Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 16 septembre 2024 15:19

Việt Nam mua vũ khí lớn của Mỹ

Bước ngoặt trong quan hệ quốc phòng song phương ?

Mỹ sẽ tặng Việt Nam tàu tuần duyên thứ ba từ nay đến cuối năm 2024. Washington được cho là đang đàm phán bán máy bay vận tải C-130J cho Hà Nội. Bộ trưởng quốc phòng Việt Năm thăm Mỹ đúng kỉ niệm một năm hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên mức cao nhất - Đối tác chiến lược toàn diện. "Sự gia tăng hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong suốt năm qua" đã được bộ trưởng quốc phòng Lloyd Austin nhấn mạnh khi tiếp đồng nhiệm Phan Văn Giang ngày 09/09.

vukhi1

Máy bay vận tải C130-J của nhà sản xuất Mỹ Loockheed Martin. Hoa Kỳ được cho là đang bàn với Việt Nam về khả năng mua bán loại máy bay này. © Lockheed Martin

Tất cả những sự kiện này đánh dấu "giai đoạn mới trong hợp tác hữu nghị" giữa hai nước, cho đến nay "vẫn suôn sẻ và đi theo hướng mà cả hai nước đều mong muốn". Để hiểu hơn về những chuyển biến mới trong quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt, đặc biệt là mức độ tin cậy nhau, RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nghiên cứu sinh Nguyễn Thế Phương, chuyên về an ninh hàng hải và các vấn đề hải quân, Đại học New South Wales, Canberra, Úc.

******************

RFI : Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ. Có thể hiểu đây là một dấu hiệu mới cho việc thắt chặt quan hệ quốc phòng và an ninh song phương ?

Nguyễn Thế Phương : Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang thăm Mỹ đợt này hơi đặc biệt tại vì chuyến thăm này khá dài, tầm 4-5 ngày, cho nên lịch trình sẽ dầy và tập trung nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở thời điểm hiện tại, chưa rõ cụ thể chương trình nghị sự của bộ trưởng Giang nhưng chuyến thăm này đánh dấu bước đi tiếp theo cho quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, bởi vì tháng 9 này kỉ niệm đúng một năm hai nước nâng cấp quan hệ.

Ở đây cần nhấn mạnh đến một số điểm. Thứ nhất, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Mỹ ở thời điểm hiện tại thường vẫn được nhấn mạnh đến quan hệ kinh tế và thương mại, còn quan hệ an ninh và quốc phòng thường được đặt bên dưới. Chuyến thăm Mỹ lần này của bộ trưởng Giang phần nào đó sẽ giúp cho Việt Nam hiểu được Mỹ sẽ muốn gì trong mối quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai bên trong tương lai. Và cũng để cho phía Mỹ hiểu rõ hơn là Việt Nam thực sự muốn gì ở Mỹ, đặc biệt trong vấn đề giúp Việt Nam cải thiện một số năng lực, nhất là năng lực hàng hải, hoặc những chuyển động quốc phòng sâu sắc hơn trong tương lai cho xứng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đây là điểm mấu chốt trong chuyến thăm của bộ trưởng Giang.

Ngoài ra, có thể đây là chuyến thăm mở đường cho chuyến thăm của tổng bí thư, chủ tịch nước Tô Lâm sắp tới. Đây cũng là chuyến thăm để Việt Nam dò chính sách của Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh chỉ còn hai tháng nữa là bầu cử tổng thống.

RFI : Năm 2023 từng có thông tin Việt Nam và Mỹ bàn khả năng mua sắm chiến đấu cơ F-16 nhưng đàm phán bị dừng lại. Hiện tại có thông tin Mỹ đang thảo luận với Việt Nam về việc bán máy bay vận tải quân sự Lockheed Martin C-130J Hercules cho Hà Nội. Tại sao lại có sự thay đổi này ? Liệu việc mua máy bay, dù là máy bay vận tải, sẽ là một bước ngoặt cho mối quan hệ hợp tác giữa hai nước ?

Nguyễn Thế Phương : Thông tin Việt Nam đàm phán với Mỹ về việc mua các loại vũ khí, khí tài của Mỹ, đặc biệt là F-16, đã xuất hiện từ cách đây 2, 3 năm chứ không phải là một vấn đề mới. Nhìn chung, nếu như Việt Nam mua vũ khí, khí tài của Mỹ thì đây cũng sẽ là một bước ngoặt. Đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai bên được nâng lên một tầm mức mới, bởi vì để Việt Nam mua vũ khí của Mỹ thì mức độ lòng tin chiến lược trong an ninh quốc phòng giữa hai bên, đặc biệt là từ phía Việt Nam đối với Mỹ, đã được nâng lên một tầm mức nào đó rồi.

Việt Nam cũng đã chuẩn bị từ trước cho những quyết định mua sắm đó. Thứ nhất, Việt Nam gửi một số sĩ quan không quân, những đội hậu cần qua Mỹ để huấn luyện và học tập từ cách đây 2, 3 năm. Thứ hai, Việt Nam vừa mới khai trương một sân bay ở Phan Thiết. Người ta cho rằng sân bay này được dành cho việc triển khai một số loại máy bay huấn luyện sẽ mua của Mỹ trong tương lai. Có thể thấy Việt Nam đã chuẩn bị hết về nhân lực, cơ sở hạ tầng cho vấn đề mua sắm trang thiết bị vũ khí mà ở đây là các loại máy bay Mỹ.

Thông tin Việt Nam mua máy bay F-16 của Mỹ bị dừng lại cũng không phải là điều quá bất ngờ : Thứ nhất, F-16 là một loại vũ khí mang tính tấn công mà ở thời điểm hiện tại, nếu Việt Nam mua của Mỹ thì sẽ rất nhạy cảm, đặc biệt là đặt trong mối quan hệ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố khác, mang tính kỹ thuật. Liệu hai bên có sẽ trao đổi vấn đề mang tính kỹ thuật về vũ khí, về bảo dưỡng, bảo trì không ? Đây cũng là điểm "nhạy cảm". Việc Mỹ có cho phép mua vũ khí đi kèm hay không cũng là một chuyện cần bàn thảo sâu hơn trong tương lai. Hiện tại, những vấn đề đó dường như vẫn là những khúc mắc mà hai bên chưa giải quyết được.

Trong khi đó C-130 chỉ là một loại máy bay vận tải phi tác chiến. Cho nên việc Việt Nam có khả năng mua C-130 cũng có thể được giải thích theo hướng là sẽ giúp Việt Nam cải thiện năng lực phòng thủ, năng lực không vận, vốn là năng lực mà Việt Nam vẫn còn yếu. C-130 mang tính phòng thủ, không mang tính tấn công, bớt tính nhạy cảm và một phần nào đó cũng giúp cải thiện quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ trong bối cảnh thâm hụt thương mại hiện nay nghiêng về Việt Nam quá lớn. Cho nên, mua sắm thêm vũ khí cũng là cách để Việt Nam gửi thông điệp rằng "chúng tôi muốn mở rộng hơn nữa hợp tác, đặc biệt là về thương mại". Và trao đổi thương mại quốc phòng là một điểm mà Việt Nam đã và đang cân nhắc.

RFI : Việc Nga, nước cung cấp vũ khí lớn nhất cho Việt Nam, bị cấm vận và phải dồn toàn bộ nguồn lực quốc phòng cho chiến tranh ở Ukraine buộc Hà Nội phải tăng tốc đa dạng hóa nguồn cung, trong số này có vũ khí hệ phương Tây. Tuy nhiên, những nước này có cơ chế kiểm soát chặt chẽ vũ khí được bán. Vấn đề này sẽ tác động đến quá trình hợp tác với Việt Nam như thế nào ? Yếu tố "hoa hồng", vẫn được các chuyên gia, nhà quan sát về quân sự Việt Nam nêu lên, có phải là một trở ngại khác ?

Nguyễn Thế Phương : Có hai yếu tố gây trở ngại chính. Thứ nhất là yếu tố mang tính hệ thống vì toàn bộ chu trình ra quyết định mua vũ khí nào và quy trình huấn luyện, bảo dưỡng bảo trì thì từ trước đến này, hệ thống, cấu trúc của Việt Nam luôn hướng về phía Nga. Cho nên hiện giờ, muốn đổi sang một hệ phương Tây khác thì toàn bộ quy trình đó phải được điều chỉnh và thay đổi. Và quá trình này tốn rất nhiều thời gian.

Thứ hai là vấn đề mang tính chính trị bởi vì tư duy quốc phòng, an ninh của Việt Nam hiện tại vẫn có một yếu tố nghi ngại phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng, cũng như các đồng minh của Mỹ. Đây là điểm có khả năng làm chậm lại quá trình tương tác giữa Việt Nam và các quốc gia phương Tây, đặc biệt là liên quan đến mua sắm vũ khí quốc phòng.

Điểm thứ ba, rất cốt lõi, liên quan đến tài chính. Nguồn lực của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là tài chính trong quá trình hiện đại hóa, rõ ràng là không lớn cho nên cũng phải "liệu cơm gắp mắm". Tất cả những yếu tố đó, khi Việt Nam muốn xác định mua sắm, đều phải đặt lên bàn cân để xem mua của ai, được lợi gì và bất lợi gì, đặc biệt là với Mỹ. Như chị đề cập tới quy trình và đặc trưng của quy trình mua sắm vũ khí, khí tài, thì "văn hóa" giữa hai bên Mỹ-Việt Nam và Việt Nam với phương Tây là khác nhau. Thực ra, sự khác nhau này là có thể điều chỉnh được.

Nhưng như tôi đã đề cập, quá trình điều chỉnh văn hóa mua sắm và chính sách như này cần phải có nhiều thời gian và dựa trên niềm tin chính trị giữa hai bên, nhu cầu của Việt Nam và chính sách, cũng như chiến lược quốc phòng của Việt Nam hiện tại, chứ không hẳn là vũ khí phương Tây là tốt và cũng không hẳn là ở thời điểm hiện tại, Nga đang gặp khó khăn và Việt Nam không mua của Nga.

RFI : Phát biểu tại một sự kiện của Canergie, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius từ năm 2014-2017 cho rằng các nhà lãnh đạo Việt Nam "thực tế", "có rất nhiều điều có thể thực hiện một cách thực dụng giúp tăng cường quan hệ đối tác" Việt-Mỹ, kể cả trong lĩnh vực an ninh, dù không cần liên minh hay căn cứ. Hai nước sẽ tính đến những hướng phát triển nào ? Liệu Washington cần tiếp tục kiên trì vì Hà Nội cần thời gian nếu nhìn vào sự cân bằng với Trung Quốc ?

Nguyễn Thế Phương : Trong chính sách đối ngoại và chiến lược của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam dù sao cũng đóng một vai trò tương đối quan trọng trong tầm nhìn của Mỹ ở khu vực. Cho nên Mỹ sẽ cần phải có một mức độ kiên trì nhất định khi tương tác với các lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là các lãnh đạo bên quân đội.

Đối với Việt Nam, niềm tin chiến lược hiện tại giữa hai bên đã được cải thiện, nhưng không đi quá nhanh. Nhìn vào Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam, vấn đề mang tính diễn biến hòa bình, những vấn đề mang tính lật đổ hoặc đảm bảo nguyên chế độ vẫn là vấn đề an ninh hàng đầu. Khi nói đến những vấn đề đó, phương Tây và Mỹ là những "đối tượng rất lớn", theo đúng cách dùng của ngôn ngữ chiến lược Việt Nam. Cho nên, để có mối quan hệ song phương bền vững và lâu dài với Việt Nam, Mỹ cần có sự kiên trì nhất định khi làm việc với Việt Nam, đặc biệt là trong những vấn đề mang tính nhạy cảm như an ninh và quốc phòng.

Ngoài ra, theo lời đại sứ Ted Osius, về vấn đề liên quan đến "thực tế", các nhà lãnh đạo Việt Nam ở thời điểm hiện tại đã "thực tế" và "thực dụng" hơn rất nhiều so với các đây 20-30 năm, đặc biệt là trong giai đoạn trước và sau khi Liên Xô sụp đổ. Đó là giai đoạn vẫn còn nghi kị rất nhiều. Hiện tại, do sự chuyển dịch tư duy về chiến lược đặt phát triển kinh tế lên hàng đầu, để phát triển kinh tế, các nhà lãnh đạo phải "thực dụng" hơn nhưng không có nghĩa là họ không nghi ngờ, không phòng thủ trước những mối quan hệ với Mỹ và phương Tây. Phòng thủ ở đây không chỉ về mặt khác biệt và quan điểm chính trị, mà còn là sự đề phòng trong mối cân bằng ngoại giao với Trung Quốc. Đó là sự cân bằng giữa các nước lớn.

Cho nên, nói theo đại sứ Ted Osius cũng đúng, nhưng phải đặt trong toàn bộ bối cảnh tư duy chiến lược của Việt Nam hiện tại : Có sự cân bằng giữa các nước láng giềng, có yếu tố về mặt chính trị, một chút ý thức hệ và cũng có yếu tố thực dụng trong việc tăng cường quan hệ với Mỹ thì sẽ mở rộng hơn nữa khả năng của Việt Nam về mặt thương mại, tài chính và công nghệ. Đó là những lĩnh vực Việt Nam đang muốn đầu tư cho việc duy trì khả năng phát triển kinh tế trong tương lai.

RFI : RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn anh Nguyễn Thế Phương, Đại học New South Wales, tại Canberra, Úc.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 16/09/2024

Additional Info

  • Author Nguyễn Thế Phương, Thu Hằng
Published in Diễn đàn

Trong một bài báo đăng trên tờ Diplomat gần đây, tác giả Vũ Xuân Khang cho rằng Hoa Kỳ nên xuất khẩu vũ khí và thiết bị an ninh cho Bộ Công an Việt Nam, tuy nhiên, một số học giả và nhà quan sát khuyến nghị Washington chỉ nên xuất khẩu một cách có chọn lọc để tránh tình trạng lạm dụng.

muavukhi1

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper ngày 04/3/2024 – VOV

Trong bài báo mang tựa đề "Why the US Should Cooperate More Closely With Vietnam’s Public Security Ministry" (tạm dịch : Tại sao Hoa Kỳ nên hợp tác chặt chẽ hơn với Bộ Công an Việt Nam), nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Xuân Khang tại Đại học Boston (Hoa Kỳ) cho rằng có nhiều điểm thuận lợi trong việc xuất khẩu các trang thiết bị quân sự của Mỹ cho Việt Nam sau khi hai quốc gia cựu thù nâng cấp quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến viếng thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden hồi tháng 9/2023.

Bắt đầu bằng việc mua vũ khí hạng nhẹ

Trong chuyến thăm duy nhất tới Hà Nội năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Do vậy, về mặt nguyên tắc, Hoa Kỳ có thể xuất khẩu nhiều loại vũ khí và thiết bị của mình cho nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á.

Trong bài báo, tác giả cho rằng bắt đầu từ việc mua vũ khí hạng nhẹ cho Bộ Công an như quân dụng, thiết bị bay điều khiển từ xa (drone) hay robot sẽ là bước đi cần thiết đầu tiên để Việt Nam có được trải nghiệm thực tế với vũ khí của phương Tây, phù hợp với học thuyết chiến tranh nhân dân như trong cuộc chiến Biên giới phía Bắc với Trung Quốc năm 1979.

Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, cho biết trong chuyến thăm Hà Nội năm ngoái, ông Biden và Nguyễn Phú Trọng đã đồng ý thiết lập Đối thoại An ninh và Thực thi Pháp luật giữa các cơ quan thực thi pháp luật, an ninh và tình báo, trong đó có Bộ Công an.

Bình luận về việc Hoa Kỳ xuất khẩu vũ khí và thiết bị an ninh cho lực lượng thực thi pháp luật ở Việt Nam, vị học giả từ Canberra nói trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 09/4 :

"Hoa Kỳ nên cho phép các nhà thầu an ninh xuất khẩu thiết bị và công nghệ liên quan để trợ giúp Bộ Công an chống tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, rửa tiền, buôn người, buôn bán trái phép ma túy và tiền chất, tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, và khủng bố và tài trợ khủng bố".

Theo vị chuyên gia về chính trị Việt Nam, việc xuất khẩu chỉ nên giới hạn ở những thiết bị kiểm soát đám đông không gây sát thương để cung cấp cho các đơn vị cảnh sát cơ động mới thành lập có nhiệm vụ đối phó với tội phạm bạo lực, bạo loạn và khủng bố.

Ông cho biết sau cuộc gặp giữa quan chức của Bộ Công an và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (US ABC) ngày 18/3 vừa qua, dự thảo của bản ghi nhớ giữa hai bên xác định năm lĩnh vực quan tâm của phía Hoa Kỳ, đó là công nghệ phát hiện và phòng ngừa tội phạm, phân tích dữ liệu lớn, dịch vụ hàng không (trực thăng) và an ninh mạng.

Trong bài viết của mình, Vũ Xuân Khang nói việc Hoa Kỳ trang bị cho Bộ Công an để giúp Hà Nội duy trì an ninh nội bộ trước "thế lực thù địch" là tín hiệu cụ thể cho thấy Mỹ tôn trọng chế độ hiện tại, giúp xoa dịu nỗi lo sợ của giới lãnh đạo cộng sản về một "cuộc cách mạng màu" do Mỹ hậu thuẫn.

Giáo sư Carl Thayer đồng ý với ý kiến này, đồng thời cho rằng Hoa Kỳ có thể giúp Bộ Công an nâng cao năng lực trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, ví dụ như các phương pháp điều tra hình sự tiên tiến của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI).

Giá đắt, nhân quyền, hay lòng tin chính trị là trở ngại ?

Vấn đề mua sắm vũ khí của Mỹ cho quân đội nhân dân Việt Nam vốn sẽ gây tức giận cho láng giềng Trung Quốc đang có sẵn những bất đồng ở Biển Đông, thì việc mua sắm trang bị cho Bộ Công an để đảm bảo an ninh nội địa sẽ ít bị Bắc Kinh hoài nghi nhất.

Theo tác giả Vũ Xuân Khang, những vũ khí hạng nhẹ sẽ không phù hợp để tiến hành một cuộc hải chiến giả định với Trung Quốc, và nó cũng sẽ không thu hút nhiều sự chú ý không cần thiết như việc mua F-16 cho quân đội, trong khi Việt Nam vẫn có thể vun đắp quan hệ quốc phòng với Mỹ.

Vũ khí, trang bị an ninh của Hoa Kỳ nổi tiếng là đắt đỏ đặc biệt là đối với Việt Nam, quốc gia chỉ có GDP là 430 tỷ USD năm 2023, theo báo cáo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái hồi đầu năm.

Theo Hunter Marston- nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Quốc gia Australia, giá cao là rào cản chính cho Việt Nam để mua vũ khí Mỹ. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 09/4 :

"Theo sự hiểu biết của tôi, trở ngại chính là giá cả. Nhân quyền và niềm tin chính trị là những vấn đề đáng lo ngại nhưng không còn là vấn đề không thể vượt qua.

Ví dụ, Việt Nam đã cân nhắc mua máy bay chiến đấu của Mỹ trong những năm gần đây nhưng được cho là đang xem xét mua máy bay của Hàn Quốc do giá tương đối thấp hơn và chất lượng cao để thay thế cho công nghệ của Nga".

Ông cho biết Hoa Kỳ đã xuất khẩu thiết bị bay điều khiển từ xa sang Việt Nam và ông hy vọng nước này sẽ mua thêm công nghệ quốc phòng vì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng cho phép Việt Nam xem xét mua hàng cao cấp hơn.

Giáo sư Zachary M. Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia (NWC) ở Hoa Kỳ, cho rằng Việt Nam đang muốn đa dạng hóa nguồn cung vũ khí sau nhiều thập niên phụ thuộc vào Nga.

Tuy nhiên, khó khăn hiện tại là sản phẩm quân sự của Mỹ quá đắt và khó có thể tích hợp vào hệ thống vũ khí Nga Xô, đồng thời quá trình xuất khẩu của Mỹ chậm và rất rườm rà, trong khi Việt Nam muốn được chuyển giao nhiều công nghệ để có thể tự sản xuất trong nước.

Ông nói Hoa Kỳ muốn xuất khẩu thiết bị không phải là vũ khí sát thương cho Việt Nam, do vậy, có đề xuất bắt đầu bằng việc bán trang bị cho Bộ Công an, phù hợp với nhu cầu mua trực thăng để trang bị cho lực lượng cảnh sát cơ động.

Ba năm trước, Bộ Công an thành lập Trung đoàn Không quân trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, và đang xúc tiến xây dựng sân bay riêng cho lực lượng Công an ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

"Đàm phán đang được thực hiện hiện nay là dành cho trực thăng Mỹ… Quân đội Nhân dân thường không muốn tham gia vào việc giải quyết tình trạng bất ổn trong nước ở những nơi như Tây Nguyên nên Bộ Công an muốn có năng lực vận tải riêng", Giáo sư Zachary M. Abuza nói.

Lo ngại về vấn đề nhân quyền

muavukhi2

Cảnh sát cơ động thường xuyên được sử dụng để trấn áp dân thường (AFP)

Trong bài viết của mình, tác giả cho rằng các hợp đồng bán vũ khí cho Công an nếu có, cũng chứng tỏ rằng Hoa Kỳ không coi nhân quyền là trở ngại lớn cho quan hệ hai nước bất chấp các báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại giao và một số nhà quan sát bày tỏ quan ngại về nhân quyền nếu Hoa Kỳ bán vũ khí cho Công an Việt Nam.

"Sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ Hà Nội trấn áp các tổ chức khủng bố mà Hà Nội tuyên bố có trụ sở tại Hoa Kỳ, sau vụ tấn công ở Đắk Lắk vào tháng 6 năm 2023. Các cuộc đối thoại thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Bộ Công an sẽ là một bước đi đúng hướng", ông Vũ Xuân Khang nhận định.

Vị nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành an ninh quốc tế không trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến các quan ngại về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam.

Trong nhiều năm gần đây, chính quyền độc đảng tăng cường đàn áp giới bất đồng chính kiến, Facebooker và cả xã hội dân sự có đăng ký với nhà nước.

Hàng chục người bị bắt và kết án tù dài hạn với tội danh "tuyên truyền chống nhà nước" hay "lợi dụng quyền tự do dân chủ" vì các hoạt động ôn hòa cổ suý nhân quyền và dân chủ hay đăng tải những bài viết chỉ trích chế độ trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo xã hội dân sự hoặc nhà bảo vệ môi trường bị kết án về tội danh "trốn thuế" trong các dự án phi lợi nhuận.

Các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, Canada, khối EU, và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên chỉ trích Việt Nam về các vụ bắt giữ và kết án nói trên.

Trong một số trường hợp, lực lượng an ninh đã sử dụng vũ khí nhập khẩu hiện đại để trấn áp dân chúng, như hệ thống LRAD – thiết bị phát ra âm thanh công suất lớn tầm xa gây chói tai vốn được trang bị cho cảnh sát biển để giải tán biểu tình ôn hòa ở Nghệ An năm 2017 và Đồng Tâm năm 2020.

Một sỹ quan quân đội đã nghỉ hưu ở Hà Nội, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho rằng Hoa Kỳ nên thận trọng trong việc bán vũ khí-thiết bị an ninh cho Công an Việt Nam vì có thể nó bị sử dụng sai mục đích.

Dẫn chứng các vụ đàn áp gần đây liên quan đến cưỡng chế đất đai ở Văn Giang (Hưng Yên) và Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), người này nói :

"Tôi cho rằng Hoa Kỳ cần hết sức cân nhắc, thận trọng trong việc bán vũ khí cho Bộ Công an của Việt Nam vì trên thực tế, trong nhiều năm trở lại đây, các ‘chiến dịch’ có quy mô lực lượng, phương tiện lớn nhất mà Công an Việt Nam tiến hành đều nhằm trấn áp những người dân lương thiện đang bảo vệ lợi ích chính đáng của mình chứ không nhằm vào bọn tội phạm".

Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam tăng cường nguồn lực cho ngành Công an vốn được coi là "thanh gươm và lá chắn" của chế độ. Ngân sách dành cho Bộ Công an năm 2024 là 113 ngàn tỷ đồng, tăng 14 ngàn tỷ đồng so với một năm trước đó và chỉ đứng sau Bộ Quốc phòng và gấp hơn 10 lần so với ngân sách dành cho giáo dục hoặc y tế.

Giáo sư Zachary M. Abuza cho rằng việc tìm kiếm vũ khí và thiết bị an ninh cho lực lượng Công an sẽ gây quan ngại về nhân quyền và Quốc hội Hoa Kỳ sẽ tăng cường giám sát việc xuất khẩu này.

Theo ông, Quốc hội Hoa Kỳ có lo ngại rằng phía hành pháp đã hạ thấp tình hình nhân quyền của Việt Nam, và do vậy, cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ, vốn phê chuẩn tất cả các thương vụ bán vũ khí lớn, sẽ cân nhắc về tình hình nhân quyền của Việt Nam.

Cùng chung nhận định về vấn đề nhân quyền, nghiên cứu sinh Hunter Marston cho rằng Hoa Kỳ liên tục thể hiện sự tôn trọng đối với hệ thống chính trị của Việt Nam nhưng đồng thời nhấn mạnh sự quan ngại sâu sắc về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

Theo ông, mục tiêu bao trùm trong chính sách của Hoa Kỳ là giúp Việt Nam tăng cường quyền tự chủ và an ninh để Hà Nội có thể chống lại sức ép từ bên ngoài (tức là Trung Quốc) nhưng không cho phép chế độ độc đảng đàn áp những người bất đồng chính kiến hoặc mở rộng tầm ảnh hưởng của nhà nước an ninh Việt Nam lên chính công dân của mình. Việc tránh những phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc cũng không phải là ưu tiên hàng đầu.

Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer cho rằng Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều lĩnh vực để tăng cường quan hệ song phương như "giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh, quân y, hỗ trợ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc, thực thi luật hàng hải và an ninh hàng hải, bao gồm cả nhận thức trong lĩnh vực hàng hải".

Ông cho rằng Công an Việt Nam thường coi các đối thủ chính trị và những người chỉ trích chế độ là những kẻ khủng bố, chẳng hạn như việc gắn nhãn cho đảng Việt Tân, do vậy, việc trợ giúp Việt Nam trấn áp các "thế lực thù địch" sẽ đồng nghĩa giúp Bộ Công an có toàn quyền làm những gì mình muốn.

Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Mỹ và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để hỏi về thông tin xuất khẩu vũ khí cho Bộ Công an Việt Nam nhưng chưa nhận được câu trả lời. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa lập tức phản hồi email.

Và để giải thích thêm về lý do tại sao Mỹ nên hợp tác chặt chẽ hơn với Bộ Công an Việt Nam, tác giả Vũ Xuân Khang cho rằng, "…từ góc độ chính trị, Hoa Kỳ chỉ có thể cải thiện quan hệ với Việt Nam nếu có thể làm cho Đảng cộng sản Việt Nam cảm thấy an toàn như ở nhà bằng cách giúp đỡ và tôn trọng những nỗ lực hiện đại hóa kho vũ khí của Công an Việt Nam".

Nguồn : RFA, 10/04/2024

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam
mercredi, 11 octobre 2023 22:49

Lý do Việt Nam muốn mua vũ khí Mỹ

…và những khúc mắc cần giải quyết

Không lâu sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp mối quan hệ ngoại giao lên đối tác Chiến lược toàn diện hồi đầu tháng 9, báo chí quốc tế đã đưa tin về việc hai nước đang đàm phán để thực hiện một thương vụ mua bán vũ khí lớn, trong đó có chiến đấu cơ F-16.

vukhi1

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các quan chức tham dự triển lãm quốc phòng Vietnam 2022 International Defense Expo ở Hà Nội hôm 8/12/2022 - AFP

Đây được coi là minh chứng cho thấy mối quan hệ Việt-Mỹ đã thực sự đạt tới tầm cao mới, bởi Hoa Kỳ vốn chỉ bán vũ khí, đặc biệt là chiến đấu cơ, cho các đối tác và đồng minh tin cậy.

Kết quả của hàng thập kỷ hàn gắn quan hệ

Từ kẻ thù cho tới đối tác chiến lược toàn diện là một chặng đường dài trong mối bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ.

Tuy hai nước đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1995, thế nhưng giữa hai bên, đặc biệt là từ phía Việt Nam vẫn còn nhiều nghi ngờ, đặc biệt là trong lĩnh vực an ninh-chính trị, trong khi Hoa Kỳ vẫn duy trì lệnh cấm vận bán vũ khí đối với Việt Nam.

Từ năm 2013 trở đi, khi Việt Nam phải đối diện với thách thức to lớn từ phía Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ, đặc biệt là sau sự kiện giàn khoan HD-981 hồi năm 2014, thì mối quan hệ Việt-Mỹ mới bắt đầu được tăng cường.

Sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Hoa Kỳ vào năm 2015, và lần đầu tiên người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ tại Tòa Bạch ốc, thì chính quyền Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí đối với Việt Nam vào năm 2016.

Mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước sau đó có những động thái nồng ấm cụ thể thông qua việc Hoa Kỳ đồng ý chuyển giao các tàu tuần tra đã qua sử dụng cho Việt Nam, nhưng với điều kiện là các hệ thống vũ khí phải bị tháo dỡ.

Và phải đến tận bây giờ, gần 10 năm sau khi lệnh cấm bán vũ khí được dỡ bỏ, thì triển vọng buôn bán vũ khí sát thương giữa hai bên mới có khả năng đơm hoa kết trái.

Trao đổi với đài RFA, tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang, nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, tại Singapore, cho biết để đạt được thành tựu này thì các điều kiện cần thiết đều phải chín muồi :

"Điều kiện cần thì đã có rồi, thứ nhất là việc dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Mỹ, thứ hai là hai bên đã tạo ra được niềm tin chiến lược khi đã nâng cấp mối quan hệ ngoại giao lên tầm Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện, tức là mức cao nhất của Việt Nam, và thứ ba là mối lo ngại bên trong của Đảng về nguy cơ diễn biến hòa bình, can thiệp nội bộ nó ít đi, sau khi hai nước tạo ra được lòng tin chiến lược".

Lòng tin chiến lược rõ ràng là thứ cần nhiều thời gian thì mới có thể đạt được, đặc biệt là trong mối quan hệ Việt-Mỹ, do các yếu tố lịch sử và khác biệt về chính trị.

Nhu cầu hiện đại hóa của Việt Nam

Sau hàng chục năm thiếu đầu tư vì kinh tế khó khăn, quân đội Việt Nam giờ đây đang phải đối mặt với thực trạng lạc hậu, với các hệ thống vũ khí cũ kĩ và lỗi thời.

Điều này khiến cho giới lãnh đạo chính trị và quân sự Việt Nam hạ quyết tâm tiến hành hiện đại hóa lực lượng vũ trang, để bảo vệ các lợi ích trong bối cảnh đe doạ từ Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Do yếu tố lịch sử, quân đội Việt Nam hầu hết chỉ sử dụng vũ khí có xuất xứ từ Liên Xô, do vậy, khi quá trình hiện đại hóa bắt đầu, Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào Nga là nhà cung cấp vũ khí chính. Thế nhưng chuyện này không còn xảy ra nữa, đặc biệt là trong mấy năm trở lại đây.

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Thế Phương, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành an ninh hàng hải tại trường đại học New South Wales, cho biết quan điểm của ông :

"Cuộc chiến của Nga ở Ukraine thay đổi một cách căn bản suy nghĩ của Việt Nam liên quan đến vũ khí Nga, bởi vì họ nhận thấy rằng tình hình hiện đang không ổn, giới quân sự Việt Nam đánh giá đây là cuộc chiến sẽ kéo dài, mà khi kéo dài thế này thì Nga sẽ vừa bị ảnh hưởng bởi cấm vận khiến ngành công nghiệp quốc phòng của Nga bị ảnh hưởng rất lớn vì thiếu linh kiện công nghệ cao, chưa kể là Nga sẽ ưu tiên sản xuất vũ khí cho họ trước, sau đó mới bán ra ngoài.

Vậy thì với rủi ro như vậy Việt Nam hiện tại phải đẩy nhanh các tiếp cận đa dạng hóa, ngoài vấn đề xây dựng trong nước thì phải đa dạng hóa nguồn cung".

Trên thế giới, ngoài Nga chỉ còn Hoa Kỳ là nước sản xuất vũ khí lớn khác có đủ năng lực để giúp Việt Nam hiện đại hóa quân đội, theo các chuyên gia phân tích.

Ông Nguyễn Từ Huấn, cựu Phó đề đốc hải quân Hoa Kỳ, cho biết, với các yếu tố cả bên trong (nhu cầu hiện đại hoá), và bên ngoài (sự gián đoạn nguồn cung vũ khí từ Nga), thì việc Việt Nam tìm đến Hoa Kỳ là điều tự nhiên :

"Với sự cấm vận đối với các mặt hàng của Nga thì nó sẽ dẫn đến vấn đề đó là nếu Việt Nam muốn hiện đại hóa thì phải mua của ai, và mua những cái gì ?

Mỹ là một trong những nước sản xuất vũ khí lớn nhất thế giới, còn Việt Nam từ thừ những năm 90 đến nay vẫn đang tìm cách hiện đại hóa quân đội, thành ra hai bên sẵn sàng kết hợp với nhau. Trong đó sẽ còn những điều khúc mắc cần phải giải toả, nhưng ngay bây giờ thì nó là điều tự nhiên sẽ xảy đến, không sớm thì muộn".

Những khúc mắc cần giải quyết

Tiềm năng của mối quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ được đánh giá là rất cao bởi nhu cầu của cả hai bên. Thế nhưng, để khai phá tiềm năng này thì hai bên cần phải vượt qua được những rào cản còn tồn trọng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia.

Trở ngại đầu tiên mà hai bên cần phải phá bỏ, theo ông Nguyễn Thế Phương, là trở ngại về mặt chính trị :

"Trở ngại đầu tiên vẫn luôn là yếu tố chính trị, cứ nhìn thẳng vào sách trắng quốc phòng năm 2019 thì thấy vấn đề an ninh chế độ vẫn được đặt lên đầu tiên, sau đó mới là an ninh Biển Đông. Tức là, vẫn luôn luôn có một bộ phận trong Đảng cộng sản nói chung, họ vẫn nghi ngờ mối quan hệ Việt-Mỹ. Điều này không thể được giải quyết một sớm một chiều được.

Vẫn có những nhóm lợi ích bên trong, ở đây họ không ngăn chặn hoàn toàn mà họ nói rằng là mối quan hệ Việt-Mỹ nên đi từ từ thôi, không đi nhanh. Và cái mà các nhà ngoại giao Mỹ luôn than phiền là mọi thứ diễn ra quá chậm".

Ngoài ra, ông Phương cũng cho rằng mối quan hệ quốc phòng Việt Nam-Hoa Kỳ cũng cần phải được đặt vào trong bối cảnh mối quan hệ tam giác Việt-Mỹ-Trung. Trong trường hợp này thì Việt Nam cần phải dè chừng các phản ứng tiềm tàng từ Trung Quốc, khi thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Mỹ.

Về phía mình thì ông Nguyễn Từ Huấn, người có hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc cho quân đội Mỹ, cho rằng Hoa Kỳ phải thể hiện được mình là một đối tác đáng tin cậy :

"Về phía Mỹ thì tôi nghĩ là họ sẵn sàng, tại vì đây là một cái lợi chung cho cả hai bên, và nó phải có một sự tin tưởng. Hai bên phải tin tưởng với nhau rằng tôi sẽ không bỏ rơi anh, và tôi sẽ sẵn sàng cung cấp cho anh những vũ khí mà anh có thể sử dụng đúng theo những gì mà anh mua".

Nguồn : RFA, 11/10/2023

Additional Info

  • Author Trường Sơn, Nguyễn Từ Huấn, Nguyễn Thế Phương
Published in Diễn đàn

Nếu Việt Nam và Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về việc mua bán vũ khí, trong đó có chiến đấu cơ F-16, thương vụ mua bán vũ khí này sẽ giúp ích gì cho Việt Nam ? Ảnh hưởng của nó đến tình hình an ninh khu vực như thế nào ?

Các vấn đề trên sẽ được khách mời gồm ông Nguyễn Từ Huấn - nguyên phó đề đốc hải quân Mỹ, tiến sĩ Nguyễn Khắc Giang - nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, và ông Nguyễn Thế Phương - nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành lịch sử hải quân Việt Nam cho ý kiến trong phần Hội luận sau, mời quý vị cùng theo dõi.

Nguồn : RFA, 07/10/2023

Additional Info

  • Author Trường Sơn, Nguyễn Từ Huấn, Nguyễn Khắc Giang, Nguyễn Thế Phương
Published in Diễn đàn

Tổng thống Trump nói Việt Nam đang lạm dụng thương mại với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc (RFA, 26/26/2019)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vừa lên tiếng chỉ trích Việt Nam đã lạm dụng thương mại với Mỹ và ông nói Việt Nam là "nước lạm dụng kinh khủng nhất" liên quan đến thương mại không công bằng với Mỹ.

chieu1

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát biểu tại một hội nghị ở Washington DC hôm 26/6/2019 - Hình minh họa (AP)

Trong buổi phóng vấn với Fox Business News hôm 26/6, chỉ vài giờ trước khi lên đường dự Thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản và gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Trump đã nói : "Gần như tất cả các nước trên thế giới đều lợi dụng Mỹ". Ông cũng nêu ra một loạt những tên nước mà ông cho là đang lợi dụng Mỹ bao gồm Việt Nam, Đức và Nhật Bản.

"Việt Nam thậm chí đối xử với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc", Tổng thống Trump phát biểu.

Khi được hỏi liệu Mỹ sẽ đánh thuế hàng hóa Việt Nam không (tương tự như với Trung Quốc), Tổng thống Trump nói rằng Việt Nam là nước lợi dụng nhất dù Việt Nam đã mua nhiều than từ West Virginia, Mỹ.

Tổng thống Hoa Kỳ chỉ trích đồng minh Đức là đã chậm trễ trong việc đóng góp vào ngân sách của NATO trong khi trả hàng tỷ đô la tiền khí đốt cho Nga.

Nói về Nhật Bản, Tổng thống Trump phát biểu : "Nếu Nhật Bản bị tấn công, chúng ta sẽ chiến đấu cuộc Chiến Thế giới thứ III. Chúng ta sẽ bảo vệ họ bằng chính sinh mạng và tiền của của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta bị tấn công, Nhật Bản sẽ không giúp chúng ta".

Nói về Trung Quốc, Tổng thống Trump cảnh báo nền kinh tế của Trung Quốc sẽ bị tổn thất nếu Trung Quốc không đạt được thỏa thuận với Mỹ.

Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện đang căng thẳng do chiến tranh thương mại. Hoa Kỳ mới đây đã áp 25% thuế lên 200 tỷ đô la hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Tổng thống Trump mới đây dọa rằng Hoa Kỳ sẽ có thể sẽ áp thêm thuế lên những hàng hóa còn lại của Trung Quốc, ước tính là khoảng hơn 300 tỷ đô la.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng một số lãnh đạo những nước trong khối ASEAN cũng sẽ tham dự Thượng đỉnh G20 lần này diễn ra từ ngày 28 đến 29/6 ở Osaka, Nhật Bản.

Hoa Kỳ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2018, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ đạt trên 47 tỷ đô la, tăng hơn 14% so với năm trước đó. Xuất siêu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vào năm 2018 là gần 35 tỷ đô la.

***************

Trump đả kích Việt Nam là 'kẻ lạm dụng' thương mại (VOA, 26/06/2019)

Tổng thng M Donald Trump hôm th Tư ch trích Vit Nam gay gt v vn đ thương mi, cáo buc nước này đang li dng cuc chiến tranh thương mi gia M và Trung Quc đ thúc đy xut khu sang M.

chieu2

"Rất nhiu công ty đang di sang Vit Nam, nhưng Vit Nam li dng chúng ta còn t hơn c Trung Quc", Tng thng Trump nói hôm thứ Tư.

Ông đưa ra nhng phát biu này trong mt cuc phng vn trực tiếp trên đài Fox Business mà trong đó ông bình lun v mt lot vn đ kinh tế, vài tiếng trước khi ông lên đường sang Nht Bn d hi ngh ca Nhóm 20 cường quc kinh tế.

"Rất nhiu công ty đang di sang Vit Nam, nhưng Vit Nam li dng chúng ta còn tệ hơn c Trung Quc", tổng thng nói, nhắc ti vic thuế quan ca ông áp lên hàng hóa Trung Quc đang khiến các công xưởng sn xut di đi các nơi khác đ tránh chi phí gia tăng.

"Ông có muốn đánh thuế Vit Nam không ?" người dn chương trình Maria Bartiromo đt câu hi.

"Chúng tôi đang thảo lun vi Vit Nam", ông Trump tr li. "Vit Nam gn như là k lm dng ti t nht trong s tt c mi người".

"Giờ h đang mua than đá từ West Virginia, điu này làm tôi hài lòng", ông nói thêm.

**********************

Mỹ ‘lần đầu’ bán trực thăng thương mại cho Việt Nam (VOA, 26/06/2019)

Hai chiếc trc thăng thương mi đu tiên ca M đã được bàn giao cho phía Vit Nam, và Đi s Hoa Kỳ ti Hà Ni, ông Daniel Kritenbrink, nói rng đây là "mt mc quan trng".

chieu3

Một chiếc Bell 505. Ảnh minh họa

Ông David Sale, Giám đốc Điu hành ph trách khu vc Châu Á – Thái Bình Dương ca tp đoàn Bell, mi cho VOA tiếng Vit biết rng Công ty trc thăng min bc, vn thuc B Quc phòng Vit Nam, mua hai chiếc trc thăng Bell 505 đ phc v cho dch v du lch ở Vnh H Long, và nói rng đây là hp đng "quan trng" đi vi c hai bên.

"Hàng không là một ưu tiên hàng đu cho c M ln Vit Nam. Bell có lch s lâu đi v vic đi mi, và s hp tác gia Bell và Công ty trc thăng min Bc, mt doanh nghip điều hành trực thăng hàng đu, s đnh hình tương lai ca chúng tôi Vit Nam", ông Sale nói.

Theo tìm hiểu ca phóng viên VOA Vit ng, Bell 505 là loi trc thăng 5 ch ngi s dng "công ngh hàng không tiên tiến", vi giá thành hơn mt triu đôla mt chiếc.

Ngoài Việt Nam, ông Sale cho biết rng các nước khác cũng s dng trc thăng này gm Campuchia, Indonesia và Australia. Không chỉ sn xut trc thăng thương mi, tp đoàn Bell còn bán c các máy bay lên thng quân s.

Công ty trực thăng min Bc nói trên trang web ca mình rng doanh nghip nhà nước này "có đ năng lc đ cung cp dch v trực thăng" phục v du lch, chương trình tìm kiếm người M mt tích trong chiến tranh ti Vit Nam, thăm dò và khai thác dầu khí cũng như tìm kiếm cu h.

Công ty này cho biết "đang s hu đi tàu bay trc thăng tiên tiến, hin đi" tng mua ca Nga và Châu Âu như Mi-17 và EC-155B1.

Viết trên Facebook ca Đi s quán M, đi s Kritenbrink nói rng "dù đã có trc thăng M Vit Nam trong những năm gn đây, song đây là ln đu tiên có giao dch thương mi".

"Tôi muốn chúc mng Bell và các đi tác ca h v tha thun này. Tôi cho rng đây mi ch là khi đu cho mt s hp tác kinh tế ln hơn nhiu trong thi gian sp ti", nhà ngoi giao hàng đầu ca M Vit Nam nói.

Theo VietNamNet, Bell 505 "là dòng trực thăng hin đi đu tiên của M được Vit Nam biên chế k t sau khi kết thúc chiến tranh". Báo đin t này viết thêm rng "không quân Vit Nam vn đang duy trì hot đng ca trc thăng UH-1 ca M, vn là chiến li phm sau năm 1975".

Việc mua bán trên được thc hin trong bi cảnh Bộ Quc phòng M mi xác nhn rng Hoa Kỳ "cung cp" cho Vit Nam máy bay hun luyn T-6 cũng như đào to phi công quân s Vit Nam đ giúp quc gia cu thù tăng cường "kh năng phòng th".

Một quan chc B Ngoi giao M năm ngoái khng đnh vi VOA tiếng Việt rng Vit Nam có các hp đng mua các thiết b quân s vi Hoa Kỳ tr giá ti 94,7 triu đôla.

Viễn Đông

********************

Hồi hương hơn 700 bộ hài cốt quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam (RFA, 26/06/2019)

Đã có hơn 700 bộ hài cốt của quân nhân Mỹ hy sinh trong chiến tranh Việt Nam đã được tìm thấy trong suốt hơn 30 năm qua.

chieu4

Lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ ở sân bay Đà Nẵng hôm 25/6/2019 - Courtesy of FB U.S. Embassy in Hanoi

Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Mỹ hôm 24/6 cho biết, với sự hợp tác của Văn phòng tìm kiếm người mất tích Việt Nam và Cơ quan tìm kiếm Tù binh và Người mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DPAA), đã có 727 bộ hài cốt của quân nhân Mỹ được tìm thấy từ năm 1985 đến nay.

Từ ngày 9/5 đến này 23/6, một đội tìm kiếm hỗn hợp gồm các chuyên gia quân sự và dân sự Hoa Kỳ và Việt Nam đã tìm được một bộ hài cốt quân nhân Mỹ. Các nhà khoa học pháp y hai nước đã kiểm tra bộ hài cốt và khuyến nghị đưa bộ hài cốt tới phòng giám định của DPAA ở Hawaii để kiểm tra thêm.

Một lễ hồi hương hài cố quân nhân Mỹ vừa được tổ chức vào sáng ngày 25/6 tại Đà Nẵng. Đây là lần hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ lần thứ 150

Theo Đại sứ quán Mỹ, có tổng cộng 1.246 quân nhân Mỹ hiện vẫn chưa được tìm thấy sau chiến tranh Việt Nam.

Cuộc chiến Việt Nam chấm dứt vào tháng 4 năm 1975. Cuộc chiến đã khiến khoảng 3 triệu người Việt và 58.000 người Mỹ thiệt mạng.

Published in Việt Nam

Ông Nguyễn Phú Trọng sắp có chuyến thăm Hoa Kỳ (Người Việt, 12/03/2019)

Tổng bí thư đảng kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sắp đi Mỹ và cuộc thăm viếng đang được "tích cực chuẩn bị", theo lời ông Hà Kim Ngọc, đại sứ Việt Nam tại Mỹ, nói trong một cuộc phỏng vấn của báo điện tử VnExpress hôm thứ Ba, 12 tháng Ba 2019.

AFP_1DY6NR

Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp ông Nguyễn Phú Trọng khi đến Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Bắc Hàn hôm 27 tháng Hai 2019. (Hình : Getty Images)

"Chúng tôi đã có các cuộc trao đổi với Phủ tổng thống Mỹ, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, các cơ quan của Quốc hội, hiệp hội doanh nghiệp, trung tâm nghiên cứu của Mỹ, tích cực chuẩn bị để đảm bảo chuyến thăm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thành công".

Ông Hà Kim Ngọc, nguyên thứ trưởng Bộ ngoại giao được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ cách đây một năm, nói với VnExpress.

Ông Nguyễn Phú Trọng từng đến thủ đô Washington DC hồi đầu tháng Bảy 2015 dưới thời tổng thống Barack Obama trong tư cách tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Trong chuyến thăm sắp tới, vốn chưa có loan báo chính thức về ngày tháng, ông Trọng còn kiêm thêm chức chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời hồi tháng 9 năm ngoái.

Khi đến Hà Nội cuối tháng Hai vừa qua để họp thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Yong-un, tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời ông Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ mà ông Hà Kim Ngọc lập lại lời của ông Trump khi chia tay ông Trọng tại phủ chủ tịch trưa 27 tháng Hai rằng : "Tôi trông đợi được đón tiếp Ngài tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng".

Cả chuyến đi Mỹ lần trước của ông Trọng cũng như các đời chủ tịch nước, thủ tướng trước, phần lớn đều đến thăm Mỹ giữa khoảng tháng Sáu, tháng Bảy. Cho nên, ông Trọng rất có thể cũng đến Hoa Kỳ vào dịp hè năm nay.

"Đây là chuyến thăm rất quan trọng, là trọng tâm của quan hệ Việt – Mỹ trong năm 2019", lời ông Hà Kim Ngọc trong cuộc phỏng vấn của VnExpress.

"Ưu tiên hàng đầu của tôi là tổ chức tốt các chuyến thăm lẫn nhau của lãnh đạo cấp cao hai nước, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt – Mỹ, hướng tới kỷ niệm 25 năm bình thường hóa quan hệ vào năm 2020".

Chuyến đi Hoa Kỳ sắp diễn ra của ông Nguyễn Phú Trọng vào thời gian Việt Nam cần sự hiện diện quân sự của lực lượng Mỹ trên Biển Đông hơn lúc nào hết để đối phó với một Trung Quốc ngày càng lộ rõ hơn tham vọng bá quyền bành trướng khi biến các đảo và các đảo nhân tạo thành những cơ sở quân sự quy mô mà Hà Nội bó tay.

Các cuộc đàm phán để hoàn thành Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) hầu tránh xung đột võ trang trên Biển Đông vẫn nhích nhích từng chút rất chậm chạp và có thể cũng không biết có ngăn được chiến tranh hay không khi không có ràng buộc pháp lý.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, thương mại hàng hóa Việt Nam – Hoa Kỳ đã tăng gấp 3 lần, từ mức tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt 18,01 tỷ USD trong năm 2010 lên đến 60,28 tỷ USD trong năm 2018. Hoa Kỳ là thị trường xuất cảng hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.

Khi ông Trump vừa lên làm tổng thống đầu năm 2016, ông đã tuyên bố rút ra khỏi Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 nước trong đó có Việt Nam. Điều này đã làm Hà Nội vô cùng thất vọng vì vuột mất một cơ hội vàng giúp tăng trưởng kinh tế nhanh.

Việt Nam ký Thỏa hiệp Đối tác Toàn diện với Hoa Kỳ từ cuối tháng Bảy 2013 khi chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Tòa Bạch Ốc họp với tổng thống Obama. Khi đến Hà Nội tháng Năm 2016, ông Obama đã tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam, mở đường cho Hà Nội mua các trang bị võ khí tối tân của các công ty Mỹ.

Nhưng đến nay, vẫn chỉ thấy Việt Nam mua một số lượng rất nhỏ của Mỹ so với hàng tỉ đô la trị giá võ khí mua của Nga từ tàu ngầm, tàu mặt nước, chiến xa đến máy bay chiến đấu.

Giữa tháng Hai vừa qua, trong trong bản điều trần tại Ủy ban Quân Vụ Thượng viện, đô đốc Philip S. Davidson, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Ấn độ -Thái Bình Dương, nêu ra một số điểm nổi bật trong mối quan hệ an ninh quốc phòng ngày càng phát triển giữa Washington và Hà Nội.

Ông cho hay Việt Nam mua máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ Scan Eagle UAV, phi cơ huấn luyện phi công tác chiến T-6 Texan II không thấy nêu số lượng và một chiếc tàu tuần tra biển thứ nhì, lớp Hamilton, theo bản điều trần liệt kê.

Mỹ đã cung cấp cho Việt Nam một tàu cảnh sát biển hơn 3,000 tấn và một số lượng tàu tuần tra cao tốc cỡ nhỏ. (TN)

****************

Việt Nam trong 10 nước mua vũ khí nhiều nhất thế giới (VOA, 12/03/2019)

Viện Nghiên cu Hòa bình Quc tế Stockholm (SIPRI) Thy Đin hôm 11/3 ra phúc trình v các giao dch vũ khí quc tế, trong đó nói rng Vit Nam nm trong top 10 nước "tu" nhiu thiết b quân s nht trên thế gii.

vnhk2

Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm năm 2016 cho biết rằng Việt Nam đã đặt mua và đã được Nga giao 3 hệ thống tên lửa đất đối không Pechora (ảnh).

Theo SIPRI, trong giai đoạn t 2014 ti 2018, s vũ khí nhp khu ca Vit Nam chiếm 2,9% tng s bán ra trên toàn cu, tăng 78% so vi mc 1,8% giai đon 2009 ti 2013.

Việt Nam là quc gia Đông Nam Á duy nht lt vào top 10 trong khong thi gian gn đây nht.

Trong số 10 nước nhp khí tài nhiu nht trên thế gii giai đon 2014 ti 2018, mt na là các quc gia Châu Á và Châu Đi Dương gm n Đ, Australia, Trung Quc, Hàn Quc và Vit Nam.

Theo tìm hiểu ca phóng viên VOA tiếng Vit, Nga xut khu 31% sang khu vực này. Tiếp đó là Hoa Kỳ (27%) và Trung Quc (9%).

Viện Nghiên cu Hòa bình Quc tế Stockholm cho biết, ba quc gia cung cp vũ khí nhiu nht cho Vit Nam là Nga (78%), Israel (9,1%) và Belarus (4,1%).

Trên toàn cầu, M vn là nước đng đu v xut khẩu vũ khí, chiếm 36% trong giai đon t 2014 ti 2018, b xa Nga v trí th hai vi 21%.

Trung Quốc cũng góp mt trong top 10 nước bán khí tài nhiu nht, v trí th 5, chiếm 5,2%.

Một quan chc B Ngoi giao M năm 2018 khng đnh đc quyn vi VOA tiếng Vit rng Vit Nam có các hp đng mua các thiết b quân sự vi Hoa Kỳ tr giá ti 94,7 triu đôla.

Ngoài việc mua thiết b quân s trên, quan chc M nói thêm rng "B Ngoi giao M cũng đã cung cp cho Vit Nam 12 triu đôla trong chương trình Cung cp Tài chính Quân s Nước ngoài (FMF) trong năm tài khóa 2017".

Trong một cuc hp báo thường kỳ sau đó, khi được hi v các v mua bán gn 100 triu đôla, phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói rng "chính sách quc phòng ca Vit Nam là đ bo v đc lp, ch quyn, thng nht, toàn vn lãnh thổ ca t quc, hòa bình ca đt nước và đóng góp vào hòa bình, n đnh trong khu vc và trên thế gii".

Bà Hằng nói tiếp : "Vic hp tác quc phòng vi các nước là nhm thc hin chính sách trên".

Viễn Đông

Published in Việt Nam

Dân muốn đối thoại với Vingroup, Tân Hoàng Minh (BBC, 19/10/2018)

Nhiều người mua từ chối nhận nhà tại khu D'Capitale do Tân Hoàng Minh đầu tư và VinHomes phân phối, vì xây không đúng nhà mẫu.

capitale1

Nhiều cư dân D'Capitale "khá giả, có trí thức và vị thế xã hội"

Những người này cho biết họ sẽ tiếp tục đấu tranh yêu cầu bên Tân Hoàng Minh và Vingroup đối thoại để thương lượng giải quyết khủng hoảng, ông Nguyễn Thạch Cương, trưởng ban Đại diện lâm thời của cư dân khu chung cư D'Capitale cho BBC biết.

Theo ông Cương, kể từ 2016, phía Vingroup đã rao bán nhà ở khu chung cư D'Capitale, với những căn nhà mẫu rộng rãi, thoáng mát, đẹp đẽ và sẽ do VinHomes độc quyền phân phối.

Với chủ đầu tư là công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, công ty liên kết trực thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh và với uy tín của Vingroup, nhiều người dân đã tin tưởng đặt tiền mua.

Cáo buộc 'Treo đầu dê bán thịt chó'

"Dân rất là tin tưởng Vingroup, nên góp tiền vào mua", ông Cương nói. "Nhưng sau họ rào kín, không cho vào, mặc dù hợp đồng ghi là cho người mua nhà lên xem, theo dõi công trình".

"Tháng 9 vừa rồi, gần thời điểm giao nhà thì một số người dân tò mò, đã tìm cách lên xem cho bằng được thì thấy thật sự là khủng khiếp. Hàng chào bán và hàng bàn giao khác một trời một vực", ông Cương nói.

capitale2

Hành lang 1m4 của D'Capitale

Theo ông Cương, dự kiến khu nhà đầu tiên sẽ bàn giao vào 20/10 tới đây, với nhà mẫu có hành lang 2m4, chiều cao hơn 3m, thông thoáng với điều hòa mát rượi, được quảng cáo là căn hộ hạng sang, kim cương tinh hoa hội tụ với giá từ ít nhất 60 triệu/m2 trở lên.

Tuy nhiên, căn nhà mà người dân đến kiểm tra thực tế thì hành lang chỉ rộng khoảng 1m4, trần nhà cao đến 2m9, với hành lang dài hun hút mà không có điều hòa không khí.

Ông Cương còn phản ánh rằng thang máy trong tòa nhà có trên 40 tầng nhưng không có điều hòa, trong khi đó cầu thang thoát hiểm thì quá nhỏ hẹp.

Người mua làm đơn yêu cầu đề nghị phía chủ đầu tư cung cấp các văn bản pháp lý và thiết kế thi công của tòa nhà tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa nhận được thông tin giấy tờ đầy đủ.

Tính đến ngày 30/9, đã có khoảng 700 hộ đã làm đơn ủy quyền cho Ban đại diện cư dân D'Capitale lâm thời, và đồng thường cũng có 300 hồ sơ từ chối nhận nhà đầy đủ tính pháp lý, theo ông Cương.

capitale3

Một cuộc họp nội bộ cư dân khu căn hộ D'Capitale

Trong một lần đối thoại không chính thức, đại diện của Tân Hoàng Minh nói rằng "nhà mẫu chứ không phải hàng mẫu", khiến nhiều người dân thêm bức xúc.

Đỉnh điểm là vào hôm 13/10, hàng chục chiếc xe hơi đã diễu hành trên phố quanh các khu căn hộ do Vingroup và Tân Hoàng Minh xây dựng với các băng rôn biểu ngữ phản đối.

Nhưng công an giao thông tìm cách ngăn cản bằng cách kiểm tra giấy tờ hoặc lùa xe vào hướng đi khác, ông Cương kể lại.

Vụ việc xảy ra xô xát và ông Cương cáo buộc ba phụ nữ đã bị thương khi bị công an tấn công bằng dùi cui.

"Họ bị đánh nghiêm trọng, rất là dã man. Tôi không hiểu chính quyền đang bảo vệ cho ai ?".

Dân thiện chí, muốn thỏa hiệp

Ông Cương cho biết hầu hết cư dân D'Capitale đều khá giả, là dân có trí thức, có trình độ, vị thế trong xã hội, có người mua đến 5-6 căn trong khu căn hộ.

Tuy nhiên, vì nhà đã xây rồi, hành lang thì không thể sửa được, nên người dân thiện chí muốn đàm phán lại về giá cả, ông Cương nói.

capitale4

Khu phức hợp căn hộ D'Capitale 'hội tụ đầy đủ tinh hoa ba thương hiệu bất động sản và tài chính hàng đầu Việt Nam'

Ông nói thêm rằng Vingroup và Tân Hoàng Minh không thể tiếp tục né tránh, mà nên đối thoại trực tiếp với cư dân.

"Nếu bên đầu tư và phân phối không chịu làm việc, người dân sẽ làm tất cả có thể trong tay. Chúng tôi không chống đối chính quyền, nhưng sai thì phải sửa, để giải quyết bất đồng càng nhanh càng tốt", ông Cương nói.

"Anh phải có đạo đức, không thể mang danh hiệu ra bán để thu tiền và trở nên vô trách nhiệm như vậy.

"Tôi tin đồng chí Tổng bí thư đã rất thẳng tay trong thời gian vừa qua, với cả thành viên Bộ Chính trị đến tướng công an. Tôi hi vọng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ xử lý [bọn] hút máu khô của người dân", ông Cương nói thêm.

capitale5

Dàn xe hơi đi 'biểu tình' dự án D'Capitale của Tân Hoàng Minh và Vingroup

Phía Vingroup nói gì ?

Trả lời BBC qua email hôm 19/10, đại diện Vingroup viết rằng với vai trò là đơn vị phân phối sản phẩm, Vingroup "đã giới thiệu, cung cấp thông tin về Dự án hoàn toàn dựa trên cơ sở các tài liệu, thông tin được Chủ Đầu tư cung cấp và kiểm duyệt".

"Theo đó, Vinhomes có trách nhiệm là đơn vị bán hàng theo quy định của pháp luật ; còn trách nhiệm về thiết kế và chất lượng dự án thuộc về Chủ Đầu tư".

Vingroup cũng phủ nhận việc nhờ lực lượng công an can thiệp để cản trở người dân phản đối ôn hòa trên đường hôm 13/10, và nói rằng "không có ai bị thương trong vụ việc này".

Về việc đối thoại với người dân, Vingroup nói "việc đối thoại trực tiếp và thương lượng điều chỉnh các mức giá của Căn hộ đã bán... không thuộc trách nhiệm của Vinhomes".

Còn trong lá thư phúc đáp chủ đầu tư Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Bất Động Sản Ngôi sao Việt, đại diện công ty này viết rằng Ngôi sao Việt đang "khẩn trương hoàn thiện các hạng mục cuối cùng kịp thời bàn giao" theo hợp đồng.

Ngoài ra, chủ đầu tư cho biết sẽ đảm bảo hệ thống phòng cháy chữa cháy theo quy định của Pháp luật và Hợp đồng mua bán Căn hộ.

Về việc lắp đặt máy điều hòa trong thang máy, Chủ đầu tư cho biết "sẽ sẵn sàng xem xét để bổ sung trang thiết bị nếu điều kiện, thông số kỹ thuật đáp ứng được" và sẽ thông báo cho khách hàng.

Về vấn đề gây tranh cãi nhất là chiều rộng của hành lang, Chủ đầu tư khẳng định "chiều rộng hành lang được phê duyệt là 1,5m (chưa bao gồm lớp trát) và sau khi hoàn thiện là 1m47" và "nằm trong tiêu chuẩn xây dựng cho phép".

Việc lắp điều hòa tại hành lang thì sẽ "gặp nhiều khó khăn về kỹ thuật, như thay đổi thiết kế PCCC" dẫn đến kéo dài thời gian hoàn thành xây dựng. Ngôi sao Việt nói "cần thêm thời gian để nghiên cứu phương án này".

Ngôi sao Việt cũng cho rằng "Chủ đầu tư chỉ làm các căn hộ mẫu chứ không xây dựng khu nhà mẫu như cách gọi của một số khách hàng" và cũng sẽ không thể "đáp ứng đề nghị giảm giá bán nhà".

Chủ đầu tư cũng cho rằng "Ban đại diện" nhóm khách hàng của ông Nguyễn Thạch Cương "chưa cung cấp được văn bản ủy quyền hợp lệ", nên "không đủ cơ sở để tiếp tục làm việc".

"Chúng tôi rất tiếc, bất chấp những nỗ lực của Chủ đầu tư trong việc đàm phán, trao đổi ôn hòa, nhóm khách hàng đã có những hành vi ứng xử vượt quá chuẩn mực thông thường, đi xe ô tô căng băng rôn qua nhiều địa điểm trong thành phố, gây ách tắc giao thông và làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh trong khu vực", theo lá thư phúc đáp do Tổng giám đốc Ngôi sao Việt Nguyễn Mạnh Hùng ký.

Dự án D'Capitale từng được Vingroup sở hữu

Trên thực tế, Vingroup đã từng sở hữu khu đất vàng tại Đông Nam Trần Duy Hưng này vào 2015.

Khi đó, khu đất này chính là dự án StarCity Centre của Công ty Đầu tư Kinh doanh và Phát triển Đô thị Ngôi Sao Xanh thuộc Công ty cổ phần Đầu tư Đại dương Thăng Long (OTL) của Ocean Group.

Vào tháng 8/2015, OTL chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Ngôi sao Xanh cho Vincom Retail của Vingroup với giá khoảng 2,148 tỷ đồng, dự án StarCity Centre được đổi tên thành Vinhomes StartCity Center.

Nhưng ngay sang 2016, Vingroup lại chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Ngôi sao Xanh cho một số doanh nghiệp đối tác. Sau được biết là công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư Bất động sản Ngôi sao Việt, công ty con của Tân Hoàng Minh, và dự án lại được đổi tên thành D'Capitale, theo báo Dân Việt.

Vì vậy D'Capitale là thương vụ nghìn tỷ giữa hai ông lớn, do Tân Hoàng Minh làm chủ dự án và Vinhomes giữ vai trò phân phối và vận hành quản lý.

***************

Việt Nam sẽ mua vũ khí Mỹ như thế nào (RFA, 19/10/2018)

Việt Nam sẽ mua vũ khi Mỹ như thế nào

Mỹ chính thức bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng 5/2016, nhân chuyến thăm của Tổng thống Obama tới Hà Nội.

capitale6

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (phải) và Đại tướng Ngô Xuân Lịch, tại Sài Gòn 17/10/2018. AFP

Trong thời gian hai năm qua, hoạt động trao đổi quốc phòng giữa hai nước diễn ra rất sôi nổi. Đó là những cuộc gặp gỡ cấp cao của giới chức quốc phòng hai nước, những chuyến thăm cảng Việt Nam của tàu chiến Mỹ, mà sự kiện mang tính lịch sử nhất là tàu sân bay USS Carl Vinson thăm Đà Nẵng vào tháng 3/2018, những tuyên bố của Việt Nam ủng hộ tự do hàng hải và hàng không mỗi khi tàu chiến Mỹ thách thức chủ quyền Trung Quốc tại các đảo đá và bãi cạn đang tranh chấp ở Biển Đông.

Bên cạnh đó còn có những tin tức về việc Việt Nam mua vũ khí Mỹ, hay là Mỹ biếu không cho Việt Nam những vũ khí cũ.

Ngay trong chuyến viếng thăm Hà Nội vào tháng 5/2016 của Tổng thống Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là ông Ash Carter tuyên bố cung cấp một khoảng tín dụng trị giá 18 triệu đô la Mỹ để mua sắm các thiết bị quốc phòng của nước này.

Bắt đầu từ tháng 5/2017, cho đến tháng 3/2018, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam, theo những thông tin được công bố, 12 ca nô và 2 tàu tuần duyên cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam.

Tháng 8/2018, có tin đưa ra từ Bộ Quốc phòng Mỹ là Việt Nam ký một hợp đồng trị giá gần 100 triệu đô là mua vũ khí. Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó tránh bình luận tin này.

Theo luật sư Vũ Đức Khanh, từ Canada, trong buổi thảo luận với đài RFA vào đầu tháng 10, có nói rằng sắp tới đây Việt Nam có thể đưa ra những hợp đồng mua vũ khí của Mỹ trị giá lớn để làm vừa lòng Tổng thống Donald Trump, người muốn có cân bằng mậu dịch với những quốc gia khác, trong đó Việt Nam đang là nước xuất siêu vào Mỹ.

Ngoài ra cũng có một thông tin khác có liên quan đến vấn đề mua bán vũ khí là Quốc hội Hoa Kỳ, hiện đang cấm vận quốc gia nào mua vũ khí của Nga, đã đồng ý loại Việt Nam và Ấn Độ ra khỏi danh sách đó, đồng ý để Việt Nam vẫn tiếp tục dùng vũ khí Nga để duy trì sức mạnh của quân đội mình.

Từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một chuyên gia về quan hệ quốc tế cho biết là chính Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã điều trần trước Quốc hội Mỹ về việc này. Ông Mattis đã nêu vấn đề Việt Nam không thể ngay lập tức chuyển sang dùng vũ khí Mỹ trong khi đã dùng vũ khí Nga hơn nửa thế kỷ nay, để chống lại với lý lẽ muốn cấm vận mà Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng xuất phát từ các công ty sản xuất vũ khí Mỹ, hoặc các tiểu bang có các công ty này hoạt động.

capitale7

Máy bay săn tàu ngầm P-3C Orion, là loại vũ khí mà Việt Nam cần để phòng thủ Biển Đông. AFP

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, một nhà nghiên cứu độc lập từ Singapore cho biết rằng hiện Việt Nam sử dụng đến 80% vũ khí do các quốc gia thuộc Liên Xô cũ sản xuất, trong đó chủ yếu là từ nước Nga. Theo ông, từ câu chuyện loại trừ Việt Nam ra khỏi danh sách cấm vận, cho thấy Mỹ đang có một chính sách mở đối với Việt Nam về chuyện mua vũ khí, đó là Mỹ sẽ bán những gì và những khi nào mà Việt Nam cần, tức là chuyện mua vũ khí từ Mỹ là quyết định của Việt Nam.

Theo thông tin của Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, Mỹ đã muốn bán rẻ hoặc biếu không các máy bay săn tàu ngầm đang được quân đội Mỹ sử dụng là P-3C, và Việt Nam đã gửi nhiều đoàn của Bộ Quốc phòng đến Mỹ để khảo sát đề nghị này, nhưng chưa đưa ra quyết định, và theo Tiến sĩ Hợp, Hà Nội có thể cân đối ngân sách để mua những máy bay hoàn toàn mới.

Bình luận về tin Việt Nam ký hợp đồng mua gần 100 triệu đô la vũ khí Mỹ hồi tháng 8/2018, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng nếu có thì không phải là những vũ khí lớn mà là những thiết bị quốc phòng như ra đa phòng không và phòng thủ bờ biển.

Theo ông, trong tương lai chuyện mua vũ khí của Việt nam sẽ tiếp tục theo hướng đó, và không có rào cản nào trong chuyện Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.

Bình luận về vấn đề mua vũ khí Mỹ của Việt Nam, Giáo sư Ngô Vĩnh Long cho rằng mặc dù chuyện đó là quan trọng, nhưng không phải là vấn đề lớn hiện nay trong quan hệ Việt Mỹ. Mà vấn đề lớn nhất là Mỹ cần có một đối tác chính danh là Việt Nam tại khu vực Biển Đông, Châu Á Thái Bình Dương để củng cố tiềm lực hàng hải mà Mỹ đã duy trì trong suốt vài trăm năm nay.

Theo Giáo sư Long, Mỹ đang cần một nơi dừng chân của tàu chiến trong khu vực Biển Đông, một khi mà quan hệ với đồng minh cũ Philippines không thể còn được đoán định một cách chắc chắn. Ông nói rằng chỉ cần một chuyến hải hành của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông là có thể đã tốn hàng trăm triệu đô la Mỹ, vì vậy để một quốc gia đối tác dùng vũ khí Mỹ để bảo vệ quyền lợi chung của hai nước là vấn để rất dễ dàng nhìn thấy là vô cùng có lợi.

Kính Hòa

*************

Ân xá Quốc tế yêu cầu điều tra vụ 11 người Tày bị đánh ở núi Nà Kèn (RFA, 19/11/2018)

Tổ chức Ân xá Quốc tế, Amnesty International, hôm 18 tháng 10 ra thông cáo hối thúc chính quyền Việt Nam mở ngay cuộc điều tra rốt ráo về vụ việc 11 người Tày bản xứ bao gồm cả phụ nữ và trẻ em bị bảo vệ công ty khai thác đá RK Việt Nam đánh bị thương khi phản đối các hoạt động mà người dân cho gây ô nhiễm môi trường.

capitale8

Bảo vệ công ty RK Việt Nam nổ súng chỉ thiên khi đụng độ với người dân ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái hôm 27/9/2018 - Ảnh chụp màn hình

Theo thông cáo của Amnesty International, yêu cầu cụ thể được nêu ra là chính quyền Việt Nam cần có các biện pháp cụ thể để đảm bảo rằng, những tác động về môi trường và quyền con người trong việc khai thác mỏ đá phải được đánh giá, giải quyết đúng cách ; đồng thời bồi thường công bằng cho bất kỳ đất đai và di sản văn hóa nào bị lấy đi hoặc bị làm hư hại mà không có sự tự nguyện và tán thành của người Tày bản địa.

Hôm 27 tháng 9 năm 2018, hàng trăm người ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã tập trung phản đối công ty đá cẩm thạch RK Việt Nam, bị người dân cho là nghi phạm gây ô nhiễm nguồn nước duy nhất dành cho sinh hoạt và chăn nuôi, và khiến một số lượng lớn cá và gia cầm bị chết.

Đáp lại, những nhân viên bảo vệ Đông Á làm việc cho công ty RK Việt Nam - vốn thuộc sở hữu của Ấn Độ đã tấn công những người biểu tình ôn hòa với súng, dùi cui và roi điện.

Tổ chức này dẫn báo cáo của truyền thông cho biết có ít nhất 11 người bị thương. Một đoạn phim cho thấy vụ tấn công diễn ra trước sự chứng kiến của cảnh sát phản ứng nhanh, làm dấy lên câu hỏi tại sao họ không can thiệp để ngăn chặn những cuộc tấn công.

Sau đó chính quyền huyện Lục Yên yêu cầu công ty dừng khai thác đá để đối thoại với người dân, tuy nhiên nhiều người ở địa phương đã báo cáo rằng công an đã đến nhà họ và yêu cầu phải xóa các bài đã đăng trên mạng xã hội về sự kiện này.

Ngày 4/10, Chủ tịch huyện Lục Yên cũng ra văn bản chính thức yêu cầu lực lượng công an địa phương tập hợp thông tin về những ai nói về sự kiện này trên Facebook để xử lý.

Cho đến ngày 19/10, báo Nông Nghiệp Việt Nam cũng tiết lộ việc người dân bản Nà Kèn lập ra nhiều chòi canh hô ứng lẫn nhau trên con đường độc đạo lên núi để đề phòng doanh nghiệp đưa máy móc vào khai thác đá cẩm thạch.

***************

Nạn nhân trên tàu cá Quảng Nam bị tàu nước ngoài đâm thuật lại vụ việc (RFA, 19/10/2018)

capitale9

Ông Huỳnh Tèo, thuyền trưởng tàu QNa 90398TS. Baomoi.com

Tàu cá Quảng Nam bị một tàu nước ngoài tấn công, đâm vào đuôi tàu ở đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa bốn hôm trước đây vừa cập cảng Kỳ Hà, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong ngày 19 tháng 10.

Thông tin này được truyền thông trong nước loan đi, cho biết ngay sau khi cập cảng Kỳ Hà thuộc huyện Núi thành, thuyền trưởng tàu QNa 90398TS, ông Huỳnh Tèo, 44 tuổi, đã đến trình báo với cơ quan chức năng về vụ việc.

Theo lời của ông Tèo được báo chí trong nước trích lời, tàu của ông Tèo bị một tàu sắt khổng lồ đâm vào khoảng 1 giờ trưa ngày 15 tháng 10, làm gãy hệ thống lái và nước tràn vào khoang. Vẫn theo ông Tèo, lúc này tàu của ông vẫn đang hoạt động ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 143 hải lý về hướng Đông Bắc.

Sau khi chiếc tàu tấn công mà truyền thông trong nước gọi là ‘tàu lạ’ bỏ đi, ông Tèo đã phát tín hiệu cầu cứu, còn 13 thuyền viên còn lại cùng nhau tát nước ra ngoài và cố ngăn nước tràn vào tàu.

Tổng thiệt hại sự việc này được ước tính là khoảng 400 triệu đồng.

Những năm qua, nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc xua đuổi, tấn công khi đánh bắt cá ở gần khu vực quần đảo Hoàng Sa là ngư trường truyền thống của họ. Đây cũng là quần đảo đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện do Trung Quốc kiểm soát.

Hôm 18/6, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho báo chi biết có 20 tàu cá cùng 100 ngư dân của tỉnh Quảng Ngãi đã bị tàu của Trung Quốc xua đuổi khi tránh trú bão tại quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đến 90% Biển Đông gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuyên bố của Bắc Kinh qua đường đứt khúc 9 đoạn do họ tự vạch ra bị Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế - PCA ở La Haye tuyên phi pháp vào tháng 7 năm 2016. Chính phủ Hà Nội vẫn tuyên truyền cho rằng ngư dân là lực lượng đi đầu bảo vệ lãnh hải của tổ quốc, thế nhưng những biện pháp hỗ trợ để họ thực hiện nhiệm vụ đó đến nay vẫn chưa có mấy hiệu quả.

Một số nước trong khu vực cũng có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông gồm Đài Loan, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Published in Việt Nam

Phải mt đến hai năm k t lúc Tng thng M Barak Obama bt ng tuyên b d b hoàn toàn lnh cm bán vũ khí sát thương cho Vit Nam vào tháng Năm năm 2016, Bộ Quc phòng Vit Nam mi tha thun được hp đng đu tiên mua vũ khí ca M, giá tr gn 100 triu USD, dù chưa được tiết l là bao gm các loi vũ khí nào và liu có được Quc hi Hoa Kỳ chun thun hay không.

vukhi0

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick M. Shanahan và Tướng Đỗ Bá Tỵ tại Ngũ Giác Đài, 23 tháng Bảy, 2018. (Photo by Master Sgt. Angelita Lawrence, Office of the Secretary of Defense Public Affairs)

Quốc hi Vit Nam đi mua vũ khí M ?

Điều tréo ngoe là một ln na trong rt nhiu ln, tin tc trên được tiết l t phía M, qua đài VOA, ch không phi do chính th Vit Nam vn b T chc Minh bch quc tế (TI) xếp vào nhóm chót bng thế gii v đ minh bch.

Một s th oái oăm khác là đơn đt hàng trên có vẻ không được giao kết bi gii quan chc B Quc phòng Vit Nam, mà li thông qua… Quc hi nước này.

Trước khi tin tc trên xut hin trên VOA vào ngày 2/8/2018, đã có mt chuyến công du đến M ca Phó ch tch Quc hi Vit Nam Đ Bá T. Khác với chuyến công du Hoa Kỳ trước đây vào năm 2013 trên cương v Th trưởng B quc phòng Vit Nam, vào ln này Phó ch tch quc hi Đ Bá T không phi thăm viếng lưỡng vin Hoa Kỳ mà đã đến thng Lu Năm Góc - nơi đó quan chc này được đón tiếp bi Th trưởng B Quc phòng M Patrick M. Shanahan vào ngày 23/7.

Tuy nhiên, chuyến công du Hoa Kỳ ln này ca ông T ch được báo chí nhà nước Vit Nam tường thut ngn gn đến mc khiến phát sinh dư lun cho rng chng biết v phó ch tch quc hi này thc cht đi M đ làm gì, hay ch là mt chuyến du ngon như cái cách mà vào năm ngoái viên thứ trưởng B quc phòng Nguyn Chí Vnh đã đến M đ trao tr vài lá thư thi chiến tranh Vit Nam cho cu phi công b bn rơi là John McCain.

Trước đi hi 12 ca đng cm quyn Vit Nam vào đu năm 2016, Đ Bá T mang cp hàng đại tướng, là Th trưởng B Quc phòng. Tuy nhiên vì b xem là ‘cánh Nguyn Tn Dũng’ (th tướng Vit Nam khi đó), ông tướng quân đi Đ Bá T đã b điu chuyn sang Quc hi làm cp phó cho bà Nguyn Th Kim Ngân ăn mc diêm dúa ngay sau đi hi 12.

Cuộc gặp ca Đ Bá T vi Patrick M. Shanahan trong cuc gp cui tháng By năm 2018 li đ cp đến hàng lot vn đ thuc khi quc phòng, ch không phi là ni dung ca quc hi, như an ninh trên bin, gìn gi hòa bình, quân y và an ninh mng, và đc bit là Biển Đông – mt ch đ đang rt nhanh chóng biến thành mi xung đt tay ba M - Trung - Vit.

Trong khi chuyến công du Hoa Kỳ ca Đ Bá T vn còn gây nghi ng trong gii quan sát chính tr v vai trò ca ông T không biết v thc cht là Phó ch tch quc hi hay ‘Đi tướng’ thay mt cho B Quc phòng Vit Nam, ch hai tun sau đó, mt quan chc B Ngoi giao M bt ng khng đnh vi VOA tiếng Vit rng Vit Nam có các hp đng mua các thiết b quân s vi Hoa Kỳ tr giá ti 94,7 triu đôla.

Quan chức này nói thêm : "Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rng Vit Nam hin có 24 trường hp trong chương trình Mua bán Quân s Nước ngoài vi tng tr giá là 69,7 triu đôla".

Theo VOA Việt Ng, các v này đã được thông báo cho Quc hi M và đang trong các giai đon khác nhau để trin khai và chuyn giao cho Vit Nam. Trong khong thi gian t năm 2012 ti 2017, B Ngoi giao M cũng đã cho phép Vit Nam mua các mt hàng quân s, trong đó có các thiết b đin t quân s, tr giá 25 triu đôla thông qua chương trình Mua bán Thương mi Trc tiếp. Mua bán quân s nước ngoài (FMS-Foreign Military Sales) và Mua bán thương mi trc tiếp (DCS-Direct Commercial Sales) là hai chương trình chính đ Hoa Kỳ chuyn giao các dch v và thiết b quc phòng cho đng minh và đi tác. C th, FMS là mt chương trình chuyn giao gia hai chính phủ. Theo đó, B Ngoi giao M thông qua đơn đt hàng, ri đi tác tr tin cho thiết b và B Quc phòng M s dng h thng ca mình đ mua ri chuyn cho đi tác. Trong khi đó, theo chương trình DCS, đi tác đt tha thun vi mt nhà sn xut M, nhưng nhà sn xut phi được B Ngoi giao Hoa Kỳ cp giy phép thông qua v mua bán trước khi chuyn giao thiết b

Đến lúc này, vai trò đi M ca Đ Bá T đã dn l ra : B Chính tr Vit Nam mun cho ông T ‘sm hai vai’ - va lp l trong tư thế ‘cu thứ trưởng quc phòng’ đ làm vic vi B Quc phòng M v mua vũ khí, va trong vai trò mt quan chc cao cp ca Quc hi đ vn đng Quc hi Hoa Kỳ mau chóng thông qua chương trình cho Vit Nam mua vũ khí ca M.

Trong khi đó, đã không có bất kỳ quan chức lãnh đo nào ca B Quc phòng Vit Nam xut hin đ ký kết vi M v mua vũ khí.

Vì sao thế ?

‘Đảng anh’ và ‘đng em’

Lý do đơn gin và d hiu nht vn là li truyn ming dân gian đương đi : ‘đng em’ Vit Nam luôn lo ngi và s hãi ‘đng anh’ Trung Quốc. Bi cnh Bin Đông đang khá nhanh lao vào không khí xung đt gia M vi Trung Quc và đương nhiên kéo theo k phi chu s phn ‘li nguyn đa lý’ là Vit Nam đã luôn khiến B Chính tr đng Vit Nam nht c nht đng đu s st Bc Kinh.

Một trong những bng chng hùng hn nht v ý chí tăng trưởng đến mc á khu như thế là k t đu năm 2016 khi quân đi Trung Quc đưa tên la ra đo Phú Lâm thuc qun đo Hoàng Sa - nơi mà t năm 1974 đến nay ch còn tn ti trên bn đ hành chính Vit Nam như tên gọi mt đa danh, B Quc phòng Vit Nam đã chng h dám công b bt kỳ thông tin nào v đng tác tr đũa, dù rng vào na cui năm 2016 cơ quan rt có năng khiếu v ‘kinh tế quc phòng’ này - như công trình sân golf Tân Sơn Nht gây bão t dư lun xã hi - đã được báo chí phương Tây phát hin đã đưa tên la ra qun đo Trường Sa nhm ‘dn mt’ Trung Quc.

Chỉ sau cơn khng hong mang tên ‘Hi Dương 981’ vào năm 2014 và sau v tên la Trung Quc năm 2016, đến gn đây mi hin ra nhng bng chng cho thy chính thể Vit Nam và quân đi b xem là không có my tinh thn ‘sn sàng chiến đu’ ca nước này mun gia c li h thng vũ khí và khí tài quân s đã khá lc hu sau nhiu năm dùng ca Liên Xô.

Một trong nhng bng chng quan tâm đến vũ khí phương Tây là sau khi được d b lnh cm mua vũ khí sát thương, Vit Nam đã âm thm mua chu na t USD tín dng quân s ca n Đ và ha tin ca Israel - đu là nhng đng minh quân s ca M.

Thế nhưng lch s quá ngn ngi v ‘mua vũ khí M’ ca Vit Nam li không hề thun bum xuôi gió, đc bit quá kém tính trong sáng.

‘Lại qu

Vào tháng Tám năm 2017, đài VOA dẫn li mt phát hin đc đáo trong bài viết có ta đ "Quan chc Vit Nam đòi M ‘li qu’ t các hp đng mua vũ khí".

‘Lại qu’ là mt t lóng thuc về dân làm ăn khuất tt, chy cht và hi l min Bc Vit Nam.

Theo đó, một hãng tin tình báo quc phòng ca Anh đã tiết l rng các quan chc chính ph Vit Nam yêu cu các đi tác ca M tr 25% hoa hng cho các thương v mua bán vũ khí.

Thông tin của Shephard Media trích dẫn mt ngun tin quc phòng ca M cho biết các gii chc quc phòng Vit Nam thông báo cho phái đoàn ca M Hà Ni rng các thương v mua bán vũ khí phi được "li qu" 1/4 ca tng giá tr. Cũng theo ngun tin này, cuc hp đã "đt ngột dng li" sau khi phía Vit Nam đưa ra yêu cu đó. Ngun tin quc phòng M cho Shephard Media biết thông tin này ti mt Hi ngh và trin lãm phòng th hàng hi IMDEX được t chc Singapore tháng 5/2017…

Chưa đy 1% ca ‘12 t đô thương mi’ !

Ngân sách quốc phòng ca Vit Nam đã tăng t 1,3 t đôla lên đến 4,6 t đôla (tăng 258%) trong vòng 10 năm, t năm 2006 - 2015, và hin thi chiếm khong 9% tng chi ngân sách quc gia.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều thông tin cho biết ngân sách quc phòng phi "giật gu vá vai" trong nhng năm qua, đc bit trong bi cnh ngân sách quc gia có xu hướng cn kit nhanh chóng và Vit Nam đc bit thiếu ngoi t đ nhp khu hàng hóa và tr n nước ngoài.

Nói cách khác, Việt Nam đang rơi vào h trũng hết tin. Hết tin cho nhiu chương trình, d án đu tư phát trin và cho c quc phòng.

Hẳn đó là ngun cơn sâu xa vì sao nhng bn hp đng đu tiên ca Vit Nam mua vũ khí M chưa đy 100 triu USD - ch bng chưa đy 1% so vi giá tr các hp đng thương mi trên danh nghĩa mà chưa có cơ s nào đ coi là thc cht - mà Th tướng Phúc đã mang n cười cu tài mang đến Washington tháng Năm năm 2017 đ ve vut Tng thng Trump.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 08/08/2018

Published in Diễn đàn

Sau khi chuyến công du Hoa Kỳ của ông Đỗ Bá Tỵ vào cuối tháng Bảy năm 2018 gây nghi ngờ trong giới quan sát chính trị về vai trò của ông Tỵ không biết về thực chất là Phó chủ tịch quốc hội hay ‘Đại tướng’ thay mặt cho Bộ Quốc phòng Việt Nam, chỉ hai tuần sau đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ bất ngờ khẳng định với VOA tiếng Việt rằng Việt Nam có các hợp đồng mua các thiết bị quân sự với Hoa Kỳ trị giá tới 94,7 triệu đôla.

vukhi1

Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ (phải) gặp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan vào tháng Bảy năm 2018. Ảnh : VOV

Như vậy, phải mất đến hai năm kể từ lúc Tổng thống Mỹ Barak Obama bất ngờ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vào tháng Năm năm 2016, Bộ Quốc phòng Việt Nam mới thỏa thuận được hợp đồng đầu tiên mua vũ khí của Mỹ, giá trị gần 100 triệu USD, dù chưa được tiết lộ là bao gồm các loại vũ khí nào.

Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm với VOA : "Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý rằng Việt Nam hiện có 24 trường hợp trong chương trình Mua bán Quân sự Nước ngoài với tổng trị giá là 69,7 triệu đôla".

Theo VOA Việt Ngữ, các vụ này đã được thông báo cho Quốc hội Mỹ và đang trong các giai đoạn khác nhau để triển khai và chuyển giao cho Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 2012 tới 2017, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã cho phép Việt Nam mua các mặt hàng quân sự, trong đó có các thiết bị điện tử quân sự, trị giá 25 triệu đôla thông qua chương trình Mua bán Thương mại Trực tiếp. Mua bán Quân sự Nước ngoài (FMS) và Mua bán Thương mại Trực tiếp (DCS) là hai chương trình chính để Hoa Kỳ chuyển giao các dịch vụ và thiết bị quốc phòng cho đồng minh và đối tác. Cụ thể, FMS là một chương trình chuyển giao giữa hai chính phủ. Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ thông qua đơn đặt hàng, rồi đối tác trả tiền cho thiết bị và Bộ Quốc phòng Mỹ sử dụng hệ thống của mình để mua rồi chuyển cho đối tác. Trong khi đó, theo chương trình DCS, đối tác đạt thỏa thuận với một nhà sản xuất Mỹ, nhưng nhà sản xuất phải được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cấp giấy phép thông qua vụ mua bán trước khi chuyển giao thiết bị…

Chỉ có điều, những bản hợp đồng đầu tiên của Việt Nam mua vũ khí Mỹ chưa đầy 100 triệu USD – chỉ bằng chưa đầy 1/% so với giá trị các hợp đồng thương mại, dù trên danh nghĩa mà chưa có cơ sở nào để coi là thực chất, mà Thủ tướng Phúc hoan hỉ mang đến Washington tháng Năm năm 2017 để lấy lòng Tổng thống Trump.

Sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng Mười Một năm 2017, một dấu hỏi lớn vẫn tồn tại : Vì sao trong khi ông Trump và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có vẻ mãn nguyện với giá trị thỏa thuận thương mại được ký kết giữa hai nước trong chuyến đi này lên tới 12 tỷ USD (tuy chưa biết có thật hay không, hoặc nếu là thật thì có được thực hiện hay không), đã chẳng có một thỏa thuận nào và càng không hiện ra hợp đồng nào về việc Việt Nam mua vũ khí của Mỹ, cho dù Tổng thống Trump đã trổ "ngón nghề" về đàm phán, và Bloomberg còn dẫn một nguồn tin ẩn danh cho biết Tổng thống Mỹ khi "chào hàng" tên lửa và các hệ thống vũ khí khác của Mỹ thậm chí nói ông Phúc "còn chần chờ gì nữa" khi ông (Trump) đã lên nắm cương vị đứng đầu nước Mỹ được 10 tháng rồi ?

Chẳng lẽ sau hàng loạt chuyến đi Mỹ trong năm 2017 của các tướng Ngô Xuân Lịch – Bộ trưởng quốc phòng, và Nguyễn Chí Vịnh – Thứ trưởng quốc phòng có liên quan đến việc mua vũ khí, Việt Nam lại chẳng nhìn ngó một cơ hội mười mươi mà Tổng thống Mỹ mang đến tận Hà Nội ?

Thực ra, giới quân sự Việt Nam vẫn còn nặng lòng với vũ khí Nga. Cho tới nay, Nga vẫn là đối tác cung cấp đến 90% vũ khí chủ lực cho Việt Nam.

Nhưng từ khoảng năm 2013 đến nay và đặc biệt gần đây, đã xuất hiện quan điểm trong giới chuyên gia quốc phòng rằng sẽ rất rủi ro nếu Việt Nam chỉ phụ thuộc vào một hay một số ít các đối tác, vì vậy Việt Nam nhất thiết phải đi tìm cách đa dạng hóa nguồn cung và bổ sung thêm vào biên chế những khí tài có xuất xứ "ngoài Nga".

Trong thời gian Trump ở Việt Nam vào tháng 11/2017, một số tờ báo nhà nước cũng có xu hướng cổ vũ cơ chế mua bán vũ khí với Mỹ như "Quân đội Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn khi Mỹ thể hiện thiện chí muốn cung cấp những vũ khí tối tân nhất theo yêu cầu của chúng ta".

Những tờ báo này cũng khuyến nghị rằng nếu có mong muốn mua thêm các vũ khí phương Tây vào thời điểm này, Việt Nam nên tập trung vào cải thiện năng lực cảnh giới điện tử, giám sát hàng hải và chống ngầm – điểm yếu lớn nhất hiện nay của hải quân. Máy bay tuần tiễu P-3C Orion hay SC-130J Sea Hercules (biến thể nâng cấp từ dòng máy bay vận tải hạng trung C-130) sẽ là một miếng ghép hoàn hảo cho năng lực phòng thủ, bảo vệ lãnh hải của Việt Nam. Một yếu tố khác cũng khá quan trọng là giá thành của C-130J lẫn SC-130J đều không quá đắt, phù hợp với ngân sách mà Việt Nam có thể đáp ứng cho công tác đào tạo, huấn luyện cũng như duy trì, nâng cấp. Ngoài ra, với mối quan hệ đang cực kỳ nồng ấm với Nhật Bản, trong trường hợp Mỹ bán máy bay nhưng không trang bị vũ khí, cũng không quá khó khăn để Việt Nam có thể tìm kiếm sự thay thế từ các đối tác Nhật (với nền công nghệ quốc phòng hùng mạnh và cũng sử dụng vũ khí hệ Mỹ-NATO).

Và nếu điều kiện tài chính cho phép, Việt Nam cũng có thể xem xét mua thêm 1 hoặc 2 phi đội tiêm kích F-16 đã qua sử dụng và được nâng cấp lên chuẩn Block 52 của Mỹ, như là một giải pháp lý tưởng để tăng cường sức mạnh không quân trong bối cảnh những cựu binh én bạc MiG-21 (khoảng 100 chiếc) mới nghỉ hưu và khoảng trống vẫn chưa được lấp đầy. Bên cạnh đó, phương án này cũng giúp không quân Việt Nam dần làm quen, trước khi sử dụng nhiều hơn các thế hệ máy bay chiến đấu của phương Tây…

Một trong những bằng chứng quan tâm đến vũ khí phương Tây là sau khi được dỡ bỏ lệnh cấm mua vũ khí sát thương, Việt Nam đã âm thầm mua chịu nửa tỷ USD tín dụng quân sự của Ấn Độ và hỏa tiễn của Israel – đều là những đồng minh quân sự của Mỹ.

Từ khá lâu nay, nội bộ Việt Nam không còn nói về ‘Mỹ là kẻ thù số một’, cho dù giới bảo thủ trong đảng và lực lượng vũ trang vẫn âm thầm ghét Mỹ.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 05/08/2018

Published in Diễn đàn