Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã quyết liệt bác bỏ yêu sách của Trung Quốc giành quyền làm chủ các nguồn tài nguyên ở hầu hết Biển Đông, cũng như nhn dệca mn Đn n ệ son dọc nhọn dọca nhọn dc nhn dệca nh. Ông nói hành động của Bắc Kinh là hoàn toàn phi pháp. Tuy nhiên, ông Pompeo đã không đưa ra bất kỳ biện pháp nào để trừng phạt Trung Quốc, nếu Bắc Kinh không thay đổi. Dù vậy, tuyên bố phổ biến chiều ngày 13/07/2020 của Bộ Ngoại giao Mỹ được coi là cứng rắn nhất từ ​​trước đến nay nhằm chống chính sách lấn chiếm Biển Đôống của Tr.

 

my1

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng: "Liệu Hoa Kỳ có biện pháp bảo vệ các công ty khai thác tài nguyên dầu khí của Việt Nam hay không?"

Theo ông Pompeo, thái độ của Hoa Kỳ là : "Về Biển Đông, chúng tôi mưu cầu hòa bình và ổn định, bảo đảm tự do lưu thông hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế và duy trì dòng lưu lượng thương mại, đồng thời chống lại bất cứ mưu toan nào để cưỡng chế hay sử dụng võ lực để giải quyết các tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ sâu xa và tôn trọng quyền lợi với các nước đồng minh và thân hữu, những quốc gia từ lâu đã hậu thuẫn cho việc tuân thủ luật pháp quốc tế" (2).

Tuyên bố của ông Pompeo lưu ý rằng Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để áp đặt ý muốn của mình ở Biển Đông, cũng như không có căn bản pháp lý nào để giành quyền chủ quyền về Đường 9 đoạn (còn gọi là Đường lưỡi bò) mà Bắc Kinh công bố năm 2009. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhắc nhở Bắc Kinh rằng yêu sách vô căn cứ của họ đã hoàn toàn bị Tòa hòa giải Quốc tế bác bỏ ngày 12/07/2016 trong vụ kiện về đường 9 đoạn của Phi Luật Tân (3).

Để kết luận, ông Pompeo nói thẳng với Trung Quốc rằng : "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của riêng mình. Hoa Kỳ sát cánh với các đồng minh và bạn hữu ở Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền và các nguồn lợi ngoài khơi, phù hợp với lợi ích và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói : "Chúng tôi sát cánh với cộng đồng thế giới trong việc bảo vệ tự do hàng hải và tôn trọng chủ quyền, đồng thời bác bỏ bất kỳ nỗ lực nào để áp đặt ý muốn của kẻ mạnh ở Biển Đông hay vùng rộng lớn hơn" (4).

Tại sao lúc này ?

Nhưng tại sao ông Mike Pompeo đã thay đổi lập trường về Biển Đông của Mỹ, từ chỉ quan tâm đến vấn đề an ninh hàng hải, không đứng về phe nào trong tranh chấp, sang chỉ trích gay gắt Bắc Kinh, và với mục đích gì ?

Trước hết, liên lạc ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc căng thằng từ cuối năm 2019 sau khi các cuộc thương thuyết thương mại giữa hai nước chỉ đạt được những kết quả sơ khởi.

Ở giai đoạn đầu hồi tháng 1/2020, hai nước Mỹ-Trung ký thỏa hiệp đồng ý giảm bớt thuế quan đánh vào hàng hóa đôi bên. Hoa Kỳ đã đồng ý không đánh thêm thuế vào hàng Trung Quốc xuất cảng sang Mỹ trị giá lối 160 tỷ dollars. Trong khi Trung Quốc cam kết mua hàng hóa Mỹ và các dịch vụ khác trị giá khỏng 200 tỷ dollars.

Tiếp đến là vụ dịch phát xuất từ Vũ Hán (Trung Quốc), có tên khoa học là Coronavirus Disease 2019 (Covid-19) làm xáo trộn kinh tế và cuộc sống toàn cầu. Cơ quan tình báo Mỹ (Central Intelligent Agency- CIA) từng nghi ngờ Trung Quốc đã tìm cách che đậy nguyên nhân xẩy ra dịch Covid-19 để thủ lợi chính trị và làm suy yếu Hoa Kỳ và phương Tây, nhưng Bắc Kinh đã phủ nhận.

Cuối cùng là các vụ đàn áp nhân quyền của Trung Quốc tại Hồng Kông và Tân Cương cũng đã khiến chính quyền Trump buộc phải lên án Bắc Kinh, sau khi Tổng thống Trump bị áp lực nội bộ.

Vậy liệu những lời chỉ trích gay gắt bất ngờ của Ngoại trưởng Pompeo về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông có phải là lá bài Trung Quốc (China Card) nhằm giúp Tổng thống Trump trong cuộc tranh cử Tổng thống với đối thủ dự trù là Joe Biden, cựu Phó Tổng thống của đảng Dân chủ hay không ?

Ông Trump là người từng chỉ trích chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống Dân chủ Barack Obama đã để cho Trung Quốc gò ép trong chính sách mậu dịch gây bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ trong nhiều năm. Do đó, ngay sau khi đắc cử năm 2016, ông Trump đã tìm cách giảm thiểu thâm thủng trong cán cân thương mại với Trung Quốc.

Nhưng ông Trump đã thất bại vì chỉ riêng năm 2019, Mỹ đã thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc là 345,6 tỷ dollars vì Mỹ mua nhiều hàng Trung Quốc hơn Trung Quốc mua hàng Mỹ.

Trước đó, năm 2018, Mỹ nhập cảng từ Trung Quốc trị giá 539 tỷ dollars, nhưng chỉ xuất cảng sang Tầu tổng cộng 120,3 tỷ mỹ kim (Market Watch, 27/06/2019).

Donald Trump xoay chiều

Để hiểu rõ hơn tại sao chính quyền Trump đã xoay chiều chống Trung Quốc vào lúc này, chúng tôi (Phạm Trần) đã phỏng vấn Giáo sư ngoại hạng (Professor Emeritus), Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng, người từng giảng dạy nhiều năm về Quan hệ quốc tế tại Đại học George Mason, gần Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (5).

my2

Nhà báo Phạm Trần nói chuyện với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (trái) tại phòng ghi âm SBTN ngày 10/08/2019 - Ảnh minh họa

Phạm Trần : Xin Giáo sư nhận xét tổng quát về Tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo, và tại sao vào lúc này ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Đây là lời tuyên bố mạnh nhất của Ngoại trưởng Hoa Kỳ đối với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông. Trước kia, Hoa Kỳ chỉ chú trọng đến quyền tự do giao thông hàng hải và thực hiện các cuộc tuần tra để bảo vệ quyền ấy. Về tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, Hoa Kỳ không đứng về phía nào, và chỉ đòi hỏi những tranh chấp ấy được giải quyết ôn hòa căn cứ trên luật quốc tế. Mạnh hơn nữa là những lời chỉ trích các đòi hỏi "quá đáng" và hành động "bắt nạt" các nước nhỏ của Trung Quốc.

Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ khẳng định rõ rệt "các yêu sách của Bắc Kinh đối với các nguồn tài nguyên hầu hết ở Biển Đông cũng như chiến dịch bắt nạt để kiểm soát nguồn tài nguyên đó, là hoàn toàn bất hợp pháp", và cảnh báo "Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình".

Ngoài ra, thông cáo báo chí ngày 13/7 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có 3 điểm đáng chú ý :

Thứ nhất, Hoa Kỳ chỉ trích mạnh mẽ hành động khẳng định sự thống trị đơn phương và thay thế luật pháp quốc tế bằng "chân lý thuộc về kẻ mạnh" của Trung Quốc.

Thứ hai, Hoa Kỳ bác bỏ "bất cứ yêu sách nào của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý tính từ các đảo" mà Trung Quốc đưa ra yêu sách tại quần đảo Trường Sa mà không phương hại đến yêu sách chủ quyền của các quốc gia khác.

Thứ ba, Hoa Kỳ vạch rõ những bãi và đá mà Trung Quốc yêu sách nhưng Hoa Kỳ khẳng đinh chúng thuộc chủ quyền của các quốc gia khác, như Đá Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây của Phi Luật Tân ; vùng biển chung quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam, cụm bãi Luconia ngoài khơi Malaysia ; vùng biển EEZ của Brunei ; và Natuna Besar ngoài khơi Indonesia.

Ngoại trưởng Pompeo đưa ra thông cáo báo chí này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc vì những hành động vi phạm nhân quyền và dân chủ của Bắc Kinh tại Tân Cương và Hồng Kông, mâu thuẫn kinh tế thương mại, chế tài qua lại giữa hai bên, và nhu cầu chính trị nội bộ trong cả hai nươc.

Tổng thống Trump lúc đầu không chống Trung Quốc và không coi nặng "thách thức Trung Quốc". Ngược lại, ông muốn ve vãn và được ve vãn bởi Chủ tịch Tập Cận Bình mà cho đến nay ông vẫn gọi là "một ngươi bạn rất, rất tốt của tôi" (a very, very good friend of mine), đồng ý thiết lập quan hệ quyền lực lớn kiểu mới (a new big power relation) giữa hai nước do Tập đề nghị, và cố gắng ký được một thương ước "lịch sử" với Trung Quốc để… làm lịch sử và phục vụ nhu cầu tranh cử của mình.

Tuy nhiên, áp lực của các lãnh đạo chính trị và chiến lược gia thuộc cả hai đảng đòi hỏi phải đối đầu với Trung Quốc, vì họ nhận thức rằng không những "hệ thống giá trị" của Trung Quốc đối chọi với giá trị của Hoa Kỳ và phương Tây, mà Trung Quốc còn muốn thay thế Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới, buộc chính quyền Trump phải có thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Đó là chưa kể nhu cầu xây dựng lại lòng tin đang mất dần của nhiều nước Châu Á về khả năng và cam kết của Hoa Kỳ như một yếu tố "ảnh hưởng ổn định" (stabilizing influence) trong vùng trước sự lấn lướt của Trung Quốc, và trước khi quá muộn".

Trông đợi gì ở Mỹ ?

Phạm Trần : Đọc toàn văn Tuyên bố, tôi thấy đây là thái độ đối kháng Trung Quốc "mạnh nhất của Mỹ từ trước đến nay", nhưng tôi không thấy ông Pompeo hứa hẹn bất cứ biện pháp đối phó nào trước những hành động lấn át của Trung Quốc". Giáo sư nghĩ sao ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Đúng, tôi đồng ý, nhất là tuyên bố này được đưa ra chỉ 5 ngày sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tìm cách trấn an Hoa Kỳ bằng cách khẳng định rằng "Trung Quốc chưa bao giờ có ý định thách thức hay thay thế Hoa Kỳ (6) ; rằng "chúng tôi không cóp nhặt mô hình ngoại quốc, không xuất khẩu mô hình Trung Quốc" vì "Trung Quốc sẽ và không thể trở thành như Hoa Kỳ" (7), theo Tuyên bố tại China-US Think Tanks Media Forum, Bắc Kinh ngày 09/07/2020.

Phạm Trần : Liệu ta có thể hiểu, khối các nước Châu Á-Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương nói chung, và các nước Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Việt Nam và khối ASEAN nói riêng có thể "vững bụng" là họ đã có nước Mỹ đứng sau sẵn sàng giúp đỡ, nếu bị Trung Quốc dùng biện pháp quân sự để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Những nước ấy, đặc biệt là các nước nhỏ ở Đông Nam Á phải hết sức cẩn thận với ông tổng thống lái buôn này (Donald Trump). Một mặt ông Trump đang bị sức ép của các lãnh đạo chính trị và chiến lươc gia thuộc cả hai đảng đòi phải đối đầu với Trung Quốc. Mặt khác, ông ấy muốn dùng áp lực để ký một thương ước "lịch sử" với Trung Quốc để phục vụ nhu cầu tranh cử của mình và... làm lịch sử. Điều đình là phải tương nhượng, tương nhượng cái gì và tương nhượng đến đâu. Hãy đợi xem những lời nói mềm mỏng và khéo léo của Vương Nghị mới đây cùng với triển vọng Trung Quốc nhâp cảng ào ạt nông phẩm của Mỹ có giúp ông Trump trở lại với chính sách lập một "quan hệ quyền lực lớn kiểu mới" với người mà ông ấy nhận là "a very, very good friend of mine" hay không ? Thời điểm quan sát là từ nay cho đến tháng 11/2020.

Phạm Trần : Nhưng Hoa Kỳ cần làm những việc khác tích cực hơn lời nói để tạo niềm tin cho các nước trong khu vực trước áp lực của Trung Quốc ?

Nguyễn Mạnh Hùng : Như tôi đã trình bày trong một cuộc phỏng vấn lần trước của ông (Phạm Trần), nếu Hoa Kỳ thực tâm muốn ủng hộ ASEAN chống sự "bắt nạt" của Trung Quốc như họ nói, thì ít nhất Hoa Kỳ cần phải làm một số việc như sau :

Thứ nhất, tuyên bố ủng hộ quyền các quốc gia Đông Nam Á khai thác dầu khí trong vùng biển thuộc chủ quyền của họ theo luật quốc tế và luật biển.

Thứ hai, để hỗ trợ cho lời nói, Hoa Kỳ phải tiếp tục cho tầu chiến, như trường hợp USS Gabrielle Giffords và USS America, biểu dương lực luợng và theo dõi tầu khảo sát địa chất của Trung Quốc đi vào vùng tranh chấp để de dọa và ngăn cản không cho các nước trong khu vực khai thác tài nguyên của họ.

Thứ ba, tái thương thuyết để gia nhập TPP (Trans-Pacific Partnership Agreement), sau được đổi là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership), bởi vì nó là một cái neo kinh tế cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ tư, phê chuẩn Công ước về Luật biển 1982 để có tư cách chính thống đòi hỏi Trung Quốc tuân thủ luật quốc tế và luật biển.

Riêng đối với Việt Nam, điều kiện thứ nhất đã đươc ngoại trưởng Pompeo khẳng định. Phép thử điều kiện thứ hai là liệu Hoa Kỳ có biện pháp khuyến khích và bảo vệ các công ty dầu khí khai thác tài nguyên của Việt Nam trong vùng Bãi Tư Chinh và khu vực Cá Voi Xanh hay không.

Nên biết năm 2018, Việt Nam đã phải đình chỉ hoạt động của giàn khoan của hãng Repsol, một công ty của Tây Ban Nha tại lô 136/03 thuộc bãi cạn Tư Chính vì áp lực của Trung Quốc (8).

Phản ứng của Việt Nam

Vậy Việt Nam đã phản ứng ra sao về những tuyên bố đanh thép chống Trung Quốc của Ngoại trưởng Mike Pompeo ?

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chỉ biết nói chung chung :

"Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế.

Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó.

Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương".

Bà Hằng nêu nguyện vọng :

"Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá trình này" (Tin Bộ Ngoại giao Việt Nam, ngày 15/07/2020).

Tuyên bố của bà Lê Thị Thu Hằng là những lời nói vô thưởng, vô phạt nhưng hiện rõ thái độ thiếu can đảm của Chính phủ Việt Nam không dám đồng hành với ông Pompeo vì sợ làm mất lòng Trung Quốc mà ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn ca tụng "vừa là đồng chí, vừa là anh em".

Và mặc dù lính Trung Quốc không ngừng truy sát và đàn áp ngư dân Việt Nam khi bắt gặp ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn không dám kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm để đòi lại Hoàng Sa (mất ngày 19/1/1974) và 7 đá gồm Châu Viên, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Xu Bi trong Quần đảo Trường Sa mất từ năm 1988.

Phạm Trần

(16/07/2020)

(1) "Beijing’s claims to offshore resources across most of the South China Sea are completely unlawful, as is its campaign of bullying to control them" – State Department, July 13/2020

(2) "In the South China Sea, we seek to preserve peace and stability, uphold freedom of the seas in a manner consistent with international law, maintain the unimpeded flow of commerce, and oppose any attempt to use coercion or force to settle disputes. We share these deep and abiding interests with our many allies and partners who have long endorsed a rules-based international order" - State Department, 07/13/2020

(3) "The PRC has no legal grounds to unilaterally impose its will on the region. Beijing has offered no coherent legal basis for its "Nine-Dashed Line" claim in the South China Sea since formally announcing it in 2009. In a unanimous decision on July 12, 2016, an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law of the Sea Convention – to which the PRC is a state party – rejected the PRC’s maritime claims as having no basis in international law. The Tribunal sided squarely with the Philippines, which brought the arbitration case, on almost all claims".

(4) "The world will not allow Beijing to treat the South China Sea as its maritime empire. America stands with our Southeast Asian allies and partners in protecting their sovereign rights to offshore resources, consistent with their rights and obligations under international law. We stand with the international community in defense of freedom of the seas and respect for sovereignty and reject any push to impose "might makes right" in the South China Sea or the wider region", State Department, 07/13/2020.

(5) Giáo sư Hùng là Học giả cao cấp bất thường trú của Trung tâm nghiên cứu Chiến lươc và quan hệ Quốc tế ở Washington, D.C. (Center for Strategic and International Studies-CSIS). Ngoài ra ông còn là Học giả vãng lai hai niên khóa 2015-2016 tại Viện nghiên cứu nổi tiếng ISEAS-Yusof Ishak Institute, Tân Gia Ba. Các bài nghiên cứu của ông, phần lớn về Châu Á và Đông Nam Á được đăng trên các Tạp chí chuyên môn (professional journals) như World Affairs, Asian Survey, Pacific Affairs, Global Asia, The Diplomat, Asia Pacific Bulletin và CogitAsia.

(6) China never intends to challenge or replace the US, or have full confrontation with the US.

(7) China does not replicate any model of other countries, nor does it export its own to others - China will not, and cannot, be another US.

(8) Theo Bách khoa Toàn thư mở thì "Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau khi công ty này xác nhận có một mỏ khí đốt lớn. Ngày 23/3/2018, bá chí / n cho nc của Trung Quốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, ngưng thêm một dự án nôm trong Lô L 07/03, nơióệt trong Lô 07/03, nơióệt Nam trong L07 / 03, nđió Namt Nam trong L avec Viác tng cá cáps tính là có trữ lượng 45 triệu thùng dầu và 172 tỷ feet khối khí gas ".

Additional Info

  • Author Phạm Trần, Nguyễn Mạnh Hùng
Published in Diễn đàn

"Trung Quc ch đang tn công trên tt c các mt trn. E là vào mt lúc nào đó s v b".

message1

Một máy bay chiến đấu Hornet F / A-18 của Hoa Kỳ chuẩn bị hạ cánh trong khi các máy bay chiến đấu khác bay phía sau trong một buổi huấn luyện thường lệ trên tàu sân bay Hoa Kỳ Theodore Roosevelt ở Biển Đông vào ngày 10/4/2018. Ted Aljibe / AFP via Getty Images

Đi mt vi nhng hành đng ngày càng trơ ​​trn ca Trung Quc nhm kim soát toàn b Bin Đông, quân đi Hoa Kỳ cho mt lot tàu sân bay ln hot đng Bin Đông đ cho các đng minh thy rng Hoa Kỳ s không quay lưng li vi khu vc đang b tranh chp nóng bng này.

Cui tun qua, Hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz đã đi vào Bin Đông, mt thách thc khác đi vi các yêu sách ch quyn hàng hi ca Trung Quc trong khu vc vi các đng minh ca M. Đây không ch nhm khng đnh quyn t do hàng hi, mà là các cuc tp trn có c máy bay phn lc, máy bay trinh sát và máy bay trc thăng, trong khi hi quân Trung Quc t chc các cuc tp trn cnh tranh gn qun đo Hoàng Sa mà Vit Nam và Đài Loan tuyên b có ch quyn.

Các quan chc quc phòng hin ti và trước đây lo ngi rng Trung Quc đã li dng đi dch corona đ tăng cường n lc quân s hóa đường chín đon, bành trướng phn ln Bin Đông, tuyến hàng hi có lượng hàng hóa giao thương tr giá hàng nghìn t đô la hàng năm và mt ngun du và khí đt t nhiên tim năng.

T đu năm nay, trong khi Hoa Kỳ và các quc gia khác đang vt ln vi đi dch, Trung Quc đã tăng cường mt cách có h thng nhm biến Bin Đông thành ao nhà ca Trung Quc, lp đt các h thng giám sát ni và trên các đo nhân to, khiêu khích các nước láng ging như Vit Nam và Malaysia đã tìm cách khai thác du khí, đi đu vi tàu chiến Philippines. Trung Quc cũng đã tăng gp đôi phm vi hành chính Bin Đông nhm biến các đo san hô và đo nh thành mt phn lãnh th m rng ca đi lc.

Kinh tế Trung Quc lao đao do đi dch khiến Bc Kinh có thêm đng lc thúc đy xâm lược Bin Đông đ đ cao ch nghĩa dân tc thông qua các hành đng chính sách đi ngoi tích cc.

"Có v như ch nghĩa phiêu lưu trong chính sách đi ngoi ca h đã không gim đi k t khi có đi dch corona", ông Randall Schriver, cu tr lý thư ký ca Lu Năm Góc v các vn đ an ninh n Đ-Thái Bình Dương cho đến tháng 12 năm 2019 cho biết. " Khơi dy ch nghĩa dân tc s có li khi h đang phi vt ln trong nước.

Các hot đng rõ ràng ca tàu sân bay ca Hoa Kỳ được coi là mt cách đ báo hiu gii quyết tiếp tc ca Hoa Kỳ, sau khi mt tàu sân bay USS Theodore Roosevelt phi neo li đo Guam trong hai tháng sau khi gn 1/000 thy th nhim virus.

"Tôi nghĩ rng có mt s câu hi sau khi tàu Roosevelt ngng hot đng mt chút v vic liu năng lc làm vic ca chúng ta có b gim sút hay không, ông nói, Schriver, hin là ch tch ca Vin D án 2049, mt nhóm chuyên gia c vn có tr s ti Washington Chính sách ca M Châu Á.

Mt trò chơi dài hn đ chng minh rng thiên đường Trung Quc đã thay đi bn cht ca nước đó.

Vic trin khai tàu Hoa Kỳ được thúc đy mt phn do yêu cu ca các đng minh M trong khu vc nhm hn chế hành vi ca Trung Quc. Schriver cho biết hi quân đng minh đã báo cáo s gia tăng các mi đe da t Hi quân Quân đi Gii phóng Nhân dân và lc lượng hi cnh Trung Quc trên bin ; Các tàu Trung Quc thường xuyên theo dõi và đe da các tàu đi qua vùng bin quc tế. Gia tăng các cuc tp trn ca M các đng minh yêu cu, Vit Nam và Đài Loan, và đc bit là s quan tâm mi ca Philippines đ đy lùi Bc Kinh.

Philippines, mt đng minh ca hip ước Hoa Kỳ, dưới thi Tng thng Rodrigo Duterte ngày càng tr nên nng m vi Trung Quc, thm chí còn bãi b mt tha thun ca lc lượng quân s vi Washington vào tháng 2 này. Nhưng mi đe da ngày càng tăng t Trung Quc đã khiến Manila suy nghĩ li v vic h đã chm dt Tha thun Thăm viếng Quân S mt thi gian trong khi h tìm kiếm sc mnh ca Hoa Kỳ nhm chng li Bc Kinh.

"Trung Quc tn công trên tt c các mt trn", mt cu quan chc quc phòng giu tên nói, Ti mt thi đi nào đó e rng s v b. Chuyn này s vượt ra khi tm kim soát".

K t Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình nm quyn lc vào năm 2012, Bc Kinh đã có lp trường mnh m hơn đi vi các nước láng ging và đánh đi vi tranh chp lãnh th. Tháng trước, Trung Quc đã có đng đ chết người biên gii n Đ trong cuc đi đu gay gt nht gia hai nước láng ging trong nhiu thp k và mi quan h kinh tế gia hai nước tr nên ti t.

Lut an ninh quc gia Hng Kông nhm kim soát Hng Kông, nhưng có nguy cơ làm tn thương kh năng tiếp cn th trường vn và thương mi quc tế ca Bc Kinh. Các cu quan chc Hoa Kỳ t hi khi nào li ích kinh tế ca Trung Quc có th kim chế vic bành trướng ca h mt trong nhng tuyến đường thy quan trng nht thế gii.

"Điu mà tôi không bao gi hiu v Trung Quc là k t khi kết thúc Thế chiến II, Hi quân Hoa Kỳ đã đ cho mi quc gia s dng các tuyến đường bin", ông Keith Mabus, cu thư ký Hi quân trong thi Obama nói. "Nếu h bt đu gây ri và mun đóng ca các tuyến đường hàng hi thì h s t thit hi rt nhiu v kinh tế, điu mà tôi không nghĩ là h có th chu đng ngay bây gi".

Vic s dng nhiu nhóm tàu sân bay là mt bước tiến so vi vic s dng các tàu thông thường đ khng đnh quyn điu hướng trong khu vc, và đó là mt s khi đu ca Lu Năm Góc dưới thi cu B trưởng Quc phòng James Mattis.

S dng hai tàu sân bay tr giá hàng t đô la có nhiu mc đích. Hot đng song hành, chúng có th bo v ln nhau và thc hin các hot đng bay 24 gi, trong khi mt chiếc flattop ch có th hot đng khong mt na thi gian đó. Vic điu các tàu sân bay ht nhân ln ca M vào Bin Đông to cơ hi cho Washington làm l rõ đim yếu tương đi ca Trung Quc trong mt lĩnh vc cnh tranh hi quân trong khi Hoa Kỳ có ưu thế không th nghi ng so vi s phát trin nhanh chóng và ci tiến v công ngh ca hi quân Trung Quc.

Bryan Clark, mt thành viên cao cp ti Hc vin Hudson, nói rng "Hoa Kỳ có th thc hin các hot đng cao cp t nhiu tàu sân bay. Trong khi tàu Trung Quc không th đt được cp đ tích cc đó. Đó là mt cách th hin cho Trung Quc thy rng h vn còn thua xa trong lĩnh vc này". Trung Quc có hai tàu sân bay chy bng nhiên liu thông thường vi kh năng thc hin các hot đng bay ít hơn so vi các tàu sân bay ht nhân khng l ca Hoa Kỳ.

Nhưng vic s dng các tàu sân bay Thái Bình Dương cũng cho thy mt s thay đi hot đng ca Lu Năm Góc sau khi các nghiên cu trước đây ca Hi quân thc hin vi quân đi Iran cho thy các tàu ln chng làm gì đ ngăn chn Iran Vnh Ba Tư, Clark nói. Trước mi đe da ca các tên la các loi ca Trung Quc, các tàu sân bay có nhiu kh năng được s dng đ kim soát trên vùng bin ngoài phm vi vũ khí m rng ca Trung Quc, ông nói.

Hoa Kỳ và Trung Quc vn chưa đt được mc đ hiu hết nhng hành đng quân s vượt ra ngoài gii hn Bin Đông ca nhau, các vn đ phc tp, t va chm tàu ti vic các cuc tn công phi đng lc, hoc chng li các cuc tun tra trên không khu vc phòng th. Mt s t chc đã kêu gi Hoa Kỳ thiết lp b quy tc ng x vi Trung Quc Bin Đông, to ra cho  Lu Năm Góc mt lot các la chn đ đáp tr các hành đng khiêu khích ca Trung Quc.

Vic thiếu các quy tc nht v cách x lý đi đu trong khu vc hàng hi đông đúc xut hin khi các quan chc Hoa Kỳ băn khoăn v đ an toàn ca các tài sn hi quân ln nht ca h. Trong nhiu năm qua, Trung Quc đã đu tư vào các tên la chng hm, đc bit là nhng tên la tiêu dit tàu sân bay t xa, có kh năng buc chúng phi hot đng cách xa các hòn đo nơi Hoa Kỳ mong mun th hin s hin din.

"Không ai có th ph nhn rng mt tàu sân bay ca Hoa Kỳ có mt sc mnh đáng kinh ngc", v cu quan chc quc phòng nói. "Vn đ là tàu sân bay cũng rt d b tn thương và người Trung Quc đã suy nghĩ rt lâu đ làm sao làm được điu đó.

Jack Detsch

Nguyên tác : U.S. Carriers Send a Message to Beijing Over South China Sea, Foreign Policy, 09/07/2020

Khánh An dịch

Nguồn : VNTB, 10/07/2020

Additional Info

  • Author Jack Detsch
Published in Diễn đàn

Ai mới là bạn của Việt Nam trên Biển Đông ?

Nguyễn Trọng Thiêm, RFI, 11/07/2020

Thêm một cơ hội bị bỏ lỡ

Những mong đợi về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện quyền thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 06.1 vừa qua đã tiêu tan khi ngày 9/7, thông tin chính thức trên trang web của tập đoàn Noble đã đưa tin hợp đồng của giàn khoan Noble Clyde Boudreaux ở Việt Nam đã bị hủy bỏ. Tập đoàn Noble cũng cho biết là trong hợp đồng thuê giàn khoan này có bao gồm điều khoản phải bồi thường khi hủy hợp đồng.

theohaychong1

Giàn khoan Hakuryu-5 ngoài khơi Vũng Tàu hôm 29/4/2018 - Reuters

Trước đó, năm 2017 Việt Nam đã phải yêu cầu công ty Repsol hủy bỏ việc thăm dò tại Lô 136.3. Năm 2018, Việt Nam tiếp tục yêu cầu Repsol hủy bỏ dự án đang tiến hành tại Lô 07.3. Tất cả các sự hủy bỏ này đều có nguyên do Việt Nam lo ngại sự đe dọa từ Trung Quốc.

Theo một số nguồn tin nội bộ thì Repsol đã yêu cầu bên ký hợp đồng là PetroVietnam phải bồi thường tổng số tiền khi yêu cầu dừng các dự án thăm dò và khai thác này với số tiền khoảng 2,6 tỉ USD.

Mới đây, báo chí cho biết, Repsol đã bán lại toàn bộ phần vốn của mình trong các dự án này cho Petro Vietnam.

Bị đe dọa và ngăn cản ngay trong nhà

Hợp đồng dầu khí lô 06.1 hiện nay gồm Rosneft - chiếm 35%, ONGC của Ấn Độ - 45% và PVN - 20%. Rosneft Vietnam B.V. là nhà điều hành việc khai thác khí và condensate tại các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ và Phong Lan Dại trong suốt 15 năm qua, cung cấp hàng năm khoảng hơn 30% sản lượng khí cho Việt Nam. Sản lượng khai thác trung bình ngày hiện nay khoảng 8,8 triệu m3 khí/ngày và khoảng 1.500 thùng condensate/ngày. Các mỏ này thuộc Lô 06.1. Sản lượng khai thác cộng dồn của Lô 06.1 đến tháng 6/2017 là 53,5 tỷ m3 khí và 19,8 triệu thùng condensate.

Mặc dù Việt Nam vẫn đang tiến hành khai thác tại Lô 06.1 này, tuy nhiên, vẫn còn nhiều khu vực tiềm năng chưa khai thác. Vì vậy, cần phải tiếp tục thăm dò và khai thác các mỏ mới tại Lô này. Năm 2019, Công ty Rosneft đã thuê giàn khoan Hakuryu-5 thuộc Công ty khoan Nhật Bản (JDC) điều hành để tiến hành khoan thăm dò tại lô 06.1 từ ngày 15-5 đến 30-7-2019. Và đây cũng là lý do để Trung Quốc đã đưa tàu cảnh sát biển được trang bị vũ khí hạng nặng Haijing 35111 vào khiêu khích xung quanh giàn khoan Hakuryu-5 ở lô 06.01. Đồng thời, tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc cùng các tàu cá hộ tống tiến hành khảo sát địa chất trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam hơn 100 ngày liên tiếp. Chỉ khi giàn khoan Hakuryu-5 kết thúc việc khoan thăm dò thì tàu hải cảnh 35111 của Trung Quốc mới rút ra khỏi khu vực biển của Việt Nam. Mục đích chính của Trung Quốc khi triển khai các tàu xâm phạm vùng biển của Việt Nam nhằm đe dọa việc thăm dò và khai thác dầu khí tại Lô 06.1. Cho dù, Lô 06.1 nằm trên bể Nam Côn Sơn, sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, và theo quy định tại Điều 56 và Điều 77 của UNCLOS 1982, Việt Nam có đầy đủ các quyền để thăm dò và khai thác tại các Lô 06.1 này.

Dư luận đã tỏ ra phấn chấn trước thông tin Việt Nam sẽ tiến hành thăm dò mới tại Lô 06.1 bất chấp sự đe dọa từ Trung Quốc. Mặc dù phía Việt Nam không đưa ra thông tin chính thức nào nhưng nhiều báo chí đã xôn xao khi biết thông tin một công ty nặc danh đã hợp đồng thuê giàn khoan Noble Clyde Boudreaux để khoan ở vùng biển Việt Nam trong 2 tháng từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 với giá thuê khoảng 165.000 USD/ngày.

theohaychong2

Toàn cảnh mỏ Lan Tây do Rosneft Vietnam vận hành ở Biển Đông hôm 29/4/2018 Reuters

Sau đó báo chí đã tìm ra công ty ký hợp đồng thuê giàn khoan Noble Clyde Boudreaux chính là Rosneft.

Hồi đầu tháng 6, Bộ Chính trị Việt Nam đã có cuộc họp để quyết định có quyết định thực hiện việc tiến hành khoan thăm dò mới tại Lô 06.1 không ? Bởi vì việc tiến hành khoan thăm dò chắc chắn sẽ phải đối mặt với sự đe dọa từ Trung Quốc. Nhiều người mong đợi Bộ Chính trị Việt Nam sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, thể hiện cụ thể qua việc tiến hành tiếp tục thăm dò khai thác tại Lô 06.1 bất chấp sự đe dọa từ Trung Quốc.

Thế nhưng, Bộ Chính trị Việt Nam đã không thể ra quyết định trong trường hợp này, và điều này cho thấy, Trung Quốc vẫn đang nắm phần thắng trong cuộc chơi ở biển Đông, và Việt Nam vẫn còn chưa thể thoát khỏi "nỗi sợ" từ Trung Quốc.

Nguy cơ cho ngành dầu khí

Việc không thể thăm dò tại Lô 06.1 lần này cho thấy nguy cơ đe dọa đến ngành dầu khí Việt Nam, vốn là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi ích quan trọng cũng như đóng một vai trò quan trọng cho chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Rất nhiều mỏ dầu khí của Việt Nam đã cạn kiệt hoặc không thể khai thác vì nhiều lý do. Trên trang cá nhân của ông Nguyễn Lê Minh - Thành viên Hội đồng biên tập tạp chí Năng lượng Việt Nam, ông ta có liệt kê một số mỏ dầu khí có nguy cơ dừng khai thác, bao gồm :

1. Mỏ kình Ngư Trắng/Kình Ngư Trắng Nam (Lô dầu khí 09-2/09 bể Cửu Long) : khoan phát sinh chưa được quyết toán chi phí lên đến 28,5 triệu USD do chưa cập nhật trong báo cáo đầu tư. Hiện Lô dầu khí này chưa đạt được thỏa thuận chuyển nhượng cho VSP và Zarubezhneft do quan điểm khác nhau về chi phí lịch sử, liên quan chi phí khoan này.

2. Mỏ Thăng Long/Đông Đô (Lô dầu khí 01-02/97 bể Cửu Long) : Phân cấp trữ lượng không chuẩn theo quy định 38, dẫn đến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng, dưới 4000 thùng dầu/ngày (đang tiếp tục sụt giảm), thua lỗ và có nguy cơ dừng mỏ sau 8 năm hoạt động, trên tổng mức đầu tư khoảng 2,5 tỷ USD trong vòng đời 20 năm khai thác.

3. Mỏ Gấu Chúa/Cá Chó (Lô dầu khí 10 - 11/1 bể Nam Côn Sơn), đánh giá trữ lượng không tuân thủ tài liệu gốc, dẫn đến sai số và phải khoan thẩm lượng lại, tốn thêm chi phí 110 triệu USD không cần thiết, dự án đắp chiếu.

4. Mỏ Sông Đốc (Lô dầu khí 46/13 bể Malay - Thổ Chu) : Sau 10 năm hoạt động, sản lượng hiện tại chỉ còn dưới 1000 thùng dầu/ngày, đang tiếp tục sụt giảm do mỏ ngập nước hơn 90%, dự kiến dừng mỏ.

5/ Mỏ Rồng Đôi/Rồng Đôi Tây (bể Nam Côn Sơn) : sản lượng khí không đủ bù theo cam kết hợp đồng mua bán khí dù nhà điều hành đã có một số biện pháp nâng cao hệ số thu hồi dầu khí ; hiện mỏ đang dừng khai thác do sự cố kỹ thuật đến hết năm nay và có nguy cơ dừng hẳn.

Trong khi đó, những mỏ có trữ lượng rất lớn như Cá Kiếm Nâu tại Lô 136.3 và mỏ Cá Rồng Đỏ tại Lô 07.3 lại không thể khai thác được vì sự đe dọa từ Trung Quốc.

Hoa Kỳ lên tiếng ủng hộ Việt Nam

Ngày 9/7, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink liên tiếp lên tiếng phản đối Trung Quốc can thiệp vào việc khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Trong buổi giao lưu trực tuyến với độc giả trên VietnamNet ngày 7/7 , ông đã phát biểu rằng : "Chúng tôi phản đối những nỗ lực của một số nước trong khu vực nhằm tìm cách can thiệp vào hoạt động thăm dò năng lượng vốn đã có lâu đời ở Biển Đông, bao gồm cả Việt Nam, tại những lô đã được thiết lập lâu nay.

Chúng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là các quốc gia không sử dụng vũ lực hoặc hành động cưỡng ép, hoặc bắt nạt để tìm cách thúc đẩy lợi ích của họ".

Trước đó, tại một cuộc họp báo ngày 2/7 nhân dịp kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt, Đại sứ Kritenbrink cũng đã lên tiếng phản đối các hành động của Trung Quốc trong việc can thiệp và cản trở các quốc gia khai thác dầu khí trên Biển Đông. Ông nhấn mạnh : "Đặc biệt, chúng tôi phản đối Trung Quốc cố gắng cản trở các quốc gia ASEAN tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên trị giá 2.500 tỷ USD tại vùng biển này.

Chúng tôi cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra để tăng cường khiêu khích và thể hiện sự hiếu chiến trên Biển Đông vì lợi ích của họ. Mỹ phản đối Trung Quốc, hay bất kỳ nước nào, sử dụng các biện pháp cưỡng ép để gia tăng các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Trung Quốc cần dừng các hoạt động mang tính khiêu khích làm ảnh hưởng đến sự ổn định trong khu vực".

Điều đáng lưu ý là cách đây vài ngày, nhân trả lời báo chí, Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng cho rằng : "Hành động của Trung Quốc và Mỹ đã gây bất ổn và căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Trung Quốc diễn tập quân sự trong vùng chủ quyền của Việt Nam là vi phạm chủ quyền, còn Mỹ cũng tiến hành tập trận gần khu vực Trung Quốc tập trận cũng là hành động gây căng thẳng".

Với phát biểu này từ một tướng quân sự, đã từng là Giám đốc Học viện Quốc phòng thì chúng ta cũng có thể hiểu được thái độ của phần đông các giới chức quân sự Việt Nam vẫn có cách nhìn thiếu thiện cảm với Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, các giới chức ngoại giao Việt - Mỹ vẫn nhận thức rất rõ những bước tiến vượt bậc trong quan hệ giữa hai bên. Tuy nhiên, với tư duy lạc hậu từ các giới chức quân sự Việt Nam, mặc dù họ có ảnh hưởng rất lớn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chúng ta có thể thấy chính những lực cản để vượt qua "nỗi sợ" từ "quốc gia láng giềng bốn tốt, mười sáu chữ vàng" đến từ đâu.

Nguyễn Trọng Thiêm

Nguồn : RFA, 11/07/2020

******************

Đánh đồng Mỹ với Trung Quốc là nối giáo cho giặc

Nhân Hòa, RFA, 11/07/2020

Việc cần làm ngay đối với thượng tướng Võ Tiến Trung chừng nào còn sống là phải sửa ngay cái triết lý khốn nạn - "Mỹ là đối tượng tác chiến của quân đội Việt Nam" - do ông và các đồng ngũ để lại, chứ không chỉ lo "chạy tội" cho Trung Quốc ! Nếu không sửa, đấy sẽ là thảm họa cho quốc gia-dân tộc này, khi các ông vẫn chưa hết cơn say máu "đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng" theo chủ trương từ Trung Nam Hải.

theohaychong3

Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng

-----------------------

Lần đầu tiên, một tướng "Quảng Lạc" - tên rạp tuồng mà ở đó nhân vật được hóa trang lên múa may và hát bội - có tên là Võ Tiến Trung, đã tuyên bố ngược lại điều mà bất cứ đứa trẻ trâu nào ở Việt Nam đều biết, nếu không có Mỹ thì giờ này Trung Quốc còn lên nước - vừa hăm dọa vừa ra tay tàn độc với ngư dân Việt Nam - đến mức nào nữa !

Sau 4 năm liên tục (từ 2017) đuổi Việt Nam khỏi các lô dầu đang khai thác trong EEZ của mình, Trung Quốc mới đây còn răn đe, Hà Nội phải suy nghĩ hai lần trước khi định kiện Bắc Kinh. Ấy vậy mà hôm 8/7/2020 tướng 3 sao này phát biểu với báo chí trong nước : "Mỹ và Trung Quốc gây bất ổn và căng thẳng ở Biển Đông". Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng, trong cuộc trả lời phỏng vấn ấy, một mặt buộc phải thừa nhận, những hành động của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế. Nhưng mặt khác, ông tướng về vườn này lại đánh đồng, việc Hoa Kỳ đưa tàu chiến đến vùng Biển Đông chẳng qua cũng để "diễu võ, dương oai" và ông kết luận cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều gây ra sự bất ổn và căng thẳng trong vùng (?)

Một hy vọng nhỏ nhoi : phát ngôn của ông Trung trong bài trả lời phỏng vấn nói trên chẳng đại diện cho ai cả, chỉ là quan điểm cá nhân. Tuy nhiên, ở một xứ hơn 700 tờ báo và tạp chí mà chỉ có một tổng biên tập - ông trưởng ban Tuyên giáo - thì độc giả có quyền nghi ngờ có "nhóm lợi ích" nào đấy (to hơn cả trưởng ban Tuyên giáo) chống lưng cho tướng Trung "độc diễn". Bởi lẽ chủ trương chiến lược đối với cả Mỹ và Trung Quốc ở Việt Nam lâu nay không phải là câu chuyện "đầu môi chót lưỡi". Đó là vấn đề cốt tử, liên quan đến vận mệnh quốc gia, không thể là đề tài cho loại tướng về hưu non như Võ Tiến Trung "ngẫu hứng lý ngựa ô" được !

Những ngày này, bộ đội biên phòng ta trên biên giới phía Bắc đã/đang hy sinh để bảo vệ bờ cõi. Tiếng súng bắt đầu vang trên bầu trời biên giới… Ấy vậy mà tướng Trung lại đánh đồng Trung Quốc - kẻ xâm lược - với Hoa Kỳ - người trợ giúp ngăn cản xâm lược - thì không đơn giản là hành động "chạy tội" cho Trung Quốc. Đó còn là thái độ "nối giáo cho giặc" ! Vào lúc các làn sóng dịch bệnh phát đi từ Vũ Hán vẫn còn kịch tính, khi tất cả các nước đang gồng mình chống dịch thì Trung Quốc lợi dụng tình hình khó khăn trên thế giới và trong khu vực để "múa gậy vườn hoang" trên các vùng biên giới Việt - Trung và ở Biển Đông. Vì thế, Trung Quốc đang rất cần những tiếng nói a dua - tòng phạm để trốn tránh nhiệm gây hấn, đi ngược lại UNCLOS-1982 trên Biển Đông, như Tuyên bố của Cấp Cao ASEAN-36 mới đây từ Hà Nội.

Thử hỏi, tướng Trung có thông tin về những diễn tiến mới nhất ấy không ? Tướng 3 sao Võ Tiến Trung có biết, trong bối cảnh bị Trung Quốc o ép như vậy, Mỹ đã cung cấp thêm cho Cảnh sát Biển Việt Nam 6 tàu tuần tiễu, nâng tổng số tàu viện trợ cho Hải quân Việt Nam lên con số 11 (con số này có thể đã cũ, vì chính quyền cộng sản Việt Nam thường dấu nhẹm sự giúp đỡ của Mỹ). Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng từng nhiều lần tuyên bố, Việt Nam và Hoa Kỳ đã/đang tiếp tục thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc phòng song phương, trong đó có nội dung nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển…

Ông Trung không đọc thông viết thạo hay sao mà không biết đến "Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng năm 2011, Tuyên bố về tầm nhìn chung năm 2015 và bản kế hoạch hợp tác quốc phòng 2018-2020" ? Cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam từng cam kết tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, trong đó nhấn mạnh nội dung nâng cao năng lực thực thi pháp luật trên biển, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ( !) Hay là cựu Giám đốc Học viện Quốc phòng lại muốn lặp lại "mẹo vặt" thời chiến tranh : Một mặt vẫn chửi Liên Xô là "quân xét lại", "tay sai đế quốc", mặt khác vẫn nhận vũ khí và các phương tiện chiến tranh hiện đại từ Mát-xcơ-va để "đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng" theo như ý đồ của Mao Trạch Đông ? Các cặp vợ chồng trẻ Việt Nam thời @ sẽ không đẻ kịp người cho các ông bắt lính để lặp lại bài học ấy đâu !

theohaychong4

Tàu chiến USS Barry của Hải quân Mỹ ở Biển Đông hôm 28/4/2020 AFP

Từng là Giám đốc Học Viện Quốc phòng, "việc cần làm ngay" (từ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) đối với tướng Trung chừng nào ông còn sống trong cõi này (để muôn đời sau cháu con và dòng tộc họ Võ khỏi mang tội) là phải sửa ngay cái tiết lý chết người - "Mỹ là đối tượng tác chiến của quân đội Việt Nam" - do ông và các đồng ngũ để lại, chứ không phải đi "chạy tội" cho Trung Quốc ! Nếu không, đấy sẽ là một thảm họa cho quốc gia-dân tộc, khi các ông vẫn chưa hết cơn say máu "đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng" theo chủ trương từ Trung Nam Hải.

Nói lại một lần nữa cho rõ : Đánh đồng Mỹ với Trung Quốc trong tình hình Biển Đông đang như một "vạc dầu" do đích thân Tập Cận Bình nhóm lò và đun sôi lên lâu nay là "nối giáo cho giặc", là công khai hóa ý đồ "rước voi về dày mả tổ". Tập Cận Bình đâu có giấu chủ trương này của ông ta, y sang Việt Nam thuyết giáo trước 500 đại biểu Quốc hội rồi chỉ một ngày sau, từ Singapore, y tuyên bố, tất cả các đảo trên Biển Đông là của "các cụ Tàu" để lại từ ngàn xưa. Dạo ấy truyền thông trong nước nhận được chỉ thị phải "cấm khẩu" suốt cả mấy tuần !

Khác với dạo ấy, dịp này các chuyên gia trong nước, ngay lập tức đã đồng loạt lên tiếng phê phán lối tuyên bố ma lanh "mập mờ đánh lận con đen" của ông thượng tướng. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu trên FB của mình đã trưng dẫn những bằng cứ không thể chối cãi chứng minh Trung Quốc từ lâu có những hành động vi phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam. Các bằng chứng đó xuyên suốt từ cuộc đánh chiếm Hoàng Sa hồi tháng 1/1974 kéo dài cho đến mới nhất, đó là vào ngày 4/7 đã cho tàu Hải Cảnh 5402 tiến sát một cách khiêu khích đến giàn khai thác tại mỏ khí Lan Tây thuộc lô 06.1 mà Việt Nam đang khai thác. Sau đó hai ngày, vào ngày 6/7 tàu Hải Cảnh Trung Quốc 5402 còn di chuyển đến giếng dầu mỏ Phong Lan Dại ở khoảng cách 2,5 hải lý. Qua liệt kê một số vi phạm của Trung Quốc trong vùng EEZ của Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu gián tiếp nêu vấn đề rằng, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như các nước ASEAN đều chưa hề phản đối Hoa Kỳ tập trận trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang "cày nát" các vùng EEZ của Việt Nam.

Tiến sĩ Hà Huy Hợp thì cho rằng sở dĩ ông Trung phát biểu như vậy là vì : Thứ nhất, ông tướng đã không hiểu tình hình quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ bây giờ đã tiến triển ra sao ; Thứ hai, là ông này cũng không nắm được chính sách của Mỹ ở Châu Á -Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương như thế nào. Thậm chí ông còn không hiểu được là Trung Quốc gây hấn trên biển không chỉ là để diễu võ - dương oai, mà cái chính, Trung Quốc có mục đích tối hậu là phải độc chiếm được Biển Đông !

Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia cao cấp về Biển Đông, từ Thành phố Hồ Chí Minh suy đoán : "Ông là tướng nhưng chưa chắc ông nắm vững và nắm sâu được vấn đề, vì ở Việt Nam có nhiều tướng lắm, nhưng tướng trong lĩnh vực gì và phát biểu dưới góc độ nào ?".

Thạc sĩ Hoàng Việt không ngần ngại đánh giá : nhiều khi ông tướng này nói mà không hiểu vấn đề. Tuy nhiên, có lẽ vì trả lời công khai, lại phát biểu với truyền thông quốc tế nên các chuyên gia nói trên đều khá thận trọng. Các chuyên gia đã chưa chỉ ra một cách rốt ráo, nguyên nhân sâu xa nào, mà một vị tướng 3 sao của quân đội nhân dân Việt Nam lại phải đứng ra công khai "chạy tội" cho Trung Quốc như vậy ?

Dư luận trong nước hiện cho rằng, sở dĩ ông Trung đánh đồng các hành động vô luân vô pháp của Trung Quốc trên Biển Đông với các hoạt động tự do di chuyển trên biển quốc tế của Hoa Kỳ dựa trên luật pháp FONOP), chủ yếu xuất phát từ thâm ý "đánh lộn sòng - vơ đũa cả nắm". Tâm lý này nhằm để chiều lòng Trung Quốc, hay nói cách khác là vì sợ Trung Quốc.

Từ năm 2014, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh lúc bấy giờ đã từng than vắn thở dài sau khi ông đi khắp nơi trong nước và nhận ra, ở Việt Nam từ trẻ con cho đến người già đều có xu hướng ghét Trung Quốc, ai nói tích cực cho Trung Quốc là ái ngại. Thì lần này, sau khi bị ông Ngô Sỹ Tồn dọa, Việt Nam nên nghĩ hai lần trước khi định kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài quốc tế, tướng Trung đã mất hết tinh thần để phân biệt hai hoạt động khác nhau về chất. Một bên là xâm phạm các vùng EEZ của một quốc gia có chủ quyền, một bên là đưa lực lượng ra đối trọng lại các hành động xâm lấn hàng hải ấy.

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, cùng chia sẻ tia hy vọng mong manh của người viết bài này khi tự an ủi rằng, phát biểu của thượng tướng Võ Tiến Trung không đại diện cho trí tuệ và dũng khí của các tướng lĩnh và quân đội Việt Nam. Cũng là tự sướng thôi, Tiến sĩ Toán học ơi ! Khi mỗi tướng lĩnh có vài khu resorts, dăm bảy cái nhà, mở tài khoản tại các ngân hàng quốc tế trên đất Mỹ, con cái cư ngụ trong "Xóm Việt Cộng" ở Washington thì chủ trương đánh Mỹ đến người Việt cuối cùng cũng chỉ là "diễn" để Trung Quốc yên lòng. Đấy là chưa kể vào thời điểm hiện nay, cả Hoa Kỳ lẫn Việt Nam đang hồ hởi nhưng lặng lẽ kỷ niệm một phần tư thế kỷ của mối quan hệ mà các chuyên gia trong khu vực từ Nhật Bản hay Hàn Quốc đều đánh giá đó là một quan hệ đồng minh (trên cả đối tác chiến lược).

Cá nhân người thay mặt cho Tổng thống Trump ở Việt Nam, đại sứ Daniel Kritenbrink mới đây bày tỏ cam kết khi ông nhắc lại lời của một tổng thống Mỹ trước đây : "Chúng ta không được phép lãng quên lịch sử, nhưng cũng đừng để lịch sử kiểm soát chúng ta. Chúng ta không thể thay đổi những gì đã diễn ra trong quá khứ, nhưng chúng ta có thể cùng nhau dốc lòng, bằng mọi cách thúc đẩy tiến trình hòa giải, tình hữu nghị, quan hệ đối tác Hoa Kỳ và Việt Nam, người Mỹ và người Việt".

Đó là tất cả những điều Việt - Mỹ đã/đang cam kết thực hiện. Thượng tướng Võ Tiến Trung không dám hé răng trước Trung Quốc xâm lược, cố tình "lôi" Hoa Kỳ vào để đổ vấy cho tính hình căng thẳng trên Biển Đông. Đánh đồng kẻ xâm lược với những lực lượng hỗ trợ ngăn cản xâm lược, phát biểu của Trung phản ánh một phần tâm địa muôn thuở của một nhánh trong Đảng cộng sản Việt Nam, nghĩ một đằng nói một nẻo.

Thái độ vô ơn, quay quắt ấy không phải Washington không biết. Chẳng thế có lúc Tổng thống Trump đã chửi đổng : "Việt Nam tệ hại hơn cả Trung Quốc trong việc lợi dụng Mỹ"… Tuy nhiên, vì lợi ích chiến lược của Mỹ và cũng vì trọng trách trước "Trật tự thế giới" hậu Covid-19, tàu chiến Mỹ USS Gabrielle Giffords vẫn chia lửa với tàu chiến Việt trong màn tác chiến ngoạn mục cách đây mấy ngày mà báo "Tuổi Trẻ" hôm 2/7/2020 đã được phép đăng lại "Vải thưa không che được mắt Thánh". Nhiều người biết, Võ Tiến Trung là "đệ" của Nguyễn Chí Vịnh, một tướng Việt Nam làm việc cho Trung Quốc từ thời "lính tẩy" Lê Khả Phiêu (may mà Phiêu "rụng" sớm, nếu không rất có khả năng Vịnh đã ngồi vào ghế Tổng bí thư từ dạo ấy).

Khôn ra, Đảng cộng sản Việt Nam không được để cho quan điểm nói trên của Võ Tiến Trung len lỏi vào Cương lĩnh hay Nghị quyết của Đại hội 13.

Nhân Hòa

Nguồn : RFA, 11/07/2020

Tham khảo :

- Tướng Võ Tiến Trung : Mỹ tập trận ở Biển Đông không phải để ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền

- Ông Võ Tiến Trung đừng nhầm lẫn kẻ xâm lược trên biển !

- Tướng Việt Nam nói : "Mỹ và Trung Quốc gây bất ổn và căng thẳng ở Biển Đông"

*******************

Nói với người cộng sản Việt Nam nhân 25 năm bang giao Việt - Mỹ

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 11/07/2020

Hoa Kỳ và Việt Nam vừa trao thư chúc mừng lẫn nhau, nhân 25 năm thiết lập bang giao 11/7/1995 - 11/7/2020. Nhắc đến sự kiện này, không thể không đề cập nhân vật lịch sử : Võ Văn Kiệt.

theohaychong5

Thủ tướng Võ Văn Kiệt (trái) và Tổng thống Bill Clinton tuyên bố quyết định bình thường hóa quan hệ năm 1995 - Ảnh ghép minh họa

Không biết lắng nghe thật tâm

Võ Văn Kiệt (1922 - 2008) được biết như là người cộng sản chịu lắng nghe thật tâm những ý kiến trái chiều, thậm chí [1] " ông Sáu luôn tôn trọng, lắng nghe, dù ý kiến của giới trí thức không phải lúc nào cũng đồng thuận, thuận chiều. Ông nói "nghe xuôi, nghe ngược, có khi nghe xốn cả lỗ tai" nhưng vẫn khuyến khích, cổ vũ những ý kiến tâm huyết..." , như lời thuật của ông Phan Xuân Biên - nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy [2] kể với báo Tuổi Trẻ vào ngày 18/11/2012 nhân kỷ niệm lần thứ 90 ngày sinh của ông Kiệt.

Võ Văn Kiệt không phải là "người Nam nói tiếng Bắc", càng không phải "người Bắc có lý luận" nhưng ông ta vẫn được đánh giá cao trong việc góp phần đắc lực cho mối bang giao Việt - Mỹ được gầy dựng lại, sau khi bị gãy đổ hoàn toàn từ 1975.

"Thời đại" Võ Văn Kiệt, người cộng sản Việt Nam cũng không tỏ ra sính hư danh "giáo sư - tiến sĩ" như sau này.

Chính từ mối bang giao Việt - Mỹ tái lập cùng với biết lắng nghe thật tâm như Võ Văn Kiệt, đã giúp Việt Nam tiến bộ hơn thấy rõ. Đó là điều không cần bàn cãi, bởi nhiều nguồn vốn đầu tư, vốn vay ưu đãi cùng với khoa học - kỹ thuật tân kỳ và công nghệ mới lạ ào ạt chảy vào từ đó.

Võ Văn Kiệt chiếm một số trang không ít trong "Bên Thắng Cuộc", được nhà báo Huy Đức mô tả như là người vừa dám nghĩ - dám làm, vừa chịu lắng nghe - chịu trách nhiệm.

Dù được xuất bản từ tháng 11/2012, cuốn sách đình đám một thời không được hậu bối của ông Kiệt... lắng nghe (!)

Chính vì biết lắng nghe thật tâm mà ông Kiệt có được niềm tin trong xã hội và đặc biệt là tầng lớp trí thức lúc bấy giờ.

Vì thế, thời Võ Văn Kiệt không cần phải [3] "...muốn trí thức lên tiếng… thì nền tư pháp phải hoạt động độc lập với chính quyền, với doanh nghiệp, với bất kỳ chủ thể nào của nhà nước. Tư pháp chỉ vận hành theo tôn chỉ đảm bảo quyền con người và lẽ công bằng. Và mọi công dân đều công bằng trước pháp luật…" như tiến sĩ - bác sĩ Trần Tuấn (người Mỹ gốc Việt) khuyên nhủ như thể là điều... mới lạ !

Tính từ Võ Văn Kiệt cho đến sau này, nói cho công bằng, không tìm thấy bất kỳ hậu bối cộng sản nào "dám" nghe ý kiến trái chiều một cách thật tâm như vậy. Đó cũng là cách giải thích thuyết phục đối với ngay những người cộng sản bảo thủ và giáo điều mà cho đến nay, họ vẫn dành cho ông Võ Văn Kiệt một sự trân trọng hiếm có so với những "tiền bối" cộng sản khác như : Lê Duẩn, Đỗ Mười, Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Linh v.v...

Vì ông Võ Văn Kiệt biết lắng nghe thật tâm nên đã tạo được niềm tin trong dân chúng, đặc biệt trong tầng lớp trí thức - Trí thức thật sự luôn luôn xem phản biện, tranh luận là bổn phận và trách nhiệm của họ để xã hội lành mạnh, đất nước tiến bộ.

Không còn niềm tin

Hai mươi lăm năm trôi qua, bang giao Việt - Mỹ vẫn gập ghềnh, khúc khuỷu.

Tầm kinh tế vĩ mô, tầm quản lý đất nước cứ thế mà trồi sụt theo từng sự kiện trong suốt những năm sau cấm vận.

Hàng hóa có nhiều hơn, có rẻ hơn, cuộc sống có dễ thở hơn, và người dân thì mừng vui khấp khởi...

Nhiều bạn bè tôi đã nói về những dự định làm ăn to lớn, những hoài bão khát khao cho cá nhân và góp chút gì đó cho đất nước.

Để bây giờ nhìn lại những hướng đi mới, những dự án táo bạo hầu hết là tiêu điều trong một đất nước vẫn... bế tắc !

Bất chấp những bộ luật ra đời hàng hà sa số, bất chấp lời kêu gọi "đoàn kết", "cả hệ thống chính trị vào cuộc", "cải cách tư pháp", "xử lý nghiêm", "đốt lò", "chống tham nhũng không có vùng cấm", v.v... quen tai đến nhàm chán, Việt Nam cứ ì ạch lê bước ! Dân oan không hề giảm đi ! Xã hội suy đồi mọi mặt ! Tham nhũng ngập tràn mọi ngóc ngách !...

Người cộng sản Việt Nam không biến được hai sự kiện : Bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và được làm thành viên chính thức WTO trở thành cơ hội lớn để phát triển.

Mới đó đã hai mươi lăm năm ! Thời gian quả là nhanh như thoi đưa ! Dù ai cũng biết câu thành ngữ "Thời giờ là vàng bạc" nhưng giới cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn đang phung phí thời gian !

Tuy nhiên, điều đó không làm người ta ngạc nhiên, bởi với tư tưởng viển vông của Marx-Lenin, với cấu trúc chính trị độc đảng toàn trị, chính nó đã chống lại tất cả những gì tiến bộ và phù hợp với quy luật phát triển xã hội loài người.

Thật khó tin khi ông Trần Quốc Vượng khẳng định [4] "phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu" ! Một thời quá vãng kinh hoàng và mọi người đều phải "đổ mồ hôi hột" khi nhắc lại thảm cảnh nghèo đói lầm than - cái trạng ngữ một thời người cộng sản Việt Nam ưa dùng để chụp mũ cho "đế quốc Mỹ" gieo rắc xuống miền Nam Việt Nam trước 1975.

Càng không thể tin được khi ông Phùng Hữu Phú cam đoan : "đến giữa thế kỷ 21, nước ta trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa" và sự cam đoan này mang tính "phấn đấu" - tức là cố gắng lắm đến 2050... mới có. Tuy nhiên, điều nghịch lý lại ở chỗ, ông Phú không vẽ ra nổi "mặt mũi, hình hài" của cái gọi là "theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (!).

Tạm kết

Báo Thanh Niên giật tựa "25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ : Việt Nam và Mỹ là bạn bè chân thành" trong cuộc phỏng vấn Đại sứ Daniel Kritenbrink vào ngày 11/7/2020.

Không biết lắng nghe thật tâm và không có lòng tin, làm sao trở thành "bạn bè chân thành" được nhỉ (?).

Một người "bạn chân thành" cũng không nên phát biểu hớ hênh và hàm hồ như ông Nguyễn Xuân Phúc với "cột điện có chân" cũng từ Mỹ chạy về Việt Nam, trong lúc dịch virus Vũ Hán hoành hành dữ dội tại Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung.

Chắc hẳn, người cộng sản Việt Nam cũng nên định nghĩa cho rõ "bạn bè chân thành" nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam.

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 11/07/2020 (nguyenngocgia's blog)

[1] https://tuoitre.vn/tha-mat-chuc-ma-dan-no-520902.htm

[2] Phan Xuân Biên là người mà nhà báo Phạm Chí Dũng (đang ở tù) đã viết : "... ông Phan Xuân Biên, nguyên trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, một đảng viên cao cấp cùng sinh hoạt trong đảng ủy Viện Nghiên cứu Phát triển, đã mở đầu cuộc "đấu tố" tôi bằng đánh giá cho rằng bức tâm tư từ bỏ đảng mà tôi đã "phát tán" lên mạng Internet và báo đài phương Tây là "lăng nhăng lít nhít"..." http://thuymyrfi.blogspot.com/2013/12/ts-pham-chi-dung-ang-lam-sao-co-ha...

[3] https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53365316

[4] https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-chinh-tri-phat-trien-kinh-te-tap-the-hop...

[5] https://thanhnien.vn/thoi-su/qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bao-lau-co-may-...

[6] https://thanhnien.vn/thoi-su/25-nam-thiet-lap-quan-he-ngoai-giao-viet-na...

Additional Info

  • Author Nguyễn Trọng Thiêm, Nhân Hòa
Published in Diễn đàn

Tướng Vịnh nói "quan ngại" về Biển Đông tại hội nghị Quốc phòng ASEAN

Hoàng Lan, Thoibao.de, 09/07/2020

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh đã phản pháo phát biểu của một đại điện Trung Quốc tại hội nghị trực tuyến của các quan chức cấp cao quốc phòng trong khu vực khi cho rằng vấn đề Biển Đông đang gây "quan ngại" chứ không "làm chúng ta yên tâm".

bayto1

Hội nghị trực tuyến Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+) đã được Bộ Quốc phòng tổ chức sáng 7/7.

Sau khi đại diện Trung Quốc Song Yanchao, phó giám đốc Văn phòng Hợp tác Quân sự Quốc tế của Trung Quốc phát biểu tại cuộc họp trực tuyến Các quan chức quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng tại Hà Nội hôm 7/7, Thượng tướng Vịnh nói Việt Nam hoan nghênh việc Trung Quốc "đề cao vai trò trung tâm của ASEAN cũng như bày tỏ mong muốn có được một mối quan hệ tốt đẹp với ASEAN và xử lý tốt vấn đề Biển Đông".

"Tuy nhiên, không thể nói rằng vấn đề Biển Đông đang làm cho chúng ta yên tâm mà rõ ràng cái đó hiện nay đang gây ra những quan ngại, đã được thể hiện trong hội nghị ADSOM (Asean Defense Senior Officials Meeting Plus) mà chúng ta tổ chức cách đây 1 tháng", ông Vịnh nói.

Tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến phức tạp hơn

Tại hội nghị ADSOM tổ chức giữa tháng 5 vừa qua, các quan chức quốc phòng cho rằng tình hình Biển Đông thời gian gần đây có những diễn biến mới, phức tạp hơn. Hội nghị nêu rõ : "Nếu các bên không bình tĩnh, kiềm chế và tăng cường hợp tác để tháo gỡ những bất đồng thì căng thăng có thể leo thang và làm thay đổi hiện trạng tranh chấp, không có lợi cho hòa bình, ổn định ở khu vực".

Hôm 8/7, cũng tại một cuộc họp của các giới chức quốc phòng khu vực trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN được tổ chức trực tuyến, ông Vịnh đưa ra nhận định tương tự, không lâu sau khi Việt Nam thay mặt cho 10 quốc gia thành viên khối các nước Đông Nam Á đưa ra tuyên bố chung nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp bằng luật pháp quốc tế.

"Trong khi các quốc gia tập trung phòng, chống dịch Covid-19, những điểm nóng vẫn tiếp tục tồn tại và gây ra quan ngại trong khu vực và trên thế giới", Thứ trưởng Vịnh nói tại Hội nghị trực tuyến Chính sách An ninh diễn đàn khu vực ASEAN tổ chức tại Hà Nội hôm 8/7. "Trong đó có thể kể đến một số thách thức như : môi trường, an ninh mạng, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, khủng bố, vấn đề an ninh biển - trong đó có Biển Đông".

Trước đó hôm 26/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi phát biểu khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN nói rằng "trong khi cả thế giới đang gồng mình chống dịch, vẫn xuất hiện những hành động thiếu trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, trong đó có khu vực của chúng ta". Ông Phúc không cụ thể nhắc tới ai nhưng theo đánh giá của Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc viện nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak thì "rõ ràng chúng ta hiểu là nhắc tới hành vi của Trung Quốc".

Người đứng đầu chính phủ Việt Nam kêu gọi các nước khối ASEAN hợp tác kiềm chế hành động làm phức tạp Biển Đông.

Thượng tướng Vịnh hôm 8/7 cũng kêu gọi "sự hợp tác rộng lớn" và sự cần thiết của việc "xây dựng lòng tin để giải quyết các vấn đề an ninh trong khu vực trên cơ sở luật pháp quốc tế bằng biện pháp hòa bình".

Trung Quốc trong những tháng gần đây tăng cường các động thái gây căng thẳng trong khu vực Biển Đông như đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, tiến hành các cuộc tập trận quân sự cũng như tuyên bố thành lập các quận hành chính ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Những động thái này bị Việt Nam, Mỹ và cộng đồng quốc tế phản đối.

Nhiều đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến Chính sách An ninh diễn đàn khu vực ASEAN tại Hà Nội cũng bày tỏ quan ngại trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn xuất hiện những hành động đơn phương ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở khu vực, đồng thời hoan nghênh Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 vừa qua, theo Cổng thông tin Điện tử Bộ Quốc phòng.

Trong tuyên bố chung của khối ASEAN hiện do Việt Nam làm chủ tịch luân phiên đưa ra hôm 26/6, Công ước Luật biển Liên Hợp Quốc được nhắc tới như là một khẳng định cho việc thượng tôn pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông.

Mỹ cũng đã lên tiếng hoan nghênh tuyên bố này và Ngoại trưởng Mike Pompeo hôm 27/6 cảnh báo "Trung Quốc không được phép coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình".

Trung Quốc chưa chính thức lên tiếng trước tuyên bố của ASEAN hay của ngoại trưởng Mỹ nhưng truyền thông nước này cho rằng sự ủng hộ của Mỹ khiến Việt Nam và các quốc gia ASEAN tự tin hơn trong việc tăng cường tuyên bố trên Biển Đông và rằng Mỹ sẽ làm phức tạp thêm tình hình trong khu vực.

"Mối quan hệ giữa các nước lớn đó là việc của các nước lớn, chúng tôi tôn trọng mối quan hệ đó nếu nó tuân thủ luật pháp quốc tế, nó đem lại lợi ích hòa bình cho khu vực và tôn sự tôn trọng các nước nhỏ trong khối ASEAN", tướng Vịnh nói hôm 7/7.

bayto2

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh tại cuộc họp Các quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN mở rộng được tổ chức trực tuyến từ Hà Nội hôm 7/7.

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hôm 8/7 chủ trì một hội nghị trực tuyến của ASEAN về chính sách an ninh.

Có tổng số 26 đoàn tham dự cuộc họp được tổ chức tại Hà Nội, gồm cả đại diện từ các nước không thuộc khối ASEAN như Nhật Bản, New Zealand, EU.

Từ lâu nay, ASEAN đã tập trung vào vấn đề hòa bình và ổn định trong khu vực và đã từng tìm cách đề cập tới cuộc xung đột ở Biển Đông.

Kể từ 2002, khối ASEAN đã nỗ lực xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử (COC) ở Biển Đông với Trung Quốc và bản dự thảo sơ khởi đã được đồng ý hồi năm 2018.

Sóng gió ở Biển Đông

Năm nay, Hội nghị Chính sách an ninh Diễn đàn khu vực ASEAN (ASPC) diễn ra vào lúc quân đội Trung Quốc tiến hành diễn tập tại khu vực Quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp.

Việt Nam và Philippines đã mạnh mẽ chỉ trích cuộc tập trận và lo sợ về những tuyên bố đòi chủ quyền ngày càng tiến xa hơn của Trung Quốc.

Hoa Kỳ cũng đã phản ứng với việc phô trương sức mạnh bằng hoạt động diễn tập của hai hàng không mẫu hạm ở Biển Đông.

Phát biểu tại Hội nghị, Tướng Vịnh nêu ra "các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống" bên cạnh đại dịch Covid-19.

"Trong khu vực cũng có nhiều thách thức làm chúng ta quan ngại. Như vấn đề an ninh mạng, vấn đề hạt nhân bán đảo Triều Tiên, vấn đề khủng bố, vấn đề an ninh biển, trong đó Biển Đông là một trong những điểm nóng", trang VOV trích tướng Vịnh.

Tham gia họp từ Nhật Bản, Thứ trưởng Quốc phòng Nishida Yasunori nói việc đơn phương thay đổi hiện trạng là không thể chấp nhận được.

"Chúng tôi tin vào một trật tự hàng hải mở, tự do dựa trên luật lệ ở Biển Đông", ông Yasunori được Vietnamnet trích lời, nói.

EU cũng có quan điểm tương tự.

"EU cũng ủng hộ quan điểm của ASEAN về thiết lập một trật tự dựa trên luật lệ và cũng như quản trị biển dựa trên luật lệ. Đây là cách duy nhất để duy trì lòng tin và sự đồng thuận", Guillaume Décot, Cơ quan Hành động đối ngoại, Liên minh Châu Âu (EU), được truyền thông Việt Nam dẫn lời.

Việt Nam sẽ muốn thúc đẩy tiến trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông trong hội nghị ngày hôm nay tại Hà Nội, dẫu cho khó có khả năng đạt được tiến triển gì.

Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục bỏ lửng việc đàm phán, bởi nước này không đạt được mấy ích lợi từ việc cho ra Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông.

Người ta cho rằng căng thẳng sẽ còn tiếp tục dâng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Biển Đông, trong lúc ASEAN vẫn bế tắc về việc làm sao để điều tiết tình hình khu vực.

Hoàng Lan

Nguồn : Thoibao.de, 10/07/2020

********************

Mục đích che giấu sau các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc

Nguyễn Ngọc Chu, Thoibao.de, 08/07/2020

Việc Trung Quốc cùng lúc tập trận trên các biển Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải (theo cách gọi của Trung Quốc) trong căng thẳng xung đột biên giới với Ấn Độ đặt ra nhiều điều phải suy nghĩ nghiêm túc về chiến lược và chiến thuật của Trung Quốc.

bayto3

Sức mạnh của Hải quân Trung Quốc năm 2020. Trung Quốc đang sản xuất tàu chiến với tốc độ đáng kinh ngạc

Một là, Trung Quốc đang tạo ra rất nhiều kẻ thù. Ở trên bộ, hiện Trung Quốc đang chủ động tranh chấp lãnh thổ với 12 trên tổng số 14 quốc gia có biên giới chung với Trung Quốc. Mỗi khi biên giới với các nước láng giềng căng thẳng đều do bắt đầu từ phía Trung Quốc. Căng thẳng biên giới Trung-Ấn hiện nay là do Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng đường biên giới. Chiến tranh Trung-Ấn (1962), Trung-Xô (1969), Trung-Việt (1979-1989) đều bắt đầu từ Trung Quốc tấn công trước.

Ở trên biển, Trung Quốc tranh giành với tất cả các quốc gia có giáp giới biển. Đó là với 2 miền Triều Tiên ở Hoàng Hải. Với Nhật Bản ở Đông Hải. Với Việt Nam, Phillipines, Malaysia và Indonesia ở Nam Hải. Và với Mỹ ở Thái Bình Dương.

Hai là, Trung Quốc đang dồn trọng tâm tranh chấp sang biên giới biển. Trung Quốc không bao giờ ngừng tranh chấp lãnh thổ trên bộ. Nhưng đó là cuộc tranh chấp mà Trung Quốc giữ vai trò "nhạc trưởng". Trung Quốc chỉ cánh tay về biên giới nước nào là phía đó vang lên tiếng súng xung đột. Là kẻ đi chiếm đất, Trung Quốc thích gây chiến lúc nào là bắt đầu lúc đó. Sự xâm lược đất nằm trong thế chủ động của Trung Quốc.

Khác với đất liền, Trung Quốc không thể dàn quân thường trực theo biên giới biển. Cho nên trên biển, thế chủ động không phải lúc nào cũng thuộc về Trung Quốc. Trên biển, các quốc gia khác có thể chủ động tuần tra và khai thác vùng biển thuộc chủ quyền của họ, dẫu rằng Trung Quốc có tuyên bố là của Trung Quốc thì Trung Quốc cũng không có khả năng ngăn cản triệt để.

Bởi thế, khi Trung Quốc chuyển trọng tâm sang xâm chiếm biển, thì Trung Quốc phải đủ khả năng đối phó trên tất cả 3 biển Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải. Hơn thế nữa,Trung Quốc phải đủ tiềm lực đối phó cùng lúc trên đất liền với các đối thủ quan trọng. Cho nên Trung Quốc đã tập trận trên cả 3 biển Hoàng Hải, Đông Hải, Nam Hải trong căng thẳng biên giới Trung-Ấn mà Trung Quốc không chủ động tăng nhiệt.

Nhưng Trung Quốc có gắng phô diễn sức mạnh trên biển bao nhiêu thì cũng không che được sự thực về lực lượng và sức mạnh mạnh thực tế của Hải quân Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc tuy nhiều về số lượng nhưng không phải dẫn đầu về công nghệ. Dẫu là tàng hình, dẫu là săn ngầm, dẫu là phát hiện và khóa mục tiêu ở khoảng cách 200 - 300 km… nhưng công nghệ Trung Quốc đều là hạng 2. Khi chiến sự xẩy ra, sự chậm trễ dù chỉ 0,0001% giây, tàu chiến, tàu ngầm, máy bay của Trung Quốc sẽ đều bị bắn hạ trước. Trên biển không phải là trên bộ để 1 người lính chống trả được cả trung đội hay sống sót dưới làn mưa bom. Trên biển bị bắn hạ là thua trận.

Ở mặt khác, hợp đồng tác chiến của Hải quân Trung Quốc còn ở mức "vỡ lòng". Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mua lại của Liên Xô cũ chở lèo tèo mấy chiếc J-10, J-16 (phiên bản copy của Su-27) chỉ mang tính phô diễn mà không đủ tính thực chiến. Trung Quốc biết điều đó nên phải gấp rút xây dựng căn cứ quân sự trên đảo nhân tạo. Không phải cứ có tàu chiến là kịp thời xung trận và xung trận hiệu quả. Trong tình thế ở giữa đại dương mênh mông, bất kỳ hướng nào cũng có địch mà không có gì để che chở, thì làm mồi cho đối thủ với hệ thống điều khiển tự động tìm diệt và điều khiển vệ tinh trúng đến từng mét vuông là điều khó tránh khỏi. Hải quân Trung Quốc, vì thế khi gặp đối thủ trên cơ về công nghệ (như Nhật Bản) là tan xác, bất chấp đối thủ có ít hơn về số lượng tàu chiến. Điều mà Trung Quốc cuối cùng phải dựa vào để đe dọa chính là vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc tuy to miệng trước các nước mạnh mà không dám gây chiến. Nhưng Trung Quốc đánh thật các nước nhỏ.

bayto4

Tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tại Hoàng Sa ngày 02/4

Dựa vào số đông các tàu chiến và tàu hải cảnh có sức chứa lớn, giống như bọn cướp đường, Trung Quốc ồ ạt kéo cả hàng trăm tàu chiến khi có sự cố trên biển để áp đảo về số lượng. Bằng hàng chục vạn tàu dân quân bọc thép trang bị vũ khí ngầm, Trung Quốc ồ ạt đâm đuổi thuyền cá các nước và chiếm lĩnh ngư trường các nước. Bằng cách này, Trung Quốc chiếm trọn bãi cạn Scarborough của Philippines đâm chìm thuyền cá Việt Nam ở khắp mọi nơi, tiến sâu cả vào lãnh hải Indonesia, lấy trọn ngư trường ở Biển Đông Nam Á.

Bằng cách này, không chỉ chiếm lĩnh ngư trường, Trung Quốc đưa tàu chiến đến để bảo vệ tàu Hải Dương 981, tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, của Malaysia và của Philippines.

Ngang ngược hơn, Trung Quốc cấm bắt đánh cá ở Biển Đông Nam Á bất cứ lúc nào Trung Quốc muốn ; Trung Quốc cấm tàu thuyền các nước đến bất cứ khu vực nào Trung Quốc thích. Trung Quốc đang tập trận không chỉ phô diễn lực lượng, mà khẳng định các biển nơi Trung Quốc đang tập trận là biển của Trung Quốc.

Sau cấm đánh bắt cá và cấm tàu thuyền đi lại trên biển, Trung Quốc toan tính cấm máy bay các nước đi lại trên bầu trời. Các cuộc tập trận hiện nay của Trung Quốc là màn pháo dạo đầu để khai trương vùng nhận dạng phòng không ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông Nam Á. Đấy mới là mục đích quan trọng nữa của các tập trận của Hải Quân Trung Quốc hiện nay.

Điều đó lý giải tại sao Hoa Kỳ ngày 4/7/2020 đã tập hợp hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiến vào biển Đông Nam Á, trong khi Trung Quốc đang ngang nhiên tập trận ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

bayto5

Hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiến vào biển Đông Nam Á

Để làm được điều này, Hoa Kỳ đã có các cuộc chuyển quân trường chinh thần tốc. Chuyến bay liên tục 28 tiếng đồng hồ của pháo đài bay B-52H từ Louisiana tới biển Đông Nam Á tập trận cùng hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan trước khi hạ cánh xuống đảo Guam đã nói lên khả năng tác chiến của Mỹ tại biển Đông Nam Á khi cần thiết. Và đừng lầm tưởng về ý chí cũng như khả năng của Hoa Kỳ. Càng đừng quá cậy nhờ vào con virus Vũ Hán đã đánh gục Hải quân Hoa Kỳ và làm giảm sức mạnh của chính cả Hoa Kỳ.

Đến biển Đông Nam Á, các chiến đấu cơ của USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã cất cánh hàng trăm lượt mỗi ngày. Ngày 4/7, B-52H đã có màn phô diễn dẫn đầu đội hình 12 máy bay gồm 10 chiến đấu cơ F/A-18 và 2 máy bay cảnh báo sớm E-2C.

Sự diễn tập của Hải quân Mỹ trong đối trọng với cuộc tập trận của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa là khẳng định Biển Đông Nam Á không phải là "ao nhà" của Trung Quốc. Rằng Trung Quốc không thể áp đặt vùng cấm trên biển, nên Trung Quốc đừng mưu toan áp đặt phòng nhận diện trên bầu trời.

Không ai muốn chiến tranh. Trung Quốc, mặc dù mạnh miệng nhưng không dám đối đầu với Mỹ. Mỹ cũng không muốn đối đầu với Trung Quốc. Nhưng sai lầm của Mỹ đang bắt Mỹ phải trả giá.

Đó là sai lầm bản lề không sửa chữa của Nixon và Kissinger năm 1971 khi để cho Trung Quốc thế chân chính quyền Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch tại Liên hợp quốc. Đó là sai lầm chiến lược thiên niên kỷ khi để Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974. Đó là nước cờ sa bẫy Trung Quốc khi Mỹ để Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Đó là sự lùi bước tệ hại của Hoa Kỳ khi để Trung Quốc xây đảo nhân tạo năm 2014 tại Trường Sa.

Đến bây giờ thì nước Mỹ đã bắt đầu cảnh tỉnh. Không thể nhân nhượng được hơn nữa trước Trung Quốc. Không nhân nhượng Trung quốc đã lấn tới. Càng nhân nhượng Trung Quốc càng lấn tới.

Mọi đàm phán hòa hoãn đều dựa trên quyền lợi quốc gia là nhân tố quyết định số 1. Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, rút khỏi hiệp ước tên lửa tầm trung INF với Nga, rút khỏi WHO đều là vì quyền lợi của Hoa Kỳ mà kẻ đe dọa chính là Trung quốc. Nhưng tất cả đó chỉ là những nước cờ cục bộ. Những nước cờ cục bộ đó đưa lại cho Hoa Kỳ những lợi ích ngắn hạn chỉ đủ làm cho Trung Quốc tạm dừng bước. Nhưng rồi Trung Quốc sẽ tiếp tục lấn tới - mà luật an ninh Hongkong vừa được ban bố bởi chính quyền Bắc Kinh cho thấy sự bướng bỉnh không lùi bước của Trung Quốc.

Rồi đến lúc Hoa Kỳ phải cắt khối ung thư Trung Quốc bằng những cuộc đại phẫu luật lớn hơn nhiều. Trong đó rất đáng phải làm là thành lập tổ chức mới thay thế Liên hợp quốc.

Còn Việt Nam thì sao ?

Thời gian qua các nước khối ASEAN mà cụ thể là Indonesia, Việt Nam, Philippines và Malaysia đã có sự đồng thuận khích lệ khi mở chiến dịch "công hàm" phản kháng sự xâm lược ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông Nam Á. Gần đây nhất, Công hàm ngày 12/6/2020 của Indonesia gửi Liên hợp quốc đã khẳng định rõ ràng rằng :

"Không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng, do vậy không có thực thể nào sinh ra vùng biển chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Indonesia".

"Không có quyền lịch sử nào của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tồn tại trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Indonesia. Nếu có quyền lịch sử nào đó tồn tại trước khi UNCLOS 1982 có hiệu lực, thì các quyền này đã bị các điều khoản của UNCLOS 1982 hủy bỏ".

"Do vậy, Chính phủ Indonesia thấy không có lý do pháp lý nào theo luật pháp quốc tế để tiến hành đàm phán về xác định biên giới biển với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến quyền hàng hải, hoặc những đòi hỏi quyền lợi được đưa ra trái với luật pháp quốc tế".

Lập trường "Không có lý do pháp lý nào theo luật pháp quốc tế để tiến hành đàm phán về xác định biên giới biển với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, hoặc bất kỳ vấn đề nào khác liên quan đến quyền hàng hải, hoặc những đòi hỏi quyền lợi được đưa ra trái với luật pháp quốc tế" - phải là lập trường đá tảng của Việt Nam, Indonesia, Philippines và Malaysia trong quan hệ với Trung quốc ở biển Đông Nam Á.

Hơn thế nữa, Việt Nam phải có đối sách quyết liệt và rõ ràng hơn trong tập trung nguồn lực chống lại sự xâm lược của Trung Quốc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam.

Việt Nam không thể rời bỏ bãi Tư Chính. Việt Nam không thể từ bỏ khu vực Cá Rồng Đỏ dù Repsol ra đi. Tạm ngừng khai thác chỉ là khoảng dừng.

Hơn thế nữa, Việt Nam cần có bảo bối mới trong bảo vệ chủ quyền biển đảo. Việt Nam cần có những vũ khí "khắc tinh" với Hải quân Trung Quốc, nhất là chống lại lực lượng tàu ngầm Trung Quốc. Việt Nam cần có những vũ khí tìm diệt mới mà Trung quốc không có. Chỉ trong trường hợp đó, sự hung hăng của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông Nam Á mới thực sự bị kiềm chế. Nếu Việt Nam chỉ sở hữu các loại vũ khí mà Trung Quốc có thì Trung Quốc luôn lấn tới cậy nhờ vào số đông áp đảo. Nên nhớ rằng trên biển khác với trên bộ. Trên biển không thể cậy nhờ chỉ mỗi tinh thần quyết thắng và mưu mẹo.

Hơn thế nữa, Việt Nam phải có đồng minh trên biển. Việt Nam phải tập trận trên biển. Chuẩn bị cho chiến trận là cách tốt nhất để ngăn chặn chiến trận.

Bàn cờ thế giới đang nóng bỏng cho một bước ngoặt thay đổi radical (căn bản). Nhưng Việt Nam dường như đang bận tâm quá nhiều về bàn cờ nhân sự.

Nguyên thủ quốc gia chỉ có bàn cờ thế giới. Nguyên thủ quốc gia không có bàn cờ nhân sự. Bàn cờ nhân sự là của nhân dân.

Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn : Thoibao.de, 08/07/2020

Additional Info

  • Author Hoàng Lan, Nguyễn Ngọc Chu
Published in Diễn đàn

Việt Nam ‘va chạm’ với Trung Quốc trên bàn ngoại giao thì là chuyện rõ mười mươi, nay có vẻ vài tờ báo trong nước được quyền đưa tin luôn các ‘va chạm’ của quân đội Việt Nam với Trung Quốc trong bảo vệ chủ quyền quốc gia.

vacham1

Cảnh sát biển Việt Nam có quyền truy đuổi tàu thuyền vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển - Ảnh minh họa tàu chiến Mỹ quan sát tàu số 1 hải cảnh Trung Quốc rượt đuổi tàu số 2 hải cảnh Việt Nam 

Chưa rõ có ẩn tình gì khác, bởi vì hiện tại lại là thời gian của những đại hội đảng cấp địa phương, sở, ban, ngành. Không ít ngờ vực, có thể đây chỉ là ‘đòn gió’ để lấy sự tin cậy của nhóm quyền lực đầy tham vọng nào đó, đang ngấp nghé những chiếc ghế cao nhất ở đảng chính trị.

Trước mắt, tin tức dồn dập trên một số tờ báo cho thấy Việt Nam thậm chí có thể sẳn sàng khai hỏa mà chẳng còn ngại ngần ‘16 vàng – 4 bạc’ như trước. Đã vậy gần như toàn bộ báo chí của nhà nước Việt Nam, đang hết lời ca ngợi lực lượng hải quân Hoa Kỳ mà khi đọc, nhiều người lạc quan có thể tin rằng quân đội Mỹ đang trở lại là một đồng minh của Việt Nam chỉ còn là chuyện ngày một, ngày hai mà thôi.

Đơn cử, "Buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp" là tựa bài báo trên tờ Tuổi Trẻ, phát hành ngày 4/7/2020. Bài báo đăng lại tấm hình của US NAVY, với chú thích : "Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc, tàu kiểm ngư Việt Nam và tàu chiến Mỹ USS Gabrielle Giffords xuất hiện gần nhau hôm 1//7 trên Biển Đông Ảnh lớn : US NAVY – Ảnh nhỏ : Một tàu kiểm ngư lớp KN/750 của Việt Nam" (1).

Bài báo được thể hiện như câu chuyện kể có lớp lang. Mở đầu, là, "Trong vòng 72 tiếng đầu tiên của tháng 7/2020, câu chuyện Biển Đông chứng kiến những diễn biến đáng chú ý từ bàn đàm phán cho đến thực địa".

Về pháp lý, theo bài báo nêu trên, khi Trung Quốc thông báo về cuộc tập trận của hải quân nước này từ ngày 1/7 tới 5/7 tại khu vực gần quần đảo Hoàng Sa chiếm đóng phi pháp của Việt Nam, thì lập tức vấp phải sự phản ứng từ phía Việt Nam, Mỹ và cả Philippines. "Những động thái lên tiếng nhất loạt của Việt Nam, Mỹ và Philippines đã gợi lên sự thống nhất trong cách tiếp cận với vấn đề Biển Đông : lấy luật pháp quốc tế làm cơ sở pháp lý phản đối hành động của Trung Quốc".

Về quân sự, báo Tuổi Trẻ ‘mở miệng’ rất khéo với tấm hình có chú thích như đã nói ở trên : "Trước đó, hải quân Mỹ cũng công bố các bức ảnh cho thấy màn "chạm trán" giữa tàu chiến USS Gabrielle Giffords và HD4 tại một khu vực chưa xác định ở Biển Đông hôm 1/7.

Màn "chạm trán" trên phản ánh thực tế rằng tần suất đối đầu giữa hoạt động của tàu Mỹ ở các nơi xuất hiện tàu Trung Quốc ngày càng dày đặc, và điều này góp phần cho thấy Lầu Năm Góc nhiều khả năng đã thống nhất trong cách nhìn nhận về mưu đồ của Trung Quốc và đưa ra cách phản ứng thích hợp.

Trong suốt thời gian qua, nhiều quan chức Mỹ thuộc các nhánh khác nhau trong chính quyền đã cáo buộc Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để trục lợi, trong đó có Biển Đông.

Những diễn biến gần đây cho thấy chính quyền Mỹ có lý do trong việc thường xuyên nói Trung Quốc "lợi dụng đại dịch". Chi tiết này nằm ở các cuộc đàm phán COC, vốn đã ngưng trệ từ lâu cũng vì đại dịch Covid-19".

Không diễn tả bằng lời văn, song hình ảnh đăng ở bài báo này cho thấy trong những lần ‘chạm trán’ đó trên vùng lãnh hải Việt Nam giữa Mỹ – Trung Quốc, đều có sự ‘tham chiến’ của tàu kiểm ngư Việt Nam.

Cuối ngày 4/7, báo Tuổi Trẻ phát hành bản tin nhuốm mùi thuốc súng : "Những ngày bình yên cuối của châu Á dưới cái bóng Trung Quốc" (2). Bài báo được cho là lược dịch từ Anh ngữ sang tiếng Việt về các nhận định trên tờ South China Morning Post của nhà phân tích Allen Carlson.

"Ngày mai mặt trời vẫn mọc ở châu Á, nhưng nếu trời có sụp trong vài ngày tới thì cũng không có gì ngạc nhiên. Các dấu hiệu cảnh báo đang ở khắp nơi" – ông Allen Carlson viết trong cuối bài phân tích, và được báo Tuổi Trẻ dùng đó là phần kết của bài báo ký bút danh Phúc Long.

Theo thông báo, từ đầu tháng 7/2020, báo Tuổi Trẻ có chủ quản mới là Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, với những nội dung như kể ở trên, cho thấy một tín hiệu mới về quyền ‘mở miệng’ của người làm báo, trước vấn đề lâu nay vốn được quen mồm là hãy để Đảng và Nhà nước lo…

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 05/07/2020

Chú thích :

(1)https://tuoitre.vn/buoc-trung-quoc-tuan-thu-luat-phap-20200704090250343.htm

(2)https://tuoitre.vn/nhung-ngay-binh-yen-cuoi-cua-chau-a-duoi-cai-bong-trung-quoc-20200704170218171.htm

Additional Info

  • Author Nguyễn Nam
Published in Diễn đàn

Mỹ tăng cường chỉ trích Trung Quốc về các cuộc tập trận ở Biển Đông (VOA, 05/07/2020)

Mỹ tăng cường ch trích Trung Quc v các cuc tp trn quân s mà nước này đang tiến hành Bin Đông trong khi hai hàng không mu hm ca hi quân M đã được điu đến vùng bin này đ din tp trong ngày th By.

biendong1

Vũ khí trên tàu Hành Dương của Trung Quốc khai hỏa trong huấn luyện bắn đạn thật ngày 18.6 trên Biển Đông / PLA

Trung Quốc tun trước thông báo h đã hoạch định năm ngày din tp bt đu t ngày 1/7 gn qun đo Hoàng Sa mà c Vit Nam và Trung Quc đu tuyên b ch quyn. Mt phát ngôn viên ca B Ngoi giao Vit Nam ngày 2/7 nói cuc tp trn này vi phm ch quyn ca Vit Nam và cho biết Hà Nội đã trao công hàm phn đi.

Ngoại trưởng M Mike Pompeo đăng li mt phát biu ca phát ngôn viên Lê Th Thu Hng trên Twitter vào ngày 3/7 vi bình lun : " Bin Nam Trung Hoa [Bin Đông] và nhng nơi khác, tt c các quc gia phi ng h mt trật tự da trên các quy tc t do và ci m mà theo đó duy trì các quyn ch quyn ca tt c các quc gia bt k kích c, quyn lc và năng lc quân s".

Trong dòng tweet của mình phát ngôn viên B Ngoi giao M Morgan Ortagus đưa ra ch trích trc tiếp nhắm vào Trung Quốc, nói rng các cuc tp trn ca nước này vùng bin tranh chp Bin Đông "vi phm cam kết ca h theo Tuyên b chung v Cách ng x ca các bên Bin Nam Trung Hoa".

"Hoa Kỳ đứng cùng nhng người bn ca chúng tôi Đông Nam Á và chng lại nhng tuyên b ch quyn phi pháp ca Cng hòa Nhân dân Trung Hoa", bà nói.

Trước đó B Quốc phòng M ra thông cáo bày tỏ quan ngi v các cuc tp trn ca Trung Quc và nói rng nó "phn tác dng đi vi nhng n lc gim căng thng và duy trì s n đnh". B cũng lưu ý rng nhng hành đng ca Trung Quc trái ngược vi tuyên b ca nước này không quân sự hóa Bin Đông và vi vin kiến ca M v mt vùng n Đ-Thái Bình Dương t do và rng m.

Trong khi đó hai hàng không mẫu hm USS Nimitz và USS Ronald Reagan ca hi quân M đang tiến hành din tp vùng Bin Đông tranh chp ngày th By trong một din biến được nói không phi phn ng trước các cuc din tp đang được Trung Quc tiến hành.

"Mục đích là đ t rõ tín hiu cho các đi tác và đng minh ca chúng tôi rng chúng tôi cam kết duy trì an ninh và n đnh khu vc", Chun Đô đc George M. Wikoff được báo the Wall Street Journal dn li nói.

Trung Quốc bác b nhng ch trích ca M v cuc tp trn ca h vào ngày th Sáu và quy trách M v căng thng gia tăng.

Những ch trích ca M nhm vào Trung Quc gia tăng trong bi cnh quan h giữa hai nước căng thng v mi mt t virus corona chng mi đến thương mi cho ti Hong Kong.

******************

Mỹ điều 2 tàu sân bay đến Biển Đông trong khi Trung Quốc tập trận (VOA, 04/07/2020)

Hai hàng không mẫu hm ca M đang tiến hành din tp vùng Bin Đông tranh chp ngày th By, hi quân M cho biết, trong khi Trung Quốc cũng thc hin các cuc tp trn quân s mà đã b Lu Năm Góc và các nước láng ging ch trích.

biendong2

Hàng không mu hm lp Nimitz Ronald Reagan thc hin các hot đng Bin Philippines, ngày 30/5/2020.

Trung Quốc và M đã cáo buc ln nhau gây căng thng trên tuyến đường thy chiến lược vào lúc mà quan h gia hai nước căng thng v mi mt t virus corona chủng mi đến thương mi cho ti Hong Kong.

Tàu USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang thực hin các hot đng và din tp Bin Đông "đ h tr mt khu vc n Đ-Thái Bình Dương t do và rng m", hi quân nói trong mt phát biu, nhưng không nêu chính xác các cuộc din tp được tiến hành đâu.

"Mục đích là đ t rõ tín hiu cho các đi tác và đng minh ca chúng tôi rng chúng tôi cam kết duy trì an ninh và n đnh khu vc", Chun Đô đc George M. Wikoff được báo the Wall Street Journal dn li nói.

Ông Wikoff, chỉ huy nhóm tàu tn công do tàu Ronald Reagan dn đu, cho biết các cuc din tp không phi là phn ng trước các cuc din tp đang được Trung Quc tiến hành, mà Lu Năm Góc trong tun này ch trích là "phn tác dng đi vi nhng n lc giảm căng thng và duy trì s n đnh".

Trung Quốc bác b nhng ch trích ca M v cuc tp trn ca h vào ngày th Sáu và quy trách M v căng thng gia tăng.

Các tàu sân bay của M t lâu đã thc hin các cuc din tp Tây Thái Bình Dương, bao gm cả ở Bin Đông, theo hi quân M. Gn đây có lúc M điu ba tàu sân bay ti khu vc này.

Trung Quốc tun trước thông báo h đã hoch đnh năm ngày din tp bt đu t ngày 1/7 gn qun đo Hoàng Sa mà c Vit Nam và Trung Quc đu tuyên b ch quyn.

Việt Nam và Philippines cũng ch trích các cuc tp trn được lên kế hoch ca Trung Quc, cnh báo nó có th to nên căng thng trong khu vc và nh hưởng đến quan h ca Bc Kinh vi các nước láng ging.

Mỹ cáo buc Trung Quc tìm cách hăm da các nước láng giềng Châu Á, nhng nước có th mun khai thác tr lượng du khí to ln Bin Đông. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Vit Nam cũng có tuyên b ch quyn đi vi mt s khu vc ca Bin Đông, nơi mà khong 3 ngàn t đôla khi lượng thương mi được vn chuyn qua mi năm.

Phát biểu ca M cho biết các cuc din tp hi quân cho các ch huy s linh hot và nhng năng lc "mà ch có Hi quân Hoa Kỳ mi có th có được".

*******************

Hai tàu sân bay Mỹ vào Biển Đông đúng lúc Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa (RFI, 04/07/2020)

Trong lúc Bắc Kinh tiếp tục duy trì cuộc tập trận xung quanh quần đảo Hoàng Sa, bất chấp phản đối của các nước láng giềng, hôm nay, 04/07/2020, Hoa Kỳ đưa hai đội tàu sân bay vào Biển Đông diễn tập. Chỉ huy Mỹ khẳng định cuộc tập trận này nhằm gửi đi "một thông điệp rõ ràng" là quân đội Hoa Kỳ luôn có mặt để bảo vệ "ổn định và an ninh" của khu vực. 

biendong3

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan, trong một lần hoạt động tại Biển Đông ngày 06/10/2019. Ảnh do Hải Quân Mỹ US Navy cung cấp. AFP - Erwin Ja      cob V. Miciano

Chuẩn đô đốc George M. Wikoff, chỉ huy một đội tàu tác chiến đi cùng tàu sân bay, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Mỹ Wall Street Journal, nhấn mạnh : "Mục tiêu (của đợt diễn tập này) là gửi đi một tín hiệu rõ ràng đến các đối tác và đồng minh của chúng ta, là Hoa Kỳ cam kết bảo đảm an và ổn định của khu vực". Hải Quân Mỹ cũng ra một thông cáo tái khẳng định hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiến hành các cuộc tuần tra và diễn tập tại Biển Đông nhằm "bảo vệ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do".

Theo chuẩn đô đốc George M. Wikoff, cuộc tập trận của Hải Quân Mỹ không nhằm đáp trả lại cuộc tập trận của phía Trung Quốc. Tuy nhiên, hai hàng không mẫu hạm Mỹ dường như có mặt tại Biển Đông sớm hơn so với dự kiến. Theo trang tin UPI hôm 29/06, hai tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang có mặt tại vùng biển Philippines, có kế hoạch tập trận tại Biển Đông kể từ ngày mai, Chủ Nhật 05/06. CNN hôm nay cũng cho biết cuộc tập trận có thể sẽ diễn ra trong những ngày tới. 

Theo giới quan sát, việc Hoa Kỳ đồng loạt điều hai tầu sân bay với các nhóm tàu tác chiến vào Biển Đông có thể là một dấu hiệu biểu dương sức mạnh rõ ràng, trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng trong hàng loạt hồ sơ, đặc biệt là tại Biển Đông, nơi Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành "các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải". Trả lời báo chí Mỹ, người phát ngôn của Hạm đội 7 cho biết các hoạt động thao dượt của hai nhóm tàu sân bay tại Biển Philippines và Biển Đông là cơ hội cho việc huấn luyện nâng cao, nhằm "bảo đảm khả năng đối phó linh hoạt với các tình huống tại khu vực".

Trung Quốc tổ chức tập trận từ ngày 01/07 dự kiến kéo dài đến ngày 05/07. Ngày 02/07, Việt Nam và Philippines đồng loạt lên tiếng. Hà Nội trao công hàm phản đối Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, Manila tố cáo hành động "khiêu khích cao độ". Bộ Quốc phòng Mỹ lên án Bắc Kinh vi phạm cam kết trong Tuyên bố chung về các ứng xử ở Biển Đông (DOC), "quân sự hoá" khu vực, khiến tình hình thêm bất ổn định. Ngày hôm qua, 03/07, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã phản bác lại các chỉ trích với giải thích cuộc tập trận hoàn toàn nằm trong "quần đảo Tây Sa" (Tây Sa là tên Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. 

Trọng Thành

******************

Mỹ đưa tàu sân bay và nhiều tàu chiến đến Biển Đông (BBC, 04/07/2020)

Hải quân Mỹ sẽ đưa hai tàu sân bay và một số tàu chiến đến Biển Đông trong những ngày tới để tham gia một cuộc tập trận quân sự, theo CNN.

biendong4

Một tàu sân bay của Mỹ

"Hạm đội tàu sân bay tấn công chủ lực USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang tiến hành đồng thời các hoạt động trên Biển Philippines và Biển Đông", Joe Jeiley, phát ngôn viên của Hạm đội 7 nói.

"Hoạt động của hai nhóm tàu sân bay ở Biển Philippine và Biển Đông mang đến cơ hội huấn luyện nâng cao cho lực lượng hải quân của chúng tôi, và khả năng tác chiến linh hoạt trong triển khai các hoạt động quan trọng khi được điều động phản ứng với các tình huống trong khu vực".

"Sự hiện diện của hai tàu sân bay không nhằm phản ứng lại bất kỳ sự kiện chính trị hay sự kiện nào trên thế giới. Hoạt động này là một trong nhiều cách mà Hải quân Hoa Kỳ thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương", CNN dẫn lời ông Joe Jeiley.

Cuộc tập trận được lên kế hoạch từ lâu nhưng chỉ diễn ra sau khi Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

Các cuộc tập trận tại Hoàng Sa của Trung Quốc đã bị Mỹ, Việt Nam và các nước khác chỉ trích.

Mỹ và Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông

"Mỹ đồng tình với các quốc gia bạn bè ở Đông Nam Á rằng : Cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là hành động rất khiêu khích. Chúng tôi phản đối các yêu sách phi pháp của Bắc Kinh". Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên Twitter hôm thứ Sáu 3/7.

Ông Mike Pompeo cũng đăng lại trên Twitter phát biểu phản đối Trung Quốc của bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Ông Pompeo bình luận : "Trên Biển Đông và ở bất cứ nơi đâu, mọi quốc gia cần ủng hộ một trật tự tự do và cởi mở dựa trên luật pháp, truy trì quyền chủ quyền của tất cả các nước bất kể quy mô, quyền lực và khả năng quân sự".

Phát biểu của bà Hằng hôm 2/7 được ông Pompeo đăng lại nói : "Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần tuyên bố DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho quy trình đàm phán COC (bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông) hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc, và việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".

Hôm 2/7, Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố rằng "các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc là hành động mới nhất trong một chuỗi các hành động của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông", theo CNN.

Cũng trong ngày 2/7, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, chỉ trích hành động này sẽ làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Trong tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ tranh chấp.

Hôm 1/7, Mỹ đã cử một tàu chiến được cho là chiếc USS Gabrielle Giffords xuất hiện ngay tại khu vực tàu khảo sát Trung Quốc đang hoạt động dưới sự hộ tống của một tàu hộ vệ tên lửa.

Quần đảo Hoàng Sa được cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.

Hoa Kỳ từ lâu cho biết Bắc Kinh đã quân sự hóa các đảo trên Biển Đông thông qua việc triển khai phần cứng quân sự và xây dựng các cơ sở quân sự.

Hải quân Hoa Kỳ đôi khi thách thức các yêu sách của Bắc Kinh đối với các đảo bằng cách thực hiện cái gọi là "Tự do hoạt động hàng hải", gần đây nhất là việc đưa tàu chiến tới Biển Đông vào tháng Năm.

Giới chức Mỹ cho biết các cuộc tập trận của quân đội Mỹ sẽ không được tiến hành gần với bất kỳ hòn đảo nào đang tranh chấp trong khu vực.

Trong khi Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên hoạt động trong khu vực, hoạt động của hai tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân - USS Nimitz và USS Ronald Reagan - đại diện cho một sự phô trương lực lượng quy mô và diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh về nhiều vấn đề, bao gồm vấn đề Hong Kong.

Các phản đối của Mỹ và Việt Nam nhắm vào đợt diễn tập quân sự của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông từ 1-5/7/2020.

******************

Hoa Kỳ điều hai tàu sân bay tới tập trận ở Biển Đông (RFA, 04/07/2020)

Hai hàng không mẫu hạm của Mỹ tập trận ở khu vực Biển Đông vào thứ Bảy, ngày 4/7 vào khi Trung Quốc cũng đang có cuộc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Hãng tin Reuters trích thông báo từ Hải quân Hoa Kỳ cho biết như vậy hôm 3/7.

biendong5

Hình của Hải quân Hoa Kỳ hôm 7/10/2019 : Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan và các tàu chiến khác thuộc nhóm tấn công Ronald Reagan ở Biển Đông - AFP

Thông báo của Hải quân Mỹ cho biết hai hàng không mẫu hạm là USS Nimitz và USS Ronald Reagan sẽ tập trận ở khu vực Biển Đông nhằm mục đích bảo vệ khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương mở và tự do.

Phó Đô đốc Hải quân Mỹ George M. Wikoff được Wall Street Journal trích lời cho biết : "Mục đích (của cuộc tập trận) là nhằm cho thấy một tín hiệu rõ ràng với các đối tác và đồng minh của chúng tôi rằng chúng tôi cam kết với sự ổn định và an ninh trong khu vực".

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang có cuộc tập trận từ ngày 1 đến 5/7 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam. Các nước Việt Nam, Philippines và Hoa Kỳ đều đã lên tiếng phản đối cuộc tập trận này của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng tiến hành tập trận tại vùng lãnh thổ tranh chấp là đi ngược lại nỗ lực giảm căng thẳng và duy trì ổn định ; gây bất ổn thêm nữa tình hình ở Biển Đông. Hoạt động tập trận như thế cũng vi phạm cam kết của Trung Quốc về Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) là tránh những hoạt động làm phức tạp, hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định.

Bắc Kinh đã lên tiếng phản đối những chỉ trích này của Hoa Kỳ và cho rằng Hoa Kỳ là nước phải chịu trách nhiệm về việc gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Các tàu sân bay Mỹ vẫn thường tổ chức những cuộc tập trận ở khu vực Tây Thái Bình Dương, bao gồm khu vực Biển Đông, theo thông báo của Hải Quân Mỹ. Đã có lúc, Mỹ điều cùng lúc 3 tàu sân bay đến khu vực.

********************

Biển Đông : Mỹ chỉ trích Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa (RFI, 03/07/2020)

Ngày 02/07/2020, bộ Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận của Trung Quốc trong khu vực quần đảo Hoàng Sa, Biển Đông, là hành động làm cho tình hình trong vùng thêm mất ổn định. Trước đó, Việt Nam và Philippines cũng lên tiếng phản đối hành động quân sự của Trung Quốc.

biendong6

Đảo Phú Lâm, nơi có miếu thần Hoàng Sa thời vua Minh Mạng, nay trở thành thủ phủ "thành phố Tam Sa". Ảnh vệ tinh của AMTI. © AMTI

Hãng tin Pháp AFP dẫn thông cáo của Lầu Năm Góc có viết : "Bộ Quốc phòng lo ngại về việc Trung Quốc quyết định tiến hành các cuộc diễn tập quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa". Lầu Năm Góc nhấn mạnh, những hoạt động như vậy là "vi phạm những cam kết của Trung Quốc trong Tuyên bố 2002 về ứng xử của các bên tại Biển Đông" và sẽ càng "làm tình hình thêm mất ổn định".

Tuyên bố của bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ "tiếp tục giám sát" các hoạt động quân sự của Trung Quốc trong vùng Biển Đông.

Cục Hải Sự Trung Quốc thông báo từ ngày 01 đến 05/7, Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận xung quanh quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam đã lên tiếng phản đối các cuộc diễn tập quân sự của Trung Quốc. Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 02/07, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở Hoàng Sa là vi phạm chủ quyền của Việt Nam và đi ngược lại các quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Việt Nam đã "giao thiệp, trao công hàm phản đối yêu cầu Trung Quốc không lặp lại hành động này trong tương lai", bà Thu Hằng cho biết.

Trong khi đó, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post dẫn lời bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana đánh giá cuộc tập trận của Trung Quốc mang tính "khiêu khích cao độ".

Gần đây Trung Quốc đã đưa tàu khảo sát HD4 hoạt động trong nhiều khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Hoa Kỳ vẫn tố cáo Trung Quốc quân sự hóa nhằm độc chiếm Biển Đông. Nhân danh bảo vệ "tự do hàng hải" trong các vùng biển quốc tế, hải quân Mỹ vẫn thường xuyên có các cuộc tuần tra tại Biển Đông, nhiều lần áp sát các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các hoạt động của Mỹ như vậy khiến Bắc Kinh bực tức.

Quần đảo Hoàng Sa, cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 200 hải lý và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 230 hải lý, hiện do Bắc Kinh chiếm giữ hoàn toàn của Việt Nam từ hơn 40 năm nay. Đài Loan cũng đòi chủ quyền một số khu vực trong quần đảo. Gần đây Trung Quốc đã tiến hành nhiều hoạt động quân sự hóa, đặt hệ thống tên lửa trong vùng quần đảo đang có tranh chấp này.

Anh Vũ

**********************

Việt Nam ‘phản đối’ Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa (VOA, 03/07/2020)

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 2/7 cho biết đã "trao công hàm phn đi" kế hoch tập trn ca Trung Quc qun đo Hoàng Sa mà B này nói là "ca Vit Nam".

biendong7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 hôm 26/6.

"Việt Nam đã giao thip, trao công hàm phn đi và yêu cu Trung Quc không lp li vi phm tương t trong tương lai", phát ngôn viên Lê Th Thu Hng nói trong cuc hp báo thường kỳ.

Bốn ngày trước đó, trang web ca B Quc phòng Trung Quc đăng ti thông tin nói rằng quân đi nước này s tiến hành cuc din tp quân s ngoài khơi qun đo Hoàng Sa mà Trung Quc gi là Tây Sa t ngày 1 đến 5/7.

Thông báo này nêu rõ địa đim tp trn đng thi cm các tàu bè di chuyn trong khu vc tp tp trn.

Người phát ngôn ca B Ngoi giao Vit Nam nói rng đng thái của Trung Quc "đã vi phm ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa, đi ngược li tinh thn Tuyên b ng x ca các bên Bin Đông (DOC), gây phc tp tình hình, không có li cho quá trình đàm phán hin nay gia Trung Quc và ASEAN [Hip hi các quốc gia Đông Nam Á] v B Quy tc ng x gia các bên Bin Đông (COC) và vic duy trì môi trường hòa bình, n đnh và hp tác Bin Đông".

Phía Trung Quốc thông báo tp trn ngay sau khi Th tướng Nguyn Xuân Phúc nói trong cuc hp báo kết thúc Hội nghị cp cao ASEAN ln th 36 rng "Vit Nam cùng ASEAN hp tác vi các bên liên quan kim chế các hành đng làm phc tp tình hình trên bin" và "tái khng đnh quyết tâm ca ASEAN đóng góp xây dng Bin Đông thành khu vc bin hp tác, phát trin, an ninh và an toàn".

********************

Hoa Kỳ, Việt Nam và Philippines phản đối cuộc tập trận 5 ngày tại Biển Đông của Trung Quốc (RFA, 03/07/2020)

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ vào ngày 2/7 phát đi thông cáo báo chí nêu rõ quan ngại về cuộc tập trận kéo dài từ ngày 1 đến ngày 5/7 mà Trung Quốc tiến hành tại khu vực quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp.

biendong8

Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc tại Biển Đông năm 2018. (Ảnh minh họa)

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng tiến hành tập trận tại vùng lãnh thổ tranh chấp là đi ngược lại nỗ lực giảm căng thẳng và duy trì ổn định ; gây bất ổn thêm nữa tình hình ở Biển Đông. Hoạt động tập trận như thế cũng vi phạm cam kết của Trung Quốc về Tuyên bố Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) là tránh những hoạt động làm phức tạp, hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định.

Theo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thì cuộc tập trận này là mới nhất trong chuỗi hành động nhằm tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc và gây bất lợi cho các nước láng giềng tại Biển Đông.

Hành động của Trung Quốc trái ngược với cam kết của Bắc Kinh là không quân sự hóa, cũng như trái với tầm nhìn của Hoa Kỳ về một khu vực Ấn Độ- Thái Bình Dương mở, tự do. Đây là khu vực nơi mà các quốc gia lớn cũng như nhỏ đều được bảo đảm chủ quyền, không bị dọa nạt, và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với những chuẩn mực và luật lệ quốc tế.

Cũng vào ngày 2/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê thị Thu Hằng cho biết Hà Nội đã giao thiệp và trao công hàm phản đối Trung Quốc về việc tiến hành tập trận 5 ngày tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Đây là nơi mà Trung Quốc thâu tóm hoàn toàn từ phía Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc hải chiến vào tháng 1/1974.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines vào ngày 2/7 cũng lên tiếng cho rằng cuộc tập trận mà Trung Quốc tiến hành tại khu vực quần đảo Hoàng Sa có tính chất khiêu khích cao, vô cùng đáng quan ngại và Manila theo dõi trong cảnh báo.

Vào ngày 3/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên lên tiếng cho rằng một số nước ngoài khu vực thường tiến hành tập trận tại Biển Đông nhằm phô trương sức mạnh, và đó chính là nguyên nhân chính tác động đến ổn định tại Biển Đông.

Phát biểu của ông Triệu Lập Kiên được cho rõ ràng muốn nhắm đến Hoa Kỳ.

********************

Tàu tác chiến USS Gabrielle Giffords áp sát Hải Dương 4 ở Biển Đông (RFA, 02/07/2020)

Tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords của Hoa Kỳ đã áp sát tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc trên Biển Đông hôm 1/7. Tin này được Hải quân Mỹ xác nhận hôm 2/7.

biendong9

Tàu chiến USS Gabrielle Giffords trên biển. Courtesy of Hải Quân Hoa Kỳ

Tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords xuất hiện trên Biển Đông từ năm ngoái và tham gia vào nhiều hoạt động đối đầu, giám sát các hành động bị cho là hung hăng của Trung Quốc.

Hồi tháng 5/2020, chiếc USS Gabrielle Giffords cũng đã đối đầu với tàu Hải Dương 8 trên Biển Đông. Hải quân Mỹ cho hay, USS Gabrielle Giffords đang thực hiện đợt triển khai luân phiên, hoạt động trong khu vực Hạm đội 7 phụ trách nhằm nâng cao khả năng tích hợp với các đối tác và sẵn sàng ứng phó.

Tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ hôm 14 tháng 6 năm 2020, chỉ cách đảo Phú Quý khoảng 182 hải lý và cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý.

Vào tháng 7/2019, Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 với sự hộ tống của các tàu hải cảnh, vào khu vực Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với một công ty dầu khí của Nga.

Tàu USS Gabrielle Giffords là tàu tác chiến cận bờ, được trang bị tên lửa tấn công trên biển (Naval Strike Missile) mới. Đây là loại tên lửa có khả năng tàng hình để tránh hệ thống radar của đối phương.

Ngày 19/12/2019, tàu tác chiến cận bờ USS Gabrielle Giffords đã đến cảng Cam Ranh (Khánh Hòa). Trước đó, vào đầu tháng 11, chiếc tàu dự kiến thăm cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) nhưng đã hủy kế hoạch. Lý do không được tiết lộ.

Published in Châu Á

Cấp cao ASEAN 36 chuyển thái độ ?

Hoàng Đình Thắng, RFA, 28/06/2020

Nếu trước đây, có lần ASEAN đã không ra được Tuyên bố chung về Biển Đông sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực/PCông an năm 2016, thì ở Hội nghị Cấp cao lần thứ 36 vừa qua tại Hà Nội (26/06/2020), Chủ tịch ASEAN đã đưa ra được một Tuyên bố khá cứng rắn đối với việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết toàn bộ Biển Đông trên cơ sở lịch sử. Có thể coi đây là một bước tiến mới cho thấy ASEAN bắt đầu thống nhất lập trường, chống lại các tham vọng bành trướng của Trung Quốc ?

asean1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 26/6/2020 - Reuters

Ngày 27/06/2020, Mỹ là cường quốc đầu tiên lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông, vừa được tái khẳng định nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ngày 26/06 vừa qua, dưới quyền chủ trì của Việt Nam. Trong một tin nhắn Twitter gửi đi cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết là "Hoa Kỳ hoan nghênh việc các lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS" (Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982). Ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại cho rằng "Trung Quốc không được phép coi Biển Đông thuộc phạm vi đế chế hàng hải của họ", đồng thời khẳng định thêm là Mỹ sẽ "sớm lên tiếng nhiều hơn về chủ đề này".

Tuyên bố khá cứng rắn

Điểm đáng chú ý là trong tin nhắn của mình, ông Pompeo đã đính kèm bản Tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN mang tên "Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng : Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng", đã được thông qua nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 36. Theo ghi nhận của CNN, trong bản Tuyên bố chung được đưa ra sau Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng ở Biển Đông, trong đó có Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển và kêu gọi các bên không được "sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực". Bản Tuyên bố của Chủ tịch ASEAN còn nêu bật thái độ quan ngại "về những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Biển Đông" và xem UNCLOS-1982 là cơ sở để xác định các quyền chính đáng trên các vùng biển.

Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, khi Tuyên bố về Biển Đông của ASEAN lần này là một trong những diễn ngôn được giới quan sất cho là khá cứng rắn của khối đối với việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền đối với hầu như toàn bộ Biển Đông trên lập luận của cái gọi là "cơ sở lịch sử". Hình ảnh chụp vệ tinh trong ngày 17/4 và 25/6 cho thấy các hoạt động nạo vét của Trung Quốc tại đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, có vẻ như để mở rộng góc phía tây bắc của hòn đảo nhân tạo này, theo Hãng tin BenarNews.

Ảnh vệ tinh cho thấy việc nạo vét dường như đã được tiến hành trong vài tuần nay tại đảo Phú Lâm, nơi Trung Quốc xây dựng thành phố Tam Sa. Hình ảnh vệ tinh thương mại từ ngày 17/4 đến ngày 25/6 cho thấy rạn san hô ở bờ biển phía tây bắc đảo Phú Lâm đã bị nạo vét một đoạn ở trung tâm. Cũng có thể nhìn thấy các dải đất mới có thể là nền móng cho việc bồi đắp, mở rộng hòn đảo. Có thể thấy các cẩu hoặc máy móc hạng nặng đang làm việc tại cùng địa điểm nói trên hôm 8/5. Dựa trên đánh giá của BenarNews, hình ảnh vệ tinh cho thấy cát được nạo vét ra khỏi đảo Phú Lâm để tạo ra cấu trúc mới này. Đường bờ biển gần khu vực này đã được gia cố bằng thứ trông giống như một bức tường biển. Một số cấu trúc giống như cầu tàu nhân tạo được xây dựng tại các điểm dọc theo bờ biển về phía đông.

asean2

Hình vệ tinh chụp hôm 17/4/2020 và 25/6/2020 cho thấy một phần đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng SA nơi Trung Quốc đang có các hoạt động nạo vét. Planet labs

Việc nạo vét mới trên đảo Phú Lâm được Trung Quốc thực hiện vào thời điểm nhạy cảm. Tháng trước, Indonesia đã cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia tố cáo Trung Quốc về việc khẳng định chủ quyền đối với toàn bộ Biển Đông trong một loạt các công hàm gửi lên Liên hiệp quốc. Indonesia viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực/PCông an, bác bỏ hầu hết các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển tranh chấp, khẳng định không một hòn đảo nào của Trung Quốc có thể tạo ra các vùng đặc quyền kinh tế và chúng chỉ là các bãi đá. Gần đây, Trung Quốc đã cố gắng đe dọa Việt Nam về việc hợp tác khai thác dầu trên Biển Đông với một đối tác quốc tế bằng cách đưa một tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày 17/6.

"Trong khi thế giới đang đấu tranh chống lại đại dịch Covid-19, thì lại có những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến môi trường an ninh và ổn định ở một số khu vực, bao gồm khu vực ASEAN", BenarNews dẫn lời Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu khai mạc. Rõ ràng, 10 nước thành viên ASEAN đã vật lộn để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề liên quan đến Biển Đông. Do đó, Tuyên bố chung cuối tuần qua rõ ràng là ngầm chỉ trích kế hoạch thành lập "Vùng Nhận diện phòng không" (ADIZ) trên Biển Đông của Bắc Kinh, coi đấy là một biểu hiện lo ngại bất thường về căng thẳng đang gia tăng. Vào tháng 7/ 2019, Trung Quốc đã đưa tàu Hải Dương 8 cùng các tàu hộ tống vào khu vực Bãi Tư Chính, cũng như vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để sách nhiễu các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với một tập đoàn dầu khí của Nga. Sự có mặt của tàu Hải Dương 4 lần này trong vùng biển Việt Nam, theo BenarNews, có thể liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam với công ty Rosneft của Nga gần Bãi Tư Chính. Có dấu hiệu cho thấy các hoạt động dò tìm dầu lửa sắp sửa được tiến hành gần khu vực này. Truyền thông nhà nước Việt Nam tường trình rằng giàn khoan dầu Clyde Boudraux của công ty Noble Corp dự định sẽ hoạt động trong khu vực.

Vai trò dẫn dắt của ASEAN 2020

Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước trước ngày Hội nghị khai mạc, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh đã chia sẻ những đánh giá về tầm quan trọng của Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 cũng như điểm lại những nỗ lực đáng ghi nhận của nước Chủ tịch ASEAN 2020 thời gian qua. Nguyên Thứ trưởng Phạm Quang Vinh đánh giá rằng Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 lần này có ý nghĩa và vai trò hết sức to lớn trong bối cảnh mới hiện nay, khi mà đang xuất hiện rất nhiều vấn đề phức tạp xảy ra như sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 hay vấn đề Biển Đông. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến hết sức kịch tính, việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 36 có vai trò dẫn dắt, với cả trước mắt lẫn tương lai lâu dài của ASEAN. Ông Vinh đã nhấn mạnh các ý nghĩa nổi bật tập trung :

Thứ nhất, Hội nghị xử lý vấn đề cấp bách nhất của ASEAN hiện nay, đó là dịch Covid-19 và câu chuyện hậu đại dịch sẽ diễn biến như thế nào. Dịch Covid-19 kéo dài từ đầu năm 2020 cho đến nay, tác động nhiều chiều đến thế giới và khu vực. Hội nghị cấp cao ASEAN 36 vừa phải nhìn lại những thỏa thuận đã có của ASEAN, về phòng chống đại dịch như phối hợp về thông tin, kiểm soát dịch, hỗ trợ nhau về dịch vụ thiết yếu, thuốc men và trang thiết bị y tế. Mặt khác, Hội nghị bàn những câu chuyện chuẩn bị cho hậu đại dịch, đó là phối hợp trong việc rút ra khỏi dịch và phục hồi sau dịch, bao gồm cả về phục hồi kinh tế, các chuỗi cung ứng, cũng như giao thông vận tải, du lịch và các dịch vụ khác.

Thứ hai, Hội nghị Cấp cao tập trung vào những ưu tiên lâu dài của ASEAN, nhất là 5 ưu tiên đề ra cho năm 2020, trong đó có về xây dựng Cộng đồng ASEAN, liên kết khu vực, ứng phó với các thách thức, mở rộng quan hệ với các đối tác, phát huy vai trò trung tâm và hiệu quả hoạt động của ASEAN… Tuy nhiên, các lãnh đạo ASEAN "soi" việc triển khai các ưu tiên này trong một bối cảnh rất khác trước, giải quyết những vấn đề nảy sinh và định ra hướng đi sắp tới cho ASEAN khi môi trường khu vực và quốc tế đã có những biến đổi sâu sắc sau đại dịch. Thứ ba, Hội nghị Cấp cao 36 được tổ chức, tiếp tục thể hiện sự chủ động và trách nhiệm của Việt Nam, kịp thời điều chỉnh, thông qua áp dụng trực tuyến, để ASEAN không chỉ vẫn duy trì được các hoạt động, trong bối cảnh các bước đều phải đóng cửa vì dịch bệnh, mà còn tiếp tục phối hợp với các đối tác và phát huy vai trò của mình ở khu vực.

Thứ tư, Hội nghị cấp cao ASEAN 36 lần này đã thể hiện đúng tinh thần chủ đề năm 2020 "Gắn kết và chủ động thích ứng", trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Rõ ràng, đại dịch Covid-19 đã có những tác động rất lớn đối với cả ASEAN, bản thân Việt Nam cũng phải tập trung chống dịch như các nước khác. Nhưng Việt Nam đã thể hiện tinh thần trách nhiệm và tư duy sáng tạo trong việc duy trì và tiếp tục vai trò của ASEAN trong suốt thời gian qua. Thứ năm, vấn đề Biển Đông được đề cập và bàn thảo công khai trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao lần này, vì Biển Đông là câu chuyện gắn liền với hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực, cả Đông Nam Á, Châu Á-Thái Bình Dương, cũng như thế giới nói chung. Hòa bình, ổn định, an ninh, trong đó có an ninh, an toàn và tự do hàng hải, là vấn đề lâu nay ASEAN rất coi trọng, từ trước đến nay luôn nằm trong nghị sự của ASEAN.

Vừa qua, tại Biển Đông vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp như việc Trung Quốc xâm phạm vào vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và các nước. Điều này là vi phạm luật pháp quốc tế, công ước Luật Biển, ảnh hưởng đến ổn định và xây dựng lòng tin ở khu vực. Đó là câu chuyện hệ trọng với cả ASEAN, khu vực và thế giới. Như vậy, ASEAN vẫn cần phải có tiếng nói nhấn mạnh các nguyên tắc đã có đối với vấn đề Biển Đông, một mặt yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, không làm phức tạp tình hình, mặt khác thực hiện xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn định tại vùng biển quan trọng này. Có nhiều đánh giá cho rằng nước Chủ tịch ASEAN 2020 đã rất linh hoạt trong việc duy trì và đảm bảo các thông lệ họp của ASEAN.

Hoàng Đình Thắng

Nguồn : RFA, 28/06/2020

************************

Mong đợi ASEAN tìm được tiếng nói chung trong vấn đề Biển Đông

Nguyễn Hoàng Năng, RFA, 26/06/2020

Sự phô diễn sức mạnh của các bên trên biển Đông

Theo Sáng kiến Minh bạch Tình hình Chiến lược Biển Đông (South China Sea Strategic Situation Probing Initiative - SCSPI), thuộc Viện Nghiên cứu Đại Dương của Đại học Bắc Kinh, 3 máy bay chiến đấu của Mỹ đã bay qua khu vực Kênh Bashi và Biển Đông ngày 25/6. SCSPI viết trên trang Twitter : "Sáng ngày 25/5, máy bay US P-8A và RC-135 đã thực hiện nhiệm vụ do thám ở #BiểnHoaNam, tập trung ở vùng biển phía Đông của #KênhBashi, trong khi đó, máy bay C-17A Globemaster III đang bay qua Biển Hoa Nam" ; kèm theo đó là hình ảnh vẽ đường di chuyển của các máy bay này.

asean3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Thượng đỉnh ASEAN 36 ở Hà Nội hôm 26/6/2020 Reuters

SCSPI nói rằng máy bay săn tàu ngầm P8-A Poseidon, máy bay do thám RC-135 và máy bay vận tải C-17A là ba trong số ít nhất hơn 10 máy bay chiến đấu của Mỹ đã được nhìn thấy trong khu vực kể từ giữa tháng 6. Cũng theo tổ chức này, các hành động của Không quân Mỹ đã thúc đẩy Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) - quân đội của Trung Quốc - tăng cường các hoạt động riêng ở khu vực. Theo hình ảnh mô tả đăng trên trang Twitter của SCSPI, máy bay P8-A bay qua kênh Bashi để tới Quần đảo Pratas do Đài Loan kiểm soát (Bắc Kinh gọi là Đông Sa), trước khi bay tới gần bờ biển phía Đông Nam của Trung Quốc Đại lục. Đảo Pratas, đảo lớn nhất trong quần đảo này, nằm giữa căn cứ quân sự của Trung Quốc tại tỉnh Hải Nam và Thái Bình Dương, và do đó có tầm quan trọng chiến lược rất lớn. Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản từng đưa tin rằng PLA đang có kế hoạch triển khai một cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn ở ngoài khơi đảo Hải Nam vào tháng 8 tới nhằm chuẩn bị cho khả năng chiếm đảo Pratas trong tương lai. Cũng theo tin của Kyodo, biết được các kế hoạch của Bắc Kinh, Mỹ đã triển khai các máy bay có khả năng tham gia chiến tranh điện tử để thực hiện nhiều nhiệm vụ thu thập tin tức tình báo cũng tại khu vực này.

Mặc dù SCSPI thông tin như vậy, nhưng phía Đài Loan ngày 25/6 đã từ chối không xác nhận việc Không quân Mỹ có động thái nào tại khu vực này hay không. Thế nhưng, cơ quan quốc phòng của Đài Loan lại cho biết máy bay chiến đấu Sukhoi-30 và Jian-10 cùng máy bay vận tải Yun-8 của PLA đã tiến vào phía Tây Nam của vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan 11 lần trong tháng này - trong đó tính riêng 2 tuần vừa qua là 8 lần, do đó buộc không quân Đài Loan phải cho máy bay cất cánh để yêu cầu các máy bay nào rời đi. Các nhà phân tích quân sự nói rằng sự hiện diện của máy bay P8-A tại khu vực cho thấy các nhiệm vụ quân sự của Mỹ có thể liên quan tới việc các tàu ngầm hạt nhân của PLA đang hoạt động gần Biển Philippines.

Cuộc khẩu chiến với Trung Quốc

Trong một bài báo đăng trên tờ The Straits Times của Singapore ngày 22/6, Đại sứ Trung Quốc tại Singapore Hong Xiaoyong cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper "làm gia tăng căng thẳng bằng việc gọi Trung Quốc là một mối đe dọa và kêu gọi các nước hợp tác tạo sự răn đe chung". Một tuần trước, trong bài bình luận cũng đăng trên The Straits Times, ông Esper đã kêu gọi Mỹ cùng các đồng minh ở Đông Nam Á hợp tác an ninh chặt chẽ hơn "trong bối cảnh đối mặt với những thách thức đến từ dịch Covid-19 và Đảng cộng sản Trung Quốc".

Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, Charles Brown, ngày 24/6 đã bày tỏ đồng tình với quan điểm trên, nói rằng ông lo ngại việc quân đội Trung Quốc gia tăng hoạt động tại khu vực. Ông nói rằng khi ông tiếp quản nhiệm vụ tại khu vực năm 2018, PLA hầu như không bao giờ cho máy bay ném bom H-6 của họ bay qua vùng biển này, tuy nhiên "hiện nay điều đó xảy ra hàng ngày". Tướng Brown cũng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc sẽ thiết lập ADIZ ở Biển Đông, ông nói : "Nếu Trung Quốc thiết lập ADIZ ở Biển Đông, điều này sẽ ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia và chống lại một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, nơi các nước có thể tự do bay, đi qua lại, và hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp cho phép".

Ngày 25/6, Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana khẳng định kế hoạch của Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông sẽ bị coi là bất hợp pháp và vi phạm luật pháp quốc tế của nhiều nước. Ông hy vọng Bắc Kinh sẽ rút lui vì lợi ích của hòa bình và ổn định trong khu vực.

Động thái trên của Philippines được đưa một ngày sau khi tân tham mưu trưởng không quân Mỹ Charles Brown cảnh báo Trung Quốc về ý định thiết lập ADIZ trên Biển Đông.

asean4

Hình chụp hôm 16/10/2019 Máy bay chiến đấu của Hải quân Mỹ trên hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan ở Biển Đông AFP

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines khẳng định ông đồng ý với cảnh báo của Tướng Charles Brown rằng một khi được thiết lập trên Biển Đông, ADIZ của Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng tới Mỹ mà còn ảnh hướng tới các nước khác trong khu vực do bao trùm không phận của nhiều nước và cả không phận quốc tế.

Bộ trưởng Delfin Lorenzana nhấn mạnh : "Tôi đồng ý với cảnh báo đó. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ với toàn bộ Biển Đông, điều đó đồng nghĩa với việc họ đã cướp mất một vùng biển rộng lớn vốn luôn rộng mở cho các hoạt động đánh bắt cá và tự do đi lại". Bộ trưởng Quốc phòng Philippines cảnh báo nếu Trung Quốc vẫn nhất quyết thiết lập ADIZ trên Biển Đông, nguy cơ xảy ra các tính toán sai lầm trên biển sẽ lên cao, dẫn đến căng thẳng leo thang trong khu vực : "Tôi mong là Trung Quốc sẽ không tiến hành các động thái như vậy vì hòa bình và ổn định cho toàn bộ khu vực Biển Đông".

Trung Quốc gây hấn với Nhật Bản

Trong một diễn biến khác cũng tại Biển Đông, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ và đồng minh Nhật Bản đã thực hiện một cuộc tập trận song phương ngày 23/6. Cuộc tập trận có sự tham gia của tàu chiến đấu ven biển USS Gabrielle Giffords của Mỹ và tàu huấn luyện JS Kashima, tàu JS Shimayuki của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF). Trong tuyên bố của Hạm đội 7, Thiếu tướng Fred Kacher phát biểu : "Cơ hội cùng hoạt động với bạn bè và đồng minh ở trên biển rất quan trọng đối với quan hệ đối tác và khả năng sẵn sàng phối hợp chiến đấu của cả hai bên". Theo tuyên bố này, mục tiêu của cuộc tập trận là xây dựng khả năng phối hợp giữa hải quân Mỹ và hải quân Nhật Bản. Tối cùng ngày, Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc đã công bố danh sách đặt tên và xác định vị trí 50 thực thể dưới biển gần Quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) - khu vực vốn đang xảy ra tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở Biển Hoa Đông. Cuối tháng 4 vừa qua, Bắc Kinh cũng làm điều tương tự với 55 thực thể dưới biển mới ở Biển Đông, phần lớn những thực thể này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước láng giềng Việt Nam. Hiện chưa rõ liệu cuộc tập trận Mỹ-Nhật có phải là nguyên nhân thúc đẩy Trung Quốc công bố danh sách đặt tên cho 50 thực thể mới dưới biển ở Biển Hoa Đông hay không.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng trong những tuần gần đây. Theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nhật bản, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) đã phát hiện một tàu ngầm của Trung Quốc xuất hiện gần đảo Amami Oshima, trong phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải 24 hải lý, vào ngày 18/6. Janes - một công ty thông tin chuyên về lĩnh vực quốc phòng và an ninh quốc gia - cho biết các tàu của Trung Quốc đã xâm phạm vùng tiếp giáp lãnh hải của quần đảo Senkaku 495 lần kể từ ngày 1/1/2020.

Việt Nam và Nhật Bản lên tiếng

Tại cuộc họp trực tuyến Hội nghị Cộng đồng Chính trị- An ninh ASEAN lần thứ 21 diễn ra vào ngày 24/6 với sự tham dự của bộ trưởng ngoại giao 10 nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đã bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây tại Biển Đông. Ông Phạm Bình Minh cho rằng các nước cần phát huy tinh thần trách nhiệm, đối thoại và hợp tác vì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

Từ Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cũng lên tiếng về các hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Kono nhấn mạnh các hoạt động của Bắc Kinh trong khu vực chiến lược quan trọng này là "vô cùng đáng báo động".

Ông Taro Kono đưa ra phát biểu trên một ngày sau khi 2 tàu huấn luyện của Nhật Bản là JS Kashima và JS Shimayuki có cuộc diễn tập với tàu tác chiến cận bờ của Hải quân Mỹ là USS Gabrielle Giffords tại Biển Đông. Động thái này chứng tỏ sự quan ngại của Nhật Bản về tình hình Biển Đông do những động thái gây hấn của Trung Quốc. Biển Đông có ý nghĩa quan trọng với Nhật Bản và được ví như huyết mạch của nền kinh tế nước này với các tuyến vận tải thương mại và dầu thô.

Dư luận mong chờ ASEAN lên tiếng về vấn đề biển Đông

Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng hoạt động trên Biển Đông trong khi các nước ASEAN bận chống dịch bệnh Covid-19, liệu ASEAN có thể đưa ra thông điệp cứng rắn hơn với Trung Quốc hay không là vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm. Hội nghị cấp cao ASEAN thu hút sự chú ý của dư luận về việc ASEAN có thể thống nhất trong việc đưa ra thái độ mạnh mẽ hơn với Trung Quốc hay không ?

Tuy nhiên, có hai thách thức lớn đối với ASEAN về vấn đề biển Đông.

Thách thức trước tiên đối với ASEAN nằm ở khả năng nhất trí về một phản ứng tập thể trước các động thái hung hăng của Trung Quốc, lý tưởng nhất là thông qua việc ký kết Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhiệm vụ này đang được chứng minh là vô cùng khó khăn, nhất là vì ASEAN là tổ chức liên chính phủ với các quốc gia thành viên có những quan điểm, phản ứng và lợi ích khác nhau. Cụ thể, một số quốc gia như Campuchia vì các lợi ích kinh tế, luôn sẵn sàng bảo vệ cho quan điểm của Trung Quốc.

Thách thức thứ hai là nguyên tắc chung của ASEAN được gọi là "Phương cách ASEAN" (ASEAN Way). Nguyên tắc này ưu tiên cho vấn đề chủ quyền và không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên, cũng như các trình tự ra quyết định dựa trên tham vấn và đồng thuận. "Phương cách ASEAN" đã trở thành cơ sở cho các tuyên bố mà theo đó ASEAN có thể can dự thành công và dung hòa Trung Quốc thông qua các diễn đàn đa phương. Tuy nhiên, thành công của sự can dự phức tạp này chủ yếu nhờ vào trọng tâm ngoại giao của Trung Quốc coi chủ nghĩa đa phương như một nỗ lực nhằm tái định hình vị thế của mình trong các quan hệ quốc tế.

Có ý kiến cho rằng việc ASEAN khó có khả năng đưa ra quan điểm chung về tranh chấp tại Biển Đông bởi vì các chuẩn mực và nguyên tắc của ASEAN đã khá lỗi thời, không thay đổi dù môi trường địa chính trị hiện nay đã thay đổi rất nhiều so với thời kỳ thành lập ASEAN năm 1967. Tuy nhiên, việc thay đổi các nguyên tắc lâu năm này là điều hết sức khó khăn.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn mong chờ Việt Nam, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã xác định rằng hòa bình và ổn định trên Biển Đông chính là lợi ích chung của ASEAN, do vậy, đây cũng là dịp Việt Nam có thể thể hiện vai trò lãnh đạo của mình để thúc đẩy sự hợp tác của các nước thành viên ASEAN trong việc tìm một tiếng nói chung cho vấn đề biển Đông.

Nguyễn Hoàng Năng

Nguồn : RFA, 26/06/2020

*************************

Thủ tướng Phúc : ASEAN ‘không muốn phải chọn’ giữa Mỹ và Trung Quốc

VOA, 29/06/2020

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc khng đnh "không mun phi chn bên nào" gia M và Trung Quc trong bi cnh căng thng đang gia tăng gia hai cường quc thế gii.

asean5

Thủ tướng Nguyn Xuân Phúc phát biu trong cuc hp kết thúc Hi ngh ASEAN ti Hà Ni ngày 26/6/2020.

Phát biểu được ông Phúc đưa ra trong cuc hp báo kết thúc Hi ngh Cp cao ASEAN 36 vào cui tun qua, trong tư cách là Th tướng ca quc gia gia vai trò Ch tch luân phiên ASEAN.

"ASEAN luôn mong muốn mt khu vc Châu Á-Thái Bình Dương hòa bình, n đnh, thnh vượng, hp tác cùng phát trin và chc chn không mun phi chn bên nào", báo Pháp Lut dn li ông Phúc nói.

Xung đột thương mi và đi dch Covid-19 đã đy hai cường quc Hoa Kỳ và Trung Quc vào tình trng căng thng, dn đến nhng tranh giành ảnh hưởng trên toàn cu, trong đó có khu vc Châu Á vi vn đ tranh chp ch quyn trên Bin Đông đang ngày càng nóng lên vì nhng hành đng quyết đoán ca Bc Kinh vào thi đim này.

Trả li câu hi ca phóng viên v vic nhng căng thng gia hai cường quốc đang gây nh hưởng thế nào đến ASEAN, Th tướng Vit Nam tha nhn xung đt gia M và Trung Quc đang nh hưởng đến toàn cu, trong đó có ASEAN, và "Vit Nam rt mong mun Trung Quc và M cùng phát huy đim tương đng, vượt qua khác bit đ xây dng lòng tin, thúc đy hp tác vì li ích chung ca thế gii và khu vc".

Người đng đu nhà nước Vit Nam khng đnh rng c hai cường quc đu là "đi tác quan trng hàng đu" mà "chúng tôi rt quan tâm".

"Thương mi hai chiu gia Vit Nam và Trung Quc là rất ln và vi Hoa Kỳ là nhng đi tác quan trng b sung cho nhau", VOV dn li ông Phúc nói.

Ngoài vấn đ thương mi, xung đt trên Bin Đông cũng là ch đ được quan tâm trong cuc hp báo ca hi ngh ASEAN, gia bi cnh Trung Quc đang tăng cường các hoạt đng nhm khng đnh ch quyn và Hoa Kỳ có các phn ng đ th hin quyn t do hàng hi trong khu vc.

Tại cuc hp báo, Th tướng Nguyn Xuân Phúc cho biết đi dch Covid-19 đã làm gián đon các cuc hp tho lun v vic xây dng B quy tc Ứng xử trên Bin Đông (COC).

"Trong bối cnh này, Vit Nam n lc cùng ASEAN hp tác vi các bên liên quan đ kim chế không có các hành đng làm phc tp tình hình trên bin, tuân th lut pháp quc tế", VOV dn li ông Phúc nói.

Ngay sau cuộc hp ca ASEAN, hôm 29/6, Trung Quốc thông báo v cuc tp trn mi s din ra t ngày 1/7 – 5/7 trong khu vc qun đo Hoàng Sa và cm toàn b tàu thuyn qua li khu vc này.

Nguồn : VOA, 29/06/2020

********************

Ngoại trưởng Mỹ hoan nghênh tuyên bố chung về Biển Đông của các lãnh đạo ASEAN

RFA, 29/06/2020

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chia sẻ trên trang Twitter cá nhân rằng Mỹ hoan nghênh tuyên bố chung ASEAN về việc khẳng định quan điểm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế.

asean6

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 26/6/2020 -Reuters

Ngày 28/6 ngoại trưởng Mỹ đã viết trên Twitter cá nhân của mình sau khi các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và mong muốn sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.

asean7

Twitter của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ca ngợi ASEAN Twitter

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 được tổ chức theo hình thức trực tuyến do Việt Nam là nước Chủ tịch ASEAN 2020, chủ trì tổ chức.

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và tự kiềm chế trong việc thực hiện mọi hoạt động của các bên yêu sách và tất cả các quốc gia khác có thể làm phức tạp thêm tình hình và leo thang căng thẳng ở khu vực Biển Đông.

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng khẳng định cần phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế trong các hoạt động, tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982

Trong các tháng qua, Trung Quốc đã có một loạt các hành động nhằm gia tăng các đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra ở Biển Đông, đòi chủ quyền lịch sử với vùng nước lịch sử vốn đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ trong một phán quyết vào năm 2016.

Nguồn : RFA, 29/06/2020

******************

Biển Đông : Mỹ tán đồng lập trường của ASEAN, đả kích ý đồ độc chiếm của Trung Quốc

Trọng Nghĩa, RFI, 28/06/2020

Hoa Kỳ ngày hôm 27/06/2020, là một trong những cường quốc đầu tiên đã lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông, vừa được tái khẳng định nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ngày 22/06 vừa qua, dưới quyền chủ trì của Việt Nam.

asean8

Biển Đông là nơi trung chuyển của gần một nửa khối lượng hàng hóa bằng đường biển của thế giới. © Wikipedia

Trong một tin nhắn Twitter gởi đi khuya hôm qua, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết là "Hoa Kỳ hoan nghênh việc các lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế", trong đó có UNCLOS (Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982).

Ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại cho rằng "Trung Quốc không được phép coi Biển Đông thuộc phạm vi đế chế hàng hải của họ", đồng thời cho biết thêm là Mỹ sẽ "sớm lên tiếng nhiều hơn về chủ đề này".

Điểm đáng chú ý là trong tin nhắn của mình, ông Pompeo đã đính kèm bản Tuyên bố của các lãnh đạo ASEAN mang tên "Tầm nhìn về ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng : Vượt lên các thách thức và duy trì tăng trưởng", đã được thông qua nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 36.

Theo ghi nhận của CNN, trong Bản Tuyên Bố Chung được đưa ra sau hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tôn trọng ở Biển Đông, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và các bên không được "sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực".

Bản Tuyên Bố của chủ tịch ASEAN còn nêu bật thái độ quan ngại "về việc cải tạo, những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Biển Đông" và xem Công Ước UNCLOS 1982 là cơ sở để xác định các quyền chính đáng trên các vùng biển.

Theo hãng tin Mỹ AP, tuyên bố về Biển Đông của khối ASEAN lần này là một trong những nhận định cứng rắn nhất của khối đối với việc Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông trên cơ sở lịch sử.

Trả lời hãng AP, ba nhà ngoại giao Đông Nam Á xin giấu tên cho rằng toàn khối rõ ràng là đã có lập trường cứng rắn đáng kể trong việc khẳng định nhu cầu tôn trọng luật lệ quốc tế ở Biển Đông. Theo giáo sư Carl Thayer, một nhà phân tích nổi tiếng về Biển Đông, tuyên bố của ASEAN mang ý nghĩa là một động thái bác bỏ các cơ sở mà Bắc Kinh dựa vào để yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong lời lẽ của ASEAN đối với Trung Quốc.

Trọng Nghĩa

*******************

Tuyên bố chung ASEAN nhấn mạnh Công ước Luật biển của UN ở Biển Đông

RFA, 28/06/2020

Tuyên bố chung của ASEAN nhân kết thúc Thượng đỉnh ASEAN 36 ở Hà Nội hôm 26/6 đã nêu quan ngại về những diễn biến gần đây tại Biển Đông và nhấn mạnh tầm quan trọng của Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).

asean9

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ khai mạc Thượng đỉnh ASEAN ở Hà Nội hôm 26/6/2020 - AFP

Tuyên bố có đoạn viết : "Chúng tôi tái khẳng định rằng UNCLOS 1982 là cơ sở để xác định các quyền lợi hàng hải, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích hợp pháp đối với các vùng biển".

Tuyên bố cũng bày tỏ lo ngại về việc cải tạo, những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra ở Biển Đông thời gian gần đây, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực. Các lãnh đạo ASEAN một lần nữa khẳng định các bên phải giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.

Theo Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc, trong các năm trước, tuyên bố của ASEAN cũng nêu việc tuân thủ UNCLOS nhưng việc nhấn mạnh UNCLOS lần này của ASEAN cho thấy các quốc gia trong ASEAN đã thẳng thừng bác bỏ các yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Trung Quốc.

Trong các tháng qua, Trung Quốc đã có một loạt các hành động nhằm gia tăng các đòi hỏi về chủ quyền ở Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra ở Biển Đông, đòi chủ quyền lịch sử với vùng nước lịch sử vốn đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ trong một phán quyết vào năm 2016.

Trung Quốc mới đây đã tuyên bố thành lập hai quận hành chính quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang tranh chấp, đồng thời đặt tên cho các thực thể địa lý chìm và nổi ở Biển Đông bao gồm cả những thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Như thường lệ, tuyên bố lần này của ASEAN cũng không nêu đích danh tên Trung Quốc là nước gây ra những sự cố nghiêm trọng gần đây ở Biển Đông như việc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam và Malaysia hay việc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam ở gần quần đảo Hoàng Sa.

Additional Info

  • Author Hoàng Đình Thắng, Nguyễn Hoàng Năng, Trọng Nghĩa, RFA tiếng Việt, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Biển Đông : ASEAN ra thông cáo khẳng định UNCLOS là cơ sở giải quyết bất đồng (RFI, 27/06/2020)

Thượng đỉnh khối ASEAN lần thứ 36 kết thúc hôm qua, 26/06/2020. Báo chí quốc tế chú ý đến việc thông cáo chung ASEAN nhấn mạnh đến các tranh chấp, bất đồng phải được giải quyết cơ sở Công ước Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Nhiều nhà quan sát cho rằng đây là một bước tiến cho thấy ASEAN đã bước đầu thống nhất được lập trường, để chống lại các tham vọng bành trướng của Trung Quốc. 

assean1

Phòng họp thượng đỉnh khối ASEAN lần thứ 36 qua cầu truyền hình, Hà Nội, ngày 26/06/2020. Năm 2020, Việt Nam là chủ tịch luân phiên của ASEAN. POOL/AFP

Các lãnh đạo ASEAN nhất trí tái khẳng định Công Ước UNCLOS năm 1982 là cơ sở cho việc xác định các quyền trên biển, khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. Tuyên bố chung của thượng đỉnh ASEAN, do nước chủ nhà Việt Nam, chủ tịch luân phiên của khối, chủ trì soạn thảo, khẳng định các lãnh đạo ASEAN "nhấn mạnh tầm quan trọng của thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công Ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Lo ngại về việc cải tạo, những diễn biến gần đây và những sự cố nghiêm trọng xảy ra gần đây tại Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy yếu hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, các lãnh đạo khẳng định sự cần thiết phải tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau, tự kiềm chế trong các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982". 

Hãng tin Mỹ AP cho hay, hiện chưa có phản ứng nào từ phía Trung Quốc về tuyên bố nói trên. Trong lúc đó, ba nhà ngoại giao ASEAN, xin không nêu danh tính, mà hãng tin tiếp xúc được, nhận định : bản thông cáo nói trên "đánh dấu một bước tiến quan trọng" trên con đường khẳng định giá trị nền tảng của luật pháp quốc tế tại khu vực Biển Đông, nơi vốn được coi mà một trong những địa điểm xung đột dễ dàng bùng phát thành chiến tranh, trong bối cảnh các tham vọng chủ quyền trên biển của Trung Quốc ngày càng gia tăng. 

Theo báo Philippines, cũng trong thượng đỉnh nói trên, tổng thống Philippines đã báo động về căng thẳng gia tăng tại nhiều khu vực tranh chấp. Với tư cách quốc gia phụ trách điều phối đối thoại giữa ASEAN và Bắc Kinh, tổng thống Rodrigo Duterte kêu gọi các bên tìm kiếm các biện pháp mới, có thái độ mềm dẻo để đạt được mục tiêu giữ hòa bình và ổn định.

Theo ông Duterte, Manila đang nỗ lực thúc đẩy các bên đi đến được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong thời gian sớm nhất. Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp cũng tiếp tục căng thẳng. Trong thời gian gần đây, Manila đã phải hai lần gửi công hàm phản đối Bắc Kinh về các hành động gây hấn.

Bắc Kinh nạo vét lớn ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa 

Truyền thông Hoa Kỳ hôm nay 27/06 loan tải thông tin về việc chính quyền Trung Quốc tiến hành nạo vét quy mô lớn tại đảo Phú Lâm, được Trung Quốc bố trí làm thủ phủ của quần đảo Hoàng Sa, phía bắc Biển Đông, quần đảo mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Các hình ảnh vệ tinh, từ ngày 17/04 đến ngày 25/06, cho thấy việc nạo vét diễn ra tại khu vực phía tây bắc hòn đảo. Mục tiêu của hoạt động này có thể là để mở rộng diện tích đảo. Đảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc bố trí một căn cứ quân sự chủ yếu ở Biển Đông.

Trọng Thành

*****************

Thượng đỉnh ASEAN : Việt Nam cảnh báo về Covid-19 và Biển Đông (RFI, 26/06/2020)

Tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến ASEAN mở ra ngày 26/06/2020, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, trong tư cách chủ tịch đương nhiệm của khối nước Đông Nam Á, đã lên tiếng cảnh báo về "hậu quả nghiêm trọng" của dịch Covid-19 trên sự phát triển của các quốc gia ASEAN. Lãnh đạo Việt Nam cũng gián tiếp bày tỏ quan ngại về các hành vi coi thường luật lệ quốc tế trên Biển Đông.

asean2

Hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 36 (qua vô tuyến). Ảnh 26/06/2020. Reuters - POOL

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, trong phát biểu khai mạc, thủ tướng Việt Nam đã nhấn mạnh rằng đại dịch Covid-19 đã "quét đi thành công của những năm gần đây, đe đọa đời sống của hàng triệu người".

Tác hại kinh tế của dịch Covid-19 - đã hầu như tàn phá du lịch và xuất khẩu, hai lãnh vực chủ yếu của các nước như Việt Nam và Thái Lan - là mối quan tâm trước mắt của 10 nước ASEAN. Một cuộc họp đặc biệt vào tháng Tư đối phó với nạn dịch đã thất bại trong việc thành lập một quỹ khẩn cấp.

Việt Nam gián tiếp chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông

Bên cạnh đó, còn có một mối lo ngại khác : Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để thao túng ở Biển Đông. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, thủ tướng Việt Nam thừa nhận là những vấn đề chiến lược giữa các nước lớn đã trở nên rõ ràng và sâu sắc thêm. Theo ông Nguyễn Xuân Phúc, "vào lúc thế giới đang ra sức chống đại dịch, thì có những hành động vô trách nhiệm, vi phạm luật quốc tế và tác hại đến an ninh, ổn định của một số vùng, kể cả khu vực của chúng ta".

Vào tháng Tư, Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam. Hành vi của Bắc Kinh đã khiến Mỹ lên tiếng cảnh báo là Trung Quốc "lợi dụng sự phân tâm của các quốc gia khác để hành động phi pháp".

Chuyên gia Carl Thayer, thuộc đại học Úc New South Wales, nhận định là trong những tháng qua, Trung Quốc vẫn tiếp tục hành xử (lấn lướt trên Biển Đông) như không hề có dịch, trong lúc mà đàm phán ASEAN-Trung Quốc về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông lại bị virus chặn đứng.

Một nhà ngoại giao cao cấp của ASEAN giải thích với AFP rằng Trung Quốc luôn thúc đẩy các quân cờ của họ trên "bàn cờ Biển Đông" và "không loại trừ khả năng Bắc Kinh lại làm như thế nhân đại dịch lần này". Bắc Kinh đã từng lấn lướt để giành ưu thế trong khủng hoảng tài chính Châu Á cuối thập niên 90 và dịch SARS, và "giờ đây, nếu có khoảng trống thì họ cứ đi vào".

Theo AFP, Việt Nam, đương kim chủ tịch ASEAN, cũng muốn nhân hội nghị thúc đẩy đàm phán về hiệp định thương mại khu vực RECEP. Hiệp định mà Trung Quốc hậu thuẫn đến nay bị chựng lại, do phản ứng của Ấn Độ không muốn mở cửa thị trường cho hàng giá rẻ của Trung Quốc và giờ đây lại có xung đột ở biên giới giữa hai bên.

Mai Vân

Additional Info

  • Author RFI tổng hợp
Published in Châu Á

Việc Mỹ gần đây can dự vào cuộc chiến công hàm là một tín hiệu rõ ràng cho thấy tranh chấp về tính hợp pháp các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc sẽ không sớm kết thúc. Lí do gì khiến Mỹ tham gia vào cuộc chiến này và phản ứng của các bên liên quan ra sao ?

phaply1

Mỹ tăng cường các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông

Ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình hồ sơ riêng lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf  - CLCS) – một cơ quan được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 – tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và tầng đất cái trong khu vực bên ngoài phạm vi 200 hải lý (370km) thuộc vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone - EEZ) của nước này ở phía Nam Biển Đông. Việc làm này của Malaysia phù hợp với quy định của CLCS và diễn ra sau khi nước này cùng Việt Nam đệ trình hồ sơ chung và Việt Nam đệ trình hồ sơ riêng lên cơ quan này đều vào năm 2009.

Động thái này của Malaysia lập tức vấp phải phản ứng từ phía Trung Quốc : Nước này đã gửi một công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc, khẳng định rằng tuyên bố của Malaysia vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của họ ở biển Biển Đông. Công hàm của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối từ phía Philippines, Việt Nam và Indonesia. Những công hàm liên quan đến việc các nước đệ trình hồ sơ lên CLCS không phải là những công hàm ngoại giao thông thường được các bên liên quan trao đổi với nhau. Thay vào đó, chúng là công hàm được trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc và sẽ được chuyển đến các thành viên của Liên hợp quốc theo yêu cầu. Những công hàm này được đăng tải trên trang mạng của Tiểu ban Liên hợp quốc về các vấn đề đại dương và luật biển, và công chúng có thể dễ dàng tìm đọc. Qua đó, một nước có thể công bố quan điểm của mình về một vấn đề liên quan đến các yêu sách biển tới tất cả các thành viên của Liên hợp quốc cũng như công chúng.

Tuyên bố của các thành viên ASEAN

Trong các công hàm của mình, cả ba nước thành viên ASEAN đều nói rõ rằng các tuyên bố về quyền chủ quyền và quyền tài phán cũng như các khu vực biển ở Biển Đông phải phù hợp với UNCLOS mà họ và Trung Quốc đều tham gia. Cả ba nước cũng nói rõ thêm rằng những tuyên bố của Trung Quốc về quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước này ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS.

Để củng cố quan điểm của mình, họ đã đề cập đến phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài về vụ kiện tranh chấp ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Trong đó, Philippines và Indonesia đã đề cập cụ thể đến phán quyết của tòa trọng tài. Những điểm được trình bày trong công hàm của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với phán quyết.

Vì vậy, ba nước trên thực tế coi phán quyết của tòa trọng tài là một sự diễn giải luật pháp một cách có căn cứ, cho dù Trung Quốc đã quyết định không tham dự phiên xử và tuyên bố rằng họ coi phán quyết của tòa trọng tài không có giá trị. Cuộc chiến công hàm càng trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của Mỹ bằng việc đệ trình một công thư lên Tổng thư ký Liên hợp quốc hôm 1/6/2020, đáp trả công hàm mà Trung Quốc đệ trình hôm 12/12/2019 sau khi Malaysia đệ trình công hàm của họ lên CLSC trong cùng ngày.

Lý do Mỹ can thiệp

Động thái này có thể đã gây bất ngờ cho phần lớn các nhà quan sát vì Mỹ cách xa Biển Đông và là một trong số ít những nước không tham gia UNCLOS, vốn có hiệu lực từ tháng 11/1982. Để giải thích cho sự can thiệp của mình, Mỹ tuyên bố rằng họ đệ trình công thư vì công hàm của Trung Quốc khẳng định những tuyên bố chủ quyền có ý vi phạm quyền chủ quyền và quyền tự do của Mỹ và tất cả các nước khác.

Xét ở hầu hết mọi phương diện, những luận cứ của Mỹ trong công thư của họ nhất quán với lập trường của Indonesia, Việt Nam và Philippines về việc Trung Quốc khẳng định quyền chủ quyền và quyền tài phán cũng như các yêu sách biển ở Biển Đông. Công thư của Mỹ khẳng định rằng bất kỳ tuyên bố nào của Trung Quốc về các "quyền lịch sử" đều trái pháp luật nếu nó vượt quá giới hạn về những quyền của họ ở các khu vực hàng hải mà họ có thể tuyên bố chủ quyền theo UNCLOS.

Công thư của Mỹ cũng lưu ý rằng các yêu sách của Trung Quốc là trái pháp luật ở chỗ chúng khẳng định chủ quyền đối với những khu vực biển tính từ các cấu trúc địa hình không thỏa mãn định nghĩa về "đảo" tại Điều 121 (1) của UNCLOS – đảo là một vùng đất được hình thành tự nhiên, bao quanh là biển và trên mực nước biển khi thủy triều lên. Theo UNCLOS, những cấu trúc địa hình chìm hoàn toàn dưới nước hoặc những cấu trúc địa hình nổi lên khi thủy triều xuống nằm ngoài lãnh hải tính từ một hòn đảo không đủ điều kiện để được gọi là "đảo".

Công thư của Mỹ tiếp tục khẳng định rằng Trung Quốc không có quyền tuyên bố chủ quyền đối với những khu vực biển tính từ các đảo ở Biển Đông bằng việc coi các nhóm đảo như quần đảo Trường Sa là một đơn vị tập hợp. Mỹ lập luận rằng UNCLOS quy định sử dụng đường cơ sở thông thường đối với các quần đảo nằm giữa đại dương, và chỉ có những quốc đảo như Indonesia và Philippines mới có quyền vẽ các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo và dải san hô ngầm xa bờ nhất của mình. Công thư của Mỹ khẳng định rằng những quan điểm này phù hợp với phán quyết của tòa trọng tài.

Mỹ im lặng trước tuyên bố chủ quyền đối với EEZ

Tuy nhiên, cũng cần chỉ ra một vấn đề hết sức quan trọng rằng công thư của Mỹ không đề cập đến phán quyết của tòa trọng tài hay các quan điểm được thể hiện trong các công hàm của Indonesia, Philippines và Việt Nam. Công thư của Mỹ cũng không đề cập đến việc liệu Trung Quốc, theo UNCLOS, có quyền tuyên bố chủ quyền đối với một EEZ và thềm lục địa tính từ các đảo nhỏ riêng lẻ ở Biển Đôngmà nước này tuyên bố chủ quyền hay không. Sự im lặng của Mỹ về những vấn đề này có thể cho thấy rằng theo quan điểm của họ, Trung Quốc có thể có quyền tuyên bố chủ quyền đối với EEZ rộng 200 hải lý và thềm lục địa tính từ các đảo lớn nhất ở Biển Đông mà họ tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả các đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa.

Vấn đề này đã được xem xét trong vụ kiện tranh chấp Biển Đông và tòa trọng tài đã quy định rằng không một thực thể địa hình nào thuộc quần đảo Trường Sa là đảo được phép có EEZ hay thềm lục địa ; thay vào đó, chúng chỉ là các đá không thể đảm bảo nơi ăn chốn ở hay đời sống kinh tế của con người và chỉ được phép có lãnh hải rộng 12 hải lý.

Người ta chỉ có thể suy đoán về việc tại sao công thư của Mỹ không đề cập đến việc liệu có thể tuyên bố chủ quyền đối với một EEZ và thềm lục địa tính từ các đảo riêng lẻ thuộc quần đảo Trường Sa hay không. Có lẽ Mỹ chủ yếu chỉ quan tâm đến khả năng can thiệp vào quyền tự do của họ ởBiển Đông – quyền tự do tiến hành các hoạt động hàng không, hàng hải và quân sự – và ít quan tâm đến đến vấn đề ai có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.

Đồng thời, Mỹ có thể không thoải mái trong việc ủng hộ quan điểm của tòa trọng tài về quyền tuyên bố chủ quyền đối với một EEZ và thềm lục địa tính từ các cấu trúc địa hình nhỏ, vì nước này đã tuyên bố chủ quyền đối với các EEZ quanh các đảo nhỏ không người ở tính từ các vùng lãnh thổ của họ ở Thái Bình Dương. Phán quyết của tòa trọng tài rằng không một cấu trúc địa hình nào thuộc quần đảo Trường Sa là đảo có quyền có một EEZ và thềm lục địa riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nước thành viên ASEAN tiếp giáp Biển Đông.

Những nước này tuyên bố chủ quyền đối với một EEZ tính từ các đường cơ sở dọc bờ biển hay quần đảo chính của họ, và theo quy định của UNCLOS, họ có quyền chủ quyền và quyền tài phán để thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi vùng biển thuộc EEZ và thềm lục địa tiếp giáp bờ biển của họ. Đây là cơ sở để Indonesia lập luận rằng họ có các khu vực biển chồng lấn với Trung Quốc. Đó cũng là cơ sở để Việt Nam lập luận rằng Việt Nam có đặc quyền thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên cách xa bờ biển trong khu vực gọi là Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), và là cơ sở để Philippines lập luận rằng họ được độc quyền thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).

Những phản ứng có thể có

Trung Quốc có thể coi công thư của Mỹ là một nỗ lực nhằm can thiệp vào cái mà theo quan điểm của Trung Quốc là một tranh chấp khu vực giữa các nước tiếp giáp Biển Đông. Không rõ các nước thành viên ASEAN tiếp giáp Biển Đông sẽ nhìn nhận thế nào về hành động của Mỹ. Một mặt, họ có thể vui mừng về việc một siêu cường đang thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông thông qua một công thư được chuyển đến tất cả các thành viên của Liên hợp quốc, nhất là khi nước này dường như coi phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài là một sự diễn giải có căn cứ về việc UNCLOS được áp dụng như thế nào đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Mặt khác, họ có thể quan ngại rằng công thư của Mỹ sẽ làm gia tăng khả năng Biển Đông trở thành nơi diễn ra cuộc đua tranh giành ưu thế ở châu Á giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc trao đổi công hàm là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tranh chấp về tính hợp pháp theo luật quốc tế của các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông sẽ không sớm kết thúc, cho dù các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc để đi tới thống nhất về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vẫn đang tiếp diễn./.

Robert Beckman

Nguyên tác US joins 'lawfare' by diplomatic notes over Chinese claims in S. China Sea, The Straits Times, 10/06/2020

Hồng Quyên giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 24/06/2020

Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Chính sách và Luật Biển, trung tâm Luật quốc tế NUS (National University of Singapore), Giáo sư khoa Luật của NUS. Bài viết được đăng trên The Straits Times.

Additional Info

  • Author Robert Beckman
Published in Diễn đàn

Truyền thông nhà nước gần đây cho biết một trong ‘điểm mới’ của Dự thảo Báo cáo chính trị - văn kiện quan trọng trình Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến tổ chức vào đầu năm 2021 là ‘vấn đề biển đông’.

biendong1

Người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Trường Sa Đông thuộc quần đảo Trường Sa hôm 7/1/2013 -Reuters

Thiếu chiến lược toàn diện về biển khiến đất nước đã không thể ‘mạnh về biển’. Trong lịch sử là tư duy ‘ứng phó’ về chống xâm lược từ biển và trong thời bình là ‘tư duy kinh tế’ bị níu kéo bởi ý thức hệ XHCN là nguyên nhân quan trọng. Nay trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, tham vọng địa chính trị, hung hăng tại Biển Đông và một ‘trật tự thế giới mới’ đang hình thành, Việt Nam cần thay đổi tư duy để xây dựng chiến lược biển xứng tầm.

Liệu tư duy chiến lược về Biển Đông có là quyết sách tại Đại hội 13 ?

‘Tư duy ứng phó’

Việt nam là quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3000 km, có thể gọi quốc gia biển, thế nhưng thay vì ‘một tư duy chiến lược chủ động’, thì thực tế lịch sử phản ánh ‘tư duy ứng phó’ với những đặc trưng trong thời chiến là ‘phòng thủ’ và trong thời bình là ‘kinh tế’.

Bối cảnh thể chế có sự tương đồng với Trung Quốc trong suốt lịch sử hơn nghìn năm là phong kiến tập quyền và hiện nay là chế độ cộng sản toàn trị, ngoại trừ hơn 20 năm đất nước bị chia cắt (1954-1975). Đây là đặc điểm có ảnh hưởng lớn đến tư duy về biển.

Mới đây, cuối năm 2019 bãi cọc gỗ, được tìm thấy ở huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, có liên quan đến trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Khảo cổ ‘các di tích bãi cọc’ phản ánh các trận địa bãi cọc, từng được bày bố tại các nhánh của sông Bạch Đằng để phục vụ mục đích quân chống xâm lược từ biển. Trong đó có trận chiến chống quân Nam Hán năm 938 trên sông Đá Bạch (Bạch Đằng) do Ngô Quyền lãnh đạo, chiến tranh Tống–Việt năm 981 dưới thời nhà Tiền Lê và trận Bạch Đằng chống quân nhà Nguyên Mông năm 1288 dưới thời nhà Trần.

Trong thời chiến tranh chống đế quốc các biến cố như ‘‘Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958’, ‘Hải chiến Hoàng Sa’ và ‘Đá Gạc Ma’ thuộc quần đảo Trường Sa đã phản ánh âm mưu và dã tâm của chính quyền Trung Quốc lợi dụng niềm tin ‘ngây thơ’ về ý thức hệ và tình hình phức tạp để chiếm đoạt Biển Đông. Các biến cố này là sự trả giá đắt, làm tổn thương truyền thống bảo vệ chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

biendong2

Biểu tình ở Hà Nội phản đối Trung Quốc hôm 19/1/2017 Reuters

Trong thời bình, những năm gần đây Việt Nam đã đề cập về chủ trương xây dựng một quốc gia ‘mạnh về biển’ nhưng thường gắn với phát triển kinh tế biển, mang nặng kiểu ‘tư duy kinh tế’. Năm 1997 Đảng CS ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, mười năm sau, năm 2007, mới có Nghị quyết số 09-NQ/TW "Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020". Tuy nhiên những dự đoán sai về tình hình ‘thế kỷ 21’ với cách tiếp cận thiếu toàn diện về biển đã không thể có một chiến lược kinh tế biển phù hợp. Sai lầm của chính sách tăng trưởng ‘nóng vội’ cộng với quản lý kinh tế yếu kém đã để lại hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và bất ổn vĩ mô. Các tập đoàn hàng hải như Vinashin, Vinalines... bị phá sản, việc xây dựng tràn lan các bến cảng to nhỏ dọc bờ biển gây nên sự lãng phí lớn vốn đầu tư công…

Để ‘sửa chữa’ sai lầm trên một ‘nỗ lực chính sách’ về biển được thực hiện trong nhiệm kỳ Đại hội 12 (2016-2021). ‘Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045’ được ban hành theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Trên cơ sở đó, tháng 3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm để cụ thể hóa ‘chiến lược kinh tế biển’ nêu trên. Tính khả thi của chiến lược này đang gặp thách thức trước bối cảnh thế giới thay đổi và Trung Quốc tham vọng địa chính trị tại Biển Đông.

‘Tư duy chiến lược biển’

Một trong những nguyên nhân không thể trở thành quốc gia ‘mạnh về biển’, phát triển kinh tế biển như nêu trong các nghị quyết của Đảng là tư duy chiến lược biển đã không theo kịp thời đại, và ngoài ra, có phần bị níu kéo bởi ý thức hệ.

Trước hết, Mỹ và các nước Phương Tây đã nhận ra sự sai lầm và hậu quả của ‘chính sách can dự’ của Trung Quốc, theo đó trong bối cảnh toàn cầu hóa - Mỹ, ‘bỏ qua’ sự khác biệt ý thức hệ, đã mở rộng quan hệ kinh tế với sự tham gia của Trung Quốc với quan niệm rằng tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy dân chủ. Từ thời Tổng thống Barack Obama Mỹ đang thực thi chính sách ‘xoay trục’ sang Châu Á và Tổng thống Donald Trump phát động thương chiến Mỹ - Trung. Cuộc chiến này ngày càng leo thang căng thẳng sang mọi lĩnh vực và hiện hữu nguy cơ biến thành cuộc chiến tranh lạnh 2.0.

Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đang đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái sâu nhất so với các cuộc khủng khoảng kinh tế trong một thế kỷ qua. Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt, gãy khiến các nước nhận ra sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc không chỉ hàng hóa thông thường mà cả thiết yếu như y tế và thuốc chữa bệnh. Quan hệ thương mại có thể thay đổi, các nước đang thay đổi chính sách hướng đến tự chủ. Cuộc gặp thượng đỉnh EU và Trung Quốc trong tháng 6/2020 không có tuyên bố chung, khi lãnh đạo EU công bố sách trắng về bảo vệ thị trường và nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn là đối tác số 1 và Trung Quốc chỉ là bạn hàng cần thiết. Các nhà nghiên cứu đang phân tích sự thoái trào của toàn cầu hóa và dự báo ‘một trật tự thế giới mới’.

biendong3

Giàn khoan dầu của Rosneft Vietnam ngoài khơi Vũng Tàu ở mỏ Lan Tây hôm 29/4/2018 Reuters

Hơn thế, chính quyền Trung Quốc, lợi dụng đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Vũ Hán lan rộng toàn cầu, số ca lây nhiễm và số tử vong tăng nhanh và các quốc gia đang bị động đối phó vì chưa có vaccine, đã thể hiện chính sách ngoại giao ‘lang sói’, như kiểu đe doạ và trừng phạt kinh tế với nước Úc, khi thủ tướng nước này đề xuất ‘một cuộc điều tra độc lập về sự khởi phát đại dịch’. Bản chất hung hăng của chế độ độc tài hiện hữu trong quan hệ chính trị và thương mại quốc tế.

Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ bị ‘phong toả bán phần’ với thế giới văn minh từ Biển Đông bởi tham vọng địa chính trị của Trung Quốc. Quốc gia này đã trỗi dậy mạnh mẽ trong hơn một phần ba thế kỷ để trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực tối cao để thực hiện ‘giấc mộng Trung Hoa’.

Từ năm 2013 đến nay chính quyền Bắc Kinh đã có nhiều động thái hung hăng trên Biển Đông, sử dụng đường ‘tự vẽ’ là ‘đường chín đoạn’, vi phạm Công ước về Luật Biển 1982, quân sự hóa và hành chính hóa các đảo chìm nổi, xâm phạm chủ quyền biển đảo và đe doạ dùng vũ lực đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, theo các nhà quan sát, vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) được đề xuất bao trùm cả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, là ‘âm mưu có chủ đích’ của chính quyền Bắc Kinh chỉ đang chờ thời điểm thích hợp để công bố.

Tuy có thái độ ‘cứng rắn’ hơn trước những hành động của chính quyền Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải, uy hiếp các giàn khoan dầu khí, đâm chìm tàu thuyền đánh cá của ngư dân… Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa ý thức hệ, sự lệ thuộc kinh tế và đe doạ chủ quyền, giữa liên kết với Mỹ, các nước Phương Tây vì ‘đảm bảo tự do hàng hải’, phát triển thương mại, thu hút đầu tư và các giá trị dân chủ, nhân quyền.

Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam cần có tư duy chiến lược biển với một tầm nhìn toàn diện và các chính sách đột phá. Một số điểm chủ yếu, theo tôi, tư duy chiến lược biển cần hướng đến :

Một là, chiến lược phát triển đất nước đến 2045 dự kiến được quyết định trong đại hội 13 cần coi chiến lược biển phải là bộ phận thiết yếu dựa trên sự thay đổi tư duy về biển trong tình hình mới. Củng cố và cụ thể hóa quan điểm phát triển kinh tế với quyết tâm bảo vệ chủ quyền căn cứ trên luật biển quốc tế ;

Hai là, Việt Nam, mặc dù tương đồng về ý thức hệ, nhưng không lệ thuộc vào nó để trở thành ‘đồng minh’ của Trung Quốc, mà khẳng định sự độc lập và quyết tâm gìn giữ chủ quyền. Ngoài ra, cần nhận thức rõ hơn ý thức hệ giáo điều bảo thủ thường gây nên hiệu ứng ngược đối với các nhà đầu tư, cản trở quá trình cải cách hệ thống chính trị theo hướng phù hợp với thị trường trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ;

Ba là, xây dựng các phương án chính sách để dần hạn chế sự phụ thuộc kinh tế, đồng thời đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc. Các chính sách như vậy cần dựa vào cộng đồng doanh nghiệp và sự tham gia rộng rãi của người dân để có sự đồng thuận và huy động nguồn lực xã hội ;

Bốn là, nhận thức rõ hơn sự thay đổi địa chính trị trên thế giới, cân nhắc ảnh hưởng từ chính sách ‘xoay trục’ của Mỹ sang Châu Á để có đối sách phù hợp về an ninh, ngoại giao để hạn chế ‘sự phong toả’ từ ‘chiến lược biển’ của Trung Quốc ;

Năm là, thúc đẩy cải cách thể chế theo hướng dân chủ nhằm tăng hiệu quả của ‘chính sách Việt Nam can dự’, coi trọng việc thực hiện thực chất các cam kết cải cách trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) và đầu tư (IPA) với các nước phát triển. Tuy nhiên, trong các hiệp định ký kết với Liên minh Châu Âu thì các điều khoản về quyền lao động, lập hội đoàn và bảo vệ môi trường trong EVFTA và IPA được đề cao…

Tư duy chiến lược biển có tầm quan trọng để Việt Nam tái định vị trên bản đồ thế giới trong thế kỷ 21. Liệu ‘vấn đề Biển Đông’ trong Báo cáo chính trị, được coi là ‘điểm mới’ có đề cập đến một tư duy xứng tầm làm cơ sở để xây dựng một chiến lược biển ?

Phạm Quý Thọ (Hà Nội)

Nguồn : RFA, 23/06/2020

Additional Info

  • Author Phạm Quý Thọ
Published in Diễn đàn