Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khách chán Phú Quc vì o ngc" đã mt v đp t nhiên, h tng không theo kp nhu cu.

phuquoc1

Phú Quc, hình chp năm 2020.

Nhiu người, nhiu gii đang tho lun v chuyn Kiên Giang nói chung và Phú Quc nói riêng cùng xin "cu" vì ba năm va qua lượng du khách đến vi nơi được ví von "đo ngc" liên tc suy gim.

Theo các viên chc hu trách Kiên Giang, t l du khách đến Phú Quc ch còn t 40% đến 50% so vi trước. Đó là lý do khách sn, nhà hàng đìu hiu và nhiu dch v khác liên quan đến du lch ế m ti mc không th không báo đng, không xin "cu" (1).

C như tường thut ca báo gii v bui làm vic gia lãnh đo tnh Kiên Giang vi doanh gii (các doanh nghip thành viên Hip Hi Đu tư phát trin du lch Phú Quc, các hãng hàng không...) thì dường như Phú Quc lâm nguy vì giá cước vn chuyn bng máy bay, bng tàu thy đến "đo ngc" cao, thành ra nếu có "cơ chế" v giá cước vn chuyn và nhng gii pháp nhm "kích cu du lch" thì tình hình s khác. Tuy nhiên rt nhiu người, nhiu gii không đng tình vi cách đánh giá và gii pháp này.

Trên mng xã hi, nhiu người bo rng, đến Phú Quc làm gì khi ngoài giá cước vn chuyn, chi phí ăn, đu cao hơn nhng nơi khác, k c Thái Lan vài ln nhưng cht lượng các loi dch v li kém hơn vài ln, đã như thế thì cu thế nào ? Có người phân trn, giá đt hơn t 50% đến 300% là vì gii kinh doanh Phú Quc phi chung chi cho đ ngành, đ cp, đ loi chi phí như thế thì giá không th r. Có người gii thích, trước, Phú Quc hút khách vì giá r, khi đã bán hết đt ri thì không th r na(2).

Tương t, mt s cơ quan truyn thông chính thc như t Tin Phong, nhân chuyn Phú Quc xin "cu", nêu thc mc v "sc hút ca du lch Vit Nam" (3). Khách chán Phú Quc vì "đo ngc" đã mt v đp t nhiên, h tng không theo kp nhu cu. Chng riêng Phú Quc, nhiu đa đim du lch ni tiếng khác như Đà Lt, Đà Nng cũng vng khách. T Tin Phong dn ý kiến ca mt vài chuyên gia v du lch cho rng, du lch Vit Nam thiếu sc hút vì thiếu nét riêng, vì "tư duy mùa gt(3).

***

Đu thp niên 2010, Phú Quc ni tiếng vì quyết đnh quy hoch hòn đo này thành "trung tâm du lch sinh thái đo, bin cht lượng cao ca c nước, khu vc và quc tế ; trung tâm giao lưu, thương mi, dch v ca vùng". Đến gia thp niên 2010, Phú Quc ni tiếng hơn vì chính quyn Vit Nam d tính s biến hòn đo này thành "đc khu kinh tế". H thng chính tr, h thng công quyn ri h thng truyn thông chính thc phi hp bơm, thi Phú Quc thành "đo ngc", thành "thiên đường du lch".

Giá đt Phú Quc vt lên như pháo thăng thiên. Không ch doanh gii mà dân chúng nhiu nơi cũng gom góp tài sn đ đu tư vào Phú Quc. Theo sau nhng li có cánh là rng b phá, là các công trình xây dng mc lên như nm, không theo bt k "quy hoch" nào. Hu qu tt nhiên là mt rng, mt đt(4), xây dng trái phép tràn lan(5), dù gia bin vn b ngp. Năm 2019, sau trn lt khiến thiên h sng st, Bí thư Phú Quc lúc đó phn đi tình trng hn lon Phú Quc là do "thiếu tm nhìn chiến lược".

Hi y, theo ông Bí thư Phú Quc va đ cp thì vic xây dng và phát trin hòn đo này có "quy hoch căn cơ, bài bn đã được nhiu chuyên gia, nhà khoa hc phn bin đóng góp, các b, ngành chc năng góp ý kiến, thm đnh", sau đó được lãnh đo tnh, lãnh đo chính ph phê duyt đ đến năm 2030 tr thành "mt thành ph bin đo, trung tâm du lch và dch v cao cp, trung tâm khoa hc công ngh ca quc gia và khu vc Đông Nam Á" (6).

Gi - 2023, Phú Quc tr thành ch khó mà đếm xu có bao nhiêu héc ta rng b phá, bao nhiêu héc ta đt b chiếm dng, sang nhượng chng cn theo quy đnh nào c, bao nhiêu công trình xây dng trái phép ngay bên cnh các công th ca h thng công quyn, k c nhng bit th, cao c mà quy mô đu tư tính bng t(7). Phú Quc còn là nơi ngp lt tr nên nguy him đến mc cách nay ba tháng, sau mt trn mưa ln, quân đi phi điu đng quân nhân tham gia cu nn(8), t l phm ti tăng vt(9).

Không phi t nhiên mà nhng hu qu liên quan đến qun tr đô th Phú Quc tr thành vn đ mà t Nhân Dân xác đnh là "khc phc hết sc khó khăn và phc tp", cũng không phi t nhiên mà nhiu viên chc trong h thng chính tr, h thng công quyn Phú Quc b x lý k lut và cách thc x lý chng khác gì phi bi(10) ?.. Phú Quc không phi là trường hp cá bit, có nơi nào ti Vit Nam mà nhng "quy hoch" nhm "phát trin" không gây đi ha, k c Hà Ni ?

Vì sao th đô ô nhim, kt xe, ngp lt, sau nhng quy hoch vi "tm nhìn" đến hết thp niên này và vài thp niên khác, cư dân th đô Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam li mi bá tánh đến thăm "Làng chài Cipucha Keangnam", m Tràng Tin", "Vnh Triu Khúc", "Cng nước sâu M Đình" "thành ph bin Hà Ni". Vì sao c "xây" li tr thành phá, thm chí hu qu tàn phá tr thành nghiêm trng đến mc không th khc phc ? Có nên xây dng chủ nghĩa xã hội theo hướng này không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/10/2023

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/phu-quoc-tim-cach-cuu-du-lich-4664873.html

(2) https://www.facebook.com/binhvtv/posts/pfbid02dygqdRjrvRrBc1hyyhYXQDou7ug2nJEdNhJGjQxXRVZWkdyWXi2j7Dm7qBsX2hScl

(3) https://tienphong.vn/dao-ngoc-phai-keu-cuu-hoi-thang-suc-hut-cua-du-lich-viet-nam-o-dau-post1578648.tpo

(4) https://kinhtedothi.vn/phu-quoc-quyet-liet-triet-pha-lam-tac.html

(5) https://nhandan.vn/can-xu-ly-triet-de-sai-pham-dat-dai-tai-phu-quoc-post776371.html

(6) https://kiengiang.gov.vn/trang/TinTuc/7/15948/Kien-Giang--Thien-tai-ap-den-bat-ngo-gay-hai-dung-quy-ket-dao-ngoc-Phu-Quoc-quy-hoach-thieu-tam-nhin-va-pha-vo-quy-hoach.html

(7) https://tuoitre.vn/biet-thu-trai-phep-o-phu-quoc-vi-sao-gan-mot-nam-van-con-sung-sung-20230912081934927.htm

(8) https://nld.com.vn/thoi-su/de-phu-quoc-tro-thanh-dao-ngoc-dep-bang-nhom-toi-pham-20221206212804011.htm

(9) https://nld.com.vn/thoi-su/de-phu-quoc-tro-thanh-dao-ngoc-dep-bang-nhom-toi-pham-20221206212804011.htm

(10) https://www.sggp.org.vn/ky-luat-khien-trach-3-can-bo-lanh-dao-tp-phu-quoc-post703086.html

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn

Phú Quốc : Nhóm dân quân tự vệ tấn công một thanh niên tại trụ sở Ban chỉ huy Quân sự

Mạng xã hội đang lan truyền clip một nhóm người mặc đồng phục dân quân tự vệ, dùng thắt lưng và nón bảo hiểm vây đánh một thanh niên ngay tại trụ sở Ban chỉ huy Quân sự thành phố Phú Quốc.

danhnguoi1

Ảnh cắt từ clip/Người Lao Động

Đoạn clip, được đăng trên tờ Người Lao động trong ngày 23/9, dài gần một phút cho thấy người mặc đồng phục dân quân tự vệ cầm nón bảo hiểm tấn công vào vùng đầu và mặt một thanh niên. Trong lúc đang bỏ chạy, thanh niên này bị người mặc quần rằn ri, xăm trổ bay đá vào vùng ngực. Một vài người có mặt đã kịp can ngăn, giải vây cho thanh niên này...

Sự việc (theo cảnh quay trong clip) được cho là diễn ra ngay trước cửa trụ sở Ban chỉ huy Quân sự Phú Quốc (khu phố 10, phường Dương Đông, Thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).

Đoạn clip được đăng đầu tiên trên trang Cộng đồng Phú Quốc. Người đăng có nickname H.H., với dòng trạng thái chia sẻ : "Em tôi tình nguyện đi DQTV (dân quân tự vệ) nghĩ đi để em rèn luyện bản thân. 3-4 thằng đánh mình em... Sáng e (em) bị đau đầu, e (em) khó chịu, e (em) xin đi khám nhưng chỉ huy k (không) cho. Em phải nhờ mẹ... K (không) có clip thì ai biết được (được) cảnh em bị như thế này.."..

Sau khi clip được đăng và lan truyền nhanh chóng trên mạng, trong ngày 23/9, đại tá Nguyễn Văn Thắng – Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự TP Phú Quốc – xác nhận với truyền thông có sự việc nhóm dân quân tự vệ hành hung đồng đội tại trụ sở đơn vị vào sáng cùng ngày.

Ông này sau đó cho biết những người đánh nhau đều là dân quân, có họ hàng với nhau, đồng thời khẳng định : "Mấy em nó cũng biết sai và nhận lỗi rồi...".

Năm ngoái, một nhóm năm dân quân tự vệ ở Bình Thuận đã bị khởi tố vì đánh người đến chết. Nạn nhân là một dân thường tên Trí, trú tại thành phố Phan Thiết.

Nhóm 5 dân quân tự vệ phát hiện anh Trần Văn Trí (36 tuổi, trú phường Phú Trinh, Thành phố Phan Thiết) không mang theo giấy tờ, vi phạm quy định phòng, chống dịch và có biểu hiện bất thường nên đưa về trụ sở làm việc. Tại đây, anh Trí có lời lẽ chống đối nên nhóm 5 dân quân tự vệ đã dùng gậy đánh gây thương tích.

Đến khoảng 21 giờ cùng ngày, anh Trí được thả ra và đã tử vong vào khoảng 4 giờ sáng hôm sau, tại nhà riêng.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Việt Nam : ‘Núi rác’ ở đảo ngọc Phú Quốc

BBC, 11/08/2022

Phú Quốc hiện đang đối mặt với tình trạng quá tải rác thải khi nhà máy xử lý rác không đủ công suất và một số bãi rác tạm đã xuất hiện trong những năm qua.

rac1

'Núi rác' ở đảo ngọc Phú Quốc, Việt Nam

Ở một số bãi rác tạm này, vẫn còn cảnh những người dân ngày ngày bám trụ, bán sức khỏe để mưu sinh.

Tại một bãi rác tạm ở xã Cửa Cạn, trong mùi hôi thối nồng nặc là hàng chục người dân mưu sinh bằng nghề bới rác. Họ cho biết bãi rác này đã hình thành khoảng ba năm nay.

Hầu hết những người lao động này đến đây từ nhiều địa phương trong đất liền, với nguồn thu nhập ít ỏi, ngày ít thì vài chục, ngày may mắn thì có thể kiếm được gần 200.000 đồng.

Không khí và nguồn nước bị ô nhiễm là mối đe dọa lớn cho sức khỏe những phận người mưu sinh tại đây. Nhà là những chiếc lều dựng tạm bợ, điện phải xài bằng bình ắc quy, nước được lấy từ giếng tự khoan.

Không có điều kiện như bè bạn, những đứa trẻ nơi đây phải sống chung và làm bạn với rác ngay từ khi còn rất nhỏ.

Theo truyền thông Việt Nam thì các cơ quan chức năng Phú Quốc vẫn đang "xúc tiến, đẩy nhanh kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý rác thải, nước thải".

*************************

Đảo ngọc Phú Quốc 'tổn thương' trầm trọng vì rác thải, nước thải

Hoàng Trung, Đinh Tuyến, Thanh Niên online, 10/05/2019

Phú Quốc (Kiên Giang) đang thực sự lâm nguy vì ô nhiễm môi trường cả sông lẫn biển. Rác thải, nước thải đang khiến hình ảnh đảo ngọc 'tổn thương' trầm trọng.

rac2

Cảnh tượng kinh hoàng trên sông Dương Đông

Ghi nhận thực tế của Phóng viên Thanh Niên cho thấy, không chỉ dòng sông Dương Đông, con sông lớn nhất Phú Quốc đang bị "giết chết" bởi rác và nước thải mà dọc bãi biển trung tâm của đảo ngọc cũng đầy rẫy những ống nước xả thải lộ thiên.

Sự ô nhiễm từ sông ra biển diễn ra lồ lộ trước mặt du khách và chính du khách nước ngoài đã phải thốt lên lời kêu cứu cho Phú Quốc. 

Đi về phía hạ nguồn, đoạn sông từ cầu Hùng Vương ra tới cửa biển chỉ có thể mô tả bằng 4 từ "ô nhiễm khủng khiếp".

Ngay khúc sông uốn khúc cạnh nhà hàng S.T, rác được sóng gió đẩy đưa về tập kết như một bãi rác nổi. Cơ man bọc ni lông, bao nhựa, chai lọ, thùng xốp, mảnh lưới. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc mỗi khi chiếc ghe đi qua những xác cá to, nhỏ đang phân hủy.

Đi về phía thượng nguồn con sông chừng 6 km, ngoài rác thải đủ thứ nổi lềnh bềnh là những mảng rong rêu cùng bọt bẩn nổi kín mặt sông. Nhiều đoạn, nhà hàng xây dựng lấn ra sông, chĩa ống nước thải trực tiếp xuống dòng nước.

rac3

rac4

rac5

Rác thải ngập ngụa khiến dòng sông bốc mùi hôi, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân

rac6

rac7

rac8

Bãi biển của đảo ngọc có... cá chết, ống cống và rác

rac9

Phía xa là bức tượng nàng tiên cá, nơi mà du khách thích 'check-in' sống ảo

rac10

rac11

Rác nhựa trôi lơ lửng đầy mặt sông Dương Đông

rac12

rac13

Những ống cống chõ thẳng ra biển khiến du khách ngao ngán

rac14

Chỉ cần một cơn mưa nhỏ, nước thải đen ngòm lại chảy ra biển – Hoàng Trung

Đi dọc bãi biển ở khu vực trung tâm thị trấn Dương Đông, nơi người dân thường gọi là bãi Bà Kèo, chúng tôi ghi nhận có 30 ống cống lộ thiên chõ miệng ra biển. Có những cống lớn, cống nhỏ, có những cống còn đổ bê tông lồi lõm như một cái bẫy trên bãi biển.

Đi tiếp về hướng địa phận xã Dương Tơ, còn có không ít xác cá chết trôi dạt lên bờ. Chưa rõ có mối liên hệ nào giữa những con cá chết và những miệng cống xả thải nhưng cả hai đều đã để lại những ấn tượng rất tệ hại với du khách.

Ông T. Koster, du khách đến từ Colonge, Đức lắc đầu nói : "Nó thật tệ. Tại sao họ lại để xả nước thải ra như vậy. Tôi cho rằng, nếu không ngăn chặn ngay việc này, bãi biển tuyệt đẹp ở đây sẽ bị giết chết mất".

Đứng chụp ảnh cách đó không xa, bà Nguyễn Ánh Hồng, một du khách từ Hà Nội cũng nhận xét : "Không khí ở đây trong lành, cảnh đẹp nhưng thực sự thất vọng vì vừa xuống biển tắm là thấy rác đánh xô vào rất nhiều".

Hoàng Trung, Đinh Tuyến

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt, Hoàng Trung, Đinh Tuyến,
Published in Văn hóa

Đảo Phú Quốc đón khách nước ngoài đầu tiên sau 2 năm Việt Nam đóng cửa chống Covid-19

Thu Hằng, RFI, 21/11/2021

Hơn 200 du khách Hàn Quốc có hộ chiếu vac-xin đã đến đảo Phú Quốc trưa 20/11/2021. Đây là những du khách nước ngoài đầu tiên đến đảo Phú Quốc sau 2 năm Việt Nam đóng cửa chống dịch. Trước đó, tỉnh Quảng Nam cũng đón hai đoàn khách nước ngoài đầu tiên.

phuquoc1

Du khách nước ngoài tạo dáng chụp ảnh khi máy bay hạ cánh xuống đảo Phú Quốc, Việt Nam, ngày 20/11/2020.  © ASSOCIATED PRESS

Theo trang thông tin chính phủ, đoàn du khách đã được xét nghiệm ngay tại sân bay Phú Quốc và hướng dẫn cài đặt thông tin y tế trước khi bắt đầu kỳ nghỉ 4 ngày 3 đêm. Khách sẽ được xét nghiệm Covid-19 lần thứ 2 vào ngày cuối cùng của hành trình. Hoạt động của khách nước ngoài sẽ hoàn toàn tách biệt và không không ảnh hưởng đến hoạt động của khách du lịch nội địa.

Phú Quốc là một trong những điểm đầu tiên được Việt Nam chọn thí điểm chương trình du lịch hộ chiếu vac-xin "nhằm dần phục hồi ngành du lịch, hướng đến từng bước mở cửa và phát triển kinh tế trong bối cảnh mới".

Phú Quốc bê tông hóa ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Theo AFP, đoàn khách Hàn Quốc hơn 200 người lưu lại trong khu nghỉ dưỡng 12.000 phòng, nơi có đủ mọi hoạt động như đi thuyền gondole như ở Venise (Ý), công viên giải trí, vườn thú hoặc chơi casino. Các cơ sở du lịch trên đảo Phú Quốc đã tranh thủ thời gian đóng cửa vì Covid-19 tăng tốc "bê tông hóa", thực hiện "những tham vọng quá mức" gây rủi ro cho hòn đảo thiên đường.

Ví dụ khu nghỉ dưỡng Phu Quoc United Center ở tây bắc đảo, được tập đoàn VinGroup đầu tư 2,8 tỉ đô la, mới được khai trương cách đây 6 tháng, rộng hơn 1.000 ha với vài kilômét bờ biển. Ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch VinGroup, muốn biến Phú Quốc thành "một điểm đến quốc tế mới trên bản đồ du lịch thế giới". Ở phía nam đảo, tập đoàn Sun Group đầu tư vào các công viên giải trí và xây tuyến cáp treo gần 8 km, được ghi vào sách kỉ lục Guinness là một trong những tuyến cáp treo dài nhất thế giới.

Vẫn theo AFP, dù một phần trên đảo được xếp hạng "khu vực bảo tồn" nhưng sự phát triển chóng mặt như vậy gây lo ngại. Ngoài ra còn phải kể đến việc rác thải không được xử lý tương xứng với sự bùng nổ du lịch. Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái và môi trường biển từ nhiều năm nay. 

Ông Ken Atkinson, phó chủ tịch Hội đồng tư vấn du lihjc Việt Nam, nhận định : "Đảo Phuket (Thái Lan) đã mất nhiều năm để mở rộng, nhưng Việt Nam lại có xu hướng muốn làm tất cả mọi việc cùng lúc. Tôi không nghĩ là họ chú ý đúng đến lợi ích lâu dài của Phú Quốc".

Thu Hằng

***********************

Phú Quốc mở cửa đón du khách quốc tế sau gần 2 năm

VOA, 20/11/2021

Hai trăm du khách nước ngoài được tiêm ngừa Covid-19 đã đến đảo Phú Quốc vào ngày thứ Bảy, là làn sóng du khách đầu tiên đến Việt Nam sau gần hai năm trong lúc nước này nỗ lực phục hồi nền kinh tế du lịch bị tàn phá bởi đại dịch.

phuquoc2

Hai trăm du khách nước ngoài đã đến đảo Phú Quốc vào ngày 20/11/2021 sau gần hai năm đóng cửa.

Việt Nam đã áp đặt các biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt từ đầu đại dịch trong nỗ lực ngăn chặn Covid-19, với một số thành công ban đầu, nhưng việc này đã làm tổn hại ngành du lịch đang phát triển mạnh của Việt Nam, vốn thường chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội.

Khách du lịch đã tiêm ngừa giờ không phải trải qua hai tuần cách ly bắt buộc nữa, theo nhà chức trách, nhưng bắt buộc phải sinh hoạt bên trong khu nghỉ dưỡng rộng lớn Vinpearl và sẽ được xét nghiệm hai lần trong chuyến đi của họ.

Các du khách đầu tiên được đón tiếp bằng một buổi lễ tại Sân bay Quốc tế Phú Quốc. Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Việt Nam, nói đây là “bước khởi động quan trọng” trong nỗ lực hồi phục của ngành du lịch, hướng đến từng bước mở cửa và phát triển kinh tế trong bối cảnh mới.

“Với công tác đón khách quốc tế được đảm bảo tuân thủ thông điệp 5K và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định, cùng chất lượng dịch vụ cao cấp, sự kiện này góp phần khẳng định sức hấp dẫn của Việt Nam trong bối cảnh mới, hướng tới trải nghiệm du lịch ‘Sống trọn vẹn tại Phú Quốc, sống trọn vẹn tại Việt Nam’ cho du khách,” ông nói thêm, theo Báo Thanh Niên.

Chính quyền đảo dự kiến sẽ đón 400.000 khách du lịch trong nước và quốc tế tính đến cuối năm nay.

Các điểm đến du lịch khác của Việt Nam như Hội An, di sản thế giới được UNESCO công nhận, và bãi biển Đà Nẵng cũng đang chào đón du khách quốc tế trở lại.

Bước đi này diễn ra sau các bước tương tự được thực hiện bởi nước láng giềng Thái Lan, nơi đầu tháng này đã cho khách nước ngoài được tiêm phòng đến du lịch mà không phải cách ly.

Lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm từ 18 triệu vào năm 2019, khi doanh thu từ du lịch là 31 tỉ đôla, tương đương gần 12% tổng sản phẩm quốc nội, xuống còn 3,8 triệu vào năm ngoái, theo Reuters.

Việt Nam, nước đã tiêm ngừa Covid-19 cho hơn một nửa trong số 98 triệu dân, đang tìm cách tái tục các chuyến bay thương mại quốc tế từ tháng 1 năm sau và nhắm mở cửa du lịch trở lại từ tháng 6.

Additional Info

  • Author Thu Hằng, RFI, VOA
Published in Việt Nam

Có phải Chính phủ dùng Nghị quyết để thay Luật đặc khu ?

Diễm Thi, RFA, 28/05/2020

Hôm 25/5/2020, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ký nghị quyết số 80/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, cho phép người nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh vào khu kinh tế ven biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

nghiquyet1

Nghị quyết số 80/NĐ-CP, có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, cho phép người nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh vào khu kinh tế ven biển Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Nghị quyết này đặc biệt căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 25/11/2019.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Quang A cho rằng không có Luật đặc khu thì ông Thủ tướng dùng Nghị quyết để thực hiện ý tưởng luật đặc khu trước đây :

"Tôi nghĩ đây là việc thực hiện Luật đặc khu mà vì sự phản đối của người dân nên không thành. Bây giờ họ tìm cách lách, tức không còn là đặc khu nữa mà là khu kinh tế bình thường. Ở Vân Đồn họ cũng lập ban quản lý, Phú Quốc thì miễn thị thực cho người nước ngoài. Tôi nghĩ chủ yếu vẫn là người Trung Quốc, cũng có thể có một số người khác trong khu vực và một số ít khách phương Tây.

Không có Luật Đặc khu thì ông Thủ tướng dùng Nghị quyết để thực hiện những ý định cũ của ông ấy, và thực sự đấy là điều khá nhất quán của chính phủ.

Ông Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư hồi xưa biện minh rằng không có cái nào nói đến Trung Quốc cả, nhưng trong cái dự luật đặc khu kinh tế Vân Đồn thì nêu rằng người nước ngoài mà có cùng biên giới với Quảng Ninh. Như vậy tức là thực sự họ tìm cách lắt léo thôi".

So với khu kinh tế, đặc khu kinh tế sẽ được ưu đãi nhiều hơn về các loại thuế suất như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức thuế thu nhập cá nhân tại các khu kinh tế, khu công nghệ cao trong nước chỉ được giảm 50%, nhưng tại đặc khu dự kiến sẽ được miễn hoàn toàn trong 5 năm đầu.

Khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong hay Phú Quốc ngay từ đầu có tên gọi là các đặc khu kinh tế. Từ năm 2017, Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam đã có kế hoạch xây dựng ba đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt gắn với ba đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Đến năm 2018, Chính phủ Hà Nội chỉ đạo soạn thảo dự án Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đối với Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, còn gọi là Dự luật đặc khu để trình Quốc hội xem xét. Nhiều nhà quan sát kinh tế, chính trị và người dân lo ngại nếu Dự luật đặc khu được thông qua với những đặc quyền về thuế, chính sách nhập cảnh, và đặc biệt là thời hạn thuê đất lên đến 99 năm sẽ mất cả 3 đặc khu này vào tay Trung Quốc.

Anh Phạm Minh Vũ, một người đấu tranh bằng những bài viết trên mạng xã hội, từng bị tù với tội danh bị áp là "Lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích Nhà nước" chia sẻ với RFA qua ứng dụng facebook messenger về Nghị quyết 80/NĐ-CP :

"Mặc dầu luật hoá, nhưng ai cũng thấy một điều là cụm từ ‘người nước ngoài’ ở đây không ai khác chính là dành cho người Trung Quốc. Người Trung Quốc đã mua đất Việt Nam núp dưới bóng doanh nghiệp hay người Việt gốc Hoa làm dấy lên lo ngại về an ninh quốc gia. Rõ ràng đây là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

Vừa lập khu kinh tế Vân Đồn có hệ thống hành chính, con dấu, lại miễn thị thực thì rõ ràng dọn đường cho "đại bàng" đến lót tổ như ông Phúc nói hôm vừa rồi. Khổ ở chỗ đại bàng ở đây không ai khác là Trung Quốc".

Tháng 8/2014, tại cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh ủy Kiên Giang và huyện Phú Quốc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết đề án xây dựng đặc khu hành chính - kinh tế Phú Quốc là vấn đề Bộ Chính trị rất quan tâm bởi đây là mô hình mới, ngay cả các nước trên thế giới cũng chỉ có đặc khu hành chính hoặc đặc khu kinh tế chứ chưa có mô hình đặc khu hành chính - kinh tế.

Đến tháng 11/2016, Chính phủ đã thống nhất nguyên tắc xây dựng mô hình ba đặc khu kinh tế gồm : Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Mỗi đặc khu được lựa chọn phát triển thế mạnh riêng có, nhằm khai thác tối đa tiềm năng của nó.

Có kế hoạch xây dựng đặc khu kinh tế thì phải có Luật Đặc khu. Luật Đặc khu là tên gọi vắn tắt của Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc. Dự luật này đã vấp phải phản đối của người dân từ khi có kế hoạch trình Quốc hội vào tháng 6/2018.

Theo dư luận trên mạng xã hội cũng như những người mà RFA trò chuyện, hầu hết họ đều cho rằng Nghị quyết 80 của Chính phủ là một hình thức lách luật.

Trung tá quân đội Đinh Đức Long phân tích hai khía cạnh của nghị quyết này :

"Theo tôi nghĩ, chuyện người nước này qua nước kia không cần thị thực không có gì mới cả. Các nước trong khối Schengen hay 10 nước trong khối ASEAN cũng đi lại tự do không cần thị thực và có thể cư trú một tháng. Cái quan trọng là chính quyền Việt Nam có kiểm soát được họ đến với mục đích gì hay không ; có lợi hay hại cho đất nước ?

Nếu vào được Phú Quốc thì họ vào những nơi khác theo đường biển, đường bộ có quản lý được không ?

Đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là ngày 10/6/2018, khi Quốc hội dự kiến thông qua Luật đặc khu, người dân biểu tình phản đối và dự luật phải bỏ ra khỏi chương trình của Quốc hội. Đây liệu có phải là cách lách luật, biến Luật đặc khu không được thông qua trở thành nghị quyết của chính phủ về khu kinh tế ven biển ? Giữa đặc khu và khu kinh tế ven biển có gì khác nhau hay là chỉ thay tên để lách luật ? Đó là cái cần làm rõ".

Vào các ngày 9, 10 và 11/6/2018, một đợt biểu tình với đông đảo người dân tham gia nổ ra tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam với mục đích phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng.

Ngày 9/6/2018, Văn phòng Chính phủ bất ngờ ra thông báo quyết định lùi Dự thảo Luật Đặc khu đến kỳ họp kế tiếp vào tháng 10. Đến ngày 11/6, Quốc hội lại bỏ phiếu lùi thời gian xem xét, thông qua dự luật này.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 28/05/2020

*******************

Lãnh đạo Kiên Giang sẽ bị xử lý thế nào khi phá tan đảo ngọc Phú Quốc ?

RFA, 28/05/2020

Giới chức lãnh đạo được nêu tên

Truyền thông trong nước cho biết UBND tỉnh Kiên Giang, vào ngày 15/5, gửi công văn hỏa tốc đến các cơ quan ban ngành trong tỉnh yêu cầu thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ liên quan đến sai phạm đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường ở tỉnh.

nghiquyet2

Những khu phân lô, tách thửa trái quy định ở khu Ba Trại, xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc. Hình chụp tháng 4/2018. Courtesy : vov.vn

Trước đó khoảng 10 ngày, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra với xác định UBND tỉnh Kiên Giang, UBND các huyện, các sở, ngành đã vi phạm trong công tác quản lý và sử dụng đất đai, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, môi trường giai đoạn 2011-2017. Đặc biệt những sai phạm nghiêm trọng tại huyện đảo Phú Quốc là UBND huyện và UBND các xã, thị trấn trực thuộc đã buông lỏng quản lý về đất đai, về trật tự xây dựng đô thị, dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp nhằm mục đích phân lô, tách thửa đất nông nghiệp với diện tích nhỏ để chuyển nhượng. Song song đó, còn cấp giấy quyền sử dụng đất chồng lấn với diện tích đất được chứng nhận cho Vườn Quốc gia sử dụng.

Trong kết luận thanh tra, Thanh tra Chính phủ nêu rõ Chính quyền tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011-2017 chịu trách nhiệm về những thiếu sót và sai phạm nêu trên. Đồng thời, làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân sai phạm.

Thanh tra Chính phủ còn yêu cầu các cơ quan hành chính của tỉnh Kiên Giang bao gồm UBND tỉnh, Sở Tài chính tỉnh, Cục thuế tỉnh phải truy thu về cho ngân sách nhà nước tổng cộng 334 tỷ đồng.

Báo mạng Tiền Phong Online vào ngày 27/5, dẫn lời một cán bộ lão thành của tỉnh Kiên Giang cho biết theo như yêu cầu của Thanh tra Chính phủ thì lãnh đạo giai đoạn 2011-2017 là các chủ tịch và phó chủ tịch UBND tỉnh trong nhiệm kỳ vừa nêu phải bị kiểm điểm.

Vị cán bộ lão thành (không nêu tên) đưa ra danh tính của các cán bộ lãnh đạo giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang mà ông cho là phải chịu trách nhiệm bao gồm cựu Chủ tịch-ông Nguyễn Thanh Sơn (từng giữ chức Bí thư Huyện ủy Phú Quốc và hiện là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương), cựu Chủ tịch-Thiếu tướng Công an Lê Văn Thi, cựu Chủ tịch-ông Phạm Vũ Hồng (từng giữ chức Chủ tịch huyện Phú Quốc).

Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2011-2017 lần lượt bao gồm : ông Nguyễn Thanh Nghị (nay là bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang), ông Mai Anh Nhịn, ông Lê Khắc Ghi, bà Lê Thị Minh Phụng…

Bên cạnh đó, một số cán bộ lãnh đạo thuộc cơ quan Chính quyền tỉnh Kiên Giang cũng được nêu tên.

Xử lý nghiêm như thế nào ?

Tại cuộc họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, diễn ra vào ngày 26/5, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh công tác phòng, chống tham nhũng vẫn phải làm rất quyết liệt và mạnh mẽ. Ông Trọng cũng khẳng định "không chỉ cốt xử nhiều, xử nặng mới là tốt…".

Trước tuyên bố vừa nêu của người đứng đầu Đảng và Nhà nước Việt Nam, Đài RFA nêu câu hỏi với Giáo sư Đặng Hùng Võ về trường hợp giới chức Chính quyền tỉnh Kiên Giang sẽ bị xử lý như thế nào liên quan các sai phạm đất đai nghiêm trọng theo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường, Giáo sư Đặng Hùng Võ, vào tối hôm 28/5 cho biết quan điểm của ông :

"Tôi luôn luôn hy vọng đã là xử lý thì phải đảm bảo nguyên tắc công bằng và đấy là điểm rất quan trọng trong việc phát triển xã hội. Phát triển xã hội mà không có công bằng thì sẽ không thể phát triển được. Lãnh đạo của Nhà nước Việt Nam vẫn luôn có một khẩu hiệu là ‘không có vùng cấm trong xử lý’. Do đó, tôi hy vọng là mọi việc sẽ được xử lý một cách công bằng. Tức là, ai, khuyết điểm đến đâu, thậm chí tội trạng đến đâu thì xử lý ở mức về phía đảng thôi hay tiếp tục liên quan đến hình phạt hành chính, hình sự".

nghiquyet3

Nhà lấn rừng trên các đảo nhỏ quanh Phú Quốc. Courtesy : Facebook Tùng Thiện

Vào hôm 21/5, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng-Đô đốc Nguyễn Văn Hiến vừa bị tuyên 4 năm tù giam, liên quan vụ đại án tham nhũng đất Quốc phòng. Nhà báo Võ Văn Tạo đưa ra nhận xét với RFA rằng bản án này chỉ là "giơ cao đánh khẽ" đối với viên chức lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Chúng tôi cũng nêu vấn đề với Nhà báo Võ Văn Tạo về giới chức lãnh đạo tỉnh Kiên Giang bị xử lý ra sao ? Theo suy luận cá nhân của ông liệu rằng cũng có thể sẽ "nương tay" tương tự như trường hợp của ông Hiến hay không ? Nhà báo Võ Văn Tạo chia sẻ ý kiến như sau :

"Về trường hợp ở Phú Quốc sẽ xử lý ra sao thì rất là khó đoán. Bởi vì nhìn chung đối với quan chức thì bao giờ cũng nhẹ tay hơn đối với dân thường. Nói thẳng là như vậy. Mấy thanh niên nhà quê ăn cắp mấy con vịt bị đi tù 7 năm. Quan chức làm thất thoát hàng chục ngàn tỷ cũng đi tù 7 năm. Chuyện đấy là quy luật chung. Thế còn riêng từng vụ việc một có thể do quan điểm hay do phe nhóm như thế nào đó thì chúng tôi không thật rõ, nhưng cũng có những trường hợp tương đối là nghiêm túc và hình phạt xứng đáng với tội lỗi. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chỉ kỷ luật hành chính thôi, chứ không bị hình sự. Ngay ở Khánh Hòa nơi tôi ở cũng xảy ra sai phạm quản lý đất đai, sơ sơ tính ra cũng 15-16 nghìn tỷ. Ủy ban Kiểm tra Tung ương cũng làm việc rồi. Thế nhưng cũng chưa thấy hình thức kỷ luật nào cho ra hồn. Chỉ mới kỷ luật trong Đảng, cách chức nguyên bí thư. Cách chức kiểu đó thì không tác dụng gì".

Chúng tôi cũng đề cập đến nhân vật đương kim Bí thư tỉnh Kiên Giang, ông Nguyễn Thanh Nghị là con trai của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người mà các lãnh đạo đảng trong một lần họp kỷ luật chỉ gọi là "đồng chí X".

Liên quan luồng dư luận cho là phe nhóm lợi ích triệt hạ nhau mà vốn dĩ đã từng có đồn đóan về sự đối nghịch giữa ông Trọng và ông Dũng, nên sẽ có thể một kịch bản "xử lý nghiêm, xử lý nặng" dành cho giới chức lãnh đạo tỉnh Kiên Giang, Nhà báo Võ Văn Tạo cho rằng biện pháp xử lý nặng nhất cũng là tuyên án tù. Tuy nhiên, Nhà báo Võ Văn Tạo nhấn mạnh :

"Ai cũng biết những quan chức tham nhũng như thế thì vơ vét cả hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng. Vài ba năm tù đối với họ có nghĩa lý gì đâu. Có nhiều người ở trong tù cũng sướng chẳng khác gì ở nhà. Từ hồi ông Lê Hồng Anh làm Bộ trưởng Công an thì ông đã cho phép chuyện tù nhân đầu tư vào trại giam như xây nhà, thậm chí gắn thiết bị máy lạnh, tủ lạnh…mua bán thoải mái nếu (phạm nhân) có điều kiện kinh tế. Ông Lê Hồng Anh cho rằng cách thức như thế có thể hiểu nôm na là ‘nhà nước và nhân dân cùng làm’, tức là cải thiện cơ sở vật chất của nhà tù. Thế thì đi tù cũng sướng như ở nhà".

Đài RFA cũng trao đổi vấn đề này với một số người dân ở đảo Phú Quốc, là nơi mà Chính phủ Việt Nam từng chủ trương xây dựng thành một phiên bản Singapore nhưng hiện tại được gọi tên là hòn đảo bị "tan rừng, nát biển". Những cư dân Phú Quốc chia sẻ với chúng tôi rằng họ không thật sự quan tâm mấy đến vị quan chức nào sẽ bị kiểm điểm hay hình phạt đối với các quan chức sai phạm nặng nhẹ ra sao. Bởi vì sự quan tâm chính của họ là Phú Quốc không còn là hòn đảo ngọc nếu như tiếp tục dưới sự quản lý lần lượt của các quan chức "không có tâm lẫn không có tầm", như chia sẻ của ông Duyệt, một người con của Phú Quốc phải than rằng :

"Nhìn thấy sự phát triển của Phú Quốc đi lên thì mình rất hãnh diện nhưng cũng có những nỗi buồn. Nói tóm lại là không quản lý chặt chẽ. Đời sống của người dân mà người bị lấy đất thì đi xuống, còn người bỏ tiền ra đầu cơ thì đi lên. Mạnh ai nấy phá, đốt rừng, chiếm đất cho nên từ chỗ đó cũng thấy buồn. Rồi tệ nạn xã hội ở Phú Quốc nhiều lắm, cũng buồn lắm…Do những người quản lý yếu kém".

Đó cũng là quan ngại của hầu hết người dân đối với thiệt hại gây ra không thể nào cứu vãn bởi những vô số quan chức "tự tung, tự tác" bấy lâu nay.

Nguồn : RFA, 28/025/2020

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn

"Vì sao Phú Quốc muốn lên thành phố trước khi làm đặc khu ?" là chủ đề mà nhóm biên tập viên truyền hình ở một công ty truyền thông tại Sài Gòn, đi tìm câu trả lời khi đặt chân đến huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

phuquoc1

Quần đảo An Thới phía nam đảo Phú Quốc nhìn từ cáp treo - Ảnh: K.NAM. Ảnh minh họa

Mô hình chính quyền nông thôn không còn phù hợp ?

Đây là một trong những viện dẫn mà ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nêu trong Tờ trình số 40/TTr- UBND gửi Thủ tướng Chính phủ xin thành lập thành phố Phú Quốc. Đây là thủ tục đầu tiên để làm lại Đề án thành lập thành phố Phú Quốc cho phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Theo nội dung Tờ trình, hiện tại diện tích đất nông nghiệp ở Phú Quốc còn rất ít do chính quyền quy hoạch và đưa vào khai thác đất kinh doanh du lịch, đất dân cư. Người dân nhập cư đến từ hai tỉnh miền Bắc là Hải Phòng và Hải Dương vào Phú Quốc rất nhiều. Hai đại gia bất động sản là Lê Viết Lam – Sun Group, và Phạm Nhật Vượng – Vingroup gần như chi phối toàn bộ các dự án đất đai ở Phú Quốc. 

Ông chủ của Vingroup còn nhận được ưu ái đặc biệt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khi Chính phủ chấp thuận cho việc sòng bạc của Vingoup khai trương hồi đầu năm nay tại Phú Quốc được đón nhận khách Việt Nam vào đánh bạc. Nói thêm, năm 2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê duyệt việc di dời vị trí xây casino Phú Quốc từ ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm sang địa điểm mới liền kề với khu nghỉ dưỡng Vinpearl Phú Quốc do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, thuộc Bãi Dài, xã Gành Dầu.

Có rất nhiều dự án biệt thự, căn hộ cao cấp đã hoàn thành ở huyện đảo này tiếp tục rao bán. Nếu đạt tỷ lệ phủ kín khách hàng ở những dự án đó, Phú Quốc hứa hẹn sẽ có sức ép dân cư đủ mạnh để phá vỡ hình ảnh của một đảo ngọc với rừng cây bạt ngàn, nơi sở hữu 99 ngọn núi trải dài từ phía bắc đảo và thấp dần về phía nam. Tất cả các con sông lớn như sông Dương Đông, sông Cửa Cạn đều bắt nguồn từ những con suối nhỏ trên núi chảy xuống.

Tại Tờ trình số 40/TTr-UBND, UBND tỉnh Kiên Giang còn cho biết, huyện đảo Phú Quốc vốn được định hướng xây dựng thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của cả nước. Tuy nhiên, đến nay Quốc hội chưa thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, nên chưa có cơ sở thành lập.

Lẽ ấy, UBND tỉnh Kiên Giang mong muốn thành lập thành phố Phú Quốc, và khi Quốc hội thông qua Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt, thì tỉnh Kiên Giang sẽ đề xuất thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Phú Quốc trên cơ sở thành phố Phú Quốc. 

Theo ghi nhận, trong khi chờ đợi lên thành phố và giấc mơ đặc khu, giờ thì Phú Quốc đang có rất nhiều rác thải từ sinh hoạt dân dụng đến du lịch. Rác trên bờ chất thành "núi", rác dưới sông, rác trên mặt biển, rác trên khắp các tuyến đường,… là những gì mà Phú Quốc đang đối mặt. 

Còn nói theo báo cáo, thì Phú Quốc hiện tại mỗi ngày có hơn 200 tấn rác thải ra môi trường, đây là một con số khổng lồ đối với một hòn đảo đang chuẩn bị lên thành phố trong thời gian chờ đợi sẽ thành đặc khu hành chính ; với những sòng bạc đang được bắt đầu cho việc hướng tới như đặc khu hành chính Macau ở Trung Quốc.

Nước mắm và những thế lực ngầm ở Phú Quốc

Vùng biển Phú Quốc/Vịnh Thái Lan nổi tiếng có cá cơm than. Nghề làm nước mắm Phú Quốc khác hẳn các vùng miền khác, là ngư dân đánh bắt cá cơm than cho việc làm nước mắm, sẽ thực hiện công đoạn tẩm chượp số cá cơm than này ngay trên tàu – nghĩa là ướp tươi còn máu trong thân cá, mà không chờ về đất liền. 

Nước mắm Phú Quốc được ngâm ủ trong những thùng gỗ lớn bằng gỗ bời lời có tại rừng Phú Quốc, hoặc thay thế bằng vên vên hoặc chai do bời lời khó tìm. Kích thước thùng từ 1,5 - 3m đường kính, cao từ 2 - 4m, ủ được từ 7 - 13 tấn cá. Mỗi thùng được niềng bằng 8 sợi đai, mỗi sợi bện bằng 120 sợi song mây lấy từ núi Ông Tám và Bắc Đảo.

Nhà thùng nước mắm Phú Quốc sản xuất theo công thức muối và cá được đời trước truyền cho đời sau đã hàng trăm năm. Mỗi nhãn hàng nhà thùng có các bí quyết riêng. Điểm chung là đều sử dụng muối của biển Bà Rịa - Vũng Tàu, và thời gian ủ chượp trong các thùng gỗ từ 12 đến 15 tháng. Riêng loại ‘nước mắm hạ thổ’ có thời gian đến 3 năm rưỡi.

Tuy nhiên du khách đi máy bay đến Phú Quốc muốn trực tiếp mua đặc sản nước mắm từ các nhà thùng nơi đây, sẽ bất ngờ khi bận về, phía hải quan cảng hàng không quốc tế Phú Quốc sẽ làm khó dễ lúc đóng kiện hành lý ký gửi.

"Tránh phiền phức, hãy chọn mua nước mắm hiệu Khải Hoàn. Họ bao luôn việc vận chuyển lên máy bay, giá lại rẻ hơn nhiều hiệu nước mắm khác !". Nhiều chủ nhà nghỉ, mách nước khách như vậy.

Cũng theo các chủ nhà nghỉ, cái lạ nữa là nếu khách đi máy bay của hãng Vietjet Air thì thoải mái khi ký gửi nước mắm, muốn bao nhiêu lít cũng được, chẳng có nhân viên hải quan sân bay Phú Quốc nào hoạch họe khó dễ, và bắt phải đóng thêm các khoản tiền dịch vụ bao bì.

Cái lạ nữa là mặc dù Thông tư 13/2019/TT-BGTVT "quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam" và Quyết định số 1531/QĐ-CHK, "Về Danh mục vật phẩm nguy hiểm cấm, hạn chế mang theo người, hành lý lên tàu bay", đều không có điều khoản nào về ‘cấm vận chuyển nước mắm’ ký gửi, song trên thực tế thì Hãng hàng không Vietnam Airline không chấp nhận du khách mang nước mắm Phú Quốc lên máy bay với cả 2 hình thức xách tay và ký gửi.

Hãng Jetstar Pacific Airlines thì cho ký gửi nước mắm Phú Quốc với mức hạn chế mỗi hành khách chỉ được 3 lít, và phải chịu thêm các khoản phí dịch vụ bao bì của hải quan sân bay Phú Quốc.

Dường như đang có những luật lệ riêng trong kinh doanh ở cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, nơi chuẩn bị sẽ lên thành phố trước khi là đặc khu.

Trúc Mai

Nguồn : VNTB, 17/06/2019

Published in Diễn đàn

Tội phạm ở ‘đảo ngọc Phú Quốc’ ngày càng ‘manh động và liều lĩnh’ (Người Việt, 02/09/2018)

Trong năm 2018, huyện đảo Phú Quốc xuất hiện thêm các băng nhóm bảo kê trong tranh chấp đất đai, cho vay nặng lãi, khai thác khoáng sản trái phép…

toipham1

Công an bắt quả tang một vụ khai thác cát trái phép ở bờ biển thuộc xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc. (Hình : Thanh Niên)

Sáng 1 tháng Chín, 2018, báo Thanh Niên trích lời ông Lê Văn Mót, trưởng Công An huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cho biết tình hình hoạt động của các băng nhóm tội phạm "vẫn còn diễn biến phức tạp".

Ông cho hay, trong năm 2018, tình hình trật tự xã hội ở huyện đã xảy ra 80 vụ, tội phạm ma túy phát hiện 27 vụ, tội phạm kinh tế xảy ra hai vụ. Ngoài ra, công an đã phát hiện một vụ, bắt bốn người tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép, thu giữ một súng AR15 và 38 viên đạn.

Trong 80 vụ án ở huyện, "dù số liệu có giảm 28 vụ so với cùng kỳ năm 2017 nhưng phương thức, thủ đoạn hoạt động phạm tội manh động và liều lĩnh hơn", báo Thanh Niên cho hay.

toipham2

Rác trên bãi biển Phú Quốc. (Hình : Thanh Niên)

Cũng theo báo Thanh Niên, sáng 31 tháng Tám, ông Phạm Văn Nghiệp, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Quốc, cho biết : "Phú Quốc phát triển kéo theo nhiều hệ lụy".

Theo ông Nghiệp, "đảo ngọc Phú Quốc" khó tránh khỏi ô nhiễm môi trường, khiến người dân Phú Quốc đang phải đối mặt hằng ngày.

Trong năm qua Phú Quốc có trên 33,000 người nhập cư. Con số này gây áp lực rất lớn đối với chính quyền địa phương.

"Điều đáng nói là đến thời điểm này, Phú Quốc vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải và rác thải tập trung", báo này cho hay. (Tr.N)

****************

Dân Đà Nẵng 10 năm sống khổ bên dòng kênh đen (Người Việt, 02/09/2018)

Người dân sống dọc bờ kênh Khuê Trung-Đò Xu (tổ 68, phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) suốt 10 năm qua phải chịu cảnh ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, sinh hoạt.

toipham3

Kênh Khuê Trung-Đò Xu đen ngòm, bốc mùi hôi thối. (Hình : Thanh Niên)

Theo báo Thanh Niên, kênh hở Khuê Trung-Đò Xu được xây dựng từ năm 2007, chảy qua khu vực giáp phường Hòa Cường Nam (quận Hải Châu) và phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ). Dòng kênh dài 300 mét (từ đường Hồ Nguyên Trừng đến hồ điều tiết Đò Xu), nước đen sì, bốc mùi hôi thối. Hai bên bờ kênh đã được xây bao bằng đá nhưng phía dưới cỏ cây vẫn mọc um tùm, chặn đứng dòng chảy.

Bà Phạm Thị Trọng (57 tuổi, nhà bên bờ kênh) cho biết dòng kênh bốc mùi hôi rất khó chịu suốt cả ngày. Vào mùa nắng nóng, nước kênh cạn, mùi hôi càng nồng nặc. Bà đã mở một quán ăn ngay trước nhà nhưng vì mùi hôi dưới kênh bốc lên, khách đến một lần là không dám trở lại.

"Hơn 10 năm tôi sống ở đây chỉ thấy người ta nạo vét dòng kênh có một lần. Ô nhiễm khiến gia đình tôi không thể buôn bán gì được", bà Trọng than phiền.

Tương tự, ông Nguyễn Tấn Liêm (47 tuổi, tổ 68, phường Hòa Cường Nam) bực tức nói : "Con kênh này bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, nặng nhất là lúc trời mưa rồi nắng trở lại. Lúc mưa to khiến nước tại miệng cống thoát không kịp, mùi hôi thối bốc lên càng kinh khủng hơn, chúng tôi không thể nuốt nổi bữa cơm".

toipham4

Người dân khổ vì 10 năm sống chung với dòng kênh ô nhiễm. (Hình : Thanh Niên)

Theo ông Nguyễn Văn Nhật, tổ trưởng tổ 68, phường Hòa Cường Nam, kênh Khuê Trung-Đò Xu ô nhiễm ảnh hưởng đến hơn 50 nhà dân thuộc tổ 68 và học sinh tại trường trung học Nguyễn Khuyến. "Hiện cơ quan chức năng có đặt hệ thống bơm tại miệng cống để khử mùi hôi, nhưng giải pháp này không hiệu quả. Nước ô nhiễm của kênh là môi trường thuận lợi cho muỗi phát triển, nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết", ông Nhật nói.

Nói với báo Thanh Niên hôm 30 tháng Tám, 2018, ông Mai Mã, giám đốc Công ty Thoát nước và xử lý nước thải Đà Nẵng, cho biết "công ty đã dùng khoáng hóa xử lý mùi, tại cửa xả kênh Đò Xu đã có hệ thống phun khử mùi tự động định thời".

"Các nhà dân nơi đây đề nghị xây cống hộp để khỏi bốc mùi hôi, đồng thời tận dụng mặt bằng trên cống để làm việc khác. Nếu làm cống hộp kín sẽ kiểm soát được vấn đề mùi hôi, tạo được không gian nơi đây tốt hơn. Nhưng vấn đề này là do Sở Xây Dựng tham mưu rồi trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định", ông Mã cho biết thêm. (Tr.N)

***************

Dân Đồng Tháp dùng xung điện ‘tàn sát’ cá, bất chấp tính mạng (Người Việt, 01/09/2018)

Đầu tháng Tám, 2018, trên một cánh đồng ở xã An Bình A, thị xã Hồng Ngự, một người dân tử vong do bất cẩn khi đánh bắt cá bằng xung điện.

toipham5

Bộ xung điện dùng để đánh bắt cá. (Hình : Người Lao Động)

Theo báo Người Lao Động, thay vì dùng ngư cụ bình thường đánh bắt cá thì nhiều người ở thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, lại dùng xung điện bắt cá, bất chấp cảnh báo nguy hiểm tính mạng.

Báo này cho hay, tại nhiều nơi ở miền Tây còn tồn tại cách đánh bắt dùng xung điện (hay còn gọi là xiệc điện). Chỉ với khoảng 1 triệu đồng (hơn $42), người dân sẽ "trang bị" được một bộ xung điện để đánh bắt cá, gồm bình ắc quy, cục biến thế, dây điện…

Giá cả vừa túi tiền, dễ mua, dễ làm, đánh bắt hiệu quả cao nhất nên phương thức đánh bắt cá này ngày càng nở rộ, bất chấp mạng sống.

Những ngày cuối tháng Tám, 2018, mương Út Gốc (thuộc xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự) đã được rút nước. Nước cạn nên cá trong mương dễ thấy hơn, và thế là nhiều người dân đã dùng ngư cụ để đánh bắt. Điều đáng nói là thay vì dùng các ngư cụ thông thường thì không ít trong số đó dùng xung điện để đánh bắt cá theo kiểu tận diệt, tiềm ẩn nguy cơ an toàn tính mạng.

toipham6

Mương Út Gốc cạn nước cũng là lúc dập dìu người đánh bắt cá bằng xung điện. (Hình : Người Lao Động)

Từ rất sớm, nhiều phương tiện xuồng nhỏ sử dụng xung điện đánh bắt cá dập dìu tại đây. Mỗi phương tiện có trang bị bình ắc quy cỡ lớn, dây điện và một cây sào tre. Phần đầu sào tre này có một cái vợt được dẫn điện để làm tê liệt cá, sau đó vợt này dùng để vớt cá. Theo một người sử dụng xiệc điện "bật mí" rằng dùng cách này có khi một ngày bắt được cả chục kg cá là bình thường.

Cách sử dụng thì đơn giản và theo nhiều người thì rất hiệu quả, thế nhưng tiềm ẩn nguy cơ bị điện giật rất cao, bởi vì những người đi xiệc đều đang tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện. Hơn nữa, cách đánh bắt cá này đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, dù ngành nông nghiệp cấm sử dụng.

Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp tử vong liên quan đến xung điện, thế nhưng vì sự "tiện lợi" của nó nên nhiều người đã bất chấp để sử dụng. (Tr.N)

Published in Việt Nam
jeudi, 16 novembre 2017 14:06

Lem nhem ở Phú Quốc

Cần thanh tra Phú Quốc ngay (osinhuyduc, 16/11/2017)

Chuyện UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo "cắt hai tầng" của khách sạn Seashells chỉ có tác dụng xoa dịu dư luận. Trước hết đây là nơi từng được quy hoạch làm quảng trường biển, tạo thành một điểm du lịch kết nối tâm linh - gần Dinh Cậu. Ai đã cho Seashells xây cao tầng sát ngay mép biển  ? Ai đã cho Seashells phá vỡ quy hoạch ban đầu của Phú Quốc  ?

Cần thanh tra Phú Quốc ngay (osinhuyduc, 16/11/2017) Chuyện UBND tỉnh Kiên Giang chỉ đạo "cắt hai tầng" của khách sạn Seashells chỉ có tác dụng xoa dịu dư luận. Trước hết đây là nơi từng được quy hoạch làm quảng trường biển, tạo thành một điểm du lịch kết nối tâm linh - gần Dinh Cậu. Ai đã cho Seashells xây cao tầng sát ngay mép biển ? Ai đã cho Seashells phá vỡ quy hoạch ban đầu của Phú Quốc ? 111111111111111 Phú Quốc - Ảnh minh họa Cần làm rõ dư luận cho rằng, Seashells là của Tư Thắng, em trai Nguyễn Tấn Dũng - có nguồn gốc tài sản nhà nước, được cổ phần hóa với không ít khuất tất - được xây trong giai đoạn Nguyễn Tấn Dũng đưa con trai Nguyễn Thanh Nghị về nắm đảo. Đồng thời, cần thanh tra Phú Quốc ngay để làm rõ nhiều sai phạm trong giao đất cấp phép ở đây ; đặc biệt làm rõ trách nhiệm của những ai đã xẻ thịt Phú Quốc để chỉ trong vòng hơn 5 năm qua, diện tích rừng tự nhiên của Phú Quốc đã giảm từ 14.000 hecta giờ chỉ còn 6.000 hecta. Huy Đức ***************** Họ đã không thấy 2 tầng Seashells vượt phép (LĐO, 16/11/2017) UBND tỉnh Kiên Giang vừa có văn bản chỉ đạo cắt hai tầng trên cùng đối với khách sạn Seashells 5 sao nằm tại một trong những vị trí đẹp nhất thị trấn Dương Đông, Phú Quốc. 2222222222222222 Khách sạn Seashells 5 sao. Ảnh : Người lao động. Nhìn khách sạn bề thế và hiện đại này, sẽ thấy cắt 2 tầng của nó là rất "đau", rất "tiếc". Nhưng đau cũng cắt, tiếc cũng cắt, bởi vì công trình này được xây tối đa 7 tầng nhưng chủ đầu tư xây vượt phép 2 tầng. Hiện nay, khách sạn Seashells đã được xây xong 9 tầng và trong quá trình hoàn thiện. Quyết định cắt 2 tầng vượt phép của khách sạn Seashells của UBND tỉnh Kiên Giang là đúng đắn và cần thiết, phép nước không thể có chuyện co kéo, xuê xoa, lý lẽ để qua chuyện. Cắt 2 tầng hay 10 tầng khách sạn, có thể gây lãng phí rất nhiều tiền, nhưng giữ được sự tôn nghiêm của pháp luật thì phải làm. Nếu như tìm cách cho qua sai phạm của chủ đầu tư khách sạn Seashells, ngày mai sẽ còn nhiều công trình xây dựng khác, nhà hàng, khách sạn, nhà dân dụng, nếu cũng sai phạm thì chính quyền không thể xử lý cắt hay cưỡng chế tháo dở. Nếu cắt chỗ này mà nương chỗ khác thì rõ ràng chỉ có tiêu cực, không còn cách giải thích nào khác. Cắt 2 tầng khách sạn là đương nhiên, là rất được dân ủng hộ, nhưng dư luận còn băn khoăn chuyện khác. Đó là, khách sạn Seashells 5 sao hoành tráng ngay điểm du lịch Dinh Cậu, cách UBND huyện Phú Quốc tính bằng bước chân, xây dựng giữa trời giữa đất với hàng vạn con mắt nhìn thấy, tại sao không ai phát hiện xây trái phép ? Chính quyền đảo Phú Quốc đi đâu, làm gì trong thời gian chủ đầu tư xây thêm 2 tầng khách sạn ? Một hộ dân xây thêm vài hàng gạch vượt phép cũng bị phát hiện, đình chỉ và xử phạt, xây thêm 2 tầng khách sạn vượt phép mà không phát hiện được thì chỉ có bị "che mắt". Nếu như ngay khi chủ đầu tư xây vượt phép, các cơ quan chức năng địa phương ngăn chặn kịp thời, thì sẽ không có hậu qủa như ngày hôm nay. Cắt bỏ hai tầng khách sạn là sự lãng phí, thay đổi thiết kế ảnh hưởng đến thẩm mỹ kiến trúc, đập phá cũng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Phải làm cho ra nguyên nhân vì sao 2 tầng khách sạn đó mọc lên được. Nó không thể mọc lên được nếu như không có sự cho phép, sự thỏa thuận của những người có trách nhiệm quản lý các công trình xây dựng trên huyện đảo Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang. Cắt 2 tầng xây dựng vượt phép của khách sạn Seashells, nhưng phải "cắt" những quan chức có trách nhiệm liên quan đến công trình này mới trị tận gốc nạn xây dựng sai phép. Lê Thanh Phong

Phú Quốc - Ảnh minh họa

Cần làm rõ dư luận cho rằng, Seashells là của Tư Thắng, em trai Nguyễn Tấn Dũng - có nguồn gốc tài sản nhà nước, được cổ phần hóa với không ít khuất tất - được xây trong giai đoạn Nguyễn Tấn Dũng đưa con trai Nguyễn Thanh Nghị về nắm đảo. Đồng thời, cần thanh tra Phú Quốc ngay để làm rõ nhiều sai phạm trong giao đất cấp phép ở đây  ; đặc biệt làm rõ trách nhiệm của những ai đã xẻ thịt Phú Quốc để chỉ trong vòng hơn 5 năm qua, diện tích rừng tự nhiên của Phú Quốc đã giảm từ 14.000 hecta giờ chỉ còn 6.000 hecta.

Huy Đức

*****************

Họ đã không thấy 2 tầng Seashells vượt phép (LĐO, 16/11/2017)

UBND tỉnh Kiên Giang vừa có văn bản chỉ đạo cắt hai tầng trên cùng đối với khách sạn Seashells 5 sao nằm tại một trong những vị trí đẹp nhất thị trấn Dương Đông, Phú Quốc.

phuquoc2

Khách sạn Seashells 5 sao. Ảnh  : Người lao động.

Nhìn khách sạn bề thế và hiện đại này, sẽ thấy cắt 2 tầng của nó là rất "đau", rất "tiếc". Nhưng đau cũng cắt, tiếc cũng cắt, bởi vì công trình này được xây tối đa 7 tầng nhưng chủ đầu tư xây vượt phép 2 tầng. Hiện nay, khách sạn Seashells đã được xây xong 9 tầng và trong quá trình hoàn thiện.

Quyết định cắt 2 tầng vượt phép của khách sạn Seashells của UBND tỉnh Kiên Giang là đúng đắn và cần thiết, phép nước không thể có chuyện co kéo, xuê xoa, lý lẽ để qua chuyện. Cắt 2 tầng hay 10 tầng khách sạn, có thể gây lãng phí rất nhiều tiền, nhưng giữ được sự tôn nghiêm của pháp luật thì phải làm.

Nếu như tìm cách cho qua sai phạm của chủ đầu tư khách sạn Seashells, ngày mai sẽ còn nhiều công trình xây dựng khác, nhà hàng, khách sạn, nhà dân dụng, nếu cũng sai phạm thì chính quyền không thể xử lý cắt hay cưỡng chế tháo dở. Nếu cắt chỗ này mà nương chỗ khác thì rõ ràng chỉ có tiêu cực, không còn cách giải thích nào khác.

Cắt 2 tầng khách sạn là đương nhiên, là rất được dân ủng hộ, nhưng dư luận còn băn khoăn chuyện khác. Đó là, khách sạn Seashells 5 sao hoành tráng ngay điểm du lịch Dinh Cậu, cách UBND huyện Phú Quốc tính bằng bước chân, xây dựng giữa trời giữa đất với hàng vạn con mắt nhìn thấy, tại sao không ai phát hiện xây trái phép  ?

Chính quyền đảo Phú Quốc đi đâu, làm gì trong thời gian chủ đầu tư xây thêm 2 tầng khách sạn  ? Một hộ dân xây thêm vài hàng gạch vượt phép cũng bị phát hiện, đình chỉ và xử phạt, xây thêm 2 tầng khách sạn vượt phép mà không phát hiện được thì chỉ có bị "che mắt".

Nếu như ngay khi chủ đầu tư xây vượt phép, các cơ quan chức năng địa phương ngăn chặn kịp thời, thì sẽ không có hậu qủa như ngày hôm nay. Cắt bỏ hai tầng khách sạn là sự lãng phí, thay đổi thiết kế ảnh hưởng đến thẩm mỹ kiến trúc, đập phá cũng ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

Phải làm cho ra nguyên nhân vì sao 2 tầng khách sạn đó mọc lên được. Nó không thể mọc lên được nếu như không có sự cho phép, sự thỏa thuận của những người có trách nhiệm quản lý các công trình xây dựng trên huyện đảo Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang.

Cắt 2 tầng xây dựng vượt phép của khách sạn Seashells, nhưng phải "cắt" những quan chức có trách nhiệm liên quan đến công trình này mới trị tận gốc nạn xây dựng sai phép.

Lê Thanh Phong

Published in Việt Nam