Minh Anh, RFI, 18/02/2021
Học thuyết Monroe năm 1823 và chính sách Big Stick của Theodore Roosevelt năm 1904 đã cho phép nước Mỹ tạo dựng một vùng ảnh hưởng rộng lớn từ hơn một thế kỷ qua : Châu Mỹ Latinh. Nhưng từ hai thập niên nay, khu vực này trở thành địa bàn đối đầu chiến lược quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc. Theo giới quan sát, Hoa Kỳ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc ngăn chận Trung Quốc ngay tại sân sau nhà mình.
Nhà nghiên cứu Christophe Ventura, giám đốc nghiên cứu Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS), trong một chương trình Địa Chính Trị của đài RFI đưa ra một nhận định cay đắng : Đà ảnh hưởng của Trung Quốc tại Châu Mỹ Latinh gia tăng", không gì cưỡng lại được", và", không thể lay chuyển được".
Nam Mỹ : Mặt trận liên minh đầu tiên chống Trung Quốc
Hoa Kỳ trong những năm 2000 vì quá bận rộn với những cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan, Iraq… lơ là", sân sau", Nam Mỹ, khi ấy rơi vào vòng xoáy chính trị quan trọng, rẽ hẳn theo cánh tả. Một bước ngoặt tạo cơ hội cho Trung Quốc có thể thâm nhập Châu Mỹ Latinh một cách dễ dàng trong khi Bắc Kinh vào lúc đó chỉ là một đối tác còn rất khiêm tốn trong khu vực.
Nếu như vào đầu những năm 2000, trước khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), trao đổi mậu dịch giữa Trung Quốc với khu vực Châu Mỹ Latinh chỉ ở mức 10 tỷ đô la, thì nay con số này đã tăng lên gấp 34 lần, đạt mức 340 tỷ đô la. Giao thương giữa đế chế Trung Hoa với các nước Châu Mỹ Latinh không chỉ trên bình diện thương mại, mà cả trong lĩnh vực tài chính, dần chuyển sang cả địa chiến lược, thậm chí cả về quân sự.
Theo giải thích của ông Christophe Ventura, Trung Quốc giờ còn cung cấp cho nhiều nước Nam Mỹ từ vũ khí hạng nhẹ đến các hệ thống quân sự hoàn chỉnh, tinh vi hơn,… đến mức trở thành một đối tác lớn nhất trong khu vực.
"Trung Quốc cứ thế dần dần thâm nhập vào vùng Châu Mỹ Latinh để rồi trở thành đối tác thương mại hàng đầu của khu vực Nam Mỹ, nhất là ở những nước quan trọng như Brazil, Argentina… đến mức mà từ nhiều năm qua, ngay từ dưới thời tổng thống Obama, Trung Quốc được xem như là một mối thách thức hàng đầu cho thế bá quyền của Washington trên bình diện quốc tế.
Đến thời kỳ tổng thống Trump, Trung Quốc là mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Rồi bây giờ, đến thời ông Biden, mọi chuyện sẽ không thay đổi bởi vì ông Biden giải thích rất rõ Trung Quốc là một vấn đề của cả hai đảng tại Mỹ. Ông Biden xem Trung Quốc là một đối thủ có hệ thống đối với Hoa Kỳ.
Do vậy, tổng thống Mỹ cho rằng cần phải chiến đấu chống lại đối thủ này vì tương lai, và phải giành được thắng lợi trong cuộc cạnh tranh chống Trung Quốc.
Ở đây, có một điểm khác biệt với người tiền nhiệm là tổng thống Biden cho rằng cần phải có một chiến lược khác, bằng cách xây dựng một liên minh và một mặt trận thống nhất với các đồng minh của Mỹ đề kềm hãm thế mạnh của Trung Quốc.
Điều đó cần phải được bắt đầu từ Châu Mỹ Latinh. Chúng ta sẽ thấy là thế nào rồi ông Biden cũng sẽ đề nghị chiến lược thành lập mặt trận chung với các nước Châu Mỹ Latinh nhằm ngăn chận Trung Quốc, trên các bình diện thương mại, tài chính và công nghệ".
Venezuela : Một điểm lớn cho Trung Quốc tại khu vực
Đây không phải là một chuyện dễ làm. Trong vòng hai mươi năm, Bắc Kinh thực hiện một chính sách ngoại giao nguyên liệu thô có thể nói là rất hiệu quả với các nước trong khu vực. Một chuỗi các hiệp định tự do mậu dịch song phương được ký kết với nhiều nước Nam Mỹ.
Sách Trắng về chính sách đối ngoại của Trung Quốc với khu vực Châu Mỹ Latinh năm 2008 nêu rõ tính chất bổ sung giữa các nền kinh tế Trung Quốc và Châu Mỹ Latinh. Mối quan hệ ngày càng chặt chẽ này cho thấy rõ nhu cầu to lớn của Trung Quốc về nguyên nhiên liệu (dầu lửa, khí ga, sắt, đồng, đậu nành, gỗ, lithium…).
Tuy nhiên, theo quan sát của nhà nghiên cứu Viện IRIS, trong số các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Nam Mỹ, chính quyền Washington đặc biệt lo ngại về mối bang giao mật thiết giữa Bắc Kinh và Caracas. Ngược lại, Trung Quốc cũng rất lo lắng cho tiến triển quan hệ Mỹ - Cuba. Nhà nghiên cứu Christophe Ventura giải thích :
"Bởi vì, Venezuela là điểm tựa cho Trung Quốc tại Nam Mỹ. Đây là quốc gia tiếp nhận hỗ trợ của Trung Quốc nhiều nhất. Các khoản vay tài chính từ Trung Quốc đối với Nam Mỹ chủ yếu là cho Venezuela.
Bắc Kinh tài trợ cho nước này với một ý đồ sâu xa là nguồn tài nguyên dầu lửa, khí đốt và quặng khai thác vàng, những nguồn tài thiên nhiên chính mà Venezuela đang có. Do vậy, Trung Quốc can dự nhiều vào Venezuela, quốc gia cùng với Cuba đang đối đầu với Mỹ.
Ngược lại, đúng là dưới thời ông Donald Trump, những gì diễn ra cùng với việc siết chặt cấm vận chống Cuba, là một vấn đề cho Trung Quốc. Vì những lý do kinh tế và địa chính trị, Bắc Kinh vẫn tiếp tục là một đồng minh của La Habana. Đây là một thách thức quan trọng giữa Mỹ và Trung Quốc".
Vẫn theo Christophe Ventura, ở đây còn có một thách thức khác đối với Trung Quốc là vấn đề Đài Loan. Hiện vẫn còn đến 9 trong số 14 nước tại vùng biển Caribe công nhận Đài Loan là một nước độc lập. Đây là những nước đồng minh của Mỹ thời chiến tranh lạnh. Với nhà địa chính trị học", thách thức này là hoàn toàn mang tính địa chiến lược cho Trung Quốc. Đây là một điểm thật sự cũng không kém phần quan trọng".
Nam Mỹ : Chỉ là nhà khai thác và xuất khẩu nguyên liệu
Liệu rằng những chính sách ngoại giao mà Trung Quốc đang áp dụng có gây thiệt hại cho vùng Nam Mỹ hay không ? Nhà nghiên cứu địa chính trị nhắc lại rằng thỏa thuận ban đầu giữa Trung Quốc và các nước Châu Mỹ Latinh vào đầu những năm 2000 là rất đơn giản.
Theo đó, các nước Nam Mỹ phải cung cấp, bảo đảm việc cung ứng nguyên liệu thô, nguồn tài nguyên thiên nhiên cho Trung Quốc. Đổi lại, Bắc Kinh xuất khẩu sang Nam Mỹ hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng có giá trị gia tăng công nghệ và cho phép những nước này mở cửa thị trường tiêu thụ thông thường cho nhiều dòng sản phẩm như điện thoại, tivi…
Hệ quả của thỏa thuận này ra sao ? Chuyên gia Christophe Ventura cho biết : "Chỉ có điều, thỏa thuận đó đã khiến các nước Châu Mỹ Latinh không thể làm gì hơn ngoài chức năng một nhà khai thác-xuất khẩu nguyên liệu thô, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị gia tăng thấp mà không có được những lợi thế làm giầu công nghệ, cụ thể là đa dạng hóa các ngành công nghiệp, thậm chí còn bị phi công nghiệp hóa như Brazil, Argentina chẳng hạn.
Tuy nhiên, hiện nay đang có những thay đổi bởi vì có nhiều sự chuyển dịch nhỏ. Trung Quốc giờ chấp nhận đầu tư nhiều hơn trong các lĩnh vực dịch vụ hay năng lượng tái tạo tại Châu Mỹ Latinh, và đến lượt họ phải đồng ý chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân công có tay nghề tại chỗ, các kỹ sư, kỹ thuật viên…
Châu Mỹ Latinh, đến lượt họ rất có thể tích lũy được vốn nhờ vào mối quan hệ với Trung Quốc. Đây sẽ là một trong những thách thức lớn cho tương lai các mối quan hệ giữa Nam Mỹ với Trung Quốc trong những năm sắp tới".
Thế mạnh nào của Mỹ trong cuộc cạnh tranh ?
Sau kinh tế, tài chính, thương mại là quân sự, không gian. Bắc Kinh đầu tư khá nhiều trong lĩnh vực mà Washington đã bỏ lơ. Năm 2017, Argentina sở hữu một trạm quan sát không gian vệ tinh tại vùng Pentagonie do Trung Quốc phát triển. Ngoài ra, Bắc Kinh còn trang bị vũ khí cho quân đội nhiều nước như Argentina, Bolivia, Brazil, Chilê, Ecuador, Peru và cả Venezuela, hiện là khách hàng số một của Trung Quốc.
Thế nhưng, làm ăn với Trung Quốc không phải là không có rủi ro. Nguy cơ Hoa Kỳ trừng phạt kinh tế cũng có thể làm nhiều nước lao đao, vốn dĩ lệ thuộc nhiều vào nguồn tài chính của Hoa Kỳ. Một lợi thế tương đối của Mỹ để chặn đà phát triển của Trung Quốc ? Nhà nghiên cứu về Nam Mỹ đưa ra một số phân tích :
"Đấy từng là một thông điệp của chính quyền Donald Trump trong vòng bốn năm qua mà ông Pompeo đặc biệt chuyển tải đến. Nói một cách ngắn gọn như sau : Nếu quý vị có giao dịch làm ăn với Trung Quốc, thì quý vị sẽ có một cái giá phải trả. Và cái giá đó chính là hạn chế giao thương với Mỹ.
Họ sẽ ngưng toàn bộ chương trình hợp tác, nhất là đối với các nước vùng Trung Mỹ, hầu như lệ thuộc rất nhiều vào nguồn hỗ trợ tài chính của Hoa Kỳ. Những nước này thậm chí sống ‘thoi thóp’ nhờ vào nguồn hỗ trợ tài chính của Mỹ. Chính quyền Washington còn dọa đóng cửa thị trường Mỹ đối với những nước Châu Mỹ Latinh nào quá gần gũi với Trung Quốc.
Điều này làm chúng ta nghĩ đến Brazil, Argentina, những nước đặc biệt cung cấp thép cho Mỹ để sản xuất các loại máy móc nông nghiệp. Dù vậy, ngay cả khi đà tăng thế mạnh của Trung Quốc là không thể cưỡng lại, Hoa Kỳ vẫn duy trì được một lợi thế tương đối.
Có thể nói là Châu Mỹ Latinh giờ trong thế trên đe dưới búa, bởi vì họ cũng rất cần đến mối quan hệ với Mỹ, vẫn còn là một đối tác thương mại không thể thiếu cho khu vực. Thế nên, lời giải cho phương trình này là không đơn giản chút nào và sẽ ngày càng khó cho các nước trong khu vực Nam Mỹ trong những năm sắp tới".
Đấu trường đã mở màn
Trên trang mạng của viện IRIS, Christophe Ventura nhấn mạnh dịch bệnh bùng phát còn làm cho cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực thêm phần gay gắt. Washington và Bắc Kinh đua nhau cung cấp khẩu trang và các bộ xét nghiệm Covid-19. Trung Quốc dường như đang dẫn trước một bước khi hứa hẹn cung cấp vac-xin.
Hai siêu cường này còn đang chuẩn bị cho một cuộc đấu kinh tế và tài chính quy mô lớn trong triển vọng tái thiết các nền kinh tế Châu Mỹ Latinh sẽ bước vào một cuộc khủng hoảng trong năm 2021. Nhìn từ lăng kính này, Washington ngay từ 12/09/2020 đã áp đặt ông Mauricio Claver-Carone làm lãnh đạo Ngân hàng Phát triển liên Châu Mỹ (BID).
Đây cũng là lần đầu tiên một người không phải gốc Châu Mỹ Latinh lãnh đạo định chế đa phương. Nổi tiếng có đường lối cứng rắn chống Trung Quốc, Mauricio Claver-Carone hy vọng có thể tăng thêm vốn cho BID khi phối hợp cùng Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân hàng Thế giới để dễ bề ngăn chận chính sách đầu tư và cho vay của Trung Quốc trong khu vực.
Hoa Kỳ còn xúc tiến một kế hoạch đầu tư mới và tài trợ cơ sở hạ tầng Nam Mỹ trị giá 60 tỷ đô la. Được đặt tên", Growth in the Americas", cường quốc hàng đầu thế giới tìm cách ngăn chận các nước Nam Mỹ gia nhập vào dự án Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc, vốn dĩ đã thu hút sự tham gia của 19 nước.
Về phần mình, Bắc Kinh chăm chút các mối quan hệ song phương và đa phương với các nước Châu Mỹ Latinh. Trung Quốc thông báo thiết lập một chương trình", kết hợp chiến lược toàn diện mới", với Argentina.
Dịch bệnh Covid-19 tại Châu Mỹ Latinh và cuộc huy động sức lực của Mỹ cũng như là Trung Quốc để đối đầu nhau khẳng định rằng vùng lục địa này đã trở thành một trong số mặt trận tranh giành thế bá quyền giữa hai siêu cường trên đấu trường quốc tế.
Thùy Dương, RFI, 18/02/2021
Chính quyền Mỹ hôm 17/02/2021 thông báo có các cuộc thảo luận với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản trong ngày hôm nay 18/02 : Bất chấp những cảnh cáo từ Bắc Kinh, tổng thống Mỹ Joe Biden muốn hồi sinh liên minh chiến lược có tên Bộ Tứ "Quad".
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngoại trưởng Anthony Blinken sẽ họp trực tuyến với đồng nhiệm của Úc, Ấn Độ và Nhật Bản bàn về hai chủ đề chính là đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho báo chí biết là các cuộc thảo luận của các ngoại trưởng trong Bộ Tứ là thiết yếu để thúc đẩy các mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và để đối phó với những thách thức của thời đại. Đây là cuộc họp đầu tiên của Bộ Tứ kể từ khi tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức nhậm chức cách nay gần 1 tháng.
Tổng thống Biden từng nhấn mạnh tới việc hợp tác chặt chẽ với các đồng minh và coi đó là chìa khóa cho chiến lược của ông đối với Trung Quốc. Trong một cuộc điện đàm tuần trước, nguyên thủ Mỹ Joe Biden và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng đã đồng ý tăng cường an ninh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua Bộ Tứ.
Hãng tin AFP nhắc lại là Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo Nhà nước của Trung Quốc, mới đây đã cảnh báo ông Joe Biden rằng việc hồi sinh liên minh Quad sẽ là",một sai lầm chiến lược nghiêm trọng" và tổng thống Mỹ có nguy cơ",đối đầu chiến lược nghiêm trọng" với Bắc Kinh nếu tìm cách hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc.
Bộ Tứ, một nhóm chiến lược không chính thức được thành lập năm 2007. Cựu thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe, khuyến khích mạnh mẽ liên minh này vì Tokyo muốn tạo một đối trọng với một nước Trung Quốc ngày càng hùng mạnh và đầy tham vọng. Hồi tháng 11/2020, các nước trong Bộ Tứ đã tiến hành các cuộc thao dợt hải quân chung quy mô lớn ở Vịnh Bengal.
Thùy Dương
Nguồn : RFI, 18/02/2021
Lời giới thiệu : Trong cuộc nói chuyện lần đầu tiên với nhân viên Bộ Ngoại giao ngày 4/2/2021 vừa qua, Tổng thống Joe Biden đã dưa ra môt số tuyên bố trực tiếp nhằm vào những hoạt động chống Hoa Kỳ của Trung Quốc và Nga.
Tại sao ông Biden đã có quyết định như vậy, và liệu mối quan hệ mới giữa 3 nước có làm thay đổi cục diện thế giới không, và Việt Nam ở đâu trong bối cảnh này ?
Chúng tôi xin mời bạn đọc chia sẻ với tác giả trong cuộc phỏng vấn Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dạy nhiều năm về Quan hệ Quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Giáo sư Hùng là Học giả cao cấp bất thường trú của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và quan hệ Quốc tế ở Washington, D.C. (Center for Strategic and International Studies, CSIS). Ngoài ra ông còn là Học giả vãng lai hai niên khóa 2015-2016 tại viện nghiên cứu nổi tiếng ISEAS-Yusof Ishak Institute, Tân Gia Ba.
Các bài nghiên cứu của ông, phần lớn về Châu Á và Đông Nam Á được đăng trên các Tạp chí chuyên môn (professional journals) như World Affairs, Asian Survey, Pacific Affairs, Global Asia, The Diplomat, Asia Pacific Bulletin và CogitAsia.
**********
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng - Ảnh minh họa
Phạm Trần : Thưa Giáo sư, trong cuộc nói chuyện tại Bộ Ngoại giao ngày 4/2 vừa qua, Tổng thống Jose Biden nói rằng : "Nước Mỹ đã trở lại, Hoa Kỳ đã quay lại. Ngoại giao là nền tảng của chính sách đối ngoại của chúng ta. Chúng ta phải hàn gắn với Đồng minh và quay trở lại với Thế giới như trước đây, không phải để đương đầu với những thách đố trong quá khứ, nhưng hiện tại và của ngày mai" (1).
Thưa ông, như vậy trong 4 năm cầm quyền của Tổng thống Cộng hòa Donal Trump, chẳng lẽ nước Mỹ đã đánh mất vị trí lãnh đạo của mình trên thế giới và cũng mất luôn cả Đồng minh, nhất là các Đồng minh cật ruột và lâu đời ở Châu Âu và Châu Á hay sao ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Thưa ông, quả thật đúng như vậy. Thống kê của Pew Research Center về tỷ số người ngoại quốc có thiện cảm với Hoa Kỳ và cá nhân ông Trump đã tụt giốc trên thế giới, ngay cả ở trong những nước đồng minh thân tín. Mức độ thiện cảm với Hoa Kỳ cao nhất ở Nhật và Anh là 41%, nhưng về sự tin tưởng vào cá nhân Trump chỉ là 25% ở Nhật và 19% ở Anh. Tỷ số ấy ở Pháp (31% thiên cảm với Hoa Kỳ, 11% tin tưởng ở Trump) và Đức (26% và 10%) còn tệ hại hơn nữa. Đáng buồn hơn là mức độ tin tưởng vào tài của các nhà lãnh đạo thế giới, Trump chỉ được 16%, sau Merkel của Đức, (76%), Macron của Pháp (64%), Johnson của Anh (48%), và dướ ngay cả Putin của Nga (23%) và Tập Cận Bình của Trung Quốc (19%).
Phạm Trần : Ông Biden cũng nói : "Lãnh đạo Hoa Kỳ cũng phải đương đầu với sư phát triển mới của chủ nghĩa độc tài, kể cả tham vọng của Trung Quốc đối kháng với Hoa Kỳ, và sự quyêt tâm của Nga muốn làm xáo trộn nền Dân chủ của chúng ta" (2).
Thưa Giáo sư, một cách tổng quát, ông giải thích như thế nào về sự thay đổi đường lối ngoại giao của Chính quyền Biden đối với 2 cường quốc cộng sản này, căn cứ theo lời nói vừa dẫn ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Thưa ông, ông Biden mới nhậm chức Tổng thống chưa đủ một tháng, còn quá sớm để nói đến "sự thay đổi về đường lối ngoại giao". Nhưng nếu so với chính sách ngoại giao của ông Trump với những tuyên bố của chính quyền mới thì chính sách ngoại giao của ông Biden khác nhiều cả về nội dung lẫn cách tiếp cận.
Về phương pháp tiếp cận, chính sách của chính quyền Biden đước làm bởi các chuyên viên có kinh nghiệm ngoại giao thực tiễn hơn là các triệu phú giỏi buôn bán như trong nội các của ông Trump và cá nhân ông Trump. Họ suy tính dựa trên lý trí hơn là dựa vào cảm tính và ngẫu hứng, vào quyền lơi quôc gia hơn quyền lợi cá nhân.
Về nội dung, trong khi chính quyền Trump chủ trương "Mỹ trên hết" (America First) và thích hành động đơn phương, bất kể đồng minh, thì chính quyền Biden chú trọng đến hợp tác quốc tế, phục hồi thế lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ và sự gắn bó của các liên minh. Trong khi chính quyền Trump đơn phương rút khỏi Tổ chưc Ý tế Thế giới (WHO), Hiệp ước Khí hâu Paris, Thỏa thuận chung Hạn chế vũ khí nguyên tử của Iran (JCPOA), và Hiệp ước Hạn chế và tiết giảm vũ khí chiến lược với Nga (New START) thì chính quyền Biden trở lại Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp ước Khí hậu Paris, gia hạn hiệp ước hạn chế và tiết giàm vũ khí chiến lược với Nga (New START), đồng thời có ý định thương thuyết lại về thỏa thuận chung hạn chế vũ khí nguyên tử của Iran. Chính quyền Biden còn tuyên bô sẽ chú trong hơn chính quyền Trump về vấn đề dân chủ và nhân quyền trên thê giới.
Từ Nga đến Trung Quốc
Phạm Trần : Riêng với nước Nga, ông Biden còn đưa ra một thông điệp khá mạnh khi nói chuyện với với Tổng thống Putin. Ông Biden nói : "Tôi đã nói rõ với Tổng thống Putin, bằng một cung cách khác với người tiền nhiệm của tôi (Donald Trump), rằng "những ngày Hoa Kỳ bị qua mặt bởi những hành động xâm hại của Nga như can thiệp vào các cuộc bầu cử, tấn công mạng, đầu độc công dân Nga đã cáo chung. Hoa Kỳ không ngần ngại đưa ra những biện pháp buộc Nga phải trả giá cho hành động của mình. Những biện pháp này sẽ có hiệu quả tốt với Nga, khi chúng ta liên kết và phối hợp với các quốc gia có cùng lập trường với Hoa Kỳ" (3).
Thưa ông, là một Học giả vế chính trị ngoại giao Quốc tế, ông nhận xét như thế nào về lập trường của Tổng thống Biden đối với cá nhân ông Putin, người đã công khai có cảm tình với Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Thua ông, người ta có thể tin rằng chính quyền Biden sẽ có chính sách cứng rắn hơn, và sẵn sàng đặt vấn đề bất đồng với Nga mạnh mẽ hơn. Thái độ của ông Trump đối với ông Putin là một nghi vấn lớn. Ngươi ta thường giải thích rằng thái độ đó bắt nguôn từ sự thán phục của ông Trump đối với các lãnh tụ độc tài có quyền uy và viêc ông Trump muốn xóa bỏ thông tin là Nga đã giúp ông trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 2016. Giải thích này có căn bản của nó, nhưng sự thật hoàn toàn về nghi vấn này có lẽ phải còn rất lâu người ta mới biết. Khi đối phó với Nga, ông Biden không có những mặc cảm này.
Phạm Trần : Đối với Trung Quốc, Tổng thống Biden cũng nói : "Chúng ta cũng trực diện với đe dọa trực tiếp đối với sự thịnh vượng, an ninh và giá trị dân chủ bởi đối tác có tiềm năng Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh vì quyền lợi của nước Mỹ. Chúng ta sẽ đương đầu với tình trạng lạm dụng kinh tế, phản công hành động hung hăng và đe dọa ; đẩy lùi chính sách tấn công nhân quyền, tài sản trí tuệ và hợp tác quốc tế của Trung Quốc" (4).
Thưa Giáo sư, khi ông Biden nói đến "đe dọa an ninh" của Trung Quốc thì chỉ có nghĩa chung chung, hay có ám chỉ đến cả những hành động đe dọa của Bắc Kinh hiện nay ở Biển Đông, nói riêng, và Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương nói chung ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Thưa ông, trong bài diễn văn đọc ở Bộ Ngoại giao ngày 4 tháng 2 vừa qua, ông Biden coi Trung Quốc là một kẻ "cạnh tranh quan trọng nhất" của Hoa Kỳ, và cam kết sẽ đối đầu với Trung Quốc về "các lạm dụng kinh tế, chống lại hành động xâm lăng, cưỡng chế của Trung Quốc…". Câu nói tổng quát này trong môt bài diễn văn ngắn có thể giải thích đã bao hàm những "hành động xâm lăng, cưỡng chế" của Trung Quốc ở Biển Đông. Nên nhớ bài diễn văn ấy cũng không đề cập trực tiếp đến Biển Đông và Hiệp ước Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà chính quyền Trump đã rút khỏi.
Tương tự, Ủy viên Bộ Chính Trị và Chủ nhiệm Ủy Ban Đối ngoại Trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc trong cuộc nói chuyện với Ủy ban Quốc gia về quan hệ Hoa-Mỹ, chỉ hai ngày trước diễn văn của ông Biden, cũng không đặt ra lằn ranh đỏ (red line) cho Hoa Kỳ về Biển Đông khi đòi hỏi Hoa Kỳ phải "ngưng can thiệp vào nôi bộ Hồng Kông, Tây Tạng, và Tân Cương là những vân đề quan trọng đôi với chủ quyền và vẹn toàn lảnh thô của Trung Quốc". Không minh thị nói đến không có nghĩa là không quan tâm.
Biden – Việt Nam
Phạm Trần : Trong bối cảnh của một Chính quyền Hoa Kỳ, qua lập trường mới của Tổng thống Biden đối với cả Nga và Trung Quốc, Việt Nam có được lợi lộc gì trong cuộc tranh giành quyền lực giữa 3 cường quốc đặc thù này không ? Việt Nam có cần làm gì để Hoa Kỳ thấy Hà Nội không phải là "cánh tay nối dài" của Bắc Kinh trong thế gọng kìm này ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Việt Nam muốn cân bằng quyền lực giữa các nước lớn, nhất là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để khỏi bị nước nào ép quá, nhưng họ cũng không muốn bị lôi cuốn vào cuộc cạnh tranh hay mặc cả giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Theo thiển ý, các chiên lược gia của Hoa Kỳ ngày nay không coi Hà Nội là "cánh tay nối dài của Bắc Kinh" trong cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Phạm Trần : Cuối cùng, thưa ông, Đại hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam vừa kết thúc (ngày 1/2/2021), nhưng vấn đề Biển Đông không được thảo luận, mặc dù Luật hải cảnh của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/2/2021, cho phép tuần tuần duyên của Bắc Kinh bắn các tầu, thuyền mà Bắc Kinh cho là vi phạm vùng biển đảo tự nhận của họ ở Biển Đông.
Ông bình luận như thế nào về việc này, nhất là khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chỉ nói vỏn vẹn trong Diễn văn báo cáo khai mạc rằng : "Tại Đông Nam Á, môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp" ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Điều này dễ hiểu vì trọng tâm của Đại Hội XIII của Đảng cộng sản Việt Nam là vấn đề nhân sự nhức nhối chứ không phải là các thách thức ngoại giao.
Báo cáo của ông Nguyễn Phú Trọng về "môi trường an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông còn diễn biến phức tạp" là môt câu nói công thức của chính quyền Việt Nam.
Riêng đối với luật hải cảnh mới của Trung Quốc thì Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản ứng ngay hôm 29/01/2021 bằng cách tuyên bố : "Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế" và "yêu cầu các nước liên quan tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, thực thi một cách thiện chí UNCLOS 1982". Đồng thời khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ các quyền chính đáng trên.
Phạm Trần : Trân trọng cảm ơn Giáo sư.
Phạm Trần thực hiện
(10/02/2021)
**********
Chú thích :
(Trích từ Diễn văn của Tổng thống Joe Biden, ngày 4/2/2021)
(1) "America is back. America is back. Diplomacy is back at the center of our foreign policy…we will repair our alliances and engage with the world once again, not to meet yesterday’s challenges, but today’s and tomorrow’s".
(2) "American leadership must meet this new moment of advancing authoritarianism, including the growing ambitions of China to rival the United States and the determination of Russia to damage and disrupt our democracy".
(3) "I made it clear to President Putin, in a manner very different from my predecessor, that the days of the United States rolling over in the face of Russia’s aggressive actions — interfering with our elections, cyberattacks, poisoning its citizens — are over. We will not hesitate to raise the cost on Russia and defend our vital interests and our people. And we will be more effective in dealing with Russia when we work in coalition and coordination with other like-minded partners".
(4) "And we’ll also take on directly the challenges posed by our prosperity, security, and democratic values by our most serious competitor, China.
We’ll confront China’s economic abuses ; counter its aggressive, coercive action ; to push back on China’s attack on human rights, intellectual property, and global governance.
But we are ready to work with Beijing when it’s in America’s interest to do so".
Khi xúc tiến hiệp ước nguyên tử Vienna, Obama đã nhận định sai về một yếu tố quan trọng là chủ trương chống Mỹ của Khamenei. Biden cho rằng Hoa Kỳ có thể quay lại nếu việc này mở ra những cuộc đối thoại khác. Nhưng giáo chủ Khamenei không muốn nói về kho vũ khí đạn đạo hay sự bành trướng của Iran ở Lebanon, Syria, Iraq ; vì đó là trung tâm lợi ích của nhóm bảo thủ đang nắm quyền ở Tehran.
Tựa chính các báo Paris hôm nay 05/02/2021 tập trung vào nội tình nước Pháp trong bối cảnh phải đối phó với con virus đến từ Vũ Hán. Le Figaro chạy tít trang nhất "Học sinh, phụ huynh và giáo chức mất phương hướng vì đại dịch". Libérationđả kích các "lang băm" về Covid, với tựa "Quy trình của những người tập sự làm phù thủy". Les Echoslạc quan cho rằng "Kinh tế Pháp chống chọi được" trước đại dịch, tỉ lệ tăng trưởng 6% trong năm 2021 là có thể thực hiện được.
La Croixđăng ảnh chủ tịch Ủy ban Châu Âu với tựa "Sự thú nhận của Ursula von der Leyen" : bà biện hộ cho chiến lược vac-xin của Liên Hiệp Châu Âu nhưng cũng nhìn nhận đã thiếu dự báo. RiêngLe Mondequan tâm đến các vụ án loạn luân thường được xử kín. Về thời sự quốc tế, các chủ đề chính vẫn là Miến Điện, Navalny, chính sách của Biden.
Bài phân tích "Joe Biden và quả bom Iran", cây bút Alain Frachon của Le Monde mở đầu bằng hình ảnh : tic, tac, quả lắc đồng hồ nguyên tử Iran lại bắt đầu điểm, vùng nguy hiểm đã đến gần. Từ đầu tháng Hai, Iran sản xuất uranium làm giàu đến 20%, mức độ có thể nhanh chóng tiến đến mục đích quân sự. Trữ lượng uranium làm giàu 3,7% theo chuẩn Vienna đã tăng gấp 12 lần so với giới hạn được ấn định trong hiệp ước 2015. Cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử lại bắt đầu, làm thế nào ngăn được ?
Khi rút khỏi hiệp ước, ông Donald Trump đã giải tỏa những cam kết của Hoa Kỳ. Joe Biden cho biết nếu Iran nghiêm túc tuân thủ, thì Mỹ sẽ quay lại với thỏa thuận Vienna ; còn Khamenei đặt điều kiện phải dỡ bỏ trừng phạt của Trump trước đã. Thông qua ngoại trưởng Javad Zarif, Tehran mong muốn Châu Âu đứng ra làm trung gian. Tại Washington, hồ sơ được giao phó cho Robert Malley, một cựu quan chức thời Obama. Nhưng tác giả không cho rằng Biden và Khamenei đề cập đến cùng một chủ đề.
Ông Biden dường như có một cách nhìn rộng hơn thỏa thuận Vienna. Washington có thể trở lại nếu việc này mở ra những cuộc đối thoại khác, về sự bành trướng của nước Cộng hòa Hồi giáo trong thế giới Ả Rập, và về kho vũ khí đạn đạo của Iran. Còn giáo chủ Khamenei chỉ muốn giới hạn trong hiệp ước Vienna đã ký với năm thành viên Hội đồng Bảo an và Đức, chấm hết ! Không có gì để nói thêm về số hỏa tiễn hay ảnh hưởng chính trị lẫn quân sự lớn lao ở Lebanon, Syria, Iraq ; vì đó là trung tâm lợi ích vật chất và tinh thần của nhóm đang nắm quyền ở Iran.
Là người xúc tiến hiệp ước Vienna, Barack Obama đã nhầm lẫn về tầm vóc. Ông hy vọng một sự mở cửa kinh tế, coi đây là khởi đầu cho đối thoại - đã bế tắc từ 40 năm qua giữa Washington và Tehran - để nói về cuộc chiến Syria và về lâu về dài, đưa khu vực ra khỏi cuộc đối đầu giữa Iran và Saudi Arabia. Có thể tổng thống Hassani và ngoại trưởng Zarif cũng mong như vậy, nhưng giáo chủ Khamenei mới là nhân vật số 1 ở Iran.
Vị giáo chủ quyền lực này muốn mở cửa với Châu Âu, nhưng ngăn cấm mọi tiếp xúc với "Đại Satan" Hoa Kỳ. Những doanh nhân song tịch Mỹ-Lebanon hay Mỹ-Iran kém may mắn, sau hôm hiệp ước Vienna được ký đã đến Iran, ngay lập tức bị kết tội "gián điệp" và bị tống giam. Tại Iran, "bắt con tin" vốn là truyền thống "ngoại giao". Obama đã đánh giá thấp một yếu tố quan trọng là tinh thần chống Mỹ - một sự pha trộn giữa dân tộc chủ nghĩa và Hồi giáo Shia, làm nên cơ sở cho ý thức hệ của nước Cộng hòa Hồi giáo. Chống Mỹ là giáo điều của Khamenei.
Nhà báo Alain Frachon cho rằng việc tái lập hiệp ước là một con đường đầy mìn bẫy. Tehran mong muốn vì lý do kinh tế, nhưng Israel và các đồng minh Hồi giáo Sunni phản đối. Thủ tướng Benyamin Netanyahou muốn duy trì chính sách gây áp lực tối đa của Donald Trump. Không thiếu những khiêu khích, từ vụ ám sát thủ lãnh quân sự Ghassem Soleimani cho đến cha đẻ chương trình nguyên tử Iran Mohsen Fakhrizadeh, tấn công tin học.
Nhưng Iran tránh ăn miếng trả miếng. Tehran đang gặp khó khăn ở "sân sau" Ả Rập : tại Syria, bị Nga phản đối và bị Israel tấn công ; tại Iraq, bị người dân ngày càng căm ghét. Còn trong nước, chế độ ra tay đàn áp trong bối cảnh kinh tế xuống dốc. Để mở lại đối thoại, Malley và Zarif chỉ có con đường mòn chứ không phải đại lộ, nhưng liệu có phương án nào thay thế ?
Trên La Croix, chuyên gia Ali Vaez của ICG cho rằng một động thái nhân đạo của chính quyền Biden như tạo điều kiện cho Iran có được vac-xin chống Covid có thể giúp tái lập lòng tin. Hoặc Mỹ ủng hộ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho Iran vay 5 tỉ đô la để chống dịch, và Tehran trả tự do cho các công dân Mỹ đang bị giam giữ.
Tuy nhiên các bên đều đang gặp khó khăn trong nước : chính quyền Biden có thể bị Quốc hội phản đối mạnh mẽ, các đồng minh Israel, Saudi Arabia cũng tương tự ; còn tổng thống Hassani bị phe bảo thủ Iran cho là quá nhân nhượng. Thời gian không còn nhiều nữa : sắp tới Tehran có thể hạn chế các chuyến thăm của các thanh tra của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA).
Về quan hệ Mỹ-Nga, Les Echosphân tích "Đối diện với Biden, Putin đang ngả về phía Trung Quốc".
Gần đây tổng thống Nga thường dành những lời khen ngợi cho chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Kể từ sau vụ sáp nhập Crimea của Ukraine năm 2014, bị phương Tây trừng phạt, Moskva luôn trưng ra việc xích lại gần với Bắc Kinh để chứng tỏ Nga không bị cô lập trên trường quốc tế. Lợi dụng tâm lý này, Trung Quốc ép Nga phải trả giá khá đắt trong các hợp đồng được đàm phán từ lâu, chẳng hạn dự án nhà máy khí hóa lỏng ở Bắc Cực.
Trong khi đó hai nước xưa nay vẫn ngờ vực lẫn nhau từ thời cộng sản, và giới doanh nhân Nga vẫn thích làm ăn với Châu Âu thay vì Trung Quốc. Một nhà quản lý cao cấp mỉa mai : "Như thường lệ, tất cả còn tùy thuộc vào những gì được quyết định ở… Washington". Có nghĩa là, tùy vào Joe Biden. Tại Moskva, các nhà ngoại giao lo ngại giọng điệu chống đối Nga dưới thời Biden, giới làm ăn lo sợ lại bị phương Tây trừng phạt. Và như vậy, Nga phải nghiêng về phía Trung Quốc nhiều hơn.
Nhìn sang Châu Á, hôm nay Libération đặc biệt có đến hai bài xã luận, trong đó có một bài dài hơn lệ thường, mang tựa đề "Hãm hiếp ở Tân Cương : Hãy lắng nghe các phụ nữ Duy Ngô Nhĩ".
"Những nữ tù Duy Ngô Nhĩ xinh đẹp nhất bị đưa đến một căn phòng không có camera. Tôi phải cởi quần áo họ ra, còng tay ra sau đầu, rồi để cô ta một mình với một người đàn ông từ ngoài trại hoặc một công an. Khi họ ra đi, tôi đưa cô gái đi tắm và lau dọn căn phòng". Lời chứng trên BBC hôm thứ Ba 02/02 của Gulzira Auelkhan, người đã ở trong trại cải tạo Tân Cương 18 tháng, rất rõ ràng, cụ thể.
Tương tự, một nhân chứng khác là Tursunay Ziawudun, bị cải tạo 9 tháng, kể lại : "Sau nửa đêm, các phụ nữ trong xà lim tôi được chọn lựa đưa đến một ‘căn phòng đen’ không có camera". Ba lần cô bị tra tấn và hãm hiếp bởi nhiều người đàn ông che mặt, mặc thường phục, bị bọn chúng cắn xé khắp người. Những dấu răng này cô cũng nhận ra nơi các nữ tù khác, mà sau khi trở về từ "căn phòng đen", trở nên câm lặng, phát điên, hoặc không bao giờ trở về nữa.
Một số rất ít phụ nữ Duy Ngô Nhĩ đã thoát được khỏi địa ngục trần gian Tân Cương và can đảm lên tiếng thay cho hàng mấy chục ngàn nạn nhân của chế độ diệt chủng Bắc Kinh. Các cô kể lại cả những chi tiết riêng tư nhất, kinh khủng nhất, như bộ phận kín bị hủy hoại vì dùi cui điện, bào thai bị dứt ra khỏi bụng mẹ mà không gây tê, cưỡng bức triệt sản. Nhưng không mấy ai lắng nghe họ - Libération than phiền - trong khi chúng ta đang đứng trước một Nhà nước độc đảng, đã kế hoạch hóa đến từng chi tiết việc diệt chủng một dân tộc.
Cũng về Châu Á, giáo sư Renaud Egreteau của City University ở Hồng Kông khi trả lời phỏng vấn Libérationđã nhận định "Quân đội Miến Điện tự cho mình là đẳng cấp ưu việt".
Thế hệ tướng lãnh Miến Điện hiện nay lớn lên trong bối cảnh cuộc đảo chính 1988, được đào tạo tại các học viện quân sự đã tái cơ cấu trong thập niên 90. Hệ tư tưởng và tầm nhìn thế giới của các sĩ quan này vẫn dựa theo những dấu mốc tri thức và đạo đức tối thượng trong sắc tộc Bamar vốn chiếm đa số, dân tộc chủ nghĩa nhuốm màu tôn giáo – một xã hội mà Phật giáo được ưu tiên.
Trên lãnh vực kinh tế, nhà bình luận Jacques Attali nhận xét trên Les Echos "Sau tin giả, đến tài chính giả". Số hóa và dân chủ hóa thông tin đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng, trong đó có "fake news". Mới đây với vụ GameStop trên thị trường chứng khoán, có thể gây tác động tương tự, làm xáo trộn cả một hệ thống.
Nhà bình luận Jacques Attali đặt câu hỏi, phải chăng những gì diễn ra trong vụ đầu cơ kỳ lạ đã cho thấy một vấn đề sâu xa hơn nữa ? Chứng khoán luôn là nơi của những tin đồn, dối trá, tin giả, để thu hút đồng vốn cho doanh nghiệp hay các chính phủ đang xuống dốc, để lừa các đối thủ cạnh tranh và thu được nhiều lợi lộc. Nhiều phương tiện truyền thông nhất là ở Pháp từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 cũng đã từng đưa tin thất thiệt, những quảng cáo giả dạng bài báo…
Ngày nay, từ báo viết thành báo mạng, trong thời đại mạng xã hội, tin giả lại càng lan tràn nhanh chóng. Những cá nhân nhỏ bé cũng có thể bày tỏ sự phẫn nộ trước những thế lực, những người giàu độc quyền thao túng… Các nhà đầu tư nhỏ tức giận trước những kẻ kiếm được rất nhiều tiền khi đặt cược vào cái chết của một doanh nghiệp như GameStop, BlackBerry, AMC Entertainment, đã liên minh với nhau đẩy giá cổ phiếu các công ty này lên. Một số quỹ đầu tư mạo hiểm như Melvin Capital bị rơi vào thế kẹt. Mạng môi giới Robinhood phải cho ngưng giao dịch, và đến lượt mạng này nhận lãnh sấm sét từ người sử dụng.
Hiện tượng này sẽ còn đi xa đến đâu ? Tác giả muốn nhìn một cách lạc quan hơn : mọi cuộc khủng hoảng có thể mang lại cơ hội để giải quyết các vấn đề trước đó người ta không dám đề cập. Đó là chỉnh đốn thị trường chứng khoán thế giới, chấm dứt nạn đầu cơ tiêu cực, chống tin giả, và, hãy mơ mộng một chút : hướng nguồn tiền đầu tư vào các doanh nghiệp mang tính bền vững, tích cực, phục vụ những lãnh vực thiết yếu cho cuộc sống loài người.
Một hệ quả thú vị : Le Figaroghi nhận "Sau khi làm rung chuyển Wall Street, vụ GameStop gợi hứng cho Hollywood".
Những ngày gần đây, feuilleton tài chính xung quanh GameStop - chuỗi cửa hàng trò chơi video bị các nhà đầu cơ Wall Street tấn công và được cả một đội quân các nhà đầu tư nhỏ lẻ bảo vệ thông qua mạng xã hội Reddit - là quá tuyệt để có thể thoát khỏi tầm ngắm của kinh đô điện ảnh. Hiện đang có nhiều dự án làm phim dựa trên câu chuyện này. Netflix cũng đang thương lượng với nhà viết kịch bản từng đoạt Oscar Mark Boal để làm phim dài. Khó thể bỏ qua một câu chuyện David chống lại người khổng lồ Goliah phiên bản 2.0.
Thụy My
Thụy My, RFI, 06/02/2021
Hải quân Hoa Kỳ hôm 05/02/2021 thông báo khu trục hạm USS John McCain tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa. Đây là hoạt động tuần tra bảo vệ tự do hàng hải đầu tiên tại Biển Đông của chính quyền Joe Biden.
Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ khẳng định chuyến tuần tra của khu trục hạm USS John McCain nhằm "bảo vệ quyền tự do hải hành gần quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Quân đội Trung Quốc nói rằng "lực lượng hải quân và không quân theo sát tình hình, và đã ra lệnh cho chiến hạm Mỹ phải rời khỏi khu vực". Đồng thời lên án Hoa Kỳ "vi phạm trầm trọng chủ quyền của Trung Quốc", "làm ảnh hưởng đến hòa bình khu vực".
Trong một thông cáo, Hải quân Mỹ phản bác tuyên bố của Bắc Kinh. Trung úy James Adams, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương khẳng định chiến hạm USS John McCain "chưa bao giờ bị xua đuổi khỏi lãnh thổ một nước khác". Ông nhấn mạnh rằng khu trục hạm Mỹ "sẽ tiếp tục các hoạt động thường lệ trong vùng biển quốc tế".
Bản tin của Reuters nhắc lại, Trung Quốc đã cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, sau trận hải chiến với quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Bắc Kinh đã quân sự hóa quần đảo, biến Phú Lâm, đảo lớn nhất ở Hoàng Sa thành căn cứ quân sự kiên cố nhất trên Biển Đông. Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền ở Hoàng Sa.
Hôm thứ Năm 04/02 Bắc Kinh cũng đã lên án việc chiến hạm USS John McCain đi qua eo biển Đài Loan, hòn đảo mà Trung Quốc luôn dòm ngó.
Trong một diễn biến khác, các nhà quan sát hình ảnh vệ tinh ghi nhận hàng không mẫu hạm Mỹ USS Nimitz bắt đầu băng qua eo biển Malacca để tiến vào Biển Đông.
Sau luật Hải cảnh, tàu Trung Quốc xâm nhập Senkaku
Tại Biển Hoa Đông, tàu Trung Quốc lần đầu tiên đã xâm nhập vùng biển Nhật Bản kể từ khi luật hải cảnh mới có hiệu lực. Hãng tin Kyodo cho biết hai tàu tuần duyên Trung Quốc đã đi vào lãnh hải Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các tàu này hướng về phía hai chiếc tàu đánh cá Nhật gần đó, khiến tuần duyên Nhật Bản phải đến bảo vệ. Ngoài ra còn hai tàu tuần duyên Trung Quốc khác đi gần vùng tiếp giáp, trong đó một chiếc dường như trang bị đại bác.
Hôm thứ Tư 03/02, Tokyo đã bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về luật Hải Cảnh mới của Trung Quốc, cho phép hải cảnh Trung Quốc bắt giữ các tàu nước ngoài tại những vùng biển mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền.
Chiến hạm Mỹ đi vào vùng quần đảo Hoàng Sa
RFA, 05/02/2021
Một chiến hạm của Hoa Kỳ vào ngày 5 tháng 2 đi qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông. Đây là chuyến thực hiện quyền tự do hàng hải của Hải quân Hoa Kỳ đầu tiên ở Biển Đông dưới thời tân tổng thống Joe Biden.
Tàu USS John McCain ở Biển Đông hôm 28/6/2014 - Reuters
Reuters dẫn thông báo của Hạm đội 7, Hải Quân Hoa Kỳ cho biết như vừa nêu. Cụ thể, khu trục hạm USS John McCain đi vào vùng biển quần đảo Hoàng Sa để khẳng định quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế.
Trung Quốc luôn bày tỏ phẫn nộ mỗi khi Hoa Kỳ cho chiến hạm áp sát các đảo do Bắc Kinh chiếm đóng tại Biển Đông. Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ cố tình gây căng thẳng tại vùng biển này.
Đây là nơi có tuyến đường biển quan trọng và giàu tài nguyên dầu khí cũng như hải sản mà Trung Quốc đơn phương vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.
Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch tự do hàng hải, gọi tắt theo tiếng Anh FONOPS, nhằm đề cao quyền tự do hàng hải và việc sử dụng vùng biển theo luật quốc tế.
Trung Quốc hoàn tất việc chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng sa vào tháng 1 năm 1974 trong một cuộc hải chiến với Hải quân Việt Nam Cộng Hòa.
Hiện Trung Quốc cho phát triển thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm thành trung tâm hành chính quản lý các quần đảo và vùng biển chung quanh những nơi đó tại Biển Đông.
Nguồn : RFA, 05/02/2021
Thanh Hà, RFI, 02/02/2021
Phát biểu trước tổ chức tư vấn của Hoa Kỳ về quan hệ Mỹ-Trung, ngày 02/02/2021, ông Dương Khiết Trì, ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc, đặc trách đối ngoại, chủ trương thắt chặt quan hệ với chính quyền Biden.
Kèm theo đó là lời cảnh cáo Washington "cần tôn trọng lập trường và lo ngại của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan". Về cuộc đọ sức thương mại, ông Dương Khiết Trì kêu gọi tân chính quyền Mỹ tránh viện cớ an ninh quốc gia để áp dụng chính sách bảo hộ trá hình.
Trong cuộc họp qua cầu truyền hình với cơ quan tư vấn của Mỹ về bang giao Mỹ-Trung, trụ sở tại New York, ông Dương Khiết Trì nhìn nhận Washington và Bắc Kinh có những "khác biệt về quan điểm trên nhiều hồ sơ" nhưng các bên cần tránh để những khác biệt đó làm "phương hại đến quan hệ song phương".
Lãnh đạo đối ngoại của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc nhắc nhở tân chính quyền Mỹ cần tôn trọng "nguyên tắc một nước Trung Hoa, thực sự tôn trọng lập trường và quan ngại của Trung Quốc liên quan đến Đài Loan". Bên cạnh lời cảnh cáo này, Bắc Kinh mong muốn mở ra mối bang giao tốt đẹp hơn với tân chủ nhân Nhà Trắng.
Hãng tin Mỹ AP nhắc lại quan hệ song phương Mỹ-Trung xấu đi đáng kể vì những xung khắc về thương mại, vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng, về mối đe dọa Hoa Lục thôn tính Đài Loan. Bên cạnh đó là tình trạng dân chủ đang bị bóp nghẹt tại Hồng Kông và sự bành trướng của Bắc Kinh đối với vùng biển Đông.
Tuần qua, bà Linda Thomas Greenfield, người được tổng thống Joe Biden đề cử giữ chức đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc đã không ngần ngại xem Trung Quốc là "một đối thủ chiến lược" của Washington.
Thanh Hà
Nguồn : RFI, 02/02/2021
*********************
Trung Quốc thông báo tiến hành tập trận ở Vịnh Bắc Bộ trong tuần lễ đầu tháng Hai
RFA, 02/02/2021
Trung Quốc bắt đầu cuộc tập trận mới ở vùng biển phía Tây bán đảo Lôi Châu từ ngày 2 đến ngày 8/2. Vùng biển này là khu vực Vịnh Bắc Bộ, theo cách gọi của Việt Nam.
Hình chụp hôm 2/1/2017 : máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh trong một cuộc tập trận ở Biển Đông - AFP
Truyền thông Nhà nước Việt Nam cho biết Cục hải sự Trung Quốc (MSA) phổ biến thông báo vừa nêu trong cùng ngày 2/2.
Thông báo của MSA cho biết cuộc diễn tập diễn ra ở khu vực có phạm vi bán kính 5km tại vùng biển phía Tây bán đảo Lôi Châu. Đồng thời, cấm tàu thuyền đi vào trong lúc cuộc tập trận diễn ra trong tuần lễ đầu của tháng Hai.
Báo mạng Thanh Niên cho biết khu vực bắc Kinh thực hiện tập trận lần này, chiếu theo Google Maps cho thấy phần Vịnh Bắc Bộ là thuộc về Trung Quốc.
Đây là cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ lần thứ ba trong năm 2021 do trung Quốc tiến hành. Hai cuộc tập trận trước đó diễn ra từ ngày 23-27/1 và từ ngày 27-30/1.
Kể từ đầu năm 2021 đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc được ghi nhận thực hiện tổng cộng 6 cuộc tập trận ở Biển Đông.
Theo thông báo đăng tải trên website của MSA, Trung Quốc trong năm 2020 đã tiến hành ít nhất 20 cuộc tập trận ở Biển Đông. Trong đó, có chín cuộc tập trận ở Vịnh Bắc Bộ và năm cuộc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền.
Nguồn : RFA, 02/02/2021
*********************
Minh Anh, RFI, 01/02/2021
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết nhiều chiến đấu cơ Trung Quốc và một máy bay trinh sát của Mỹ đã cùng lúc đi vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan ngày 31/01/2021.
Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, tổng cộng có bảy máy bay của Trung Quốc, gồm hai chiến đấu cơ J-10, 4 chiếc J-11 và một máy bay trinh sát Y-8 đã đi vào vùng phòng không gần đảo Pratas. Cùng lúc này, một chiếc máy bay trinh sát nhận dạng hàng không mẫu hạm của Mỹ cũng đi vào góc tây nam của quần đảo.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Đài Loan không cho biết cụ thể tên và hành trình bay của máy bay trinh sát Mỹ như là đối với các chiến đấu cơ Trung Quốc.
Đây là lần đầu tiên Đài Loan nói đến sự hiện diện của một máy bay trinh sát Mỹ trong khi hầu như mỗi ngày Đài Bắc đều loan tin về các hoạt động không quân của Trung Quốc trong khu vực kể từ trung tuần tháng 9/2020.
Reuters nhắc lại hiếm khi nào Đài Bắc công khai nói về kiểu hoạt động quân sự này của Mỹ tại vùng nhận dạng phòng không ngoại trừ việc tầu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, mặc dù các nguồn tin ngoại giao và an ninh vẫn hay nói đến các nhiệm vụ không quân và hải quân của Hoa Kỳ gần đảo.
Căng thẳng tại eo biển Đài Loan gia tăng trong tuần trước, sau khi Đài Loan loan báo nhiều chiến đấu cơ và máy bay ném bom của Trung Quốc quần thảo trên không phận vùng đảo Pratas ở phía bắc Biển Đông do Đài Loan kiểm soát.
Minh Anh
Nguồn : RFI, 01/02/2021
**********************
Quân đội Mỹ chỉ trích các chuyến bay của Trung Quốc ở Biển Đông
VOA, 30/01/2021
Quân đội Mỹ ngày thứ Sáu nói rằng các chuyến bay quân sự của Trung Quốc trong tuần qua ở Biển Đông là một phần trong kiểu hành vi gây bất ổn và gây hấn của Bắc Kinh nhưng không đề ra mối đe dọa nào đối với một nhóm hàng không mẫu hạm tấn công của Hải quân Mỹ trong khu vực.
Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt tiến vào cảng ở Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 5 tháng 3, 2020.
“Nhóm hàng không mẫu hạm tấn công Theodore Roosevelt đã theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) và Không quân (PLAAF), và không có lúc nào họ đề ra mối đe dọa đối với tàu, máy bay, hoặc thủy thủ của Hải quân Mỹ,” Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ cho biết trong một phát biểu.
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ ẩn danh cho biết các máy bay của Trung Quốc không đến gần các tàu Hải quân Mỹ trong phạm vi 250 hải lý (460 km).
Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ nhắc lại cam kết của họ tiếp tục các hoạt động trong khu vực.
“Hoa Kỳ sẽ tiếp tục điều máy bay, tàu thuyền và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, thể hiện quyết tâm thông qua sự hiện diện của chúng tôi trên khắp khu vực,” Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương nói thêm.
Đài Loan trước đó báo cáo một số máy bay của lực lượng không quân Trung Quốc đã bay vào góc tây nam của vùng nhận dạng phòng không của họ vào cuối tuần trước, gần quần đảo Đông Sa do Đài Loan kiểm soát, bao gồm các máy bay chiến đấu và máy bay ném bom H-6 có năng lực hạt nhân.
Hôm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thể hiện giọng điệu cứng rắn đối với Đài Loan, cảnh báo sau hoạt động quân sự tăng cường vào cuối tuần trước gần hòn đảo này rằng “độc lập có nghĩa là chiến tranh” và rằng các lực lượng vũ trang của họ hành động để đáp trả sự khiêu khích và can thiệp của nước ngoài.
Nguồn : VOA, 30/01/2021
**********************
Hoa Kỳ lên án Trung Quốc điều máy bay theo dõi tàu chiến Mỹ ở Biển Đông
RFA, 30/01/2021
Quân đội Mỹ hôm 29/1 ra tuyên bố lên án việc Trung Quốc trong tuần qua đã điều các máy bay quân sự tới Biển Đông vào khi đội tàu tác chiến của Mỹ cũng ở trong khu vực này, gọi đây là hành động gây mất ổn định trong khu vực và hiếu chiến của Bắc Kinh.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt ở Đà Nẵng hôm 5/3/2020 - Reuters
Thông báo của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Quân đội Mỹ viết: “Đội tàu hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt theo dõi chặt chẽ các hoạt động của Không quân và Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và họ đã không đặt ra mối đe doạ nào cho các tàu chiến của cũng như máy bay và thuỷ thủ của Hải quân Mỹ”.
Hãng tin Reuters trích lời một giới chức Mỹ giấu tên cho biết các máy bay của Trung Quốc bay cách tàu của Mỹ ở khoảng cách 250 hải lý (460 km).
Vào ngày 23/1 vừa qua, Mỹ đã điều đội tàu tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt vào Biển Đông thực hiện hoạt động thuộc chương trình bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực. Cũng trong cùng ngày, Trung Quốc đã điều hàng loạt máy bay chiến đấu bao gồm cả máy bay ném bom H-6 bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan trên quần đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát ở Biển Đông.
Một nguồn tin giấu tên cho Reuters biết Trung Quốc đã cố tình tập trận vào khi tàu sân bay Mỹ đi qua Eo Bashi vào Biển Đông.
Hôm 28/1, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lên tiếng cảnh báo Đài Loan rằng việc đòi độc lập khỏi Trung Quốc cũng đồng nghĩa với chiến tranh, và các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang phản ứng trước những hành động gây hấn và can thiệp từ nước ngoài.
Trung Quốc cũng gọi việc Mỹ điều đội tàu tác chiến vào Biển Đông là gây mất hoà bình trong khu vực.
Trung Quốc từ trước đến nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ của nước này và chỉ chờ được thống nhất. Bắc Kinh chưa bao giờ loại bỏ khả năng dùng vũ lực để lấy lại Đài Loan.
Nguồn : RFA, 30/01/2021
Thùy Dương, RFI, 30/01/2021
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Biden nói : Hoa Kỳ phải sữa chữa nền dân chủ để chống Trung Quốc tốt hơn và bắt Trung Quốc trả giá cho các hành vi hiếu chiến. Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/01/2021 phác họa chiến lược của tân chính quyền Mỹ để đối phó với đối thủ Trung Quốc.
Theo AFP, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Joe Biden, Jake Sullivan, đã khẳng định sự cứng rắn của tân chính quyền Mỹ, thậm chí còn nhấn mạnh sẽ "tiếp nối" đường lối của chính quyền Donald Trump trên một số khía cạnh.
Trong cuộc nói chuyện với người tiền nhiệm Robert O'Brien, cố vấn an ninh quốc gia tổng thống Trump, do Viện Nghiên cứu Hòa bình Hoa Kỳ tổ chức, ông Jake Sullivan cho rằng "Trung Quốc đang cố gắng chứng minh rằng mô hình Trung Quốc tốt hơn mô hình Mỹ", dựa trên "những sự vận hành rối loạn và sự chia rẽ ở Hoa Kỳ". Do đó, cột trụ đầu tiên trong bốn cột trụ của chính sách Mỹ phải là "sửa chữa những nền tảng cơ bản của nền dân chủ" của nước Mỹ, ngay chính trong "hệ thống dân chủ", cũng như trong "những bất bình đẳng sắc tộc" và "kinh tế".
Bước thứ hai là phải nhìn nhận ra rằng sẽ hiệu quả hơn nếu hợp tác hành động với các đồng minh dân chủ của Washington. Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Biden lưu ý rằng Hoa Kỳ cùng với các đồng minh ở Châu Âu và Châu Á đại diện cho hơn một nửa nền kinh tế thế giới. Chính điều này mang lại cho họ sức mạnh cần thiết để đạt được các kết quả và bảo vệ một số nguyên tắc trước sự tấn công từ Trung Quốc. Điểm thứ ba là hướng đến giành chiến thắng trong cuộc chạy đua "công nghệ tương lai". Và cuối cùng là sẵn sàng bắt Trung Quốc phải gánh hậu quả từ những hành động ở Tân Cương, Hồng Kông và Đài Loan.
Về các chính sách liên quan đến an ninh quốc gia, phát ngôn viên Nhà Trắng, Jen Psaki, hôm qua cho biết chính quyền Biden sẽ xét lại tất cả các biện pháp mà cựu tổng thống Donald Trump đã đưa ra, bao gồm cả thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 giữa Mỹ và Trung Quốc được ký kết hồi tháng 01/2020. Chad Bown, một thành viên tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, trong tháng Giêng đã đưa ra một phân tích cho thấy lượng hàng hóa Trung Quốc mua của Mỹ vào năm 2020 đã giảm 42% so với cam kết mà Bắc Kinh đưa ra trong thỏa thuận thương mại.
Thùy Dương
*******************
Thụy My, RFI, 29/01/2021
Hôm 28/01, ông Donald Trump đã tiếp thủ lãnh Cộng hòa ở Hạ Viện, Kevin McCarthy (California), tại khu nghỉ dưỡng sang trọng của ông ở Florida. Đây là dấu hiệu cho thấy ảnh hưởng rất lớn của cựu tổng thống trong đảng, dù ông bị chỉ trích gay gắt về vụ xâm nhập điện Capitol. Theo Le Monde ngày 29/01/2021, đông đảo thượng nghị sĩ Cộng hòa vẫn ủng hộ ông Trump.
Từ khi ra đi khỏi Nhà Trắng ngày 20/01, ông Donald Trump không còn thấy xuất hiện trước công chúng. Nhưng cư dân mới của Palm Beach vẫn chơi gôn, môn thể thao ưa thích của ông như lúc còn đương nhiệm. Donald Trump đã mở văn phòng cựu tổng thống từ ngày 25/01.
Trong cuộc bỏ phiếu mới đây, các thượng nghị sĩ Cộng hòa đã cho thấy khả năng truất phế cựu tổng thống trong phiên luận tội bắt đầu từ ngày 09/02 là khó thể thực hiện được. Hôm thứ Ba 26/01, chỉ có năm thượng nghị sĩ Cộng hòa ngả theo phía Dân chủ. Đại đa số (45/50) phản đối tiến trình này. Thế nên khó có việc có thêm 17 lá phiếu của Cộng hòa để hội đủ 67 phiếu cần thiết, dù một tuần trước đó thủ lãnh đảng bảo thủ ở Thượng Viện, Mitch McConnell (Kentucky) lên án ông Trump về vụ bạo động.
Bị chỉ trích vì thái độ đối với ông Donald Trump nên ông McCarthy đã trở thành người khách đầu tiên đến Florida thăm cựu tổng thống. Đảng Cộng hòa như vậy vẫn mắc kẹt trong cáo buộc gian lận bầu cử mà Donald Trump luôn khẳng định.
Việc thượng nghị sĩ Cộng hòa Rob Portman (Ohio) hôm 25/01 loan báo không tranh cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 2022, đã xác nhận một khuynh hướng có từ khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng. Đó là sự ra đi của các nhà lập pháp ôn hòa hoặc có thể thỏa hiệp với các đối thủ Dân chủ, được thay thế bằng các nhân vật cứng rắn thân Trump.
Sáu trong số 17 thượng nghị sĩ đã bỏ phiếu chống lại kết quả bầu cử ở Pennsylvania được bầu lên lần đầu vào năm 2018 và 2020. Trong số những nhân vật Cộng hòa có thể kế nhiệm ông Rob Portman, ứng viên có nhiều triển vọng nhất là Jim Jordan, một trong số những người ủng hộ ông Donald Trump nhiệt thành nhất.
Cùng ngày, Sarah Sanders, cựu phát ngôn viên của ông Donald Trump ở Nhà Trắng loan báo ứng cử vào vị trí thống đốc Arkansas. Trong khi chiếc ghế này đang được hai tên tuổi Cộng hòa ở địa phương dòm ngó : Tim Griffin, cánh tay mặt của đương kim thống đốc và Leslie Rutledge, tổng chưởng lý của bang ; việc ông Trump ủng hộ bà Sanders ngay lập tức được coi là thế mạnh quan trọng của bà.
Duy trì được ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng mặc cho cú sốc ngày 06/01, cựu tổng thống cho biết ông không còn ý định lập ra "đảng Ái Quốc" - theo Wall Street Journal, để không làm Cộng hòa yếu đi trước đối thủ Dân chủ.
Thụy My
Chủ Nhật, 10/01/2021, Kim Jong-un, lãnh tụ tối cao Bắc Triều Tiên được bầu vào chức vụ "tổng bí thư" tại Đại hội 8 đảng Lao Động Triều Tiên. Quyền lực được củng cố, nhưng lãnh đạo Bắc Triều Tiên phải đối mặt với nhiều thách thức lớn : Kinh tế kiệt quệ do đại dịch Covid-19 và Joe Biden lên cầm quyền đoạn tuyệt với chiến lược tiếp xúc trực tiếp do Donald Trump đề xướng.
Đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm và lần thứ 8 trong lịch sử Bắc Triều Tiên, Đại hội đảng Lao Động được tổ chức. Sự kiện đặc biệt gây sự chú ý cho giới quan sát khi thời điểm tổ chức là trong tháng Giêng năm 2021, chứ không phải là vào mùa xuân theo như thông lệ.
Các nhà phân tích cho rằng việc đẩy thời điểm tổ chức sớm hơn dường như có liên hệ đến ngày ông Joe Biden chính thức cầm quyền. Bình Nhưỡng dường như muốn gởi đi nhiều thông điệp tới tân tổng thống và chính quyền Mỹ.
Một điểm khác cũng gây sự chú ý cho giới quan sát đó là việc bầu ông Kim Jong-un vào chức vụ "tổng bí thư". Trên cương vị này, lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay có một vị trí gần như là ngang hàng với Kim Il Sung - ông nội - được phong là "chủ tịch vĩnh viễn" và người cha, Kim Jong Il, "tổng bí thư vĩnh viễn". Các chức danh này được ghi rõ trong Hiến Pháp. Hệ quả của việc bổ nhiệm này trong sắp tới ra sao, giới phân tích hiện chưa thể đưa ra các đánh giá.
Đây cũng là dịp để Kim Jong-un tỏ sự khác biệt với người cha Kim Jong Il ? Hình ảnh của cha ông gắn liền với một giai đoạn đầy khắc nghiệt. Kinh tế bị suy sụp dẫn đến khủng hoảng nhân đạo và nạn đói trong những năm 1990. Rồi Bắc Triều Tiên bị quốc tế cô lập sau cuộc khủng hoảng hạt nhân thứ hai năm 2006.
Đại hội 8 đảng Lao Động Triều Tiên lần này diễn ra trong bối cảnh tiến trình đàm phán với Hoa Kỳ bị đình trệ do cuộc xung đột Mỹ - Trung dai dẳng, Hoa Kỳ bầu chọn một tổng thống mới và nhất là dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ Trung Quốc.
Tuy Bắc Triều Tiên phụ thuộc nặng nề vào ngoại thương, nguồn thu chính cho đất nước, nhưng Kim Jong-un cũng hiểu được rằng nếu dịch bệnh phát ra trong nước, Bắc Triều Tiên không thể nào xử lý nổi do những hạn hẹp về hệ thống y tế.
Việc nhanh chóng khép cửa biên giới, "nội bất xuất, ngoại bất nhập" đã gây thêm nhiều khó khăn cho nền kinh tế quốc gia, vốn dĩ chịu nhiều áp lực từ các lệnh trừng phạt. Các mục tiêu phát triển kinh tế vì thế cũng không đạt được như mong muốn.
Theo số liệu do Viện Thống kê Hàn Quốc công bố, năm 2020, trao đổi thương mại giữa Bắc Triều Tiên với Trung Quốc trong năm 2020 ở mức thấp nhất, chỉ đạt được 1,7 triệu đô la, trong khi mà mức GDP của Bắc Triều Tiên trong năm 2019 có nhiều dấu hiệu tích cực tương đối ổn định nhờ vào các chương trình cải cách kinh tế từng phần.
Người ta còn nhớ là để vực dậy nền kinh tế đất nước, và cải thiện mức sống của người dân, Kim Jong-un – trong bài diễn văn đầu tiên ngày 15/04/2012, khi vừa lên cầm quyền đã cam kết không để người dân phải "thắt lưng buộc bụng", thực hiện một chính sách kinh tế tự lực cánh sinh.
Một mặt là để gia tăng khả năng tự túc về sản xuất ngũ cốc, điện,… Mặt khác là nhằm hạn chế bớt sự lệ thuộc nhiều vào các nguồn hỗ trợ nhân đạo, thường hay bị đặt điều kiện với việc giải trừ hạt nhân – một cuộc mặc cả mà Bình Nhưỡng không thể nào chấp nhận, theo như phân tích của nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (FRS) trên đài RFI.
"Mục tiêu của chế độ Bình Nhưỡng từ nhiều năm qua là tăng cường khả năng tự túc. Trong những năm 1970, 1980, Bắc Triều Tiên phụ thuộc nhiều vào khối cộng sản. Chính vì vậy mà việc Liên Xô sụp đổ vào cuối những năm 1980, đầu thập niên 1990, đã gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn tại Bắc Triều Tiên.
Từ khoảng 20 năm gần đây, Bắc Triều Tiên gần như tự cung tự cấp nhưng thật sự chính các biện pháp trừng phạt kinh tế và nghịch lý thay, dịch bệnh Covid-19 đã buộc chế độ giờ phải trở nên tự túc như vậy.
Và điều này đặt ra nhiều vấn đề chính trị, bởi vì điều đó có nghĩa là chiếc đòn bẩy mà cộng đồng quốc tế nghĩ rằng có thể sử dụng để làm thay đổi thái độ của Bắc Triều Tiên, đặc biệt trong hồ sơ hạt nhân đang dần mất hiệu quả."
Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược quốc gia "Song Tiến – Byongjin" đề ra năm 2013, nghĩa là phát triển song song kinh tế và hạt nhân – Bình Nhưỡng đã bị tước đi một nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước.
Việc phát triển các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo đã dẫn đến một loạt các biện pháp trừng phạt của quốc tế. Bình Nhưỡng cũng vì thế không thể xuất khẩu nguyên nhiên liệu như than đá, hải sản, hàng hóa dệt may…, mỗi năm mang về cho chế độ hơn một tỷ đô la.
Nhằm giảm thiểu tác động của các lệnh trừng phạt, ngoài việc dựa vào nguồn trao đổi thương mại quan trọng với Trung Quốc, Bình Nhưỡng đã cho phát triển ngành du lịch để tìm kiếm nguồn thu thay thế khác.
Chỉ có điều, dịch bệnh bùng phát, mục tiêu phát triển kinh tế chưa đạt được, các chương trình hành động ngoại giao của Bắc Triều Tiên hòng tìm kiếm một phương cách giải tỏa các bế tắc trong đàm phán hạt nhân với Mỹ cũng bị cản trở. Nhà nghiên cứu về Đông Bắc Á, Quỹ Nghiên cứu về Chiến lược nhận định :
"Về kinh tế, Bắc Triều Tiên đặt cược nhiều vào những dòng du khách mới, nhất là phát triển du lịch đại trà ở Wonsan, một thành phố duyên hải đang trong giai đoạn hoàn tất, rồi khu phức hợp Sanjeong trên núi, nơi có ngọn Paektu nổi tiếng.
Nhưng cuộc khủng hoảng Covid-19 ngăn chận dòng du khách đến, và như vậy cản trở việc giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt, ngăn cản khả năng Bắc Triều Tiên tìm kiếm những nguồn thu nhập khác thay thế.
Tiếp đến là còn có những tác động thấy rõ đối với các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên. Họ không thể ra khỏi nước đến Châu Âu hay các nước Đông Nam Á để đàm phán, hoặc với các nước đó, hoặc với chính các nhà ngoại giao Mỹ.
Các nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên không đàm phán qua Zoom về những vấn đề cực kỳ nhậy cảm như hồ sơ hạt nhân chẳng hạn. Đại dịch Covid-19 có một tác động rất rõ lên tiến trình ngoại giao. Điều này thật sự đặt ra nhiều vấn đề."
Đối với chế độ Kim Jong-un hiện nay, vấn đề giải trừ hạt nhân là điều không thể, bất chấp dịch bệnh gây khó khăn cho nền kinh tế và cản trở các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Bắc Triều Tiên trong công cuộc chống bệnh lao phổi.
Mục tiêu của Bình Nhưỡng là muốn được quốc tế công nhận là một "cường quốc hạt nhân". Lập trường này đã được Bắc Triều Tiên một lần nữa thể hiện rõ khi tuyên bố Hoa Kỳ là "kẻ thù lớn". Và nhất là trong lễ diễn binh ngày 14/01/2021 sau khi kết thúc Đại hội Đảng, vài ngày trước khi ông Joe Biden tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, chế độ Bắc Triều Tiên đã phô trương một dàn tên lửa mới có thể phóng đi từ tầu ngầm.
Về điểm này, ông Antoine Bondaz cũng lưu ý thêm rằng sự việc cho thấy nỗi lo của chế độ, nhưng đồng thời thể hiện thiện chí duy trì một phạm vi hoạt động. Chính vì điều này mà Bình Nhưỡng cho đến giờ chưa có một hành động khiêu khích nào như thử tên lửa liên lục địa hay thử hạt nhân. Mục đích của những cử chỉ trên là nhằm bắn đi nhiều thông điệp đến tân chính quyền Biden.
"Bắc Triều Tiên tiếp tục gởi đi các thông điệp như những gì cho thấy trong bài diễn văn của Kim Jong-un. Ông ấy dành hẳn một phần để nói về hạt nhân.
Ông thông báo các kế hoạch phát triển chương trình hạt nhân trong những năm sắp tới : Phát triển vũ khí chiến thuật, phát triển tầu ngầm hạt nhân, phát triển một vệ tinh dọ thám dù là điều này nghe có vẻ quá tham vọng, và có thể là ít khả thi trong một số khía cạnh.
Thông điệp đưa ra rất rõ ràng, Bắc Triều Tiên có một chương trình hạt nhân đạn đạo đang được thực thi, chưa bao giờ bị dừng lại dưới thời Donald Trump. Và chương trình phát triển này còn có tầm quan trọng cao hơn, trên cả hai bình diện chất và lượng so với bốn năm trước đây, thậm chí là 10 năm, 12 năm khi ông Obama lên cầm quyền."
Thông điệp này liệu có được tân tổng thống Mỹ Biden để ý tới ? Cho đến giờ chính quyền mới tại Mỹ chưa đưa ra một lời bình luận nào. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát được tờ Yonhap trích dẫn, vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên vẫn sẽ là một thách thức quan trọng, tân tổng thống Mỹ sẽ làm việc cùng với các đồng minh. Điều đó không đồng nghĩa với việc trở lại với các cuộc thương lượng ở cấp thượng đỉnh như người tiền nhiệm đã làm.
Joe Biden sẽ trở lại với phương pháp cổ điển, "mối quan hệ sẽ ít nóng bỏng hơn, các nỗ lực ngoại giao được duy trì ở cấp thấp hơn và có điều phối với Bắc Triều Tiên. Một cách tiếp cận mà Bình Nhưỡng không mấy gì thích lắm, bởi vì cách làm này có thể sẽ được dựa trên một sự điều phối và việc lập kế hoạch trục Seoul – Washington có gắn kết chặt chẽ hơn", theo như phân tích của bà Celeste Arrington, giáo sư ngành Khoa học Chính trị và Quan hệ Quốc tế, trường đại học George Washington.
Giới quan sát cảnh báo, Bình Nhưỡng sẽ là sai lầm nếu lại áp dụng thói quen cũ "lửa và cuồng nộ" đối với chính quyền Joe Biden !
Minh Anh
Nguồn : RFI, 28/01/2021
Trần Việt Trung, RFA, 26/012021
Ngày 26/01/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc gửi điện mừng Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam. Trong nội dung trích dẫn, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định "coi trọng cao độ việc phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước Trung Quốc và Việt Nam". Phương châm "16 chữ vàng" và tinh thần "4 tốt" vẫn được lãnh đạo Trung Quốc "quán triệt" cho lãnh đạo Việt Nam. Trong khi tại một bức điện trước đó, lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đã gửi tới lãnh đạo Trung Quốc đề ngày 17/01/2021, nhân kỷ niệm 71 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt – Trung (18/1/1950 – 18/1/2021), những nội dung "16 chữ và 4 tốt" như trong bức điện chúc mừng Đại hội 13, đã không được phía Việt Nam công bố.
Reuters
Khác với thông lệ
Như vậy là khác với thông lệ và tiền lệ, phát thanh viên truyền hình và các báo nhà nước khi đưa nội dung điện của lãnh đạo Việt Nam gửi Trung Quốc, đều không đưa ra bất cứ một đoạn trích dẫn nào, xưa nay vốn tồn tại như là những mẩu văn bia. Các sáo ngữ "4 tốt" và phương châm "16 chữ vàng", hay các loại ngôn ngữ "gỗ" kiểu như "lý tưởng tương thông", "văn hóa tương đồng", "vận mệnh tương quan"… từ lâu ít được Việt Nam nhắc đến và lần này cũng vắng bóng. Để so sánh, chỉ cần trích đoạn từ điện mừng Hà Nội gửi cho lãnh đạo Lào (nhân 45 Năm Quốc khánh) – khúc nguyện cầu bang giao Việt-Lào "mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững" vẫn không ngớt được tấu lên – đủ thấy sự "bằng mặt không bằng lòng" giữa Hà Nội và Bắc Kinh có thể đã công khai ?
Chưa hết, đúng sáng ngày 19/1, tờ Tuổi Trẻ tưởng niệm sự kiện trước đây 47 năm bằng cách "chạy" tít trên trang chính, tiêu đề "Hoàng Sa mãi mãi là máu thịt của nước Việt…". Bài viết nhắc lại sự kiện ngày này năm ấy, Trung Quốc "dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam". Các báo "lề phải" khác trong nước và nhiều người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đều đồng loạt đăng tin kỷ niệm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Riêng báo đảng (tờ Nhân Dân) tuy không thông tin trực tiếp về kỷ niệm trận hải chiến 47 năm trước, nhưng có bài trên trang nhất về hoạt động trao cờ tổ quốc và chân dung Bác Hồ cho người dân vùng biển Phú Yên trong chương trình "Vì chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc".
Nhiều Facebooker chia sẻ lại "Văn tế 74 tử sỹ trong trận hải chiến ở Hoàng Sa" của Nguyễn Phúc Vĩnh Ba : "Tổ quốc thề không quên/ dân nguyền nhớ mãi". Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đăng lại bài thơ của Lê Khắc Anh Hào : "Hoàng Sa ơi ! Đảo Hoàng Sa ơi !/ Một mảnh giang sơn đã mất rồi/ Ta như mất cả phần da thịt/ Tổ Quốc còn đau một góc trời". Không hẳn là một sự ngẫu nhiên, ngày 19/1/2021, ông Mao Quyết Thắng, từ UBND Thành phố Hà Giang, cho biết dự kiến ngày 30/1 tới, địa phương sẽ làm lễ gắn biển ba tuyến đường phố mới mang tên các liệt sĩ Hoàng Hữu Chuyên, Lê Trần Mãn và Nguyễn Viết Ninh. Đây là những liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Vị Xuyên trong thời kỳ chống Trung Quốc xâm lược 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Động thái này được thực hiện theo nghị quyết HĐND tỉnh Hà Giang tháng 12/2020.
Từ phía Bắc Kinh, nhắc lại việc cướp đảo Việt Nam, Trung Quốc cho nối lại tua du lịch ra Hoàng Sa. Tối 17/1, Hoàn Cầu thời báo đăng tải clip tập trận của hải quân Trung Quốc trên Biển Đông. Cục Phó Cục Hải sự Quảng Đông Lâm Khuê trong họp báo ngày 12/1 nói rằng, tàu Hải tuần 09 với lượng giãn nước 10.000 tấn sẽ được Trung Quốc biên chế giữa năm nay và dự kiến triển khai tới Biển Đông. Trong một diễn biến khác, ngày 22/01 vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký Lệnh công bố Luật Hải cảnh (sửa đổi) của quốc gia này. Luật Hải cảnh của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ 1/2/2021. Liệu đây có phải là đòn "đánh phủ đầu" mới để răn đe với các quốc gia có các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, bao gồm Biển Đông, Biển Hoa Đông và Biển Hoàng Hải. Trong số này, đặc biệt phải kể đến Nhật Bản và Việt Nam ?
Ủng hộ chủ trương mới của Mỹ
Phải chăng vì các hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên Biển Đông suốt mấy năm qua, mà gần đây, giới phân tích ghi nhận những thay đổi đáng để ý trong thái độ của Việt Nam đối với chính sách mới của Mỹ ở Biển Đông. Cụ thể, tại buổi họp báo chiều 14/01, đại diện hãng Sputnik của Nga đề nghị cho biết lập trường của Việt Nam về việc Mỹ đề ra kế hoạch tích hợp 3 lực lượng hải quân, thủy quân lục chiến và tuần duyên nhằm ứng phó các thách thức mới, trong đó có Biển Đông.
Khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đi qua Biển Đông hôm 11/4/2017. Reuters
Trả lời câu hỏi trên, bà Lê Thị Thu Hằng khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là các quốc gia trong và ngoài khu vực đều cần đóng góp có trách nhiệm vào mục tiêu chung, duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Biển Đông, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước luật Biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982. Tương tự, phản hồi đề nghị nêu bình luận về tài liệu mới được giải mật của phía Mỹ về chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP), bà Lê Thị Thu Hằng nhắc lại lập trường của Việt Nam là mong muốn và hoan nghênh các sáng kiến liên kết, kết nối ở khu vực góp phần đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác ở khu vực dựa trên luật lệ và tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các nước, bao gồm vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình. "Lập trường này đã được Việt Nam và các nước ASEAN chia sẻ trong tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, gọi tắt là AOIT", bà Hằng khẳng định.
Điều khác biệt trong trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Nội là trước đây, có lúc một số tướng lĩnh của Việt Nam, như Thượng tướng Võ Tiến Trung, từng đánh đồng, việc Hoa Kỳ đưa tàu chiến đến vùng Biển Đông chẳng qua cũng để "diễu võ, dương oai", rồi kết luận cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều gây ra sự bất ổn và căng thẳng trong vùng.
Đánh đồng Mỹ với Trung Quốc là nối giáo cho giặc
Nay rõ ràng, bà Hằng đại diện cho quan điểm chính thức của Bộ Ngoại giao, một cách tuy không trực tiếp nhưng đã công khai hoan nghênh cả FOIP lẫn AOIT.
Không nằm trong lịch trình của Vương Nghị
Trong một diễn biến liên quan, ngày 17/01 cuối tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã kết thúc chuyến công du mới nhất của mình tại 9 nước Đông Nam Á, trong đó ông tìm cách ổn định quan hệ trong khu vực trước lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của Joe Biden. Nhưng trong số các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) mà Vương đã đến thăm thú, có một quốc gia đã bị loại khỏi nghị trình công tác của Vương ngoại trưởng, đó chính là Việt Nam. Theo các nhà quan sát, đây không phải là một sự ngẫu nhiên khi Trung Quốc đã đưa ASEAN lên trong các ưu tiên chính sách đối ngoại của mình trong thời gian gần đây, trong bối cảnh cạnh tranh địa-chính trị ngày càng gia tăng với Mỹ, các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương.
Theo các chuyên gia, vào thời gian Vương Nghị đến thăm 9 trong số 10 nước ASEAN, những căng thẳng giữa Hà Nội với Bắc Kinh khiến Việt Nam trở thành quốc gia bị bỏ rơi. Lý do được viện dẫn là vì thời gian vừa qua Việt Nam đã có những hành động mạnh mẽ để chống lại các luận điệu sai trái cũng như các hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Việt Nam cũng dường như là quốc gia Đông Nam Á duy nhất dám nêu vấn đề quản lý sông Mekong. Việc Vương Nghị bỏ qua Việt Nam cho thấy sự đối kháng và căng thẳng ngày càng tăng giữa hai đồng minh cộng sản cũ về tranh chấp Biển Đông và sông Mekong. Vừa qua lại được bổ sung thêm bởi yếu tố Hoa Kỳ và những bất ổn về đấu tranh quyền lực nội bộ ở Hà Nội nhân kỳ Đại hội 13 đang diễn ra.
Trong khi ASEAN đã vượt qua Liên minh Châu Âu với tư cách là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc vào năm ngoái, Việt Nam đã thay thế Đức trở thành đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc, nhờ vào thương mại hai chiều gia tăng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, bất chấp quan hệ chính trị căng thẳng và đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, theo Zhang Mingliang, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam (Quảng Châu), Việt Nam là quốc gia ASEAN đầu tiên có động thái từ chối tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei Technologies của Trung Quốc và đóng cửa biên giới Trung Quốc sau đại dịch.
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13 bắt đầu từ 26/01 cho đến 02/02/2021, ngày chính thức loan báo thành phần lãnh đạo mới. Cho dù tranh giành nhau bốn chiếc ghế quyền lực cao nhất, tất cả đều đồng thuận trên một hướng : thắt chặt quan hệ với nước Mỹ của Joe Biden để đương đầu với sức mạnh áp đảo của Trung Quốc, theo giới quan sát trong và ngoài nước.
Khai mạc Đại hội, đương kim tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng phấn chấn tuyên bố "kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới". Nhận định lạc quan và có cơ sở của nhân vật lãnh đạo số một không làm quên được một thực tế khác là Việt Nam nằm trong tầm nhắm của Trung Quốc. Trước Đại hội, Bắc Kinh cho biết cảnh sát biển Trung Quốc có quyền "bắn vào tàu cá nước ngoài" xâm phạm đường 9 đoạn ở Biển Đông. Ngày Đại hội, Bắc Kinh thông báo tập trận biểu dương lực lượng trong khu vực.
Đứng trước nhu cầu phát triển kinh tế và an ninh địa chính trị, giới lãnh đạo Việt Nam dường như đã chọn một phương án. Bài phân tích của Bloomberg gửi đi từ Hà Nội nói rõ "lãnh đạo Việt Nam kỳ vọng vào nước Mỹ của Joe Biden để đối trọng với Trung Quốc".
Nhưng vì sao tin tưởng vào tân tổng thống Mỹ trong trận thế kinh tế-địa chính trị ? Việt Nam thụ động chờ lòng trắc ẩn của Hoa Kỳ hay có trong tay những lá bài đáng giá ?
Theo Bloomberg, chỉ tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam từ nay cho đến 2030 là đạt được 7% ang trưởng mỗi năm với thu nhập trung bình đầu người là 7.500 đô la, ang gấp đôi so với GDP hiện nay. Để thực hiện mục tiêu kinh tế nói trên và cũng để làm thất bại âm mưu lấn chiếm chủ quyền của Trung Quốc, thì chiếc chìa khóa của Việt Nam là thắt chặt quan hệ với Mỹ, siêu cường duy nhất thừa sức đối đầu với Bắc Kinh, theo phân tích của Alexander Vuving, chuyên gia Đông nam Á ở Hawai.
Đối với giới lãnh đạo Hà Nội, sau bốn năm "nắng sớm mưa chiều" của Donald Trump, lúc xem Việt Nam là bạn, khi thì đe dọa trừng phạt không biết đâu mà lường, sự kiện Joe Biden đắc cử là một thay đổi thuận lợi tại Nhà Trắng.
Việt Nam hy vọng sẽ thâm nhập nhiều hơn vào thị trường Hoa Kỳ mà không bị lên án thao túng hối đoái và đe dọa trừng phạt thuế quan. Ông Vũ Tú Thành, đại diện của Hà Nội trong Hội đồng Kinh tế Mỹ - ASEAN nhấn mạnh là Việt Nam đã ký với tất cả các đối tác thương mại quan trọng trên thế giới một hiệp định song phương trừ… Hoa Kỳ.
Để giảm lệ thuộc vào công nghiệp, linh kiện Trung Quốc, Việt Nam tìm cách thắt chặt quan hệ với Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Cụ thể, ang xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2020 lên đến 77,1 tỷ đô la, ang 26% so với một năm trước.
Nhưng chính quyền Việt Nam có thể sẽ gặp khó ang với Joe Biden và đảng Dân Chủ ở Quốc Hội Mỹ trong hồ sơ nhân quyền do chính sách giam cầm những công dân chỉ trích chế độ độc đảng.
Tuy vậy, Hà Nội có một lợi thế khác là được Washington xem là một yếu tố then chốt trong chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương, theo chuyên gia Lê Thu Hương của viện chiến lược Úc Australian Strategic Policy Institut.
Từ khi Trung Quốc trỗi dậy đe dọa an ninh khu vực, quan hệ Mỹ - Việt không ngừng được cải thiện. Lệnh cấm vận quân sự được tháo gỡ dần, Mỹ cung cấp máy bay, tàu tuần tra. Việt Nam mong muốn được chia sẻ thông tin tình báo và nhận ang tầu tuần duyên. Hà Nội cũng kỳ vọng vào sự hợp tác khai thác dầu khí của các tập đoàn Mỹ để bảo vệ tài nguyên Việt Nam đang bị Bắc Kinh dòm ngó.
Trong thế chiến lược tay ba này, Hà Nội chỉ có một con đường mà chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên là cố vấn chính phủ Việt Nam cho là thượng sách : Đó là củng cố quan hệ với Mỹ để có thể duy trì quan hệ ngang ang với Trung Quốc.
Tú Anh
Nguồn : RFI,26/01/2021
Trọng Thành, RFI, 26/01/2021
Chính quyền Trung Quốc là mối đe dọa, nhưng cần có sự "kiên nhẫn chiến lược", đó là thông điệp chủ đạo của tân chính quyền Mỹ. Trong phát biểu hôm qua, 25/01/2021, phát ngôn viên của Nhà Trắng nhấn mạnh tân chính phủ sẽ tham vấn các đồng minh để có chiến lược "hiệu quả hơn".
Trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng, trước hết, người phát ngôn của phủ tổng thống, bà Jen Psaki, khẳng định Trung Quốc là một thách thức toàn diện đối với nước Mỹ : "Điều mà chúng ta thấy trong những năm vừa qua, đó là chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên độc tài trên chính đất nước của họ, trở nên quyết đoán hơn ở bên ngoài. Kể từ giờ, Bắc Kinh thách thức nền an ninh, sự thịnh vượng, các giá trị của chúng ta đến mức mà chúng ta cần phải có một tiếp cận mới". Để có được một tiếp cận mới, tân chính quyền Biden đề xuất "một sự kiên nhẫn chiến lược nhất định", và cho biết sẽ tham vấn Quốc Hội và các đồng minh trong những tuần tới để có chính sách phù hợp.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tân chính quyền Mỹ có kế hoạch duy trì các giới hạn được áp đặt hiện nay đối với tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi hay không, phát ngôn viên Nhà Trắng nhấn mạnh chính quyền Biden sẽ có một "chính sách tự vệ hiệu quả hơn", để buộc Trung Quốc "phải trả giá về những hành động bất chính, bất hợp pháp, để bảo đảm là các công nghệ của Mỹ không góp phần làm tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc".
Hãng tin Mỹ Bloomberg ghi nhận phát biểu trên để ngỏ khả năng là tân chính quyền Joe Biden có thể điều chỉnh lại đường lối quá cứng rắn dưới thời tổng thống tiền nhiệm Donald Trump. Tiếp theo một loạt chính sách đoạn tuyệt với chính quyền tiền nhiệm, trong loạt 17 sắc lệnh được đưa ra ngay trong ngày đầu nhậm chức, tân chính quyền Biden tỏ rõ dấu hiệu muốn đưa ra một chiến lược mới với Bắc Kinh, rất khác với chính quyền Donald Trump.
Tú Anh, RFI, 26/01/2021
Bắc Kinh loan báo mở một cuộc tập trận tại Biển Đông (Nam Hải theo cách gọi của Trung Quốc) trong tuần này. Hành động phô trương sức mạnh của Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh một hải đội tác chiến Mỹ tiến vào khu vực.
Theo Reuters, thông báo của chính quyền Trung Quốc kèm theo lệnh cấm tàu thuyền đi lại trong vịnh Bắc Bộ, nằm ở phía tây bán đảo Lôi Châu (Leizhou) từ ngày 27 đến 30 tháng 01/2021. Trung Quốc không cho biết chi tiết khi nào tập trận diễn ra và với cường độ nào.
Quyết định diễu võ dương oai của quân đội Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ, phía đông Việt Nam, công bố đúng vào lúc này có phải là ngẫu nhiên hay không ?
Reuters lưu ý bối cảnh : Thứ nhất, một ngày sau khi tân tổng thống Mỹ tuyên thệ, Hoa Kỳ đưa một hải đội tác chiến do hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt dẫn đầu, vào vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích, để bảo đảm quyền tự do lưu thông quốc tế.
Hôm thứ Hai, 25/01/2021, Bắc Kinh lên án Mỹ thường xuyên đưa tàu sân bay vào Biển Đông, phô trương cơ bắp, đe dọa ổn định và hòa bình.
Bối cảnh thứ hai là tại Hà Nội, diễn ra Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam, một sự kiện chính trị quan trọng của quốc gia láng giềng.
Song song với thông báo tập trận trên biển, Trung Quốc còn diễn tập phóng tên lửa mới đạn đạo tầm trung DF-26 ở phía đông và phía tây Hoa lục.
Liên đoàn khoa học gia Mỹ (FAS), trụ sở ở Washington và tạp chí quốc phòng Kanwa Defense ở Canada cho biết các dàn tên lửa ở Sơn Đông và Tân Cương với DF-26 có khả năng phóng tới Ấn Độ và căn cứ hải quân Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản.
Đài Loan hôm nay 26/01/2021, tổ chức tập trận theo "kịch bản không chiến", sau hai đợt máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận,
Hãng tin Al Jazeera của Qatar cho biết cuộc tập trận xuất phát từ căn cứ không quân ở cực nam hải đảo, huy động nhiều chiến đấu cơ và hỏa tiễn phòng không.
Tú Anh
Nguồn : RFI, 26/01/2021
Covid-19, phong tỏa hay không phong tỏa, vì sao chính phủ Pháp do dự ? Cô đơn, giới trẻ suy sụp tinh thần. Tân tổng thống Mỹ Joe Biden có thật là "người của Trung Quốc ?" Đó là những chủ đề lớn trên báo Pháp hôm nay.
Tâm trạng người dân Pháp như thế nào nếu cứ phải tiếp tục sống chung với dịch Covid-19 với phong tỏa, giới nghiêm tiếp nối triền miên, hạn chế sinh hoạt ?
Sức khỏe tinh thần của giới trẻ, học sinh và sinh viên tiếp tục là đề tài tranh luận. Trong thời khủng hoảng, ông bà nội ngoại là những người đóng vai trò then chốt chuyển tải lịch sử gia đình, tạo niềm tin cho thế hệ sau. Liệu có nên kéo dài thời gian bãi trường, từ hai tuần lên một tháng để chận dịch hay không ? Phóng sự điều tra của La Croix. Giáo sư đại học bất lực nhìn sinh viên của mình khốn khổ vì "học từ xa" tuần này sang tuần khác, tháng này sang tháng khác. Nhật báo công giáo mỗi ngày dành nửa trang báo cho độc giả đóng góp ý kiến.
Biếm họa "góc nhìn của Plantu" trên Le Monde phản ảnh một cách ý nhị : Một đám cháu nhỏ ngồi nghe bà kể chuyện : Bà quen với ông của các cháu lần đầu tiên tại một nơi có nhiều cái bàn, có ly, có đĩa… Một đứa cháu vọt miệng : Nhà hàng. Bà ngạc nhiên hỏi lại : Con cũng biết nữa à ? Tranh hài này minh họa cho thông tin chính phủ Pháp tìm cách trấn an dân chúng trong bối cảnh trên mạng xã hội tràn ngập tin đồn sắp tái phong tỏa, nhân viên y tế xuống tinh thần, Châu Âu tính đến giải pháp hạn chế lưu thông xuyên biên giới. Siêu vi biến chủng lây lan nhưng tái phong tỏa là một bài toán khó đối với tổng thống Pháp. Điện Elysée lùi đến cuối tuần để thông báo các biện pháp mới thay vì công bố vào chiều hôm nay như dự kiến. "Siêu vi của lòng ngờ vực", tựa trên trang nhất của Libération kèm theo con số 57% : Gần 6 người Pháp trên 10 "không tin cậy"vào Emmanuel Macron đưa đất nước ra khỏi đại dịch.
Bên cạnh "y tế và kinh tế" từ nay có thêm "tâm lý" là thông số thứ ba phải thêm vào phương trình chống dịch. Macron muốn có thêm thời gian cân nhắc giải pháp tái phong tỏa. Le Figaro báo động : Khủng hoảng y tế kéo dài làm suy sụp tinh thần của con người. Bạo loạn tại Hà Lan xung đột với cảnh sát, tấn công hàng quán trong bối cảnh giới nghiêm. Lửa khói có thể lan đến Pháp, nơi mà phân bón cách mạng đã thể hiện qua phong trào "Áo Vàng" cách nay hai năm.
Bài phân tích của Le Monde có tựa "Joe Biden đặt cược trên hàng "made in USA" để vực dậy kinh tế. Chủ trương này được thể hiện qua sắc lệnh bắt buộc chính quyền mua sản phầm nội hóa.
Khi làm phó tổng thống cho Barack Obama, Joe Biden ủng hộ Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và chủ trương mậu dịch tự do.Do vậy ông bị Donald Trump gọi là "người của Trung Quốc".
Trên thực tế, ngay lúc tranh cử, ông đã lưu tâm đến thành phần cử tri công nhân da trắng mà hãng xưởng bị đóng cửa do bị hàng nước ngoài giá rẻ cạnh tranh. Đắc cử, ông bảo vệ quyền lợi công nhân và công đoàn trong chiều hướng tiếp nối chính sách (Nước Mỹ trước đã) của… Donald Trump.
Ngày 25/01/2021, Joe Biden đã ký sắc lệnh tổng thống buộc các cơ quan Nhà nước phải sử dụng một cách hiệu quả hơn ngân sách trang bị hàng năm (600 tỷ đôla) để mua hàng hóa Mỹ. Tân tổng thống chỉ trích người tiền nhiệm quá lỏng lẻo. Donald Trump để các cơ quan nhà nước mua vật liệu của nước ngoài tăng đến 30%. Đối với Joe Biden, phải đổi cách tính, trong một sản phẩm mà chỉ có 50% thành tố làm tại Mỹ vẫn chưa có thể gọi là hàng Mỹ : "Tỷ lệ này phải cao hơn, chúng ta sử dụng tiền thuế của dân Mỹ để tái thiết nước Mỹ". Nhật báo Đức Handelsblatt bực tức : "Biden bắn tín hiệu cỗ vũ cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch cho dù bằng một cách ít thô bạo hơn người tiền nhiệm".
Trong lãnh vực ngoại thương, tân tổng thống Mỹ không đặt ưu tiên chấm dứt chiến tranh thương mại cũng không hủy bỏ áp thuế trừng phạt do Donald Trump ban hành.
Trong quan hệ với Châu Âu, một chuyên gia Pháp trấn an : Xung khắc xuyên Đại Tây dương "không phải là bất đồng cơ bản" và thế nào cũng sẽ có một sự hợp tác năng động giữa hai bên. Joe Biden phải nhanh chóng tái lập cân bằng trong ngân sách nhà nước và thu hút thành phần công nhân da trắng ủng hộ đảng Dân chủ trước đã nhưng nợ công và thâm thụt ngân sách cũng không còn là một cản trở. Thêm vào đó, chính quyền mới sẽ đồng nhịp với Châu Âu trong các hồ sơ lớn như khí hậu, lãnh vực mà công nghiệp Mỹ có nhiều ưu thế, như trong kỹ nghệ số và nhất là nhân quyền đối với Nga và Trung Quốc.
Le Monde dự báo Washington sẽ gây sức ép trên dự án ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 (Nga-Đức) và thỏa thuận đầu tư Trung Quốc-Châu Âu.
Đối đầu với chiến tranh mạng, khác với thời Donald Trump chỉ phản đối và trừng phạt, nước Mỹ của Joe Biden đang tăng cường các biện pháp phản công.
Đây cũng là một trong nhiều điểm khác biệt nữa giữa chính quyền Biden và của người tiền nhiệm, theo phân tích của Les Echos. Tân tổng thống Mỹ xem tin tặc là mối hiểm nguy nghiêm trọng và đã bổ nhiệm một loạt chuyên gia kinh nghiệm vào các chức vụ then chốt cũng như tăng ngân sách chiến tranh mạng. Không chỉ có thế, chính quyền Joe Biden sẽ cải cách lực lượng an ninh mạng và phản công. Ron Klain, chánh văn phòng của tổng thống khuyến cáo : "Những kẻ có trách nhiệm sẽ nhận lãnh hậu quả, không phải chỉ có trừng phạt không thôi. Mỹ sẽ có biện pháp để làm giảm khả năng gây hại của các tác nhân nước ngoài".
Tuy không có sự kiện nóng, Ukraine và Bắc Triều Tiên chiếm nhiều cột trên trang quốc tế của Le Monde.
Thêm một nhà ngoại giao Bắc Triều Tiên đào tị sang Hàn Quốc. Quyền đại sứ Ryu Hyun Woo bỏ nhiệm sở từ năm 2019 "vì tương lai của ba đứa con". Báo thương mại Hàn Quốc Maeil Business tiết lộ.
Le Monde cho biết thêm một số chi tiết thú vị về nhân thân của nhà ngoại giao thuộc "trung tâm quyền lực" này. Bố vợ Chon Il Chun là bạn thân của bố Kim Jong-un, nhân vật chủ yếu trong các hoạt động thương mại của Nhà nước, điều hành phòng 39, quản lý tiền bạc của các quan chức lãnh đạo mà đứng đầu là gia đình họ Kim. Đại sứ quán tại Koweit là cơ quan đại diện duy nhất của Bắc Triều Tiên ở vùng Vịnh, bao quản bốn nước, nơi có một đạo quân lao động xuất khẩu, nguồn ngoại tệ quan trọng của Bình Nhưỡng. Đào tị là một quyết định rất khó khăn vì thân nhân ở lại có nguy cơ bị trả thù. Để giải thích lý do thúc đẩy một quan chức chế độ ly khai, Thea Yong Ho, nhân vật số hai của sứ quán Bắc Triều Tiên tại Luân Đôn, đào tị năm 2016 cho rằng "dù được biệt đãi đến đâu, một khi ra nước ngoài, người ta sẽ thay đổi và so sánh". Hàn Quốc không xác nhận thông tin. Bắc Triều Tiên giữ im lặng.
Những đại gia trợ giúp tổng thống đắc cử năm 2019 phá hoại cuộc chiến chống tham nhũng, phóng sự của Le Monde. Công luận Ukraine lo ngại đất nước rơi vào tình trạng cũ. Vì sao nên nỗi ? Theo nhiều nhà quan sát, nước Nga của Putin giật dây các mưu toan phá hoại này. Những người trong sạch như chưởng lý Rouslan Ryabochapka bị cách chức. Tình hình hiện nay, theo một vị thẩm phán, tương tự như thời tiền cách mạng Maidan. Nếu Volodimir Zelensky đi theo bước chân của Viktor Yanukovitch, quay lưng lại với Châu Âu, chạy theo Moskva thì sẽ rất nguy hiểm vì xã hội Ukraine sẽ không chấp nhận.
Trang thế giới, La Croix giới thiệu chân dung của một tu sĩ Tây Tạng, 19 tuổi, chết vì bị tra tấn trong nhà tù Trung Quốc
Tenzin Nyima, qua đời ngày 19/01/2021 ở Tây Tạng, sau khi bị bắt và bị giam từ ngày 07/11/2019. Tu học ở tu viện Dza Wonpo, Tứ Xuyên. Tội của nhà sư trẻ có nụ cười má lúm đồng tiền là cùng với bốn bạn đồng tu phát lời kêu gọi Tây Tạng độc lập. Bị giam cho đến tháng 5/2020, Tenzin Nyima được thả nhưng đến tháng 10 bị bắt lại với lý do "chia sẻ câu chuyện của mình trên mạng". Vài hôm sau, cảnh sát báo tin nhà sư trẻ bị "hôn mê" và gọi gia đình đến lãnh con. Vì thân nhân không có số tiền chi phí tương đương với 5500 đôla, một bệnh viện từ chối chăm sóc cho nạn nhân. Cuối cùng chuyện gì phải đến đã đến.
Trong bối cảnh tình hình Tây Tạng căng thẳng từ nhiều năm qua, số phận nghiệt ngã của Tenzin Nyima minh họa cho chính sách bạo lực và đàn áp của chế độ Trung Quốc đối với sắc dân Tây Tạng và Duy Ngô Nhĩ.
Human Rights Watch tố cáo "chính quyền Trung Quốc, một lần nữa, biến lệnh tạm giam tùy tiện thành án tử hình".
Bình luận về cái chết của nhà sư trẻ Tenzin Nyima, Pierre-Antoine Donnet chuyên gia Pháp về Trung Quốc nhận định "đây là một chính sách Hán hóa toàn diện", cũng như tại Tân Cương La Croix kết luận.
Tú Anh
Hoàng Bách nói chuyện với Nguyễn Gia Kiểng và Đinh Xuân Quân
+ Tổng thống Biden đã có cuộc nói chuyện với Putin thảo luận nhiều vấn đề : gia hạn vũ khí hạt nhân, các cuộc biểu tình phe đối lập ở Nga, hacker của Nga tấn công vào cơ quan công quyền Mỹ.
+ Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam : ai sẽ là thành phần tứ trụ ?
Nguồn : Hoangbach Channel, 28/01/2020