Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông già tiếm quyền, đạp lên luật pháp chém đồng chí. Toàn Đảng "câm như hến"

Hình ảnh ông Nguyễn Phú Trọng tiếm quyền bà quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân vào đêm giao thừa, là hình ảnh người đứng đầu vô pháp vô thiên. Thoibao.de đã có bài chỉ trích hành động này của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đã bị nhiều người thiếu tỉnh táo phản đối. Trên tinh thần tuân thủ pháp luật, điều ông Nguyễn Phú Trọng đã làm đêm giao thừa là sai, không thể chối cãi.

npt1

Tay ông vịn bục chân ông đạp lên luật

Trong Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung mô tả rằng, trong một lần Tào Tháo dẫn quân đi chinh chiến, ông có đi qua một vùng toàn ruộng lúa chín và hạ lệnh : "Những kẻ giẫm lên lúa mạch, bất kể là ai, lập tức sẽ bị chém đầu thị chúng". Tướng sĩ quả nhiên vô cùng cẩn thận khi đi qua ruộng lúa mạch, không một ai dám giẫm đạp lên ruộng lúa. Trăm họ thấy thế vô cùng tán thưởng.

Đột nhiên, trong ruộng lúa có một chú chim bay vút lên, làm kinh động đến ngựa của Tào Tháo. Chú ngựa bị giật mình đã chạy vào ruộng lúa, giẫm lên một mảnh ruộng lúa mạch nhỏ. Tào Tháo lập tức gọi quan viên tùy tùng tới, yêu cầu trị tội mình vì đã đạp lên ruộng lúa.

Quan viên nói rằng : "Sao có thể trị tội Thừa tướng đây ?" Tào Tháo đáp lại : "Lời ta đích thân nói ra, nếu ngay cả ta cũng không tuân thủ, thử hỏi còn ai cam tâm tình nguyện tuân thủ nữa đây ?". Nói rồi Tào Tháo tuốt thanh gươm luôn đeo bên hông, muốn tự tự cắt cổ mình. Văn thần, võ tướng bên cạnh được một phen khiếp vía, quỳ rạp cả xuống đất kêu khóc.

Mưu sĩ là Quách Gia nói : "Trong Xuân Thu của Khổng thánh nhân có nói rằng : ‘Pháp luật không áp dụng với người tôn quý’. Hiện giờ chủ công thống lĩnh đại quân, vai mang trọng trách, sao có thể tự sát được ?". Thế là Tào Tháo cắt tóc thay đầu, truyền lệnh cho ba quân được biết.

Đấy là tấm gương về người biết trọng quân kỷ dù quân kỷ đấy do chính mình đặt ra. Không biết ông Nguyễn Phú Trọng có xem truyện tam quốc không, và nếu có xem thì ông có rút ra bài học về cách quản quân quản việc nước của người xưa hay không ? Tào Tháo và Nguyễn Phú Trọng cách nhau đến 2 ngàn năm nhưng xem ra người xưa có tinh thần thượng tôn pháp luật hơn người thời nay.

Có nhiều người bao biện cho hành động đạp lên luật pháp của ông Nguyễn Phú Trọng trong đêm giao thừa. Số này rất đông. Đấy là dấu hiệu cho thấy người Việt chưa sẵn sàng cho tinh thần thượng tôn pháp luật và sẵn sàng cổ vũ cho tinh thần cao quý này.

Theo Khoản 1 Điều 5 Nghị Định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau "Chủ tịch chúc Tết trên Đài truyền hình Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam đêm giao thừa". Như vậy công việc chúc tết của Chủ tịch nước đã được luật hóa chứ không phải thông lệ bao lâu nay. Và theo nguyên tắc cấp trưởng vắng mặt thì cấp phó tạm quyền, và Quốc hội Việt Nam vào ngày 18/1 vừa qua đã xác định bà Võ Thị Ánh Xuân là người tạm quyền khi Quốc hội chưa bầu Chủ tịch nước.

tiemquyen2

Luật quy định Chủ tịch nước chúc Tết

Việc ông Nguyễn Phú Phú Trọng tiếm quyền là hai năm rõ mười, không thể chối cãi được. Vậy mà cả Đảng cộng sản 5 triệu đảng viên không ai dám lên tiếng. 200 Ủy viên Trung ương Đảng không ai dám lên tiếng và 16 người trong Bộ Chính trị không một ai dám lên tiếng. Có thể nói, cả Đảng cộng sản đều câm như hến trước hành động chà đạp luật pháp của người đứng đầu Đảng.

Hình ảnh một ông già muốn đạp lên luật pháp thì cứ đạp, ông ta phạm luật nhưng lại tự cho mình quyền trảm những đồng chí khác. Một đảng mà kẻ phạm pháp này chém kẻ phạm pháp khác thì liệu đảng này có trong sạch vững mạnh được không ? Người đứng đầu đảng không trong không sạch thì ai trong sạch được. Một đảng mà đồng chí chỉ lo chém nhau và lo bòn rút của dân của nước để tư lợi cá nhân thì nước giàu được không ? Đất nước này đi về đâu khi mà tình trạng xem thường kỷ cương phép nước tràn lan như thế ?

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 27/01/2023

************************

Tản mạn đầu xuân : Tết này vắng lời chúc phúc của ông Chủ tịch nước

Hiền Vương, VNTB, 27/01/2023

Theo cách hiểu về phương diện đối ngoại, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, đại diện cho Nhà nước trong các hoạt động đối nội cũng như đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu và phải là một đại biểu Quốc hội, chịu trách nhiệm trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước trùng với nhiệm kỳ của Quốc hội.

chuctet1

Ngoại trừ Tết Quý Mẹo, việc chúc Tết ở đêm giao thừa lâu nay luôn là Chủ tịch nước…

Do vậy, xem ra chỉ thích hợp đối với Chủ tịch nước khi đọc lời chúc Tết – thường là theo các nội dung na ná nhau ở mỗi năm như sau :

"Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc, trong thời khắc thiêng liêng chào đón năm mới XXX 202Y, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, xin thân ái gửi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước, cùng đồng bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất, chúc mọi gia đình Việt Nam có những ngày Tết vui vẻ, đầm ấm và an toàn, đồng bào ta năm mới XXX 202Y bình an, mạnh khỏe, hạnh phúc, thành công…".

Nếu thay vào vị trí Chủ tịch nước là Tổng bí thư Đảng, thì về mặt đối nội là không gì bàn cãi, nhưng đối ngoại thì không ổn, vì về nguyên tắc, Tổng bí thư là chức danh của đại diện ‘đầu lĩnh’ một đảng phái chính trị, không do người dân bầu chọn nên người dân nhận lời chúc xuân từ Tổng bí thư chỉ mang ý nghĩa của lễ nghi, khánh tiết từ phía Đảng cộng sản mà thôi.

Về yếu tố tâm linh, Chủ tịch nước phải đứng trước Quốc kỳ tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Hiến pháp và nội dung khác phù hợp với trách nhiệm được giao. Tổng bí thư Đảng thì không có ‘thề thốt’ tương tự vậy, nên theo cách hiểu dân dã nào đó, việc ‘mắc lời thề’ là yếu tố mà người dân thường mang ra để xem xét ; và qua đó ít nhiều khiến vai trò của Chủ tịch nước lúc đọc lời chúc Tết ở đêm giao thừa sẽ báo điềm hung hay kiết trong mắt người dân.

Có ý kiến thắc mắc : vì sao không để ông chủ tịch nước ăn xong ba ngày Tết cho tử tế theo truyền thống người Việt rồi mới "từ chức", vì chuyện này không hề liên quan gì đến an nguy đất nước, mà còn được tiếng là nhân bản ?

Trước khi "từ chức" cận Tết nguyên đán Quý Mẹo, ông Chủ tịch nước xuất hiện khá nhiều trước công chúng : Ngày 11/1/2023, ông vào Nam dâng hương các cố lãnh đạo và thăm các cựu lãnh đạo Chính phủ. Hai hôm sau đó, ông xuất hiện ở sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, xem trận lượt đi chung kết cúp AFF giữa Việt Nam và Thái Lan.

Ngày 14/1/2023, ông và phu nhân cùng một số Việt kiều thả cá trong Hoàng Thành Thăng Long ở Hà Nội. Ngày 15/1/2023, ông lại có mặt ở Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, thăm và tặng quà người có hoàn cảnh khó khăn. Ngày 16/1/2023, tứ 25 Tết Quý Mẹo, ông thăm và chúc Tết Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tại chùa Huê Nghiêm, Thủ Đức, Sài Gòn, trước khi bay về Hà Nội để họp trung ương và… "từ chức".

Báo chí Nhà nước đưa tin ông Chủ tịch nước đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu "sau khi nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân".

Điều đó cho thấy nếu như bằng quyền của lá phiếu cử tri, người dân đã bầu ông Chủ tịch nước làm "đại biểu nhân dân", vậy thì phải tôn trọng về lá phiếu này qua việc "hỏi qua ý dân", rằng cụ thể các "lỗi lầm, sai phạm" A.B.C chi đó dẫn đến người "đại biểu nhân dân" này phải "từ chức", có nhận được sự đồng tình của đại đa số cử tri hay không ?

Vì sao lại gấp gáp cho ông Chủ tịch nước ‘hồi hưu’ trước thềm xuân mới khiến đêm giao thừa Quý Mẹo vừa qua trên làn sóng truyền hình quốc gia, người dân không còn được Chủ tịch nước chúc Tết theo truyền thống nữa ?

Không dễ có câu trả lời vì tìm hiểu chính trị Việt Nam luôn luôn khó khăn, khi mà Đảng cộng sản thường đưa ra quyết định của mình đằng sau cánh cửa đóng kín.

Hiền Vương

Nguồn : VNTB, 27/012023

Published in Diễn đàn

Có phải Việt Nam đang bước vào thời kỳ rối loạn chính trị ?

Thu Phương, Thoibao.de, 25/01/2023

Ngày 23/1/2023, VOA Tiếng Việt có bài viết tựa đề "Việt Nam đang có bất ổn chính trị ở thượng tầng, các cấp bất an, không hoạt động ?".

npt1

Ông Nguyễn Phú Trọng đọc thư chúc Tết đầu năm mới

Theo bài viết, "Công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam hay còn gọi là "đốt lò" đã và đang dẫn đến tình trạng bất ổn, khủng hoảng trong chính trị thượng tầng, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp và giáo sư Nguyễn Đình Cống đưa ra quan sát với VOA".

"Hai nhà trí thức cũng nhận xét rằng những hậu quả khác của "đốt lò" là tâm lý hoang mang, lo sợ trong các cấp của bộ máy nhà nước, dẫn đến tâm lý "không tích cực", "không muốn làm việc", "không dám hoạt động". Thực trạng đó cũng được nhiều người nói đến trên mạng xã hội, theo quan sát của VOA".

Trước đó, ngày 17/1, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã quyết định cho ông Nguyễn Xuân Phúc thôi mọi chức vụ, và ngày 18/1, Quốc hội Việt Nam đã bỏ phiếu cho ông Phúc thôi chức Chủ tịch nước.

VOA nhận xét, "Đón nhận thông tin kể trên, trong khi nhiều người dân hoan hỉ, cũng có nhiều người khác bày tỏ trên mạng xã hội rằng càng có nhiều vụ kỷ luật, bắt bớ quan chức, bầu không khí đất nước càng ngột ngạt, trì trệ, đi xuống".

VOA trích lời tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở ở Singapore, đánh giá về tình hình chính trị thượng tầng của Việt Nam sau các diễn biến hồi cuối năm 2022 :

"Rõ ràng đang có sự bất ổn về chính trị ở Việt Nam. Cuộc chiến chống tham nhũng là đấu tranh nội bộ với nhau. Nó tạo ra bất ổn vì mọi người về mặt tâm lý mà nói là không tích cực. Mọi hoạt động bình thường bị xáo trộn. Hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương hiện làm việc không hiệu quả. Mọi người không muốn làm việc vì làm thì sợ bị sai. Nó là bất ổn chính trị ở tầng cao nhất".

Một nhà quan sát chính trị, một tiếng nói phản biện được nhiều người biết đến, Giáo sư Nguyễn Đình Cống, nêu đánh giá với VOA :

"Nói là trì trệ cũng được, là bất ổn cũng được. Thực chất của trạng thái này làm một số người lo sợ, không dám hoạt động gì. Không biết ngày hôm nay là ông Phúc, ngày mai đến lượt mình hay chưa. Đây là trạng thái bất bình thường. Có lẽ gọi là khủng hoảng thì đúng hơn".

Ở bất kỳ thể chế nào, bất kỳ quốc gia nào, khi mà có liên tục các thành viên trong bộ máy chính quyền bị bắt, bị buộc thôi chức vụ thì chắc chắn quốc gia đó đang ở trong tình trạng khủng hoảng chính trị. Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Điều khác biệt là, bất ổn chính trị ở các nước là do những quan điểm khác biệt của các đảng phái khác nhau, một khi không thể đạt được sự thỏa hiệp thì sẽ dẫn đến tình trạng đối đầu cứng rắn. Còn ở Việt Nam, quốc gia chỉ có độc đảng, bất ổn chính trị không phải do khác biệt về quan điểm, về tư tưởng, mà chỉ đơn thuần là quyền lợi. Các phe phái tranh chấp nhau để giành lấy quyền lợi về cho mình, cho phe của mình.

Bản chất cốt lõi của chính trị là có được chính quyền bằng việc nắm giữ quyền lực Nhà nước. Một nhà nước chính danh phải thỏa mãn 3 điều kiện :

1. Mọi hoạt động của nhà nước đó phải đúng với hiến pháp quốc gia.

2. Quốc hội và các chức danh lãnh đạo phải được người dân bầu chọn thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng.

3. Nhà nước đó được các quốc gia trên thế giới công nhận là hợp pháp.

Chỉ cần một trong ba điều trên vi phạm, thì có thể dẫn đến những bất ổn và mâu thuẫn nội tại triền miên. Mà ở Việt Nam thì vi phạm đến 2 điều là điều 1 và điều 2. Hiến pháp Việt Nam chỉ để làm cảnh, để cho đẹp mà khoe khoang với dân, với thế giới, chứ chính quyền Việt Nam thường xuyên chà đạp nó. Điều thứ 2 thì không cần bàn nhiều, ai cũng hiểu những cuộc bầu cử ở Việt Nam chỉ là "diễn", là dàn dựng, hoàn toàn không có thực chất.

Vậy nên, bất ổn chính trị xảy ra ở Việt Nam cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 25/01/2023

**************************

Nếu khui tiêu cực Bộ Quốc phòng, Nguyễn Chí Vịnh và Nguyễn Tấn Dũng sẽ như trên đống lửa

Thu Phương, Thoibao.de, 25/01/2023

Ngày 20/1, ông Phan Đình Trạc phát biểu nhắm thẳng vào quân đội. Trong lời phát biểu, ngoài sự đe dọa với những người trong quân đội còn đương chức, còn đang nhúng chàm, thì ông còn xoáy, thậm chí xoáy rất sâu vào chuyện quá khứ. Mục đích là muốn khơi lại, quật lại những tiêu cực của các quan chức đã hạ cánh an toàn.

npt2

Nguyễn Chí Vịnh đóng vai trò không nhỏ trong hợp đồng mua 6 tàu ngầm Kilo

"Nhiều vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ, việc tồn đọng từ nhiều năm trước và các vụ án xảy ra trong ngành, lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, bí mật, được cho là "vùng cấm, nhạy cảm". Cùng với đó, cả khu vực công và khu vực tư đã được tham mưu chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm minh, cả cán bộ đương chức và đã nghỉ hưu, cả cán bộ cấp cao, cán bộ cấp tướng trong lực lượng vũ trang…", ông Phan Đình Trạc đã nói.

Quay lại câu chuyện cũ, hồi tháng 10/2022, trong buổi họp cử tri, ông Nguyễn Phú Trọng cũng phát biểu nhắm vào các quan chức đã hạ cánh an toàn, ông nói rằng "Mấy vụ sắp tới sẽ làm, vụ tồn tích đã lâu rồi, vụ nổi tiếng rồi. Thậm chí chạy trốn đi rồi. Thế mà trốn cũng không thể trốn được. Ngồi đấy chờ đi xem, trốn có được không ?"

Như vậy, lời của ông Phan Đình Trạc không khác mấy so với lời của ông Nguyễn Phú Trọng trước đó. Có điều, lần này ông Phan Đình Trạc lặp lại lời của ông Nguyễn Phú Trọng đối với quân đội, nơi mà không ai có thể chống tham nhũng nổi, trừ ông Trọng.

Vụ án Việt Á được xem là vụ án cực lớn, cả về mức độ trục lợi, mức độ tàn nhẫn và quy mô. Tuy nhiên, số tiền trục lợi của vụ án Việt Á dù có lớn đến đâu cũng không thể lớn bằng số tiền chia nhau trong các hợp đồng mua bán vũ khí. Tại Bộ Quốc phòng, đang có 2 vụ án khủng, một vụ án liên quan đến ông Thủ tướng hiện tại và một vụ án khác liên quan đến ông cựu Thủ tướng.

Vụ án hiện tại liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Tổng cục 2, hiện tại bà Nhàn là đầu mối vụ án đã cao chạy xa bay. Xem ra, vụ án này khó tóm được nhân vật quan trọng nhất để từ đó khui ra. Tuy nhiên, vụ án mua 6 tàu ngầm Kilo của Nga vẫn còn đó. Bao năm nay vẫn chưa ai đụng tới. Vụ này liên quan đến ông cựu Thủ tướng cầm quyền lúc đó và người đứng đầu Tổng cục 2.

Luật chơi lại quả 25% là con số rất lớn trên hợp đồng mua vũ khí. Trước mắt, có thể xác định, giá trị của tàu ngầm Kilo mà Việt Nam mua của Nga cao hơn giá Trung Quốc mua của Nga là 25%. Nếu Trung Quốc cũng có luật chơi kê giá để lại quả giống Việt Nam, thì con số thật các quan chức Việt Nam kê lên không phải là 25%, mà còn cao hơn. Con số 25% này là con số được đưa ra bởi quan chức Mỹ giấu tên, tiết lộ cho tờ báo Shephard Media, chứ thực chất, nó có phải như thế với phía Nga hay không thì chưa rõ. Với Nga, có thể con số còn cao hơn, bởi phía Nga không như phía Mỹ, phía Nga sẵn sàng lại quả cao, miễn sao họ bán được hàng.

Từ ông Nguyễn Chí Vịnh trước đây cho đến ông Phạm Ngọc Hùng hiện nay, đều là những người đạo diễn cho những màn thỏa thuận làm ăn của Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, Phạm Ngọc Hùng có lợi thế là còn quyền lực trong tay và người đỡ đầu cho ông Hùng cũng đang có quyền lực. Nhưng ông Nguyễn Chí Vịnh đã không còn quyền lực, và người kết nối với Nguyễn Chí Vịnh khi xưa là Nguyễn Tấn Dũng cũng đã không còn quyền lực. Vậy thì, nếu đánh lớn ở Bộ Quốc phòng, có khả năng ông Trọng sẽ khui ra vụ hợp đồng kinh tế mua tàu ngầm.

npt3

Ông Nguyễn Tấn Dũng dính đến rất nhiều vụ tiêu cực nhưng vẫn vững như bàn thạch

Ông Nguyễn Phú Trọng là người thù dai và khó quên, ông đã tuyên bố sẽ đánh vụ "Chạy trốn rồi" thì ông quyết đánh. Với những nhân vật lớn, chưa đánh được thì ông củng cố, đợi thời điểm chín muồi rồi ra tay. Cho nên, một khi ông Trọng đã nói "Ngồi đấy chờ xem đi, trốn có được không ?" thì ắt ông bám đuôi tới cùng. Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Chí Vịnh lo gia cố thành trì để nghênh chiến là vừa.

Thu Phương (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 25/01/2023

Published in Diễn đàn

Trước giờ, ở đâu thì thời điểm khởi đầu một năm đều được xem là khoảnh khắc đặc biệt và người ta luôn tránh làm điều sai, điều xấu ở khoảnh khắc đó để tránh xui rủi trong cả năm. Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam có lẽ thuộc nhóm xưa nay hiếm nên không thèm kiêng cữ. Phát biểu của ông trước thềm năm mới (1) chính là bằng chứng về chuyện dường như ông không ngần ngại trong việc gieo thêm xui rủi cho một năm nữa...

chuctet1

Ông Trọng đã công khai biến Quyền Chủ tịch Nhà nước thành bù nhìn thông qua việc gạt bà Võ Thị Ánh Xuân sang một bên để chính ông đứng ra chúc Tết ! - Ảnh Văn Hiếu/VOV

***

Làm sao ông Trọng có thể khoe thế này về năm vừa qua : toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm, bản lĩnh, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật : vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước (?)... khi vụ án "Việt Á", vụ án "giải cứu" tuy chưa kết thúc nhưng vẫn đủ dữ kiện cho thấy hệ thống chính quyền từ trên xuống dưới chỉ dùng "ý chí, bản lĩnh, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu" để cùng nhau bóp cổ dân lành lấy tiền bỏ túi.

Giữa lúc quốc gia, dân tộc đang ngả nghiêng trong thảm họa, lẽ nào có thể xem loại "quyết tâm" đã thể hiện qua những "Việt Á", "giải cứu" là "thành tựu rất quan trọng" ? Không cần tổ chức thăm dò dư luận thì có lẽ ai cũng thấy, các "dấu ấn nổi bật" trong cả năm 2022 chỉ xoay quanh "ăn" và "trảm" ! Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, ngoài kỳ họp chính thức, Ban Chấp hành Trung ương đảng phải tổ chức họp bất thường ba lần để "giải quyết vấn đề nhân sự" - loại bỏ cả chục thành viên, trong đó có hai người đảm trách vai trò Ủy viên Bộ Chính trị và Quốc hội cũng y hệt như thế. Cũng chỉ trong vòng một năm, ngoài Chủ tịch nhà nước từ nhiệm, còn có hai Phó Thủ tướng được "cho thôi việc", chưa kể hàng loạt Bộ trưởng, Chủ tịch các địa phương phải "chuyển công tác", kể cả vào tù để "hợp tác điều tra" mà dám cho là "chính trị ổn định" thì đúng là hết ý ! 

Làm sao ông Trọng có thể khoe hệ thống chính quyền do ông làm nhạc trưởng đã "thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội" khi các số liệu thống kê xác định, mỗi ngày có khoảng 400 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, nếu tính cả năm 2022 thì con số đó vượt mức 143.000 (2) ? Làm sao ông Trọng có thể khoe đã "xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả" khi những doanh nghiệp dẫn đầu về mức thâm dụng lao động chỉ chuyên gia công và vì vậy lúc thiếu đơn đặt hàng thì chỉ còn một cách là cho công nhân nghỉ việc hoặc giảm giờ làm việc ? Một quốc gia mà nhìn đâu cũng thấy người thất nghiệp và số lượng thất nghiệp tính hết triệu này sang triệu khác thì tuyên bố "thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội" có khác gì vỗ ngực tự nhận mức độ thiếu tự trọng của mình đã vượt mọi khuôn khổ ?

Tuy đã cố gắng hạn chế đến mức tối đa việc phản ánh nhân tâm, dân ý và sự khốn cùng của thành phần yếu thế nhưng dường như không thể cầm lòng, vài tờ báo chính thức vẫn kể về hàng ngàn công nhân vừa mất việc hoặc bị giảm lương trước Tết nên có ngày phải bới thùng rác kiếm thực phẩm, nếu may mắn có Mạnh Thường Quân trợ giúp vài ký gạo thì mỗi bữa chỉ dám ăn một chén cơm bởi không biết ngày mai thế nào (3). Có những đại gia đình ba thế hệ bỏ xứ tha phương đã lâu, mỗi lần Tết đến chỉ mơ có nồi thịt kho hột vịt cho đỡ tủi thân vì chẳng lẽ Tết mà không có gì (4) ! Khi Việt Nam vẫn thừa mứa những cá nhân mà số phận thê thảm đến mức như vậy, nên xếp ông Trọng vào loại gì khi ông khơi khơi bảo rằng đã "củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, để lại những ấn tượng rất tốt đẹp, được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao" ?

***

Chúc Tết vốn là lọai việc mà Chủ tịch Nhà nước đảm nhận. Dù Chủ tịch Nhà nước từ nhiệm nhưng Phó Chủ tịch Nhà nước đã được trám vào chỗ trống theo Hiến pháp. Ông Trọng đã công khai biến Quyền Chủ tịch Nhà nước thành bù nhìn thông qua việc gạt bà sang một bên để chính ông đứng ra chúc Tết ! Khi Tổng bí thư thản nhiên làm như thế trước thềm năm mới, có thể tin vào điều ông hiệu triệu : toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta cần tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ hơn nữa công cuộc đổi mới ? Một năm mới đã bắt đầu, một đoạn đường mới đã mở ra nhưng với Tổng bí thư có các đặc điểm hết biết như vậy vừa hiên ngang xông lên phía trước, hy vọng sẽ không xảy ra cảnh "thượng lộ bình an, trung lộ bò càng, hạ lộ nằm ngang" !

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 22/01/2023

Tham khảo

(1) https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chuc-tet-toan-dan-20230121204335939.htm

(2) https://vtv.vn/kinh-te/hon-143000-doanh-nghiep-dong-cua-trong-nam-2022-20221229105027342.htm

(3) https://dantri.com.vn/an-sinh/can-tien-lai-mat-viec-lao-dong-ngheo-boi-rac-kiem-thuc-an-quan-ao-tet-20230116065823878.htm

(4) https://www.thanhnien.vn/xom-tro-ngay-tet-nha-3-the-he-mong-tet-am-ben-noi-thit-kho-hot-vit-post1533319.html?io_utm_social=fanpage

Published in Diễn đàn
vendredi, 20 janvier 2023 15:32

Thủ đoạn hạ Chủ trảm Tướng

Nguyễn Phú Trọng muốn gì khi tung ra khẩu hiệu "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng" trong giai đoạn hiện nay ?

Chỉ hơn nửa năm người cầm đầu chế độ toàn trị phải vội vàng ra lệnh ba lần họp Hội nghị Trung ương bất thường và Quốc hội bất thường để trảm Chủ tịch nước, hai Phó thủ tướng, ba bộ trưởng và hàng loạt các cán bộ cao cấp liên quan tới các biện pháp chống Covid-19 cực kì sai lầm, hành hạ hàng triệu nhân dân và bùng nổ tham nhũng có hệ thống. Còn ông vẫn bình chân như vại, trốn trách trách nhiệm và còn hô hoán khẩu hiệu bắt toàn Đảng và Nhà nước phải tiếp tục tuân lệnh ông. Thủ đoạn "trảm tướng cứu vua" của Nguyễn Phú Trọng có thành công không ?

- Cách Nguyễn Phú Trọng giành độc quyền trong các giai đoạn

- Tại sao phải trảm tướng để giữ ngai vàng ?

- Cách lãnh đạo và tổ chức điều hành chế độ toàn trị của Nguyễn Phú Trọng như thế nào trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ ?

- Dã Tràng xe cát – Nguyên nhân của mọi nguyên nhân

npt1

Ông Nguyễn Phú Trọng được ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch quốc hội, nắm tay đến dự phiên họp Quốc hội cùng với Phạm Minh Chính, Thủ tướng - Ảnh minh họa / Nhân Dân

Từ cuối tháng 12/2022 một loạt biến cố chính trị quan trọng do Nguyễn Phú Trọng làm đạo diễn đã diễn ra trong toàn hệ thống chính trị độc đảng, đó là Bộ Chính trị, Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ cùng các tổ chức ngoại vi. Ông Trọng đã chọn tên cho các hành động này của mình là "bất thường" :

- Ngày 30/12/2023, trong Hội nghị Trung ương bất thường lần thứ hai trong năm 2022, ông Trọng với tư cách Tổng bí thư đã ra quyết định loại hai ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Thủ tướng thường trực phụ trách lãnh vực ngoại giao, và Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng phụ trách lãnh vực Văn hóa, Xã hội, Giáo dục, Y tế, Khoa học, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 [i] .

- Ngày 5/1/2023 Quốc hội cũng phải "họp bất thường" lần thứ hai để thông qua quyết định nói trên của Nguyễn Phú Trọng. [ii]

- Ngày 13/1/23 Bộ Chính trị họp quyết định chấm dứt vai trò Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc. Ngày 17/1/2023 họp Hội nghị Trung ương lần thứ ba và ngày 18/1 họp Quốc hội lần thứ ba để thông qua quyết định đó [iii] .

- Ngày 3/1/2023 mặc dù không phải là Thủ tướng, nhưng Nguyễn Phú Trọng lại thủ vai chính tại "Hội nghị Chính phủ với các địa phương tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023". Trong đó, ông Trọng đã hồ hởi liệt kê các "thành tích" đã đạt được trong năm 2022 về kinh tế, xã hội, ngoại giao, đặc biệt là trong "công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị". Trong diễn văn, ông Nguyễn Phú Trọng đã hai lần lặp lại khẩu hiệu "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng" để chứng tỏ rằng, ông nói gì làm gì thì cả trong Đảng, Chính phủ và ngoài xã hội chỉ biết dạ vâng và thi hành [iv] !

Có thực vậy không ? Và tại sao Nguyễn Phú Trọng lại phải hấp tấp triệu tập các hội nghị "bất thường" trên vào dịp sát Tết Quí Mão và phải tung hô khẩu hiệu "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng" ?

Cách Nguyễn Phú Trọng giành độc quyền trong các giai đoạn

Ai theo dõi sự tranh giành quyền lực giữa các nhân vật trong các cơ quan chóp bu trong Đảng và Nhà nước dưới chế độ độc tài toàn trị cộng sản Việt Nam trong các thập niên vừa qua đều biết, Nguyễn Phú Trọng là một chiến lược gia độc tài bảo thủ, đồng thời là một chính trị gia cực kì tham lam quyền lực đến mức vô độ, nên rất nham hiểm và tàn bạo trong các cuộc tranh giành quyền lực sẵn sàng thanh toán, loại trừ các đối thủ cản đường quan lộ để củng cố vị thế của ông. Về mặt tâm lí xã hội, Nguyễn Phú Trọng không nề hà về những hậu quả do việc làm của mình, nên sẵn sàng tìm mọi cách khai thác triệt để sự nhẹ dạ của con người, từng thời kì tung lên những khẩu hiệu mị dân để đánh lừa Đảng và nhân dân.

Khi thời của mình chưa tới, Nguyễn Phú Trọng biết dựa vào những người có quyền lực đương thời để chờ thời. Đó là giai đoạn khi quyền lực và quyền uy của Đỗ Mười vươn lên tuyệt đỉnh trong vai trò Tổng bí thư và Thái thượng hoàng (Cố vấn Ban chấp hành Trung ương) trong thập niên 90 của thế kỉ trước và thập niên đầu của thế kỉ 21. Nguyễn Phú Trọng đã dựa vào Đỗ Mười để từng bước bước tiến lên đài danh vọng làm Tổng bí thư từ 2011. Từ đó, mỗi khi thấy nguy cơ, Nguyễn Phú Trọng thường tìm cách củng cố vây cánh trong Bộ Chính trị và Trung ương Đảng, đồng thời chia rẽ đối thủ để củng cố quyền lực từ trong Đảng tới Chính phủ, Quốc hội, Quân đội, Công an … [v] .

Các thủ đoạn cực kì nham hiểm và tàn bạo này đã được Nguyễn Phú Trọng thi thố với những cao điểm như giành bằng mọi giá để cướp chức Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng tiêu cực của Nguyễn Tấn Dũng (1/2/2013), tới dựng lên tiêu chí "trường hợp đặc biệt" và buộc cho bằng được Bộ Chính trị xếp mình vào "trường hợp đặc biệt" để nắm chức Tổng bí thư nhiệm kì thứ 2 (2016), mặc dù khi đó Nguyễn Phú Trọng đã quá tuổi qui định theo Điều lệ Đảng. Vừa công khai vừa âm thầm thực hiện các thủ đoạn quyết loại đối thủ Nguyễn Tấn Dũng với việc đổ trách nhiệm cho riêng Nguyễn Tấn Dũng trong việc mở rộng hệ thống doanh nghiệp nhà nước dẫn tới thất bại trong công tác chống tham nhũng và làm thất thoát nghiêm trọng ngân sách quốc gia trong vụ tập đoàn Vinashin (2010) [vi] . Mặc dầu quyết định mở rộng hệ thống doanh nghiệp nhà nước với việc thành lập một loạt các Tổng công ty và Tập đoàn là quyết định chung của Bộ Chính trị dưới quyền của Nguyễn Phú Trọng. Cuối cùng Nguyễn Tấn Dũng phải ngậm ngùi mất chức Thủ tướng, về vườn và rêu rao ca câu "về làm người tử tế" !

Quen thói tham quyền nên khi Trần Đại Quang mất (đầu tháng 10/2018), Nguyễn Phú Trọng đã vội vã cướp thời cơ nắm luôn chức Chủ tịch nước và bắt Hội nghị Trung ương 8 khóa 12 (2-6/10/2018) và Quốc hội (23/10/2018) thông qua đòi hỏi tham lam này [vii] .

Cũng với thủ đoạn dối trá để đánh lừa, tìm cách ru ngủ Đảng và nhân dân nhằm nắm tiếp ghế Tổng bí thư nhiệm kì 3 trong Đại hội 13 (2021), nên Nguyễn Phú Trọng đã trương lên các khẩu hiệu, "đất nước chưa bao giờ tốt đẹp như ngày này" và "thực hiện khát vọng dân tộc" để "tới giữa thế kỉ này sẽ đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp tiên tiến" [viii] ! Nghĩa là trong mỗi giai đoạn Nguyễn Phú Trọng vận dụng thủ đoạn quen thuộc là, nặn ra những khẩu hiệu rất mị dân đề lừa đối dân, gây áp lực tâm lí trong Đảng cốt giải quyết những khó khăn trước mắt để tiếp tục nắm độc quyền cho riêng mình. Điều đó chứng tỏ rất rõ ràng là, Nguyễn Phú Trọng không bao giờ thành thực với chính mình và lại càng không thành thực với nhân dân !

Tại sao phải trảm tướng để giữ ngai vàng ?

Hiểu được tâm đen và những tính toán thầm kín của Nguyễn Phú Trọng, người ta sẽ nhận ra được tại sao ông Trọng đang hồ hởi tung ra khẩu hiệu "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng". Sự nghiệp chính trị hiện nay của Nguyễn Phú Trọng đang như sợi chỉ treo ngàn cân, cả về chính trị lẫn sức khỏe. Nay đang bước vào năm thứ ba sau Đại hội 13 (31/1/2021), tức là năm bản lề chuẩn bị cho Đại hội 14 vào đầu năm 2026, trong đó công tác nhân sự ở cấp cao đóng vai trò trò chính, đặc biệt là tứ trụ. Ông Trọng đã gần 80 tuổi và từ gần 4 năm qua (14/4/2019) đang bị bệnh nặng, đi đứng đều phải có người cầm tay dìu.

Vài tháng tới sẽ có Hội nghị Trung ương 7 để chuẩn bị những bước đầu cho Đại hội 14 vào đầu 2026. Tuy tuổi cao, sức kiệt nhưng Nguyễn Phú Trọng chưa tỏ ý dám trở về "làm người tử tế" như Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng mặt khác, ngọa long Nguyễn Phú Trọng hiểu rằng ba người trong tam trụ cũng đang rình rập để đẩy Nguyễn Phú Trọng ra rìa để nắm ghế Tổng bí thư. Cho nên Nguyễn Phú Trọng đã cản không để Nguyễn Xuân Phúc nắm chức Thủ tướng trong hai nhiệm kì liên tiếp, cái gương từ Nguyễn Tấn Dũng trước đây. Vì thế chỉ để Nguyễn Xuân Phúc giữ ghế Chủ tịch nước ngồi chơi sơi nước và nay lại vừa bị đánh bật.

Còn Phạm Minh Chính tuy lúc nào cũng nịnh Nguyễn Phú Trọng, nhưng tâm trí cũng theo dõi động tĩnh trong Trung ương về ghế Tổng bí thư trong thời gian tới. Cho nên mới đây ông Chính lại khen hết mình Nguyễn Tấn Dũng, đối thủ của Nguyễn Phú Trọng. Khi trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 24/5/2022 vừa qua, Phạm Minh Chính đã hết lời ca tụng Nguyễn Tấn Dũng : "Đồng chí luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân ; kiên định chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng ; nêu cao phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên, gương mẫu, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu vươn lên. Đồng chí đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, nhất là trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Nguyễn Phú Trọng đã phải vô cùng chật vật suốt nhiệm kì đầu tiên làm Tổng bí thư mới loại được Nguyễn Tấn Dũng, nay mới hơn một năm làm Thủ tướng nhưng Phạm Minh Chính đã lươn lẹo như vậy ! Vì thế trong dịp này, ngoài tờ điện tử Chính phủ rất ít các báo của chế độ đăng đoạn trên trong diễn văn của Phạm Minh Chính [ix] .

Chính vì vậy nếu muốn ngồi lại cho tới cuối nhiệm kì này, hay bắt chước Tập Cận Bình để làm Tổng bí thư suốt đời, thì Nguyễn Phú Trọng phải sớm tìm mọi cách rửa tay và tránh mặt vì thái độ cực kì vô trách nhiệm của mình đã dẫn tới những hậu quả cực kì xấu trong Covid-19 suốt trong ba năm qua từ trong Đảng, Nhà nước tới toàn xã hội trên mọi mặt. Đặc biệt đã làm mấy chục ngàn người chết, hàng triệu người tán loạn chạy về quê lánh nạn, trong khi ấy bọn quan đỏ từ trung ương tới địa phương đã vô lương tâm lợi dụng đại dịch để tham nhũng có hệ thống, bùng nổ trong mọi ngành mọi cấp giống như bọn Mafia. Chính khi đó Nguyễn Phú Trọng lại công khai ký ban thưởng bọn quan tham nhũng đội lốt chống Covid-19. Mặc dầu từ suốt 10 năm qua, Nguyễn Phú Trọng cầm đầu Ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nũng và tiêu cực.

Nguyên nhân chính của tình trạng đen tối kéo dài suốt ba năm từ 2020-2022 là vì Nguyễn Phú Trọng đã tập trung toàn bộ máy toàn trị để giành cho bằng được ghế Tổng bí thư nhiệm kì thứ ba vào đầu năm 2021, tiếp đến là chỉ lo chia phần chia ghế cho phe của mình nên đã cực kì lơ là không tập trung các biện pháp cần thiết chống đại dịch. Thậm chí chẳng lo tới cả việc mua thuốc chích ngừa. Đến khi đại dịch bùng nổ ra toàn quốc thì lại hoang mang hốt hoảng thực hiện những biện pháp sai lầm và để bọn quan đỏ dưới quyền tự do lợi dụng đại dịch để trục lợi, tham nhũng hành hạ nhân dân !

Vì thế hiện nay uy tín của Nguyễn Phú Trọng trong Đảng và nhân dân ngày càng suy sụp. Dư luận trong Đảng và nhân dân đặt ra những câu hỏi rất chính đáng liên quan tới khả năng, tinh thần trách nhiệm và đạo đức trong việc lãnh đạo, tồ chức và điều hành chế độ toàn trị hiện nay của Nguyễn Phú Trọng. Trên cương vị Tổng bí thư và Trưởng ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng và tiêu cực, nhưng cụ thể là trách nhiệm đối với Đảng và nhân dân trong suốt mấy năm đại dịch Covid-19, từ thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, tới vệc thi hành các chính sách vừa hoảng hốt vừa cực kì sai lầm, như "ba tại chỗ" (làm tại chỗ, ăn tại chỗ, ngủ tại chỗ) vừa phản khoa học, vừa tàn bạo với nhân dân, nhất là với hàng triệu người lao động trong các thành phố và các khu công nghiệp lớn. Trước tình trạng hỗn loạn này, Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên khi ấy đã lên phải tiếng cảnh báo : "Hàng trăm ngàn người muốn rời thành phố vì nhiều lý do, trong đó có sức chịu đựng có hạn, cuộc sống thiếu thốn trăm bề, không biết tương lai ra sao nên không thể để kéo dài thêm nữa" [x] .

Cách lãnh đạo và tổ chức điều hành chế độ toàn trị của Nguyễn Phú Trọng như thế nào trong giai đoạn Covid-19 bùng nổ ?

Câu hỏi quan trọng nhất xuyên suốt nhất là, tại sao trong khi đại dịch bùng nổ, bộ máy Đảng và nhà nước toàn trị hoàn toàn bất lực trước sự lo âu của gần 100 triệu dân ; hàng triệu người đã phải chạy trốn khỏi các thành phố lớn và các trung tâm công nghiệp và mấy chục ngàn người đã bị thiệt mạng vì kit Test lừa đảo của Việt-Á và thiếu thuốc chích ngừa. Thay vì tìm hiểu căn do, Nguyễn Phú Trọng lại đặt bút ký Quyết định số 264/QĐ-CTN (10/3/2021) "tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19" [xi] . Mặc dầu đúng ra vào thời điểm đó, trên cương vị Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nhận được các báo cáo hàng ngày, tuần, tháng của tam trụ cũng như các cơ quan có trách nhiệm để có thể nắm vững tình hình và đưa ra các biện pháp đúng đắn giải quyết nhanh chóng và tốt dẹp các khó khăn. Tại sao trong suốt thời gian đại dịch bùng nổ từ đầu 2020 tới giữa năm 2021, với tư cách là người cầm đầu Đảng và Nhà nước, Nguyễn Phú Trọng lại chỉ như người nằm trong chăn ấm, ngủ mơ, để cho bọn quan đỏ các cấp các ngành tự do tung hoành như bọn Mafia, làm những chuyện động trời vô cùng thất đức với nhân dân ? Chẳng những thế, Nguyễn Phú Trọng lại còn ban huân chương khen thưởng !

Hãy đối chiếu và kiểm chứng những chính sách và hành động của Nguyễn Phú Trọng trước một số sự kiện và diễn biến quan trọng trong thời gian đại dịch Covid-19 bùng nổ ở Việt Nam từ đầu năm 2020 để biết rõ con người thực của ông :

- Ngày 30/1/2020 (tức ngày mồng 6 Tết Canh Tí), Bộ trưởng Khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh họp khẩn tìm biện pháp chống đại dịch ; chi gần 19 tỉ đồng từ ngân sách quốc gia cho công ty Việt Á toàn quyền nghiên cứu kit Test, mặc dầu công ty này hoàn toàn không có khả năng và phương tiện nghiên cứu y khoa.

- Nhưng chỉ vài tuần sau (3/3/2020) kit Test của Việt Á đã được Hội đồng Khoa học và công nghệ nhất trí thông qua.

- Liền đó, Bộ Y tế cấp ngay giấy chứng nhận, rồi báo chí dưới quyền Ban Tuyên giáo Trung ương xuyên qua các cơ quan truyền thông của chế độ toàn trị đã ca ngợi hồ hởi và từ đó Việt Á độc quyền bán các kit Test trên toàn quốc cho các bệnh viện và trung tâm y tế qua cách đút lót có hệ thống từ cấp trên tới cấp dưới . Hàng triệu người dân đã phải trải qua thử nghiệm qua các kit Test này.

- Cuối tháng 4/2020 Bộ Khoa học và công nghệ còn loan tin là "bộ kit Test Covid-19 của Việt Nam đã được WHO (cơ quan Y tế Thế giới) công nhận" !

- Một năm sau, Nguyễn Phú Trọng đã đặt bút ký Quyết định số 264/QĐ-CTN (10/3/2021) "tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19" và công khai loan báo trên hệ thống tuyền thông của chế độ toàn trị.

Nhưng trong thực tế thì ngay từ ngày 20/10/2020 WHO đã thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của chế độ cộng sản Việt Nam biết là, WHO không công nhận giá trị khoa học của bộ kit Test Việt Á. Nhưng tin quan trọng này đã bị ém nhẹm không được công bố trên báo chí. Phải đợi hơn một năm sau, ngày 23/6/2022 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ra Quyết định số 715/QĐ-CTN về việc hủy bỏ Quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đối với Công ty Việt Á. Ngay khi ấy trên cổng thông tin điện tử của Phủ Chủ tịch nước đã rút bản tin về việc Nguyễn Phú Trọng ký Quyết định số 264/QĐ-CTN (10/3/2021) "tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba cho Công ty Việt Á có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19". Nhưng từ Nguyễn Phú Trọng tới Nguyễn Xuân Phúc đều không cho biết lí do tại sao rút lại quyết định đã ký và cho tới nay không có lời xin lỗi trước Đảng, Quốc hội và nhân dân về sự sai lầm này [xii] .

Trong vai trò là người đứng đầu Đảng, thống lãnh toàn bộ các hoạt động của toàn hệ thống toàn trị, nhưng Nguyễn Phú Trọng trong tư cách là Chủ tịch nước khi ấy đã tự ký tặng thưởng huân chương cho công ty Việt-Á, mặc dầu WHO đã thông tin cho cơ quan hữu trách Việt Nam biết là kit Test của Việt Á không có giá trị khoa học trong đề phòng đạ dịch Codiv-19. Quyết định này của Nguyễn Phú Trọng là hợp pháp hóa kit Test của Việt Á và công nhận các hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc gọi là chống đại dịch khi đó. Như thế việc ký tên này của Nguyễn Phú Trọng còn cổ động công khai cho việc làm gian dối, đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của hàng triệu người và bòn rút trắng trợn ngân sách quốc gia do nhân dân đóng góp.

Nguyễn Phú Trọng phải trả lời rõ ràng trước nhân dân những câu hỏi rất chính đáng và vẫn nóng bỏng là : Khi ký vào Quyết định trên Nguyễn Phú Trọng có biết các hành động gian dối, lừa đảo nhân dân của các người đứng đầu các Ban, Bộ trong Đảng lẫn chính quyền trong việc công nhận và sử dụng kit Test giả dối của Việt-Á ?

Nếu Nguyễn Phú Trọng không biết nhưng vẫn ký, như vậy chứng tỏ ông Trọng chỉ đứng làm bù nhìn để bọn quan đỏ tự do lừa đảo và tham những nhân dân, gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe hàng triệu người. Trong trường hợp này, xét về mặt trách nhiệm chính trị và đạo đức nghề nghiệp, Nguyễn Phú Trọng đã hoàn toàn vô trách nhiệm và vô đạo đức trong vai trò Tổng bí thư và Chủ tịch nước (khi ấy).

Ông phải tự xử với chính mình như thế nào để mọi người nhìn vào ? Thay vì có can đảm nhận lỗi trước nhân dân, Nguyễn Phú Trọng lại vẫn chỉ muốn bảo vệ quyền lực tiếp qua các thủ đoạn tìm cách rửa tay, tránh mặt thoát khỏi những tai tiếng và chỉ trích của nhân dân trong việc gọi là chống Covid-19 trong suốt ba năm. Đó là thủ đoạn trảm tướng cứu vua ! Đây là động cơ và ý đồ chính khiến Nguyễn Phú Trọng từ một năm qua loay hoay phải triệu tập ba Hội nghị Trung ương bất thường và ba phiên họp Quốc hội bất thường để tìm cách phủi tay trách nhiệm của mình !

Sau Hội nghị Trung ương bất thường 6/2022 cách chức các bộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà nội Chu Ngọc Anh theo cách trảm tướng để cứu vua, nên tại cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng và tiêu cực ngày 17/8/2022 Nguyễn Phú Trọng mới vội vã hô hoán khẩu hiệu "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai [xiii] . Nghĩa là Nguyễn Phú Trọng muôn phân bua trước dư luận rằng, ông ta đã nghiêm trị các quan lớn tham nhũng, nhưng riêng ông thì không dính đáng tới trách nhiệm chống đại dịch của các cơ quan xuyên qua Việt-Á !

Nhưng phong trào đốt lò chống tham nhũng liên quan tới các cơ quan Đảng và Nhà nước đứng sau vụ Việt-Á trong chống đại dịch Covid-19 chưa xong thì lại bị bại lộ trong vụ tham nhũng rất tồi bại khác trong "các chuyến bay giải cứu đưa người về nước" đã trở thành "vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Công an, Y tế, Giao thông Vận tải, Văn phòng Chính phủ và đơn vị liên quan khi thực hiện chuyến bay giải cứu trong đợt Covid-19" [xiv] . Việc này cũng quan hệ trực tiếp tới trách nhiệm của Nguyễn Phú Trọng. Vì lãnh vực ngoại giao từ chính sách, tổ chức nhân sự tới điều hành thuộc lãnh địa riêng của Nguyễn Phú Trọng. Cho nên việc các người phụ trách ngành ngoại giao lại lợi dụng sự khốn khổ của hàng chục ngàn người Việt -phần lớn lại là thân nhân thuộc giai cấp đỏ- phải sống ở nước ngoài nhiều tháng trong lo sợ, vì phải sống cách ly do Covid-19 để tham nhũng tồi bại trong việc mua bán vé máy bay về nước càng làm mất uy tín của Nguyễn Phú Trọng. Vì thế Nguyễn Phú Trọng lại phải ra tay trực tiếp kết án nhiều viên chức cao cấp và trung cấp trong ngành ngoại giao và một số ngành liên hệ. Cho nên ông phải triệu tập Hội nghị Trung ương bất thường lần thứ hai trong năm lại vào 30/12/2022 để cách chức Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Thủ tướng thường trực Phạm Bình Minh cũng như Ủy viên trung ương kiêm Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Vài hôm sau (5/1/2023) Nguyễn Phú Trọng cho Quốc hội gật làm công tác thông qua bãi nhiệm hai nhân vật trên. Chỉ ít ngày sau Nguyễn Phú Trọng lại phải tất tả họp bất thường lần thứ ba cả Hội nghị Trung ương và Quốc hội (17-18/1/2023) để buộc Nguyễn Xuân Phúc phải từ chức Chủ tịch nước [xv] .

Tóm lại, để tìm cách cứu cái ghế Tổng bí thư đang bị lung lay, Nguyễn Phú Trọng đã phải vội vã rửa tay và tránh mặt trước những phê bình nghiêm khắc cả trong Đảng lẫn ngoài xã hội vì đã thờ ơ, bất lực và vô trách nhiệm không chỉ trong việc chống đại dịch Covid-19 mà còn trực tiếp tiếp tay để cho các ban, bộ trong Đảng, Chính phủ cùng toàn bộ hệ thống chính trị của chế độ độc tài lợi dụng đại dịch để tham nhũng và hành hạ nhân dân. Vì vậy, chỉ nội trong một năm Nguyễn Phú Trọng đã phải ba lần họp Hội nghị trung ương bất thường và Quốc hội họp bất thường để hô hoán trảm mã, loại cán bộ dưới quyền chỉ nhằm mục tiêu trảm tướng để cứu vua, bỏ lại tướng sĩ để chạy vắt chân lên cổ tự cứu mình ! Thật là không biết hổ thẹn và giữ liêm sỉ, nay Nguyễn Phú Trọng còn đang tung lên khẩu hiệu "Tiền hô hậu ủng", "Nhất hô bá ứng" để dọa nạt đảng viên và đánh lừa nhân dân !

Tổng kết lại, khi đại dịch Covid-19 bùng nổ trên thế giới và Việt Nam (đầu 2020) thì Nguyễn Phú Trọng lại chỉ tập trung toàn bộ cả hệ thống chế độ toàn trị dưới quyền mình cho Đại hội 13 để quyết giữ ghế Tổng bí thư nhiệm kì 3, mặc dù lúc đó đã 77 tuổi và lại bị bệnh tai biến mạch máu nặng. Vì thế từ Nguyễn Phú Trọng tới các người đứng đầu Đảng, Chính phủ, Quốc hội… đều không màng tới các biện pháp ngăn ngừa cần thiết để đại dịch không lan truyền ; trái lại chỉ tập trung các cuộc tụ họp đông người để tuyên truyền và vận động cho Đại hội 13. Khi Nguyễn Phú Trọng vừa yên vị ngồi ghế Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 (2/2021) thì cũng chính là lúc đại dịch Codid-19 bùng nổ toàn diện trên cả nước. Vừa hốt hoảng, hoang mang, đánh loạn và vô trách nhiệm nên Nguyễn Phú Trọng đã để Ban, Bộ trong Đảng và Chính phủ tự do thực hiện các biện pháp sai lầm, gian dối, đồng thời lợi dụng cơ hội đục nước béo cò để tham nhũng và đày ải nhân dân.

Đến khi sự việc vỡ lở thì Nguyễn Phú Trọng lại ra tay dùng thủ đoạn trảm tướng cứu vua. Chỉ trảm một số quan đỏ, nhưng riêng mình vẫn ngạo nghễ ngồi ghế Tổng bí thư tiếp tục, rồi rao giảng đạo đức chống tham nhũng, tiêu cực. Như thế thì có còn liêm sỉ gì không, như chính ông đã từng hô hoán tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" : "Khi không có tài đức mà dám cầm trọng trách để cho cơ đồ tan hoang, đổ vỡ. Khi mình đã ở cấp lãnh đạo mà không làm cho đạo đức được thi hành, quốc pháp được tuân thủ. Những người chuyên sống xảo trá, quỷ quyệt, ăn cắp quốc khố là vô hình trung đã vứt bỏ mất danh dự, liêm sỉ, tức là lòng hổ thẹn của mình rồi" [xvi] .

Người đứng đầu chế độ nhưng lại cực kì thờ ơ, vô trách nhiệm trước đại dịch Covid-19 suốt mấy năm, làm hàng triệu người bị khốn khổ, mấy chục ngàn người bị chết, trong khi đó bọn quan đỏ các cấp từ trong Đảng đến Chính phủ lại lợi dụng tham nhũng có hệ thống trên nỗi thống khổ của nhân dân. Nay Nguyễn Phú Trọng lại hống hách đóng vai quan tòa xét xử các đồng chí thân cận và bọn quan đỏ, chỉ cốt làm sao giữ được ngai vàng Tổng bí thư tiếp ! Cách tự xử của người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng là như thế ! Đâu là liêm sỉ và đâu là tự trọng ?

Dã Tràng xe cát – nguyên nhân của mọi nguyên nhân

Bao giờ Nguyễn Phú Trọng mới hiểu và ngộ được rằng, công lao "đốt lò" của ông suốt trong suốt 10 năm qua chỉ như dã tràng xe cát biển Đông ? Hầu hết Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng… đều là đồng chí bao nhiêu năm cùng ông, nhiều người đã cùng thời, nhiều người được chính ông nâng dỡ đễ giữ những chức vị quan trọng, nhưng nay ông đang đút họ vào lò của ông từ khi làm Tổng bí thư và Trưởng ban Chỉ đại trung ương phòng chống tham nhũng và tiêu cực !

Bao giờ Nguyễn Phú Trọng mới ngộ ra rằng, đặc biệt dưới thời ông làm Tổng bí thư, tại sao cứ mỗi khi ban hành một chính sách mới, hay một biến cố diễn ra thì ngay sau đó tham nhũng bùng nổ ngay trong ngành đó và lan rộng nhanh sang các lãnh vực khác ?

Cụ thể như chính sách mở rộng các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt từ Đại hội 10 (4/2006), với việc mở rộng các tổng công ty và tập đoàn lớn thả cửa dùng ngân sách quốc gia do nhân dân đóng thuế. Sau đó không lâu tham nhũng đã bùng nổ trong các doanh nghiệp nhà nước, cao điểm là vụ tham nhũng động trời trong tập đoàn Vinashin làm thất thoát ngân sách quốc gia cả hàng trăm ngàn tỉ đổng. Vì tranh giành quyền lực và tiền bạc nên hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đã đánh phá nhau cực kì tàn bạo và nhơ nhuốc. Khiến ông Trọng trong một số Hội nghị Trung ương đã chảy nước mắt, nên có biệt hiệu là "ông Tổng mếu". Còn Nguyễn Tấn Dũng thì bị gọi là "Đồng chí X". Sau nhiều năm đánh nhau, Nguyễn Phú Trọng đã loại được Nguyễn Tấn Dũng để nắm độc quyền, nhưng các tập đoàn và tổng công ty vẫn tiếp tục lộng hành và làm ăn thất thoát, các quan đỏ ngồi trong các ban quản trị chỉ ngồi mát ăn bát vàng, tự do tham nhũng !

Hiện nay từ khi xẩy ra đại dịch Covid-19, Nguyễn Phú Trọng cùng tam trụ Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ ban hành chính sách ngăn ngừa trên toàn quốc thì bùng ra ngay nạn tham nhũng tàn bạo và ghê tởm có hệ thống xuyên qua Việt-Á và các chuyến bay đưa người về nước. Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho tam trụ tổ chức các cuộc họp Bộ Chính trị bất thường và ba Hội nghị Trung ương bất thường, ép cả Quốc hội để thanh trừng hàng loạt từ Chủ tịch nước, các Phó Thủ tướng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng… từ giữa năm 2022 tới nay. [xvii]

Nhưng người có vị trí cao nhất đúng ra phải chịu trách nhiệm lớn nhất và sớm nhất là Nguyễn Phú Trọng lại vẫn bình chân như vại, vẫn dọa dẫm lập lại các hô hoán giả dối đánh lừa Đảng và nhân dân "Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai " và "Tiền hô hậu ủng, Nhất hô bá ứng " !

Hiện nay sau khi vừa cải tổ các Trung tâm đăng kiểm các loại xe cơ giới thì đang bùng ra trên toàn quốc nạn tam nhũng cửa quyền "môi giới hối lộ", "nhận hối lộ", "đưa hối lộ", "giả mạo trong công tác" của các trung trâm này trên 63 tỉnh, thành phố [xviii] . Nguyễn Phú Trọng lại vừa ra quyết định đưa vụ tham nhũng mới có hệ thống này vào trọng tâm hoạt động của Ban chỉ đạo trung ương Phòng chống tham nhũng và tiêu cực.

Tại sao càng chống tham nhũng, càng rêu rao "đốt lò" thì tham nhũng càng tràn lan, càng bất trị và tranh giành giữa các phe phái trong Trung ương càng căng thẳng và tàn bạo ?

Nguyễn Phú Trọng có dám nhìn thẳng vào sự thực là, trong các thập niên qua chế độ độc đảng toàn trị đã thả cửa cho các cơ quan Đảng và Nhà nước độc quyền trong các hoạt động kinh tế và tài chánh theo mô hình Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên đã từ chế độ tư bản nhà nước thân hữu trong hệ thống độc đảng nay biến dạng thành chế độ tư bản thân hữu của một số người tham quyền cấu kết với các nhóm lợi ích của các đại gia đỏ !

Có thể nói tóm lược là, từ khi thực hiện "đổi mới" giả hiệu trong khuôn khổ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nên chế độ chính trị hiện nay ở Việt Nam đã chuyển từ chế độ độc đảng toàn trị sang độc tài cá nhân với sự tiếp tay của các nhóm lợi ích của các tân tỉ phú (dollar) đại gia đỏ. Vì thế nên cách vận hành của quyền lực, đất đai và tiền bạc ở Việt Nam hiện nay thời kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa giống hệt như thời tư bản rừng rú ở một số nước Châu Âu thời Cách mạng Công nghiệp vài thế kỉ trước [xix] . Vì khi đó muốn duy trì chế độ phong kiến độc tài cá nhân, nên các vua chúa phong kiến phải liên kết với các đại gia chủ nhân các công ty tư bản mới thành hình làm giầu bất chính rất nhanh. Đây là thời kì xã hội rơi vào tình trạng vô luật pháp, các giá trị đạo đức bị thủ tiêu, nhân dân sống trong cảnh một cổ hai tròng, vừa bị phong kiến hành hạ, vừa bị tư bản bóc lột. Các giới lao động bị bóc lột, trí thức và chuyên viên bị khinh rẻ…

Nguyễn Phú Trọng có thấy rằng, chính cái chế độ ông đang nối tiếp xây dựng từ Hồ Chí Minh, theo Marx-Lenin cực kì tàn bạo, sai lầm, nay đã phá sản. Nhưng ông vẫn ôm ấp nó chỉ gắn thêm nhãn hiệu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính nó là nguyên nhân và nguồn gốc đưa ông và các đồng chí của ông các cấp từ thế hệ này tới thế hệ khác rơi vào tham nhũng quyền lực, tham nhũng đất đai và tiền bạc. Vì trong chế độ độc đảng, người có quyền lực cao nhất sẽ lạm dụng quyền lực liên kết với các nhóm lơi ích để tham nhũng và làm giầu bất chính. Trong chế độc đảng không có các cơ chế phân quyền nghiêm minh để kiểm soát lẫn nhau, lại thiếu hệ thống xã hội dân sự độc lập để kiểm soát chính quyền, báo chí độc lập, nên sức mạnh của quyền lực và đồng tiền sẽ đánh đổ mọi giá trị đạo đức, mọi kỉ cương và dẫn đất nước đi xuống. Liên xô trước đây, Nga thời Putin hiện nay, Trung quốc thời Tập Cận Bình đều rơi vào thảm họa như vậy. Chế độ độc tài Nguyễn Phú Trọng cũng đang đưa xã hội Việt Nam tới bờ vực thẳm !

Như thế phải chấm dứt sớm sự bùng nổ đến mức bất trị của nạn tham nhũng, cửa quyền, vô pháp luật và đàn áp nhân dân của nhóm độc quyền đang cấu kết với các đại gia đỏ thì phải sớm giải thể chế độ độc tài hiện nay ; thay thế bằng chế độ Dân chủ Đa nguyên, tam quyền phân lập, luật pháp công khai và bình đẳng, các tổ chức xã hội dân sự được tự do hoạt động, báo chí độc lập, nhân quyền và các quyền tự do dân chủ được công nhận. Đây là sứ mệnh, trách nhiệm, tiếng gọi của lương tâm và trí tuệ cho mọi thành phần dân tộc, trong đó cả những đảng viên cộng sản tiến bộ và biết tự trọng !

Thưc hiện cuộc vận động lịch sử mới trong giai đoạn này càng cực kì cấp thiết cho Việt Nam, để chấm dứt chế độ độc tài, bên trong đang đàn áp dân, bên ngoài thì lệ thuộc vào các chế độ cực kì phản động và đế quốc từ Tập Cận Bình đến Putin. Chế độ Nguyễn Phú Trọng càng độc tài càng xa dân thì càng phải lệ thuộc bên ngoài. Đặc biệt sự luồn cúi ngày càng lộ liễu của Nguyễn Phú Trọng trước Tập Cận Bình, một đại đế đương đại ở Trung quốc, đang thực hiện tham vọng đế quốc bành trướng ở Đông Nam Á và thế giới, đang cấu kết với nhà độc tài phát xit Putin ![xx]

***

Tình hình thế giới hiện nay đang rất biến động, nhiều thách đố nhưng cũng có nhiều cơ hội rất tốt cho Việt Nam. Hiện nay hai nhà độc tài Tập Cận Bình và Putin đang thực hiện những tham vọng đế quốc điên rồ hoàn toàn đi ngược lại trào lưu dân chủ và đang bị thế giới kết án. Nguy hiểm thay là, chế độ toàn trị của Nguyễn Phú Trọng lại đang lệ thuộc và liên minh chặt chẽ với hai chế độ độc tài ở Trung quốc và Nga ! Đây là nguy cơ trước mắt đe dọa chủ quyền và độc lập của Việt Nam ! Do đó nhu cầu phải thay đổi chế độ chính trị toàn diện và triệt để ở Việt Nam lại càng chính đáng, cấp thiết hơn bao giờ hết !

Đất nước chúng ta đang chuyển từ năm Nhâm Dần sang năm Quí Mão. Cùng nhau chúng ta – những cá nhân và tổ chức dân chủ ở trong và ngoài nước - thành tâm chúc cho nhau nhiều sức khỏe, gia tăng niềm tin và nghị lực đấu tranh. Chúc cho nhân dân và đất nước bước sang năm Quí Mão dứt khoát đứng lên thực hiện quyền đấu tranh chính đáng của mình để thoát khỏi cảnh các mãnh hổ tranh hùng, tham nhũng tồi bại ; để đoàn kết dân tộc, tôn trọng nhân quyền ; từng bước chắc chắn xây dựng Việt Nam trở thành một nước Dân chủ Đa nguyên, nhân dân ấm no, đất nước cường thịnh, độc lập vững vàng, sánh vai với các dân tộc văn minh ngay trong thế kỉ này !

Âu Dương Thệ

 


Ghi chú :

[i] . Toàn văn thông cáo về hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương (vietnamnet.vn)(VNN)

[ii] . Chính phủ (Chính phủ) 5/1/2023

[iii] . Chính phủ, VNN 17,18/1/2023

[iv] . Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương (baochinhphu.vn)

[v] . Cùng tác giả, Việt Nam "Đổi mới" ? ! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! Tập I (lulu.com)

[vi] . Như trên, Tập I, Chương 6, XI, Vinashin: Con tầu không bến! cuộc tranh giành quyền lực giữa Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Phú Trọng rước Đại hội 11, Tr 414-434)

[vii] . Tập II, tr. 245

[viii] . Cùng tác giả, Đại hội 13: Triều đại phong kiến của Ngọa long Nguyễn Phú Trọng được nhìn nhận công khai! | Tiếng Dân (baotiengdan.com)

[ix] . Trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (baochinhphu.vn)

[x] . Phân tích các Diễn tiến và nhận định các chính sách chống dịch Covid-19 xem các bài của cùng tác giả trong năm 2022: (VNTB – Hội nghị Trung ương 5: Nguyễn Phú Trọng lại trương cờ mới giả và giữ cờ cũ đã rách nát! – Việt Nam Thời Báo (vietnamthoibao.org); Trong vụ Việt Á những người có trách nhiệm cao nhất đã phá hủy tính CHÍNH DANH của chính mình và cả chế độ toàn trị - Dân Làm Báo (danlambaovn.blogspot.com); Âu Dương Thệ - Bao giờ Nguyễn Phú Trọng biết rút lui để trở lại học "Làm Người Tử Tế"? - Báo Quốc Dân (baoquocdan.org); THÔNG LUẬN - Kết quả Hội nghị Trung ương 6 (thongluan-rdp.org)

[xi] . Như trên

[xii] . Như trên và Hủy quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba đối với Công ty Việt Á - Báo Công an nhân dân điện tử (cand.com.vn)

[xiii] . Nguyễn Phú Trọng, "Tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng trong giai đoạn mới (baochinhphu.vn)

[xiv] . BBC 13/1/2023

[xv] . Xem ghi chú 1,2,3,4 trên

[xvi] . Bảo toàn Danh dự đảng viên - điều thiêng liêng và cao quý nhất (vov.vn) Tổng Bí thư cho biết., vov 29.8.21, Bảo toàn Danh dự đảng viên - điều thiêng liêng và cao quý nhất (vov.vn).

[xvii] . Bộ Chính trị triệu tập hội nghị Trung ương bất thường (vietnamnet.vn): 6.6.22. Trước đó 4.6 Bộ Chính trị họp để cách chức Nguyễn Thanh Long và Chu Ngọc Anh

[xviii] . Dân trí 17/1/2023

[xix] . Cùng tác giả, Tập II, Chương 9 và Chương kết tr. 177-307

[xx] . Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trao đổi thư chúc mừng năm mới (cri.cn). Trong đó họ Tập đã ru ngủ Nguyễn Phú Trọng: „Tôi nguyện cùng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng duy trì trao đổi mật thiết, dẫn dắt quan hệ Trung Quốc – Việt Nam tiếp tục phát triển lành mạnh và ổn định. Trung Quốc coi Việt Nam là Cộng đồng cùng chung vận mệnh có ý nghĩa chiến lược và hướng đi ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng, mong cùng Việt Nam tăng cường kết nối chiến lược phát triển, làm sâu sắc hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, tăng cường trao đổi và điều phối trong các công việc quốc tế và khu vực…"

Published in Diễn đàn

Cuộc gặp với Tập Cận Bình có thể đã thúc đẩy nỗ lực chống tham nhũng của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

npt1

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói chuyện với giới truyền thông tại Hà Nội vào ngày 23/05/2021. Giống như Tập Cận Bình của Trung Quốc, Trọng đã sử dụng chiến dịch chống tham nhũng để siết chặt quyền lực của mình. © AP

Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dường như đã củng cố thêm quyền lực sau khi quốc hội thông qua việc miễn nhiệm hai phó thủ tướng trong một phiên họp bất thường khai mạc  hôm thứ Năm.

Quyết định này được đưa ra sau khi Đảng cộng sản Việt Nam tước bỏ các chức Ủy viên Trung ương của hai người này hồi tuần trước.

Phạm Bình Minh là phó thủ tướng thường trực phụ trách ngoại giao, và Vũ Đức Đam là phó thủ tướng phụ trách y tế công. Hai Phó thủ tướng này được cho là đã bị thay thế sau khi bị buộc tội để cho tham nhũng hoành hành dưới trướng.

Hành vi phạm tội của Phạm Bình Minh được cho là thiếu giám sát khi dịch Covid-19 lần đầu tiên hoành hành khắp thế giới và các chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài về nước. Khoảng 40 người, gồm một thứ trưởng ngoại giao, cựu đại sứ tại Nhật Bản và giám đốc điều hành công ty du lịch, đã bị bắt vì nhận hối lộ từ những hành khách được ưu tiên lên máy bay.

Vũ Đức Đam bị chỉ trích vì cách thức chính phủ tiến hành đấu thầu dụng cụ xét nghiệm covid. Quá trình đấu thầu kể từ đó đã có gian lận, trở thành một vụ bê bối khiến một cựu bộ trưởng y tế và một cựu chủ tịch thành phố Hà Nội bị cách chức và bị bắt giam.

Cả Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam đều chưa bị bắt và không có lời giải thích chính thức nào được đưa ra về việc họ bị cách chức. Một nguồn tin ngoại giao đã tỏ ra ngạc nhiên khi nói chuyện với Nikkei Asia : "Họ có hình tượng trong sạch trong đảng, được lòng dân chúng".

2222222222222222222222

Nguyễn Phú Trọng cho miễn nhiệm các phó thủ tướng để củng cố quyền lực

Việc cách chức hai phó thủ tướng này đánh dấu sự leo thang của chiến dịch chống tham nhũng kéo dài nhiều năm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hiện đang làm Tổng bí thư đang ở nhiệm kỳ thứ ba. Đây là lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng truy lùng các quan chức chính phủ ở cấp cao nhất.

Các chuyên gia cho rằng việc gia tăng chống tham nhũng này  cho thấy Nguyễn Phú  Trọng đang củng cố thêm quyền lực của mình, mặc dù ông ta đã "gần như nắm đủ quyền lực thực tế của nhà nước, đảng, lực lượng vũ trang, hệ thống tư pháp và giám sát", Đặng Tâm Chánh, một nhà phân tích chính trị tại Tp. HCM cho biết.

Truyền thông nhà nước ở Việt Nam gọi chiến dịch chống tham nhũng hung hăng, với cái gọi là Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, là "một cái lò đang cháy". Ông Chánh gọi đó là "lò ông Trọng".

Carlyle Thayer, giáo sư danh dự về chính trị tại Đại học New South Wales, Canberra thuộc Học viện Quốc phòng Úc, nói rằng Nguyễn Phú Trọng " người kế nhiệm Trần Quốc Vượng của ông ta đã không được chấp thuận làm Tổng Bí Thư tiếp theo" tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 năm 2021, khi đó Nguyễn Phú Trọng được giao nhiệm kỳ thứ ba chưa từng có.

Trong khi tiếp tục cố gắng chống tham nhũng, Nguyễn Phú Trọng cũng đang tìm kiếm người kế nhiệm

Thayer nói với Nikkei. "Trong khi chờ đợi, Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục chiến dịch ‘đốt lò’ vì ông ta biết rằng tham nhũng trong đảng là mối đe dọa lớn đối với tính hợp pháp của Đảng để cai trị Việt Nam".

"Nguyễn Phú Trọng sẽ lặng lẽ vận động các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và quan chức cấp cao khác trong đảng cho  người kế nhiệm ông ta", Thayer nói với Nikkei. "Trong khi chờ đợi, ông ta sẽ tiếp tục chiến dịch ‘đốt lò’ vì ông ta biết rằng tham nhũng trong đảng là mối đe dọa lớn đối với tính hợp pháp của đảng để cai trị Việt Nam".

Từ lâu đã có đồn đoán rằng Nguyễn Phú Trọng, hiện 78 tuổi, sẽ bị thay thế vào giữa nhiệm kỳ thứ ba, 2021-2026, nếu có các đảng viên đủ quyền lực khác xuất hiện.

Nhưng giờ đây, các chuyên gia cho rằng kể từ đó quyền lực của Nguyễn Phú Trọng đã không thể suy xuyển.

Alex Vuving, giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, nhận định : "Có khả năng lớn là Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục nắm quyền cho đến khi tình trạng sức khỏe không cho phép. Mặc dù ông ta có thể đã gây thù rất nhiều, nhưng dường như không có lãnh đạo nào khác có thể được đa số các Ủy viên Trung ương ủng hộ.

"Trong tình huống này, Nguyễn Phú Trọng vẫn là sự lựa chọn mặc định.

Những người trong Đảng nói với Nikkei rằng có thể có những động cơ thầm kín đằng sau nỗ lực chống tham nhũng của  Nguyễn Phú Trọng.

Phạm Bình Minh, một trong hai phó thủ tướng bị cách chức, được cho là có tham vọng làm thủ tướng hoặc Chủ tịch nước, nhưng Nguyễn Trọng không thể chấp nhận "sự ưu ái kiểu và ủng hộ của phe thân phương Tây" của Phạm Bình Minh.

"Nguyễn Phú Trọng cũng bị Tập Cận Bình gây áp lực nhằm hạn chế ảnh hưởng của phe thân phương Tây, và tên của Phạm Bình Minh đã được đề cập trực tiếp", nguồn tin cho biết thêm.

Cụm từ "thân phương Tây" được cho nằm trong các cuộc thảo luận khi Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh hồi mùa thu và gặp Tập Cận Bình. Tập Cận Bình cũng dùng việc chống tham nhũng để củng cố quyền lực ở Trung Quốc.

Theo ông Đặng Minh Chánh, khi Nguyễn Phú Trọng từ Trung Quốc trở về, thủ tướng Phạm Minh Chính đã ra tận máy bay đón tổng bí thư. "Một nghi lễ gần như đã biến mất kể từ khi Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới kinh tế [năm 1986]".

Dù có hai phó thủ tướng bị cách chức, nhiều người tin rằng Phạm Minh Chính có thể vẫn trụ được trong chiến dịch chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng. "Việc cách chức hai phó thủ tướng sẽ tạm thời gây khó khăn cho Thủ tướng Phạm Minh Chính", Hà Hoàng Hợp, thành viên cấp cao đến thăm tại Viện ISEAS-Yusof Ishak của Singapore, nói với Nikkei, "nhưng ông ấy nên trụ và tiếp tục nhiệm vụ phục hồi hậu Covid".

Cũng có khả năng Phạm Minh Chính sẽ chịu thêm áp lực. Ông Chánh tin rằng thủ tướng "không thể trì hoãn cải cách" hệ thống hành chính và dịch vụ công tại Việt Nam đồng thời tăng thu nhập của người dân – tất cả đều là những nhiệm vụ mà ông phó thủ tướng bị bãi nhiệm Phạm Bình Minh phải chịu trách nhiệm trước đây.

Tomoya Onishi 

Với sự cộng tác của Kim Dung Tong, Thành phố Hồ Chí Minh và Yuji Kuronuma

Nguyên tác : Vietnam’s Trong consolidates power with dismissals of deputy PMs, Nikkei Asia, 06/01/2023

Nguồn : VNTB, 09/01/2023

Published in Diễn đàn
mercredi, 04 janvier 2023 23:59

Liệu ông Trọng có lú lẫn không ?

Ông cho ra lò mớ luật rồi lại dẫm lên nó ?

Ông Nguyễn Phú Trọng đang có tham vọng trở thành lãnh tụ trong Đảng cộng sản Việt Nam, là lãnh tụ thứ hai sau ông Hồ Chí Minh. Ông Hồ Chí Minh là người đầu tiên được xem như "ông thánh" của chế độ, không một ai trong Đảng cộng sản có thể vượt lên trên con người này. Ông Trọng muốn là người thứ nhì.

npt1

Ông Nguyễn Phú Trọng mang tục danh "lú" từ khi ông còn là lãnh đạo Hà Nội

Thời thế mang đến cho ông Nguyễn Phú Trọng một cơ hội rất lớn, đó là, quyền lực trong tay của ông đang mạnh gần như tuyệt đối so với phần còn lại. Đồng thời việc ông hô hào chống tham nhũng cũng đem lại cho ông sự ủng hộ từ dân chúng, dù rằng ý đồ của ông không phải là vì dân mà là vì Đảng. Ngoài ra, nguồn quan tham có thể nói là vô tận của chế độ này đã và đang giúp cho ông lập thành tích diệt tham nhũng, mà trong quá khứ chưa có ông Tổng Bí thư nào làm được. Nói chung, trong tay ông Nguyễn Phú Trọng đã có đầy đủ thiên thời địa lợi nhân hòa để ông thực hiện chiến dịch thanh trừng dưới mỹ từ "làm trong sạch Đảng".

Có thể nói rằng, tham nhũng ở chế độ này đang đến hồi báo động. Các quan chức hiện nay đạt tới mức độ tàn ác không thua gì bạo chúa. Họ coi mạng dân như cỏ rác. Họ nhẫn tâm đến mức cho cưỡng bức dân xét nghiệm để bán những bộ kit test giả với giá cao gấp 10 lần giá gốc. Bất chấp hàng triệu người khốn khổ vì dịch bệnh, hàng vạn người chết, họ vẫn trấn lột hàng ngàn tỷ đồng. Chưa hết, hãng bay quốc doanh kết hợp các đại sứ quán lùa gà và trấn lột đồng bào ở nước ngoài, khi họ bị mắc kẹt giữa đất khách vì dịch bệnh. Có thể nói, cái tham, cái ác trong Đảng cộng sản đã lên đến tột cùng.

Với tình trạng như vậy, ông Trọng không thanh trừng không được, nếu không thanh trừng mạnh thì chế độ có nguy cơ sụp đổ, vì những loại tham nhũng cực khủng với tâm thế cực ác như thế, sẽ đưa lòng dân đến giới hạn chịu đựng.

Nhìn bề ngoài thì có vẻ như ông Trọng vì dân triệt hạ tham ô, nhưng thực chất, ông Trọng phải xử lý một số thành phần ăn quá lộ liễu, để bảo vệ Đảng. Nếu tinh ý sẽ thấy, ông Nguyễn Phú Trọng thanh trừng là có chọn lọc, ai không phải thuộc nhóm quyền lực của ông, ông thẳng tay trừng trị, ai thuộc phe ông thì ông nương tay. Giới phê bình chính trị phát hiện ra những vấn đề này, và họ không ngây thơ tin những gì ông Trọng làm là vì dân. Chính vì thế, họ thường được chế độ này gọi là "bọn chống phá". Vì họ là những người nhìn thấu.

Với tư cách là người đứng đầu Đảng cộng sản, ông Nguyễn Phú Trọng đã áp dụng quy tắc 5 bước để tuyển chọn cán bộ lãnh đạo. Năm bước đó là :

Bước 1 : Xin chủ trương bổ nhiệm cán bộ ?

Bước 2 : Xác định tiêu chí cụ thể.

Bước 3 : (không rõ) ?

Bước 4 : Tổ chức lấy ý kiến của cán bộ chủ chốt về nhân sự ?

Bước 5: Tập thể lãnh đạo thảo luận và biểu quyết về vấn đề nhân sự.

Nhìn vào các quy định thì có vẻ như rất chặt chẽ, nhưng thực tế thì ông Trọng đã chọn nhân sự cấp cao không theo nguyên tắc này. Cụ thể nhất là ngày 21/12/2022 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên và môi trường thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để một số tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện thể chế, chính sách về đất đai, tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Ấy vậy mà ông Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà lại được chọn làm Phó Thủ tướng, thay cho ông Vũ Đức Đam. Vậy có phải ông Nguyễn Phú Trọng lại dẫm lên chính quy định của mình không ?

npt2

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà lại được chọn làm Phó Thủ tướng, thay cho ông Vũ Đức Đam.

Ông Nguyễn Phú Trọng bị gắn biệt danh là "" từ khi ông còn làm lãnh đạo Thành phố Hà Nội. Danh xưng đó do người dân đặt cho ông. Nếu nhìn vào những gì ông đang làm về công tác tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ cho Đảng, thì có vẻ ông lú thật. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu vào sự việc thì sẽ thấy ông không lú, mà ông cố tình làm thế. Ông đặt bẫy là để gài phe khác dính bẫy, còn phe của ông thì cho qua. Nói đâu xa, ông tự đặt ra suất đặc biệt cho 4 nhân vật tứ trụ, nhưng cho đến nay, ông là người hưởng lợi nhiều nhất từ quy định đó. Ông đặt ra và dẫm lên nhưng dẫm có chọn lọc, dẫm sao có lợi cho ông và phe của ông.

Phạm Hưng (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 04/01/2023

Published in Diễn đàn
jeudi, 29 décembre 2022 11:56

Tổng bí thư vẫn "hiên ngang"

Ngày 30/12/2022, các Ủy viên của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 sẽ kéo nhau về Hà Nội để tham dự thêm một kỳ họp bất thường nữa. Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam – cơ quan tổ chức kỳ họp bất thường này không thông báo lý do nhưng theo báo chí Việt Nam thì "dự kiến có nội dung về công tác nhân sự". Cần lưu ý, trong vòng chưa đầy một năm, Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13 đã họp bất thường hai lần. Kỳ họp bất thường đầu tiên trong nhiệm kỳ của Ban chấp hành trung ương đảng khóa này diễn ra hồi đầu tháng 6/2022 và cũng chỉ để giải quyết các vấn đề về nhân sự (1). 

npt1

Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp phiên bất thường xem xét và cho ý kiến về công tác cán bộ ngày 30/12/2022

Sau kỳ họp bất thường của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 13, giữa tuần tới, các đại biểu của Quốc hội khóa 14 cũng sẽ về Hà Nội để tham dự một kỳ họp bất thường khác. Ngoài những nội dung đã được công bố (xem xét Dự luật sửa Luật Khám bệnh - chữa bệnh, xem xét Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, xem xét việc thực hiện chính sách phòng - chống Covid-19 và gia hạn việc sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc cũng như nguyên liệu làm thuốc theo Luật Dược) vốn không nhất thiết phải tổ chức một kỳ họp bất thường, Quốc hội còn xem xét công tác nhân sự liên quan đến Đại biểu quốc hội và nhân sự khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội (nếu có) [2].

Hai chữ "nếu có" khi đề cập tới khả năng "xem xét công tác nhân sự liên quan đến đại biểu quốc hội và nhân sự khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội" có thể khiến nhiều người bật cười vì chẳng khác gì "giấu đầu, lòi đuôi". Nếu Ban chấp hành trung ương đảng không tổ chức kỳ họp bất thường vào cuối tuần này, chắc chắn Quốc hội sẽ không triệu tập các đại biểu quốc hội tham dự kỳ họp bất thường vào giữa tuần tới. Bởi kỳ họp bất thường của Ban chấp hành trung ương đảng "dự kiến có nội dung về công tác nhân sự" nên quyết định liên quan đến nhân sự của Ban chấp hành trung ương đảng sẽ quyết định Quốc hội có xem xét công tác nhân sự liên quan đến Đại biểu quốc hội và nhân sự khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội hay không.

Khi nào Quốc hội cần xem xét công tác nhân sự liên quan đến Đại biểu quốc hội và nhân sự khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội ? Cứ đối chiếu luật pháp hiện hành sẽ có câu trả lời : Khi cần bãi nhiệm hoặc phê chuẩn đề cử liên quan đến Đại biểu quốc hội hay thành viên chính phủ. Tuy là chủ nhân của quốc gia nhưng nhân dân không có quyền được biết và tất nhiên là không được phép quyết định gì cả. Thậm chí Quốc hội – trên danh nghĩa là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân – cũng chỉ múa may sau khi đã được Ban chấp hành trung ương đảng định hướng. 180 Ủy viên cả chính thức lẫn dự khuyết của Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 do đảng lựa chọn, sắp đặt giờ chỉ còn 172.

Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, công tác lựa chọn, sắp đặt nhân sự cho Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 từng được quảng cáo là "làm từng bước, từng việc, từng khâu, từng nhóm chức danh từ thấp đến cao, bảo đảm thận trọng, chặt chẽ, kỹ lưỡng, làm đến đâu chắc đến đó" (3) đã được chính Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 chứng minh là khoác lác. Tính đến thời điểm này, Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 đã loại bỏ bảy "đồng chí" (Trần Văn Nam – Bí thư Bình Dương ; Phạm Xuân Thăng – Bí thư Hải Dương ; Huỳnh Tấn Việt – Bí thư khối các cơ quan trung ương ; Nguyễn Thành Phong – Phó Bí thư Thành phố Hồ Chí Minh ; Chu Ngọc Anh – Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Hà Nội ; Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Y tế ; Bùi Nhật Quang – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).

Trong bảy "đồng chí" vừa kể, có "đồng chí" đã bị phạt tù, một số "đồng chí" đã bị tống giam và sắp lãnh án, may mắn hơn thì bị thuyên chuyển công tác chờ ngày về hưu. Nếu không đột tử, Ủy viên chính thức thứ tám (Nguyễn Văn Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương đảng) chắc chắn cũng bị Ban chấp hành trung ương đảng khóa 13 loại bỏ vì những sai phạm xảy ra ở Kon Tum thời đồng chí còn làm Bí thư Tỉnh ủy (4). Người ta dự báo, cuối tuần này, số Ủy viên Ban chấp hành trung ương bị loại bỏ sẽ sớm tăng thêm vài ba người nữa (Bùi Thanh Sơn – Ngoại trưởng ; Phạm Bình Minh – Thành viên Bộ Chính trị kiêm Phó Thủ tướng Thường trực ; Vũ Đức Đam – Phó Thủ tướng).

***

Giữa làn sóng xử lý kỷ luật hàng loạt viên chức ở đủ mọi cấp, thuộc đủ mọi ngành vì câu kết với nhau lừa đảo, trộm cắp công sản, cưỡng đoạt tài sản của công dân, ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư hồn nhiên khoe ông đang dẫn dắt đảng của ông : "Xử lý nghiêm minh các sai phạm theo đúng quan điểm ‘không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể đó là ai’. Việc xử lý nghiêm nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm như vừa qua, trong đó có cả Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Bí thư, Chủ tịch các tỉnh và nhiều cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự là minh chứng rõ nhất và sắp tới cũng phải làm như vậy, kể cả đối tượng phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài cũng phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, không thể thoát được sự trừng phạt của pháp luật" (5).

Nếu ông Trọng và đảng của ông không như đã biết thì cán bộ, đảng viên có táo tợn đến mức như vậy hay không ? Khi chính ông Trọng vừa là người khởi xướng và đề cao chuyện : Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về những yếu kém, sai phạm về tham nhũng trong tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương mình Mọi quyền lực đều phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn (6), vừa hiên ngang khoe như mới dẫn, bất kể các Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng thi nhau rơi rụng như sung thì nên xếp ông vào loại nào ?

Đồng Phụng Việt

Nguồn : RFA, 29/12/2022

Tham khảo

(1) https://plo.vn/bo-chinh-tri-trieu-tap-hoi-nghi-trung-uong-bat-thuong-chieu-30/12/post713764.html

(2) https://nld.com.vn/chinh-tri/quoc-hoi-hop-bat-thuong-xem-xet-nhieu-noi-dung-trong-do-co-cong-tac-nhan-su-20221228193107969.htm

(3) https://dangcongsan.vn/xay-dung-dang/nhung-diem-moi-noi-bat-trong-cong-tac-nhan-su-dai-hoi-xiii-573259.html

(4) https://thanhnien.vn/thanh-tra-chinh-phu-chi-ra-hang-loat-sai-pham-ve-dat-dai-tai-kon-tum-post1519451.html

(5) https://nhadautu.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ke-pham-toi-co-bo-tron-ra-nuoc-ngoai-cung-khong-the-thoat-duoc-su-trung-phat-d71609.html

(6) http://daidoanket.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-quyen-luc-cang-cao-trach-nhiem-cang-lon-5690159.html

Published in Diễn đàn

Với hai trong số những tổng thống lớn tuổi nhất của Hoa Kỳ sẵn sàng ra tranh cử vào năm 2024, ngày càng nhiều người Mỹ đặt câu hỏi bao nhiêu tuổi là quá già để lãnh đạo một đất nước nơi độ tuổi trung bình của người dân là trong khoảng 30 ?

Đó là câu chuyện ở bên kia bờ Đại Tây Dương với người Việt Nam. Nếu được quyền đặt câu hỏi tương tự với Hà Nội, vậy thì có nên để ông Nguyễn Phú Trọng tái nhiệm thêm lần thứ tư, vì dẫu sao ông cũng hơn hẳn nhiều ứng viên khác ở chỗ là Tổng bí thư có thời gian "rút kinh nghiệm" dài nhất, đến những 3 nhiệm kỳ.

npt0

Nếu ông Nguyễn Phú Trọng quyết định tái nhiệm lần thứ tư và thứ năm, thì đó rất có thể là bi kịch của cả dân tộc chứ không còn của riêng Đảng cộng sản nữa.

Có sự khác biệt khi so sánh giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, đó là lá phiếu tự do bầu cử của người dân.

Tết Quý Mão tới đây, ông Nguyễn Phú Trọng bước vào tuổi 80, tức kém hơn Tổng thống Joe Biden hai tuổi, và lớn hơn cựu Tổng thống Donald Trump hai tuổi.

Trong một tham luận của Giáo sư Tiến sĩ Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam, thì ghi nhận ở Việt Nam, cùng với tuổi đời tăng cao, các chứng bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thoái hóa xương khớp, giảm tưới máu não mạn tính thường diễn ra khá phổ biến.

"Khoảng 3/4 số người 80 tuổi có ít nhất một bệnh mạn tính, trung bình có thể mắc sáu bệnh đồng diễn. Về mặt lão hóa của hệ thần kinh, thường thấy giảm khứu giác, thị giác, thính giác và vị giác. Một số trường hợp bị rối loạn tiểu tiện và có khi nhất thời kết hợp với rối loạn đại tiện.

Có thể có sự suy giảm các chất truyền dẫn thần kinh ảnh hưởng tới chức năng thần kinh nói chung, chức năng nhận thức nói riêng và là hậu quả sinh lý của quá trình lão hóa não. Tuy nhiên, suy giảm dopamin tới một mức nhất định có thể gây bệnh Parkinson và nếu thiếu hụt apolipoprotein E4 có thể là một yếu tố nguyên nhân quan trọng của bệnh Alzheimer. Đặc biệt sự cộng hợp của nhiều yếu tố nguy cơ mạch máu có thể gây tai biến mạch não với hai thể lâm sàng phổ biến là nhồi máu não và chảy máu não.

Tuổi già là một giai đoạn quan trọng trong cuộc sống của con người. Tuy quá trình lão hóa có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng những năm tháng trải qua trong đời đã cho người cao tuổi tích lũy được kinh nghiệm quý báu, nhận thức sáng suốt, hành xử chín chắn và mối quan hệ xã hội thỏa đáng" – trích tham luận "Vấn đề tâm lý xã hội của tuổi già", Giáo sư Tiến sĩ Lê Đức Hinh, Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam.

Dân gian có câu "tre già măng mọc". Nghĩa bóng của câu thành ngữ này là thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước ; lớp người trước già đi thì đã có lớp người lớp người trẻ ở phía sau thay thế. Thế hệ trước sẽ đào tạo thế hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra. Sau đó, thế hệ sau này sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế, thế hệ trẻ sẽ liên tục kế thừa và phát huy nó.

Và giờ thử nhìn thành ngữ này qua lăng kính triết học Mác-xít để đưa ra ý kiến ông Nguyễn Phú Trọng nếu lại tái cử nhiệm kỳ thứ tư ghế Tổng bí thư, thì điều đó có phải là bi kịch của riêng Đảng cộng sản Việt Nam ?

Theo triết học Mác – Lênin vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng trong giới tự nhiên và đời sống xã hội. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của các sự vật và hiện tượng.

Có 5 hình thức vận động cơ bản là : Vận động cơ học : Sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian. Ví dụ : Chơi đá bóng, đi bộ… ; Vận động vật lý : Sự vận động của các phân tử, hạt cơ bản, các quá trình nhiệt, điện. Ví dụ : Bóng điện phát sáng ;

Vận động hóa học : Quá trình hóa hợp và phân giải các chất. Ví dụ : Sắt để lâu ở ngoài bị oxi hoán dẫn đến hiện tượng han rỉ ; Vận động sinh học : Sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường. Ví dụ : Hiện tượng cây hoa đâm chồi nảy lộc, nở hoa ;

Vận động xã hội : sự biến đổi, thay thế của các xã hội trong lịch sử. Ví dụ : Từ Cộng sản nguyên thủy Chiếm hu nô l Phong kiến Tư bn ch nghĩa Cng sn ch nghĩa.

Các hình thức vận động có hình thức đặc trưng riêng. Các hình thức vận động có mối quan hệ hữu cơ với nhau và vận động theo trình tự từ thấp đến cao. Giữa 5 hình thái vận động này có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Còn phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện. Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu.

Như vậy, "tre già măng mọc" là câu tục ngữ thể hiện sự phát triển kế thừa từ thế hệ trước sẽ đào tạo thể hệ sau để thế hệ sau có kinh nghiệm và phát triển những gì mà thế hệ trước đã tạo ra, và sau đó sẽ truyền lại cho thế hệ sau nữa, cứ thế cứ thế mà thế hệ trẻ luôn kế thừa và sẽ phát huy nó.

Ông Nguyễn Phú Trọng ngồi ghế Tổng bí thư ở lần thứ hai đã là biểu hiện của việc "phát triển kế thừa" trong đảng cộng sản Việt Nam bắt đầu yếu kém. Thêm nhiệm kỳ thứ ba, tạm gác qua ngờ vực tham quyền cố vị, cho thấy Đảng cộng sản Việt Nam mấp mé bi kịch tre sắp tàn, mà măng chưa chịu lớn.

Vậy thì nếu ông Nguyễn Phú Trọng quyết định tái nhiệm lần thứ tư, thì đó rất có thể là bi kịch của cả dân tộc chứ không còn của riêng Đảng cộng sản nữa.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 19/12/2022

Published in Diễn đàn
mercredi, 23 novembre 2022 16:49

‘Nhân đạo, nhân ái, nhân tình’ ?

Ông Nguyn Phú Trng Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam tiếp tc xin dương "nhân đo, nhân ái, nhân tình" dành riêng cho nhng cá nhân trong đng đang đc khoét quc gia, ch vì h là đng chí ca ông.

npt1

Ông Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri các quận Đống Đa, Ba Đình và Hai Bà Trưng 

Ngày 19/11/2022, trong vai đi biu quc hi đi gp c tri đ báo cáo v kết qu k hp th tư (va kết thúc hôm 15/11/2022) ca Quc hi Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam khóa này, ông Trng nhn mnh rng, cá nhân ông và đng ca ông"không thích thú gì khi k lut đng chí, đng đi ca mình". Chuyn x lý hành chính, x lý hình s như đã thy, đã biết ch là vì "s tiến b chung, giáo dc người khác đng đi vào vết xe đnên "buc phi làm" (1). Đó cũng là lý do ông Trng hào hng gii thiu nhng đim "rt mi, rt nhân văn" : "Khuyến khích cán b có sai phm thì t giác xin thôi vic, t giác np li tin ca đã tham ô, tham nhũng" đ ông và đng ca ông có điu kin "min gim, x nh hơn" (2).

Ông Trng t đánh giá ch trương và phương thc y ca cá nhân ông và đng ca ông là "rt công tâm, khách quan, bài bn, đúng k lut ca đng, pháp lut ca nhà nước". K viết bài này không mun bàn đến "k lut ca đng". Khi mt t chc chính tr, đc bit là t chc chính tr đang cm quyn, bt chp điu l ca chính nó (3), thm chí không ch "nht trí" vi phm điu l (Khon 1, Điu 17 : Đng chí Tổng bí thưgi chc v Tổng bí thư không quá hai nhim k liên tiếp) mà còn đng thanh tung hô vic ông Trng cương quyết "phc v" v trí Tổng bí thư thêm mt nhim k na (nhim k th ba) là "đúng đn" thì không cn phi bàn lun v th "k lut" tùy nghi co giãn như thế na !

Còn mun biết ch trương và phương thc mà cá nhân ông Trng và đng ca ông đã cũng như đang qung cáo có đúng "pháp lut ca nhà nước" hay không thì c đi chiếu lut pháp thc đnh đang có hiu lc thi hành trên toàn b lãnh th Cng hòa xã hội chủ nghĩa Vit Nam, đc bit là lut hình s, chc chn s không tìm ra bt c điu nào, khon nào cho phép "min gim" trách nhim vì "t giác xin thôi vic, t giác np li tin ca đã tham ô, tham nhũng".Tham ô, tham nhũng không ch gây thit hi v "tin ca" mà còn gieo đ loi tai ha c hu hình ln vô hình cho quc gia, dân tc. Ch trương và phương thc x lý hành chính, x lý hình s tùy tin đến mc trng trn như vy ch do ông Trng và đng ca ông "không thích thú" thì ly gì bo đm "công tâm, khách quan, bài bn" ?

Có vô s ví d cho thy "nhân đo, nhân ái, nhân tình" mà ông Trng và đng ca ông dành cho sâu mt là hết sc bt nhân đi vi đng bào. Ai cũng biết, cũng thy trong thi gian va qua, vic qun tr - điu hành lĩnh vc Giao thông vận tải kìm hãm s n đnh và phát trin kinh tế - xã hi ti Vit Nam đến mc nào và tai ha ca s phi lý trong qun tr - điu hành lĩnh vc y nghiêm trng ra sao, công chúng không ch bt bình v năng lc qun tr - điu hành lĩnh vc Giao thông vận tải mà còn thc mc ti sao h thng chính tr, h thng công quyn không làm gì c dù có rt nhiu du hiu cho thy các viên chc lãnh đo lĩnh vc Giao thông vận tải câu kết vi gian thương đ trc li, bt chp hu qu đi vi quc gia, dân tc.

Ti gi, ch có nhng người phn đi vic nhân danh li ích công cng, cho phép khai thác h thng cu đường theo hình thc BOT tràn lan trên toàn quc vào tù, còn ông Nguyn Văn Th - B trưởng Giao thông vận tải - không ch vô s vì đã "t nguyn t chc" mà còn tiếp tc được tín nhim, điu đng làm "Bí thư khi các cơ quan trung ương" bi đã th hin "văn hóa, s t trng ca người đng viên" (4). Làm và dán nhãn "rt mi, rt nhân văn" cho li hành x này rõ ràng là mt kiu dùng thuc liu quá mc có th ch đnh. Nếu ông Trng và đng ca ông tht s "công tâm", tht s "khách quan", tht s tôn trng "pháp lut ca nhà nướckhông nhai đi, nhai li "nhân đo, nhân ái, nhân tình", chc chn s không có nhng đi án như "Vit Á", "bay gii cu"...

Trong năm by năm va qua, ông Trng và đng ca ông va cam kết vi đng bào s "chnh đn đng", kiên quyết chng tham nhũng "không có vùng cm, không chp nhn ngoi l, bt k người đó là ai", va trn an đng chí v vic xem xét, x lý s "nhân văn". Thc tế cho thy, chính li hành x đm cht "nhân văn" y đã tr thành bà đ, khuyến khích sâu mt tt c các ngành thuc đ mi cp thn nhiên câu kết vi nhau đ trc li, k c khi quc gia, dân tc ng nghiêng trong thm ha. Năm ngoái, hơn hai mươi ngàn người Vit ung mng Năm nay, kinh tế suy thoái chưa có đim dng, chng riêng người nghèo, nhiu gii khác cũng khn kh, tuyt vng, ông Trng m rng phm trù "nhân văn" thành "nhân đo, nhân ái, nhân tình" và tiếp tc gi li, dành riêng nhng ch "nhân" y cho đng đng !

Trân Văn

Nguồn : 23/11/2022

Chú thích

(1) https://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-tiep-xuc-cu-tri-ha-noi-truoc-ky-hop-thu-tu-qh-khoa-xv/823858.vnp

(2) https://laodong.vn/thoi-su/chong-tham-nhung-phai-lam-kien-tri-vi-xong-vu-nay-lai-xay-ra-vu-khac-1118344.ldo

(3) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/dieu-le-dang/dieu-le-dang-do-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xi-cua-dang-thong-qua-3431

(4) https://vov.vn/chinh-tri/nen-coi-tu-chuc-nhuong-ghe-la-van-hoa-va-la-su-tu-trong-cua-nguoi-dang-vien-post980310.vov

Published in Diễn đàn

+ Thế giới tự do vui mừng trước sự thắng cử tổng thống của Lula da Silva của Brazil và bên thua là ông Bolsonaro, một cấp lãnh đạo dân túy rất nguy hiểm giống Trump.

+ Tại sao Nguyễn phú Trọng vội vả sang Bắc Kinh gặp Tập cận Bình ? Ông là lãnh đạo cấp nhà nước đầu tiên đến thăm Tập sau đại hội lần thứ 20 Đảng cộng sản Trung Quốc.

+ Trung Quốc đang gặp khó khăn về kinh tế. Liệu Trung Quốc sẽ giúp gì cho Việt Nam

Nguồn : Người Việt Channel, 02/11/2022

Published in Video