Hồ sơ di dân : Khi những nền dân chủ không hỏi ý dân
Khủng hoảng chính trị tại Đức vì hồ sơ di dân ; thắng lợi lịch sử của cánh tả Mexico và World Cup, mùa "hốt bạc" cho các nhà mạng cá độ bóng đá tại Pháp.
Thủ tướng Angela Merkel and bộ trưởng nội vụ Horst Seehofer tại cuộc họp ở Berlin, ngày 03/07/2018. Reuters/Hannibal Hanschke
Tình hình chính trị tại Đức những ngày qua bỗng trở nên căng thẳng dữ dội, làm lung lay liên minh cầm quyền, khiến Liên Hiệp Châu Âu lo ngại nguy cơ tan rã chính phủ Đức và phải tổ chức lại bầu cử. Nguyên nhân là đảng Liên minh Xã hội Thiên chúa giáo CSU chỉ trích chính sách di dân của bà Angela Merkel là quá hào phóng và đồng thuận đạt được giữa các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu trong kỳ họp thượng đỉnh cuối tuần qua là "chưa đủ".
Bộ trưởng nội vụ, đồng thời chủ tịch đảng CSU, Horst Seehofer dọa từ bỏ cả hai chức vụ mà ông đang nắm giữ. Theo Libération và La Croix, với tuyên bố đó, rõ ràng "ông Seehofer đang thách thức Angela Merkel". Tuy nhiên, theo ghi nhận của Le Figaro, nhờ vào tính cách trầm tĩnh, kiên nhẫn, bà "Merkel đã thoát được một cuộc khủng hoảng".
Khi người dân không được tham khảo
Dù vậy, nhà báo Renaud Girard, trên mục Ý Kiến của Le Figaro, trong bài viết đề tựa "Chính sách di dân và nền dân chủ", cho rằng trong vụ việc này có phần trách nhiệm của bà Angela Merkel, vì bà đã có những quyết định đơn phương gây hậu quả to lớn cho nước Đức và trong một chừng mực nào đó cho Châu Âu, như là những gì đảng CSU chỉ trích.
Renaud Girard nhắc lại vào năm 2015, thủ tướng Đức trong một phút xúc động đã bất ngờ thông báo tiếp nhận 800.000 người tị nạn. Quyết định này đã làm dịch chuyển hàng triệu con người khốn khổ đến từ Trung Đông, Trung Á và Châu Phi. Họ lũ lượt tràn vào nước Đức, vì nghĩ rằng đó là một nhà nước pháp quyền, một đất nước phồn thịnh, ôn hòa, ổn định, không bạo lực. Họ còn được cung cấp lương thực, được chỉ dẫn và được hưởng chăm sóc y tế miễn phí. Rõ ràng, Đức là một thiên đường.
Thế nhưng, đây là một quyết định đơn phương của thủ tướng Đức. Bà đã không tham vấn bất kỳ ai, kể cả các bộ trưởng, nghị sĩ, các đối tác Châu Âu, cũng như các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực và nhất là không tham khảo ý kiến người dân. Tác giả lưu ý là trước khi có quyết định đơn phương này, cách đó vài tháng, bà Angela Merkel từng nói rằng chính sách đa dạng văn hóa không còn phù hợp với Châu Âu.
Vậy nên chăng phải tham vấn người dân trước khi biến đổi nước Đức thành một xã hội đa văn hóa ? Chẳng phải nền dân chủ bao gồm cả việc hỏi ý kiến người dân về những vấn đề quan trọng hay sao ? Phải chăng nền dân chủ không được dùng để cho người dân có thể tự do quyết định vận mệnh của mình ?
Đây cũng chính là những gì nước Pháp đã trải qua. Tác giả lược lại một loạt các chính sách di dân có từ năm 1976, đơn phương ban hành mà không hề tham khảo ý kiến của dân. Chỉ có một lần duy nhất là vào năm 1962. Vào thời điểm đó, tướng De Gaulle vì không muốn giữ các tỉnh thuộc địa Algeria trước các cuộc nổi dậy của người Ả rập, giương cờ Hồi giáo cực đoan, nên đã tổ chức trưng cầu dân ý và đã được người dân đồng tình.
Vậy mà 56 năm sau, người dân Pháp thông qua các hàng tít lớn trên các nhật báo cho hay "450 tù nhân Hồi giáo cực đoan sắp được trả tự do", bất chợt khám phá ra rằng người ta đã áp đặt cho đất nước một mô hình xã hội đa văn hóa mà họ không hề muốn.
Tác giả kết luận : Tình cảnh này giờ cũng tương tự tại Anh, Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ… Ai cũng hiểu rằng xã hội hiện đại sẽ được phồn thịnh hơn nhờ vào sự pha lẫn các nền văn hóa. Nhưng tại một đất nước dân chủ, ít ra người dân cũng phải được tham vấn về tầm mức của sự đa dạng văn hóa mà họ sẽ phải quản lý sau đó.
Mexico : Thắng lợi lịch sử của cánh tả
Một chủ đề khác cũng được các nhật báo Pháp quan tâm nhiều đến là thắng lợi của cánh tả Mexico trong cuộc bầu cử tổng thống hôm Chủ Nhật 01/07/2018 vừa qua. Le Monde trên trang nhất chạy tít lớn : "Mexico, thắng lợi lịch sử của cánh tả".
Le Figaro thì có bài viết : "Mexico, cánh tả lên cầm quyền sau chiến thắng của AMLO", tên viết tắt của tổng thống tân cử Mexico. Với La Croix, "Mexico chọn cho mình một tổng thống cánh tả".
Bài viết có tựa đề "AMLO, hành trình của kẻ đơn độc" trên Libération tóm tắt lại con đường đi đến thắng lợi của Lopez Obrador. Sau hai lần thất bại trong các kỳ bầu cử trước, ông đã thực hiện tốt nhiều chính sách xã hội khi còn ở cương vị thị trưởng thành phố Mexico.
Giờ đây đã trở thành tổng thống, "Lopez Obrador muốn quét sạch nạn tham nhũng tại Mexico mà không muốn làm hoảng sợ các nhà đầu tư", như nhìn nhận của Les Echos. Theo nhiều nhà quan sát, tổng thống tân cử vẫn tiếp tục phát triển chương trình kinh tế của phe bảo thủ.
Hạt nhân : Cả thế giới bị Bắc Triều Tiên đánh lừa ?
Về thời sự Châu Á, một số nhật báo Pháp chú ý đến những tiết lộ gần đây của truyền thông và tình báo Mỹ nghi ngờ Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân bất chấp những cam kết tại thượng đỉnh Singapore.
Les Echos gần như khẳng định "Kim Jong-un tăng tốc chương trình hạt nhân". Khẳng định này một lần nữa làm dấy lên "những nghi ngờ về sự thành tâm của Bình Nhưỡng" như ghi nhận của Le Figaro. Theo hai nhật báo, các phân tích hình ảnh của các chuyên gia Mỹ cho thấy là Bình Nhưỡng không có ý định từ bỏ tham vọng quân sự của mình. Điều đáng ngạc nhiên là thái độ im lặng khó hiểu của ông Donald Trump về những tiết lộ này.
Ánh đèn đêm, kẻ thù của côn trùng ?
Trong lĩnh vực khoa học, Le Figaro đặt câu hỏi : "Phải chăng ánh đèn đêm đang thúc đẩy nhanh hơn nữa sự suy thoái của côn trùng ?".
Bài báo nhắc lại vào tháng 10/2017, một nghiên cứu của Đức đã gióng lên một hồi chuông báo động, kêu gọi ý thức của người dân về một cuộc khủng hoảng sinh thái đang diễn ra tại các vùng nông thôn. Trong vòng 27 năm, số lượng loài côn trùng có cánh đã biến mất đến 75% tại nhiều nơi ở Đức. Một thảm họa không chỉ đối với loài côn trùng, mà còn cho tất cả các loài sinh vật nào, đặc biệt là loài chim, sống nhờ ăn côn trùng.
Đương nhiên, nền nông nghiệp thâm canh, việc sử dụng ồ ạt chất diệt côn trùng, và khí hậu ấm dần là những nguyên nhân chính. Nhưng những yếu tố này chưa đủ để giải thích sự suy thoái đột ngột của lượng ruồi, muỗi, bướm và nhiều loài côn trùng có cánh khác tại các vùng nông thôn.
Theo nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học người Đức khác, đăng trên Tập san Sinh học Ứng dụng (Annals of Applied Biology), dường như ánh đèn đêm cũng góp phần làm suy giảm dân số côn trùng ở nông thôn.
Khi quan sát nhiều khu vực có tình trạng ô nhiễm ánh sáng nghiêm trọng trong vòng 27 năm, những nơi không bao giờ tối vào ban đêm, các nhà khoa học nhận thấy "60% các loài động vật không xương sống là loài ăn đêm và chúng sử dụng các nguồn ánh sáng để định hướng, tránh loài săn mồi, tìm kiếm thức ăn và sinh sản".
World Cup : Mùa "hốt bạc" cho các nhà mạng đánh cược
Cuối cùng, World Cup 2018 là một chủ đề không một nhật báo nào có thể bỏ qua. Báo Pháp như vẫn còn ngây ngất về chiến thắng 4-3 của đội nhà trước Argentina.
Le Monde dành một góc nhỏ trên trang nhất đề tựa : "Mbappé : 19 tuổi, 6 tháng, 10 ngày… và 90 phút để mơ ước". Tờ báo phác họa vài nét về cầu thủ trẻ Kylian Mbappé, người đã lập kỳ tích ghi hai bàn thắng trong một trận đấu.
Le Figaro và La Croix đặc biệt chú ý đến một người thân cận của huấn luyện viên đội Pháp, ông Guy Stephane. Với Le Figaro, nhân vật xứ Bretagne này là người duy nhất Didier Deschamps có thể "lắng nghe". Ông cũng là người duy nhất Deschamps có thể trông cậy, vì ông nhất mực tuân theo những gì Deschamps muốn làm. Nói tóm lại, Guy Stephane là một "viên phó trung thành của thủ lĩnh Deschamps" như hàng tựa trên La Croix.
Les Echos nhìn World Cup trên góc độ kinh tế. Cúp Bóng Đá Thế Giới không chỉ là cơ hội cho các đội tuyển lập thành tích, là dịp để các cầu thủ thi thố tài năng, mà còn là mùa "hốt bạc" cho các nhà mạng đánh cược. Mùa bóng năm nay, tuy cuộc chơi chưa kết thúc, nhưng các nhà kinh doanh cá cược tại Pháp đã bội thu.
Nhật báo kinh tế này đưa ra một con số ấn tượng. Chỉ riêng trong 48 trận đấu loại vòng bảng, số tiền cá cược thu được qua mạng lưới bán lẻ của hãng Française des Jeux (Công ty Xổ số Pháp) và các nhà kinh doanh trên mạng Internet là 363 triệu euro. Con số kỷ lục này cao hơn rất nhiều so với toàn bộ các trận đấu trong kỳ World Cup 2014 (290 triệu euro) và Euro 2016 (297 triệu euro cho toàn bộ 51 trận đấu).
Tăng trưởng của cá độ qua mạng đã chiếm đến hơn phân nửa doanh số. Hoạt động cá độ trên các trang mạng do chính phủ kiểm soát đã tăng gấp đôi. Chỉ tính riêng số tiền đặt cược trên mạng cho vòng đấu bảng đã lên đến 209 triệu, tăng gấp đôi so với tổng số tiền đặt cược trên mạng cho toàn bộ các trận đấu tại World Cup tại Brazil năm 2014.
Minh Anh
Đông Nam Á khép lại "giai đoạn dân chủ''
Các quốc gia Đông Nam Á chưa bao giờ được khen về tự do chính trị và tôn trọng nhân quyền. Nay hầu hết các nước thành viên ASEAN - một tổ chức mà sự thiếu đoàn kết hiển hiện rõ nét - dường như lại thống nhất với nhau để đặt dấu chấm hết cho mô hình dân chủ kiểu phương tây. Báo Le Monde chạy tựa "Đông Nam Á - giai đoạn dân chủ đang khép lại".
Các quốc gia thành viên ASEAN. Photo : http://asean.org
Hồi đầu năm 2018, giám đốc Viện nghiên cứu quốc tế thuộc đại học Chulalong-korn tại Bangkok, ông Thitinan Pongsudhirak đã dự báo trong một bài viết đăng trên trang Nikkei Asian Review của Nhật : "Năm 2018 sẽ đánh dấu điểm khởi đầu cho một giai đoạn trong đó các nguyên tắc toàn trị mà các chế độ "bán-dân chủ không tự do" áp đặt sẽ trở thành một quy chuẩn ở Châu Á".
Trên thực tế, mô hình phát triển hậu cộng sản Trung Quốc - sự pha trộn giữa độc tài chính trị và tự do kinh tế được áp dụng ở khắp khu vực Đông Nam Á. Theo nhà phân tích Joshua Kurlantzich, sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nhà lãnh đạo Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ La tinh học hỏi sát sao mô hình Trung Quốc, góp phần phá vỡ dân chủ tại đất nước mình.
Từ sau cuộc đảo chính năm 1962, Miến Điện nằm dưới sự kiểm soát của tập đoàn quân sự. Từ tháng 04/2016, khôi nguyên giải Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi - biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ - lên cầm quyền. Khi đó người ta tin rằng Miến Điện sẽ trở thành biểu tượng dân chủ cho cả khu vực Đông Nam Á. Nhưng điều mỉa mai của lịch sử là dưới thời của bà Aung San Suu Kyi, tự do dân chủ còn kém hơn cả thời tổng thống Then Sein, dưới chế độ tập đoàn quân sự. Tất cả đều lo ngại về liên minh giữa bà Aung San Suu Kyi và quân đội.
Trước cảnh hàng trăm ngàn người Hồi giáo thiểu số Rohingya bị chính quyền quân sự "thanh lọc sắc tộc", lãnh đạo Aung San Suu Kyi vẫn lặng thinh trước mọi chỉ trích của phương Tây. Dư luận quốc tế cho rằng bà đang đứng về phía quân đội.
Trong khi đó, Philippines, quốc gia đã từng được ca ngợi sau cuộc Cách mạng lật đổ nhà độc tài Ferdinand Marcos hồi năm 1986, cũng đang rẽ dần sang ngả toàn trị. Đắc cử vào tháng 05/2016, tổng thống Duterte đã thóa mạ tổng thống Mỹ Barack Obama và Giáo Hoàng là "con hoang". Chiến dịch chống ma túy mà tổng thống Duterte tiến hành từ khi đắc cử mang tính bạo lực hiếm có : theo thống kê chính thức, gần 4.000 người đã bị cảnh sát Philippines sát hại, còn theo một thượng nghị sĩ đối lập, con số này là gần 20.000 nạn nhân.
Nếu như chiến dịch bài trừ ma túy của tổng thống Philippines có lẽ sẽ được lưu trong lịch sử như dấu ấn của một chính quyền ngày càng "điên loạn", thì Thái Lan lại là một vương quốc thường xuyên có đảo chính với những vụ trấn áp đẫm máu của tập đoàn quân sự cầm quyền. Từ năm 1932 đến ngày 22/05/2014, có tổng cộng 12 cuộc đảo chính. Gần đây, cũng có giai đoạn Thái Lan tổ chức bầu Quốc hội. Năm 1997, Thái Lan có Hiến Pháp mà nhiều người coi là mang tính dân chủ. Được đi bỏ phiếu, đối với nhiều người dân Thái Lan, là một điều quý giá và một hành động mà họ ao ước có được.
Nhưng kể từ đó, chính quyền Thái Lan "đóng dấu ngoặc đơn dân chủ". Từ sau cuộc đảo chính năm 2014, một lần nữa tập đoàn quân sự Thái Lan lên cầm quyền và lần lữa không muốn tổ chức bầu cử. Cho dù bầu cử được tổ chức vào đầu năm 2019 như dự kiến, thì nhờ có Hiến Pháp mới hồi năm 2016, chắc chắn các tướng lĩnh quân đội vẫn sẽ là những người cầm quyền thực sự tại đất nước này.
Còn theo tác giả Bruno Philip, các nước Việt Nam, Lào, Cam Bốt cũng chưa bao giờ có dân chủ thực sự, thậm chí gần đây các nước này còn ngày càng siết chặt gọng kiềm và "bịt miệng" dân chúng. Hồi tháng 06, Quốc hội Việt Nam đã thông qua luật an ninh mạng, theo đó nhà chức trách sẽ yêu cầu Facebook và Google gỡ bỏ mọi bình luận mang tính chỉ trích chính quyền Việt Nam trong vòng 24 giờ. Đối với tác giả Bruno Philip, dường như chỉ có Malaysia và Indonesia là hai quốc gia đặc biệt tại Đông Nam Á vẫn còn dân chủ.
Giải thích về sự mất dân chủ tại Đông Nam Á, giáo sư Thitinan Pongsudhirak cho rằng lý do đầu tiên là sự phát triển kinh tế trong khu vực, sự cải thiện mức sống vật chất đã cho phép các nhà lãnh đạo chính trị "làm dịu" nỗi bất bình của dân chúng.
Tuy nhiên, tác giả kết luận, không thể nói tới sự mất dân chủ ở những nước mà dân chủ chưa bao giờ tồn tại thực sự. Giống như nhận xét của giáo sư Thomas Pepinsky cộng tác với "Chương trình Đông Nam Á" thuộc Đại học Cornell, Hoa Kỳ : "Viễn cảnh thực sự trong khu vực này không phải là sự thụt lùi từ dân chủ sang toàn trị, mà là sự ăn sâu bám rễ bền lâu của chế độ toàn trị, tại những nước vốn không hề có dân chủ".
Tổng thống Erdogan : người "phân đôi" Thổ Nhĩ Kỳ
Giống như trong tuần qua, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Erdogan vẫn là nhân vật được báo chí Pháp nhắc tới nhiều. Báo Le Monde đăng bài phỏng vấn giáo sư Thổ Nhĩ Kỳ Soli Ozel, nhà nghiên cứu hợp tác với Viện Montagne Paris về các lý do khiến ông Erdogan tái đắc cử tổng thống : "Người Thổ Nhĩ Kỳ yêu quý tổng thống Erdogan ở những điểm mà phương Tây ghét bỏ". Trong mục Ý kiến và Tranh luận, báo Les Echos giới thiệu bài viết "Erdogan hay nghệ thuật nắm quyền".
Còn tờ Le Figaro nhận định trong bài viết "Erdogan : một vị tổng thống của hai nước Thổ Nhĩ Kỳ" là đằng sau sự tái đắc cử của tổng thống Erdogan là sự phân cực tại nước này. Đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đương đại vốn là quốc gia chìm ngập trong căng thẳng và chia rẽ : những người theo tôn giáo chống lại những người không theo đạo, người Thổ chống người Kurdistan, thành phố đối đầu với vùng nông thôn… Nhưng nay, sau 16 năm cầm quyền, đến lượt chính con người tổng thống Erdogan khiến sự phân cực ở đất nước này lại trở nên trầm trọng hơn, hay nói cách khác ông đã đào thêm hố sâu ngăn cách tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo giáo sư khoa học chính trị Emre Erdogan, thuộc đại học Bilgi, kỳ bầu cử tổng thống vừa qua đã cho thấy hai phe cánh đối lập nhau : một bên là tín đồ tôn thờ chủ nghĩa cá nhân và tìm kiếm một lãnh đạo quyền lực, một "siêu tổng thống" và bên kia là những người khát khao dân chủ, chống sự thống trị của "một cá nhân duy nhất". Nhiều người phản đối tổng thống Erdogan vì chỉ muốn có "một cuộc sống bình thường". Họ lấy làm tiếc vì 16 năm qua ông Erdogan đã chia rẽ xã hội, chính trị hóa mọi lĩnh vực của xã hội. Từ đấu tranh cho nữ quyền, cho người đồng giới, bảo vệ môi trường, cho đến đấu tranh vì hòa bình… đều bị quy là làm chính trị.
Bà Jana Jabbour, chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ, dự báo sau kỳ bầu cử, người ta hy vọng ông Erdogan sẽ có những cử chỉ mang lại hòa bình. Việc ông Erdogan tuần qua thông báo sẽ gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp và trả tự do có điều kiện cho nhà báo Mehmet Altan dường như đi theo chiều hướng này.
Tuy nhiên, tổng thống Erdogan cũng sẽ liên minh với những người theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, chống người Kurdistan và ủng hộ các chiến dịch quân sự bên ngoài lãnh thổ. Với sự ra đời của bản Hiến Pháp mới, ông Erdogan sẽ chừa lại rất ít chỗ cho đối thoại và chỉ trích, bằng chứng là một tòa án ở Izmir vừa mới ra lệnh tạm giam 12 người bị cáo buộc là "xúc phạm tổng thống".
Cuộc chiến thu hút và "giữ chân" nhân tài
Việc thiếu hụt nhân tài lên tới đỉnh điểm vào năm 2018, tại Pháp, việc tuyển dụng những người tài năng ngày càng khó khăn với các doanh nghiệp ; đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số, phát triển phần mềm và khoa học dữ liệu. Trong bài viết "Cuộc chiến nhân tài : làm thế nào để thu hút và giữ chân họ", báo kinh tế Les Echos giới thiệu nhiều biện pháp.
Lắng nghe để thấu hiểu mong muốn và cảm nhận của các tài năng là điều quan trọng nhất, chứ không phải tiền lương. Giờ không còn là thời các các công ty tuyển dụng người tài mà là "người tài tuyển dụng doanh nghiệp". Thứ hai là nhà tuyển dụng phải làm nổi bật những ưu đãi đặc biệt so với các công ty khác, như số ngày nghỉ phép được hưởng lương, những ưu đãi về thuế thu nhập …
Tiếp theo là hiện đại hóa môi trường lao động và đảm bảo tiện nghi cho nhân viên, đề xuất cho họ những dự án thú vị trong tương lai, đào tạo và mang lại cho họ những cơ hội được thi tài. Và cuối cùng là đảm bảo cho nhân viên có sự cân đối hài hòa giữa công việc và cuộc sống cá nhân, chẳng hạn dịch vụ giữ trẻ cho các ông bố bà mẹ, khả năng làm việc từ xa …
Béo phì, tiểu đường : tác hại của thuốc trừ sâu
Tác hại của dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm đối với con người hiện càng được chứng minh rõ ràng. Các nhà khoa học của Viện Nông học Quốc gia và Viện Quốc gia về sức khỏe và Nghiên cứu y khoa cho thấy các loài gặm nhấm tiếp nhận lâu dài thực phẩm có dư lượng 6 loại thuốc bảo vệ thực vật phổ thông trong ngưỡng cho phép, sẽ tích mỡ nhiều, tăng cân nhanh chóng và bị tiểu đường.
Các nghiên cứu năm 2013 và 2017 trên 50.000 người cũng chỉ ra rằng những người tiêu dùng nhiều thực phẩm sạch bio ít có nguy cơ thừa cân, béo phì và tiểu đường loại 2 hơn là những người khác.
Trang nhất các báo Pháp
Báo Le Monde quan tâm đến thời sự trong nước với tựa trang nhất "80km/h, câu chuyện về một quyết định không được lòng dân". Sau ba năm tỉ lệ tử vong của người tham gia giao thông tăng liên tục, thủ tướng Pháp mới đây ban hành quy định giảm bớt tốc độ chạy xe 10km/giờ, từ ngày 01/07/2018. Quyết định này bị đa phần công luận phản đối và làm giảm mức độ được lòng dân của chính phủ. Vẫn liên quan tới thời sự Pháp, báo kinh tế Les Echos nói tới "Bộ Tài Chính Pháp đối đầu với những cái bẫy ngân sách đầu tiên cho năm 2019".
Nhìn sang nước Đức, báo Le Figaro chạy tựa trang nhất "Angela Merkel bị lung lay vì cuộc khủng hoảng di dân". Tương lai chính trị của thủ tướng Đức vẫn bất định do các mâu thuẫn giữa đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU của bà Merkel và phe cánh hữu thuộc đảng CSU. Chính phủ liên minh tại Đức vẫn có nguy cơ tan rã, do hai đảng Dân Chủ Thiên Chúa Giáo CDU và đảng CSU không tìm được tiếng nói đồng thuận về hồ sơ người nhập cư, cho dù hồi tuần trước Hội Đồng Châu Âu đã đạt được thỏa thuận đón tiếp di dân.
Báo La Croix chú ý tới sự biến đổi khí hậu qua hàng tựa "Khí hậu, sự thay đổi tăng nhanh". Các nghiên cứu mới đây cho thấy tốc độ biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với chúng ta đang lo ngại. Còn báo Libération quan tâm tới thể thao qua hàng tựa "World Cup 2018 - Bằng cách nào Mbappé trở thành người dẫn đầu ?".
Thùy Dương
AFP dẫn nguồn tin từ cảnh sát Tư Pháp của vùng Bordeaux, Pháp hôm 29/06/2018 cho biết, trong năm nay 10 lâu đài rượu nho thuộc tập đoàn kinh tế đa ngành Trung Quốc, Hải Xương (Haichang) trong vùng rượu vang nổi tiếng Bordeaux đã bị nhà chức trách Pháp kê biên vì bị nghi ngờ có gian lận.
Một đại gia Trung Quốc chủ lâu đài trồng nho sản xuất rượu đỏ Bordeaux của Pháp. Getty Images / Jens Hauspurg
Theo AFP, từ nhiều năm qua, 24 lâu đài trồng nho cất rượu của tập đoàn Hải Xương mua tại Pháp, chủ yếu trong vùng Bordeaux, đã nằm trong tầm ngắm của các nhà điều tra Pháp. Tập đoàn tư nhân Trung Quốc này hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ vận tải biển, bất động sản đến công viên giải trí, đã mua các lâu đài trên với tổng giá trị khoảng 55 triệu euro.
Cảnh sát Tư pháp Bordeaux cho biết : "Trong 10 lâu đài, chúng tôi đã phát hiện một số vi phạm như rửa tiền, gian lận thuế, giả mạo giấy tờ… Trong quý II năm 2018 chúng tôi đã cho tịch biên những lâu đài mà cách thức mua bán bất hợp pháp". Nguồn tin này nhấn mạnh là các vi phạm như vậy diễn ra tại Pháp.
Từ năm 2014, cơ quan chức năng Pháp đã chú ý đến hoạt động kinh doanh của tập đoàn Hải Xương khi có thông tin tập đoàn được cấp vốn Nhà nước Trung Quốc để mua công nghệ nước ngoài, nhưng tập đoàn này đã dùng số tiền trên để tậu các lâu đài trồng nho ở Pháp.
Trong khi chờ đợi kết quả điều tra tiếp theo, 10 lâu đài trồng nho bị tịch biên không bị ngừng hoạt động nhưng nhưng mọi giao dịch bị đình chỉ.
Theo báo chí Pháp, trong những năm qua, người Trung Quốc đã mua khoảng 160 lâu đài rượu nho trong tỉnh Gironde, chiếm 3% diện tích trồng nho của vùng Bordeaux.
Hồ sơ của vụ việc đã được chuyển lên cơ quan công tố quốc gia chuyên về tài chính tại Paris.
Anh Vũ
Kinh tế Hy Lạp đã dần phục hồi ?
Tuần báo Le Point dành trang nhất cho "Sự hồi sinh của Hy Lạp", hàng tựa lớn chạy trên trên nền bức ảnh về hòn đảo du lịch nổi tiếng của đất nước này. Phía bên dưới là bức ảnh nhỏ với nụ cười rạng ngời của thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras với câu phát biểu : "Trước đây, không ai có thể tin vào chuyện này". Còn tuần báo L’Obs chạy tít : "Trận chiến ở cho kỳ bầu cử thị trưởng Paris đã bắt đầu. Tất cả đều chống lại thị trưởng Hidalgo".
Một siêu thị ở thủ đô Athens : Kinh tế Hy Lạp đã dần phục hồi sau cơn khủng hoảng. ©FAYEZ NURELDINE/AFP
Trong khi đó, tuần báo L’Express giới thiệu với độc giả một gương mặt nổi tiếng trong giới văn sĩ Pháp : nhà văn Bernard Pivot, chủ tịch Viện Hàn Lâm Goncourt của Pháp qua hàng tựa "Pivot, những bí mật của một biểu tượng". Tuần báo Courrier International lại quan tâm đến xe hơi và đặt câu hỏi : "Ô nhiễm, tắc đường : xe hơi không còn được ưa chuộng. Nhưng liệu chúng ta có thể sống thiếu xe hơi hay không" ?
Châu Âu : Hồ sơ đặc biệt di dân
Tuần báo L’Obs đặc biệt chú ý tới đề tài người nhập cư : "Di dân và chúng ta". Bài xã luận mang tựa đề "Thảm kịch của sự khác nhau". Hình ảnh những con tàu chở di dân lênh đênh trên biển những ngày qua khiến nhà xã luận của L’Obs đặt câu hỏi tại sao nhiều người từ bỏ đất nước ra đi mà không chắc chắn có thể tới đích ? Họ ra đi vì họ nghĩ rằng cuộc sống ở nơi khác tốt đẹp hơn. Nhưng tại sao họ nghĩ rằng cuộc sống ở nơi khác lại tốt đẹp hơn ? Bởi vì họ thấy rằng không có gì tồi tệ hơn cuộc sống của họ ở thời điểm hiện tại và tại nơi họ đang sống.
Đây là suy nghĩ của rất nhiều người ở các nước Châu Phi đang bị nội chiến tàn phá. Chính suy nghĩ phải đi tìm cuộc sống ở những nơi khác với nơi họ đang sống đã đẩy họ tới các cuộc phiêu lưu nguy hiểm và khiến các nước Châu Âu phải đón tiếp nhiều di dân những ngày qua bị chỉ trích là ác độc khi từ chối tiếp đón 630 di dân trên con tàu Aquarius.
Trong khi đó, tuần báo Courrier International tổng hợp hồ sơ lớn 7 trang với nhiều bài viết xoay quanh chủ đề xe hơi : bài viết "Liệu chúng ta đang tiến tới "ly dị" xe hơi " ? đăng trên báo Anh The Guardian, "Các thành phố Trung Quốc đặt cược vào các sáng chế, phát minh" từ báo Chinadialogue, bài viết "Diesel, con đường người Đức phải lựa chọn" của Washington Post, "Những con đường xanh giúp Bangkok thoát nạn tắc đường, kẹt xe" của báo Khaosod, Thái Lan và bài "Một thành phố không bãi đậu xe hơi" từ báo Detroit Free Press.
Trong lĩnh vực văn hóa xã hội, tuần báo L’Express dành 13 trang cho các biểu tượng bằng hình ảnh : "Các émoji chinh phục hành tinh và khối óc con người". Các biểu tượng hình ảnh hiện "thống trị" mọi màn hình máy tính, điện thoại thông minh và được cư dân mạng trên toàn thế giới sử dụng trong tin nhắn, bình luận trên các mạng xã hội… L’Express đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi liệu các biểu tượng hình ảnh émoji có phải là một ngôn ngữ toàn cầu mới, hay là triệu chứng của sự suy giảm khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói chung, hay là tổng hợp cả hai ?
Hy Lạp liệu đã hồi sinh ?
Tuần báo Le Point nói về"sự hồi sinh" của Hy Lạp. Nhà nghiên cứu chính trị Georges Sefertzis cho biết sau 8 năm khủng hoảng, khả năng tiêu dùng của người dân Hy Lạp đã giảm 40%, 30% dân số sống trong cảnh nghèo đói, 45% thanh niên thất nghiệp. Những người có công ăn việc làm thì cũng chỉ được trả lương rất thấp. Người Hy Lạp đa phần không còn sức để tiếp tục "chiến đấu". Còn theo quan sát của bác sĩ tâm lý Marina Oikonomou, thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe tâm thần Athens, sự suy sụp tinh thần đã len lỏi vào từng gia đình : hộ dân nào cũng có một vài người thất nghiệp. Tỉ lệ tự sát và tỉ lệ dùng thuốc an thần để giảm stress đã tăng 30%. Số nợ khổng lồ của Hy Lạp là 320 tỉ euro - 180% PIB nước này.
Cách đây 3 năm, Hy Lạp đang trên bờ phá sản, nhưng nay quốc gia này đang gượng mình đứng dậy, nhiều người bắt đầu hình dung Hy Lạp sắp thoát khỏi đường hầm tối tăm. Theo đặc phái viên tuần báo Le Point tại Athènes, nhiều công ty khởi nghiệp ra đời, không chỉ nhắm tới thị trường trong nước mà còn hướng ra thị trường quốc tế. Mặc dù theo Stavros Messinis, người sáng lập ra hiệp hội các startup Hy Lạp các công ty khởi nghiệp không giải quyết được nạn thất nghiệp trên diện rộng nhưng các start-up lại cho ra đời một thế hệ chủ doanh nghiệp mới.
Từ một năm nay, các chỉ số kinh tế của Hy Lạp đã chuyển biến theo hướng tích cực. Một chuyên gia theo dõi sát sao các cuộc thương lượng giữa Athènes và Ủy ban Châu Âu, Ngân hàng trung ương Châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế nhận định thủ tướng Alexis Tsipras đã làm tốt công việc của mình.
Rất đông du khách quốc tế quay trở lại Hy Lạp và góp phần vực dậy kinh tế nước này. Nếu trong năm 2016, Hy Lạp chỉ đón 27 triệu du khách quốc tế thì theo dự báo, con số này trong năm 2018 sẽ là 37 triệu du khách. Không chỉ du lịch, mà các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xây dựng hạ tầng cơ sở và năng lượng cũng có cơ hội tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu chính trị Georges Sefertzis nhận định sau 8 năm không nghiên cứu, không đầu tư, với 500.000 thanh niên rời bỏ Tổ quốc để ra nước ngoài kiếm kế sinh nhai, Hy Lạp sẽ phải mất thêm hai năm mới có thể khôi phục chất lượng sản xuất.
Một điểm yếu là công tác tổ chức Nhà nước và các cơ quan hành chính công. Tại Liên Hiệp Châu Âu, Hy Lạp là nước mà người dân phải đóng thuế nhiều nhất nhưng chỉ được hưởng ít dịch vụ nhất. Cải cách Nhà nước là một thử thách lớn, vì theo nhà nghiên cứu chính trị Ilias Nikolopoulos, chỉ có 15% công chức Hy Lạp làm việc thực sự, số còn lại chỉ "ăn không, ngồi rồi", "ngồi chơi, xơi nước". Một cơn ác mộng khác đối với người dân Hy Lạp và các nhà đầu tư nước ngoài là các đạo luật chồng chéo nhau, đôi khi mâu thuẫn nhau.
Le Point nhận định, cuộc khủng hoảng đã để lại "những vết sẹo sâu" cho Hy Lạp và sẽ phải mất nhiều năm thì những vết sẹo mới mờ đi.
Liệu con người đã sẵn sàng từ bỏ xe hơi ?
Nếu như trước đây, xe hơi là biểu tượng của tự do, độc lập, các cuộc phiêu lưu, thậm chí là quan hệ tình dục phóng khoáng thì nay ô tô tượng trưng cho sự gò bó và độc hại. Tác giả của bài viết mà tuần báo Le Courrier International dịch từ báo Anh The Guardian khẳng định sự bùng nổ tình yêu dành cho xe hơi đã gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu : 1/4 lượng khí CO2 thải ra trên toàn thế giới là từ ô tô và xe hơi là nguyên nhân gây ra cái chết cho 1,3 triệu người/năm. Và giờ đây, khắp nơi trên thế giới, xe hơi không còn được ưa chuộng nhiều như trước đây. Số người trẻ tuổi lái xe hơi tại Anh Quốc đã giảm mạnh. Tại Mỹ, vào năm 1984, khoảng 92% thanh niên có bằng lái xe hơi, nhưng nay tỉ lệ trên đã giảm 15%.
Nhưng từ bỏ ô tô không phải là điều dễ dàng, vì thói quen đi xe hơi đã ăn sâu vào xã hội, từ công việc tới giải trí. Cuộc sống của người Mỹ gắn với xe hơi, cho dù họ biết ô tô là nguồn gây nguy hiểm, tắc đường và "ngốn" rất nhiều tiền. Tác giả Cotten Seiler kết luận : "Chúng ta không còn yêu xe hơi, và có thể là chúng ta chưa bao giờ thực sự yêu chúng, nhưng chúng ta vẫn luôn kết đôi với chúng".
Hiện tốc độ và quy mô bùng nổ xe hơi tại Trung Quốc tương tự như tại Mỹ hồi giữa thế kỷ XX. Nhưng với quy mô dân số khổng lồ và các vấn đề ô nhiễm môi trường mà nước này đang phải đối mặt, thì các nhà sản xuất xe hơi buộc phải cải tiến công nghệ, nhất là công nghệ xe hơi không người lái, thay xăng dầu bằng các nhiên liệu giá rẻ nhưng không phát thải khí CO2.
Trong bài viết "Các thành phố Trung Quốc đặt cược vào các sáng chế, phát minh" Courrier International dịch từ báo Chinadialogue, tác giả Liu Shaokun cho biết vốn nổi tiếng vì ô nhiễm không khí và nạn kẹt xe, nhiều đô thị lớn tại Trung Quốc đang hy vọng khắc phục được vấn đề thông qua cải tạo các phương tiện giao thông công cộng và đầu tư phát triển dịch vụ xe đạp công cộng khuyến khích người dân đi xe đạp trong thành phố. Xe đạp hiện là một phương tiện giao thông công cộng phổ biến tại nhiều thành phố ở Trung quốc. Năm 2017, Hàng Châu đã đạt một giải thưởng quốc tế về dịch vụ xe đạp công cộng, còn Thâm Quyến mới đây đã cải tạo hệ thống xe bus sang dùng điện 100%.
Mạng lưới tàu xe chạy trên đường ray (métro, xe điện, xe lượn một đường ray…) của hai thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải dày đặc, có tần suất cao hơn và có nhiều hành khách hơn cả ở Luân Đôn và Paris. Thành phố Quảng Châu thì lại phát triển mạng lưới xe bus tốc độ cao với nhiều đường chạy riêng. Còn Thượng Hải thì đầu tư phát triển đường dành riêng cho người đi bộ và những tuyến đường thông thoáng cho xe đạp.
Nhiều thành phố khác, trong đó có Vũ Hán và Nam Kinh, ưu tiên phát triển xe đạp điện. Năm 2014, Trung Quốc có hơn 200 triệu xe đạp điện. Xe đạp điện đã trở thành phương tiện đi lại phổ thông nhất của nhiều gia đình, nhất là ở những nơi giao thông công cộng kém phát triển.
Kể từ khi dịch vụ xe đạp công cộng phát triển, số chuyến đi ngắn dưới 5km bằng xe hơi đã giảm, chẳng hạn giảm 5% ở Bắc Kinh và Thượng Hải. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy nếu chính quyền tìm được các phương tiện giao thông bền vững thay thế xe hơi thì cư dân thành thị sẽ chẳng ngần ngại từ bỏ ô tô. Tại Nam Ninh, Trung Quốc, 45% số người đi xe đạp điện có xe hơi nhưng họ không sử dụng.
Còn tại quốc gia Đông Nam Á Thái Lan, chính quyền Bangkok đang tiến hành một cuộc cách mạng nhỏ : thực hiện dự án đường dài 10km dành riêng cho người đi bộ và đi xe đạp dọc các con kênh phía tây nam thủ đô. Tác giả bài viết "Những con đường xanh giúp Bankok thoát nạn tắc đường, kẹt xe" cho biết đây sẽ là một giải pháp thực thụ cho những người không muốn đi xe hơi.
Còn thành phố Detroit, thủ phủ xe hơi của Mỹ, lại chọn giải pháp giảm số bãi đậu xe để khuyến khích người dân chuyển sang các phương tiện khác ít ô nhiễm hơn. Từ lâu nay, các quy định về quy hoạch không gian tối thiểu cho các bãi đậu xe đã khiến chi phí xây dựng bị đẩy lên cao, nhiều bãi đậu xe một tầng hoặc nhiều tầng đầy rẫy thành phố trông xấu xí. Tác giả bài viết "Một thành phố không bãi đậu xe" cho rằng các bãi đậu xe gây lãng phí không gian, nhưng cần kiên trì chờ đợi vì người dân sẽ làm mọi việc để bảo vệ chỗ đậu xe của họ. 95% thời gian xe hơi nằm trong bãi đậu xe. Đối với người Mỹ, xe hơi không chỉ là một phương tiện đi lại, họ gắn bó với xe hơi như một thứ tôn giáo. Và họ sẽ sẵn sàng làm mọi việc để bảo vệ tôn giáo đó.
Du khách quốc tế làm gì khi tham quan các nước Đông Nam Á ?
Trên lĩnh vực du lịch, tuần báo Courrier International dịch và giới thiệu bài viết "Đông Nam Á : Du khách làm gì " ? đăng trên báo The Straits Times của Singapore. Vào năm 1992, năm Cam Bốt tổ chức kỳ tổng tuyển cử quốc gia đầu tiên sau nhiều thập kỷ nội chiến, chỉ có 90.000 du khách quôc tế tới Cam Bốt. Con số này là hơn 2 triệu trong năm 2017. Cam Bốt trở thành một trong những điểm đến được du khách quốc tế đánh giá cao. Thế nhưng, giờ đây đi tham quan Cam Bốt lại là những trải nghiệm không mấy thích thú của du khách. Năm ngoái, Aspara - cơ quan quản lý khu di tích Angkor - quyết định hạn chế số khách được treo lên đỉnh đồi Phnom Bakheng để ngắm mặt trời lặn.
Tại Thái Lan, cơ quan quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã đã ra lệnh đóng cửa vịnh Maya, trên đảo Phi Phi. Tàu thuyền sẽ không được cập bến ở vùng biển nổi tiếng này từ tháng Sáu đến tháng Chín. Còn tổng thống Duterte hồi tháng Tư ban hành lệnh cấm du khách tới thăm đảo Boracay trong vòng 6 tháng để tránh nguy cơ môi trường bị phá hủy. Quyết định của tổng thống Philippines bị đánh giá là quá khắt khe. Cái thời mà du khách được tự do tới các địa điểm tham quan đã qua. Báo Straits Times cho rằng việc hạn chế lượng du khách và thời điểm đóng cửa các khu du lịch sẽ ngày càng tăng, trong khi các nhà chức trách rất khó hạn chế lượng du khách vẫn đổ xô tới các khu du lịch nổi tiếng này.
Trở lại với đảo Boracay, Philippines, đối với các chuyên gia trong ngành công nghiệp du lịch, vấn đề chủ yếu không phải à do có quá nhiều du khách mà là các nhà quản lý, quy hoạch nơi đây mắc nhiều sai lầm. Tại Thái Lan cũng vậy, theo dự báo, năm nay Thái Lan đón 38 triệu du khách. Trong khi theo Ngân Hàng Thế Giới, Pháp - quốc gia có dân số và diện tích tương đương với Thái Lan - hồi năm 2016 đã đón tới 83 triệu du khách.
Các điểm đến du lịch ở Đông Nam Á hiện đang phải đối mặt với tình trạng chưa từng có. Sự bùng nổ của các hãng hàng không giá rẻ và lượng du khách Trung Quốc giàu tác động tiêu cực tới cân bằng sinh thái ở các quốc gia Đông Nam Á. Tại Bali, số du khách năm nay là khoảng 7 triệu người, so với 5,6 triệu du khách hồi năm ngoái, chủ yếu là do du khách Trung Quốc tăng (1,3 triệu người vào năm 2017) và sinh thái ở Bali hiện đang bị tàn phá nghiêm trọng. Số du khách Trung Quốc tới đảo Phuket, Thái Lan vào năm 2017 cũng tăng 20 % so với năm 2016.
Ông Utung Pratama, thuộc Diễn đàn môi trường Indonésia giải thích vấn đề nằm ở chỗ rác rưởi bị vứt bừa bãi ở các bãi biển, trong khi các khu nghỉ dưỡng hút cạn kiệt nguồn nước ngầm, còn các nhà kinh doanh du lịch không hề tính tới các hậu quả đối với môi trường, sinh thái.
Thùy Dương
Giới lãnh đạo Trung Quốc ‘loạn trí’ vì ‘loạn sách’ thương mại của Tổng thống Mỹ (RFI, 29/06/2018)
Trong đối sách với Trung Quốc, tổng thống Mỹ ngày càng có thêm những tuyên bố dữ dội trong lãnh vực thương mại, như đe dọa đánh thuế trên hàng trăm tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, cực lực tố cáo Bắc Kinh đánh cắp công nghệ Mỹ. Bên cạnh đó ông lại có một số cử chỉ hòa dịu bất ngờ, như thúc đẩy việc cho phép tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE tiếp tục làm ăn tại Mỹ.
Ảnh minh họa : Container hàng chồng chất ở cảng Paul W. Conley, Boston, Massachusetts. Ảnh ngày 9/05/2018. Reuters/Brian Snyder
Theo nhận định của báo mạng Mỹ Politico, mục tiêu mà tổng thống Mỹ nhắm tới là buộc Bắc Kinh phải chấp nhận các đòi hỏi về thương mại của Washington, vấn đề là không ai biết ông Trump thực sự muốn gì, kể cả giới lãnh đạo Trung Quốc, được cho là "hoàn toàn mù mịt trước những yêu sách thương mại" của vị tổng thống Hoa Kỳ.
Tờ báo Mỹ ghi nhận là các hành động của ông Trump đầy mâu thuẫn. Tuần này thì ông tố cáo những mối đe dọa an ninh mà tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE đặt ra cho nước Mỹ, nhưng tuần sau thì ông đồng ý bãi bỏ một lệnh cấm làm ăn với tập đoàn này. Ông phàn nàn về thất thu thương mại với Trung Quốc, nhưng lại bác bỏ đề nghị của Trung Quốc với chính các quan chức Mỹ là sẽ mua thêm hàng tỷ đô la hàng hóa Mỹ.
Đối với Politico, đằng sau những hư chiêu và những cú thúc, Donald Trump đã nêu lên nhiều vấn đề đến nỗi khó mà hiểu được những ưu tiên thực thụ của ông.
Chiến thuật này được rút thẳng từ quyển "Nghệ Thuật Thương Lượng - The Art of the Deal" mà ông Trump là tác giả và có thể tóm lược như ông nói : "Tôi đặt mục tiêu rất cao và cứ đẩy tới, đẩy tới cho đến khi đạt được cái mà tôi theo đuổi".
Một số người cho rằng đó không phải là cách dùng được khi thương lượng với một siêu cường, nhưng nhìn lại thì nó cũng đã khiến lãnh đạo Trung Quốc ngày càng hoang mang về ý muốn thực sự của ông Trump, vào thời điểm then chốt khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới như sắp lao vào một cuộc chiến thương mại lâu dài.
Theo Derek Scissors, thuộc viện nghiên cứu American Enterprise Institute, Trung Quốc đã "hoàn toàn bị bối rối" vì lẽ nếu không có yêu cầu rõ ràng thì họ không thể đề nghị gì nhiều. Khi nhượng bộ, Bắc Kinh phải được cái gì đó, "nhưng lại không biết sẽ được gì vì Mỹ không thấy có một chiến lược gì".
Các quan chức Trung Quốc càng lúc càng tỏ rõ thái độ tức tối.
Phát biểu hôm 19/06 tại Viện Nghiên Cứu Mỹ-Trung Quốc (Institute for China-America Studies), tham tán công sứ Đại Sứ Quán Mỹ ở Washington đã lên tiếng : "Chúng tôi kêu gọi các đối tác Mỹ tỏ rõ tính xác tín và nhất quán… Khi đã đồng ý rồi thì phải giữ lời".
Đến hôm 22/06, Cao Phong, phát ngôn viên bộ Thương Mại Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ là "thất thường".
Cách tiếp cận hung hăng của ông Trump đã đi ngược lại với chính sách Mỹ áp dụng với Trung Quốc từ hơn một thập niên qua.
Chính sách này bao gồm các cuộc thương lượng trên một loạt vấn đề thương mại được tiến hành hàng năm để thúc đẩy tiến bộ bằng cách thuyết phục Trung Quốc rằng mở rộng cửa kinh tế là trong quyền lợi của họ. Chiến thuật này có kết quả rất chậm và hạn chế.
Ý của ông Trump muốn đối đầu trực diện hơn với Trung Quốc được hậu thuẫn của các tập đoàn và giới lao động Mỹ, vốn rất mong có kết quả nhanh hơn và to lớn hơn. Nhưng các nhà lão luyện về thương lượng quốc tế hoài nghi về hiệu quả, trừ phi là có mục tiêu rõ ràng.
Bill Reinsch, cố vấn cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, cho rằng : "Đúng là họ có một kế hoạch, nhưng tôi không nghĩ là nó hữu hiệu. Kế hoạch là luôn lấn tới mạnh hơn, đòi hỏi mọi thứ và không cho gì cả".
Chính sách phi thị trường của Trung Quốc
Theo nhận định các chuyên gia thì cấu trúc nền tảng của kinh tế Trung Quốc là điều khiến nhiều công ty Mỹ luôn luôn than phiền, và đó là điều sẽ không thay đổi trong vài tuần, thậm chí cả tháng.
Bắc Kinh đã buộc các công ty Mỹ phải vượt qua nhiều cửa ải hơn là công ty trong nước. Rồi còn có gián điệp tin học, rồi ăn cắp bí mật thương mại, sở hữu trí tuệ như bằng sáng chế. Chính quyền Trung Quốc còn tài trợ cho các tập đoàn của mình ở quy mô lớn, đảm bảo cho họ bán sản phẩm thấp hơn giá thị trường.
Tất cả những chính sách đó đã được Cơ Quan Đại Diện Thương Mại Mỹ xác định thành lý do để áp thuế mới trên 50 tỷ đô la hàng nhập của Trung Quốc. Nhưng các nhà quan sát lo ngại rằng ông Trump sẽ quá tập trung trên thất thu thương mại với Trung Quốc, mà lơ là việc thay đổi cấu trúc của nền kinh tế phi thị trường của Trung Quốc.
Theo chuyên gia Scissors : "Đó là một tiến trình nhiều năm với nhiều đau đớn".
Về phía Trung Quốc, các quan chức cũng cùng chung suy nghĩ là cuộc đàm phán sẽ mất nhiều thời gian. Viên tham tán công sứ tại Đại Sứ Quán Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh sẵn sàng đàm phán, cho dù đó là trên vấn đề thâm thủng mậu dịch hay trên vấn đề cơ cấu kinh tế.
Đọ sức "áp thuê"
Như để làm tình hình rối thêm, nhiều quan chức Mỹ cao cấp thú nhận rằng họ không lúc nào biết được là ông Trump sẽ nói gì hay làm gì về thương mại.
Tình trạng mơ hồ này, theo báo Mỹ Politico, đã khiến các cố vấn của ông Trump đua nhau thu hút chú ý của ông, tìm cách tác động lên ông, dẫn tới những chiến thuật khác nhau và thông điệp không rõ ràng…
Trong lúc đó, Mỹ Trung tiếp tục đọ sức : các loại thuế mới của Mỹ đối với Trung Quốc nhằm buộc Bắc Kinh nhượng bộ, được thiết kế để đáp trả lại việc Trung Quốc ăn cắp sở hữu trí tuệ, với một mũi nhắm vào chính sách mà Trung Quốc đề ra để hỗ trợ cho doanh nghiệp của họ.
Trung Quốc đáp trả các biện pháp thuế này bằng cách lên kế hoạch áp thuế trên hàng Mỹ, tương ứng với quy mô các biện pháp của chính quyền Mỹ. Thế rồi ông Trump lại trả đũa, đe dọa áp thuế lên 450 tỷ đô la hàng Trung Quốc, trong lúc chính quyền có kế hoạch giới hạn đầu tư của Trung Quốc.
Phản ứng từ phía ông Trump đã khiến giới chức Trung Quốc ngỡ ngàng. Taiya Smith, chuyên viên thời cựu bộ trưởng Tài chính Hank Paulson phụ trách các cuộc đàm phán thương mại chính thức giữa Washington và Bắc Kinh, được gọi là Đối Thoại Kinh Tế Chiến Lược, tiết lộ : "Càng ngày càng có nhiều người có trách nhiệm khá cao ở Trung Quốc yêu cầu tôi giải thích những gì đang diễn ra".
Theo Politico, vấn đề đặt ra tuy nhiên dù Trung Quốc muốn nhượng bộ, nhưng họ không biết nhượng bộ cái gì và đến đâu mới đủ.
Hơn nữa, theo tờ báo, tài liệu rõ ràng nhất về các đòi hỏi của Mỹ trông giống như những yêu cầu trong các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do toàn diện, hơn là một thỏa thuận nhắm mục tiêu ngăn chặn việc áp đặt các loại thuế quan trừng phạt…
Ngoài ra, bản thân ông Trump cũng góp phần làm cho toàn cảnh phức tạp thêm. Ông khẳng định đòi Trung Quốc phải chấm dứt việc làm cho Mỹ thâm hụt thương mại 500 tỷ đô la một năm, đình chỉ việc ăn cắp 300 tỷ đô la khác về sở hữu trí tuệ của Mỹ. Thế nhưng vào tháng trước ông lại quyết định ra tay cứu giúp đại tập đoàn viễn thông Trung Quốc ZTE, mà các chuyên gia chính sách cho rằng là một ví dụ điển hình về các công ty Trung Quốc vi phạm pháp luật.
Thượng nghị sĩ Mỹ Mark Warner thuộc đảng Dân Chủ là một trong số nhiều người dã chỉ trích động thái đó của ông Trump là không nhất quán với nỗ lực tỏ thái độ cứng rắn với Trung Quốc mà chính quyền Trump chủ trương.
Mai Vân
*******************
Úc : Luật chống nước ngoài can thiệp đặt Bắc Kinh trong tầm nhắm (RFI, 29/06/2018)
Trễ hơn hai ngày so với dự kiến, Quốc hội Úc hôm 28/06/2018 đã thông qua các luật lệ sâu rộng trong lãnh vực chống gián điệp và chống lại việc các chính quyền nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước Úc. Đối với giới phân tích, dù không bị nêu tên, nhưng đối tượng mà Úc muốn đề phòng bằng đạo luật mới này chính là Trung Quốc, đã bị công luận Úc tố cáo là âm mưu lũng đoạn nội tình chính trị nước Úc
Ảnh minh họa : Thủ tướng Úc Malcom Turnbull dự Ngày truyền thông mạng của Hội Đồng Kinh Doanh Trung Úc, tổ chức tại Nghị Viên ở Canberra. Ảnh ngày 19/06/2018. Reuters
Theo nội dung các luật mới được thông qua, định nghĩa về hoạt động tình báo gián điệp có thể bị trừng phạt đã được mở rộng để bao hàm cả các hành vi gián điệp công nghiệp và thương mại. Luật mới còn cấm các "tác nhân nước ngoài – foreign agents" gây ảnh hưởng trên các chính khách, tổ chức xã hội dân sự, truyền thông và các cộng đồng sắc tộc.
Luật mới cũng quy định là các cá nhân, tổ chức vận động hành lang cho nước ngoài phải khai báo mối liên hệ này và đăng ký với chính quyền và sẽ chịu trách nhiệm hình sự nếu can thiệp vào vấn đề nội bộ của Úc.
Khi đệ trình các dự luật nêu trên tại Quốc hội Úc vào cuối năm 2017, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã giải thích rằng những cải cách sâu rộng mà ông mong muốn xuất phát từ tình hình "Các cường quốc nước ngoài đang nỗ lực chưa từng thấy với những mưu toan ngày càng tinh vi để tác động đến tiến trình chính trị, cả tại Úc lẫn ở nước ngoài".
Thủ tướng Úc khẳng định rằng ông không hề nhắm vào một cường quốc cụ thể nào, nhưng chỉ sau đó ít lâu, ông đã trích dẫn "nhiều bản phúc trình đáng ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc", nêu bật trường hợp một chính khách Úc làm "ví dụ rõ nét" về trường hợp một cá nhân nhận tiền của nước ngoài và sau đó bị cáo buộc là quảng bá cho lập trường chính trị của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã phản ứng giận dữ trước các động thái của Úc, phủ nhận các cáo buộc rằng Trung Quốc can thiệp vào nội tình nước Úc, cảnh cáo Canberra về việc làm xấu đi quan hệ song phương.
Trọng Nghĩa
****************
Biển Đông và Đài Loan : 2 hồ sơ thách thức quan hệ quốc phòng Mỹ-Trung (RFI, 29/06/2018)
Trước khi đặt chân xuống Bắc Kinh ngày 26/06/2018 trong một chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của một bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ thời tổng thống Donald Trump, ông James Mattis đã có những lời lẽ hòa dịu hẳn với Trung Quốc. Tương tự như vậy, phía Bắc Kinh cũng có những tuyên bố rất ngoại giao, kêu gọi hai bên tăng cường đối thoại.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis đến Bắc Kinh ngày 26/06/2018. WANG ZHAO / AFP
Những dấu hiệu hòa hoãn này được tung ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh. Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, trên đường đi đến Trung Quốc, ông James Mattis, một người nổi tiếng là hay nói thẳng, đã có thái độ thận trọng, tránh hẳn những vấn đề có thể gây thêm căng thẳng với Trung Quốc.
Ông xác định rằng ông đến Trung Quốc để đối thoại, và tìm kiếm "một cuộc đối thoại thông thoáng" ở cấp chiến lược với giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Lời khẳng định của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã lập tức được phía Trung Quốc hoan nghênh. Dù không tránh khỏi thói quen hù dọa, tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tiếng nói của phe diều hâu tại Bắc Kinh vào hôm nay nhận định rằng "chuyến công du của ông Mattis chứng tỏ là chính quyền Trump vẫn sẵn sàng mở đối thoại quân sự với Trung Quốc".
Đối với tờ báo, việc nói chuyện với nhau sẽ làm giảm căng thẳng giữa hai nước và "tốt hơn là nhắm mắt suy đoán về tham vọng chiến lược của đối phương".
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng cũng tỏ ý tin tưởng rằng quan hệ giữa hai quân đội luôn luôn một thành tố quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung, bất chấp những vấn đề khác mà hai nước đang trải qua.
Điều được hãng tin Anh ghi nhận tuy nhiên lại là bên cạnh những lời lẽ ngoại giao kể trên, trước lúc bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Bắc Kinh, báo chí Trung Quốc đã loan tin là chiến hạm Trung Quốc trong hơn một tuần lễ ngày nào cũng tập trận chiến đấu trên vùng biển gần Đài Loan, trong lúc Không Quân Trung Quốc thường xuyên diễn tập trên không phận gần đảo.
Thông tin này được loan báo vào lúc chính quyền của tổng thống Trump trong thời gian gần đây đã liên tiếp có những quyết định cụ thể để bày tỏ lập trường ủng hộ Đài Loan, từ việc nâng cấp và mở rộng cơ sở được coi là đóng vai trò một đại sứ quán Mỹ ở Đài Bắc, bán thêm vũ khí cho Đài Loan, bật đèn xanh cho các quan chức Mỹ thăm đảo.
Theo các thông tin báo chí, Washington còn thậm chí không loại trừ việc cho chiến hạm đi ngang eo biển Đài Loan, một hành động hết sức khiêu khích đối với Bắc Kinh.
Ngoài vấn đề Đài Loan, hồ sơ Biển Đông cũng là một cái gai quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung. Chính là để phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, bất chấp những lời hứa của ông Tập Cận Bình với cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, mà Lầu Năm Góc đã quyết định thôi không mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC do Hoa Kỳ tổ chức trên Thái Bình Dương, hai năm một lần.
Quyết định này của Mỹ lại càng nhức nhối hơn đối với Bắc Kinh vì không biết là vô tình hay hữu ý mà thời điểm ông James Mattis thăm Trung Quốc lại trùng hợp với lúc khai mạc cuộc tập trận RIMPAC mà Bắc Kinh không còn được mời tham gia.
Hai hồ sơ Biển Đông và Đài Loan chắc chắn sẽ được bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đề cập đến với phía Trung Quốc trong chuyến công du, cho dù một trong những trọng tâm của chuyến thăm cũng là hồ sơ Bắc Triều Tiên, với phía Mỹ muốn Trung Quốc cam kết tiếp tục duy trì sức ép trên Bình Nhưỡng để chế độ Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Đây chính là một trong những tương đồng lợi ích chiến lược hiếm hoi giữa Mỹ và Trung Quốc mà ông James Mattis hy vọng sẽ khai thác được.
Trọng Nghĩa
Kim Jong-un cho hành quyết một tướng lãnh vì cấp thêm thực phẩm cho lính (RFI, 29/06/2018)
Nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un được cho là đã ra lệnh xử bắn một tướng lãnh quân đội vì đã cấp thêm thực phẩm và xăng dầu cho lính cũng như gia đình họ. Trang tin Daily NK hôm 28/06/2018 cho biết như trên.
Ảnh minh họa : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un duyệt đội ngũ lúc chuẩn bị phóng vệ tinh tháng 2/2016. Reuters/KCNA/Files
Theo trang web chuyên về Bắc Triều Tiên có trụ sở tại Seoul, thì trung tướng Hyon Ju Song đã bị xử bắn vì cáo buộc "lạm dụng quyền lực và có những hành động chống Đảng". Tướng Hyon vốn là ngôi sao đang lên trong quân đội, ủy viên trung ương đảng Lao Động Triều Tiên, thành viên Quân ủy Trung ương.
Một nguồn tin nói với Daily NK là tướng Hyon Ju Song đã cho xuất kho "1.000 tấn xăng dầu, 650 tấn gạo và 800 tấn bắp để phân phối cho các sĩ quan quân đội và gia đình họ tại trung tâm phóng hỏa tiễn". Hành động này bị coi là "chống Đảng", vì vi phạm "Mười nguyên tắc trong hệ thống tư tưởng duy nhất của Đảng".
Vị tướng này còn bị buộc tội "không giữ bí mật các vấn đề của Đảng, của quân đội và các định chế chính phủ, phổ biến các tài liệu mật, xuyên tạc ý thức hệ của Đảng".
Một nguồn tin khác cho Daily NK biết Kim Jong-un đã tức giận cực độ khi nghe báo cáo, và ra lệnh hành quyết tướng Hyon. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên tuyên bố : "Sự nhiễm độc ý thức hệ đang làm hỏng các lãnh đạo quân đội, cần phải bị tiêu diệt từ trong trứng nước".
Mỹ-Nhật-Hàn đẩy mạnh nỗ lực giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo dự kiến tuần tới sang Bắc Triều Tiên để thảo luận về chương trình giải trừ hạt nhân. Ông Pompeo sẽ là quan chức Mỹ đầu tiên đến Bình Nhưỡng từ sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa tổng thống Donald Trump và ông Kim Jong-un hôm 12/6 tại Singapore.
Về phía Hàn Quốc, tổng tư lệnh lực lượng Mỹ Vincent Brooks nhân lễ khai trương trụ sở mới hôm nay cho biết Seoul tài trợ đến 90% chi phí xây dựng Camp Humphreys. Đây là căn cứ quân sự hải ngoại lớn nhất của Hoa Kỳ, đặt tại Pyeongtaek cách thủ đô Hàn Quốc 60 km, có thể tiếp nhận 43.000 quân nhân và gia đình từ nay đến cuối năm 2022.
Cũng trong hôm nay, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tuyên bố những bước hướng về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên chỉ có thể thành hiện thực thông qua các biện pháp răn đe và việc chuẩn bị của liên minh Mỹ-Hàn. Còn bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc, Cho Myoung Gyon nói rằng việc củng cố quan hệ giữa hai nước Triều Tiên sẽ làm tăng cơ hội thành công ngoại giao giữa Washington và Bình Nhưỡng, liên quan đến hồ sơ nguyên tử.
Thụy My
********************
Ảnh vệ tinh : Bắc Triều Tiên vẫn nâng cấp một cơ sở hạt nhân (RFI, 27/06/2018)
Bình Nhưỡng vẫn nâng cấp cơ sở nghiên cứu hạt nhân cho dù đã cam kết phi hạt nhân hóa bán đảo tại thượng đỉnh thượng đỉnh Singapore. Theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 27/06/2018, trang mạng Mỹ chuyên về Bắc Triều Tiên 38° Bắc đã cho biết như trên.
Cơ sở hạt nhân Bắc Triều Tiên Yongbyon (Ảnh vệ tinh chụp hồi tháng 05/2009) (Photo : AFP)
Theo nguồn tin trên, hình ảnh vệ tinh gần đây, cho thấy nhiều hoạt động ở trung tâm hạt nhân Yongbyon, cơ sở hạt nhân chính của Bắc Triều Tiên, trong đó có những công trình xây dựng về hạ tầng cơ sở.
"Hình ảnh vệ tinh ngày 21/06 cho thấy hạ tầng cơ sở trung tâm nghiên cứu của Yongbyon tiếp tục được cải thiện ở mức độ nhanh chóng".
Ngoài ra, trang mạng 38° Bắc cũng ghi nhận các hoạt động được tiếp tục ở nhà máy làm giàu uranium, cũng như việc xuất hiện một số cơ sở mới, trong đó có một văn phòng kỹ thuật (ingénierie) và một hành lang dẫn đến một tòa nhà bên trong chứa một lò phản ứng hạt nhân.
Tuy nhiên nguồn tin tên rất thận trọng, xác định rằng "không nên xem những hoạt động này có liên quan đến những lời hứa phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên", vì "như thông lệ, những ê kíp đặc trách hạt nhân vẫn làm công việc của họ trong khi chờ đợi lệnh của Bình Nhưỡng".
Hãng tin Pháp cũng nhắc lại là khái niệm phi hạt nhân hóa bán đảo chưa được định nghĩa rõ ràng, vẫn còn rất mơ hồ. Cuộc gặp thượng đỉnh cũng không đưa ra một lịch trình cụ thể nào để tháo gỡ kho vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.
Trọng Nghĩa
Châu Âu đối mặt với khủng hoảng nhập cư
Nhập cư là chủ đề chiếm trang nhất của hầu hết các báo Pháp ra hôm nay, trong bối cảnh hôm nay 28/06/2018 và ngày mai, 28 nước Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh, trong đó cuộc khủng hoảng di dân chiếm phần lớn chương trình nghị sự.
Quốc kỳ 28 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Reuters/Yves Herman
Tựa trang nhất nhật báo Le Monde ghi nhận : "Nhập cư : Châu Âu đối mặt với khủng hoảng chính trị". Theo tờ báo, cuộc gặp thượng đỉnh lần này hứa hẹn sẽ rất căng thẳng. Bởi vì số phận của những con tàu vớt người nhập cư trên biển trong những ngày qua đang là chủ đề gây tranh cãi, mặc cả gay gắt giữa các nước trong Liên Hiệp. Vấn đề nữa là chính sách phân bổ các nước thành viên EU phải đón người tị nạn đưa ra từ 2015 đến nay vẫn không được tôn trọng mà còn gây chia rẽ thêm giữa các nước.
Hàng nghìn người vẫn ùn ùn đổ về Châu Âu tìm đường thoát khỏi những bất ổn, đàn áp, và có khi cả nạn thất nghiệp, ở Châu Phi và Syria. Trong khi đó Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục bị chia rẽ trước hồ sơ đón người nhập cư. Libération dành kín trang bìa chạy tựa lớn : "Châu Âu : Ta đóng cửa", trên bức ảnh rất ấn tượng một thanh niên chạy tị nạn đang trèo qua một hàng rào dây thép gai dựng sát bờ biển.
Tờ báo bình luận : "Lịch sử của các cuộc di dân sang Châu Âu từ nhiều năm qua được rút lại bằng một câu đơn giản và tàn nhẫn : ta đóng cửa ! (…) Rất có thể hai quyết định sẽ được đưa ra : Tăng cường Frontex, một lực lượng cảnh sát Châu Âu chuyên trách kiểm soát người nhập cư từ bên ngoài biên giới của Liên Hiệp. Đưa ra nguyên tắc "lập các trung tâm khép kín" dựng tại những nước tiền đồn với nhập cư hoặc những nước lân cận với biên giới Châu Âu nhằm xét duyệt hồ sơ tại chỗ những đối tượng xin tị nạn".
Xã luận Libération kết luận : "Cùng lúc, Châu Âu biến thành nếu không muốn nói là pháo đài thì cũng là một lục địa ngày càng khó vào".
Trong khi đó Le Monde dẫn đánh giá của Tổ Chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế OCDE : "Bốn triệu người xin tị nạn đã đến Châu Âu từ 2014 đến 2017 sẽ có thể làm tăng thêm 0,3% dân số Châu Âu trong độ tuổi lao động từ nay đến 2020. Nhờ tăng trưởng trở lại, các nền kinh tế Châu Âu dường như hoàn toàn có thể hấp thụ được những người lao động mới, với điều kiện phải đào tạo họ và dạy cho họ ngôn ngữ nước sở tại".
Tuy nhiên, Le Monde nhấn mạnh là ở phần Nam Âu sự việc trở nên phức tạp hơn vì kinh tế xuống dốc. Lấy thí dụ như nước Ý, từ nhiều năm nay, người tị nạn ngày càng vấp phải sự chống đối trong dân chúng.
Hơn thế nữa vấn đề cốt lõi là Châu Âu đang bị xé nát bởi những bất đồng. Hy vọng vào một chính sách nhập cư chung cho cả khối là điều gần như không thể. Các nước mạnh ai nấy làm và xu hướng co lại, tái lập kiểm soát biên giới, quay lưng lại với người nhập cư đang ngày càng thắng thế. Vì thế mà La Croix nhận định bằng hàng tựa lớn trang nhất trên bức ảnh chiếc xuồng cao su trở đầy kín người nhập cư : "Sự gắn kết của Châu Âu đang gặp thử thách".
Trung Quốc tham vọng chiếm lĩnh thị trường hạt nhân Châu Á
Chuyển qua với đề tài Châu Á, trang kinh tế báo Le Figaro có bài : "Tương lai hạt nhân nằm ở Châu Á", theo bài báo thì Trung Quốc và Ấn Độ là hai thị trường chính hiện nay có nhiều hứa hẹn nhất cho toàn bộ ngành hạt nhân.
Tờ báo trích dẫn số liệu của Cơ Quan Năng lượng Quốc tế (AIEA), cho thấy Châu Á là một thị trường vô cùng rộng lớn cho ngành hạt nhân dân sự. Ấn Độ và Trung Quốc chiếm tới 90% tăng trưởng ngành hạt nhân trên toàn thế giới từ nay đến năm 2040. Châu Á ngay từ giờ đã là một trong những nơi chủ yếu cung cấp các nhà máy điện hạt nhân. Một trong những ưu thế của hạt nhân : Đó là nguồn năng lượng phi các bon, một yếu tố căn bản trong cuộc chiến chống hâm nóng bầu khí hậu.
Trong số bốn lò phản ứng khởi động năm 2017, có 3 lò ở Trung Quốc và 1 lò ở Pakistan. Tất cả đều được tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc xây dựng. Bên cạnh đó, theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) còn có 4 lò phản ứng hạt nhân khác đã được xây tại Trung Quốc, Bangladesh, Hàn Quốc và Ấn Độ. Thị trường hạt nhân dân sự ở Châu Á đang có xu hướng bị Nga và Trung Quốc thâu tóm.
Thương mại Mỹ - Trung : Bắc Kinh tung vũ khí tiền tệ
Vẫn liên quan đến Trung Quốc, nhưng trong cuộc đọ sức thương mại với Mỹ. Les Echos có bài viết về phản ứng đáp trả của Bắc Kinh trước các đòn tấn công thương mại liên tiếp của Washington.
Gần đây thế giới đã chứng kiến tổng thống Trump liên tục đưa ra các tuyên bố, biện pháp bảo hộ thương mại đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong khi đó lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tỏ ra ít lời hơn.
Bắc Kinh đã có những biện pháp đáp trả nhưng có vẻ như chưa có được hiệu quả như mong muốn. Lần này dường như Bắc Kinh đang chuẩn bị kích hoạt một thứ vũ khí hiệu quả hơn. Đó là vũ khí tiền tệ nhằm vào tỷ giá hối đoái của đồng đô la Mỹ.
Les Echos cho hay, từ giữa tháng 6/2018, thị trường trao đổi tiền tệ đã chứng kiến giá trị đồng nhân dân tệ bị mất giá liên tục so với đồng tiền Mỹ. Điều này có thể làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, nhưng theo các chuyên gia thì đó cũng là con dao 2 lưỡi vì Trung Quốc biết họ phải giữ sự ổn định của đồng tiền của mình nếu họ muốn tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo Les Echos, Trung Quốc còn vũ khí nữa là nợ. Nhiều số liệu mới đây cho thấy Bắc Kinh đã bán các khoản nợ của Mỹ (dưới dạng trái phiếu). Việc làm này có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng cho Hoa Kỳ, nhất là vào lúc Mỹ đang có nhu cầu tài chính rất lớn để đáp ứng chính sách kinh tế của ông Trump.
Les Echos nhận thấy trong động tác đáp trả này Trung Quốc cũng phải thận trọng, không khéo lại bắn vào chân mình, tức là làm giảm giá trị khối tài sản đang giữ đó là món nợ khổng lồ của Mỹ. Nhưng dù gì thì Bắc Kinh vẫn dùng những đòn đe dọa như vậy nhằm khiến Nhà Trắng phải lùi bước, hoặc chí ít cũng để Donald Trump phải biết kiềm chế.
Kho báu Ali Baba trong nhà cựu thủ tướng Najib Razak
Nhật báo Les Echos cho biết, trong cuộc điều tra nhằm vào cựu lãnh đạo chính phủ Malaysia, Najib Razak liên quan đến nghi án biển thủ công quỹ, cảnh sát đã đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Họ đã tìm thấy ở nhà vị cựu thủ tướng này một kho báu Ali Baba với tiền mặt trị giá 234 triệu euro cùng vô số đồ trang sức, hàng hóa đắt tiền. Hồi tháng 5/2018, cảnh sát đã phát hiện ra nhiều thùng tiền mặt cả triệu đô la cùng các túi xách tay hàng hiệu đắt tiền ở nhà ông, công việc kiểm kê đến giờ mới xong.
Một nhà điều tra tham gia vụ án đã nhận xét đây sẽ là vụ tịch biên tài sản lớn nhất trong lịch sử Malaysia. Bộ sưu tập đồ trang sức gồm 1400 vòng cổ, 2200 nhẫn. Trang sức đắt tiền nhất là chiếc vòng cổ có giá tới 1,3 triệu euro. Tổng số có 567 túi xách tay mác lớn trong đó có 272 túi hiệu Hermes được định giá 10,9 triệu euro. Các nhà điều tra còn thu giữ 423 đồng hồ đeo tay trị giá 17 triệu euro và 234 cặp kính đắt tiền.
Đó là hiện vật thu tại chỗ còn tiền cất giữ trong các ngân hàng còn lớn hơn nhiều. Trong vụ bê bối này, có các ngân hàng ở 6 nước trong đó có Mỹ liên quan đến các vụ chuyển ngân. Như thế cũng đủ thấy quy mô lớn thế nào của vụ nghi án nhằm vào ông Nazib Razak. Khi còn đương chức ông đã nhiều lần ngăn cản báo chí, đình chỉ các cuộc điều tra liên quan đến các phát giác bê bối này.
World Cup 2018 : Bi kịch lịch sử của đội tuyển Đức
Chuyển qua với thời sự đang thu hút sự chú ý đông đảo nhất của dư luận hiện nay mà tất cả các báo không thể bỏ qua : Cúp Bóng Đá Thế Giới 2018.
Ngày thi đấu thứ 3 ở bảng F hôm qua đã có một bất ngờ toàn cầu : Đội tuyển Đức, đương kim vô địch thế giới, bị tuyển Hàn Quốc, một đội bóng bị đánh giá yếu hơn về đẳng cấp và đã hết cơ hội đi tiếp, loại khỏi World Cup bằng tỷ số thua 0-2.
Le Figaro viết : "Bị hạ nhục, kết thúc ở vị trí cuối bảng, Đức gia nhập nhóm các nhà đương kim vô địch bị loại khỏi World Cup ngay sau vòng bảng như một lời nguyền chưa dứt".
Libération nhắc lại : "Để thấy hết tầm mức của sự kiện, cần phải trở lại phía sau, trong lịch sử bóng đá Đức từ 80 năm qua, Mannchaft chưa bao giờ bị loại ngay sau vòng bảng của Cúp Thế giới. Chưa bao giờ đội tuyển Đức bị thua trước đội bóng Châu Á ở tất cả các đấu trường chính thức trong 5 lần gặp nhau.
Bất ngờ càng lớn khi mà nhà đương kim vô địch thế giới ban đầu được đánh giá là một trong những ứng viên sáng giá nhất giải lần này. Họ đến với World Cup Nga 2018 với hừng hực tham vọng làm cú đúp chưa từng có.
Tờ báo thể thao L'Equipe thì nhận định, sau thất bại kinh khủng này, đội tuyển Đức chìm vào hư vô, không còn biết mình là ai, tương lai sẽ ra sao. Đây là giải đấu sẽ đánh dấu chấm hết của một thế hệ cầu thủ tài năng nổi lên từ Nam Phi 2010 : Đó là những Thomas Muller, Jérôme Boateng, Mesut Ozil hay Sami Khedira. Họ đã làm nên vinh quang cho bóng đá Đức ở Brazil 2014 nhưng bất lực không làm gì được để cứu đội tuyển rơi vào bi kịch ngày hôm qua trên sân Kazan.
Anh Vũ
Pháp thúc đẩy cải cách
Thời sự Pháp chiếm hết trang nhất các nhật báo trong số ra ngày 27/06/2018, từ chính trị, kinh tế, cải cách Hiến Pháp đến lĩnh vực xã hội.
Giáo hoàng Francis tiếp tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Vatican, ngày 26/06/2018.Alessandra Tarantino/ Pool via Reuters
Le Figaro quan tâm đến "các đảng phái trong căng thẳng chỉ một năm trước kỳ bầu cử Châu Âu". Vì "trước một khối 28 nước đang rơi vào khủng hoảng, các đảng chính trị Pháp, hiện bị chia rẽ ngay trong nội bộ giữa một bên là phe nghi ngờ và bên kia là phe ủng hộ Châu Âu, mỗi bên chật vật tìm ra đường lối và ứng cử viên".
Nhật báo kinh tế Les Echos đưa tin "Exit tax : những con số mở lại các cuộc tranh luận". "Exit tax" là khoản thuế đánh vào các doanh nghiệp Pháp ở nước ngoài và sẽ được xóa bỏ, theo thông báo của điện Elysée. Khoản thu này mang lại 1,5 tỉ euro, ít hơn con số được nêu ra trước đó là 6 tỉ. Như vậy, theo Les Echos, việc xóa bỏ nguồn thu này sẽ "tốn ít" hơn cho ngân sách Nhà nước.
Hồ sơ "hệ thống hưu trí phổ quát" được La Croix đề cập với mục tiêu là một hệ thống dành chung cho cả lĩnh vực công lẫn tư nhân (công chức, chủ doanh nghiệp, ngư dân, nông dân, thành viên tôn giáo và nhân viên của Thượng Viện) hiện đang chia thành 42 chế độ hưu trí khác nhau.
"Chế độ nghỉ chăm con dành cho cha" được Libération đề cập trên trang nhất. Chỉ một bộ phận rất nhỏ các ông bố lấy ngày nghỉ chăm con vì tiền trợ cấp rất ít so với số tiền trợ cấp dành cho nguời mẹ khi nghỉ. Nhật báo thiên tả chỉ trích, tổng thống Macron, người tỏ ra thấu hiểu và bảo vệ phụ nữ lại phản đối một đạo luật của Châu Âu nhằm cải thiện quy chế nghỉ dành cho cha.
Le Monde quan tâm đến "Cải cách Hiến Pháp, trong tâm các cuộc tranh luận", được cho là rất căng thẳng. Được thảo luận tại ủy ban ngày 26/06, tiếp theo là tại Hạ Viện, sau đó được tranh luận bắt đầu từ ngày 10/07, cải cách Hiến Pháp gồm các điểm : hạn chế nhiệm kỳ nghị sĩ, giảm số lượng nghị sĩ...
Albania : Tiền từ ma túy rửa thành tiền chính trị
Nhật báo Libération đăng bài điều tra về những nghi vấn đang đè nặng lên quá trình đàm phán kết nạp Albania vào Liên Hiệp Châu Âu và sẽ được nêu lên tại Hội Đồng Châu Âu ngày 28 và 29/06. Chính phủ xã hội cầm quyền tại Albaniaa bị nghi ngờ có quan hệ với các băng đảng buôn ma túy.
Trong vòng 5 năm, chính phủ của thủ tướng Edi Rama tỏ ra không nương tay với tội phạm ma túy, tuy nhiên nhiều người đặt câu hỏi phải chăng đó chỉ là bề nổi để che mắt công luận. Theo lời kể của một cựu sĩ quan cảnh sát Albaniaa, hiện sống tị nạn tại Thụy Sĩ, và một bản báo cáo của Athens gửi Tirana, ô tô của bộ trưởng nội vụ Saimir Tahiri tham gia chở ma túy, giám đốc giao thông ở vùng biên giới Saranda, ông Klement Balili, bị cáo buộc đứng đầu một băng buôn ma túy ó quy mô lớn. Dù có lệnh bắt quốc tế, Albaniaa không tỏ ra sốt sắng bắt nhân vật này.
Albania là nước sản xuất cannabis lớn nhất khối Liên Hiệp Châu Âu. Nạn buôn bán ma túy không chỉ còn là vấn đề của cảnh sát mà đang đè nặng lên toàn xã hội Albania. Dù tăng trưởng đạt hơn 3% nhưng phần lớn người dân không được hưởng thành quả này. Rất nhiều người lên án ảnh hưởng của tiền thu được từ ma túy đến nền kinh tế thật.
Theo Les Echos, "các cuộc đàm phán kết nạp Albania và Macedonia vào Liên Hiệp Châu đã được lùi lại đến tháng 06/2019".
Di dân : Hồ sơ gây bất đồng trong Liên Hiệp Châu Âu
Kiên quyết không nhận di dân trên lãnh thổ Ý, bộ trưởng nội vụ Salvini sang Libya tìm cách lập các trung tâm tiếp nhận di dân tại miền nam nước này. Tuy nhiên, theo Le Monde, trong buổi họp báo chung, đồng nhiệm Libya đã bác thông tin lập trung tâm khép kín trên lãnh thổ quốc gia Châu Phi này vì không phù hợp với luật của Libya. Ông Salvini cho biết sẽ lập các "hot spots" tại biên giới với Libya, nhưng trên lãnh thổ Nigeria.
Trong khi đó, Pháp, Tây Ban Nha và Đức đề xuất lập các trung tâm khép kín tại các nước Châu Âu điểm đầu đón nhận di dân. Đánh giá với Le Monde, một giáo sư luật công tại đại học Grenoble cho rằng "về mặt pháp lý là có thể, nhưng lại phức tạp vì giống như các "khu vực đợi" ở Pháp".
Thực ra, giải pháp được nêu trong đề xuất của ba nước từng được tiến hành vào năm 2015 nhưng đã thất bại vì "thiếu sự tương ái" : Pháp chỉ nhận 25% số quota di dân 5.000 người, trong khi đó nhiều nước khác từ chối tiếp nhận.
Tổng thống Pháp đi tìm đồng minh về di dân
Hồ sơ di dân cũng được tổng thống Macron đề cập khi tiếp kiến giáo hoàng Francis ngày 26/06.
Trong bài viết : "Macron và Francis : Ngọn lửa của Chúa", nhật báo Libération đánh giá "dù còn bất đồng về nội dung, nhưng tổng thống Pháp đã tìm thấy một đồng minh vào lúc Châu Âu bị chia rẽ về vấn đề nhập cư và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy đang gây lo ngại".
Với La Croix, "cuộc gặp nồng nhiệt giữa Emmanuel Macron và giáo hoàng" kéo dài 57 phút, hơn thời lượng dự kiến và dài hơn cả cuộc gặp trước đó giữa giáo hoàng và tổng thống Mỹ Barack Obama. Tương tự, Le Figaro cũng đánh giá đó là một "cuộc gặp thẳng thắn và nồng nhiệt", còn nhật báo Les Echos cho rằng "quan hệ giữa Pháp và Vatican được sưởi ấm". Ngoài vấn đề di dân, khí hậu và phi tôn giáo cũng được giáo hoàng Phanxico và tổng thống Macron đề cập.
Chiến thương mại Mỹ-Châu Âu : Những nạn nhân Mỹ đầu tiên
Chính sách tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của tổng thống Trump nhằm bảo vệ doanh nghiệp trong nước đã có những nạn nhân đầu tiên… từ các tập đoàn Mỹ.
Thương hiệu xe mô tô Harley Davidson đã quyết định rời một phần sản xuất ra nước ngoài để tránh bị Châu Âu trừng phạt và tránh tăng giá xe bán ở thị trường Châu Âu. Tập đoàn Brown-Forman cũng thông báo biểu thuế mới của Châu Âu sẽ làm tăng giá bán rượu Jack Daniel’s thêm 10%.
Đội tuyển Pháp gặp Argentina của Lionel Messi ở vòng 1/8
Hòa đội tuyển Đan Mạch trong trận cuối vòng loại bảng, đội tuyển Pháp dẫn đầu bảng C và gặp tuyển Argentina, đứng thứ 2 bảng D, sau khi thắng Nigeria 2-1 ở những phút cuối.
Với Libération, đội tuyển áo Lam đã hoàn thành nhiệm vụ trong bầu không khí tẻ nhạt và lập "thành tích" trận đấu đầu tiên trong World Cup 2018 không có bàn thắng.
Le Figaro nhận xét tương tự : Trận đấu với Đan Mạch đã không thuyết phục được hết người hâm mộ. Một số tỏ ra lạc quan vì hoàn thành mục tiêu đứng đầu bảng và đi tiếp vào vòng trong. Một số khác thì lo ngại trận đối đầu với Argentina vì tại hai lần đối đầu trong quá khứ (1978, 1986), Pháp chưa bao giờ thắng Argentina.
Vì vậy, theo Le Figaro, đội tuyển Pháp sẽ phải chứng tỏ hơn nữa trong trận ra quân ở vòng 1/8 vào thứ Bẩy 30/06. Vì "sau ba trận ở vòng bảng, không ai hiểu rõ về đội tuyển Pháp : đôi khi tài năng, nhưng thường bất ổn và khống có khả năng làm chủ cuộc chơi trước những đối thủ vững chắc".
Thu Hằng
Macron đến gặp Giáo hoàng, Thổ Nhĩ Kỳ có "tân vương"
Trang nhất các nhật báo lớn của Pháp ngày 26/06/2018 nhất loạt đưa tin về chuyến công du Vatican của tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Giáo hoàng Francis tặng quà cho tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong cuộc gặp tại Vatican, ngày 26/06/2018Alessandra Tarantino/Pool via Reuters
Nhật báo công giáo La Croix trang trọng chạy tít : "Một vị tổng thống đến gặp Giáo Hoàng". Le Monde nêu rõ đó là "Cuộc gặp đầu tiên giữa Macron và giáo hoàng Francis".
Nhật báo thiên tả Libération thông báo : "Macron đến Vatican" rồi nói "Tôi xin chào Ngài, Francis". Riêng Le Figaro nói thẳng "Châu Âu, Di dân : Macron đến tìm hậu thuẫn của Giáo hoàng". Tuy nhiên, nhật báo thiên hữu này lưu ý là nhìn từ Vatican, cuộc khủng hoảng di dân, và các hậu quả chính trị tại Châu Âu đang làm thay đổi diện mạo khu vực.
Thủ tướng Đức Angela Merkel bị suy yếu, nước Pháp được xem như là điểm tiếp sức để tái khởi động sự năng động của Châu Âu. Thế nhưng, theo nhật báo, dường như có nhiều chủ đề khác như đạo đức sinh học, thế tục, số phận người công giáo ở phương Đông có nguy cơ lấn át các hồ sơ di dân và Liên Hiệp Châu Âu.
Liên quan đến chủ đề này, nhật báo công giáo La Croix có bài phỏng vấn ngắn ông Bruno Joubert, cựu đại sứ Pháp bên cạnh Tòa Thánh (2012-2015) khẳng định "Đó có lẽ sẽ là một sai lầm cho tổng thống Pháp nếu không đến gặp Giáo hoàng".
Ông giải thích rằng quan hệ giữa Pháp và Vatican giờ thật sự là một mối quan hệ giữa Nhà nước với Nhà nước. Đúng hơn hết là giữa "một Giáo hội tự do với một Nhà nước tự do". Một vị tổng thống đến gặp giáo hoàng bởi vì Ngài cũng là lãnh đạo của một cường quốc đóng giữ một vai trò trong một trật tự quốc tế và tiếng nói của Ngài đang được toàn thế giới lắng nghe, bất kể họ có là người công giáo hay không.
Recep Erdogan : Siêu "tân vương" của Thổ Nhĩ Kỳ
Kết quả bầu cử với thắng lợi áp đảo của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là chủ đề quốc tế chính được các báo Pháp khai thác nhiều nhất. Sau nhiều ngày đưa ra những dự đoán bất lợi cho ông Erdogan, các báo Pháp hôm nay đành ngậm ngùi nhìn nhận "Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan khẳng định thế thống trị của mình", như hàng tít lớn trên Le Monde.
Le Figaro chua chát đề tựa "Erdogan bắt đầu thời trị vì độc quyền". Tái đắc cử với 52,5% phiếu bầu, tổng thống Erdogan đã thâu tóm thành công quyền lực chưa từng có. Ông kiểm soát các định chế pháp lý và nghị viện. Tổng thống Erdogan giờ có thể điều hành đất nước theo ý muốn của mình, cả trên lĩnh vực đối nội lẫn đối ngoại.
Dù vậy, Les Echos lưu ý đến "Những thách thức mới dành cho Erdogan". Làm thế nào hâm nóng lại quan hệ giữa Ankara với các nước phương Tây, đã bị xuống cấp nghiêm trọng do những bất đồng trên các hồ sơ người Kurdistan, khủng hoảng Syria ?
Nhưng thách thức lớn nhất dành cho tổng thống Erdogan chính là vấn đề kinh tế. Quả thật dưới sự lãnh đạo của ông, tổng sản phẩm nội địa đã tăng gấp ba, nhưng đồng thời, lạm phát cũng tăng vọt theo. Khả năng thanh khoản giảm nghiêm trọng, lãi suất cao ngất ngưỡng và mức nợ công của lĩnh vực tư nhân hiện đang chạm ngưỡng.
Trong khi đó, đầu tư nước ngoài tụt giảm thê thảm 40% trong vòng 2 năm. Điều đó phản ảnh phần nào thái độ nghi kỵ gia tăng đối với một nền kinh tế với các quy định pháp lý không rõ ràng. Hệ quả là hiệu suất cũng không tăng theo. Ví dụ điển hình nhất là đồng livre của Thổ đã bị mất giá đến 18% kể từ đầu năm nay.
Dẫu sao thì những chướng ngại đó đã không thể nào cản trở được ông Erdogan trở thành "siêu tổng thống" tập trung hết toàn bộ quyền hành pháp như nhận xét của bài xã luận Le Monde. Một bộ phận lớn xã hội dân sự Thổ Nhĩ Kỳ cho đến giờ đã biết cách kháng cự. Do vậy, theo bài viết, việc chế độ độc tài đã củng cố quyền lực của mình giờ đang trở thành một thách thức mới cho xã hội dân sự Thổ.
Pháp : 4 trong 10 bệnh ung thư có thể tránh được
Trong lĩnh vực sức khỏe, báo Le Monde trích dẫn kết quả một nghiên cứu khoa học đăng trên Tuần san dịch tễ học ngày 25/06/2018 khẳng định có những căn bệnh ung thư có thể "tránh được" nếu chúng ta có cách sống và môi trường sống "trong sạch".
Nghiên cứu của nhà khoa học Pháp, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế về Ung thư khẳng định nhiều yếu tố gây ung thư nghiêm trọng do thói quen xấu của con người như thuốc lá, rượu, dùng nhiều thịt đỏ, thịt nguội có tẩm chất bảo quản, ít hoạt động thể thao, phơi nhiễm khí độc do nghề nghiệp hay môi trường sống không lành mạnh.
Từ những nghiên cứu đó, các nhà khoa học cho rằng có nhiều chứng ung thư con người có tránh được như ung thư phổi, ngực, ruột tràng, cuống họng, da, gan, bao tử hay thận…
World Cup 2018 : Pháp gặp lại "người quen cũ" Đan Mạch
Đề tài cuối cùng không một nhật báo nào có thể bỏ qua là World Cup 2018. Báo Pháp đều quan tâm đến trận đấu chiều tối nay giữa Pháp và Đan Mạch. Le Figaro lo lắng tự hỏi : Liệu đội áo lam có giữ được ngôi đầu bảng trước một đối thủ không ít lần khiến đội Pháp "khóc dở, cười dở".
Còn Le Monde thì quan tâm đến thân phận của những cầu thủ ngồi ghế dự bị, những "chiến sĩ vô danh". Khi thắng chỉ được thơm lây, không được nêu tên tuổi. Nhưng khi thua cũng bị vạ lây vì cũng mang tiếng là tuyển thủ đội quốc gia.
Về phần mình, Les Echos có bài chú ý đến nguyện vọng của tổng thống Hàn Quốc, có vẻ mang tính hão huyền nhưng rất có hy vọng hiện thực : đó là có ngày được tổ chức chung với Bắc Triều Tiên một Cúp Bóng đá Thế Giới.
Minh Anh
***************
Cúp Bóng Đá Thế Giới và những người "Thợ cắt tóc"
Ngoài chuyện thắng thua của các đội tuyển, chuyện hậu trường World Cup đôi khi cũng gây sự tò mò. Mỗi một ngày, các báo Pháp đều dành vài trang báo để nói về kết quả các trận đấu hôm trước, đưa ra các phân tích và đánh giá tương quan lực lượng các trận đấu trong ngày. Và đương nhiên là không quên những chuyện bên lề của quả bóng tròn.
Ảnh chụp màn hình bài viết của Le Monde (26/06/2018)RFI / Capture d'image
Le Figaro (26/06/2018) thông báo : "Đan Mạch – Pháp : mục tiêu vị trí đầu bảng cho đội áo lam". Đội tuyển Pháp có dịp gặp lại "người quen cũ" sau các kỳ Euro 84, World Cup 98 và Euro 2000, những trận đấu mang lại vinh quang cho đội tuyển Pháp khi các cầu thủ đá hết mình.
Nhưng cũng chính "người quen cũ" này đã nhiều lần nhấn chìm đội áo lam, đôi khi xuống đến tận đáy cùng của nỗi nhục nhã như trong trận bán kết Thế Vận Hội Mùa Hè 1908 với tỷ số 17-1, hay như trận thua Euro 92 và World Cup 2002.
Thắng thua là lẽ thường tình. World Cup là niềm vui của người này, nhưng là nỗi buồn của kẻ khác. Nhưng có lẽ sẽ không có nỗi buồn nào bằng sự buồn tủi của những cầu thủ ngồi ghế dự bị. Như thấu hiểu nỗi niềm của các cầu thủ "vô danh" đó, báo Le Monde có một bài viết, hóm hỉnh đề tựa "Profession : Coiffeur".
Nếu dịch theo từng từ, Profession là Nghề nghiệp, Coiffeur là Thợ cắt tóc. Vậy thợ cắt tóc có liên quan gì đến bóng đá ? Xin thưa với quý vị là Có. Bởi vì đó là cách dùng từ với nội dung này ra đời ở Pháp dùng để ám chỉ đến các cầu thủ dự bị thường trực.
Theo nhật báo, cách dùng này có thể có hai xuất xứ. Nguồn gốc thứ nhất là vào năm 1958, trong kỳ World Cup tại Thụy Điển. Mùa giải năm đó, đội tuyển Pháp xếp hạng ba và chỉ sử dụng có 15 trong số 22 tuyển thủ. Bảy cầu thủ còn lại dường như để "giết thời gian" đã tình nguyện làm thợ cắt tóc cho các tuyển thủ chính thức.
Xuất xứ thứ hai có thể là từ năm 1986, để chỉ người ngồi sau băng ghế đứng lên cầm kéo cắt tóc. Ông Henri Emile, khi ấy là trợ lý cho huấn luyện viên trưởng Henri Michel tại World Cup Mexico nhớ lại : "Một cầu thủ đã cắt tóc cho một người khác và hài hước nói rằng : Dù sao đi nữa tớ cũng chỉ có mỗi việc này để làm mà thôi".
Kể từ đó, thuật ngữ "Thợ cắt tóc" đã trở nên phổ biến. Vậy người ta có cảm thấy xấu hổ khi bị xem là thợ cắt tóc hay không ? Xin thưa là Không. Bởi vì tất cả mọi người, kể cả những danh thủ cũng đều phải trải qua kinh nghiệm này.
Volgograd : Một trận chiến khác của World Cup
Cúp Bóng Đá Thế Giới là dịp để nước chủ nhà giới thiệu các danh lam thắng cảnh tại những thành phố có diễn ra các trận cầu, nhằm thu hút khách du lịch. Nước Nga cũng không là một ngoại lệ. Thành phố Volgograd là nơi diễn ra các trận đấu của bảng A và trận đấu sau cùng của vòng loại là ngày 28/06 giữa đội Nhật Bản và Ba Lan.
Thế nhưng, theo Le Monde, đằng sau không khí hừng hực của bóng đá, còn là một trận đấu khác âm thầm hơn. Đó là một cuộc chiến lịch sử. Le Monde có bài viết đề tựa "Cúp Thế Giới trên đóng tro tàn của trận chiến Stalingrad".
Thành phố Volgograd trước đây có tên gọi là Stalingrad. Thành phố mang tên của nhà lãnh đạo độc tài thời Xô Viết, ông Stalin. Đây cũng là nơi diễn ra trận chiến ác liệt giữa Hồng Quân Liên Xô và quân phát xít Đức trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Vết tích của cuộc chiến khốc liệt đó vẫn còn tồn lại đến ngày nay. Người ta đã tìm thấy "bảy quả bom, đã được tháo gỡ thành công và hơn 300 mảnh vụn các thiết bị quân sự", cùng với hài cốt của hai binh sĩ Hồng Quân ngay trên mảnh đất công trường xây sân vận động bóng đá.
Giờ đây, nhiều cựu chiến binh, những người từng tham gia trận chiến oai hùng năm đó, nay tuổi đã gần đất xa trời, nhưng vẫn đang tiếp tục đấu tranh muốn giữ lại tên cũ thành phố là Stalingrad. Theo họ, nếu không có ông Stalin lúc bấy giờ, nước Nga không thể nào thắng trận. Họ muốn sửa chữa lại sai lầm của Khrouchtchev, người đã quyết định xóa tên Stalin, trả lại tên Volgograd vào năm 1961.
Họ tự hỏi, tại sao ở Pháp có nhiều con đường và phố mang tên Stalingrad hơn là ở Nga ? Ít nhất là vẫn còn đến 167 con phố hay đại lộ mang tên nhà độc tài tại Pháp đấy sao.
World Cup tại Bắc Triều Tiên ?
Les Echos cũng tham gia vào câu chuyện World Cup 2018 nhưng với một câu hỏi lớn : "Thế nếu như Bắc Triều Tiên đón Cúp Bóng Đá Thế Giới thì sao ?". Ý tưởng này đã từng được tổng thống Hàn Quốc đề cập đến một lần vào tháng 06/2017. Đề xuất đã khiến nhiều người cười khẩy, nhưng nay với việc hâm nóng quan hệ ngoạn mục giữa hai nước Triều Tiên, thì điều đó có nhiều hy vọng thành sự thật.
Bởi vì theo quan điểm của tổng thống Moon Jae-in, nếu World Cup 2030 sẽ do một khối Châu Á bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí nếu có thêm Bắc Triều Tiên đồng tổ chức, "điều đó có lẽ sẽ giúp kiến tạo một nền hòa bình giữa hai miền Nam và Bắc, và rộng hơn nữa là cho cả vùng Đông Bắc Á".
Mơ ước hai nước Triều Tiên cùng tổ chức World Cup đã được tổng thống Moon thổ lộ cùng với chủ tịch FIFA. Hứng thú trước ý tưởng này, ông Gianni Infantino dường như đã đáp trả rằng Seoul có lẽ nên chuẩn bị ngay từ bây giờ một hồ sơ ứng cử như thế.
Minh Anh