Thủ lãnh khối đa số (Đảng Cộng hòa) tại Thượng viện Mỹ hôm Chủ nhật gạt sang một bên khả năng chính phủ có thể đóng cửa trễ hơn trong tuần, khi tài trợ của liên bang đã cạn.
Thượng nghị sĩ Mitch McConnell nói trên chương trình "This Week" của đài ABC :
"Sẽ không có chuyện chính phủ đóng cửa. Điều đó sẽ không xảy ra".
Quốc hội Mỹ đang đối mặt với hạn chót để cung cấp tài trợ cho các hoạt động của chính phủ cho tới cuối tháng 9 năm tới. Nhưng các nhà lập pháp không thể thông qua một kế hoạch chi tiêu tạm thời trong một vài tuần hoặc lâu hơn, trong khi chờ đợi các cuộc thương thuyết về ngân sách giữa những thành viên Đảng Cộng hoà, hiện đang chia thành nhiều phe phái, với các nhà lập pháp Đảng Dân chủ, thường có quan điểm khác biệt về những chương trình nào chính phủ nên tài trợ, và nếu có, bao nhiêu ?
Một số các nhà lập pháp Đảng Dân chủ đã tuyên bố sẽ không biểu quyết kế hoạch chi tiêu mới trong tuần này, nếu không có điều khoản chặn lệnh trục xuất 690.000 người đã được cha mẹ đưa vào Mỹ từ lúc còn bé mà không có giấy tờ hợp lệ.
Mặc dù vậy, ông McConnell vẫn khẳng định là không có gì khẩn cấp liên quan tới việc giữ thành phần di dân nàyở lại Hoa Kỳ kể từ khi Tổng thống Donald Trump gia hạn cho quốc hội tới tháng Ba sắp tới, phải xử lý vấn đề trước khi những người này bị đưa về nguyên quán. Rất nhiều người trẻ tuổi, thường được gọi là ‘Dreamers’, không hề biết tới một quê hương nào khác, ngoại trừ Hoa Kỳ.
Ông McConnell nói :
"Tôi không tưởng tượng được là các đảng viên Đảng Dân chủ sẽ đòi đóng cửa chính phủ vì một vấn đề không khẩn cấp như vậy".
Trong bối cảnh Đảng Cộng hòa chiếm đa số tại cả lưỡng viện quốc hội, nhưng có một số thành viên chống đối vì bất đồng với các biện pháp chi tiêu, có phần chắc Đảng Cộng hòa sẽ cần đến các lá phiếu của Đảng Dân chủ thì mới thông qua được kế hoạch chi tiêu mới, hoặc như một biện pháp ngắn hạn, hoặc kéo dài tới ngày 30 tháng 9 năm tới, là ngày kết thúc năm tài chính Mỹ.
Các chuyên gia nhận định rằng việc Việt Nam mở cửa cho Internet trong 20 năm là một bước đột phá ‘đầy ấn tượng', nhưng chính quyền không ngừng tăng cường những ‘rào cản nghiêm ngặt’ cùng với sự ‘kiểm duyệt nặng nề.’
Blogger Nguyễn Chí Tuyến ở quán cafe Internet trên đường phố Hà Nội.
Từ Hà Nội, nhà hoạt động nhân quyền – blogger Nguyễn Chí Tuyến nhận định về hoạt động Internet tại Việt Nam.
"Tôi nghĩ rằng đó là một bước tiến trong việc tiếp thu tiến bộ của thế giới để đưa vào Việt Nam. Nếu như 20 năm trước mà họ vẫn cứ muốn đóng cửa Internet thì trình
Báo New York Times hôm 30/11 có bài nói rằng chính phủ Việt Nam lấy lý do vì ngày càng có nhiều mối quan ngại gia tăng về an ninh mạng và tin tức giả tạo để mạnh tay kiểm soát mạng xã hội, nơi các nhà hoạt động chính trị dùng làm diễn đàn để tố cáo các vi phạm tham nhũng và sai trái của quan chức nhà nước.
Báo này cũng nêu trường hợp dự luật An ninh mạng do Bộ Công an soạn thảo và đã trình cho quốc hội thông qua, trong đó yêu cầu các trang mạng xã hội như Google, Facebook và Skype phải đặt văn phòng và máy chủ tại Việt Nam, đã bị nhiều đại biểu quốc hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp phản đối.
Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý hôm đầu tháng 11 phát biểu với truyền thông quốc tế rằng dự luật này là một sự "thiệt thòi" và "không giống ai".
Dự luật này làm dấy lên nỗi sợ trong cộng đồng doanh nghiệp, người dùng Internet và thậm chí ngay cả một số giới chức lãnh đạo, nên sau đó đã bị lùi lại cho đến khi diễn ra kỳ họp quốc hội tiếp theo vào giữa năm 2018.
Blogger Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị xử án 10 năm tù vì các bài viết và phát biểu trên mạng xã hội.
Mặc dù vậy, tờ New York Times cũng khen ngơi những thành tựu của Internet Việt Nam trong 20 năm khi tỷ lệ sử dụng mạng xã hội cao nhất trong số các nước có thu nhập bình quân đầu người tương đương, với khoảng 52 triệu tài khoản Facebook đang hoạt động, với số dân khoảng 96 triệu.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn tuần rồi cũng nhận định rằng sau 20 năm hòa mạng toàn cầu, Internet Việt Nam đã có những bước tiến thật sự "ấn tượng", cụ thể là Internet đã len lỏi vào khắp các ngõ ngách của cuộc sống, làm thay đổi thói quen, cuộc sống của mọi người.
Ông Tuấn đã ca ngợi thành tựu của Internet Việt Nam như trên hôm 22/11, nhân sự kiện Internet Day 2017 và lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam tại Hà Nội.
Theo truyền thông trong nước, Việt Nam hiện có khoảng trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, nằm trong top những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại Châu Á.
Facebook và YouTube là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam với 51% người dùng Internet sử dụng hai mạng xã hội này.
Theo báo cáo của We are Social, một công ty chuyên về chiến lược tiếp thị và quảng cáo điện tử, Việt Nam cũng đứng thứ 7 trong danh sách những nước có người dùng đông nhất trên Facebook.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Freedom House năm 2017, Việt Nam là nước kiểm duyệt Internet nặng nề nhất khu vực Đông Nam Á. Trong 20 năm qua, chính phủ Việt Nam đã ban hành, sửa đổi hàng loạt luật, nghị định và thông tư để kiểm soát Internet tại Việt Nam.
Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến nói rằng cho đến nay các lãnh đạo Hà Nội vẫn lo sợ rằng tự do trên Internet sẽ nguy hại đến việc cầm quyền của họ :
"Hai mươi năm trước, trước khi mở cửa cho Internet để cho người dân tiếp cận với thế giới và vén bức màng nhung bưng bít, ngay cả những người cầm quyền Việt Nam cũng từng rất lo sợ rằng Internet sẽ gây hại đến việc cầm quyền của họ".
Các lý do mà chính quyền Việt Nam nêu ra khi cần thiết phải có sự kiểm soát Internet và quản lý không gian mạng là "chống xâm phạm an ninh quốc gia, tiến hành tấn công, khủng bố mạng, phá hoại tư tưởng, kích động biểu tình, hoạt động gián điệp mạng, chiếm đoạt thông tin, tài liệu bí mật nhà nước".
Kiểm duyệt Internet ở Việt Nam
Xét về mặt kiểm duyệt Internet, Việt Nam cũng không kém gì Trung Quốc. Báo New York Times nói vào năm 2009, Việt Nam cũng đã cố gắng chặn Facebook, nhưng không dám thiết lập một bức tường lửa hoàn toàn vì sợ rẽ đánh mất ngành thương mại điện tử và kinh doanh internet.
Trong khi ngay từ đầu Trung Quốc đã kiểm soát Internet trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng trực tuyến, thì cách tiếp cận nhẹ nhàng của Việt Nam đã tạo ra một cơ sở hạ tầng giúp thích ứng nhanh về khả năng điều chỉnh và kiểm soát của chính phủ.
Nhưng với tốc độ phát triển mạng xã hội như hiện nay, và không có mạng nội địa như Weibo hay Wechat của nước đàn anh, thì việc Việt Nam đến nay mới kiểm soát mạng xã hội đã quá trễ, báo New York Times nhận định.
Luật sư Trịnh Hữu Long viết trên trang Khoaluat.org rằng : "Dự luật An ninh mạng của Việt Nam, không biết do vô tình hay cố ý, giống Luật An ninh mạng của Trung Quốc một cách đáng kinh ngạc", khi ông phân tích có đến 7 điểm tương đồng "như hai giọt nước".
Nhìn chung, rõ ràng là Việt Nam thiếu sự kiểm soát Internet rộng lớn như quốc gia hàng xóm phương bắc. Tuy nhiên, điều này đã không ngăn Hà Nội trong viêc bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến.
Một cuộc triển lãm trên Facebook về các giấy mời và giấy triệu tập do Công an gửi cho các nhà hoạt động.
Việt Nam thường xuyên bị quốc tế chỉ trích vì vi phạm về nhân quyền, đặc biệt là tự do ngôn luận – khi mà nhà nước kiểm soát chặt chẽ báo chí, phát thanh và truyền hình, và cả những người viết blog.
Blogger Nguyễn Chí Tuyến nói nếu dự luật An ninh mạng được thông qua thì chắc chắn uy tín của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do các quy định trong luật vi phạm các công ước thương mại quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.
"Ở Việt Nam thì lập pháp, hành pháp, hay tư pháp đều dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản. Rất nực cười là dự luật này do Bộ Công an soạn thảo ra. Những điều kiện trong dự luật khó có thể thực thi về mặt kỹ thuật, tài chính, cũng như các định chế về mặt pháp lý mà Việt Nam đã tham gia sẽ có những xáo trộn, tác động xấu đến nền kinh tế. Nếu như vẫn giữ nguyên các qui định trong dự luật thì khó thể thông qua. Còn nếu như nó vẫn được thông qua thì hệ lụy rất nguy hiểm cho nền kinh tế Việt Nam".
Việc chặn các nền tảng mạng xã hội phổ biến giờ đây có vẻ như là một bước di thụt lùi - và đã qua rồi cái thời kiểm soát Internet đầy đủ, tờ New York Times nhận định.
Các nhà quan sát nhận định rằng chính quyền Hà Nội xem Internet là nguồn gây mất ổn định xã hội, nhưng kiểm soát Internet một cách quá nghiêm ngặt cũng có thể là một nguồn gây bất ổn - thậm chí sẽ bất ổn hơn ở một quốc gia độc tài như Việt Nam.
Nguồn : VOA tiếng Việt, 02/12/2017
Trung Quốc không còn thua kém Hoa Kỳ về mặt công nghệ, đã trở thành đối thủ cạnh tranh và có thể qua mặt Mỹ, theo cảnh báo từ một cuộc nghiên cứu.
Seeing AI có thể dùng máy thu hình hay trí tuệ nhân tạo để nhận diện nơi chốn, vật thể, người và loan báo để người sử dụng biết.
Một tổ chức nghiên cứu thuộc cộng đồng tình báo Mỹ vừa kết thúc cuộc tranh tài xem ai có thể phát triển được công nghệ nhận diện khuôn mặt tốt nhất. Thách thức là nhận diện được càng nhiều hành khách càng tốt khi những người này đi lên máy bay.
Trong số các công ty tranh tài, công ty mới thành lập của Trung Quốc có tên là Yitu Tech đã đoạt giải trị giá 25.000 đô la trong tháng này, cao nhất trong số 3 giải thưởng bằng tiền mặt.
Cuộc thi này là một trong nhiều ví dụ được nêu trong phúc trình của một cơ quan nghiên cứu tại Mỹ, trong đó cho thấy quân đội Trung Quốc có thể làm đòn bẩy để phát triển nhanh chóng trí tuệ nhân tạo nhằm hiện đại hóa lực lượng vũ trang Trung Quốc và có khả năng có nhiều lợi thế chống lại Hoa Kỳ.
Bà Elsa Kania thuộc Trung tâm Tân An ninh Mỹ, tác giả cuộc nghiên cứu, nói những cuộc tranh tài về trí tuệ nhân tạo Mỹ-Trung trong tương lai "có thể làm thay đổi sự cân bằng quyền lực kinh tế và quân sự trong tương lai".
Một tài liệu của Ngũ Giác Đài trong năm nay mà Reuters được dịp tham khảo cảnh báo rằng những công ty Trung Quốc đã vượt qua sự giám sát của Hoa Kỳ và tiếp cận công nghệ trí tuệ nhân tạo nhạy cảm của Mỹ với tiềm năng ứng dụng vào quân sự bằng cách mua cổ phần của các công ty Mỹ.
Để chống lại việc này, một nhóm các nhà lập pháp thuộc hai đảng tại Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong tháng này đã đưa ra một dự luật thắt chặt hơn nữa các qui định về đầu tư của nước ngoài tại Mỹ.
Phúc trình của Trung tâm Tân An ninh Mỹ lưu ý tới những vụ mua bán cổ phần của các công ty Mỹ và cho biết Bắc Kinh gặp những trở ngại trong việc thành lập ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo nội địa để đối đầu với Mỹ trong đó có việc tuyển dụng tài năng.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang đầu tư vào một loạt các dự án trí tuệ nhân tạo và các viện nghiên cứu của quân đội cũng đang hợp tác với công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, phúc trình cho biết căn cứ vào những tài liệu được công bố.
Việt Nam - Trung Quốc diễn tập hải quân chung tại Vịnh Bắc Bộ (RFA, 01/12/2017)
Hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc tuần tra chung lần thứ 23 tại vùng biển Bắc Bộ vào thượng tuần tháng 12 sắp tới.
Hình minh họa - Courtesy of canhsatbien.vn
Phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Ngô Khiêm, cho biết như vừa nêu vào ngày 30 tháng 11 và được Thông tấn xã Việt Nam loan đi vào ngày 1 tháng 12.
Theo thông tin được đưa ra thì trong cuộc tuần tra chung lần này, hai phía còn dự kiến tiến hành diễn tập về hiệu chỉnh thông tin và tìm kiếm cứu hộ chung.
Hoạt động tuần tra chung tại Vịnh Bắc Bộ được tiến hành theo thỏa thuận song phương giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Người phát ngôn Bộ Quốc Phòng Trung Quốc, Ngô Khiêm, cho rằng Bắc Kinh sẵn sàng cùng duy trì sự ổn định và trật tự ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển đánh cá chung, phát triển các mối quan hệ quân sự song phương lành mạnh và ổn định.
Vào đầu tháng 11 vừa qua, Trung Quốc cùng sáu nước thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á- ASEAN, tiến hành cuộc diễn tập chung cứu hộ tại Biển Đông. Việt Nam cùng Malaysia, Indonesia, Singapore không tham gia hoạt động diễn tập chung đó.
*******************
Can thiệp từ bên ngoài làm phức tạp tình hình Biển Đông (VOA, 30/11/2017)
Một phát ngôn viên quân đội Trung Quốc hôm thứ Năm 30/11 cảnh cáo các nước bên ngoài Biển Đông làm rối tình hình, khi ông bình luận về bạch thư chính sách đối ngoại của chính phủ Australia phổ biển trước đây trong tháng 11.
Chiến hạm HMAS Adelaide của Hải quân Hoàng gia Australia thao dượt cứu hộ với sự tham gia của Thủy quân Lục chiến Philippines ở Vịnh Subic, tây bắc Philippines (ảnh tư liệu ngày 15/10/2017)
Tân Hoa Xã trích lời ông Ngô Khiêm, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói tại cuộc họp báo thường kỳ rằng Australia, một bên không trực tiếp liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa, không có tư cách chỉ tay vào vấn đề.
Ông Ngô nói : "Chúng tôi lưu ý và phản đối tuyên bố vô trách nhiệm về vấn đề Biển Nam Trung Hoa trong sách trắng của Australia".
Người phát ngôn quốc phòng Trung Quốc nói tiếp rằng tình hình Biển Nam Trung Hoa thời gian gần đây đã cải thiện vững vàng, điều đó cho thấy các nước trong khu vực có thể đàm phán với nhau về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp.
Ông Ngô nói Australia nên giữ lời hứa không ngả về một bên nào trong vấn đề Biển Đông.
(Theo Tân Hoa Xã)
Khôi nguyên Nobel Hòa Bình Aung San Suu Kyi vừa chính thức bị tước Giải thưởng Tự do của thành phố Oxford vì đã làm ngơ vụ đàn áp người Hồi giáo Rohingya.
Nguồn : VOA, 29/11/2017
Phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh hôm 21/11 kêu gọi các lãnh đạo diễn đàn Á-Âu hợp tác để đảm bảo an ninh và tự do hàng hải trên vùng Biển Đông đang có tranh chấp.
Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (giữa) đã dùng diễn đàn của Hội nghị Á-Âu tại Myanmar để kêu gọi hợp tác đảm bảo an ninh và tự do hàng hải trên vùng Biển Đông có nhiều tranh chấp.
Phát biểu trong lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEM tại Nay Pyi Taw, thủ đô Myanmar, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao cho rằng "cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức chưa từng có, nguy cơ xung đột do tranh chấp lãnh thổ và biển đảo ngày càng hiện hữu".
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao sau cuộc họp 2 ngày ở Myanmar được truyền thông trong nước đăng tải, "Việt Nam kêu gọi các nước cần kiên trì thúc đẩy nỗ lực chung, khẳng định cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), tông trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, kiềm chế vác hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình.
Cũng theo thông cáo này, ông Minh khẳng định Việt Nam đang tiếp tục phối hợp với các thành viên ASEM đóng góp vào nỗ lực duy trì hòa bình, anh ninh và ổn định ở Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Cũng lên tiếng kêu gọi về an ninh trên Biển Đông, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong ngày đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh ASEM, 20/11, thúc giục có các nỗ lực chung để duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông Nghị được Tân Hoa Xã trích lời nói tại hội nghị rằng bảo vệ hòa bình và ổn địng trong khu vực và điều tiên quyết để đạt được tiến bộ và thịnh vượng cũng như việc chia sẻ trách nhiệm của tất cả các bên ở Châu Á và Châu Âu.
Vấn đề Biển Đông không được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh APEC của khối 21 nền kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương hồi đầu tháng này nhưng đã là chủ đề thảo luận trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Hà Nội sau đó.
Việc Trung Quốc tiếp tục các hoạt động xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo trên vùng Biển Đông có tranh chấp làm cộng đồng quốc tế lo ngại và Việt Nam là một trong những nước chịu áp lực nhiều nhất từ Trung Quốc.
Sự căng thẳng trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc tăng cao vào giữa năm nay khi Hà Nội được cho là phải quyết định ngừng khoan thăm dò dầu khí với đối tác Tây Ban Nha, công ty dầu khí Repsol, dưới sức ép của Bắc Kinh.
Tổng thống Trump trong chuyến thăm tới Hà Nội hôm 11/11 đã đề xuất làm trung gian hòa giải cho tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên Chủ tịch Trần Đại Quang, người tiếp Tổng thống Trump tại Phủ Chủ tịch đã không nói liệu Việt Nam sẽ chấp nhận lời đề xuất này của Tổng thống Mỹ hay không.
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ rời Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc đã tới Hà Nội và trong chuyến thăm này, 2 quốc gia láng giềng đã nhất trí cùng hợp tác giải quyết tranh chấp Biển Đông một cách ôn hòa.
Việt Nam mới đây đề nghị phía Liên Hiệp Châu Âu (EU) rút lại "thẻ vàng" cho thủy hải sản của Việt Nam và không đưa nhân quyền vào hiệp định Thương mại tự do EU Việt Nam.
Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (phải) bắt tay ông Frank Jessen, Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam sau tuyên bố kết thúc 3 năm đàm phán FTA giữa EU và Việt Nam tại họp báo ở Hà Nội hôm 4/8/2015. AFP
Đề nghị này được đưa ra trong buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ và ông Bruno Angelet, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) vào chiều ngày 21 tháng 11 tại Trụ sở Chính phủ Việt Nam.
Tin từ trang báo Chính phủ dẫn lời Đại sứ Bruno Angelet cho biết trong tuần tới sẽ diễn ra một sự kiện quan trọng đối với việc triển khai PCA, đó là Đối thoại nhân quyền Việt Nam - EU. Ông Bruno nhấn mạnh sự kiện này không chỉ có ý nghĩa quan trọng mà còn góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước trong tương lai.
Đại diện lãnh đạo Chính phủ Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng không nên đưa nhân quyền vào nội dung chỉnh sửa của EVFTA. Ông nhấn mạnh Việt Nam luôn phối hợp với quốc tế để bảo vệ tốt hơn quyền con người.
Trước đó, vào ngày 16 tháng 11, Công an Hà Nội đã câu lưu 3 nhà hoạt động xã hội sau khi những người này có cuộc gặp và trao đổi với đại diện Liên minh Châu Âu về vấn đề nhân quyền Việt Nam. Những người bị câu lưu bao gồm Blogger Phạm Đoan Trang, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và cựu tù nhân lương tâm Bùi Thị Minh Hằng.
Cũng tại buổi làm việc với phái đoàn EU, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhắc đến việc EU đã ban hành ‘thẻ vàng’ cảnh báo Việt Nam không tuân thủ luật pháp quốc tế về đánh bắt thủy hải sản bất hợp pháp, không quản lý và không khai báo đối với sản phẩm xuất khẩu sang EU.
Ông Vương Đình Huệ cho biết chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt các hoạt động khai thác thủy hải sản trái phép.
Ngược lại, Đại sứ EU ông Bruno Angelet cho biết EU sẽ phối hợp chặt chẽ với Việt Nam để sớm có quyết định rút lại ‘Thẻ Vàng’ cho thủy hải sản Việt Nam.
Ủy Ban Châu Âu (EC) hôm 23 tháng 10 quyết định ban hành ‘thẻ vàng’ cảnh cáo đối với hải sản Việt Nam với lý do vì Hà Nội không cải thiện kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của EU trong công tác chống hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định.
Trung Quốc ngày 20/11 chỉ trích Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind vì ghé thăm bang Arunachal Pradesh mà Trung Quốc tuyên bố cũng có chủ quyền. Trung Quốc nói Bắc Kinh phản đối mọi hoạt động của giới lãnh đạo Ấn Độ trong các khu vực tranh chấp.
Tân Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind duyệt binh sau khi nhậm chức ngày 25/7/2017.
Vụ tranh cãi mới nhất về bang Arunachal Pradesh cho thấy hai quốc gia khổng lồ châu Á vẫn còn xa cách dù có những nỗ lực gần đây nhằm tháo gỡ căng thẳng về vùng mà Trung Quốc cho là miền nam Tây Tạng.
Phát biểu trong một cuộc họp báo thường ngày ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói Trung Quốc chưa bao giờ công nhận Arunachal Pradesh, nhưng lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề biên giới đã rõ ràng là tìm kiếm một giải pháp hai bên có thể chấp nhận được qua các cuộc thương thuyết.
Trung Quốc và Ấn Độ đã nỗ lực phát triển các mối liên hệ hai chiều trong những năm gần đây nhưng vẫn còn có sự nghi ngờ sâu rộng về tranh chấp biên giới.
Vào tháng 4 năm nay, Trung Quốc chỉ trích quyết định của Ấn Độ chào đón nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, tới khu vực. Trung Quốc nói việc này có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho các mối liên hệ hai bên.
Phát biểu của một giới chức tỉnh Sơn La đã bị chỉ trích và phản đối trên mạng xã hội khi cho rằng 17 cán bộ tỉnh bị khởi tố liên quan đến công tác đền bù, tái định cư thủy điện Sơn La là "không liên quan đến chuyện tiền nong, tư túi, mà chỉ vì thương dân, làm lợi cho dân".
Không được bồi thường thỏa đáng, người dân đòi đóng cửa nhà máy thủy điện Sơn La - ảnh Người Lao Động
Tuy nhiên, một cựu giới chức Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cho rằng phát biểu trên có thể có căn cứ, nên cần xem xét kỹ hồ sơ vụ án, xem liệu có yếu tố "thương dân, làm lợi cho dân", hay chỉ đơn thuần là tham nhũng trong vụ án liên quan đến dự án thủy điện lớn nhất Đông Nam Á này.
Thương dân ?
Phát biểu trước báo chí bên hành lang Quốc hội chiều 20/11 về vụ 17 cán bộ tỉnh Sơn La bị khởi tố, Đại biểu quốc hội-Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Sơn La Tráng Thị Xuân nói vụ này "không liên quan đến chuyện tiền nong, tư túi, mà chỉ vì thương dân, làm lợi cho dân".
Dân Trí trích lời khẳng định của bà Tráng Thị Xuân, nói : "Một số hồ sơ để giải quyết việc bồi thường, đền bù thu hồi đất, giải phóng mặt bằng chưa đầy đủ nhưng anh em vì thương dân nên vẫn làm hoàn thiện sớm hồ sơ giúp dân nên người dân được lợi. Nhưng chính vì thế giờ cán bộ giải quyết lại phải chịu trách nhiệm chứ họ không tư túi gì, không đút một xu nào vào túi cá nhân".
Phát biểu của bà Xuân đã vấp phải nhiều chỉ trích trên cả mạng xã hội lẫn các trang thông tin chính thống. Đa số người dân phản đối ý kiến của bà Xuân và cho rằng đây là một vụ án tham nhũng lớn cần phải được xử lý thấu đáo, một điển hình cho thấy quyết tâm chống tham nhũng mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định "Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy".
Nhận xét về phát biểu của Đại biểu Tráng Thị Xuân, Giáo sư-Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Việt Nam, cho rằng cần phải xem xét kỹ vụ án sau phát biểu "có thể có căn cứ" của bà Xuân.
"Đại biểu quốc hội mà phát biểu như vậy thì cũng là một điểm lưu ý trong việc xem xét hồ sơ cụ thể, xem nó có phải là sự trộn lẫn giữa yếu tố tham nhũng và yếu tố làm lợi cho dân hay không. Một động tác mà tôi biết ở Việt Nam rất hay làm là có những chi tiết được khai khống trong các phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư là có liên quan đến tham nhũng".
Tuy nhiên, cựu giới chức Bộ Tài nguyên và môi trường nhận định khả năng về "bồi thường không thỏa đáng", một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến việc lách luật để "làm lợi cho dân", khó có thể xảy ra trong một dự án lớn được dốc hầu bao để đầu tư như thủy điện Sơn La.
Giáo sư Võ phân tích : "Dự án Sơn La là dự án cấp quốc gia, được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, tức là dự án thuộc loại đặc biệt. Phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được Thủ tướng chính phủ phê duyệt. Theo tôi biết, có khá nhiều tiền ngân sách chi cho việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Thành ra khả năng có vấn đề trong việc bồi thường không thỏa đáng trong dự án Sơn La thì tôi nghĩ không có".
Sau dự án là vụ án
Thông tin trên báo chí hôm 19/11, tỉnh Sơn La cho biết trong số 17 cán bộ bị khởi tố về tội "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", có 15 đảng viên, trong đó có giám đốc và 2 phó giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh, nguyên phó chủ tịch UBND và chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện Mường La và nhiều chuyên viên, cán bộ phòng, ban.
Kết quả điều tra cho biết sai phạm xảy ra ở các bước thẩm định, đo đạc, lập bản đồ địa chính, thu hồi và bồi thường không đúng quy định, trong đó có hơn 600 hộ dân có hồ sơ đất đai được lập khống, tăng diện tích đất hay không đúng loại đất quy định.
Nhận định về tình trạng tham nhũng trong việc bồi thường các dự án tại Việt Nam, Giáo sư Đặng Hùng Võ thừa nhận khai khống là một "thủ pháp" xuất hiện khá phổ biến, đặc biệt trong các dự án lớn, có số lượng người nhận bồi thường đông như thủy điện Sơn La. Ông nói :
"Sự thực mà nói, trong các dự án, nhất là dự án lớn như thủy điện Sơn La, số lượng người được nhận bồi thường, hỗ trợ tái định cư là cực kỳ nhiều. Mà cực kỳ nhiều như vậy thì ai là người có thể rà soát lại toàn bộ? Từ đấy dẫn đến việc Ban bồi thường giải phóng mặt bằng hay sử dụng thủ pháp đó".
Cựu giới chức Bộ Tài nguyên và môi trường cho rằng cơ chế thanh tra, kiểm tra hiện nay của Việt Nam thiếu hiệu quả trong việc rà soát các lỗ hổng trong quản lý, chi tiêu đối với các dự án lớn.
Giáo sư Võ nói thêm : "Hiện nay, cơ chế của Việt Nam có việc thanh tra, kiểm tra, nhưng không có quy trình hai cơ quan thực hiện kiểm tra chéo nhau. Không có quy trình đó, nên Ban bồi thường giải phóng mặt bằng hoàn toàn lập phương án và tính toán cho từng trường hợp cụ thể. Việc kiểm tra, thanh tra có thể xảy ra từ cơ quan hành chính cấp trên, nhưng thực ra cũng không thể kiểm tra 100% được".
Nhà máy thủy điện Sơn La được khởi công vào năm 2005, với tổng mức đầu tư lên đến hơn 60.000 tỷ đồng, tăng 60% so với mức phê duyệt ban đầu (gần 45.000 tỷ đồng). Đây được xem là 1 trong 10 nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á.
Để xây dựng công trình này, Việt Nam đã phải di chuyển hơn 20.000 hộ dân ở các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu ra khỏi khu vực. Riêng tại tỉnh Sơn La, có hơn 12.000 hộ dân phải di chuyển đến định cư tại 276 điểm tái định cư trong tỉnh.
Khánh An
Trẻ sơ sinh tử vong đồng loạt ở Bắc Ninh là ‘do nhiễm khuẩn’ (VOA, 22/11/2017)
Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể là nguyên nhân khiến cho bốn trẻ sơ sinh tử vong đồng loạt ở tỉnh Bắc Ninh, theo kết luận ban đầu của Hội đồng Chuyên môn Sở Y tế Bắc Ninh được công bố vào chiều ngày 21/11, báo chí trong nước đưa tin.
111111111111111111
Trẻ sơ sinh đang được chăm sóc tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh (Ảnh chụp màn hình từ VnExpress)
Kết luận ban đầu của Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự dựa trên kết quả giám định pháp y cũng cho thấy bốn trẻ tử vong là do ‘sốc nhiễm khuẩn’, theo báo mạng VnExpress.
Bốn bé sơ sinh này, được cho đều là trẻ sinh non, yếu, nhẹ cân và mang bệnh bẩm sinh, đã tử vong vào sáng ngày 20/11 tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh, sau khi được chăm sóc trong lồng ấp và được cho thở máy.
Vụ việc đã khiến Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phải về Bắc Ninh thị sát tình hình và có buổi làm việc với giới hữu trách Y tế của tỉnh này trong ngày 21/11. Một Hội đồng Chuyên môn bao gồm các bác sỹ Nhi và Sản khoa đầu ngành cùng với giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh đã được thành lập để điều tra về vụ việc.
Ngoài 4 trẻ đã tử vong, 7 trẻ khác ở Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh cũng đã được xác địch bị nhiễm trùng huyết và đã được chuyển về Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngay chiều tối 20/11 cùng với bốn trẻ khác cũng đang được điều trị tại bệnh viện này.
Theo công bố của bà Tô Mai Hoa, Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh, tại buổi họp báo chiều ngày 21/11, thì bốn trẻ tử vong này "đã nhiễm khuẩn sau 3-5 ngày điều trị tại bệnh viện" và "Nguyên nhân nhiễm khuẩn sơ sinh có thể liên quan nhiễm khuẩn bệnh viện".
Hiện kíp trực trong ngày 20/11 đã bị Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh đình chỉ để tường trình và phục vụ điều tra còn buồng cách ly bé sơ sinh tại đây cũng đã bị đóng cửa để khử khuẩn.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhìn nhận đây là một vụ việc ‘bất bình thường’ vì bốn bé sơ sinh chết ‘trong cùng một ngày, cùng một khoa’.
Trao đổi với VOA, Bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, người từng là Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, nói rằng "nhiễm khuẩn bệnh viện cũng có thể có".
"Có những loại vị trùng thường xuyên có trong bệnh viện. Trẻ non tháng là rất dễ nhiễm bệnh, dễ chết", bà giải thích, "Có một thắc mắc là tại sao các bé cùng tử vong trong một buổi sáng".
"Cũng có khả năng là các cháu đã bị nhiễm trùng dài ngày rồi nhưng không được điều trị đúng mức đến mức các cháu yếu quá và bị chết cùng một lúc", bà nói thêm.
Bà Phượng cũng nhận định rằng nếu để xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn thì lỗi là "ở bệnh viện".
"Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa phải có trách nhiệm", bà nói. "Có tai biến nghiêm trọng như vậy thì là lỗi hệ thống chứ không phải lỗi cá nhân".
Tuy nhiên bà cũng mong dư luận đừng quá khắt khe đối với những người làm ngành y ở Việt Nam.
"Đã làm trong ngành Y khoa thì không ai muốn bệnh nhân mình bị tai biến. Đây là điều mình phải thông cảm cho người làm trong ngành".
Bà nói rằng bên Mỹ cũng có những sơ suất trong ngành y làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân.
Bà nói thêm:
"Xin dư luận đừng quá sức buộc tội những người làm trong ngành. Ngành y tế Việt Nam cũng phải nói là làm việc rất nặng nhọc. Cứ mỗi lần xảy ra tai biến như thế thì cả xã hội lên án".
"Nếu áp lực nặng nề quá thì chắc là ngành y ai cũng ngán ngẩm lắm (không dám vào)".
*************************
‘Thuế tài sản để ngăn đầu cơ là chệch hướng’ (VOA, 21/11/2017)
Dư luận Việt Nam đang phản ứng xôn xao, không tích cực đối với đề xuất của thành phố Hồ Chí Minh về thu thuế tài sản. Một chuyên gia ngành tài nguyên-môi trường nói nếu mục đích thu thuế là để ngăn đầu cơ, việc đó không đi đúng hướng.
22222222222222222222
Thành phố Hồ Chí Minh muốn có cơ chế đặc thù để phát triển
Thành phố đóng vai trò trung tâm kinh tế của Việt Nam hồi tuần trước đề xuất với Quốc hội về thí điểm đánh thuế tài sản. Đây là một phần trong một đề án lớn hơn về trao "cơ chế, chính sách đặc thù" để Thành phố Hồ Chí Minh phát triển.
Theo phân cấp thẩm quyền trong hệ thống chính trị Việt Nam, luật về thuế phải do Quốc hội thông qua. Tin cho hay tại Quốc hội hôm 14/11, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách, cơ quan thẩm tra đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh, nói "Trước mắt nghiên cứu tập trung thuế tài sản đối với nhà, đất".
Tường thuật của báo chí trong nước cho hay trong một cuộc gặp với các phóng viên bên hành lang Quốc hội hôm 20/11, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Trần Vĩnh Tuyến giải thích rằng chính sách đánh thuế tài sản sẽ giúp "chống hành vi đầu cơ đất đai".
"Việc đánh thuế tài sản chủ yếu là chống đầu cơ chứ không phải Nhà nước tận thu", ông nhấn mạnh, theo tin trên VnExpress.
Thuế suất với đất phi nông nghiệp ở Việt Nam hiện là 0,03%, thấp hơn rất nhiều so với mức 1% ở Mỹ và cũng thấp hơn nhiều nước khác.
Giáo sư Đặng Hùng Võ, cựu Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường, nói với VOA rằng áp dụng thuế suất cao hơn đối với đất đai hay bất động sản là cơ hội để tăng thu ngân sách nhằm phát triển hạ tầng. Nhưng nếu đánh thuế chỉ để ngăn đầu cơ, theo ông, điều đó là việc làm chệch hướng :
"Nói rằng đánh vào để ngăn chặn đầu cơ, tôi cho rằng mục tiêu nó chưa đúng với cái chúng ta phải làm đối với thuế đánh vào bất động sản. Bởi vì mục tiêu đầu tiên của thuế đánh vào bất động sản là có kinh phí để nâng cấp hạ tầng, nâng cấp đô thị. Cái đó mới là chính".
Sau khi đề án được nêu ra, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA-HochiminhCity Real Estate Asociation) đã ra văn bản kiến nghị Quốc hội chưa nên thực hiện thí điểm đánh thuế tài sản ở thành phố tại thời điểm hiện nay. Hiệp hội nói thời điểm phù hợp để áp sắc thuế này là sau năm 2020.
Hiệp hội cũng cảnh báo việc đánh thuế cao hơn so với mức hiện nay có thể dẫn đến hệ quả là giá nhà, đất tại đô thị lớn nhất đất nước sẽ leo thang, ở mức độ nhất định sẽ làm chi phí cuộc sống đắt đỏ hơn đối với nhiều người. Giáo sư Võ đồng ý với cảnh báo của HoREA :
"Việc tăng thu thuế đối với đánh vào nhà sẽ làm hỏng nhiều chính sách về phát triển nhà ở, đặc biệt là nhà ở cho người có thu nhập thấp ở Việt Nam".
Trong kiến nghị, HoREA viết thêm rằng việc đánh thuế tài sản cũng nên áp dụng đồng thời trên cả nước, chứ không chỉ thí điểm ở riêng Thành phố Hồ Chí Minh. Theo hiệp hội, sức cạnh tranh chung của thành phố có thể bị giảm đi nếu thành phố thực hiện sắc thuế mới trong khi các tỉnh, thành khác thì chưa.
Thành phố Hồ Chí Minh đang vận động Quốc hội trao cho một quy chế "đặc thù" với lập luận rằng thành phố đứng đầu Việt Nam về kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn về hạ tầng giao thông, môi trường, cũng như chưa có cơ chế, chính sách đột phá mạnh mẽ để phát triển nhanh và bền vững.
********************
‘Lạc quan’ về kinh tế Việt Nam đẩy điểm chứng khoán tăng cao (VOA, 21/11/2017)
Chỉ số chứng khoán Việt Nam Việt Nam-Index đạt mức trên 900 điểm liên tiếp trong hai ngày nay, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.
33333333333333
Một nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán ở Hà Nội (ảnh tư liệu)
Khi thị trường đóng cửa hôm 21/11, chỉ số Việt Nam-Index đạt 918,3 điểm. Mức này cao hơn 14,75 điểm, hay 1,63%, so với 903,55 điểm của ngày 20/11. Lần gần nhất chỉ số này trên 900 điểm là tháng 8/2007.
Hãng tin Bloomberg hôm 21/11 nói chỉ số chứng khoán Việt Nam đã tăng gần 10% trong tháng 11, phần nào nhờ các nhà đầu tư nước ngoài đổ xô vào gia tăng sự hiện diện của họ trong nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh ở Đông Nam Á.
Các cổ phiếu đắt giá của hãng sữa Vinamilk, tập đoàn Vingroup, tập đoàn FPT, công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn Sabeco và một số hãng khác đã tạo động lực tăng lớn nhất cho thị trường.
Tiến sĩ Nguyễn Chí Hiếu, một chuyên gia tài chính, ngân hàng, nói với VOA rằng ngoài tác động của các nhà đầu tư ngoại, thị trường tăng do có niềm lạc quan của nhiều người về nền kinh tế Việt Nam.
Ông Hiếu nói các biểu hiện tốt của nền kinh tế bao gồm GDP nhiều khả năng đạt mức tăng 6,5 đến 6,7%, tỷ giá ổn định, tương tự như vậy đối với các thị trường bất động sản, vàng và ngân hàng.
"Tất cả những thị trường như thế đã có sự ổn định từ đầu năm và tạo ra sự lạc quan cho nền kinh tế tại thời điểm này".
Bản tin của Bloomberg nói cổ phiếu của hãng bán lẻ Vincom Retail thuộc tập đoàn Vingroup đã tăng vọt 26% kể từ khi lên sàn hôm 6/11 vì nhiều người mua săn lùng cổ phiếu này. Tiếp đến, thị trường có thêm cú hích khi tập đoàn Jardine Matheson ở Hong Kong tuần trước tăng cổ phần trong hãng Vinamilk lên 10% và tuyên bố vẫn quan tâm mua thêm cổ phần.
Với con mắt chuyên gia, tiến sĩ Hiếu bình luận những sự kiện này có mối quan hệ hỗ tương giữa việc chỉ số chứng khoán tăng điểm và giá trị tài sản của các công ty quan trọng tăng thêm, và không phải là yếu tố giúp thị trường tăng bền vững :
"Cái tăng điểm qua sự hưng phấn của thị trường, qua những sự kiện, hoặc là do những cổ phiếu dẫn đầu mang tính hưng phấn và tăng điểm, thì cái tăng điểm đó có thể chỉ là có tính giai đoạn. Cái tăng điểm đó là do giá được định theo cung cầu trên thị trường. Chứ về thực chất, nó không phải là cái tăng giá trị từ nội lực của nền kinh tế".
Chuyên gia kinh tế này nói rằng tin tức về chỉ số chứng khoán đạt trên 900 điểm trong những ngày này là "một dấu hiệu tốt", và theo ông, "chúng ta nên lạc quan và mừng trong thận trọng".