Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất lựa chọn giám sát tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm hại trẻ em. Đài RFA tìm hiểu dư luận trông đợi gì ở Quốc hội thông qua thông tin vừa nêu ?

xamhai1

Panô giúp người dân nhận thức về Xâm hại tình dục trẻ em ở Hà Nội. AFP

Chương trình giám sát năm 2020

Chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em" được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chọn lựa là một trong hai tiêu đề của Chương trình giám sát năm 2020.

Quyết định này của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được đưa ra trong phiên họp thứ 33, diễn ra vào sáng ngày 16 tháng 4. Phát biểu trong phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh rằng Quốc hội cần lên tiếng về những vụ việc xâm hại trẻ em cả tinh thần và thể xác đang gây bức xúc trong dư luận. Bà Chủ tịch Quốc hội đồng thời cũng yêu cầu Quốc hội lên tiếng về việc thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em trong thời gian qua, nhìn từ góc độ tư pháp.

Theo ghi nhận của giới chuyên gia tại Việt Nam, các hình thức xâm hại trẻ em phổ biến bao gồm xâm hại (trừng phạt) thân thể, xâm hại tâm lý/tình cảm, xâm hại tình dục, chứng kiến bạo lực gia đình, sao nhãng, buôn bán trẻ em và lao động trẻ em. Trong các hình thức vừa nêu, tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục và tình trạng trẻ vị thành niên bị bạo hành học đường ở mức báo động trong những năm gần đây.

Economist Intelligence Unit (EIU), thuộc Công ty truyền thông Economist Group, hồi trung tuần tháng 1 năm 2019 công bố kết quả nghiên cứu cho thấy Việt Nam xếp thứ 37 trong số 40 quốc gia về chống xâm hại tình dục trẻ em, với điểm yếu nằm ở thu thập dữ liệu, chế tài dành cho người phạm tội và sự can thiệp của truyền thông.

Trước đó, hồi tháng 3 năm 2017, Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc-UNICEF cũng ra thông cáo về tệ trạng trẻ em bị xâm hại tình dục tại Việt Nam xảy ra trên diện rộng và đa số các vụ việc không được báo cáo hoặc không được chính quyền xử lý một cách đầy đủ ngay cả khi đã được báo cáo.

Bộ Công An Việt Nam cho biết trong năm 2018 đã phát hiện hơn 1500 vụ xâm hại trẻ em, trong đó có 1300 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Đặc biệt có đến 425 hiếp dâm trẻ em và 43 vụ trẻ em bị giết hại.

Trách nhiệm thuộc về ai ?

Luật Trẻ em năm 2016 được Quốc hội thông qua với những quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em, nhằm bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh ; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em ; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Mặc dù vậy, giới chuyên gia nhận định nhận thức và các hoạt động liên quan bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức. Một số vụ việc liên tiếp xảy ra trong những tháng đầu năm 2019 như các vụ học sinh trẻ vị thành niên bị đánh ở Hưng Yên, Nghệ An, Quảng Ninh hay vụ bé gái bị nguyên Viện phó Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Hữu Linh dâm ô trong thang máy chung cư Galaxy, quận 4 thành phố Hồ Chí Minh làm dấy lên câu hỏi ai chịu trách nhiệm đối với vấn nạn này ?

Đài RFA ghi nhận đa số ý kiến trong dư luận quy trách nhiệm cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, một số nhân viên của ngành giáo dục lên tiếng phân trần rằng trách nhiệm còn thuộc về gia đình và xã hội.

Qua tiếp xúc và tìm hiểu với một vào gia đình ở thành thị và nông thôn, hầu hết các bậc cha mẹ chia sẻ với RFA rằng họ không có nhiều thông tin từ trường học hay từ cơ quan chức năng để biết cách hướng dẫn con em mình tránh bị xâm hại. Một vài người nói rằng họ có xem được một vài chương trình trên truyền hình về thông tin bảo vệ trẻ em, tuy nhiên họ cũng lơ là do không có thời gian để dạy dỗ con cái trong vấn đề này. Một phụ huynh ở Đồng Tháp cho biết :

"Không có quan tâm vì bận đi làm tối ngày và gửi con ở trường mầm non hay chỗ giữ trẻ…Ít có thời gian gần gũi với con. Đi làm từ sáng đến chiều, rước con về nhà, cho ăn uống rồi ngủ chứ đâu có dạy gì mấy chuyện đó".

Một bà mẹ trẻ ở Sài Gòn lên tiếng :

"Hiện tại thì trường chưa thực hiện. Nhưng sau một số vụ việc xảy ra thì tôi bắt đầu tìm hiểu trên các mạng xã hội của nước ngoài và chia sẻ thông tin về các vấn đề đó cho con mình nghe".

Liên quan thắc mắc của dư luận rằng Việt Nam có đến 15 cơ quan, tổ chức có chức năng bảo vệ trẻ em, thế nhưng trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức này ở đâu khi tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng trở nên tồi tệ hơn ; Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội nêu lên nhận định của bà về hoạt động của các cơ quan, tổ chức này :

"Theo quan sát của tôi thì thường phản ứng của họ thường khá là chậm vì các bộ máy càng cồng kềnh thì các phản ứng càng chậm chạp hơn. Và có thể nói phần lớn những cán bộ làm việc trong các hiệp hội đó thường vốn là cán bộ nhà nước nghỉ hưu rồi. Họ có tuổi nên cũng chậm chạp hơn. Thêm nữa là cách làm việc của họ không có nhiều đổi mới, không phù hợp với thực tại cuộc sống đang thay đổi. Họ không có những cách làm truyền thông phù hợp và nhanh nhạy để thật sự đáp ứng kịp thời nhu cầu về thôn tin, về kỹ năng của người dân cũng như là trẻ em. Cho nên có thể nói các hoạt động của họ tương đối nghèo nàn, gần như không đến được với dân chúng".

Phần đông ý kiến của dư luận cho rằng chính quyền chưa thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em, do đó gây nên những hậu quả càng tiêu cực hơn. Bà mẹ trẻ ở Sài Gòn phàn nàn cách làm việc của chính quyền địa phương không thấu đáo :

"Trẻ em hay cả người lớn cũng vậy. Họ xâm hại bản thân mình thì mong chính quyền nhanh chóng giải quyết cho. Khi người thân trong gia đình bị xâm hại hay bị mất mát một món đồ gì đó và trình báo, thưa kiện lên phường, với công an thì họ ủm ờ. Đi thưa, đi chầu mệt dữ lắm mà họ chỉ nói từ từ rồi giải quyết. Cái từ từ đó kéo dài mấy năm cũng chưa thấy".

Giải pháp

Trước sự bức xúc và quan tâm của cộng đồng liên quan các vụ việc xâm hại trẻ em và bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2019, diễn ra trong ngày 2 tháng 4, yêu cầu xử lý nghiêm các vụ bạo lực học đường để giữ kỷ cương phép nước và cần phải làm rõ trách nhiệm của địa phương về quản lý giáo dục-đào tạo đối với các vi phạm như thế.

Vào ngày 8 tháng 4 vừa qua, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao yêu cầu ngành tư pháp xét xử các vụ án xâm hại trẻ em cần phải đúng người, đúng tội, đúng luật và áp dụng biện pháp tư pháp, hình phạt nghiêm khắc.

Qua thông tin Quốc hội sẽ giám sát tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm hại trẻ em, giới chuyên gia cho rằng họ kỳ vọng sẽ có những giải pháp thiết thực cho vấn nạn trẻ em bị xâm hại tại Việt Nam. Tiến sĩ Khuất Thu Hồng nêu lên quan điểm cá nhân của bà :

"Hoạt động giám sát sắp tới của Quốc hội sẽ giúp cho các Đại biểu Quốc hội nhìn nhận vấn đề rõ hơn, phân tích được các nguyên nhân, tìm hiểu được những khoảng trống ở chỗ nào để mà trên cơ sở đó có thể bổ sung, điều chỉnh các quy định luật pháp và chính sách để thật sự có thể xử lý những vụ việc đấy nghiêm minh hơn nhằm răn đe những hành vi xấu có thể tái phát trong tương lai.

Ngoài ra, tôi cũng trông đợi Quốc hội cũng có những giải pháp về việc giáo dục về nhận thức, trang bị kiến thức cho các em cách nhận biết về các vấn đề xâm hại hay về bạo lực học đường, các kỹ năng giải quyết vấn đề…Ví dụ như giải quyết các mâu thuẫn không dẫn đến bạo lực hay nhận biết các hành vi xấu để phòng ngừa, bảo vệ bản thân…Và cũng hy vọng Quốc hội sẽ có những giải pháp gọi là căn bản hơn như giải pháp cải cách nội dung giáo dục trong trường học chẳng hạn, đưa vào nội dung giáo dục dạy về kỹ năng sống nhiều hơn… Tôi rất hy vọng như thế !".

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận một số tổ chức xã hội dân sự độc lập và tổ chức phi chính phủ cùng với cộng đồng trong những năm vừa qua cũng kêu gọi Chính phủ cùng xã hội có hành động thiết thực giúp bảo vệ và ngăn ngừa vấn nạn trẻ em bị xâm hại, đặc biệt là bị xâm hại tình dục. Mới đây nhất, rất nhiều tiếng nói trong xã hội đồng loạt kêu gọi khởi tố vụ việc dâm ô bé gái trong thang máy đối với ông Nguyễn Hữu Linh, như là một minh chứng thực tiễn cho quyết tâm của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 17/04/2019

*******************

dân chung cư nơi bé gái bị dâm ô yêu cầu khởi tố nghi phạm (VOA, 18/04/2019)

Tập th cư dân chung cư Galaxy 9  Thành phố Hồ Chí Minh đã ký vào đơn kiến ngh khi t và x pht nghiêm minh đi vi nguyên vin phó Viện Kiểm sát Đà Nng Nguyn Hu Linh, nghi can đã dâm ô mt bé gái trong thang máy ca chung cư.

xamhai2

Hình ảnh nghi phm Nguyn Hu Linh ôm hôn mt bé gái trong thang máy (trái) chung cư Galaxy 9, Thành phố Hồ Chí Minh, qua 1 camera an ninh được đưa lên mng xã hi hôm 1/4, và hình nh ông Linh lúc đang đương chc Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nng (phi).

Vụ vic xy ra hôm 1/4 khi ông Linh sàm s ôm và hôn bé gái trong thang máy chung cư Galaxy 9, mà cho tới nay cơ quan t tng qun 4, Thành phố Hồ Chí Minh, vn chưa khi t v án, theo truyn thông trong nước.

Trong thư kiến ngh được báo Pháp Lut trích dn, cư dân Galaxy, qun 4 Thành phố Hồ Chí Minh, viết : "Đ ngh cơ quan có thm quyn khi t và x pht nghiêm cu viện phó Nguyn Hu Linh theo quy đnh ti Điu 146c Bộ luật hình sự 2015 v ti dâm ô đi vi người dưới 16 tui".

Đó là một trong 3 yêu cu trong đơn kiến ngh tp th mà nhiu người dân chung cư Galaxy 9, nơi xy ra v vic, đng lot ký mi đây.

Theo báo Pháp Luật, dư lun và nhiu cư t ra lo lng, bc xúc khi cơ quan t tng chưa có câu tr li rõ ràng v v vic đã din ra cách đây gn 3 tun.

Sau khi một video lan truyn trên mng xã hi ghi li hình nh qua camera an ninh cho thy người đàn ông "ôm hôn" và "sàm sỡ" bé gái 7 tui khi ch có hai người trong thang máy, công an đa phương đã ly li khai ca nghi phm có tên Nguyn Hu Linh, 61 tui, tng là vin phó Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Đà Nng.

Theo báo chí trong nước, ông Linh tha nhn mình chính là người đàn ông trong đon video nhưng ph nhn hành vi dâm ô. Ông nói ông "ch nng bé gái ch không có ý đ gì khác".

Trên mạng xã hi và báo chí nhà nước, xut hin các thông tin nói rng mt làn sóng tẩy chay, lên án cu quan chc này đã ni lên, vi nhiu người đăng lên mng các thông tin cá nhân ca ông Linh, nh căn nhà ca ông Đà Nng vi chú thích "đây là nhà ca k u dâm". Thm chí, mt s người ném cht bn hoc xt sơn lên cng nhà ông Linh, theo tìm hiểu ca VOA.

Ngoài việc đ ngh cơ quan có thm quyn khi t v án, người dân chung cư Galaxy 9 còn yêu cu "các cơ quan t tng khi t, xét x v án phi hn chế các yêu cu có th làm tn thương nn nhân vì bé gái còn nh tui". H cho rng nếu "phi liên tc khai báo v v vic s khiến cho bé khó quên đi s kin trên, gây nh hưởng lâu dài ti tâm lý bé".

Trong kiến ngh th 3 ca lá thư được VietNamNet trích dn, cư dân yêu cu cơ quan chc năng sa đi và b sung các quy đnh đ "d dàng xác định hành vi cũng như các ti danh liên quan đến xâm hi tình dc tr em". Nhng người tham gia ký tên còn yêu cu "phi có hình pht tht nng đi vi loi ti này".

Nguồn tin ca báo Pháp Lut Thành phố Hồ Chí Minh cho biết công an qun 4 vn đang phi hp vi các cơ quan chc năng xác minh, điu tra rõ v này. Hin công an và Viện Kiểm sát nhân dân qun 4 cũng như Công an và Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vn chưa có phát ngôn chính thc v cách x lý v này.

Riêng về nn xâm hi tình dc tr em trong năm 2018, B Công an Vit Nam công b con số thống kê cho thy đã xy ra 1.269 v án loi này, trong đó 1.141 em b xâm hi.

Bức xúc v s lượng ln các v tn công, xâm hi tình dc mà nn nhân là ph n và tr em gái, và v các án pht chưa đ nghiêm khc đi vi các ti phm loi này, 16 nhóm và tổ chc đã thu thp ch ký cho mt bn kiến ngh gi đến Quc hi Vit Nam, đ ngh sa đi các lut liên quan đ "ngăn chn, x lý nghiêm các hành vi bo lc tình dc, và giành li công lý cho các nn nhân".

******************

Dân yêu cầu khởi tố kẻ dâm ô trẻ em (RFA, 17/04/2019)

Bà Nguyễn Tú Anh, trưởng Ban Quản trị chung cư Galaxy 9, cho báo chí biết, sau khi lấy chữ ký của toàn bộ cư dân, đại diện ban quản trị chung cư vào ngày 17/4 gửi đơn kiến nghị đến Ủy ban Nhân dân Thành phố, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và nhiều cơ quan ban ngành khác.

xamhai3

Đơn kiến nghị yêu cầu truy tố ông Nguyễn Hữu Linh. RFA Edited

Nội dung kiến nghị đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố và xử phạt nghiêm minh ông Nguyễn Hữu Linh, đồng thời hạn chế các yêu cầu làm tổn thương nạn nhân vì bé gái còn nhỏ tuổi. Cư dân cũng yêu cầu cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng các quy định để dễ dàng xác định hành vi cũng như các tội danh liên quan đến xâm hại tình dục trẻ em. Đồng thời, cư dân yêu cầu phải có hình phạt thật nặng đối với loại tội này.

Một người dân sống ở Chung cư Galaxy 9 cho biết việc ký tên lên đơn kiến nghị này không phải do Ban Quản trị chung cư đề xuất mà do phía cư dân chung cư gây áp lực nên họ mới làm.

"Thì sáng đó Ban quản lý có gọi đội bảo vệ rồi công an phường rồi công an chìm xuống để giám sát thì sau đó để dẫn đến việc ký tên này thì nó diễn ra hôm ngày 13/4, việc đơn kiến nghị này cũng không phải là một người trong ban quản trị tòa nhà mà người ta đề xuất dù người đứng đầu ban quản trị tòa nhà là một luật sư và là một giảng viên tại đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh. Họ là người làm luật mà cách họ nói ra vấn đề như kiểu áp chế. Mình nói là mình không biết luật nhiều nhưng ít ra thì quyền cơ bản về cá nhân của cư dân ở đây tôi được bảo vệ cái gì. Từ khi xảy ra sự việc đến nay ban quản lý tòa nhà không tỏ ra có thiện chí để đưa vấn đề đó ra giải quyết mà chỉ toàn cư dân ở đây yêu cầu và làm áp lực. Nhưng ban quản trị tòa nhà có phát ngôn là nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến bất động sản của Galaxy 9 và thật ra điều đó tụi mình cũng đã nghi ngờ ngay từ đầu rồi nhưng giờ họ nói ra trước mặt bao nhiêu người".

Ngoài ra cư dân chung cư còn cho biết thêm, ban đầu người này cũng thờ ơ vụ việc nhưng vì thái độ của chung cư và cư dân tòa nhà nên mới bức xúc như vậy, họ yêu cầu tìm cho ra vì sao clip bị lọt ra bên ngoài và nếu không lọt ra ngoài thì ngay chính cư dân cũng không biết mối nguy hại đang diễn ra tại đây và dù chỉ còn 3 ngày nhưng mọi người vẫn động viên lẫn nhau là còn nước còn tát và hy vọng nếu quá hạn cũng có thể lật lại vụ án như vụ ông Nguyễn Khắc Thủy ở Vũng Tàu.

Đồng thời cư dân này cho rằng việc ký đơn kiến nghị này cũng chẳng có khả quan gì nhưng có thể tạo được làn sóng dư luận.

"Nói chung cái chuyện ký này nó cũng chẳng có kết quả gì khả quan đâu nhưng vấn đề chính là tạo ra được cái làn sóng dư luận, nếu như không có nhà nhà người người ầm ầm nói về vấn đề này thì chắc chắn câu chuyện sẽ bị quên lãng, và những vụ việc đang hot trên cộng đồng là mục tiêu để chuyển hướng dư luận về vụ việc này sang hướng khác".

Chúng tôi có liên lạc với chị Nguyễn Tú Anh, trưởng ban quản lý chung cư Galaxy theo số điện thoại cư dân cung cấp để hỏi về vụ việc nhưng không thể liên lạc được.

Vào ngày 10/4, đại diện hội bảo vệ quyền trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh bà Ninh Thị Hồng, phó chủ tịch thường trực, cho biết đã có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng yêu cầu khởi tố vụ án nhưng đến nay vẫn đang điều tra.

Vào ngày 16/4 tại cuộc họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bà Nguyễn Thị Kim Ngân chủ tịch quốc hội Việt Nam yêu cầu Quốc hội lên tiếng về những vụ việc xâm hại trẻ em gây bức xúc trong dư luận. Ngoài ra bà cũng nhấn mạnh yêu cầu Quốc hội thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em nhìn từ góc độ tư pháp.

xamhai4

Hình ảnh ông Nguyễn Hữu Linh trong thang máy bị camera an ninh ghi lại. Courtesy from FB, Edited

Dư luận xã hội cho rằng kể từ khi vụ việc ông Linh xảy ra đến nay cũng đã có nhiều vụ tương tự. Tuy nhiên các vụ đó được cơ quan chức năng khởi tố rất nhanh dù chứng cứ không xác đáng và không rõ ràng hoặc có clip hay không nhưng khởi tố còn nhanh hơn vụ sàm sỡ trong thang máy. Liệu rằng vụ việc này có bị bỏ qua hay không ?

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch hội luật gia thành phố HCM trao đổi với chúng tôi rằng, đến nay cơ quan điều tra vẫn đang tính làm rõ vụ việc nên chưa thể kết luận chính thức nào từ hành vi của ông Linh và chưa ra quyết định khởi tố. Tuy nhiên, vụ việc này chắc chắn sẽ không bị bỏ qua, dù hết thời hạn 20 ngày kể từ khi có đơn tố giác.

Luạt sư Hậu giải thích "Tôi thấy người dân bức xúc tập thể thì tôi nghĩ rằng việc này sẽ giải quyết thôi và thời hạn giải quyết trong vòng 20 ngày kể từ khi nhận được tin tố giác thì phải khởi tố, đối với tố giác kiến nghị khởi tố thì nó có nhiều tình tiết phức tạp, kiểm tra xác minh và có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá hai tháng kể từ khi có đơn tố giác. Theo tôi đối với vụ này phải xử lý nghiêm theo quy định của bộ luật hình sự vì những vụ tương tự đã xử lý rồi nhưng ở đây để cho người bị can này tâm phục khẩu phục là phải có quá trình điều tra và những người làm trong cơ quan pháp luật thì cần làm phải chặt chẻ và phải xử nghiêm vì anh là người hiểu biết pháp luật mà còn vi phạm thì phải xử để làm gương".

Ngoài ra luật sư Hậu còn cho biết thêm :

"Và tôi nghĩ rằng vụ việc này sẽ không bị chìm xuồng vì quốc hội cũng đã họp yêu cầu phải có một chuyên đề để bảo vệ trẻ em và xử nghiêm những loại tội phạm này. Ngoài ra cũng yêu cầu các cơ quan điều tra khẩn trương xác minh vấn đề này bất kể người đó đang đương chức hay nghỉ hưu và những thông điệp này đã có nên chúng ta giờ chỉ chờ đợi".

Trước đó vào ngày 4/4, ông Nguyễn Bá Sơn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng có nói rằng Đà Nẵng đang phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh để điều tra hành vi ôm hôn và sàm sỡ bé gái trong thang máy của ông Nguyễn Hữu Linh, ông nhấn mạnh nếu bị kết luận có sai phạm thì dù ông ấy là ai cũng phải xử lý nghiêm.

Published in Diễn đàn

Truyền thông trong nước, vào ngày 12 tháng 4, cho biết Bộ Giao thông và vận tải sẽ lấy ý kiến rộng rãi từ giới chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và người dân về dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam.

caotoc1

7 tổ chức và gần 450 cá nhân ký tên vào bản Tuyên bố kêu gọi Nhà nước Việt Nam lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các chuyên gia trong và ngoài nước…để tìm phương án tối ưu cho dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vietnamnet.vn

Dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam được Bộ Giao thông và vận tải cho biết là dự án lớn nhất của ngành giao thông từ trước đến nay, với công trình xây dựng 1.545 km, dự toán cần khoảng 58,7 tỷ đô la Mỹ (USD). Tòan bộ tuyến đường sắt cao tốc đi qua 20 tỉnh, thành của Việt Nam với 23 nhà ga. Khi được Quốc Hội thông qua, dự án sẽ được khởi động xây dựng 2 đoạn tuyến đầu tiên Hà Nội-Vinh và thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh)-Nha Trang và đưa vào khai thác năm 2032 với tốc độ 200km/h ; các đoạn còn lại của dự án sẽ được tiếp tục xây dựng từ năm 2035 và khai thác toàn tuyến với tốc độ 350km/h bắt đầu từ năm 2040 đến năm 2045.

Đài RFA ghi nhận có hai luồng ý kiến trong dư luận trước thông tin vừa nêu. Một luồng ý kiến cho rằng vì đây là một dự án trọng điểm của quốc gia nên Chính phủ nghiêm túc hơn trong việc thu thập ý kiến rộng rãi trong dân chúng để dự án được triển khai và đạt hiệu quả một cách tối ưu nhất. Nhưng cũng có một luồng ý kiến trái chiều rằng Nhà nước Việt Nam chỉ thăm dò ý kiến người dân theo hình thức và sau đó tuyên bố có sự đồng thuận cao trong công chúng, để rồi tự ý triển khai như từ trước đến nay vẫn thường diễn ra theo quy trình như thế.

Vào hạ tuần tháng 3 vừa qua, qua thông tin Bộ Giao thông Vận tải công bố đã làm việc với công ty Thái Bình Dương của Trung Quốc về việc công ty này ngỏ ý muốn làm toàn bộ cho tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam bằng nguồn vốn vay từ Trung Quốc, 7 tổ chức và gần 450 cá nhân ký tên vào một bản Tuyên bố yêu cầu Nhà nước Việt Nam tổ chức ngay việc lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, các chuyên gia trong và ngoài nước…để tìm phương án tối ưu cho dự án Đường cao tốc Bắc-Nam. Bản tuyên bố này nhấn mạnh cần phải loại bỏ dứt khoát nhà thầu Trung Quốc, cũng như không vay vốn và nhận đầu tư từ Trung Quốc.

Không hợp tác với nhà thầu Trung Quốc

Nhà báo tự do Võ Văn Tạo, một trong những người tham gia soạn thảo bản Tuyên bố về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, vào tối ngày 15 tháng 4 lên tiếng với RFA cho rằng Nhà nước Việt Nam có lắng nghe phản hồi từ dân chúng liên quan dự án này. Nhà báo Võ Văn Tạo nói :

"Trước hai luồng dư luận đó thì cá nhân tôi nghiêng về khả năng thứ nhất, tức là Nhà nước đã rút kinh nghiệm một số việc do quản lý kinh tế-xã hội đất nước đã làm theo duy ý chí của các lãnh đạo cấp trên mà bất chấp ý kiến của chuyên gia và ý nguyện của đại nhân dân và sau này để lại những hậu quả không tốt, lỗ lã, ảnh hưởng môi trường và an ninh quốc phòng như dự án bauxite Tây Nguyên hoặc là gây nên cơn giận dữ ghê gớm trong lòng nhân dân như kỳ vừa rồi liên quan đến Luật Đặc khu… Cho nên tôi nghiêng về khả năng là họ thận trọng hơn một chút".

Nhà báo Võ Văn Tạo nhắc lại bản Tuyên bố yêu cầu không hợp tác với Trung Quốc trong dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam vì những dự án trước nay mà nhà thầu Trung Quốc thực hiện không mang lại kết quả tốt, như dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông là một ví dụ điển hình.

caotoc2

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, do nhà thầu Trung Quốc thực hiện, được báo cáo bị chậm tiến độ nhiều lần và bị đội vốn. Courtesy : mt.gov.vn

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đồng là một trong những dự án công cộng quan trọng của Hà Nội có chiều dài 13 km với 12 ga, dự kiến khởi công vào tháng 11 năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11 năm 2013 với tổng mức vốn đầu tư là 552 triệu USD, do nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Tuy nhiên, dự án này được báo cáo bị chậm tiến độ nhiều lần và mức vốn đã phải điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông được vận hành thử vào tháng 9 năm 2018 và được thông báo lùi đến tháng 4 mới vận hành thương mại thay vì vào dịp trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, do một số hạng mục bị chậm kế hoạch.

Bên cạnh đó, nhà báo Võ Văn Tạo còn nêu lên nhận xét của ông kể từ sau các cuộc biểu tình nổ ra hồi tháng 6 năm 2018 phản đối dự Luật Đặc khu, yếu tố "Trung Quốc" được cho là rất nhạy cảm đối với người dân Việt Nam hiện nay, do đó, nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng Nhà nước Việt Nam sẽ rất cân nhắc, không để cho các công ty Trung Quốc thắng thầu trong dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam.

Ông Nguyễn Gia Kiểng, cựu Phụ tá Tổng trưởng Kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa, một nhà quan sát tình hình kinh tế thế giới, từ Paris, Pháp nhận định rằng một công trình trọng điểm như dự án đường sắt cao tốc-Bắc-Nam thì Chính phủ Hà Nội không nên để cho các công ty nước ngoài thực hiện dự án, đặc biệt là Trung Quốc. Ông Nguyễn Gia Kiểng phân tích :

"Lý do thứ nhất, kinh nghiệm cho thấy trong tất cả các công trình do Trung Quốc đấu thầu ở hải ngoại thì đều có một số đặc điểm chung về phẩm chất rất kém, thời gian đấu thầu kéo dài và đội giá. Nghĩa là về phương diện thi công, các công ty Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu, không đáp ứng lời hứa hẹn của họ lúc ban đầu. Và còn một lý do nữa là các công trình của Trung Quốc đi đến đâu cho đến hôm nay cũng đều mang theo yếu tố rất đáng ghét : Đó là tham nhũng, họ móc ngoặc với các viên chức. Tôi đưa ra ví dụ cụ thể là công trình đường sắt ở Malaysia. Sau khi Thủ tướng Mahathir Mohamad nắm lại chính quyền, tuyên bố họ ngừng lại các công trình đường sắt tại Malaysia đã ký với Trung Quốc, trừ trường hợp Trung Quốc chịu xét lại, và khi xét lại thì giảm giá 1/3. Tức là trước đó có sự móc ngoặc với các viên chức".

Ông Nguyễn Gia Kiểng còn nêu ra một yếu tố quan trọng mà Việt Nam không nên hợp tác với các công ty Hoa Lục trong dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam liên quan đến dự đoán chính trị rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang dần bị khủng hoảng và sẽ kéo theo khủng hoảng chính trị, vì thế dự án này do thời gian kéo dài đến năm 2045 có thể sẽ bị ảnh hưởng hay bị ngưng trệ, và vấn đề giải quyết pháp lý sẽ gặp nhiều rắc rồi.

Trong khi đó, từ trong nước, Luật sư Lê Công Định bày tỏ quan điểm của ông trên trang Facebook cá nhân rằng nếu Nhà nước Việt Nam để cho Trung Quốc xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam thì đó sẽ là một Vạn Lý Trường Thành kiểu mới, bao bọc Việt Nam trong sự bảo trợ kinh tế vĩnh viễn của Trung Hoa, cản trở mọi bang giao kinh tế với phương Tây. Luật sư Lê Công Định đây là phần quan trọng trong chiến lược "Một Vành đai-Một Con đường" của Trung Quốc và sẽ biến Việt Nam thành một nước chư hầu của Trung Quốc.

Việt Nam tự xây dựng công trình

Là thành viên của Tổ chức Tập hợp Dân chủ Đa nguyên, một tổ chức chính trị ở Pháp, ông Nguyễn Gia Kiểng cho biết trong Dự án Chính trị Khai sáng Ký nguyên thứ Hai của Tập hợp Dân chủ Đa nguyên cũng đề ra dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam là một dự án quan trọng vì đó là công trình quốc gia có tính cách biểu tượng. Ông Nguyễn Gia Kiểng nói thêm :

"Đối với chúng tôi, nếu mọi người thật sự quan tâm tới tương lai của đất nước thì cũng sẽ đồng ý với nhận định của chúng tôi, rằng cái xa lộ xuyên Việt nối liền Bắc-Nam, chạy dọc theo đất nước Việt Nam có một giá trị biểu tượng rất đặc biệt về một nước Việt Nam thống nhất, có tác dụng đoàn kết mọi người Việt Nam với nhau. Không phải là một công trình giao thông mà còn là tác phẩm mỹ thuật làm cho người Việt Nam có thể yêu đất nước và tự hào về Việt Nam. Và vì giá trị biểu tượng đó mà chúng tôi nghĩ rằng người Việt Nam tự làm lấy với nhau. Khi người Việt Nam nhìn mặt nhau thì có thể nói rằng đây là đất nước Việt Nam và đây là công trình chúng ta đã thực hiện".

Dưới gốc độ kinh tế, ông Nguyễn Gia Kiểng khẳng định khi Việt Nam tự xây dựng công trình biểu tượng đường sắt cao-tốc Bắc-Nam thì còn có thể tạo ra số lượng lớn công ăn việc làm cho người dân trong nước và ông tin rằng Việt Nam có khả năng để tự xây dựng công trình này.

"Không đòi hỏi kỹ thuật cao thì chúng ta phải tự làm lấy, bởi vì nó là một công trình tạo ra rất nhiều công ăn việc làm. Nếu chúng ta trao cho công ty nước ngoài, có thể trong tính toán ngắn hạn được lợi vài trăm triệu USD hay tối đa lên đến 1 tỷ USD, nhưng chúng ta không ý thức được chúng ta đang mất rất nhiều số lượng công ăn việc làm trải đều trên cả nước, mang lại được số tiền lớn hơn những lợi ích ngắn hạn mà chúng ta có thể được".

Nhà hoạt động dân chủ Trần Bang, vốn là một kỹ sư xây dựng cầu đường tại Sài Gòn cũng cho RFA biết các chuyên gia nước ngoài công nhận kỹ sư và công nhân Việt Nam bây giờ giỏi và có đủ khả năng làm được những công trình như thế. Kỹ sư Trần Bang dẫn chứng một dự án mà ông có tham gia :

"Ví dụ như đại lộ Đông Tây chẳng hạn, nhà thầu Nhật chỉ đưa vài người qua quản lý thôi còn lại kỹ sư, công nhân và ngay cả máy mọc họ cũng lấy của Việt Nam luôn. Tôi cũng là thầu cung cấp cho dự án đó. Người Việt Nam mua máy về rồi cho người Nhật thuê, người Việt tổ chức huấn luyện thợ rồi cho Nhật thuê nhân công. Họ đánh giá đủ tiêu chuẩn là họ nhận như mua bán lao động với công ty cung ứng lao động của Việt Nam. Nói chung kỹ sư và nhân công Việt Nam đủ khả năng làm".

Để thực hiện dự án với số vốn lên đến gần 60 tỷ đô la, Bộ Giao thông và vận tải đã đề xuất 3 phương án huy động vốn, trong đó bao gồm tiết kiệm ngân sách, kêu gọi vốn tư nhân và vay vốn viện trợ ODA.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 15/04/2019

Published in Diễn đàn

Bộ Công thương, vào những ngày đầu tháng 4 cho biết hai nhà máy sản xuất alumin Tân Rai, ở Lâm Đồng và Nhân Cơ, ở Đắk Nông bắt đầu mang lại hiệu quả kinh tế nên sẽ đề nghị với Chính phủ và Quốc hội tăng công suất của hai nhà máy này và mở rộng đầu tư khai thác bauxite, ngành công nghiệp nhôm ở Tây Nguyên.

alu1

Nhà máy Alumin Tân Rai xảy ra sự cố vỡ đê quai hồ chứa thải quặng bauxite hồi tháng 10 năm 2014. Courtesy : Ảnh chụp màn hình nld.com.vn

Giới chuyên gia nói gì liên quan thông tin vừa nêu ?

Dự án bị phản đối

Dự án Bauxite Tây Nguyên từ năm 2001 được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ IX và vào tháng 11/2007 được người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt.

Ngay từ đầu, dự án Bauxite Tây Nguyên đã gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ từ giới chuyên gia khoa học lẫn kinh tế cùng nhiều nhân sĩ trí thức cũng như các quan chức cấp cao, Đại biểu quốc hội và cả người dân bản địa vì cho rằng không có lợi cho quốc gia về nhiều mặt, nhất là sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho môi trường của Việt Nam. Chúng tôi trích dẫn lại ý kiến phản biện của Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, một trong rất nhiều ý kiến mà Đài RFA ghi nhận 10 năm về trước :

"Nếu tiếp tục cho phát triển các dự án bauxite như cách làm hiện nay, về lâu dài cái giá phải trả của Việt Nam là không phát triển được cây công nghiệp trên vùng Tây Nguyên do thiếu nước ngọt, thổ nhưỡng đất bazan thay đổi và có nguy cơ làm mất và ô nhiễm nguồn nước ngọt để phát triển kinh tế cho các tỉnh vùng hạ lưu như Đồng Nai, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh".

Mặc dù vậy, Chính phủ Hà Nội vẫn cương quyết tiến hành vì ‘là chính sách lớn của Việt Nam", qua lời tuyên bố của ông Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng hồi năm 2009.

Thu lãi ngoài dự định

Dự án Bauxit Tây Nguyên được triển khai thí điểm với hai nhà máy sản xuất, bao gồm Nhà máy Alumin Tân Rai, ở Lâm Đồng với tổng mức đầu tư hơn 15 ngàn tỷ đồng và có công suất thiết kế 650 ngàn tấn alumin/năm cùng với Nhà máy Alumin Nhân Cơ, ở Đắk Nông với mức đầu tư gần 17 ngàn tỷ đồng nhưng có công suất thiết kế tương đương với nhà máy còn lại. Tổng mức đầu tư cho các dự án này đến năm 2029 lên đến tối đa 250 ngàn tỷ đồng và hai nhà máy này được tính toán sẽ nộp ngân sách bình quân tầm 850 tỷ đồng và tạo công ăn việc làm cho khoảng 3000 lao động.

Theo kế hoạch, Nhà máy Alumin Tân Rai sẽ có doanh thu 3 năm đầu bị lỗ và thời gian hoàn vốn là 12 năm. Còn Nhà máy Alumin Nhân Cơ sẽ bị lỗ trong 5 năm đầu hoạt động và mất 13 năm để hoàn vốn.

Sau một thập niên xây dựng và hoạt động, tại buổi trả lời chất vấn của Đại biểu quốc hội vào sáng ngày 31/10/18, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết hai nhà máy Alumin Tân Rai và Alumin Nhân Cơ sản xuất sản phẩm alumin đầu tiên vào năm 2016 và giữa năm 2017 đã vận hành thương mại. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết thêm sản phẩm sản xuất được bao nhiêu là bán bấy nhiêu, không đủ cho nhu cầu thị trường và theo kế hoạch trong năm 2018, hai nhà máy này đạt sản lượng 580 ngàn tấm alumin, còn trong năm 2019 sẽ đạt công suất thiết kế tối đa là 650 ngàn tấn alumin.

Thị trường nước ngoài tiêu thụ alumin/hydrat của Việt Nam gồm có các quốc gia ở Trung Đông, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan…

Trong những ngày đầu tháng 4 năm 2019, Tập đoàn Than Khoán sản Việt Nam (TKV), đơn vị phụ trách hai nhà máy Alumin Tân Rai và Nhân Cơ báo cáo với Bộ Công thương rằng bắt đầu thu lợi nhuận. Cụ thể, Nhà máy Alumin Tân Rai có lãi từ năm 2017, sau 3 năm lỗ đúng theo kế hoạch và riêng trong năm 2018 đã đạt lợi nhuận trên 1.700 tỷ đồng. Còn Nhà máy Nhân Cơ, trong năm ngoái sản xuất gần 103% kế hoạch năm, tương đương 655 ngàn tấn alumin, doanh thu đạt trên 6.400 tỷ đồng ; đặc biệt có lãi ngay năm đầu tiên mà không bị lỗ như dự kiến trong 5 năm đầu hoạt động.

Tuyền thông trong nước dẫn lời của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh rằng Bộ Công thương đang khẩn trương hoàn thành báo cáo để trình Chính phủ và Quốc hội với đề xuất nâng công suất cho hai nhà máy và mở rộng đầu tư khai thác bauxite ở Tây Nguyên.

alu2

Nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Đắk Nông bị xảy ra sự cố tràn hóa chất vào cuối tháng 7/2016. Courtesy : Ảnh chụp màn hình nld.com.vn

Sẽ mở rộng đầu tư ?

Đài RFA nêu vấn đề với giới chuyên gia liệu rằng đề xuất này của Bộ Công thương sẽ khả thi hay không, Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ-Môi trường (Environmental Technology Centre-ENTCE) cho rằng việc mở rộng đầu tư là hợp lý vì giá thành alumin trên thế giới đang có xu hướng tăng cao và việc sản xuất ở Việt Nam đang thu lãi, đồng thời hai nhà máy vận hành cũng bảo đảm về điều kiện an toàn. Tiến sĩ Phùng Chí Sỹ cho biết :

"Các chuyên gia xưa kia có ý kiến chủ yếu sợ về môi trường bị tàn phá, bị gây ô nhiễm. Thế nhưng trong thực tế thời gian qua, kể từ khi các nhà máy hoạt động thì bảo vệ môi trường được. Các chuyên gia, trong đó có tôi, qua vài đợt đi xem và đánh giá thì thấy họ sản xuất tốt và bảo vệ môi trường cũng tốt. Nguy cơ gây sự cố thì cũng không lớn lắm đâu. Nỗi lo sợ vỡ hồ bùn đỏ… thì thật ra khả năng vỡ ít lắm vì hồ được làm chắc chắn. Cho nên khả năng mở rộng công suất thì tôi nghĩ sẽ không có vấn đề gì".

Trong khi đó, từ Na-Uy, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ phân tích với RFA rằng số liệu mà Tập đoàn TKV báo cáo có lãi là con số không chính xác. Qua ứng dụng messenger, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ ghi rõ :

"Thông tin chỉ nói về con số mức lãi của nhà máy Tân Rai mà không nói về mức lãi của nhà máy Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ, sau 3 năm lỗ cho ra mức lời 1.700 tỷ năm đầu tiên, theo như tường thuật của báo giới, thì thực ra không có lời nếu tính thêm các chi phí khác. Thứ nhất, mức lời 1.700 tỷ đồng cho trên 15.000 tỷ đồng chỉ tương đương mức lợi nhuận 11% mỗi năm. Số tiền này xấp xỉ mức lãi suất trả tiền vay hàng năm. Thứ hai, mức lợi nhuận này còn phải tính đến giá trị của các quặng nhôm, chi phí phát sinh xử lý môi trường, chi phí hạ tầng, chi phí đền bù cho người dân... Và nếu tính đủ thêm các chi phí này vào dự án thì thực ra là lỗ chứ không có lời".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một trong hơn 10 vị nhân sĩ trí thức hồi năm 2010 viết thư gửi lên Bộ Chính trị và Nhà nước Việt Nam khẩn thiết yêu cầu tạm hủy dự án bauxite Tây Nguyên để tổ chức nghiên cứu lại một cách nghiêm túc và khoa học, lên tiếng với Đài Á Châu Tự Do rằng con số báo cáo đạt lợi nhuận của Tập đoàn TKV rất đáng ngờ vực vì ông cho rằng có thể vì mục đích chính trị ẩn phía sau. Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhấn mạnh :

"Trong hai năm tới, sắp sửa Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra thì tôi nghĩ rằng những người điều hành đất nước sẽ rất muốn chạy theo số lượng để được những số liệu rất đẹp, bởi vì số liệu đẹp thì nó sẽ củng cố vị thế của người này người kia. Tôi nghĩ rằng ông Thủ tướng nên rất cần xóa đi những sự ngờ vực có thể có này bằng cách cho Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) hay chính những nhà máy đấy phải công bố chi tiết các thông tin ra, là đầu tư bao nhiêu, vay bao nhiêu, chi phí như thế nào, bán ra sao… Nếu có những dữ liệu đấy thì trong nửa tiếng đồng hồ mà một người không hiểu biết gì lắm như tôi cũng có thể tính toán ra một cách tương đối chính xác thực hư như thế nào".

Một trong những nguyên nhân chính mà giới nhân sĩ trí thức kêu gọi Nhà nước Việt Nam cần cân nhắc thận trọng là phải so sánh giữa hiệu quả kinh tế với hậu quả môi trường mà dự án này mang lại lâu dài cho quốc gia. Giới chuyên gia từng cảnh báo tác hại khôn lường qua sự cố vỡ hồ bùn đỏ ở Nhà máy Ajka Timfoldgyar, Hungary hồi đầu tháng 10 năm 2010, được Chính phủ nước này cho là thảm họa hóa chất thảm khốc nhất trong lịch sử của Hungary.

Qua một thập niên vận hành tại vùng Tây Nguyên Việt Nam, truyền thông trong nước loan tin Nhà máy Alumin Tân Rai xảy ra sự cố vỡ đê quai hồ chứa thải quặng bauxite hồi tháng 10 năm 2014, khiến nhiều khu vực bị ảnh hưởng và mãi hai năm vẫn còn bỏ hoang vì chưa khắc phục hết ô nhiễm. Bên cạnh đó, Công ty Nhôm Lâm Đồng, trong báo cáo tháng 3 năm 2016, cho biết nguồn nước quanh hồ bùn đỏ bauxite Tân Rai, ở huyện Bảo Lâm bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng nguồn nước sinh hoạt của hàng trăm hộ dân địa phương và họ phải bỏ tiền hàng triệu đồng để mua máy lọc nước về sử dụng. Cũng trong năm 2016, vào cuối tháng 7, Nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Đắk Nông bị xảy ra sự cố tràn hóa chất, dẫn đến cá chết và người dân bị bệnh ngoài da khi tiếp xúc với nước ở suối Đắk Dao.

Hồi đầu tháng 3 năm 2018, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường công bố một báo cáo đánh giá hiệu quả thí điểm dự án bauxite tại hai nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ, trong đó ghi nhận dự án Tân Rai xảy ra 3 lần sự cố và dự án Nhân Cơ xảy ra 4 lần sự cố với nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật, thiết bị xuống cấp nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường phức tạp.

Bộ Tài Nguyên-Môi Trường trong báo cáo vừa nêu còn cảnh báo nhà đầu tư là Tập đoàn TKV phải lưu ý chất lượng thiết bị do nhà thầu Trung Quốc cung cấp.

Mới đây nhất, một cư dân ở Lâm Đồng, tu sĩ Thích Ngộ Chánh nói với RFA tình trạng rừng bị tàn phá kể từ khi Nhà máy Alumin Tân Rai được xây dựng :

"Trên đường đi vô khu vực bauxite ở Bảo Lâm, Lâm Đồng thì cái mảng rừng trong đó bị phá rất nhiều. Có một đợt đi qua đó thấy tình trạng phá rừng rất là khủng khiếp".

Ngoài ra, Nhà văn Nguyên Ngọc, người đã nhiều năm gắn bó với vùng đất Tây Nguyên, cũng từng bày tỏ lo ngại về văn hóa Tây Nguyên bị xáo trộn do dự án :

"Tôi lo lắng về mặt văn hóa xã hội ở Tây Nguyên. Đây là một vùng văn hóa rất đặc sắc và độc đáo. Tây Nguyên trước hết là rừng. Văn hóa Tây Nguyên có thể nói là văn hóa rừng, là tinh hoa của sự gắn bó của con người với tự nhiên. Một xã hội, một dân tộc mà văn hóa bị tan đi, thì xã hội không thể ổn định, và thậm chí các dân tộc không thể tồn tại".

10 năm sau khi triển khai dự án bauxite Tây Nguyên và trước đề xuất cần mở rộng dự án này của Bộ Công thương, một lần nữa giới chuyên gia cũng khẳng định Chính phủ và Quốc hội cần phải tính toán kỹ lưỡng và sáng suốt để đưa ra quyết định thật đúng đắn trong thời đại công nghiệp 4.0.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng không thể tiếp tục những dự án hủy hoại môi trường của Việt Nam :

"Tôi chỉ nhắc lại những tính toán của các chuyên gia từ 10 năm về trước, nếu tính đến những chi phí về môi trường ; có nghĩa là phải tính đến 50 năm, 100 năm nữa thì sẽ thế nào mà lúc đó mình sẽ chiết khấu về chi phí của ngày hôm nay. Rất đáng tiếc là những khoản đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và nhất là của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã hủy hoại và sẽ còn hủy hoại môi trường của Việt Nam một cách khủng khiếp và tôi nghĩ rằng khi tính đến những tác động về môi trường có thể ảnh hưởng đến đời con, đời cháu chúng ta thì những dự án kiểu khai thác tài nguyên như thế là phải chấm dứt".

Còn tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ kêu gọi Việt Nam thay vì đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp nặng ảnh hưởng mạnh đến môi trường thì nên dành số tiền đó đầu tư vào những dự án của các ngành công nghiệp thông minh, cần nhiều chất xám hiện nay, nếu muốn nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 08/04/2019

Published in Diễn đàn

Truyền thông trong nước đăng tải thông tin về phiên tòa phúc thẩm đối với 5 thành viên của Liên Minh Dân Tộc Việt Nam, và được giới hoạt động cho rằng thiếu trung thực, dẫn đến những tác hại sâu xa trong việc định hướng dư luận.

toa1

5 nhà hoạt động của Liên minh dân tộc Việt Nam tự quyết Courtesy : TTXVN, RFA edit

Tường thuật thiếu sót

Lượt qua trang fanpage của các tờ báo chính thống, liên quan thông tin tòa án Nhân dân Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử nhóm 5 người với cáo buộc tội "hoạt động lật đổ chính quyền", diễn ra vào ngày 18 tháng 3, nhiều độc giả có ý kiến phê phán nặng nề đối với 5 bị cáo, kêu gọi tòa án, phải trừng trị thích đáng vì đất nước đang yên bình thì tại sao lại có dã tâm ảo tưởng phá hoại ?

Điển hình, Báo mạng VnExpress, tường thuật phiên tòa với nội dung tóm tắt của bản cáo trạng, đánh giá của Hội đồng xét xử cho là hành vi của nhóm 5 người gồm Lưu Văn Vịnh (52 tuổi), Nguyễn Quốc Hoàn (42 tuổi), Nguyễn Văn Đức Độ (44 tuổi) cùng 2 đồng phạm khác là đặc biệt nguy hiểm, đe dọa an ninh quốc gia…nên cần xử nghiêm.

VnExpress cho biết sau phiên sơ thẩm, diễn ra vào tháng 10 năm 2018, bị cáo Vịnh và 3 đồng phạm kêu oan, một người xin giảm nhẹ hình phạt. Tuy nhiên, Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong phiên tòa phúc thẩm bác đơn kháng cáo kêu oan và tuyên y án sơ thẩm ; 15 năm tù đối với Lưu Văn Vịnh, 13 năm tù đối với Nguyễn Quốc Hoàn, 8-11 năm tù đối với Nguyễn Văn Đức Độ và 2 đồng phạm khác. Các bị cáo phải chấp hành thêm 3 năm quản thúc tại gia sau khi mãn án tù.

Trong bản tin tường thuật phiên tòa phúc thẩm diễn ra vào ngày 18 tháng 3, VnExpress dẫn lời nói của bị cáo Lưu Văn Vịnh rằng không thừa nhận thành lập tổ chức "Liên Minh Dân Tộc Việt Nam", không trực tiếp lật đổ ai, bàn luận chơi với một số người.

Độc giả Minh Nt viết trên trang fanpage của VnExpress là "Chỉ bàn luận chơi hả. Bây giờ bóc lịch chơi 13 năm nhé. Còn nếu bóc thật phải 30 năm mới đúng". Hay độc giả Van Tru Pham nêu quan điểm cá nhân rằng "Hãy xử nặng để lấy đó mà làm gương". Một thính giả ở Sài Gòn, là người thường xuyên theo dõi tin tức trên báo đài, nói với RFA ý kiến của mình sau khi đọc thông tin về phiên tòa :

"Mình không phải luật sư. Mình cũng không biết luật như thế nào. Nhưng mà dẫn chứng như xem thông tin trên các video clip và ngồi uống cà phê tán gẫu với nhau, rồi tự phong chức tước cho nhau…Việc này giống như một chuyện phiếm, chứ đâu có gì đến mức để gọi là ‘đe dọa an ninh quốc gia’ dữ dội. Mức án từ 8 đến 11 năm tù, hay 15 năm tù đối với người cầm đầu thì thấy nặng nề quá. Có những tội danh mà chống phá trước mắt rõ ràng như mượn chức tước để lủng đoạn, vụ đánh bài qua mạng, bắt tay với thương buôn…nói chung lên báo hàng loạt ; hay như tin mới nhất, nóng nhất là cưỡng hôn trong thang máy, phạt 200 ngàn đồng. Phạt vậy thì phạt làm gì ? Luật bây giờ không biết sao nói đây ? Không biết thế nào là đúng, thế nào là sai nữa ?"

Còn một nửa sự thật

Trong khi đó, tiếng nói của thân nhân gia đình 5 bị cáo không được tiếp xúc với truyền thông quốc nội. Anh Nguyễn Văn Đức Ấn, vào tối ngày 19 tháng 3 kể lại với RFA rằng vào khi tòa thông báo tạm hoãn xử phúc thẩm, dự kiến diễn ra hồi hạ tuần tháng 1 năm 2019, có cho biết phiên tòa sẽ mở công khai. Sau khi luật sư bào chữa cho hay phiên tòa phúc thẩm sẽ mở vào ngày 18 tháng 3, gia đình của anh Nguyễn Văn Đức Độ đã làm đầy đủ thủ tục tham dự phiên tòa, nhưng :

"Hôm qua xử phúc thẩm, tôi và người em trai là Nguyễn Đức Hải cùng với người nhà của Từ Công Nghĩa đi vào và người ta đưa thẻ cho mình đi vào tham dự phiên tòa. Chúng tôi vào tòa qua sự kiểm soát của công an. Khi vào bên trong thì gia đình cũng được gặp Độ, gặp được tất cả 5 người trong đó. Nhưng khi đến khi tòa chuẩn bị xử thì lại ép không cho chúng tôi ngồi lại tham dự phiên tòa. Sau một lúc đôi co, có một viên công an nói rằng chỉ một mình bà Thập (vợ của ông Lưu Văn Vịnh) được vào thôi, còn tất cả mọi người không được vào. Chúng tôi cũng lên tiếng đòi hỏi sự công bằng, nhưng bên công an yêu cầu chúng tôi phải đi ra ngoài, còn ở đây không giữ trật tự thì sẽ trục xuất chúng tôi ra khỏi tòa, và yêu cầu chúng tôi nếu tham dự thì vào phòng xem qua màn hình. Nhưng chúng tôi chỉ xem được hình mà không nghe thấy tiếng, chỉ nghe âm thanh rẹt…rẹt, mà không thể nghe được tiếng nói của những người tham dự trong phiên tòa nói gì cả".

toa2

Nhà báo Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày tại phiên sơ thẩm hôm 24/9/2012. Courtesy : Ảnh chụp màn hình VTV1

Trên trang Facebook cá nhân của Luật sư Đặng Đình Mạnh, một luật sư tham gia bào chữa cho nhóm 5 thành viên Liên Minh Dân Tộc Việt Nam, tường thuật chi tiết vụ việc cũng như diễn tiến của phiên tòa phúc thẩm, diễn ra trong ngày 18 tháng 3. Trong đó, Luật sư Đặng Đình Mạnh ghi rõ cả năm bị cáo đều xác định giữ nguyên yêu cầu kháng cáo kêu oan, khẳng định không phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ luật hình sự 1999. Luật sư Đặng Đình Mạnh còn ghi lại chi tiết lời nói của các bị cáo tại tòa, khi được nói lời sau cùng :

- Ông Lưu Văn Vịnh : Tôi không có tội. Chính cộng sản mới có tội, rồi sẽ có lúc các người sẽ phải trả lời về tội lỗi của các người trước nhân dân.

- Ông Nguyễn Quốc Hoàn : Tôi không có tội. 

- Ông Nguyễn Văn Đức Độ : Tôi là nạn nhân của sự lưu manh của cơ quan điều tra. 

- Ông Từ Công Nghĩa : Yêu cầu chính quyền cộng sản trả tự do cho chúng tôi. Chúng tôi vô tội".

Luật sư Đặng Đình Mạnh tường thuật chi tiết bất ngờ làm náo loạn tại phiên tòa phúc thẩm là sau khi nghe phần nhận định của tòa rằng không có cơ sở chấp nhận đơn kháng cáo kêu oan, các bị cáo đều vung đôi tay đang bị còng thét lớn "Đả đảo phiên tòa", "Đả đảo phiên tòa bất công", "Đả đảo Cộng sản", át cả tiếng chủ tọa phiên tòa đang tuyên đọc bản án.

Vai trò của truyền thông nhà nước

Đài RFA ghi nhận các phiên tòa xét xử những người bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa, những người lên tiếng bảo vệ môi trường…tại Việt Nam thông thường diễn ra một cách chóng vánh và kết thúc với các bản án được định sẵn, mà không ít luật sư trong nước cho là "vô pháp" trong khi truyền thông nhà nước có khi đưa tin, có khi không. Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do về vai trò của các cơ quan truyền thông chính thống trong việc đưa tin tức những phiên tòa như thế này, cựu tù chính trị Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải cho biết có hai lý do :

"Lý do thứ nhất là viết theo chỉ đạo. Họ lượt bỏ đi những chi tiết không có lợi cho chính quyền trong các phiên tòa đó và họ cũng cố tình vu cáo vào những người hoạt động bất đồng chính kiến. Họ buộc phải làm như vậy. Còn một nguyên nhân thứ hai nữa là họ không được theo dõi toàn bộ phiên tòa. Ví dụ như các phiên tòa xử Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Trong phiên tòa sơ thẩm, sau khi khai mạc phiên tòa thì các báo có đủ mặt. Nhưng khi phiên tòa diễn ra thì một số báo chí phải đi ra ngoài, chỉ còn có báo của Thông Tấn Xã Việt Nam và của An Ninh thôi. Đặc biệt trong phiên phúc thẩm, sau phần thủ tục của phiên tòa thì còn đủ các báo và xong phần thủ tục thì các báo đi ra hết, ngoại trừ chỉ còn lại Báo An Ninh".

Nhà báo Nguyễn Văn Hải nói với RFA vào giờ chót trước khi phiên phúc thẩm diễn ra, ông báo với luật sư bào chữa rằng các trang miền trên blogspot mà tòa dùng để cáo buộc tội ông là hoàn toàn không đúng, và tại phiên tòa phúc thẩm, diễn ra hồi ngày 28 tháng 12 năm 2012 :

"Cả luật sư bào chữa lẫn những lời bào chữa của mình đều không đưa vào bản án và họ đều không nghe. Án bỏ túi mà. Họ lấy trong túi ra đọc thôi. Vụ án đó đặc biệt, nếu mà để báo chí theo dõi thì không thể nào bịt được. Cho nên sau khi làm xong phần thủ tục thì họ đuổi hết báo chí ra ngoài, chỉ còn lại truyền hình của An Ninh thôi".

Một số độc giả theo dõi thông tin phiên tòa phúc thẩm 5 thành viên Liên Minh Dân Tộc Việt Nam trên báo chí nhà nước mà Đài RFA tiếp xúc được, nói rằng sau nghe nghe chúng tôi tường thuật toàn bộ nội dung diễn tiến của phiên tòa, họ mong muốn các cơ quan báo đài tại Việt Nam cần phải đưa tin trung thực và nếu không thì người dân sẽ tẩy chay, vì "một nửa sự thật không phải là sự thật".

Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận giới quan sát tình hình Việt Nam lên tiếng chỉ trích hệ thống công quyền của Hà Nội vi phạm nhân quyền qua các phiên tòa đối với công dân là những người bất đồng chính kiến.

Và mới nhất qua phiên tòa phúc thẩm nhóm 5 thành viên của Liên Minh Dân Tộc Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định chia sẻ trên Facebook rằng "Một vụ án được chính chế độ gọi là ‘đặc biệt nghiêm trọng’ với mức án nặng nề cho các bị cáo, mà Tòa án cấp cao chỉ xử qua loa trong buổi sáng rồi tuyên y án, theo chỉ đạo của ngành an ninh. Ở đâu trên thế giới này thân phận con người và công lý rẻ rúng như vậy ?".

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 19/03/2019

Published in Diễn đàn

Chết bất minh trong đồn công an xảy ra ngay sau khi Việt Nam chối bỏ vấn nạn này trước Liên Hiệp Quốc

Truyền thông trong nước vào ngày 14 tháng 3 loan tin có thêm 1 trường hợp người dân bị chết bất thường trong đồn công an. Tuy nhiên chỉ hai hôm trước đó trong phúc trình tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Công ước Quốc tế Các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) lần thứ ba, phái đoàn Việt Nam phủ nhận hoàn toàn vấn nạn đó.

chet1

Ông Nguyễn Hữu Tấn bị tử vong tại đồn công an ngày 03/05/17 và Công an tỉnh Vĩnh Long thông báo ông Tấn chết do dùng dao rọc giấy để tự sát. Courtesy : baovinhlong.com.vn

Thêm một trường hợp ở Nghệ An

Trường hợp mới nhất là ông Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1977, sau 5 ngày bị bắt giữ ở đồn Công an huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An từ ngày 8 tháng 3, đã được đưa đến bệnh viện huyện, sau đó chuyển sang bệnh viện tỉnh và Bệnh viện Việt Đức, ở Hà Nội. Đến ngày 14 tháng 3, ông Tuấn tử vong.

Truyền thông quốc nội cho biết ông Nguyễn Văn Tuấn bị công an bắt giữ cùng với một nhóm người do liên đến hành vi đánh bạc. Vào sáng ngày 13 tháng 3, công an huyện Nam Đàn gọi điện thoại cho gia đình của ông Tuấn, yêu cầu đến trụ sở công an chở ông Tuấn đi khám bệnh vì có dấu hiệu ngủ nhiều, đánh thức không dậy. Tuy nhiên, khi gia đình đến nơi thì được thông báo rằng ông Tuấn đã được đưa đi bệnh viện. Bác sĩ cho gia đình biết trường hợp của ông Tuấn có thể không qua khỏi, do bị tụ máu dưới màng cứng não. Đến 5 giờ 35 sáng ngày 14 tháng 3, ông Tuấn mất tại nhà sau khi được đưa về từ bệnh viện. Thi thể ông Nguyễn Văn Tuấn trong cùng ngày được đưa vào nhà xác Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh Nghệ An để cơ quan chức năng tiến hành xét nghiệm tử thi.

Bà Nguyễn Thi Ái, một người dân địa phương kể lại với RFA những gì bà nghe thấy được :

"Hôm qua tôi nghe tin và đã đi đến nhà xác, nhưng không được cho vào. Tôi thấy có nhiều người nhà (của nạn nhân), họ khóc lóc, bảo là trên người (nạn nhân) có vết bầm, trên mặt bị tụ máu…và bệnh viện nói là bị tụ máu đông. Họ khóc và họ có xô xát với công an. Dân ở ngoài cũng ức chế, họ lấy gạch đá ném vào công an. Công an điều cơ động đến dẹp loạn. Tôi đứng nhìn, thấy tủi thân và khóc rồi tôi đi về".

Truyền thông trong nước cũng loan tin lực lượng công an, Cảnh sát 113 đã có mặt tại hiện trường để ổn định tình hình an ninh trật tự. Công an tỉnh Nghệ An nói với báo giới rằng cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ về nguyên nhân gây ra cái chết đối với nạn nhân Nguyễn Văn Tuấn, nên không thể cung cấp thông tin chi tiết.

Thông tin mới nhất được Báo mạng Lao Động loan đi vào ngày 15 tháng 3, dẫn lời của thân nhân nạn nhân Nguyễn Văn Tuấn cho biết trích từ phần tóm tắt trong bệnh án tại thời điểm chuyển viện mà họ được bệnh viện cung cấp ; chúng tôi xin được trích nguyên văn :

"Theo lời cán bộ Công an, bệnh nhân đang ở phòng tạm giam, cả tối qua tự đập đầu, người vào tường, đến khoảng 11h30 được phát hiện trong tình trạng hôn mê, sau đó được đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Đàn cấp cứu".

Trong cùng ngày 13 tháng 3, thời điểm công dân Việt Nam là ông Nguyễn Văn Tuấn, ở Nam Đàn, Nghệ An được chuyển từ đồn công an địa phương đến bệnh viện cấp cứu thì tại Hoa Kỳ, Bộ Ngoại Mỹ công bố Phúc trình Thực thi Nhân quyền Thế giới năm 2018. Trong đó, phần báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam, Bộ Ngoại Giao Mỹ ghi nhận tính đến cuối tháng 11 năm 2018, có ít nhất 11 nạn nhân bị chết trong đồn công an, mà phía chính quyền chỉ cung cấp rất ít thông tin về việc điều tra liên quan những cái chết đầy khuất tất đó ; thậm chí gia đình các nạn nhân còn bị sách nhiễu và hăm dọa khi yêu cầu chính quyền trả lời cho những thắc mắc của họ về cái chết của người thân.

Chính phủ Việt Nam phản đối

chet2

Ông Nguyễn Khánh Ngọc (bên trái), trưởng đoàn Việt Nam tại phiên điều trần trước UN hôm 11/3/2019 Courtesy of UN

Bà Nguyễn Thị Ái, vào ngày 14 tháng 3 đi đến nhà xác Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An để tận mắt theo dõi vụ việc nạn nhân Nguyễn Văn Tuấn bị chết khuất tất trong thời gian bị tạm giữ ở đồn công an, không phải vì tò mò hay hiếu kỳ mà bà Ái là mẹ của anh Phạm Ngọc Nhung, cũng là một nạn nhân bị chết trong đồn công an hồi tháng 1 năm 2017.

Anh Phạm Ngọc Nhung bị bắt giữ tại đồn Công an phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh vào sáng ngày 15/01/17, do bị tình nghi về tội đánh nhau với người khác. Đến sáng hôm sau, anh Nhung bị nôn mửa, tiểu ra quần và ngất xỉu. Người bị bắt giữ cùng vụ việc, tên Lâm, đập cửa phòng giam kêu cứu và anh Nhung được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn. Sau đó, anh Nhung được chuyển qua Bệnh viện 115 và tử vong lúc 22 giờ 50 phút, tối 16/01/17.

Vào khi anh Nhung bị công an bắt giữ, anh Nhung là nhân viên kỹ thuật của trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Sau 3 ngày mất liên lạc với anh Nhung, bạn bè và đồng nghiệp đến trình công an và được thông báo rằng anh Nhung đã chết do té ngã và bị chấn thương sọ não.

Mẹ của anh Nhung thắc mắc về nguyên nhân cái chết của con trai sau khi được nghe công an đọc kết quả xét nghiệm tử thi.

Một tháng sau biến cố đứa con duy nhất bị chết oan khuất, bà Nguyễn Thị Ái nói RFA rằng bà mang đơn từ đến rất nhiều cơ quan chức năng có thẩm quyền, cầu cứu xem xét trường hợp tử vong của nạn nhân Phạm Ngọc Nhung ; thế nhưng không một cơ quan nào thụ lý đơn giải quyết. Bà Ái chỉ nhận được một thông tin vỏn vẹn là Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh (PC 44) điều tra vụ việc liên quan cái chết của con trai bà.

Vào tối ngày 15 tháng 3, bà Nguyễn Thị Ái cho Đài Á Châu Tự Do biết bà đã làm thủ tục nhận xác con trai vào hạ tuần tháng 2 năm 2018, trước sự cam kết của các nhân viên điều tra PC 44 :

"Ông Phiệt cam kết với tôi rằng vụ án này là vụ án hình sự giết người, sẽ điều tra, sẽ xét xử. Họ cam kết với tôi như vậy mà bây giờ họ lại lật lọng".

Bà Ái trần tình rằng bà nói công an "lật lọng" là vì suốt thời gian qua bà thỉnh thoảng liên lạc với ông Phiệt, nhân viên của PC 44 để cập nhật diễn tiến vụ việc điều tra và được ông lập đi lập lại rằng "khi nào có kết quả sẽ thông báo" và sau khi ông Phiệt ký giấy cam kết thì ông đã không bắt máy điện thoại khi bà gọi đến.

Trường hợp anh Phạm Ngọc Nhung chỉ là một trong hơn cả chục nạn nhân khác bị chết khuất tất trong đồn công an.

Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS là tổ chức vận động cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam, đã đệ trình các trường hợp công dân bị chết khuất tuất trong đồn công an ở Việt Nam lên Quốc hội Hoa Kỳ và những cơ quan chịu trách nhiệm về chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc. Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch của BPSOS thuật lại với RFA rằng phái đoàn Việt Nam không thể trả lời những câu hỏi ở phiên phúc trình tại khóa họp lần thứ 125 của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Công ước Quốc tế các Quyền dân sự và chính trị (ICCPR) lần thứ ba, diễn ra trong hai ngày ngày 11 và 12 tháng 3, ở Geneve, Thụy Sĩ.

"Sau khi Việt Nam phủ nhận hết, nói rằng những người chết (trong đồn công an) là do họ trầm cảm, họ ăn năn hối hận về những lỗi lầm của họ, chết vì bệnh hoạn…Bên Ủy ban Kiểm điểm, có một số thành viên đã nêu ra đích xác những trường hợp cụ thể như trường hợp tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là Nguyễn Hữu Tấn và họ hỏi những câu hỏi bao gồm đã điều tra như thế nào, ai là bộ phận điều tra, kết quả ra làm sao, có giảo nghiệm tử thi độc lập hay không và thân nhân phản đối lại bị đàn áp hăm dọa…Họ nêu ra rất rõ. Thế nhưng, phía Việt Nam hoàn toàn không trả lời gì hết, im luôn".

Trong Bản Phúc trình Thực thi Nhân quyền Thế giới năm 2018 của Hoa Kỳ vừa công bố hôm 13 tháng 3, Bộ Ngoại Giao Mỹ cáo buộc Việt Nam duy trì chế độ "công an trị" để điều hành quốc gia. Vào ngày 15 tháng 3, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng cho rằng Bản phúc trình của phía Mỹ liên quan tình hình nhân quyền Việt Nam "vẫn chứa đựng một số nhận định thiếu khách quan".

Trong khi đó, một số thân nhân của các nạn nhân bị chết bất minh trong đồn công an, như bà Nguyễn Thị Ái thì kêu gọi cộng đồng trong và ngoài nước, các chính phủ nước ngoài và các tổ chức nhân quyền thế giới giúp đỡ vì lời kêu oan của họ được chính quyền các cấp tại Việt Nam đáp lại chỉ bằng sự im lặng.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 15/03/2019

*********************

Người dân ở Nghệ An chết trong đồn công an (RFA, 15/03/2019)

Một người dân ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An bị thiệt mạng sau 5 ngày bị bắt giữ ở đồn công an.

chet3

Gia đình của ông Nguyễn Văn Tuấn đến đồn công an để hỏi về nguyên nhân cái chết của thân nhân. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vtc.vn

Truyền thông trong nước, vào ngày 14 tháng 3 cho biết nạn nhân là ông Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1977, bị công an huyện Nam Đàn bắt cùng với một nhóm người và được đưa về tạm giữ trong đồn công an vào ngày 8 tháng 3, để điều tra do liên can đến hành vi đánh bạc.

Đến sáng ngày 13 tháng 3, công an huyện Nam Đàn gọi điện thoại cho gia đình của ông Tuấn, yêu cầu đến trụ sở công an chở ông Tuấn đi khám bệnh vì có dấu hiệu ngủ nhiều, đánh thức không dậy. Tuy nhiên, khi gia đình đến nơi thì được thông báo rằng ông Tuấn đã được đưa đi bệnh viện ở huyện và sau đó được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An. Đến 10 giờ tối cùng ngày, ông Tuấn tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện Việt Đức, ở Hà Nội và bác sĩ cho biết trường hợp của ông Tuấn có thể không qua khỏi do bị tụ máu dưới màng cứng não. Đến 5 giờ 35 sáng ngày 14 tháng 3, ông Tuấn mất tại nhà sau khi được đưa về từ bệnh viện.

Báo giới dẫn nguồn từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết cơ quan chức năng đã tiến hành xét nghiệm tử thi trong cùng ngày 14 tháng 3 và đang tiếp tục làm rõ về nguyên nhân gây ra cái chết đối với nạn nhân Nguyễn Văn Tuấn, nên không thể cung cấp thông tin chi tiết.

Đây là trường hợp mới nhất được truyền thông nhà nước loan tải liên quan tình trạng người dân bị chết bất thường ở đồn công an.

Bản Phúc trình Thực thi Nhân quyền Thế giới năm 2018 của Hoa Kỳ, vừa được công bố vào ngày 13 tháng 3, ghi nhận tính đến cuối tháng 11 năm 2018, có ít nhất 11 nạn nhân bị chết trong đồn công an, mà phía chính quyền chỉ cung cấp rất ít thông tin về việc điều tra liên quan những cái chết đầy khuất tất đó ; thậm chí gia đình các nạn nhân còn bị sách nhiễu và hăm dọa khi yêu cầu chính quyền trả lời cho những thắc mắc của họ về cái chết của người thân.

Tại buổi điều trần trước Liên Hiệp Quốc hôm 11/3 và 12/3 vừa qua, đại diện Việt Nam nói rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các cơ sở giam giữ của Việt Nam có thể là do "phạm nhân day dứt, dằn vặt về hành vi phạm tội của mình dẫn đến bi quan mà tự tử", hoặc do phạm nhân mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo từ trước khi nhập trại.

Published in Diễn đàn

Nữ tù nhân lương tâm Việt Nam : Vẫn sẽ chọn con đường đã dấn thân

Nhân ngày phụ nữ trên toàn cầu được vinh danh-Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Đài RFA gửi đến tâm tình chia sẻ của các nữ tù nhân lương tâm tại Việt Nam trong phần sau.

nu1

Hai nữ tù nhân chính trị Trần Thị Nga (bìa trái) và Nguyễn Đặng Minh Mẫn (bìa phải). RFA edited

Bị đối xử "vô nhân đạo"

Trong thông cáo báo chí phát đi vào ngày 7 tháng 3, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) lên tiếng về tình trạng các nữ tù nhân trên khắp thế giới đang bị giam giữ trong những điều kiện được mô tả là khủng khiếp. Hai nữ tù nhân được RSF nhắc tên là Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Trần Thị Nga.

Blogger Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị bắt giữ vào cuối tháng 7 năm 2011 với cáo buộc lật đổ chính quyền và bị kết án 8 năm tù giam cùng 5 năm quản chế,vì cô đã chụp ảnh biểu tình và các biểu ngữ Hoàng Sa-Trường Sa của Việt Nam.

RSF chỉ trích Chính quyền Việt Nam đối xử một cách tệ hại đối với nữ tù nhân chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn trong suốt thời gian cầm tù cô.

Gia đình của cô Minh Mẫn ở tỉnh Trà Vinh, miền Tây Nam Bộ, nhưng cô bị buộc phải thụ án tại trại giam ở Thanh Hóa, thuộc Bắc Trung Bộ, Việt Nam. Hồi tháng 11 năm 2014, cô Minh Mẫn chỉ còn 35 kg sau những lần tuyệt thực để phản đối những bạo lực xảy ra đối với cô.

Thân mẫu của Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bà Đặng Thị Ngọc Minh, một cựu tù nhân lương tâm nhắc lại một trong các lần con gái của bà bị đưa đi biệt giam trong 10 ngày :

"Có lần Minh Mẫn uống nước và tạt nước còn thừa qua cửa sổ mà nhỡ trúng vào người cán bộ, vì cán bộ đi tới mà Mẫn không biết. Cán bộ bảo Mẫn tạt nước tiểu ra ngoài và đưa Minh Mẫn đi kỷ luật 10 ngày. 10 ngày giam kỷ luật như vậy thì mình không được tắm rửa. Họ không cho mình ăn cơm với thức ăn của mình được đem vô. Hằng ngày họ chỉ cho ăn cơm trắng với muối".

Nữ tù nhân chính trị Nguyễn Đặng Minh Mẫn trong gần 8 năm qua thường xuyên bị các nữ tù nhân ở chung, được trại giam chỉ định làm nữ trực sinh sách nhiễu, gây xung đột và dẫn đến hậu quả là cô bị đưa đi kỷ luật nhiều ngày. Tuy nhiên, một nữ blogger bị đi tù lúc cô tròn 26 tuổi vẫn luôn mạnh mẽ đấu tranh không chỉ cho bản thân mình.

Cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu, một phụ nữ nông thôn đấu tranh giữ đất tại Dương Nội, từng có thời gian bị giam chung với cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn ở Trại 5 Yên Định, Thanh Hóa nói với RFA về ký ức của bà khi nhớ đến nữ tù nhân Nguyễn Đặng Minh Mẫn :

"Khi ở cùng với Minh Mẫn thì tôi thấy Minh Mẫn tuy là một người trẻ tuổi nhưng rất có tinh thần đấu tranh quyết liệt. Mặc dù bị giam giữ trong 4 bức tường, nhưng Minh Mẫn tìm mọi cách để đấu tranh để cải thiện mức sống trong nhà tù, đấu tranh để đem lại quyền lợi cho những người cùng chung chỗ với Minh Mẫn".

Trong thông cáo báo chí của RSF vừa phổ biến, tổ chức này còn nhắc đến trường hợp của nữ tù nhân chính trị Trần Thị Nga, mà RSF tố cáo bà Trần thị Nga được xếp vào nhóm những nữ tù nhân trên thế giới bị giam giữ trong những điều kiện "vô nhân đạo".

Nữ Blogger Trần Thị Nga, còn được biết đến với tên Thúy Nga là một nhà hoạt động bảo vệ cho quyền công nhân. Bà Trần Thị Nga bị bắt vào hạ tuần tháng 1 năm 2017, ngay trước tết cổ truyền và bị biệt giam cho đến ngày ra tòa sơ thẩm vào ngày 25/07/17. Trước phiên xét xử diễn ra, bà Trần Thị Nga chỉ được gặp gỡ với luật sư một lần duy nhất và bà cũng không được gọi điện thoại về cho gia đình cũng như không được thân nhân thăm nuôi gần 1 năm chỉ vì bà "không nhận tội".

Cả hai phiên sơ thẩm và phúc thẩm đều y án 9 năm tù giam đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga. Hiện tại, bà Nga đang bị giam giữ ở trại tù Gia Trung, tỉnh Gia Lai.

Cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu cho rằng một trong những hành động vô nhân đạo mà Chính quyền Việt Nam đối xử với tù nhân lương tâm là di chuyển họ đến các nhà giam xa gia đình :

"Cuộc sống của những người từ vùng miền như chúng tôi từ miền Bắc bị chuyển vào nhà tù trong miền Nam thì xa xôi, cách trở và gia đình thăm nuôi không được thường xuyên khiến cho người tù bị rất thiệt thòi, tổn thất lớn khi phải ở xa quê nhà của mình".

Bà Cấn thị Thêu cũng từng ở qua trại giam Gia Trung, từng phải gánh chịu tình trạng bị đối xử khắc nghiệt nên bà khẳng định nữ tù nhân Trần Thị Nga còn có thể bị biệt đãi càng tồi tệ hơn. Bà Cấn Thị Thêu nói :

"Vừa rồi mới đây nhất có một người ở cùng với Thúy Nga ra tù. Cô đấy nói rằng Thúy Nga ở trong đó phải chịu rất nhiều áp lực từ phía trại giam. Bởi vì Thúy Nga cũng là một người luôn luôn tranh đấu mặc dù trong môi trường tù tội".

Tổ chức phi chính phủ Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam công bố nữ tù nhân chính trị Trần Thị Nga là một trong 3 nhân vật được chọn nhận Giải thưởng Nhân quyền năm 2018 của tổ chức này. Từ trong tù, bà Trần Thị Nga quyết định đem tặng 2/3 số tiền thưởng 3000 đô la Mỹ dành cho dân oan và các tù nhân lương tâm cùng với những cựu tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Bên cạnh là một nhà hoạt động nữ vì dân chủ, nhân quyền Việt Nam được tổ chức nhân quyền vinh danh và được nhiều người cảm kích, bà Trần Thị Nga còn là một bà mẹ của hai đứa con trai thơ dại. Hình ảnh vạ vật của chúng cùng với cha mình trải qua hành trình dài từ Hà Nam vào Gia Lai thăm gặp mẹ khiến cho công luận phải chạnh lòng. Không ít người quan tâm tự hỏi phải chăng các nữ tù nhân lương tâm ở Việt Nam phải trả một cái giá quá đắt cho các việc làm của họ ?

Không bỏ cuộc

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy, thành viên của tổ chức xã hội dân sự độc lập-Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng cô rất yêu quý nữ tù nhân Trần Thị Nga và đó cũng là một tấm gương khích lệ tinh thần đấu tranh cho dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, mà bản thân cô sẽ không bỏ cuộc.

nu2

Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy bị tuyên án 2 năm 9 tháng tù giam và bản án sẽ có hiệu lực khi con của cô tròn 3 tuổi. RFA

Cô Huỳnh Thục Vy vào ngày 30/11/18 bị tòa án tại Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk tuyên án 2 năm 9 tháng tù giam với cáo buộc "xúc phạm quốc kỳ" theo điều 276 Bộ Luật Hình Sự và bản án sẽ có hiệu lực khi con của cô tròn 3 tuổi ; tuy nhiên hiện nay cô không được phép rời khỏi nơi cư trú. Cô Huỳnh Thục Vy bộc bạch với RFA nhân ngày Phụ nữ Quốc tế, 08/03/19 :

"Tất nhiên có con thì không ai muốn rời xa con để vào tù ngồi hết. Thời gian ở tù bao nhiêu thì mất thời gian bấy nhiêu ở bên con và chăm sóc cho con lớn lên thì đó là thời gian rất hoang phí. Nhưng mình không kháng án vì mình biết bản án vẫn như cũ do Chính quyền tỉnh Đăk Lăk cố tâm đưa một bản án tù giam cho mình, để ép mình rời khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, vợ chồng mình đang làm ăn và sinh sống tốt ở Việt Nam và có nhiều công việc liên quan đến việc bảo vệ nhân quyền nữa nên mình không muốn rời khỏi Việt Nam lúc này. Nhưng mà mình cũng không muốn ở tù. Cho nên mình có một vài dự tính. Nếu dự tính đó thành công thì mình sẽ không phải ở tù và cũng sẽ không phải đi đâu cả".

Trong khi đó, trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do rằng qua những lần thăm gặp con gái là nữ tù nhân Nguyễn Đặng Minh Mẫn, có bao giờ cô chia sẻ là cảm thấy hối tiếc điều gì không khi phải trải qua bản án tù 8 năm dài như vậy, thân mẫu Đặng Thị Ngọc Minh khẳng định :

"Chưa bao giờ Minh Mẫn nói với tôi là ‘Mẹ ơi, con ở tù, con khổ quá !’, hay là ‘Mẹ ơi, con nhớ nhà quá. Tới 8 năm dài đăng đẳng, con buồn quá !’…Không bao giờ có. Tinh thần của Minh Mẫn rất mạnh mẽ. Không bao giờ Minh Mẫn yếu đuối. Minh Mẫn còn nói ‘Nếu được làm lại từ đầu, tôi cũng vẫn nói ‘Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam’. Mẹ con chúng tôi không bao giờ hối tiếc. Mình chấp nhận con đường mình đã chọn và mình rất hãnh và mình rất hãnh diện là mình được góp một phần nhỏ bé của mình để thay đổi đất nước".

Còn nhà hoạt động nữ Huỳnh Thục Vy thì cho rằng một khi đã chọn con đường đấu tranh cho quốc gia Việt Nam được dân chủ và tiến bộ thì chuyện bị tù đày cũng là lẽ đương nhiên :

"Mình không phân biệt đàn ông hay phụ nữ trong cuộc đấu tranh này. Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ Việt Nam thì ai có chút sức lực nào thì góp sức bấy nhiêu đó thôi. Mình thấy điều này là bình thường. Ai đã lên tiếng chống lại chính quyền thì chính quyền ghét và bỏ tù thì cũng là điều bình thường luôn. Nếu họ không ghét, họ không bỏ tù thì chính quyền đó không phải là độc tài. Và nếu đó không phải là chính quyền độc tài thì mình cũng không phải đấu tranh cho nhân quyền gì cả".

Trong bài ghi nhận ngắn gọn của RFA về các nữ tù nhân lương tâm tại Việt Nam, chúng tôi không thể liệt kê được hết tất cả các hoàn cảnh của họ. Tuy nhiên, điều cốt lõi mà Đài Á Châu Tự Do nhận thấy là tinh thần vững vàng của các nữ tù nhân lương tâm quyết theo đuổi con đường dấn thân mà họ đã chọn với mong cầu người dân Việt Nam trong tương lai, ít ra có họ và con cái của họ không còn bị rơi vào tình cảnh chia lìa do tù tội, chỉ vì họ cất lên tiếng nói lẽ phải cho quyền của công dân được bảo vệ và cho một xã hội công bằng, văn minh.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 07/03/2019

Published in Diễn đàn

Cư dân ở vườn rau Lộc Hưng, ở phường 6, quận Tân Bình bị chính quyền địa phương phá hủy nhà trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tiếp tục đấu tranh đòi công lý vì những khuất tất trong việc san ủi khu đất mà cha ông và họ cùng con cháu sinh sống từ những thập niên 1950.

lochung1

Cư dân vườn rau Lộc Hưng cầm biểu ngữ đòi đất ngay trên khu vực bị chính quyền địa phương phá hủy vào những ngày đầu tháng 1 năm 2019. Photo : RFA

Đài RFA cập nhật tình hình sau hai tháng vụ việc xảy ra.

Ghi nhận thực tế

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, vụ việc hàng trăm ngôi nhà ở vườn rau Lộc Hưng bị chính quyền phường 6, quận Tân Bình tiến hành phá hủy hai lần, xảy ra cách nay tròn hai tháng nhưng thông tin liên quan biến cố này chưa ngày nào lắng dịu. Sinh hoạt và đời sống của các gia đình cư dân ở vườn rau Lộc Hưng được thường xuyên cập nhật và đăng tải trên mạng xã hội. Cộng đồng cư dân mạng lan tỏa nhiều hình ảnh người dân trở về nền đất của căn nhà đổ nát, mà bao thế hệ đã gầy công khai phá và gìn giữ từ những ngày di cư ngoài Bắc vào hồi năm 1954, để nhặt nhạnh từng kỷ vật còn sót lại như là minh chứng cho sự hiện hữu cũng như quyền sở hữu được minh định của từng người dân vốn gắn bó với vườn rau giữa lòng đô thị và luôn tuân thủ theo pháp luật trong vấn đề đất đai. Những video sống động ghi lại tình cảnh cư dân Lộc Hưng bị công an và côn đồ ngăn chặn, hành hung không cho họ bước chân vào khu vực nhà cửa của họ vốn đã bị chính quyền phá nát cũng được lan truyền liên tục trong dư luận.

Nhóm luật sư Lộc Hưng : Kêu gọi Chính quyền thành phố đối thoại

Nhóm luật sư hỗ trợ pháp lý cho các gia đình cư dân ở vườn rau Lộc Hưng sốt sắng làm việc và công khai thông tin trên mạng xã hội.

Mới đây nhất, vào ngày 4 tháng 3, nhóm luật sư Lộc Hưng phổ biến thông cáo báo chí số 4 trên mạng xã hội với nội dung, bao gồm :

-Tiếp tục kêu gọi lãnh đạo Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh sớm tổ chức tiếp và đối thoại với người dân vườn rau Lộc Hưng, theo đề nghị của Ban tiếp công dân trung ương, do Trưởng ban là ông Nguyễn Hồng Điệp vào ngày 18 tháng 2 gửi đến Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh rằng giữ nguyên hiện trường khu đất trong khi chờ giải quyết khiếu nại tố cáo của người dân và tiếp xúc, đối thoại với công dân vườn rau Lộc Hưng.

-Đề nghị Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh và quận Tân Bình công khai, minh bạch về dự án cụm trường học ở địa điểm vườn rau Lộc Hưng vì có nhiều dấu hiệu dự án này không làm đúng theo quy định của pháp luật ; đồng thời kêu gọi báo chí Việt Nam lẫn cộng đồng mạng xã hội quan tâm và đưa tin về cuộc sống khốn khó và bị đe dọa liên tục của người dân vườn rau Lộc Hưng.

-Đề nghị gặp lãnh đạo Công an Thành phố Hồ Chí Minh để làm rõ sự tắt trách và đùn đẩy trách nhiệm trong việc giải quyết các đơn tố giác hình sự của người dân vườn rau Lộc Hưng.

Nhóm luật sư Lộc Hưng công khai thông báo của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Thành phố Hồ Chí Minh liên quan Đơn tố cáo và kiến nghị khởi tố hình sự của một cư dân Lộc Hưng, bà Cao Thị Thơ rằng đã chuyển đơn đến UBND quận Tân Bình để xem xét và giải quyết, chiếu theo Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011, Nghị định Chính Phủ số 75 và 76 năm 2012.

lochung2

Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú tìm lại lư hương và chiếc xe đồ chơi của con trong đống hoang tàn đổ nát của căn nhà vừa mới xây xong tại vườn rau Lộc Hưng. Courtesy : Facebook Lm An Thanh

Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một luật sư tham gia trong Nhóm luật sư Lộc Hưng cho biết vì sao thông báo của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Thành phố Hồ Chí Minh là đùn đẩy trách nhiệm :

"Các cơ quan họ có thể dẫn chứng trong nhiều trường hợp. Nghị định đó để phối hợp trong việc giải quyết về những nội dung tố cáo liên quan đến địa phương. Nhưng ở đây không phải trường hợp khiếu nại hay tố cáo bình thường về một hành vi của cán bộ công chức làm sai, mà là tố cáo hành vi phạm tội, cụ thể là các yếu tố đã cấu thành tội danh ‘hủy hoại tài sản’, chỉ ra đích danh những người nào ; thành ra trong trường hợp đó chỉ có cơ quan tố tụng hình sự, theo Bộ Luật Tố tụng Hình sự là cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi nghĩ có lẽ họ chưa muốn thụ lý, không muốn khởi tố, cần phải có một sự chỉ đạo nào đó thì họ mới có thể có quyết định khác hơn".

Trong thông cáo báo chí số 4, Nhóm luật sư Lộc Hưng còn cho biết dự kiến tổ chức họp báo vào ngày 7 tháng 3, theo Luật báo chí để cung cấp thông tin liên quan về những vụ việc diễn tiến ở vườn rau Lộc Hưng và mượn một phòng họp của Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh để tổ chức họp báo. Vào tối ngày 5 tháng 3, Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc cho RFA biết Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh chưa có hồi đáp nào :

"Chưa cô. Thực ra thì cũng buồn. Chúng tôi cử người mang thư trực tiếp đến văn phòng Đoàn luật sư. Khi đến đó thì Chánh văn phòng Đoàn luật sư từ chối nhận. Hỏi lý do thì được trả lời là Ban lãnh đạo, tức là Ban chủ nhiệm có ý kiến là không nhận. Trước đây đã từng nhận một thư ngỏ rồi. Có thể họ cũng không hưởng ứng lắm nên họ e ngại trách nhiệm thế nào đó và không nhận. Sau đó thấy anh em chúng tôi cương quyết gửi thì họ nói cứ gửi bằng đường bưu điện. Sau đó, chúng tôi gửi qua bưu điện phát chuyển nhanh, có hồi báo liền trước 9 giờ sáng luôn. Đồng thời, tôi cũng chụp lại và gửi quan email đến địa chỉ email của Đoàn luật sư. Tuy nhiên cả hai (thư) đều không được phản hồi. Như vậy, điều đó được hiểu như là Đoàn luật sư không giúp tạo điều kiện theo yêu cầu của nhóm luật sư. Vì thế, chúng tôi đành phải tìm một nơi khác để họp báo".

Người dân Lộc Hưng : Chúng tôi tìm công lý trong cô đơn

Sau hai tháng bị tai họa giáng xuống cảnh màn trời chiếu đất cho hàng trăm nhà dân ở vườn rau Lộc Hưng, cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú, cũng là một cư dân Lộc Hưng nói về cuộc sống hiện tại của các gia đình nạn nhân :

"Bây giờ vấn đề vườn rau Lộc Hưng rất phức tạp, rất khó diễn tả. Nếu mà nói thẳng ra ‘màn trời chiếu đất’ thì không, nhưng sống thì hòan cảnh giống như ở trong tù thì đúng. Cuộc sống rất chật vật. Một căn nhà chừng 20 mét vuông mà dồn cả 10 người sống trong ngôi nhà đó. Bây giờ bị đập phá hết nên phải dồn về căn nhà của tổ tiên để ở".

Ông Huỳnh Anh Tú từng chịu cảnh tù đày trong nhiều năm bởi bản án oan khiêng, nhưng với ông thì những người dân ở vườn rau Lộc Hưng đang gánh chịu cảnh sống cùng cực hơn cả người tù vì phải bươn chải cơm áo gạo tiền và phải tất tả ngược xuôi tìm kiếm công lý, mà còn bị đe dọa và bị các cơ quan chức năng lẫn truyền thông Nhà nước quay lưng. Cựu tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú nhấn mạnh :

"Cuộc chiến nào cũng vậy, chính quyền họ có súng ống, có truyền thông công khai và có nhà tù. Người dân vườn rau Lộc Hưng thì chẳng có gì ngoài một trái tim và một sự thật là đất của họ thì họ phải lên tiếng. Đến ngày hôm nay, họ phải đấu tranh trong cô đơn lắm".

Không phải chỉ riêng ông Huỳnh Anh Tú mà rất nhiều người dân ở vườn rau Lộc Hưng nói với RFA rằng họ mong mỏi công luận trong và ngoài nước cùng đồng hành với họ trong cuộc hành trình tìm công lý vốn dĩ đầy cam go trước mắt.

Hòa Ái, phóng 

Published in Diễn đàn

Nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/2019, một số người làm việc trong ngành y tế Việt Nam lên tiếng kêu gọi đừng vinh danh họ mà hãy nghĩ đến thực trạng ngành y và bản án 42 tháng tù của Bác sĩ Hoàng Công Lương vì bất kể một nhân viên y tế nào ở Việt Nam cũng có thể rơi vào trường hợp tương tự vị bác sĩ này.

luong1

Công luận kêu gọi tòa án Hòa Bình mở lại phiên tòa xét xử công tâm đối với Bác sĩ Hoàng Công Lương. Courtesy : Facebook

Đài RFA ghi nhận trong phần sau.

Chỉ một Bác sĩ Hoàng Công Lương là nạn nhân ?

Lọt thỏm trong hàng loạt bản tin liên quan Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều, một sự kiện lịch sử của thế giới bắt đầu diễn ra vào ngày 27 tháng 2 năm 2019, trùng với ngày Thầy thuốc Việt Nam, một bức tâm thư của Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, nguyên Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh viết cho Bác sĩ Hoàng Công Lương được báo mạng Dân Trí đăng tải và Đài RFA xin được trích dẫn vài dòng sau đây :

"‘Nét đẹp Hoàng Công Lương’, đúng với tên gọi của Em. Y đức không phải bằng lời nói mà phải bằng hành động như hành động của Em".

Trước nỗi day dứt với mức án 42 tháng tù giam đối với Bác sĩ Hoàng Công Lương trong vụ tai biến chạy thận xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình làm 9 bệnh nhân tử vong hồi ngày 29/05/2017, Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng viết trong bức tâm thư gửi đến người đồng nghiệp trẻ tuổi rằng :

"Ước mơ trở thành bác sĩ là ước mơ tuyệt đẹp, dấn thân cứu người. Xã hội cần những người ước mơ như Em ; nhiều người có con em cũng muốn con em mình ước mơ như Em. Anh chia sẻ với Em nỗi sợ không được tiếp tục hành nghề".

Vụ án xét xử 7 bị cáo liên quan đến vụ chạy thận ở Hòa Bình khiến 9 người tử vong kéo dài trong năm 2018 đến cuối tháng 1 năm 2019 đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận tại Việt Nam. Ngay sau khi Tòa án Nhân dân thành phố Hòa Bình tuyên bản án 42 tháng tù giam đối với Bác sĩ Hoàng Công Lương, một số người làm việc trong lĩnh vực y khoa, các đại biểu quốc hội cũng như công luận lên tiếng phản đối, đồng thời kêu gọi tòa án cần phải xét xử lại một cách công tâm đối với Bác sĩ Lương, được cho là một bác sĩ có tâm huyết với nghề và tận tình chăm sóc bệnh nhân.

Trong quá trình xét xử diễn ra, truyền thông trong nước cho biết gia đình của 8 nạn nhân bị tử vong đề nghị tòa tuyên Bác sĩ Hoàng Công Lương vô tội.

Sau khi bản án 42 tháng tù giam được tuyên cho Bác sĩ Hoàng Công Lương, trên mạng xã hội xuất hiện một đơn xin nghỉ việc của Bác sĩ Hà Tấn Ngọc, làm việc tại Khoa sản Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi với lý do khẳng định là Bác sĩ Hoàng Công Lương vô tội. Đài RFA liên lạc với Bác sĩ Hà Tấn Ngọc vào tối ngày Thầy thuốc Việt Nam năm 2019 để được nghe thêm chia sẻ của ông đối với đồng nghiệp Bác sĩ Hoàng Công Lương. Tuy nhiên, Bác sĩ Hà Tấn Ngọc cho biết ông đang làm việc trong bệnh viện và không thể trò chuyện với chúng tôi :

"Xin lỗi. Bây giờ tôi bận cho ca mổ của bệnh nhân".

Một vài bác sĩ mà Đài Á Châu Tự Do tiếp xúc được chia sẻ rằng ngày Thầy Thuốc Việt Nam 27/02 hàng năm, ngày họ được vinh danh thì họ vẫn miệt mài với công việc mỗi ngày là cứu chữa bệnh cho bệnh nhân, nhưng riêng ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, họ bị nỗi ám ảnh vô hình là không biết khi nào họ trở thành nạn nhân giống như Bác sĩ Hoàng Công Lương với những bản án tù treo lơ lửng trên đầu ?

luong2

Một tuyên bố của Bác sĩ Võ Xuân Sơn đăng tải trên tài khoản Facebook của ông. Courtesy : Facebook Võ Xuân Sơn

Một bác sĩ không muốn nêu tên bộc bạch với RFA :

"Bác sĩ Lương bây giờ bị tuyên 42 tháng tù thì không thể thoát được rồi. Và sau 42 tháng tù ra thì liệu có còn là bác sĩ hay không, hay trở thành một người tâm thần ? Tôi nghĩ không thể thành một người bình thường được. Bởi vì những người trí thức có học thường thì người ta suy nghĩ rất nặng nề. Chỉ có một thời gian điều tra mà đã bị trầm cảm, rối loạn giấc ngủ… Như thế là giết hại, giết chết một con người".

Đừng vinh danh mà hãy thay đổi cơ chế ngành y

Bác sĩ Võ Xuân Sơn, làm việc tại Phòng khám Quốc tế EXSON, ở Sài Gòn, nhân dịp Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm 2019 tuyên bố trên trang Facebook cá nhân rằng "Không chấp nhận ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/ 2 vì đó là sự vinh danh giả dối". Bác sĩ Võ Xuân Sơn cho biết ông tuyên bố như vậy để phản đối bản án mà tòa Hòa Bình tuyên, buộc tội Bác sĩ Hoàng Công Lương. Trong ngày 27/02/2019, Bác sĩ Võ Xuân Sơn kêu gọi phải trả tự do, danh dự, việc làm cho Bác sĩ Lương qua một bài viết đưa ra 6 nguyên nhân chứng minh Bác sĩ Lương là một nạn nhân, trong đó có nguyên nhân Bác sĩ Lương là nạn nhân của các nhóm lợi ích trong y tế và là nạn nhân của một nền tư pháp vô cảm, vô nhân tính.

Luật sư Đặng Đình Mạnh cũng lên tiếng với RFA rằng tòa án thành phố Hòa Bình cần lắng nghe tiếng nói của công luận và cần phải mở lại phiên tòa xét xử đối với Bác sĩ Hoàng Công Lương :

"Riêng về phương diện pháp lý mà muốn xử Bác sĩ Lương, có nghĩa là Bác sĩ Lương phải có tội thì mới xử Bác sĩ Lương có tội được. Nhưng ở đây, công việc của Bác sĩ Lương là những việc của một bác sĩ làm thông thường hàng ngày và những công việc này không đòi hỏi Bác sĩ Lương phải biết những trường hợp gây ra sự thiệt mạng cho bệnh nhân. Bác sĩ Lương không có khả năng để biết những chuyện đó, mà cũng không có trách nhiệm để bảo đảm những chuyện đó. Vì vậy, những việc đó nằm ngoài quyền hạn và trách nhiệm của Bác sĩ Lương. Do vậy, Bác sĩ Lương không có lỗi mà không có lỗi thì không có tội. Nôm na về pháp lý chỉ đơn giản như vậy thôi.

Và yêu cầu xét xử lại vụ của Bác sĩ Lương thật ra một phần là công luận muốn có sự công bằng và điều thứ hai là xã muốn muốn có trở lại niềm tin đối với pháp luật, tức là pháp luật phải dựa trên cở sở có tình, có lý, có công bằng. Vì bản án của Bác sĩ Lương không đạt các tiêu chuẩn như vậy nên dân chúng muốn xét xử lại để bảo đảm các yếu tố đó".

Vị bác sĩ không muốn nêu tên khẳng định các bác sĩ làm việc trong hệ thống bệnh viện nhà nước chịu một sức ép áp lực ghê gớm của cơ chế ngành y. Vị bác sĩ này nói :

"Nói về trường hợp Bác sĩ Hoàng Công Lương, mọi người dù biết nhưng không thay đổi được hòan cảnh của Bác sĩ Lương. Bởi vì án tù đã có sẵn rồi. Công bằng mà nói, người ta không làm về pháp luật và nhìn nhận vấn đề còn biết rằng Bác sĩ Lương chỉ là một mắc xích nhỏ bé trong vụ việc gây chết 9 người chạy thận ở Bệnh viện Hòa Bình. Thuốc men làm sao bác sĩ biết được mà kiểm chứng ? Bây giờ các bệnh viện bỏ thầu giá thấp rồi đưa thuốc chất lượng kém vào. Đến lúc tiêm cho bệnh nhân thì làm sao mà biết được ? Mà người ra chỉ định lại là người chịu trách nhiệm đầu tiên. Còn những kẻ tham nhũng ăn tiền thì lại ngồi ngoài hưởng lợi và cười thôi".

Trong bức tâm thư gửi đến Bác sĩ Hoàng Công Lương, Bác sĩ Nguyễn Thế Dũng, nguyên Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh yếu tố các luật sư đề cập đến hợp đồng, tiền bạc tham ô trong vụ án gây nên cái chết của 9 mạng người ở Bệnh viện Hòa Bình đã gây tổn thất nghiêm trọng cho ngành y tế của Việt Nam.

Những bác sĩ mà Đài RFA trao đổi đều cùng nói rằng không thể quy tội cho một bác sĩ chỉ biết cứu người, làm đúng chức trách nhiệm vụ của mình và những công việc mà họ không được giao, những kỷ năng mà họ không được đào tạo. Các bác sĩ này bày tỏ, họ mong muốn Chính phủ và Bộ Y tế cần nhìn nhận rõ thực trạng của ngành y cũng như cấp bách thay đổi những cơ chế hiện hành thì các nhân viên y tế mới có thể an tâm làm việc và cống hiến. Vị bác sĩ không muốn nêu tên trình bày nguyện vọng :

"Theo quan điểm của tôi, muốn tôn vinh người ta thì phải trả lương cho người ta xứng đáng với công sức và sức lao động của người ta bỏ ra chứ không sáo rỗng, hình thức. Có hai nghề chịu thiệt thòi ở Việt Nam là nghề y và giáo viên, lúc nào cũng tôn vinh nhưng thực ra trả cho người ta đồng lương không bằng công nhân bây giờ. Ví dụ trong Luật Lao động quy định một giờ làm ngoài giờ bằng hai giờ làm hành chính. Một bác sĩ trực cả một đêm từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng giao ca, tính được có 100 nghìn đồng. Chỗ lương cao thì cũng được 200 nghìn đồng. Lương thấp thì gây ra tiêu cực thôi".

Còn Bác sĩ Võ Xuân Sơn, trong bài viết của ông liên quan trường hợp Bác sĩ Hoàng Công Lương bị bỏ tù đăng tải trên tài khoản Facebook của mình, cho rằng cuộc đấu tranh giành lại công lý cho Bác sĩ Lương và cho ngành y sẽ còn kéo dài và nếu muốn ngành y ở Việt Nam được nhân bản hơn thì cần phải nhìn thẳng vào các vấn đề tồn tại ; vì theo Bác sĩ Võ Xuân Sơn nếu như cuộc đấu tranh này thất bại thì "người lãnh chịu thiệt hại sẽ là bệnh nhân, hay nói đúng hơn là cả xã hội này".

Hòa Ái, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 27/02/2019

Published in Diễn đàn

Bệnh phong cùi (hủi) trước kia được xếp vào "tứ chứng nan y". Tuy nhiên ngày nay bệnh này được kiểm soát và được loại bỏ ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cuộc sống của những bệnh nhân phong cùi trong nước hiện nay ra sao ?

cui1

Một cụ bà bệnh nhân phong ở Việt Nam. AFP

Chúng tôi đến Trung tâm điều trị phong Bến Sắn, ở Bình Dương vào những ngày cận Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Nơi đây là mái ấm nương náu của 335 bệnh nhân phong cùi. Họ là những người mà dân gian gọi là mang số phận "trời đày" khi mắc phải căn bệnh hủi, một bệnh do virus Hansen gây ra, ăn mòn da thịt người bệnh dẫn đến hoại tử rụng dần ngón chân, tay, co quắp cơ khớp và bị liệt.

Căn bệnh kéo dài hàng thế kỷ, là nỗi sợ hãi khủng khiếp không chỉ của bệnh nhân mà lẫn cả cộng đồng và xã hội. Rất nhiều người mắc chứng bệnh phong cùi ở Việt Nam phải sống một cuộc đời bị đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Không ít trong số họ được cưu mang và chữa trị tại các trại phong từ thời kỳ Pháp thuộc cho đến hiện nay, mà chủ yếu do Hội thánh Công giáo chăm sóc toàn thời gian.

Hơn 300 bệnh nhân phong ở Trung tâm điều trị phong Bến Sắn, hầu hết đã lớn tuổi. Nhiều người từng nương náu ở đây hàng chục năm trường và họ chia sẻ rằng số phận còn mỉm cười đối với họ vì được các nhân viên y tế cùng các soeur của Dòng Nữ Tử Bác Ái tận tình cưu mang, chữa trị. Một số các cụ bệnh nhân nói với RFA họ hài lòng trong những ngày gần đất xa trời, xong một kiếp người bệnh tật nhưng được an ủi bởi những người đồng cảnh ngộ xung quanh cùng thân nhân không bỏ rơi hay quên lãng họ. Một cụ ông bệnh nhân cho biết gia đình chỉ còn một người con gái duy nhất, ở Long Hải lâu lâu lên thăm ông một lần :

"Đỡ buồn vì ở đây mình nhớ gia đình".

Một cụ bà cười tươi vui vẻ khi kể về con cháu ghé thăm cho chúng tôi nghe :

"Cháu vui và mừng lắm. Vô tới là chào ngoại liền".

Tuy vậy, không phải bệnh nhân nào cũng được có cơ hội gặp người thân của mình. Chúng tôi bắt gặp hình ảnh một nữ bệnh nhân luống tuổi đang ngắm nhìn bức hình của người em gái, cũng mắc phải bệnh phong và đang điều trị ở Nghệ An. Hai chị em đã 5 năm rồi không gặp được nhau. Trong không khí Tết cổ truyền, người chị gái tự nhủ lòng thầm mong được gặp lại em mình trong một ngày không xa.

"Nhớ thì gọi điện thoại. Cần chuyện gì thì gọi điện trao đổi với nhau, chứ đâu có gặp".

cui2

Cụ ông bệnh nhân phong tại Việt Nam. AFP

Vào hạ tuần tháng 1 năm 2019, Báo mạng Channel NewsAsia đăng tải câu chuyện của các bệnh nhân phong ở Trại phong Văn Môn, Thái Bình. Đây là trại phong lâu đời nhất ở Việt Nam và hiện tại có 198 bệnh nhân lưu trú ở đây. Cũng như các bệnh nhân ở Trung tâm điều trị phong Bến Sắn, các bệnh nhân ở Trại phong Văn Môn đang sống những ngày sau cùng của một kiếp người tàn phế.

Linh mục Giuse Bùi Văn Phương, phụ trách Trung tâm Tông đồ Lòng thương xót của Giáo phận Thái Bình, là người coi sóc Trung tâm phong cùi Văn Môn cho RFA biết gần 200 bệnh nhân ở Trại phong Văn Môn hiện giờ đều là người cao tuổi. Mỗi cụ được Nhà nước cho 13 kg gạo và 500 ngàn VNĐ hàng tháng. Linh mục Giuse Bùi Văn Phương tiếp lời :

"Hội Bạn Người Cùi ở Mỹ giúp cho trại phong bọn em được 18, 19 năm rồi. Mỗi tháng, một cụ được thêm 9 đô la Mỹ (USD). Đều đặn như vậy. Còn lại thân nhân, ân nhân thường thì vào những dịp lễ cuối năm như Giáng sinh, Phục sinh giúp cho nhiều hơn một chút. Trong năm thông thường cũng không nhận được sự giúp đỡ nào, nhưng vào những tháng cuối năm thì có.

Xét về đời sống tinh thần, nhất là các cụ lớn tuổi biết là con cái, cháu chắt nội ngoại ngay gần các cụ một hai chục cây số nhưng không đến thăm các cụ thì các cụ buồn nhất điều này. Các cụ đói thì các cụ chấp nhận chịu được. Nhưng các cụ rất buồn khi con cháu không đến thăm. Nhưng các ân nhân đến thăm thì phần nào cũng bù đắp được nỗi đau khổ, buồn phiền về mặt tinh thần".

Vừa rồi là thông tin về cuộc sống của các bệnh nhân phong cùi ở hai trại phong tại Việt Nam mà Đài RFA ghi nhận được. Linh mục Giuse Bùi Văn Phương cho biết các trại phong khác từ Bắc vào Nam cũng có hoàn cảnh tương tự. Thế còn những cảnh đời của bệnh nhân phong ở bên ngoài xã hội thế nào ? Chúng tôi lần tìm đến làng phong Tam Hiệp, thành phố Biên Hòa, Đồng Nai và được nghe chia sẻ :

"Tôi sinh năm 1940, bảy mươi mấy tuổi rồi. Ở nhà. Con đi lượm ve chai nuôi. Sáng đi. Trưa về".

"Bán vé số sống. Bây giờ già cả, không còn bán được. Bây giờ tám mươi mấy tuổi rồi. Sống nhờ vào chút ít tiền Nhà nước cho lãnh mấy trăm ngàn đồng, với lại có phái đoàn cho quà cáp sống tạm qua ngày".

"Mang cái bệnh này đi ra ngoài thì người ta coi cũng bình thường. Không ai ghê sợ gì hết. Trong xóm này, người ta không thấy sợ. Người ta cũng đến mua nhà, xây cất ở trong xóm".

"Mấy người độc thân thì giúp đỡ nhau khi bệnh hoạn. Giúp đỡ hàng ngày như đưa đi bệnh hoạn, sinh hoạt nước nôi, cháo rau…đoàn kết với nhau trong xóm giềng. Những người có con cái thì con cái giúp cho. Còn ai độc thân thì cùng giúp đỡ lẫn nhau vì cùng chung một số phận nên thương nhau và đùm bọc nhau".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố số liệu Việt Nam điều trị bệnh cho 248 bệnh nhân phong cùi vào năm 2017, một tỷ lệ thấp hơn phân nửa so với một thập niên trước đó. Và vì bệnh phong ngày nay đã hoàn toàn được kiểm soát và chữa khỏi nên Việt Nam từng lên kế hoạch loại trừ bệnh phong ra khỏi cộng đồng trong giai đoạn 2010-2015.

Theo số liệu Wikipedia, Việt Nam hiện nay có bệnh nhân phong cùi tiềm tàng từ 120 ngàn đến 150 ngàn người và hơn 23 ngàn bệnh nhân trong số này đã được chữa lành, 18 ngàn bệnh nhân còn biểu hiện di chứng và có tổng số 13 làng phong.

Một trong những làng phong tại Việt Nam mà nhiều người biết đến là làng Vân, dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa phận thành phố Đà Nẵng. Ngôi làng được khai phá và hình thành bởi những nạn nhân bị phong cùi từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Thế nhưng ngôi làng của 130 ngôi nhà nạn nhân phong cùi tàn phế với hơn 350 thành viên bị di dời hồi tháng 8 năm 2012 cho mục đích xây dựng tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng. Không rõ mai này, khi du khách đặt chân đến khu du lịch, mấy ai chạnh lòng nhớ đến những phận người kém may mắn mang trong mình căn bệnh "tứ chứng nan y" đã tạo dựng nên ngôi làng Vân ?

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 02/02/2019

Published in Diễn đàn

Chính quyền tỉnh Kampong Chhang, Campuchia trong tháng 1 năm 2019 cho biết các gia đình người Việt nuôi các lồng bè sẽ tiếp tục được ở trên Biển Hồ cho đến tháng 7, trong khi hàng ngàn gia đình người Việt khác bị di dời lên đất liền.

viet1

Một góc tại khu vực tái định cư dành cho người Việt ở Kampong Chhnang, Biển Hồ. RFA

Cuộc sống mới của cộng đồng người Việt ở Biển Hồ ra sao trong kế hoạch tái định cư của Chính quyền đất nước Chùa Tháp ?

Thông báo của chính quyền

Trong những ngày đầu năm 2019, tờ Phnompenh Post dẫn lời của ông Chhour Chandoeun, người đứng đầu tỉnh Kampong Chhnang cho biết chính quyền tỉnh này ra quyết định cho phép 750 gia đình người Việt Nam tiếp tục sinh sống ở Biển Hồ cho đến tháng 7 năm nay, sau khi có hơn 3000 gia đình người Việt Nam khác tự nguyện di dời tới khu vực tái định cư trên đất liền.

Trước đó hồi trung tuần tháng 11 năm 2018, bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 33 và các hội nghị liên quan tại Singapore, Phó Thủ tướng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn khẳng định với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh rằng Campuchia sẽ nỗ lực hỗ trợ cuộc sống của bà con gốc Việt ở khu vực Biển Hồ, trong kế hoạch di dời các gia đình sống trên thuyền bè trên dòng Tonle Sap thuộc địa phận tỉnh Kampong Chhnang.

Mới đây, Phó tỉnh trưởng tỉnh Kampong Chhnang nói với Phnompenh Post rằng các gia đình đã di dời, bao gồm người Việt và Hồi Giáo Khmer, hiện đang tái định cư ở khu đất mà chính quyền cùng hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận (NGOs) đang xây dựng cơ sở hạ tầng, như các dự án xây đường lộ, trường học, trung tâm y tế, nước sạch và mạng lưới điện.

Đài RFA có cuộc trao đổi với các gia đình trong số hơn 3000 gia đình người Việt đã di dời lên đất liền cho biết họ bị bắt buộc dời đi và không nhận được sự hỗ trợ nào từ phía chính quyền địa phương. Những hộ gia đình ở Kampong Chhnang chia sẻ cuộc sống mới trên bờ của họ cách mặt nước của dòng Tonle Sap khỏang 70,80 mét nên cuộc sống cũng không có gì thay đổi so với trước khi còn sống trên sông. Mọi sinh hoạt vẫn diễn ra bình thường mặc dù không có điện, nước lẫn nhà vệ sinh, xa trường học… Một phụ nữ lên tiếng với RFA :

"Trời ơi khổ thì phải chịu thôi ! Nước nôi, nhà cửa…"

Trước thông báo mới của Chính quyền tỉnh Kampong Chhnang về 750 gia đình người Việt nuôi cá lồng bè sẽ được tái định cư trên đất liền vĩnh viễn trong vòng 6 tháng tới nhưng vẫn có thể tiếp tục nghề nuôi cá lồng bè, hai hộ gia đình nuôi cá lồng bè chia sẻ nỗi lo lắng của họ với Đài Á Châu Tự Do :

"Làm nghề cá mà vô trong đất liền thì xuồng ghe ngoài này không ai trông coi".

"Cuộc sống của tôi hiện tại giờ thì hơi khổ sở, chưa xác định được mình sẽ thu nhập bằng cách nào để sống qua ngày. Gia đình tôi ở đây đã ba đời truyền lại, nên giờ lên bờ thì hơi khổ trong việc đi đứng. Thêm nữa là đi xa quá thì cuộc sống bấp bênh. Còn dời xa hơn nữa vô miệt trong rồi sinh thêm chi phí tiền bạc đè nén lên cuộc sống của người Việt mình".

viet2

Người Việt nuôi cá lồng bè ở Biển Hồ nói với RFA không biết sinh sống ra sao sau khi bị di dời vào tháng 7 năm 2019. RFA

Lo lắng của người Việt ở Biển Hồ

Trong một tuyên bố của tỉnh Kampong Chhnang phổ biến hồi đầu tháng 1 năm 2019, Phó tỉnh trưởng Sun Sovannarith cho biết chính quyền tỉnh này thực hiện kế hoạch di dời trong hai giai đoạn. Hiện, chính quyền đang xây dựng cơ sở hạ tầng cho các gia đình đã di dời. Và, chính quyền cũng đang làm việc kết hợp với các công ty tư nhân để tiêu chuẩn hóa những lồng bè nuôi cá, phục vụ trong lãnh vực du lịch. Ông Sun Sovannarith nói rằng tỉnh Kampong Chhnang có thêm nguồn thu từ việc bán vé tham quan cho du khách.

Trong khi đó, những gia đình người Việt mà Đài RFA tiếp xúc cho biết họ nhận được thông tin sẽ bị di dời đến khu vực cách xa hơn 4 km trong thời gian tới và họ bị buộc phải trả tiền để mua đất chỗ tái định cư mới này. Những gia đình nào không có khả năng trả đủ một lần thì có thể trả góp. Hầu hết các gia đình người Việt nói với RFA rằng họ không có tiền để mua đất cất nhà ở khu tái định cư mới. Các hộ dân bày tỏ nguyện vọng Chính quyền tỉnh Kampong Chhnang có thể mở những con kinh trong khu vực tái định cư để họ có được cuộc sống mới ổn định vì đã bao đời họ gắn liền với con nước thủy triều ở Biển Hồ :

"Dân có yêu cầu mở con kinh vô trong đó để mình mang ghe theo vô được cho mình ở".

Tổ chức nhân quyền lên tiếng

Ông Soeung Sen Karuna, người phát ngôn của Tổ chức Nhân quyền ADHOC tại Campuchia nói với Phnompenh Post rằng ADHOC mong muốn giới chức chính quyền cần đối xử công bằng với các hộ dân sinh sống ở Biển Hồ trong kế hoạch tái định cư, vì nếu không thì có thể xảy ra tình trạng biểu tình. Ông Soeung Sen Karuna giải thích với RFA :

"Khi chính quyền không đối xử công bằng thì người dân luôn biểu tình phản đối. Bởi vì chúng tôi so sánh với các trường hợp liên quan đất đai đối với công dân Campuchia. Nếu như chính quyền hay công ty không thể giải quyết một cách công bằng cho người dân thì họ sẽ biểu tình để yêu cầu chính quyền đối thoại tìm giải pháp công bằng hơn cho họ. Do đó, hầu hết gia đình nghèo người Việt bị di dời trong khi các gia đình nuôi cá lồng bè khá giả hơn lại được tiếp tục ở trên sông. Như vậy không công bằng cho họ".

Vào đầu tháng 11 năm 2018, báo cáo viên đặc biệt về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Campuchia, bà Rhona Smith kêu gọi Chính phủ Phnom Penh hãy công bằng và minh bạch trong vấn đề giải quyết cưỡng chế những gia đình Việt Nam ở Biển Hồ, tại tỉnh Kampong Chhnang.

Trả lời câu hỏi của RFA về mong muốn nhận được sự giúp đỡ nào từ phía chính quyền địa phương, những gia đình người Việt ở Biển Hồ đều cùng có câu trả lời rằng cuộc sống mới của họ lay lắt qua ngày với tấm lòng hảo tâm của một vài phái đoàn thiện nguyện và họ cũng không biết mong ước gì hơn vì từ trước đến nay chưa bao giờ nhận được sự trợ giúp của chính quyền tỉnh Kampong Chhnang.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 25/01/2019

 

Published in Diễn đàn