Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biển Đông : Nhượng bộ Trung Quốc, Việt Nam không hẳn là thua

Ngô Vĩnh Long, RFI, 29/07/2020

Khi chấp nhận hủy hợp đồng và bồi thường cho Repsol dưới áp lực của Trung Quốc, Việt Nam "lùi một bước đế tiến thêm hai bước" trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích kinh tế tại Biển Đông. Trên đây là phân tích của chuyên gia về Biển Đông, giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine Hoa Kỳ.

bd1

Với sự hiện diện của ExxonMobil ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ "ngán" sách nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam  / Reuters

Khi bắt chẹt Việt Nam hủy hợp đồng khai thác dầu khí ở Biển Đông với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha và một số công ty nước ngoài khác, Trung Quốc đã đi sai một nước cờ ? Về phía Việt Nam, Hà Nội đã nhượng bộ Bắc Kinh để đánh động công luận quốc tế về tham vọng vô hạn của Trung Quốc ở Biển Đông và lôi kéo Mỹ, Nga vào cuộc.

Việt Nam tăng tốc đàm phán với ExxonMobil của Mỹ trong dự án Cá Voi Xanh. Hà Nội trực tiếp vận động Moskva về hợp tác giữa các tập đoàn Việt Nam với Rosneft của Nga. Trả lời RFI tiếng Việt, giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine - Hoa Kỳ, cho rằng sự hiện diện của các đại tập đoàn Mỹ và Nga sẽ ngăn chận Bắc Kinh chèn ép và uy hiếp các nước trong khu vực để khai thác tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Phỏng vấn Giáo sư Ngô Vĩnh Long về Biển Đông

RFI : Xin kính chào giáo sư Ngô Vĩnh Long, động lực nào thúc đẩy Việt Nam chấp nhận hủy các hợp đồng thăm dò dầu khí với các công ty nước ngoài và phải trả giá đắt để bồi thường thiệt hại cho các đối tác, như tiết lộ của truyền thông quốc tế gần đây ?

Ngô Vĩnh Long :  Tất cả các dự án liên quan đều nằm trên thềm lục địa của Việt Nam. Ngoại trừ các dự án của tập đoàn Tây Ban Nha, Repsol, các dự án này nằm ở ngoài rìa xa nhất, rìa ngoài, nhưng vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đó là nơi Trung Quốc đã quấy nhiễu từ mấy năm nay, từ 2017. Vừa qua Repsol đã phải dừng khoan ở các bãi 07/03 và 135-136/03.

Vấn đề đặt ra là Trung Quốc quấy nhiễu, gây bất an khiến các công ty ngoại quốc, đặc biệt là Repsol, đòi Việt Nam tăng cường bảo đảm an ninh. Việt Nam thấy rằng khó bảo đảm an ninh cho các đối tác này, nhất là cho đến mãi gần đây các nước khác làm ngơ trên hồ sơ này. Cho nên Việt Nam quyết định dừng khoan do bị Trung Quốc đe dọa, đặc biệt là nếu trong năm nay Việt Nam chưa vận động được sự ủng hộ của quốc tế. Quyết định này nhằm tránh đụng độ với Trung Quốc, đặc biệt là năm tới Việt Nam tổ chức đại hội Đảng. Hà Nội không muốn chuyện gây rối với Trung Quốc buộc Việt Nam phải thương lượng tay đôi với Bắc Kinh. Thương lượng tay đôi sẽ bất lợi cho Việt Nam.

RFI : Trung Quốc sách nhiễu các công trình khai thác dầu khí của Việt Nam và các đối tác quốc tế của Việt Nam dưới hình thức nào ?

Ngô Vĩnh Long : Trung Quốc thường đưa các đội tàu xuống các vùng ngoài khơi nhưng ở bên trong thềm lục địa của Việt Nam. Đôi khi là những đội tàu với cả bốn, năm chục tàu hải quân đi ngang qua. Rồi Trung Quốc lại điều các giàn khoan đến áp sát vào các giàn khoan của Repsol chẳng hạn.

RFI : Giáo sư đánh giá ra sao về quyết định của phía Việt Nam nhượng bộ trước áp lực của Bắc Kinh ?

Ngô Vĩnh Long : Nhiều người nói rằng Việt Nam đã thua. Đúng là Việt Nam thua, nhưng thua một bước. Có thể là vì Việt Nam nhượng bộ dưới áp lực của Trung Quốc, cho nên các nước khác cảm thấy là nếu cứ để cho Trung Quốc tiếp tục lấn át như vậy thì sẽ gây mất an ninh cho tất cả mọi người. Tôi nghĩ, không chỉ có các nước trong khu vực nhận thức được vấn đề này, mà cả chính Hoa Kỳ cũng đã nhận thức được. Cho nên từ hai tuần qua thái độ của Mỹ trước các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông đã cứng rắn hơn rất nhiều.

RFI : Giáo sư muốn nói đến tuyên bố hôm 13/07/2020 của ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bác bỏ đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ?

Ngô Vĩnh Long : Tuyên bố của Mỹ rất cứng rắn. Từ trước đến giờ Hoa Kỳ không nói thẳng, nhưng lần này Mỹ thẳng thừng cho rằng "những thủ đoạn và hành động của Trung Quốc là phạm pháp và vi phạm luật biển quốc tế". Do vậy Mỹ sẽ "giúp bảo vệ an ninh cho các nước trong khu vực" để các nước này có thể khai thác các nguồn lợi ngoài biển nhưng ở bên trong thềm lục địa của họ. Sau Hoa Kỳ, Úc cũng đã tuyên bố ủng hộ lập trường của Mỹ về Biển Đông. Vì thế, chẳng hạn như là tập đoàn Mỹ ExxonMobil, đã có lúc muốn rút ra khỏi Việt Nam, nhưng sau tuyên bố của Mỹ đã tái khẳng định hợp tác với Việt Nam. Đây là một công ty Mỹ, nếu bị Trung Quốc quấy nhiễu trong các vùng mà ExxonMobil đang hợp tác với Việt Nam, tôi nghĩ rằng Mỹ sẽ có thái độ. Cho nên ExxonMobil tiếp tục đàm phán với PetroVietnam để thúc đẩy dự án Cá Voi Xanh chẳng hạn.

RFI : Nói cách khác, Việt Nam có thể tận dụng thế lục của các đối tác dầu khí Mỹ và cả của Nga để ngăn chận tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông ?

Ngô Vĩnh Long : Vâng. Ngoài ra Rosneft có vốn của chính phủ Nga, cho nên Việt Nam nghĩ rằng có thể nếu Trung Quốc đe dọa những vùng có đầu tư của Rosneft thì Nga có thể cũng sẽ can thiệp. Theo tôi nghĩ, Việt Nam sẽ đi gần với Nga thêm, cùng với Nga bảo vệ an ninh cho các hãng dầu của hai nước ở vùng Nam Côn Sơn hay là ở ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Cần nói thêm là các hãng của Mỹ và Nga cảm thấy là cần phải cứng rắn thêm, nếu không sẽ bị Trung Quốc chèn ép, như trường hợp của tập đoàn Tây Ban Nha Repsol. Việt Nam phải dừng hợp đồng với tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha, phải trả một số tiền bồi thường rất lớn, 1 tỷ đô la, nhưng mặt khác việc này cho các quốc gia khác, trong đó có Mỹ và Nga, thấy rằng không thể để tình trạng này tiếp diễn, vì như vậy quyền lợi của các bên sẽ bị đe dọa, không chỉ trong vấn đề khai thác tài nguyên hay phát triển ở Biển Đông, mà còn cả đối với an ninh trên toàn vùng biển này.

Việt Nam đã hy sinh rất nhiều : 1 tỷ đô la tiền phạt là một khoản tiền rất lớn, hơn nữa các dự án của tập đoàn Tây Ban Nha tương đương với 9 % lượng khí đốt có thể cung cấp điện cho toàn quốc. Nhưng đổi lại, về lâu dài, tương lai đối an ninh của Việt Nam và cả khu vực sẽ rất là lớn. Trong tình huống hiện nay, tôi nghĩ rằng là Việt Nam làm một bước lùi, nhưng hai bước tiến. Bởi vì rõ ràng là, ngoài Mỹ, ngay cả những nước khác cũng đang thấy là áp lực của Trung Quốc ngày càng lớn. Nếu bây giờ không cùng nhau bảo vệ cho an ninh chung trong khu vực, thì có lẽ là sẽ quá trễ.

RFI : Phản ứng của phía Trung Quốc sắp tới đây sẽ ra sao, thưa ông ?

Ngô Vĩnh Long : Trung Quốc trước hết tỏ ra là mình mạnh, đưa một số tàu vào Biển Đông để tập trận, đưa 8 máy bay tiêm kích vào đảo Phú Lâm... Nhưng tôi nghĩ rằng, trong hoàn cảnh hiện tại, Trung Quốc không dám khiêu khích Mỹ lắm vì khiêu khích Mỹ như vậy, tổng thống Trump có thể "nổi điên lên". Khi đó không lường được trước những gì sẽ xảy ra.

RFI : Còn về phía Nga, thưa giáo sư ?

Ngô Vĩnh Long : Trong ngắn hạn, Nga có lợi hơn khi đi chung với Trung Quốc. Nhưng thật ra về lâu về dài, Trung Quốc là nước đe dọa Nga, chứ không ai đe dọa Nga hơn là Trung Quốc. Để bảo vệ quyền lợi của mình trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương, Nga nên bảo vệ quyền lợi của Nga với Việt Nam. Việt Nam dù sao đi nữa cũng là đối tác chiến lược của Nga và tôi nghĩ rằng Nga sẽ không bỏ rơi Việt Nam.

RFI : Chân thành cảm ơn giáo sư Ngô Vĩnh Long, đại học Maine, Hoa Kỳ tham gia vào chương trình của ban Việt ngữ.

Thanh Hà thực hiện

Nguồn : RFI, 20/09/2020

Link để tải phỏng vấn Giáo sư Ngô Vĩnh Long

https://aod-rfi.akamaized.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/202007/Ph_ng_V_n_GS_Ngo_Vinh_Long-_Bi_n_Dong.mp3

********************

Trung M có th n súng ti Bin Đông hay không ?

Ngô Nhân Dụng, VOA, 29/07/2020

Ngày 12/7 là k nim bn năm ngày Tòa án Quc tế The Hague tuyên b Đường Lưỡi Bò mà chính quyn Trung Quc v ra Bin Đông nước ta hoàn toàn vô giá tr. T năm 2016 đến nay, Bc Kinh vn bt chp phán quyết đó, và Philippines là nước đ đơn kin hu như cũng quên luôn !

bd2

USS Nimitz nhn thêm nhiên liu ti Bin Đông, 7 tháng By, 2020. Ảnh minh họa

Năm nay, Ngoi trưởng M Mike Pompeo bng dưng nhc nh tt c mi người đng quên bn án ca Tòa Quc tế ! Ông Pompeo nhn mnh vic Trung Quốc tiếm nhn 90 phn trăm vùng bin Đông Nam Á là "hoàn toàn bt hp pháp". Ông nhc đến tên nhiu hòn đo ca các nước t Vit Nam, Indonesia đến Malaysia đã b Trung Quốc chiếm đóng phi pháp, trong đó có Vanguard Bank (Bãi Tư Chính) ca nước ta.

Trước khi ông Pompeo nói, hai hàng không mu hmUSS Nimitz và USS Ronald Reagan đã song song tiến vào vùng bin Đông Nam Á, đem theo c hm đi đy đ vũ khí thao dượt tác chiến, liên tiếp hai tun l. Mu hm Nimitz cũng tp trn cùng hi quân n Đ, trong Vnh Bengal, trước khi qua Trung Đông. Quân n Đ và quân Trung Quốc mi bn nhau vùng biên gii trên Hy Mã Lp Sơn, mi bên chết my chc người.

Ln sau chót hai mu hm ca hi quân M cùng đi vào Bin Đông din ra năm 2014, khi cu Tng thng Obama tuyên b "chuyn trc", đưa lc lượng M t vùng Đa Trung Hi qua Á Châu ; đng thi M cũng đang vn đng vi 11 quc gia Thái Bình Dương ký mt hip ước thương mi t do mà không cho Trung Quốc d phn.

Sáu năm trước cũng như ln này, các chiến hm M đi sát gn các hòn đo Trung Quốc chiếm ca Vit Nam trong qun đo Trường Sa, mà không báo tin xin phép, đ chng t nước M không công nhn h làm ch, dù Trung Quốc đã thiết lp nhng căn c quân s trên đó.

Trong vòng mt tun, Bc Kinh đã phn ng mnh m, đưa thêm chiến đu cơ J-11B ti phi trường quân s trên Đo Phú Lâm (Woody Island), hòn đo rng nht trong Qun đo Hoàng Sa, trước năm 1974 vn thuc lãnh th Vit Nam Cng Hòa.

Quân khu Min Nam Trung Quc còn cho máy bay JH-7 tp trn hai ngày liên tiếp, bn 3,000 phi đn vi cht n tht, trên nhng mc tiêu di đng trên mt bin. JH-7 là loi máy bay th bom đc bit nhm đánh các chiến hm đang di chuyn. Ln chót oanh tc cơ JH-7 được đem biu din bn ha tin tht Bin Đông là năm 2016, sau khi Tòa án quc tế The Hague x Philippines thng kin Trung Quc.

Năm nay Trung Quốc li biu din đánh bom Bin Đông nước ta, trong khi hi quân M đang tp trn bt chp nhng tín hiu cnh cáo, xua đui ca các tàu Hi Giám. Không ai đoán trước được chuyn gì s xy ra gia hai cường quc, trong lúc không khí ngày càng căng thng, t khi có bnh dch Covid 19.

Xung đt M - Trung đang din ra trong nhiu lãnh vc : Cuc chiến thuế quan, Huawei, Hng Kông, nhân quyn ca người Uyghurs, ri mi đóng ca lãnh s quán Trung Quốc Houston và Trung Quốc tr đũa bng tòa lãnh s M Thành Đô. Tng thng Donald Trump đã gi Coronavirus là Vi khun Vũ Hán (Wuhan virus) và gi tên Kung Flu đ chế nho, còn nghĩ ti vic cm vn c 92 triu đng viên cng sn Trung Quc ! M mi bán 180 triu đô la vũ khí cho Đài Loan dù Trung Quốc n ào phn đi. Trong Tháng By, người ta thy mt chiếc máy bay không người lái (spy drone) ca M, được trang b các loi máy do thám, bay qua vùng Bin Đông ri đi v hướng Đài Loan !

Trong thế k 21, hai nước M và Trung Quc, làm ch 40 phn trăm kinh tế thế gii, s kình chng ln nhau, không th nào tránh được. Năm 2018, ông Kissinger, tng làm c vn an ninh quc gia cho my đi tng thng M, đã nói, "Theo kinh nghim lch s thì Trung Quc và Hoa K chc chn s xung đt". Cuc thương chiến do Tng thng Trump khi xướng s còn tiếp tc, dù ông Trump tái đc c hay không. Cuc chy đua làm ch h thng vin thông G5 cũng vy.

Mi người đng ý rng các ông Tp Cn Bình và Donald Trump không mun chiến tranh gia hai nước. Tng thng Trump đã t ra rt thân thin, tng khen Tp Cn Bình là nhà lãnh đo Trung Quc ln nht trong my thế k xác chết ca Mao Trch Đông, Đng Tiu Bình, nếu nghe được, chc phi git mình ca quy ! Sau đó ông Trump còn nâng cp, gi ông Tp là nhà lãnh đo s mt trong sut lch s Trung Quc ! Nói thế chc đúng ý Tp Cn Bình ! Vì các ông vua đi trước như Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Minh Thành T, cho ti Càn Long ch lo bành trướng trên lc đa Châu Á, còn Tp Cn Bình m c Con đường Tơ La trên mt bin và đang đem tin cùng các c vn, công nhân, đến tn các nước Châu Phi mua nh hưởng !

Nhưng mt cuc chiến tranh có th bt ng bùng lên ch vì nhng biến c nh. Năm 2001, mt máy bay tình báo M b chiến đu cơ Trung Quốc bám sát, tai nn đã xy ra ch cách Hoàng Sa 160 km. Người phi công Trung Quốc t nn còn máy bay M thoát nn nh h cánh khn cp xung đo Hi Nam. Chính ph hai nước đã giàn xếp n tha.

Năm 2018 có lúc chiến thuyn hai bên đến sát gn nhau trong Bin Đông, ch cách 40 mét. Nếu vì trc trc k thut mà tàu đng nhau, có người chết, thì không biết chuyn gì s xy ra !

Cui năm 2018, Thiếu tướng hi hưu La Vin (Luo Yuan) thuyết trình ti Hc vin Khoa hc Quân s, đã nói thng rng Trung Quc ch cn bn ha tin vào mt hay hai cái hàng không mu hm là đ cho M s ri. Khuynh hướng diu hâu trong quân đi Trung Quốc có th đang lên cao, và h có th tính toán liu lĩnh, khi mun li dng tình trng nước M đang lâm bnh Covid nng nht thế gii ngay các căn c quân s M Nht Bn cũng b vi khun đe da.

Điu đáng lo ngi trong lúc này là hai nước đang tiến t nhng xung đt c th, như mu dch hay ăn cp sn phm trí óc, có th tho lun đ gii quyết, sang nhng vn đ không th gii quyết vì có tính cách chiến lược lâu dài, cho ti các vn đ chính tr căn bn, như cách t chc kinh tế ca Trung Quc,và vic Trung Quốc xâm ln vùng Bin Đông.

Nguy him nht là trong khi tàu chiến và máy bay quân s hai nước có th đng chm ngoài ý mun, thì mi bang giao đang chuyn, t xung khc biến thành thù nghch. Mi bên không còn tin vào li ha hn ca bên kia, và không ngn ngi nói công khai như vy. Các con đường ngoi giao có kh năng tháo g các xung đt có th b tc nghn. Khi ông Mike Pompeo gp ông Lưu Hc Hawaii tháng trước, mà không hn gp nhau ln na, nhiu người đã nhc ti biến c Nht Bn bt ng tn công Pearl Harbor năm 1941 ; đ nhc nh rng cuc chiến Thái Bình Dương đã xy ra dù trước đó không ai tin Nht Bn li di dt gây chiến vi mt nước ln gp bn ln mình như thế !

Mt yếu t cũng đáng quan tâm là năm nay dân M sp đi bu. Nếu trước ngày b phiếu mà có mt v xung đt quân s ln thì, như kinh nghim cũ cho thy, dân chúng M chc chn s đoàn kết ng h v tng thng đương nhim. Nhng cuc tp trn ca hai hàng không mu hm M cũng như các li tuyên b lên án Trung Quốc ca Ngoi trưởng Mike Pompeo đu có th chun b cho mt biến c như vy.

Tp Cn Bình và Donald Trump s không đ cho chiến tranh lan rng và kéo dài, nhưng mt cuc n súng Bin Đông vn có th xy ra bt ng.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 29/07/2020

*********************

Việt Nam, Indonesia tăng cường phòng thủ ở Biển Đông

Thu Hằng, RFI, 29/07/2020

Việt Nam hợp tác với Nhật Bản để tăng cường khả năng phòng thủ ở Biển Đông, trong khi Indonesia nhắm đến chiến đấu cơ Eurofighter để kiểm soát chặt chẽ hơn các vụ xâm nhập của Trung Quốc vào vùng biển của nước này.

bd3

Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Chính quyền của ông đang tăng cường khả năng phòng thủ trên biển trước mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc.  © Reuters /Antara Foto /Ismar Patrizki

Ngày 28/07/2020, Nhật Bản đã ký với chính phủ Việt Nam hiệp định vay vốn ODA trị giá 36,626 tỷ yên (khoảng 348,2 triệu đô la) để trang bị 6 tầu tuần tra, trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng hoạt động quân sự ở Biển Đông. Đây là khoản vay ưu đãi với thời hạn 40 năm. Dự án áp dụng điều khoản đặc biệt dành cho Đối tác kinh tế (STEP), sử dụng công nghệ đóng tầu tiên tiến của Nhật Bản và có thể chuyển giao công nghệ. Số tầu này được dự kiến giao cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam từ nay đến tháng 10/2025.

Trước Nhật Bản, Hoa Kỳ cũng thông báo cung cấp một tầu tuần duyên cho Cảnh sát biển Việt Nam, theo dự kiến là vào cuối năm 2020. Ngoài ra, trong trong 3 năm gần đây, Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam 18 xuồng tuần tra "Metal Shark".

Indonesia cũng đang nghiên cứu tăng cường không lực để đối phó với những thách thức ngày càng tăng từ phía Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia Prabowo Subianto chú ý đến 15 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon do Không quân Áo bán lại.

Từ khi giữ chức bộ trưởng Quốc phòng, khác với những người tiền nhiệm, ông Prabowo Subianto tập trung vào chiến lược củng cố không lực và tăng đội tầu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường. Theo trang Asia Times ngày 28/07, Indonesia hiện có 16 chiến đấu cơ SU-27/30 do Nga sản xuất và 3 máy bay F-16 Lockheed Martin, thường xuyên được sử dụng để tuần tra ở Biển Đông.

Trong khi đó, tổng thống Philippines lại tỏ ra "cam chịu" trước những yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh vì "Trung Quốc có vũ khí, Philippines thì không". Phát biểu trên đã được ông Uông Văn Bân (Wang Wenbin), một phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Trung Quốc, hoan nghênh trong buổi họp báo ngày 28/07. Đồng thời, ông Uông Văn Bân tái khẳng định Bắc Kinh không thay đổi lập trường về Biển Đông.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 29/07/2020

***********************

Chuyển động Biển Đông : Đối đầu Mỹ-Trung và lựa chọn của Việt Nam ?

Hà Hoàng Hợp, Quốc Phương, BBC, 27/07/2020

Trung Quốc thông báo đang tiến hành đợt tập trận chín ngày ở khu vực Vịnh Bắc Bộ (từ ngày 25/7 đến ngày 2/8/2020).

bd4

Máy bay chiến đấu J15 của Trung Quốc trong một cuộc tập trận trên biển năm 2018

Động thái này là bình thường hay có gì đáng nói và có vị trí, tác động của nó ra sao trong bức tranh các hoạt động tập trận, thao diễn quân sự của Trung Quốc ở khu vực và trên Biển Đông ?

Hôm 27/7/2020, từ Hà Nội, nhà quan sát và phân tích thời sự chính trị và an ninh khu vực, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp đã dành cho BBC News tiếng Việt một cuộc trao đổi qua bút đàm, trong đó ngoài động thái trên của Trung Quốc, ông cũng đưa ra quan sát của mình về các diễn biến, chuyển động bang giao, an ninh, chính trị quốc tế và khu vực mới nhất và bình luận về việc Việt Nam cần có chính sách, đối sách và hành động cụ thể ra sao.

-----------------------

"Đợt tập trận chín ngày lần này của quân Trung Quốc gồm có bắn đạn thật có sức công phá lớn, trong đó có pháo tên lửa và tên lửa ; không quân Trung Quốc cũng tập bắn đạn thật - không đối biển và không đối không ở phía Tây bán đảo Lôi Châu, ngay sát Biển Đông.

Ngoài mục đích luyện quân, tập trận còn là cảnh báo đối với các thế lực quân sự nước ngoài, rằng Trung Quốc có nền quốc phòng mạnh cả phòng thủ và tấn công.

Địa điểm tập trận gần Biển Đông và gần Việt Nam, nên có thể Trung Quốc có hàm ý gián tiếp gì đó chưa rõ. Ở Việt Nam, không thấy có gì lạ hoặc ngại mỗi khi Trung Quốc tập trận" (Hà Hoàng Hợp)

Có sợ trả đũa ?

BBC : Mới đây tiếp theo Mỹ và một số nước, chính phủ Úc cũng đã có động thái gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc liên quan các tuyên bố chủ quyền (đơn phương) của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực. Vì sao Úc quyết định làm việc này trong thời điểm này, ý nghĩa, ảnh hưởng chính ra sao, Canberra có tính toán và quan ngại là sẽ bị Bắc Kinh trả đũa hay không ?

Hà Hoàng Hợp : Úc gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc ủng hộ phán quyết 2016 của tòa trọng tài đối với Philippines, ủng hộ nền pháp lý quốc tế về biển, coi các đòi hỏi chủ quyền đơn phương của Bắc Kinh là phi pháp, cho thấy Úc thượng tôn pháp luật quốc tế, đồng thời ủng hộ quan điểm thượng tôn pháp luật quốc tế liên quan đến biển Đông của Mỹ.

Bắc Kinh lập tức đe dọa sẽ có các hành động trừng phạt đối với Úc. Đương nhiên, Úc đã dự liệu và không có gì phải lo ngại.

BBC : Cũng gần đây, Indonesia đã tiến hành tập trận, đặc biệt ở khu vực quần đảo Natuna, có thể cắt nghĩa động thái này của Indonesia ra sao liên quan tới an ninh, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và vùng biển ở khu vực Đông Nam Á ?

Hà Hoàng Hợp : Hồi tháng 5/2020, Bắc Kinh đề nghị Indonesia ngồi xuống đàm phán song phương để xử lý một "tranh chấp", vì theo Bắc Kinh nói đường chín đoạn mà Trung Quốc tuyên bố rằng của Trung Quốc có một phần chồng lấn với Natuna Besar của Indonesia.

Jakarta đã lập tức bác bỏ đề nghị đó và tháng Sáu, Indonesia đã có công hàm gửi Liên Hiệp Quốc phản đối đòi hỏi của Trung Quốc.

Việc Indonesia tập trận là nhằm răn đe và ngăn chặn mọi hành động phi pháp của Trung Quốc đối với vùng Natuna Besar của Indonesia.

Indonesia thể hiện quyết tâm cao nhất bảo vệ chủ quyền trên biển của mình, sẵn sàng chiến đấu chống Trung Quốc một khi Trung Quốc có bất cứ hành động phi pháp nào ở vùng Natuna.

Mỹ nhắm 'tầm xa'

BBC : Mới đây, các quan chức cao cấp lãnh đạo ba ngành quan trọng trong nội các chính quyền Mỹ là Ngoại giao, Quân sự, Tư pháp đã có những tuyên bố, thông điệp được cho là chỉ trích Trung Quốc hết sức mạnh mẽ, không chỉ về Biển Đông mà còn trong nhiều vấn đề đối ngoại, đối nội của Trung Quốc. Đây là các động thái ngẫu nhiên, hay đã có kế hoạch của chính quyền Mỹ ? Thực chất của các động thái này là gì, nó nằm trong một chiến lược ổn định, dài hạn của nội các Tổng thống Trump, hay chỉ mang tính phương tiện, công cụ để đối phó với áp lực trong nước (như thành tích về chông Covid-19 bị coi là nghèo nàn), hoặc để 'lấy điểm' cho kỳ bầu cử sắp diễn ra vào tháng 11/2020 này ?

Hà Hoàng Hợp : Đây là việc Mỹ triển khai chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng công bố cuối năm 2017, cụ thể hóa đường lối và chính sách quan hệ với Trung Quốc - cư xử với Trung Quốc như là đối thủ cạnh tranh chiến lược số một của Mỹ.

Phần đầu của chính sách này là "thương chiến", phần hiện nay, là bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ, kết hợp với các hành động địa chiến lược ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông, biển Hoa Đông, vấn đề Bắc Hàn…

Như tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Thư viện Richard Nixon, Mỹ cần bỏ chính sách mà Nixon đã khởi xướng đối với Trung Quốc từ cuối thập kỷ 1960 - Mỹ ủng hộ Trung Quốc giàu mạnh lên và dân chủ hóa, nhưng Trung Quốc đã từ chối dân chủ hóa và đang cố làm thay đổi trật tự quốc tế dựa trên các quy tắc luật.

Tất nhiên, chính sách lúc này của chính quyền Mỹ nhằm cả các mục tiêu tranh cử để tổng thống Trump có thể được tái cử ; nhưng chiến lược của Mỹ chắc chắn có tầm xa hơn cuộc bầu cử năm nay rất nhiều, vì nó dựa trên chiến lược an ninh quốc gia và chiến lược quốc phòng đã được sự ủng hộ với tỷ lệ cao bởi cả hai đảng ở Mỹ.

BBC : Ngoài ra, vụ căng thẳng về việc Mỹ, Trung Quốc nối tiếp nhau ra lệnh đóng các lãnh sự quán tương ứng của bên kia, giữa hai bên (tại Houston và Thành Đô), đang nói lên điều gì, có vị trí ra sao trong 'căng thẳng, đối đầu' Mỹ - Trung và có thể dẫn tới đâu ?

Hà Hoàng Hợp : Lý do Mỹ ra quyết định đóng cửa Tòa Lãnh sự Trung Quốc ở Houston là vì đó là một nơi tổ chức hoạt động gián điệp và ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ. Trung Quốc trả đũa bằng cách ra lệnh đóng của Tòa Lãnh sự Mỹ ở Thành Đô.

Mỹ đang chủ động thay đổi cách cử xử với Bắc Kinh, còn Bắc Kinh đang làm mọi cách để chủ động hơn trong việc đối phó với thay đổi chính sách quan hệ của Mỹ đối với Trung Quốc.

Việt Nam nên thế nào ?

BBC : Nhìn lại bối cảnh chung của thời sự quốc tế, trong đó có các chuyển động ở khu vực (kể cả tại Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Asean…) mới nhất tới nay, Việt Nam cần có cái nhìn ra sao về mặt chính sách, đối sách và hành động cụ thể để tranh thủ thời cơ, khắc chế rủi ro, vừa làm lợi cho mình, vừa đóng góp tích cực cho hòa bình, thịnh vượng và phát triển chung của quốc tế và khu vực, thưa ông ?

Hà Hoàng Hợp : Việt Nam đang có các xem xét cụ thể về các sự kiện xảy ra gần đây ở Hong Kong, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Hàn, Úc, Asean trên cơ sở đường lối ngoại giao mà Việt Nam đã công bố và nhắc lại nhiều lần.

Có thể thấy Việt Nam đứng về phía pháp luật quốc tế, và quốc gia nào tuân thủ luật pháp quốc tế thì Việt Nam có quan hệ gần gũi hơn với quốc gia đó.

An ninh bấy lâu nay là vấn đề khó khăn lớn nhất trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. An ninh ở đây không chỉ có vấn đề chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trong các vấn đề Biển Đông, mà còn có các vấn đề liên quan đến lưu vực sông Mekong.

Tôi thấy Việt Nam đang cố gắng nhiều hơn vì hòa bình và ổn định ở khu vực và ở bình diện quốc tế.

Việt Nam cần tiếp tục củng cố quốc phòng, tiến nhanh đến phồn vinh, dân chủ, công bằng ; có thế mới làm cho bạn bè quý mến hơn ; làm cho những đối tượng chơi không đẹp phải kiềng nể. Và đó là thách thức lớn nhất với Việt Nam.

BBC : Vừa qua có ý kiến cho rằng trong các vụ việc liên quan tới hoạt động dầu khí Việt Nam ở trên Biển Đông, như liên quan tới các đối tác, hay dự án hợp tác được biết đến như các vụ Rosneft, Repsol, Việt Nam được cho là đã phải chịu thiệt thòi nào đó (đền bù thiệt hại) do "sức ép từ phía Trung Quốc" dù bản chất các vụ việc là "khác nhau", Tiến sĩ có đánh giá, nhận xét gì về ý kiến này, có thể hiểu thế nào cho đúng hay khách quan về bản chất sự việc ?

Hà Hoàng Hợp : Điều mà tôi nhận thấy rằng từ năm sau khi hai nước Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ (năm 1991), Trung Quốc đã nhiều lần gây sức ép với liên quan đến vấn đề khai thác tài nguyên biển và dầu khí ở Biển Đông.

Tôi cũng thấy rằng Việt Nam đã có cư xử phù hợp, nhưng chưa bao giờ chịu bị ép !

Các câu chuyện xảy ra ở tầm Repsol, Rosneft và PVN, nếu có thì cũng chỉ là ở tầm doanh nghiệp.

Một hoặc một số doanh nghiệp dầu khí Trung Quốc vì có cổ phần ở một công ty con nào đó của Repsol, từ đó có các tác động đến các dự án của Repsol trong liên doanh với PVN, thì khó có thể nói rằng đó là sức ép từ Bắc Kinh.

Tôi hiểu rằng Bắc Kinh hoặc công ty dầu khí Trung Quốc nào đó không thể thành công trong việc gây sức ép lên Rosneft.

Việt Nam, quốc gia có chủ quyền hợp pháp ở EEZ và thềm lục địa của mình, đương nhiên không bị khuất phục trước bất kỳ loại sức ép phi lý và phi pháp nào từ bên ngoài !

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 27/07/2020

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp là nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak, Singapore), ông đồng thời cũng là thành viên nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, Anh Quốc.

******************

Collin Koh : ASEAN phải mạnh dạn đứng lên vì Biển Đông

Mai Vân, RFI, 27/07/2020

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 13/07/2020 chính thức tuyên bố lập trường của Hoa Kỳ, xem các yêu sách trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông là "bất hợp pháp". Đây là một thay đổi quan trọng trong chính sách của Mỹ về Biển Đông, được cho là sẽ thúc đẩy những nước khác, cho đến nay vẫn bất bình trước các hành vi bất chấp luât lệ quốc tế của Bắc Kinh để thực hiện ý đồ chiếm trọn Biển Đông nhưng lại tránh không muốn trực diện đối đầu với Trung Quốc.

bd5

Hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 36 (trực tuyến). Ảnh chụp ngày 26/06/2020.  Reuters - Pool

Như để chứng minh cho nhận định kể trên, ngày 23/07, đến lượt Úc gởi công hàm lên Liên Hiệp Quốc, chính thức bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền trên biển của Trung Quốc tại Biển Đông, bị Canberra cho là trái với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016.

Tuy nhiên, ngay từ khi ngoại trưởng Pompeo chính thức tuyên bố lập trường "mới" của Mỹ, một câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là các nước bị Trung Quốc bắt nạt ở Biển Đông và nhất là khối Đông Nam Á ASEAN mà các nước đó là thành viên sẽ có phản ứng ra sao, vì dứt khoát là họ sẽ bị lôi cuốn vào tâm bão Biển Đông.

Trong bài phân tích : "Đứng lên vì ASEAN ở Biển Đông - Standing up for ASEAN in the South China Sea" đăng trên trang thông tin East Asia Forum ngày 23/07, chuyên gia về Đông Nam Á Collin Koh, trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, đã ghi nhận thái độ bước đầu vẫn dè dặt của ASEAN, để cho rằng đã đến lúc khối Đông Nam Á phải mạnh dạn đứng lên vì quyền lợi của chính mình, thay vì chạy theo các cường quốc.

Philippines phản ứng rõ ràng nhất

Theo chuyên gia Collin Koh, trong số các nước bị Trung Quốc chèn ép tại Biển Đông, Philippines là nước đã có phản ứng rõ ràng nhất sau tuyên bố lập trường mới của Mỹ.

Đây cũng là điều dễ hiểu vì tuyên bố Biển Đông được Mỹ đưa ra vào đúng thời điểm Philippines kỷ niệm 4 năm ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về Biển Đông ngày 12/07/2016, bác bỏ cơ sở pháp lý của các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc dựa theo tấm bản đồ "lưỡi bò".

Trong diễn văn kỷ niệm ngày Tòa Trọng Tài ra phán quyết, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr. đã nhấn mạnh tính chất bất hợp pháp của một số hoạt động của Trung Quốc và sự cần thiết phải tuân thủ phán quyết.

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cũng kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết quốc tế, nêu bật sự cần thiết của một trật tự dựa trên luật pháp ở Biển Đông.

Chủ tịch Thượng Viện Philippines Vicente Sotto III còn tuyên bố mạnh mẽ hơn, cho rằng "những gì bất hợp pháp không bao giờ có thể trở thành hợp pháp chỉ vì tính khí và thái độ thất thường của một thế lực ngoại bang xem cả Biển Đông như lãnh thổ của mình".

Riêng phủ tổng thống Philippines thì vẫn giữ giọng điệu cẩn trọng, cho rằng dù Trung Quốc không tuân theo phán quyết của Tòa Trọng Tài, Manila vẫn tiếp tục giữ thái độ hòa hoãn với Bắc Kinh. Phủ tổng thống còn nhấn mạnh là quan hệ song phương Trung Quốc-Philippines không chỉ giới hạn ở tranh chấp Biển Đông mà mang tính bao quát hơn, bao gồm cả hợp tác kinh tế.

Việt Nam ủng hộ Mỹ nhưng tránh nêu tên cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc

Phản ứng của các nước còn lại trong ASEAN, theo chuyên gia Singapore, còn thận trọng hơn, kể cả những quốc gia bị Trung Quốc lấn lướt.

Indonesia, với thái độ từ lâu nay luôn không xem mình là một bên tranh chấp ở Biển Đông, cho rằng việc nước khác hậu thuẫn cho quyền của Indonesia ở vùng Biển Natuna là điều "bình thường".

Ngay cả Việt Nam, nước vốn thường xuyên lên tiếng chống lại Trung Quốc ở Biển Đông, cũng phản ứng dè dặt. Sau tuyên bố của ông Mike Pompeo, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 15/07 đã hoàn toàn tránh né những lời lẽ chỉ trích Trung Quốc, thậm chí không nêu đích danh cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc trong bản thông cáo về lập trường mới của Mỹ. Đây cũng là cách thức để tránh khiêu khích Trung Quốc.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chỉ nói đơn giản rằng "Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu trong tuyên bố dịp Hội Nghị Cấp Cao ASEAN 36, rằng Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 là khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương".

Khối ASEAN sẽ tránh ra thông cáo chung về lập trường của Mỹ

Về phản ứng chung của ASEAN, nhà nghiên cứu Collin Koh cho rằng một thông cáo chung của toàn khối ủng hộ tuyên bố của Mỹ khó có khả năng được đưa ra.

ASEAN hoàn toàn có thể ra một tuyên bố nhấn mạnh trên tầm quan trọng của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà không cần nêu rõ phán quyết năm 2016, hay tố cáo thái độ của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng điều này có lẽ bị cho là không cần thiết, vì ASEAN đã có quá nhiều thông cáo chung như thế rồi.

Giải thích về lý do vì sao trong khối Đông Nam Á sẽ có nhiều nước phản đối việc ra một thông cáo chung hậu thuẫn cho thông báo của ông Pompeo, chuyên gia Collin Koh cho rằng một số chính phủ trong ASEAN không muốn quan hệ song phương với Trung Quốc gặp nguy hiểm, đặc biệt vì các quan hệ kinh tế khắng khít.

Bên cạnh đó, một số chính phủ khác có thể cho rằng tuyên bố của ngoại trưởng Pompeo chỉ là một sách lược của Mỹ nhằm tranh giành ảnh hưởng với Trung Quốc, vì vậy, họ không muốn bị cuốn hút vào một cuộc tranh chấp giữa hai siêu cường. Những nước này không đếm xỉa gì đến việc tuyên bố của Mỹ nhấn mạnh đến nhu cầu tôn trọng luật lệ quốc tế.

Một lý do thứ ba là một số chính phủ trong khối cũng cân nhắc về những hệ quả và hành động của Mỹ sau thông báo của Pompeo, đặc biệt là những trừng phạt nhắm vào các tập đoàn Trung Quốc hoạt động ở Biển Đông, tham gia việc bồi đắp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo.

Đối với các nước này, mọi trừng phạt của Mỹ đều có thể ảnh hưởng đến đầu tư của Trung Quốc vào Đông Nam Á, nhất là vào kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới. Một công ty nhà nước Trung Quốc đang lo việc trùng tu sân bay Sangley của Philippines chẳng hạn, trước đây đã tham gia xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Lo ngại căng thẳng Mỹ-Trung biến thành xung đột trên biển

Sau cùng, một số quốc gia có thể muốn ngồi bên lề để quan sát những động thái tiếp theo của Mỹ. Dĩ nhiên sẽ có những mối lo ngại trong các nước ASEAN là tuyên bố của ông Pompeo làm tình hình căng thẳng thêm lên, nhất là nếu Bắc Kinh và Washington không bên nào chịu lùi bước. Một hành động đáp trả cứng rắn hơn từ phía Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp rất có khả năng diễn ra, làm dấy lên lo ngại về những sự cố nghiêm trọng giữa các lực lượng hải quân hoạt động quá gần nhau.

Một hệ quả được chuyên gia Collin Koh nêu bật là chuyển biến lập trường của Mỹ và tình hình căng thẳng leo thang ở Biển Đông có thể thúc đẩy ASEAN đúc kết nhanh chóng cuộc thảo luận về Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC).

Điều này có thể giúp giảm bớt các cú sốc tác hại đến hòa bình và ổn định trong vùng, qua đó khẳng định tính hữu ích và vai trò trung tâm của ASEAN.

Trung Quốc có lẽ cũng có chủ trương tương tự, nhưng chỉ để phô trương rằng bộ Quy Tắc đó chứng tỏ khả năng Bắc Kinh xử lý tốt tranh chấp mà không cần đến sự can thiệp của người khác.

Cần đến COC nhưng không phải bằng mọi giá

Vấn đề, theo chuyên gia Singapore, là việc vội vã đúc kết Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông có thể dẫn đến một thỏa thuận không phải là tốt nhất, và đấy có thể là một lý do để quan ngại.

Collin Koh kết luận : Đã đến lúc ASEAN phải tự mình đứng lên bảo vệ lợi ích của chính mình, kể cả khi các thành viên chọn đứng xa cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung. Để tiến bước, ASEAN cần có một lập trường thuần nhất hơn về Bộ Quy Tắc Ứng xử ở Biển Đông. Một ASEAN chủ động và năng nổ hơn sẽ đứng ra gánh vác trách nhiệm giải quyết chứ không đi theo sự lãnh đạo của những tác nhân lớn ở Biển Đông, dù đó là Trung Quốc hay Hoa Kỳ.

Mai Vân

Nguồn : RFI, 27/07/2020

Published in Diễn đàn

Việt Nam là một đối tác quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong chính sách đối ngoại của Vương quốc Anh sau khi rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Trong cuộc điện đàm ngày 13/07/2020, ngoại trưởng Anh Dominic Raab đã khẳng định với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Bình Minh niềm tin vào mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước sẽ còn được tăng cường và mở rộng trong thời gian tới.

anh1

Tầu tấn công đổ bộ HMS Albion của Hải Quân Hoàng gia Anh từng ghé thăm cảng quốc tế thành phố Hồ Chí Minh ngày 03/09/2018. Ảnh minh họa chụp ngày 28/09/2018.  © Royal Navy - Dean Nixon

Cuộc điện đàm được tổ chức sau đúng một ngày bệnh nhân phi công người Anh về đến Luân Đôn sau 115 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Chợ Rẫy. Ngoài việc cảm ơn đội ngũ y bác sĩ Việt Nam đã hỗ trợ chữa cho các công dân Anh bị nhiễm virus corona và chúc mừng Việt Nam ứng phó thành công với dịch Covid-19, ngoại trưởng Anh Dominic Raab nhấn mạnh đến tiềm năng quan hệ ngoại giao song phương, trong đó có hai lĩnh vực quan trọng : kinh tế - thương mại và an ninh hàng hải ở Biển Đông.

Vương quốc Anh là nhà đầu tư lớn thứ 15 vào Việt Nam. Trên trang The Diplomat ngày 30/04/2020, Thoi Nguyễn nhận định việc Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Anh mở rộng thị trường ngoài khu vực truyền thống. Trước hết là Việt Nam, với gần 98 triệu dân, trở thành một điểm đầu tư lý tưởng. Ngoài ra, Anh Quốc cũng muốn gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), chiếm đến 13,5% GDP toàn cầu, mà Việt Nam, Canada, Úc và New Zealand nằm trong số 11 nước tham gia. Thông qua Việt Nam, Anh Quốc còn hy vọng thắt chặt quan hệ hợp tác với các nước ASEAN, mà Việt Nam đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên năm 2020.

Về vấn đề giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh hải, Anh Quốc, thông qua lời ngoại trưởng Dominic Raab, tái khẳng định ủng hộ duy trì hòa bình, an ninh và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).

Quan hệ song phương Việt-Anh phát triển như thế nào ? Triển vọng hợp tác trong tương lai ra sao ? RFI tiếng Việt phỏng vấn anh Thoi Nguyễn, cộng tác viên báo The Diplomat, tại Luân Đôn.

*****

RFI : Thưa anh Thoi Nguyễn, trong cuộc điện đàm ngày 13/07 vừa qua, ngoại trưởng hai nước Anh và Việt Nam đã tỏ ra hài lòng về quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước phát triển mạnh trong 10 năm gần đây. Xin anh giải thích về mối quan hệ song phương này. Brexit có tác động đến mối quan hệ này không ?

Thoi Nguyễn : Mối quan hệ song phương giữa Anh và Việt Nam đã có được những bước phát triển vượt bậc. Việc bộ trưởng Ngoại Giao Anh Raab đánh giá cao cuộc điện đàm với bộ trưởng Ngoại Giao Phạm Bình Minh vào ngày 13/07 vừa qua thể hiện Anh Quốc coi trọng quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng và những bước tiến vượt bậc trong thời gian qua.

Theo quan điểm của tôi, quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và cho thấy Anh Quốc mong muốn tiếp tục xây dựng mối quan hệ tốt với Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và hậu Brexit.

Vào tháng 07/2019, bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng thăm Anh Quốc, và việc chọn Luân Đôn là địa điểm tổ chức Hội nghị Xúc tiến Đầu tư Nước ngoài vào Việt Nam thể hiện hợp tác thương mại và tài chính giữa Việt Nam và Anh Quốc ngày càng tăng cường. Anh Quốc rất ủng hộ Việt Nam thu hút thêm được vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Việt Nam là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Anh trong khối ASEAN, Việt Nam đứng thứ 2, chỉ sau Thái Lan, về kim ngạch xuất khẩu vào Anh, chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. Quan hệ thương mại song phương đạt 4,53 tỷ USD (2,09%) trong năm 2019. Về đầu tư, đến hết tháng 08/2019, Vương quốc Anh đã có 366 dự án đầu tư với số vốn 3,64 tỷ USD, đứng 15/132 quốc gia và vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước đã phát triển dưới nhiều hình thức. Hàng năm có rất nhiều sinh viên Việt Nam đi du học ở Anh. Anh hỗ trợ các nỗ lực nâng cao trình độ cho các giáo viên dạy tiếng Anh và Chiến lược dạy và học ngoại ngữ tiếng Anh tầm nhìn 2020 của Việt Nam. Mối quan hệ giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp tất cả ở nhiều lĩnh vực.

Anh đang tìm kiếm các thị trường mới để xuất khẩu dịch vụ tài chính, công nghệ, giáo dục : ba lĩnh vực mạnh nhất của Anh. Brexit chỉ mới xảy ra khi quan hệ giữa hai nước phát triển. Brexit là một điểm khởi đầu mới của nước Anh và cơ hội cho những mối quan hệ kinh tế Việt Nam - Anh, theo quan điểm của tôi sẽ sáng sủa hơn sau Brexit.

RFI :Ngoại trưởng Anh nhắc đến thỏa thuận thương mại đang được hai bên đàm phán. Nếu được ký kết, thỏa thuận này có ý nghĩa như nào đối với Luân Đôn và Hà Nội ? Luân Đôn cũng cho biết muốn tham gia hiệp định CPTPP, Việt Nam có thể giúp gì được Anh trong hồ sơ này ?

Thoi Nguyễn : Vương quốc Anh đã rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu và đang nhắm tới các thị trường mới đặc biệt ở Châu Á-Thái Bình Dương, thông qua chiến lược toàn cầu. Brexit có thể mở ra cơ hội mới cho Anh. Bộ trưởng của Khối Thịnh Vượng Anh Mark Field cho rằng Anh Quốc đang tìm cách để tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trong năm 2020, Việt Nam đảm nhận hai vai trò kép, vừa là ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vừa là chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), điều này chứng tỏ rằng Việt Nam là một nước đang có vai trò quan trọng và tầm ảnh hưởng trong khu vực.

Thông qua chính sách ngoại giao rộng mở, Anh muốn Việt Nam hỗ trợ Anh tham gia Hiệp định thương mại tự do này. Nhật Bản, một thành viên của CPTPP đã lên tiếng ủng hộ Anh Quốc tham gia, tại sao Việt Nam lại không ? Tuy nhiên, theo tôi, sẽ mất rất nhiều thời gian để Anh Quốc chính thức tham gia khối thương mại tự do này.

RFI : Về mặt an ninh quốc phòng, có thể nói Anh là một bên năng động tham gia bảo vệ tự do hàng hải ở vùng Biển Đông, nơi Trung Quốc rất hiếu chiến đòi chủ quyền trên hầu hết vùng biển này. Anh Quốc có thể tiếp tục tham gia không, trong khi mối quan hệ giữa nước này và Trung Quốc đang căng thẳng trong hồ sơ Hoa Vi và Hồng Kông ?

Thoi Nguyễn : Gần đây Trung Quốc rất hung hăng ở Biển Đông, mặc dù bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 và mối quan hệ với phương Tây trở nên căng thẳng về luật an ninh Hồng Kông mà Bắc Kinh đã áp đặt tại đặc khu này.

Vào đầu tháng 04/2020, tàu hải cảnh Trung Quốc đánh chìm vài tàu đánh cá Việt Nam gần nơi tranh chấp chủ quyền giữa hai nước gần quần đảo Hoàng Sa. Căng thẳng cứ tiếp tục leo thang đã khiến Mỹ điều hai chiến hạm USS Bunker Hill và USS Barry tới quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sau đó, Mỹ đã đưa tiếp hai tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz tiến hành tập trận chung tại Biển Đông.

Anh Quốc là đồng minh thân cận của Mỹ và bất hòa với Trung Quốc trước đây. Tất nhiên, Anh sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động tự do hàng hải để thách thức những tuyên bố bất hợp pháp đó, và sẽ tham gia vào liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu để chống lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.

Anh Quốc đã xem xét lại hồ sơ Hoa Vi (Huawei) một cách cứng rắn và nghiêm túc sau khi Washington ban hành lệnh trừng phạt. Vì vậy tôi không ngạc nhiên gì về việc Anh cấm Hoa Vi tung ra hệ thống mạng công nghệ 5G ở nước này, mặc dù nhiều nhà phân tích dự đoán việc trì hoãn dự án mang 5G của Hoa Vi sẽ khiến nền kinh tế Anh Quốc thiệt hại hơn 2,5 tỷ USD.

RFI :Về vấn đề người Việt Nam nhập cư trái phép, liệu có thay đổi nào trong hồ sơ này sau khi Anh Quốc chính thức rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu ?

Thoi Nguyễn : Anh Quốc đã rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, và điều đó để lại nhiều bất ngờ cho nhiều nhà phân tích, bình luận và chính trị ở Châu Âu. Trong những ngày tháng đầu trong cuộc vận động rời khỏi khối Liên Hiệp Châu Âu, Boris Johnson, nguyên thị trưởng thủ đô Luân Đôn, dẫn đầu bên "Rời" đã nắm được thị hiếu và nguyện vọng của người người bỏ phiếu ; bất mãn với bộ máy quan liêu và công chức ở Bruxelles. Đặc biệt, bên "Rời" lấy chủ đề người nhập cư ra là đề tài chủ yếu để Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Họ đã vận động giỏi và thành công.

Theo nhiều nhà quan sát đánh giá, chính phủ Anh hiện tại của đảng Bảo Thủ do thủ tướng Boris Johnson lãnh đạo có theo đuổi chủ nghĩa dân túy và thành viên nội các toàn là người có ý tưởng chủ nghĩa dân tộc, đấu tranh nghiêm túc và ngăn ngừa những người nhập cư trái phép. Vì thế, tôi nhận định rằng sẽ có sự thay đổi lớn trong vấn đề người nhập cư, đặc biệt người Việt Nam nhập cư trái phép vào Anh.

Hơn nữa, sự kiện đau buồn 39 người Việt chết trong chiếc xe tải đông lạnh vào tháng 10/2019 là một hồi chuông cảnh báo cho những nhà chức trách Anh xem lại vấn đề nhập cư trái phép và cải cách hệ thống tị nạn trong thời gian tới.

Gần đây, bộ trưởng Nội vụ Piri Patel đã thảo luận với người đồng nhiệm Pháp Gérald Darmanin để đưa ra những biện pháp cứng rắn, ngăn ngừa người nhập cư bất hợp pháp vượt biên từ Pháp qua Anh. Hai bên đã ký một thỏa thuận thiết lập một hệ thống chia sẻ thông tin tình báo, tập hợp dữ liệu về các băng đảng tội phạm chịu trách nhiệm cho người vượt biên qua Anh trái phép. Vì thế, tôi nghĩ sẽ có rất nhiều thay đổi lớn trong thời gian tới.

Chính phủ Anh cũng đang hợp tác với chính phủ Việt Nam để ngăn ngừa những người bất hợp pháp từ Việt Nam qua Anh. Hàng năm, chính phủ Anh có tài trợ các dự án, các chương trình để cho người Việt nhận thức về nạn buôn người, những trẻ em ở tuổi vị thành niên qua Anh đi làm. Theo tôi được biết, qua báo đài và tin tức, chính phủ Anh đang cố gắng hỗ trợ về mặt tài chính, kinh tế, cũng như là những biện pháp kỹ thuật để cho chính phủ Việt Nam có thế chống đối nạn buôn người và nạn nhập cư bất hợp pháp qua bên Anh.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn anh Thoi Nguyễn, cộng tác viên báo The Diplomat, tại Luân Đôn.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 27/07/2020

Published in Diễn đàn

Bị Mỹ dồn dập ra đòn, Trung Quốc lúng túng tìm thế đáp trả

Minh Anh, RFI, 24/07/2020

Căng thẳng ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không ngừng gia tăng cường độ, hai bên liên tục ra đòn và trả đũa lẫn nhau trong những thời qua. Đỉnh điểm là trong những ngày gần đây, Bắc Kinh và Washington lần lượt ra lệnh đối phương đóng cửa tòa lãnh sự : Một của Trung Quốc tại Houston và một của Mỹ tại Thành Đô. Trong cuộc đọ sức này, bài toán khó nhất với Bắc Kinh : Làm thế nào đáp trả mà không mà không đoạn tuyệt hoàn toàn với Hoa Kỳ ?

phanung1

Quốc kỳ Trung Quốc và Mỹ. Ảnh minh họa.  AP - Mark Schiefelbein

Lệnh đóng cửa lãnh sự Trung Quốc ở Houston trong vòng 72 giờ là một hành động mới nhất trong số các cuộc tấn công của Mỹ nhắm vào Trung Quốc. Trang mạng tờ New York Times ngày 23/07/2020, nhắc lại, chỉ trong vòng có vài tuần, Bắc Kinh liên tiếp hứng đòn của Mỹ.

Từ chiến dịch chống Hoa Vi trong hồ sơ mạng 5G, các biện pháp trừng phạt nhắm vào những quan chức Hồng Kông cũng như là vùng tự trị Tân Cương, cho đến thay đổi lập trường 180° về những tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông… và giờ là cáo buộc Bắc Kinh gởi nhân viên tình báo quân đội đến dọ thám đánh cắp các dữ liệu về thương mại, quân sự, thậm chí cả y học.

Ở bên ngoài, trên các mạng truyền thông, Bắc Kinh để cho phe chủ nghĩa dân tộc bày tỏ thái độ phẫn nộ, bài Mỹ, đòi phải có những biện pháp cứng rắn hơn với Washington. Nhưng trong hậu trường, giới lãnh đạo Trung Quốc dường như cũng không mong muốn làm trầm trọng thêm những căng thẳng, sợ rằng Trung Quốc có thể bị biến thành "một lá bài tranh cử" của Donal Trump, dù rằng trong thâm tâm họ rất muốn vị tỷ phú này tái đắc cử. Nhưng cùng lúc, giới lãnh đạo Trung Quốc lại không thể tỏ ra "nhu nhược" trước các cuộc tấn công của Hoa Kỳ.

Đáp trả những đòn đánh của Washington bằng cách nào ? Đây chính là câu hỏi đang gây chia rẽ trong nội bộ ban lãnh đạo Trung Quốc, theo như nhận định của New York Times. Phe an ninh tình báo và quân đội phản đối mạnh mẽ mọi ý định hòa giải, có thể bị Hoa Kỳ diễn giải cho đấy là một sự nhu nhược. Ngược lại, nhiều lãnh đạo Trung Quốc, chủ trương cứu vãn nền kinh tế, muốn đáp trả có chừng mực hơn đồng thời vẫn giữ cho thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 không bị "sứt mẻ".

Dấu hiệu hòa hoãn này được thấy rõ qua việc cho đến lúc này Bắc Kinh vẫn tiếp tục đặt mua với số lượng lớn bắp, lúa mì, đậu nành và thịt heo đông lạnh từ Mỹ, theo như ghi nhận của ông Darin Friedrichs, chuyên gia về nguyên liệu nông nghiệp có văn phòng tại Thượng Hải.

Trong cuộc tranh cãi chính trị này, Tập Cận Bình có một vai trò "trọng tài" quan trọng. Theo quan sát của tờ New York Times, cho đến lúc này, lãnh đạo Trung Quốc chưa bao giờ nói rằng quan hệ đôi bên đã xuống cấp. Một nhà phân tích độc lập tại Trung Quốc, Wu Qiang, nhận định : "Đích thân Tập Cận Bình là người điều chỉnh chính sách của Bắc Kinh. Nhấn ga hay hãm phanh sẽ do chính ông ta điều khiển".

Chỉ có điều, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng, Washington không ngừng mở rộng các mặt trận tấn công, tổng thống Trump không có ý định hạ nhiệt căng thẳng như những lần trước. Cả hai chính đảng của Mỹ đều đồng lòng chống Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, giới phân tích nhận định Trung Quốc khó có hy vọng cải thiện mối quan hệ, ngay cả trong trường hợp ông Joe Biden, đối thủ của Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng, có thắng cử đi chăng nữa.

Minh Anh

***********************

Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự sát cạnh Đài Loan

Thanh Hà, RFI, 24/07/2020

Đài Bắc vận động công luận quốc tế trước nguy cơ sau Hồng Kông, đến lượt Đài Loan trong tầm ngắm của Trung Quốc. Trong cuộc họp báo hôm 22/07/2020, ngoại trưởng Đài Loan, Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) bày tỏ lo ngại về các hoạt động quân sự của Trung Quốc ngày càng tiến gần đến lãnh thổ Đài Loan.

phanung2

Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) trả lời phỏng vấn RFI. Ảnh minh họa.  Pang Chia-Shan / Bộ Ngoại giao Đài Loan

Thông tín viên Adrien Simorre giải thích:

"Trung Quốc đang tăng tốc công tác chuẩn bị quân sự trên không và trên biển chung quanh Đài Loan". Ngoại trưởng Ngô Chiêu Tiếp cho biết như trên trong buổi nói chuyện với phóng viên quốc tế tại Đài Bắc cách đây hai ngày.

Ông nêu bật các hoạt động của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể, không quân Trung Quốc liên tục thâm nhập không phận của Đài Loan trong những tháng qua. Ngoài ra, bộ trưởng Ngô Chiêu Tiếp còn mô tả các cuộc tập trận do Bắc Kinh tiến hành với bài tập đổ bộ lên Đài Loan.

Trung Quốc chưa bao giờ che giấu ý định thôn tính Đài Loan, kể cả bằng vũ lực. Nhưng tới nay, sự yểm trợ của Mỹ giúp giảm thiểu rủi ro này. Tuy nhiên, tình hình đã thay đổi trong những tháng gần đây với căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gia tăng và nhất là ngày càng có nhiều người dân Đài Loan dứt khoát bác bỏ mọi kế hoạch Trung Quốc thống nhất hòn đảo này.

Sau khi Bắc Kinh đã siết chặt gọng kềm kiểm soát Hồng Kông, ngoại trưởng Đài Loan muốn đánh động công luận quốc tế với hy vọng thế giới sẽ có phản ứng trong trường hợp Đài Loan bị Trung Quốc tấn công".

Thanh Hà

******************

Ngoại trưởng Mỹ : "Thế giới tự do" nên chống lại "chế độ chuyên chế Trung Quốc"

Minh Anh, RFI, 24/07/2020

Trung Quốc là một "chế độ bạo ngược mới" mà "thế giới tự do" nên chống lại. Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo ngày 23/07/2020 đã phát biểu như trên sau khi Washington ra lệnh đóng cửa tòa lãnh sự Trung Quốc ở Houston, bị cáo buộc là một "ổ gián điệp".

phanung3

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại thư viện tổng thống Richard Nixon, Yorba Linda, bang California, Mỹ, ngày 23/07/2020.  Reuters – Pool

Từ thư viện tổng thống Richard Nixon tại California, ngoại trưởng Mỹ còn nói rằng "Trung Quốc ngày nay ngày càng trở nên độc đoán ở trong nước và thái độ thù nghịch đối với tự do ở những nơi khác cũng ngày càng hung hăng hơn".

Theo AFP, với giọng điệu gay gắt hiếm có, mang hơi hướng một cuộc chiến tranh lạnh, lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ tố cáo chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "đệ tử trung thành của một hệ tư tưởng toàn trị đã bị phá sản", khi ám chỉ đến chức vụ "tổng bí thư" Đảng cộng sản Trung Quốc.

Nhằm nêu rõ chiến lược cứng rắn của Donald Trump trước ông khổng lồ Châu Á, nhiều lần bị ví như là một "mối đe dọa" hay một "hiểm họa", ngoại trưởng Mỹ kêu gọi "các quốc gia tự do hãy hành động", và "thành lập một liên minh dân chủ mới".

Vẫn theo ngoại trưởng Mỹ, mục tiêu của việc chuyển sang hành động này là nhằm "làm thay đổi thái độ" giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, nhưng không đi đến việc lật đổ chế độ.

Những phát biểu này được đưa ra sau khi Washington ra lệnh đóng cửa tòa lãnh sự Trung Quốc ở Houston, Texas, đẩy căng thẳng Trung - Mỹ leo thang lên một nấc mới chưa từng thấy. Bắc Kinh đã đáp trả với việc ra lệnh đóng cửa tòa lãnh sự Mỹ ở Thành Đô.

Minh Anh

************************

Trả đũa Mỹ, Bắc Kinh yêu cầu Washington đóng cửa tòa lãnh sự ở Thành Đô

Thanh Hà, RFI, 24/07/2020

Ba ngày sau vụ Mỹ đóng cửa tòa lãnh sự Trung Quốc tại Houston, đến lượt Bắc Kinh ngày 24/07/2020 ra lệnh đóng cửa cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ tại Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên. Lý do : "Nhân viên ngoại giao tại đây can thiệp vào công việc của Trung Quốc và đã có những hoạt động không thích hợp với công tác ngoại giao".

phanung4

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin) trong buổi họp báo ngày 24/07/2020 cho biết Bắc Kinh yêu cầu Washington đóng cửa lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô.  AP - Mark Schiefelbein

Tòa lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành Đô hoạt động từ năm 1985 với 200 nhân viên. Năm 2013, cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden đã tiết lộ một bản đồ về những địa bàn hoạt hoạt động của tình báo Mỹ, trong đó có Thành Đô. Năm 2012, một trong những cộng tác viên trung thành với cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai đã chạy vào tòa lãnh sự Thành Đô xin tị nạn.

Hơn nữa, Thành Đô có một vị trí chiến lược, như giải thích của thông tín viên Stéphane Lagarde trong khu vực Đông Bắc Á :

"Ăn miếng, trả miếng. Với các tòa lãnh sự cũng vậy. Trong một thông cáo gửi qua mạng WeChat của các phóng viên, bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định là không có sự lựa chọn nào khác. Trung Quốc không mong muốn xảy ra tình cảnh này. Trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía Hoa Kỳ.

Trong những ngày qua, Bắc Kinh đã cân nhắc nhiều địa điểm. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận không chính thức của Đảng cộng sản Trung Quốc, thậm chí còn thực hiện một cuộc thăm dò trên mạng Twitter để tham khảo ý kiến là nên đóng cửa lãnh sự Mỹ tại Hồng Kông, Quảng Đông hay Thành Đô. Cuối cùng, nơi được chọn là Thành Đô, thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, phía tây Trung Quốc. Đây là một địa điểm chiến lược đối với Hoa Kỳ, do Tứ Xuyên nằm sát cạnh Tây Tạng và Tân Cương.

Một dấu hiệu báo trước về quyết định của Trung Quốc là ngay từ tối hôm qua (23/07), đã có một chuyến máy bay từ Mỹ đến Thượng Hải. Hành khách là các nhân viên ngoại giao. Rất có thể số này sẽ được điều đến lãnh sự quán ở Vũ Hán, vốn đã rất vắng người từ khi dịch Covid-19 bùng phát". 

Gián điệp Trung Quốc trốn trong tòa lãnh sự San Francisco

Trong lúc Hoa Kỳ và Trung Quốc tố cáo lẫn nhau về các hoạt động tình báo, ngày 23/07/2020, bộ Tư Pháp Mỹ cho biết Cục Điều Tra Liên Bang FBI đã bắt giữ ba nghi can Trung Quốc dùng hộ chiếu giả. Một người thứ tư đã tạm thoát do trú ẩn trong lãnh sự Trung Quốc tại thành phố San Francisco, bang California. Cả bốn người nói trên, theo phía Mỹ, phục vụ trong quân đội Trung Quốc, đội lốt nghiên cứu sinh để hoạt động tại Hoa Kỳ. 

Thanh Hà

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ tuyên bố rằng các yêu sách hàng hải của Trung Quốc là 'bất hợp pháp' có thể đến đối đầu khi Bắc Kinh ép Việt Nam ngừng thăm dò dầu khí ngoài khơi


Một công nhân Rosneft Việt Nam trên một giàn khoan ngoài khơi ở Biển Đông. Hình: Facebook

Bỏ đi vì sức ép của Trung Quốc

Ngành khai dầu khí của Việt Nam đang bị siết chặt khi căng thẳng Mỹ-Trung gia tăng ở Biển Đông.

Theo báo cáo, Trung Quốc đang ép Việt Nam chấm dứt hoạt động khai thác ngoài khỏi của Rosneft Vietnam, liên doanh Nga-Việt gần đây đã hủy hợp đồng với Noble Corp, công ty có trụ sở tại London.

Noble tuyên bố hủy bỏ khai thác trong một thông báo mà không nêu rõ tên công ty, trong khi nói rằng họ vẫn sẽ được trả cho hợp đồng. Thông báo được đưa ra chỉ vài ngày trước khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc tại khu vực hàng hải đang tranh chấp là "bất hợp pháp".

Hà Nội thông báo rằng công ty dầu khí nhà nước Dầu khí Việt Nam hủy hợp đồng giàn khoan do áp lực của Trung Quốc, theo BBC tiếng Việt. Rosneft Việt Nam đã được báo cáo lo ngại kể từ năm 2018 rằng dự án Lan Đỏ ở lô 06.1 nằm trong đường chín đoạn và việc khoan ở đó có thể làm Bắc Kinh phật lòng.

"Trước khi xâm lược trực tiếp ra nước ngoài bằng chính sách ngoại giao, Trung Quốc đã gửi thư cho công ty mẹ Rosneft Vietnam, Tập đoàn Rosneft", theo BBC tiếng Việt tuần trước.

Áp lực của Trung Quốc đối với dự án đã dâng cao từ lâu. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã yêu cầu người đồng cấp Nga Sergei Lavrov bên lề cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN vào tháng 8 năm 2019 về việc công ty Rosneft của Moscow bỏ thăm dò dầu khí ngoài khơi Việt Nam. Được biết ông Lavrov đã từ chối.

Áp lực là động thái mới nhất của Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự phát triển tài nguyên hơn nữa ở Việt Nam quốc gia hiện đang đói năng lượng, Bắc Kinh buộc tất cả các công ty dầu khí nước ngoài rút ra khỏi Biển Đông, để tự trở thành đối tác phát triển chung tiềm năng duy nhất cho các bên tranh chấp biển.

Năm ngoái, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ước tính Trung Quốc đang ngăn chặn được các dự án khai thác dầu khí trị giá 2,5 nghìn tỷ đô la ở Biển Đông. Các nhà phân tích khác cho rằng con số đó thậm chí còn cao hơn.

Áp lực đã tác động đến sản xuất khí đốt, sản xuất điện, doanh thu của Việt Nam và rủi ro chủ quyền tiềm ẩn, đồng thời gây ra sự bất ổn do sự gây hấn của Trung Quốc thường gặp phải trong các cuộc biểu tình yêu nước công khai mà Hà Nội buộc phải đàn áp hoặc phải cho phép.

Khi Trung Quốc đưa một giàn thăm dò khổng lồ vào vùng biển Việt Nam vào tháng 5 năm 2014, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc dữ dội đã nổ ra và buộc Bắc Kinh phải rút đi. Những người bất đồng chính kiến ​​Việt Nam thường cáo buộc chính quyền Đảng Cộng sản quá mềm mỏng đối với Bắc Kinh trong các tranh chấp trên biển.

Đồng thời, trữ lượng dầu và khí đốt của Việt Nam đang giảm, các dự án khai thác mới gặp khó khăn trong khi nhu cầu năng lượng để phát triển kinh tế gia tăng.

Nhưng áp lực liên tục của Trung Quốc cũng có nghĩa là không mấy quốc gia hoặc các công ty năng lượng khác của họ có khả năng thăm dò các khối mới hoặc đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng mặc dù năm 2020, giá dầu giảm và nhu cầu chậm lại, cho thấy lệnh trừng phạt là điều hiếm hoi trong năm nay.

Trung Quốc cũng đã quấy rối các công ty thăm dò dầu khí ở vùng biển Malaysia trong khi đầu năm nay, Trung Quốc cũng đã đánh chìm các tàu đánh cá của Philippines và Việt Nam tại các vùng biển tranh chấp. Năm 2017, Trung Quốc đã buộc Repsol của Tây Ban Nha từ bỏ dự án Cá Rồng đỏ bằng cách đe dọa và gây áp lực cho Hà Nội.

Quan điểm của Mỹ về Biển Đông 

Tuy nhiên, phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo có thể có khoặc không có tác động gì cho tính toán khai thác năng lượng trên biển. Lập luận dựa trên luật pháp quốc tế đã chẳng có trọng lượng gì cho đến nay.

Khi Philippines thắng kiện tại Tòa án Trọng tài Thường trực trong vụ kiện ở The Hague năm 2016 phản đối đường chín đoạn của Trung Quốc xâm lấn sâu vào vùng duyên hải, vùng đặc quyền kinh tế, bao gồm các khu vực giàu nhiên liệu hóa thạch của nhiều quốc gia, Mỹ đã giữ im lặng.

Vào thời điểm đó, Washington hy vọng các giải pháp hòa bình và khẳng định tự do hàng hải sẽ không bị ảnh hưởng do các tranh chấp lãnh thổ ở các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei, Đài Loan và Malaysia đang tranh chấp.

Thái độ của Hoa Kỳ, kể cả về quyền ở các nguồn năng lượng trên biển đã kết thúc với thông báo của ông Pompeo vào tuần trước. "Bất kỳ hành động quấy rối nào của Trung Quốc đối với việc đánh bắt cá hoặc khai thác dầu khí trong các vùng biển này, của các quốc gia khác, hoặc thực hiện các hoạt động đó một cách đơn phương, là bất hợp pháp", ông ông Pompeo nói.

Đặc phái viên Hoa Kỳ đã thêm Washington "sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi".

Trong những năm 2000 và đầu những năm 2010, các cuộc đấu tranh mới ra đời đối với khu vực hàng hải hầu hết được xem là sự phung phí tài nguyên của các nền kinh tế cạnh tranh nhập khẩu năng lượng, phát triển nhanh.

Đồng thời, Trung Quốc đã phát triển nguồn tài nguyên trên bờ, ngay cả khi nước này nhập khẩu lượng dầu thô kỷ lục từ Mỹ và các nước khác, và có kế hoạch tăng nhập khẩu mạnh.

Trung Quốc cũng đang nhập khẩu lượng khí đốt đang gia tăng từ Turkmenistan cũng như từ công ty Gazprom của Nga.

Do đó, Trung Quốc không cần ngay lập tức các nguồn tài nguyên phụ từ Biển Đông, mặc dù việc kiểm soát các giếng dầu dồi dào là một chiến lược dài hạn hữu ích và có thể rất quan trọng nếu có bất kỳ cuộc xung đột nào với Mỹ đe dọa các chuyến hàng từ Trung Đông.

Trung Quốc cũng đệ trình một dự thảo về Bộ quy tắc ứng xử của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Biển Đông gần đây đã khẳng định rằng tất cả các hoạt động phát triển tài nguyên trong khu vực hàng hải này phải được thực hiện thông qua hợp tác trong khu vực chứ không phải với các công ty bên ngoài.

Năm ngoái, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận phát triển tạm thời với Brunei và Philippines, với ​​s ni lng mt s lut liên quan đến đầu tư nước ngoài để cho phép các công ty Trung Quc cùng phát trin các nguồn lực trong vùng biển mà họ có yêu sách.

Những người phản đối ở Philippines đã tuyên bố rằng các thỏa thuận trên là vi hiến.

Malaysia và Indonesia đều phát triển các dự án với các công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc (NOC), mặc dù họ thường hợp tác với các công ty quốc tế khác ở vùng biển nằm ngoài khu vực tranh chấp.

Việc Trung Quốc tham gia vào các dự án dầu khí lớn trên toàn cầu là phổ biến gần đây ; CNOOC là đối tác của ExxonMobil – Liza một dự án lớn ngoài ngoài khơi Guyana.

Việt Nam sẽ khuất phục ?

Nhưng khả năng hợp tác của Tập đoàn Dầu khí với các công ty Trung Quốc – hoặc công chúng Việt Nam chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào như vậy – là thấp. Nhưng với trữ lượng giảm và nhu cầu điện tăng, Việt Nam đang trong tình trạng thắt chặt an ninh năng lượng.

ExxonMobil có khả năng rời bỏ dự án khai thác năng lượng khí lớn ở mỏ Cá Voi Xanh. Khi đó tìm một đối tác chịu mua dự án với một Trung Quốc hung hăng đang bành trướng trong khu vực có thể sẽ rất khó khăn.

Việt Nam hiện đang xem xét một loạt các thiết bị đầu cuối nhập khẩu năng lượng quy mô lớn để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng tại thời điểm thủy điện đang suy giảm và các nhà máy điện than mới mới không được chọn lựa. Đầu tháng 2, chính phủ cho biết họ có kế hoạch tăng công suất phát điện từ 54 gigawatt hiện nay lên 125-130GW vào năm 2030.

Tập đoàn Lantau, nghiên cứu báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2018, ước tính rằng Việt Nam sẽ cần nguồn cung cấp nhiên liệu đáng tin cậy, an toàn, đa dạng và hiệu quả cho ngành năng lượng để duy trì tăng trưởng GDP 8% từ năm 2021 đến 2030 băng cách nhập khẩu năng lượng nhiều hơn.

Nhiên liệu nhập khẩu có thể được mua từ các nhà sản xuất của Mỹ và giúp tái cân bằng quan hệ thương mại với Mỹ, do Hà Nội đã bị Tổng thống Donald Trump chỉ trích vì có thặng dư thương mại rất lớn với Mỹ.

Trong khi đó, Mỹ cần thị trường cho ngành năng lượng lớn và đang phát triển, đã chuyển từ không xuất khẩu trong năm 2015 sang trở thành nước xuất khẩu lớn thứ ba thế giới trong năm nay trước khi dịch Covid-19 phá vỡ nhu cầu nhiên liệu toàn cầu.

Hiện tại, tình trạng dư cung ở Châu Âu và tình trạng dư thừa chung cùng với nhu cầu thấp ở các quốc gia nhập khẩu truyền thống như Nhật Bản đã khiến các nhà xuất khẩu năng lượng của Mỹ chỉ hoạt động với công suất 25%, theo dữ liệu gần đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA).

Trung Quốc đã đồng ý nhập xuất khẩu năng lượng trị giá 52 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2020-2021, nhưng ngay cả trước khi có dịch Covid-19 và sự suy giảm mạnh trong quan hệ thì đó là điều dường như không thực tế.

Trung Quốc đã gần như không nhập khẩu năng lượng của Mỹ trong những tháng gần đây, nhưng đã tận dụng giá dầu thấp kỷ lục gần đây, đặc biệt là đối với tiêu chuẩn West Texas Middle (WTI) của Hoa Kỳ, để nhập khẩu một lượng lớn dầu thô.

ExxonMobil hiện đang xem xét một dự án phát triển dầu khí lớn ở Hải Phòng và dự án Delta ở ngoài khơi tỉnh Bạc Liêu thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong khi đó, Việt Nam bắt đầu xây dựng hồi tháng 9 trên trạm nhập khẩu năng lượng đầu tiên ở cảng Thị Vải. Các công ty Mỹ đã bày tỏ ý muốn cung cấp nhiên liệu cho các dự án.

Nhưng trong khi Mỹ tuyên bố họ sẽ không ủng hộ "chiến dịch bắt nạt và kiểm soát" của Bắc Kinh trên vùng biển tranh chấp, bằng cách ngăn cản khai thác dầu khí, thì các nhà sản xuất năng lượng của Mỹ thực sự có thể được hưởng lợi từ sự đe dọa của Trung Quốc.

Helen Clark

Nguyên tác : Oil and gas fueling South China Sea tensions, AsiaTimes, 22/07/2020

Ngân Bình dịch

Nguồn : VNTB, 23/07/2020

Published in Diễn đàn

Washington cảnh báo Bắc Kinh không thể ngăn quân đội Mỹ tại Biển Đông

Thụy My, RFI, 22/07/2020

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper hôm qua, 21/07/2020, cảnh báo Trung Quốc là "không ai có thể chận bước Hoa Kỳ tại Biển Đông", nhấn mạnh rằng các hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại vùng biển này. Đồng thời ông cũng chìa ra cành ô liu cho Bắc Kinh, cho biết muốn đến thăm Trung Quốc trước cuối năm nay.

bd1

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Mark Esper trong buổi điều trần trước Ủy ban Quân vụ của Hạ Viện ngày 09/07/2020, tại Washington, Hoa Kỳ.  Reuters - Pool New

Trong cuộc hội thảo qua video của Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), bộ trưởng Esper nêu ra việc Bắc Kinh tiếp tục ức hiếp các láng giềng, có những hành vi phi pháp và đặc biệt quân đội Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trên Biển Đông và Biển Hoa Đông.

Ông khẳng định Hoa Kỳ đang bố trí các lực lượng để chống lại sự khiêu khích của Trung Quốc. Cụ thể sẽ gia tăng các hoạt động vì tự do hàng hải (FONOP) nhằm đối phó với những hành vi bất hợp pháp và yêu sách quá đáng, đã tăng cao chưa từng thấy trong năm 2019 so với cả bốn thập niên qua.

Tuyên bố của bộ trưởng quốc phòng Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Hoa Kỳ tỏ ra quyết đoán hơn đối với Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông. Sau thông cáo quan trọng về Biển Đông cho thấy bước ngoặt trong chủ trương của Washington, hôm thứ Ba khu trục hạm USS Ralph Johnson đã tiến hành đợt tuần tra vì tự do hàng hải lần thứ sáu. Hai hàng không mẫu hạm Mỹ đã được điều đến Biển Đông, lần thứ hai lần trong tháng này, trong khi hồi đầu tháng Hoàn Cầu Thời Báo từng lên tiếng đe dọa các tàu sân bay Mỹ.

Song song với việc tố cáo Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành "đế chế hàng hải" của mình, Hoa Kỳ vẫn mở lối cho Trung Quốc. Bộ trưởng Mark Esper cho hay ông hy vọng thăm Bắc Kinh trước cuối năm nay, nhằm cải thiện việc hợp tác giữa đôi bên.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc nhắc lại Hoa Kỳ coi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là "bất hợp pháp", nhưng Washington "không tìm kiếm xung đột", muốn mở các kênh thông tin để giảm thiểu nguy cơ. Nếu thực hiện được, đây sẽ là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của ông Mark Esper với tư cách bộ trưởng quốc phòng Mỹ.

Thụy My

**********************

Chống Trung Quốc trên Biển Đông : Các sứ quán Mỹ nhập cuộc

Mai Vân, RFI, 22/07/2020

Ngay sau khi ngoại trưởng Mỹ ngày 13/07/2020 tỏ thái độ cứng rắn hẳn lên đối với các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông, chính thức xem đa số các yêu sách biển của Bắc Kinh là "bất hợp pháp", các đại sứ quán Hoa Kỳ trong vùng đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích hành động của Trung Quốc. Đối với giới phân tích, sự kiện chưa từng thấy này cho thấy một thay đổi trong chiến lược của Mỹ nhằm chống lại đà bành trướng của Trung Quốc.

bd2

Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa. Ảnh chụp ngày 21/04/2017.  Reuters - Erik de Castro

Theo ghi nhân của hãng tin Anh Reuters ngày 21/07, ngay sau tuyên bố của ngoại trưởng Mike Pompeo, các đại sứ quán Mỹ ở Thái Lan, Malaysia, Philippines và Cam Bốt đã lập tức tung ra các thông cáo và bình luận trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, và trên các phương tiện truyền thông địa phương, cho rằng hành động của Bắc Kinh phù hợp với mô hình xâm lấn chủ quyền của nước khác.

Đại sứ Mỹ tại Thái Lan chẳng hạn đã viết bài tố cáo các đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông Mêkông, giữ lại nước sông trong mùa hạn hán năm ngoái.

Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Miến Điện thì so sánh hành động của Trung Quốc ở Biển Đông với cách thức Bắc Kinh hành xử tại Miến Điện, nêu bật những điều bị coi là sai trái, như biến các khoản đầu tư thành bẫy nợ, buôn bán phụ nữ Miến Điện qua Trung Quốc dưới hình thức con dâu, để cho ma túy từ Trung Quốc tràn ngập vào quốc gia Đông Nam Á này.

Trung Quốc phản ứng tức tối

Trung Quốc dĩ nhiên đã phản ứng hết sức gay gắt, tố cáo Hoa Kỳ cố tình "vu khống với những lời lẽ không đúng sự thật, để làm dư luận trong vùng nghĩ sai". Đại sứ Trung Quốc ở Thái Lan chẳng hạn cho rằng Washington đang "nỗ lực gây bất hòa giữa Trung Quốc và các quốc gia khác ven Biển Đông".

Trong một bài trên Facebook, đại sứ quán Trung Quốc tại Miến Điện đã hai lần dùng từ "bẩn thỉu" để chỉ Hoa Kỳ, cho rằng các cơ quan Mỹ ở hải ngoại đã làm những "công việc ghê tởm" để ngăn chặn Trung Quốc và đã lộ rõ bộ mặt "ích kỷ, đạo đức giả, đáng ghét và xấu xa".

Trả lời Reuters qua điện thoại, chuyên gia phân tích Renato de Castro, thuộc Viện Nghiện Cứu Chiến lược và Quan Hệ Quốc Tế Albert Del Rosario tại Philippines đã nhận định : "Chúng ta giờ đây đã biến thành chiến trường" và cuộc đọ sức sẽ còn kéo dài.

Hàng ngàn bình luận đả kích Trung Quốc

Cuộc đấu khẩu bùng lên gay gắt đã thu hút hàng ngàn bình luận trên các mạng xã hội trong khu vực, với rất nhiều lời chỉ trích Trung Quốc và thắc mắc về mục tiêu của cả hai bên.

Bên dưới bài viết trên Facebook của đại sứ quán Mỹ tại Philippines, một người tên Chelley Ocampo đã ghi : "Cảm ơn Hoa Kỳ vì đã làm điều mà luật pháp quy định".

Trên trang web của đại sứ quán Mỹ tại Malaysia, một người lớn tiếng "Đế quốc Yankee (từ chỉ Mỹ) cút đi ! ! ! !". Bên dưới lời kêu gọi đó, các nhà ngoại giao Mỹ đã hỏi vặn lại : "Phải chăng là bạn đồng ý với chiến thuật bắt nạt của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ở Biển Đông ?"

Trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Uông Văn Bân (Wang Wenbin), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng chính "Hoa Kỳ đã bắt đầu đưa lên mạng những bình luận tấn công và lên án Trung Quốc" và các nhà ngoại giao Trung Quốc chỉ làm sáng tỏ vấn đề và đáp trả mà thôi.

Chiến thuật mới của ngành ngoại giao Mỹ

Đối với giới phân tích, cuộc khẩu chiến đang bùng lên là kết quả một chiến thuật mới của ngành ngoại giao Mỹ trong vùng.

Theo nhận định của Sebastian Strangio, tác giả một quyển sách sắp ra mắt về ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng, các thông cáo của Mỹ đều gắn liền vấn đề Biển Đông với các mối quan ngại của từng nước trong khu vực nhằm hầu "chỉ rõ Trung Quốc là mối đe dọa cho chủ quyền các nước Đông Nam Á".

Trong lúc đó, vẫn theo Sebastian Strangio, phản ứng đáp trả của Trung Quốc vẫn theo kiểu được mệnh danh là "ngoại giao Chiến Lang", nổi bật từ khi dịch virus corona bùng phát, đậm nét dân tộc chủ nghĩa ngày càng hung hăng hơn.

Theo Collin Koh Swee Lean, một nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Tế Rajaratnam (Singapore), Trung Quốc không thể để cho Mỹ thắng thế nhờ chuyển hướng được dư luận trong vùng.

Đối với chuyên gia này, "ít ra là một vài chính phủ Đông Nam Á, một cách kín đáo, nếu không phải là công khai, hoan nghênh phát biểu của ngoại trưởng Mỹ mới đây và mạnh dạn hơn trong việc chống lại hành vi (Trung Quốc) ở các vùng biển tranh chấp".

Mai Vân

*************************

Mỹ, Nhật, Ấn, Úc tập trận gần Biển Đông tuần này

Trọng Thành, RFI, 21/07/2020

Hoa Kỳ và các đồng minh trong nhóm Bộ Tứ ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương (Quad) tổ chức đồng thời hai cuộc tập trận hải quân tại hai khu vực kế cận Biển Đông trong tuần này. Các cuộc tập trận của Bộ Tứ diễn ra đúng vào lúc truyền thông Trung Quốc hôm qua, 20/07/2020, cho biết quân đội nước này vừa tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà Việt Nam khẳng định chủ quyền.

bd3

Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan cùng các chiến hạm Nhật Bản và Úc cùng diễn tập trên biển Philippines ngày 21/07/2020. Commander, Task Force 70 / Carri - Petty Officer 2nd Class Codie So

Hãng tin Anh Reuters, dẫn lời của các giới chức Hải quân Mỹ, hôm nay 21/07/2020, cho hay cuộc tập trận của Hải quân Mỹ với Hải quân Ấn Độ diễn ra hôm qua, 20/07, tại khu vực gần quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, giáp với phía bắc eo biển Malacca, tuyến đường giao thông hàng hải chiến lược nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông. Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz tham gia vào cuộc tập trận này.

Song song với cuộc tập trận nói trên, Hải quân Mỹ cùng Hải quân Nhật và Úc tập trận tại vùng Biển Philippines. Theo bộ quốc phòng Úc, cuộc tập trận dự kiến kết thúc ngày 23/07. Tham gia vào cuộc tập trận này có tàu sân bay USS Ronald Reagan. Hai chiếc USS Ronald Reagan và USS Nimitz là hai hàng không mẫu hạm vừa có cuộc tập trận đầu tháng này tại Biển Đông, đúng vào lúc Trung Quốc tập trận lần đầu tiên trong tháng 7 ở quần đảo Hoàng Sa. USS Ronald Reagan và USS Nimitz cũng tiến hành tuần tra "bảo vệ tự do hàng hải" ở Biển Đông ngày 17/07.

Trung Quốc tập trận lần hai ở Hoàng Sa trong tháng 7

Tình hình tại Biển Đông đầu tuần này tiếp tục căng thẳng. Hôm qua, thứ Hai 20/07/2020, truyền thông Nhà nước Trung Quốc loan báo quân đội nước này vừa tập trận lần thứ hai tại Hoàng Sa, quần đảo mà Việt Nam đòi hỏi chủ quyền. Đây là lần thứ hai Trung Quốc tập trận tại Hoàng Sa trong tháng 7/2020. Cuộc tập trận bắn đạn thật diễn ra đúng lúc hai tầu sân bay Mỹ đang tuần tra "bảo vệ tự do hàng hải" .

Theo Global Times, ấn bản Anh ngữ của Hoàn Cầu Thời Báo, đại diện cho quan điểm cứng rắn trong chính quyền Trung Quốc, cuộc tập trận do lực lượng không quân chiến đấu trên biển, thuộc Chiến khu miền Nam, có căn cứ tại đảo Hải Nam, tiến hành từ ngày 15 đến ngày 17/07. Tham gia tập trận có các chiến đấu-oanh tạc cơ chống hạm JH-7.

Hoàn Cầu Thời Báo khẳng định cuộc tập trận nói trên của Trung Quốc chỉ là một hành động "đáp trả". Trang mạng Trung Quốc dẫn lời một chuyên gia quân sự xin ẩn danh cho biết, "nếu Hoa Kỳ tiếp tục khiêu khích tại Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ không có lựa chọn nào khác hơn là tập trận nhiều hơn, triển khai nhiều chiến đấu cơ, chiến hạm tại Biển Đông hơn, và có thể sẽ áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)" tại khu vực này.

Điều mà Hoàn Cầu Thời Báo không nhắc đến là việc Hoa Kỳ, và các đồng minh, tổ chức loạt tập trận nói trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố khằng định lập trường chính thức của Washington, ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, bác bỏ hầu hết các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Quan điểm chính thức của Washington được nhiều quốc gia Đông Nam Á tán đồng, khiến lập trường chống lại phán quyết của Tòa án La Haye, ỷ mạnh át yếu, bành trướng tại Biển Đông, của Bắc Kinh thêm bị cô lập.

Trọng Thành

Published in Diễn đàn

B Quc phòng M phát biu v Châu Á

Carla Babb, VOA, 22/07/2020

 

B trưởng Quc phòng M Mark Esper khng đnh "không ban hành lnh rút khi bán đo Triu Tiên", đng thi lên tiếng báo đng v "thái đ xu" ca Trung Quc mà ông nói đã gia tăng k t khi bt đu đi dch virus corona.

mon1

B trưởng Quc phòng M Mark Esper.

Phát biu v Châu Á t Ngũ Giác Đài, ông Esper ngày 21/7 đ ng kh năng gim bt quân ti Hàn Quc trong tương lai, nói rng Ngũ Giác Đài s tiếp tc cu xét điu chnh mc đ binh sĩ ti mi b ch huy, ti mi chiến trường đ đm bo hu hiu hóa lc lượng M.

T Wall Street Journal tun trước loan tin Ngũ Giác Đài đang lên kế hoch gim bt lc lượng ti Hàn Quc dưới mc hin nay là 28.500 người, trong lúc hai nước chưa đ thông bế tc v yêu cu ca Tng thng Donald Trump rng Seoul phi tăng mnh chi tr cho quân đi M trú đóng ti Hàn Quc.

V vn đ Trung Quc, B trưởng Esper ngày 21/7 ch trích "thái đ xu" ca quân đi Trung Quc gn đây làm gia tăng nhng lo ngi trên toàn khu vc.

"Chúng ta chng kiến vic này gia tăng trong 6 tháng qua k t khi Covid-19 xy ra", ông Esper nói.

B trưởng Quc phòng M cho biết ông hy vng thc hin chuyến công du đu tiên ti Trung Quc trước cui năm nay, dù Ngũ Giác Đài không đưa ra chi tiết v chuyến này.

Ông Esper ch đích danh Trung Quc "thường xuyên không tôn trng quyn ca các nước khác". Ông ch ra cuc tp trn tn công quy mô ln gn đây ca Trung Quc mô phng cnh chiếm mt đo ca Đài Loan như là "mt hành đng gây bt n làm gia tăng mt cách đáng k nguy cơ tính toán sai lm".

Ông cũng ch trích Trung Quc v vic ly đt lp bin và tiếp tc tp trn xung quanh các thc th tranh chp trên bin, gi nhng n lc này "rõ ràng không phù hp" vi lut quc tế. B trưởng Quc phòng M đng thi thúc đy các nước khác trên toàn cu giúp đng lên chng thái đ ca Trung Quc.

Trung Quc nói Washington không có tiếng nói trong chuyn này và t cáo M hành đng như là "k quy ri và làm gián đon n đnh trong vùng".

Carla Babb

Nguồn : VOA, 22/07/2020

*******************

Mỹ : 'Trung Quốc không có quyền biến Biển Đông thành đế chế hàng hải của mình'

BBC, 22/07/2020

Phát biểu tại một hội thảo online về an ninh hôm 21/7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper mô tả hoạt động của quân đội Trung Quốc trong khu vực là "gây bất ổn", và rằng Trung Quốc đang 'tiếp tục hành vi hung hăng ở khu vực phía Đông và trên Biển Đông', theo NDTV.

mon2

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper

Ông Esper nói rằng việc bồi đắp và các cuộc tập trận quân sự bất hợp pháp của Trung Quốc trên và xung quanh các thực thể đang tranh chấp ở Biển Đông không phù hợp với các cam kết được nêu trong Tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các bên ở Biển Đông.

"Đảng cộng sản Trung Quốc tiếp tục các hoạt động vi phạm luật pháp, các hành vi chèn ép và các hoạt động ác ý khác một cách có hệ thống", ông Esper nói.

Ông Esper nói thêm rằng Trung Quốc đã bắt nạt các quốc gia ASEAN để buộc các nước này phải ngưng các hoạt động phát triển dầu khí tiềm năng ngoài khơi trị giá khoảng 2,6 nghìn tỷ đôla, đồng thời ngăn cản các nước này đánh bắt cá tại ngư trường quan trọng của họ.

Ông Esper yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế mà Trung Quốc và người dân Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ những năm qua. "Và trong khi chúng ta hy vọng Đảng cộng sản Trung Quốc thay đổi cách thức của mình, chúng ta phải chuẩn bị cho phương án thay thế", ông cảnh báo.

Ông Esper nói chính sách của Hoa Kỳ về Biển Đông là "bảo vệ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở", và nói rõ rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không có quyền biến vùng biển quốc tế thành một khu vực độc quyền hoặc đế chế hàng hải của riêng mình".

"Chúng ta phải duy trì một hệ thống tự do và cởi mở, bảo đảm hòa bình và thịnh vượng cho hàng triệu người : tôn trọng chủ quyền, giải quyết tranh chấp bằng hòa bình ; tuân thủ luật pháp và chuẩn mực quốc tế ; thúc đẩy thương mại tự do, công bằng", ông nói.

"Chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng không một quốc gia nào có thể hoặc nên thống trị cộng đồng, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc cùng với các đồng minh và đối tác của mình để hỗ trợ một Ấn Độ-Thái Bình Dương thịnh vượng và an toàn cho tất cả mọi người", ông Esper nói.

Ông Esper cũng nói rằng "cam kết của Hoa Kỳ đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở bắt nguồn từ các giá trị, lịch sử và quan hệ kinh tế mà chúng tôi chia sẻ với các đồng minh và đối tác, và chỉ phát triển sâu hơn khi đối mặt với những nỗ lực làm suy yếu nó".

"Chúng tôi đang khuyến khích các quốc gia Ấn Độ-Thái Bình Dương mở rộng các mối quan hệ an ninh nội khối và mạng lưới các đối tác cùng chí hướng", ông nói thêm.

Theo dõi chặt chẽ tình hình giữa Ấn Độ và Trung Quốc

mon3

Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cũng cho biết Mỹ đang "theo dõi rất chặt chẽ" tình hình giữa Ấn Độ và Trung Quốc dọc theo Đường kiểm soát thực tế.

"Chúng tôi đang theo dõi tình hình giữa Ấn Độ và Trung Quốc rất chặt chẽ, những gì đang xảy ra dọc theo Đường kiểm soát thực tế và chúng tôi rất vui khi thấy cả hai bên đang cố gắng làm giảm nhiệt tình hình", ông Esper trả lời câu hỏi về căng thẳng giữa hai nước.

Ông khẳng định rằng các hoạt động của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong khu vực này đang "gây bất ổn", ông nói rằng họ "tiếp tục hành vi gây hấn ở phía Đông và trên Biển Đông".

Ông Esper cũng nói rằng mối quan hệ của Mỹ với Ấn Độ là "một trong những mối quan hệ quốc phòng quan trọng nhất của thế kỷ 21".

Trong bối cảnh xung đột ở biên giới Ấn Độ với Trung Quốc, một nhóm tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ do tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Nimitz dẫn đầu đã thực hiện một cuộc tập trận quân sự với một hạm đội tàu chiến Ấn Độ ngoài khơi bờ biển Andaman và Nicobar hôm thứ Hai.

Bốn tàu chiến tiền tuyến của Hải quân Ấn Độ đã tham gia cuộc tập trận "PASSEX" khi nhóm tấn công tàu sân bay Mỹ đi qua Khu vực Ấn Độ Dương khi trên đường trở về từ Biển Đông, các quan chức ở New Delhi cho biết.

USS Nimitz là tàu chiến lớn nhất thế giới và cuộc tập trận giữa hai hải quân có ý nghĩa quan trọng bởi nó diễn ra giữa lúc căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở phía đông Ladakh cũng như việc Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự trên Biển Đông.

Ông Esper nói rằng cuộc tập trận chung ở Ấn Độ Dương cho thấy sự hợp tác ngày càng tăng giữa các lực lượng hải quân Ấn Độ và Mỹ.

"Tôi muốn nêu bật sự hợp tác quốc phòng ngày càng mạnh mẽ của chúng tôi với Ấn Độ, một trong những mối quan hệ quốc phòng quan trọng nhất của thế kỷ 21. Chúng tôi đã tiến hành cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái. Như chúng tôi đã nói hôm nay, USS Nimitz đang tiến hành một cuộc tập trận chung với hải quân Ấn Độ ở Ấn Độ Dương, thể hiện cam kết chung của chúng tôi trong hợp tác mạnh mẽ hơn và ủng hộ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở", ông nói.

"Các tàu sân bay của chúng tôi đã tới Biển Đông và Ấn Độ-Thái Bình Dương kể từ Thế chiến II. Chúng tôi sẽ ủng hộ chủ quyền của bạn bè và đối tác của chúng tôi", ông nói thêm.

Kế hoạch thăm Trung Quốc trong năm nay

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng cho hay ông hy vọng sẽ đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay để cải thiện các kênh 'truyền thông khủng hoảng' và bàn về các vấn đề khác mà hai bên cùng quan tâm, theo SCMP.

"Trước khi hết năm, tôi hy vọng sẽ đến thăm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa lần đầu tiên với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng để tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan tâm chung, thiết lập các hệ thống cần thiết cho truyền thông khủng hoảng và củng cố ý định cạnh tranh công khai trong hệ thống quốc tế", ông Mark Esper nói.

Ông cũng nói rằng Bắc Kinh đã tăng cường hành vi xấu của họ trong sáu tháng qua. Trung Quốc đã xây dựng các căn cứ trên đảo san hô trong khu vực nhưng lại nói ý định của họ là hòa bình.

"Chúng tôi muốn ngăn chặn các hành vi chèn ép", ông Esper nói thêm.

"Chúng tôi không tìm kiếm xung đột. Chúng tôi cam kết mối quan hệ mang tính xây dựng và có kết quả với Trung Quốc và, trong mối quan hệ quốc phòng của chúng tôi, để mở ra các kênh truyền thông và giảm thiểu rủi ro".

Vấn đề Đài Loan

Ngoài vấn đề Biển Đông, ông Mark Esper cũng đề cập đến áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc lên Đài Loan, theo SCMP

Ông Esper nói rằng không ai ở Đài Loan tin rằng Trung Quốc sẽ thực hiện 'một quốc gia, hai thể chế' ở đây.

Ông nói rằng Trung Quốc đã thực hiện các cuộc tập trận mô phỏng để chiếm lấy một hòn đảo do Đài Loan kiểm soát, và gọi đây là một hoạt động gây bất ổn và có thể trở thành những tính toán sai lầm.

Liu Zhiqin, một thành viên cao cấp tại Viện nghiên cứu tài chính Chongyang tại Đại học Renmin Trung Quốc, cho rằng các động thái của Mỹ trong những ngày gần đây nhằm mục đích tiếp tục kích động căng thẳng khu vực nhằm gây bất hòa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng châu Á, theo SCMP.

Bằng cách tạo ra các cuộc xung đột, Hoa Kỳ mong muốn phá hoại hơn nữa hình ảnh của Trung Quốc để các quốc gia khác xa lánh Bắc Kinh, ông Liu nói.

Học giả Ja-Ian Chong từ Viện Harvard-Yenching thì cho rằng những nỗ lực của Hoa Kỳ trong việc hợp nhất các đồng minh và đối tác trên khắp thế giới sẽ khiến cho các nước Ấn Độ-Thái Bình Dương gặp khó khăn hơn khi định vị giữa Washington và Bắc Kinh.

Tuy nhiên, Chong lưu ý rằng ông Esper đã tiếp tục nhấn mạnh đến tính răn đe và đề cao khả năng hợp tác với Trung Quốc.

"Điều này mang lại cho cả Washington và Bắc Kinh đường lùi", ông Chong nói.

Published in Diễn đàn

Vùng biển trong khu vực đã bị biến thành một vạc dầu trong cuộc đối đầu siêu cường vì sự đổ vỡ quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc – một cuộc chiến tranh lạnh mới do tham vọng hung hăng của Tập Cận Bình và tính toán bầu cử ngày càng tuyệt vọng của Donald Trump.

biendong1

Hải quân Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc tập trận tàu sân bay kép ở Biển Đông vào ngày 6 tháng 7 - JASON TARLETON / US NAVY / REX

Cuộc tập trận kéo dài năm ngày của Đài Loan diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và các đối thủ đẩy Đông Á đến bờ vực đối đầu.

Máy bay Trung Quốc đã nhiều lần gây xâm phạm Đài Loan khi Bắc Kinh tăng cường chiến dịch đe dọa và uy hiếp khi Tập Cận Bình tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết.

Khi cuộc tập trận bắt đầu, một máy bay do thám Mỹ đã bay sát bờ biển Trung Quốc để theo dõi hoạt động quân sự.

Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan bị Bắc Kinh thù ghét bỏ, theo dõi các cuộc tập trận bắn đạn thật trong trang phục vũ trang. Các nhà quan sát quân sự Mỹ được cho cũng cùng tham dự.

Mỹ vừa phê duyệt một hợp đồng trị giá 495 triệu bảng của hãng Lockheed Martin để nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Đài Loan, khiến Bắc Kinh tuyên bố sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với công ty này. Trump cũng đã ký một hợp đồng bán máy bay F-16 và nhiều khí tài khác.

Nhưng sự khác biệt quân sự vẫn rất lớn. Vì vậy, chiến lược chống xâm lược của Đài Loan đã được kéo dài nhằm tranh thủ hỗ trợ quốc tế. Trong thực tế, điều đó có nghĩa là dựa vào sự can thiệp vũ trang của Mỹ để bảo vệ nhà nước dân chủ chống lại sự sáp nhập vào Trung Quốc.

Eo biển Đài Loan tiếp giáp với Biển Đông, nơi có các tuyến đường vận chuyển nhiều nhất thế giới và tuyến hàng hải nguy hiểm nhất. Lần thứ hai trong hai tuần, hai tàu sân bay Mỹ đi vào vùng biển này hôm thứ Sáu, khiến Bắc Kinh nổi giận.

Vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ trở thành nơi nơi thể hiện sự gia tăng sức mạnh quân sự hàng hải cũng như các tàu cứu hộ hiếu chiến của Bắc Kinh lẫn Washington.

Đầu tháng này, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, trong khi hải quân Mỹ tổ chức cuộc tập trận ở những nơi khác trên Biển Đông.

Các lực lượng hàng hải Bắc Kinh, bao gồm cả các tàu đánh cá quân sự, đã quấy rối, đe dọa hoặc có khi đánh chìm các tàu cá của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia, ngay cả khi các tàu này hoạt động trong vùng biển của họ ở Biển Đông. Bốn quốc gia, cùng với Đài Loan và Brunei đều có yêu sách ở Biển Đông.

Cả Bắc Kinh và Washington đều không muốn xung đột mở, nhưng mối nguy về cuộc đối đầu trên biển giữa các siêu cường có thể vượt khỏi tầm kiểm soát đã tăng lên đáng kể. Việc một tàu Trung Quốc xém đâm vào tàu chiến Mỹ vào năm 2018 là một lời nhắc nhở nghiêm khắc rằng điều đó có thể dễ dàng xảy ra như thế nào.

Alexander Neill, một nhà tư vấn an ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Singapore cho biết, "Với việc quân sự hóa Biển Đông, triển vọng va chạm vô tình và khả năng leo thang chiến sự không được kiểm soát là rất lớn và ngày càng tăng cao".

Ngay cả khi hai nhóm tấn công của Mỹ quay trở lại, các nguồn tin quân sự Trung Quốc tiết lộ rằng Bắc Kinh dự kiến ​​s xut xưởng tàu sân bay thế h tiếp theo trong vòng mt năm và s chế to gp mt chiếc tương t.

Tàu mới sẽ mang theo hệ thống phóng máy bay điện từ tiên tiến nhất thế giới, tương đương với công nghệ mới nhất của Mỹ, các nguồn tin cho biết. Một loại máy bay chiến đấu tàng hình mới gần đây đã được đưa vào sản xuất hàng loạt, sẵn sàng ra mắt khi tàu sân bay hạ thuỷ.

Hạm đội khu trục hạm của hải quân Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 và dự định sẽ có ít nhất sáu nhóm tàu sân bay một thập kỷ sau đó, để đọ với tiềm lực hải quân của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Trên toàn thế giới, Mỹ có 11 tàu sân bay lớn, với hai chiếc đang được đóng.

Với một cuộc chạy đua vũ trang ở Châu Á đang diễn ra, tuần trước, Nhật Bản đã tiết lộ kế hoạch tăng cường chi tiêu quân sự và nâng cấp lực lượng hải quân của mình để chống lại các yêu sách lãnh thổ hung hăng của Bắc Kinh gia tăng trong bối cảnh đại dịch corona. Tokyo đã lên án sự xâm nhập không ngừng của những người Trung Quốc trên các tàu Trung Quốc quanh Quần đảo Senkaku, thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền.

Scott Morrison, thủ tướng Úc, xem khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương là một "cuộc thi thống trị toàn cầu trong thời đại của chúng ta", và nói rằng "nguy cơ tính toán sai lầm, và thậm chí là xung đột, đang tăng cao", khi ông tuyên bố kế hoạch chi tiêu quốc phòng mới là 150 tỷ bảng.

Úc là mục tiêu của trút giận của Trung Quốc với trừng phạt thuế quan thương mại và nghi ngờ tấn công mạng sau khi ông Morrison kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của đại dịch corona. Mỹ cũng đang hy vọng xây dựng một căn cứ hải quân mới ở miền bắc Australia

Anh dự kiến ​​s tham gia liên minh chng lại tham vọng hàng hải của Bắc Kinh bằng cách triển khai tàu sân bay Queen Elizabeth, tới Biển Đông trên hành trình lớn đầu tiên. Các nhà phân tích an ninh Châu Á cho rằng con tàu có thể được trú đóng ở trong khu vực, nhưng có thể sẽ ghé thăm Singapore, Nhật Bản và Úc trong các chuyến hải trình dài ngày.

Liu Xiaoming, đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn, cảnh báo Anh không nên "hùa với Hoa Kỳ để chống Trung Quốc" bằng cách gửi tàu sân bay đến Biển Đông. Trong một cuộc phỏng vấn với The Times ngày hôm qua, ông Liu Xiaoming nói rằng đặt căn cứ một tàu sân bay trong khu vực sẽ là "một động thái rất nguy hiểm".

Quan hệ của Anh với Trung Quốc đã rơi tự do sau khi Bắc Kinh áp đặt luật pháp an ninh quốc gia mới đối với Hồng Kông, vi phạm mô hình "một quốc gia, hai chế độ" mà Trung Quốc đồng ý với London sau khi bàn giao năm 1997. Quyết định của chính phủ Anh về việc loại bỏ Huawei khỏi mạng 5G đã làm tổn hại sâu hơn mối quan hệ giữa Bắc Kinh và London.

Tổng thống tuyên bố tại Vườn Hồng về việc tước đi quy chế tối huệ quốc của Hồng Kông để đối phó với Trung Quốc, trong khi Tổng chưởng lý William Barr cáo buộc Bắc Kinh dàn dựng một vụ "chiến tranh kinh tế chớp nhoáng" để thách thức Mỹ.

Nhà Trắng đang xem xét lệnh cấm nhập cảnh đối với tất cả các đảng viên cộng sản và gia đình của họ – ước tính khoảng 270 triệu người. Bắc Kinh chắc chắn sẽ áp đặt các biện pháp đối phó với du khách Mỹ nếu Trump ký dự thảo này. Hai nước đã trục xuất các nhà báo trong để ăn miếng trả miếng nhau trong những tháng gần đây.

Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đưa ra lời phản bác cứng rắn nhất của Hoa Kỳ đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh trên ở Biển Đông nơi có tuyến hàng hải trị giá 4,2 tỷ bảng Anh và trữ lượng dầu khí khổng lồ.

Ông đã tố cáo những nỗ lực thành lập một "đế chế hàng hải" của Trung Quốc và tuyên bố chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên dưới đáy biển là "hoàn toàn bất hợp pháp" theo luật pháp quốc tế. Mỹ làm thế nào để cố gắng củng cố lập trường đó dự kiến ​​s do Mark Esper, B trưởng quc phòng, tuyên b vào th ba trong mt bài phát biểu phác thảo tầm nhìn của Hoa Kỳ về an ninh ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Tại Washington, Trump hy vọng hồi sinh chiến dịch tái tranh cử đang bị chững lại với chính sách cực kỳ hiếu chiến đối với Trung Quốc, ra lệnh cho các nhân vật hàng đầu trong chính quyền đưa ra các cuộc tấn công phối hợp vào Bắc Kinh.

Khi sự phẫn nộ của Washington gia tăng, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết các nhà lãnh đạo Mỹ đã "mất trí và điên rồ" khi chỉ trích Bắc Kinh.

Nhưng Trump vẫn ca ngợi Tập Cận Bình là một người bạn và đối tác thương mại cho đến gần đây, ngay cả khi Bắc Kinh thể hiện sự hung hăng trên khắp Đông Á. Cuộc tấn công gần đây của lực lượng Trung Quốc vào quân đội Ấn Độ ở biên giới Hy Mã Lạp Sơn đã mở ra một mặt trận khác.

"Rõ ràng quyết định chiến lược của ủy ban quân sự trung ương Trung Quốc được đưa ra nhằm tiếp cận kiên quyết hơn, quyết đoán hơn những gì họ gọi là lợi ích cốt lõi", ông Neill nói. "Sau đó, Bắc Kinh cảm thấy mạnh dạn hơn sau khi từ bỏ chiến lược ẩn mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình.

"Hoa Kỳ cảm thấy họ đã muộn, và hiện đang xem xét mọi lựa chọn để đẩy lùi Trung Quốc".

Tuy nhiên, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình sẽ không lùi bước.

"Không bên nào chịu tránh và chuyện đó sẽ không sớm xảy ra".

Chính quyền Trump đổ lỗi cho người tiền nhiệm Barack Obama và chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ hiện đang tập trung xung quanh Joe Biden vì đã không phản đối Bắc Kinh ở Biển Đông trong thời gian họ xây dựng căn cứ quân sự ở đó.

Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc đã thành lập một trung tâm nghiên cứu hải dương học trên đảo Vành Khăn vào năm ngoái. Các đội tàu dân quân lớn trong khu vực, và một trung tâm cứu hộ hàng hải mới được mở trên đảo Chữ Thập. Bắc Kinh cũng đã tạo ra các trung tâm hành chính dân sự để điều hành khu vực này.

Bắc Kinh lấn lướt bành trướng trong khi các đối thủ đang lo chống lại đại dịch.

Chiến thuật thường lệ của Bắc Kinh, Richard McGregor, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Lowy ở Sydney cho biết.

"Trung Quốc đang tiếp tục làm những gì họ đã làm trước khi có đại dịch", ông nói. "Họ chỉ có không ngừng lại trong khi gần như cả thế giới bất động.

Nhưng Neill lưu ý rằng Trung Quốc hiện đã chuyển sang các hoạt động dân sự và khoa học để củng cố các yêu sách ở Biển Đông.

Neill nói "Về cơ bản đó là chuyện đã rồi, ông Neill nói. Tôi mong Hoa Kỳ thách thức bất kỳ hành động chiếm đóng nào, nhưng Trung Quốc đã thiết lập các căn cứ quân sự và cơ sở hạ tầng dân sự".

"Họ đang bão hòa Biển Đông với sự hiện diện của họ. Đưa dân ra các đảo là mục tiêu rõ ràng. Họ đã chuyển sang giai đoạn thứ hai để làm cho đường thủy không thể đảo ngược Trung Quốc".

Philip Sherwell

Nguyên tác : Superpowers face off over South China Sea, as Taiwan drills for war, The Time, 19/07/2020

Khánh An dịch

Nguồn: VNTB, 22/07/2020

Published in Diễn đàn

Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc hoàn thành việc chiếm đoạt Biển Đông

Trung Quốc đang đẩy nhanh chiến dịch kiểm soát Biển Đông và Quần đảo Senkaku ở Biển Hoa Đông. Điều này càng tạo thêm những bất lợi cho các yêu sách mang bản chất mơ hồ của Trung Quốc trong khu vực. Đường lưỡi bò chín đoạn vốn bị lên án bởi quốc tế đã thể hiện qua những vu nhận của Bắc Kinh đối với những hòn đảo nằm trong khu vực. Đáng ngại hơn, Bắc Kinh đôi khi còn ám chỉ đường chín đoạn như là một phân định hàng hải, xác định sự kiểm soát chủ quyền của Trung Quốc trên biển cũng như không phận của vùng biển đó.

stop1

Trung Quốc biến những rạn san hô và đá trong quần đảo Trường Sa thành những căn cứ quân sự - Ảnh minh họa

Nỗ lực của Trung Quốc trong việc tiếp tục quân sự hóa các cơ sở nhân tạo ở vùng biển tranh chấp đã được thế giới biết đến. Tuy nhiên, một điều ít được biết đến nhưng có hệ quả rất lớn của việc quân sự hóa này là khả năng gia tăng mạnh mẽ sức mạnh của Trung Quốc, không chỉ để kiểm soát các rạn san hô và đá của Biển Đông, mà trong tương lai sẽ khẳng định quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên biển và không phận của Biển Đông. Bắc Kinh đã rất ồn ào phản đối những phê phán của thế giới đối với những chuyển động hải quân mà Bắc Kinh cho là vô tội cũng như các hoạt động quân sự khác của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.

Bắc Kinh đã nỗ lực để những giải quyết tranh chấp tập trung vào các cuộc đàm phán song phương nhằm phá vỡ một phản ứng thống nhất của ASEAN. Sự chống lại của các quốc gia trong khu vực chỉ mới bắt đầu. Các vu nhận của Trung Quốc cũng tác động đến nhiều quốc gia nằm ngoài khu vực Biển Đông. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và nhiều nước khác trên thế giới có cùng lợi ích quan trọng trong việc sử dụng biển Đông cho các mục đích kinh tế, khoa học và quân sự. Khẩn cấp hơn là nhu cầu duy trì một hệ thống giao thông hàng hài mở, tự do và trong tương lai ở ngoài vũ trụ rất là quan trọng.

Việc Tòa án Hình sự Quốc tế phủ quyết các tuyên bố của Trung Quốc ở Biển Đông vào năm 2016 chỉ thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục những nỗ lực phi lý như xây dựng các tính năng, quân sự hóa và mở rộng kiểm soát hành chính đối với sự hiện diện và hoạt động của các quốc gia khác nhằm với xa hơn trong đường chín đoạn. Trên thực tế, phán quyết của tòa đã bác bỏ cả hai yêu sách của Trung Quốc đối với nhiều bãi đá và căn cứ hàng hải cũng như khái niệm cho rằng những hòn đảo nhân tạo có thể tạo ra lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.

Những chiến lược mơ hồ của Trung Quốc (cũng được phơi bày trên các mặt trận khác) phải là yếu tố thúc đẩy cộng đồng quốc tế đối mặt với sự lựa chọn và cùng nhau tìm lời giải cho hành vi của Bắc Kinh đang xây dựng lực lượng và vị trí trong khu vực để khẳng định chủ quyền trên Biển Đông trên đường dài.

Cách giải thích này về các hành động của Trung Quốc, mặc dù khó chấp nhận nhưng cần được xem là một trong các nỗ lực hoạch định chiến lược và quân sự trên toàn thế giới nhằm tránh kết cục tồi tệ nhất có thể xảy ra. Điều quan trọng cần nhớ là phạm vi và quy mô của các yêu sách của Trung Quốc là chưa từng có trong luật pháp quốc tế và không xảy ra tương tự ở bất kỳ nơi nào khác trên trái đất. Thái độ không sẵn sàng đối đầu với kịch bản này sẽ dẫn đến nguy cơ Bắc Kinh kiểm soát vĩnh viễn các hoạt động kinh tế và quân sự đối với một khu vực rộng lớn và quan trọng của thế giới Đại Dương.

Biển Đông có diện tích lớn hơn Địa Trung Hải một phần ba và gấp đôi Vịnh Mexico. Việc thừa nhận các vu nhận trải rộng của Trung Quốc trên biển sẽ làm tăng khả năng những môi trường quốc tế lớn hơn sẽ bị cắt đứt và bị kiểm soát bởi các quốc gia riêng lẻ trong tương lai.

Cộng đồng quốc tế hoặc là tin tưởng vào việc duy trì một cộng đồng toàn cầu tự do, cởi mở và bảo vệ luật pháp quốc tế hay là không. Nếu không, thì việc sáp nhập tiềm năng của Trung Quốc trong không gian rộng lớn này sẽ bảo đảm cho các yêu sách tương tự đối với các đại dương khác trên thế giới. Để ngăn ngừa viễn ảnh đó đòi hỏi một phản ứng tích cực bằng việc mở rộng tối đa sự liên kết giữa các quốc gia. Bất kể các khiếu nại riêng lẽ đối với chủ quyền ở Biển Đông sẽ được giải quyết như thế nào, toàn bộ thế giới đều có phần trong tự do hàng hải của khu vực.

Vì lý do này, Hoa Kỳ, cùng với tất cả các đồng minh và đối tác cần kết nối hành vi của Bắc Kinh tại Biển Đông với việc tiếp cận của Trung Quốc vào cộng đồng thế giới. Thông báo của Washington từ chối các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh, được nhấn mạnh bởi các cuộc tập trận của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực, là một khởi đầu tốt. Tuy nhiên, các hoạt động ở Biển Đông sẽ vô hình chung rơi vào thế mạnh của Trung Quốc. Hoa Kỳ và các đồng minh cũng như đối tác trong cộng đồng quốc tế cần bắt đầu áp dụng và gia tăng các hạn chế lên Trung Quốc trong lãnh vực hành chính và kỹ thuật trên toàn cầu đối với vận chuyển, du lịch hàng không và vận tải hàng không trong các khu vực kinh tế trên thế giới của các nước tham gia.

Hạn chế về vận chuyển kinh tế, quân sự và thăm dò khoa học nên được lên kế hoạch trước và có thể mở rộng để chúng tương tự như các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông. Bản đồ dưới đây minh họa các hoạt động đối đầu của các đồng minh sẽ đem lại vấn đề như thế nào đối với Bắc Kinh; Nó sẽ tăng cao chi phí và sự phức tạp cho việc Trung Quốc tiếp cận khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và hơn xa hơn. Ví dụ, các khu vực liền kề của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines hạn chế giao thông trực tiếp của Trung Quốc vào Tây Thái Bình Dương. Khả năng này nên được thông báo cho Bắc Kinh nếu Bắc Kinh khẳng định quyền kiểm soát chủ quyền ở Biển Đông thông qua vũ lực.

Bảo đảm mức độ tự do và quyền giao thương trên khắp thế giới sẽ là mục tiêu cuối cùng của nỗ lực quốc tế này. Các biện pháp đối phó với Trung Quốc tại các vùng đặc quyền kinh tế trên thế giới cần được đi kèm với cam kết rằng những vùng đặc quyền này vẫn được rộng mở cho tất cả các quốc gia tham gia. Hơn nữa, những hạn chế đối với Trung Quốc cần có thể được đảo ngược dễ dàng và nhanh chóng. Khi Bắc Kinh nhận thức được những sai trái của họ tại Biển Đông, việc tiếp cận các tuyến hàng hải toàn cầu của Trung Quốc cần được khôi phục và khuyến khích.

Mặc dù cách tiếp cận chiến lược này để chống lại các hoạt động hung hăng nhất của Bắc Kinh ở Biển Đông có vẻ khá quyết liệt, các quốc gia có cùng chí hướng trên thế giới nên sẵn sàng gây ra một cú sốc quyết định đối với các tính toán của Bắc Kinh về bất kỳ lợi ích nào mà Bắc Kinh có thể đạt được bằng cách hạn chế quyền đi qua Biển Đông và ngăn chận tự do hàng hải chung của thế giới. Ngay cả việc chỉ cần gợi ý về một phản ứng toàn cầu ở quy mô này là có thể làm cho Bắc Kinh phải tập trung tâm trí vào sự phụ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc vào cộng đồng thế giới nếu Trung Quốc muốn đạt được các mục tiêu thế kỷ đã đề ra. Cùng nhau, các quốc gia đồng minh nên khuyến khích Trung Quốc hỗ trợ một cộng đồng toàn cầu mở và tự do ở Biển Đông.

Jeff Becker

Nguyên tác : How to stop China completing its takeover of the South China Sea, ASPI The Strategic, 21/07/2020

Annette Nguyen lược dịch

Nguồn : Danlambao, 20/07/2020

Jeff Becker là một nhà tư vấn quốc phòng làm việc về các khái niệm và tương lai của quân đội Hoa Kỳ.

Published in Diễn đàn

Biển Đông: Mỹ bác bỏ đa số yêu sách của Bắc Kinh để thúc đẩy đàm phán COC

Trọng Thành, RFI, 17/07/2020

Ngày 13/07/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ ra thông cáo về "Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông", bác bỏ đa số cáùc đòi hỏi chủ quyền tn tn bn bn bn của như phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, đúng 4 năm về trước. Washington có ý đồ gì khi khẳng định lập trường cứng rắn hơn nhiều với Trung Quốc vào thời điểm này?

bd1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và trích đoạn "Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông", công bố ngày 14/07/2020. © Ảnh chụp màn hình Twitter.

Thông cáo "Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông" (U.S. Position on Maritime Claims in the South China Sea), đi kèm với nhiều cuộc tập trận của Mỹ ở Biển Đông diễn ra cùng thời điểm, khiến nhiều người lo ngại căng thẳng Mỹ - Trung sẽ leo thang, đẩy các quốc gia Đông Nam Á vào thế phải dứt khoát chọn phe, căng thẳng với Trung Quốc gia tăng gây bất lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực. Ngay sau tuyên bố của Mỹ, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng "kiên quyết bác bỏ", đồng thời lên án Washington làm tình hình nóng lên.

Tuy nhiên, theo một số nhà quan sát và chính bản thân giới chức Hoa Kỳ, mục tiêu của bản Tuyên bố lập trường về Biển Đông nói trên của Washington, trước hết nhằm thúc đẩy các đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), giữa ASEAN và Trung Quốc, hiện đang lâm vào tình trạng dậm chân tại chỗ, một phần do đại dịch Covid-19, nhưng phần chủ yếu do khác biệt lập trường giữa Bắc Kinh với nhiều nước ASEAN là quá lớn. Nhấn mạnh vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc an ninh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và tìm cách giảm bớt áp lực của Trung Quốc lên các nước láng giềng ven Biển Đông là nỗ lực ngoại giao chủ yếu của Washington. Đây là chủ đề mục "Theo dòng thời sự" của RFI hôm nay.

***

1. Vì sao nói mục tiêu của Hoa Kỳ, khi đứng hẳn về phía phán quyết của Tòa La Haye, là nhằm thúc đẩy đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc ?

Jakarta Post, nhật báo hàng đầu của Indonesia, hôm 16/07/2020, có bài tổng thuật đáng chú ý mang tựa đề "US calls for more transparency in South China Sea dispute » (Hoa Kỳ đòi hỏi minh bạch về tranh chấp ở Biển Đông). Bài viết nhấn mạnh đến thông cáo của một quan chức cao cấp Hoa Kỳ đưa ra ngày 14/07, tức một hôm sau thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về "Lập trường của Hoa Kỳ về các yêu sách biển tại Biển Đông". Tác giả của thông cáo này là trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, ông David Stilwell.

Quan chức ngoại giao Mỹ vạch ra "thủ thuật" của Trung Quốc để các thành viên ASEAN, tham gia đàm phán, giữ im lặng về tiến trình thương thuyết COC, hiện đã có "một số tín hiệu báo động" về hành xử này của phía Bắc Kinh. Theo trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á Mỹ, nhiều thông tin từ báo chí cho biết " trong các phòng họp kín, chính quyền Trung Quốc đã thúc ép các quốc gia thành viên ASEAN chấp nhận những nhân nhượng, trong các vấn đề đụng đến lợi ích cốt lõi của quốc gia", như khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa nước mình, hay tham gia tập trận với các quốc gia bên ngoài Biển Đông.

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ khẳng định quá trình đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông có liên hệ mật thiết với lợi ích của Hoa Kỳ, và Washington sẽ không thể nào chấp nhận để Bộ Quy tắc COC, "bằng cách này hay cách khác, hợp thức hóa các hành động xâm chiếm, quân sự hóa hay các đòi hỏi về chủ quyền bất hợp pháp trên biển". Quan chức ngoại giao Mỹ nói rõ : "Chúng tôi yêu cầu minh bạch hơn trong quá trình đàm phán về COC, để Bộ Quy tắc ứng xử này bảo đảm có được kết quả tích cực, hoàn toàn tuân thủ với các nguyên tắc của Công Ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)".

Nhà nghiên cứu Collin Koh, chuyên gia Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng Institute of Defence and Strategic Studies, trường Quan hệ Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore (trong một nhận định trên South China Morning Post ngày 16/07), cũng xác nhận mục tiêu này của Mỹ. Theo vị chuyên gia này, với Tuyên bố nói trên, Hoa Kỳ muốn thúc đẩy ít nhất cũng là một số thành viên khối ASEAN có quan điểm dứt khoát hơn với Trung Quốc. Nhà nghiên cứu Singapore lưu ý là "đối với các thành viên ASEAN, lo ngại trước thế đối đầu Mỹ - Trung, cũng như căng thẳng ở Biển Đông gia tăng, đồng nghĩa với việc cần nỗ lực hành động khẩn cấp để ra được COC".

Giới quan sát cũng chú ý đến sự kiện một tuần lễ trước Tuyên bố về Biển Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ, lãnh đạo Quốc Phòng ba nước Mỹ, Nhật và Úc (ba thành viên trong bộ Tứ Ấn Độ - Thái Bình Dương), trong lần họp thứ 9, đã ra một tuyên bố chung. Biển Đông - cùng với Hồng Kông, biển Hoa Đông, hạt nhân Bắc Triều Tiên - là hồ sơ trọng tâm của tuyên bố này. Về Biển Đông, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ - Nhật - Úc cũng đặc biệt nhấn mạnh đến các đàm phán xây dựng "Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt với UNCLOS, và không được phép xâm hại đến lợi ích của các bên thứ ba, hay quyền của tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế, cũng như củng cố kiến trúc an ninh khu vực mang tính rộng mở hiện nay".

2. Đàm phán về COC hiện đang tình trạng nào ?

Đàm phán về một Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông (COC) là mục tiêu được đưa ra trong Tuyên bố về Ứng xử của Các Bên ở Biển Đông (DOC) (ra đời năm 2002) nhằm thúc đẩy việc giải quyết các tranh chấp bằng con đường hòa bình giữa ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, dự án xây dựng COC lâm vào bế tắc trong hơn 10 năm. Tháng 7/2016, Trung Quốc bị xử thua trong vụ kiện Biển Đông, Philippines khiếu nại lên Tòa Trọng Tài Thường Trực. Ít tháng sau, năm 2017, Bắc Kinh đột nhiên muốn thúc đẩy đàm phán COC.

Về mặt chính thức, phía Trung Quốc khẳng định luôn mong muốn sớm hoàn tất COC. Tuy nhiên, theo giới quan sát tại khu vực, có rất ít thông tin để biết tiến trình đàm phán diễn ra như thế nào. Tháng 8/2019, ngoại trưởng 10 nước ASEAN và Trung Quốc thông qua lần đọc thứ nhất Văn bản dự thảo sơ bộ duy nhất làm cơ sở cho đàm phán (tên chính thức là "Single Draft COC Negotiating Text", gọi tắt là Văn bản SDNT).

Đầu năm nay, ngày 15/01/2020, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh, đại diện cho quốc gia đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên ASEAN, đã tỏ ý nóng ruột về việc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về một bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông tiến triển quá chậm. Theo báo chí Trung Quốc, tại thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, tháng 11/2019, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết dự kiến hai bên sẽ thống nhất được về lần đọc thứ hai đối với văn bản SDNT trong năm 2020. Trong phát biểu đầu năm nay, ngoại trưởng Việt Nam tỏ ý lo ngại phải chờ đến năm 2021 các cuộc đàm phán mới kết thúc thì sẽ "chậm hơn dự kiến".

Cuối 2019, đầu năm 2020, nhiều nước ASEAN, ven Biển Đông, tỏ ra kiên quyết hơn với Trung Quốc. Việt NamMalaysia và Indonesia lần lượt gửi công hàm lên Liên Hiệp Quốc phản đối yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc, đi ngược lại luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS, tại Biển Đông. Đàm phán rất có khả năng sẽ thêm căng thẳng, chưa kể bối cảnh đại dịch. Đầu tháng 5, một vị tướng Pháp, ông Daniel Schaeffer, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí Việt Nam, khẳng định là ASEAN nên "dừng đàm phán COC", nếu Trung Quốc không từ bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" (đã bị Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye bác bỏ).

3. Tại sao Hoa Kỳ chọn thời điểm này để đưa ra Tuyên bố bác bỏ hầu hết đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ?

Một điểm đáng chú ý là việc Hoa Kỳ đưa ra Tuyên bố về Biển Đông diễn ra vào thời điểm Trung Quốc vừa tổ chức cuộc tập trận tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, từ ngày 01 đến ngày 05/07, tập trận bị một số nước ASEAN (Việt Nam và Philipines) lên án là gây bất ổn cho khu vực. Quyết định tập trận được phía Trung Quốc thông báo ngày 28/06, ngay sau khi Thượng đỉnh khối ASEAN lần thứ 36 kết thúc hôm 26/06/2020. Tuyên bố chung của thượng đỉnh lần này nhấn mạnh đến các tranh chấp, bất đồng phải được giải quyết trên cơ sở Công Ước Quốc Tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), gián tiếp lên án các hoạt động quân sự hoá, gây hấn của Bắc Kinh tại Biển Đông nói chung, cũng như trong thời gian gần đây.

Việc Trung Quốc một mặt chọn đúng thời điểm này để tổ chức tập trận, mặt khác chấp nhận đề nghị nối lại đàm phán COC với ASEAN, nhưng "không nói rõ thời gian", có thể là phương thức thể hiện thái độ đàm phán gây áp lực của Bắc Kinh, dựa trên sức mạnh để lấn át khối ASEAN, bao gồm cả các quốc gia bên bờ Biển Đông cũng như các nước khác. Việc Hoa Kỳ chọn thời điểm này để đưa ra Tuyên bố nói trên - bên cạnh ý nghĩa về dài hạn của bản Tuyên bố - về mặt trước mắt, rất có thể là một cách để Washington trấn an các đồng minh và đối tác Đông Nam Á, với các cam kết dứt khoát và rõ ràng của Mỹ tại Biển Đông.

Trọng Thành

**********************

Mỹ tổng lực tấn công "mối đe dọa chiến lược" Trung Quốc

Thu Hằng, RFI, 17/07/2020

Biển Đông, Hồng Kông, nhân quyền, Hoa Vi… Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ tấn công trên mọi mặt. Tham vọng vươn lên của Bắc Kinh "đụng" với quyết tâm bảo vệ vị trí cường quốc số 1 của Mỹ. Trung Quốc giờ trở thành "mối đe dọa chiến lược" trong chính sách của Hoa Kỳ.

bd2

Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng trở nên đối kháng trong nhiệm kỳ tổng thống Donald Trump. Ảnh minh họa : chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Mỹ Donald Trump AFP/File

Tầu sân bay của Mỹ tuần tra ở Biển Đông bị Bắc Kinh gọi là "hổ giấy" mà "hỏa lực" của Trung Quốc có thể thiêu rụi. Bắc Kinh bị lên án đàn áp nhân quyền ở Tân Cương ? Thế nhưng "Mỹ mới là nước vô địch thế giới về vi phạm nhân quyền", theo phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Mỹ dùng Hồng Kông để cản đường phát triển của Trung Quốc ? Nhưng "âm mưu này đã bị thất bại" và Mỹ phải "sửa sai", theo lời cảnh cáo của thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang khi triệu đại sứ Mỹ Terry Branstad lên phản đối Đạo luật Tự trị Hồng Kông (Hong Kong Autonomy Act), được tổng thống Donald Trump ban hành ngày 14/07.

Đằng sau những lời lẽ hùng hồn, cứng rắn đó là sự lo lắng ngày càng gia tăng trong chính quyền Trung Quốc, theo nhận định của Ken Moritsugu trên trang AP (ngày 16/07/2020). Ở một góc độ nào đó, những đòn tấn công dồn dập của Washington nhắm vào Trung Quốc được cho là phục vụ mục đích tái tranh cử của đương kim tổng thống và đánh lạc hướng công luận Mỹ về cách xử lý dịch Covid-19 và những hệ quả kinh tế-xã hội.

Liệu tình hình có khả quan hơn sau cuộc bầu cử tháng 11/2020 ? Giáo sư quan hệ đối ngoại Shi Yinhong, trường đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận định với AP rằng cơ hội "đối thoại nghiêm túc" có khả năng mở ra, nhưng "tình hình chung sẽ không thay đổi". Còn hiện tại ông vẫn chưa thấy được một chiến lược khả quan nào mà hai nước có thể chấp nhận để xoa dịu căng thẳng.

Thực vậy, mối quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao song phương năm 1979, mà nguyên nhân là giữa hai nước tồn tại sự khác biệt sâu sắc về tư tưởng.

Hoa Kỳ luôn hy vọng Trung Quốc trở nên dân chủ hơn khi mở rộng hợp tác với thế giới. Thế nhưng, Bắc Kinh, thông qua phát biểu của ngoại trưởng Vương Nghị, nhắc lại rằng hai bên cần tôn trọng những sự khác biệt nội bộ, không tìm cách "điều chỉnh" đặc thù của mỗi bên, mà nên "tìm ra những biện pháp chung sống hòa bình".

Luật an ninh quốc gia mà Bắc Kinh áp đặt tại Hồng Kông, đặc khu hành chính được hưởng quy chế "một quốc gia, hai chế độ" đến năm 2047 có lẽ đặt dấu chấm hết cho mong muốn "Trung Quốc dân chủ hơn" mà Mỹ từng kỳ vọng, trong khi đó, hồ sơ nhân quyền ở Tân Cương cũng gần như bế tắc : Bất chấp thế giới phản đối và trừng phạt, trấn áp vẫn diễn ra và trại cải tạo vẫn được duy trì. Đối với Bắc Kinh, mọi phản đối hay trừng phạt của nước ngoài đều là "can thiệp vào chuyện nội bộ Trung Quốc".

Dưới thời ông Tập Cận Bình, chính quyền Bắc Kinh muốn đẩy mạnh "xuất khẩu" mô hình lãnh đạo đất nước, quản lý xã hội của Đảng cộng sản Trung Quốc ra khắp thế giới, mở rộng mạng lưới đồng minh đối tác, áp đặt luật riêng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế, y tế đến cơ sở hạ tầng, phát triển thành một cường quốc quân sự. Có lẽ chiến lược trỗi dậy được chính quyền của ông Tập Cận Bình thực hiện một cách hung hăng hơn khiến nhiều nước lo ngại. Liên Hiệp Châu Âu "thức tỉnh", vẫn coi Trung Quốc là một đối tác, nhưng cũng là một đối thủ. Còn Mỹ sẽ không dễ dàng để Trung Quốc trở thành "mối đe dọa chiến lược" và vươn lên vị trí cường quốc số 1.

Bao giờ cho đến tháng 11 ? Có lẽ Bắc Kinh còn phải nếm mật nằm gai từ giờ đến ngày bầu cử Mỹ. Biện pháp trừng phạt mới nhất đang được Washington cân nhắc : Cấm nhập cảnh đối với toàn bộ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc và gia đình họ.

Thu Hằng

*********************

Trung Quốc chuẩn bị đưa thêm tàu khảo sát hải dương cỡ lớn ra Biển Đông

RFA, 19/07/2020

Trung Quốc hôm 18/7 đã xuất xưởng thêm một tàu khảo sát hải dương có tên Shiyan 6 ở tỉnh Quảng Đông nhằm thực hiện công tác khảo sát hải dương và bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước này tại Biển Đông. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), tiếng nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc, loan tin này hôm 19/7.

bd3

Khánh thành tàu khảo sát hải dương Shiyan-6 ở Quảng Đông hôm 18/7/2020 Photo : Science and Technology Daily

Theo Global Times, tàu được đóng có vốn đầu tư là 74 triệu đô la, chiều dài là 90,6 mét, rộng 17 mét, cao là 8 mét và có thể mang theo 60 thuyền viên.

Tàu có khả năng tự hoạt động một mình ngoài biển tối đa lên đến 60 ngày.

Dự kiến, Shiyan - 6 sẽ đi vào hoạt động vào năm 2021.

Theo Global Times, Trung Quốc hiện có khoảng hơn 60 tàu khảo sát hải dương đang hoạt động. Trong số này 37 tàu đã tham gia vào đội tàu nghiên cứu hải dương quốc gia.

Trung Quốc hiện là quốc gia có nhiều tàu khảo sát hải dương nhất thế giới.

Những năm qua, Bắc Kinh đã gia tăng các hoạt động đòi hỏi chủ quyền của mình ở Biển Đông bằng cách điều các tàu khảo sát hải dương vào vùng nước của các quốc gia láng giềng bao gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia bất chấp những phản đối của các nước trong khu vực và Hoa Kỳ.

Trung Quốc khẳng định hoạt động của các tàu hải dương và hải cảnh là trong vùng nước thuộc chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trong dường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ trên biển. Tòa Trọng tài Quốc tế trong một phán quyết vào năm 2016 đã bác bỏ tính hợp lý của đường này nhưng Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của toà.

Trong các tháng qua, Trung Quốc cũng điều tàu Hải Dương 4 vào vùng biển của Malaysia và Việt Nam. Gần đây nhất là vào đầu tháng 7, khi tàu Hải Dương 4 vào sát lô dầu khi 06.1 của Việt Nam ở Bãi Tư Chính.

Nguồn : RFA, 19/07/2020

********************

Mỹ điều oanh tạc cơ B-1 đến Guam ngay sau khi cho tàu sân bay trở lại Biển Đông

Trọng Nghĩa, RFI, 18/07/2020

Không quân Mỹ vào hôm qua, 17/07/2020 đã triển khai hai máy bay ném bom B-1B tới đảo Guam ở miền tây Thái Bình Dương, vào lúc hai hàng không mẫu hạm Mỹ ít lâu sau khi Hải quân tiếp tục các hoạt động diễn tập phối hợp tác chiến trong khu vực Biển Đông.

bd4

Oanh tạc cơ B-1B của Mỹ và chiến đấu cơ F-15 của Nhật Bản tập trận trên Biển Hoa Đông, ngày 09/09/2017. Reuters/Defense Ministry of Japan

Trong một bản thông báo, lực lượng Không Quân Mỹ cho biết là 2 oanh tạc cơ B-1B Lancer thuộc Phi Đoàn Oanh Tạc Viễn Chinh số 37, đóng tại căn cứ không quân Ellsworth ở tiểu bang South Dakota (Hoa Kỳ) được biệt phái đến căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam để thực hiện các hoạt động trong khu vực.

Hai chiếc B-1B này sẽ tham gia huấn luyện cùng với các đồng minh, đối tác, cũng như với các lực lượng khác của Mỹ, và nhất là "hỗ trợ các nhiệm vụ răn đe chiến lược, củng cố trật tự quốc tế dựa trên luật pháp trong khu vực".

Khoảng 170 phi công cũng được điều động từ căn cứ Ellsworth đến đảo Guam để hỗ trợ cho nhiệm vụ của hai chiếc oanh tạc cơ. Tuy nhiên, Không Quân Mỹ không cho biết thời hạn biệt phái

Như để cho thấy rõ nhiệm vụ của đội oanh tạc cơ, trước khi bay tới Guam, 2 chiếc B-1B đã tham gia huấn luyện đánh chặn trên Biển Nhật Bản cùng với các chiến đấu cơ F-15J của Không Quân Nhật Bản.

Oanh tạc cơ B-1B được biệt phái đến đảo Guan vào lúc hai chiếc tàu sân bay Mỹ USS Nimitz và USS Ronald Reagan cùng nhóm tác chiến đi theo, chở theo 12.000 thủy thủ và lính thủy quân lục chiến, tiếp tục các hoạt động diễn tập trở lại trên Biển Đông.

Hải Quân Mỹ nhắc lại : "Các nhóm tác chiến tàu sân bay Nimitz và Reagan đang hoạt động ở Biển Đông, tại bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép" để nhấn mạnh cam kết của Mỹ về một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và "một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp".

Cho dù cả Hải Quân lẫn Không Quân Mỹ đều nhấn mạnh rằng đây chỉ là những nhiệm vụ thường xuyên, nhưng giới quan sát đã ghi nhận đà gia tăng của các hoạt động như thường lệ, ngay sau tuyên bố cứng rắn của ngoại trưởng Hoa Kỳ hôm thứ Hai xác định tính chất phi pháp của hầu hết các yêu sách chủ quyền biển của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trung Quốc điều chiến đấu cơ đến Hoàng Sa

Việc Mỹ tăng cường lực lượng trong khu vực cũng diễn ra vào lúc ảnh vệ tinh phát hiện nhiều chiến đấu cơ Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc vùng quần đảo Hoàng Sa.

Theo tạp chí Mỹ Forbes ngày 17/07, ảnh vệ tinh chụp được cho thấy ít nhất 4 chiến đấu cơ Trung Quốc trên phi đạo trên đảo Phú Lâm. Forbes cho rằng các phi cơ này có hình dạng của loại tiêm kích J-11B, tương ứng với loại F-15 Eagle của Mỹ.

Trọng Nghĩa

****************

Trung Quốc điều chiến đấu cơ đến Hoàng Sa

RFA, 17/07/2020

Trung Quốc vừa triển khai các chiến đấu cơ đến khu vực đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa, ở Biển Đông.

bd5

Hình ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 17/7 cho thấy 8 chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa Planet Labs

Động thái này của Bắc Kinh được nói là thực hiện hai ngày sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Pompeo, vào hôm 13/7 tuyên bố về lập trường của Washington rằng tuyên bố của Bắc Kinh đối với những nguồn tài nguyên xa bờ tại hầu hết khu vực Biển Đông là hoàn toàn phi pháp và chiến dịch bắt nạt của Bắc Kinh nhằm kiểm soát những nguồn tài nguyên đó cũng phi pháp.

Các hình ảnh chụp từ vệ tinh vào ngày 17/7 mà RFA có được cho thấy có ít nhất 8 chiến đấu cơ của Trung Quốc hiện diện tại đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa từ ngày 15/7. Các chiến đấu cơ này được cho là thuộc mẫu J-11B, phiên bản của tiêm kích Flanker do Trung Quốc hế tạo, có chức năng tương ứng với F-15 Eagle của không lực Mỹ.

Tin cho biết ban đầu các chuyên gia phân tích tình báo nguồn mở đã phát hiện các chiến đấu cơ của Trung Quốc bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh thương mại độ phân giải thấp. Những hình ảnh đầu tiên được đăng trên tài khoản twitter của Duan Deng vào ngày 15/7. Hiện tại, hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao từ Airbus xác nhận thực trạng này.

Thời điểm Trung Quốc đưa các chiến đấu cơ đến vùng biển tranh chấp ở Biển Đông trong bối cảnh tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ, USS Ralph Johnson tiến hành hn tng ếng ng ng ng ng ng ng ng ng ng n ng n ng n ng n n ng n n ng n ng một tuần sau cuộc tập trận hải quân quốc tế, với sự tham gia của hai hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoa Kỳ.

Giới chuyên gia cho rằng việc Trung Quốc điều chiến đấu cơ đến Biển Đông có thể liên quan đến tuyên bố mới nhất về Biển Đông của Ngọai trưởngeo hoặcu cũ nng cêa Ngọai trưởngeo Hoặcu cũ nng cêng là Pompn Pompo. Thế nhưng, Bắc Kinh có ý định gửi dấu hiệu, hay thậm chí chuẩn bị sẵn sàng nếu có xung đột quân sự xảy ra.

Nguồn: RFA, 17/07/2020

Published in Diễn đàn

Bằng tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" trên một diện tích lớn hơn so với Địa Trung Hải và chà đạp quyền của các quốc gia khác, Bắc Kinh đe dọa trật tự hiện có đã cho Châu Á nhiều thập kỷ của sự thịnh vượng. Trật tự đó đã được dựa trên sự tự do và cởi mở, những ý tưởng mà Bắc Kinh phản đối.

Bài phát biểu của Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á ông David R.Stilwell.

stilwell1

Ông David R.Stilwell, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á

Giới thiệu

Cảm ơn, Greg. Tôi rất hân hạnh được thảo luận với anh. Tôi đánh giá CSIS cao vì thường xuyên mời những học giả hàng đầu về Khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Biển Đông nói riêng. Các công trình của CSIS là một nguồn lực vô cùng quý giá cho tất cả chúng ta.

Đây là một cuộc thảo luận kịp thời và quan trọng. Trong những tháng gần đây, trong khi thế giới tập trung vào cuộc chiến chống lại Covid-19, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đã tăng mạnh mẽ chiến dịch áp đặt một trật tự "sức mạnh tạo ra quyền" ở Biển Đông. Bắc Kinh đang nỗ lực làm suy yếu các quyền theo chủ quyền của các quốc gia ven biển khác và ngăn họ tiếp cận nguồn tài nguyên ngoài khơi -nguồn tài nguyên thuộc về những quốc gia đó, chứ không phải Trung Quốc. Bắc Kinh muốn giành vùng lãnh hải này cho riêng họ. Họ muốn thay thế luật pháp quốc tế với việc cai trị bằng các mối đe dọa và ép buộc.

Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam, đã gửi một biên đội chiến hạm để quấy rối việc thăm dò ngoài khơi Malaysia, và sử dụng dân quân hàng hải để bao vây lực lượng đồn trú của Philippine. Bắc Kinh gia tăng việc quân sự hóa các đảo nhân tạo của nó trong quần đảo Trường Sa với việc triển khai máy bay mới. Họ đã đơn phương đưa ra lệnh cấm khai thác hải sản. Họ đã tiến hành các cuộc tập trận tại vùng biển xung quanh các đảo, bãi đá ngầm và rặng san hô đang bị tranh chấp. Và gia tăng việc sử dụng các đảo nhân tạo của nó như căn cứ cho các hoạt động quấy rối-để cản trở khả năng tiếp cận của các nước Đông Nam Á ven biển tới nguồn tài nguyên dầu khí và hải sản.

Chúng ta đều biết tại sao vấn đề này quan trọng. Bằng tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" trên một diện tích lớn hơn so với địa Trung Hải và chà đạp quyền của các quốc gia khác, Bắc Kinh đe dọa trật tự hiện có đã cho Châu Á nhiều thập kỷ của sự thịnh vượng. Trật tự đó đã được dựa trên sự tự do và cởi mở, những ý tưởng mà Bắc Kinh phản đối.

Gần 4.000 tỷ USD hàng hóa thương mại quá cảnh Biển Đông mỗi năm. Hơn 1.000 tỷ USD trong số đó liên quan trực tiếp đến thị trường Hoa Kỳ. Biển này chứa một trữ lượng dầu khí có thể khai thác được trị giá khoảng 2.600 USD. Nó cũng là một vùng biển có nhiều hải sản nhất thế giới. Vùng biển này giúp tạo công việc cho khoảng 3,7 triệu người ở các quốc gia Đông Nam Á ven biển.

Những nguồn tài nguyên này là quyền tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á, là nguồn sống của các cộng đồng ven biển, và sinh kế của hàng triệu công dân của họ. Chúng là tài sản thừa kế của các thế hệ sau tại mỗi quốc gia. Hành vi của Bắc Kinh là một cuộc tấn công vào người dân Đông Nam Á ngày nay, và các thế hệ sau này.

Kỷ niệm phán quyết của Tòa Trọng Tài 

Tuần này đánh dấu kỷ niệm của một tuyên bố lịch sử về luật pháp quốc tế ở Biển Đông : Phán quyết năm 2016 của Tòa án Trọng tài Quốc tế.

Vụ yêu cầu trọng tài phân xử theo hướng hòa bình này đã được Philippines yêu cầu, với tinh thần thực sự can đảm. Và phán quyết đã được đưa ra với sự nhất trí hoàn toàn : Đòi hỏi lãnh thổ theo đường Chín-Đoạn của Bắc kinh không có cơ sở luật pháp quốc tế. Tòa án thẳng thắn ủng hộ lập trường của Philippines trong phần lớn các khiếu nại pháp lý của họ.

Bắc Kinh kể từ đó đã bỏ qua và cố làm mất tính hợp pháp bản án, bất chấp nghĩa vụ tuân theo phán quyết này với tư cách là một thành viên công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Bắc Kinh thích tuyên bố rằng họ là một quốc gia ủng hộ chủ nghĩa đa phương và các thể chế quốc tế, nhưng họ đã bác bỏ bản án, xem nó là "không có giá trị hơn một mảnh giấy".

Chỉ có người cả tin hoặc cả tin mới có thể vẫn tin vào vẻ bề ngoài là một công dân toàn cầu có trách nhiệm của Bắc Kinh. Ngày nay chúng tôi đang nghe ngày càng nhiều những tiếng nói lớn lên chống lại các động thái hung hăng và đơn phương của Bắc Kinh.

Chúng tôi hoan nghênh lập trường rõ ràng của các nhà lãnh đạo từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, được tuyên bố vào tháng trước, rằng tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.

Nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang lên tiếng và hành động, thừa nhận rằng hành động của Bắc kinh gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với tự do hàng hải ở bất cứ nơi nào trên hành tinh. Các vấn đề liên quan đến Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp trong tương lai đến Bắc cực, Ấn Độ Dương, Địa Trung Hải, và các hải trình quan trọng khác. Những gì đang bị đe dọa ở Biển Đông có tác động trực tiếp đến những quốc gia và những người người dựa vào tự do hàng hải và tự do lưu thông thương mại hàng hải để đảm bảo sự thịnh vượng của quốc gia của họ.

Chính sách của Hoa Kỳ tại Biển Đông 

Hoa Kỳ đã tăng cường cách tiếp cận riêng của chúng tôi cho Biển Đông.

Chính sách của chúng tôi là ủng hộ một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương mở và tự do và trong đó tất cả các quốc gia khác nhau trong khu vực có thể sống và thịnh vượng trong hòa bình. Chính sách của chúng tôi là trân trọng sự đa dạng của các quốc gia đó. Chúng tôi bảo vệ chủ quyền, độc lập, và đa nguyên. Một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở có nghĩa là một khu vực mà các quốc gia được bảo đảm chủ quyền và được sử dụng phần ngang nhau của họ trong các vùng chung trên toàn cầu. Không có nước bá quyền lấn át các nước khác hay biến vùng biển quốc tế thành một khu vực loại trừ.

Cách tiếp cận của chúng tôi tiếp tục phát triển dựa trên truyền thống bảo vệ hòa bình, duy trì quyền tự do hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế, bảo đảm lưu thông thương mại không bị cản trở, và hỗ trợ giải quyết hòa bình các tranh chấp. Đây là những lợi ích quan trọng và lâu dài mà chúng tôi chia sẻ với nhiều đồng minh và đối tác của mình.

Trong những năm gần đây chúng tôi đã phát triển việc hợp tác của chúng tôi trên toàn khu vực. Chúng tôi đã tăng cường hỗ trợ xây dựng năng lực hàng hải cho các đối tác Đông Nam Á, tái khẳng định liên minh, và duy trì một nhịp độ mạnh mẽ của các hoạt động quân sự để giữ gìn hòa bình. Chúng bao gồm các hoạt động tự do hàng hải, bao gồm năm đợt ở Biển Đông cho đến nay năm nay ; hoạt động hiện diện, bao gồm các hoạt động của nhóm hai hàng không mẫu hạm vào đầu tháng này ; hoạt động tuần tra của máy bay ném bom chiến lược ; và kết hợp các hoạt động và các cuộc tập trận với các đồng minh và đối tác của chúng tôi.

Hoa Kỳ tiếp tục là nguồn đầu tư thương mại lớn nhất trong khu vực, hơn nhiều so với nguồn kế tiếp. Giao dịch thương mại của chúng tôi với 650 triệu người dân ASEAN trị giá gần 300 tỷ USD giúp đảm bảo sự thịnh vượng ngày càng tăng của khu vực năng động này. Các quốc gia ASEAN hiện đạt mức GDP gần 3.000 tỷ USD mỗi năm. Tiêu chuẩn sống đã được cải thiện rất nhiều, nhờ năng lượng đáng kinh ngạc của ASEAN, và một hệ thống toàn cầu giúp duy trì sự ổn định, an ninh, và thịnh vượng.

Hôm qua, Ngoại trưởng  Pompeo đã thông báo một bước quan trọng để củng cố chính sách của chúng tôi, và ủng hộ cách mạnh mẽ với các đối tác Đông Nam Á của chúng tôi trong việc bảo vệ các quyền của họ. Ngoại trưởng đã ban hành một tuyên bố về chính sách tuyên bố hàng hải ở Biển Đông, nhân dịp kỷ niệm của phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Quốc Tế. Kể từ phán quyết đó, chúng tôi đã nói rằng nó có tính "chung thẩm và ràng buộc pháp lý" trên cả hai bên, Trung Quốc và Philippines. Thông báo này đi xa hơn, để làm cho rõ ràng rằng : Trung Quốc không có quyền bắt nạt các quốc gia Đông Nam Á để giành nguồn tài nguyên ngoài khơi cho họ.

Đặc biệt, Ngoại trưởng Pompeo cho biết ba điều chính :

Đầu tiên, Trung Quốc không có yêu sách hàng hải hợp pháp đối với vùng biển được Tòa Trọng Tài Quốc Tế xác định là Vùng Kinh Tế Đặc Quyền của Philippines hoặc vùng thềm lục địa của nước này. Trong các khu vực này, các hoạt động quấy rối của Bắc Kinh đối với các hoạt động đánh bắt thủy sản và thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi của Philippines, cũng như các hoạt động đơn phương khai thác các tài nguyên này của Trung Quốc là bất hợp pháp. Trung Quốc cũng không có quyền pháp lý đối với rặng san hô Mischief Reef hay Bãi Đá Ngầm Second Thomas, cả hai thuộc quyền của Philippines.

Thứ hai, bởi vì Bắc Kinh đã không đưa ra được các yêu cầu hợp pháp và chặt chẽ liên quan đến hải phận ở Biển Đông, Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu cầu nào của Trung Quốc liên quan đến vùng biển nằm ngoài 12 hải lý kể từ các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền trong quần đảo Trường Sa. Điều này có nghĩa rằng Hoa Kỳ bác bỏ bất kỳ yêu sách hàng hải Trung Quốc tại các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính (Vanguard Bank ngoài khơi Việt Nam), Luconia Shoals (ngoài khơi Malaysia), Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia), hoặc trong vùng đặc quyền kinh tế của Brunei. Bất kỳ hành động quấy rối nào đối với các hoạt động đánh bắt hải sản và thăm dò khai thác dầu khí của quốc gia khác của Trung Quốc - hoặc đơn phương thực hiện các hoạt động này-là trái pháp luật. Chấm hết.

Thứ ba, Trung Quốc không có quyền lãnh thổ hoặc hàng hải hợp pháp đối với Bãi James Shoal, ngoài khơi Malaysia. Điều này đáng được xem xét một chút. Bãi James Shoal là một vùng nằm ở độ sâu khoảng 20 mét dưới mặt nước biển. Nó cũng chỉ cách Malaysia 50 hải lý - và cách Trung Quốc đại lục hơn 1.000 hải lý. Tuy vậy, Bắc Kinh khẳng định đó là điểm cực nam của Trung Quốc" ! Các yêu cầu lãnh thổ là ngớ ngẩn -xuất hiện để từ một bản đồ cũ Anh Quốc và một lỗi dịch thuật sau đó, cho rằng bãi ngầm là một cồn cát trên mặt nước biển. Nhưng nó không phải như vậy. Và hệ thống tuyên truyền của Bắc Kinh rêu rao rằng Bãi James Shoal là lãnh thổ của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và tàu hải quân Trung Quốc được triển khai đến đó để thực hiện những nghi thức tuyên thệ hoành tráng. Luật pháp quốc tế rõ ràng : các cấu trúc tự nhiên dưới nước tạo quyền. James Shoal không phải và không bao giờ là lãnh thổ Trung Quốc, Bắc Kinh cũng không thể khẳng định bất kỳ quyền hàng hải hợp pháp từ những tuyên bố vô lý như vậy.

Trong tất cả các trường hợp này, Hoa Kỳ ủng hộ các đồng minh và các đối tác của chúng tôi tại Đông Nam Á trong việc họ bảo vệ chủ quyền của họ, và ủng hộ phần còn lại của thế giới tuân thủ pháp luật trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải. Như Bộ trưởng Ngoại giao đã nói, thế giới không thể-và sẽ không-cho phép Bắc Kinh xem Biển Đông là Đế chế hàng hải của họ.

Chiến thuật của Bắc Kinh 

Hãy để tôi nêu ngắn gọn bốn khía cạnh quan trọng khác của vấn đề Biển Đông :

1) vai trò của các doanh nghiệp nhà nước (SOE) của Bắc Kinh ;

2) các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc ứng xử ;

3) Sự thúc đẩy của Bắc Kinh đối với "sự phát triển chung" tài nguyên trong khu vực Đông Nam Á ; và

4) Chiến dịch của Bắc Kinh nhằm giành một vị trí trong Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS).

Thứ nhất, về các doanh nghiệp nhà nước : Ở Biển Đông, cũng như các nơi khác, Bắc Kinh sử dụng các doanh nghiệp nhà nước làm công cụ cưỡng chế kinh tế và lạm dụng quốc tế.

Họ sử dụng chúng để nạo vét, xây dựng và quân sự hóa các pháo đài đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Trường Sa, nơi Bắc Kinh hiện đang vi phạm các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á.

Một trong những nhà thầu cơ sở hạ tầng hàng đầu của Bắc Kinh hiện đang hoạt động khắp thế giới - Tập đoàn Xây dựng & Truyền thông Trung Quốc, hay CCCC - đã đi đầu trong việc nạo vét các căn cứ quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông, với những tác động tàn phá khủng khiếp đối với môi trường biển và sự ổn định khu vực.

Các doanh nghiệp nhà nước đã được sử dụng nhằm thực thi yêu sách Đường chín đoạn bất hợp pháp của Bắc Kinh. Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc, hay CNOOC, đã sử dụng giàn khảo sát HD-981 nhằm đe dọa Việt Nam ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014. Được biết giám đốc điều hành của CNOOC tuyên bố rằng giàn khoan dầu là "lãnh thổ quốc gia di động". Ý nghĩa của tuyên bố như vậy sẽ khiến các quốc gia dựa vào tự do hàng hải vì sự thịnh vượng và an ninh nghi ngờ.

Các tàu và giàn khoan khảo sát thương mại khác của Trung Quốc đã được đưa liên tục vào vùng biển Đông Nam Á, nơi Trung Quốc không có quyền. Nhiều công ty du lịch, viễn thông, ngư nghiệp và ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc tham gia đầu tư nhằm phục vụ cho việc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp và bắt nạt của Bắc Kinh. Các đội tàu đánh cá của Trung Quốc ở Biển Đông làm nhiệm vụ dân quân hàng hải dưới sự chỉ đạo của quân đội Trung Quốc, quấy rối và đe dọa những tàu thuyền khác như một công cụ cưỡng chế nhà nước bạo lực.

Các doanh nghiệp nhà nước này là công cụ lạm dụng của Trung Quốc và chúng ta nên nêu bật hành vi không đúng đắn của họ. Chúng ta cũng nên làm sáng tỏ việc các công ty này hoạt động trên khắp thế giới, bao gồm cả Đông Nam Á và Hoa Kỳ ra sao. Trong xã hội của chúng ta, công dân xứng đáng được biết sự khác biệt giữa các doanh nghiệp thương mại và các công cụ của quyền lực nhà nước ngoại bang. Các doanh nghiệp nhà nước này giống như Công ty Đông Ấn thời hiện đại.

Thứ hai, về các cuộc đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử (CoC) : Ý định của Bắc Kinh rất đáng ngờ. Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã khẳng định rằng các quốc gia ASEAN giữ im lặng trong quá trình tố tụng. Báo chí đã nêu ra lý do : Đằng sau cánh cửa đóng kín, Trung Quốc đã thúc ép các quốc gia ASEAN chấp nhận giới hạn đối với các vấn đề cốt lõi vì lợi ích quốc gia.

Các giới hạn đó bao gồm việc các quốc gia ASEAN có thể hợp tác với các cuộc tập trận quân sự và hoạt động dầu khí ngoài khơi với ai. Bắc Kinh cũng đang gây sức ép buộc các quốc gia ASEAN phải cắt đứt quan hệ với các quốc gia "bên ngoài" và làm loãng các tài liệu tham khảo về luật pháp quốc tế. Đây là những yêu cầu của một kẻ bắt nạt, không phải là hàng xóm thân thiện. Bắc Kinh có thể đã lùi lại thời hạn 2021 tùy tiện để kết thúc các cuộc đàm phán, nhưng các mục tiêu bá quyền vẫn còn.

Lợi ích của Hoa Kỳ rõ ràng đang bị đe dọa trong quy trình CoC, cũng như các quốc gia coi trọng tự do hàng hải. Một bộ quy tắc ứng xử hợp pháp hóa việc khai hoang, quân sự hóa hoặc yêu sách hàng hải bất hợp pháp của Bắc Kinh sẽ gây thiệt hại nặng nề và không thể chấp nhận được đối với nhiều quốc gia. Chúng tôi đề nghị cần minh bạch hơn nữa trong quy trình Quy tắc ứng xử để đảm bảo kết quả tích cực hoàn toàn phù hợp với các nguyên tắc được ghi trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Thứ ba, về thoả thuận "phát triển chung" : Trung Quốc tìm cách thống trị các nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông. Để đạt được điều này, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch không cho phép các quốc gia Đông Nam Á tiếp cận với các nguồn tài nguyên dầu khí tối cần thiết ngoại trừ thông qua các thỏa thuận "phát triển chung" vốn gây bất lợi cho các nước nhỏ.

Trung Quốc đã mở đường theo cách tích cực triển khai lực lượng quân sự, dân quân hàng hải, giàn khoan dầu của nhà nước, Bắc Kinh cố gắng gia tăng nguy cơ cho các công ty năng lượng muốn hoạt động ở Biển Đông, với hy vọng đẩy lùi và loại bỏ các công ty cạnh tranh nước ngoài. Một khi đã đạt được, Bắc Kinh ép buộc các quốc gia khác chấp nhận "phát triển chung" với các công ty thuộc sở hữu nhà nước họ tuyên bố rằng "nếu muốn khai thác các tài nguyên ngoài khơi, thì lựa chọn duy nhất là hợp tác với chúng tôi". Đây là kiểu xã hội đen.

Hoa Kỳ ủng hộ các quốc gia đứng lên bảo vệ chủ quyền và lợi ích của họ, và chống lại áp lực phải chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào, theo đó Trung Quốc tự cho phép hưởng lợi một phần tài nguyên ngoài khơi mà họ không có quyền yêu cầu.

Thứ tư, về Tòa án quốc tế về Luật biển : Bắc Kinh đang là một ứng cử viên chưa được kiểm chứng cho vị trí thẩm phán tại tòa án này trong một cuộc bầu cử diễn ra vào cuối tháng 8 - đầu tháng 9.

Giống như Tòa án Trọng tài phán quyết chống lại Bắc Kinh năm 2016, Tòa án Quốc tế được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Bầu một quan chức Trung Quốc vào cơ quan này giống như thuê một kẻ chủ mưu đốt nhà để giúp điều hành Sở cứu hỏa.

Chúng tôi đề nghị tất cả các quốc gia tham gia bầu cử Tòa án quốc tế sắp tới đánh giá cẩn thận thông tin đăng ký của ứng cử viên Trung Quốc và xem xét liệu một thẩm phán Trung Quốc trong Tòa án sẽ giúp đỡ hay cản trở luật hàng hải quốc tế. Với hồ sơ Bắc Kinh, câu trả lời đã rõ.

Ăn hiếp toàn cầu

Có những bài học ở đây áp dụng tốt ở khắp nơi. Khi Bắc Kinh cưỡng ép, đưa ra những lời hứa suông, thông tin sai lạc, khinh thường các quy tắc, ngoại giao sai trái và các chiến thuật ngầm khác ở Biển Đông, họ đã đưa ra chiến thuật sẽ áp dụng trên toàn cầu.

Chúng ta thấy chiến thuật đó ở Biển Hoa Đông và xung quanh Đài Loan, nơi Bắc Kinh đã mở rộng các hành động khiêu khích trên biển và các loại đe dọa. Chúng ta nhìn thấy nó hiện hữu ở dãy Hy Mã Lạp Sơn, nơi Bắc Kinh gần đây đã có hành động gây hấn ở biên giới Trung-Ấn. Chúng ta thấy chiến thuật đó trên khắp sông Mê Kông, nơi Bắc Kinh đã xây một loạt đập lớn để ngăn nước xuống các nước láng giềng ở hạ lưu ở Đông Nam Á, góp phần vào đợt hạn hán tồi tệ nhất trong lịch sử sông Mê Kông. Tôi kêu gọi quý vị đọc báo cáo gần đây từ Trung tâm Stimson, "Bằng chứng mới : Trung Quốc cắt nước trên sông Mê Kông ra sao"…

Nhưng động thái hung hăng của Bắc Kinh không chỉ thể hiện qua các tranh chấp khác về lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên.

Động thái đó cũng có thể nhìn thấy ở Hồng Kông, nơi Bắc Kinh cho áp dụng luật an ninh quốc gia mới vi phạm các cam kết trong Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 - một thỏa thuận mà hiện được các quan chức Trung Quốc chế giễu chỉ là mảnh giấy lộn. Cũng như lời họ nói về phán quyết của Tòa án Trọng tài năm 2016 về Biển Đông.

Hành vi hung hăng là cách tiếp cận chung của Bắc Kinh đối với các tổ chức quốc tế. Khi vấn đề Biển Đông được đề cập đến tại một cuộc họp ASEAN năm 2010, nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh đã vỗ vào mặt các đối tác Đông Nam Á của mình : "Sự thật là Trung Quốc là một nước lớn và các nước khác là chỉ là nước nhỏ". Kiểu khinh miệt này lý giải cho việc lật đổ Bắc Kinh trong các tổ chức quốc tế từ Tổ chức Y tế Thế giới sang Interpol, Tổ chức Thương mại Thế giới, …

Một vài năm trước, nhiều người tin rằng Bắc Kinh gây hấn ở Biển Đông là một hiện tượng khu vực, một loại đam mê hạn chế cho một cường quốc đang tìm đường xâm nhập thế giới. Ngày nay, chúng ta biết rằng đường lối tân đế chế của Đảng cộng sản Trung Quốc không phải là ngẫu nhiên nhưng là một đặc điểm chủ yếu của tư duy dân tộc và chủ nghĩa Mác-Lênin. Bắc Kinh muốn thống trị ngay khu vực lân cận - và cuối cùng áp đặt ý chí và quy tắc của họ lên ở các quốc gia láng giềng ở bất kỳ nơi nào có thể.

Bạn có thể là một sinh viên đại học ở Úc, một nhà xuất bản sách ở Châu Âu hoặc tổng giám đốc của một nhượng quyền thương mại NBA ở Houston. Bạn có thể làm việc cho một chuỗi khách sạn quốc tế, một công ty xe hơi của Đức hoặc một hãng hàng không của Hoa Kỳ. Bạn có thể là khách hàng 5G ở Anh - hoặc bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Dù bạn ở đâu, Bắc Kinh ngày càng muốn đưa ra yêu sách, cưỡng chế và kiểm soát. Từ trong bản chất, Trung Quốc không thể chấp nhận một thế giới đa nguyên với các quyền tự do cơ bản về lựa chọn và lương tâm.

Biển Đông, là một ngoại lệ xa hơn và là một dấu hiệu và mối đe dọa về việc Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ hành động ra sao - trừ khi nó phải đối mặt với sự đối kháng. Vì vậy, thật tốt khi thấy một loạt các quốc gia ngày càng chống lại sự lạm dụng của Bắc Kinh, ở khắp các mặt trận kể cả Biển Đông.

Tại Liên Hiệp Quốc, một loạt các tuyên bố chính thức của các quốc gia ven Biển Đông Nam Á cho thấy quyết tâm rõ ràng để duy trì luật pháp quốc tế và từ chối áp lực chấp nhận các yêu sách bất hợp pháp của Bắc Kinh của Việt Nam, Indonesia và Malaysia trong những tháng qua.

Tương tự như vậy, lần đầu tiên Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã tỏ thái độ quan ngại tại Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về sự nguy hiểm của các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Úc, Anh, Pháp, Đức và Ấn Độ gần đây đã đưa ra những tuyên bố chưa từng có đối với các hoạt động trên Biển Đông của Bắc Kinh, gây nguy cơ cho ổn định khu vực và luật pháp quốc tế. Trong khi đó, chúng ta thấy các thỏa thuận quốc phòng và an ninh mới đầy hứa hẹn giữa các đồng minh và đối tác từ Úc đến Đông Nam Á, Nhật Bản và Ấn Độ.

Như đã đề cập, tất cả các nhà lãnh đạo của ASEAN hồi tháng trước đều khẳng định rằng các tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.

Tôi sẽ kết thúc với trích dẫn tuyên bố của Philippines đưa ra hôm Chủ nhật nhân ngày kỷ niệm lần thứ tư của phán quyết của Tòa án Trọng tài. "Vụ kiện ra tòa trọng tài do Cộng hòa Philippines khởi xướng và giành chiến thắng áp đảo so với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là một đóng góp có ý nghĩa to lớn và hiệu quả cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông và cho hòa bình và ổn định của khu vực nói chung… Phán quyết của hội đồng trọng tài ngày 12 tháng 7 năm 2016 đại diện cho một chiến thắng, không chỉ đối với Philippines, mà còn đối với toàn bộ cộng đồng của các quốc gia tuân thủ luật pháp".

Về phần chúng tôi, Hoa Kỳ quyết tâm bảo vệ lợi ích sống còn của chúng tôi và của các đồng minh và bạn bè của chúng tôi. Chúng tôi đang xây dựng khả năng quân sự của chúng tôi. Chúng tôi cảnh giác. Chúng tôi đang thực hiện và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi đang tăng cường mối quan hệ với bạn bè của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng giúp củng cố khả năng quân sự của các quốc gia liên quan. Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực ngoại giao đa phương để chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc. Và chúng tôi đang cung cấp các lựa chọn kinh tế để nhấn mạnh rằng các quốc gia không cần phải phụ thuộc vào các sáng kiến từ kẻ săn mồi Bắc Kinh.

Cộng đồng của các quốc gia tuân thủ pháp luật sẽ thực sự sát cánh cùng nhau. Vì một Biển Đông tự do và cởi mở, một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, và một thế giới tự do và cởi mở.

Cảm ơn quý vị. Tôi hoan nghênh câu hỏi của quý vị.

A Speech by Assistant Secretary of State for East Asian and Pacific Affairs David R. Stilwell

David Stilwell

Nguyên tác : The South China Sea, Southeast Asia’s Patrimony, and Everybody’s Own Backyard, State government, 14/07/2020

Anh Khoa  dịch 

Nguồn: VNTB, 16/07/2020

https://www.state.gov/the-south-china-sea-southeast-asias-patrimony-and-everybodys-own-backyard/

Published in Diễn đàn