Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thường trực Ban Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam mới đây cho biết "rất đau" khi Thành phố Hồ Chí Minh sụt giảm vai trò đầu tàu kinh tế. Ông Võ Văn Thưởng - Thường trực Ban Bí thư phát biểu như vừa nêu tại Hội nghị triển khai Nghị quyết 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, hôm 16/1/2023.

tphcm1

Một người bán bánh mì đi qua đường phố trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh hôm 29/6/2020. AFP Photo

Cụ thể, ông Thưởng cho rằng, 10 năm qua, vai trò đầu tàu, động lực vùng của Thành phố Hồ Chí Minh đã sụt giảm rất rõ, tăng trưởng chậm, năng lực cạnh tranh quốc tế thấp.

"Là cán bộ trưởng thành từ Thành phố Hồ Chí Minh, nghiêm khắc nhìn nhận tôi thấy rất đau". Ông Thưởng nói thêm.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường từ năm 2002 đến năm 2007, hôm 18/1/2023 nhận định :

"Thành phố Hồ Chí Minh vừa rồi trong dịch Covid-19 chịu ảnh hưởng lớn nhất, số người chết nhiều nhất và những dư âm của nó khó làm cho tiếp tục phát triển, vẫn bị cắt đứt nhiều đoạn và hiện nay vẫn chưa khôi phục đầy đủ. Chính vì vậy tôi cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh vừa chịu áp lực của sự phát triển chung đang có xu hướng giảm, lại vừa do ảnh hưởng quốc tế, vừa do thị trường vốn đang gặp trắc trở tại Việt Nam… Ngoài ra Thành phố Hồ Chí Minh còn bị ảnh hưởng trực tiếp hậu Covid-19 với số lượng lớn người quê ở phía Bắc chạy về quê không trở lại. Nói chung các tỉnh đều bị giảm năng suất sản xuất công nghiệp và dịch vụ nói chung, nhưng tại hai trung tâm lớn của Việt Nam thì Thành phố Hồ Chí Minh chịu tác động tiêu cực của nền kinh tế nặng nề hơn Hà Nội".

Trước đó, tại buổi làm việc hôm 2/12/2022 với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Bộ Chính trị khi cho ý kiến về Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045… cũng đã bày tỏ sự đau xót khi kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh sụt giảm.

Dù các lãnh đạo luôn bày tỏ đau xót về vai trò đầu tàu của Thành phố Hồ Chí Minh sụt giảm, nhưng trong nhiều năm trở lại đây, việc tăng thu ngân sách, giảm khoản giữ lại đã vắt kiệt thành phố này. Dù nhiều nhiều chuyên gia cho ý kiến phải tăng khoảng giữ lại 18% ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đến nay thay đổi vẫn chưa đáng kể.

Theo Tổng cục Thống kê, từ năm 2010 đến năm 2016, Trung ương cho phép Thành phố Hồ Chí Minh giữ lại 23% tiền thu ngân sách. Tuy nhiên từ năm 2017 đến năm 2021, thành phố này chỉ được giữ lại 18%, đây là tỷ lệ giữ lại thấp nhất trong các tỉnh thành tại Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương từ năm 1993 đến năm 2002, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này nói :

"Vấn đề là những nguồn thu của Thành phố Hồ Chí Minh không phải chỉ do thành phố sản xuất ra mà nguồn thu đó có sự đóng góp của các địa phương khác ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Như vậy trung ương có các lý do nhất định để điều tiết nguồn thu phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh. Tuy vậy tôi cũng đồng ý rằng 18% để lại cho ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề nên được thảo luận và xem xét lại. Tức là dành lại cho Thành phố Hồ Chí Minh một tỷ lệ thu ngân sách cao hơn, để Thành phố Hồ Chí Minh có thể thực hiện được các mục tiêu của mình. Ví dụ như là mục tiêu về kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu đô thị hiện đại, vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân và người lao động...".

Cũng tại Hội nghị hôm 16/1/2023, Ông Võ Văn Thưởng còn cho rằng, trước đây nói tới năng động, sáng tạo, đi đầu là Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng giờ thành phố không bằng nhiều tỉnh khác, dù vẫn là "đầu tàu" kinh tế.

Nguyên Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết khi trả lời RFA từ Thành phố Hồ Chí Minh liên quan vấn đề này, nhận định :

"Chính phủ phải nhìn tổng thể đó để mà quyết định. Rõ ràng hiện nay kinh tế xã hội, đến sản xuất, đến kinh doanh, đến dịch vụ, đến du lịch... tất cả mọi thứ đều bị sụt giảm... Và cuộc sống về mặt con người trong xã hội bây giờ cũng phải giảm chứ không có cách nào. Bây giờ phải có các biện pháp".

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Việt Nam có 16 tỉnh thành phải nộp ngân sách về trung ương, ngân sách được giữ lại địa phương của Thành phố Hồ Chí Minh là thấp nhất, tiếp sau là Bình Dương, Hà Nội… Các tỉnh còn lại được giữ lại 100% ngân sách thu được.

Không chỉ được giữ lại 100% ngân sách thu được, các tỉnh miền núi phía Bắc còn là khu vực nhận trợ cấp từ ngân sách trung ương lớn nhất. Năm địa phương nhận trợ cấp lớn nhất từ ngân sách nhà nước là Thanh Hóa, Nghệ An, Đắk Lắk, Hà Giang và Bắc Giang… Cụ thể theo số liệu thống kê, năm 2021, ngân sách trung ương chi bổ sung cho Thanh Hóa là gần 15 ngàn tỷ đồng, Nghệ An gần 10 ngàn tỷ, Đắk Lắk 7.644 tỷ đồng, Hà Giang và Bắc Giang lần lượt là 7.205 tỷ đồng và 6.536 tỷ đồng.

Năm 2022, thu ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh đạt 471.562 tỷ đồng, tăng 23,6% so cùng kỳ. Dù Thành phố Hồ Chí Minh đã được Quốc hội Việt Nam đồng ý tăng tỷ lệ ngân sách giữ lại là 21%, thay vì 18% như giai đoạn 2016-2021… nhưng vẫn được cho là quá thấp so với các tỉnh thành khác và không tương xứng tiềm lực phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận định thêm :

"Theo Luật Ngân sách Việt Nam, nhiều địa phương có năng lực phát triển càng tốt lại càng phải đóng góp cho Trung ương nhiều hơn. Chính vì vậy đây là một cơ chế về mặt nguyên tắc thị trường không tạo ra động lực phát triển. Ở tất cả các nước, họ đều bắt các địa phương phải đóng góp theo tỷ lệ nhất định, những loại thuế nào địa phương thu, loại thuế nào Trung ương thu. Tôi cho rằng Việt Nam cần phải cải cách mạnh mẽ đối với Luật Ngân sách, bởi vì hiện nay tỷ lệ phải nộp Trung ương hay giữ lại của một địa phương là một cơ chế không khuyến khích động lực phát triển tại các địa phương đó".

Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh chịu mức nộp ngân sách cao hơn tất cả các địa phương khác tại Việt Nam, chính vì vậy ông Võ cho rằng đến lúc Việt Nam cần xem xét lại mối quan hệ về mặt kinh tế giữa Trung ương và địa phương để vừa tạo lập ra được bộ máy phát triển kinh tế, mà vẫn có động lực. Chứ nếu không, Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng sẽ triệt tiêu động lực, không tạo sức sống cho địa phương đó nữa.

Nguồn : RFA, 18/01/2023

Published in Việt Nam

Bòn kẻ hữu ích vỗ béo kẻ ăn hại, Đảng cộng sản đang tạo bất công cho quan chức hưởng lợi

Có nhiều nguyên nhân khiến tỉnh này trở nên giàu có, nhưng tỉnh kia lại nghèo nàn, trong đó có 2 nguyên nhân chính là điều kiện tự nhiên và điều kiện con người. Con người ở đây là nói về sự quản lý của chính quyền địa phương, bởi người dân có trình độ cao mà không được trọng dụng thì họ sẽ tự động đi tìm nơi khác để làm việc.

bon1

Sơ đồ đóng góp ngân sách, Thành phố Hồ Chí Minh bị Trung ương bóc lột nặng nhất

Ở Việt Nam, làm lãnh đạo Trung ương thì cũng như làm cha làm mẹ chính quyền địa phương vậy. Nhưng làm cha làm mẹ mà đối xử bất công, thì tất nhiên sẽ làm cho đứa giỏi bất mãn, đứa dở ỷ lại không chịu làm việc. Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là hình mẫu về sự bất công xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà người dân gán cho Đảng cộng sản Việt Nam là "bòn nơi khố rách đãi nơi quần hồng". Bởi Đảng cộng sản từ trước đến nay nổi tiếng về việc giúp các đại gia bất động sản cướp đất của dân, tạo ra một lượng dân oan đông đảo.

Đấy là đối xử bất công giữa tầng lớp giàu và nghèo. Còn với địa phương giàu và địa phương nghèo thì Đảng cộng sản cũng cư xử cực kỳ bất công. Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố giàu nhất nước bị Trung ương bóc lột nặng nhất. Từ nhiều năm trước, thành phố này phải dâng đến 85% ngân sách cho Trung ương, sau đó, do năn nỉ nên dần dần được Trung ương nới ra. Đến nay, tuy đã được Trung ương nới thòng lọng, nhưng thành phố này vẫn phải dâng 80% nguồn thu, để Trung ương nuôi các địa phương ăn hại.

bon2

Đói nhưng khoái xây tượng đài khủng : tỉnh Đắk Nông xây tượng đài N’Trang Lơng kinh phí hơn 167 tỷ đồng

Ngoài Thành phố Hồ Chí Minh bị bóc lột nặng nề, thì các tỉnh giàu khác cũng bị bóc lột không thương tiếc, trong đó có các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Tuy nhiên các tỉnh này lại không được Trung ương tin tưởng. Cụ thể khi xử cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Bình Dương, Trung ương đã không tin tưởng vào Tòa án tỉnh này, mà đem ra cho Tòa Hà Nội xét xử. Tương tự, Tòa án Nhân dân Tỉnh Đồng Nai cũng không được Trung ương tin tưởng cho xử cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh này.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương giàu nhất nước, đóng góp cho Trung ương nhiều nhất, nhưng không được Trung ương tin tưởng. Lãnh đạo thành phố này được Trung ương đưa từ nơi khác đến, không cho quan chức gốc thành phố ngóc đầu. Ông Nguyễn Văn Nên quê Tây Ninh, ông Trần Lưu Quang quê Tây Ninh, ông Phan Văn Mãi quê Bến Tre, v.v… Đấy là bất công lớn. Vơ vét tiền người ta đến cạn túi, nhưng đì người ra "sát ván", đó là cách mà Đảng cộng sản đã đối xử quan chức gốc thành phố.

Cả Thành phố Hồ Chí Minh không có một Ủy viên Bộ Chính trị nào, trong khi đó, tỉnh nghèo đói nhưng ưa xây tượng đài như Nghệ An thì có đến 14 Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có đến 3 Ủy viên Bộ Chính trị.

Ngày 31/12/2022, ông Lê Minh Khái – Phó Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 1661/QĐ-TTg bổ sung 1.800 tỷ đồng cho 28 địa phương, gồm : Lạng Sơn 50 tỷ đồng, Lào Cai 40 tỷ đồng, Lai Châu 30 tỷ đồng, Hà Giang 30 tỷ đồng, Tuyên Quang 40 tỷ đồng, Cao Bằng 30 tỷ đồng, Bắc Kạn 40 tỷ đồng, Hòa Bình 60 tỷ đồng, Điện Biên 30 tỷ đồng, Sơn La 40 tỷ đồng, Yên Bái 30 tỷ đồng, Phú Thọ 50 tỷ đồng, Ninh Bình 40 tỷ đồng, Thanh Hóa 120 tỷ đồng, Nghệ An 200 tỷ đồng, Hà Tĩnh 50 tỷ đồng, Quảng Bình 70 tỷ đồng, Quảng Trị 120 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 150 tỷ đồng, Đà Nẵng 100 tỷ đồng, Quảng Nam 150 tỷ đồng, Quảng Ngãi 100 tỷ đồng, Phú Yên 30 tỷ đồng, Kon Tum 30 tỷ đồng, Đắk Lắk 40 tỷ đồng, Đắk Nông 30 tỷ đồng, Lâm Đồng 30 tỷ đồng, Cà Mau 70 tỷ đồng, để hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai 10 tháng đầu năm 2022.

bon3

Bòn người hữu ích nuôi kẻ ăn hại

Nguồn tiền cho các địa phương ấy được lấy từ các địa phương giàu. Đây chỉ mới là một quyết định, hằng năm đều có rất nhiều quyết định như thế. Hễ các chính quyền địa phương nghèo xin là rót về, trong khi đó, các chính quyền địa phương này rất "máu" làm tượng đài và cổng chào, để bòn rút tiền ngân sách cho vào túi riêng.

Ngọc Bảo (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 04/01/2023

Published in Diễn đàn

Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất gì với Trung ương về "chính sách thí điểm" ?

Hồng Dân, VNTB, 04/12/2022

Chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh muốn thí điểm thu thuế bất động sản thứ hai, tự quyết nhiều quy định về đầu tư để thu hút nguồn vốn tư nhân…

saigon1

UBND Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị bảy nhóm vấn đề, trong đó có việc giữ nguyên tỷ lệ điều tiết ngân sách cho thành phố là 21% đến hết năm 2025.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa có tờ trình gửi Chính phủ về việc xây dựng nghị quyết về cơ chế, chính sách thí điểm tạo động lực phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, thay thế Nghị quyết 54/2017 của Quốc hội. Tờ trình do Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi ký ngày 1/12/2022.

Quan điểm của Thành phố Hồ Chí Minh là các cơ chế, chính sách đặc thù phải không làm ảnh hưởng đến sự điều hành chung của chính phủ và lợi ích của các địa phương khác, mà chủ yếu nhằm tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

Xây dựng các cơ chế nhằm giải phóng các nguồn lực đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân, tham gia phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, văn hóa, thể thao và du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh.

Không tăng tỷ lệ điều tiết của ngân sách chung về Thành phố Hồ Chí Minh, mà xây dựng cơ chế tạo ra nguồn thu để tăng chi, nhất là chi cho đầu tư. Hình thành các cơ chế để thành phố có thêm nguồn thu cho ngân sách thành phố để chi cho đầu tư phát triển, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo với mục tiêu phát triển nhanh, bền vững.

Một số nội dung đáng chú ý còn vì tính "phổ quát" của nó chứ không riêng mỗi Thành phố Hồ Chí Minh cần đến, như :

Về quản lý đầu tư, hiện nay quy trình thủ tục đầu tư, cơ chế giao đất, cho thuê đất, lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với các dự án chỉnh trang đô thị, cải tạo chung cư cũ rất đặc thù về quỹ đất… vướng rất nhiều quy định và đang là "điểm nghẽn" trong thu hút vốn đầu tư ; thu hút PPP trong lĩnh vực văn hóa – thể thao.

Nếu được tháo gỡ sẽ huy động thêm được nguồn lực và tăng khả năng hấp thụ vốn đầu tư tư nhân, giúp cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển.

Về tài chính ngân sách, cơ bản giữ lại các nội dung của Nghị quyết 54, ngoài quy định về thí điểm tăng mức thuế hoặc thuế suất đối với một số hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế môi trường vì không khả thi.

Bổ sung quyết định thu thuế bổ sung đối với bất động sản thứ hai trở lên, trừ bất động sản duy nhất.

Bên cạnh đó, hiện Thành phố Hồ Chí Minh được hưởng ngân sách theo tỷ lệ điều tiết là 21%. Đề nghị giữ nguyên tỷ lệ này đến hết năm 2025.

Thành phố được thí điểm cơ chế bồi thường bằng đất theo tỷ lệ khi giải phóng mặt bằng. Cho phép Thành phố Hồ Chí Minh được thí điểm tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án đầu tư công độc lập đối với các dự án nhóm B…

Về quản lý đô thị và tài nguyên môi trường, phân cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị với điều kiện không làm thay đổi quan điểm và định hướng quy hoạch tổng thể.

Phân cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh được quyết định các nội dung liên quan đến xây dựng nhà ở thương mại ; nhà ở xã hội, nhà tái định cư, xử lý chung cư cũ, nhà ở trên, ven kênh rạch… hiện đang gặp vướng về quy định.

Phân cấp hoàn toàn cho Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng và ban hành hạ số điều chỉnh giá đất tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các khu đất, thửa đất. Thành phố Hồ Chí Minh được thí điểm bồi thường "bằng đất theo tỉ lệ" khi giải phóng mặt bằng…

Về quản lý văn hóa xã hội và quản lý trật tự xã hội, phân cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh quy định các điều kiện thành lập, xây dựng các cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục, thể thao trong các dự án phát triển đô thị.

Mở rộng thẩm quyền "lập quy" của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong lĩnh vực xử phạt các loại vi phạm hành chính về đô thị chưa có quy định hoặc quy định chưa đủ sức răn đe…

Về tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền, ủy quyền và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, tiếp tục thực hiện quy định về thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức tại Nghị quyết 54. Đồng thời, bổ sung phân cấp cho Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định cơ cấu, số lượng cán bộ, công chức, những người hoạt động không chuyên trách tại phường, xã, thị trấn…

Về thành phố Thủ Đức, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hiện nay thành phố Thủ Đức cơ bản như đơn vị hành chính cấp quận. Theo đó, kiến nghị cho phép Hội đồng nhân dân, UBND Thành phố Hồ Chí Minh phân cấp cho chính quyền thành phố Thủ Đức những nhiệm vụ thuộc thẩm quyền ở số lĩnh vực quản lý nhà nước.

Chuyển giao một số nhiệm vụ thuộc sở ngành thành phố cho thành phố Thủ Đức. Cho phép Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định bộ máy hành chính và các đơn vị sự nghiệp của thành phố Thủ Đức. Ưu tiên phân bổ ngân sách cho thành phố Thủ Đức để chi đầu tư phát triển.

Trước đó, phát biểu tại kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hôm 7/7/2022, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi nhìn nhận có sự hạn chế trong việc phân cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, lúc ban đầu tiếp cận theo Nghị quyết 54, việc này phân cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng khi làm phải hỏi ý kiến các bộ, mà phải quy lại các quy định của pháp luật.

"Phân cấp phải giao điều kiện để thực hiện, đây là vấn đề cốt lõi mà Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa vào nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 trong thời gian tới", ông Mãi nói – "Điều tôi kỳ vọng nhất là có cơ chế phân cấp phân quyền rõ ràng hơn trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước cho thành phố. Ví dụ như liên quan về kinh tế, đất đai, quy hoạch, xây dựng, nhà ở, môi trường… phải được minh bạch về thẩm quyền".

Hồng Dân

Nguồn : VNTB, 04/12/2022

************************

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục có các chính sách "đặc thù" ở tầm Bộ Chính trị

Nguyễn Nam, VNTB, 03/12/2022

Ngày 2/12/2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Bộ Chính trị, cho ý kiến về đề án tổng kết 10 năm thực hiện nghị quyết 16 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, phương hướng nhiệm vụ phát triển đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045.

saigon2

Bộ Chính trị thống nhất ra nghị quyết mới về Thành phố Hồ Chí Minh, thí điểm chính sách đặc thù…

Nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh, với vai trò đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế, đầu tàu, động lực của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước, Bộ Chính trị thống nhất ban hành Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu đến năm 2030 là thành phố dịch vụ – công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, văn hóa của khu vực Đông Nam Á, hội nhập quốc tế sâu rộng ; đến năm 2045, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ Châu Á, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, có chất lượng cuộc sống cao ; là đô thị phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới.

Tin tức cho biết, tại buổi họp, Bộ Chính trị tiếp tục đưa yêu cầu mang tính hình thức, rằng, "Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, bộ, ngành Trung ương và các địa phương tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết.

Tiếp tục quán triệt, thống nhất, nâng cao nhận thức, đổi mới mạnh mẽ tư duy xây dựng và phát triển thành phố trong giai đoạn mới. Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh quốc tế ; tăng cường liên kết phát triển vùng ; đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm hạ tầng đi trước một bước.

Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, thực hiện nghiêm kỷ cương quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch. Phát triển đô thị bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để thành phố phát triển nhanh và bền vững. Phát triển mạnh mẽ văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng con người thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Người đứng đầu Bộ Chính trị cũng lưu ý chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cần luôn bảo đảm quốc phòng an ninh ; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế. "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về thành phố, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền và thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới" là những mệnh lệnh hành chính khác của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Với việc tiếp tục "cơ chế – chính sách đặc thù" cho Thành phố Hồ Chí Minh, giới quan sát cho rằng nếu không có sự cởi mở nào tương ứng về chính trị, và sự đồng bộ của luật pháp, thì ‘giới tinh hoa’ ở Sài Gòn cũng rất ngại ngần trong đóng góp toàn tâm, toàn trí.

Bởi đơn giản thôi, chỉ cần nhìn vụ án bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh vừa xét xử phiên sơ thẩm, cho thấy những người thầy thuốc nơi đây bằng thực tế lâm sàng, bằng kiến thức chuyên môn…, họ đã lựa chọn sản phẩm y tế tốt nhất, hiệu quả ổn định nhất, hạn chế thấp nhất các tai biến y khoa để phục vụ bệnh nhân.

Thế nhưng điều đó lại khiến bên bảo hiểm y tế phải xuất chi nhiều hơn, thay vì chọn hàng rẻ qua đấu thầu vốn không hề buộc ghi nhận ý kiến chuyên môn từ bác sĩ chuyên trách… Nếu cái gọi là "cơ chế – chính sách đặc thù" kiểu nay đúng – mai sai – mốt đúng – ngày kia ‘xem xét lại’,… vậy thì trong tâm thế vừa làm vừa run ấy, thử hỏi làm sao có thể phát triển bền vững ?

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 03/12/2022

Published in Diễn đàn

Lại kỳ vọng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức ?

Lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam) mới đây cho rằng cần xây dựng thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) trở thành điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức. Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam - Nguyễn Phú Trọng đưa ra yêu cầu vừa nói tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, được tổ chức hôm 23/10/2022.

tphcm1

Ảnh minh họa chụp tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. AFP.

Theo ông Trọng, vì Thành phố Hồ Chí Minh là hạt nhân, thành phố kinh tế tri thức, trung tâm tài chính quốc tế, nên phải là điểm đến của tầng lớp trung lưu, trí thức, nhất là trí thức trẻ. Có như vậy thì trình độ phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh mới ngang tầm với thành phố lớn châu Á, và sẽ là một cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ và của cả Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một nhà khoa học sống tại Bỉ, đã có hơn 15 năm làm việc tại Việt Nam với mục đích giúp đất nước phát triển, nhận định với RFA hôm 24/10 :

"Tôi cũng mong muốn như vậy, nhưng phải nói đây là một ước mong vẫn còn xa vời. Tôi vẫn còn thấy môi trường Thành phố Hồ Chí Minh chưa đủ cuốn hút những bậc trí thức, nhất là những người có thể giúp Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học. Ở đây tôi muốn nói đến Việt kiều, chứ còn người nước ngoài thì chuyện đó còn lâu. Đối với Việt kiều thì môi trường cũng chưa được tốt lắm, ví dụ trong giáo dục đào tạo rất đông nhân tài ở nước ngoài có thể về giúp, nhưng không môi trường để thu hút họ. Hy vọng đó mấy chục năm nay vẫn đứng gần như số 0, tuy rằng tôi mong mỏi nhưng tôi thấy hoài vọng đó vẫn còn quá xa".

Theo Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, cơ quan chức năng Việt Nam đã không đưa người tài vào đúng những vị trí cần kỹ năng, cần hiểu biết… Ông nói tiếp :

"Họ chưa thỏa đáng trong việc chọn cán bộ, những vấn đề đó hiện nay càng ngày càng đi xuống, vì người ta không trọng nhân tài mà chỉ thích những người phe phái để củng cố phe cánh của mình, nhằm đem lại vật chất. Tôi cũng có đề nghị, nhưng vấn đề hiện nay là phải thay đổi cung cách lựa chọn cán bộ, lựa chọn người có khả năng làm việc… Tôi không thấy có gì thay đổi cả và tôi cũng không kỳ vọng gì trong vấn đề thay đổi cán bộ, tôi rất là bi quan".

Lâu nay, nhiều vị lãnh đạo của Đảng và Chính phủ thường hay phát biểu, đưa ra mục tiêu Việt Nam sẽ sớm trở thành cường quốc về một lãnh vực nào đó. Đơn cử như tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X hôm 28/3/2010, nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khi phát biểu bế mạc hội nghị, từng nói mục tiêu năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp, hiện đại. Đến nay mục tiêu đó cũng chưa đạt được.

Hay mục tiêu, đến năm 2045, thành phố Hồ Chí Minh sẽ trở thành trung tâm kinh tế tài chính của châu Á, chất lượng đời sống cao, thu nhập bình quân đầu người khoảng 37.000 USD/năm, là điểm đến của toàn cầu…

Ông Nguyễn Văn Mỹ, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Du lịch Lửa Việt hôm 24/10 cho biết ý kiến :

"Sài Gòn hiện nay rất nhiều cái chưa tương xứng với khả năng sẵn có. Trước đây Sài Gòn không chỉ là đã là thành phố lớn của Đông Nam Á, mà của cả Asia, chỉ có điều lâu nay vì nhiều lý do cho nên thành phố tụt hậu lại so với so với các thành phố khác trong khu vực. Cái khó nhất của Sài Gòn hiện nay là phải giải được bài toán cơ sở hạ tầng, trước 1975 Sài Gòn chỉ có 2 triệu người, bây giờ mười mấy triệu người. Con số chính thức thì khoảng chín mười triệu thôi, nhưng mà số vãng lai tạm trú rất là đông cho nên cơ sở hạ tầng không đảm bảo, dẫn đến ngập nước, kẹt xe… Đặc biệt Việt Nam có hệ thống cao tốc ít, chiếm tỷ trọng nhỏ, ở ngoài Bắc có tình trạng thừa đường thiếu xe, trong khi Nam bộ là thừa xe mà thiếu đường. Trung ương cũng hỗ trợ thành phố đầu tư thêm như cao tốc về miền Tây, Bảo Lộc, Vũng Tàu, Tây Ninh… cao tốc thì tốt nhưng từ Sài Gòn muốn đi ra đến cao tốc thì rất lâu để có thể đi ra khỏi Sài Gòn vì kẹt xe".

Một vấn đề nữa theo ông Mỹ là Sài Gòn hiện nay khách rất đông, nhưng chỉ là điểm trung chuyển, chứ không phải là điểm để khách lưu trú dài hạn. Ông Mỹ cho rằng phải có một cơ chế riêng đặc thù cho Sài Gòn. Ông nói tiếp :

"Điều vô lý nhất mà nhiều người băn khoăn, có lẽ trung ương cũng thấy, là thành phố đóng góp cho trung ương rất lớn nhưng tỷ lệ được giữ lại quá ít, chỉ 18 % và đang đề nghị nâng lên 23 %. Tôi nghĩ rằng muốn thành phố phát triển thành một trung tâm có thể cạnh tranh ngang ngửa với các trung tâm lớn của Đông Nam Á và của châu Á thì thành phố phải được đầu tư. Cái đầu tôi đơn giản nhất, song song với chuyện quản lý, là làm sao hạn chế được tham nhũng và được chích lại nguồn ngân sách tương xứng. Ví dụ như Đà Nẵng phát triển rất nhanh nhưng Đà Nẵng được giữ lại tới 68 %, trong khi thành phố chỉ được 18 %. Rất nhiều vấn đề phải giải quyết, tôi nghĩ rằng lãnh đạo thành phố cũng như trung ương thấy, nhưng loay hoay chưa biết làm thế nào, bắt đầu từ đâu ?"

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, khi tiếp xúc với cử tri huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 9/5/2021 cũng đã cho rằng Thành phố Hồ Chí Minh cần thúc đẩy các chương trình đang triển khai như : đổi mới mô hình tăng trưởng ; chuyển đổi số quốc gia ; thu hút tài năng trong và ngoài nước ; thúc đẩy các sáng kiến, đưa thành phố trở thành hình mẫu của cả nước, có sức cạnh tranh trong khu vực về đổi mới sáng tạo và thu hút nhân tài...

Phó giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhà nghiên cứu ngôn ngữ thuộc Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nhận định với RFA hôm 24/10 :

"Là điểm đến của dân trung lưu và trí thức thì Sài Gòn có lợi thế hơn những vùng khác. Có thể có nói là thuận lợi để làm được điều đó, nhưng ta phải hiểu đó không phải là chỗ để nghỉ ngơi mà để đến sống làm việc. Để như vậy phải có nhiều biện pháp để thu hút được người ta. Ở Việt Nam phụ thuộc rất nhiều từ con người đến thể chế, gần đây Sài Gòn liên tiếp đề nghị trung ương phải có biện pháp đặc biệt dành riêng cho Sài Gòn.

Nếu được chấp nhận thì Phó giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng cho biết ông tin chắc phần nào đó cũng có thể gỡ khó cho Sài Gòn, nhưng căn bản theo ông không phải chỉ thế mà phải có chiến lược chung cho cả nước, vì Sài Gòn không thể là một ốc đảo. Ông nói tiếp :

"Tôi là người dân sống ở Sài Gòn, nghe những thông tin như vậy thì tôi cũng có hy vọng, nhưng tôi không chờ đợi nhiều lắm, vì có nhiều trở lực ở Việt Nam. Quá nhiều trường hợp có thể nêu ra làm ví dụ giữa mong ước và thực tiễn, chỉ cần đối chiếu những lời tuyên bố hùng hồn tốt đẹp của các vị lãnh đạo, là đến năm nào đó Việt Nam sẽ đạt cái này, cái kia, năm nào đó Hà Nội sẽ là Singapore… tôi chỉ có mong rằng lần này không phải là thêm một lần thất vọng".

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành khi trả lời RFA từ Sài Gòn trước đây cho rằng, nếu còn tiếp tục quản lý nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì không biết lúc nào có thể vươn lên được. Nhưng ông Bùi Kiến Thành cho rằng hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu nếu Việt Nam thay đổi cơ chế, thay đổi cách quản lý nhà nước, thay đổi cách quan hệ giữa nhà cầm quyền và nhân dân, thành ra một nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Nguồn : RFA, 24/10/2022

Published in Việt Nam

Nguyễn Thành Phong tung cú đánh quyết định, Nguyễn Văn Thể đỡ thế nào đây ?

Sắp tới Hội nghị trung ương 3, võ đài chính trị Việt Nam cũng nhộn nhịp hẳn, ké tung đòn người đỡ đòn cứ xuất hiện liên tục. Nói cho cùng, củng chỉ vì miếng bánh quyền lực nó dụ dỗ những quan chức của chính quyền cộng sản lao đầu vào nhau chiến chí tử.

thanhpho1

Nguyễn Văn Thể đang muốn chiếc ghế của Nguyễn Thành Phong

Võ đài chính trị Việt Nam như là một cái chuồng lợn, mạnh con nào nấy tự giành lấy miếng ăn cho mình. Hết cơ hội này người ta lại tạo cơ hội khác, hết hiệp đấu này thì người ta tham gia hiệp đấu khác, hết sang đấu này người ta nhảy sang sàn đấu khác, cứ như vậy cái chợ trời quyền lực trong Đảng cộng sản Việt Nam bát nháo hơn bao giờ hết.

Nguyễn Văn Thể rất muốn trờ vào Thành phố Hồ Chí Minh để giành một ghế nào đó, và sau đó là tìm kiếm cơ hội vào Bộ Chính trị. Sau khi thất bại trước Phan Văn Mãi tranh chiếc ghế do ông Trần Lưu Quang để lại, lần này ông Nguyễn Văn Thể quyết một trận sống mái với Nguyễn Thành Phong đương kim Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố và Nguyễn Hồng Lĩnh đang là phó trưởng ban dân vận trung ương.

Đây là canh bạc cuối cùng để Nguyễn Văn Thể ra khỏi chính phủ của ông Phạm Minh Chính. Bởi giữa Nguyễn Văn Thể và Phạm Minh Chính không hợp nhau cho lắm, Nguyễn Văn Thể vốn là người của ông Nguyễn Phú Trọng, mà người ông Trọng lại ngồi trong chính phủ thì ông Phạm Minh Chính khó làm việc vì làm việc gì cũng như có người theo dõi, có người cản đường.

Ông Nguyễn Văn Thể thì muốn ra khỏi chính phủ nhưng ngược lại, ông Nguyễn Phú Trọng thì vẫn muốn ông Thể ở lại. Nếu ở lại, bản thân ông Thể cũng bị Phạm Minh Chính kiểm soát chặt chẽ, bởi mỗi cách làm của ông Nguyễn Văn Thể đều rất có thể hậu quả là ông Phạm Minh Chính sẽ lãnh hậu quả, vì Phạm Minh Chính là cấp trên của ông Thể mà ?

Riêng ông Nguyễn Văn Thể thì vào Sài Gòn cũng sẽ không được chào đón, vì nhóm ăn đất Thủ Thiêm rất ngại một con người đã từng quản lý xây dựng hạ tầng như ông Thể lại soi những sai phạm Thủ Thiêm. Không khéo, nhóm ăn đất Thủ Thiêm lại bị tội chồng thêm tội.

Cơ hội cuối cùng, Nguyễn Văn Thể chuẩn bị ra sao ?

Nguyễn Thành Phong không phải là đối thủ dễ chơi, ông Phong tất nhiên là có mối quan hệ rất tốt với Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Quân và Nguyễn Văn Đua, tuy nhiên ông Phong cũng tạo quan hệ rất tốt với Nguyễn Văn Nên. Mối quan hệ tốt đến mức, ông Phong đã làm cho ông Nên ủng hộ Phan Văn Mãi về nắm Phó bí thư thường trực Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo như chúng tối được biết, Nguyễn Thành Phong quan hệ tốt với Nguyễn Văn Nên nhưng hoàn toàn không được mối quan hệ tốt với người đứng đầu đảng tốt như Nguyễn Văn Thể. Chính vì lẽ đó, việc Nguyễn Văn Thể đấu với Nguyễn Thành Phong được ví như cặp đấu, kẻ tám lạng người nửa cân vậy.

Đã nhiều tháng nay, Nguyễn Thành Phong chạy ngược chạy xuôi vận động cả thế lực Thành phố và thế lực Trung ương. Thế lực thành phố thì tất nhiên luôn ủng hộ Nguyễn Thành Phong rồi, còn thế lực trung ương thì chưa chắc.

Khả năng Nguyễn Thành Phong ngồi lại ghế chủ tịch thành khố là khá cao. Nếu Nguyễn Thành Phong không là người thân quen cánh Lê Thanh Hải thì ông Nguyễn Phú trọng chẳng cần thay làm gì, vì bản thân ông Nguyễn Thành Phong cũng làm việc khá ăn ý với Nguyễn Văn Nên. Tuy nhiên ăn ý trong việc khác, còn việc đốt lò của ông Trọng thì bản thân Nguyễn Thành Phong là một sự cản trở. Không biết ông Trọng muốn thay Nguyễn Thành Phong thì ông có thay nổi hay không mà thôi ? Nguyễn Thành Phong nếu không bị vướng vào vụ đốt lò thì có thể ông Phong đã là ủy viện Bộ Chính trị ở Đại hội 13 rồi.

Ông Nguyễn Văn Thể ngày càng để vuột mất cơ hội, trước một Nguyễn Thành Phong chiến đấu ngoan cường thì không biết ông Thể có thắng nổi hay không mà thôi. Nếu không có sự ủng hộ của ông Nguyễn Phú Trọng thì ông Thể sẽ không thắng ông Phong đâu, nhưng đằng này có bàn tay ông Trọng thì chưa biết cuộc chiến sẽ ngã ngũ thế nào thôi.

Nguyễn Thành Phong đi được bước tiến vững chắc

Ngày 24/5, báo chí nhà nước cộng sản thông báo, Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2016-2021 đã tái đắc cử chức danh chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bước đi vô cùng quan trọng của ông Nguyễn Thành Phong trước Nguyễn Văn Thể. Về mặt uy tín của ông Phong với chính quyền thành phố, ông Phong được sự hỗ trợ rất mạnh. Phải nói rằng, sau lần bầu bán nội bộ này, ông Phong đã gởi tới ông Nguyễn Văn Thể một thông điệp rõ ràng rằng, muốn hất Nguyễn Thành Phong này không dễ dàng gì.

Được biết, Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 khai mạc sáng 24/6, các đại biểu đã tiến hành bầu chức danh chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026. Được biết ông Nguyễn Thành Phong đang chỉ đạo cuộc chiến chống dịch Covid-19. Nếu chống dịch thành công thì ông Phong sẽ giành được điểm cộng với trung ương đảng, khi đó cơ hội cho Nguyễn Văn Thể lại ít đi.

Trình bày chương trình hành động trước Hội đồng nhân dân, ông Nguyễn Thành Phong cam kết sẽ tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, luôn cầu thị lắng nghe để kiểm chứng sự phù hợp của chính sách và năng lực điều hành của bộ máy chính quyền Thành phố nhằm tiếp tục hoàn thiện hơn nữa để phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.

thanhpho2

Nguyễn Thành Phong củng cố sức mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh

Ông Nguyễn Văn Thể cũng có thành tích bảo vệ các doanh nghiệp làm BOT, tuy làm mất lòng dân nhưng ông Thể cũng được điểm cộng đối với Bộ Chính trị. Vì nói cho cùng, những ông chủ thực sự của các BOT bẩn đấy là các ủy viên Bộ Chính trị chứ không ai khác. Ông Nguyễn Văn Thể làm chính trị cũng rất thức thời chứ ông không chịu kém cạnh hơn Nguyễn Thành Phong.

Ông Nguyễn Thành Phong năm nay 59 tuổi, quê ở xã Tam Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Ông có trình độ là tiến sĩ Kinh tế, cử nhân Lý luận chính trị.

Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII ; đại biểu quốc hội các khóa X, XI.

Nguyễn Văn Thể sẽ làm gì với người có gốc rễ vững chắc như Nguyễn Thành Phong ?

Ông Nguyễn Thành Phong đi lên từ Thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù ông Phong là người Bến Tre. Ông Phong là chủ tịch đầu tiên của Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1995. Một năm sau, ông được bầu làm phó bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh và đến tháng 9/1999, ông được bầu giữ chức bí thư Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2002, ông được bầu làm Bí thư Trung ương Đoàn. Năm 2005, ông giữ chức bí thư thường trực Trung ương Đoàn. Đầu năm 2007, ông được điều động về làm Thành ủy viên Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Bí thư Quận ủy quận 2.

Năm 2009, ông được điều động về tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre, giữ chức phó bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Năm 2010, ông được bầu làm bí thư Tỉnh ủy Bến Tre. Năm 2013, ông được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Bến Tre.

Đến tháng 3/2015, ông được Trung ương điều động trở lại Thành phố Hồ Chí Minh giữ cương vị Phó bí thư Thành ủy nhiệm kỳ 2010-2015. Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020 tổ chức vào giữa tháng 10/2015, ông Phong tái cử phó bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 11/12/2015, ông Nguyễn Thành Phong được HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa VIII bầu làm Chủ tịch UBND Thành phố. Đến ngày 28/06/2016, tại kỳ họp thứ nhất HĐND Thành phố Hồ Chí Minh khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đã bầu ông Phong tái đắc cử chức Chủ tịch UBND Thành phố. Ông giữ chức này từ đó đến nay.

Ngày 17/10/2020, ông Phong tái đắc cử Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025.

Đến ngày 30/01/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, ông Phong được bầu là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Ngày 23/05/2021, ông Nguyễn Thành Phong được cử tri quận 1 bầu làm đại biểu HĐND Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2021-2026.

Cho tới bây giờ, người ta chưa thấy ông Nguyễn Văn Thể có thành tích đấu đá gì, ông chỉ là người được cánh tay ông Nguyễn Phú Trọng giúp đỡ. Tuy nhiên chớ xem thường ông Trọng, tuy già và đi không nổi nhưng ông lại dùng quyền lực rất uyển chuyển.

Nguyễn Văn Thể sẽ chờ đến Hội nghị trung ương 3 và chiến thắng tại Hội nghị trung ương 3 sẽ thắng chung cuộc. Vậy nên, dù Nguyễn Thành Phong đã chuẩn bị hậu phương kỹ cỡ nào thì cuộc chiến lần này hữa hẹn sẽ có nhiều cam go cho Nguyễn Thành Phong. Không biết Nguyễn Thành Phong sẽ đỡ đòn như thế nào ? Hãy chờ xem, sau Hội nghị trung ương 3 thì mới đánh giá hết sức mạnh của từng đối thủ.

Hương Nhung (tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 27/06/2021

********************

Dàn nội các Chính phủ Phạm Minh Chính đều đang có mặt ở Sài Gòn

Cửu Long, VNTB, 27/06/2021

Ngay sau khi ông Nguyễn Thành Phong tái đắc cử chức Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh, khá bất ngờ là dàn nội các của Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có mặt tại thành phố này.

thanhpho3

Chiều ngày 26/6, tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì buổi họp trực tuyến về công tác phòng, chống dịch Covid-19 với các tỉnh, thành trên cả nước.

Tại điểm cầu Thành phố Hồ Chí Minh còn có Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình ; Bộ trưởng các Bộ : Y tế, Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và truyền Thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP và lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan của Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại điểm cầu trụ sở Chính phủ có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Ngoại giao, Y tế, Khoa học và Công nghệ… Điểm cầu trụ sở UBND các tỉnh, thành phố là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự họp.

Ngoài Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, và Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, thì không có các tin tức nào cho biết các vị bộ trưởng của các Bộ : Quốc phòng, Giao thông vận tải, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã làm gì trong chuyến công cán này ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Một số tin tức bên lề cho hay là nhân sự lãnh đạo của Thành phố Hồ Chí Minh vào giờ phút chót vẫn giữ nguyên Chủ tịch Nguyễn Thành Phong là điều bất ngờ, vì trước đó ở phiên khai mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đã đưa ra thông báo sẽ bầu các chức danh phó chủ tịch.

Củng cố cho đồn đoán ông Nguyễn Thành Phong sẽ phải ra Bắc cho ghế tân Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, còn là chuyện mấy tuần lễ trước đó, Bộ Chính trị đã ‘phân công’ Bí thư tỉnh ủy Bến Tre – ông Phan Văn Mãi về giữ chức Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phong và ông Mãi đều là người gốc gác Bến Tre.

Việc ông Phan Văn Mãi về Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều ý kiến, chủ yếu nhằm tránh trường hợp tới hai người Bến Tre cùng lãnh đạo thành phố. Bước đầu, ông Phan Văn Mãi sẽ thay người đồng hương Nguyễn Thành Phong làm Phó Bí thư Thành ủy, nếu được cơ cấu cho nhiệm kỳ sau, ông Mãi sẽ ngồi ghế thường trực.

Còn ghế chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đang có hai ứng viên là ông Nguyễn Hồng Lĩnh – Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương, và ông Nguyễn Văn Thể - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Ông Lĩnh là dân gốc Cần Đước, Long An. Ông Thể là dân Đồng Tháp.

Thời điểm cuối tháng 5/2021, tin tức hậu trường cho hay Nguyễn Thành Phong có nguyện vọng trực tiếp với Bộ Chính trị ‘xin ở lại’. Thực tế là nhiều việc rất dang dở, ách tắc sau khi ông Nguyễn Thiện Nhân về vườn, và các đợt thanh tra, bắt bớ vẫn đang diễn ra ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Thế nhưng mọi đồn đoán đều sai, vào ngày 24/6, tức đúng hôm Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp nhất, mọi người nhận tin là Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 998/QĐ-TTg bổ nhiệm ông Lê Quân, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giữ chức vụ Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Ông Lê Quân, tân Giám đốc Đại học Quốc Hà Nội sinh năm 1974 tại Hà Nội, quê quán Quảng Ngãi, là Đại biểu quốc hội khóa XIV và vừa qua đã trúng cử đại biểu quốc hội khóa XV tại tỉnh Cà Mau với tín nhiệm cao.

Như vậy tính đến thời điểm hiện tại, dàn lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh có đến 3 người cùng đồng hương Bến Tre : Nguyễn Thành Phong quê Châu Thành, Phan Văn Mãi quê Giồng Trôm, và Tô Thị Bích Châu là dân gốc Ba Tri.

Ông Nguyễn Thành Phong từng là giảng viên Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Phan Văn Mãi là cử nhân ngoại ngữ, khoa Sư phạm, Đại học Cần Thơ. Bà Tô Thị Bích Châu, chuyên ngành Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.

Cửu Long

Nguồn : VNTB, 27/06/2021

Published in Diễn đàn

Thanh tra chính phủ điểm danh những sai phạm quản lý đất công ở Thành phố Hồ Chí Minh để "dằn mặt" hay sẽ xử lý ?

Hàng loạt sai phạm về quản lý đất công tại thành phố Hồ Chí Minh vừa được Thanh tra Chính phủ nêu lên trong kết luận thanh tra hôm 15/6 vừa qua. Điểm danh để xử phạt hay nói cho có chuyện, là thắc mắc của người dân thành phố.

tphcm1

Vinhomes Central Park và Landmark 81, hai toà nhà cao nhất bên bờ sông Sài Gòn ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 6/6/2019 - Reuters

Thanh tra chính phủ điểm danh những sai phạm quản lý đất công ở Thành phố Hồ Chí Minh để "dằn mặt" hay sẽ xử lý ?

Hàng loạt sai phạm về công tác quản lý Nhà nước và thực hiện pháp luật trong qui hoạch, quản lý, xây dựng, đất đai, môi trường với khu công nghiệp, khu đô thị… được Thanh tra Chính phủ nêu ra, trong đó đáng nói nhất là việc chuyện đổi sai trái ở Thành phố Hồ Chí Minh bao lâu nay.

Đây là những khu nhà đất, được coi là của công, mà Thanh tra Chính phủ gọi là "đắc địa" ; còn "điểm danh" là từ ngữ khá chừng mực như cách dùng của báo chí trong nước.

Gọi là chừng mực bởi không rõ Nhà nước sẽ xử lý thế nào hay chỉ muốn ‘dằn mặt’ những tác nhân có liên quan đến các dự án đất công sai trái mà "gạo đã thành cơm" nhiều năm rồi.

Những vụ vi phạm điển hình được điểm danh ở đây là trường hợp cao ốc VPT do Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát làm chủ đầu tư. Tổng diện tích đất của dự án là 1.954m2, trên đường Trần Hưng Đạo, Quận Một, có nguồn gốc là đất của Nhà nước.

Tin nói từ năm 2006 UBND Thành phố Hồ Chí Minh ra Quyết Định số 480/QĐ-UBND, cho phép Công ty Vạn Thịnh Phát được thuê khoảng đất công gần 2.000m2 ở đường Trần Hưng Đạo để xây khách sạn và văn phòng với thời hạn đến hết 2020.

Tuy nhiên qua kiểm tra thì Thanh tra Chính phủ phát hiện UBND Thành phố Hồ Chí Minh không tính toán doanh thu bãi đậu xe theo qui định, làm giảm bớt giá trị số tiền sử dụng đất phải nộp 1.191 tỉ đồng.

Áp dụng suất đầu tư không đúng với công trình hạ tầng kỹ thuật có qui mô nhỏ hơn 20 hecta như vậy khiến chi phí tăng lên và quyền sử dụng bị giảm 179,8 triệu đồng.

Một dự án khác được nêu tên là khu đất nằm trong bốn đường lớn Nguyễn Huệ-Ngô Đức Kế-Hồ Tùng Mậu-Huỳnh Thúc Kháng, Phường Bến Nghé, Quận Một.

Cơ quan thanh tra cho hay 2.815m2 ở đây thuộc Nhà nước quản lý, 8.342m2 thuộc sở hữu tư nhân. 

tphcm2

Một công trường xây dựng tại Thành phố Hồ Chí Minh. AFP

Tháng 10/2016, văn bản từ Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận tiếp tục thực hiện chủ trương chỉ định nhà đầu tư, Sở Kế hoạch Đầu tư được giao nhiệm vụ thực hiện các thủ tục theo đúng qui định. 

Từ chỗ này, UBND Thành phố Hồ Chí Minh và các sở, ngành đã triển khai những bước chỉ định nhà đầu tư, trong đó liên doanh Vạn Thịnh Phát và Larkball Holdings Ltd cam kết hỗ trợ ngân sách thành phố 20 triệu USD

Kết quả kiểm tra từ Thanh tra Chính phủ cho thấy đã có nhiều sai phạm trong đền bù, chuyển đổi, giao đất, giấy phép đầu tư, cụ thể rất nhiều vi phạm về quản lý và điều hành khu đất vàng tại Phường Bến Nghé, Quận Một.

Rối rắm và rối rắm, hệ quả từ chính sách bất minh "đất là sở hữu toàn dân, Nhà nước làm chủ, nhân dân quản lý’, là nhận định của bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, sau 30/4/1975 làm việc ở Trung ương Đoàn Thanh niên/Hội Thanh niên Việt Nam, kế tiếp là tổng biên tập đầu tiên báo Thanh Niên ở Thành phố Hồ Chí Minh :

"Tất cả những cái đó báo chí đăng nhiều rồi mà có giải quyết được đâu. Chính sách về đất đai không đúng dẫn tới chỗ bị tịch thu, bị trưng dụng, bị mất đất đủ thứ hết. Dân chúng kêu ca dữ lắm, gần như 80% khiếu nại đều là khiếu nại đất. Phải nói người có đất bị mất đất bởi người giàu, nó ngược lại với chủ trương dân nghèo có ruộng. Người ta tịch thu đất thì rất rẻ nhưng bán lại thì rất mắc.

Thí dụ như Thủ Thiêm hay Vườn Rau Lộc Hưng chẳng hạn, có giải quyết được đâu ? Các tỉnh thành mất đất cũng nhiều lắm. Tới anh em trong Đoàn Sinh viên Học sinh cũng có người bị mất đất, cũng kêu ca cũng đơn khiếu nại mấy chục năm rồi không đi tới đâu".

Thế thì trách nhiệm ở ai, có xử lý không khi mà Thanh tra Chính phủ gọi là điểm danh các sai phạm trong quản lý đất công ở Thành phố Hồ Chí Minh ? Nguyên tổng biên tập Báo Thanh Niên Huỳnh Tấn Mẫm nói tiếp :

"Bây giờ người ta đòi cải tổ chế độ đất đai, muốn giải quyết được thì phải quy định cho rõ thành phần đất đai của ai, cái nào của tư nhân, cái nào của Nhà nước, cái nào của tổ chức này tổ chức nọ… Không thể cứ nói rằng đất đai là của Nhà nước. Nhà nước là ai ? Là mấy ông cán bộ chứ ai ! Mà mấy ông cán bộ thì muốn cái này muốn cái kia, do đó dẫn tới tham nhũng, tham ô, rồi là sát phạt thế này thế kia. Cái này là vấn nạn của đất nước, xảy ra muôn đời chứ không phải bây giờ không đâu".

Trao đổi với RFA qua điện thư, một nhà báo yêu cầu được giấu tên vì từng viết nhiều bài về quản lý đất gây động chạm ở thành phố Hồ Chí Minh, nói rằng, để cho đỡ rối thì nên hiểu theo hướng khi Thanh tra Chính phủ "soi" các dự án quản lý đất công sai phạm tức là "soi" người phê duyệt chứ không nhắm vào chủ đầu tư tư nhân. Ông viết :

"Đa số đều bị dính cái tội đất không đấu giá theo luật. Hai ông chủ tịch Đà Nẵng bị khởi tố, rồi hai ông Chủ tich Khánh Hòa bị bắt cũng vì giao đất không qua đấu giá, nhiêu đó thôi. Nếu bán cho tư nhân có đấu giá đàng hoàng, có đấu thầu đàng hoàng, nằm trong cơ chế tư nhân mà sử dụng đúng qui hoạch chung thì đâu có sai, phải không ?".

Nêu thí dụ hai cựu quan chức ở Thành phố Hồ Chí Minh là Tất Thành Cang và Tề Trí Dũng đã bị bắt và bị khởi tố liên quan đến vụ 32 hecta đất công, nhà báo phân tích tiếp :

"Chưa chắc họ muốn đánh vô người chủ đầu tư nếu người chủ đầu tư mua cái đất đó ngay tình. Thí dụ ông Tất Thành Cang dính trong vụ chủ trương cho bán 32 hecta đất ở Hiệp Phước, Nhà Bè, cho công ty Quốc Cường Gia Lai mà không hề thông qua đấu thầu.

Ông Tề Trí Dũng bị bắt trước, mãi sau này ông Tất Thành Cang mới bị bắt. Quốc Cường Gia Lai không bị khởi tố vì lý do có thể họ mua ngay tình mặc dù có chung chi dưới gầm bàn. Tức là thành phố duyệt cho bán thì tôi mua có duyệt đàng hoàng chứ đâu phải tôi mua khống tôi không chung tiền đâu".

Một thí dụ khác trong cơ man những vụ sai phạm quản lý đất công ở Thành phố Hồ Chí Minh mà phía bán thì bị quy kết trách nhiệm, trong khi phía mua để đầu tư lại thoát :

"Ngay cả người mua miếng đất vàng ở Hai Bà Trưng, tức là đất của Beer Sài Gòn, thì mấy ông Nguyễn Thành Tài, Nguyễn Hữu Tín (nguyên cựu Phó chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh) bị bắt hết vì ký bán mà không đấu giá. Còn người mua ngay tình, ra tòa họ xin nộp mấy ngàn tỷ chênh lệch mua rẻ để xin được tiếp tục sử dụng miếng đất đó. Cái này nên tìm hiểu kỹ vì mục đích Nhà nước cũng không muốn bắt những chủ đầu tư tu nhân mà mua đất không qua đầu giá đâu. Thường dù mua ngay tình hoặc gian tình đi nữa cũng không bị kết tội, phải hiểu theo hướng đó".

Điểm ra sai phạm trong quản lý đất công tại Thành phố Hồ Chí Minh để xứ lý nghiêm túc hay xướng lên rồi để đó khiến dân tình, dù không được gì, vẫn cảm được vị đắng trong cốc nước ngọt, là lời một nhà hoạt động xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, kỹ sư Trần Bang :

"Thế này là quá muộn! Thực sự sai phạm này ai cũng nhìn thấy. Đất công mà giao cho doanh nghiệp bằng những phương thức không công khai minh bạch, tức không đấu giá, không đưa lên sàng… Giao cho doanh nghiệp nào mà họ muốn bằng những cách khác nhau làm thất thoát tài sản Nhà nước thì quá rõ".

Thực sự đã gọi là các khu đất vàng hay các khu đất công đắc địa thì đã điểm mặt những nơi như sân Golf trong sân bay Tân Sơn Nhất hay khu Thủ Thiêm chưa, kỹ sư Trần Bang đặt vấn đề :

"Bởi vì khi giải tỏa thì đền bù cho dân giá rẻ mạt, so với giá thị trường bây giờ là quá thấp. Thế thì sau đó doanh nghiệp có rao giá bằng phương thức công bằng hay lại giao cho các doanh nghiệp sân sau, các doanh nghiệp thân hữu của lãnh đạo cao cấp thành phố cũng như của trung ương.

Theo tôi thì Thanh tra Chính phủ vào việc quá chậm, có thể họ cân nhắc vấn đề nhân sự, bè phái là chính, chứ còn làm cho công bằng, minh bạch, công chính trong vấn đề quản lý đất đai có lẽ cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm thôi".

Trong lúc nhà báo kỳ cựu ẩn danh khẳng định việc Thanh tra Chính phủ nêu ra hàng loạt các sai phạm trong quản lý đất công ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ là sự đe dọa, dằn mặt hay cảnh báo :

"Đúng là dọa, là dằn mặt mà có thể kết quả không đến đâu. Nhưng làm vậy là cấp trên muốn kỹ luật những người họ muốn kỷ luật, hoặc để khống chế những thế lực đã về hưu, cũng có thể khống chế các nhóm lợi ích mới muốn tranh đoạt cái dự án của nhóm lợi ích trước. Nó rắc rối lắm".

Nhà hoạt động xã hội Lê Thân, thuộc nhóm nhân sĩ trí thức Sài Gòn, lại nhìn từ góc độ chính trị và cho rằng đây là chuyện thu phục nhân tâm người dân một thành phố lớn, giàu có, hàng năm đóng góp vào ngân sách Nhà nước quá nửa tiền kiếm được và chỉ giữ lại cho mình rất ít :

"Đã tới lúc người ta thấy Thành phố Hồ Chí Minh không thể tiếp tục tồn tại những chuyện như thế. Muốn cho dân Thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng và đóng góp thì những chuyện động trời phải giải quyết thôi.

Qua chuyện đóng góp vào Quỹ vắc-xin vừa rồi thì toàn quốc là 3.500 tỉ mà Thành phố Hồ Chí Minh trên 2.000 tỉ. Như thế để thấy mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh rất bực về những đối xử không tốt, nhưng đứng về trách nhiệm chung thành phố vẫn đóng góp đàng hoàng.

Nếu ông Thủ tướng Phạm Minh Chính muốn đưa kinh tế lên thì phải đi bằng đầu tàu của Thành phố Hồ Chí Minh, muốn nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tin tưởng và đóng góp thì phải giải quyết những chuyện nhức nhối mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra".

Có điều, ông Lê Thân nhấn mạnh, làm được gì và giải quyết cách nào còn tùy thuộc rất nhiều vào những đấu tranh giữa các thế lực trong nội bộ Đảng, Nhà nước.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 18/06/2021

Published in Diễn đàn

Tiếp tục bơm thêm cả trăm ngàn tỷ, Thành phố Hồ Chí Minh có hết ngập trong năm năm tới ?

Kế hoạch giảm ngập nước 2021-2025 vừa được Sở Xây Dựng trình qua Ủy ban nhân dân, cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh cần thêm 100.000 tỉ đồng để cải tạo hệ thống thoát nước cho thành phố. Đây là vấn đề nội tại của một thành phố bị bê tông hóa nhanh chóng mà chuyện giải quyết không dễ do vướng lỗi qui hoạch.

bomtien1

Xe hơi và xe máy đi qua một đoạn đường ngập nước do triều cường và mưa ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/10/2014 - AFP

Với chi phí dự trù 100.000 tỉ, tương đương 4,3 tỉ USD, trong năm năm tới, thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) đặt mục tiêu xóa ngập cho 18 trục đường chính, hoàn thành bảy dự án trọng điểm về chống ngập, bổ sung 96km hệ thống thoát nước và hoàn thành các hệ thống nhà máy xử lý nước thải.

Tin mới nhất từ Sở Xây dựng chuyển qua Ủy ban nhân dân thành phố cho thấy, với 100.000 tỉ đồng này, hơn 38.000 tỉ đồng sẽ được đầu tư vào các dự án thuộc quy hoạch 752, gọi là tổng thể hệ thống thoát nước của Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

Bên cạnh đó, các dự án thuộc quy hoạch 1547, thuộc qui hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, là hơn 20.600 tỉ đồng, chưa kể các dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải 41.000 tỉ đồng và các công trình khác hơn 1.700 tỉ đồng.

Năm 2021, Sở Xây dựng cho biết thành phố sẽ thực hiện 12 dự án chống ngập ; trong đó 11 dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước các tuyến đường.

Tất cả những con số và chi tiết trên cũng là nội dung đã được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chính thức phê duyệt tại "Đề án chống ngập và xử lý nước thải" giai đoạn 2020-2025, cũng như kế hoạch chống ngập, xử lý nước thải giai đoạn 2020-2030.

Theo thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều dự án chống ngập cùng hàng chục ngàn tỉ đồng đã được chi vào công tác này nhưng đến giờ thì vẫn chưa thể thoát ngập.

Mới đây nhất là trận mưa lớn ngày 25/5 đã khiến đường Ung Văn Khiêm, Quận Bình Thạnh bị ngập nước, sự đi lại của người dân bị ngưng trệ trong cả 8 tiếng liền.

Một cư dân thành phố, không muốn nêu tên, vốn là công chức Nha Lục lộ & Cầu cống trước 1975, chia sẻ với RFA qua email về tình trạng nước ngập xảy ra ngày càng nhiều :

"Mấy chục năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh phát triển rất nhiều về vấn đề xây dựng các khu dân cư và kinh doanh địa ốc, trong lúc đã xem nhẹ việc qui hoạch thế nào cho hợp lý và bảo vệ được cho thành phố không bị ngập. Các khu dân cư, khu công nghiệp mọc lên mà không để ý đến vấn đề trở ngại đối với chuyện thoát nước ra khỏi thành phố như thế nào"

"Ví dụ đầu tiên là khu Phú Mỹ Hưng ở Quận 7 là vùng trũng, nơi mà nguyên thủy của Sài Gòn là nước ở các vùng cao tụ về đấy rồi ra sông, ra biển Vũng Tàu. Thế nhưng cả 600 hectares và sau đó là 2.000 hectares của Nam Sài Gòn mà xây dựng như thế thì nó chặn hết đường thoát nước của thành phố".

Đó là nguyên nhân chính gây ngập chứ không phải do hệ thống ống cống cũ thời Pháp xây cho Sài Gòn trước đây, là khẳng định tiếp của vị thính giả này :

"Dưới khu vực Phú Mỹ Hưng có những túi nước di chuyển liên tục để đưa nước ra biển thì đã bị ngăn chặn lại vì quá trình xây dựng và gây ngập úng cả khu vực. Nặng nhất hiện nay là bên Quận 6 và Quận 7, nguyên nhân chính là xây dựng mà không nghiên cứu vấn đề thoát nước"

"Cũng trong xây dựng, người ta đã lấp rất nhiều kinh rạch thoát nước nên cũng gây ngập úng. Dù cho bây giờ thành phố có mở lớn ra thế nào đi nữa cũng không thoát khỏi cảnh ngập. Hậu quả nó quá lớn muốn khắc phục cũng không phải dễ"

bomtien2

Xe máy và xe hơi đi qua đoạn đường ngập nước ở Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/10/2014. AFP

Vậy thì trước giờ các biện pháp giải quyết ở Thành phố Hồ Chí Minh là như thế nào ? Câu hỏi được vị thính giả trả lời :

"Tôi thấy thành phố có nhiều giải pháp, nhưng toàn những giải pháp mang tính ngắn hạn. Ví dụ con đường Hùng Vương ở Quận 6 nhiều khi ngập cà chiếc xe Honda luôn, người ta nâng mặt đường lên cả hơn thước cũng không giải quyết được. Thành phố cũng có chủ trương tạo nhiều ao hồ để chứa nước trong các khu dân cư đã và đang phát triển. Tạo ao hồ như thế sẽ lấy rất nhiều đất. Cái thứ ba là bơm nước, chẳng hạn như đường Nguyễn Hữu Cảnh ở Bình Thạnh, tôi nhớ không lầm là 12 tỷ cũng không giải quyết được chuyện thoát nước cho đường Nguyễn Hữu Cảnh chứ đừng nói là của thành phố. Còn chuyện cải tạo hệ thống cống thì nó kéo dài triền miên, không bao giờ đúng tiến độ. Bởi như tôi nói, tất cả liên quan đến việc xây dựng thiếu qui hoạch, thế thôi".

Theo nguồn tin từ Trung tâm Quản lý Hạ tầng Kỹ thuật thuộc Sở Xây Dựng Thành phố Hồ Chí Minh, được các báo trong nước trích dẫn lại, tính tới năm 2020, thành phố đã chi gần 26.000 tỉ đồng cho công tác chống ngập trong năm năm qua, nhưng đến nay Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn 22 điểm ngập thường xuyên.

Nguyên viện trưởng Viên Nghiên Cứu Nước và Biến Đổi Khí Hậu, nguyên phó Ban Điều Phối Chống Ngập Thành phố Hồ Chí Minh, thạc sĩ Hồ Long Phi, cho rằng các dự án thoát nước, ngăn triều và xử lý nước thải diễn ra chậm nhưng không phải là không có kết quả :

"Nếu giở lại những số liệu cũ những năm 2007, 2008, lúc những điểm ngập của thành phố cao nhất là 150 điểm mà lại nằm ở trung tâm như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Quận 3, Quận 5, Quận 10, Chợ Lớn… rất là nhiều"

"Sau đó thực hiện đề án 2001, lúc đó có vốn viện trợ từ phía Nhật rồi Ngân Hàng Thế Giới rồi ADB Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, vân vân, tổng cộng hơn 1 tỷ Đô, đã cải tạo được kinh Thị Nghè, làm trạm bơm, làm cống ngăn triều".

Hiệu quả từ những việc như vậy đã khá rõ, khi mưa quá lớn thì vùng trung tâm mới bị ngập lụt. Tuy nhiên qua đó thì tình trạng ngập úng lại lan ra những nơi khác :

"Bây giờ những điểm ngập lại xuất hiện ở Gò Vấp, ở Quận 12, ở Thủ Đức, Bình Chánh, Quận 7 Nhà Bè tức những nơi chưa được đầu tư".

Lý do chưa được đầu tư, thạc sĩ Hồ Long Phi giải thích tiếp, là vì sau khi hết vốn vay ưu đãi thì mỗi năm thành phố chỉ có thể bỏ ra vài ba ngàn tỷ gì đó thôi :

"Suốt thời gian ròng rã từ 2012 đến bây giờ, 10 năm mà chỉ đầu tư chắp vá là những cái nhỏ chứ không có tiền làm các dự án lớn. Tất cả những đầu tư thời gian đó là như vậy, không thể nói là không có kết quả. Chỉ có điều nó quá chậm so với mức độ đô thị hóa".

bomtien3

Hình chụp từ trên cao Thành phố Hồ Chí Minh hôm 19/10/2018 : Nhà ở bên kênh Xuyên Tâm. AFP

Vẫn lời thạc sĩ Hồ Long Phi, tiến trình đô thị hóa đang mở rộng tới Thủ Đức, lấn lên Bình Dương, từ Quận 12 ra tới Hóc Môn mà đề án của Sở Xây Dựng là muốn giải quyết một phần hiện tượng ngập úng chứ chưa thể làm hết được : 

"Điều mà tôi băn khoăn ở đây là số vốn quá lớn để giải ngân trong năm năm. Mình hình dung giai đoạn đầu là bỏ ra tổng cộng hơn hai tỷ USD thời mà nó đã kéo dài từ 2003 cho tới giờ là 20 năm, bây giờ gấp đôi số tiền đó thì thời gian giải ngân khó là năm năm mà có thể phải dài hơn. Nếu giải ngân được phân nửa số đó cũng đã là giỏi. Tôi thì tôi tin nó sẽ có hiệu quả bởi vì đó là những giải pháp đã được kiểm nghiệm trên thế giới. Thế giới làm sao thì mình làm vậy nhưng mình làm chậm hơn người ta".

Đối với nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy lợi, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Trọng Hồng, ngoài lũ tràn khi mưa lớn, Thành phố Hồ Chí Minh lại có đặc điểm triều cường, và bê tông hóa tới đâu thì ngập lụt tới đó khiến tình hình trở thành nan giải :

"Vì sao không thể chống ngập dù vừa rồi có một công ty cơ khí Hà Nội đã vào và làm những cái máy bơm rất lớn, bơm xong thì chỗ khác nó ập vào"

"Đứng về mặt thủy lợi mà nói, cuốn sách của Giáo sư Tiến sĩ Văn Thế Châu đang công tác bên Mỹ, viết rằng ‘ngập lụt ở đô thị là vấn đề lớn liên quan đến quá trình phát triển không phù hợp’. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ và trong 5 năm tới cũng chưa thể giải quyết nếu chưa xác đinh được khu nào để ngập nước và trữ nước, phải giảm mức độ bê tông hóa để đất có thể cấn nước".

Đây là những điều mà báo chí hay sách vở thường bỏ qua khi đề cập về phát triển đô thị chóng vánh ở Việt Nam, giáo sư Vũ Trong Hồng nói.

Lãnh đạo thành phố, cả Chính phủ, ông nhấn mạnh, nên tham vấn các chuyên gia là những người am hiểu, cẩn trọng trước vấn đề đô thị hóa. Không phải chỉ loay hoay bơm nước, hút nước, thông cống, đắp mô…khi mà chi phí quá cao và ngân sách có thể không đáp ứng nỗi, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Trọng Hồng kết luận.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 27/05/2021

Published in Diễn đàn

Chính quyền đô thị Thành phố Hồ Chí Minh có ‘thoát ly’ sự lãnh đạo của Đảng ?

Chính quyền đô thị" có đồng nghĩa với "chính quyền địa phương", và dẫn tới nguy cơ của "loạn 12 sứ quân" ?

dothi1

Đã có luật ?

Chính quyền địa phương là thuật ngữ thường được sử dụng với ý nghĩa để chỉ các hoạt động quản lý mang tính chất chung trên một địa bàn, hoặc một phạm vi lãnh thổ mang tính địa phương.

Chính quyền đô thị được xem là một dạng tổ chức của nhà nước ở địa phương, và là bộ phận cấu thành của hệ thống nhà nước nói chung để quản lý và chăm lo các công việc chung của quốc gia. Thậm chí cũng có quan niệm cho rằng, chính quyền đô thị là người địa phương tự lo công việc của mình, công việc của địa phương trả về cho địa phương quản lý, các hoạt động của địa phương để tự địa phương lo liệu…

Tại khoản 2 Điều 111 Hiến pháp năm 2013 quy định : "Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định".

Cụ thể hóa nội dung này, khoản 3 Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã quy định : "Chính quyền địa phương ở đô thị gồm chính quyền địa phương ở thành phố trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn".

Như vậy có thể suy ra là "chính quyền đô thị" cũng là "chính quyền địa phương", còn có ‘loạn’ hay không thì thuộc về khả năng quản trị quốc gia.

Quan điểm từ quan chức đứng đầu lãnh đạo của Thành phố Hồ Chí Minh

Trình bày ở nghị trường Quốc hội, ông Nguyễn Thiện Nhân – ủy viên Bộ Chính trị được phân công theo dõi, chỉ đạo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh – cho rằng do đặc điểm Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích cả nước nhưng dân số chiếm 9% và kinh tế chiếm 22% nên áp lực quản lý rất lớn về mặt công việc. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 5 quận có dân số từ 500.000 – 800.000 dân nên số đầu việc phát sinh hằng ngày đến cấp này rất lớn.

Về cường độ kinh tế, theo ông Nhân, hiện trên 1km2 Thành phố Hồ Chí Minh tạo ra khoảng 40 lần giá trị kinh tế bình quân cả nước. Với mật độ dân số lớn, các vấn đề phát sinh lớn đòi hỏi phải xử lý nhanh, giải quyết kịp thời. Việc chậm trễ của chính quyền các cấp sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế, gây thiệt hại cho người dân và kinh tế.

"Khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị sẽ giúp chính quyền các cấp quyết định nhanh hơn, đặc biệt là nêu cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền các quận, phường. Và nếu cá nhân đó không đáp ứng, việc thay thế người mới do UBND Thành phố Hồ Chí Minh, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định sẽ nhanh hơn" – ông Nhân nói.

Phân tích để làm rõ vì sao thành phố không cần làm thí điểm, ông Nhân cho rằng Hiến pháp và luật hiện nay đã cho phép. Thành phố cũng đã thí điểm trước đây và kết quả không phát sinh vấn đề lớn. Mặt khác, về băn khoăn bỏ Hội đồng nhân dân quận, phường có bảo đảm quyền giám sát, dân chủ của người dân, theo ông Nhân, so với 10 năm trước, hiện nay ngoài cơ chế Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội giám sát, Thành phố có thêm 4 cơ chế mới để tăng quyền giám sát.

Trước hết là cơ chế giám sát của cơ quan Đảng với chính quyền các cấp. Thành ủy Thành phố cũng có quy định 1374 yêu cầu cấp ủy chính quyền các cấp phải lắng nghe phản ánh người dân trên báo chí, tiếp xúc cử tri, khiếu nại tố cáo. Qua 33 tháng thực hiện, các cơ quan đã tiếp nhận gần 8.000 ý kiến người dân, xử lý kịp thời 96%. Bình quân mỗi tháng 239 ý kiến, qua đó xử lý trung bình mỗi tháng 10 đảng viên và 11 cán bộ, công chức vi phạm do dân phát hiện.

Thành phố cũng đã thực hiện đề án đô thị thông minh ; qua các kênh điện thoại, email…, người dân có thể báo tin cho chính quyền các cấp xử lý các vấn đề hằng ngày. Các quận huyện tiếp thu mỗi tháng hàng ngàn tin báo.

Ngoài ra, hằng năm thường vụ Thành ủy cũng rà soát và đồng bộ hóa nhiệm vụ giám sát, thanh tra và kiểm tra của 4 cơ quan gồm Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể, thanh tra của chính quyền và kiểm tra của Đảng. Thông qua việc đồng bộ hóa này làm cho việc tiếp thu ý kiến người dân được chặt chẽ.

"Dù Quốc hội có cho phép thực hiện chính quyền đô thị không có thí điểm, nhưng trách nhiệm của Thành phố sau 3 năm vẫn sơ kết, sau 5 năm tổng kết để nếu có nội dung chưa phù hợp thì kiến nghị Quốc hội sửa đổi" – ông Nhân nói với tâm thế cầu thị trên cơ sở biện chứng khoa học.

Cách nhìn cấp tiến về yêu cầu lãnh đạo toàn diện của Đảng ?

Ghi nhận ý kiến từ một số nhà chuyên môn về quản trị đô thị, thì vấn đề không chỉ nằm trong nhánh hành chính, mà còn nằm ở hệ thống chính trị.

Bộ máy hành chính Việt Nam được xây dựng đan xen với hệ thống chính trị ; cho phép một cán bộ/công chức có thể nhiều vai : lúc giám sát nghị viện/nghị trường, lúc là lãnh đạo cấp ủy ra chủ trương, lúc lại trực tiếp giải quyết công việc, đôi khi dẫn đến tình trạng chồng chéo trách nhiệm, hoặc xung đột lợi ích và giảm tính phê phán khách quan.

Đặc biệt, khi nhiều cấp Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực, nhưng nghị quyết còn yếu khả năng thực thi, chưa đảm bảo toàn diện chức năng giám sát.

Như vậy, xây dựng chính quyền đô thị tự chủ/ tự quản (thuật ngữ : Autonomus status) với bản chất trao quyền cho "thị dân", là mục tiêu hướng tới và cần hiện thực hóa bằng các bước đi cụ thể, có tính đến điều kiện ở Việt Nam.

Để có được sự đồng bộ, tương thích chung với thế giới, ở đây cần mạnh dạn để cho nhân dân quyền trực tiếp chọn lựa người đứng đầu qua hình thức tranh cử. Đồng thời, nâng cao vị thế Hội đồng nhân dân để trở thành đối trọng bằng các quyền giám sát và năng lực giám sát.

Việc bầu cử trực tiếp phổ thông đầu phiếu là mô hình đáng tham khảo và sử dụng trong điều kiện dân trí đã nâng cao. Đã trao quyền thì phải trao thực quyền.

Việc tổ chức Hội đồng nhân dân chỉ có ý nghĩa khi có ngân sách riêng và chính sách riêng gắn với các sắc thuế riêng và loại phí riêng. Các vị trí phải độc lập, hành pháp thì không làm giám sát và ngược lại. Điều này cũng trùng với yêu cầu các vị trí dân bầu phải làm chuyên trách cao hơn.

Tất nhiên vấn đề ở trên liên quan đến cải cách về hệ thống chính trị – trong đó cần phải giải quyết được mối lo cố hữu lâu nay là liệu như thế có phải là ‘thoát ly’ sự quản lý chung của Đảng Cộng sản hay không ?

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 13/11/2020

Published in Diễn đàn

Nay mới chi 100.000 tỷ đồng phát triển giao thông Thành phố Hồ Chí Minh là chậm !

Kế hoạch đầu tư nhằm phát triển hạ tầng giao thông trị giá 100.000 tỷ đồng, vừa được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề bạt lên Bộ Giao Thông Vận Tải hôm 9/8 vừa qua.

chi1

Hình vệ tinh chụp hôm 19/10/2018 : những căn nhà bên kênh Xuyên Tâm ở thành phố Hồ Chí Minh AFP

Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025, phát triển hệ thống hạ tầng giao thông vận tải từ Thành phố Hồ Chí Minh ra các tỉnh và ngược lại, dự kiến hoàn tất trong vòng 5 năm tới.

Theo nguồn từ Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, được báo chí đăng lại hôm 9/8, nhiều dự án giao thông trọng điểm sẽ được triển khai trong thời gian tới. Đó là cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, nút giao An Phú Quận 2, mở rộng Quốc lộ 50, nâng cấp Quốc lộ 22…

Đây là kế hoạch kết nối vùng, điển hình và quan trọng nhất là tuyến cao tốc 53 km rưỡi từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Mộc Bài, dự kiến 4 đến 6 làn xe đi về, có tổng mức đầu tư giai đoạn một 10.700 tỷ Đồng.

Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, với tốc độ thiết kế 80Km/giờ đến 120Km/giờ, bắt đầu từ đường vành đai 3 ở Hóc Môn, cắt ngang Quốc lộ 22B, vượt qua sông Vàm Cỏ đi về phía Quốc lộ 22 kết nối với cửa khẩu Mộc Bài.

Kế đến là dự án mở rộng Quốc lộ 50 với 6 làn xuôi ngược, có chiều dài 88 cây số. Quốc lộ 50 này hiện cắt ngang 2 tuyến giao thông quan trọng nhất của khu vực phía Nam là cao tốc Bến Lức - Long Thành và đường vành đai số 4.

Khi hoàn thiện đây sẽ là trục lộ giao thông đạt tiêu chuẩn cấp 3, khả năng vận tốc 80Km/giờ, góp phần thúc đẫy giao dịch kinh tế từ Thành phố Hồ Chí Minh ra các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

chi2

Hình minh hoạ. Một góc sân bay Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh Reuters

Ngoài ra, nhiều dự án khác cũng được lên kế hoạch cải tạo và hoàn thiện như Quốc lộ 22 nối từ khu An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa, dự án cầu đường Nguyễn Khoái Quận 4, dự án cầu Bình Triệu 2, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, khởi từ kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến sông Vàm Thuật.

Đáng chú ý nhất là hệ thống đường vành đai, có mục đích giảm ùn tắc giao thông từ đường Nguyễn Văn Linh ở Bình Chánh đến cầu Phú Mỹ Quận 7, chạy tiếp ra ngã tư Bình Thái Quận 9 rồi nối vào nút giao Gò Dưa Quận Thủ Đức, từ đó băng ra Quốc lộ 1 để có thể chạy vòng về đường Nguyễn Văn Linh. Vành đai 2 này không chỉ kết nối với cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây và các đường vành đai 3 và 4 mà còn được coi là trục kết nối lưu thông liên tỉnh.

Phó giáo sư, tiến sĩ Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, thừa nhận đó là những kế hoạch hạ tầng qui mô và tốn kém nhưng đúng là sự kết nối hoàn hảo, giúp ngành du lịch từ địa bàn thành phố tỏa ra các nơi phát triển theo :

"Nếu thành công thì sẽ khai thác được lợi thế của Thành phố Hồ Chí Minh như một cái "hub", một trung tâm du lịch của cả khu vực Đông Nam Á chứ không chỉ riêng nước ta. Với hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch ở các vùng phụ cận phía Nam, có thể nói khả năng tiếp cận khách du lịch quốc tế, kể cả khách du lịch nội địa, trở nên vô cùng thuận tiện, một tiêu chí hết sức quan trọng để lựa chọn điểm đến".

"Khách du lịch thì chỉ có khoản thời gian nhất định thôi. Nếu từ trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh đến các điểm kia mà mất quá nhiều thời gian thì nó sẽ không hấp dẫn, cho nên việc phát triển giao thông này có ý nghĩa đầu tiên về mặt du lịch là ở điều đó. Thực tế vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được xác định trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam rồi".

Vẫn theo phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Trung Lương, Thành phố Hồ Chí Minh có lợi thế là sân bay Tân Sơn Nhất mà sắp tới sẽ được nâng cấp, mở rộng, chưa kể sân bay Long Thành sẽ được khởi công năm 2022 theo tiến độ chính phủ đề ra, cộng thêm hệ thống hạ tầng phát triển 5 năm tới, sẽ như một cú hích kinh tế, du lịch, xã hội trong tương lai.

Đối với kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn, đáng lẽ phải thực hiện càng sớm càng tốt kế hoạch và định hướng kết nối đường vành đai 3 và một số tuyến đường hướng tâm, nối vô nội thành hay đi về phía biên giới Campuchia, về phía Bắc, phía biển Bà Rịa Vũng Tàu, về ngã ba Trung Lương...

"Nên thực hiện càng sớm càng tốt vì hiện nay như ta biết Thành phố Hồ Chí Minh có qui mô lớn gấp nhiều lần thành phố Sài Gòn ngày trước. Việc phát triển không chỉ cho Thành phố Hồ Chí Minh không mà nó còn đi song hành với những tỉnh thành bao quanh, tạo thành cái gọi là "vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh. Xu hướng phát triển trên thế giới hiện đang là xu hướng cạnh tranh giữa các vùng đô thị chứ không còn là cạnh tranh giữa những đô thị đơn lẻ nữa, thành ra cần có những hệ thống giao thông vành đai và hướng tâm hoàn chỉnh, ờ đây chỉ nói khiêm tốn về đường vành đai 3 thôi nhưng thật sự cần cả vành đai 2, vành đai 3 và vành đai 4 kết nối lại với nhau, và tuyến đường hướng tâm như đề án đã vạch ra. Tuyến hướng tâm này không chỉ dừng ở vành đai 3 mà nó đi sâu vào nội thành thì sẽ tốt hơn nữa"

Hệ thống kết nối vùng, bao gồm những tuyến vành đai và những tuyến hướng tâm, theo kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn có ý nghĩa rất lớn vì kích thích và kéo theo sự phát triển của những vùng chung quanh. Do vậy, ông nhấn mạnh, Thành phố Hồ Chí Minh có thể làm được và làm hơn thế như ông từng góp ý với giới chức thành phố :

"Hiện sự đóng góp của Thành phố Hồ Chí Minh cho kinh tế cả nước có thể nói là hàng đầu, nhưng nếu hệ thống giao thông vành đai và hướng tâm mà hoàn thành được thì tiềm năng và sự đóng góp cho cả nước còn gấp hàng chục lần so với hiện nay ".

"Thứ hai là cũng đang còn sự dè dặt, chỉ mới nói những tuyến hướng tâm và tập trung vào đường vành đai 3, mà thật sự một qui hoạch gọi là xứng tầm với Thành phố Hồ Chí Minh phải ít nhất là những vành đai 1, 2, 3 và 4. Mà còn phải kết nối với những đường giao thông khác, ví dụ sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành. Về cảng thì kết nối được với cảng Thị Vải, Cái Né, Cát Lái vân vân. Nói chung hệ thống giao thông được kết nối sớm chừng nào thì tác dụng kinh tế càng lớn chừng nấy".

Dưới mắt nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Du Lịch Phạm Trung Lương, hệ thống cao tốc, giao lộ, vành đai trong ngoài vừa đóng góp vào sự phát triển bền vững vừa giải tỏa được sự ùn tắc thường xuyên trong một đô thị có mật độ dân số dày đặc như Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay :

Giảm tải và giãn dân là khía cạnh được kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn quan tâm hơn :

"Hệ thống kết nối vùng tốt có thể khuyến khích những cơ sở công nghiệp, những cơ sở công ăn việc làm, giãn ra những tỉnh thành như Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang vân vân… Như vậy nó trở thành cái mô hình thường thấy ở những đô thị lớn trên thế giới như Paris, Montreal, New York… Dân giãn ra ngoài thì đất đai rẻ hơn, nhà cửa rộng rãi có không gian hơn . Mặt khác giúp Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là nội thành, được giảm tải, cộng đồng thân thiện gắn bó với nhau hơn".

Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm này, được chuyên gia đánh giá là tổng vốn dự kiến 100.000 tỷ đồng từ ngân sách trung ương có thể tăng lên theo thời giá lẫn kinh phí phát sinh. Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn :

"Điểm thứ ba tôi muốn nhấn mạnh là tại sao tốt như vậy mà lâu nay không làm ? Bởi vì kinh phí thực hiện kết nối vùng như vậy nó quá lớn. Thu nhập của Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp cho trung ương thì chỉ được giữ lại 18% thôi. Đúng ra nên để Thành phố Hồ Chí Minh giữ lại nhiều hơn, thậm chí trích thêm một phần không nhỏ để đầu tư cho hạ tầng phát triển. Điều này có thể nhìn xa hơn ở chỗ Thành phố Hồ Chí Minh có thể cạnh tranh được với những đô thị trong khu vực, nói gần là vùng đô thị Manila, Bangkok, xa hơn là Thượng Hải hoặc những nơi khác. Hiệu quả kinh tế của việc đầu tư này rất tốt".

Còn theo ông Phạm Trung Lương, tăng mức giữ lại cho Thành phố Hồ Chí Minh phát triển cơ sở hạ tầng là vô cùng hợp lý, đặc biệt đối với dự án giao thông qui mô mới trình lên Bộ Giao thông và vận tải hôm 9/8 :

"Theo tôi biết thì trung ương cũng đang xem xét để Thành phố Hồ Chí Minh được giữ lại tỷ lệ cao hơn, bởi vì phát triển hạ tầng là phúc lợi của thành phố, là sự tái đầu tư để phát triển tốt hơn. Điều đó cũng có nghĩa là mặc dù sự đóng góp cho trung ương có giảm đi nhưng về lâu dài sự đóng góp của Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lớn hơn rất nhiều".

Doanh nhân ngành du lịch Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Công ty Lữ Hành Lửa Việt, đồng ý với kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn rằng chuyện này đáng lý phải làm từ lâu :

"Hà Nội làm việc này khá tốt, các tỉnh phía Bắc bây giờ thừa đường mà thiếu xe, trong khi khu vực phía Nam, đặc biệt Thành phố Hồ Chí Minh, thừa xe mà thiếu đường. Tổng số đường cao tốc của Nam Bộ chiếm khoảng 1/5 trong khi ít nhất nó phải 60% chứ không phải là chỉ 20% như hiện nay".

"Trong phát triển kinh tế thì giao thông là bài toán đầu tiên phải nghĩ tới, không thể khác được. Điều băn khoăn là cần phải có một qui hoạch tổng thể, tạm gọi là "master plan". Bây giờ chúng ta tập trung rất nhiều cao tốc vào thành phố nhưng thành phố kẹt thì không gỡ được. Thành phố đang làm cao tốc Sài Gòn đi Mộc Bài, từ An Sương lên Mộc Bài 50 cây chạy có 40 phút thôi, nhưng từ đây ra An Sương chạy một tiếng đồng hồ, rất là căng. Cho nên phải làm song hành vì nếu vào tới ven mà không vô được thành phố thì cũng chết. Từ Sài Gòn ra ngoại thành kẹt xe rất khủng khiếp, nếu không có qui hoạch tổng thế mà cứ ngắt khúc chỗ này chỗ kia để làm, chưa kể khả năng đội vốn có khi gấp đôi".

"Cách làm, cách quản lý như hiện nay vẫn là manh mún. Nếu không giải quyết được giao thông đô thị từ trong nội thành, không làm đường tầng như các nơi, không tìm cách giãn các cao ốc ra bên ngoài mà cứ cho phép lập trung tâm thương mại và cao ốc trong thành phố thì nạn kẹt xe càng ngày càng trầm trọng".

Dù có chậm và tốn kém đến đâu, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho hay ông vẫn tin tưởng Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện bằng được những dự án hạ tầng trọng yếu và qui mô nếu không muốn kém cạnh và mất thế cạnh tranh so với các lân bang trong khu vực.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 11/08/2020

Published in Diễn đàn

Phát biểu tại buổi khai mạc Hội Nghị lần thứ 42 Ban chấp hành Đảng Bộ thành phố Hồ Chí Minh khóa X mở rộng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân nói rằng vai trò đầu tàu cả nước của thành phố Hồ Chí Minh không tự nhiên có được mà mỗi giai đoạn đều là sự nỗ lực cố gắng.

ngansach1

Một người bán bánh mì đi qua đường phố trung tâm TP Hồ Chí Minh hôm 29/6/2020 AFP

Ông Nguyễn Thiện Nhân khẳng định bằng chứng là tỷ trọng đóng góp của Thành phố Hồ Chí Minh cho cả nước trong 25 năm qua không ngừng tăng lên.

Trong giai đoạn 1996-2000, kinh tế thành phố chiếm bình quân 17% kinh tế cả nước.

Sang giai đoạn 2001-2010, tỷ lệ này tăng lên 20%, và đến giai đoạn 2011-2019 thì kinh tế thành phố đạt hơn 22% kinh tế toàn quốc.

Năng lực lao động dẫn đến tư thế đầu tàu cả nước như thành phố Hồ Chí Minh không có gì đáng ngạc nhiên, là nhận định của tiến sĩ, chuyên gia tài chính và ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu :

"Đúng là thành phố Hồ Chí Minh có năng suất kinh doanh cao nhất nước, đóng góp cho ngân sách cả nước 27,5% trong giai đoạn 2011-2019. Thành phố Hồ Chí Minh có truyền thống thương mai tự do, danh tiếng trong vùng Đông Nam Á. Sau khi thống nhất thì Thành phố Hồ Chí Minh được thừa hưởng cái nền tảng tự do của thành phố Sài Gòn và tiếp tục đến giờ hơn 40 năm trở thành trung tâm thương mại lớn nhất cả nước"

"Nếu so sánh thì Hà Nội vẫn còn đâu đó bóng dáng một nền kinh tế bao cấp, còn Sài Gòn thì có khả năng hơn tất cả những thành phố khác. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh thì chính phủ cần phải có những biện pháp hỗ trợ mạnh mẽ để tăng cường năng lực và thành phố có thể đóng vai trò dẫn đầu cả nước trong việc vượt khó cũng như trong giai đoạn phục hồi".

Bất kể nỗ lực không ngừng như đã nói, bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh vẫn cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đang giảm dần. Nói một cách rõ ràng hơn, tốc độ tăng trưởng từ 2001-2010 bằng 1,6 lần cả nước, nhưng đến thời kỳ 2011-2019 chỉ còn bằng 1,2 lần.

ngansach2

Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân ở Hà Nội hôm 28/1/2016 AFP

Báo chí trong nước trích dẫn giải thích của Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân rằng chuyện này có những nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó một nguyên nhân của 20 năm qua là tỷ lệ ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh được giữ lại để đầu tư và phát triển càng ngày càng giảm, còn tỷ lệ đóng góp vào ngân sách quốc gia thì cứ tăng dần lên.

Thực tế tỷ lệ ngân sách để lại cho Hà Nội tăng từ 30% lên 35%, Hải Phòng giảm từ 100% xuống 78%, thì Thành phố Hồ Chí Minh từ 33% hạ xuống mức 18% . Đây là mức giảm manh nhất về tỷ lệ ngân sách để lại, tức được quyền giữ lại trong 2 thập niên qua, so với các tỉnh thành khác trong nước.

Cho rằng Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh than vãn thì cũng không sai, vì trước đó một viên chức Thành ủy từng ví Thành phố Hồ Chí Minh là con bò sữa của Hà Nội. Đó là ý kiến của doanh nhân Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Công ty du lịch Lửa Việt :

"Thật ra việc này trước đây không ai biết cả, nhưng cách đây vài năm, khi mạng xã hội phổ biến thì thông tin chính thức cho thấy mỗi năm thành phố Hồ Chí Minh phải đóng góp vào ngân sách của trung ương 23%. Tức là mình làm 100 đồng thì mình phải gởi cho trung ương 77 đồng và chỉ giữ được 23 đồng thôi".

"Có chuyện là ông Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy, khi đang chuyên trách đoàn đại biểu quốc hội thành phố thì ông đã phát biểu trên nghị trường quốc hội rằng đừng có xem thành phố là con bò sữa bởi vì trước đây đóng góp 23% đã quá sức rồi, sau này lại tăng thêm nguồn ngân sách chủ yếu cho trung ương nữa. Việc đóng góp ngày càng nhiều nhưng mà trích lại ngày càng ít do chính phủ và quốc hội biểu quyết và qui định, chỉ có điều khi người dân cảm thấy không thoải mái, cảm thấy mình là con bò sữa bị vắt kiệt sức như thế thì sẽ rất khó, và chắc chắn rằng hơn ai hết lãnh đạo thành phố cũng thấy được vấn đề".

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Singapore, việc Thành phố Hồ Chí Minh phải đóng góp nhiều nhất cho ngân sách cả nước, mà ông Nguyễn Thiện Nhân đề cập tới, là một nhận định thực tiễn thôi :

"Cái việc nộp nhiều như thế chỉ có thể xảy ra ở các nước có nền an sinh xã hội rất cao, nhưng Thành phố Hồ Chí Minh lại không có điều ấy. Tức là đi học phải mất tiền, chữa bệnh phải mất tiền… Cái gì cũng phải tiền thì nộp ngân sách lớn là chuyện rất vô lý, trái với tất cả nền tảng về kinh tế thị trường".

"Thế cho nên đại hội đảng bộ ở thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền hiệp thương với Hà Nội để làm sao giảm mức đóng góp, giảm phần trăm nào tốt phần trăm đó và giảm được càng nhiều càng hợp lý bởi vì Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp quá nhiều cho ngân sách của Nhà nước rồi"

ngansach3

Những căn nhà bị phá nhường chỗ cho những nhà cao tầng ở Thành phố Hồ Chí Minh AFP

Thực tế và đúng lúc là cái nhìn của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh trước những điều ông Nguyễn Thiện Nhân nói ra, bởi nó quyết định cho sự đầu tư và phát triển trong những ngày tới :

"Hôm nay báo Tuổi Trẻ cũng đưa các số liệu tương tự, kể cả một đồ thị về mức độ điều tiết ngân sách từ nguồn thu của Thành phố Hồ Chí Minh ra trung ương. Vấn đề là những nguồn thu của Thành phố Hồ Chí Minh không phải chỉ do thành phố sản xuất ra mà nguồn thu đó có sự đóng góp của các địa phương khác ở Đồng bằng sông Cửu Long. Như vậy trung ương có các lý do nhất định để điều tiết nguồn thu phát sinh từ thành phố Hồ Chí Minh"

"Tuy vậy tôi cũng đồng ý rằng 18% để lại cho ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề nên được thảo luận và xem xét. Muốn tiếp tục phát triển thì phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào kết cấu hạ tầng, vào khoa học công nghệ, vào giáo dục đào tạo chất lượng cao. Vấn đề ở đây là tỷ lệ để lại cho Thành phố Hồ Chí Minh quá thấp và ngày càng giảm đi thì điều này cần được trao đổi, thảo luận và đóng góp ý kiến".

Và tiếng là đầu tàu kinh tế cả nước nhưng mức điểm về chỉ số công khai ngân sách của Thành phố Hồ Chí Minh so với các tỉnh tương đối khiêm tốn. Nhà nghiên cứu độc lập Lê Đăng Doanh phân tích tiếp :

"Trong chỉ số công khai ngân sách cấp tỉnh năm 2019 thì dẫn đầu là tỉnh Quảng Nam 90,51 điểm, Hà Nội 79,59 điểm, Đà Nẵng được 89,95 điểm, Bà Rịa Vũng Tàu 90,39 điểm, Thành phố Hồ Chí Minh được 66,03 điểm. Như vậy Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí trung bình thấp về công khai ngân sách. Tôi thừa nhận Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu trên rất nhiều lãnh vực nhưng cũng có nhiều lãnh vực có thể tiếp tục hoàn thiện".

Đối với Facebooker Lê Thân, chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, để thành phố Hồ Chí Minh phải gánh vác cho các địa phương khác, dù là nghèo đi nữa, cũng không phải điều hay :

"Một đất nước muốn phát triển thì từng địa phương phải phát triển. Khi các địa phương phát triển thì nó tác động giữa địa phương này với địa phương kia. Tôi nói thí dụ ở ngoài Bắc đường cao tốc quá nhiều nhưng không có xe chạy, còn trong Nam cần đường nhưng lại không có đường. Ở đây nó đòi hỏi cái nỗ lực tự gánh vác của từng địa phương, Sài Gòn chỉ có thể giải quyết được những gì mà trung ương cần thành phố đóng góp. Nếu trong trường hợp Sài Gòn cần phát triển gì đó thì thành phố vẫn có quyền đòi trung ương một số lượng cao hơn".

Còn theo doanh nhân Nguyễn Văn Mỹ, bộ mặt kinh tế của Sài Gòn sẽ khá hơn nữa nếu tỷ lệ ngân sách được trích lại cao hơn :

"Ví dụ thành phố Đà Nẵng được trích nhiều nhất, có năm được trích lại tới 68%. Nếu Thành phố Hồ Chí Minh mà được trích lại như Đà Nẵng thì chắc chắn bộ mặt thành phố sẽ khác rồi bởi vì phần trăm ngân sách là nhiều lắm".

Liệu Thành phố Hồ Chí Minh có được giảm tỷ lệ đóng góp và tăng tỷ lệ ngân sách trích lại cho phát triển hầu giữ vững ngôi vị đầu tàu kinh tế trước nay không, là câu hỏi được tiến sĩ Lê Đăng Doanh trả lời :

"Tôi nghĩ là hoàn toàn có thể, bởi trước kia khi mà trung ương có nguồn thu từ dầu thô khá hơn thì thành phố Hồ Chí Minh được giữ lại 33% . Nếu Thành phố Hồ Chí Minh có ngân sách giữ lại quá eo hẹp thì khả năng phát triển bị hạn chế. Vì lợi ích của cả nước tôi nghĩ cần phải ủng hộ Thành phố Hồ Chí Minh một tỷ lệ đầu tư tốt hơn. Để làm việc ấy thì chỉ số về công khai ngân sách là điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh vươn lên và dẫn đầu chứ không thuộc loại tỉnh có trung bình thấp như thế".

Cường độ kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh trên một đơn vị cây số vuông so với cả nước cũng không ngừng tăng lên, là khẳng định của ông Nguyễn Thiện Nhân.

Số liệu ông đưa ra cho thấy trong giai đoạn 1996-2000 thì trên 1 cây số vuông của Thành phố Hồ Chí Minh có thể tạo ra giá trị gia tăng gấp 27 lần so với bình quân cả nước. Giai đoạn 2001-2010 gấp 31 lần và giai đoạn 2011-2019 gấp 35 lần bình quân cả nước.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 09/07/2020

******************

Hơn 1/3 cán bộ không chuyên trách ở Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bị cắt giảm

RFA, 10/07/2020

Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cắt giảm 2.300 cán bộ không chuyên trách dư dôi theo Nghị định 34/2019 của Chính phủ.

VIETNAM-DIASPORA-IMMIGRATION-OFFICE

Cục quản lý xuất nhập cảnh - Ảnh minh họa AFP

Báo trong nước đưa tin hôm 10/7 dẫn phát biểu của ông Trương Văn Lắm, Giám đốc Sở Nội vụ, tại phiên thảo luận sáng 10/7/2020. Ông Lắm nêu con số cán bộ không chuyên trách hiện có ở thành phố là 6.000 người để giải quyết công việc ở các phường xã, thị trấn. Tuy nhiên, theo quy định mới sẽ phải cắt giảm gần 2.300 người theo Nghị định 34 ban hành ngày 24/4/2019.

Nghị định này có quy định người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh : Bí thư Chi bộ ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố ; Trưởng Ban công tác mặt trận.

Một số ý kiến bày tỏ băn khoăn công việc ở phường, xã sẽ bị quá tải khi phải cắt giảm cán bộ không chuyên trách.

Cũng liên quan công chức, Luật sửa đổi Luật Cán bộ, công chức năm 2019 chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7/2020, như vậy có nhiều lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập không còn là công chức từ ngày 1/7.

Điều này được cho là hoàn toàn phù hợp với chủ trương không thực hiện chế độ công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần của Nghị quyết 19-NQ/TW và sẽ xây dựng bảng lương mới theo vị trí việc làm thay thế bảng lương hiện nay nêu tại Nghị quyết 27-NQ/TW.

Nguồn : RFA, 10/07/2020

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2