Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Có lẽ, chưa có nước nào, dân tộc nào đối diện với nạn công quyền trấn lột, sách nhiễu, thậm chí gài bẫy công dân một cách trắng trợn và phổ biến như Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giao thông mà đối tượng thực hiện là Cảnh sát giao thông.

csgt1

Cảnh sát giao thông sẽ tăng cường tuần tra, xử lý vi phạm giao thông

Cũng chưa có nơi nào, mà các lãnh đạo từ ngành cho đến Bộ Công an lại bênh vực cho hiện tượng cướp cạn người dân một cách lộ liễu và thô bỉ như tại Việt Nam. Những câu nói để đời như của thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An rằng : "Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng". Hay câu nói của Trần Đại Quang, nguyên Bộ trưởng Bộ Công an, Nguyên Chủ tịch nước rằng : "Trong môi trường công tác chịu rất nhiều áp lực, tuyệt đại đa số Cảnh sát giao thông giữ được phẩm chất đạo đức của mình, hoàn thành nhiệm vụ, không nhận hối lộ, không tiêu cực".

Kiếm ăn bằng thủ đoạn bất chính, bằng những mẹo mực, mưu đồ để buộc người tham gia giao thông phải hối lộ, để kiếm chác trên máu xương đồng bào, đó là tội ác. Thế nhưng, cái nghề nghiệp tội ác đó, lại là "nghề Hot" ở thời đại Hồ Chí Minh, đến mức Nguyễn Khánh Toàn, khi còn là Thứ trưởng Bộ Công an đã thốt lên rằng : "Không biết ngoài đường có gì mà anh nào cũng xin cho con, cho cháu được ra đứng đường". Đó là câu hỏi về một vấn đề mà "Ai cũng hiểu, chỉ Khánh Toàn không hiểu".

Vì thế, nạn Cảnh sát giao thông lộng hành ngoài đường được coi là chuyện đương nhiên, là không có gì phải bàn cãi, là đã Cảnh sát giao thông thì phải ăn hối lộ, không ăn hối lộ thì ai làm Cảnh sát giao thông… Và Việt Nam xuất hiện cụm từ "Làm luật".

Làm luật, thường là chức năng của Quốc hội, tuy nhiên, tại Việt Nam, khi mà chiếc xe chở quá tải gấp năm, gấp bảy lần tải trọng cho phép, sẽ dẫn đến làm hư hỏng đường sá, cầu cống là tài sản quốc gia, là của dân, lẽ ra theo quy định là phải phạt, phải cấm, thậm chí là khởi tố hình sự nếu đúng luật. Thế nhưng, ở ngoài đường, Cảnh sát giao thông sẽ cùng với tài xế "Làm luật" – nghĩa là cái "luật" này phủ nhận cái luật mà Quốc hội, nhà nước ban hành để theo cái "luật" mới giữ hai người là Cảnh sát giao thông và lái xe. Thường thì luật ấy là "Cưa đôi" hoặc thêm bớt, hoặc theo tháng, theo quý… tùy trường hợp cụ thể, miễn là luật ấy đem lại tiền bạc để Cảnh sát giao thông bỏ túi mà tài xế không bị phạt.

Đây có thể coi là một "Đại nạn" vô cùng khó chữa của ngành Cảnh sát giao thông Việt Nam khi họ được giao quyền tự tung tự tác vừa đá bóng vừa thổi còi, tức là vừa bắt, lại quyết định phạt và thậm chí thu luôn cả tiền người vi phạm sau khi "làm luật". Đại nạn ấy, phổ biến đến mức ngay chính đại biểu Quốc hội còn phát biểu công khai rằng thì là "kể cả trường hợp làm luật, cưa đôi đi nữa thì vẫn có tác dụng, vẫn cứ được", nó thể hiện sự bất lực của cả hệ thống trong một thời gian dài.

Hiện tượng Cảnh sát giao thông kiêm luôn chức năng của "Quốc hội" đã là căn bênh biết bao chục năm tại Việt Nam. Nó sẽ còn tồn tại cho đến khi nào mà hệ thống công quyền tham nhũng ngày nay bị dẹp bỏ. Bởi hệ thống tham nhũng là mẹ đẻ của hiện tượng mãi lộ này.

Một thời cướp cạn, vì sao Cảnh sát giao thông không sợ báo chí ?

Đã có không biết bao nhiêu vụ việc liên quan đến nạn Cảnh sát giao thông trấn lột dân trên mọi nẻo đường lưu thông. Ở đó, Cảnh sát giao thông đã biến nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông cho xã hội, thành việc rình, núp, gài bẫy, mãi lộ, làm luật nhằm thu được những đồng tiền bất chính từ người dân.

Cách đây 20 năm trước, năm 2004, những loạt bài điều tra của những tờ báo như tờ Tuổi Trẻ đã làm dậy sóng xã hội, một sự phẫn uất của cộng đồng bùng phát và sôi sục, một bài báo có đến hơn 2.000 lời bình luận nêu lên sự phẫn nộ với nạn cướp cạn bởi các "đầy tớ của nhân dân" là đại diện của cơ quan công quyền "của dân, do dân, vì dân".

Nhiều báo chí, đã có những loạt phóng sự và bài viết về nạn mãi lộ trên mọi nẻo đường đất nước mà đọc qua đó, người ta mới hiểu nỗi đắng cay của người dân Việt ra sao khi phải nuôi một bộ máy khổng lồ chỉ lo nghĩ ra đủ mọi cách để trấn lột người dân bằng mọi thủ đoạn.

Những loạt bài điều tra của báo chí khắp từ Nam đến Bắc, đã được công luận hết sức chú ý và hoan nghênh. Qua đó, báo chí đã nói rõ hiện tượng mãi lộ trắng trợn và tàn bạo đến mức "Ghê hơn cả cướp cạn". Và nạn cướp đó, không chỉ là ban đêm, nơi hẻo lánh, mà ngay giữa ban ngày, nơi đô thị và hầu như mọi nơi, mọi lúc.
Điều đó đã làm nhức nhối dư luận và sự phẫn uất của toàn xã hội.

Thế nhưng, kết quả của nó là gì ? Là những lời bào chữa sống sượng, bất chấp thực tế, dư luận và liêm sỉ của quan chức ngành công an.

Và dù họ có nói ngang, nói ngược và bão chữa cách gì, thì người dân vẫn cứ phải im, công luận vẫn bó tay với công an. Bởi công an có súng, có nhà tù và có sự lỳ lợm bất chấp. Đã có những tờ báo phải ngoan ngoãn xóa bài, thậm chí đăng bài nói ngược lại, khi đã trót đưa tin một tổ chức quốc tế sau khảo sát đã kết luận rằng tại Việt Nam, Công an, và đặc biệt là Cảnh sát giao thông là lực lượng tham nhũng tràn làn và phổ biến nhất và câu hỏi của Công an dành cho Tổng biên tập và tờ báo đó là : "Chúng mày có muốn tồn tại nữa hay không ?".

Thế nên, nhiều nhà báo đã bị khởi tố, đã vào tù vì những lý do rất… bẩn bựa mà ai cũng có thể bị đặt bẫy, bị kết tội. Để rồi, cả xã hội lại nín thở, câm miệng trước đại nạn mãi lộ này.

Nhà báo Hoàng Khương của báo Tuổi trẻ, tác giả loạt bài viết về nạn mãi lộ nhức nhối đó, đã bị bắt bởi một lý do mà ai cũng hiểu nguyên nhân việc bắt bớ đó từ đâu. Và bản án 4 năm tù, như một lời đe dọa với các phóng viên rằng : Cứ đụng vào Cảnh sát giao thông thì không chết kiểu này cũng chết kiểu khác mà thôi.

Thế rồi, Cảnh sát giao thông không còn sợ báo chí quốc doanh. Bởi nếu phóng viên không sợ, thì đã có các Tổng biên tập biết sợ, nếu Tổng biên tập không biết sợ, thì Ban Tuyên giáo Trung ương và các địa phương đã biết sợ.

Bởi nếu có sự cố bị ghi hình, bị bắt quả tang nhận hối lộ, thì chính lại Cảnh sát giao thông hoặc lại "Làm luật" ngay với nhà báo, hoặc cùng lắm, thì "gọi điện nhờ cứu trợ" từ cấp trên. Một cuộc gọi từ phòng Cảnh sát giao thông đến Tổng biên tập, thì mọi công phu điều tra, bài viết… trở thành vô nghĩa và vứt thùng rác, bởi chẳng TBT nào dám đối đầu với công an. Chỉ có đồng chí, đơn vị nào đó "gặp sự cố" thì phải tốn khoản tiền "hậu tạ" cấp trên vì đã can thiệp. Thế thôi.

Thế là nạn mãi lộ lại nở rộ bất chấp, kể cả khi báo chí có mặt, thậm chí, báo chí cũng vào cuộc làm ăn với Cảnh sát giao thông. Mới đây, một loạt "nhà báo" và Cộng tác viên báo chí tại Hà Tĩnh, Nghệ An và các tỉnh đã lập nên những "liên doanh" với Cảnh sát giao thông các tỉnh, thành lập Công ty với chức năng bảo kê cho lái xe đường dài, xe tải và các hình thức vi phạm luật giao thông khác bằng cách nộp tiền theo định kỳ để được bảo kê khỏi bị Cảnh sát giao thông bắt phạt khi vi phạm luật.

Quyền công dân - Một cuộc đối mặt

Một thời, Cảnh sát giao thông là nỗi ám ảnh và sợ hãi của người dân Việt Nam khi ra đường để tham gia giao thông, Cảnh sát giao thông có thể bắt, thả, phạt… bất chấp luật lệ hoặc quy định nào. Thế nên, nếu ra đường, gặp Cảnh sát giao thông mà không bị bắt, bị phạt thì đó là một sự may mắn, là "ơn đảng, ơn chính phủ" đã chừa mình ra.

Và mọi người dân tự coi mình là một tội phạm, mỗi Cảnh sát giao thông là một quan tòa, có thể bắt, phạt, tha ai tùy ý. Và không chỉ bắt, phạt, mà nhiều trường hợp, Cảnh sát giao thông còn thể hiện sự "Kính trọng lễ phép" với công dân khi họ cứng đầu bằng dùi cui, bằng roi điện và "giơ chân hơi cao" hay "gạt tay trúng má" như lời của Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an. Thế nên, Cảnh sát giao thông mặc sức lộng hành ngoài đường bởi sự bao che, bảo kê có hệ thống ấy.

Hầu như mọi phản ánh của người dân đều không được đếm xỉa, không được trả lời vì nhiều lý do, trong đó có lý do "không có bằng chứng, không có cơ sở"… để biện minh cho nạn mãi lộ và bạo lực mà ai ai cũng biết.

Ngày 30/1/2012, trong chuyến đi cứu trợ đồng bào Tây Bắc nhân dịp chuẩn bị Tết nguyên đán, chúng tôi đang nghỉ giải lao tại một quán nước trước khi lên đến Mộc Châu, tỉnh Sơn La thì một số lái xe đang bàn tán rôm rả với những lời lẽ khá nặng nề về hiện tượng mãi lộ trắng trợn của nhóm Cảnh sát giao thông tại Mộc Châu. Chúng tôi lên xe đến Mộc Châu, nhóm Cảnh sát giao thông đang đứng tại một khu đất bên kia đường. Khi đi ngang qua nhóm này, chúng tôi đi chậm và ghi hình lại hình ảnh các xe chở khách, chở hàng hóa về xuôi cứ đến đó, thấy Cảnh sát giao thông là tự động dừng lại đưa tiền không cần che đậy úp mở gì, rất tự nhiên.

Khi thấy xe chúng tôi đi qua bên kia đường, tiện tay một Cảnh sát giao thông với cấp bậc Thượng tá chỉ gậy ngang sang bên kia đường buộc chúng tôi dừng lại yêu cầu xuất trình giấy tờ.

Cuộc đối đáp diễn ra sau đó đã có thấy nhóm Cảnh sát giao thông đã không hề biết đến luật, quy định cũng như điều lệnh của ngành Công an. Cuối cùng họ phải để chúng tôi đi mà không hề lập biên bản hoặc có thể xử phạt. Sau đó, một vài chuyến đi khác trên tuyến đường này cũng bị hiện tượng tương tự và chúng tôi ghi lại.

Hai năm sau, năm 2014, trong một chuyến đi khác để cứu trợ đồng bào vùng Sông Mã, khi đến Thành phố Sơn La, một nhóm Cảnh sát giao thông khác đã lại tiếp tục chặn xe chúng tôi mà không có đủ cơ sở để kết luận có vi phạm. Và chúng tôi phản ứng đến khi cả Phòng Cảnh sát giao thông Tỉnh Sơn La đến xử lý vẫn chịu vì không đủ cơ sở bắt lỗi.

Thế nhưng, những yêu cầu chấn chỉnh đội ngũ Cảnh sát giao thông hành xử không có văn minh hay theo luật pháp đã không được đáp ứng, vì vậy chúng tôi đã đưa đoạn video năm 2012 lên mạng youtube.

Ngay lập tức, đoạn video tạo nên một sự kiện bùng nổ trên mạng xã hội. Nhiều tài khoản Youtube đã đăng lại đoạn video trên hầu hết các diễn đàn về giao thông, con số xem đoạn video đó vượt hàng chục triệu tạo nên một hiệu ứng rất lớn về việc sử dụng quy định, luật lệ và yêu cầu lực lượng thi hành nhiệm vụ thực hiện đúng yêu cầu luật pháp.

Hàng loạt các tin nhắn, video mà chúng tôi nhận được từ Nam đến Bắc, từ miền xuôi đến miền núi cho thấy rằng người dân đã nhanh chóng bắt đầu một phong trào thực hiện đúng luật pháp và yêu cầu cán bộ làm đúng chức năng nhiệm vụ cũng như luật pháp quy định.

Cả xã hội đã có những chuyển biến rất lớn đến nhận thức của người dân, của người tham gia giao thông về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình tham gia giao thông.

Và qua đó, nhiều hiện tượng mãi lộ, ăn chặn, gài bẫy người dân đã bị vô hiệu hóa, bị vạch trần.

Bởi Cảnh sát giao thông không sợ báo chí quốc doanh, nhưng video được đưa lên mạng xã hội thì không dễ tìm để mua chuộc hoặc đe dọa.

Và Cảnh sát giao thông không sợ những video đó hay người quay video, mà Cảnh sát giao thông sợ chính các cán bộ tổ chức của Cảnh sát giao thông. Bởi mỗi suất làm Cảnh sát giao thông là con số hàng trăm triệu, thậm chí là tiền tỷ. Mà cán bộ sau khi bố trí xong thì lại muốn có cớ để đẩy các đồng chí ấy đi nơi khác mà bố trí người mới với con số tiền tỷ hoặc hàng trăm triệu.

Thế nên, hiện tượng dữ dằn của Cảnh sát giao thông đã bị hạn chế rất nhiều.

Trước đó, hệ thống mạng xã hội và báo chí đã có những tranh cãi kịch liệt khi Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt đã có một văn bản số 1042/2013 có nội dung yêu cầu việc chụp ảnh Cảnh sát giao thông phải xin phép. Văn bản 1042/2013 do Đại tá Trần Sơn Hà, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt (C67 - Bộ Công an) ký gửi Trưởng phòng Cảnh sát giao thông các địa phương có nội dung yêu cầu lực lượng chú ý, xử lý đối với những hành vi chụp ảnh, ghi hình Cảnh sát giao thông mà không xin phép.

Thậm chí, khi văn bản này lộ ra, bị phản ứng dữ dội, thì Đại tá Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng C67, là đại diện Cục Cảnh sát giao thông Đường bộ, Đường sắt - Bộ Công an ngày 21/8/2013 còn khẳng định sẽ không thu hồi văn bản này.

Thế nhưng, trước sự phản ứng của dư luận, người ta vạch rõ ra rằng đây là hiện tượng "sợ bị lộ", nhằm che giấu sự khuất tất của các Cảnh sát giao thông nên Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt phải ra văn bản che chắn kiểu đó. Và văn bản này trái luật pháp. Và trước áp lực của dư luận, hai ngày sau, ngày 23/8/2013, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt chính thức hủy bỏ quy định "chụp ảnh, quay phim Cảnh sát giao thông phải xin phép" được đề cập trong văn bản 1042.

Kể từ đó, nạn mãi lộ đã bị phản ứng khá nhiều và được đưa lên mạng xã hội đã giúp người dân thực hiện đúng luật pháp cũng như hạn chế rất nhiều nạn cướp cạn" của người dân. Nhiều vụ bạo hành đối với người tham gia giao thông đã bị phản ứng, nhiều vụ Cảnh sát giao thông kiêm diễn viên để vu cáo người dân bị vạch trần nhờ chiếc máy ảnh hoặc camera điện thoại.

Và nạn mãi lộ đỡ nhức nhối đi rất nhiều.

Sự trở lại của nạn cướp cạn khi được bao che

Hẳn nhiên, khi "nạn cướp cạn" – mãi lộ - bị hạn chế bởi người dân, thì lực lượng Cảnh sát giao thông bị giám sát chặt chẽ, bị soi rọi từ người dân, và hễ bị kiểm soát, bị giám sát thì nạn mãi lộ sẽ giảm đi, đồng nghĩa là "thu nhập" từ hành vi "cướp cạn" sẽ giảm đi nhanh chóng.

Thế rồi khi chế độ Công an trị được xác lập và hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương, từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, cho đến Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh Tòa án tối cao… và bí thư các tỉnh, đều là tướng lĩnh công an, quân đội hoặc công an chiếm đa số, thì khi đó, những vấn nạn khác của chế độ công an trị xuất hiện nhiều hơn, phổ biến hơn.

Bắt đầu từ việc Công an chia luật Giao thông đường bộ làm hai bộ luật khác nhau, trong luật mới, Công an được ưu tiên đủ mọi quyền, đặc biệt là luật hóa đặc cách riêng Cảnh sát giao thông được giữ lại tiền phạt của người dân tham gia giao thông để tự chi tiêu cho mình – điều này đi ngược lại các quy định, luật lệ khác về ngân sách quốc gia.

Thế là khắp nơi, từ Nam đến Bắc, mọi ngõ ngách, lối đi, đường xóm Công an, Cảnh sát giao thông đã thực hiện hàng loạt trận "ra quân" hết nồng độ cồn thì lại bắt phạt vi phạm bởi báo chốt Cảnh sát giao thông… họ hành động như một đội quân bí mật để chống lại nhân dân vậy.
Bên cạnh đó, việc Công an liên tục bắt, phạt, điều tra, hăm dọa đủ cách với những phản ứng của người dân qua mạng xã hội. Mỗi lần phạt con số hàng triệu đồng bằng một vài ba tháng lương của công dân.

Chưa hết, mới đây, Bộ Công an ra Thông tư mới, bỏ quy định công dân giám sát Cảnh sát giao thông bằng hình ảnh, video… Công dân cũng không được đòi hỏi Cảnh sát giao thông phải ăn mặc đúng quy định về cảnh phục và số hiệu vì Cảnh sát giao thông cần hóa trang để bắt dân – nghĩa là nếu có gặp nhóm trộm cướp nào đó, tự xưng là Cảnh sát giao thông thì dân cứ phải chấp hành không được quyền đòi hỏi.

Tất cả thông tin người dân chỉ có thể được nhận thông tin từ Công an kiểu như Cảnh sát giao thông chỉ "gạt tay trúng má" hay "giơ chân hơi cao"… còn công dân thì "húc đầu vào dùi cui Cảnh sát giao thông" mà công an vẫn thường thông tin cho đại chúng.

Và đó là một bước bắt đầu của thời kỳ mới khi nạn cướp cạn được bao che.

Phải chăng, đó là Kỷ nguyên mới" như lời đại tướng Tô Lâm, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam vừa hô hào ?

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 26/10/2024

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn
mercredi, 23 octobre 2024 22:39

Để các chú kiếm bánh mì thịt

Cách đây nhiều năm, khi còn khá trẻ -vâng, khi NGƯỜI TA TRẺ- có một đêm, bạn thân tôi rủ sang nhà chơi vào giờ đã khuya. Đoạn đường đó vào ban đêm khá vắng, cũng thường không có cảnh sát giao thông gác nên tôi chủ quan, thay vì phải chạy xe đúng chiều xuống một đoạn rồi quẹo ngược lên để rẽ sang phải thì tôi ngó trước ngó sau rồi phóng cái ét từ bên này sang.

csgt1

Một cảnh sát giao thông đang điều khiển giao thông trên đường phố Hà Nội - Reuters/Adrees Latif

"Cảnh sát cũng là người"

Xui sao, hôm đó lại có hai anh cảnh sát đứng trực ngay đầu ngã ba, y như là để đón lõng những đứa như tôi (khá nhiều).

Hai anh vừa tuýt còi một cái là tôi biết hỏng rồi. Mình sai lè lè, sai chính thức ra thế này còn cãi làm sao được. Năn nỉ thì tôi không thích. Thế là đường hoàng như một vị thần, tôi rút dứt khoát một tờ tiền trong túi (lại xui sao, hôm đó trong túi toàn tiền chẵn, không còn tờ lẻ nào) đưa rất đĩnh đạc cho hai anh công an.

Tất nhiên hai anh gật đầu và phẩy tay để tôi đi tiếp ngay lập tức. Nhưng đấy là lỗi rất nhỏ, mà giá trị tờ tiền lớn gấp nhiều lần số tiền bị phạt theo luật, nên trong một khoảnh khắc, tôi nhìn thấy rất rõ một tia bàng hoàng trong mắt họ. Họ không thể ngờ được có đứa ngốc như vậy.

Phải nói thêm, thời điểm đó tôi đã bị tác động của những thông tin đọc được trong ngày. Ngày hôm đó, do công việc, tôi phải đọc rất nhiều báo cáo của ngành công an. Tôi đọc khá nhiều vụ việc không được đưa lên truyền thông về những gì cảnh sát giao thông thường gặp phải: sự ngang ngược của người vi phạm có dính tí quyền lực, sự chống đối kháng cự của họ, sự dọa dẫm "Mày biết tao là ai không" đồng thời với hành động rút điện thoại gọi nhờ can thiệp, sự chửi bới, giễu cợt, khiêu khích từ phía không ít người xung quanh.

Bạn bè kể tôi nghe cả vụ một cô hoa hậu cư xử cực kỳ chỏng lỏn. Cô này xuất thân con nhà bình dân, trước khi đăng quang và kết hôn thì cũng không có tai tiếng gì. Nhưng từ khi cô lấy được chồng là con trai một quan chức cao cấp thì tính cách cô con gái nhà nghèo phát lộ những "kỳ tích". Ví dụ cô lái xe đi ngược chiều vào một con đường, bị cảnh sát giao thông thổi phạt. Cô đậu xe lại, mở cửa xách ví điềm nhiên đi thẳng không nói một lời, còn xe vẫn cứ đậu nguyên chỗ đó.

Không những không phạt được mà đến chiều đích thân cảnh sát phải lái xe mang đến tận nhà trả cho cô. Chắc chắn phải kèm theo xin lỗi rối rít nữa.

Trên mạng xã hội, chúng ta cũng từng chứng kiến vô số cảnh ngứa mắt của người đi đường. Đây, tháng 2 năm ngoái, lúc 4 giờ chiều là thời điểm giao thông đông đúc trong ngày, một phụ nữ lái chiếc xe 7 chỗ đi tới một ngã tư tại khu vực chợ ở Hà Nội rồi đột nhiên dừng xe ngay giao lộ, trên làn đường ngược chiều (mới kinh chứ), rồi bước xuống… đi chợ.

Tháng 7/2017 thì có vụ phó chủ tịch và giám đốc một đơn vị thuộc một quận (vẫn ở Hà Nội) đậu xe tại đầu đường rẽ vào một khu chung cư, tại đoạn đường không cho phép đậu xe, để ăn trưa.

Cảnh sát giao thông, đặc biệt là cảnh sát giao thông tại Hà Nội thường xuyên gặp những cảnh tương tự. Không chỉ vì Hà Nội có mật độ lãnh đạo dày đặc, mà nếu không phải cán bộ lãnh đạo tự thân vi phạm luật giao thông thì không ít người thân và những người phục vụ của họ cũng rất thường gà cậy gần chuồng, ra đường nghênh ngang như của ông nội mình để lại, không xem người khác là gì cả.

Cứ gặp hoài cảnh đó, máu bốc lên não ấy chứ !

Cảnh sát cũng là người mà !

Rồi những lúc kẹt xe kinh khủng khiếp. Nếu thấy bóng cảnh sát giao thông, rõ ràng yên tâm hơn hẳn. Biết thế nào đường cũng sẽ được thông thoáng sớm thôi.

Có những lúc như thế thì có những lúc trái tim nhầm chỗ để trên đầu, hối lộ hẳn tờ tiền to cho hai anh cảnh sát mà lòng cứ nghĩ nhẹ nhàng rằng thôi mình chia sẻ thu nhập cho người ta chút xíu không sao.

Nghĩ lại thì ừ, ấu trĩ dễ sợ, anh hùng rơm nữa. Cho dù xuất phát từ một ý định nguyên sơ là tốt nhưng hành vi hối lộ cảnh sát thì rõ ràng là sai. Hơn nữa, nó chỉ có tác dụng khuyến khích hai anh cảnh sát chăm làm "anh hùng núp" nhiều hơn nữa. Nghĩa là hoàn toàn không tạo ra được giá trị gì cho cả hai anh lẫn công lý xã hội cả.

Huống chi, việc hối lộ cảnh sát giao thông để được bỏ qua lỗi nhỏ, không xé giấy phạt, giảm mức phạt tiền hay không giam xe, giam giấy tờ… là cái việc mà dân Việt Nam làm quen tay đến thành thục. Hở cái là dúi tiền cho cảnh sát thôi, nhưng phi về đến nhà là lao ngay lên mạng làm một bài dài đầy phẫn nộ chửi bọn cảnh sát ăn của người dân không chừa thứ gì !

Dân hối lộ quen tay thì cảnh sát giao thông cũng vậy. Họ cũng mặc nhiên xem đó là một khoản bù đắp cho đồng lương thấp và áp lực công việc cao.

Kết luận : Bất cứ xuất phát từ động cơ mục đích gì, hối lộ cảnh sát giao thông đều là hành vi tầm bậy.

Nghịch lý là không ai muốn mất tiền, cũng không ai muốn mất việc, thế nhưng quy trình trao-nhận vẫn cứ đều đều diễn ra và ngày càng lên tầm cao mới.

Nguyên nhân sâu xa của nó xin bàn trong một bài khác.

csgt2

Cảnh sát dừng xe người đi đường không đội mũ bảo hiểm ở Thành phố Hồ Chí Minh. Reuters

Một bước tiến, bảy bước lùi

Mục đích chính của việc người dân muốn ghi hình cảnh sát giao thông không phải chỉ để hạn chế thái độ hống hách, mà là để chặn đứng hành vi đòi hối lộ của họ.

Cách đây năm năm, cuối cùng người dân cũng được Bộ Công an cho phép ghi hình cảnh sát giao thông. Nó là kết quả sau một thời gian dài đấu tranh của xã hội sau nhiều lần bị cảnh sát giao thông làm tiền, hoạnh họe và vòi vĩnh. Nó được xem là hành vi giám sát xã hội với lực lượng cảnh sát giao thông, vốn được trao rất nhiều quyền lực và từ lâu đã có tiếng xấu trong cách hành xử với người tham gia giao thông ở Việt Nam.

Thời điểm đó, Bộ Công an nói việc này góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật, ngăn chặn hành vi tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông.

Dĩ nhiên rồi, khi đối mặt với chiếc camera ghi lại tất cả hành động lời nói của mình, bất cứ cảnh sát giao thông nào cũng phải tăng cường kiểm soát bản thân, vì nếu hách dịch, thô lỗ, ứng xử sai, hoặc nặng hơn là hạch sách vòi tiền, họ sẽ rất nhanh chóng bị kỷ luật, thậm chí bị đuổi khỏi ngành. Hệ thống giám sát này của người dân hoạt động nhanh chóng và hiệu quả hơn bất kỳ bộ phận thanh tra nội bộ nào.

Ai mà ngờ đâu, lúc ấy Bộ cho tiến một bước thì giờ Bộ bắt (cả nước) lùi lại bảy bước.

Sau năm năm, Bộ lại nói ngược lại, rằng có người lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh và chia sẻ lên mạng xã hội khiến một bộ phận cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nảy sinh tư tưởng ngại va chạm, thiếu tinh thần trách nhiệm, đồng thời ảnh hưởng đến hình ảnh cảnh sát giao thông. Bên cạnh đó, các đối tượng chống đối đã xúi giục người dân gửi đơn khiếu nại, tố cáo đi nhiều nơi gây phức tạp cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông" (trích).

Khoan nói về logic của lý do kể trên. Ta xem xét về tính hợp pháp của nó trước.

Thông tư mới của Bộ đã đi ngược các bộ Luật hiện hành về tiếp cận thông tin và thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Luật Tiếp cận thông tin quy định mọi công dân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Người dân chỉ bị cấm và hạn chế trong các trường hợp :

- Thông tin thuộc bí mật Nhà nước chưa được giải mật.

- Thông tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, gây nguy hại đến tính mạng, cuộc sống hoặc tài sản của người khác.

- Hạn chế trong trường hợp liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân mà không được chủ thể đồng ý.

Hoạt động của cảnh sát giao thông trên đường phố có phải là bí mật Nhà nước hay bí mật đời sống riêng tư không ? Các hành vi hống hách, đòi hối lộ (nếu có) của họ có gây ảnh hưởng xấu đến quốc phòng hay an ninh quốc gia không ? Rõ ràng không phải. Hành vi xấu bị phát hiện sẽ giúp trong ngành chấn chỉnh và kiểm soát nội bộ để luôn giữ gìn được hình ảnh người chiến sĩ cảnh sát vì nhân dân phục vụ.

Còn nếu sợ rằng hình ảnh đưa lên mạng sẽ có nguy cơ bị đào ra những thông tin cá nhân như hình ảnh địa chỉ gia đình cha mẹ vợ con… của người cảnh sát giao thông, thì lại xem thường nền pháp luật Việt Nam và tài năng của công an Việt Nam quá. Việt Nam có thể thiếu gì ấy chứ nào có thiếu luật ? Hành vi đó rõ ràng là phạm luật rồi. Các chú công an cứ việc mời họ ra phường uống trà, xử phạt nhẹ nhàng dăm bảy củ. Một TikToker vui miệng tám với người theo dõi về cái đầu ít tóc của cựu chủ tịch nước mà còn bị xử lý ngay đến đầu đến đũa, thì việc xử lý những kẻ phạm luật khác có khó gì mà không làm được ?

Đối chiếu với Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở-một bộ luật nền tảng cung cấp các quyền dân chủ cho mọi người dân thì còn rành rành hơn nữa.

Luật này quy định người dân được "thông tin, thể hiện ý chí, nguyện vọng, chính kiến của mình thông qua việc thảo luận, tham gia ý kiến, quyết định và kiểm tra, giám sát các vấn đề ở cơ sở theo quy định của hiến pháp và pháp luật". Quyền và trách nhiệm của cả hai bên được quy định rất rõ. Ví dụ điều 9 "nghiêm cấm gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở", đồng thời cũng "nghiêm cấm việc thực hiện dân chủ ở cơ sở (…) xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (…) xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực…".

Tóm lại, cứ theo luật thì (trong trường hợp này), cả hai bên cảnh sát giao thông và người dân, nếu bên nào xuyên tạc, vu khống, cản trở bên kia trong việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp hoặc quyền đi lại của mình, thì cứ yên tâm chịu bị xử phạt. Phạt hành chính hay phạt tiền là tùy mức độ vi phạm.

Như vậy rất công bằng.

Thì cứ cho cảnh sát ghi hình ngược lại đi

Vả lại, nếu yếu đuối đến mức chỉ bị người dân công khai ghi hình mà đã nảy sinh tâm lý ngại làm việc, thì phía cảnh sát giao thông cũng hoàn toàn có quyền đặt máy quay để ghi hình lại những người dân có thái độ chống đối, khiêu khích, bạo lực… Về phía mình, ta cứ chọn các anh cảnh sát đẹp trai sáng láng, cho dù đối diện với điện thoại của vô số người dân vẫn thuộc lòng điều lệ và luật giao thông như cháo chảy, đứng nghiêm như cổ thụ trước gió xuân, không quát nạt, không vòi vĩnh. Đảm bảo hiệu quả tuyên truyền oanh liệt gấp bội những kiểu cũ kỹ mà tốn kém như dắt cụ già qua đường hay nhặt trái cây giùm anh bán rong bị ngã xe.

Việc cho phép ghi hình còn thúc đẩy giáo dục xã hội rất mạnh. Rõ ràng chỉ những người vừa không có ý định hối lộ cảnh sát giao thông, vừa thuộc luật giao thông như cháo và hoàn toàn tự tin mình chạy xe rất đúng luật mới có gan cầm điện thoại quay lại hết cuộc đàm thoại với cảnh sát giao thông và đưa lên mạng. Cảnh sát muốn không bị mất mặt hoặc mất việc thì vui lòng làm việc thật khách quan trung thực. Cả hai bên đều phải tự hoàn thiện mình.

Nói qua nói lại, việc ghi hình cảnh sát giao thông đang làm việc tại nơi công cộng là cái việc thiên kinh địa nghĩa như trái đất vậy, chẳng có lý do gì để cấm cản.

Mong Bộ Công an nghĩ lại mà sửa cái thông tư kể trên. Chứ bọn xấu nó cứ nỉ non rằng Bộ cấm dân ghi hình cảnh sát giao thông chỉ nhằm để thuận tiện cho các chú kiếm bánh mì thịt đó, nghe phẫn nộ dễ sợ…

Nguyễn Nhơn

Nguồn : RFA, 23/10/2024

Tham khảo :

https://tuoitre.vn/bo-quy-dinh-nguoi-dan-duoc-giam-sat-canh-sat-giao-thong-bang-thiet-bi-ghi-am-ghi-hinh-20241005165821788.htm

https://www.baogiaothong.vn/nu-pho-chu-tich-quan-giai-trinh-chi-tiet-viec-do-xe-an-trua-192217110.htm

https://thanhnien.vn/nu-tai-xe-do-xe-nguoc-chieu-giua-nga-tu-de-di-cho-dan-mang-ngao-ngan-185230228132138508.htm

Additional Info

  • Author Nguyễn Nhơn
Published in Diễn đàn

Theo báo chí Việt Nam thông tin, thì kể từ 15/11/2024, Thông tư 46/2024 của Bộ Công an có hiệu lực, thay thế Thông tư số 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

thongtu1

Cảnh sát giao thông làm việc với người dân. Ảnh : Chinhphu

Mặc dù, thông tư này có nội dung được ghi là "Thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông". Thế nhưng, căn cứ nội dung của thông tư, nó có nhằm mục đích "Thực hiện dân chủ" hay không ?

Điểm mới ở thông tư này được xã hội quan tâm, có hai điểm chính, đó là việc tiếp xúc giữa cảnh sát và người dân tham gia giao thông được sửa đổi tại thông tư này.

Trước đây, tại Thông tư số 67/2019, người dân được giám sát Cảnh sát giao thông làm việc, khi tiếp xúc với người dân tham gia giao thông bằng việc quay phim, chụp hình lại quá trình Cảnh sát giao thông tiếp xúc với người dân.

Đồng thời, thông tư đó cũng quy định Cảnh sát giao thông khi tiếp xúc với dân phải có đầy đủ trang phục, biển tên ghi rõ số hiệu Công an, nơi công tác và các lệnh, các kế hoạch, giấy tờ cần thiết để chứng minh việc thực hiện chức năng của Cảnh sát giao thông trên tuyến đường đó là đúng, là công khai và được phân công với trách nhiệm rõ ràng.

Thì ở Thông tư này, những vấn đề trên bị bãi bỏ.

Có nghĩa là Thông tư này bãi bỏ việc người dân thực hiện quyền giám sát lực lượng công quyền, lực lượng cảnh sát phục vụ mình bằng việc ghi lại hình ảnh, video những hành vi đó. Thông tư 46/2024 cũng bãi bỏ luôn các nội dung công khai gồm : kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề về giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thường xuyên (gồm các nội dung cụ thể sau : tên đơn vị, tuyến đường, các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, xử lý, thời gian thực hiện).

Thậm chí, thông tư này cũng bỏ luôn việc Cảnh sát giao thông khi đi làm nhiệm vụ trên đường, tiếp xúc với dân, phải công khai, rõ ràng danh tánh, tên tuổi và những phương tiện dùng để chế tài, bắt lỗi và phạt người dân tham gia giao thông.

Theo Thông tư này, để có thể làm cái gọi là "Giám sát" của người dân, thì tại Điều 11, thông tư quy định rằng nhân dân được giám sát thông qua các hình thức sau : tiếp cận thông tin công khai của lực lượng công an và trên các phương tiện thông tin đại chúng ; qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật ; tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ ; kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh ; quan sát trực tiếp công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Nghĩa là, công dân từ nay, chỉ biết về lực lượng công an, Cảnh sát giao thông qua các bản tin, báo chí nhà nước đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng. Chẳng hạn Cảnh sát giao thông phát nước cho dân chỗ nọ, đưa bà đẻ đi đến viện chỗ kia, đưa học sinh ngủ muộn đến địa điểm thi kịp thời hay nhặt được của rơi tìm người trả lại. Hoặc những hoạt động và hình ảnh như Cảnh sát giao thông đi nhặt rác, đi cứu lũ lụt hoặc gặt giúp dân, đưa người già qua đường… Những thông tin ấy, nhân dân tha hồ đọc trên báo chí nhà nước.

Còn những thông tin về việc Cảnh sát giao thông nhận mãi lộ, lập bẫy để gài dân vi phạm nhằm kiếm tiền, Cảnh sát giao thông động tác giả để ăn vạ nhân dân khi tiếp xúc, hay những hành động bạo lực bất chấp luật pháp của Cảnh sát giao thông thì thông tư này quy định là phải để trong vòng bí mật. Không chỉ người dân không được phép quay phim chụp ảnh, mà hệ thống công an còn kết hợp với Luật An ninh mạng, hễ ai ý kiến lên mạng xã hội thì bắt, phạt và đủ trò đến khi nào sợ thì thôi.

Thậm chí, những hình ảnh Cảnh sát giao thông đưa thí sinh đi thi, nếu bị vạch trần là làm sao thí sinh thi Trung học phổ thông mà lại già đến gần 50 tuổi như vậy ? Tại sao ngủ quên cả giờ đi thi mà móng vuốt cầu kỳ, mặt mũi tô son trát phấn nhiều thế lại còn kịp cả gắn mi giả… Thì lập tức sẽ bị quy vào tội xúc phạm công an.

Như vậy, theo Thông tư này, từ nay, công dân khi tham gia giao thông, chỉ còn có một cách "tin tưởng tuyệt đối" vào hệ thống Công an, Cảnh sát giao thông và phó mặc cho hệ thống này phán xử hành vi, tội trạng hoặc mức độ nào họ thấy cần thiết với thái độ "may nhờ, rủi chịu".

Có điều, khi mà hệ thống bằng mọi cách để cho công quyền lộng hành và bằng mọi cách bịt miệng người dân, thì điều dễ hiểu là hệ thống đó sẽ nhanh chóng đi vào suy đồi và phản động ở mức cao nhất.

Bởi những năm qua, những quy định rõ ràng người dân có thể quay phim, ghi hình và được trả lời rõ ràng về nhiệm vụ, chức năng và đối tượng mà Cảnh sát giao thông phải công khai khi tiếp xúc với dân đã góp phần giảm thiểu hiện tượng mãi lộ đến mức báo chí phải hô lên là "Hơn cả cướp cạn" một thời cả xã hội phẫn uất.

Mặc dù vậy, vẫn không hiếm những hình ảnh, những hành vi của Cảnh sát giao thông trắng trợn được người dân, trước xã hội vẫn được phản ánh lên mạng xã hội buộc hệ thống công quyền phải vào cuộc xử lý.

Bởi như gần đây ta đã thấy, nếu không có camera, thì làm sao người dân cả nước biết được 4 chiến sĩ Cảnh sát giao thông cán bộ Công an TX.Vĩnh Châu hành hung 2 thiếu niên hết sức dã man như đánh quân thù, khiến hai em bé bị khủng hoảng cả thể xác lẫn tinh thần, buộc Công an Sóc Trăng phải tước danh hiệu công an nhân dân (CAND) đối với 3 cán bộ, gồm : đại úy Châu Minh Trung, trung úy Nguyễn Quang Thái, thượng úy Đoàn Tấn Phong; kỷ luật bằng hình thức cách chức Phó đội trưởng xuống làm cán bộ đối với đại úy Hứa Trường An; kỷ luật cảnh cáo đại úy Trần Minh Đời. Đoạn video đó đã cho thấy sự thật đằng sau cái gọi là sự tử tế của đám Cảnh sát giao thông ở đây là sự dã man, tàn bạo với trẻ em.

Nếu không có camera ghi lại, thì công dân Phạm Thanh Qua tại Bình Định đã phải chịu oan ức đến mức nào với bao nhiêu năm tù tội bởi tội chống người thi hành công vụ khi chiến sĩ công an đã kiêm nghề diễn viên giả vờ ngã để vu cáo anh ta đẩy ngã. Đoạn video đã cho thấy những màn đổ tội, vu cáo người dân là chuyện không hiếm khi Cảnh sát giao thông tiếp xúc với người dân vô tội, cho thấy đạo đức của chiến sĩ, cán bộ Công an ra sao. Cuối cùng, công an phải chữa thẹn rằng đó là do Cảnh sát giao thông đã tự trượt chân chứ không phải bị đánh.

Cũng nếu không có Camera từ nhà dân ghi lại, thì ai có thể minh hoan cho người dân, và người dân đã chịu bao nhiêu năm tù khi Cảnh sát giao thông đuổi anh ta rồi tự lạc tay lái đâm vào nhà dân chết, nhưng ngay lập tức công an đã vu cáo rằng anh ta đã đạp vào tay lái khiến Cảnh sát giao thông lạc tay lái và chết ?

Hàng trăm, hàng ngàn vụ việc người dân đã dùng camera để chứng minh sự oan khuất của mình và sự lộng hành, ăn chặn cũng như hành vi bạo lực và dã man của Cảnh sát giao thông, nếu không có camera thì người dân biết kêu ai.

Nỗi sợ hãi của lực lượng Cảnh sát giao thông trước camera, là nỗi sợ hãi của kẻ làm điều bất chính trước ánh sáng. Bởi nếu không làm những điều khuất tất, vi phạm luật pháp, thì tại sao cả hệ thống lại sợ hãi đến mức đưa cả Thông tư để cấm người dân ?

Ngay cả câu giải thích của lực lượng Công an rằng : "Bộ Công an nhận định, việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng cảnh sát giao thông có lúc, có nơi chưa khách quan, chưa đúng quy định. Một số tình trạng lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng xã hội ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng Cảnh sát giao thông"… cũng đã nói lên bản chất vụ việc.

Bởi người ta chỉ cần trả lời câu hỏi : Tại sao cứ hình ảnh Cảnh sát giao thông được chia sẻ lên mạng xã hội lại làm ảnh hưởng đến hình ảnh Cảnh sát giao thông ? Nếu hình ảnh Cảnh sát giao thông là tốt đẹp, là của dân, do dân thì làm gì có dân nào vô ơn như vậy khi mà luật lệ rình sẵn và số tiền phạt mỗi lần hàng chục triệu đồng không phải là ít với người dân.

Những quy định mới thay đổi về việc công an giao thông khi tiếp xúc với dân, cũng cho thấy sự xuống cấp tệ hại của cả hệ thống đang lao theo chiều hướng Công an trị với định nghĩa "chính quyền trên họng súng".

Lực lượng công an, cảnh sát, cụ thể là Cảnh sát giao thông có chức năng, nhiệm vụ chính là bảo đảm an toàn, an ninh cho đời sống người dân, đã trở thành một lực lượng để trấn áp, trấn lột và buộc người dân theo chế độ nhà tù độc tài.

Theo Thông tư này, thì từ nay, công dân tham gia giao thông nếu có gặp những người tự xưng là Cảnh sát giao thông thì không được quay phim, ghi hình lại những hành vi mà các Cảnh sát giao thông đã hành động dù đó là hành vi vi phạm luật pháp, cụ thể là mãi lộ, nhận hối lộ hoặc dùng bạo lực, hỗn láo với nhân dân.

Đặc biệt là Công dân chỉ biết chấp hành những điều mà những người tự xưng là Cảnh sát giao thông yêu cầu họ, không được biết đó là ai, có chức năng nhiệm vụ gì. Kể cả trường hợp gặp những kẻ đó là giả danh, hoặc là Cảnh sát giao thông thật nhưng có những hành vi bất chính, thì công dân vẫn cứ phải bó tay mà chấp nhận. Bởi không được quay phim, chụp ảnh, ghi hình, ghi âm thì có mà cãi đằng trời, xưa nay, cái câu "Không đủ chứng cứ, không có cơ sở" là điều mà dân tình thường nghe từ cơ quan Công an mỗi khi công dân khiếu nại những vấn đề liên quan đến hành vi của công an với dân, nhất là Cảnh sát giao thông.

Câu khẩu hiệu "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chỉ là câu nói đùa cợt, chế diễu hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Hoặc đơn giản, chỉ là một sự trêu ngươi dân chúng bất lực, vừa hèn vừa sợ đến bạc nhược lại không một tấc sắt trong tay mà thôi.

Vừa qua, Bộ Công an đã buộc cái gọi là Quốc hội thông qua cái gọi là Luật, để ưu ái riêng chỉ cho ngành Cảnh sát giao thông được sử dụng tiền phạt vi phạm về Giao thông, mặc sức tiêu xài mà không cần nộp vào nhà nước như các ngành khác. Như vậy, ngoài việc chia chác tại chỗ, thì con số này hàng năm cũng đến cả chục ngàn tỷ đồng.

Và đây mới là mỏ vàng vừa dễ khai thác, có tiềm năng vô cùng to lớn. Nhu cầu khai thác tiền của trong dân là vô tận. Vì thế, việc bảo đảm cho sự khai thác được an toàn, hiệu quả là cần thiết.

Thế là cả hệ thống công an đã ra tay.

Và thông tư 46/2024 của Bộ Công an, là bảo bối bảo đảm cho việc đó được thực hiện trót lọt.

Đó là một thứ bảo bối cho sự bất lương.

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 12/10/2024

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn

Quy định dân không được giám sát Cảnh sát giao thông bằng cách ghi âm, ghi hình có trái Hiến pháp ?

RFA, 09/10/2024

Theo lý giải của Bộ Công an, việc giám sát của một số người dân đối với lực lượng cảnh sát giao thông có lúc, có nơi chưa khách quan, đúng quy định ; có tình trạng lợi dụng quyền giám sát để quay phim, ghi hình, chụp ảnh quá trình làm việc với cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông và chia sẻ lên mạng xã hội nhằm mục đích quấy rối, gây khó khăn cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, ảnh hưởng đến hình ảnh của lực lượng cảnh sát giao thông.

csgt1

Theo thông tư mới được Bộ Công an ban hành, có hiệu lực từ ngày 15/11/2024, người dân không được giám sát Cảnh sát giao thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình nữa.

Ngoài ra, cũng theo thông tư mới, trang phục, số hiệu công an nhân dân không còn công khai nữa, Cảnh sát giao thông chỉ cần công khai các phương tiện, thiết bị kỹ thuật để phát hiện vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Cựu công an Nguyễn Doãn Tú nêu quan điểm của ông về quy định thay đổi vừa nêu :

"Điều này rất dễ hiểu vì hiện tại, Việt Nam đang trong thời kỳ công an trị rõ nhất, huy hoàng nhất. Công an đề ra cả rừng luật nhưng hiến pháp quy định công dân có quyền giám sát cơ quan công quyền. Như vậy công an đã làm trái Hiến pháp, mà Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất. Tất cả các luật đều phải dựa vào Hiến pháp thì mới được ban hành. Bây giờ công an quy định như vậy thì thể hiện rõ nhất sự lạm quyền. Dân mà phản kháng thì họ sẽ bắt, nhốt theo đúng quy trình của họ tạo ra để bịt miệng, không cho tiếng nói dân chủ".

Khoản 2 Điều 4 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vai trò của Nhân dân trong giám sát quyền lực trong Nhà nước pháp quyền, đó là : Đảng cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về những quyết định của mình.

Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Nhân dân bao gồm các quy phạm pháp luật quy định chủ thể là Nhân dân có thẩm quyền giám sát, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong mối quan hệ với chủ thể giám sát ; phạm vi giám sát ; hình thức và phương pháp giám sát ; trình tự, thủ tục và hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát…

Từ năm 2013, việc người dân được phép quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ hay không, đã được Bộ công an đưa ra bàn thảo nhiều lần. Đến tháng 10/2019, Bộ Công an chính thức đề xuất công dân được giám sát hv    Cảnh sát giao thông bằng hình thức ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Theo đề xuất này, người dân được phép giám sát hoạt động của cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sĩ đang thực thi nhiệm vụ.

Ngày 15/1/2020, Thông tư 67/2019 của Bộ Công an chính thức có hiệu lực. Theo đó, người dân sẽ có năm hình thức giám sát đối với lực lượng công an trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Thứ nhất, giám sát thông qua các thông tin công khai của công an và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật. Thứ ba, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ. Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Thứ năm, thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp.

Chỉ năm năm sau, chính Bộ Công an lại bỏ quy định người dân được giám sát cảnh sát giao thông bằng thiết bị ghi âm, ghi hình. Về việc này, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhấn mạnh về phương diện luật pháp :

"Về phương diện luật pháp, nếu bỏ quy định thì cũng không sai luật vì công an có quyền soạn thảo luật theo kiểu như vậy. Tuy vậy, bỏ hay giữ quy định thì cũng không giới hạn được quyền giám sát của người dân theo hiến pháp. Nếu công an bỏ quy định người dân được giám sát cảnh sát giao thông bằng thiết bị ghi âm, ghi hình thì thật ra, công an tự làm khó chính họ, bởi người dân vẫn có quyền thực hiện quyền của mình theo hiến pháp, chứ đâu phải thực hiện theo quy định của công an".

Cảnh sát giao thông Việt Nam bị cáo buộc lạm quyền, sử dụng vũ lực với dân một cách rõ ràng ; đặc biệt qua những video clip do người dân quay lại. Chẳng hạn như một đoạn clip được đăng trên mạng xã hội chiều 26/4/2022, ghi lại cảnh một cảnh sát giao thông có hành động quật ngã một người đàn ông điều khiển xe máy trên đường, sau đó đã dùng chân đạp vào mặt người đàn ông này.

Tháng 4 năm nay, Bộ Công an lại đề xuất, nếu người tham gia giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi chống người thi hành công vụ, lực lượng thi hành nhiệm vụ được quyền sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định để phòng vệ chính đáng.

Lập luận đối với tình trạng này là một khi Cảnh sát giao thông hành xử vũ lực với người dân càng nhiều thì người dân chống đối lại càng nhiều, cho dù Bộ Công an đề xuất nhiều biện pháp để bảo vệ lực lượng này.

Thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông cho thấy, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2024, cả nước đã xảy ra 78 vụ chống lại lực lượng Cảnh sát giao thông, tăng 45 vụ (tương đương 136%) so với cùng thời gian năm trước.

Theo nhận định của nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, chuyện người vi phạm chống đối Cảnh sát giao thông là bức tranh phản ánh hiện thực ‘thượng bất chính hạ tắc loạn’ trong xã hội hôm nay, và lỗi đến từ phía dân, phía xã hội, phía đảng, phía nhà nước và chính quyền. Ông nói thêm :

"Một xã hội văn minh, kỷ cương phép nước được tôn trọng thì cả hai phía đều ý thức. Nhân dân phải tôn trọng pháp luật và Nhà nước phải gương mẫu, trong sạch. Người dân có sự coi thường cảnh sát giao thông bởi những hình ảnh nhận tiền công khai trên đường phố".

Theo nhà báo này, bây giờ Bộ Công an cấm người dân giám sát Cảnh sát giao thông bằng hình thức quy phim, chụp hình, trong khi lực lượng này có quá nhiều quyền hạn như quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy tắc giao thông đường bộ ; quyền kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ ; quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác… sẽ dẫn đến một xã hội bất ổn hơn về phương diện an toàn giao thông.

****************************

Cảnh sát giao thông không còn phải công khai kế hoạch tuần tra

RFA, 07/10/2024

Tất cả những kế hoạch của Cảnh sát Giao thông (Cảnh sát giao thông) về tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm giao thông với các nội dung như tên đơn vị, tuyến đường, các loại phương tiện và các hành vi vi phạm tiến hành kiểm soát, thời gian thực hiện… sẽ không còn được công khai cho dân chúng biết.

csgt1

Cảnh sát giao thông được tuần tra cơ động. Ảnh : L.Thoa

Thông tin vừa nêu được Bộ Công an ban hành trong thông tư sửa đổi thông tư số 67/2019 về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong khi trước đó yêu cầu Cảnh sát giao thông phải công khai các nội dung nêu trên.

Ông Trần Anh Quân, một người trẻ hoạt động xã hội, hôm 7/10/2024 nói với RFA :

"Đảng cộng sản thường xuyên hô hào phương châm ‘Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng’… Thì việc công khai kế hoạch tuần tra sẽ giúp người dân thực hiện đúng phương châm kiểm tra giám sát cán bộ nhà nước. Chứ nếu coi việc tuần tra là bí mật phải giấu kín thì dễ xảy ra trường hợp cảnh sát lợi dụng chức quyền, tự tiện mặc cảnh phục, sử dụng xe chuyên dụng đi ‘làm tiền’ người dân. Trước nay đã có nhiều tiền lệ Cảnh sát giao thông tự tiện chặn xe xin tiền đểu khiến người dân rất bức xúc rồi".

Hơn nữa theo ông Quân, trong thông tư số 67/2019 về ‘thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông’ có quy định phải công khai kế hoạch tuần tra. Nếu bây giờ sửa thông tư 2019 thì chẳng khác nào nói thông tư mới là không dân chủ ? Ông Quân nói tiếp :

"Hoặc nếu nói thông tư 67/2019 là sai thì người ra thông tư đó phải chịu trách nhiệm, chứ 5 năm nay thực hiện sai lầm mà không ai chịu trách nhiệm thì không được. Phải xử lý hình sự những người ban hành các quy định sai lầm để làm gương thì đời sau mới tốt hơn đời trước được. Nếu không thì cứ vài ba năm lại sửa tới sửa lui, chỉ khổ cho dân thôi".

Bộ Công an hôm 6/10/2024 khi trả lời báo nhà nước cho rằng, việc công khai kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm hành chính đang bị lợi dụng để gây khó khăn cho lực lượng cảnh sát giao thông làm công tác trên đường… do đó cần phải sửa đổi.

Một người dân ở miền Trung Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn, cho RFA biết ý kiến hôm 7/10/2024 :

"Tôi không hiểu nghiệp vụ của ngành công an, trong đó có Cảnh sát giao thông. Song, tôi nghĩ rằng, bất kỳ ngành nào khi thực hiện nhiệm vụ của ngành mình, cơ quan mình cũng phải có kế hoạch công tác ngắn hạn (tuần, tháng) và dài hạn (quý, năm) và căn cứ vào đó để thực hiện. Tất nhiên, kế hoạch có thể điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khi xuất hiên những tình huống mới phát sinh, mà khi lập kế hoạch chưa lường trước được. Từ đó, tôi cho rằng, nếu làm việc mà không theo kế hoạch hoặc kế hoạch đó không công khai thì sẽ dẫn đến tùy tiện, tùy hứng, thích đâu làm đó vì không ai biết để kiểm tra".

Đặc biệt theo ông này, nếu kế hoạch được lập trước đó có kết hợp với các ngành khác (gọi là kế hoạch liên ngành) mà ngành mình thay đổi/bỏ đi, không công khai thì sẽ ảnh hưởng xấu đến công việc chung. Từ cơ sở vừa nêu trên ông này cho rằng, đối với Cảnh sát giao thông, việc không công khai kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm giao thông sẽ dẫn đến tùy tiện, vì khi họ thực thi công vụ sẽ không ai biết để giám sát việc làm của họ, nhất là người dân khi tham gia giao thông !

csgt2

Một cảnh sát giao thông phạt một vụ vi phạm tại một ngã tư ở Hà Nội. AFP.

Một cựu Đại úy công an không muốn nêu tên vì lý do an ninh, hôm 7/10/2024 nhận định với RFA :

"Bộ Công an ra chỉ thị, công văn, mình gọi là thông tư (sửa đổi thông tư số 67/2019 quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông), vấn đề này cũng rất dễ hiểu. Vì hiện tại bây giờ đất nước Việt Nam đang trong thời kỳ công an trị, họ đề ra cả một rừng luật, bây giờ cái hiện rõ nhất cho thời điểm huy hoàng nhất của công an, là họ xây dựng luật rừng. Hiến pháp quy định công dân, nhân dân có quyền giám sát cơ quan công quyền. Tuy nhiên họ lại làm trái với Hiến pháp, trong khi Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất, tất cả các luật đều phải dựa vào Hiến pháp thì mới được ban hành".

Nhưng bây giờ Cảnh sát giao thông quy định không công khai kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm giao thông, theo cựu Đại úy công an giấu tên, là thể hiện sự lạm quyền, nếu người dân phản kháng thì sẽ bị bắt để bịt miệng, không cho nói lên tiếng nói dân chủ. Quy trình Bộ Công an tạo ra theo cựu công an này, rõ ràng là lạm quyền.

Trước đó vào tháng 9 năm 2023, Bộ Công an cũng đã ban hành thông tư 32/2023/TT-BCA, cho phép Cảnh sát giao thông hóa trang, phối hợp với lực lượng công khai để tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm.

Cụ thể theo thông tư này, Cảnh sát giao thông hóa trang phải có kế hoạch trước, được cấp có thẩm quyền ban hành. Nội dung kế hoạch cần nêu rõ phương pháp thực hiện ; lực lượng ; trang phục ; phương thức liên lạc, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, thiết bị nghiệp vụ ; vũ khí, công cụ hỗ trợ…

Đến tháng 4 năm 2024, Bộ Công an lại tiếp tục công bố Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó, khi người tham giao thông không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát, có hành vi chống người thi hành công vụ… thì lực lượng thi hành nhiệm vụ được quyền sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí theo quy định để phòng vệ chính đáng.

Với thông tư sửa đổi thông tư số 67 mới đây, cho phép Cảnh sát giao thông không cần công khai kế hoạch tuần tra, xử lý vi phạm giao thông… dư luận quan ngại làm sao có thể kiểm soát tình trạng Cảnh sát giao thông lạm quyền ?

Nguồn : RFA, 07/10/2024

***************************

Không giảm mức phạt vi phạm nồng độ cồn tối thiểu. Vì sao ?

RFA, 07/10/2024

Bộ Công an mới đây bỏ đề xuất giảm mức phạt tiền so với Nghị định số 100/2019 đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở.

csgt3

Cảnh sát giao thông đang đo nồng độ người tham gia giao thông - Photo : Báo Chính Phủ

Nghị định 100 do Chính phủ Hà Nội ban hành hôm 30 tháng 12 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020, tức chỉ sau hai ngày ký.

Theo nghị định này, mức phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở. Như vậy, chỉ cần có nồng độ cồn là đã bị phạt. Điều này gây nhiều phản ứng trong dư luận.

Tại dự thảo hồi tháng 8 năm nay, Bộ Công an đề xuất giảm mức phạt tiền còn từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng với hành vi điều khiển phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 50mg/100ml máu, hoặc chưa vượt quá 0,25mg/1 lít khí thở, thay vì mức phạt 6 đến 8 triệu đồng hiện hành. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, mức phạt đề xuất giảm xuống còn 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng, thay vì phạt 2 đến 3 triệu đồng như quy định hiện hành.

Tuy vậy, chỉ hai tháng sau, tại dự thảo mới nhất đang được Bộ Tư pháp thẩm định, Bộ Công an đã rút đề xuất này, giữ lại mức phạt cũ, đồng thời bị trừ 3 điểm trong giấy phép lái xe.

Một cựu công an nêu quan điểm của ông với RFA :

"Theo tôi biết, ở nước ngoài, ngoài việc đo nồng độ cồn thì cảnh sát kiểm tra hành vi của người lái xe vì tửu lượng mỗi người mỗi khác. Nhưng ở Việt Nam thì chỉ biết đo nồng độ rồi phạt một cách máy móc. Mục đích là công an phải móc được tiền trong túi dân.

Trước đây có đề xuất giảm mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu, hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. Nhưng đó chỉ là hành vi mị dân cho thấy có vẻ dân chủ chứ thực tế không bao giờ họ giảm mức phạt".

Một nữ tài xế nói với RFA quan điểm của bà :

"Tất cả là do quản lý. Họ không quản lý được độ chính xác khi đo nồng độ cồn ; không giải quyết được việc không uống rượu mà nồng độ cồn vẫn có trong máu do uống nước trái cây lên men chẳng hạn, nên họ phạt hết. Khỏi tranh cãi".

Theo nghị quyết về phân bổ ngân sách trung ương được Quốc hội thông qua chiều ngày 10 tháng 11 năm 2023, Bộ Công an được hưởng 85% số thu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông năm 2022, 15% còn lại dành cho các địa phương để chi cho các lực lượng khác tại địa phương tham gia đảm bảo an toàn giao thông.

Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), năm 2022, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý hơn 2.800.000 trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Số tiền phạt thu được là hơn 4.100 tỷ đồng. Trong năm 2023, lực lượng cảnh sát giao thông xử lý hơn 3.400.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền gần 6.600 tỷ đồng.

Nhưng chỉ trong sáu tháng đầu năm 2024, lực lượng cảnh sát giao thông đã xử lý hơn 2.100.000 trường hợp trường hợp vi phạm giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa, số tiền phạt thu được là hơn 4.000 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2024 mà mức tiền phạt thu được gần bằng cả năm 2022.

Một nhà báo yêu cầu ẩn danh nói với RFA sáng 07 tháng 10 năm 2024 :

"Rượu bia luôn được xếp vào nguyên nhân đầu tiên gây tai nạn giao thông. Chính vì quan điểm đó mà họ phạt vi phạm nồng độ cồn rất nặng. Hơn nữa, triết lý của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam xưa nay là thi hành trước, khiếu nại sau. Và việc họ dứt khoát không giảm mức đóng phạt cho thấy, phía công an coi đây là một nguồn doanh thu của họ. Nếu giảm mức phạt có nghĩa thu nhập của công an giảm. Công an coi việc phạt này là kinh doanh của một doanh nghiệp chứ không phải là một hình thức giáo dục người dân tuân thủ luật lệ giao thông.

Thực tế, mức phạt vi phạm nồng độ cồn cao nhưng tai nạn giao thông vẫn tiếp tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Chỉ có doanh thu từ các quán nhậu ; doanh thu từ các nhà máy bia, rượu là giảm. Như vậy, lập luận phạt nặng người uống rượi bia để giảm tai nạn giao thông là không thuyết phục".

Tổng Cục Thống kê Việt Nam trong Báo cáo tình hình Kinh tế- Xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024 cho biết có hơn 8.000 nạn nhất chết trong hơn 17.200 vụ tai nạn giao thông trên cả nước ; số bị thương trong các vụ này trên 13.160 người. 

So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ tai nạn giao thông trong 9 tháng đầu năm 2024 tăng 7,2% ; số người bị thương tăng 17,4% ; tuy nhiên số tử vong được thống kê giảm 9,7%. Trung bình mỗi ngày tại Việt Nam trong 9 tháng qua xảy ra hơn 60 vụ tai nạn giao thông, khiến 29 người tử vong và gần 50 người bị thương.

Chỉ trong tháng 8 năm nay, trên cả nước Việt Nam xảy ra 1.760 vụ tai nạn giao thông khiến 906 người tử vong và 1.252 người bị thương.

Nguồn : RFA, 07/10/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, chỉ trong ba tháng đầu năm 2024, toàn quốc có 51 vụ người tham gia giao thông chống đối lực lượng cảnh sát giao thông. Con số này tăng hơn 140% so với cùng thời gian năm ngoái. Nhiều người cho rằng, lực lượng Cảnh sát giao thông được trao nhiều quyền nhưng lại không trong sạch, dẫn đến sự chống đối từ người dân mỗi khi vi phạm.

csgt1

Cảnh sát giao thông đạp vào mặt người dân. Screenshot from video clip

Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn cho rằng, chuyện người vi phạm chống đối Cảnh sát giao thông là bức tranh phản ánh hiện thực ‘thượng bất chính hạ tắc loạn’ trong xã hội hôm nay, và lỗi đến từ phía dân, phía xã hội, phía đảng, phía nhà nước và chính quyền. Ông nói thêm :

"Theo tôi, lý do là bây giờ Bộ công an đưa ra những chủ trương, chính sách ngặt nghèo quá, máy móc quá. Ví dụ yêu cầu người lái xe phải hoàn toàn không có nồng độ cồn ; rồi cho công an đóng chốt ở gần những quán nhậu… Việc làm này của nhà nước có vẻ đúng vì tỉ lệ tai nạn giao thông ngày càng nhiều. Có điều dân Việt Nam thì sống tùy tiện, không phải là một cái xã hội pháp quyền, một nhà nước tuân thủ luật pháp một cách nghiêm minh như ở các nước dân chủ văn minh. Thượng bất chính thì hạ tắc loạn thôi. Cho nên dân có sự chống đối.

Một xã hội văn minh, kỷ cương phép nước được tôn trọng thì cả hai phía đều ý thức. Nhân dân phải tôn trọng pháp luật và Nhà nước phải gương mẫu, trong sạch. Người dân có sự coi thường cảnh sát giao thông bởi những hình ảnh nhận tiền công khai trên đường phố".

Theo dự thảo "Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ" đang được Bộ Công an đưa ra lấy ý kiến, có thể thấy lực lượng này có rất nhiều quyền hạn. Chẳng hạn như có quyền dừng phương tiện tham gia giao thông để kiểm tra việc chấp hành các quy định về quy tắc giao thông đường bộ ; điều kiện của phương tiện tham gia giao thông đường bộ ; điều kiện của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ ; có quyền kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ ; có quyền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và vi phạm pháp luật khác theo quy định của pháp luật…

Có nhận định rằng, việc lực lượng Cảnh sát giao thông tiến hành những chiến dịch mà họ gọi ‘đợt kiểm soát để chấp hành nghiêm các quy định về giao thông’ cũng gây bất bình cho người đi đường, dẫn đến việc dồn nén và chống đối lại lực lượng này. Với những đợt kiểm soát như vậy, Cảnh sát giao thông có quyền dừng tất cả các loại xe khách, container, xe hơi, xe máy để kiểm tra mà không cần có lỗi ban đầu.

Mới đây, Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an cho biết, sẽ có lực lượng Cảnh sát giao thông hóa trang, mặc thường phục, thường xuyên di chuyển, bí mật nắm tình hình để ghi nhận vi phạm trên các tuyến đường không có hệ thống camera giám sát. Điều này cũng gây bất bình cho công chúng bởi chuyện giả danh công an để lừa đảo đã từng xảy ra.

Chuyện Cảnh sát giao thông ăn hối lộ, nhũng nhiễu người tham gia giao thông từng được báo chí nhà nước nhiều lần lên tiếng, một số Cảnh sát giao thông bị cảnh cáo. Tuy nhiên, đây được coi là con số rất nhỏ trên bề mặt của bức tranh cảnh sát giao thông vòi tiền người vi phạm giao thông. Một cựu công an, nêu quan điểm của ông :

"Các cụ đã nói ‘giọt nước tràn ly’. Lực lượng thực thi công vụ, đặc biệt là cảnh sát giao thông, nếu như người ta công tâm và có lương tâm có trách nhiệm, thật sự vì dân theo như Đảng tuyên truyền, thì lực lượng này sẽ nhắc nhở, chấn chỉnh những cái lỗi nhỏ mà người tham gia giao thông mắc phải. Đó là cách giáo dục hay nhất. Đó là lương tâm và trách nhiệm. Nhưng lực lượng cảnh sát giao thông Việt Nam lại đẻ ra lỗi để bắt, cho nên người dân hết sức là bức xúc. Thêm vào đó, nhà nước trao cho lực lượng cảnh sát giao thông quá nhiều quyền hạn, vượt quá mức cần thiết.

Trách nhiệm của lực lượng cảnh sát giao thông là giám sát, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chấn chỉnh các hành vi vi phạm. Chấn chỉnh ở đây không có nghĩa là phạt mà là nhắc nhở giáo dục.

Giáo dục ý thức cho người dân là chính, nhưng lực lượng cảnh sát giao thông lại đẻ ra luật, đẻ ra lỗi để phạt người dân và chung chi tại chỗ. Tất cả vì lợi ích cá nhân của những người thực thi công vụ mà thôi, cho nên người dân rất là bức xúc dẫn đến chống đối.

Tại sao người dân lại đưa tiền cho cảnh sát giao thông ? Người dân có sai không ? Rõ ràng là người dân có sai. Nó tạo nên cái sự tham nhũng, nhũng nhiễu".

Cũng theo thống kê từ Cục Cảnh sát giao thông, 51 vụ chống lực lượng Cảnh sát giao thông trong ba tháng qua đã làm 21 cán bộ, chiến sĩ bị thương. Cảnh sát đã bắt giữ 55 người, khởi tố 50 vụ với tội danh chống người thi hành công vụ.

Việc nhiều người dân chống đối cảnh sát giao thông được cho là do cách xử lý của lực lượng thực thi công vụ không đúng quy trình. Cách ứng xử đối với người vi phạm không đúng mực.

Tháng 4/2023, một video được trích xuất từ nhà dân ở Long An cho thấy, một cảnh sát giao thông đã chặn xe hai người dân đi đường dừng lại để chặn xe chở ma túy. Hai người này cùng với một cán bộ cảnh sát giao thông bị thiệt mạng vì bị xe chở ma túy tông vào.

Ngoài ra, nhiều video clip được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy hình ảnh cảnh sát giao thông hành xử côn đồ với dân, được báo chí nhà nước dẫn lại. Tháng 4/2019 có clip Cảnh sát giao thông chĩa súng, đánh người vi phạm giao thông tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 4/2022 có clip Cảnh sát giao thông vật người bị cho là vi phạm giao thông xuống đường rồi dùng chân đạp vào mặt người này nằm dưới đường tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 9/2022 có clip bốn Cảnh sát giao thông đánh tới tấp thiếu niên chạy xe máy ở Sóc Trăng… 

Người tham gia giao thông chống đối lực lượng Cảnh sát giao thông thì bị bắt giam, bị khởi tố với tội ‘chống người thi hành công vụ’ khi họ chỉ có tay không, trong khi lực lượng Cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp và còng số 8. 

Nguồn : RFA, 04/04/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
jeudi, 22 février 2024 23:01

Định luật bảo toàn tiền bạc

Thêm một phong trào… cực đoan

Chưa có giai đoạn nào, mà ngành Bộ Công an Việt Nam quan tâm đến việc người dân uống rượu bia nhiều đến thế. Trên cả nước là những cuộc "ra quân" hùng hậu với đủ các loại cảnh sát, công an được huy động nhằm phục vụ Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ đo nồng độ cồn bất kể ai tham gia giao thông. Khắp các nẻo đường, từ thành thị đến thôn quê, từ đồng bằng đến miền núi, mọi hang cùng, ngõ hẻm đều có thể xuất hiện Cảnh sát giao thông bất cứ lúc nào với cái máy đo nồng độ cồn trên tay.

kiemtra1

Khắp các nẻo đường, từ thành thị đến thôn quê, từ đồng bằng đến miền núi, mọi hang cùng, ngõ hẻm đều có thể xuất hiện Cảnh sát giao thông bất cứ lúc nào với cái máy đo nồng độ cồn trên tay.

Cũng như mọi phong trào của ngành công an đã đề ra và thực hiện xưa nay, đi theo đó là những hệ quả không hề nhỏ, những tác động không dễ chịu chút nào với xã hội.

Điều đáng nói ở đây, là những sự cực đoan dần dần đã lộ rõ bởi sự máy móc, bởi mệnh lệnh và nhất là sự vận hành của hệ thống công quyền hiện tại khó có thể vận hành nhuần nhuyễn với đúng nội dung : Vì người dân.

Những quy định rằng tuyệt đối cấm nồng độ cồn trong máu khi người tham gia giao thông, chỉ là quy định nhằm tạo điều kiện cho Cảnh sát giao thông và Công an muốn làm gì thì làm tùy thích mà không tính đến hệ lụy của nó. Nhiều phản ảnh trên báo chí cho biết rằng thậm chí nhiều người dân bị phạt oan, bị trị tội dù không uống giọt rượu nào mà sở dĩ đo nồng độ cồn vẫn dính là vì thức ăn lên men.

Đấy là chưa nói đến việc nhiều Cảnh sát giao thông đã coi phong trào này là cơ hội để kiếm tiền bất chính bằng cách đo gian, mua máy móc thiết bị dởm để "đã bắt là dính" như ở Hải Dương mới bắt một đoàn Cảnh sát giao thông vừa qua.

Nhiều kịch tính lại được tái hiện qua phong trào này của ngành Công an.

Những màn rượt bắt, trấn áp, bỏ chạy, trốn tránh đã diễn ra đầy kịch tính. Những cú ngã, cú đạp, những thanh niên bỏ chạy thục mạng không kể chết, thậm chí đâm vào Cảnh sát giao thông xổ ra chặn ngang đường chạy và bị khởi tố không ít. Nhiều Cảnh sát giao thông còn hăng hái quá khi thi hành nhiệm vụ lại đã tự đâm vào cột bêtông để tự chết, tự bị thương đã xảy ra.

Những công dân ngoan ngoãn bỗng biến thành thế lực thù địch rất nhanh chóng chỉ bởi đưa lên mạng các thông tin về việc Cảnh sát giao thông đang đo nồng độ cồn đâu đó và nhắc nhở bà con cảnh giác, cẩn thận khi tham gia giao thông. Những khoản tiền phạt vì "làm lộ bí mật công tác" của Cảnh sát giao thông cứ nhiều thêm, đa dạng thêm và được đưa lên báo chí để dọa dẫm, để ngăn chặn hiện tượng làm bể nồi cơm của cảnh sát.

Theo thống kê từ Công an do đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông), cho biết : "Năm 2023 công an cả nước xử lý hơn 3,4 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 6.500 tỷ đồng, tước hơn 664.000 giấy phép lái xe, tạm giữ hơn một triệu phương tiện.

Trong đó, xử lý vi phạm về nồng cồn cao kỷ lục, hơn 770.000 trường hợp, tăng hơn 460.000 so với năm 2022. Người đi xe máy vi phạm chiếm phần lớn. (Hết trích)

Chỉ riêng 7 ngày Tết vừa qua, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã xử lý hơn 71.400 trường hợp vi phạm và phạt tiền gần 182,5 tỷ đồng. Họ cũng tạm giữ gần 1.900 xe ô tô và hơn 34.000 xe mô tô, bên cạnh đó, Cảnh sát giao thông tước xấp xỉ 18.900 giấy phép lái xe các loại.

Thậm chí, trên diễn đàn Quốc hội, Bộ Công an còn Kiên quyết yêu cầu Quốc hội chấp nhận không được có nồng độ cồn cho người tham gia giao thông nghĩa là con số hứa hẹn rằng sẽ "Năm sau cao hơn năm trước" là điều chắc chắn.

Kết quả ?

Mặc dù ra quân rầm rộ và được hệ thống báo chí lăng xê, cổ vũ và bao che đủ cách, nhưng nhìn lại hiệu quả phong trào này, chúng ta thấy điều gì ? Báo chí phụ họa bằng những bài viết nêu những số liệu mà theo người dân thì những số liệu đó "từ trên trời rơi xuống".

Thật ra, số liệu đó không phải từ Trời nào rơi xuống mà từ Tuyên giáo và bộ phận chế tạo số liệu đưa ra. Thông Tấn Xã Việt Nam viết : "Bảy ngày tết, tai nạn giao thông tăng nhưng số người chết giảm sâu, đặc biệt số tai nạn do vi phạm nồng độ cồn giảm mạnh". Một số trang tin Việt Nam như Vietnamplus và VTC News lại đưa tin cho rằng so với Tết năm 2023, số người chết do tai nạn giao thông "giảm sâu" hoặc "giảm 24,38%".

Thế nhưng, những lời nói theo kiểu tuyên truyền ấy không thể thay đổi được bản chất vụ việc, mà bản chất thì nó thể hiện bằng những con số cụ thể.

Trang tin của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đặt vấn đề qua những con số đó như sau : "Có tới 214 người thiệt mạng trên toàn Việt Nam trong 7 ngày nghỉ Tết Giáp Thìn 2024, nhiều báo trong nước dẫn thông tin do Cục Cảnh sát giao thông thuộc Bộ Công an đưa ra hôm 14/2. Ngoài những người tử vong còn có 504 người bị thương và hai con số vừa nêu là hậu quả của 541 vụ tai nạn giao thông, các trang tin của Lao Động, Quân Đội Nhân Dân, Vietnamplus và VTC News cho hay, dựa trên số liệu của công an.

Theo tìm hiểu của VOA, số người chết vì tai nạn giao thông trong dịp Tết mới đây cao gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước, là 89 người tử vong trong 7 ngày Tết Quý Mão 2023. Số vụ tai nạn và người bị thương của Tết năm nay cũng cao hơn hẳn các con số lần lượt là 152 vụ và 111 người hồi Tết năm ngoái.

Các con số của năm 2023 được Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam đưa ra hồi cuối tháng 1 năm ngoái. Xa hơn nữa, so với Tết 2022, các dữ liệu về tai nạn giao thông năm nay cũng cao hơn nhiều lần.

kiemtra2

Nhiều phản ảnh trên báo chí cho biết rằng thậm chí nhiều người dân bị phạt oan, bị trị tội dù không uống giọt rượu nào mà sở dĩ đo nồng độ cồn vẫn dính là vì thức ăn lên men.

Cả 3 tiêu chí về tai nạn giao thông mới đây đều tăng cao như vậy làm dấy lên nhiều câu hỏi và thắc mắc trên mạng xã hội về hiệu quả của việc công an siết kiểm tra nồng độ cồn bấy lâu nay, theo quan sát của VOA"…

Những con số đó là do Công an đưa ra công bố, những lời biện bạch là do công an nói ra, hệ thống báo chí chỉ minh họa lại. Thế nhưng, chẳng lẽ cả hệ thống công an lẫn báo chí đều học dốt nát môn toán đến vậy, để đưa lên công luận những con số trái ngược bản chất ?

Câu hỏi này vẫn không có lời giải xưa nay.

Như vậy, dù đã phát động rầm rĩ, tung hứng đủ cách, gây những xáo trộn khôn lường, tiền bạc đổ ra vô khối, nhưng kết quả là con số… âm.

Vậy thì phát động này có tác dụng gì và có cần thiết không ? Vì sao vẫn cứ tiếp tục hoặc không thay đổi ?

Hậu quả

Chưa cần nói đến sự xáo trộn xã hội, đến hàng loạt người bị phạt, bị công an "làm việc" vì báo chốt cảnh sát, vì "Thông chốt", vì "Chống người thi hành công vụ" và nhiều người đã được tiễn đi sang thế giới bên kia qua phong trào này. Chỉ cần xét một khía cạnh kinh tế đời sống xã hội, ta thấy gì ?

Trước hết, là ngành rượu bia đã là ngành hứng chịu hậu quả đầu tiên.

Ai cũng biết điều này : Ngày 02/09/1945, tại Hà Nội, trong bản "Tuyên ngôn Độc lập", Hồ Chí Minh tố cáo Thực dân Pháp rằng : "Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược".

kiemtra3

Ngày 02/09/1945, tại Hà Nội, trong bản "Tuyên ngôn Độc lập", Hồ Chí Minh tố cáo Thực dân Pháp rằng : "Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược".

Thế rồi nhờ ơn Đảng, đến hôm nay, theo TTXVN, Việt Nam đã được xếp thứ hai trong các nước khu vực Đông Nam Á, xếp thứ 3 Châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia. Mức tiêu thụ rượu bia tính theo lít cồn nguyên chất bình quân đầu người (trên 15 tuổi) mỗi năm tại Việt Nam là 8,3 lít, tương đương với 170 lít bia, tức khoảng 470 chai bia mỗi năm.

Chỉ riêng năm 2015, Việt Nam sản xuất 3,4 tỉ lít bia, 70 triệu lít rượu công nghiệp và khoảng 250 triệu lít rượu thủ công.

Còn thuốc phiện hầu như không còn được nói đến là tệ nạn, bởi ngày ngay thanh niên đã tiến lên sử dụng ma túy và Phó Thủ tướng vừa cho biết là ngày xưa bắt ma túy với khối lượng tính bằng gram, bằng lạng còn ngày nay đã tính bằng tạ, bằng tấn.

Xét về mức độ mà Hồ Chí Minh gọi là "đầu độc để làm cho nòi giống ta suy nhược" thì Thực dân Pháp chỉ là con tép so với đảng ta" là con cá voi, con sư tử biển.

Và chuyện "đầu độc, làm cho nòi giống suy nhược" đã bị loại ra khỏi quan niệm của "lãnh đạo đảng và nhà nước ta" từ lâu. Các nhà máy bia liên tiếp mọc lên như nấm, rượu cồn chẳng ai thèm kiểm soát, quan chức đi chúc tết cơ quan, cán bộ bằng rượu ngoại… những tiếng hò hét "Dô, dô…" vẫn ồn ào lay động Hà Nội, Sài Gòn và khắp đất nước ta.

Thậm chí, có những tỉnh như Hà Tĩnh còn có văn bản, công văn buộc cán bộ, nhân viên, nhà hàng phải sử dụng bia rượu được tỉnh bảo trợ, kỷ luật nặng những thầy, cô giáo không chịu uống bia rượu đã chỉ định.

Bởi thế, cho nên khi Công an "triệt để ngăn chặn" việc có nồng độ cồn khi tham gia giao thông bằng cách đứng rình mở mỗi con đường, mỗi ngõ phố, đằng sau mỗi nhà hàng, mỗi quán ăn… thì ngành bia, rượu lãnh đủ đầu tiên.

Báo chí cho biết : "Từng uống bia nhiều thứ hai Đông Nam Á với 170 lít/người/năm, nay tình trạng người tiêu dùng ngại uống bia kéo dài đã kéo tụt doanh thu của Sabeco, Habeco, Heineken. Thị trường tiêu thụ suy yếu nhiều hơn ở các dòng bia phân khúc cận cao cấp như Tiger, và mức giảm thấp hơn ở các dòng bia phổ thông như 333, Lager, Lạc Việt...

Và : "Năm 2023 'thổi bay' 10.000 tỷ của các doanh nghiệp bia : 333, Lạc Việt, Tiger doanh số đều sụt giảm, Heineken từ Top 5 nộp thuế nhiều nhất Việt Nam nay 'bay màu' khỏi Top 10".

Theo thống kê, sự sụt giảm liên tục khiến doanh thu cả năm 2023 của các doanh nghiệp ngành bia sụt xuống hơn 45.000 tỷ đồng từ mức hơn 55.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế lao dốc mạnh hơn với tốc độ giảm hơn 23%, còn chưa tới 5.100 tỷ đồng.

Hệ quả

Như vậy, khi phong trào triệt để bắt phạt về nồng độ cồn được phát động đến nay, xã hội bấn loạn, công an tha hồ hoành hành đủ mọi nơi, mọi chỗ và được thoải mái hành động thì các ngành kinh tế như nhà hàng, ăn uống, du lịch theo đà lao dốc. Các ngành kinh tế khác có liên quan cũng lao đao không kém. Riêng ngành bia, rượu, chỉ tính sơ sơ cũng đã mất đi cả chục ngàn tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế lao dốc mạnh hơn với tốc độ giảm hơn 23%.

Thế nhưng, cũng số liệu công an cho biết : năm 2023, Công an đã phạt tiền hơn 6.500 tỷ đồng, tước hơn 664.000 giấy phép lái xe, tạm giữ hơn một triệu phương tiện. Trong đó, xử lý vi phạm về nồng cồn cao kỷ lục, hơn 770.000 trường hợp, tăng hơn 460.000 so với năm 2022.

Điều đó có nghĩa là gì ?

Một năm, hơn 6.500 tỷ đồng tiền phạt là con số "có giấy tờ", nghĩa là người dân đóng phạt qua biên bản của Cảnh sát giao thông. Nó cũng đồng nghĩa là con số gấp nhiều lần như vậy đã không được lập biên bản, không được nộp phạt mà tự động chảy vào túi các Cảnh sát giao thông theo quy tắc mãi lộ thông thường tại Việt Nam.

kiemtra4

Hình ảnh Cảnh sát giao thông Hà Nội nghi nhận hối lộ cắt từ clip

Đừng nghĩ là số tiền hơn 6.500 tỷ đó vào ngân sách nhà nước, nghĩa là đóng góp vào tài sản quốc gia mà vội mừng. Số tiền đó lại được chuyển về cho ngành công an tiêu dùng. Nghĩa là dù mãi lộ trực tiếp hoặc gián tiếp nộp vào kho bạc thì tất cả đều quay lại và chảy vào túi Công an.

Và điều đó, nó phù hợp với Đinh luật bảo toàn vật chất, nghĩa là đồng tiền trong xã hội không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, nó chỉ chuyển từ túi này sang túi khác mà thôi.

Ở đây, thì nó chui vào túi công an.

Thế nên, không có gì khó hiểu khi mà cả hệ thống công an, từ trên xuống dưới đã ra quân hùng hậu, tấn công kiên quyết, bắt phạt triệt để… không kể ngày đêm, dù tổng kết lại thì chẳng để làm gì khi mà tai nạn vẫn cứ tăng đều.

Bởi :

"Thớt có tanh tao, ruồi đổ đến

Ang không mật mỡ, kiến bò chi"

(Ca dao)

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 22/02/2024

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn

Bộ Giao thông và vận tải trong Dự thảo Luật Đường bộ gửi đến Bộ Tư pháp thẩm định, đã đề xuất bỏ quy định lực lượng thanh tra giao thông ‘được dừng xe xử phạt vi phạm’. Với lý do được đưa ra để tránh ‘dẫm chân’ với Cảnh sát giao thông.

giaothong1

Cảnh sát giao thông chận xe để kiểm soát vi phạm luật giao thông

"Tranh giành" quyền lợi

Cựu Trung tá Vũ Minh Trí khi trao đổi với RFA từ Hà Nội vào ngày 18/8/2023, nhận định :

"Tôi nghĩ miếng bánh chỉ có ngần ấy, nếu quy về một đầu mối kiểm tra thì đỡ phiền hà cho người tham gia giao thông. Có nghĩa tôi thấy việc không cho thanh tra giao thông dừng xe để kiểm tra nữa, mà chỉ đưa về cho cảnh sát giao thông, thì nói chung là phù hợp".

Theo Luật Giao thông đường bộ và thông tư của Bộ Giao thông vận tải hiện hành, thanh tra giao thông có quyền dừng xe trong trường hợp cấp thiết gồm : Xe có dấu hiệu chở quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích lưu thông trên đường, phương tiện đổ đất lên đường bộ hoặc hành lang đường bộ...

Còn Dự thảo Luật Đường bộ mới đề xuất, thì Thanh tra đường bộ có nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định của pháp luật về kết cấu hạ tầng đường bộ, vận tải đường bộ tại đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, hệ thống kiểm soát tải trọng xe, dịch vụ hỗ trợ vận tải... Trong đó không có quy định ‘được dừng xe xử phạt vi phạm’.

Anh Đệ, một người tham gia giao thông ở Sài Gòn nói với RFA hôm 18/8 :

"Theo ý tôi, thanh tra giao thông dừng xe thì cảnh sát giao thông nghỉ việc... hoặc mấy anh cảnh sát làm, thì mấy anh thanh tra giao thông nghỉ việc... chứ cứ đẻ ra nhiều tầng, nhiều lớp, ai cũng dừng được xe hết. Việt Nam có nhiều cái rất lạ, không chỉ cảnh sát giao thông áo vàng, thanh tra giao thông áo xanh da trời, mà anh công an phường, quận coi an ninh trật tự cũng dừng được xe... đó là hình thức lạm quyền. Trên báo đài cũng có nói, cứ dừng xe lại là phạt vạ, đủ cách phạt, xảy ra tiêu cực, bôi trơn... Đó là một cái khiến họ xúm nhau vào kiểm tra, chứ còn thật sự chỉ một anh cảnh sát giao thông là người dân đã đủ chết rồi".

Vẫn theo anh Đệ, nếu để lực lượng công quyền "làm quá" (quyền hạn của mình-pv), thì dễ xảy ra tiêu cực, anh nói tiếp :

"Nếu cứ đè dân ra phạt, rồi lại bôi trơn, hết anh công an giao thông rồi lại đến thanh tra giao thông, thì xin lỗi người dân ra đường chỉ nghĩ đến chuyện kiếm một ít tiền nhét cho họ là xong, còn vấn đề vi phạm giao thông thì họ vẫn cứ vi phạm. Cái chính ở đây là phạt như thế nào, phạt là phải giáo dục được, chỉ ra cái sai, nhắc nhở... Chứ cứ bu vào mà phạt và anh nào cũng phạt được thì chỉ xảy ra tiêu cực".

giaothong2

Thanh tra giao thông cũng tranh giành chận phạt vi phạm giao thông

Nên giảm quyền, tăng trách nhiệm

Không chỉ các vụ án lớn liên quan Bộ Giao thông vận tải, các Thanh tra Giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải lâu nay vẫn bị dư luận cho rằng có nhiều vi phạm liên quan xử phạt giao thông. Đơn cử như vụ bốn bị cáo nguyên là cán bộ Thanh tra Giao thông, nhận hối lộ bảo kê logo ‘xe vua’ ở Hà Nội được truyền thông loan thời gian qua.

Một lái xe ở Thành phố Hồ Chí Minh không muốn nêu vì lý do an toàn, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này, cho biết :

"Thanh tra giao thông không ăn vặt như Cảnh sát giao thông đâu, mà ăn tàn bạo ác nhân ác đức... Xe quá tải nếu không được bảo kê, gửi gắm mà bị bắt thì chung tiền lòi con mắt mà chưa chắc được. Chưa kể hàng loạt đường dây bảo kê cho xe quá tải, quá tải đường, quá tải cầu... nhiều lắm".

Không chỉ các bác tài là những người thường xuyên "đụng độ" với Cảnh sát giao thông hoặc thanh tra giao thông, ca than về việc lạm quyền của lực lượng công an, thanh tra Giao thông vận tải... mà nhiều người dân mà chúng tôi trò chuyện đều cho rằng, cần phải có lực lượng giám sát như người dân, báo chí và các đảng đối lập... hoặc thanh tra kiểm toán từ bên ngoài nhưng phải không cùng một hệ thống đảng thì may ra mới giảm được tệ "vòi tiền" hay nói lớn hơn là "hối lộ", "tham nhũng" trong đội ngũ công quyền Việt Nam hiện nay.

Thêm vào đó, theo cựu Trung tá Vũ Minh Trí, nếu cùng hệ thống đảng thì họ (cán bộ, công chức-pv) lại chia chác và tham nhũng tiếp... Và do đó càng "đẻ" ra nhiều đoàn kiểm tra, nhiều cơ quan giám sát thì tham nhũng lại càng nặng nề.

Cựu Trung tá Vũ Minh Trí nhận định thêm với RFA :

"Tôi cũng ra ngoài đường nhiều, tôi thấy trong thời gian gần đây những cảnh như tham nhũng, tiêu cực, làm sai quy định để lấy tiền cũng có giảm bớt... Bởi vì trước hết, những người tham gia giao thông như dân thường chúng tôi đã có ý thức, giám sát việc thực thi pháp luật của lực lượng cảnh sát giao thông bằng kiến thức pháp luật của mình, bằng các phương tiện hỗ trợ như quay phim, chụp hình, live stream đưa lên mạng xã hội... Những cái đấy có tác dụng giúp cho việc nhũng nhiễu của cảnh sát giao thông ở góc độ nào đấy giảm bớt".

Tuy nhiên theo ông Trí, chống tiêu cực của Cảnh sát giao thông thì trách nhiệm trước hết thuộc về người tham gia giao thông, chứ không thể đổ hết cho các cơ quan chức năng của chính quyền. Ông lý giải :

"Bởi vì nếu người tham gia giao thông thực hiện đúng luật giao thông nghiêm túc, thường xuyên phát huy vai trò kiểm tra giám sát của mình, thì cảnh sát giao thông cũng không có cớ gì để mà nhũng nhiễu, để mà làm tiền cả".

Liên quan ý kiến cho rằng việc tố cáo Cảnh sát giao thông tiêu cực có thể gây nguy hiểm cho người dân, Cựu Trung tá Vũ Minh Trí nói :

"Khi đụng đến miếng cơm, manh áo của nhau thì đương nhiên họ phải phản ứng lại. Tôi nhớ trong Thành phố Hồ Chí Minh đã có trường hợp công an giao thông đi cùng với người tiếp thị sữa, tóm lại là những thành phần hỗ trợ có tính chất cò mồi, giúp cảnh sát giao thông lấy tiền của những người tham gia giao thông, có trường hợp còn uy hiếp cả người tham gia giao thông vì họ có ý kiến. Nhưng tôi vẫn nghĩ cơ bản nhất là bản thân những người nào tham gia giao thông trước hết phải tự bảo vệ mình, có thấy gì đúng thì cũng phải hành xử chuẩn mực, phải quay được video rõ ràng minh bạch đưa lên, thì họ không cãi được".

Ông Trí cho rằng ‘cây ngay không sợ chết đứng’, không sợ bị trả thù... bởi vì một khi đã dám làm, thì sẽ dám trả giá. Ông Trí cho biết sau rất nhiều biến cố của cá nhân cũng như xã hội, thì ông vẫn tin vào lẽ phải, những người làm đúng bao giờ cũng sẽ chiến thắng những kẻ sai trái, những cái không đúng.

Nguồn : RFA, 18/08/2023

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Dù lỗi của ai ?

Chiều 26 tháng 4 năm 2022, một đoạn clip được đăng trên mạng xã hội ghi lại cảnh một cảnh sát giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh có hành động ôm, quật ngã một người đàn ông điều khiển xe máy trên đường. Viên Cảnh sát giao thông sau đó đã dùng chân đạp vào mặt người đàn ông này.

Hình ảnh một cảnh sát giao thông "đạp" vào mặt một người tham gia giao thông trong video đã và đang lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày qua khiến nhiều người bức xúc. Nhiều người đặt câu hỏi hành động của viên cảnh sát giao thông trên sẽ bị xử lý ra sao và đâu là sự thật ?

csgt1

Hình ảnh Cảnh sát giao thông giao thông đạp vào mặt người dân trong clip - Screenshot from video clip

Trong lúc dư luận đang bàn tán về hành động "bạo lực, thiếu kiểm soát" của vị Cảnh sát giao thông kia thì một ngày sau, lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt thành phố Hồ Chí Minh (PC08) thông tin với báo chí trong nước rằng, Cảnh sát giao thông trong clip là Đại úy Trần Xuân Chính.

Đại diện PC08 không đưa ra bình luận gì về hành động của viên đại úy này, tuy nhiên cho biết người đàn ông trong clip là người có lỗi và đã nhận lỗi, xin lỗi đại úy Chính và Tổ tuần tra, mong được thông cảm để tiếp tục di chuyển giải quyết việc gia đình.

Câu chuyện dường như được giải quyết khá "êm" sau lời biện giải của PC08, tuy nhiên với những gì được ghi lại trong clip đăng trên mạng xã hội đang khiến dư luận đặt lại vấn đề về thái độ và hành vi "sử dụng vũ lực quá mức của lực lượng hành pháp" và nên chăng vị Cảnh sát giao thông đó cũng nên "rút kinh nghiệm" hoặc bị xử lý về hành động "không đẹp" của mình trước công chúng. Thế nhưng hầu như không thấy bất cứ tờ báo lớn, nhỏ nào trong nước đưa tin.

Một số người dân bình luận dưới bài viết được đăng trên báo Tuổi Trẻ có tựa "Xác minh clip Cảnh sát giao thông 'động tay, động chân' với người dân giữa giao lộ" rằng : "Dù anh Cảnh sát giao thông có xử lý đúng, nhưng việc dùng vũ lực đạp người vi phạm là không được và quá xấu xí hình ảnh đẹp mà người dân luôn tôn trọng các anh Công an Nhân dân" hoặc "Việc người tham gia giao thông vi phạm và cố tình vi phạm luật giao thông thì đã luật pháp có đủ các khung phạt hành chính từ lỗi nhẹ đến lỗi nặng. Còn riêng cảnh sát giao thông vi phạm lỗi đánh người tham gia giao thông thì bị xử lý theo luật như thế nào ?" hoặc "Nếu người tham gia giao thông sai phạm thì cứ phạt đúng lỗi vi phạm. Đằng này Cảnh sát giao thông cố ý đánh người. Hành vi này không thể chấp nhận được".

Hành vi bạo lực cần phải xử lý

Trao đổi với RFA sáng 28 tháng 4, luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định :

"Sau khi công an thành phố xác minh thì họ nói rằng người công dân đã nhận là lỗi của họ và họ gửi lời xin lỗi cơ quan công an. Nhưng mà dù có lỗi đi nữa thì điều dễ nhận thấy là cái hành vi quật người dân xuống đất rồi đưa chân dợm đạp lên mặt họ là điều không thể nào chấp nhận được. Hành vi này cần phải được xử lý.

Bên cạnh việc người công dân có lỗi và xin lỗi thì việc xử lý người cảnh sát giao thông về hành vi bất xứng của họ như thế nào gần như được lờ đi. Công chúng không được thông tin về vấn đề này. Đó là điều rất thiếu sót trong việc xử lý.

Rõ ràng hành vi của anh công an giao thông này là hành vi thiếu kiềm chế. Đây là hành vi mang tính cách lỗi một cách hiển nhiên, không mẫu mực, không nên có với một chiến sĩ công an".

Dư luận cho rằng, chuyện người dân phải nhận lỗi và nói lời xin lỗi mỗi khi đụng đến công an là chuyện đương nhiên nếu muốn được yên, vì trong bất cứ trường hợp nào, người dân cũng luôn luôn sai. Điều này từng nhiều lần được chứng minh. Có thể nêu một ví dụ cụ thể : Mùng Một Tết Nguyên đán vừa qua, trên các trang mạng xã hội lan truyền một video clip cho thấy một người công an mặc sắc phục ‘đôi co’ với người dân dẫn đến xung đột và kết quả là người dân bị công an bắt đi. Đến mùng Năm Tết, báo chí Nhà nước loan tin người dân đó bị khởi tố về hành vi "Chống người thi hành công vụ".

Kể từ khi Thông tư 67/2019 của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm an ninh trật tự có hiệu lực, người dân được quyền giám sát Cảnh sát giao thông thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp. Cũng từ đó, nhiều hình ảnh phản cảm của Cảnh sát giao thông trong lúc thi hành nhiệm vụ được lan truyền trên mạng xã hội. Theo nhận định của một số người thì những hình ảnh người dân quay lại và đưa lên mạng chỉ là thiểu số so với những gì diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam.

Cựu giám đốc một tổ chức bảo vệ nhân quyền, ông Vũ Quốc Ngữ nêu quan điểm của ông với RFA về clip Cảnh sát giao thông đạp vào mặt dân hôm 26 tháng 4 :

"Sự việc được mô tả trong video clip nó chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện về công an và cảnh sát giao thông Việt Nam tấn công người dân, dùng bạo lực với người dân. Đây là hành động vi phạm nhân phẩm, vi phạm quyền công dân của lực lượng công an Việt Nam.

Người công dân đó có vi phạm gì không thì tôi không rõ nhưng hình ảnh anh công an tấn công như đang truy đuổi một tội phạm nguy hiểm. Hành động này nguy hiểm cho cả anh cảnh sát lẫn người dân. Hành động đạp vào mặt người dân rất đang phê phán và cần phải bị trừng phạt. Tôi nghĩ, lực lượng công an nhân dân Việt Nam nếu đúng như tên gọi là phục vụ cho an ninh xã hội thì phải sa thải ngay lập tức, thậm chí truy tố người cảnh sát giao thông này về tội hành hung, tấn công người dân.

Tôi nghĩ rằng, để bảo vệ chế độ thì Đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng lực lượng công an, bên cạnh đó là quân đội. Họ trao cho lực lượng công an quá nhiều quyền và không có chế tài kiểm soát dẫn đến lạm dụng quyền lực. Hơn nữa, việc trừng phạt những sĩ quan cảnh sát vi phạm trong những trường hợp tương tự trước đó không đủ tính răn đe cho nên lực lượng công an vẫn có những hành động coi thường, xúc phạm dân chúng và không tôn trọng dân quyền và nhân quyền".

Cảnh sát giao thông là một trong những lực lượng nghiệp vụ thuộc hệ thống tổ chức bộ máy của Cảnh sát nhân dân nói riêng và của lực lượng Công an nhân dân nói chung. Chức năng của lực lượng này theo quy định là bảo đảm trật tự an toàn giao thông, chủ động phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật giao thông, các hoạt động phạm tội và vi phạm pháp luật khác trên các tuyến và địa bàn giao thông công cộng theo qui định của pháp luật, ngăn ngừa làm giảm tai nạn giao thông, góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiệm vụ chính là bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhưng theo Thông tư 65 của Bộ Công an có hiệu lực từ ngày 5 tháng 8 năm 2020, lực lượng Cảnh sát giao thông được trang bị thêm một số vũ khí, công cụ hỗ trợ như : Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp và còng số 8.

Dù Thông tư 65 cụ thể hóa quy định về trang bị vũ khí cho lực lượng Cảnh sát giao thông phù hợp với Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017, nhưng quy định này vẫn vấp phải một số ý kiến trái chiều. Có lẽ, điều mà nhiều người dân lo ngại chính là việc lạm dụng sử dụng vũ khí trong quá trình tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng Cảnh sát giao thông.

Phải chăng, một khi Cảnh sát giao thông có thêm nhiều vũ khí thì người dân càng sợ xảy ra những hành động thiếu kiểm soát của Cảnh sát giao thông, luôn chấp nhận thua thiệt dẫn đến Cảnh sát giao thông ngày càng lộng hành ?

Nguồn : RFA, 28/04/2022

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
jeudi, 01 octobre 2020 22:06

Hậu sự

Trong cùng một ngày, ngày 16/9/2020, mọi cơ quan truyền thông ở Việt Nam đều rồn rập và buồn bã đi tin :

- Tiếc thương chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ  

- T.Ư Đoàn truy tặng huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho chiến sĩ công an hy sinh khi làm nhiệm vụ  

- Truy tặng huy hiệu "Tuổi trẻ dũng cảm" cho Thượng sĩ CSCĐ hy sinh trong khi làm nhiệm vụ 

- Tuổi 23 anh hiến dâng cho bình yên cuộc sống

- Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo đề xuất chính sách đối với đồng chí Nguyễn Văn Mạnh và thân nhân 

Ủa, vụ gì vậy cà ?

hausu1

Báo Công An Nhân Dân cho biết thêm chi tiết :

"Đồng đội của Thượng sĩ Nguyễn Văn Mạnh kể lại, ngày 14/9, tổ công tác của Công an tỉnh Bắc Giang gồm các cán bộ Phòng Cảnh sát kinh tế, Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát cơ động phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thực hiện kế hoạch công tác trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang. Vào lúc 16g20 cùng ngày, tại km 122+150 đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, thuộc địa phận xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, tổ công tác triển khai phương án dừng phương tiện, xe ô tô khách 16 chỗ ngồi BKS 29B-501.64.

Chiếc xe có dấu hiệu vi phạm chở hàng hóa không rõ nguồn gốc. Lái xe ban đầu giảm tốc độ, tấp vào lề đường, tuy nhiên, do có ý thức chống đối, đối tượng đã điều khiển xe khách bất ngờ tăng tốc lao thẳng về phía tổ công tác và đâm hất đồng chí Thượng sĩ Nguyễn Văn Mạnh - chiến sĩ cảnh sát cơ động lên nắp capo.

Thượng sĩ Mạnh bám vào cần gạt nước của xe và yêu cầu đối tượng dừng xe chấp hành việc kiểm tra song đối tượng vẫn tiếp tục điều khiển xe trên đường cao tốc được khoảng 1km thì đồng chí Mạnh ngã khỏi nắp capo rơi xuống đường, bị bánh của ô tô chèn qua người và hi sinh".

Ông Mạnh không phải là người đầu tiên, và chắc chắn cũng không phải là kẻ cuối cùng, phải "hy sinh" một cách… lảng nhách như vậy. Không ít chiến sĩ đã "hiến dâng cho bình yên cuộc sống" theo cùng một cách :

- Hạ sĩ CSGT bị tông chết sau pha chặn xe Exciter chạy quá tốc độ

- Thượng úy công an tử vong tại chỗ sau va chạm với xe ô tô tải

- Thiếu tá CSGT bị xe tải tông tử vong trong đêm

- Một Trung tá CSGT vừa tử vong do bị xe máy đâm trên quốc lộ

Sau những tai nạn thảm khốc và thương tâm như trên, nạn nhân đều được báo chí nhà nước ca ngợi là dũng cảm. Thượng cấp của họ cũng không quên gửi giấy ban khen vì đã hy sinh, và đồng đội thì đều tỏ lòng "vô cùng thương tiếc" trước linh cửu của những người đã khuất.

Chỉ có phản ứng của đám đông quần chúng thì xem chừng hơi bị trái chiều, với nhiều lời dị nghị hay chê trách :

- Nguyễn Văn Minh : "Ngu chứ dũng cảm gì".

- Nguyen Long : "Chính hiệu đu càng !"

- KLez Tran : "Thêm suất liệt sũy vào ngân sách !"

- Loc Le : "Bị cán chết thành liệt sỉ hoài mà không tởn !"

- Cafe Ku Búa : "Tội anh tài xế phải ngồi tù vì cái ngu của anh cảnh sát… Bám cần gạt xe làm gì. Cao tốc nào cũng có camera, tra là biết ai lái. Xong gửi giấy về địa chỉ".

- Kiếm Ma : "Cái này nó cứ xảy ra mãi... Lúc nào cũng kêu là áp dụng công nghệ. Mà những chuyện như thế này chả bao giờ thấy. Cứ thấy ai vi phạm thì chụp lại biển số sau đó gửi biên lai về cho chủ xe thế là xong. Chuyện đơn giản mà mãi ko thấy làm gì…"

Điều an ủi là bên cạnh với những lời chì chiết, mỉa mai (thượng dẫn) vẫn có đôi ba tiếng nói cảm thông và chia sẻ :

- Nhân Thế Hoàng : "Họ đều đáng thương hơn đáng trách, tại trên vai của họ đều là gánh nặng cơm – áo – gạo – tiền và trách nhiệm đối với gia đình vợ con, cũng như số tiền phải cống nạp lên trên".

- Huy Đức : "Trong ly rượu chờ bão tan ở Hà Tĩnh, một đại tá CA nghỉ hưu nói với tôi : ‘Không phải các cháu không biết chỉ cần báo số xe cho trạm kế tiếp bắt những xe bỏ chạy, nhưng, trạm nào có ‘định mức’ của trạm ấy. Có cháu phải vay tiền ngân hàng để có một chỗ đứng ngoài đường".

Tuy chỉ là chuyện kể trên bàn rượu nhưng độ khả tín thì có thể kiểm chứng được dễ dàng, qua những mẩu tin (nhan nhản) đọc được hằng ngày, trên mặt báo :

- Chạy vào ngành công an : Mất cả chì lẫn chài 

- Lừa 'chạy' vào trường công an, chiếm đoạt hơn 400 triệu đồng

- 'Chạy' vào ngành công an… mất hơn 500 triệu

- 'Chạy' vào ngành công an mất hơn 600 triệu đồng

- Kịch bản khép kín lừa "chạy" vào ngành công an giá 800 triệu

- Tám người bị cựu trung tá lừa 1,6 tỉ vì xin "chạy" vào ngành công an

- Thực hư vụ lừa "chạy việc" vào ngành Công an : Mất tiền vì cả tin

- Mất bạc tỷ vì muốn chạy việc vào ngành công an, y tế

- Báo giá "chạy" vào công an như báo giá hàng hóa

hausu2

Thảo nào mà ngành Cảnh sát giao thông được "vinh danh" là một trong 4 ngành tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Phải cầm cố thế chấp tài sản, vay ngân hàng bạc tỷ mới dành được "một chỗ đứng ngoài đường". Sau đó, phải cần mẫn và lăng xăng – bất kể ngày đêm hay mưa nắng – mới có thể kiếm đủ tiền để "cống nạp" cho thượng cấp nên (đôi khi) các chiến sĩ gặp tai nạn là điều khó tránh và là chuyện… cũng đành thôi !

Chỉ có hậu sự thì (ngó) khó đành lòng vì cay đắng quá. Giữa những vòng khăn tang và khói nhang nghi ngút, trang thông tin của tỉnh Bắc Giang – đọc được vào hôm 9/17/2020 – có bản tin ngăn ngắn như sau :

"Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi Thư khen đến Công an tỉnh Bắc Giang và gia đình đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, chiến sĩ Phòng Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Bắc Giang hy sinh khi làm nhiệm vụ… Thay mặt Đảng ủy Công an trung ương, Bộ Công an, Đại tướng, Bộ trưởng Tô Lâm đặc biệt biểu dương, khen ngợi tinh thần tấn công trấn áp tội phạm của cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt, cảm kích và xin chia buồn về những mất mát vô cùng to lớn của gia đình và cá nhân đồng chí Nguyễn Văn Mạnh".

Sự "mất mát vô cùng to lớn" này (có thể) tránh được, nếu gia đình không phải vay mượn ngân hàng – tiền tỷ – mới dành được cho nạn nhân "một chỗ đứng đường", và chính đương sự không bắt buộc phải "cống nạp" bởi một chỉ tiêu khe khắt quá, theo đòi hỏi của Bộ Công An. 

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/10/2020 (tuongnangtien's blog)

Additional Info

  • Author Tưởng Năng Tiến
Published in Diễn đàn

Thông tin Cục Cảnh sát giao thông được giao xây dựng đề án nghiên cứu, đổi mới trang phục của lực lượng cảnh sát giao thông cho năm tới, được đăng trên báo chí Nhà nước thu hút khá nhiều chú ý của công luận.

csgt1

Một nữ Cảnh sát giao thông ở Hà Nội. Ảnh chụp năm 2013. AFP

Một số ý kiến cho rằng "Không mầu nào bằng mầu thân thiện cả !" hay "Văn minh lịch sự ở thái độ, không ở màu sắc".

Theo đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng Tuyên truyền, Điều tra Giải quyết Tai nạn (Cục Cảnh sát giao thông) trao đổi với báo chí hôm 22/9 thì trang phục của lực lượng này đang được nghiên cứu đổi mới gồm quần áo dài tay, ngắn tay, thu đông, xuân hè, áo mưa, giầy dép, ủng, các loại mũ, găng tay... Màu sắc trang phục không thay đổi nhưng kiểu dáng, kích cỡ và chất liệu sẽ cải tiến để phù hợp với địa hình, thời tiết các vùng miền.

Trung tá quân đội, bác sĩ Đinh Đức Long nêu nhận định của ông :

"Chuyện thay đổi trang phục thì quân đội hay công an gì cũng thế. Nghe ra thì có vẻ hợp lý như phù hợp với thời tiết, phù hợp với địa phương, vùng miền... Nhưng nó chưa thuyết phục lắm. Cảm giác của tôi là người ta vẽ ra để có dự án thì mới tiêu được tiền.

Kinh nghiệm tôi là bộ đội ngày xưa. Có lần tôi đi khám cho một đơn vị sản xuất quân trang cho quân đội, tôi khen họ sản xuất quân trang rất tốt. Giày tôi đươc cấp mỗi năm một lần mà tôi đi 5 năm chưa hỏng. Họ trả lời rằng, anh nói ở đây thôi chứ anh nói chỗ khác thì em chết đói vì không có đơn đặt hàng đấy. Đấy là sự thật !".

Ông Long cho hay, trong nhận xét, đánh giá cán bộ cuối năm có mục sáng kiến, cải tiến cho nên họ phải thi đua nhau có sáng kiến, có cải tiến. Từ những cải tiến đó mới đẻ ra dự án, mới có cớ để xin ngân sách Nhà nước. Vấn đề là không có cơ chế nào giám sát việc chi tiêu này. Họ làm mọi cách để tiêu tiền quốc gia một cách hợp lý. Luật trong tay họ.

Lực lượng Cảnh sát giao thông đã trải qua bốn lần thay đổi trang phục. Từ năm 1946 đến năm 1962, lực lượng công an sử dụng trang phục chung. Năm 1962, lực lượng Cảnh sát giao thông bắt đầu có trang phục riêng. Năm 1988, quần áo của toàn ngành công an được thay đổi lần hai. Năm 1998, trang phục của toàn ngành công an thay đổi lần ba và được sử dụng đến năm 2016. Từ ngày 6 tháng 6 năm 2016, trang phục của toàn ngành công an thay đổi lần thứ tư.

Chỉ bốn năm sau, lực lượng Cảnh sát giao thông lại có ý định thay đổi trang phục. Theo đánh giá của PGS.Tiến sĩ Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) thì số tiền bỏ ra rất lớn trong khi ngân sách thì đang eo hẹp. Số tiền này là bí mật chứ không bao giờ được công khai. Ông nêu quan điểm của mình :

"Quân đội và công an rất đông nên số tiền từ ngân sách nhà nước hàng năm rất lớn. Hình thức không quyết định năng lực. Hơn nữa trong bối cảnh hiện nay thì tất nhiên họ phải tìm lý do này lý do khác để họ thay tôi. Thực tế thì trong tình hình nguồn lực có hạn mà lại cứ đòi thay đổi đồng phục cho Cảnh sát giao thông thì tốn kém nhiều đấy chứ không ít đâu.

Khi báo chí đưa lên thành vấn đề thời sự thì có thể các cơ quan chức năng và Quốc hội sẽ giám sát, chất vấn chứ không phải cứ đề xuất là được".

csgt2

Một Cảnh sát giao thông ở Hà Nội. Ảnh chụp năm 2013. Reuters

Cho đến nay, không có con số chính thức về số lượng công an hay số lượng cảnh sát giao thông trên cả nước được công bố một cách công khai.

Tuy nhiên, vào ngày 2 tháng tư năm 2017, Giáo sư Carl Thayer, chuyên viên về các vấn đề Việt Nam và Á Châu tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc, phổ biến trên blog một tài liệu ước lượng con số công an ở Việt Nam, từ công an có thẻ ngành đến những lực lượng bán quân sự trực thuộc sự chỉ huy và điều động của Bộ Công An năm 2013 là khoảng 6,7 triệu người. Trong đó có 1,2 triệu công an viên. Ông Thayer cho hay con số này được lấy từ bài viết của một viên chức an ninh Liên Bang Úc tên Laurie Gray viết trên tạp chí Cảnh Sát Liên Bang Úc.

Với đề án cải tiến trang phục cho cảnh sát giao thông đang được Cục Cảnh sát giao thông xây dựng, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đề cập đến sự tốn kém không cần thiết :

"Tôi nghĩ với số lượng cảnh sát khổng lồ của Việt Nam là một gánh nặng rất lớn cho ngân sách. Có nghĩa là người dân phải bỏ tiền ra nuôi họ thì họ phải chi tiêu nó vừa phải thôi, từ quần áo cho đến vũ khí.

Đáng tiếc là trong một nhà nước cảnh sát, nó càng đông quân nó càng chi được nhiều tiền thì cái oai, cái uy, cái quyền lực của nó càng lớn. Nếu không có luật pháp nghiêm minh và có sự giám sát chặt chẽ của xã hội thì tiền chi tiêu bừa bãi như vậy, nhất là chi tiêu vào vũ khí mà không ai biết giá như thế nào, được tiêu một cách vô tội vạ".

Là một công nhân, cô Trần Thị Tuyết từ Tây Ninh, nêu ý kiến của mình về việc thay đổi trang phục cho Cảnh sát giao thông :

"Quan trọng là năng lực nghề nghiệp của họ chứ không phải bộ đồng phục. Bộ đồng phục chỉ bận vô để dễ ăn hối lộ của người dân thôi. Tôi là người dân, tôi không đồng ý chi tiền thay đổi đồng phục cho công an. Thay vì chi như vậy thì dùng tiền đó để giúp dân nghèo khốn khổ hay hơn. Bộ đồng phục lâu nay vẫn được, không cần thay đổi tốn tiền. Họ bày ra để họ ăn phần trăm. Mà tiền đó của dân chứ đâu phải của họ tự bỏ ra".

Ngoài việc thay đổi trang phục bị cho là tốn kém ngân sách nhà nước, tức tiền thuế của dân, lực lượng Cảnh sát giao thông vừa qua còn được trang bị vũ khí sát thương để làm nhiệm vụ. Theo đó, kể từ ngày 5 tháng 8 năm 2020, Cảnh sát giao thông được trang bị vũ khí và công cụ hỗ trợ bao gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn hơi cay, dùi cui điện, áo giáp và còng số 8.

Theo thông tư số 65/2012 của Bộ Công An thì Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc phạm vi địa bàn tuần tra, kiểm soát ; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật ; hướng dẫn người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông đường bộ…

Dư luận cho rằng, với nhiệm vụ này thì Cảnh sát giao thông không cần được trang bị vũ khí sát thương như vậy.

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 23/09/2020

Additional Info

  • Author Diễm Thi
Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2