Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việc Mỹ gần đây can dự vào cuộc chiến công hàm là một tín hiệu rõ ràng cho thấy tranh chấp về tính hợp pháp các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc sẽ không sớm kết thúc. Lí do gì khiến Mỹ tham gia vào cuộc chiến này và phản ứng của các bên liên quan ra sao ?

phaply1

Mỹ tăng cường các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông

Ngày 12/12/2019, Malaysia đã đệ trình hồ sơ riêng lên Ủy ban giới hạn thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf  - CLCS) – một cơ quan được thành lập theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 – tuyên bố quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với những tài nguyên thiên nhiên ở đáy biển và tầng đất cái trong khu vực bên ngoài phạm vi 200 hải lý (370km) thuộc vùng đặc quyền kinh tế (exclusive economic zone - EEZ) của nước này ở phía Nam Biển Đông. Việc làm này của Malaysia phù hợp với quy định của CLCS và diễn ra sau khi nước này cùng Việt Nam đệ trình hồ sơ chung và Việt Nam đệ trình hồ sơ riêng lên cơ quan này đều vào năm 2009.

Động thái này của Malaysia lập tức vấp phải phản ứng từ phía Trung Quốc : Nước này đã gửi một công hàm lên Tổng thư ký Liên hợp quốc, khẳng định rằng tuyên bố của Malaysia vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của họ ở biển Biển Đông. Công hàm của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối từ phía Philippines, Việt Nam và Indonesia. Những công hàm liên quan đến việc các nước đệ trình hồ sơ lên CLCS không phải là những công hàm ngoại giao thông thường được các bên liên quan trao đổi với nhau. Thay vào đó, chúng là công hàm được trình lên Tổng thư ký Liên hợp quốc và sẽ được chuyển đến các thành viên của Liên hợp quốc theo yêu cầu. Những công hàm này được đăng tải trên trang mạng của Tiểu ban Liên hợp quốc về các vấn đề đại dương và luật biển, và công chúng có thể dễ dàng tìm đọc. Qua đó, một nước có thể công bố quan điểm của mình về một vấn đề liên quan đến các yêu sách biển tới tất cả các thành viên của Liên hợp quốc cũng như công chúng.

Tuyên bố của các thành viên ASEAN

Trong các công hàm của mình, cả ba nước thành viên ASEAN đều nói rõ rằng các tuyên bố về quyền chủ quyền và quyền tài phán cũng như các khu vực biển ở Biển Đông phải phù hợp với UNCLOS mà họ và Trung Quốc đều tham gia. Cả ba nước cũng nói rõ thêm rằng những tuyên bố của Trung Quốc về quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước này ở Biển Đông không phù hợp với UNCLOS.

Để củng cố quan điểm của mình, họ đã đề cập đến phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài về vụ kiện tranh chấp ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Trong đó, Philippines và Indonesia đã đề cập cụ thể đến phán quyết của tòa trọng tài. Những điểm được trình bày trong công hàm của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với phán quyết.

Vì vậy, ba nước trên thực tế coi phán quyết của tòa trọng tài là một sự diễn giải luật pháp một cách có căn cứ, cho dù Trung Quốc đã quyết định không tham dự phiên xử và tuyên bố rằng họ coi phán quyết của tòa trọng tài không có giá trị. Cuộc chiến công hàm càng trở nên phức tạp hơn khi có sự tham gia của Mỹ bằng việc đệ trình một công thư lên Tổng thư ký Liên hợp quốc hôm 1/6/2020, đáp trả công hàm mà Trung Quốc đệ trình hôm 12/12/2019 sau khi Malaysia đệ trình công hàm của họ lên CLSC trong cùng ngày.

Lý do Mỹ can thiệp

Động thái này có thể đã gây bất ngờ cho phần lớn các nhà quan sát vì Mỹ cách xa Biển Đông và là một trong số ít những nước không tham gia UNCLOS, vốn có hiệu lực từ tháng 11/1982. Để giải thích cho sự can thiệp của mình, Mỹ tuyên bố rằng họ đệ trình công thư vì công hàm của Trung Quốc khẳng định những tuyên bố chủ quyền có ý vi phạm quyền chủ quyền và quyền tự do của Mỹ và tất cả các nước khác.

Xét ở hầu hết mọi phương diện, những luận cứ của Mỹ trong công thư của họ nhất quán với lập trường của Indonesia, Việt Nam và Philippines về việc Trung Quốc khẳng định quyền chủ quyền và quyền tài phán cũng như các yêu sách biển ở Biển Đông. Công thư của Mỹ khẳng định rằng bất kỳ tuyên bố nào của Trung Quốc về các "quyền lịch sử" đều trái pháp luật nếu nó vượt quá giới hạn về những quyền của họ ở các khu vực hàng hải mà họ có thể tuyên bố chủ quyền theo UNCLOS.

Công thư của Mỹ cũng lưu ý rằng các yêu sách của Trung Quốc là trái pháp luật ở chỗ chúng khẳng định chủ quyền đối với những khu vực biển tính từ các cấu trúc địa hình không thỏa mãn định nghĩa về "đảo" tại Điều 121 (1) của UNCLOS – đảo là một vùng đất được hình thành tự nhiên, bao quanh là biển và trên mực nước biển khi thủy triều lên. Theo UNCLOS, những cấu trúc địa hình chìm hoàn toàn dưới nước hoặc những cấu trúc địa hình nổi lên khi thủy triều xuống nằm ngoài lãnh hải tính từ một hòn đảo không đủ điều kiện để được gọi là "đảo".

Công thư của Mỹ tiếp tục khẳng định rằng Trung Quốc không có quyền tuyên bố chủ quyền đối với những khu vực biển tính từ các đảo ở Biển Đông bằng việc coi các nhóm đảo như quần đảo Trường Sa là một đơn vị tập hợp. Mỹ lập luận rằng UNCLOS quy định sử dụng đường cơ sở thông thường đối với các quần đảo nằm giữa đại dương, và chỉ có những quốc đảo như Indonesia và Philippines mới có quyền vẽ các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo và dải san hô ngầm xa bờ nhất của mình. Công thư của Mỹ khẳng định rằng những quan điểm này phù hợp với phán quyết của tòa trọng tài.

Mỹ im lặng trước tuyên bố chủ quyền đối với EEZ

Tuy nhiên, cũng cần chỉ ra một vấn đề hết sức quan trọng rằng công thư của Mỹ không đề cập đến phán quyết của tòa trọng tài hay các quan điểm được thể hiện trong các công hàm của Indonesia, Philippines và Việt Nam. Công thư của Mỹ cũng không đề cập đến việc liệu Trung Quốc, theo UNCLOS, có quyền tuyên bố chủ quyền đối với một EEZ và thềm lục địa tính từ các đảo nhỏ riêng lẻ ở Biển Đôngmà nước này tuyên bố chủ quyền hay không. Sự im lặng của Mỹ về những vấn đề này có thể cho thấy rằng theo quan điểm của họ, Trung Quốc có thể có quyền tuyên bố chủ quyền đối với EEZ rộng 200 hải lý và thềm lục địa tính từ các đảo lớn nhất ở Biển Đông mà họ tuyên bố chủ quyền, bao gồm cả các đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa.

Vấn đề này đã được xem xét trong vụ kiện tranh chấp Biển Đông và tòa trọng tài đã quy định rằng không một thực thể địa hình nào thuộc quần đảo Trường Sa là đảo được phép có EEZ hay thềm lục địa ; thay vào đó, chúng chỉ là các đá không thể đảm bảo nơi ăn chốn ở hay đời sống kinh tế của con người và chỉ được phép có lãnh hải rộng 12 hải lý.

Người ta chỉ có thể suy đoán về việc tại sao công thư của Mỹ không đề cập đến việc liệu có thể tuyên bố chủ quyền đối với một EEZ và thềm lục địa tính từ các đảo riêng lẻ thuộc quần đảo Trường Sa hay không. Có lẽ Mỹ chủ yếu chỉ quan tâm đến khả năng can thiệp vào quyền tự do của họ ởBiển Đông – quyền tự do tiến hành các hoạt động hàng không, hàng hải và quân sự – và ít quan tâm đến đến vấn đề ai có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các tài nguyên thiên nhiên ở Biển Đông.

Đồng thời, Mỹ có thể không thoải mái trong việc ủng hộ quan điểm của tòa trọng tài về quyền tuyên bố chủ quyền đối với một EEZ và thềm lục địa tính từ các cấu trúc địa hình nhỏ, vì nước này đã tuyên bố chủ quyền đối với các EEZ quanh các đảo nhỏ không người ở tính từ các vùng lãnh thổ của họ ở Thái Bình Dương. Phán quyết của tòa trọng tài rằng không một cấu trúc địa hình nào thuộc quần đảo Trường Sa là đảo có quyền có một EEZ và thềm lục địa riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nước thành viên ASEAN tiếp giáp Biển Đông.

Những nước này tuyên bố chủ quyền đối với một EEZ tính từ các đường cơ sở dọc bờ biển hay quần đảo chính của họ, và theo quy định của UNCLOS, họ có quyền chủ quyền và quyền tài phán để thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi vùng biển thuộc EEZ và thềm lục địa tiếp giáp bờ biển của họ. Đây là cơ sở để Indonesia lập luận rằng họ có các khu vực biển chồng lấn với Trung Quốc. Đó cũng là cơ sở để Việt Nam lập luận rằng Việt Nam có đặc quyền thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên cách xa bờ biển trong khu vực gọi là Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), và là cơ sở để Philippines lập luận rằng họ được độc quyền thăm dò và khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở Bãi Cỏ Rong (Reed Bank).

Những phản ứng có thể có

Trung Quốc có thể coi công thư của Mỹ là một nỗ lực nhằm can thiệp vào cái mà theo quan điểm của Trung Quốc là một tranh chấp khu vực giữa các nước tiếp giáp Biển Đông. Không rõ các nước thành viên ASEAN tiếp giáp Biển Đông sẽ nhìn nhận thế nào về hành động của Mỹ. Một mặt, họ có thể vui mừng về việc một siêu cường đang thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông thông qua một công thư được chuyển đến tất cả các thành viên của Liên hợp quốc, nhất là khi nước này dường như coi phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài là một sự diễn giải có căn cứ về việc UNCLOS được áp dụng như thế nào đối với các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông.

Mặt khác, họ có thể quan ngại rằng công thư của Mỹ sẽ làm gia tăng khả năng Biển Đông trở thành nơi diễn ra cuộc đua tranh giành ưu thế ở châu Á giữa Trung Quốc và Mỹ. Trong bất kỳ trường hợp nào, việc trao đổi công hàm là dấu hiệu rõ ràng cho thấy tranh chấp về tính hợp pháp theo luật quốc tế của các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông sẽ không sớm kết thúc, cho dù các cuộc đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc để đi tới thống nhất về một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông vẫn đang tiếp diễn./.

Robert Beckman

Nguyên tác US joins 'lawfare' by diplomatic notes over Chinese claims in S. China Sea, The Straits Times, 10/06/2020

Hồng Quyên giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 24/06/2020

Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Chính sách và Luật Biển, trung tâm Luật quốc tế NUS (National University of Singapore), Giáo sư khoa Luật của NUS. Bài viết được đăng trên The Straits Times.

Published in Diễn đàn

Truyền thông nhà nước gần đây cho biết một trong ‘điểm mới’ của Dự thảo Báo cáo chính trị - văn kiện quan trọng trình Đại hội 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến tổ chức vào đầu năm 2021 là ‘vấn đề biển đông’.

biendong1

Người lính hải quân Việt Nam đứng canh ở đảo Trường Sa Đông thuộc quần đảo Trường Sa hôm 7/1/2013 -Reuters

Thiếu chiến lược toàn diện về biển khiến đất nước đã không thể ‘mạnh về biển’. Trong lịch sử là tư duy ‘ứng phó’ về chống xâm lược từ biển và trong thời bình là ‘tư duy kinh tế’ bị níu kéo bởi ý thức hệ XHCN là nguyên nhân quan trọng. Nay trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy, tham vọng địa chính trị, hung hăng tại Biển Đông và một ‘trật tự thế giới mới’ đang hình thành, Việt Nam cần thay đổi tư duy để xây dựng chiến lược biển xứng tầm.

Liệu tư duy chiến lược về Biển Đông có là quyết sách tại Đại hội 13 ?

‘Tư duy ứng phó’

Việt nam là quốc gia có chiều dài bờ biển hơn 3000 km, có thể gọi quốc gia biển, thế nhưng thay vì ‘một tư duy chiến lược chủ động’, thì thực tế lịch sử phản ánh ‘tư duy ứng phó’ với những đặc trưng trong thời chiến là ‘phòng thủ’ và trong thời bình là ‘kinh tế’.

Bối cảnh thể chế có sự tương đồng với Trung Quốc trong suốt lịch sử hơn nghìn năm là phong kiến tập quyền và hiện nay là chế độ cộng sản toàn trị, ngoại trừ hơn 20 năm đất nước bị chia cắt (1954-1975). Đây là đặc điểm có ảnh hưởng lớn đến tư duy về biển.

Mới đây, cuối năm 2019 bãi cọc gỗ, được tìm thấy ở huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng, có liên quan đến trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Khảo cổ ‘các di tích bãi cọc’ phản ánh các trận địa bãi cọc, từng được bày bố tại các nhánh của sông Bạch Đằng để phục vụ mục đích quân chống xâm lược từ biển. Trong đó có trận chiến chống quân Nam Hán năm 938 trên sông Đá Bạch (Bạch Đằng) do Ngô Quyền lãnh đạo, chiến tranh Tống–Việt năm 981 dưới thời nhà Tiền Lê và trận Bạch Đằng chống quân nhà Nguyên Mông năm 1288 dưới thời nhà Trần.

Trong thời chiến tranh chống đế quốc các biến cố như ‘‘Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958’, ‘Hải chiến Hoàng Sa’ và ‘Đá Gạc Ma’ thuộc quần đảo Trường Sa đã phản ánh âm mưu và dã tâm của chính quyền Trung Quốc lợi dụng niềm tin ‘ngây thơ’ về ý thức hệ và tình hình phức tạp để chiếm đoạt Biển Đông. Các biến cố này là sự trả giá đắt, làm tổn thương truyền thống bảo vệ chủ quyền của dân tộc Việt Nam.

biendong2

Biểu tình ở Hà Nội phản đối Trung Quốc hôm 19/1/2017 Reuters

Trong thời bình, những năm gần đây Việt Nam đã đề cập về chủ trương xây dựng một quốc gia ‘mạnh về biển’ nhưng thường gắn với phát triển kinh tế biển, mang nặng kiểu ‘tư duy kinh tế’. Năm 1997 Đảng CS ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, mười năm sau, năm 2007, mới có Nghị quyết số 09-NQ/TW "Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020". Tuy nhiên những dự đoán sai về tình hình ‘thế kỷ 21’ với cách tiếp cận thiếu toàn diện về biển đã không thể có một chiến lược kinh tế biển phù hợp. Sai lầm của chính sách tăng trưởng ‘nóng vội’ cộng với quản lý kinh tế yếu kém đã để lại hậu quả thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và bất ổn vĩ mô. Các tập đoàn hàng hải như Vinashin, Vinalines... bị phá sản, việc xây dựng tràn lan các bến cảng to nhỏ dọc bờ biển gây nên sự lãng phí lớn vốn đầu tư công…

Để ‘sửa chữa’ sai lầm trên một ‘nỗ lực chính sách’ về biển được thực hiện trong nhiệm kỳ Đại hội 12 (2016-2021). ‘Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045’ được ban hành theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương lần thứ 8. Trên cơ sở đó, tháng 3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về Kế hoạch tổng thể và Kế hoạch 5 năm để cụ thể hóa ‘chiến lược kinh tế biển’ nêu trên. Tính khả thi của chiến lược này đang gặp thách thức trước bối cảnh thế giới thay đổi và Trung Quốc tham vọng địa chính trị tại Biển Đông.

‘Tư duy chiến lược biển’

Một trong những nguyên nhân không thể trở thành quốc gia ‘mạnh về biển’, phát triển kinh tế biển như nêu trong các nghị quyết của Đảng là tư duy chiến lược biển đã không theo kịp thời đại, và ngoài ra, có phần bị níu kéo bởi ý thức hệ.

Trước hết, Mỹ và các nước Phương Tây đã nhận ra sự sai lầm và hậu quả của ‘chính sách can dự’ của Trung Quốc, theo đó trong bối cảnh toàn cầu hóa - Mỹ, ‘bỏ qua’ sự khác biệt ý thức hệ, đã mở rộng quan hệ kinh tế với sự tham gia của Trung Quốc với quan niệm rằng tăng trưởng kinh tế sẽ thúc đẩy dân chủ. Từ thời Tổng thống Barack Obama Mỹ đang thực thi chính sách ‘xoay trục’ sang Châu Á và Tổng thống Donald Trump phát động thương chiến Mỹ - Trung. Cuộc chiến này ngày càng leo thang căng thẳng sang mọi lĩnh vực và hiện hữu nguy cơ biến thành cuộc chiến tranh lạnh 2.0.

Ngoài ra, đại dịch Covid-19 đang đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái sâu nhất so với các cuộc khủng khoảng kinh tế trong một thế kỷ qua. Chuỗi cung ứng toàn cầu đứt, gãy khiến các nước nhận ra sự phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc không chỉ hàng hóa thông thường mà cả thiết yếu như y tế và thuốc chữa bệnh. Quan hệ thương mại có thể thay đổi, các nước đang thay đổi chính sách hướng đến tự chủ. Cuộc gặp thượng đỉnh EU và Trung Quốc trong tháng 6/2020 không có tuyên bố chung, khi lãnh đạo EU công bố sách trắng về bảo vệ thị trường và nhấn mạnh rằng Mỹ vẫn là đối tác số 1 và Trung Quốc chỉ là bạn hàng cần thiết. Các nhà nghiên cứu đang phân tích sự thoái trào của toàn cầu hóa và dự báo ‘một trật tự thế giới mới’.

biendong3

Giàn khoan dầu của Rosneft Vietnam ngoài khơi Vũng Tàu ở mỏ Lan Tây hôm 29/4/2018 Reuters

Hơn thế, chính quyền Trung Quốc, lợi dụng đại dịch Covid-19 bắt nguồn từ Vũ Hán lan rộng toàn cầu, số ca lây nhiễm và số tử vong tăng nhanh và các quốc gia đang bị động đối phó vì chưa có vaccine, đã thể hiện chính sách ngoại giao ‘lang sói’, như kiểu đe doạ và trừng phạt kinh tế với nước Úc, khi thủ tướng nước này đề xuất ‘một cuộc điều tra độc lập về sự khởi phát đại dịch’. Bản chất hung hăng của chế độ độc tài hiện hữu trong quan hệ chính trị và thương mại quốc tế.

Việt Nam có thể đứng trước nguy cơ bị ‘phong toả bán phần’ với thế giới văn minh từ Biển Đông bởi tham vọng địa chính trị của Trung Quốc. Quốc gia này đã trỗi dậy mạnh mẽ trong hơn một phần ba thế kỷ để trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực tối cao để thực hiện ‘giấc mộng Trung Hoa’.

Từ năm 2013 đến nay chính quyền Bắc Kinh đã có nhiều động thái hung hăng trên Biển Đông, sử dụng đường ‘tự vẽ’ là ‘đường chín đoạn’, vi phạm Công ước về Luật Biển 1982, quân sự hóa và hành chính hóa các đảo chìm nổi, xâm phạm chủ quyền biển đảo và đe doạ dùng vũ lực đối với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, theo các nhà quan sát, vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) được đề xuất bao trùm cả 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, là ‘âm mưu có chủ đích’ của chính quyền Bắc Kinh chỉ đang chờ thời điểm thích hợp để công bố.

Tuy có thái độ ‘cứng rắn’ hơn trước những hành động của chính quyền Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh hải, uy hiếp các giàn khoan dầu khí, đâm chìm tàu thuyền đánh cá của ngư dân… Việt Nam đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn giữa ý thức hệ, sự lệ thuộc kinh tế và đe doạ chủ quyền, giữa liên kết với Mỹ, các nước Phương Tây vì ‘đảm bảo tự do hàng hải’, phát triển thương mại, thu hút đầu tư và các giá trị dân chủ, nhân quyền.

Hơn lúc nào hết, trong bối cảnh hiện nay Việt Nam cần có tư duy chiến lược biển với một tầm nhìn toàn diện và các chính sách đột phá. Một số điểm chủ yếu, theo tôi, tư duy chiến lược biển cần hướng đến :

Một là, chiến lược phát triển đất nước đến 2045 dự kiến được quyết định trong đại hội 13 cần coi chiến lược biển phải là bộ phận thiết yếu dựa trên sự thay đổi tư duy về biển trong tình hình mới. Củng cố và cụ thể hóa quan điểm phát triển kinh tế với quyết tâm bảo vệ chủ quyền căn cứ trên luật biển quốc tế ;

Hai là, Việt Nam, mặc dù tương đồng về ý thức hệ, nhưng không lệ thuộc vào nó để trở thành ‘đồng minh’ của Trung Quốc, mà khẳng định sự độc lập và quyết tâm gìn giữ chủ quyền. Ngoài ra, cần nhận thức rõ hơn ý thức hệ giáo điều bảo thủ thường gây nên hiệu ứng ngược đối với các nhà đầu tư, cản trở quá trình cải cách hệ thống chính trị theo hướng phù hợp với thị trường trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ;

Ba là, xây dựng các phương án chính sách để dần hạn chế sự phụ thuộc kinh tế, đồng thời đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư nước ngoài từ Trung Quốc. Các chính sách như vậy cần dựa vào cộng đồng doanh nghiệp và sự tham gia rộng rãi của người dân để có sự đồng thuận và huy động nguồn lực xã hội ;

Bốn là, nhận thức rõ hơn sự thay đổi địa chính trị trên thế giới, cân nhắc ảnh hưởng từ chính sách ‘xoay trục’ của Mỹ sang Châu Á để có đối sách phù hợp về an ninh, ngoại giao để hạn chế ‘sự phong toả’ từ ‘chiến lược biển’ của Trung Quốc ;

Năm là, thúc đẩy cải cách thể chế theo hướng dân chủ nhằm tăng hiệu quả của ‘chính sách Việt Nam can dự’, coi trọng việc thực hiện thực chất các cam kết cải cách trong các hiệp định thương mại tự do (FTA) và đầu tư (IPA) với các nước phát triển. Tuy nhiên, trong các hiệp định ký kết với Liên minh Châu Âu thì các điều khoản về quyền lao động, lập hội đoàn và bảo vệ môi trường trong EVFTA và IPA được đề cao…

Tư duy chiến lược biển có tầm quan trọng để Việt Nam tái định vị trên bản đồ thế giới trong thế kỷ 21. Liệu ‘vấn đề Biển Đông’ trong Báo cáo chính trị, được coi là ‘điểm mới’ có đề cập đến một tư duy xứng tầm làm cơ sở để xây dựng một chiến lược biển ?

Phạm Quý Thọ (Hà Nội)

Nguồn : RFA, 23/06/2020

Published in Diễn đàn

Chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập (Anti Area Access Denial - A2/AD) là chiến lược biển được xây dựng nhằm ngăn không cho lực lượng hải quân đối phương tự do di chuyển trong một không gian chiến đấu. Bài viết sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn khi Trung Quốc thực hiện A2/AD tại Biển Đông.

a2ad1

Sơ đồ Tuyến phòng thủ chống tiếp cận/ngăn chặn xâm nhập (A2 / AD) tên lửa của Trung Quốc trên Biển Đông và Thái Bình Dương - MDAA

A2/AD còn được người Nga gọi là "chiến lược pháo đài" và "chống tiếp cận biển" theo thuật ngữ an ninh biển. Các lực lượng hải quân hùng mạnh có truyền thống theo đuổi chiến lược kiểm soát biển bằng cách triển khai tàu sân bay, cùng máy bay chiến đấu và tàu mặt nước có kích thước lớn. Tuy nhiên, "chống tiếp cận biển" là chiến lược thiên về phòng thủ nhiều hơn, trong đó sử dụng hệ thống phòng không và phòng thủ biển, tàu ngầm tấn công nhanh, máy bay chiến đấu, bệ phóng tên lửa và hệ thống giám sát đại dương được đặt trên đất liền để theo dõi mục tiêu.

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã phát triển khái niệm này tại Biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực xung quanh eo biển Đài Loan. Tham vọng của Bắc Kinh là phá hoại quyền tự do hàng hải của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh khác, đồng thời làm gia tăng rủi ro đối với các tàu chiến hoạt động tại các vùng biển tranh chấp và ngày càng căng thẳng này. A2/AD thách thức khả năng triển khai sức mạnh hải quân vô song của Mỹ tại các khu vực lợi ích cốt lõi. Chiến lược này của Trung Quốc cũng nhằm khiến các đồng minh Thái Bình Dương của Mỹ nghi ngờ về khả năng của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (USPACOM) trong việc đối phó với các quan ngại an ninh.

Sử dụng các đảo tự nhiên và nhân tạo

Trung Quốc đã mở rộng phạm vi hoạt động trên Biển Đông bằng cách thiết lập một loạt cơ sở hạ tầng quân sự mới dưới dạng các đảo nhân tạo được trang bị đường băng, hầm chứa tàu ngầm và các cơ sở neo đậu nhằm hỗ trợ hậu cần cho các đội tàu của nước này, cũng như hệ thống phòng không cần thiết để bảo vệ các cơ sở này.

Tốc độ triển khai chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự của Trung Quốc trên các đảo nhân tạo là rất ấn tượng. Mô hình cơ sở hạ tầng A2/AD được phát triển trên các đảo ở Biển Đông là bằng chứng cho thấy Trung Quốc nhận chuyển giao công nghệ từ Nga và sao chép hiệu quả "chiến lược pháo đài" vốn được Moskva sử dụng tại các vùng biển của mình. Tiếp theo hành động quân sự hóa các hòn đảo này vào năm 2013 bằng việc triển khai các hệ thống vũ khí, Trung Quốc đã thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và gần quần đảo Senkaku.

Trung Quốc đã thực sự gặp khó khăn trong việc thực thi ADIZ một cách đúng nghĩa do thiếu trang thiết bị hàng không và bị Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc bác bỏ. Điều này rất quan trọng khi các báo cáo gần đây tiết lộ rằng Trung Quốc có kế hoạch thiết lập ADIZ ở Biển Đông trong tương lai gần và đang chờ thời điểm thích hợp để triển khai. Xuất phát từ kinh nghiệm ở biển Hoa Đông, thách thức trong việc thực thi ADIZ ở Biển Đông sẽ còn khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, kế hoạch này còn có khả năng đối mặt với các động thái đáp trả tương tự từ các nước như Việt Nam bằng cách áp đặt các ADIZ trên các hòn đảo tranh chấp.

chienluoc1

Máy bay chiến đấu chống ngầm và trinh sát điện tử Y-9 cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho Trung Quốc trong tương lai gần và là chìa khóa đảm bảo thành công tại Biển Đông.

Một trong những yếu tố chính đảm bảo hiệu quả của chiến lược A2/AD là việc sở hữu một hệ thống phòng không tầm xa đáng tin cậy nhằm hỗ trợ thực thi ADIZ. Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) cùng máy bay chiến đấu chống ngầm và trinh sát điện tử Y-9 dường như sẽ đóng vai trò chính trong việc cung cấp thông tin cảnh báo sớm cho Trung Quốc trong tương lai gần và là chìa khóa đảm bảo thành công tại Biển Đông.Một trụ cột khác giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu này là trang bị hệ thống tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21/DF-26 cho các đảo nhằm hoàn thiện khả năng chống tiếp cận và chống lại mối đe dọa từ các tàu mặt nước của Mỹ, trong đó có các tàu sân bay Nimitz và Ford. Các căn cứ hải quân ở Biển Đông cũng có thể được sử dụng để triển khai các tàu khu trục lớp Type 052 - còn được gọi là phiên bản tàu chiến Aegis của Trung Quốc. Phiên bản mới nhất sắp được Trung Quốc đưa vào sử dụng và sẽ xuất hiện tại các vùng biển tranh chấp là tàu khu trục Type 055 - được phương Tây xếp loại là tàu tuần dương do kích thước và hệ thống vũ khí của nó.

Tàu khu trục Type 055 đầu tiên đã được hạ thủy vào tháng 1/2020 và 5 chiếc khác sắp được đưa vào sử dụng. Vai trò chính của các tàu này là hợp thành nhóm tàu sân bay tấn công. Ngoài ra, các tàu khu trục Type 055 còn tham gia phòng không/mặt nước để bổ sung cho chiến lược A2/AD. Năm 2019, Trung Quốc đã cho ra mắt một quân đoàn thủy quân lục chiến ngày càng mạnh mẽ có khả năng vận chuyển/viễn chinh đáng tin cậy với sự hộ tống của tàu tấn công đổ bộ, trong đó có tàu đổ bộ LPD phiên bản mới – lực lượng có thể đóng vai trò chưa được xác định trong chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tàu ngầm là nhân tố tiếp theo và có khả năng là nhân tố chính trong chiến lược A2/AD của Bắc Kinh tại Biển Đông. Các căn cứ hải quân của PLA tại Đại lục có thể che giấu ngầm hạt nhân – lực lượng có vai trò chính trong thời chiến là chống lại các tàu mặt nước thù địch ở Biển Đông và cung cấp khả năng răn đe hạt nhân trên biển nhằm hỗ trợ các mục tiêu an ninh biển nằm ngoài không gian chiến đấu. Việc triển khai tàu ngầm đến các đảo trên Biển Đông sẽ mang lại lợi thế lớn cho Trung Quốc vì các đảo này giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển, qua đó tạo điều kiện triển khai nhanh dựa trên các kịch bản chiến thuật.

Đảo Hải Nam

Nằm gần lục địa Trung Quốc và là địa điểm đặt căn cứ hải quân Ngọc Lâm, đảo Hải Nam sẽ là một tài sản trên biển quan trọng trong việc triển khai chiến lược A2/AD. Căn cứ có thể che giấu nhiều tàu ngầm hạt nhân chiến lược và sở hữu một bến cảng lớn có thể cùng lúc neo đậu hai nhóm tác chiến tàu sân bay hoặc tàu tấn công đổ bộ.

Một căn cứ tàu ngầm khác đặt tại Long Ba, ở phía Đông Nam đảo Hải Nam. Đây là một cảng nước sâu với các cầu tàu dành cho tàu ngầm và một cơ sở ngầm với các lối vào đường hầm. Long Ba cũng có các cầu tàu dành cho các tàu chiến mặt nước, biến nơi đây trở thành một căn cứ đa năng quan trọng của Hải quân Trung Quốc. Các cơ sở tàu ngầm và tàu chiến mặt nước tại đảo Hải Nam cho thấy hòn đảo này sẽ đóng vai trò trung tâm trong chiến lược A2/AD của Trung Quốc.

Hải Nam có thể được xem là thành trì đầy tiềm năng của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) thuộc lực lượng răn đe hạt nhân dưới biển của Trung Quốc. Trong đó, các tàu ngầm tấn công và hạm đội tàu mặt nước cung cấp vỏ bọc bảo vệ cho SSBN với sứ mệnh tung loạt tấn công thứ hai hoặc được sử dụng trong kịch bản được nêu ở trên, nhằm thực thi chiến lược A2/AD thông qua các phương tiện hạt nhân. Dưới góc độ tấn công, đảo Hải Nam đóng vai trò là căn cứ để Trung Quốc triển khai khả năng kiểm soát biển rộng lớn hơn và các chiến dịch chống tiếp cận biển tại Biển Đông. Với những hành vi gần đây của Bắc Kinh trong các cuộc tranh chấp trên biển, có thể giả định một cách logic rằng Hải quân Trung Quốc đang theo đuổi đồng thời hai khái niệm của chiến lược A2/AD.

Đảo Phú Lâm

Đảo Phú Lâm cũng có thể đóng vai trò quan trọng cùng với đảo Hải Nam trong việc thực thi chiến lược A2/AD tại Biển Đông. Đây là hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa – địa điểm có vị trí chiến lược và một đường băng được nâng cấp có thể dùng để giám sát các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại các nơi xa như quần đảo Trường Sa. Trung Quốc được cho là đã triển khai tiêm kích J-11 tại đảo Phú Lâm, qua đó mở rộng phạm vi hoạt động tiềm năng thêm 360km tại Biển Đông, bổ sung lực lượng cho căn cứ của hải quân trên đảo Hải Nam.

Các bức ảnh vệ tinh đã được công bố cho thấy các cơ sở hạ tầng quân sự rộng lớn đang được xây dựng trên đảo Phú Lâm bao gồm các đường băng và các cơ sở hậu cần phục vụ các đơn vị không quân đang được triển khai tại đây. Đảo Phú Lâm cũng sẽ đóng vai trò là địa điểm tiềm năng để triển khai các bệ phóng di động dành cho tên lửa đạn đạo DF, qua đó cho phép Trung Quốc tấn công các tài sản hải quân trên khắpBiển Đông. Các căn cứ mới của Trung Quốc tại đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn - vốn đang dần tiến tới sở hữu các năng lực tương tự như đảo Phú Lâm - cũng có thể cung cấp năng lực không quân để thực thi ADIZ tại Biển Đông với mục đích hỗ trợ cho một chiến lược A2/AD rộng lớn hơn. Những diễn biến trên đảo Phú Lâm có thể gợi ý về các động thái tương lai của Bắc Kinh trong khu vực.

Lợi thế và rủi ro cho Trung Quốc

Các đảo tiền đồn mang lại cho Trung Quốc ưu thế quyết định trước bất kỳ thế lực thách thức nào tại Biển Đông. Ngoài triển khai sức mạnh quân sự, các đảo này còn có nhiệm vụ tích hợp thông tin tình báo thu thập được từ các tiền đồn ở Biển Đông vào hệ thống chỉ huy đầu não của PLA ở cấp độ chiến lược.

Để đạt được mục tiêu trên, khái niệm "đường 9 đoạn" và việc xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo khẳng định tầm nhìn chiến lược dài hạn là phát triển các không gian biển thành "sân sau" của PLA. Các cơ sở thông tin liên lạc của Trung Quốc trên các đảo này được cho là gồm các tuyến cáp quang dưới biển, hệ thống liên lạc vệ tinh đa băng tần, dải cao tần băng thông rộng, và các ra đa vi sóng vượt đường chân trời.

Tất cả các hệ thống này có một vai trò quan trọng : Ngăn chặn lực lượng thù địch tiếp cận thông tin, đồng thời bảo đảm khả năng tiếp cận thông tin tình báo của chính PLA theo thời gian thực tại Biển Đông. Hơn nữa, các tiền đồn này có thể chỉ huy và kiểm soát lực lượng dân quân biển của Trung Quốc. Về mặt địa lý, các căn cứ này có vị trí phù hợp để cung cấp cho Trung Quốc chiều sâu chiến lược hơn bất kỳ đối thủ nào thách thức vị thế của nước này. Điều này giúp Trung Quốc phòng thủ tích cực, đồng thời có thể tung ra các đòn tấn công.

Mặc dù chiến lược A2/AD phù hợp với đặc điểm địa lý của Biển Đông song nó cũng có những rủi ro lớn quá trình thực thi. Khả năng của Trung Quốc và các loại vũ khí của PLA chưa được chứng minh trong thực chiến và các binh sĩ của nước này có ít kinh nghiệm chiến đấu ngoài việc tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, chưa sẵn sàng đối mặt với một kẻ thù có kinh nghiệm, công nghệ tiên tiến như Mỹ. Tương tự như vậy, Trung Quốc khó có thể sở hữu các binh sĩ có trình độ chuyên môn cao và có khả năng theo kịp các kế hoạch phát triển quân sự của nước này.

Khả năng quản lý các khu vực biển của PLA bằng cách tích hợp tất cả các yếu tố đầu vào trong một trung tâm chỉ huy chiến thuật toàn diện là một khía cạnh đầy bí ẩn khác. Việc PLA không thể áp đặt một ADIZ có giới hạn ở biển Hoa Đông là đáng chú ý vì điều này gây nghi ngờ về khả năng áp đặt một ADIZ trên toàn bộ Biển Đông.

Cuối cùng, các tranh chấp trên biển hiện nay đã khiến các nước trong khu vực mất niềm tin nghiêm trọng đối với Trung Quốc. Mục tiêu chi phối khu vực mà không cần can dự ngoại giao với các nước có thể sẽ không đạt được những kết quả mà Bắc Kinh hằng mong muốn. Chiến lược A2/AD không thể thay thế cho một chính sách ngoại giao khu vực hiệu quả. Chừng nào tranh chấp ở Biển Đông vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi và Trung Quốc vẫn tỏ ra coi thường các chuẩn mực quốc tế, thì chừng đó mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo Châu Á của Bắc Kinh sẽ thất bại.

Ngay cả khi Trung Quốc áp đặt thành công chiến lược A2/AD trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp, các quốc gia trong khu vực có thể sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Mỹ. Trong trường hợp đó, Trung Quốc có nguy cơ bị cô lập và bị coi là kẻ xâm lược. Chỉ khi Bắc Kinh xây dựng được lòng tin với các quốc gia Đông Nam Á và thiết lập các liên minh mạnh mẽ trong khu vực, thì chiến lược A2/AD mới có thể bổ trợ cho sức mạnh của Trung Quốc. Khi đó, các động lực ở Biển Đông sẽ thực sự thay đổi theo hướng có lợi cho Bắc Kinh.

Vengalil Venugopal

Nguyên tác : How Effective is China's A2/AD in the South China Sea, 9dashline, 09/06/2020

Hồng Quyên giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 23/06/2020

Phó Đề đốc Vengalil Venugopal (nghỉ hưu)– người từng có 30 năm phục vụ trong lực lượng Hải quân Ấn Độ. Bài viết được đăng trên 9dashline.

Published in Diễn đàn

Sau những diễn biến gần đây, Biển Đông tiếp tục trở thành "điểm nóng" thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Đợt "sóng trào" lần này bắt đầu từ việc Malaysia đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của nước này ra ngoài khu vực 200 hải lý lên Ủy ban Ranh Giới Thềm Lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) năm 2019 và kể từ đó, các công hàm khác của các bên liên quan cũng được đưa ra.

yeusach1

Hình chụp hôm 8/1/2020 khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo (giữa) đi thăm căn cứ quân sự ở quần đảo Natuna ở Biển Đông - AFP

Thực tế thì phần lớn các công hàm đó vẫn nhắc lại các quan điểm trước đây, nhưng cũng có một số điều chỉnh sau Phán quyết của Tòa trọng tài theo Phụ lục VII UNCLOS năm 2016 về tranh chấp Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Điều đặc biệt ở đây đó là các lập luận không được đưa ra trong các cuộc họp báo hay tuyên bố chính thức như trước, mà giờ đây nó được chính thức đệ trình lên Liên Hiệp Quốc và được cơ quan này ghi nhận.

Trung Quốc muốn đàm phán song phương

Phản ứng trước đệ trình của Malaysia, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh lại quan điểm về cái gọi là "quyền lịch sử" của họ trên Biển Đông. Trung Quốc cũng coi phán quyết của Tòa là không công bằng và bất hợp pháp. Hơn nữa, họ khẳng định rằng Trung Quốc không chấp nhận cũng như không tham gia vào vụ phân xử của Tòa và như vậy họ sẽ không chấp nhận hay công nhận phán quyết đó.

Công hàm của Bắc Kinh gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 2/6/2020 nhằm đáp lại công hàm ngoại giao đầu tiên mà Indonesia gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 26/5, trong đó Jakarta bác bỏ cái gọi là bản đồ "Đường 9 đoạn" hay tuyên bố về các quyền lịch sử của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ vùng Biển Đông. Trong Công hàm của mình, Phái đoàn thường trực của Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc khẳng định : "Không có tranh chấp lãnh thổ nào giữa Trung Quốc và Indonesia tại Biển Đông. Tuy nhiên, Trung Quốc và Indonesia có những tuyên bố chồng lấn về quyền và lợi ích biển ở một số khu vực của Biển Đông". Trung Quốc cũng cho rằng : "Trung Quốc sẵn sàng giải quyết những tuyên bố chồng lấn này thông qua đàm phán và tham vấn với Indonesia, và hợp tác cùng Indonesia để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông".

Thái độ cứng rắn của Indonesia

Trong khi đó, Indonesia một lần nữa thể hiện sự phản đối cứng rắn của quốc gia này. Các lập luận của Indonesia không chỉ được đưa ra dựa trên và phù hợp với công hàm đã đệ trình lên Liên Hiệp Quốc vào năm 2010, mà còn đề cập đến phán quyết của Tòa Trọng tài. Họ lặp lại quan điểm từ lâu của Jakarta rằng Indonesia không phải là một bên trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Họ cũng nhấn mạnh rằng quan điểm của Indonesia về các quy chế pháp lý của các thực thể trên Biển Đông đã được phán quyết của Tòa xác nhận. Hơn nữa, họ cũng lập luận rằng cái gọi là "Đường 9 đoạn" của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và đã được xác nhận trong phán quyết của Tòa.

yeusach2

Công hàm của Việt Nam gửi Liên Hiệp Quốc về yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông - Photo : RFA

Ngoài Indonesia, một số nước khác cũng đưa ra phản đối pháp lý chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc lên Liên Hiệp Quốc.

Một đề xuất được Trung Quốc nêu ra và truyền đạt tới Indonesia, đó là đề xuất đàm phán song phương về "các quyền và lợi ích biển chồng lấn". Một số chuyên gia đánh giá rằng, đây cũng có thể được coi là Trung Quốc đang thực thi Điều 283 của UNCLOS về "nghĩa vụ trao đổi ý kiến".

Điều 283 (1) của UNCLOS quy định rõ rằng "khi bất đồng nảy sinh giữa các quốc gia về việc diễn giải hoặc áp dụng Công ước này, các bên tranh chấp nên nhanh chóng tiến tới trao đổi ý kiến liên quan đến việc giải quyết thông qua đàm phán hoặc các công cụ hòa bình khác".

Và với việc thực hiện các tiến trình "trao đổi ý kiến" thì sau đó, một trong hai bên có thể tiến tới việc lựa chọn sử dụng một cơ quan tài phán theo quy định tại Điều 297 UNCLOS để giải quyết các bất đồng.

Tuy nhiên, Indonesia đã thẳng thừng bác bỏ khả năng đàm phán song phương với Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo ở Jakarta, Ngoại trưởng Retno Marsudi nói : "Quan điểm của Indonesia rất rõ ràng rằng, căn cứ theo UNCLOS 1982 (Công ước Liên hợp quốc về Luật biển), Indonesia không có tuyên bố chủ quyền chồng lấn nào với Trung Quốc. Do đó, không có lý do gì để đàm phán".

Trung Quốc đã từ lâu luôn đề nghị giải quyết tranh chấp song phương. Tuy nhiên, đề xuất về việc tổ chức đàm phán song phương như vậy sẽ luôn bị Indonesia bác bỏ. Liệu Trung Quốc sẽ giải thích rõ ràng về cơ sở pháp lý để tiến hành cuộc đàm phán như vậy, là nó dựa trên Điều 76 và Điều 83 về thềm lục địa, hay Điều 56 liên quan đến khai thác EEZ hay cơ sở pháp lý nào khác chăng ?

Cách để làm suy yếu yêu sách của Trung Quốc

Sự phản đối của các quốc gia khác nhau đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt khi nhắc tới phán quyết của Tòa Trọng tài có thể làm suy yếu yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.

Hồi đầu tháng 6, Hoa Kỳ cũng đã chính thức gửi Công hàm để phản đối các luận điệu trái với UNCLOS và luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Với các phản đối chính thức gần đây của các quốc gia ASEAN bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam về yêu sách của Trung Quốc, các phản đối này đều viện dẫn phán quyết của Toà Trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS, khiến cho Trung Quốc giờ đây phải chứng minh rằng các tuyên bố của họ dựa trên luật quốc tế, hoặc họ phải tiến tới tìm ra các lập luận pháp lý mới để phù hợp với các cấu trúc pháp lý quốc tế hiện hành liên quan đến tranh chấp Biển Đông, bao gồm phán quyết của Tòa Trọng tài.

Điều quan trọng là các quốc gia ASEAN cần phải liên tục nhắc đi nhắc lại phán quyết của Toà Trọng tài cũng như các lập luận yêu sách dựa trên UNCLOS và luật pháp quốc tế. Trong trường hợp Indonesia, Andi Arsana, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Gadjah Mada, nói rằng điều quan trọng đối với Indonesia là kiên trì phản đối các tuyên bố của Trung Quốc. Ông ta khẳng định rằng : "Indonesia phải liên tục làm như vậy bởi vì đó cũng chính là điều Trung Quốc đang làm với những tuyên bố chủ quyền của họ". Ông nói thêm : "Những lời nói dối được lặp đi lặp lại đủ nhiều mà không bị phản đối có thể sẽ dần trở thành sự thật". Chính vì vậy, không chỉ Indonesia mà tất cả các quốc gia ASEAN khác cần phải kiên trì nhắc lại phán quyết của Toà Trọng tài, điều đó sẽ khiến vị thế pháp lý của Trung Quốc bị lung lay.

Thời gian sắp tới, trong tiến trình tìm kiếm dự thảo cho Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC), nếu các quốc gia ASEAN đưa được nội dung của phán quyết vào COC thì điều đó sẽ góp phần tạo thế mạnh cho các quốc gia ASEAN đối trọng trước Trung Quốc.

Vũ Tất Đạt

Nguồn : RFA, 22/06/2020

Published in Diễn đàn

Quốc hội Việt Nam đã không có một tuyên bố về Biển Đông, mặc dù nhiều ý kiến cho rằng với tuyên bố như vậy sẽ "thể hiện tiếng nói của nhiều người" và vì "sự sống còn của dân tộc".

quochoi1

Vị trí của tàu Hải Dương 4 vào lúc 4g51 ngày 21/6/2020, tàu đang hiện diện cách đá Châu Viên khoảng hơn 6 hải lý về phía đông nam, cách đảo Phú Quý khoảng 255 hải lý về phía đông nam.

Theo dõi các nội dung họp báo hôm 19/6, công bố kết quả Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV (1), không thấy có một thông tin nào liên quan vấn đề Biển Đông.

Trước đó chừng tuần lễ, ngày 13/6/2020 Ban Chấp hành Hiệp hội Luật gia Châu Á – Thái Bình Dương (COLAP) tổ chức cuộc họp trực tuyến để thảo luận về các vấn đề nổi bật trong khu vực thời gian gần đây, trong đó có tình hình phức tạp ở Biển Đông. Trong khuôn khổ cuộc họp, COLAP đã thống nhất ra tuyên bố về tình hình Biển Đông (2).

"Đồng bào cả nước vô cùng mong mỏi Quốc hội phải nhân danh nhân dân Việt Nam có một nghị quyết phản đối hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta, đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và an ninh quốc gia, thực hiện một bước "đường lưỡi bò" tham lam và phi lý của họ. Tuy nhiên đã không hề có dự định nào để ra một nghị quyết hoặc tuyên bố chính thức về Biển Đông" – một phóng viên chuyên trách nghị trường đã thuật lời như vậy về chia sẻ của vị đại biểu quốc hội đoàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tin tức cập nhật thường xuyên trên tài khoảnhttps://www.facebook.com/daisukybiendong/, trong bản tin chiều ngày 21/6 cho biết : "Thông qua tài khoản trả phí Marine Traffic vẫn đang được duy trì, chúng tôi đã có thể xác định được vị trí của tàu Hải Dương 4 vào lúc 4g51 ngày 21/6/2020, tàu đang hiện diện ở gần Đá Châu Viên nơi Trung Quốc đang kiểm soát.

Tàu di chuyển với tốc độ 0,5 hải lý/giờ về phía đông bắc tại vị trí cách đá Châu Viên khoảng hơn 6 hải lý về phía đông nam, cách đảo Phú Quý khoảng 255 hải lý về phía đông nam.

Như vậy tàu đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lùi về phía quần đảo Trường Sa.

Trong khi đó Hướng Dương Hồng 14 vẫn neo tại Đá Chữ Thập, Haijing 5202 đã về đến Tam Á từ chiều 20/6 ; giàn khoan Noble Clyde Boudreaux vẫn neo tại vùng biển Vũng Tàu" (3).

Cần lưu ý, quần đảo Trường Sa nếu xét về địa chính trị thì thuộc chủ quyền của Việt Nam. Điều này cho thấy với những tin tức chỉ riêng trên trang "Dự án Đại Sự Ký Biển Đông", đã quá rõ ràng hành vi xâm lược Việt Nam của Trung Quốc. Tuy nhiên ghi nhận trên các diễn đàn mạng xã hội dân sự, cho đến báo chí thuộc hệ thống nhà nước, tất cả đều có vẻ thờ ơ. Bối cảnh đó, cùng với việc nhiều kỳ họp Quốc hội đã không có một nghị quyết, không có một tuyên bố nào về tình hình Biển Đông, đang rất đáng báo động về lòng dân trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nguyễn Nam

Nguồn : VNTB, 22/06/2020

________________

Chú thích :

(1)http://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=46466

(2)http://hoiluatgiavn.org.vn :8080/hiep-hoi-luat-gia-chau-a—thai-binh-duong-ra-tuyen-bo-ve-tinh-hinh-bien-dong-d2194.html

(3)https://www.facebook.com/daisukybiendong/posts/3276085282412144

Published in Diễn đàn

Repsol nhượng cổ phần vì bị Trung Quốc ép, Việt Nam càng quyết tâm kiện ?

VOA, 23/06/2020

Công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol va quyết đnh chuyn nhượng li c phn ba lô du khí vn không hot đng được trong nhng năm qua cho PetroVietnam do sc ép ca Trung Quc và các chuyên gia cho rng đng thái này là h qu tt yếu nhưng có th làm Hà Nội quyết tâm hơn trong vic kin Bc Kinh ra toà quc tế vì nhng tranh chp trên Bin Đông.

repsol1

Repsol được cho là đã chuyn nhượng li c phn ca ba lô thăm dò du khí trên Bin Đông cho tp đoàn du khí quc gia PetroVietnam trước sc ép ca Trung Quc.

Theo ghi nhận ca trang Archyde hôm 13/6, Repsol đã ký mt tho thun vi tp đoàn du khí nhà nước PetroVietnam đ chuyn nhượng các c phn ca công ty này ti Châu Á. Trong số ba lô du khí mà công ty Tây Ban Nha nhượng li c phn cho PetroVietnam có m Cá Rng Đ, mt d án mà chính ph Vit Nam đã yêu cu Repsol ngng khai thác t năm 2017 vì sc ép ca Trung Quc.

Công ty dầu khí Tây Ban Nha s chuyn nhượng 51,57% số c phn lô 07/03 PSC và 40% s c phn lô 135-136/03 PSC cho công ty du khí Vit Nam, theo Archyde.

Repsol không ngay lập tc tr li yêu cu bình lun ca VOA v thông tin trên.

Hồi tháng 5/2018, Reuters cho biết rng Repsol đã tiến hành thương lượng vi PetroVietnam và các quan chc chính ph v vic đn bù cho nhng tác đng t vic ngng hot đng d án Cá Rng Đ trong khu vc Bãi Tư Chính mà Trung Quc nhiu ln đưa tàu vào nhm gây sc ép đi vi hot đng khai thác gn đường "lưỡi bò" 9 đoạn mà Bc Kinh đơn phương tuyên b.

Giáo sư Carl Thayer ca Đi hc New South Wales, người thường bình lun v các vn đ Bin Đông, cho rng quyết đnh ca Repsol tr li ba lô thăm dò du khí là h qu bi vì trong hai năm qua công ty này đã không thể tiến hành các hot đng thương mi liên quan.

"Có thể lp lun rng Trung Quc đã do nt Vit Nam mt cách thành công t ba năm trước", Giáo sư Thayer nói khi trích dn thông tin chuyn nhượng ca Repsol t Archyde trong phn đăng ti v vic Repsol tr lại cổ phn cho PetroVietnam trên Thayer Consultancy Brackground Brief hôm 18/6.

Theo bình luận ca Archyde, đng thái này ca Repsol được cho là đã hóa gii được cuc xung đt vi PetroVietnam liên quan đến tình trng ca các lô thăm dò du khí này cũng như làm giảm s hin din ca h Vit Nam, "mt quc gia được coi là ri ro, bi trong nhng năm gn đây, các hot đng ca h đã b nh hưởng bi xung đt lãnh th trên Bin Đông".

Chính quyền Vit Nam hi tháng 7/2017 đã phi yêu cu Repsol ngng hot đng thăm dò khí đốt ti m Cá Rng Đ khu vc Bãi Tư Chính mà Vit Nam nói thuc "vùng ch quyn không tranh cãi" ca mình. Chưa đy mt năm sau đó, Repsol li mt ln na phi dng hot đng ti m du khí này, mà theo các ngun tin ca Reuters và các chuyên gia quốc tế v Bin Đông, vn do sc ép t Trung Quc.

Sau vụ Cá Rng Đ b ép ngng khai thác ln 2, Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình đã c B trưởng Ngoi giao Vương Ngh ti Vit Nam trong chuyến thăm chính thc vào tháng 4/2018 đ đ xut "cùng hp tác để khai thác" trong vùng Bin Đông tranh chp.

Nhận đnh v quyết đnh mi nht ca Repsol, Tiến s Hà Hoàng Hp ca Vin nghiên cu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak có tr s Singapore cho rng Repsol b Trung Quc ép phi ri khi Vit Nam nh có quyền ảnh hưởng thông qua vic nm gi c phn Repsol Brazil. Theo Reuters, tp đoàn Sinopec ca Trung Quc chi 7,1 t USD mua 40% c phn ca Repsol chi nhánh Brazil hi năm 2010.

Hồi tháng 5/2018, Repsol được cho là đã bt đu các cuc thương tho vi PetroVienam về vic đn bù sau khi chính ph Hà Ni yêu cu công ty Tây Ban Nha ngng thăm dò du khí do sc ép ca Bc Kinh. Có thông tin t gii chuyên gia du khí lúc đó cho rng PetroVietnam phi bi thường khong 400 triu USD cho Repsol.

Theo Giáo sư Thayer, bất c vic ngng thăm dò du khí nào cũng s nh hưởng đến kh năng đáp ng nhu cu tiêu th năng lượng ngày càng tăng ca Vit Nam và s thêm gánh nng do tách đng ca đi dch Covid-19 đi vi tăng trưởng kinh tế nói riêng ca Vit Nam và trên toàn cu nói chung.

Theo cả Giáo sư Thayer và Tiến sĩ Hp, PetroVietnam s không có đ ngun lc đ t mình phát trin các lô du khí mà Repsol va tr li và s phi tìm các đi tác nước ngoài đ cùng hp tác và khai thác.

Những xung đt gia Vit Nam và Trung Quc trên vùng biển Đông đc bit tăng cao trong nhng năm gn đây đã khiến Hà Ni ln đu tiên gi công hàm phn đi Bc Kinh ti Liên Hp Quc hi cui tháng 3 va qua đ phn bác các lp lun ca Trung Quc v vn đ Bin Đông.

Theo Tiến sĩ Hợp, Vit Nam đang chun b kiện Trung Quc v Bin Đông và s càng quyết tâm làm vic này sau đng thái rút lui ca Repsol.

"Nó sẽ thúc đy vic Vit Nam s kin Trung Quc ra toà quc tế vì hin hay Trung Quc đang gây hn Bin Đông ch không phi Vit Nam. Nó có nh hưởng tt vì thúc đẩy Vit Nam sm đưa Trung Quc ra mt toà án nào đó", Tiến sĩ Hp nói.

Thạc s Hoàng Vit, mt nhà nghiên cu lut bin và hi đo Vit Nam, trước đó trong tháng này cũng nhn đnh vi VOA rng "sm mun gì Vit Nam phi khi kin Trung Quc" vì "Trung Quốc s không dng các tham vng ca h trên khu vc Bin Đông" và "ti mt mc nào đó thì Vit Nam không chu ni, buc phi đưa Trung Quc ra toà".

Hồi đu tháng này, c vn cp cao v Châu Á và Giám đc D án Sc mnh Trung Quc ca Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế (CSIS) ca M, Bonnie Glaser, nói vi VOA rng Vit Nam đã trong "tư thế sng sàng" và ch cn "mt quyết tâm chính tr" là s kin Trung Quc ra toà án quc tế v tranh chp Bin Đông.

Nguồn : VOA, 23/06/2020

******************

Repsol nhượng cổ phần ba lô dầu : Trung Quốc đe dọa thành công Việt Nam trên Biển Đông ?

Tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ba Nha đã ký thỏa thuận với PetroVietnam để chuyển nhượng cổ phần tại ba lô thăm dò dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam - vốn không hoạt động được từ ba năm nay do sức ép từ Trung Quốc, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ.

repsol0

Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà Việt Nam phải ngưng khai thác hồi 7/2017

Cụ thể, Repsol sẽ chuyển nhượng cho Petro Vietnam 51,75% cổ phần ở lô 07/03 PSC và 40% cổ phần ở lô 135-136/03 PSC.

Bằng cách này, Repsol được cho là đã hóa giải được cuộc xung đột với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam liên quan đến tình trạng của các lô này và làm giảm sự hiện diện của họ ở Việt Nam, "một quốc gia được coi là rủi ro, bởi trong những năm gần đây, các hoạt động của họ đã bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột lãnh thổ trên Biển Đông", theo bình luận trên trang Archyde.

Năm 2018, Repsol từng nhận được yêu cầu của PetroVietnam về việc ngưng dự án Cá Rồng Đỏ tại lô 07/03, nơi Repsol có 52% cổ phần, do sức ép từ Trung Quốc.

BBC News tiếng Việt có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu chính trị Đông Nam Á từ Úc, quanh động thái mới của Repsol và các tác động tới Việt Nam.

BBC : Ông có cho rằng động thái này đã chứng minh rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam và các đối tác kinh doanh, khi Việt Nam và các đối tác đã phải từ bỏ các quyền lợi trên Biển Đông vốn được luật pháp quốc tế công nhận ?

Carl Thayer : Có thể lập luận rằng Trung Quốc đã thành công trong việc dọa nạt Việt Nam từ ba năm trước.

Việc Repsol quyết định trả lại ba lô thăm dò (135-136 / 03 và 07/03) chỉ là hệ quả vì trong hai năm qua, Repsol đã không thể tiến hành các hoạt động thương mại liên quan đến các dự án này.

Theo luật quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với các mỏ khí trong các lô này vì chúng nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Trung Quốc đã thành công trong việc đe dọa Việt Nam vào tháng 7/2017 và một lần nữa vào tháng 3/2018 khi Việt Nam đình chỉ và sau đó tạm dừng hoạt động khai thác lô dầu đang được Repsol tiến hành trong các khối 07/03 và 136/03.

Việt Nam đã không tiến hành bất kỳ hoạt động thăm dò dầu thương mại nào trong các lô này kể từ đó.

BBC : Hành động này sẽ ảnh hưởng đến việc đầu tư của các công ty dầu khí quốc tế khác vào thị trường khai thác dầu ở Việt Nam do lo sợ áp lực của Trung Quốc ?

Carl Thayer : Các công ty dầu khí quốc tế hiện đang hoạt động tại vùng biển Việt Nam bao gồm ONGC Videsh của Ấn Độ, Exxon Mobil của Mỹ, và Roseft của Nga - từ lâu đã nhận thức được những rủi ro mà họ đang gặp phải.

Trong quá khứ, chính phủ Ấn Độ đã thúc giục ONGC Videsh tiếp tục hoạt động khai thác dầu khí tại đây.

Năm 2018 đã có tin đồn rằng Exxon Mobil sẽ rời khỏi Việt Nam vì lý do tài chính. Tuy nhiên, đầu tháng này, một quan chức cấp cao của ExxonMobil đã điện đàm với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để bày tỏ mối quan tâm của công ty mình trong việc phát triển các nhà máy điện khí hóa lỏng (LNG) trên đất liền.

Bất kỳ áp lực nào của Trung Quốc đối với Exxon Mobil tại thời điểm này có thể sẽ khiến Hoa Kỳ nhảy vào can thiệp.

Rosneft đã giữ vững quan điểm của mình vào năm ngoái. Có báo cáo rằng các hoạt động thăm dò dầu khí có thể tiếp tục trong các lô đã được cấp phép cho Rosneft. Giàn khoan dầu Clyde Boudreaux gần đây đã được kéo đến Vũng Tàu.

BBC : Việt Nam được cho là sẽ phải chịu thiệt hại tài chính lớn do động thái mới đây của Repsol. Thiệt hại này sẽ ảnh hưởng đến tình trạng ngành dầu khí Việt Nam như thế nào ?

Carl Thayer : Các lô dầu khí mà Repsol vận hành được ước tính chứa 172 tỷ feet khối khí tự nhiên có thể phục hồi, 45 triệu thùng dầu thô và 2,3 triệu thùng nước ngưng (dầu thô nhẹ).

Nếu các lô này có thể bơm dầu và khí đốt lên bờ để sản xuất điện, chúng sẽ góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của Việt Nam.

Vào tháng 5/2018, có thông tin rằng Respol đã tham gia các cuộc đàm phán với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để được bồi thường khi chính phủ Việt Nam ra lệnh cho họ ngừng hoạt động. Ước tính vào thời điểm đó, nếu Repsol bị đình chỉ hoạt động hoàn toàn, các nhà đầu tư sẽ mất trắng gần 200 triệu đô la đã bỏ ra.

Bất kỳ việc đình chỉ khai thác dầu nào cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Việt Nam và đè nặng lên các tác động do dịch Covid-19 gây ra đối với tăng trưởng kinh tế nói riêng tại Việt Nam và trên toàn cầu nói chung.

BBC : Liệu động thái này có nói lên rằng chính phủ Việt Nam sẽ không bao giờ dám kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông ?

Carl Thayer : Có ý kiến cho rằng Việt Nam bị ràng buộc bởi luật pháp quốc tế liên quan đến cách thức chọn hành động pháp lý mà Việt Nam có thể khởi xướng.

Ví dụ, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) chỉ bao gồm "các tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc ứng dụng" Công ước.

UNCLOS không thể giải quyết các tranh chấp về chủ quyền, phân định ranh giới trên biển và các hoạt động quân sự.

Tòa trọng tài quốc tế cần có sự đồng ý của cả hai bên. Và như chúng ta đã chứng kiến từ vụ Philippines kiệnTrung Quốc, UNCLOS không có bất kỳ biện pháp thực thi nào.

Điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ không bao giờ kiện, nhưng họ sẽ phải lựa chọn các vấn đề của mình một cách cẩn thận. Cách tiếp cận của Philippines là yêu cầu Tòa Trọng tài - được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS - để xác định các quyền lợi của họ theo Luật Biển.

Quyết định chuyển nhượng hợp đồng sản xuất chung của mình trong lô 07/03 và 135-136 / 03 cho Tập đoàn Dầu khí được thực hiện trên cơ sở thương mại.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có lẽ không có đủ nguồn lực để tự phát triển các khối này. Tập đoàn này sẽ phải tìm kiếm đối tác nước ngoài.

Điều này sẽ khó khăn vào thời điểm sự hiếu chiến của Trung Quốc gia tăng và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang.

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC, 20/06/2020

Published in Diễn đàn

Kế hoạch khai thác thương mại nguồn tài nguyên băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc liệu có thành hiện thực ? 

Nội dung bài viết bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy (combustible ice) trên Biển Đông ; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông.

bangchay11

Bản đồ tổng hợp phân bố băng cháy trên Biển Đông từ các báo cáo khác nhau. Nguồn : The Global Warming Policy Program, 21/05/2017

Mở đầu

Bộ Tài nguyên Thiên nhiên, Trung Quốc mới đây (26/3) đã công bố nước này vừa thiết lập 2 kỷ lục thế giới về tổng lượng khí tự nhiên thu được từ hoạt động khai thác thử nghiệm băng cháy và về tổng lượng khí thu được trong một ngày sau khi kết thúc đợt thử nghiệm lần thứ 2 kéo dài khoảng một tháng (17/2-18/3) tại khu vực biển Shenhu nằm ở phía bắc Biển Đông. Kế hoạch khai thác băng cháy của Trung Quốc đã được đưa vào Kế hoạch quốc gia từ năm 2002 và không ngừng được giới cầm quyền nước này thúc đẩy thông qua nhiều biện pháp và dự án cụ thể đặc biệt từ sau năm 2013. Điều này đặt ra câu hỏi liệu có chăng một chính sách cụ thể, mang tính dài hạn của chính quyền Trung Quốc liên quan đến kế hoạch khai thác băng cháy trên Biển Đông trong thời gian tới ?

Trên cơ sở phân tích về những đánh giá, nghiên cứu khảo sát của Trung Quốc về trữ lượng băng cháy ; mục tiêu được chính phủ Trung Quốc đề ra và quá trình triển khai hoạt động khai thác trên thực tế có thể thấy, mặc dù vấp phải rất nhiều trở lực và thách thức song chính phủ Trung Quốc đã có những bước triển khai trên thực tế và gặt hái được thành quả bước đầu trong tiến trình khai thác băng cháy trên Biển Đông. Nội dung bài viết dưới đây sẽ bao quát lịch sử quá trình từ khi Trung Quốc manh nha thúc đẩy ý tưởng nghiên cứu băng cháy trên Biển Đông ; cho đến hiện trạng khai thác hiện nay để làm rõ thực chất Trung Quốc đã đi đến bước nào trong tiến trình khai thác một loại năng lượng mới ở trên Biển Đông ; đồng thời nhìn nhận những thách thức, triển vọng cũng như ý đồ và tác động từ việc khai thác băng cháy trên Biển Đông của Trung Quốc.

Băng cháy - nguồn năng lượng dồi dào mà Trung Quốc muốn làm chủ trên Biển Đông

Theo các khảo sát đánh giá của Trung Quốc, băng cháy hiện được tìm thấy ở cả trên đất liền và dưới biển sâu, cụ thể ở 4 khu vực : Biển Đông, Biển Hoa Đông, vùng băng vĩnh cửu của cao nguyên Thanh Tạng và vành đai phía đông bắc Trung Quốc [1]. Đáng chú ý, Trung Quốc xác định, chỉ 3% trữ lượng băng cháy được tìm thấy ở các khu vực như tầng băng vĩnh cửu, vùng biển gần bờ ; còn lại 97% trữ lượng băng cháy được xác định ở vùng biển sâu của Biển Đông và biển Hoa Đông, trong đó chủ yếu là ở khu vực Biển Đông.

Theo báo cáo năm 2016 của Bộ Năng lượng Trung Quốc, vùng biển sâu ngoài khơi Trung Quốc được xác định là khu vực có trữ lượng băng cháy lớn nhất tương đương hơn 74,4 tỷ tấn dầu [2] quy đổi. Trữ lượng này ước tính đủ cho Trung Quốc sử dụng trong vòng khoảng gần 150 năm nếu khai thác được. Đặc biệt là, theo một số đánh giá của Trung Quốc, con số hơn 74 tỷ tấn dầu quy đổi trên mới chỉ là xác định bước đầu, trên thực tế, khu vực Biển Đông có thể còn tồn tại trữ lượng băng cháy lớn hơn rất nhiều mà Trung Quốc chưa xác định hết được [3].

Ở Biển Đông, theo Trung Quốc, băng cháy được phát hiện rải rác khắp khu vực, nhưng tập trung nhiều nhất ở khu vực phía bắc Biển Đông đặc biệt là khu vực đông bắc.

Phải lưu ý, các số liệu công bố về nguồn năng lượng băng cháy được phát hiện ở Biển Đông của Trung Quốc hiện còn chưa được hoàn thiện bởi lẽ việc tìm kiếm thăm dò nguồn năng lượng này tuy đã được triển khai ở Trung Quốc trong suốt hơn 10 năm qua nhưng những khu vực được Trung Quốc tiến hành khảo sát và thử nghiệm mới chỉ dừng lại ở phía bắc Biển Đông [4] do nhiều yếu tố liên quan đến kỹ thuật công nghệ, yếu tố hiệu quả kinh tế và cả vấn đề chính trị ở khu vực Biển Đông. Do đó, công cuộc phát triển nguồn năng lượng mới này ở Trung Quốc vẫn đang tiếp tục được coi là mục tiêu ưu tiên của Trung Quốc.

Trung Quốc xác định mục tiêu tiến tới sản xuất thương mại băng cháy trên Biển Đông vào năm 2030

Trên thực tế, Trung Quốc bắt đầu "nhòm ngó" đến nguồn năng lượng băng cháy từ rất sớm và không ngần ngại công bố lộ trình tiến tới mục tiêu cuối cùng là khai thác thương mại nguồn tài nguyên băng cháy trên Biển Đông.

Theo đó, trong Kế hoạch khai thác băng cháy quốc gia, Trung Quốc đặt ra mục tiêu cụ thể : "đến năm 2020 hoàn thành giai đoạn điều tra dữ liệu về băng cháy ; từ năm 2020 – 2030 là giai đoạn thử nghiệm khai thác sản xuất và từ sau năm 2030 Trung Quốc sẽ tiến tới sản xuất thương mại nguồn tài nguyên băng cháy" [5].

Để đạt được mục tiêu này, trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 – 2020), Trung Quốc xác định tư tưởng và phương châm chỉ đạo việc tìm kiếm, thăm dò khai thác băng cháy ở Trung Quốc là "đẩy mạnh việc nghiên cứu kết hợp với thăm dò điều tra ; đổi mới, sáng tạo kết hợp với ứng dụng thực tiễn ; khai thác tài nguyên phải đi đôi với môi trường" [6]. Sở dĩ chính quyền nước này rất chú ý đến vấn đề môi trường vì nhiều nghiên cứu chỉ ra mặc dù là nguồn năng lượng sạch dồi dào, xong trong quá trình khai thác, nếu ứng dụng kỹ thuật chưa chính xác, băng cháy có thể sẽ thải ra một lượng lớn khí thải gây ảnh hưởng tiêu cực đến khí quyển mà khó có thể khắc phụ được hậu quả [7]. Chính vì vậy, chính quyền Trung Quốc luôn lo lắng đến hệ luỵ từ việc nghiên cứu ứng dụng chưa đầy đủ công nghệ kỹ thuật cao trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên dồi dào này.

Thực tiễn triển khai các kế hoạch tìm kiếm thăm dò và thử nghiệm khai thác băng cháy ở phía bắc Biển Đông

Dưới chính sách tăng cường và đẩy nhanh hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác băng cháy trên biển, Trung Quốc hiện nay đã gần hoàn tất bước 3 trong lộ trình 5 bước để tiến tới sản xuất thương mại băng cháy trên biển.

Theo lộ trình Trung Quốc đặt ra, để tiến tới mục tiêu sản xuất thương mại vào năm 2030, Trung Quốc đã trải qua giai đoạn nghiên cứu lý thuyết và thử nghiệm mô phỏng (từ 1998 – 2008) ; hiện nay Trung Quốc đã cơ bản hoàn tất giai đoạn tìm kiếm, thăm dò thử nghiệm và đang triển khai giai đoạn khai thác thử nghiệm (dự kiến đến hết năm 2020). Theo Trung Quốc đánh giá, việc công bố thiết lập 2 kỷ lục vừa qua đã giúp Trung Quốc tiến một bước xa để chuẩn bị bước vào giai đoạn 4 là sản xuất thử nghiệm bằng cháy (từ 2020 – 2030) [8].

Theo báo cáo của Cục Điều tra Địa chất biển Trung Quốc, trong giai đoạn 1 về nghiên cứu băng cháy, Trung Quốc đã tập hợp được hầu hết dữ liệu về băng cháy trên toàn bộ Biển Đông dựa trên các dữ liệu địa chất biển mà Trung Quốc đã có từ trước đó cũng như sự hợp tác của các cơ quan nghiên cứu nước ngoài. Do đó, Trung Quốc có cơ sở để kết luận về trữ lượng băng cháy trên Biển Đông cũng như những khu vực phân bố băng cháy rải rác khắp Biển Đông. Bước vào giai đoạn 2 về tìm kiếm thăm dò, Trung Quốc đã triển khai khoan thăm dò thực tế được tại một số khu vực ở phía bắc Biển Đông. Còn trong giai đoạn 3 về thử nghiệm khai thác, Trung Quốc mới chỉ khai thác thử nghiệm được ở khu vực Shenhu, nằm ở phía đông bắc Biển Đông. Cụ thể :

- Về tìm kiếm thăm dò, trong Chương trình quốc gia về Điều tra trữ lượng băng cháy ở vùng biển Trung Quốc công bố năm 2002, nước này đã đặt mục tiêu khoan thăm dò tại các khu vực mà Trung Quốc đánh giá có tiềm năng băng cháy cao gồm các khu vực : 1) bể trầm tích Haizao Hoàng Sa (Xisha Trough Basin), 2) khu vực bể trầm tích Qiong Dongnan nằm ở phía tây bắc Biển Đông, 3) khu vực Shenhu ở phía đông bắc Biển Đông và 4) khu vực Đông Sa [9].

Tháng 4-6/2007, Trung Quốc lần đầu tiên triển khai thành công kế hoạch khoan thăm dò lấy mẫu băng cháy ở khu vực Shenhu và trở thành nước thứ 4 trên thế giới (sau Mỹ, Nhật và Ấn Độ) khoan thử nghiệm được băng cháy ở trên biển vào thời điểm đó. Tháng 6-9/2013, Trung Quốc lần đầu tiên tiến hành khoan thử nghiệm thành công băng cháy ở khu vực nước sâu, vị trí khoan khi đó của Trung Quốc nằm ở phía đông bồn địa Châu Giang (phía bắc Biển Đông). Tháng 6-9/2015, Trung Quốc tiếp tục khoan ở toàn bộ 19 điểm thăm dò tại khu vực Shenhu [10]. Sau khi kết thúc giai đoạn khoan thử nghiệm ở một số khu vực ở phía bắc Biển Đông, Trung Quốc nhận định trữ lượng băng cháy ở khu vực phía bắc Biển Đông cực kỳ dồi dào. Theo số liệu đã được Trung Quốc kiểm định tại thời điểm đó, trữ lượng băng cháy ở khu vực phía bắc Biển Đông ít nhất tương đương với hơn một nửa trữ lượng dầu mỏ đã được Trung Quốc xác định ở trên lục địa [11].

- Về khai thác thử nghiệm, tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc mới chỉ tiến hành thành công 2 đợt khai thác thử nghiệm ở khu vực biển Shenhu, cách Hồng Kông khoảng 300 km về phía đông nam (phía đông bắc Biển Đông). Đợt khai thác thử nghiệm lần đầu tiên bắt đầu từ tháng 3-6/2017. Trong đợt khai thác này, Trung Quốc đã tiến hành khoan ở độ sâu 1266m dưới mực nước biển và thu được khoảng 300.000 mkhí tự nhiên từ băng cháy trong vòng khoảng 60 ngày [12]. Đợt khai thác thử nghiệm thứ 2 cũng ở khu vực biển Shenhu dưới độ sâu 1225m, được Trung Quốc tiến hành mới đây từ ngày 17/2-18/3/2020. Trong đợt khai thác này, Trung Quốc đã thu được 861.400 m3 khí tự nhiên từ băng cháy, tính trung bình mỗi ngày khai thác đạt khoảng 28.700 m3 khí. Với kết quả trên, Trung Quốc cho rằng, nước này đã lập kỷ lục thế giới về số lượng khí tự nhiên thu được từ băng cháy và trữ lượng khí thu được trong một ngày [13].

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, mặc dù Trung Quốc đã thu thập được dữ liệu về băng cháy trên toàn bộ khu vực Biển Đông trong giai đoạn nghiên cứu lý luận ; song trong quá trình triển khai trên thực tế, Trung Quốc mới chỉ khoan thăm dò được ở toàn bộ khu vực biển Shenhu và một phần khu vực bồn địa Châu Giang ; về khai thác, Trung Quốc mới chỉ tiến hành thành công hai đợt khai thác thử nghiệm ở khu vực biển Shenhu và thu được hơn 1 triệu m3 khí tự nhiên từ băng cháy trong gần 3 tháng tác nghiệp của cả hai đợt thử nghiệm.

Triển vọng và thách thức phải đối mặt

Quyết tâm mang tính chính trị, sự hậu thuẫn về mặt chính sách thông qua việc phân bổ nguồn lực vào các chương trình, dự án nhằm nâng cao năng lực khai thác băng cháy ở Trung Quốc là những nhân tố thuận lợi thúc đẩy kế hoạch khai thác băng cháy của nước này sớm đạt được mục tiêu cuối cùng là tiến tới khai thác thương mại nguồn băng cháy dồi dào trên Biển Đông vào năm 2030. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, trong bối cảnh công nghệ kỹ thuật như hiện nay, việc đạt được mục tiêu đặt ra của Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn, thách thức cản trở hơn là những thuận lợi từ chính sách hay quyết tâm chính trị của giới cầm quyền nước này.

Thuận lợi đầu tiên phải kể đến là việc thúc đẩy triển khai kế hoạch tìm kiếm thăm dò và khai thác băng cháy của Trung Quốc được coi như "một mũi tên trúng hai đích", vừa giải quyết bài toán kinh tế, vừa xuất phát từ góc độ lợi ích chính trị. Nhìn lại lịch sử những lần Trung Quốc hạ đặt giàn khoan thăm dò dầu khí trên Biển Đông như sự kiện HD981 năm 2014 ; đưa tàu khảo sát HD8 vào phía nam Biển Đông từ tháng 7-10/2019 và tháng 4-5/2020 vừa qua có thể thấy, những hoạt động đó đều liên quan đến vấn đề chính trị chứ không chỉ là hoạt động khảo sát thăm dò dầu khí thông thường. Nói một cách khác, việc duy trì hoạt động thăm dò và khảo sát năng lượng trên Biển Đông gắn với mục tiêu về an ninh, chủ quyền và lãnh thổ của Trung Quốc. Hiện nay những nghiên cứu về băng cháy của Trung Quốc cũng chỉ ra các bể băng cháy có tiềm năng trên Biển Đông lại nằm ở những khu vực hết sức nhạy cảm, đặc biệt là nằm ven xung quanh cái gọi là "đường lưỡi bò" của Trung Quốc. Vì thế, trong tương lai, hoạt động thăm dò, khai thác băng cháy trên Biển Đông sẽ còn được chính quyền Trung Quốc quyết tâm thực hiện vì đây là cách thức để Trung Quốc thực hiện cái gọi là "chủ quyền không thể chối cãi trên Biển Đông" của mình.

Thứ hai, chính quyền Trung Quốc không ngừng ban hành các chính sách, thể chế và đầu tư nguồn nhân lực vào việc đẩy nhanh tiến độ khai thác khí tự nhiên từ băng cháy tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến trình khai thác băng cháy. Từ năm 2002, chính quyền trung ương Trung Quốc đã chính thức đưa việc thăm dò tìm kiếm băng cháy vào chương trình quốc gia. Năm 2004, Trung Quốc cho thành lập Trung tâm Nghiên cứu Băng cháy thuộc Viện Năng lượng Quảng Châu. Để tạo khuôn khổ chính sách thuận lợi, Trung Quốc cho thành lập nhiều dự án nghiên cứu trọng điểm như Dự án quốc gia về băng cháy mang tên "Thăm dò đánh giá tiềm năng tài nguyên băng cháy ở vùng biển nước ta" năm 2002 ; Dự án Kỹ thuật then chốt để thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên băng cháy ở Trung Quốc được thành lập trong quá trình triển khai Kế hoạch 863 (Kế hoạch nghiên cứu phát triển công nghệ kỹ thuật cao Trung Quốc giai đoạn Năm năm lần thứ 11). Năm 2008, Trung Quốc tiếp tục thành lập dự án giai đoạn mới nằm trong Kế hoạch 973 mang tên "Nghiên cứu cơ sở về khai thác băng cháy trên Biển Đông". Có thể thấy, chính phủ Trung Quốc đặc biệt quan tâm và dành nhiều nguồn lực cho việc nghiên cứu, thăm dò tìm kiếm tiến tới khai thác nguồn băng cháy trên Biển Đông.

Thứ ba, dưới sự đầu tư nguồn lực của chính phủ, hiện Trung Quốc đã từng bước làm chủ và sáng tạo được các kỹ thuật và thiết bị công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả thăm dò và khai thác băng cháy. Theo báo cáo của chính phủ Trung Quốc, đợt khai thác thử nghiệm diễn ra trong tháng 3 vừa qua, sở dĩ nước này đạt được 2 kỷ lục thế giới về sản lượng khai thác khí tự nhiên từ băng cháy do nước này đã nghiên cứu và ứng dụng thành công các kỹ thuật cũng như thiết bị mà nước này chế tạo. Ví dụ, về kỹ thuật khoan, Trung Quốc hiện nay là nước đầu tiên trên thế giới đã áp dụng thành công được kỹ thuật khoan ngang ở dưới biển sâu để khai thác khí tự nhiên từ băng cháy [14]. Mặc dù kỹ thuật khoan ngang ở tầng biển sâu đã được các nước khoa học tiên tiến như Mỹ thử nghiệm từ những năm 1980s, nhưng chưa nước nào áp dụng thành công kỹ thuật này vào hoạt động khai thác băng cháy [15]. Về các thiết bị kỹ thuật cao, hiện nay Trung Quốc cũng đã tự nghiên cứu chế tạo và từng bước làm chủ các thiết bị phục vụ cho công tác thăm dò và khai thác băng cháy, giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài. Theo báo cáo vừa qua của chính phủ Trung Quốc, nước này hiện đã làm chủ được 32 chi tiết thiết bị liên quan đến các kỹ thuật then chốt trong khai thác băng cháy trong đó có 6 hạng mục đạt được ưu thế vượt trội và 12 hạng mục thiết bị Trung Quốc đã tự chế tạo được [16]. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã nghiên cứu chế tạo các hệ thống nhằm ngăn ngừa và kiểm soát rủi ro với môi trường do hoạt động khai thác băng cháy tạo ra. Hệ thống này cũng đã được ứng dụng thành công trong đợt tác nghiệm vừa rồi của Trung Quốc ở vùng biển Shenhu.

Mặc dù vậy, không thể chối cãi rằng, các giới nghiên cứu của Trung Quốc đều thừa nhận các vấn đề được coi là trở lực lớn nhất đối với Trung Quốc nếu tiến tới khai thác băng cháy trên Biển Đông trong tương lai gần là : vấn đề hiệu quả kinh tế, vấn đề kiểm soát rủi ro môi trường trong quá trình khai thác và cả những nhạy cảm mang tính chính trị ở khu vực Biển Đông.

Đầu tiên là tính bất khả thi về hiệu quả kinh tế. Hiện nay, chi phí sản xuất một mét khối khí tự nhiên là chưa đến 1 CNY/m3. Trong khi đó, chi phí sản xuất băng cháy được thế giới thống kê tương đương với 30 – 50 usd/ triệu đơn vị BTU khí tự nhiên từ băng cháy (khoảng 220 – 360 CNY). Theo như IEA dự tính, cho đến khi các nước áp dụng được một cách hiệu quả về kỹ thuật, phương pháp và quy trình khai thác thì cũng sẽ mất khoảng 4,7 – 8,5 USD (tương đương 33 – 80 CNY) để khai thác được một triệu đơn vị BTU khí tự nhiên từ băng cháy [17]. Chính vì vậy mà, theo ông Zhang Maorong, Trưởng ban nghiên cứu Năng lượng và Môi trường, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế hiện đại Trung Quốc đánh giá cho rằng, việc đạt được đến mục tiêu khai thác thương mại băng cháy trên biển vào năm 2030 đối với Trung Quốc là không hề dễ dàng, vì để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc phải đạt được song song rất nhiều mục tiêu, vừa thăm dò tìm kiếm được nhiều mỏ băng cháy với trữ lượng và điều kiện thuận lợi ; vừa nghiên cứu các kỹ thuật để giảm giá thành sản xuất, như vậy nghĩa là phải vừa đạt đột phá trong nghiên cứu lý luận, vừa đột phá trong công nghệ, thiết bị thì mới giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu trên [18].

Bên cạnh đó là những rủi ro về vấn đề môi trường mà Trung Quốc chưa thể giải quyết. Để khai thác băng cháy, cần tăng nhiệt độ, giảm áp suất để giải phóng khí, do đó, các nước khi tiến hành khai thác băng cháy sẽ phải dùng tác động từ bên ngoài tạo môi trường thay đổi về nhiệt độ và áp suất để khai thác được băng cháy. Chính những tác động làm thay đổi nhiệt độ và áp suất lại dẫn đến những hệ luỵ như lở đất dưới đáy biển, sóng thần, hủy diệt sinh vật biển,… Ngoài ra, khi khai thác băng cháy sẽ giải phóng ra một lượng lớn khí metan, nếu kỹ thuật khoan không chuẩn, những lỗ khoan bị rò rỉ sẽ gây thoát một lượng lớn khí metan hủy hoại nghiêm trọng cho môi trường, gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu. Hiện nay, Trung Quốc nhận thức rằng, nếu khai thác băng cháy không an toàn và dẫn tới nổ băng cháy thì hậu quả có thể sẽ gấp mười nghìn lần năng lượng của vụ nổ hạt nhân [19]. Do đó, Trung Quốc tuyệt đối không thể xem nhẹ những hệ quả của việc khai thác băng cháy trong tương lai. Chính vì vậy, trọng tâm nghiên cứu chế tạo của Trung Quốc hiện nay vẫn tập trung làm sao để giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nước này tiến hành khai thác băng cháy. Đây vừa là rào cản lớn nhất, song cũng là nút thắt quan trọng trong việc mở ra triển vọng sản xuất thương mại băng cháy trong tương lai của Trung Quốc.

Những tác động và hệ luỵ trong tương lai

Trung Quốc nhận thức rằng, băng cháy là một nguồn năng lượng sạch của tương lai, sớm muộn sẽ thay thế nguồn năng lượng dầu khí truyền thống. Do đó, tương lai sẽ là cuộc cạnh tranh giữa những nước lớn trong công cuộc làm chủ lĩnh vực khai thác băng cháy. Trung Quốc cũng cho rằng, nước nào làm chủ được công nghệ và kỹ thuật khai thác, sớm sản xuất thương mại được băng cháy sẽ là nước có được lợi thế trong cục diện năng lượng trong tương lai [20]. Với tiềm năng có trữ lượng băng cháy ở ngoài khơi lớn, thêm vào đó là những thành tựu bước đầu như lập kỷ lục về sản lượng khai thác khí tự nhiên từ băng cháy cũng như sản lượng khí khai thác được trong một ngày, Trung Quốc hiện nay đang tự tin là quốc gia dẫn đầu thế giới về lĩnh vực khai thác nguồn năng lượng tương lai này. Thực tế này cũng củng cố thêm quyết tâm của chính quyền Trung Quốc trong việc đạt được mục tiêu đến năm 2030 khai thác thương mại từ băng cháy trên Biển Đông.

Quyết tâm này nằm trong tổng thể chính sách trở thành "cường quốc biển", đồng thời là một phần trong thực thi và triển khai chính sách Biển Đông của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc chắc chắn sẽ không bao giờ từ bỏ việc tìm kiếm, thăm dò và từng bước khai thác băng cháy trên Biển Đông.

Nếu thuận lợi, đến năm 2030 Trung Quốc đạt được mục tiêu sản xuất thương mại băng cháy ngoài khơi, khi đó Trung Quốc sẽ dành lợi thế, làm chủ được nguồn năng lượng khổng lồ và thay đổi cán cân nhập khẩu năng lượng đến 70% hiện nay. Xuất phát từ thực tế tìm kiếm thăm dò và thực nghiệm hiện nay, trong tương lai diễn tiến khai thác băng cháy của Trung Quốc sẽ bắt đầu từ những mỏ băng cháy ở phía bắc Biển Đông và lấn dần sang các mỏ ở phía vùng biển Đài Loan, Trung Sa, Hoàng Sa rồi sau đó trong tương lai dài, không loại trừ tham vọng tiến sâu tới cả các điểm cực của cái mà Trung Quốc vẫn gọi là "đường lưỡi bò". Khi đó, việc khai thác băng cháy của Trung Quốc ắt sẽ làm bùng lên tranh chấp ở khu vực phía nam Biển Đông bởi các quốc gia ven biển sẽ đều kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền ở Biển Đông của mình, kiên quyết phản đối các hành động ngang ngược và phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông trong đó có cả kịch bản hoạt động khai thác băng cháy ở phía nam Biển Đông của Trung Quốc.

Kết luận

Với việc phát hiện ra một trữ lượng lớn băng cháy ở Biển Đông – nguồn năng lượng có thể đáp ứng gần 150 năm nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, nhiều năm trở lại đây, nước này đã không ngừng thúc đẩy các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và tiến tới khai thác thử nghiệm băng cháy trên Biển Đông. Tuy nhiên, cho tới hiện tại, Trung Quốc mới chỉ tiến hành thành công hai đợt khai thác thử nghiệm băng cháy ở khu vực Shenhu nằm ở phía đông bắc Biển Đông với tổng hơn 1 triệu m3 khí tự nhiên thu được từ hai đợt thử nghiệm này. Với kết quả trên, Trung Quốc tự tin cho rằng mình là quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực khai thác băng cháy và có đủ khả năng để đạt được mục tiêu sản xuất thương mại băng cháy vào năm 2030. Mặc dù vậy, phải khẳng định rằng, xét ở bối cảnh hiện tại, dù Trung Quốc đã làm chủ được nhiều công nghệ tiến tiến, nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị phục vụ công tác khai thác băng cháy, tuy nhiên, với chi phí kinh tế quá cao, đi kèm với đó là những rủi ro rất lớn về môi trường mà Trung Quốc chưa tìm được cách xử lý triệt để là những thách thức rất lớn cản trở triển vọng khai thác băng cháy trên Biển Đông trong tương lai gần của Trung Quốc. Song, với quyết tâm chính trị rất lớn trong việc "kiểm soát và làm chủ Biển Đông", khai thác băng cháy sẽ được chính quyền Trung Quốc sử dụng như một công cụ để khẳng định cái gọi là "chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc trên Biển Đông". Khi đó, hoạt động khai thác băng cháy trong khu vực biển không thuộc chủ quyền, quyền của quyền của Trung Quốc trong tương lai chắc chắn sẽ tiếp tục là căn nguyên khiến tình hình Biển Đông thêm phức tạp và rối ren.

Hoàng Lan

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 18/06/2020

Hoàng Lan, nghiên cứu viên của Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao. Tác giả chân thành cảm ơn ông Lê Anh Thắng, Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo ; và ông Phạm Quý Ngọc, Viện Dầu khí Việt Nam đã có những góp ý, chỉnh sửa nội dung chuyên môn và nhận xét bài viết của tác giả. Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả.


[1] Zhang Yingyi, Li Yungang, 新型洁净能源可燃冰的研究发展, Tạp chí Tài nguyên và Công nghiệp Trung Quốc, Số 3, tháng 6/2011

[2]Bộ Công thương Trung Quốc, 中国为何此时大力开发可燃冰?开采理论上拥有优势ngày 10/6/2017

[3]Tham khảo Báo cáo của Công ty cổ phần thương gia Trung Quốc, 我国可燃冰实现首次试采点评, số ra ngày 11/5/2017

[4] Báo cáo số 055 của Cục Điều tra Hải dương Quảng Châu – Cục Điều tra địa chất Trung Quốc – Viện Nghiên cứu địa chất biển Thanh đảo về Tài nguyên băng cháy ở Trung Quốc, công bố năm 2015

[5]Tldd, 3 ;

[6]Tldd, 4

[7]Tldd, 5

[8] Viện Nghiên cứu Nam Hải, 试采创纪录我国率先实现水平井钻采深海"可燃冰"

[9] Wang Fenghua, 可燃冰试采成功:推动能源革命的重要一步,未来能源潜力无限, Báo cáo của công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Liên Tấn, đăng ngày 21/5/2017

[10]Tldd, 5

[11] Zong Xinxuan, 可燃冰的研究进展与思考, Tạp chí Chemistry and Adhesion, 2017 年第 39 卷第 1 

[12] Tạp chí Tài nguyên môi trường Trung Quốc, 我国南海能源资源地质调查实现历史性跨越开启"蓝色宝藏", số ra ngày 12/12/2018

[13] Viện Nghiên cứu Nam Hải, 试采创纪录我国率先实现水平井钻采深海"可燃冰" 

[14] Tldd, 14

[15]YouQi Wulian, 水平井的分类及优缺点

[16] Tldd, 14

[17] Zhang Mao Rong, 可燃冰离商业性开采还有多远, Tạp chí nghiên cứu năng lượng Trung Quốc, số ra ngày 23/10/2018 

[18] Tldd, 18

[19] Guan Jinan, 地球上的天然气水合物现状与展望

[20] Tldd, 18

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Trung Quốc mượn gió bẻ măng nhưng thời thế hiện không dễ cho họ

Mỹ Hằng, Trần Công Trục, BBC, 21/06/2020

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới chính phủ Việt Nam phản hồi 'bốn kịch bản Trung Quốc có thể làm nếu bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế' do ông Ngô Sỹ Tồn (Wu Shicun) Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS) công bố mới đây.

bd1

Ảnh chụp ngày 4/7 2016 cho thấy các tàu Trung Quốc tham gia tập trận ở Biển Đông

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, Tiến sĩ Trần Công Trục cho hay ông từng gặp ông Ngô Sỹ Tồn trong một cuộc đám phán giữa Việt Nam và Trung Quốc về giải quyết vấn đề tranh chấp trên vịnh Bắc Bộ cách đây nhiều năm và từng đọc một số bài nghiên cứu của ông Tồn, trong đó có bài viết về 'bốn kịch bản'.

"Theo nhận định của tôi, với tư cách là một người nghiên cứu về luật pháp, tôi cho rằng ông này không phải là một chuyên gia luật. Vì những điều ông ấy viết không phản ánh tư duy khách quan của một chuyên gia luật pháp. Bốn kịch bản này thực sự chỉ là những lời mang tính chất hăm dọa, kích động, và không có gì mới. Trong thực tế Trung Quốc đã làm những điều này từ lâu", ông Trục nói.

BBC : Theo ông nếu đúng là Trung Quốc sẽ tiến hành bốn kịch bản này, chính phủ Việt Nam có 'dám' kiện nữa không ?

Trần Công Trục : Như tôi nói ở trên, bốn kịch này này Trung Quốc đã làm từ lâu. Trung Quốc chỉ lặp lại các các đe dọa trên phương diện ngoại giao kèm theo các hành động thô bạo trên thực tế.

Kịch bản một : Trung Quốc dọa sẽ công bố hệ thống đường cơ sở ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà họ gọi là Nam Sa.

Trên thực tế, Trung Quốc đã làm điều này từ 1996, khi họ nối tất cả các điểm ngoài cùng của các thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, để tạo thành đường cơ sở, như là một quốc gia quần đảo. Đây là việc Trung Quốc giải thích và áp dụng hoàn toàn sai Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982).

Nhiều học giả đã phân tích về hành động sai trái này. Đặc biệt trong công hàm của phái đoàn thường trực Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gửi cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc vừa qua cũng khẳng định quan điểm của UNCLOS 1982, quy định rằng không thể nối tất cả các điểm của các thực thể ở ngoài cùng quần đảo Trường Sa để biến nó thành một đường cơ sở, như là một quốc gia quần đảo.

bd2

Đường cơ sở thẳng do Trung Quốc tự công bố quanh quần đảo Hoàng Sa

Tôi cho rằng Trung Quốc đang làm tương tự với quần đảo Trường Sa. Sở dĩ họ chưa công bố đường cơ sở ở đây là do bị lên án rất nhiều, cho nên họ đang tính toán. Họ cũng đang tính toán để mở rộng, chiếm đóng thêm một số bãi cạn nằm ngoài quần đảo Trường Sa, gần thềm lục địa đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia và Philippines.

Đây là việc cố tình giải thích, áp dụng sai công ước để hiện thực hiện yêu sách đường chín đoạn phi pháp. Bây giờ họ chỉ nhắc lại chuyện cũ này, nó không có giá trị gì về mặt luật pháp quốc tế.

Điều 7 UNCLOS quy định một nước chỉ có thể vạch đường cơ sở thẳng nếu bờ biển nước này thuộc một trong ba trường hợp sau :

1) bờ biển khúc khủy, lồi lõm sâu,

2) có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển và ngay liền kề, hoặc

3) bờ biển không ổn định do có đồng bằng Châu thổ hoặc do các điều kiện tự nhiên khác.

Phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài (vụ Philippines kiện Trung Quốc) : Tòa biết rằng có một số quốc gia sử dụng đường cơ sở thẳng cho các quần đảo xa bờ như là đường cơ sở quần đảo. Theo quan điểm của Tòa, bất kỳ việc áp dụng đường cơ sở thẳng nào đối với quần đảo Trường Sa theo cách thức đó đều trái với UNCLOS 1982 (điều 7).

Kịch bản hai : Trung Quốc đe dọa đẩy mạnh việc ngăn cấm, đánh đập, giam cầm các ngư dân Việt Nam hoạt động trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Điều này họ cũng làm lâu rồi. Năm nào Trung Quốc cũng công bố quyết định cấm đánh bắt cá, năm nào cũng đốt tàu, bắt giam, đánh đập ngư dân Việt Nam.

Quốc tế cũng đã đánh giá đây là hành động "cướp biển" mang tính chất nhà nước. Nhưng tôi cho rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục làm điều này chừng nào họ đạt được tham vọng khống chế, độc chiếm Biển Đông, chứ không cần chờ đến lúc Việt Nam kiện.

Kịch bản ba : Trung Quốc dọa tăng cường ngăn cản Việt Nam quân sự hóa ở Trường Sa. Việc họ nói Việt Nam quân sự hóa là hoàn toàn bịa đặt. Trung Quốc mới chính là nước đang quân sự hóa trên Biển Đông.

Việt Nam có mặt ở đó, trên 21 vị trí trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, và có các lực lượng quân đội, khoa học kỹ thuật, nhân sự để quản lý và bảo vệ chủ quyền của mình trên các thực thể đó là điều rất bình thường mà Việt Nam vẫn làm từ trước đến nay để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Từ lâu Trung Quốc đã uy hiếp Việt Nam, thậm chí dùng vũ lực để đánh chiếm, gây ra thảm họa cho người Việt Nam trong lúc đang làm nhiệm vụ bảo vệ quần đảo Hoàng Sa, như vụ Gạc Ma.

Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành động này, nhưng trong bối cảnh hiện nay khi nhiều nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối, họ có làm được hay không chúng ta cần phải chờ xem.

Kịch bản thứ tư : Trung Quốc dọa triển khai khai thác dầu khí ở Bãi Tư Chính. Trên thực tế Trung Quốc đã thực hiện rồi, nhưng mà làm không được. Năm ngoái Trung Quốc đưa tàu địa chất Hải Dương vào hoạt động ở Bãi Tư Chính hơn một tháng để thăm dò điều kiện nhằm tiến hành khai thác ở đây.

Mục tiêu của họ là hợp pháp hóa đường lưỡi bò và biến các bãi cạn hoặc chìm dưới mặt nước trở thành một cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa. Đây là điều hết sức vô lý mà trong công hàm tôi nói ở trên, Việt Nam đã phản đối điều này. Các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, hoặc hoàn toàn chìm dưới nước, không phải là đối tượng để biến thành bộ phận của một lãnh thổ nước nào.

UNCLOS 1982 đã nói rõ điều này : Nghiêm cấm biến các bãi cạn nằm trên thềm lục địa trở thành một bộ phận lãnh thổ của một quốc gia. Nhưng Trung Quốc vẫn cứ làm liều. Họ muốn áp đặt tư duy phi pháp của mình để thực hiện tham vọng vô lý.

BBC : Trong bốn kịch bản mà học giả Trung Quốc đưa ra, theo ông thì kịch bản nào Trung Quốc có nhiều khả năng thực hiện nhất và kịch bản nào ít khả năng nhất ? Kịch bản nào 'đáng sợ' nhất đối với Việt Nam ?

Trần Công Trục : Tôi cho rằng bốn kịch bản đó Trung Quốc đều có thể triển khai và đang tính toán thực hiện cả bốn. Tất nhiên là họ phải chọn thời điểm thích hợp, nhất là sau vụ dịch Covid-19.

Nhưng kịch bản tôi cho rằng họ có khả năng làm được nhất là kịch bản thứ nhất : Công bố đường cơ sở của quần đảo Nam Sa, để thực thi sách lược mà Trung Quốc gọi là Tứ Sa, biện minh cho yêu sách đường lưỡi bò phi pháp.

Khi họ công bố đường cơ sở này thì các nước có thể phản đối, nhưng thực ra công bố đó chỉ trên giấy tờ thôi, giống như Trung Quốc từng tuyên bố đường cơ sở ở quần đảo Tây Sa. Còn các kịch bản khác, họ có thể chỉ làm ở những phạm vi và điều kiện cho phép.

Ví dụ như việc Trung Quốc đánh đập, bắt bớ, đốt tàu cá thì đang gặp phải phản đối. Vì càng ngày quốc tế càng nhận ra bản chất phi pháp, phi đạo lý của Trung Quốc. Họ làm được các kịch bản còn lại như thế nào thì còn phụ thuộc vào thái độ của Việt Nam và quốc tế. Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẵn sàng lên án và tìm mọi cách để đối phó lại các hoạt động phi pháp và trắng trợn của Trung Quốc.

Còn việc Trung Quốc đe dọa sẽ ngăn chặn hoạt động bảo vệ, quản lý của các lực lượng của Việt Nam trên các thực thể thuộc chủ quyền của Việt Nam thì liệu có làm được không trong tình hình hiện nay ? Không phải dễ, bởi Việt Nam đang nỗ lực hợp tác cùng các quốc gia khác để tăng cường sức phòng thủ và sức chiến đấu của mình.

Khi chạm đến lãnh thổ thiêng liêng thì theo truyền thống của người Việt Nam "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh". Dù kiềm chế xung đột, nhưng nếu lãnh thổ bị xâm phạm, thì chắc chắn người Việt Nam sẽ cầm súng đứng lên bảo vệ và chiến đấu đến phút cuối cùng. Do đó Trung Quốc không dễ dàng làm được điều này.

Việc thăm dò khai thác dầu ở Bãi Tư Chính liệu Trung Quốc cũng có làm được như đe dọa không ? Các công ty trên thế giới có hợp tác với họ không ? Với điều kiện địa lý kinh tế xa xôi như vậy thì lợi ích kinh tế Trung Quốc đạt được là gì hay họ chỉ nhằm vào mục đích khác : cố tính khuấy động khu vực này để Việt Nam không thể tiến hành thăm dò dầu khí được ? Nên nhớ là Trung Quốc đã làm việc này nhiều lần và cho tới nay Việt Nam vẫn đứng vững ở đó, vẫn tiến hành thăm dò khai thác dầu khí và vẫn bảo vệ được các quyền hợp pháp của mình trong khu vực này.

Trong bối dịch bệnh Covid-19 hiện nay, dù Trung Quốc đang tính toán để "đục nước béo cò", "mượn gió bẻ măng", nhưng nên nhớ những nước khác trong khu vực, cả kể những nước trước đây mềm mỏng với Trung Quốc như Malaysia, Philippines, Indonesia nay cũng có những tiếng nói phản đối mạnh mẽ Trung Quốc và ủng hộ lập trường của Việt Nam.

Các nước mạnh trên thế giới như Mỹ, EU, Ấn Độ, Nhật Bản đều lên tiếng phản đối Trung Quốc và kêu gọi cộng đồng quốc tế thượng tôn pháp luật. Nếu Trung Quốc tiếp tục các hành động trắng trợn này thì nhân loại sẽ không để yên. Với tình thế đó thì tôi cho rằng dù Trung Quốc đe dọa, hung hăng, nhưng có làm được không còn là câu chuyện khác.

BBC : Theo ông chính phủ Việt Nam có lường trước hết được các rủi ro của việc kiện Trung Quốc hay không và đã chuẩn bị cho việc này thế nào ?

Trần Công Trục : Để chuẩn bị một hồ sơ để gửi lên các cơ quan tài phán quốc tế, Việt Nam đã nghiên cứu rất kỹ tất cả các điều kiện trong nhiều năm qua. Vấn đề là Việt Nam không thể kiện Trung Quốc bất cứ nội dung nào.

Nhiều người lầm tưởng nếu kiện là kiện về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa. Không phải vậy. Nếu sau các đàm phán song phương, đa phương không có kết quả, Việt Nam chỉ có thể đơn phương kiện việc Trung Quốc áp dụng sai công ước UNCLOS 1982. Giống như Philippines đã làm.

Việt Nam không thể đơn phương kiện Trung Quốc vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hay chủ quyền ở các vùng nước chồng lấn. Vì việc này không thuộc phạm vi điều chỉnh của UNCLOS 1982. Để kiện những vấn đề này thì phải có sự thỏa thuận của các nước liên quan. Đơn phương kiện các nội dung đó thì các cơ quan tài pháp không xem xét đâu.

Nhiều người nói Việt Nam sợ Trung Quốc nên không kiện là không đúng. Khi có chân lý, pháp luật thì Việt Nam sẵn sàng làm, vì chính điều đó mới là cách đối xử văn minh, giữ vững hòa hiếu, bảo vệ uy tín của các bên liên quan. Khi đưa ra kiện có nghĩa động cơ của Việt Nam là thượng tôn pháp luật, đưa mọi việc ra dưới ánh sáng pháp lý.

Nếu thua, Việt Nam sẵn sàng không tiếp tục những điều mà từ trước đến nay Việt Nam đã làm một cách sai trái nếu đó là phán quyết của tòa. Nhưng để kiện thì cần phải tính đến nội dung, thủ tục, thời cơ, hiệu quả của việc kiện.

BBC : Theo nhận định của ông, nếu đặt lên bàn cân các thiệt hại mà Trung Quốc có thể gây ra cho Việt Nam, và cái mà Việt Nam đạt được nếu kiện, thì ông ủng hộ kiện hay không ?

Trần Công Trục : Tôi nghĩ rằng kiện là cách giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam chưa bao giờ nói rằng sẽ không sử dụng biện pháp đó. Nhưng rõ ràng trong bối cảnh hiện nay, thì vấn đề kiện đòi chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa sẽ gác lại đó.

Cái có thể kiện hiện nay là như Philippines đã làm, kiện Trung Quốc về việc áp dụng sai công ước UNCLOS 1982. Nhưng nên nhớ rằng dù có phán quyết của tòa án, việc thực thi phán quyết lại không triển khai được do cơ chế thi hành án của các cơ quan tài phán quốc tế hiện nay phải thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà Trung Quốc là thành viên thường trực, có quyền phủ quyết.

Nghĩa là, thắng kiện thì được lợi về chính trị, ngoại giao, pháp lý, dư luận, và kết quả thắng đó sẽ trở thành một thực tiễn trong luật pháp quốc tế để người ta căn cứ vào đó đấu tranh để bảo vệ công lý. Nhưng như đã nói, việc thi hành phán quyết trên thực tế là không có. Do đó Việt Nam phải tính. Việc tập hợp ý kiến của các chuyên gia, luật sư, dư luận để cùng nhau có tiếng nói thống nhất là rất cần thiết.

BBC : Trong bối cảnh chính trị, xã hội toàn cầu hiện nay, khi các nước đang đương đầu với dịch bệnh Covid-19 và nền kinh tế nhiều nước trên thế giới đang phụ thuộc vào Trung Quốc, chính phủ Việt Nam cần chuẩn bị thêm những gì so để có thể đương đầu với Trung Quốc ?

Trần Công Trục : Nhưng như phân tích của tôi ở trên, có lẽ chúng ta chưa cần thiết đưa vấn đề ra cơ quan tài phán lúc này, nhất là vấn đề liên quan đến giải thích, áp dụng công ước UNCLOS 1982. Do hiệu quả của nó trong thực tế là hạn chế, như đã nói ở trên. Cần tập hợp thêm dư luận để đấu tranh ngoại giao, tăng cường đoàn kết để duy trì công ước UNCLOS 1982. Đây là điều quan trọng hiện nay.

Tôi không nói Việt Nam không nên kiện, nhưng cần tính kỹ nội dung, thủ tục, thời điểm và hiệu quả. Đến lúc mà tình hình xấu hơn, Trung Quốc trắng trợn hơn thì Việt Nam cũng sẽ phải mạnh mẽ hơn trong các phương diện đấu tranh, cả về quân sự và pháp lý.

bất chấp tất cả để thực hiện các hành vi phi pháp thì trước mắt tự bản thân Việt Nam phải đoàn kết, đánh giá bản chất các sự kiện một cách bình tĩnh, khoa học chứ không phải trên cơ sở duy ý chí. Muốn như vậy phải thể hiện rõ ràng lập trường pháp lý của mình để bạn bè quốc tế đồng tình ủng hộ. Tôi nghĩ vừa rồi Việt Nam đã làm được một số điều trong các việc này, do đó nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới.

Tiềm lực quốc phòng của Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn. Việt Nam đủ sức tự vệ trước hành động phi pháp của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc.

Mỹ Hằng thực hiện

Nguồn : BBC, 21/06/2020

*********************

Bốn kịch bản Trung Quốc có thể thực hiện 'nếu bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế'

BBC, 17/06/2020

Tin chính phủ Việt Nam đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế dường như đang khiến Trung Quốc bận lòng, ít nhất trong giới học thuật nước này.

Có học giả Trung Quốc gần đây đặt câu hỏi liệu Việt Nam đã' nghĩ kỹ' chưa nếu biết đến các khả năng mà Trung Quốc có thể làm nếu điều này xảy ra.

kichban0

Người Việt phản đối Trung Quốc biển đảo Việt Nam nhân danh Thượng đế và nhân sinh - Ảnh minh họa

Trong bài "Liệu Việt Nam có nghĩ lại trước khi kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông" trên SCSPI mới đây, ông Wu Shicun, Giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về Biển Đông (NISCSS) cho rằng Việt Nam đang muốn học theo vụ kiện của Philippines năm 2013. Và rằng, Việt Nam đã chuẩn bị 'công phu và toàn diện' để kiện Trung Quốc nhiều năm nay, sẽ kiện ngay khi mọi thứ đã sẵn sàng.

"Nhưng Việt Nam có đánh giá đầy đủ các hậu quả của động thái liều lĩnh này không ? Bởi nó có thể khiến Trung Quốc tức giận, đe dọa hòa bình và ổn định ở Biển Đông, và khiến cộng đồng quốc tế hiểu lầm", ông Wu Shicun viết.

Ông Wu Shicun nhấn mạnh rằng Trung Quốc "không sợ bị Việt Nam kiện về vấn đề Biển Đông".

Để củng cố lập trường này, ông Wu Shicun chỉ ra rằng gần đây, Việt Nam "liên tục có những hành động liều lĩnh, đơn phương trong vùng biển tranh chấp", như "triển khai xây dựng quy mô lớn trên các đảo và các rạn san hô" mà Việt Nam "chiếm đóng bất hợp pháp", "dung túng và thậm chí khuyến khích ngư dân đánh bắt cá" trong vùng biển "của Trung Quốc", "bôi nhọ Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế". Và rằng những hành động này làm "cản trở các cuộc đàm phán COC" và "xói mòn sâu sắc niềm tin chính trị giữa hai nước".

Ông cho rằng Trung Quốc đã "kiềm chế", nhưng "sự kiên nhẫn này có thể chấm dứt sớm".

"Nếu Việt Nam không thừa nhận điều này, họ có thể sẽ phải trả giá cho quyết định thiếu khôn ngoan của mình. Nếu Việt Nam liều lĩnh đến mức kiện để đòi phân xử, tôi tin rằng Trung Quốc sẽ không án binh bất động", ông này viết.

Từ đó, ông Wu Shicun nêu ra bốn kịch bản chính mà Trung Quốc có thể thực hiện một khi bị Việt Nam kiện ra tòa quốc tế.

Trung Quốc 'có thể công bố các đường cơ sở của quần đảo Nam Sa'

Theo bài báo, năm 1996, Trung Quốc đã công khai 28 điểm cơ sở và các đường cơ sở được kết nối bởi các điểm này của Quần đảo Xisha (Hoàng Sa theo cách gọi của Việt Nam) theo Luật năm 1992 về Lãnh hải và Vùng tiếp giáp của Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc "luôn tự kiềm chế trong việc công bố các đường cơ sở của lãnh hải thuộc quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam) để bảo đảm mối quan hệ tốt với các nước ASEAN, duy trì sự ổn định ở Biển Đông và khuyến khích một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC".

Do đó, nếu Việt Nam "tiếp tục khiêu khích, bao gồm kiện lên tòa quốc tế và đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền lãnh thổ và an ninh của quần đảo Nam Sa, Trung Quốc sẽ buộc phải công khai các đường cơ sở của lãnh hải thuộc quần đảo Nam Sa".

'Trung Quốc sẽ không nương tay trước việc đánh bắt cá bất hợp pháp của Việt Nam'

Trung Quốc có thể sẽ mạnh tay hơn đối với các tàu cá Việt Nam mà nước này cho là 'đánh bắt trái phép' tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, vẫn theo ông giám đốc NISCSS.

"Trong những năm gần đây, tàu đánh cá của Việt Nam đã xâm nhập vào vùng biển nội địa và lãnh hải của quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc. Họ nhắm mắt làm ngơ trước luật pháp và việc thực thi luật pháp của Trung Quốc, và thậm chí có những động thái nguy hiểm chống lại chính quyền Trung Quốc".

"Thay vì giáo dục và kiểm soát các tàu đánh cá và ngư dân của mình, chính phủ Việt Nam đã đổ lỗi, bêu xấu Trung Quốc và thậm chí đưa ra những yêu cầu bồi thường vô lý".

"Đối mặt với những hành động khiêu khích nghiêm trọng như vậy trên biển, Trung Quốc nên có những hành động quyết đoán và hiệu quả để răn đe".

"Trung Quốc không thể chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động phi pháp và trấn áp hành vi đánh bắt cá bất hợp pháp của Việt Nam", học giả Trung Quốc viết.

'Trung Quốc có thể ngăn chặn quá trình quân sự hóa của Việt Nam'

Kịch bản thứ ba mà chuyên gia về Biển Đông của Trung Quốc đưa ra là Bắc Kinh có thể kiềm chế và ngăn chặn quá trình quân sự hóa Việt Nam trên các đảo và các rạn san hô mà Bắc Kinh cho rằng Việt Nam "đã chiếm đóng bất hợp pháp".

"Quần đảo và các rạn san hô bị Việt Nam chiếm đóng bất hợp pháp như Song Tử Tây và đảo Trường Sa mang giá trị chiến lược, gây ra mối đe dọa cho đảo Ba Bình, Xích Qua Tiêu (Gạc Ma theo cách gọi của Việt Nam), Đông Môn Tiêu (Đá Tư Nghĩa theo cách gọi của Việt Nam) và Nam Huân Tiêu (Đá Ga Ven) và các đảo và rạn san hô khác do Trung Quốc kiểm soát".

"Một khi tình hình xấu đi sau khi Việt Nam tiến hành kiện lên tòa trọng tài quốc tế, ngoài việc tiếp tục nhắc lại các quyền và yêu sách của mình trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ có những biện pháp đối phó như thường xuyên đưa tàu đến vùng biển lân cận các đảo và rạn san hô liên quan, đánh chặn và xua đuổi tàu Việt Nam vào vùng biển mà không được chấp thuận".

"Việc này sẽ cắt đứt nguồn cung cấp hậu cần cho quân đội Việt Nam đồn trú trên các đảo và rạn san hô, cũng như kiềm chế và ngăn chặn quá trình quân sự hóa trên các đảo và các rạn san hô mà nước này chiếm đóng bất hợp pháp. Các biện pháp quản lý và kiểm soát sẽ được thực hiện nếu cần thiết".

'Trung Quốc có thể khởi xướng việc thăm dò dầu khí trong lô Wan'an Bei'

"Crestone Energy Corp, một công ty của Hoa Kỳ và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã ký hợp đồng vào ngày 8/5/1992 để khai thác dầu ở lô Wan'an Bei-21 (lô dầu 136-03 theo cách gọi của Việt Nam) tại Bãi Tư Chính ở vùng nước liền kề quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), trong sự phản đối mạnh mẽ và sự quấy rối của nhà cầm quyền Việt Nam", ông Wu Shicun cho hay về kịch bản thứ tư.

"Để ngăn chặn tình hình xấu đi và xung đột leo thang, cuối cùng phía Trung Quốc đã tạm hoãn hợp đồng này".

"Tuy nhiên, để bảo đảm quyền kiểm soát vĩnh viễn đối với Bãi Tư Chính và độc quyền về tài nguyên dầu khí ở đó, Việt Nam đã tiếp tục hợp tác với các công ty dầu khí nước ngoài và tiến hành thăm dò đơn phương tại Bãi Tư Chính. Vào tháng 5/2019, Việt Nam đã tiến hành thăm dò dầu đơn phương tại vùng biển thuộc Bãi Tư Chính, dẫn đến đối đầu với Trung Quốc".

"Trong những năm qua, việc khai thác dầu trái phép ở Biển Đông đã trở thành trụ cột kinh tế chiínhcủa Việt Nam, chiếm 30% GDP. Nếu Việt Nam nộp đơn kiện lên tòa trọng tài, Trung Quốc có thể nắm bắt cơ hội này và trực tiếp vào Bãi Tư Chính mà không có bất kỳ "trách nhiệm pháp lý" nào trong việc khởi động thăm dò dầu khí trong lô Wan'an Bei".

"Đây sẽ là một bước đột phá cho Trung Quốc, thăm dò dầu khí đầu tiên tại khu vực Nam Sa", bài báo kết luận.

Việt Nam 'chuẩn bị' kiện Trung Quốc thế nào ?

Vấn đề kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến cách tranh chấp trên Biển Đông được các đại biểu quốc hội Việt Nam đưa ra nghị trường hồi cuối năm 2019.

Trong phiên họp Quốc hội sáng 31/10/2019, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu cho rằng cần đưa Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan tới việc nước này xâm phạm bãi Tư Chính của Việt Nam và nhiều hoạt động xâm phạm chủ quyền khác.

Phát biểu của ông Dương Trung Quốc trước Quốc hội sáng cùng ngày được cho là 'thẳng thắn' khi ông đặt câu hỏi "sao báo cáo trước Quốc hội lại né tránh gọi tên Trung Quốc ?"

Sau đó, vào ngày 06/11/2019, tại một hội nghị ở Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung nói Việt Nam sẽ ưu tiên chọn đàm phán, nhưng nếu đàm phán không mang lại kết quả, thì Việt Nam bắt buộc phải cân nhắc "những sự lựa chọn khác".

Ông Trung nói : "Chúng tôi hiểu rằng các biện pháp đó gồm tìm hiểu các tài liệu chứng minh, nhờ hòa giải, hàn gắn, thương thuyết, trọng tài và cả kiện tụng", theo tường thuật của Reuters.

Vào tháng 1/2020, Bộ Quốc phòng Việt Nam trong văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Đà Nẵng về vấn đề Trung Quốc trên Biển Đông, đã nêu rõ "cần tích cực chuẩn bị, thu thập tài liệu, chuẩn bị sẵn hồ sơ đấu tranh pháp lý đưa ra quốc tế vào thời điểm phù hợp".

Quan điểm kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế cũng được nhiều chuyên gia về Biển Đông của Việt Nam ủng hộ. Trao đổi BBC tiếng Việt hồi cuối năm 2019, ông Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, nhà nghiên cứu luật Quốc tế, nói Việt Nam đã khá chậm trong việc phản ứng lại hành động của Trung Quốc trong vụ Bãi Tư Chính.

Ông Hoàng Việt cho rằng nếu không ngay lập tức có các giải pháp tức thì để tranh thủ ủng hộ của thế giới, trong đó có việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì hậu quả có thể khó lường.

Nguồn : BBC, 17/06/2020

Published in Diễn đàn

Lần đầu tiên trong 3 năm trở lại đây, ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ cùng lúc tuần tra ở Thái Bình Dương. Cùng với đó là oanh tạc cơ B-1B và máy bay trinh sát không người lái Global Hawk cũng được huy động để làm nhiệm vụ trong khu vực. Sự xuất hiện của dàn lực lượng hùng hậu cả không quân và hải quân Mỹ mang tính chất răn đe đã làm Trung Quốc vô cùng tức tối.

my1

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt rời đảo Guam ngày 04/6 sau khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19

Hải quân Mỹ công bố hai chiếc tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đang tuần tra ở vùng biển miền tây Thái Bình Dương, trong lúc chiếc USS Nimitz cùng với hải đội hộ tống - rời cảng San Diego ở California ngày 08/06 và đã có mặt ở phía đông.

Ý định phô trương uy lực của Hải quân Mỹ được thấy rõ qua việc Bộ Quốc phòng không ngần ngại công bố hình ảnh về hoạt động của các nhóm tàu sân bay. Mạng Twitter của Hải Quân Mỹ đã liên tục đưa tin và đăng ảnh về các cuộc tập huấn của hai chiếc Theodore Roosevelt và Ronald Reagan trên Biển Philippines. Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng công bố hình ảnh về hoạt động của tàu sân bay Nimitz ở Thái Bình Dương.

Như vậy 3 trong tổng số 7 hàng không mẫu hạm đang hoạt động của Mỹ hiện tập trung ở Thái Bình Dương. 4 chiếc còn lại đang cập cảng để bảo dưỡng.

Thực tế, tàu Roosevelt mới trở lại hoạt động từ ngày 04/6 sau khi trải qua nhiều tuần lễ neo tại cảng ở đảo Guam do virus corona chủng mới lây lan trên tàu trong tháng 3, khiến hơn 1.000 trong tổng số 4.900 thành viên thủy thủ đoàn nhiễm bệnh. Carlos Sardiello, hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt, nói trong một tuyên bố :

"Chúng tôi đã cho tàu Theodore Roosevelt trở lại hoạt động trên biển như một biểu tượng của hy vọng và cảm hứng, cũng là cơ sở sức mạnh quốc gia".

Tàu Reagan đã trở lại hoạt động từ cuối tháng 5, sau khi các thành viên thủy thủ đoàn bị đặt trong diện hạn chế đi lại tại cảng nhà ở Nhật Bản để đảm bảo không còn ca nhiễm Covid-19.

Số lượng hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hiện diện ở một khu vực nhất định luôn bị giới hạn, do các tàu được luân phiên bảo dưỡng, huấn luyện hoặc tuần tra ở những vùng biển khác nhau.

Việc triển khai cùng lúc ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương được coi là động thái bất thường. Giới chuyên gia cho rằng nó thể hiện thông điệp răn đe được Washington gửi tới Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng xung quanh nguồn gốc của virus gây đại dịch cũng như cách ứng phó Covid-19 của Bắc Kinh, việc Quốc hội Trung Quốc thông qua dự luật an ninh Hồng Kông và các động thái quân sự hóa đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông..

Chuẩn Đô đốc Stephen Koehler, chỉ huy chiến dịch thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii, nói :

"Các tàu sân bay cùng các nhóm tác chiến tàu sân bay rõ ràng là một biểu tượng cho sức mạnh hải quân Mỹ. Tôi thực sự hào hứng khi chúng tôi đang có ba chiếc ở thời điểm hiện tại".

Dù không nói rõ mục tiêu của việc triển khai, nhưng Chuẩn Đô đốc Koehler ghi nhận tình trạng Trung Quốc đang quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, bố trí trên đó các tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử, trong bối cảnh các hoạt động của Mỹ cùng các đồng minh và đối tác có dấu hiệu chưa ngăn chặn được tham vọng của Bắc Kinh.

Không chỉ nhằm phô diễn sức mạnh của quân đội Mỹ và răn đe Trung Quốc, Mỹ còn muốn phá vỡ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc của Bắc Kinh gần đây khi tuyên truyền rằng Hải quân Mỹ đã bị virus corona đánh gục.

Chuyên gia Collin Koh, thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược tại Singapore, nhận định : Sự hiện diện các tàu sân bay Mỹ trên biển Châu Á đã "đi ngược lại với điều mà Trung Quốc mô tả là Mỹ bị áp lực khó khăn ở Thái Bình Dương".

Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, nhận định :

"Truyền thông Trung Quốc cho rằng khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ đang suy giảm mạnh vì Covid-19. Dường như đợt triển khai này là thông điệp của Mỹ nhằm cảnh báo Trung Quốc đừng tính toán sai lầm".

Với việc mỗi tàu mang theo hơn 60 máy bay thì đây là đợt triển khai hàng không mẫu hạm lớn nhất mà Mỹ thực hiện ở Thái Bình Dương kể từ năm 2017 - thời điểm căng thẳng với Triều Tiên do vấn đề hạt nhân.

Cách đây 3 năm, Hải quân Mỹ đã triển khai đồng thời ba hàng không mẫu hạm tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện chuyến thăm Đông Bắc Á và Đông Nam Á vào thượng tuần tháng 11/2017 với hồ sơ hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên nổi bật trong chương trình nghị sự. Hành động phô trương uy lực này được coi là một lời cảnh báo mạnh mẽ của Washington nhắm vào Bình Nhưỡng.

Bình luận về việc phô trương uy lực lần này, Chuẩn đô đốc Koehler cho biết hàng chục tàu chiến đã làm nhiệm vụ trên Thái Bình Dương từ lâu, nhưng việc triển khai đồng thời ba nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ nhấn mạnh cam kết của Washington với khu vực. Ông nói :

"Khả năng hiện diện quân sự một cách mạnh mẽ là một phần của cuộc cạnh tranh. Tôi luôn nói với cấp dưới của mình rằng các bạn phải hiện diện để chiến thắng khi các bạn đang ở trong một cuộc tranh đua".

Quan chức Hải quân Mỹ cho rằng Mỹ sẽ không duy trì hiện diện cùng lúc của ba tàu sân bay ở Châu Á - Thái Bình Dương trong dài hạn, nhưng điều này cho thấy năng lực của Washington. "Đó là điều chúng tôi có thể làm nếu muốn", ông nói thêm.

Mỹ không chỉ gây sức ép với Trung Quốc ở trên biển mà còn gia tăng thị uy trên không bằng cách cho oanh tạc cơ hiện đại B-1B Lancer và trinh sát cơ không người lái Global Hawk RQ-4 đến hoạt động ở Biển Đông và các khu vực khác tại Thái Bình Dương.

my2

Trinh sát cơ không người lái RQ-4 Global Hawk hạ cánh xuống căn cứ Yokota, Nhật Bản, ngày 30/5

Theo tin được kênh truyền hình Mỹ Fox News tiết lộ hôm 10/06 vừa qua, Không quân Mỹ đã xác nhận việc sử dụng một phi đội máy bay ném bom B-1B trú đóng trên đảo Guam để hỗ trợ cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong các nhiệm vụ trên Biển Đông.

Bên cạnh đó, phi cơ do thám hiện đại không người lái Global Hawk RQ-4 cũng được vận chuyển tới căn cứ không quân Yokota tại Nhật Bản nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động của Mỹ trong khu vực.

Theo các chuyên gia, quân đội Mỹ đã tăng cường hoạt động trong khu vực để sẵn sàng đối phó với các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Đông lẫn vùng eo biển Đài Loan, nơi đồng minh của Mỹ đang gặp sức ép nặng nề từ Bắc Kinh.

Tuần trước, một chiếc máy bay vận tải C-40 của hải quân Mỹ đã bay qua đảo Đài Loan để tới Thái Lan, được hải quân Mỹ mô tả như một chuyến bay logistics thường lệ. Chiếc máy bay này được điều hướng bay qua Đài Loan bởi trạm điều khiển không lưu của Đài Loan.

Vào ngày 4/6, hải quân Mỹ cũng đã cử một tàu khu trục tên lửa dẫn đường băng qua eo biển Đài Loan, ngăn cách hòn đảo này với Trung Quốc đại lục.

Trung Quốc chắc chắn không thể im lặng trước màn phô diễn sức mạnh hoành tráng của Mỹ.

Hôm chủ nhật vừa qua, tờ Thời báo Hoàn cầu - cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc - nói rằng các tàu sân bay trên của Mỹ có thể đe dọa các binh sĩ của họ ở Biển Đông.

Thời báo Hoàn cầu dẫn lời của Lý Kiệt (Li Jie), chuyên gia hàng hải ở Bắc Kinh cho rằng :

"Bằng việc tập hợp các tàu sân bay này, Mỹ đang cố thể hiện trước khu vực và thậm chí cả thế giới rằng họ vẫn duy trì lực lượng hải quân mạnh nhất, và họ có thể đi vào Biển Đông và đe dọa binh sĩ Trung Quốc ở Tây Sa và Nam Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), cùng lúc cho tàu thuyền bằng qua các vùng biển lân cận để Mỹ có thể thực hiện chính sách bá quyền".

Bài viết trên cũng được đăng tải trên website bản tiếng Anh của quân đội Trung Quốc đồng thời nhấn mạnh về các loại vũ khí mà quân đội nước này sẵn có và cho biết Bắc Kinh có thể tổ chức các cuộc tập trận để đáp trả phía Mỹ và phô diễn sức mạnh quân sự.

Bài viết có đoạn : "Trung Quốc sở hữu nhiều vũ khí diệt hàng không mẫu hạm như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26".

Theo ông Trương Tuấn Xã (Zhang Junshe), một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu quân sự hải quân Trung Quốc, lần gần nhất hải quân Mỹ đưa cả 3 nhóm tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương là vào năm 2017. Dù hoạt động điều động này mang tính bất thường, nhưng nó không phải là chưa từng xảy ra nên cũng không thể gọi là diễn biến hoàn toàn mới.

Đáng nói, theo ông Trương, sự xuất hiện cùng lúc của 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đang chứng tỏ Mỹ mất đi sự tự tin. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, dường như Mỹ lo ngại thế giới nghi ngờ về năng lực quân sự. Do đó, hải quân Mỹ quyết định điều động cùng lúc các nhóm tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương để phô trương sức mạnh, đồng thời khẳng định với các quốc gia khác rằng, năng lực chiến đấu của hải quân Mỹ không hề bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Song ông Trương cho rằng trên thực tế, năng lực chiến đấu của các tàu sân bay Mỹ đang bị ảnh hưởng từ dịch bệnh. Bởi một số binh sĩ mắc Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn hồi phục và chưa thể trở lại vị trí làm việc trên tàu. Theo đó, chuyên gia Trung Quốc nhận định Mỹ chỉ đang tâng bốc về sức mạnh hải quân. Nói cách khác, việc điều động các nhóm tác chiến tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương là không thật sự cần thiết, trong bối cảnh Mỹ vẫn đang gồng mình chống chọi với dịch Covid-19. Ngoài ra, Mỹ cũng phớt lờ việc công bố mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh với lực lượng hải quân. Không loại trừ hoạt động triển khai cùng lúc 3 nhóm tác chiến tàu sân bay dường như chỉ là đảm bảo vị thế an ninh của Mỹ trước hai đối thủ là Nga và Trung Quốc.

Cũng theo ông Trương, khi mà Mỹ đang tìm mọi cách để khôi phục nền kinh tế bị tác động tiêu cực từ dịch bệnh, quân đội trở thành trụ cột để Mỹ cạnh tranh với các quốc gia khác.

Còn theo ông Ngụy Đông Húc (Wei Dongxu), một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, cả 3 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ được điều động tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đều không xuất hiện gần Trung Quốc bởi hành động này có thể gửi đi tín hiệu cực kỳ nguy hiểm và làm khuấy động căng thẳng trong khu vực.

Tuy nhiên, ông Ngụy cũng đặt ra khả năng hải quân Mỹ có thể điều một nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động gần Trung Quốc. Cụ thể, một nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ có mặt gần Trung Quốc, trong khi hai nhóm còn lại có thể hoạt động ở những vùng lân cận. Thông qua đó, Mỹ có thể để các nhóm tàu sân bay thường xuyên hiện diện gần cửa ngõ của Trung Quốc.

Cũng theo ông Ngụy, phi đội máy bay hoạt động trên các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hiện giữ vai trò ngăn chặn. Nói cách khác, Mỹ sẽ để các nhóm tàu sân bay hoạt động ở xa, trong khi sử dụng các tiêm kích đa nhiệm Boeing F/A-18E/F Super Hornet hay tiêm kích tàng hình F-35C để phô trương sức mạnh.

Do đó, để đối phó với Mỹ, Trung Quốc có thể phát triển các hệ thống cảnh báo tích hợp cả trên không, trên biển và trên đất liền. Điển hình, Trung Quốc có thể sử dụng các máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm làm nhiệm vụ tuần tra. Khi phát hiện hành động khiêu khích từ Mỹ hoặc các tiêm kích Mỹ lại gần không phận Trung Quốc, quân đội Trung Quốc có thể điều động thêm các chiến đấu cơ hiện đại lên đường đánh chặn.

Tuy nhiên, việc Mỹ sử dụng thêm các tiêm kích tàng hình F-35C là không thể loại bỏ. Do đó, Trung Quốc sẽ cần các công nghệ hiện đại hơn để phát hiện và theo dõi như radar chống tàng hình. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang sở hữu hàng loạt vũ khí được cho là "sát thủ diệt tàu sân bay" như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26.

Trung Kiên

Nguồn : Thoibao.de, 19/06/2020

Published in Diễn đàn

Tàu khảo sát của Trung Quốc lại xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam RFI, 17/06/2020)

Một tàu khảo sát của Trung Quốc lại xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, một hành động có thể gây thêm căng thẳng trên vùng Biển Đông đang tranh chấp.

anhchi8

Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), nơi Trung Quốc xây dựng ồ ạt, mở rộng diện tích khoảng 110 ngàn mét vuông, Biển Đông. Ảnh vệ tinh của AMTI. WESTCOM/AFP/File

Hãng tin Mỹ BenarNews hôm 17/06/2020 cho biết, theo các dữ liệu định vị, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 4 của Trung Quốc đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ Chủ nhật 14/06/2020 và đến hôm qua, chỉ cách đảo Phú Quý khoảng 182 hải lý và cách bờ biển Việt Nam 200 hải lý.

Hiện giờ chưa rõ tàu Hải Dương 4 được điều đến đây nhằm mục đích gì. Bắc Kinh chưa có thông báo, và phía Hà Nội cũng chưa lên tiếng về vụ xâm nhập này. Trung Quốc vẫn thường xuyên đưa tàu khảo sát vào vùng biển của các nước khác để khẳng định điều mà họ gọi là quyền khảo sát tài nguyên ở Biển Đông.

Theo phỏng đoán của BenarNews, việc tàu Hải Dương 4 xâm nhập vùng biển Việt Nam cũng có thể liên quan đến các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với các đối tác quốc tế tại khu vực này.

Tháng 7/2019, Trung Quốc đã từng điều tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, với sự hộ tống của các tàu hải cảnh, vào khu vực Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam với một công ty dầu khí của Nga.

Lần này, theo các dữ liệu định vị, dường như tàu Hải Dương Địa Chất 4 không đi cùng với các tàu hải cảnh vào vùng biển Việt Nam, tuy rằng tàu Hải Cảnh (Haijing) 5202 được nhìn thấy đang đậu ở Đá Chữ Thập gần đó.

Trong những tuần qua, quan hệ Việt - Trung lại nóng lên do tình hình Biển Đông. Vào tuần trước, Hà Nội đã phản đối việc Trung Quốc lắp đặt cáp ngầm tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. Theo các chuyên gia được BenarNews trích dẫn, hệ thống cáp được dùng vào mục đích quân sự. Cũng vào tuần trước, Hà Nội tố cáo tàu Trung Quốc lại đâm vào một tàu cá Việt Nam tại khu vực đảo Lin Côn ở quần đảo Hoàng Sa.

Trong khi đó, theo tờ South China Morning Post hôm qua, trích dẫn một nguồn tin trong giới quân sự Trung Quốc, tàu của hải quân Mỹ và hải quân Trung Quốc đã suýt đụng nhau trên vùng Biển Đông vào tháng Tư năm 2020, khi chỉ cách nhau có 100 mét. Nhưng nguồn tin này không nói rõ đó là những chiến hạm nào.

Thanh Phương

********************

Trung Quốc bắn tiếng dọa Việt Nam nếu kiện về Biển Đông và sách lược của Hà Nội ! (RFA, 16/06/2020)

Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, hôm 12/6/2020, trong bài viết cho chương trình ‘Sáng kiến Tìm hiểu Tình hình Chiến lược Nam Hải’ cho rằng nếu Việt Nam khởi kiện, Việt Nam sẽ làm giống như Philippines. Nhưng ông đe dọa, nếu Việt Nam chọn khởi kiện Trung Quốc, đó sẽ là việc làm ‘không khôn ngoan’ và Việt Nam ‘sẽ phải trả giá đắt’ cho những biện pháp đáp trả từ phía Trung Quốc.

anhchi1

Ảnh minh họa : Tàu đánh cá của Việt Nam ở biển Đông bị tàu Hải cảnh phun nước trước đây. AFP

Ông Ngô Sĩ Tồn đưa ra lời đe dọa Việt Nam chỉ hai ngày sau khi một tàu Hải cảnh Trung Quốc hôm 10/6 đã đâm suýt chìm một tàu cá Việt Nam, trong vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa có tranh chấp. Không những đâm nhiều lần, khiến tàu cá QNg 96416 của Việt Nam hư hỏng, lật nghiêng. Tàu Trung Quốc số hiệu 4006 còn đè ở phía sau buộc 15 thuyền viên nhảy xuống biển thoát thân.

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc viện Nghiên cứu Đông Nam Á - ISEAS ở Singapore, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 16/6/2020 liên quan lời đe dọa của Trung Quốc, nhận định:

"Việc đảng cộng sản Trung Quốc dùng một học giả để dọa người Việt Nam, là việc không hay ho gì. Nếu Bộ Ngoại giao hay Bộ Quốc phòng Trung Quốc mà dọa như thế, thì Việt Nam mới có ý kiến, chứ đây lại dùng một học giả, kể cả ông Tồn ấy có là Viện trưởng của Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, cho nên Việt Nam không chấp.

Theo Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, cho dù là phía chính phủ Trung Quốc có chính thức đưa ra lời đe dọa đối với Việt Nam, thì Bắc Kinh cũng không làm gì được Việt Nam, nếu Việt Nam kiện họ. Ông nói tiếp:

"Cái họ có thể làm là họ rút không đàm phán C.O.C. với ASEAN nữa, thì cũng chả sao. Thứ hai, cái hại nhất đối với Trung Quốc khi Việt Nam kiện họ ra tòa án quốc tế, và cái phán quyết khả năng lớn là thuận lợi cho Việt Nam, giống như trường hợp Philippines thì Trung Quốc sẽ bị dư luận quốc tế lên án, vì là một nước lớn mà không tuân thủ luật pháp quốc tế. Đấy là cái hại lớn nhất, chứ Trung Quốc mà có làm hại gì Việt Nam thì cũng chỉ là các trừng phạt kinh tế, và các sự làm mình làm mẩy về chính trị thì cũng chả đi đến đâu cả. Bởi vì hai nước đều rất kiên quyết trong bảo vệ chủ quyền của mình".

Viện trưởng Ngô Sĩ Tồn, trong bài viết của mình nêu rõ, nếu Việt Nam liều lĩnh dám nộp đơn kiện ra tòa trọng tài, ông tin rằng Trung Quốc sẽ không ‘ngồi yên’. Theo ông, Trung Quốc có thể hành động cứng rắn hơn và trấn áp ngư dân Việt Nam mạnh hơn khi đánh bắt cá, mà Bắc Kinh cho là "bất hợp pháp" tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quốc đặt tên là Tây Sa.

Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền về Hoàng Sa, nhưng trên thực tế Trung Quốc giành quyền kiểm soát hầu hết quần đảo này từ tay Việt Nam Cộng Hòa kể từ đầu năm 1974. Chính quyền Việt Nam hiện nay không nắm giữ thực thể nào ở đó.

anhchi2

Tàu QNg 90617 TS bị đâm chìm ở Hoàng Sa. Nguồn : Ngư dân chụp

Không chỉ đe dọa ngư dân Việt Nam, học giả Trung Quốc này còn cho rằng Trung Quốc có thể đáp trả bằng cách công bố đường cơ sở thể hiện lãnh hải của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa, mà họ gọi là Nam Sa.

Cho đến ngày 16/6/2020, phía Việt Nam chưa đưa ra phản ứng gì trước lời đe dọa của Viện trưởng Ngô Sĩ Tồn.

Trước tình hình thực tế hiện nay ở Biển Đông, liệu chính phủ Việt Nam có kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông ?

Trả lời Đài Á Châu Tự Do hôm 16/6/2020 liên quan vấn đề này, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, nói :

"Muốn trả lời câu hỏi này phải xét qua nhiều giai đoạn, ví dụ như khi Việt Nam ngả hẳn về phía Liên Xô, thì Trung Quốc bắt đầu tỏ thái độ với Việt Nam, và cuối cùng là cuộc chiến tranh năm 1979 đã cắt đứt quan hệ Việt - Trung và đến 10 năm sau mới trở lại bình thường hóa quan hệ. Nhưng ngày càng có sự bất bình đẳng trong mối quan hệ này, Việt Nam đã lệ thuộc quá nhiều về kinh tế đối với Trung Quốc, ví dụ trong các ngành dệt may da giày thì 80% nguyên phụ liệu phải nhập từ Trung Quốc. Chúng ta phải đặt vấn đề đó để hiểu về sự ức hiếp của Trung Quốc trong 10 năm qua, kể từ khi sự kiện Tam Sa 2007, thì Việt Nam có khởi kiện hay không ?"

"Vấn đề kiện chủ quyền là một vấn đề rất khó, nếu Trung Quốc không đáp ứng yêu cầu của Tòa quốc tế, là ra hầu tòa... Và khi kiện thì Việt Nam có chắc thắng hay không, khi Việt Nam luôn chứng tỏ mình có đầy đủ bằng chứng pháp lý, nhưng những bằng chứng pháp lý chính trị quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì chúng ta đã giải mã chưa ? Tôi nghĩ, kiện về mặt chủ quyền không có khả năng xảy ra".

Vì vậy theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, ở đây Việt Nam chỉ có thể là sẽ tranh thủ công ước quốc tế về luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982, để yêu cầu các Tòa trọng tài được thành lập theo phụ lục 7, giải thích những vấn đề của luật biển và Việt Nam có trách nhiệm, có nghĩa vụ và có quyền lợi liên quan. Nhưng vấn đề này Philippines đã thực hiện, tòa đã phán quyết, và Trung Quốc thì vẫn làm ngơ. Ông nói tiếp :

"Do đó nếu Việt Nam muốn tìm một hình thức khác, thì tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ bắt tay với một số nước ở Đông Nam Á mà có chung quyền lợi với Việt Nam trên biển Đông, để yêu cầu Ủy ban ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, trả lời các bộ hồ sơ của Việt Nam đã gởi cho Ủy ban này, về việc mở rộng vùng đặc quyền kinh tế của mình ra 350 hải lý và một số vấn đề có tính kỹ thuật đối với luật biển…".

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng, cửa thắng của Việt Nam trong cách đi này, nhiều hơn là chính thức đưa một vụ kiện về tranh chấp Biển Đông ra tòa án quốc tế. Ông cho biết thêm :

"Cái thứ hai nữa, khi Việt Nam khởi động cùng một số nước Đông Nam Á, thì Việt Nam cũng tránh được tạo cho Trung Quốc một cái cớ có thể trả đũa về mặt kinh tế hay có thể nổ súng trên biển Đông và làm những cái trò có thể gây khó khăn cho Việt Nam. Vì hiện nay kinh tế Việt Nam đang thuộc về nghèo và đang vướng rất nhiều các vấn đề trong quốc tế và nội trị, thì tôi nghĩ rằng một vụ kiện chính thức sẽ không có lợi cho Việt Nam".

Trong các năm gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần gây hấn, đâm chìm hoặc bắt giữ, phạt tiền các tàu các Việt Nam ở Biển Đông.

Đặc biệt, trong hơn năm tháng đầu năm 2020, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh những hành động khiêu khích nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở Biển Đông, khiến tình hình tại vùng biển đang tranh chấp này thêm căng thẳng. Mới nhất nhất là vụ đâm tàu cá Việt Nam hôm 10/6/2020.

Trước đó, truyền thông Trung Quốc vào ngày 5/3/2020 còn đồng loạt đăng Báo cáo của Viện Sáng kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) nói rằng có tổng cộng 311 tàu cá Việt Nam đã xâm nhập vào khu vực nội địa gần đảo Hải Nam, lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc vào tháng 2, với mục đích đánh bắt cá và làm gián điệp bất hợp pháp.

Vào ngày 18/04/2020, Trung Quốc thông báo thành lập hai quận thuộc "thành phố Tam Sa", đó là "quận Tây Sa" (tức quần đảo Hoàng Sa) và "quận Nam Sa" (tức quần đảo Trường Sa), hai quần đảo mà Hà Nội khẳng định là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

*********************

Sau vụ đâm tàu ở Hoàng Sa, viện trưởng Trung Quốc nói Việt Nam ‘trả giá đắt’ nếu kiện về Biển Đông (VOA, 15/06/2020)

Một tàu Hi cnh Trung Quc đâm và suýt làm chìm mt tàu cá Vit Nam hôm 10/6 trong vùng qun đo Hoàng Sa có tranh chp, dn đến phn đi t Hi Ngh cá Vit Nam.

anhchi3

Các tàu chấp pháp ca Vit Nam và Trung Quc tng đi đu quyết lit hi gia năm 2014

Chỉ hai ngày sau v vic, vin trưởng mt vin nghiên cu ca Trung Quc v Bin Đông viết cho một d án nghiên cu thuc Đi hc Bc Kinh rng s có nhng hu qu nếu Vit Nam dn ti trong vic kin v Bin Đông ti tòa trng tài quc tế.

Hội ngh cá lên án, phn đi

Các báo Việt Nam hôm 14/6 dn li B Ngoi giao ti Hà Ni cho hay mt tàu st và một ca nô Trung Quc đâm, va vào mt tàu cá ca tnh Qung Ngãi, Vit Nam, vào ngày 10/6, gn đo Linh Côn, thuc qun đo Hoàng Sa.

Tàu cá Việt Nam "có nguy cơ b chìm" và 16 thuyn viên ca tàu b rơi xung bin vì các cú đâm t tàu Trung Quc, theo tường thut ca VnExpress, Tui Tr, Sc Khe và Đi Sng.

Riêng báo Sức Khe và Đi Sng nêu c th là "lc lượng Hi cnh Trung Quc" đã "đâm húc, cướp phá tài sn tàu cá ca ngư dân Qung Ngãi", gây thit hi khong 500 triu đng.

VnExpress và Tuổi Trẻ cho biết rng ngay trong cùng ngày xy ra v vic, hai đơn v thuc B Ngoi giao Vit Nam là Cc Lãnh s và Đi s quán Bc Kinh đã "trao đi" vi phía Trung Quc, "khng đnh ch quyn" ca Vit Nam vi qun đo Hoàng Sa, "yêu cu" phía Trung Quc điều tra, xác minh thông tin s vic và thông báo kết qu cho Vit Nam đ tiếp tc phi hp gii quyết.

Tin tức ca VnExpress và Tui Tr không cho biết B Ngoi giao Vit Nam có đưa ra li lên án hay phn đi Trung Quc v v vic hay không.

Hai cơ quan báo chí này tường thut rng B Ngoi giao "đ ngh" các cơ quan chc năng Vit Nam "sm có các bin pháp giao thip cn thiết" vi phía Trung Quc nhm bo v quyn và li ích hp pháp ca ngư dân.

Ngày 12/6, tàu cá bị nn đã v đến Qung Ngãi, vn theo tin của VnExpress và Tui Tr.

Trong khi đó, tin của Sc Khe và Đi Sng nói hôm 13/6 rng Hi Ngh cá Vit Nam "lên án và phn đi hành đng vô nhân đo" nêu trên ca Trung Quc.

Hội này cũng "đ ngh" các cơ quan chc năng ca Vit Nam "phn đi kch lit" với phía Trung Quc đ chm dt ngay nhng hành đng cn tr, tn công như k trên ti vùng bin thuc ch quyn Vit Nam, đng thi, "yêu cu" Trung Quc phi bi thường thit hi cho ngư dân Vit Nam.

anhchi4

Lính hải quân Trung Quc tun tra trên đo Phú Lâm thuc Hoàng Sa hi năm 2016

Cả Vit Nam ln Trung Quc đu tuyên b ch quyn v Hoàng Sa, song trên thc tế, Trung Quc giành quyn kiểm soát hu hết qun đo này t tay Vit Nam Cng Hòa k t đu năm 1974. Nước Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam hin nay không nm gi thc th nào đó.

Hai ngày sau vụ tàu cá Vit Nam b tàu Hi cnh Trung Quc đâm, mt hc gi Trung Quc đưa ra nhn đnh hôm 12/6 rng Vit Nam có th nhn mt s hu qu nếu kin Trung Quc ra tòa trng tài quc tế v Bin Đông.

Theo tìm hiểu ca VOA, tiến sĩ Ngô Sĩ Tn, Viện trưởng Vin Nghiên cu Nam Hi Quc gia ca Trung Quc, nêu ra ý kiến trong bài viết cho chương trình "Sáng kiến Tìm hiu Tình hình Chiến lược Nam Hi" (tc Bin Đông), thuc Vin Nghiên cu Hi dương ti Đi hc Bc Kinh.

Việt Nam có đng lc nào đ khởi kin ?

Trong bài viết bng tiếng Anh có nhan đ "Liu Vit Nam có suy nghĩ k trước khi np đơn kin v Nam Hi (tc Bin Đông) ?", v Vin trưởng h Ngô đt gi thiết rng nếu Vit Nam khi kin, Vit Nam s làm ging như Philippines.

Hồi tháng 7/2016, sau khi xem xét đơn kin ca Manila chng li tuyên b ch quyn ca Trung Quc đi vi Bin Đông, mt tòa trng tài quc tế ra phán quyết ph nhn bn đ 9 đon ca Trung Quc Bin Đông.

Mặc dù phán quyết ca tòa trng tài không có cơ chế thc thi nào đi kèm, song nhiều chuyên gia pháp lý quc tế và Vit Nam vn xem đó là mt thng li lch s, không ch đi vi nguyên đơn là Philippines mà cho c các nước khác có tuyên b ch quyn ti Bin Đông, bao gm Vit Nam.

Tiến sĩ Ngô Sĩ Tn, v Vin trưởng ca Trung Quốc, cho rng có th có 4 lý do mà Vit Nam toan tính đ tiến ti khi kin Trung Quc, theo bài viết ca hc gi này mà VOA đc được.

Lý do thứ nht, theo ông Ngô, là Vit Nam có l mun biến vic chiếm gi các đo và rn san hô Trường Sa tr thành việc có tính vĩnh vin, và như vy s làm suy yếu ch quyn lãnh th và yêu sách v các quyn hàng hi ca Trung Quc.

Thứ hai, Vit Nam tin rng vic phân x qua tòa trng tài như vy s to cơ s cho vic chng li các hành đng ca Trung Quc, cũng như to cơ s cho cng đng quc tế tr giúp Vit Nam, Vin trưởng Ngô Sĩ Tn viết.

Lý do thứ ba là Vit Nam có th c làm xu đi hình nh Trung Quc, làm cho nước này b xem là "bt nt" nhng nước yếu hơn và không tôn trng lut pháp quc tế, nhm đưaTrung Quốc vào thế bt li. Theo hc gi h Ngô, tính toán này ca Vit Nam cũng phù hp vi cách tiếp cn chiến lược ca Hoa Kỳ trong vic kim chế Trung Quc.

Cuối cùng, có kh năng là Vit Nam hy vng kết qu tim tàng t phân x ca tòa trng tài s trì hoãn các cuộc đàm phán v B Quy tc ng x Bin Đông (COC), m ra nhiu cơ hi đ Vit Nam ti đa hóa li ích ca mình trong khu vc, tiến sĩ Ngô Sĩ Tn viết.

Tuy nhiên, học gi Trung Quc này cho rng nếu Vit Nam dn ti khi kin Trung Quc, đó sviệc làm "không khôn ngoan" và Vit Nam "s phi tr giá".

anhchi5

Một cuc biu tình ln Hà Nôi hi năm 2017 đánh du ngày Trung Quc chiếm Hoàng Sa vào năm 1974

Trung Quốc 'sẽ' cng rn Trường Sa, Bãi Tư Chính

"Nếu Vit Nam liu lĩnh dám np đơn kin ra tòa trng tài, tôi tin rng Trung Quc s không ngi yên", Vin trưởng Ngô viết.

Tiếp đến, hc gi này lit kê ra nhng đng thái đáp tr mà Trung Quc có th tiến hành, trong đó, hàng đu là Trung Quc có th công b đường cơ s th hin lãnh hi ca Trung Quc qun đo Trường Sa, mà h gi là Nam Sa.

Thứ hai, Trung Quc có th hành đng cng rn hơn và trn áp mnh hơn đi vi vic ngư dân Vit Nam đánh bt cá mà Bc Kinh gi là "bt hp pháp" ti vùng bin thuc quần đảo Hoàng Sa, mà Trung Quc đt tên là Tây Sa, vn theo li Vin trưởng Ngô S Tn.

Ngoài vụ đâm tàu mi nht xy ra hôm 10/6 nêu phn đu bn tin, Trung Quc đã nhiu ln đâm chìm hoc bt gi, pht tin các tàu các Vit Nam vùng bin này trong các năm gần đây.

Một bin pháp đáp tr na t phía Bc Kinh nếu Hà Ni khi kin, theo v tiến sĩ Trung Quc, là đt nước 1,4 t dân "có th kìm hãm và chn đng" quá trình quân s hóa ca Vit Nam trên các đo và các rn san hô nm trong tay Vit Nam.

Viện trưởng Ngô Sĩ Tn phác ha v mt s hành đng mang tính chiến thut như "chn đường và xua đui tàu Vit Nam đi vào vùng bin không được phép", làm đt ngun cung cp hu cn cho binh sĩ Vit Nam đn trú trên các đo và rn san hô. "Các bin pháp qun lý và kiểm soát hơn thế na s được thc hin nếu cn", tiến sĩ Ngô cnh báo.

Cuối cùng, v Vin trưởng ca Trung Quc nói nước ca ông ta có th khi s thăm dò du khí trong Bãi Tư Chính. "Nếu Vit Nam np đơn khi kin, Trung Quc có th nhân cơ hi này đi trực tiếp vào Bãi Tư Chính mà không chu bt kỳ trách nhim pháp lý nào đ khi đng vic thăm dò du khí … Đây s là mt bước đt phá đi vi Trung Quc, là hot đng thăm dò du khí đu tiên khu vc Nam Sa", tiến sĩ Ngô Sĩ Tn viết.

Kết lun bài viết, hc gi h Ngô khng đnh nếu chn con đường kin tng, Vit Nam s chng kiến quan h Vit-Trung b tht lùi và "tr giá đt" cho nhng bin pháp đáp tr t phía Trung Quc.

"Việt Nam nên nghĩ k trước khi np đơn kin", Vin trưởng Ngô Sĩ Tn nhn mnh.

Tham khảo vi gii nghiên cu, VOA được biết rng đt nước Trung Quc dưới quyn lãnh đo duy nht ca đng cng sn, quan đim ca mt vin trưởng như ông Ngô Sĩ Tn không th có s khác bit vi quan đim ca đng và nhà nước Trung Quc.

Ba ngày sau khi vị Vin trưởng ca Trung Quc nêu ra quan đim cha đng nhng ý t đe da, đến thi đim bài báo này ca VOA được đăng, phía Vit Nam vn chưa có phn ng chính thc nào.

**************************

Người Việt phản đối Đại sứ quán Trung Quốc lên án tàu Mỹ tới Biển Đông (VOA, 15/06/2020)

Nhiều người Vit mi lên tiếng phn đi thông tin đăng trên trang Facebook ca Đi s quán Trung Quc Hà Ni v vic tàu khu trc USS Mustin ca M đi vào Tây Sa (Hoàng Sa) khi "chưa được s cho phép ca chính ph Trung Quc".

anhchi6

Tàu khu trục USS Mustin bắn tên lửa trong một cuộc diễn tập ở Thái Bình Dươ n g.

Trong một tuyên b đăng tải trên mạng xã hi ln nht thế gii, cơ quan ngoi giao ca nước láng ging phương bc trích li ca Đi tá Lý Hoa Mn, người phát ngôn Chiến khu min Nam ca Quân đi Trung Quc, nói rng tàu chiến ca hi quân Hoa Kỳ đã có bước đi "phi pháp".

Trước đó, trang tin của Vin Hi quân M (USNI), mt din đàn đc lp, phi li nhun, dn li Hi quân Hoa Kỳ nói rng tàu khu trc USS Mustin mang tên la có điu hướng thuc lp Arleigh Burke hôm 28/5 đã băng ngang qua qun đo Hoàng Sa Bin Đông đ khng đnh quyền t do hàng hi.

Hai ngày sau đó, Đại s quán Trung Quc dn li ông Lý nói trên Facebook ca cơ quan ngoi giao này rng "hi quân và không quân Chiến khu min Nam [thuc] Quân gii phóng nhân dân Trung Quc đã giám sát, xác minh, đng thi cnh cáo và xua đuổi tàu trên trong toàn b hành trình".

"Hành động khiêu khích ca phía M đã vi phm nghiêm trng ch quyn và li ích an ninh ca Trung Quc, vi phạm nghiêm trng nhng nguyên tc liên quan ca Lut quc tế, phá hoi nng n s n đnh, hòa bình ca khu vc Nam Hi [Bin Đông], là hành vi bá quyn v hàng hi đy trng trn", người phát ngôn Chiến khu min Nam được dn li nói tiếp.

Tuyên bố ca phía Trung Quốc đã vp phi s phn đi ca các Facebooker người Vit vi hơn 380 bình lun, nhưng ch có khong gn 20 bình lun hin th phía bên dưới bài viết.

Một người tên Pham Hieu viết : "Vùng Biển đó không phải của Trung Quốc, xin người đừng nói lời dối gian. Người Trung Quốc làm điều ngược đạo thì phải có người Mỹ trng trị".

Facebooker Hoàng Long cùng quan điểm : "Thôi đi, đng tuyên truyn nhm, lãnh hi nào ca Trung Quc ?" Mt người Vit khác tên Huỳnh Đc Bình đt câu hi : "Thế lãnh hi Vit Nam ai đang đi vào". Theo quan sát ca VOA Vit Ng, ti ngày 14/6, Đi s quán Trung Quc không hi đáp trước câu hi này ca người Vit.

Một bình lun ca người có tên Vũ Thùy Dung nhn được nhiu s đng tình nht có ni dung : "Đó không phải là lãnh Hi ca các người. M không có quyn và các người cũng không có".

Theo USNI, phát ngôn viên của hi quân M nói rng vic vic tàu USS Mustin tiến gn ti qun đo Hoàng Sa đ "gi vng các quyn, quyn t do hàng hi và vic s dng hp pháp vùng biển được lut pháp quc tế công nhn bng cách thách thc các gii hn v qua li không gây hi (innocent passage) do Trung Quc, Đài Loan và Vit Nam áp đt, cũng như thách thc tuyên b ch quyn ca Trung Quc đi vi đường bin cơ s quanh quần đo Hoàng Sa".

Tới ngày 9/6, B Ngoi giao Vit Nam chưa có phát biu nào v tuyên b này ca phía M. Tháng Năm năm ngoái, phát ngôn viên B Ngoi giao Vit Nam lên tiếng ng h "quyn t do hàng hi" Bin Đông, ít ngày sau khi hai tàu chiến M áp sát khu vực thuc kim soát ca Trung Quc Trường Sa, vn khiến Bc Kinh gin d phn đi.

"Là một quc gia ven Bin Đông và là thành viên ca Công ước Liên Hp Quc v Lut bin 1982, Vit Nam cho rng tt c các quc gia được hưởng quyn t do hàng hi và hàng không, phù hp vi các quy đnh ca lut pháp quc tế, nht là Công ước Liên Hp Quc v Lut bin 1982", bà Lê Th Thu Hng nói ti cuc hp báo thường kỳ.

Ngoài vấn đ v tàu khu trc USS Mustin, đon thông tin trên trang Facebook ca Đi s quán Trung Quc Hà Ni còn ch trích cách Hoa Kỳ x lý dch Covid-19, nói không kèm theo dn chng rằng "nước M không đoái hoài đến an toàn tính mng ca dân chúng trong nước, không tp trung sc lc vào công tác phòng chng dch bnh ti nước mình, không làm điu có ích cho cuc chiến chng dch trên toàn thế gii, mà thay vào đó là điu tàu đến vùng biển Nam Hi [Bin Đông] diu võ dương oai, khiêu khích gây hn…".

Ngoại trưởng M Mike Pompeo hôm 6/6 ra thông cáo v "vic Đng cng sn Trung Quc nhn tâm li dng cái chết bi thm ca George Floyd đ bin minh cho s bác b đc đoán phm giá cơ bn của con người mt ln na cho thy bn cht tht s".

Tuyên bố ca ông Pompeo có đon đ cp ti đi dch Covid-19 : " Trung Quc, khi các bác sĩ và phóng viên cnh báo v các nguy cơ ca mt bnh dch mi, Đng Cng sn Trung Quc làm im tiếng và khiến h mất tích, và di trá v tng s người chết và quy mô đi dch.

"Tại M, chúng tôi coi trng mng sng và thiết lp h thng minh bch đ cha tr và h tr các gii pháp đi vi đi dch trên toàn cu hơn bt kỳ nước nào khác", ông Pompeo nói trong thông cáo.

********************

Tàu khảo sát của Trung Quốc lại vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (RFA, 16/06/2020)

Tàu khảo sát Hải Dương 4 của Trung Quốc đã vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, chỉ cách đảo Phú Quý khoảng 182 hải lý hôm thứ Ba, ngày 16 tháng Sáu.

anhchi7

Bản đồ cho thấy đường đi của tàu Hải Dương 4 so sánh với khoảng cách từ bờ biển của Việt Nam và lô dầu khí ở phía tây nam hôm 16/6/2020 - Planet Labs

Đài Á Châu Tự Do sử dụng hai phần mềm định vị xác định Hải Dương 4 đã tiến đến vùng biển của Việt Nam hôm 14/6 sau khi đi qua căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Dữ liệu định vị mới nhất vào sáng ngày 16/6 cho thấy tàu này nằm hoàn toàn trong vùng 200 hải lý từ bờ biển của Việt Nam.

Hiện không rõ nguyên nhân vì sao Trung Quốc điều tàu Hải Dương 4 vào vùng biển của Việt Nam vào lúc này. Chính phủ Trung Quốc và Việt Nam đều chưa lên tiếng gì về động thái này.

Tuy nhiên vào khoảng nửa cuối năm 2019, Trung Quốc đã từng điều tàu khảo sát Hải Dương 8 cùng các tàu hải cảnh vào quấy nhiễu hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam ở lô dầu khí 06 -01 trong liên doanh giữa Việt Nam với công ty Rosneft của Nga ở Bãi Tư Chính.

Lập trường của Trung Quốc là phản đối việc các quốc gia đòi chủ quyền ở khu vực Biển Đông hợp tác với các công ty quốc tế ngoài khu vực để khai thác dầu khí ở Biển Đông.

Theo các phần mềm theo dõi hàng hải, dường như Hải Dương 4 lần này không đi cùng với các tàu hải cảnh vào vùng biển Việt Nam. Chỉ có tàu hải cảnh Haijing 5202 hiện đang đậu ở Đá Chữ Thập gần đó.

Việc Hải Dương 4 lần này vào vùng biển Việt Nam cũng có thể liên quan đến các hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam với công ty Rosneft của Nga gần Bãi Tư Chính.

Truyền thông trong nước cho biết, giàn khoan dầu Clyde Boudraux của một công ty có trụ sở ở Anh theo dự định sẽ hoạt động trong khu vực này. Giàn khoan đã được kéo về cảng Vũng Tàu hôm 22/4 nhưng theo dữ liệu phần mềm định vị thì giàn khoan này vẫn chưa rời cảng.

Trung Quốc cũng đã từng đe dọa Việt Nam trong những hoạt động khoan thăm dò dầu khí trước đây với công ty Repsol của Tây Ban Nha hồi năm 2017 và 2018.

Hôm 13/6 vừa qua, công ty dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đã chuyển nhượng các cổ phần của công ty này ở 3 lô dầu khí ngoài khơi phía đông nam Việt Nam cho PetroVietnam với lý do khó khăn do bị sức ép từ Trung Quốc hồi năm 2018.

Published in Châu Á