Trung Quốc tổ chức hàng loạt hoạt động kỷ niệm 6 năm thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa", thuộc quần đảo Hoàng Sa, chiếm từ Việt Nam. Ngày 10/08/2018, Việt Nam, qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng, đã yêu cầu Bắc Kinh chấm dứt các hoạt động này và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam.
"Thành phố Tam Sa" mà Trung Quốc dựng lên tại quần đảo Hoàng Sa chiếm của Việt Nam. Ảnh chụp ngày 27/07/2012. STR / AFP
Trả lời báo giới, bà Lê Thị Thu Hằng tái khẳng định : "Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế".
Từ cấp thị, Tam Sa được chính quyền Bắc Kinh nâng cấp thành thành phố vào ngày 24/07/2012 nhằm quản lý và đẩy mạnh quân sự hóa các khu vực mà Trung Quốc đòi chủ quyền tại Biển Đông.
Thời gian gần đây, ngoài các sự kiện trong khuôn khổ thành lập "thành phố Tam Sa", Trung Quốc đã tổ chức nhiều hoạt động : Lắp đặt hệ thống phao đèn quan trắc sóng biển ở đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và bị Trung quốc chiếm đóng. Kênh Thiếu nhi Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc tổ chức chương trình truyền hình thực tế cho thiếu nhi ở quần đảo Hoàng Sa. Đại học Trung Sơn Trung Quốc thực hiện nhiều khảo sát khoa học tổng hợp ở quần đảo Hoàng Sa…
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng, "Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động nêu trên, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thực hiện nghiêm túc thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)…"
Cũng theo bà Lê Thị Thu Hằng, đại điện Bộ Ngoại giao đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thông báo về phản ứng của Việt Nam.
Thu Hằng
Donald Trump đưa chiến đấu cơ Rafale của Pháp vào tầm nhắm
Không khí hè hầu như bao trùm toàn bộ các tuần báo Pháp thượng tuần tháng 8/2018, với các trang bìa nhẹ nhàng : L’Express nói về "Những trí thức thích nổi – Les Intellos people", L’Obs đề cập đến "Những cặp đôi quyền lực – Les "Power Couples", trong lúc Le Point dành trang bìa cho thiên tài Ý Leonardo da Vinci.
Ở các trang trong, đáng chú ý nhất có lẽ là bài trên Le Point mang tựa đề : "Vì sao Trump đánh vào chiến đấu cơ Rafale (của Pháp) ?"
Chiến đấu cơ Rafale thuộc Hải quân Pháp hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ USS George H.W. Bush, trong một cuộc tập trận chung với Hải quân Mỹ ngày 11/05/2018 Eric BARADAT / AFP
Theo ghi nhận của Le Point, một hôm trước khi gặp đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại Helsinki vào trung tuần tháng Bẩy, tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một tuyên bố mà giới công nghiệp Pháp không thể quên : "Liên Hiệp Châu Âu là một kẻ thù (…) đã thực sự thủ lợi trên lưng nước Mỹ".
Đối với tạp chí Pháp, câu nói của người lãnh đạo cường quốc hàng đầu thế giới không chỉ mang tính khiêu khích, mà thực sự là "một thanh gươm Damocles đang lơ lửng trên lãnh vực quốc phòng, một mối đe dọa mang tên ITAR".
Đây là tên tắt của các Quy Định về Buôn Bán Vũ Khí Quốc Tế (International Traffic in Arms Regulations) của Hoa Kỳ, cho phép Washington nhân danh bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của Mỹ để ngăn chặn việc bán chiến đấu cơ, vệ tinh hoặc tên lửa cho một nước thứ ba, khi một trong những thành tố tạo nên thiết bị đó là của Mỹ.
Điều đáng ngại hơn, theo Le Point, là Washington có thể bất ngờ tuyên bố đưa vào danh sách cấm trong khuôn khổ quy định Itar một bộ vi mạch điện tử hay một bằng sáng chế nào đó thuộc diện dân sự, trước đó còn được mua bán tự do. Chính quyền Trump đã từng hai lần tung ra lời đe dọa này đối với Ai Cập và Qatar để tìm cách phá vỡ nỗ lực xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.
Nếu bị Mỹ cản trở, Pháp có nguy cơ bị mất hàng triệu đô la hợp đồng, trong lúc khách hàng tiềm tàng của Pháp sẽ nản chí. Vấn đề theo Le Point, là tất cả các thiết bị quân sự của Pháp (trong đó có chiến đấu cơ Rafale) đều có linh kiện trong danh sách cấm Itar của Mỹ, và việc thay thế các linh kiện này sẽ mất hàng năm trời và tốn hàng tỷ đô la.
Donald Trump không thích bị cạnh tranh
Tại sao chính quyền Trump lại tấn công vào Rafale ? Theo Le Point, đó là vì Washington đang bực tức trước một số thương vụ bán Rafale kỷ lục mà Paris vừa giành được, cạnh tranh với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.
Theo ông Pierre Razoux, thuộc Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Trường Võ Bị Pháp Insem, về số lượng xuất khẩu, Rafale, với không đầy 100 chiếc được ba nước đặt mua (Qatar, Ai Cập, Ấn Độ) thua xa F-35 đã có gần 3.000 chiếc được khoảng một chục quốc gia đặt hàng.
Vấn đề là với 3 thương vụ bán Rafale liên tiếp, Paris đang vươn lên thành phía có thể cạnh tranh với Washington, điều làm cho Mỹ không mấy hài lòng. Hoa Kỳ còn giận dữ vì Ai Cập chẳng hạn, đã đặt mua 24 chiếc Rafale của Pháp, trong khi Washington phải chi 1,3 tỷ đô la viện trợ quân sự mỗi năm cho Cairo...
Theo Le Point, cho đến giờ này, Mỹ không đánh trực tiếp vào chiếc Rafale, mà là vào loại tên lửa máy bay Pháp mang theo mà họ muốn cấm giao cho Ai Cập. Andrew Miller, nguyên cố vấn quân sự của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, đã giải thích : "Có lệnh cấm bán tên lửa như vậy cho các nước Trung Đông. Lý do là vì tại Mỹ đang có một nguyên tắc là cấm bán qua vùng Cận Đông những loại vũ khí có thể làm giảm ưu thế quân sự của Israel".
Trong trường hợp tên lửa trang bị cho máy bay Rafale mà Ai Cập đặt mua, Mỹ đã có thể ngăn chặn việc cung cấp này là vì sự hiện diện của hai linh kiện nhỏ thuộc diện Itar trong hệ thống hồng ngoại hướng dẫn tên lửa hướng tới mục tiêu.
Đối với Le Point, sự vụ trên đây chứng tỏ rằng ngành công nghiệp vũ khí Pháp quá lệ thuộc vào "Chú Sam". Do vậy, mục tiêu mà Paris phải đặt ra kể từ nay là tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ.
Harley-Davidson rời Mỹ để né trừng phạt của Châu Âu
Cũng liên quan đến Hoa Kỳ, tuần báo L’Obs đã tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của việc áp thuế qua lại Mỹ-Châu Âu đối với một cơ sở nổi tiếng là ủng hộ tổng thống Donald Trump.
Trong một phóng sự dài, phóng viên tuần báo L’Obs tại Mỹ đã xuống đến tận cơ xưởng sản xuất loại mô tô huyền thoại Harley–Davidson, ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin để xem tình hình ra sao. Loại xe mang tính biểu tượng của nước Mỹ, rất được ông Trump tán dương, đã bị Liên Hiệp Châu Âu chọn là đối tượng áp thuế, để trả đũa lại việc chính quyền Mỹ đánh thuế trên nhôm thép đến từ Châu Âu.
Sau quyết định của Châu Âu, quan hệ gắn kết trước đó giữa Trump và Harley-Davidson đã sứt mẻ. Vấn đề đã được L’Obs nêu lại một cách rõ ràng : Với quyết định áp thuế của Châu Âu để trả đũa thuế của Mỹ, giá của loại mô tô này – vốn đã rất đắt – đã vọt lên cực cao, đến mức khó thể với tới được ở Châu Âu…
Để khỏi bị "dán mác" sản phẩm chế tạo tại Hoa Kỳ và bị áp thuế tại Châu Âu, Harley-Davidson đã quyết định sản xuất ở ngoài nước Mỹ các loại xe bán sang Châu Âu… điều làm tổng thống Mỹ bất bình không ít.
Maroc : Dấu hiệu đáng lo về một mùa xuân Ả Rập thứ hai
Vương quốc Maroc đang bị một cuộc khủng hoảng xã hội bất ngờ đã biến thành khủng hoảng chính trị. Tạp chí Le Point so sánh phong trào chống đối đang diễn ra ở Maroc với "một mùa xuân Ả Rập kiểu mới" đang lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội.
Đây là phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hóa để phản đối đời sống đắt đỏ, lan nhanh trên các mạng xã hội và đạt kết quả ngoạn mục nhưng đáng lo ngại đối với chế độ.
Hashtags, hình ảnh, video, website…, tất cả các phương tiện Internet đều được sử dụng để chống lại tập đoàn thực phẩm Centrale Danone. Nhưng qua tập đoàn này dường như là nước Pháp bị nhắm. Bên cạnh còn có dây chuyền trạm xăng Afriquia SMDC của một nhân vật thân cận với quốc vương Maroc Mohamed VI ; và nhãn hiệu nước uống Sidi Ali mà người phụ nữ lãnh đạo được xem như là phụ nữ quyền thế nhất của thế giới Ả Rập và Châu Phi.
Ba tập đoàn ở vị thế thống lĩnh trong địa hạt của mình đã bị mất tiền không ít…, một lời cảnh cáo không thể xem nhẹ đối với quốc vương Maroc, khiến ông đã phải tuyên bố rất lo ngại trước tình hình xã hội trong vương quốc và công nhận là "có điều gì đó vẫn thiếu sót trong lãnh vực xã hội". Bộ trưởng kinh tế và tài chính Maroc đã bị cách chức.
Tuy nhiên, Le Point đã nhìn thấy "Maroc là nước bất bình đẳng nhất Bắc Phi" và "hành động tẩy chay - nêu bật tất cả những khiếm khuyết của Maroc đương đại – đã vang lên như một lời kêu gọi tuyệt vọng là phải mạnh dạn cải tổ. Nếu không thì dân chúng có thể sẽ tìm cho mình những phương thức hành động khác".
Vụ Benalla : Cựu bộ trưởng nội vụ Pháp từng cảnh báo ê kíp của Macron
Về nguyên trợ lý an ninh của tổng thống Pháp, nhân vật trung tâm trong khủng hoảng chính trị tại Pháp hạ tuần tháng 7 vừa qua, L’Express đã nêu thêm một yếu tố mới.
Theo ông Daniel Vaillant, cựu bộ trưởng nội vụ Pháp thuộc đảng Xã Hội, khi được tin là Benalla gia nhập phong trào Cộng Hòa Tiến Bước (La République En Marche) ông đã tìm cách báo cho ê kíp của ứng cử viên tổng thống Macron về nguy cơ người phụ trách an ninh của họ lại "chệch đường". Thế nhưng hai quan chức của En Marche là Richard Ferrand và Stéphane Séjourné đã không hề trả lời.
Cựu bộ trưởng của nguyên thủ tướng Lionel Jospin đã bình luận : "Cần phải cảnh giác với một số chiến lợi phẩm".
Pháp : Chân dung giới tân trí thức "nhiều chuyện", cái gì cũng có ý kiến !
Như nói ở trên, L'Express đã dành hồ sơ trang bìa cho giới được tờ báo gọi là "Những trí thức thích nổi". Hàng tựa ghép hai từ intellos, trí thức, và people, tức là những người nổi tiếng, đi kèm theo ảnh của ba nhân vật Raphaël Enthoven, Natacha Polony và Raphaël Glucksmann, với lời chú thích : "Họ đẹp, họ xuất hiện trên mọi trường quay truyền hình, và họ đã đọc (sách của triết gia) Kant".
Đối với L’Express, các nhà "trí thức mới" này, trong đó có thêm Cynthia Fleury và Vincent Cespedes, quả là có kiến thức, nhưng liệu họ có sử dụng các kiến thức đó một cách tốt nhất hay không, đó là câu hỏi được đặt ra.
L’Express ghi nhận rằng những nhà "tân trí thức này chuyện gì cũng xen vào, cũng đưa ra những tham chiếu lý thuyết, chắc chắn có giá trị nhưng cũng kèm theo những lời khẳng định quan điểm ồn ào".
Các cặp đôi quyền lực
Tương tự như đồng nghiệp L’Express, tuần báo L’Obs trên trang bìa cũng chú ý đến giới "nổi tiếng", nhưng tập trung vào các "Cặp đôi quyền lực".
Dưới hàng tựa dùng từ gốc tiếng Anh "Power Couples", tuần báo đã định nghĩa ngắn gọn thế nào là cặp đôi quyền lực bằng ba từ ngữ : "tình yêu, danh vọng và ảnh hưởng", với ảnh trên trang bìa của cặp đôi nổi tiếng tại Pháp hiện nay : nghệ sĩ hài Jamel Debouzze và nữ đạo diễn điện ảnh Mélissa Theuriau.
Theo giải thích của L’Obs, đây là một hiện tượng xuất xứ từ Mỹ, nhưng ngày càng lan rộng khắp nơi. Tuần báo Pháp đã minh họa bằng ví dụ của cặp đôi Mỹ nổi tiếng hiện nay là nữ ca sĩ Beyoncé và người đồng hành là nam ca sĩ rap Jay Z.
Vừa giầu có, với tài sản gần một tỷ đô la, vừa có tài thu phục nhân tâm, quan tâm rất nhiều đến các vấn đề xã hội, cặp đôi này nổi tiếng đến nỗi mà ngay cả hai ông bà Obama, cựu tổng thống Mỹ, mới đây cũng đến tham dự và nhẩy múa sôi động nhân một sự kiện do Beyoncé tổ chức.
Điều lý thú là L’Obs đã tóm lược nguyên tắc sống của những cặp đôi quyền lực này dưới dạng thức 7 điều răn, mà ở vị trí số một là phải nhất thiết "bảo vệ cuộc sống riêng tư".
500 năm sau, thiên tài Ý Leonardo da Vinci vẫn đáng được học hỏi
Ghi nhận chính của Le Point là 500 năm sau ngày qua đời, thiên tài của thời kỳ Phục Hưng tại Châu Âu, tác giả bức họa La Joconde (Nàng Mona Lisa) nổi tiếng, vẫn còn có thể dạy ta rất nhiều điều. : Sự nghiệp của Leonardo da Vinci, nghệ thuật của ông, các phát minh của ông chứa đựng hàng ngàn bài học mà người thời nay vẫn học được, đặc biệt trong bối cảnh thời đại của chúng ta giống thời Phục Hưng trong nhiều khia cạnh : đang có nhiều biến động, thay đổi, làm dấy lên cả hy vọng lẫn sợ hãi khi phải đối mặt với những điều chưa từng thấy.
Theo Le Point, có thể nói đến 4 bài học chính của Leonardo Da Vinci : 1. Quan sát mọi sự, không loại trừ bất kỳ cái gì ; 2. Xóa nhòa mọi đường viền ; 3. Không ngừng tiến bước ; 4. Sáng tạo ra những khoảng khắc bất ngờ.
Thuốc lá của ngày mai
Trong địa hạt xã hội, trong bài "Khi những nhà sản xuất thuốc lá hun khói chúng ta", tuần báo L’Express nêu bật nỗ lực của giới công nghiệp thuốc lá trong việc tìm sản phẩm mới thay thuốc lá truyền thống bị đẩy lùi khắp nơi.
Theo ghi nhận của L’Express, vốn không phải là loại người ngồi yên nhìn sự nghiệp kinh doanh của mình tan thành mây khói mà không làm gì cả, giới lãnh đạo ngành thuốc lá đã bắt các kỹ sư cũng như ê kíp marketing của họ làm việc ngày đêm. Và kết quả là thuốc lá hâm nóng đã ra đời.
Tạp chí Pháp nêu lại trang quảng cáo khó thể tưởng tượng được trên các báo Anh Quốc, trong đó chủ tịch tập đoàn Philip Morris viết rằng : "Chúng tôi chỉ có thể ghi nhận một lợi ích thật sự cho sức khỏe công cộng khi nào mà một số đông chuyển từ thuốc điếu sang sản phẩm tốt hơn".
Sản phẩm tốt hơn này, theo ông, là thuốc lá hâm nóng. Để thưởng thức loại sản phẩm này thì phải mua một thiết bị đặc biệt, một loại bút dáng vẻ đơn thuần, không vượt quá 250 độ đốt nóng để tránh đốt cháy thuốc lá khi lên đến 900 độ.
Ở bên trong điếu thuốc lá hâm nóng này có một thanh phát nhiệt giống như may so dùng để hâm nóng mà không đốt cháy một mồi thuốc lá nén, làm tiết ra hương vị của thuốc lá dưới dạng hơi, nhưng bớt đi được từ 90 đến 95% chất độc so với thuốc điếu thông thường, theo như khẳng định của Philip Morris.
Đây là lập luận các nhà sản xuất thuốc lá, vốn đã bị sững sờ trước thành công bất ngờ của thuốc lá điện tử. Thế nhưng giới y khoa vẫn không mấy tin tưởng.
Philip Moris đã bán ra sản phẩm gọi là "tốt hơn" này tại khoảng 30 quốc gia dưới tên Iqos.
Trọng Nghĩa
Donald Trump đưa chiến đấu cơ Rafale của Pháp vào tầm nhắm
Không khí hè hầu như bao trùm toàn bộ các tuần báo Pháp thượng tuần tháng 8/2018, với các trang bìa nhẹ nhàng : L’Express nói về "Những trí thức thích nổi – Les Intellos people", L’Obs đề cập đến "Những cặp đôi quyền lực – Les "Power Couples", trong lúc Le Point dành trang bìa cho thiên tài Ý Leonardo da Vinci.
Ở các trang trong, đáng chú ý nhất có lẽ là bài trên Le Point mang tựa đề : "Vì sao Trump đánh vào chiến đấu cơ Rafale (của Pháp) ?"
111111111111111111
Chiến đấu cơ Rafale thuộc Hải Quân Pháp hạ cánh xuống tàu sân bay Mỹ USS George H.W. Bush, trong một cuộc tập trận chung với Hải Quân Mỹ ngày 11/05/2018 Eric BARADAT / AFP
Theo ghi nhận của Le Point, một hôm trước khi gặp đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại Helsinki vào trung tuần tháng Bẩy, tổng thống Mỹ Donald Trump đã có một tuyên bố mà giới công nghiệp Pháp không thể quên : "Liên Hiệp Châu Âu là một kẻ thù (…) đã thực sự thủ lợi trên lưng nước Mỹ".
Đối với tạp chí Pháp, câu nói của người lãnh đạo cường quốc hàng đầu thế giới không chỉ mang tính khiêu khích, mà thực sự là "một thanh gươm Damocles đang lơ lửng trên lãnh vực quốc phòng, một mối đe dọa mang tên ITAR".
Đây là tên tắt của các Quy Định về Buôn Bán Vũ Khí Quốc Tế (International Traffic in Arms Regulations) của Hoa Kỳ, cho phép Washington nhân danh bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của Mỹ để ngăn chặn việc bán chiến đấu cơ, vệ tinh hoặc tên lửa cho một nước thứ ba, khi một trong những thành tố tạo nên thiết bị đó là của Mỹ.
Điều đáng ngại hơn, theo Le Point, là Washington có thể bất ngờ tuyên bố đưa vào danh sách cấm trong khuôn khổ quy định Itar một bộ vi mạch điện tử hay một bằng sáng chế nào đó thuộc diện dân sự, trước đó còn được mua bán tự do. Chính quyền Trump đã từng hai lần tung ra lời đe dọa này đối với Ai Cập và Qatar để tìm cách phá vỡ nỗ lực xuất khẩu máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.
Nếu bị Mỹ cản trở, Pháp có nguy cơ bị mất hàng triệu đô la hợp đồng, trong lúc khách hàng tiềm tàng của Pháp sẽ nản chí. Vấn đề theo Le Point, là tất cả các thiết bị quân sự của Pháp (trong đó có chiến đấu cơ Rafale) đều có linh kiện trong danh sách cấm Itar của Mỹ, và việc thay thế các linh kiện này sẽ mất hàng năm trời và tốn hàng tỷ đô la.
Donald Trump không thích bị cạnh tranh
Tại sao chính quyền Trump lại tấn công vào Rafale ? Theo Le Point, đó là vì Washington đang bực tức trước một số thương vụ bán Rafale kỷ lục mà Paris vừa giành được, cạnh tranh với chiến đấu cơ F-35 của Mỹ.
Theo ông Pierre Razoux, thuộc Học Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Trường Võ Bị Pháp Insem, về số lượng xuất khẩu, Rafale, với không đầy 100 chiếc được ba nước đặt mua (Qatar, Ai Cập, Ấn Độ) thua xa F-35 đã có gần 3.000 chiếc được khoảng một chục quốc gia đặt hàng.
Vấn đề là với 3 thương vụ bán Rafale liên tiếp, Paris đang vươn lên thành phía có thể cạnh tranh với Washington, điều làm cho Mỹ không mấy hài lòng. Hoa Kỳ còn giận dữ vì Ai Cập chẳng hạn, đã đặt mua 24 chiếc Rafale của Pháp, trong khi Washington phải chi 1,3 tỷ đô la viện trợ quân sự mỗi năm cho Cairo...
Theo Le Point, cho đến giờ này, Mỹ không đánh trực tiếp vào chiếc Rafale, mà là vào loại tên lửa máy bay Pháp mang theo mà họ muốn cấm giao cho Ai Cập. Andrew Miller, nguyên cố vấn quân sự của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, đã giải thích : "Có lệnh cấm bán tên lửa như vậy cho các nước Trung Đông. Lý do là vì tại Mỹ đang có một nguyên tắc là cấm bán qua vùng Cận Đông những loại vũ khí có thể làm giảm ưu thế quân sự của Israel".
Trong trường hợp tên lửa trang bị cho máy bay Rafale mà Ai Cập đặt mua, Mỹ đã có thể ngăn chặn việc cung cấp này là vì sự hiện diện của hai linh kiện nhỏ thuộc diện Itar trong hệ thống hồng ngoại hướng dẫn tên lửa hướng tới mục tiêu.
Đối với Le Point, sự vụ trên đây chứng tỏ rằng ngành công nghiệp vũ khí Pháp quá lệ thuộc vào "Chú Sam". Do vậy, mục tiêu mà Paris phải đặt ra kể từ nay là tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ.
Harley-Davidson rời Mỹ để né trừng phạt của Châu Âu
Cũng liên quan đến Hoa Kỳ, tuần báo L’Obs đã tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của việc áp thuế qua lại Mỹ-Châu Âu đối với một cơ sở nổi tiếng là ủng hộ tổng thống Donald Trump.
Trong một phóng sự dài, phóng viên tuần báo L’Obs tại Mỹ đã xuống đến tận cơ xưởng sản xuất loại mô tô huyền thoại Harley–Davidson, ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin để xem tình hình ra sao. Loại xe mang tính biểu tượng của nước Mỹ, rất được ông Trump tán dương, đã bị Liên Hiệp Châu Âu chọn là đối tượng áp thuế, để trả đũa lại việc chính quyền Mỹ đánh thuế trên nhôm thép đến từ Châu Âu.
Sau quyết định của Châu Âu, quan hệ gắn kết trước đó giữa Trump và Harley-Davidson đã sứt mẻ. Vấn đề đã được L’Obs nêu lại một cách rõ ràng : Với quyết định áp thuế của Châu Âu để trả đũa thuế của Mỹ, giá của loại mô tô này – vốn đã rất đắt – đã vọt lên cực cao, đến mức khó thể với tới được ở Châu Âu…
Để khỏi bị "dán mác" sản phẩm chế tạo tại Hoa Kỳ và bị áp thuế tại Châu Âu, Harley-Davidson đã quyết định sản xuất ở ngoài nước Mỹ các loại xe bán sang Châu Âu… điều làm tổng thống Mỹ bất bình không ít.
Maroc : Dấu hiệu đáng lo về một mùa xuân Ả Rập thứ hai
Vương quốc Maroc đang bị một cuộc khủng hoảng xã hội bất ngờ đã biến thành khủng hoảng chính trị. Tạp chí Le Point so sánh phong trào chống đối đang diễn ra ở Maroc với "một mùa xuân Ả Rập kiểu mới" đang lan truyền nhanh chóng trên các mạng xã hội.
Đây là phong trào kêu gọi tẩy chay hàng hóa để phản đối đời sống đắt đỏ, lan nhanh trên các mạng xã hội và đạt kết quả ngoạn mục nhưng đáng lo ngại đối với chế độ.
Hashtags, hình ảnh, video, website…, tất cả các phương tiện Internet đều được sử dụng để chống lại tập đoàn thực phẩm Centrale Danone. Nhưng qua tập đoàn này dường như là nước Pháp bị nhắm. Bên cạnh còn có dây chuyền trạm xăng Afriquia SMDC của một nhân vật thân cận với quốc vương Maroc Mohamed VI ; và nhãn hiệu nước uống Sidi Ali mà người phụ nữ lãnh đạo được xem như là phụ nữ quyền thế nhất của thế giới Ả Rập và Châu Phi.
Ba tập đoàn ở vị thế thống lĩnh trong địa hạt của mình đã bị mất tiền không ít…, một lời cảnh cáo không thể xem nhẹ đối với quốc vương Maroc, khiến ông đã phải tuyên bố rất lo ngại trước tình hình xã hội trong vương quốc và công nhận là "có điều gì đó vẫn thiếu sót trong lãnh vực xã hội". Bộ trưởng kinh tế và tài chính Maroc đã bị cách chức.
Tuy nhiên, Le Point đã nhìn thấy "Maroc là nước bất bình đẳng nhất Bắc Phi" và "hành động tẩy chay - nêu bật tất cả những khiếm khuyết của Maroc đương đại – đã vang lên như một lời kêu gọi tuyệt vọng là phải mạnh dạn cải tổ. Nếu không thì dân chúng có thể sẽ tìm cho mình những phương thức hành động khác".
Vụ Benalla : Cựu bộ trưởng nội vụ Pháp từng cảnh báo ê kíp của Macron
Về nguyên trợ lý an ninh của tổng thống Pháp, nhân vật trung tâm trong khủng hoảng chính trị tại Pháp hạ tuần tháng 7 vừa qua, L’Express đã nêu thêm một yếu tố mới.
Theo ông Daniel Vaillant, cựu bộ trưởng nội vụ Pháp thuộc đảng Xã Hội, khi được tin là Benalla gia nhập phong trào Cộng Hòa Tiến Bước (La République En Marche) ông đã tìm cách báo cho ê kíp của ứng cử viên tổng thống Macron về nguy cơ người phụ trách an ninh của họ lại "chệch đường". Thế nhưng hai quan chức của En Marche là Richard Ferrand và Stéphane Séjourné đã không hề trả lời.
Cựu bộ trưởng của nguyên thủ tướng Lionel Jospin đã bình luận : "Cần phải cảnh giác với một số chiến lợi phẩm".
Pháp : Chân dung giới tân trí thức "nhiều chuyện", cái gì cũng có ý kiến !
Như nói ở trên, L'Express đã dành hồ sơ trang bìa cho giới được tờ báo gọi là "Những trí thức thích nổi". Hàng tựa ghép hai từ intellos, trí thức, và people, tức là những người nổi tiếng, đi kèm theo ảnh của ba nhân vật Raphaël Enthoven, Natacha Polony và Raphaël Glucksmann, với lời chú thích : "Họ đẹp, họ xuất hiện trên mọi trường quay truyền hình, và họ đã đọc (sách của triết gia) Kant".
Đối với L’Express, các nhà "trí thức mới" này, trong đó có thêm Cynthia Fleury và Vincent Cespedes, quả là có kiến thức, nhưng liệu họ có sử dụng các kiến thức đó một cách tốt nhất hay không, đó là câu hỏi được đặt ra.
L’Express ghi nhận rằng những nhà "tân trí thức này chuyện gì cũng xen vào, cũng đưa ra những tham chiếu lý thuyết, chắc chắn có giá trị nhưng cũng kèm theo những lời khẳng định quan điểm ồn ào".
Các cặp đôi quyền lực
Tương tự như đồng nghiệp L’Express, tuần báo L’Obs trên trang bìa cũng chú ý đến giới "nổi tiếng", nhưng tập trung vào các "Cặp đôi quyền lực".
Dưới hàng tựa dùng từ gốc tiếng Anh "Power Couples", tuần báo đã định nghĩa ngắn gọn thế nào là cặp đôi quyền lực bằng ba từ ngữ : "tình yêu, danh vọng và ảnh hưởng", với ảnh trên trang bìa của cặp đôi nổi tiếng tại Pháp hiện nay : nghệ sĩ hài Jamel Debouzze và nữ đạo diễn điện ảnh Mélissa Theuriau.
Theo giải thích của L’Obs, đây là một hiện tượng xuất xứ từ Mỹ, nhưng ngày càng lan rộng khắp nơi. Tuần báo Pháp đã minh họa bằng ví dụ của cặp đôi Mỹ nổi tiếng hiện nay là nữ ca sĩ Beyoncé và người đồng hành là nam ca sĩ rap Jay Z.
Vừa giầu có, với tài sản gần một tỷ đô la, vừa có tài thu phục nhân tâm, quan tâm rất nhiều đến các vấn đề xã hội, cặp đôi này nổi tiếng đến nỗi mà ngay cả hai ông bà Obama, cựu tổng thống Mỹ, mới đây cũng đến tham dự và nhẩy múa sôi động nhân một sự kiện do Beyoncé tổ chức.
Điều lý thú là L’Obs đã tóm lược nguyên tắc sống của những cặp đôi quyền lực này dưới dạng thức 7 điều răn, mà ở vị trí số một là phải nhất thiết "bảo vệ cuộc sống riêng tư".
500 năm sau, thiên tài Ý Leonardo da Vinci vẫn đáng được học hỏi
Ghi nhận chính của Le Point là 500 năm sau ngày qua đời, thiên tài của thời kỳ Phục Hưng tại Châu Âu, tác giả bức họa La Joconde (Nàng Mona Lisa) nổi tiếng, vẫn còn có thể dạy ta rất nhiều điều. : Sự nghiệp của Leonardo da Vinci, nghệ thuật của ông, các phát minh của ông chứa đựng hàng ngàn bài học mà người thời nay vẫn học được, đặc biệt trong bối cảnh thời đại của chúng ta giống thời Phục Hưng trong nhiều khia cạnh : đang có nhiều biến động, thay đổi, làm dấy lên cả hy vọng lẫn sợ hãi khi phải đối mặt với những điều chưa từng thấy.
Theo Le Point, có thể nói đến 4 bài học chính của Leonardo Da Vinci : 1. Quan sát mọi sự, không loại trừ bất kỳ cái gì ; 2. Xóa nhòa mọi đường viền ; 3. Không ngừng tiến bước ; 4. Sáng tạo ra những khoảng khắc bất ngờ.
Thuốc lá của ngày mai
Trong địa hạt xã hội, trong bài "Khi những nhà sản xuất thuốc lá hun khói chúng ta", tuần báo L’Express nêu bật nỗ lực của giới công nghiệp thuốc lá trong việc tìm sản phẩm mới thay thuốc lá truyền thống bị đẩy lùi khắp nơi.
Theo ghi nhận của L’Express, vốn không phải là loại người ngồi yên nhìn sự nghiệp kinh doanh của mình tan thành mây khói mà không làm gì cả, giới lãnh đạo ngành thuốc lá đã bắt các kỹ sư cũng như ê kíp marketing của họ làm việc ngày đêm. Và kết quả là thuốc lá hâm nóng đã ra đời.
Tạp chí Pháp nêu lại trang quảng cáo khó thể tưởng tượng được trên các báo Anh Quốc, trong đó chủ tịch tập đoàn Philip Morris viết rằng : "Chúng tôi chỉ có thể ghi nhận một lợi ích thật sự cho sức khỏe công cộng khi nào mà một số đông chuyển từ thuốc điếu sang sản phẩm tốt hơn".
Sản phẩm tốt hơn này, theo ông, là thuốc lá hâm nóng. Để thưởng thức loại sản phẩm này thì phải mua một thiết bị đặc biệt, một loại bút dáng vẻ đơn thuần, không vượt quá 250 độ đốt nóng để tránh đốt cháy thuốc lá khi lên đến 900 độ.
Ở bên trong điếu thuốc lá hâm nóng này có một thanh phát nhiệt giống như may so dùng để hâm nóng mà không đốt cháy một mồi thuốc lá nén, làm tiết ra hương vị của thuốc lá dưới dạng hơi, nhưng bớt đi được từ 90 đến 95% chất độc so với thuốc điếu thông thường, theo như khẳng định của Philip Morris.
Đây là lập luận các nhà sản xuất thuốc lá, vốn đã bị sững sờ trước thành công bất ngờ của thuốc lá điện tử. Thế nhưng giới y khoa vẫn không mấy tin tưởng.
Philip Moris đã bán ra sản phẩm gọi là "tốt hơn" này tại khoảng 30 quốc gia dưới tên Iqos.
Bắc Triều Tiên - Mỹ : Lớp sơn bề ngoài đã vỡ
Bên cạnh những chủ đề liên quan đến nước Pháp như tăng trưởng có dấu hiệu "chững lại", "chỉ tiêu 2% thêm xa vời" hay tập đoàn hàng không Air France vẫn ráo riết tìm lãnh đạo, các tờ báo Pháp ngày 09/08/2018 đưa độc giả đi một vòng Châu Á. Đáng chú ý có bài "Hồi kết của tuần trăng mật Mỹ- Bắc Triều Tiên ?".
Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại khách sạn Capella Hotel, đảo Sentosa, Singapore, ngày 12/6/2018.Ảnh : Susan Walsh/Pool via Reuters/File Photo
"Vết sơn bên ngoài, sớm muộn gì cũng có vết rạn chân chim". Le Figaro mở đầu bài báo mang tựa đề "Washington hết kiên nhẫn với Bình Nhưỡng" như trên. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cách nay hai hôm phải nhìn nhận rằng, đến nay, Bắc Triều Tiên " không đưa ra các biện pháp cần thiết để giải trừ hạt nhân". Ông nói thêm tới nay Hoa Kỳ vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt chế độ Kim Jong-un. Lời lẽ này thể hiện một thực tế phũ phàng : "Donald Trump bị đánh lừa" như một nhà báo của tờ Washington Post ghi nhận.
Theo cơ quan tình báo Mỹ và một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, Bình Nhưỡng chưa đình chỉ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Bắc Triều Tiên tiếp tục vi phạm lệnh cấm vận quốc tế.
Tuy nhiên báo Le Figaro đánh giá từ sau thượng đỉnh Kim-Trump tại Singapore, Bắc Kinh đã bán dầu hỏa trở lại cho nước láng giềng sát cạnh, du khách Trung Quốc đông đảo hơn chung quanh khu vực phía nam sông Áp Lục, con sông chia cách Trung Quốc với Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên xuất khẩu lao động trở lại sang Nga và Trung Quốc, đến nỗi mà ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo phải lên tiếng kêu gọi Moskva tôn trọng nghị quyết 2375 của Liên Hiệp Quốc.
Đối thoại giữa ngoại trưởng Pompeo với các giới chức lãnh đạo ở Bình Nhưỡng không được như Washington mong muốn.
Le Figaro cho rằng còn quá sớm để kết luận tiến trình phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên một lần nữa thất bại, nhưng quả thực đây là "một công trình dài hơi". Tờ báo mượn lời hai chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Brookings Institution của Mỹ để kết luận : "Muốn đàm phán thì cần có những lá chủ bài trong tay. Tổng thống Trump tại thượng đỉnh Singapore đã thả tất cả những con bài đó, xem cuộc gặp này là một màn trình diễn, thay vì một cơ hội để đặt nền tảng cho các cuộc thương lượng nhằm phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên".
Vỡ đập thủy điện, Lào nhẽ ra tránh được tai họa
Nhà báo Bruno Philippe trên tờ Le Monde trở lại với thảm họa vỡ đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoi tại Lào, một tai họa "có thể tránh khỏi".
Hơn hai tuần sau vụ vỡ đập, một ngàn người vẫn bặt vô am tín, nhưng chính quyền vẫn bám vào hai con số chính thức : 31 người tử vong và 130 người mất tích. Vụ vỡ đập hôm 23 tháng 7 là tai nạn nghiêm trọng đầu tiên và sẽ còn những thảm hỏa khác nữa đe dọa dân Lào.
Sự kiện vừa qua phơi bày ra ánh sáng những sai lầm trong chính sách năng lượng của Lào. Vientiane muốn biến đất nước khép kín này thành "bình điện của Đông Nam Á". 51 đập thủy điện đã hoàn tất, 46 đập khác đang được xây thêm. Đại đa số các công trình ấy đều có bàn tay Trung Quốc. Thế nhưng đập Xe Pian - Xe Namnoi là một chương trình hợp tác giữa chính phủ Lào, với hai đối tác Hàn Quốc và một của Thái Lan.
Phản ứng đầu tiên của Vientiane là đổ lỗi cho "mưa lũ" gây ra tai nạn, nhưng giả thuyết này đã lập tức bị các chuyên gia bác bỏ. Họ chứng minh rằng, công trình xây dựng đập với chất lượng quá tồi cộng thêm với việc quản lý nước trong các bể chứa quá kém cỏi đã gây ra thảm họa.
Nói cách khác, vụ vỡ đập vừa qua là do lỗi của con người gây nên, mà điều đó nhẽ ra có thể tránh được. Thêm một thiếu sót nghiêm trọng thứ ba, là khi xây đập, không ai quan tâm đến việc lắp đặt một hệ thống báo động, để dân làng kịp sơ tán. Tại sao dân cư trong vùng không được thông báo cho dù đã phát hiện vết nứt tại đập ? Báo chí ở Vientiane không được tự do đưa tin, nhưng trên các trang mạng xã hội ở Lào, đây đang là chủ đề nóng bỏng.
Tán gia bại sản vì cho vay trên mạng
Trang kinh tế của Le Figaro chú ý đến hoàn cảnh của "hàng triệu người Trung Quốc khánh tận vì cho vay trên mạng".
Cuối tháng 6/2018 giám đốc điều hành trang mạng Tangxiaoseng bị bắt, 500 triệu euro do tổ chức này "quản lý" đã bốc hơi. Một đám đông tụ tập trước đồn cảnh sát ở Thượng Hải đòi được bồi thường và họ đã bị công an tống lên xe đưa đi nơi khác.
Một phụ nữ 47 tuổi nói với phóng viên của Le Figaro bà đã mất 45.000 euro. Như rất nhiều các nạn nhân khác, bà từng được cho ăn bánh vẽ, với hứa hẹn 12% tiền lãi, tức là với mức lời cao gấp bốn lần so với của ngân hàng.
Từ đầu tháng 7/2018 Trung Quốc đóng cửa khoảng 160 website tín dụng hoạt động theo kiểu peer to peer, tức là giữa các tư nhân cho nhau vay tiền. Gần 4 triệu chủ nợ trắng tay ; 150 tỷ euro không cánh mà bay. Khoảng một chục ngàn nạn nhân các vụ cho vay trên mạng này kêu gọi chính quyền can thiệp. Bắc Kinh im lặng.
Ấn Độ, mảnh đất màu mỡ của Ikea
Báo La Croix đưa độc giả đến Hyderabad miền nam Ấn Độ. Đây là nơi nhà cung cấp đồ nội thất Ikea khai trương cửa hàng đầu tiên. Hãng Thụy Điển dự trù sẽ mở 25 cửa hàng tại quốc gia Nam Á này trước năm 2025.
Mumbai, Bangalore hay New Delhi là những địa điểm đầy hứa hẹn. Trước mắt, cửa hiệu đầu tiên ở Hyderabad trải rộng trên diện tích 37.000 mét vuông, tuyển dụng 850 nhân viên để phục vụ 7 triệu khách hàng mỗi năm. Chưa kể là hiệu ăn của Ikea tại đây có đến 1.000 chỗ ngồi.
Vậy Hyderabad, thuộc bang Telangana có những lợi thế nào để trở thành bệ phóng cho Ikea bắt rễ vào Ấn Độ ? Chuyên gia kinh tế Jean-Joseph Boillot, được La Croix trích dẫn, giải thích : bang này đã nới lỏng bộ luật đầu tư nước ngoài, đã xây dựng cả một hệ thống giao thông hiện đại từ hơn hai thập niên qua. Đây cũng là nơi mà mức lương trung bình có thể cao hơn đến 20 lần so với lương trung bình ở Ấn Độ. Hyderabad là "điểm then chốt để Ikea chinh phục tầng lớp trung lưu Ấn Độ", chiếm từ 10 cho đến 30 % dân số của cả nước.
Ikea hiện đang có trên 400 cửa hàng tại 49 quốc gia. Doanh thu năm 2017 lên tới 37 tỷ euro. Đức, Mỹ, Pháp là ba thị trường lớn nhất của tập đoàn này. Ikea đã chen chân vào Trung Quốc.
Rượu cognac và những thăng trầm trong quan hệ quốc tế
Trước khi đóng lại các trang báo Paris mùa hè, xin điểm qua bài "Địa chính trị của rượu cognac" trên Le Monde. Xưa kia văn hào Victor Hugo từng gọi cognac là rượu dành cho những vị tiên ở Thiên Cung. Điều đã được kiểm chứng qua hàng trăm năm lịch sử.
Là một đặc sản của vùng tây nam nước Pháp, nơi có con sông Charente chảy qua, từ cuối thế kỷ thứ 17, rượu cognac đã làm mê hoặc lòng người. Ngày này, cognac là người bạn đồng hành với những thành phần giàu có mới nổi trên thế giới. Bốn nhà cung cấp loại rượu mạnh này thống lĩnh thị trường tại 130 quốc gia, xuất khẩu 203 triệu chai trong năm qua, đem về 3,7 tỷ euro cho nước Pháp. 98 % sản phẩm là để phục vụ khách hàng ở hải ngoại.
Năm 1783 các nhà sản xuất cognac xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Bắc Mỹ. Trung Quốc bắt đầu bị loại rượu có màu vàng mật ong này chinh phục và đã đặt hàng trong một hóa đơn đề năm 1858.
Tiếp theo đó, Nam Dương, Đông Dương và Đại Hàn đã lần lượt trở thành khách hàng của các nhà sản xuất cognac... Trong thời kỳ Cách Mạng Pháp 1789, giao thương bị gián đoạn, nhưng rồi các nhà sản xuất ở vùng Charente đã tập trung vào thị trường Anh.
Bước sang thế kỷ 20 rượu cognac "đổ bộ" sang Mỹ, cạnh tranh với whisky của Hoa Kỳ. Năm 1991 khi Liên Xô sụp đổ, các tay nhà giàu mới tại Moskva chuộng cognac, biến những chai rượu Pháp này thành biểu tượng của thành công. Những người sành điệu thậm chí còn đặt các hãng pha lê nổi tiếng của Pháp như Baccarat hay Cristal de Sèvre để có được những chai rượu độc đáo, với hình dáng xứng đáng là một tác phẩm nghệ thuật.
Đến đầu những năm 2000, thì người sang trọng và quý phái Trung Quốc chuộng cognac trên 20 năm tuổi và uống loại rượu mạnh này trong bữa ăn. Đã có biết bao nhiêu chai cognac được đem đi biếu các quan chức ở Thượng Hải, Thẩm Quyến ? Nhưng đến 2013, chính sách "đả hổ diệt ruồi" bài trừ tham nhũng của ông Tập Cận Bình đã kiến ngành xuất khẩu cognac Pháp lao đao.
Thách thức giờ đây đối với các nhà sản xuất là chính sách bảo hộ của Mỹ. Đến khi nào thì chính quyền Trump tăng thuế nhập khẩu cognac vào Hoa Kỳ ?
Thanh Hà
Đọ sức thương mại với Mỹ : Bắc Kinh dè dặt do sợ lãnh đòn nặng
Mỹ tái áp đặt trừng phạt kinh tế Iran, Luân Đôn cáo buộc Paris làm suy yếu vị thế trung tâm tài chính của Anh Quốc, vua đầu bếp Pháp Joel Robuchon qua đời là một số tít lớn trang nhất các báo hôm nay.
Đồng đô la Mỹ và đồng nhân dân tệ Trung Quốc. Reuters/Thomas White
Về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Le Monde có bài phân tích về các phản ứng rất dè dặt từ phía Bắc Kinh, trước viễn cảnh Trung Quốc chịu nhiều tổn thất nặng nề, xét về "trung hạn".
Bài "Thương mại : Trung Quốc chưa muốn xung trận" của Le Monde mở đầu với nhận định "Bắc Kinh đang bị kẹp giữa hai gọng kìm". Một mặt, chắc chắn Trung Quốc không thể làm thinh trước các đe dọa tăng thuế với 200 tỉ đô la hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc của Mỹ. Ngày 3/8 vừa qua, Bắc Kinh đã trả lời bằng các biện pháp đánh thuế 60 tỉ đô la hàng Mỹ. Tuy nhiên, cùng lúc đó, Trung Quốc cũng hiểu rằng không thể địch lại với chính quyền Donald Trump trong cuộc chạy đua gia tăng trừng phạt hàng hóa nhập khẩu.
Lý do đơn giản là Trung Quốc chỉ nhập khẩu có 130 tỉ đô la hàng hóa Mỹ hàng năm, trong lúc Hoa Kỳ nhập đến 550 tỉ đô la hàng Trung Quốc.
Chênh lệnh rất lớn này buộc Bắc Kinh phản ứng rất chừng mực. Bộ Thương mại Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ trả đũa "về mặt số lượng", nhưng đồng thời cả "về mặt chất lượng". "Về mặt chất lượng" có nghĩa là, không chỉ hàng xuất khẩu Mỹ, mà cả các doanh nghiệp Mỹ làm ăn tại Trung Quốc cũng sẽ là đối tượng trừng phạt.
Thế nhưng trên thực tế, chưa có gì cho thấy Bắc Kinh thực sự làm đúng như nói. Ngay giữa tháng 7 vừa qua, việc phó chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) đón tiếp ông chủ doanh nghiệp Mỹ Tesla nổi tiếng ngay tại Trung Nam Hải – được coi là đầu não của chính quyền Trung Quốc, cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng mở rộng cửa cho các doanh nghiệp Mỹ. Elon Musk đến Trung Quốc ký hợp đồng hợp đồng xây dựng một nhà máy lớn tại Thượng Hải.
Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc chưa biết cách làm thế nào để khiến Donald Trump nguôi giận. Đích thân phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) – một cựu sinh viên trường Harvard - đến Washington hồi tháng 5, với hy vọng tìm được một thỏa thuận nhằm giảm bớt tình trạng nhập siêu của Hoa Kỳ, với các biện pháp như nới lỏng hàng rào thuế quan với máy bay và đậu nành Mỹ. Tuy nhiên, thương thuyết không đạt kết quả.
Theo một giảng viên đại học Trung Quốc, ngay từ đầu, Bắc Kinh đã bị động trước cuộc chiến về thuế của Mỹ, và tìm cách tránh né, bởi về trung hạn, xung đột với Mỹ sẽ gây tổn hại cho kinh tế Trung Quốc.
Bắc Kinh cấm báo chí dùng từ "chiến tranh thương mại"
Lo ngại căng thẳng với Mỹ gây bất lợi trong nội bộ, Bắc Kinh đã ra lệnh cho báo chí nhà nước không được sử dụng cụm từ "chiến tranh thương mại", mà phải thay bằng những cách diễn đạt khác mềm mại hơn. Tháng 6 vừa qua, Bắc Kinh cũng buộc báo chí ngừng quảng bá cho chương trình "Made in China 2025", dự kiến đầu tư ồ ạt, để biến Trung Quốc thành quốc gia dẫn đầu thế giới về các công nghệ mũi nhọn. Một chương trình vốn bị lên án mạnh mẽ tại Mỹ, Washington cáo buộc Trung Quốc cạnh tranh bất chính.
Thêm một yếu tố nữa khiến Bắc Kinh lo ngại hơn, đó là trong tháng vừa qua, Hoa Kỳ và Liên Âu đã đạt được một thỏa thuận hưu chiến về thương mại. Bruxelles và Tokyo cũng nhanh chóng thông qua một thỏa thuận mậu dịch tự do. Trung Quốc ngày càng cảm thấy cô độc, bởi Liên Âu có cùng chung quan điểm với Hoa Kỳ, chống lại chính sách quản lý chặt thị trường của Bắc Kinh.
Theo giáo sư kinh tế Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou), Viện Công Nghệ Bắc Kinh, thì "cuộc chiến tranh kinh tế" hiện nay có mặt tích cực của nó, đó là điều này buộc Trung Quốc phải gia tăng các cải cách, có lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài.
WTO : Ba cải cách chống Trung Quốc thao túng thị trường
Cuộc chiến thương mại mà tổng thống Mỹ vừa khởi sự, ngoài Trung Quốc là đối thủ trực tiếp, còn có một đích ngắm khác, đó là gây áp lực để buộc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) - định chế thương mại lớn nhất của thế giới, với 164 thành viên - phải cải cách.
Bài "Cải cách WTO : Những hướng đi bắt đầu xuất hiện" của Les Echos nhấn mạnh đến việc Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Nhật Bản và cả Trung Quốc trong ít tháng gần đây bắt đầu có các nỗ lực đi theo hướng này. Les Echos điểm lại năm hướng cải cách, trong đó không phải hướng nào cũng được Washington hưởng ứng. Tuy nhiên đa số có mục tiêu hạn chế các can thiệp của chính quyền vào thị trường, gây bất lợi cho các nước khác. Đích nhắm chủ yếu không ai khác hơn là Trung Quốc.
Les Echos nhắc đến ba cải cách chủ yếu chống lại việc thao túng thị trường. Thứ nhất là minh bạch hóa các khoản trợ giá của chính quyền cho doanh nghiệp. Cho đến nay, hơn một nửa quốc gia thành viên WTO không thông báo về trợ giá, do vậy các nước bị thiệt khó đưa ra các biện pháp trả đũa tương xứng. Liên Hiệp Châu Âu đề nghị minh bạch hoàn toàn, quốc gia nào không cung cấp thông tin sẽ bị trừng phạt.
Cải cách thứ hai là chống lại các ưu đãi dành cho các doanh nghiệp Nhà nước. "Chủ nghĩa tư bản nhà nước Trung Quốc" là đích ngắm chính, bởi các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc là xương sống của hệ thống kinh tế nước này. Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canada và Mexico cùng chung quan điểm không nhắm mắt làm ngơ trước việc các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc được hưởng các khoản vay với lãi suất thấp hơn thị trường, được coi là thủ phạm của cạnh tranh bất chính, và gia tăng tình trạng nhiều ngành công nghiệp Trung Quốc, do Nhà nước nắm, sản xuất dư thừa, và các mặt hàng này được bán ồ ạt ra các thị trường bên ngoài. Tuy nhiên, một vấn đề khó với trường hợp Trung Quốc, đó là còn cần phải tìm ra các biện pháp riêng đối với những doanh nghiệp, về hình thức là của tư nhân, nhưng thực chất do một thành viên của đảng cộng sản chi phối.
Một cải cách quan trọng khác, mà Liên Hiệp Châu Âu và Hoa Kỳ cùng ủng hộ. Đó là phải sửa đổi quy định của WTO để chấm dứt tình trạng nhiều quốc gia sở tại, đặc biệt là Trung Quốc, gây áp lực buộc các doanh nghiệp nước ngoài muốn làm ăn phải chuyển giao công nghệ, bản quyền. Cho đến nay, các quy định của WTO chưa cho phép khắc phục các tệ nạn trong lĩnh vực này.
Đối đầu với Mỹ, Bắc Kinh nhập nhiều hơn hàng Châu Á
Về ảnh hưởng lâu dài của cuộc chiến tăng thuế nhập khẩu mà Washing đang tiến hành, Le Monde có bài dự báo : "Cuộc chiến thương mại của Mỹ có thể vẽ lại các dòng lưu chuyển hàng hóa toàn cầu". Châu Á là một khu vực có triển vọng được hưởng lợi trong bối cảnh này.
Do cuộc chiến thương mại với Mỹ, xu hướng Trung Quốc gia tăng nhập khẩu từ các nước trong vùng, vốn đã gia tăng, sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn. Theo kinh tế gia trưởng của tập đoàn Edmond Rothschild, đi liền với việc tăng thuế với hàng hóa nông phẩm Mỹ, Trung Quốc cũng hạ thuế đối với hàng hóa từ nhiều nước trong khu vực, như Hàn Quốc, Ấn Độ, Lào, Sril Lanka… để cân bằng lại. Thuế nhập khẩu xe hơi của Trung Quốc từ các nước láng giềng cũng giảm xuống.
Riêng về vấn đề tỉ giá đồng nhân dân tệ trong bối cảnh chiến tranh kinh tế với Mỹ khởi sự, theo Les Echos, chính quyền Trung Quốc đang lo ngại đồng tiền quốc gia sụt giá quá nhanh. Đồng nhân dân tệ sụt liên tục từ 8 tuần qua, lần đầu tiên kể từ năm 1994. Đồng nhân dân tệ xuống giá giúp cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn, nhưng mặt khác nếu xuống quá mạnh, vượt vòng kiểm soát, sẽ gây lạm phát và làm mất lòng tin trong xã hội. Gần 80% các nhà đầu tư chờ đợi đồng tiền Trung Quốc tiếp tục xuống giá.
Iran : Kinh tế điêu đứng, nhưng phe cực đoan có thể mạnh hơn
Mỹ tái áp đặt trừng phạt kinh tế với Iran là một chủ đề thời sự lớn. Le Monde có bài xã luận "Iran : Trump và chiếc đuôi sư tử". Bài viết nhấn mạnh đến không khí căng thẳng giữa Washington và Tehran như bên bờ vực chiến tranh. Lập trường của chính quyền Trump là buộc Iran phải đàm phán một thỏa thuận mới, Washington không chấp nhận Iran mở rộng ảnh hưởng, nhằm "thống trị" vùng Trung Đông. "Đuôi sư tử" là lời lẽ bóng gió mà tổng thống Iran dùng, để đe Mỹ đừng đụng đến Iran mà mang họa.
Về phần mình, La Croix có bài xã luận "Người Iran bị kẹt" nhắc nhở đến một điều là, với chiến dịch tái áp đặt trừng phạt, tổng thống Mỹ có thể thành công trong cuộc bầu cử giữa kỳ tới, nhận được nhiều ủng hộ của cử tri hơn do tỏ ra "cứng rắn" với một chế độ không được lòng dân, nhưng một điều nghịch lý là, các trừng phạt này có thể khiến "phe cực đoan nhất" của chế độ mạnh hơn, làm gia tăng nguy cơ bất ổn gia tăng khu vực.
Cũng La Croix có bài của chuyên gia Mahnaz Shirali (Viện Công giáo Paris), ghi nhận là "chế độ Cộng hòa Hồi giáo Iran đang hết sức mong manh và bất ổn", áp lực từ Hoa Kỳ làm đời sống kinh tế tại Iran ngày càng khốn đốn, đồng tiền quốc gia mất giá 80% từ một năm nay. Tuy nhiên, có một nghịch lý là, đối mặt với "khủng hoảng xã hội" trong nước, thế lực siêu bảo thủ và thế lực ôn hòa đang dần dần xích lại với nhau, và chế độ Hồi giáo dường như đoàn kết hơn bao giờ hết.
Trong khi đó, về phía dân chúng, các phong trào phản kháng chống lại đời sống đắt đỏ hứa hẹn sẽ kéo dài, còn người dân dường như không sẵn sàng đoàn kết với chính quyền, chống lại kẻ thủ bên ngoài, như hồi Cách mạng mới bùng lên cách nay 40 năm. Từ một tháng nay, Tehran đang nhờ đến quốc gia láng giềng Oman, đứng ra làm trung gian đàm phán với Hoa Kỳ.
Điện thoại cũ tái chế : Huy động vốn kỷ lục
Trong lĩnh vực kinh tế - môi trường, Les Echos chú ý đến thành công mới của công ty khởi nghiệp Pháp mang tên Remade, hoạt động trong lĩnh vực làm mới các điện thoại đã qua sử dụng.
Công ty, có cơ sở tại vùng Normandy, ra đời năm 2013, được coi là đứng đầu nước Pháp trong lĩnh vực này. Remade vừa huy động được 125 triệu euro tiền vốn.
Cho đến nay, hàng năm Remade đã đưa trở lại thị trường khoảng 500.000 điện thoại di động một năm, trong đó chủ yếu là iPhone. Nhờ huy động thêm vốn, sản phẩm của hãng dự kiến sẽ tăng lên 840.000 chiếc trong năm tới. Theo giám đốc công ty, đây là lần đầu tiên một số vốn lớn đến như vậy được huy động trong lĩnh vực này. Công ty Remade chiếm 25% thị phần điện thoại tái chế ở Pháp.
Thị trường điện thoại tái chế toàn cầu có tiềm năng rất lớn. Theo dự báo của IDC, từ nay đến năm 2022, thị trường này sẽ đạt doanh số 52,7 tỉ đô la.
Vua đầu bếp Pháp qua đời
Vua đầu bếp Pháp Joel Robuchon qua đời. Báo chí Pháp hôm nay dành nhiều bài để nói về người được coi là một "thiên tài". La Croix tiếc thương ngôi sao của nghề bếp đã trở về với "trời sao".
Đầu bếp Joël Robuchon qua đời hôm qua ở tuổi 73. Phụ trương báo kinh tế Les Echos ca ngợi ông là "đầu bếp nhiều sao nhất thế giới". Tổng cộng ông Joël Robuchon được cẩm nang du lịch ẩm thực Michelin vinh danh 32 lần. Lần đầu tiên là vào năm 1981.
Joël Robuchon từ giã cõi đời, nhưng hệ thống 38 cơ sở ẩm thực với 1.200 nhân viên do ông sáng lập, ở khắp nơi trên thế giới, tiếp tục đưa những món ăn mang dấu ấn của ông đến với thế giới. Theo Le Figaro, Joel Robuchon trước hết là một nghệ sĩ, chứ không phải là một doanh nghiệp. Nhà đầu bếp tìm sự hoàn hảo trong chất lượng và vẻ đẹp của các món ăn, chứ không phải trong các hợp đồng làm ăn. Chưa bao giờ trong đời ông ký một hợp đồng, như lời kể của Guy Job, một trong những khách hàng lâu năm và cũng là một cộng sự trung thành của ông.
"Món khoái tây nghiền nhuyễn để tang" là câu đầu tiên trong bài xã luận của Libération để nói về vị đầu bếp thiên tài. Joël Robuchon chính là người đã làm sống dậy món ăn cổ truyền của người Pháp, biến nó thành một niềm tự hào của ẩm thực Pháp.
Trọng Thành
Google và trò chơi nguy hiểm với kiểm duyệt Trung Quốc
Washington bắt đầu khôi phục chế độ trừng phạt nặng Iran sau khi tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân. Venezuela, tổng thống Manduro bị ám sát hụt giữa lúc đất nước sa lầy trong cuộc khủng hoảng toàn diện ngày càng trầm trọng là những đề tài nổi bật của các báo Pháp ra ngày 06/08/2018.
Logo của Google tại Triển lãm và Hội thảo Giải trí Kỹ thuật số (ChinaJoy) ở Thượng Hải, ngày 03/08/2018. Reuters/Aly Song
Liên quan đến Châu Á, nhật báo Libération trở lại sự kiện nhà cung cấp dịch vụ internet hàng đầu thế giới Google sẵn sàng chấp nhận kiểm duyệt để trở lại thị trường Trung Quốc với bài : "Tại Trung Quốc, trò chơi nguy hiểm của Google với kiểm duyệt".
Dự án Dragonfly (Rồng bay) của Google chuẩn bị một phiên bản tìm kiếm thông tin trên mạng có sàng lọc thích ứng với kiểm duyệt của chính quyền Bắc Kinh đã bị trang thông tin của Mỹ The Intercept tiết lộ. Ngay lập tức dự án đã gây phản ứng chỉ trích ở khắp nơi, đặc biệt tại Mỹ, các thượng nghị sĩ cũng đã lên tiếng đòi chất vấn tập đoàn.
Libération cho biết về phía các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền, Amnesty Internatrional đã nhanh chóng tố cáo sẽ là "một ngày đen tối cho tự do internet nếu Google chịu khuất phục các quy định kiểm duyệt cực đoan của Trung Quốc để có được thị trường".
Theo tờ báo, tại Washington một nhóm 6 thượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, dẫn đầu là thượng nghị sĩ Cộng Hòa Marco Rubio của bang Florida, đã gửi một bức thư ngỏ cho ông Sundar Pichai, chủ tịch - tổng giám đốc của Google. Bức thư nhấn mạnh "kế hoạch này gây lo ngại sâu sắc và có nguy cơ biến Google thành đồng lõa với các vi phạm nhân quyền vẫn gắn với chế độ kiểm duyệt hà khắc của Trung Quốc". Các nghị sĩ Mỹ còn tỏ lo ngại dự định của Google có thể trở thành một tiền lệ xấu cho các doanh nghiệp khác muốn làm ăn với Trung Quốc nhưng không muốn làm tổn hại đến các giá trị cơ bản.
Libération nhắc lại là năm 2006, Google đã tung ra một phiên bản có kiểm duyệt của công cụ tìm kiếm của họ dành riêng cho Trung Quốc. Nhưng nhà mạng của Mỹ đã phải ngừng lại 4 năm sau đó vì nhận ra là phiên bản này đã giúp Trung Quốc ngăn chặn tự do ngôn luận và rồi họ phải rút khỏi thị trường lớn này.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, quan hệ giữa Bắc Kinh và nhà khổng lồ internet Mỹ dường như đã dịu xuống. Theo The Intercept, tháng 12/2017, chủ tịch Google ông Pinchai đã gặp một trong những lãnh đạo quan trọng của đảng cộng sản Trung Quốc, ông Vương Hỗ Ninh (Wang Huning), cố vấn đối ngoại của chủ tịch Tập Cận Bình. Cùng lúc đó, Google thông báo mở cửa tại Bắc Kinh một trung tâm nghiên cứu lĩnh vực trí thông minh nhân tạo. tháng 06/2018, tập đoàn cho biết đã đầu tư 550 triệu đô la vào công ty thương mại trên mạng đứng hàng thứ 2 Trung Quốc JD.com. Theo hãng tin Bloomberg thì Google đang đàm phán với tập đoàn Internet Trung Quốc Tencent để cung cấp dịch vụ iCloud ở Trung Quốc.
Lần này, dự án Dragonfly còn gây phẫn nộ trong nội bộ tập đoàn, đến nỗi mà theo The Intercept, "ngay khi có thông tin lan truyền, các giám đốc của Google đã nhanh chóng chặn không để nhân viên truy cập mọi tài liệu liên quan". Chính điều đó lại càng gây lo lắng trong nội bộ của tập đoàn. Nhật báo Mỹ New York Times còn cho biết, những nhân viên được giao nhiệm vụ làm dự án Dragonfly muốn thay đổi công việc, thậm chí từ chức.
Hiện tại Google giữ im lặng về những thông tin về dự án trên, nhưng nhà khổng lồ internet này khó có thể lặng thinh được lâu trước sức ép của dư luận và các nhà chính trị ngày càng mạnh.
Iran dưới áp lực trừng phạt Mỹ
Trở lại với thời sự trong ngày, Donald Trump lập lại trừng phạt Iran. Le Figaro chạy tựa lớn trên trang nhất : "Trừng phạt : Donald Trump đặt Iran dưới áp lực".
Le Figaro ghi nhận khi Mỹ chính thức rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân, thì cũng là thời điểm tại Iran nhiều cuộc biểu tình của dân chúng đã nổ ra để phản đối giá cả đời sống đắt đỏ. Việc tái lập các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran, bắt đầu có hiệu lực từ đêm nay (07/08), sẽ còn khiến áp lực kinh tế đối với chính quyền Tehran thêm nặng nề. Iran sẽ khó khăn hơn rất nhiều trong việc tiếp cận, sử dụng đồng đô la Mỹ vì bị phong tỏa các giao dịch tài chính với thế giới. Khủng hoảng kinh tế có nguy cơ thêm trầm trọng ở Iran.
Phóng viên của tờ báo tiếp xúc với những người buôn bán, nhà công nghiệp và các nhà doanh nghiệp tại Tehran ghi lại những khó khăn mà họ đã và đang phải đối mặt vì cấm vận của Mỹ qua bài phóng sự dài : "Đến giờ cấm vận, Iran sắp nghẹt thở".
Bài phóng sự cho thấy hàng loạt các hoạt động kinh tế đang ngày càng thêm khốn đốn kể từ khi Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân. Kinh tế Iran đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng hơn trong thời gian tới khi các trừng phạt cũ của Mỹ được áp dụng chính thức. "Trong những ngày qua, nhiều cuộc biểu tình đã làm khuấy động thủ đô và nhiều thành phố của đất nước. Các khẩu hiệu chống giá cả đời sống đắt đỏ nhanh chóng nhường chỗ cho những yêu sách mang màu sắc chính trị, chống tham nhũng và cả trực tiếp chống chế độ", Le Figaro cho biết.
Cùng chung với nhận định của Le Figaro, nhật báo kinh tế Les Echos chạy tự lớn trang nhất : "Iran lại bị đẩy vào trong vô định của cấm vận".
Theo Les Echos, kể từ khi Donald Trump thông báo rút Mỹ ra khỏi thỏa thuận hạt nhân và tái lập lại các trừng phạt đến nay đã được 3 tháng. Đó là khoảng thời gian cũng đủ làm đồng rial của Iran mất giá hơn một nửa giá trị.
Đợt trừng phạt lần này chưa phải là nặng nề, đợt áp dụng trừng phạt thứ 2, dự kiến vào tháng 11 tới, đánh thẳng vào hoạt động dầu lửa và ngân hàng trung ương Iran sẽ có những tác động mạnh mẽ hơn nhiều đối với nền kinh tế và xã hội Iran. Làn sóng trừng phạt thứ 2 này còn có thể sẽ làm dấy lên sự chống đối ngay trong lòng chính quyền của tổng thống Hassan Rohani về chính sách kinh tế không hiệu quả.
Venezuela : Người dân chỉ còn đường lưu vong
Chuyển qua với một thời sự nóng khác tại đất nước Venezuela. Tổng thống Maduro vừa thoát khỏi vụ ám sát khi ông đang dự một cuộc diễu binh lớn giữa thủ đô Caracas hôm thứ Bảy 04/08. Vụ ám sát một lần nữa cho thấy Venezuela lâm vào cuộc khủng hoảng không lối thoát.
Nhân sự kiện này, nhật báo Libération muốn đưa độc giả tìm hiểu về thực trạng cuộc sống ở đất nước đang trong hỗn loạn về mọi mặt.
Phóng sự của Libération mang tiêu đề : "Tại Caracas, lưu vong là mục đích sống", phác họa phần nào bức tranh toàn cảnh về tình hình chính trị xã hội của đất nước Trung Mỹ : Giá cả tăng chóng mặt, hàng hóa khan hiếm, đời sống người dân ngày thêm bần cùng, chính trị mất ổn định… đã đẩy hàng trăm nghìn người Venezuela, không còn con đường nào khác để sinh tồn, phải bỏ nước chạy sang Colombia hay Chile sống lưu vong.
Người Venezuela tìm đủ mọi con đường, để thoát khỏi đất nước dưới chế độ đang lụi bại của Manduro. Chính thức thì xếp hàng dài hàng giờ, thậm chí nhiều ngày trước các lãnh sự quán Colombia hay Chilê để có được visa ; không chính thức thì ồ ạt cả hàng nghìn vượt bộ qua biên giới.
Những người chạy khỏi đất nước đủ các tầng lớp khác từ người lao động phổ thông đến các sinh viên hay những trí thức, giáo sư đại học… Với họ, "lưu vong đã trở thành mục đích sống. Trước đây, mục đích đí là tìm được việc làm, tậu nhà, sắm xe hơi. Giờ đây mục đích là ra đi. Với các sinh viên, câu hỏi không còn là bạn muốn làm gì sau này ? mà là "bạn muốn đi đâu ?", một thanh niên ở Caracas cho phóng viên Libération như vậy.
Người dân Venezuela giờ đây xấu hổ cảm thấy mình bị nhìn nhận như là những người Syria của Mỹ Latinh.
Nhật Bản : Tâm lý trọng nam khinh nữ vẫn ăn sâu
Chuyển qua với nhật báo công giáo La Croix, trang thế giới của tờ báo đề cập đến một hiện tượng xã hội đáng ngại ở Nhật Bản. Đó là định kiến trọng nam khi nữ vẫn ăn sâu trong nếp nghĩ và hành động ở đất nước này. La Croix chạy tựa bài viết bằng ghi nhận sự phân công nam nữ : "Ở Nhật Bản, đàn ông đi làm, đàn bà chăm con".
Mới đây, xảy ra chuyện trường đại học Y khoa Tokyo trong kỳ tuyển sinh cố tình hạ điểm của các thí sinh nữ để bảo đảm chỉ tiêu tuyển nam nhiều hơn. Vụ bê bối này cho thấy tình trạng phân biệt kỳ thị giới tính vẫn ăn sâu trong xã hội Nhật cho dù thủ tướng Nhật cách đây 2 năm đã từng lên tiếng kêu gọi "phải đem lại cho phụ nữ chỗ đứng trong công việc để họ được tỏa sáng". Lời kêu gọi này ẩn chứa thực tế bất bình đẳng nam nữ ở Nhật.
Bà Muriel Jolivet, giáo sư đại học tại Tokyo được La Croix trích dẫn, cho biết một tài liệu xã hội học công bố ở Nhật cuối những năm 1970, đề cập đến phân chia công việc trong vợ chồng khẳng định : "Đàn ông làm việc, đàn bà trông con". Vai trò này đến nay không hề thay đổi. La Croix dẫn một thống kê chính thức mới đây ở Nhật : 70% phụ nữ Nhật thôi đi làm sau khi kết hôn và có con. Một số rất ít đi làm cả đời chủ yếu là những người không chồng con.
La Croix nhận định nguyên nhân một phần là vì "tâm lý coi thường vai trò của phụ nữ trong xã hội Nhật đã ăn sâu và chính sách gia đình của Nhật thì lại không tạo điều kiện để phụ nữ phát triển trong công việc. Hơn nữa, thái độ phân biệt giới tính đã làm thui chột các tài năng nữ trong xã hội".
Chuyên gia Muriel Jolivet cho biết thêm, ở Nhật khi phỏng vấn tuyển dụng lao động có những câu hỏi riêng tư mà người ta chỉ đặt ra cho nữ : "Bạn đã có bạn trai không ? Bạn sắp cưới chứ ? Bạn có muốn có con không, nếu có thì là bao nhiêu ?"
Anh Vũ
Paris : Hậu trường phim "Điệp vụ bất khả thi : Sụp đổ"
Ba mươi bảy ngày quay tại Paris trong bối cảnh căng thẳng của tình trạng khẩn cấp, chiến dịch tranh cử tổng thống và vụ khủng bố ngay trên đại lộ Champs-Elysées. Trên 5.000 kỹ thuật viên và diễn viên quần chúng, những màn rượt đuổi xuyên qua 11 quận của Paris …
Siêu sao Tom Cruise cùng với đoàn làm phim "Điệp vụ bất khả thi : Sụp đổ" tại tháp Eiffel trong buổi chiếu ra mắt bộ phim ngày 12/07/2018. Reuters/Gonzalo Fuentes
Le Point trong bài "Toát mồ hôi lạnh với Điệp vụ bất khả thi", thuật lại tập 6 của loạt phim nổi tiếng này đã được quay tại Paris trong những điều kiện không thể ngờ.
Trên 5.000 kỹ thuật viên và diễn viên quần chúng được thuê mướn. Những trục đường chính như đại lộ Opéra ở trung tâm Paris bị cấm lưu thông trong suốt cả ngày. Một cuộc đuổi bắt ly kỳ ở quảng trường Ngôi Sao với diễn viên siêu sao Tom Cruise trên mô tô, không đội nón bảo hộ, chạy ngược chiều với tốc độ kinh hồn xung quanh Khải Hoàn Môn, trước 70 chiếc xe khác trong một buổi sáng Chủ nhật.
Ba mươi bảy ngày quay tại Paris, từ 07/04 đến 23/05/2017 trong bối cảnh căng thẳng của tình trạng khẩn cấp, chiến dịch tranh cử tổng thống và vụ khủng bố ngay trên đại lộ Champs-Elysées. Nhiều thị trưởng phải toát mồ hôi, việc tổ chức đại quy mô đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan và bốn bộ… "Điệp vụ bất khả thi : Sụp đổ", chuyến phiêu lưu thứ sáu của điệp viên Ethan Hunt đã gây náo loạn cả đôi bờ sông Seine trong mùa xuân năm ngoái.
Bộ phim thành công rực rỡ dài 147 phút này có đến phân nửa thời lượng được quay tại thủ đô nước Pháp. Diễn viên Tom Cruise và đạo diễn Chris McQuarrie cho biết muốn vinh danh một Paris thơ mộng đã trở thành tang tóc với các vụ khủng bố năm 2015.
"Điệp vụ bất khả thi : Sụp đổ" là bộ phim quan trọng nhất từ trước đến nay được quay tại Paris. Trên 25 triệu euro đã được chi ra trên đất Pháp, cao hơn cả số chi 19 triệu euro để làm phim "Dunkerque" (Cuộc di tản Dunkirk) trước đây, và 10 triệu euro cho hai tập "Hunger Games – La révolte" (Đấu trường sinh tử). Với chủ trương ưu đãi thuế, nước Pháp lại lọt vào mắt xanh của các hãng phim Mỹ. Ngoài lợi ích kinh tế, Nhà nước Pháp còn coi đây là phương tiện để quảng bá văn hóa, một công cụ "quyền lực mềm".
Sau những thương lượng ban đầu giữa hai đối tác Paramount và Film France tháng 4/2016, đến tháng 12 Michel Gomez - người phụ trách điện ảnh của Paris - tổ chức một cuộc họp giữa nhà sản xuất Mỹ và đại diện Sở Cảnh sát, Bộ Nội vụ, bộ Văn hóa và bộ Quốc phòng.
Quân đội cũng liên quan vì trong một cảnh quay, một chiếc trực thăng Caracal lượn trên bầu trời Paris. Và vì trực thăng này sẽ đáp xuống nóc tòa nhà bộ Tài chính, nên cũng phải thương thảo vì bộ trưởng sợ những tổ ong tại đây bị hư hại. Một nỗi lo khác : bảo đảm chỗ đậu cho khoảng mấy chục xe tải của đoàn phim, và chỗ ở cho dàn diễn viên, trong đó có ba căn hộ riêng cho Tom Cruise.
Những diễn biến bất ngờ
Đến ngày 15/01/2017, kế hoạch làm việc được thiết lập xong, dự kiến có những xen rượt đuổi xuyên qua 11 quận của Paris. Nhưng còn một tháng nữa sẽ khởi quay, thì chánh văn phòng Sở Cảnh sát Paris thông báo, do cuộc bầu cử tổng thống Pháp trùng hợp với lịch quay, nên phải dời lại đến mùa hè.
Raphael Benoliel, đối tác phía Pháp hốt hoảng : "Không thể dời lại ngày quay vì lịch làm việc của Tom Cruise đã kín. Nếu thay đổi vào giai đoạn này thì sẽ hủy hoại danh tiếng của nước Pháp trước các hãng phim Mỹ, sẽ là thảm họa kinh tế cho lãnh vực điện ảnh". Rốt cuộc các bên đã thỏa thuận được vào phút chót.
Sau những phút hồi hộp này, mọi chuyện lại đâu vào đó. Benoliel nói : "Tom Cruise là tài tử màn bạc chuyên nghiệp nhất và kỷ luật nhất mà tôi từng biết được, anh là một mẫu mực". Mọi người cũng công nhận tính lịch lãm của Cruise. Mỗi tối anh lại tham gia học lái trực thăng ở ngoại ô Paris hoặc xem lại các cảnh quay trong phòng chiếu riêng Club 13 ở quận 8.
Đáng buồn thay, mối đe dọa khủng bố lại hiển hiện với ê-kíp. Hôm 20/04/2017 lúc gần 21 giờ ngay trên đại lộ Champs-Elysées, cảnh sát viên Xavier Jugelé đã bị một kẻ ủng hộ tổ chức Nhà nước Hồi giáo sát hại. Cách đó chưa đầy 200 mét, các máy quay phim của "Điệp vụ bất khả thi : Sụp đổ" tại cung Grand Palais bỗng tắt ngúm, với 800 diễn viên bị kẹt bên trong mà không biết chuyện gì xảy ra. Tom Cruise, lúc đó đang trong căn hộ ngoại ô, chỉ có thể đến vào lúc 23 giờ, anh vội vàng nói lời chia buồn với ê-kíp Pháp và Sở Cảnh sát Paris.
Giai đoạn quay ở Paris kết thúc vào ngày 23/05/2017. Ông Michel Gomez thở phào nhẹ nhõm. Giờ đây, ông tự hào với những gì đã trải qua, nhưng thú nhận khi đóng máy ông cảm thấy kiệt sức, bên cạnh những thị trưởng có lúc "hồn vía lên mây". Nếu phải lặp lại thì sao ? "Tất nhiên là tôi sẵn sàng. Một thành phố không lên phim là một thành phố không hiện diện trong tâm tưởng của khách du lịch".
Imran Khan sẽ lãnh đạo Pakistan ra sao ?
Liên quan đến Châu Á, Le Point nói về "Sự phục thù của cựu danh thủ bóng gậy (cricket)". Imran Khan, người chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 25/07/2018, đã bền bỉ chinh phục được một đất nước phức tạp như Pakistan. L’Express cho rằng ông Khan là "một sự pha trộn giữa quân sự và tôn giáo", riêng The Economist đặt câu hỏi "Imran Khan sẽ lãnh đạo như thế nào ?"
Được coi là người hùng sau khi đội bóng gậy Pakistan thắng được đất nước đã từng đô hộ mình năm 1992, Imran Khan bắt đầu làm chính trị. Đến nay những bài nói chuyện giản dị, thẳng thắn của ông đã thuyết phục được giới trẻ vốn chiếm 60% dân số. Tuy nhiên, những người chống đối cho rằng ông Khan chỉ là con rối của phe quân đội. Le Point cho biết trong chiến dịch tranh cử, an ninh đã khuyến cáo nhiều ứng cử viên rút lui để tạo lợi thế cho Imran Khan.
The Economist nhấn mạnh, về mặt kinh tế, tân thủ tướng không còn nhiều thời gian. Pakistan nhập khẩu 3/4 nhu cầu năng lượng, và dự trữ ngoại hối hiện chỉ còn 9 tỉ đô la, vừa đủ cho hai tháng nhập khẩu. Cầu viện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) chăng ? Pakistan cũng trông vào lời hứa đầu tư 62 tỉ đô la của Trung Quốc, nhưng tuần này ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cảnh cáo rằng Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ món tín dụng nào của IMF nếu Pakistan dùng để trả nợ cho Trung Quốc.
Trung Quốc độc quyền xe hơi điện
Về kinh tế, Le Monde Diplomatique cho biết "Xe hơi điện, mối lợi lớn cho Trung Quốc". Chia tay với dầu lửa và khí gây hiệu ứng nhà kính, đó là hứa hẹn của xe điện. Tuy nhiên, mặt trái của giải pháp này là lại gây thêm ô nhiễm và lệ thuộc về địa chính trị. Đó là do độc quyền về một số nguyên vật liệu, Bắc Kinh có thể trở thành thủ đô thế giới về xe hơi.
Trong kế hoạch "Made in China 2025", bình điện xe hơi được chọn làm ưu tiên hàng đầu. Trung Quốc hiện sản xuất 94% magnésium, 69% graphite thiên nhiên, 84% tungstène tiêu thụ trên thế giới, thậm chí đối với một số đất hiếm tỉ lệ này còn lên tới 95%. Thế độc quyền này thúc đẩy không ít tập đoàn chuyển dịch sản xuất sang Trung Quốc để bảo đảm nguồn cung ứng nguyên vật liệu, và họ bị buộc phải liên doanh với một công ty nội địa, phải chuyển giao công nghệ. Như vậy, khi chuyển từ xe chạy xăng dầu sang xe điện, phương Tây vô hình trung đã làm cho ngành kỹ nghệ đang thu dụng 20 triệu nhân công trở nên dễ tổn thương trước Bắc Kinh.
Tập Cận Bình liên tục sang Châu Phi
"Trung Quốc xuất khẩu sang Châu Phi", đó là tựa đề bài viết của Le Point. Lục địa đen mời chào Tập Cận Bình, trong lúc chủ tịch Trung Quốc mơ bành trướng Con đường tơ lụa mới.
Tập Cận Bình vừa hoàn tất chuyến công du thứ tư tại Châu Phi trong vòng 5 năm qua, trao đổi với Châu lục này đã lên đến 200 tỉ đô la một năm. Khoảng một triệu người từ Hoa lục đã định cư tại đây, với 10.000 công ty hoạt động. Tuy nhiên, về lâu về dài, mô hình dân chủ tự do của phương Tây mới giúp có được các chính phủ hiệu quả hơn, một sự thịnh vượng được chia sẻ một cách công bằng hơn.
Hình ảnh tổng thống Pháp suy giảm vì vụ Benalla
Tại nước Pháp, xì-căng-đan Benalla ầm ĩ suốt tuần qua trên các nhật báo Paris, tiếp tục làm tốn giấy mực của các tuần san. Le Point nói về "Các bài học kinh tế của vụ Benalla", L’Express thấy rằng "Benalla làm náo loạn Quốc hội", còn L’Obs thuật lại lịch sử khu dinh thự Alma, nơi cận vệ của tổng thống Pháp được ưu tiên cấp một căn hộ. Nhà sử học Christian Delporte nhận định "Macron đã tự làm hình ảnh của mình xuống cấp".
Theo ông Delporte, cũng là chuyên gia về truyền thông, hình ảnh của chính khách rất dễ dàng đi xuống, và là loại thuốc độc có tác dụng chậm. Cựu tổng thống Nicolas Sarkozy sau khi ăn mừng chiến thắng ở nhà hàng sang trọng Fouquet’s đã mang tiếng là tổng thống thích chơi trội, ông François Hollande sau vụ Leonarda bị coi là một nguyên thủ yếu kém. Tổng thống Emmanuel Macron cũng đang trong tiến trình xuống cấp này, hơn nữa, vụ Benalla còn cho thấy sự tập trung quyền lực, tạo ra hình ảnh chính phủ của một phe nhóm.
Cuộc "phản cách mạng" kỹ thuật số
Bước sang lãnh vực internet, tác giả Laurent Alexandre trên L’Express nhận định về "Cuộc phản cách mạng kỹ thuật số". Mạng toàn cầu bây giờ là một công cụ quan trọng cho việc bóp méo thông tin và kiểm soát người dân.
Những người sáng tạo ra internet tin rằng mạng lưới này sẽ trở thành công cụ chính cho việc xúc tiến dân chủ, qua việc bảo đảm tự do ngôn luận cho mỗi công dân trên hành tinh. Cuộc cách mạng internet đã biến đổi thế giới, và rồi chính thế giới đã thay đổi internet : từ năm 2010 chúng ta đã chứng kiến một cuộc phản cách mạng kỹ thuật số tàn bạo. Theo tác giả, internet đã không mở rộng tự do hay tiêu diệt độc tài ; mà ngược lại, nay là đồng minh chính của các chế độ toàn trị. Ba cột trụ của các chế độ này là kiểm duyệt, tuyên truyền và giám sát, đã được kỹ thuật số tạo điều kiện.
Phương Tây của năm 2010 cho rằng không thể kiểm duyệt web một cách chọn lọc, và khi cho người dân sử dụng internet tốc độ cao, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tự đào mồ chôn mình. Thế nhưng trí tuệ nhân tạo (AI) ngày nay cho phép cá nhân hóa thế giới ảo, giúp kiểm duyệt trở nên vô cùng tinh tế, không gây trở ngại cho khoa học và kinh doanh.
Trí tuệ nhân tạo là công cụ mãnh liệt nhất để tập trung hóa chính trị và kinh tế. Quyền lực nay chỉ nằm trong tay một nhóm nhỏ : Washington và GAFA, Đảng Cộng sản Trung Quốc và BATX (tương đương với GAFA).
Ô nhiễm ánh sáng, một cuộc chiến khác
Về môi trường, L’Express phân tích "Ô nhiễm ánh sáng, một cuộc chiến khác". Các chuyên gia nhận thấy ánh sáng nhân tạo gây ảnh hưởng đến nhịp độ sinh học của con người, và làm rối loại hành vi của loài vật. Liệu đêm đen có nguy cơ biến mất trên Trái Đất của chúng ta ?
Ngày càng khó phân biệt được mảng trắng sữa của dải Ngân Hà và hàng tỉ ngôi sao của nó. Thủ phạm là ai ? Những ngọn đèn đường, các bảng quảng cáo rực rỡ của những cửa hàng, những cột đèn chiếu sáng sân vận động… Tất cả những nguồn sáng nhân tạo này hợp thành một vòm màu da cam, làm cho bầu trời đêm bớt đen, những ngôi sao biến mất. Các nhà thiên văn đã cảnh báo cách đây hơn hai chục năm, nhưng hồi đó không mấy người quan tâm. Còn nay hiện tượng này đã vượt ra ngoài khuôn khổ cộng đồng thiên văn học.
Đó là vì ánh sáng nhân tạo ảnh hưởng lên tất cả sinh vật. Ánh sáng đêm làm thay đổi quy luật sinh sản của nhiều loài. Chẳng hạn đom đóm đực không còn nhìn ra được chấm sáng yếu ớt của đom đóm cái, nhện tranh thủ giăng lưới nơi sáng để bẫy các loại côn trùng.
Đa dạng sinh học bị đe dọa, vì chỉ những loài nào thích ứng nhanh nhất mới tồn tại. Đối với loài chim biển Barau ở đảo Réunion, những chú chim non lần đầu tập bay nhầm lẫn ánh sáng vùng duyên hải với ánh trăng, chúng rơi xuống, bị thương và không thể cất cánh, phải chết đói hoặc làm mồi cho những loài khác. Cây cối sử dụng ánh sáng tự nhiên cho quá trình quang hợp cũng bị chênh so với mùa tự nhiên.
Trên thế giới, Đông Nam Á là khu vực bị ô nhiễm ánh sáng nhiều nhất, còn tại Pháp, đến 90% lãnh thổ bị tác động. Kể từ ngày 1/7 năm nay, luật của Pháp buộc 3 triệu cơ sở thương mại phải tắt hết đèn từ 1 giờ sáng đến 6 giờ sáng. Nghị định này có từ năm 2012, và phải đến sáu năm sau mới được áp dụng. Hiệp hội các thị trưởng Pháp phối hợp với các cơ quan môi trường tổ chức ra Ngày của Đêm, để đánh động người dân về nguy cơ ô nhiễm ánh sáng.
Tựa chính các tuần báo
Bắt đầu vào mùa hè, các tuần báo Pháp đưa ra các chủ đề nhẹ nhàng, riêng Courrier International vào tuần trước đã gộp ba số báo làm một để nghỉ hè. L’Obs đặt mình vào vị trí của nam giới sau phong trào MeToo, L’Express điểm qua những mô hình thành phố của tương lai, Le Point tìm hiểu "Toán học đã làm thay đổi cuộc sống như thế nào". Riêng tờ báo Anh The Economist đăng ảnh bìa những người đang dập lửa với nhận xét bi quan là chúng ta "đang thua trong trận chiến chống biến đổi khí hậu".
Thụy My
Apple : 1000 tỷ đô la chứng khoán
Vào lúc 17 giờ 49 phút giờ Paris chiều ngày 02/08/2018, giá một cổ phiếu của tập đoàn Mỹ Apple lên đến đỉnh cao 207,05 đô la. Đó là thời khắc trị giá chứng khoán công ty do Steve Jobs lập ra phá kỷ lục, có trị giá 1.000 tỷ đô la trên các thị trường tài chính.
Apple, lãi 20 tỷ đô la trong quý 4/2017. Reuters
"Apple soán ngôi Exxon" thống lĩnh thị trường tài chính Hoa Kỳ. Phụ trang kinh tế trên Le Figaro nói đến một cột mốc quan trọng trong lịch sử kinh tế của Mỹ.
Trong gần một thế kỷ, tức là một chu kỳ rất dài, tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon đứng đầu bảng trên thị trường tài chính, ngấp nghé ngưỡng 500 tỷ đô la trị giá chứng khoán. Nhưng Exxon chưa bao giờ vượt qua được cái ngưỡng 500 tỷ đó. Vậy mà chỉ trong chưa đầy 20 năm, những ông khổng lồ trong ngành tin học và kỹ thuật số đã vươn lên đến đỉnh cao.
Les Echos trên trang nhất đăng ảnh vẽ hình quả Táo với con số "1 000 000 000 000 $" : nặng ký tương đương với 10 tập đoàn lớn nhất của Pháp trong số 40 hãng tham gia chỉ số CAC 40. Tờ báo khẳng định : Apple là tập đoàn tư nhân đầu tiên đạt kỷ lục 1.000 tỷ đô la.
Bí quyết của hãng quả Táo nằm ở chỗ những sản phẩm của Apple đã trở thành "biểu tượng"phổ quát cho tất cả những người tiêu dùng trên 5 châu. Trên thế giới, có hãng nào lời 20 tỷ đô la trong vòng vỏn vẹn ba tháng như là thành tích Apple đã đạt được hồi quý 4/2017 ?
Tiền mặt sẵn có của Apple hiện nay là 250 tỷ đô la, lớn gấp 5 lần so với nguồn dự trữ ngoại tệ của toàn nước Mỹ. Doanh thu của Apple được nhân lên gấp ba trong 7 năm từ 2010 đến 2017. Les Echos kết luận : thời đại công nghệ viễn thông và thông tin đã mở ra từ những năm 1980, để rồi chưa đầy 4 thập niên sau, qua mặt từ ngành dầu hỏa đến tài chính, địa ốc.
Brexit : Anh cầu viện Pháp
Trong phần trang quốc tế, chủ đề nổi bật là buổi làm việc tối 03/08/2018 giữa thủ tướng Anh và tổng thống Pháp. Tổng thống Emmanuel Macron và phu nhân về Brégançon ở miền nam tĩnh dưỡng. Nhưng ngay trong ngày nghỉ phép đầu tiên, nguyên thủ Pháp tiếp thủ tướng Anh Theresa May tại khu nghỉ mát nổi tiếng này. Đôi bên thảo luận về thủ tục Brexit đang gặp bế tắc.
Les Echos đề tựa bà "May cầu viện Macron". Le Figaro giải thích : về mặt đối nội, thủ tướng Anh phải đương đầu với phe chủ trương đòi đoạn tuyệt với Liên Âu. Còn với Bruxelles, Luân Đôn đang bị dồn vào chân tường và có nguy cơ nước Anh không đạt được một thỏa thuận với Liên Hiệp Châu Âu khi chia tay. Thủ tướng Theresa May muốn tránh cả hai kịch bản đó và bà đang trông thấy ở Emmanuel Macron một điểm tựa quý giá.
La Croix đặt câu hỏi : nước Anh chờ đợi gì ở Pháp và Paris giúp được Luân Đôn đến đâu ? Tờ báo nhắc lại, Brégançon là buổi làm việc thứ ba trong vòng một tuần lễ giữa đại diện của hai nước. Những cuộc hội đàm dồn dập ấy thể hiện tính cấp bách của hồ sơ này.
Có hai yếu tố giải thích vì sao thủ tướng Anh trông cậy nhiều vào tổng thống Pháp. Thứ nhất, bà May đang đứng trước một bài toán nan giải. Trong cuốn sách trắng công bố vào giữa tháng 7/2018, Luân Đôn dự trù một khi chia tay với Liên Âu chỉ đồng ý về nguyên tắc tự do giao thương hàng hóa, nhưng im lặng trên các vế liên quan đến vốn đầu tư, dịch vụ và quyền tự do đi lại của các công dân.
Trưởng đoàn đàm phán Châu Âu, Michel Barnier, mạnh mẽ bác bỏ kế hoạch này của bà May. Giữa hai thái cực đó, Paris đề nghị một giải pháp thứ ba, để nước Anh được hưởng quy chế đối tác tương tự như Canada.
Lý do thứ nhì khiến Luân Đôn nỗ lực thắt chặt liên hệ với Paris, bởi Pháp là đầu tầu của Liên Âu và ông Macron là một tiếng nói có trọng lượng hiện nay trong đại gia đình ấy.
Đợt nắng nóng kéo dài, cơn ác mộng
Hiện tượng nắng nóng tại Pháp kéo dài chiếm nhiều trang trên các tờ báo trong ngày. Les Echos tóm lược tình hình "bệnh viện bị quá tải, kinh tế ngưng trệ".
Hai phần ba nước Pháp trong tình trạng báo động, nhiệt độ trung bình xấp xỉ 40 độ C. Trong số những mùa hè nóng nực nhất tại Pháp từ năm 1900, năm 2018 đứng hạng thứ ba. Ngành xây dựng bị ảnh hưởng nhiều. Hoạt động tại các công trường bị chựng lại, nhân viên không thể phơi nắng hàng giờ khi nhiệt độ ngoài trời cao gần 10 độ so với bình thường. Máy điều hòa nhiệt độ cho chạy tối đa, ngành điện lực bị quá tải không đủ sức đáp ứng nhu cầu.
Nhật báo La Croix nhắc lại trong hai đợt nắng nóng gay gắt nhất gần đây tại Pháp hồi năm 2003 và 2006, theo thứ tự đã làm 15.000 và 2.000 người thiệt mạng.
Một hệ quả khác từ nạn nắng nóng là nhiệt độ càng tăng, giá ngũ cốc trên thế giới cũng tăng theo. Le Monde báo động cuối tháng 7, giá ngũ cốc vượt ngưỡng 200 euro một tấn. Đây là mức cao nhất từ năm 2015. Thu hoạch của Pháp trong vụ mùa 2018 giảm xuống còn 35 triệu tấn thay vì 40 triệu tấn vào năm ngoái. Nga, nguồn xuất khẩu ngũ cốc số 1 của thế giới, cũng lao đao, thu hoạch giảm 20%.
Nắng nóng không chỉ là cơn ác mộng với con người mà cả với súc vật. Libération đưa tin tại Na Uy hạn hán và nắng nóng đẩy những con tuần lộc đi tìm bóng mát và chúng trú ẩn trong những đường hầm xa lộ. Tình hình trở nên nghiêm trọng tới mức, chính quyền Oslo kêu gọi người lái xe đề cao cảnh giác, tránh để xảy ra tai nạn vì đâm vào các đoàn thú.
Trước hiện tượng trái đất bị hâm nóng với những hậu quả nhãn tiền, La Croix đặt câu hỏi tại sao con người vẫn thụ động ? Nhà xã hội học Dominique Méda giảng dậy tại trường đại học Paris Dauphine trả lời : Ngày nào mà chúng ta còn bị tăng trưởng kinh tế làm mê hoặc thì chính sách chống biến đổi khí hậu, giảm hiệu ứng khí thải làm hâm nóng bầu khí quyển chỉ là những khẩu hiệu với một vỏ bọc bề ngoài.
Le Monde ngay trên trang nhất, đăng bức hí họa của Plantu : quả địa cầu đã cận kề vực thẳm, đang được một Donald Trump hì hục đẩy thêm cho càng chóng rơi xuống vực.
Buôn người, hoạt động "hái ra tiền"
Trong lĩnh vực xã hội, Les Echos chú ý đến báo cáo vừa được Nhóm Hành Động Tài Chính Liên Chính Phủ Gafi công bố, "tiền lãi của các mạng lưới buôn người tăng gấp 6 lần trong thời gian từ 2011 đến 2016". Thống kê này không bao hàm các đường dây đưa người nhập cư vào Châu Âu.
Năm 2016, gần 25 triệu người trên thế giới bị cưỡng bức lao động hay cưỡng bức tình dục. Các hoạt động này cho phép thu về 150 tỉ đô la, cao gần gấp 6 lần so với thời điểm 2011.
Paris, chủ nhà đón "Gay Games" 2018
Cũng về xã hội Libération lưu ý độc giả : thủ đô Paris lần đầu tiên tổ chức "Thế Vận Hội dành cho giới đồng tính, Gay Games". Sự kiện thể thao mang nặng màu sắc xã hội này, diễn ra từ ngày 4 đến 12/08/2018. Ban tổ chức chờ đợi đón 300.000 khách tham quan. Gay Games trước hết là biểu tượng của phong trào đấu tranh chống phân biệt giới tính. Khẩu hiệu của mùa Gay Games 2018 là "All Equal-Tất cả đều bình đẳng".
Libération nhắc lại : Lễ hội thể thao đầu tiên của giới đồng tính được tổ chức năm 1982 tại Los Angeles và tương tự như Olympic, Gay Games cũng được tổ chức bốn năm một lần. Năm nay, Paris quy tụ 10.300 vận động viên đại diện cho 91 quốc gia, thi đấu tại 67 địa điểm khác nhau ở Paris và vùng phụ cận Ile de France. Các vận động viên tranh tài trong 36 bộ môn. Phí tổn cho sự kiện thể thao này dự trù là 4 triệu euro và ban tổ chức chờ đợi Gay Games lần này bơm thêm 130 triệu euro cho kinh tế của nước chủ nhà.
Graham Greene : điệp viên và nhà văn
Kết thúc mục điểm báo xin giới thiệu loạt bài của Le Monde nói về những nhà văn rất gần gũi với bên tình báo, nếu không muốn nói họ làm cả hai nghề. Hôm nay, tờ báo chú ý tới nhà văn người Anh Graham Greene. Ông quen thuộc với độc giả Việt Nam nhờ tác phẩm Người Mỹ Trầm Lặng, sáng tác năm 1955 mà sau này được đạo diễn Philippe Noyce dựng thành phim với Đỗ Thị Hải Yến trong vai nữ.
Greene không chỉ là một nhà văn. Ông từng được tình báo Anh, MI6 mời cộng tác trong Thế Chiến Thứ Hai. Khi tham gia công tác Graham Greene đã để lại sau lưng gần một chục cuốn tiểu thuyết.
Trong nhiệm vụ đầu tiên, Greene được điều lên một chiếc tàu chở hàng mà điểm đến là Freetown, ở Sierra Leone. Đây là nơi quân phát xít Đức trung chuyển kim cương khai thác từ Tây Phi, nơi chính quyền Vichy của Pháp thân Đức Quốc Xã là một mối đe dọa.
Thời gian sống ở Freetown là chất liệu để ông soạn nên tác phẩm The Heart of the Matter (1948)
Từ Malaysia đến Panama, từ Kenya đến Nicaragua, Cuba, từ Liên Xô đến Trung Quốc và cả Đông Dương… chỗ nào cũng có dấu giầy của Graham Greene.
Sài Gòn là nguồn cảm hứng để ông sáng tác Người Mỹ Trầm Lặng, với hồi kết về chiến tranh Việt Nam được nhà văn người Anh biết trước.
Về mặt chính thức, nhà văn Graham Greene đã ngưng cộng tác với cơ quan tình báo Anh năm 1944 nhưng theo những người bạn thân thiết của ông, thì Greene vẫn thường xuyên lui tới trụ sở của MI6 và tại đây Graham luôn "như cá gặp nước".
Le Monde nhắc lại một chi tiết trong cuộc đời của nhà văn người Anh này : năm 1956, FBI cấm Greene nhập cảnh vào Hoa Kỳ với lý do ông từng tham gia đảng Cộng Sản Anh trong vòng 4 tuần lễ. Cùng lúc Cơ quan tình báo Hoa Kỳ CIA cấp giấy phép đạo diễn Joseph Mankiewicz khởi quay Người Mỹ Trầm Lặng tại Sài Gòn.
Thanh Hà
Tập đoàn Google của Mỹ hiện đang thử nghiệm một công cụ tìm kiếm đáp ứng những yêu cầu về kiểm duyệt của Bắc Kinh để có thể quay trở lại thị trường Trung Quốc, sau 8 năm bị gián đoạn. Một nhân viên của Google vừa thông báo tin trên với hãng tin AFP hôm nay, 02/08/2018.
Một nhân viên an ninh Trung Quốc đứng trước biểu hiệu Google tại Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 21/04/2016 Reuters
Do bị kiểm duyệt gắt gao và bị nhiều vụ tấn công tin tặc, vào năm 2010, Google đã rút công cụ tìm kiếm của họ ra khỏi Trung Quốc. Từ đó cho đến nay, nhiều dịch vụ của tập đoàn này vẫn bị chặn tại quốc gia hiện là nền kinh tế thứ hai thế giới.
Nay để có thể quay trở lại thị trường béo bở này, Google đang thử nghiệm một công cụ tìm kiếm, có tên là "Dragonfly" (Chuồn Chuồn), được thiết kế đặc biệt để có thể sàng lọc những trang mạng và những từ khóa bị cấm ở Trung Quốc.
Theo nhân viên của Google, xin được giấu tên, mã nguồn của dự án này có thể được tham khảo và được thử nghiệm trên mạng tin học nội bộ của Google, xác nhận những thông tin của báo chí Mỹ. Nhưng Taj Meadows, phát ngôn viên của Google ở Châu Á, đã từ chối phủ nhận hay xác nhận sự tồn tại của dự án công cụ tìm kiếm Dragonfly.
The Intercept, trang mạng đầu tiên tiết lộ về dự án Dragonfly, cho biết công cụ tìm kiếm này là để sử dụng cho hệ điều hành Android trên các điện thoại thông minh smartphone. Theo trang mạng này, danh sách đen các từ bị cấm sẽ bao gồm các từ "nhân quyền", "dân chủ", "tôn giáo", "biểu tình". Công cụ tìm kiếm còn có khả năng phát hiện và ngăn chận những trang web bị chính quyền Bắc Kinh cấm truy cập.
Trung Quốc hiện có một hệ thống kiểm duyệt Internet rất chặt chẽ, chặn được các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter hay Google và Gmail, cũng như chặn nhiều cơ quan truyền thông của phương Tây. Các mạng của riêng Trung Quốc như Weibo hay WeChat thì phải tự kiểm duyệt những nội dung bị xem là nhạy cảm : chỉ trích chế độ, tôn giáo, tai tiếng về y tế,….
Trong bối cảnh như vậy, các tập đoàn công nghệ thông tin của nước ngoài luôn gặp tình thế khó xử : hoăc là nhân nhượng chính quyền Bắc Kinh, hoặc từ bỏ thị trường khổng lồ này.
Thông tin về dự án công cụ tìm kiếm mới của Google dĩ nhiên là khiến cho giới hoạt động nhân quyền rất thất vọng. AFP trích lời ông Patrick Poon, một nhà nghiên cứu của tổ chức Ân Xá Quốc Tế : "Đấy sẽ là một ngày đen tối đối với quyền tự do Internet, nếu Google chấp nhận những quy định rất gắt gao về kiểm duyệt để có thể thâm nhập vào thị trường này, đặt lợi nhuận lên trên nhân quyền". Rất lo ngại, Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Google không nên chấp nhận những nhân nhượng như vậy.
Thật ra thì Google chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc hoàn toàn. Tuy đã rút đi công cụ tìm kiếm vào năm 2010, nhưng tập đoàn Mỹ vẫn còn 3 văn phòng và hơn 700 nhân viên ở Trung Quốc, đồng thời tiếp tục nhận các khoản thu từ quảng cáo ở nước này. Mùa đông vừa qua, Google đã thông báo sẽ mở một trung tâm nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo ở Bắc Kinh và sẽ hợp tác với tập đoàn Internet Tencent của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo AFP, việc thiết lập công cụ tìm kiếm đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc có thể gặp rắc rối, do thái độ bất bình của nhân viên Google. Gần đây, đã có hơn 4 ngàn nhân viên của tập đoàn này ký vào một kiến nghị yêu cầu Google không ký một hợp đồng khổng lồ với quân đội Mỹ, vì theo họ, sự hợp tác này là trái với những giá trị của tập đoàn.
Thanh Phương