Hối lộ trong ngành xuất bản : thông đồng móc túi dân ?
RFA, 25/09/2024
Cựu chủ tịch Hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Nguyễn Đức Thái bị đề nghị truy tố vì đã nhận tổng cộng 24,9 tỷ đồng, để nâng đỡ cho doanh nghiệp trúng thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa. Hành động của ông Thái nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực, đồng thời giúp doanh nghiệp "đưa hối lộ" lũng đoạn thi trường sách giáo khoa.
Sách giáo khoa lớp 3. Ảnh minh họa. Courtesy baochinhphu.vn
Tham nhũng - căn bệnh trầm kha
Thông tin ông Thái bị đề nghị truy tố được nhiều phụ huynh và cả giới chức trong ngành phát hành sách, giáo dục tỏ ra hài lòng. Nhiều trong số họ còn cho rằng các ngành chức năng cần xử lý nghiêm vụ việc.
Trả lời RFA hôm 24/9/2024, thầy giáo Đỗ Việt Khoa - giáo viên trường Trung học Phổ thông Thường Tín - Hà Nội, nhận định :
"Qua việc ông cựu giám đốc nhà xuất bản giáo dục vừa bị phát hiện tham nhũng đến 25 tỷ đồng, có thể nói quan chức ở Việt Nam mấy năm gần đây cứ động đến ai là người đấy sẽ có tham nhũng. Nó cho thấy ngành giáo dục cũng như các ngành khác như xuất bản, một khi có sự bao cấp, bảo vệ, che chắn thì quan chức hế sức lộng hành. Nghiêm trọng nhất là sách giáo khoa ảnh hưởng đến toàn dân, ảnh hưởng những đứa trẻ từ bé đến lớn. Vậy mà nhiều kẻ sẵn sàng làm việc táng tận lương tâm, thông đồng nhau để móc túi người dân".
Theo thầy Đỗ Việt Khoa, nhận hối lộ của các doanh nghiệp để nâng giá thành sản phẩm là một trò tham nhũng rất phổ biến ở Việt Nam :
"Các công trình xây dựng cũng rất dễ xảy ra tình trạng như thế, có thể nói nhiều công trình xây dựng trường học tại Việt Nam cũng trong tình trạng như thế, ngân sách thất thoát ít thì 30%, nhiều tới 50%. Tình trạng này cực kỳ phổ biến, do Việt Nam đang không có một cơ chế giám sát quyền lực, những vị cán bộ cầm quyền do đó mặc sức lộng hành, mặc sức tham nhũng… và rất ít khi bị phát hiện".
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an C03 hôm 24/9/2024 khi trả lời truyền thông nhà nước khẳng định có 'lợi ích nhóm' trong vụ án đấu thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa ở Nhà xuất bản Giáo dục.
Tham nhũng là căn bệnh trầm kha của kinh tế nhà nước. Đó là nhận định của Phó giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhà nghiên cứu ngôn ngữ từng giảng dạy nhiều năm ở Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA hôm 24/9 :
"Chuyện ông Thái tham nhũng số tiền lớn như vậy đó là bệnh chung của tất cả các công ty nhà nước, ít hay nhiều, khi này khi khác… Có chấm mút, có ăn cái này cái nọ là bệnh trầm kha của kinh tế nhà nước. Đây không phải vấn đề riêng của nhà xuất bản giáo dục, bất cứ cơ quan nhà nước nào cũng có nạn tham nhũng ít hay nhiều. Vấn đề đặt ra là quản trị các công ty nhà nước như thế nào, trong đó có nhà xuất bản giáo dục, chứ không nên tách nhà xuất bản giáo dục ra như một trường hợp đặc biệt, như vậy thật sự không thể giải quyết vấn đề".
Ông Nguyễn Đức Thái, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam (bìa trái), cùng ba bị can - Ảnh : Bộ Công an
Dân vẫn là người chịu thiệt thòi
Sách giáo khoa nhiều năm qua liên tục tăng giá khiến nhiều phụ huynh than vãn. Trong khi Nhà xuất bản Giáo dục là doanh nghiệp độc quyền biên tập, thiết kế, chế bản, xuất bản, in, phát hành, kinh doanh đối với sách giáo khoa được biên soạn.
Trong năm 2022, những lùm xùm về độc quyền sách giáo khoa đã gây bức xúc trong dư luận và thanh tra đã phải vào cuộc. Kết luận thanh tra lúc bấy giờ cũng đã chỉ ra nhiều dấu hiệu sai phạm "lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản. Đồng thời khẳng định những sai phạm trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến phụ huynh và học sinh khi mỗi năm con em họ phải mua sách giáo khoa bắt buộc với mức giá không phù hợp.
Nhiều người đặt câu hỏi, vậy việc bồi thường cho phụ huynh học sinh đã mua sách giá cao, vì bị đội giá do chi phí hối lộ sẽ ra sao ? Thầy Đỗ Việt Khoa nhận định :
"Chuyện mong muốn đó thì dân tình người ta mong muốn, nhưng có lẽ không bao giờ thực hiện được, Việt Nam là như thế… Quan chức đã tham nhũng, đã làm thiệt hại cho người dân thì người dân chịu, nhà nước mất thì nhà nước cũng chịu. Hầu như không thu hồi được và cũng chẳng bao giờ bồi thường thoả đáng cho người dân. Cho nên tóm lại nhân dân vẫn là người thiệt thòi".
Phó giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng cũng cho rằng rất khó để thực hiện việc bồi thường :
"Cái đó làm sao khắc phục được, chỉ có thể phòng ngừa chuyện đó đừng xảy ra. Tức là chuyện tương lai, chứ không phải chuyện quá khứ. Ngay cả chuyện trả lại tiền đã khó, huống gì tiền đâu mà trả ? Bởi vì không có thông tin gì để thu hồi tiền đó cả. Chưa kể giá sách của các nhà xuất bản đối thủ cũng bán giá như vậy thôi, họ là tư nhân nên không có vấn đề hối lộ gì cả ? Khi bán ra, một bên là nhà nước, một bên là tư nhân, giá thành cũng như nhau".
Trong khi đó ngoài chi phí sách giáo khoa, vào mỗi đầu năm học, phụ huynh học sinh phải đóng rất nhiều khoản tiền phụ thu khác nhau, mà với một số gia đình là khoản chi phí không nhỏ.
Ông Thái, một phụ huynh có hai con trong tuổi đi học ở Quảng Nam, hôm 24/9 cho RFA biết thực tế :
"Nếu cộng cả chi phí áo quần, các loại phí phải nộp đầu năm và các khoản tiền khác… thì một tháng lương của một công nhân sẽ không đủ cho chi phí đầu năm của một đứa bé đi học. Mình có may mắn là con mình ở Quảng Nam thì chỉ tốn khoảng một nửa tháng lương, từ hai đến ba triệu là xong đầu năm, vì các phí hay quỹ lớp ít. Nhưng những nơi khác thì nghe khũng khiếp lắm, có nơi mười mấy triệu, vì họ kêu gọi mua dụng cụ, học cụ nên sẽ rất là cao, một tháng lương công nhân không thể đủ".
Liên quan việc tham nhũng của cựu giám đốc nhà xuất bản giáo dục, ông Thái nhận xét :
"Vấn đề giáo dục là công việc của cả một dân tộc, khi một học sinh đến trường thì gần như năng lượng của cả dân tộc vô chỗ đó. Mà dối trá trong giáo dục có nghĩa là dối trá cả dân tộc, có tội rất nhiều so với các ngành nghề khác. Mỗi đồng tiền bỏ vô giáo dục cũng có thể là của cha mẹ giàu có hay trung bình cũng dồn hết vào cho con, nhưng cũng có những đồng tiền từ đi mò cua bắt ốc cũng dành hết yêu thương cho con… Dối trá, gian lận, hối lộ trong đồng tiền đó có nghĩa là đang ăn rất nhiều nước mắt, thậm chí xương máu của đồng bào mình. Dù sao họ cũng là người có bằng cấp mà suy nghĩ vậy là hết sức vô tri, vô trí, vô giác, mất tính người quá…"
Theo ông Thái, nhà nước nếu không giải quyết rốt ráo vấn đề này thì không biết tương lai của Việt Nam đi đến đâu ? Bởi vì vấn đề giáo dục là vấn đề hàng đầu, tương lai nằm ở giáo dục.
Nguồn : RFA, 25/09/2024
***************************
Qua cứu trợ bão Yagi : niềm tin, nên được đặt đúng chỗ ?
RFA, 25/09/2024
Báo Nhân dân hôm 24/9/2024 có đăng bài viết của tác giả là Tiến sĩ- Bác sĩ Võ Toàn Trung – một Việt Kiều tại Pháp với tiêu đề "Vững niềm tin vào Đảng cộng sản cùng tương lai tươi đẹp của dân tộc Việt Nam".
Lào Cai là một trong những tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất vì bão Yagi
Không có cơ sở
Bài viết của Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Toàn Trung bày tỏ rằng ‘tinh thần đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi gian khó cũng như tầm nhìn, quyết sách của Đảng sẽ tạo bước đột phá để đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh và tiến vững’.
Trả lời RFA từ Malaysia hôm 25/9, ông Trần Anh Quân, một người trẻ hoạt động xã hội nói ông không tin vào những nội dung trên :
"Việt kiều Pháp nói chuyện tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng cộng sản là nói dối. Vì nếu tin vào đảng thì tại sao phải qua Pháp sống ? Ông Tiến sĩ, bác sĩ này cũng không đại diện cho đa số kiều bào Việt Nam ở hải ngoại, vì đa số người Việt tha hương là bởi vì họ không thể học tập hay kiếm sống được ở Việt Nam. Chứ nếu việc làm, giáo dục, an sinh xã hội của Việt Nam mà tốt thì chẳng ai muốn xa quê cha đất tổ để tha hương cầu thực".
Tiến sĩ Trung, trong bài viết của mình ghi nhận, hoan nghênh những quyết sách quan trọng của lãnh đạo Việt Nam đã mang lại những tín hiệu tích cực cho triển vọng phát triển của đất nước. Trong đó ông có nhắc đến dự án đường sắt tốc độ 350km/giờ, mà theo ông đánh giá "tương đương với giao thông của Pháp". Tuy nhiên, theo ông Trần Anh Quân, không thể đưa ra so sánh như vậy được, khi dự án trên vẫn còn trên giấy và vẫn đang được nghiên cứu :
"Tiến sĩ, bác sĩ Võ Toàn Trung lấy ví dụ về dự án xây dựng đường sắt tốc độ 350km/giờ để ca ngợi nhà nước cộng sản thì quá kệch cỡm. Chứng tỏ bác sĩ này chẳng hiểu gì về cộng sản. Qua những dự án như Metro Cát Linh - Hà Đông đã cho thấy rằng nếu muốn chờ cái đường sắt Bắc Nam 350km/giờ đó thì chắc phải chờ thêm ba đến bốn thế hệ nữa. Dân Việt Nam chẳng có mấy người tin vào tính khả thi của đường sắt Bắc Nam này".
Niềm tin bị lung lay
Nội dung bài viết còn dẫn sự ca ngợi sức mạnh đồng lòng của cả dân tộc qua việc chống chọi và khắc phục hậu quả cơn bão Yagi vừa qua. Đặc biệt, với sự dốc sức của toàn bộ hệ thống chính trị, mọi người dân vùng bão, lũ đều được hỗ trợ, giúp đỡ.
Từ Paris, thủ đô nước Pháp, Giáo sư Phạm Minh Hoàng hôm 25/9 khi nhận định với RFA cho rằng, Việt Kiều cho dù là những người qua đây lâu hay mới, thì ai cũng hướng về quê hương, đặc biệt trong lúc thiên tai bão lụt.
"Tôi nghe nói cũng có nhiều người giúp đỡ với tư cách cá nhân hoặc qua người thân của họ, chứ tôi chưa thấy một tổ chức nào quyên góp gởi về Việt Nam một cách quy mô. Tuy nhiên ông bác sĩ này muốn nói thì nói vậy thôi. Nhưng mà tôi đánh giá, đồng bào lũ lụt trong nước thì cơ quan đầu tiên phải giúp đỡ là nhà nước. Việt Nam có quỹ phòng chống thiên tai do người dân đóng góp, bây giờ lên tới hai tỷ đồng, nhưng cho đến hôm nay tôi không nghe nói quỹ đó sử dụng như thế nào ?"
Liên quan đến ý kiến ca ngợi sự lãnh đạo từ các cấp chính quyền của Bác sĩ Việt kiều Võ Toàn Trung, trong đợt bão số ba vừa qua, Giáo sư Phạm Minh Hoàng nói tiếp :
"Bác sĩ này nói một cách võ đoán thôi, ông ta tự xưng hoặc nghĩ rằng ai cũng như ông ta… tôi nghĩ không có đâu… Người Việt Nam ở bên Pháp, đặc biệt Paris là nơi tôi ở, thì có thể có những hội đoàn có hành động hảo tâm, nhưng trong quy mô tương đối nhỏ và chuyện đó không có nghĩa họ ủng hộ cho chính quyền, tôi nghĩ không bao giờ có chuyện đấy. Thí dụ ở bên Pháp có thiên tai, người ta đóng góp giúp đỡ thì đâu phải người ta ủng hộ ông Macron, người ta ủng hộ cho những nạn nhân bão lũ".
Theo Giáo sư Phạm Minh Hoàng, ở Việt Nam cho đến ngày hôm nay, qua vụ tham nhũng nổi cộm nhất là đại án Việt Á - thì không còn ai có thể tin tưởng vào nhà nước được nữa :
"Thậm chí ông Nguyễn Xuân Phúc được 500 đại biểu tức 100% tín nhiệm, nhưng sau đó cũng 500 đại biểu đó phế truất ông ta. Thì ai tín nhiệm ai ? Ngay cả những người mà họ cho là đại diện cho dân đặt lòng tin vào ông ta, rồi sau đó vì một mệnh lệnh đã đưa ông ta xuống, thì tôi không hiểu cái chữ tín nhiệm ở đây như thế nào ?"
Theo ý kiến của mình, Giáo sư Hoàng cho rằng, lòng từ tâm của người Việt từ Paris hay New York hay bất kỳ đâu… lúc nào cũng có, nhưng đừng lấy chuyện đó ra để nói rằng đó là ủng hộ cho nhà nước.
Thực tế đáng buồn
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến tháng 9/2024, Quỹ Phòng chống thiên tai của 63 tỉnh thành còn dư hơn 2.200 tỷ đồng, trong đó Lào Cai là một trong những tỉnh bị thiệt hại nhiều nhất vì bão Yagi, nhưng quỹ phòng chống thiên tai còn dư hơn 11 tỷ.
Điều đó được hiểu như thế nào ? Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài ở nước Đức hôm 25/9 nói với RFA :
"Trong gần 80 năm dưới sự cai trị của đảng và chế độ cộng sản Việt Nam, thì người dân Việt Nam đều rất là thuộc, người cộng sản nói thì hay, làm thì dở, nói một đằng làm một nẻo, nói nhưng không bao giờ làm… Đây là những câu rất là chân lý khi mà những người cộng sản muốn tuyên truyền một cái gì đó. Thực tế chúng ta đã xem rất nhiều video clip về những nạn nhân của cơn bão số 3 vừa qua ở Việt Nam, hay còn gọi là bão Yagi, có những nơi người dân không được trợ cấp từ chính quyền, có người nhận được ba năm cái bánh mì…"
Ông Đài cho biết, nạn nhân bão ở Việt Nam đã trả lời trực tiếp trên mạng xã hội rằng chính quyền địa phương gần như chưa có bất kỳ động thái nào để giúp đỡ trực tiếp cho người dân, mặc dù Mặt trận Tổ quốc đã nhận trên hai ngàn tỷ đồng. Ông Đài nói tiếp :
"Trong khi tất cả người dân trong vùng bão lũ đều nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ những người đồng bào của mình, là những tổ chức cá nhân thiện nguyện. Chính quyền địa phương chỉ cử một số đơn vị quân đội đến để giải cứu người dân, chứ còn để mà nhận tiền trợ cấp từ người dân Việt Nam trong và ngoài nước góp qua chính quyền là chưa có. Chúng ta không nên tin vào những gì người cộng sản tuyên truyền".
Ngay sau khi bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam, trên mạng xã hội Facebook vào các ngày 9 và 10/9 có nhiều dòng trạng thái kêu cứu của người dân từ các vùng ngập lụt ở Yên Bái, Lào Cai, Thái Nguyên. Trong đó bao gồm những kêu gọi cứu trợ thuyền và áo phao, cùng lương thực và nước uống.
Anh T. (người giấu tên vì lý do an toàn) cho RFA biết hôm 16/9 rằng anh không thể ngờ rằng mọi sự chuẩn bị của mình đều không đủ vì mưa quá nhiều, lũ quá lớn đã ồ ạt đổ vào TP Thái Nguyên trong đêm ngày 9/9, cuốn trôi mọi thứ trên đường đi, và cuốn đi hai thành viên trong gia đình anh gồm một con nhỏ và người em vợ. Gia đình anh không nhận được sự trợ giúp kịp thời nào từ các cơ quan chức năng và các hội đoàn từ thiện.
Theo thống kê của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến sáng ngày 17/9 bão Yagi đã làm 291 người chết và 38 người mất tích. Có khoảng 20 tỉnh, thành ở phía Bắc chịu ảnh hưởng của cơn bão, trong đó có Thái Nguyên.
Ước tính thiệt hại về kinh tế do bão Yagi được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là hơn hai tỷ USD (gần 50.000 tỷ đồng).
Nguồn : RFA, 25/09/2024
"Thiện chí" của Tô Lâm, khi trả tự do cho 2 tù nhân lương tâm
Nam Việt, RFA, 22/09/2024
Ngay trước chuyến đi của ông Tô Lâm đến Hoa Kỳ, tin tức về 2 tù nhân lương tâm được trả tự do khiến cho nhiều người nức lòng. Có ý kiến nhận định rằng dường như có một sự đổi mới ngấm ngầm nào đó, và đồng thời còn cho rằng dấu hiệu cho thấy Tô Lâm sẽ là một người đem tới những cải cách.
11111111111111111111111
Nhân chuyến công tác của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Mỹ, gần 100 trí thức trong và ngoài nước đã ký vào thư kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Huy Đức.
Có thực sự Tô Lâm là một người đang giới thiệu những chỉ dấu tốt đẹp về tương lai một của một đất nước Việt Nam như vậy hay không ?
Trong những câu hỏi liên tục được xuất hiện trên mạng từ khi có tin ông Trần Huỳnh Duy Thức và bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do, còn có sự quan tâm về khi nào thì nhà báo Huy Đức được cho về hay chập chờn tin tức tiến sĩ Hoàng Ngọc Giao được thả, rồi sau đó rút lại.
Và vì sao không phải là Phạm Đoan Trang, nhà báo nữ có số tần suất của quốc tế kêu gọi Việt Nam trả tự do cao nhất từ trước đến nay ?
Nếu quan sát thời sự và chú ý thì sẽ thấy rằng tổng thống Mỹ Joe Biden không có ý định gặp Tô Lâm hay nói cách khác là không có một cuộc hẹn chính thức nào với Tô Lâm trong chuyến đi của ông ta đến Hoa Kỳ này.
Bản thân chính quyền của tổng thống Joe Biden cũng đang thực sự vô cùng rát mặt trong thời gian gần đây, qua những lời chất vấn và chỉ trích của với chính trị gia, và các tổ chức quốc tế về việc luôn giơ cao đánh khẽ với Hà Nội để giành vị trí chiến lược địa chính trị với Trung Quốc. Chính Hà Nội cũng nhận ra lợi thế này, cho nên phớt lờ tất cả những lời cảnh báo, gia tăng đàn áp và thậm chí không ngại ngần tấn công vào giới tự do tôn giáo, bất chấp 2 lần danh sách SWL (Special Watch List – theo dõi đặc biệt về vi phạm quyền tự do tôn giáo) đang treo trên đầu của chính quyền Hà Nội.
Chắc chắn là Tô Lâm đi Mỹ là muốn hội đàm riêng với ông Joe Biden, sau chuyến đi quỳ gối rõ ràng trước Tập Cận Bình. Và việc không ra một lịch hẹn cụ thể cũng cho thấy ông Joe Biden đang ra một cái giá với Tô Lâm về vấn đề nhân quyền.
Thường thì Hà Nội chưa bao giờ thiện chí đưa ra một cái tên, hay một danh sách để trả tự do khi có những cuộc gặp quốc tế quan trọng, hoặc những bước đi ngoại giao cần thiết, mà phần lớn là các tòa Đại sứ luôn lên tiếng về vấn đề nhân quyền như Mỹ, Châu âu, trước đây là Thụy Điển đức, Đức, Anh… luôn có những cuộc gặp sớm trước khi có những chuyến đi, mà họ có thể tác động vào vấn đề trả tự do cho tù nhân lương tâm. Một nguồn tin ẩn danh cho biết Tòa đại sứ Hoa Kỳ lần này đã đưa một danh sách và đề nghị Việt Nam bộc lộ một thiện chí về nhân quyền, để tránh những rắc rối khi đến Mỹ - lần này là đứng trước Liên Hiệp Quốc - và cũng gây không gây khó cho tổng thống Joe Biden nếu như có một cuộc gặp riêng.
Và trong các giải pháp được đề nghị Tô Lâm đã chọn Trần Huỳnh Duy Thức và Hoàng Thị Minh Hồng để xoa dịu cả hai phía Hoa Kỳ và Châu âu.
Với Trần Huỳnh Duy Thức là một sự kiện vẫn gây nhức nhối cho các chính trị gia Hoa Kỳ, và cũng là một vấn đề bẽ bàng của Hà Nội, khi ông Thức đặt lại về những điểm cải cách luật của chính Hà Nội, theo đó thì ông Thức chỉ nhận án tù nhiều nhất là 5 năm. Đồng thời ông Thức cũng chỉ ra việc giam giữ ông cho đến hơn 15 là bất hợp pháp. Chính quyền cộng sản Việt Nam đã nhiều lần không dám trả lời việc xét lại này, và luôn im lặng để chờ thời điểm có thể giải quyết êm đẹp nhất. Lời đề nghị từ phía Hoa Kỳ lúc này giống như hàng cứu trợ giữa bão lũ với Hà Nội : món hàng đổi chác con tin sắp hết hạn tù, không còn lợi dụng được giá trị như trước, bên cạnh đó, việc không phải trả lời những chất vấn về mặt luật pháp của ông Trần Huỳnh Duy Thức, vốn đang làm mất tính chính danh của một hệ thống pháp luật được bịa ra để kềm giữ con người.
Còn bà Hoàng Thị Minh Hồng, nhà vận động môi trường sạch, người có nhiều giải thưởng quốc tế và có tầm hoạt động lớn từ trước đến nay, đột nhiên bị bắt về cáo buộc dựng cớ trốn thuế đã khiến nhiều người bất ngờ vì không nghĩ bà Hồng có thể rơi vào tình trạng này. Dù không liên quan trực tiếp đến những vấn đề về chuyển đổi năng lượng xanh như Đặng Đình Bách, Ngô Thị Tố Nhiên hay Ngụy Thị Khanh, nhưng để làm cho ra vẻ công bằng pháp luật xã hội chủ nghĩa, thì bà Hồng cũng phải bị bắt với cùng tội danh như những người khác. Nhưng bên cạnh đó dường như còn một lý do khác : "Bà Hồng bị đánh giá là thành phần tự diễn biến, quá gần với phương Tây", một nguồn tin từ Hà Nội ẩn danh nhận định như vậy.
Trả tự do cho bà Hồng, cũng là một giải pháp làm giảm nhiệt phía Châu Âu, vốn ngày càng bị điều tiếng là nhân nhượng Việt Nam để kiếm lợi, bất chấp môi trường, con người và luật (Lao Động) luôn bị Hà Nội đàn áp.
Như vậy cho thấy, rằng Tô Lâm không phải là người có đủ thiện chí để tự ông ta đi tới một sự cải cách hay thay đổi nào mang tính tử tế của một nhà lãnh đạo độc tài - bất ngờ một ngày xuất thần trở thành người lãnh đạo dân chủ. Trả tự do cho 2 tù nhân lương tâm, chỉ là giải pháp tình thế. Sự gấp rút thả tự do vào giờ chót cho ông Thức và bà Hồng, cho thấy sự thúc hối từ giới ngoại giao, và miễn cưỡng của chính quyền Tô Lâm.
Trong đường lối ngoại giao cây tre mà Nguyễn Phú Trọng ăn cắp của Thái Lan, rồi để lại cho hệ thống lãnh đạo cộng sản Việt Nam hôm nay, nó còn ẩn chứa một điều khác, đó là sự lươn lẹo của những nhà lãnh đạo ăn đằng sóng nói đằng gió, quay đầu này nói khác, quay đầu kia nói lại. Tô Lâm khi đến Bắc Kinh, đã lập tức thể hiện tính cách độc tài khi tuyên bố rằng mối quan hệ Việt Nam Trung quốc là quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, như những quốc gia, khác nhưng "ưu tiên" hơn. Ưu tiên chỉ là một ý kiến nghiêng về ý thức hệ, nhưng hoàn toàn phản bội các chính sách được ghi trong tài liệu ngoại giao được công bố của Hà Nội.
Và đã ưu tiên Trung Quốc một cách công khai đến mức đó, thì Tô Lâm không cần phải gặp Joe Biden để làm gì, mà nên cứ để tiến trình bình thường của một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện đi tới một cách tự nhiên. Nhưng rõ là Tô Lâm có ý muốn, và chính Trung Quốc cũng cảm thấy được điều này, nên đã lên giọng "chỉnh huấn" Hà Nội vài lần trước chuyến đi của Tô Lâm
Mà bản chất đổi chủ, xoay đầu là một tính cách không thể nào quên được của Tô Lâm.
Năm 2009, triều đại công an trị dưới thời của Thứ trưởng Nguyễn Văn Hưởng luôn tạo ra những vấn đề phức tạp đối với mối quan hệ Việt Mỹ đặc biệt qua vấn đề các nhà tranh đấu và tù nhân lương tâm. Trường hợp nổi cộm công khai trên báo chí đó là cuộc tiếp xúc của đại sứ mỹ Michael Michalak và kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải. Báo Tuổi Trẻ lúc đó bị ép đăng một bài viết mạ lị chính phủ Mỹ và bản thân ông đại sứ Mỹ. Nhưng trong một công điện của Đại sứ mỹ Michael Michalak (về sau bị tiết lộ bởi Wikileak) gửi về Washington, có kể về một nhân vật tên là Tô Lâm. Ông Đại sứ mô tả Tô Lâm là một người có thiện chí cải cách, cởi mở, và có vẻ thân phương Tây. Nhưng dĩ nhiên đó là một bộ mặt của Tô Lâm khi chưa có quyền lực, và đang xoay ở mọi hướng để tìm lợi thế.
Nhiều niềm tin của dân chúng lúc này đang bắt đầu được dựng lên về ông Tô Lâm sẽ là người cải cách và trở thành một tổng thống chế mới của Việt Nam. Nó không khác gì thời của Nguyễn Tấn Dũng mở miệng nói câu "Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa", đã làm nức lòng nhiều người miền Nam. Nhưng rồi mọi thứ cũng chỉ là cái bánh vẽ của những kẻ độc tài để dành chút cảm tình từ dân chúng, và tận dụng thời gian và cơ hội để vơ vét cho bản thân và băng nhóm.
Không chỉ là Trần Huỳnh Duy Thức hay Hoàng Thị Minh Hồng. Nếu Tô Lâm thực sự là một người yêu đất nước và muốn một đổi thay tốt đẹp cho dân tộc, thì ngay lúc này, điều đầu tiên là ông phải trả tự do cho tất cả những người bất đồng chính kiến và hủy bỏ các điều luật 117 và 331 vốn đang đẩy đất nước vào sự bế tắc và khủng hoảng trong sự cầm quyền độc tài của cộng sản Việt Nam.
Nam Việt
Nguồn : RFA, 22/09/2024
Mỗi bộ sách giáo khoa (sách giáo khoa) được chi chiết khấu hoa hồng khoảng vài chục ngàn đồng, nhưng thử tính với con số hàng chục triệu học sinh, thì tổng số tiền hoa hồng được chiết khấu từ giá sách giáo khoa có thể lên đến con số hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.
Quầy Sách giáo khoa - Courtesy baochinhphu.vn
Chiết khấu - ăn chia : điều tất yếu
Phòng Giáo dục và đào tạo các quận ở Hà Nội theo thông tin từ báo chí Nhà nước, hàng năm tiền phần trăm chi chiết khấu hoa hồng từ giá sách giáo khoa cho các đầu mối mua bán sách giáo khoa thấp nhất là 11%, mỗi bộ sách và số tiền các đầu mối này được hưởng là 38.600 đồng. Số tiền này nhà trường và giáo viên không được hưởng. Như vậy có thể thấy, đầu mối từ các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện đã hưởng một con số chiết khấu không hề nhỏ trong mỗi niên học.
Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học Phổ thông Thường Tín ở Hà Nội, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 9/8/2024, cho biết thực tế :
"Thực tế tôi dạy ở cấp Trung học phổ thông, sách giáo khoa thư viện nhà trường chỉ nhập một số bộ sách để thầy cô và học sinh tham khảo, chứ không đủ số lượng cho học sinh sử dụng toàn bộ. Học sinh phải mua từ những cửa hàng bên ngoài theo đường phân phối của nhà xuất bản. Tất nhiên quá trình phát hành sách giáo khoa phải có lợi nhuận, đó là chuyện không tránh được. Tuy nhiên thực chất có rất nhiều khoản nhà trường khi nhận phân phối hoặc thu hộ, người ta đều có thù lao, chuyện ấy khá phổ biến... Cho nên thông tin phòng giáo dục nhập nhập sách rồi đưa về các trường có thù lao cũng không đến nỗi là lạ lùng, mà có lẽ là tất yếu, chắc chắn".
Trả lời truyền thông nhà nước hôm 7/8/2024, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cho biết, mức chiết khấu 11-15% thực chất là chi phí phát hành gồm : đóng gói, vận chuyển, kho bãi, giao hàng... (!?). Đồng thời đại diện Nhà xuất bản cũng cho biết đó là mức phí phát hành rất thấp.
Với lý giải trên của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, nhà nghiên cứu ngôn ngữ từng công tác nhiều năm tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, hôm 9/8/2024 khi trả lời RFA khẳng định rằng, rất khó kiểm soát việc chi hoa hồng. Ông nói tiếp :
"Cái đó rất khó gắn cho họ một cái tội gì. Theo tôi biết hiện nay không có một quy định nào về vấn đề chi hoa hồng cả. Về mặt cảm xúc thì người ta có thể tức giận, nhưng tôi không thấy họ đưa ra một quy định nào về chi hoa hồng như thế nào, hay vi phạm chỗ nào ? Tôi thấy không ai làm được cái đó cả, như vậy về mặt cảm xúc có thể phê phán... Nhưng đâu thể giải quyết một vấn đề quản lý xã hội bằng cảm xúc được. Ít nhất chuyện này cơ quan quản lý phải suy nghĩ, để đưa ra một quy định thật rõ ràng, làm cơ sở để giải quyết vấn đề này từ đây về sau".
Nhà nước quản lý tổng thể mới khả thi
Đại biểu quốc hội Trần Văn Sáu, thuộc đoàn Đồng Tháp vào tháng 11 năm 2023, trong phiên thảo luận liên quan đến sách giáo khoa đưa ra nghịch lý rằng, càng xã hội hóa thì giá sách giáo khoa càng tăng và không kiểm soát được. Trong khi đó, theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, để kiểm soát sai phạm trong chi phí phát hành (chiết khấu) cao, hoặc những sai phạm khác liên quan đến việc biên soạn, in ấn… thì, việc cần làm ngay là nhất thiết phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ từ khâu biên soạn, in ấn, phát hành và phải giảm giá sách giáo khoa phù hợp đối với thu nhập của người dân và đề nghị sách giáo khoa phải do Nhà nước quản lý giá.
Liên quan vấn đề này, thầy Đỗ Việt Khoa nhận xét :
"Thực tế hiện nay giá sách giáo khoa đã tăng rất mạnh sau vài năm. Trước một nhà Xuất bản Giáo dục độc quyền, thì lãi cũng chỉ vài ngàn. Nhưng bây giờ cho nhiều đơn vị cùng in ấn, rồi các nhóm biên soạn sách cũng phải trả công... những chi phí ấy cũng vô cùng lắm... Cho nên giá sách giáo khoa hiện nay rất đắt so với vài ba năm trước".
Trong thực tế, một phụ huynh ở Thành phố Hồ Chí Minh, không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 9/8/2024, nói với RFA :
"Mình có hai cháu, một hai năm gần đây mình mua sách cho con thấy giá thay đổi so với những năm trước, giá đắt gấp hai gấp ba lần... Nói thật với kinh tế không quá dư giả, thì nó cũng tạo cho mình áp lực, bởi vì đầu năm có rất nhiều khoản chi, chứ không chỉ riêng sách giáo khoa... Thêm một điều nữa, năm trước qua năm sau đã tăng giá sách giáo khoa... thì liệu những năm tiếp theo có tăng nữa hay không ? Điều này chắc chắn sẽ tạo áp lực cho phụ huynh".
Trong công văn của Bộ Giáo dục Đào tạo gửi các cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và cơ sở giáo dục về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2024-2025 hôm 22/5/2024, được truyền thông trích dẫn, từ ngày 1/7/2024, sách giáo khoa sẽ thuộc danh mục hàng hoá do Nhà nước định giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa.
Tuy nhiên Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng cho rằng, Nhà nước chỉ kiểm soát giá sách giáo khoa, nhưng không kiểm soát giá sách tham khảo :
"Về mặt giá sách, tôi có đi so sánh thì thật ra tôi thấy giá sách giáo khoa không cao. Nhưng mà giá những loại sách chung quanh sách giáo khoa mới thành vấn đề. sách giáo khoa do nhà nước khống chế, cho nên nói giá cao nhưng thực ra so với giá sách cũ không cao lắm. Đã có những bài viết họ thống kê so sánh giá sách mới và cũ, thì sách cũ in xấu hơn rất nhiều, sách mới in đẹp hơn, sách cũ được nhà nước đầu tư tiền, còn giá sách mới hoàn toàn là do kinh doanh, mà là kinh doanh đặc biệt nên nhà nước khống chế giá. Ngoài ra do trước đây chỉ có một bộ sách giáo khoa, cho nên họ không việc gì phải chi hoa hồng rất là nhiều, hoặc phải quảng cáo về sách của mình. Còn bây giờ thì khác, bây giờ có nhiều bộ sách giáo khoa cạnh tranh nhau, cho nên phải chi để PR cao hơn, chi phí phát hành các thứ... nhưng giá sách giáo khoa mới so với sách cũ tính luôn % trượt giá, nó không cao lắm".
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, dù là sách tham khảo, nhưng nhiều trường vẫn bắt buộc học sinh mua như sách giáo khoa và đó là câu chuyện Nhà nước cần quan tâm :
"Chuyện đặc biệt của Việt Nam là sách giáo khoa bắt buộc phải mua, nhưng sách kèm theo trên thực tế cũng bắt phải mua... Cộng lại thì giá mà học trò phải bỏ tiền ra mua là rất cao, mà cái đó nhà nước lại không quy định. Nhà nước cũng không khống chế giá sách tham khảo, trong khi sách giáo khoa bán bao nhiêu là phải do nhà nước duyệt. Người ta nói cũng thuận mua vừa bán thôi, nhưng sự thật không phải vậy, vì người ta làm cách nào đó, rồi nhà trường bắt học sinh phải mua... Kết quả thực chất tiền học trò bỏ ra rất cao. Đối với nhiều phụ huynh, số tiền đó không đáng bao nhiêu. Nhưng rất nhiều phụ huynh khác nhà nghèo, thì số tiền đó rất đáng kể".
Nguồn : RFA, 09/08/2024
Để chuẩn bị cho năm học 2024-2025, theo truyền thông nhà nước hôm 10/4/2024, các nhà xuất bản đã công bố chính sách giảm giá sách giáo khoa (sách giáo khoa) so với trước đây, nhưng một số nhà xuất bản chỉ giảm cho tổ chức, hoặc sách mua tặng thư viện dùng chung, không giảm giá sách cho phụ huynh, học sinh…
Sách giáo khoa lớp 3. Ảnh minh họa. Courtesy baochinhphu.vn
Cụ thể, Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản - thiết bị giáo dục Việt Nam khi thông báo giảm giá sách giáo khoa bộ sách Cánh Diều năm học 2024-2025 cho biết sẽ hỗ trợ giảm 20% giá bìa đối với sở Giáo dục và đào tạo mua sách Cánh Diều trang bị cho trường học hoặc các đơn vị khác mua sách tặng cho thư viện.
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thì thông báo điều chỉnh giảm giá bán sách giáo khoa tùy theo bộ, dù giảm không nhiều nhưng không phân biệt người mua. Theo đó, bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" giảm 9,6% ; bộ sách giáo khoa "Chân trời sáng tạo" giảm 11,2%...
Trao đổi với RFA hôm 10/4/2024 từ Việt Nam, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đăng Hưng, nguyên là giảng viên đại học Liège – Bỉ, từng trong chương trình đào tạo Thạc sĩ hợp tác giữa Bỉ và Việt Nam, nhận định :
"Tôi nghĩ giảm giá mà có điều kiện như vậy thì chỉ là một hình thức quảng cáo thôi, chứ không phải là một sự ủng hộ chân thật gì đâu. Tôi thấy vấn đề sách giáo khoa cho học sinh không thỏa đáng, nhất là những cuốn sách xuất bản bởi Bộ Giáo dục và đào tạo. Tôi nghĩ họ đã thay đổi nhanh quá và những cuốn sách của năm qua không được sử dụng lại, đó là những hình thức phung phí. Tôi muốn chuyện này phải sửa đổi và phụ huynh phải phản ứng, để làm thế nào gây sức ép, để ít tốn kém khi luôn phải mua sách mới".
Còn Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học phổ thông Thường Tín ở Hà Nội, khi trả lời Đài Châu Á Tự Do hôm 10/4/2024, liên quan vấn đề này thì cho rằng :
"Kể ra cũng kỳ lạ, đã giảm giá sách thì quan trọng phải giảm cho người mua là học sinh, đấy mới là kinh tế thị trường, mới là phục vụ cho người học. Giảm cho người bán cho nhà phân phối thì tác dụng gì đâu, hy vọng nhà phân phối sẽ bớt lại giảm cho học sinh. Thật sự với giá sách này thì với bà con nông thôn, nhất là bà con miền núi thì đúng là nó rất cao. Một bộ sách giáo khoa đầy đủ nửa triệu đồng là một gánh nặng lớn đối với phụ huynh vùng nông thôn, miền núi".
Theo Thầy Đỗ Việt Khoa, nếu có cách nào đó để thực hiện giảm giá sách giáo khoa cho các khu vực nông thôn và miền núi để giá xuống một nửa thì có lẽ nhân đạo hơn. Tuy nhiên Thầy Khoa nói tiếp :
"Hy vọng nhà xuất bản giảm giá để hỗ trợ thì rất khó, nhà xuất bản nào cũng đặt lợi nhuận lên trên, thì không thể trông chờ họ. Phải có sự chỉ đạo từ phía chính phủ, có sự trợ giá nào đó từ phía chính phủ thì mới hy vọng được. Trước kia một đầu mối duy nhất là nhà xuất bản giáo dục độc quyền, là doanh nghiệp nhà nước, thì có thể giảm giá được, còn bây giờ khó mà có thể trông chờ ở nhà xuất bản tư nhân".
Trong khi đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào năm 2023 có báo cáo kết quả giám sát về đổi mới chương trình sách giáo khoa, khẳng định, giá các bộ sách theo chương trình mới tăng 2 đến 4 lần giá sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2006… dù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm sách giáo khoa.
Một phụ huynh ở thành phố Hồ Chí Minh không muốn nêu tên vì lý do an toàn, khi trả lời RFA liên quan vấn đề này, cho biết ý kiến :
"Mấy năm trước một bộ sách không mắc lắm vì nhà nước có trợ giá, bù lỗ. Còn mấy năm sau này hình như nhà nước không bù lỗ nữa. Nhưng mà nói gì thì nói chứ nhà nước đã ra quyết định thì rất khó thay đổi. Tôi nghĩ một nhà mà ba, bốn đứa đi học mỗi năm mua mấy bộ sách là rất mệt. Phải làm sao chứ nếu bốn, năm đứa cùng đi học mà phụ huynh phải mua mỗi đứa một bộ kể như mấy đứa lớn nghỉ học luôn".
Một Đại biểu quốc hội thuộc đoàn Đồng Tháp vào tháng 11/2023, trong phiên thảo luận liên quan đến sách giáo khoa đưa ra nghịch lý rằng càng xã hội hóa thì giá sách giáo khoa càng tăng và không kiểm soát được.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Hoàng Dũng, người có hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy đại học, giảng viên tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, trả lời RFA khi đó cho rằng vị đại biểu đoàn Đồng Tháp nói như vậy là sai về nguyên tắc và sai về cơ sở pháp lý. Theo ông Dũng sai về pháp lý là dù xã hội hóa sách giáo khoa, nhưng nhà nước định giá, chứ không phải ai muốn bán bao nhiêu là bán.
Trả lời RFA hôm 10/4/2024, Giáo sư Hoàng Dũng, nhận định :
"Sách giáo khoa ngày nay khác với ngày xưa rất nhiều. Ngày xưa sách là của nhà nước chi tiền ra tổ chức in ấn viết lách. Còn bây giờ Nhà xuất bản giáo dục là nhà xuất bản quốc doanh, viết hai bộ sách giáo khoa trong số ba bộ, nhưng hoàn toàn trên cơ sở kinh doanh. Tức là không phải nhà nước chi tiền ra để làm, mà nhà xuất bản bỏ vốn ra làm, vì thế việc giảm giá phải cân nhắc về chính sách của họ, chứ không thể đòi hỏi ở họ cắt giảm giá như kiểu ngày xưa mà nhà nước chi tiền được".
Theo Giáo sư Hoàng Dũng, đó là một sự khác biệt rõ ràng, người ta có thể chê bai cách làm tốt hay không tốt so với trước kia… nhưng trên nguyên tắc họ phải làm có lời. Ông Dũng nói tiếp :
"Muốn hỗ trợ thì nhà nước buộc phải chi tiền ra, vì có những bộ sách giáo khoa hoàn toàn là tư nhân, không thể buộc người tư nhân bỏ vốn ra kinh doanh mà bán lỗ. Nhà nước muốn giảm giá thì nhà nước phải thuyết phục nhà xuất bản, không được thì phải bỏ tiền ra mua sách, sách 10 đồng muốn đề nghị bán 8 đồng thì nhà nước phải bù lỗ hai đồng, như vậy mới bảo đảm cho người kinh doanh có lãi".
Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ từ Na Uy khi trao đổi với RFA trước đây cho rằng, sách giáo khoa trong hoàn cảnh ở Việt Nam là một loại sản phẩm đặc thù, dù giá tăng hay giảm thì phụ huynh vẫn phải mua sách. Do đó theo ông Vũ, cho phép các nhà xuất bản, dù nhà nước hay tư nhân, được thoải mái nâng giá sách mà hầu như không gặp phải sự sụt giảm về nhu cầu mua nào.
Để khuyến khích sự xuất hiện của nhiều bộ sách giáo khoa theo ông Vũ, chính quyền nên làm một bộ giáo trình khung rất cơ bản và với tiêu chí giữ nguyên giáo trình khung này trong ít nhất là 10 năm chẳng hạn. Giáo trình này nên được đăng công khai trên trang mạng của Bộ Giáo dục. Chi phí để làm giáo trình này từ ngân sách và nên tiết kiệm tối đa.
Nguồn : RFA, 10/04/2024
Mấy ngày nay trên các trang mạng xã hội lùm xùm chuyện bài thơ Bắt Nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách Ngữ văn lớp 6. Toàn bộ nội dung bài thơ tôi sẽ trích ở phần phụ lục bài viết này, chỉ xin bàn về nội dung cũng như tinh thần văn học của bài thơ nói riêng và cái nhìn về văn chương khoa giáo nói chung. Và có thể, cũng để giải thích tại sao học trò lại chán ngán môn Ngữ Văn và cũng để xem thử văn chương đang đứng ở vị trí nào trên diễn đàn văn chương thế giới.
Bài thơ Bắt Nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách Ngữ văn lớp 6.
Nói diễn đàn văn chương thế giới thì nghe rộng quá, bởi ngay trong khu vực, nói tới văn học Việt, người ta không ngại miệng nhắc tới Nguyễn Du, sau Nguyễn Du gần ba trăm năm, có một số cái tên gắn liền với văn học miền Nam như Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tuệ Sĩ, Tô Thùy Yên, Mai Thảo... Và gần đây, nghĩa là sau gần nửa thế kỉ thống nhất hai miền Nam - Bắc, có thêm vài cái tên như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, đương nhiên họ là đại diện của văn học miền Bắc.
Nhưng, nghiệt nỗi, những cái tên của văn học miền Bắc ấy có may mắn lắm thì cũng được đưa vào chương trình giảng văn, khoa giáo, chứ nếu nói đi xa ra khỏi khu vực Châu Á là một chuyện rất khó khăn, nếu không nói là bất khả, vì sao ? Vì các nhà văn ấy thực thụ tài năng, nhưng họ mắc kẹt trong cơ chế, bất kì tác phẩm văn học nào vướng trong cơ chế thì rất khó để vượt xa khỏi tầm vói của cơ chế đó cho dù nó hay, đặc biệt hay, đặc biệt "cách mạng" trong cái cơ chế ấy. Đòi hỏi một tác phẩm văn học trong cơ chế vươn ra ngoài chẳng khác nào đòi hỏi một ông cụ thất thập cổ lai hi uống rượu Minh Mạng để có phong độ như một thanh niên mà thỏa sức tung hành với các em tì nữ chân dài. Chuyện ấy là bất khả thể.
Bởi văn chương, có một thứ tam giác bất khả xâm phạm, nó là tam giác đều gồm ba cạnh : Tự Do, Trí Tuệ và Dũng Cảm. Văn chương trong cơ chế thì mãi mãi không bao giờ hàm chứa yếu tính tự do, cho dù nhà văn đã cách mạng đến độ tan xác cũng cam lòng. Bởi muốn thực sự tự do, nhà văn phải bước ra khỏi cơ chế để sáng tác. Anh một nửa muốn ly hôn mà một nửa muốn ở lại khoắng thêm tài sản thì chẳng bao giờ có tự do trong lúc hôn nhân, và cũng chẳng có đứa con nào cho nên hình nên dáng trong cái tâm thế hôn nhân quái gở ấy.
Tình trạng nhà văn một nửa muốn cách mạng, nửa kia muốn cách mạng triệt để cũng na ná vậy, sẽ chẳng bao giờ có cách mạng triệt để trong viết lách, vì nếu triệt để thì anh bị tống cổ, bị vứt ra ngoài cơ chế và bị bỏ rơi, bỏ đói, trù dập, thậm chí tan cửa nát nhà.
Chính vì vậy, tất cả những nhà văn mặc dù văn tài của họ rất sâu, rất uyên áo, nhưng họ chấp nhận cơ chế và sống ăn ngon ngủ yên trong cơ chế ấy với vị trí ngôi sao của mình thì rất khó để nói rằng tác phẩm của họ bay xa ra khỏi tầm quán chiếu của cơ chế ấy được. Bởi đơn giản, dân tộc tính, sắc thái lịch sử và tình yêu con người trong tác phẩm chính là sắc thái, tình yêu cơ chế và cơ chế tính được khoác chiếc vỏ dân tộc tính. Người trong cơ chế thấy nó cách mạng, nhưng người ngoài cơ chế thấy nó không thật, thiếu cái gì đó khó nói.
Điều này cũng giải thích tại sao các nhà văn gốc Việt luôn đạt được thành tựu cao, hoặc những nhà văn gốc cộng sản một khi li khai cộng sản và đào thoát, tị nạn chính trị ở một xứ sở tự do nào đó lại có thành tựu văn học khá là cao, Dương Thu Hương là một ví dụ. Bởi xét cho cùng, tác phẩm văn chương của các nhà văn trên không bị vướng cơ chế, nó không còn ở mức buồn buồn, đèm đẹp, đau đau, rờn rợn, quai quái mà nó có thể là một cơn đau tuyệt đối, thốt lên từ cái bào thai cơ chế - cụ thể, ở đây là cơ chế cộng sản xã hội chủ nghĩa.
Điều này cũng lý giải thêm tại sao các trào lưu văn học mới như Hậu Hiện Đại, Tân Hình Thức lại nhanh chóng tạo hiệu ứng, một nhóm thơ nhỏ, gồm bốn thành viên như Mở Miệng, họ tuyên bố không làm thơ và thậm chí thích nói nhảm, chứng minh cái nhảm của họ cũng là một phần của văn chương nhân loại... Điều ấy nhanh chóng tạo thiện cảm với bạn đọc trong và ngoài nước, thậm chí mang lại cho họ những thành tựu nhất định trong văn đàn khu vực cũng như văn đàn quốc tế. Bởi họ đã phát triển được tự do sáng tác bằng hành động khước từ đại tự sự, hay nói khác đi là họ khước từ cơ chế để có được tự do sáng tác.
Chính những sáng tác được khai sinh từ tự do của họ đã nhanh chóng tìm đến với độc giả bên ngoài lãnh thổ Việt Nam chứ không phải thế giới internet. Bởi internet cũng mang cả văn chương chính thống ra ngoài lãnh thổ và được PR hết sức kĩ càng nhưng chẳng tạo được thiện cảm, bởi nó là văn chương cơ chế, điều ấy người ta không muốn phải lặp đi lặp lại trong việc tốn thì giờ để đọc một loại tuyên truyền tương tự văn chương hoặc một loại chống tuyên truyền sinh ra từ cái nôi tuyên truyền và mang dáng dấp tổ phụ của nó.
Từ vấn đề sáng tác, câu chuyện văn chương xứ Việt để đi đến câu chuyện môn Ngữ Văn trong giáo dục, có lẽ, câu chuyện ngữ văn là một câu chuyện dài lê thê và nó mang tính văn chương rất ít. Bởi phía sau câu chuyện ngữ văn, giảng văn là câu chuyện lợi ích nhóm, ai đang làm sách, làm sách mục đích gì, ai có lợi cho việc làm sách, nhà văn là bạn của ai, ai là bạn nhà văn, ai từng uống rượu với người làm sách, ai là người yêu của giám đốc xuất bản, ai là người tình (trai) của giám đốc xuất bản... ? Có hàng trăm câu hỏi xuất hiện sau một cuốn sách ngữ văn và rất tiếc những câu hỏi này chẳng liên quan gì đến chất lượng tác phẩm hay chẳng có chút văn chương tính nào, đó là những câu hỏi ngớ ngẩn, những câu hỏi vô bổ và nó được đặc trong bối cảnh thiểu năng trí tuệ. Rất tiếc, nói đến ngữ văn của giáo dục Việt Nam, người ta lại chỉ có thể đặt câu hỏi như vậy.
Và tính tuyên truyền trong ngữ văn, trong tác phẩm dạy học là bắt buộc. Một khi yêu cầu về tính đảng, tính tuyên truyền còn hiện hữu thì làm sao thoát khỏi cái ách cơ chế và làm sao có một tác phẩm văn học thực thụ. Điều đó lý giải tại sao ngày xưa, tức những năm đầu thống nhất đất nước, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu, Chế Lan Viên lai chiếm hầu hết trong sách giảng văn. May sao còn vài bài của Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử, nhưng những bài thơ này nằm trong "phần đọc thêm", tham khảo thôi.
Đến lúc này, các trào lưu văn học mới trong nước đã tiến rất xa và tạo ra tiếng vang trong văn đàn quốc tế, thế nhưng các giáo trình giảng văn thì lại lẹt đẹt trong những tác phẩm văn học kháng chiến, những tác giả quen thuộc mấy mươi năm nay, lặp đi lặp lại, không có gì thay đổi. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giảng dạy những tác phẩm, tác giả đã cũ mèm, và có dấu hiệu lạc hậu bởi lối quan niệm qua câu hỏi "nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh ?".
Một số tác phẩm thơ mới, giọng mới, cách nhìn mới, tác giả mới và đương nhiên quan niệm thi ca mới được đưa vào sách giáo khoa như Mai Văn Phấn, Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Thế Hoàng Linh... là cần thiết. Thế nhưng vấn đề chọn tác phẩm nào để đưa vào sách giảng văn là một cậu chuyện thuộc về khả năng cảm thụ văn học cũng như trình độ tiếp cận các trào lưu, các dòng và các tác giả của người làm sách.
Trường hợp đưa bài thơ của một tác giả có cách phát biểu đầy vẻ ngông cuồng, rằng "Tôi làm thơ hơn ba mươi năm nay, toàn thơ có chất lượng, ai chê bài Bắt Nạt là đang xúc phạm tôi !" hay "Những ai chê bài Bắt Nạt là dở thì họ xứng tầm nhận giải Nô Bên (Nobel) văn chương !". Trong khi đó, nói một cách nghiêm túc, trình độ cảm thụ văn chương của tuổi trẻ thời @ hết sức tinh tế, nhạy và đòi hỏi một sức hút hết sức lớn từ tác phẩm. Học sinh có thể không biết tác giả trong các sách giảng văn đã viết những gì nhưng lại biết tác giả nhận giải Nobel của năm, biết Hoàng Tử Bé, biết Saint-Exupéry, biết Dan Brown... Đương nhiên việc biết này không qua kênh giáo dục mà qua những kênh khác từ xã hội. Điều đó cho thấy giáo dục đã quá chậm so với phát triển của xã hội, và đâu đó, môn giảng văn nói riêng trong giáo dục đang kéo tư duy học sinh chậm lại so với thực tiễn sinh động của độ tuổi và hiểu biết.
Cũng trong cuốn Ngữ văn lớp 6, học sinh rất thích thơ của Tagor, một số em còn đọc một dãy dài tên của nhà văn là Rabindranath Tagore một cách trân trọng, thế nhưng bài thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh lại cho cảm giác chán, mệt, có em còn cho rằng đó là loại thơ ngáo đá, bất ổn về tâm lý...
Đó cũng là tín hiệu đáng mừng về tư duy thế hệ trẻ, đặc biệt là tư duy mỹ học của các thế hệ thời @. Và nó cũng cho thấy rằng vấn đề giáo dục tại Việt Nam đang vướng phải cái ách cơ chế. Và bao giờ cái ách này còn nằm trên cổ, thì nền giáo dục này sẽ chẳng giống bất kì một nền giáo dục nào bởi vẻ quái dị của nó.
Viết từ Sài Gòn
Nguồn : RFA, 14/10/2023
Phụ lục :
Bài thơ Bắt Nạt, tác giả : Nguyễn Thế Hoàng Linh
"Bắt nạt là xấu lắm
Đừng bắt nạt, bạn ơi
Bất cứ ai trên đời
Đều không cần bắt nạt
Tại sao không học hát
Nhảy hip hop cho hay
Thời gian trong một ngày
Đâu để dành bắt nạt
Sao không ăn mù tạt
Đối diện thử thách đi ?
Thử kẻ yếu làm gì
Sao không trêu mù tạt ?
Những bạn nào nhút nhát
Thì là giống thỏ non
Trông đáng yêu đấy chứ
Sao không yêu, lại còn… ?
Đừng bắt nạt người lớn
Đừng bắt nạt trẻ con
Đừng bắt nạt nước khác
Trên khắp trái đất tròn
Đừng bắt nạt mèo, chó
Đừng bắt nạt cái cây
Đừng bắt nạt ai cả
Vì bắt nạt dễ lây
Bạn nào bắt nạt bạn
Cứ đưa bài thơ này
Bảo nếu thích bắt nạt
Thì đến gặp tớ ngay
Cứ đến bắt nạt tớ
Bị bắt nạt quen rồi
Vẫn không thích bắt nạt
Vì bắt nạt rất hôi !"
Lenin nói "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản".
Những người cộng sản nghe câu nói này thấy "người" vĩ đại quá.
Nhưng đúng ra phải nói : không có sách thì không có tri thức. Có tri thức thì chắc chắn không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Vladimir Medinsky, cựu Bộ trưởng văn hóa và tuyên truyền Nga, hiện được Putin cho làm cố vấn, là tác giả hai bộ sách giáo khoa mới về sử cho học sinh lớp 10 và 11 Trung học phổ thông Liên bang Nga
Sách giáo khoa hay sách tuyên giáo ?
Sách giáo khoa là công cụ để truyền đạt kiến thức cho học sinh. Tuy nhiên, ở các nước cộng sản, sách giáo khoa lại trở thành công cụ tuyên truyền nhảm nhí.
Một thí dụ cụ thể và rất nóng bỏng là sách giáo khoa lịch sử của Nga cho năm học mới sắp tới 1/09/2023 dành cho hai lớp cuối cùng của phổ thông trung học sẽ có một chương mới tinh dành cho chiến dịch đặc biệt của Putin vĩ đại.
Ở các nước cộng sản có rất nhiều bọn nịnh thần. Việc khó thế và cấp bách như thế mà họ cũng làm được để phục vụ anh Putin. Đây là tác phẩm của đồng chí cũng Vladimir nhưng tên Medinski, cựu bộ trưởng văn hóa, hiện được Putin cho làm cố vấn. Theo đồng chí này thì "Sách giáo khoa này thể hiện quan điểm của Nhà nước và quan điểm của Hội đồng Hàn lâm Nga, nhưng được diễn đạt một cách đơn giản hơn và con người hơn".
Thực tế cho thấy đây sách giáo khoa thời Putin còn bị chính trị hóa và dối trá hơn cả sách giáo khoa thời Stalin 1952 và thời Brejenev 1980.
Biên giới của nước Nga cũng vẽ lại, bao gồm cả Crimea, Kkherson, Zaporijia, Luhansk, Donetsk, những mảnh đất mà Nga vừa mới cướp được và hiện nay còn đang rất vất vả để giữ. Không biết giữ được đến lúc nào, nhưng cứ cho vào sách giáo khoa cái đã. Đúng là thái độ của một kẻ ăn cướp trắng trợn, vô liêm sỉ.
Sergey Kravtsov, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nga, giới thiệu sách giáo khoa mới dành cho học sinh trung học trong cuộc họp báo ở Moscow, ngày 7/8/2023. Yuri Kadobnov/AFP
Đương nhiên là sách giáo khoa này tuyên truyền cho Putin, nối lời của Putin :
- Sự sụp đổ của Liên Xô là một thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ XX (nguyên nhân sụp đổ thì không nói tới mà chỉ đổ tội cho Gorbachev và Phương tây).
- Nước Nga đã cứu vãn được hòa bình thế giới bằng cách sáp nhập Crimea, qua con đường trưng cầu dân ý (thực tế là ăn cướp).
- Nếu Ukraine ra nhập NATO thì sẽ đe dọa an ninh nước Nga nên phải tiến hành đánh Ukraine cũng là để diệt phát xít Ukraine…
Học sinh bị tuyên truyền hoặc những người kém hiểu biết sẽ cho rằng đánh Ukraine là để tránh một tai họa còn trầm trọng hơn nhiều về sau này cho nước Nga. Nước Nga là nạn nhân của Phương Tây, của NATO đứng đầu là Mỹ. Còn rất nhiều điều cần nói nữa về sự dối trá trong 2 cuốn sách giáo khoa này mà tôi không muốn nói đến để cho bài đỡ dài. Đa số các bạn cũng đã biết các luận điệu tuyên truyền của Putin.
Nực cười thay, người ta có thể đổi trắng thay đen như sau :
Tình trạng kinh tế của Nga đang ở mức thảm hại vì bị chịu các lệnh trừng phạt, cấm vận, tách rời khỏi hệ thống thanh toán và thương mại quốc tế, thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ giảm 40%, đồng Rúp rớt giá thê thảm (hơn 100 rúp mới đổi được một đô), các doanh nghiệp nước ngoài buộc phải cuốn gói khỏi nước Nga và tài sản bị tịch biên. Vậy mà, sách giáo khoa lại viết theo kiểu quảng cáo tà lưa : "Những thời điểm như vậy rất hiếm trong lịch sử của chúng ta. Sau khi các doanh nghiệp nước ngoài bỏ đi thì nhiều thị trường mới lại mở ra. Trước mặt các em là những viễn cảnh tuyệt vời để gây dựng những Start-up (công ty khởi nghiệp trong công nghệ ở giai đoạn thành lập).
Thật lòng mà nói, tôi vô cùng thương các em học sinh của nước Nga. Hai cuốn lịch sử mới này, chẳng qua chỉ là để lừa dối tinh thần các em, để khi các em tốt nghiệp phổ thông thì các em cũng vào tuổi đi lính, họ sẽ nhét vào tay các em một khẩu súng trường, khá hơn thì một khẩu AK, khá hơn nữa thì khẩu B40, rồi ném các em vào các "cối xay thịt", buộc các em phải phạm tội ác của kẻ xâm lược, đa số các em sẽ phải vĩnh viễn nằm lại trên đất khách quê người. Đó mới là mục đích chính của "sách giáo khoa mới". Chẳng có viễn cảnh tuyệt vời hay start-up nào đâu. TỞM.
Trẻ em Nga, nạn nhân của chính sách tuyên truyền mới của Putin
Sách giáo khoa mới hay Luna-25 rớt xuống mặt trăng chứ không phải hạ cánh xuống mặt trăng là những cố gắng trong tuyệt vọng của Putin. Ai cũng có một thời. Thời hưng thịnh của Putin đã qua rồi. Bây giờ dù Putin có muốn làm gì thì làm, nhưng đang ở thời mạt vận thì sẽ không thể nào tránh khỏi thất bại. Tội nghiệp cho Putin và đám cuồng Tin.
PS : Một số bạn đọc có trình độ nhận thức kém hay vặn vẹo tôi là nước Nga không phải nước cộng sản. Thôi, biết gì mà vặn với vẹo, cứ làm như tôi ngu lắm. Nhưng hãy ngu như tôi trước khi là người khôn.
Hoàng Quốc Dũng
(21/08/2023)
Mai Lan, VNTB, 16/08/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không tin rằng sách giáo khoa chỉ là… học liệu (!?) để có thể tư nhân tham gia biên soạn.
Ông Vương Đình Huệ đưa ra yêu cầu cần phải có bộ sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn với kinh phí được lấy từ ngân sách quốc gia. Yêu cầu này của ông Huệ cho thấy một lần nữa, giáo dục tiếp tục tạo sự bất an, khi các cấp quản lý dường như vẫn lúng túng trong vấn đề trao quyền tự chủ học thuật trong chuyện soạn các bộ sách giáo khoa.
Tại phiên họp giám sát chuyên đề về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa, về vai trò của sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng sách giáo khoa chỉ là học liệu, tuy nhiên Chủ tịch Quốc hội không đồng ý. Ông cho rằng không thể nói người dạy muốn dạy gì thì dạy được.
"Đương nhiên sách giáo khoa có tốt đến mấy cũng không thể thay được cho người thầy, nhưng từ chương trình mới ra sách giáo khoa… Bộ sách giáo khoa quy định về nội dung, thể chế cái cốt lõi nhất của chương trình", ông Vương Đình Huệ diễn giải cho việc định hướng chính trị mang tính bắt buộc của nội dung sách giáo khoa khi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chủ trương có nhiều bộ sách giáo khoa để nhà trường chủ động lựa chọn.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nói rằng Nghị quyết 88 của Quốc hội đã giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa. Đến năm 2020 Quốc hội ra Nghị quyết 122 , có quy định là nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một bộ sách giáo khoa được kiểm định, phê duyệt theo Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước.
Lý do trong báo cáo của Chính phủ có nêu chủ yếu là do vốn của World Bank – vốn tài trợ nước ngoài cho nên không tổ chức đấu thầu để chọn người biên soạn được.
Ông Vinh nêu rõ quan điểm của đoàn giám sát cho rằng chương trình giáo dục phổ thông mang tính pháp lệnh là đúng rồi, nhưng chương trình chỉ quy định là khung kiến thức. Còn nội dung kiến thức phổ thông đặc biệt quan trọng, thể hiện trong sách giáo khoa. Vì vậy, nếu bộ, Chính phủ chỉ giữ vai trò phê duyệt như hiện nay sẽ chỉ là người thẩm định được nội dung đó có phù hợp hay không, nhưng trách nhiệm của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển nội dung đó thực hiện có được không, nếu với cách biên soạn như thế này.
"Liệu có thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức biên soạn nội dung hay không hoặc chuẩn bị nội dung không ? Vì trong đề nghị của đoàn đã đưa ra một phương án mang tính rất mở là chuẩn bị nội dung một bộ sách giáo khoa.
Chúng tôi kiến nghị trong tổng thể nếu Nhà nước nắm giữ nội dung của bộ sách giáo khoa nào hay quyển sách giáo khoa nào và tiền này chi từ ngân sách nhà nước thì nên miễn phí cho người dân. Tức là không cho phép tính giá bản quyền biên soạn sách vào trong giá sách giáo khoa. Đó sẽ là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm giá sách giáo khoa", ông Vinh diễn giải.
Phản biện lại các lập luận trên, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, "Nhà nước nắm và trông coi chương trình thống nhất toàn quốc, đó là nội dung lõi của giáo dục, là pháp lệnh, còn sách giáo khoa là học liệu, là công cụ, là cái hỗ trợ giáo viên để chuyển tải chương trình, thực hiện các yêu cầu môn học.
Chương trình là duy nhất, thống nhất, học liệu là đa dạng và linh hoạt, vậy có cần một bộ sách giáo khoa – tức một bộ học liệu của Nhà nước hay không ?".
Ông nêu thêm trong số hàng trăm bài giảng trên truyền hình, giáo viên đã dạy theo chương trình với sự chuẩn bị riêng, không theo bất cứ bộ sách giáo khoa nào. Vậy có cần Quốc hội phải thông qua việc giao chuẩn bị nội dung cho một bộ học liệu hay không ?
Ông nói thêm nếu lo lắng về an toàn an ninh sách giáo khoa thì điều này cũng không thành vấn đề, vì Nhà xuất bản Giáo Dục – doanh nghiệp 100% vốn nhà nước – đang nắm bản quyền 2 bộ sách giáo khoa. Sách giáo khoa cho các lớp 5-9-12 là những bộ sách cuối cùng cũng đã soạn xong và đang thẩm định… Xem ra, điều này cũng rất khác với nội dung nghị quyết 122/2020 của Quốc hội cho phép bộ chỉ tổ chức biên soạn khi không có tổ chức và cá nhân nào biên soạn.
"Hiện nay tất cả các môn học còn lại đều đã có một số sách được các tập thể và cá nhân biên soạn, vậy thì tổ chức chuẩn bị nội dung một bộ sách không giải quyết được mấy vấn đề", ông Sơn biện giải.
Phía đoàn giám sát về sách giáo khoa của Quốc hội đã đưa ra bốn ý kiến như sau :
Thứ nhất là đánh giá tác động, mức độ ảnh hưởng chiết khấu trong chi phí phát hành sách giáo khoa lên giá sách hiện nay. Vì mức chiết khấu đối với sách giáo khoa, sách tham khảo hiện nay quá cao.
Thứ hai, cần đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ cung cấp sách giáo khoa cho thư viện các vùng miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, học sinh khuyết tật. Từ đó tính toán đầy đủ, đánh giá toàn diện tác động của việc bố trí ngân sách nhà nước mua sách giáo khoa cấp cho các thư viện trường học dùng chung.
Thứ ba, đề nghị Chính phủ đánh giá về việc tiếp tục giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa sử dụng nguồn ngân sách nhà nước.
Thứ tư, đánh giá chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa. Việc áp dụng nhiều sách giáo khoa khác nhau cho từng môn học ở một cơ sở giáo dục có thực sự cần thiết không. Ngoài ra xem xét tính cần thiết trong sửa đổi quy định để thống nhất việc lựa chọn sách giáo khoa, hướng tới để quyền lựa chọn sách giáo khoa của học sinh, giáo viên, phụ huynh.
Báo cáo giám sát cũng đề nghị Chính phủ phân tích nguyên nhân, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức in, phát hành tài liệu giáo dục địa phương.
Đồng ý là Việt Nam vẫn tiếp tục tìm kiếm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội như nội dung cuốn sách"Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thế nhưng ở đây dù là lựa chọn con đường thể chế nào thì vẫn cần đảm bảo tính có thể dự báo, tính nhất quán và ổn định của chính sách là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành môi trường vĩ mô tốt.
Một loạt động thái thiếu nhất quán và lúng túng trong điều hành chính sách, không phải riêng một ngành mà diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau thời gian qua cho thấy thách thức về năng lực dự báo, năng lực hoạch định và thực thi chính sách của các bộ ngành tiếp tục là vấn đề đáng quan tâm ở thế chế độc quyền chính trị hiện tại mà Hà Nội theo đuổi.
Mai Lan
Nguồn : VNTB, 16/08/2023
***************************
Lỗi ở sách giáo khoa hay ở việc giảng dạy ?
Thới Bình, VNTB, 16/08/2023
Sự khác biệt về nội dung, cấu trúc trong mỗi bộ sách khó khăn cho việc ra đề thi chung, học sinh chuyển trường phải mua lại sách giáo khoa, khó tiếp cận kiến thức…
Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà "giáo dục" (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu…
Quốc hội Việt Nam đang diễn ra tranh luận rằng liệu có nên trở lại với việc thống nhất cả nước chi có một bộ sách giáo khoa theo đúng định hướng của Đảng về giáo dục.
Một báo cáo về vấn đề sách giáo khoa của đoàn giám sát thuộc Quốc hội, ghi nhận rằng mặc dù có nhiều nhà xuất bản tham gia làm sách giáo khoa, có nhiều bộ sách giáo khoa, nhưng giá sách không giảm, mà thực tế đang tăng. Giá sách giáo khoa môn tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần.
Liên quan chi phí phát hành sách giáo khoa, theo báo cáo là cao, chưa hợp lý so với các mặt hàng thiết yếu.
Theo đó, mức tối đa phí phát hành (chiết khấu) sách theo chương trình mới cho các đơn vị đầu mối phát hành là các công ty cổ phần sách và thiết bị giáo dục miền, công ty cổ phần đầu tư và phát triển giáo dục miền phục vụ năm học 2020-2021, 2021-2022, cụ thể : Đối với sách giáo khoa là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%. Năm học 2022-2023, đối với sách giáo khoa là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.
Báo cáo cũng chỉ rõ việc biên soạn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn nhiều lúng túng. Việc triển khai thực hiện chủ trương "xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa" có một số nội dung chưa phù hợp với quan điểm của Đảng, Nhà nước về thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục…
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo không tổ chức biên soạn được một bộ sách giáo khoa của Nhà nước, hoàn toàn phụ thuộc vào xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là chưa phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước…
Xem ra thì "quan điểm của Đảng, Nhà nước" là lý do chính của chuyện cần kết thúc việc cạnh tranh trong sử dụng sách giáo khoa do các nhóm tư nhân biên soạn. Điều này cho thấy Hà Nội đã không chấp nhận kế thừa những gì mà nền giáo dục ở miền Nam trước đây trong chuyện sách giáo khoa.
Nhân chuyện sách giáo khoa ‘tư – công’ đang trên bàn nghị sự ở Quốc hội, nhà báo Vũ Thế Thành – một người bạn vong niên của người viết bài này, nói rằng ông nhớ đến thời niên thiếu tiểu học.
Ông kể : "Hồi nhỏ tôi học trong sách Tập đọc lớp Năm (lớp Một bây giờ) là Tô canh hẹ. Chuyện kể đại khái có một người bị tội phải giam trong ngục. Lính gác đưa vào cho người tù tô canh hẹ. Anh ta cầm tô canh không ăn, chỉ nức nở khóc. Anh lính hỏi vì sao, người tù trả lời, ở nhà tôi thích canh hẹ, mẹ tôi thường nấu cho tôi ăn. Nhìn tô canh hẹ này, tôi chắc mẹ tôi nấu canh lặn lội đường xa đến thăm nuôi tôi. Tôi chưa báo hiếu ngày nào, lại để mẹ già khổ cực vì tôi thế này, nên tôi khóc.
Truyện chỉ có thế, hai trang : một trang in chữ to, trang kia là hình minh họa. Tôi còn nhớ tranh vẽ người lính mặc đồ như lính thú ngày xưa, đội nón lá đứng nhìn, còn người tù ngồi bệt dưới đất, mặc áo rách, một chân co lên, hai tay bưng tô canh trước mặt, nước mắt rơi lã chã.
Phần kết câu chuyện là anh lính gác nghe chuyện, thấy cảm động, trình lên quan, và quan đã tha tội cho người tù.
Ngày trước, ở miền Nam, sách giáo khoa được tự do biên soạn theo chương trình khung của Bộ Giáo dục, dài chừng hai trang giấy cho mỗi môn học, mỗi cấp lớp. Sách nào viết hay thì thầy cô giới thiệu với phụ huynh, chứ không có người chủ biên hay nhóm biên soạn, rồi thêm hội đồng đánh giá, thẩm định bạc tỷ…
Thật ra, Trung tâm Học liệu thuộc Bộ Giáo dục cũng nhờ người biên soạn sách giáo khoa, xuất bản. Sách in đẹp, bìa dày, giấy trắng, giá rẻ vì được viện trợ từ cơ quan văn hóa Hoa Kỳ, nhưng… bán ế, vì chẳng học sinh nào dùng, và cũng không có thầy cô nào giới thiệu nên dùng.
Quyển Tập đọc lớp Năm đó, tôi nhớ mang máng do nhà xuất bản tư nhân Thanh Đạm nằm dưới chân cầu Trương Minh Giảng ấn hành, nhưng không nhớ tác giả biên soạn là ai. Còn nhiều câu chuyện hàng tuần khác tương tự như Tô canh hẹ trong sách này, đến giờ vẫn còn trong đầu tôi như in, thậm chí cả hình minh họa.
Sách giáo khoa bây giờ là mỏ vàng của các nhà "giáo dục" (lớn) với đủ thứ lý sự cao siêu trong đấy. Những thứ cao siêu này sẽ đeo đuổi cuộc đời học sinh sau này. Khi nào chúng hiểu ra sự thật về "mặt trời chân lý", thì lúc đó mặt trời không còn "chói qua" tim, mà sẽ đốt cháy con tim…".
Kết thúc câu chuyện, nhà báo Vũ Thế Thành nói rằng câu chuyện Tô canh hẹ và người tù đã gây ấn tượng và kéo dài suốt sáu mươi năm sau trong đầu một đứa trẻ như ông, "vậy thì có xứng đáng nằm trong sách giáo khoa lớp Một không ? Có phải là một trong những chỉ tiêu giáo dục nhân cách cho trẻ không ? Tôi không đủ tư cách trả lời câu hỏi này".
Thới Bình
Nguồn : VNTB, 16/08/2023
*************************
Nhà nước biên soạn sách giáo khoa là đi ngược mục tiêu xã hội hóa ?
RFA, 15/08/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hôm 14/8/2023 yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo phải biên soạn một bộ sách giáo khoa, thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 88 (trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dục và đào tạo biên soạn một bộ sách giáo khoa bằng ngân sách nhà nước).
RFA
Trả lời RFA hôm 15/08/2023 từ Sài Gòn về vấn đề này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, người có hơn 30 năm kinh nghiệm giảng dạy đại học, hiện là giảng viên tại Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, nhận định :
"Có thể khẳng định ngay nó đi ngược lại chủ trương của chính Quốc Hội đã ban hành, có văn bản hẳn hoi. Theo văn bản này, Bộ Giáo dục chuẩn bị một bộ sách giáo khoa của nhà nước trong trường hợp, nếu tư nhân nhỏ không viết, hoặc viết mà chất lượng không đạt… khi đó mới cần sách giáo khoa của nhà nước để học sinh có sách học. Nhưng thực tế cho đến nay, sau mấy năm thực hiện thì trường hợp đó không xảy ra. Mà đã không xảy ra thì không còn lý do gì để mà phải tốn tiền tốn bạc làm một bộ sách giáo khoa của nhà nước cả".
Theo Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, dù hiện nay các địa phương được giao quyền chọn sách, nhưng trên tinh thần vẫn là giáo viên chọn. Do đó, Tiến sĩ Dũng cho rằng : nếu nhà nước cứ biên soạn một bộ sách giáo khoa riêng, thì chưa chắc giáo viên tự quyết định "tự chọn". Ông lý giải :
"Thứ nhất các lớp đã được học sách giáo khoa biên soạn trước, ví dụ lớp một đã cho học sách của tác giả A, không lẽ sang lớp hai lại chuyển sang tác giả B ? Vì người ta biên soạn đã có hệ thống, mà đến bây giờ đặt ra vấn đề biên soạn sách giáo khoa của bộ thì đã đi sau, trong lúc thị trường người khác đã chiếm cả rồi. Cho nên tôi không chắc rằng là sách giáo khoa của nhà nước mà được người dân ủng hộ đâu. Thành ra tôi cho rằng sẽ tốn tiền vô ích, mà lại trái chủ trương của chính Quốc Hội".
Nội dung Nghị quyết 88 – ban hành năm 2014 được truyền thông loan, khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Ngoài ra, để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa.
Cũng theo nghị quyết này, từ năm học 2018 - 2019, các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn sách giáo khoa để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, từ năm học 2018 – 2019 đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không biên soạn một bộ sách giáo khoa riêng, do đó các trường đã chọn các bộ sách tư nhân để giảng dạy.
Đến năm 2020, Quốc hội ra Nghị quyết 122, có quy định là nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một bộ sách giáo khoa được kiểm định, phê duyệt theo Luật Giáo dục thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, tại cuộc họp hôm 14/8, lý giải cho yêu cầu của mình, ông Huệ cho rằng nghị quyết 122 giải quyết tình thế lúc đó chứ không thay thế cho nghị quyết 88 về việc yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa bằng ngân sách nhà nước.
Một trường cấp 2 ở huyện Mù Căng Chải tỉnh Yên Bái. AFP.
Cũng tại cuộc họp hôm 14/8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng việc Bộ đứng ra biên soạn một bộ sách giáo khoa mới không chỉ ảnh hưởng tới chủ trương xã hội hóa, trong việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa, mà còn hệ trọng hơn, nó có thể tác động tới tinh thần đổi mới mà toàn ngành đang hướng tới về mặt phương pháp.
Tuy vậy, nhìn nhận vấn đề này, thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên trường Trung học Phổ thông Thường Tín - Hà Nội, hôm 15/8 lại cho biết ông ủng hộ nhà nước độc quyền sách giáo khoa. Ông giải thích :
"Vấn đề này tôi thấy có mặt nọ mặt kia, một mặt nếu để cho nhiều nhà xuất bản, nhiều nhóm viết sách khác nhau cùng tham gia thì nó có xu hướng chống độc quyền, xã hội hóa được hoạt động phát hành sách giáo khoa. Tuy nhiên trên thực tế, Việt Nam đã tốn hàng trăm giáo sư tiến sĩ tham gia vào biên soạn rất nhiều bộ sách khác nhau, mỗi bộ môn có bốn năm nhóm biên soạn, mà sách lại theo một chương trình khung, cho nên nó giống nhau đến 90 - 95% nội dung kiến thức…"
Theo Thầy Đỗ Việt Khoa, đó chính là một sự lãng phí. Thầy Khoa nói tiếp :
"Riêng về độc quyền sách giáo khoa, như nhà xuất bản giáo dục trước kia, thì quan điểm của tôi lại thấy nên như vậy. Một nhóm in ấn sáng tạo, phát huy những cái đã có và bổ sung những cái chưa được. Sau đó có một chính sách là sách phải được sử dụng ngân sách nhà nước để hỗ trợ. Có rất nhiều vấn đề cần phải hỗ trợ, trợ cấp, rồi tặng học sinh miền núi… Cái này mà để các nhà xuất bản tư nhân làm thì họ không thể tặng được, họ không có vốn. Nói là xã hội hóa, nhưng thực chất không hoàn toàn có lợi cho xã hội".
Nếu quay về cách cũ, thì riêng sách giáo khoa, theo ý kiến của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Hoàng Dũng, cũng không có nhiều vấn đề nhưng ông lo ngại cách cũ nghĩa là trở về như trước đây : một chương trình một bộ sách giáo khoa. Trong khi, vẫn theo tiến sĩ Hoàng Dũng việc một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa như hiện nay là một sự tiến bộ.
Nguồn : RFA, 15/08/2023
Chỉ còn vài tuần nữa, hàng triệu học sinh ở Việt Nam sẽ bước vào năm học mới, tuy nhiên, theo dõi công luận và truyền thông mạng Việt Nam, dường như chủ trương về vấn đề sách giáo khoa vẫn còn chưa thống nhất, trong một số ban, ngành hữu quan ở Việt Nam, đặc biệt từ quan điểm trong nội bộ các cơ quan quyền lực của nước này như Quốc hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trung ương Mặt trận Tổ Quốc.
AFP
Trước hết, trong một bức thư gửi đến Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Việt Nam, được giới quan sát quan tâm chủ đề giáo dục Việt Nam và chủ trương, chính sách đối với vấn đề sách giáo khoa chia sẻ từ đầu tuần này, mà RFA Tiếng Việt đọc được, tác giả thư, nhà khoa học, Tiến sĩ Tô Văn Trường viết :
"Chiều 27/7/2023, tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Quốc hội với Chính phủ về việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Đoàn giám sát có yêu cầu Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn một bộ sách giáo khoa. Đề nghị này đã gây ra những ý kiến trái chiều trong cuộc họp và trong dư luận, chủ yếu là không đồng tình. Đến Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Kim Sơn cũng không hiểu đề nghị đó dựa trên những căn cứ nào".
Theo tường thuật của báo chí, tại cuộc họp, để giải thích cho đề xuất của Đoàn giám sát, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, đặt câu hỏi : "Nếu giao cho tất cả các lực lượng xã hội hóa, các tổ chức, cá nhân thì ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc phát triển, cập nhật chương trình ? Trách nhiệm của Nhà nước ở đâu ?".
Ông Vinh cho rằng : "Ở đây không chỉ trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo. Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ tổ chức còn như ở nhiều nước vẫn có hội đồng quốc gia chịu trách nhiệm về nội dung sách giáo khoa. Không nhất thiết phải viết bộ sách giáo khoa mới, cái quan trọng cuối cùng vẫn là Nhà nước phải có bản quyền về nội dung một bộ sách giáo khoa và không tính tiền bản quyền về biên soạn sách giáo khoa, còn các doanh nghiệp có thể khai thác nội dung đó để phát hành sách giáo khoa, phục vụ cho người dân một cách tốt nhất"..
Ông Vinh cũng nói : "Hiện, sách giáo khoa chưa ban hành hết, vẫn còn một số lớp chưa xong. Giả sử nếu các đơn vị xuất bản sách giáo khoa hiện nay gặp vấn đề gì đó thì cả nền giáo dục phổ thông của nước ta có dừng lại để chờ các nhà xuất bản khắc phục vấn đề của họ xong rồi làm tiếp không ? Đoàn giám sát muốn nhấn mạnh trách nhiệm của Nhà nước đối với nền giáo dục phổ thông, luôn giữ trong tay phương án an toàn nhất, bảo đảm quyền lợi của học sinh, của người dân". (Trích báo Thanh Niên, ngày 28/7/2023).
Bức thư của Tiến sĩ Tô Văn Trường cũng chỉ ra lý do vì sao lãnh đạo Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội Việt Nam lại có ý tưởng trên, đồng thời ông Trường cũng cho biết về phản ứng của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo của Việt Nam ra sao, bức thư có đoạn :
"Qua phát biểu của ông Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, ai cũng hiểu mong muốn của ông là cần có một bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và đào tạo để giữ an toàn cho việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây cũng chính là lý do mà Nghị quyết 88/2014 của Quốc hội yêu cầu : "Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức việc biên soạn một bộ sách giáo khoa. Bộ sách giáo khoa này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các sách giáo khoa do tổ chức, cá nhân biên soạn".
Tuy nhiên, trên thực tế, như báo cáo của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tại cuộc họp : "Thực hiện chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa, đến nay đã có nhiều tổ chức, cá nhân liên kết với nhiều nhà xuất bản có chức năng xuất bản sách giáo khoa để tổ chức biên soạn, đề nghị thẩm định sách giáo khoa. Mỗi môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông đã có nhiều sách giáo khoa được phê duyệt đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới". Căn cứ thực tiễn triển khai sách giáo khoa thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 122/2020 quy định : "Khi thực hiện biên soạn sách giáo khoa theo phương thức xã hội hóa, nếu mỗi môn học cụ thể đã hoàn thành ít nhất một sách giáo khoa được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 thì không triển khai biên soạn sách giáo khoa sử dụng ngân sách nhà nước của môn học đó".
Trong ý kiến tại bức thư được cho là có tính chất phản biện của mình, Tiến sĩ Tô Văn Trường viết tiếp :
"Về vấn đề này, tôi đã có bài viết Đừng quay lại "độc quyền" sách giáo khoa trên VietNamNet ngày 31/7. Nay, xin có thêm ít dòng trao đổi về ý kiến của ông Chủ nhiệm UBVHGD. Trước hết, nói về trách nhiệm phát triển chương trình giáo dục phổ thông thì theo quy định tại khoản 3, Điều 31, Luật Giáo dục và điểm b, khoản 3, Điều 2, Nghị định 86/2022 của Chính phủ, đó là trách nhiệm của Bộ Giáo dục và đào tạo. sách giáo khoa chỉ là tài liệu dạy học, dù do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức biên soạn như đề nghị của Đoàn giám sát hay do các tổ chức, cá nhân khác biên soạn, cũng phải cập nhật chương trình giáo dục phổ thông, khi chương trình có sự phát triển (điều chỉnh).
Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa không có nghĩa là Nhà nước buông bỏ vai trò quản lý. Luật Giáo dục và Nghị định 86 của Chính phủ đã có các quy định bảo đảm trách nhiệm của Nhà nước đối với phát triển giáo dục nói chung và việc thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nói riêng.
Ở nước nào cũng vậy, trách nhiệm của Nhà nước là tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho người dân sinh sống, làm ăn, chứ không phải là ôm đồm, làm những việc không đúng chức năng quản lý nhà nước.
Trong lĩnh vực sách giáo khoa, Nhà nước bảo đảm an toàn cho người dân và các nhà đầu tư bằng các biện pháp quản lý như ban hành chương trình làm căn cứ biên soạn sách giáo khoa và thực hiện các hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá ; thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa ; quản lý giá sách giáo khoa ; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm,… theo quy định của pháp luật. Giữa lúc việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đang đi đến chặng cuối mà Bộ Giáo dục và đào tạo lại đứng ra làm một bộ sách giáo khoa "của Bộ" thì đó mới là giải pháp không an toàn, vừa rũ rối tình hình, vừa làm cho các nhà đầu tư giảm niềm tin vào một môi trường đầu tư thiếu ổn định".
Ngay lập tức, trên mạng xã hội Việt Nam cũng đã có nhiều phản ứng xung quanh vấn đề ‘rối ren’ trong quan điểm, chủ trương về sách giáo khoa này, trong đó có quan điểm từ trong nội bộ cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một đoàn thể chính trị - xã hội quan trọng được cho là ‘cánh tay nối dài’ của Nhà nước và Đảng cộng sản VN trong cộng đồng, xã hội, mà một trong số phản ứng đó là ý kiến được công bố công khai trên trang mạng xã hội Facebook cá nhân của nhà giáo Thái Hạo mà RFA đọc được ngay trong đầu tháng 8/2023.
Trong một mục dòng trạng thái (status) có tựa đề "Những tù nhân của sách giáo khoa", ông Thái Hạo viết :
"Cho đến hôm nay, đã là năm thứ năm triển khai Chương trình Giáo dục Phổ thông mới của cuộc "Đổi mới căn bản toàn diện" thế mà nhà nước và dân tình vẫn còn đang cãi nhau những chuyện như "Bộ Giáo dục có nên biên soạn thêm một bộ sách giáo khoa không ?" thì phải nói là cạn lời.
Không những thế, trong "Hội nghị góp ý kiến về triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông 2018" do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 2/8/2023, ông Trần Ngọc Đường, Chủ nhiệm Hội đồng Dân chủ, Pháp luật của Ủy ban còn phát biểu "Không nên xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa mà Nhà nước nên đầu tư để có bộ sách giáo khoa chuẩn cho học sinh".
Ô, thế nào là "chuẩn" ? Những bộ đã biên soạn và in cho học sinh học mấy năm nay không "chuẩn" à, thế ai đã duyệt, ai đã cấp phép, ai đã cho in ? Lấy gì để làm căn cứ cho một bộ sách do Bộ giáo dục biên soạn sẽ là "chuẩn" hơn ? Rồi những bộ sách trước đây (như bộ 2000) là ai biên soạn, có chuẩn không mà lại phải thay ?"
Nhà giáo Thái Hạo cũng đề cập và so sánh vấn đề chính sách với sách giáo khoa hiện nay của Việt Nam so với thời Pháp thuộc ở đầu thế kỷ trước, cũng như với thời Việt Nam Cộng Hòa trước đây, và ông đặt vấn đề liệu đã có sự đòi quay trở lại với ‘vạch xuất phát’, bài viết trên FB của nhà giáo này viết tiếp :
"Thời Pháp thuộc, cái thời mà "chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào" (Hồ Chí Minh) nhưng một ông giáo tiểu học nếu thích viết sách giáo khoa thì cứ việc viết, xong thì mang lên Nha học chính cho họ duyệt, "ok" thì mang in rồi đưa ra cửa hàng mà bán. Ai cũng có thể viết, bao nhiêu bộ thì tùy, giáo viên và học sinh thích bộ nào thì mua bộ ấy về mà học mà dạy. Thời Việt Nam Cộng Hòa cũng thế, rồi các nước trên thế giới bây giờ đều thế cả.
Nhưng lạ thay, sau khi "cả hệ thống chính trị vào cuộc" và hạ được cái quyết tâm lịch sử để đến được "cái ngày xửa ngày xưa" đó, là "Một chương trình nhiều bộ sách", thì nay người ta lại đòi quay về với vạch xuất phát : một bộ sách.
Cuộc "đổi mới" cứ càng làm càng đi thụt lùi. Vì bàn lùi. Từ chỗ "nhiều bộ sách", rồi chốt năm bộ, cuối cùng thì quyết ba bộ ; từ môn Lịch sử là tự chọn, đến khi chuẩn bị vào năm học mới thì "rầm rộ đấu tranh" để cuối cùng thành bắt buộc ; từ tích hợp liên môn, giờ cũng đang la ó đòi trở lại đơn môn...
Có lẽ đúng, giáo dục VN là dành cho người VN, nên nó chỉ cần dùng một bộ sách thôi, như Kinh Thánh ấy, thi là tụng cho thuộc rồi vào mà chép lại, kiểu "Tử viết…", là ok. Suốt ngày kêu la rằng giáo dục xuống cấp, trị trệ, bó buộc, ngột ngạt, nào là nạn văn mẫu, nào là nạn đọc chép, nào là ghi nhớ máy móc, nào là nhồi nhét kiến thức, v.v., nhưng thả ra một cái là "Em chã. Em chã".
Các bộ ban ngành thì đầu voi đuôi chuột, hô "đổi mới" rõ to nhưng triển khai thì hình thức, qua loa, đại khái, lúng túng, bị động, tập huấn cưỡi ngựa xem hoa, trường ốc thiếu thốn đủ bề... ; giáo viên và dân tình thì "ối dồi ôi, ai lại làm thế, biết thi làm sao, biết dạy làm sao. Em chã, em chã…".
Cũng trong dịp này, RFA đọc được chia sẻ của một nhà khoa học, cựu Đại Biểu Quốc hội Việt Nam, trong một số nhiệm kỳ trước đây, nêu quan điểm riêng về vấn đề sách giáo khoa và chủ trương, chính sách liên quan tại Việt Nam như được đề cập ở trên, ý kiến (xin không nêu danh tính này – PV) bình luận :
"Liên quan đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo đứng ra làm một bộ sách giáo khoa "của Bộ", thực tế, việc này theo tôi không đúng chức năng quản lý nhà nước của Bộ và đã không thực hiện được.
Quốc hội khóa trước đã ra Nghị quyết số 122 nêu rõ : Không chi ngân sách nhà nước làm sách giáo khoa nữa, trừ trường hợp một môn học nào đó chưa có sách giáo khoa được phê duyệt. Giáo sư Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng, cũng phản đối đề nghị này.
Vấn đề đặt ra theo tôi là bây giờ, mọi việc đang tiến triển bình thường, Bộ Giáo dục & Đào tạo đứng ra làm một bộ sách của Bộ (như các quan chức nào đó đặt vấn đề) thì sẽ làm rối tình hình, đẩy lùi xã hội hóa, quay trở lại tình trạng độc quyền.
Một số người trước đây tin theo Nghị quyết 88 của Quốc hội, bỏ vốn, thế chấp cả nhà cửa để lập công ty, làm sách giáo khoa. Bây giờ xóa bỏ xã hội hóa thì họ phá sản. Và điều đó sẽ khiến nhiều nhà đầu tư mất niềm tin vào môi trường đầu tư thiếu ổn định ở Việt Nam".
Trở lại với bài viết trên trang Facebook cá nhân của nhà giáo Thái Hạo, kết thúc bài nêu quan điểm của mình, ông Thái Hạo, người vốn là một nhà thơ, nhà văn nghệ được nhiều người biết đến tại Việt Nam, mượn hình ảnh văn chương và thơ ca, phúng dụ viết thêm :
"Loay hoay một hồi thì cái máng của ông lão đánh cá lại lờ mờ hiện ra trong sương mù. Thôi, thì cứ thế đi cho nó đậm đà bản sắc dân tộc. Bỗng nhớ mấy câu thơ, không biết của ai :
" Con đường hàng tỉnh tôi đi
Ba mươi năm ấy có gì đổi thay
Vẫn là mái rạ tường xây
Ven đường vẫn một hàng cây xà cừ
Cái lão dong trâu đi bừa
Là con ông cụ ngày xưa đi cày".
Xem ra, chỉ còn vài tuần nữa là vào năm học mới 2023-2024, mà giáo dục Việt Nam, đặc biệt là chủ trương về sách giáo khoa trong nội bộ nhiều cơ quan của đảng, nhà nước Việt Nam vẫn còn chưa hoàn toàn thống nhất, nếu như không muốn nói là có phần khá rối ren’, như có ý kiến trong công luận đặt ra.
Quốc Phương
Nguồn : RFA, 04/08/2023
Giá sách giáo khoa chương trình mới một số lớp trong chương trình phổ thông cao hơn gấp ba lần giá sách giáo khoa theo chương trình cũ đã trở thành gánh nặng với nhiều gia đình.
RFA
Theo truyền thông Nhà nước, để hỗ trợ người học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu phương án sử dụng ngân sách Nhà nước để mua sách giáo khoa, đưa vào thư viện các trường học cho học sinh mượn. Điều này được cho là không khả thi vì học sinh làm bài tập, bài học ngay trên sách giáo khoa chứ không phải trên vở như trước đây.
Chị Liễu có con nhỏ đang học lớp 4 ở TP.HCM cho RFA hay :
"Sách thì nội dung vẫn như nhau không có gì khác. Bài tập, bài học gì giáo viên cũng cho viết hết trong đó, không phải ghi vào tập để đỡ mất thời gian. Nhưng năm trước học xong thì đứa năm sau không xài được nữa mà phải mua cuốn khác. Nếu sách mà có thể dùng được nhiều lần thì tốt nhất đừng cho học sinh viết vào đó.
Mấy năm trước một bộ sách không mắc lắm vì Nhà nước có trợ giá, bù lỗ. Còn mấy năm sau này hình như Nhà nước không bù lỗ nữa nhưng mà nói gì thì nói chứ Nhà nước đã ra quyết định thì rất khó thay đổi. Tôi nghĩ một nhà mà ba, bốn đứa đi học mỗi năm mua mấy bộ sách là rất mệt. Phải làm sao chứ nếu bốn, năm đứa cùng đi học mà phụ huynh phải mua mỗi đứa một bộ kể như mấy đứa lớn nghỉ học luôn".
Theo chị Liễu, hiện có hai vấn nạn làm khổ cả phụ huynh lẫn học sinh là giá sách giáo khoa và chuyện học thêm. Chị nói tiếp :
"Có giáo viên người ta không bắt ép học sinh học thêm nhưng có những giáo viên bắt ép phải học thêm chính do mình mình giảng dạy. Học người khác họ không chấp nhận. Năm nay nghe nói không cho dạy thêm, nhưng đó là tự dạy thêm tại nhà, còn mở trung tâm dạy thêm thì vẫn được".
Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết một năm thực hiện đổi mới Chương trình Sách Giáo khoa giáo dục phổ thông, diễn ra vào ngày 20/8/2021, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, chất lượng bản thảo phải là khâu then chốt. Việc thẩm định, chọn sách, phát hành bảo đảm cạnh tranh lành mạnh dựa trên tiếng nói chuyên môn của các nhà giáo, cơ sở giáo dục và tinh thần không có học sinh nào thiếu sách giáo khoa.
Trước đó, khoảng cuối năm 2022, Thanh tra Chính phủ từng xác nhận có dấu hiệu ‘lợi ích nhóm’ trong xuất bản sách giáo khoa nên đã chuyển Bộ Công an điều tra. Một trong hai nội dung được chuyển, là Bộ Giáo dục - Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo dục có dấu hiệu lợi ích nhóm trong in, phát hành sách bài tập. Thanh tra Chính phủ đồng thời kiến nghị điều tra công tác lựa chọn nhà thầu cung cấp giấy in sách giáo khoa của Nhà Xuất bản Giáo dục. Công tác này bị cho có nhiều dấu hiệu bất thường, không bảo đảm công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ lúc bấy giờ nhận định với RFA về vấn đề này :
"Thực ra ai cũng biết là Bộ Giáo dục là nơi tham nhũng một cách trắng trợn, trơ trẽn và công khai nhất. Bằng chứng là Bộ này cố tình liên tục thay đổi các bộ sách giáo khoa và kèm với nó là tăng số lượng sách không cần thiết để bắt gia đình các học sinh phải mua, mà ai cũng biết sự thật đằng sau nó là lợi nhuận khổng lồ từ việc bán sách này sẽ được chia chác giữa các nhà xuất bản và các quan chức của Bộ Giáo dục".
Xuất bản sách giáo khoa được coi là thị trường béo bở của nhiều doanh nghiệp với lợi nhuận cao ngất ngưởng. Tạp chí Đầu tư Tài chính Việt Nam từng có bài viết với tựa "Công ty độc quyền xuất bản sách giáo khoa mỗi ngày lãi nửa tỷ" để nói về thực tế này. Bà Hương, người làm trong thư viện một trường cấp 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh nói với RFA :
"Người ta cải cách giáo dục, cải cách sách giáo khoa. Sách vẫn theo đúng của Bộ giáo dục nhưng tùy theo trường, tùy theo ông phòng giáo dục lựa chọn. Chỉ có môn tiếng Anh là chương trình khác nhau. Ăn thua là người của Sở giáo dục. Tôi làm ở thư viện trường với công việc bán sách giáo khoa nên tôi biết, trường phải bán theo chỉ thị của Sở giáo dục. Mình bán sách là sách của Công ty sách và thiết bị trường học thành phố Hồ Chí Minh. Do chương trình đổi mới cho nên học sinh phải mua sách học. Nhà xuất bản giáo dục người ta ‘ăn rơ’, định giá sẵn với Bộ giáo dục, rồi người ở Bộ giáo dục sẽ tìm người biên soạn sách. Lời lắm cho nên thành ra họ cứ nay thay đổi này, mai thay đổi kia. Rồi cứ mỗi một năm lại chỉnh lý. Thế là học trò lại phải mua quyển sách mới.
Nếu không lời thì tại sao mấy ông Bộ giáo dục nhào vào mà làm ?"
Theo bà Hương, để hạn chế chi phí cho phụ huynh vào mỗi đầu năm học, mấy ông bên Bộ giáo dục phải làm sao để nghiên cứu ra một bộ sách hoàn chỉnh ; làm sao để phụ huynh khỏi phải mua sách hàng năm. Cứ đời trước truyền cho đời sau, hoặc là cho học sinh mượn sách như ngày xưa cuối năm học trả lại.
Bà Hương nói tiếp :
Sách giáo khoa các lớp 4, 8 và 11 ở Việt Nam sẽ tăng giá mức cao nhất tương đương gấp ba lần giá năm ngoái, theo thông báo của công ty xuất bản sách dựa theo quyết định về sách giáo khoa mới trong năm học 2023 – 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Học sinh xem sách tại một hội chợ sách ở Hà Nội năm 2015 (minh họa) - AFP
Truyền thông Nhà nước hôm 13/6 cho biết, theo quyết định của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 4, 8, 11 gồm : Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Ba bộ sách này thuộc các nhà xuất bản : Công ty Cổ phần đầu tư và xuất bản giáo dục Việt Nam (VEPIC), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Theo danh mục giá bán sách được báo Nhà nước công bố, so với giá sách giáo khoa chương trình cũ (87.000 đồng/bộ), giá sách lớp 4 mới cao hơn khoảng ba lần, tương tự giá sách mới của các khối lớp 3, 7 và 10 năm ngoái. Giá sách lớp 8 và 11 cũng có mức tăng tương tự giữa chương trình mới và cũ.
Theo thống kê, bộ sách giáo khoa lớp 4 giá từ 182.000 đồng/bộ đến 230.000 đồng/bộ (chưa bao gồm sách tiếng Anh)
Bộ sách giáo khoa lớp 8 từ 186.000 đồng/bộ đến 268.000 đồng/bộ (chưa bao gồm sách tiếng Anh)
Bộ sách giáo khoa lớp 11 từ 130.000 đồng/bộ đến 167.000 đồng/bộ (chưa bao gồm sách tiếng Anh, sách giáo dục địa phương và không tính các môn học, chuyên đề tự chọn).
Hồi tháng 5 vừa qua, khi thảo luận tại Quốc hội về giá sách giáo khoa, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết giá sách tăng gấp 2 – 3 lần vì có khổ lớn hơn, giấy tốt hơn. Phát biểu này của ông Sơn đã làm dấy lên những phản ứng trên mạng xã hội ở Việt Nam vào lúc đó rằng liệu giấy khổ lớn hơn và tốt hơn có đồng nghĩa với chất lượng sách không ?
Giải thích lý do giá sách giáo khoa tăng thiếu thuyết phục của Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo
Người đứng đầu ngành giáo dục mới đây lý giải giá sách giáo khoa mới cao hơn vì khổ giấy, màu in... chất lượng hơn ? Ông Nguyễn Kim Sơn - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cho biết thông tin vừa nêu trong báo cáo của Chính phủ gửi đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 15/2/2023, về việc thực hiện nghị quyết 88 và 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.
Ảnh minh họa : Quầy bán sách giáo khoa lớp 1. RFA Photo
Dù đứng đầu ngành giáo dục, nhưng ông Sơn lại viện dẫn giá sách giáo khoa do các doanh nghiệp, nhà xuất bản tự quyết định, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước không phê duyệt giá, không quyết định giá và không can thiệp vào quyền tự định giá của các đơn vị.
Trong khi đó, những năm gần đây, cứ đến hè là giá sách giáo khoa cho năm học tới lại là nỗi lo lắng lẫn bực mình cho phụ huynh học sinh. Giá sách năm học 2022-2023 được nói là tăng gấp 2-3 lần năm trước.
Một phụ huynh học sinh ở thành phố Hồ Chí Minh không muốn nêu tên vì lý do an toàn, khi trả lời RFA cho biết :
"Những vùng ven, vùng lân cận xa hơn, hay ngay tại thành phố Hồ Chí Minh mà họ là công nhân từ nơi khác đến thành phố Hồ Chí Minh làm việc, và có con theo học theo dạng hộ khẩu KT3, thì bộ sách mấy trăm ngàn rất khó khăn. Mà không phải chỉ tiền sách, còn tiền học bán trú, các loại tiền khác... thì sẽ ảnh hưởng đến kinh tế".
Cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai, người nhiều năm giảng dạy tại tỉnh Tiền Giang, cho biết thực tế liên quan việc này :
"Tôi đi dạy mấy chục năm rồi tôi thấy năm nào Bộ Giáo dục cũng tăng giá sách chứ không phải riêng năm nay đâu. Mà tăng giá sách gây khó khăn cho phụ huynh rất là nhiều, nhiều phụ huynh họ nghèo lắm, nội lo mua sách cho con cũng là gánh nặng rồi. Người nghèo ở Việt Nam không được hỗ trợ gì hết, năm nào cũng vậy, tới mùa tựu trường tiền mua sách giáo khoa là gánh nặng".
Luật giá năm 2012 quy định, sách giáo khoa không thuộc danh mục mặt hàng do Nhà nước định giá, mà do doanh nghiệp kê khai giá với Bộ Tài chính và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đúng đắn, phù hợp của phương án giá sách đã kê khai.
Tuy nhiên một người làm trong ngành giáo dục ở Thành phố Hồ Chí Minh không muốn nêu tên từng cho RFA biết, dù Nhà xuất bản phải trình Bộ Tài chính giá sách giáo khoa trước khi công bố ra thị trường... nhưng không bao gồm các loại sách bổ trợ. Trong khi giá công bố bán lại phải theo yêu cầu của Bộ, nghĩa là gồm có cả sách bổ trợ. Theo người này, đây có thể là một kẽ hở.
Thầy Đỗ Việt Khoa, giáo viên Trường Trung học Phổ thông Thường Tín - Hà Nội, người từng nhiều lần lên tiếng đấu tranh chống tiêu cực trong ngành giáo dục, nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 17/2/2023 :
"Chuyện giá sách giáo khoa tăng từ thời gian trước kéo dài là do Nhà xuất bản Giáo dục dính vào tiêu cực... dẫn đến tình trạng giá sách giáo khoa rất cao. Không hiểu sự tăng giá do tham nhũng đến thời điểm này còn không ? Nhưng giá sách giáo khoa hiện nay đắt lên còn do nhiều yếu tố khác nữa như cho nhiều đơn vị cùng in ấn, nhiều nhóm soạn thảo... thực tế sẽ phát sinh chi phí nhiều lên, đó là tất yếu. Nhưng cái đáng bàn ở đây là tăng như thế nào cho hợp lý, thì phải thanh tra nhà nước mới kiểm tra được. Chắc chắn là có gì có tăng không phù hợp, cái này chính phủ phải kiểm soát".
Thầy Đỗ Việt Khoa cho rằng, thay vì bỏ hàng ngàn tỷ đồng thay sách giáo khoa, thì chỉ cần bổ sung, cập nhật vào sách cũ :
"Qua những gì mà giáo viên đang có trong tay và phản ánh, chương trình sách giáo khoa không có gì thật sự là mới mẻ lắm, xào đi xào lại vẫn như cái cũ, thậm chí có những bài còn dở hơn sách giáo khoa cũ. Giá như tiền để làm một cuộc thay đổi sách giáo khoa lên đến hàng ngàn tỷ đồng như thế này mà được dừng lại. Các vị chỉ cần làm một việc đó là cái gì đó mới thì bổ sung thêm, đề nghị các trường cập nhật, hoặc cập nhật vào sách giáo khoa, thế là đủ. Đằng này họ làm một cuộc hủy hết sách giáo khoa cũ, thay bằng sách giáo khoa mới vô cùng tốn kém. Không biết bây giờ phải lôi ông bà nào ra để mà lên án ?"
Đây không phải lần đầu tiên Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Kim Sơn giải thích sở dĩ giá sách giáo khoa cao như thế là do được in trên giấy khổ lớn, phẩm chất giấy tốt... Vào ngày 25/5/2022 tại Quốc Hội, Ông Sơn đã phát biểu tương tự.
Ông Nhân, một phụ huynh có con nhỏ đang tuổi đến trường khi đó cho RFA biết nhận xét của mình về cách giải thích của ông Nguyễn Kim Sơn :
"Câu nói đó là không thuyết phục. Đó là sự ngụy biện của ông Bộ trưởng Bộ giáo dục. Năm nay thì vật giá có thể tăng ở tất cả các nước, đó là tình hình chung của thế giới chứ không chỉ riêng ở Việt Nam, nhưng với một quốc gia coi vấn đề giáo dục là quốc sách thì Chính phủ có nhiều nguồn lực để hỗ trợ, để giữ cho sách giáo khoa không tăng lên, gây khó khăn cho phụ huynh học sinh nghèo".
Từ trước đến nay, độc quyền phát hành sách giáo khoa là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, nhưng với Nghị quyết 88 của Quốc hội thì năm 2020 thế độc quyền này bị chia sẻ cho Nhà xuất bản Đại học Sư phạm và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên dù có thay đổi thì vẫn có tới 24/32 sách giáo khoa mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đều của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Như vậy, các trường lựa chọn sách nào thì đa số cũng thuộc của nhà xuất bản này, đương nhiên với lợi nhuận đi kèm.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam in hơn 164 triệu quyển sách giáo khoa, vượt 40% so với kế hoạch. Tổng doanh thu đạt 1.828 tỉ đồng, trong đó trên 97% đến từ hoạt động phát hành sách. Lãi sau thuế của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đạt 287 tỉ đồng, đạt 250% so với kế hoạch mà cơ quan chủ quản là Bộ Giáo dục và đào tạo giao. Đây là mức lãi cao nhất từ trước tới nay của đơn vị này.
Vào ngày 13/2/2023, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Nhà Xuất bản Giáo dục, ông Nguyễn Đức Thái và một số đồng phạm đã bị bắt giam khởi tố do những vi phạm tại cơ quan này. Theo Cơ quan Cảnh sát Điều tra thuộc Bộ Công an, ông Nguyễn Đức Thái bị cho đã "lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao trong việc mua sắm giấy in phục vụ in ấn sách giáo dục".
Nguồn : RFA, 17/02/2023