Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Một nam sinh lớp 8 ở Hà Nội xích mích với bạn khi chơi thể thao bị đánh đến chết não ; một nữ sinh lớp 10 ở Kon Tum bị bạn bắt quỳ gối, đánh tới tấp vào mặt ; một nữ sinh lớp 9 ở Gia Lai bị bạn cùng trường đánh hội đồng, lột áo ; một nữ sinh lớp 6 ở Hà Nội bị đánh hội đồng ; một nữ sinh lớp 6 ở Bình Phước bị đánh hội đồng… Tất cả những vụ trên đều được các bạn cùng trường quay clip phát tán lên mạng xã hội, và được truyền thông nhà nước đưa tin sau đó.

bao-luc-6

Bạo lực học đường ngày càng gia tăng

Vì đâu nên nỗi ?

Chuyện học trò đánh nhau bất kể nam hay nữ không khiến nhiều người ngạc nhiên bằng chuyện mức độ đánh nhau ngày càng dã man, tàn bạo. Đó là nhận định của một số nhà giáo, chuyên gia trong ngành giáo dục những năm qua. Giáo sư Mạc Văn Trang nêu một số nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này :

"Vấn đề bạo lực học đường thì đã có nhiều hội nghị bàn về chuyện này và cũng đã có nhiều giải pháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra. Thế nhưng tình hình thì ngày càng trầm trọng hơn. Nguyên nhân thì từ xã hội. Người ta quản lý xã hội bằng bạo lực, bằng đe dọa. Nhìn đâu cũng thấy công an, cũng thấy vây bắt, rồi đàn áp, rồi cướp đất, rồi dân oan, rồi bắt người này, người kia… Tức là cái không khí xã hội đối nhau bằng bạo lực là chính, bất chấp pháp luật, bất chấp lẽ phải, bất chấp sự thật. Một cái thực trạng xã hội như thế thì nó ảnh hưởng đến tất cả mọi người, chứ không riêng trẻ em.

Ngoài ra, còn có hai nguyên nhân trực tiếp nữa, đó là việc học tập ở nhà trường quá căng thẳng ảnh hưởng đến tâm thần trẻ. Ở nhà thì cha mẹ lại áp lực sao cho con mình phải học hơn con người khác".

Nhà giáo Đỗ Việt Khoa thì cho rằng, người lớn là tấm gương cho trẻ học theo. Cho dù nhà trường có đưa bao nhiêu tiết học đạo đức, có thêm giờ học kỹ năng sống dạy học sinh biết yêu thương, tôn trọng, mà ngoài xã hội, người lớn đối với nhau tàn ác thì trẻ vẫn bắt chước. Thầy Khoa nói thêm :

"Có thể nói, tình trạng trẻ bây giờ xử lý nhau quá tệ hại, đến mức độ tàn bạo. Trước hết phải xem nguyên nhân, và một trong những nguyên nhân đầu tiên là ở người lớn. Khi người lớn cư xử với nhau độc ác, dối trá và thiếu sự nhân ái thì trẻ cũng bắt chước. Ví dụ những vụ cưỡng chế đất đai, những vụ bị dân tố cáo là cướp đất của dân, công an đối xử với những người dân mất đất, những người dân chống đối một cách cực kỳ dã man. Hay những thầy cô trên lớp cư xử với trẻ rất cay nghiệt, thậm chí là ác thì trẻ cũng bắt chước. Mà tôi nghĩ rằng những đứa trẻ ở cấp mầm non bị bạo lực nhiều nhất, và nó sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ".

Giữa tháng 11 năm 2023, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ Giáo dục-Đào tạo đã tổ chức Hội thảo giáo dục đạo đức, lối sống, sáng tạo, kỹ năng thực hành cho học sinh-sinh viên. Nhận định về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Đặng Huỳnh Mai nhận định rằng, nhiều hoạt động dạy và học cũng như hình thành nhân cách cho học sinh trong các nhà trường hiện nay chưa thật sự hiệu quả ; tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp ; thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình ; chương trình giáo dục đạo đức, kỹ năng sống trong nhà trường chưa phù hợp về nội dung và phương pháp.

Theo Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường như ảnh hưởng của tâm lý tuổi dậy thì, ảnh hưởng từ gia đình, ảnh hưởng từ môi trường học tập, ảnh hưởng từ xã hội. Ông phân tích với RFA một năm trước :

"Giáo dục con người nó có ba giai đoạn. Thứ nhất là lúc còn bé thì giáo dục là từ bố mẹ và gia đình. Lớn lên là giáo dục của nhà trường và lớn nữa là giáo dục của xã hội. Trong đó, giáo dục của người cầm quyền là rất quan trọng. Ở nước mình hiện nay thì tôi nghĩ, cả 3 khâu giáo dục đó đều hỏng cả".

Bất lực ?

Để giải quyết nạn bạo lực học đường, một số chuyên gia giáo dục cho rằng cần phải đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh với các môn học như Đạo đức, Giáo dục công dân… Một số trường tiểu học, trung học đã thay đổi cách dạy môn đạo đức với mục đích được nếu ra là giúp trẻ thay đổi nhận thức về bạo lực, dạy trẻ cách tha thứ, biết yêu thương.

Đúng ba năm trước, vào tháng 4/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản khẩn gửi trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo tại tất cả các quận, huyện, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng trực thuộc và giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên yêu cầu nhà trường thực hiện các giải pháp phòng chống bạo lực học đường. Trong đó có yêu cầu nhà trường ký kết với công an địa phương về công tác phối hợp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học.

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa nêu giải pháp của ông với RFA :

"Giải pháp thì cứ chính quyền nhân ái với nhân dân đi đã, song người dân nhân ái với nhau. Phải làm gương trước. Đối với giáo viên, với lãnh đạo thì phải xử cho nghiêm trước rồi xử tới trẻ. Theo tôi, phải thành lập hệ thống trường giáo dưỡng và dứt khoát đưa những học sinh có hành động bạo lực với bạn bè vào trường giáo dưỡng".

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì cho rằng, chẳng có giải pháp nào phù hợp. Ông phân tích :

"Con người được hình thành trong cái chế độ cộng sản này chỉ là ‘con’ chứ không thành ‘người’. Bây giờ phải thay đổi thể chế thì mới bàn đến chuyện giáo dục được. Có một chuyện mà tuy không nói công khai những nhiều người cảm thấy. Đó là họ chỉ muốn giáo dục con người thành ‘con’ mà không thành ‘người’ để dễ điều khiển. Khi thành người thì họ khó điều khiển vì có trí tuệ, có lương tâm. Thấy những cái sai trái là người ta phản ứng, cho nên nhà cầm quyền mà ác tâm thì họ chỉ muốn dừng lại ở chế độ ‘con’ thôi. Do đó không góp ý gì được cả, bởi chủ trương, mục đích của họ là giáo dục sao cho dễ cai trị".

Mới đây, Bộ Giáo dục-Đào tạo phát động cuộc thi "Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em" lần thứ nhất. Cuộc thi diễn ra từ ngày 1/3/2024 đến ngày 30/6/2024. Học sinh tham dự sẽ trải qua 4 vòng thi bao gồm cấp trường, cấp quận/huyện, cấp tỉnh và cấp toàn quốc với hai chủ đề là phòng ngừa bạo lực học đường và phòng ngừa lao động trẻ em.

Giáo sư Mạc Văn Trang kết luận :

"Tôi bất lực là vì cái xã hội như thế, nhà trường như thế. Phải thay đổi từ gốc. Phải làm lại xã hội, là lại nhà trường. Mà cái thể chế này thì quản lý cái gì là hỏng cái đó".

Nguồn : RFA, 02/04/2024

Published in Việt Nam

Kênh News7 ca đài Chosun TV Hàn Quc đưa tin ti hôm 9/12 v v các hc sinh bao vây và xô xát vi cô giáo tnh Tuyên Quang mi xy ra cách đây chưa lâu và gây rúng đng dư lun Vit Nam.

hanquoc0

Đài Chosun TV Hàn Quc đưa tin v v bo lc hc đường Tuyên Quang, Vit Nam, 9/12/2023.

Tin này m đu vi mt n người dn bn tin đng trước hình nn gm quc k Vit Nam ni bt bên cnh nh chp mt hc sinh đang đi đu vi cô giáo, và người dn nói rng đã xy ra s vic hàng chc hc sinh bt nt giáo viên trong mt lp hc cp 2 Vit Nam được ghi li bng video và gây sc.

Đon tin dài khong 1 phút 30 giây mô t rng giáo viên đã ngt xu sau khi b hc sinh ném các đ vt và giày dép vào người. Trước đó, hc sinh đã dn cô giáo vào mt góc tường, và sau v vic xy ra hôm 29/11, hai bên đưa ra nhng li k trái ngược nhau khi trình bày v v này, theo tin ca kênh News7 Hàn Quc.

Đài truyn hình Hàn Quc nói rng xã hi Vit Nam đã chn đng v đon video được tung lên mng xã hi ghi li s vic mt trường cp hai min bc.

Trích li đon video, News7 tường thut rng khi cô giáo giơ đin thoi lên quay video các hc sinh, mt trong s h đã nm xung sàn và hét lên rng b giáo viên đánh.

Tiếp theo, kênh này nói rng các hc sinh đã đóng các ca lp hc li và cùng nhau lên tiếng đe da vì giáo viên không cho ngh hc gia chng. H đã xa xói, chế nho giáo viên và thm chí còn ném đ vt và giày dép vào người cô giáo. Cui cùng, cô giáo đã ngã xung sàn.

Trong phn cui ca tin, đài Hàn Quc nói rng các ph huynh hc sinh đưa ra lp lun rng bn tr hành đng như vy ct ch tr đũa cho vic giáo viên đã bo hành chúng.

Vn theo News7, đã xut hin mt video khác cho thy giáo viên vung giày vi các hc sinh. Tuy nhiên, giáo viên nói rng các hc sinh có nhiu vn đ và cho hay đã báo cáo tình hình vi hiu trưởng nhưng s vic không được gii quyết.

Các cơ quan có thm quyn trong ngành giáo dc Vit Nam đã m mt cuc điu tra, đài truyn hình Hàn Quc cho biết và không đưa ra bình lun riêng ca đài.

Đon tin k trên nm trong phn gn cui ca chương trình thi s dài gn 45 phút trên kênh News7, phát hi 19h ngày 9/12, thu hút gn 123.000 lượt người xem, theo quan sát ca VOA.

Theo tìm hiu ca VOA, các đon video v v bo lc hc đường Tuyên Quang được tung lên mng xã hi hôm 4/12, cho công chúng biết v nhng din biến gây sc đã xy ra hôm 29/11 ti trường Trung hc Cơ s Văn Phú huyn Sơn Dương.

Truyn thông Vit Nam đưa tin rng vào ngày hôm đó, cô giáo có tên viết tt là P.T.H., 38 tui, dy môn âm nhc ti mt lp 7 trong trường và đã nhc nh mt s hc sinh không vào lp nhưng h không nghe li mà thay vào đó đã phn ng li.

Tiếp đến, trong gi hc, mt vài hc sinh xin ra ngoài nhưng cô H. không cho phép. Sau đó, gia cô và hc sinh ny sinh mâu thun.

Hết gi dy ti lp 7, cô H. sang dy trong mt lp 6. Mt s hc sinh lp 7 đã sang lp 6 và có nhng hành x gây chn đng như đã thy trong các video, truyn thông Vit Nam tường thut.

T 30/11 đến 2/12, chính quyn huyn Sơn Dương và mt lot cơ quan có thm quyn ca ngành giáo dc và công an đã yêu cu "kim tra, xác minh, làm rõ trách nhim ca giáo viên, hc sinh và đ xut bin pháp x lý", các bn tin trong nước cho biết.

Hôm 7/12, y ban Nhân dân huyn Sơn Dương ra quyết đnh tm đình ch chc v và công tác 15 ngày đi vi ông Nguyn Duy Sáng, Hiu trưởng Trường Trung học cơ sở Văn Phú, đ phc v công tác kim tra, xác minh, làm rõ công tác điu hành, qun lý giáo viên, hc sinh trong nhà trường.

Theo quan sát ca VOA, nhiu người bày t trên mng xã hi rng h "vô cùng tht vng", "bun bã" và c "phn n" v v vic, tiếp sau nhiu v khác đã xy ra các trường hc. Nhng v này kết hp li vi nhau cho thy nn giáo dc và đo đc Vit Nam xung cp nghiêm trng, h nhn xét.

Nhiu li bình lun trên mng xã hi quy trách nhim trước hết là cho ngành giáo dc và sau đó là các bc cha m. H cnh báo rng mt khi hc sinh dám đánh thy cô thì các em s chng cha ai ra na và đó là mt mi nguy ln. H kêu gi phi có mt cuc kim đim và ci t sâu sc ngành giáo dc.

VOA c gng liên lc vi B Giáo dc và Đào to Vit Nam đ tìm hiu quan đim ca h nhưng không có hi đáp.

VOA, 11/12/2023

Published in Việt Nam
lundi, 11 décembre 2023 19:17

Không phải bạo lực học đường !

Báo Vietnamnet ra ngày 1/12/2023 đưa tin : Hai ông thầy giáo - tại trường tiểu học và trung học cơ sở Xy thuộc xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị - đánh nhau trong lúc ăn nhậu, tại khu nhà ở tập thể của trường. Sau đó, cả hai ông bị Công an huyện ra quyết định xử phạt mỗi người 6.500.000 đồng [1].

xy1

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Xy. Ảnh : Hưng Thơ.

Báo Tuổi Trẻ ra ngày 8/12/2023 cho hay : Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định tạm giam 4 tháng thầy giáo L. để điều tra về hành vi hiếp dâm học sinh 8 tuổi. Việc hiếp dâm xảy ra tại lớp học, thuộc trường tiểu học Đất Mới huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau [2].

Báo Dân Trí ra ngày 8/12/2023 cho biết : một nữ sinh lớp Bảy bị bạn nam sinh cùng lớp dùng kéo đâm trọng thương. Sự việc xảy ra tại một trường trung học thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu [3].

Báo VnExpress ra ngày 9/12/2023 tường thuật : Thầy giáo môn Công nghệ - trường Trung học cơ sở Hồng Bàng quận 5 thành phố Hồ Chí Minh - dùng cây ăng ten (cây chỉ bảng) đánh một nam sinh lớp 8, với kết quả chụp X quang cho thấy gãy xương bả vai [4].

Một sự việc được dư luận tập trung chú ý và lan truyền dữ dội trên báo chí và mạng xã hội suốt nhiều ngày qua, xảy ra tại tỉnh Tuyên Quang, với cô giáo Phan Thị H. giáo viên dạy nhạc của trường trung học cơ sở Văn Phú, bị nhiều học trò đang học lớp 6 và lớp 7 cùng hiệp đồng khiêu khích, hạ nhục, nhốt trong lớp và chọi dép vô mặt. Trước đó, báo chí cho biết cô H. đã từng bị luân chuyển khỏi trường [5]. Báo Lao Động ra ngày 8/12/2023 ghi lại ý kiến của cô H. : "Tôi được biết ngay sau khi xảy ra vụ việc, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ra văn bản tăng cường thực hiện quy định đạo đức nhà giáo. Việc này là kịp thời và rất cần thiết, tuy nhiên khi đọc kỹ lại văn bản thì có chút chạnh lòng". Theo cô H, giữa thời điểm vụ việc cô bị nhóm học sinh xúc phạm, vô lễ như vậy còn đang nóng nhưng trong văn bản của UBND tỉnh Tuyên Quang chỉ đề cập tới vấn đề vi phạm đạo đức của nhà giáo mà không thấy nói tới vấn đề giáo dục đạo đức học sinh, xử lý học sinh vi phạm [6]

Năm sự việc kể trên đều xảy ra tại các trường tiểu học và trung học cơ sở - nơi được biết luôn đào tạo ra những "con người xã hội chủ nghĩa" (!).

Năm trường hợp vừa kể trên phản ánh gần như toàn xã hội được "thu nhỏ tệ nạn", rồi đưa vô trường học. Vì vậy, không thể gọi tên "bạo lực học đường" - một cách gọi chỉ là sự hiềm khích giữa học trò với nhau dẫn tới ẩu đả đôi chút, bởi lứa tuổi "ngựa non háu đá", vốn không nhận được sự dạy dỗ tử tế cho lắm.

xy2

Giáo viên bị học sinh xúc phạm : Trường học phải trở thành nơi an toàn và thân thiện cho cả giáo viên và học sinh

Bạo lực học đường thời nào chẳng có ! Trước 1975, sanh ra và lớn lên tại Sài Gòn, thế hệ chúng tôi - nay hầu hết đều làm ông nội, ông ngoại - cũng có. Sau 1975, tiếp tục học tại thành phố Hồ Chí Minh cho đến giữa thập niên 80 thế kỷ trước, thế hệ chúng tôi vẫn có bạo lực học đường. Võ khí của bạo lực học đường là gì ? Là những cú đấm - cú đá của đám nhóc choai choai, tập tành làm "người lớn". Nhưng tuyệt đối không bao giờ có cảnh kéo bè - kết cánh cả bầy, để cùng đánh hội đồng một đứa bạn, ngay trong trường hoặc lớp. Càng không bao giờ có dao kéo - những hung khí xưa như Trái Đất. Thầy cô đánh nhau chửi nhau ngay trong trường ư ? Hoang đường ! Thầy giáo hiếp dâm học trò ngay trong lớp học à ? Khùng !

Đoản văn kể trên nhằm ngụ ý, loại bỏ yếu tố internet tác độn - vốn là "cái thùng rác" mà dư luận và báo chí luôn đổ vấy.

Trước 1975 không có ngày Nhà giáo Việt Nam. Cho đến tháng 9/1982, ngày 20/11 mới bắt đầu được nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ghi nhận, như là ngày vinh danh thầy cô. Nhưng thời đó nghèo lắm ! Đói lắm ! Học trò và phụ huynh cũng như thầy cô và mọi người dân ăn còn chưa đủ, lấy gì "có quà" cho thầy cô ! Khổ lắm ! Lạc hậu lắm ! Mà sao lứa học trò chúng tôi không hung tợn như thú dữ ? Lúc bấy giờ, "trò ra trò - thầy ra thầy" vẫn còn đầy ắp. Đã 40 năm qua - kể từ ngày "Nhà giáo Việt Nam" được ghi nhận - những đứa bạn theo nghề Sư Phạm với 4 năm đèn sách, hầu hết đã nghỉ hưu. 

Con người xứ thiên đàng tại sao ngày càng trở nên tàn ác - nhẫm tâm - lạnh lùng và đi gần với tính hoang dã - hoang dại, hơn là tiến về phía văn minh, dù gần nửa thế kỷ được "Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đường dẫn lối" ? Sự thật nghịch lý, tạo xung đột dữ dội và đầy mâu thuẫn đó vẫn diễn ra dày đặc. Chưa bao giờ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam - ở cấp cao và cấp cao nhứt - tự vấn với câu hỏi "Tại sao ?". Mọi việc họ luôn đổ thừa cho hoàn cảnh, cho thầy cô, cho học trò, cho cha mẹ và cho cả xã hội với phát ngôn mới nhứt của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Hoàng Minh Sơn "Toàn xã hội phải có trách nhiệm trong vụ học sinh 'quây' cô giáo" [7].

Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục khẳng định : Đảng lãnh đạo toàn diện, thống nhất, trực tiếp xã hội. Dĩ nhiên, văn hóa - giáo dục là lãnh vực quan trọng nhứt trong xã hội. Kể cả kinh tế, có phát triển GDP vượt bậc cùng nhiều chỉ số khác, cũng không thể chiếm vị trí quan trọng đứng đầu của một quốc gia. Đó chính là Văn hóa & Giáo dục. Thực tế, xã hội xứ thiên đàng ngày càng giàu có vật chất với biệt thự mênh mông - lâu đài đồ sộ - siêu xe dát vàng, v.v... nhưng văn hóa và giáo dục ngày càng suy đồi, đến mức cả xã hội phải chết điếng như vụ cô giáo bị "sỉ nhục hội đồng" và lăng mạ - hành hung. Điều này khiến gợi nhớ về khái niệm "Đấu Tố" ngỡ quá vãng của một thời mông muội, từ lũ bần cố nông lưu manh, được "bảo kê" bởi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, vốn gây đau thương ngút trời vào thập niên 1950 - 1960, thế kỷ trước.

Muốn giải quyết bất cứ vấn đề gì cần phải nhìn nhận SỰ THẬT của vấn đề đó. Trong vụ cô giáo bị cả bầy học trò lố nhố luân phiên hạ nhục và đỉnh điểm là hành hung, trách nhiệm của 16 Ủy viên Bộ Chính trị cùng Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ nằm ở đâu ?

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 11/12/2023

[1] https://vietnamnet.vn/phat-tien-2-thay-giao-danh-nhau-trong-khu-tap-the-2221735.html

[2] https://tuoitre.vn/khoi-to-thay-giao-hiep-dam-hoc-sinh-lop-3-ngay-tai-lop-20231208200234986.htm

[3] https://dantri.com.vn/suc-khoe/nu-sinh-lop-7-bi-ban-cam-keo-dam-nhieu-nhat-thau-nguc-2-ben-ngay-tai-truong-20231208093858275.htm

[4] https://vnexpress.net/nam-sinh-chan-thuong-vai-sau-khi-bi-thay-giao-danh-4686943.html

[5] https://tuoitre.vn/vu-co-giao-bi-hoc-sinh-nhot-nem-dep-truong-tung-de-nghi-luan-chuyen-giao-vien-2023120811065446.htm

[6] https://laodong.vn/xa-hoi/co-giao-bi-hoc-sinh-nem-dep-lang-ma-thay-chanh-long-sau-van-ban-chi-dao-cua-tinh-1276881.ldo

[7] https://vietnamnet.vn/vu-co-giao-o-tuyen-quang-bi-don-vao-goc-tuong-la-t...

Published in Diễn đàn

Học trò bạo lực với thầy cô : vì đâu nên nỗi ?

Diễm Thi, RFA, 06/12/2023

Các đoạn video clip đang lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày qua ghi lại cảnh một cô giáo cầm dép rượt đuổi học sinh trong một lớp học ; cũng cô giáo này, lại bị một nhóm học sinh dồn vào góc tường, ném rác, xúc phạm với lời lẽ thô tục. Cô giáo té xỉu khi bị ném dép vào mặt và chảy máu trên trán…

baohanh1

Học sinh một trường Trung học cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh kỷ niệm ngày 30/4 – AFP - Ảnh minh họa.

Tất cả các clip trên là câu chuyện xảy ra vào cuối tháng 11/2023 tại Trường Trung học cơ sở Văn Phú ở tỉnh Tuyên Quang.

Bạo lực tại trường học, do đâu ?

Nhìn những hình ảnh trên, nhiều người làm việc cả trong và ngoài ngành giáo dục đều thấy đau xót cho hình ảnh người thầy ; thấy đau lòng cho thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay.

Báo Tuổi trẻ dẫn lời thầy Trương Minh Đức, giáo viên Trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Hồ Chí Minh : "Tôi quá bất ngờ ! Trong suốt 23 năm đi dạy, tôi chưa bao giờ nghĩ đến có một ngày giáo viên phải lâm vào cảnh như cô giáo ở Tuyên Quang. Thật đau lòng !"

Nhà thơ Liêu Thái làm một bài thơ có tựa "Gai tre", bắt đầu bằng câu hỏi : "Chúng ta đang ở đâu vậy mà nhìn phía nào cũng buồn ?

Bộ Giáo dục - Đào tạo sáng 6/12 gửi văn bản yêu cầu tỉnh Tuyên Quang xác minh vụ việc trên và có hình thức xử lý nghiêm khắc giáo viên, học sinh trong clip. Bộ đồng thời khẳng định trong văn bản gửi UBND tỉnh Tuyên Quang rằng việc học sinh nhốt cô giáo như vậy là vi phạm đạo đức nghiêm trọng !

Một nhà giáo ở Hà Nội không muốn nêu tên, nêu nguyên nhân dẫn đến câu chuyện trên, với RFA hôm 6/12 :

"Tôi có xem qua một số video clip vụ này được lan truyền trên mạng xã hội, tôi thấy đây là chuyện không thể chấp nhận trong môi trường giáo dục. Truyền thống tôn sư trọng đạo đã bị phá vỡ hoàn toàn do quan điểm tất cả đều bình đẳng. Bạo lực học đường hiện nay là một vấn nạn không thể một sớm một chiều khắc phục được.

Theo tôi, nguyên nhân có thể là trong một đất nước mất mát quá nhiều sau hàng chục năm chiến tranh, hôm nay có một nhóm người giàu lên nhờ tham ô, cửa quyền. Đại bộ phận quần chúng không có cơ hội vươn lên nhưng không thể phản ứng với chế độ, với chính quyền. Những dồn nén đó sẽ bộc lộ ra hành vi hàng ngày. Đó là cội nguồn của vấn đề bạo lực hiện nay từ xã hội lan vào nhà trường. Do đó, tất cả những khẩu hiệu kêu gọi xóa bạo lực học đường đều trở nên vô nghĩa. Bạo lực là tấm gương phản chiếu những bất công trong xã hội".

Sự việc học trò xúc phạm cô giáo ở Tuyên Quang xảy ra ngay tại lớp học, nơi được trang hoàng với nhiều khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" hoặc "Tôn sư trọng đạo"...

Cách đây hai năm, sáng 21/11/2021, tại hội thảo "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục - đào tạo", Giáo sư Tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm đề nghị chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" (khẩu hiệu này được hiểu đơn giản là học lễ nghĩa trước, học kiến thức sau) để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo. Cũng theo vị giáo sư này, khẩu hiệu trên là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ lễ với người trên.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến nạn bạo lực lan đến thầy cô giáo - cụ thể là vụ cô giáo ở Tuyên Quang - là do nền giáo dục xã hội chủ nghĩa không có triết lý giáo dục và không có cứu cánh giáo dục. Trong đó, triết lý giáo dục để dạy làm người và cứu cánh giáo dục để dạy nên người. Ông nói :

"Đứng dưới góc độ những học trò lớp 6, lớp 7 hiện nay, những đứa trẻ này hiểu rất rõ lợi thế về quyền trẻ em. Với sự việc vừa xảy ra, chúng biết dùng số đông để áp đảo, khiêu khích, hạ nhục cô giáo.

Còn đứng ở góc độ cô giáo, có lẽ cô giáo nhìn học trò như là đối thủ, như là cơ quan công quyền, như cấp trên cấp dưới chỉ có ra lệnh thôi nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc như vậy.

Tuy nhiên, ở tầm bao quát hơn thì tôi cho rằng đây là hậu quả của giáo dục xã hội chủ nghĩa với nội dung căn bản nhất là áp đặt sự chuyên chế về ý thức hệ lên mọi hoạt động của xã hội, trong đó có giáo dục".

Trách nhiệm thuộc về ai ?

Nhà báo Nguyễn Ngọc Già nhận xét tiếp rằng bất kỳ quốc gia nào cũng vậy, văn hóa là cội rễ và giáo dục là dưỡng chất. Do đó, ông nói tiếp :

"Lẽ ra phải nhìn mỗi học trò là một tác phẩm do mình đào tạo ra, thì họ lại nhìn mỗi học trò là một sản phẩm. Với những sản phẩm kém chất lượng ai sẽ chịu trách nhiệm ?

Trách nhiệm sẽ bị đổ lên cho cha mẹ, cho thầy cô, cho nhà trường. Trong khi đó, Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay là một chế độ độc đảng toàn trị nên họ là những người quan trọng nhất trong thể chế chính trị hiện nay. Họ phải chịu trách nhiệm cao nhất và nặng nề nhất trong việc tưởng rằng nhỏ như thế này".

Một số chuyên gia trong ngành giáo dục cũng có những nhìn nhận về mục tiêu của ngành giáo dục là đào tạo ra một thế hệ trẻ có tài và có đức. Thế hệ này là nguồn gốc cho sự thành công hay thất bại của một nền giáo dục với những quyết sách của họ, và ảnh hưởng đến cả xã hội. Nếu thế hệ này không có đạo đức mà chỉ có tài năng thì xã hội sẽ gánh chịu hậu quả.

Luật sư Ngô Anh Tuấn, với tư cách là một phụ huynh có con bắt đầu độ tuổi đến trường, chia sẻ suy nghĩ của mình trên Facebook cá nhân về vụ việc xảy ra ở Tuyên Quang, RFA đã được cho phép trích đăng :

"Ai cũng có lúc sai, già như chúng tôi cũng còn sai nhưng sửa sai được hay không lại là điều khác. Như các cháu kia, sau vài lần thanh tra lên, xuống, điệp khúc xin lỗi, tạo điều kiện cho các cháu sẽ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần như một câu văn mẫu. Ầm ĩ mấy hôm rồi chắc đâu cũng sẽ vào đó thôi, và các cháu này cũng khó mà nên người sau mấy câu nhắc nhở cho lấy lệ ấy. Sẽ không hề gì với các cháu, với bố mẹ các cháu, chỉ xã hội này mới phải chịu đựng các cháu trong suốt quãng thời gian dài sau này - điều đó mới kinh khủng !

Tôi chợt nghĩ xa xăm và ước gì thời gian quay về phía trước, khi mà lũ chúng tôi ai nấy đều sợ run người khi nhìn thấy cái thước gỗ trên tay cô giáo. Thời đó, dù cũ kỹ, lỗi thời nhưng người làm Thầy còn được trân trọng lắm…".

Xã hội đang ngày một phát triển, quan niệm về giáo dục cũng cần đổi mới hơn cho phù hợp. Nếu triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay là Nhân bản, Dân tộc, và Khai phóng thì có khi không có cảnh học trò dồn cô giáo vô tường với lời lẽ xúc phạm và ném dép vào mặt cô giáo !

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 06/12/2023

**************************

Bộ Giáo dục và đào tạo : Việc học sinh nhốt cô giáo ở Tuyên Quang là "vi phạm đạo đức nghiêm trọng"

RFA, 06/12/2023

Bộ Giáo dục Đào tạo đề nghị tỉnh Tuyên Quang xác minh, làm rõ vụ một số học sinh có hành động vi phạm đạo đức với một nữ giáo viên, gây bức xúc dư luận mấy ngày qua.

baohanh2

Nhóm học sinh dồn cô giáo vào góc tường, liên tục xúc phạm. Cắt từ clip

Truyền thông Nhà nước loan tin trên trong ngày 6/12 dựa theo nội dung Công văn của Bộ Giáo dục và đào tạo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang trong ngày 5/12.

Theo nội dung văn bản, Bộ Giáo dục và đào tạo khẳng định việc học sinh ở một trường học ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang nhốt, ném đồ vào người cô giáo là hành động bạo lực, vi phạm đạo đức nghiêm trọng.

Nhận thấy tính chất nghiêm trọng của vụ việc trên, do đó Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu tỉnh Tuyên Quang có hình thức xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan : Giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục, lãnh đạo cơ sở giáo dục, đơn vị quản lý giáo dục huyện và các cá nhân, đơn vị liên quan khác.

Ngoài ra, UBND tỉnh phải chỉ đạo Sở Giáo dục và đào tạo rút kinh nghiệm sâu sắc từ vụ việc, đồng thời tập trung công tác quản lý và đánh giá giáo viên ;xây dựng văn hóa học đường ;giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh ;phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc quản lý, giáo dục học sinh.

Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu UBND tỉnh Tuyên Quang thông báo kết quả về Bộ trước ngày 29/12/2023. 

Trước đó, vào ngày 4/12, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip dài hơn bốn phút, ghi cảnh một giáo viên bị nhóm học sinh tấn công. Nhóm học sinh này dồn cô giáo vào tường, ném bằng dép, giấy rác vào người cô và liên tục buông những lời thô tục. Trước hành vi bạo lực của nhóm học sinh, nữ giáo viên này không dám chống cự mà chỉ dùng điện thoại để ghi lại.

Trả lời báo chí tối 4/12 về clip trên, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, Tuyên Quang xác nhận thông tin đoạn clip ghi lại hình ảnh sự việc xảy ra tại Trường Trung học cơ sở Văn Phú.

Đại diện sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Tuyên Quang cũng cho biết, Sở đã nắm được thông tin, xác nhận sự việc xảy ra cách đây khoảng hai tháng và đoạn video được đăng tải lại vào ngày 4/12.

RFA, 06/12/2023

***********************

Tuyên Quang : Cô giáo phải kiểm điểm sau khi bị học sinh bao vây và xúc phạm

RFA, 05/12/2023

Một cô giáo dạy tại một trường Trung học cơ sở ở huyên Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, bị công an xác định là có hành vi thiếu chuẩn mực, cần phải kiểm điểm nghiêm túc sau khi có một đoạn video ghi lại hình ảnh cô này bị một nhóm học sinh bao vây và ném dép vào mặt được đăng trên mạng xã hội.

baohanh3

Một số học sinh cầm cán chổi, quạt chửi bởi, khiêu khích cô giáo (ảnh từ video clip).

Truyền thông Nhà nước hôm 5/12 cho biết vào cùng ngày, Công an huyện Sơn Dương đã có báo cáo cơ quan cấp trên về tình hình an ninh mạng liên quan đến đoạn clip cô giáo bị nhóm học sinh xúc phạm, hành hung.

Theo báo cáo này, vào ngày 2/12, Công an huyện Sơn Dương phát hiện trên mạng xã hội Facebook đăng tải một video clip có thời gian một phút 49 giây liên quan đến giáo viên và học sinh Trường Trung học cơ sở Văn Phú, huyện Sơn Dương.

Sự việc được xác định xảy ra vào khoảng 10 giờ 30 phút sáng ngày 29/11 tại trường Trung học cơ sở Văn Phú khi một số học sinh lớp 6 và lớp 7 có lời nói, hành vi khiêu khích với cô giáo P.T.H. (sinh năm 1985), giáo viên âm nhạc của trường.

Đoạn video trên mạng xã hội cho thấy nhiều học sinh liên tục khiêu khích cô giáo này trong khi cô giáo không có phản ứng lại mà chỉ dùng điện thoại ghi hình. Một học sinh thậm chí đã dùng dép ném trúng mặt nữ giáo viên khiến cô này ngã xuống và nhóm học sinh tiếp tục reo hò.

Công an huyện Sơn Dương đã làm việc, yêu cầu Trường Trung học cơ sở Văn Phú họp kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của giáo viên và học sinh liên quan đến vụ việc trên. Tại buổi làm việc có 14 ý kiến tham gia, trong đó đều thống nhất nhận xét, cô giáo P.T. H. và các học sinh xuất hiện trong video đều có hành vi thiếu chuẩn mực, cần phải kiểm điểm nghiêm túc.

Đoạn video sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã gây bức xúc trong dư luận. Cũng đã có những ý kiến phản đối việc Công an huyện Sơn Dương xác định sai phạm thuộc về cô giáo và yêu cầu cô này phải kiểm điểm vì cho rằng cô chỉ là nạn nhân bị học sinh hành hung.

Đến chiều ngày 5/12, UBND huyện Sơn Dương đã có báo cáo về vụ việc và cho biết nguyên nhân là do có những khúc mắc trong giờ học giữa cô giáo và học sinh vì cô giáo nhắc nhở một số học sinh vào lớp khi đến tiết học nhưng học sinh không nghe.

Báo cáo của UBND huyện Sơn Dương cũng xác định, một số em học sinh lớp 7C sang lớp 6A tiếp tục có phát ngôn và hành vi thiếu chuẩn mực như nói tục, xúc phạm, quay video với cô H..

Theo truyền thông Nhà nước, Công an huyện Sơn Dương đã tiến hành can thiệp, gỡ bỏ 17 lượt bài đăng. Tuy nhiên đến clip trên tiếp tục được đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội có nhiều người theo dõi.

RFA, 05/12/2023

Published in Diễn đàn

Nạn bạo lực học đường có thể giải quyết bằng tăng cường môn đạo đức ?

Liên tiếp những năm qua, tin tức và hình ảnh về những vụ bạo lực học đường được truyền thông Nhà nước loan tải khá dày đặc. Đơn cử như những vụ : "một nữ sinh trung học cơ sở ở Nghệ An bị lôi vào nhà vệ sinh đánh và lột đồ quay clip" ; "một nam sinh trung học phổ thông ở Long An bị bạn đánh tử vong" ; "một nữ sinh trung học cơ sở ở Huế bị bạn đánh tét đầu vì không mua nước uống dùm bạn"… Mới đây là thông tin một nữ sinh trung học ở Nghệ An tự tử, nghi do bị bạo lực học đường.

baoluc1

Ảnh minh họa trẻ em Việt Nam - AFP

Để giải quyết tình trạng này, một số trường tiểu học, trung học đã thay đổi cách dạy môn đạo đức với mục đích được nói là giúp trẻ thay đổi nhận thức về bạo lực, dạy trẻ cách tha thứ, biết yêu thương. Để phòng chống bạo lực học đường, có trường tổ chức phòng tư vấn tâm lý, có trường đề nghị nên có thêm những tiết học về sự nhân bản.

Một số chuyện gia về giáo dục cho rằng, giáo dục về bạo lực học đường phải bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ và liên tục đến khi trưởng thành. Với tình trạng bạo lực ở lứa tuổi học trò hiện nay, chỉ nhà trường đổi cách giáo dục thôi thì không thay đổi được gì.

Tiến sĩ Hà Sĩ Phu nêu quan điểm của ông với RFA sáng ngày 4 tháng 5 năm 2023 :

"Giáo dục con người nó có ba giai đoạn. Thứ nhất là lúc còn bé thì giáo dục là từ bố mẹ và gia đình. Lớn lên là giáo dục của nhà trường và lớn nữa là giáo dục của xã hội. Trong đó, giáo dục của người cầm quyền là rất quan trọng. Ở nước mình hiện nay thì tôi nghĩ, cả 3 khâu giáo dục đó đều hỏng cả.

Cha mẹ thì ít có giáo dục con cho đến nơi đến chốn. Phần lớn thời gian là kiếm tiền. Thứ hai là nhà trường thì rất là tệ. Nhà trường hiện nay không ra cái gì cả, bởi vì mục đích của nhà trường đáng lẽ là phải dạy cho trẻ nên người thì cái giáo dục của cộng sản hiện nay lại giáo dục để làm công cụ của chế độ. Rồi lớn lên khi trưởng thành thì giáo dục của xã hội, của chính quyền này thì họ mất hết cả cái văn hóa ưu việt của dân tộc. Họ đưa ra một cái thứ văn hóa nô dịch, giáo dục con người để làm công cụ của chính trị thôi.

Con người được hình thành trong cái chế độ cộng sản này chỉ là ‘con’ chứ không thành ‘người’. Bây giờ phải thay đổi thể chế thì mới bàn đến chuyện giáo dục được. Có một chuyện mà tuy không nói công khai những nhiều người cảm thấy. Đó là họ chỉ muốn giáo dục con người thành ‘con’ mà không thành ‘người’ để dễ điều khiển. Khi thành người thì họ khó điều khiển vì có trí tuệ, có lương tâm. Thấy những cái sai trái là người ta phản ứng, cho nên nhà cầm quyền mà ác tâm thì họ chỉ muốn dừng lại ở chế độ ‘con’ thôi. Do đó không góp ý gì được cả, bởi chủ trương, mục đích của họ là giáo dục sao cho dễ cai trị".

Để góp phần giải quyết tình trạng bạo lực học đường, tháng 4 năm 2021, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản khẩn gửi trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và 21 quận, huyện, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng trực thuộc và giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên yêu cầu nhà trường thực hiện các giải pháp phòng chống bạo lực học đường. Sở Giáo dục và Đào tạo đồng thời yêu cầu nhà trường ký kết với công an địa phương về công tác phối hợp bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học.

Theo thầy giáo Đỗ Việt Khoa, bạo lực học đường do rất nhiều nguyên nhân, không thể liệt kê hết được. Nếu chỉ dùng những môn học lý thuyết như môn Giáo dục công dân thì không thể giải quyết được. Thầy Khoa nói :

"Trên thực tế thì môn Giáo dục công dân, môn Đạo đức nói chung ở các cấp học ở Việt Nam đều có, đều đang triển khai. Nó cũng không ít tiết mà thậm chí còn nhiều hơn trước kia. Thế nhưng bạo lực học đường trong thời gian qua vẫn cứ bùng phát. Đạo đức học sinh vẫn những vấn đề nghiêm trọng. Nó có rất nhiều nguyên nhân mà một mình ngành giáo dục có tăng số tiết đạo đức lên cũng không giải quyết được.

Đầu tiên là các cháu học sinh bắt chước những cái xấu, những cái bạo lực ở trên phim ảnh. Cái thứ hai là bắt chước sự áp bức, bạo lực ở các phương diện khác do người thân, do thầy cô gây ra.

Đặc biệt, giáo viên cấp tiểu học và mầm non thường có những bạo lực tinh thần với trẻ em bằng rất nhiều cách mà báo chí đã phản ánh nhiều rồi. Một nguyên nhân khác là cách giải quyết của các cơ quan chức năng chỉ là xuê xoa, không đủ mạnh".

Không chỉ học sinh đánh nhau, môi trường giáo dục mới đây vẩn đục khi chứng kiến thầy giáo đánh nhau. Theo tin từ truyền thông nhà nước, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngư Thủy ở tỉnh Quảng Bình đã đánh Thầy Hiệu phó ngay sân trường đến nỗi phải vào bệnh viện điều trị.

Những vụ bạo lực học đường không chỉ để lại nỗi đau thể xác mà còn cả về tinh thần cho những người liên quan, làm mất hình ảnh thời học sinh tươi đẹp mà lẽ ra mỗi học sinh đều được sở hữu. Có lẽ chưa bao giờ tình trạng bạo lực học đường lại là vấn đề nhận được sự quan tâm nhiều của dư luận xã hội, của các cấp chính quyền những năm qua.

Chẳng hạn như Nghị định số 80/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, về các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường, hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường, biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường ; hay Thông tư số 38/2019 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, quy định về xử lý khi xảy ra bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp...

Ngoài ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo cũng được ban hành với Luật Giáo dục 2005, Luật Trẻ em 2016 quy định các quyền của trẻ em, trong đó có quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường.

Dù có nhiều văn bản chỉ đạo và hô hào đưa ra, tình trạng bạo lực học đường trong thực tế không giảm mà tăng như thông tin vừa nêu trong phần trình bày vừa rồi.

Published in Việt Nam

Thân nhân ca cô cho biết cô tng bày t ý mun b hc vì "s đến trường". Biết con b đánh, b ngược đãi và b p đo tâm lý", m cô đã tng xin cho cô chuyn lp nhưng trường không cho mà ch "ha s tìm hiu và x lý nghiêm"

baoluc0

Nn bo lc hc đường Vit Nam - Hình minh họa.

Theo nhiu cơ quan truyn thông chính thc ti Vit Nam, nguyên nhân khiến thiếu n 16 tui là n sinh lp 10 H Cht lượng cao ca ca Trung hc ph thông Chuyên Đi hc Vinh (Ngh An) t t hôm 15/4/2023 có th là do "bạo lực học đường"(1).

Phía Đi hc Vinh xác nhn, thiếu n này đã tng xin đi lp nhưng "chưa được chp nhn" và t tháng hai đến ngày quyên sinh, cô đã ngh hc tám bui, trong đó có ln ngh tng tiết, có ln ngh c bui.

Thân nhân ca cô cho biết cô tng bày t ý mun b hc vì "s đến trường". Biết con b đánh, b ngược đãi và b "áp đo tâm lý", m cô đã tng xin cho cô chuyn lp nhưng trường không cho mà ch "ha s tìm hiu và x lý nghiêm" (2).

Ti sao ph huynh đã báo cáo con ca h b đánh, b ngược đãi và b "áp đo tâm lý" ti mc "s đến trường", ph huynh phi xin cho đa tr chuyn lp nhưng nhng viên chc hu trách trong ngôi trường va đ cp không làm gì c ? Ch đến khi điu đáng tiếc xy ra mi... "khn trương làm vic vi giáo viên ch nhim và hc sinh trong lp đ xác minh các ni dung liên quan mt cách chính xác, khách quan nht" và "làm báo cáo gi cơ quan công an" !

Câu tr li ch có th là dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, thiếu n va quyên sinh nói riêng và hc sinh nói chung... chng là gì c ! Nếu có thân nhân hoc thân hu cư trú ngoi quc hãy th hi h xem quc gia h đang cư trú, h thng giáo dc nhng nơi đó ng x ra sao vi "bo lc hc đường". Trong mt thiên h, "bo lc hc đường" không đơn thun ch là bo hành v th cht, ch châm chc v nhng khiếm khuyết, khác bit cũng đã b nghiêm tr bi điu đó cũng b xem là bo hành, bo hành v tâm lý.

Không phi t nhiên mà "bo lc hc đường" tr thành vn nn ph biến ti Vit Nam. Gia tháng trước, thêm mt ln na công chúng li có dp mc kích mt n sinh lp by ca trường Trung hc cơ s s 1 Bc Lý (thành ph Đng Hi, Qung Bình) tát liên tiếp vào mt mt n sinh lp sáu cùng trường, sau đó còn bt nn nhân qu xung. Không nhng không can ngăn, mt trong nhng đa tr chng kiến cnh này còn dùng đin thoi ghi li din biến ri đưa lên mng xã hi.

Theo mt s cơ quan truyn thông chính thc, xung đt xy ra ti trường Trung hc cơ s s 1 Bc Lý khi đu t vic nn nhân nh mt hc sinh lp 8 đe da và đánh th phm. Không ai x lý v này cho đến khi th phm tr đũa khiến Trung hc cơ s s 1 Bc Lý tr thành tâm ca mt scandal, Ban Giám hiu mi "thành lphi đng đ x lý v vic", đng thi tuyên b "s xác minh thêm các trường hp liên quan như hc sinh quay clip, hcsinh phát tán clip, hc sinh chng kiến s vic nhưng không can ngăn" (3).

Hai tun sau (cui tháng ba), công chúng li tiếp tc được xem mt video clip khác ghi li cnh mt n sinh ca trường Trung hc s s Phước Bình (th xã Phước Long, tnh Bình Phước) b mt nhóm n sinh khác cùng trường lao vào git tóc, dùng mũ bo v đu đánh liên tc vào mt, vào người(4)... Tháng ri, ti Bình Phước còn mt v bo hành khác do hc sinh là th phm, năm n sinh ca trường Trung hc cơ s Tân Phú (huyn Đng Phú) cùng đánh mt n sinh khác ri ghi hình, post lên Internet(5).

***

Cách nay hai tháng, ch ít ngày sau khi được Tng thng Nam Hàn b nhim làm Chánh Văn phòng Điu tra ca Cnh sát Nam Hàn (ch huy các điu tra viên trên toàn quc), ông Chung Sun-sin (tng là công t viên trong 20 năm, sau đó chuyn qua làm lut sư) đã xin t nhim vì công chúng phát giác con trai ông tng bt nt bn hc sut tám tháng. Tuy đó ch là... "mng chi" và con trai ông Chung đã b buc thôi hc, phi chuyn sang trường khác nhưng vi công chúng thì đó vn là chuyn khó có th chp nhn.

Trong thông báo t nhim, ông Chung viết :Nhiu người lo ngi v chuynca con trai tôi. Visai sót này, tôi tthy không th đm đương vaitrò Chánh Văn phòng Điu tra Quc gia. Thêm mt ln na, tôi xin nn nhân và cha m ca cu y tha th cho nhng gì mà con trai tôi đã làm(6). Ti sao c nhng viên chc hu trách trong lĩnh vc giáo dc, ln lĩnh vc bo v trt t tr an và qun tr - điu hành xã hi ti Vit Nam không nhn thc và hành x như vy trước thc trng nhc nhi như đã biết và đang thy ?

Câu tr li vn li là, vi h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam, con người c nhân phm, ln thân th, hay tài sn chng là gì c. Dưới mái trường xã hội chủ nghĩa đã thế thì xã hi tt nhiên cũng thế và ngược li.

Nhng câu chuyn rt mi khác : Ví d chuyn mt giáo viên gi mt n sinh lên bc ging đ ct tóc cô bi cô dám nhum ít si trước các bn đng môn, sau đó "cô trò ôm nhau, cùng xin li trước lp" là xong (7). Hay chuyn mt thanh niên dường như do mt tri giác bi dùng ma túy tng hp, xông vào mt ngôi chùa ta lc xã Đc Lp H (huyn Đc Hòa, tnh Long An) đp phá chánh đin, sau khi chánh đin tan hoang thì phóng ha đt chùa, du v sư tr trì đã gi đin thoi cu cu nhưng công an vn không ti, cui cùng chính dân chúng phi tìm cách khng chế, áp gii đương s đến công an(8) liu có liên quan gì ti vn nn "bo lc hc đường" chăng ?

Chc chn là có đó là quan h nhân qu. Đã chp nhn nhng bin lun v cách s dng bo lc kiu như "nn nhân t va vào gy ca cnh sát giao thông", chp nhn chuyn hết người này b tm giam, ti người kia b tm gi, mt mng đu do đt t hay t t, hoc nhn đnh tình trng t vong khi b giam gi không quá ch tiêu là có th chp nhn được, chp nhn "thượng cng tay, h cng chân", chp nhn "mnh được, yếu thua" là điu không th thay đi c trong qun tr - điu hành quc gia ln sinh hot xã hi thì có không mun cũng c phi chp nhn "bo lc hc đường" như mt phn không th thiếu vng dưới mái trường xã hội chủ nghĩa.

Trân Văn

Nguồn : VOA, 19/04/2023

Chú thích

(1) https://laodong.vn/xa-hoi/truoc-khi-tu-tu-nu-sinh-truong-chuyen-da-nghi-hoc-20-buoi-1180945.ldo

(2) https://nld.com.vn/thoi-su/xon-xao-thong-tin-nu-sinh-truong-chuyen-tu-tu-nghi-do-bao-luc-hoc-duong-20230417145552995.htm

(3) https://vtc.vn/quang-binh-nu-sinh-lop-7-danh-ban-bat-quy-trong-lop-hoc-ar765412.html

(4) https://vov.vn/xa-hoi/binh-phuoc-lai-xay-ra-vu-nu-sinh-bi-danh-hoi-dong-post1010017.vov

(5) https://thanhnien.vn/nu-sinh-lop-6-bi-danh-hoi-dong-nguyen-nhan-tu-mau-thuan-tren-mang-xa-hoi-185230313182933842.htm

(6) https://www.koreaherald.com/view.php?ud=20230225000050

(7) https://plo.vn/vu-giao-vien-cat-toc-nu-sinh-co-tro-om-nhau-cung-xin-loi-truoc-lop-post725276.html

(8) https://tienphong.vn/nam-thanh-nien-nghi-ngao-da-vao-chua-dap-pha-tai-san-post1526632.tpo

Published in Diễn đàn

Ngày 30 tháng Tư năm 1975, tôi dở dang việc học hành. Những gì được Thầy - Cô dạy, tôi quăng vô một góc tối cuộc đời, để oằn mình và gồng mình kiếm miếng ăn trong cơn đói. Giờ đây, đi gần hết con đường "LÀM NGƯỜI", chứng kiến lớp con cháu đang ngâm mình trong "bể trầm luân" của loại "giáo dục xã hội chủ nghĩa", trong tôi dấy lên tâm trạng đau đớn, bất lực và tuyệt vọng với hiện tình gọi là "bạo lực học đường" đang lan tràn khủng khiếp, trên dải đất hẹp và dài như hành lang tăm tối của những thân phận học trò - thật nghịch lý, bởi xuất phát điểm của Đảng cộng sản Việt Nam là hứa hẹn gần trăm năm qua, khi họ kêu gọi người dân "cướp chính quyền" năm xưa, nhằm thoát đời nô lệ.

baoluc1

Chúng tôi - đám học trò choai choai (cỡ đệ tam, đệ tứ tức lớp mười, lớp chín bây giờ) - cái đám "nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" cũng có những trò nghịch ngợm, những xích mích, cũng có những giận hờn, hiềm khích, ganh tị lẫn nhau và đương nhiên dùng theo ngôn ngữ hiện đại là cũng có bạo lực ! Nhưng hồi xưa bọn thiếu niên đang lớn của chúng tôi thì khác. Chúng tôi cũng được đưa vào văn học, đưa lên báo chí, đem vào âm nhạc cả những đáng yêu và những cái đáng giận, đánh trách nhưng hầu như chưa bao giờ tạo cho người lớn cái gọi là "rùng mình, ghê tởm, bất nhân, lạnh lùng".

Nhà văn Duyên Anh với nhiều tác phẩm dành cho tuổi trẻ và tuổi học trò như "Con Thúy, Thằng Côn, Thằng Vũ" v.v đã làm cho thế hệ chúng tôi say mê mà trong đó, tác phẩm nổi đình đám trong những năm trước 1975, đám thanh thiếu niên thời đó chuyền tay nhau đọc - "Ngựa Chứng Trong Sân Trường" vẫn còn thua quá xa, so với hiện trạng bạo lực học đường ngày nay.

Thời đó, chúng tôi cũng có đầy đủ các loại sách báo, phim ảnh (đương nhiên không thể sánh bằng bây giờ, do khoa học kỹ thuật đã tiến bộ như vũ bão), nhưng một trong những nguyên nhân chính mà người ta thường đổ lỗi bạo lực học đường ngày nay do sách báo, phim ảnh, internet, sự thờ ơ của cha mẹ do tối mặt kiếm sống, của thầy cô, nhà trường v.v...

Từ phim ảnh, sách báo "đồi trụy" ảnh hưởng bạo lực học đường ư ? Ở đây cần nhấn mạnh, thế hệ chúng tôi chưa có internet (đang nói về các ý kiến đổ lỗi cho internet trong việc làm băng hoại thế hệ trẻ). Thật ra, Internet chỉ là một kỹ thuật thời đại mới, do con người phát minh nhằm chuyển tải thông tin đến mọi người, phù hợp với thời đại. Internet - nó không hề có tội gì trong việc làm cho thế hệ trẻ băng hoại về đạo đức. Chẳng qua, thông tin hồi trước chuyển tải đến con người với tốc độ của "xe đạp" thì bây giờ nhờ có internet, thông tin được chuyển đến bằng tốc độ của "phi thuyền bay vào vũ trụ".

Phim ảnh, sách báo thời chúng tôi cũng không thiếu (xin nhấn mạnh miền Nam trước 1975). Các loại tiểu thuyết được chia làm nhiều loại theo lứa tuổi, sở thích, ví dụ như : "tủ sách Tuổi Hoa" có Hoa Đen (chuyên về truyện ma), Hoa Tím (dành cho tuổi mới lớn với những tình cảm xao xuyến ban đầu), Hoa Xanh (tình cảm gia đình), Hoa Đỏ (trinh thám), ngoài ra có Tuổi Ngọc (dành cho thanh niên khoảng 18 đến dưới 25 tuổi), Xì-trum, Lucky Luke (dành cho thiếu nhi). Thêm vào đó, còn có các tiểu thuyết của Mai Thảo (được mệnh danh là vua về tiểu thuyết khiêu dâm), Quỳnh Dao v.v và còn rất nhiều nhà văn mà tất cả ai ở lại Sài Gòn sau 1975 đều phải đem sách báo đốt, để không bị quy chụp về tư tưởng.

Về phim ảnh "bạo lực" thì những Lý Tiểu Long, Khương Đại Vệ, Địch Long, Sương Điền Bảo Chiêu, Trịnh Phối Phối, Lăng Ba v.v "tình cảm hình sự, mát mẻ" thì có Alain Delon, Elizabeth Taylor, Brigitte Bardot v.v cũng là thần tượng chúng tôi một thời. Phim hành động ư ? Ma quái ư ? Bạo lực ư ? Sex ư ? Không thiếu. Chỉ khác do kỹ xảo hình ảnh ngày nay, nhờ công nghệ mới mà hình ảnh thật hơn thôi, còn cốt truyện chưa chắc đã qua mặt phim ảnh ngày xưa. Cũng máu, cũng mông, cũng ngực, cũng súng ống, cũng giết người như ngóe, cũng cao bồi Viễn Tây, cũng giật mình hét toáng lên, cũng rùng rợn, cũng nguyền rủa, cũng cấm trẻ em dưới 16 tuổi v.v và v.v Thế thì tại sao chúng tôi không bạo lực gớm ghiếc như lớp trẻ bây giờ ?

Do cha mẹ đâm đầu lo kiếm sống (dân nghèo), đâm đầu lo mấy cái "áp phe" (dân giàu) ư ? Thời nào chẳng có. Cha mẹ chúng tôi thời đó cũng vậy thôi. Những đứa con nhà nghèo vẫn phải vừa đi học, vừa đi buôn bán phụ ba má kiếm tiền, đứa nào đỡ hơn không phải đi buôn bán thì ở nhà lo việc nhà, giặt đồ, rửa chén, giữ em v.v Nói cho ngay, mấy đứa bạn con nhà giàu thời đó lại đa số là những đứa học rất giỏi (vì nó có thời gian để học, đâu có buôn bán phụ giúp gia đình gì đâu). Nói cho công bằng nữa, mấy đứa đó rất hiểu biết, nó thấy bạn nghèo, còn giúp bạn và rất hòa đồng (vì đứa nào đi học cũng mặc đồng phục, nhà trường thời đó chỉ bán cho học sinh phù hiệu, còn quần áo gia đình tự lo cho con cái, nhưng không một đứa nào mặc khác bạn). Cha mẹ thời chúng tôi, KHÔNG BAO GIỜ tham gia vô hoạt động của nhà trường, dù dưới bất kỳ hình thức nào.

Do sự thờ ơ của thầy cô, nhà trường ư ? Càng không hề, chính thầy cô giáo ngày nay, khổ hơn trăm bề so với thầy cô ngày xưa. Thầy cô thời chúng tôi là "vua", khi buộc phải nói với thầy Hiệu trưởng về đứa nào hư quá, có nghĩa là thầy cô đó đã nói rồi mà nó không nghe, việc còn lại là do Hiệu trưởng làm việc với đứa đó. Chính vì lẽ đó, thầy cô ngày trước rất khỏe, vì hầu như việc gì nghiêm trọng lắm mới báo thầy Hiệu Trưởng, đặc biệt là cỡ tụi tôi (đã là đệ tứ, đệ tam hết rồi) hầu như thầy cô không còn quá chú trọng đến cách học, hành xử của bọn tôi, môn "giáo dục công dân" tụi tôi hầu như đứa nào cũng "qua" thoải mái trong các kỳ thi "đệ nhất, đệ nhị lục cá nguyệt" (nghĩa là học kỳ 1 học kỳ 2 bây giờ). Đặc biệt, thầy cô KHÔNG BAO GIỜ bị làm phiền, bởi vấn đề xung quanh tiền bạc (học phí (trường tư thục), quỹ phụ huynh và tất cả các loại tiền tạp nham khác...).

Vậy thì ảnh hưởng từ phim ảnh, sách báo ; từ cha mẹ, thầy cô thờ ơ, sao chúng tôi không hành xử dã man, tàn nhẫn như bọn trẻ ngày nay ?

Bạo lực học đường thì cũng có vũ khí. Vũ khí gì ? Nắm đấm, cú đá, dao, búa. Những hung khí giúp cho "bạo lực học đường lên ngôi" cũng chỉ là những hung khí xưa như trái đất. Bọn trẻ bây giờ cũng vậy ! Cũng chỉ là những nắm đấm, cú đá (chưa dám nói đến dao búa) mà sao hành vi, nét mặt của chúng, khi người lớn nhìn vào, phải thốt lên "rùng mình, ghê tởm, mất nhân tính v.v.". Tại sao ? Thời chúng tôi cũng là những cú đấm, cái đá, cái tát tai như hiện nay thôi mà ? ! Tại sao chúng tôi không gây ra án mạng, chúng tôi không tham gia đánh hội đồng (nếu có thì vô cùng hiếm thời chúng tôi) ? Chúng tôi không hồ hỡi, không khuyến khích, không "chế dầu vào lửa", không reo hò, không dửng dưng ? Chúng tôi cũng được dạy về giáo dục công dân, được dạy về tình yêu gia đình, bạn bè, đất nước ; chúng tôi cũng được dạy về sự ích kỷ, giúp người cô thế, vạch mặt cái ác, lên án cái xấu. Bọn trẻ ngày nay cũng được dạy y như vậy thôi mà ?

Tại sao ? KHÁC. RẤT KHÁC. Vì lẽ đơn giản : CHÚNG TÔI ĐƯỢC DẠY ĐẠO ĐỨC THẬT. Chúng tôi PHẢI TRẢ GIÁ THẬT cho danh dự, chúng tôi biết xấu hổ và nhục nhã khi hiếp người cô thế, chúng tôi biết tự sỉ vả về những khinh bỉ đối với người bạn nghèo hơn mình, chúng tôi được dạy "lấy thịt đè người" là hành vi đê tiện bỉ ổi, không đáng mặt học trò ! 

Thời chúng tôi làm gì có chuyện xé rách - lột truồng nữ sinh ! Thời chúng tôi làm gì có chuyện thầy cô hành xử vô lễ với nhau ! Còn thầy cô đánh nhau ư ? Chắc chắn chỉ có nền "giáo dục Xã Hội Chủ Nghĩa" với bản chất quân đầu trộm đuôi cướp mới hiểu ! Thời chúng tôi, chuyện thầy cô với những hành vi bậy bạ về tâm lý - sinh lý hết mức tưởng tượng là chuyện ngay cả những đầu óc điên loạn nhất, cũng không thể nào nghĩ ra. Chỉ cần cỡ "Vòng Tay Học Trò" của văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng đã là "khủng khiếp lắm rồi !...

Những câu hỏi trên được trả lời : Xuất phát từ chế độ chính trị độc đảng toàn trị, vốn lấy bạo lực làm phương tiện và cứu cánh để cai trị xã hội nói chung và quản lý học đường nói riêng - Sự thật đó, không thể phủ nhận, bời bạo lực học đường và bạo lực xã hội ngày càng chồng chất là điều không còn gì để bàn cãi.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 08/11/2022

Published in Diễn đàn

Học sinh bị đánh tại Trường quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh : 'Cách hành xử chưa văn minh’ ?

Trần Thu Hà, BBC, 03/06/2022

Trong nhiều năm nay, bạo lực học đường là một trong những vấn đề được xã hội Việt Nam quan tâm khi tình trạng bạo lực được đánh giá là ngày càng "nhiều hơn" với mức độ "nghiêm trọng" hơn.

baoluchocduong1

Cựu biên tập viên báo Hoa Học Trò – Trần Thu Hà

Mới đây, dư luận Việt Nam lại một phen 'dậy sóng' với vụ việc đánh nhau giữa các học sinh thuộc Trường quốc tế American Academy (International School Hochiminh City – American Academy - ISHCMC-AA) ở Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra vào ngày 26/5.

Đáng chú ý, phản ứng sau vụ đánh nhau đã được một phụ huynh live stream trên Facebook khi đến gặp nhà trường để giải quyết vụ việc, thu hút người xem và bình phẩm.

Ngày 28/5, Bộ Giáo dục và đào tạo có Công văn gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị xử lý vụ việc trong Trường quốc tế American Academy.

Đến ngày 02/6, UBND Thành phố Hồ Chí Minh có báo cáo gửi Bộ Giáo dục và đào tạo về vụ việc, theo đó Trường ISHCMC-AA đã nhìn nhận một phần trách nhiệm do chưa theo dõi sâu sát học sinh cả về mặt học tập và tâm lý lứa tuổi, để xảy ra vụ việc bạo lực giữa học sinh trong trường.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng bày tỏ lo ngại việc các bên liên quan có xu hướng lạm dụng truyền thông và các phương tiện trực tuyến thực hiện thái độ hoặc hành vi kích động bắt nạt trực tuyến bằng cách phát tán một số thông tin cá nhân của trẻ em (học sinh) như là địa chỉ nhà, hình ảnh cá nhân của các em học sinh, theo báo chí tại Việt Nam.

BBC News tiếng Việt phỏng vấn qua điện thoại bà Trần Thu Hà, cựu biên tập viên báo Hoa Học Trò về vụ việc tại trường ISHCMC-AA, cũng như tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam.

BBC : Liên quan tới vụ việc gây xôn xao dư luận Việt Nam, xảy ra tại Trường quốc tế American Academy ở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 26/5 vừa qua, bà có bình luận gì ?

Trần Thu Hà : Tôi hiểu được sự bức xúc của cô Thủy Bi, vì là bản năng của người mẹ khi mà con mình bị bắt nạt như thế thì bức xúc cũng là chuyện bình thường thôi. Nếu trong trường hợp đó mình cũng bức xúc.

Tuy nhiên, có một số cách làm của cô ấy, tôi không đồng ý lắm. Điều mình cảm thấy buồn là cách xử lý rất là lớn tiếng, rất ồn ào, không đúng pháp luật như vậy của cô Thủy Bi lại được nhiều người tung hô và khen đến như vậy.

Cái đó mình cảm thấy ngạc nhiên và buồn hơn, chứ còn chuyện một người mẹ có con bị bắt nạt và người mẹ đó cáu lên chửi ầm ĩ thì đó là chuyện mình cũng gặp nhiều rồi.

Mình cảm thấy việc này là mọi người đang ủng hộ việc chửi bới, thóa mạ người khác và bạo lực với một đứa trẻ, dù có thể theo cách nhìn của cô ấy là nó sai, nhưng việc mình công khai tất cả thông tin của em học sinh đó lên mạng như vậy và hô hào cho mọi người vào "đập chết" nó đi là không đúng.

baoluchocduong2

Phụ huynh học sinh liên quan đến vụ bạo lực live stream trên mạng xã hội khi đến trường quốc tế American Academy gặp giáo viên (Ảnh chụp màn hình).

Qua hành xử này mình càng cảm thấy chúng ta đi sau các nước văn minh xa quá đi. Ở những nước khác mình thấy mọi người, nhất là nhà trường và phụ huynh rất tôn trọng quyền riêng tư của trẻ em và người khác.

Nhưng trong sự ủng hộ này của mọi người mình cảm thấy tất cả những điều đó rất là xa. Tại vì đa số người ủng hộ họ đều làm ngược điều đó hết, họ rất là bất chấp và mong được trả đũa bằng bạo lực, chửi thầy, chửi trường rồi yêu cầu trường phải mở cửa để cho phụ huynh này gặp phụ huynh kia để đôi co, cãi nhau ba mặt một lời cho nó xong. Theo mình, cách đó không văn minh.

Cách xử lý của nhà trường và Bộ Giáo dục và đào tạo có đúng ?

BBC : Ngày 28/5, Bộ Giáo dục và đào tạo có Công văn số 2217/BGDĐT-GDCTHSSV gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo xử lý vụ việc trên. Bà có cho rằng đây là việc làm đúng đắn ?

Trần Thu Hà : Việc đề nghị các bên tường trình hoặc giải quyết là việc làm đúng, nhưng cái cách ra quyết định đó mình có cảm giác như nó không đứng về phía nhà trường và không nhằm hạn chế việc phụ huynh đang bạo lực lên học sinh, lên nhà trường.

Trong vụ này mình thấy có nhiều bên đang bạo lực lên nhau. Ví dụ, đầu tiên là các học sinh bạo lực với nhau, sau đó là phụ huynh bạo lực lên học sinh và nhà trường.

Và mình cảm giác công văn đó đang hùa vào một chút, nó đang làm cho việc này trở lên kịch tính hơn, ồn ào hơn. Thì cái đó làm cho mình cảm thấy hơi e ngại.

Việc đó lẽ ra không cần đến mức phải ồn ào lớn đến như vậy. Tất cả vụ xô xát của trẻ em lẽ ra đều có thể giải quyết bằng cách ôn hòa.

Cá nhân mình thấy cách xử lý của nhà trường không có sai, nhà trường làm như thế là đúng khi mà ngăn không cho phụ huynh gặp nhau cãi nhau, và cũng ngăn không cho phụ huynh gặp đối chất với em học sinh kia.

Bạo lực học đường ở Việt Nam ngày xưa và bây giờ

BBC : Có quan điểm cho rằng ngày xưa học sinh thỉnh thoảng 'động thủ' với nhau là chuyện bình thường của tuổi học trò, nhưng không gây ồn ào như bây giờ đến mức trở thành bạo lực học đường. Vụ việc ở trường American Academy, theo bà có phải là bạo lực học đường hay không ?

Trần Thu Hà : Với mình, việc đánh giá bạo lực học đường không phải là rách bao nhiêu centimet, chảy bao nhiêu máu. Mình không nghĩ như vậy. Theo mình, vụ việc này cũng đã là bạo lực học đường rồi.

Nếu cho rằng ngày xưa trẻ con đánh nhau nhiều thì kệ bây giờ cứ cho chúng nó đánh nhau đi, đánh nhau là bình thường, thì chuyện đó không phải. Mình không đồng ý như vậy.

Bởi vì, có những vụ đánh nhau mà sau đó không được giải quyết thì trẻ em trở lên bị tổn thương rất nhiều, thậm chí nếu mà cứ ép một học sinh phải nhịn những học sinh khác thì mình đã chứng kiến có học sinh phải tự tử vì sợ hãi khi bị bắt nạt và bạo lực.

Thậm chí bắt nạt đó không xảy ra về mặt thân thể, tức là không bị đánh mà chỉ bị bắt nạt cô lập thôi. Người lớn thậm chí còn không nhận ra, tại vì không nhìn thấy máu chảy, không nhìn thấy vết thương nào phải băng bó cả.

Nhưng đối với trẻ em thì nó đã rất là tổn thương và trẻ em cảm thấy môi trường đã không còn an toàn nữa. Và có em đã phải tìm tới cách tự tử để trốn thoát khỏi môi trường nguy hiểm đó.

Vậy thì Hà thấy rằng cứ môi trường nguy hiểm và có bạo lực thì là bạo lực học đường rồi.

Tuy nhiên, cách xử lý với bạo lực học đường thì có rất nhiều cách khác nhau, làm sao để cho nó hòa bình và an toàn cho nhiều bên và an toàn lâu dài, chứ không phải là mình cứ theo kiểu ăn miếng trả miếng, nợ máu trả máu.

Việc xã hội ngày càng trầm trọng hóa hiện tượng này lên cũng là chuyện bình thường. Đối với Hà, nó còn thể hiện sự văn minh nữa bởi vì nó cho thấy càng ngày người ta càng coi trọng sự an toàn về thân thể, về tinh thần của học sinh ở môi trường học đường hơn, càng ngày người ta càng trân trọng quyền con người hơn.

Cho nên, có những vịệc ngày xưa cảm thấy là chuyện bình thường nhưng bây giờ trở thành chuyện lớn hơn, thì Hà thấy rằng có những cái là chuyện tốt chứ không phải cứ cái gì làm àm ĩ hơn đều là chuyện xấu cả.

BBC :  Bà đánh giá thế nào về tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam hiện nay ? Giải pháp cho vấn đề này là gì ?

Trần Thu Hà : Ngày xưa cũng có rất nhiều chuyện bạo lực học đường, nhưng ngày đó tôi không quan tâm nên không đọc được, và ngày xưa internet chưa có và thông tin không dễ dàng như bây giờ.

Nhưng bây giờ do có mạng xã hội, có internet, truyền thông quá tốt nên chỉ cần một nhóm học sinh trong Sài Gòn đánh nhau là cả nước biết. Cho nên mình sẽ cảm thấy bạo lực học đường rất là nhiều.

Ngoài ra, không ngoại trừ việc sau thời gian Covid-19 khi mà học sinh phải ở nhà quá lâu nên em trở nên căng thẳng, dễ nóng giận hơn.

Theo cảm nhận chủ quan, đúng là bây giờ bạo lực học đường nhiều hơn và có vẻ nghiêm trọng hơn, tệ hơn.

Khi còn làm việc cho báo Hoa Học Trò mình hay phải đối diện với những vụ lộ clip một nhóm nữ sinh lao vào đánh đấm nhau, xé quần xé áo nhau. Thì mình cảm thấy những cái đó rất là kinh khủng, cực kỳ sợ hãi luôn.

Cảm giác những việc mà nhà trường, Bộ Giáo dục và đào tạo và cả xã hội làm vẫn chưa đủ. Tại vì hiện tượng này vẫn xảy ra, bất kỳ phụ huynh nào cũng rất sợ hãi khi xem những clip đó, và họ luôn luôn đặt câu hỏi là liệu con mình sẽ rơi vào trường hợp đó không và nếu rơi vào thì sẽ như thế nào.

Và tôi nghĩ rằng việc nhiều người ủng hộ những livestream của cô Thủy Bi một phần cũng vì những nỗi lo sợ rằng nếu không dập tắt được những vụ bạo lực học đường này ngay từ bây giờ thì ngày sau nó sẽ nhân lên nhân lên và tới lượt con họ sẽ rơi vào.

Tuy nhiên, tôi lại có một cách nghĩ khác là không phải dập đi bằng cách đó, dù tôi hiểu được nỗi lo của các phụ huynh.

Khi đã là bạo lực thì tất cả các bên đều thiệt hại, bên bị đánh thiệt hai, bên đánh cũng thiệt hại, cả người đứng xem và tung hô những chuyện đó cũng thiệt hại luôn, bởi vì rõ ràng họ đang hướng tới những cái không tử tế, không tốt đẹp gì cả khi mà họ tung hô chuyện để cho hai bên chiến nhau như vậy.

Nguồn : BBC, 03/06/2022

Published in Diễn đàn

Bộ Công an tăng cường bảo đảm an ninh, trật tự xã hội khu vực xung quanh trường học ; phối hợp phòng, chống và xử lý các vi phạm pháp luật xuất phát từ bạo lực học đường.

baoluc0

Cảnh sát đến tận các trường phổ biến kiến thức phòng tránh bạo lực, an toàn giao thông

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 1/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường.

Chỉ thị được viết với giọng văn thể chính luận, hơn là những mệnh lệnh yêu cầu của vấn đề pháp lý trong hành chính quản trị (trích) :

"Văn hóa học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức – trí – thể – mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.

Trong những năm qua, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, văn hóa, đạo đức, lối sống, lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, nhà trường và xã hội quan tâm. Công tác xây dựng văn hóa học đường đã có nhiều chuyển biến tích cực ; tạo niềm tin cho xã hội về chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đào tạo nên những thế hệ công dân tốt, có phẩm chất, năng lực, đạo đức, văn hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trên bình diện xã hội và môi trường học đường.

Ở một số địa phương, công tác xây dựng văn hóa học đường chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, thường xuyên ; việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu ; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể trong trường học thiếu chặt chẽ ; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở một số nơi còn bất cập, thiếu hấp dẫn" (dừng trích).

Một trong những nội dung được cho là quan trọng mà chỉ thị đề cập, đó là vấn đề phòng, chống bạo lực học đường.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục hướng dẫn tập huấn, trao đổi thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm và phòng ngừa tệ nạn xã hội trong trường học.

Đồng thời, tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự xã hội khu vực xung quanh trường học, phối hợp với ngành giáo dục trong phòng, chống và xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật xuất phát từ bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến học sinh, sinh viên.

Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng phương án về vị trí việc làm đối với công tác giáo dục chính trị cho học sinh, sinh viên theo hướng chuẩn hóa, bảo đảm đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.

Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác chỉ đạo và quản lý nhà nước đối với các cơ quan báo chí, triển khai hiệu quả các biện pháp tuyên truyền về xây dựng văn hóa học đường ; tổ chức xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về các nội dung của công tác giáo dục văn hóa học đường ; tăng cường lan tỏa tấm gương người tốt, việc tốt trong học sinh, sinh viên ; lan tỏa các giá trị tốt đẹp, đồng thời phê phán những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, lối sống.

Kiểm soát chặt chẽ các ấn phẩm văn hóa dành cho học sinh, sinh viên có yếu tố bạo lực, mang định kiến về giới, dân tộc, người khuyết tật, trái với truyền thống văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc ; kịp thời có biện pháp ngăn chặn thông tin xấu độc trên không gian mạng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường văn hóa học đường của học sinh, sinh viên…

baoluc2

Vũ Đức Đam chọn "công an trị" với học trò, thay vì chú trọng phải giáo dục, giáo dục phải lấy "đức trị" chứ không phải "pháp trị".

Một nhà báo từng là thầy giáo đã chia sẻ với trang Việt Nam Thời Báo rằng đọc Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 1/6/2022, cảm giác ngài Vũ Đức Đam chọn "công an trị" với học trò, thay vì chú trọng phải giáo dục, giáo dục phải lấy "đức trị" chứ không phải "pháp trị". Chính "đức trị" chứ không phải "pháp trị" là đặc điểm khác biệt của nhà trường.

Bởi nếu nhà trường chỉ chăm chăm vào nội quy, pháp luật, chỉ chờ học sinh vi phạm là trừng trị, trừng phạt, đó là trại giam chứ không phải trường học.

Nhà trường phải là nơi giáo dục cho học sinh thấy hành vi sai để không vi phạm, tự giác thực hiện nội quy, quy định của pháp luật. Khi hiểu pháp luật, biết pháp luật lại càng tự giác tuân thủ.

Thế nhưng trên thực tế thì đã có những vụ giáo viên bắt học sinh thay nhau tát bạn nhưng không trò nào dám phản đối. Đã có những vụ thầy giáo có biểu hiện dâm ô với học trò…

Sau nhà trường và gia đình là vai trò của nhà nước. Vai trò của nhà nước thể hiện ở việc ban hành các chính sách và quy định của pháp luật liên quan đến việc phát triển giáo dục và chăm sóc trẻ em thật phù hợp, thật nhân văn, chứ không phải dùng đến sự chuyên chính cách mạng của đường lối "công an trị" để trấn áp bạo lực học đường.

Xin lưu ý với ngài Vũ Đức Đam, chúng ta dạy cho học sinh cách thương lượng chứ không phải dùng vũ lực để giải quyết. Cần nhớ rằng, khi học sinh vi phạm kỷ luật, dù nhà trường đưa ra hình phạt nào thì mục đích cuối cùng cũng là để cảm hóa học sinh chứ không phải tạo sự tủi nhục, bất bình. Đó mới đúng nghĩa trường học là nơi để dạy dỗ, khai phóng.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 02/06/2022

Published in Diễn đàn

Hai thiếu niên bị đánh trong phòng giám thị đã chấn thương đầu

RFA, 02/04/2021

Bệnh viện Nhi đồng 1 – Thành Phố Hồ Chí Minh hôm 2/4 cho biết, hai bệnh nhân trong vụ bạo hành trong phòng giám thị trường Trung học Cơ sở Nguyễn Văn Tố, đã bị chấn thương đầu và cổ. Truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin vừa nói cùng ngày.

danh1

Ảnh từ một đoạn clip dài hơn một phút ghi cảnh 2 trẻ em bị bảo vệ tổ dân phố 12, phường 14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục đấm, đá, tát vào mặt. Sự việc diễn ra tại phòng giám thị Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tố, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh. Sreen capture from video

Cụ thể, bệnh nhân N.P.H.T, 14 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau đầu vùng thái dương phải, không ói, không co giật... Bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương đầu do bạo hành. Bệnh viện đã xử lý giảm đau.

Bệnh nhân thứ hai tên N.D.T.A, cũng 14 tuổi, khi nhập viện chóng mặt, đau đầu, đau cổ nơi bị đánh... Bệnh viện cũng cho giảm đau sau khi chẩn đoán chấn thương đầu và cổ do bị bạo hành.

Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết thêm, hiện tình trạng hai bệnh nhân đã ổn định, dự kiến sớm xuất viện.

Trước đó, vào ngày 1/4, mạng xã hội đã loan tải một đoạn clip dài hơn một phút ghi cảnh 2 trẻ em bị bảo vệ tổ dân phố 12, phường 14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh liên tục đấm, đá, tát vào mặt. Sự việc diễn ra tại phòng giám thị Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tố, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.

Cục Trẻ em - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hôm 2/4 cũng đã yêu cầu cơ quan chức năng xác minh, xử lý nghiêm vụ việc này.

Trong cùng ngày, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố thông tin vụ bảo vệ dân phố đánh đập hai thiếu niên.

Theo công an điều tra, gần đây Trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tố liên tục bị mất những đồ như áo gió của học sinh, vợt cầu lông, thực phẩm..., nên đã phân công bảo vệ để trực đêm và nhờ công an can thiệp. Đến tối ngày 31/3, bảo vệ đã phát hiện có người leo rào vào trường và bắt được 2 trẻ em.

UBND P.14, Q.10 đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với bảo vệ dân phố tên L.Q.H. Hiện Công an Q.10 đang tiếp tục phối hợp điều tra làm rõ vụ việc để xử lý theo pháp luật.

*********************

Công lun lên án v dân phòng đánh tàn bo 2 thiếu niên, đòi x lý nghiêm

VOA, 02/04/2021

Dư lun Vit Nam hôm 2/4 bày t s phn n cao đ trên mng xã hi v v mt nhân viên dân phòng hành hung man r 2 thiếu niên ti mt trường hc thành ph H Chí Minh.

danh2

Video trên mạng cho thấy một nhân viên dân phòng đánh đập 2 thiếu niên ở một trường học tại Thành phố Hồ Chí Minh đêm 31/3/2021.

Cách đây mt ngày, vào sáng 1/4, mt đon video lan truyn và làm dy sóng trên mng, cho thy mt người đàn ông mang trang phc ca lc lượng dân phòng đm, đá, lên gi, thúc cùi ch rt mnh vào 2 thiếu niên trong mt căn phòng có nhiu người ln khác hin din.

Ti cùng ngày, ông Nguyn Vy Tường Thụy, Hiu trưởng trường trung hc cơ s Nguyn Văn T, phường 14, qun 10, Thành phố Hồ Chí Minh, xác nhn rng đon video ghi li v vic xy ra trong phòng giám th ca trường, theo tin ca Dân Vit, báo Giao Thông, VNExpress và Zing News.

Hiu trưởng Thy được báo chí dn li nói rng gn đây trường ca ông hay b mt trm vt nên đã tăng cường người rình bt. Vào đêm 31/3, mt s giáo viên và bo v nhà trường bt được 2 thiếu niên. Mt nhân viên dân phòng ti đa phương đã đánh 2 thiếu niên đó. Tiếp đến, 2 thiếu niên b đưa ti công an phường.


Trên m
ng xã hi, các Facebooker có nh hưởng rng rãi như Nguyn Đình Bn, Nguyn Tiến Tường, Ngô Nguyt Hu, Hà Phan, Lê Công Đnh và nhiu người khác lên án hành vi côn đ ca nhân viên dân phòng.

Có người thm chí nhn xét rng nhân viên đó dường như tung ra các cú đánh đ ly mng ca 2 đa tr con. Nhng li bình lun khác bao gm các t ng như "tra tn tr em", "đánh ác quá", "đánh đp dã man", "quá bo lc", "quá vô pháp", "ch có th là thú d".

Nhng tiếng nói trên mng xã hi nhn mnh rng hành đng côn đ ca nhân viên dân phòng là không th chp nhn được. Dư lun đòi hi phi nhanh chóng đưa nhân viên này ra x lý nghiêm trước pháp lut.

H lp lun rng cho dù 2 thiếu niên là nghi phm trm cp, vic x lý hai em phi theo pháp lut, không th chp nhn vic nhân viên dân phòng thượng cng chân h cng tay vi 2 em theo cm tính cá nhân.

Thy giáo Đ Vit Khoa, mt người hùng v chng tiêu cc trong ngành giáo dc, có chung suy nghĩ. Ông nói vi VOA :

"Nếu các cháu có trm cp đi chăng na cũng phi đưa ra pháp lut ch không phi là dân phòng hay nhà trường x thay pháp lut, đánh các cháu, gây thương tích cho các cháu như vy được. Đ ngh các cơ quan chc năng x lý dân phòng, x lý nhà trường".

Thy Khoa nói thêm rng "vic cán b nhà trường có mt nhưng không ngăn cn v đánh người, như thế cũng là sai".

danh3

Trường Nguyn Văn T, phường 14, qun 10, thành ph H Chí Minh

Theo tường thut ca các báo Vit Nam, đon video cho thy có mt s nhân viên nhà trường hin din khi v đánh đp xy ra nhưng không can ngăn. Điu này dn đến nhng li lên án trong dư lun.

Nhng người s dng mng xã hi gi các nhân viên đó là vô cm, không xng đáng đng trong ngành giáo dc. mc đ nh hơn, mt s người gi v vic xy ra trong mt môi trường giáo dc là rt đang bun.

Không ít người buông li cm thán rng các nhân viên ngành giáo dc dung túng cho bo lc như vy, chng trách bo lc hc đường nói riêng và bo lc ngoài xã hi xy ra liên tiếp.

Bình lun v v vic mi nht gn trong bi cnh my năm gn đây các v bo lc đã gia tăng, tiến sĩ Khut Thu Hng, Vin trưởng Vin Nghiên cu phát trin xã hi, nói vi VOA :

"Câu chuyn này phn ánh tình trng người ta sn sàng không kim soát hành vi na, khi lên cơn tc gin người ta sn sàng có hành vi bo lc dù đó là đâu. Điu y phn ánh thêm mt chuyn na là người ta coi chuyn dùng bo lc đ gii quyết mâu thun, xung đt là điu quá bình thường".

Tình trng k trên có nguyên nhân pháp lut và đo đc xã hi, tiến sĩ Khut Thu Hng nói. Bà phân tích :

"Pháp lut không được thc hin mt cách nghiêm minh. Các hành vi sai trái không b trng tr mt cách tha đáng, nên nhng người khác sn sàng s dng hành vi bo lc. Nhng đo đc xã hi, s lên án v mt xã hi, vic dư lun lên tiếng mnh m và hành đng đ trn áp nhng hành vi như vy thì tôi nghĩ bây gi cũng yếu đi ri. Có cm giác là mi người bt lc trước tình trng như vy".

VOA nhn thy hin đang có nhiu người bày t rng vic lên án v dân phòng đánh đp 2 thiếu niên và lan ta nhng li ch trích là điu cn thiết đ ngăn chn nhng hành vi, v vic có tính cht tương t, vì nếu im lng trước cái ác xy ra vi người khác, s có lúc nó xy ra vi bn thân.

Mt bn tin ca Zing News vào sáng 2/4 dn li ông Vũ Anh Khoa, Ch tch y ban Nhân dân qun 10, Thành phố Hồ Chí Minh, nói rng : "Hành đng ca bo v khu ph đánh 2 thiếu niên là không th chp nhn được. Tôi đã yêu cu đình ch công tác đi vi người này đ ch x lý".

Vn tin ca Zing News cho biết thêm công an qun 10 hin phi hp cùng các lc lượng chc năng đa phương đang làm rõ vic mt nhân viên dân phòng đánh 2 thiếu niên ti trường Nguyn Văn T.

Nhìn v dài hn, tiến sĩ Khut Thu Hng nhn đnh vi VOA rng đ sa cha tình trng bo lc lan tràn Vit Nam hin nay, mt lot điu phi được thc hin, gm pháp lut rt nghiêm minh, công tâm ; giáo dc tt hơn v li sng, k năng đ mi người t kim soát hành vi ; kết hp vi áp lc và s lên tiếng ca xã hi trước các điu xu.

Ngay c khi có th thc hin được tt c nhng điu nêu trên, s thay đi s mt nhiu thi gian vì đây là công vic khó khăn, đòi hi ngh lc phi thường ca tng cá nhân và toàn xã hi, bà Hng nói.

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2