Trong giới xã hội đen, nếu hai người dù không ân oán gì như nhưng chọn 2 đại ca là 2 người đối đầu nhau để đầu quân, thì thế nào hai người đàn em đó cũng ở thế đối đầu, không thể khác được. Nói về chính trường Cộng Sản Việt Nam thì nó cũng thế, khi 2 người chọn 2 phe khác, mà 2 phe đó đang đấu nhau thì thế nào giữa 2 người đó cũng trở thành đối thủ của nhau. Đại ca là đối thủ của đại ca, đàn em là đối thủ của đàn em.
Đại ca là đối thủ của đại ca, đàn em là đối thủ của đàn em. Ảnh minh họa Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng
Từ nhiều năm nay, chính trường Việt Nam đã hình thành nên các nhóm cộng sinh về quyền lợi chính trị lẫn quyền lợi kinh tế, m đặc biệt là quyền lợi chính trị. Những nhóm như thế người ta gọi là nhóm lợi ích.
Ghế thì ít người đông nên luôn xảy ra mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích với nhau. Đó là điều tất yếu. Người ta nói đảng cộng sản là nhóm lợi ích lớn nhất, tuy nhiên, trong nhóm lợi ích đó có nhiều nhóm lợi ích nhỏ. Trước đây có thể kể đến các nhóm như : Nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nhóm Trương Tấn Sang, Nhóm Lê Thanh Hải, nhóm Nguyễn Phú Trọng. Còn hôm nay thì các nhóm kia vẫn còn nhưng đã yếu thế, còn lại nhóm Nguyễn Phú Trọng là đang mạnh. Tuy nhóm ông Trọng mạnh thật, nhưng nay lại nổi lên nhóm mới đó là nhóm Phạm Minh Chính. Chính trường Việt Nam luôn có những nhóm lợi ích mới thay thế, vì bản chất của chế độ này là dung dưỡng nhóm lợi lích nên không bao giờ thiếu nhóm lợi ích lớn mạnh và thay thế cho nhóm cũ.
Trong các nhóm lợi ích xảy ra mâu thuẫn mạnh nhất từ xưa đến nay thì phải nói những trận đấu giữa nhóm Nguyễn Tấn Dũng và nhóm Nguyễn Phú Trọng là khốc liệt nhất.
Hầu hết những nhân sự Bộ Chính trị hiện nay cũng đều có tham gia vào nhóm này hay nhóm kia chứ không bao giờ họ đứng một mình. Trong nền chính trị Việt Nam, nếu đứng một mình thì không bao giờ leo cao được.
Vương Đình Huệ lạc lõng trong ghế bộ trưởng Bộ Tài chính
Ông Vương Đình Huệ sát cánh cùng Nguyễn Phú Trọng từ năm 2012
Ông Vương Đình Huệ vốn là người của ông Nguyễn Phú Trọng từ Đại hội 11. Việc năm 2011 ông Nguyễn Sinh Hùng giới thiệu Vương Đình Huệ nắm chức bộ trưởng Bộ Tài Chính thay ông là một sự bổ nhiệm lạc lõng. Ngoài mối thâm tình đồng hương đồng môn học cùng trường với ông Nguyễn Sinh Hùng thì Vương Đình Huệ có mối thâm giao với ông Nguyễn Phú Trọng. Sau khi ngồi vào ghế Bộ Trưởng Bộ Tài Chính, ông Huệ có được sự che chở của ông Nguyễn Sinh Hùng, tuy nhiên cái ô của ông Nguyễn Sinh Hùng không đủ lớn để che cho ông Huệ an toàn. Khi ấy ông Nguyễn Phú Trọng có sức ảnh hưởng mạnh nhất cả trong Bộ Chính trị chứ không chỉ là ảnh hưởng ở chính phủ. Vì vậy dù thân với Nguyễn Sinh Hùng, ông Huệ không thể làm việc được với Nguyễn Tấn Dũng, đó là điều khó tránh khỏi.
Ngồi ở Bộ Tài Chính mà ảnh hưởng tư tưởng dùng chiêu bài "chống tiêu cực" để đấu đá phe phái của ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Vương Đình Huệ đã làm phật lòng không ít người. Tại buổi hội thảo về "Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường" do Bộ Tài chính chủ trì hôm 20/9/2011, đã biến thành cuộc "cãi lộn" gay gắt giữa Vương Đình Huệ và Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Cẩm Tú, trước sự chứng kiến của các chuyên gia đầu ngành và báo chí. Nguyên nhân là Huệ đã bắt ép các doanh nghiệp xăng dầu trong đó không ít những doanh nghiệp này là sân sau của Nguyễn Sinh Hùng và Nguyễn Tấn Dũng.
Tháng 2/2012, Vương Đình Huệ "chạm" với Bộ Công thương lần nữa. Huệ bị cho là xử ép Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), khi yêu cầu EVN cắt giảm chi tiêu, phải tiết kiệm cho được 1800 tỷ đồng.
Nói gì nói chứ một bộ trưởng dưới quyền mà thân mới đối thủ rồi quay qua chọc ngoáy mình thì đời nào ông Nguyễn Tấn Dũng để yên ? Điều gì đến phải đến, Nguyễn Tấn Dũng đẩy Vương Đình Huệ sang Ban Kinh Tế Trung Ương của ông Trọng bằng quyết định với Quyết định số 656-QĐNS/TW của Bộ Chính trị, ngày 28/12/2012. Và kể từ đó ông Huệ công khai đầu quân cho Nguyễn Phú Trọng.
Hoàng Trung Hải đầu quân cho Nguyễn Tấn Dũng và sinh mâu thuẫn với Vương Đình Huệ
Ông Hoàng Trung Hải luôn sát cánh cùng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Hoàng Trung Hải vốn gắn bó với Nguyễn Tấn Dũng từ rất sớm. Từ khi Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng thì Hoàng Trung Hải đã gắn bó với ông Dũng rồi. Hoàng Trung Hải nắm về xây dựng cơ bản khắp đất nước Việt Nam nên trong tay quyền uy rất lớn. Mà những dự án xây dựng cơ bản của chính phủ đều phải qua bàn tay của Vương Đình Huệ, vì Huệ lúc đó là Bộ Trưởng Bộ Tài Chính nên Huệ không chi là Hoàng Trung Hải đói. Đó là vấn đề gây nên mâu thuẫn ngấm ngầm giữa Vương Đình Huệ và Hoàng Trung Hải khi họ ở cùng nhau ở chính phủ giai đoạn 2011-2012.
Khoảng thời gian từ 2006-2011 là thời mà Nguyễn Tấn Dũng, Hoàng Trung Hải, Nguyễn Sinh hùng phối hợp ăn ý. Lúc đó Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng điều hành chung. Hoàng Trung Hải cho triển khai dự án còn Nguyễn Sinh Hùng Bộ Trưởng Bộ tài Chính là người duyệt chi ngân sách. Những quả đấm thép trở nên tan hoang cũng vì bộ ba này tác oai tác quái. Dự án không khả thi nhưng ký duyệt chi ngân sách vô tội vạ. Điều đó nó tạo nên cái lề lối làm ăn gây nhiều thất thoát cho ngân sách nhà nước mà hậu quả đến hôm nay chứ giải quyết xong.
Đến Đại hội 11, lúc đó Vương Đình Huệ thay thế Nguyễn Sinh Hùng thì tự nhiên dòng tiền chi ra bị gây khó khăn. Ông Vương Đình Huệ là người của ông Nguyễn Phú Trọng chen vào nắm túi tiền của chính phủ là một điều vô cùng bất lợi cho cả Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hải. Tuy việc đá ông Vương Đình Huệ sang bang kinh tế là do bàn tay ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng điều đó ắt phải làm hài lòng ông Hoàng Trung Hải. Bởi đơn giản ông Vương Đình Huệ đi thì nút thắt bị nghẽn nguồn chi đã được gỡ và Hoàng Trải với Nguyễn Tấn Dũng tiếp túc tự tung tự tác.
Thực tế ở chính phủ, ông Hoàng Trung Hải là cấp trên trực tiếp của Vương Đình Huệ. Về mặt chính trị, ông Hoàng Trung Hải luôn đi trước Vương Đình Huệ một bước chân cho đến ngày ông Hải bị Nguyễn Phú Trọng loại khỏi ghế bí thư thành ủy Hà Nội.
Nguyễn Đình Huệ muốn tiến thân phải nhờ Nguyễn Phú Trọng dẹp Hoàng Trung Hải
Năm 2016, tại Đại hội 12 cả ông Hoàng Trung Hải và vương Đình Huệ đều vào được Bộ Chính trị. Tuy nhiên điều đáng nói là Vương Đình Huệ được thế lực Nguyễn Phú Trọng đưa vào còn Hoàng Trung Hải thì được Nguyễn Tấn Dũng cài vào. 2 con đường trở thành ủy viên bộ chính trị của hai người hoàn toàn khác nhau. Nhìn thế lực ủng hộ hai người này thì biết, Vương Đình Huệ có khả năng leo cao hơn còn Hoàng Trung Hải thì khó có cơ hội leo cao hơn nữa.
Sau khi vào Bộ Chính trị, ông Hoàng Trung Hải nắm bí thư Hà Nội còn ông Vương Đình Huệ nắm chức phó thủ tướng. Giữa chức phó thủ tướng và chức bí thư Hà Nội thì người ta đánh giá chức bí thư Hà Nội ngon hơn.
Người ta cho rằng Hoàng Trung Hải có dính đến yếu tố trung Quốc. Phần vì ông là gốc người Hoa phần vì khi ở cương vị phó thủ tướng ông đã đồng ý rất nhiều gói thầu EPC của Trung Quốc triển khai ở Việt Nam. Được biết, hơn 90% các gói thầu EPC của Việt Nam rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc, trong đó có công không nhỏ của ông Hoàng Trung Hải. Chính vì vậy mà ông Trọng đánh Hoàng Trung Hải cũng phải nương tay chứ không dám đánh mạnh như ông đã đánh Đinh La Thăng. Tuy nhiên phải tìm cách nào đó hạ bệ Hoàng Trung Hải chứ không thể nào để thế lực cũ của Nguyễn Tấn Dũng lọt vào tứ trụ thì nguy. Và ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn đưa Hoàng Trung Hải khỏi vị trí bí thư thành ủy Hà Nội một cách nhẹ nhàng chứ không mạnh tay như ông đã làm với Đinh La Thăng. Nhờ đó Vương Đình Huệ mới có cơ hội trám vào ghế Bí Thư Hà Nội đầy triển vọng.
Ngày 7/2/2020 ông Vương Đình Huệ (giữa) lấy chức bí thư thành ủy từ tay Hoàng Trung Hải (trái)
Hoàng Trung Hải đã thua cuộc trước Vương Đình Huệ
Việc thất bại của ông Hoàng Trung Hải là điều được báo trước khi mà Nguyễn Nguyễn Tấn Dũng rời ghế thủ tướng năm 2016. Đến năm 2017 ông Đinh La Thăng bị cách chức ủy viên Bộ Chính trị và bị mất chức bí thư thành ủy Thành phố HCM thì xem như số phận của ông Hoàng Trung Hải càng trở nên mong manh hơn. Tuy nhiên người ta vẫn không ngờ ông Hoàng Trung Hải lại có thể trụ lại chiếc ghế quyền lực số một thủ đô đến năm 2020 mới bị tước bỏ. Mà lại bị tước bỏ nhẹ nhàng chứ không bị lột chứt và tống vô tù như đã làm đối với ông Đinh La Thăng. Có lẽ ông Hoàng Trung Hải cũng cần cảm ơn cái gốc của ông, cái gốc mà cả ông Nguyễn Phú Trọng cũng không dám làm mạnh tay.
Khi ông Vương Đình Huệ đoạt lấy ghế bí thư thành ủy của Hoàng Trung Hải thì xem như ông Huệ đoạt được 2 mục đích : Thứ nhất là ông loại được một đối thủ đáng gờm ; Thứ nhì là ông Huệ có được nấc thang quang trọng để vào tứ trụ. Bởi ông Vương Đình Huệ khởi nghiệp chính trị từ Bộ Tài Chính chứ ông chưa hề kinh qua một chức vụ địa phương nào cả. Và ông cần phải dùng cái ghế bí thư thành ủy Hà Nội để làm bàn đạp nhảy vào tứ trụ.
Được biết trong Đảng cộng sản đặt ra điều kiện trải qua nhiều vị trí để đến với vị trí tứ trụ là rất quan trọng. Chính vì điều đó mà ban bí thư và Bộ Chính trị mới thực hiện chính sách luân chuyển cán bộ từ nhiều năm nay. Nay ông Huệ lại soán ngôi ông Hoàng Trung Hải để ngồi vào ghế bí thư Hà Nội là một cơ hội lớn.
Có tin đồn cho rằng, đến giữa nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ rời ghế và nhường lại chức tổng bí thư cho Vương Đình Huệ. Chuyện này thực hư thế nào chưa thể khẳng định. Tuy nhiên nếu đây là sự thật thì việc kinh qua chức bí thư thành ủy Hà Nội là một lợi thế lớn để tiến đến vị trí cao nhất đó. Việc ông Huệ có làm tổng bí thư hay không thì chưa biết, chỉ biết cho đến bây giờ, ông Huệ đã thắng Hoàng Trung Hải trong cuộc đua đến với chiếc ghế quyền lực cao nhất.
Nguyễn Duy (tổng hợp)
Nguồn : VNTB, 28/02/2021
Sao chép Văn kiện đại hội đảng làm chương trình hoạt động : bế tắc về đường lối ?
RFA, 26/02/2021
Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ vào ngày 25/2 đưa ra lưu ý cần tránh tình trạng chương trình công tác sao chép lại Nghị quyết Đại hội. Phát biểu được đưa ra khi ông Huệ tham gia Hội nghị Thường trực Thành ủy Hà Nội cho ý kiến sâu về tình hình xây dựng dự thảo 2 chương trình công tác để chuẩn bị trình Ban Thường vụ Thành ủy cho ý kiến.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị 25/2/2021.- dangcongsan.vn
Hai chương trình công tác được bàn luận bao gồm : Chương trình số 2 về "Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025" và Chương trình số 9 về "Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025".
Trao đổi với RFA tối 26/2, ông Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban dân vận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, nêu lên thực tế về tình trạng sao chép mà ông Vương Đình Huệ nhắc đến như sau :
"Lâu nay họ tìm cách nói y chang nghị quyết đại hội để tránh việc sợ người ta quy kết không hiểu, nói trái, nói sai. Vì né tránh cái đấy nên sao chép nhưng hành xử tùy tiện. Đấy là tình trạng lâu nay vẫn diễn ra".
Từ Sài Gòn, Nhà báo độc lập, Blogger Nguyễn Ngọc Già cho rằng có xung đột lớn giữa việc sao chép và không sao chép trong phát biểu của ông Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ :
"Nghị quyết của Đại hội Đảng là cái quan trọng nhất nên nếu sao chép thì sẽ đi đúng đường lối của đảng, như vậy sẽ biến những người cộng sản trở thành những cỗ máy, có nghĩa là bóp chết sự sáng tạo, từ đó bóp chết tự do. Như vậy tự do không có, trong đó tự do tư tưởng là quan trọng nhất để tạo nên tự do sáng tạo, đó là nền tảng cho phát triển xã hội.
Bây giờ bảo không sao chép là đi trật lại đường lối của Đảng, như vậy rất nguy hiểm cho sinh mạng chính trị của người thừa hành và cũng rất nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ độc đảng toàn trị".
Nhà báo Nguyễn Ngọc Già khẳng định việc ông Vương Đình Huệ bảo không sao chép là yêu cầu bất khả thi.
"Yêu cầu của ông Vương Đình Huệ không những bỏ qua tất cả quy luật xã hội, các lý thuyết khoa học về quản trị mà thế giới đang sử dụng, đặc biệt là bỏ qua vấn đề quan trọng nhất là luật pháp".
Giải thích vì sao lại có tình trạng các cơ quan sao chép Nghị quyết Đại hội, ông Nguyễn Khắc Mai lập luận :
"Có thể nói phần lớn họ không hiểu tư tưởng của đại hội và họ làm theo kinh nghiệm mà họ có, tức kinh nghiệm thực dụng của họ chứ không thể vận dụng được cái gì là đổi mới.
Ngay cả Hội đồng lý luận là cơ quan phải diễn đạt cho đúng, cho chính xác tư duy của đại hội cũng lúng túng và cũng lặp đi lặp lại như vẹt chứ không có ý tứ gì mới để làm rõ ra những quan điểm, nội dung của đại hội".
Lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam và các đại biểu tham gia phiên trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam 25/1/2021 tại Hà Nội.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 13 diễn ra từ 26/1-1/2/2021 vừa qua nhằm thảo luận thông qua các văn kiện, thảo luận về nhân sự và bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII.
Trong đó, Đại hội đã thông qua năm văn kiện được đánh giá quan trọng bao gồm báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng ; báo cáo tổng kết thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2011 - 2021), xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021 - 2030) ; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2016 - 2020) và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2021 - 2025) ; báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII ; báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trình Đại hội XIII.
Theo ông Nguyễn Khắc Mai, phía Thành ủy tiếp nhận tư tưởng, quan điểm của đại hội thế nào cũng phải làm cho rõ phải làm thế nào, làm những việc gì, tập trung việc gì, việc gì trước, việc gì sau, việc gì lớn, việc gì quan trọng nhất… từ đó phải xác nhận tiến hành.
"Nó (Thành ủy) không xác định được thì làm sao yêu cầu cấp dưới, các cấp đừng sao chép được".
Theo tin được truyền thông Nhà nước Việt Nam đăng tải, ông Vương Đình Huệ trong ngày 25/2 còn cho rằng nội dung chương trình phải có ý nghĩa như một chương trình hành động, trong đó xác định cụ thể nhiệm vụ từng tháng, từng quý, từng năm.
Bên cạnh đó, phải nêu rõ nội hàm công việc, ai chủ trì, ai phối hợp, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc.
Ông Nguyễn Khắc Mai cho rằng để có thể thực hiện được những yêu cầu mà ông Vương Đình Huệ đưa ra, cần phải có thay đổi từ cấp cao hơn, chứ không riêng từ các cơ quan cấp dưới. Ông nhận định :
"Thành ủy phải có một chương trình hành động sau đại hội phải làm việc gì. Khi đã có chương trình và được phê duyệt tức trở thành pháp lệnh, có tính chất pháp luật của nhà nước. Hội đồng Nhân dân phải làm, Ủy ban Hành chính, Ủy ban Nhân dân phải làm mới áp dụng những chương trình phải làm gì.
Không có chương trình, kế hoạch thì đòi hỏi cấp dưới phải sáng tạo và cụ thể thì làm thế nào được ? Cho nên là nói ngược, nói như thế là cách đặt vấn đề tào lao, đặt ra một câu đố khó cho cấp dưới".
Ông Nguyễn Khắc Mai nêu lên thực tế hiện nay tại Việt Nam là khi lãnh đạo lúng túng, không tìm thấy được một công việc thiết thực, cụ thể thì đổ dồn cho cấp dưới, yêu cầu cấp dưới thì cấp dưới làm sao có đủ sức thực hiện việc cấp trên đang lúng túng ?
Nguồn : RFA, 26/02/2021
Can tội ba năm rõ mười
Trước Tết năm ngoái, ngày 8/1/2020, Đảng cộng sản Việt Nam quyết định kỷ luật Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội. Ông này bị Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đưa vào lò vì đã "có những vi phạm nghiêm trọng" hồi y làm Phó Thủ tướng, từ 2007 đến 2016. Hơn hai tháng sau, ngày 20/3/2020, Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhận án kỷ luật "bị cách chức". Tuy nhiên, "Thù Trọng Lắng" (dân gian nói lái "Thằng Trọng Lú" cho tên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng) vẫn chưa biết xử lý tiếp "hai con sâu bự" này như thế nào để các "đồng chí Trung Quốc" chấp thuận. Số là cả "nhị Hải" – Hoàng Bí thư lẫn Lê Bí thư – đều là "con cưng của Tàu", người của Trung Nam Hải cài cắm vào Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam từ lâu. Đây là một "bí mật công khai" ai cũng biết. Nó như hai cái dằm đâm sâu vào bàn chân Đảng cộng sản Việt Nam lâu nay.
Cựu Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu trong một hội nghị quốc tế ở Tokyo, Nhật Bản hôm 26/5/2011 - AFP
Ngày 9/12/2019, tội của Hoàng Trung Hải được nhắc tới lần đầu. Ủy ban kỷ luật Đảng công bố : Thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Hải (dưới quyền Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ tháng 7/2006 đến tháng 4/2016) đã có vi phạm, khuyết điểm khi chỉ đạo Dự án TISCO II. Đây là Dự án mở rộng giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên. Thép Thái Nguyên là "món quá" đầu tiên của Trung Hoa "vĩ đại" viện trợ cho đàn em Bắc Việt thuở mới chập chững công nghiệp hoá. Bản tin của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm 10/01/2020 đã không gọi Hải là "đồng chí" như thường lệ. Bản tin nói, "những vi phạm, khuyết điểm của Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội". Hình thức thi hành kỷ luật là "cảnh cáo".
Ngày 20/3/2020, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật (nguyên) Lê Bí thư bằng hình thức "cách chức" Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 – 2015, vì để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm kéo dài trong quá trình thực hiện Dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng bộ và chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong xã hội. Điều bỡn cợt là, đằng sau hậu trường chính trị, từ lâu vẫn chờ đợi tin tức loan báo Lê Thanh Hải (tức Hai Nhựt) hồi còn là Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh suốt 5 năm 55 ngày, đã từng cố tình sai phạm trong Dự án quy hoạch khu đô thị mới Thủ Thiêm. Hai Nhựt tiếp tục dấn sâu vào tội ác trong thời gian y "lên ngôi" Bí thư Thành ủy kéo dài 9 năm 222 ngày. Tại vị gần 15 năm trời, Hai Nhựt đủ thời gian phá nát "thành Hồ".
Cựu Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải và hình ảnh khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao
Tháng 12/2005, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua (dưới trướng Lê Thanh Hải) ký quyết định 6565 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung khu đô thị mới Thủ Thiêm tỷ lệ 1/5000. Tại Điều 2 của quyết định này có nội dung "thay thế Quyết định 367 ngày 4/6/1996 của Thủ tướng". Kể từ đó oan khuất của dân Thủ Thiêm dâng cao ngút trời và kéo dài mãi đến tận hôm nay… Còn Dự án TISCO II do Công ty Gang thép Thái Nguyên cùng với Tổng Công ty thép Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc MCC đảm nhiệm. Theo kết luận từ Thanh tra Chính phủ về dự án TISCO II, Công ty Gang thép Thái Nguyên điều chỉnh sai qui định từ 3.800 tỷ đồng lên trên 8.100 tỷ đồng, thanh toán cho MCC trên 92% giá trị hợp đồng nhưng các hạng mục của dự án đều chưa hoàn thành.
Làm cách nào để khỏi vỡ "bình"
Tuy bị kỷ luật, Hoàng Trung Hải vẫn được "cả" Trọng nâng lên vị trí mới trong hệ thống Đảng, cao hơn cả chức Bí thư Thành ủy. Ngày 7/2/2020, Bộ Chính trị phân công Hải giữ chức Phó Trưởng Bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội 13. Là "con bài tẩy" được cài cắm để làm hại kinh tế Việt Nam, Hải rất ít khi nói về chính trị, chỉ lặng lẽ làm việc, ký các hiệp định, tạo điều kiện cho Trung Quốc đưa đầu tư vào Việt Nam theo nguyên tắc nếu đầu tư lỗ thì không những không mất bãi đáp để chứa các nhà máy phế thải mà còn bán chúng cho Việt Nam. Đường sắt trên cao Hà Nội – Cát Linh là một bằng chứng rõ ràng. Đến bây giờ vẫn chưa hoạt động được dù Dự án tăng 3 lần vốn mà đã 10 năm rồi, hiện mỗi năm Việt Nam vẫn phải trả cho Trung Quốc 436 tỉ.
Trong vụ Lê Thanh Hải, cảm giác chung là "giơ cao, đánh khẽ". Lúc Thanh Hải là lãnh đạo số một của thành phố, cũng là khi Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm bắt đầu được triển khai. Hải đã ký nhiều công văn chỉ đạo liên quan đến việc quy hoạch, xây dựng khu đô thị được kỳ vọng hiện đại nhất Đông Nam Á. Một trong những cú áp phe thời "vương triều Hai Nhựt" là đã giao 23,3 ha đất ở phường Bình An cho 5 doanh nghiệp đầu tư kinh doanh nhà ở, khu vui chơi, giải trí, thương mại. So với quy hoạch phê duyệt, diện tích khu đô thị mới Thủ Thiêm đã giảm 26,3 ha. Để bù vào phần hụt này, ngày 16/9/1998, dưới sự chỉ đạo của chính quyền, Kiến trúc sư trưởng thành phố phê duyệt quy hoạch 1/2000 có nội dung bổ sung quy hoạch khoảng 4,3 ha đất phía Bắc.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại một hội nghị với các lãnh đạo đảng ở Hà Nội năm 2019
Sỡ dĩ Nguyễn Phú Trọng phải rón rén trong việc đưa "hai thanh củi bự" trên vào lò, là vì vừa làm vừa phải đo lường phản ứng từ Bắc Kinh. Cho đến giờ này, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa chốt được ai sẽ là Tổng bí thư do chưa chọn xong "trường hợp đặc biệt" trên 65 tuổi, mặc dù Đại hội 13 sắp khai mạc vào ngày 25/1 tới. Nghĩa là Trung Cộng còn phân vân. Điều này đồng nghĩa với việc các phe cánh còn đấu đá cho đến phút chót. Cuộc đua "tam/tứ mã" xem ai sẽ là người cán đích, giành được ghế Tổng bí thư xem ra vẫn còn chưa ngã ngũ. Nguyễn Phú Trọng liệu có "ra đòn lần chót" hay không để lấy những quyết định cứng rắn hơn, đúng người đúng tội, vì các sai phạm ở Gang thép Thái Nguyên và ở Thủ Thiêm đối với "nhị Hải" trước khi diễn ra Đại hội 13, vẫn còn là câu hỏi khó đoán.
Trước đây, Trọng bộc bạch : "Chống tham nhũng là cực kỳ phức tạp và quá khó… có nhiều việc muốn mà chưa làm ngay được… Đây là vấn đề lợi ích, cấu kết, móc ngoặc với nhau… ông mất chân giò, bà thò chai rượu, những quan hệ lằng nhằng…". Vấn đề "nhị Hải" thật ra phức tạp gấp bội những "lằng nhằng" này. Ở đây có sự pha trộn yếu tố Trung Quốc với các yếu tố lợi ích nhóm trong đảng. Nguyễn Phú Trọng cảnh báo, đánh chuột (nhị Hải) nhưng đừng để vỡ bình hoa (không làm cho Trung Quốc phật ý). Cái "bình hoa" ông Trọng ám chỉ là dẹp "điệp viên" của Tàu mà Trung Quốc vẫn để yên cho mà đại hội. Theo nguồn tin nội bộ, vụ "nhị Hải" sẽ được chìm xuồng. Chỉ có cách cho chìm xuồng thì bình mới không vỡ. Đến Uỷ ban Kỷ luật cũng phải dừng trước vùng cấm.
Chính trường là chiến trường. Văn minh như Hoa Kỳ, dù trải qua 44 đời tổng thống chuyển giao quyền lực ôn hòa, nhưng đến đời thứ 45, có thể thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chuyển giao vô tiền khoáng hậu. Chính trường Việt Nam còn khốc liệt hơn thế nữa. Như các nhà quan sát đã nhận xét, với cộng sản, rất khó để biết ai là đồng minh, ai là kẻ thù, bởi ngoài mặt họ luôn tỏ ra ủng hộ nhau, nhưng mỗi người đều dấu trong mình con dao găm, để quyết chiến với đối thủ của họ, giành ghế bằng mọi giá. Cho nên, có lẽ vẫn quá sớm để đưa ra bộ khung tứ trụ, bởi ra đòn bất ngờ luôn là cách mà những người cộng sản sử dụng. Chính nỗi sợ hãi của ông Trọng là không làm chủ được tình hình. Mọi thứ có thể bung bét ra. Nhưng biết đâu, một chuyển động Bơ-rao-nơ như thế lại tốt hơn trong bối cảnh hiện nay.
Nguyễn Hoàng Lê
Nguồn : RFA, 06/01/2021
Hoàng Trung Hải về điếu đóm cho Tổng Chủ ?!
Nguyễn Thị Huyền, VNTB, 11/02/2020
Là một đảng viên, tôi bất bình trước việc ông Hoàng Trung Hải được đảng phân công làm người chấp bút soạn thảo văn kiện cho đại hội đảng 13. Tôi ngờ vực về quyết tâm thanh trừng tham nhũng qua hình tượng ‘người đốt lò vĩ đại’ mà tôi nhớ có lần đã được đọc bài viết ví ông Trọng như vậy trên trang Việt Nam Thời Báo.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải dự lễ kỷ niệm 10 năm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới ngày 28/07/2018 - Ảnh minh họa
Chiều ngày 7/2/2020, tại Thành ủy Hà Nội diễn ra hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban chấp hành, Ban Thường vụ, và thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020, điều động phân công ông Hoàng Trung Hải giữ chức phó trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng.
Trưởng Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng là ông Nguyễn Phú Trọng ; có nghĩa từ ngày 7/2, ông Hoàng Trung Hải là người cận kề nhất với ông Nguyễn Phú Trọng trong soạn thảo văn kiện đại hội.
Ai cũng biết đời sống chính trị của đảng luôn gắn chặt với nội dung của các văn kiện. Đảng chưa có một bộ luật riêng về hoạt động chính trị, nên việc quản lý như nêu ở điều 4, Hiến pháp 2013 được thực hiện qua những văn bản nằm trong bộ văn kiện của đại hội đảng.
Có người nói với tôi rằng đừng lo lắng, vì chức danh ‘Phó trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng’ chỉ là bước đệm của ông Hoàng Trung Hải trên con đường gia nhập vào màu áo Juventus. Tôi không đồng tình chuyện đó, vì cứ nhìn ông Tất Thành Cang đang giữ chức phó trưởng ban viết sử của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh hơn cả năm qua thì thấy ngay về sự lo lắng ấy.
Tôi nhớ vào cuối tháng tám năm ngoái, đưa tin về chuyện văn kiện đảng ở Đại hội 13, báo chí có dẫn lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên cương vị Trưởng Tiểu ban Kinh tế – Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 13, rằng Thủ tướng khẳng định xây dựng văn kiện là vấn đề hệ trọng, mang tính quyết định đến tương lai phát triển của đất nước trong 5 – 10 năm tới, đến năm 2030, 100 năm thành lập Đảng, tầm nhìn đến năm 2045, dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước.
Vận mệnh của một đảng sẽ ra sao khi một người được gọi là ‘Phó trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng’ Hoàng Trung Hải lại dính quá nhiều lỗi mà hồi đầu năm nay, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã phải chủ trì Hội nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó thủ tướng với mức kỷ luật Cảnh cáo.
Sẽ rất mất lòng tin với đảng viên như tôi khi thấy rằng ngay sau mức kỷ luật gọi là Cảnh cáo đó, ông Hoàng Trung Hải lại được ‘điều về’ cận kề bên ông Nguyễn Phú Trọng trong vai trò điếu đóm của soạn thảo đường lối của đảng ở nhiệm kỳ tới.
Nguyễn Thị Huyền
Nguồn : VNTB, 11/02/2020
********************
Sẽ soạn thảo lại văn kiện đảng ?
Lynn Huỳnh, VNTB, 11/02/2020
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng – Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội 13 của Đảng vừa bổ nhiệm ông Hoàng Trung Hải làm cấp phó cho mình. Liệu văn kiện của đảng cho đại hội sắp tới đây sẽ ra sao khi dư luận đồn đoán rằng ông Hoàng Trung Hải là một chính khách ‘thân Trung’ ?
Bộ Chính trị phân công ông Hoàng Trung Hải làm Phó Trưởng bộ phận Thường trực chuyên trách Tiểu ban văn kiện Đại hội 13 của Đảng.
Lâu nay trong văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam khi nhắc đến mối quan hệ với đảng cộng sản Trung Quốc, luôn biểu hiện sự trung thành của "Sơn thủy tương liên, Lý tưởng tương thông, Văn hóa tương đồng, Vận mệnh tương quan" nghĩa là sông núi gắn liền, cùng chung lý tưởng, h òa nhập văn hoá, có chung định mệnh, được dịch là "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" do lãnh đạo Trung Quốc đưa ra.
Chuẩn bị Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy đang có sự lúng túng khi ở bối cảnh toàn cầu đang vào cuộc chống dịch virus Corona/Vũ Hán, thì những chóp bu của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn ưu tiên chuyện đại hội đảng lên trên tất cả. Nói một cách khác, sinh mệnh chính trị đang là quan trọng bậc nhất.
Sở dĩ dùng từ ‘lúng túng’ ở đây, là vì trong khi ‘sinh mệnh chính trị’ của ông Hoàng Trung Hải đứng bên bờ vực của pháp luật hình sự, thì bất ngờ được người đứng đầu đảng ‘ra tay cứu vớt’.
Ông Hoàng Trung Hải giữ chức Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội trong 4 năm, 3 ngày – từ ngày 4/2/2016 đến 7/2/2020. Ông Hải đã được Bộ Chính trị phân công giữ chức phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội 13.
Trước đó, ông Hoàng Trung Hải đã bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo, do có liên quan đến sai phạm ở dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 – công ty Gang thép Thái Nguyên (dự án TISCO 2).
Bộ Chính trị kết luận, trong thời gian giữ cương vị Phó Thủ tướng, ông Hoàng Trung Hải đã thiếu trách nhiệm, không xem xét, cân nhắc thấu đáo ý kiến của các bộ, ngành, cho ý kiến không rõ ràng, thiếu chặt chẽ, không đúng hợp đồng EPC số 01#, không đúng quy chế làm việc của Chính phủ đối với việc xem xét một số phát sinh về giá vật liệu xây dựng, điều chỉnh giá trị hợp đồng gói thầu EPC số 01# của dự án TISCO 2 và tăng chi phí phần C của hợp đồng ; cho ý kiến điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án TISCO 2 và vay vốn tín dụng ưu đãi, vi phạm quy định về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước…
Dự án TISCO 2 mà ông Hoàng Trung Hải được cho là đã có nhiều sai phạm, vì với quyền lực của một phó thủ tướng, ông luôn dành ưu ái cho nhà thầu Trung Quốc ở các dự án đầu tư vào Việt Nam nói chung, dự án TISCO 2 nói riêng, đưa đến dự án liên tục đội vốn và đi vào bế tắc.
Ở thời điểm dịch bệnh virus Corona/Vũ Hán thì chuyện nhắc đến bất kỳ điều gì liên quan đến Trung Quốc đều khiến người ta nghi ngại với tất cả sự ngờ vực.
Nhà báo Nguyễn Quốc Phong, cựu phó tổng biên tập báo Thanh Niên, giải thích về chuyện cần ngờ vực với tất cả những gì đến từ Trung Quốc.
"Nguyên nhân là do họ bưng bít thông tin để rồi trở thành đại hoạ cho cả thế giới. Ngẫm nghĩ lại mà thấy đáng sợ. Chúng ta không khó để có thể nhận ra bức tranh xã hội Trung Quốc ngày nay một cách cơ bản, đó là : xã hội hủ bại, nhân tâm mục ruỗng, quan chức tham nhũng tàn bạo, vô đạo. Tư tưởng đại bá quyền nước lớn không bao giờ họ muốn từ bỏ…
‘Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc’ là như vậy sao ? Người dân Trung Quốc đã và càng ngày càng hiểu rằng xã hội ấy đã không còn lối thoát vì họ thấy đảng cộng sản Trung Quốc hôm nay bộc lộ quá nhiều điều xấu xa ngay từ trong nội bộ. Tăng trưởng kinh tế trước đây thực chất nhờ ăn xổi ở thì, nhờ ăn cắp chất xám của nhân loại, nhờ hủy hoại môi trường để đổi lấy kinh tế. Họ rẻ rúng nhân mạng con người đến kinh khủng. Vì thế nên xã hội ấy đã và đang bị trả giá. Hãy tiếp tục quan sát". Nhà báo Nguyễn Quốc Phong chia sẻ với tất cả sự phẫn nộ.
Liệu Tiểu ban Văn kiện Đại hội 13 mà ông Nguyễn Phú Trọng là trưởng ban, có tiếp nhận ý kiến đó của đảng viên Nguyễn Quốc Phong khi mà ông Hoàng Trung Hải lại là ‘phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội 13’ – tức ông Hải chỉ đứng sau mỗi ông Nguyễn Phú Trọng trong chuyện soạn thảo văn kiện cho đại hội đảng sắp tới ?
Lynn Huỳnh
Nguồn : VNTB, 11/02/2020
‘Xài qua – xài lại’ ở chính trường Việt Nam
Nguyễn Nam, VNTB, 10/02/2020
Gọi cách dân dã ‘xài qua – xài lại’ là vì đang làm phó thủ tướng trong nội các chính phủ, ‘đùng một cái’ ông Tổng bí thư cho ‘thôi chức phó thủ tướng’ để về làm Bí thư Thành ủy – một chức vụ thuần cơ quan đảng dưới trướng ông Tổng bí thư. Không chịu thua, Thủ tướng chính phủ đã bổ nhiệm một phó trưởng ban tuyên giáo trung ương, giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế.
Ông Vương Đình Huệ ‘thôi chức phó thủ tướng’ để về làm Bí thư Thành ủy ; ông Nguyễn Thanh Long rời chức phó trưởng ban tuyên giáo trung ương về làm Thứ trưởng Bộ Y tế
Nếu căn cứ về thẩm quyền trong hệ thống luật pháp Việt Nam thì việc ‘thôi chức’ – ‘điều về’ – ‘bổ nhiệm’ này chưa thấy nằm trong luật nào trong rừng luật ở Việt Nam.
Trước hết, vị trí phó thủ tướng là theo đề xuất của Thủ tướng và trình tự hành chính chấp thuận ở cấp Quốc hội (Hiến pháp năm 2013, Chương VII, Điều 98). Việc miễn nhiệm chức danh phó thủ tướng cũng phải được chính Thủ tướng đưa ra và lại qua thủ tục hành chính của Quốc hội.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ ‘bị/được’ rời ghế phó thủ tướng để nhận chức danh Bí thư Thành ủy Hà Nội
Thế nhưng trên thực tế vừa qua cho thấy phó thủ tướng Vương Đình Huệ ‘bị/được’ rời ghế phó thủ tướng để nhận chức danh Bí thư Thành ủy Hà Nội lại là ‘ý chỉ’ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội cùng ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ đều không thấy có ý kiến gì về chuyện ‘lấy người – xài người’ này của ông Nguyễn Phú Trọng.
Đến lượt mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khôn khéo hơn khi ‘sắm thêm vai’ cho phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – ông Nguyễn Thanh Long, khi nhân mùa chống dịch virus Corona/ Vũ Hán. Lý do đơn giản và thuyết phục : ông Nguyễn Thanh Long là một chuyên gia y tế, người từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế trước đó.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao quyết định và chúc mừng tân Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long.
Lý lịch khoa học của ông Nguyễn Thanh Long thấy trích đăng như sau : Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại Đại học Y Thái Bình (ngày nay là Đại học Y Dược Thái Bình) năm 1990, sau đó là Thạc sĩ Y khoa chuyên ngành Truyền nhiễm, Trường Đại học Y Hà Nội năm 1995 ; Tiến sĩ Y khoa năm 2003 ; Phó Giáo sư y học năm 2009, Phó Giáo sư kiêm nhiệm Trường Đại học Griffith, Úc năm 2011 ; Giáo sư y học năm 2013.
Ngày 30/10/2018, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Long giữ chức phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Ngày 31/01/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định bổ nhiệm ông giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam.
Hiện tại coi như ông Nguyễn Thanh Long cùng lúc phải ‘vừa ẳm em, vừa xay lúa’ với đầu lương của chức phó Tuyên giáo, đầu lương kia là thứ trưởng Bộ Y tế.
Chuyện ‘xài qua – xài lại’ ở trên bất chấp quy định của pháp luật liên quan cho thấy đã đến lúc những người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam không thể thoái thác cho việc ban hành một luật về hoạt động của đảng cộng sản. Đồng thời, mặc dù là độc đảng toàn trị, song với nội dung ở Điều 4, Hiến pháp 2013 cho thấy cần thiết việc Quốc hội Việt Nam soạn thảo dự luật về hoạt động đảng phái chính trị.
Lâu nay ở các tài liệu, bài báo của cơ quan Tuyên giáo Trung ương, vẫn luôn nhấn mạnh việc nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản, song đảng không làm thay các công việc của nhà nước.
Thế nhưng thử nhìn lại những vụ án được gọi là đến từ chuyện ‘đốt lò’ của ông Nguyễn Phú Trọng, sẽ thấy rằng lẽ ra những ‘củi’ này đã phải vào lò từ rất lâu rồi. Song vì củi đó là đảng viên, nên khi một quan chức là đảng viên có hành vi vi phạm pháp luật thì đầu tiên là phải báo cáo với tổ chức Đảng. Khi tổ chức Đảng ‘gật đầu’ thì mới qua công đoạn xử lý của Chính phủ, của các cơ quan nhà nước và các cơ quan tố tụng. Rõ ràng Đảng đã đứng trên pháp luật.
Ở thời dịch bệnh virus Corona/ Vũ Hán bùng nổ, chuyện ‘xài qua – xài lại’ này trong bộ máy công quyền sẽ dễ lây lan hơn nữa một con virus cũ mèm mang tên ‘kinh nghiệm’, với chuyện ‘rút kinh nghiệm’ ở ‘sợi dây’ rút hoài vẫn không hết trong thể chế chính trị Việt Nam.
*****************
Tại sao kỳ vọng ông Vương Đình Huệ ?
Quang Thành, VNTB, 10/02/2020
Bỏ qua những nội dung tin bài lá cải, nịnh bợ như ‘đèn đom đóm’ hay ‘đi chợ trả tiền’, người viết cho rằng, sự công tâm trong đánh giá ông Huệ là một việc nên làm, và chúng ta vẫn phải cần thêm một thời gian để ông Huệ phô bày thực tài của mình.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh : VGP/Nhật Bắc
Tuy nhiên, dưới góc độ người viết, ông Huệ vẫn là gương mặt sáng của ‘quê choa’ và trong bộ chính trị Việt Nam hiện thời. Nếu so với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, thì thực tài và khả năng điều hành kinh tế của ông Vương Đình Huệ vượt trội hơn hẳn. Nếu đặt trong hoàn cảnh ông có thể tiếp cận chức vụ Thủ tướng trong thời kỳ tới thì người viết vẫn đặt ra hy vọng về một nền kinh tế Việt phát triển bền vững hơn.
Lý do gì khiến người viết kỳ vọng như vậy ?
Đầu tiên là vào những ngày cuối tháng 5/2013, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đọc tờ trình về việc đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức danh Bộ trưởng Bộ Tài chính đối với ông Vương Đình Huệ. Quyết định này xuất phát từ khi Bộ Chính trị có quyết định phân công ông Huệ làm Trưởng ban kinh tế Trung ương. Quyết định này cũng đồng nghĩa, đưa người đứng đầu ngành nóng (Bộ Tài chính) phải về ngồi bàn giấy (thời kỳ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nắm quyền, các ban bệ của Đảng là hết sức mờ nhạt). Và theo như báo chí mô tả, ông Huệ đã từ chối phát biểu trước Quốc Hội liên quan đến sự kiện này. Hành vi này cho thấy một quan điểm điền đạm và hợp lý, khi vai trò chính trị bị các nhóm lợi ích phong toả.
Điểm thứ hai cần nhắc đến là Tại Hội thảo "Kinh tế Việt Nam : Động lực tăng trưởng và giải pháp thúc đẩy", với tư cách là Phó thủ tướng, ông Vương Đình Huệ đã có những chia sẻ cực kỳ đúng đắn và khoa học về bài toán phát triển kinh tế Việt Nam, không chỉ liên quan đến trọng tâm phát triển, mà cả vấn đề FDI.
Ông "cảnh báo về việc chọn nhiều trọng tâm, trọng điểm" trong bối cảnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phân phát cho mỗi tỉnh thành là một mũi nhọn, một đầu tàu. Điều đó không chỉ nhấn mạnh tính tập trung, trọng tâm nền kinh tế. Mà cho thấy góc nhìn của ông Vương Đình Huệ là dựa trên nội lực của mỗi tỉnh thành, cẩn trọng trong phát triển lợi thế hơn là ban phát các liều doping cho các tỉnh thành đến mức các tỉnh thành rơi vào trạng thái ảo tưởng.
Ông Vương Đình Huệ còn đề cập đến một thiếu hụt liên quan đến chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng, dẫn đến hoàn cảnh không xác thực được số liệu thống kê, và cả chỉ số tăng trưởng hằng năm cũng đều bị nghi ngờ. Điều này là cần thiết để minh bạch nền kinh tế và đảm bảo các số liệu chuẩn để phát triển thực nền kinh tế quốc gia.
Đối với vấn đề FDI, ông đề cập đến lựa chọn "doanh nghiệp FDI có công nghệ cao, có chuỗi giá trị, thân thiện môi trường". Những yếu tố này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu cần có ở một chính phủ kiến tạo, nó đảm bảo loại bỏ các doanh nghiệp FDI mà nguy cơ công nghệ cũ, thiếu chuỗi giá trị và chứa đựng khả năng huỷ hoại môi trường như Formosa từng tồn tại. Chấm dứt biến Việt Nam trở thành nơi xuất khẩu các mặt hàng gia công dựa trên nhân công giá rẻ, thuế quan trải thảm, và thực hiện các hành vi "chuyển giá" gây bất lợi cho ngân sách nhà nước. Quan điểm thu hút doanh nghiệp FDI của ông Vương Đình Huệ cũng dẫn dắt các chủ trương, chính sách (nếu có) bám sát theo và đưa Việt Nam hưởng lợi nhiều hơn liên quan đến tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, cũng như tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi mà các hiệp định tự do thế hệ mới mang lại, đảm bảo Việt Nam phát triển "bền vững" hơn trong tương lai.
Điều thứ ba, là khi ông Vương Đình Huệ họp với các doanh nghiệp, cơ quan xăng dầu nhấn mạnh "thanh tra, minh bạch". Ông cũng tuyên bố sẽ thay ngay doanh nghiệp nếu như không làm được, cũng như khẳng định "doanh nghiệp đừng có dọa nhà nước". Tuyên bố này, cùng với quan điểm trong Hội thảo về kinh tế nêu trên cho thấy phần nào đó, ông Vương Đình Huệ đánh giá cao tính minh bạch trong nền kinh tế, hiểu tác dụng tích cực của nó. Và ông sẵn sàng răn đe nhóm lợi ích nếu như điều đó đi ngược lại sự minh bạch.
Ông Vương Đình Huệ thực tài có thể so với Thống đốc Nguyễn Văn Bình về mặt tư duy, điều hành kinh tế. Và điều này nên được xem là điểm sáng. Đó là lý do vì sao người viết nhận thấy, ông Vương Đình Huệ không chỉ giỏi về thực học, và việc ông từng đứng đầu Bộ Tài chính cũng cho thấy thực lực của ông. Con đường chính trị của ông Vương Đình Huệ khá khó khăn, có lúc tưởng chừng như về hưu non. Nhưng thời vận của ông đã không dừng tại đó, và có lẽ Thủ đô Hà Nội sẽ trở nên ổn hơn dưới thời kỳ của Bí thư thành uỷ Vương Đình Huệ, cũng như đây sẽ là điểm nhấn cho ông tiếp cận ghế Thủ tướng trong tương lai. Một vị trí mà ông Huệ xứng đáng ngồi trong dãy bộ mặt Uỷ viên Bộ chính trị hiện nay.
Quang Thành
Nguồn : VNTB, 10/02/2020
*********************
Vương Đình Huệ : Quan lộ thần tốc
Hải Yến, thoibao.de, 08/02/2020
Ngày 7/2, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.
Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị giao ông Vương Đình Huệ làm bí thư thành ủy Hà Nội
Động thái này của Bộ Chính trị cho thấy hai nhân vật này sẽ đi theo hai chiều hướng ngược chiều nhau, một là khả năng thăng tiến hơn nữa cho ông Vương Đình Huệ và khả năng ông Hoàng Trung Hải sẽ trở thành củi đốt lò vì những sai phạm gây thất thoát và thiệt hại khổng lồ cho tài sản của nhà nước .
Ông Hoàng Trung Hải thôi giữ chức Bí thư Thành Hà Nội để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII dành cho ông Hoàng Trung Hải coi như một vị trí văn thư quèn, không có quyền hành gì cả, số phận ông Hoàng Trung Hải xem như đã rõ.
Tháng Giêng năm nay, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thông báo ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội khóa XIV của Thành phố Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.
Hiện nay, giới quan sát đặt ra hai giả thiết :
Hoặc việc ông Vương Đình Huệ lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ là biện pháp tạm thời từ nay tới Đại hội Đảng 13, dự kiến tháng Giêng 2021. Theo đó, ông Vương Đình Huệ sẽ có khả năng được đề cử vào một trong Tứ Trụ (Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch quốc hội).
Dù dự đoán ra sao, điều rõ ràng là con đường quan lộ của ông Vương Đình Huệ ngày càng thuận lợi.
Hoặc nếu không vào Tứ Trụ tại Đại hội Đảng 13, ông Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục chức Bí thư Thành ủy Hà Nội thêm một nhiệm kỳ.
Trước đó, từ hồi tháng 5 năm 2013, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, đang là các trưởng ban Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tại Hội nghị trung ương 7 kết thúc hôm 11/5/2013, 175 ủy viên trung ương chính thức có quyền bỏ phiếu đã bầu các ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch quốc hội, vào Bộ Chính trị vốn đã có 14 ủy viên, đưa tổng số nhân sự lên 16 ghế.
Trong khi đó, Trưởng ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng bn Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lại không vào được cơ quan quyết sách tối cao này của Đảng.
Thời điểm đó, giới bình luận gọi đây là thất bại của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tiếp xúc cử tri ngày 13/5/2013, ông Nguyễn Phú Trọng bình luận : "Thẩm quyền là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cũng là cơ quan chuẩn bị để Trung ương quyết thôi. Vừa rồi bầu bổ sung được thành 16 ủy viên Bộ Chính trị, định bổ sung 3 thì được 2, định bổ sung thêm 2 ủy viên Ban Bí thư thì được 1, so với yêu cầu về số lựợng thì chưa đạt, cái đó Trung ương cũng không hài lòng".
Báo chí nhà nước khi đó dẫn lời ông Trọng giải thích rằng, "trong không khí dân chủ này cơ chế phải có số dư, để tôn trọng các ý kiến của người ta".
Ông Vương Đình Huệ, khi đó tiếp tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, từ tháng 12/2012 tới tháng 1/2016, khi diễn ra Đại hội Đảng 12.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ nay là bí thư thành ủy Hà Nội
Vào Bộ Chính trị năm 2016 : Nhưng tại Đại hội 12, ông Huệ được bầu vào Bộ Chính trị, vào nhóm các nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam.
Từ tháng 4/2016, ông chính thức là Phó Thủ tướng Chính phủ cho đến ngày 7/2 năm nay, khi được điều động làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Với học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, ông Vương Đình Huệ được giới quan sát xem là một trong những nhà kỹ trị nổi trội nhất trong chính giới Việt Nam.
Trong vai trò Phó Thủ tướng, ông Huệ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực về kinh tế, trong đó có việc theo dõi sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Ông Huệ cũng là người trực tiếp chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.
Ông giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ : Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi.
Ông còn là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ; Trưởng ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước ; Trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp…
Sinh năm 1957, với chuyên môn kinh tế, tài chính, ông Huệ được đồn đoán là một trong các ứng viên cho chức Thủ tướng trong tương lai.
Theo truyền thống, các thủ tướng Việt Nam gần đây, từ ông Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, đều xuất phát từ chức vụ phó thủ tướng.
Theo tiểu sử chính thức, từ 1979 tới 1985, ông Vương Đình Huệ là giảng viên Trường Đại học Tài chính và kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
Từ 1986 tới 1990, ông làm nghiên cứu sinh ở Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.
Sau khi về nước, ông làm giảng viên ở Đại học Tài chính và kế toán Hà Nội, rồi trở thành Trưởng khoa Kế toán từ 1994 tới 1999.
Hình ảnh 19 nhân vật trong Bộ chính trị khóa 12 đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng 5 Phó thủ tướng
Trong hai năm từ 1999 tới 2001, ông là Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đại học Tài chính và kế toán Hà Nội. Từ 2001 tới 2006, ông là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ông trở thành Tổng Kiểm toán Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Đại biểu quốc hội từ 2006 tới 2011.
Trong thời gian ngắn, từ tháng 8/2011 tới tháng 12/2012, ông giữ chức Bộ trưởng Tài chính.
Cuối năm 2012, Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương. Ban này được gọi là Ban tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế, theo đường lối và Cương lĩnh của Đảng đã chỉ ra.
Ông Vương Đình Huệ được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, điều động làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ cuối 2012 tới 2016.
Việc giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng là lần đầu tiên ông Vương Đình Huệ nắm chức vụ lãnh đạo ở một cấp địa phương.
Việc điều hành Đảng bộ Thủ đô vào thời điểm hiện nay sẽ là cơ hội để ông chứng tỏ khả năng trước Đại hội Đảng 13 năm sau.
Trước đó đã có nhiều lời đồn đoán rằng Phó thủ tướng Vương Đình Huệ được đề bạt chức vụ mới. Mạng xã hội bỗng xôn xao vì một số người bắt đầu chia sẻ câu chuyện mang tên Tuổi thơ "dữ dội" của Bộ trưởng Vương Đình Huệ với chi tiết "Những khi đèn dầu hết, ông học nhờ ánh trăng và bắt chước người xưa bắt đom đóm bỏ vào quả cà rỗng để học".
Ông Trần Quốc Vượng trao quyết định chính thức cho ông Vương Đình Huệ
Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đánh giá ông Vương Đình Huệ là cán bộ được đào tạo cơ bản, đã kinh qua nhiều chức vụ quan trọng.
Theo ông Vượng, việc này nhằm phát huy kiến thức, năng lực nghiên cứu chiến lược và kinh nghiệm công tác của ông Hải vào công việc chung của Đảng.
Cùng với đó, Bộ Chính trị cũng họp, thảo luận, cân nhắc các mặt để điều động ông Vương Đình Huệ thôi làm Phó thủ tướng để giữ chức Bí thư Hà Nội, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội Thành phố Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.
Cũng theo Thường trực Ban Bí thư, ông Vương Đình Huệ là cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, có kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu lãnh đạo và nhiệm vụ chính trị của thành phố, nắm vững công tác xây dựng Đảng và quản lý Nhà nước ở Trung ương.
Đặc biệt, ông Huệ có uy tín và khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ, có bề dày kinh nghiệm công tác và am hiểu tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng như Hà Nội.
Có lẽ để chuẩn bị thi hành kỷ luật với cựu Bí thư Hoàng Trung Hải, nên Bộ Chính trị đã nhanh chóng ra quyêt định, để chiều ngày 7/2/2020 Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố quyết định chính thức là ông Vương Đình Huệ sẽ đảm nhận cương vị Bí thư Thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.
Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ là một cá nhân, dù có khả năng đến đâu, nhưng ông vẫn phải thực hiện việc điều hành đất nước theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam đề ra, điều đó sẽ dẫn đến thất bại vì thứ lý thuyết sai lầm và vô nghĩa này.
Hải Yến (Hà Nội) tổng hợp
*********************
Liệu Đồng Tâm có là 'một thách thức' cho Tân bí thư Hà Nội ?
BBC, 08/02/2020
Thành phố Hà Nội vừa có tân Bí thư Thành ủy, khi ông Vương Đình Huệ, đang là Phó Thủ tướng, nhận quyết định của Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam, về thành ủy Hà Nội, thay thế cho ông Hoàng Trung Hải.
Tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ (giữa) được Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam điều động thay thế ông Hoàng Trung Hải (trái) hôm 07/02/2020.
Quyết định thay đổi nhân sự cao cấp ở thủ đô của Việt Nam diễn ra trung với mốc thời gian tròn một tháng xảy ra vụ bố ráp, tập kích đầy bạo lực, gây đổ máu ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội làm cho nhiều người, trong đó ngoài ba sĩ quan Công an, một công dân 84 tuổi, ông Lê Đình Kình, thiệt mạng.
Nhân dịp này, một nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam nêu bình luận của mình trước câu hỏi, liệu giải quyết hậu quả vụ tập kích ở Đồng Tâm hôm 01/09/2020 có phải là một thách thức đối với ông Vương Đình Huệ.
"Đồng Tâm là một vụ mà rất là không hay và đang là vấn đề khó xử", Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore), nói với BBC News Tiếng Việt hôm 07/02 từ Hà Nội.
"Thế nhưng nhiệm vụ của ông Huệ lại không nằm ở một chỗ cụ thể như thế.
"Nhiệm vụ của ông Vương Đình Huệ là ông phải tiếp tục thực hiện được Nghị quyết của Đại hội lần thứ 16 của Đảng bộ Hà Nội và thực hiện các vấn đề thuộc về Nghị quyết của Đại hội đảng (toàn quốc) lần thứ 12.
"Có khoảng 16 nhiệm vụ thể mà vừa rồi trong vòng bốn năm vừa rồi, khi mà người ta tổng kết, người ta thấy rằng là cả 16 nhiệm vụ ấy, thì ông Hoàng Trung Hải thực hiện một cách là tốt".
Theo nhà nghiên cứu này, từ nay đến Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam, tân Bí thư Thành ủy Hà Nội sẽ phải 'làm tốt' tất cả những việc đó.
'Đồng Tâm - chắc chắn sẽ phải đụng'
Liên quan vụ việc Đồng Tâm hôm 09/01 và hậu sự kiện này từ đó về sau, trong bối cảnh Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp bình luận tiếp :
"Việc Đồng Tâm là một việc cụ thể mà chắc chắn trong quá trình mà làm Bí thư Hà Nội, thì sẽ có lúc ông ấy phải đụng đến nó.
"Bởi vì bây giờ ông ấy thay ông Hoàng Trung Hải làm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của Hà Nội.
"Cho nên việc Đồng Tâm thì thế nào người ta cũng phải nêu ra ở Quốc hội.
"Không sớm thì muộn sẽ phải nêu ra. Cho nên, sẽ đến lúc người ta sẽ phải đụng đến nó".
Nhân nhắc đến Quốc hội Việt Nam liên quan vụ tập kích 'đẫm máu' ở Đồng Tâm xảy ra tròn một tháng trước, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm của mình về việc cơ quan lập pháp này cần phải làm gì và vì sao.
"Xét về mặt Quốc hội, thì Quốc hội có vai trò giám sát việc thực thi pháp luật, nên phải có những hành động. Trước hết là những cuộc họp để mà giám sát lại vụ việc Đồng Tâm, vì sao nó xảy ra như thế ? Và vì sao lại xảy ra việc giết ông Lê Đình Kình như thế ?
"Tôi cũng nhắc lại là người ta đã khởi tố vụ án giết người, tức là giết ba người sĩ quan cảnh sát đấy, thì cũng rất nên, Quốc hội cũng rất cần thiết là phải điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình.
"Quay lại Quốc hội, thì vai trò giám sát việc thực thi pháp luật là một việc.
"Vai trò thứ hai là vai trò giám sát thực hiện Hiến pháp, hành vi, hành động nào của chính quyền có thể dính đến việc vi hiến, thì Quốc hội cũng có vai trò như thế.
"Ở đây, Quốc hội, theo luật của Quốc hội, luật Tổ chức Quốc hội, giao cho Ban thường vụ Quốc hội giải thích việc hợp hiến hay là vi hiến trong hành động cụ thể như là việc xảy ra ở Đồng Tâm, xem nó có hợp hiến hay không.
"Trên cơ sở hai việc này, cũng phải dẫn đến việc điều tra và khởi tố vụ án giết ông Lê Đình Kình", ông Hà Hoàng Hợp nêu quan điểm với BBC hôm thứ Sáu.
Trở lại với việc Hà Nội có tân Bí thư thành ủy, tin cho hay hôm 7/2, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ra thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.
Ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và thôi giữ chức Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Trước đó, hồi tháng 01/2020, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì được cho là có những "vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng" trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.
*********************
Quan lộ của tân Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ
BBC, 07/02/2020
Ngày 7/2, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam thông báo đã phân công ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm Bí thư Thành ủy thành phố Hà Nội.
Vì sao ông Huệ thay ông Hải làm Bí thư Hà Nội ?
Ông Hoàng Trung Hải thôi tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội và thôi giữ chức Bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2015-2020 để giữ chức Phó Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Tháng Giêng năm nay, ông Hoàng Trung Hải nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị vì có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II) khi còn là Phó Thủ tướng.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng thông báo ông Vương Đình Huệ thôi giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ để chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của TP. Hà Nội thay ông Hoàng Trung Hải.
Hiện nay, giới quan sát đặt ra hai giả thiết :
Hoặc việc ông Vương Đình Huệ lãnh đạo Thành ủy Hà Nội chỉ là biện pháp tạm thời từ nay tới Đại hội Đảng 13, dự kiến tháng Giêng 2021. Theo đó, ông Vương Đình Huệ sẽ có khả năng được đề cử vào một trong Tứ Trụ (Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội).
Hoặc nếu không vào Tứ Trụ tại Đại hội Đảng 13, ông Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục chức Bí thư Thành ủy Hà Nội thêm một nhiệm kỳ.
Dù dự đoán ra sao, điều rõ ràng là con đường quan lộ của ông Vương Đình Huệ ngày càng thuận lợi.
Tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, đang là các trưởng ban Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tại Hội nghị trung ương 7 kết thúc hôm 11/5/2013, 175 ủy viên trung ương chính thức có quyền bỏ phiếu đã bầu các ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó thủ tướng, và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, vào Bộ Chính trị vốn đã có 14 ủy viên, đưa tổng số nhân sự lên 16 ghế.
Trong khi đó, Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh và Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ lại không vào được cơ quan quyết sách tối cao này của Đảng.
Thời điểm đó, giới bình luận gọi đây là thất bại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tiếp xúc cử tri ngày 13/5/2013, ông Nguyễn Phú Trọng bình luận : "Thẩm quyền là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cũng là cơ quan chuẩn bị để Trung ương quyết thôi. Vừa rồi bầu bổ sung được thành 16 ủy viên Bộ Chính trị, định bổ sung 3 thì được 2, định bổ sung thêm 2 ủy viên Ban Bí thư thì được 1, so với yêu cầu về số lựợng thì chưa đạt, cái đó Trung ương cũng không hài lòng".
Báo chí nhà nước khi đó dẫn lời ông Trọng giải thích rằng, "trong không khí dân chủ này cơ chế phải có số dư, để tôn trọng các ý kiến của người ta".
Ông Vương Đình Huệ, khi đó tiếp tục là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, từ tháng 12/2012 tới tháng 1/2016, khi diễn ra Đại hội Đảng 12.
Vào Bộ Chính trị năm 2016
Nhưng tại Đại hội 12, ông được bầu vào Bộ Chính trị, vào nhóm các nhân vật quyền lực nhất của Việt Nam.
Từ tháng 4/2016, ông chính thức là Phó Thủ tướng Chính phủ cho đến ngày 7/2 năm nay, khi được điều động làm Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Với học vị Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế, ông Vương Đình Huệ được giới quan sát xem là một trong những nhà kỹ trị nổi trội nhất trong chính giới Việt Nam.
Trong vai trò Phó Thủ tướng, ông Huệ có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực về kinh tế.
Trong đó có việc theo dõi sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.
Ông Huệ cũng là người trực tiếp chỉ đạo đàm phán và thực hiện các Hiệp định kinh tế song phương và đa phương.
Ông giúp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo các bộ : Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi.
Ông còn là Chủ tịch Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia ; Trưởng Ban Chỉ đạo nghiên cứu và thực hiện cải cách chính sách tiền lương nhà nước ; Trưởng Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp…
Sinh năm 1957, với chuyên môn kinh tế, tài chính, ông Huệ được đồn đoán là một trong các ứng viên cho chức Thủ tướng trong tương lai.
Theo truyền thống, các Thủ tướng Việt Nam gần đây, từ ông Phan Văn Khải, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Phúc, đều xuất phát từ chức vụ phó thủ tướng.
Theo tiểu sử chính thức, từ 1979 tới 1985, ông Vương Đình Huệ là Giảng viên Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính).
Từ 1986 tới 1990, ông làm nghiên cứu sinh ở Đại học Kinh tế Bratislava, Cộng hòa Slovakia.
Sau khi về nước, ông làm giảng viên ở Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, rồi trở thành Trưởng khoa Kế toán từ 1994 tới 1999.
Trong hai năm từ 1999 tới 2001, ông là Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội.
Từ 2001 tới 2006, ông là Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước.
Ông trở thành Tổng Kiểm toán Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng khóa X, Đại biểu Quốc hội từ 2006 tới 2011.
Trong thời gian ngắn, từ tháng 8/2011 tới tháng 12/2012, ông giữ chức Bộ trưởng Tài chính.
Cuối năm 2012, Bộ Chính trị do ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu quyết định tái lập Ban Kinh tế Trung ương.
Ban này được gọi là Ban tham mưu chiến lược của Đảng về kinh tế, theo đường lối và Cương lĩnh của Đảng đã chỉ ra.
Ông Vương Đình Huệ được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tin tưởng, điều động làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương từ cuối 2012 tới 2016.
Việc giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng là lần đầu tiên ông Vương Đình Huệ nắm chức vụ lãnh đạo ở một cấp địa phương.
Việc điều hành Đảng bộ Thủ đô vào thời điểm hiện nay sẽ là cơ hội để ông chứng tỏ khả năng, tỏa sáng trước Đại hội Đảng 13 năm sau.
******************
Ông Hoàng Trung Hải bị cách chức hay sẽ được đề bạt lên cao ?
RFA, 07/02/2020
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải vào ngày 7/2 đã bị thay thế bởi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ theo quyết định của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam và được chuyển về Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII.
Hình minh họa. Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải và hình ảnh dự án TISCO II ở Công ty Gang thép Thái Nguyên - Photo : RFA
Tăng hay hạ chức ?
Nhận xét về việc điều ông Hoàng Trung Hải về Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII, nhà báo độc lập Nguyễn Vũ Bình, người từng làm việc tại Tạp Chí Cộng sản cho rằng đây có thể là một bước lùi trong sự nghiệp chính trị của ông Hải. Ông giải thích :
"Có những trường hợp như ông Đinh La Thăng lên làm Phó trưởng ban kinh tế Trung ương sau đó bị bắt. Thường thường việc điều chuyển lên một cơ quan trung ương có tính chất ít quyền lực, không quan trọng thường thường để vô hiệu hóa trước khi về hưu hoặc trước khi bị bắt. Chưa thấy trường hợp nào đang ở vị trí chủ chốt của một địa phương mà lên trung ương nhưng ở ban không quan trọng sau đó được điều chuyển lại những vị trí quan trọng, hầu như chưa có trường hợp nào. Bây giờ chưa rõ là ông ấy sẽ về hưu hay bị bắt. Tôi nghĩ khả năng bị bắt khoảng 30-40%, còn lại 60-70% là cho về ngồi chơi xơi nước rồi về hưu".
Không đồng tình với quan điểm của nhà báo Nguyễn Vũ Bình, ông Phạm Thành, cựu nhà báo từng công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam cho rằng với thiệt hại lớn như TISCO 2 gây ra nhưng ông Hoàng Trung Hải chỉ bị cảnh cáo là hình thức kỷ luật nhẹ nhàng nhất, cho thấy ông Nguyễn Phú Trọng phải làm động tác xem xét kỷ luật nhằm làm dịu phản ứng của dư luận.
Trước đó, trong phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo tại Hà Nội vào ngày 10/1, ông Hoàng Trung Hải bị Bộ Chính trị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do những vi phạm liên quan đến Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Gang Thép Thái Nguyên (TISCO 2).
Dự án TISCO 2 do Công ty Gang thép Thái Nguyên cùng với Tổng Công ty thép Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc MCC đảm nhiệm. Vào năm 2013, dự án đã tạm dừng thi công đến nay.
Theo kết luận thanh tra toàn diện về dự án TISCO 2 của Thanh Tra Chính phủ Hà Nội thì Công ty Gang thép Thái Nguyên điều chỉnh sai qui định từ 3.800 tỷ đồng lên trên 8.100 tỷ đồng, thanh toán cho MCC trên 92% giá trị hợp đồng nhưng các hạng mục của dự án đều chưa hoàn thành.
Còn ông Hoàng Trung Hải được xác định có những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện dự án này.
Văn Phòng Trung Ương Đảng đăng tải thông báo ghi rõ những vi phạm, khuyết điểm của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân.
Đụng đến Trung Quốc !
Nhà báo Phạm Thành khẳng định không hề có chuyện ông Nguyễn Phú Trọng đang hạ chức ông Hoàng Trung Hải vì ông cho rằng ‘Xử lý Hoàng Trung Hải là đụng đến vấn đề cán bộ do Trung Nam Hải quản lý’.
Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ở Hà Nội hôm 15/1/2020 Courtesy of noichinh.vn
Vẫn theo nhà báo Phạm Thành, chức vụ mới của ông Hoàng Trung Hải được ông Nguyễn Phú Trọng soạn thảo trên thực tế nhằm kế vị cho sự lãnh đạo kế tiếp của Đảng cộng sản. Có thể thấy sự sắp xếp để ông Hải là Phó Trưởng ban và Trưởng ban là ông Nguyễn Phú Trọng thì rõ ràng không phải chức vụ ông Hải bị giảm đi mà do có mưu đồ lớn. Nhà báo Phạm Thành lập luận :
"Ông Nguyễn Phú Trọng theo kịch bản của Trung Quốc sẽ nhấc ông Hoàng Trung Hải lên một vị trí quan trọng hơn trong Đảng và Nhà nước, hơn cả chức Bí thư thành ủy thành phố Hà Nội như ông đã từng giữ chức. Ông này là con bài của Trung Cộng cài cắm lâu và thường chỉ làm việc đứng sau phá hoại nước Việt Nam bằng kịch bản kinh tế chứ không phải kịch bản chính trị. Ông này rất ít phát biểu đối với vấn đề chính trị mà ông lặng lẽ làm việc rất cụ thể là ký hiệp định, bật đèn xanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Trung Quốc đưa đầu tư vào Việt Nam theo nguyên tắc đầu tư lỗ thì Việt Nam chịu, còn Trung Quốc theo mức đầu tư đó mà tính lãi. Trung Quốc không những không mất bãi để nhà máy phế thải mà còn bán được cho Việt Nam. Chẳng hạn như đường sắt trên cao Hà Nội – Cát Linh là một bằng chứng rõ ràng. Bây giờ vẫn chưa hoạt động dù dự án tăng 3 lần vốn mà đã 10 năm rồi, hiện mỗi năm Việt Nam vẫn phải trả cho Trung Quốc 436 tỉ".
Trách nhiệm tập thể lãnh đạo !
Dưới góc nhìn cá nhân, nhà báo Nguyễn Vũ Bình cho rằng những tổn thất trong các dự án liên kết với Trung Quốc không chỉ do ông Hoàng Trung Hải, nguyên Phó Thủ tướng gây ra mà còn có sự tham gia của các cấp lớn hơn :
"Các dự án của Việt Nam nói chung liên kết với Trung Quốc gây thiệt hại cho đất nước này. Còn cái riêng phần ông Hoàng Trung Hải vì ông có nguồn gốc Trung Quốc nên nhiều người đặt vấn đề cá nhân, nhưng thường thường những dự án lớn theo tôi biết phải thông qua Bộ Chính trị chứ cá nhân không có vai trò lớn lắm để quyết. Còn những dự án nhỏ thì Thủ tướng, Phó Thủ tướng có thể quyết. Cái chung của Việt Nam là các dự án với Trung Quốc gây thiệt hại cho đất nước rất nhiều".
Trong phiên họp thứ 17 của Ban chỉ đạo tại Hà Nội được tổ chức vào ngày 10/1, ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời là Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã khẳng định Việt Nam sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án kinh tế lớn được dư luận quan tâm trong đó có vụ án tại Nhà máy Gang thép Thái Nguyên.
Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên là một trong 12 dự án ngàn tỷ bị cho là yếu kém của ngành Công Thương Việt Nam đến nay vẫn chưa thể giải quyết.
Ông Hoàng Trung Hải bị kỷ luật là trường hợp thứ hai một ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật trong nhiệm kỳ khóa XII của đảng cộng sản Việt Nam. Trường hợp thứ nhất là ông Đinh La Thăng, hiện đang phải thụ án tù 30 năm.
Vào đầu sang năm, đảng cộng sản Việt Nam tiến hành đại hội khóa XIII. Nhiều nhà quan sát cho rằng thời gian trước đại hội là giai đoạn các phe phái trong đảng ra sức để củng cố thế lực của họ trước đối phương.
******************
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải bị thay thế bởi phó thủ tướng Vương Đình Huệ
RFA, 07/02/2020
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải bị thay thế bởi phó thủ tướng Vương Đình Huệ theo quyết định của Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam.
Ảnh ông Hoàng Trung Hải chụp vào tháng 2 năm 2016 AFP
Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 7 tháng 2 cho biết ông Hoàng Trung Hải bị chuyển đi làm phó trưởng bộ phận thường trực chuyên trách Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng XIII. Đây là tiểu ban do đích thân ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.
Bản thân ông Hoàng Trung Hải vừa qua đã bị Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do những vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình chỉ đạo thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2- Công ty Gang Thép Thái Nguyên (gọi tắt là dự án TISCO 2).
Ông Hoàng Trung Hải, ủy viên Bộ Chính trị, trong thời gian giữ cương bị ủy viên Ban Cán sự đảng, phó thủ tướng chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi có một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO 2.
Cơ quan Thanh tra đã kiến nghị thủ tướng chính phủ xử lý về kinh tế với số tiền sai phạm lên đến hằng ngàn tỷ đồng tại dự án này.
Vào tháng tư năm ngoái,Cơ quan Cảnh sát Điều Tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội ‘vi phạm qui định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’ tại Dự án TISCO 2.
Ông Hoàng Trung Hải, sinh năm 1959, quê Thái Bình, từng đảm nhận chức vụ phó thủ tướng chính phủ Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2016. Ông được điều về làm bí thư Hà Nội vào tháng 2 năm 2016.
Ông Vương Đình Huệ, ủy viên Bộ Chính Trị, nay thôi tham gia Ban Cán sự đảng chính phủ để tham gia Ban Chấp Hành, Ban Thường Vụ và giữ chức bí thư thành ủy Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020.
Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê Nghệ An, từng kinh qua các chức vụ Tổng Kiểm Toán Nhà Nước, Bộ trưởng Tài Chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng.
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, nguyên Phó thủ tướng, sau khi xem xét vi phạm của ông liên quan đến TISCO II tức Dự Án Phát Triển Công Ty Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn 2.
Sai phạm của ông Hoàng Trung Hải liên quan đến dự án mở rộng Công ty Gang Thép Thái Nguyên - Courtesy of Haiquan -RFA edited
Đây là dự án do nhà thầu Trung Quốc nhận nhưng không thể vận hành và đã gây thất thoát đến hơn 8 ngàn tỷ đồng. Quyết định cảnh cáo ông Hoàng Trung Hải được Văn phòng Trung ương Đảng thông báo tại cuộc họp ngày 10/1 với sự chủ trì của Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Theo nội dung kết luận cảnh cáo của Bộ Chính Trị đối với ông Hoàng Trung Hải, được báo chí trích dẫn lại, trong thời gian giữ cương vị Ủy Viên Ban Cán Sự đảng, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, cũng là Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, đã có những vi phạm, khuyết điểm liên quan đến dự án TISCO II, tức dự án mở rộng Công Ty Gang Thép Thái Nguyên giai đoạn 2, gây thất thoát khoảng 8 ngàn tỷ đồng.
"Vi phạm, khuyết điểm của ông Hoàng Trung Hải là nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân" là nguyên văn thông báo của Văn Phòng Trung Ương Đảng.
Trước đó, tin ông Hoàng Trung Hải bị đề nghị kỷ luật khiến dư luận trong dân cũng như trên mạng ở Việt Nam chú tâm theo dõi cũng như thắc mắc về mức độ kỷ luật sẽ như thế nào, và không rõ sự nghiệp chính trị của ông Hoàng Trung Hải đi về đâu trong những ngày tới.
Trước tin ông Hoàng Trung Hải bị cảnh cáo vì sai phạm, khuyết điểm nghiêm trọng liên quan vụ TISCO II, nhà báo Võ Văn Tạo là người từng bày tỏ với RFA rằng nếu ông Nguyễn Phú Trọng muốn công việc "đốt lò" của mình được dân tin thì nên đưa ông Hoàng Trung Hải ra xét xử trước tòa mới đúng, nay nói rằng ông không giấu được sự ngạc nhiên của mình :
"Thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải ở mức cảnh cáo làm tôi bất ngờ, bởi vì lâu nay trong dư luận cán bộ đảng viên cũng như người dân trong nước đã không hài lòng với cách xử lý trước đây đối với các quan chức sai phạm. Gần đây thì đã có thay đổi, chẳng hạn trường hợp ông Đinh La Thăng, đương kim Ủy viên Bộ Chính Trị, Bí thư Thành ủy Sài Gòn, bị khởi tố hình sự và bị tuyên án với mức án cũng khá nặng nề. Dư luận đang phấn khởi là công cuộc đốt lò này đang cho không khí chính trị Việt Nam một sinh khí mới, nhưng việc ông Hoàng Trung Hải kỳ này chỉ bị cảnh cáo thì tôi thấy thất vọng, coi như chuyện đốt lò hình như không được công bằng, cũng không đến nơi đến chốn"
"Trong vụ ông Hoàng Trung Hải khi bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra thì chỉ nêu một trường hợp là Dự Án giai đoạn 2 mở rộng Nhà Máy Gang Thép Thái Nguyên thôi, thiệt hại 8 ngàn tỷ là nhiều hơn cả vụ AVG chứ. Hồi ông Hoàng Trung Hải làm Phó thủ tướng đặc trách khối công nghiệp thì đến giờ hậu quả của nó là 12 dự án mà cái nào cũng thua lỗ ngàn tỷ cho đến chục ngàn tỷ.Gang thép Thái Nguyên chỉ là một trong 12 dự án đó thôi. Chưa nói chuyện có tham nhũng hay không, chỉ riêng trách nhiệm Phó thủ tướng đặc trách khối công nghiệp mà để thất thoát như thế thì lôi ra tòa được rồi"
Dự án AVG được nói tới là vụ án tham nhũng liên quan đến các quan chức thuộc Bộ Thông tin Truyền thông gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng và khiến cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son bị tuyên án tù chung thân.
Ông Phạm Thành, phóng viên lâu năm Đài Tiếng Nói Việt Nam ở Hà Nội, cho biết :
"Tôi không bất ngờ về chuyện ông Hoàng Trung Hải chỉ bị cảnh cáo không. Theo Luật Lao Động thì cảnh cáo là hình thức nhẹ nhất, thấp nhất trong 7 hình thức cảnh cáo".
Nhà báo Phạm Thành vẫn giữ quan điểm mà ông thường nói là có yếu tố Trung Quốc trong vụ kỷ luật Hoàng Trung Hải :
"Tôi nói lại tôi không bất ngờ vì lý do muốn xử lý Hoàng Trung Hải là phải có ý kiến của Bắc Kinh. Hoàng Trung Hải tội rất nhiều và dư luận cũng biết thế và cũng rất nhiều áp lực lên Bộ Chính Trị mà đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng. Ông Nguyễn Phú Trọng tung ra tin lúc đầu là phải xem xét kỷ luật để làm hài lòng dân chúng và những người làm đơn tố cáo vạch tội Hoàng Trung Hải. Cái tội của Hoàng Trung Hải không chỉ là Gang thép Thái Nguyên mà toàn bộ hệ thống nhiệt điện của Trung Quốc đưa về Việt Nam khi Hoàng Trung Hải còn làm Phó thủ tướng đã rước về. Nhận mấy cái phế thải ấy về, lẽ ra Trung Quốc phải mất tiền thuê bãi làm phế thải nhưng Hoàng Trung Hải lại tổ chức đưa về thì phải trả tiền cho Trung Quốc".
Kỷ luật ở mức độ cảnh cáo thì chưa rõ nặng hay nhẹ vì chưa thấy thêm biện pháp nào đi kèm, là suy nghĩ của blogger Bùi Thanh Hiếu từ Berlin, Đức :
"Tôi không biết có thêm cái chế tài nào đấy kèm theo hay chỉ cảnh cáo không. Có những trường hợp cảnh cáo xong rồi thì có thể là họ hạ chức vụ xuống, đưa ra khỏi Bộ Chính Trị hay Trung Ương Đảng hay là dừng lại ở mức cảnh cáo. Cái này tôi cũng không ngạc nhiên, tôi từng nhận định là cảnh cáo cũng vừa đủ để con đường đi tiếp không đến mức độ nặng nề đối với ông Hoàng Trung Hải quá".
Một nhà nghiên cứu độc lập đang ở Singapore, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, trước đó từng dự kiến việc xem xét kỷ luật nguyên Phó thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính Trị Hoàng Trung Hải chỉ ở mức độ cảnh cáo hoặc khiển trách là nhiều, giải thích thêm với RFA rằng kỷ luật cảnh cáo là cảnh cáo chứ không kèm theo cái gì khác cả :
"Điều lệ của đảng cộng sản Việt Nam có mấy mức kỷ luật, thứ nhất là phê bình, thứ hai là khiển trách, thứ ba là cảnh cáo, thứ tư là khai trừ, bốn mức như thế. Phê bình thì không ghi lý lịch nhưng từ khiển trách, cảnh cáo đến khai trừ thì sẽ phải ghi lý lịch và sẽ có hậu quả về mặt hành chính Nhà Nước chứ không chỉ là kỷ luật đảng nữa. Cho nên cảnh cáo là cảnh cáo thôi chứ không khai trừ. Không khai trừ thì ông vẫn nguyên vị trí ở đấy. Sau cảnh cáo này, người ta điều ông đi đâu, làm gì… thì sau này mới rõ được".
"Bản chất của vụ TiscoII là thỏa thuận giữa hai chính phủ và hai đảng cộng sản, đấy là mấu chốt. Hồi đó ông Hải là Phó thủ tướng, thay mặt Chính phủ Việt Nam ký thỏa thuận và ký trả tiền cho doanh nghiệp Trung Quốc thì đấy là cái sai lầm của ông. Trong quá trình làm thì doanh nghiệp Trung Quốc không làm nổi, làm hỏng mà vẫn nhận khoản thanh toán. Nếu bình thường ra thì phải kiện cái doanh nghiệp Trung Quốc đấy, giờ thì lại thấy ông Hoàng Trung Hải bị cảnh cáo".
"Riêng ông Hoàng Trung Hải này thì mọi người hiểu ông không dính trực tiếp mà lúc ấy ông chỉ ký những tài liệu người ta gửi từ dưới lên mà quan trong nhất là cái tài liệu thanh toán tiền cho người Trung Quốc vì người ta làm xong rồi. Thế thì lỗi phải chịu phải từ cấp bộ trưởng trở xuống. Ông Hải không có nhận hối lộ cho nên hình thức kỷ luật nói thế có nghĩa là khó có khả năng dẫn đến việc điều tra để rồi khởi tố ông ấy, rất khó".
Công cuộc chống tham nhũng thường được người dân Việt Nam gọi là "công cuộc đốt lò" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được phát động từ khoảng giữa năm 2016 sau Đại hội đảng XII. Từ đó đến nay, đã có nhiều quan chức cấp cao của đảng từ trung ương đến địa phương bị kỷ luật với các cáo buộc cố làm trái các quy định trong quản lý hoặc tham nhũng.
Báo cáo mới đây của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng về công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng năm 2019 cho thấy đã có 92 cán bộ thuộc diện trung ương quản lý bị kỷ luật, trong đó có hai Ủy viên Bộ Chính trị. Ngoài Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải, trước đó, ông Đinh La Thăng một Ủy viên Bộ Chính trị khác cũng bị kỷ luật và bị kết án tù tổng cộng 30 năm vì những sai phạm trong quản lý kinh tế.
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 10/01/2020
**************
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải bị Bộ Chính trị cảnh cáo
RFA, 10/01/2020
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Bí thư Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị Hoàng Trung Hải.
Hình minh họa. Hình chụp hôm 4/10/2007 khi ông Hoàng Trung Hải là Phó Thủ tướng - Reuters
Quyết định này được đưa ra tại Hội nghị của Bộ Chính trị hôm 10/1 ở Trụ sở Trung ương Đảng do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì.
Trước đó, theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau kỳ họp 42, ông Hải bị đề nghị xem xét kỷ luật vì đã "có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II" thời kỳ ông làm Phó thủ tướng. Dự án TISCO II là dự án mở rộng sản xuất ở Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Bộ Chính trị xác định ông Hoàng Trung Hải đã phạm khuyết điểm nghiêm trọng bao gồm : thiếu trách nhiệm, không xem xét, cân nhắc thấu đáo ý kiến của các bộ, ngành, cho ý kiến không rõ ràng, thiếu chặt chẽ, không đúng quy chế làm việc của Chính phủ đối với việc xem xét một số phát sinh về giá vật liệu xây dựng, điều chỉnh giá trị hợp đồng gói thầu EPC số 01 của dự án và tăng chi phí một phần của hợp đồng.
Ông Hoàng Trung Hải còn bị kết luận đã đồng ý cho TISCO thanh toán các khoản chi phí trả cho nhà thầu MCC của Trung Quốc không đúng với hợp đồng của dự án.
Dự án TISCO II hồi năm ngoái đã bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra hàng loạt sai phạm lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Dự án trị giá 8.000 tỷ đồng hiện vẫn bị "đắp chiếu", không thể đi vào hoạt động.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân : Bài học từ Thủ Thiêm là phải làm đúng pháp luật (RFA, 09/01/2020)
Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) Nguyễn Thiện Nhân cho rằng một trong những bài học sâu sắc rút ra từ vụ Thủ Thiêm là phải làm đúng pháp luật.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. AFP
Ông Nguyễn Thiện Nhân phát biểu như vừa nêu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí đầu năm 2020, và được báo chí trong nước trích dẫn hôm 8/1/2020.
Một loạt các quan chức và cựu quan chức của thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã bị kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật vì liên quan đến những sai phạm trong quản lý đất đai, đặc biệt là việc giải tỏa Thủ Thiêm để xây Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Liên quan đến xử lý tiếp theo của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh sau kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015 và một số cựu lãnh đạo thành phố, ông Nhân cho biết sắp tới Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tổ chức kiểm điểm các cá nhân và tổ chức vi phạm có liên quan.
Về việc có hình thức kỷ luật hay không kỷ luật, ông Nhân cho biết, hình thức thì Bộ Chính trị quyết định nhưng Ban chấp hành Trung ương sẽ bỏ phiếu.
Về mặt chính quyền theo ông Nhân, những cá nhân sai phạm có thể sẽ bị Thành phố Hồ Chí Minh xử lý kỷ luật.
Về bài học rút ra sau vụ việc này, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cần khắc phục ba điều : Thứ nhất là phải làm đúng quy chế cấp ủy các cấp, thứ hai là phải làm đúng pháp luật và thứ ba là tự giám sát và để nhân dân giám sát.
Hôm 8/1/2020, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét đề nghị kỷ luật vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Cùng bị đề nghị kỷ luật với ông Hải trong vụ này còn có 5 lãnh đạo khác của thành phố, trong đó có ông Lê Hoàng Quân – nguyên Chủ tịch UBND thành phố ; ông Nguyễn Văn Đua – nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố ; ông Vũ Hùng Việt – nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố.
Thủ Thiêm được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giải tỏa từ năm 2002 để xây khu đô thị mới, khiến khoảng 15.000 hộ dân phải di dời. Tuy nhiên hàng trăm hộ dân tại đây đến giờ vẫn đi khiếu kiện ra trung ương vì cho rằng việc giải tỏa, đền phù không hợp lý, không đúng chủ trương của Chính phủ.
*********************
Liệu ông Lê Thanh Hải có bị xử lý hình sự ? (RFA, 09/01/2020)
Hôm 8/1/2020, ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh), bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét đề nghị kỷ luật vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Ông Lê Thanh Hải nguyên bí thư và cựu chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh và khu đô thị mới Thủ Thiêm. RFA Edited
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau kỳ họp 42 từ ngày 3 đến 8 tháng 1 cho rằng Ban Thường vụ Thành Ủy và Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh mà đứng đầu là ông Lê Thanh Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước. Kết luận cho rằng những sai phạm này đã ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội.
Thủ Thiêm được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giải tỏa từ năm 2002 để xây khu đô thị mới, khiến khoảng 15.000 hộ dân phải di dời, đến nay hàng trăm hộ dân tại đây vẫn phải đi khiếu kiện để đòi công bằng vì việc giải tỏa và giá đền bù không hợp lý.
Ông Lê Thanh Hải sai phạm như thế nào trong vụ Thủ Thiêm ?
Sai phạm tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm trải qua 5 nhiệm kỳ lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng người dân vẫn nhắc nhiều nhất đến ông Lê Thanh Hải, cho rằng chính các quyết định của ông Hải, trong đó có việc làm biến mất, chia nhỏ 160 ha tái định cư, đã làm hàng ngàn người dân sống trong khổ cực.
Ông Lê Thanh Hải, cựu chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2001- 2006, được xem là người bắt đầu cho những sai phạm nghiêm trọng trong quá trình triển khai thực hiện dự án Thủ Thiêm.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2016, phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo truyền thông trong nước, vào ngày 22/2/2002, Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã ký công văn hỏa tốc số 190 cho phép Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi 160 ha tái định... nhằm ngăn chặn việc lấn chiếm, mua bán đất trái pháp luật. Nhưng việc triển khai phải phù hợp với Quyết định 367 của Thủ tướng.
Vào năm 1996, Thủ tướng chính phủ khi đó là ông Võ Văn Kiệt, đã ban hành quyết định 367, với các nội dung chính : Quy mô lập diện tích quy hoạch là 930 ha, trong đó khu đô thị mới 770 ha và quy mô tái định cư là 160 ha.
Thay vì phải thực hiện theo tinh thần của công văn 190 thì ngày 6/3/2002, Thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 718… xác định rõ địa điểm, diện tích và ranh giao đất, nhưng lại gợi ý : "Nếu thiếu, cho phép điều chỉnh diện tích đất các dự án trên địa bàn quận 2 để đảm bảo đủ diện tích theo phê duyệt của Chính phủ".
Sau đó, vào ngày 22/3/2002, UBND Thành phố Hồ Chí Minh lại có văn bản số 78, thông báo kết luận của Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải, nêu rõ : "Diện tích đất dành cho khu tái định cư (160 ha) … không nhất thiết nằm tại một địa điểm, có thể bố trí từ 3, 4 địa điểm trên địa bàn quận 2", chỉ dành một khu vực khoảng 10-20 ha tái định cư gần Khu đô thị Thủ Thiêm.
Với quyết định này, từ một khu tái định cư 160 ha tập trung ở cạnh khu trung tâm Thủ Thiêm mà Thủ tướng đã phê duyệt, UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã "hô biến" thành 6 địa điểm, đẩy người dân bị giải tỏa đi xa, trong đó có những nơi cách trung tâm Thủ Thiêm gần 15 km như phường Thạnh Mỹ Lợi, phường Cát Lái…
Xử lý sai phạm của ông Hải như thế nào ?
Trả lời RFA hôm 9/1 liên quan vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, nói :
"Về mặt hành chính thì vừa rồi, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng đã có kết luận, những người lãnh đạo của thành phố trong nhiệm kỳ trước phải chịu trách nhiệm trước những quy định của pháp luật, phải xử lý về mặt cán bộ. Cái này cũng đã có kết luận của thanh tra chính phủ, thì bây giờ căn cứ vào các quy định pháp luật phải xử lý những người làm sai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật".
Theo Luật sư Nguyễn Văn Hậu, đối với các hành vi gây thất thoát tài sản, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai, thì luật đất đai, luật hình sự quy định rất là rõ, có những điều quy định để xử lý những người gây thất thoát tài sản nhà nước, nhẹ thì sẽ xử lý về mặt hành chính, nặng thì phải xử lý về mặt hình sự.
Luật sư Đặng Đình Mạnh thì cho rằng, thông thường tội danh như ông Lê Thanh Hải sẽ bị truy tố theo tội ‘cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng’. Ông nói :
"Tội danh này khi qua Bộ luật hình sự mới nó đã bị hủy bỏ, tuy nhiên, hành vi của ông Hải được lập khi điều luật này đang có giá trị, cho nên nếu giải quyết theo pháp luật và truy tố theo luật hình sự thì ông Hải phải chịu tội danh ‘Cố ý làm trái quy định của nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng’. Tội danh này có hình phạt rất là nặng và có thể lên đến án phạt chung thân".
Có tham nhũng hay không ?
Ông Cao Thăng Ca, một dân oan Thủ Thiêm, nhận định với RFA hôm 9/1 :
"Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch 367, trong đó có 160 hecta tái định cư của dân, nằm trong 5 phường, việc này đã rất rõ ràng, nhưng ông Lê Thanh Hải đã ký hai thông báo 77 và 78, là không cần thiết phải bố trí tái định cư tại một địa điểm, mà có thể lấy thêm nhiều địa điểm ở quận 2. Chính vì vậy, đã làm biến mất 160 hecta, ông Hải lấy 160 hecta này chia cho 57 doanh nghiệp sân sau của ổng. Chuyện này rất rõ ràng, dân chúng tôi đều thấy, chuyện lấy đất của dân chia cho doanh nghiệp là hoàn toàn sai phạm, việc này là tham nhũng rõ ràng".
Dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao. RFA
Ông Ca cho biết, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đền cho dân chỉ từ 1 đến 3 triệu một mét vuông, hỗ trợ thêm 16 triệu nữa, tức là khoảng 17 hay 18 triệu một mét vuông. Ngoài ra ông Lê Thanh Hải còn chỉ đạo xếp nhiều nhà vào dạng lấn chiếm lộ giới, sông rạch, đất công… do đó rất nhiều diện tích bị xếp vào dạng đó, vì vậy nếu tính trung bình, chính quyền chỉ đền bù khoảng 5 triệu một mét vuông. Ông Ca nói tiếp :
"Mà ông Hải đưa cho các doanh nghiệp bán lại khu 160 hecta tùy theo vị trí. Thí dụ mặt tiền đường Lương Định Của khoảng 200 triệu một mét vuông, nhưng nếu ở mặt tiền cầu Thủ Thiêm đối diện Đại Quang Minh thì chỗ đó khoảng 700 - 800 triệu một mét vuông. Khoảng chênh lệch này rất lớn, đã vô túi ai ? Cái đó thì chỉ có công an điều tra thì mới làm rõ được vấn đề này thôi".
Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, nếu có tham ô thì hình phạt sẽ rất nặng, cao nhất có thể tử hình. Tuy nhiên để chứng minh hành vi tham ô tham nhũng thì thường rất là khó, vì người tham nhũng thường kín đáo, ít ai có thể biết. Việc xác định tội danh tham nhũng, theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, phải tùy thuộc vào điều tra của cơ quan Công an.
Sẽ xử lý hình sự ?
Hôm 9/1, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân khi phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí đầu năm 2020, cho rằng một trong những bài học sâu sắc rút ra từ vụ Thủ Thiêm là phải làm đúng pháp luật.
Vậy liệu chính quyền sẽ xử lý hình sự ông Lê Thanh Hải ? Liên quan vấn đề này, Luật sư Đặng Đình Mạnh nhận định :
"Đánh giá về phương diện pháp lý thì ông Hải cần thiết phải đưa ra để khỏi tố thành một vụ án hình sự, để chứng tỏ nguyên tắc rằng mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, từ người dân thường cho đến quan chức cao cấp nhất thì đều nằm trong phạm vi nguyên tắc đó. Còn về khả năng sẽ xử lý như thế nào, thì theo tôi nghĩ rất có khả năng ông Hải sẽ bị xử lý hình sự, và việc họ đưa ra những thông tin về việc kỷ luật ổng là những bước ban đầu, dọn đường cho những bước tố tụng về sau, có thể là như vậy".
Còn theo ông Cao Thăng Ca, nếu không xử lý hình sự ông Hải, người dân sẽ không phục, vì theo ông, nhóm lợi ích này đã không còn là nhóm lợn ích mà đã trở thành tập đoàn lợi ích. Theo ông số tiền thất thoát mấy chục ngàn tỷ là quá lớn, phải xử lý hình sự.
Bà Lung, một dân oan Thủ Thiêm, bức xúc cho rằng, cái sai của ông Hải rất là lớn, và bỏ tù ông Hải cũng chưa thể hả dạ người dân. Sở dĩ bà nói vậy vì theo bà người dân Thủ Thiêm đã phải chịu khổ quá nhiều và quá lâu.
******************
Việt Nam : Hai ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật (RFI, 08/01/2020)
Chiều nay 08/02/2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng cộng sản Việt Nam thông báo đã trình lên Bộ Chính trị để xem xét kỷ luật hai quan chức cao cấp là Hoàng Trung Hải, bí thư thành ủy Hà Nội, nguyên phó thủ tướng ; và ông Lê Thanh Hải, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Lê Thanh Hải (hàng thứ 2, bên trái) trong Đại hội Đảng 12, ngày 21/01/2016 tại Hà Nội. REUTERS/Hoang Dinh Nam/Pool
Báo chí trong nước cho biết ông Hoàng Trung Hải "có vi phạm, khuyết điểm" về dự án mở rộng giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO II). Còn ông Lê Thanh Hải "có vi phạm, khuyết điểm" liên quan đến dự án đầu tư khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Trả lời RFI Việt ngữ, nhà báo Lưu Trọng Văn từ Saigon nhận xét về nỗi oan 20 năm qua của bà con Thủ Thiêm bị giải tỏa lấy đất làm dự án.
"Việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra ý kiến kỷ luật những người dính vào vụ Thủ Thiêm, thật ra đây là nỗi đau rất lớn của người dân Thủ Thiêm hai mươi năm nay rồi. Nỗi oan ức, uất nghẹn mà bây giờ mới gọi là thấu đến cung đình.
Tin tức hôm nay đã làm cho bà con Thủ Thiêm lấy lại được phần nào niềm tin – tôi nói chỉ phần nào thôi – bởi vì họ đã chịu đựng nỗi bất hạnh bị cướp đất, cướp nhà, những nỗi đau khổ hai mươi năm nay rồi. Còn khi nào được đền bù xứng đáng lại là câu chuyện sau.
Nhưng trước mắt người ta lấy được một chút niềm tin, rằng những kẻ thực sự đứng đằng sau – gọi là những ông trùm – thì lần đầu tiên mới được cơ quan của đảng nêu đích danh. Đó là ông Lê Thanh Hải, ông Lê Hoàng Quân, ông Nguyễn Văn Đua… và đằng sau đó nữa. Tôi tin chắc rằng không chỉ mình ông Lê Thanh Hải đâu, mà còn những nhân vật còn cao hơn nữa.
Bởi vì họ là những người đồng ý với chủ trương này và không giám sát, gây ra rất nhiều tổn hại, những nỗi đau khổ. Và qua vụ Thủ Thiêm, có thể là một vụ lật đổ domino, về vấn đề phải đặt lại câu hỏi sở hữu đất đai là như thế nào, sở hữu toàn dân là như thế nào, các giới hạn của nó, các định chế… Bởi vì đấy mới là nguyên nhân chính.
Nếu chúng ta có được bộ luật về sở hữu đất đai công bằng như những nước văn minh đang sử dụng, thì sẽ không có được nỗi đau này, không có những sơ hở, kẽ hở cho những kẻ đục khoét tài sản nhân dân, tài sản của quốc gia.
Tôi vừa đi ra ngoài đường, thì thấy trên bảng đề "Mừng Xuân, mừng Đảng". Cũng phải mất bao nhiêu năm mới thay được từ "Mừng Đảng, mừng Xuân" thành "Mừng Xuân, mừng Đảng" như bây giờ, đặt mùa Xuân, đặt Đất nước lên trên đảng phái.
Có một tin như vậy, tôi nghĩ đêm nay là đêm rất vui của bà con Thủ Thiêm, và tôi xin chia vui cùng với bà con. Tất nhiên cuộc đấu tranh sẽ còn tiếp tục. Để đạt được công bằng, để trừng trị thực sự những kẻ này, cũng còn cả một quá trình nữa".
Thụy My
**************
Ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải ‘chờ mức kỷ luật Đảng’ (BBC, 08/01/2020)
Ông Lê Thanh Hải, từng là một trong những chính khách nổi tiếng và quyền lực nhất Việt Nam, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói "phải xem xét kỷ luật".
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh 2006-2016
Ông Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy, đã nghỉ hưu sau Đại hội Đảng 12 năm 2016.
Thông cáo ngày 8/1 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói một loạt lãnh đạo cao cấp của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010-2016 đã có vi phạm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo thông cáo : "Ban Thường vụ Thành ủy và Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và Quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân Thành phố, gây bức xúc trong xã hội".
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu tên cụ thể những người sau đây đã có vi phạm :
Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy
Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND Thành phố cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy và chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự đảng UBND Thành phố
Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố và Nguyễn Thị Hồng, Lê Văn Khoa, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố ; Vũ Hùng Việt, nguyên Thành ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND Thành phố cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy, của Ban cán sự đảng UBND Thành phố và trách nhiệm cá nhân trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói vi phạm của những người này "đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền Thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật".
Các nguồn tin riêng của BBC nhận định mức kỷ luật tối thiểu mà ông Lê Thanh Hải đang đối diện có thể là mức "cảnh cáo".
Từ sau khi được bầu lại tại Đại hội Đảng 12 năm 2016, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đẩy mạnh công cuộc kiểm tra, thi hành kỷ luật Đảng.
Trong hai năm 2017 và 2018, có 56 cán bộ diện Trung ương quản lý bị thi hành kỷ luật của Đảng, trong đó có 11 Ủy viên Trung ương, nguyên Ủy viên Trung ương, khai trừ 01 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Thanh tra Chính phủ nói về Thủ Thiêm
Vào tháng Sáu 2019, Thanh tra Chính phủ đã chuyển kết luận thanh tra Thủ Thiêm đến Ủy ban Kiểm tra Trung ương để xem xét, xử lý kỷ luật Đảng.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ nói về các nguyên nhân, trách nhiệm chủ yếu dẫn đến khuyết điểm, vi phạm ở dự án Thủ Thiêm.
Họ cho rằng Nguyên nhân khách quan là :
Những khó khăn, biến động khó lường về kinh tế, xã hội trong và ngoài nước ; nhất là thị trường bất động sản có nhiều diễn biến xấu bất thường, thay đổi liên tục, có lúc có chiều hướng đi xuống, khó thu hút các nhà đầu tư ;
Cơ chế thực hiện quản lý đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm cũng như cơ chế thanh toán bằng quỹ đất sạch cho các dự án BT không rõ ràng, có nhiều hạn chế, khó thực hiện.
Thanh tra Chính phủ nói Nguyên nhân chủ quan là :
Việc nhận thức, chấp hành các chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các bộ, ngành cũng như các quy định của pháp luật chưa đúng, chưa đầy đủ, có lúc chưa nghiêm trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố và các sở, ngành tham mưu ; sự phối hợp giữa các sở, ngành của Thành phố còn chậm trễ, chưa xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ ;
Một số nơi còn thể hiện sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý đầu tư và xây dựng, nhiều vi phạm chưa được kiểm tra, xử lý kịp thời.
Hậu quả là đã để xảy ra nhiều khuyết điểm, vi phạm, gây lãng phí, nguy cơ gây thất thoát tiền của nhà nước với giá trị lớn ; xét tổng thể đến thời điểm thanh tra, việc đầu tư KĐTM Thủ Thiêm là chưa có hiệu quả, mất cân đối về tài chính.
Bộ Chính trị sẽ xem xét kỷ luật ông Hoàng Trung Hải
Cũng trong thông cáo ngày 8/1, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ.
Sai phạm của ông Hoàng Trung Hải được nhắc tới lần đầu vào ngày 9/12/2019, khi Ủy ban kỷ luật của Đảng nói ông Hải, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II.
Đây là Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên của Tổng Công ty Thép Việt Nam.
Ông Hoàng Trung Hải từng là phó thủ tướng từ 2007 tới 2016
Thông cáo ngày 8/1 tuyên bố mức kỷ luật liên quan dự án :
Khai trừ ra khỏi Đảng đối với Mai Văn Tinh, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ; Đậu Văn Hùng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam ; Trần Văn Khâm, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Ông Lê Thanh Hải, từng là một trong những chính khách nổi tiếng và quyền lực nhất Việt Nam, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói "phải xem xét kỷ luật".
; Trần Trọng Mừng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc ; Ngô Sỹ Hán, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Gang thép Thái Nguyên.
Cảnh cáo đối với Văn Trọng Lý, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ; Nguyễn Văn Tài, nguyên Hàm Vụ trưởng Văn phòng Chính phủ ; Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ.
Khiển trách đối với Nguyễn Hữu Vũ, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ; Đặng Thúc Kháng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ; Lê Phú Hưng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tổng Công ty Thép Việt Nam.
****************
Bí thư Thành ủy Hà nội và cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh bị đề nghị xem xét kỷ luật (VOA, 08/01/2020)
Hai nhân vật nổi tiếng từng nắm những chức vụ quan trọng, đầy quyền lực ở Việt Nam, đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đề nghị xem xét kỷ luật.
Ông Hoàng Trung Hải (trái), Bí thư Thành ủy Hà Nội, và ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị xem xét kỷ luật.
Bí thư Thành ủy Hà nội Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, và ông Lê Thanh Hải, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bị đề nghị xem xét kỷ luật hôm 8/1/20.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (UBKT) đề nghị Bộ Chính trị xem xét thi hành kỷ luật ông Hoàng Trung Hải tại kỳ họp thứ 42 của Ủy ban từ ngày 3-8/1/20. Trong kỳ họp trước đó từ 4-6/12 ở Hà nội, Ủy ban Kiểm tra kiểm tra các dấu hiệu vi phạm đối với ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam.
Kết luận của ủy ban là ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Thép đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, giám sát đúng mức để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng khi thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn hai của Công ty Gang Thép Thái Nguyên -TISCO II.
Từ tháng 12 năm ngoái, Ủy ban Kiểm tra đã đề nghị xem xét kỷ luật ông Hoàng Trung Hải vì những "vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án TISCO II.
Ủy ban Kiểm tra cho rằng những vi phạm của ban thường vụ Đảng ủy Tổng công ty Thép Việt Nam, Ban cán sự Đảng bộ Công thương, và nhiều lãnh đạo, trong đó có ông Hoàng Trung Hải, đã "ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, đến mức phải xem xét kỷ luật".
Ông Hoàng Trung Hải sinh ngày 27/9/1959, quê ở tỉnh Thái Bình, là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV. Ông từng giữ chức Phó Thủ Tướng chính phủ, và Bộ trưởng Công nghiệp.
Trong khi đó, ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, bị nêu đích danh là người phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới ở Thủ Thiêm.
Ông Lê Thanh Hải, sinh năm 1950, đã về hưu từ năm 2016. Ông nắm chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh trong gần 10 năm, và trước đó là Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông cáo ngày 8/1 của Ủy ban Kiểm tra nêu tên nhiều lãnh đạo cấp cao của Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2010-2016, đứng đầu là ông Lê Thanh Hải, đã "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại tiền và tài sản của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội" đến mức phải xem xét kỷ luật.
Cùng với hai ông Hoàng Trung Hải và Lê Thanh Hải, nhiều lãnh đạo cấp cao của thành phố, ban thường vụ Thành ủy, lãnh đạo các công ty liên quan cũng bị kỷ luật hoặc xem xét kỷ luật.
Từ năm 2016, sau khi được bầu lại tại Đại hội đảng, Tổng Bí Thư/Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã đẩy mạnh cái gọi là ‘chiến dịch đốt lò’, tăng cường kiểm tra và thi hành kỷ luật đảng đối với nhiều quan chức cấp cao.
Cách đây hai ngày, tại một hội nghị trực tuyến toàn quốc hôm 6/1/20, ông Trần Quốc Vượng, Thường trực Ban Bí thư, kêu gọi Ban Nội chính phải ‘xử lý dứt điểm các vụ tham nhũng nghiêm trọng’, và đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Theo hội nghị này thì trong năm 2019, Ban Nội chính đã tham gia chỉ đạo xử lý 55 vụ việc, 67 vụ án tham nhũng, kinh tế được dư luận quan tâm đã được xử lý, trong đó đã kết thúc chỉ đạo xử lý 17 vụ án, 32 vụ việc.
(VNN, Tuổi Trẻ, VTC News)
*******************
Ông Lê Thanh Hải bị xem xét kỷ luật liên quan vụ Thủ Thiêm (RFA, 08/01/2020)
Nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét đề nghị kỷ luật vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Hình minh họa. Ông Lê Thanh Hải và hỉnh ảnh Thủ Thiêm nhìn từ trên cao - Photo : RFA
Thủ Thiêm được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh giải tỏa từ năm 2002 để xây khu đô thị mới, khiến khoảng 15.000 hộ dân phải di dời. Tuy nhiên hàng trăm hộ dân tại đây đến giờ vẫn đi khiếu kiện ra trung ương vì cho rằng việc giải tỏa, đền phù không hợp lý, không đúng chủ trương của Chính phủ.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương sau kỳ họp 42 từ ngày 3 đến 8 tháng 1 cho rằng Ban Thường vụ Thành Ủy và Ban cán sự Đảng UBND Thành phố Hồ Chí Minh mà đứng đầu là ông Lê Thanh Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, gây hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước. Kết luận cho rằng những sai phạm này đã ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống một bộ phận nhân dân thành phố, gây bức xúc trong xã hội.
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy được xác định phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.
Ngoài ông Lê Thanh Hải, còn có 5 lãnh đạo cấp cao khác của thành phố bị xác định có sai phạm.
Trong số này có ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố ; ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố ; ông Vũ Hùng Việt, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy nhiệm kỳ 2010 – 2015, và Ban cán sự Đảng UBND thành phố nhiệm kỳ 2011 – 2016 và các cá nhân được nêu tên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, chính quyền thành phố, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật.
****************
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải bị đề nghị thi hành kỷ luật (RFA, 08/01/2020)
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa có đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, nguyên Phó thủ tướng vì những vi phạm trong dự án mở rộng sản xuất ở Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO II).
Hình minh họa. Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải và hình ảnh dự án TISCO II ở Công ty Gang thép Thái Nguyên Photo : RFA
Đề nghị này được đưa ra sau kỳ họp 42 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương từ ngày 3 đến 8 tháng 1.
Trước đó, tại kỳ họp 41 vào đầu tháng 12/2019, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị xem xét kỷ luật ông Hoàng Trung Hải vì trong thời gian làm Phó thủ tướng đã "có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II".
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đưa ra hồi tháng 12 cho biết những sai phạm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Thép Việt Nam trong dự án TISCO II đã "gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của nhà nước, nhiều cán bộ, đảng viên liên quan bị xử lý hình sự, gây bức xúc trong xã hội".
Liên quan đến dự án TISCO II, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật khai trừ Đảng đối với các ông : Mai Văn Tình, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ; Đậu Văn Hùng, nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam.
Ngoài ra, còn có 4 cựu lãnh đạo khác của Công ty gang thép Thái Nguyên bị khai trừ đảng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đồng thời cũng cảnh cáo các ông Văn Trọng lý, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ; Nguyễn Văn Tài, nguyên Hàm vụ trưởng Văn phòng Chính phủ ; Đỗ Cảnh Dương, Tổng cực trưởng Tổng cục Địa chất và khoáng sản thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ.
4 cá nhân khác bị khiển trách gồm ông Nguyễn Hữu Vũ, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ; Đặng Thúc Kháng, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị ; Lê Phú Hưng, nguyên Phó bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam.
*******************
Kỷ luật ông Lê Thanh Hải có phải là 'đánh trống bỏ dùi' ? (RFA, 08/01/2020)
Sau kỳ họp thứ 42 từ ngày 3 đến 8 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Kiểm tra Trung ương ra thông báo xem xét đề nghị kỷ luật ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, vì những sai phạm trong dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Hình minh họa. Ông Lê Thanh Hải - Photo : RFA
Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một dự án phát triển đô thị mới tại bán đảo Thủ Thiêm, thuộc Quận 2 đối diện Quận 1 qua sông Sài Gòn. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã giải tỏa Thủ Thiêm từ năm 2002 để phục vụ dự án này, khiến khoảng 15.000 hộ dân phải di dời. Tuy nhiên hàng trăm hộ dân tại đây đến giờ vẫn đi khiếu kiện ra trung ương vì cho rằng việc giải tỏa, đền bù không hợp lý, không đúng chủ trương của Chính phủ.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Thường vụ Thành Ủy mà đứng đầu là ông Lê Thanh Hải đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, thiếu trách nhiệm, để xảy ra nhiều vi phạm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư Khu đô thị mới Thủ Thiêm, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của nhà nước, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét kỷ luật.
Ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy được xác định phải chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Thành ủy.
Trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 8/1/2020, nhà báo Sương Quỳnh – một người dân ở thành phố Hồ Chí Minh, đưa ra nhận định liên quan việc này :
"Thực tế với những sai phạm của ông Hải, và thời đó ông Lê Hoàng Quân là Ủy viên Trung ương đảng cũng bị dính dáng, rồi ông Nguyễn Văn Đua, Vũ Hồng Việt… đều phải có trách nhiệm đối với những sai phạm ở thành phố Hồ Chí Minh, không chỉ có Thủ Thiêm, mà cả những quận lân cận khi mở rộng. Do đó về mặt đảng, họ kỷ luật là đương nhiên, là cách của họ, và cách đó cũng như cách rung cây dọa khỉ".
Theo nhà báo Sương Quỳnh, ‘rung cây dọa khỉ’ là nhằm để những người sai phạm phải ‘chạy lên chạy xuống lo lót’, hay những người có thể liên quan cũng phải lo như vậy.
Ngoài ông Lê Thanh Hải, còn có một số lãnh đạo cấp cao khác của thành phố, bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định có sai phạm là : ông Lê Hoàng Quân, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố ; ông Nguyễn Văn Đua, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố ; ông Vũ Hùng Việt, nguyên Phó chủ tịch UBND thành phố…
Một dân oan Thủ Thiêm, mục sư Nguyễn Hồng Quang, khi trả lời RFA hôm 8/1, nói :
"Cái sai phạm của ông Lê Thanh Hải là khi làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, là Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, là người chỉ đạo cho anh Nguyễn Văn Đua, ký bác quyết định 367 của Thủ tướng Võ Văn Kiệt liên quan Thủ Thiêm. Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, đứng đầu là Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải, đã vi phạm nghiêm trọng, hỗn quan, hỗn quân, đảo lộn trật tự pháp lý quốc gia, khi bác các văn bản quy phạm pháp luật của cấp thẩm quyền trực thuộc trung ương, như vậy không kỷ luật mới là lạ".
Ông Nguyễn Đình Đệ, cũng là một dân oan Thủ Thiêm, giải thích thêm với RFA hôm 8/1, về việc ông Lê Thanh Hải đã tự ý thay đổi nhiều nội dung trong quyết định 367 của chính phủ :
"Quyết định này tồn tại hai điểm quan trọng là 160 hecta dành cho tái định cư và 5 khu phố ngoài ranh. Đằng này ông Hải lấy hết và tuyên bố không cần tập trung 160 hecta để tái định cư, mà tái định cư ở những khu nhỏ, rồi lấy 160 hecta chia cho 52 công ty để bán. Rồi lấy thêm một trăm bốn mươi mấy hecta từ các phường như Cát Lái, An Lợi Đông… để bù vô khoảng thiếu hụt 160 hecta. Việc làm của Lê Thanh Hải là cực kỳ sai trái".
Vào năm 1996, Thủ tướng Chính phủ khi đó là ông Võ Văn Kiệt, đã ban hành quyết định 367, với các nội dung chính : Quy mô lập diện tích quy hoạch là 930 ha, trong đó khu đô thị mới 770 ha và quy mô tái định cư là 160 ha. Thời điểm này, Thủ Thiêm vẫn thuộc Huyện Thủ Đức, chưa thuộc Quận 2 như hiện nay.
Khu Đô Thị Thủ Thiêm hiện thuộc Quận 2, chỉ cách trung tâm Sài Gòn chỉ một con sông, nơi mỗi mét vuông đất có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên theo báo chí trong nước, mức đền bù 18.380.000 VND/ một mét vuông vào năm 2009, được cho là không hợp lý, vì chủ đầu tư có đất đã bán lại với giá 350 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Đình Đệ, nếu chỉ kỷ luật ông Lê Thanh Hải thì người dân không đồng tình. Theo ông, trong điều 16 Hiến pháp, mọi người dân đều bình đẳng trước pháp luật, sai là phải xử lý, chứ không thể đánh trống bỏ dùi, như vậy cán bộ sẽ tiếp tục sai phạm. Ông nói tiếp :
"Tôi là người phát biểu đầu tiên ở khu Thủ Thiêm, yêu cầu xử lý Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân, Nguyễn Văn Đua, Tất Thành Cang… bắt những người đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cách đây hơn một năm, khi họp trước Đại biểu Quốc hội, trước mặt Bí thư Thành ủy Nguyễn Thành Nhân. Mọi người rất ngạc nhiên khi tôi mạnh miệng nói vậy".
Trước khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét đề nghị kỷ luật ông Lê Thanh Hải, vào ngày 26 tháng 12 năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, đã quyết định kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức tước bỏ các chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy… vì đã vượt thẩm quyền trong phê duyệt và ký hợp đồng xây dựng 4 tuyến đường đắt đỏ dài 12 km, tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm với tổng số vốn lên đến hơn 12.200 tỷ đồng.
Trong mắt người dân Thủ Thiêm, ông Tất Thành Cang là một nhân vật được gọi tên là "sát thủ", khi được đưa về Thủ Thiêm để thực hiện những sai phạm do thành phố chủ trương.
Trước khi ông Lê Thanh Hải bị đề nghị xem xét kỷ luật, hàng loạt quan chức thân cận dưới thời của ông Lê Thanh Hải như cựu phó Bí thư Thành ủy Tất Thành Cang, các cựu phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Nguyễn Thành Tài và Nguyễn Hữu Tín cũng lần lượt đều bị kỷ luật và cách chức vì các sai phạm liên quan đến quản lý đất đai. Tuy nhiên, câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là liệu mức độ kỷ luật mà ông Hải sẽ phải chịu sẽ như thế nào ?
Liên quan vấn đề này, Nhà báo Sương Quỳnh, nhận định :
"Theo tôi biết, trước tiên nếu như thật sự sẽ có chuyện xử lý ông Lê Thanh Hải đến mức vào tù như ông Son, ông Tuấn, thì việc đầu tiên họ sẽ kỷ luật. Trong giai đoạn kỷ luật, họ sẽ xem xét, cân nhắc… Tất nhiên sẽ có ông thoát, nhưng có ông cũng sẽ vào lò như cách nói của ông Trọng. Theo tôi đoán là có khả năng (ông Hải vào lò …"
Theo Nhà báo Sương Quỳnh, nếu ông Nguyễn Phú Trọng đưa được ông Lê Thanh Hải và những người được cho là thuộc "phe" của ông vào tù, thì bà rất ủng hộ.
Ông Cao Thăng Ca, một dân oan Thủ Thiêm chia sẻ suy nghĩ của ông liên quan việc kỷ luật ông Hải :
"Việc kỷ luật ông Lê Thanh Hải thì người dân đã yêu cầu cả chục năm qua rồi, tới giờ phút này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương mới đề xuất kỷ luật, phần nào cũng làm người dân Thủ Thiêm nguôi ngoai phần nào nỗi uất hận. Chúng tôi hy vọng rằng Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ nói thật, làm thật, chứ không ‘giơ cao đánh khẽ’".
Còn Bà Lung, cũng là một dân oan Thủ Thiêm thì bày tỏ hy vọng, qua việc kỷ luật ông Lê Thanh Hải thì những khiếu kiện của bà con dân oan Thủ Thiêm sẽ được giải quyết.
****************
Tết Canh Tý này ông Tất Thành Cang vui xuân ở đâu ? (VNTB, 06/01/2020)
Các ‘đệ tử’ của ông Tất Thành Cang lần lượt xộ khám. Liệu Tết Canh Tý cận kề, ông Cang sẽ hú hí du xuân ở đâu ?
Tất Thành Cang và Đinh La Thăng - Ảnh minh họa
Ngày 6/1, báo chí đưa tin Cơ quan An ninh điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Công Thiện, nguyên tổng giám đốc và ông Nguyễn Văn Minh, nguyên chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận).
Hai năm trước, theo kết luận của Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, thì Phó bí thư thường trực Thành ủy Tất Thành Cang đã chấp thuận chủ trương chuyển nhượng hơn 32ha đất đã đền bù của Công ty Tân Thuận tại dự án khu dân cư Phước Kiển, huyện Nhà Bè, và chấp thuận chuyển nhượng cho Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai là không đúng thẩm quyền và chưa đúng quy định của pháp luật, không báo cáo thường trực Thành ủy và Ban thường vụ Thành ủy trước khi quyết định.
Đồng thời, ông Cang thiếu kiểm tra việc thực hiện các kết luận chỉ đạo của mình, việc chuyển nhượng có nguy cơ gây thất thoát lớn cho Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc chuyển nhượng đất đã đền bù không qua đấu giá được cho là trái với nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13-10-2015 của Chính phủ ; không đúng với nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định về giá đất.
Ban thường vụ Thành ủy xác định Công ty Tân Thuận là doanh nghiệp kinh tế của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng trong việc chuyển nhượng đất đã đền bù, công ty không đặt lợi ích của Đảng bộ lên hàng đầu, vi phạm các quy định của Ban thường vụ Thành ủy về quản lý các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành ủy và các quy định pháp luật của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 26/12/2018, Hội nghị Trung ương 9, khóa XII thông qua việc kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức : Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2015-2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Ông Tất Thành Cang được xác định vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, quy trình xử lý công việc ; vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Đảng bộ Thành phố. Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh cũng vi phạm "các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp".
Ngoài ra, ông Cang còn thiếu trách nhiệm, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố.
Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, ông Cang đã vi phạm pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng khi phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm…
Khi ấy có nhiều đồn đoán dịp chuẩn bị Tết Kỷ Hợi 2019, ông Tất Thành Cang sẽ gia nhập màu áo sọc juventus giống như cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng. Tuy nhiên không có chuyện gì xảy ra. Cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải cũng… ung dung, tự tại bất chấp mọi đồn đoán đây mới là vai chính trong vụ lùm xùm đất đai ở Tân Thuận, và là ‘tổng đạo diễn’ vụ quy hoạch Thủ Thiêm, quận 2.
Nói thêm, vào cuối năm ngoái 2019, theo một văn bản của cơ quan Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh, ông Tất Thành Cang được cho là liên quan vụ 69 ha đất công trong dự án đầu tư xây dựng cảng khu công nghiệp Cát Lái.
Đến nay những kết quả được công bố từ cơ quan Thanh tra Thành phố Hồ Chí Minh và điều tra sơ bộ của Công an Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, sai phạm tại công ty Tân Thuận, công ty Sadeco… có vai trò của cấp quản lý cao hơn, trong đó về mặt giấy tờ hành chính liên quan trực tiếp đến ông Tất Thành Cang, khi đó giữ cương vị Phó bí thư Thường trực Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh.
Lâm Viên
Dựa vào cách báo chí kháo các sai phạm của chính trị gia Hà thành, người ta có thể thấy cả bí thư lẫn chủ tịch Hà Nội đều đang trong tầm ngắm của chiếc lò thiêu đốt sự nghiệp của nhiều chính trị gia.
Ông Nguyễn Đức Chung (trái) và Hoàng Trung Hải.
Hiển nhiên đường quan lộ của họ còn tuỳ xem kết quả điều tra các vụ án liên quan trong thời gian tới đây. Người ta đã chứng kiến cú ngã ngửa trên đường quan lộ kéo tới khúc quanh ngục lộ của bí thư Sài thành Đinh La Thăng. Câu "làm rõ tới đâu xử lý tới đó" là của sếp cũ của cả hai ông Đinh La Thăng và Hoàng Trung Hải, đương kim bí thư Hà Nội. Chỉ có điều dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng, các sai phạm của nhiều đồ đệ chưa bao giờ được làm rõ.
Sai phạm của ông Hải từ thời còn là phó của ông Dũng liên quan tới dự án ngàn tỷ nhằm mở rộng sản xuất ở Công ty Gang Thép Thái Nguyên. Dự án đang đắp chiếu nhưng hiện vẫn phải trả lãi ngân hàng tới gần 500 tỷ mỗi năm, theo trang Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh.
Ông Hải được cho là đã có những chỉ đạo không đúng trong dự án mà vốn đã tăng từ chưa tới 4.000 tỷ lên trên 8.000 tỷ. Nhà thầu của dự án, Tập đoàn xây lắp luyện kim Trung Quốc, cũng được thanh toán tới trên 90% giá trị hợp đồng trong khi nhiều hạng mục của dự án chưa hoàn thành. Các nhà thầu cũng đã ngưng thi công từ nhiều năm nay.
Truyền hình kỹ thuật sốVTC hôm 10/12 đăng trên Facebook : "La liệt hạng mục bị bỏ dở, sắt thép hoen gỉ, lau sậy và cỏ dại mọc um tùm, nước tù đọng ứ... không ai nhận ra được đây là dự án khổng lồ trị giá hàng nghìn tỷ đồng". Hàng trăm người đã chia sẻ và bình luận tin này.
Người lấy tên Luu Vo viết : "Nó cứ ký chia nhau hoa hồng". Người khác, Khai Hoang Xuan, viết : "Tôi chỉ mong Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sức khoẻ [tốt] để làm nốt".
Bài trên trang mạng của VTC cho thấy cái gọi là dự án ngàn tỷ giờ chỉ còn là đống sắt rỉ nằm chờ thanh lý. Cho tới nay hai cựu chủ tịch hội đồng quản trị, hai tổng giám đốc và một phó tổng giám đốc trong ngành thép đã bị bắt giam chờ ngày hầu toà.
Một dự án khác khá khẩm hơn nhưng cũng đã muộn đưa vào hoạt động tới bốn năm nằm ngay tại Hà Nội – Dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong tháng này. Báo Lao Động dẫn lời ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội, nói mỗi năm tiền trả lãi vay ngân hàng cho dự án chưa đi vào hoạt động này cũng ở mức gần 300 tỷ đồng.
Dự án này mức đầu tư ban đầu chưa tới 9.000 tỷ nhưng sau đã tăng lên tới 18.000 tỷ. Nhà thầu dự án cũng lại là một công ty Trung Quốc.
Nhưng dự án và công ty Trung Quốc này không phải là mối bận tâm chính của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung. Ông Chung có lẽ lo ngại hơn với tiến độ điều tra vụ "Buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, rửa tiền" xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường, Công ty trách nhiệm hữu hạn Giải pháp phần mềm Nhật Cường và các công ty liên quan. Nhật Cường được chính quyền Hà Nội trao cho những hợp đồng béo bở.
Vụ án này hồi tháng 11/2019 đã được đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng sau một cuộc họp do đích thân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Mười bị can đã bị khởi tố trong vụ Nhật Cường nhưng bị can chủ chốt Bùi Quang Huy, Tổng Giám đốc công ty, đã bỏ trốn, điều thường diễn ra trong các vụ án lớn trong thời gian gần đây.
Hà Nội dưới thời Chủ tịch Chung cũng còn nhiều vấn đề khác. Từ vụ Đồng Tâm tới ô nhiễm nước sinh hoạt, ô nhiễm nước sông, ô nhiễm không khí và mới đây nhất là vụ cắt đôi que thử xét nghiệm HIV và viêm gan B trái quy định ở bệnh viện Xanh Pôn.
Hồi đầu tháng này hàng trăm người cũng chia sẻ một bài viết của báo Lao Động cho thấy cảnh công nhân dùng máy xịt bụi bay mù mịt trên đường Nguyễn Trãi, Hà Nội, điều báo mô tả là "kinh hoàng". Còn kết quả điều tra các dự án, vốn sẽ ảnh hưởng tới quan lộ của hai quan chức hàng đầu của Hà Nội, có kinh hoàng hay không thì còn phải chờ thêm nhiều tháng nữa.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 13/12/2019
*******************
"Xử lý Hoàng Trung Hải là đụng đến vấn đề cán bộ do Trung Nam Hải quản lý" : Nhà quan sát
RFA, 12/12/2019
Hai ngày sau khi có tin Bí thư Hà Nội, cựu phó thủ tướng Hoàng Trung Hải bị xem xét để kỷ luật, một nhà quan sát kỳ cựu đưa ra nhận định việc kỷ luật ông Hải là đụng đến Trung Quốc.
Bí thư Hà Nội, cựu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Hình minh họa.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có những vi phạm trong thời gian làm Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó thủ tướng chính phủ khi chỉ đạo dự án Gang Thép Thái Nguyên II (TISCO II). Những vi phạm này cần phải xem xét kỷ luật.
Đây là kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra tại kỳ họp thứ 41 từ ngày 4 đến 6 tháng 12 vừa qua và được truyền thông trong nước loan đi vào ngày 9 tháng 12.
Theo đó thì ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II.
Ông Hải làm phó thủ tướng phụ trách kinh tế ngành từ tháng 8 năm 2007 đến tháng 4 năm 2016.
Việc ông Hải, đương kim Bí thư Thành ủy Hà Nội bất ngờ bị lật lại sai phạm thời còn làm phó thủ tướng từ hơn ba năm trước làm dấy lên suy đoán rằng ông này sẽ có kết cục tương tự cựu Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Đinh La Thăng, người đang thụ án tổng cộng 30 năm tù vì những sai phạm thời ông làm lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí quốc gia.
Cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng trên đường ra tòa ở Hà Nội hôm 8/1/2018 - Hình minh họa
Hôm 11/12, nhà báo tự do Phạm Thành, tức blogger Bà Đầm Xòe, nói với RFA :
"Trước hết tôi thấy một sự khác biệt. Ông Đinh La Thăng, dưới quan điểm của tôi, ông ấy có tinh thần chống sự ảnh hưởng của Tàu Cộng đối với vấn đề của Việt Nam nói chung. Còn Hoàng Trung Hải là tay trong của Tàu Cộng, được cài cắm vào trong lãnh đạo Việt Nam có mục tiêu phá hoại kinh tế Việt Nam và bằng mọi cách làm suy yếu nước Việt Nam, để Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào Tàu Cộng.
Còn sự giống nhau thì họ đều là hai quan chức Cộng sản, họ làm gì thì đều theo chủ trương đường lối của Đảng hết. Và họ là những người nằm trong tổ chức mà với tôi bây giờ thấy là tổ chức này không có mục đích kiến tạo cho Việt Nam ngày một phát triển về kinh tế cũng như về tiến bộ xã hội".
Cựu nhà báo từng công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam và là tác giả cuốn sách "Nguyễn Phú Trọng : Thế thiên hành đạo hay đại nghịch bất đạo" nhận định rằng "về mặt tội đồ thì hai ông này như nhau nhưng mà mục tiêu thì mỗi người có một nét riêng".
Thời còn vinh quang của hai ông Hoàng Trung Hải, Bí thư Thành ủy Hà Nội kiêm Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Đinh La Thăng khi cùng đi thăm các gian trưng bày Vietship 2014. Ảnh minh họa.
Ông Phạm Thành lý giải về việc đưa cáo buộc ông Hoàng Trung Hải "liên quan đến Trung Quốc" :
"Trước hết, ông Hoàng Trung Hải có một lý lịch, bố ông ấy là người Tàu. Ngày xưa, đã có rất nhiều người phản đối khi đưa ông Hoàng Trung Hải lên bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Khi đó, rất nhiều cựu chiến binh tố cáo ông Hải, một là nhân thân có bố là người Tàu, khi chết chôn ở tỉnh Thái Bình. Hai là các cán bộ cao cấp thời đó đã phản đối nhưng ông Hải được sự nâng đỡ của ông Nông Đức Mạnh nên vẫn giữ chức bộ trưởng.
Tôi nắm được tư liệu này là vì khi ấy tôi còn làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Một trợ lý của ông Nông Đức Mạnh đã mang tài liệu đó đến cho tôi cũng như nhiều nhà báo khác của Đài Tiếng nói Việt Nam, các nhà báo khác trong hệ thống báo chí nhà nước. Nhưng mà vụ việc, các đơn tố cáo bị chìm xuồng. Các nhà báo thì không ai dám lên tiếng cả.
Bây giờ thì có thể nhìn vào hồ sơ mà Ủy ban trung ương vừa kết luận, ông này là chuyên gia kiến tạo để nhằm tất cả nguồn điện than vào Việt Nam mà thế giới người ta bỏ đi, Trung Quốc cũng bỏ đi, thế nhưng ông Hải vẫn đứng ra chủ trì để đưa nhiệt điện phế thải của Trung Quốc vào Việt Nam".
Ông Phạm Thành nhắc lại hậu quả mà các báo nhà nước Việt Nam tường thuật rằng dự án Gang Thép Thái Nguyên "đã có trên 8.100 tỷ đồng đầu tư mấy chục năm nay, cuối cùng thành bãi thải rác" và "rất nhiều dự án nhiệt điện khác do ông Hải khi còn ở cương vị phó thủ tướng đưa về".
Ông Phạm Thành cũng đề cập chuyện blogger, nhà báo tự do Lê Anh Hùng "từng viết tố cáo ông Hoàng Trung Hải ‘làm tay trong của Trung Quốc’ từ hàng chục năm nay mà không ai xử lý".
Đề cập về mối liên hệ giữa việc ông Hoàng Trung Hải sắp bị Đảng cộng sản Việt Nam xử lý kỷ luật và chuyện đấu đá phe phái trước Đại hội Đảng 13, ông Phạm Thành nói :
"Đại hội nào chẳng có đấu đá phe cánh, đương nhiên phe cánh này loại phe cánh kia. Tôi thấy rằng việc đưa được Hoàng Trung Hải ra để xử lý như vậy không biết tới đâu, nhưng nếu làm triệt để thì cũng là dấu hiệu tốt.
Bởi vì cái sự nguy hiểm của Hoàng Trung Hải là âm thầm, phá hoại cơ sở hạ tầng mạnh hơn những người khác. Nên nếu mà xử lý được, tống tù ông ta như Đinh La Thăng thì quá tốt. Nhưng mà tôi sợ rằng họ cũng chỉ làm tới mức đó thôi. Vì xử lý Hoàng Trung Hải là đụng đến vấn đề cán bộ do Trung Nam Hải quản lý. Nên việc này là rất khó. Người dân vui và hy vọng, những người có tư tưởng thoát Tàu cũng vui và đang chờ xem các phe phái đấu nhau thế này là đi tới đâu. Bắt Hoàng Trung Hải vào tù là dấu hiệu tốt, cũng có thể là tín hiệu tốt trong việc giữ gìn độc lập và thoát Trung. Chúng ta còn phải chờ xem".
Từ một góc độ khác, Luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội, nói với RFA hôm 12/12 về việc ông Hoàng Trung Hải sắp bị kỷ luật :
"Cái thứ nhất là việc chống tham nhũng không có vùng cấm. Người nào, bất cứ cương vị nào mà có sai phạm thì đều bị xử, không có loại trừ. Cũng không xử nội bộ mà xử công khai. Nghị quyết của Đảng cũng nói rằng sai phạm của một bộ phận không nhỏ, kể cả cấp quản lý, lãnh đạo bên trên.
Cái thứ hai là việc [ông Hoàng Trung Hải ]đã nghỉ rồi, tức là cái việc xảy ra cách đây ba bốn năm thì đã có tiền lệ rồi. Xử một số ông bộ trưởng, rồi xử ông Đinh La Thăng cũng nguyên là Bộ Chính trị. Cho nên cái này không có gì mới. Về ông Đinh La Thăng thì có khác một chút là khi Ban Chấp hành trung ương đã cách chức ra khỏi Bộ Chính trị rồi, sau đó thì mới khởi tố. Còn bây giờ ông Hoàng Trung Hải đương là Bộ Chính trị, đương chức, bị đề nghị kỷ luật. Gần đây có những văn bản quy định pháp luật trong nội bộ mà tôi cũng không nắm được. Thường thì những người đương là Bộ Chính trị mà việc bị xử lý kỷ luật là của Ban Chấp hành trung ương. Còn bây giờ Ban Chấp hành trung ương đã ủy quyền cho Bộ Chính trị thì cái đó có một số văn bản không công khai thì tôi không nắm được".
Đề cập về cáo buộc ông Hoàng Trung Hải "có yếu tố cài cắm liên quan đến Trung Quốc", Luật sư Trần Quốc Thuận cho biết rằng "người ta nói lâu rồi nhưng cái kỳ thị sắc tộc thế là âm mưu sai lầm".
Ông giải thích :
"Bố ông Hoàng Trung Hải là người Việt gốc Hoa, tham gia kháng chiến thời chống Pháp. Sau thì con ông ấy lại tiếp tục tham gia cách mạng, hoạt động rồi trưởng thành như thế thì cũng là bình thường chứ không phải là người mới tinh hay là người Hoa mới nhập tịch Việt Nam. Đó là câu chuyện khác. Tôi có nghe bố ông Hải là thiếu tướng, sau đó ông Hoàng Trung Hải là con rồi trưởng thành lên. Cho nên nếu như vậy mà nói cài cắm thì lộ quá".
Không bàn luận sâu về mối liên quan giữa vụ việc của ông Hoàng Trung Hải và đấu đá phe phái trước Đại hội Đảng 13, nhưng Luật sư Trần Quốc Thuận nói rằng "thực tế là có hiện tượng như thế nhưng có sai phạm và có chứng cứ rõ ràng thì mới xử được, như vậy phải chăng là có phe chống tiêu cực và phe tiêu cực" và "cũng có thể là có câu chuyện ấy nhưng đâu phải là do mình dựng lên và muốn xử ai cũng được".
Công ty Gang Thép Thái Nguyên - Ảnh minh họa
Trong cùng vụ việc TISCO II, các ông Văn Trọng Lý, Nguyễn Hữu Vũ cùng là nguyên phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ; ông Nguyễn Văn Tài, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành ; ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu lãnh đạo Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II.
Dự án TISCO II được phê duyệt vào năm 2005 với tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng (tương đương hơn 240 triệu đô la Mỹ). Dự án này có 2 gói thầu chính : gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với giá trị thánh toán trên 220 tỷ đồng ; gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim được tổ chức đấu thầu và Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc MCC trúng thầu với giá hơn 160 triệu đô la Mỹ.
Theo kết luận thanh tra toàn diện về dự án TISCO II của Thanh tra Chính phủ Hà Nội thì TISCO điều chỉnh sai qui định từ 3.800 tỷ đồng lên trên 8.100 tỷ đồng. Đến năm 2013 MCC và các nhà thầu dừng thi công dự án ; đến nay một số thiết bị gỉ sét, hư hỏng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng dự án, thiệt hại vốn đầu tư.
Vào tháng 4 năm nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam thông báo đã khởi tố vụ án về tội ‘vi phạm qui định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’. Thông báo được đưa ra khi điều tra mở rộng 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại dự án TISCO II.
Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên là một trong 12 dự án ngàn tỷ bị cho là yếu kém của ngành công thương Việt Nam đến nay vẫn chưa thể giải quyết.
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải bị xem xét để kỷ luật (RFA, 09/12/2019)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải có những vi phạm trong thời gian làm Ủy viên Ban Cán sự đảng, Phó thủ tướng chính phủ khi chỉ đạo dự án Gang Thép Thái Nguyên II (TISCO II). Những vi phạm này cần phải xem xét kỷ luật.
Ông Hoàng Trung Hải chụp ngày 2/12/2016 - AFP - Ảnh minh họa
Đây là kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đưa ra tại kỳ họp thứ 41 từ ngày 4 đến 6 tháng 12 vừa qua và được truyền thông trong nước loan đi vào ngày 9 tháng 12.
Theo đó thì ông Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó thủ tướng Chính phủ đã có vi phạm, khuyết điểm khi cho một số ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II.
Trong cùng vụ việc, các ông Văn Trọng Lý, Nguyễn Hữu Vũ, cùng là nguyên phó Chủ nhiệm Văn Phòng Chính PHủ ; ông Nguyễn Văn Tài, nguyên phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành ; ông Đỗ Cảnh Dương, Tổng cục trưởng Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và môi trường, nguyên cán bộ Văn phòng Chính phủ có vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu lãnh đạo Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo đối với dự án TISCO II.
Dự án TISCO II được phê duyệt vào năm 2005 với tổng vốn hơn 3.800 tỷ đồng (tương đương hơn 240 triệu đô la Mỹ). Dự án này có 2 gói thầu chính : gói thầu mỏ sắt Tiến Bộ đã hoàn thành và đưa vào sử dụng với giá trị thánh toán trên 220 tỷ đồng ; gói thầu EPC dây chuyền công nghệ luyện kim được tổ chức đấu thầu và Tập đoàn Xây lắp luyện kim Trung Quốc MCC trúng thầu với giá hơn 160 triệu đô la Mỹ.
Theo kết luận thanh tra toàn diện về dự án TISCO II của Thanh tra Chính phủ Hà Nội thì TISCO điều chỉnh sai qui định từ 3.800 tỷ đồng lên trên 8.100 tỷ đồng. Đến năm 2013 MCC và các nhà thầu dừng thi công dự án ; đến nay một số thiết bị gỉ sét, hư hỏng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiến độ, chất lượng dự án, thiệt hại vốn đầu tư.
Vào tháng 4 năm nay, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an Việt Nam thông báo đã khởi tố vụ án về tội ‘vi phạm qui định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí’. Thông báo được đưa ra khi điều tra mở rộng 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại dự án TISCO II.
Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy gang thép Thái Nguyên là một trong 12 dự án ngàn tỷ bị cho là yếu kém của ngành Công thương Việt Nam đến nay vẫn chưa thể giải quyết.
*******************
Đảng nhắm kỷ luật Hoàng Trung Hải vì thép Thái Nguyên ‘thiệt hại lớn’ (VOA, 09/12/2019)
Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo ông Hoàng Trung Hải có vi phạm, khuyết điểm “đến mức phải xem xét kỷ luật” vào thời gian ông nắm chức phó thủ tướng và đưa ra ý kiến chỉ đạo về Công ty Gang thép Thái Nguyên, trang Thông tin Chính phủ cho hay hôm 9/12.
Ảnh chụp ông Hoàng Trung Hải khi còn là phó thủ tướng, tháng 5/2011
Ông Hoàng Trung Hải là phó thủ tướng từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2016. Sau đó, ông giữ chức Bí thư Thành ủy Hà Nội từ đó đến nay. Ông cũng có chân trong Bộ Chính trị đầy quyền lực kể từ năm 2011 đến nay.
Cùng bị xem xét kỷ luật còn có Ban cán sự đảng Bộ Công thương, Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng Công ty Thép Việt Nam – là tập đoàn mẹ của Gang thép Thái Nguyên; và một số quan chức trong đó có ông Vũ Huy Hoàng, cựu Bộ trưởng Công thương.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương được đưa ra sau cuộc họp từ ngày 4-6/12 ở Hà Nội.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nói các ban và các quan chức kể trên đã “thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để Tổng Công ty có nhiều vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II – Công ty Gang thép Thái Nguyên (Dự án TISCO II), gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thiệt hại lớn tiền và tài sản của Nhà nước”.
Theo tìm hiểu của VOA, dự án TISCO II có quy mô đầu tư 8.104 tỷ đồng được Gang thép Thái Nguyên (gọi tắt là Tisco) thực hiện xây dựng từ năm 2008. Nhưng sau gần 10 năm xây dựng, hiện nhà máy rơi vào cảnh "đắp chiếu" cho đến nay. Trong khi đó, nhà thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) đã bỏ dở dự án và rút về nước.
Việc xem xét kỷ luật các quan chức cao cấp bao gồm ông Hải và ông Hoàng là một phần trong chiến dịch chống tham nhũng mạnh nhất từ trước đến nay do Tổng Bí thư-Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo.
Chiến dịch của ông Trọng đã kéo dài gần 3 năm nay, kể từ khi ông trở thành lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản.
Không đưa ra dẫn chứng cụ thể, nhà báo có bề dày kinh nghiệm hàng chục năm Lê Diễn Đức, hiện sống ở Mỹ, bình luận trên trang Facebook cá nhân hôm 9/12 rằng ông Trọng “chứng tỏ quá can đảm” khi “sờ gáy Hoàng Trung Hải, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, người có đầy các mối quan hệ quyền lực.”
Theo Thông tin Chính phủ, trang Facebook chính thức của nhà nước Việt Nam, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu tên 15 quan chức khác cũng bị xem xét kỷ luật liên quan đến TISCO II, trong đó có Nguyễn Kim Sơn, Đặng Thúc Kháng, Mai Văn Tinh là các nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam; các nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang, Đỗ Hữu Hào ; và hai nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Văn Trọng Lý, Nguyễn Hữu Vũ.
Hồi cuối tháng 4 năm nay, nhà chức trách gồm Bộ Công an và Viện Kiểm sát đã quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam, khám xét nhà và cơ quan của 5 người dính líu đến vụ TISCO II.
Đó là các ông Mai Văn Tinh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Thép Việt Nam; Đậu Văn Hùng, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thép Việt Nam; Trần Trọng Mừng, nguyên Tổng giám đốc Công ty Tisco; Trần Văn Khâm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty Tisco; và Ngô Sỹ Hán, nguyên Phó tổng giám đốc, Trưởng ban Quản lý Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 - Công ty Tisco.
Những người này bị cáo buộc "vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" căn cứ vào một điều khoản trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam.
***************
Ông Đinh Ngọc Hệ (Út Trọc) bị truy tố thêm tội lừa đảo (RFA, 09/12/2019)
Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ Đinh Ngọc Hệ - Nguyên Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn - tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ông Đinh Ngọc Hệ tại phiên xử hôm 30/7/2018. Ảnh chụp màn hình - RFA
Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng được truyền thông trong nước dẫn lại hôm 9/12/2019, kết luận rằng hành vi của ông Hệ phạm vào tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", theo điểm a, khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ông Đinh Ngọc Hệ là người có vai trò chủ mưu và tổ chức.
Cụ thể ông Đinh Ngọc Hệ thành lập công ty riêng, rồi có hành vi giả chữ ký để thế chấp khu đất số 7-9 đường Tôn Đức Thắng (quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cho Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV0) nhằm chiếm đoạt tài sản. Khu đất này có giá trị chuyển nhượng thời điểm tháng 2/2010 là 535 tỷ đồng.
Ông Đinh Ngọc Hệ là cựu Thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng. Công ty này là chủ của nhiều dự án BOT trong cả nước, trong đó có dự án BOT cầu Việt Trì bị nhiều người dân phản đối.
Trong phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào ngày 31/7/2018, ông Hệ bị tuyên án 12 năm tù giam, bao gồm 10 năm về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", và 2 năm tội "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức". Phiên phúc thẩm ngày 1/11/2018 giữ y án 12 năm.
********************
Ủy ban Kiểm tra trung ương đề nghị Bộ chính trị kỷ luật ông Triệu Tài Vinh (RFA, 09/12/2018)
Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Triệu Tài Vinh, ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, nguyên bí thư tỉnh Hà Giang. Bên cạnh đó ủy ban này cũng có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Nguyễn Văn Sơn - Phó bí thư tỉnh ủy, bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang.
Ông Triệu Tài Vinh và ông Nguyễn Văn Sơn (phải)- lãnh đạo tỉnh Hà Giang liên quan đến vụ gian lận thi cử Trung học phổ thông quốc gia 2018 - Courtesy of VnExpress - edited by RFA
Quyết định vừa nêu được đưa ra sau kỳ họp 41 diễn ra từ ngày 4 đến ngày 6/12 tại Hà Nội và được truyền thông loan tin ngày 9/12/2019.
Ông Triệu Tài Vinh và ông Nguyễn Văn Sơn bị thi hành kỷ luật vì có người thân nhờ nâng điểm trái quy định cho thí sinh trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Ủy ban Kiểm tra trung ương cho rằng với tính chất, mức độ là vi phạm quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, do đó căn cứ quy định của đảng về xử lý đảng viên, Ủy ban Kiểm tra quyết định thi hành kỷ luật ông Sơn và đề nghị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật đối với ông Triệu Tài Vinh.
Theo truyền thông trong nước, tại kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại Hà Giang, Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định có107 thí sinh được nâng điểm. Trong đó có thí sinh Triệu Ngọc M. - con gái ông Triệu Tài Vinh.
Con gái ông Vinh có số điểm công bố lần thứ nhất là toán : 9,4 ; văn : 7,5 ; tiếng Anh : 10 điểm, đạt tổng điểm xét tuyển theo khối D1 là 26,9. Sau khi chấm thẩm định, điểm thi của thí sinh này chỉ còn là toán : 6 ; văn 7,5 ; tiếng Anh 8 và tổng điểm xét tuyển theo khối D1 chỉ còn lại là 21,5.
Công an xác định bà Triệu Thị Giang - Phó trưởng Phòng Kinh tế đối ngoại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Giang, em gái ruột ông Triệu Tài Vinh, là người nhờ người khác nâng điểm cho cháu gái minh.
Bà Triệu Thị Giang đã bị Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang kỷ luật "khiển trách".
Còn bà Phạm Thị Hà – vợ ông Triệu Tài Vinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang, bị khiển trách "nghiêm túc rút kinh nghiệm".
*****************
Quảng Ngãi buộc quan chức bồi thường khi con đi du học bằng ngân sách không quay về (RFA, 09/12/2019)
Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi vào ngày 9/12 xác nhận với truyền thông trong nước về việc các quan chức trong tỉnh cho con em đi du học bằng ngân sách nhà nước rồi ở lại phải bồi thường và số tiền bồi thường đến nay là gần 9 tỷ đồng.
Ảnh minh họa. AFP
Các trường hợp liên quan được cho biết gồm con của nguyên và đương kim trưởng ban Tổ chức, trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, giám đốc Sở Tài chính và Chủ tịch Thành phố Quảng Ngãi.
Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, ông Đoàn Dụng, phát biểu với truyền thông trong nước rằng, ngoài việc bồi thường hoàn toàn chi phí mà ngân sách đã chi trả trong quá trình học tập tại nước ngoài, các trường hợp vi phạm sau khi tốt nghiệp nhưng không chịu về tỉnh làm việc sẽ phải trả thêm 1 khoản với mức tương đương theo quy định đã ký cam kết trước đó.
Ngoài ra, ông Đoàn Dụng còn cho biết thêm, theo quy định thì sau khi tốt nghiệp 12 tháng nếu không về trình diện và làm việc thì mới bị xử lý và các trường hợp vi phạm nêu trên chỉ mới vừa hết thời gian hơn 12 tháng nên tiến hành xử lý chứ không có chuyện được bao che như dư luận phản ánh.
Vào ngày 29/5/2012 Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành quyết định 89 về đề án đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giao đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đề án với mục tiêu thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy trong nước và đại học nước ngoài xếp loại giỏi, xuất sắc tiếp tục đi học sau đại học thì được hỗ trợ 100% kinh phí.
Tổng kinh phí thực hiện đề án này lên tới 150 tỷ đồng, trong đó kinh phí đào tạo sau đại học ở trong nước là 30 tỷ, đào tạo ở nước ngoài là hơn 118 tỷ đồng bao gồm 70 tiến sĩ, thạc sĩ. Kinh phí triển khai đề án là 1,5 tỷ đồng.
******************
Thượng tá công an kêu cứu sau gần 9 năm mất chức (RFA, 09/12/2019)
Thượng tá Nguyễn Quốc Văn, nguyên Trưởng công an huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng vừa lên tiếng kêu cứu sau gần 9 năm bị hoãn công tác không lý do.
Thượng tá Nguyễn Quốc Văn, nguyên Trưởng công an huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng. Ảnh chụp màn hình vietnamdaily.net.vn
Theo truyền thông trong nước loan tin ngày 9/12 thì trước đây vài ngày, lãnh đạo Công an Sóc Trăng mời ông Văn làm việc để thông báo nghỉ chờ hưu.
Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Văn đã gửi đơn đến cơ quan chức năng để yêu cầu Tỉnh ủy và Công an tỉnh Sóc Trăng xem xét lại quyền lợi chính trị với quyền lợi cá nhân bị mất nhiều năm qua nhưng không thấy hồi âm.
Theo lời ông Văn, vào đầu năm 2011, do có dư luận liên quan đến vụ người nuôi cá tra đòi nợ Doanh nghiệp tư nhân Vạn Hưng ở huyện Vĩnh Châu, nay là thị xã Vĩnh Châu, nên Giám đốc công an tỉnh Sóc Trăng khi đó là thiếu tướng Nguyễn Phúc Thảo ký quyết định số 12 (ngày 11/3/2011) về việc điều động ông Văn về tỉnh.
Đến ngày 28/12/2011, đại tá Đặng Hoàng Đa, lúc bấy giờ là Phó Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng ký quyết định số 4 về việc điều động, bổ nhiệm ông Văn giữ chức Chuyên viên Văn phòng Công an tỉnh Sóc Trăng. Quyết định này ghi có hiệu lực kể từ ngày ký.
Ông Văn cho biết lúc đó các phòng trực thuộc Công an tỉnh Sóc Trăng không thiếu trưởng phòng nên lãnh đạo kêu ông chờ có cán bộ về hưu sẽ bố trí công tác mới cho ông.
Trong lúc chờ phân công nhiệm vụ mới thì tháng 9/2014, ông Đặng Hoàng Đa, sau khi thay ông Nguyễn Phúc Thảo, với tư cách là Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng đã ký quyết định cho ông Văn "thôi giữ chức Trưởng công an huyện Vĩnh Châu, đến nhận công tác tại Văn phòng Công an tỉnh Sóc Trăng kể từ ngày 11/3/2011".
Ngoài việc lùi ngày cho ông Văn thôi giữ chức vụ sau hơn 3 năm điều động công tác, quyết định số 1127 do ông Đa ký còn ghi : "Quyết định này thay thế quyết định số 12 ngày 11/3/2011".
Trao đổi với báo trong nước, trung tướng Nguyễn Phúc Thảo khẳng định quyết định mới của ông Đặng Hoàng Đa là sai.
Ông Huỳnh Văn Sum, Phó bí thư Tỉnh ủy Sóc Trăng cho biết cơ quan chức năng đã có kết luận thượng tá Văn không sai phạm và thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, nhưng việc giải quyết quyền lợi thì thuộc về ngành công an.
Đồng thời biết sẽ trao đổi với lãnh đạo Công an tỉnh Sóc Trăng để yêu cầu sớm giải quyết vụ việc liên quan đến ông Nguyễn Quốc Văn.
Vụ Nhật Cường sẽ ‘đốt’ không chỉ Nguyễn Đức Chung mà cả Hoàng Trung Hải ?
Khá nhanh chóng, ngay sau khi Bộ Công an phải thừa nhận Bùi Quang Huy - Tổng Giám đốc Nhật Cường - đã bỏ trốn và phải phát lệnh truy nã, đã rộ lên dư luận về vụ khám xét công ty Nhật Cường và truy bắt Bùi Quang Huy là nhằm lôi ra chuyện buôn lậu hàng Tàu, mà thực chất là các thiết bị gián điệp được Trung Quốc cài vào để theo dõi chính quyền Hà Nội và Trung ương, từ đó sẽ lôi ra những kẻ đã tiếp tay làm gián điệp cho cơ quan tình báo Trung Nam Hải.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải (phải) và Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung
Không đề cập trực tiếp về dư luận trên, nhưng báo điện tử Viettimes rút tít một cách hàm ý : "Báo động nguy cơ đối với chủ quyền quốc gia Việt nam nhìn từ vụ án Công ty Nhật Cường", mà cụ thể trong bài là những khái niệm "chủ quyền thông tin" hoặc "chủ quyền trong không gian số".
Cùng thời gian này, vụ án Hoa Vi của Trung Quốc vẫn đang gây chấn động trong chính giới quốc tế. Nhiều quốc gia đã cắt hợp tác với Hoa Vi vì lo sợ bị thiết bị tình báo Trung Quốc theo dõi.
Hẳn nhiều người vẫn chưa hề quên sự kiện một clip ‘vô tình’ rò rỉ vào năm 2017 về buổi nói chuyện của viên tướng Trương Giang Long - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị thuộc Bộ Công an, kiêm Giám đốc Học viện Chính trị công an nhân dân, trong đó Long tiết lộ có đến hàng trăm gián điệp Trung Quốc nằm vùng trong nội bộ đảng cộng sản ở Việt Nam.
Còn giờ đây, cũng đang xuất hiện dư luận cho rằng vụ Nhật Cường sẽ ‘đốt’ không chỉ Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung mà cả Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải. ‘Đốt’ như thế nào và với nhiệt lượng đến mức độ nào thì chưa rõ, nhưng xác suất Chung và cả Hải ‘vô can’ trong vụ Nhật Cường thì gần như không thể có.
Khi kỳ họp quốc hội mới khai mạc, một đại biểu quốc hội là ông Lê Thanh vân đã liên tiếp xuất hiện trên mặt một số tờ báo nhà nước với những câu hỏi và nhận định ‘chết người’ dành cho Chung ‘con’. Ông Vân đặt ra 3 khả năng dẫn đến việc Bùi Quang Huy có thể bỏ trốn. Khả năng thứ nhất là lộ lọt, qua quá trình triển khai nghiệp vụ để lộ lọt thông tin và bị can biết được nên trốn thoát. Khả năng thứ hai là quy trình không chặt chẽ, quá trình làm việc xác minh chưa chặt chẽ. Khả năng thứ ba là có người nào đó báo tin cho bị can Bùi Quang Huy.
"Chỉ có 3 khả năng đó thôi. Và đặt lên trách nhiệm cơ quan điều tra phải làm rõ. Cũng giống như vụ Trịnh Xuân Thanh trước đây, đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời : Ai đánh động cho Trịnh Xuân Thanh ? Ai báo tin cho Thanh bỏ trốn, tương tự như vụ Nhật Cường Mobile cũng vậy" – ông Vân xác quyết. Do đó phải làm rõ trách nhiệm và xử nghiêm ai đã đánh động hoặc báo tin cho ông chủ Nhật Cường.
Một lần nữa kể từ vụ Dương Chí Dũng năm 2012, Bộ Công an lại bị hố, phải chịu một scandal cay đắng và chắc chắn đang phải mở cuộc điều tra xem ‘kẻ phản bội’ nằm trong đội ngũ các dồng chí ‘còn đảng còn mình’ là ai.
Bởi vào ngày 14/5/2019, chính Bộ Công an thông báo là đã khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam, lệnh khám xét đối với ông Bùi Quang Huy và 8 người khác vì tội "Buôn lậu và tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng". Nhưng đến ngày 19/5/2019, cũng Bộ Công an lại thông báo Bùi Quang Huy đã bỏ trốn từ ngày 9/5.
Có nghĩa là Bùi Quang Huy đã có đến 5 ngày để dư dả thời gian chuẩn bị mọi thứ và đào tẩu trước khi lệnh bắt có hiệu lực.
Nhưng nếu Bùi Quang Huy bỏ trốn không đơn thuần bởi tội danh ‘buôn lậu’ mà là ‘xâm phạm an ninh quốc gia’, vụ việc sẽ trở nên ghê gớm và sắc máu hơn nhiều. Lẽ đương nhiên là khi đó không chỉ Nguyễn Đức Chung mà cả Hoàng Trung Hải sẽ phải cùng chịu trách nhiệm về vụ này, để Ủy ban kiêm tra trung ương sẽ có thêm một đầu việc kiểm tra hoặc thêm một đầu vụ án.
Thường Sơn
Nguồn : VNTB, 25/05/2019
Tháng 9/2015, vụ việc Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Phát triển Kinh Đô (Kinh Do TCI Group) xây dựng tòa nhà Discovery Complex II tại địa chỉ 8B Lê Trực (quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội) bắt đầu gây xôn xao dư luận trên báo chí "lề đảng" trước khi lan sang báo chí "lề dân".
Tòa nhà 8B Lê Trực.
Ngày 24/3/2014, Sở Xây dựng Hà Nội cấp Giấy phép Xây dựng số 11/GPXD-SXD cho công trình tòa nhà 8B Lê Trực, theo đó chiều cao công trình là 53m, với 18 tầng nổi và 4 tầng hầm. Tuy nhiên, vào thời điểm công trình gần như đã hoàn tất thì người ta mới tá hoả khi phát hiện ra tòa nhà trong thực tế lại cao tới 69m (vượt giấy phép 16m) và gồm 19 tầng nổi (vượt 1 tầng so với giấy phép).
Quan trọng hơn, với chiều cao vượt trội so với các tòa nhà xung quanh, gần gấp đôi lăng Hồ Chí Minh và sát ngay một bên trung tâm đầu não Ba Đình, tòa nhà Discovery Complex II trông chẳng khác gì một tòa tháp canh khổng lồ, cho phép giám sát mọi động tĩnh xung quanh khu vực đặc biệt nhạy cảm về an ninh quốc gia này.
Dư luận lại càng hết sức lo ngại khi những thông tin liên quan đến dự án cũng như chủ đầu tư được báo chí phanh phui : ngoài dự án trên, Kinh Do TCI Group còn là chủ đầu tư một số dự án bất động sản tọa lạc tại những vị trí hết sức nhạy cảm về an ninh, chẳng hạn nhưdự án Capital Garden tại ngõ 102 Trường Chinh (gồm 2 tòa tháp cao hơn 115m và chỉ cách Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân mấy bước chân), hay dự án Hoàng Quốc Việt Towers (gồm 2 tòa tháp cao 46 tầng và 50 tầng) tại góc đường Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, tức chỉ cách trụ sở mới của Bộ Công an vài trăm mét. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải là người phê duyệt dự án trong vai trò Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Trưởng ban Chỉ đạo Quy hoạch và đầu tư xây dựng vùng Thủ đô (nay đã trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội).
Hai năm đã trôi qua kể từ khi báo chí lên tiếng về dự án 8B Lê Trực, và số phận của nó tưởng như đã được định đoạt sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đích thân lên tiếng chỉ đạo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 30/6/2016. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành xử lý giai đoạn 1 (cắt tầng 19) vào tháng 10/2016, việc tháo dỡ phần vi phạm giai đoạn 2 vẫn "dậm chân tại chỗ", với đủ thứ lý do từ phía chủ đầu tư cũng như đơn vị ký hợp đồng tháo dỡ (Công ty cổ phần Tập đoàn Phương Bắc).
Không những vậy, ngày 29/8 vừa qua, chủ đầu tư dự án còn cho biết là họ đã khởi kiện UBND quận Ba Đình ra tòa 1 năm nay ; tòa đã thụ lý nhưng chưa có ý kiến gì với doanh nghiệp. Lý do mà họ khởi kiện là (i) tòa nhà 8B Lê Trực được xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết 1/500 do UBND thành phố phê duyệt, trong khi đó Giấy phép Xây dựng số 11/GPXD-SXD lại không đúng quy hoạch đó ; (ii) việc cưỡng chế phá dỡ không căn cứ vào quy hoạch chi tiết mà chỉ căn cứ vào giấy phép xây dựng là không đúng quy định ; và (iii) ngoài ra, công trình cũng thuộc đối tượng không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
Nắm chắc lẽ phải như vậy, nhưng khi được hỏi là tại sao tại thời điểm bị hồi tố, cấp giấy phép không đúng với quy hoạch chi tiết mà phía doanh nghiệp không có phản hồi ngay, ông Lê Văn Hùng – Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần May Lê Trực (công ty con của Kinh Do TCI Group) – thổ lộ : "Chúng tôi không kêu ngay từ đầu mà thậm chí khi bị kết luận sai phạm còn xin phá dỡ tầng 19 là để cho êm chuyện, để không có lùm xùm ra ngoài. Nhưng giờ khổ như vậy, bức xúc lắm nên chúng tôi phải nói ra. Đó là cách giải quyết của chúng tôi".
Câu hỏi đặt ra là vì lý do gì mà mãi 2 năm sau khi bị báo chí "đánh" đồng loạt và 1 năm sau khi đã cắt ngọn 1 tầng, chủ đầu tư mới bỗng nhiên nổi hứng cho công chúng biết là họ đã khởi kiện UBND quận Ba Đình từ… một năm trước, đồng thời đưa ra những bằng chứng khó bác bỏ. Và chỉ hai ngày sau đó, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã giao Sở Xây dựng phối hợp với các ban, ngành như Thanh tra thành phố, Sở Tư pháp, UBND quận Ba Đình tiến hành rà soát lại thủ tục, pháp lý trong việc xử lý tòa nhà 8B Lê Trực.
Trước hết, cần khẳng định rằng, không một vụ tiêu cực nào ở Việt Nam nằm ngoài sự bảo kê, thậm chí sự chỉ đạo trực tiếp, của một thế lực chính trị nào đó. Và khi sự vụ đó được đưa ra ánh sáng thì lý do quan trọng nhất không phải là vì nó trái pháp luật – bởi nếu chỉ đơn giản thế thì nó đã bị vạch trần và ngăn chặn ngay từ đầu – mà là vì sự đấu đá giữa các phe nhóm hoặc vì mưu đồ chính trị của kẻ khởi xướng.
Dự án tòa nhà 8B Lê Trực cũng không phải là ngoại lệ. Tác giả của nó, như phần trên chúng tôi đã trình bày, không phải ai khác mà chính là cựu Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, "cha đẻ" của hàng loạt hiểm họa "made in China" khác trên khắp Việt Nam. Và việc dự án này bị báo chí đồng loạt cảnh báo về những hiểm họa tiềm tàng của nó không lâu trước khi Đại hội XII Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra chính là vì có (những) thế lực muốn qua đó để ngăn chặn ngài Phó Thủ Tướng.
Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây là : Liệu ngài cựu Phó Thủ tướng có biết là dự án do mình phê duyệt đã bị xử lý oan hay không, và nếu biết thì tại sao ông ta lại không để cho thuộc hạ lên tiếng ngay từ thời điểm đó, mà đến bây giờ mới lên tiếng ?
Xin thưa, ngài Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế cùng cả dàn thuộc hạ hùng hậu chắc chắn không ngây thơ đến mức không biết, nhưng vào thời điểm vô cùng nhạy cảm trước thềm Đại hội XII, ông ta đã khôn ngoan chọn kế sách "lùi một bước" và "nín thở qua sông". Sau khi đã trở thành thành viên ban lãnh đạo tối cao, thống lĩnh bộ máy đảng - chính quyền - quân đội của một Hà Nội "ngàn năm văn hiến", ông ta mới "bật đèn xanh" cho đàn em "rón rén" khởi kiện chính quyền (bị đơn chỉ là UBND quận Ba Đình). Và chỉ một ngày sau khi Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tái xuất "bằng xương bằng thịt" với một bộ dạng nhợt nhạt trên truyền thông – bằng chứng cho thấy thủ lĩnh phe nhóm chống Tàu trong bộ máy đã đầu hàng Nguyễn Phú Trọng cùng phe nhóm thân Tàu và chấp nhận sắm vai một "ông phỗng" trên sân khấu chính trị Việt Nam – thì "con ngựa thành Troy" Hoàng Trung Hải mới chỉ đạo đàn em công khai lật lại vấn đề trên truyền thông.
Nếu người ta cứ vin vào cái gọi là "quy trình" hay "thủ tục" để biện minh cho sự tồn tại của một hiểm họa như Discovery Complex II ngay sát nách trung tâm đầu não chính trị quốc gia thì phải gọi "quy trình" hay "thủ tục" đó là gì nếu không phải là quy trình/thủ tục bán nước ?
Bất luận thế nào, một khi Chủ tịch Hà Nội đã yêu cầu rà soát lại việc xử lý tòa nhà 8B Lê Trực – một công trình mà công luận lên tiếng phản đối TRƯỚC HẾT là vì mối đe dọa tiềm tàng về mặt an ninh quốc gia của nó và đích thân Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu dỡ bỏ – thì xem ra không còn ai đủ sức ngăn cản cặp bài trùng Hoàng Trung Hải - Nguyễn Phú Trọng nữa.
Lê Anh Hùng
Nguồn : VOA, 05/09/2017