Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 nước : Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đứng giữa hai cường quốc kinh tế đang trỗi dậy là Trung Quốc và Ấn Độ, các nước ASEAN đang đối diện trực tiếp với những cơ hội và thách thức rất lớn do sự trỗi dậy của hai người khổng lồ này mang lại trong môi trường toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng.

asean1

Các nghệ sĩ biểu diễn nhân bế mạc Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 26/6/2020 - AFP

Với dân số hơn 650 triệu người, nền kinh tế ASEAN tương đối lớn, có thể so sánh với Ấn Độ về tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, 10 nước ASEAN có khác biệt rất lớn về thu nhập và trình độ phát triển, từ Myanmar và Campuchia là những nước nghèo nhất đến Singapore và Brunei nằm trong số những nước giàu có nhất

Những biến động đang nổi lên

Khi bối cảnh phát triển thay đổi có lợi cho sự biến đổi và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN, hai biến động lớn toàn cầu đã xuất hiện. Thứ nhất là cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, bắt đầu vào năm 2018. Căng thẳng thương mại đã làm giảm tăng trưởng GDP của thế giới từ mức trung bình 3,5% giai đoạn 2016-2018 xuống còn 2,9% năm 2019, và tác động đến nhiều nền kinh tế. Thứ hai là đại dịch Covid-19, bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019. Cuộc khủng hoảng này có tác động rộng lớn và nghiêm trọng chưa từng có, và nền kinh tế thế giới được cho là sẽ rơi vào suy thoái sâu trong năm 2020.

Vậy các biến động của thế giới mang tính lịch sử như vậy sẽ ảnh hưởng thế nào trước một ASEAN mới phát triển và dễ tổn thương ?

Thứ nhất, tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với các nước ASEAN trong năm 2019 có kết quả tốt xấu lẫn lộn. Trong khi Singapore, Lào và Thái Lan có chỉ số âm, hàm ý mức độ thiệt hại nghiêm trọng, thì Việt Nam, Myanmar và Brunei lại đạt mức dương, điều cho thấy một số thành quả đáng chú ý mà những nước này đạt được. Ở cấp độ nhóm, khả năng dễ bị tổn thương của các nước ASEAN thấp hơn nhiều so với của hai nhóm Châu Á khác, cũng như của thế giới nói chung. Tác động lẫn lộn của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung có thể được giải thích như sau : Dù căng thẳng thương mại gây nên tình trạng giảm sút nhu cầu toàn cầu, nhưng nó lại làm gia tăng các dòng FDI chảy vào các nước ASEAN, bởi ngày càng nhiều công ty đa quốc gia quyết định chuyển một số hoạt động sản xuất của họ ra khỏi Trung Quốc.

Thứ hai, các nước ASEAN đang chịu tác động nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng Covid-19. Với trường hợp ngoại lệ là Brunei, tất cả các nước trong khối đều bị tổn thương đáng kể, từ -4,3 đối với Việt Nam đến -10,2 đối với Thái Lan. Đặc biệt dự báo tăng trưởng GDP năm 2020 là âm đối với 4 nước (Thái Lan, Singapore, Malaysia và Campuchia) và giảm hơn 4 đến 5 điểm phần trăm đối với 5 nước còn lại (Việt Nam, Lào, Myanmar, Philippines và Indonesia). Ở cấp độ nhóm (dựa trên giá trị trung bình của chỉ số), khả năng dễ bị tổn thương của các nước ASEAN cũng nghiêm trọng hơn so với ở Nam Á, nhưng ít nghiêm trọng hơn so với ở Đông Bắc Á và thế giới nói chung.

Thứ ba, xét về chỉ số đánh giá khả năng dễ bị tổn thương trước tác động tổng hợp của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và đại dịch Covid-19, các nước ASEAN với tư cách là một khối lại dễ bị tổn thương hơn rất nhiều so với cả Nam Á và Đông Bắc Á. Phát hiện này hàm ý rằng con đường phát triển phía trước đối với các nền kinh tế ASEAN sẽ khó khăn hơn nhiều nếu những biến động mới nổi lên.

Triển vọng phát triển của ASEAN

Trong khi mức độ thiệt hại kinh tế do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và cuộc khủng hoảng Covid-19 gây ra đối với mỗi nước và mỗi khu vực là khác nhau, thì hai cú sốc nối tiếp nhau này truyền tải cùng một thông điệp đến tất cả mọi người : Thế giới đã đi đến ngã rẽ, đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản. Thông điệp này đặc biệt đúng với các nước ASEAN, mô hình tăng trưởng phần lớn dựa vào những điều kiện có lợi, có được bởi sức mạnh mang tính biến đổi của ba lực lượng : toàn cầu hóa, cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự trỗi dậy của Châu Á. Trong môi trường đang thay đổi nhanh chóng này, các nước ASEAN, trừ Singapore, chủ yếu dựa vào khuôn khổ cơ bản chú trọng 5 ưu tiên để đạt được sự phát triển thịnh vượng : ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh, hội nhập toàn cầu, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực.

Trong khi khuôn khổ cơ bản cho sự phát triển thịnh vượng được nhắc đến ở trên vẫn là điều có giá trị và thiết yếu, thì bối cảnh phát triển mới đòi hỏi phải có 3 sự thay đổi trong chiến lược phát triển của mỗi nước :

Thứ nhất là thay đổi trọng tâm quản lý, chuyển từ việc phản ứng trước các sự kiện sang chủ động xây dựng một nền tảng đảm bảo rằng nền kinh tế sẽ được chuẩn bị sẵn sàng, có khả năng cạnh tranh và thích ứng trong một môi trường dễ thay đổi, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ. Trong sự thay đổi chiến lược này, chuyển đổi số, tính hiệu quả của chính phủ, tính minh bạch, năng suất, đổi mới sáng tạo và xây dựng lòng tin cần phải là những ưu tiên hàng đầu trong những nỗ lực cải cách. Đối với gia tăng năng suất, việc thay đổi các nguồn lực từ hoạt động giá trị thấp sang hoạt động giá trị cao, với những nỗ lực mạnh mẽ trong tái cấu trúc và mua sắm công nghệ, cần phải được ưu tiên cao hơn so với việc thúc đẩy đầu tư cho mở rộng sản xuất giản đơn. Như những bài học về "phép màu kinh tế Châu Á" đã cho thấy, cách tiếp cận nhìn xa trông rộng này đóng một vai trò then chốt để một quốc gia nghèo bắt kịp về kinh tế.

Thứ hai là sự dịch chuyển trọng tâm phát triển, chuyển từ huy động các nguồn lực để nắm bắt cơ hội sang xây dựng những khả năng chiến lược để đối phó với những thách thức bất ngờ và tạo ra giá trị lâu dài. Trong sự thay đổi này, việc tận dụng những lợi thế sẵn có của đất nước phải đi cùng với những nỗ lực rất lớn để xây dựng sức mạnh chiến lược của mình, giải quyết một cách tích cực những điểm dễ tổn thương vốn có và mới xuất hiện. Chẳng hạn, Việt Nam đã nhiệt tình đón nhận sáng kiến Nhóm Bộ tứ mở rộng (gồm Mỹ, Australia, Nhật Bản, Ấn Độ và mời thêm 3 quốc gia khác là Hàn Quốc, New Zealand và Việt Nam cùng tham gia), như được thể hiện rõ trong quyết định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thành lập một lực lượng đặc nhiệm để thu hút những làn sóng FDI mới vào Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lược chủ động này chỉ có hiệu quả nếu Việt Nam có những nỗ lực chưa từng có nhằm khắc phục những điểm yếu cố hữu của mình, đặc biệt là việc thiếu tính minh bạch, tình trạng tham nhũng tràn lan và hoạt động thúc đẩy đổi mới công nghệ đạt hiệu quả thấp nhất.

Thứ ba là sự dịch chuyển trọng tâm xây dựng thịnh vượng từ quy mô hạn hẹp của cá nhân mỗi nước sang lợi ích rộng rãi của toàn bộ cộng đồng ASEAN. Điều này có thể nâng cấp địa vị và tính cạnh tranh của tất cả các nước thành viên. Trong sự thay đổi này, thúc đẩy hội nhập khu vực, tính hiệu quả của sự hiệp đồng và khả năng phối hợp có thể đem lại những lợi ích đáng kể cho từng quốc gia thành viên. Cần lưu ý rằng các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN vào tháng 11/2015, coi đó là một kế hoạch chi tiết để biến đổi ASEAN thành một nền kinh tế chung. Mặc dù việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN đặt nền tảng cho đà phát triển của ASEAN nhưng nó vẫn còn là một quãng đường dài.

Đà phát triển mạnh mẽ có thể xuất hiện nếu các nước ASEAN có thể làm việc cùng nhau để thúc đẩy mô hình phát triển "đồng thuận ASEAN". Mô hình này đem lại sự lựa chọn thay thế có ý nghĩa cho hai mô hình phát triển đang cạnh tranh nhau hiện nay – "đồng thuận Washington" và "đồng thuận Bắc Kinh". Mô hình này nhấn mạnh 3 trụ cột chính của chiến lược phát triển kinh tế hiệu quả trong thế kỷ 21 : tính hiệp đồng, sự mạnh mẽ và tính bền vững.

Kết luận

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và cuộc khủng hoảng Covid-19 không chỉ là những cú sốc toàn cầu với những hậu quả đáng kể trực tiếp mà còn là một dấu hiệu cho thấy con đường phát triển của khu vực sẽ phải đối diện với những tình huống đầy bất trắc và những thách thức đáng gờm trong thời gian tới. Khi tất cả các nước ASEAN đặt ra mục tiêu đầy tham vọng nhằm đạt được tiến bộ kinh tế đáng kể trong vài thập kỷ tới, họ cần biến những mối đe dọa đang nổi lên này thành cơ hội duy nhất để gia tăng nhận thức về tính cấp bách của việc cần phải thay đổi và làm sâu sắc cam kết của họ đối với những nỗ lực cải cách căn bản và có tầm nhìn. Các nước ASEAN cũng cần phải tập trung vào việc thiết lập một chiến lược hiệu quả để xây dựng khả năng hiệp đồng giữa các nước và với thế giới. Đặt mình vào vị trí là một nhóm các nước không chỉ quan tâm đến sự thịnh vượng của riêng mình mà cả sự thịnh vượng của các nước khác (của khu vực và thế giới nói chung) trong phát triển kinh tế hậu Covid-19 sẽ khiến ASEAN trở nên mạnh mẽ và gắn kết hơn rất nhiều.

ASEAN là một trong những "chiến trường" chính của căng thẳng Mỹ-Trung. Khi những căng thẳng này gia tăng mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh đại dịch Covid-19, khu vực Đông Nam Á đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình đường hướng của mối quan hệ địa chính trị then chốt này. ASEAN không những cần phải tránh việc phải lựa chọn bên nào, mà còn cần phải có một cách tiếp cận chủ động để khiến mối quan hệ này trở nên hữu ích. Nguyên tắc cốt lõi cho hành động của ASEAN trong nỗ lực này là khuyến khích cả Mỹ và Trung Quốc không nên thể hiện ai là người có sức mạnh lớn hơn. Thay vào đó, vấn đề then chốt của họ là ai là người thích hợp hơn cho kỷ nguyên phát triển mới và có nhiều khả năng hơn trong việc thúc đẩy sự thịnh vượng của các nước ASEAN trong giai đoạn phát triển kinh tế toàn cầu sắp tới.

Nguyễn Trường

Nguồn : RFA, 25/08/2020

Published in Diễn đàn
samedi, 15 août 2020 09:18

ASEAN sẽ ngả theo ai ?

Bài phát biểu của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 23/7 là bài cuối cùng trong chuỗi 4 bài mà giới chức Nhà Trắng đưa ra nhằm xác định lập trường của Mỹ về Trung Quốc. Trong bài phát biểu này, Pompeo đã kêu gọi các nước "yêu chuộng tự do trên thế giới" hãy hợp tác cùng nhau "buộc Trung Quốc phải thay đổi".

asean1

Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (giữa) cùng những người đồng nhiệm Teodoro Lopez (trái) của Philippines và Saleumxay Kommasith (Lào) tại họp báo của ASEAN và Trung Quốc ở Vientiane, Lào hôm 20/2/2020 - Reuters

Cả 4 bài phát biểu, khi được xâu chuỗi lại, có thể cho thấy Washington đã thay đổi chính sách đối với Trung Quốc trên bình diện tư tưởng, đồng thời tìm cách thống nhất các hành động của Mỹ chống Trung Quốc và coi đó là hạt nhân trong việc tạo lập kế hoạch ứng phó phối hợp toàn cầu. Bằng việc gợi lên hình ảnh Chiến tranh Lạnh, một cuộc chiến ý thức hệ giữa tự do và chuyên chế, Pompeo có niềm tin sẽ "bảo vệ được tự do bởi chính sự lôi cuốn ngọt ngào của tinh thần tự do". Thế nhưng ông cũng nhấn mạnh cách tiếp cận mới của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ không theo kiểu kiềm chế thời Chiến tranh Lạnh.

Không giống với Liên bang Xô viết trước đây, Trung Quốc giờ đây đã gia nhập hệ thống quốc tế và một điều đơn giản là việc cô lập Trung Quốc là điều không thể. Để nhấn mạnh thêm về tình hình thế giới ngày càng phức tạp hiện nay trong bối cảnh Mỹ không còn mặn mà với vai trò dẫn dắt thế giới, Pompeo tuyên bố các nước sẽ tự phải quyết định theo cách của riêng mình trong vấn đề giữ gìn chủ quyền lãnh thổ, cũng như chủ quyền kinh tế trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Về cơ bản, các bài phát biểu về lập trường của Mỹ đối với Trung Quốc lần này cho thấy hình ảnh một nước Mỹ đang đấu tranh vì tự do cho toàn cầu, đồng thời cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang tìm cách củng cố chế độ chuyên chế của họ và lợi dụng thế giới để làm lợi cho riêng họ.

Trên bình diện quốc tế, đã có những động thái muốn xét lại vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế, nhất là trong cuộc khủng hoảng Covid-19. Anh, Ấn Độ và Australia đều đã nghiêng theo lập trường của Mỹ. Cụ thể, London đã có những động thái ngăn cản hoạt động đầu tư kinh doanh của Huawei, tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc ; Canberra cũng noi theo Mỹ chính thức bác bỏ những đòi hỏi, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông ; New Delhi cũng đang cân nhắc lại chính sách không liên kết mà họ đã theo đuổi từ lâu sau khi những cuộc đụng độ ở biên giới xảy ra gần đây với quân đội Trung Quốc và việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động trong vùng biển Ấn Độ Dương. Danh sách đối đầu với Trung Quốc có cả Nhật Bản, mặc dù Nhật Bản đi theo con đường kín kẽ hơn, thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế và quốc phòng với các nước Đông Nam Á để cảnh giác trước những chiêu mời gọi của Trung Quốc hay nhằm ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc.

asean2

Lãnh đạo các nước ASEAN chụp hình cùng Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence ở Singapore hôm 15/11/2018 Reuters

Bắc Kinh có "nỗi lo chiến lược" là cả thế giới sẽ đoàn kết lại để buộc Trung Quốc tuân thủ những tiêu chuẩn và thông lệ đang tồn tại theo quy chuẩn của một hệ thống toàn cầu do phương Tây dẫn dắt.

Bắc Kinh hiện đang chủ động tìm cách thay đổi hệ thống toàn cầu này sao cho phù hợp hơn với quan niệm của họ về mối quan hệ giữa các thành phần nhà nước, người dân và các ngành sản xuất. Bắc Kinh không muốn bị khóa trong một trật tự dựa trên những luật lệ được xây dựng trên nền tảng sự đồng thuận của các nước Bắc Đại Tây Dương vốn cổ xúy cho các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội theo kiểu Mỹ và Tây Âu. Chính quyền Bắc Kinh tuyên truyền với người dân của họ rằng những luật lệ của Phương Tây này giống như sự kìm hãm họ, âm mưu thay đổi chế độ chính trị và từ đó can thiệp vào chủ quyền dân tộc của họ.

Ở Đông Nam Á, Trung Quốc thường xuyên sử dụng các mối quan hệ kinh tế với Campuchia và Lào để làm tổn hại tình đoàn kết của các nước thành viên trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) khi động chạm đến vấn đề biển Đông hay khi liên quan tới các hoạt động hàng hải của Trung Quốc. Trung Quốc cũng khai thác những mâu thuẫn, chia rẽ trong nội bộ các nước kể cả khuyến khích hay can thiệp vào hoạt động của một số công ty nhất định nhằm gây ảnh hưởng tới các quyết định chính trị, cung cấp tài chính và hỗ trợ tinh thần cho các phe nhóm cạnh tranh nhau, đồng thời tham gia cuộc chiến thông tin, làm thổi bùng lên những chia rẽ xã hội và chính trị.

Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung hiện nay, chính sách đối ngoại của các quốc gia ASEAN đang thể hiện sự ngập ngừng, do dự. Mặc dù vẫn nắm bắt các cơ hội mà Trung Quốc trao để thu lợi ích kinh tế, nhưng các quốc gia ASEAN vẫn phòng tránh các rủi ro chính trị và an ninh bằng cách cố gắng liên kết với Mỹ. Có 3 nhân tố cho thấy chiến lược cân bằng này của các quốc gia ASEAN : Thứ nhất là vị trí của ASEAN trong hệ thống an ninh khu vực, thường phụ thuộc vào việc liệu một nước thành viên có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông hay không, và liệu nước này có thể sử dụng hệ thống an ninh do Mỹ dẫn đầu để làm căn cứ xây dựng chính sách an ninh quốc gia của mình hay không.

Thứ hai là mức độ tham gia của mỗi quốc gia vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, và mức độ phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt kinh tế.

Thứ ba là liệu có sự luân chuyển năng động của giới tinh hoa ở mỗi quốc gia hay không.

Trong số 5 quốc gia biển vẫn dựa vào hệ thống an ninh do Mỹ dẫn đầu - gồm Brunei, Malaysia, Philippines, Indonesia và Singapore - 4 quốc gia có mâu thuẫn với Trung Quốc về vấn đề lãnh thổ hoặc quyền tiếp cận các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Cả 5 quốc gia này đều hội nhập tốt vào nền kinh tế toàn cầu và có sự luân chuyển đáng kể của giới tinh hoa, khiến Trung Quốc khó can thiệp vào quá trình hình thành các liên minh chính trị-kinh tế lâu dài, vốn sẽ tái định hình các nền kinh tế-chính trị của các nước này.

Trong khi đó, Việt Nam - một quốc gia độc đảng không thể dựa vào Mỹ về mặt an ninh nhưng lại có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và đang lo lắng về việc phụ thuộc quá nhiều về mặt kinh tế vào Bắc Kinh. Điều đó giải thích mối quan hệ thận trọng của Việt Nam với Mỹ trong các vấn đề an ninh, cũng như các nỗ lực của nước này nhằm tăng cường hợp tác an ninh với Nga, Ấn Độ và Nhật Bản, và việc Việt Nam tham gia hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Ngược lại, Thái Lan là một đồng minh của Mỹ không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Đối mặt với một môi trường quốc tế thuận lợi với một nền kinh tế gắn bó chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu, Thái Lan có thể có miếng bánh của mình và sử dụng nó. Có 3 quốc gia lục địa ở ASEAN - gồm Campuchia, Lào và Myanmar - không có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nhưng gắn với một hệ thống mà giới tinh hoa chính trị và kinh doanh hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh.

Điểm chung của tất cả các quốc gia ASEAN là thách thức trong việc đáp ứng kỳ vọng của người dân. Về điểm này, các nước ASEAN chủ chốt đã làm tốt trong những năm 2010, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người - theo giá cố định - tăng 23% ở Singapore, 29% ở Thái Lan, 36% ở Malaysia, 42 % ở Philippines, 46% ở Indonesia và 56% ở Việt Nam. Sự cải thiện về mức sống đương nhiên khiến mọi người mong đợi một cuộc sống tốt hơn nữa trong những năm tới. Dù dân chủ hay độc tài, các chính phủ này đã củng cố tính hợp pháp thông qua thành tích kinh tế của mình.

Tuy nhiên, sự kình địch ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc khiến các quốc gia ASEAN này đang lâm vào tình trạng khó phát triển các chính sách đối ngoại của riêng mình. Dịch Covid-19 đang làm thay đổi kỳ vọng của người dân, khi người dân trông chờ chính phủ không chỉ cải thiện sinh kế mà còn bảo vệ cuộc sống của họ. Trong khi một số quốc gia ASEAN như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia đã thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh và các quốc gia khác như Indonesia và Philippines đang gặp khó khăn, điều đáng lo ngại hơn là thiệt hại kinh tế trong dài hạn. Sự gián đoạn đột ngột của nền kinh tế toàn cầu đã khiến nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm mạnh, và tạo tiền đề cho sự suy thoái kinh tế toàn khu vực.

Hiện tại, các nước ASEAN đang tập trung vào việc bảo vệ sức khỏe của người dân, giảm thiểu thiệt hại kinh tế và vay thêm nhiều tiền để khôi phục tăng trưởng. Thế nhưng, nhìn về phía trước, nhiều quốc gia trong số này chắc chắn sẽ phải đối mặt với gánh nặng tài chính gia tăng do nguồn thu từ thuế giảm, chi tiêu xã hội cao hơn và nợ nần chồng chất.

Với gánh nặng nợ gia tăng, sa lầy trong suy thoái kinh tế dài hạn và không thể đáp ứng kỳ vọng của người dân về một cuộc sống tốt hơn, các nước ASEAN phải đối mặt với rủi ro cao hơn về thay đổi chế độ. Chính vì vậy, vấn đề này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách đối ngoại của các quốc gia ASEAN. Vì thế, nếu Mỹ hoặc Trung Quốc tranh thủ được điều này thì các quốc gia ASEAN sẽ ngả theo để bảo đảm ổn định kinh tế, chính trị của họ.

Ngô Văn Dụng

Nguồn : RFA, 15/08/2020

Published in Diễn đàn

Biển Hoa Đông : Bắc Kinh đặt tên 50 thực thể ngầm trong vùng tranh chấp với Nhật (RFI, 25/06/2020)

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm nay, 25/06/2020, Trung Quốc thông báo đặt một loạt tên mới cho các thực thể ngầm trong vùng biển Hoa Đông, đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật.

china1

Một khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh chụp năm 2012. © Reuters

Trang mạng bộ Tài Nguyên Trung Quốc tối 23/06, đăng thông báo về tên gọi mới cho 50 thực thể ngầm, bao gồm các đảo chìm, đảo nổi và bãi ngầm. Theo thông báo, mục đích của việc đặt lại tên gọi này là để "chuẩn hóa tên gọi địa hình bản đồ".

Các thực thể được đặt tên mới nằm trong quần đảo mà Trung Quốc gọi là "Điếu Ngư", Nhật gọi là "Senkaku". Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản tranh chấp chủ quyền đối với chuỗi đảo không có người ở, nhưng nằm giữa vùng biển giàu tài nguyên. Đây là điểm nóng trong quan hệ Trung-Nhật.

Theo nhật báo Hồng Kông, quyết định trên được đưa ra sau khi Bắc Kinh cảnh báo sẽ trả đũa việc chính quyền thành phố Ishigaki của Nhật hôm 22/06 thông qua quyết định đặt tên lại cho một nhóm đảo trên biển Hoa Đông, trong đó có cả quần đảo Senkaku. Hội đồng thành phố đã thay đổi tên gọi "vùng hành chính phía nam" của Nhật thành "vùng Tonochiro Senkaku", quản lý cả quần đảo Senkaku. Động thái này của chính quyền Nhật bị cả Trung Quốc và Đài Loan nhìn nhận như là ý đồ xác quyết chủ quyền với các đảo Senkaku, theo tên gọi của Nhật.

Ngay hôm thứ Hai tuần này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phản ứng. Theo Bắc Kinh, việc thay đổi tên gọi địa phương nói trên của Nhật là "thách thức nghiêm trọng với chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc", đồng thời cảnh báo sẽ trả đũa hành động mà Bắc Kinh gọi là "bất hợp pháp".

Hôm Thứ Ba, bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Taro Kono thông báo đã phát hiện một tàu ngầm Trung Quốc gần một đảo ở phía tây nam Nhật hồi tuần trước.

Tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, cách đảo Okinawa khoảng 200 km về phía tây nam, dấy lên từ cuối năm 2012, khi chính quyền Tokyo quyết định chuyển quyền quản lý quần đảo này, từ tư nhân sang Nhà nước.

Trong một động thái khác, theo AFP, hôm nay, 25/06/2020, Tokyo khẳng định hủy bỏ việc triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mỹ Aegis Ashore trên lãnh thổ Nhật. Quyết định được bộ trưởng Quốc Phòng Nhật thông báo trong cuộc họp với đảng cầm quyền Tự Do Dân Chủ. Dự án trị giá 4,2 tỷ đô la trên đã được chính phủ Shinzo Abe thông qua năm 2017.

Anh Vũ

*******************

Việt Nam và Nhật Bản lên tiếng quan ngại về tình hình Biển Đông (RFA, 25/06/2020)

Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây tại Biển Đông.

china2

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono trong một họp báo ở Tokyo hôm 11/9/2019 -Reuters

Phát biểu về vấn đề Biển Đông như vừa nêu của ông Phạm Bình Minh được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến Hội nghị Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN lần thứ 21 diễn ra vào ngày 24 tháng 6. Cuộc họp có sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN.

Tại cuộc họp, ông Phạm Bình Minh cho rằng các nước cần phát huy tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

Cũng tin liên quan tình hình Biển Đông, Bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản, ông Taro Kono, cho rằng hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay là ‘đáng báo động’.

Vào ngày 23 tháng 6 vừa qua, hai tàu huấn luyện của Nhật Bản là JS Kashima và JS Shimayuki đã có cuộc diễn tập với tàu tác chiến cận bờ của Hải quân Hoa Kỳ, USS Gabrirlle Giffords, tại Biển Đông.

Động thái này chứng tỏ quan ngại của Nhật Bản về tình hình tại Biển Đông mà căng thẳng được nói do Trung Quốc gây nên.

********************

Thư ngỏ kêu gọi các lãnh đạo giải quyết quan ngại về nhân quyền tại thượng đỉnh ASEAN 36 (RFA, 25/06/2020)

Các lãnh đạo tham dự hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 phải giải quyết quan ngại về vấn đề nhân quyền trong đợt dịch Covid-19.

china3

Một người đàn ông đi qua tấm biển cổ động cho Thượng đỉnh ASEAN 36 ở Hà Nội hôm 25/6/2020 AFP

Đây là yêu cầu được nêu ra trong thư ngỏ ký bởi Chủ tịch Các Nghị Viên ASEAN về Nhân quyền, Charles Santiago, gửi đến Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, và đồng gửi đến thủ tướng của 9 nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á còn lại.

Thư ngỏ được gửi đi nhân tuần diễn ra hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 mà Việt Nam năm nay là chủ tịch luân phiên. Theo đó, những nghị viên thuộc mạng lưới khu vực Đông Nam Á cam kết cổ xúy và bảo vệ nhân quyền, thúc giục các lãnh đạo ASEAN phải bảo đảm đặt nhân quyền là trọng tâm cho công tác ứng phó dịch Covid-19 và hậu quả của dịch này.

Theo thư ngỏ, khu vực ASEAN trong khi nên được khen ngợi về thành công trong công tác ngăn chặn dịch Covid-19, tuy nhiên lại để lộ ra những yếu kém lớn và bất nhất trong hệ thống điều hành. Khu vực ASEAN không bảo vệ được những người rơi vào hoàn cảnh bị tổn thương nhất ; đặc biệt là những công nhân nhập cư và người tỵ nạn.

Đợt dịch Covid-19 cũng là lúc gia tăng những hạn chế về quyền tự do biểu đạt và giọng điệu hận thù đối với những nhóm bị gạt ra bên lề xã hội.

Thư ngỏ cho rằng dịp họp cấp cao ASEAN 36 trong tuần này dưới sự chủ trì của Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, là cơ hội để khối ASEAN có thể học hỏi và trưởng thành qua thời kỳ đầy thử thách hiện nay, bằng cách bảo đảm rằng từ thời điểm này trở đi, các chính sách của khu vực không loại trừ bất cứ ai và cổ xúy cho một xã hội công bằng hơn, bình đẳng hơn và bền vững hơn.

Published in Châu Á

Trong bối cảnh các nước trên thế giới phải đương đầu với đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, chính phủ các nước Đông Nam Á không những phải vật lộn đối phó với đại dịch mà còn phải đối phó với những mối đe dọa vốn tồn tại dai dẳng trên mặt trận biển.

asean1

Ảnh minh họa

Những mối đe dọa mà đại dịch Covid-19 gây ra đối với thủy thủ, ngư dân và tàu thuyền đã bị khuyếch đại khi các quốc gia Đông Nam Á vừa phải đối phó với các mối đe dọa phi truyền thống như di dân bất hợp pháp dọc lãnh hải của các nước này, vừa phải duy trì chủ quyền đối với các vùng biển của mình. Ví dụ, gần đây Hải quân Hoàng gia Malaysia, Không quân Hoàng gia Malaysia cùng Cơ quan Thực thi Hàng hải Malaysia đã phải ngăn chặn một tàu chở hơn 250 người tị nạn Rohingya khi họ tìm cách neo đậu tại huyện đảo Langkawi của Malaysia.

Trên mặt trận khác, những cuộc đối đầu nghiêm trọng đã gia tăng ở Biển Đông đang tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia khác gồm Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei. Các lực lượng của Trung Quốc gồm tàu khảo sát, tàu hải cảnh và lực lượng dân quân biển đã được phát hiện ở vùng biển được tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Ngày 17/4, tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc và nhóm tàu hộ tống đã xâm nhập trái phép vào vùng biển của Malaysia, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa. Tàu khảo sát cùng đội tàu hộ tống này có thể quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của tàu West Capella, tàu do công ty dầu khí quốc gia Malaysia PETRONAS thuê của Anh. Mặc dù Malaysia có thể đã lường trước được một số phản ứng từ phía Trung Quốc đối với các hoạt động khai thác dầu khí ở khu vực này, song quân đội Malaysia cũng như lực lượng tàu chấp pháp tuần tra của nước này đã không xem nhẹ hoạt động điều tàu hải cảnh và tàu khảo sát nói trên của Trung Quốc. Trước đó, đầu tháng 4/2020, một sự cố khác cũng xảy ra ở Biển Đông khi một tàu hải cảnh Trung Quốc đánh chìm tàu cá Việt Nam ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa.

Những diễn biến mới này đã nổi lên ở Biển Đông từ đầu năm 2020, trùng với thời điểm đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát. Mặc dù không rõ có phải Trung Quốc có đang lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng cường hành động ở vùng biển tranh chấp này hay không, song một điều rõ ràng là không có một tình cảnh khó khăn và thách thức nào có thể khiến giới chức Bắc Kinh sao nhãng những hành động hung hăng ở Biển Đông. Ai có thể ngờ được rằng một đất nước là tâm dịch lại vẫn có thể đẩy mạnh các hoạt động triển khai tàu thuyền dồn dập nhằm duy trì những lợi ích biển cũng như những tuyên bố chủ quyền ở vùng biển xa xôi này ? Suy cho cùng, Trung Quốc đã tiến một bước xa ở Biển Đông, đủ để nước này không phải đối mặt với những mối đe dọa hiện hữu như làn sóng di cư bất hợp pháp, khủng bố, cướp biển và ô nhiễm môi trường biển, như những gì mà các nước Đông Nam Á khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông phải đối mặt. Việc Trung Quốc điều lực lượng tàu chấp pháp xâm nhập EEZ của nước khác vào những thời điểm cam go này cho thấy quan điểm không nhượng bộ và cách hành xử "bắt nạt" của Bắc Kinh đối với các nước khác bất chấp quá trình đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) vẫn đang diễn ra.

Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt tới Việt Nam làm dấy lên nghi ngại rằng Washington và Hà Nội đang tăng cường quan hệ quân sự trong bối cảnh Việt Nam nắm giữ cương vị Chủ tịch luân phiên Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2020. Các yếu tố khác kích động hành động của Bắc Kinh có thể bắt nguồn từ việc suy giảm mối quan hệ đồng minh Mỹ-Philippines sau khi Manila tuyên bố chấm dứt Thỏa thuận Các Lực lượng Thăm viếng kéo dài hơn 2 thập kỷ với Mỹ. Động thái này của Manila có thể đã khiến Bắc Kinh bạo trợn hơn trong việc thúc đẩy những tham vọng biển của mình ở khu vực.

Ngoài những hành động của tàu thuyền Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp nói trên, một diễn biến khác liên quan đến mặt trận này là việc Bắc Kinh tiến hành một chiến dịch mới mang tên "Biển Xanh 2020". Nội dung của chiến dịch này không nhiều, song theo báo chí Trung Quốc, chiến dịch này, vốn do lực lượng hải cảnh Trung Quốc khởi xướng, chủ yếu nhằm bảo vệ môi trường biển và sẽ kéo dài từ ngày 1/4-30/11/2020. Tuy nhiên, các hoạt động của lực lượng chấp pháp trong khuôn khổ chiến dịch này sẽ nhằm vào "những hành động vi phạm" luật Trung Quốc trong những lĩnh vực như khai thác dầu khí, xây dựng gần bờ cũng như các hoạt động khai thác cát và khoáng sản biển.

Nhìn từ góc độ căng thẳng ở Biển Đông, người ta có thể đoán định rằng "Biển Xanh 2020" cũng sẽ nhắm vào các nước Đông Nam Á khác cũng có tuyên bố chủ quyền ở vùng biển này, và chiến dịch này được lợi dụng như một cái cớ để các lực lượng chấp pháp của Trung Quốc tiến hành các hoạt động phi pháp ở những vùng biển do các nước Đông Nam Á khác tuyên bố chủ quyền, bao gồm Malaysia.

Trong bối cảnh phải đối phó với đại dịch Covid-19, phần lớn các nước đặt ưu tiên vào việc đảm bảo cung ứng các dịch vụ thiết yếu như an ninh y tế, ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế quy mô lớn, duy trì chuỗi cung ứng toàn cầu, theo dõi các hoạt động di cư xuyên biển bất hợp pháp và các mối đe dọa khác. Vào thời điểm cam go này, thật đáng buồn là những nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp lại bị chuyển sang cho những nỗ lực ngăn chặn hoạt động xâm nhập biển cũng như ngăn chặn những mưu đồ đòi hỏi chủ quyền ở những vùng biển có tuyên bố chủ quyền chồng lấn.

Điều đáng ngại là một quốc gia nào đó sẽ lợi dụng sự phân tâm vì dịch bệnh và những khó khăn của các nước láng giềng để củng cố vị thế ở Biển Đông. Chắc chắn, những sức ép kiểu như vậy cần phải được đáp trả bằng những hành động tập thể và kiên quyết thông qua các cơ chế hiện hành của các nước liên quan. Có lẽ, ASEAN cần dẫn dắt một sự phản kháng khác nhằm lên án những hành động o ép và quấy nhiễu như vậy, nhất là khi hai bên đã đưa ra những cam kết tiến tới hoàn thiện COC.

Malaysia tỏ ra cứng rắn trong những vấn đề liên quan Biển Đông và trong việc thiết lập đường hướng cũng như những ưu tiên chính sách đối ngoại của mình, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Quân đội và các cơ quan chấp pháp của Malaysia hết sức cảnh giác trong công tác bảo vệ những lợi ích của đất nước thông qua các hoạt động tuần tra và giám sát thường xuyên do Hải quân, Không Quân và Cơ quan Thực thi hàng Hải của Malaysia tiến hành. Trong khi đó, ASEAN và Trung Quốc cần duy trì cam kết của mình với tinh thần hợp tác và tránh những hành động có thể gây ra thêm nhiều rủi ro, nhất là vào thời điểm các nước cần hợp tác với nhau để vượt qua cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Covid-19 gây ra.

Sumathy Permal

Nguyên tác : Maritime Flashpoints and the Covid-19 Pandemic, The Diplomat, 20/04/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 08/05/2020

Sumathy Permal là nghiên cứu viên và là giám đốc Trung tâm Eo biển Malacca, Viện Nghiên cứu biển Malaysia. Bài viết được đăng trên The Diplomat

Published in Diễn đàn

Dịch Covid-19 có lẽ là cơ hội để các nước Đông Nam Á hạn chế sự phụ thuộc quá mức vào thị trường Trung Quốc và đa dạng hóa, tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm đạt được vị thế tốt hơn.

asean1

Công nhân Campuchia rời khỏi nhà máy của họ khi họ nghỉ trưa ở Phnom Penh, ngày 2 tháng 3 năm 2020. Ngành may mặc trị giá hàng tỷ đô la của Campuchia có nguy cơ bị gián đoạn chuỗi từ đột phá Covid-19, vì nó tác động đến các ngành công nghiệp chủ chốt của Đông Nam Á . (Tang Chhin Sothy / AFP)

Hiện nay, trong bối cảnh Covid-19 lây lan khắp nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, một Đông Nam Á vốn mở cửa và liên kết sâu rộng phải đối mặt với nguy cơ lớn là các ca bệnh Covid-19 nhập khẩu. Cuộc chiến chống đại dịch đang trở nên khốc liệt khi tình hình trong khu vực nhanh chóng xấu đi. Malaysia đã trở thành quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất ở Đông Nam Á, với số ca được xác định mắc Covid-19 gia tăng nhanh chóng. Tính đến trưa 26/3/2020, tổng số ca được xác nhận ở 10 quốc gia ASEAN đã vượt qua con số 5.200 ca và đang tiếp tục gia tăng.

Do những khác biệt lớn trong hệ thống y tế công cộng cũng như các cơ sở và nguồn lực y tế giữa các quốc gia Đông Nam Á, mức độ sẵn sàng và năng lực triển khai nguồn lực của các nước này đối với những đợt bùng phát bệnh lây nhiễm trên diện rộng cũng có sự khác biệt. Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm 2019 về 141 nền kinh tế của Diễn đàn kinh tế thế giới, các quốc gia ASEAN có sự chênh lệch rất lớn về năng lực y tế. Singapore đứng đầu thế giới về y tế và sở hữu hệ thống y tế tầm cỡ thế giới. Tuy nhiên, Lào (đứng thứ 109), Campuchia (đứng thứ 105) và Philippines (đứng thứ 102) lại tụt hậu rất xa. Nếu tình hình bùng phát dịch Covid-19 trở nên tồi tệ hơn trong ASEAN, dẫn tới sự gia tăng nhanh chóng và đột ngột số ca mắc giống như ở Trung Quốc và Hàn Quốc, thì dịch bệnh sẽ nhanh chóng nhấn chìm các quốc gia có hệ thống y tế công cộng yếu kém và tiêu chuẩn y tế thấp, nhất là Lào, Campuchia, Philippines và Indonesia.

Đối mặt với sự tấn công của Covid-19, các nước Đông Nam Á cần có ngay những biện pháp mạnh nhằm xét nghiệm cho tất cả các ca nghi nhiễm, cách ly và điều trị các bệnh nhân được xác định nhiễm bệnh nhằm giảm tỷ lệ tử vong, tiến hành điều tra truy tìm những người từng tiếp xúc với bệnh nhân và ngăn chặn sự lây nhiễm trong cộng đồng trên diện rộng. Ngày 17/3/2020, Giám đốc Tổ chức y tế thế giới khu vực Đông Nam Á đã hối thúc các quốc gia trong khu vực hành động khẩn trương và quyết liệt chống lại đại dịch nhằm ngăn chặn sự lây lan hơn nữa của Covid-19.

Sức ảnh hưởng của toàn cầu hóa và các tổ chức đa phương quốc tế bị giới hạn trong bối cảnh đại dịch bùng phát dữ dội. Do đó, sự chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp và khả năng phục hồi của mỗi quốc gia có ý nghĩa trọng yếu, và một lần nữa sẽ trở nên quan trọng trong việc xác định tính cạnh tranh nói chung của mỗi quốc gia. Khả năng phục hồi của quốc gia bao gồm phản ứng trước các tình huống khẩn cấp, chỉ huy và phối hợp các cơ quan điều hành, hệ thống y tế và năng lực triển khai nguồn lực, năng lực phát triển công nghệ và sự cố kết xã hội và công cộng.

Chẳng hạn, chỉ sau chưa đầy một tháng, Hàn Quốc đã bước đầu kiểm soát được đại dịch sau khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19 vào giữa tháng 2/2020. Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên toàn quốc, Hàn Quốc về cơ bản đã giới hạn sự bùng phát trong phạm vi thành phố Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang. Điều đáng khen ngợi là Hàn Quốc đã không áp dụng những biện pháp cực đoan như phong tỏa thành phố hay đình chỉ giao thông, qua đó giảm thiểu sự bất tiện đối với người dân. Điểm nổi bật trong mô hình hiệu quả này của Hàn Quốc là sự sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp và khả năng phục hồi của nước này.

Là tâm chấn ban đầu của bệnh dịch và cũng là nguồn du khách quan trọng, trung tâm của chuỗi công nghiệp toàn cầu, đối tác thương mại và bên cấp vốn quan trọng, Trung Quốc có ý nghĩa trọng yếu đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á. Do đó, đại dịch cũng tác động tới nền kinh tế khu vực thông qua du lịch, chuỗi công nghiệp và hoạt động đầu tư, đặc biệt là ở Việt Nam, Thái Lan và Singapore. Mức độ tác động kinh tế của đại dịch ở Đông Nam Á sẽ phụ thuộc vào tốc độ vượt qua đại dịch của Trung Quốc và Đông Nam Á.

Ngày 20/2/2020, bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN và Trung Quốc đã tổ chức cuộc họp đặc biệt các bộ trưởng ngoại giao ASEAN-Trung Quốc về Covid-19 tại Viêng Chăn, thủ đô Lào. Đây là cuộc họp đa phương đầu tiên giữa Trung Quốc và các quốc gia khác về Covid-19 và các vấn đề y tế công cộng kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Với tư cách các đối tác chiến lược, Trung Quốc và ASEAN đã đưa ra tuyên bố chung sau cuộc họp về cam kết của họ trong việc tăng cường hợp tác chống Covid-19 bùng phát, thúc đẩy hợp tác khu vực trong lĩnh vực y tế công cộng, thiết lập các kênh chia sẻ thông tin về đại dịch, trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia y tế, với tầm nhìn nâng cao năng lực chuẩn bị và phản ứng trước các tình huống khẩn cấp.

Những liên kết thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN

Với tư cách láng giềng, Đông Nam Á có những liên kết thương mại gần gũi và tích cực nhất với Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới và là đối tác thương mại lớn nhất của hầu hết các nước thành viên ASEAN. Tỷ trọng của ASEAN trong xuất khẩu của Trung Quốc đang gia tăng. Đồng thời, tỷ trọng của ASEAN trong tổng lượng hàng nhập khẩu của Trung Quốc cũng đang trên đà tăng. Những dấu hiệu này chỉ ra mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa ASEAN và Trung Quốc, trung tâm của chuỗi công nghiệp toàn cầu. Năm 2019, tổng kim ngạch ngoại thương của ASEAN lên tới 2.799,2 tỷ USD, trong đó 18% là với Trung Quốc. Con số này cao hơn nhiều so với EU (10%) và Nhật Bản (8,1%).

Mặc dù đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN vẫn thấp hơn vào Mỹ, EU và Nhật Bản, nhưng đầu tư của các công ty Trung Quốc vào Đông Nam Á đã có sự tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây. Năm 2019, đầu tư của Trung Quốc vào khu vực đã đạt 15,5 tỷ USD, chiếm hơn 13% đầu tư nước ngoài của Trung Quốc. Các doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động rất tích cực ở Đông Nam Á và tham gia nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn trong khu vực, bao gồm đường sắt Trung-Lào từ tỉnh Vân Nam tới Viêng Chăn, các dự án thủy điện ở Lào, nhà máy điện ở Campuchia, nhà máy nhiệt điện than và đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung ở Indonesia, các nhà máy sắt thép ở Malaysia và các dự án vận tải cao tốc ở Singapore. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á cũng tiêu thụ đáng kể các sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc trong thị trường trong nước, từ hàng hóa tiêu dùng, thực phẩm và đồ gia dụng đến hàng hóa cao cấp như động cơ xe, điện thoại thông minh và thiết bị truyền thông.

Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế ASEAN

Ngày nay, mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-ASEAN đang mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN đã thiết lập quan hệ kinh tế và các mối liên kết thương mại chặt chẽ thông qua các chuỗi cung ứng toàn cầu. Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chiếm 16% nền kinh tế toàn cầu và ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của ASEAN theo hai hướng.

Thứ nhất, khách du lịch Trung Quốc đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng du lịch ở ASEAN. Trung Quốc đã trở thành nguồn khách du lịch ngoài nước lớn nhất thế giới, với tổng cộng 150 triệu lượt khách năm 2018, tương đương hơn 12% lượng du khách ngoài nước trên toàn cầu. Do tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng văn hóa, những điểm tham quan tự nhiên độc đáo và khoảng cách địa lý gần với Trung Quốc, ASEAN rất được các du khách Trung Quốc ưa chuộng.

Năm 2018, hơn 30 triệu du khách Trung Quốc đã tới ASEAN, chiếm phần rất lớn trong tổng số du khách nước ngoài, nhất là đối với Thái Lan, Việt Nam và Campuchia. Thu nhập của ASEAN từ du lịch đã trở nên phụ thuộc vào tiêu dùng của người Trung Quốc khi có thể thấy hàng đoàn du khách Trung Quốc tụ tập tại nhiều điểm đến du lịch khác nhau, các khu nghỉ mát ven biển, trung tâm mua sắm và nhà hàng. Theo dữ liệu được công bố trong Báo cáo về Trung Quốc và thế giới của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey tháng 7/2019, mức chi tiêu của du khách Trung Quốc tương đương 7% tiêu dùng cá nhân trong nước ở Singapore và 9% ở Thái Lan.

Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 lây lan nhanh chóng, Trung Quốc đã tạm ngưng các nhóm du lịch ra nước ngoài vào cuối tháng 1/2020. Ngoài ra, do nhiều quốc gia đã thực hiện lệnh cấm du lịch nhằm hạn chế du khách Trung Quốc vào đất nước, nhiều yêu cầu đặt tour đã bị hủy. Trong ngắn hạn, việc số lượng du khách Trung Quốc giảm mạnh sẽ tác động sâu sắc đến ngành du lịch, hàng không, dịch vụ ăn uống và các ngành dịch vụ khác ở ASEAN. Các nước phụ thuộc vào du lịch như Thái Lan và Campuchia sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Chẳng hạn, lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan vào tháng 2/2020 đã giảm hơn 90%. Tổng cục du lịch Thái Lan ước tính dịch Covid-19 sẽ khiến ngành du lịch Thái Lan thiệt hại ít nhất 3 tỷ USD.

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với ngành du lịch, các nước thành viên ASEAN hy vọng kích thích ngành du lịch trong nước và khai thác các thị trường nguồn mới. Tuy nhiên, sẽ cần phải có thời gian để các biện pháp này mang lại kết quả do dịch bệnh này tác động đến toàn cầu.

Thứ hai, các nước thành viên ASEAN tham gia chuỗi công nghiệp toàn cầu với Trung Quốc làm trung tâm phụ thuộc vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian sang Trung Quốc để xử lý và lắp ráp giai đoạn cuối. Trong số này có gỗ và nông sản từ Việt Nam, cao su và dầu cọ từ Malaysia, và các linh kiện điện tử từ Singapore. Viện toàn cầu McKinsey ước tính xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 11% sản lượng trong nước của Malaysia và Việt Nam.

Theo số liệu thống kê chính thức của Việt Nam, 16.000 nhà máy tại nước này đã ngừng sản xuất vào tháng 1-2/2020, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2019. Để trở thành "công xưởng tiếp theo của thế giới", trong những năm gần đây, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, nhãn mác "Sản xuất tại Việt Nam" hiện vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian từ Trung Quốc. Chẳng hạn, hơn 50% nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian cần thiết cho ngành dệt may của Việt Nam được nhập khẩu từ các nhà cung cấp Trung Quốc. Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác gần như không thể khắc phục được sự phụ thuộc này.

Các nước thành viên ASEAN có các hệ thống công nghiệp không tương xứng và thiếu các hoạt động đầu nguồn và cuối nguồn trong các chuỗi giá trị. Trừ Singapore, hầu hết các nước thành viên ASEAN đều có thâm hụt thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Thâm hụt thương mại kéo dài sẽ gây tổn hại cho các nỗ lực công nghiệp hoá của các nước này.

Kể từ khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc đã tạo cho mình một lợi thế so sánh trong chuỗi công nghiệp toàn cầu. Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc bắt nguồn từ lực lượng lớn các lao động lành nghề và siêng năng, hệ thống giao thông vận tải hiệu quả, cơ sở hạ tầng điện tử, các chuỗi cung ứng đầu nguồn và cuối nguồn, nền chính trị ổn định trong nước và thị trường tiêu thụ khổng lồ.

Đối với ASEAN, hiện nay việc giảm sự tập trung vào Trung Quốc trong chuỗi công nghiệp toàn cầu là không thực tế và bất khả thi. Báo cáo về Trung Quốc và thế giới của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho thấy thế giới ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, trong khi đó sự phụ thuộc của Trung Quốc vào nền kinh tế thế giới đã giảm đi do sự chuyển đổi kinh tế và sự phát triển của thị trường tiêu dùng nội địa.

Tái cơ cấu chuỗi công nghiệp và các cơ hội phát triển ở ASEAN

Trong những năm gần đây, để đối phó với chi phí sản xuất gia tăng ở Trung Quốc, sự chuyển đổi kinh tế và việc tăng thuế xuất khẩu do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gây ra, nhiều công ty đa quốc gia đang cân nhắc việc di dời hoặc thực sự di dời một phần năng lực sản xuất và chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc như là một biện pháp trong chiến lược đa dạng hoá "Trung Quốc+1". Chẳng hạn, sau khi đóng cửa các nhà máy sản xuất ở Thâm Quyến và Thiên Tân năm 2018 và tại Huệ Châu, Quảng Đông vào tháng 10/2019, tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc đã hoàn thành mục tiêu chuyển các chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc. Samsung hiện có 2 nhà máy sản xuất và lắp ráp lớn tai Việt Nam.

Dịch Covid-19 đã nhấn mạnh tính cấp thiết của việc đa dạng hoá và tái cơ cấu các chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc tất yếu tái cơ cấu các chuỗi công nghiệp không còn bị nghi ngờ mà nay đã trở thành vấn đề về thời điểm và mức độ. Đại dịch hiện nay sẽ là một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực này. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, mức độ sử dụng thực tế các khoản đầu tư nước ngoài của nước này trong tháng 1/2/2020 đã giảm 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng 2/2020, con số này đã giảm đáng kể 25,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Một báo cáo khảo sát vào tháng 2/2020 do Văn phòng thương mại Mỹ tại Trung Quốc thực hiện đã cho thấy 1/3 các công ty Mỹ sẽ rời khỏi Trung Quốc nếu các nhà máy không thể khôi phục hoạt động. Nhiều công ty được khảo sát phàn nàn rằng luật pháp và quy chế của Trung Quốc không minh bạch và các thủ tục cách ly nhân viên đều cồng kềnh và không nhất quán, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc khôi phục sản xuất. Tháng 2/2020, tờ Nikkei Asian Review đưa tin rằng tập đoàn công nghệ Foxconn, một công ty đúc kỹ thuật lớn lắp ráp điện thoại thông minh ở Trung Quốc, chỉ có thể khôi phục 50% công suất. Dựa trên các cuộc khảo sát và phân tích này, có thể dự đoán rằng ít nhất 30% doanh nghiệp có vốn nước ngoài sẽ chuyển một phần năng lực chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc.

Việc nắm bắt các cơ hội trong thị trường Trung Quốc cũng như các khoản đầu tư của nước này quả thực là điều quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của ASEAN. Tuy vậy, đại dịch Covid-19 là một hồi chuông cảnh tỉnh đối với ASEAN. Việc quá phụ thuộc vào Trung Quốc và chuỗi công nghiệp lấy Trung Quốc làm trung tâm nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế khu vực đi kèm với những nguy cơ to lớn. Dịch Covid-19 đã nêu bật nguy cơ "cú sốc Trung Quốc", một thuật ngữ trước đó được sử dụng để chỉ tác động của lượng hàng hoá nhập khẩu ngày càng nhiều từ Trung Quốc đối với việc làm trong ngành sản xuất ở các nước phương Tây sau khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Theo kết quả của báo cáo thăm dò "Thực trạng của Đông Nam Á năm 2020" do Viện nghiên cứu Đông Nam Á Yusof Ishak tại Singapore thực hiện vào tháng 1/2020, thái độ của các nước thành viên ASEAN đối với Trung Quốc đã trở nên ngày càng phức tạp và thận trọng. Hầu hết giới tinh hoa Đông Nam Á được khảo sát đều tin rằng "Trung Quốc là một cường quốc xét lại và có ý đồ biến Đông Nam Á thành phạm vi ảnh hưởng của nước này". 79% số người được hỏi từ các nước Đông Nam Á đều lo ngại về ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, và chỉ 28,1% số người được hỏi hoan nghênh ảnh hưởng kinh tế như vậy.

Với dân số hơn 600 triệu người, Đông Nam Á là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Tại đây, lực lượng lao động dồi dào và trẻ, tầng lớp trung lưu đang mở rộng và thị trường có tiềm năng khổng lồ. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và chi phí sản xuất thấp, ASEAN có các điều kiện tiên quyết để trở thành công xưởng tiếp theo của thế giới và đóng một vai trò quan trọng hơn trong chuỗi công nghiệp toàn cầu. Việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu tạo nhiều cơ hội cho các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia và Campuchia, thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất của các nước này và củng cố các ngành phụ trợ. Do đó, các nước Đông Nam Á cần nắm bắt các cơ hội mà việc đa dạng hoá và tái cơ cấu chuỗi công nghiệp toàn cầu đem lại, thực hiện các cải cách táo bạo trong nước và phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực sản xuất của mình. Bằng cách thúc đẩy phát triển công nghiệp trong nước, họ sẽ có vị thế tốt hơn để tham gia chuỗi công nghiệp toàn cầu và tăng thị phần.

Yu Hong

Nguyên tác : Wake-up call for ASEAN countries : Curb over-reliance on China and seize opportunities of global supply chain restructuring, Think China, 26/03/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 09/04/2020

Yu Hong, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Đông Á, Đại học quốc gia Singapore. Bài viết được đăng trên tạp chí ThinkChina

Published in Diễn đàn
lundi, 30 mars 2020 17:05

Bốn nhận thức về ASEAN

Bốn nhận thức cơ bản : (i) những thách thức chính trị nội bộ tiếp tục chi phối nghị trình của hầu hết các nước thành viên ASEAN ; (ii) ASEAN cần thu hẹp khoảng cách giữa sự hợp tác khu vực và cảm nhận của công chúng về tác động của khối ; (iii) mong muốn mạnh mẽ giữ gìn trật tự khu vực cởi mở và bao trùm ; (iv) củng cố sự thống nhất nội bộ và đa dạng hóa quan hệ bên ngoài nhằm tìm ra hướng đi trong cuộc cạnh tranh nước lớn.

asean0

Logo ASEAN 2020 - Ảnh minh họa

Tóm tắt

- Báo cáo Khảo sát tình trạng Đông Nam Á năm 2020 của Trung tâm nghiên cứu ASEAN thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore xác nhận rằng các nước thành viên ASEAN vẫn bận tâm đến những vấn đề trong nước. Điều này có thể hạn chế năng lực tư duy và hành động của họ ở tầm khu vực.

- ASEAN cần nỗ lực hơn nữa nhằm mang lại những kết quả rõ ràng cho người dân trong khu vực, gia tăng nỗ lực quảng bá và đóng vai trò nổi bật hơn trong việc xử lý các vấn đề khu vực, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng nhân đạo ở bang Rakhine, Myanmar.

- Có sự ủng hộ rộng rãi đối với việc ASEAN đẩy mạnh cam kết bảo vệ một trật tự khu vực cởi mở và bao trùm, cũng như can dự với tất cả các cường quốc nhằm duy trì tính đa cực trong khu vực.

- Sự chia rẽ giữa những người tham gia khảo sát khi phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ nêu bật hậu quả mang tính phân cực của việc lựa chọn một trong hai đối với sự thống nhất của ASEAN.

- Những khác biệt về dữ liệu cấp quốc gia nhấn mạnh tính đa dạng của các ý kiến và khuynh hướng chiến lược ở Đông Nam Á.

Giới thiệu

Khảo sát tình trạng Đông Nam Á 2020 thăm dò quan điểm của 1.308 quan chức nhà nước, học giả, doanh nhân, nhà lãnh đạo xã hội dân sự và chuyên gia truyền thông về tình trạng của khu vực. Từ kết quả khảo sát, có thể rút ra 4 điểm then chốt làm cơ sở cho việc ra quyết định của ASEAN cũng như các nước thành viên.

Thứ nhất, các nước thành viên ASEAN vẫn bận tâm đến những vấn đề trong nước và nội khối, hạn chế năng lực tập trung vào các thách thức khu vực. Thứ hai, mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN hướng tới con người và lấy con người làm trung tâm vẫn còn xa vời khi những quan ngại về sự thiếu kết nối giữa hành động của ASEAN ở cấp liên chính phủ và tác động của khối trên thực địa vẫn còn rất lớn. Thứ ba, những phát hiện qua khảo sát chứng thực cam kết lâu dài của ASEAN và các nước thành viên trong việc bảo vệ một trật tự khu vực cởi mở và bao trùm ở Đông Nam Á và bên ngoài khu vực này. Thứ tư, tỷ lệ chọn Mỹ và Trung Quốc gần như nhau - trong một kịch bản giả định mà ở đó cuộc cạnh tranh giữa hai bên buộc khu vực phải chọn phe - nêu bật hậu quả mang tính phân cực của việc đưa ra sự lựa chọn đối với sự thống nhất của ASEAN, và đòi hỏi cấp thiết phải duy trì vị thế của ASEAN là trung gian cởi mở và bao trùm cho sự hợp tác đa phương giữa các đối tác bên ngoài.

Những người tham gia khảo sát vừa chú trọng các vấn đề trong nước vừa muốn ASEAN chủ động và hướng ngoại hơn, hai điều vốn dĩ mâu thuẫn với nhau, vì một ASEAN chủ động đòi hỏi nỗ lực và cam kết nhất quán từ phía các nhà lãnh đạo ASEAN. Điều này nêu bật thách thức tối quan trọng đối với các nhà lãnh đạo ASEAN khi vừa phải đáp ứng yêu cầu của các cử tri trong nước, vừa phải đầu tư thích đáng vào năng lực của ASEAN. Họ cần nắm bắt bản chất cộng sinh giữa lợi ích quốc gia và lợi ích khu vực, đồng thời vun đắp cả hai nhằm củng cố năng lực của ASEAN trong việc định hình những diễn biến trong khu vực.

Bận tâm đến những thách thức trong nước

Những người tham gia khảo sát xác định 3 thách thức an ninh hàng đầu mà Đông Nam Á đang phải đối mặt, bao gồm bất ổn chính trị trong nước (70,5%), suy thoái kinh tế (68,5%) và biến đổi khí hậu (66,8%). Bất ổn chính trị trong nước bao gồm những thách thức như căng thẳng sắc tộc và tôn giáo, cũng như nhận thức về nguy cơ sụp đổ của các chính phủ và thể chế công. Đây là năm thứ hai liên tiếp bất ổn chính trị trong nước được xếp cao hơn các mối đe dọa khác mang tính khu vực hoặc toàn cầu hơn. Trong cuộc khảo sát năm 2019, bất ổn chính trị trong nước và căng thẳng sắc tộc và tôn giáo (hai lựa chọn này trước đây được tách riêng) cũng được xếp cao hơn căng thẳng quân sự gia tăng phát sinh từ những điểm nóng như Biển Đông và chủ nghĩa khủng bố.

Việc những mối quan ngại trong nước tiếp tục được ưu tiên phản ánh nguy cơ đổ vỡ đã tồn tại bao lâu nay trong việc xây dựng nhà nước ở Đông Nam Á. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp các nước mà ở đó, chính phủ phải đối mặt với tình trạng thiếu tính hợp pháp, những biến động trong giai đoạn chuyển tiếp dân chủ hay những căng thẳng sắc tộc-tôn giáo bùng phát trong các chu kỳ bầu cử. Do đó, đại đa số người tham gia khảo sát ở Campuchia (88,5%), Indonesia (83,8%), Malaysia (81%), Myanmar (88,1%) và Thái Lan (86,5%) cho rằng bất ổn chính trị trong nước là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với họ. Mối quan tâm cao độ về sự ổn định chính trị trong nước ở các quốc gia này cũng phản ánh thứ hạng trung bình-thấp của các nước này về chỉ số Ổn định chính trị và Không bạo lực/khủng bố trong Bộ chỉ số quản trị toàn cầu của Ngân hàng thế giới : Campuchia (51,4/100), Indonesia (27,6), Malaysia (54,3), Myanmar (10,5) và Thái Lan (19,5).

Mặc dù việc chú trọng những vấn đề trong nước và có tầm nhìn khu vực không nhất thiết loại trừ lẫn nhau, nhưng việc dành nhiều thời gian hơn cho một mục tiêu chắc chắn sẽ chuyển hướng sự chú ý và nguồn lực ở mức độ nào đó khỏi mục tiêu còn lại. Trong ngắn hạn, các kết quả cho thấy Đông Nam Á và cộng đồng quốc tế cần có những kỳ vọng thực tế về khả năng của ASEAN trong việc xử lý các vấn đề khu vực. Tuy nhiên, nếu trong dài hạn, lãnh đạo các nước thành viên ASEAN tiếp tục bận tâm đến sự bất ổn trong nước, thì khả năng của họ trong việc xoay xở và tiếp cận các vấn đề khu vực với tư duy khu vực sẽ bị suy giảm. Quả thật, nhiều nhà quan sát than phiền về tình trạng thiếu vắng sự lãnh đạo lâu dài trong ASEAN, khi mà các nước thành viên chỉ đủ sức chịu đựng để đảm nhận vai trò này trong 1 năm nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên.

Trong kỷ nguyên kết nối rộng rãi và phụ thuộc lẫn nhau này, những người tham gia khảo sát được hỏi ý kiến về việc liệu ASEAN có nên nỗ lực hơn nữa để giúp các nước thành viên giải quyết những thách thức trong nước, cho dù phải chịu sự kiềm chế của nguyên tắc không can thiệp hay không. Chẳng hạn, ASEAN đã thực hiện việc này khi cung cấp viện trợ nhân đạo cho những người tha hương ở bang Rakhine, Myanmar và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương người Rohingya thông qua đánh giá nhu cầu và xây dựng năng lực. Tuy nhiên, một nửa số người tham gia khảo sát (54,6%) không tán thành cách ASEAN xử lý cuộc khủng hoảng Rakhine vì họ cho rằng ASEAN có thể đóng góp nhiều hơn nữa. Trong nhóm những người không tán thành, 62,2% muốn ASEAN gia tăng viện trợ nhân đạo hoặc làm trung gian hòa giải giữa Chính phủ Myanmar và cộng đồng người Rakhine và Rohingya, trong khi 37,8% còn lại ủng hộ những bước đi mang tính can thiệp hơn như gia tăng sức ép ngoại giao đối với Yangon hoặc chỉ đạo sứ mệnh duy trì hòa bình khu vực. Sự đan xen các mối quan ngại quốc gia và khu vực đồng nghĩa với việc ASEAN cần phải tăng cường phối hợp và tham vấn nội bộ để tạo ra sự hài hòa giữa nguyên tắc không can thiệp và đòi hỏi cấp thiết về sự can thiệp ở mức độ khu vực.

Tìm kiếm một ASEAN nổi bật và có sức nặng hơn

Mặc dù những người được hỏi bận tâm về các mối quan ngại trong nước, nhưng kết quả thăm dò cho thấy họ ủng hộ một ASEAN nổi bật và có sức ảnh hưởng hơn. Đại đa số (74,9%) coi việc người dân không cảm nhận được những lợi ích hữu hình của ASEAN là mối quan ngại hàng đầu của họ về khối này. Năm 2019, mối quan ngại này cũng xếp trên các vấn đề khác. Sự thiếu kết nối giữa ASEAN và công chúng là một mối quan ngại dai dẳng, và lời kêu gọi ASEAN chú trọng hơn đến việc lấy con người làm trung tâm đã tồn tại từ lâu. Cách đây 15 năm, Nhóm các nhân vật nổi tiếng (EPG) khi góp ý về Hiến chương ASEAN đã nêu bật rằng ASEAN cần rũ bỏ hình ảnh một tổ chức dành cho giới tinh hoa chỉ bao gồm các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ. Tham khảo đề xuất của EPG, Hiến chương ASEAN đặt ra mục tiêu thúc đẩy một ASEAN hướng tới con người mà trong đó mọi bộ phận của xã hội đều được khuyến khích tham gia và hưởng lợi từ tiến trình hội nhập và xây dựng cộng đồng ASEAN.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, ASEAN cần tăng cường nỗ lực thông tin về công việc của khối tới công chúng. ASEAN không nên bằng lòng với việc "áo gấm đi đêm", mà cần đẩy mạnh những nỗ lực tiếp cận cộng đồng và các chương trình giáo dục nhằm tăng cường nhận thức về công việc của khối - điều mà nhiều người trong ASEAN không hề biết tới. Người dân ASEAN sẽ khó có thể ủng hộ những sáng kiến hay thể chế mà họ không hiểu rõ. Do đó, các công dân ASEAN phải được hòa nhập xã hội để nhìn nhận Cộng đồng ASEAN như một trong những trụ cột chính trong việc duy trì bản sắc của họ. Việc tạo ra Cộng đồng ASEAN là chưa đủ ; người dân ASEAN phải nhận ra rằng cộng đồng này có tồn tại và họ là một phần trong đó. Khi thiếu đi ý thức về sự hòa nhập và liên kết như vậy, ASEAN không còn là tổ chức hướng tới con người như đã tuyên bố, và điều đó có thể làm xói mòn sự ủng hộ dành cho các sáng kiến thực chất của khối.

Có thể nhận thấy tác động của sự "vô hình" của ASEAN và tình trạng thiếu tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề này trong sự suy giảm nhận thức của người dân về sức ảnh hưởng của ASEAN trong khu vực. Chỉ 8,3% số người được hỏi coi ASEAN là bên tham gia kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trong khu vực, giảm so với tỷ lệ 10,3% vào năm 2019. Tỷ lệ người được hỏi coi ASEAN là bên tham gia chính trị-chiến lược có ảnh hưởng lớn nhất cũng giảm từ 20,8% (2019) xuống còn 18,1% (2020).

Tuy nhiên, cũng có những hạn chế vốn có về mặt cấu trúc khiến người dân khó có thể cảm nhận được sức ảnh hưởng của ASEAN ở địa phương. ASEAN là một tổ chức liên chính phủ, nên các thỏa thuận của ASEAN phải được cụ thể hóa thành luật và thực thi ở từng nước, trước khi mang lại lợi ích cho địa phương. Sự chậm trễ hay chệch hướng trong việc thực thi ở từng quốc gia là nút thắt lớn nhất trong hoạt động cung cấp hàng hóa công cộng của ASEAN. Chính phủ một số nước thành viên ASEAN đã đưa ra những sáng kiến nhằm lấp đầy khoảng trống này, chẳng hạn như thiết lập làn đường nhập cảnh ASEAN tại sân bay quốc tế của các nước ASEAN, phát hành Thẻ đi lại của doanh nhân ASEAN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của những người này trong khu vực, hay cử các phái đoàn ASEAN đến hỗ trợ thủ tục lãnh sự cho công dân những nước thành viên ASEAN ở các nước thứ ba mà họ không có cơ quan đại diện. Mặc dù đó là những mục tiêu dễ dàng đạt được, nhưng việc thực thi vẫn còn chậm chạp và thường bị trì hoãn do những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính, khó khăn trong chia sẻ chi phí hay khác biệt về khung pháp lý giữa các nước thành viên. Những giải pháp được đề xuất có tác động lớn khác như thiết lập múi giờ chung ASEAN hay cấp thị thực chung ASEAN đều vấp phải những rào cản.

Duy trì trật tự khu vực cởi mở và bao trùm

Kết quả thăm dò cho thấy rõ rằng phần lớn những người tham gia khảo sát vẫn tiếp tục xem xét các giải pháp trong một khu vực cởi mở và hướng ngoại hơn khi phải đối mặt với khó khăn. Chẳng hạn, ngay cả khi ASEAN bị mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, thì phương án ASEAN nên giữ Mỹ và Trung Quốc ở bên ngoài khu vực được ít người lựa chọn nhất (2,9%), trong khi đó 14,7% muốn ASEAN tìm kiếm các bên thứ ba để mở rộng không gian và lựa chọn chiến lược.

Trong số các bên thứ ba ngoài bộ đôi Mỹ-Trung, Nhật Bản và Liên minh Châu Âu (EU) là những đối tác được tin cậy nhất của khu vực, với tỷ lệ ủng hộ tương ứng là 61,2% và 38,7%, so với 30,3% dành cho Mỹ và 16,1% dành cho Trung Quốc. Những lý do chính giải thích cho sự thiếu tin tưởng này là nhận thức về tình trạng thiếu năng lực và thiếu ý chí chính trị của các nước lớn, hoặc sự xao nhãng của họ do các vấn đề nội bộ. Trung Quốc là ngoại lệ duy nhất, với 53,5% số người tham gia khảo sát bày tỏ quan ngại rằng Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình để đe dọa lợi ích và chủ quyền của đất nước họ. Nhìn chung, lý do giải thích cho sự thiếu tin tưởng của khu vực đối với các nước lớn không nhất thiết là thái độ không hoan nghênh sự can dự của họ, mà là sự không chắc chắn về chiều sâu và độ tin cậy của cam kết của họ.

Mong muốn duy trì một Đông Nam Á cởi mở và bao trùm được phản ánh trong suốt cuộc khảo sát. Chẳng hạn, hầu hết những người được hỏi hoan nghênh việc ASEAN ủng hộ nước Anh hậu Brexit : 42,4% ủng hộ Anh trở thành đối tác đối thoại của ASEAN cho dù tiến trình thiết lập quan hệ đối tác đối thoại mới giữa ASEAN và Anh đã bị đình chỉ suốt 2 thập kỷ qua, và 54,8% lựa chọn cách tiếp cận theo từng giai đoạn với các hình thức can dự mới vào lúc này, chẳng hạn như quan hệ đối tác theo lĩnh vực hay quan hệ đối tác phát triển. Một phát hiện đáng chú ý khác là nhận thức của những người tham gia khảo sát về Đối thoại an ninh Tứ giác (Bộ tứ) gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc, với 61,6% cho rằng nước họ nên tham gia các sáng kiến an ninh và các cuộc tập trận có liên quan tới nhóm này. Việc hầu hết các nước trong khu vực vẫn muốn can dự với các thành viên Bộ tứ, cho dù bất đồng về tác động của Bộ tứ đối với an ninh khu vực hay nhạy cảm với Trung Quốc, cho thấy động lực chính đằng sau sự ủng hộ này không phải là thái độ ủng hộ đối với bản thân Bộ tứ, mà là lợi ích mà Đông Nam Á sẽ có được khi duy trì không gian chiến lược cởi mở và bao trùm của mình ở mức độ như nhau đối với tất cả các cường quốc bên ngoài.

Hơn nữa, quan điểm chung của khu vực vẫn thiên về thương mại tự do và cởi mở, cho dù kết quả khảo sát ở từng quốc gia cho thấy một bức tranh phức tạp hơn. Lập trường ủng hộ thương mại mạnh mẽ nhất được thấy ở những người tham gia khảo sát đến từ Việt Nam và Singapore - hai nền kinh tế cởi mở nhất trong ASEAN với tỷ trọng thương mại năm 2018 tương ứng là 208% và 326% GDP. Trái lại, những người tham gia khảo sát đến từ Indonesia và Malaysia có thái độ dè dặt hơn. Chẳng hạn, hơn một nửa số người được hỏi (55,8%) cho rằng Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) cần được mở ra cho tất cả các bên đủ điều kiện và không nên bị giới hạn bởi địa lý, để bao gồm cả các bên như EU và Anh. Quan điểm này được đa số những người tham gia khảo sát đến từ các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Singapore và Việt Nam ủng hộ. Tuy nhiên, quan điểm mở rộng RCEP bị phản đối nhiều hơn ở các nước Brunei, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Trong khi đó, một thỏa thuận thương mại tự do ASEAN-EU, được sự ủng hộ nhiều hơn trên khắp khu vực với 88,7% số người được hỏi bày tỏ sự ủng hộ ở mức độ nhất định hoặc ủng hộ mạnh mẽ. Một lần nữa, sự ủng hộ mạnh mẽ nhất đến từ Singapore (95,9%) và Việt Nam (92,8%), trong khi đó thái độ dè dặt hơn được ghi nhận ở Indonesia (14,2%) và Malaysia (14,1%). Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy người dân trong khu vực vẫn hào hứng với việc tăng cường hợp tác kinh tế đa phương và đa dạng hóa các mối quan hệ đối tác của ASEAN nhằm duy trì tính cởi mở và bao trùm của khu vực.

Hậu quả của việc lựa chọn một trong hai

Về tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện tại của ASEAN khi bị kẹt giữa Trung Quốc và Mỹ, cuộc khảo sát cũng là cơ hội để ASEAN tự xem xét lại mình. Cuộc khảo sát năm 2020 yêu cầu những người tham gia khảo sát lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc nếu tình hình trở nên cấp bách. Tỷ lệ lựa chọn gần như nhau - 53,6% đối với Mỹ và 46,4% đối với Trung Quốc - có ý nghĩa không phải vì nó là thước đo định lượng về sự ủng hộ đối với hai bên, mà vì nó nhấn mạnh điểm cốt lõi của vấn đề : Khu vực này không thể cho phép mình chọn phe trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung, vì hành động này sẽ làm chia rẽ ASEAN và khu vực.

Hậu quả gây chia rẽ của việc lựa chọn một trong hai là rất rõ ràng khi xem xét dữ liệu từ câu hỏi này ở cấp độ từng quốc gia. Đa số những người được hỏi đến từ 7 quốc gia thành viên ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar và Thái Lan) chọn theo phe Trung Quốc, trong khi 3 nước thành viên Philippines, Singapore và Việt Nam lựa chọn Mỹ. Kết quả cho thấy rõ rằng khu vực này sẽ bị chia rẽ nếu bị buộc phải chọn phe trong cuộc cạnh tranh này, điều chắc chắn sẽ gây thiệt hại lâu dài cho sự thống nhất trong nội bộ ASEAN và sự tồn tại của chính ASEAN với tư cách là nhóm đại diện cho khu vực Đông Nam Á.

Những câu trả lời khác trong cuộc khảo sát cung cấp thêm bối cảnh giúp giải thích cho sự chia rẽ nói trên. Trong một câu hỏi trước đó, những người tham gia khảo sát được yêu cầu trình bày quan điểm về phản ứng mà họ cho là tốt nhất đối với ASEAN trước cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Phản ứng được nhiều người ủng hộ nhất (48%) là ASEAN cần tăng cường khả năng phục hồi và sự thống nhất của mình để chống lại sức ép từ hai cường quốc, trong khi câu trả lời được lựa chọn nhiều thứ hai (31,3%) là ASEAN nên tiếp tục lập trường không đứng về phía Trung Quốc hay Mỹ. Trái lại, chỉ 3,1% số người được hỏi cho rằng ASEAN không có lựa chọn nào khác ngoài việc đứng về một phe nào đó, và chỉ 2,9% cho rằng ASEAN phải giữ cả hai cường quốc ở bên ngoài khu vực. Do đó, thế tiến thoái lưỡng nan chiến lược của ASEAN xuất phát từ việc khối này từ chối chọn phe như một giải pháp cho cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung ngay cả khi tình hình trở nên cấp bách.

Kết luận

Khảo sát tình trạng Đông Nam Á 2020 cho thấy 4 điểm then chốt về ASEAN. Tất cả những điểm này đều không mới, nhưng giúp củng cố các điểm dữ liệu cho việc hoạch định chính sách về các vấn đề có liên quan tới ASEAN.

Thứ nhất, những thách thức chính trị nội bộ tiếp tục chi phối nghị trình của hầu hết các nước thành viên ASEAN, nhất là những nước đang trong quá trình chuyển tiếp dân chủ (Myanmar), củng cố nền dân chủ (Indonesia và Malaysia) hoặc đang có bước lùi về dân chủ (Campuchia và Thái Lan). Điều này cũng ngụ ý rằng mối bận tâm của các nhà lãnh đạo ASEAN về những vấn đề trong nước có khả năng sẽ cản trở năng lực tư duy của họ ở tầm khu vực, và tình trạng thiếu vắng vai trò lãnh đạo hiện tại trong ASEAN có khả năng sẽ kéo dài. Các nhà lãnh đạo ASEAN cần chống lại sự cám dỗ của tư duy thiển cận, nhưng phải công nhận những lợi ích mà tổ chức khu vực này mang lại cho họ khi theo đuổi các lợi ích quốc gia tương ứng.

Thứ hai, ASEAN cần thu hẹp khoảng cách giữa sự hợp tác khu vực và cảm nhận của công chúng về tác động của khối. Đây là một nhiệm vụ khó khăn, vì ASEAN cần vượt qua những hạn chế về mặt cấu trúc trong việc thực thi và tuân thủ các thỏa thuận khu vực tại các nước, và từng bước chuyển đổi từ văn hóa chú trọng vào tiến trình sang văn hóa chú trọng vào kết quả trong việc thiết kế và đánh giá các chương trình của khối. Bên cạnh đó, ASEAN cần đẩy mạnh những nỗ lực quảng bá những hàng hóa công cộng của mình nhằm thu hút sự tham gia tích cực hơn của cộng đồng khu vực, nhất là đối với các sáng kiến có tác động lớn như các thỏa thuận thương mại tự do, Cơ chế một cửa ASEAN và nhiều sáng kiến khác.

Thứ ba, báo cáo cho thấy mong muốn mạnh mẽ là giữ gìn trật tự khu vực cởi mở và bao trùm, vốn đã trở thành giá trị cốt lõi của Đông Nam Á. Điều này sẽ giúp duy trì tính đa cực trong khu vực, mà đến lượt nó sẽ tạo ra không gian và cơ hội để các nước thành viên ASEAN phát huy thực lực trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gia tăng.

Cuối cùng, phản ứng của ASEAN được ủng hộ nhiều nhất trong khu vực trước cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung là củng cố sự thống nhất nội bộ và đa dạng hóa quan hệ bên ngoài nhằm tìm ra hướng đi trong cuộc cạnh tranh nước lớn. Kết quả khảo sát cho thấy những hậu quả thảm khốc sẽ chờ đợi ASEAN nếu các nước thành viên của khối bị buộc phải chọn phe trong cuộc cạnh tranh chiến lược này.

Phân tích trên cũng bao hàm một lưu ý mang tính cảnh báo khác. Mặc dù kết quả khảo sát chỉ ra những xu hướng trên phạm vi khu vực, nhưng dữ liệu cấp quốc gia lại thường bộc lộ những khác biệt và sắc thái khác nhau. Khi xét tới việc ASEAN ra quyết định trên cơ sở đồng thuận giữa tất cả 10 nước thành viên của khối, thì cần tránh việc "vơ đũa cả nắm" khi đưa ra những nhận định về quan điểm của khu vực, đồng thời cần phân tích dữ liệu ở cấp quốc gia để có thể đánh giá đầy đủ tính đa dạng của các ý kiến trong khu vực.

Hoàng Thị Hà & Glenn Ong

Nguyên tác : Surveying ASEAN’s Horizons : The State of Southeast Asia’s 2020 Key Takeaways, ISEAS, Singapore, 12/03/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 30/03/2020

Hoàng Thị Hà và Glenn Ong lần lượt là Trưởng nhóm nghiên cứu (Chính trị và An ninh) và Cán bộ nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu ASEAN, Viện Yusof Ishak-ISEAS. Bài viết được đăng trên ISEAS-Viện Nghiên cứu Đông Nam Á

Published in Diễn đàn

Tập trận chung với Mỹ : ASEAN muốn gửi một tín hiệu cho Bắc Kinh (RFI, 02/09/2019)

Ngày 02/09/2019, Hải Quân Mỹ và 10 nước thành viên khối Đông Nam Á tiến hành một cuộc tập trận hải quân chung. Theo giới quan sát, nếu như quy mô cuộc tập trận không làm cho Trung Quốc quan ngại, thì chiến dịch hải quân này có thể được xem như là một tín hiệu chính trị mà ASEAN muốn gởi đến Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông.

asean1

Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson hoạt động tại Biển Đông. Ảnh chụp ngày 14/02/2018AYEE MACARAIG / AFP

Đây là lần đầu tiên toàn bộ 10 quốc gia thành viên tham gia cuộc tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ, kể cả quân đội Miến đang hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ. Đặc biệt, hoạt động quân sự này diễn ra sau một đợt tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc với ASEAN được tổ chức vào cuối tháng 8/2019.

Chuyên gia Collin Koh, thuộc Nanyang Technological University tại Singapore, trên tờ South China Morning Post, lưu ý, việc diễn giải cuộc tập trận này như là một động thái ngả theo Mỹ của ASEAN để cản đường Trung Quốc sẽ là một sai lầm. ASEAN tiến hành diễn tập hải quân chung với cả hai cường quốc và chiến lược này đã có từ lâu : Chơi với cả Hai, chứ không chỉ với một cường quốc nào đó.

Trước hết, ông Collin Koh ghi nhận quy mô cuộc tập trận Mỹ - ASEAN lần này không làm cho các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc phải lo ngại. Trên thực tế, Bắc Kinh đã quá quen thuộc với các cuộc tập trận đa phương giữa Mỹ với các nước thành viên khối ASEAN.

Hơn nữa, xét về sự chênh lệch về năng lực quân sự và nhất là hải quân cũng như là những nhạy cảm chính trị có liên quan, một số nước trong khối ASEAN không muốn để Bắc Kinh hiểu lầm rằng những nước này tham gia vào kế hoạch kềm hãm Trung Quốc do Mỹ dẫn đầu.

Thế nhưng, chính cách hành xử của cường quốc Châu Á trong việc xử lý các tranh chấp tại Biển Đông và nhất là trong việc thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC đã khiến những nước này lo ngại. Do vậy, theo quan điểm của ông Collin Koh, hoạt động quân sự này nên được hiểu đó là một tín hiệu chính trị nhắm tới Trung Quốc.

Chính việc Trung Quốc muốn đưa điều khoản sau đây trong văn bản dự thảo COC đã khiến nhiều nước bất bình. Theo đó, "các bên có liên quan không nên tham gia các hoạt động quân sự chung với các nước bên ngoài khu vực, trừ phi các bên có liên quan được thông báo trước và cho biết không phản đối".

Điều khoản này có tác động đến vấn đề chủ quyền, liên quan đến quyền được chọn đối tác và thời điểm tiến hành tập trận chung. Những chiến dịch này có một tầm quan trọng đối với các nước ASEAN trong việc xây dựng các năng lực chung để đối phó với các thách thức an ninh ngày càng lớn.

Dù cuộc tập trận lần này chỉ là một hành động mang tính biểu tượng, nhưng cũng đủ khẳng định chiến lược của ASEAN : "Chơi với cả Trung Quốc và Mỹ", không nghiêng về bên nào trong việc kiến tạo an ninh khu vực. Đối với ASEAN, về lâu dài, chiến lược này còn nhắm tới việc mở rộng quan hệ hơn nữa với nhiều cường quốc khác.

Minh Anh

********************

Hải quân Mỹ và ASEAN khai màn cuộc tập trận chung chưa từng có (RFI, 02/09/2019)

Hoa Kỳ và 10 nước Đông Nam Á hôm 02/09/2019 bắt đầu cuộc tập trận chung hải quân chưa từng có. Hoạt động quân sự này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang ra sức tranh giành ảnh hưởng trong khu vực.

asean2

Tàu chiến Mỹ USS William P. Lawrence (DDG 110) tham gia một cuộc tập trận ở Thái Bình Dương, ngày 23/06/2018U.S. Navy photo by Mass Communication Specialist 2nd Class Jess

Theo AFP, cuộc tập trận huy động 8 tầu chiến, 4 chiến đấu cơ và hơn 1.000 binh sĩ. Thông cáo của đại sứ quán Mỹ tại Bangkok nêu rõ hoạt động này diễn ra trong vòng 5 ngày tại "vịnh Thái Lan và trên Biển Đông".

Phó đô đốc Phil Sawyer, chỉ huy hạm đội 7 của Mỹ, tuyên bố : "Các bài diễn tập sẽ cho phép các bên tham gia cùng hợp tác về những ưu tiên chung trên phương diện an ninh hàng hải trong khu vực".

Miến Điện cũng tham gia tập trận cho dù Hoa Kỳ đã ban hành lệnh trừng phạt nhiều quan chức quân đội nước này bị cáo buộc tiến hành "thanh trừng sắc tộc" nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Hồi tháng 08/2019, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, khi tham gia một cuộc họp với 10 nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã giới thiệu chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương" của tổng thống Donald Trump. Một chiến lược được cho là nhằm đối đầu với những thách thức từ Trung Quốc, trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung không ngừng gia tăng.

Vẫn theo AFP, hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới này còn đối đầu nhau tại vùng Biển Đông, khu vực được cho là giầu nguồn tài nguyên khoáng sản và đang có những tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines, Malaysia hay Brunei.

Hoa Kỳ coi việc Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo tại vùng huyết mạch lưu thông hàng hải này là một mối đe dọa cho an ninh khu vực. Và hải quân Mỹ thường xuyên tiến hành các chiến dịch mang tên "Tự do lưu thông" để thách thức Bắc Kinh.

Minh Anh

*****************

Việt Nam điều tàu hộ vệ 18 dự tập trận chung Mỹ ASEAN (RFA, 02/09/2019)

Tàu hộ vệ 18 của Hải quân Việt Nam đã rời cảng vào trưa ngày 1/9 để bắt đầu chính thức tham gia cuộc tập trận chung lần đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN diễn ra từ ngày 2 đến 6 tháng 9 tới đây ở khu vực Vịnh Thái Lan và vùng biển phía Nam mũi Cà Mau. Truyền thông trong nước loan tin này hôm 2/9.

asean3

Tàu hộ vệ săn ngầm 18 của Hải quân Việt Nam -Courtesy of kienthuc.net.vn

Tàu hộ vệ 18 là tàu săn tàu ngầm lớp Pohang do Nam Hàn tặng Việt Nam vào năm ngoái.

Trong cuộc diễn tập lần này, tàu 18 của Việt Nam nằm trong tốp chiến thuật 3, tham gia hoạt động huấn luyện trinh sát trên biển, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, thực hiện hành quân đêm và cảnh giới cho các tàu nước khác thực hiện khoa mục kiểm tra tàu nghi vấn.

Tham gia diễn tập lần này có 6 tàu của hải quân các nước ASEAN và 2 tàu của hải quân Hoa Kỳ, cùng máy bay tuần thám của hải quân Thái Lan và Mỹ.

Thông báo của Hải quân Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ điều máy bay trực thăng MH-60 và máy bay P-8 Poseidon tham gia cuộc diễn tập. Máy bay P-8 Poseidon là máy bay tuần thám đã thực hiện các chuyến bay qua khu vực Biển Đông bao gồm cả những vùng đang tranh chấp mà Trung Quốc đã xây lấp và biến thành căn cứ quân sự.

Tập trận chung Mỹ ASEAN lần đầu tiên được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đề xuất tại cuộc họp với 10 nước ASEAN ở Philippines năm 2017, và cuối cùng được chuẩn thuận vào năm ngoái.

Vào tháng 10 năm ngoái, Việt Nam cũng gửi tàu hộ vệ Trần Hưng Đạo 015 đến cuộc tập trận chung kéo dài năm ngày giữa Trung Quốc và ASEAN ở Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông.

Cuộc tập trận chung giữa Mỹ và ASEAN lần này diễn ra vào lúc Việt Nam và Trung Quốc đang có căng thẳng ở Biển Đông khi Trung Quốc điều tàu khảo sát và hải cảnh vào sâu trong vùng nước của Việt Nam, quấy nhiễu hoạt đông khai thác dầu khí.

New York Times trích lời ông Luc Anh Tuan, một chuyên gia thuộc Đại học New South Wales ở Australia nhận định Hà Nội sẽ tìm cách làm nhẹ tầm quan trọng của cuộc tập trận giống như các nước ASEAN khác vì không muốn tạo suy nghĩ là Hà Nội muốn liên minh với các nước khác chống lại Trung Quốc.

New York Times cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam đã xác nhận về cuộc tập trận bằng email vào tuần trước nhưng không trả lời các câu hỏi khác có liên quan.

Published in Châu Á

Ba cảnh sát Thái Lan đã tiếp cận Nguyễn Văn Chung, một người tị nạn Việt Namtại nhà riêng của anh ta ở Bangkok vào tháng 1 và hỏi anh ta có liên lạc với một người đàn ông Việt Nam khác tên Trương Duy Nhất, người đã trốn sang Thái Lan.

traodoi1

Thủ tướng Thái Lan và Thủ Tướng Việt Nam ở Hà Nội tháng 3/2018

Chung nói không, anh chưa bao giờ gặp ông Nhất, một nhà văn và là người chỉ trích chế độ cộng sản Việt Nam. Ông cũng là người từng phải ngồi tù hai năm vì tội danh "lạm dụng các quyền tự do dân chủ." Chung khẳng định anh chỉ biết đến ông Nhất từ bài đăng trên Facebook của ông này.

Nhưng trong một cuộc thẩm vấn sau đó, Chung đã rất ngạc nhiên khi nhận thấy một người đàn ông có vẻ là một quan chức Việt Nam, và cảnh sát Thái Lan sau đó xác nhận người này thực sự đến từ Việt Nam.

Nói với Reuters từ một nước thứ ba, nơi anh ta bỏ trốn ngay sau đó, Chung nói rằng bằng cách nào đó, kín đáo, cảnh sát Việt Nam và Thái Lan đã làm việc cùng nhau và biết tất cả mọi thứ.

Cuộc tra vấn xảy ra vì blogger Nhất mà cảnh sát đang tìm kiếm, đã biến mất hai ngày sau đó từ một trung tâm mua sắm ở Bangkok.

Anh ta được cho là đang bị giam trong một nhà tù ở Việt Nam.

Nhiều đặc phái viên của Liên Hợp quốc, trong lá thư gửi đến Việt Nam và Thái Lan, đã làm dấy lên nghi ngờ về một vụ mất tích và bày tỏ sự lo lắng nghiêm trọng. Cả Thái Lan và Việt Nam đều im lặng.

Ông Nhất không phải là trường hợp duy nhất trong những tháng gần đây.

Khi các nhà lãnh đạo của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên họp vào cuối tuần này tại Bangkok, các nhà vận động nhân quyền đã giải mã những gì họ gọi là hợp tác gia tăng trong việc trục xuất người tỵ nạn.

Kể từ năm ngoái, đã có ít nhất tám trường hợp nhiều chính phủ Đông Nam Á bị buộc tội bắt giữ chính thức hoặc hợp tác trong vụ bắt cóc những người tị nạn chính trị từ các nước ASEAN.

Một số quốc gia trong khu vực đang buôn bán những người bất đồng chính kiến và các cá nhân chạy trốn khỏi cuộc đàn áp như là một phần của liên minh không lành mạnh để củng cố chế độ của nhau, theo ông Nicholas Bequelin, Giám đốc văn phòng của tổ chức Ân xá Quốc tế tại khu vực Đông Nam Á.

Các nhà chức trách ở Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan đều bị buộc tội bắt giam và trục xuất người bất đồng chính kiến của các chính phủ láng giềng, trong một số trường hợp ngay cả khi họ đã được cấp quy chế tỵ nạn từ Liên Hợp quốc.

Xu hướng ngày càng tăng của các chính phủ Đông Nam Á trongviệc trả lại những người bất đồng chính kiến cho các quốc gia láng giềng nơi họ có thể gặp rủi ro là vô cùng đáng lo ngại, theo ông Charles Santiago, một nhà lập pháp Malaysia và chủ tịch của Hội Nghị sỹ Nhân quyền ASEAN.

Thái Lan, nơi đang tổ chức cuộc họp ASEAN vào cuối tuần này, đã từ chối bình luận về khiếu nại của Ân xá Quốc tế.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thái Lan cho biết chính phủ Thái Lan không có thông tin gì về những trường hợp này.

Thái Lan từng được coi là thiên đường cho các nhà hoạt động chạy trốn sự đàn áp từ các chính phủ độc tài. Nhưng kể từ cuộc đảo chính quân sự vào năm 2014, Thái Lan đã yêu cầu các nước láng giềng dẫn độ người bất đồng chính kiến và cũng đáp ứng các yêu cầu tương tự từ các quốc gia khác, nhiều nhà hoạt động nói.

Tháng trước, Malaysia đã bắt giữ và trục xuất một nhà vận động chống quân chủ Thái Lan sau khi cô đăng ký làm người xin tị nạn với cơ quan tị nạn Liên Hợp quốc.

Cô Praphan Pipithnamporn đang chờ phiên tòa xét xử về tội chống chính quyền và tội phạm có tổ chức ở Thái Lan.

Nhà lãnh đạo Malaysia Mahathir Mohamad bảo vệ dẫn độ, nói rằng đất nước của ông là một quốcgia lân bang tốt.

Năm ngoái, chính quyền Thái Lan đã bắt giữ hai người Campuchia và trục xuất họ.

Sam Sokha, một nhà hoạt động lao động, đã ném một chiếc giày vào một tấm áp phích có hình Thủ tướng Campuchia Hun Sen. Cô đang thụ án hai năm tù vì tội xúc phạm quan chức chính phủ.

Một người Campuchia khác, Rath Rott Mony, đã bị bắt tại Bangkok vào tháng 12 và cũng bị trục xuất. Anh ta phải đối mặt với ba năm tù vì tội kích động để phân biệt đối xử vì vai trò của anh ta trong một bộ phim tài liệu về mại dâm trẻ em. Phiên tòa được ấn định vào ngày 26 tháng Sáu.

Trong khi một số nhà hoạt động bị dẫn độ thông qua các kênh hợp pháp, thì cũng đã có báo cáo về những vụ bắt cóc phi pháp, như trường hợp của Trương Duy Nhất.

Một số phái viên đặc biệt của Liên Hợp quốc gửi thư cho Việt Nam và Thái Lan ngày 18 tháng 4 đã thẳng thừng nói về những nghi ngờ của họ, tin rằng các quan chức nhập cư và cảnh sát Thái Lan, và sĩ quan tình báo quân đội Việt Nam từ Hà Nội có liên quan đến vụ bắt cóc ông Nhất.

Vào tháng Hai, Siam Theerawut, Chucheep Chivasut và Kritsana Thapthai, ba nhà hoạt động chống chính quyền quân sự Thái Lan đang sống lưu vong ở Lào, đã bị mất tích.

Họ đã bị chính quyền Việt Nam bắt giữ khi đang quá cảnh và bàn giao cho Thái Lan, theo Liên minh Nhân quyền Thái Lan có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Cả chính quyền Việt Nam và Thái Lan đều không bình luận về thông tin trên trong khi Reuters không thể xác minh.

Tuy nhiên, thời điểm mà ba nhà hoạt động mất tích đã làm dấy lên nghi ngờ, theo ông Bequelin từ Ân xá Quốc tế.

Một chuỗi các sự kiện trong trường hợp của ông Nhất cho thấy khả năng có một cuộc trao đổi giữa Thái Lan và Việt Nam, ông Bequelin nói.

Thi thể của hai nhà hoạt động người Thái Lan trốn sang Lào được tìm thấy ở phía bên bờ sông Mê Kông vào tháng 1, bị cắt và bị buộc vào khối bê tông. Không ai biết điều gì đã xảy ra với họ.

Kay Johnson & Panu Wongcha-um

Nguồn : 'Unholy alliance' ? SE Asian authorities accused of trading exiled activists, National Post, 21/06/2019

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 25/06/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam tổ chức Đối thoại biển lần 5 về vấn đề Biển Đông (RFA, 18/06/2019)

Đối thoại biển lần thứ 5 về vấn đề Biển Đông vừa được tổ chức ở Hà Nội vào ngày 18/6 với chủ đề "Hợp tác ASEAN trong vấn đề Biển Đông".

asean1

Đối thoại biển lần thứ 5 hôm 18/6/2019 - Courtesy of qdnd.vn

Theo Thông tấn xã Việt Nam, gần 100 đại biểu từ 30 cơ quan đại diện nước ngoài và tổ chức quốc tế, các bộ, ngành liên quan của Chính phủ, chuyên gia, học giả và phóng viên đã đến dự đối thoại lần này.

Tại Đối thoại lần này, các diễn giả tập trung thảo luận về vai trò của ASEAN trong việc quản lý tranh chấp và thúc đẩy hợp tác trong khu vực.

Đối thoại biển do Học viện Ngoại giao tổ chức phối hợp với Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS), Đại sứ quán Australia và Quỹ Hỗ trợ nghiên cứu Biển Đông.

Đối thoại lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2017. Trong 4 lần đối thoại trước, các chủ đề chính được nói đến bao gồm quản trị biển, hợp tác nghề cá, luật biển quốc tế và xử lý rác thải nhựa.

Trong bài phát biểu tại lần Đối thoại đầu tiên ở Hà Nội, ông Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam nói rằng tình hình hiện tại đang dẫn đến sự xuống cấp môi trường biển nhanh chóng vì tình trạng khai thác quá mức và giảm sút nguồn tài nguyên biển. Ông cũng cảnh báo những tranh chấp trong các đòi hỏi chủ quyền giữa các quốc gia có thể cản trợ việc các nước hợp tác để tăng cường việc quản lý biển bền vững.

Năm 2020 sắp tới cũng là năm Việt Nam nắm ghế Chủ tịch luân phiên ASEAN và chính thức thực hiện nhiệm kỳ ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc kéo dài hai năm.

****************

Mỹ, Việt khẳng định tầm quan trọng của hợp tác an ninh năng lượng (VOA, 18/06/2019)

Vụ Tài nguyên Năng lượng ca B Ngoi giao M và B Công thương Vit Nam hôm 17/6 khng đnh tm quan trng ca mi quan h hp tác song phương v năng lượng gia hai quc gia.

asean2

Trợ lý Ngoi trưởng M ph trách vn đ năng lượng Francis R. Fannon và Th trưởng B Công Thương Vit Nam Đng Hoàng An ti l ký kết tha thun hp tác gia Tp đoàn Đin lc Vit Nam và Tp đoàn General Electric ti đi thoi ln 2 Washington DC hôm 12/4.

Bộ Ngoi giao M cho biết trong mt thông cáo ra hôm 18/6 rng Tr lý Ngoi trưởng ph trách tài nguyên năng lượng Francis Fannon đã gp g Th trưởng B Công thương Vit Nam Đng Hoàng An trong cuc gp ca phái đoàn M vi phía Vit Nam Hà Ni hôm 17/6.

Hai bên nhấn mnh li ích chung trong vic làm sâu sc thêm và m rng s hp tác về năng lượng gia M và Vit Nam cũng như nêu bt kết qu ca các cuc Đi thoi An ninh Năng lượng M-Vit Nam được t chc Hà Ni hi tháng 3/2018 và Washington, DC, hi tháng 4 va qua, theo BNG M.

Tại đi thoi ln 2 Washington, DC, hôm 12/4, Việt Nam và M đã "nhn mnh tính tp trung ca an ninh năng lượng đi vi s phát trin kinh tế bn vng trong bi cnh tăng trưởng kinh tế rt ln và nhu cu năng lượng cao.

"Cả hai bên đu khng đnh tm quan trng ca vic phi ci thin tính minh bạch và d đoán ca môi trường đu tư ngành năng lượng Vit Nam thông qua s phát trin do ngành tư nhân lãnh đo và các ci cách v th chế", theo mt thông cáo ca BNG M đưa ra hôm 12/4.

Nhu cầu ngày càng tăng cao v năng lượng đã m ra nhng cơ hi ln cho các nhà đầu tư nước ngoài, bao gm c các doanh nghip M, theo th trưởng B Công thương Hoàng Quc Vượng được Nhân Dân trích li nói ti cuc Đi thoi đu tiên t chc Hà Ni hôm 30/3/2018.

Theo ước tính được ông Vượng đưa ra, tng nhu cu năng lượng ca Vit Nam s tăng 2,5 ln vào năm 2035 so vi 2015, tăng t 54 triu đơn v tiêu th năng lượng (TOE) lên 90 triu TOE.

Mặc dù mt s công ty hàng đu ca M, như ExxonMobil, Murphy Oil, Chevron và UOP đã có mt Vit Nam vi mt lot các d án trên khắp đt nước, nhưng s hp tác gia hai chính ph vn còn hn chế so vi mc đ phát trin cao và nhu cu ngày càng tăng v năng lược Vit Nam, theo th trưởng Vượng.

Tại cuc Đi thoi Washignton hi tháng 4, Cơ quan phát trin quc tế Hoa Kỳ (USAID) nhấn mnh s ng h ca h trong vic hp tác vi B Công Thương Vit Nam v nhng ci cách cho ngành đin, tăng cường năng lượng tái to và năng lượng lưu tr ca Vit Nam, thúc đy nhp khu khí đt t nhiên và tăng cường hiu qu năng lượng, theo thông cáo của BNG M.

Đối thoi An ninh Năng lượng M-Vit Nam ln th 3 s được t chc ti Vit Nam vào năm 2020.

********************

Tuần duyên Mỹ muốn hợp tác ‘lâu dài’ với Cảnh sát Biển Việt Nam (VOA, 17/06/2019)

Một quan chc ca Tun duyên M mi tái khng đnh mi quan h vi Cnh sát Bin Vit Nam, nht là chuyn chuyn giao tàu tun tra cũ ca lc lượng ca Hoa Kỳ, trong bi cnh căng thng Biển Đông.

asean3

Phó Đô đốc Linda L. Fagan, Chỉ huy Tuần duyên Mỹ phụ trách vùng Thái Bình Dươ ng .

"Tuần duyên M ng h mi quan h đi tác toàn din vi Cnh sát Bin Vit Nam, cùng làm vic đ cng c năng lc thc thi pháp lut và hàng hi ca Vit Nam", Phó Đô đc Linda L. Fagan, Ch huy Tun duyên M ph trách vùng Thái Bình Dương, nói trong cuc hp báo hôm 11/6.

Bà cho biết thêm rng Cnh sát Bin Việt Nam "đã nhận mt trong các tàu tun duyên trng ti cao ca M" năm 2017, theo Chương trình bán trang thiết b quc phòng dư tha (EDA).

Tin cho hay, chương trình EDA cung cp thiết b quân s dư tha cho đi tác Hoa Kỳ và các quc gia đng minh đ "h trợ cho các n lc hin đi hóa an ninh và quân đi ca h".

"Con tàu này mang một biu tượng ý nghĩa và c th v Quan h đi tác toàn din Hoa Kỳ - Vit Nam", Chun đô đc Tun duyên Hoa Kỳ Michael J. Haycock, Tr lý Tham mưu trưởng v quân dng và cán b chuyên trách quân dng, tng phát biu ti l bàn giao năm 2017. "Tuần duyên Hoa Kỳ vinh d được chng kiến con tàu này tiếp tc duy trì hòa bình và s thnh vượng toàn cu khi tr thành mt phn ca Cnh sát bin Vit Nam".

Phía Mỹ tng cho biết rng tàu sau đó được đi tên thành CSB 8020, và "được trông đi giúp nâng cao năng lực nhn thc v các vn đ hàng hi ca Cnh sát bin Vit Nam, tăng cường năng lc ca h trong vic thc hin các hot đng thc thi lut hàng hi, tiến hành tìm kiếm và cu nn, và các hot đng ng phó nhân đo".

Bà Fagan nói rằng Hoa Kỳ cũng hỗ tr hun luyn và đào to đm bo" rng phía Vit Nam "có th hot đng và duy trì con tàu đó".

"Đó là một cam kết mnh m và lâu dài ca Tun duyên M đi vi Cnh sát Bin Vit Nam", n Phó Đô đc cho biết, nói thêm rng điu đó mang li "li ích" cho c hai nước trong tương lai.

Về kh năng Tun duyên M s chuyn giao thêm tàu cho phía Vit Nam, bà Fagan nói rng đôi bên đang có "mt cuc trao đi rt tích cc" v điu này, "nhưng tôi không biết kết qu cui cùng ca cuc trò chuyn đó".

"Điều tôi biết rõ, đó là Tun duyên M và Cnh sát Bin Vit Nam có mi quan h đi tác rt tt đp. Chúng tôi cam kết đi vi chuyn đó và trông ch tiếp tc các cuc trao đổi đó và giúp duy trì mi quan h đi tác gia hai nước", bà Fagan nói.

"Chúng tôi đã phát triển các mi quan h đi tác lâu dài vi các nước trong khu vc và chúng tôi cùng chia s cam kết mnh m v mt khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương t do và rộng mở da trên h thng quc tế da trên lut l, thúc đy hòa bình, an ninh, thnh vượng và ch quyn ca mi quc gia".

Vấn đ trt t quc tế mi đây cũng đã được quyn B trưởng Quc phòng M Patrick Shanahan nêu lên trong bài phát biu ti Đi thoi Shangri-La ở Singapore hôm 1/6. Nhà ngoi giao này cũng dường như ch trích chuyn Trung Quc xây đo nhân đo Biển Đông.

"Có lẽ mi đe da lâu dài, ln nht đi vi li ích sng còn ca các quc gia trong khu vc này đến t các nhân t tìm cách phá hoi, thay vì duy trì trật t quc tế da trên lut l", ông Shanahan nói.

"Nếu các hành vi này tiếp din, các thc th nhân to nhng khu vc chung trên toàn cu có th tr thành các trm thu phí, [và] ch quyn có th trong tm ngm ca k mnh".

Viễn Đông

Published in Châu Á

Indonesia lo ngại ASEAN không đạt đồng thuận về Ấn Độ-Thái Bình Dương (RFI, 16/06/2019)

Trong lúc Thượng Đỉnh lần thứ 34 của khối ASEAN, tổ chức tại Thái Lan, đang đến gần (22-23/06/2019), chính quyền Indonesia bất ngờ để lọt ra ngoài một số thông tin cho thấy Jakarta lo ngại Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á không đạt được một lập trường chung về khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, do thái độ bất hợp tác của Singapore.

asean1

Ảnh tư liệu : Tại Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 33 ở Singapore, thủ tướng Thái Lan (t) nhận chức chủ tịch luân phiên ASEAN 2019 từ tay đồng nhiệm Singapore ngày 15/11/2018. Reuters

Nhật báo Jakarta Post hôm thứ Năm 13/06 dẫn lời một giới chức ngoại giao Indonesia, cho hay kế hoạch thông qua một lập trường chung của ASEAN về khu vực "Ấn Độ - Thái Bình Dương" tại thượng đỉnh ở Thái Lan tuần tới có thể sẽ không thành công, do thái độ lừng chừng của chính quyền Singapore.

Theo quan chức ẩn danh này, phía Singapore nói rằng vấn đề này cần được tiếp tục thảo luận, tuy nhiên, lại không chỉ rõ đâu là các nội dung cần được xem xét. "Câu trả lời (của phía Singapore) hoàn toàn không rõ ràng, trong lúc hồ sơ này đã được xem xét từ cả một năm nay".

Theo báo Hồng Kông South China Morning Post, hôm thứ Sáu 14/06, Bộ Ngoại giao Indonesia đã không hồi đáp các chất vấn của truyền thông về chủ đề này. Phái bộ Singapore tại trụ sở ASEAN ở Jakarta chỉ tái khẳng định nguyên tắc "ủng hộ mọi sáng kiến khu vực để duy trì vị trí trung tâm và sự thống nhất của ASEAN", thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế trong khu vực và cổ vũ cho trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

Quan niệm mới về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương ngày càng trở nên một khái niệm quan trọng đối với vùng Đông Nam Á. Kể từ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về một chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, nhân thượng đỉnh khối APEC tại Việt Nam tháng 11/2017, nhằm ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc, nhiều quốc gia trong khu vực cũng tìm cách xây dựng chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương, để phối hợp với Washington, trước hết là Ấn Độ và Úc.

Theo Jakarta Post, Indonesia đã kiên trì thúc đẩy Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á đưa ra lập trường chung về vấn đề này, nhằm khẳng định vị trí trung tâm của khối ASEAN trong kiến trúc an ninh khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đang hình thành. Jakarta Post cảnh báo, nếu không đạt được một lập trường chung về hồ sơ này, cộng đồng các nước ASEAN sẽ khó lòng đối phó với tình trạng cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại khu vực ngày càng trở nên quyết liệt hơn.

Trọng Thành

**********************

Biển Đông : Ngoại trưởng Philippines kêu gọi Mỹ giúp bảo toàn chủ quyền (RFI, 16/06/2019)

Philippines kêu gọi Hoa Kỳ sử dụng uy lực để chủ quyền của các nước trong vùng Biển Đông được tôn trọng. Lời kêu gọi được ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. đưa ra ngày 15/06/2019, sau khi đại sứ quán Mỹ tại Manila lên tiếng về vụ tàu Trung Quốc đâm tàu của Philippines rồi bỏ chạy.

asean2

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. và đồng nhiệm Mỹ Mike Pompeo tại Manila, thủ đô Philippines ngày 01/03/2019. US State Department - Ron Przysucha - Wikipedia

Theo thông tấn xã Philippines PNA, ngoại trưởng Locsin so sánh : "Quyền tự do lưu thông ở Biển Đông không chỉ là quyền được đi lại trong sở thú, nơi đặt những chiếc lồng nhốt thú. Tự do hàng hải phải bao hàm mọi ý nghĩa, kể cả việc sẵn sàng sử dụng uy lực của Hoa Kỳ để bảo toàn chủ quyền của các nước Đông Nam Á ven Biển Đông trong vùng biển, bằng không thì đó là điều vô nghĩa".

Phát biểu của ngoại trưởng Philippines được cho là nhằm đáp lại thông cáo ngày 14/06 mang tính chung chung của đại sứ quán Mỹ ở Manila về vụ đụng tàu Trung Quốc đâm chìm tàu Philippines ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), gần quần đảo Trường Sa.

Trong thông cáo, Mỹ tái khẳng định "lập trường rõ ràng về Biển Đông... ủng hộ việc sử dụng nguồn tài nguyên biển một cách hợp pháp, tôn trọng luật pháp quốc tế, thương mại hợp pháp không bị cản trở, hòa bình và ổn định".

Ngoại trưởng Locsin không ngần ngại nhắc lại vụ chính quyền Obama kêu gọi Philippines và Trung Quốc rút khỏi bãi cạn Scarborough trước đây : "Philippines đã rút. Trung Quốc thì ở lại. Còn Hoa Kỳ im lặng. Sự im lặng đó có nghĩa là đồng ý. Chúng ta đã mất (Scarborough). Dưới thời Tổng thống Trump, điều này được cho là thay đổi. Các nhà ngoại giao hèn nhát của (chính quyền)Obama phải bị loại khỏi chính quyền Mỹ".

Ngoài việc kêu gọi Mỹ ủng hộ chủ quyền của Philippines ở Biển Đông, trên Twitter vào hôm nay 16/06, ngoại trưởng Locsin thông báo đã cho phép đại sứ quán Philippines ở Luân Đôn gửi văn kiện "phản đối" đến Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Hàng Hải Quốc Tế.

Theo hãng tin Mỹ Bloomberg, ông Locsin cũng công bố một văn bản của chính phủ Manila gửi đến Tổ Chức Hàng Hải Quốc Tế khẳng định rằng các ngư dân Philippines "đã bị (tầu Trung Quốc) bỏ rơi một cách tàn nhẫn" và có thể đã bị thiệt mạng ngoài khơi nếu không được tàu cá của Việt Nam giúp đỡ.

Thu Hằng

*******************

Biển Đông : Manila lên án Trung Quốc hèn nhát khi đâm tàu Philippines (RFI, 12/06/2019)

Philippines hôm 12/06/2018 lên án "hành động hèn nhát" của một tàu cá bị nghi là của Trung Quốc, đã đâm vào một tàu đánh cá Philippines rồi bỏ mặc tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

asean3

Cộng đồng mạng Philippines giận dữ sau vụ tàu nước này bị tàu Trung Quốc đâm

Chiếc tàu này đã tông vào một tàu Philippines đang neo đậu gần Reed Bank, ngọn núi ngầm dưới biển mà Trung Quốc gọi là Lễ Nhạc ở Trường Sa, khiến tàu này bị chìm cùng với 22 thủy thủ, rồi bỏ đi.

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố : "Chúng tôi cực lực lên án hành động hèn nhát của chiếc tàu bị nghi ngờ là của Trung Quốc vì đã bỏ mặc thủy thủ đoàn Philippines. Đó không phải là hành vi của một dân tộc có trách nhiệm và hữu nghị". Ông Lorenzana kêu gọi mở điều tra vụ đánh đắm tàu này, và có những hành động ngoại giao để tránh những sự cố tương tự tái diễn.

Bộ trưởng Lorenzana cũng cảm ơn các thủy thủ một tàu cá Việt Nam ở gần đó đã cứu giúp các ngư dân Philippines.

Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Philippines chưa thể xác nhận chiếc tàu thủ phạm có phải là của Trung Quốc hay không, dù các ngư dân Philippines đã khẳng định.

Reed Bank ở cách đảo Palawan 93 hải lý, theo Reuters thì nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, rất xa so với đất liền gần nhất của Trung Quốc ; và Việt Nam cũng đòi hỏi chủ quyền, gọi là Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa. Năm 2011, Manila từng tố cáo các tàu Trung Quốc quấy nhiễu một tàu thăm dò ở ngoài khơi Reed Bank.

Năm 2016, Philippines đã thắng kiện với việc Tòa án Trọng tài Thường trực tuyên bố yêu sách chủ quyền dựa trên đường lưỡi bò Trung Quốc tự vẽ nên là bất hợp pháp, nhưng Tổng thống Rodrigo Duterte chủ trương gác tranh chấp biển đảo qua một bên, với hy vọng nhận được nhiều đầu tư và thương mại từ Bắc Kinh. Tuy nhiên ; đến tháng Năm vừa rồi, ông Duterte đã phải phát biểu : "Liệu có đúng khi một nước yêu sách chủ quyền trên toàn bộ đại dương ?"

Thụy My

Published in Châu Á