Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - được cho rằng có vấn đề về sức khỏe, khi ông ta đang thực hiện chuyến làm việc tại tỉnh Kiên Giang. Câu chuyện gây xôn xao, nóng rực thậm chí vô cùng hồi hộp khiến bàn dân thiên hạ, dõi theo sát sao với hàng ngàn bình luận đủ mọi kiểu trên mạng xã hội.

trong1

Hình minh họa. Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội - AFP

Vài điều quái

Chuyến đi của ông Trọng được biết, diễn ra vào ngày 13 và 14/4/2019. Trong đó, ngày 14/4 lại trùng với ngày sinh của ông Trọng. Ngày 14/4 năm nay cũng ứng với ngày 10/3 âm lịch - ngày giỗ Tổ Vua Hùng.

Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay, dẫn đầu đoàn "đi giỗ" là bà Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều gây ngạc nhiên và dẫn đến chê cười đến mức trào lộng trên mạng xã hội, bởi lẽ ban tổ chức đã chọn vài vòng hoa cho lễ giỗ Tổ mà ngay cả trẻ con có đủ nhận thức cũng biết, những vòng hoa ấy chỉ chuyên dùng cho tang lễ người vừa "khuất núi" (!).

Đó là điều quái lạ thứ nhất. Nếu nói ban tổ chức lễ giỗ Vua Hùng không rành nghi lễ, thật khó chấp nhận, bởi vòng hoa tang là điều quá "sơ đẳng" so với trình độ "học hàm học vị" đầy mình của họ (!).

Điều quái lạ thứ hai : Tại sao những cố vấn, trợ lý của ông Trọng lại thu xếp chuyến làm việc vào đúng ngày sinh của ông ta ? Bởi thu xếp ngày làm việc cho những nhân vật cấp cao & quan trọng là trách nhiệm của các ông (bà) này. Nó phải được tính toán và chọn lựa rất kỹ, không chỉ riêng Việt Nam. Và tại sao chọn ngày sinh của ông Trọng làm việc với Kiên Giang - quê hương của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, vốn dĩ không đậm đà "tình đồng chí" cho lắm, theo "tương truyền" trong dư luận ? !

Điều quái lạ thứ ba. Hầu hết người dân đều biết ông Hồ Chí Minh chết ngày 2/9/1969, nhưng bị đổi lại là 3/9. Mãi về sau, Đcộng sản Việt Nam lặng lẽ công nhận - một cách không chính thức - ông Hồ chết vào ngày gọi là "quốc khánh" - ngày mà được biết ông Hồ đọc bản "Tuyên Ngôn Độc Lập" (!).

trong2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Kiên Giang hôm 14/4/2019 Courtesy of nhandan.com.vn

Trước đây, mỗi dịp "lễ quốc khánh", người cộng sản Việt Nam cho cán bộ - công chức nghỉ 2 ngày (2 và 3/9). Trong đó, ngày 3/9, họ nói là "giỗ cụ Hồ" - Vị "cha già dân tộc" - Điều này nói thêm cho lớp trẻ hiện nay, bởi có thể có khá nhiều người không biết, vì "lịch sử" của người cộng sản luôn là một lịch sử đầy ám muội như những lớp mây mù che khuất sự thật ! Nhắc lại điều này cũng nhằm chứng minh một sự thật : Người cộng sản Việt Nam rất mê tín dị đoan !

Với khái niệm "chết trùng", người cộng sản Việt Nam vô cùng sợ sệt suốt hàng chục năm trước đó, nên phải chăng Hồ Chí Minh chết trở thành "điềm gỡ", ám ảnh họ suốt hàng chục năm về sau ?

Trong dân gian, "số 4", với cách phát âm của người Trung Hoa gần với chữ "tử". Trong kinh doanh, đặc biệt kinh doanh bất động sản hiện nay, "dân chuyên nghiệp" tránh chọn "lầu 4" và "lầu 13", nếu mua chung cư. Vì vậy, các căn hộ ở hai tầng lầu này thường khó bán và có giá thấp hơn.

Theo tử vi phương Tây, những người có ngày sinh mang "số 4" hầu hết là người bảo thủ, cứng, khô và thiếu linh hoạt.

Tất nhiên, đây là khoa học huyền bí, do đó, tin hay không là tùy vào mỗi độc giả. Đây cũng là điều quái lạ thứ tư, khi so sánh ngày sinh tháng đẻ của ông Trọng với quan điểm và tính khí của ông ta.

Dù người cộng sản là người "vô thần", nhưng những năm gần đây, người dân thấy họ lại rất... "mê tín" với nhiều hình ảnh thắp hương (nén nhang rất to và dài), hay hình ảnh ông Trần Đại Quang, lúc sinh thời "gục đầu vào bia" hoặc ông Nguyễn Tấn Dũng ngồi xếp bằng tại một ngôi chùa nổi tiếng bên Ấn Độ và còn nhiều hình ảnh khác.

Bài báo lạ

Ngày 15/4/2019, các trang web có cùng đuôi ".org" với những cái tên Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Nguyễn Tấn Dũng đồng loạt đăng cùng một nội dung với tựa đề [1] : "Cảnh báo về thông tin xuyên tạc vấn đề sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng", trong đó cho hay (trích) :

"...Tổng bí thư, Chủ tịch nước đội nắng đi thị sát khắp Kiên Giang với lịch trình dày đặc. Trong đó riêng việc vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C, hiện mọi việc đều diễn ra bình thường.

Trong khi những người dân nắm được thông tin hướng về Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta, chúc phúc sức khỏe thì lợi dụng sự việc, trên mạng xã hội thế lực thù địch, bọn phản động trong và ngoài nước lại thi nhau tung những thông tin xấu độc, xuyên tạc sự thật về xung quanh tình hình sức khỏe của lãnh đạo, tình hình chính trị của đất nước…

Có nhiều đối tượng còn ác tâm đến độ "gắp lửa bỏ tay người" bịa ra câu chuyện đây là âm mưu hại người này nọ. Một chiêu thức cũ mèm mà các đối tượng phản động, phần tử cơ hội vẫn thường sử dụng mỗi khi chộp được thông tin gì đó hay ho hoặc một sự việc đang gây bức xúc gì đó hòng gây tâm lý hoang mang, mất niềm tin trong quần chúng nhân dân.

Đây là một âm mưu, thủ đoạn thâm độc của bọn phản động, tìm mọi cách để tạo ra hình ảnh xấu, hạ uy tín Việt Nam trên chính trường quốc tế". (Hết trích)

Điều lạ thứ nhất, tác giả bài viết không (dám) nêu bút danh cụ thể. Kết thúc bài chỉ thấy vỏn vẹn "LQD".

Điều thứ hai, ngỡ là "lạ" nhưng rất quen thuộc qua đoạn : "... vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C, hiện mọi việc đều diễn ra bình thường..".. Như vậy, tác giả LQD xác quyết, việc thay đổi nhiệt độ quá đột ngột, cách nhau đến trên dưới 20 độ C, đã gây ra vấn đề sức khỏe đối với ông Trọng. Nhưng rất tiếc, hình ảnh đưa ra không cho thấy như vậy. Thậm chí, bất kỳ ai khi vào khu vực chế biến thủy sản và cả kho lạnh đều phải tuân thủ quy trình làm việc với đồ bảo hộ theo chuẩn quốc tế (vì Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu thủy sản). Không có chuyện "phong phanh" bộ đồ tây như hình ảnh cho thấy. Tác giả LQD đã đưa tin sai sự thật.

Nên nhớ, những nguyên thủ cao cấp như ông Trọng, hầu hết họ đều sống trong "phòng lạnh", không chỉ phòng ngủ cá nhân mà có cả hội trường các cấp từ trung ương cho đến địa phương, kể cả việc di chuyển, dù bằng xe hơi, máy bay hay xe lửa. Quý độc giả chỉ cần nhìn bắp tay, cẳng tay khi những người cộng sản cấp cao mặc sơ mi ngắn tay sẽ thấy "làn da trắng phao" - đó là chỉ dấu, họ vô cùng ít phải chịu nắng nóng, cũng như nhiều hình ảnh che dù đón lãnh đạo, dù học sinh buộc phải xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ dưới cái nóng.

trong3

Ảnh chụp màn hình bài báo trên trang nguyenxuanphuc.org - Courtesy of nguyenxuanphuc.org

Có thể suốt quá trình hàng chục năm sống trong "phòng lạnh" như thế và gần như không có những "bài thể dục buổi sáng" theo hướng dẫn của đương kim Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cùng với tuổi tác đang trượt dài về phía "Mác - Lênin thế giới người hiền", nên việc thay đổi nhiệt độ đột ngột, nhất là phía Nam, trở thành tác nhân chính gây ra vấn đề sức khỏe cho ông Trọng.

Ăn uống quá bổ dưỡng mà không vận động lại rất dễ gây hại sức khỏe, đặc biệt tim cùng các cơ quan gan, thận, dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Dù sao "lục phủ ngũ tạng" cũng giống như các bộ phận trong một cỗ máy làm việc lâu ngày và đến lúc hết "đát".

Các nhận định này hoàn toàn đủ căn cứ khoa học.

Theo nghiên cứu đã được công nhận nhiều năm qua [2], độ tuổi bắt đầu quá trình "xơ vữa động mạch" từ khoảng 45 trở lên, nhất là đối với người không tập luyện thể dục thể thao hàng ngày. Ông Trọng năm nay đã 75 "tuổi tây", 76 "tuổi ta". Do đó, "quá trình làm việc" của các động mạch làm cho nó mất gần hết tính đàn hồi - điều bình thường, tựa như những ống nhựa cao su dùng lâu ngày bị lão hóa, trở nên khô cứng nên dễ bị "xì lỗ mọt" cũng như nhanh chóng rách toạc, khi áp suất nước đột ngột tăng lên. Hình ảnh này dễ hình dung cho các mạch máu của ông Trọng với khái niệm "huyết áp cao".

Xơ vữa động mạch gây ra những triệu chứng : đau thắt ngực, khó thở, nhịp tim nhanh từ đó dẫn đến phình mạch, suy tim và nhồi máu cơ tim hoặc tai biến mạch máu não. Một khi động mạch chủ vỡ thì toàn bộ máu tràn vào ổ bụng, nằm lại đó, vì không có chỗ thoát. Trong trường hợp này, bệnh nhân sống được từ 3 cho đến 7 ngày. Giai đoạn này, bệnh nhân có thể hoàn toàn tỉnh táo và tỏ ra mạnh khỏe bình thường, theo dân gian gọi là "hồi quang phản chiếu".

Điều lạ thứ ba, bài báo nói rằng : "... những người dân nắm được thông tin hướng về Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta, chúc phúc sức khỏe…". Rất tiếc ! Không ai thấy được "những người dân (với nhân thân rõ ràng) nắm được thông tin" về vấn đề sức khỏe ông Trọng.

Tuy nhiên, tác giả LQD đã "phạm úy" rất nghiêm trọng khi gọi ông Trọng là "Người lãnh đạo kính yêu", bởi vốn dĩ chữ "Người" (viết hoa) chỉ độc tôn dành cho ông Hồ. Đây được xem là việc làm thách thức tất cả các ông (bà) lão thành cách mạng, các ông (bà) cộng sản cấp cao nhất đã nghỉ hưu và cả BCHTƯĐ, với tội danh "xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân", bởi chính quyền hiện nay do ông Hồ Chí Minh sinh ra vào ngày 2/9/1945. Tác giả LQD đã quá mạo phạm vào "Người Là Niềm Tin Tất Thắng", từ đó kích động lòng dân, xúi giục người dân chối bỏ và phủ nhận hình ảnh thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vốn dĩ đã "khắcsâu" vào trong "tâm khảm" từng người dân, cho đến ngày nay.

Kết

Theo đó, tôi yêu cầu Bộ Trưởng Bộ công an Tô Lâm kết hợp cùng Bộ Trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng và Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng, nhanh chóng điều tra các trang web : tolam.org, nguyenxuanphuc. org, nguyenphutrong.org, nguyentandung.org, coi xem những thế lực thù địch nào đứng đằng sau, cung cấp tài chính cho các trang này hoạt động nhiều năm qua. Đồng thời quyết phải truy lùng cho ra tác giả LQD và chủ các trang web nói trên, rồi khởi tố, truy tố băng nhóm này theo :

Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm :

a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân ;

b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân ;

c) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm gây chiến tranh tâm lý.

Đây là việc phải làm ngay để giữ yên lòng dân đang vô cùng hoang mang và bấn loạn trong những ngày này, trước thông tin bất lợi về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng.

Ngoài ra, Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý nghiêm toàn bộ ban tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương và Bộ trưởng Bộ VH - TT - DL Nguyễn Ngọc Thiện về hành vi sử dụng vòng hoa tang, trực tiếp báng bổ Tiền Nhân, gây ra chê cười trong dân chúng, làm mất uy danh của Đảng Cộng Sản Việt Nam - Người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam (!)

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 15/04/2019

[1] https://nguyentandung.org/canh-bao-ve-thong-tin-xuyen-tac-van-de-suc-khoe-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-nguyen-phu-trong.html

[2] https://benhmachvanh.com/bai-viet/thong-tin-benh/xo-vua-dong-mach-vanh-dau-hieu-nhan-biet-va-bien-phap-phong-ngua.html ?gclid=Cj0KCQjwtMvlBRDmARIsAEoQ8zTuBu0OO5Gm9t5oLEy-EuBrGOnHxWWXfoHYM325F7PJKQmHlafGAfEaAjYuEALw_wcB

Published in Diễn đàn

Ai reo mừng nếu ‘Tổng tịch’ bị đột quỵ ?

Thường Sơn, VNTB, 16/04/2019

Có lẽ những người vui mừng như bắt được vàng là giới quan tham và đặc biệt là các gia tộc họ Nguyễn, họ Lê mà chiến dịch ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đang dần thiêu đốt.

tong01

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

‘Nếu ‘tổng tịch’ bị tịch, Ba X sẽ mở tiệc khao bia cả Kiên Giang’ - một cư dân mạng đã viết như thế.

Ngay trước mắt là những vụ án lớn mà Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng trung ương của ông Trọng đang nhắm tới như vụ ‘MobiFone mua AVG’ mà vừa bắt Phạm Nhật Vũ - em trai của tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng, vụ Junin 2 (Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có nhiều dấu hiệu hối lộ đến 584 triệu USD cho các quan chức Venezuela để nhận được quyền khai thác dầu khí tại mỏ Junin 2) - cả hai đều phảng phất bóng dáng Nguyễn Tấn Dũng.

tong2

Vụ MobiFone mua AVG liên quan đến rất nhiều người - Ảnh minh họa

Chưa kể một số vụ án khác liên quan đến khối ngân hàng, đại gia lưu manh Trần Bắc Hà - đệ tử tuột của Nguyễn Tấn Dũng, vụ Thủ Thiêm…

tong3

Trần Bắc Hà, đệ tử ruột của Ba Dũng đang bị giam và điều tra về việc gây thất thoát khi điều khiển Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV

Từ năm 2017 đến nay, ‘đốt lò’ của Nguyễn Phú Trọng đã khiến nhiều quan chức bậc trung cấp hay cao cấp đau đầu, quá dễ tăng huyết áp và trụy tim mạch. 

Một cựu quan chức mô tả về tâm thế của những quan chức trên theo một cách rất tâm thần học : co rúm lại bởi những cơn ám ảnh xuất hiện ngay trong cả trong giấc ngủ.

Vụ bắt Đinh La Thăng vào cuối năm 2017 không chỉ phá vỡ tiền lệ "ủy viên bộ chính trị không thể bị tống giam" trước đây, không chỉ mở màn cho chiến dịch "chống tham nhũng giai đoạn 2" của Tổng bí thư Trọng, không chỉ khiến một số văn nghệ sĩ một lần nữa ca tụng ông Trọng ngút trời như "Sỹ phu Bắc Hà", "Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo", "Minh quân", không chỉ đánh dấu lần đầu tiên trong cuộc đời hơn 6 năm làm tổng bí thư của mình Nguyễn Phú Trọng bắt đầu "nắm" được Bộ Công An, mà dường như còn khiến lộ ra lòng ham muốn Nguyễn Phú Trọng được phóng tác như một nét gì đó của Tập Cận Bình.

Đó chính là mối nguy lớn nhất đối với vô số nhóm lợi ích ở Việt Nam. Đã từ lâu ở đất nước bị tàn phá bởi nạn tham nhũng và nguồn cơn "một đảng lãnh đạo toàn diện" này, giới quan chức tham nhũng đã thấm nhuần triết lý "cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Nhưng vào năm 2017, ngay cả một số cây viết thuộc phe lợi ích cũng phải công khai thừa nhận một triết lý mới toanh : "Trọng không cần tiền mà cần tiếng".

Dĩ nhiên loại quan chức nhiều tiền lắm của luôn lo sợ chiến dịch "đốt lò" của Nguyễn Phú Trọng lặp lại những gì của Tập Cận Bình mà sẽ đốt ráo trọi của thứ củi, và chẳng ưa ông Trọng đến mức có lẽ chỉ cầu mong ông này bị đột quỵ hoặc bị… ám sát.

Nhưng những quan chức nhúng chàm không muốn gột rửa lại chẳng mấy hy vọng việc Tổng bí thư Trọng bị một sát thủ vô hình bắn hạ như cảnh vẫn diễn ra trong phim Mỹ. Sau vụ "cả ba bị bắn" ở Yên Bái vào tháng Tám, 2016, nghe nói quân số bảo vệ các ủy viên bộ chính trị và đặc biệt cho tổng bí thư đã tăng gấp đôi gấp ba nên quá khó để ông Trọng bị thế này thế nọ, thậm chí cả bị đe dọa cũng chưa thấy.

Còn vào lúc này, những tin tức mới nhất về khả năng Nguyễn Phú Trọng đã thực sự gặp phải một cơn tai biến đang trở thành niềm hy vọng không dám nói ra lời cho giới quan tham và các gia tộc quan chức tham nhũng. Nếu quả thật bị đột quỵ bởi tai biến mạch máu não ở tuổi 75, ông Trọng sẽ phải cay đắng chấp nhận quy luật ‘Sinh lão bệnh tử’ mà đã khiến cái lò của ông ta bị nguội đi rất nhanh theo cách ‘trên nóng dưới lạnh’, càng chẳng làm gì nổi Nguyễn Tấn Dũng - đối thủ chính trị đã từng hạ nhục ông ta tại Hội nghị trung ương 6 vào cuối năm 2012.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 16/04/2019

********************

Có nên câm lặng về bệnh tình của bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng ?

Nguyễn Hồng Phúc, VNTB, 16/04/2019

Từ khóa tìm kiếm "Nguyễn Phú Trọng" trên mạng xã hội đang ‘rất nóng’. Sự kiện ông Trịnh Vĩnh Bình thắng kiện nhà nước Việt Nam đã xếp hàng thứ yếu. Xét theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, thì việc bí mật bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng là đúng quy định của pháp luật.

tong4

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng lãnh đạo các bộ, ngành trung ương đến thăm Công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang (Tập đoàn Cao su Việt Nam), nằm trong Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, chiều ngày 13/4 - Ảnh minh họa

Với tư cách người bệnh, ông Nguyễn Phú Trọng, theo Điều 8 "Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư", thì ông đương nhiên có quyền mặc định về giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Các thông tin này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh, hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Theo Điều 59, thì hồ sơ bệnh án của tất cả mọi bệnh nhân, bao gồm cả bệnh nhân Nguyễn Phú Trọng, được lưu trữ theo các cấp độ mật của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước. Như vậy xét về mặt quy định của pháp luật liên quan đến khám, chữa bệnh, thì việc ‘im lặng’ trước nghi vấn bệnh tình của ông Nguyễn Phú Trọng là không sai.

Tuy nhiên ở đây người bệnh là một chính khách đứng đầu đảng chính trị, thì việc có nên tiếp tục giữ im lặng hay không, và giữ đến bao giờ là điều cần thiết xem xét lại trong việc chỉnh sửa, bổ sung các điều khoản tương ứng trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

Ngoài ra, "Thông tin bảo vệ sức khỏe lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước" cũng được xem là "Phạm vi bí mật nhà nước", song Luật bảo vệ bí mật nhà nước phải đến ngày 1/7/2020 mới hiệu lực thi hành.

Câu hỏi đặt ra : Trong trường hợp thông tin sức khỏe của một chính khách có ảnh hưởng đến hoạt động của khu vực công, tại sao không công khai với dân chúng?. Tất nhiên việc công bố phải bảo đảm một trình tự nghiêm túc, không xâm hại đến quyền riêng tư của công dân nói chung, như chẳng hạn ở quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh. Điều đó phù hợp thông lệ chung với thế giới.

Đơn cử, thử nhìn sang Singapore, ngày 15 tháng 2 năm 2015, một ngày trước khi Thủ tướng Lý Hiển Long nhập viện điều trị ung thư, Văn phòng Thủ tướng đã đăng tải công khai một thông cáo chính thức trên website của họ. Ngắn gọn song đầy đủ, thông cáo này bao gồm các thông tin về (1) diễn biến bệnh tình Thủ tướng, (2) nhóm bác sĩ điều trị, (3) số liệu khoa học về khả năng thành công của việc điều trị, (4) thời gian dự kiến điều trị và (5) thông tin về người đảm nhiệm thay vai trò Thủ tướng trong thời gian ông Lý điều trị. Riêng Thủ tướng Lý thậm chí còn đăng tải trên trang Facebook cá nhân của ông những hình ảnh trước giờ tiến hành điều trị.

Cảm giác làm chủ của người dân được nâng cao khi họ biết rõ thông tin bệnh tình của những người đang được họ ủy nhiệm quyền lực, rằng người đó có đủ sức khỏe để họ tiếp tục giao phó quyền quản trị quốc gia hay không ?

Người ta muốn hỏi tin đồn về chuyện ông Nguyễn Phú Trọng bị đột quỵ có đúng hay không? Những câu hỏi, nhu cầu thông tin đó là có thật, gắn với cuộc sống của người dân. Và trên hết, một câu trả lời rõ ràng trong trường hợp này cho thấy hoàn toàn không hề vi phạm Luật Khám bệnh, chữa bệnh, vì bản thân nó không liên quan đến nội dung của hồ sơ bệnh án.

Tình hình sức khỏe lãnh đạo được dư luận quan tâm thì nên thông tin công khai cho công luận, điều này sẽ giúp xua tan những nghi ngờ, đồn đoán không cần thiết. Vả lại, chuyện sinh lão bệnh tử cũng lẽ thường tình.

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng đã bước vào tuổi 75, dư chuẩn đến 15 năm trong việc gia nhập Hội Người cao tuổi. Mặt khác, theo quy định của Luật Người cao tuổi do chính ông Nguyễn Phú Trọng ký ban hành hồi ông làm Chủ tịch Quốc hội, thì hiện nay ông đã được quyền nghỉ ngơi và hưởng các phúc lợi an sinh mà Đảng và Nhà nước dành cho một vị 'nguyên lão' như ông.

Nguyễn Hồng Phúc

Nguồn : VNTB, 16/04/2019

**********************

Ông Nguyễn Phú Trọng ‘đã tỉnh và ăn cháo’ ?

Cát Linh, Người Việt, 15/04/2019

"Sáng 15/4 : đã tỉnh và ăn cháo. Chiều 15/4 : vẫn Chợ Rẫy". – Đó là những dòng cập nhật về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư, chủ tịch nước, trên trang facebook Lê Nguyễn Hương Trà vào cuối ngày 15/04/2019, theo giờ Việt Nam.

tong5

Một trong những tấm hình "mới nhất" của ông Nguyễn Phú Trọng trên báo nhà nước của Việt Nam là cảnh ông đi thăm mô hình nuôi tôm công nghiệp của Công ty cổ phần Trung Sơn vào chiều 13 tháng Tư tại Kiên Giang. (Hình : Thanh Niên)

Một ngày trước đó, hôm 14 tháng Tư, facebooker này loan tin ông Nguyễn Phú Trọng vào cấp cứu ở Khoa Nội B, bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang. Sau đó, lúc 3 giờ 35 phút chiều, đưa lên Sài Gòn bằng máy bay đến Tân Sơn Nhất rồi vào cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy.

Tin tức này sau đó lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, trong lúc truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn toàn không lên tiếng, chỉ trừ thông tin ông Trọng đang có chuyến thăm và chỉ đạo ở tỉnh Kiên Giang trong hai ngày 13 và 14/04/2019.

Nếu như trong hai ngày qua, 14 và 15/04, truyền thông tại Việt Nam do nhà nước quản lý hoàn toàn im tiếng về tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng, thì mạng xã hội và truyền thông hải ngoại đang có cách đưa tin rất khác nhau.

Mạng xã hội

Lúc 7 giờ 30 phút sáng 16 tháng Tư (giờ Việt Nam), trên trang Facebook cá nhân của của ông Huỳnh Ngọc Chênh, cựu thư ký tòa soạn báo Thanh Niên, viết : "1.000 cơ quan báo đài vẫn im phăng phắc về bệnh tình của ông Trọng".

Đây không phải là chuyện ngạc nhiên cũng không phải là lần đầu tiên truyền thông "lề phải" có phản ứng như thế mỗi khi có "hữu sự" về tình hình sức khỏe của các cấp lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Các trường hợp như ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang, xa hơn nữa, năm 2015, ông Nguyễn Bá Thanh là những ví dụ rất cụ thể.

Thế nhưng lần này, với chính người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam, người hay được gọi là "Thái Thượng Hoàng" của đảng, ngay cả cách đưa tin của mạng xã hội cũng có nhiều sự khác biệt.

Tin về sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng được đưa chi tiết từ Facebook của hai blogger nổi tiếng, những nội dung họ đăng tải có tầm ảnh hưởng khá lớn với dư luận, đặc biệt là với những chuyện được cho là "thâm cung bí sử", đó là Lê Nguyễn Hương Trà (Cô Gái Đồ Long) và Người Buôn Gió.

Sau đó nguồn tin được lan tỏa. Ngay cả nhà báo Lê Trung Khoa, chủ trang báo mạng Thời Báo bên Đức, trong những bảng tin đầu tiên về sức khỏe ông Trọng cũng dẫn nguồn tin từ Facebook của blogger Lê Nguyễn Hương Trà.

sk1

Khung cảnh công an đứng canh bên ngoài bệnh viện Chợ Rẫy chiều 14 tháng Tư, nơi ông Nguyễn Phú Trọng được đưa vào cấp cứu. (Hình : Facebook Huỳnh Phương)

Một điều đặc biệt, nhà báo nổi tiếng có tầm ảnh hưởng không kém khi đưa tin về chuyện "cung đình", đó là nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức) thì lần này lại hoàn toàn "trắng" thông tin trên trang cá nhân.

Nhà báo Huy San là người từng đăng những dòng tin đầu tiên về sức khỏe ông Đinh Thế Huynh, ông Trần Đại Quang. Sau đó, báo chí trong nước mới đưa tin.

Truyền thông hải ngoại

Cho đến chiều tối ngày thứ Hai, 15 tháng Tư, khi những thông tin mới nhất, khá chi tiết về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng được đăng tải trên tờ Thời Báo :

"15/04/2019 : Cập nhật lúc 21:30 (giờ VN) từ bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh : Bà Ngô Thị Mận, vợ của Tổng bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương đang thảo luận phương án di chuyển ông Nguyễn Phú Trọng ra Hà Nội vào ngày mai".

Trong lúc đó, các cơ quan truyền thông như VOA, BBC, RFA chỉ dừng lại ở các bản tin khiêm tốn.

VOA chỉ đăng tải một bài duy nhất có nội dung : "Ông Nguyễn Phú Trọng trong top tìm kiếm ở Việt Nam" vào ngày Chủ Nhật 14 tháng Tư, 2019.

Trong đó có chi tiết : "Do là ngày nghỉ, VOA tiếng Việt không thể liên lạc được với phía Việt Nam để xác minh thông tin liên quan tới tình hình sức khỏe của ông Trọng".

Cũng trong ngày Chủ Nhật, 14 tháng Tư, 2019, BBC có bài viết : "Mạng xã hội ồn ào tin sức khỏe Tổng bí thư, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng". Trong đó cũng nhắc đến tên ông Nguyễn Phú Trọng có lúc đứng đầu trong danh sách tìm kiếm trên Google tại Việt Nam trong ngày 14 tháng Tư và "nguyên do là vì xuất hiện tin không chính thức nói ông Nguyễn Phú Trọng nhập viện sáng 14 tháng Tư trong lúc đang thăm tỉnh Kiên Giang".

Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho đến ngày thứ Hai, 15 tháng Tư, 2019, mới có bài tổng quát nói về "Tranh cãi tình hình sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đâu là sự thật ?".

Bài viết này cũng có nhắc đến nguồn tin từ Người Buôn Gió, Lê Nguyễn Hương Trà và những thông tin trên mạng xã hội khác.

Trong khi đó, vào cuối buổi phỏng vấn mới nhất do Người Việt thực hiện với Tiến sĩ kinh tế, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, ông có đề cập chi tiết : "Bước ngoặt lớn của chính trường Việt Nam có diễn ra hay không hoặc diễn ra như thế nào thì câu trả lời sẽ ở sự xuất hiện của ông Nguyễn Phú Trọng trong cuộc họp gần nhất".

Cát Linh

Nguồn : Người Việt, 15/04/2019

Published in Diễn đàn

Sức khỏe của ông Trọng có thật sự ‘ổn’ ?

Thường Sơn, VNTB, 15/04/2019

Một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.

sk1

Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi mà ông Trọng rất có thể còn đang 'nằm'. 

Không bao lâu sau cơn chấn động ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng bị đột ngột cấp cứu hồi sức ở Bệnh viện đa khoa Kiên Giang và liền sau đó được đưa về Bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn vào ngày 14/4/2019, một số trang facebook của những người ‘lề đảng’ và giới dư luận viên đã nhiệt thành lên mạn : ‘Sức khỏe Cụ Tổng vẫn ổn’, thậm chí còn ‘Cụ Tổng đã xuất viện’.

"Sau khi kết thúc buổi làm việc trưa ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã bị choáng, do thời tiết thay đổi, miền Tây Nam bộ nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng đang vào đợt nắng nóng kỷ lục… Trong đó riêng việc vừa đi thị sát ngoài trời không mũ nón dưới cái nhiệt độ 38 độ rồi lại vào thị sát trong xưởng chế biến tôm với nhiệt độ dưới 15 – 20 độ C… Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nay tuổi đã cao, việc nước gánh nặng trên vai nên chuyện bị choáng, ảnh hưởng sức khỏe là chuyện bình thường…" - những trang này viết, đồng thời lên án ‘các thế lực phản động và thù địch’ đã xuyên tạc về "Người lãnh đạo cao cấp kính yêu của Đảng và Nhà nước ta"… 

Nhưng làm sao có thể lý giải được việc nếu Nguyễn Phú Trọng chỉ bị choáng thông thường, tại sao Bệnh viện Kiên Giang lại không xử lý được mà phải chuyển về Chợ Rẫy - bệnh viện thuộc loại ‘tuyến trên’ mà chỉ đưa từ tỉnh về đây những trường hợp trầm trọng và nguy hiểm ?

Một khi đã phải chuyển Nguyễn Phú Trọng về Sài Gòn, tại sao không đưa về Bệnh viện Thống Nhất là nơi điều trị cho cán bộ trung cao cấp mà lại phải chuyển về Chợ Rẫy là bệnh viện ‘ngoài’ và thiếu an ninh hơn nhiều ?

Và tại sao không chuyển thẳng Nguyễn Phú Trọng từ Bệnh viện Kiên Giang ra Bệnh viện 108 ở Hà Nội là nơi điều trị cán bộ cao cấp mà lại để ở Chợ Rẫy ?

Cần chú ý, Chợ Rẫy là bệnh viện nổi tiếng về chuyên khoa điều trị chấn thương sọ não và thần kinh, trong khi Thống Nhất bị xem là yếu hơn nhiều, thậm chí còn xuất hiện giai thoại dân gian về ‘mổ khuyến mãi’ (phải mổ đi mổ lại) ở bệnh viện này.

Chính vì thế, việc Nguyễn Phú Trọng được chuyển thẳng từ Kiên Giang về Chợ Rẫy mà không phải Thống Nhất hay Bệnh viện 108 cho thấy bệnh tình của ông Trọng không phải là ‘choáng’, mà rất có thể ông ta đã bị đột quỵ dạng tai biến mạch máu não. Một trong những yêu cầu cao đối với loại bệnh này là cực kỳ hạn chế di chuyển bệnh nhân để tránh tổn thương và làm vỡ mạch máu não.

Kết hợp với những tin tức ngoài lề nhưng rất cụ thể và có thể mang tính tin cậy về khả năng Nguyễn Phú Trọng bị xuất huyết não và đến buổi tối 14/4 vẫn chưa tỉnh, có thể tạm kết luận rằng ông ta đã bị một cơn bạo bệnh thuộc loại nguy hiểm mà sẽ khiến Trọng ‘mất sức chiến đấu’ trong một thời gian không hề ngắn, gây đình trệ nhiều phần việc trong kế hoạch của ông ta, kể cả việc ‘đốt lò’.

Về thực chất, một cơn bạo bệnh đến với Nguyễn Phú Trọng vào lúc này sẽ khiến xáo trộn toàn bộ chính trường Việt Nam và ảnh hưởng đến cả quan điểm và quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với Trung Quốc, Hoa Kỳ và cả Liên Hiệp Châu Âu.

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 15/04/2019

***********************

Nguyễn Phú Trọng nằm Chợ Rẫy : ‘Sống không bằng chết’ hay ‘thù trong giặc ngoài’ ?

Trúc Giang, VNTB, 15/04/2019

Từ chiều Chủ nhật 14/4, cộng đồng mạng xã hội đã rộ lên tin Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện vì xuất huyết não tại bệnh viện Chợ Rẫy. Tính đến nửa đêm về sáng của ngày 15/4, theo quan sát của nhóm phóng viên trang Việt Nam Thời Báo, trước cổng số 1 và cổng cấp cứu trên đường Nguyễn Chí Thanh, Sài Gòn của bệnh viện Chợ Rẫy vẫn đông đúc các lực lượng sắc phục.

sk2

Chuyên cơ chở ông Nguyễn Phú Trọng từ Kiên Giang về Sài Gòn cấp cứu. Ảnh : Facebook

Cổng bên hông bệnh viện Chợ Rẫy, trên đường Thuận Kiều, toàn bộ cánh ‘xe ôm’ thường thấy, đã bị ‘giải tỏa’ sạch. Tất cả những hình ảnh đó cho thấy dường như bên trong bệnh viện Chợ Rẫy đang có chuyện gì đó…

Nhiều đồn đoán rằng có lẽ lần này ông Tổng bí thư chịu ‘họa sát thân’ ngáng đường cho giấc mộng công hầu, là từ ông Trần Quốc Vượng – Thường trực Ban bí thư, tác giả của Quy định 121-QĐ/TW, "về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý". Theo đó, nhân sự trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại các chức danh lãnh đạo, quản lý và giới thiệu ứng cử vào các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải thực hiện chế độ khám, kiểm tra sức khoẻ toàn diện và kết luận phân loại sức khoẻ.

Đối với cán bộ chủ chốt như Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, bác sĩ tiếp cận thăm khám sức khoẻ hàng ngày.

Bình luận về Quy định 121-QĐ/TW, nhà quan sát chính trị Phạm Chí Dũng, từng cho rằng :

"Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương – một ban đảng vốn có vai trò khá mờ nhạt, nay bất thần nổi lên vị trí cực kỳ xung yếu, thậm chí còn có vai trò "sống còn" đối với việc xem xét quan chức nào có đủ sức khỏe để tiếp tục "cống hiến cho đảng và dân tộc", còn quan chức nào không đủ sức khỏe thì sẽ bị cho về nhà làm việc khác, chẳng hạn như ‘người tử tế’ (...) Bản Quy định về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ cấp cao lại có thể phát sinh một tác dụng phụ : khi chỉ đạo ban hành quy định này, Tổng bí thư Trọng đã quá tự tin, tự tin đến mức ông có thể không mấy quan tâm đến những phản ứng có thể phát sinh hoặc nổ ra trước những quy định mang dấu ấn đặc thù của ông Trọng và chỉ được làm bởi một nhóm nhỏ quan chức. Không thể lường trước được là tác dụng phụ trên có thể diễn biến thế nào, hay mức độ nguy hiểm của nó ra sao…".

[Calitoday, 2/3/2018].

Từ trong nhà tù, chắc chắn ông Nguyễn Bắc Son, người bị ‘cho thôi chức" Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông, lúc nhận tin Tổng bí thư phải cấp cứu ở bệnh viện Chợ Rẫy ngay trong lúc đang công cán tận Kiên Giang, ông Son sẽ nhớ lại hôm họp báo Chính phủ vào chiều ngày 31/07/2015 ông đã trả lời báo chí rằng, "uy tín, sức khỏe, hình ảnh của các vị lãnh đạo là tài sản của quốc gia nên phải cung cấp thông tin kịp thời khi cần thiết" (1).

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều hôm 31/07/2015, ông Nguyễn Bắc Son đã khẳng định rất hùng hồn : "Không có trong vùng cấm gì cả. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước là người của công chúng. Khi có sự việc gì thì nên chủ động cung cấp thông tin, không giấu mà phải cung cấp".

Vậy thì tại sao "Đảng và Nhà nước" không chủ động tin tức về sức khỏe của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở chuyến công cán tại tỉnh Kiên Giang ngày 13 và 14/04/2019 ?

sk3

Chiều 13/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm một số doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Liên quan câu chuyện sức khỏe, lúc phát biểu trước Quốc hội sau lễ tuyên thệ nhận chức Chủ tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ lo lắng sau khi lẫy hai câu Kiều :

‘Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn

Khuôn xanh biết có vuông tròn mà hay’.

Ông nói (trích) : "Trình độ, năng lực, sự hạn chế của tôi là rất rõ, hiểu biết là không đáp ứng được yêu cầu… Cho nên thật tình là rất lo. Trong khi đó thì tuổi tác đã lớn, như Bác Hồ đã nói là khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khoẻ càng thấp, điều đó không có gì lạ. Tôi luôn luôn chuẩn bị sẵn tinh thần ấy" (2).

Trong trường hợp sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng không kham nổi những chức vụ của "Đảng và Nhà nước", thì quả sẽ là bi kịch ‘sống không bằng chết’, khi trên giường bệnh, ông luôn phải chất chồng lo sợ cảnh ‘thù trong giặc ngoài’ đang xâu xé đảng cộng sản mà ông cả đời tôn thờ.

Quả là người tính không bằng trời tính !

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 15/04/2019

(1) http://bit.ly/2GcDaR2

(2) http://bit.ly/2DdprZf

Published in Diễn đàn

‘Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang hôn mê tại bệnh viện Chợ Rẫy’ (Người Việt, 14/04/2019)

"Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng vẫn trong tình trạng hôn mê sau khi bị đột quỵ (tai biến mạch máu não) ở Kiên Giang chiều 14/04/2019. Hiện ông đang nằm ở khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy và bị liệt nửa người bên trái".

npt1

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. (hình : Reuters)

Hiện tại Bộ Công an đang phong tỏa toàn bộ khu vực này.

Đây là tin mới nhất về sức khoẻ của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được đăng trên tờ Thời Báo của nhà báo Lê Trung Khoa lúc 3 giờ 30 chiều giờ Việt Nam, dẫn nguồn từ Facebook của blogger Lê Nguyễn Hương Trà, tức Cô gái Đồ Long. Hiện tại Bộ Công an đang được lệnh phong tỏa khu vực bệnh viện Chợ Rẫy.

npt2

Máy bay trực thăng đưa ông Nguyễn Thiện Nhân tới Kiên Giang chiều 14/4, ngay sau khi nhận được tin Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhập viện cấp cứu ( Hình : FB Lê Nguyễn Hương Trà)

Thông tin vể Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phải nhập viện ngay trong ngày sinh nhật lần thứ 75 của ông đang gây chấn động mạng xã hội.

Trước đó, cũng ngày 14/4, Lê Nguyễn Hương Trà, một blogger được xem là người luôn có nguồn tin đáng tin cậy về chính trường Việt Nam và thường đưa tin trước báo chí nhà nước về các vụ "nóng" viết trên trang cá nhân :

"Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đang ở Nội B, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín bệnh viện. Hiện nhiều bác sĩ ở Bệnh Viện Chợ Rẫy đang được điều xuống. Bí Thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân cũng bay trực thăng !".

Truyền thông nhà nước cộng sản Việt Nam hoàn toàn không lên tiếng về việc này, chỉ trừ thông tin ông Trọng đang có chuyến thăm và chỉ đạo ở tỉnh Kiên Giang.

Báo Tuổi Trẻ hôm 14/4 tường thuật : "Sáng 14/4, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang ; nghe Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị [con trai cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng] báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 đến nay".

Đây không phải lần đầu mạng xã hội lan truyền tin ông Trọng "bị bệnh nặng". Vào tháng 12/2017, các báo nhà nước đồng loạt đăng tin "Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Bộ Chính trị về công tác cán bộ" sau khi có tin đồn ông này "bị đột quỵ ngay giữa cuộc họp, phải chở sang Singapore cấp cứu".

Tin đồn căn cứ vào việc không thấy ông Trọng xuất hiện trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Tây Hồ, Hà Nội, hôm 29/11/2017.

Tình hình về sức khỏe của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam lâu nay được xem là điều cấm kỵ ở Việt Nam. Do đó, người dân trong nước thường được biết đến qua các thông tin lan truyền trên mạng xã hội, khởi nguồn từ các blogger được cho là "rõ chuyện cung đình". Truyền thông nhà nước chỉ đưa tin khi nhân vật đó chính thức qua đời. Tuy nhiên, nguyên nhân qua đời vẫn chỉ "được" loan báo rất "khiêm tốn".

Trường hợp nguyên Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời vì "virus hiếm" là một ví dụ.

Đáng lưu ý, tuy các lãnh đạo cao cấp của Đảng cộng sản Việt Nam có hẳn Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trung ương nhưng hầu hết quan chức khi bị bệnh đều chọn ra nước ngoài chữa trị, chẳng hạn ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng ban Nội chính Trung ương) đi Mỹ trước khi mất, Trần Đại Quang (Chủ tịch nước) đi Nhật trước khi mất, Phùng Quang Thanh (nguyên bộ trưởng Quốc Phòng) đi Pháp…

T.K.

********************

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm Kiên Giang (RFA, 14/04/2019)

Vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương (14/4), Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Đoàn công tác Trung ương đã về Kiên Giang làm việc, nhắc nhở các cán bộ Kiên Giang không được chủ quan, thỏa mãn vì yêu cầu, nhiệm vụ sắp tới ngày càng nặng nề, nhiều khó khăn, trắc trở.

npt3

Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước thăm Kiên Giang hôm 14/4/2019 - Courtesy of nhandan.com.vn

Truyền thông trong nước cho biết vào sáng ngày 14/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có buổi làm việc với các cán bộ chủ chốt tỉnh Kiên Giang và nghe Bí thư tỉnh là Nguyễn Thanh Nghị báo cáo tình hình nhiệm vụ từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 10, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đến nay. Ông Nguyễn Thanh Nghị là con trai cả của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tại cuộc gặp lần này, lãnh đạo Kiên Giang kiến nghị Bộ Chính trị sớm chỉ đạo cho chủ trương thành lập thành phố Phú Quốc và có nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Phú Quốc ; xem xét chấp thuận chủ trương thành lập huyện đảo Thổ Châu.

Truyền thông trong nước dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết ông vui mừng trở lại thăm Kiên Giang vào đúng dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương và Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer và kỷ niệm 44 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam mà ông gọi là giải phóng toàn bộ miền Nam.

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư chúc mừng, hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Kiên Giang về những thành tựu, kết quả đã đạt được trong thời gian qua.

Tuy nhiên, Tổng bí thư cũng nhắc nhở cán bộ Kiên Giang không được chủ quan, thỏa mãn, vì sắp tới yêu cầu ngày càng cao, nhiệm vụ rất nặng nề, còn nhiều khó khăn, trắc trở.

Published in Diễn đàn

Khả năng Nguyễn Phú Trọng ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’ là có thể xảy ra, mang lại một sự lặp lại đến u tối cái dĩ vãng ‘chầu thiên triều’.

bri1

Sẽ lại 'trà Trung Quốc ngon hơn trà Việt Nam' ?

Nguồn tin từ facebook Người Buôn Gió cho biết một tin tức đáng lo ngại về việc ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ đi Trung Quốc để dự Hội nghị BRI (Belt and Road Initiative -Sáng kiến Một vành đai, Một con đường) :

"Văn phòng trung ương đảng có chỉ thị nội bộ, mọi thông tin về chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc đều phải giữ kín, cho đến ngày 18 tháng 4 năm 2019 khi văn phòng có thông cáo về việc này.

Chuyến đi dự kiến vào cuối tháng 4 khoảng từ 24 đến 28 (sau chuyến đi của Nguyễn Xuân Phúc đến Czech và Romania)

Trong chuyến đi này Việt Nam sẽ ký kết 10 văn kiện.

10 văn kiện này liên quan đến kế hoạch Vành Đai và Con Đường mà Trung Quốc đang thực thi, trong đó nhiều hạ tầng cơ sở quan trọng ở Việt Nam như đường cao tốc, hải cảng, không cảng và những vùng đặc khu kinh tế".

Nguồn tin trên sẽ chẳng mấy tin cậy nếu không xảy ra việc vài ngày sau tin này, báo đảng Việt Nam đưa tin xác nhận về chuyến công du của Nguyễn Xuân Phúc đến Czech và Romania.

Như vậy, khả năng Nguyễn Phú Trọng ‘đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ’ là có thể xảy ra, mang lại một sự lặp lại đến u tối cái dĩ vãng ‘chầu thiên triều’.

Theo tin tức đã được xác nhận bởi Bộ Ngoại giao Việt Nam, ‘Tổng tịch’ Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến công du Hoa Kỳ - có thể diễn ra vào mùa hè năm 2019.

Nếu sau cuộc cuộc gặp Trump - Trọng sắp tới tại Washington hiện ra một văn bản được ký giữa hai bên như kiểu’ Hiệp ước tương trợ quốc phòng’ mà Mỹ đã ký với Philippines, hoặc ít ra cũng là một bản ghi nhớ về việc sẽ tiến hành chuyện đó, và hơn nữa là sự chuẩn bị cho ‘quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Mỹ - Việt’, Bộ Chính trị ở Hà Nội sẽ có thể như ‘sống lại’ để nhảy vào khai thác mỏ Cá Voi Xanh mà không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của ‘đồng chí bốn tốt’.

Khác khá nhiều với bối cảnh năm 2015, những gì đang diễn ra trong năm 2019 này bộc lộ thế ‘giãn Trung’ với gia tốc nhanh hơn và cũng có vẻ ‘can đảm’ hơn của Trọng và Đảng cộng sản Việt Nam. ‘Can đảm bám Mỹ’ nhằm khai thác dầu khí trong vùng chủ quyền của mình, không còn nghi ngờ gì nữa, là sách lược tìm đến sự hỗ trợ của quân đội Mỹ như một đối trọng duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông, để khi đó Việt Nam sẽ có thể yên tâm tiến hành khai thác các lô dầu khí trong tâm thế ‘chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng’, mà không đến nỗi phải mắt trước mắt sau trước đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Quốc quét qua hầu hết các lô dầu khí này.

Nhưng một chuyến đi ‘Trung Quốc trước’ của Nguyễn Phú Trọng trong thời gian tới, nếu xảy ra, sẽ mang lại cho ông ta những thất lợi lớn về chính trị và cả rủi ro sinh mạng khó lường, nhất là khi Trọng đã chỉ đạo hệ thống tuyên giáo và báo chí Việt Nam ‘tố cáo giặc Trung Quốc xâm lược’ vào ngày 17 tháng Hai năm 2019 như một cách kỷ niệm ngày Chiến tranh biên giới phía Bắc.

Ngay trước khi có tin về ‘Trọng đi Trung trước’, Trung Quốc đã tung ra động thái sẽ đưa giàn sản xuất dầu khí lớn thứ hai là Dongfang 13-2 CEPB vào Lưu vực Yinggehai ở Biển Đông vào ngày 10/4/2019. 

Logic của những dự kiện lịch sử cận đại trong quan hệ Trung - Việt cho thấy chẳng cần hoài nghi rằng sự xuất hiện của Hải Dương 981 trước đây và Dongfang 13-2 CEPB vào năm 2019 là những động tác dằn mặt đối với giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong thế đu dây dễ lộn cổ giữa Trung Quốc và Mỹ.

Chiến thuật ép và lấn từng bước của Trung Quốc là quá dễ nhìn ra : trước chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào mùa hè năm 2019, tùy thuộc vào thái độ của Trọng với Tập ra sao mà Dongfang 13-2 CEPB sẽ nằm yên ở vùng chồng lấn biển hoặc lao thẳng vào hải phận Việt Nam theo đúng cái cách của Hải Dương 981 vào năm 2014.

Minh Quân

Nguồn : VNTB, 13/04/2019

Published in Diễn đàn

Nếu đi thăm Hoa Kỳ, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sẽ đến một nước Mỹ đang có cuộc 'đọ găng' kinh tế và địa chính trị với Trung Quốc.

kyvoçng1

Việt Nam bị tác động từ hai cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ

Vì Việt Nam được cho là đang 'hưởng lợi' từ thương chiến Mỹ - Trung, đây là dịp nhìn nhận các kỳ vọng trong và ngoài từ một chuyến thăm cao cấp của lãnh đạo Việt Nam sang Hoa Kỳ sau khi Hà Nội đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều.

BBC News Tiếng Việt phỏng vấn Tiến sĩ Phạm Đỗ Chí từ Hoa Kỳ về chủ đề này.

BBC : Trang Nikkei Asian Review trong bài mới đây của Tomoya Onishi cho rằng Việt Nam hưởng lợi nhiều từ thương chiến Mỹ - Trung, với xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng mạnh, vậy thực chất câu chuyện là gì thưa ông ?

Phạm Đỗ Chí : Như tôi đã nêu lên cùng điểm này trước đây, Việt Nam đã hưởng lợi nhiều từ thương chiến đó từ giữa năm 2018, không phải chỉ từ xuất khẩu tăng sang Mỹ thay các mặt hàng Trung quốc bị áp thuế suất, nhưng đáng kể hơn nữa là tác động lên một số doanh nghiệp ngoại quốc dời trụ sở từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhất là thành phố Sài Gòn.

Lượng đầu tư FDI tiếp tục dâng cao, số doanh nhân và công nhân ngoại quốc, nhất là Nhật Bản, đã gây ảnh hưởng đáng kể lên nhu cầu tìm văn phòng và nhà ở tại các thành phố lớn. Mức sống vốn đã lên cao ở các thành phố vì giới trung lưu trong nước nay lại tăng thêm do mãi lực từ người nước ngoài, và là động lực cho tăng trưởng kinh tế được kỳ vọng duy trì ở mức 7% của năm ngoái.

BBC : Hoa Kỳ rộng tay hơn cho hàng hóa Việt Nam trong khi đang ngăn chặn hàng Trung Quốc ? Hay đây chỉ là một ý kiến từ Nhật Bản, nước đối thủ của Trung Quốc từ lâu muốn 'hướng Nam' và thúc đẩy quan hệ với Việt Nam để 'san sẻ rủi ro' khi đầu tư vào Trung Quốc ?

Hoa Kỳ thực chất không muốn "rộng tay" hơn với hàng Việt Nam, như Tổng thống Trump đã tuyên bố trước đây là cần giảm mức nhập siêu từ Việt Nam và có lẽ ông sẽ nêu quan điểm này với Chủ tịch Nước Việt Nam. Tuy nhiên rõ ràng là Nhật Bản đã tiên liệu trước đầu tư và sản xuất quốc tế sẽ chạy bớt khỏi Trung Quốc để sang Việt Nam, là nước cũng được dự đoán sẽ mong thiết lập thế "đối tác chiến lược" với Mỹ và nhờ đó sẽ được xuất hàng sang dễ dàng hơn.

Tất nhiên phải kể đến chiến lược lâu dài của Nhật là bớt tập trung đầu tư vào một chỗ như Trung Quốc và đặt thêm đầu cầu ở Việt Nam (thay vì Thái Lan được coi có tình trạng chính trị bất ổn) như một đối tác chiến lược mới trong lâu dài, bên cạnh mối lo an ninh quân sự ở Biển Đông như các nước trong khối Ấn Độ- Thái Bình Dương.

BBC : Tình hình Hoa Kỳ hiện ra sao ? Tổng thống Donald Trump đã 'thoát hiểm chính trị' sau vụ điều tra của Robert Mueller hay chưa ?

kyvong2

Biểu tình chống ông Trump ở Washington

Phạm Đỗ Chí : Tình hình nước Mỹ nói chung vẫn ở vị thế ổn định của cường quốc đứng đầu với kinh tế tăng trưởng mạnh ở mức 3%, thất nghiệp mức thấp kỷ lục, lạm phát cũng chưa bật lại cao như nhiều quan sát viên lo ngại sau chuỗi kinh tế phục hồi kéo dài 10 năm và thị trường chứng khoán vẫn quanh mức cao kỷ lục.

Nhưng tình hình chính trị ở thủ đô Washington vẫn là "mối bòng bong" quanh cá nhân Tổng thống Trump, với các thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ đảng Dân Chủ vẫn nhăm nhe "ăn sống nuốt tươi" ông này nếu có thể được, dù Bản Tóm tắt của Báo cáo Mueller do Bộ Tư Pháp soạn đã chỉ ra là Tổng thống Trump không "đi đêm" với Nga để thắng cuộc bầu cử tháng 11/2016.

Các quan chức và phe chống đối ông Trump tiếp tục nhằm vào hai điểm chính sau :

- Không thỏa mãn với "Bản Tóm Tắt" (theo nguyên tắc phải lược bớt các bí mật liên quan đến an ninh quốc phòng Mỹ), đòi xem nguyên văn bản chính.

- Đòi ông Trump tiết lộ bản khai thuế cá nhân trong 7 năm qua theo thói quen của các vị tổng thống tân cử trước, mặc dù mỗi cá nhân người Mỹ được quyền giữ kín các bản này theo Hiến pháp.

Có thể tiên đoán Tổng thống Trump sẽ tiếp tục điên đầu với các nguồn dư luận liên hệ, nhưng thực tế mà nói ông không còn chịu mối đe dọa phải rời Nhà Trắng do luận tội (impeachment) vì kết án đi đêm với Nga hay cá nhân ông Putin. Vả lại, đảng Cộng Hòa vẫn nắm giữ Thượng viện, chuyện đó không thể xảy ra dù với đồng ý của Hạ viện do đảng Dân Chủ nắm giữ.

Một chi tiết đáng để ý khác là tiếng nói đang lên của một nhóm nhỏ trong đảng Dân Chủ như Thượng nghị sĩ Bernie Sanders hay thành viên Hạ viện trẻ tuổi Alexandria Ocasio-Cortez, đòi áp dụng một số chính sách kinh tế của Chủ nghĩa Xã hội cho chính Hoa Kỳ, nước tư bản cầm đầu thế giới.

Họ đang hô hào chuyện tăng bội chi ngân sách để áp dụng một số dịch vụ miễn phí quan trọng trong giáo dục và y tế, là hai điểm "huyết mạch" trong bất kỳ xã hội nào. Một số tờ báo lớn khuynh tả có ảnh hưởng cũng kêu gọi ủng hộ các nghị trình này.

Đáng kể nữa là có cả một giáo sư của Stony Brook University ở New York, bà Stephanie Kelton, lên tiếng ủng hộ nhóm Dân Chủ này với các chi tiêu xã hội sẽ rất lớn nêu trên dù có làm bội chi ngân sách nhảy vọt.

kyvong3

Hai ông Kim Jong-un và Donald Trump hôm 27/02 ở Sofitel Legend Metropole, Hà Nội

Bà đã nêu ra một 'Lý thuyết Tiền tệ Hiện đại' (Modern Monetary Theory—MMT), theo đó bội chi ngân sách của Mỹ dù khổng lồ chăng nữa cũng "không còn là mối lo" và Mỹ có khả năng vay nhiều hơn nữa. Trong khi giới kinh tế gia dòng chính vẫn lo tác động của các chính sách này lên lạm phát và giá trị của đồng đô la Mỹ, do vay mượn quá sức.

Tóm lại, lúc này ai nói gì cũng được vì "lời nói không bị đánh thuế". Nhưng vào giữa năm tới 2020 lúc mùa tranh cử Tổng thống Mỹ trở lại, lời phán đoán cuối cùng cho Chủ nghĩa Xã hội của người dân Mỹ mới có thể biết được, và ông Trump nếu còn sức khỏe ra tranh cử sẽ gặp may mắn bất ngờ nếu có chống đối lớn với vấn đề không mới này.

BBC : Trở lại với thương chiến Mỹ - Trung ? Tình hình hiện đang ở đâu ?

Phạm Đỗ Chí : Trái với dự đoán rộng rãi của giới truyền thông vào cuối tháng Hai, cuộc gặp 'chốn thân tình' của ông Trump đã hẹn với ông Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Floriday đã không xảy ra cuối tháng Ba 2019.

Lý do chính nêu ra phía Mỹ là Trung Quốc chưa sẵn sàng để đạt đến một bản thương thảo quy mô, theo đòi hỏi của năm phái đoàn Mỹ liên tiếp lúc họp ở cả hai nước, xứng đáng để hai ông ký trong một kỳ họp thượng đỉnh.

Mặt khác theo nguồn tin hành lang không chính thức từ Washington, có thể Tổng thống Trump đã học được bài 'chua cay' từ cuộc họp thượng đỉnh với ông Kim Jong-un của Triều Tiên, là không để đối tác lợi dụng tên tuổi của mình (Trump) nhằm quảng cáo nâng cao uy tín riêng trong nước của họ. Đi họp khi đối tác chưa sẵn sàng cũng vô ích.

Ngoài ra còn có nhận định ngoài lề là ông Kim Jong-un có thể đã có tin tức sai lạc từ nguồn nào đó và đánh giá sai thế chính trị nội bộ của ông Trump buổi họp cuối hôm 28/2/19 ở Hà Nội - cả đêm trước ông Trump phải ngồi khách sạn xem tin các Nghị sĩ Hạ viện thuộc Đảng Dân Chủ vạch tội mình qua kết án của người luật sư cũ là ông Cohen - nên nghĩ là ông Trump đang ở "thế yếu" ở thủ đô Mỹ và cần một 'good deal ở Hà Nội' bằng bất cứ giá nào. Và Bình Nhưỡng đã đòi Mỹ phải bỏ hết cấm vận, như điều kiện để Triều Tiên tiến tới các bước phi hạt nhân hóa. Kết quả là gì ? Tổng thống Trump đã bỏ tiệc trưa đi về ngay Mỹ ở thế mạnh.

kyvong4

Ý kiến cho rằng Việt Nam hưởng lợi từ bối cảnh Thương chiến Mỹ - Trung đang diễn ra và chưa đàm phán xong

Từ các kinh nghiệm trên, phái đoàn Mỹ đang thương thảo lần 6 ở ngay thủ đô Hoa Kỳ và hy vọng là lần cuối cùng với đoàn cấp cao Trung Quốc do ông Lưu Hạc dẫn đầu. Nội dung xoay quanh bốn vấn đề chính :

- Phải có một chương trình tổng thể trong 5 năm gồm cải cách thể chế kinh tế thị trường thật sự ở Trung Quốc, nhằm tăng gia mạnh các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ một cách qui mô, chứ không phải chỉ tuyên bố mua thêm vài chục chiếc Boeing hay bớt thuế lên xe Mỹ, hay mua nông sản từ vài bang Mỹ…

- Trong khi chờ đợi mở cửa thị trường Trung Quốc cho các mặt hàng Mỹ chính, việc áp dụng các áp thuế vẫn tiếp tục và theo thời khóa biểu của từng mặt hàng được vào. Và riêng Bộ trưởng Thương mại Mỹ Robert Lighthizer còn đòi thêm thỏa ước khắt khe là sau khi Mỹ bỏ thuế nhập, nếu Trung Quốc trở mặt đặt lại hạn chế hay thêm rào cản thương mại, Mỹ có quyền tái áp dụng tariff đã gỡ bỏ, mà Trung Quốc không có quyền làm tương tự lên hàng Mỹ.

- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho Hoa Kỳ, và đặc biệt là cho phép các hãng Mỹ lập ở Trung Quốc mà không đòi hỏi chuyển giao các công nghệ cao và mật.

- Chuyện gián điệp trong công nghệ và viễn thông cũng sẽ được thỏa thuận một cách chính thức, khi hai công ty Trung Quốc là ZTE và Huawei vẫn là ám ảnh của Mỹ và nhiều nước Tây Âu.

BBC : Nếu xảy ra chuyến thăm của Tổng bí thư - Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ tới đây, thì kỳ vọng từ các bên mà ông ghi nhận cho chuyến thăm Mỹ như vậy là gì ? Nhà Trắng mong đợi gì và có kỳ vọng quá cao vào một vai trò của Việt Nam trong khu vực hay không ?

Phạm Đỗ Chí : Việc mời Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng sang thăm Mỹ phần nào thể hiện nhã ý cám ơn của Tổng thống Trump với việc Việt Nam giúp tổ chức chu đáo kỳ họp thượng đỉnh Trump-Kim ở Hà Nội như nêu trên. Phần khác, Hoa Kỳ cũng muốn khuyến khích và nêu cao vai trò của Việt Nam trong khu vực, và trông chờ Việt Nam hỗ trợ chiến lược mới của Tổng thống Trump trong việc thành lập liên minh 'Ấn Độ-Thái Bình Dương' được đề cập rộng rãi trong giới truyền thông, như đối trọng với Chiến lược 'Vành Đai và Con Đường' của Trung Quốc và nhất là ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Về phần Việt Nam, chắc chắn Chính phủ Việt Nam sẽ nhân dịp này nâng cao thế đứng của đất nước mình trên trường quốc tế, và thiết lập thế đối tác chiến lược với Hoa kỳ - ả về thương mại và an ninh quân sự. Dù kỳ vọng này có thể là tế nhị trong thế ngoại giao với Trung Quốc ; tuy nhiên với thành tích lịch sử về "đu dây chính trị", Việt Nam hy vọng sẽ có thể vượt qua các trở ngại về mặt này mà sẵn sàng thương thảo với Mỹ.

Riêng nhân dân Việt Nam, theo ý riêng của tôi, cũng sẽ đặt rất nhiều kỳ vọng vào chuyến đi này của ông Trọng, khi mà nhiều ý kiến tin rằng có không ít người dân Việt Nam vẫn ủng hộ nồng nhiệt ông Trump, với các chính sách nội bộ làm cho "nước Mỹ mạnh" và chiến lược cương quyết đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, và là hy vọng bảo vệ an ninh và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong tương lai.

Người dân cũng mong mỏi ông Trọng sẽ đem đến thông điệp của một Việt Nam tương lai sẵn sàng cải cách thể chế theo hướng dân chủ, dẫn dắt nền kinh tế theo hướng thị trường thật sự để trở thành một đối tác chiến lược xứng đáng của Mỹ ở Á Châu.

Nếu các mong ước thiết tha này của cả dân tộc Việt Nam gồm gần 100 triệu người, tính cả cộng đồng hải ngoại gồm 4 triệu người, được Chủ tịch Trọng và chính phủ của ông thực hiện, các kỳ vọng nêu trên của Hoa Kỳ với Việt Nam không phải là không khả thi.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 05/04/2019

Published in Diễn đàn

Cả hai đều "vận động" ?

Ông Nguyễn Phú Trọng đang có cơ hội lặp lại lịch sử được đón tiếp tại Phòng Bầu Dục ở Tòa Bạch Ốc năm 2015 trong năm 2019 này.

Trước, trong và sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn tại Hà Nội vào cuối tháng Hai, năm 2019, một số nguồn tin từ truyền thông quốc tế và giới quan sát chính trị ở Việt Nam cho biết Bộ công an Việt Nam đã "vận động" giới chức an ninh Mỹ để Bộ trưởng công an Tô Lâm có một chuyến công du Hoa Kỳ vào tháng Tư, năm 2019, cùng lúc có thông tin về một chuyến thăm Hoa Kỳ của Nguyễn Phú Trọng vào giữa năm 2019.

tolam1

Bộ trưởng Tô Lâm tặng hoa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dịp hội nghị công an toàn quốc lần thứ 73 tại Hà Nội ngày 15/01/2018

John Bolton, cố vấn an ninh Mỹ, người đã có mặt cùng với Tổng Thống Trump trong cuộc gặp với Kim Jong-un, đã nhận được "gợi ý" từ phía Bộ công an Việt Nam.

Vào cuối năm 2018, một nguồn tin ngoại giao cho biết Tô Lâm đã "vận động đi Mỹ", tuy nhiên khi đó phía Mỹ chưa thể sắp xếp được cho chuyến đi này, cũng như chưa rõ mục đích chuyến đi của Tô Lâm nhằm vào điều gì.

Vào ba tháng cuối năm 2018 cũng đã lao xao đôi chút đồn đoán về việc Bộ Ngoại Giao Việt Nam đôn đáo vận động cho một chuyến "thăm và làm việc" của Nguyễn Phú Trọng – người mà khi đó đã chính thức trở thành nguyên thủ quốc gia sau khi trám vào cái ghế chủ tịch nước của nhân vật vừa chết là Trần Đại Quang. Tuy nhiên những nguồn tin ngoại giao khi đó cho biết "Mỹ chưa thể tiếp Trọng" do Trump còn bận nhiều việc và còn phải căng mình đối phó với những đợt tấn công dữ dội của đảng Dân Chủ.

Chỉ đến cuối tháng Hai, năm 2019, khi tổ chức "thành công" sự kiện cuộc gặp Trump-Kim tại Hà Nội, dường như Nguyễn Phú Trọng và một số cấp dưới của ông ta như Bộ trưởng công an Tô Lâm, Bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh và cả Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc mới có thể tự tin và mạnh miệng hơn để "gợi ý" Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về những chuyến "thăm và làm việc" của lãnh đạo Việt Nam tại Mỹ trong năm 2019.

Theo đó, quốc gia mạnh nhất thế giới là Hoa Kỳ cần có một cuộc đón tiếp chính thức và cực kỳ tôn trọng dành cho Nguyễn Phú Trọng – người mà giờ đây khác xưa rất nhiều khi không chỉ là tổng bí thư mà dễ bị giới chính khách phương Tây xét nét về vị thế "không chính danh" khi xem xét các nghi thức ngoại giao để đón tiếp, mà đã trở thành chủ tịch nước và suy ra là nguyên thủ quốc gia… Điều này theo đúng não trạng "mình phải như thế nào người ta mới tiếp như thế chứ" của ông Trọng sau khi ông ta được Tổng Thống Mỹ Barak Obama trải thảm đỏ tại Phòng Bầu Dục vào tháng Bảy, năm 2015.

Điệu cười mơn trớn và hể hả như thể "địa chủ được mùa" chưa có tiền lệ của Nguyễn Phú Trọng dành cho một tổng thống Mỹ khi hai nhân vật này gặp nhau ở Hà Nội bên lề thượng đỉnh Trump-Kim là logic với một luồng dư luận cho rằng phía Hoa Kỳ đã phát ra tín hiệu ưng thuận cho Trọng đến Washington vào mùa Hè năm 2019.

60 tỷ USD !

Đến gần giữa tháng Ba, 2019, viên đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ là Hà Kim Ngọc đã chính thức thông báo cho báo chí nhà nước về chuyến công du Mỹ của Nguyễn Phú Trọng, tuy chưa rõ và thời điểm nào năm.

Tình hình trên đang có vẻ "hợp lý" với bầu không khí từ "cầu viện" biến thành nồng ấm hơn trong quan hệ Việt-Mỹ kể từ tháng Bảy, năm 2017, khi Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch vội vã sang Hoa Kỳ, ngay sau vụ Trung Quốc đe dọa tấn công mỏ dầu khí Cá Rồng Đỏ – liên doanh giữa Việt Nam với hãng dầu khí Tây Ban Nha là Repsol và khiến Repsol phải "bỏ của chạy lấy người". Sau đó Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đã lần đầu tiên điều động hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đến hiện diện tại cảng Đà Nẵng vào tháng Ba, năm 2018. Việc làm này phục vụ cho một nhu cầu cần thiết với Mỹ và tối cần thiết với Bộ Chính trị Việt Nam : dự án khai thác mỏ dầu khí Cá Voi Xanh ở vùng biển Quảng Nam, Quảng Ngãi, có trữ lượng đến 150 tỷ mét khối, được liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ với Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, sẽ không còn phải mắt trước mắt sau trước thói đe nẹt của "đồng chí bốn tốt".

Bằng chứng là ngay sau chuyến thăm Việt Nam một cách bất thường của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis vào tháng Mười Một, năm 2018, cùng tuyên bố đầy thách thức "Mỹ sẽ hợp tác khai thác dầu khí ở Biển Đông dù có Trung Quốc hay không" của Cố vấn an ninh Mỹ John Bolton, ExxonMobil đã một lần nữa quay lại nhà máy lọc dầu Bình Sơn để tiến hành hợp đồng FEED (tư vấn lập thiết kế tổng thể) trong dự án Cá Voi Xanh.

Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế – lên tới 10 -12 tỷ USD/năm – và để phục vụ cho nhu cầu nhập cảng hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, $60 tỷ dự kiến khai thác được từ dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam là Cá Voi Xanh (con số dự đoán mới nhất được nêu ra bởi chính quyền Việt Nam, gấp đến 3 lần con số dự đoán trước đây là 20 tỷ USD) – được xem là giá trị rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước "đồng chí tốt" Trung Quốc.

Còn với Trump, là một nhà kinh doanh thực dụng trước khi bước chân vào chính trường, $60 tỷ quả là con số hấp dẫn.

Không hoài nghi rằng chuyến đi Mỹ sắp tới của Nguyễn Phú Trọng, nếu diễn ra, sẽ bàn sâu về một trong những nội dung trọng tâm là "làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quốc phòng" và làm thế nào để Mỹ-Việt cùng khai thác triệt để mỏ Cá Voi Xanh mà không để "kẻ cướp" dây phần.

Còn Tô Lâm đóng vai trò gì cho chuyến đi trên ?

Nhìn lại Trần Đại Quang

Bốn tháng sau khi chính thức trở thành "tổng chủ", Nguyễn Phú Trọng đã chính thức thăng hàm đại tướng cho Bộ trưởng công an Tô Lâm, hàm mà trước đó chỉ đặc cách cho phái quân đội và nghe nói Tô Lâm đã phải chờ đợi đủ lâu mới có được cầu vai mới này.

Vụ phong hàm đại tướng trên xảy đến trong bối cảnh vụ "bắt cóc Trịnh Xuân Tnanh" vẫn còn nguyên một núi hậu quả mà chưa giải quyết được một vấn đề nào, còn Thủ Tướng Đức Angela Merkel hối thúc các cơ quan điều tra và công tố Đức lẫn phía Slovakia tăng tốc điều tra vụ "vận chuyển" Trịnh Xuân Thanh từ Berlin sang Bratislava và từ đó về Việt Nam – bằng cách nào và nhờ vào bàn tay đạo diễn của những người Việt nào.

Cũng một cách chính thức, có thể hiểu rằng Tô Lâm đã trở thành "người của Trọng" – một hình ảnh mà dễ khiến người ta ngay lập tức liên tưởng với một hình ảnh khác : Trần Đại Quang, vào năm 2015 còn là bộ trưởng công an, cũng đã được xem là "người của bác Cả" và đã có một chuyến đi tiền trạm Hoa Kỳ cho Trọng vào tháng Ba, năm 2015, trong đó có những cuộc gặp không chỉ giới giới chức an ninh mà cả với Bộ quốc phòng Mỹ. Bốn tháng sau, Nguyễn Phú Trọng được Tổng thống Obama tiếp tại Washington và được báo đảng Việt Nam ca ngợi như "một thắng lợi ngoại giao chưa từng có".

Một dấu hỏi đang hiện ra là liệu chuyến đi Mỹ của Tô Lâm vào tháng Tư, năm 2019, nếu xảy ra, có liên quan và có phải chuyến đi tiền trạm cho chuyến đi Mỹ của Nguyễn Phú Trọng vào giữa năm 2019 hay không ? Hoặc những chuyến đi Mỹ của hai nhân vật này chỉ là "đánh lẻ" ?

Dù gì đi nữa, 2019 có thể là năm sẽ chứng kiến một phong trào "đi Mỹ" khá ồ ạt của giới quan chức cao cấp Việt Nam như đã từng diễn ra vào năm 2015, bao gồm cả giới quan chức bên khối chính phủ, Quốc hộii và thậm chí… dân vận.

Nếu Tô Lâm đi Mỹ tiền trạm cho Nguyễn Phú Trọng, đó sẽ là hiện tượng một bộ trưởng công an "làm phông" cho tổng bí thư hai lần liên tiếp cách nhau 4 năm.

Cần nhắc lại, sau chuyến tiền trạm Mỹ cho Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang đã được ông Trọng xếp vào danh sách ứng cử viên hàng đầu cho ghế chủ tịch nước. Tuy nhiên từ sau khi trở thành chủ tịch nước, mối quan hệ giữa Quang và Trọng đã không còn "cơm lành canh ngọt" nữa – theo rất nhiều dư luận và cả bình luận của truyền thông quốc tế.

Đến tháng Chín, năm 2018, khi mới ngồi ghế nguyên thủ quốc gia chưa đầy nửa nhiệm kỳ, Trần Đại Quang chết. 

Phạm Chí Dũng

Nguồn : Người Việt, 15/03/2019

Published in Diễn đàn

Một trang Facebook vi hàng trăm ngàn người theo dõi va đăng đường dn ti bài có ta ‘Tng Bí thư-Ch tch nước Nguyn Phú Trng : Đu tranh ly li Hoàng Sa’.

npt1

Ông Nguyễn Phú Trng. Hình trích t trang Facebook Tp Chí Thông Tin.

Bài được đăng hôm 25/2 và đượhàng ngàn người ‘thích’ cùng hàng trăm bình lun và chia s.

Tuy nhiên đường dn ti trang web không truy cp được do li ‘404’. Có nhiu kh năng đó ch là bài luc li nhng gì ông Nguyn Phú Trng đã nói t năm 2014 khi ông chưa kiêm chc ch tch nước và còn đang vt v cnh tranh vi th tướng lúc đó Nguyn Tn Dũng trong cuộc đua vào v trí tng bí thư ti Đi hi 12 ca Đng Cng sn hi đu năm 2016.

"Trung Quốc có ý đ mun hin thc hóa đường lưỡi bò, đc chiếm bin Đông, mun khng đnh Hoàng Sa, Trường Sa là ca Trung Quc. Chúng ta khng đnh rng Hoàng Sa, Trường Sa là ca Vit Nam", báo Tuổi Tr dn li ông Trng nói hi tháng 7/2014.

"Hoàng Sa thì trên thực tế Trung Quc đang chiếm gi trái phép, h đã hai ln đánh chiếm Hoàng Sa và ln gn nht là năm 1974. Chúng ta tiếp tc khng đnh ch quyn, đu tranh đ ly li Hoàng Sa".

Phát biểu ca ông Trng được đưa ra trong bi cnh din ra điều mà trang Zing ca Vit Nam gi là "75 ngày Trung Quốc gây hn trên Bin Đông" hồi năm 2014. Bc Kinh đã đưa giàn khoan Hi Dương 981 vào "sâu trong thềm lc đa ca Vit Nam 80 hi lý, cách b bin Vit Nam 130 hi lý", cho c trăm tàu vào h tng và đã đâm thng tàu ca cnh sát bin Vit Nam cũng như đâm chìm tàu ca ngư dân đánh cá trên Bin Đông trong khong thi gian t đu tháng Năm ti gia tháng Bảy năm 2014.

Ông Trọng phát biu trong cuc gp vi c tri Hà Ni, hai tun trước khi Trung Quc ri giàn khoan đi vào ngày 16/7/2014 và mt c tri cũng được dn li nói : "Chúng ta đã thy được âm mưu lâu dài ca bn bá quyn Trung Quc hòng thôn tính nước ta. Trung Quc đã biến ta t bn thành thù, ta phi có thái đ kiên quyết hơn. Chúng ta cn tuyên truyn đ nhân dân ta không mc mưu Trung Quc".

Kể t sau tuyên b c th ca ông Trng v Hoàng Sa cách đây đã năm năm, người ta không còn thy ông được báo chí chính thng trích li nói v vn đ này na. Trong dp k nim 40 năm Cuc chiến Biên gii gia Vit Nam và Trung Quc, gii lãnh đo Vit Nam mà ông Trng đng đu c hai v trí tng bí thư và ch tch nước đã ngăn cn người dân t chc tưởng nim. Ti thành ph H Chí Minh, chính quyn còn cho cẩu c lư hương trước tượng Trn Hưng Đo vào đúng ngày 17/2/2019, ngày Trung Quốc đưa hàng trăm ngàn quân tiến đánh sáu tnh biên gii.

Trung Quốc trên thc tế tiếp tc dùng Hoàng Sa mà h kim soát toàn b làm bàn đp đ kim soát Bin Đông. Đu năm nay quân đi Trung Quc đã tiến hành 20 lượt tp trn tri dài trong 34 ngày ti khu vc đo Phú Lâm, đảo ln nht qun đo Hoàng Sa mà h đã chiếm toàn b sau trn hi chiến vi Vit Nam Cng Hòa hi năm 1974, theo trang Business Insider. Các cuộc tp trn có s tham gia ca hi quân, không quân và đơn v tên la. Hà Ni không có bt kỳ phn ng nào v đt tp trn mi nht này.

Kể c khi Vit Nam phn ng trước nhng hành đng ca Trung Quc, các nhà lãnh đo Vit Nam vẫn đành phi chp nhn thc tế là Trung Quc không đếm xa gì ti các phn ng này.

Và Việt Nam cũng ch có nhng phn ng thc s mnh m khi Bc Kinh tiến sâu vào thm lc đa ca Vit Nam như h đã làm hi năm 2014. Hi tháng Năm năm ngoái, nhân ba năm sự kin giàn khoan Hi Dương 981, lực lượng Cnh sát bin ca Vit Nam đã nhắc li điu mà h gi là "bài hc" đ đi phó vi Trung Quc :

"Thứ nht là : phi huy đng và phát huy được sc mnh ca khi đoàn kết dân tc kết hp vi sc mnh thi đi, tranh th s đng tình ng h ca khu vc, quc tế v vic làm chính nghĩa ca Vit Nam và phn đi hành động sai trái ca Trung Quc...

"Thứ hai là : ch đng và kp thi lên tiếng phn đi nhng hành vi vi phm ch quyn, quyn ch quyn và quyn tài phán ca Trung Quc đúng vi tính cht và mc đ vi phm ngay t đu. Tuyt đi không nên đ xy ra tình huống phi b đng đi phó vi tình hình trên thc đa, như vy s gp nhiu bt li. Tăng cường công tác thông tin truyn thông kp thi, chun xác, có ni dung khoa hc và khách quan, không gây mâu thun, kích đng cc t hoc cc hu.

"Thứ ba là : các phương án đu tranh, ng x trên thc tế cn đúng th tc pháp lý quc tế và các cam kết khu vc, phi tht s mm mng, bình tĩnh, khôn khéo vi phương châm dĩ bt biến, ng vn biến, đó là kiên quyết, kiên trì bo v ch quyn bin đo vi phương pháp mềm dẻo, linh hot đúng quy phm lut pháp quc tế, pháp lut Vit Nam và các tha thun khu vc, tuyt đi không đ mc mưu khiêu khích ca đi phương".

Việt Nam cũng hiu rng h thế yếu hơn so vi Trung Quc trong các tranh chp trên bin. C Vit Nam Cng Hòa và Vit Nam xã hi ch nghĩa đu đã đ mt đo vào tay Trung Quc trong các năm 1974 và 1988. Hành đng khiêu khích gn nht ca Trung Quc hi năm 2014 cũng đã khiến Hà Ni tăng cường giao lưu vi hi quân các nước trong đó có Hoa Kỳ và Anh.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 05/03/2019

Published in Diễn đàn
mardi, 19 février 2019 16:41

Bác Trọng

Anh đến thăm em đêm 30 

còn đêm nào vui bằng đêm 30 

anh nói với người phu quét đường 

xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em

("Anh đến thăm em đêm 30"

nhạc : Vũ Thành An, thơ : Nguyễn Đình Toàn)

bac01

Anh nói với người phu quét đường xin chiếc lá vàng làm bằng chứng yêu em

Có lẽ đây là lần đầu tiên, và (không chừng) cũng là lần duy nhất, đám phu phen quét đường của miền Nam nước Việt được giới văn nghệ sĩ của vùng đất này (vô tình) đưa vào tác phẩm. Ở miền Bắc thì hoàn toàn khác, với chủ trương "văn nghệ công nông binh", lớp người khốn cùng này được nhắc nhở đều đều, cùng với rất nhiều "ưu ái !"

Chả những thế, sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng (Nam/Bắc hòa lời ca) một công nhân của Sở Vệ Sinh Thành Phố Hồ Chí Minh – bà Lê Thị Thêu – còn được Mặt Trận Tổ Quốc giới thiệu ra ứng cử để trở thành đại biểu Quốc Hội nữa cơ.

Chỉ có điều đáng tiếc là nhân vật này hoàn toàn không có năng khiếu gì trong lãnh vực ăn mặc, cũng như ăn nói. Bà Thêu không biết ăn diện như bà Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng chả dám ăn nói liều mạng như bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, và trông nhỏ thó dúm dó chứ không được cao lớn đẫy đà như bà Tòng Thị Phóng. Có thể vì những khiếm khuyết vừa kể nên công nhân Lê Thị Thêu chỉ được ngồi ghế đại biểu chỉ trong một khóa mà thôi.

bac2

Lê Thị Thêu đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa VI (1976-1981)

Từ đó, không có thêm một bà (hay ông) phu quét đường nào khác được Đảng "cơ cấu" vào quốc hội nữa. Nhà Nước, tuy thế, không quên sự đóng góp và vai trò quan trọng của giới người này. Theo nhận định của Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc (Thành phố Hồ Chí Minh) thì "đây là lực lượng quan trọng, là tai mắt đường phố, có thể góp phần giữ vững an ninh chính trị, phòng chống, phát hiện các đối tượng tệ nạn xã hội… được công an quận tập huấn một số kỹ năng như : hướng dẫn nắm bắt vụ việc, nhận diện hiện tượng, con người liên quan đến an ninh chính trị ; về hoạt động băng nhóm hoặc nghi vấn đối tượng trộm cắp, cướp giật tài sản cũng như công tác bảo vệ hiện trường".

bac1

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới thăm hỏi, động viên và lì xì mừng tuổi cho các công nhân của Xí nghiệp quản lý Công viên cây xanh số 3, tại khu vực đường Thanh Niên vào đêm 30 Tết Kỷ Hợi

Đã làm vệ sinh đường phố còn kiêm nhiệm luôn công việc của ngành an ninh tình báo, và bảo vệ hiện trường nữa thì quả là vô cùng vất vả. Để bù lại, trong dịp Xuân Kỷ Hợi vừa qua, các chị em quét rác đã được ông Nguyễn Phú Trọng ưu ái lì xì cho chút tiền sài tết. Nghĩa cử nhân ái, nhân văn, và vô cùng nhân hậu này của vị Chủ tịch nước – tiếc thay – đã không được tán dương mà còn có năm ba lời tiếng eo xèo :

- FB Chánh Lê : "Ôi ... những người quét rác đẹp xinh và sạch sẽ hơn cả diễn viên điện ảnh".

- FB Trần Thị Thảo : "Chỉ nhìn qua hình là biết : 2 em lao công là diễn viên đóng thế, 2 em vừa trẻ vừa xinh bởi biết trang điểm cho làn da, rồi nâng mũi, cặp long mi giả".

- FB Luân Lê : "Làm trò lố bịch để lừa cả ông Tổng bí thư".

- FB Đặng Thiện Chân : "Lừa cả TBT, chúng nghĩ ông ấy già quá không biết gì kkk".

- FB M T Vu Vu : "Đầu năm mới cụ Tổng bị chúng qua mặt".

- …

Tôi e rằng vẫn có sự ngộ nhận rất trầm trọng, và vô cùng đáng tiếc về bác Trọng. Người không lú lẫn, và không dễ bị lừa lọc hay qua mặt như vậy đâu. Nguyễn Tiến Dân, một ngòi bút sắc sảo và khả tín, nhận xét như sau :

"Trước hết, phải khẳng đinh một điều : Nguyễn Phú Trọng, là một con người vô cùng nhân hậu. ‘Kính trên – nhường dưới’, là cái điều, ông luôn khắc sâu trong lòng. Vinh quang và thiêng liêng, có gì sánh được với Nghĩa vụ Quân sự ? Ấy thế mà, ngài cũng lui xuống phía sau, để nhường nó cho những kẻ kém hiểu biết và hiếu danh khác. Không biết đi ắc ê, cũng chưa từng ngửi mùi thuốc súng. Tuy vậy, ngài vẫn giành được chức Chính ủy của toàn Quân. Không dừng ở đó, ngài còn giành tiếp được chức Chủ tịch Nước. Hiển nhiên, thâu tóm nốt quyền Tổng Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang. Quá quắt hơn, lại nhảy tiếp vào Đảng ủy Công an Trung ương, để nắm và chỉ đạo nốt công việc nội trị. Gian hùng như Lê Duẩn, cũng không có nổi 1 trong 3 cái chức ấy và suy rộng ra, trên thế gian này, cũng chưa có ai dám nghĩ, chưa có ai dám làm và chưa có ai làm được cái điều như thế".

Một người "quá quắt" tới cỡ đó e khó mà bị đám hậu sinh lường gạt. Tui còn nghi là chính bác Trọng là đạo diễn cái vụ gửi thư cho cô giáo cũ hồi cuối năm rồi. Còn cái vụ lì xì đầu năm nay, không chừng, cũng là sáng tác riêng của thằng chả chớ còn ai vô đó nữa.

bac3

Tui còn nghi là chính bác Trọng là đạo diễn cái vụ gửi thư cho cô giáo cũ hồi cuối năm rồi.

Cả hai vụ "diễn" này tuy rất vụng và ngó hơi chướng mắt thiệt nhưng nói nào ngay thì cũng không có gì là sai quấy lắm. Bác Trọng, chả qua, chỉ sống và học tập theo gương của bác Hồ thôi :

"Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu : ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi dép. Vì lòng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nhìn tôi, nhưng ngay đó ông hiểu ra"

(Vũ Thư Hiên, Đêm Giữa Ban Ngày, California, Văn Nghệ, 1997).

Diễn là động tác tự giác, và tự nhiên, của cả nước chứ chả phải riêng ai :

"Khoảng hai trăm tù binh phi công Mỹ xếp hàng đầy hết lòng đường đi tới. Quần áo bà ba mầu xám khói nhạt. Tôi giật mình : tất cả đoàn người bị trói kia sao quá giống hệt nhau ? Ở chiều cao, ở khổ người, ở dáng đi, ở nét mặt, ở tư thế và thần thái. Lầm lũi ngửng đầu nhìn thẳng vào cái không gian bao quanh đằng đằng sát khí và tiếng la ó...

Dân hai bên đường hò hét, đánh đấm, ném đá. Những cái đầu tù binh quay ngoắt tránh đá, tránh đấm rất nhanh. Những con mắt không một lúc nào cầu van, nao núng...

Ba chúng tôi đứng lặng trên hè. Tương quan sức mạnh quá chênh nhau tự nhiên làm se lòng. Đoàn tù binh đã đến đoạn cuối, chợt Tô Hoài nhào xuống đường, nhảy vội lên đấm một cái trượt vào mặt một người tù binh đi ở ngoài cùng.

Anh trở lại, tôi hỏi khẽ :

- Đánh người ta làm gì ?

- Xung quanh căm thù như thế chả lẽ ba đứa mình đứng yên ?"

(Trần Đĩnh,Đèn Cù, tập I, Người Việt, Westminster, CA, 2014).

Theo bà Nguyễn Thị Kim Thanh – Trưởng Phòng giáo dục, Sở Giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh – cho biết : "Tính ra, thu nhập của giáo viên mầm non còn thua cả người giúp việc !" Giới giáo chức sống thảm hại đến thế thì bác Trọng tiếc gì vài dòng bút mực mà không "vẽ" một cái thư cho cô giáo cũ. Báo Giáo Dục Thời Đại mô tả đây là "Bức thư được viết tay bằng mực xanh, rất ngắn gọn, giản dị nhưng sâu sắc và ân tình như chính con người của Tổng bí thư vậy". Nhà báo Bùi Hoàng Tám "tám" thêm :

"Việc làm của Tổng bí thư, Chủ tịch nước cũng là lời động viên, chia sẻ với các thầy, các cô, dù cuộc sống còn không ít khó khăn trong thời điểm tết đến, xuân về… khi đất nước được lãnh đạo bởi một người có nghĩa, có tình, có đạo lý thì đó là khi vận nước đang lên !"

Thật là quí hóa !

Tương tự, bác Trọng cũng chả tiếc gì mấy đồng bạc lẻ để lì xì cho mấy cô công nhân quét rác. Từ bác Hồ đến bác Trọng, bác nào cũng chỉ lừa thiên hạ mà thôi chứ làm gì có chuyện ngược lại bao giờ. Vẫn còn giữ ảo tưởng về quí bác thì còn bị đè đầu, cưỡi cổ là chuyện tất nhiên, không có gì oan uổng cả.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 19/02/2019 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Trước thm năm mi âm lch, ông Nguyn Phú Trng, Tng Bí thư Đng cộng sản Việt Nam, khng đnh : "Đt nước ta chưa bao gi có được cơ đ, tim lc, v thế và uy tín như ngày nay" (1).

daunam0

Tờ báo Economist vừa công bố Báo cáo Quốc gia 2014, trong đó có báo cáo về Việt Nam, với nhiều số liệu kinh tế vĩ mô quan trọng.

Những ngày đu ca mt năm âm lch đã qua, thử nhìn li vài chuyn mà ai cũng đã biết đ nhn din "cơ đ, tim lc, v thế và uy tín" ca Vit Nam ngày nay.

***

"Cơ đ" mà ông Trng đ cp chc chn không phi ca "anh cướp" – người đàn ông không th tìm được ngun tr giúp nào khác khi v sanh, đành phải vay "tín dng đen", lãi sut mc ct c. Cách duy nht mà người đàn ông này cho là có th giúp anh ta thoát ra khi s ba vây ca "tín dng đen" là đi cướp. V cướp du thành công nhưng lương tâm li cn rt vì s tin cướp được quá to (107 triệu), ha mà nn nhân phi gánh quá ln, nên k cướp ch dám mượn đ by triu, 100 triu còn li đem vt vào tr s phường An Phú, th xã Thun An, tnh Bình Dương, kèm lá thư xin li, đ ngh công an tìm giúp nn nhân đ tr li (2).

"Cơ đ" mà ông Trọng đề cp chc chn bao gm h thng ngân hàng tri khp Vit Nam, trong đó không thiếu nhng ngân hàng được cp vn đ thc thi chính sách tr giúp người nghèo nhưng chng có người thc s nghèo nào vay được tin t ngân hàng, thành ra "tin dng đen" mc lên như nm sau mưa, hoành hành sut t Nam chí Bc, gieo v cho không biết bao nhiêu gia đình. Câu chuyn "anh cướp" ch là mt ví d minh ha cho thc trng tng xut hin Vit Nam trước ngày đng ca ông Trng tr thành t chc chính tr duy nht lãnh đạo toàn din, tuyt đi ti Vit Nam, mà Nam Cao tng mượn ming Chí Phèo t cáo : Tao mun làm người lương thin nhưng ai cho tao lương thin.

"Cơ đ" mà ông Trng đ cp chc chn cũng không phi ca người ph n mang thai by tháng, ng Tây Ninh, lên Sài Gòn khám bệnh ngày 29 tháng Chp âm lch nhưng thiếu tin phi quay v nhà. Gia đường, đau bng, quay li bnh vin b băng huyết trên xe buýt… Nhng người to lp, qun tr "cơ đ" như ông Trng có th thiết lp h thng riêng nhm chăm sóc sc khe cho cán bộ t trung ương đến đa phương, có th đt đnh nhng qui đnh, cán b cp nào thì được xài công xa tr giá bao nhiêu, như ông thì được đãi ng bng công xa cho đến hết đi, song… chưa bn tâm đến nhng người "tht cơ, l vn" như người ph n y. Trong "cơ đ" đó, nhng cá nhân đáng thương, gp nghch cnh ch có th da vào ông tài xế xe buýt, bà tiếp viên và nhng hành khách t tế khác (3)...

Tương t, "tim lc, v thế, uy tín" mà ông Trng đ cp chng liên quan chút nào đến nhiu triu người càng ngày càng vất v trong cuc mưu sinh mà cơm vn không đ no, áo vn chng đ m, thành ra hết chc ngàn người này đến chc ngàn người khác thế chp nhà đt, rung vườn, k c vay nóng được" đi làm thuê ngoi quc, thm chí được" tr thành nạn nhân ca nhng t chc chuyên buôn người, sng chui nhi, gánh chu đ loi cc nhc trên đt khách, ch nhm cho cha m, v con đang vt vưởng nơi "thiên đường" đ đói, đ rách. "Tim lc, v thế, uy tín" mà ông Trng khng đnh "chưa bao gi có được như ngày nay", to ra mt thc trng cũng "chưa bao gi có" : Sau nhiu năm "xôi kinh, nu s", thanh niên, thiếu n tt nghip đi hc Vit Nam lũ lượt sang Campuchia, Lào tìm vic làm (4). "Tim lc, v thế, uy tín" mà ông Trng xin dương không to cho họ bt kỳ cơ hi nào trên quê hương ca chính h.

***

"Cơ đ" như thế, "tim lc" như thế và ch cn nhìn góc đ vic làm, cơm áo cho đám đông đã đ đ hình dung "v thế", "uy tín" ca Vit Nam, song ông Trng bo đó là… "kỳ tích". Thôi thì đó là quyn của ông ! Chuyn ông nói, ông có thêm "nhiu bài hc kinh nghim quý" cũng là quyn ca ông. Còn người Vit có "bài hc kinh nghim" nào sau khi đã vt kit m hôi, nước mt, đáng xem là quý không ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 07/02/2019

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/thoi-su/tong-bi-thu-dat-nuoc-chua-bao-gio-co-duoc-co-do-nhu-ngay-nay-3877029.html

(2) https://nld.com.vn/tin-doc-quyen/nan-nhan-bi-cuop-107-trieu-dong-mong-cong-an-khong-truy-bat-hung-thu-20190201122138439.htm

(3) https://tuoitre.vn/nhan-vien-hanh-khach-xe-buyt-gop-tien-dua-ba-bau-di-benh-vien-2019020410584497.htm

(4) https://xuatkhaulaodong.com.vn/lao-dong-viet-do-xo-di-xuat-khau-lao-dong-sang-lao-campuchia-voi-muc-luong-hon-20-trieuthang-1655.htm

Published in Diễn đàn