Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi còn trẻ, Stephen Crohn chỉ có thể bất lực nhìn bạn của ông từng người một bắt đầu chết vì một căn bệnh không tên.

lydo1

Ảnh minh họa

Khi bạn đời ông, vận động viên thể dục tên là Jerry Green, lâm bệnh nặng vô phương cứu chữa vào năm 1978 với căn bệnh mà chúng ta ngày nay gọi là Aids, Crohn đơn giản cho rằng ông sẽ là người kế tiếp.

Đột biến di truyền

Nhưng thay vào đó, trong khi Green bị mù và cơ thể hao mòn do bị virus HIV tàn phá thì Crohn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Trong thập kỷ tiếp theo, hàng chục người bạn của ông và những người bạn đời khác cũng có số phận tương tự như Green.

Năm 1996, nhà miễn dịch học tên là Bill Paxton, vốn làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu Aids Aaron Diamond ở New York, lúc đó đang tìm kiếm những người đồng tính nam có khả năng miễn nhiễm HIV rõ ràng, đã phát hiện ra lý do tại sao. Khi Paxton cố gắng làm lây nhiễm HIV vào bạch cầu của Crohn trong ống nghiệm, ông không thể làm được.

Mọi người phát hiện rằng Crohn có một đột biến di truyền - vốn chỉ xảy ra ở khoảng 1% dân số - ngăn không cho HIV gắn vào bề mặt bạch cầu của ông.

Trong thập kỷ sau đó, các nhà khoa học đã phát triển một loại thuốc kháng virus có tên là maraviroc, vốn có thể biến đổi phương pháp điều trị HIV bằng cách bắt chước hiệu ứng của đột biến này. Nó đã được chứng minh là rất quan trọng trong việc giúp kiểm soát virus ở những người bị nhiễm.

Khi Crohn qua đời vào năm 2013 ở tuổi 66, câu chuyện của ông đã để lại một di sản vượt ra ngoài phạm vi HIV.

Trong hai thập kỷ vừa qua, nó đã truyền cảm hứng cho một lĩnh vực y khoa hoàn toàn mới mà ở đó các nhà khoa học tìm cách xác định những người được gọi là 'biệt lệ' như Crohn, hoặc là có sức kháng cự, hoặc là dễ tổn thương một cách bất thường với bệnh tật, và sử dụng chúng làm cơ sở để tìm phương pháp điều trị.

lydo2

Ảnh minh họa

Là một nhà di truyền học tại Trường Y Icahn ở New York, Jason Bobe đã dành phần lớn thập kỷ qua để nghiên cứu những người có đặc điểm bất thường về khả năng chống chọi bệnh tật, từ bệnh tim cho đến bệnh Lyme. Vì vậy, khi làn sóng Covid-19 đầu tiên ập đến, linh tính đầu tiên của ông là tự hỏi liệu có ai ngoài kia mà con virus này không thể lây nhiễm được hay không.

"Nó khiến tôi liên tưởng đến Stephen Crohn và cần phải tìm ra những biệt lệ này với trường hợp bệnh Covid", ông nói.

Ý tưởng của Bobe là cố gắng tìm kiếm toàn bộ những gia đình có nhiều thế hệ mắc Covid-19 nặng, nhưng một cá nhân không có triệu chứng. "Việc có cả gia đình cùng nhiễm sẽ giúp dễ dàng hiểu được các yếu tố di truyền có ảnh hưởng và xác định các yếu tố di truyền đằng sau khả năng chống chọi", ông nói.

Trước đây, xác định những gia đình như vậy có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí hàng chục năm, nhưng thế giới kỹ thuật số hiện đại đem đến những cách tiếp cận không thể nào hình dung ra trong giai đoạn đỉnh điểm đại dịch HIV.

Kể từ tháng 6/2020, Bobe đã làm việc với điều phối viên của các nhóm Facebook dành cho bệnh nhân Covid-19 và thân nhân của họ, chẳng hạn như nhóm Survivor Corps, để cố gắng xác định các gia đình trong diện này.

Ông cũng đã tạo ra một nền tảng trực tuyến mà bất kỳ ai từng bị Covid-19 không triệu chứng đều có thể làm một khảo sát đánh giá mức độ phù hợp của họ để được đưa vào nghiên cứu về khả năng phục hồi Covid-19.

Giải mã trình tự gene

Trong những tháng tới, Bobe hy vọng sẽ giải trình tự gene của những người có dấu hiệu chống chọi được với Covid-19, để xem liệu có bất kỳ đột biến nào chung giữa họ mà dường như giúp họ không bị nhiễm virus hay không. Nếu có, việc này có thể khai mở cho các loại thuốc kháng virus có thể giúp bảo vệ trước cả Covid-19 và cả những đợt bùng phát virus corona trong tương lai.

Đã có một số manh mối. Các nhà nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa nhóm máu O và nhóm máu rhesus âm tính và nguy cơ mắc bệnh nặng ít hơn.

Tuy nhiên, dù các nhà khoa học đã đặt giả thiết rằng một số nhóm máu nhất định có thể tự có kháng thể, có khả năng nhận ra một số khía cạnh của virus, nhưng bản chất chính xác của liên hệ này vẫn chưa rõ ràng.

Bobe không phải là khoa học gia duy nhất cố gắng phân tích xem điều gì khiến những ca biệt lệ Covid-19 trở nên đặc biệt.

Mayana Zatz, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bộ Gene Người tại Đại học São Paulo đã xác định được 100 cặp, trong đó một người nhiễm Covid-19 nhưng bạn đời của họ thì không.

Nhóm của bà hiện đang nghiên cứu những ca này với hy vọng xác định được các dấu hiệu di truyền giúp chống chọi virus.

"Ý tưởng là tìm hiểu lý do tại sao một số người bị phơi nhiễm trầm trọng trước virus nhưng không mắc bệnh Covid-19, vẫn âm tính và không có kháng thể", bà nói. "Chúng tôi phát hiện ra rằng điều này rõ ràng tương đối phổ biến. Chúng tôi đã nhận được khoảng 1.000 email của những người nói rằng họ là những trường hợp như thế".

Zatz cũng đang phân tích bộ gene của 12 người trên một trăm tuổi bị corona virus ảnh hưởng nhẹ, bao gồm cụ bà 114 tuổi ở Recife, người mà bà tin là người cao tuổi nhất thế giới đã bình phục từ Covid-19.

Mặc dù Covid-19 đặc biệt chết chóc đối với người già, những người cao tuổi có khả năng kháng bệnh mạnh mẽ có thể cung cấp manh mối về những phương cách mới giúp những người dễ tổn thương sống sót qua các đại dịch trong tương lai.

Nhưng trong khi những trường hợp có khả năng chống chịu đặc biệt gây chú ý đối với một số nhà di truyền học, thì những người khác lại quan tâm nhiều hơn đến những biệt lệ ở thái cực bên kia.

Trong vài tháng qua, nghiên cứu về những bệnh nhân này đã đem lại những hiểu biết quan trọng về lý do chính xác tại sao virus Sars-CoV-2 gây chết chóc đến vậy.

Gián đoạn hệ thống báo động của cơ thể

Mùa hè năm ngoái, Qian Zhang đến một cuộc hẹn khám răng. Nha sĩ hỏi cô : "Tại sao một số người mắc Covid-19 lại cần chăm sóc đặc biệt, trong khi em gái tôi cũng mắc nó nhưng thậm chí không hề biết nó bị dương tính ?"

Là một nhà di truyền học làm việc tại Đại học Rockefeller, New York, đó là câu hỏi mà Zhang có đầy đủ hiểu biết để trả lời.

lydo3

Ảnh minh họa

Trong 20 năm qua, các nhà khoa học tại Rockefeller đã khảo sát bộ gene người để tìm manh mối tại sao một số người không ngờ bị bệnh nặng khi bị nhiễm các virus phổ biến từ mụn giộp đến cúm. "Trong tất cả bệnh truyền nhiễm mà chúng tôi xem xét, luôn có thể có những ca biệt lệ bị rất nặng, vì họ có gene đột biến khiến họ dễ mắc bệnh", bà Zhang cho biết.

Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, người ta sớm nhận ra rằng những người cao tuổi, nhất là những người có bệnh nền, bị ảnh hưởng nhiều hơn các nhóm tuổi khác.

Nhưng các nhà khoa học ở Rockefeller lại quan tâm nhiều hơn đến những ca bất thường, chẳng hạn như những người 30 tuổi có vẻ khỏe mạnh nhưng cuối cùng lại thở máy.

Vào tháng 4, họ đã phát động dự án hợp tác quốc tế có tên là Nỗ lực Di truyền ở Người về Covid, hợp tác với các trường đại học và cơ sở y khoa từ Bỉ đến Đài Loan với mục tiêu xác định nguyên nhân.

Ngay khi dự án mới bắt đầu, Zhang đã nghĩ đến một thủ phạm.

Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các tế bào có một hệ thống báo động bên trong để cảnh báo phần còn lại của cơ thể khi nó bị một virus mới tấn công.

"Khi virus xâm nhập tế bào, tế bào bị nhiễm sẽ tạo ra protein được gọi là 'interferon type một', mà nó giải phóng ra ngoài tế bào", Zhang giải thích.

"Tất cả các tế bào xung quanh đều nhận được tín hiệu đó và chúng dồn tất cả sức lực để chuẩn bị chống lại virus đó. Trường hợp bị nhiễm nghiêm trọng, tế bào sẽ tạo ra đủ lượng interferon type một để thải vào dòng máu đang lưu thông, và do đó, cả cơ thể biết nó đang bị tấn công".

Nhưng đôi khi sai sót di truyền khiến cho hệ thống cảnh báo bị trục trặc.

Vào năm 2015, các nhà khoa học ở Rockefeller đã xác định các đột biến ở những người trẻ tuổi, khỏe mạnh vốn khiến họ bị viêm phổi nặng do cúm. Các đột biến có nghĩa là không có phản ứng interferon. "Nếu hệ thống báo động bị tắt, thì virus có thể lây lan và sinh sôi nhanh hơn nhiều trong cơ thể", Zhang nói.

Phản kháng thể

Có vẻ như điều này cũng có vai trò trong việc khiến một số người dễ bị nhiễm Covid-19 đến không ngờ.

Một loạt các công trình khoa học được công bố vào tháng 9/2020 đã so sánh 987 ca biệt lệ - bệnh nhân Covid-19 bị viêm phổi nặng hoặc dưới 50 tuổi, hoặc trên 50 tuổi và không có thêm bất cứ bệnh chết người nào khác - cho đến những bệnh nhân không triệu chứng. Khoảng 3,5% trong số này có đột biến gene quan trọng khiến họ không thể tạo ra phản ứng interferon.

Khoảng 10% khác trong số này được phát hiện có kháng thể tự tấn công trong máu, được gọi là phản kháng thể tự động, vốn gắn vào bất kỳ protein interferon nào do tế bào giải phóng ra và loại chúng ra khỏi máu trước khi tín hiệu cảnh báo được phần còn lại của cơ thể nhận được.

Theo Ignacio Sanz, chuyên gia về miễn dịch học tại Đại học Emory, điều này xác nhận các phát hiện khác vốn cho thấy phản kháng thể có vai trò quan trọng trong các ca Covid-19 nghiêm trọng bằng cách đóng băng khả năng tự bảo vệ trước virus của cơ thể. "Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy số lượng đáng kể bệnh nhân bệnh nặng tạo ra lượng và loại phản kháng thể nhiều bất thường", ông nói.

Các nhà khoa học ở Rockefeller hiện muốn sử dụng thông tin này để truy tìm những người có thể dễ bị tổn thương không nhìn thấy được trước Covid-19, cũng như các virus đường hô hấp khác như cúm mùa hoặc đại dịch virus corona mới.

Zhang giải thích rằng bất kỳ ai được biết là có đột biến gene làm suy giảm phản ứng interferon của họ đều có thể được điều trị bằng interferon type một, hoặc như là các để phòng bệnh hoặc trong giai đoạn mới bị nhiễm.

"Kể từ khi thực hiện nghiên cứu, này chúng tôi đã có ba bệnh nhân ở Paris, vốn đã biết họ có những đột biến này", bà nói. "Sau khi xét nghiệm dương tính với Covid-19, họ được tiêm interferon và cả ba đều cho kết quả rất tốt. Không có bệnh nặng".

Họ cũng đang hợp tác với các ngân hàng máu trên toàn cầu để thử xác định mức độ phổ biến thật sự của phản kháng thể chống interferon loại một trong dân số nói chung.

Nếu có tỷ lệ phần trăm đáng kể, thì các xét nghiệm sẽ được xây dựng để sàng lọc mọi người để xác định liệu họ có nguy cơ bị lây nhiễm virus cao hơn nhiều mà họ không biết hay không.

"Chúng tôi cần tìm hiểu xem có bao nhiêu người đang có phản kháng thể này trong người", bà Zhang nói. "Bởi vì nhiều người trong nghiên cứu của chúng tôi trông hoàn toàn bình thường và không bị bệnh gì khác, cho đến khi bị Covid".

Các gene về khả năng nhiễm bệnh

Nhưng các phản kháng thể và đột biến chặn interferon trực tiếp dường như chỉ chiếm khoảng 14% bệnh nhân đặc biệt dễ tổn thương.

Đối với 86% còn lại, các nhà di truyền học tin rằng mức độ dễ tổn thương của họ xuất phát từ mạng lưới tương tác di truyền, vốn ảnh hưởng họ trực tiếp khi virus tấn công.

"Chỉ một số ít người bị bệnh nặng vì họ bị đột biến ở một gene chính", ông Alessandra Renieri, giáo sư di truyền y khoa tại Đại học Siena, cho biết. "Đa số các bệnh nhân đang theo một mô hình phức tạp hơn, trong đó nhiều gene cùng hợp tác với nhau, dẫn đến khả năng mắc Covid-19 nặng".

Để thử phân tích điều này, các nhà khoa học tại Đại học Edinburgh đã nghiên cứu bộ gene của 2.700 bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt trên khắp nước Anh và so sánh chúng với bộ gene của những tình nguyện viên khỏe mạnh.

Họ phát hiện rằng những người dễ bị nhiễm Covid-19 có 5 gene - liên quan đến phản ứng interferon và khả năng dễ bị viêm phổi - có mức hoạt động hoặc là nhiều hơn, hoặc là ít hơn rõ rệt so với dân số nói chung.

"Sự kết hợp này có nghĩa là virus có thể lây lan dễ dàng hơn trong cơ thể và hậu quả là nó có thể gây tổn thương phổi nhiều hơn", Erola Pairo-Castineira, một trong những nhà di truyền học dẫn đầu nghiên cứu này cho biết.

Các nhà khoa học ở cả Rockefeller và Edinburgh hiện đang hướng đến thực hiện các nghiên cứu thậm chí lớn hơn về trên bệnh nhân đã chứng tỏ họ đặc biệt dễ tổn thương với Covid-19, để tìm cách xác định thêm các manh mối di truyền liên quan đến lý do virus có thể tấn công người khỏe mạnh.

Điều này có thể giải thích tại sao những người có nhóm máu A dường như có nguy cơ mắc bệnh nặng cao hơn.

Nghiên cứu các bệnh nhân Covid-19 biệt lệ cũng giúp đem đến hiểu biết về những bí ẩn lớn khác của đại dịch, chẳng hạn như lý do tại sao nam rõ ràng dễ tổn thương hơn nữ.

"Những nghiên cứu này đã giúp chúng tôi biết một chút về điều đó", Renieri nói. "Chúng cho chúng ta thấy phản ứng interferon quan trọng như thế nào. Điều này là thú vị bởi vì sau tuổi dậy thì, nồng độ testosterone ở nam giới tăng lên và testosterone có thể làm giảm tất cả các gên interferon. Vì vậy, đối với nam giới đã bị khiếm khuyết sẵn ở các gene này, điều này sẽ càng khiến họ dễ bị tổn thương hơn nữa trước virus".

Với điều này trong đầu, nghiên cứu của Zatz về những người trăm tuổi kháng Covid-19 không chỉ tập trung vào virus Sars-CoV-2 mà còn cả các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Nhóm của bà đang sử dụng tế bào gốc để chuyển đổi mẫu máu của những người trăm tuổi này thành mô phổi, sau đó họ sẽ lây cho mô phổi này nhiều virus khác trong phòng thí nghiệm để xem liệu các đột biến gene của họ có thể bảo vệ trước những bệnh truyền nhiễm này hay không.

Nếu được, thì điều này có thể tạo ra các loại thuốc kháng virus hoàn toàn mới, giống như nghiên cứu về tế bào bạch cầu của Stephen Crohn những năm trước đây.

David Cox

Nguồn : BBC Future, 13/04/2021

Additional Info

  • Author David Cox
Published in Văn hóa

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên biên giới với Campuchia, thừa nhận khó kiểm soát dịch

RFA, 16/042021

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long hôm 16/4 lên tiếng cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ các tỉnh biên giới, đặc biệt là với Campuchia.

dichbenh1

Phnom Penh, thủ đô Campuchia, đã bị phong tỏa trong bối cảnh số ca bệnh virus corona (Covid-19) gia tăng - Reuters

Truyền thông Nhà nước trích phát biểu của ông Long tại hội nghị trực tuyến hôm 16/4 cho biết, vùng biên giới tây nam sát Campuchia và các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện là những điểm nóng có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế thúc giục các địa phương gia tăng kiểm soát biên giới, ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp.

Việt Nam và Campuchia có đường biên giới dài 1.127 km với 4 tỉnh biên giới thuộc đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An. Ngoài ra còn có một số tỉnh khác có đường biên giới với Campuchia là Bình Phước, Tây Ninh, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông.

Campuchia hiện đã trở thành điểm nóng của dịch bệnh trong khu vực với 344 ca nhiễm mới được công bố hôm 15/4. Thủ đô Phnom Penh hiện phải phong toả do dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long hôm 16/4 cũng thừa nhận sẽ khó kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021 do tình trạng chung trên thế giới, trong khi Việt Nam vẫn phải tổ chức các chuyến bay đưa người Việt về nước và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế.

**********************

Việt Nam tuyên án tù 5 người Trung Quốc vì đưa người nhập cảnh trái phép

RFA, 16/04/2021

Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng hôm 15/4 đã tuyên án tù 5 người Trung Quốc và 2 người Việt Nam về tội tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép Việt Nam. Truyền thông Nhà nước loan tin này vào cùng ngày.

dichbenh2

Các bị cáo tại Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng hôm 15/4/2021. Courtesy of Báo Mới

Cụ thể, bị cáo Nguyễn Thị Yến 10 năm sáu tháng tù về hai tội tổ chức cho người khác nhập cảnh vào Việt Nam trái phép và tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép.

Bị cáo Lê Thị Toàn bị phạt 7 năm tù về tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép.

5 người Trung Quốc bị phạt ít nhất là 18 tháng tù và cao nhất là 24 năm tù về tội tổ chức người nhập cảnh trái phép Việt Nam. Sau khi chấp hành án tù, những người này sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Trong khi đó, vào ngày 15/4, Tòa án Nhân dân tỉnh Cà Mau đã tuyên phạt 2 người với cáo buộc tổ chức, đưa người nhập cảnh trái phép trong mùa dịch Covid-19.

Ông Phạm Văn Chín (sinh năm 1981, ngụ huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) bị tuyên 8 năm tù về tội tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép.

Ông Lê Văn Thảo (ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) bị tuyên 9 năm tù với cùng tội danh trên.

Ông Chín bị nói đưa trái phép 34 người, ông Thảo bị nói đưa 38 người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam gồm nhiều lao động người Việt Nam ở Malaysia muốn về nước ăn Tết hồi tháng 1 và 2 năm 2021.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Covid-19 : Trung Quốc nghiên cứu kết hợp nhiều vac-xin để nâng cao hiệu quả

Thanh Hà, RFI, 12/04/2021

Sau khi thừa nhận vac-xin chống Covid-19 của Trung Quốc kém hiệu quả, giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc, Cao Phúc (Gao Fu) nêu lên khả năng kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau "nhằm nâng cao khả năng đề kháng" chống lại virus corona chủng mới.

vaccine1

Vac-xin ngừa Covid-19 do hãng dược Trung Quốc Sinopharm sản xuất.  AP - Istvan Filep

Hiện tại hai tập đoàn dược phẩm Trung Quốc SinovacBioTech và Sinopharm sản xuất bốn loại vac-xin đang được sử dụng. Thuốc của Trung Quốc đã được dùng để tiêm chủng chống Covid-19 tại 25 quốc gia trên thế giới trên tổng số gần 50 quốc gia đã đặt hàng vac-xin "made in China" theo tổng kết của hãng tin Mỹ AP.

Hãng tin Anh, Reuters trong ngày 12/04/2021 nhắc lại cách nay hai ngày tại Thành Đô nhân một cuộc hội thảo, giám đốc Trung Tâm Kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc nhìn nhận thuốc của Trung Quốc "hiệu quả không cao" như các loại vac-xin thế hệ mới dùng công nghệ ARN. Chuyên gia này cho biết Trung Quốc đang hướng tới khả năng kết hơp nhiều loại vac-xin khác nhau nhằm "điều chỉnh" mức độ hiệu quả đề kháng.

Chỉ vài giờ sau tuyên bố gây chấn động trong giới y khoa Trung Quốc, giám đốc Cao Phúc trả lời Hoàn Cầu Thời Báo trong số ra ngày Chủ Nhật 11/04/2021 tỏ ra mập mờ hơn : kết quả các nghiên cứu trên thế giới về tính hiệu quả của thuốc Trung Quốc "vừa cao vừa thấp" vấn đề đặt ra là "làm thế nào để có được hiệu quả tối ưu".

Cũng chuyên gia này bác bỏ tin báo chí quốc tế loan tải theo đó ông ghi nhận "hiệu quả thấp" của thuốc Trung Quốc. Ngoài ra cũng trên tờ Hoàn Cầu thời báo, giám đốc Cao Phúc nêu lên khả năng điều chỉnh số liều thuốc tiêm, điểu chỉnh thời hạn tiêm chủng giữa hai đợt chích và thậm chí là "kết hợp các loại vac-xin với các công nghệ khác nhau". Lãnh đạo Trung Tâm Kiểm Soát Dịch Bệnh Trung Quốc tin rằng đó sẽ là "giải pháp tốt nhất"

Reuters nhắc lại hiện nay thời gian giữa hai mũi tiêm vac-xin của tập đoàn Sinovac BioTech được ấn định là ba tuần. Một nghiên cứu của Brazil cho thấy mức độ hiệu quả đạt chưa đầy 50 % tức là không đáp ứng tiêu chuẩn của Tổ Chức Y Tế Thế Giới.

Giới khoa học không được cung cấp thông tin và dữ liệu về mức độ hiệu quả của vac-xin do tập đoàn Sinopharm sản xuất. Thống kê chính thức của Bắc Kinh cho biết hai loại vac-xin của Sinovac và Sinopharm, theo thứ tự hiệu quả đến 79,4 và 72,5 %. 

Thanh Hà

*********************

Trung Quốc thừa nhận vac-xin bào chế trong nước kém hiệu quả hơn vac-xin công nghệ ARN

Thùy Dương, RFI, 11/04/2021

Một quan chức Y tế cấp cao của Trung Quốc thừa nhận các loại vac-xin ngừa virus corona do nước này bào chế đạt hiệu quả không cao như vac-xin thế hệ mới theo công nghệ ARN thông tin. Tại một hội thảo ngày 10/04/2021 ở Thành Đô (phía tây Trung Quốc), giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đã đề cập đến một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của vac-xin Trung Quốc.

vaccine2

Ông Cao Phúc (Gao Fu), giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, phát biểu tại Hội thảo về Vac-xin và Y tế tổ chức tại Thành Đô (Chengdu), tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 10/04/2021.  AP

Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde cho biết thêm chi tiết :

"Nhà chức trách Trung Quốc công khai thừa nhận điều mà nhiều phòng nghiên cứu đối tác ở nước ngoài đã nói : Các loại vac-xin bất hoạt của Trung Quốc, vốn dĩ sử dụng virus đã chết để kích hoạt hệ thống miễn dịch, có khả năng bảo vệ người được tiêm ngừa kém hơn so với vac-xin công nghệ ARN thông tin, được bào chế dựa trên công nghệ di truyền tiên tiến.

Tại Brazil, một viện y sinh ở São Paulo từng xác định vac-xin Sinovac của Trung Quốc chỉ đạt hiệu quả ở mức trên 50%. Còn theo một nghiên cứu của giới đại học ở Chilê, thậm chí loại vac-xin này còn hầu như không phát huy kết quả sau liều tiêm đầu tiên : hiệu quả chỉ đạt 3%. Ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, một số bệnh viện phải tiêm tới ba liều vac-xin Sinopharm cho các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Tạm thời, Trung Quốc không khuyến nghị dùng nhiều loại vac-xin hay để ngừa các biến chủng SARS Cov-2. Nhưng điều này có thể sẽ thay đổi. Ông Cao Phúc (Gao Fu), giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, giải thích là có hai giải pháp đang được nghiên cứu nhằm giải quyết vấn đề về tính hiệu quả của các vac-xin hiện có. Giải pháp đầu tiên là điều chỉnh khoảng cách giữa hai lần tiêm - hiện tại hai liều được tiêm cách nhau 6 tháng - hoặc tăng số lần tiêm ngừa. Giải pháp thứ hai có thể là kết hợp các loại vac-xin. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tăng cường nghiên cứu về những loại vac-xin có khả năng ngừa virus tốt hơn.

Những tuyên bố này của giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc đã khiến nhiều người chú ý, vì có thể dẫn đến việc lùi ngày mở cửa biên giới quốc gia rộng lớn này, nơi đã trở thành một hòn đảo biệt lập do áp dụng các biện pháp dịch tễ nghiêm ngặt về nhập cảnh. Mục tiêu của chính quyền là đạt 80% miễn dịch cộng đồng trước khi diễn ra Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022".

Trong khi đó, Reuters cho biết cũng tại Thành Đô, ông Trịnh Trọng Vĩ (Zheng Zhongwei), người đứng đầu nhóm điều phối các dự án phát triển vac-xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc cho biết từ nay đến cuối năm 2021 nước này có khả năng sản xuất được 3 tỷ liều vac-xin, đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. Mới đây Bắc Kinh cho biết tính từ tháng Hai, sản xuất vac-xin đã tăng gấp 3. Đến cuối tháng 3/2021, các hãng dược phẩm Trung Quốc sản xuất được 5 triệu liều/ngày.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Thùy Dương
Published in Châu Á

Nguồn : RFI, 05/03/2021

Nguồn : RFA, 05/03/2021

Nguồn : VOA, 05/03/2021

Additional Info

  • Author RFI, RFA, VOA
Published in Video

François Heisbourg : Virus conora là Tchernobyl Trung Quốc lũy thừa 10

Một năm sau khi virus corona từ Vũ Hán lan tràn ra toàn thế giới, giết chết 2 triệu rưỡi người và gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng, dường như mọi người đã quên đi nguồn gốc Trung Quốc của nó. Tại sao không ai "hỏi tội" Bắc Kinh ?

tchernobyl1

Các nhà báo tập trung trước hàng rào điện bao quanh phòng thí nghiệm P4 của Viện Vi trùng học Vũ Hán, khi ê-kíp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến thăm ngày 03/02/2021.  AP - Ng Han Guan

Sự kiện cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy bị kết án, đơn kiện chính quyền Bachar al-Assad tại tòa án Pháp về vụ sát hại thường dân bằng vũ khí hóa học ở Syria, tiêm chủng chống Covid là những đề tài được báo chí Pháp hôm nay 03/03/2021 đề cập nhiều nhất.

Về đại dịch Covid, chuyên gia địa chính trị François Heisbourg khi trả lời phỏng vấn Le Figarokhẳng định. "Virus corona, đó là một Tchernobyl của Trung Quốc lũy thừa 10"… Ông nhấn mạnh, cuộc tranh luận về xuất xứ của con virus vẫn để ngỏ, và việc đặt vấn đề về trách nhiệm của chính quyền Trung Quốc là chính đáng.

Tờ báo đặt vấn đề, một năm sau khi virus corona từ Vũ Hán lan tràn ra toàn thế giới, giết chết 2 triệu rưỡi người và gây khủng hoảng kinh tế trầm trọng, dường như mọi người đã quên đi nguồn gốc Trung Quốc của nó. Tại sao không ai "hỏi tội" Bắc Kinh ?

Chỉ duy nhất tổng thống Mỹ Donald Trump gọi "virus Trung Quốc"

Theo ông Heisbourg, đó là vì chúng ta đã để cho Trung Quốc mặc sức khoác lác về chiến thắng vang dội trước con virus, rũ bỏ trách nhiệm đã để xảy ra đại dịch. Trước hết, Bắc Kinh ồn ào dàn dựng việc "quản lý một cách gương mẫu", và sau đó trừng phạt nặng nề các nước đòi hỏi mở điều tra quốc tế độc lập với những chuyên gia hàng đầu. Úc bị áp thuế, bị ngưng nhập hàng… nên các nước khác biết rằng cần phải giữ im lặng.

Lẽ tự nhiên là phải mất một năm Trung Quốc mới chịu cho một ê-kíp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đến Vũ Hán vào tháng 1/2021, nhưng vẫn không thể thu thập những dữ liệu cần thiết. Đây cũng không phải là các chuyên gia được cộng đồng quốc tế đề cử mà do Bắc Kinh và WHO chọn lựa – chính tổ chức này cũng có thái độ không rõ ràng.

Rốt cuộc trên thế giới chỉ có một nhà lãnh đạo duy nhất dùng chữ "virus Trung Quốc", đó là tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhưng rất tiếc là những tuyên bố của ông Trump thường không được coi là nghiêm túc.

Giả thiết khả tín nhất về nguồn gốc của con virus là gì ?

Đã xảy ra một chuyện gì đó. Về mặt hậu quả, đó là Tchernobyl lũy thừa 10 ! Tchernobyl là một tai nạn, chính quyền cố che giấu suốt một tuần lễ nhưng rốt cuộc phải nhìn nhận, và vào thời đó Liên Xô không hề tuyên truyền về việc xử lý thảm họa để rồi kết luận chế độ xô-viết là ưu việt. Còn ngày nay Trung Quốc khoe khoang như đã đạt được một thành tích vẻ vang, khi kiểm soát được một tai nạn xảy ra tại nước mình và gây họa cho toàn thế giới. Thái độ này không thể chấp nhận được !

Trong suốt một năm trời, Trung Quốc ngồi trên một cái lò áp suất "tội tổ tông" của mình, tất cả mọi người đều bị đuổi khỏi vườn địa đàng… Và tất cả diễn ra tại Vũ Hán, thành phố có cơ sở hạ tầng siêu hiện đại về phân tích vi trùng, với phòng thí nghiệm P4 do Pháp giúp xây dựng. Trên trái đất chỉ có bốn, năm phòng thí nghiệm như thế. Nhưng tại sao con virus lại xuất phát từ Vũ Hán ? Trung Quốc có tất cả mọi công cụ để tìm hiểu nguyên nhân, nhưng họ chẳng những không hành động gì mà còn che giấu.

Có lẽ những gì đã diễn ra tương tự với dịch SARS năm 2003, một con virus xuất phát từ một ngôi chợ ở Trung Quốc vì con người chung đụng với động vật hoang dã. Nhưng nếu vậy thì tại sao Bắc Kinh không nói ra, và sao không cho WHO làm nhiệm vụ ? Thế nên giả thiết thứ hai về một tai nạn công nghiệp như kiểu Tchernobyl là đáng tin cậy hơn. Hoặc là không tôn trọng quy trình an toàn, hoặc ai đó vô tình phạm sai lầm, và con virus thoát khỏi phòng thí nghiệm. Nếu nó thoát ra từ P4, Trung Quốc phải có lời giải thích. Phòng thí nghiệm siêu nhạy cảm này không thể hiện hữu nếu không có Pháp, thế nhưng sau khi đi vào hoạt động Bắc Kinh lại cấm cửa các chuyên gia Pháp.

Liệu một ngày nào đó thế giới có thể biết được nguồn gốc của con virus ?

Phải đợi đến 50 năm sau, Moskva mới nhìn nhận trách nhiệm trong vụ thảm sát 22.000 sĩ quan Ba Lan ở Katyn năm 1940. Ngày nay chúng ta đang còn phải đối phó với đại dịch, nhưng vào hồi kết nhân dân các nước sẽ đòi hỏi phải quy trách nhiệm, "tội tổ tông" thường khó thể quên được.

Trong lãnh vực nguyên tử, các công nghệ mới giúp dựng lại được những hành động trong quá khứ, như AIEA phát hiện Ai Cập và Hàn Quốc từng có những hành vi bất hợp pháp và đã cảnh cáo. Ngành tội phạm học vi trùng cũng có những tiến bộ vĩ đại, nay người ta nắm được những điều mà cách đây bốn năm không hề biết, kể cả với các dữ liệu cũ. Covid không phải là một vụ kỳ án được xếp xó, đây là một quả bom nổ chậm. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ biết…

Về thành công trong việc xử lý đại dịch, không thể nào tin được con số chính thức ở Hồ Bắc. Những hình ảnh hỗn loạn vào đầu đại dịch ở Vũ Hán cũng giống như ở Lombardie, Trung Quốc không thể quản lý tốt hơn Ý vào thời điểm đó. Còn tại phần còn lại của Hoa lục số người chết có thể ít hơn, nhưng cũng giống như tại Việt Nam, Đài Loan, Hàn Quốc, New Zealand… là những nước quản lý tốt, hành động kịp thời.

Chuyên gia François Heisbourg tố cáo khi đại dịch hoành hành ở Vũ Hán và các nhà máy phải đóng cửa, được Liên Hiệp Châu Âu viện trợ khẩu trang, Bắc Kinh đặt điều kiện không được nói với báo chí để khỏi mất mặt. Nhưng khi thảm họa lan tới Ý, Trung Quốc lại huy động tối đa hệ thống tuyên truyền cho "ngoại giao khẩu trang", xua đội quân "chiến lang" ra chế giễu Châu Âu. Sự thô bỉ này đã gây phản tác dụng, tuy nhiên giờ đây lại tiếp diễn với "ngoại giao vac-xin".

Phóng viên ngoại quốc bị trục xuất nhiều chưa từng thấy kể từ Thiên An Môn

Cũng về Trung Quốc, Le Mondelưu ý rằng "Bắc Kinh đang dựng lên vô số trở ngại cho công việc của các nhà báo nước ngoài". Trong năm 2020, đã có 18 phóng viên quốc tế bị trục xuất.

Theo báo cáo điều tra của Câu lạc bộ các thông tín viên ngoại quốc tại Trung Quốc (FCCC) được công bố hôm 01/03, việc trục xuất ồ ạt như vậy chưa từng diễn ra kể từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989. Bắc Kinh chỉ cấp giấy cư trú không quá 6 tháng cho 13 thông tín viên các tờ báo nổi tiếng của Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật. Riêng nhà báo Nathan VanderKlippe bảy lần nhận được visa giá trị chỉ 1 tháng, phải chăng vì ông là người Canada và vì ông can đảm chấp nhận chức chủ tịch FCCC ?

Một số nhà báo thuộc các quốc tịch khác nhau làm việc cho truyền thông Mỹ không còn nhận được thẻ nhà báo – điều kiện để xin tạm trú – mà chỉ là một lá thư cho phép ở lại Trung Quốc hai, ba tháng. Ngoài việc trục xuất hàng loạt, năm 2020 còn được đánh dấu bằng một dạng gây áp lực mới : cấm ra khỏi Hoa lục. Hai nhà báo Úc, một tại Bắc Kinh và một ở Thượng Hải cùng một lúc vào nửa đêm đã bị an ninh đến yêu cầu vài giờ sau tới trụ sở làm việc. Họ được cơ quan ngoại giao Úc bảo vệ, nhưng cũng bị thẩm vấn trước khi được trở về nước.

Dịch Covid được dùng làm cái cớ để ngăn cản các phóng viên hoạt động. Và cũng như những năm trước, hầu như không thể đến được Tân Cương hay Tây Tạng. Nhìn chung, các cộng sự người Hoa của truyền thông phương Tây bị áp lực ngày càng nặng : nữ phóng viên Phạm Hà Tư (Haze Fan) của Bloomberg bị công an bắt tại nhà tháng 12/2020 và cho đến nay không có tin tức gì. Được hỏi về báo cáo của FCCC, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) nói rằng Trung Quốc không công nhận tổ chức này.

Bị cấm phát tại Anh, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc quay sang Pháp

Ở chiều ngược lại, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CGTN sau khi bị Anh quốc cấm hoạt động, đang lăm le tìm cách lợi dụng kẽ hở trong luật pháp Châu Âu, qua việc xin Hội đồng thính thị cấp cao Pháp (CSA) công nhận, dù chủ yếu phát sóng tại Anh.

Le Monde cho biết tổ chức phi chính phủ Safeguards Defenders nộp nhiều đơn kiện từ năm 2018 và đã thành công trong việc chứng minh CGTN trực thuộc Đảng cộng sản Trung Quốc :  hôm 04/02, cơ quan quản lý viễn thông Anh OFCOM đã rút giấy phép của công cụ quyền lực mềm này. CGTN quay sang Paris, lấy lý do được truyền qua một vệ tinh Pháp và phát sóng từ Pháp để xin công nhận, và như vậy theo Hiệp ước Châu Âu về truyền hình xuyên biên giới, vẫn được phát sang Anh.

Hôm nay CSA họp phiên toàn thể để xét đơn. Safeguards Defenders cực lực phản đối, nêu rõ việc kênh này đưa tin bóp méo phong trào biểu tình Hồng Kông năm 2019, chiếu các cảnh bị buộc phải "tự thú" của các nhà báo, luật sư, nhân viên các tổ chức phi chính phủ và các mục tiêu chính trị khác của chế độ Bắc Kinh.

Vũ khí hóa học ở Syria : Đơn kiện tại Pháp với nhiều bằng chứng xác thực

Tại Trung Đông, Le Mondenói về "Vũ khí hóa học : Vụ kiện chưa từng có tại Pháp chống lại chế độ Syria", cònLibérationnhận định "Sau các vụ tấn công hóa học, đến lượt phản công về luật pháp tại Paris".

Hôm thứ Hai 01/03, lần đầu tiên một đơn kiện được nộp tại Paris về tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh, nhắm vào hai loạt tấn công tại ở ngoại ô Damascus. Một vụ tại Adra và Douma hôm 05/08/2013, vụ thứ hai ở Đông Ghouta hôm 21/08/2013. Riêng vụ tấn công bằng vũ khí hóa học tại Đông Ghouta, theo tình báo Mỹ, đã làm trên 1.400 người chết. Assad đã vượt qua "lằn ranh đỏ" chính quyền Barack Obama đặt ra, nhưng rốt cuộc ông Obama đã rút lại ý định trừng phạt.

Đơn kiện dựa vào khoảng 20 nhân chứng và hàng trăm tài liệu, hình ảnh, video do các tổ chức phi chính phủ Syrian Center for Media and Freedom of Expression (SCM) và Violations Documentation Center (VDC) thu thập được tại hiện trường. Các tổ chức Open Society Justice Initiative và Syrian Archive cùng đứng đơn. Một đơn kiện tương tự đã được nộp vào tháng 10/2020 tại Đức.

Syria không phê chuẩn hiệp ước Roma, nên Tòa án Hình sự Quốc tế (CPI) không thể xét xử, còn các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc luôn bị Nga - đồng minh của Assad - phủ quyết. Các nạn nhân đành phải nhờ đến tư pháp các nước Châu Âu như Pháp và Đức, với thẩm quyền xử các thủ phạm ngoại quốc về những tội ác phạm ở nước ngoài.

Theo chủ tịch SCM, tốt nhất là các nước cùng hợp tác để lập ra một tòa án quốc tế đặc biệt. Tuy Bachar al Assad và các tướng lãnh là những kẻ chịu trách nhiệm đầu tiên, nhưng hầu hết lệnh tấn công là từ Maher al Assad, người em trai của tổng thống Syria, chỉ huy lữ đoàn bộ binh 42, một trong những đơn vị vây hãm Ghouta, với những bộ phận chuyên về chiến tranh hóa học. Một số nhân chứng ngay trong nội bộ quân đội Syria xác nhận việc này.

Cựu tổng thống Sarkozy : Không chấp nhận bị kết án vì những gì không làm

Về thời sự nước Pháp, Le Monde nhận định, bản án ba năm tù cho cựu tổng thống Nicolas Sarkozy được tuyên hôm 01/03 (trong đó có một năm tù giam bằng phương thức đeo vòng điện tử) do cáo buộc hối mại quyền thế, đã gây sững sờ cho cánh hữu, và làm phức tạp thêm khả năng quay lại chính trường trong tương lai của ông.

Trong bài phỏng vấn độc quyền trên Le FigaroNicolas Sarkozy cho biết cảm thấy một sự bất công sâu sắc trước những vụ điều tra chống lại ông từ mười năm qua. Sarkozy bày tỏ quyết tâm tranh đấu "cho luật pháp và công lý, trong một Nhà nước pháp quyền". Ý thức rằng đây là một cuộc chiến đấu lâu dài, ông đã kháng cáo, và có thể sẽ phải đi đến tận Tòa án Nhân quyền Châu Âu (CEDH).

Cựu tổng thống Pháp coi đây là một vụ án hối mại chưa từng thấy : không một xu tham nhũng nào, không ai đạt được một ưu đãi, không có nạn nhân, không gây rối loạn trật tự xã hội. Không một bằng chứng cụ thể nào cho thấy Sarkozy – lúc đó không còn là tổng thống – đã can thiệp, và luật sư Gilbert Azibert cũng không hề có được công việc mong muốn ở Monaco. Có ít nhất 4.500 cuộc điện thoại của ông bị nghe lén, và Sarkozy đặt câu hỏi, trong nền dân chủ nào mà một lãnh tụ đối lập lại bị theo dõi trong suốt bảy tháng và rồi nội dung các cuộc điện đàm được tung lên mặt báo ?

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Quốc tế

Bà Angela D. Merkel va khng đnh rng bà s "xếp hàng", ch đến lượt đ được chích vaccine nga Covid-19. Cuc trò chuyn gia phóng viên t Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) vi bà Merkel (1) đã được cô Võ Thu Phương lược dch sang tiếng Vit đ người Vit không rành tiếng Đc tham kho (2).

dich1

Nữ Thủ tướng Đức, bà Angela D. Merkel không nm trong nhóm được ưu tiên chích nga.

Tuy đã 67 tui nhưng theo qui đnh ca y ban đc trách Tiêm chng Đc, bà Merkel không nm trong nhóm được ưu tiên chích nga. Đc bt đu t chc chích nga t cui tháng 12 năm ngoái nhưng do không đ vaccine, đến gi, ch có nhng người đang làm các công vic thiết yếu như nhân viên y tế hoc đã trên 80 mi được chích nga (3).

Theo bà Merkel, quyết đnh ca y ban đc trách Tiêm chng Đc – t chc chích nga cho nhng người d b tn thương vì tính cht công vic khiến h không th duy trì khong cách an toàn - là hoàn toàn đúng đn. Dù là Th tướng nhưng Merkel vn "xếp hàng" vì giáo viên (mu giáo, tiu hc) cn được ưu tiên hơn nhng người như bà !

***

Du đa s người Đc xem la chn "xếp hàng" ca bà Merkel là đương nhiên nhưng la chn y li làm nhiu người Vit ngm ngùi vì rõ ràng "công bc" Đc khác xa "công bc" Vit Nam. Cùng phc v công chúng nhưng h thng chính tr, h thng công quyn Đc không dành cho "công bc" Đc bt k đc quyn, đc li nào, còn "công bc" Đc thì không tìm cách giành, gi tư thế "ăn trên, ngi trước".

Chính quyn Đc do bà Merkel lãnh đo không ban hành bt k văn bn quy phm pháp lut nào hay dùng công qu thiết lp mt h thng riêng nhm bo v t uy tín ti sc khe caBan Chp hành Trung ương Liên minh Dân ch Thiên chúa giáo (CDU) đng cm quyn Đc - mà trước nay, bà Merkel vn là mt trong các th lĩnh.

Cho dù đm nhn trng trách qun tr - điu hành nước Đc nhưng Merkel nói riêng và h thng chính tr, h thng công quyn Đc nói chung luôn tôn trng hiu biết, khuyến cáo ca các chuyên gia dch t. "Công bc" Đc gi đúng phn, không đưa ra bt k ch đo nào cho nhng cơ quan thun túy chuyên môn như y ban đc trách tiêm chng !

***

Tun trước, Reuters công b mt video clip khiến nhiu người bt cười bi được thy bà Merkel cung quít do nhn ra đã quên khu trang bc phát biu. Sau khi quay v ch ca mình và đã ngi xung, Th tướng Đc mi nhn ra điu đó, bà vi vàng đng dy, chy đến bc phát biu xin nhn li khu trang và mang vào ngay lp tc (3).

Đc là mt trong nhng quc gia ráo riết thc thi các bin pháp nghiêm ngt nhm ngăn chn và phòng nga Covid-19 lây lan. Trước nay, Merkel là mt trong nhng người luôn chng t s nghiêm túc trong vic thc thi các yêu cu phòng chng Covid-19 như phi mang khu trang nhng nơi công cng nhm bo v c bà ln cng đng.

Đc không phi là quc gia ch có mt đng lãnh đo toàn din, tuyt đi. CDU tuy là đng cm quyn nhưng không nuôi tham vngxây dng ch nghĩa xã hi đ tr thành t chc chính tr duy nht vĩnh vin cm quyn ti Đc, thành ra Đc không thc thidân ch xã hội chủ nghĩanhư Vit Nam.

Cũng vì vy bà Merkel tuy được đa s dân Đc tin yêu vn không dám "nói mt đng, làm mt no". H thng công quyn Đc buc toàn dân phi mang khu trang khi hin din nơi công cng thì Th tướng th lĩnh đng cm quyn - cũng phi như thế. Nếu không thì khó mà yên thân vi dân Đc.

T khi đt dch th ba bùng lên Đc hi tháng 11 năm ngoái, đ ngăn nga lây lan, các tim ct tóc ca Đc b buc phi tm ngưng hot đng. Thế ri mt s người Đc nhn ra và nêu thc mc :Ti sao tóc ca Merkel vn ngn và gn ? Phi chăng Th tướng Đc đã đến tim ct tóc nào đó, vi phm lnh cm ca h thng công quyn Đc ?

Đc không xây dngnhà nước pháp quyn xã hội chủ nghĩa nên lc lượng an ninh Đc không săn tìm, h thng tư pháp Đc không truy t, đưa ra xét x - quyết đnh tng giam nhng người thc mc vì chng chính quyn nhân dân. H thng truyn thông ca Đc không nhng không lên án nhng người nêu thc mc là t din biến, t chuyn hóa, b các thế lc thù đch, phn đng tác đng mà còn gii thiu rng rãi nhng thc mc y. Cũng vì vy, Thư ký báo chí ca Merkel phi son phát hành mt thông cáo báo chí nhn mnh :Merkel không vi phm các khuyến cáo ca Vin Robert Koch – cơ quan nghiên cu và tư vn cho h thng công quyn Đc v phòng, chng Covid-19 (5).

Trân Văn

Nguồn : VOA, 26/02/2021

Chú thích

(1) https://www.tagesschau.de/inland/merkel-impfung-corona-101.html

(2) https://baotiengdan.com/2021/02/25/thu-tuong-merkel-toi-se-tiem-chung-khi-den-luot-minh/

(3) https://www.dw.com/en/covid-no-special-freedoms-for-the-vaccinated-in-germany/a-56454942

(4) https://www.youtube.com/watch?v=IEqKO0inTB8&ab_channel=Reuters

(5) https://thegreatminute.com/merkel-told-who-cuts-her-hair-in-quarantine.html

Additional Info

  • Author Trân Văn
Published in Diễn đàn
jeudi, 25 février 2021 21:36

Điểm báo Pháp - Covid-19 và Sao Hỏa

Covid-19 và Sao Hỏa : Nghịch lý giữa thất bại và thành công của nước Mỹ

Ngày 22/02/2021, Hoa Kỳ đồng thời chứng kiến một thất bại khủng khiếp và một thành công vang dội. Một mặt, đại học Johns-Hopkins thông báo nước Mỹ đã vượt ngưỡng 500.000 ca tử vong vì Covid-19. Mặt khác, NASA công bố đoạn video về thời khắc hạ cánh của phi thuyền chwor xe tự hành Perseverance trên Sao Hỏa hôm 18/02. Lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta chứng kiến phi thuyền đến từ trái đất hạ cánh xuống một hành tinh khác.

saohoa0

Ngày 22/02/2021, NASA công bố video Perseverance hạ cánh xuống Sao Hỏa.  Handout NASA/JPL-Caltech/AFP

Bài xã luận của Le Monde nói đến nghịch lý kỳ lạ : Nước Mỹ, cường quốc khoa học hàng đầu thế giới, không kiểm soát được đại dịch Covid-19 trên chính lãnh thổ của mình, nhưng lại đưa được lên Sao Hỏa một cỗ máy nặng hơn một tấn và điều khiển rất phức tạp. Nghịch lý tương tự cũng xảy ra với nước Pháp : Quê hương của nhà khoa học Louis Pasteur không chế được vac-xin ngừa Covid-19, nhưng lại cung cấp được SuperCam, công cụ khoa học chính của phi thuyền Perseverance.

Thám hiểm không gian và hệ mặt trời luôn khiến công chúng phải ngạc nhiên, nhưng trong hoàn cảnh đại dịch trong hiện tại, những cỗ máy đó càng khiến người ta thán phục. Chẳng hạn, đoạn phim chiếu cảnh cuộc đổ bộ của phi thuyền Perseverance, chỉ tính riêng trên kênh YouTube của NASA, đã đạt tổng cộng gần 7 triệu lượt người xem trong vòng 24 giờ kể từ khi được tải lên. Những người hâm mộ Elon Musk, một cộng đồng thực sự, rất hào hứng với mỗi lần thử nghiệm Starship, tên lửa phóng hạng nặng trong tương lai của SpaceX, cho dù Starship có nổ tung ở mỗi lần hạ cánh; và chắc chắn rằng lần trở lại không gian của nhà du hành Pháp Thomas Pesquet vào cuối tháng 04/2021 sẽ càng khơi dậy trong giới trẻ Pháp những cảm hứng mới về mong ước trở thành phi hành gia.

Không gian, ngay cả khi ngày càng trở thành một thách thức quân sự, vẫn tiếp tục là nơi mang tính biểu tượng của tự do, nơi con người vượt qua, cho dù là phần nào, những căng thẳng địa chính trị.

Bằng chứng là trong hơn hai mươi năm, Trạm Không gian Quốc tế chủ yếu do Mỹ và Nga đồng quản lý. Và mặc dù tổng thống Trump tuyên bố chấm dứt chủ nghĩa đa phương, nhưng điều đó đã không được áp dụng trong không gian. Chẳng hạn, Mỹ sẽ trở lại mặt trăng với Châu Âu, bởi chính Châu Âu cung cấp cho Mỹ một mô-đun của tàu vũ trụ Orion.

Đối với chuyến bay của phi thuyền Perseverance - đưa về Trái đất các mẫu đất đá lấy từ Sao Hỏa - chặng đầu tiên của một cuộc phiêu lưu lớn hơn, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng : cung cấp robot di động, mà trong một vài năm tới sẽ mang về các mẫu đất đá mà Perseverance đã lấy được. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cũng sẽ tham gia vào việc xây dựng tàu vũ trụ đưa những mẫu vật quý giá này về Trái đất, để các nhà khoa học phân tích, với hy vọng tìm ra dấu vết của sự sống trên Sao Hỏa trong quá khứ.

Còn về Trung Quốc, mặc dù đã thành công trong việc mang về các mẫu đất đá từ Mặt Trăng hồi tháng 12/2020, đã sẵn sàng để phi thuyền riêng của họ hạ cánh xuống Sao Hỏa vào khoảng tháng 5/2021, Bắc Kinh vẫn đang trong quá trình học hỏi và đuổi theo các tiến bộ của Mỹ. Trong những năm gần đây, cả Bắc Kinh và Washington đều đưa ra kịch bản về một cuộc chạy đua mới trong không gian giữa hai siêu cường. Nhưng trên thực tế, theo Le Monde, cuộc chạy đua mới đó mới chỉ là giả tưởng, bởi vì khoảng cách công nghệ giữa hai bên vẫn còn rất lớn.

Mối liên hệ giữa đại dịch và kết quả bầu cử

Đại dịch "Liệu đại dịch Covid-19 có phải là yếu tố quyết định kết quả bầu cử của các chính đảng trong các cuộc bầu cử sắp tới ?" là câu hỏi mà kinh tế gia Paul Seabright cố gắng tìm lời giải đáp trong mục Thời luận của báo Le Monde.

Thật lạ là hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về tác động của dịch bệnh đối với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ ngày 03/11/2020. Chẳng hạn, hãng thông tấn AP ngày 06/11 thông báo những khu vực bầu cử ở Mỹ từng có tỉ lệ tử vong cao nhất vì ​​Covid-19 li có t l phiếu ng h ông Donald Trump áp đảo. Tương t, National Public Radio cho biết t lệ phiếu ủng hộ Trump đã tăng lên ở những khu vực bầu cử bị dịch gây nhiều tác hại nhất. Thế nhưng, nhiều phân tích khác lại tiết lộ tác động tiêu cực của đại dịch đối với tổng thống mãn nhiệm.

Nhìn lại dịch cúm Tây Ban Nha, vốn dĩ nghiêm trọng hơn nhiều so với Covid-19 về số ca tử vong, tác động tiêu cực đến kết quả của cuộc bầu cử Quốc hội Hoa Kỳ năm 1918 chỉ là rất nhỏ.

Vậy còn tác động của Covid đối với đời sống chính trị vào năm 2021 sẽ ra sao ? Kết luận của nhiều nghiên cứu khẳng định thành quả trong nhiệm kỳ của người sắp mãn nhiệm chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc tác động đến sự lựa chọn cử tri, ít nhất là sau các đại dịch. Liệu có phải đó là do cử tri mù quáng, thiếu hiểu biết, hoặc bị ám ảnh bởi lòng trung thành với đảng ? Theo kinh tế gia Paul Seabright, không hẳn là như vậy. Đại dịch rất hiếm xảy ra. Việc xử lý tốt dịch bệnh rất ít liên quan đến các đặc thù của một chế độ chính trị, dù là ngày nay hay cách đây một thế kỷ.

Nói tóm lại, cử tri thường quan tâm đến nhu cầu của họ trong tương lai hơn là chú ý đến sự kém cỏi của chính quyền sắp mãn nhiệm trong việc giải quyết dịch bệnh.

Covid-19 : Philippines muốn đổi y tá lấy vac-xin

Về cuộc chiến chống Covid-19, hiện giờ mọi sự chú ý ở các quốc gia đều đang đổ dồn vào chiến dịch tiêm chủng. Le Figaro quan tâm đến chiến lược "đổi y tá lấy vac-xin" của Philippines. Quốc gia Đông Nam Á sẽ cần 148 triệu liều vac-xin cho hơn 70 triệu người, tức là 2/3 dân số.

Bị đại dịch Covid-19 gây tác hại nặng nề, Philippines có y tá, nhưng không có vac-xin. Vì thế, chính phủ đã không ngần ngại đề nghị trao đổi với các nước phương Tây, trong đó có Anh và Đức. Được đào tạo bài bản, nhiều y tá Philippines thường đi "xuất khẩu lao động", ra nước ngoài hành nghề. Để hạn chế tình trạng di cư này, Manila đã giới hạn số lượng nhân viên y tế được phép rời khỏi đất nước : 5.000 người/năm. Bà Alice Visperas, giám đốc Cơ quan phụ trách các vấn đề quốc tế tại Bộ Lao động Philippines, cho biết bà đã chuẩn bị thắt chặt giới hạn nói trên để đổi lấy vac-xin.

Le Figaro cho biết Luân Đôn đã từ chối đề xuất mà họ coi là "đáng ngờ" của Manila. Cơ quan Y tế Quốc gia của Anh đang thiếu nhân viên trầm trọng, mặc dù đã có 30.000 y tá đến từ Philippines trong thời gian gần đây để bù đắp cho sự sụt giảm số nhân viên y tế đến từ Liên Hiệp Châu Âu do Brexit. Anh Quốc vừa hứa sẽ chia sẻ với các nước nghèo những liều thuốc còn dư sau chiến dịch tiêm chủng. Còn Đức không phản ứng sau đề xuất của Philippines. Lô vac-xin Trung Quốc đầu tiên dự kiến ​​s được chuyn đến Philippines trong tun này - nhưng không có sự đánh đổi lấy nhân viên y tế. Kết thúc bài viết, Le Figaro cho biết nghiệp đoàn y tá Philippines cảm thấy "ghê tởm về việc nhân viên y tế có thể bị chính phủ coi như hàng hóa hoặc hàng xuất khẩu".

Covid-19 : Nghịch lý nước Pháp

Báo Libération đặc biệt quan tâm đến tình hình nước Pháp, với nhiều chủ đề dàn trải, từ tiến bộ vượt bậc bất ngờ của giới nông gia trong việc sử dụng các phương tiện, ứng dụng kỹ thuật số để tiếp cận tốt hơn với khách hàng, bán nông phẩm, cho đến khó khăn tài chính của tập đoàn đường sắt quốc gia Pháp SNCF… Thế nhưng, hồ sơ nổi bật nhất của Libération hôm nay vẫn là tình hình dịch bệnh Covid-19.

Nghịch lý là trong khi đại dịch trên thế giới đang trên đà giảm, thì tình hình tại Pháp lại đáng lo ngại, ngày càng xấu đi và có thể xảy ra làn sóng dịch thứ ba. Nếu trong nửa đầu tháng 2, số ca nhiễm mới thường nhật là khoảng 18.500/ngày thì đến nửa cuối tháng hai, con số này đã tăng nhanh. Khoảng 10 tỉnh lâm vào tình trạng nghiêm trọng. Đặc biệt một số địa phương đang trong tình cảnh khẩn cấp, chẳng hạn tại thành phố Nice (miền nam Pháp), 95% số giường bệnh điều trị Covid-19 tại đại học Y Nice đã có bệnh nhân, và cứ 1.000 dân thì có gần 8 người nhiễm virus. Còn ở bệnh viện Đại học Y của thành phố Lille (miền bắc Pháp), 88% giường bệnh Covid-19 đã có người nằm. Bệnh viện ở Dunkerque đã quá tải, phải chuyển 55 bệnh nhân đến bệnh viện địa phương khác.

Biện pháp giới nghiêm có thể hãm phần nào đà lây lan của virus chủng "truyền thống", nhưng các biến thể mới lại có đà lây lanh nhanh và ngày càng chiếm tỉ lệ cao. Trong bối cảnh đó, theo Libération, nước Pháp chỉ có giải pháp là chạy đua với thời gian để tiêm chủng cho người dân càng nhiều càng tốt. Vấn đề là Pháp đang thiếu vac-xin do các hãng bào chế chậm giao hàng. Hiện giờ mới chỉ có 1,84% dân Pháp chích ngừa xong hai mũi tiêm. Tỉ lệ người được tiêm ngừa Covid tại Pháp thấp hơn nhiều nước khác, kể cả so với láng giềng Tây Ban Nha.

Đánh cắp và bán dữ liệu y tế - những dịch vụ làm ăn phi pháp có lãi

Vẫn liên quan đến nước Pháp, nhưng về đề tài tấn công mạng. Sau vụ nhiều bệnh Pháp bị tin tặc tấn công vô hiệu hóa hệ thống ti học để đòi tiền chuộc, báo công giáo La Croix lại quan tâm đến vụ tin tặc đánh cắp thông tin hồ sơ y tế cá nhân của 500.000 người tại Pháp và công bố danh sách trên mạng internet.

Với mỗi cá nhân liên quan, có tới 60 loại thông tin bị tin tặc đánh cắp : tên tuổi, ngày sinh, nơi sinh, địa chỉ, số an sinh xã hội, số điện thoại, tình trạng sức khỏe, nhóm máu, bệnh tật, liệu pháp điều trị, kể cả những thông tin nhạy cảm như nhiễm HIV… Thường thì thông tin đánh cắp được không được công bố "miễn phí" như lần này, nhưng theo suy đoán của nhiều chuyên gia, đây có thể là do các băng đảng tin tặc phá nhau để đối thủ không kiếm lời được. La Croix dẫn lại thông tin của báo Libération ngày 23/02 theo đó các thông tin này bị đánh cắp từ khoảng 30 cơ sở xét nghiệm tại vùng tây bắc nước Pháp. Hiện giờ CNIL, cơ quan bảo vệ dữ liệu cá nhân, đang điều tra vụ việc.

La Croix đặc biệt nhấn mạnh đến mối nguy hiểm của tội phạm mạng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Đối với báo công giáo, đó là các phi vụ làm ăn "trong bóng tối" : Một khi đột nhập được vào hệ thống, tin tặc có thể mã hóa thông tin đó để đòi tiền chuộc, hoặc sao chép thông tin rồi bán cho bên thứ ba, tạo ra một đường dây buôn bán, kẻ bán đi người bán lại, giá cả các phi vụ mua bán thông tin cá nhân đánh cắp dao động từ vài ngàn đến hàng trăm ngàn, hàng triệu euro, tùy thuộc thị trường ngầm darknet - mảng chìm của mạng Internet. Các nạn nhân rất có thể sẽ bị kẻ xấu dùng các dữ liệu đánh cắp để giả mạo danh tính, xin cấp giấy tờ để làm hồ sơ vay tiền của ngân hàng trên mạng internet - một hoạt động mà La Croix gọi là "siêu lợi nhuận".

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Thùy Dương
Published in Quốc tế

Hoàng Bách nói chuyện với Nguyễn Gia Kiểng và Đinh Xuân Quân

+ Theo bác sĩ Anthony Fauci, Trump lãnh đạo thiếu trách nhiệm, không có phương pháp để chống đại dịch, không khuyến khích dân chúng đeo khẩu trang, đã chính trị hóa khi chống dịch

+ Trump không tin vào chuyên gia.

Nguồn : Hoangbach Channel, 25/02/2021

Additional Info

  • Author Nguyễn Gia Kiểng, Đinh Xuân Quân, Hoàng Bách
Published in Video

Sau khi được văn phòng đại diện WHO tại Trung Quốc báo tin, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã lên tiếng đòi tin chính xác về những trường hợp đầu tiên "viêm phổi không rõ nguyên nhân" tại Vũ Hán. Chính phủ Trung Quốc hứa kiểm chứng với cơ quan Y tế Vũ Hán và hai ngày sau (3/01/2020) xác nhận tình trạng cũng như việc đã đóng cửa một khu chợ bán thức ăn tươi, nơi được cho là đã xuất hiện loại vi rút corona mới (sau này được đặt tên khoa học là SARS-CoV-2).

covi1

Mục đích là buộc tội, vạch mặt thủ phạm ! Nhốn nháo chạy tìm thằng đốt nhà thay vì dồn lực ngăn chận ngọn lửa đang ngùn ngụt lan tỏa khắp nơi.

Hầu hết các nhà quan sát quốc tế đồng ý rằng Trung Quốc đã che đậy cuộc khủng hoảng ở Vũ Hán trong suốt thời gian từ cuối tháng 12/2019 cho tới giữa tháng 01/2020, và khoảng thời gian bị mất này có thể (!) đã cho phép một dịch bệnh địa phương trở thành một đại dịch toàn cầu. 

Tuy nhiên, để không thiên vị, không thể phủ nhận rằng từ khi đã nhận các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng, các chính phủ quốc tế khác thậm chí cũng mất nhiều thời gian không kém Trung Quốc để có thái độ đối phó trong quốc gia họ (Vương quốc Anh, Mỹ…). 

Ngay cả khi nước Ý đã đắm chìm trong tình trạng khẩn cấp Corona, từ ngày 30/01/2020 khi một cặp vợ chồng du khách Trung quốc nhập viện ở Rome, và chính phủ Ý đã cùng ngày ra lệnh hoàn toàn ngưng giao thông hàng không với Trung Quốc, ngay cả khi những phương tiện truyền thông tràn ngập những hình ảnh tuyệt vọng tại các trung tâm điều trị cho những bệnh nhân nhiễm Covid-19, những đoàn xe tải quân đội đã được điều đến các bệnh viện để chở xác người chết ở vùng Lombardy miền Bắc Ý, các chính phủ Âu Mỹ vẫn lúng túng vật lộn với những lý do kinh tế, chính trị và tâm lý, để có thể dám đề nghị những biện pháp cách ly mạnh như tại Vũ Hán hay sau đó, tại các nước Á đông như Nhật, Đài Loan, Đại Hàn…. 

Ngày nay, với Internet, không thể nói là "chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ", nhưng hàng hàng lớp lớp quan tài tại Vũ Hán hay Bergamo, Brescia (thuộc vùng Lombardy) vẫn chưa đủ thuyết phục để người dân những xứ Âu Mỹ sẵn sàng hơn trong việc cộng tác với giới y tế và chính phủ, để đối phó SARS-CoV-2 

Đi tìm kẻ đốt nhà ?

Các giả thuyết về nguồn gốc của vi rút SARS-CoV-2 đã được cộng đồng khoa học quốc tế bàn luận sôi nổi hơn một năm nay. Tuy nhiên tất cả vẫn không qua khỏi tình trạng nghi vấn, chưa có lý thuyết nào được kiểm chứng cả. Trong khi đó thì phản ứng tự nhiên của số đông vẫn là tìm người để kết tội cho hả giận. 

Đối với giới khoa học, thủ phạm cần phải đối đầu trước hết là con vi rút nguy hiểm, cách lây lan, cách gây bệnh đưa đến tử vong của nó. Họ dồn hết sức lực tìm cách chống trả và tuyệt vời nhất họ đã làm được thuốc chủng ngừa (1).

Nhưng cho tới nay, khi chưa có thuốc chữa bệnh thật hữu hiệu, chưa có (đủ) thuốc chủng ngừa, thì cách duy nhất để ngăn Covid-19 lây lan vẫn là đeo khẩu trang và giãn cách xã hội, nghĩa là tùy thuộc phần lớn vào sự hiểu biết và cố gắng của người dân.

Khổ nỗi người dân những xứ Âu Mỹ quen sống tự do, khó chấp nhận tự do cá nhân của họ bị giới hạn và họ cũng dễ quên khía cạnh trách nhiệm của Tự do, là bảo vệ tự do và quyền lợi của người khác. Mặc cho các chính phủ Âu Châu như Đức, Pháp, Tây ban Nha… kêu gào dân hãy tự nguyện chấp nhận những kỷ luật cần thiết để bảo vệ những người già yếu trong xã hội và ngăn chận lây lan, con số những người chống lại không nhỏ. Những người này biểu tình và thưa cả chính phủ không phải một lần mà nhiều lần ra tòa.

Tại Mỹ với cựu Tổng thống Trump lại càng tệ hại. Một quốc gia giàu có, với khả năng y tế vững nhất thế giới, với dân trí tưởng là cao, mà non nửa số dân lại lựa chọn nghe lời hướng dẫn y tế của ông thương gia Trump thay vì của Bác sĩ Fauci, một chuyên gia hàng đầu, không những của Mỹ mà của thế giới, về miễn dịch học. Thay vì dồn sức ngăn chặn Covid-19 thì Mỹ là nơi sinh sản rất nhiều thuyết âm mưu, lúc thì phủ nhận đại dịch là có thật, lúc thì buộc tội Trung quốc đã cố tình sản xuất vi rút để gây họa cho Mỹ (và thế giới), nhẹ nhất cũng là vi rút đã rò rỉ từ một phòng thí nghiệm tại Vũ Hán. 

Mục đích là buộc tội, vạch mặt thủ phạm ! Nhốn nháo chạy tìm thằng đốt nhà thay vì dồn lực ngăn chận ngọn lửa đang ngùn ngụt lan tỏa khắp nơi.

Tìm cách chữa và phòng lửa

Ngày 14/01/2021, một nhóm 10 nhà khoa học quốc tế đã được WHO gửi đến Vũ Hán điều tra nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 sau khi phải qua cuộc điều tra của Trung Quốc và phải được quốc gia này chấp thuận cho tham dự. Chương trình định rõ, những nhà khoa học QT phải làm việc với con số tương đương những nhà khoa học Trung Quốc. Có thể hiểu là với sự cộng tác hay dưới sự kiểm soát của những người này ? 

WHO đã tranh đấu suốt năm 2020 để gửi người đến Vũ Hán và phải tới tháng 12, dưới áp lực quốc tế, Trung Quốc mới đồng ý. 

Trung Quốc biết rõ thế đứng mới của WHO từ khi ông Biden thắng cử tổng thống và tuyên bố "nước Mỹ trở lại", cũng như những khó khăn Hiệp định Thương mại Tự do của họ với EU còn phải đối mặt trước Nghị viện Âu Châu : vấn đề nhân quyền tại Hongkong và Uighur (Duy Ngô Nhĩ) có thể bị thế giới tự do để rơi vào quên lãng nhưng số người chết vì corona đã lên tới 2,5 triệu trên toàn thế giới, thì Trung Quốc không có hy vọng lì lợm chờ giải pháp "chuyện đã qua", mà phải chấp nhận mở một cánh cửa để có cơ hội thoát bế tắc.

Dư luận cho rằng cuộc điều tra của các nhà khoa học tại Vũ Hán là một trò tốn tiền và vô tích sự của WHO, có thể lại còn lợi dụng cơ hội để đánh bóng Trung Quốc và tạo điều kiện "trắng án" cho "thủ phạm", vì chuyện xảy ra đã hơn một năm và Trung Quốc đã có thời gian để dọn sạch "vết tích". 

Nhưng với những hiểu biết chuyên môn và kinh nghiệm lần tìm nguồn gốc vi rút bệnh SARS 2003, ai trong giới khoa học cũng hiểu là không thể có hy vọng mong manh nào dò tìm nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 nếu không đặt chân được tới Vũ Hán. 

Do đó phái đoàn chuyên gia quốc tế của WHO đã chính thức tuyên bố : mục đích của chúng tôi không phải là đi tìm lý do đổ lỗi cho ai hay một quốc gia nào. Mục đích của chúng tôi là tìm hiểu nguyên nhân cũng như thời điểm vi rút xuất hiện và bắt đầu lưu hành, để học hỏi và cố gắng giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Đối diện sự thật

Mục đích của WHO rõ ràng không đáp ứng sự mong muốn của đám đông đòi tìm thủ phạm. Nhưng đó là quyết định sáng suốt.

Hãy trắng trợn đặt ra câu hỏi : Dù một trong những thuyết âm mưu "Trung Quốc là thủ phạm cố ý hay vô tình" có được chứng minh đi nữa, thì thế giới làm gì được Trung Quốc ? 

Với những liên hệ thương mại chằng chéo hiện nay, quốc gia nào trên thế giới có thể cắt liên lạc thương mại hay ngoại giao với Trung Quốc ? Thí dụ ngay cả cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump suốt năm 2020 đổ tội chắc nịch cho Trung Quốc, cũng không dám ngưng một ngày, dù đơn giản là ngưng mua khẩu trang và quần áo bảo hộ y tế của Trung Quốc.

Muốn thắng đại dịch, cần sự hiểu biết

Quan tâm hàng đầu hiện nay phải là tìm hiểu nguồn gốc của vi rút vì ba lý do chính (2) :

1. Một là nếu chúng ta tìm ra nguồn gốc và nếu nó vẫn còn ở đó, chúng ta có thể ngăn chặn sự tái xâm nhập của cùng một loại vi rút vào con người trong tương lai. 

2. Lý do thứ hai là nếu chúng ta hiểu làm thế nào mà loài virút này lại nhảy từ nguồn gốc dơi sang người (3), chúng ta có thể ngăn chặn những sự kiện tương tự sắp tới, có nghĩa là ngăn chặn những đại dịch tương tự trong tương lai. 

3. Và lý do thứ ba là nếu chúng ta có thể tìm thấy vi rút ở dạng trước khi lây sang người, thì chúng ta có thể có một nền tảng tốt hơn để phát triển các phương pháp điều trị và vắc-xin hiệu quả hơn cho loại bệnh này.

Giới khoa học quốc tế, cũng như nhà cầm quyền Trung Quốc, đều ngầm biết rằng, tìm thấy nguồn gốc vi rút SARS-CoV-2 cũng là cơ hội để tìm ra manh mối có bàn tay người nhúng vào nguồn gốc thảm trạng hay không. Những cấm đoán, gây khó khăn do nhà cầm quyền Trung Quốc dĩ nhiên làm tăng nghi ngờ nhưng giới khoa học quốc tế vẫn nuôi hy vọng tìm được những dấu vết cần thiết tại Vũ Hán, và nhất là trong giới khoa học Trung Quốc còn có những người như BS Lý văn Lượng (Ly Wen Liang) (4).

Thục Quyên

Nguồn : VNTB, 24/02/2021

Chú thích :

(1) https://www.theguardian.com/world/2020/nov/10/ugur-sahin-and-ozlem-tureci-german-dream-team-behind-vaccine

(2) https://www.who.int/emergencies/diseases/novel-coronavirus-2019/media-resources/science-in-5/episode-21—covid-19—origins-of-the-sars-cov/2/virus

(3) đại đa số các chuyên gia virút học tin rằng SARS-CoV-2 xuất phát từ một virút tìm thấy ở lòai dơi.

(4) https://en.wikipedia.org/wiki/Li_Wenliang

Additional Info

  • Author Thục Quyên
Published in Diễn đàn

Việt Nam với Covid-19 cũng giống như một người ngồi dưới chân đập, khi đập tràn thì người ngồi dưới chân đập có thể không bị ướt, nhưng khi vỡ đập thì người ngồi dưới chân đập hết đường chạy, chỉ có một hệ quả duy nhất là chết. Trong suốt gần năm qua, Covid-19 có vẻ như không hề hấn gì với Việt Nam, đến lần báo động thứ ba này thì mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Vì sao ?

covid1

Khu vực cách ly ở ngõ số 10, phố Trần Văn Giáp, phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương. (Hình minh họa : Nhân Dân)

Ở đây có mấy vấn đề : Vì sao gần một năm qua, tình hình chống dịch tại Việt Nam luôn giữ ngưỡng an toàn ? Các số liệu an toàn về chống dịch tại Việt Nam có xác suất bao nhiêu phần trăm đúng, chính xác ? Và tại sao đợt bùng phát thứ ba này có thể gây vỡ trận với Việt Nam ?

Ở vấn đề thứ nhất, vì Việt Nam quá gần Trung Quốc, người Việt vốn rất ngán ngẫm những gì liên quan đến hai chữ Trung Quốc nên khi nghe Vũ Hán vỡ trận thì hầu hết người Việt đều rất lo lắng, phòng thủ, giá khẩu trang tăng dồn dập, tất cả các loại tinh dầu được cho rằng sẽ ngăn ngừa được virus đều tiêu thụ rất nhanh và tăng giá vùn vụt, từ người giàu cho đến người nghèo đều tích trữ lương thực phòng khi có biến. Và hơn hết, Việt Nam là một quốc gia vẫn còn giữ được nền nông nghiệp chủ đạo, lương thực không bị khan hiếm, hơn nữa các loại thực phẩm và lương thực dành để xuất sang Trung Quốc được giữ tại chỗ, tiêu thụ tại chỗ và lượng cung đột ngột tăng. Chính điều này khiến cho các đợt cách ly, giãn cách đầu tiên diễn ra khá thuận lợi. Vì người dân không chủ quan, phòng chống ráo riết, vì lương thực dự trữ luôn ở mức thừa và có sự hỗ trợ, luân chuyển lương thực kịp thời.

Bên cạnh đó, câu hỏi thứ hai cũng cần được giải quyết rõ ràng, đó là các số liệu an toàn chống dịch tại Việt Nam có đáng tin cậy hay không ? Cho đến thời điểm này, khi một ca nhiễm là lao động Việt Nam sang Nhật Bản, bị phát hiện dương tính và sau đó là hàng loạt ca nhiễm khác thì có vẻ như chỉ số an toàn Covid-19 tại Việt Nam rất đáng nghi ngại. Bởi vì trước khi lên máy bay sang Nhật hay bất kỳ quốc gia nào, người di chuyển phải qua kiểm tra sức khỏe, kiểm dịch. Sau khi mọi thứ an toàn mới được lên chuyến bay. Cô gái là công nhân bay sang Nhật cũng không ngoại lệ. Rõ ràng, ở đây có một sự sai sót từ phía Việt Nam, và điều đó khiến người ta suy nghĩ, đặt dấu hỏi liệu những sai sót này có phải là trường hợp đặc biệt ? Và với bệnh dịch, không có đặc biệt hay bình thường mà chỉ có sai sót hoặc chính xác, nếu chính xác thì có thể phòng chống, ngăn ngừa tốt, nếu sai sót thì mọi thứ có thể bùng nổ. Một khi dịch bùng nổ thì hậu quả của nó khỏi phải nói thêm !

Và, điều đáng sợ hơn cả đã xảy ra, có nghĩa là trạng thái "vỡ đập" Covid-19. Vỡ đập ở đây phải được hiểu là thành trì an toàn trong ý thức người dân đã bị phá vỡ chứ không phải thành trì chống dịch bị vỡ. Thành trì chống dịch bị vỡ là hệ quả tất yếu sau khi thành trì tâm lý/ý thức bị vỡ. Vì, sau hai đợt chống dịch, Việt Nam rơi vào tình trạng tự mãn tột đỉnh, hầu hết cán bộ, đảng viên đều "tự hào" về thành tích chống dịch, giới cán bộ y tế bắt đầu có biểu hiện tự mãn, hách dịch vì những thành tích có được và đặc biệt, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc không ngại ngần tuyên bố rằng "Ngày xưa, cột điện Việt Nam chạy sang Mỹ thì bây giờ, nếu cột điện Mỹ mà có chân, nó cũng sẽ tìm chạy sang Việt Nam", câu nói này ngụ ý tình trạng y tế ổn định và chống dịch tốt của Việt Nam trong lúc Mỹ như dầu sôi lửa bỏng vì Covid-19.

Câu nói tự mãn của Thủ tường Phúc vô hình trung trở thành trái bộc phá đánh thẳng vào thành trì ý thức của người Việt Nam, thay vì tự hỏi liệu chống dịch đến bao giờ, liệu phải làm gì để duy trì chống dịch, liệu phải có kế hoạch tài chính dài hạn ra sao trước tình hình biến động vì dịch của thế giới… ? Thì người ta trở nên chủ quan, vui chơi, hưởng thụ. Nhất là trong dịp Tết, dường như không riêng gì người dân mà cả thành phần cán bộ, trí thức vẫn tỏ ra chủ quan, lơ là trước đại dịch. Ăn nhậu, hát hò, tụ tập đám đông, tổ chức bán pháo hoa, tổ chức hội hè đình đám… Dường như các tỉnh chưa được báo động đều không ngán gì dịch. Và trong cái Tết Tân Sửu này, lượng người di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác có thể nói là không thể quản lý được.

covid2

Một chốt kiểm soát y tế phòng, chống dịch Covid-19 tại thành phố Hải Dương. (Hình minh họa : Nhân Dân)

Chỉ riêng chuyện người Trung Quốc trốn sang Việt Nam không thôi cũng đã khiến cho ngành an ninh Việt Nam phải chạy đôn chạy đáo, tìm tới tìm lui để truy vết, để chặn giữ. Còn chuyện người tỉnh này qua tỉnh khác thì không có an ninh nào quản lý nổi. Ví dụ như người từ Sài Gòn về Quảng Nam, Thừa Thiên Huế hay các tỉnh miền Trung đều có thể lên máy bay nếu không ở các quận báo động. Trong khi đó, ai dám đảm bao không có các tương tác, giao lưu giữa quận này với quận kia ! Và ai dám đảm bảo người từ quận an toàn không hề qua lại với quận bị báo động trước đó ? Mọi thứ hoàn toàn mù mịt. Và việc di chuyển, giả sử có quản lý thì cũng chẳng thể. Tình trạng chuyển xe, thuê/mượn xe từ tỉnh an toàn để đi sang tỉnh khác xảy ra khắp mọi nơi. Ví dụ như người Hà Nội vào Đà Nẵng, các trạm kiểm dịch bên đường chỉ nhìn biển số xe, nếu là xe mang biển số 29 thì cảnh sát giao thông sẽ chặn xe, cho kiểm tra thân nhiệt và có thể đưa đi cách ly. Nhưng, để đối phó tình trạng này, không ít người Đà Nẵng ở Hà Nội trong lúc bị dịch, đã bí mật sang tỉnh Thanh Hóa để thuê xe về Đà Nẵng, thậm chí "kĩ" hơn, người ta đi xe từ Thanh Hóa vào Nghệ An rồi lại đi xe Nghệ An về Đà Nẵng, chẳng mấy ai kiểm tra, chốt chặn gì.

Chỉ riêng vấn đề đi lại trong ba ngày Tết tại các tỉnh thành Việt Nam là không thể quản lý được. Rồi chuyện tụ tập, ăn nhậu, giải trí, hát với nhau, người này chuyền micro cho người khác hát, cứ như vậy, cái micro có thể là đường dẫn tốt nhất trong việc truyền dịch bệnh ở các đám tụ tập tất niên, cưới hỏi, họp lớp, họp mặt đầu năm. Đáng sợ hơn cả, dịch chính là cơ hội để người ta uống rượu bia tốt nhất. Vì khi có báo động dịch, hoạt động kiểm tra nồng độ cồn trong máu của ngành cảnh sát giao thông bị giảm thiểu tối đa, người ta bắt đầu chủ quan, ăn uống, thậm chí uống rượu bia rồi vẫn cầm vô lăng lái xe hơi. Và khi tình trạng chủ quan, lơ là diễn ra khắp mọi ngõ ngách thì khó lòng để nói rằng dịch không luân chuyển từ nơi này sang nơi khác.

Một cái Tết mà mọi thứ hoạt động mặc dù không được nhà nước đồng tình nhưng vẫn diễn ra khắp mọi nơi, người ta vẫn đi chơi, vẫn thoải mái, nếu cẩn thận một chút thì đeo khẩu trang trong các đám đông… thì liệu nó có an toàn trong việc phòng chống dịch ? Không, câu trả lời là quá nguy hiểm, bởi thành trì ý thức trong người dân đã bị đánh sập, một khi thành trì này bị đánh sập thì mọi thứ phòng chống chỉ có tính vá víu, tạm bợ, đối phó tức thời. Và điều đáng sợ khác là hầu hết cán bộ địa phương tại Việt Nam đều có trình độ tri thức rất yếu kém, xài bằng giả nhiều, nên việc cập nhật về phòng chống dịch của họ cũng méo mó. Ví dụ như dễ thấy nhất là tỉnh Hải Dương hiện tại và hầu hết các trạm cách ly trước đây đều để những người cần cách ly sống chung trong một khu, các sinh hoạt, tương tác hằng ngày của họ có thể gây nhiễm chéo nếu như trong số họ có người dương tính.

Tôi chứng kiến một trạm trưởng trạm y tế xã, người chỉ huy kĩ thuật của một chốt kiểm dịch và một trung tâm cách ly ở một xã miền Trung trong đợt chống dịch lần 2. Khi chứng kiến hành trạng của ông này, tôi quyết định sẽ không có bất kỳ tiếp xúc gần nào với ông, bởi thái độ chủ quan, lơ là, làm để lấy thành tích chứ không đảm bảo vệ sinh an toàn chống dịch của ông ta khiến tôi rất lo rằng nếu trong những người cách ly này có một người dương tính thì xem như xong. Cái bài chống dịch lùa hàng loạt người vào khu cách ly, trích tiền công quĩ và kêu gọi đoàn thể, hội đoàn nấu ăn, tiền hô hậu ủng của các chính quyền địa phương chỉ cho thấy tính thiếu an toàn và tính phong trào, lấy thành tích quá cao nhưng hiệu quả thì khó lường.

Và với kiểu làm việc này, chắc chắn sẽ không có độ bền, khi chưa có dịch thực sự thì mọi thứ náo động, hội này, đoàn nọ nấu cơm, mang cơm, chụp hình, kêu gọi quyên góp… Nhưng khi dịch thực sự xảy ra thì mọi thứ bắt đầu mỏi, tính vô trách nhiệm và xôi thịt hiện ra rất rõ, đến suất ăn hằng ngày của người đang cách ly cũng bị cắt xén thê thảm, và không chừng, khi thực sự bùng vỡ như Vũ Hán ở bất kì tỉnh nào tại Việt Nam, thì kẻ hốt của bỏ chạy đầu tiên chính là các cán bộ phòng chống dịch. Nghĩa là họ cắt xén, gom lương thực cho bản thân, gia đình, người thân của họ để đảm bảo sống sót, các khu cách ly sẽ bị bóc đến lớp cuối cùng. Chuyện này đã xảy ra khá nhiều trong các hoạt động cứu trợ, từ thiện sau thiên tai. Bởi chống dịch có chỉ đạo và sách lược nhà nước, chính phủ nên mọi chuyện vẫn chưa đến nỗi lộn xộn khi tình hình còn quản lý được. Trường hợp vỡ trận thì khó mà lường được chuyện gì xảy ra !

Sau Tết Tân Sửu, mọi thứ vẫn là một ẩn số đầy bí hiểm. Mọi người nên hết sức cẩn thận, đừng chủ quan lơ là giây phút nào !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 17/02/2021

Additional Info

  • Author Viết từ Sài Gòn
Published in Diễn đàn