Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nguồn : RFI, 15/07/2018

Published in Video

Để đáp trả các quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc, Bắc Kinh cần tìm các loại "vũ khí" khác thay vì chỉ tăng thuế trên hàng nhập từ Mỹ vì lượng hàng hóa Trung Quốc nhập của Mỹ chỉ có tổng giá trị 130 tỉ đô la/năm, ít hơn 4 lần so với 506 tỉ đô la hàng Mỹ nhập từ Trung Quốc. Thêm vào đó, không ngoại trừ việc tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ tăng thuế nhập khẩu trên toàn bộ sản phẩm của Trung Quốc.

war1

Quảng cáo hàng hóa Mỹ tại trung tâm thương mại Thẩm Khuyến (Shenzhen), Trung Quốc (Ảnh chụp ngày 08/07/2018) Reuters/Bobby Yip

Trong bài viết có tiêu đề "Kho vũ khí đạn dược của Bắc Kinh để chuẩn bị phản công Trump",thông tín viên báo La Croix Frédéric Schaeffer tại Bắc Kinh cho biết ngày 19/06, chính quyền Trung Quốc đã dự kiến kết hợp các biện pháp về "chất" và "lượng".

Biện pháp đầu tiên trong số năm biện pháp mà thông tín viên báo La Croix nói tới là Bắc Kinh sẽ tìm cách gây rắc rối cho các chi nhánh công ty Mỹ tại Trung Quốc thông qua việc tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm vệ sinh, an toàn, môi trường, kéo dài thời gian xử lý thủ tục hành chính, thậm chí là tổ chức các chiến dịch tẩy chay. Trung Quốc đã chơi lá bài "lòng yêu nước kinh tế". Bị người dân Trung Quốc tẩy chay và bị chính quyền Trung Quốc "hành" về thủ tục hành chính, tập đoàn Lotte của Hàn Quốc năm ngoái đã phải đóng cửa 3/4 số cửa hàng, siêu thị tại Trung Quốc.

Biện pháp thứ hai là tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh của Mỹ. Các chuyên gia phân tích của Deutsche Bank nhấn mạnh là Bắc Kinh có thể sẽ tìm cách tăng cường quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu và các nước khác để bù đắp thiệt hại do cuộc chiến thương mại gây ra. Còn các nhà phân tích của công ty bảo hiểm tín dụng Euler Hermes dự báo Trung Quốc sẽ tìm cách ký thêm các thỏa thuận tự do mậu dịch và đối tác chiến lược với các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và khối ASEAN.

Biện pháp thứ ba là hạn chế số du khách và du học sinh Trung Quốc tại Mỹ. Hiện khách du lịch và du học sinh Trung Quốc chi tới 30 tỉ đô la cho các chuyến thăm và sinh hoạt, học tập tại xứ cờ hoa. Năm ngoái, 350.000 du học sinh Trung Quốc chiếm 1/3 lượng du học sinh nước ngoài tại Hoa Kỳ. Trung Quốc từng áp dụng biện pháp tương tự để trả đũa Hàn Quốc : Bắc Kinh đã ra lệnh ra các công ty lữ hành tẩy chay Hàn Quốc. Du khách Trung Quốc sang Hàn Quốc đã giảm hơn 40% trong nhiều tháng, khiến doanh thu của cửa hàng miễn thuế của Hàn Quốc sụt giảm mạnh.

Biện pháp thứ tư là Bắc Kinh tăng cường can thiệp để tăng giá đồng nhân dân tệ nếu thấy đồng tiền của mình có nguy cơ bị giảm giá. Và cuối cùng, Bắc Kinh sẽ bán trái phiếu kho bạc Mỹ 1.000 tỉ đô la mà Trung Quốc nắm trong tay được coi là "thứ vũ khí lợi hại" để Bắc Kinh đối phó với Donald Trump. Nhưng làm việc đó cũng có nghĩa là "gậy ông đập lưng ông", Bắc Kinh tự bắn vào chân mình vì việc Bắc Kinh bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ sẽ khiến giá trị tài sản của Trung Quốc giảm, nhất là khiến tỉ giá đồng đô la hạ so với đồng nhân dân tệ. Vì thế, công ty bảo hiểm tín dụng Euler Hermes cho rằng Bắc Kinh chỉ dọa suông chứ không bán tháo trái phiếu kho bạc Mỹ. Còn theo Deutsche Bank, đó là thứ vũ khí ít có khả năng được Trung Quốc sử dụng nhất.

Châu Âu : Học cách hành động mà không có Mỹ

Chuyển sang Châu Âu, Le Monde đánh giá tuần lễ này là tuần của mọi nguy hiểm. Bắt đầu từ thứ Tư 11/07 tại Bruxelles, nơi diễn ra thượng đỉnh NATO trong không khí căng thẳng. Sau thượng đỉnh, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức sang thăm Anh Quốc, đất nước ngày càng chao đảo vì Brexit. Ngày 16/07, ông Trump sẽ sang Helsinki gặp gỡ đồng nhiệm Nga Vladimir Putin. Hai nguyên thủ có chung ít nhất một mong muốn là chia rẽ Châu Âu. Cũng trong hai ngày 16-17/07, các lãnh đạo Châu Âu và Trung Quốc sẽ thảo luận để tìm cách liên minh trong một thế giới đầy bấp bênh.

Tác giả bài viết "Hành động mà không có Mỹ", nhà báo Sylvie Kauffmann hài hước nhận xét, may mắn là tại trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2018, Châu Âu không phải cạnh tranh với Mỹ, cũng không phải đấu đá với Trung Quốc và Nga.

Nhưng liệu đây là tuần lễ của mọi nguy hiểm hay là của mọi khả năng tiềm ẩn ? Đối với Châu Âu, nói thế nào cũng đúng, cũng giống như chúng ta có thể nói cốc nước mới đầy một nửa hay cốc nước đã vơi một nửa.

Một thực tế mới đang hiển hiện : "gã khổng lồ" Hoa Kỳ không còn là bạn của Châu Âu. Chẳng hạn, bộ trưởng Tài Chính Pháp Bruno Le Maire cảnh báo Washington đang tìm cách "chia rẽ Pháp và Đức" - hai đầu tàu của Liên Hiệp. Kinh tế gia Jacques Attali khẳng định là đối với Mỹ, Châu Âu không còn là đồng minh mà là "con mồi", "mảnh đất màu mỡ cho những gã thợ săn Hoa Kỳ". Trong khi đó, ông Philipp Hildebrand, chủ một ngân hàng Thụy Sĩ tố cáo Washington là "nguồn gây bất ổn" …

Ông Jean-Dominique Senard, chủ tập đoàn Michelin, một trong 40 doanh nghiệp lớn nhất Pháp, cho rằng Châu Âu phải vững vàng để đối chọi với hai mối họa mang tên Hoa Kỳ và Trung Quốc : Hoa Kỳ có quyền lực chính trị và tư pháp vuợt ra ngoài lãnh thổ Mỹ và đang tìm cách chỉ đạo cả các doanh nghiệp Châu Âu ; còn Trung Quốc, với chủ nghĩa tư bản Nhà nước và các phương tiện mạnh nhất phục vụ Nhà nước, lại không có dân chủ như Châu Âu.

Nhiều chuyên gia chia sẻ quan điểm giờ không phải là lúc "lập lại trật tự đã có", mà là thời điểm phải "tạo ra một trật tự mới" và "thiết lập các thỏa thuận đa phương mới". Châu Âu được kêu gọi hành động vì Liên Hiệp đang đứng trước "một trang giấy trắng" : tại Hoa Kỳ, không ai có khả năng dự đoán chính sách của ông Trump trong tương lai.

Kinh tế gia, chiến lược gia của Pháp, ông Jean Pisani-Ferry, lấy làm tiếc là trước âm mưu của Trung Quốc, thay vì đoàn kết với Châu Âu, Hoa Kỳ lại tấn công Liên Hiệp. Điều đó có nghĩa là tổng thống Mỹ ghét Châu Âu, ông Trump coi Liên Hiệp là kẻ cắp, kẻ lợi dụng nên muốn vô hiệu hóa Châu Âu.

Để kết luận bài viết, tác giả Kauffmann trích dẫn ông Pascal Lamy, cựu giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới là Mỹ không muốn liên kết với Châu Âu để chống Trung Quốc nhưng Liên Hiệp sẽ hợp sức với Trung Quốc để chống Hoa Kỳ, đồng thời vẫn liên minh với Mỹ để đối phó với Trung Quốc. "Phương án B" của Châu Âu là "học cách hành động mà không cần Hoa Kỳ". Nhưng Châu Âu vẫn phải "mở to mắt" đề phòng Trung Quốc, nước phát triển phồn thịnh nhờ hệ thống kiểu phương Tây và biết cách tận dụng Châu Âu để phát triển nhưng lại không theo các giá trị của Âu châu.

Kho ứng dụng App Store của Apple biến đổi ngành công nghiệp smarphone

Trong lĩnh vực công nghệ, ngày 10/07 vùa qua là tròn 10 năm kho ứng dụng App Store của Apple chào đời. Báo Le Figaro nhận định : "Trong vòng 10 năm, kho ứng dụng App Store của Apple đã làm đảo lộn ngành công nghiệp điện thoại di động" và cách thức chúng ta sử dụng điện thoại di động.

Ra đời vào năm 2008, một năm sau khi iPhone xuất hiện, kho ứng dụng App Store đã được coi là một cuộc cách mạng làm giàu cho Apple và được các đối thủ công nghệ điện thoại di động khác "bắt chước". Ngay khi mới được tung ra thị trường, App Store đã có 500 ứng dụng do các đối tác của Apple sản xuất. Nói cách khác, vào thời điểm đó, các ứng dụng đã có từ trước, chỉ có kho ứng dụng App Store là khái niệm mới. Với App Store, Apple đã mở ra kỷ nguyên điện thoại di động mới và thống lĩnh thị trường ứng dụng trên mạng internet (66% doanh thu từ các ứng dụng trên toàn thế giới).

Từ năm 2010 đến năm 2017, cư dân mạng toàn cầu đã chi tới 130 tỉ đô la cho App Store. Phó giám đốc Marketting của Apple khẳng định sau 10 năm tồn tại, App Store đã vượt qua mọi kỳ vọng của hãng. Và theo dự báo của Apple, doanh thu của App Store chỉ riêng trong năm 2022 sẽ đạt 75,7 tỉ đô la, tăng 80% so với năm 2017. Hiện nay, kho App Store có tới 2 triệu ứng dụng. Tại Pháp, mỗi người dùng iPhone sử dụng trung bình 39 ứng dụng/tháng.

Cách mạng trong ngành may mặc, thách thức cho các nước Châu Á

Vẫn liên quan tới công nghiệp, báo Le Figaro gọi "cuộc cách mạng trong ngành may mặc là một thách thức cho các nước phía nam". Trong nhiều năm, câu hỏi thường được đặt ra là quần áo quý vị mặc được sản xuất tại đâu và do ai may ? Song bây giờ, một câu hỏi khác được đặt ra nhiều hơn là quần áo quý vị mặc được sản xuất như thế nào và bằng cái gì.

Nhiều người có thể không biết quần áo chúng ta mặc hiện là sản phẩm của một ngành công nghiệp mũi nhọn : trí thông minh nhân tạo và công nghệ robot. Đến 70% hàng may mặc được gia công tại các nước đang phát triển, nhất là ở Châu Á. Nhân công ngành dệt may và da giày chủ yếu là người nghèo. Trí thông minh nhân tạo và công nghệ robot mang lại cuộc cách mạng về năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm nhưng mặt trái của cuộc cách mạng này là hàng triệu người lao động mất việc làm, gây ra thảm họa tại nhiều nước Châu Á.

Trang nhất các báo Pháp

Chiến thắng của "những chú gà trống Gaulois" trước "những con quỷ đỏ" vẫn là đề tài được nhiều tờ báo đưa lên trang nhất. Le Monde chạy tựa "Nước Pháp tự thưởng cho mình những giờ phút hạnh phúc". Chiến thắng của đội tuyển Pháp trước những người hàng xóm Bỉ đã được người dân ở khắp mọi miền hân hoan đón mừng, gợi nhớ lại hương vị chiến thắng tại World Cup 1998.

Báo Le Figaro cũng hân hoan vì "Hai mươi năm sau, nước Pháp lại được cuốn theo dòng những con sóng xanh". Không khí sôi động và những cảm xúc ngập tràn trên đường phố khiến người Pháp nhớ lại những giây phút vỡ òa sung sướng trong mùa World Cup 1998.

Còn Libération giải mã thắng lợi của tuyển Pháp qua hàng tựa : "Đội tuyển Pháp : hệ thống của Dédé". Huấn luyện Didier Deschamps đã biết cách biến một nhóm cầu thủ trẻ ít có thói quen chơi với nhau thành một đội tuyển có tinh thần kỷ luật, hăng hái tấn công, có khả năng thích nghi với chiến thuật của ông và lọt được vào chung kết World Cup 2018.

Khác với Le MondeLibération, báo kinh tế Les Echos quan tâm tới tổng thống Mỹ Donald Trump qua hàng tựa "Trung Quốc và NATO : gánh nặng mới của Donald Trump". Washington lại tiến một bước mới trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, trong khi đó tổng thống Mỹ ra sức thúc giục các nước đồng minh NATO tăng ngân sách quốc phòng.

Trong khi đó, báo công giáo La Croix quan tâm tới PMA - biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng y học qua hàng tựa : "PMA - sự lựa chọn sẽ mang tính chính trị". Tham chính viện Pháp gióng hồi chuông báo động về các hậu quả của việc sử dụng rộng rãi biện pháp hỗ trợ sinh sản bằng y học. Tham chính viện Pháp cũng phản đối phương pháp trợ tử.

Thùy Dương

Published in Quốc tế
mercredi, 11 juillet 2018 20:04

Điểm báo Pháp - "On est en finale !"

Bóng đá Pháp : "On est en finale !" (Ta vào chung kết !)

"Vào chung kết", là điệp khúc giới hâm mộ bóng đá Pháp hát thâu đêm được nhiều tờ báo Pháp dùng làm tựa. Thời gian như đã dừng lại ở phút thứ 51 trong trận bán kết Pháp – Bỉ trên sân cỏ Saint Petersburg, khi Samuel Umtiti tung bóng vào lưới của thủ môn Thibaut Courtois.

foot1

Huấn luyện viên tuyển Pháp Didier Deschamps ôm hậu vệ Samuel Umtiti, người ghi bàn thắng duy nhất vào lưới đội tuyển Bỉ trận bán kết trên sân Saint Petersburg ngày 10/07/2018 Reuters/Lee Smith

Một trận đấu "quyết liệt", "kinh điển", "hồi hộp đến nghẹt thở" giữa hai ông khổng lồ của làng bóng thế giới là những cụm từ các báo dành để nói về trận Pháp–Bỉ ở World Cup 2018.

"Đội bóng Áo Lam tiếp tục mơ", "mơ lần thứ nhì đoạt Cúp Thế Giới", tựa của Le Figaro trên nền bức ảnh với 4 chàng ngự lâm pháo thủ áo xanh lam : Griezmann, Varane, Pogba và đương nhiên là Umtiti.

Le Monde cập nhật thời sự trên trang mạng : "Hương vị chiến thắng của năm 1998 trên đường phố tại Pháp", ở bên dưới là bức ảnh giới hâm mộ quả bóng tròn đổ về đại lộ Champs Elysées ngay sau khi trọng tài huýt còi chấm dứt trận đấu.

Phải đợi thêm vài giờ nữa mới biết là các Chú Gà Trống xứ Gaule sẽ so tài với đội tuyển Anh hay Croatia, nhưng Libération đã nóng lòng mong cho "Chóng đến Chủ Nhật" này : "Vivement Dimanche !".

Ở trang trong tờ báo nhìn nhận Pháp đã trải qua một trận đấu "đầy cam go" mới giành được vé vào chung kết. Bình luận về trận đấu hơn 90 phút tối qua, Libération ví von "đây là một cuộc đấu trí như một ván cờ vua".

Hung thần áp đảo Quỷ Đỏ

Với nhật báo Le Figaro hung thần của đội Những Con Quỷ Đỏ không ai khác ngoài Kylian Mbappé : trong 10 phút đầu trận đấu, danh thủ trẻ tuổi này đã áp đặt nhịp độ. Hậu vệ Bỉ "ớn lạnh".

Trên sân cỏ Krestovski lúc 22 giờ 54, giờ Saint Petersburg, trọng tài Andres Cunha người Uruguay thổi còi kết thúc cuộc chơi, tiền đạo Mbappé quỳ gối trên sân cỏ, cúi dập đầu như trong tư thế cầu nguyện. Các đồng đội ùa đến, ngã nhào lên Mbappé. Niềm vui sướng vô bờ. 19 tuổi, Mbappé có lẽ vừa trải qua thời khắc hạnh phúc nhất trong đời.

Tuy không ghi bàn trong đêm qua nhưng đã 3 lần lập nên chiến công trong mùa bóng 2018 và đang chuẩn bị cho trận chung kết vào Chủ Nhật này : "Mbappé thuộc dòng của những Pelé, Ronaldo hay Messi". Huấn luyện viên Deschamps nhìn nhận Kylian là một "cầu thủ ngoại hạng, là một tài năng phi thường".

Tờ báo thể thao L'Equipe vẫn chưa dám nghĩ là huấn luyện viên Didier Deschamps đã lập được kỳ công, qua mặt đội Những Con Quỷ Đỏ của vương quốc Bỉ. Thành công đó có được nhờ "tính kiên trì, phương pháp làm việc có tổ chức (...). Bí quyết thành công của đội tuyển Pháp nằm ở chỗ những người lính áo Lam chơi hết mình trong tinh thần đồng đội. Đó là sức mạnh, biến họ thành một bức tường kiên cố mà một đối thủ đáng gờm như Bỉ đã không xuyên thủng được".

Chiến thắng ở vòng bán kết của đội Pháp cũng là chủ đề tràn ngập các tờ báo địa phương. Tờ Charente Libre dùng thuật ngữ của môn hình học để phân tích các đường banh : nào là "đường bóng chéo của Pogba, đường bóng xiên của Griezmann"... còn sức chạy bền bỉ của N'Golo Kanté thì "không có giới hạn".

Tờ báo của vùng Haute Marne hết lời ca ngợi công lao của huấn luyện viên Deschamps : đội bóng do ông cầm quân khá mờ nhạt ở vòng loại, để rồi tỏa sáng kể từ vòng 1/8, như thể Deschamps "ếm binh để giờ chót mới mới tung ra những lá bài tốt nhất của mình. Trong số những lá chủ bài đó phải kể đến tuổi trẻ đầy nhựa sống của các tuyển thủ Pháp và tài năng của những ngôi sao này trên sân cỏ".

Về sự hào hứng của giới hâm mộ Pháp, Libération trích lời một cổ động viên, tay cầm cờ mặt sơn ba màu xanh trắng đỏ - màu cờ của Pháp, tuyên bố "đêm nay, Champs Elysées là hộp đêm ngoài trời của tất cả mọi người" với tiếng còi xe inh ỏi, với những tiếng reo hò vang cả một góc trời !

Donald Trump ve vãn Nga, uy hiếp NATO

Chiếc vé vào chung kết Cúp Bóng Đá Thế Giới của đội tuyển Pháp đẩy thượng đỉnh Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tại Bruxelles xuống hàng thứ yếu, cho dù NATO đang bị Donald Trump "đe dọa".

La Croix giải thích tổng thống Mỹ luôn đòi các đồng minh Bắc Đại Tây Dương phải tăng ngân sách quốc phòng, chia sẻ gánh nặng với Washington. Ông coi đó là điều kiện cơ bản để Mỹ tiếp tục ủng hộ NATO. Chưa hết, Nhà Trắng còn gắn liền vế an ninh với kinh tế. Donald Trump đòi Liên Minh Bắc Đại Tây Dương phải "cân bằng cán cân thương mại" với Hoa Kỳ. Đòi hỏi này nhắm vào nước Đức của thủ tướng Merkel.

Libération đặt câu hỏi, liệu tổng thống Mỹ có trở mặt với NATO như đã làm tại thượng đỉnh G7 ở Canada vừa qua hay không ? Tờ báo nhắc lại rằng tại G7 vừa qua chủ nhân Nhà Trắng từng tuyên bố NATO cũng "tệ" như thỏa thuận tự do mậu dịch Bắc Mỹ NAFTA.

Le Monde giải thích các thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương "lo âu", bởi Donald Trump là một người có thái độ khó lường, bởi kỳ vọng quan hệ giữa hai bờ Đại Tây Dương được êm thắm đang bị bào mỏng, khi mà bộ trưởng quốc phòng Mỹ, James Mattis ngày càng "bị cô lập trong chính quyền Trump".

Sau hai ngày họp tại Bruxelles tổng thống Mỹ sẽ bay sang Luân Đôn, chính thức viếng thăm Anh Quốc và sau đó nguyên thủ Mỹ sẽ đến Phần Lan, dự thượng đỉnh song phương đầu tiên với tổng thống Nga, Vladimir Putin vào ngày 16/07/2017. Trước khi rời thủ đô Washington bắt đầu chuyến công du Châu Âu dài ngày, Donald Trump tuyên bố nói chuyện với Putin "dễ hơn" là với Châu Âu.

Le Figaro lấy làm tiếc là tổng thống Mỹ "uy hiếp Châu Âu, ve vãn Putin". Một nhà ngoại giao Mỹ thú thật với phóng viên Pháp, tại Washington "không ai biết Donald Trump sẽ làm gì, sẽ nói gì...".

Nguyên cố vấn an ninh của Nhà Trắng, tướng McMaster "không hiểu nổi" suy nghĩ của tổng thống Hoa Kỳ cho là "ông có thể là bạn với Putin". Tờ báo mạng Huffingtonpost đặt câu hỏi : Cuộc gặp Trump-Putin liệu có là cái bẫy đang khép lại đối với Châu Âu ?

Trong bài xã luận mang tựa đề "Bảo vệ Châu Âu" trên La Croix, Jean - Chirstophe Ploquin lấy làm tiếc là trước chính sách America first của Donald Trump áp dụng trên đủ mọi phương diện, Châu Âu lại không thể đưa ra một chiến lược chung về mặt quốc phòng.

Bị kẹt giữa một bên là nước Mỹ của Donald Trump, bên kia là Nga, Trung Quốc thì chờ đợi cơ hội, Trung Cận Đông trong tình cảnh nhiễu nhương, Châu Phi đang trên đà phát triển, Châu Âu bắt buộc phải đoàn kết từ văn hóa đến chính trị và địa chiến lược. Bằng không Châu lục này trở thành "sân chơi của các siêu cường".

New Orleans : 300 năm âm nhạc phục vụ mục tiêu hội nhập

Xin kết thúc mục điểm báo trong ngày qua bài điều tra trên Les Echos về thành phố New Orleans, kinh đô của dòng nhạc jazz. Tại thành phố cổ kính này thuộc bang Louisiana, miền nam Hoa Kỳ, từ 300 năm qua, âm nhạc là "phương tiện để hội nhập".

Cơn bão Katrina năm 2005 làm hơn 1.000 người thiệt mạng, hơn 130.000 ngôi nhà bị hư hại vẫn còn để lại vết tích cho thành phố nằm trên con sông Mississippi mà Mark Twain từng làm mê hoạch niều thế hệ độc giả...

Nhưng New Orleans là chiếc nôi của dòng nhạc jazz, là lò ươm giống, sản sinh ra những nhạc sĩ tài hoa. New Orleans cũng là nơi mà âm nhạc, văn hóa là những con gà đẻ trứng vàng cho phép thành phố thu về 1,3 tỷ đô la một năm nhờ các hoạt động văn hóa, các chương trình lễ hội âm nhạc... Đấy cũng là nguồn tạo công việc làm cho người dân, mà có tới 2/3 là người Mỹ da đen.

Mỗi mùa Jazz Fest thu hút nửa triệu khách tham quan.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Trí thức Pháp : Bóng đá không hẳn là "tha hóa"

Báo Le Monde ngày 10/07/2018 nhân trận kỳ cúp bóng đá này để nhắc lại chuyện xưa. Mấy ai biết rằng thắng lợi của đội tuyển Pháp năm 1998 đã làm thay đổi triệt để quan điểm của giới trí thức và văn nghệ sĩ Pháp với môn thể thao vua này như thế nào.

phap1

Đội tuyển Pháp năm 1998 - Ảnh chụp màn hình

Sử gia Yvan Gastaut, giảng dạy tại Đại học Nice nhớ lại : "Từ lâu vẫn mang tư tưởng chống bóng đá, cuối cùng giới trí thức cũng đã bắt đầu quan tâm đến môn thể thao này". Vào thời đó, một số người vẫn xem bóng đá như là "một cơn dịch bệnh cảm xúc".

Nói một cách khác, đó là một màn trình diễn đần độn, một trò chơi vô bổ. Ý tưởng này thấm sâu trong giới văn hóa, bất chấp sự nhìn nhận niềm đam mê của các văn hào Albert Camus hay Henry de Montherland đối với bóng đá, bất chấp bài phỏng vấn Michel Platini do nữ sĩ Marguerite Duras thực hiện cho Libération năm 1987.

Phải đợi đến thắng lợi của đội áo Lam năm 1998, cách nhìn đó mới được thay đổi. "Chiến thắng này đã xóa tan mặc cảm ở nhiều người trong giới trí thức, vốn dĩ rất yêu thích môn bóng đá mà không dám thổ lộ. (…) Mọi người cứ thế mà bắt đầu bàn luận một cách thoải mái giống như là một sự giải phóng lời nói vậy đó", ông Laurent Veyssière, quản thủ Viện Di sản Quốc gia Pháp INP, nhận xét. "Cuối cùng người ta có thể thốt lên rằng họ thích bóng đá".

"Giờ đây bóng đá có thể được công khai bàn luận mà không sợ bị giới có học đánh giá là không có gu thưởng thức". Ngay từ mùa xuân năm 1998, bóng đá đã được xem như là "một gu thưởng thức chính đáng ở giới trí thức". Nhiều giảng sư đại học nghiễm nhiên công khai bật tivi theo dõi các trận cầu mà không cần giấu giếm. Bóng đá còn trở thành đối tượng nghiên cứu lịch sử và xã hội học.

Le Monde cho biết, trong kỳ Worl Cup 2018 này, các kênh truyền hình đã gặp bối rối trong việc ra quyết định chọn khách mời. Cả một danh sách dài các quan khách tham gia bình luận bóng đá, trong số này có cả các văn hào, viện sĩ hàn lâm lẫn các triết gia.

Gà Trống Lam "song đấu" cùng Con Quỷ Đỏ

Nhưng có lẽ chủ đề được các báo quan tâm nhiều nhất là trận song đấu tối nay giữa hai đội tuyển Pháp – Bỉ. Libération trên nền ảnh hai cầu thủ Pháp (áo lam) và Bỉ (áo đỏ), mặt đối mặt, chạy tít lớn "Pháp – Bỉ : Anh em nửa vời".

Nửa vời, đó là vì "Nước Pháp luôn bị xem như là một người anh cả thù địch", tựa một bài viết khác trên Libération. Người Bỉ nói tiếng Pháp thường xuyên mong muốn người hàng xóm của mình gặp thất bại. Những người hàng xóm mà họ đánh giá là quá kiêu ngạo.

Một điều chắc chắn là "cuộc hội ngộ giữa những người quen cũ này" tựa của La Croix sẽ là "một cú sốc giữa những người hàng xóm để giành chiếc vé chung kết", như nhận xét của Le Figaro.

La Croix viết : "Những Con Quỷ Đỏ - tên gọi chính thức dành cho 11 tuyển thủ Bỉ kể từ sau trận gặp đội Pháp trước Đệ Nhất Thế Chiến - cố tình dùng đội Pháp như là một nhiệt kế để đo lường trình độ của mình trước khi lao vào đối đầu với những quốc gia nổi tiếng "lì lợm" như Đức hay Anh chẳng hạn. Ngược lại, đội tuyển Pháp cũng sử dụng những người anh em láng giềng phía bắc này như là một đối tác để tập huấn trong những trận đấu không phải lúc nào cũng rất hữu nghị".

Vì là người quen cũ nên đội Bỉ sẽ là một đối thủ đáng gờm. "Đội tuyển Bỉ là một ê-kíp tắc kè", Libération lưu ý. Để chống lại Brazil, Những Con Quỷ Đỏ đã biết cách tự thích hợp theo cuộc chơi. Tính linh hoạt này có thể sẽ cho phép họ đối đầu với đội áo Lam.

Hội ngộ giữa hai đồng đội cũ

Trận cầu này có lẽ hấp dẫn không chỉ đơn giản là một trận cầu giữa hai đội tuyển, mà còn là một cuộc đấu trí giữa hai cựu tuyển thủ từng làm nên kỳ công cho đội tuyển Pháp năm 1998 : Didier Deschamps, huấn luyện viên đội Pháp và Thierry Henri, cố vấn thứ ba của đội bóng Bỉ.

Với Le Monde, cho đến giờ phút này "Didier Deschamps : là người tạo ra thắng lợi". Là một người thực tế, huấn luyện viên đội tuyển áo Lam đang hướng đến mục tiêu tối thượng : giành lấy chiếc Cúp Thế Giới tại Nga, hai mươi năm sau đã từng đoạt cúp với tư cách là đội trưởng.

Nhìn sang địch thủ của Deschamps, Le Monde hóm hỉnh chạy tựa : "Thierry Henri, thỏa ước với Những con Quỷ". Kể từ năm 2016, người ghi bàn nhiều nhất cho lịch sử đội áo Lam là một trong những trợ lý của đội Bỉ. Giờ đây, sau 20 năm, kể từ khi Pháp đoạt ngôi sao đầu tiên, Thierry Henri gặp lại đồng đội cũ, nhưng mỗi người ở một vị thế khác nhau. Một cuộc hội ngộ đến lạ lùng, Le Monde kết luận.

Minh Anh

Published in Quốc tế

NATO trước áp lực bị chia rẽ bởi chính sách bất cần đồng minh của Donald Trump (RFI, 09/07/2018)

Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO mở ra ngày thứ Tư 11 và thứ Năm 12/07 tuần này tại Bruxelles với sự tham dự của tổng thống Mỹ. Các lãnh đạo NATO, nhất là những thành viên Châu Âu, lo ngại nguy cơ quan hệ đồng minh thêm chia rẽ bởi tính khí khó lường của ông Donald Trump, người luôn hoài nghi tính thiết yếu của liên minh quân sự này và ám ảnh với đòi hỏi đồng minh chia sẻ gánh nặng chi tiêu quốc phòng.

nato1

Tổng thống Mỹ, Donald Trump trong một cuộc họp thượng đỉnh NATO tại Bruxelles, Bỉ ngày 25/05/2017. Reuters/Jonathan Ernst/File Photo

Mối lo của các nước Châu Âu càng rõ nét khi ông Trump sẽ nối tiếp thượng đỉnh NATO bằng cuộc gặp lịch sử với tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki Phần Lan ngày 16/07 mà tại đó nhiều nhà quan sát dự đoán có thể tổng thống Mỹ sẽ có những nhượng bộ với tổng thống Nga.

Bộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly thừa nhận sự căng thẳng của kỳ thượng đỉnh này khi cho biết : "Tôi cho rằng tổng thống Mỹ sẽ gây một áp lực rất lớn lên các đồng minh, đặc biệt là các nước Châu Âu".

Cuối tháng 6 vừa qua, ông Trump đã gửi thư cho lãnh đạo 9 nước thành viên NATO, trong đó có Đức, Canada và Na Uy, nhắc lại sự bất mãn của Washington đối với các nước không tuân thủ các nghĩa vụ của họ là phải tăng chi tiêu quốc phòng, đồng thời tổng thống Donald Trump đòi các đồng minh đó tôn trọng cam kết đến năm 2024 tăng chi tiêu quân sự lên 2% GDP.

Một nhà ngoại giao ẩn danh của Châu Âu, báo trước "cuộc họp thượng đỉnh này sẽ nặng nề". Còn một quan chức khác trong Liên minh thì nói thẳng "sự thành công của thượng đỉnh phụ thuộc vào tính khí của ông Donald Trump". Đã không ít lần tính thất thường cùng những tuyên bố bộc phát của tổng thống Mỹ ít nhiều động chạm đến lợi ích an ninh của Châu Âu.

Theo ông Pierre Vermon, nguyên là nhân vật số 2 của Ngoại giao Châu Âu, cuộc gặp đầu tiên của tổng thống Mỹ với đồng nhiệm Nga, chỉ vài ngày sau, "với ông Trump còn quan trọng hơn nhiều thượng đỉnh NATO".

Chuyên gia William Galston thuộc viện nghiên cứu Brookings Institution nhận định "các nước Châu Âu có lý do để lo ngại" về cuộc gặp Trump-Putin. Nhà phân tích này đồ rằng biết đâu ở Helsinki ông Trump lại chẳng đưa ra những thông báo về những vấn đề không hề được bàn thảo với các đồng minh trong thượng đỉnh NATO ? Thậm chí, các nước thành viên trong khối liên minh này còn lo ngại ông Trump có thể tìm kiếm thỏa thuận nào đó với lãnh đạo Nga vì lợi ích của Mỹ và sau đó các đồng minh buộc phải làm theo.

Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc hồi tháng 6 vừa qua đã để lại mối bất đồng sâu sắc giữa các nước Châu Âu và Mỹ, đồng thời cho thấy thái độ bất cần quan hệ đồng minh của tổng thống Trump như thế nào.

Trong khi đó chuyên gia Mỹ Thomas Carothers, phó chủ tịch Quỹ Carnegie dự báo : "Mục tiêu của Putin là chia rẽ Hoa Kỳ với các đồng minh Châu Âu và chia rẽ các nước Châu Âu. Ông ta sẽ lấy làm thích thú thấy điều đó tại thượng đỉnh NATO".

Bộc lộ chia rẽ là mối ám ảnh của tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg. Những căng thẳng với tổng thống Trump càng trở nên bức bối trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh này sẽ phải ra được các quyết định quan trọng nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của NATO để đối phó với đe dọa mà khối này cho là đến từ nước Nga.

Các đồng minh sẽ lập ra hai bộ chỉ huy quân sự mới : một để bảo vệ con đường hàng hải trên Đại Tây Dương và một để điều phối luân chuyển đóng quân ở Châu Âu. Ngoài ra còn một kế hoạch khác để tăng cường khả năng triển khai nhanh của NATO trong trường hợp khủng hoảng. Nhưng chia rẽ trong nội bộ sẽ khiến các quyết định đó không còn là vấn đề ưu tiên bàn thảo.

Chuyến công du của tổng thống Mỹ tới Bruxelles tối ngày 10/07 và sau đó 6 ngày lên đường tới Helsinki rất có thể sẽ làm định hình lại ít nhiều quan hệ giữa Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới. Các đồng minh Châu Âu sẽ không cảm thấy thua thiệt gì trong đó nếu họ tìm được sự đoàn kết, chủ động và năng lực để tự quyết số phận của chính mình.

Anh Vũ

******************

Liệu Donald Trump có khả năng nhớ bài học thượng đỉnh Reykjavik ? (RFI, 09/07/2018)

Trong một bài nhận định trên báo Le Monde ngày 04/07/2018, cây bút xã luận Sylvie Kauffmann, cho rằng Donald Trump dường như đã lấy cảm hứng từ cuộc gặp Reagan-Gorbatchev diễn ra năm 1986 tại Reykjavik để tiến hành cuộc gặp với Vladimir Putin tại Helsinki ngày 16/07. Tuy nhiên, tác giả đặt câu hỏi liệu nguyên thủ Hoa Kỳ có đủ khả năng áp dụng bài học này hay không ?

nato2

Tổng thống Nga, Vladimir Putin và đồng nhiệm Mỹ, Donald Trump tại thượng đỉnh APEC, Đà Nẵng, Việt Nam ngày 11/11/2017. Reuters/Jorge Silva

Tại phía bắc thành phố Reykjavik, thủ đô Iceland, có một ngôi nhà nhỏ mầu trắng, mái lợp ngói đá đen. Ngôi nhà xinh xinh đó được xây vào năm 1909 cho tòa lãnh sự Pháp, đã được một thi hào người Iceland mua lại, để rồi sau đó trở thành tòa đại sứ Anh Quốc.

Một tấm biển bằng đá gra-nit giải thích vì sao vào năm 1986, ngôi nhà nhỏ nhắn này bỗng trở nên nổi tiếng toàn cầu : Chính tại nơi đây, vào ngày 11 và 12/10 năm đó, đã diễn ra cuộc gặp giữa tổng thống thứ 40 của Hoa Kỳ, Ronald Reagan và lãnh đạo Liên Bang Xô Viết, Mikhail Gorbatchev. Tấm biển ghi : "Thượng đỉnh này được xem như là điềm báo hiệu bước khởi đầu chấm dứt chiến tranh lạnh".

Thượng đỉnh Reykjavik diễn ra trong bối cảnh nào ?

Mọi việc bắt đầu với việc Ronald Reagan lên cầm quyền tại Washington năm 1981 và Gorbatchev bước vào điện Kremlin năm 1985. Chiến Tranh Lạnh dai dẳng từ những năm 1950 và 1960 bắt đầu mờ dần trong những năm 1970 với thời kỳ "Hạ Nhiệt" và việc ký kết các thỏa thuận SALT đầu tiên ("Strategic Arms Limitation Talks", Đàm phán Giới hạn Vũ khí Chiến lược).

Nhưng đến những năm 1980, căng thẳng giữa hai siêu cường lại dấy lên. Cuộc chạy đua vũ trang lại được khởi động với việc Liên Xô cho lắp đặt các loại tên lửa tính năng cao hơn chĩa về phía Tây Âu, còn Hoa Kỳ nêu ra dự án thiết lập một lá chắn không gian chống lại tên lửa Liên Xô, được biết đến dưới tên gọi Sáng kiến Phòng vệ Chiến lược IDS, mà giới truyền thông đặt tên là "Chiến tranh các vì sao", (Star Wars).

Trong bối cảnh này, Mikhail Gorbatchev, thuộc giới lãnh đạo trẻ, lên cầm quyền tại điện Kremlin, sau sự ra đi của hai cựu lãnh đạo Yuri Andropov và Constantin Tchernenko, những chính trị gia già nua và có thế lực trong đảng Cộng Sản Liên Xô. Tầm nhìn cởi mở dường như đã góp phần làm thay đổi đáng kể quan hệ song phương của hai siêu cường. Ý thức được ngân sách to lớn cho bộ máy quân sự đè nặng lên nền kinh tế quốc gia, lãnh đạo Xô Viết lúc bấy giờ quả thật muốn làm thay đổi cục diện.

Dù biết rằng tổng thống Mỹ Ronald Reagan là người chống cộng rất quyết liệt, nhưng Gorbatchev thật sự mong muốn giải quyết mối đe dọa hạt nhân và đạt được một thỏa thuận với Mỹ. Chính trong hoàn cảnh này, hai nguyên thủ Liên Xô và Hoa Kỳ mong muốn gặp nhau để thử tìm hiểu, nhất là về hồ sơ vũ khí hạt nhân, vốn dĩ nhiều lần dẫn thế giới đến bên bờ một thảm họa mới sau vụ nổ những quả bom nguyên tử đầu tiên xuống Nhật Bản năm 1945.

Sau Reykjavik, đến lượt Helsinki

Ba mươi hai năm sau, cũng tại một thành phố Bắc Âu khác, Helsinki, mà Donald Trump và Vladimir đã chọn để gặp nhau ngày 16/07. Nhưng Helsinki cũng có truyền thống với những cuộc gặp thượng đỉnh Đông-Tây thế kỷ XX : Gerald Ford và Leonid Brejnev năm 1975 ; George Bush cha với Gorbatchev, một lần nữa năm 1990 và đến năm 1997 là thượng đỉnh Bill Clinton và Boris Eltsine, tổng thống của một nước Nga suy yếu, mà người ta từng nghĩ là đang trên đường hướng đến nền dân chủ.

Dù vậy, thông báo cuộc gặp thượng đỉnh Donald Trump và Vladimir Putin đã gây bất ngờ, vì cách đây hai tháng, không một ai dám đặt cược một đồng kopeck cho việc tổ chức thượng đỉnh này.

Tại Washington, những ai có dính dáng đến Nga đều bị liên đới. Ở Quốc hội, một trào lưu chống Putin mạnh mẽ, tập hợp cả đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hòa, đã cho phép thông qua các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga cách nay một năm, nhằm đáp trả các hành động can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Và nhất là, một chưởng lý đặt biệt đang sốt sắng điều tra về những mối liên hệ của những người thân cận ứng viên Trump với những hành động can thiệp đó. Trong một bầu không khí nặng nề, điện Kremlin chẳng có chút ảo tưởng về việc nối lại đối thoại ở cấp cao nhất giữa Washington và Matxcơva.

Ngây ngất thượng đỉnh Singapore

Thế nhưng, theo bình luận gia Sylvie Kauffmann, cuộc đối thoại Trump - Putin này cũng quan trọng không kém như dưới thời Reagan-Gorbatchev : mối quan hệ giữa hai cường quốc chưa bao giờ tồi tệ như thế này kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, và thế giới hiện giờ còn phức tạp hơn so với những năm 1980.

Điều gì đã thúc đẩy ông Donald Trump làm một cú nhảy vọt như thế ? Theo tác giả, chẳng còn chút nghi ngờ, chính sự ngây ngất thượng đỉnh Singapore với lãnh đạo độc tài Bắc Triều Tiên, Kim Jong-un đã tác động. Đây cũng chính xác là điều gây lo ngại cho rất nhiều người hay gièm pha của ông.

Tác giả nhắc lại, các cuộc gặp thượng đỉnh thời chiến tranh lạnh được giải quyết một cách cẩn trọng, tỉ mỉ. Vào năm 1986, đối mặt với một tân binh lãnh đạo Gorbatchev, tổng thống Reagan đã có sáu năm kinh nghiệm cầm quyền và một ê-kip cố vấn dày dạn, am tường chính sách đối ngoại Đông-Tây.

Dù vậy, nhiều chuyên gia về ngoại giao thời ấy, như Henry Kissinger và Zbigniew Brzezinski, còn cho là cuộc gặp tại Reykjavik là liều lĩnh. Chỉ còn có ba tuần nữa là diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ (mà đảng Cộng Hòa đã bị thua), họ e ngại là Reagan sẽ nhân nhượng quá mức để có được một thỏa thuận về giải trừ vũ khí.

Năm 1986, "sự điều chỉnh to lớn của Mỹ"

Trên thực tế, sau ba cuộc họp đàm phán dài hai tiếng tại ngôi nhà xinh mầu trắng ở Reykjavik trong khi mà Raïssa Gorbatcheva, phu nhân của lãnh đạo Xô Viết làm phân tâm các nhiếp ảnh gia bằng chuyến đi dạo ngoài phố, cả hai lãnh đạo ra về trong sự bất đồng : Gorbatchev kiên quyết đưa "cuộc chiến các vì sao", sáng kiến quốc phòng chiến lược của Mỹ, vào trong thỏa thuận giải trừ vũ khí, và Reagan đã từ chối nhượng bộ. Thỏa thuận Reykjavik xem như là không có.

Thế nhưng, những gì cho thấy có vẻ như là một thất bại thật ra là bước khởi đầu cho một tiến trình lịch sử, vì các cuộc thương lượng này đã cho phép quan điểm của hai cường quốc xích lại gần nhau hơn trên nhiều chủ đề quan trọng.

Câu hỏi đặt ra : Liệu ông Donald Trump có khả năng nhớ lấy bài học đó hay không ? Nhưng mấy ai hiểu được tầm mức quan trọng mà vị tổng thống thứ 45 này muốn đi vào Lịch sử ? Người ta nghi ngờ là ông ấy biết rất ít về lịch sử của các nước đồng minh, khi nhìn vào những lời phát biểu gần đây của ông về Liên Hiệp Châu Âu EU, "vốn dĩ được thành lập để tận dụng lợi thế của Hoa Kỳ và xăm xoi vào túi tiền của nước này". Người ta hy vọng là ông ấy biết nhiều hơn về lịch sử chính nước Mỹ của ông. Nhưng bên cạnh đó còn có nhiều điểm cách biệt khác.

Điểm đầu tiên, đó là vào thời điểm Reagan-Gorbatchev, Liên Minh Bắc Đại Tây Dương rất vững chắc. Ngay khi thượng đỉnh kết thúc, ngoại trưởng Mỹ lúc đó là George Shultz đã đáp chuyến bay từ Reykjavik đến Bruxelles nhằm thông báo tóm tắt cho các đồng minh của mình trong khối NATO. Đó là thời kỳ mà ngoại trưởng Pháp lúc bấy giờ, Jean-Bernard Raimond, đã phải ca ngợi "sự điều chỉnh to lớn của Hoa Kỳ". Trên làn sóng Europe 1 ngày 12/10/1986, ông khẳng định : "Chúng tôi đã nhiều lần được hỏi ý kiến và chúng tôi đã có thể làm chuyển hướng chính sách của Hoa Kỳ".

Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tồi tệ

Giờ đây, tổng thống Mỹ xem thủ tướng Canada là "yếu đuối và gian dối", công khai tấn công thủ tướng Đức, khuyên tổng thống Pháp hãy làm như Anh quốc và rời bỏ Liên Hiệp Châu Âu, và trước mặt thủ tướng Thụy Điển, ông mơ đi theo mô hình của Thụy Điển, vốn dĩ không phải là thành viên của NATO.

Các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đã trở nên tồi tệ và nếu như thượng đỉnh NATO, diễn ra ngày 11 và 12/07, cũng diễn ra không suôn sẻ như là kỳ thượng đỉnh G7, thì có lẽ bốn ngày sau đó, nguyên thủ Nga Vlaidmir Putin sẽ vui vẻ huýt sáo đi đến Helsinki gặp Donald Trump.

Điểm cách biệt khác nữa, chính là lần này, Donald Trump mới là tân binh, đối mặt với một tổng thống Nga cầm quyền từ 18 năm qua. Putin có kỷ luật và sẽ được chuẩn bị trước, trong khi mà Trump chỉ hành động theo cảm tính với "nghệ thuật mặc cả" nổi tiếng của ông.

Cách nay hai năm, trước khi Trump đắc cử, khi được hỏi về khả năng mối quan hệ Trump-Putin, ông Fiodor Loukianov, chuyên gia Nga về đối ngoại, dự báo : Trump rất muốn làm bạn với Putin, và đương nhiên, ông Putin sẽ nói là đồng ý ! Nhưng một ngày nào đó, Trump sẽ phát hiện ra rằng Putin còn thông minh hơn ông ấy nhiều. Và điều đó sẽ không làm cho ông ta hài lòng chút nào. Thế là ông ấy sẽ lật đổ tất cả".

Theo nhà báo Sylvie Kauffmann, điều cần lưu ý là chuyên gia Loukinov hiếm khi dự báo sai.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Trung Quốc lừa Mỹ và Châu Âu ở WTO như thế nào ?

"Trung Quốc đã lừa Mỹ và Châu Âu như thế nào ở Tổ chức Thương mại Thế giới ?". 

*wto1

Phát ngôn viên Phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc giới thiệu văn bản "Trung Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới" trong một hội nghị ngày 28/06/2018 tại Bắc Kinh. Reuters/Stringer

Đây là câu hỏi lớn được nhật báo kinh tế Les Echos đặt ra trong chuyên mục "Ý kiến & Bình luận" trong số ra ngày 09/07/2018.

Năm 2001, khi Trung Quốc được kết nạp vào định chế này, cả Hoa Kỳ lẫn Liên Hiệp Châu Âu ngây thơ tin rằng Trung Quốc sẽ hướng đến nền kinh tế thị trường, phi tập trung và tôn trọng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO. Thị trường hơn 1 tỉ dân Trung Quốc chuộng hàng Mỹ và Châu Âu sẽ được mở rộng.

Sau gần 20 năm, Mỹ và Châu Âu mới tỉnh ngộ, thấy mình bị lừa. Cả hai đang trả giá vì quá ngây thơ trước thực tế của thế giới Trung Hoa, theo nhận định của bài viết trên Les Echos.

Những lời hứa, cam kết rất chặt chẽ mà tổng thống Mỹ Bill Clinton khẳng định nhận được từ phía Bắc Kinh, càng thúc ông nhiệt tình ủng hộ ứng viên Trung Quốc năm 1999. Tuy nhiên, từ khi chính thức được kết nạp, những lời hứa đó trở thành vô nghĩa vì Trung Quốc đi theo một hướng hoàn toàn khác của định chế vì "WTO hướng đến việc tạo điều kiện cho thương mại giữa các nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò của Nhà nước bị hạn chế".

Năm 2001, Trung Quốc đứng trước một thách thức lớn vì nền kinh tế nước này chủ yếu dựa vào lĩnh vực công và các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Phương Tây đưa ra thời hạn 15 năm để Bắc Kinh cổ phần hóa và tự do hóa các doanh nghiệp quốc doanh. Nếu không, toàn bộ hệ thống của WTO sẽ gặp nguy. Lời cảnh báo đang trở thành hiện thực !

Thực vậy, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay được đánh dấu với việc tăng cường quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình, một chế độ ngày càng chuyên quyền, Nhà nước có mặt khắp nơi trong lĩnh vực kinh tế, trợ cấp rộng rãi và sự tồn tại dai dẳng của các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế này khác hoàn toàn với tiêu chuẩn của phương Tây. Và điều này cũng giải thích tại sao vào năm 2016, Washington và Bruxelles đã từ chối việc công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, như từng hứa năm 2001.

Sai lầm đầu tiên của phương Tây là nghĩ rằng tại Trung Quốc, tư bản nhà nước có thể sẽ nhường chỗ cho tư bản thị trường và Bắc Kinh sẽ chấp nhận những giá trị dân chủ của phương Tây. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cho rằng mô hình phương Tây đã lỗi thời.

Một điểm khác biệt nữa là phương Tây và Trung Quốc không có chung "khái niệm thời gian". Một doanh nghiệp phương Tây có thể sẽ không đầu tư vào một dự án không mang lại lợi nhuận tức thì. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không chú trọng vào lợi nhuận trước mắt nếu như cần đến lợi ích chiến lược lâu dài. Điều này cũng giải thích tại sao Bắc Kinh lại tác động đến nền kinh tế.

Một ví dụ cụ thể chứng tỏ kinh tế thế giới mất cân đối và sản xuất dư thừa chính là cách Trung Quốc sản xuất không tuân theo nguyên tắc của thị trường. Từ năm 2001, Bắc Kinh triển khai nhiều chương trình hỗ trợ có quy mô lớn đối với các ngành công nghiệp thép, thủy tinh, giấy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Bà Elvire Fabry, chuyên gia thuộc Viện Jacques Delors (Pháp), thẩm định "doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm gần 40% các tập đoàn công nghiệp chính của Trung Quốc và chiếm đến 80-90% thị phần trong các ngành công nghiệp chiến lược".

Trả lời Le Monde hồi tháng 06/2018 về sự ngây thơ của phương Tây, ông Pascal Lamy, cựu tổng giám đốc của WTO, cho rằng "lẽ ra chúng ta phải điều chỉnh tốt hơn ở hai điểm : trợ cấp của Nhà nước cho các doanh nghiệp và sự thâm nhập vào thị trường công ngay khi Trung Quốc phát triển nhanh chóng".

Chiến lược "Made in China 2025" gây lo ngại

Vẫn theo Les Echos, kế hoạch "Made in China 2025" phản ánh rõ cách làm của Trung Quốc và đi ngược hoàn toàn với quy luật của nền kinh tế thị trường : "Chính phủ can thiệp có hệ thống vào thị trường nhà nước để tạo điện kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc các doanh nghiệp Trung Quốc thống trị nền kinh tế".

Les Echos kết luận, đã đến lúc phải xem lại sự cân đối trong quan hệ thương mại và cải cách quy định của WTO. Có lẽ Bruxelles và Washington cũng phải mời Bắc Kinh ngồi lại vào bàn đàm phán.

Hạt nhân : Bắc Triều Tiên lên giọng

Hạt nhân Bắc Triều Tiên là chủ đề được Le Figaro quan tâm. Ngay sau cuộc đàm phàn thứ nhất với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, "Bình Nhưỡng đã lên giọng" tố cáo "các phương pháp gangster" của chính quyền Mỹ.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên lên án những yêu cầu "đơn phương", cảnh cáo Hoa Kỳ về "sai lầm không tránh được" liên quan đến mục tiêu "phi hạt nhân hóa hoàn toàn, kiểm chứng được và không thể đảo ngược" của Washington. Ngoại trưởng Mỹ cũng đáp trả ngay lập tức tại Tokyo : "Nếu đó là những yêu cầu của bọn gangster thì cả thế giới là gangster vì Hội đồng Bảo an hoàn toàn nhất trí về những việc cần làm" đối với Bắc Triều Tiên.

Le Figaro cho biết các cuộc đàm phán song phương rất tế nhị. Phía Mỹ chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân căn cứ vào ảnh vệ tinh chụp gần đây. Bắc Triều Tiên đòi được nương tay ngay lập tức trong khi Washington yêu cầu Bình Nhưỡng giao đầu đạn hạt nhân và phi hạt nhân hóa trước đã.

Đằng sau những phát biểu cứng rắn, "cả hai lãnh đạo có một lợi ích chung là khai thác vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên phục vụ kế hoạch trong nước", theo đánh giá của chuyên gia Cheong Seong-chang của Viện Sejong ở Seoul. Phía tổng thống Mỹ cần quảng bá thành công ngoại giao trong bối cảnh bầu cử bán phần Nghị Viện. Phía lãnh đạo Kim Jong-un cần sự giảm nhẹ trừng phạt của quốc tế để thúc đẩy nền kinh tế bấp bênh và tiếp tục duy trì quyền lực.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chính thức thâu tóm quyền lực

Thời sự quốc tế được chú ý với sự kiện "tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chính thức thâu tóm quyền lực" ngày hôm nay, như nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos, sau khi thắng ngay từ vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện trước thời hạn. "Tại Thổ Nhĩ Kỳ, thêm một đợt thanh trừng mới trước khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp", theo thông tin của La Croix, với hơn 18.000 công chức bị sa thải.

Trong khi đó, "phe đối lập bị chia rẽ vì thất bại trước Erdogan" là bài viết trên Le Monde. Liên minh tình thế hình thành từ các phe đối lập, Cộng Hòa, dân túy và phe Hồi giáo, ngừng hoạt động. Phe dân túy Thổ Nhĩ Kỳ không loại trừ khả năng liên kết với đảng cầm quyền AKP của tổng thống Erdogan.

Luân Đôn chọn "Brexit mềm"

Hạn chế tự do đi lại của công dân để lấy lại quyền kiểm soát chính sách nhập cư nhưng không giới hạn lưu thông hàng hòa để tiếp tục trao đổi thương mại với Liên Hiệp Châu Âu nhằm hạn chế thiệt hại mà các doanh nghiệp Anh có thể bị liên đới. Ngày 06/07/2018, Luân Đôn đã chọn con đường "soft Brexit", theo thông tin của Les Echos. Còn với Le Monde, thủ tướng May buộc chính phủ theo "Brexit mềm".

Cụ thể, theo thông cáo sau buổi họp nội các, chính phủ Anh đề xuất "hình thành vùng tự do trao đổi giữa Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu với các quy định chung về tài sản công nghiệp và nông phẩm". Tuy nhiên, đề xuất của chính phủ đã bị phe đối lập Công Đảng và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chỉ trích gay gắt suốt cuối tuần qua. Vấn đề ở chỗ Bruxelles sẽ chào đón đề xuất của chính phủ Anh như thế nào ?

Trang nhất : Tổng thống Pháp tìm hơi thở mới

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đọc bài diễn văn thường niên trước Quốc hội lưỡng viện ngày 09/07 tại điện Versailles là sự kiện được các báo chú ý trên trang nhất.

Le Monde cho rằng "Trước Nghị Viện, Macron tìm đà tiến mới". Le Figaro có cùng nhận định : "Đang gặp khó khăn, Macron muốn tìm hơi thở mới". Libération đăng chân dung ông Macron trên trang nhất với hàng tựa "Tình trạng thất sủng" vì tổng thống Pháp ngày càng bị chỉ trích vì cách điều hành quân chủ và tỉ lệ tín nhiệm sụt giảm, dù vẫn được 1/3 dân Pháp ủng hộ

Theo nhận định của Le Monde, đây cũng là dịp để tổng thống Pháp trấn an phe đa số, mà trong nội bộ đang có nhiều tiếng nói yêu cầu tập trung đến mảng xã hội, trong khi ông Macron giữ ý định thiên về cánh hữu nhằm chia rẽ đối lập. Ngoài ra, ông Macron cũng nhấn mạnh đến những cải cách đang được tiến hành, trình bày tầm nhìn về hiện trạng của nước Pháp, của Châu Âu và đưa ra các triển vọng phát triển.

Sau bài diễn văn, sẽ có tranh luận nhưng không bỏ phiếu. Chính điều này khiến một bộ phận nghị sĩ lên án cách điều hành "theo kiểu quân chủ".

World Cup 2018 : "Những con Quỷ đỏ" đấu với "Gà trống Gaulois"

Hai nước láng giềng Pháp và Bỉ sẽ đối đầu nhau trong khuôn khổ bán kết Cúp Bóng đá thế giới vào ngày 10/07. Một trận đấu được Le Monde so sánh là "ngày hội xóm giềng". Vương Quốc Bỉ vẫn là một đối thủ khó nhằn của đội tuyển Pháp kể từ năm 1904.

Một trận đấu hứa hẹn gay cấn vì theo Libération, hiện Bỉ đang có "những tài năng của mọi con Quỷ đỏ". Đội tuyển Bỉ đã đạt được trình độ như mong đợi và huấn luyện viên Roberto Martinez đã thành công trong việc để những con quỷ đơn độc cùng đoàn kết thi đấu.

Thu Hằng

Published in Quốc tế

Trung Quốc, đại cường Bắc Cực và Nam Cực ?

Bắc Kinh tự xưng là "quốc gia gần Bắc Cực", trong khi Trung Quốc thực ra ở gần đường xích đạo hơn. Bắc Cực và Nam Cực được xác định là "viễn cảnh chiến lược mới" trong luật an ninh quốc gia năm 2015 của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc là nước chi tiền nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác cho cơ sở hạ tầng ở địa cực.

baccuc1

Một nhà hoạt động Greenpeace giơ cao lá cờ mang dòng chữ "Hãy cứu Bắc Cực". Christian Aslund / GREENPEACE / AFP

L’Expresstuần này điểm qua ba khuôn mặt nổi bật của cánh hữu Pháp với ba chiến lược khác nhau, đặt câu hỏi "Có ai cứu vãn được cánh hữu hay không ?". L’Obs đi tìm "Công thức mới của hạnh phúc".

Le Pointchạy tựa "Macron tham gia chiến tranh như thế nào ?". Tờ báo "xâm nhập" vào đại bản doanh Hội đồng Quốc phòng trong một hầm ngầm dưới Phủ Tổng thống Pháp, nơi mỗi sáng thứ Tư hàng tuần, các vấn đề an ninh, quốc phòng, chống khủng bố… được quyết định.

Courrier Internationalnêu bật hiện tượng "Đổ xô về các cực của Trái Đất" : với hiện tượng tan băng, chưa bao giờ Bắc Cực và Nam Cực được thèm muốn như thế. Ảnh bìa tờ báo vẽ tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin ngồi đối diện nhau trước một lỗ thủng để câu cá trên băng. Ông Trump chỉ ngồi nhìn, với những đồng đô la bên cạnh, ông Putin cầm cần câu, nét mặt ranh mãnh, và một đống cá kế bên. Còn Tập Cận Bình đứng giữa, ôm một chiếc thùng lớn chờ đợi.

Trung Quốc, "đại cường địa cực" ?

Trong bài xã luận "Một Hội nghị Yalta cho địa cực ?", Courrier International nhận định chiến tranh lạnh chưa bao giờ được gọi đúng nghĩa như thế. Bởi vì một Hội nghị Yalta của thế kỷ 21 sẽ phải dành cho Bắc Cực và Nam Cực. Điều nghịch lý là chính hiện tượng Trái Đất nóng lên đã khiến nhiều nước dòm ngó : hai cực của hành tinh vẫn giá băng nhưng đã bớt lạnh, và băng ngày càng tan nhanh hơn, mở ra những triển vọng mới về kinh tế và quân sự.

Tác giả Anne-Marie Brady trong cuốn "China as a Polar Great Power" (Trung Quốc như một cường quốc địa cực) nói về tham vọng của Trung Quốc ở địa cực, mô tả : "Bắc Cực là một đại dương được các lục địa bao phủ, còn Nam Cực là một lục địa được đại dương bao quanh".

Một tài liệu khác, bản đồ thế giới do nhà địa vật lý Trung Quốc Hác Hiểu Quang (Hao Xiaoguang) thực hiện năm 2002 minh họa rất rõ sự kiêu ngạo của Bắc Kinh. Được công bố cách đây bốn năm, bản đồ này khác hẳn với sự trình bày truyền thống : không những Trung Quốc được đặt vào trung tâm thế giới, mà còn nhấn mạnh vị trí chiến lược của Bắc Băng Dương.

Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc là "đại cường địa cực" - một lời cảnh báo cho Nga và Hoa Kỳ ! Từ khi một ê-kíp Nga cắm cờ lên Bắc Cực tháng 8/2007, ông Vladimir Putin liên tục khẳng định chủ quyền tại địa cực, cùng với bảy nước khác. Trong khi đó ở Nam Cực, các trạm nghiên cứu khoa học của Trung Quốc sinh sôi nảy nở, đặt ra nhiều nghi vấn.

Tham vọng kinh tế và địa chính trị

Viện nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ ước tính khoảng 30% lượng khí đốt và 13% dầu lửa chưa được phát hiện của thế giới tập trung ở hai cực Trái Đất. Đa số trữ lượng nằm trên lãnh thổ hoặc vùng đặc quyền kinh tế của nước này hay nước khác, nhưng điều này không cản trở Đan Mạch, Canada, Nga yêu sách đáy đại dương Bắc Cực là phần nối dài thềm lục địa của nước mình. Hoa Kỳ với tiểu bang Alaska đương nhiên là một quốc gia liên quan đến địa cực, nhưng không đòi hỏi được vì chưa phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Nga đã cải tạo, mở rộng sáu căn cứ trên các đảo Bắc Cực, và đang bố trí các chiến đấu cơ ; đặt đóng hai tàu phá băng trang bị hỏa tiễn hành trình. Nhưng Bắc Kinh lại càng tham vọng hơn. Tháng 9/2015, năm chiến hạm Trung Quốc đi vào lãnh hải của Mỹ gần Alaska, nhằm gởi đi thông điệp rất rõ. Bắc Kinh tự xưng là "quốc gia gần Bắc Cực" trong khi thực ra ở gần đường xích đạo hơn. Bắc Cực và Nam Cực được xác định là "viễn cảnh chiến lược mới" trong luật an ninh quốc gia năm 2015 của Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Brady viết : "Trong những năm gần đây, Trung Quốc là nước chi tiền nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác cho cơ sở hạ tầng ở địa cực như căn cứ, máy bay, thiết bị vệ tinh, tàu phá băng". Trong Bạch thư về chính sách Bắc Cực, Bắc Kinh ưu tiên cho vận chuyển hàng hải, khai thác năng lượng, quặng mỏ, ngư nghiệp, du lịch ; nhưng phía sau là tham vọng địa chính trị. Đáng ngại hơn nữa là khả năng Nga-Trung liên kết.

Hoa Kỳ thì suốt 40 năm qua không xây dựng công trình nào đáng kể tại Bắc Cực. Đã đành Mỹ có lực lượng quân sự rất mạnh : các căn cứ không quân, hệ thống chống hỏa tiễn đạn đạo, hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân ở Thulé (Groenland), Fort Greely (Alaska), các tàu ngầm nguyên tử… nhưng từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ tập trung vào Thái Bình Dương hơn là Bắc Cực.

Còn tại Nam Cực ? Một hiệp ước được 53 quốc gia ký kết giúp duy trì trật tự từ 60 năm qua, nay phải đối mặt với những thách thức địa chính trị mới, ngày càng khó tìm được đồng thuận, từ hồ sơ biến đổi khí hậu cho đến đánh cá. Hiện nay trên vùng đất lạnh giá nhất thế giới có trên 75 căn cứ khoa học thường trực - một kiểu giành đất với danh nghĩa làm khoa học. Riêng Trung Quốc ngay từ khi tham gia năm 1983 đã hăng hái "nghiên cứu", và trong lúc các nước đang chia rẽ về việc có nên đồng ý cho Bắc Kinh lập căn cứ thứ năm ở Nam Cực hay không, thì căn cứ này đã được Trung Quốc xây lên mà không hề bị trừng phạt.

1/7 đàn ông Trung Quốc mua dâm

Cũng liên quan đến Trung Quốc nhưng trên lãnh vực xã hội, The Economist ghi nhận "Nạn mại dâm bị đẩy vào bóng tối" nhưng vẫn tồn tại, mà ví dụ cụ thể là "thủ đô tình dục" Đông Quản (Dongguan), nơi có hàng chục ngàn "lao động tình dục" làm việc.

Đầu năm 2014, chính quyền địa phương tung ra chiến dịch bài trừ mại dâm. Chỉ trong vài ngày đầu, khoảng 6.000 công an đã đột kích các cơ sở tắm hơi, quán bar karaoke và những địa điểm tương tự, câu lưu nhiều chủ cơ sở và nhân viên. Nhưng bốn năm sau, vẫn có thể mua dâm được ở Đông Quản cũng như trên toàn quốc.

Các chuyên gia cho rằng lao động tình dục tại Trung Quốc có đến hàng triệu. Theo dõi những biến chuyển trong 20 năm qua, các nhà nghiên cứu ở trường đại học Nhân Dân Bắc Kinh phát hiện đến năm 2015 số nam giới Trung Quốc dùng đến dịch vụ này đã tăng gấp đôi : cứ bảy người thì có một người mua dâm, và tỉ lệ này đến năm 2020 sẽ là 1/6. Truyền thống trọng nam khinh nữ dẫn đến tình trạng nam thừa nữ thiếu, những người đàn ông không tìm được vợ là khách hàng của dịch vụ tình dục, và "người bán" hầu hết là phụ nữ nông thôn lên kiếm sống ở thành thị.

Nguyên tử Bắc Triều Tiên : Bình Nhưỡng lần khân sau khi bỏ túi củ cà rốt của Trump

Cũng về Châu Á, Courrier International dịch bài viết của New York Times "Nguyên tử : Những khuất tất của Bình Nhưỡng". Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục tìm cách sản xuất vũ khí hạt nhân, chứng tỏ ông Donald Trump đã phạm sai lầm - theo tờ báo Mỹ.

Những bức ảnh vệ tinh mới cho thấy Kim Jong-un đã cho gia tăng sản xuất nhiên liệu nguyên tử tại nhiều địa điểm - điều khó thể nghĩ tới sau cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo một báo cáo của Stimson Center ở Washington, Bắc Triều Tiên đã hoàn thiện hệ thống làm lạnh của lò phản ứng Yongbyon. Các hoạt động vẫn tiếp tục tại tòa nhà kế cận, nơi plutonium được trích xuất. Những dấu vết trên nóc nhà cho thấy Bình Nhưỡng làm giàu uranium cho mục đích quân sự, bằng những máy ly tâm. Các nguồn tin tình báo Mỹ khẳng định những thông tin trên, nhưng Nhà Trắng từ chối bình luận.

Ông Trump không hề đạt được việc Kim Jong-un hứa tôn trọng thời hạn phi hạt nhân hóa, và Bình Nhưỡng cũng không cung cấp danh sách toàn bộ các địa điểm nguyên tử. Ngay cả khi ấn định một thời hạn, cũng có nguy cơ Bắc Triều Tiên không tôn trọng : cha và ông nội của Kim Jong-un trước đây cũng đã ký rồi nuốt lời. Nhưng ít nhất Hoa Kỳ có thể dựa vào đó để yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trừng phạt.

Việc chính quyền Mỹ gây áp lực tối đa là cơ hội tốt nhất để buộc Bình Nhưỡng từ bỏ quả bom nguyên tử. Nhưng sau thượng đỉnh Trump-Kim, Trung Quốc đã giảm sức ép khiến hàng hóa lại được đưa sang bên kia biên giới Triều Tiên. Bình Nhưỡng lại chơi trò cũ là lần khân đồng thời cố gắng đạt thêm những nhượng bộ từ phía Hoa Kỳ. Kim Jong-un đã bỏ túi được củ cà rốt mà không hề có động thái nào để giải trừ nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên.

Grand Bazar, phản ứng của thiểu số Iran được ưu đãi

Nhìn sang Trung Đông, hai bài viết "Iran, khi Bazar sôi sục" của tờ Asharq Al Awsat ở Luân Đôn và "Chưa phải là một cuộc cách mạng" của The Iranian ở Washington được Courrier International trích dịch phân tích tỉ mỉ thực chất cuộc biểu tình diễn ra hôm 24/06/2018 tại Grand Bazar ở Tehran.

Khu vực Grand Bazar là một đại thương xá, có đến 40 con đường nhỏ dài tổng cộng 10,6 kilomet, chia làm 20 ngành hàng từ thực phẩm đến kim hoàn, thảm len. Tại đây người ta tìm được đủ mọi loại hàng hóa đáp ứng nhu cầu cho thủ đô Tehran trên 15 triệu dân. Nhưng không chỉ là địa điểm buôn bán, Grand Bazar còn có sáu đền thờ Hồi giáo, 30 khách sạn, trên 20 ngân hàng, 9 định chế tôn giáo, 13 trường trung tiểu học, hai nhà hát… Các thương nhân của Grand Bazar đóng góp rất nhiều tài chính cho hàng giáo phẩm Shia, và đợt phản kháng mới đây chứng tỏ giới này có khả năng huy động các cuộc xuống đường. Theo Asharq Al Awsat, không nên đánh giá thấp mối nguy này.

Tuy nhiên, theo The Iranian, đây không phải là một cuộc cách mạng, mà chỉ là hành động của một thiểu số được ưu đãi, nay bất mãn do sự mất giá của đồng rial trước đồng đô la Mỹ. Đồng tiền quốc gia chỉ trong một năm qua đã sụt giá mất phân nửa. Khi rút khỏi hiệp định nguyên tử, Donald Trump đã khiến nhiều tập đoàn lớn phương Tây từ bỏ các dự án đầu tư vào Iran. Cho dù Trung Quốc nhanh nhẩu thay chân, nhưng không thể lấp được khoảng trống. Người dân Iran nay lo mua trữ đô la, tuồn vốn ra nước ngoài để bảo tồn, và dòng vốn càng ra đi thì đồng rial lại càng sụt giá thê thảm.

Tân tổng thống Mexico, 6 năm để thực hiện giấc mơ

Còn tại Châu Mỹ la-tinh, tờ El Universal nhận định "Mexico : Ông López Obrador có sáu năm để thành công". Tân tổng thống Mexico được bầu lên nhờ những lời hứa cải tổ sâu sắc đất nước, và nay ông sẽ phải chứng tỏ mình có khả năng đáp ứng được mong mỏi của người dân.

Một nước Mexico không còn bạo lực, nghèo đói và bất bình đẳng, không có ai phải bỏ ra nước ngoài sinh sống để chạy trốn đói nghèo. Một đất nước mà rừng được trồng lại, chinh phục lại những con sông, con suối và hồ của mình. Một đất nước có tỉ lệ tăng trưởng 6%, trong một bối cảnh "chung sống hài hòa dựa trên tình yêu vào cái thiện, hướng về con đường hạnh phúc".

Để giành được chiến thắng đầu tiên của cánh tả sau nhiều thập kỷ, ông López Obrador đã hứa hẹn tất cả những điều trên đây. Một đất nước Mexico lý tưởng mà nếu tân tổng thống đạt được không bằng cách cai trị độc tài, biết lắng nghe công luận, ông sẽ đi vào lịch sử. Tờ báo nhắc nhở, để đi đến thành công, ông Obrador có sáu năm trước mặt, không hơn.

Con tàu Anh vật vờ trước cơn sóng Brexit

Ở Châu Âu, tác giả Nicolas Baverez trên Le Point mô tả "Con tàu Anh say sóng". Việc thương lượng Brexit không có tiến triển, trong khi kinh tế bắt đầu suy sụp.

Hai năm sau khi người Anh bỏ phiếu ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, tăng trưởng của Anh quốc đã sút giảm từ 3% còn 1,5% trong năm 2018 và sẽ ở mức 1,3% vào năm 2019. Việc làm liên tục mất đi : có trên 75.000 chỗ làm tại trung tâm tài chính Luân Đôn đã "di cư" sang nước khác, Airbus (14.000 nhân viên, hoặc 110.000 lao động nếu tính thêm các đơn vị gia công), BMW (trên 8.000 nhân viên) đe dọa rời đi. Đầu tư nước ngoài giảm mất phân nửa, lạm phát tăng 3% trong khi sức mua giảm mất 20%. Theo dự báo đến năm 2030, Brexit sẽ làm Anh quốc mất đi từ 5 đến 8 điểm tăng trưởng, cắt mất 1/5 thu nhập của người dân Anh.

Tác giả cho rằng Brexit là một bi kịch sẽ còn gây khá nhiều ngạc nhiên. Bài học chính là không thể quay ngược lại với hơn 40 năm hội nhập Châu Âu mà không phải chịu đựng những thiệt hại to lớn đối với mức sống người dân, quyền tự do của công dân và chủ quyền quốc gia.

Trên vùng biển động của đầu thế kỷ 21, những người ủng hộ Brexit cho rằng Châu Âu giống như một con tàu có quá nhiều thuyền trưởng. Nhưng họ lại càng tệ hơn, khi biến nước Anh thành một con tàu vật vờ, không định hướng mà cũng chẳng có thuyền trưởng nào.

Pháp : Bí mật cuộc vượt ngục bằng trực thăng của Redoine Faïd

Tại Pháp, cuộc vượt ngục bằng trực thăng ly kỳ mới đây tại một nhà tù ở ngoại ô Paris đã làm tốn không ít giấy mực. Trong bài điều tra "Redoine Faïd, bí mật một cuộc vượt thoát", L’Obs tiết lộ thêm nhiều chi tiết và cho rằng tư pháp đã biết âm mưu vượt ngục của tù nhân nổi tiếng này.

Theo L’Obs, hai ngày trước vụ vượt ngục, Redoine Faïd gọi điện thoại cho luật sư, và trước khi gác máy đã nói "Hẹn gặp lại tuần tới !". Hồi cuối tháng Sáu, tuần san Pháp đã cho biết cách đây một năm, Faïd đã có kế hoạch liên minh với một băng đảng ở đảo Corse do Jacques Mariani, 52 tuổi, đang bị quản thúc, lãnh đạo. Cảnh sát tình cờ phát hiện âm mưu này khi điều tra một vụ án băng đảng khác. Một tay chân của Mariani đã khai ra tất cả.

Faïd không quen ông trùm này, nhưng đây là mối tương trợ trong giới giang hồ. Redoine Faïd đưa ra danh sách cần thiết : ba tay súng mỗi người được trả công 80.000 euro, hai hoặc ba khẩu AK 47, ba, bốn khẩu Glock, một số lựu đạn và 10 kg chất nổ. Đổi lại, tên cướp nhà băng hứa sẽ trừ khử địch thủ của phe Mariani là phe Germani, với giá một triệu euro.

Cũng theo tờ báo, sau khi vượt ngục thành công, Redoine Faïd mang tóc và râu giả, trốn vào một rạp xi-nê, cân nhắc nên sang Maroc hay đến đảo Corse. Một cuộc chạy trốn đến Israel, nơi mà anh ta học được cách chế tạo chất nổ trong thập niên 90, cũng được nghĩ đến.

Thụy My

Published in Quốc tế

Việt Nam : Mừng cho tăng trưởng vững chắc, lo vì đầu tư Trung Quốc

Thời sự Châu Á nổi bật với bài viết "Việt Nam được kích thích nhờ sức tăng trưởng vững mạnh" của nhật báo kinh tế Les Echos ngày 06/07/2018.

tangtruong1

Đại biểu quốc hội Việt Nam bỏ phiếu luật an ninh mạng, ngày 12/06/2018, tại Hà Nội. Vietnam News Agency / AFP

Với tỷ lệ tăng trưởng 7,1% trong quý I năm 2018, Việt Nam là một trong số những nước có sức tăng trưởng mạnh nhất thế giới. Tháng 10/2018 sẽ đánh dấu tròn 30 năm Việt Nam mở cửa cho đầu tư nước ngoài. Nhật báo Les Echos đánh giá đây là một thành công trong kế hoạch kinh tế của Việt Nam vì đầu tư nước ngoài hiện chiếm tới 20% GDP và chiếm khoảng 72,6% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Chính tính riêng quý I năm 2018, khối lượng xuất khẩu đạt 20,3 tỉ đô la.

Tuy nhiên, với Les Echos, đằng sau thành công kinh tế này vẫn còn có mặt trái. Việt Nam vừa trải qua một giai đoạn căng thẳng do một dự luật về đặc khu kinh tế. Ba đặc khu (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc) với chế độ thuế khóa và thủ tục hành chính gọn nhẹ được chủ trương thành lập nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mới.

Theo dự án ban đầu, thời hạn cho thuê dự trù là 99 năm. Nhưng ẩn sau đó là một nỗi lo quan trọng, theo nhật báo Les Echos : đó là sợ Trung Quốc đầu tư ồ ạt vào ba đặc khu đó. Chính vì vậy, rất nhiều người đã xuống đường phản đối, ngày càng dè chừng hơn nước láng giềng và cũng là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Mối quan hệ với Bắc Kinh không thường xuyên suôn sẻ, trong đó phải kể đến tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông.

Trước sức ép bất ngờ của dân chúng, chính phủ đã lùi bước và hoãn thảo luận văn bản về đặc khu, đồng thời hứa giảm thời hạn cho thuê. Đây chỉ là kế hoãn binh của chính phủ, theo nhận định của những người phản đối, vẫn còn bức xúc về một đạo luật khác, liên quan đến an ninh mạng, được thông qua ngày 12/06 và có hiệu lực từ tháng 01/2019.

Nhật báo kinh tế Les Echos nhận định Việt Nam là nước thứ hai tại Châu Á, sau Trung Quốc, vô hiệu hóa internet và các mạng xã hội. Để đối phó với người dân Việt rất chuộng "lướt nét", đạo luật an ninh mạng sẽ buộc các trang phải lưu trữ dữ liệu cá nhân của các bloggeur và người sử dụng internet tại Việt Nam, chứ không được sử dụng các máy chủ ở Hồng Kông hay Singapore. Các nhà cung cấp dịch vụ internet cũng phải dỡ bỏ mọi thông tin bị cho là mối đe dọa đến an ninh quốc gia. Mọi kêu gọi biểu tình đều bị cấm.

Đạo luật này khiến các tập đoàn nước ngoài lo ngại về không khí kinh doanh ở Việt Nam, cũng như có nguy cơ hạn chế hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật số.

Cuối cùng, Les Echos trích lại phát biểu của bà Clare Algar, giám đốc phụ trách các hoạt động toàn cầu của tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), lo ngại : "Căn cứ vào quyền lực rộng lớn mà luật (an ninh mạng) giao cho chính phủ để giám sát hoạt động trên mạng, việc thông qua đạo luật này cho thấy không còn nơi nào an toàn tại Việt Nam nơi người dân có thể được tự do ngôn luận".

Liên Hiệp Châu Âu đau đầu vì đầu tư Trung Quốc ở Đông Âu

Đầu tư của Trung Quốc cũng đang làm Liên Hiệp Châu Âu đau đầu, đặc biệt là các dự án tại Đông Âu. Trước thềm thượng đỉnh với Bruxelles, diễn ra trong hai ngày 16-17/07/2018 tại Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ lần lượt gặp từng nước trong số 16 nước Trung và Đông Âu trong một cuộc họp khác diễn ra tại Sofia ngày 09/07.

Vẫn nhật báo kinh tế Les Echos đặt câu hỏi : "Phải chăng (Bắc Kinh) chia để trị tốt hơn ?". Trong khuôn khổ dự án Con đường tơ lụa mới, Trung Quốc vung tiền cấp tín dụng cho các nước này để xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sắt, cầu cống…).

Vấn đề được một quan chức ở Bruxelles cảnh báo, là "do bất lực vì không hoàn trả được khoản vay, một nước có phải nhượng lại cổ phần cho Trung Quốc và như vậy quốc gia Đông Á này trở thành chủ sở hữu. Hãy nhìn những gì đang diễn ra ở Sri Lanka với cảng Hambantota. Công ty nhà nước China Merchants Port Holdings đã nhận được nhượng quyền sử dụng trong 99 năm để Sri Lanka được xóa nợ". Một số quan chức nghi ngờ Trung Quốc chơi bài chia rẽ các nước Châu Âu trong bối cảnh Bruxelles và Bắc Kinh vẫn đang đàm phán một thỏa thuận đầu tư song phương.

Mỹ-Trung khơi mào chiến tranh thương mại

Vẫn trong lĩnh vực thương mại, ngày 06/07/2018, "Washington và Bắc Kinh khai mào cuộc chiến", theo thông tin của nhật báo Les Echos. Các biện pháp thuế mới của Mỹ nhằm vào 34 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Bắc Kinh tuyên bố đáp trả tương tự.

Mỹ và Trung Quốc đều đổ lỗi cho nhau dẫn đến tình trạng hiện nay. Bắc Kinh lên án Washington "châm lửa đốt thế giới" và "tự bắn vào chân mình" vì trong danh sách 34 tỉ đô la hàng nhập khẩu Trung Quốc bị áp thuế mới, có khoảng 20 tỉ (tương đương 59% trong tổng số hàng bị tăng thuế) là do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sản xuất ở Trung Quốc.

Nguy cơ leo thang xung đột thương mại khiến các thị trường tài chính căng thẳng. Vì chưa dừng ở đó, một danh sách mới gồm 16 tỉ đô là hàng nhập khẩu Trung Quốc đã được chính quyền Mỹ lập, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực trong kế hoạch công nghiệp "Made in China 2025", sẽ sớm có hiệu lực. Bắc Kinh cũng đã lập danh sách tương tự gồm 16 tỉ giá trị hàng hóa của Mỹ, tập trung chủ yếu vào dầu hỏa và khí đốt.

Tổng thống Mỹ lại muốn tỏ ra cao tay hơn khi yêu cầu (ngày 16/06) lập thêm danh sách thứ ba gồm 200 tỉ, thậm chí là tận 450 tỉ đô la sản phẩm Trung Quốc trong trường hợp Bắc Kinh không chấp nhận những yêu cầu tôn trọng cạnh tranh của Washington.

Không chỉ gây chiến với Trung Quốc, Washington đã mở nhiều mặt trận thương mại với Canada, Châu Âu… Và theo Hội đồng Phân tích Kinh tế (CEA) ở Paris, một cuộc chiến thương mại toàn diện chỉ gây nguy cơ suy thoái nghiêm trọng.

Thương trường Mỹ bắt đầu "cằn nhằn" vì đối đầu thương mại

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung bắt đầu gây lo ngại tại Mỹ. Theo bài "Ngày G của thuế Mỹ nhằm vào Bắc Kinh" trên nhật báo Le Figaro, nhiều nhà công nghiệp, nông dân, nghiệp đoàn và nghị sĩ Cộng Hòa đã rung hồi chuông cảnh báo vì sợ những biện pháp trừng phạt nền kinh tế thứ hai thế giới có thể sẽ tác động lâu dài đến nền kinh tế Mỹ nếu như cuộc đối đầu kéo dài.

Thực vậy, Viện Kinh tế Thế giới Peterson cảnh báo 85% sản phẩm Trung Quốc bị nhắm tăng thuế là các sản phẩm và thành phần cấu tạo điện tử được lắp trong các mặt hàng hoàn chỉnh "Made in America". Tăng thuế là đang bắn vào chân các doanh nghiệp Mỹ cần đến những sản phẩm này.

Bản báo cáo của Phòng Thương mại Mỹ cũng cảnh báo những hệ quả của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc mà mỗi bang của Hoa Kỳ phải gánh chịu. Điều ngạc nhiên là ba bang (Wisconsin, Pennsylvania, Michigan) từng ngả theo ứng viên Cộng Hòa nằm trong số những bang bị tác động nhiều nhất. Chỉ tính riêng đậu nành, thường xuất khẩu đến 60% sang thị trường Châu Á, sẽ mất khoảng 3,5 tỉ đô la vì bị Trung Quốc tăng thuế.

Chiến tranh thương mại : Đức lùi bước trước Mỹ ?

Để đối phó với cuộc chiến thương mại mà Mỹ khai mào, tình đoàn kết của Liên Hiệp Châu Âu là điều cốt yếu, theo nhận định của xã luận trên La Croix.

Ngày 05/07/2018, để giảm bớt cuộc xung đột giữa Bruxelles và Washington, thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố "sẵn sàng" tính đến việc giảm thuế chung đối với xe hơi, với điều kiện "tất cả các nước" liên quan cùng tham gia. Đây là hồi âm của bà Merkel trước một đề xuất được đại sứ Mỹ tại Berlin đưa ra khi gặp gỡ các nhà sản xuất xe hơi Đức.

Ngành công nghiệp xe hơi là lĩnh vực trọng điểm của Đức. Theo La Croix, vì vậy dễ hiểu tại sao Đức lại tỏ ra nhân nhượng và điều này lại không nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn khối Liên Hiệp, cũng như cho thương mại thế giới trong bối cảnh tổng thống Mỹ muốn bẻ từng chiếc đũa thay vì bẻ cả bó.

Di dân chia rẽ Châu Âu

Ngay khi bắt đầu giữ chức chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu, từ ngày 01/07/2018 trong vòng sáu tháng, Áo tỏ ra cứng rắn trong hồ sơ di dân.

"Áo muốn đóng cửa Châu Âu trước làn sóng di dân", theo thông tin của nhật báo Le Monde. Chính phủ Vienna, do liên minh cánh hữu và cực hữu đứng đầu, đã đưa ra "nhiều đề xuất đáng ngại về di dân" theo chủ trương của nhóm Visegrad (Hungary, Cộng hòa Czech, Slovakia và Ba Lan), trong đó có đề xuất đóng cửa biên giới Liên Hiệp, không một đơn xin tị nạn nào được nộp trên lãnh thổ của khối. Mục tiêu chính là đến năm 2025, chỉ đảm bảo quyền tị nạn cho những người "tôn trọng các giá trị của Liên Hiệp Châu Âu và các quyền và quyền tự do cơ bản của Châu Âu".

Với nhật báo Le Figaro, sau thời gian ngắn ngủi tỏ ra "tâm đầu ý hợp" về di dân, "Vienna, Berlin và Roma lên giọng với nhau về người nhập cư", sau khi mỗi bên đòi trả người nhập cư về nước Châu Âu cuối cùng trước khi đến nước họ.

World Cup 2018 : "Gà trống Gaulois" gáy trước "Bầu trời xanh" Uruguay

Trận đấu một mất một còn giữa Pháp và Uruguay chiều 06/07 trên sân Novgorod được tất cả các nhật báo Pháp quan tâm trong hồ sơ World Cup 2018.

Với Le Figaro, "những chú gà trống Gaulois phải mổ Uruguay để vươn đến bầu trời xanh". Với La Croix, "tự tin là kẻ thù đáng sợ nhất của các tuyển thủ áo Lam". Sau chiến thắng trước Argentina, giờ đến lúc phải kiềm chế sự tự tin thái quá vì từ năm 1985, chưa bao giờ Uruguay khuất phục trước đội tuyển Pháp. Nhật báo thiên tả Libération phác họa chân dung của Antoine Griezmann.

Cải cách tại Pháp : Hồ sơ chính trên trang nhất

Việc thảo luận nhiều chính sách cải cách được tổng thống Pháp quyết định lùi lại đến dịp khai giảng tháng Chín. Nghèo đói, Hồi giáo, chi tiêu công, bệnh viện… đều là các chủ đề gây tranh cãi và đang gây nghi ngờ về mong muốn cải cách của điện Elysée. Đây là nhận định của nhật báo Le Figaro.

"Nhiều đề xuất gây sốc về Hồi giáo tại Pháp" của bà Hakim El Karoui, một nhân vật thân cận của tổng thống Macron, được Le Monde đưa trên trang nhất. Theo đó, sẽ có một hiệp hội do những người Pháp theo đạo Hồi điều hành, có thể sẽ đào tạo và trả lương cho các giáo sĩ (imam), cách tân các đền thờ Hồi giáo và quản lý truyền thông… nhằm thoát khỏi xung đột lợi ích trong đạo Hồi. Tổng thống Pháp có thể sẽ công bố vào mùa thu tới.

Nhật báo kinh tế Les Echos tiếp tục quan tâm đến những khó khăn trong việc thu thuế thu nhập từ gốc, đặc biệt trong lĩnh vực lao động tại nhà.

Trong bối cảnh này, tỉ lệ ủng hộ tổng thống Macron bị sụt giảm. Đây là kết quả thăm dò ý kiến của Odoxa-Dentsu Consulting cho nhật báo Le Figaro và đài truyền hình France Info.

Sự kiện Festival Avignon khai mạc là chủ đề trên trang nhất của La Croix và hồ sơ của Libération.

Thu Hằng

Published in Việt Nam

Malaysia gột tẩy thời kỳ Najib Razak

Chính sách đón nhận người nhập cư vào Châu Âu, con đường hội nhập của người nước ngoài tại Pháp vẫn là các đề tài phủ kín nhiều các báo Pháp ngày 05/07/2018. Bên cạnh đó có khá nhiều bài báo dành để nói về Châu Á : Làn gió tự do tại Malaysia, Bắc Kinh can thiệp vào bầu cử tổng thống Sri Lanka và cái chết của một nhà tỉ phú Trung Quốc trên đất Pháp.

malaysia1

Cựu thủ tướng Malaysia NajibRazak trình diện tòa án tại Kuala Lumpur. Ảnh ngày 04/07/2018.Reuters

Nhật báo Le Monde đăng ảnh ông Najib Razak bị cảnh sát áp tải, bên dưới là hàng chú thích : "Cựu thủ tướng Malaysia bị bắt vì tội tham nhũng, giảm nhẹ gọng kềm nhắm vào ngành truyền thông".

Sau đúng 10 năm (2009/2018) lãnh đạo đất nước, nguyên thủ tướng Malaysia giờ đây đang bị truy tố về ba tội danh lạm dụng quyền lực và bị cáo buộc tham nhũng, nhận hối lộ gần 10 triệu đô la. Thời đại chuyển tiếp chính trị tại Malaysia đã mở ra từ hôm 09/05/2018 khi đảng UMNO bất ngờ thất cử sau hơn 60 năm liên tiếp cầm quyền. Một ê-kíp lãnh đạo mới đặt dưới trướng ông Mahathir Mohamad, người từng giữ chức thủ tướng trong suốt thời gian 1981 đến 2003 lên thay thế.

Công việc đầu tiên là gột tẩy những dấu vết của thời đại Najib Razak. Đó là một giai đoạn 10 năm mà báo chí bị bịt miệng, độc lập của tư pháp bị thu hẹp hòng tránh để những tai tiếng tham nhũng có liên quan đến giới lãnh đạo ở Kuala Lumpur bị lộ.

Lên cầm quyền từ vài tuần qua, thủ tướng Mahathir vừa chỉ định một vị thẩm phán mới rất có uy tín để thay thế vào chỗ của một người mà công luận Malaysia ai cũng biết là nhiệm vụ của ông này trước đây là để tránh cho ông Najib Razak sa lưới pháp luật. Chính quyền mới ở Kuala Lumpur cũng đã mở rộng thêm quyền hạn cho Cơ quan quốc gia chống tham nhũng (MACC) và đang tiến hành các vụ thanh trừng trong hàng ngũ cơ quan cảnh sát quốc gia. Transparency International đánh giá ngành cảnh sát Malaysia là cơ quan ăn hối lộ nhiều nhất trên toàn quốc.

Làn gió tự do chưa từng có ?

Thêm một dấu hiệu cởi mở khác mà nội các Mahathir đưa ra qua việc mời giới trí thức, các nghệ sĩ đóng góp tiếng nói và các chương trình cải tổ để đem lại một hơi thở dân chủ thực sự cho Malaysia.

Nhiều trang mạng truyền thông, hay các tờ báo bị đóng cửa dưới những năm tháng Najib Razak được hoạt động trở lại. Điều trớ trêu ở đây, như lời nhà báo và cũng là một nhà văn người Malaysia, Eddin Khoo nói với Le Monde, là "sự thông suốt và minh bạch này cùng với quyền tự do đưa tin mà giới truyền thông tại Malaysia vừa có được, không có nghĩa là các nhà báo biết họ phải làm gì với cái quyền tự do ấy".

Cốt lõi của vấn đề xoay quanh câu hỏi : đến khi nào làn gió tự do đang được thủ tướng Mahathir đem đến cho người dân Malaysia sẽ dừng lại ? Lo ngại này dựa trên hai cơ sở : một là khi tranh cử ông Mahathir hứa hẹn xóa bỏ đạo luật của về "fake news" mà chính quyền Najib Razak đã vội vã thông qua trước bầu cử Quốc hội, và thứ hai là quyết tâm đi tìm sự thật trong vụ tai tiếng liên quan tới quỹ đầu tư 1MDB bởi ngoài ông Najib Razak còn có rất nhiều các quan chức cao cấp của Malaysia có dính líu trong đó.

Coi chùng "Bẫy nợ Trung Quốc"

Cũng Le Monde có bài báo mang tựa đề "Trung Quốc bị nghi ngờ tài trợ chiến dịch vận động tranh cử của cựu tổng thống Sri Lanka"... để đổi lấy một hải cảng quan trọng mang tính chiến lược tại quốc gia nhỏ bé này.

Tại Colombo gần đây báo chí nhắc nhiều tới cựu tổng thống Mahinda Rajapakse, năm 2015, ông đã thất bại khi ra tranh cử thêm một nhiệm kỳ sau 10 năm cầm quyền. Nguyên tổng thống Sri Lanka bị tình nghi dùng tiền của Bắc Kinh tài trợ chiến dịch vận động tranh cử và đổi lại, Colombo dành cho đại tập đoàn Trung Quốc CHEC hai hợp đồng xây dựng khổng lồ. Một liên quan tới khu thương mại nhìn ra biển ngay tại thủ đô Colombo, và một liên quan tới hải cảng Hambantota, thành trì của gia đình Rajapakse.

Vấn đề đặt ra là cả hai công trình tốn kém bạc tỉ này đều là vốn mà Trung Quốc cho Sri Lanka vay mượn. Giờ đây số tiền đó là một gánh nặng tài chính mà người dân Sri Lanka phải hứng chịu. Quan trọng hơn nữa là năm 2017 Colombo đã phải đồng ý cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota trong vòng 99 năm với giá 1,12 tỉ đô la.

Tầm mức quan trọng của vụ việc không dừng lại ở đó. Cũng báo Le Monde trong một bài viết thứ nhì ở phần phụ trang kinh tế nhắc lại : cảng chiến lược Hambantota ở miền nam Sri Lanka chỉ là một trong số nhiều địa điểm đã lọt vào mắt của Bắc Kinh trong kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường đã được ông Tập Cận Bình đưa ra.

Tại Malaysia, tập đoàn xây dựng CCCG của Trung Quốc trúng thầu dự án xây dựng đường xe lửa East Coast Rail Link, nối liền biên giới giữa Malaysia và Thái Lan xuống đến tận gần sát cửa ngõ thủ đô Kuala Lumpur. Thỏa thuận được thông qua dưới thời thủ tướng Najib Razak nhưng đang bị chính phủ mới của ông Mahathir đòi xét lại bởi đây là một thỏa thuận "không công bằng".

Kế hoạch đầu tư hơn 2 tỉ đô la của Trung Quốc vào cảng nước sâu Kyaukpyu ở bờ biển phía tây Miến Điện cũng đang làm dấy lên nhiều nghi vấn bởi một khi hoàn tất cảng này sẽ là cánh cửa cho phép Bắc Kinh đi ra Ấn Độ Dương. Có điều một lần nữa gánh nặng nợ nần lại đè lên vai của người dân Miến Điện.

Theo thẩm định của trung tâm nghiên cứu Mỹ CSIS, 2 tỉ đô la là một số tiền tương đương với 5% tổng sản phẩm nội địa trên quê hương của bà Aung San Suu Kyi. Một trung tâm nghiên cứu khác cũng của Hoa Kỳ chuyên về các chính sách phát triển, báo động : dự án Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc đang đẩy khoảng 15 quốc gia vào cảnh nợ nần chồng chất, trong đó có những nền kinh tế đặc biệt yếu kém như Djibouti, Lào hay Mông Cổ ...

Tỉ phú Trung Quốc tử nạn tại Pháp

Nhật báo kinh tế Les Echos thì chú ý tới tai nạn bất ngờ cướp đi sinh mạng của đồng sáng lập viên và đồng chủ tịch tập đoàn Trung Quốc HNA, ông Vương Kiện (Wang Jian) tại Pháp.

HNA hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ hàng không, du lịch đến tài chính. Ông Vương Kiện, 57 tuổi, ngã từ trên cao một bức tường 15 mét ở miền nam nước Pháp và qua đời hôm 03/07/2018. Cảnh sát Pháp thiên về giả thiết tai nạn. Les Echos nhắc lại, nhà tỉ phú Trung Quốc này tốt nghiệp trường quản trị kinh doanh Maastricht- Hà Lan. Ông là doanh nhân giàu có đứng hàng thứ 205 của Trung Quốc với tài sản ước tính lên tới 1,7 tỉ đô la. Lợi dụng thời điểm Trung Quốc mở của kinh tế, đầu thập niên 1990 ông sáng lập ra hãng hàng không Hainan Airlines. Một chục năm sau HNA ra đời.

Hiện tại HNA là một trong những công ty tư nhân của Trung Quốc thành đạt bậc nhất, củng cố vị thế trên trường quốc tế. HNA trong hai năm qua đã tung ra 40 tỉ đô la đầu tư ở hải ngoại. Tổng nợ của tập đoàn này lên tới gần 82 tỉ đô la. Từ tháng 3/2018 chính quyền Bắc Kinh chỉ thị cho HNA phải thanh toán bớt nợ nần.

World Cup 2018 : Những cột trụ của đội bóng Pháp

Về thời sự nước Pháp, đội tuyển Áo Lam, 24 giờ trước khi so tài với Uruguay giành chiếc vé vào bán kết Cúp Bóng Đá Thế Giới 2018, có lẽ là những bài báo được độc giả quan tâm hơn kết.

Le Figaro nêu đích danh các tuyển thủ Varane, Pogba, Hernandez, Kante ... "những người lính không thể thiếu" trong chiến dịch chinh phục Cúp 2018 trên đất Nga của đội tuyển do Didier Deschamps cầm quân

Le Monde chơi chữ và mệnh danh hậu vệ Raphael Varane là "bộ trưởng bộ phòng vệ". Tờ báo đã dành cho cầu thủ này rất nhiều lời khen. Mới 25 tuổi và là lần thứ nhì tranh tài với các đội bóng lợi hại nhất trên thế giới, tại Nga, Raphael Varane "gần như hoàn hảo trong tất cả những lần thi đấu". Không ồn ào, Varane luôn làm việc rất hiệu quả. Cầu thủ đầu quân cho đội Real Madrid của Tây Ban Nha này có khả năng khác thường để đoán trước các đường bóng. Đó là thế mạnh của Varane.

Dù vậy trên con đường sự nghiệp, Raphael Varane từng phải vượt qua nhiều thách thức : Tại giải Vô Địch Châu Âu năm 2016 anh phải bỏ cuộc vào giờ chót vì bị chấn thương. Cách nay 4 năm, tại Brazil lần đầu được chọn đại diện cho đội bóng quốc gia, thì vì một sơ hở của Varane, các chú lính Áo Lam đã bị đội Đức loại ở vòng tứ kết trên sân cỏ huyền thoại Maracana ở Rio de Janeiro... Lần này trên xứ sở của các vị sa hoàng Nga, Raphael Varane tự hứa với lòng là sẽ phục thù.

Tính kiên cường của đội bóng Uruguay

Libération chú ý đến đội tuyển Uruguay, đối thủ của Pháp chiều mai. Theo lời cựu huấn luyện viên của đội bóng quốc gia Argentina, Carlos Bianchi, chớ ai xem thường đội tuyển của huấn luyện viên Oscar Tabarez. "Uruguay là một trường hợp đặc biệt. Là một đất nước nhỏ bé với vỏn vẹn 3,5 triệu dân cư nhưng đã hai lần đoạt Cúp Bóng Đá Thế Giới, hai lần đoặt cức vô địch Olympic và 15 lần vô địch Nam Mỹ. Uruguay đều đặn cống hiến cho làng bóng thế giới những cầu thủ nặng ký".

Nếu như xe hơi là biểu tượng của nước Đức thì các cầu thủ giỏi là biểu tượng của Uruguay. Về đội hình, ê-kíp của ông Tabarez là một đội bóng "có lối chơi rất chặt chẽ và thực tế. Ý chí kiên cường của đội này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và quyết tâm ấy hơn hẳn tất cả các đội bóng khác trên thế giới".

Thanh Hà

Published in Châu Á

Chiến tranh thương mại và nguy cơ Âu - Mỹ đoạn tuyệt

Thời sự trong nước chiếm vị trí trang nhất nhiều nhật báo Pháp hôm nay : Báo động ngành y quá tải trong lúc cải cách bị hoãn đến sau kỳ nghỉ hè, phương pháp truyền thông của tổng thống Macron bị phê phán, hiệp hội giới chủ có lãnh đạo mới...

aumy1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker (trái) với tổng thống Mỹ Donald Trump trước thượng đỉnh G-20 ở Hambourg, Đức, ngày 8/7/2017. Reuters/Michael Kappeler, Pool

Chủ đề thời sự quốc tế nổi bật nhất là Liên Hiệp Châu Âu đe dọa trả đũa mạnh Hoa Kỳ trong cuộc chiến thuế. Báo Le Monde có bài phân tích đáng chú ý về nguy cơ Liên Hiệp Châu Âu đoạn tuyệt với Hoa Kỳ.

Le Monde chạy tựa trang nhất : "Châu Âu đe dọa trả đũa Mỹ". Trong trường hợp căng thẳng leo thang, Liên Âu sẽ đánh thuế vào 294 tỉ đô la hàng hóa Mỹ, chiếm khoảng 1/5 xuất khẩu hàng năm của nước này.

Trên thực tế, tình hình rõ ràng ngày một căng thẳng. Sau quyết định tăng thuế thép và nhôm, nhân danh bảo vệ "an ninh quốc gia", Washington đang chuẩn bị tấn công vào hàng xuất khẩu xe hơi của Châu Âu. Nếu chính quyền Trump tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn này, đối tượng thiệt hại trước hết là Đức, nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu. Bị đẩy đến chân tường, Bruxelles buộc phải phản ứng cho dù chắc chắn sẽ bùng phát "một cuộc chiến thương mại thực sự" với đồng minh lịch sử.

Hôm thứ Hai, 2/7, Ủy Ban Châu Âu chính thức công bố thông điệp được gửi đến trước đó cho bộ thương mại Mỹ, lên án Hoa Kỳ "vi phạm luật pháp quốc tế". Quy mô trả đũa dự kiến lần này, với gần 300 tỉ đô la là gấp bội so với quyết định trả đũa hồi cuối tháng 6, nhắm vào 2,6 tỉ euro hàng Mỹ.

Ngày 19 và 20/07, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean Claude Juncker dự kiến có cuộc gặp tổng thống Mỹ tại Washington để tìm cách thuyết phục ông chủ Nhà Trắng từ bỏ chiến lược này. Trong hiện tại, quan điểm của hai bên là hoàn toàn đối nghịch. Đối với Bruxelles, các nhà sản xuất xe hơi Châu Âu đã đóng góp vào việc tạo nên 120.000 việc làm tại Mỹ, đặc biệt tại nhiều tiểu bang miền nam, nơi đông đảo cử tri ủng hộ Donald Trump. Ngược lại, trả lời báo chí hôm Chủ nhật, tổng thống Mỹ thẳng thừng lên án Liên Hiệp Châu Âu làm hại nước Mỹ không kém gì Trung Quốc.

Đe dọa tiếp tục trả đũa thương mại của Liên Âu gây lo ngại cho chính giới kinh doanh Mỹ, buộc phòng thương mại Mỹ phải lên tiếng cảnh báo về khoản hàng xuất khẩu 75 tỉ bị tăng thuế, mà Hoa Kỳ phải lãnh chịu cho đến nay. Báo La Croix dành hồ sơ chính cho chủ đề này, với tựa trang nhất : "Phải chăng Trump đang đe dọa kinh tế thế giới ?", với dự đoán một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện (với thuế tăng khoảng 60%) có thể khiến GDP của Liên Âu sụt giảm 4%. Không một siêu cường thương mại nào có thể giành chiến thắng, Hoa Kỳ và Trung Quốc đều dự kiến sẽ thiệt hại ở mức tương tự.

Tuy nhiên, nguy cơ quan hệ giữa Liên Âu và Mỹ tồi tệ đi không chỉ là về thương mại. Vẫn theo Le Monde, trong thượng đỉnh Châu Âu hôm 28/06, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã có những lời lẽ "đặc biệt nghiêm trọng". Theo Donald Tusk, cần phải chuẩn bị cho "kịch bản tồi tệ nhất", đó là Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ "cắt đứt hoàn toàn" quan hệ liên minh lâu đời.

Trước ngã ba đường, liệu Liên Âu có một "Luther" mới ?

Về chủ đề này, Le Monde giới thiệu các nhận định của nhà tư vấn François Heisbourg. Bài viết mang tựa đề : "Đã đến lúc không thể loại trừ khả năng Hoa Kỳ và Châu Âu chia tay". Chuyên gia Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (Fondation pour la recherche stratégique) dự báo, các sử gia trong tương lai, khi nhìn lại thời điểm này sẽ chọn ngày Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, 08/11/2016, như là một bước ngoặt lịch sử, và cái ngày mà Donald Trump và tổng thống Nga Putin họp thượng đỉnh 16/07/2018 chính là màn khởi đầu cho sự phân liệt (schisme) của phương Tây (cf : Thượng đỉnh Trump – Putin hứa hẹn điều gì ? ).

Sự phân liệt có ý nghĩa hệ trọng này được ông François Heisbourg so sánh với thời điểm đạo Tin Lành trỗi dậy chống lại Giáo Hội Vatican tại Châu Âu vào thế kỷ 15, đưa toàn Châu lục vào một kỉ nguyên mới.

Liên Hiệp Châu Âu hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn thứ ba trong vòng một thập niên, sau hai khủng hoảng (khu vực đồng euro và di cư - tị nạn). Theo François Heisbourg, trước nguy cơ mang tính lịch sử này, người Châu Âu có ba lựa chọn chính.

Thứ nhất là nhắm mắt coi như không, với hy vọng mọi sự sẽ trở lại tốt đẹp. Thứ hai là mạnh ai nấy lo, mà quyết định chia tay với Liên Âu của nước Anh là "biểu hiện mạnh nhất". Nhiều quốc gia Châu Âu khác có thể chọn khả năng dựa vào Hoa Kỳ, thông qua các đàm phán song phương, hay ngả sang Nga, thậm chí Trung Quốc. Một số quốc gia chơi trò bắt cá hai tay như Hungary của Orban, lợi dụng các ưu đãi của Liên Âu, nhưng không đóng góp xây dựng cộng đồng.

Lựa chọn thứ ba mà nhà tư vấn François Heisbourg nhấn mạnh là Liên Âu chủ động đi đến chia tay với nước Mỹ của Donald Trump, giống như nhà cải cách Martin Luther đã khởi xướng cách nay 5 thế kỷ. François Heisbourg đưa ra hình ảnh ví von : Nếu "giáo hoàng" Donald Trump ở Washington cứ khăng khăng buộc Châu Âu phải trung thành với nước Mỹ để đổi lấy được bảo đảm về an ninh, thì phải chăng sẽ có một nhà cải cách Martin Luther mới ?

Chuyên gia Pháp lưu ý là, trong lịch sử, Châu Âu đã từng thành công trong việc vượt qua sự phân liệt Công Giáo – Tin Lành trong nội bộ, trong bối cảnh đe dọa trong ngoài chồng chất. Theo ông, trong hiện tại về kinh tế và quân sự, khối 27 nước có đầy đủ tiềm năng, nhưng điểm yếu của Liên Hiệp Châu Âu là thiếu đi một "sự thống nhất về chính trị và chiến lược".

Trung Quốc can thiệp vực giá đồng yuan

Về kinh tế quốc tế, báo Les Echos theo sát can thiệp của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc nhằm vực giá đồng nhân dân tệ, hôm thứ Hai vừa qua, sau 7 phiên liên tiếp đồng tiền của nền kinh tế thứ hai thế giới mất giá. Cam kết của thống đốc ngân hàng Trung Quốc tạm thời ngăn lại đà sụt giá mạnh mẽ của nhân dân tệ, tuy nhiên, nhiều người lo ngại đồng tiền Trung Quốc sẽ tiếp tục mất giá mạnh hơn trong mùa hè này, trong bối cảnh chiến tranh thương mại bắt đầu.

Chính quyền Trung Quốc đang tìm cách lèo lái để giữ một đồng tiền "ổn định" nhằm tránh một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng tồi tệ như hồi mùa hè 2015 tái diễn.

Trump "vẫn muốn tin" vào Kim Jong-un

Về thời sự Châu Á, có lẽ chủ đề được quan tâm hàng đầu là chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ tới Bình Nhưỡng ngày mai, 05/07. Bài "Cho dù hoài nghi, Trump vẫn muốn tin tưởng vào sự thành thực của Bắc Triều Tiên" của Le Monde lưu ý là cho đến giờ, ba tuần sau cuộc thượng đỉnh lịch sử ở Singapore, đòi hỏi "phi hạt nhân hóa" của Washington vẫn đang rất mơ hồ, trong lúc tình báo Mỹ nêu giả thiết Bình Nhưỡng đang che giấu một bộ phận hệ thống vũ khí hạt nhân.

Các giới chức cao cấp của chính quyền Mỹ mỗi người nêu ra một lịch trình phi hạt nhân hóa khác nhau. Ngoại trưởng Mỹ đưa ra viễn cảnh hệ thống hạt nhân Bắc Triều Tiên được dỡ bỏ về cơ bản trong vòng 2 năm rưỡi, tức là trước khi nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ kết thúc, trong lúc cố vấn an ninh quốc gia John Bolton hôm Chủ nhật nêu ra kỳ hạn một năm, cho cùng một kết quả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như không để ý đến các vấn đề cụ thể này. Trả lời kênh truyền hình Fox News ngày Chủ nhật, ông Donald Trump một lần nữa bày tỏ niềm tin vào lãnh đạo Bắc Triều Tiên : "Tôi đã đạt được một thỏa thuận với ông ấy. Tôi đã bắt tay ông ấy. Tôi thực sự tin tưởng ông ấy là người nghiêm túc".

Vụ giải cứu đội tuyển thiếu niên Thái Lan

Vẫn về Châu Á, báo chí có nhiều bài ca ngợi vụ giải cứu đội tuyển bóng đá thiếu niên Thái Lan. Le Figaro có bài "Phép lạ ở động Tham Luang". 222 giờ chờ đợi trong bóng tối, rút cục các nhà cứu nạn đã tìm được 12 vận động viên trẻ và huẩn luyện viên. Đội thợ lặn lừng danh chuyên cứu người trong hang động British Cave Rescue Council đã làm nên kỳ tích. Cả nước Thái Lan cầu nguyện cho các em nhỏ.

Môi trường : Nửa diện tích đất trên thế giới bị suy kiệt

Trong lĩnh vực môi trường, Le Monde có bài giới thiệu nghiên cứu mới về tình trạng đất đai suy kiệt, một vấn đề tương đối ít được chú ý. Theo một chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu JRC của Ủy Ban Châu Âu, hôm 21/06, trong vòng 20 năm vừa qua, hơn một nửa diện tích đất đai bị "suy thoái do biến đổi khí hậu và các hoạt động của con người". Đây là lần thứ ba JRC công bố tập Atlas toàn cầu về hiện tượng sa mạc hóa, kể từ năm 1992, tức năm diễn ra Thượng đỉnh Trái đất tại Rio.

Quy mô của hiện tượng này là rất nghiêm trọng, theo JRC, mỗi năm một diện tích hơn 2 triệu km² đã bị suy kiệt, tức tương đương với một nửa diện tích Liên Hiệp Châu Âu.

Báo cáo nói trên dựa vào kết quả quan sát của 20 vệ tinh, với 14 thông số, từ các tiêu chí về chất lượng sinh học – vật lý của đất, hàm lượng nước, độ rửa trôi, mật độ thực vật hay các tiêu chí về xã hội - kinh tế như mật độ dân số, đô thị hóa, các phương pháp canh tác…

Ít được chú ý hơn là biến đổi khí hậu và đa dạng sinh thái, vấn đề đất đai suy thoái là một trong ba chủ đề lớn được Thượng đỉnh Trái đất 1992 nêu ra.

Theo Atlas của Châu Âu, từ nay đến 2050, ít nhất 700 triệu người phải tị nạn vì không có đất đai canh tác. Ông Michael Cherlet, một tác giả chính của báo cáo, khẳng định một vấn đề chính hiện nay là nhiều nước đang phát triển phải tàn phá rừng để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của cư dân các nước phát triển ở Bắc Mỹ hay Châu Âu.

"Woman at War" : Truyện cổ tích về nữ chiến binh bảo vệ môi trường

Cũng trong lĩnh vực môi trường, nhưng về điện ảnh, phim "Woman at War/Người phụ nữ lâm trận" - do ba nước Pháp, Island, Ukraine hợp tác - vừa ra rạp được báo Pháp nhắc đến nhiều. Le Figaro đánh giá bộ phim "vừa chính trị, lại vừa thi vị". Le Monde so sánh phim với câu chuyện cổ tích, theo phong cách văn học trung đại Island thế kỷ 12, 13.

Bộ phim của đạo diễn Benedikt Erlingsson mô tả cuộc chiến của Hala chống lại chính phủ Island, để bảo vệ vùng Đất Mẹ. Halla cũng là tên một hiệp sĩ rừng xanh huyền thoại của Island thế kỉ 17. Trong hồi hai của bộ phim, Halla trở lại cuộc sống bình thường, nơi bà dạy hát, tập yoga, và chuẩn bị nhận một đứa con nuôi, đợi bà tại Ukraine. Tuy nhiên, trước bước ngoặt này, Halla chuẩn bị một cuộc chiến cuối cùng chống lại những kẻ gây ô nhiễm.

Bóng đá : Uruguay, đối thủ khó nhằn của Pháp

Vòng 1/8 giải vô địch bóng đá thế giới tại Nga vừa kết thúc. Ngày thứ Sáu, 6/7, Pháp sẽ gặp Uruguay trong trận tứ kết. Le Figaro báo trước "Celeste" (biệt hiệu của đội tuyển Uruguay) là một đối thủ "khó nhằn" với Pháp. La Croix nhận định hàng phòng ngự Uruguay nổi danh là gần như bất khả xâm phạm. Từ đầu giải đến giờ, qua bảy trận đấu, lưới của Uruguay mới chỉ có một lần bị đối phương chọc thủng (trong trận gặp Bồ Đào Nha). Ngôi sao Edison Cavani, người ghi hai bàn trong trận gặp Bồ Đào Nha, rất có thể sẽ tiếp tục trong đội hình Uruguay trong trận gặp Pháp. Vẫn theo La Croix, đội tuyển Pháp hoàn toàn kín tiếng trước trận đấu quyết định.

Đội tuyển Pháp : Tiền vệ "15 lá phổi"

Le Monde dành hơn nửa trang báo để bình luận về một nhân vật trụ cột của đội Pháp : tiền vệ phòng ngự N’Golo Kanté, 27 tuổi. Không nổi tiếng như tiền đạo Kylian Mbappé, nhưng vận động viên khá nhỏ con, với chiều cao 1,68 mét này được coi là một át chủ bài của đội tuyển áo Lam.

N’Golo Kanté được các đồng đội mệnh danh là "15 lá phổi", bởi anh có khả năng di chuyển không ngừng, có mặt ở mọi nơi, mọi chỗ. N’Golo Kanté là công dân song tịch Pháp – Mali. Năm 2016, anh quyết định đi theo tiếng gọi của huấn luyện viên Deschamps.

Trọng Thành

Published in Quốc tế