Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người dân Bình Thuận và các dự án nhấn chìm bùn của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân được phản ảnh gây ra tác hại đến môi trường sống của người dân Bình Thuận trong những năm qua và được xem như là một trong những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự bất nhẫn của người dân đối với chính quyền địa phương.

binhthuan1

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, Bình Thuận. RFA

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân mới đây đề xuất nhấn chìm 1 triệu m3 bùn xuống biển. Dân chúng Bình Thuận đón nhận thông tin về dự án nhấn chìm bùn mới ra sao ?

Bất nhất giữa các cơ quan chức năng

Những ngày đầu tháng 6 vừa qua, dư luận đặc biệt chú ý đến thông tin về nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 đề xuất nhấn chìm 1 triệu m3 bùn xuống biển, với diện tích 300 héc-ta, gần Khu bảo tồn biển Hòn Cau.

Vào ngày 8 tháng 6, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn gửi văn bản phản đối đến Bộ Tài nguyên và môi trường, liên quan dự án nhấm chìm 1 triệu m3 bùn của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho báo giới quốc nội biết Bộ này không đồng tình vì lo ngại dự án có thể gây ra tác động xấu đến môi trường và hệ sinh thái biển, do vị trí nhận chìm bùn quá gần với Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhấn mạnh chỉ có ý kiến mà thôi, còn phương án nhấn chìm chất thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 phải trình với Bộ Tài nguyên và môi trường.

Trước đó, hồi hạ tuần tháng 4, Bộ Tài nguyên và môi trường gửi công văn đến Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận và Ban quản lý Khu bảo tồn Hòn Cau đề nghị cho ý kiến về vị trí nhận chìm bùn của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3.

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận dư luận thắc mắc vì sao dự án nhấn chìm 1 triệu m3 bùn của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đã phải dừng lại trong năm 2017 khi gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của giới khoa học gia, mà các bộ ngành lại tiếp tục xem xét cho phép những dự án tương tự như thế. Hơn thế nữa, với lập luận của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì câu hỏi của dư luận liệu rằng Bộ Tài nguyên và môi trường sẽ chấp thuận cho dự án nhấn chìm 1 triệu m3 bùn của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3 được tiến hành trong nay mai hay không ? Chúng tôi nêu vấn đề với Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Văn Khải và được nghe nhận xét của ông :

"Thật ra, trước khi cho vào nhà máy vận hành thì đầu tiên phải biết nhà máy đó làm gì, sản xuất ra cái gì và rác thải của nó gồm những gì ? Rác thải là khí, là nước hay là vật chất và xử lý rác thải đó như thế nào ? Tất cả những điều này, Việt Nam không cần xem xét đâu. Chẳng hạn xây một tòa nhà thì cần phải xem xét có ảnh hưởng gì không ; có chặn nguồn nước, chặn gió, chặn nắng, có cung cấp đủ điện nước, có đủ đường giao thông…không ? Xây một tòa nhà cao tầng đã thế thì xây một khu công nghiệp phải khác chứ ? Cho nên những gì người ta nói là vô luật. Thích thì cho. Không thích thì thôi. Tóm lại, Vĩnh Tân 1, Vĩnh Tân 2 hay Vĩnh Tân 3, thậm chí Vĩnh Tân 15… do chính quyền độc quyền thì họ thích làm gì là họ làm".

Vào khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đề xuất nhấn chìm 1 triệu m3 bùn xuống biển Bình Thuận, Tiến sĩ Nguyễn Tác An, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật biển Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Hải Dương học Nha Trang lên tiếng với RFA rằng giới khoa học lo ngại về mặt sinh học khi thải ra 1 triệu mét khối chất nạo vét như vậy sẽ làm đục cả khu vực biển chỗ đó và ánh sáng không xuống được, khiến cho quá trình quang hợp không thực hiện được làm mất chuỗi thức ăn. Tiến sĩ Nguyễn Tác An nói thêm việc nhấn chìm này sẽ làm xáo trộn tầng đáy và ảnh hưởng đến sinh vật đáy.

Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh việc đổ bùn sẽ hủy hoại các rặng san hô ở Khu bào tồn biển Hòn Cau.

Dân chúng Bình Thuận đang "chết mòn"

Trong khi những ai quan tâm đến các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bình Thuận bày tỏ qua mạng xã hội và những trang fanpage của nhiều báo mạng online trong nước về nỗi lo ngại dự án nhấn chìm hàng triệu m3 bùn xuống biển sẽ gây thêm hậu quả về tác hại môi trường sống của người dân địa phương, thì rất nhiều người dân tại Bình Thuận chia sẻ với RFA về đời sống mà họ gọi là "chết mòn" vì bị đảo lộn do môi trường biển, môi trường đất và không khí bị ô nhiễm.

binhthuan2

Người dân biểu tình chặn xe ở quốc lộ 1 qua xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận ngày 15 tháng 4, 2015. Courtesy : Photo googletienlang2014

Dân chúng ở Bình Thuận chủ yếu sống bằng nghề biển. Tuy nhiên, các ngư dân cho biết nguồn hải sản ở vùng biển địa phương ngày càng cạn kiệt từ sau khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đi vào hoạt động :

"Đói luôn ! Đi xuống đảo Phú Quý, ở Phan Thiết mới đánh bắt được. Bình thường mất 1-2 tiếng đồ hồ để ra biển đánh bắt. Còn chạy xuống đảo đến 12 tiếng đồng hồ. Tốn dầu tới cả hơn 100 lít".

Không chỉ đời sống của ngư dân bị ảnh hưởng, mà những người làm nghề nuôi trồng thủy sản cũng gặp không ít khó khăn do tôm, cá nuôi lồng bè bị chết nhiều. Mới đây nhất, vào ngày 25 tháng 6, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt tại khu vực nuôi cá lồng bè gần nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân.

Nhiều nông dân ở Bình Thuận cũng cho biết cây trồng bị rụng lá, chết rụi vì nguồn nước tưới tiêu xuất phát từ nước dùng để tưới ở bãi xỉ ngấm xuống lòng đất và chảy ra khu vực phía ngoài.

Bên cạnh đó, người dân địa phương còn bị ô nhiễm không khí bởi xỉ than của nhà máy nhiệt điện. Cuộc sống của dân chúng ở Bình Thuận bị bủa vây đến mức đã nổ ra một cuộc biểu tình bạo động phản đối nhà máy nhiệt điện hồi năm 2015.

Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, do Trung Quốc đầu tư 95% gồm có 4 nhà máy nhiệt điện, chạy bằng than đá với tổng công suất thiết kế lên đến 5.600 MW và bắt đầu vận hành vào tháng 9 năm 2014 tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2. Nhiều chuyên gia khoa học tại Việt Nam cảnh báo khói bụi và xỉ than từ các nhà máy nhiện điện Vĩnh Tân sẽ gây tác hại lâu dài đến môi trường.

Trả lời câu hỏi của RFA xoay quanh đề xuất nhấn chìm bùn của các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân, một số người dân Bình Thuận khẳng định rằng hễ còn thấy ống khói của các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân sừng sững nhả khói hàng ngày thì bất cứ việc gì liên quan đến các nhà máy này cũng là nỗi ám ảnh hãi hùng đối với họ. Có những người dân còn nói rằng mong muốn cuộc sống được an cư lạc nghiệp bị triệt tiêu, kể từ khi nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân hoạt động và ước ao duy nhất của họ trong lúc này là được các cấp chính quyền lắng nghe nguyện vọng họ không phải sống trong tình cảnh "chết mòn" trong đói nghèo và tuyệt vọng.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 25/06/2018

Published in Diễn đàn

Vụ việc Giáo sư Trương Nguyện Thành không đạt đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm vào vị trí Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen được hiệu trưởng đương nhiệm của trường này giải thích phải tuân thủ pháp luật trong việc bổ nhiệm. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm hiệu trưởng tại Đại học Hoa Sen từng có trường hợp ngoại lệ. Thực hư câu chuyện bổ nhiệm hiệu trưởng ở trường đại học tư thục Hoa Sen như thế nào ?

hoasen1

Ảnh minh họa : Giáo sư Trương Nguyện Thành và Đại học Hoa Sen. Courtesy : RFA Edited.

Hụt hẫng và tiếc nuối

Đài RFA ghi nhận mặc dù Giáo sư Trương Nguyện Thành, Hiệu phó Đại học Hoa Sen, từng được mệnh danh là "Giáo sư quần đùi", đạt tín nhiệm với số phiếu 16/18 trong cuộc họp của Hội đồng quản trị bầu hiệu trưởng cho nhiệm kỳ 2017-2022, tuy nhiên ông không được công nhận bổ nhiệm cho chức vụ này, vì vướng phải Khoản 2a Điều 20 trong Luật Giáo dục Đại học, quy định "có kinh nghiệm quản lý cấp khoa, phòng của cơ sở giáo dục đại học ít nhất 5 năm".

Sau khi Giáo sư Trương Nguyện Thành công bố chính thức chia tay Đại học Hoa Sen và trở về Mỹ giảng dạy, nhiều người quan tâm đến giáo dục Việt Nam tỏ ra tiếc nuối.

Nhiều sinh viên của trường Đại học Hoa Sen được trích dẫn chia sẻ hối tiếc một vị giáo sư với những ý tưởng sáng tạo, khơi nguồn cảm hứng qua các bài giảng mới lạ và là một luồng gió mới điển hình cho tiêu chí của trường là tôn trọng sự khác biệt.

Dư luận bày tỏ sự tiếc nuối vì một nhân tài không thể tiếp tục cống hiến cho ngành giáo dục nước nhà và có thể góp phần dẫn đến hậu quả không thể thu hút sự đóng góp của nhân sĩ trí thức hải ngoại gốc Việt cho Việt Nam.

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Lưu Tiến Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói với truyền thông rằng nhà trường cảm nhận một sự hụt hẫng khi trường không thể bổ nhiệm Giáo sư Trương Nguyện Thành vào chức vụ hiệu trưởng nhiệm kỳ 2017-2022, nhưng nhà trường không thể làm khác hơn vì phải tuân thủ pháp luật.

Tuân thủ pháp luật ?

Qua tìm hiểu về trường Đại học Hoa Sen, chúng tôi được biết, bà Bùi Trân Phượng được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen hồi tháng 11 năm 2006, trong khi bà tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Lyon 2 vào năm 2008. Theo quy định trong Khỏan 2b Điều 20 của Luật Giáo dục Đại học thì tiêu chuẩn hiệu trưởng trường đại học phải có trình độ tiến sĩ, do đó bà Bùi Trân Phượng đã không đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm vào chức vụ hiệu trưởng Đại học Hoa Sen tại thời điểm bà đã được bổ nhiệm.

Để tìm hiểu liệu có sự khác biệt nào trong việc bổ nhiệm hiệu trưởng giữa hai trường hợp của cựu Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, bà Bùi Trân Phượng và Giáo sư Trương Nguyện Thành, Đài RFA liên lạc với bà Nguyễn Thị Hòa, một trong những cổ đông lớn của Đại học tư thục Hoa Sen và bà đã từ chối trả lời thắc mắc của chúng tôi :

"Việc này bạn cứ liên hệ trực tiếp với trường Hoa Sen nhé. Tôi không trả lời được nhé !"

Đài Á Châu Tự Do cũng liên lạc với Tiến sĩ Lưu Tiến Hiệp liên quan vấn đề vừa nêu, nhưng :

"Không. Thưa, tôi không cho phỏng vấn. Tôi thấy điều này xong rồi. Cảm ơn chị".

Chúng tôi nêu vấn đề với Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng và được ông chia sẻ :

"Điều tôi thấy hồi cô Phượng làm hiệu trưởng là tiếp tục vai trò hiệu trưởng mà cô đã có rồi, khi trường này chưa phải là trường đại học. Trước đó là một trường cao đẳng thì cho phép một người không cần có bằng tiến sĩ cũng có thể làm hiệu trưởng. Sau này khi trường Hoa Sen thành trường đại học và lúc đó cô Phượng tiếp tục làm hiệu trưởng, đã qua trót lọt được mà không ai đưa ra thành vấn đề cả. Tôi không biết có gì khuất tất hay không, nhưng chắc cũng có vấn đề gì đó cho nên cô Phượng mới nhanh chóng sang Pháp trình luận án tiến sĩ về sử học, để phòng khi có việc gì xảy ra thì cô ấy không bị ảnh hưởng gì. Tôi muốn nói là ở Việt Nam, pháp luật không rõ ràng, tôi không thể nói nó là minh bạch được. Cho nên câu hỏi của RFA đặt ra thì tôi không nắm được chi tiết bên trong để trả lời cho rõ, nhưng tôi nghĩ câu hỏi cũng có lý của nó".

Hướng giải quyết

Trước xôn xao về vụ việc của Giáo sư Trương Nguyện Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, bà Nguyễn Kim Phụng, vào ngày 9 tháng 5, nói với truyền thông rằng Giáo sư Trương Nguyện Thành vẫn còn cơ hội để trở thành Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen, nếu Luật Giáo dục Đại học được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm nay, với những điều khoản được sửa đổi phù hợp. Bà Nguyễn Kim Phụng đưa ra trường hợp Đại học Hoa Sen có thể bổ nhiệm Giáo sư Trương Nguyện Thành với chức danh Hiệu phó và với lộ trình sửa Luật Giáo dục Đại học, nếu được Quốc hội thông qua thì Giáo sư Trương Nguyện Thành có thể đợi một năm để được bổ nhiệm vào chức vụ hiệu trưởng, sau khi Luật Giáo dục Đại học sửa đổi bổ sung và có hiệu lực trong năm 2019.

Trong khi đó, Giáo sư Trương Nguyện Thành, qua cuộc phỏng vấn với Báo Lao Động Online, vào ngày 9 tháng 5, nói rằng trường hợp của ông có thể xem như là một "ca" để nghiên cứu cho những quy định trong Luật giáo dục được thay đổi phù hợp với thực tiễn. Và, trong cuộc phỏng vấn với Báo Thanh Niên Online, Giáo sư Trương nguyện Thành nhấn mạnh với tâm huyết phát triển đại học thì phương diện quản trị là quan trọng, mà muốn thay đổi quản trị, chỉ có hiệu trưởng mới có quyền quyết định, còn hiệu phó không thể làm được.

Giáo sư Trương Nguyện Thành khẳng định không nên đặc cách cho ông, khi trả lời câu hỏi của báo giới về trường hợp cơ quan quản lý đặc cách cho ông làm hiệu trưởng vì ông tự thấy mình không phải là người đặc biệt và không muốn được đối xử đặc biệt. Giáo sư Trương Nguyện Thành nói thêm ông sẽ chờ cơ hội khác ở nơi ông cảm thấy có thể làm hiệu quả trong hoài bão đóng góp cho giáo dục đại học Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho rằng các quy định trong Luật Giáo dục cần được xem xét sửa đổi liên quan về tiêu chuẩn hiện hành của hiệu trưởng đại học. Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng nêu ý kiến của ông :

"Tại vì tôi nghĩ rằng khi một người làm hiệu trưởng một trường đại học thì quan trọng là tầm nhìn, tư duy và kiến thức của người hiệu trưởng để thực thi và tôn trọng những điều mà đại học cần thiết về tự do học thuật, về thái độ cư xử đối với sinh viên, về thái độ cư xử khi bổ nhiệm các giáo sư… Còn về vấn đề kinh nghiệm quản lý, tôi thấy nếu có thì càng tốt nhưng không phải là điều thiết yếu. Trong trường hợp nguời hiệu trưởng đến từ các nước phát triển và người hiệu trưởng đó có tinh thần vô tư và vì việc chung thì có thể dựa vào tinh thần này để kiểm tra, kiểm soát và làm cho những người trợ lý của mình làm việc một cách minh bạch, rõ ràng. Cho nên, tôi nghĩ điều đặt ra trong quy chế không nên cứng nhắc mà phải linh động".

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng và một vài chuyên gia giáo dục mà Đài RFA tiếp xúc đề nghị Bộ Giáo dục và đào tạo và Quốc hội Việt Nam cần lưu ý cũng như cân nhắc kỹ lưỡng qua trường hợp bổ nhiệm hiệu trưởng ở Đại học Hoa Sen để ngành giáo dục không phải tiếc nuối một nhân tài như Giáo sư Trương Nguyện Thành, đồng thời những ai muốn đóng góp cho sự phát triển đại học tại Việt Nam cũng không gặp khó khăn hay bị gián đoạn bởi những quy cũ cứng nhắc và lạc hậu.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 14/05/2018

Published in Diễn đàn

Dư luận đặc biệt quan tâm đến thông tin từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm bị di dời vì thuộc trong 9 lô đất ở trung tâm khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ được bán đấu giá. Liệu rằng Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm sắp mất trong nay mai ?

nha1

Nhà thờ Thủ Thiêm - Ảnh : tinmungchonguoingheo.com

Thăm dò dư luận

Dư luận và nhiều người Công giáo tại Việt Nam bày tỏ sự hoang mang trước thông tin, được báo chí truyền tải vào ngày 1 tháng 5, về Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời những cơ sở tôn giáo tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó có Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm và thu hồi đất của Trường tiểu học Thủ Thiêm, để bàn giao cho nhà đầu tư thi công tuyến đường ven sông và công viên bờ sông đúng tiến độ.

Dư luận không chỉ hoang mang mà còn bức xúc khi một ngày sau đó trong cuộc họp báo, người phát ngôn của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Hoan cho biết bản đồ quy hoạch Thủ Thiêm bị thất lạc và các bộ ngành có liên quan trong vòng 20 năm qua vẫn chưa tìm thấy bản gốc.

Vào ngày 3 tháng 5, Trưởng Ban tiếp công dân Trung ương, thuộc Thanh tra Chính phủ, ông Nguyễn Hồng Điệp lên tiếng với truyền thông rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần sớm trả lời cho người dân biết là không có bản đồ quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm vì ngay cả Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng không có.

Dư luận thắc mắc rằng dựa vào đâu mà Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định di dời Nhà thờ Thủ Thiêm, có giá trị lịch sử lâu đời hơn 160 năm, và phải chăng có sự khuất tất ẩn giấu nào liên quan đến quyết định này của Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh ?

Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế cho rằng Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đang dùng truyền thông để dọn đường dư luận cho ý đồ giải tỏa Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm của họ. Linh mục An-Tôn Lê Ngọc Thanh còn nhấn mạnh truyền thông liên tục đăng tin đồn thổi về Hội thánh Đức Chúa Trời trong thời gian qua cũng nhằm chủ ý này :

"Họ cố tình thổi Hội thánh Đức Chúa Trời, lúc thì gọi như vậy lúc thì gọi là Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ, để cho người ta thấy tôn giáo nói chung và theo tinh thần Ki-tô giáo như Công giáo nói riêng là xấu, bậy bạ khiến cho những người không có tôn giáo ở Việt Nam tin theo và dẫn đến chính quyền quyết định giải tỏa nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm được dân chúng ủng hộ bởi vì đó là một thứ đạo tào lao".

Đạt được mục đích di dời ?

Đài RFA ghi nhận Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm là hai cơ sở tồn tại hơn một thế kỷ tại Thủ Thiêm, thuộc quận 2 thành phố Hồ Chí Minh. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một số ngôi trường của nhà dòng bị Nhà nước trưng thu làm cơ sở giáo dục. Một trường được sử dụng làm trường tiểu học đã bị đập phá và Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thương lượng bồi thường 50 tỷ đồng cho nhà dòng. Tuy nhiên, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm cho biết nếu ngôi trường không được chính quyền tiếp tục dùng vào mục đích giáo dục thì hãy trả lại cho nhà dòng và nhà dòng từ chối nhận số tiền bồi thường đó. Một ngôi trường khác đập phá hồi hạ tuần tháng 10 năm 2015, nhưng phải tạm dừng do gặp phải sự phản đối của nhà dòng và dư luận.

Thêm vào đó, nghĩa trang của giáo xứ Thủ Thiêm, rộng hơn 2 héc-ta cũng bị giải tỏa cách nay 2 năm, nhưng Chính quyền đã không đền bù một đồng nào cho nhà thờ. Thông tin mới nhất chúng tôi được nghe từ người phụ trách pháp lý của Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm là Chính quyền thành phố gây áp lực lên một số vị tại Tòa Tổng Giám mục Thành phố Hồ Chí Minh vận động nhà thờ và Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm tự nguyện di dời.

Liên quan đến tin tức Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu các đơn vị liên quan có phương án di dời Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm vừa được truyền thông loan đi, một nữ tu trong Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm cho biết không nhận được thông báo chính thức nào từ phía chính quyền. Vị nữ tu này cho biết :

"Cả chục năm nay qua trao đổi (với Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh) thì mấy soeur nói cứ để nguyên hiện trạng như vậy, mấy soeur không đồng ý. Trước sau mấy soeur vẫn giữ lập trường như thế. Còn báo chí đăng thì kệ họ cứ đăng vì đó là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Cho đến bây giờ vẫn chưa có gì hết".

Giáo dân Giuse-Cao Thăng Ca, người người phụ trách pháp lý của Nhà thờ Thủ Thiêm và Tu viện Mến Thánh giá Thủ Thiêm, khẳng định với RFA rằng không có việc di dời xảy ra vì :

"Thực chất nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm theo quy hoạch của thành phố Hồ Chí Minh đến giờ phút này vẫn còn được phép tồn tại. Hiện nay vấn đề pháp lý về quy hoạch đối với hội dòng và nhà thờ không thể chối cãi và phủ nhận được. Nếu bất kỳ một người nào muốn tìm thông tin về quy hoạch về Nhà thờ Thủ Thiêm và Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm chỉ cần vào trang web ‘Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh’ thì thấy bản vẽ cho đến năm 2018 nhà thờ và nhà dòng vẫn tồn tại. Mới nhất đây, ông Chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh đồng ý cho công ty của Hàn Quốc là Công ty Lotte để đầu tư làm khu lõi trung tâm thành phố-khu thành phố văn minh, thì trong bản vẽ này vẫn vẽ nhà thờ và nhà dòng tồn tại".

Ông Cao Thăng Ca cho biết thêm có khoảng 3000 giáo dân tại giáo xứ Thủ Thiêm và hiện chỉ còn khoảng 400 đến 500 giáo dân vì số còn lại đã bị giải tỏa, di dời. Tuy nhiên, các gia đình giáo dân vẫn kiên trì đòi công lý, bảo vệ đất đai nhà cửa của họ và Nhà thờ Thủ Thiêm cùng Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm.

"Hiện nay Cha xứ là Cha Lê Đăng Niêm, mặc dù sức khỏe của Ngài rất kém do bị tai biến nhưng Ngài sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ tài sản, bảo vệ đoàn chiên. Ngài là tấm gương sáng cho giáo dân noi theo. Thành ra, chúng tôi cũng cương quyết gìn giữ và bảo vệ được nhà thờ, không cho bất kỳ một thế lực hay nhóm lợi ích nào xâm hại đến nhà thờ".

Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận truyền thông mạng xã hội mấy ngày qua tiếp tục có những ý kiến gửi đến Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần phải gìn giữ Nhà thờ Thủ Thiêm, Dòng Mến Thánh giá Thủ Thiêm vì đó không chỉ là công trình tôn giáo mang giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc nghệ thuật mà còn là biểu tượng nối liền quá khứ và hiện tại của thành phố.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 03/05/2018

Published in Diễn đàn

Trong những ngày tháng 4 năm 2018, một loạt các nhà hoạt động dân chủ ôn hòa bị tuyên các bản án nặng nề, với cáo buộc "lật đổ chính quyền nhân dân". Thế nào là tội "lật đổ chính quyền nhân dân" ở Việt Nam, và vì sao ngày càng có nhiều người dân nhận lãnh tội danh này ?

latdo1

Các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam vừa bị tuyên án tù, theo Điều 79 "lật đổ chính quyền nhân dân'. Courtesy of Facebook

Gần 80 năm tù cho 7 công dân Việt Nam

Dư luận trong và ngoài nước, suốt 2 tuần lễ vừa qua, đặc biệt theo dõi thông tin về các phiên tòa xét xử đối với những nhà hoạt động dân chủ ôn hòa tại Việt Nam.

Trong số 9 người lần lượt ra tòa, bao gồm Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Luật gia Nguyễn Bắc Truyển, Kỹ sư Phạm Văn Trội, Thầy giáo Vũ Văn Hùng, ông Nguyễn Văn Túc, cô Lê Thu Hà, cô Trần Thị Xuân và anh Nguyễn Viết Dũng có đến 7 người bị tuyên án theo dội danh "lật đổ chính quyền nhân dân’, với tổng cộng 76 năm tù giam.

Bà Hoàng Thị Bình Minh, thân mẫu của cô Lê Thu Hà ghi nhận về phiên tòa hôm mùng 5 tháng 4, mà bà được cho vào tham dự :

"Tôi thấy phiên tòa diễn ra rất là bất hợp pháp, có nghĩa là mọi chứng cứ không được rõ ràng và Việt Kiểm Sát luận tội bằng mọi cách để buộc tội các bị cáo phải nhận tội, mà trong khi tôi thấy các nhà hoạt động đều đưa ra một ý kiến chung là họ không có ý thức lật đổ chính quyền. Tôi thấy bản án hết sức nặng nề và không minh bạch".

Cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định, một người cũng bị tuyên án tù với tội danh "lật đổ chính quyền nhân dân", nói với RFA về khái niệm của tội danh này trong luật pháp Việt Nam :

"Cụm từ ‘chính quyền nhân dân’ chỉ được nhắc đến duy nhất ở một điều trong Hiến pháp, liên quan đến Mặt trận Tổ quốc khi nói ‘Mặt trận Tổ quốc là một tổ chức tập hợp những thành phần, những tổ chức xã hội trong chính quyền nhân dân’. Chưa bao giờ ‘chính quyền nhân dân’ được quy định một cách cụ thể, rõ ràng trong Hiến pháp cũng như trong bất kỳ văn bản pháp luật nào hết. Và, trong luật hình đặc biệt thì cũng không có một quy định cụ thể thế nào là ‘chính quyền nhân dân’. Cho nên khái niệm ‘chính quyền nhân dân’ đã mơ hồ rồi, thì khái niệm ‘lật đổ chính quyền nhân dân’ cũng mơ hồ theo".

Luật sư Lê Công Định nhấn mạnh rằng trong các yếu tố cấu thành tội phạm của tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo Điều 79 trong luật cũ và Điều 109 trong luật mới, đều không có định nghĩa cụ thể lật đổ ra làm sao và chính quyền nhân dân là thế nào.

7 nhà hoạt động dân chủ vừa bị tuyên các bản án tù nặng nề, trước cáo buộc của tòa án về tội danh "lật đổ chính quyền nhân dân’, đã khẳng khái tuyên bố rằng những việc họ làm đúng theo Hiến pháp Việt Nam và họ vô tội.

Phản đối của công luận

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, ngay sau khi những bản án tù được tuyên cho những nhà hoạt động dân chủ, cư dân mạng tại Việt Nam bày tỏ sự phẫn nộ tột cùng vì nhiều người thật sự không hiểu được những thành viên trong các tổ chức xã hội dân sự độc lập không một tấc sắc trong tay làm thế nào có thể chống chọi với một hệ thống chính quyền có lực lượng công an, quân đội hùng hậu của Việt Nam.

Phát ngôn viên của Hội Anh em dân chủ, cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Thị Thúy Quỳnh lên tiếng 7 nhà hoạt động dân chủ bị buộc tội "lật đổ chính quyền nhân dân", trong đó có 6 thành viên của Hội này vì tiêu chí hoạt động của họ là cổ súy cho tự do, dân chủ, đa nguyên đa đảng để đất nước được tiến bộ và văn minh. Cô Thúy Quỳnh nhấn mạnh vì lẽ đó mà Đảng Cộng Sản Việt Nam cho rằng các nhà hoạt động dân chủ chống Đảng và họ phải chịu những bản án hà khắc do Đảng cầm quyền tại Việt Nam định sẵn, mà cô cho là "vô cùng bất công và phi nhân tính".

Bên cạnh làn sóng phản đối từ trong nước, công luận quốc tế cũng mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích Chính quyền Việt Nam đã dùng các điều luật mơ hồ để kết án tù công dân của mình và những bản án đó vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng. Nhiều Chính phủ như Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu-EU, Đức… cùng các tổ chức nhân quyền trên thế giới kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay lập tức cho tất cả tù nhân lương tâm ở Việt Nam, cũng như cho phép mọi công dân tự do bày tỏ quan điểm của họ và tụ họp một cách ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt.

Một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc, vào ngày 12 tháng 4, phát đi thông cáo báo chí nói rằng hết sức quan ngại về cách thức Việt Nam hành xử đối với những nhà hoạt động ôn hòa, nhằm dập tắt những tiếng nói đối lập cùng những nhà bảo vệ nhân quyền mà sử dụng Điều 79 Bộ Luật Hình Sự "lật đổ chính quyền nhân dân" để cáo buộc và kết án họ có thể lên đến mức chung thân hoặc tử hình.

Qua sự chỉ trích và phản đối của công luận thế giới liên quan các bản án tù mới nhất mà Tòa án Việt Nam tuyên cho các nhà hoạt động dân chủ ở trong nước, Đài RFA cũng được nghe Luật sư Lê Công Định lý giải về thế nào là chống lại chính quyền, theo thông lệ quốc tế :

"Thường nói lật đổ là ‘chống lại Hiến pháp’. Các đảng phái chính trị hoạt động theo Hiến pháp, có đăng ký tranh cử và cầm quyền thông qua một chế độ bầu cử cụ thể. Một khi chống lại các điều này và thay đổi tất cả thì bị buộc tội, mà các quốc gia dân chủ gọi là ‘chống lại Hiến pháp’, chứ cũng không dùng từ ‘lật đổ chính quyền’. Khái niệm ‘lật đổ’ là khái niệm của những người Cộng sản. Bởi vì trong quá khứ, hành động của họ là lật đổ và cướp chính quyền, cho nên có cái tội ‘lật đổ chính quyền’. Còn các nước khác chỉ có tội ‘chống lại Hiến pháp’ mà thôi. Ngay cả ‘chống lại Hiến pháp’ một cách ôn hòa cũng không phải là tội, mà ‘chống lại Hiếp pháp’ phải có những biện pháp dùng vũ lực, như là có hành động đảo chính, phải có quân sự, có vũ khí, có khí tài và có những cuộc tấn công cụ thể, hoặc là bàn bạc tấn công thì mới gọi là đảo chính chống Hiến pháp".

Vẫn đấu tranh đến cùng

Điều 4 Hiến pháp Việt Nam quy định Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam. Một số nhà quan sát tình hình Việt Nam nêu lên bởi vì quy định này trong Hiến pháp mà Chính quyền Hà Nội bắt bớ, cầm tù bất kỳ ai cổ súy cho dân chủ, đa nguyên đa đảng ở quốc gia này. Song hành với việc Chính quyền đàn áp phong trào dân chủ ở Việt Nam bằng những bản án tù đày, qua các Điều 88, 258, 245 hay 79 Bộ Luật Hình Sự thì ngày càng có nhiều người dân tiếp bước nhau để tham gia vận động thay đổi đất nước được tốt đẹp hơn theo xu hướng dân chủ hóa, điển hình riêng trong năm 2017, có hơn 50 người bị bắt giam. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Thị Thúy Quỳnh cho biết những người dân Việt Nam giống như cô quyết tâm đi đến cùng trên con đường mà họ đã chọn dấn thân :

"Tại vì chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi làm công việc này với trách nhiệm và bổn phận của một người con dân Việt Nam, mình phải có nghĩa vụ làm công việc đó để bảo vệ đất nước của mình, mình bảo vệ chính tương lai của con cháu mình và cả dân tộc của mình sau này".

Đài RFA cũng trao đổi với các nhà hoạt động dân chủ ở Việt Nam và được họ cho biết càng bị áp bức và đàn áp thì tinh thần của họ càng vững vàng, như Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang lên tiếng rằng cô đấu tranh để xóa bỏ Nhà nước độc tài Cộng Sản Việt Nam.

Trong lúc trò chuyện cùng thân mẫu của cô Lê Thu Hà, một cô giáo thế hệ 8X vừa bị tuyên 9 năm tù giam và 2 năm quản chế vì tội "lật đổ chính quyền nhân dân", bà Hoàng Thị Bình Minh chia sẻ với chúng tôi rằng bà luôn tin tưởng và ủng hộ những việc làm của con gái. Bà Bình Minh, nói với RFA giờ đây bà tiếp tục công việc của con gái bà trong những ngày sắp tới :

"Tôi thấy nhân danh Nhà nước Việt Nam mà hình thức xử phạt các bị cáo trong vụ án vừa rồi là hoàn toàn bất công. Tôi nhờ các tổ chức quốc tế, tất cả các đài báo và những người yêu công lý, tự do cho nhân quyền hãy lên tiếng phản đối sự bất công của Tòa án Hà Nội đã kết tội vô pháp với những người hoạt động đấu tranh cho một nền dân chủ".

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 13/04/2018

**********************

Liên Hiệp Quốc kêu gọi Việt Nam ngưng đàn áp tiếng nói đối kháng (VOA, 13/04/2018)

Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc hôm 12/4 lên tiếng kêu gi Vit Nam ngưng cm đoán hot đng ca các t chc xã hi dân s hay dp tt tiếng nói đi lp sau khi chính quyn Hà Ni b tù gn chc nhà hot đng vi cáo buc ‘hot đng nhm lt đ chính quyn.’

latdo2

Các nhà tranh đấu trong Hội Anh em dân chủ.

Trong một thông cáo báo chí phát đi từ Geneva vào ngày 12/4, nhóm chuyên gia ca Liên Hiệp Quốc nêu ra trường hp ca 6 nhà hot đng bo v nhân quyn bao gm ông Nguyn Văn Đài, bà Lê Thu Hà, ông Trương Minh Đc, Nguyn Bc Truyn, Nguyn Trung Tôn, và Phm Văn Tri, b tuyên án vào ngày 5/4 với mc án t 7 đến 15 năm tù giam và khi mãn án còn phi b qun chế trong nhiu năm.

Các chuyên gia Liên Hiệp Quốc đặc bit lo ngi rng tt c 6 nhà tranh đu trên đu b giam cm, hn chế tiếp xúc vi lut sư trước khi b đưa ra xét x, như vy rõ ràng đã vi phạm các tiêu chun quc tế v nhân quyn và nhn đnh rng chính quyn Vit Nam truy t h ch vì h lên tiếng bo v nhân quyn và ng h các hot đng dân ch.

Từ Hà Ni, nhà báo đc lp Nguyn Tường Thy nói vi VOA rng vic cng đng quc tế lên tiếng bênh vc cho gii tranh đu Vit Nam là rt đáng quý, nhưng dường như nhng li kêu gi như thế vn chưa đ mnh.

"Chưa đ mnh. Trước đây quc tế đã gây áp lc đi vi Vit Nam rt là nhiu, cũng có tác đng nhưng rt ít. Tôi nghĩ rng các bn va ri là mt thách thc đi vi công lun quc tế, thách thc loài người tiến b".

latdo3

Nhà hoạt đng Nguyn Văn Túc b xét x hôm 10/4/2018.

Liên Hiệp Quốc cũng lên tiếng v trường hp ca nhà tranh đu Nguyn Văn Túc, người va b tuyên án 13 năm tù và 5 năm qun chế hôm 10/4, cũng vi ti danh ‘hot đng nhm lt đ chính quyn.’

Trước đó, Hoa Kỳ, Liên minh Âu Châu và nhiu quc gia Âu Châu đã ln lượt lên tiếng ch trích bn án đi vi các thành viên ca Hi Anh em Dân ch và đng thanh nhc nh Vit Nam phi tôn trng Công Ước Quc tế v Quyn Dân s và Chính tr của Liên Hiệp Quốc mà Vit Nam đã ký kết.

Hôm 9/4, Quốc hi Đc đăng ti tuyên b ca bà Gyde Jensen, Ch tch y ban Nhân quyn Quc hi Đc, trong đó bà chính thc nhn bo tr cho nhà tranh đu Nguyn Bc Truyn trong chương trình "Dân biu Bo v Dân biu" ca Quc hi nước này.

latdo4

Bà Gyde Jensen, Chủ tch y ban Nhân quyn Quc hi Đc (Photo : Bundestag.de)

Bà nói : "Ông Nguyễn Bc Truyn b mt tòa án Hà Ni kết án 11 năm tù giam và 3 năm qun chế ti gia. Tôi muốn ông y được tr t do".

Bà Bùi Kim Phượng, v ca nhà hot đng Nguyn Bc Truyn, người va được thăm chng vào ngày 23/3 sau gn 8 tháng b giam cm, cho VOA biết :

"Anh Truyển đã khng đnh vi tôi là nh không có ti và tt c nhng anh/ch trong hội Anh em Dân ch cũng không có ti. Anh Truyn đã không còn là thành viên trong hi na nhưng h c lý do đó đ tr thù đi vi nh. Anh Truyn có tham gia giai đon đu, vào vic đóng góp ý kiến, đó là quyn bày t quan đim và ý kiến ca mi người dân, khi ấy hi chưa có hot đng gì hết. Vic chính quyn c tình buc ti anh Truyn là hết sc đc đoán và tùy tin".

latdo5

Nhà hoạt đng Nguyn Bc Truyn và v là bà Bùi Kim Phượng, tháng 6/2016, Dòng Chúa Cu Thế Tp. Hồ Chí Minh (nh : Facebook Bùi Kim Phượng)

Hôm 12/4, ngay sau khi Việt Nam tuyên án 7 năm tù đi vi nhà hot đng Nguyn Viết Dũng, và 9 năm tù vi bà Trn Th Xuân, và 1 năm tù đi vi ông Vũ Văn Hùng, các t chc nhân quyn quc tế đăng li kêu gi tr t do cho các nhà hot đng.

Ông James Gomez, Giám đốc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ca Ân xá Quc tế viết rng : "Nguyn Viết Dũng là mt nhà hot đng tr dũng cm đt nước mà nhân quyn b chà đp. Ông đã tng b tù trước đó vì các hot đng ôn hòa ca mình".

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vc Châu Á của Human Rights Watch hôm 12/4 cho rng "nhà cm quyn Vit Nam thường tuyên b tôn trng nhân quyn nhưng hành đng ca h li cho thy điu ngược li".

Published in Diễn đàn

Mỗi khi Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt hải sản hằng năm tại một số khu vực ở Biển Đông thì lại liên tiếp có tin tàu cá của ngư dân Việt bị ‘tàu lạ’ tấn công tại ngư trường truyền thống của Việt Nam.

tau1

Ảnh minh họa : Tàu đánh cá Việt Nam thường hoạt động từng toán hầu bảo vệ lẫn nhau. RFA

Liên tục bị tấn công

Truyền thông trong nước loan tin từ trung tuần tháng 3 đến đầu tháng 4 năm 2018, có đến 4 tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài tấn công ngay trong ngư trường thuộc chủ quyền lãnh hải quốc gia.

Tàu cá QNa 90822 TS, ở Quảng Nam, khi đang đánh bắt ở ngư trường gần đảo Tri Tôn, Hoàng Sa vào ngày 18 tháng 3, thì bị một tàu lớn không rõ số hiệu tấn công, cướp phá ngư cụ.

Tàu cá QNg 90599, ở Quảng Ngãi trình báo vào chiều ngày 19 tháng 3, trong khi đang neo đậu gần khu vực đảo Linh Côn, gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị tàu vỏ sắt màu trắng, số hiệu 45103 áp sát, đâm vào phía sau cabin. Thuyền trưởng của tàu cá QNg 90599, ngư dân Trần Quang nói với Tuổi Trẻ Online rằng trên tàu vỏ sắt, có nhiều người mặc sắc phục Hải cảnh Trung Quốc, truy đuổi tàu cá của ông và còn phát loa yêu cầu ra khỏi vùng biển của Trung Quốc.

Vào ngày 4 tháng 4, hai tàu cá NA-84281-TS và NA-90427-TS, ở Nghệ An, bị một tàu lớn đâm chìm khi hai tàu này đang khai thác trên ngư trường Vịnh Bắc Bộ, làm cho 19 ngư dân gặp nạn, trong đó có 7 người bị thương nặng. Báo VNExpress.net dẫn lời của ngư dân Hoàng Văn Mạnh, thuyền trưởng của một trong hai tàu cá này nói rằng do vụ việc xảy ra lúc trời tối nên không nhìn thấy được quốc tịch của tàu.

Tuy nhiên, trong cùng một bản tin, VNExpress.net lại cho biết theo ghi nhận của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam thì vụ việc xảy ra vào buổi sáng, cách Hòn Mê, thuộc tỉnh Thanh Hóa khoảng 90 hải lý về hướng Đông-Bắc và tàu cứu nạn SAR 411 đến sơ cứu các ngư dân trong đêm cùng ngày, trước khi đưa vào đất liền.

Trả lời câu hỏi của RFA qua các vụ việc vừa nêu, liệu rằng ngư dân Việt lo sợ đến sự an tòa của mình khi ra khơi đánh bắt ở ngư trường biển Đông, đặc biệt trong thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8, là thời điểm Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt ở khu vực Biển Đông ; ngư dân Trần Văn Tuất, ở Nghệ An chia sẻ ông vẫn ra khơi mà không nao núng, bởi vì :

"Bây giờ ở Việt Nam, đoàn cứu hộ đông lắm. Có chuyện gì là tàu cứu hộ họ cứu hộ ngay. Nói chung là đầu tư nhiều, cho nên ngư dân đi biển được yên tâm hơn".

Tiếp tục ra khơi

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về lệnh đơn phương cấm đánh bắt ở Biển Đông hàng năm của Trung Quốc, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) của Singapore cho biết Việt Nam cũng có quy định ngư dân khi nào được đánh bắt và khi nào không được đánh bắt để đảm bảo môi trường hải sản, tạo cân bằng về sinh thái trong môi trường biển. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ công bố thông tin về quy định này cho ngư dân trong vùng biển thuộc chủ quyền lãnh hải quốc gia. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh lệnh đơn phương cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông là vô lý :

"Vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam thì người Việt muốn làm gì là quyền của người ta. Thế thì đấy là về mặt chủ quyền. Không chỉ riêng Trung Quốc và Việt Nam mà nhiều nước trong ASEAN cũng có các quy định chung về khi nào đánh cá và khi nào thì không. Thế nhưng đó không phải là lệnh cấm. Trung Quốc đưa ra lệnh cấm này là Trung Quốc mang màu sắc chính trị, mang màu sắc là tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, chứ không phải liên quan đến nghề cá".

Chúng tôi nêu vấn đề theo như đề nghị của Hội Nghề Cá Việt Nam rằng Chính phủ Việt Nam cần thiết phải có những biện pháp ngăn chặn khác để Trung Quốc chấm dứt ban hành lệnh cấm đánh bắt cá hàng năm trong 3 tháng, bên cạnh việc lên tiếng phản đối từ phía Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu lên nhận định của ông :

"Cư xử là phản đối, không việc gì phải nghe họ cả và bảo vệ người ngư dân. Cách làm như thế là được rồi. Chứ còn làm hơn nữa thì để lúc nào mà căng thẳng quá đến mức người Trung Quốc để tàu Hải quân hay tàu Hải cảnh của họ, hay gọi là tàu Hải giám, thuộc lực lượng Hội Nghề Cá Trung Quốc vào ngăn cản và dùng vũ lực thì (Việt Nam) sẵn sàng cư xử một cách thích đáng thôi".

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp ghi nhận với chủ trương Việt Nam thực hiện hiện đại hóa Hải quân cùng với sự hỗ trợ của một số các quốc gia, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc… về các hoạt động trên biển, ông cho rằng các lực lượng bao gồm Cảnh sát biển, Biên phòng và Hải quân luôn sẵn sàng bảo vệ cho ngư dân Việt ở ngư trường Biển Đông. Một vài chuyên gia về Biển Đông mà Đài RFA tiếp xúc cũng có cùng quan điểm với Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp về xu thế Hải quân Việt Nam được hiện đại hóa thì sự an toàn của các ngư dân Việt được đảm bảo hơn trong tương lai, mặc dù khu vực biển Đông tranh chấp đang bị căng thẳng leo thang do từ phía Trung Quốc gây ra.

Tại cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam với Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vào sáng ngày 2 tháng 4 vừa qua, ở Hà Nội, ông Nguyễn Phú Trọng đề nghị hai phía không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình, cùng nhau nỗ lực duy trì hòa bình và ổn định trên biển.

Sự tin cậy không chắc chắn

Đài RFA trao đổi với một số những ngư dân dọc vùng biển miền Trung Việt Nam và được họ bày tỏ dù tình hình thế nào, nhưng vì cuộc sống mà họ vẫn ra khơi đánh bắt xa bờ. Qua các vụ tàu cá bị liên tục tấn công trong những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4 vừa rồi, những ngư dân cũng cho biết họ hy vọng một khi các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam được tăng cường thì họ càng an tâm hơn cho số phận của mình sẽ không còn bị cô thế ở ngư trường Biển Đông.

Tuy vậy, theo ghi nhận của thông tín viên từ Việt Nam thì cũng không ít ngư dân cho biết họ cứ mặc cho sự may rủi trong mỗi lần ra khơi kiếm sống, do hiện tại họ phải chịu cảnh "một cổ hai tròng", vì ngư dân Việt bị uy hiếp, bị cướp bóc và đánh đập trên ngư trường Việt Nam là chuyện xảy ra như cơm bữa, nhưng Cảnh sát biển Việt Nam chẳng làm gì để bảo vệ được cho họ ; còn tàu Hải cảnh Việt Nam thì thỉnh thoảng cặp theo tàu cá để xin tiền và hải sản ăn nhậu, chứ hiếm khi xuất hiện vào lúc tàu cá đánh tín hiệu cầu cứu, như một ngư dân chia sẻ :

"Ảnh hưởng nói chung là mọi mặt. Bây giờ dân không biết nói sao hết. Đường nào ngư dân cũng phải gánh hết".

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 10/04/2018

Published in Diễn đàn

Việt Nam được xếp hạng 152/183 quốc gia về thanh niên tham gia vào đời sống chính trị, theo Báo cáo đánh gia chỉ số phát triển thanh niên toàn cầu năm 2016. Vì sao thanh niên Việt Nam không quan tâm đến lãnh vực này và họ mong muốn gì để được phát triển trong xu hướng chung của thế giới ?

thannien1

Hai đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xem điện thoại trong lúc đang chịu trách nhiệm phát phiếu bầu cử cho cử tri vào ngày 22/05/16 tại Hà Nội. AFP

Mơ hồ-Không quan tâm

"Chính trị à ? Kiểu của Nhà nước… thì liên quan đến Nhà nước thôi".

"Em không hiểu lắm về chính trị đâu ạ !"

"Ở nơi em sinh sống, thực tế thì ngay cả tên Chủ tịch nước hay tên Thủ tướng họ còn không biết. Tại quê Long An của em, mà hỏi họ về Formosa thì họ cũng không biết, không quan tâm luôn. Bản thân em nhận thức được nhờ vào tìm hiểu và đọc tin, chứ ngày trước cũng không biết gì hết".

Trên đây là một vài chia sẻ của các bạn thanh niên tại Việt Nam về đời sống sinh hoạt chính trị ở trong nước, cho thấy phần nào phản ảnh Báo cáo đánh giá chỉ số phát triển thanh niên năm 2016 (2016 Global Youth Development Index), là báo cáo mới nhất về sự phát triển thanh niên toàn cầu do Ban thư ký Thịnh vượng chung thực hiện và công bố.

Báo cáo này đo lường sự tiến bộ của phát triển thanh niên trong 5 lãnh vực quan trọng trong đời sống ; bao gồm Giáo dục, Sức khỏe và Hạnh phúc, Việc làm và Cơ hội, Sự tham gia đời sống Chính trị, Sự tham gia đời sống Công dân. Việt Nam được xếp hạng 152/183 quốc gia về sự tham gia của thanh niên vào đời sống chính trị. Trong 4 lãnh vực còn lại, Việt Nam đều được xếp hạng trên thứ 100 trong số 183 quốc gia.

Qua tiếp xúc với thanh niên tại Việt Nam, đa số cho biết khái niệm chính trị là điều gì đó liên hệ đến học thuyết Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đây là những điều họ được học trong hệ thống giáo dục. Và khi được nghe đến sinh hoạt chính trị hay đời sống chính trị thì họ liên tưởng chỉ có cấp lãnh đạo, quản lý nhà nước mới liên quan lãnh vực này.

Đài RFA cũng liên lạc và trao đổi với những bạn thanh niên là đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì chúng tôi cho rằng họ là những người trực tiếp tham gia vào đời sống chính trị, và chúng tôi được cho biết qua sinh hoạt tại các chi bộ Đảng ở cơ quan, hay ở công ty quốc doanh thì họ tiếp cận những chủ trương, định hướng về chính trị-xã hội do từ trên đưa xuống. Một đảng viên nói với RFA :

"Văn bản của Đảng cấp trên gửi về thì đọc cho tất cả đảng viên nghe để biết. Còn để bàn luận nội dung trong cuộc họp chi bộ thì chủ yếu là tình hình hoạt động của tại đơn vị mình. Chỗ em là một cơ sở nhỏ thì thông báo về tình hình kinh tế-chính-trị xã hội của địa phương trong tỉnh. Thường họp chi bộ Đảng thì chỉ bàn về chuyên môn công việc mình làm thôi".

Nữ đảng viên này cho biết thêm, các đảng viên phải chấp hành theo những thông báo từ trung ương và họ không không thể thảo luận hay đóng góp ý kiến về các vấn đề chính trị tại cấp cơ sở.

Bị cản trở vì tham gia

Trong khi không ít thanh niên tỏ ra bàng quan đối với tình hình chính trị tại Việt Nam, những bạn trẻ nhờ vào theo dõi, cập nhật thông tin qua báo đài và qua truyền thông mạng xã hội, nhiều bạn dần nhận thức được chính trị gắn liền với đời sống kinh tế-xã hội như là giá cả hàng hóa leo thang, thuế má gia tăng, các nhà máy công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sống, thực phẩm bẩn tràn lan, những dự án BOT quá nhiều bất cập hay nhân viên các cơ quan nhà nước lạm quyền… Những bạn trẻ này khi nhận thấy thông tin liên quan các vấn đề vừa nêu, thì các bạn nghĩ rằng họ phải có trách nhiệm chia sẻ những thông tin đó để nhiều người hơn nữa biết đến nhằm góp phần chung sức cải thiện những tiêu cực để xã hội được thay đổi tốt hơn. Thế nhưng, việc làm của các bạn gặp phải sự cản trở từ chính quyền.

Bạn Võ Phương Thuận, một nữ thanh niên thế hệ 8X thường xuyên chia sẻ thông tin mà bạn đọc và xem được trên báo chí, truyền thông chính thống của nhà nước lên tài khỏan Facebook của mình đã bị An ninh và Sở Văn hóa-Thông tin tỉnh Long An mời làm việc 8 lần. Bạn kể lại với RFA về nội dung các buổi làm việc :

"Họ nói mình lo làm ăn buôn bán, bớt quan tâm các vấn đề này chút xíu, và kêu em chuyển qua chia sẻ thông tin về làm từ thiện. Nói chung, họ yêu cầu như vậy. Nhưng em nói là những điều tốt thì tốt rồi, nên em chỉ muốn nói về những điều xấu còn tồn tại để sửa đổi được tốt hơn thôi. Em trả lời họ như thế".

Không những vậy, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận trong những năm vừa qua, ngày càng có nhiều thanh niên bị bắt bớ, cầm tù với các bản án nặng nề khi họ cất lên tiếng nói phản biện ôn hòa về hiện tình quốc gia như Đinh Nguyên Kha, Nguyễn Văn Hóa, Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Hoàng Đức Bình, Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh...Hay một trường hợp mới nhất, có thể kể đến là nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị câu lưu và thẩm vấn về quyển sách "Chính Trị Bình dân" của cô được xuất bản và lưu hành hồi năm ngoái.

thannien2

Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội ngày 24/7/2011 Courtesy : danlambao

Mong muốn gì ?

Báo Thanh Niên Online dẫn lời của Tiến sĩ Hoàng Xuân Châu, Trưởng Nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thanh niên đưa ra nhận định của ông tại Hội thảo về Luật Thanh Niên sửa đổi, do Ủy ban Quốc gia về Thanh niên và trung ương Đoàn tổ chức vào chiều vào ngày 28 tháng 3 rằng sự tham gia của thanh niên Việt Nam vào đời sống chính trị vẫn còn hạn chế.

Đồng quan điểm với Tiến sĩ Hoàng Xuân Châu, anh Hùynh Chí Trung, một cựu đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định Luật Thanh Niên ra đời hồi năm 2005, có những quy định liên quan đến đời sống chính trị của thanh niên nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Người cựu đảng viên này nêu lên ví dụ, Luật Thanh Niên quy định về lực lượng thanh niên là thanh phần xung kích trong an ninh quốc gia. Tuy nhiên, anh và các bạn trẻ đi thắp hương tưởng niệm 64 chiến sĩ hy sinh trong trận Gạc Ma lại bị cản trở, hay :

"Tôi muốn nói một điều nữa là Khoản 3, Điều 12, Chương 2 trong Luật Thanh Niên đề cập đến bảo vệ môi trường. Tôi nói rõ ràng Formosa là họ hủy hoại môi trường Việt Nam, nhưng các trường đại học ở Việt Nam ra văn bản cấm sinh viên đi biểu tình, cấm thanh niên bày tỏ nguyện vọng chính đáng hợp pháp của họ, nếu sinh viên đi biểu tình sẽ bị đuổi học. Trong Hiến pháp 2013, Điều 25 quy định công dân được phép lập hội, được phép biểu tình, nhưng thực tế không xảy ra như vậy".

Tiến sĩ Hoàng Xuân Châu và Nhóm nghiên cứu của Viện Thanh Niên, tại buổi Hội thảo về Luật Thanh Niên sửa đổi, đưa ra đề xuất mục tiêu hàng đầu của Bộ luật này cần phải được tiếp cận theo hướng phát triển thanh niên cùng với xu thế chung toàn cầu. Còn nguyện vọng của thanh niên về Luật Thanh Niên sửa đổi sẽ như thế nào ? Các bạn bày tỏ với RFA :

"Em nghĩ Nhà nước nên hỗ trợ cho sinh viên những cơ hội để được tiếp xúc, học hỏi và giao lưu với tri thức toàn cầu".

"Theo em thì hỗ trợ về pháp luật, như những thông tin pháp luật cần thiết để người ta có trang bị đầy đủ giúp thanh niên có thể bảo vệ quyền lợi cá nhân của họ khi hòa nhập vào đời sống xã hội và có thể hỗ trợ thêm trong tư vấn, định hướng tương lai".

"Theo tôi nếu có ra Luật Sửa đổi Thanh Niên thì điều cốt yếu nhất là thanh niên phải được tiếp cận thông tin một cách trung thực, khách quan, không được bóp méo, không được che đậy, không được định hướng. Thanh niên là sức mạnh quốc gia, từ đó thì thanh niên mới đóng góp sức mình cho quốc gia được".

Đài Á Châu Tự Do cũng được nghe một số bạn trẻ nói rằng họ không hề biết có sự tồn tại của đạo luật về thanh niên ở Việt Nam, nên đạo luật này sửa đổi ra sao thì đã có "Đảng và Nhà nước lo".

Hòa Ái

Nguồn : RFI, 02/04/2018

Published in Diễn đàn

Vào tháng 3 vừa qua, Việt Nam ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong cùng thời điểm, hàng ngàn công nhân Việt Nam biểu tình khắp từ Bắc đến Nam để đòi hỏi quyền lợi chính đáng của họ. Vai trò của các tổ chức công đoàn và mối tương quan giữa các tổ chức đó với công nhân ở Việt Nam như thế nào trong thời gian qua, cũng như trong thời gian tới khi Việt Nam tham gia CPTPP ?

congnhan1

Gần 4000 công nhân Công ty Yamani Dynasty đình công từ ngày 21 đến ngày 26/03/2018, tại Nam Định.  Courtesy : Liên đoàn Lao động Việt Tự do

Biểu tình liên tục

Những ngày hạ tuần tháng 3, truyền thông trong nước đưa tin hàng ngàn công nhân biểu tình tại các công ty ở Thái Bình, Nam Định và Đồng Nai ; bao gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Điện tử Fu Hong Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Yamani Dynasty và Công ty trách nhiệm hữu hạn Pounchen Vina.

Công nhân làm việc cho các doanh nhiệp này cho báo giới biết họ biểu tình để phản đối chính sách của công ty, như công nhân không đủ sức làm việc vì bị ép tăng sản lượng, không được nghỉ phép khi bị đau ốm, hay chính sách lương được cải cách không phù hợp…

Đài RFA ghi nhận cuộc đình công của gần 4000 công nhân tại Công ty Yamani Dynasty đạt được kết quả, với 14 yêu cầu của công nhân được chủ doanh nghiệp đáp ứng 9 điều. Còn hàng ngàn công nhân làm việc tại Công ty Pouchen Vina đưa ra hai yêu cầu trong cuộc đình công cũng đạt được nguyện vọng, qua thông báo của công ty này hứa hẹn sẽ thực hiện.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi liên quan đến các cuộc biểu tình của công nhân rằng Liên đoàn Lao động Việt Nam có hỗ trợ nào cho họ trong việc thương thuyết những bất đồng với chủ doanh nghiệp hay không, một công nhân làm việc tại Công ty Pouchen Vina cho biết :

"Thật sự mà nói thì Liên đoàn Lao động không giúp được gì hết. Bởi vì, Liên đoàn Lao động trong ngày thứ nhất giải quyết không ổn thỏa, thành ra sang ngày thứ hai thì công nhân mới cùng nhau ra đường biểu tình, để gây áp lực bắt buộc công ty công nhận quyền lợi của mọi người. Liên đoàn Lao động nếu họ quan tâm đến quyền lợi của công nhân thì ngay từ lúc đầu nếu công ty muốn làm điều gì đó đã thông qua Liên đoàn Lao động rồi, chứ đâu có đợi công nhân lên tiếng phản đối như vậy".

Đài Á Châu Tự Do cũng ghi nhận có gần 300 cuộc biểu tình của công nhân nổ ra tại Việt Nam trong năm 2016 và con số này tăng lên khoảng 314 cuộc biểu tình trong năm 2017. Phần đông các công nhân tại Việt Nam mà chúng tôi tiếp xúc được đều cho biết họ không có thông tin nào về Liên đoàn Lao động, một tổ chức đại diện cho họ ở cấp địa phương. Mỗi khi xảy ra sự không đồng thuận giữa công nhân và chủ doanh nghiệp, thì họ mới thấy có sự hiện diện của Liên đoàn Lao động. Tuy nhiên, theo các công nhân thì thông thường Liên đoàn Lao động luôn đứng về phía chủ doanh nghiệp, thậm chí còn lên tiếng đe dọa những ai tổ chức đình công tập thể.

Nhận định về xu hướng biểu tình của công nhân tại Việt Nam trong những năm vừa qua, một thành viên của tổ chức công đoàn độc lập, có tên Liên đoàn Lao động Việt Tự do (gọi tắt là Lao động Việt) nói với RFA :

"Vừa qua, có một tổ chức khảo sát lương tháng của lao động Việt Nam thấp hơn 10 lần so với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Do đó, mình có thể thấy được sức lao động của công nhân Việt Nam đã bị bốc lột tới chừng nào. Ngoài tiền lương thấp rồi, thì những chế độ khác của họ đều bị tước đoạt. Người ta nói con giun bị xéo cho lắm cũng oằn, thì công nhân Việt Nam cũng đang trong tình trạng đó. Theo dõi trên truyền thông, tôi nhận thấy những cuộc đình công đều là do sự bức xúc của công nhân. Họ không còn có thể chịu đựng được nữa thì họ nổ ra những cuộc đình công theo kiểu tự phát, không hề có một sự trợ giúp hay hộ trỡ nào của Công đoàn (Liên đoàn Lao động) trước đó".

Vai trò của tổ chức công đoàn

Trong khi giới công nhân tại Việt Nam cho rằng Liên đoàn Lao động chỉ là một tổ chức hình thức, không đồng hành cùng công nhân trong việc đại diện cũng như bảo vệ quyền lợi cho họ thì Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn, Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Quang Thọ, thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, vào ngày 26 tháng 3 nói với báo giới quốc nội rằng về cơ bản Công đoàn Việt Nam vẫn phải hoạt động trong khuôn khổ quan điểm chỉ đạo của Đảng và hệ thống chính trị, cơ chế không cho phép Công đoàn Việt Nam hoạt động tự do như các nước tư bản phương Tây, do đó công nhân nên hiểu rõ và chấp nhận. Tiến sĩ Vũ Quang Thọ còn nhấn mạnh ông nghĩ rằng công nhân cần hòa hoãn nhiều để giữ được việc làm của mình, chứ không phải bất kỳ điều gì không vừa ý là đình công, bãi công.

Trái ngược lại quan điểm của Viện trưởng Viện Công nhân công đoàn, ông Đoàn Huy Chương, một trong những người sáng lập tổ chức công đoàn độc lập Phong trào Lao động Việt nhận xét về nhận thức và nhu cầu của giới công nhân tại Việt Nam:

"Thứ nhất là thông qua mạng truyền thông Facebook, công nhân tìm hiểu và nhận thức được quyền lợi của họ. Thứ hai, song song với truyền thông mạng xã hội thì các tổ chức, không phải của nhà nước, luôn tìm cách để hỗ trợ công nhân; chẳng hạn như các tổ chức Lao Động Việt và Phong Trào Lao Động Việt luôn luôn gặp gỡ công nhân và nói cho họ biết về quyền lợi của họ và không phải sợ sệt. Từ chỗ đó, công nhân mạnh mẽ lên và họ đòi hỏi quyền lợi của mình".

Việt Nam vừa ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 8 tháng 3 năm 2018. Trong đó, một trong những ràng buộc mà Việt Nam phải thực hiện là cho phép các tổ chức công đoàn độc lập hoạt động hợp pháp. Trong cuộc trao đổi với báo Kinh tế Đô thị, Tiến sĩ Vũ Quang Thọ khẳng định Công đoàn Việt Nam gặp nhiều thách thức khi có thêm một tổ chức công đoàn độc lập trong doanh nghiệp và thách thức đó được coi như là "một mất một còn", vì theo Tiến sĩ Vũ Quang Thọ các tổ chức công đoàn độc lập sẽ cạnh tranh với Công đoàn Việt Nam để giành giật đoàn viên.

Trước nhận định vừa nêu của đại diện Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đại diện của hai tổ chức công đoàn độc lập Lao động Việt và Phòng trào Lao động Việt bày tỏ sự lạc quan trong thời gian tới giới công nhân tại Việt Nam có điều kiện tự do lựa chọn tổ chức công đoàn nào mà họ tin tưởng. Thế nhưng với thực tại, những công nhân tham gia biểu tình vẫn bị chủ doanh nghiệp đe dọa hợp tác với công an điều tra, xử lý và các thành viên hoạt động trong tổ chức công đoàn độc lập bị truy bức, giam tù như hai cựu tù nhân lương tâm Đoàn Huy Chương và Đỗ Thị Minh Hạnh thì viễn ảnh tươi sáng của giới công nhân tại Việt Nam được đồng hành cùng một tổ chức công đoàn mà họ chọn lựa vẫn còn lắm gian nan.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 30/03/2018

Published in Diễn đàn

Cứ mỗi độ Tết về, người dân ở Việt Nam thường có câu nói cửa miệng là "Tết năm nay không bằng năm ngoái". Thế nhưng, những đề xuất nhập chung Tết Âm lich vào ngày Tết Dương lịch thì vẫn còn gặp nhiều tranh cãi.

tet1

Cảnh miền quê Việt Nam ngày Tết - Facebook Duy An

Luyến tiếc Tết xưa

"Đến 30 Tết là làm mâm cơm cúng để mời ông bà về và cúng đất luôn. Và mỗi sáng của 3 ngày mùng 1, 2, 3 thì việc đầu tiên là phải thắp nhang và pha nước trà đặt lên bàn thờ cúng. Người Bắc thì thường nấu các món chân giò với măng, thịt đông, thịt kho tàu…để cúng trong 3 ngày như vậy. Đến ngày mùng 4 thì làm một mâm cúng lớn hơn, nấu món ăn mới để tiễn ông bà đi".

Bà An Thục Đức, một người Bắc di cư vào Nam hồi năm 1954 bắt đầu cuộc trò chuyện với RFA về tập tục đón Tết cổ truyền của gia đình bà nói riêng, và của người miền Bắc nói chung như thế. Mặc dù vào thời điểm di cư, bà An Thục Đức còn nhỏ tuổi, nhưng bà vẫn không bao giờ quên được quang cảnh, tiết trời mỗi độ xuân về, Tết đến ở cố hương miền Bắc Việt Nam và bà luôn gìn giữ nếp sinh hoạt truyền thống của gia đình trong những ngày Tết suốt hàng thập niên qua.

Không chỉ riêng gia đình của bà cụ An Thục Đức, mà hầu như rất nhiều những gia đình người Việt ở Việt Nam đều có cùng chia sẻ họ nôn nao chờ đợi Tết khi đất trời chuyển mùa với những cơn mưa xuân lất phất trong gió bấc ở miền Bắc và với ánh nắng thanh tao vàng ngọt ở miền Nam cùng muôn hoa nở rộ đua sắc khắp nơi nơi.

Nói đến Tết Nguyên đán của dân tộc Việt thì đồng nghĩa với sự đoàn viên, sum vầy. Người Việt dù ở đâu làm gì cũng cố gắng trở về quê nhà, nơi chôn nhau cắt rốn để cùng ông bà, cha mẹ, họ hàng đón Tết vui xuân. Không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết, mùi khói cay từ bếp củi đun bánh chưng bánh tét trước hiên nhà, thời khắc trầm mặc phút giao mùa đêm 30, ba ngày đầu năm rộn rã tiếng tiếng cười, lời chúc lành năm mới…mãi là ký ức đẹp trong tâm thức mỗi người Việt Nam. Ông cụ Hoa Nguyễn, ở Florida, Hoa Kỳ, dù đã ngoài 80 nhưng mỗi năm ông đều sắp xếp về Lái Thiêu, Bình Dương ăn Tết. Ông cụ Hoa Nguyễn nói với RFA rằng ông rất vui vì vẫn tìm được hương vị Tết xưa :

"Là vì hồi trước tôi là hiệu trưởng trường trung học ở đây, do đó số bạn bè giáo sư cũ bây giờ cũng lớn tuổi hết rồi nhưng còn nhiều, nên về đây vui lắm, về đây gặp nhau để ôn lại những chuyện ngày xưa. Đồng thời, mọi năm tôi về để đi gọi dẫy mả (tảo mộ) ông bà vào ngày 25 Tết".

Tết thời công nghiệp 4.0

Trong khi không ít người luôn cảm nhận cứ mỗi cái Tết đến thì lại có chút gì đó vơi đi, nhạt nhẽo hơn so với một năm trước đó và trong lúc cũng có những người tìm kiếm cho mình chút hương vị Tết của năm tháng cũ thì rất nhiều người từ trong Nam ra ngoài Bắc chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do rằng họ đón Tết Mậu Tuất này với tâm trạng không biết diễn tả thế nào. Hòa Ái cứ nhớ mãi lời của một người dân ở Sài Gòn nói là phố hoa xuân cũng nhộn nhịp, các quầy hàng bánh mứt cũng bày bán rất nhiều, nhưng những gương mặt của người qua lại trên đường trong những ngày cuối năm cứ ngơ ngác làm sao. Phải chăng nhịp sống công nghiệp quá hối hả và bận rộn nên Tết cũng không khác ngày thường là mấy ? Một người bán quầy hàng Tết cho biết tình hình mua sắm trong dịp Tết những năm gần đây :

"Mấy cái Tết sau này bán chậm lại, tại vì người ta đi mua sắm trong siêu thị hết rồi. Mì gói thì những người lười biếng ra chợ ghé mua vào ngày 30 Tết. Mấy năm nay mì gói cũng bán chậm, không bán được nữa".

Đài RFA ghi nhận trên các trang mạng xã hội xuất hiện câu nói "đang yên, đành lành bỗng dưng Tết". Nhiều cư dân mạng còn đăng tải những hình ảnh và thông tin về sinh hoạt đón Tết Mậu Tuất như là chào bán bánh mứt Tết tự làm để bạn bè tránh mua phải thực phẩm bẩn trên thị trường, kêu gọi mua hoa chưng Tết sớm để giúp nông dân không bị ùn ứ hàng mà họ mất cả năm để vun trồng, chăm sóc với hy vọng cho một cái Tết được mùa.

Đối với đa số người dân ở Việt Nam thì Tết thời hiện đại gắn liền với những dịch vụ nhanh gọn, từ việc đặt mua bánh mứt cho đến gửi lời chúc mừng năm mới bạn bè và người thân với những mẫu có sẵn trên internet và chỉ cần nhấn nút điện thoại thì có thể cùng lúc gửi đến rất nhiều người, mà không phải đi xông đất hay thăm hỏi ngày đầu năm. Và vì do được nghỉ Tết dài ngày nên xu hướng dành thời gian đi du lịch trong dịp Tết cũng gia tăng. Trong khi đó, ngày càng cũng có nhiều người không thể nào đón Tết. Một phi công của hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết anh và phi hành đoàn thỉnh thoảng đón giao thừa trên không trung và vui Tết xa nhà :

"Thường thì chúng tôi mang theo bánh mứt và nước trái cây. Sau khi máy bay đáp xuống và trong lúc chờ hành khách lên máy bay, chúng tôi có một tiệc liên hoan nho nhỏ mừng năm mới cùng với phi hành đoàn và cùng với phi công và tiếp viên hàng không của những chuyến bay khác. Chúng tôi chia sẻ những câu chuyện vui trên máy bay. Đó cũng là niềm vui trong công việc của phi công".

Trái ngược hẳn với những người vì công việc mà không thể đón Tết cùng gia đình, thì cũng còn đó rất nhiều hoàn cảnh đón 3 ngày xuân tề tựu với con cháu. Nhưng :

"Ở đây ăn Tết cũng bình thường thôi, chứ không có ai ăn xa hoa, sung sướng hết. Nhà nào khá giả, có tiền thì đôi ba ký thịt heo, gà vịt…Còn những nhà nghèo cũng một cặp vịt cúng ông bà. Chỉ có ngày mùng một thôi, chứ ngày mùng 2, mùng 3 thì giống như ngày thường rồi".

Vừa rồi là chia sẻ của một nông dân ở Tiền Giang và cũng là hình ảnh đón Tết của nhiều gia đình khác ở các vùng thôn quê khắp Việt Nam hiện nay. Những gia đình có người thân vào các thành phố lớn bươn chải tìm kế sinh nhai hầu như không có Tết, khi việc đi lại về quê đón Tết không phải là dễ dàng.

Một trong những nghĩa cử đẹp trong những ngày Tết cố truyền thời đại công nghiệp là Tết vì cộng đồng. Nhiều người dành thời gian để làm các công tác thiện nguyện, mang niềm vui đến cho những gia đình nghèo và kém may mắn. Nhóm VNO, một nhóm các bạn sinh viên ở Sài Gòn trong hai năm qua đã cố gắng tổ chức các "chuyến xe 0 đồng" giúp đưa những người vô gia cư, người già xa xứ lâu năm, người khuyết tật, người bán vé số, hàng rong và những bạn sinh viên nghèo về các tỉnh miền Trung đón Tết. Bạn Nhi, một thành viên của nhóm VNO cho biết tổ chức được 4 chuyến xe như vậy trong dịp Tết Mậu Tuất :

"Theo như dự tính của năm ngoái tụi em tổ chức 2 chuyến xe, nhưng vì có nhiều người đăng ký quá, do hoàn cảnh của họ khó khăn, người khuyết tật cho ên tụi em xin thêm tài trợ và đã tổ chức được 4 chuyến xe. Tụi em chở cho họ về quê, tặng kèm theo 1 phần quà, gồm dầu ăn, gạo, nếp, bánh chưng… và 1 phong bì với tiền hỗ trợ cho họ trở lại thành phố. Tại vì tụi em không xin đủ chi phí nên chỉ có thể giúp họ như vậy thôi".

Mặc dù nhắc đến Tết, nhiều người chắt lưỡi "Tết này không vui như Tết trước" với hình ảnh của tai nạn giao thông khiến hàng chục người thiệt mạng, của công nhân mỏi mòn chờ tiền lương thưởng Tết, của những xáo trộn tất bật trong sinh hoạt và giá cả đồng loạt gia tăng, nhưng hầu như ai cũng mong Tết về, vì hễ thấy hoa đào bông mai nở thì lại ngóng trông, hy vọng cho một năm mới nữa được tốt lành, an vui và sung túc.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 15/02/2018

Published in Văn hóa
jeudi, 15 février 2018 11:23

Tù nhân lương tâm Việt Nam và Tết

Tù nhân lương tâm Việt Nam và Tết

Hòa Ái, RFA, 15/02/2018

Các tổ chức nhân quyền thế giới lên tiếng cho rằng nhà cầm quyền Hà Nội trong năm 2017 đã mạnh tay đàn áp và bắt bớ giam cầm hơn 50 người dân, là những người hoạt động vì môi trường, xã hội và tự do dân chủ cho Việt Nam. Các tù nhân lương tâm chia sẻ tâm tình đón Tết của họ nhân dịp Tết Mậu Tuất.

tunhan1

Hai bé Nấm-Gấu, con Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh trong những ngày Tết Mậu Tuất.  Courtesy : Facebook Tuyet Lan Nguyen

Nhớ Tết tù

Thanh niên Nguyễn Mai Trung Tuấn, một cựu tù nhân lương tâm ở Thạnh Hóa-Long An chia sẻ với RFA về cái Tết Nguyên đán đầu tiên của gia đình sau những năm cả nhà bị ly tán, ở tù vì đã chống lại cuộc cưỡng chế đất đai nhà cửa do chính quyền địa phương gây ra :

"Tâm trạng của con chỉ có một nửa là vui thôi. Vui vì gia đình mình đàon tụ. Vui vì cha mẹ con đã về, gia đình được hạnh phúc hơn lúc bị giam cầm trong ngục tù. Con thấy nghẹn ngào là con được thả ra thì nhà cầm quyền Cộng sản lại bắt những người đấu tranh khác vào tù thì họ cũng đón Tết giống như tâm trạng con đã từng trải qua thôi. Đồng thời, con luôn suy nghĩ Tết là đầm ấm, vui tươi, hạnh phúc ; nhưng lại có điều không hạnh phúc là những người đi đấu tranh và đất nước của mình không được tự do."

Nguyễn Mai Trung Tuấn bị đi tù khi em còn là một thanh thiếu niên. 14 tuổi đời phải đón những cái Tết trong nhà giam, xa gia đình, người thân, bạn bè với trải nghiệm mà em nghĩ rằng sẽ không bao giờ xóa nhòa trong ký ức. Nguyễn Mai Trung Tuấn nói với chúng tôi là suốt quãng đời còn lại, em sẽ đón Tết với một niềm vui không trọn vẹn, vì bởi còn đó rất nhiều những hoàn cảnh buộc phải đón Tết tù giống như gia đình của em.

Cựu tù nhân lương tâm, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, ở cái tuổi trung niên, anh còn nhiều dự định để thực hiện những hoài bão của đời mình. Và thông thường, dịp Tết là lúc để vạch ra kế hoạch cụ thể cho những việc cần làm trong một năm mới. Thế nhưng, người nhạc sĩ cựu tù nhân lương tâm này lại nhốt mình trong căn phòng riêng bé nhỏ những ngày đầu năm, đón Tết lặng lẽ với cảm xúc đong đầy nhớ về các lần đón Tết trong tù. Nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình kể với RFA về cái Tết thứ nhì trong trại giam :

"Năm đầu tiên ra trại lớn với anh em tù nhân với nhau, Bình và anh Huỳnh Anh Tú đang đi tưới nước thì tự nhiên hơi lạnh mùa xuân ào tới nên Bình bất chợt nói lên ‘Ồ ! Tết rồi à ?’ Tết rồi thì làm cho Bình nhớ đến giai đoạn tạm giam là cái Tết đầu tiên, nhà gửi cái bánh chưng vô. Ngày Tết cổ truyền là nét văn hóa của người dân Việt Nam. Bình là Bắc di cư, nên bánh chưng là điều gì đó thiêng liêng, hồn tổ tiên của mình ở trong đó. Bình nhìn cái bánh chưng Bình khóc."

Cựu tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình chia sẻ, anh cứ luôn nghĩ rằng sau khi ra tù sẽ cố gắng đi thăm hỏi những người bạn tù mà anh rất quý mến vào những ngày Tết đầu năm để "ôn cố tri tân" những khoảnh khắc của đời người, mà có lẽ chỉ những tù nhân lương tâm mới thực sự cảm thông cùng nhau. Mặc dù muốn thăm, muốn gặp rất nhiều người nhưng không phải cứ muốn là được, nên nhạc sĩ của "ngục tù ca" thăm bạn tù bằng ký ức của riêng mình.

"Bình nhớ cái Tết năm 2014 chỉ có đứng sau song sắt cửa rồi í a í ới chúc Tết lẫn nhau. Kỷ niệm năm đó, thầy Đinh Đặng Định biết được rằng nhà cầm quyền sẽ thả thầy như Đại sứ quán Mỹ cho gia đình thầy biết là sẽ thả thầy ra trước Tết. Nhưng đến trưa 30 Tết thì thầy được xe của nhà trại chở về khu trại giam. Lúc đó thầy bệnh rất nặng. Mùng 1 Tết năm đó biết là thầy bị quặn đau ở trong ruột và không được về nhà, Bình phải nói là cố gắng hết sức có thể mượn cây đàn của nhà trại, Bình đánh bài ‘Dòng máu Việt’, Bình cố tình hát lớn lên để san sẻ với thầy một chút gì đó trong tầm tay Bình có thể."

Tù nhân lương tâm Vương Văn Thả cũng được nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình nhắc tên. Anh nhớ đến một cái Tết ở trại giam Xuyên Mộc, ông Vương Văn Thả xin nhà trại cho anh em tù chính trị được ngồi cùng nhau, ăn vài miếng bánh mà gia đình của ông mang tận từ Ang Giang gửi vào cho kịp Tết. Nhưng rồi, chỉ một mình ông Thả ngồi nhìn mâm bánh Tết mà chẳng buồn ăn miếng nào. Trong dịp Tết Mậu Tuất này, cựu tù nhân lương tâm Trần Vũ Anh Bình chưa kịp thăm người bạn tù hiền lành, chất phát miền Tây Nam Bộ Vương Văn Thả, thì người bạn tù này cùng 2 người con bị nhà cầm quyền tiếp tục đưa vào tù. Và, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình tự hỏi không biết Tết này anh Vương Văn Thả có được nhận quà Tết của gia đình ?

Bao giờ có Tết đoàn viên ?

Trong khi đó, không ít gia đình của các tù nhân lương tâm đùm núm chút quà Tết đến trại giam gửi người thân, nhưng không được. Bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, thân mẫu của Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho biết vào sáng 27 Tết gửi đồ cho con gái và được trại giam thông báo là đã chuyển Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra trại giam ở Yên Định, Thanh Hóa.

Cô giáo Huỳnh Thị Út, mẹ của tù nhân lương tâm Trần Hoàng Phúc nói trong nước mắt với Đài Á Châu Tự Do là cái Tết đầu tiên trong nhà giam của Phúc, gia đình không được gửi đồ vào, mà chỉ được gửi đồ mua từ căn tin trại giam. Cô Huỳnh Thị Út chia sẻ kể từ nay, cô phải đón những cái Tết dài trong đau khổ vì bản án tù oan sai của đứa con trai thân yêu duy nhất này.

"Theo lời của ông ngoại trước khi mất, thì ông ngoại nói với mình là ‘Con ráng nuôi Phúc ăn học thành tài để sau này giúp ích cho xã hôi, giúp ích cho dân tộc’. Cháu Phúc cũng cố gắng học rất tốt. Cháu luôn nghĩ đến một điều là đem công sức của mình để phục vụ cho nhân dân, cho dân tộc Việt Nam. Nhưng mà ước mơ của cháu không thể thực hiện được bởi vì cháu đang bị tù, mà cháu không có tội. Cháu Phúc không hề có tội. Cháu Phúc không hề vi phạm một điều gì cả."

Thay lời của những tù nhân lương tâm đang đón Tết trong nhà giam, cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu, người phụ nữ vừa mãn án tù lần thứ hai chia sẻ tâm trạng đón Tết mà bà trải nghiệm như mới vừa hôm qua :

"Theo phong tục cổ truyền từ ngàn xưa để lại, ngày Tết của người dân Việt Nam là ngày sum họp, hội tụ những người thân yêu, bố mẹ, con cái, gia đình quây quần, làm mâm cơm cúng tổ tiên. Nhưng mà ở trong tù thì xa hết người thân rất là buồn. Trong buồng giam chỉ có mấy người thôi nên thật sự nỗi buồn rất se sắt, rất khổ sở khi đón năm mới ở trong tù."

Vừa rồi chỉ là chia sẻ tâm tình đón Tết Nguyên đán của một vài tù nhân lương tâm trong số hơn cả trăm người bị nhà cầm quyền Hà Nội bỏ tù vì những hoạt động của họ cho đất nước được tự do, văn mình và dân chủ. Đài Á Châu Tự Do không thể chuyển tải hết tâm tư, tình cảm của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam trong dịp Tết Mậu Tuất. Nhưng tựu chung, tất cả họ đều khẳng định luôn theo đuổi lý tưởng dấn thân, chấp nhận đón Tết tù, bao nhiêu cái Tết trong nhà giam đi chăng nữa với hy vọng những người Việt được hưởng Tết cổ truyền đoàn viên, mà không phải u uất, đau buồn như hình ảnh của hai đứa bé Nấm-Gấu, con của tù nhân lương tâm Blogger Mẹ Nấm-Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bơ vơ, lạc lõng trên phố trong Tết kêu cầu "Mẹ ơi, mẹ bị chuyển trại xa. Con không thể được gặp mẹ nữa".

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 15/02/2018

Published in Diễn đàn

Truyền thông trong nước, nhân kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân nhắc lại sự kiện bức ảnh lịch sử "Hành quyết tại Sài Gòn" (Saigon Execution) của nhiếp ảnh gia Eddie Adams, mà họ gọi là kẻ sát nhân Nguyễn Ngọc Loan hành quyết chiến sĩ biệt động giữa phố Sài Gòn gây sốc dư luận thế giới.

Đã 50 năm trôi qua, hành động hành quyết của vị tướng Quân lực Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi, mặc dù tác giả tấm ảnh đoạt giải Pulitzer này từng tuyên bố rằng bức hình chỉ nói lên một nửa sự thật. Đạo diễn Douglas Sloan, cũng là nhà sản xuất phim ở Hoa Kỳ đang thực hiện phim tài liệu "Saigon'68" để chuyển tải phân nửa sự thật còn lại mà nhiều người không thể thấy qua bức hình lịch sử đó.

Phóng viên Hòa Ái có cuộc trò chuyện với cô Thùy Lan Phan, một điều phối viên của dự án phim, đạo diễn Douglas Sloan và cựu thiếu tướng Lê Minh Đảo của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa liên quan sự kiện lịch sử này.

phim1

Nhân viên của Phòng Triển lãm Nghệ thuật New South Wales chuẩn bị treo bức hình "Saigon Execution" của Nhiếp ảnh gia Eddie Adams hồi ngày 23/11/2000 tại Sydney. AFP

Nhân chứng lịch sử lên tiếng

Hòa Ái : Xin chào Thùy Lan Phan. Rất cảm ơn Thùy Lan đến Đài RFA để chia sẻ với quý khán thính giả về bộ phim "Saigon'68’". Hòa Ái được biết phim tài lệu này đã được trình chiếu rồi và vì sao dự án phim lại được tiếp tục nữa ?

Thùy Lan Phan : Ông Douglas Sloan thực hiện một bộ phim, gọi là "Saigon'68". Cách đây vài năm, phim được trình chiếu ở New York Film Festival và trên toàn thế giới. Thông thường tại các liên hoan phim thì giới chuyên môn bình luận về cách quay phim và kỹ thuật. Nhưng đặc biệt, phim "Saigon'68"của đạo diễn Douglas Sloan thì đề tài được quan tâm nhiều hơn so với kỹ thuật làm phim. Ông Douglas Sloan được nhận giải thưởng cho phim này và các trường đại học mong muốn ông thực hiện bộ phim dài hơn.

Ban đầu, đạo diễn Douglas Sloan chỉ phỏng vấn những người Mỹ, trong đó có các sử gia và những người làm việc trong ngành báo chí. Lúc đó thì ông Douglas Sloan làm phim "Saigon'68" cũng giống như các nhà làm phim ngoại quốc khác trong cùng đề tài nói về chiến tranh Việt Nam. Nhưng đạo diễn Douglas Sloan nhận ra ông cần nghe quan điểm của người Việt, nên ông muốn làm cuốn phim đặc biệt hơn và ông đã tìm đến cộng đồng người Việt. May mắn là ông đã gặp được Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một người hiền hậu và hiểu biết rất nhiều. Giáo sư Bích đã giúp ông khoảng 2 năm, nhưng không ai chịu phỏng vấn vì nói chung tấm hình "Hành quyết tại Sài Gòn" làm tổn thương rất nhiều người, nhất là gia đình của Tướng Loan.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích qua đời và tôi gặp ông đạo diễn Douglas Sloan tại đám tang của Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích. Tôi được nghe ông chia sẻ không biết làm gì với dự án phim này nữa nên ông cần giúp gì thì tôi giúp. Tôi tìm những người có mặt tại hiện trường và những người làm việc trực tiếp với Tướng Nguyễn Ngọc Loan là những người biết sự thật ra sao.

Hòa Ái : Thùy Lan có nhắc đến Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, ông từng giữ vai trò Giám đốc của Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do. Sau khi Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích qua đời, Hòa Ái được biết Thùy Lan là một điều phối viên của dự án phim gốc Việt duy nhất. Thông điệp của Thùy Lan muốn gửi đến khán giả của bộ phim sắp công chiếu là gì ?

Thùy Lan Phan : Thông điệp của tôi là thứ nhất mình muốn nói lên sự thật. Tôi cũng hy vọng giới trẻ người Việt sau này, kể cả những người trẻ lớn lên ở Hoa Kỳ biết được sự thật về chiến tranh Việt Nam và biết được những câu chuyện của các nạn nhân trong chiến tranh. Và, tôi cũng muốn giải oan cho Tướng Loan, không phải bênh vực cho tướng Loan mà là vì sự thật đã bị chôn vùi trong 50 năm qua.

Thông điệp của tôi là khi chúng ta nhìn thấy một bức ảnh thì nó không nói hết sự thật. Người Mỹ có câu nói là "một nửa sự thật không phải là sự thật".

Nửa sự thật chưa được kể

Hòa Ái : Vừa rồi là chia sẻ của cô Thùy Lan Phan về dự án phim tài liệu "Saigon'68". Và bây giờ, chúng tôi mời quý vị cùng gặp gỡ với đạo diễn và nhà sản xuất phim "Saigon'68" Douglas Sloan để tìm hiểu nhiều hơn về quá trình ông thực hiện bộ phim này.

Xin chào đạo diễn Douglas Sloan, câu hỏi đầu tiên dành cho ông là cơ duyên nào ông quyết định làm bộ phim "Saigon'68", thưa ông ?

Douglas Sloan : Tôi quyết định làm bộ phim này là vì hầu hết mọi người, trong đó có tôi tại thời điểm xảy ra vụ việc đã không biết được câu chuyện sự thật ở phía sau bức hình tướng Loan hành quyết tên Việt cộng giết người. Đây là một lý do và lý do thứ hai nữa là vì tôi nhận thấy chúng ta đang tiếp cận thời đại mà hiểu biết bằng thị giác. Hiểu biết về xã hội là điều vô cùng quan trọng và chúng ta cần phải biết cách nhận thức qua hình ảnh.

Hòa Ái : Khán giả xem phim "Saigon'68" đã có những bình luận như thế nào ?

Douglas Sloan : Chúng tôi đã làm một phim ngắn, ban đầu là một đoạn giới thiệu để giúp gây quỹ cũng như gây chú ý cho cho dự án phim. Phản ứng của khán giả ở các liên hoan phim khác nhau trên khắp thế giới, có thể nói là vô cùng "cảm tính thị giác" (visual). Tôi nghĩ rằng đó là môt từ ngữ tốt nhất mà tôi có thể diễn tả. Mọi người phản ứng với cả hai mặt của cuộc tranh luận. Có người biện minh cho hành động của tướng Loan xử bắn những người trong cuộc nổi dậy. Ngược lại, cũng có người cho rằng đó là tội ác chiến tranh. Nhưng tôi có thể nói một cách tổng quát rằng phim tài liệu này đã tạo nên sự quan tâm của dư luận để bàn cãi về tính chất đạo đức. Những gì mà phim mang lại được, đó là tạo ra cảm hứng và một cuộc thảo luận về tính chất đạo đức của chiến tranh, và những gì đã thực sự xảy ra trong bức ảnh đó cần được được thông hiểu vào thời điểm nó được phổ biến.

Hòa Ái : Tôi được biết ông đã gặp gỡ với nhiều nhân chứng lịch sử, là những người từng làm việc cũng như có mặt ở hiện trường nơi xảy ra sự kiện liên quan đến bức ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn". Những người này nói gì về nhân cách của Tướng Nguyễn Ngọc Loan ?

Douglas Sloan : Tất cả đều nói rằng tướng Loan làm việc với anh em trong quân ngũ rất thân tình và ông ấy không phải là người mà có lòng dạ muốn giết người hay hành quyết ai cả. tướng Loan chịu trách nhiệm chỉ huy hơn 70 ngàn cảnh sát cũng như phụ trách về an ninh tại thời điểm đó, tương đương với tổ chức CIA của Hoa Kỳ và tướng Loan là một người rất mạnh mẽ, ông đã quên đi bản thân để làm tròn trách nhiệm theo những yêu cầu của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa thời đó.

Tướng Loan đã làm việc và tin cậy binh lính của ông. Một số người cho rằng tình huống xảy ra là tâm điểm của cuộc chiến và bức ảnh đó đã hủy hoại cuộc đời của Tướng Loan. Những người biết tướng Loan mà chúng tôi được tiếp xúc nói rằng nhân cách của ông hoàn toàn ngược lại với hành động đã hủy hoại thanh danh bởi dư luận Hoa Kỳ. Một tình huống mà những người Mỹ chúng tôi phê phán chỉ qua những gì nhìn thấy trên truyền thông, thì không nên vội vã phán đoán về sự việc đã diễn ra đó.

Một, hai người đã nói với chúng tôi rằng tại thời điểm đó có thiết quân luật được ban hành, quy định nếu như một người bị bắt mà mặc quần áo thường dân nhưng có súng trong tay thì sẽ bị giống như là hành quyết và tướng Loan chỉ thi hành luật pháp. Đây là một câu chuyện khác.

Bộ phim được đổi tựa là "Khoảnh khắc của sự thật" (Moment of the truth). Và, tôi nghĩ rằng rất tương tự với thời buổi bây giờ của xã hội chúng ta. Chúng ta không đón nhận thông tin bằng chữ viết nữa, mà bằng hình thức giao tiếp qua âm thanh và hình ảnh. Và chúng ta không hiểu được ngôn ngữ hình ảnh là một ngôn ngữ rất giàu cảm xúc, tác động nhanh hơn ngôn ngữ của chữ viết, bởi vì chúng ta nhìn thấy điều gì đó và lập tức chúng ta phản ứng ngay, nhanh hơn đối với những gì chúng ta đọc được.

Điều này đã xảy ra đối với bức ảnh "Hành quyết tại Sài Gòn" của Eddie Adams. Họ đã phản ứng trước khi họ biết được chuyện gì đã xảy ra. Quan trọng là cần phải có thời gian để hiểu được những gì chúng ta nhìn thấy, không nên phản ứng theo quan điểm cá nhân hoặc thực tại của chúng ta với những gì chúng ta nhìn thấy.

Hòa Ái : Bộ phim được dự kiến khi nào trình chiếu ?

Douglas Sloan : Chúng tôi hiện giờ đã hoàn chỉnh kịch bản phim dài 90 phút, khoảng 90% bộ phim được hoàn thành. Chúng tôi vẫn còn một số việc phải làm, như thực hiện thêm các cuộc phỏng vấn. Giống như các công ty sản xuất phim, thì chúng tôi cũng cần gây quỹ để hoàn thành bộ phim. Nếu như chúng tôi gây quỹ thành công, nhiều người lắng nghe và chú ý tới dự án phim và hỗ trợ tài chính cho chúng tôi thì hy vọng bộ phim sẽ được phát hành trong vòng 6 tháng nữa.

Người có trách nhiệm giống tướng Loan sẽ làm gì ?

Hòa Ái : Thưa quý vị, chúng ta được nghe cô Thùy Lan Phan và đạo diễn Douglas Sloan chia sẻ họ đang cố gắng thực hiện một phim tài liệu nói lên sự thật phía sau bức hình "Hành quyết tại Sài Gòn" vào năm 1968. Tiếp tục cuộc trò chuyện hôm nay, còn có sự góp mặt của cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ Binh Quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Mời quý vị nghe ông chia sẻ về vai trò của tướng Nguyễn Ngọc Loan trong thời điểm lịch sử Biến cố Mậu Thân năm 1968 tại Sài Gòn.

Xin chào cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo. Thưa ông, sau khi hình ảnh tướng Loan bắn chết người chiến sĩ biệt động Sài Gòn là Nguyễn Văn Lém, tự Bảy Lốp được phổ biến thì dư luận thế giới phản đối rất dữ dội, bởi vì họ cho rằng đó là một hành động rất dã man và tàn ác. Còn dư luận ở trong nước tại thời điểm đó như thế nào, thưa ông ?

Lê Minh Đảo : Bây giờ để nói cho có đầu có đuôi, thứ nhất là năm 1968 gọi là Mậu Thân, cộng sản từ trong rừng họ đã đem chiến tranh vào thành phố. Họ vi phạm hiệp định ngừng bắn và thủ đô Sài Gòn lúc đó đang an bình trở thành một chiến trường rất ác liệt và đẫm máu.

Tôi nói về sự liên quan của Việt Nam Cộng Hòa đối với cộng sản, thì Việt Nam Cộng Hòa thường gọi cộng sản Việt Nam không phải là cộng sản đơn thuần mà gọi là cộng sản khủng bố. Không phải chỉ Việt Nam Cộng Hòa gọi thôi. Tôi xin nói là các nước chống cộng sản như Malaysia, Anh quốc, họ gọi là cộng sản khủng bố như chúng tôi gọi. Điều này được dẫn chứng là khi tôi đi học ở trường quân đội, học về chương trình chống du kích trong rừng, thì người Anh cũng gọi cộng sản ở Malaysia là "CT" (Communist Terrorist) y như chúng tôi đã gọi.

Và, trong luật pháp của Việt Nam Cộng Hòa từ đời Tổng thống Diệm cho đến đời Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đều đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, chứ không có xét xử theo luật pháp thông thường. Thành ra, khi đặc công cộng sản khủng bố đem đặc công vào Sài Gòn, đánh vào tòa Đại sứ, vào các nơi… trong đó tên khủng bố Bảy Lốp này trước đó đã giết rất nhiều đồng bào, sát hại đồng bào và xua đuổi đồng bào ra trước làn đạn để che đạn cho chúng nó thì bị bắt và đã bị hành quyết.

Ông tướng chỉ huy trưởng cuộc hành quân đó là tướng Nguyễn Ngọc Loan. Trong một chiến trường đang sôi động như vậy, thì việc loại một tên khủng bố tại chiến trường là không có gì sai trái cả. Tôi cũng xin nói thêm về việc này, thế giới sau đó làm rùm beng, còn đối với trong nước, từ Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trở xuống cho đến một người binh sĩ khắp mọi nơi trong vùng miền Nam Việt Nam, cho đến đồng bào dân chúng ở thủ đô và thậm chí cả những nhà báo độc lập tự do tư tưởng, tự do phát biểu, họ không có một sự phê phán nào về hành động loại trừ tên Bảy Lốp do tướng Loan làm ; ngầm hiểu rằng tất cả mọi người trong nước chúng tôi đều đồng tình, không có gì sai trái về hành động của tướng Loan cả.

Hòa Ái : Dạ thưa, thêm một câu hỏi dành cho ông rằng trong cương vị một vị tướng và giả định sự việc đó diễn ra đối với ông thì ông sẽ hành xử ra sao ?

Lê Minh Đảo : Câu hỏi này thì tôi xin được nói như thế này, từ đầu cuộc chiến tranh thứ nhất cho tới chiến tranh thứ hai và thậm chí cho đến ngày tết Mậu Thân năm 1968 thì nước Mỹ được diễm phúc đặc ân của ơn trên Thượng đế ban cho cũng như các nước Âu Châu lúc đó khác với chúng tôi chịu sự đau khổ của chiến tranh, sự tàn phá của chiến tranh, sự tàn ác của cộng sản khủng bố đất nước chúng tôi gần 30 năm. Do đó mà mình thấy rằng cái cách nghĩ, cách nhìn và cách giải quyết của những người Hoa Kỳ và những người Âu Châu khác hẳn với những người Việt Nam phải chiến đấu một mất một còn để gìn giữ đất nước mình. Điều này khác nhau rất nhiều.

Tôi thấy có một điều là sau khi Osama bin Laden và al-Qaeda làm một cuộc khủng bố đánh sập hai tòa tháp đôi ở New York, mà chúng ta thường gọi là vụ khủng bố 911 và tiếp theo là những phong trào khủng bố lan rộng khắp thế giới, xảy ra ở Anh, Pháp và các nước trên thế giới, thì bây giờ cái nhìn của quý vị có lẽ đã khác. Quý vị có lẽ phần nào thông cảm những việc làm của chúng tôi lúc đó.

Và tôi đặt thử thế này, nếu bây giờ phong trào khủng bố ở tại Timesquare, New York có một tên khủng bố Hồi giáo y như Bảy Lốp, nó thảm sát đồng bào ở đó và vị chỉ huy trưởng của một lực lượng bảo vệ an ninh tại đó thanh toán anh ta liền tại chỗ, bắn anh ta để anh ta không làm những việc gây thêm thảm khốc cho đồng bào nữa, thì vị chỉ huy trưởng đó đối với quý vị có phải là người anh hùng không ? Người anh hùng mà dân chúng New York tôn vinh, quý vị có nghĩ vậy không ?

Điều mà chúng ta thấy quan trọng và cách cấp bách nhất là những người chỉ huy, những người có trách nhiệm là phải bảo vệ cho đồng bào của mình khi bị khủng bố, làm thế nào tránh cho đồng bào sự thảm sát có thể do tụi khủng bố gây ra. Do đó, những vị chỉ huy nào có trách nhiệm đều phải thi hành giống như tướng Loan cả. Ở vào trường hợp đó, những người cấp chỉ huy chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia, chúng tôi cũng phải làm như vậy, bởi vì chúng tôi nhắc lại lần nữa là đặc cộng sản khủng bố ra ngoài vòng pháp luật và nhiệm vụ chính yếu của chúng tôi là bảo vệ, đừng để chúng gây tan tốc cho đồng bào. Đó là ý kiến của tôi.

Hòa Ái : Xin chân thành cảm ơn cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo, đạo diễn Douglas Sloan và cô Thùy Lan Phan dành thời gian cho cuộc trò chuyện này với RFA.

Hòa Ái

Nguồn : RFA, 14/02/2018

Published in Diễn đàn