Do vậy, chính quyền đang phải tìm mọi cách để thu thuế của dân".

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận mặc dù Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ vào ngày 30 tháng 8 nói rằng trước mắt chưa đề cập đến việc tăng các loại thuế, phí, lệ phí ảnh hưởng đến doanh nghiệp, thế nhưng cả doanh nghiệp và người dân bày tỏ sự bất mãn tột độ đối với Chính phủ về chính sách thuế trong bối cảnh kinh tế tài chính của quốc gia.

Cộng đồng cư dân mạng so sánh chính sách thuế hiện hành không khác gì thời thực dân Pháp, như ông Hồ Chí Minh nêu lên trong Bản Tuyên Ngôn Độc Lập rằng "Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn… Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng".

Còn một số các doanh nghiệp lẫn người dân mà Đài RFA trao đổi liên quan đến dự án Luật sửa đổi 5 luật thuế đều bức xúc vì theo họ sớm muộn gì thuế cũng sẽ tăng và "Nói chung ảnh hưởng đến đời sống mà tất cả là người dân khổ".

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 01/09/2017

Published in Diễn đàn

Tình trạng ăn chặn hoặc trục lợi công khai từ nguồn quĩ cho diện nghèo tiếp tục bị báo chí phanh phui.

nhunglam1

Ảnh minh họa. Hình chụp tại Sài Gòn năm 2016.  Courtesy : Facebook Dzung Dolinh

Nhũng lạm bằng nhiều cách

Tin cho biết chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Văn Hải thừa nhận số tiền ngân sách 5, 7 tỷ đồng phân bổ cho học sinh nghèo năm học 2014-2015 đến nay vẫn chưa đến tay các em. Theo ông Hải thì lãnh đạo của huyện đã "quên" chi trả số tiền vừa nêu và ông Hải gọi vụ việc này là sự cố đáng tiếc cũng như sẽ khẩn trương hoàn trả số tiền 5, 7 tỷ đồng cho các em trong tuần cuối của tháng 8 năm nay.

Tin cũng nói Phòng Lao động, thương binh và xã hội của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết đã xác minh được phản ánh của người dân liên quan thực trạng nhiều bà vợ của lãnh đạo xã Nga Thanh ghép tên trong sổ hộ nghèo để hưởng tiền phúc lợi xóa đói giảm nghèo. Vụ việc này không phải mới xảy ra lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa, mà trước đó vào năm 2015, 12 con dê cấp cho các hộ nghèo đã được giao cho gia đình Bí thư Huyện Thạch Thành, ông Đỗ Minh Quý.

Một trường hợp khác được nêu ra theo cáo giác của người dân ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là tiền xóa đói giảm nghèo bị biến thành tiền cho vay nóng từ những tháng đầu năm 2014. Người dân thuộc diện nghèo tại Huyện Tiền Hải nói với RFA thân nhân, người quen biết của cán bộ ngân hàng lập hồ sơ giả để vay tiền theo mức lãi suất ưu đãi dành cho hộ nghèo, từ 0 đến 0, 04% rồi cho dân chúng vay lại với lãi suất xấp xỉ 20% và thậm chí lên đến hơn 100%. Ông Nguyễn Trung Hải, một người dân địa phương nói với chúng tôi :

"Quanh đây, không có ai được vay cả. Bí thủ bí dĩ phải đi vay nóng của họ, lãi suất tới một trăm mấy phần trăm ấy chứ !"

Có những câu chuyện "dở khóc, dở cười" khác như trình bày của các hộ nghèo người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, tại thôn Kenh Hmek, xã Iale, huyện Chư Puh, tỉnh Gia Lai. Theo lời một số người dân thuộc diện hộ nghèo ở đây cho Đài Á Châu Tự Do biết họ chỉ được nhận sổ hộ nghèo sau khi sổ này đã hết hạn. Một người sắc tộc Gia Rai kể lại :

"Hồi năm 2013, lúc đó tôi đăng ký hộ khẩu cho hai vợ chồng và được xét cho diện hộ nghèo. Lúc họ cấp thì một năm trước nhưng đến cuối năm thì họ mới giao cho mình. Họ cho mình được 350 ngàn đồng. Mình có hộ nghèo thì được trợ cấp hay muốn vay mượn tiền của nhà nước cũng được. Nhưng sau khi họ giao cho mình thì lại nói lúc đó đã hết hạn rồi. Họ giao cho mình nhưng mình không làm được gì nữa".

Giải quyết thế nào ?

Chính sách hỗ trợ giảm nghèo là một chủ trương lớn ở tầm vĩ mô của Nhà nước Việt Nam, nhưng bị đánh giá là không mang lại hiệu quả đích thực cho những người dân nghèo và trước thực trạng bị lạm dụng ngày một nghiêm trọng hơn, nguyên Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh từng tuyên bố trong một hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện chương trình giảm nghèo là tiếng nói của nhiều người dân thuộc các hộ nghèo mong được chính phủ lắng nghe và cần phải chấn chỉnh lại tệ trạng này. Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh còn nhấn mạnh nếu Nhà nước để lâu dài thì rất nguy hiểm.

Đài RFA nêu vấn đề với tiến sĩ xã hội học Trịnh Hòa Bình và câu hỏi của chúng tôi dành cho ông là "Làm thế nào chương trình hỗ trợ người nghèo của chính phủ đạt được hiệu quả thực tiễn cho đời sống người dân ?". Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình cho biết kiến nghị của ông với Chính phủ :

"Nếu như có thể kiến nghị, đặt vấn đề gì đó với cấp vĩ mô thì chúng tôi vẫn yêu cầu quá trình thực hiện thì phải thông suốt và phải thường xuyên có kiểm tra, giám sát trong guồng máy hoạt động của Nhà nước".

Tuy nhiên tiến sĩ Trịnh Hòa Bình khẳng định dù kiến nghị này của ông được lắng nghe và thực hiện thì cũng không thể nào giải quyết triệt để trong một sớm một chiều.

Trở lại hai vụ việc vừa mới phát hiện tại tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Tương Dương tuyên bố sẽ xử lý đối với những ai sai trái trong việc không chi trả hơn 5 tỷ đồng tiền ngân sách phân bổ cho học sinh nghèo năm học 2014-205 cũng như Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân huyện Nga Sơn quả quyết không bao che và sẽ đưa ra hướng xử lý về đảng và chính quyền khi có kết quả thanh tra.

Qua các trang Fanpage của hai tờ báo mạng VnExpress.netNgười Lao Động Online, nhiều độc giả yêu cầu Nhà nước phải nghiêm trị các quan tham trong những vụ như ở huyện Tương Dương và huyện Nga Sơn, xét xử công khai theo quy định của pháp luật để tỏ rõ quyết tâm chống tham nhũng và quản lý chính sách hỗ trợ người nghèo đạt hiệu quả.

Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan vào năm 2013 từng phát biểu "họ ăn của dân không từ thứ gì". Điều đáng nói là nguồn quĩ hỗ trợ cho những thành phần nghèo khó trong xã hội cũng bị cắt xén, lạm dụng một cách không thương xót.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Published in Diễn đàn

Dư luận trong nước những ngày qua cho rằng các tài xế dùng tiển lẻ trả phí BOT trên quốc lộ 1A để phản đối mức phí cao và trạm thu phí đặt sai chỗ là "bất tuân dân sự". Thực trạng "bất tuân dân sự" tại Việt Nam hiện nay ra sao ?

battuan1

Luật sư Lê Công Định phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với AFP tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/4/2015. Photo : AFP

Phản kháng hợp pháp ?

Luật sư Lê Công Định : Tôi nghĩ dùng từ "bất tuân dân sự" trong trường hợp này thì e rằng không chính xác khi xét về phương diện ngữ nghĩa của khái niệm này, bởi vì "bất tuân dân sự" là một đề tài mà trước đây ông Henry David Thoreau, một triết gia người Mỹ đã đặt ra liên quan đến trong trường hợp một công dân nhận thấy một luật bất công và bất hợp lý thì họ có quyền không tuân thủ luật pháp đó, để thể hiện sự phản kháng của mình.

Ý niệm "bất tuân dân sự" từ ông Thoreau đã được phát triển về sau trên thực tế bởi những nhà cách mạng như ông Mahatma Gandhi và ông Nelson Mandela, chẳng hạn. Chúng ta phải lưu ý đến một yếu tố quan trọng, đó là có một điều luật hay một đạo luật không những bất công mà còn bất hợp lý khiến cho việc tuân thủ sẽ tạo ra một sự bất công trong xã hội và người dân có quyền không tuân thủ điều luật hoặc đạo luật đó.

Chúng ta thấy phản kháng của các tài xế ở Cai Lậy, Tiền Giang không phải họ bất tuân theo hướng không thanh toán tiền, mà họ vẫn thanh toán tiền nhưng họ tạo ra sự khó khăn khiến cho hoạt động giao thông bị đình trệ. Do đó, giữa ý niệm ban đầu về "bất tuân dân sự" với hành động của các tài xế tại trạm thu phí BOT ở Cai Lậy không có sự tương hợp với nhau để gọi hành động đó là "bất tuân dân sự".

****************

Hòa Ái : Thưa Luật sư, với hình thức phản kháng của các tài xế như thế, xét về phương diện pháp lý, họ có bị vướng vào những sai phạm nào hay không ?

Lê Công Định :Việc các tài xế trả bằng tiền lẻ ở Cai Lậy, Tiền Giang theo cách mà họ muốn gây trở ngại cho hoạt động của trạm thu phí BOT đó hoàn toàn không có một sự vi phạm điều luật nào cụ thể. Bởi vì theo luật của Việt Nam thì không có nghiêm cấm công dân thanh toán tiền bằng tiền lẻ và mọi loại tiền đều có giá trị hợp pháp và đều phải được sử dụng. Chỉ những người nào từ chối nhận tiền lẻ thì mới vi phạm pháp luật. Chứ việc thanh toán đó là hoàn toàn hợp pháp.

Chúng ta thấy không có một điều luật hay một đạo luật nào bất công hay bất hợp lý trong trường hợp này, mà chỉ có việc đặt ra trạm thu phí đó đã tạo ra một sự bất hợp lý, khiến cho các tài xế cảm thấy điều này không đúng và họ phản kháng trong ôn hòa, trong sự ý thức được là họ đang hành động đúng luật, chứ không có gì sai luật cả.

Hòa Ái :Theo nhận định của Luật sư, trong những năm gần đây, có phải người dân ngày càng nhận thức và hiểu biết hơn về nhân quyền và dân quyền ; đồng thời họ cũng chủ động hơn trong việc thực hiện các quyền được hiến định của họ ?

Lê Công Định :Tôi thấy rõ ràng người dân càng ý thức được quyền của mình và họ ý thức được quyền đó phải được Hiến pháp và Luật pháp bảo vệ, cho nên họ không ngần ngại khi họ phản kháng lại những hành động bất hợp lý của nhà cầm quyền và họ không nghĩ rằng mình đang vi phạm pháp luật. Qua đó, tôi thấy hành động phản kháng của công dân ở Việt Nam ngày càng gia tăng. Đó là dấu hiệu rất đáng mừng. Điều vui mừng này không có nghĩa là chúng ta cổ súy cho hành động vi phạm pháp luật hay cổ súy cho hành động gây ra trở ngại cho công quyền. Và điều quan trọng là không phải người dân giảm sự phản kháng đó mà chính nhà cầm quyền phải nhận thấy cần phải tôn trọng hơn nữa quyền của công dân. Nếu tất cả người dân đều hiểu rằng họ cần phải bất tuân những đạo luật bất công và bất hợp lý của nhà cầm quyền, bất tuân dân sự thì có lẽ xã hội sẽ thay đổi nhanh chóng hơn.

Cần phải bất tuân dân sự ?

Hòa Ái : Một khi người dân Việt Nam ý thức được và thực hiện bất tuân dân sự thì những rủi ro nào họ phải đối diện ?

battuan2

Trạm thu phí BOT ở Cai Lậy, Tiền Giang. Photo : Ảnh chụp màn hình báo Thanh Niên.

Lê Công Định :Chúng ta thấy hành động bất tuân dân sự nào trên thế giới cũng đều đưa đến một hậu quả là sự trừng phạt của luật pháp.

Tôi xin so sánh đối với Luật pháp Việt Nam ; chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận được quy định trong Hiến Pháp, nhưng có một điều luật bất công, đó là Điều 88 trong Bộ Luật Hình Sự hiện hành, trừng phạt những ai tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Điều 88 này rõ ràng là vi hiến, bất công và bất hợp lý.

Do đó, nếu chúng ta công khai vi phạm Điều 88 để thể hiện quyền tự do ngôn luận được ghi nhận trong Hiến pháp thì tất nhiên những ai vi phạm Điều 88 đều bị Nhà nước bắt giam. Bởi vì chiếu theo Điều 88 thì Nhà nước có quyền trừng phạt những người cất lên tiếng nói trong phạm vi quyền tự do ngôn luận của họ.

Tôi thấy nhiều bị can, bị cáo liên quan đến Điều 88 đều phủ nhận mình đã vi phạm pháp luật, tức là họ phủ nhận sự bất tuân dân sự. Tôi cho rằng cần phải công nhận mình vi phạm Điều 88 bởi chính điều luật đó là điều bất công và bất hợp lý, cần phải loại bỏ ra khỏi Bộ Luật Hình Sự.

Hòa Ái : Hòa Ái ghi nhận có sự gắn kết giữa các tổ chức xã hội dân sự với bất tuân dân sự, qua diễn tiến ở các quốc gia trên thế giới. Riêng tại Việt Nam, các tổ chức dân sự độc lập đóng vai trò gì trong việc bất tuân dân sự của người dân ?

Lê Công Định :Các tổ chức dân sự đôc lập tuy bị cấm hoạt động nhưng họ đóng góp rất lớn vào tiến trình thay đổi xã hội Việt Nam vì các tổ chức này đều có những chương trình, tôi tạm gọi là khai dân trí để giúp cho người dân hiểu biết về các quyền của họ được ghi trong Hiến pháp, cụ thế là quyền công dân và quyền con người. Nhờ sự phổ biến kiến thức rộng rãi trên mạng xã hội mà bây giờ ai cũng có phương tiện theo dõi được thì người dân ngày càng ý thức về các quyền hợp pháp của mình và do đó người dân ngày càng đấu tranh đòi Nhà nước phải tôn trọng quyền của công dân. Và nếu Nhà nước không tôn trọng thì họ thể hiện một sự phản kháng rất rõ rệt, như vụ các tài xế trả tiền lẻ ở trạm thu phí BOT tại Cai Lậy là một ví dụ điển hình.

Tôi cũng tin rằng theo thời gian do sự phát triển của các tổ chức xã hội dân sự mà nhiều tầng lớp người dân khác nhau cũng ý thức và hiểu rõ được quyền của mình cần được Nhà nước bảo vệ.

Hòa Ái : Bác sĩ-Blogger Hồ Hải, trước khi bị bắt hồi đầu tháng 11 năm ngoái, có đưa ra ý kiến rằng đã đến lúc người dân Việt Nam cần phải thực hiện bất tuân dân sự, còn quan điểm của Luật sư thế nào, thưa ông ?

Lê Công Định :Tôi nghĩ dân trí ngày càng được khai mở rộng hơn nhờ mạng xã hội thì người ta cũng sẽ thể hiện sự phản kháng của họ. Đầu tiên là sự phản kháng ôn hòa trong khuôn khổ luật pháp. Về sau sẽ tiến dần lên mức gọi là bất tuân dân sự, tức là bất tuân luôn cả luật pháp và họ chấp nhận sự vi phạm một cách cố ý nhưng hợp lý vì thể hiện sự công bằng trong xã hội.

Tôi tin rằng tiến trình quá trình tiệm tiến đó chắc chắn sẽ diễn ra một cách điều đặn, chiều hướng phát triển này không bao giờ lùi lại được vì người dân ý thức được quyền của mình và họ thể hiện sự phản kháng cũng như bất tuân.

Hòa Ái : Chân thành cảm ơn Luật sư Lê Công Định dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này với RFA.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 26/08/2017

Published in Diễn đàn
samedi, 26 août 2017 15:09

Thiếu dân chủ, trả giá kinh tế

Mạng Bloomberg.com vào ngày 24 tháng 8 có bài đề cập đến mối liên quan giữa dân chủ và kinh tế đối với Việt Nam.

tragia1

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại một tòa án ở thành phố Nha Trang vào ngày 29 tháng 6 năm 2017. Photo : AFP

Viễn ảnh kinh tế Việt Nam

Bài báo có nhan đề tiếng Anh "In Vietnam, repression threatens growth", tạm dịch "Tại Việt Nam, sự đàn áp đe dọa tăng trưởng" của tác giả Ilaria Maria Sala, mở đầu với các số liệu đáng chú ý của kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây như tỉ lệ thất nghiệp thấp ở mức 2,3%, tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến tăng đều mỗi năm ở mức hơn 6% cho đến năm 2019, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được giải ngân đạt kỷ lục hơn 16 tỷ đô la Mỹ trong năm 2017 và nền sản xuất của quốc gia được cho là đang ‘bùng nổ’ khi nhiều công ty Trung Quốc hoạt động tại Việt Nam .

Tuy nhiên, tác giả Ilaria Maria Sala nhấn mạnh vì thiếu dân chủ nên kinh tế Việt Nam phải trả giá do thể chế chính trị của nhà cầm quyền Hà Nội ngày càng hà khắc hơn trong việc gia tăng bắt bớ cùng các bản án tù nặng nề đối với giới bất đồng chính kiến và đấu tranh dân chủ trong quốc gia chỉ có một đảng cộng sản lãnh đạo.

Tác giả Ilaria Maria Sala trưng dẫn hai bản án gần đây nhất, tổng cộng 19 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và nhà hoạt động Trần Thị Nga. Theo khẳng định của tác giả mặc dù chỉ trích từ quốc tế cũng có phần nào tác động đến chính quyền Hà Nội, nhưng tình trạng đàn áp đang đe dọa tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam và Đảng Cộng Sản lãnh đạo cũng nhận thấy điều này.

Trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh, một cựu viên chức cấp cao của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Việt Nam, bị Đức cáo buộc Việt Nam sang bắt cóc đưa từ Berlin về Hà Nội, hồi hạ tuần tháng 7 vừa qua, là minh chứng rõ ràng nhất. Qua vụ việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh mà truyền thông Đức mô tả giống phim gián điệp thời Chiến tranh Lạnh, những ngày đầu tháng 8, Ngoại trưởng Sigmar Gabriel tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp trả đũa Việt Nam. Và giới quan sát hầu như tiên liệu Việt Nam không thể ký kết Hiệp định Tự do Thương mại với Châu Âu.

Ngay sau khi vụ việc Đức cáo buộc chính quyền Việt Nam bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh đưa về nước xảy ra, ông Davit Hutt, cây bút chuyên về khu vực Đông Nam Á của tờ Diplomat, đưa ra lời bình luận với RFA qua email rằng vụ việc này sẽ là mối đe dọa đáng kể đối với Việt Nam. Nguyên văn trong nội dung email, ông Davit Hutt viết là :

"Theo tôi, một trong những điều Đức có thể làm là đe doạ cắt giảm viện trợ Việt Nam, và có lẽ Đức sẽ lên tiếng kêu gọi các quốc gia Châu Âu khác cùng làm như vậy. Đức cũng có thể sẽ kêu gọi chấm dứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Và nghiêm trọng nhất, tôi cho đó là chấm dứt Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam".

Trong vòng 10 năm qua, kim ngạch thương mại Việt Nam-EU gia tăng từ 10 tỷ lên hơn 48 tỷ đô la Mỹ. Và nếu Việt Nam không thể đạt được Hiệp định Thương mại Tự do với Châu Âu thì mức GDP của Việt Nam không thể đạt được mục tiêu gia tăng 2,7%/năm.

Mất cơ hội cạnh tranh

Tác giả Ilaria Maria Sala so sánh Việt Nam với Indonesia và Philippines trong khu vực Đông Nam Á, cho rằng hai quốc gia sau có dân chủ và đây là yếu tố làm giảm bớt rủi ro trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, trong khi Việt Nam chỉ có thể có thêm nguồn vốn FDA một khi Hà Nội cởi mở hơn trong lãnh vực dân chủ. Bà này sử dụng cụm từ nói một cách khác là "Việt Nam sẽ mất cơ hội cạnh tranh khi gia tăng đàn áp".

Trong khi đó, cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định nói với RFA rằng Việt Nam còn bị mất uy tín trên trường quốc tế cả về mặt ngoại giao, đặc biệt liên quan đến cáo buộc nhà nước Việt Nam vi phạm nhân quyền. Luật sư Lê Công Định lập luận :

"Bởi vì xưa nay các quốc gia giữ một vị thế độc lập và trung lập trong việc đánh giá. Những người bất đồng chính kiến nói rằng họ bị đàn áp, bị đối xử một cách không hợp pháp bởi nhà cầm quyền. Khi lên tiếng thì các cơ quan ngoại giao nước ngoài lắng nghe. Đồng thời họ cũng lắng nghe phía Chính phủ Việt Nam giải thích về những tố cáo cho là vi phạm nhân quyền".

Luật sư Lê Công Định trình bày tiếp là phía Việt Nam dĩ nhiên bao giờ cũng đưa ra những lời bào chữa cho họ và bác bỏ không có vi phạm nhân quyền. Trong khi đó các nước có một nguyên tắc về phương diện luật pháp quốc tế là không can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia nào mà không có mối bang giao chặt chẽ với họ. Thường bao giờ các nước cũng giữ sự trung lập. Luật sư Định nêu ra trường hợp Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là hiển nhiên vi phạm luật pháp một cách có hệ thống. Theo ông thì về sau tất nhiên lời biện hộ của Chính phủ Việt Nam được nhìn bằng cặp mắt nghi ngờ nhiều hơn so với quan điểm trung lập trước đây.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận cả tác giả Ilaria Maria Sala và một số nhà quan sát tình hình Việt Nam mà Đài tiếp xúc đều có cùng nhận định các đối tác thương mại của Việt Nam sẽ đưa ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn trong việc hợp tác nếu như Hà Nội không tuân thủ luật pháp cũng như không cho người dân được tự do ngôn luận. Ngược lại nếu Chính phủ Hà Nội cứ tiếp tục bất chấp lời cảnh báo của thế giới thì có thể kinh tế của Việt Nam sẽ bị tác động hết sức bất lợi.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 25/08/2017

Published in Diễn đàn

Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam được cho là lần đầu tiên đưa ra những quy định tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước.

lanhdao1

Giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam tại Đại hội đảng lần thứ 12, tháng Giêng, 2016. Photo : AFP

Vì sao ban hành ?

Truyền thông trong nước và các hãng thông tấn nước ngoài hồi trung tuần tháng 8 đồng lọat đăng tải thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành quy định của Bộ Chính trị đối với cán bộ lãnh đạo cấp cao, thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Theo qui định thì họ phải là những cán bộ tuyệt đối không tham vọng quyền lực, không tham nhũng và quyết liệt chống tệ nạn quan liêu, lãng phí, cửa quyền và lợi ích nhóm cũng như không để người thân quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm trục lợi.

Bên cạnh những quy định mới như vừa nêu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn ký ban hành quy định về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trên tinh thần cán bộ lãnh đạo phải tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng và của quốc gia, dân tộc, kiên định với chủ nghia Karl Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Reuters vào ngày 15 tháng 8 dẫn lời của một số nhà quan sát tình hình Việt Nam cho rằng quyết định của Bộ Chính trị là một sự cố gắng chống tham nhũng trong một chế độ chỉ có một đảng lãnh đạo và điều này được thực hiện từ khi nhóm bảo thủ trong đảng, vốn xem trọng vấn đề an ninh, chiếm được thế thượng phong từ năm ngoái đến nay. Tuy nhiên, dư luận trong và ngoài nước đặc biệt lưu tâm với thắc mắc vì sao người đứng đầu Đảng cộng sản lãnh đạo lại ký ban hành khung tiêu chuẩn chức danh và tiêu chí đánh giá cán bộ vào thời điểm này. Đài RFA nêu vấn đề với Đại tá Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng Đại diện Báo Quân đội Nhân dân, tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và được ông cho biết :

"Theo tôi rất bình thường. Bởi vì khi nảy sinh những vấn đề thực tế lãnh đạo của xã hội thì buộc lòng nhà lãnh đạo phải đưa ra các quyết sách hoặc thậm chí đưa ra các quy định mới cho phù hợp. Trong bối cảnh này thì càng phải thận trọng, chọn lọc hay tìm ra những người có thể tin cậy để lãnh đạo thì đây là sự cần thiết, nhất là không để cho những người cơ hội hoặc bè phái đứng trong hàng ngũ lãnh đạo mà không có lợi đối với công tác phòng chống tham nhũng và phải thanh lọc làm sao cho trong sạch nội bộ thì phải chọn đúng người thôi. Ông Trọng trong cương vị Tổng Bí thư thì ông phải làm như thế vì nếu không thì ban lãnh đạo sẽ rối".

Mặc dù Đại tá Bùi Văn Bồng khẳng định công tác tổ chức và công tác cán bộ phải song song với nhau và gắn liền với việc nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng trong tình thế thực tiễn, nhưng Đài Á Châu Tự Do ghi nhận không ít các chuyên gia chính trị đưa ra lập luận việc ban hành khung tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo cấp cao của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm mục tiêu giải quyết triệt để cuộc tranh giành và đấu đá quyền lực trong nội bộ Đảng cộng sản mà họ cho rằng đang đến hồi gay cấn. Từ Paris, Pháp quốc, cựu Đại tá Bùi Tín nói với RFA quan điểm của ông :

"Tôi nghĩ rằng thì đây có thể là một thủ thuật chính trị, một mưu đồ của ông Trọng để đi tới việc vận dụng những tiêu chuẩn đó nhằm loại bỏ nhóm này hay nhóm khác đang dự định tranh giành cái ghế tổng bí thư mà ông Trọng chỉ muốn duy trì vị trí Tổng Bí thư không những cho đến hết nhiệm kỳ này mà còn sang nhiệm kỳ sau nữa".

Tác động thế nào ?

Trong khi đó, chúng tôi cũng tiếp xúc với người dân khắp các tỉnh, thành Việt Nam để tìm hiểu xem họ đón nhận thông tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành khung tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo cấp cao cũng như phổ biến tin tức liên quan rộng rãi đến công chúng như thế nào và được cho biết họ không lấy làm lạc quan vì trong số khoảng 3 triệu đảng viên, thực chất mấy ai đạt đủ tiêu chuẩn đạo đức căn bản "cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư" ; trái lại họ càng thất vọng do không có niềm tin rằng ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đủ bản lĩnh và tài đức để làm trong sạch nội bộ Đảng cũng như dẫn dắt quốc gia trở thành đất nước xã hội chủ nghĩa mà chính ông từng tuyên bố "đến hết thể kỷ này không biết Chủ nghĩa Xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

Những người dân mà Đài RFA tiếp xúc còn than phiền rằng dân chúng tại Việt Nam trong những năm vừa qua ngày càng bi quan hơn về viễn ảnh tương lai của đất nước khi bộ máy lãnh đạo của Đảng cộng sản cồng kềnh và quan liêu ngày càng lún sâu không những trong tham nhũng tiền bạc, vật chất mà còn tham nhũng quyền lực.

Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận trong cuộc trả lời phỏng vấn của Báo điện tử VTC News, đăng tải vào ngày 15 tháng 8, xoay quanh chủ đề công tác phòng, chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo đi vào giai đoạn khẩn trương và gấp rút nhất, nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng biên tập Tạp chí cộng sản nhắc lại trong giai đoạn cách nay 10 thế kỷ vào thời kỳ Đại Cồ Việt, chỉ có 12 sứ quân đã làm loạn lạc và tan hoang đất nước và nhà báo Nhị Lê nhấn mạnh ông không thể hình dung ra được đất nước sẽ ra sao trong bối cảnh Đảng cộng sản lãnh đạo xuất hiện tới cả hàng chục, thậm chí trăm "sứ quân" là các nhóm lợi ích.

Hòa Ái, phóng viên RFA

Published in Diễn đàn