Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Trung Quốc tuồn khí HFC gây hiệu ứng nhà kính cao vào Châu Âu

Như thông lệ, báo viết Pháp nghỉ lễ Lao Động hôm 01/05/2019. Trên các quầy, tờ báo mới duy nhất là Le Monde, phát hành từ chiều hôm qua.

hfc1

Nạn "buôn lậu trên quy mô lớn khí HFC vào Châu Âu", mà nơi xuất phát chính là Trung Quốc - Ảnh minh họa.

Tờ báo dành tựa lớn trang nhất - "Các biện pháp Macron sẽ tốn 17 tỷ" - phân tích các biện pháp cải thiện thu nhập của người dân được tổng thống Pháp loan báo. Tuy nhiên, đáng chú ý là một bài viết về khí hậu, báo động nạn "buôn lậu trên quy mô lớn khí HFC vào Châu Âu", mà nơi xuất phát chính là Trung Quốc !

Đối với Le Monde, nạn buôn lậu khí HFC rất đáng lo ngại vì lẽ các loại khí này, chủ yếu được dùng trong các thiết bị làm lạnh như tủ lạnh, máy điều hòa không khí…, có thể độc hại gấp 15.000 lần khí CO2 trong việc gây nên hiệu ứng nhà kính, và làm khí hậu toàn cầu nóng lên. Trong thời gian qua, các loại khí làm lạnh này đã được nhập một cách bất hợp pháp vào Liên Hiệp Châu Âu, bất chấp mức quota đã được quy định.

Tờ báo trích dẫn một bản báo cáo của hiệp hội mang tên Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA), trụ sở tại Anh Quốc, tố cáo một tình trạng buôn lậu trên quy mô to lớn, với "hàng tấn khí HFC (tên tắt của chất hydro-fluoro-carbone), được tuồn từ Trung Quốc vào Liên Hiệp Châu Âu một cách phi pháp qua ngã Nga, Ukraine hoặc Thổ Nhĩ Kỳ". Tệ nạn buôn lậu này đang làm suy yếu cuộc chiến của Liên Âu chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu.

Mỗi năm khí HFC gây hiệu ứng nhà kính tương đương với 1 tỷ tấn CO2

Theo nhật báo, sau khi phát hiện việc khí CFC dùng để làm lạnh có tác hại là phá hủy lớp khí ozone bảo vệ trái đất, cộng đồng thế giới đã quyết định thay thế khí CFC bằng khí HFC. Vấn đề là khí HFC, ít nguy hại trực tiếp cho khí ozone, nhưng lại gây nên hiệu ứng nhà kính gấp bội. Mỗi năm các thiết bị làm lạnh đã để thất thoát một lượng khí HFC có tác hại tương đương với 1 tỷ tấn CO2 thải ra. Mối nguy hại lại càng tăng khi nhu cầu về tủ lạnh và các loại máy lạnh không giảm.

Do việc các nước Châu Âu, đi đầu trong lãnh vực chống biến đổi khí hậu đã quyết định giảm bớt việc sản xuất và tiêu thụ chất HFC, trong lúc nhu cầu sử dụng vẫn cao, giá của khí HFC tại Châu Âu đã tăng vọt, có loại tăng lên 800% trong vòng 4 năm qua.

Chính tình trạng này đã kéo theo tệ nạn buôn lậu. Bà Clare Perry, người phụ trách hồ sơ khí hậu tại hiệp hội EIA giải thích là việc các nước như Trung Quốc (vốn không ký hiệp định chống khí HFC năm 2016) vẫn sản xuất khí HFC với chi phí rất thấp, đã làm thị trường chợ đen và tệ nạn buôn lậu phát triển ở Châu Âu.

Theo điều tra của EIA, dựa trên dữ liệu của hải quan Trung Quốc và Châu Âu từ năm 2016 đến 2018, đã có đến 16,3 triệu tấn khí HFC tương đương CO2 đã du nhập bất hợp pháp vào thị trường Châu Âu vào năm 2018, tức là 16% quota cho phép, một mức tăng đáng kể so với 14,8 triệu tấn năm 2017 (8,7% hạn ngạch).

Khí HFC nhập lậu trực tiếp từ Trung Quốc hay qua ngã trung gian

Vẫn theo EIA, các loại khí HFC nhập lậu chủ yếu đến từ Trung Quốc, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua các ngã Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Albania. Hàng lậu được giấu trong xe hơi và tàu thuyền, hoặc sử dụng các tài liệu ngụy tạo để qua cửa khẩu.

Tuy nhiên, điều đáng ngại là phần lớn khí nhập lậu lại đường hoàng đi vào Châu Âu theo con đường chính thức, giống như buôn bán hợp pháp.

Giải thích về nghịch lý kể trên, bà Clare Perry nêu bật lỗ hổng của luật lệ Châu Âu : "Các nhân viên hải quan có quyền truy cập vào sổ đăng ký nhập HFC để kiểm tra xem một nhà nhập khẩu nào đó có được phép nhập hay không, và nhập bao nhiêu mỗi năm. Nhưng Hải Quan lại không thể biết là doanh nghiệp đó đã nhập khẩu bao nhiêu rồi".

Ngoài ra, biện pháp trừng phạt các doanh nghiệp nhập lậu rất nhẹ, và hiếm khi được áp dụng. Theo Le Monde, giới chuyên gia đã khuyến nghị Bruxelles là cần phải nghiêm trị tệ nạn buôn lậu khí HFC nếu muốn tiến triển trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Tân Nhật Hoàng Naruhito : Cởi mở và yêu chuộng hòa bình

Còn về Châu Á, dĩ nhiên là Le Monde quan tâm đến sự thay đổi triều đại ở Nhật Bản, với việc hoàng thái tử Naruhito đăng quang hoàng đế Nhật Bản hôm nay.

Le Monde tập trung giới thiệu chân dung của tân hoàng đế Naruhito, nêu rõ hai đặc điểm của ông. Đặc điểm thứ nhất là cùng với hoàng hậu Masako, hhật hoàng Naruhito có cái nhìn rộng mở ra thế giới, một đặc điểm có được từ thời còn làm sinh viên, theo học tại Anh Quốc.

Đặc điểm thứ hai là tân hoàng đế Nhật Bản là một người yêu chuộng hòa bình cũng giống như vua cha Akihito,vốn thường xuyên nhắc nhở là không nên xóa nhòa các khổ đau mà quân đội Nhật đã gây ra trước năm 1945.

Le Monde nhắc lại rằng vào năm 2015, Naruhito đã kêu gọi các thế hệ từng kinh qua chiến tranh là nên "truyền đạt một cách đúng đắn cho những ai không biết chiến tranh những kinh nghiệm về lịch sử bi thảm của Nhật Bản".

Từ ngữ "một cách đúng đắn" nhân kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai mang một ý nghĩa đặc biệt : Nó kín đáo cho thấy là Naruhito không thích xu hướng diều hâu, thậm chí phủ định lịch sử của thủ tướng Shinzo Abe, mà mục tiêu lớn là sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa năm 1947 của Nhật Bản.

Biện pháp Macron sẽ tiêu tốn 17 tỷ euro ngân sách Pháp

Như nói ở trên, tựa lớn trang nhất báo Le Monde được dành cho các biện pháp mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đề ra để cải thiện thu nhập của người dân, những biện pháp sẽ khiến ngân sách nhà nước Pháp tốn kém đến 17 tỷ euro.

Le Monde dẫn lời ông Gerald Darmanin, bộ trưởng phụ trách tài chánh công ước tính những biện pháp mới vừa được tổng thống Pháp loan báo sẽ cần đến gần 7 tỷ euro, bao gồm 1,5 tỷ chi cho việc tăng mức tiền hưu bổng tương ứng với lạm phát, và 5 tỷ khác dùng để bù vào quyết định giảm thuế cho các hộ gia đình.

Nếu cộng thêm với 10 tỷ euro đã được tổng thống Macron hứa vào tháng 12 năm 2018, lúc phong trào phản kháng Áo Vàng mới bùng lên, thì tổng cộng ngân sách Nhà nước Pháp sẽ phải chi thêm 17 tỷ euro. Điều này, theo Le Monde, sẽ đe dọa chỉ tiêu mà Pháp đã đưa ra là giảm thâm thủng ngân sách xuống còn 2%.

Đối với nhật báo, bộ trưởng kinh tế Bruno Le Maire đã bảo đảm rằng tiền chi dùng cho các biện pháp dân sinh đó sẽ đến từ những khoản tiết kiệm được nhờ việc giảm chi tiêu công nói chung. Thế nhưng, ông không giải thích là sẽ giảm cách nào.

Lãnh tụ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tái xuất hiện

Trên bình diện quốc tế, thời sự quan trọng nhất được tờ báo Pháp nêu lên là sự tái xuất hiện của lãnh đạo tổ chức Nhà nước Hồi giáo Daesh, với một bức ảnh chụp từ màn hình video cho thấy nhân vật này ngồi xếp bằng bên cạnh một khẩu AK dựa vào tường, bên dưới hàng tựa "Al-Baghdadi (tên của thủ lĩnh Daesh) hứa hẹn một cuộc chiến trường kỳ".

Đối với Le Monde, nhiều lần bị phương Tây khai tử, hay cho là đã bị thương, lãnh tụ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo đã xuất hiện trên một đoạn video dài 18 phút, được cơ quan tuyên truyền của Daesh công bố trên mạng ngày 29/04, và được trung tâm Mỹ SITE chuyên giám sát các phong trào cực đoan chứng thực.

Le Monde ghi nhận tính chất hiếm hoi của sự kiện này, vì đây là lần đầu tiên mà Abou Bakr Al-Baghdadi xuất hiện công khai bằng hình ảnh từ ngày nhân vật này tuyên bố thành lập vương triều Daesh ở đến thờ Al-Nouri tại Mosul, Iraq vào tháng Sáu năm 2014. Và từ tháng 8 năm 2018 đến nay, cũng không thấy có đoạn ghi âm nào được cho là của nhân vật này được công bố.

Theo Le Monde, dụng ý tuyên truyền của đoạn video này rất rõ, vì được tung ra sau khi Daesh bị thất bại ở cả Syria lẫn Iraq, nhằm khẳng định vai trò lãnh đạo của al-Baghdadi, chống lại những nguy cơ phân hóa trong đội ngũ lãnh đạo Daesh nẩy sinh sau những thất bại liên tiếp.

Đây cũng là một thông điệp nhằm kêu gọi các cảm tình viên của Daesh vững tin vào tổ chức, để cho thấy rằng tổ chức Nhà nước Hồi giáo chưa hề bị tiêu diệt mà vẫn tiếp tục hoạt động.

Việc chọn ngồi cạnh khẩu AK, được xác định là loại AK S74 cũng nhằm nâng cao tinh thần của những người tham gia thánh chiến, gắn liền Abu Bakr al-Baghdadi với những lãnh tụ trước đây, cũng từng xuất hiện bên cạnh khẩu súng loại này, như Usama bin Laden, lãnh tụ al-Qaeda, hay Abu Musab al-Zarqawi, lãnh tụ đầu tiên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Nguồn : RFI, 01/05/2019

Nguồn : RFA, 01/05/2019

Nguồn : VOA, 01/05/2019

Published in Video

Trung Quốc tấn công các đền thờ Hồi giáo "quá Ả Rập"

Sau Tân Cương, nơi mọi biểu hiện Hồi giáo bị cấm, nơi có đến 10% tín đồ Hồi giáo bị ép "học nghề" trong trại lao cải, đến lượt một ngôi làng sát thành phố Lâm Hạ (Linxia), tỉnh tây bắc Cam Túc, nằm trong tầm ngắm của đội quản lý tôn giáo của chính phủ Trung Quốc.

tq11111111111

Một lớp học của người Hồi giáo ở Viện Hồi giáo Tân Cương ở Urumqi, trong một chuyến thăm do chính quyền Trung Quốc tổ chức, ngày 03/01/2019. China-Xinjiang/ Reuters/Ben Blanchard

"Chính quyền Trung Quốc tấn công những đền thờ Hồi giáo "quá Ả Rập" là ghi nhận trong bài phóng sự của nhật báo Le Monde ngày 30/04/2019. Phóng viên Simon Leplâtre cho biết con đường nhỏ dẫn tới một ngôi đền của làng bị kiểm soát, "nhóm người của chính phủ chỉ cho dân sở tại ra vào" và "không thích người từ nơi khác đến chụp ảnh" ngôi đền đang bị tháo dỡ dưới lớp giàn giáo, theo lời kể của người dân.

Mọi nỗ lực của tín đồ để bảo vệ ngôi đền, vừa mới được hoàn thiện vào tháng 03/2019, đã không thành. Ngôi đền bị coi là có kiến trúc "quá Ả Rập" với một mái vòm tròn ánh vàng, và biểu tượng trăng lưỡi liềm được đặt trên hai tòa tháp, đã bị phá vào giữa tháng Tư. Phá những ngôi đền "quá Ả Rập" như trên nằm trong chính sách Hán hóa các tôn giáo, được đưa ra từ năm 2015. Thay vào đó, chính quyền cho phép xây lại những ngôi đền đậm chất Trung Hoa hơn, với kiểu mái cong theo truyền thống.

Nhà nghiên cứu David Stroup, chuyên gia về cộng đồng người Hồi (Hui) ở Trung Quốc, cho rằng mô hình Tân Cương về kiểm soát tôn giáo đang được "xuất" sang những địa phương khác. Theo một người dân, "từ ba năm nay, trẻ em không được phép đến đền thờ hoặc theo các khóa học về tôn giáo. Và cũng từ gần một năm nay, chữ viết Ả Rập cấm bị treo ở nơi công cộng".

Xóa mọi dấu hiệu tôn giáo ngoại lai

Không chỉ đạo Hồi nằm trong tầm ngắm của chính sách kiểm soát ý thức hệ, được áp dụng chặt chẽ từ khi ông Tập Cận Bình giữ chức chủ tịch nước và tìm cách kiểm soát mọi lĩnh vực của xã hội dân sự. Chính sách này được tiến hành thông qua chiến dịch xóa bỏ mọi đặc điểm ngoại lai trong tín ngưỡng và trên những công trình tôn giáo ở Trung Quốc.

Thiên Chúa giáo cũng là nạn nhân. Từ năm 2014, giáo dân ở tỉnh miền đông Chiết Giang (Zhejiang) bất lực chứng kiến những tháp chuông hoặc cây thánh giá nhà thờ bị phá hủy, do bị quy kết là quá lộ liễu.

Đến năm 2017, chính sách trấn áp tôn giáo lan sang các khu vực nơi có đông đảo người theo đạo Hồi sinh sống, chủ yếu ở miền tây Trung Quốc : từ Tân Cương, sang Thanh Hải, qua Cam Túc và Ninh Hạ.

Tại tỉnh Ninh Hạ và Cam Túc, những ngôi đền nằm trong tầm ngắm thường có mầu trắng, theo kiến trúc Ả Rập và được xây lại trong thập kỷ 1990-2000 để thay thế những ngôi đền cũ bị phá trong giai đoạn Cách Mạng Văn Hóa (1966-1976). Trong quá khứ, những ngôi đền của người Hồi thường có bề ngoài giống những đền thờ Trung Hoa. Chính quyền hiện nay đang muốn trở lại với kiểu kiến trúc này. Tất cả những tên phố được viết bằng chữ Ả Rập đều bị thay thế.

Còn tại Lâm Hạ (tỉnh Cam Túc), ngoài các đền thờ, mặt tiền của những cửa hàng cửa hiệu Halal, nếu được xây theo kiểu Ả Rập, cũng bị phá dỡ. Hai từ "thanh" (qing) và "chân" (zhen), được gắn cách xa nhau trên mặt tiền, nhằm thay thế từ Halal bằng tiếng Ả Rập, bị tháo bỏ (trong tiếng Hoa "thanh chân" có nghĩa là Halal).

Dù sao, người dân ở làng Zheqiao này vẫn cảm thấy còn chút tự do tín ngưỡng. Họ vẫn được mặc trang phục của đạo Hồi, vẫn cầu nguyện, dù im lặng hơn. Vẫn có vài chục ngôi đền Hồi giáo hoạt động, nhưng đều được xây theo kiến trúc nhà cổ Trung Hoa. Có lẽ vì thành phố Lâm Hạ được mệnh danh là Tiểu Thánh địa Mecca, nên dường như chính quyền vẫn có chút nào đó nương tay với họ.

Nhật hoàng "cách mạng" truyền ngôi cho hoàng thái tử "hướng ngoại"

Ba năm sau khi thông báo muốn thoái vị, Nhật hoàng Akihito, 85 tuổi, chính thức truyền ngôi cho con trai trưởng, hoàng thái tử Naruhito, 59 tuổi. Lần đầu tiên trong hơn 250 năm lịch sử hiện đại Nhật Bản, một hoàng đế truyền ngôi khi còn sống sau 31 năm trị vì. Sự kiện đặc biệt này được nhiều nhật báo Pháp quan tâm.

Libération đưa tin : "Nhật hoàng thoái vị, Nhật Bản đổi triều đại". Kể từ 0 giờ ngày 01/05/2019 (giờ địa phương), Nhật Bản chính thức bước sang thời Lệnh Hòa (Reiwa). Lễ truyền ngôi, chỉ kéo dài 10 phút, được truyền hình trực tiếp. Trước 300 khách mời, thủ tướng Shinzo Abe sẽ thông báo hoàng đế từ chức. Và Nhật hoàng Akihito sẽ phát biểu lần cuối.

Vào lúc 3 giờ 30 đến 3 giờ 40 sáng 01/05 (giờ địa phương), quần thần sẽ đến dâng ấn và hai trong số ba báu vật trước Nhật hoàng mới. Tiếp theo, Nhật hoàng Naruhito sẽ phác những mục tiêu chính cho thời Lệnh Hòa.

Les Echos nhớ đến : "Một Nhật hoàng "cách mạng" mà Nhật Bản nói lời tạm biệt". Ngay từ khi còn nhỏ, tránh được bom đạn chiến tranh và chịu ảnh hưởng từ gia sư người Mỹ Elizabeth Gray Vining, Nhật hoàng Akihito đã tỏ ra quan tâm đến những tư tưởng tự do. Sau đó, ông là một trong những hoàng thái tử đầu tiên không chấp nhận hôn lễ do triều đình sắp đặt để kết hôn với bà Michiko, một người không thuộc hoàng tộc, nhưng xuất thân từ một gia đình công nghiệp giầu có.

Cả Nhật hoàng và hoàng hậu đều nổi tiếng là những người có lòng nhân ái. Trong những năm trước khi thoái vị, họ đi đến rất nhiều nước ở vùng Thái Bình Dương để bày tỏ "hối hận sâu sắc" về những gì mà quân đội Thiên hoàng gây ra trong Thế Chiến thứ hai. Riêng về người nối ngôi Naruhito, Les Echos đánh giá là "một hoàng thái tử hướng ra thế giới".

Nhật Bản cũng đang "đau đầu về áp dụng Lệnh Hòa nguyên niên, với việc thay đổi triều đại" do sợ bị "bug" tin học, theo một bài viết khác của nhật báo kinh tế Les Echos. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Nhật Bản chỉ còn vài giờ để vặn lại kim đồng hồ về số 0, chuyển sang thời Lệnh Hòa, theo truyền thống của đất nước. Tuy nhiên, trục trặc về tin học trong lĩnh vực hành chính (in hóa đơn, gửi thư điện tử…), dù vẫn xảy ra, có vẻ không nhiều.

Bầu cử Quốc hội Tây Ban Nha : Chiến thắng của lực lượng ôn hòa

Tại Châu Âu, đảng Xã hội Tây Ban Nha giành được 123 trên tổng số 350 ghế ở Hạ Viện, nhưng có thể thành lập được chính phủ mới nhờ liên minh với đảng cực tả Podemos và một số đảng nhỏ. Đây là chủ đề thời sự quốc tế được tất cả các nhật báo Pháp quan tâm.

Le Monde, ra từ chiều hôm trước, đánh giá : "Tại Tây Ban Nha, Pedro Sanchez thắng được canh bài". Trở lại sau 11 năm chỉ chiếm thiểu số ở Hạ Viện, đảng Xã hội có thể danh chính ngôn thuận điều hành Tây Ban Nha, sau khi chính phủ của cựu thủ tướng bảo thủ Rajoy bị bỏ phiếu bất tín nhiệm tháng 06/2018.

Trang nhất của Le Figaro là hình ảnh thủ tướng Sanchez, giản dị trong chiếc áo sơ mi và quần jean, đang vẫy tay mừng chiến thắng với hàng tựa : "Sau chiến thắng, Pedro Sanchez đi tìm đa số". Theo Le Figaro, đảng Xã hội sẽ phải tìm cách liên minh với phe ủng hộ Catalunya độc lập, hoặc chí ít là một trong số các đảng phái của vùng này, hiện cũng đang lục đục.

Tuy nhiên, theo nhật báo kinh tế Les Echos, "Pedro Sanchez muốn tránh bị phụ thuộc vào phe đòi độc lập cho Catalunya", vì sau khi liên minh với đảng cực tả Podemos và một số đảng nhỏ khác, đảng Xã hội chỉ còn thiếu một vài ghế để có đa số tuyệt đối.

"Cánh tả Tây Ban Nha : Sự trỗi dậy" (La remontada) là hàng tựa lớn trên trang nhất của Libération. Bài xã luận của nhật báo thiên tả tỏ ra hy vọng, thậm chí là tự hào về chiến thắng của Pedro Sanchez : Tưởng chừng hấp hối, cuối cùng khuynh hướng xã hội-dân chủ vẫn tồn tại, dù bị xóa bỏ ở Ý, Ba Lan hoặc một số nước miền đông Châu Âu.

Bài xã luận của La Croix đi xa hơn, hướng đến cuộc bầu cử Nghị Viện Châu Âu diễn ra ngày 26/05. Trong khi đảng Xã hội tại Pháp tan tác, hai chiến thắng của đảng Xã hội-Dân chủ Phần Lan và đảng Xã hội Tây Ban Nha đem lại chút hy vọng. Theo một số cuộc thăm dò, đảng Xã hội Châu Âu có thể đứng vị trí thứ hai ở Nghị Viện Châu Âu. Kết quả cũng cho thấy phe xã hội-dân chủ đã để mất một phần cử tri từ khoảng 10 năm nay.

Pháp căng thẳng chờ ngày Quốc tế Lao động 01/05

Các nghiệp đoàn, người biểu tình Áo Vàng, những người tuần hành vì khí hậu, kể cả những kẻ chuyên đập phá (black-blocs)… đều xuống đường ngày 01/05.

Les Echos cảnh báo : "Một ngày 01/05 dưới sức ép chưa từng có". Paris căng thẳng chờ ngày Quốc tế Lao động vì trên mạng Facebook xuất hiện lời kêu gọi biến Paris "thành thủ đô bạo loạn". Bộ trưởng nội vụ Pháp Christophe Castaner thông báo sẽ có "những kẻ bạo lực, cực tả, nhưng cũng có những người Áo Vàng cực đoan đến để đập phá Paris, và không chỉ ở Paris".

Hồi thứ XXV của phong trào Áo Vàng sẽ không diễn ra vào thứ Bẩy như thường lệ, mà vào ngày 01/05. Theo nhật báo Le Figaro, "Những người Áo Vàng, quyết tâm tuần hành, dù có sát cánh hay không với các nghiệp đoàn". Còn La Croix đưa tin "Áo Vàng nói về lao động" trong ngày lễ 01/05 trên khắp nước Pháp.

Dựa theo số lời kêu gọi tuần hành trên các mạng xã hội, có thể dự báo số người Áo Vàng xuống đường sẽ đông đảo hơn so với màn XXIV vào thứ Bẩy 27/04. Người ta cũng lo ngại về khả năng bạo lực sẽ tăng gấp đôi. Đây cũng là dự đoán của Libération : "Đỏ, vàng, đen : Hợp chất có nguy cơ phát nổ ngày 01/05". (Ghi chú : Đỏ : nghiệp đoàn thiên ý thức hệ cộng sản, Vàng : quần chúng áo vàng bất mãn đòi quyền lợi, Đen : black blocs cực đoan, vô chính phủ).

"Báo động đỏ" về nguy cơ mất đa dạng sinh học

Trong lĩnh vực môi trường, sinh thái, đại biểu của 132 nước họp tại Paris đến ngày 04/05/2019 để thông qua một bản báo cáo đánh động tình trạng động vật , thực vật biến mất. Cuộc khủng hoảng sinh thái, mà đối với nhân loại, cũng nghiêm trọng như hiện tượng Trái đất ấm lên, được cả Le MondeLe Figaro đề cập.

Nhóm nghiên cứu 150 nhà khoa học được thành lập năm 2012, dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, được coi là "GIEC về đa dạng sinh học". Trong vòng ba năm, nhóm đã nghiên cứu hơn 15.000 công trình khoa học để lập nên bản báo cáo khoảng 1.800 trang, mà nội dung, cũng như bản tóm tắt sẽ được công bố ngày 06/05.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Vì sao Daesh chọn Châu Á để lập sào huyệt ?

Tại Châu Á, Nhật Bản mở triều đại mới trong khi Daesh mở địa bàn khủng bố mới. Hiện tượng dân túy và khủng hoảng dân chủ, bài học Ukraine. Châu Âu đóng vai ngư ông nhờ Trung Quốc bị dịch lợn là một số chủ đề mà báo chí hôm nay xem là có những liên hệ nhân quả bên trong.

daesh1

Bên trong nhà thờ St. Anthony's Shrine khu Kochchikade ở Colombo (Sri Lanka) bị khủng bố. Ảnh chụp ngày 21/04/2019. 2019.ISHARA S. KODIKARA/AFPSkip in 4 s

Từ Sri Lanka cho đến Philippines

Sau loạt khủng bố ở Sri Lanka hồi chủ nhật tuần trước và sự kiện tổ chức Nhà nước Hồi giáo lên tiếng nhận là thủ phạm làm cho Le Monde phải tìm hiểu vì sao Châu Á trở thành mục tiêu của Daesh, tựa lớn trên trang nhất với 5 trang điều tra, từ Sri Lanka cho đến Philippines của Duterte.

Từ Nam Á cho đến Đông Nam Á, các nhóm thánh chiến chỉ sử dụng một chiến thuật : khai thác lòng bất mãn, dựa vào cơ sở có sẵn tại địa phương, nương theo những tư tưởng cực đoan của Hồi giáo nguyên thủy lạc hậu. Cụ thể, nhờ vào mạng lưới kinh tài dễ dàng, biên giới lỏng lẻo, nhân sự và tài vật lưu chuyển tự do mà các nhóm khủng bố có thể trao đổi kinh nghiệm, tiếp tay nhau. Đó là lý do khiến Daesh, sau khi bị đẩy lui ở Syria và Iraq, đã chọn Châu Á làm địa bàn phát triển.

Cho đến nay, trừ Ấn Độ chưa bị Daesh tấn công, mạng lưới Hồi giáo salafist, một nhánh cực đoan nhất của xu hướng cực đoan đã phát triển được cơ sở ở Malaysia, Indonesia. Từ lâu đời, do bối cảnh chính trị và ý thức hệ ở hai nước Hồi giáo này, ngành an ninh khó có thể phân biệt ai là tín đồ ai là thánh chiến. Tại nước Phật giáo Sri Lanka, các nhóm cực đoan phát triển âm thầm nương theo mối bất hòa giữa cộng đồng Tamil (Tamoul) Ấn Độ Giáo và cộng đồng Phật giáo Tích Lan. Trong cuộc nội chiến, người Hồi giáo bị lực lượng mãnh hổ Tamil truy bức phải lưu vong và tạo ra một cộng đồng tha phương cầu thực ở các vương quốc dầu hỏa trong thập niên 1970. Nhờ vào nguồn tài trợ này mà một phong trào Hồi giáo theo hệ phái Sunni được hình thành.

Ở Philippines, tình hình có khác một chút nhưng lại nghiêm trọng hơn vì các nhóm thánh chiến không chỉ đặt bom mà còn bắt con tin và nhất là đủ sức mạnh đương đầu với quân đội thiếu kinh nghiệm tác chiến. Chính các tổ chức võ trang ở Mindanao, đảo quê hương của tổng thống Duterte, tự nguyện tuyên bố trung thành và nhận lệnh chỉ huy của Daesh giương cờ đen "califat" ở Marawi vào mùa hè năm 2017. Sau trận đánh đẫm máu suốt nhiều tháng, thánh chiến bị đánh khỏi thành phố nhưng ảnh hưởng không suy giảm.

Có tiếng xem nhẹ mạng người trong chiến dịch chống ma túy, tổng thống Duterte tuyên bố ngay khi tiếng súng Marawi chưa ngưng là sẽ tái thiết toàn diện. Chẳng ai tin tổng thống vì cho đến nay, thành phố vẫn là một đống gạch vụn. Trước tiên, ông Duterte tính gọi thầu Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh hứa tài trợ và xây cất, nhưng dân chúng địa phương chống lại, một số đã bị đuổi khỏi nơi cư trú. Cuối cùng tái thiết Marawi không còn được xem là ưu tiên. Chính vào lúc này, thì các nhóm thánh chiến xuất hiện. Một số nhân chứng tiết lộ với Le Monde : ai cũng nói là không ủng hộ thánh chiến nhưng nhà không gạo, không đường, thiếu niên không có tương lai thì ai có thể cấm họ vào rừng ?

Theo chuyên gia Bilveer Singh, không riêng gì Châu Á, mà Châu Phi và Châu Âu đứng trước mối đe dọa của Daesh, thế hệ 2, sau khi phong trào này bị mất đất ở Iraq và Syria.

Thiên hoàng và sức mạnh vô hình

Nhật Bản bước qua triều đại Lệnh Hòa, sức mạnh vô hình của thiên hoàng và những bất trắc : phân tích của La Croix Le Figaro. Nhật báo thiên hữu đặt thêm câu hỏi : liệu nước Nhật sẽ tăng tốc tái võ trang ?

Ngày 30/04, thiên hoàng Akihito thoái vị, hôm sau 01/05, tân vương Naruhito đăng quang. La Croix tóm tắt cuộc đời của vị hoàng đế 85 tuổi. Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, dưới áp lực của Mỹ, thiên hoàng mất uy thế "thiên tử", chỉ còn "biểu tượng của Nhà nước và đoàn kết dân tộc". Lên ngôi vào năm 1989, Akihito được tiếng là một nhà nhân bản, gần gủi với dân chúng nhất là tinh thần yêu chuộng hòa bình.

Theo niềm tin của người Nhật, mỗi lần vua mới lên ngôi là có thay đổi lớn. Năm 1989, thế giới cũng sang trang lịch sử, chiến tranh lạnh kết thúc, nhưng kinh tế Nhật giảm tăng trưởng. Người Nhật hoang mang nhưng sau đó họ tập trung vào quyền tự do cá nhân và hòa đồng với thiên hoàng Akihito, bỏ tinh thần dân tộc cực đoan của tiên vương Hirohito, để cỗ vũ cho hòa bình.

Tuy không có kiến thức sâu rộng của một nhà nghiên cứu khoa học như phụ vương Akihito, tân vương Naruhito sẽ mở ra một triều đại mới cho Nhật Bản, theo nhận định của Le Figaro. Thiên hoàng thứ 126 lên ngôi trong bối cảnh thuận lợi. Hai bố con có cùng tinh thần yêu chuộng hòa bình. Naruhito đã hứa sẽ củng cố vai trò thiên hoàng theo hướng làm rạng danh nước Nhật trên trường quốc tế. Hoàng hậu và thiên hoàng đều được du học ở nước ngoài.

Nhưng một câu hỏi được đặt ra là phải chăng nước Nhật đang trên đường tái võ trang ? Theo các nguồn thạo tin thì thiên hoàng Akihito không thích thủ tướng Shinzo Abe, nhà chính trị thiên hữu muốn đổi Hiến pháp để nước Nhật tái quân sự hóa.

Nhìn từ Tây Phương, nhà phân tích Alain Barluet cho rằng chính phủ Shinzo Abe có nhiều lý do sâu xa để tiến hành chính sách tái võ trang : đứng trước những mối đe dọa của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên và thái độ khó lường của tổng thống Mỹ Donald Trump, Tokyo cần xây dựng một sức mạnh quân sự độc lập.

Quy luật phim tập

Sự kiện một nghệ sĩ phim hài đắc cử tổng thống Ukraine tiếp tục được bình luận. Nhưng theo giáo sư chính trị Pháp Dominique Moisi, sự kiện hơn 70% cử tri dồn phiếu cho một tổng thống màn ảnh không một chút kinh nghiệm chính trường là điều đáng lo ngại : trên toàn thế giới, người dân mất niềm tin ở giới lãnh đạo chính trị truyền thống.

Với tựa "quy luật tất yếu của phim tập", bài phân tích của giáo sư Dominique Moisi nêu lên khả năng đồng cảm giữa một nhân vật trong phim với thính giả lâu ngày sẽ tạo ra một mối dây tình cảm thật sự giữa nghệ sĩ và công chúng. Tuy nhiên, khi tổng thống trong phim được bầu làm tổng thống thực thụ thì không khỏi đặt ra một số vấn đề nghiêm trọng.

Thứ nhất, kết quả 73% phiếu ủng hộ tài tử hài Volodymyr Zelensky thể hiện nền dân chủ đang bị khủng hoảng. Bị khủng hoảng cho nên người dân không còn tin vào giới chính trị truyền thống. Nhưng, khi người dân Ukriane nghe theo luận điểm của phe dân túy, có nghĩa là họ đánh mất niềm tin nơi chính họ. Volodymyr Zelensky là tay non, tay mới là tốt thôi. Đất nước cần lãnh đạo mới để khai sinh một thời lỳ mới. Người dân không có gì để mất vì đã mất hết rồi. Giới lãnh đạo truyền thống đều thất bại thảm não.

Moskva cho là "dân Ukraine lật qua trang sử phản kháng Maidan, chống Nga". Theo tác giả, phân tích như thế là kém bởi vì thật ra người dân Ukraine thất vọng chua cay vì thấy các chọn lựa trong quá khứ từ tổng thống chống Nga, đến tổng thống thân Nga, đều không có tay nào làm được việc. 30 năm từ thời hậu cộng sản Liên Xô đã bị cử tri ném vào sọt rác chứ không phải chỉ 5 năm của Porochenko như Nga khéo tuyên truyền.

Tại sao dân thất vọng ? Bởi vì thành phần đặc quyền đặc lợi Ukraine không khác chi thành phần đặc quyền đặc lợi Nga. Nói cách khác, trong khi người dân muốn Ukraine theo Tây Âu thì bộ máy chính quyền vận hành không khác chi ở Moskva.

Vấn đề là không thừa nhận tính chính đáng của giới chính trị truyền thống không hẳn là sự khôn ngoan của đám đông. Kinh nghiệm 1933 ở nước Đức là một bài học lịch sử đáng suy gẫm khi đa số cử tri bầu cho một kẻ đóng kịch giỏi luôn tươi cười có tên Aldolf Hitler.

Còn sớm mới có thể biết được Volodymyr Zelensky ảnh hưởng như thế nào trong thế cân bằng quan hệ Nga và Tây Âu. Rất có thể Ukraine được ơn trên ân thưởng một nhân vật liêm chính tận tâm cho đất nước như vai thủ diễn. Nhưng xác suất bất trắc rất cao. Thế mà Ukraine độc lập với Nga là điều kiện cơ bản để duy trì ổn định tại Châu Âu.

Năm Hợi, dịch lợn và đậu nành

Chuyện Trung Quốc bị dịch lợn không ngờ làm căng thêm căng thẳng trong quan hệ Washington-Bắc Kinh. Trong khi đó nông dân Châu Âu vô tình hưởng lợi.

Thế cờ được Les Echos mô tả như sau : Hơn một triệu con heo đã bị tiêu hủy từ khi Trung Quốc bị dịch lợn. Năm nay là năm Hợi, dịch heo sẽ ảnh hưởng đến thị trường thực phẩm nuôi heo : đậu nành. Thức ăn này đang là trọng điểm trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Bắc Kinh cam kết sẽ nhập khẩu thêm đậu nành của Mỹ nhưng siêu vi dịch heo đang làm tăng thêm bất trắc. Theo thẩm định của ngân hàng Rabobank, bệnh dịch và tiêu hủy heo để phòng ngừa sẽ đưa đến hai hệ quả : giảm 15% cơ sở chăn nuôi, giảm 30% lượng thịt bán ra thị trường trong năm 2018. Trong năm 2019, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn. Không nuôi heo, nông dân Trung Quốc sẽ không mua thêm đậu nành hiện đang tồn kho không có giải pháp. Năm nay, đậu nành sẽ trở thành "món hàng chính trị" trong quan hệ Mỹ-Trung cũng như dầu hỏa trong xung khắc Mỹ-Iran.

Bộ Nông nghiệp Mỹ và nông dân Mỹ rất lo là không xuất khẩu được đậu nành trong năm nay.

Trong thế trận này, nông dân Châu Âu bất ngờ hưởng lợi. Vì sao ? Bởi vì dân Trung Quốc mê ăn thịt. Theo một chuyên gia thú y, Trung Quốc không thể nào diệt hết dịch trong năm nay : trang trại chăn nuôi thường là quy mô nhỏ, rải rác khắp nơi, khó lập hàng rào y tế chống siêu vi lây lan. Tình trạng này gián tiếp có lợi cho ngành chăn nuôi Châu Âu, nguồn xuất khẩu thịt qua Trung Quốc.

Ammonia, xơ gan và não bộ

Về thời sự y tế, Le Figaro cho biết vì sao yếu gan ảnh hưởng đến bộ não : Kết quả nghiên cứu của các đại học y khoa Paris và trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp một trong những hệ quả của bệnh gan là vai trò hóa giải ammonia từ thức ăn xâm nhập qua bộ máy tiêu hóa bị sút giảm. Ngoài tế bào gan, cơ bắp là cơ quan thứ hai có enzyme chống ammonia. Nhưng người bị bệnh gan thường bị teo cơ. Do vậy, chất độc ammonia sẽ theo máu lên não nhiều thêm. Bình thường mạch máu não không để cho chất độc xuyên qua trừ phi nồng độ quá nhiều. Đây chính là trường hợp của người bị xơ gan.

Tú Anh

Published in Châu Á

Nhật Bản bước vào thời Lệnh Hòa đầy thách thức

Hồ sơ 50 trang về Nhà Thờ Đức Bà Paris trên L’Express, chân dung người được xem là cố vấn số một của tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên Le Point, chi tiết của các hoạt động chống khủng bố của phản gián Pháp trên L’Obs…: Các tạp chí ra tuần này hầu như chỉ dành trang bìa cho các vấn đề liên quan đến thời sự nước Pháp, ngoại trừ tuần báo Courrier International, đã dành gần hai phần ba bài vở cũng như trang nhất cho Nhật Bản, nhân dịp nền quân chủ Châu Á này thay đổi hoàng đế trị vì và niên hiệu.

lenhhoa11

Niên hiệu triều đại Lệnh Hòa của Nhật Bản - Ảnh minh họa 

Dưới hàng tựa lớn trang bìa : "Nhật Bản, một tương lai chờ được sáng tạo lại", Courrier International ghi nhận là vào ngày mồng 1 tháng Năm 2019, hoàng thái tử Nhật Bản Naruhito sẽ đăng quang làm hoàng đế, mở ra một thời đại mới cho nước Nhật, với niên hiệu là Lệnh Hòa (Reiwa). Trong số đặc biệt về Nhật Bản này, Tạp chí Pháp đã tập trung phân tích về các thách thức đang chờ đợi đất nước Mặt Trời Mọc, trong mọi lãnh vực, từ kinh tế, chính trị, ngoại giao, cho đến văn hóa, nghệ thuât, khoa học.

Nguy cơ số một cho Nhật Bản : Dân số suy giảm

Để giải thích lý do vì sao cường quốc Châu Á này lại phải "sáng tạo lại tương lai" như đã nêu bật trong tựa chính của hồ sơ đặc biệt, Courrier International đã trích dịch một bài báo trên tờ Asahi Shimbun, đề cập đến nguy cơ lớn nhất của nước Nhật là đà suy giảm dân số. Theo bài báo, để có thể đối phó với nguy cơ đó, xứ Phù Tang phải mạnh dạn tấn công vào chế độ công ăn việc làm suốt đời, phát triển trở lại các vùng nông thôn, quan tâm nhiều hơn đến việc nâng cao chất lượng cuộc sống, mở rộng hơn cánh cửa cho thế giới bên ngoài.

Điểm lý thú được tờ báo nhấn mạnh là một công trình nghiên cứu về tương lai xã hội Nhật Bản, được thực hiện với sự trợ giúp của trí thông minh nhân tạo, đã phác họa ra 20.000 kịch bản cho năm 2050, trong đó kịch bản tối ưu sẽ là trong một thời hạn tối đa là từ 7 đến 9 năm phải giải tỏa bớt gánh nặng dân số tại các đô thị lớn, đưa thanh niên trở lại các vùng nông thôn, sau đó là trong thời hạn tối đa là từ 16 đến 19 năm tạo nên thế cân bằng giữa các đô thị và các tỉnh bằng những chính sách phát triển khả năng tự chủ về mặt năng lượng và tăng cường màng lưới giao thông liên tỉnh.

Thời Bình Thành Heisei : "Bonsai" bị "Tre" phủ bóng

Nói đến tương lai phát triển của Nhật Bản, không thể không đề cập đến quan hệ Nhật-Trung, và Courrier International đã phân tích vấn đề này trong bài xã luận mang tựa đề rất tượng hình : "Cây tre và cây bonsai". Dĩ nhiên ở đây, bonsai là biểu tượng của Nhật Bản, trong lúc cây tre tượng trưng cho Trung Quốc.

Tạp chí Pháp trước tiên hết đã nhắc lại sự kiện là vào năm 1979, nhà xã hội học người Mỹ Ezra Vogel đã gây tiếng vang lớn khi cho công bố tác phẩm "Nhật Bản là số một - Japan as Number One". Quyển sách nói về các bí quyết thành công kinh tế của Nhật Bản này đã nhanh chóng trở thành tác phẩm ăn khách nhất ở các hiệu sách Tokyo.

Vào thời đó, các nhãn hiệu như Sony, Panasonic, Sharp đã thống trị ngành điện tử thế giới. Dựa trên giáo dục và nghiên cứu, phép màu Nhật Bản đã gây ấn tượng sâu sắc trên cả hành tinh, và vào tháng Giêng 1988, thời kỳ Heisei (Bình Thành) mở ra một cách huy hoàng trong bối cảnh thị trường chứng khoán và địa ốc tăng vọt.

Tuy nhiên, theo tuần báo Pháp, Nhật sẽ sớm khám phá ra rằng bonsai không vươn được lên đến tận trời cao, và Tokyo sẽ bị Bắc Kinh vượt qua và bỏ lại đằng sau

Thật vậy, theo Courrier International, vào tháng 12 năm 1989, bong bóng đầu cơ tại Nhật Bản đã nổ tung làm tiêu tan tiền của và những giấc mơ của đất nước này.

Trong cùng thời điểm, ở cách Nhật chỉ vài trăm cây số, một nước khác bắt đầu đà cất cánh kinh tế mà có vẻ như không có gì có thể cản trở : Đó là Trung Quốc. Năm 2011, quốc gia cộng sản này đã giựt của Nhật Bản vị trí cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, và từ đó đến nay, với hệ thống 5G của Hoa Vi và các Con Đường Tơ Lụa, Bắc Kinh không ngần ngại lên lớp dạy dỗ các chàng khổng lồ của thế kỷ trước. Với dân số của mình đang già đi và sụt giảm, Nhật Bản giờ đây đang trong cơn sầu muộn.

Courrier International đã tự hỏi là phải chăng Ezra Vogel đã nhìn sai ? Liệu cây Tre sẽ thắng được cây Bonsai ? Tạp chí Pháp cho biết là nhà xã hội học cao niên vẫn tiếp tục quan sát thế giới Châu Á mà ông rất am tường, và trong tác phẩm sắp ra vào mùa xuân này, ông mô tả quan hệ không mấy êm thấm giữa hai nước và dự đoán một sự xích lại gần nhau cần thiết.

Câu hỏi mà tạp chí Pháp đặt ra là liệu Nhật có sẵn sàng bắt tay với Trung Quốc hay không ? Thăm dò dư luận cho thấy là cứ 10 người Nhật thì có đến 8 người có hình ảnh rất xấu về Trung Quốc. Thế nhưng, cũng có đến 70% công nhận rằng quan hệ Nhật-Trung là điều cần thiết.

Đối với Courrier International, đấy là một thách thức mới đối với Nhật Bản mà tên thời đại mới, bắt đầu từ ngày 01/05/2019, tóm tắt một cách hoàn hảo : Reiwa hay Lệnh Hòa mà theo bộ ngoại giao Nhật Bản, có nghĩa là "hòa hợp tốt lành.

Hồ sơ đặc biệt về Nhà Thờ Đức Bà Paris

Trang bìa đập mắt nhất trên các tạp chí Pháp ra tuần này là của L’Express, với một bức ảnh lớn của Nhà Thờ Đức Bà Paris nhìn từ phía sau với hai tòa tháp phản chiếu ánh lửa đỏ của vụ hỏa hoạn hôm 15/04/2019, nhưng không hề thấy ngon lửa. Tờ báo giới thiệu một hồ sơ đặc biệt 50 trang, về thảm họa xẩy đến cho một công trình được mệnh danh trong hàng tựa "Linh hồn của nước Pháp – L’âme de la France", bên trên một ghi chú nhỏ "Nhà Thờ Đức Bà Paris, ngày 15 tháng Tư năm 2019".

Hồ sơ về Nhà Thờ Đức Bà mà L’Express thực hiện rất hoàn chỉnh, đề cập đến nào là quá trình xây dựng Nhà Thờ qua biết bao thế kỷ được tờ báo cho là "đã thách thức thời gian", nào là những gương mặt lịch sử đã ghi dấu ấn trên công trình của Paris, nào là các báu vật được lưu giữ trong Nhà Thờ.

Vụ hỏa hoạn mới xẩy ra, cuộc điều tra về nguyên nhân đang được tiến hành, làn sóng quyên góp cho việc tái thiết đang dâng trào, các thách thức của việc khôi phục lại, tất cả những điểm trên đều được L’Express phân tích đầy đủ. Ý nghĩa văn hóa, lịch sử, tôn giáo của Nhà Thờ Đức Bà cũng được các chuyên gia mà L’Express phỏng vấn nêu bật. Trong bài xã luận của hồ sơ đặc biệt, tuần báo Pháp không ngần ngại nhắc lại một câu chuyện liên quan đến nhà nghiên cứu lịch sử nghệ thuật nổi tiếng người Anh Kenneth Clark.

Vào năm 1969, trong một phim ngắn được ghi lại trên bờ sông Seine Kenneth Clark đã tự hỏi "Nền văn minh là gì à ? Tôi không biết, tôi không thể định nghĩa văn minh bằng từ ngữ trừu tượng, nhưng tôi nghĩ tôi có thể nhận ra một nền văn minh khi nhìn thấy nó". Sau đó, nhà sử học đã quay nhìn về phía Nhà Thờ Đức Bà và nói tiếp : "Và lúc này, tôi đang chiêm ngưỡng một nền văn minh".

Phản gián Pháp và công cuộc truy lùng khủng bố

Hồ sơ chính của L’Obs tuần này được nêu bật trên trang bìa là những tiết lộ độc đáo của những điệp viên Pháp đang hoạt động. Dưới tựa đề "Giữa lòng cơ quan tình báo", tạp chí Pháp đã giới thiệu một quyển biên khảo vừa ra mắt độc giả Pháp của nhà báo Alex Jordanov, ghi lại lời kể tỉ mỉ của khoảng một chục nhân viên tình báo về hoạt động chống khủng bố của họ.

Trước khi xuất bản, quyển sách dĩ nhiên đã được các chuyên gia về tình báo đọc lại kỹ càng để tránh ảnh hưởng đến các chiến dịch còn đang thực hiện. Ngoài ra, tên tuổi các nhân vật, ngày giờ, địa điểm cũng đã được thay đổi để tránh việc các nhân viên phản gián bị nhận diện.

Đối với L’Obs, quyển sách của Jordanov là bức ảnh chi tiết chưa từng có về các hoạt động cụ thể của giới gián điệp. Và nếu vì lý do an ninh, những người kể lại đã dùng đến tên giả, thì những gì họ nói ra đều rất thật. Họ sẵn sàng chỉ trích hệ thống pháp lý mà theo họ "hoàn toàn không phù hợp với tầm vóc của rủi ro". Họ cũng nói lên sự mệt mỏi trước nạn hành chánh quan liêu.

Theo tuần báo Pháp, nghe họ nói thì người ta có cảm giác cấp trên của họ chỉ quan tâm đến việc "tự bảo vệ cho mình" hơn là "gánh vác trách nhiệm". Trong lúc mà bản thân những người hoạt động trên hiện trường này đang ở tuyến đầu của một cuộc chiến mà họ cảnh báo là chỉ mới bắt đầu mà thôi.

L’Obs cũng đăng bài phỏng vấn Sebastien Pitrasanta, một cựu dân biểu Pháp, giờ đây hoạt động trong ngành tình báo, ghi nhận rằng : "Phải nói rõ : cơ quan phản gián DGSI không có phương tiện nhân sự để giám sát tất cả các đối tượng. Ngày nay ở Pháp, có khoảng 4000 người thuộc diện Hồi giáo cực đoan bị xem là nguy hiểm và cần phải theo dõi chặt chẽ. Nhưng DGSI chỉ có 4000 nhân viên. Và cho dù nhân sự tăng gần 40% trong 5 năm, thì phải biết là để tiến hành một cuộc theo dõi 24/24 tiếng thì phải huy động khoảng 25 người. Cứ tính nhẩm là thấy ngay…"

"Bộ óc" mới của tổng thống Macron

Trang nhất và hồ sơ chính của tạp chí Le Point tuần này được dành cho thời sự chính trị Pháp, với chân dung của đương kim bộ trưởng giáo dục Pháp Jean Michel Blanquer mà tờ báo cho là "Bộ óc mới của (tổng thống Pháp) Macron", tựa lớn trên trang bìa.

Đối với Le Point, ông Jean-Michel Blanquer không đơn thuần là một bộ trưởng giáo dục bó khuôn trong công việc chính của mình. Tầm nhìn và các đề nghị của ông bao quát hơn rất nhiều, vượt quá khuôn khổ của lãnh vực giáo dục mà ông đảm trách.

Trong vai trò là "quân sư" cho tổng thống Pháp, ông Blanquer, theo Le Point, sẽ ở tuyến đầu trên mặt trận tạo dựng bình đẳng về cơ hội thăng tiến cho mọi người dân Pháp mà ông Macron mong muốn.

Theo tuần báo Pháp, nhiệm vụ được giao phó cho ông rất nặng nề, bao gồm việc phá vỡ tình trạng an bài sẵn trong xã hội hiện nay (nói nôm na là tình trạng con vua thì được làm vua), trao cho mỗi đứa trẻ, một cơ hội để thành công trong cuộc sống tương ứng với nỗ lực của nó, bất kể nơi cư trú hay nghề nghiệp của cha mẹ.

Bộ trưởng Blanquer, theo Le Point, sẽ ở tuyến đầu trong công cuộc cải cách trường Quốc Gia Hành Chánh ENA, hoặc các định chế đào tạo các thành phần ưu tú khác.

Lãnh đạo Nam Phi là một người tốt và một đảng tồi

Tương tự như Courrier International, trang bìa tuần báo Anh The Economist cũng được dành cho một chủ đề quốc tế. Tờ báo bảo thủ Anh tuần này đã chọn nói về Nam Phi, nhân cuộc bầu cử sắp mở ra vào thượng tuần tháng Năm.

Bên trên chân dung của đương kim tổng thống Nam Phi, The Economist chạy tựa lớn : "Món cược tốt nhất cho Nam Phi là (tổng thống) Cyril Ramaphosa". Trong bài phân tích bên trong, tuần báo Anh giải thích rõ hơn khi cho rằng cầm quyền ở Nam Phi hiện nay là một người tốt (Good Man), nhưng là một đảng tồi (Bad Party). Trong bối cảnh đó tựa đề của bài nhận định chính là một lời kêu gọi : "Để chận đứng tình trạng thối nát tại Nam Phi, hãy ủng hộ Cyril Ramaphosa".

Lý do được The Economist nêu bật là Phe đối lập tự do không thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào ngày 8 tháng Năm. Vì vậy, tương lai của Nam Phi sẽ tùy thuộc vào vị tổng thống chính trực và theo xu hướng cải tổ, đang cần phải chỉnh đốn mớ bòng bong trong đảng Đại Hội Dân Tộc Phi ANC của ông, cầm quyền liên tục từ năm 1994 đến nay.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Thượng đỉnh Con đường tơ lụa mới : Chiến dịch truyền thông của Trung Quốc

Thượng đỉnh thứ hai về dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc hôm nay 25/04/2019 khai mạc tại Bắc Kinh trong bối cảnh nhiều nước nâng cao cảnh giác trước các dự án của Trung Quốc.

silk1

Kế hoạch "Con đường tơ lụa mới" của Trung Quốc. Reuters

Trong bài viết "Bắc Kinh bảo vệ dự án gây nhiều tranh cãi về những con đường tơ lụa mới", báo kinh tế Les Echos gọi thượng đỉnh lần này là chiến dịch truyền thông lớn của Bắc Kinh, nhấn mạnh đây là hội nghị thượng đỉnh để xóa mờ những mối nghi ngờ và những lời chỉ trích của quốc tế.

Có ít nhất 37 nguyên thủ nhà nước và lãnh đạo chính phủ tham dự thượng đỉnh, so với con số 29 nhà lãnh đạo tham dự thượng đỉnh đầu tiên hồi năm 2017. Đáng chú ý nhất trên "thảm đỏ" là tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Ý Giuseppe Conte. Ý là nước đầu tiên trong nhóm G7 tham gia siêu dự án của Trung Quốc. Phần lớn các nước Tây Âu khác chỉ cử bộ trưởng tới dự, chẳng hạn ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian của Pháp. Trong khi đó, không có đại diện cấp cao nào của Hoa Kỳ - quốc gia chỉ trích ngày càng mạnh dự án của Bắc Kinh - tham dự hội nghị.

Trung Quốc đặc biệt muốn chứng tỏ là ngày càng có nhiều nước gia nhập dự án do chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng cách nay 5 năm. Theo số liệu mới nhất của Bắc Kinh, có tổng cộng 125 nước và 29 tổ chức quốc tế đã ký thỏa thuận hợp tác với Bắc Kinh trong khuôn khổ dự án, và trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước tham gia Con đường tơ lụa mới đã vượt qua con số 6.000 tỉ đô la từ năm 2013.

Mặc dù dự án Con đường tơ lụa mới được biết đến nhiều nhất ở phần lớn các nước đang phát triển, nhưng Bắc Kinh lo ngại là một số dự án lớn bị thu hẹp tại nhiều nước đối tác như Malaysia, Pakistan hay Miến Điện. Trong khi đó, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới kêu gọi Bắc Kinh minh bạch hơn về khoản tiền và kỳ hạn cho các nước đối tác vay nợ và lưu ý các quốc gia về nguy cơ nợ Trung Quốc tăng.

Les Echos kết luận là giới quan sát và các nhà ngoại giao sẽ chú ý lắng nghe bài phát biểu của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để xem Bắc Kinh có đưa ra các cam kết rõ ràng hơn trong việc hợp tác với cộng đồng quốc tế về các vấn đề có liên quan hay không.

Tổng thống tân cử Ukraine danh hài Zelensky không khiến Moskva cười

Nhìn sang Châu Âu, báo Le Monde chú ý đến mối quan hệ Nga - Ukraine. Ngày 21/04/2019, ông Volodymyr Zelensky đắc cử tổng thống Ukraine với 70% số phiếu bầu trước đối thủ là tổng thống mãn nhiệm Porochenko. Là một diễn viên hài, nhưng "Zelensky không khiến Moskva cười". Đó là nhận định của báo Le Monde.

Nếu như tổng thống tiền nhiệm Porochenko vốn có sợi dây gắn kết với Liên Xô, từng phục vụ quân đội Liên Xô tại Kazakhstan, "được đúc trong cùng một khuôn" với tổng thống Nga Vladimir Putin, vì thế mà có thể chia sẻ những nét chung về văn hóa, quy tắc, lịch sử với chủ nhân điện Kremlin, thì Zelensky mới chỉ 13 tuổi vào thời điểm Liên Xô tan rã. Theo nhà báo Sylvie Kauffman, tổng thống tân cử Ukraine Zelensky sẽ mang lại cho Putin, chủ nhân điện Kremlin từ 19 năm nay, một trải nghiệm mới : Zelensky đại diện cho một thế hệ không có mối liên hệ với Liên Xô.

Zelensky nói tiếng Nga, nhưng đối với chính quyền Moskva, chính điều này lại khiến tổng thống tân cử Ukraine nguy hiểm cho điện Kremlin hơn là so với người tiền nhiệm. Nếu khi còn làm tổng thống, ông Porochenko đề cao tư tưởng dân tộc trong tôn giáo, quân đội và ngôn ngữ, gây chia rẽ đất nước, thì ông Zelensky lại chủ trương thắt chặt tình đoàn kết của người dân miền đông và tây, làm dịu các căng thẳng, xung đột và đặt cược vào cuộc chiến chống tham nhũng. Ai cũng biết rằng một đất nước đoàn kết sẽ hùng mạnh hơn một đất nước bị chia rẽ.

Đối với tổng thống Nga Putin, ông Zelensky là người làm ngắt mạch nối với thời Xô Viết. Zelensky là thế hệ tiếp nối cuộc Cách mạng Maidan 2014 ủng hộ Ukraine gia nhập Liên Hiệp Châu Âu và lật đổ vị tổng thống thân Nga. Điều đáng lo hơn nữa là Zelensky là kết quả của kỳ bầu cử theo lá phiếu đại đa số cử tri và dân chủ.

Ngay từ hôm 21/04, tại Nga, giới trẻ đã dám đặt câu hỏi tại sao điều đã diễn ra ở Kiev lại không thể xảy ra ở Moskva. Chắc chắn là nhiều thanh niên Belarus và Kazakhstan cũng có câu hỏi tương tự. Dường như đã cảm nhận được những thắc mắc nói trên, Zelensky, ngay tối hôm đắc cử tổng thống, đã gửi một thông điệp đến người dân các nước thành viên cũ của Liên Xô : "Tất cả đều có thể". Theo Le Monde, đó mới là cơn ác mộng tồi tệ nhất cho điện Kremlin.

Cuộc phiêu lưu của Zelensky mới chỉ bắt đầu và có thể sẽ có những yếu tố khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ, chẳng hạn nhân tố Nga, khó khăn tài chính của Ukraine, sự thiếu kinh nghiệm của tân tổng thống, sự mù mờ trong chương trình tranh cử của Zelensky… Nhưng một số nhà quan sát lạc quan nói về niềm hy vọng thay đổi của Kiev với dàn cố vấn trẻ, có năng lực quanh tân tổng thống, những vị bộ trưởng kinh tế và tài chính Ukraine được quốc tế đánh giá cao … Kiev cũng hy vọng Châu Âu sẽ giúp Ukraine thoát khỏi thời hậu Xô Viết.

Thuốc diệt cỏ có chất glyphosate vẫn được sử dụng rộng rãi trên thế giới

Trong lĩnh vực nông nghiệp, theo báo La Croix, rất nhiều tổ chức phi chính phủ đang đấu tranh để chất diệt cỏ glyphosate bị cấm sử dụng, nhưng hoạt chất này vẫn được đa phần nông dân ưa chuộng. Trong bài viết "Glyphosate, một chất diệt cỏ vẫn còn được sử dụng ồ ạt", tác giả cho biết vào năm 2015, một năm trước khi tập đoàn Đức Bayer mua lại hãng Monsanto của Mỹ, cứ mỗi giây Monsanto kiếm được số tiền tương đương 134 euro, nhờ thuốc diệt cỏ Roundup có chất glyphosate. Trong năm đó, thuốc trừ cỏ Roundup mang lại cho tập đoàn Mỹ tổng cộng 4,3 tỉ euro, tương đương 30% doanh thu của hãng trên toàn thế giới.

La Croix nhắc lại là thuốc diệt cỏ Roundup được tung ra thị trường từ năm 1974, nhưng được sử dụng nhiều bắt đầu từ những năm 1990 khi Monsanto, nhà sản xuất giống cây trồng lớn thứ hai toàn cầu, bắt đầu bán các giống cây biến đổi gien. Theo một nghiên cứu được tạp chí Environnemental Sciences Europe công bố, từ năm 1994 đến năm 2004, lượng thuốc diệt cỏ bán được đã tăng gấp 15 lần. Trong năm 2015, Monsanto bán được 850.000 tấn thuốc diệt cỏ trên toàn thế giới, 37% là cho khách hàng Châu Âu.

Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới xếp thuốc diệt cỏ chứa glyphosate là chất có thể gây ung thư, Monsanto nhiều lần bị khởi kiện, đặc biệt tại Mỹ. Tuy nhiên, những điều đó không làm tổn hại đến sự thành công của Roundup. Hồi cuối năm 2017, Ủy Ban Châu Âu, vào thời điểm quyết định triển hạn 5 năm việc cho phép sử dụng chất glyphosate, đã nhấn mạnh "đó là thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới và cả ở Châu Âu".

Pháp là một trong những nước Châu Âu sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ glyphosate nhất. Từ năm 2016, cho dù chính quyền cấm sử dụng glyphosate tại các nơi công cộng và tư gia, tổng thống Macron cũng cam kết sẽ loại trừ hoàn toàn chất glyphosate từ nay đến năm 2023, nhưng sản phẩm vẫn được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp. Trong năm 2017, Pháp sử dụng hơn 8.600 tấn glyphosate, con số này chỉ là khoảng 7.300 tấn vào năm 2011.

Điều này đã thúc đẩy các tổ chức phi chính phủ đấu tranh. Bà Caroline Faraldo, thuộc Quỹ bảo vệ thiên nhiên và con người, nhấn mạnh là đã 9 tháng trôi qua kể từ khi chính phủ Pháp công bố kế hoạch ngưng sử dụng chất glyphosate tại Pháp, nhưng không có bước tiến quan trọng nào được ghi nhận. Vì thế, chuyên gia Caroline Faraldo đề nghị phải khẩn trương đưa việc cấm chất glyphosate vào luật.

Tuy nhiên, theo nhà báo Antoine d’Abbundo của La Croix, điều này sẽ khó được thực hiện ở các nước khác. Trên thực tế, nhiều quốc gia đã từng có ý định cấm glyphosate, chẳng hạn Salvador hồi năm 2013, Sri Lanka hồi năm 2015, nhưng chính quyền các nước này đều vấp phải sự phản đối của các nhà công nghiệp và các tổ chức nông nghiệp. Họ cho rằng hiện không có bằng chứng khoa học về tính nguy hiểm của chất glyphosate.

La Croix kết luận là hiện nay, mới chỉ có Việt Nam chính thức loại glyphosate khỏi danh mục các chất diệt cỏ được phép sử dụng, kể từ ngày 10/04/2019. Từ nhiều năm nay, Việt Nam chiến đấu trên mặt trận pháp lý với Monsanto, nhà sản xuất "chất da cam", một chất độc làm rụng lá mà quân đội Mỹ đã rải xuống Việt Nam từ năm 1961 đến năm 1971, khiến 3 triệu người Việt cho đến nay vẫn phải gánh chịu hậu quả.

Trang nhất các báo Pháp

Báo Le Monde quan tâm tới thời sự nước Pháp qua hàng tựa "Macron đối mặt với tính hoài nghi của người Pháp". Tối hôm nay 25/04/2019, tổng thống Pháp sẽ có buổi họp báo đầu tiên tại điện Elysée kể từ khi ông lên nắm quyền lãnh đạo để trình bày chi tiết về các biện pháp mà ông ban hành để cải thiện tình hình nước Pháp. Theo kết quả một thăm dò ý kiến mà báo Le Monde công bố, người dân Pháp ủng hộ những biện pháp mới mà báo chí tiết lộ trong những ngày qua, nhưng không trông chờ là chủ nhân điện Elysée sẽ tạo ra một sự thay đổi cụ thể. Còn báo Le Figaro lại chú ý đến mối họa đang rình rập các nhà thờ Thiên Chúa giáo tại Pháp : "Hơn 5.000 nhà thờ có nguy cơ biến thành đống đổ nát".

Báo Libération dành hồ sơ đặc biệt nói về "Đội quân mật vây bắt những kẻ Hồi Giáo cực đoan". Từ Raqqa, Syria cho đến Gottingen, Đức, một đơn vị gồm những người Syria lưu vong truy lùng những người kẻ từng là thành viên của tổ chức Nhà nước Hồi giáo và hiện đang ẩn náu tại Châu Âu.

Trong khi đó, báo La Croix hướng đến vụ tập đoàn Bayer của Đức sáp nhập công ty Monsanto và chơi chữ qua hàng tựa : "Monsanto, gánh nặng làm điêu đứng Bayer". Những vụ kiện liên quan đến chất glyphosate đang khiến các cổ đông giận dữ và làm hỏng "cuộc hôn nhân" giữa Bayer và Monsanto. Còn báo kinh tế Les Echos đi tìm "Những lý do khiến thị trường chứng khoán thế giới có sự phục hồi ấn tượng".

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Chiến hạm Pháp vượt eo biển Đài Loan, Bắc Kinh "dằn mặt" Paris

Cuộc thi "vấn đáp" của tổng thống Pháp Emmanuel Macron tối 25/04/2019 là chủ đề chính trên tất cả các nhật báo Pháp, trừ tờ Le Monde do ra từ chiều hôm trước. Le Monde quan tâm đến "khối lượng chất thải hạt nhân tích tụ một cách đáng lo ngại" trên thế giới.

chienham1

Hải quân Philippines đón chiến hạm Pháp Vendémiaire ghé thăm cảng Manila năm ngày, ngày 12/03/2018. Romeo Ranoco / Reuters

Riêng về thời sự Châu Á, Le Figaro đề cập đến thông tin mới được tiết lộ liên quan đến chiến hạm Pháp đi qua eo biển Đài Loan vào đầu tháng Tư và bị Trung Quốc đeo bám để phản đối.

Nhật Bản, Ấn Độ, Úc... là những khách mời danh dự tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Trung Quốc được tổ chức ở ngoài khơi Thanh Đảo, Pháp ban đầu cũng nằm trong danh sách khách mời, nhưng cuối cùng lời mời đã bị Bắc Kinh rút lại.

Lý do là chiến hạm Pháp Vendémiaire, nặng 2.950 tấn, đã đi qua eo biển Đài Loan và bị tầu Trung Quốc cảnh cáo, đeo bám và áp giải khỏi khu vực mà Trung Quốc nhận có chủ quyền, trong khi đây là vùng biển quốc tế theo Liên Hiệp Quốc.

Ngày 06/04, thông qua người phát ngôn Bộ Quốc phòng, Trung Quốc phản đối chiến hạm Pháp "xâm phạm trái phép vùng biển" của nước này. Paris nhắc đến "tự do hàng hải và luật biển", đồng thời khẳng định "giữ liên lạc chặt chẽ với chính quyền Trung Quốc".

Chuyện xảy ra vào đầu tháng Tư, nhưng vừa mới được một số chuyên gia Mỹ tiết lộ, trong khi Paris hoàn toàn kín tiếng. Thông tin trên cho thấy Bắc Kinh đang tỏ ra cứng rắn hơn với Hải quân Pháp trong bối cảnh tầu sân bay Charles de Gaulle chuẩn bị đến Đông Á và sẽ cập cảng thăm Singapore vào tháng 05/2019, đúng lúc diễn ra Đối thoại Shangri-la, một diễn đàn thường niên về các vấn đề an ninh quốc phòng trong khu vực.

Trả lời Le Figaro, nhà nghiên cứu Mathieu Duchâtel, giám đốc Chương trình Châu Á ở Viện Montaigne, nhắc lại "cho đến nay, việc đi qua eo biển Đài Loan vẫn diễn ra mà không gặp vấn đề gì". Hành động lên gân của Trung Quốc là nhằm "gửi tín hiệu cảnh báo đối với Pháp vào lúc Paris muốn tăng cường hiện diện hải quân ở vùng Tây Thái Bình Dương". Trong những năm gần đây, Hải quân Pháp vẫn thường xuyên sử dụng trục đường này "ít nhất một lần một năm", theo các nhà quân sự Pháp.

Vậy Hoa Kỳ có chủ ý gì khi tiết lộ thông tin trên với Reuters ? Theo ông Duchâtel, đây là "một đòn chính trị đối với Washington, hiện muốn chứng tỏ với Bắc Kinh rằng ngày càng có nhiều nước sát cánh cùng Mỹ để khẳng định quyền tự do lưu thông trên biển trước những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc". Điều chưa rõ hiện nay là việc tiết lộ thông tin có sự đồng tình của Pháp hay Paris không hề được biết.

Chủ ý tiết lộ thông tin này còn có thể liên quan đến bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung ngày càng gia tăng ở eo biển Đài Loan, sau khi hai tầu chiến Mỹ công khai đi qua eo biển Đài Loan vào tháng Ba khiến Bắc Kinh vô cùng giận dữ. Thêm vào đó, Đài Loan chuẩn bị bầu cử tổng thống vào tháng 01/2020.

Nhật báo Le Figaro nhắc lại chiến hạm Vendémiaire của Pháp - đóng tại Nouméa, thủ phủ của đảo Nouvelle Calédonie - vẫn thường xuyên hoạt động vì tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời thử phản ứng của Hải quân Trung Quốc trong vùng biển mà Bắc Kinh đòi chủ quyền đến tận 90% diện tích.

Về phần mình, Paris luôn tỏ ra kín tiếng về các chiến dịch nhạy cảm này. Chiến lược này hoàn toàn trái ngược với Washington hay Luân Đôn, Hải quân của hai bên thường xuyên công bố "các chiến dịch tự do hàng hải", thậm chí chiến hạm Mỹ đi sâu vào khu vực 12 hải lý quanh một số đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp ở Biển Đông, nơi trung chuyển đến 40% thương mại hàng hải thế giới.

Pháp : Tổng thống Macron phác họa đường nét chính của "tham vọng mới"

Tối 25/04/2019, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã dành 20 phút để phác họa những chủ trương mới của ông sau cuộc Thảo luận Toàn quốc, kéo dài 3 tháng. Và cũng lần đầu tiên, kể từ khi lên nắm quyền, chủ nhân điện Elysée trả lời trực tiếp báo giới trong vòng hai tiếng.

"Phi tập trung, thuế khóa, thể chế, môi trường…" là những chủ đề lớn trong định hướng "hành động mới" của tổng thống Pháp, theo trang nhất của Le Figaro Les Echos. Nguyên thủ Pháp hứa giảm thuế thu nhập 5 tỉ euro ; giữ tuổi nghỉ hưu là 62, nhưng khuyến khích làm việc lâu hơn ; loại khả năng tổ chức trưng cầu dân ý theo sáng kiến công dân ; từ bỏ ý định xóa 120.000 vị trí công chức…

Dưới hàng tựa lớn trên trang nhất : "Công bằng xã hội, một niềm đam mê kiểu Pháp", nhật báo công giáo La Croix đưa tin tổng thống Macron hứa một dự án chính trị "nhân đạo hơn" sau khi thừa nhận phong trào Áo Vàng đã cho thấy nhiều "góc khuất" của xã hội, như hoàn cảnh của các gia đình cha, mẹ đơn thân, người nghỉ hưu, trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn…

Tuy có một vài đề xuất của tổng thống Pháp được nhật báo Libération đánh giá là đáng chú ý, nhưng tựa trang nhất Libération như một lời phàn nàn "Waouh đi đâu mất rồi ?". Theo Libération, bài diễn văn của tổng thống Macron đã không cho thấy được một "bước ngoặt", từng được thông báo trước đó, có rất ít điều gây ngạc nhiên và lại càng có ít các biện pháp cụ thể.

Còn theo Le Figaro, bài diễn văn của tổng thống Macron đã không thuyết phục được người dân Pháp, tỉ lệ này lên đến 63%, theo thăm dò của cơ quan Epoka cho hai kênh truyền thông RTL và LCI. Đa phần công luận cho rằng những thông báo của nguyên thủ Pháp không đáp ứng những trông đợi của họ và 80% trong số đó cho rằng những thông báo trên sẽ không chấm dứt được phong trào Áo Vàng.

"Món quà bất ngờ" tổng thống Nga tặng tổng thống tân cử Ukraine

Công dân ở hai nước Cộng hòa tự xưng Donetsk và Louhansk, ở miền đông Ukraine, sẽ được cấp hộ chiếu Nga trong vòng 3 tháng, nếu họ yêu cầu, dù không đáp ứng đủ tất cả các điều kiện.

Sắc lệnh trên được tổng thống Vladimir Putin ký ngày 24/04/2019, chỉ ba ngày sau khi ông Volodymyr Zelensky được bầu làm tổng thống Ukraine. Sau đó, chủ nhân điện Kremlin từ chối chúc mừng chiến thắng của ông Zelensky.

Le Figaro cho rằng đây là "cú tát đầu tiên của Putin đối với Zelensky". Khi cho phép công dân Ukraine sống ở vùng ly khai Donbass có hộ chiếu Nga, chính quyền Moskva đã áp dụng biện pháp từng làm tại Abkhazia và Nam Ossetia vào năm 2002 khi xảy ra xung đột với Gruzia.

Đây cũng là "thách thức đầu tiên mà Putin tung ra đối với tổng thống tân cử Ukraine" theo nhận định của Le Monde. Tổng thống Nga biện hộ cho quyết định trên là chỉ nhằm "mục đích nhân đạo", "bảo vệ quyền lợi và tự do của con người và của công dân", đồng thời khẳng định "không có ý định gây vấn đề với chính quyền mới của Ukraine".

Quyết định của Nga đã khiến người dân Ukraine bức xúc. Tổng thống mới được bầu Zelensky buộc phải lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế "tăng cường gây áp lực ngoại giao và trừng phạt đối với Nga", đồng thời nhấn mạnh sắc lệnh của tổng thống Putin là "một lời khẳng định mới về vai trò thật của Nga trong tư cách là quốc gia xâm lược".

Microsoft gia nhập câu lạc bộ 1.000 tỉ đô la trên thị trường chứng khoán

Tập đoàn Mỹ do Bill Gates thành lập trở thành công ty có tài sản lớn nhất trên thế giới và vượt ngưỡng 1.000 tỉ đô la hôm 25/04/2019, trước khi rơi xuống dưới ngưỡng tượng trưng này một chút.

Microsoft trở thành tập đoàn thứ ba, sau Apple và Amazon, có trị giá 1.000 tỉ đô la. Theo nhật báo kinh tế Les Echos, thành quả này nhờ một phần thị trường chứng khoán, sau khi cổ phiếu của tập đoàn tin học Mỹ lần đầu tiên được niêm yết ngày 13/05/1986, rồi đến thời kỳ bùng nổ internet trong thập kỷ 2000. Nhưng lý do chính là nhờ vào khả năng sáng tạo của 140.000 nhân viên của Microsoft, đặc biệt dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc Satya Nadella từ 5 năm nay, người đã đặt cược vào công nghệ điện toán đám mây - cloud computing.

Pháp : Tình trạng gian lận trợ cấp xã hội vẫn cao trong năm 2018

Pháp là một trong số các nước nổi tiếng có chế độ trợ cấp xã hội nhân đạo. Tuy nhiên, lòng hảo tâm này vẫn bị lợi dụng, cụ thể là "tình trạng gian lận trợ cấp xã hội vẫn cao trong năm 2018", theo ghi nhận của nhật báo Le Figaro.

Cụ thể, theo tài liệu được công bố ngày 25/04, Quỹ quốc gia trợ cấp gia đình (Cnaf-Caisse nationale d'allocation familiale) của Pháp đã phát hiện 44.897 trường hợp gian lận, như khai giả, sử dụng tài liệu giả, lừa đảo… để được lĩnh một số phúc lợi xã hội như thu nhập tương ái năng động (RSA-Revenu de solidarité active), trợ giúp nhà ở, trợ giúp cho các gia đình… Đánh giá về bản tổng kết, tổng giám đốc Cnaf, ông Vincent Mazauric, cho rằng "đây là dấu hiệu cho thấy kế hoạch rà soát đúng mục tiêu".

Theo cơ quan Cnaf, hệ thống trợ cấp hiện nay vẫn dựa trên lời khai là chính, cho nên dẫn đến tình trạng khai nhầm, khai nhiều lần về cùng hoàn cảnh… Vì vậy, ông Vincent Mazauric lưu ý rằng "phần lớn những người khai nhầm không phải là những người lừa đảo". Và để hạn chế tối đa nhầm lẫn, Cnaf đã thành lập nhiều đội ngũ chuyên liên lạc trực tiếp với công dân, gửi thư yêu cầu họ cập nhật tình trạng gia đình hoặc cảnh cáo những người được nhận quá nhiều tiền trợ cấp mà lẽ ra họ không được hưởng.

Nhiều trẻ em Pháp ăn không đủ no và thiếu dinh dưỡng

Một chủ đề khác trong lĩnh vực xã hội được nhật báo công giáo La Croix quan tâm là tình trạng trẻ em Pháp không được ăn uống đầy đủ và bị thiếu chất. Tình trạng này đều được các giáo viên, các hiệp hội và các thị trưởng cùng ghi nhận.

Để cải thiện tình trạng trên, Bộ Giáo dục Pháp vừa công bố hai biện pháp trong khuôn khổ "Chiến lược phòng chống nghèo đói" : phục vụ miễn phí bữa sáng ở trường học và bữa ăn căng-tin giá 1 euro. Chương trình này chỉ áp dụng cho các khu vực khó khăn hoặc các địa phương tình nguyện.

Thực vậy, theo La Croix, nhiều gia đình khó khăn, đặc biệt là những gia đình có cha hoặc mẹ đơn thân nuôi con, trẻ em không được ăn đủ no hoặc không đủ chất do ăn đồ ăn công nghiệp chế biến sẵn, quá mặn, quá ngọt hoặc quá béo.

Cách đây vài năm đã xuất hiện nhiều lớp dạy nấu ăn miễn phí cho các gia đình. Ngoài ra, việc giáo dục cho các bậc phụ huynh về dinh dưỡng cũng là trọng tâm của chương trình "Malin", trong khuôn khổ "Chiến lược phòng chống đói nghèo". Chương trình "Malin" sẽ dần được triển khai trên khắp nước Pháp và sẽ liên quan đến 160.000 trẻ em từ giờ đến năm 2022.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Ukraine : "Anh hề" Zelensky, tổng thống mỵ dân mới hay nhà cải cách ?

Về thời sự quốc tế, vụ khủng bố kinh hoàng tại Sri Lanka đúng vào dịp lễ Phục Sinh tiếp tục là chủ đề lớn. Một chủ đề trung tâm khác : Chính trị Ukraine với thắng lợi áp đảo của diễn viên hài Zelensky ngày Chủ Nhật 21/04/2019, với tỉ lệ chưa từng có kể từ khi quốc gia này độc lập với Nga. Lịch sử Ukraine đang sang trang : Hy vọng lớn xen với hoài nghi cao độ.

he1

Ứng cử viên tổng thống Volodymyr Zelensky tại trụ sở tranh cử, Kiev, ngày 21/04/2019. Sergei GAPON / AFP

Thách thức vô cùng lớn với tân tổng thống. Nhiều người đặt hy vọng vào một thay đổi ngoạn mục sẽ đến với Ukraine, quốc gia nằm ở tâm điểm cuộc đối đầu giữa phương Tây và Nga, nhưng không ít người lo ngại nhân vật tân binh trong chính trường này sẽ bị chính quyền Nga thao túng, cũng như bị thao túng bởi chính một số thế lực tài phiệt Ukraine.

Les Echos, trong bài "Ukraine, giữa hy vọng và bất an sau khi Volodymyr Zelensky đắc cử", trước hết nhận xét : thắng lợi lịch sử, với tỉ lệ 73% phiếu bầu của doanh nhân trẻ, anh hài Zelensky, 41 tuổi, là một thất bại đau đớn của tổng thống mãn nhiệm Porochenko. Kết cục nói trên cho thấy đông đảo dân chúng muốn đoạn tuyệt với giới chính trị truyền thống. Tuy nhiên, vấn đề trong hiện tại là tổng thống tân cử, "người hùng của các mạng xã hội", sẽ làm gì với những công trình ngổn ngang người tiền nhiệm để lại.

Đối với nhiều người, trước mặt tổng thống là "một trang giấy trắng tinh", nơi người ta có quyền đặt mọi hy vọng vào các cải cách và thay đổi. Nhưng đối với nhiều người khác, với "anh hề" Zelensky rất có thể Ukraine "sẽ lún thêm vào bất ổn định, nếu tân tổng thống bị láng giềng Nga chi phối".

Vào thời điểm này, với chiến thắng của Zelensky, "tương lai của Ukraine là vô cùng bất trắc", bởi một mặt, tân tổng thống không có đa số trong Quốc hội, mặt khác, các mục tiêu cũng như các phương thức hành động của Zelensky hoàn toàn không rõ ràng. Trong suốt thời gian tranh cử, Zelensky chỉ nêu ra một số hứa hẹn chung chung về "một nền dân chủ trực tiếp, thường xuyên mở cửa cho các cuộc trưng cầu dân ý toàn dân, cải thiện quan hệ với Nga và chống tham nhũng".

Ukraine – Một "hoa tiêu dân chủ" trong khu vực hậu Xô Viết

"Thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống, anh hề Zelensky chuẩn bị lột xác" là một bài phân tích đáng chú ý trên Le Figaro.

Le Figaro đặc biệt chú ý đến mục tiêu đầy tham vọng của tổng thống tân cử. Ngay sau khi kết quả được công bố, ông Volodymyr Zelensky tuyên bố : "Tôi chưa phải là tổng thống, tôi có thể hướng đến mọi công dân tại tất cả các quốc gia thuộc Liên Xô cũ (bao gồm cả nước Nga) : Mọi sự đều có thể !".

Các cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên tranh cử tổng thống Ukraine được theo dõi tại nhiều quán bar ở Minsk, Belarus, cũng như được truyền hình tại Nga. Với phát biểu nói trên, ông Zelensky lần đầu tiên khẳng định quan điểm của ông về ý nghĩa lịch sử của bầu cử Ukraine, ý thức rõ ràng về "tính chất định hướng" của nền dân chủ Ukraine đối với khu vực.

Sau một giai đoạn nghỉ ngơi ngắn, để phục hồi sức lực sau cuộc tranh cử quyết liệt ba tháng, đối với Le Figaro, thách thức đầu tiên với tổng thống tân cử là tìm được một đội ngũ cộng sự vững vàng, đủ sức hóa giải các thách thức phức tạp. Trong hàng ngũ cộng sự này, chắc chắn sẽ có cựu bộ trưởng Kinh Tế của chính quyền tiền nhiệm. Ông Aivaras Abromavacius, một quan chức cao cấp Litva, tham gia chính trường Ukraine từ năm 2014. Nhân vật này đã từ chức bộ trưởng Kinh Tế để phản đối các chính sách của tổng thống Porochenko, tạo thuận lợi cho tham nhũng.

Một cộng sự đắc lực khác của Zelensky là dân biểu Serhiy Leshenko, nổi tiếng với lập trường chống tham nhũng. Chính dân biểu trẻ tuổi này đã tư vấn cho ứng cử viên Zelensky về một số nét lớn trong cương lĩnh tranh cử. Vị cộng sự này dự đoán tân tổng thống ngay lập tức sẽ có các biện pháp mạnh tại Quốc hội, với các đề xuất như thiết lập nhanh chóng thể thức phế truất tổng thống, ra luật để đưa trở về nước các khoản tiền bị chuyển ra ngoài một cách bất hợp pháp, hay bỏ quyền miễn trừ với các nghị sĩ.

Nhiều nhân vật cải cách uy tín

Trong những ngày gần đây, giới thân cận với ứng cử viên tổng thống để lọt ra ngoài ý tưởng, nếu đắc cử, ông Zelensky sẽ xây dựng một chính phủ của các chuyên gia, với nhiều nhân vật độc lập, hay các nhà kỹ trị có quan điểm cải cách, nắm rõ từng lĩnh vực. Một trong những nhân vật nặng ký trong hàng ngũ này là cựu bộ trưởng tài chính Oleksandrs Danylyuk.

Theo Le Figaro, cựu bộ trưởng Oleksandr Danylyuk, vừa có chuyến công du Paris tuần trước, "là người được cộng đồng quốc tế đánh giá như một nhà cải cách có uy tín". Hồi 2016, chính ông là người đã chủ trì chương trình quốc hữu hóa Privat, tập đoàn ngân hàng tư lớn nhất nước (chiếm 20% cổ phiếu của người Ukraine). Tỉ phú Ihor Kolomoisky từng bị cáo buộc biểu thủ 5,5 tỉ đô la của Privat.

Quan hệ gây hoài nghi với tỉ phú Kolomoisky

Quan hệ của tổng thống tân cử với nhà tỉ phú Kolomoisky là điều gây hoài nghi nhất. Le Figaro chú ý đến sự có mặt đồng thời, hôm Chủ Nhật vừa qua, của nhà cải cách Oleksandr Danylyuk và luật sư của nhà tỉ phú Kolomoisky trong số những người thân cận với diễn viên hài/ứng cử viên tổng thống.

Theo tổng biên tập tuần báo Novoe Vremia, Vitaly Sytch, một trong những ẩn số lớn nhất của nhiệm kỳ Zelensky là khả năng tân tổng thống giữ khoảng cách với nhà tỉ phú, hiện đang tạm cư ở Israel, và đang nằm trong tầm ngắm của FBI, do nghi vấn tham nhũng.

Nghị Viện : Thách thức lớn nhất trước mắt

Theo La Croix (trong bài "Cái khó nhất với tân tổng thống"), rào cản lớn đầu tiên mà tổng thống Zelensky phải vượt qua là Nghị Viện. Trả lời báo Pháp, ông Rouslan Stefantchouk – người được xem là nhà tư tưởng của đảng của tổng thống – cho biết có hai kịch bản. Thứ nhất là tổng thống có được một Quốc hội hợp tác và thứ hai là một Quốc hội đối địch. Những bước đi đầu tiên của chính quyền Zelensky phụ thuộc vào việc kịch bản nào sẽ xảy ra.

Trong trường hợp kịch bản thứ hai xảy ra, tổng thống tân cử sẽ lâm vào "tình trạng bất lực", tương tự như tổng thống Viktor Yuchtchenko, người lên nắm quyền sau cuộc Cách mạng màu Da Cam năm 2004. La Croix kết luận với hình ảnh so sánh : "Nếu như nhân vật (người giáo viên) mà diễn viên hài Zelensky thủ vai trong loạt phim truyền hình "Người phục vụ nhân dân" cuối cùng đã vượt qua được sự chống đối của các nghị sĩ tham nhũng, thì nhiệm vụ giờ đây sẽ phức tạp hơn bội phần đối với vị tổng thống thực".

Nga hài lòng, nhưng thận trọng

Về quan điểm đối ngoại của tân tổng thống Ukraine, Le Figaro có bài "Thái độ hài lòng thận trọng của Moskva trước thất bại của Porochenko". Ngay sau thắng lợi của diễn viên hài, chính quyền Nga có một số phản ứng tích cực. Ngoại trưởng Nga tuyên bố Ukraine bước sang một thời kỳ "chấn hưng". Thủ tướng Nga nói đến khả năng cải thiện quan hệ giữa hai nước.

Trên thực tế, quan điểm của ông Zelensky với nước Nga mang khá mâu thuẫn và nước đôi. Ứng cử viên Zelensky không chống Nga quyết liệt như tổng thống tiền nhiệm, nhưng ông cũng sẵn sàng thừa nhận Putin là "kẻ thù". Dù không đòi lấy lại bán đảo Crimée, Zelensky cũng tuyên bố trưng cầu dân ý do Nga tổ chức là "phi pháp".

Nhưng dù sao, nhiều quan điểm của tân tổng thống Ukraine cũng được Moskva cho là khả dĩ. Cụ thể như không đòi hỏi áp đặt tiếng Ukraine, đẩy lùi tiếng Nga. Bản thân anh hề Zelensky vẫn thường sử dụng tiếng Nga. Những lời bông đùa bằng tiếng Ngacủa ông được dân Nga, và dân nói tiếng Nga vùng Donbass nói riêng, thích thú.

Tuy nhiên, trên hết, Le Figaro ghi nhận lập trường thân Châu Âu của tân tổng thống Ukraine, tự coi mình là người thừa kế di sản cuộc Cách mạng Maidan 2014, đã buộc tổng thống thân cận với điện Kremli, Victor Yanukovych, phải tháo chạy.

Sri Lanka : Khủng bố khiến các quan hệ sắc tộc - tôn giáo càng thêm mong manh

Cuộc thảm sát kinh hoàng nhắm vào nhiều nhà thờ Công giáo tại Sri Lanka hôm Chủ Nhật là chủ đề trang nhất của Libération, với hàng tựa "Khủng bố tại Sri Lanka : Địa ngục trần gian". Libération dành nhiều trang cho thảm nạn này, trước hết là bài phóng sự mang hàng tựa "Sri Lanka : Gần nhà thờ, gia đình nào cũng có người thiệt mạng". Ít nhất 290 người chết, trong đó 35 người nước ngoài, cùng khoảng 500 người bị thương.

Theo Libération, các cuộc tấn công khủng bố được tổ chức kỹ lưỡng, chính quyền bị phê phán là đã không ngăn được khủng bố, cho dù đe dọa được báo trước. Theo Alan Keenan, Hiệp hội International Crisis Group, các cuộc tấn công khủng đến từ bên ngoài, chứ chắc chắn không có liên hệ gì với các xung đột nội bộ của Sri Lanka.

Theo xã luận Libération, các vụ khủng bố tại Sri Lanka đã báo động với cộng đồng quốc tế là, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, cho dù bị đánh bại tại Iraq và Syria, nhưng khủng bố và nạn Hồi giáo cuồng tín tiếp tục là mối đe dọa tiềm tàng đáng sợ ở khắp nơi. Libération nhấn mạnh đến tính chất gây chia rẽ, kích động hận thù của những kẻ chủ mưu khủng bố. Cuộc nội chiến đẫm máu tại Sri Lanka vừa khép lại ít năm. Quan hệ giữa các cộng đồng Phật giáo chiếm đa số dân cư với các cộng đồng thiểu số Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo đang vẫn còn rất mong manh.

Les Echos cho biết hiện tại một tổ chức Hồi Giáo địa phương đang nằm trong tầm ngắm của cơ quan điều tra. Hôm qua, bộ ngoại giao Mỹ cảnh báo không loại trừ có thể có thêm các mưu toan khủng bố mới. Cũng hôm qua, cảnh sát Sri Lanka phát hiện được khoảng 90 kíp nổ ở khu vực gần nhà thờ Thánh Antoine, một nơi bị khủng bố.

Về phần mình, báo La Croix, cho biết chính quyền Sri Lanka, hôm qua, khẳng định tổ chức Hồi giáo National Thowheeth Jama’ath (NTJ) là thủ phạm. Nhật báo Công Giáo cũng có bài phân tích nhấn mạnh đến tình trạng cộng đồng Thiên Chúa giáo, tại một số khu vực ở Sri Lanka, là đối tượng truy bức từ nhiều năm nay. Cũng như người Thiên Chúa giáo, người Hồi giáo thiểu số tại Sri Lanka thường duy trì một lối sống ôn hòa, tại một quốc gia nơi xung đột và căng thẳng kéo dài giữa hai cộng đồng sắc tộc Sinhala (chủ yếu theo đạo Phật) và sắc tộc Tamul (chủ yếu theo Ấn Độ giáo). Cũng như Libération, La Croix thừa nhận các tấn công khủng bố khiến khả năng đoàn kết dân tộc tại Sri Lanka vốn đã mong manh, càng trở nên mong manh hơn.

Chính trị Châu Âu : Rất cần một "ngân hàng dân chủ"

Về các chủ đề trang nhất khác hôm nay, đáng chú ý có tựa trang nhất của Le Figaro về việc "Các đảng phái khó tìm được nguồn tài chính" cho cuộc tranh cử Nghị Viện Châu Âu.

Đúng một tháng trước tranh cử Nghị Viện (khai mạc 23/05, kết thúc ngày 26/05), Le Figaro ghi nhận tình trạng nhiều ngân hàng không muốn cho các đảng phái vay tiền, cho dù về nguyên tắc, Nhà nước sẽ bồi hoàn tiền vận động tranh cử cho các đảng có được từ 3% cử tri ủng hộ trở lên. Tình thế này buộc nhiều đảng phải quay sang nhờ cậy đến những người ủng hộ. Theo Le Figaro, hậu thuẫn tài chính cho các đảng phái chính trị nói chung, dù tả hay hữu, cực tả, hay cực hữu, đều là điều hệ trọng đối với nền dân chủ, và hệ thống tài trợ hiện nay của Nhà nước hoàn toàn có thể cải cách được. Cụ thể là với dự án "Ngân hàng dân chủ", từng được lãnh đạo đảng cánh trung Modem, François Bayrou, đề xuất trong thời gian ông tham gia chính phủ Macron, mùa hè năm 2017.

"Văn hóa chung" : Cội rễ sức mạnh của Châu Âu

La Croix cũng dành một phần trang nhất cho chủ đề Châu Âu, với bài xã luận "Châu Âu của chúng ta". Đối với La Croix, trong bối cảnh Châu Âu chia rẽ sâu sắc trong nhiều lĩnh vực, điều quan trọng hiện nay là hướng sự chú ý đến "nền văn hóa chung", mà dân chúng Châu Âu khắp các quốc gia chia sẻ, dù ý thức hay không. Trong nền hóa chung đó, Thiên Chúa giáo đóng góp phần đặc biệt quan trọng, nhưng không phải độc tôn.

Đối với La Croix, nền văn hóa chung của Châu Âu "đặt tự do và phẩm giá con người ở tầm rất cao", nhưng cùng lúc đó, đây cũng là một nền văn hóa "mong manh", trước sự tấn công của các thế lực cuồng tín. Trong những tuần lễ tới trước thềm bầu cử, La Croix sẽ lần lượt giới thiệu về những giá trị tích cực của nền văn hóa chung này với các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu, và không chỉ với Châu Âu.

Loạt bài về Châu Âu của La Croix mở màn hôm nay với bốn bài viết. Luật sư Pháp Daniel Soulez Larivière nổi tiếng trong ngành luật hình sự có bài "Những giá trị của Châu Âu".

Nhà văn người Ý Erri de Luca, giải thưởng Văn học Châu Âu 2013, có bài viết thâm trầm, đầy cảm xúc với tựa đề "Dự án Châu Âu thống nhất, điều không thể bàn lùi". Mở đầu với những kinh nghiệm khủng khiếp của một Châu lục, "nơi xuất khẩu ra toàn bộ phần còn lại của thế giới các vũ khí và các cuộc chiến tranh", mà đỉnh cao của sự hủy diệt là Thế chiến Hai. Bài viết kết luận : "Mỗi lần tôi nói về Châu Âu, là tôi lại nhắc về một lục địa được dựng lên từ đống tro tàn, nhờ những tư tưởng lớn, những tưởng tượng vĩ đại". Đối với nhà văn, dịch giả người Ý, các nước Châu Âu đang trên đường đi đến một Nhà nước Liên bang, dù chưa tới đích.

Tu sĩ Alois Prieur - lãnh đạo cộng đoàn đại kết Thiên Chúa giáo Taizé có bài "Xây dựng một Châu Âu, nơi tứ phương hội ngộ", nhấn mạnh đến giá trị "của đối thoại, của suy tư tập thể" trong dự án xây dựng Châu Âu, một Châu Âu mở rộng cho sự tham gia của cả những quốc gia nằm ngoài biên giới Liên Âu hiện tại. Cộng đoàn đại kết Taizé, do các tu sĩ Tin lành lập ra từ năm 1940 tại Pháp, ngay trong thời gian Thế chiến 2, là một thể nghiệm cho tinh thần đối thoại đó. Taizé mở rộng không chỉ với mọi truyền thống Thiên Chúa giáo, mà với cả các truyền thống tâm linh khác, như Phật giáo hay Hồi giáo. Mỗi năm, cả trăm nghìn người đến nơi đây để tĩnh tâm, tu tập, giao lưu…

Trong bài "Khoa học thuộc về bản sắc Châu Âu", nhà vật lý gốc Séc Lenka Zdeborova – giải thưởng Nghiên cứu của Hội Đồng Châu Âu 2016 – làm việc tại CNRS (Pháp) từ năm 2010, kể lại đường đời của chính mình. Đối với nhà vật lý gốc Czech, lớn lên dưới chế độ cộng sản, Châu Âu về đa văn hóa, đa ngôn ngữ là một cơ may lớn. Ý định làm luận án tại Pháp và cuộc gặp bất ngờ với người chồng tương lai, một nhà vật lý lý thuyết gốc Ý yêu mến nước Pháp, đã thúc đẩy Lenka Zdeborova đến Paris. Giải thưởng của Hội Đồng Châu Âu cho phép nhà vật lý gốc Séc tuyển mộ một ê-kíp 7 người, với bốn quốc tịch Ý, Pháp, Đức và Bỉ. Đối với Lenka Zdeborova, sự đa dạng về nguồn gốc xuất thân địa lý, văn hóa, giáo dục, thậm chí cả gia tài về triết học, tâm linh của mỗi thành viên của cộng đồng khoa học là những điều vô cùng quý giá. Sự hòa hợp và hội tụ này chính là một thế mạnh của Châu Âu, khiến Châu Âu tiếp tục đóng một vai trò trung tâm trong đời sống khoa học quốc tế.

Liên Hiệp Châu Âu : Mô hình nhân loại vô cùng cần đến

Trong đóng góp mở đầu cho loạt bài một tháng trước kỳ tranh cử Nghị Viện Châu Âu, luật sư Daniel Soulez Larivière nhận xét : Liên Hiệp Châu Âu – với nền móng từ Hiệp ước Roma năm 1957 - là một kinh nghiệm hoàn toàn mới không chỉ với Châu Âu. Sự hình thành một liên minh tự nguyện giữa các quốc gia Châu Âu cũng chính là quá trình xây dựng và thử nghiệm lâu dài nhiều thiết chế mang tính liên bang "đầu tiên trên thế giới" giữa nhiều quốc gia (không kể kinh nghiệm quy mô nhỏ của Thụy Sĩ), với các ngôn ngữ khác nhau, với các truyền thống khác nhau. Với một nghị viện, một bộ máy hành pháp, một cơ quan tư pháp, Châu Âu gần như có đủ các thành tố của một Nhà nước Liên bang.

Liên Hiệp Châu Âu có thể là một mô hình cho một tổ chức toàn cầu mà nhân loại chúng ta đang vô cùng cần đến. Không có một định chế như vậy, luật sư Daniel Soulez Larivière dự báo "nhân loại sẽ tiêu vong". Bởi các thách thức toàn cầu hiện nay là vô cùng ghê gớm. Và cho dù, một bộ phận dân cư trên Trái đất có di cư được sang một hành tinh khác, thì họ cũng sẽ gặp phải cùng một loại vấn đề : Sai lầm sẽ lặp lại, nếu các giải pháp không được tìm ra ngay từ bây giờ, ngay trên Trái đất này.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

ICG : Vụ khủng bố chưa từng có trong 30 năm nội chiến Sri Lanka

Hôm nay nghỉ lễ Phục Sinh, chỉ có tờ Le Figaro ra mắt và bắt kịp thời sự, chạy tựa "Lễ Phục Sinh đẫm máu ở Sri Lanka".

sri1

Cảnh sát làm việc tại hiện trường vụ nổ nhà thờ Saint Sébastien ở Negombo, Sri Lanka. Ảnh chụp ngày 22/04/2019. Reuters/Athit Perawongmetha

Le Monde ra từ hôm trước nhấn mạnh đến hiện tượng "Tự tử trong ngành cảnh sát : Tình trạng khẩn cấp". Libération số cuối tuần đăng ảnh Nhà thờ Đức Bà Paris với mái vòm và tháp nhọn được tô màu đỏ, chơi chữ "Một công trường ‘sacré’" - vừa có nghĩa là thiêng liêng, vừa có nghĩa là gai góc.

Le Figaro dành 4 trang báo và bài xã luận cho vụ khủng bố ở Sri Lanka. Ông Alan Keenan, giám đốc dự án Sri Lanka của tổ chức phi chính phủ International Crisis Group (ICG) nhận xét đó là "Bạo lực chưa từng có trong suốt 30 năm nội chiến" của đất nước này.

Trong thời kỳ quân chính phủ phải chống lại phe nổi dậy "Những con hổ Tamoul" (1983-2009) với bạo lực của cả hai phía, vẫn không có vụ tấn công nào làm cho nhiều người chết đến như thế. Cảnh sát đã bắt giữ một số nghi can, cho biết những kẻ khủng bố mang bom tự sát, và nếu như vậy thì có thể nghĩ đến một nhóm Hồi giáo cực đoan chưa được biết đến tại Sri Lanka, thay vì Phật giáo.

Tuy nhiên lâu nay đất nước này chưa có vụ tấn công nào từ Hồi giáo vào những cộng đồng khác, đặc biệt là vào người Công giáo. Còn sự hiện diện của Al Qaeda hay tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ? Chỉ có mỗi một gia đình Sri Lanka đi sang Syria chiến đấu cách đây vài năm, nhưng Hồi giáo cực đoan từ nước ngoài gần đây cũng có những nhóm nhỏ đến Sri Lanka. Lực lượng duy nhất có thể tấn công tự sát là Những con hổ Tamoul. Tuy nhiên theo chuyên gia Keenan thì tổ chức này không có khả năng tấn công quy mô lớn. Hơn nữa, rất nhiều nạn nhân hôm qua là người Tamoul theo đạo Công giáo, một cộng đồng có cảm tình với tổ chức Những con hổ Tamoul.

Vụ khủng bố khiến sự kiện "Urbi et orbi" - Giáo hoàng ban phép lành cho Thành phố Roma và Toàn thế giới - nhuốm màu tang tóc. Từ balcon Đại giáo đường Thánh Phêrô, nhìn xuống thảm hoa muôn màu mà hàng năm giới kinh doanh hoa Hà Lan vẫn biếu để trang trí, Giáo hoàng Francis đầy xúc động. Ngài bày tỏ tình yêu thương đối với cộng đồng Công giáo, tuyên bố : "Tôi giao phó trong tay Thiên Chúa những người đã ra đi một cách bi thảm, và cầu nguyện cho những người bị thương và tất cả những ai đang khổ đau vì thảm kịch".

Tại Paris, ở nhà thờ Saint-Eustache, niềm vui Phục Sinh cũng bị lung lay bởi vụ khủng bố ở Sri Lanka. Khoảng hai mươi lính cứu hỏa đến dự lễ, đã được Đức ông Aupetit xướng tên từng người để vinh danh trong vụ chữa cháy Nhà thờ Đức Bà.

Còn tại Mosul, Iraq, đó là một "Lễ Phục Sinh không có người Công giáo". Họ không còn sống tại thành phố này từ năm 2014, khi tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo tràn vào thảm sát người dân. Một trong những tín đồ hiếm hoi từ vùng Kurdistan ở Iraq trở về cho Le Figaro biết, khi quay lại, gia đình ông được hàng xóm vui vẻ chào mừng. Tuy nhiên có hai người trong số họ đã lấy cắp tất cả vật dụng trong nhà ông, nên nay ông rất muốn mua được một căn nhà ở khu khác "để khỏi phải chào hỏi những người này mỗi buổi sáng".

Trong bài xã luận "Thời của tử đạo", Le Figaro ghi nhận, trong đêm thứ Bảy rạng Chủ nhật vừa qua, tại Pháp có 4.251 người đã được rửa tội trong lễ Vọng Phục Sinh - trong trang phục màu trắng tinh tuyền, họ chọn lựa theo Công giáo. Chỉ vài tiếng đồng hồ sau đó, ở tận Sri Lanka, hàng trăm người thiệt mạng vì một loạt vụ nổ. Những tín đồ đã bị giết chết trong các thánh đường ở Colombo, Negombo và Batticaloa lúc đang mừng lễ Chúa Phục Sinh. Tờ báo so sánh, 4.300 cũng là con số những người Công giáo trong năm 2018 trở thành nạn nhân ở Nigeria, Pakistan, Ấn Độ… và nhắc nhở, cần phải ý thức rằng, chúng ta đang sống trong "thời tử đạo".

Tranh cãi vô nghĩa về mạnh thường quân Nhà thờ Đức Bà Paris

Nhà thờ Đức Bà Paris vẫn luôn là mối quan tâm của các báo Pháp. Libération dành đến 13 trang báo, phân tích các khó khăn kỹ thuật, những tranh cãi về tháp chuông, về món tiền đóng góp của các mạnh thường quân… và kết luận, việc tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris có vẻ không êm ả.

Vụ cháy Nhà thờ Đức Bà gây xúc động lớn lao, thư từ tới tấp gởi về các báo, khiến Le Monde dành hẳn một trang báo lớn cho những trích đoạn cảm động nhất ; bên cạnh đó là hai trang để các chuyên gia tiếp tục bình luận.

Nhà văn Frédéric Lenoir cho biết rất xúc động trước hai sự trùng hợp hôm xảy ra hỏa hoạn. Trước hết là sự kiện này xảy ra ngay trong Tuần Thánh, khi người Công giáo kỷ niệm Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Vô số người theo đạo đã rất xúc động khi ngôi giáo đường bị ngọn lửa thiêu cháy, như hình ảnh Chúa đã phải chịu khổ nạn. Trùng hợp thứ hai là vụ cháy Nhà thờ Đức Bà xảy ra đúng lúc tổng thống Emmanuel Macron chuẩn bị đọc bài diễn văn quan trọng về cuộc tranh luận toàn quốc.

Đối với nhà văn Lenoir, chỉ có thể vui mừng trước việc các gia đình Arnault, Bettencourt và Pinault tặng hàng trăm triệu đô la để tái thiết. Và chỉ ở Pháp mới có thể xảy ra những tranh cãi xung quanh hành động hào phóng này. Điều nghịch lý là đa số người Pháp đều mong muốn trở nên giàu có, nhưng họ lại ghét người giàu. Dù động cơ là gì đi nữa, đóng góp của các tỉ phú là hữu ích, hơn nữa họ đã từ chối việc được giảm thuế đối với món tiền đóng góp. Tuy nhiên sẽ đáng tiếc nếu lịch sử chỉ ghi nhận những mạnh thường quân lớn. Theo ông, nếu thời Trung Cổ người ta khắc tên lên những chiếc chuông, thì nay nên làm danh sách trên mạng để không bỏ quên một người nào đã đóng góp cho việc tái thiết Nhà thờ Đức Bà.

Trên Libération, tổng giám mục địa phận Paris, Đức ông Michel Aupetit cũng cho rằng lẽ nên không nên có cuộc tranh cãi về các mạnh thường quân. Nhà thờ Đức Bà không phải là công trình dành cho người giàu, rất nhiều người không khá giả gì cũng đã đóng góp, và các nhà tỉ phú hẳn cũng có những quỹ để trợ giúp người nghèo. Ngài nhắc lại những hoạt động của Giáo hội để giúp những người cùng khổ, trong đó có quỹ của Nhà thờ Đức Bà, hoạt động tương trợ vào mỗi mùa đông hàng năm : các giáo đường ở thủ đô Paris đều mở cửa để đón tiếp những người vô gia cư.

Diễn viên hài trở thành tổng thống, Ukraine mở ra một trang mới bất định

Về Ukraine, thông tín viên Le Figaro tại Kiev nói về "Chiến thắng đáng nể của diễn viên hài Zelensky". Với chiến dịch tranh cử trong thời đại kỹ thuật số và chống hệ thống cũ, diễn viên này hôm qua đã đánh bạt tổng thống mãn nhiệm Petro Porochenko.

"Làn sóng Zelensky" theo tác giả, cho thấy tinh thần dân chủ của người dân Ukraine. Được bầu lên năm 2014 với tỉ lệ 55% số phiếu, với khát vọng thay đổi hẳn xã hội, ông Petro Porochenko lại quá nhấn mạnh đến cuộc chiến ở miền đông để điều hành như một "hetman" tức thủ lãnh kozak thời xưa, quên rằng dân chúng luôn có thể sử dụng quyền trừng phạt của mình.

Zelensky từ lâu đã thắng cuộc chiến hình ảnh, và hôm qua tại phòng phiếu ở Kiev, trước đông đảo báo chí nhà sản xuất chương trình truyền hình tiếp tục nhắc lại những từ ngữ mê hoặc như "đấu tranh chống tham nhũng và kết thúc chiến tranh". Tuy nhiên cũng có một chút màu xám : cảnh sát ập vào trụ sở chiến dịch vận động vì Zelensky giơ rõ phiếu bầu trước ống kính truyền hình – một điều bị cấm theo luật bầu cử. Ứng cử viên triển vọng nhất đành phải nộp phạt 5.100 hryvnias (170 euro).

Kênh truyền hình 1+1 đứng thứ nhì Ukraine và tài khoản Instagram có 4 triệu người theo dõi là các "vũ khí hủy diệt" của Zelensky, đánh tan mọi quy tắc tranh cử không chỉ ở Ukraine mà cả ở Châu Âu. Sự giống nhau giữa thực tế và kịch bản bộ phim truyền hình nhiều tập của Zelensky và ê-kíp thật đáng kinh ngạc.

Trên màn ảnh nhỏ, ông đóng vai Vasyl Holodborodko, một giáo sư dạy sử ở Kiev, bỗng trở thành ứng cử viên tổng thống sau khi kịch liệt chống đối hệ thống chính trị với các thế lực tài phiệt. Các học sinh lén quay video và đăng trên YouTube, tiến hành quyên góp để tài trợ tranh cử. Ba năm sau khi viết kịch bản giống như một điềm báo này, có đến 45% cử tri dưới 25 tuổi đã bầu cho Zelensky trong vòng đầu !

Tuy nhiên những tập tới của bộ phim vẫn còn đầy ẩn số, và đất nước Ukraine một lần nữa lại mở ra một trang mới hãy còn trắng tinh.

Venezuela : Thành phố dầu lửa điêu tàn

Nhìn sang Châu Mỹ la-tinh, Le Monde có bài phóng sự về "Cabimas, thời suy tàn của dầu lửa Venezuela". Thành phố nhỏ nằm bên bờ hồ Maracaibo ở miền tây Venezuela, trung tâm khai thác dầu trước đây giàu có giờ đã trở nên điêu tàn, đồng thời với sự sụt giảm sản lượng dầu của nước này.

Trong tháng Ba, Venezuela mỗi ngày chỉ sản xuất được 732.000 thùng dầu so với thời trước là 3,5 triệu rưỡi thùng. Không chỉ thiết bị xuống cấp, nhân viên bỏ đi, còn là vấn đề dầu lửa bị rò rỉ, buôn lậu. Tại thành phố Cabimas, người ta nhìn thấy những tiệm buôn đã đóng cửa, những mặt tiền bị phá để cướp bóc, những căn nhà không người ở, các giếng dầu bị bỏ hoang…

Một kỹ sư làm việc cho tập đoàn dầu lửa nhà nước PDVSA nói với nhà báo Pháp, với thâm niên 15 năm, lương tháng của ông chỉ có 15 đô la. Người kỹ sư cho biết : "95% nhân viên còn làm việc cho PDVSA muốn Maduro phải ra đi. Sếp của tôi đã sang Iraq cách đây hai ngày, ông ấy sẽ lãnh lương 9.000 đô la, còn tôi thì không nói được tiếng Anh và còn con gái tôi ở đây". Ở Cabimas, điện nước thỉnh thoảng mới có vì cơ sở hạ tầng xuống cấp, các cuộc biểu tình và đàn áp diễn ra hàng ngày, điều đó có thể thấy rõ nơi những con đường vẫn còn hằn dấu các vỏ xe bị đốt cháy.

Thụy My

Published in Châu Á

Nhà Thờ Đức Bà Paris cháy : Sững sờ… và chiêm nghiệm

Notre-Dame de Paris lâm nạn. Từ sững sờ đến chiêm nghiệm : Sau thảm họa bất ngờ, truyền thông đồng loạt nói đến những giá trị của công trình độc nhất vô nhị này. Nhiều bài học lịch sử được nhắc lại, nhiều suy ngẫm được rút ra.

notre1

Ngôi thánh đường của nước Pháp nhìn từ mặt tiền ngày 15/04/2019. B.MOSER©BSPP via REUTERS

Tuần báo L’Obs chạy tựa trang bìa : "Nhà Thờ Đức Bà, chuyện ngày xửa ngày xưa. Từ huy hoàng đến thảm kịch". Courrier International với tựa đề "Notre-Dame, thánh đường của nhân loại", dẫn nhiều phản ứng từ báo chí nước ngoài. Le Point nói về "Notre-Dame, 9 thế kỷ tình yêu".

Sững sờ…

Báo Đức Suddeutsche Zeitung ghi nhận "Nước Pháp bị đâm trúng tim". Báo Ba Lan Gazeta Wyborcza so sánh hỏa hoạn với vụ khủng bố tháng 11/2015 nhắm vào nhà hát Bataclan và một số địa điểm khác ở Paris, khiến 137 người chết. Trong vụ cháy kinh hoàng này, không có nạn nhân nào, nhưng theo Gazeta Wyborcza, một cú sốc tương tự hiện rõ trên gương mặt người dân Paris, đau đớn trước một tổn thất lớn lao. Triết gia Đức Peter Sloterdijk trên Le Point hay xã luận cũng của báo này thậm chí so thảm họa với vụ khủng bố tháp đôi New York 11/09.

Tuần báo Le Point thốt lên : "Trưởng nữ của Giáo hội Công giáo bị đánh đúng vào nơi linh thiêng nhất". Bởi, Nhà Thờ Đức Bà là "Trái tim Thiên Chúa của nước Pháp". Notre-Dame, chứng nhân của những thời khắc vinh quang và đau đớn. Vào mỗi ngày Chủ Nhật, tiếp theo một thảm kịch quốc gia, chính tại Notre-Dame, mọi người thường tề tựu tham gia thánh lễ tưởng nhớ các nạn nhân. Nhưng lần này, nạn nhân lại chính là Notre-Dame, là đức tin của người Thiên Chúa.

Le Point trong bài "Một cuốn sách kỳ diệu về lịch sử nước Pháp" cho biết ngôi thánh đường khổng lồ trong suốt 850 năm tồn tại, đã từng nhiều lần thoát khỏi họa tiêu vong qua những biến động lớn, từ các cuộc chiến tranh tôn giáo, thời Đại Cách mạng cuối thế kỷ XVIII, Cách mạng 1831, Thế chiến thứ nhất, rồi Thế chiến Hai… Điều gây sững sờ là thảm họa lại xảy ra trong một xã hội được coi là bình an như hiện nay, công nghệ hùng hậu như hiện nay.

Xã luận Courrier International với tựa đề "Một di sản chung" ghi nhận : từ Thượng Hải, Mexico, Luân Đôn, hay Montréal…, hầu như ai cũng biết đến Nhà Thờ Đức Bà Paris, qua những đồ lưu niệm nho nhỏ, một bức hình, hay nhân vật chàng gù Quasimodo của Victor Hugo, khảm sâu trong tâm tưởng người xem phim hoạt hình Disney... Nhà Thờ Đức Bà không phải của riêng 2,2 triệu người Paris, hay 67 triệu người Pháp, mà là di sản chung của 7 tỉ rưỡi cư dân Trái đất.

Nhưng giờ đây, chuông Notre-Dame bặt tiếng. Mọi người chợt nhận ra : các thánh đường vĩ đại tưởng như vĩnh cửu, cũng giống như các nền văn minh, "đều theo lẽ có sinh, có tử".

…chợt ngộ ra

Nhưng có một nghịch lý đã xảy ra : cùng với tai họa kinh hoàng, mọi người đột ngột nhận ra những giá trị phi thường của ngôi thánh đường. Như nhận định của nhà nghiên cứu về thời Trung Cổ, viện sĩ hàn lâm Michel Zink, trong bài trả lời phỏng vấn của Le Point, với tựa đề "Zink : Quel soulagement déchirant !" (tạm dịch là : "Zink : Thở phào trong đau xót ! ) : "Làn sóng cảm thông, chia sẻ và đóng góp hào phóng mà thảm họa tối thứ Hai dấy lên tại nước Pháp và trên thế giới là một bằng chứng cho thấy Notre-Dame / Đức Bà vẫn sống".

Notre-Dame không chỉ là linh hồn của nước Pháp, mà còn là của cả Châu Âu. ABC, tờ báo Tây Ban Nha nhận xét : Ít có công trình kiến trúc nào tiêu biểu đến như vậy cho lịch sử Châu Âu, không phải ngẫu nhiên đây là công trình được thăm viếng nhiều nhất ở Liên Hiệp Châu Âu (với 13 triệu du khách hàng năm). Vụ hỏa hoạn là một bi kịch đối với tất cả mọi người, nhưng cũng có thể chính là một cơ hội để đo lường "giá trị biểu tượng" của công trình này.

Báo Anh The Guardian nhắc lại những gắn bó lịch sử Anh - Pháp thời trung cổ qua ngôi đền thờ. Notre-Dame là nơi vua Anh Henri VI được phong làm người đứng đầu nước Pháp hồi thế kỉ XV, nơi vua Pháp François đệ nhất làm lễ thành hôn với Marie Stuart, hoàng hậu tương lai xứ Scotland… Tuy nhiên, điều đáng nói nhất theo The Guardian là, công trình Trung Cổ này đáng được coi là "một hiện thân cho nền văn minh Châu Âu trong một thời gian dài", về vẻ đẹp của tượng, của tranh, của âm nhạc và nhiều sưu tập.

Hồn Gothic với tinh thần Khai Sáng

Báo Ba Lan Gazeta Wyborcza chỉ ra tính chất độc nhất vô nhị của Notre-Dame, như một công trình mang tính "nối kết" lịch sử, gắn liền Châu Âu hiện đại với Châu Âu thời Trung Cổ.

Vương cung thánh đường của nước Pháp sở dĩ có được hình hài như ngày nay chính là nhờ can thiệp phi thường của văn hào Victor Hugo. Tác phẩm "Nhà Thờ Đức Bà Paris" ra đời năm 1831 là một đóng góp quyết định cho sự phục sinh của ngôi thánh đường thời Trung Cổ, vốn bị khinh rẻ trong suốt giai đoạn Phục Hưng và thế kỷ Khai sáng, tiền Cách mạng, sau đó.

Bài "Cái đích đầy cuốn hút" của L’Obs chú ý đến giai đoạn đứt gẫy văn hóa đặc biệt này của Châu Âu, mà nước Pháp chính là một ví dụ tiêu biểu.

Đầu thế kỷ XIX, các thánh đường Thiên Chúa Giáo lâm vào tình trạng hoang phế. Kiến trúc gothic bị đánh giá là "hỗn độn", "quá mong manh", hay "trang trí thừa thãi"… Nghệ thuật thời Trung Cổ nhìn chung có xu hướng bị vứt vào sọt rác của lịch sử, bị gắn nhãn mê tín, phong kiến, hay kém thẩm mỹ. Kiến trúc La Mã và Hy Lạp, theo phong cách Corinth, với các cột trụ và trán tường vuông vức từng được coi là mẫu mực trong suốt ba thế kỷ.

Theo L’Obs, "các nhà Khai Sáng đã đánh mất chiếc chìa khóa" cho phép họ nhận ra vẻ đẹp của các di sản văn hóa cổ xưa đó. Thế hệ các nghệ sĩ lãng mạn đầu thế kỷ XIX đã tuyên chiến chống lại trào lưu thống trị này.

Victor Hugo là người tiên phong. Tiểu thuyết "Nhà Thờ Đức Bà Paris" đã tạo nên một mặt trận thống nhất, quy tụ hai nhóm xã hội lớn : những người theo quan điểm tự do và những người chủ trương phục hưng đức tin Công giáo. Kết quả là : Ủy ban Quốc gia về các Công trình Lịch sử ra đời, nhiều nguồn vốn quan trọng được huy động.

Kiến trúc sư Eugène Viollet-le-Duc đã nỗ lực khôi phục và cải biến Nhà Thờ Đức Bà với khát vọng thầm kín. Hòa trộn tâm hồn gothic, phóng khoáng và huyền bí, với tinh thần duy lý của kỷ nguyên Khai Sáng. Nhiều ý tưởng nghệ thuật của Victor Hugo được dùng làm kim chỉ nam.

Tâm thức nào bừng dậy ? Rung động nào lan tỏa ?

Vẫn bài "Nước Pháp bị đâm trúng tim" trên báo Đức Suddeutsche Zeitung nhận xét : "Notre-Dame – công trình kiến trúc mà nghệ thuật và lịch sử phương Tây hóa thân trong từng viên đá – chính là trái tim của một dân tộc từng được hình thành với hai hạt nhân, nền quân chủ và Giáo hội Công giáo. Thế nhưng Nhà Thờ Đức Bà cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống của những người Pháp vô thần, hay những người không theo đạo. Công trình được coi là biểu tượng cho phong cách nghệ thuật vừa uy nghi, đường bệ, nhưng cũng vừa tinh tế và thanh lịch kiểu Pháp… biểu tượng của lòng hiếu khách và sự tỏa sáng của nước Pháp ra thế giới".

Trong cuộc trả lời phỏng vấn Le Point, triết gia Đức Peter Sloterdijk trở lại với Victor Hugo. Để giúp công chúng hiểu hơn những giá trị kỳ lạ của ngôi đền, từng hồi sinh sau nhiều lần bị phế bỏ, rồi phục dựng. Với đại văn hào Pháp, ngôi đền thờ thuộc loại cổ xưa nhất Paris này chẳng khác gì "một thứ quái vật" đầu Ngô, mình Sở. Nhưng nhà phân tâm học Freud từng chỉ rõ : tâm hồn con người cũng sâu xa và chất chứa, như những trầm tích (khảo cổ) được bảo tồn trong lòng đất. Cái kiến trúc "cổ sơ, hỗn tạp" đầu Ngô, mình Sở ấy lại chính là một không gian văn hóa đặc biệt, nơi lưu giữ những trầm tích lộ thiên.

Triết gia Đức đặt câu hỏi : Vào thời điểm ngọn tháp Mũi Tên của Notre-Dame bốc cháy, rồi gục xuống, những gì sâu thẳm trong lòng người bị đánh thức ? Khi Nhà Thờ Đức Bà lâm nạn - không gian văn hóa ấy tan nát - Cung Thánh đổ vỡ, những rung động nào tỏa ra thế giới ?

"Bình an mầu nhiệm"

Trên Le Point, viện sĩ Michel Zink đưa công chúng trở về với thời khởi thủy, với giám mục Maurice de Sully, người khởi công Nhà Thờ Đức Bà năm 1163. Ít người biết cũng chính vị giám mục này đã để lại một "tác phẩm đồ sộ" khác : các bài thuyết giảng ngày Chủ Nhật hàng tuần cho đại chúng bằng tiếng Latinh. Ngay lập tức được dịch sang tiếng Pháp, những lời giảng ấy vẫn tiếp tục vang lên trong các thánh đường cho đến tận thế kỷ XIX.

"Bình an mầu nhiệm" là cảm nhận của nhà báo Stefan Hrib, trên tờ Tyzden của Slovakia. Đối với người phóng viên này, Notre-Dame de Paris là biểu tượng cho "lòng từbi". Theo ông, "… lịch sử như một vở kịch không hồi kết… với những điều tuyệt vời… với những thảm kịch… tình yêu… hận thù… Giáo hội khi thịnh, lúc suy, khi yêu thương, lúc kiêu ngạo… những người đối lập khi cao thượng, lúc tàn ác…". Nhưng tại đây, trên hết, mãi mãi là "bình an huyền nhiệm". Trong không gian đẹp vô cùng này, mỗi người như được mời gọi : hãy khiêm nhường. Nhà Thờ Đức Bà bốc cháy, nhưng những điều tốt đẹp nhất ở chốn này chẳng thể biến thành tro bụi.

Thiếu tiền bảo trì : Nguyên nhân chính của thảm họa ?

Khơi dậy những giá trị lịch sử, nghệ thuật, xã hội của báu vật bị tổn thương, báo chí cũng bắt đầu tìm cách lý giải các nguyên nhân dẫn đến thảm họa. Le Point, với bài "Notre-Dame : Báu vật quốc gia bị coi nhẹ từ quá lâu", cho biết để phục chế Nhà Thờ Đức Bà, trong tình trạng ngày càng xuống cấp, cần khoảng 150 triệu euro trong vòng 20 năm. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ chấp nhận bỏ ra 2 triệu/năm. Theo một thỏa thuận với chính quyền mới đây, cứ một euro của mạnh thường quân, Nhà nước sẽ góp thêm một euro. Tốc độ huy động đầu tư rốt cục quá trễ. Không chỉ Nhà Thờ Đức Bà Paris xuống cấp, mà nhiều công trình văn hóa, lịch sử khác trên khắp đất nước cũng cần được trùng tu.

Về phần mình, trong khi chờ đợi kết quả điều tra của Công tố Paris, L’Obs có bài "Đáng lẽ có thể tránh được điều này !" thuật lại cuộc tranh luận xung quanh vấn đề những ai phải chịu trách nhiệm về thảm họa. L’Obs dành lời cho ông Didier Rykner. Nhà sáng lập "Tribune de l’art" cực lực lên án tình trạng các công trình phục chế nhìn chung không tuân thủ các quy tắc an toàn.

Báo Ý Repubblica, được Courrier International dẫn lại, trực diện buộc tội : "Nhà nước Pháp là thủ phạm của sự lơ là". Repubblica tố cáo chính quyền thu được gần 4 triệu euro/năm, nhờ bán vé cho du khách thăm tháp, nhưng chỉ rót một nửa số tiền này cho Nhà Thờ. Trong khi đó, ban quản lý Nhà Thờ cương quyết không buộc du khách thăm thánh đường phải mua vé, chỉ nhận quyên góp tình nguyện.

Theo Repubblica, chính Nhà nước phải chịu trách nhiệm về tình trạng Notre-Dame de Paris, cũng như việc nhiều nhà thờ khác bị bỏ rơi, bởi Nhà nước là chủ sở hữu, theo Đạo Luật phân ly Giáo hội với Nhà nước năm 1905. Tóm lại, trong việc "quản lý các di sản tôn giáo, ở quê hương của các nhà Khai sáng và Thể chế thế tục (Laïcité), có nhiều điều phải được xem lại !".

Tái thiết : Cơ hội đoàn kết

Trên hầu hết các tuần báo lần này, độc giả liên tục chứng kiến những kêu gọi tái thiết nhanh chóng. Về góc độ kỹ thuật, Courrier International nhấn mạnh đến một đóng góp có thể sẽ rất quan trọng của nhà sử học Mỹ Andrew Tallon và đồng nghiệp Stephen Murray. Trước khi qua đời, Andrew Tallon – được coi là người hiểu rõ nhất về kiến trúc Notre-Dame de Paris - đã để lại cho hậu thế các bản chụp chi tiết bằng laser. Toàn bộ mọi ngóc ngách của kiệt tác, với khoảng một tỉ điểm chụp, từ nền móng cho đến đỉnh tháp, chỉ với sai số 5 mm. Với các dữ liệu này, Nhà Thờ Đức Bà hoàn toàn có thể được dựng lại giống hệt như trước.

Nhưng tái thiết Notre-Dame không đơn giản chỉ là khôi phục một công trình kiến trúc. Theo báo Ba Lan Gazeta Wyborcza, tái thiết cũng chính là để "Châu Âu nối lại với những cội rễ của mình". "Một nước Pháp đa văn hóa - với những người thế tục, những người theo đạo Hồi - cùng nhau đoàn kết xây dựng lại thánh đường Công giáo, di sản của toàn dân tộc, của nền văn minh chung. Đó là một bài học rất đáng để suy ngẫm".

Lửa "Đức Bà" thổi bạt lửa Fouquet’s ?

Vụ hỏa hoạn kinh hoàng tại Nhà Thờ Đức Bà Paris xảy ra trong một thời điểm hết sức đặc biệt. Với L’Obs, trong bài viết trang nhất với tựa đề "Đức Bà ấy là của chúng ta", dường như trong cái rủi, có cái may.

Vụ hỏa hoạn bất ngờ đặt trở lại cái tâm linh – tôn giáo và những giá trị nghìn năm của Notre-Dame vào tâm điểm của công luận. "Ngày 16 tháng Ba, trong tiếng la ó của "nhiều người Áo Vàng", mặt tiền của tiệm ăn nổi tiếng Fouquet’s trên đại lộ Elysée bị phóng hỏa. Ngọn lửa - mà chính quyền rất mong dập tắt - ấy, ít nhất có thể cũng tạm thời bị thổi bạt bởi ngọn lửa đánh chặn (contre-feu) khủng khiếp Notre-Dame".

Trong bài trả lời phỏng vấn Le Point mang tựa đề "Đây là tín hiệu !", triết gia Đức Peter Sloterdijk cũng liên hệ giữa hai đám cháy : ở tiệm ăn Fouquet’s và ở Notre-Dame de Paris để nói về tình thế nghiêm trọng hiện tại ở nước Pháp. "Đốt cháy Fouquet’s là một chuyện, nhưng nhìn thấy Nhà Thờ Đức Bà cháy có thể khiến người ta phải thay đổi quan điểm". Peter Sloterdijk cho rằng một bài học có thể rút ra từ đây : phải chăng tai nạn này là một "tín hiệu", một cơ hội cho phép người Pháp hướng đến một sự đoàn kết mới với chất lượng khác trước ? Phải chăng chính trong bối cảnh này, đông đảo dân chúng có thể tập hợp xung quanh tổng thống, "rời bỏ những lập trường tiêu cực cố hữu, và hiểu rằng chừng nào Notre-Dame chưa được dựng lại, chừng đó các đấu tranh xã hội cần phải tạm lắng.Tính toàn vẹn về mặt biểu tượng của cả một dân tộc là điều rất cần được trân trọng".

Thánh đường cháy, "mô hình xã hội" bị đe dọa

Cũng trong hướng chiêm nghiệm này, Courrier International giới thiệu một bài viết của báo Mỹ New York Times, với tựa đề "Mặt trận mới của Macron". Nhà báo Michael Kimmelman nhìn thấy sự "tương đồng đầy ấn tượng", giữa vụ hỏa hoạn kinh hoàng Notre-Dame với phong trào xã hội "Áo Vàng" kéo dài từ nhiều tháng nay.

Theo tác giả, phong trào này sở dĩ đã bùng lên, do đông đảo người dân lo sợ "mô hình xã hội", hệ thống an sinh xã hội, vốn là niềm tự hào của người Pháp từ nhiều thế hệ nay, có nguy cơ "tan thành mây khói". Trong vụ hỏa hoạn Nhà Thờ Đức Bà, không có ai là nạn nhân, nhưng nhà báo Mỹ cũng so sánh với vụ hỏa hoạn khu chung cư xã hội Grenfell (Luân Đôn) năm 2017, khiến gần 100 người chết, vụ sập cầu Genova (nước Ý) năm 2018, hay vụ Thư viện Quốc gia Brazil bị thần lửa thiêu trụi cũng hồi năm ngoái, để nhấn mạnh đến nguy cơ bất bình đẳng gia tăng, tư nhân hóa mù quáng…

New York Times ghi nhận nước Pháp đang trong giai đoạn tìm đường sáng tạo mới. Với độ lùi thời gian, cuộc phản kháng Áo Vàng sẽ chỉ là một giai đoạn trên con đường tiến hóa của một đất nước từng vượt qua bao thách thức. Mỗi lần đều biết cách tái sinh trong vinh quang. Thánh đường của nước Pháp cũng vậy !

Hỏa hoạn Notre-Dame, vận mệnh Giáo hội

Xã luận của Le Point thì đặt câu hỏi : "Vụ hỏa hoạn bùng lên đúng vào giữa Tuần Thánh (một thời điểm hệ trọng với người Công giáo – người viết) và đúng vào lúc chỉ hơn một giờ trước phát biểu dự kiến của tổng thống Macron (với toàn thể nhân dân, để trình bày một số giải pháp sau ba tháng Thảo luận toàn quốc – người viết). Liệu có thể coi là một chuyện tình cờ ?".

Le Point tin tưởng là với tư cách một công trình kiến trúc, Nhà Thờ Đức Bà "sẽ lại tái sinh" như trong suốt những thăng trầm nhiều thế kỷ. Thế nhưng, về mặt biểu tượng, liệu có thể nào không nhìn thấy mối liên hệ giữa thảm họa này với "một thế giới đang rơi vào thời kỳ suy sụp" ? Sau hai ngàn năm tồn tại, phải chăng đã đến lúc Thiên Chúa Giáo bước vào thời kỳ "thoái trào không thể cứu vãn", với xu thế giải ảo thượng phong ở phương Tây, với những bê bối tình dục của một bộ phận giới tăng lữ, đang trên đường chấp nhận đầu hàng nhục nhã.

Cũng chính trong bối cảnh này, bài xã luận "Notre-Dame, ngôi thánh đường bất khuất" nhắc đến hàng loạt xuất bản trong những ngày gần đây liên quan đến Giáo hội, đòi dân chủ hóa, minh bạch, trở về những giá trị tâm linh nguyên thủy…, của sơ Véronique Margron, nhà thần học dòng Đa Minh ("Un moment de vérité"), của nhà văn, nhà báo Jean-Pierre Denis ("Un catholique s’est échappé") hay của nữ văn sĩ Christiane Rancé ("Dictionnaire amoureux des saints").

Le Point đặc biệt khuyên nên khẩn cấp đọc cuốn "Un catholique s’est échappé". Tác phẩm của Jean-Pierre Denis nhắc đến văn hào Bernanos với cuốn "Scandale de la vérité" (ra đời năm 1939). Trong tác phẩm vừa ra mắt, Jean-Pierre Denis nói đến tình trạng gần như "chết não" của Giáo hội hiện nay. Le Point nhắn nhủ : Hãy đọc sách này trong tư thế của Nhà Thờ Đức Bà, "luôn tái sinh sau mọi phong ba, bình thản và chính trực".

Trọng Thành

Published in Quốc tế