Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 11/01/2021 là đúng một năm ngày Trung Quốc có ca tử vong đầu tiên vì Covid-19. Dịch bệnh, do một loại virus corona mới gây ra, đã xuất hiện ở Vũ Hán từ những tháng cuối của năm 2019, nhưng trong một thời gian dài, thông tin đã bị ém nhẹm. Mặc dù chính quyền Trung Quốc đã nhanh chóng phong tỏa toàn bộ thành phố Vũ Hán, nhưng dịch Covid-19 đã dần dần lan ra cả thế giới.

covi1

Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt của cư dân trong một khu vực có bệnh nhân mới bị nhiễm Covid-19 tại thành phố Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Ảnh chụp ngày 26/07/2020.  Reuters - Stringer

Một năm sau, trong khi rất nhiều nước, nhất là Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha…, đang vất vả đối phó với các làn sóng dịch liên tiếp ập tới, thì tại Việt Nam, quốc gia nằm sát cạnh Trung Quốc, dịch bệnh hầu như không đáng kể : cho đến nay, theo các số liệu chính thức, chỉ mới có khoảng hơn 1.500 ca nhiễm Covid-19 (1.512, tính đến ngày 08/01/2021 ) và chỉ mới có 35 ca tử vong, trên tổng số gần 98 triệu dân. Cùng với Đài Loan và Singapore, Việt Nam nằm trong số những quốc gia hiếm hoi ở Châu Á kềm chế dịch rất tốt.

Theo lời bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1, yếu tố đầu tiên đó là Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm về phòng chống dịch bệnh, vì thường xuyên phải đối phó với các dịch bệnh như tay chân miệng, sốt xuất huyết, viêm não… và hệ thống y tế dự phòng đã được thành lập từ lâu. Việt Nam cũng đã sớm đóng cửa biên giới với Trung Quốc ngay khi được biết có dịch virus corona chủng mới ở nước láng giềng phía Bắc, nhờ vậy mà đã chặn đứng con đường lây lan. Nhưng quan trọng hơn hết đó là biện pháp cách ly triệt để đối với những người từ nước ngoài vào :

"Quyết định đóng cửa chính thức biên giới và theo dõi người từ Trung Quốc tới chính là yếu tố làm giảm lây lan. Nếu virus vào trong cộng đồng đã lâu mà chúng ta không biết thì sẽ khó phòng ngừa hơn, cho nên ngay từ đầu việc cách ly quyết liệt, không cho lan ra cộng đồng, là yếu tố gần như quyết định để ngăn ngừa dịch bệnh này.

Nguyên tắc của Việt Nam là tất cả những người nào mà nghi ngờ là mang virus từ bên ngoài về, thì phải bảo đảm người đó ở một khu vực không lây cho cộng đồng trong vòng 14 ngày và tiếp tục ở một khu vực hạn chế tiếp xúc với cộng đồng trong vòng 14 ngày nữa. Với nguyên tắc như vậy, thì bất cứ ai là người từ nước ngoài về, tùy theo giai đoạn, ban đầu là Trung Quốc, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và sau đó là tất cả các nước khác, đều được vừa cách ly, vừa xét nghiệm. Những người nào dương tính thì sẽ được cách ly và được điều trị ở một chỗ riêng. Một điểm nữa, đó là tất cả các tỉnh đều có khu cách ly riêng, và phân bổ người từ nước ngoài về theo từng đợt, để giảm tải cho một khu. Đó là những yếu tố giúp Việt Nam thành công trong việc cách ly diện rộng.

Giai đoạn đầu thì có nhiều người chống đối, nhưng Việt Nam có luật phòng chống bệnh truyền nhiễm thì mọi người phải chấp nhận chuyện đó. Thứ hai là những người nào đi về thì đều có người thân ở đây. Chính những người thân hiểu vấn đề, cho nên mới khuyên những người bị cách ly đó phải hợp tác.

Việc cách ly ban đầu là do Nhà nước lo hết. Bây giờ mới mở ra thêm những nơi cách ly tự nguyện, tức là phải trả tiền thêm, ở một khu vực nhất định và phải chịu sự kiểm soát về y tế, về mức độ tiếp xúc, để không lây lan ra cộng đồng. Những yếu tố đó khiến không ai phản ứng về chuyện cách ly nữa".

Theo số liệu do bộ Y Tế Việt Nam cung cấp ngày 08/01/2021, hiện nay, tổng cộng có gần 18.600 người đang được cách ly ngừa Covid-19 hoặc đang được theo dõi y tế ở Việt Nam. 

Để có thể cách ly số đông người, trong giai đoạn đầu, Việt Nam thậm chí huy động cả các doanh trại, trường quân sự. Trở về Việt Nam vào tháng 03/2020, nữ sinh viên Châu Minh đã được đưa đi cách ly tập thể tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sơn Tây, trong 14 ngày. Trả lời RFI Việt ngữ ngày 07/01/2020, cô kể lại trải nghiệm trong những ngày cách ly đó :

"Trong thời gian này, chúng tôi không phải đóng bất kỳ chi phí gì, toàn bộ đều do Nhà nước lo. Nơi tôi được cách ly là một cơ sở khá là rộng rãi, khang trang và rất sạch sẽ, với sức chứa hơn 300 người, mỗi phòng có 16 người, với 8 giường tầng. Mỗi hai phòng như vậy dùng chung một nhà vệ sinh rất rộng, sạch sẽ, với đầy đủ nước nóng. Mỗi hai ngày có nhân viên đến phun thuốc khử khuẩn tất cả các phòng. Toàn bộ các đồ dùng vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội…, đều được cấp miễn phí để tránh sự lây nhiễm từ bên ngoài.

Ở đây có lắp đặt Internet, nhưng nếu chúng tôi yêu cầu thì có thể được mua thẻ điện thoại, hoặc xin nếu cần. Mỗi ngày chúng tôi được cấp 3 suất ăn với đầy đủ chất dinh dưỡng : thịt, rau, canh…, do bộ đội mang đến các phòng. Ở đây chúng tôi được trải nghiệm giờ giấc sinh hoạt của bộ đội : 6 giờ sáng có người bắc loa kêu chúng tôi dậy tập thể dục. Tôi thấy bộ đội phải dậy rất sớm để chuẩn bị suất ăn, đóng gói, rồi đưa đến các phòng vào khoảng 7 giờ sáng. Sau đó, có đoàn y tế đến để đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe và phát khẩu trang miễn phí cho mỗi người. Ở đây chúng tôi phải đeo khẩu trang mọi lúc và hạn chế tiếp xúc với người khác".

Ngoài việc cách ly triệt để như vậy, thành công của Việt Nam trong việc kềm chế dịch Covid-19 còn là nhờ việc truy tìm sát sao những ca tiếp xúc gần (F1) với bệnh nhân Covid để xét nghiệm và cách ly luôn nếu cần. Thậm chí người ta còn truy ra cả người tiếp xúc gần với F1, tức là F2. Những người bị "dán nhãn" F2 thì được yêu cầu cách ly tại nhà trong khi chờ kết quả xét người F1.

Thành ra hiện nay có rất ít ca lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam bây giờ chủ yếu là từ bên ngoài, tức là những ca ngoại nhập. Do việc nhập cảnh qua các cửa khẩu hàng không bị kiểm soát chặt chẽ, đã từng có những vụ nhập cư lậu mà Việt Nam không chặn được, như vụ xảy ra ở Đà Nẵng vào mùa hè năm ngoái, đa số là người Trung Quốc. Từ tháng 3 đến nay, Việt Nam vẫn tạm ngưng phần lớn các chuyến bay thương mại từ nước ngoài. Chỉ có một số tuyến hàng không từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan trên nguyên tắc đã được mở lại từ ngày 15/09/2020 và các tuyến từ Lào và Cam Bốt được mở lại từ ngày 22/09. Nhưng chỉ sau hai chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam, toàn bộ các tuyến đường đó lại bị tạm ngưng từ tháng 10 do phương thức quản lý, cách ly khách từ các chuyến bay chưa thống nhất, nên các hãng hàng không phải chờ hướng dẫn cụ thể.

Gần đây, ngày 05/01/2021, Việt Nam cũng đã tạm ngưng các toàn bộ chuyến bay từ những quốc gia có những ca nhiễm biến thể mới của virus corona gây bệnh Covid-19, đầu tiên là từ Anh Quốc và Nam Phi. Đây là hai nước mà biến thể mới của virus được phát hiện và nay đã lan sang một số nước khác, kể cả ở Việt Nam, theo lời bác sĩ Trương Hữu Khanh :

" Ban đầu Việt Nam cũng có một ca, nhưng ca đó được phát hiện ngay trong khu cách ly. Diễn biến của một virus theo hướng lây lan nhanh hơn là điều tất yếu. Thứ hai là nếu nó đã ở Anh, thì nó sẽ lan ra khắp nơi, tại vì nó sẽ là virus có ưu thế hơn các virus dòng trước, nó lây nhanh thì sẽ lấn át các virus cũ. Ngay khi bên Anh có virus biến thể mới thì Việt Nam đã chuẩn bị thiết bị vật liệu để phát hiện virus đó. Rõ ràng là chúng ta đã phát hiện một ca, nhưng là ở trong khu cách ly. Điều này cho thấy là việc phòng ngừa phải ráo riết, quyết liệt hơn, đừng để virus lan ra cộng đồng, vì nếu lan nhanh ra cộng đồng, nó sẽ lây nhanh đến các đối tượng nguy cơ, gây nhiều tử vong ở các đối tượng đó. Thành ra Việt Nam phải quyết liệt hơn trong việc ngăn các nguồn lây ngoại lai đến Việt Nam. Nếu có thì phải đuổi cho nhanh để ngăn được dòng virus lây nhanh này".

Chính vì đã kềm chế được dịch mà Việt Nam đã không vội vã đặt mua vac-xin ngừa Covid-19. Hơn nữa việc đặt mua trước có rất nhiều rũi ro về tài chính mà Việt Nam không thể kham nổi. Mãi đến gần đây, ngày 04/01, chính phủ Việt Nam mới thông báo đồng ý sẽ mua 30 triệu liều vac-xin của hãng AstraZeneca và cho biết đang tìm mua vac-xin từ các nguồn khác, kể cả của Pfizer.

Cũng nhờ dịch Covid-19 được kềm chế như vậy, và cũng nhờ thời gian phong tỏa kéo dài chưa tới 3 tháng, mà kinh tế của Việt Nam đã không bị rơi vào suy thoái trong năm 2020 và Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi trên thế giới đạt mức tăng trưởng dương (2,9%). Kinh tế Việt Nam đang nhanh chóng phục hồi, đến mức mà thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng trước đã đề ra chỉ tiêu tăng trưởng đến 6,5% cho năm nay. Tuy nhiên, do các biện pháp hạn chế và do việc đóng cửa biên giới kéo dài, ngành du lịch đã bị thiệt hại rất nặng nề và ngành hàng không cũng lao đao không kém.

Mặt khác, do Việt Nam vẫn tạm ngưng phần lớn các chuyến bay quốc tế, cho nên rất nhiều công dân Việt Nam còn bị kẹt ở nước ngoài. Từ tháng 4 năm ngoái, chính phủ Hà Nội đã tổ chức nhiều chuyến bay để hồi hương các công dân này, với vé do họ phải trả. Theo các số liệu của chính phủ, được tờ nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn ngày 08/01/2021, trong vòng 8 tháng, đã có khoảng 65.000 người Việt Nam được hồi hương trên tổng cộng 235 chuyến bay. Nhưng nỗ lực này không đủ để đưa về nước tất cả những người đang tuyệt vọng tìm đường hồi hương.

Đối với những người đã được hồi hương, theo lời ông Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, được nhật báo Hồng Kông trích dẫn, thách đố lớn nhất đó là tìm lại việc làm và mất thu nhập. Cho nên trong số những người này đã có rất nhiều ca rối loạn tâm thần, trầm cảm, bi quan, thậm chí có người đã tự tử.

South China Morning Post nhắc lại là nhiều gia đình Việt Nam sống nhờ vào tiền của lao động ở nước ngoài gởi về. Năm 2019, số tiền mà những người này gởi về Việt Nam lên tới 17 tỷ đôla, nhưng con số năm 2020 theo dự báo sẽ giảm 7,6%, do có ít lao động ra nước ngoài làm việc trong tình hình dịch Covid-19. Theo các số liệu do báo chí Việt Nam cung cấp, trong 11 tháng đầu năm ngoái chỉ có khoảng 54.300 lao động ra nước ngoài làm việc, sụt giảm rất nhiều so với con số 148.000 của năm 2019.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 11/01/2021

Additional Info

  • Author Thanh Phương
Published in Diễn đàn

Điều tra của WHO về virus Covid-19 :  Thái độ bất hợp tác của Trung Quốc

Thanh Phương, RFI, 12/01/2021

Mặc dù Trung Quốc cuối cùng đã để cho một phái đoàn các nhà khoa học của Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO ) đến nước này để điều tra về  nguồn gốc của virus corona gây bệnh Covid-19, nhưng trên thực tế, chính quyền Bắc Kinh đã liên tục gây khó dễ cho phái đoàn điều tra.

vuhan1

Triển lãm về phòng chống Covid-19 ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 31/12/2021. Reuters – Tingshu Wang

Từ mùa xuân năm ngoái, WHO đã yêu cầu được đến Trung Quốc để điều tra, nhưng mãi đến thứ Năm 14/01/2021, một phái đoàn gồm 10 nhà khoa học quốc tế mới được phép đến nước này. Nhiệm vụ của họ chỉ là cố gắng truy tìm nguồn gốc của virus để hiểu được là nó đã lây sang người như thế nào.

Không nhằm tìm "thủ phạm"

Việc truy tìm nguồn gốc của virus rất quan trọng để giúp ngăn ngăn chận sự bùng phát của một đại dịch mới, đồng thời giúp cho thế giới đề ra những biện pháp phòng ngừa đối với loài súc vật này hay súc vật kia, cấm săn bắt, chăn nuôi chúng và tránh sự tiếp xúc giữa chúng với con người. Phần lớn công việc của các nhà khoa học sẽ là xác định "mắc xích còn thiếu" đã giúp cho virus SARS-CoV-2 từ một loài dơi lây lan sang người. Nhưng các thành viên của phái đoàn cũng tuyên bố là họ sẽ nghiên cứu mọi giả thuyết, tức là gián tiếp không loại trừ khả năng virus đã thoát ra từ một trong những phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán.

Hôm qua, giám đốc đặc trách các vấn đề khẩn cấp y tế của WHO Michael Ryan đã nhấn mạnh mục tiêu của phái đoàn điều tra không phải là nhằm tìm ra "thủ phạm", tức là không nhằm cáo buộc bất cứ định chế nào hay bất cứ quốc gia nào. Nhưng chính quyền Bắc Kinh vẫn cứ lo ngại là trách nhiệm của họ trong việc để đại dịch lây lan ra toàn cầu sẽ bị phơi bày ra trước thế giới.

Vấn đề, là thời gian càng trôi qua, Trung Quốc càng không chấp nhận bị xem là quốc gia mà từ đó virus xuất phát. Chính vì có suy nghĩ như vậy cho nên Bắc Kinh đã tìm đủ mọi cách để cản trở công việc của phái đoàn các nhà khoa học quốc tế.

Gây khó khăn ngay từ đầu

Để chuẩn bị cho chuyến đi của phái đoàn điều tra quốc tế, mùa hè vừa qua, một nhà dịch tễ học và một chuyên gia y tế động vật đã đến Trung Quốc. Từ thời điểm đó, 10 chuyên gia của phái đoàn điều tra đã có thể họp qua mạng với các nhà khoa học Trung Quốc. Tuy nhiên, theo báo Le Monde, ngay từ đầu, đã có những cuộc mặc cả gay go giữa Trung Quốc với WHO về việc thành lập phái đoàn chuyên gia điều tra. Phái đoàn này gồm 10 chuyên gia có uy tín trong các lĩnh vực của họ, đến từ các nước Đan Mạch, Anh Quốc, Úc, Nga, Đức, Hoa Kỳ, Qatar, Nhật Bản và Việt Nam. Nhà khoa học Việt Nam tham gia phái đoàn là ông Nguyễn Việt Hùng, chuyên gia về sức khỏe cộng đồng. Ngay cả sau khi đã thống nhất với nhau về thành phần của phái đoàn điều tra, ngày giờ chuyến đi của phái đoàn điều tra đã không được xác định rõ ràng. Ban đầu WHO chỉ thông báo là chuyến đi sẽ diễn ra "vào tuần lễ đầu của tháng 01/2021". Chuyến đi theo lẽ đã bắt đầu từ thứ Tư tuần trước, nhưng vào giờ phút chót, nhiều thành viên phái đoàn mới biết là họ vẫn chưa được cấp thị thực nhập cảnh Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm đó đã biện minh rằng sự trễ nải chỉ là vấn đề hành chánh "Việc truy tìm nguồn gốc là rất phức tạp. Để bảo đảm cho công việc của nhóm chuyên gia quốc tế được suôn sẻ, cần phải tuân thủ các thủ tục cần thiết và cần có những sắp xếp đặc biệt. Hiện giờ, hai bên đang thương lượng về vấn đề này".

Lãnh đạo của WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, vốn vẫn bị chỉ trích là quá thân thiện với Bắc Kinh, lúc đó đã không giấu được vẻ bực bội : "Tôi rất thất vọng về thông tin này, bởi vì hai thành viên của phái đoàn đã bắt đầu đi, những thành viên khác vào giờ chót lại không thể đi được".

Nay thì vấn đề đã được giải quyết xong và bộ Y Tế Trung Quốc hôm qua vừa thông báo là các nhà điều tra của WHO sẽ đến Trung Quốc vào thứ Năm tuần này và phái đoàn sẽ "tiến hành các cuộc nghiên cứu chung với các nhà khoa học Trung Quốc về nguồn gốc của virus". Nhưng Bắc Kinh vẫn không cho biết chi tiết về diễn tiến của cuộc điều tra.

Khuôn khổ hoạt động hạn chế

Người ta chỉ được biết là chuyến đi của các nhà khoa học quốc tế sẽ kéo dài từ 5 đến 6 tuần, trước hết là sẽ đến thành phố Vũ Hán, thành phố đầu tiên trên thế giới bị cách ly từ ngày 13/01/2020 và cũng là nơi có ca tử vong đầu tiên do Covid-19 được thông báo cách đây một năm, ngày 11/01/2020. Vấn đề là khi đặt chân đến lãnh thổ Trung Quốc, phái đoàn của WHO sẽ bị cách ly 2 tuần ! Đi chỉ có mấy tuần, mà lại mất 2 tuần cách ly, thì thời gian sẽ quá hạn hẹp để các nhà khoa học có thể truy tìm cặn kẽ nguồn gốc của dịch bệnh. Họ phải đợi đến cuối tháng mới đến được Vũ Hán, thành phố bị nghi là nơi xuất phát virus gây bệnh Covid-19. Hiện chưa biết là họ có được phép đi vào chợ buôn bán súc vật ở Vũ Hán, nơi từng là tâm điểm của đại dịch. Chợ này đã bị đóng cửa, được tẩy trùng và nay đã bị bít kín hoàn toàn.

Các nhà khoa học vẫn nghĩ rằng vật chủ nguyên thủy của virus gây bệnh Covid-19 là loài dơi, nhưng họ chưa biết con vật trung gian nào đã truyền virus sang người. Nhưng do Trung Quốc đã đợi đến nay mới cho phép các nhà khoa học quốc tế đến tiến hành điều tra độc lập, những dấu vết đầu tiên rất có thể sẽ không còn nữa.        

Ấy là chưa kể khi thương lượng về việc thành lập phái đoàn, phía Bắc Kinh đã buộc được WHO nhượng bộ về khuôn khổ hoạt động của các nhà điều tra. Đặc biệt, thỏa thuận giữa Trung Quốc và tổ chức của LHQ có ghi rõ là cuộc điều tra của các nhà khoa học quốc tế "sẽ dựa trên những thông tin đang có và sẽ bổ sung các thông tin đó, hơn là làm trùng với với các nỗ lực hiện có". Nói cách khác, các nhà điều tra của WHO phải dựa trên, ít ra là một phần, các kết quả điều tra của phía Trung Quốc, chứ không được tự họ tiến hành một số phân tích. Họ sẽ làm việc trên các mẫu do các nhà khoa học Trung Quốc cung cấp.

Virus là từ bên ngoài vào ?

Không biết các chuyên gia quốc tế sẽ điều tra như thế nào trong lúc mà nước chủ nhà vẫn khẳng định họ không có liên can gì đến nguồn gốc đại dịch ! Trả lời phỏng vấn trên báo chí chính thức ngày 02/01/2021, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã khẳng định rằng "ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy là đại dịch rất có thể là do những phát tán riêng lẻ từ nhiều nơi trên thế giới". Nói cách khác, thay vì nhìn nhận đã chậm trễ trong việc thông báo các ca nhiễm đầu tiên vào tháng 12/2019 và trong việc chính thức nhìn nhận virus có thể lây từ người sang người vào tháng 1/2020, Bắc Kinh kể từ nay để cho hiểu là virus gây bệnh Covid-19 là đến từ nơi khác và chính họ đã báo động cho thế giới về đại dịch này ! Báo chí chính thức gần đây còn đua nhau khẳng định virus có thể đã nhập vào Trung Quốc qua bao bì các thực phẩm đông lạnh. Trong khi đó, các công trình nghiên cứu của thế giới đã cho thấy là mọi loại virus corona đang lan truyền hiện nay trên thế giới đều có nguồn gốc từ virus xuất hiện vào tháng 09/2019 ở Vũ Hán.

Bên cạnh đó, chế độ Bắc Kinh cũng đã lợi dụng khủng hoảng Covid để củng cố quyền lực của họ, đồng thời trấn áp những tiếng nói chỉ trích.

Cuối tháng 12 vừa qua, các lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tự khen ngợi họ về thành công trong việc kềm chế dịch Covid-19, khẳng định đó là nhờ "vai trò quyết định" của Đảng. Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ và kết án tù ít nhất 8 người dám chỉ trích chính sách của chính phủ vào lúc khởi đầu dịch Covid-19. Trường hợp mới nhất là nhà báo công dân Trương Triển đã lãnh án 4 năm tù vào cuối tháng 12 vì đã đăng trên mạng các bài tường thuật về tình hình dịch Covid-19 tại Vũ Hán trong những ngày đầu.

Trong bối cảnh như vậy, theo lời một thành viên của phái đoàn, chuyên gia về bệnh động vật truyền sang người Fabian Leendertz, thuộc Viện Robert Koch của Đức, không nên chờ đợi là chuyến đi đầu tiên của phái đoàn điều tra trong tháng 1 sẽ đạt được ngay các kết quả cụ thể. Nhưng ông hy vọng phái đoàn sẽ có thể trở lại Trung Quốc với một "kế hoạch cụ thể" cho giai đoạn 2 của cuộc điều tra.

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 12/01/2021

************************

Covid-19 : Một năm sau khi bùng lên ở Vũ Hán, Trung Quốc, nguồn gốc virus vẫn chưa rõ ràng

Trọng Nghĩa, RFI, 11/01/2021

Hôm 11/01/2021 là đúng một năm ngày ca tử vong đầu tiên vì Covid-19 chính thức được ghi nhận tại Vũ Hán (Trung Quốc). Từ ngày 11/01/2020 đến nay, con virus corona chủng mới, với tên khoa học là SARS CoV2, đã lây lan ra toàn thế giới, giết chết hơn 1,9 triệu người.

vuhan2

Trên một phố tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, ngày 01/01/2021.  AFP – Noel Celis

Theo thống kê của hãng tin Anh Reuters, trên toàn thế giới, số ca nhiễm đã vượt qua mốc 90 triệu người vào hôm nay. Theo khu vực, Châu Âu là nơi bị nặng nhất với 25 triệu ca vượt qua hồi tuần trước, theo sau là Bắc Mỹ (22,4 triệu) và Châu Mỹ Latinh (16,3 triệu).

Tính theo quốc gia, dựa trên số liệu của Đại Học Mỹ Johns Hopkins, nước Mỹ đi đầu với hơn 22 triệu ca nhiễm, tiếp theo là Ấn Độ với hơn 10 triệu ca, và Brazil với hơn 8 triệu. Nga đứng thứ tự với gần 3,4 triệu, theo sau là Anh với hơn 3 triệu.

Bi thảm hơn là số người chết vì Covid-19, đã vượt mức 1,9 triệu nạn nhân, và đang chạm gần đến mốc biểu tượng 2 triệu người. Hoa Kỳ cũng là nước có số tử vong cao nhất (374.784), tiếp theo là Brazil (203.100), Ấn Độ (151.160), Mêhicô (133.706) và Vương quốc Anh (81.561).

Điều đáng nói là cho đến giờ, nguồn gốc chính xác của con virus corona chủng mới vẫn chưa được biết rõ.

Đặc phái viên RFI Stéphane Lagarde đã đến Vũ Hán và thử tìm hiểu xem người dân thành phố này biết gì về nguồn gốc của con virus mà nhiều người gọi là virus Vũ Hán :

Chung quanh khu chợ là những bức tường xanh, dưới một chiếc lều bạt ở ngã tư có một viên cảnh sát canh gác : Một năm sau khi đại dịch bắt đầu, chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán vẫn không được mở ra cho công chúng. Trong một chiếc áo khoác màu cam dạ quang, một nữ công nhân làm đường 56 tuổi khẳng định rằng : "đã gần một năm rồi, không còn virus ở chợ này nữa. Họ đã dọn dẹp mọi thứ. Không có cửa hàng nào được mở cửa. Mọi thứ đều đóng cửa, đều được xây tường bịt kín".

Về mặt lý thuyết, ổ dịch đầu tiên được ghi nhận và đã được tẩy trùng này có thể nằm trong số những nơi mà nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới WHO sẽ đến thăm, cũng như là phòng thí nghiệm của Trung Tâm Phòng Ngừa Dịch Bệnh ở bên cạnh.

Để hỏi xem virus đến từ đâu, chúng tôi đã gặp ngay trước chợ một sinh viên 22 tuổi, vốn mong muốn được tiếp tục học tập tại Hoa Kỳ. Đối với anh khó mà có câu trả lời rõ ràng : "Ông hỏi virus từ đâu đến, và ông nghĩ rằng nó xuất phát từ đây à ? Lúc đầu, quả đúng là mọi người đều nghĩ như vậy, nhưng bây giờ nhiều người tin rằng virus đến từ Châu Âu. Tóm lại không ai biết rõ và để khẳng định, bạn cần bằng chứng và điều đó có thể mất 10, 20 năm".

Bằng chứng cũng là điều mà một bà bán đồ chơi cho du khách trên các chiếc phà vượt song Dương Tử gần đấy đòi hỏi : "Chỉ có bằng chứng khoa học mới biết được nguồn gốc của virus corona. Và tôi đọc thấy trên internet là con virus thực ra đến từ nước ngoài. Từ ngày Vũ Hán không có trường hợp nhiễm Covid nào, phi cơ từ ngoại quốc đã quay trở lại Trung Quốc và các trường hợp nhiễm virus mới lại xuất hiện".

Phải nói là từ nhiều tháng nay, một giả thuyết về việc virus corona không phải xuất xứ từ Trung Quốc mà là ở nước ngoài, đã được một số phương tiện truyền thông và chuyên gia Trung Quốc nhắc lại. Một phái bộ của WHO đang chờ được đến Vũ Hán để điều tra.

Trung Quốc đã bật đèn xanh cho phái đoàn WHO

Nhóm chuyên gia quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được giao nhiệm vụ điều tra nguồn gốc của đại dịch Covid-19 sẽ đến Trung Quốc vào ngày 14/01/2021. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã xác nhận tin trên vào hôm nay, 11/01, nhưng không cho biết chi tiết về hành trình của phái đoàn.

Phái đoàn chuyên gia của WHO lẽ ra đến Trung Quốc từ đầu tháng, nhưng chuyến đi đã bị trì hoãn do việc Bắc Kinh không cấp visa, điều mà Trung Quốc biện minh là do "hiểu lầm".

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 11/01/2021

Additional Info

  • Author Thanh Phương, Trọng Nghĩa
Published in Diễn đàn

Dịch Covid-19 không có dấu hiệu thuyên giảm ở Hoa Kỳ, quốc gia bị tác động nặng nhất thế giới. Ngày 01/01/2021, Mỹ đã vượt ngưỡng 20 triệu ca nhiễm và hơn 346.000 người chết vì virus corona.

covi1

Một bệnh viện ở Houston, Texas, Hoa Kỳ, tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 vào ngày cuối của năm 2020. Reuters – Callaghan O'Hare

Hy vọng miễn dịch được đặt trọn vào chiến dịch tiêm chủng khởi động từ ngày 14/12/2020. Tuy nhiên, với gần 3 triệu người được chích mũi đầu tiên, chiến dịch tiêm chủng không đạt tiến độ theo mong muốn là 20 triệu người trong vòng hai tuần cuối năm 2020.

Theo AFP, thành phố Los Angeles, đông dân nhất Hoa Kỳ, cũng là một trong những ổ dịch lớn nhất nước. Để cảnh báo người dân, từ thứ Năm 31/12/2020, chính quyền thành phố này đã tung chiến dịch chớp nhoáng trên mạng Twitter, cứ 10 phút lại tưởng niệm một nạn nhân Covid-19.

Điều lo ngại là số ca nhiễm mới và số ca tử vong sẽ không thuyên giảm trong những tháng tới, vì biến thể của virus corona (VOC 202012/01) được phát hiện tại Anh, bắt đầu lây lan ở Mỹ. Các bang Colorado, California và Florida đã phát hiện nhiều bệnh nhân nhiễm biến thể virus mới, lây lan dễ hơn và nhanh hơn. Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia, không tỏ ra ngạc nhiên và cho rằng biến thể VOC 202012/01 "có thể đã lây lan ở nhiều bang khác".

Sau khi có thông tin biến thể mới của virus corona xuất hiện tại bang Florida, Philippines đã ra quyết định cấm nhập cảnh đối với mọi hành khách đã lưu trú tại Hoa Kỳ 14 ngày trước đó. Lệnh cấm có hiệu lực từ Chủ Nhật 03/01 đến ngày 15/01/2021.

Biến thể VOC 202012/01 cũng đã xuất hiện tại Việt Nam. Sáng 02/01, Bộ Y tế thông báo "bệnh nhân 1435" là một phụ nữ từ Anh Quốc về Việt Nam ngày 22/12/2020 và được cách ly tập trung tại Trà Vinh ngay khi nhập cảnh sân bay Cần Thơ.

Thu Hằng 

Additional Info

  • Author Thu Hằng
Published in Quốc tế
lundi, 04 janvier 2021 23:48

Covid 2020 cũng thúc đẩy tiến bộ

Mt ông hàng xóm ca tôi làm ngh sa mái nhà. Chiếc xe "van" ca ông đu ngoài đường viết, "Chúng ta thay đi thế gii : Mi ln mt cái mái nhà !" (We are changing the world. One roof of a time). Năm Covid 2020 ông rt bn rn. Nhiu người không được đi đâu, bèn lo sa cha căn nhà mình . Các ca hàng bán sơn, bán g, bán nhng món đ tu sa nhà ca, khách lái xe ti tp np.

covi1

Zoom Cloud Meeting, mt trong nhng dch v giúp giao tiếp t xa ph biến trong mùa đi dch. Hình minh ha. (Photo : Zoom)

Tt nhiên, năm Covid là mt năm đau bun cho tt c mi người, ti nghip hơn 300 ngàn người đã chết vì bnh dch. Nhưng trong lúc dân M phi nhà, h cũng thay đi, chăm ch lo cho gia đình hơn. Đó là mt h qu đáng mng. Không nhng nhiu cá nhân thay đi, c xã hi cũng thay đi, có v tt hơn.

Bnh dch đã nhiu ln thay đi lch s nhân loi. Năm ngoái, nghe tin Tng thng Trump cm người Châu Âu vào nước M, ký gi Rebecca Nagle đã lên tiếng ng h nhưng vn tiếc lnh cm này tr mt 528 năm !Christopher Columbus đt chân lên min đt mi năm 1,492 ! Khi người Châu Âu "khám phá" ra Châu M, 90 phn trăm dân bn đa chết vì các loi vi trùng nhng bnh dch mà h chưa bao gi biết nên không có kháng th. Bà Nagle gc dân "da đ" Cherokee.

Năm 1347, 12 thương thuyn t Hc Hi đem bnh dch hch ti thành ph Messina trên đo Sicilia nước Ý ri lan qua các nước khác. Sau bn năm, mt phn ba dân s Châu Âu đã chết. T thp niên 1350, các đa ch thiếu người làm vic, phi tr công cho tá đin cao hơn và cho hưởng nhiu quyn t do hơn trước. Gii nm quyn bt đu lo gi gìn v sinh cho xóm làng, th xã, thiết lp các đnh chế y tế công cn. Bi vì khi đám dân đen b bnh thì ông hoàng bà chúa cũng khó thoát.

Bnh dch Covid 2020 cũng đánh thc loài người như vy. Loài virus không phân bit sang hèn, ai cũng như ai. Nhc sĩ jazz "huyn thoi" Ellis Marsalis ca New Orleans qua đi vì Covid t ngày 1 tháng Tư. Sau đó 10 ngày, nhà toán hc ni danh John Horton Conway, Đi hc Princeton, chết mt mình trong bnh vin. Trước cuc tn công ca loài vi khun mi, người M thy rng nhng người không có bo him y tế có th chết sm hơn mình, nhưng chưa biết mình có th thoát không.

Tiu bang Oklahoma s có thêm 215,000 người dân được bo him y tế sau khi chu m rng chương trình Y tế min phí Medicaid vì dân chúng b phiếu đng ý, mc dù ông thng đc và quc hi vn chng không mun tham d chương trình này, t thi Tng thng Obama.

Các tiu bang Connecticut và California đã làm lut buc các xí nghip vi t 5 nhân viên tr lên phi cho h được ngh ít nht 12 tun khi cn săn sóc con mi sinh hoc con cái, v, chng b bnh. California người ngh làm s không được tr lương nhưng xí nghip không được đui h. Ti Connecticut h s được lãnh tr cp, cho ti $780 đô la mt tun ; mt th tin bo him do người lao đng đóng góp na phn trăm (0.5%) lương ca mình.

Cũng liên can đến bnh tt, Tiu bang New York s bt buc ch nhân phi cho công nhân ngh khi b bnh ; sau đó phi nhn h tr li làm vic. Và phi tr lương h trong thi gian bnh, nếu li tc ca doanh nghip trên mt triu đô la và thuê t 5 công nhân tr lên.

Người dân M các tiu bang trên bt đu hưởng nhng th quyn li lao đng như trên, được bao v không thua dân Canada và nhiu nước Châu Âu. Covid đã thúc đy nhiu thay đi trong năm xã hi M. Trong s 50 tiu bang M, mt na đã tăng lương ti thiu trong năm 2020, t Arkansas, Maryland, đến Vermont. Florida cũng chp nhn tăng lên ti $10 đô la mt gi và mi năm s tăng thêm, năm 2026 lên $15.

Vì sng trong cơn đi dch người ta mi thy rõ vai trò ca chính ph rt quan trng, không th nào thiếu ! Nhng người biu tình chng vic đeo mng che ming cũng đành chp nhn khi các tiu bang Arizona, California, Virginia ra lnh cm không được cm đin thoi trong khi đang lái xe, pht nng hơn nếu đang đc, viết trên máy.

Mt thay đi ln nht là nhng tiến b k thut trong tin hc đã xâm nhp vào đi sng dân M vi tc đ nhanh chóng không ai tưởng tượng được. Người ta mua bán và tr tin trên mng, thay vì đến các ca tim, mt phong trào din ra trong năm ba tháng mà đáng l phi ch 10 năm. Nhiu ngân hàng có th đóng ca bt vì các giao dch được thc hin trên mng.

Loài người đã phn ng nhanh chóng t khi gp đi ha Covid. Cuc sng thay đi nh các tiến b k thut tin hc được tìm ra t hàng chc năm nay. Nhng h tng cơ s đ dùng Zoom, hp mt qua mng, đã có t lâu ; nay bng dưng bt phát ch vì cơn đi dch. Các công ty hp qua Zoom, các lp hc, các bui trình din ca nhc, quc hi biu quyết cũng đu đi qua mng.

Tôi đã được bác sĩ chn bnh dù không gp nhau. Đã tham d các bui ngi thin và hc Kinh Pháp Hoa mi tun, qua Zoom. Tu vin Mc Lan, Mississippi đã t chc khóa tĩnh tâm cho 400 thin sinh, qua Zoom. Các cháu tôi chn hc qua mng thay vì đến trường. Con trai tôi, Montreal, làm vic nhà không cn đến s, vn báo tin mi được tăng lương. V chng cu con út New York, ch cn làm vic 2, 3 ngày bnh vin. Cô con ln dy các lp âm nhc hai ln mt tun. Ngày l cui năm còn t chc cho các sinh viên đàn hát. Cũng hoàn toàn qua Zoom. Tt c nhng chuyn đó t nhiên được thc hin, đáng l bình thường phi mt 5, 10 năm mi đt được.

Nhưng đó ch là nhng bước đu. Vì nhng nhu cu mi xut hin do Covid gây ra, người ta s ci thin các k thut cũ và ny ra nhng sáng kiến mi. Trong nhng năm sp ti, vì phi sng và làm vic theo cách mi, s còn nhiu phát trin trong ngành tin hc đ công vic hu hiu hơn.

Trong lch s, các tiến b k thut đu khiến nhiu người lo s. Năm 1812, Lord Byron đc bài din văn ra mt Thượng vin (House of Lord) nước Anh. Ông kch lit đ kích bn d lut pht t hình nhng người phá hoi máy se si dt vi. D lut nhm vào nhng công nhân đang lo mt vic vì b máy thay thế. Các công nhân đó s chết đói, ông báo đng.

Nhưng cô con gái duy nht ca Lord Byron rt thích toán, vt lý hc, và máy móc vì đã được m dy d, sau khi bà lìa b ông chng thi sĩ. Cô Ada là người đã nhit lit tán thán "b máy tính toán" đu tiên (Analytical Engine) do Charles Babbage sáng chế. Nghiên cu b máy đó, năm 1842 Ada đã nêu ý kiến phi biến nó thành mt th máy có th làm tt c các th tính toán, không phi ch cho có các con s mà thôi. Ngày nay ai cũng đng ý Lady Ada Lovelace là m đ ca khái nim v computer, máy vi tính.

Máy đin toán là th "máy ca các máy", đã thay đi đi sng c loài người. Không mt sinh hot nào không đng đến computer, như chính bài viết này. Mt năm 2020 qua, Covid đã đy công dng ca computer ti nhng biên gii mi.

Tt nhiên, thành qu ca nhng tiến b khiến cuc sng thay đi s không được chia s đng đu, như Lord Byron báo đng hơn 200 năm trước. Máy móc vn tiếp tc thay thế con người. Nhng người b máy chiếm mt công vic s chu thit thòi nht. Xã hi s phi tìm cách san s cho đng đu ; đó là mt vn đ chính tr. Quc hi và chính ph M s phi lo câu chuyn này. Nói chung, bây gi cũng vì Covid, đa s người M đã thy vai trò ca chính ph rt quan trng khi cn điu hp xã hi.

Hơn na, năm 2020 đi qua đã đ li mt di sn bt ng, s giúp cho kinh tế M phát trin mnh, có th bt đu trong vòng mt năm. Di sn đó là s tin tiết kim khng l trong túi người dân. Vì b cm cung bi bnh Covid, dân M đã gim bt chi tiêu, bt được $535 t đô la. Nhưng li tc cá nhân ca toàn th dân M đã tăng thêm được $1,030 t m kim. Trong 9 tháng, cho đến hết tháng 11 năm 2020, dân M đã tiết kim được tng cng $1,565 t đô la so vi con s $900 t c năm 2019.

S tin đó, mt phn ln, được đ vô th trường chng khoán, khiến giá các c phiếu tăng lên mc k lc ! Nhưng người M s dư tin tiêu th và đu tư, khi kinh tế bình thường tr li, có th vào cui năm 2021. Khi kinh tế phát trin tt như vy, dân M có th chp nhn mt cách d dàng hơn khi quc hi và chính ph làm các đo lut san s li tc quc gia cho cân bng.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 04/01/2021

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn
mardi, 05 janvier 2021 22:53

2021, vận may của Trung Quốc

"Vac-xin chống Covid-19 là kế hoạch kích cầu hữu hiệu nhất" cho một năm 2021 "đầy rủi ro". Âu-Mỹ phải giải quyết dứt điểm Covid-19 mới hy vọng phục hồi kinh tế. Ngược lại, với tỷ lệ tăng trưởng 8% được dự báo, Trung Quốc thấy rõ vận may ở phía trước. Các viện nghiên cứu đã đưa ra các dự báo như trên trong "quẻ bói" đầu năm.

vanmay1

Tăng cường kiểm tra : Trung Quốc sớm ý thức được là phải triệt để đối phó với Covid-19 để cứu vãn kinh tế.  Greg Baker AFP

Báo La Croix trong số cuối cùng của năm 2020 nêu lên 8 lý do cho phép tin tưởng kinh tế toàn cầu bật dậy trong năm 2021. Hai trong số đó là "Vac-xin xua tan viễn cảnh phong tỏa kinh tế" và "tăng trưởng tại Châu Á khởi sắc trở lại kéo kinh tế toàn cầu đi lên". Hãng bảo hiểm tín dụng Euler Hermes trụ sở tại Paris tin rằng mậu dịch toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại nhờ sự năng động của Châu Á, mà đứng đầu là Trung Quốc, đó là chưa kể với Joe Biden ở Nhà Trắng, đang làm dấy lên hy vọng thế giới bước vào giai đoạn "ít sóng gió hơn" so với những năm tháng dưới chính quyền Trump cho dù Washington tiếp tục duy trì đường lối "cứng rắn với Bắc Kinh".

Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OCDE, tỷ lệ tăng trưởng tại Châu Âu và Mỹ năm nay theo thứ tự đạt 3,6 và 3,2 %. Tổng sản phẩm nội địa của Nhật Bản tăng khoảng 4% cho quãng thời gian từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022 nhờ những gói kích cầu liên tiếp được ban hành trong năm 2020 bắt đầu mang lại hiệu quả. Riêng Trung Quốc sẽ thoải mái nhờ GDP tăng 8%. Các con số của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cũng rất gần với dự phóng của OCDE.

Nhiều bài báo Pháp, Mỹ không ngần ngại cho rằng 2021 sẽ là "năm của Trung Quốc". Trả lời RFI Việt ngữ, chuyên gia về Đông Bắc Á của Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, Antoine Bondaz, đánh giá như thế nào về nhận xét nói trên ?

----------------------

Antoine Bondaz : Điều rõ ràng là ông Tập Cận Bình và chế độ muốn 2021 là năm để phô trương thanh thế của Trung Quốc, phô trương thành công cả về mặt y tế lẫn kinh tế… của nước này. Chắc chắn là tháng Giêng năm nay, nhân kỷ niệm một năm từ khi dịch bệnh bùng phát, Bắc Kinh sẽ tận dụng cơ hội này để chứng minh về tính hiệu quả của hệ thống chính trị Trung Quốc trong việc đối phó với khủng hoảng y tế. Tuy nhiên để biết được 2021 có phải là năm đánh dấu vận may của Trung Quốc hay không, chúng ta cần nhìn sang Hoa Kỳ. Câu hỏi đặt ra là chính quyền Biden sắp tới liệu có giành lại vị trí lãnh đạo thế giới mà Donald Trump đã đánh mất hay không ? Nếu câu trả lời là có thì điều này sẽ bất lợi cho Bắc Kinh.

RFI : Nhìn "bên trong", Đảng cộng sản Trung Quốc đã làm chủ được tình hình như trên vế đối ngoại ?

Antoine Bondaz : Theo tôi, giờ này năm ngoái, tháng Giêng 2020, các quan chức đặc trách về kinh tế Trung Quốc đã thực sự lo lắng về mức độ vững chắc của cỗ máy kinh tế nước này, về khả năng của Đảng cộng sản Trung Quốc xử lý đại dịch, về khả năng đối phó trước làn sóng bất mãn của một phần công luận. Nhưng Bắc Kinh đã nhanh chóng làm chủ lại tình hình và ngay từ tháng 2/2020 đã có thể chưng ra những con số "khả quan" về mặt y tế. Hai chữ khả quan ở đây cần để trong ngoặc kép.

Thêm vào đó, chính quyền đã thâu tóm trở lại các phương tiện truyền thông, có nghĩa là gia tăng các biện pháp kiểm duyệt, tăng tốc các chiến dịch tuyên truyền… Ngày này năm ngoái, không ít nhà quan sát đặt nghi vấn về tương lai chính trị của ông Tập Cận Bình và bắt đầu chú ý xem ai có thể trở thành những đối thủ của ông trước Đại hội Đảng năm 2022. Giờ đây, Tập Cận Bình càng lúc càng cô đơn trên thượng tầng quyền lực nhưng mọi người đã thấy rõ vị thế của Đảng cộng sản Trung Quốc không sợ bị lung lay.

RFI : Vào lúc từ Châu Âu đến Hoa Kỳ và cả Nhật Bản điêu đứng trong năm 2020 và trong những dự phóng lạc quan nhất, giới trong ngành nêu lên tỷ lệ tăng trưởng cho 2021 ở mức từ 3 đến 4%. Riêng Trung Quốc chẳng những cỗ máy xuất khẩu đã không hề hấn gì mà còn hoạt động rất tốt, tăng trưởng trong năm qua ở mức 2% và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế dự phóng GDP của Trung Quốc sẽ mạnh trong năm nay. Làm sao giải thích được sự thành công đó ?

Antoine Bondaz : Thành công về mặt kinh tế của Trung Quốc năm 2020 có được là nhờ khả năng phản ứng nhanh của Bắc Kinh. Ngay từ cuối tháng Giêng năm ngoái, điều rõ rệt nhất là phải giải quyết được vế y tế thì kinh tế mới có thể khởi sắc trở lại. Trớ trêu hơn là hiện tượng "họa người phúc ta". Kinh tế Trung Quốc đã nhanh chóng bật dậy nhờ sự bất lực của Âu, Mỹ trước siêu vi corona. Chính sự kém cỏi của phương Tây đó đã bồi đắp cho tăng trưởng của Trung Quốc, đẩy xuất khẩu Trung Quốc sang Hoa Kỳ lên cao mà không thấy Washington kêu ca gì ! Chỉ nội tháng 11/2020, xuất siêu của Trung Quốc lên tới 75 tỷ đô la. Đó là yếu tố giúp cỗ máy kinh tế nước này nhanh chóng khởi sắc trở lại và Trung Quốc dễ dàng đạt tỷ lệ tăng trưởng 2% trong năm 2020. Trong khi đó thì tại Âu-Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng ở số âm.

Câu hỏi thực sự đặt ra cho năm nay là liệu rằng Bắc Kinh có duy trì được nhịp độ tăng trưởng như vậy nữa hay không ? Tiêu thụ nội địa có tiếp tục kéo kinh tế nước này đi lên hay không ? Trước mắt nhiều yếu tố cho thấy, câu trả lời sẽ là có. 2021 là năm kinh tế Trung Quốc sẽ năng động với đà phục hội nhanh chóng.

RFI : Còn trên mặt trận chiến tranh thương mại với Mỹ thì sao ?

Antoine Bondaz : Điều rất rõ ràng là Trung Quốc chưa bao giờ che giấu tham vọng qua mặt Hoa Kỳ để trở thành cường quốc số 1 thế giới cả về mặt kinh tế lẫn quân sự, về khoa học và công nghệ. Vấn đề đặt ra với Bắc Kinh là Châu Âu và Mỹ không muốn trông thấy kịch bản đó xảy ra. Thành thử cuộc chạy đua tranh giành ngôi vị hàng đầu ấy sẽ tiếp diễn trong nhiều năm nữa và sự cạnh tranh này càng lúc càng gay gắt.

Quan hệ giữa Trung Quốc với các nước công nghiệp phát triển sẽ phức tạp hơn. Ví dụ như từ tháng 11/2020 Trung Quốc đã ra sức ve vãn các nền kinh tế đang phát triển để vừa có thêm vây cánh, vừa tô điểm lại hình ảnh của Bắc Kinh sau đại dịch Covid-19, để đẩy mạnh giao thương và mở rộng thêm nữa ảnh hưởng của Trung Quốc. Có thể nói trước mắt, Trung Quốc chú trọng nhiều vào các nước đang phát triển, dùng cả lá bài kinh tế lẫn ngoại giao, y tế… để chiêu dụ những nước này.

RFI : Có thể cho rằng virus corona đã tăng cường thêm sức mạnh kinh tế cho Trung Quốc hay không ?

Antoine Bondaz : Đà vươn lên và sức mạnh được củng cố của Trung Quốc đã tăng tốc lên một cấp nữa trong những tháng gần đây kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Vấn đề cốt lõi ở đây là hình ảnh của Trung Quốc đã xấu đi. Quốc tế càng lúc càng ý thức được là đã quá lệ thuộc vào Bắc Kinh. Công luận cũng đã thức tỉnh trước mối quan hệ bất cân đối giữa Trung Quốc với bất kỳ một đối tác nào, kể cả như Úc hay Châu Âu. Về phía Âu - Mỹ và các nền kinh tế công nghiệp phát triển, giải pháp tốt nhất để làm đối trọng với Trung Quốc, để ngăn chận ảnh hưởng càng lúc càng lớn của Bắc Kinh là phải nhanh chóng thoát khỏi khủng hoảng y tế. Tiếc rằng kịch bản này chưa thể xảy ra trong những tuần lễ hay những tháng sắp tới !

Tình trạng đói nghèo gia tăng

Báo cáo gần đây của Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD/CNUCED) lo ngại virus corona đẩy một phần nhân loại vào cảnh bần cùng. Do tác động khủng hoảng y tế và kinh tế, có thêm 32 triệu người trên hành tinh sống với thu nhập dưới ngưỡng 2 đô la một ngày ; 47 quốc gia nghèo nhất trên thế giới lâm vào tình cảnh "tệ hại nhất" từ 3 thập niên qua. Tại những nước đã nghèo khó này, Covid-19 còn cướp đi thêm 2,6% thu nhập bình quân đầu người.

Bất bình đẳng trước vac-xin chống virus

Trung tuần tháng 12/2020, một nghiên cứu của đại học John Hopkins công bố báo động hơn 20% dân số địa cầu phải đợi ít nhất đến năm 2022 mới được tiếp cận với vac-xin chống virus corona, do hơn 50% lượng thuốc xuất khẩu trong năm 2021 đã được các nước giàu đặt mua từ trước khi vac-xin được sản xuất.

Tính đến ngày 15/11/2020, 13 viện bào chế sản xuất thuốc đã nhận được đơn đặt hàng mua trước 51% vac-xin sẽ được sản xuất trong năm. Khối lượng này được dự trù phục vụ 14% dân số địa cầu. 85% còn lại phải tự xoay sở với 49% thuốc còn lại !

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 05/01/2021

Additional Info

  • Author Antoine Bondaz, Thanh Hà
Published in Diễn đàn

Năm 2020 đã đi qua. Đây là một năm có nhiều sự kiện lớn. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên xin lựa chọn những sự kiện có tính bước ngoặt, trên tiêu chí chung là những việc xảy ra sẽ ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu về sau, trên mọi lĩnh vực.

1. Đại dịch Covid- 19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vào ngày 11/3/2020 là virus corona đã gây ra “Đại dịch toàn cầu”, 4 tháng sau khi các ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại thành phố Vũ Hán – Trung Quốc. Virus này còn được biết đến với tên gọi là Covid-19 hay Sars-Cov-2. Tới thời điểm này, trên thế giới đã có khoảng 84 triệu người bị nhiễm và 1,8 triệu người tử vong, virus đã xuất hiện ở 213 nước.

Đại dịch phơi bày vô số vấn đề trên khắp thế giới, từ thể chế tới văn hóa của mỗi quốc gia. Đại dịch bắt buộc thế giới phải định hình lại các lĩnh vực trọng yếu cũng như tiêu chuẩn sống và công ăn việc làm. Một thể chế dân chủ giàu mạnh như Mỹ lại có số ca nhiễm cao nhất khiến chúng ta phải suy tư về mô hình chính trị của Mỹ. Việc bảo vệ, cân bằng giữa các giá trị dân chủ, nhân quyền, văn hóa và kinh tế đối với sức khỏe của người dân sẽ là một ưu tư lớn của các nước dân chủ.

Covid-19 tàn phá các nền kinh tế, đặt lại suy tư về năng lực của hệ thống y tế công cũng như cơ hội và sự bình đẳng về sự rủi ro. Đại dịch cũng cho thấy sự mong manh của con người trước thiên nhiên. Sự liên đới giữa các quốc gia trong đại dịch cho thấy trái đất đang nhỏ lại và các quốc gia ngày càng phụ thuộc vào nhau.

Thế giới sẽ thay đổi sâu sắc sau đại dịch này. Con người ngày càng phải “xa nhau” hơn, ít nhất là trong vòng 3-4 năm tới. Sự kết nối, thông cảm và chia sẻ giữa con người với con người ngày càng quan trọng và cần thiết để chúng ta cảm thấy bớt cô đơn hơn.

2020-1

Đại dịch Covid-19 làm cho 1,8 triệu người thiệt mạng. Đây là nỗi đau lớn nhất trong thời bình.

2. Biển Đông

Biển Đông là tên gọi mà Việt Nam đặt riêng cho vùng biển có tên gọi quốc tế là biển Nam Trung Hoa. Đây là vùng biển có diện tích khoảng 3.5 triệu km2, mở toàn bộ lãnh thổ Việt Nam ra với Thái Bình Dương và có giá trị quyết định tới sự sinh tồn của đất nước Việt Nam.

40% hàng hóa của thế giới và 80% của Châu Á đi qua Biển Đông vì vậy sự xung đột tại khu vực này là điều khó tránh khỏi khi Trung Quốc muốn chiếm lấy làm của riêng. Câu hỏi đặt ra là xung đột quân sự sẽ đến mức độ nào? Việt Nam, nước có nhiều quyền lợi nhất trên Biển Đông, dưới chính quyền cộng sản, luôn rụt rè khi nhắc về Trung Quốc và chỉ mới dám gọi thẳng tên hay “phản đối” Trung Quốc tập trận gần đây. Trước kia, phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam chỉ gọi Trung Quốc là “Nước lạ” và tàu nước này là “Tàu lạ” khi phát hiện họ xâm phạm lãnh hải.

Năm 2020 chứng kiến đây là điểm nóng của thế giới. Đã có khoảng 100 cuộc tập trận tại vùng biển này, với sự tham gia của các cường quốc như Pháp, Mỹ, Nhật, Ấn, Úc, Anh…Dĩ nhiên là có cả Trung Quốc với “đường lưỡi bò” tự xưng, tương đương gần 90% vùng biển này. Thực tế Trung Quốc chỉ hiện diện tại đây sau khi đánh chiếm một số đảo của Việt Nam năm 1988 với sự “đồng lõa” của chính quyền cộng sản Việt Nam. Tòa án Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) vào tháng 7/2016 đã phủ nhận toàn bộ đòi hỏi vô lý này của Trung Quốc.

Biển Đông là lối mở duy nhất về đường biển của Trung Quốc ra với thế giới. Không chiếm được Biển Đông thì Trung Quốc chỉ là một quốc gia lục địa và không thể đạt được giấc mộng bá quyền thế giới. Vì thế, yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc sẽ biến vùng biển này thành mối bận tâm toàn cầu.

2020-11

Năm 2020 đã có gần 100 cuộc tập trận lớn nhỏ ở Biển Đông. Đây là điểm nóng của thế giới trong hiện tại lẫn tương lai.

3. Các chế độ dân túy suy thoái

Một vòng quanh các chế độ dân túy nổi cộm trên thế giới: Erdogan (Thổ Nhĩ Kỳ) đã mất dần ảnh hưởng khi đảng AKP của ông mất quyền kiểm soát ở thủ đô Ankara và thành phố lớn nhất là Istanbul sau cuộc bầu cử thị trưởng năm 2019. Quyền lực sau 17 năm cầm quyền của Erdogan có thể đang tới hồi kết. Istanbul còn là căn cứ chính trị nhiều năm của Erdogan và chính ông từng nói “ai thắng ở Istanbul, người đó sẽ thắng ở Thổ Nhĩ Kỳ”.

Cuộc thăm dò dư luận về sự tín nhiệm của dân chúng với tổng thống Putin đang giảm thấp nhất trong 6 năm trở lại đây và điện Kremlin phải nhờ các chuyên gia xã hội học tìm hiểu tại sao. Tại Belarus, tổng thống Lukashenko dù được Putin hậu thuẫn nhưng ngày càng bị chống đối từ phía người dân. EU đã đưa ông vào danh sách đen vì đàn áp đối lập. Nhìn sang Brazil, Bolsorano, người từng đi biểu tình phản đối các biện pháp nghiêm ngặt phòng Covid -19 gần như mất hẳn sự ủng hộ của dân chúng. Nhưng thất bại lớn nhất của các chế độ dân túy chính là là việc thất cử của Donald Trump.

Một cách tự nhiên, làn sóng dân chủ lần thứ 4 sẽ vỗ bờ trở lại sau khi trào dâng 10 năm trước với Mùa xuân Ả Rập. Thế giới sẽ phải có bộ luật ứng xử trên mạng xã hội khi nó trở thành công cụ mà các lãnh tụ dân túy lợi dụng để gây chia rẽ, khuyến khích chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Chúng ta đã chứng kiến Trump chống lại tự do báo chí dữ dội như thế nào từ khi nhậm chức năm 2017.

2020-2

Putin đang ngày càng bị mất tín nhiệm tại Nga và đó cũng là lý do khiến Duma Nga ra luật không truy tố các cựu tổng thống…

4. Mỹ mất ảnh hưởng tại Trung Đông

Mỹ đã đột ngột rút quân khỏi Syria và cũng kéo quân khỏi Iraq đầu năm nay bỏ mặc đồng minh, các điểm nóng và cả các giếng dầu. Tổ chức kháng chiến của người Kurd và chính quyền Kabul không khác gì thân phận Việt Nam Cộng Hòa năm 1973. Mỹ dưới thời Trump cũng đã tiến hành ám sát thiếu tướng Soleimani tại sân bay Baghdad – Iraq. Mỹ cũng đã hậu thuẫn quá mức Israel và biến nơi đây thành “lò lửa” của Trung Đông sau khi nhìn nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chọn ngày 14-5-2018 (ngày kỷ niệm 70 năm tuyên bố thành lập của Israel với cuộc thảm sát Nakba diễn ra hôm sau) để dời Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem.

Điều gì sẽ xảy ra tại Trung Đông, trung tâm dầu mỏ thế giới, trọng tâm trong đối ngoại của Mỹ? Chắc chắn sẽ là một vòng xoáy phức tạp và Mỹ không còn chi phối được nữa. Thời kỳ dầu mỏ không thể chấm dứt vài ngày hay vài năm. Vấn đề lớn hơn nằm ở việc cường quốc nào sẽ thay thế Mỹ tại đây. Nga và Trung Quốc là hai ứng viên tiềm năng nhất nhưng cũng là hai chế độ chuyên chế lớn nhất thế giới đang thay thế Mỹ ở khu vực này. Sự xung đột thường trực trong lòng Trung Đông sẽ kéo theo làn sóng di dân và tị nạn. Đây là một bài toán khó giải cho các quốc gia EU khi sự xung đột giữa văn hóa phương Tây và Hồi giáo vẫn chưa được giải quyết triệt để.

2020-3

4 năm dưới nhiệm kỳ của Donald Trump, Mỹ đã “bỏ chạy” khắp nơi trên thế giới…

5. Cuộc bầu cử Mỹ 2020

Lẽ thường thì đây chỉ là một sự kiện định kỳ của Mỹ. Nhưng Donald Trump đã biến nó thành một sân khấu ồn ào nhất thế giới. Những dấu ấn vô tiền khoáng hậu được xác lập như số cử tri đi bỏ phiếu (65%) cao nhất trong lịch sử, không có quá trình chuyển giao quyền lực, Trump không thừa nhận thất bại dù kết quả bầu cử đã rõ ràng…

Điều đáng suy tư là cách hành xử thiếu tử tế và lương thiện của Trump khi ông ta không tôn trọng luật chơi dân chủ. Trump là hậu quả quá trình suy thoái của nước Mỹ sau nhiều năm tập trung làm giàu mà bỏ quên liên đới xã hội. Mỹ là một hợp chúng quốc, gồm nhiều tiểu bang và nhiều sắc dân khác nhau. Văn hóa bản địa không phải là nền tảng để chấn hưng và nối kết con người mà chính giá trị tinh thần vĩ đại như tự do, cao thượng được dẫn dắt bởi giới tinh hoa đã tạo thành sợi dây gắn kết. Nay thì thời thế đã khác, giáo dục không được thành phần người Mỹ da trắng ở ngoài thành thị coi trọng. Dân trí tương ứng thấp theo. Thời của mạng xã hội tạo ra một sợi dây kết nối nhưng vị kỉ thay vì vị tha, cảm xúc thay cho sự thật. Donald Trump đã thành công từ những điều đó và rồi biến chính trường thành một rạp xiếc. Sự uy nghiêm và đứng đắn của chính trị bị thay bằng các trò hề rẻ tiền. Chế độ tổng thống có còn phù hợp cho nước Mỹ?

Hậu quả lớn nhất và nghiêm trọng nhất mà Trump để lại cho nước Mỹ đó là làm chia rẽ dân tộc. Nước Mỹ mất đoàn kết trầm trọng và đứng trước tình thế lưỡng nan: Làm thế nào để chống phân biệt chủng tộc, hàn gắn quốc gia và khôi phục vị thế số một. Đây là một gánh nặng cho Biden và những người kế nhiệm ông. Mỹ sẽ mất dần vị thế siêu cường số một thế giới.

daochinh-2

Trump đã biến cuộc bầu cử 2020 thành một trò hề…

6. Các cuộc biểu tình tại Thái Lan

Một sự kiện quan trọng trong khu vực Đông Nam Á là các cuộc biểu tình của tuổi trẻ Thái Lan phản đối hoàng gia Thái và chính quyền quân đội. Cho đến bây giờ đất nước Thái Lan vẫn do các tập đoàn tướng lãnh thay nhau cầm quyền. Đây là các chế độ dân chủ về hình thức nhưng độc tài quân phiệt trong nội dung.

Các cuộc đảo chính diễn ra liên miên nhưng vẫn dựa trên ba cột trụ chính: tính chính đáng của nhà vua, liên minh quyền và tiền giữa các tập đoàn quân phiệt-tài phiệt và sự thụ động của Phật giáo Tiểu thừa. Giờ đây sự chính đáng của đức vua và hoàng gia đã không còn như trước, ảnh hưởng của Phật giáo Tiểu thừa cùng đã giảm đi đáng kể. Trong ba trụ cột đó đã mất đi hai chỉ còn lại sự cai trị của một liên minh giữa tập đoàn quân sự và giới tài phiệt người Thái gốc Trung Quốc. Thái Lan sẽ thay đổi trong những ngày sắp tới và điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam.

thai01

Thái Lan đang thay đổi và sẽ thay đổi…

Quốc Bảo

(4/1/2021)

Additional Info

  • Author Quốc Bảo
Published in Quan điểm

2020 là mt năm không tin l. Tuy không lmbiến s như nhng năm trước, 2020 li là năm đy nhng bt an và bt đnh hơn hn.

cali1

Nạn cháy rng Úc tháng 10/2019. Ảnh minh họa 

Có th tóm tt năm 2020 vào ba s kin chính. Mt, thay đi khí hu, vi các v cháy rng khng khiếp ti Úc và M. Hai, đi dch Covid-19, làm thay đi cách sng, suy nghĩ, làm vic và giao tiếp trong mi hot đng ca con người. Ba, bu c M, có l chưa bao gi kéo dài và chia r không ch ti M mà còn nhiu nơi trên thế gii.

Thay đi khí hu

Ngay vào nhng ngày đu năm 2020,nn cháy rng ti Úc đã lây lan ti nhiu tiu bang, làm hàng trăm th trn dc b bin phía đông b cháy và gp nguy cơ đe da sng còn. Hơn 12.6 triu héc ta khp Úc b cháy, 434 triu tn COb thi ra môi trường, và c t đng vt b giết hi. Hình nh v tinh chp nn cháy rng do cơ quan Maxar Technologies thc hin mô t rõ hơn ngàn li viết.

Tương t,nn cháy rng ti M dc b bin phía Tây vào tháng 9 năm nay, đc bit ti bang California, đã thiêu ri 3 triu héc ta.

Hn hán kéo dài và nhit khí cao đã là nguyên nhân chính gây ra cháy rng. Dù lc lượng phòng cháy cha cháy ti hai quc gia này đông đo và được trang b vi k thut và kinh nghim ti tân nht, sc mnh con người vn không so bì vi sc mnh thiên nhiên. Thay đi khí hu là mi đe da ln nht ca nhân loi khp nơi, dù nhiu người, k c lãnh đo chính tr nhiu nơi, có xu hướng ph nhn s tht này.

B ra ngoài nhng cuc tranh cãi và nhng tiếng n, bu tri ti nhiu thành ph ca Úc và M như Victoria và NSW, và California trong sut thi gian cháy rng được bao ph bi màu vàng xám và không khí ngt th.

Đi dch Covid-19

Ngày 25 tháng Giêng, Úc phát hin ca nhimCovid-19 đu tiên, lúc đó được gi nhiu tên khác nhau như là SARS CoV2 hay chung chung là Coronavirus. CaCovid-19 đu tiên xy ra ti Vũ Hán, được phát hin vào ngày 17 tháng 11 năm 2019. Tháng Hai, các ca nhim Covid-19 được lây lan sâu rng ra toàn thế gii, và biên gii quc gia bt đu được khép li.

Th trường chng khoán ca Úc m140 t đô la Úc (100 t M kim) vào ngày 9 tháng Ba. Năm công ty k ngh ln nht ca M mt tng cng320 t đô la tr giá chng khoán, trong đó công ty Apple chiếm gn mt phn ba, mt tr giá 100 t đô la M. Ngày 16 tháng Ba,th trường toàn cu tri qua đt st gim ln nht k t cuc sp đ th trường chng khoán năm 1987.

Mt năm sau, t mt ca nhim Covid-19 xut phát t Vũ Hán, toàn thế gii bây gi có 82.478.918 ca nhim và 1.799.652 người chết (s liu tJohn Hopkins University, ngày 31 tháng 12). M có 341.059 người chết, nhiu nht trên thế gii, và Brazil có 192.681 người chết, mà trước đây Tng thngJair Bolsonaro không nhng không công nhn mc đ nghiêm trng ca Covid-19 mà còn đi ngược li c vn ca các viên chc y tế ca mình. Cui tháng 12 này,Nam Cc đã ghi nhn có 36 ca nhim. Nghĩa rng không còn bt c nơi nào trên thế gii không b nhim Covid-19.

Phn ln các phi cơ, các sinh hot hi t tôn giáo ln quy t hàng trăm ngàn người hàng năm như ca Hi giáo Mecca vào tháng Tư, hay Công giáo ti qung trường St Peter Vatican, gn như ngưng hot đng hoàn toàn.

Tin vui cho nhân loi vào cui năm là mt s loi vaccine đã được cho phép s dng. S tiến b vượt bc ca khoa hc k thut đ chế to vaccine trong thi gian k lc là điu khích l hin nay và tương lai. Ti M,Trung tâm Phòng chng Dch bnh (CDC) đã phê chun hai loi vaccine ca Pfizer-BioNTech và Moderna, và ba loi vaccine khác đang trong giai đon cui th nghim gm AstraZeneca, Janssen và Novavax trước khi được CDC cp giy phép hot đng.

Tuy thế, có l đến năm 2022 hoc xa hơn thì tình hình Covid-19 mi kh quan. TheoT chc Y tế Thế gii (WHO), thì nếu có đ lượng 2 t vaccine đ chích nga cho 20 phn trăm dân s thế gii thì đến cui năm 2021, giai đon nguy kch ca đi dch mi qua khi. Nhưng vn còn đến 80% dân s toàn cu còn li cn chích nga. Tuy đây là vin nh tt nht có th, nhưng vn còn nhiu câu hi chưa có câu tr li. Hin chưa có đ bng chng đ kết lun mt khi được chích nga cho Covid-19 thì có nguy cơ b li hay không ? Có phn ng ngược nào nghiêm trng đến chết không ? Bao lâu cn phi chích li ? Và nếu Covid-19 biến đi thì các vaccine hin nay có còn hiu nghim không ? V.v

Bu c M 2020

S kin sau cùng, và có l tác đng sâu xa nht lên người Vit, là bu c M 2020, trong đó có bu chn li tng thng. Có th nói chưa có cuc bu c M nào mà chiếm s quan tâm nhiu đến đ nhng người bàng quan nht mà tôi được biết, tc t trước đến nay hoàn toàn không quan tâm gì đến chính tr hay bu c ti M, cũng theo dõi din tiến này.

Điu đáng nói nht v bu c M là các vn đ sau đây. Gn 5 ngày sau ngày bu c, phía Biden Harris đượccông nhn là chiến thng, vi 306 phiếu c tri đoàn dành cho Biden Harris và 232 dành cho Trump Pence. Phía bên Trump không công nhn kết qu và khi kin gian ln bu c ti nhiu bang, đu là các bang Trump thua. Cho đến nay, trong hơn 50 v kin cáo do chính lut sư ca Trump, hoc không phi do Trump, thì có ít nht 50 v đã b t chi, bác b, gii quyết hoc rút li. Ngày 14 tháng 12,c tri đoàn chính thc bu tng phiếu, và Biden Harris vn được 306 phiếu so vi 232 phiếu dành cho Trump – Pence. Vphiếu ph quát thì Biden – Harris đt 81.283.098 phiếu, tc 51,3% trong khi Trump Pence được 74.222.957 phiếu, tc 46,8%. Bên Biden Harris có hơn 7 triu phiếu. Hơn 159 triu công dân M tham gia bu c, và đây là con s k lc t trước đến nay. So vi các cuc bu c trước đây thì hu như ai cũng biết được kết qu bán chính thc sau ngày th Ba đu tiên ca tháng 11, ngoi tr các trường hp bt thường như bu c năm 2000 gia George W Bush và Al Gore. Tuy nhiên, nhng v cáo buc gian ln và không công nhn kết qu t phía Trump đã thay đi các tin l và truyn thng đó. Do đó mà ngày 6 tháng Giêng năm 2021 ti đây, Quốc hội M s nhóm hp, và Phó Tng thng Pence sch ta tiến trình kim phiếu chính thc ca c tri đoàn và s công b kết qu ca mi bang theo th t tên t A đến Z. Đây thường là mt th tc mang tính hình thc đ chính thc thông qua kết qu bu c, mà nhng k bu c trước đây chng my ai quan tâm. K này li chiếm s quan tâm ti đa ca dư lun. Hin nay phía ông Trump vn tiếp tc np đơn kin lên tòa ti cao ti Pennsylvania vphiếu bu bng thư mà tòa ti bang này đã bác b. Ngoài ra, phía ông Trump vn còncơ hi cui cùng đ thách thc kết qu bu c vào ngày 6 tháng Giêng, nhưng cơ hi đó tht khá mong manh. Chính lãnh đo đng Cng hòa ti thượng vin, thượng ngh sĩ Mitch McConnell, đã chính thc chúc mng và công nhn ông Biden Harris thng c và yêu cu các thành viên ch tham gia vào vic phn đi kết qu bu c khi Quốc hội hp mt vào ngày 6 tháng Giêng năm 2021.

Mt t l khá đông người M, trong đó có nhiu người Vit, không mun công nhn kết qu bu c này và mun ông Trump thng. H vn tin vào cáo buc gian ln bu c, điu mà cho đến nay b tòa các cp bác b hoàn toàn vì không có bng chng. Ngay c B trưởng Tư pháp William Barr, người va mi t nhim cách đây không lâu, cũng xác nhnkhông có bng chng gian ln bu c nào có th đo ngược kết qu. Ông Barr là người đi din cho nn công lý M, và trong chuyn này ông tin tưởng vào các cơ quan công quyn và nn tư pháp M. Nhưng vn có người ph nhn tt c nhng bng chng trưng bày trước mt h. H ch mun thy ông Trump thng bng mi giá. Phương cách này vô cùng nguy him : dùng tiến trình/th chế dân ch đ tiêu dit dân ch.

Mt cuc đo ngược ý nguyn ca đa s người dân M, c tri đoàn và tòa án ti cao liên bang, là điu không ai mun chu trách nhim trước lch s, ngay c ông Pence. Được biếtông Pence không mun tiến hành cuc o chánh" như thế. Nếu kết qu bu c có khác đi vi nhng gì được chn qua mt tiến trình dân ch thì đây s là bước đu tiêu dit dân ch và là bước tiến đến đc tài. Nếu, ch là nếu thôi, rng ông Trump, vì lý do nào đó, có th lt ngược li kết qu được, thì trong tương lai các cuc bu c s không còn ý nghĩa gì. Cng hòa làm được thì Dân ch cũng làm được. Quy đnh, hiến pháp và pháp lut không còn giá tr. Nếu vy thì đây là mt cuc khng khong hiến pháp, và cn phi sm thay đi. H qu sau cùng s không th nào đo lường được. Nó không ch to ra mt tin l vô cùng tiêu cc cho tương lai mà còn là s suy sp trm trng cho nn dân ch M, và th ế gii. Phía hưởng li nhiu nht là các chế đ và lãnh t đc tài.

Nhng thách thc tương lai

Năm 2020 cũng đánh dus lan tràn tin gi và thuyết âm mưu chưa tng có, t vn đ ngun gc Covid-19 cho đến các thông tin liên quan đến Covid-19 và bu c M. Nó cũng đánh du s leo thang căng thng gia M và Iran khi Trump ra lnh ám sát tướng Qassem Soleimani ; và căng thng gia M và Trung Quc khi M liên tc áp lc bng nhiu bin pháp, t kinh tế đến chính tr, xã hi và giáo dc lên các hành vi áp bc ca Trung Quc ti Tân Cương và Hng Kông.

Trong ba s kin ni bt nêu trên, bu c tng thng M và nn cháy rng cũng không được đưa tin hay bình lun nhiu bng đi dch Covid-19. Theo tp chí The Economist, thì đi dch Covid-19 đã chiếm áp đo tin tc hơn bt c đ tài nào khác k t Thế Chiến II.

Vào cui năm 2020, chúng ta có th vui mng vi tin vaccine nhưPfizer-BioNTech có hiu nghim 95%. Tuy vy, Bill Gates cho rng s có hàng triu người chết vì Covid-19 trước khi nó qua khi, nhưng s sn xut s lượng vaccine khng l s giúp nhân loi ngăn chn đi dch Covid-19 này cui năm 2021. Nhưng Gates cho rng thay đi khí hu có nguy cơcòn tàn khc hơn Covid-19 cho nhân loi trong các thp niên ti. Đi din vi th thách môi trường thì cơ hi đ đu tư vào năng lượng tái to và năng lượng sch, chng hn, là hướng đi tương lai.

Thế gii vn còn lm th thách trong thi đi này. Tin gi gây thit hi (disinformation) có th thay đi các quyết đnh đúng đn cho mi người, dù đó là v sc khe, uy tín và danh d ca mt người, hay rng hơn, v bu c đ tuyn chn người xng đáng lèo lái con thuyn quc gia. Tin gi cũng gây nh hưởng tiêu cc lên trên các quyết đnh cn thiết cho các thế h tương lai, nht là v thay đi khí hu.

Tóm li, thông đip chính ca năm 2020 là th thách và cơ hi. Chúng ta có th lc quan vào cui năm, nhưng cũng không nên quên vin nh v bao thách thc và cơ hi đi din nhân loi trước mt.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 31/12/2020

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn

Trong suốt 12 tháng, virus corona được nhắc đến hàng ngày trong mỗi bản tin thời sự và hầu như tất cả các tạp chí của RFI. 2020 là năm đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán làm chi phối toàn thế giới và làm hủy hoại hình ảnh của Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế.

baitq1

Biểu tình ở Hồng Kông chống dự luật dẫn độ sang Trung Quốc, ngày 02/09/2019.  AP - Jae C. Hong

Hai nghiên cứu liên tiếp, của viện Pew Researche Center tại Washington và của Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp- IFRI tại Paris, cùng đưa ra một nhận định : tinh thần bài Trung Quốc gia tăng tại các nước Tây phương. Nguyên nhân chính là dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 1,7 triệu người trên toàn cầu, hơn 78 triệu người trên hành tinh bị lây nhiễm. Kèm theo đó là hàng trăm triệu người mất việc làm, một số không nhỏ rơi vào cảnh bần cùng. Ngoại trừ Trung Quốc và một số rất ít các quốc gia, trong đó có Việt Nam, kinh tế điêu đứng ở những nơi khác từ ở Nga đến Nhật Bản, từ của Brazil đến Canada hay từ Ấn Độ đến Liên Hiệp Châu Âu và cả Hoa Kỳ.

Mỹ, Nhật đã bơm hàng ngàn tỷ đô la để khắc phục hậu quả tai hại Covid-19 gây nên. Anh Quốc đối mặt với tình trạng kinh tế tệ hại nhất kể từ sau Thế Chiến 2. Pháp đã hai lần áp dụng các biện pháp phong tỏa trong tổng cộng 14 tuần lễ, toàn bộ các hàng quán phải đóng cửa. 

Tại Hoa Kỳ Covid-19 thổi bay các thành tích kinh tế trong bốn năm nhiệm kỳ tổng thống Trump. Lãnh đạo Nhà Trắng tới nay vẫn gọi virus corona là siêu vi Trung Quốc.

Theo thăm dò của viện nghiên cứu Mỹ Pew Research Center thực hiện trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 năm nay, 86 % người Nhật được hỏi tỏ rõ thái độ bài Trung Quốc. Tỷ lệ này tại Úc là 81 % ; Ở Anh là 74 % và tại Canada là 73 %.

Tại Thụy Điển nơi mà từ 10 năm qua, dân chúng đã có cái nhìn "tiêu cực" về ông khổng lồ Châu Á này, thì tỷ lệ bài Trung Quốc lên tới  85 %. Pháp và Đức  là 70 %. Với công luận Mỹ, 73 % xem Trung Quốc là một mối đe dọa. Đáng chú ý hơn nữa là 2018 chỉ có 43 % những người được hỏi có cái nhìn không hay về Bắc Kinh mà thôi.

Về lý do khiến tinh thần bài Trung Quốc tăng lên nhanh trong vài tháng vừa qua, trung tâm nghiên cứu Mỹ cho biết 14 nước trong các quốc gia được hỏi đưa ra yếu tố "Bắc Kinh xử lý không đích đáng dịch Covid-19" để thế giới vạ lây.

Ác cảm với Trung Quốc : Bắc Kinh đứng thứ nhì trong mắt dân Pháp

Nghiên cứu thứ nhì cũng về hình ảnh tồi tệ của Trung Quốc vừa được Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI công bố vào cuối tháng 11/2020 (French public opinion on China in the age of COVID-19 Political distrust trumps economic opportunities). Nghiên cứu này được thực hiện tại 13 quốc gia Châu Âu trong hai tháng 9 và 10/2020. Theo các đồng tác giả, 62% những người Pháp được hỏi có cái nhìn "xấu" về Trung Quốc và hơn một nửa trong số này cho rằng "quan điểm của họ về Trung Quốc đang càng lúc càng xấu đi trong những năm gần đây".

Trả lời đài RFI tiếng Việt, Marc Julienne, đặc trách về Trung Quốc tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp và là một trong những đồng tác giả báo cáo nói trên nêu bật những lý do vì sao Trung Quốc đang mất điểm :

Marc Julienne : Có ba yếu tố chính giải thích cho thái đội dè chừng đó.Trước hết là áp lực của Trung Quốc nhắm vào Tổ Chức Y Tế Thế Giới về những thông tin liên quan tới đại dịch Covid-19. Đây là dấu hiệu đầu tiên khiến công luận Pháp nói riêng, Châu Âu nói chung, nghi ngờ về đối tác Trung Quốc. Kế tới là luật an ninh quốc gia nhắm vào Hồng Kông do Bắc Kinh ban hành để bóp nghẹt các quyền tự do tại đặc khu hành chính này. Đây cũng là dấu chấm hết cho mô hình Một quốc gia hai chế độ ở Hồng Kông. Quyết định này đi ngược lại với các giá trị về nhân quyền, về các quyền tự do cơ bản của Châu Âu. Sau cùng từ tháng 3/2020 đến giờ, liên tục có những tiết lộ về chính sách của Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các vụ cưỡng bức lao động. Rồi đến tháng 6/2020 đã xuất hiện nhiều báo cáo về các chương trình triệt sản phụ nữ Hồi Giáo ở Tân Cương … Như vậy là trong vòng sáu tháng, hình ảnh của Trung Quốc đã xấu đi đáng kể trong mắt công luận Pháp và mọi người có cảm tưởng là tình hình càng lúc càng tồi tệ hơn.

RFI : Khoảng 70 % những người được hỏi không tin tưởng vào ông Tập Cận Bình vậy không lẽ, vế kinh tế không quan trọng bằng những chuyển biến về chính trị tại Hồng Kông hay các biện pháp Bắc Kinh đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương ?

Marc Julienne : Yếu tố kinh tế rất quan trọng. Tuy nhiên tôi đã không nêu lên do báo cáo mới của chúng tôi được thực hiện trên cơ sở một cuộc thăm dò dư luận. Kết quả các đợt thăm dò liên tiếp cho thấy đối với người dân bình thường, vế chính trị quan trọng hơn. Kinh tế không phải là một ưu tiên. Ngược lại trong số các nhà lãnh đạo Châu Âu thì hồ sơ kinh tế, thương mại chiếm vị trí hàng đầu và nhất là đối với các định chế của Châu Âu tại Bruxelles. Thực ra, quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc đã xấu đi từ 2019. Tháng 3 năm 2019, báo cáo của Ủy Ban Châu Âu nêu đích danh Bắc Kinh là "đối thủ mang tính hệ thống". Chưa khi nào Châu Âu nặng lời với Trung Quốc như vậy và như đã biết, xung khắc kinh tế là một vấn đề lớn. Càng lúc hồ sơ này càng chiếm một vị trí quan trọng trong mắt của cả Bắc Kinh  lẫn Bruxelles. Đôi bên cùng hướng tới mục tiêu hoàn tất thỏa thuận bảo hộ đầu tư trước cuối năm nay nhưng tôi không tin các bên sẽ đạt được mục tiêu đó – hay ít ra tôi hy vọng là như vậy !

RFI : Thế còn về phía các lãnh đạo Châu Âu nói chung, của Pháp nói riêng, thì họ có quan điểm thế nào về Bắc Kinh và làm sao giải thích được lập trường đó ?

Marc Julienne : Trên hồ sơ kinh tế, tôi nghĩ rằng Châu Âu đã mệt mỏi với thái độ câu giờ của Trung Quốc. Sự thật cho thấy là ngay cả với hiệp định đầu tư song phương, đôi bên đã bắt đầu đàm phán từ bảy, tám năm qua, Bắc Kinh cũng không nhượng bộ gì nhiều. Các nhà đàm phán cho rằng Trung Quốc cứ tiến một bước rồi lại lùi hai bước. Trong khi đó về thực chất đây là một thỏa thuận rất quan trọng vì văn bản này sẽ cho phép phần nào cân bằng lại quan hệ và các luồng trao đổi giữa Bắc Kinh – Bruxelles. Chúng ta thấy rõ là trong ván bài này, Trung Quốc chiếm thế thượng phong : Châu Âu mở cửa cho các doanh nghiệp Trung Quốc vào tung hoành. Ở chiều ngược lại các điều lệ của Trung Quốc lại rất khắt khe. Tuy nhiên ở cấp lãnh đạo, ngoài vế kinh tế, hồ sơ chính trị càng lúc càng trở thành cái gai trong đối thoại song phương. Hồng Kông và Tân Cương là hai chủ đề mà Liên Hiệp Châu Âu không thể tiếp tục nhắm mắt làm ngơ. Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen đã có những lời lẽ rất cứng rắn về điểm này và thậm chí còn nêu lên khả năng trừng phạt Bắc Kinh vi phạm nhân quyền.

RFI : Từ 2019 Liên Âu đã hô hào "không còn ngây thờ với Trung Quốc" nhưng có thực sự là Châu Âu cảnh giác trước những cái bẫy của Bắc Kinh hay không và liệu rằng trong chiến lược đối ngoại với Trung Quốc có yếu tố Mỹ hay không ?

Marc Julienne : Hoàn toàn đúng như vậy. Lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Âu Joseph Borell thường xuyên tuyên bố Châu Âu không còn "ngây thơ" với bạn hàng Trung Quốc. Tuy nhiên tôi cho rằng ở đây yếu tố Mỹ không quan trọng lắm trong giai đoạn bốn năm sắp tới. Đúng là dưới chính quyền Trump, Bắc Kinh  đã tìm cách lôi kéo Châu Âu về phía mình và khai thác lá bài America First của Donald Trump để thuyết phục Liên Hiệp Châu Âu rằng "các bạn thấy đó đồng minh thân thiết nhất đang bỏ rơi các bạn" từ hồ sơ chống biến đổi khí hậu đến hiệp định hạt nhân Iran...

Trung Quốc đồng thời xoáy vào những lợi ích chung giữa Châu Âu và nước khổng lồ Châu Á này nhằm ly gián thêm nữa hai khối Âu-Mỹ. Cần nói thêm là Bắc Kinh dùng thỏa thuận bảo hộ đầu tư Châu Âu –Trung Quốc là miếng mồi để chiêu dụ Bruxelles. Ngoài ra, với đại dịch lần này, trong năm nay Trung Quốc còn khai thác lá bài ngoại giao y tế để mua chuộc cảm tình của Châu Âu, thế nhưng, đồng thời, chính sách ngoại giao "sói lang", Trung Quốc hung hăng không chỉ với Châu Âu mà còn đe dọa từ Canada đến Úc .. đã làm hủy hoại những nỗ lực của Bắc Kinh  muốn tô điểm hình ảnh thân thiện của Trung Quốc. Sắp tới đây, với Joe biden ở Nhà Trắng và ông này chủ trương thắt chặt trở lại quan hệ cốt lõi với các quốc gia ở bên này Đại Tây Dương, Trung Quốc sẽ phải xét lại chiến lược ngoại giao…

Khó đoán trước được, nhưng Trung Quốc không thể tiếp tục cho Châu Âu uống nước đường như họ vẫn làm từ trước tới nay và có khả năng là những nước cờ của Bắc Kinh với Châu Âu còn tùy thuộc vào chính sách đối ngoại của chính quyền Biden với các đối tác tại Lục địa già. Đừng quên rằng dù Trung Quốc có đem lá bài kinh tế ra nhử Châu Âu, nhưng trao đổi mậu dịch giữa Mỹ và Liên Âu vẫn còn rất quan trọng.

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 30/12/2020

Marc Julienne, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp, IFRI và nhiều tác giả thuộc trường đại học Czech Palacky University Olomouc, tiếc rằng vào lúc phương Tây thấy rõ bộ mặt thật của Trung Quốc, ác cảm với ông Tập Cận Bình thì ở Washignton chính quyền Trump đã không nắm bắt được cơ hội để giành lại thế "leadership" trong thế giới tự do.

Thuần túy về y tế và kinh tế thì các con số chính thức của Bắc Kinh cũng như thống kê quốc tế đều cho thấy 2020 đã mở ra trong những "điều kiện tệ hại hơn bao giờ hết cho Trung Quốc" nhưng đang khép lại với những tỷ lệ tăng trưởng khá vững vàng, với hình ảnh lá cờ Trung Quốc được cắm trên cung Trăng !

Additional Info

  • Author Marc Julienne, Thanh Hà
Published in Diễn đàn

Covid-19 : Thời sự nóng nhất trong lịch sử, hơn cả Thế Chiến I và II ?

Trong tuần lễ cuối năm 2020, các tạp chí đều có số đặc biệt tất niên. Sau Courrier InternationalLe Point tuần trước, tuần này đến lượt L’Obs L’Express ra số kép. L’Obs nhìn về tương lai, nêu bật những gương mặt tiêu biểu trong năm 2021, còn L’Express hãnh diện khoe một bài "trường thiên phỏng vấn" tổng thống Pháp dành riêng cho tờ báo. Số cuối năm của The Economist, ra ngày 19/12/2020, mang tựa đề đơn giản "Số kép Giáng Sinh". 

covi1

Ảnh minh họa chụp ngày 09/11/2020.  Reuters - DADO RUVIC

Một trong những bài rất lý thú của The Economist nằm trong mục "Biểu Đồ" với tựa đề dưới dạng câu hỏi "Câu chuyện thời sự lớn nhất từ trước đến nay là gì ?". Bài viết ghi nhận rằng trong lịch sử gần hai thế kỷ - chính xác là 177 năm - của tuần báo Anh, chỉ có hai cuộc chiến tranh thế giới mới sánh được với Covid-19 trong tư cách là chủ đề thời sự được theo dõi nhiều nhất. The Economist xác nhận : Vào cuối tháng 3 vừa qua, 80% bài viết dùng đến từ "covid" hoặc "coronavirus".

Tuần báo Anh trước hết nhắc lại rằng vào ngày 16 tháng Giêng vừa qua, họ đã đăng bài báo đầu tiên về một loại virus corona mới xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào khi ấy, chỉ được xác nhận là nguyên nhân của 42 ca nhiễm và một ca tử vong. Chỉ hai tuần sau, Covid-19 lần đầu tiên được đưa trên trang bìa của tờ The Economist, để rồi tái xuất hiện ngày 27 tháng Hai và giữ vị trí đó trong 10 số liên tiếp, trước khi tiếp tục chiếm lĩnh trang bìa trong 7 số khác nhau kể từ thời điểm đó.

Tần suất dồn dập như kể trên tất yếu đặt ra câu hỏi là phải chăng đại dịch Covid-19 là "câu chuyện thời sự lớn nhất từ ​​trước đến nay" hay không. Tun báo không tr li rõ ràng, nhưng ghi nhn rng hai cuc chiến tranh thế gii và dch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã khiến nhiu người chết hơn, cũng như đã gây nên nhiều nạn đói và nạn diệt chủng khác nhau. Thế nhưng, Covid-19 đã thay đổi thói quen hàng ngày của mọi người ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới, điều mà các sự kiện chết người nghiêm trọng hơn không làm được. Ngoài ra, số lượng tử vong không thể định lượng được những chuyển biến đã thay đổi cuộc sống của con người theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

Gần 50% bài có từ "Covid-19" hay "Coronavirus"

Để đào sâu vấn đề, The Economist đã điểm lại mọi bài báo mà họ đã xuất bản từ ngày tạp chí được thành lập vào năm 1843 đến nay, và xem xét tần suất xuất hiện của một số các từ khóa nhất định trong mỗi năm. Để đa dạng hóa phân tích này, được nhật báo có uy tín lâu đời của Mỹ là New York Times cho phép truy cập vào kho lưu trữ đã có từ năm 1851, tuần báo Anh cũng đã thực hiện những nghiên cứu tương tự.

Kết quả thật rõ ràng: Trong cả hai ấn phẩm The Economist The New York Times, gần một nửa số bài báo trong năm nay 2020 (bao gồm cả tháng Giêng và Hai, khi dịch bệnh chủ yếu giới hạn ở Trung Quốc) đã bao gồm hai từ khóa "covid-19" hoặc "coronavirus", cụ thể là 47% đối với tạp chí Anh, và 46% đối với nhật báo Mỹ.

Một kỷ lục được The Economist nêu bật : Vào cuối tháng Ba, có đến 4/5 (tức là 80%) bài viết của họ sử dụng một trong hai từ khóa về dịch Covid-19.

Ngược dòng thời gian, và chỉ căn cứ trên các bài viết trên hai tờ báo đã có lịch sử lâu dài này, The Economist xác định rằng chỉ có hai sự kiện trong lịch sử hiện đại có mức quan tâm tương đương với Covid-19. Đó là hai cuộc chiến tranh thế giới.

Tỷ lệ các bài trên The Economist đề cập đến "chiến tranh" đạt 53% vào năm 1915 và 54% vào năm 1941, tức là cao hơn tỷ lệ 47% về Covid-19 trong năm 2020. Đối với New York Times, mức cao nhất là 39% vào năm 1918 và 37% vào năm 1942, thấp hơn mức 46% dành cho dịch bệnh Covid vào năm nay.

Malawi là quốc gia tiến bộ nhất năm 2020

Như thông lệ, mọi người đều chờ đợi The Economist công bố tên quốc gia tiêu biểu của năm 2020 và trong số tất niên của mình, tuần báo Anh đã bất ngờ xướng danh nước được chọn năm nay : Malawi, một nước nhỏ bé ở miền nam Châu Phi, nằm giữa Zambia, Tanzania và Mozambique. Tờ báo giải thích : "Quốc gia khá lên nhiều nhất là nơi người dân đứng lên bảo vệ dân chủ".

The Economist ghi nhận trước hết là theo một điều tra của tổ chức Mỹ Freedom House, dân chủ và nhân quyền đã thoái trào ở 80 quốc gia từ khi bắt đầu đại dịch cho đến tháng 9. Malawi chính là nơi duy nhất mà hai yếu tố này được cải thiện.

Điểm sáng này lại càng nổi bật khi điểm qua những gì đã xẩy ra trước đó tại Malawi. Vào năm 2012, tổng thống nước này qua đời, nhưng cái chết của ông được giấu kín và xác của ông được chở qua Nam Phi để "điều trị y tế", một thủ đoạn câu giờ để em trai ông lên thay thế. Mưu toan chiếm quyền này thất bại, nhưng hai năm sau, người em đó là Peter Mutharika, đã được bầu làm tổng thống, và tái tranh cử vào năm 2019.

Dân vùng lên phản đối cuộc "bầu cử Tipp-Ex"

Tuy nhiên, kết quả kiểm phiếu trong cuộc bầu cử 2019 đã bị sửa đổi một cách thô thiển, với dung dịch xóa (thường gọi là Tipp-Ex) được bôi đầy trên các tờ kiểm phiếu. Tuy vậy, các quan sát viên nước ngoài vẫn thản nhiên chấp nhận kết quả đó.

Thế nhưng người Malawi không chịu buông xuôi. Họ đã phát động các cuộc biểu tình hàng loạt để phản đối điều được gọi là "cuộc bầu cử Tipp-Ex", trong lúc các thẩm phán Tòa Án Tối Cao Malawi thì đã từ chối các va li đựng tiền hối lộ và tuyên bố hủy bỏ cuộc bầu cử đó.

Một cuộc bầu cử mới trong sạch hơn đã được tổ chức lại vào tháng 6 năm 2020, với kết quả là ông Mutharika phải ra đi, thay thế bằng ông Lazarus Chakwera, người được đa số cử tri tín nhiệm.

Theo The Economist, Malawi vẫn còn nghèo, nhưng người dân của nước này đã chứng tỏ rằng họ là công dân một nước chứ không phải thần dân của một người.

Chính vì thành tích vãn hồi dân chủ trong một khu vực độc tài, mà Malawi được tạp chí Anh bình chọn làm đất nước tiêu biểu của thế giới năm 2020.

4 ứng viên bị loại : New Zealand, Đài Loan, Hoa Kỳ và Bolivia

Theo The Economist, Malawi đã giành phần thắng so với 4 nước khác nằm trong danh sách sơ tuyển bao gồm New Zealand, Đài Loan ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, cũng như Hoa Kỳ và Bolivia ở vùng Châu Mỹ.

Trường hợp đầu tiên là New Zealand. Không ai dám nói là tình hình nước này vào năm 2020 tốt hơn so với năm 2019. Thế nhưng ở đấy, virus đã bị kiềm chế, với những biện pháp đóng cửa biên giới, phong tỏa đất nước được nữ thủ tướng Jacinda Ardern, ban hành ngay từ đầu khi chỉ có 100 trường hợp trong số 5 triệu dân được phát hiện. Kết quả là chỉ có 25 người New Zealand thiệt mạng vì Covid-19 và cuộc sống ít nhiều đã trở lại bình thường. Bà Ardern đã được bầu lại với một đa số cao chưa từng thấy tại nước này.

Đài Loan thậm chí còn làm tốt hơn New Zealand, chỉ có bảy người chết vì dịch bệnh và hoạt động kinh tế mạnh mẽ hơn nhiều, đã ngăn chặn được virus mà không phải đóng cửa trường học, cửa hiệu hoặc nhà hàng, chứ đừng nói chi đến việc áp đặt phong tỏa. Đài Loan nằm trong số hiếm hoi của các nền kinh tế được kỳ vọng sẽ tăng trưởng vào năm 2020.

Về chính trị, Đài Loan cũng cho thấy lòng dũng cảm, không chịu lùi bước trước những lời đe dọa không ngừng từ Bắc Kinh. Ngay vào tháng Giêng, cử tri Đài Loan đã bác bỏ một ứng cử viên tổng thống thân Trung Quốc tái tín nhiệm bà Thái Anh Văn, người lãnh đạo một chính phủ đã che chở cho các nhà hoạt động dân chủ từ Hồng Kông. Đài Loan là một ví dụ điển hình cho thấy là văn hóa Trung Quốc hoàn toàn tương thích với nền dân chủ tự do.

Theo The Economist, những thành tích nói trên rất ấn tượng. Tuy nhiên, đại dịch vẫn chưa kết thúc và không thể chỉ đánh giá một nước về thành tích chống dịch, nhất là khi Đài Loan chẳng hạn, có lợi thế đặc thù là một hòn đảo, và có thể là đã có một cộng đồng miễn dịch với virus. Do vậy, tờ báo đã không chọn Đài Loan hay New Zealand

Một nước khác trong danh sách sơ tuyển là Hoa Kỳ. Nước này đã đối phó với Covid-19 một cách tồi tệ như Anh, Ý và Tây Ban Nha, nhưng chiến dịch Warp Speed của họ đã đóng một vai trò trọng tâm trong viêc mang lại một loại vac-xin chống Covid trong thời gian kỷ lục.

Ngoài ra, khi bác bỏ tổng thống Donald Trump vào tháng 11, các cử tri Mỹ đã cho thấy cố gắng kiềm chế đà lây lan của chủ nghĩa dân túy - một tai họa toàn cầu khác. Những nỗ lực của ông Trump nhằm đảo ngược ý chí của những cử tri đó là điều chưa từng có nơi một tổng thống Mỹ đương nhiệm, nhưng các thẩm phán mà ông bổ nhiệm đều trung thành với luật pháp chứ không phải là với người đã đề bạt họ.

Một nước khác trong danh sách sơ tuyển và cũng không được chọn là Bolivia. Sau một cuộc bầu cử đầy gian lận, lật đổ tổng thống cánh tả Evo Morales, cũng như các cuộc biểu tình bạo lực và đường lối cai trị đầy thù hận, bất tài của một tổng thống lâm thời, quốc gia Châu Mỹ Latinh này đã tổ chức lại một cuộc bỏ phiếu trong hòa bình vào tháng 10 và chọn ra một nhà kỹ trị, Luis Arce để lên làm tổng thống.

Những người "gỡ bỏ phong tỏa" trong năm 2021

Những tạp chí cuối năm thường nhìn lại năm sắp hết, và bình chọn nhân vât, quốc gia đáng lưu ý trong năm và sẽ có vai trò hàng đầu trong việc định hình thời sự trong năm mới. Tạp chí L’Obs đã chọn ra 20 nhân vật được cho là sẽ tạo nên năm 2021, và đưa gương mặt tươi sáng của phó tổng thống Mỹ tương lai Kamala Harris lên trang bìa, bên trên tựa đề "Họ sẽ gỡ bỏ phong tỏa vào 2021".

Trong một hồ sơ dài khoảng 30 trang, L’Obs cho rằng sau năm 2020 khủng khiếp của dịch Covid-19, toàn thể nhân loại đều mong mỏi trở lại trạng thái bình thường, chấm dứt nỗi sợ hãi về bệnh tật và sống lại một cuộc sống không giãn cách xã hội, đắm mình vào văn hóa, yên tâm nghĩ đến tương lai.

Đối với tạp chí Pháp, các nhân vật chính trị như nữ phó tổng thống Mỹ tương lai Kamala Harris, Jacinda Ardern, thủ tướng NewZealand, hay những gương mặt văn hóa như nữ diễn viên Pháp Marion Cotillard, hay nam diễn viên Jean Dujardin… sẽ là những người quyết tâm gỡ bỏ phong tỏa cho năm tới đây. Chân dung của những nhân vật này đã được tạp chí giao cho những người nổi tiếng khác phác họa.

Chân dung nhân vật Kamala Harris mà L’Obs đưa lên trang bìa chẳng hạn, là do cựu bộ trưởng Tư pháp của nước Pháp, bà Christiane Taubira, cũng là một phụ nữ da màu, vẽ ra. Theo chính khách Pháp : "Không có ai tượng trưng cho hy vọng tốt hơn bà ấy. Bà ấy là hiện thân của một nhân vật đương đại rõ ràng ở nước Mỹ thời hậu Trump".

Giáo hoàng Francis cũng nằm trong những nhân vật 2021. Theo L’Obs, với những "cam kết bảo vệ môi trường và chống lại những hành vi sai trái của xã hội thương mại", người đứng đầu Giáo hội Công giáo đã trở thành "lương tri của thế kỷ 21."

Phụ nữ chống dịch tốt hơn nam giới ?

Trong bài xã luận, L’Obs nhận định là Kamala Harris, người vào ngày 20 tháng 1 sẽ trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức phó tổng thống Hoa Kỳ, là hiện thân hoàn hảo của thế hệ lãnh đạo mới của thế giới, những người vì bản thân là phụ nữ, nên điều hành theo một cách khác. Cuộc khủng hoảng Covid-19 đã bộc lộ sức mạnh của "quyền lực phụ nữ".

Theo L’Obs, năm 2020 sắp kết thúc là năm của tất cả những điều bất ngờ tồi tệ, với ​​mt loi virus không rõ ngun gc gây xáo trn các nn kinh tế trên toàn thế gii, hn chế các quyn t do hơn bao gi hết và phá vỡ hoàn toàn cuộc sống của chúng ta…

Trong biển thông tin xấu đó, theo tạp chí Pháp, một trong những khoảng sáng duy nhất là việc bà Kamala Harris được bầu làm phó tổng thống Mỹ, trong liên danh lịch sử với tổng thống tương lai thuộc đảng Dân chủ, Joe Biden.

Là phụ nữ đầu tiên vươn lên mức quyền lực này ở nền dân chủ lớn nhất thế giới, một người Mỹ gốc Jamaica và Ấn Độ, Kamala Harris đã làm nên lịch sử và làm dấy lên hy vọng. Bởi vì cuộc khủng hoảng Covid-19 đã bộc lộ sức mạnh của quyền lực trong tay phụ nữ, vốn có những phẩm chất về mặt giao tiếp và đồng cảm vốn thiếu vắng nơi nhiều nguyên thủ quốc gia là nam giới - vẫn còn thấm nhuần mô hình lãnh đạo truyền thống.

Như để chứng minh, L’Obs trích dẫn một nghiên cứu của Anh được Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố vào cuối tháng 7, đã kết luận rằng các quốc gia do phụ nữ lãnh đạo đã chống Covid-19 tốt hơn nhân đợt dịch đầu tiên. So sánh việc quản lý y tế ở 193 quốc gia, nghiên cứu này khẳng định rằng 19 quốc gia do phụ nữ lãnh đạo có tỷ lệ "thành công hơn về số ca nhiễm và tử vong" so với các quốc gia do nam giới lãnh đạo.

Những kết quả tốt hơn này có thể được giải thích bằng "sự khác biệt về cung cách điều hành" của nữ lãnh đạo như thủ tướng Đức Angela Merkel, thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn hay Sanna Marin, thủ tướng trẻ nhất hành tinh của Phần Lan.

Macron nói về người Pháp

Như nói ở trên, tạp chí L’Express số cuối năm đã dành trang bìa cho tổng thống Pháp Macron, đăng lại một cuộc phỏng vấn dài độc quyền, chạy tựa bên cạnh chân dung ông Macron : "Điều mà ông chưa từng nói về người Pháp". Tạp chí giới thiệu thêm bên dưới một hồ sơ đặc biệt 10 trang về "Làm người Pháp là như thế nào".

Bài phỏng vấn rất dài, với rất nhiều ý kiến thú vị, chẳng hạn như suy nghĩ sau đây về người Pháp và nước Pháp của vị tổng thống trẻ tuổi nhất từ khi nền Cộng hòa Pháp được thành lập : "Ba năm qua đã khẳng định niềm tin của tôi : Chúng ta là một dân tộc của những nghịch lý… Chúng ta là một quốc gia có thể sản sinh ra cuộc khủng hoảng Áo Vàng, cực kỳ dữ dội và huyên náo, và đồng thời chúng ta lại là một trong những quốc gia ở Châu Âu mà lệnh phong tỏa được tôn trọng nhất. Chúng ta không phải là một quốc gia đang cải tổ như các nước Anglo-Saxon, các nước Bắc Âu, hay nước Đức mà là một nước tự chuyển hóa, một đất nước rất chính trị, bị những đam mê đối nghịch nhau làm tê liệt. (Nhưng) đó là những gì tôi yêu sâu sắc ở chúng ta, sự căng thẳng sáng tạo đó".

Các tuyên bố của tổng thống Macron với L’Express đã được bình luận rộng rãi, và thường bị chỉ trích, ông bị cáo buộc nghiêng về bên hữu. Nhưng L’Express cho rằng những nhận xét của ông về bản sắc Pháp cũng không kém phần thú vị: "Chúng ta phải có khả năng hoàn toàn là người Pháp và bổ sung thêm một cái gì đó thuộc về nơi khác. Đây là sự làm giàu thêm chứ không phải là một bài toán trừ".

Mai Vân

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Covid-19 : Châu Âu bấn loạn giữa vac-xin, tiêm chủng và virus đột biến

Tình hình dịch bệnh gần đến kỳ lễ Noel và đón năm mới càng diễn biến phức tạp khó lường ở Châu Âu. Vac-xin ngừa Covid-19, Liên Âu chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng, virus corona đột biến ở Anh... đó là những tin tức được các báo Pháp hôm nay 21/12/2020 quan tâm hàng đầu.

chauau1

Sân bay Fiumicino, Roma, Ý, ngày 20/12/2020.  Reuters – Remo Casilli

Tựa chính trang nhất Le Figaro"Covid 19, các nước Châu Âu cách ly nước Anh".Tựa lớn của Libération"Vac-xin và đột biến, cuộc chạy đuổi". Giữa lúc Liên Âu chuẩn bị cấp phép lưu hành vac-xin ngừa Covid của Pfizer/BioNTech, trên nguyên tắc thông báo ra ngày hôm nay để các nước có thể nhanh chóng triển khai tiêm chủng đại trà, thì chính phủ Anh thông báo một chủng mới virus corona đột biến, có mức độ lây lan rất mạnh (hơn 70% so với virus cũ). Cùng với thông báo lo ngại đó là quyết định phong tỏa Luân Đôn. Ngay lập tức, hàng loạt các nước bên này biển Manche đóng cửa với Anh Quốc để chặn chủng mới tràn vào lục địa.

Le Figaro ghi nhận, "một nỗi sợ hãi lan trong Châu Âu trước sự xuất hiện chủng virus corona đột biến". Tất cả các nước Châu Âu đều không thể xem nhẹ mối đe dọa mới này, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh đã rất căng thẳng, khiến nhiều nước Châu Âu những ngày qua phải siết chặt thêm các biện pháp phòng dịch khi mà Noel và năm mới đang đến rất gần. Les Echos thì chạy tựa : "Châu Âu : Mối đe dọa làn sóng thứ 3". Tờ báo cho thấy ở khắp Châu Âu đang bao trùm bầu không khí lo lắng trước nguy cơ làn sóng dịch thứ 3 bùng lên. Les Echos cho biết, thông báo về chủng virus đột biến hôm thứ Bảy vừa rồi "đã thổi một luồng gió hoảng loạn sang Châu Âu". Ngay trong ngày Chủ Nhật, một loạt nước Hà Lan, Bỉ, Ý, Đức, Bulgari và cả Cộng hòa Ireland sát nách nước Anh đã cho ngừng tất cả các chuyến bay đến từ Anh. Áo cũng đang tính đến biện pháp này. Pháp thì cho triệu tập họp khẩn Hội đồng Quốc phòng Y tế và ra ngay quyết định ngừng tất cả các liên hệ đường biển, hàng không, đường sắt với Vương quốc Anh ít nhất trong vòng 48 giờ.

Diễn biến bất ngờ về dịch bệnh này đang đặt ra nhiều câu hỏi lớn. Trong bài xã luận "Thách thức mới cho vac-xin", nhật báo Le Figaro đặt câu hỏi : "Liệu việc khóa cửa biên giới với nước Anh có phải là đã muộn ? Như vậy có đủ để tránh chủng virus mới này lây lan sang Âu lục ? Không ai biết nhưng có điều là không thể trách cứ các nước Châu Âu đã kiên quyết hành động đối phó với mối đe dọa tiềm ẩn này. Hơn hết trận đại dịch đã dạy cho chúng ta bài học là phải hành động nhanh chóng".

Theo Le Figaro, đến giờ thì mối lo lớn lại liên quan đến vac-xin : Liệu các loại vac-xin đang được triển khai có bị vô hiệu trước chủng virus đột biến ? Rất may là kịch bản thảm họa này ít có khả năng xảy ra. Tờ báo kết luận : "Cuộc chiến chống virus vẫn chưa kết thúc. Các loại vac-xin vẫn là thứ vũ khí tốt nhất của chúng ta".

Vac-xin Covid vũ khí địa chính trị

Cả thế giới đang hy vọng vũ khí vac-xin để chống đại dịch, nhưng có nước lại dùng đó là vũ khí chính trị như nhận định của nhật báo Le Monde qua tựa chính : "Vac-xin chống Covid, vũ khí địa chính trị mới".

Tờ báo dành hai trang để trở lại chủ đề đã được báo chí đề cập đến không ít lần đó là Bắc Kinh đã sử dụng vac-xin như một thứ vũ khí ngoại giao trong lúc cả thế giới đang bấn loạn vì trận đại dịch xuất xứ từ Trung Quốc cách đây gần 1 năm.

Trong cuộc chạy đua vac-xin chống Covid-19, Trung Quốc có hai loại do Sinovac và Sinopharm bào chế. Bài báo của Le Monde cho thấy giữa lúc đại dịch, Trung Quốc đang triển khai một chiến lược ngoại giao y tế với việc liên tiếp ký các thỏa thuận song phương cùng với việc bán vac-xin cho các nước đang phát triển với giá rẻ mạt. Bắc Kinh còn hy vọng mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và lợi ích kinh tế bằng cách cung cấp tài chính cho các cơ sở bệnh viện ở Châu Phi, tất nhiên đổi lại là những thỏa thuận buôn bán, chính trị…

Theo Le Monde, ngoại giao vac-xin của Bắc Kinh có thể triển khai là vì môi trường quốc tế đang thuận lợi cho họ : Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu và Nga thì đang lấn bấn vì những vấn đề y tế của riêng mình. Nhật Bản cũng không thể chế được vac-xin trước năm 2022. Các phòng thí nghiệm lớn của phương Tây như Pfizer/ BioNTech, AstraZeneca, Moderna chỉ quan tâm đến nước mình, Sanofi thì cũng đã chậm chân…. Thế là Bắc Kinh có cả một con đường thênh thang ở các nước đang phát triển. Cuối cùng bài viết của Le Monde kết luận : "Một năm sau khi virus xuất hiện tại Vũ Hán, bằng cách lợi dụng tác động của khủng hoảng y tế ở các nước đang phát triển, rõ ràng Trung Quốc đang nuôi dưỡng tham vọng lớn cho chính sách ngoại giao y tế của họ, xa hơn chuyện vac-xin".

Nhật Bản : Trang bị quân sự bao nhiêu cho đủ ?

Vẫn trên Le Monde, trang quốc tế của tờ báo chú ý tới Nhật Bản với bài mang tựa đề "Quân đội Nhật Bản thách thức mối đe dọa quân sự Trung Quốc", đề cập đến việc Nhật Bản đang ra sức hiện đại hóa lực lượng quân đội thế nào để có thể đối phó với các mối đe dọa ngày càng lớn từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc.

Le Monde cho biết, hôm 18/12 vừa rồi chính phủ Nhật đã quyết định trang bị cho hải quân hai chiến hạm cực kỳ hiện đại được trang bị hệ thống phòng không chống tên lửa Aegis, đồng thời mua thêm các loại tên lửa chống hạm siêu thanh tầm xa. Nhưng như thế vấn chưa thỏa mãn được Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, tên gọi quân đội trên nền tảng của bản Hiến pháp hiếu hòa của Nhật Bản.

Tờ báo nhắc lại, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập 1954 với nhiệm vụ tự vệ vùng lãnh thổ quần đảo bị vây xung quanh là Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc, những nước mà Nhật luôn có các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Để bảo đảm nhiệm vụ, Nhật Bản phải hợp tác với quân đội Mỹ, hiện vẫn duy trì 57 nghìn quân tại quần đảo, trong khuôn khổ một hiệp ước an ninh chung ký từ năm 1960.

Giờ đây quân đội Nhật đang phải đối mặt với tình hình mới đầy biến động với những đe dọa từ bên ngoài ngày càng lớn. Các đe dọa từ phía bắc, có tên lửa Bắc Triều Tiên và đặc biệt là Trung Quốc với các vụ xâm nhập không phận và hải phận Nhật thường xuyên. Giới quan sát ở Tokyo có một so sánh khá thú vị là chế độ Trung Quốc ngày nay hành xử giống như chế độ quân phiệt Nhật của những năm 1930.

Trong bối cảnh đó, quân đội Nhật phải được hiện đại hóa, có các thiết bị cực kỳ hiện đại cùng một đội quân được huấn luyện tốt, mở rộng nhiệm vụ tác chiến mà đi kèm đó là phải sửa đổi điều khoản Hiến pháp hiếu hòa.

Theo Le Monde, ngân sách dành cho Quốc Phòng của Nhật năm 2020 là 42 tỷ euro, cao hàng thứ 9 thế giới. Tokyo sẽ mua 147 chiến đấu cơ F35 thế thứ 5 của Mỹ, hợp tác với tổ hợp chế tạo vũ khí Mỹ Lockheed Martin đóng hai tàu sân bay loại nhỏ. Nhật Bản cũng sẽ trang bị thêm tàu ngầm, nâng cấp khả năng giám sát trên biển, trên không và khả năng chống tàu ngầm. Bên cạnh đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ, Nhật còn đa dạng hóa các mối hợp tác quốc phòng, nhất là tham gia các hoạt động quân sự trong khuôn khổ Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những cố gắng đó vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu theo Le Monde, Lực lượng Phòng vệ còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết mới có thể đương đầu với những thách thức mới hiện nay trong đó có cả cơ cấu tổ chức. Một vấn đề nữa đang đặt ra cho Quốc Phòng Nhật, như ghi nhận của chuyên gia Céline Pajon, thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp được Le Monde trích dẫn "Nhật bản phải nhanh chóng phát triển năng lực để đối phó với đe dọa về an ninh mạng. Đây là một trong những điểm trung tâm của định hướng phòng thủ của Nhật". Le Monde cho biết thêm, hồi tháng 5 vừa rồi, các dữ liệu của tên lửa siêu thanh trong tương lai đã bị đánh cắp trong một cuộc tấn công tin tặc vào tập đoàn chế tạo vũ khí lớn nhất Nhật, Mitsubishi Electric. Cuộc tấn công này được quy trách nhiệm cho các hacker Trung Quốc.

Donald Trump vẫn tiếp tục cuộc chiến "chống thất cử"

Mục "Câu chuyện trong ngày" của nhật báo Libération có bài viết đáng chú ý về màn kịch bầu cử tổng thống Mỹ 2020, lại được Donald Trump bổ sung thêm hồi mới.

Donald Trump tiếp tục kháng cự lại với kết quả phũ phàng của cuộc bầu cử tổng thống, khi mà chưa còn đầy một tháng nữa đến ngày phải bàn giao Nhà Trắng cho Joe Biden. Libération dẫn thông tin báo Mỹ New York Times cho biết, hôm thứ Sáu vừa qua, Donald Trump đã tổ chức một cuộc họp tại Nhà Trắng với các nhân vật thân cận nhất gồm chánh văn phòng, lãnh đạo tư pháp Nhà Trắng, luật sư trong các vụ kiện vừa rồi và cả cựu cố vấn an ninh quốc gia, Michael Flynn bị kết án năm 2019 vì vụ điều tra quan hệ với Nga và vừa được tổng thống Trump ân xá. Mục đích cuộc gặp để bàn cách lật ngược chiến thắng của Joe Biden sau 59 vụ kiện vẫn không thành, trong đó khả năng sử dụng biện pháp thiết quân luật cũng đã được gợi lên. Những phát hiện của báo New York Times đang gây lo ngại ngay cả trong đảng Cộng hòa có thể gây tác động tiêu cực đến cuộc bầu cử Thượng Viện bổ sung tại bang Georgia vào ngày 05 tháng Giêng tới. Nhưng với ông Donald Trump lúc này cuộc bầu cử duy nhất mà ông quan tâm đó là cuộc bầu cử mà ông đã thất bại.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Quốc tế