Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

27 người Vit sp b bán Philippines được hi hương

VOA, 23/12/2023

Philippine trong tun này đã gii cu và hi hương 27 công nhân Vit Nam, nhng người được cho biết sp b nhng k buôn người "bán" cho mt công ty có tr s ti Cebu, Cc Di trú Philippines cho biết.

buonnguoi1

Mt người chơi máy đánh bc ti mt casino Manila. Nhiu nn nhân buôn người Vit Nam b bán vào làm vic trong các sòng bc Philippines.

ABS-CBN News dn li y viên v Di trú Norman Tansingco cho biết trong mt thông cáo rng các nn nhân buôn người đi cùng vi người qun lý người Trung Quc, hai tài xế người Philippines và mt phiên dch viên người Philippines.

Nhóm người này đã b chn ti Nhà ga s 2 ca Sân bay Quc tế Ninoy Aquino vào ngày 31/10, và Cc Di trú Philippines đã hy th thc lao đng ca 27 nn nhân này và đưa hu hết h v nước.

Cc này không cung cp thêm thông tin chi tiết v công ty hoc loi công vic mà nhng người Vit Nam b buôn sang Philippines tham gia.

Ông Tansingco nói ông s không dung th cho người nước ngoài s dng Philippines làm trung tâm cho các hot đng bt hp pháp ca h, vn theo ABS-CBN News.

Theo Cc Di trú Philippines, hin có 7 người Vit Nam na đang ch hi hương.

Philippines là mt trong nhng đim đến ca nhng đường dây buôn người t Vit Nam và mt s nước láng ging sang đ bán cho các sòng bài chuyên t chc cá cược trc tuyến.

Hi tháng 5 va qua, cnh sát Philippines đã gii cu hơn 1.000 người nghi là nn nhân buôn người, trong đó có 437 người Vit Nam.

Nhng người này b la bán sang Philippines, b giam gi và ép phi tham gia vào các v la đo trc tuyến.

Theo các gii chc Philippines, nhng nn nhân trên đã b tch thu h chiếu và b ép làm vic 18 tiếng mt ngày. Nếu b phát hin trò chuyn vi nhng người xung quanh hoc ngh lâu hơn thi gian cho phép, h s b tr lương.

Nguồn : VOA, 23/12/2023

*******************************

RSF : Vit Nam giam cm 36 nhà báo, nm trong tp 10 trên thế gii

VOA, 22/12/2023

T chc Phóng viên Không biên gii (RSF) tng kết năm 2023 cho biết hin có đến 36 nhà báo đc lp đang b giam cm ti Vit Nam, trong đó có 20 blogger, khiến Vit Nam nm trong tp 10 quc gia giam gi nhà báo nhiu nht trên thế gii.

buonnguoi2

RSF : Vi t Nam n m trong s 10 qu c gia t ng giam nhi u nhà báo nh t trên th ế gi i

Tổng kết ca RSF nói rng ti Vit Nam, Trung Quc, Myanmar, Belarus có tt c 264 nhà báo đang b giam gi trong tng s 521 nhà báo b giam gi trên toàn thế gii.

T chc này cũng xếp Vit Nam vào tp 5 quc gia có ri ro cao nht trên thế gii đi vi các nhà báo.

RSF nhn đnh rng ch có thông tin t cơ quan ca Đảng cộng sản qun lý mi được loan tin t do Vit Nam, trong khi nhà báo đc lp và các blogger thường xuyên b chính quyn nhm mc tiêu.

RSF nêu trường hp ca nhà báo Nguyn Lân Thng, người vào tháng 4/2023 b kết án 8 năm tù vì ti "Tuyên truyn chng nhà nước". Ông Thng là nhà báo b tuyên án tù cao nht trong năm nay ti Vit Nam.

"S đàn áp ca Đng cm quyn cũng vượt ra ngoài biên gii", RSF cho biết, đng thi nêu trường hp ca nhà báo Đường Văn Thái, người b bt cóc Thái Lan vào tháng 4/2023, ri sau đó li xut hin Vit Nam và hin đang ch xét x v ti "Tuyên truyn chng nhà nước", vi khung hình pht lên đến 20 năm tù.

"Các nhà báo b cm tù Vit Nam gn như b đi x hèn h mt cách có h thng và b t chi tiếp cn vic thăm khám y tế", RSF nhn đnh, nêu đin hình hai nhà báo đc lp Phm Chí Dũng và Lê Trng Hùng, đã tuyt thc đ phn đi điu kin giam gi tri giam.

VOA đã liên lc B Ngoi giao Vit Nam và đ ngh h cho ý kiến v báo cáo tng kết 2023 ca RSF, nhưng chưa được phn hi.

Trao đi vi VOA, bà Đ Lê Na, v ca nhà báo Lê Trng Hùng người đang th án 5 năm tù ti tri giam s 6 tnh Ngh An- nói v trường hp ca chng bà tuyt thc vào tháng 9 :

"Vì va qua tri giam s 6 xy ra quá nhiu vi phm đến quyn li ca tù nhân nên chng tôi kết hp trong v tuyt thc yêu cu h phi thay đi thái đ đi vi tù nhân".

Hôm 11/12, RSF lên tiếng ch trích chính quyn Vit Nam vì đã kết án 2 năm 6 tháng tù đi vi ông Lê Minh Th, mt nhà bình lun chính tr tng đăng ti các bài viết v ô nhim và tranh chp lãnh th Bin Đông, vi ti danh "Li dng các quyn t do dân ch", cho rng đây là "mt điu lut vô lý được s dng rng rãi đ bc hi các nhà báo".

T chc chuyên c vũ cho t do báo chí có tr s Paris kêu gi các nn dân ch tăng cường áp lc lên chế đ cm quyn Vit Nam tr t do cho ông Th cùng vi tt c 36 nhà báo và người bo v t do báo chí khác đang b giam cm.

Hi tháng 5, Vit Nam tt hng xung gn chót 178/180 trong bng xếp hng t do báo chí năm 2023 do RSF công b.

Trang Công an Nhân dân ca B Công an Vit Nam khi y phn bác vic xếp hng 2023 ca RSF rng "thiếu khách quan, sai thc tế và quy chp" v tình hình t do báo chí ti Vit Nam. Trang này viết : "Vi cơ s chính tr, pháp lý đã khng đnh và thc tin đã chng minh quyn t do báo chí Vit Nam luôn được tôn trng, bo đm".

Nguồn : VOA, 22/12/2023

Published in Việt Nam

Việt Nam cấp tập lên tiếng cảnh báo về nạn buôn người

Hoàng Mai, VNTB, 03/08/2023

Trong Báo cáo năm 2023 công bố tháng 6 vừa qua, Hoa Kỳ đã nâng bậc xếp hạng Việt Nam từ Nhóm 3 lên Nhóm 2 cần theo dõi. Gồm các nước không đáp ứng các tiêu chuẩn để loại bỏ nạn buôn người, nhưng đã thể hiện nỗ lực đáng ghi nhận để đáp ứng các tiêu chuẩn.

buonnguoi1

Hoa Kỳ đã nâng bậc xếp hạng Việt Nam từ Nhóm 3 lên Nhóm 2 cần theo dõi về nạn buôn người.

Thống kê của Bộ Công an cho hay tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, cơ quan chức năng đã phát hiện, khởi tố và tiếp tục điều tra 88 vụ/229 đối tượng phạm tội mua bán người ; đưa ra xét xử 43 vụ/107 bị cáo… Các cơ quan chức năng đã tổ chức tiếp nhận, xác minh 114 người ; xác định 82 người là nạn nhân bị mua bán, hỗ trợ cho 65 nạn nhân…

Một ghi nhận từ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, nói rằng, nếu năm 2004 tỷ lệ nạn nhân là nam giới và trẻ em trai chỉ là 13% và 3% thì đến năm 2020, 23% nạn nhân bị mua bán là nam giới và 17% là trẻ em trai. Tỷ lệ nạn nhân là phụ nữ và trẻ em gái giảm đi nhưng nạn nhân là phụ nữ bị bạo lực thể chất gấp 3 nạn nhân nam giới, trẻ em bị bạo lực gấp đôi người lớn.

Giai đoạn từ năm 2011 đến 2020, mua bán người trong nội địa chiếm 15%, nạn nhân là nam giới chiếm 10% ; giai đoạn từ năm 2018 đến hết năm 2022, mua bán người trong nội địa chiếm 34%, nạn nhân là nam giới chiếm 27% ; tuy nhiên, tính riêng trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023, mua bán người trong nội địa và nạn nhân là nam giới chiếm trên 40%.

Đại diện tổ chức Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhận định tại Việt Nam, với sự phát triển của Internet và mạng xã hội, tội phạm mua bán người thông qua mạng xã hội, các tài khoản ảo, qua SIM điện thoại không chính chủ để kết bạn, làm quen, yêu đương, hứa hẹn đưa ra nước ngoài làm việc có thu nhập cao, lấy chồng người nước ngoài giàu có…, sau đó tìm cách đưa nạn nhân qua biên giới, thu giữ giấy tờ, hộ chiếu, không làm các thủ tục cư trú, bắt lao động cưỡng bức và lạm dụng tình dục, cưỡng ép hoạt động mại dâm, làm vợ bất hợp pháp…

"Những hành vi này xâm hại trực tiếp đến các quyền cơ bản nhất của con người, ảnh hưởng lớn đến đời sống, sức khỏe của nạn nhân và gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em, gây nên những bất ổn trong xã hội, gieo rắc nỗi đau tận cùng cho biết bao gia đình" – vị đại diện tổ chức đoàn thể nêu trên, kết luận.

Còn theo Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, qua 1 năm thực hiện kế hoạch số 1326 (từ tháng 6/2022 đến 6/2023) về phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người tại địa bàn biên giới giữa lực lượng Công an và Bộ đội Biên phòng đã phát hiện, trao đổi thông tin đấu tranh 65 vụ/ 81 đối tượng, xác định 105 nạn nhân ; trao đổi 496 thông tin liên quan đến nạn nhân và nghi vấn vụ mua bán người ; phối hợp xác lập, triệt phá thành công 7 chuyên án và 15 vụ án mua bán người.

Điển hình các địa phương : Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Bạc Liêu, Bà Rịa- Vũng Tàu, Cà Mau.

Ngoài ra, Công an, Biên phòng các địa phương đã phối hợp tiếp nhận 9.716 công dân xuất nhập cảnh trái phép do Trung Quốc, Campuchia, Lào trao trả và xác minh thông tin, tiếp nhận 9.389 công dân xuất nhập cảnh trái phép tự trở về…

Nổi lên là các đối tượng cư trú trong nội địa câu kết với các đối tượng ở khu vực biên giới, đối tượng là người Việt Nam cư trú ở nước ngoài và người nước ngoài thành lập các đường dây khép kín dụ dỗ, lừa gạt, mua bán nạn nhân đưa ra nước ngoài hoặc trong nước nhằm bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, kết hôn và cho, nhận con nuôi trái pháp luật…

Các loại tội phạm "nguồn" của mua bán người như tổ chức cho người khác xuất, nhập cảnh trái phép, mang thai hộ với mục đích thương mại ; mua bán bộ phận cơ thể người cũng có dấu hiệu gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mua bán người.

Hoàng Mai

Nguồn : VNTB, 03/08/2023

*********************

Việt Nam không phủ nhận vấn nạn buôn người đang ngoài tầm kiểm soát

Trần Dzạ Dzũng, VNTB, 02/08/2023

Việt Nam đã ký Công ước Palermo (United Nations Convention Against Transnational Organised Crime, tức Công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia).

buonnguoi2

"Dù cơ quan chức năng các nước đã rất nỗ lực ngăn chặn, triệt phá những đường dây buôn người nhưng hoạt động này vẫn xảy ra".

Việt Nam bị đẩy xuống hạng 3 trong bản phúc trình của Bộ Ngoại giao Mỹ về nạn buôn người năm 2022.

Chính phủ Việt Nam, mà cụ thể là Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) đã thừa nhận trong một báo cáo, rằng, "từ bẫy việc nhẹ lương cao cho tới những lời hứa đổi đời, nhiều người cả tin, đặc biệt là phụ nữ ở những quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam, đã trở thành nạn nhân của những kẻ buôn người bất lương. Dù cơ quan chức năng các nước đã rất nỗ lực ngăn chặn, triệt phá những đường dây buôn người nhưng hoạt động này vẫn xảy ra".

Một tài liệu của cơ quan chuyên trách nói trên cho biết điểm đến của những kẻ buôn người đang thay đổi, sau khi Trung Quốc thiết lập hàng rào khổng lồ dọc biên giới phía nam giáp Việt Nam, Lào và Myanmar.

Hàng rào dây thép gai này cao 3m được trang bị cảm ứng, và dài ít nhất 1.000km. Hàng rào ngăn cản người dân Việt Nam sang các vùng đất giáp ranh thuộc Trung Quốc để thu hoạch ngô hoặc bán dược liệu. Hàng rào này được ví như "nhà tù", theo lời của một người dân Việt Nam sống ở Lào Cai.

Hàng rào thép gai dường như cũng góp phần kiểm soát đường biên nhằm ngăn chặn tình trạng buôn lậu, nhập cư, mặc dù Bắc Kinh luôn cho rằng hàng rào biên giới này là để ngăn Covid ở thời gian mà nước này theo đuổi chiến lược ‘zero Covid’.

Tổng cộng biên giới của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trải dài từ Myanmar, Lào tới Việt Nam dài khoảng 5.000km. Đây cũng là chiều dài bức tường phía nam mà Chính phủ Trung Quốc bắt đầu xây dựng từ năm 2020, khi đại dịch bùng phát.

Tư duy ngăn chặn nguy cơ từ xa bằng một bức tường vật lý tất nhiên không có gì mới ở Trung Quốc. Các vương triều trong lịch sử nước này đã tốn nhiều công sức và thời gian suốt nhiều thế kỷ để xây dựng Vạn Lý Trường Thành bằng đá ở phía bắc, với mục đích bảo vệ lãnh thổ chống các bộ lạc du mục hung hãn.

Ngày nay, trong khi Vạn Lý Trường Thành đã nằm sâu trong nội địa Trung Quốc, thì ở phương nam một bức tường mới đang mọc lên. Dân Trung Quốc gọi bức tường cao khoảng 3m, bên trên có cuộn dây thép gai đó là Vạn Lý Trường Thành phương Nam.

Trên mạng, nhiều người Trung Quốc tán dương tốc độ xây dựng thần tốc của bức tường, nhất là khi so với nỗ lực thất bại và đầy tranh cãi của Mỹ khi xây bức tường phía nam với Mexico để ngăn chặn người nhập cư.

Khác hẳn nhân khẩu học ở hai bên bức tường biên giới Mỹ – Mexico, cư dân sống ở khu vực nam Trung Quốc – bắc Đông Nam Á gồm nhiều dân tộc thiểu số là người bản địa lâu đời như người H’Mông, Dao đỏ, Dao đen, Tày, Giáy, Mường, Thái và Xa Phó.

Họ đã sinh sống ở vùng đó suốt nhiều thế kỷ trước khi trở thành công dân của các quốc gia – nhà nước hiện đại. Theo tập quán và truyền thống, họ sống lẫn ở cả hai bên biên giới, và nay cuộc sống đấy đang buộc phải thay đổi với bức tường dây thép gai vừa dựng lên.

Trong số người dân bị buộc thay đổi đó, có không ít người Việt Nam sinh sống gần biên giới Trung Quốc, từng dựa vào việc di cư và làm việc phi chính thức ở Trung Quốc, từ khi có hàng rào, họ không còn dễ dàng di chuyển, và rơi vào cảnh kiệt quệ tài chính. Đây chính là cơ hội để những kẻ buôn người giăng bẫy "việc nhẹ lương cao".

Ông Michael Brosowski, người sáng lập Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children’s Foundation), tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại Hà Nội chuyên giải cứu các nạn nhân của nạn buôn người, nhìn nhận : "Hàng rào biên giới khiến những kẻ buôn người khó đưa nạn nhân vượt biên hơn.

Trước đây, chúng sẽ đưa nạn nhân băng qua các con đường mòn trên núi và qua sông để vào Trung Quốc mà không bị phát hiện. Nhưng bây giờ, chúng không thể làm như vậy. Những kẻ buôn người đã mở thêm điểm đến mới để đưa nạn nhân tới. Chúng tôi ghi nhận sự gia tăng hoạt động buôn người đến miền bắc Myanmar, Campuchia và cả ở Lào".

Theo tổ chức Rồng Xanh, nhiều nạn nhân người Việt bị bán sang bang Shan nằm ở phía bắc Myanmar, các nhóm vũ trang ở đây cho phép nhà chứa và sòng bạc bất hợp pháp hoạt động.

"Việc những người Việt thoát khỏi các bang phía bắc Myanmar để trở về quê nhà là cả một hành trình dài xuyên rừng, vượt núi, băng sông. Tất cả đều có nguy cơ bị bắn, bị bắt lại, và bị bán lần nữa. Những gì đang xảy ra ở khu vực này là rất sốc, nhưng thế giới lại hầu như không biết đến", ông Brosowski nói.

Trần Dzạ Dzũng

Nguồn : VNTB, 02/08/2023

Published in Diễn đàn

Anh Trần Văn Đông tường thuật trên trang Việt Nam Thời Báo về chín người Việt là nạn nhân buôn người bị thiệt mạng ở Trung Quốc [1]. Theo đó, tại thành phố Tịnh Tây, Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây, miền nam Trung Quốc đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông làm 11 người, trong đó có 9 người mang quốc tịch Việt Nam, thiệt mạng. Đây là một vụ tai nạn giao thông liên quan đến những người vượt biên trái phép vào Trung Quốc.

buonnguoi0

Việt Nam là quốc gia xuất phát chủ yếu của nạn buôn người và cũng là quốc gia đích đến, chủ yếu đối với người di cư Campuchia.

Những nạn nhân người Việt tử vong trong tai nạn xe lần này tìm cách vượt biên sang tỉnh Quảng Tây. Đây là một tỉnh tương đối nghèo ở Trung Quốc nhưng họ vẫn cam lòng tìm đến hòng thay đổi vận mệnh của bản thân và gia đình bằng cách bán sức lao động trong các nông trại hay nhà máy. Và việc vượt biên trái phép vẫn chưa hề dừng lại [1].

Ở bên ngoài, dự án Borgen ở Mỹ là một tổ chức phi lợi nhuận với mục đích làm việc để biến chống nghèo đói cùng cực trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Tác giả Minh-Ha La tường thuật trên trang mạng của dự án Borgen những sự thật về nạn buôn người ở Việt Nam [2].

Quốc gia xuất phát : Việt Nam là quốc gia xuất phát chủ yếu của nạn buôn người và cũng là quốc gia đến, chủ yếu đối với người di cư Campuchia. Chính phủ Việt Nam đã xác định được khoảng 7.500 nạn nhân của nạn buôn người từ năm 2012 đến 2017, với 80% nạn nhân đến từ các cộng đồng dân tộc thiểu số xa xôi. Các số liệu thống kê có sẵn có thể bị đánh giá thấp do thiếu hệ thống thu thập dữ liệu chính xác, cũng như việc nhiều nạn nhân trở về không sẵn lòng báo cáo việc bóc lột.

Nạn nhân : Nạn nhân của nạn buôn người thường xuất thân từ gia đình nghèo, dễ bị tổn thương hoặc tan vỡ và thiếu giáo dục hoặc nhận thức về nạn buôn người. Những kẻ buôn người thường khai thác sự mong manh của những người này và tận dụng internet, sử dụng các trang web trò chơi và mạng xã hội để tiếp cận những người nhẹ dạ. Đàn ông cũng có thể lôi kéo phụ nữ và các cô gái trẻ vào các mối quan hệ để lấy lòng tin của họ. Sau đó, những người đàn ông này thuyết phục các nạn nhân chuyển ra nước ngoài, nơi họ bị buôn bán tình dục hoặc lao động cưỡng bức.

Các ngành nghề : Đàn ông và phụ nữ bị buôn bán từ Việt Nam thường làm việc trong các lĩnh vực khai thác gỗ, xây dựng, khai thác mỏ, đánh bắt cá, nông nghiệp, khai khoáng và sản xuất. Người sử dụng lao động của những người lao động này chủ yếu ở Nhật Bản, Ăng-gô-la, Lào, Hàn Quốc và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Ngoài ra còn có một xu hướng ngày càng tăng của nạn buôn người đến các quốc gia xa hơn ở Trung Đông và Châu Âu. Gần đây, những kẻ buôn người đã gửi một lượng lớn người đến Vương quốc Anh để làm việc trong các trang trại cần sa.

Trẻ em : Những kẻ buôn người ép buộc trẻ em từ 6 tuổi làm việc trong các nhà máy may mặc trong điều kiện bóc lột. Trong nước, họ có thể bắt trẻ em đi ăn xin, bán vé số hoặc bán hàng rong ở các khu đô thị. Các báo cáo cũng cho thấy sự gia tăng tổng thể về số lượng trẻ em bị buôn bán và bóc lột tình dục do nhu cầu cao ở Việt Nam.

Du lịch tình dục trẻ em : Việt Nam đang trở thành điểm đến phổ biến của du lịch tình dục trẻ em, thu hút thủ phạm từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ. Nhu cầu ngày càng tăng này đã làm gia tăng các vụ buôn bán trẻ em. Một nghiên cứu đã ước tính rằng 5,6 phần trăm trẻ em ở Việt Nam đã từng có kinh nghiệm liên quan đến buôn bán trẻ em. 

Mại dâm và nô lệ với hứa hẹn giả dối về công việc làm giúp việc gia đình : Một tỷ lệ lớn phụ nữ và trẻ em Việt Nam làm việc trong môi trường mại dâm hoặc nô lệ cưỡng bức thông qua các cơ hội hứa hẹn lừa đảo về việc làm hoặc môi giới hôn nhân. Những kẻ buôn người thường bán họ ở biên giới, sau đó vận chuyển họ đến Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore để bóc lột thể xác và tình dục.

Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon) : Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, hay Rồng Xanh, là một tổ chức phi chính phủ giải quyết vấn nạn buôn người ở Việt Nam. Tổ chức nầy tập trung vào các trường hợp lao động trẻ em cưỡng bức cũng như buôn bán để bóc lột tình dục phụ nữ và trẻ em gái Việt. Tổ chức này đã giải cứu và trợ giúp khoảng 130 phụ nữ và trẻ em hàng năm khỏi nạn bóc lột sức lao động và buôn bán tình dục. Họ cũng cung cấp đào tạo cho cảnh sát, bộ đội biên phòng và các quan chức về quyền trẻ em và chống buôn bán người.

Ngôi nhà Bình yên (The Peace House) : Trung tâm Phụ nữ và Phát triển Việt Nam (Vietnamese Center for Women and Development) quản lý Ngôi nhà Bình yên để cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân bị bạo hành gia đình hoặc buôn bán người. Trung tâm cung cấp nơi trú ẩn, tư vấn, giáo dục và đào tạo nghề cho phụ nữ và trẻ em, cũng như tổ chức các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về bình đẳng giới và buôn bán người. Kể từ khi khai trương, cơ sở Ngôi nhà Bình yên đã cung cấp nơi trú ẩn cho hơn 1.200 nạn nhân và giúp hơn 1.100 người tái hòa nhập xã hội.

Mong muốn có một cuộc sống giá trị và chất lượng hơn của nhiều người Việt đã đẩy họ vào tay những kẻ buôn người, khiến họ bị bóc lột về thể xác và tình dục ở nước ngoài. Những người này ban đầu thường là nạn nhân của nghèo đói, dễ bị tổn thương và tuyệt vọng.

Phạm Đình Bá

Nguồn : VNTB, 24/05/2023

Nguồn :

1. Trần Văn Đông, 9 Nạn nhân buôn người bị thiệt mạng ở Trung QuốcVNTB, 24/05/2023.

2. Minh-Ha La, 10 facts about human trafficking in VietnamThe Borgen Project, 24/05/2023.

Published in Diễn đàn

Bộ Ngoại giao : Báo cáo buôn người của Mỹ không phản ánh chính xác nỗ lực của Việt Nam

RFA, 21/07/2022

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 21/7 lên tiếng phản đối báo cáo về nạn buôn người năm 2022 của Bộ Ngoại giao Mỹ, cho rằng báo cáo này đã "không phản ánh đầy đủ và chính xác các nỗ lực của Việt Nam trong phòng chống vấn nạn này".

1111111111111111111111

Những người phụ nữ Việt lao động tại Saudi Arabia kêu cứu - BPSOS/CAMSA International

Trong báo cáo về nạn buôn người mới được công bố hôm 19/7, Mỹ đã đánh tụt xếp hạng của Việt Nam từ nhóm 2 là nhóm các nước cần phải theo dõi xuống nhóm cuối cùng là nhóm 3. Nhóm 3 là các nước bị cho là có ít nhất một trong các vấn nạn sau : "buôn người trong các chương trình do chính phủ tài trợ, lao động cưỡng bức trong lĩnh vực y tế hoặc các lĩnh vực khác do chính phủ liên kết, nô lệ tình dục trong các doanh trại của chính phủ, hoặc tuyển dụng binh lính là trẻ em".

Ngoài ra, những nước nằm trong nhóm 3 có thể bị hạn chế nhận một số viện trợ từ Mỹ trong tương lai.

Trả lời Tuổi Trẻ Online, bà Hằng khẳng đinh : "Việt Nam đã và đang đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn người với sự tập trung cao độ của tất cả bộ, ngành và địa phương".

Bà Hằng đưa ra ví dụ là : "Một trong những ví dụ gần nhất là vào ngày 18/7, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao đã ký quy chế phối hợp tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân buôn người".

Trong báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, phía Hoa Kỳ đã cáo buộc Chính phủ Việt Nam không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người và chưa có nhiều nỗ lực để thực hiện điều này. Chính phủ Việt Nam cũng không truy cứu trách nhiệm đối với vụ việc hai nhà ngoại giao Việt Nam bị cáo buộc đồng lõa trong vụ đưa người Việt ra nước ngoài rồi trở thành nạn nhân buôn người, và cũng không nỗ lực hết sức để bảo vệ các nạn nhân.

Ví dụ được báo cáo nêu ra cụ thể là vụ những lao động Việt Nam tại Saudi Arabia bị người chủ hành hạ nhưng khi tìm đến Đại sứ quán Việt Nam thì lại bị chính những quan chức ở đây cưỡng bức đem trả lại cho những kẻ buôn người là các công ty môi giới lao động ở Việt Nam.

Nguồn : RFA, 21/07/2022

**************************

Tình cảnh sống như "ngục tù" của nạn nhân bị lừa bán qua Campuchia

RFA, 21/07/2022

"Nói chung qua Campuchia này dễ chết lắm. Nếu làm không được, không có tiền chuộc thì nó sẽ lấy thận của em. Nó dọa em vậy !"

2222222222222222222

Nhóm người Việt bị bắt khi vượt biên trái phép qua Campuchia làm việc - Thanh Niên/RFA edited

Một nạn nhân bị lừa sang Campuchia, yêu cầu được giấu danh tính vì lý do an toàn, cho RFA biết hiện đang bị nhốt và ép buộc làm việc trong một công ty đánh bạc trực tuyến tại Campuchia.

Từ lời hứa hão trên mạng

Người này kể lại với RFA về quá trình mình bị dụ, rồi bị lừa sang Campuchia bán vào các công ty game trực tuyến như thế nào, rồi kết luận rằng có cả một đường dây từ Việt Nam sang Campuchia liên kết với nhau dẫn dụ "con mồi" vào bẫy :

"Em nghĩ là từ ở Việt Nam đã có đường dây. Họ dùng đủ chiêu trò dụ dỗ, rồi lừa gạt, họ lừa bán em sang Campuchia".

Cách đây vài tháng, một bạn nữ tiếp cận, làm quen với nạn nhân qua Facebook. Người này thường xuyên nói chuyện và giới thiệu cho nạn nhân đầu tư, giao dịch một loại tiền ảo trên mạng, nhưng thua lỗ.

Bạn nữ kia khi đó gợi ý cho nạn nhân nên qua Campuchia làm việc kiếm tiền để trả nợ, công việc chỉ là đánh máy tính, lương 25 triệu đồng/tháng :

"Bạn ấy hỏi em biết đánh máy tính không ? Em nói em không biết đánh máy tính. Bạn ấy nói nó cũng giống như điện thoại di động vậy thôi. Qua Cam làm, công việc dễ, kiếm tiền tháng 25 triệu".

Khi đã đồng ý sang xứ Chùa tháp làm việc, nạn nhân được chở tới cửa khẩu Mộc Bài, vượt biên trái phép qua biên giới, rồi lên một chiếc xe bảy chỗ đưa đến một công ty đánh bạc trực tuyến.

Tại đây, một người quản lý nói với nạn nhân rằng làm việc ở đây lương 600 đô-la Mỹ/tháng, không có hợp đồng làm việc.

Nếu không muốn làm, hoặc làm không được việc thì chỉ cần trả lại tiền xe đã đưa người từ Việt Nam qua Campuchia là được thả ra. Mức phí xe được cho biết ít nhất 2000 đô-la Mỹ, hoặc có thể cao hơn, tuỳ vào "tâm trạng" của người quản lý :

"Nếu em làm không được thì em phải đền tiền xe cho công ty. Tiền xe công ty báo cho em biết là gần 2000 đô-la, tượng đương 40 triệu đồng.

Nhà thì không có tiền, em không có cách trốn thoát khỏi nơi này".

Trở thành nạn nhân buôn người

Vì cả tin vào lời dụ dỗ của một người không quen biết trên mạng xã hội về một công việc nhẹ nhàng, không cần kinh nghiệm mà lương cao cả ngàn đô-la Mỹ mỗi tháng, người này đã trở thành nạn nhân buôn người, bị nhốt, bị bóc lột sức lao động…

Theo lời nạn nhân cho biết, công việc chính của những người bị lừa vào đây là lên Facebook tìm kiếm "khách hàng" rồi dụ họ chơi cá cược trong game trực tuyến. Nếu ai tìm không đủ chỉ tiêu thì sẽ bị bán sang công ty khác làm việc. Khi đó số tiền "chuộc thân" để được thả ra sẽ tăng thêm từ 1000 đến 2000 đô-la Mỹ nữa :

"Hiện tại bây giờ thì em làm không được, em kiếm khách không được. Áp lực lắm. Nếu làm không được thì nó sẽ chuyển em sang nơi khác. Chuyển em sang nơi khó hơn".

Mọi sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ đều diễn ra bên trong khuôn viên công ty này, không được bước chân ra cổng công ty, cũng không giao tiếp với những người ở phòng khác.

Mỗi phòng ở từ sáu đến mười người, tính luôn người quản lý. Nhất cử nhất động của tất cả mọi người đều bị hệ thống camera giám sát chặt chẽ, chỉ trong nhà vệ sinh là không lắp đặt camera :

"Thằng quản lý nó ở chung phòng với tụi em. Mỗi phòng là một thằng quản lý. Bởi vì tụi nó rất sợ tụi em bỏ trốn".

Mỗi ngày, mọi người bị bắt buộc phải làm việc 12 tiếng đồng hồ, xoay ca với những người còn lại, xong việc thì về phòng ngủ nghỉ. Những ai không chịu phục tùng, hoặc làm không được việc sẽ bị đánh, chữi, hoặc thậm chí là bị chích điện :

"Làm 12 tiếng làm xong về phòng ngủ, ngủ xong rồi đi làm, tối ngày quanh năm suốt tháng đều như vậy. Ở trong công ty suốt luôn à. Công ty không có cho ra ngoài cổng.

Làm không xong nó chích điện luôn chứ chửi là bình thường thôi !".

Ngoài chuyện tự đóng tiền chuộc, còn một cách khác để nạn nhân thoát khỏi nơi đó là phải lôi kéo thêm những người mới thế chỗ của mình. Nếu tìm đủ một số lượng người nhất định đưa qua Campuchia làm việc thì sẽ được thả ra.

Theo thông tin từ VTV, từ đầu năm 2021, hàng chục ngàn người lao động người Việt Nam đã tìm đường sang Campuchia làm việc. Trong đó, có tới hàng ngàn người xuất cảnh trái phép qua các cửa khẩu đường bộ.

Người thân bất lực, cầu cứu cộng đồng

Sau khi biết mình đã bị lừa, nhiều nạn nhân được phép liên hệ cho người thân ở Việt Nam để lo tiền chuộc. Tuy nhiên, phần đông những người bị lừa dẫn sang Campuchia làm việc đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Con số 2000-3000 ngàn đô-la Mỹ là quá lớn, họ không có khả năng chi trả.

Bà Nguyễn Thị Liễu, có con là Trần Ngọc Phong, sinh năm 2003, bị bán qua Campuchia hồi đầu tháng bảy, cầu cứu cộng đồng trong nước mắt :

"Mong muốn của tôi là kêu gọi cộng đồng giúp đỡ giùm cho tôi để chuộc con tôi về là tôi quý lắm rồi, cho tôi được chừng nào là tôi mừng chừng đó.

Thiệt tình là tôi rất là sợ. Tôi biết thằng con tôi mà. Nó biết mẹ nó không có khả năng chuộc nó về là nó sẽ tự tử nó chết".

Bà Liễu kể, nửa đêm 2/7, con của bà đi cùng một nhóm người nói là vô Sài Gòn làm việc lương cao, 23 triệu đồng/tháng.

Hai ngày sau, con bà gọi điện về kêu cứu vì đã bị đánh thuốc mê đưa qua Campuchia. Nếu muốn về thì phải gởi tiền chuộc là 10 ngàn đô-la Mỹ :

"Lên Sài Gòn hai ngày người ta cho hắn uống một ly nước, mà hắn không biết đó là ly thuốc mê. Sau khi uống xong là nó chở đi, khi ngủ dậy là thấy đang nằm ở trong nhà của họ có 11 tầng, hắn ở tầng sáu.

Bây giờ hắn nói là nếu không cứu là nó sẽ bán qua một chỗ khác nữa. Hôm rồi tôi ngủ không được. Con tôi điện kêu là cứu 10.000 đô mới về được mà tôi không có tiền, thiệt tình là không có tiền luôn".

Hiện tại, trên Facebook có một nhóm "Hội giải cứu người Việt tại Campuchia", với khoảng 2800 thành viên. Trong đó, có nhiều bài đăng kêu cứu, nhờ mọi người giúp đỡ để được chuộc ra ngoài.

Cơ quan chức năng không hồi đáp

Mạng báo Vietnamplus đưa tin, vào ngày 18/7, tại Hà Nội, bốn bộ thuộc Chính phủ gồm : Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao đã ký kết quy chế phối hợp trong công tác tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân buôn người.

Trước đó, hôm 26/6, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao trả lời báo giới về nạn người Việt bị lừa bán qua Campuchia rằng Bộ đã chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại Campuchia để tìm hiểu, xác minh thông tin và tích cực triển khai các biện pháp bảo hộ công dân cần thiết.

Kết quả là từ đầu năm 2022 đến nay, các cơ quan chức năng hai nước Việt Nam và Campuchia đã hỗ trợ và đưa về nước an toàn khoảng 400 công dân Việt Nam.

Bà Liễu nói với RFA rằng bà đã gởi đơn trình báo và nhờ hỗ trợ lên công an Đà Nẵng, nhưng chưa một lần nhận được hồi âm :

"Khi đó tôi cũng không biết đường nào, chỉ biết gửi giấy tờ xuống công an thành phố. Công an thành phố cũng nhận đơn cho mình mà không thấy giải quyết".

Phóng viên Đài Á Châu Tự do gọi điện về tổng đài bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài thì được cán bộ cho biết là thời gian gần đây cũng có nhiều người Việt Nam bị lừa qua Campuchia để làm việc :

"Thường đối với những trường hợp này thì người nhà của những người này sẽ phải chủ động làm đơn xin giúp đỡ. Trong đơn xin giúp đỡ có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường - xã, nơi mà người thân của họ lưu trú trước khi xuất cảnh, gửi đến Sở Ngoại vụ của tỉnh-thành phố, gửi tới Cục Lãnh sự ở Ba Đình, Hà Nội…

Ngoài ra, những người này có thể chủ động liên hệ ra bên ngoài thì sẽ liên hệ với Đại Sứ quán để họ hỗ trợ.

Về vấn đề thời gian thì còn tùy vào từng trường hợp và khu vực người này ở là như thế nào và tùy vào sự kết hợp của hai nước nữa, thì cũng không thể nói rõ chính xác được thời gian là bao lâu".

RFA gọi điện cho Sứ quán Việt Nam tại Campuchia theo số điện thoại cung cấp trên trang web chính thức của Đại sứ quán Việt nam tại Campuchia, nhưng không có ai nghe máy, dù trong giờ hành chính.

Chúng tôi tiếp tục gởi email về địa chỉ của Sứ quán để cung cấp thông tin về hai trường hợp bị lừa sang Campuchia được nêu trong bài viết này, cũng như hỏi về sự hỗ trợ, bảo hộ của Sứ quán đối với các nạn nhân buôn người, nhưng đều không nhận được câu trả lời nào.

*************************

Báo cáo Buôn người 2022 : Việt Nam tụt hạng, quan chức tiếp tay cưỡng bức lao động ở nước ngoài

RFA, 19/07/2022

Việt Nam bị xếp vào nhóm các nước hạng ba, tức hạng cuối, trong báo cáo về nạn buôn người toàn cầu năm 2022 do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 19/7.

333333333333333333333

Buổi công bố Báo cáo Buôn người 2022 (The 2022 Trafficking in Persons Report), Diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào trưa ngày 19/7 (giờ địa phương). Tại đây, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken cho biết Bản báo cáo đánh giá 188 quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm cả Hoa Kỳ, đang hoạt động như thế nào trong việc ngăn chặn nạn buôn người, bảo vệ nạn nhân và trừng phạt những kẻ buôn người.

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết theo báo cáo chi tiết, năm qua có 21 quốc gia đã được nâng cấp lên một hạng. Vì chính phủ các nước đó đã có những nỗ lực đáng kể để chống lại nạn buôn người ở trong nước cũng như đối với công dân của họ ở nước ngoài.

Ngược lại, có 18 nước đã bị hạ một bậc, cho thấy rằng họ không có những nỗ lực đáng kể để chống lại nạn buôn người, hoặc tệ hơn là chính phủ những nước đó có chính sách hoặc mô hình buôn người do nhà nước bảo trợ :

"Tham nhũng tiếp tục là công cụ hữu hiệu hàng đầu của những kẻ buôn người. Các quan chức chính phủ rõ ràng có thể đã làm ngơ trước các hoạt động bất hợp pháp, cung cấp tài liệu giả cho người lao động… Tham nhũng cho phép những kẻ buôn người tiếp tục hành động mà không bị trừng phạt.

Buôn người vi phạm quyền được tự do của tất cả mọi người : tự do được làm những gì mình muốn, được trở thành ai và sống cuộc đời như thế nào".

Việt Nam nằm trong nhóm 18 nước bị tụt hạng và cũng thuộc nhóm 11 nước xếp hạng ba. Các nước hạng ba bị cho là có ít nhất một trong các vấn nạn sau : "buôn người trong các chương trình do chính phủ tài trợ, lao động cưỡng bức trong lĩnh vực y tế hoặc các lĩnh vực khác do chính phủ liên kết, nô lệ tình dục trong các doanh trại của chính phủ, hoặc tuyển dụng binh lính là trẻ em".

Báo cáo nêu rằng Chính phủ Việt Nam không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu để xóa bỏ nạn buôn người và chưa có nhiều nỗ lực để thực hiện điều này. Chính phủ Việt Nam cũng không truy cứu trách nhiệm đối với vụ việc hai nhà ngoại giao Việt Nam bị cáo buộc đồng lõa trong vụ đưa người Việt ra nước ngoài rồi trở thành nạn nhân buôn người, và cũng không nỗ lực hết sức để bảo vệ các nạn nhân.

Vào năm 2021, một số nạn nhân bị cưỡng bức lao động ở Saudi Arabia đã trốn thoát tìm đến Đại sứ quán Việt Nam, nhưng bị chính quan chức ở đây cưỡng bức trả lại cho những kẻ buôn người.

Trong một vụ khác cũng ở Saudi Arabia, sau khi những nạn nhân tìm được nơi trú ẩn ở một tổ chức tại địa phương và tiếp cận với Sứ quán, cũng chính quan chức này đã nói dối rằng sẽ cho họ hồi hương. Nhưng sau đó lại "bán" nạn nhân cho những người chủ mới và họ tiếp tục bị cưỡng bức lao động.

Các tổ chức phi chính phủ nước sở tại đã giúp đỡ những nạn nhân này được về trở về nước. Trong khi đó, các nhà chức trách tại Việt Nam đôi khi còn sách nhiễu và gây áp lực với nạn nhân và gia đình của họ nhằm cố gắng bịt miệng những người này.

Chính phủ Việt Nam thông báo đang điều tra về vụ việc nêu trên. Tuy nhiên, các quan chức ngoại giao bị tố cáo vẫn tiếp tục được tại vị mà không phải chịu bất kỳ một hình phạt nào. Một số người bị cáo buộc là đồng phạm cũng đã trở về Việt Nam hoặc đi du lịch các nơi trong khi vẫn tiếp tục hoạt động tuyển dụng lao động ra nước ngoài làm việc.

Vụ án bốn quan chức lãnh đạo Cục Lãnh sự Bộ ngoại giao bị bắt do tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam mắc kẹt ở nước ngoài hồi hương với giá cắt cổ cũng là một điểm trừ của Việt Nam trong báo cáo về nạn buôn người của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

Về mặt tích cực, Hoa Kỳ ghi nhận rằng chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số bước để giải quyết nạn buôn người, bao gồm việc tăng cường hợp tác thực thi luật pháp quốc tế ; bắt đầu đánh giá để thực hiện dự thảo sửa đổi luật chống buôn người và hỗ trợ nhiều nạn nhân hơn so với năm 2020.

Ngoài ra, từ năm 2022, Việt Nam cũng ban hành luật bãi bỏ phí môi giới cho người lao động ở nước ngoài. Phí này được cho là nguyên nhân khiến người lao động Việt Nam có nguy cơ cao bị cưỡng bức do áp lực phải làm việc để trả khoản nợ đã vay để đóng tiền phí môi giới.

Từ đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra một số khuyến nghị dành cho chính phủ Việt Nam, bao gồm :

- Phối hợp với các tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự để sửa đổi luật chống buôn người. Nghiêm khắc truy tố tất cả các hình thức buôn người, trừng phạt những kẻ buôn người, kể cả trong các trường hợp liên quan đến các quan chức bị cáo buộc đồng lõa.

- Tập trung vào việc xác định và điều tra các vụ lao động cưỡng bức và buôn bán nội tạng, bao gồm cả những vụ liên quan đến nạn nhân là nam giới. Phối hợp với xã hội dân sự, tăng cường phối hợp liên ngành để xác định và hỗ trợ nạn nhân trong các nhóm dễ bị tổn thương, ví dụ như lao động nhập cư hay các cá nhân hoạt động mại dâm…

- Loại bỏ tất cả các khoản phí tuyển dụng mà người lao động trả và các hình thức tuyển dụng có tính chất lợi dụng đối với người lao động ra nước ngoài làm việc. Tăng cường giám sát các công ty tuyển dụng lao động, các công ty môi giới, và truy tố các mạng lưới môi giới phụ bất hợp pháp.

- Mời xác minh độc lập để chấm dứt lao động cưỡng bức trong các trung tâm cai nghiện ma túy và minh bạch kết quả điều tra đó.

Bản báo cáo cũng đưa ra cảnh báo về tình trạng nhiều băng nhóm buôn người lợi dụng người dân Việt Nam thất nghiệp do đại dịch, kinh tế khó khăn nên đã dụ dỗ, hứa hẹn hão huyền về cơ hội việc làm ở nước ngoài với mức lương cao.

Nhiều phụ nữ và trẻ em gái bị lừa đưa đến nhà thổ ở biên giới Trung Quốc, Campuchia và Lào, hoặc đến các nơi khác ở Châu Á, Tây Phi và Châu Âu. Theo báo cáo, ngày càng có nhiều phụ nữ Việt Nam bị buôn bán tình dục ở Miến Điện.

Theo báo cáo, nhiều phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là người dân tộc thiểu số H’mong, đã bị bắt cóc rồi đưa Trung Quốc cho các cuộc hôn nhân cưỡng bức hoặc lao động cưỡng bức.

Trong một số trường hợp đang di cư sang các nước Châu Âu để làm việc, băng nhóm buôn người Châu Âu thường bóc lột nạn nhân Việt Nam, cưỡng bức lao động hay thậm chí là và buôn bán tình dục trước khi họ đến đích cuối cùng.

*********************

Mỹ cho Việt Nam vào danh sách đen về nạn buôn người

Phan Minh, RFI, 20/07/2022

Hoa Kỳ hôm 19/07/2022 đã đưa Việt Nam, Cam Bốt, Brunei và Ma Cao vào danh sách đen về nạn buôn người.

buonnguoi1

Ngoại trưởng Antony Blinken công bố bản báo cáo thường niên về nạn buôn người tại bộ ngoại giao Mỹ (Washington DC, Hoa Kỳ), ngày 19/07/2022.  AP - Manuel Balce Ceneta

Theo AFP, trong một báo cáo thường niên, ngoài những nước kể trên, Hoa Kỳ cũng đã thêm Belarus vào danh sách đen và trong một lần hiếm hoi chỉ trích một đồng minh phương Tây, Washington đã đưa Bulgaria vào danh sách theo dõi, vì lo ngại rằng nước này không coi trọng việc chống nạn buôn người

Các quốc gia bị đưa vào danh sách Tier 3 (danh sách theo dõi nhóm 3) phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của Mỹ, mặc dù Washington thường xuyên từ bỏ trừng phạt đối với các quốc gia thân thiện và hứa cải thiện.

Việt Nam, quốc gia có mối quan hệ nồng ấm với Washington do cùng quan ngại Trung Quốc, đã bị hạ cấp xuống nhóm 3 vì Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng chính quyền Hà Nội đã giảm các vụ truy tố về các vụ buôn người vào năm 2021.

Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đến việc Hà Nội không có hành động nào đối với một nhà ngoại giao và nhân viên đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia bị cáo buộc đồng lõa trong vụ buôn người mà nạn nhân là công dân của chính Việt Nam.

Tại Cam Bốt, Bộ ngoại giao Mỹ cho biết "nạn tham nhũng phổ biến" đã cản trở nỗ lực giúp đỡ hàng nghìn trẻ em, bao gồm cả trẻ em bị bán cho các cơ sở giải trí, lò gạch và các hoạt động lừa đảo trực tuyến.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng tham nhũng là "công cụ hàng đầu" của những kẻ buôn người, những kẻ trông cậy vào sự làm ngơ của các chính phủ.

Báo cáo thường niên về nạn buôn người của bộ ngoại giao Mỹ từ trước đến nay cũng chỉ trích cả các đồng minh thân cận và thường gây xích mích, nhưng các quan chức Mỹ nói rằng báo cáo này cũng đã khiến các chính phủ phải hành động.

Phan Minh

*********************

Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách đen buôn người

AFP, VOA, 19/07/2022

Mỹ ngày 19/7 bổ sung tên Việt Nam, Campuchia, Brunei và Macau vào danh sách đen buôn người với cáo buộc nỗ lực yếu kém trong việc ngăn chặn hoạt động cưỡng ép mại dâm hay hỗ trợ lao động nhập cư.

buonnguoi2

Ngoại trưởng Antony Blinken công bố Phúc trình Buôn người hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ tại Bộ Ngoại giao, ngày 19/7/2022.

Trong phúc trình thường niên, Hoa Kỳ cũng đã thêm Belarus vào danh sách đen và đưa Bulgaria vào danh sách theo dõi vì lo ngại rằng nước này không coi trọng nạn buôn người.

Phúc trình buôn người hàng năm của Bộ Ngoại giao Mỹ từ trước đến nay không tha cho các đồng minh thân cận, thường gây xích mích, mặc dù các quan chức Hoa Kỳ nói rằng việc này đã khiến các chính phủ phải hành động.

Các quốc gia bị đưa vào danh sách đen - "Bậc 3" - phải chịu các chế tài của Hoa Kỳ, mặc dù chính quyền Mỹ thường miễn trừng phạt đối với các quốc gia thân thiện hứa hẹn sẽ cải thiện.

Việt Nam, quốc gia có mối quan hệ nồng ấm với Washington do cùng quan ngại về một Trung Quốc trỗi dậy, đã bị hạ cấp xuống Bậc 3.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói chính quyền Hà Nội đã giảm các vụ truy tố buôn người trong năm 2021.

Phúc trình đặc biệt nhận thấy Việt Nam sai trái khi không có hành động nào xử lý một nhà ngoại giao và nhân viên sứ quán Việt Nam tại Ả rập Xê út bị cáo buộc đồng lõa buôn bán một số công dân Việt ra nước ngoài.

Tại Campuchia, Bộ Ngoại giao nói "nạn tham nhũng phổ biến" đã cản trở nỗ lực giúp đỡ hàng nghìn trẻ em, bao gồm cả trẻ em bị buôn bán đến các cơ sở giải trí, lò gạch và các hoạt động lừa đảo trực tuyến.

Tại thành phố bán tự trị của Trung Quốc ở Macau, một lãnh thổ cũ của Bồ Đào Nha nổi tiếng với các sòng bạc và ngành công nghiệp tình dục nở rộ, phúc trình cho biết chính quyền đã không cung cấp dịch vụ cho một nạn nhân buôn người trong ba năm liên tiếp.

Cùng với Malaysia, các quốc gia vẫn kẹt trong danh sách đen từ năm trước là Afghanistan, Cuba, Eritrea, Guinea-Bissau, Iran, Myanmar, Triều Tiên, Nicaragua, Nga, Nam Sudan, Syria, Turkmenistan và Venezuela.

Các điều khoản của Luật Bảo vệ Nạn nhân Buôn người hạn chế một số loại viện trợ của Mỹ và một vài phạm vi khác trong tài trợ của Mỹ và tài trợ đa phương dành cho các nước Bậc 3 bắt đầu với Phúc trình Buôn người năm 2003.

Các khoản tài trợ bị hạn chế bao gồm viện trợ không vì mục đích nhân đạo, viện trợ nước ngoài không liên hệ đến thương mại được cho phép chiếu theo Luật Viện trợ Nước ngoài 1961, các hoạt động mua bán và tài trợ được cho phép chiếu theo Luật Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí, tài trợ trao đổi giáo dục-văn hóa, cũng như các khoản cho vay và nguồn quỹ do các ngân hàng phát triển đa phương và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cung cấp.

Theo AFP

Published in Việt Nam

Thái Lan, vương quốc của những bãi biển đẹp đến mê hoặc lòng người, với những món ăn ngon, dồi dào tôm cá. Ngành xuất khẩu hải sản Thái Lan mỗi năm mang về cho đất nước hàng tỷ đô la. Nhưng đằng sau những nét đẹp có vẻ thanh bình đó là mồ hôi, là nước mắt, là máu và đôi khi cả tính mạng của những lao động di dân, những người đóng góp không nhỏ cho sự thịnh vượng của đất nước.

thailan1

Người di cư Miến Điện và công nhân Thái Lan thu gom tôm tươi tại chợ hải sản ở tỉnh ven biển Samut Sakhon của Thái Lan. AFP – Lillian Sưanrumpha

ILLIAN SUWANRUMPHA

"Tôi muốn về nhà. Mọi thứ chẳng có gì thay đổi. Chúng tôi làm việc như là nô lệ. Ai cũng bị mắc nợ hết, tôi thậm chí không hiểu vì sao tôi bị mắc nợ. Chúng tôi làm việc trên chiếc thuyền này từ 3-4 năm nay. Chúng tôi muốn đào thoát bằng đường biển. Nhưng chúng tôi quá mệt mỏi !"

Một lao động nước ngoài xin ẩn danh, làm việc trên một tầu đánh cá cho một hãng khai thác hải sản Thái Lan, có lời than thở như thế trong một phóng sự điều tra gây sốc có tiêu đề "Thailand’s Seafood Slaves" (tạm dịch là Nô lệ ngành hải sản Thái Lan), do Quỹ Công lý Môi trường (Environmental Justice Foundation – EJF) thực hiện năm 2015.

Cam Bốt, Lào, Miến Điện : Nguồn cung ứng "nô lệ"

Sáu năm sau cuộc phóng sự điều tra, bất chấp những cam kết từ chính quyền Bangkok, nạn buôn người và ngược đãi lao động nhập cư ở Thái Lan không mấy gì được cải thiện và còn trở nên tồi tệ hơn, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Đến mức, đầu tháng 7/2021, bản "Báo cáo về nạn buôn người" (TIP – Trafficking in Persons) do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố mỗi năm đã giáng hạng Thái Lan từ cấp 2 xuống bậc nằm trong danh sách theo dõi cấp 2.

Xin giải thích rõ là, bảng xếp hạng của TIP phân chia thành 4 bậc :

- Cấp 1 dành cho tất cả những nước nào tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực tối thiểu được quy định trong đạo luật ban hành năm 2000 về việc bảo vệ các nạn nhân của nạn buôn người (TVPA).

- Cấp 2 là những nước chưa tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực tối thiểu đó nhưng có những nỗ lực để thực hiện.

- Danh sách theo dõi cấp 2 bao gồm các quốc gia chưa thực hiện đủ TVPA nhưng có nỗ lực để thực hiện, nhưng vẫn bị xếp vào danh sách này là do số nạn nhân vẫn còn nhiều hay tăng đáng kể, hoặc không cho thấy có những cải thiện so với năm trước.

- Cấp 3 đương nhiên là những chính phủ nào không tuân thủ TVPA và cũng không có những nỗ lực quan trọng nào để cải thiện…

Các tác giả của báo cáo TIP 2021 chỉ trích chính phủ Thái Lan bất lực trong cuộc chiến chống tình trạng lao động cưỡng bức mà các lao động di dân phải hứng chịu trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Thái Lan, đặc biệt là ngành đánh bắt cá xa bờ.

Theo quan sát từ Văn phòng Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) chi nhánh tại Thái Lan, di dân lao động chủ yếu đến từ Cam Bốt, Lào và Miến Điện. Những lao động này, không được ký hợp đồng, phải làm việc từ 18 đến 20 giờ mỗi ngày, 7 ngày trên 7. Không chỉ thiếu ăn, thiếu nước, thiếu thuốc men, họ còn phải chịu cảnh hành hạ thể xác, như lời kể của một ngư dân, đã chạy thoát được, với Quỹ Công lý Môi trường.

"Khi tôi mới đến, sự việc thật sự là rất tồi tệ. Họ chẳng khác gì như những kẻ xã hội đen. Họ tra tấn và giết ngư dân rồi ném xác xuống biển. Họ hành hạ thủy thủ đoàn bằng nhiều cách : đánh đập, đấm đá và giết chết trên đại dương. Tôi đã từng tận mắt chứng kiến cảnh giết người. Rồi chúng tôi nhìn thấy những chiếc tầu mầu đỏ nằm dọc theo bến cảng. Tôi tự nghĩ là chúng tôi sẽ phải sang thuyền để làm việc. Tôi hoàn toàn hoảng sợ".

Trả lời câu hỏi ban Pháp ngữ đài RFI, bà Géraldine Ansart, giám đốc Văn phòng IOM tại Thái Lan ghi nhận, dịch bệnh bùng phát còn làm nạn ngược đãi lao động di dân thêm trầm trọng.

"Tại Thái Lan, người ta ước tính có khoảng 4 triệu lao động nhập cư, trên thực tế chỉ có khoảng một triệu, thậm chí là chưa tới nữa, là được hưởng bảo hiểm xã hội. Số còn lại, nếu bị tai nạn hay tử nạn tại nơi làm việc, thì họ và gia đình không được hưởng một chi phí bảo hiểm nào hết.

Ở Thái Lan, có rất nhiều lao động bất hợp pháp, không có giấy tờ hợp lệ và tình trạng này còn trở nên nghiêm trọng hơn. Bởi vì, từ tháng 3/2020, Thái Lan chính thức đóng cửa biên giới, nhưng dòng lao động nhập cư vẫn tiếp tục đổ vào một cách trái phép.

Đương nhiên, điều đó có nghĩa, họ vẫn sẽ là nạn nhân của tình trạng bóc lột lao động, họ đến mà không được bảo vệ về một số điểm chẳng hạn như chủ thuê có thể bất lương, khai thác họ bằng cách buộc làm việc thêm nhiều giờ quá mức, tịch thu giấy tờ tùy thân.

Trong suốt nhiều đợt dịch liên tiếp, người ta đã thấy nhiều trường hợp chủ thuê, khi phát hiện những ổ dịch tại một số cơ sở, đã đuổi lao động di dân và gia đình ra khỏi nhà, để họ sống trên những chiếc thuyền bên cạnh, hay trong rừng. Bởi vì họ không muốn chi trả các khoản phí y tế như làm xét nghiệm, cách ly, hay thuốc điều trị Covid-19".

Đại dương bao la, đời người như mành chỉ

Vì sao hình thức lao động cưỡng bức này lại có thể hoành hành mạnh mẽ ở Thái Lan như vậy ? Ian Urbina, cố vấn đặc biệt cho chủ tịch World Maritime University, trả lời tạp chí Diplomatie (tháng 11-12/2020), cho rằng có nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, tài nguyên cá đang cạn kiệt đến mức các nguồn dự trữ gần bờ hầu như đã biến mất. Các thuyền đánh cá buộc phải đi xa hơn để có thể đánh bắt một lượng cá tối thiểu. Đối với các hãng đánh bắt, điều này cũng đồng nghĩa là phạm vi lợi nhuận sẽ rất là hạn hẹp.

Do vậy, để giảm chi phí, các doanh nghiệp và chủ tầu ngày càng dựa nhiều vào việc sử dụng lao động cưỡng bức, bóc lột nạn nhân của tình trạng buôn người và sử dụng hệ thống ràng buộc bằng nợ. Những lao động này đã bị đánh lừa và cưỡng ép đưa lên tầu ra khơi mà không bao giờ được trả lương. Cùng lúc này, tại những nước phát triển, người tiêu thụ tiếp tục tìm kiếm những sản phẩm rẻ nhất, kể cả các mặt hàng thủy hải sản.

Điều thứ hai, như giải thích của ông Ian Urbina, là hệ quả của nguyên nhân thứ nhất. Khi phải đi xa hơn, người công nhân trên những chiếc thuyền đánh cá đó cũng bị cách xa những lực lượng an ninh và các thanh tra lao động, một trạng thái không lo sợ bị trừng phạt ngự trị ngoài khơi xa.

Rồi các chính sách bảo tồn thiên nhiên ở đại dương cũng còn rất ít, công luận cũng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này. Người ta còn có xu hướng nghĩ rằng đại dương bao la, vạn vật ở đó còn khả năng tái sinh… Trong cùng cách nghĩ này, số phận những con người phải đi qua hay làm việc ở những vùng không gian rộng lớn đó dường như không được mấy xem trọng.

Vị cố vấn này, lưu ý rằng tình trạng này là chung cho toàn thế giới không chỉ riêng gì đối với Thái Lan. Tuy nhiên, tình trạng này gần như đạt đỉnh ở vùng Biển Đông, đặc biệt là Thái Lan. Một trong những nguyên nhân chính là vương quốc này thiếu hụt đến gần 50.000 ngư dân theo các số liệu năm 2014 của Liên Hiệp Quốc. Hàng chục ngàn lao động di dân, từ Cam Bốt và Miến Điện được đưa sang Thái Lan mỗi năm để bù đắp nguồn thiếu hụt triền miên. Các chủ tầu bất lương mua và bán con người như là mua bán gia súc.

Hải sản Thái Lan và những "nô lệ thế kỷ XXI"

Giờ đây bị xuống hạng, chính quyền Thái Lan tỏ ra thất vọng. Đối với Bangkok, điều đó phản ảnh là đất nước không có sự tiến bộ về vấn đề này. Theo phóng sự điều tra của Thailand’s Seafood Slaves hồi năm 2015, nạn tham nhũng trong hàng ngũ công chức Thái Lan là một trong những rào cản lớn nhất trong nỗ lực chống nạn buôn người, ngăn chặn tình trạng đánh bắt cá trái phép.

Trước những chỉ trích từ Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Thái Lan biện hộ rằng lao động di dân Cam Bốt, Lào và Miến Điện, đã được gia hạn thị thực nhập cảnh ở Thái Lan đến cuối tháng 3/2022. Quyết định này được đưa ra trong khuôn khổ các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Lời giải thích này đã không thuyết phục được một đại diện của tổ chức Seafood Campaign. RFI lưu ý, nữ đại diện này xin ẩn danh khi trả lời vì những lý do an toàn.

"Lao động di dân tại Thái Lan bị tác động nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng dịch tễ Covid. Họ rõ ràng không được hưởng các biện pháp bảo hiểm xã hội. Những lao động này họ bị phân biệt đối xử bởi các đạo luật : Họ không được quyền thành lập công đoàn và điều đó có nghĩa là họ không có một tiếng nói nào ở nơi làm việc và họ không có khả năng cải thiện điều kiện làm việc của mình. Điều này còn làm cho họ trở nên yếu thế hơn trước những tay săn nhân công, chủ thuê và tất cả những ai muốn bóc lột họ".

Nạn lao động cưỡng bức ở Thái Lan chỉ là một mảng ghép rất nhỏ trong bức tranh toàn cảnh nạn buôn người – những "nô lệ của thế kỷ XXI" như cách gọi của nhiều tổ chức đấu tranh nhân quyền ở Thái Lan nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Thế giới có lẽ vẫn chưa quên những hình ảnh gây sốc, cảnh bán đấu giá người tại một khu chợ ở Libya, được phát sóng trên kênh truyền hình Mỹ CNN hồi tháng 11/2017. Những cảnh tượng đến từ một thời kỳ đen tối xa xưa trong lịch sử nhân loại, tưởng chừng như thể chẳng có gì thay đổi kể từ thời buôn bán nô lệ.

Cuối cùng, xin được kết thúc bài viết bằng một lời kêu gọi tha thiết từ một ngư dân khi trả lời các nhà điều tra Quỹ Công lý Môi trường : "Những gì tôi muốn nói chính là nếu quý vị có muốn mua và ăn hải sản Thái Lan, xin biết rằng những con cá đó đến bằng chi phí từ việc bóc lột người lao động. Chúng tôi phải làm việc ngày đêm, đôi khi không được chợp mắt một chút nào. Chúng tôi làm việc bất kể thời tiết ra sao. Chúng tôi đang phá hủy cuộc đời mình".

Minh Anh

Nguồn : RFI, 17/11/2021

Published in Châu Á

Việt Nam vẫn còn tên trong danh sách cần theo dõi về nạn buôn người

RFA, 01/07/2021

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần phải theo dõi về nạn buôn người, tức cấp độ hai (tier 2) trong báo cáo về tình trạng buôn người thường niên trên thế giới, được công bố vào chiều ngày 1/7, giờ miền Đông Hoa Kỳ.

buonnguoi1

Một người đàn ông ngồi trước các tấm biển phòng chống nạn mại dâm và ma tuý ở Sơn La hôm 5/5/2009-AFP - Ảnh minh họa

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp tục xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần phải theo dõi về nạn buôn người, tức cấp độ hai (tier 2) trong báo cáo về tình trạng buôn người thường niên trên thế giới, được công bố vào chiều ngày 1/7, giờ miền Đông Hoa Kỳ.

So với năm ngoái, báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm nay vẫn đánh giá Việt Nam là chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn tối thiếu về xóa bỏ tình trạng buôn người dù chính phủ đã có những nỗ lực đáng kể.

Đánh giá về mặt nỗ lực, báo cáo cho biết Chính phủ Việt Nam đã gia tăng việc kết án những tội phạm buôn người, và lần đầu tiên, Chính phủ Việt Nam cung cấp các dữ liệu tách biệt đầy đủ về các vụ buôn bán người cho phía Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngoài ra, Việt Nam cũng đã có những sửa đổi trong luật về môi giới người lao động Việt lao động ở nước ngoài, xóa bỏ phsi môi giới và mở rộng phạm vi bảo vệ quyền lợi của người lao động Việt ở nước ngoài.

Chính phủ Việt Nam cũng được đánh giá là trong năm qua đã gia tăng ngân sách giúp đỡ các nạn nhân của nạn buôn người và thực hiện các chiến dịch nâng cao nhận thức cho các nhóm người dễ bị tổn thương.

Mặc dù vậy, Việt Nam bị đánh giá là đã không cho thấy việc gia tăng nỗ lực tổng thể so với năm trước đó trong việc phòng chống nạn buôn người, một phần cũng là vì đại dịch Covid-19.

Theo báo cáo, Chính phủ Việt Nam không tiến hành các thủ tục xác định nạn nhân một cách hệ thống, trong khi các quan chức không tích cực xác định nạn nhân như phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức tình dục. Điều này dẫn đến việc có những nạn nhân thậm chí bị trừng phạt theo pháp luật vì những gì họ đã làm vì bị những kẻ buôn người ép họ làm.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá các mức phạt tù và tiền trong luật của Việt Nam về nạn buôn người là khá nghiêm khắc nhưng vẫn có điểm chưa tương thích với luật quốc tế. Ví dụ như các điều 150 và 151 Bộ Luật Hình sự quy định về nạn buôn người ở người lớn và trẻ em nhưng không áp dụng với trẻ từ 16 đến 17 tuổi theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trong năm 2020, số trường hợp bị kết tội trong các vụ buôn người tăng lên so với năm trước đó nhưng con số điều tra lại giảm.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao và Bộ Công an, trong năm 2020, Việt Nam đã điều tra 110 vụ buôn người và bắt giữ 144 kẻ tình nghi. Con số này trong năm trước đó là 175 trường hợp.

Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, các nạn nhân của nạn buôn người ở Việt Nam bao gồm những người bị cưỡng bức lao động bao gồm cả người lớn và trẻ em, phụ nữ và đàn ông ; những phụ nữ và trẻ em bị cưỡng bức bán dâm.

Các nạn nhân của cưỡng bức lao động thường được tuyển vào làm trong ngành xây dựng, đánh cá, nông nghiệp, hầm mỏ, khai thác gỗ, chế tạo, tại ác nước như Đài Loan, Malaysia, Nam Hàn, Lào, Nhật Bản. Một số người sang Châu Âu và Anh để làm móng tay hoặc trồng cần sa.

Bọn buôn người cũng nhắm vào phụ nữ và trẻ em Việt Nam để đưa họ sang làm mại dâm ở các nước khác như Trung Quốc, Campuchia, Lào.

Một số phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài theo môi giới hôn nhân hoặc làm việc trong nhà hàng, tiệm massage hoặc quán bar, karaoke ở các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Ả rập Saudi, Singapore và Đài Loan. Họ cuối cùng bị áp phải phục vụ tình dục.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết đã có những quan chức Việt Nam, chủ yếu ở cấp xã, đã tiếp tay cho nạn buôn người, bóc lột nạn nhân bằng cách nhận hối lộ từ bọn buôn người.

**********************

Ngư dân Việt Nam bị giam ở Indonesia : Phí hồi hương liên tục đội giá, không có tiền là còn bị giam

Cao Nguyên, RFA, 01/07/2021

Ngày 20/6 vừa qua, 103 ngư dân bị giam giữ ở trại Tanjung Pinang, Indonesia đã được về Việt Nam. Tuy nhiên, một số người cho biết chi phí phải đóng để được làm thủ tục về nước không rõ ràng và nhiều lần bị đội giá lên cao. Hiện nhóm người này bị ban quản lý nơi cách ly tập trung yêu cầu đóng thêm khoảng sáu triệu đồng mỗi người. Những thuyền viên này cho hay đó là con số quá cao và họ không còn khả năng chi trả nữa.

buonnguoi2

Hình chụp hôm 4/3/2020 ở Batam, Kapulauan Riau. Ngư dân Việt Nam bị giới chức Indonesia bắt giữ vì đánh cá trôm ở khu vực Natuna - AFP

Những người không có tiền để làm thủ tục về đợt này vẫn đang bị giam giữ mà không nhận được sự hỗ trợ nào từ Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia.

Lo được chi phí về nước là "trắng tay"

Ông H, là một người trong nhóm được về Việt Nam hiện đang cách ly ở doanh trại quân đội tỉnh Vĩnh Long, yêu cầu được giấu tên, phản ánh với Đài Á Châu Tự do rằng mọi người muốn về nước phải đóng gần 40 triệu đồng cho một người mô giới để làm thủ tục. Hầu hết ai cũng khó khăn, vét hết tiền của trong nhà mới đủ tiền đóng cho người này.

Ông H nói ngư dân cứ nghĩ 40 triệu đã là toàn bộ chi phí. Nhưng khi về đến Việt Nam, họ lại bị yêu cầu tự chi trả thêm chi phí cách ly tập trung 14 ngày với giá gần sáu triệu đồng mỗi người. Đó là con số quá cao, vượt khả năng của họ lúc này :

"Người ta chỉ mới báo giá này. Bọn tôi cũng đang băn khoăn. Về tới Việt Nam là trắng tay, gia đình cũng đã quá đuối sức rồi, đó ngoài khả năng.

Bây giờ có người về không có cái nhà để ở. Nhà thì đã cầm cố. Do bọn tôi cũng đã đi mấy năm nên vợ con có người chờ được, có người cũng đã đi rồi".

Theo lời ông H, trước khi về Việt Nam, một người làm việc cho Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia có nhắn tin cho ngư dân nói rằng hãy để một người tên là Hoàng Xuân Triều đứng ra làm giấy tờ thủ tục cho mọi người được về nước, nhưng không nói rõ chức danh của ông Triều là gì, có phải nhân viên Sứ quán Việt Nam hay không.

Ngoài ra, nhân viên Sứ quán cũng căn dặn thêm là không nên đưa thông tin cho báo chí vì việc đó không giúp mọi người được về sớm hơn.

Khoảng cuối năm 2020, ông Triều từng báo giá để được làm thủ tục về Việt Nam 25 triệu đồng. Nhiều người đã đóng tiền nhưng chưa được về vào thời điểm đó do tình hình dịch bệnh căng thẳng. Đến cuối tháng 5/2021, ông Triều lại thông báo có chuyến bay về, nhưng chi phí lúc này là 35 triệu đồng đối với những người có tên trong danh sách về của Sứ quán Việt Nam. Những ai không có tên trong danh sách lần này nếu muốn về phải đóng 40 triệu đồng "trọn gói". Có 103 người đã đóng tiền và được về trong chuyến bay ngày 20/6. 

Do ông Triều đã từng làm thủ tục về nước cho một số ngư dân về nước trước đây, do tin tưởng nhân viên Sứ quán, và cũng do lo sợ không được làm thủ tục về nước, nên mọi người chỉ chuyển tiền qua ngân hàng cho ông Triều mà không hề đòi hỏi bất kỳ giấy tờ cam kết hay các điều khoản liên quan :

"Bên Đại sứ quán có nhắn tin trả lời là mọi chi tiết về Việt Nam muốn biết rõ thì liên hệ với anh Triều. Đợt đó nhắn tin và gọi điện lại cho Đại sứ quán thì cũng không bắt máy, nhắn tin thì không trả lời. Họ chỉ tóm tắt rằng muốn gì thì liên hệ với anh Triều".

Phóng viên RFA Liên hệ với ông Hoàng Xuân Triều, ông này trả lời rằng ông đã nói rõ từ đầu là chỉ làm thủ tục cho những ai đóng tiền về được đến Việt Nam, những việc còn lại ông không có trách nhiệm nữa :

"Cái đó chỉ là thỏa thuận với nhau chứ không có cam kết gì hết. Nói thẳng ra là người ta nhờ tôi chứ không phải là tôi yêu cầu người ta đóng tiền. Cho họ về tới đó là được rồi, còn sau này là chuyện của họ, tôi không có biết.

Ví dụ như tôi nhận tiền mà họ không về được thì tôi chịu trách nhiệm, còn về tới đó là cách ly thì họ phải tự chịu trách nhiệm.

Tôi là người hỗ trợ giấy tờ thủ tục để được về sớm với gia đình là mừng rồi, còn đừng bao giờ gọi cho tôi để hỏi về vấn đề đó, tôi đã nói từ ban đầu rồi !"

Không có tiền là chưa được về

Hiện tại, có khoảng hơn 60 ngư dân vẫn còn bị giam giữ tại trại Tanjung Pinang ở Indonesia do không có tiền đóng để làm thủ tục về. Anh T, một người trong nhóm ngư dân chưa được về nước nói với Đài Á Châu Tự do về tình cảnh của những người bị kẹt lại :

"Tại vì không có tiền đóng để về. Bây giờ tiền vé đến hơn ba mươi mấy triệu lận, toàn là những người có hoàn cảnh khó khăn không. 

Nói chung bây giờ ở đây còn lại toàn những người không có tiền, từ đó giờ giờ gia đình không có ai gửi tiền qua luôn, cũng như em bị bắt đến giờ gia đình không có tiền để gởi qua".

Trên trên web Cổng Thông tin điện tử về công tác Lãnh sự của Bộ Ngoại Giao Việt Nam có thông báo về "Quỹ Bảo hộ công dân". Quỹ này được thành lập từ năm 2007, với mục đích "bảo hộ các quyền lợi, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài ; Hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp cho công dân, pháp nhân Việt Nam gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà họ không thể tự khắc phục được tại thời điểm đó".

Một trong các hoạt động hỗ trợ cụ thể mà quỹ này đề cập đến là "Tạm ứng các chi phí chuyên chở, tiền ăn, ở đối với ngư dân chờ làm thủ tục về nước". Ông T nói không ai biết gì về quỹ bảo hộ này, nhân viên Sứ quán cũng không liên lạc được :

"Đại sứ quán không có đề cập đến chuyện đó. Họ nói là ai có điều kiện thì về trước, còn không có điều kiện thì từ từ giải quyết. Nhưng bây giờ ở đây đã hai năm rồi, có người đã ở gần ba năm. 

Bây giờ chỉ mong Nhà nước hỗ trợ sao cho được trở về để đoàn tụ gia đình, đi làm ăn thôi".

Phóng viên Đài Á Châu Tự do nhiều lần gọi điện đến số điện thoại của Đại sứ quán Việt Nam tại Indonesia để xác minh những phản ánh của ngư dân, nhưng không có ai nghe máy, dù đang trong giờ hành chính.

Hồi cuối tháng 5/2021, giới chức Indonesia trả lời phỏng vấn của ban BenarNews thuộc Đài Á Châu Tự do rằng hiện có hơn 500 ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ rải rác trong các trung tâm giam giữ gần các cảng trên khắp Indonesia. Những người này bị bắt giữ với lý do xâm phạm vùng biển của Indonesia.

Theo luật pháp Indonesia, chỉ có những tài công (người lái tàu) mới bị xét xử, bị tù và trục xuất sau, còn các thuyền viên như ông không phải ra tòa mà chỉ chờ ngày về.

Phát ngôn nhân của Tổng cục Di trú Indonesia, ông Ahmad Nursaleh khẳng định, Việt Nam có trách nhiệm phải hồi hương các ngư dân của mình : "Tổng cục trưởng Tổng cục Di trú đã liên lạc với phía Việt Nam mỗi khi có thêm người Việt Nam bị bắt giữ. Số lượng của họ tiếp tục tăng mà không rõ khi nào họ sẽ được nhận trở về". Nhưng trong gần một năm, chính quyền Hà Nội không đưa ngư dân hồi hương.

Báo chí Nhà nước đưa tin vào tháng 12/2020 cho biết, Đại sứ quán Việt Nam đã nhiều tiến hành thăm hỏi và bảo hộ công dân đối với các ngư dân đang bị tạm giữ, thúc đẩy tổ chức các chuyến bay hồi hương sớm.

Cao Nguyên

*******************

Facebook kiện bốn người Việt Nam vì hành vi chiếm đoạt tài khoản quảng cáo

RFA, 01/07/221

Hãng Facebook hôm 30/6 vừa gửi đi thông báo về việc kiện bốn người Việt Nam vì hành vi chiếm đoạt tài khoản quảng cáo. Truyền thông Nhà nước loan tin này vào cùng ngày.

buon3

Logo của Facebook - AFP

Những người bị khởi kiện có tên viết tắt là N.T.H, L.K, N.Q.B, và P.H.D. Những người này bị cáo buộc là đã sử dụng một kỹ thuật gọi là "session theft" hay "cookie theft" (tạm dịch là ăn cắp cookie) để tiếp cận được vào tài khoản Facebook của nhân viên ở các công ty marketing và quảng cáo.

Sau khi vào được các tài khoản Facebook, những người này cho chạy các quảng cáo cho một phần mềm Android có tên "Ad Manager for Facebook". Đây là phần mềm có chứa malware cho thấy màn hình của người truy cập để ăn trộm các dữ liệu truy cập của người dùng. Phần mềm này hiện đã bị gỡ bỏ khỏi Google Store.

Theo Facebook, ứng dụng này được đặt trong Google Play Store và đã được cài đặt hơn 10.000 lần trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 5/2021.

Bốn người tình nghi đã chạy các quảng cáo trên Facebook với trị giá hơn 36 triệu đô la để quảng cáo ứng dụng độc hại này, theo Facebook.

Facebook cũng cho biết hãng đã hoàn tiền cho các nạn nhân và giúp họ bảo mật tài khoản.

Facebook là trang mạng xã hội rất phổ biến tại Việt Nam với hơn 68 triệu tài khoản người dùng tính đến tháng 3 năm 2020, chiếm khoảng 68% dân số Việt Nam.

*******************

Tòa Việt Nam tuyên án tử hình công dân Trung Quốc về tội giết người

RFA, 01/07/2021

Hôm 30 tháng sáu, bị cáo Xiao Guiping, quốc tịch Trung Quốc bị Tòa án Nhân dân Thành phố Đà Nẵng tuyên án tử hình về tội giết người.

buonnguoi4

Bị cáo Xiao Guiping tại tòa. Photo : plo.vn

Theo tin từ truyền thông Nhà nước loan cùng ngày, do mâu thuẫn tiền bạc, Xiao Guiping đã siết cổ Bao Danping, cũng quốc tịch Trung Quốc, đến chết rồi ném xác xuống sông Hàn để phi tang.

Tại tòa, Xiao Guiping thừa nhận cáo trạng truy tố tội giết người là đúng người, đúng tội nhưng xin giảm nhẹ hình phạt. Lý do được bị cáo đưa ra là hành động giết người là do bột phát, không làm chủ được bản thân trong lúc tức giận chứ không phải kế hoạch chuẩn bị từ trước. 

Đại diện Viện kiểm sát cho rằng hành vi phạm tội của bị cáo là côn đồ, man rợ, không có tính người nên cần loại khỏi xã hội để răn đe.

Nhiều vụ việc người Trung Quốc vi phạm pháp luật tại Việt Nam trước đây không bị xét xử mà thường là dẫn độ tội phạm và tang vật về Trung Quốc. 

Việt Nam và Trung Quốc chưa ký kết Luật dẫn độ, mà chỉ ký Hiệp định về tương trợ pháp lý về dân sự và hình sự.

Tháng 7 năm 2019, gần 400 người Trung Quốc bị bắt quả tang vận hành trung tâm đánh bạc qua mạng tại khu đô thị Our City (Hải Phòng) được bàn giao lại cho công an Trung Quốc.

Published in Việt Nam

Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước phải theo dõi về ‘Nạn buôn người’

RFA, 25/06/2020

Phúc trình thường niên về ‘Nạn buôn người’ trên thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 25/6/2020. Trong đó Việt Nam vẫn thuộc nhóm quốc gia có vấn đề buôn người ở bậc 2 cần theo dõi (Tier 2 Watch List).

buonnguoi1

Phúc trình thường niên về ‘Nạn buôn người’ trên thế giới vừa được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 25/6/2020. Photo courtesy of state.gov

Việt Nam bị đưa trở lại nhóm Tier 2 Watch List từ năm 2019, sau 10 năm liên tục ở nhóm Bậc 2 không còn bị theo dõi. (Tier 2 No more Watch List).

Theo Bộ Ngoại gia Mỹ, năm qua, Chính phủ Việt Nam không đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn tối thiểu để loại bỏ nạn buôn người, nhưng đang nỗ lực đáng kể để làm điều đó.

Những nỗ lực của chính phủ Việt Nam được ghi nhận gồm cấp quyền có đại diện pháp lý cho nạn nhân tệ trạng buôn người ; tăng thêm một tháng cư ngụ tại cơ sở tiếp nhận. tăng hỗ trợ tài chính đáp ứng một số nhu cầu thiết yếu ; tiếp tục triển khai những chiến dịch nâng cao ý thức trong những cộng đồng dễ trở thành nạn nhân buôn người như cộng đồng công nhân ra nước ngoài làm việc và đào tạo cán bộ.

Tuy nhiên, chính phủ Hà Nội đã không chứng minh được có thêm nỗ lực so với kỳ báo cáo trước. Mặc dù năm thứ ba liên tiếp, chính phủ xác định nạn nhân ít hơn đáng kể so với năm trước. Thủ tục xác định và hỗ trợ nạn nhân vẫn còn cồng kềnh, chậm chạp và không hiệu quả. Thiếu sự phối hợp liên ngành và một số quan chức tỉnh không am hiểu luật chống buôn người.

Các công ty môi giới không có giấy phép thu phí các công nhân tìm việc ở nước ngoài với mức phí cao hơn luật pháp cho phép. Do đó những công nhân này phải gánh chịu các khoản nợ cao và có nguy cơ cao bị lao động cưỡng bức, bao gồm cả thông qua cưỡng bức vì nợ nần.

Mặc dù có các báo cáo về sự đồng lõa của quan chức, nhưng chính phủ đã không báo cáo bất kỳ cuộc điều tra, truy tố hoặc kết án các quan chức đồng lõa trong tội buôn bán người. Do đó, Việt Nam vẫn nằm trong Danh sách theo dõi cấp 2 trong năm thứ hai liên tiếp.

Phúc trình thường niên về tệ ‘Nạn buôn người’ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nêu lên những kiến nghị cần được ưu tiên, thông qua kế hoạch hành động quốc gia 2021-2025 của Việt Nam. Trong đó :

- Truy tố mạnh mẽ tất cả các hình thức buôn người, kết án và trừng phạt những kẻ buôn người, kể cả trong các trường hợp liên quan đến lao động cưỡng bức hoặc các quan chức.

- Sửa đổi Bộ luật hình sự để hình sự hóa mọi hình thức buôn bán tình dục của trẻ em 16 và 17 tuổi, phù hợp với luật pháp quốc tế. Hiện Điều 150 Bộ luật hình sự, không phù hợp với luật pháp quốc tế. Khi áp dụng cho trẻ em trong độ tuổi từ 16 đến 17, đã không hình sự hóa tất cả các hình thức buôn bán tình dục trẻ em.

- Tiếp tục đào tạo các quan chức về việc thực hiện Điều 150 và 151 của Bộ luật hình sự.

- Chính phủ phải phối hợp với xã hội dân sự và mời xác minh độc lập về việc chấm dứt lao động cưỡng bức trong các trung tâm điều trị ma túy.

Ngoài ra phúc trình cũng kiến nghị Việt Nam mở rộng đào tạo cho nhân viên xã hội về cách tiếp cận tập trung để làm việc với nạn nhân buôn người, cũng như tăng ngân sách quốc gia để cung cấp dịch vụ cho các nạn nhân buôn người tái hòa nhập.

Phúc trình thường niên về ‘Nạn buôn người’ trên thế giới cũng nhắc đến việc, nạn nhân buôn người là nạn nhân trong ngành lao động xây dựng, đánh cá, nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp hàng hải, khai thác gỗ và sản xuất, chủ yếu ở Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc, Lào, Nhật Bản, và ở một mức độ thấp hơn, một số khu vực của Châu Âu và Vương quốc Anh (bao gồm trong các tiệm làm móng và trong các trang trại cần sa).

Trong đó số đó, ngày càng có nhiều báo cáo về nạn nhân buôn người lao động Việt Nam ở Châu Âu, Trung Đông và trong các ngành hàng hải Thái Bình Dương. Trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Việt Nam và Trung Quốc tại các nước láng giềng, như Lào, có thể khai thác lao động Việt Nam và nước ngoài.

Ngoài ra, những kẻ buôn người khai thác phụ nữ và trẻ em Việt Nam để buôn bán tình dục ở nước ngoài ; nhiều nạn nhân bị lừa bởi các cơ hội việc làm bất hợp pháp và bị bán cho các nhà thổ ở biên giới Trung Quốc, Campuchia, Lào và các nơi khác ở Châu Á...

Một số phụ nữ Việt Nam đi du lịch nước ngoài để được môi giới kết hôn với người ngoại quốc hoặc làm việc trong các nhà hàng, tiệm massage, và quán karaoke, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Saudi, Singapore và Đài Loan bị buộc phải buôn bán tình dục.

Báo cáo cũng dẫn một nghiên cứu cho thấy 5,6% trẻ em ở Việt Nam có thể bị ép buộc hoặc bóc lột trong bối cảnh di cư, đặc biệt là trẻ em từ các cộng đồng nông thôn thiếu thốn có nguy cơ cao.

Tuy nhiên theo Phúc trình thường niên về ‘Nạn buôn người’ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện cam kết của mình đối với các nỗ lực chống buôn người, thông qua việc tăng cường phối hợp trong kế hoạch hành động, giữa các cơ quan ban ngành trên toàn quốc để chống buôn người.

Nguồn : RFA, 25/26/2020

*******************

Tuyên án nữ bị cáo liên quan đến cái chết của 1 trong 39 người thiệt mạng ở Anh

RFA, 25/06/2020

Tòa án Nhân dân tỉnh Nghệ An vào ngày 25/6 đã tuyên Nguyễn Thị Thắm (25 tuổi) 15 tháng tù về tội "Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài", liên quan đến cái chết của 1 trong 39 người Việt trong thùng lạnh xe container vượt biên sang Anh.

buonnguoi2

Nguyễn Thị Thắm tại tòa. Nguồn : Báo Nghệ An

Báo trong nước loan tin cùng ngày, cho biết thêm Hội đồng xét xử nhận định cần xử lý nghiêm Nguyễn Thị Thắm trong vụ án này. Nguyên nhân được nói dù chị không có hành vi trực tiếp khiến người trốn đi tử vong nhưng đã ảnh hưởng rất lớn về mặt chính trị.

Theo cáo trạng, chị Nguyễn Thị Thắm đã giúp anh N.V.H. sang Liên Bang Đức lao động trái phép bằng hình thức du lịch với tổng chi phí 16.000 USD. Anh H. đồng ý cách thức và giá cả như trên.

Chị Thắm đã liên lạc với anh trai đang làm việc ở Đức, kết nối với người phụ nữ tên Hương (Hà Nội) để bàn bạc thêm về việc đưa người vượt biên sang Đức.

Ngày 15/7/2018, H. xuất cảnh sang Liên Bang Nga. Khoảng 2 tuần sau, Thắm nhận được điện thoại báo anh H. đã sang nước Đức nên đã đến nhà mẹ của anh H. để thu 16.000 USD như thỏa thuận ban đầu.

Mẹ của H. đã đưa cho Thắm 15.500 USD và 8 triệu đồng. Với số tiền trên, Thắm giữ lại 8 triệu, số tiền còn lại Thắm chuyển cho các đối tượng trong đường dây.

Anh N.V.H. sau một thời gian ở Đức đã vượt biên sang Vương Quốc Anh trên chuyến xe định mệnh khiến 39 người tử vong vào ngày 23/10/2019.

Công an sau đó đã bắt Nguyễn Thị Thắm vì được xác định có liên quan đến cái chết của anh H.

Tại phiên sơ thẩm, Nguyễn Thị Thắm với lý do đang mang thai tháng thứ 7 đã xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt nhưng không được chấp thuận.

Cũng trong ngày 25/6, Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt Trần Thị Hoa 15 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" liên quan đến hành vi lừa xuất khẩu lao động qua New Zealand ; đồng thời, bị cáo có trách nhiệm bồi thường số tiền hơn 1,8 tỷ đồng cho 4 nạn nhân.

Theo hồ sơ vụ án, Trần Thị Hoa dù không được bất kỳ tổ chức nào cấp phép hay giao chức năng, nhiệm vụ làm thủ tục đưa người đi xuất khẩu lao động tại New Zealand nhưng khi được người khác nhờ làm thủ tục cho con đi xuất khẩu lao động, Hoa cam kết sẽ làm thủ tục thông qua hình thức xin cấp visa đi du lịch.

Ngoài ra Hoa còn hứa hẹn sẽ hoàn tất thủ tục trong vòng 30-45 ngày và sang đến New Zealand sẽ sắp xếp tìm việc làm. Nếu không đi được, Hoa sẽ trả lại đầy đủ số tiền đã nhận.

Tuy nhiên Hoa đã không làm thủ tục đi xuất khẩu lao động tại New Zealand như đã cam kết mà sử dụng toàn bộ số tiền nhận được để trả nợ và chi tiêu cá nhân.

Published in Diễn đàn

Trong những ngày qua, bao nhiêu bài và ý kiến đã được viết v 39 nn nhân Vit Nam, phn ln là t min Bc như Hà Tĩnh và Ngh An. Danh tính của h đã được Bộ Công an Việt Nam và cnh sát ht Essex c Anh công b vào ngày 8 tháng 11.

buonnguoi1

Một buổi truyền thông phòng, chống buôn bán người tại xã Bát Đại Sơn (Quản Bạ) của Hội phụ nữ tỉnh.

Hiện nay chúng ta chưa biết hết được câu chuyn ca tng người. Mt vài khía cnh cá nhân ca cô Bùi Thị Nhung, hay cô Phạm Th Trà Mi, được chia s. Mi câu chuyn đu là ni thương tâm. Mi mng sng đu quan trng. Không biết khi nào và có th nào biết tng hoàn cnh ca mi người không. Và có my người tht s quan tâm đ mun biết.

Chuyệđưa thi th v li Vit Nam bằng cách nào đ đáp ng được nguyn vng ca gia đình, theo truyn thng ca phn ln gia đình Vit Nam, cũng là mt vn đ phc tp và nhc nhi không kém. Nếu xy ra ti Úc, xác sut rt cao là chính quyn Úc, cũng như dân chúng Úc s ng h hết mình, tài tr cho nguyên chiếc máy bay (charter plane) đ đưa thi hài về Việt Nam, đến tn sân bay ni bài. Không biết nước Anh có làm vy không?

Người đã chết trong v này thì quá ti nghip. Người còn sng thì kh tâm không kém.

Sẽ còn rt lâu đ biết rõ được đường dây buôn người mà 39 người Vit đã tr thành nn nhân trong vụ này. Tiến sĩ Nguyn Đình Thng, giám đc t chc y ban Cu người Vượt bin (BPSOS), đã trình bày một s chi tiết quan trng v đường dây nhiu mc xích. Liu s có cuc điu tra ngn ngành hay không, và dù có đi na, có tìm ra được th phm hay không, là mt câu hi chưa th có câu tr li hin nay.

Chính quyền Vit Nam có th làm gì ?

Nhiều lm. Tìm ra các th phm đng sau v này là điu ti thiu. Tt nhiên nó đã có bo kê, và có bao nhiêu dây dưa r má đến tng cao, nếu không phi là cao nht, ca chính quyn. Vit Nam có gn c triu công an thuc mi ngành ngh, và công an Việt Nam cũng trách nhim luôn phn di trú, gi là Cục Xut Nhp Cnh. Những ai đi khi, hay v li, Vit Nam thì h đu biết. Nht là nhng người bt đng chính kiến, các nhà hot đng đc lp, hay các thành phần bị lit kê là "phn đng". S không quá đáng khi cho rng trong mt gii cm quyn và nhng người thc thi công quyn ti Vit Nam, nhng thành phn này được xem là nguy him hơn c nhng k ti phm hình s, k c ti phm buôn người (human trafficking) và chuyển nhp lu người (people smuggling). H cũng nguy him hơn c thành phn tình báo Trung Quc xâm nhp và lũng đon chính tr, kinh tế và văn hóa Vit Nam na. Cách x lý ca các cơ quan công quyn và lãnh đo chính tr Vit Nam cho thy quan nim và chủ trương như thế.

Liệu có nên tin tưởng chính quyn Vit Nam s n lc điu tra và chống tn gc nạn buôn người và chuyn nhp lu người sau sự kin này, mc du Th tướng Nguyn Xuân Phúc có lên án, và chỉ đo "cơ quan chc năng sm hoàn tt điu tra, truy t, xét x đ nghiêm tr nhng k phm ti" hay không, đ nó không xy ra ln na?

Nhưng trước khi tiến hành "điu tra, truy t, xét x đ nghiêm tr nhng k phm ti", thì cn phi có nhng chính sách và phương pháp đúng đn. Đu tiên là "phòng nga/prevention" và sau đó là "phát hiện/detention". Phòng nga cn phi có s phi hp ca tt c các ban ngành chính ph ti Vit Nam. Phát hin phi cn có s phi hp ít nht t cc an ninh, cc xut nhp cnh và cnh sát đc nhim. Vấn nn buôn người tại Vit Nam đã xy ra vài thp niên nay. Nhng tr em Vit Nam b buôn người sang Trung Quc và Cambodia làm nô l tình dc đã xy ra ít nht hai thp niên qua, nếu không phi lâu hơn. Nhưng cho đến bây gi ông Th tướng ra ch th các ban ngành thc hành mà vn không nm rõ mc tiêu và chiến lược, thì kết qu, nếu có, cũng s rt gii hn.

Bài nghiên cứu cOanh Nguyen và Hoan Nguyen, được xut bn trên tp chí Flinder Law Journals năm 2018, cho biết s tht bi t lut pháp, chính sách, đến vic thi hành các pháp lut và chính sách này, đc bit t cnh sát Vit Nam, và nói chung các cơ quan công quyn Vit Nam. Hai tác gi đ ngh Việt Nam nên ci thin các chiến lược đ ch đng nhn din và h tr nn nhân ca nn buôn người, nht là trong phm trù xut khu lao đng, mi dâm và tr em lao đng.

Nếu chính quyn Vit Nam biết lng nghe, ít nht vi nhng nghiên cu khoa hc và hc thuật đúng đn, như hai tác gi nêu trên, hay bao nhiêu các nghiên cu và đ ngh khác ti Vit Nam và trên thế gii, k c Liên Hip Quc, thì chuyn 39 "thùng nhân" có xác sut rt thp đ xy ra.

Điều tiếp chính quyn Vit Nam có th làm là cách tiếp cn và giải quyết vn nn này. Sau khi đã trng pht nhng k buôn người, chính quyn phi có trách nhim giúp đ nn nhân và gia đình h. H đã trãi qua bao nhiêu đau kh, mt mát, chn thương trong chng đường này. Có người b hãm hiếp, đánh đp, hâm da, luôn sống trong s hãi. Và cũng có người b giết hi, trên đường đi. Nó s không bao gi phai nhòa trong đu h. Cho nên h cn được h tr, nâng đ, và điu tr tâm lý, đ vượt qua và đ làm li cuc đi. Mt cuc đi đy thương tích. Đy nghch cnh. Hai tác giả Oanh Nguyen và Hoan Nguyen cũng kết lun rng cn phi ci t lut, nht là vì nhng nn nhân, dù biết mình b lường gt, cũng không dám khai báo vì s b lut pháp xét x. Lut pháp và cách thi hành pháp lut như thế tho nào không nhng tht bi hoàn toàn trong việc bo v nn nhân mà còn là đng cơ đ nhng k buôn người tiếp tc trc li ti đa và vn tiếp tc hoành hành.

Điều tiếp theo mà tôi mun nói, vn tc thôi vì không th đi sâu trong bài này, là vn đ h chiếu. Hai trong nhng du hiu mà chúng ta, ngay cả người không chuyên môn hay trách nhim v vn nn buôn người, có th nhn din ra ai là nn nhân, là hai yếu t sau. Mt, là s s hãi th hin rt rõ nơi nn nhân mà mình tiếp xúc. H không dám nói, người khác thường tr li dùm cho h, và h luôn ngó chng coi th có ai đó quan sát theo dõi h không, luôn lo lng s hãi trong ánh mt và c ch v.v... Hai, là h chiếu. Các nn nhân buôn người phn ln, nếu không phi tt c, đu b tch thu h chiếu. Nhng k buôn người dùng nó đ kim soát và ngăn chặn mi ý đnh nào báo cáo vi các cơ quan công quyn. Hiu được điu này nên chính quyn ca nhiu nước dân ch đã thay đi lut và luôn tìm cách bo v nn nhân, mc du sau cùng nếu không phi là công dân thì h cũng b buc phi tr v li nước, tr phi có din hp pháp đ li.

Trong khi đó, tại Vit Nam, tôi không rõ các nn nhân ca các v buôn người này có b tch thu h chiếu khi v li Vit Nam hay không. Nhưng nhng nhà hot đng Vit Nam, mi đây nht là cô Đinh Tho, mi v li Việt Nam cách đây hai hôm khi viết bài này, đã b tch thu h chiếu. Cô Đinh Thảo cũng không phải là ngoi l. Nguyn H Nht Thành, Nguyn Anh Tun v.v… cũng đu b như vy. Ti các quc gia như Úc, h chiếu là quyn đi li ca công dân. Bt c công dân nào. Ch khi nào phm tội rt nng, v an ninh quc gia, v tình trng sc khe (như bnh truyn nhim có th lan rng), hay áo dâm, chng hn, thì h chiếu mi có th không được cp/t chi (refused), hay b hy b (cancelled). Nhưng mi người đu có th khiếu kin ti tòa án. Tòa án là nơi quyết đnh sau cùng, không phi chính quyn.

Những nhà hot đng Vit Nam vi mơ ước vì mt tương lai Vit Nam tt đp hơn li b chính chính quyn ca mình đi x như mi đe da an ninh. H đi x như th phm buôn người vi nn nhân b buôn người. Hết ý kiến !

Sau cùng, liệu nhng tuyên b ca ông Nguyn Xuân Phúc có giá tr gì không, có gii quyết được tn gc vn đ không? Nhng lý do b nước ra đi (push factors) thì vô s, và nhng lý do di cư đến nơi khác (pull factors) thì cũng quá nhiều, trong trường hp Vit Nam. Điu đó cho thy s tht bi toàn din ca chính quyn Vit Nam hôm nay trước mi vn đ ca đt nước, mc du h mun nói mun tuyên truyền như thế nào đi na. Đt nước chưa bao gi có được như ngày hôm nay, người đng đu nước Nguyn Phú Trng tuyên b nhiu ln như thếCuối năm 2016 ông Trọng nói thếĐến đu năm 2019 cũng nói thế. Nhưng mang h chiếu Vit Nam đi đâu cũng b coi thường. S mng của 39 người Vit Nam b buôn người và chết tc tưởi như thế trong thi đi này. Có gì đ hãnh din, đ t mãn đến thế !

Trên thực tế thì thc trng ca đt nước hôm nay là ai cũng mun ra đi, nếu có cơ hi. Ngay c khi tr mt s tin quá ln và phi đi làm nô lệ thi đi mi, qua đường dây buôn lu đy nguy him và bt an, mà cũng có hàng chc, nếu không phi hàng trăm, ngàn người cũng mun đi? Thông tin trung thc và giáo dc công dân vì thế là phn vô cùng quan trng trong mt phn ca gii pháp này. Nhưng chính quyn Vit Nam đã làm gì trong phòng nga và ngăn chn này ?

Vài lời kết

Ông Phúc nên tìm hiểu cách tiếp cn và gii quyết nn buôn người ca các nước khác trên thế gii, như Úc, chẳng hn. Bn nguyên tc quan trng nht là : phòng nga và ngăn chn ; phát hiện và điu tra ; truy t và tuân th; h tr và bo v nn nhân. Nguyên tc và chiến lược đi phó này là sphối hp toàn din của chính quyn.

n na, mun chng tn gc vn nn buôn người, thì trước hết phi chng tn gc nn tham nhũng, với tính cách h thng. đâu cũng có tham nhũng, nhiu hay ít. Con người mà, tham lam ác đc đâu cũng có c. Nhưng h thng? Ch có dưới các chế đ đc tài và cng sn thôi. Khi tham nhũng tràn lan mi tng, mi nơi, mi lúc, thì làm sao chng ci ngun vn đ? Chng l t hy dit chính mình!

Còn những vn đ tng bao quát hơn, như bao vn nn khác ca xã hi, ca giáo dc, ca khng hong nim tin và suy đi đo đc, ca s gi di và trí trá, ca s lm quyn và lng quyn, ca tư duy bo th và lc hu, v.v… thì phi làm gì ?

Rõ ràng là cần mt gii pháp chính tr. Toàn din và trit để.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 23/11/2019

Published in Diễn đàn

Thảm kịch Essex : phần nổi của kỹ nghệ buôn người tỉ đô (VOA, 31/10/2019)

Cảnh sát Anh và B đang điu tra mt đường dây buôn người đa quc chuyên đưa lu người sang các nước phương Tây, báo Brussels Times dn li các gii chc B cho biết.

thamkich1

Cảnh sát ti hin trường nơi 39 xác chết được phát hin trên mt xe ti Grays, Essex, Anh hôm 23/10/2019. Reuters/Peter Nicholls

Tin này được tung ra gia lúc nhà chc trách ca hai nước đang tiến hành điu tra v 39 xác chết được phát hin trong thùng lnh ca mt xe ti ht Essex bên Anh, và ra du hiu s dn n lc nhm phá v các hot đng buôn người ca các băng đng ti phạm có tổ chc ti các bến cng Anh và B.

Theo một bn tin ca đài ABC- Úc Châu hôm 29/10 thì có phn chc đường dây buôn người này có căn c ti Bc Ireland.

Hôm 23/10, thi thể ca 38 người ln và 1 thiếu niên đã đuc tìm thy trong thùng lnh ca mt xe tải ti Grays, ht Essex. Tin tc cho hay nhng nn nhân xut phát t th trn ven bin Zeebrugge bên B ti cng Purfleet Essex bên Anh. Thm kch này đã phơi bày mt trái ca nn buôn người, trong đó các nn nhân phi chi ra hơn 30.000 bng Anh đ ln vào vương quc Anh.

Theo the Sun của Anh thì cho ti nay, có 28 gia đình Vit Nam tin là h có thân nhân đã chết trong chiếc xe ti Essex. Nn nhân nh tui nht được cho là Nguyn Huy Hùng, 15 tui.

Tờ báo tường thut rng mt s thân nhân có biết về những k buôn người đàng sau v này, nhưng nhiu gia đình không dám lên tiếng vì b các băng đng đa phương hăm da.

Báo The Sun nói công an Việt Nam đang điu tra mt trùm băng đng được cho là có dính líu trong các hot đng buôn người, tng làm giàu qua các hoạt đng buôn người Vit sang các nước như Anh và M.

Báo The Sun hôm 30/10 tiết l ông trùm này h Trương, tuy cm đu băng đng Vit Nam, nhưng hp tác vi t chc ti phm Đu Rn ca Trung Quc. T chc ti phm này do mt ph n thành lp. Bà này là Jing Ping Chen, còn gọi là Sister Ping, được coi là 'm đ đu' ca t chc Đu Rn. Đu Rn được cho là có dính líu trong cái chết ca 58 công dân Trung Quc b đưa lu sang Anh vào năm 2000, và chết trong các điu kin tương t như 39 nn nhân trong vụ buôn người tun trước.

Trong vụ buôn người năm 2000, 60 người Trung Quc tham gia mt cuc hành trình tương t trên mt xe ti đông lnh, cũng xut phát t B, mi người phi tr 20.000 bng Anh- tương đương vi 37.691 USD đ mua mt vé trên chuyến đi tới cõi chết.

Những nn nhân trước hết bay ti Belgrade, th đô Serbia, sau đó được đưa bng phà sang Hungary, Áo, Pháp và Hà Lan. Ti Rotterdam, h b đy vào thùng lnh ca xe ti, và chết ngt trong vòng vài gi đng h. Ch có 2 người sng sót.

Cảnh sát ht Essex đang hp tác cht ch vi các cơ quan chc năng khác như B Ni v, Cơ quan Phòng chng ti phm, B Ngoi giao, Cơ quan Nhp cư và biên phòng đ m rng điu tra v vai trò ca các tổ chc ti phm xuyên quc gia trong v 39 người chết trong xe container Essex.

Nhà chức trách đang truy lùng 2 anh em được cho là có liên ly trong v 39 cái chết trong xe ti. Hai anh em Ronan Hughes và Christopher Hughes điu hành mt dch v vn tải hàng hóa ở biên gii Bc Ireland. Ronan b cáo buc là người đã cho mướn chiếc xe ti đông lnh được dùng đ chuyên ch các nn nhân đã chết thm Anh, nhưng không có bng chng cho thy h biết hoc tham gia âm mưu buôn người.

Đài ABC- Úc Châu dẫn li dân biểu Anh Vernon Coaker thuc y ban Quc hi đc trách nn buôn người nói rng đây là mt k ngh quy mô, mang v li lc ln cho các t chc ti phm. "Nhiu người cho rng buôn người mang v nhiu li lc cho nhng k ti phm đó hơn c các hot đng buôn bán ma túy", ông nói.

Trong khi các số liu chính thc đưa ra con s nn nhân ca nn buôn người nước Anh là trên dưới 7000 người, Dân biu Coaker cho rng quy mô ca vn nn buôn người nghiêm trng hơn nhiu.

Ông Coaker nói : "Con số y ch đi diện cho phần ni ca c mt tng băng chìm".

Trước thm kch Essex tun trước, mt thm kch tương t đã xy ra vào năm 2000, khi 60 người Trung Quc thc hin mt cuc hành trình tương t trên mt xe ti đông lnh, cũng xut phát t B. Ch có 2 người sng sót. Lần đó, mi người phi tr 20.000 bng Anh- tươngđương vi 37.691 USD đ mua mt vé trên chuyến đi ti cõi chết.

Những nn nhân trước hết bay ti Belgrade, th đô Serbia, sau đó h được đưa bng phà sang Hungary, Áo, Pháp và Hà Lan. Ti Rotterdam, h b đy vào thùng lnh ca xe ti, và chết ngt vài gi đng h sau đó.

Sau vụ này, nhà chc trách các nước liên quan đã tìm cách ngăn chn di dân bt hp pháp ti các đa đim trung chuyn như cng Dover Anh và Calais Pháp. Cnh sát đã phá hy các tri t nn trong các khu rng Calais, nơi nhiu người t nn n náu trong khi ch cơ hi ln vào nước Anh.T đó nhng k buôn người đã tìm nhng tuyến đường khác.

Một gii chc Anh gii thích :

"Zeebrugge là một cng vn chuyn hàng hóa bng container, do đó cơ quan chc năng không tp trung tìm di dân lu, mà ch kim tra xem hàng hóa có được tr thuế và có hp l hay không. Do đó tuyến đường này tr thành mt tuyến đường hp dn đi vi các t chc ti phm".

Dân biểu Coaker nói các chính ph cn hp tác với nhau và phi linh đng hơn.

"Đương nhiên chúng tôi s tăng cường an ninh ti Zeebrugge và Rotterdam và ngay ti Hull hoc Purfleet… nhưng nhng k buôn người s tìm ra nhng tuyến đường khác".

Ông kêu gọi mt chiến dch đa quc gia, chng các đường dây buôn người ca các nhóm ti phm có t chc quc tế.

********************

Lao động xuất khẩu Việt Nam vỡ mộng ở xứ người (BBC, 30/10/2019)

Nhiều người bỏ ra số tiền lớn để đi lao động ở nước ngoài với mộng đổi đời. Nhưng thực tế khắc nghiệt ở xứ người khiến họ vỡ mộng.

thamkich2

Vụ 39 người chết tại Anh : Làng quê Việt Nam chuẩn bị cho tình huống xấu nhất

Vỡ mộng

Cách đây ba năm, tôi tình cờ gặp Quỳnh (tên nhân vật đã được thay đổi), chủ một hiệu làm móng ở một thị trấn nhỏ phía Bắc Anh Quốc.

Một lần khi tôi ghé thăm, Quỳnh nói muốn nhờ giúp đỡ cho một người bạn của mình là An (tên nhân vật đã được thay đổi) mới sang. Người này bỏ một khoản tiền để sang Anh theo diện du lịch nhưng muốn trốn ở lại để đi làm. Quỳnh nghĩ rằng tôi có thể giúp 'môi giới', tìm cho An một khóa học nào đó và nhân đó may ra được ở lại lâu hơn.

"Nhưng nó không có tiền đâu. Có bao nhiêu tiền đã chi hết cho chuyến bay và mấy tuần đầu ăn ở đây", Quỳnh nói.

Theo Quỳnh, nếu giúp được An ở lại lâu hơn thì Quỳnh có thể tạo điều kiện cho An làm ở tiệm móng. Nhưng vấn đề là An không biết tiếng, và tiền cũng đã hết sạch thì không hiểu sẽ học được khóa học nào.

Tôi còn chưa kịp hiểu ai có thể giúp được An trong những điều kiện như vậy thì mấy ngày sau, Quỳnh thông báo rằng An đã bỏ trốn 'biệt tung tích' khỏi nơi ở trọ.

Những trường hợp như An không phải hiếm. Họ tìm mọi đường sang Anh, như thăm người thân, đi du lịch, hoặc đi học ngắn hạn, nhưng sau đó không về. Chưa biết có kiếm được việc làm không nhưng tương lai bấp bênh và họ luôn sống trong sợ hãi bị cảnh sát bắt. Nhiều trường hợp sau một thời gian trốn chui lủi đã bị bắt, bị giam, rồi trục xuất về nước. Tiền mất tật mạng.

Một trường hợp khác là Mai (tên nhân vật đã được thay đổi), đang thất nghiệp ở Việt Nam thì có người giới thiệu sang Hàn Quốc hái nho kiếm khá tiền, lại không vất vả gì. Mỗi tháng ít nhất kiếm được 30 triệu, theo lời tư vấn. Thêm nữa, người tư vấn nói cảnh ở Hàn Quốc đẹp, đồ ăn ngon, như thế vừa đi làm vừa kết hợp du lịch luôn… Mai liền mua vé máy bay rồi đi luôn, nhưng sang đó thì vỡ mộng.

Nói chuyện với BBC News Tiếng Việt hôm 29/10, Mai cho hay tưởng sang đó 'sướng lắm', hóa ra phải làm hùng hục từ sang sớm tới chiều. Làm luôn tay, chỉ nghỉ vài phút giữa các ca rồi lại làm. Mỗi ngày lương tính ra khoảng một triệu đồng tiền Việt. Nhưng tháng đầu phải nộp cho người môi giới bảy ngày lương. Nhà thuê không rẻ, nên để tiết kiệm phải thuê ở chung với nhiều người rất bất tiện. Làm không có ngày nghỉ thì mới mong kiếm được chút tiền tiết kiệm.

Nếu ốm hay muốn nghỉ thứ Bảy Chủ nhật thì sẽ không có lương những ngày nghỉ. Mang tiếng ở Hàn Quốc nhưng Mai chỉ biết mỗi ruộng nho chứ không có thời gian và cũng không đủ tiền để đi chơi ở đâu. Ngày mùa hè phơi nắng ngoài ruộng cả ngày rát mặt. Nếu làm mùa đông thì mưa tuyết lạnh thấu xương. Đó là chưa kể cứ ba tháng lại phải ra khỏi Hàn Quốc để gia hạn visa rất tốn kém. Tính ra số tiền để dành được chẳng là bao. Mai thấy quá cô đơn và chán nản nên bỏ về Việt Nam.

'Nhiều hệ lụy ở quê nhà'

Đi làm ở xứ người đã vất vả, lại để lại 'nhiều hệ lụy ở quê nhà', như lời ông Trần Trung Thực, 47 tuổi, quê Bắc Giang, hiện đang lao động ở Đài Loan.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 29/10 về cuộc sống ở xứ người, ông Thực nói :

"Tôi tham gia vào đội quân được gọi mỹ miều là xuất khẩu lao động, thực chất là đi làm 'cu li' (lao động chân tay) ở Đài Loan,.. từ năm 2016. Trước đó, tôi là nông dân. Nhưng ruộng ít quá, cấy cầy hay nuôi gà vịt thu nhập ít, lại bấp bênh, nên tôi cùng nhiều người trong xóm đã ra đi".

Trước khi đi, ông Thực phải vay ngân hàng 160 triệu đồng trả tiền môi giới. Sau khi sang Đài Loan, ông nhận mức lương 23.100 Đài tệ, trừ mọi khoản chi phí chỉ còn 12.000 Đài tệ, tương đương 8 triệu đồng một tháng.

thamkich3

Ông Trần Trung Thực đang làm việc tại Đài Loan

"Như vậy, sau ba năm đi làm, tiết kiệm lắm tôi để dành được gần 300 triệu VNĐ. Nhưng lại phải trừ tiền gốc 160 triệu vay mượn lúc đi (chưa tính lãi suất), nên còn vỏn vẹn 128 triệu VNĐ".

Để có hơn 100 triệu đồng ấy gửi về nuôi vợ con ở quê, hơn hai năm trời ông Thực phải làm công việc mạ kim loại rất độc hại. Ngày làm tám tiếng liên tục không nghỉ, chỉ thay phiên nhau nhau ăn cơm rồi lại làm tiếp. Ông Thực sau hai năm đã mắc bệnh đau bao tử, đã có lần phải nhập viện. Mãi gần đây ông Thực mới được chuyển sang làm ở xưởng làm trống, đỡ độc hại hơn.

Để dành dụm được số tiền ấy trong ba năm không phải dễ, theo lời ông Thực. Vì đó là chưa nói tới lúc ốm đau, bệnh tật, "anh em bạn bè cũng có lúc phải chén rượu, chén trà... Ngoài ra, còn những khó khăn khác như bị chủ soi xét, ghét bỏ, bị trù dập và những va vấp khác trong cuộc sống...", ông Thực tâm sự.

Ông Thực cho hay ông không mơ mộng gì làm giàu, và trước khi đi, ông cũng tiên liệu được những khó khăn để chuẩn bị tâm thế đón nhận, nhưng nhiều lúc vẫn cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

"Tôi gặp vô vàn những anh em lao động di công như tôi. Họ đều nói, phải đi 'ba cuốc' (tức là đi ba lần, tổng cộng là chín năm) mới mong tiết kiệm để cất được gian nhà, gian cửa".

"Với những người chấp nhật bỏ quê hương ra đi lâu như vậy để kiếm tiền cho tương lai, thì cũng có vô số hệ lụy như vợ chồng xa cách, không chung thủy, con vắng tình yêu thương của cha mẹ. Có gia đình đã tan nát vì thế".

"Chưa kể, nhiều đêm, đi qua các nhà ga ở Đài Loan, tôi thấy các thanh niên Việt Nam ôm hộp giấy xin tiền bố thí, hảo tâm để giúp đỡ đồng hương bị tai nạn chết. Những cái chết của công nhân di công Việt Nam ở Đài Loan nhiều lắm, nào là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chết do kiệt sức, do cảm... không thể kể hết được".

Riêng trong xóm của ông Thực đã có khoảng 30 người đi xuất khẩu lao động, còn riêng trong toàn xã thì rất nhiều, ông Thực nói ông không thể thống kê.

"Với tư cách là người trong cuộc, tôi mong các bạn trẻ trước khi ký vào hợp đồng xuất khẩu lao động sang Đài Loan hay bất cứ nước nào hãy cân nhắc để không vỡ mộng", ông Thực cảnh báo.

Gần đến hạn hết hợp đồng lao động, ông Thực nói ông quyết định sẽ về, dù chưa biết sẽ làm gì ra tiền ở quê nhà. "Con cái tôi đã đến tuổi dậy thì, thiếu sự chăm sóc của cha mẹ. Vợ chồng lâu ngày xa cách cũng thiếu gắn kết. Tôi rất lo lắng. Tôi sẽ về".

Tuy vậy, ông Thực nhận định rằng trong tình cảnh kinh tế Việt Nam ngày càng khó khăn như hiện nay, "dòng chảy lao động xứ người sẽ không ngừng tại đây", ông Thực nói với BBC từ Đài Loan.

Mỹ Hằng

*********************

Làng quê miền Trung sau vụ 39 người chết ở Anh, có còn yên ả ? (RFA, 29/10/2019)

Chuyến xe định mệnh

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2019, cảnh sát Anh đã phát hiện 39 người thiệt mạng trong thùng một xe tải tại khu công nghiệp Waterglade, thuộc hạt Essex, phía Đông Bắc London, Anh. Cho đến ngày 26/10, cảnh sát hạt Essex, Anh, nơi phát hiện container, vẫn rất thận trọng trong việc đưa ra các suy đoán về quốc tịch của các nạn nhân.

thamkich4

Ông Nguyễn Đình Gia ở huyện Cần Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, có con trai là Nguyễn Đình Lượng 20 tuổi, hiện mất tích ở Anh. Ảnh chụp hôm 29/10/2019. - AFP

Reuters hôm 26/10 trích lời linh mục Đặng Hữu Nam ở Yên Thành, Nghệ An, cho rằng có nhiều khả năng phần đông những người được tìm thấy trên chiếc container là người Việt Nam khi một vài gia đình khi hay tin vụ việc đã báo họ mất liên lạc với người thân đang từ Pháp sang Anh. 2 ngày sau đó, càng nhiều gia đình có người thân mất tích ở Anh trình báo tin nhắn, cuộc gọi sau cùng của người thân, nghe có vẻ trùng khớp với chuyến xe chở 39 người.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 29/10 (6 ngày sau đó), có tổng cộng 18 gia đình trong tỉnh báo có người thân tại Anh không thể liên lạc được. Hà Tĩnh có 10 gia đình trình báo ; Quảng Bình có một trường hợp trình báo con mất tích ở Anh Quốc và Sở Ngoại Vụ Huế cũng đưa thông tin về một người Huế nghi là nạn nhân trong vụ 39 người chết cóng trong xe tải đông lạnh ở Anh.

Như vậy, tính đến ngày 29/10/2019, tổng cộng có 30 trường hợp trình báo có người thân mất tích tại Anh.

Kể từ khi các gia đình ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình trình báo có người thân mất liên lạc và họ tin rằng con, cháu họ nằm trong 39 người chết trong chuyến xe đến Anh, nhiều phóng viên trong và ngoài nước đã đến tận nơi để hỏi thăm và tìm hiểu thêm thông tin, trong đó có phóng viên Reuters, AFP, BBC và nhiều cơ quan truyền thông quốc nội.

Làng quê ảm đảm

Theo mô tả của phóng viên Reuters, nhiều vùng quê nơi có con em mất tích ở Anh, không khí trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết. Nhiều người dân địa phương tỏ ra lo lắng lẫn tiếc thương cho người thân.

Ông Nguyễn Đình Gia ở huyện Cần Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, có con trai là Nguyễn Đình Lượng 20 tuổi, hiện mất tích ở Anh, nói với AFP hôm 29/10 :

"Con tôi chưa gọi lại, tôi đã lập bàn thờ để cầu nguyện cho linh hồn con, bởi vì chúng tôi là người Công giáo. Tôi sẽ hạnh phúc hơn bất cứ điều gì khác nếu tôi có thể gặp lại con, không có gì quý giá hơn, không cần tiền. Tôi chỉ ước con sống lại, đó là điều tốt nhất. Tôi đã nói với con rằng nó không phải đi đâu (ngoài Pháp), ở lại (ở Pháp) và làm bồi bàn, thế là đủ. Nếu nó làm việc ngoài trời, nó sẽ phải đối mặt với thời tiết nắng và mưa, làm việc cho nhà hàng đáng lẽ không sao. Tôi nói với con rằng nó không nên đi".

Anh Nguyễn Đình Lượng là một trong 8 người con của ông Nguyễn Đình Gia, anh Lượng đã sang Pháp từ năm 2018, và làm bồi bàn tại đó. Vài tuần trước, anh Lượng đã gọi về nhà để nói rằng anh sẽ tới nước Anh tìm công việc khác để làm.

thamkich5

Ông Bùi Phan Chính ở huyện Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, có con mất tích ở Anh là Bùi Phan Thắng. Ảnh chụp hôm 29/10/2019. AFP

Một địa phương khác là xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, nơi được biết xưa nay thuần nông, nhưng theo mô tả của người dân địa phương hiện nay nhà cửa khang trang như phố thị. Nhưng những ngày này cũng mang không khí ảm đạm không kém, khi người dân nơi đây lo lắng, tiếc thương cho hai bạn trẻ đã mất liên lạc nhiều ngày nay. Họ cũng gọi điện với gia đình vào ngày 23/10 báo tin họ sang Anh để tìm việc làm. Hai bạn trẻ đó là Nguyễn Đình Tứ sinh năm 1993 và Bùi Thị Nhung sinh năm 2000.

Hôm 29/10, Ông Nguyễn Đình Sát là Cha của Anh Nguyễn Đinh Tứ, nói với Reuters :

"Tôi biết con trai tôi (anh ta) ở trong chiếc xe tải đó vì tôi có người thân đang làm việc ở đó, đã gọi cho tôi và nói với tôi. Họ định đến đón anh ta tại điểm thả nhưng sau đó họ gọi và nói với tôi rằng anh ta đang ở trong chiếc xe tải đó. Họ biết lộ trình, thời gian và điểm thả của xe tải, vì vậy nếu họ nói như vậy, thì đó phải là sự thật. Và tôi nghĩ đó là sự thật vì tôi chưa nghe thấy gì từ con trai mình".

"Chúng tôi đói và nghèo. Con trai tôi đi lính. Sau đó, khi được giải ngũ, anh đã vay vài trăm triệu đồng tiền Việt Nam để bắt đầu kiếm sống, lập gia đình và xây nhà. Anh mắc nợ nên ra nước ngoài tìm việc. Xung quanh đây ở vùng nông thôn, chúng ta không thể làm gì để kiếm tiền".

Cùng nỗi buồn và lo lắng như những gia đình trình báo có người nhà mất liên lạc, nhưng có những gia đình ngoài lo lắng, ngóng đợi tin con, họ còn đứng ngồi không yên vì nợ nần vay mượn cho con làm chi phí đi nước ngoài kiếm việc làm.

Bà Hoàng Thị Ái ở huyện Điện Châu, tỉnh Nghệ An, có con mất tích ở Anh tên Hoàng Văn Tiệp, cay đắng cho Reuters biết :

"Tôi thấy rằng con trai tôi đã bị lừa đảo. Nó tin rằng họ sẽ đưa đi theo lựa chọn 'VIP', chúng tôi không biết họ đưa nó đến Anh bằng cách đưa nó vào một chiếc xe tải. Nếu tôi biết nó sẽ ở trong một chiếc xe tải, tôi sẽ không cho phép nó đi, tôi sẽ giữ con ở đây, và nói với anh em của nó không cho nó mượn số tiền mà nó cần cho chuyến đi".

"Nếu con trai tôi sống sót trở về, tôi và chồng tôi sẽ làm việc chăm chỉ để trả nợ, với sự hỗ trợ của anh em. Chúng tôi giờ già và yếu đi nên không thể trả được khoản nợ lớn. Bây giờ ngay cả khi chúng tôi đang cố gắng rất nhiều, nhưng chúng tôi chỉ có thể trả tiền lời hàng ngày thôi".

Theo AFP, sau khi Tiệp bỏ học từ lớp chín, anh nói với gia đình rằng anh muốn làm việc ở nước ngoài thay vì trở thành ngư dân ở tỉnh quê nhà ven biển. Một năm trước, anh đã tới Pháp, nơi Tiệp làm công việc rửa chén cho nhà hàng. Vào ngày 21 tháng 10 năm 2019, anh ta đã viết thư cho gia đình, yêu cầu lấy 13.000 đô la để trả cho những những người "hứa lo lót" cho chuyến đi của anh đến Vương quốc Anh, đó là lần cuối gia đình nghe được tin tức từ Tiệp.

Theo gia đình, anh Hoàng Văn Tiệp không mang theo gì ngoài 500 euro trong ví và quần áo, rồi lên xe tải với người anh họ, là người cũng đang mất tích.

Mưu cầu hạnh phúc

Theo thống kê sơ bộ được truyền thông trong nước ghi nhận từ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Thành, Nghệ An, toàn huyện hiện có khoảng 500 người đang làm ăn, sinh sống ở nước Anh. Riêng ở xã Đô Thành có khoảng 1.500 người đang làm việc ở nước ngoài, chủ yếu là Châu Âu. Trong số đó, có khoảng 1.000 người thuộc địa phương này đang sinh sống ở Anh và Đức.

Khi trả lời báo chí trong nước về việc, vì sao nhiều con em địa phương rời quê, sang Anh làm việc, ông Lê Thanh Ngọc, Xóm trưởng xóm Phú Xuân, xã Đô Thành giải thích, thu nhập tính theo đầu người ở địa phương khoảng 32 triệu đồng/năm. Trong khi theo thông tin từ những người đi trước, thông thường khi sang Anh làm việc tại các nhà hàng, tiệm nail, thì thu nhập hơn 30 triệu đồng mỗi tháng, đã bao ăn ở, còn tại các nước Châu Âu thì khoảng 1.000 USD mỗi tháng.

Ông Ngọc cũng cho biết, để đi sang được nước Anh, mỗi lao động người Việt phải bỏ gần 1 tỷ đồng cho đường giây môi giới.

Liệu sau vụ việc này, có thức tỉnh ước mơ xuất ngoại của người dân thôn quê, liệu khi hiểu rõ sự nguy hiểm, họ có đánh đổi để hy vọng đổi đời ?

Anh Nguyễn Đình Tài, em trai của anh Nguyễn Đình Lượng, hiện đang mất tích ở Anh nói với Reuters :

"Tôi cảm thấy rất buồn sau sự cố này. Trước đây, tôi muốn đến Vương quốc Anh với tư cách là một du học sinh, vì anh tôi sẽ ở đó để chăm sóc tôi. Nhưng bây giờ tôi rất buồn và tôi không muốn đi nữa. Trong tương lai tôi muốn có thể kiếm tiền ở đây và ở nhà để hỗ trợ bố mẹ tôi với những gì tôi có thể".

Cho đến chiều ngày 29 tháng 10 năm 2019, trước thông tin nhiều gia đình trình báo người thân mất tích ở Anh, Bộ trưởng Công an Việt Nam, ông Tô Lâm cho rằng việc mất tích hay chết trong vụ ở Anh chưa xác định được nên mọi thông tin đều là dự đoán. Ông cho rằng những tin tức đưa lên nếu không chính xác sẽ gây hoang mang.

Cũng trong ngày 29/10, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh cũng cho báo giới biết rằng Bộ Ngoại giao Hà Nội đã tiếp nhận và trao đổi thông tin 14 gia đình trình báo để phía Anh kiểm tra xem có trùng khớp với hồ sơ 39 nạn nhân trong chiếc container đông lạnh hay không.

Ông Phạm Bình Minh cho rằng hiện vẫn chưa thể khẳng định điều gì mà phải gửi cho phía Anh Quốc các mẫu vật cần thiết để đối chiếu. Sau khi các thông tin hai phía đưa ra trùng khớp với nhau thì mới xác định được danh tính các nạn nhân. Theo lời ông Phạm Bình Minh thì công tác này cần rất nhiều nhiều thời gian. Cũng theo ông Phạm Bình Minh thì các thông tin đối chiếu bao gồm cả yếu tố sinh trắc học, kiểm tra bằng ADN.

*****************

Hơn 111.000 người Nghệ An, Hà Tĩnh làm việc ở nước ngoài (RFA, 30/10/2019)

Có hơn 111.000 lao động Nghệ An, Hà Tĩnh ra nước ngoài làm việc trong năm 2010-2017. Trong đó, nhiều người không được tư vấn nên bị lừa gạt, phải qua "cò" gây tốn kém, thậm chí doanh nghiệp ký hợp đồng không đúng với thực tế khiến người lao động phải về nước sớm.

thamkich6

Một công nhân xây dựng tại công trường xây dựng Trung tâm Thể dục dụng cụ Ariake trước Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 diễn ra tại Tokyo vào ngày 7 tháng 11 năm 2018. AFP

Báo trong nước loan tin ngày 30/10, trích báo cáo giám sát gần nhất của Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2010-2017.

Theo đó, việc công khai minh bạch thông tin các doanh nghiệp có chức năng đưa người lao động đi nước ngoài làm việc chưa đầy đủ, cụ thể. Việc này gây khó khăn cho người lao động trong việc lựa chọn.

Ngoài ra, việc các doanh nghiệp đào tạo nghề, ngoại ngữ vào đào tạo định hướng còn hạn chế, nên chất lượng lao động thấp, khó tham gia thị trường các nước, khiến người lao động phải về nước sớm.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2010-2017, Hà Tĩnh có 50.270 người đi nước ngoài làm việc theo hợp đồng. Những người này chủ yếu tập trung ở các huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc. Trung bình mỗi năm tổng số tiền những lao động này gửi về cho gia đình lên đến hơn 4.000 tỉ đồng/năm.

Trong 10 năm liên tiếp, Hà Tĩnh đứng thứ 3 cả nước về số lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Còn tại Nghệ An, trong 7 năm từ 2010-2017, gần 61.000 người đi làm việc ở nước ngoài. Nguồn thu ngoại tệ gửi về qua ngân hàng đạt hơn 250 triệu/năm. Tuy nhiên, hiện nay có gần 12.5000 người lao động của tỉnh đang làm việc ở vùng biên giới không có hợp đồng lao động.

**********************

17 người Việt nhập lậu vào Đức bị bắt (RFA, 30/10/2019)

Chiều ngày 28/10 cảnh sát Đức đã bắt giữ tổng cộng 17 người Việt bị nhét trong 3 chiếc xe ô tô đưa lậu vào nước Đức.

thamkich7

Chiếc xe minivan đưa lậu 7 người Việt Nam (4 nam, 3 nữ) vào nước Đức. Nguồn : thoibao.de

Cụ thể, một chiếc xe Minivan biển số Séc do người đàn ông Ukraine lái chở 7 người Việt gồm 4 nam, 3 nữ đã bị bắt vào khoảng 4 :50 chiều ở bãi đậu xe Am Heidenholz gần biên giới Đức – Séc.

Khoảng 1 tiếng sau, một chiếc xe Ford Focus do tài xế Hungary cầm lái chở 5 người đàn ông Việt không có giấy tờ cư trú cũng bị bắt tại chỗ.

Đến khoảng 11 :45 tối, cũng tại bãi đậu xe Am Heidenholz, nam tài xế người Ukraine lái chở 5 người Việt gồm 2 nam, 3 nữ không có giấy tờ tùy thân cũng bị cảnh sát bắt.

Hiện cảnh sát Liên bang Đức đang điều tra đường dây các vụ đưa người lậu này. Tuy nhiên không rõ 3 vụ này có liên quan nhau không.

Published in Việt Nam

Việt Nam giải quyết không ‘đến nơi đến chốn’ nạn buôn người

Thanh Trúc, RFA, 25/06/2019

Hôm 20 tháng Sáu vừa qua tại thủ đô Washington D.C., Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố phúc trình thường niên về tệ nạn buôn người trên thế giới năm qua. Theo đó Việt Nam bị xếp ở Tier 2 kèm thêm Watch List tức cần bị theo dõi trở lại. Lý do bị đưa vào Watch List là không đạt những điều kiện tiêu chuẩn về bài trừ cũng như giảm thiểu tệ nạn buôn người ; mặc dù đã có nhiều cố gắng.

buon1

Ông Georges Blanchard của tổ chức AAT trong một buổi dạy phòng chống lạm dụng tình dục cho các bé gái ở Việt Nam. AAT

Như vậy, sau 10 năm liên tục ở Bậc 2 không còn bị theo dõi (Tier 2 No More Watch List), năm nay Việt Nam bị Bộ Ngoại giao Mỹ xếp bậc 2 có vấn đề buôn người và còn bị theo dõi (Tier 2 Watch List) vì không cải thiện đến nơi đến chốn.

Dù đã nỗ lực đáng kể song Việt Nam không hoàn tất và không đáp ứng đúng mức yêu cầu về những điều kiện, tiêu chuẩn tối thiểu trong công việc phòng chống buôn người, là mở đầu phần báo cáo nói về Việt Nam.

Vẫn theo phúc trình, Việt Nam đã áp dụng các điều khoản hướng dẫn 150 và 151 Bộ Luật Hình Sự, đã có sự tiến bộ trong việc truyền bá và nâng cao ý thức phòng chống buôn người trong các cộng đồng và địa phương dễ bị thương tổn, đã triển khai những cơ sở giáo dục phòng ngừa, đã cởi mở hơn trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các tổ chức phòng chống và hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trong cũng như ngoài nước.

Thế nhưng bất kể mọi cố gắng, vấn đề buôn người vẫn tồn tại và có phần nặng nề hơn trong hai năm trở lại đây.

Các tổ chức nước ngoài, từng làm việc hơn 10 năm tại Việt Nam trong lãnh vực phòng chống nạn buôn người, nghĩ sao về chuyện này ? Trao đổi với đài Á Châu Tự Do, giám đốc Diệp Vương của Vòng Tay Thái Bình (Pacific Links), một NGO có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, đến Việt Nam từ 2001 và bắt đầu chương trình tuyên truyền, phòng chống cũng như hỗ trợ nạn nhân trở về tái hòa nhập cộng đồng từ năm 2005 đến giờ, nhận định :

Cái cách Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đánh giá cố gắng của các nước trên toàn thế giới về chuyện phòng chống buôn bán người là họ coi mỗi năm phải có chuyển biến mới, phải có những cố gắng mới, phải có những kết quả mới. Nhưng tôi nghĩ đối với bất cứ một đất nước nào thì chuyện buôn người có thể không phải là mối quan tâm lớn nhất của chính quyền nước đó. Thành ra chuyện Việt Nam trong 2 năm qua nhìn thấy cố gắng không đủ thì bây giờ bị rớt hạng.

Dựa trên những con số trong báo cáo này thì coi như so với năm ngoái Việt Nam đã không đưa ra con số hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán trở về. Tất cả những con số này không nhiều như những năm trước. Từ góc độ của những con số là vấn đề Việt Nam đã lơi ra, không để nhiều tâm sức như những năm trước đây, thì bây giờ phải rà trở lại. Báo cáo nói rất cụ thể và tôi nghĩ đây là tiếng chuông cảnh báo, vấn đề nằm ở chỗ là bây giờ cố gắng của mình sắp tới để sửa chữa hết tất cả những chuyện này như thế nào. Nguồn lực và đòi hỏi cần thiết để làm chuyện này như thế nào.

Việt Nam không nghiêm túc trong vấn đề điều tra, xử phạt theo luật pháp những hành vị lạm dụng xuất khẩu lao động, đưa hàng loạt người ra nước ngoài mà không bảo đảm an toàn, đời sống cũng như công việc cho họ, là một chi tiết không mới nhưng đã khiến Việt Nam bị tụt điểm trong báo cáo buôn người năm nay của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã không giải quyết được tệ trạng nêu ra trước đây, là bạc đãi và cưỡng bách lao động không công đối với những người sử dụng ma túy trong các trung tâm cai nghiện. Nhiều chỉ dấu cho thấy có sự thông đồng giữa viên chức địa phương với những kẻ hoạt động đưa người ra nước ngoài trái phép, vào lao động bị bóc lột và cả vào đường mại dâm ở bên ngoài ; thế nhưng nhà cầm quyền đã không lưu ý và không giải quyết thỏa đáng theo luật hiện hành :

Một trong những lý do mà Mỹ nghĩ Việt Nam chưa làm tất cả những gì họ có thể làm được là tại vì những người ở địa phương không hiểu nhiều về Luật phòng chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân. Thành ra đôi khi họ có những hành động như là ngăn chận những cố gắng của những chương trình phòng chống mua bán người.

Thật sự ở Việt Nam tôi thấy rất rõ Bộ Công An lúc nào cũng quan tâm về chuyện phòng chống buôn bán người, nhưng tôi nghĩ đối với nhiều địa phương thì cách nhìn của một số quan chức ở địa phương họ nghĩ rằng Việt Nam thực sự không có vấn nạn về mua bán người mà cái này là mọi người muốn đi ra nước ngoài và bị gạt mà thôi. Trong cách nhìn đó thì chuyện bị rớt điểm như thế này hy vọng cũng là lời cảnh tỉnh để mọi người, nhất là các quan chức địa phương, hiểu thêm được vấn nạn mua bán người nó không đơn giản, nó đòi hỏi phải có ý thức, phải có nhận thức cao để chống lại.

buon2

Ông Georges Blanchard của tổ chức AAT (bên trái) AAT

Ông Georges Blanchard, một công dân Pháp, đến Việt Nam từ 1992 để làm việc trong phạm vi quyền con người và quyền trẻ em, sau đó trở thành giám đốc Alliance Anti Trafic AAT - Liên Minh Phòng Chống Buôn Người từ 2001 đến nay, cho biết ông đã từng không đồng ý khi Bộ Ngoại giao Mỹ xếp Việt Nam vào Tier 2 No More Watch List trên phúc trình buôn người năm 2012, và bây giờ ông cũng không đồng ý khi Việt Nam bị đưa trở lại Watch List :

Vì năm 2012 Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu để được xếp vào Bậc 2. Nhưng chuyện phức tạp ở chỗ có yếu tố kinh tế và chính trị cũng như TPP trong đó. Lúc ấy Hoa Kỳ cần đưa Việt Nam và cả Malaysia lên Bậc 2 vì qui định của Washington là không được giao thương với những quốc gia không nằm trên Bậc 2 liên quan đến nỗ lực chống buôn người. Tôi có thể cung cấp tài liệu của Forbes về chuyện này cho quí vị.

Đã cho lên Tier 2 rồi thì bây giờ tại sao lại cho xuống Watch List nữa. Năm rồi tôi cũng có họp với Wahington, tôi cũng có nói đừng cho Việt Nam xuống Watch List nữa. Tôi không nghĩ Watch List sẽ giúp được cái gì, ý kiến của tôi là cứ giúp cho Việt Nam có khả năng hơn. Ai cũng biết trong chính phủ Việt Nam có nhiều vấn đề, cũng phải giúp cho thay đổi.

Phúc trình về buôn người năm 2019 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho rằng trong mấy năm trở lại đây Việt Nam đã không quan tâm , không xử phạt đúng mức những tội phạm buôn người, trong đó có cán bộ nhân viên nhà nước dính líu đến tệ nạn này. Theo cô Diệp Vương, thực sự Việt Nam có xử lý nhưng tiến độ rất chậm :

Chúng tôi biết chắc chắn ở Việt Nam nhiều khi chuyện khởi tố thì phải đầy đủ chứng cớ họ mới làm và thường là nó chậm hơn tiến độ ở những nơi khác. Đó là cách Việt Nam làm việc, còn chuyện mà Hoa Kỳ nhìn thấy có viên chức chính phủ, họ nói rất rõ là chính quyền địa phương, dính líu đến vấn đề buôn người mà lại không bị truy tố, thì cái đó là thông tin của bên chính phủ Mỹ. Chúng tôi thật sự không biết cụ thể. Chứ còn đối với Việt Nam mà nói khi người ta nghe được chuyện chính quyền mà dính vô như vậy thì tôi nghĩ sẽ có người lên tiếng và dư luận gọi là kết án nhanh lắm.

Tính cho đến hiện tại, hai nhà mở của Vòng Tay Thái Bình, có tên là Nhà Nhân Ái mà một ở An Giang và một ở Lào Cai, vẫn tiếp tục hoạt động.

Với trải nghiệm làm việc ở Việt Nam, đặc biệt tại Lào Cai miền Bắc và An Giang phía Nam, điều mà giám đốc Vòng Tay Thái Bình muốn bày tỏ là ý thức hay nhận thức về nạn buôn người, đặc biệt trong những cộng đồng dễ bị tổn thương, vẫn còn kém và còn khá sai lệch :

Người ta không nghĩ người ta bị mua bán, không ai cắt nghĩa cho người ta, chính quyền cũng không nghĩ người ta bị mua bán. Người ta đi về thì không muốn ở trong Nhà Nhân Ái tại sợ bị bắt không cho về nhà., mà về nhà thì trôi theo cuộc sống ở nhà. Thành ra không có giải pháp gì cho mấy em cả.

Tức là sự cảnh giác về vấn đề mua bán người rất thấp. Người Việt Nam mình lúc nào cũng nghĩ chỉ cần đi ra nước ngoài thôi, đi lậu cũng được, ra nước ngoài còn hơn là ở Việt Nam. Thành ra những đường dây đưa người đi trái phép có nhiều và kiếm rất nhiều tiền. Bây giờ họ có bị bóc lột có bị cái gì đi nữa thì chính bản thân họ cũng nghĩ tại xui thôi chứ họ không nghĩ mình bị buôn bán, bị bóc lột.

Đối với ông Georges Blanchard, thường thì các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam tin rằng nạn buôn người nói chung đã giảm bớt, vấn đề còn lại là nạn buôn người đang tập trung về vùng biên giới phía Bắc :

Cuối năm 2013 số nạn nhân là của miền Tây như Hậu Giang, Cần Thơ và mấy tỉnh miền Tây, đến bắt đầu năm 2014 ở miền Tây không còn nạn nhân nữa, tất cả là nạn nhân của ngoài Bắc đi Trung Quốc.

Thế nhưng ông Blanchard phản bác :

Cái đó không phải sự thật, đi Trung Quốc không phải là số nhiều, tại vì còn những người khác đi Singapore, đi Malaysiavà cũng có người đi Châu Âu, đi sang Anh nữa. Họ giấu và nói là không còn nạn nhân ở miền Tây nữa, nhưng khi tôi làm việc với tòa án Malaysia thì người ta nói rất đông người Việt Nam bị bắt bên đó. Họ ra tòa và được xử lý là nạn nhân.

Những nạn nhân bị mua bán mà một khi trở về thì có được giúp đỡ, hỗ trợ để tái hòa nhập xã hội hay không ? Câu trả lời của giám đốc AAT Georhes Blanchard :

Theo Luật từ tháng Giêng năm 2012, các nạn nhân về tỉnh là phải được Bộ Lao Động, Thương Bình và Xã Hội hỗ trợ, giúp đỡ về sức khỏe, học nghề và hòa nhập cộng đồng . Đó là luật nhưng thực tế là không nạn nhân nào nhận được sự giúp đỡ của chính phủ. Tôi biết ở miền Tây có nạn nhân về, có giấy xác nhận là nạn nhân, nhưng khi tới sân bay ở Sài Gòn thì công an lưu cái thư này, nạn nhân về quê là không có ai theo dõi, không có ai giúp đỡ gì hết, không còn giấy xác nhận thì không còn là nạn nhân nữa.

Cái đó là nạn nhân báo với tôi, còn công an đến văn phòng của tôi để nói những người mà AAT giúp đỡ không phải là nạn nhân. Chuyện đó nhậy cảm lắm, bây giờ viết một bài như vậy đăng lên báo thì cũng nguy hiểm lắm.

Với gần 30 năm sống và làm việc tại Việt Nam, tình trạng gọi là mất cân bằng trong công tác phòng chống, đối phó cũng như xử lý tệ nạn buôn người của Việt Nam qua con mắt nhận xét của giám đốc AAT Georges Blanchard là :

Vấn đề là tất cả những tổ chức phòng chống của Liên Hiệp Quốc, của các đại sứ quán chừng như chỉ làm việc với các ngành bộ ở trung ương chứ không vươn tới các tỉnh, làng là nơi có những cộng đồng dễ bị thương tổn.

Liên Minh Phòng Chống Buôn Người của tôi có làm việc ở Bến Tre, nơi mà thông tin về buôn người rất ít ỏi. Đây là nơi mà những trường hợp lạm dụng, khai thác và buôn bán phụ nữ đã xảy ra nhưng nạn nhân không biết kêu ca hay cầu cứu vào đâu. Các cán bộ tĩnh, các cán bộ xã không biết phải làm sao.

buon3

Logo của tổ chức Alliance Anti Trafic (AAT) - Liên Minh Phòng Chống Buôn Người AAT

Vì vậy nên tập trung sự chú ý vào nông thôn nhiều hơn là thành thị, ông Blanchard nhấn mạnh :

Tại vì Hà Nội có nhiều chương trình hơn, lý do là co các đại sứ quán, các văn phòng của Liên Hiệp Quốc. Ở Hà Nội có 17 NGO làm việc phòng chống buôn bán người. Ở miền Tây chỉ có AAT thôi.

Phải chuyển công việc về địa phương, đến những cán bộ nhỏ nhất trong cộng đồng, tại vì nạn nhân nào cũng làm việc với cán bộ của địa phương chứ đâu có nạn nhân nào lên gặp bộ trưởng để làm việc. Quan trọng nhất là những cán bộ cấp nhỏ ở Việt Nam phải biết nhiều để phòng ngừa và có thể giúp đỡ khi có nạn nhân.

Được biết trong phúc trình thường niên của năm 2018, những vấn đề buôn người ở Việt Nam đã được nêu bật và không khác mấy so với báo cáo năm 2019 này. Khi đó Việt Nam vẫn giữ bậc 2 nước đang có vấn đề.

Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, vì không cải thiện cũng như không có sự đáp ứng tối thiểu, Việt Nam bị đưa trở lại danh sách bậc 2 bị theo dõi tức Tier 2 Watch List.

Phát biểu lúc công bố Phúc trình thường niên 2019 về nạn buôn người, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng Báo cáo năm nay chú trọng nhiều vào những cách thức hữu hiệu mà cộng đồng địa phương có thể giải quyết nạn buôn người một cách chủ động, cũng như cách thức mà nhà nước có thể hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cộng đồng đó.

Vẫn theo lời ông, thế giới hiện đại không có chỗ cho nạn nô lệ mới, và thông qua các can dự ngoại giao cũng như hành động thúc đẩy, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này sẽ được tiếp tục duy trì bền vững trong thời gian tới.

Thanh Trúc

Nguồn : RFA, 25/06/2019

********************

Tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn chưa được cải thiện

RFA, 25/06/2019

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 21/6 cho công bố phúc trình hàng năm về tình trạng tự do tôn giáo toàn cầu năm 2018. Trong bản phúc trình có nhắc đến việc luật pháp Việt Nam có quy định chính phủ được kiểm soát phần lớn các hoạt động tôn giáo, bao gồm các điều khoản mơ hồ hạn chế quyền tự do tôn giáo vì lý do an ninh quốc gia và đoàn kết xã hội.

buon4

Một nhân viên chính quyền dẫm đạp lên thánh giá tại Đan Viện Thiên An. Citizen photo

Bên cạnh đó, Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo năm 2016, có hiệu lực vào tháng 1 năm 2018 cũng quy định quyền của các tổ chức tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân. Trong khi đó lãnh đạo tôn giáo, đặc biệt từ các nhóm tôn giáo không được công nhận hoặc không được cấp giấy chứng nhận đăng ký, báo cáo cho biết họ bị sách nhiễu, tấn công, bắt giữ, truy tố, giám sát, hạn chế đi lại và tịch thu tài sản.

Xác nhận thực tế này, Hòa thượng Thích Không Tánh, đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam cho biết :

"Thời gian gần đây, trong một năm qua phải nói rằng có nhiều vấn đề xảy ra. Bên Phật giáo có những vụ ủi chùa như chùa Sơn Linh trên Kontum của Thượng tọa Đồng Quang, trước đó thì giải tỏa chùa An Cư ngoài Đà Nẵng của Thượng tọa Thích Thiện Phúc.

Bản thân tôi thì chùa của tôi bị ủi, cưỡng chế, phải đi sống nhờ nhưng đến đâu cũng bị khó khăn và bị giám sát theo dõi, chỗ tôi ở nhờ cũng bị đặt camera giám sát".

Không chỉ riêng đối với Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, mà đối với những giáo hội/hội thánh không theo phái do Nhà nước kiểm soát cũng bị trường hợp tương tự. Từ Lâm Đồng, Chánh trị sự đạo Cao Đài chân truyền, ông Hứa Phi, và cũng là đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam cho biết như sau :

"Về vấn đề hành đạo tại Việt Nam thì tất cả các tôn giáo đều bị chung một hoàn cảnh. Nếu không gia nhập tôn giáo quốc doanh của nhà cầm quyền Cộng sản thì người ta bức hại. Riêng tôi, cứ cách ba bốn ngày thì công an đi vào một lần. Cách đây ba ngày công an cũng có vào. Người ta hỏi sơ lược là "chú có đi dâu không, có tin tức gì không" ; "chú ra ngoài địa phương, chú phải báo cho chúng tôi biết"… Tôi có nói việc đi lại là quyền của tôi nhưng người ta cũng thường theo dõi.

Tôi là đồng đạo trong ban Đại diện khối Nhân sinh đạo Cao Đài nhưng những người đấu tranh cho quyền Tự do tôn giáo như chúng tôi thì lúc nào chính quyền cũng làm khó dễ hết".

Mới đây nhất, vào ngày 16/6 vừa qua, nhà cầm quyền và công an tỉnh An Giang, huyện Chợ Mới và xã Long Giang đã triển khai đóng chốt mọi nẻo đường dẫn đến lễ đài tại trụ sở tạm thời của Ban trị Sự Trung ương để kiểm soát những tín đồ Phật giáo Hòa hảo không theo phái do Nhà nước được tự do tổ chức Đại lễ Ngày khai đạo 18/5 Âm lịch. Trong khi đó thì phái do Nhà nước lập nên được tổ chức lễ và đại diện chính quyền đến chúc mừng.

Nhận xét về Luật Tín ngưỡng và Tôn giáo năm 2016, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của Giáo phận Công giáo Vinh cho rằng việc công nhận tư cách pháp nhân của các tổ chức tôn giáo quy định trong điều luật cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ sở này.

buon5

Ông Scott Busby và đại diện đoàn Bộ Ngoại giao mỹ chụp hình chung cùng đại diện các nhà hoạt động nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam hôm 13/5/2019 Courtesy of Hội đồng Liên tôn Việt Nam

"Có thể một số nơi thành lập dễ dàng, một số nơi thì không, tùy tương quan nơi đó đối với nhà cầm quyền địa phương. Tự do tôn giáo có tiến triển không thì đã khá hơn từ sau năm 1975, chuyện đấy là dĩ nhiên. Nhưng thực sự nếu ta xét tự do tôn giáo như trong những bản tuyên bố quốc tế nhân quyền hay những văn bản của Liên hiệp quốc, điều đó dĩ nhiên Việt Nam vẫn chưa được thực hiện".

Vào ngày 13 tháng 5, phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ do ông Scott Busby – Cố vấn Cao cấp cục Dân Chủ Nhân Quyền Lao động đồng thời là trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ dẫn đầu đã đến thăm và làm việc với Hội đồng Liên tôn VN tại chùa Giác Hoa, Bình Thạnh, Sài Gòn. Đến tham dự còn có đại diện của Liên đoàn Lao động Việt tự do, Hội nhà báo Độc lập, tù nhân lương tâm.

Cuộc gặp này được tổ chức nhằm tìm hiểu thêm về tình hình nhân quyền, tôn giáo tại Việt Nam, trước khi diễn ra đối thoại Nhân quyền Việt Mỹ 2019 vào trung tuần tháng 5.

Tham gia đóng góp ý kiến khi gặp phái đoàn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết ông mong rằng Bộ Ngoại giao và chính phủ Hoa Kỳ nên có biện pháp giúp đỡ, cải thiện đời sống về tự do tín ngưỡng tôn giáo, nhân quyền Việt Nam.

"Chúng tôi có đề nghị làm thế nào một chế độ vi phạm tự do tín ngưỡng trầm trọng như vậy mà chính phủ các nước Hoa Kỳ, Canada hay các nước dân chủ văn minh vẫn bang giao, tiếp tục viện trợ, hỗ trợ cho thì đó là một hình thức tiếp tay cho chế độ độc tài để họ đàn áp người dân và tự do tín ngưỡng trong nước Việt Nam. Chúng tôi có đề nghị Bộ Ngoại giao, chính phủ Hoa Kỳ đặt vấn đề tự do tôn giáo trong các bang giao như thương mại, kinh tế, quân sự, hay các mặt bang giao khác, đồng thời phải có biện pháp chế tài".

Ông Võ Văn Ái, Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam trong ngày 24/6 cũng đã kêu gọi Liên minh Châu Âu tham gia bảo vệ Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng tại Việt Nam.

Theo ông Ái, Quốc hội Châu Âu không nên vội phê chuẩn Hiệp ước tự do mậu dịch nếu chưa đề ra các cơ cấu cụ thể bảo đảm việc bảo vệ nhân quyền và tự do tôn giáo hay tín ngưỡng tại Việt Nam.

Cùng suy nghĩ với ông Võ Văn Ái, Chánh trị sự Hứa Phi mong rằng Liên Hiệp Châu Âu hoặc quốc tế có bang giao với Việt Nam phải đặt vấn đề tự do tôn giáo lên hàng đầu.

Còn theo Giám mục Nguyễn Thái Hợp, điều ông mong muốn là làm sao phát triển kinh tế đó đi với phát triển về xã hội, nhân quyền và về tôn giáo :

"Khi ký hiệp ước này, phải chăng Âu châu và các nước khác cũng có điều kiện để yêu cầu Việt Nam phải thực hiện (tự do tôn giáo) bởi vì hiệp ước này có những điều khoản ràng buộc chính phủ Việt Nam".

Nhiều ý kiến phản biện cho rằng trong thời gian gần đây, tại Việt Nam ngày càng nhiều công trình tôn giáo được xây dựng khang trang, truyền thông trong nước vẫn đăng tải thông tin hình ảnh người dân đi dự lễ, tham gia các lễ hội tôn giáo lớn, nhỏ trong năm.

Tuy nhiên, theo Chánh trị sự Hứa Phi, những việc này chỉ là hình thức để đánh lừa dư luận. Vì thực chất cái tổ chức tôn giáo không theo phái Nhà nước vẫn đang bị sách nhiễu rất nhiều.

"Từ trước đến giờ, tôi có một lập trường rất rõ : nhà nước cộng sản Việt Nam trước đây đàn áp tôn giáo và những người đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền một cách rất là thô bạo. Họ bị dư luận quốc tế lên tiếng phản đối.

Ngày nay, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại sử dụng một hình thức rất là "mềm" để lừa mắt dư luận thế giới. Đó là người ta lập nên tổ chức tôn giáo quốc doanh do nhà cầm quyền dựng lên bằng cách ủng hộ tài chánh cho các chùa, thánh thất, nhà thờ. Họ xây lên thật khang trang để khách quốc tế nhìn và cho là ở Việt Nam có tự do tôn giáo. Tuy nhiên, bên trong người ta đưa những cán bộ, đảng viên vào chủ trì những cơ sở đó".

Trong buổi công bố phúc trình thường niên của Ủy hội Quốc tế Mỹ về Tự do Tôn giáo Thế giới tại Washington D.C. (USCIRF’s) vào ngày 29 tháng 4 vừa qua, Việt Nam bị đánh giá là một đất nước có tình hình tự do tín ngưỡng và tôn giáo bị xuống cấp nghiêm trọng.

Vì vậy, USCIRF’s đã đề nghị Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC các quốc gia cần đặc biệt quan tâm vì thiếu tự do tôn giáo.

Trong bản phúc trình hàng năm về tình trạng tự do tôn giáo toàn cầu năm 2018 cũng nhắc đến tình trạng của các tín đồ tôn giáo bị giam giữ hoặc bị cầm tù, và tình hình của các nhóm tôn giáo dân tộc thiểu số.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Đại sứ cùng với các quan chức khác tại Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam kêu gọi các nhà chức trách của chính phủ Hà Nội cho phép tất cả các nhóm tôn giáo bao gồm Tin lành, Công giáo, các nhóm Cao Đài và Hòa Hảo độc lập được tự do hoạt động.

Phía Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cũng nhấn mạnh với các quan chức chính phủ Hà Nội rằng tiến bộ về tự do tôn giáo và nhân quyền là điều kiện quan trọng để cải thiện quan hệ song phương Mỹ - Việt.

Nguồn : RFA, 25/06/2019

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2