Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

2019 : Bãi Tư Chính là 'cái bẫy' của Trung Quốc cài cho Việt Nam

Quốc Phương, BBC, 25/12/2019

Năm 2019, Việt Nam đã tránh được 'cái bẫy pháp lý' mà Trung Quốc cài khi đối đầu với Việt Nam ở bãi Tư Chính và vùng biển lân cận, theo một phân tích được đưa ra trong năm của một nhà quan sát an ninh Biển Đông của Việt Nam.

tuchinh1

Chiến hạm Hải quân Nhân dân Việt Nam Trần Hưng Đạo đến cảng quân sự dự mọt cuộc tập trận quân sự giữa ASEAN-Trung Quốc 2018 hôm 21/10/2018 tại Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

"Cái bẫy pháp lý của người ta là người ta bảo là họ hoạt động vào khu vực ở bãi Tư Chính là một bộ phận của Nam Sa, quần đảo 'thuộc chủ quyền' Trung Quốc", Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam nói với BBC trong một phỏng vấn về bang giao quốc phòng của Việt Nam vào quý cuối năm.

"Rõ ràng ở đây Tư Chính và các bãi ngầm nằm ở trên thềm lục địa của Việt Nam, nó chẳng liên quan gì đến vấn đề quần đảo mà họ gọi là Nam Sa cả, tức là quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

"Đây là những bãi ngầm mà chìm sâu dưới mặt nước, chỗ sâu nhất là phải đến 17 mét mặt nước. Thế thì điều đó nó không có ý nghĩa gì, nhưng mà nếu như chúng ta phản đối rằng Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam thì như vậy cái bẫy pháp lý của họ đã thành công.

"Nghĩa là anh thừa nhận rằng các bãi ngầm này là thuộc bộ phận của quần đảo Trường Sa".

Theo chuyên gia này, đây là một 'cái bẫy' tinh tế được Trung Quốc 'giăng ra' mà ngay cả giới nghiên cứu cũng có thể 'nhầm lẫn', nếu không thực sự chú ý.

"Điều này ngay cả những người nghiên cứu cũng bị nhầm lẫn, thực ra đây là một bãi cạn ngầm mà nằm trong thềm lục địa được gọi là trên bãi cạn Tư Chính, chứ thực ra vùng biển ở vùng thềm lục địa của nó mới chính là điều chúng ta cần lưu ý, chứ không phải là bãi cạn.

"Vì nó chẳng có ý nghĩa khác gì cả, có là một cấu trúc của thềm lục địa thôi. Đó chính là bẫy pháp lý.

"Hay là họ nói rằng vùng biển mà xung quanh bãi Tư Chính là vùng biển phụ cận liên quan, nhưng trong luật biển chẳng có thuật ngữ 'phụ cận liên quan' như họ nói như vậy là nói một cách mơ hồ để người ta nhầm tưởng.

tuchinh2

Mạng xã hội ở Việt Nam 'đi đầu' trong chủ động phát hiện các thông tin liên quan yêu sách đường lưỡi bò được 'cài' vào nhiều hàng hóa, dịch vụ, hoạt động của Trung Quốc đưa vào Việt Nam, theo nhà quan sát

"Thì thực sự mà nói là bãi cạn này về mặt pháp lý, Công ước luật biển thì nó chẳng có ý nghĩa gì để mà nói là vùng biển cái gọi là 'phụ cận liên quan' cả, bởi vì nó là bãi cạn mà nằm trên thềm lục địa, nó lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

"Trung Quốc họ muốn nói như vậy, nếu chúng ta (Việt Nam) không cẩn thận, khi mà phản đối, khi nêu thực chất của vấn đề thì có thể họ dùng cái đó để nói rằng như vậy là Việt Nam đã đồng ý, hay là các nước có thể đồng ý với quan niệm yêu sách của Trung Quốc, đấy là vấn đề pháp lý của Trung Quốc mà họ đã giăng ra.

"Việt Nam vừa rồi tôi nghĩ đã không bị vướng vào cái bẫy pháp lý, bẫy của họ và nói rất rõ rằng việc vi phạm đó là vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam và vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán, không nói một cách chung chung như là 'chủ quyền lãnh hải' như là trước đây thường nói", Tiến sĩ Trần Công Trục nói.

Kịch tính, bị động, khó khăn ?

Bãi Tư Chính là một sự kiện quan trọng không phải chi cho năm nay, mà cho cả suốt 5 năm qua, một nhà quan sát chuyển động thời sự và truyền thông từ Hà Nội, nói với cuộc hội luận Bàn Tròn Thứ Năm cuối cùng của năm 2019.

"Sự kiện quan trọng và cực kỳ quan trọng không chỉ cho 2019, mà tôi cho là quan trọng nhất trong 5 năm qua, đó là vụ Bãi Tư Chính và vấn đề đường lưỡi bò, gọi là đường lưỡi bò", blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh nêu nhận định hôm 19/12/2019.

"Hai cái này tôi phải nêu làm một, bởi vì là nó đều rất liên quan đến âm mưu của Trung Quốc thôn tính Biển Đông. Vụ Tư Chính kéo dài hơn ba tháng và nó lôi kéo sự quan tâm rất là lớn của nhân dân cả nước (Việt Nam) và quốc tế".

Nhìn sang 2020, nhà điểm báo, điểm tin thời sự này cho rằng vụ việc Tư Chính trên Biển Đông sẽ có thể tiếp tục là thách thức cân não "kịch tính" đối với chính quyền Việt Nam :

"Về bãi Tư Chính và Biển Đông, đây là vấn đề mà chính quyền Việt Nam có thể nói gần như là hoàn toàn bị động, bây giờ xem xem, chờ xem Trung Quốc sẽ hành xử như thế nào và khi đó họ sẽ đối phó như thế nào là điều rất khó khăn.

"Và cái đó họ (chính quyền Việt Nam) không thể dễ như năm vừa qua, tức là năm nay, đó sẽ là vấn đề kịch tính. Hoặc rất ít khả năng là Trung Quốc không làm gì, nhưng nhiều khả năng là có chuyện và có chuyện thì nó sẽ rất kịch tính và Việt Nam đối phó như thế là điều cực kỳ khó".

tuchinh3

Một tàu cá Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông, phía xa là các tàu tuần duyên của Trung Quốc (hình minh họa)

Bình luận về một tác động mà biến cố đối đầu ở bãi Tư Chính và các vùng biển lân cận trên Biển Đông gây ra với nội bộ Việt Nam trong năm 2019, nhà quan sát này nói :

"Đó là một điều cũng cho thấy rõ rằng người dân hiểu hơn về chính quyền và chính quyền cũng hiểu phần nào về người dân trong cái phản ứng với Trung Quốc.

"Tóm tắt chuyện này, tôi cho rằng đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam cho rằng là người dân cứ hãy yên tâm, yên trí là đảng và nhà nước rất sáng suốt, người dân không nên một chút nào là có những hoạt động riêng lẻ, mà nên tất cả mọi cái đều phải nằm trong sự hoạt động và tổ chức của nhà nước.

"Nhưng ngược lại, người dân cho rằng là rất nhiều động thái không thấy yên tâm và gây khó hiểu và thấy bí ẩn trong việc xử lý vấn đề bãi Tư Chính này.

"Rõ nhất là việc Trung Quốc quấy nhiễu như thế nào ngoài bãi Tư Chính cụ thể ra sao, hàng ngày như thế nào, rồi họ gây khó cho các tàu cảnh sát biển của chúng ta (Việt Nam) như thế nào, thì hoàn toàn báo chí không nêu gì cả. Ít nhất đó là một yếu tố mà người dân không thể nào hiểu nổi và không tin tưởng.

"Thứ hai nữa là một số phản ứng hoặc một số hoạt động có tính chất khoa học của những người rất có uy tín đối với cả chính quyền lẫn nhân dân thì lại bị một thái độ 'rất khó chịu' của chính quyền và thể hiện kể cả người lãnh đạo nhà nước cho đến báo chí của nhà nước cũng thể hiện là 'rất khó chịu' về những lời nói, cho đến những hoạt động như thế.

"Thì đấy là một hiện tượng không phải chỉ nằm trong chuyện chủ quyền và quan hệ Trung Quốc - Việt Nam mà nó còn thể hiện thêm nữa thái độ của chính quyền đối với nhân dân trong vấn đề biển đảo, trong vấn đề dân chủ. Và hai nữa là thể hiện thái độ của nhân dân đối với chính quyền trong vấn đề này, thì nó càng ngày càng rõ thêm vấn đề này".

Về điều được cho là cần quan tâm liên quan đến yêu sách chủ quyền bằng bản đồ đường chín đoạn, hay còn được gọi là 'đường lưỡi bò' và cách thức Trung Quốc tiếp cận trên thực tế và khoảng cách trong đối phó trong nội bộ giữa chính quyền và nhân dân Việt Nam, blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh nhấn mạnh :

tuchinh4

Yêu sách chủ quyền dựa trên bản đồ đường chín đoạn (đường lưỡi bò) gây tranh cãi của Trung Quốc trên Biển đông

"Vấn đề đường lưỡi bò liên quan như thế, rất là nhiều sản phẩm của Trung Quốc tìm mọi cách rất là 'nham hiểm', 'khôn khéo' để mà đưa vào Việt Nam và chính hiện tượng mà không khích lệ lòng yêu nước của nhân dân bằng chính những hoạt động của họ - là họ phải chủ động phát hiện, chủ động để bảo vệ, chủ động để phản biện với chính quyền những hiện tượng đáng nghi ngờ.

"Không khích lệ cái đó, thì chính nó đã làm cho bộ lộ rất nhiều hiện tượng mà Trung Quốc đã âm thầm đưa những cái hình đường lưỡi bò vào Việt Nam và may, rất may là trên mạng xã hội, người ta bất chấp những sự gọi là gây khó chịu và thậm chí đe dọa, nhưng người ta vẫn có mọi cách để người ta phát hiện.

"Và chính báo chí nhà nước và nhà nước nhờ mạng xã hội để biết được chuyện đó", cựu sĩ quan an ninh từng làm việc trước đây trong ngành Công an của Việt Nam nói.

'Làm mạnh, xâm lược mềm' ?

Gần đây, tin tức nói Việt Nam đã gián tiếp lưu ý Trung Quốc điều chỉnh thái độ và ngưng động thái gây căng thẳng trên Biển Đông khi Việt Nam cho hay nước này đảm nhi ghế Chủ tịch luân phiên Asean, tuy nhiên, có ý kiến trong giới quan sát an ninh, quân sự và chính trị khu vực cho rằng Trung Quốc sẽ có thể tiếp tục 'làm mạnh' và có thể 'đưa giàn khoan' vào vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền.

"Có những khả năng và giả thuyết thực tế rằng Trung Quốc tiếp tục làm mạnh ở Biển Đông, đặc biệt là có khả năng họ sẽ đưa giàn khoan vào khoan thăm dò và thậm chí là khoan khai thác ở trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và vùng thềm lục địa của Việt Nam mà họ coi đấy là vùng tranh chấp với đường chín đoạn của họ, mà họ tuyên bố" Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas, Singapore) nói với BBC tại một tọa đàm Bàn tròn thứ Năm cuối năm.

tuchinh5

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và phái đoàn tiếp và làm việc với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và phái đoàn tại Hà Nội cuối tháng 11/2019

"Đấy là những khả năng thực tế và khả năng ấy là khả năng cao".

Bình luận tại chỗ về nhận định này, nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế, Giáo sư Ngô Vĩnh Long từ Đại học Maine, Hoa Kỳ nói với BBC :

"Trung Quốc tiếp tục gây hấn như chúng ta đều biết. Vấn đề bây giờ là các nước trong khu vực và các nước ngoài sẽ làm gì ?

"Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gần đây không chỉ sang thăm Việt Nam mà cũng sang thăm Philippines và nói với Philippines rằng nước này là đồng minh của Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ gặp Bộ trưởng Quốc phòng của Philippines và đã khẳng định lại quan hệ giữa Mỹ và Philippines.

"Thì chúng ta thấy rằng hiện nay có một chiều hướng của Mỹ là thúc đẩy các nước trong khu vực lên tiếng mạnh mẽ và có lên tiếng mạnh mẽ thì Mỹ và các nước khác mới có thể ủng hộ được.

"Mà ở đây vấn đề tôi thấy rất là lạc quan là bởi vì Việt Nam đã không những tuyên bố sẽ đem vấn đề Biển Đông ra Asean để đàm phán hay là để cho mọi người chú ý, mà cũng sẽ đem vấn đề Việt Nam ra trước Liên Hợp Quốc.

"Mà tôi nghĩ nếu Việt Nam đưa vấn đề Biển đông ra Liên Hợp Quốc thì Mỹ và các nước khác sẽ vận động ủng hộ Việt Nam".

Trước thông tin Việt Nam có thể 'kiện' Trung Quốc ra tòa quốc tế, Giáo sư Ngô Vĩnh Long bình luận thêm :

"Nói như vậy, có lẽ làm những nước quan tâm phấn khởi khi Việt Nam lần đầu tiên lên tiếng mạnh mẽ hơn là lúc trước".

Trở lại với khả năng Trung Quốc có thể làm gì tiếp theo trong năm mới 2020 ở trên Biển Đông, tại các khu vực mà Việt Nam quan tâm, Tiến sĩ Trần Công Trục với cái nhìn từ cuối năm 2019, đưa ra dự phóng :

"Hiện nay mà nói, để mà có thể xác định vị trí nào cụ thể thì rất khó, bởi vì Trung Quốc như đã biết thì họ đưa ra một yêu sách chiếm hầu hết Biển Đông rồi.

"Thì bất kỳ điểm nào mà nằm trong yêu sách đường lưỡi bò thì họ đều có thể sẽ tính họ làm, tùy thuộc vào tình huống, tùy thuộc vào thái độ của các nước có liên quan ở khu vực từ đó đến nay và tùy thuộc vào tình hình quốc tế, quan hệ quốc tế và thái độ của các nước trong việc lên tiếng đối với hoạt động đó của Trung Quốc để họ làm.

tuchinh6

Người biểu tình Việt Nam xuống đường phản đối Trung Quốc ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/5/2014, sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam tuyên bố và thực thi chủ quyền

"Tôi nghĩ là như vậy, (Trung Quốc) có thể tiến hành ngay khu vực thềm lục địa, trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như trước đây, hoặc là trong vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hay là vùng thềm lục địa của Malaysia hay là của Philippines.

"Tất cả những vị trí đó có thể có khả năng xảy ra, chứ bây giờ không thể nói chính xác được, nhưng cách làm của họ, theo tôi nghĩ là ở giai đoạn hiện nay, thời buổi hiện nay, có lẽ họ sẽ sử dụng các hoạt động mang tính chất như là kinh tế, khoa học - kỹ thuật.

"Nhưng theo nhiều người nói đây là họ tổ chức cuộc 'xâm lược mềm', họ không dùng vũ lực như trước đây để mà xâm chiếm nữa, mà họ sẽ sử dụng những biện pháp về mặt kinh tế, về mặt dân sự về mặt khoa học - kỹ thuật để họ giành lấy trên thực tế yêu sách của họ.

"Nếu như các nước không có một sự cảnh giác cần thiết, không có một biện pháp cần thiết, thì như vậy có thể là một cách mà họ muốn chấp nhận yêu sách của họ, từ yêu sách đó, so với đàm phán, họ muốn các hợp tác cùng khai thác với Trung Quốc, mà loại bỏ những hoạt động khác khai thác, hợp tác với các nước khác.

"Ví dụ như vậy cũng là một cái cách và tôi nghĩ họ sẽ tiến hành làm", Tiến sĩ Trần Công Trục đưa ra dự đoán với BBC trong một phỏng vấn cuối năm hôm 21/11 từ Hà Nội.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 25/12/2019

********************

Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam trong năm 2020

RFA, 23/12/2019

Trung Quốc sẽ tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam trong hoạt động khai thác dầu khí năm 2020

Trung Quốc có nhiều khả năng sẽ tiếp tục gây sức ép lên Việt Nam nếu công ty Rosneft nối lại hoạt động khai thác dầu khí ở Biển Đông trong năm 2020, theo nhận định của một chuyên gia quốc tế về tình hình khu vực, đưa ra nhân dịp cuối năm 2019.

tuchinh7

Hình minh họa. Hình chụp hôm 1/6/2014 từ tàu Cảnh sát biển Việt Nam cho thấy tàu hải cảnh của Trung Quốc dang đuổi tàu Việt Nam gần giàn khoan dầu HD 981 ở Biển Đông - AFP

Trong bài phân tích hôm 16/12, Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc nhận định :

"Năm 2020 sẽ rất quan trọng. Nếu (công ty) Rosneft Vietnam nối lại hoạt động khai thác tại lô dầu khí của công ty thì (công ty) sẽ có nguy cơ bị các tàu hải cảnh của Trung Quốc quấy nhiễu".

Theo giáo sư Carl Thayer : "Trong năm 2020, chúng ta sẽ có khả năng thấy sự tiếp tục của những nỗ lực từ phía Trung Quốc để gây sức ép lên các quốc gia ven Biển Đông để ngưng hoặc chấm dứt các hoạt động của các tàu khai thác dầu của nước ngoài".

Từ tháng 5 đến tháng 10 năm nay, Trung Quốc đã điều hàng chục tàu hải cảnh, dân binh và khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước Malaysia và Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động khai thác dầu khí ở hai nước.

Từ giữa tháng 6, Trung Quốc đã điều các tàu hải cảnh vào vùng thềm lục địa Việt Nam, quấy nhiễu hoạt động hậu cần phục vụ giàn khoan dầu ở lô 06 - 01 thuộc công ty liên doanh giữa Nga và Việt Nam là Rosneft Vietnam. Theo báo cáo của Minh Bạch Hàng Hải (một trang chuyên theo dõi về an ninh biển), tàu hải cảnh của Trung Quốc đã có lúc đi rất sát, gây nguy hiểm cho tàu hậu cần phục vụ giàn khoan dầu của Việt Nam.

Từ khoảng đầu tháng 7, Trung Quốc cũng điều hàng chục tàu bao gồm hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát Hải Dương 8 vào khu vực phía bắc Bãi Tư Chính của Việt Nam. Tàu khảo sát Hải Dương đã có lúc chỉ còn cách bờ biển Phát Thiết ở miền trung của Việt Nam khoảng 185 km, tức là trong vòng 200 hải lý thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, căn cứ theo luật quốc tế.

tuchinh8

Vị trí giàn khoan Hakuyru 5, tàu hải cảnh của Trung Quốc và tàu chấp pháp của Việt Nam gần lô 06 - 01 Courtesy of AMIT – Hình minh họa

Hôm 24/10, Trung Quốc tuyên bố rút tàu thăm dò Hải Dương 8 khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam sau khi có thông tin giàn khoan Hakuryu 5 phục vụ lô 06 - 01 đã được rút đi sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Theo Giáo sư Carl Thayer, trong năm 2020 : "Các tàu khảo sát của Trung Quốc sẽ không xin phép khi vào vùng nước mà Trung Quốc đòi chủ quyền. Điều này cho thấy là Trung Quốc đòi quyền đưa tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất cứ khi nào Trung Quốc muốn".

Vào khi quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh căng thẳng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng khẳng định Trung Quốc có chủ quyền đối với toàn bộ vùng nước ở Bãi Tư Chính. Trung Quốc coi vùng nước này thuộc khu vực quần đảo Trường Sa mà nước này đòi chủ quyền toàn bộ.

"Kể từ tháng 5 năm nay, phía Việt Nam đã đơn phương thực hiện việc khoan tìm khí đốt ở vùng nước ở Wan'an Tan (Bãi Tư Chính) của Trung Quốc, điều này đã vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích của Trung Quốc. Nó cũng vi phạm thỏa thuận song phương về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết các vấn đề trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, điều 5 của Tuyên bố chung của các bên ở Biển Đông (DOC), và các điều khoản liên quan trong UNCLOS (Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc). Việt Nam nên ngay lập tức dừng các hoạt động vi phạm đơn phương để lập lại sự yên tĩnh tại vùng nước liên quan", ông Cảnh Sảng phát biểu trước các phóng viên ở Bắc Kinh hôm 18/9.

Giáo sư Carl Thayer, trong bài viết của mình hôm 16/9 cũng nhận định, Trung Quốc sẽ tiếp tục huy động sự có mặt thường xuyên của các tàu chiến, hải cảnh, dân binh và tàu cá ở khu vực Biển Đông.

"Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện những tuần tra khẳng định chủ quyền tại những vùng nước mà đường đứt khúc 9 đoạn đi qua chồng lên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển", giáo sư Carl Thayer viết.

Đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc đòi chủ quyền đến khoảng 90% diện tích khu vực Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo đang tranh chấp với các nước là Hoàng Sa và Trường Sa. Tòa Trọng tài Quốc tế ở The Hague, trong một phán quyết vào năm 2016, đã bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc này. Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận phán quyết của tòa.

Không những thế, Giáo sư Carl Thayer cũng nhận định, trong năm 2020, Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục "quân sự hóa các đảo nhân tạo theo từng bước một, tiến hành nhữn cải tiến về chất lượng đối với các hệ thống vũ khí (trên các đảo)".

Từ khoảng cuối năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành xây lấp các đảo nhân tạo ở Biển Đông và triển khai vũ khí ra các đảo này, bất chấp phản đối của quốc tế.

Theo đánh giá của chuyên gia Greg Poling, Giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải (AMTI), việc xây lấp các đảo nhân tạo đã giúp Trung Quốc gây sức ép lên các nước khác và duy trì sự hiện diện của các tàu nước này tại các vùng biển xa.

"Việc xây dựng các cơ sở quân sự ở Trường Sa đã cho phép Bắc Kinh có thể triển khai tàu. Họ có thể triển khai tàu hải cảnh và thậm chí tàu dân quân biển đến các nơi và thường trực ở đó 24 giờ một ngày, 7 ngày một tuần trong toàn bộ khu vực nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn. Họ có thể liên tục gây sách nhiễu theo cách mà họ đã không thể làm được vào năm 2015".

Trong năm 2020, Trung Quốc được cho là cũng sẽ thúc đẩy việc hoàn tất các vòng tham vấn về Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC). Bắc Kinh trước đó đã đưa ra một khung thời gian để hoàn thành các vòng tham vấn này vào năm 2021.

Theo đánh giá của Giáo sư Carl Thayer, việc Bắc Kinh hối thúc các nước ASEAN hoàn tất các vòng tham vấn COC là khiến "các nước ASEAN sẽ có ít thời gian để mặc cả với Trung Quốc về các vấn đề còn tranh cãi như phạm vi địa lý, liệu COC có tính ràng buộc về pháp lý hay không, các tranh chấp sẽ được giải quyết thế nào, và việc giải quyết các tranh chấp sẽ được thực hiện ra sao, và vai trò của các bên thứ ba".

Trong đề nghị về COC, Bắc Kinh cũng muốn loại bỏ việc tham gia khai thác dầu khí của các công ty ngoài khu vực tại Biển Đông.

Năm 2020, Việt Nam sẽ là Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Đây được cho là cơ hội nhưng cũng là một thách thức đối với Việt Nam. Năm 2010, khi là Chủ tịch luân phiên của ASEAN, Hà Nội đã thành công trong việc khiến Mỹ lên tiếng khẳng định quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông ngay tại diễn đàn ASEAN. Lần này, theo Giáo sư Carl Thayer, Hà Nội có cơ hội tham vấn với các thành viên ASEAN, định hình nghị trình và kết quả các cuộc gặp của ASEAN và đưa ra tuyên bố của quốc gia chủ tịch. Mặc dù vậy thách thức cho Việt Nam là nguyên tắc đồng thuận của ASEAN trong mọi vấn đề. Đây cũng cũng chính là nguyên tắc khiến ASEAN có lúc đã không thể đưa ra được các tuyên bố chung, nhất là khi nói đến các hành động lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông.

Nguồn : RFA tiếng Việt, 23/12/2019

Published in Diễn đàn

Nhiều người vẫn hy vọng rằng, với vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020, Việt Nam sẽ có cơ hội để thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN để từ đó, có một tiếng nói mạnh mẽ hơn trong vấn đề Biển Đông cũng như tìm kiếm sự bình ổn cho khu vực.

bd1

Trong năm 2020, Bắc Kinh sẽ vẫn thị uy sức mạnh để khẳng định ưu thế của nuớc này ở Biển Đông ?

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc thiếu một định chế chung khiến ASEAN khó có tiếng nói mạnh mẽ trên trường quốc tế.

Điều này sẽ khiến cho Việt Nam khó làm được gì nhiều, với cương vị Chủ tịch ASEAN và cũng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc trong năm 2020.

Tuy ASEAN bị chia rẽ nhưng Việt Nam 'vẫn có cơ hội'

Tại một cuộc hội thảo Chiến lược và pháp luật trong tranh chấp Biển Đông, do nhóm nghiên cứu An ninh hàng hải, thuộc Học viện Quốc phòng Úc (Canberra) tổ chức, hồi tháng 11/2019, một nghiên cứu đã phân tích sự khác biệt trong cách tiếp cận của các bên liên quan trong các quốc gia ASEAN về Biển Đông.

Theo đó, Philippines từng bước thực hiện các thỏa thuận phát triển chung với Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều này sẽ phải đối mặt với những khó khăn đáng kể trong một quốc gia có cả những ràng buộc về chính trị nội bộ lẫn các ràng buộc tiềm năng về hiến pháp.

Trong khi đó, Malaysia lại có một cách tiếp cận khác, hạ thấp bất đồng và tranh chấp với Trung Quốc. Ưu tiên hàng đầu của Malaysia là thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Còn hiện tại, giữa Indonesia và Trung Quốc chưa có tranh chấp gay gắt, dẫu một trong những đường chín đoạn của Trung Quốc đang cắt vào biển Natuna của Indonesia.

Như vậy, theo phân tích tại hội thảo nói trên mà Phó Giáo sư Douglas Guilfoyle gửi tóm tắt cho BBC News Tiếng Việt, xét ra Việt Nam vẫn là quốc gia chịu áp lực lớn nhất, đặc biệt là sau khi tàu Hải Dương địa chất 8 củaTrung Quốc tiến hành khảo sát ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Sự chia rẽ ngay trong nội bộ các nước ASEAN cũng là một thách thức với Việt Nam trong vai trò chủ tịch, theo Giáo sư Carl Thayer (Đại học News South Wales, Canberra), trong bài phân tích đăng trên Facebook cá nhân.

Tuy nhiên, ông cũng viết thêm rằng, Việt Nam còn có một thách thức khác là nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Thư ký ASEAN và bộ máy giúp việc.

Theo Giáo sư Thayer, một trong những việc đầu tiên mà Việt Nam sẽ phải đối mặt vào năm tới là củng cố sự đồng thuận của ASEAN với lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tham gia Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và Hoa Kỳ tại Washington vào đầu năm 2020.

Trả lời phỏng vấn BBC News Tiếng Việt hôm 19/12, Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean, nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học Kỹ thuật Nanyang, ở Singapore, nhìn nhận rằng, tuy ASEAN luôn bị chia rẽ nhưng Việt Nam vẫn có thể tận dụng cơ hội là Chủ tịch của tổ chức này để tạo ảnh hưởng nhằm định hình chung quan điểm cho khối.

Ông nói : "ASEAN bị chia rẽ như lâu nay vẫn vậy. Tuy nhiên, Việt Nam có thể tạo ảnh hưởng bằng cách sử dụng các quyền ưu tiên của mình với tư cách là chủ tịch ASEAN để định hình các tiếng nói chung và thậm chí có thể đưa ra các sáng kiến khi cần thiết. Ảnh hưởng đó không phải là để nhắm tới các quốc gia thành viên ASEAN khác, quan trọng hơn là để ứng phó với Trung Quốc hoặc nhằm định hình thái độ của nước này khi đề cập đến vấn đề biển Đông".

Trong một bài viết gần đây đăng trên East Asia Forum, Tiến sĩ Collin Koh Swee Lean đưa ra một ví dụ, đó là việc tại Hội nghị quan chức cấp cao ASEAN- Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM-DOC) lần thứ 18 tại Đà Lạt hồi tháng 10/2019, Hà Nội đã tố Trung Quốc cản trở các hoạt động khai thác dầu khí của nước này trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Biển Đông.

Điều này có thể đã gây áp lực lên các nước thành viên ASEAN, vốn không muốn thấy tiến trình thảo luận COC bị cản trở. Từ đó, có thể đã ảnh hưởng đến quyết định của Trung Quốc rút tàu khảo sát Hải Dương Đại chất 8.

Theo Tiến sĩ Collin, diễn tiến nói trên là sự nhắc nhở về cách Hà Nội có thể tận dụng vị trí mới Chủ tịch ASEAN của mình để vượt qua những trở ngại trong tiến trình đàm phán COC.

bd2

Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc đem lại cả sự bất lợi lẫn cơ hội cho các quốc gia Đông Nam Á.

Tiến sĩ Collin lý giải rằng, các quốc gia khác trong khối ASEAN cũng có thể có kỳ vọng như vậy về COC ; từ đó, sẽ gián tiếp tạo áp lực với Bắc Kinh.

"Có khả năng Trung Quốc có thể cố gắng không ở vào thế đối kháng với Việt Nam, trừ khi họ muốn quá trình đàm phán COC dẫn đến kết quả tồi tệ như những gì từng xảy ra tại Đà Lạt hồi tháng 10/2019", ông viết.

Tiến sĩ Colllin cũng cho rằng, sự kiện Bãi Tư chính diễn ra năm 2019 này cho thấy, Trung Quốc không ngần ngại trong việc vừa sử dụng vũ lực để tranh giành lợi ích của mình ở Biển Đông nhưng đồng thời cũng tham gia vào các cuộc đàm phán.

Trong năm 2020, Trung Quốc sẽ dịu hơn trong ứng xử ở Biển Đông do nước này phải bận tâm tới các vấn đề trong nước, từ suy thoái kinh tế do cuộc thương chiến với Hoa Kỳ, đến tình hình ở Hong Kong.

Tuy nhiên, ông cho rằng, Bắc Kinh sẽ không hoàn toàn từ bỏ việc sử dụng sức mạnh để ép buộc các nước nhằm giành phần thắng về mình.

Tìm cơ hội trong rủi ro

Ian Storey, một chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Đông Á của Singapore, từng nhận định rằng, Biển Đông sẽ là nơi mà trong nay mai các nước lớn đọ sức với nhau.

Bên cạnh tham vọng của Trung Quốc, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ ắt hẳn cũng sẽ có những tác động đến giải quyết căng thẳng ở Biển Đông và sự ổn định trong khu vực.

Tiến sĩ Collin cũng cho rằng, tất nhiên, cạnh tranh Trung-Mỹ mang theo những rủi ro liên quan đến cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc và điều đó có thể làm suy yếu hòa bình và ổn định của khu vực Đông Nam Á.

Việc Đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, gần đây nói rõ rằng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông để bảo vệ quyền tự do hàng hải, theo Tiến sĩ Collin, là lời nhắc nhở đến Trung Quốc và ASEAN rằng, quyền tự do hải hành không nên bị xâm phạm trong COC.

Bởi vậy, Tiến sĩ Collin cho rằng, bất chấp những căng thẳng do cuộc chiến thương mại đang diễn ra, hay những bất đồng liên quan đến công nghệ 5G, vấn đề Tân Cương và Hong Kong, nói chung, Bắc Kinh và Washington vẫn duy trì mối quan hệ quân sự ổn định. Và hai bên có khả năng duy trì thế ổn định này trong năm 2020 sắp tới.

"Tuy nhiên, tôi cho rằng, chúng ta không nên quá lo lắng về những rủi ro đó, bởi có một điều đó rõ ràng là cả Trung Quốc và Mỹ đều không muốn leo thang căng thẳng. Họ có thể sẽ cố gắng để quản lý sự cạnh tranh của họ trong một ngưỡng chấp nhận được", ông nhấn mạnh.

Hơn nữa, cũng theo Tiến sĩ Colllin, tác động của cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng không hẳn là bất lợi.

"Sự cạnh tranh này có thể có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á, những nước đang cố gắng tìm thế cân bằng trong cuộc cạnh tranh giữa hai cường quốc, đứng ngoài tầm ngắm của cuộc đối đấu một cách tốt nhất có thể, trong khi vẫn giành được nhiều lợi lộc từ cả hai bên".

Về việc vậy cụ thể Việt Nam nên làm gì để bảo đảm rằng tiến trình giải quyết các căng thẳng ở Biển Đông trong năm 2020 cũng như vào các năm sau sẽ tương thích với lợi ích của nước này, Tiến sĩ Collin nhấn mạnh rằng, Việt Nam hoàn toàn có thể sử dụng vai trò Chủ tịch ASEAN của nước này để thúc đẩy việc thông qua các điều khoản mà nước này đề xuất trong văn bản đàm phán dự thảo COC duy nhất.

Trong văn bản này, Việt Nam đã đưa ra các đề xuất toàn diện và chi tiết nhất, nhất là trong việc đưa ra các biện pháp xây dựng lòng tin và an ninh tại Biển Đông, theo Tiến sĩ Collin.

bd3

Việt Nam tiếp nhận vai trò Chủ tịch ASEAN tại Thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok.

Giáo sư Carl Thayer thì phân tích những gì mà theo ông Việt Nam có thể làm trong cương vị Chủ tịch ASEAN cũng như thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

"Việt Nam nên hợp tác chặt chẽ với Philippines vì đây là điều phối viên quốc gia ASEAN về quan hệ với Trung Quốc cho đến năm 2021. Và Bắc Kinh cũng đã phát đi tín hiệu rằng, họ sẽ hợp tác chặt chẽ với Manila…"..

Đồng thời, Việt Nam cũng có thể sử dụng vai trò là Chủ tịch ASEAN vào năm 2020 để thúc đẩy các biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy Cộng đồng An ninh Chính trị ASEAN ; chủ động định hình kết quả của các diễn đàn, hội nghị của khu vực và quan trọng nhất là Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

"Hội nghị thượng đỉnh Đông Á rất có thể sẽ được tổ chức sau cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 2/ 11. Việt Nam sẽ phải tìm hiểu xem nếu Tổng thống Trump tái cứ, liệu có thể mời ông đến dự được không. Còn nếu ông thất cử, tân tổng thống Hoa Kỳ sẽ nhậm chức vào tháng 1/2021, khi Brunei thay thế Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN", Giáo sư Thayer viết.

Nguồn : BBC tiếng Việt, 23/12/2019

Published in Diễn đàn

Trung Quốc phản đối Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng (RFI, 17/12/2019)

Trung Quốc yêu cầu Liên Hiệp Quốc không nghiên cứu hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng của Malaysia theo Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

bd1

Ảnh minh họa : Tàu tuần tra của hải quân Hoàng gia Malaysia gần đảo Langkawi, ngày 14/05/2015. AFP PHOTO / MANAN VATSYAYANA

Theo trang South China Morning Post ngày 17/12/2019, Bắc Kinh khẳng định yêu cầu của Kuala Lumpur "vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, các quyền và quyền tài phán" của Trung Quốc.

Trong thư gửi đến tổng thư ký Antonio Guterres vào tuần trước, phái đoàn thường trực của Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc khẳng định "Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và một vùng tiếp giáp lãnh hải căn cứ vào các đảo (của nước này) ở Biển Đông (Nanhai Zhudao) ; vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa". Vì vậy, Bắc Kinh "nghiêm túc yêu cầu Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) không xem xét hồ sơ của Malaysia".

Mặt khác, ngày 16/12, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng cho biết đã gửi công hàm đến Malaysia khẳng định Kuala Lumpur đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm "các tiêu chuẩn về quan hệ quốc tế".

Tuy nhiên, phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016 không thừa nhận các đòi hỏi chủ quyền theo yêu sách "đường 9 đoạn" của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông dựa trên những đảo nhân tạo mà nước này kiểm soát.

Việt Nam hy vọng Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông trong năm 2020

Trong một bài phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng "hy vọng trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch luân phiên ASEAN, Trung Quốc sẽ tỏ ra kiềm chế và hạn chế các hành động" ở Biển Đông.

Theo ông Dũng, "những việc Trung Quốc đã làm rất đáng báo động và phần nào đó đe dọa không chỉ mỗi Việt Nam mà cả nhiều nước khác trong tương lai".

Thu Hằng

*******************

Bắc Kinh thúc giục Liên Hiệp Quốc không xem xét đệ trình về thềm lục địa mở rộng của Malaysia (RFA, 17/12/2019)

Trung Quốc vừa chính thức lên tiếng yêu cầu Liên Hiệp Quốc không xem xét hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông mà Malaysia mới nộp hôm 12/12, trang tin South China Morning Post loan tin này hôm 17/12.

bd2

Bản đồ một phần khu vực Biển Đông nơi Malaysia đăng ký phần thềm lục địa mở rộng Courtesy of Twitter Greg Poling

Phái đoàn thường trực của Trung Quốc ở Liên Hiệp Quốc đã gửi một thông báo ngoại giao cho Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hồi tuần trước, thúc giục Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) của UN không xem xét hồ sơ của Malaysia.

Thông báo có đoạn viết : "Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải căn cứ theo các đảo ở Biển Đông ; Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông".

Trung Quốc cho rằng việc Malaysia đệ trình hồ sơ này đã "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, quyền chủ quyền và quyền tài phán (của Trung Quốc) ở Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/12 cũng cho biết nước này đã chính thức gửi phản đối tới phía Malaysia và cho rằng Malaysia đã vi phạm các nguyên tắc quan hệ quốc tế.

Hồ sơ đệ trình mới của Malaysia bao gồm phần thềm lục địa nằm bên ngoài vùng 200 hải lý ở phía bắc khu vực Biển Đông.

Hồi tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam cũng đã đệ trình một hồ sơ về phần thềm lục địa của hai nước ở phía nam Biển Đông lên UN, và cũng gặp phải sự phản đối của Bắc Kinh.

Bắc Kinh đòi chủ quyền toàn bộ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời cho rằng các quần đảo này có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Vì vậy, Bắc Kinh cho rằng thềm lục địa mở rộng mà Malaysia đăng ký đã chồng lấn lên vùng 200 hải lý quanh các quần đảo này.

Trong phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế hồi năm 2016, các quần đảo này không thể có vùng đặc quyền kinh tế.

Published in Châu Á

Trung Quốc tính lập nhóm tác chiến gồm hai tàu sân bay, đe dọa Đài Loan, Biển Đông ? (VOA, 19/12/2019)

Tàu sân bay mới ca Trung Quc, tàu Sơn Đông, có th kết hp vi chiếc Liêu Ninh, tàu sân bay đu tiên ca Trung Quc, hình thành một đi tàu sân bay tác chiến s ct đt đường tiếp cn ca các tàu quân s nước ngoài và cô lp đo Đài Loan.

tau1

Tàu sân bay đầu tiên sn xut ni đa ca Trung Quc ri cng Đi Liên trong chuyến chy th ngày 14/11/2019. Reuters/Stringer

Tạp chí quân s Naval and Merchant Ship có tr s Bc Kinh viết rng thay vì chiến đu đơn đc, tàu Sơn Đông s hp tác vi tàu Liêu Ninh để to ra mt nhóm tác chiến hùng mnh hơn hu ngăn chn các tàu M và Nht tiếp cn đo Đài Loan, khi các tàu này ti h tr các lc lượng đòi đc lp.

Tạp chí này còn nói rng các chiến đu cơ ca nhóm tàu tác chiến mi còn có nhim v ngăn, không cho các máy bay thả bom tm xa ca M ct cánh lên t căn c không quân trên đo Guam. Mc đích là đ chn máy bay M tn công các đi hình vn ti đ b ca Quân đi Gii Phóng Nhân dân Trung Quc và tàu ngm Trung Quc.

Chuyên gia quân sự Bc Kinh Zhou Chenming đng ý, nói rng nhóm tàu tác chiến s là mt "tm khiên đ ln hơn", cho phép Trung Quc cn đường bt kỳ hm đi nước ngoài nào có ý đnh can thip vào tình hình Đài Loan.

Ông Zhou nói : "Kết hp vi nhau, hai tàu sân bay có thể trin khai gn 30 chiến đu cơ J-15, tn công bt c máy bay chiến đu nào t các nhóm tàu tác chiến M".

Nhưng chuyên gia này nói thêm rng nhóm tàu tác chiến sân bay hoàn toàn là mt đi hình tác chiến có tính cách phòng v - và không đ mnh đ tn công các quc gia khác trong khu vc, đc bit khi đi đu vi các nhóm tàu sân bay tác chiến M.

Ông Zhou nói Bắc Kinh coi Đài Loan là mt trong các "li ích ct lõi" ca Trung Quc và s không t bt c c gng nào đ duy trì tính toàn vn lãnh thổ, nếu Đài Loan tuyên b đc lp.

Một bài báo đăng trên t The Japan Times cũng nói v Sơn Đông, tàu sân bay đu tiên được Trung Quc sn xut trong nước, nói rng tàu này s là mt thách thc đi vi các tàu M, Nht và đi vi Đài Loan, ch không chỉ là mt biu tượng ca uy tín và sc mnh mi ca Trung Quc.

Ngoài Đài Loan, Tàu Sơn Đông còn tp trung vào các vùng bin đang trong vòng tranh chp Bin Đông, theo mt bài bình lun ti lên trang mng xã hi có liên h vi t báo Nhân dân ca Đảng cộng sản Trung Quc hôm th Tư 18/12.

Bài viết có đon : "Nhóm máy bay chiến đu do tàu Sơn Đông dn đu có th được trin khai ti Bin Đông. Có phn chc nhóm tác chiến này có th trc din vi các tàu quân s nước ngoài", theo bài viết, "Tàu Sơn Đông đã được thiết kế đ chế ng c vùng bin ln vùng tri".

Nhà bình luận quân sự đến t Hng Kông Song Zhongping nói nhóm tác chiến gm hai tàu sân bay còn giúp cho Quân đi Gii Phóng Nhân dân Trung Quc chiếm được ưu thế quân s trên Bin Đông, nơi mà mt s nước đang tranh giành ch quyn vi Trung Quc, gm có Vit Nam, Philippines, Malaysia, Myanmar và Đài Loan.

******************

Việt Nam hy vọng Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông trong năm 2020 (RFA, 17/12/2019)

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng mới đây lên tiếng bày tỏ hy vọng của Việt Nam rằng trong năm 2020 Trung Quốc sẽ kiềm chế không có các hành động vi phạm ở Biển Đông như năm 2019.

biendong4

Tàu sân bay tự đóng có tên Sơn Đông của Trung Quốc ở cảng Đại Liên hôm 13/5/2018 - AFP

Theo Reuters, ông Dũng phát biểu điều này tại một buổi thuyết giảng ở Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore.

Trong nhiều tuần từ giữa tháng 6 đến khoảng cuối tháng 10 năm nay, Trung Quốc đã điều hàng chục tàu hải cảnh, dân binh và tàu khảo sát vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp những phản đối của Việt Nam và lên án của quốc tế.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nói "những gì mà Trung Quốc làm là rất đáng báo động và cũng là một dạng đe dọa không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả với các quốc gia khác, những nước nhìn thấy khả năng bị đe dọa trong tương lai”.

Ông Dũng nói, trong vai trò là Chủ tịch luân phiên của ASEAN 2020, Việt Nam hy vọng Trung Quốc sẽ kiềm chế các hành động của mình.

Trung Quốc là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông với đường đứt khúc 9 đoạn nước này tự vẽ ra trên biển.

Ngoài Trung Quốc, một số nước ASEAN khác bao gồm Việt Nam cũng đòi chủ quyền ở khu vực này. Tuy nhiên trong các tuyên bố chung của mình, ASEAN từ trước đến nay chưa bao giờ chỉ đích danh Trung Quốc là người leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nói rằng không phải các nước ASEAN ủng hộ các hành động của Trung Quốc mà chỉ là các nước phản đối theo các cách khác nhau.

Cũng tin liên quan, Trung Quốc hôm 17/12 đã bàn giao tàu sân bay thứ nhì của nước này cho hải quân trong một buổi lễ có sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình ở tỉnh Hải Nam.

Tàu mới có tên Sơn Đông là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự đóng.

Chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc là tàu Liêu Ninh, được bàn giao vào năm 2012. Tàu Liêu Ninh do Liên Xô đóng và được Trung Quốc mua lại từ Ukraina hồi năm 1998. Tàu sau đó được chuyển về cảng Đại Liên và tân trang lại.

Truyền hình Trung Quốc (CCTV) hôm 17/12 tường thuật buổi lễ bàn giao tàu Sơn Đông cho biết, tham dự buổi lễ có các quan chức thuộc Bộ tư lệnh Quân khu miền Nam, là đơn vị trực tiếp giám sát tình hình Biển Đông.

Tàu Sơn Đông, trước đó được đặt ký hiệu là 001A, đã thực hiện những chuyến chạy thử và tập dượt ở eo biển Đài Loan, rồi sau đó ra khu vực Biển Đông hồi tháng trước.

Tàu Sơn Đông có khả năng chứa tới 36 chiếc máy bay chiến đấu J-15, trong khi tàu Liêu Ninh chỉ có sức chứa là 24 chiếc.

*******************

Tàu sân bay Sơn Đông do Trung Quốc chế tạo chính thức đi vào hoạt động (VOA, 17/12/2019)

Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quc chế to trong nước có tên là Sơn Đông (Shandong) đã được chuyn giao cho hi quân hôm 17/12, hãng tin Reuters dn truyn thông nhà nước Trung Quc loan tin.

biendong1

Tàu sân bay đầu tiên do Trung Quc chế to trong nước có tên là Sơn Đông (Shandong) đã được chuyn giao cho hi quân hôm 17/12.

Chiếc hàng không mu hm đã được Ch tch Tp Cn Bình chính thc lp biên chế ti thành ph Tam Á, tnh Hi Nam vào hôm 17/12, theo trang South China Morning Post.

Việc tàu sân bay Sơn Đông được đưa vào hot đng là mt ct mc quan trng trong n lc xây dựng sc mnh hi quân ca Trung Quc, điu mà các nước láng ging và M vn theo dõi vi ánh mt hoài nghi.

Đài truyền hình nhà nước CCTV cho hay bui l khánh thành có s tham d ca các quan chc t B Tư lnh Tác chiến Min Nam ca Quân đi Gii Phóng Nhân dân Trung Quốc, cơ quan giám sát khu vc Bin Đông đy nhy cm và mang tính chiến lược.

Ông Tập ch trì l duyt binh danh d và gp g các nhân viên phc v trên tàu chiến. Các quan chc cp cao khác, bao gm Phó Th tướng Lưu Hc (Liu He); ông Đinh Tiết Tường (Xu Xuexiang), Chánh văn phòng Ch tch Tp Cn Bình; ông Hà Lp Phong (He Lifeng), nhà hoch đnh kinh tế hàng đu ca Trung Quc; ông Lý Tác Thành (Li Zuocheng), Tng tham mưu trưởng quân đi Trung Quc, cũng có mt ti bui l.

Vào tháng trước, con tàu trước đây được gi là tàu Type 001A, đã đi qua eo bin Đài Loan ‘đ thc hin các th nghim khoa hc và đào to’ và sau đó hướng ra Bin Đông.

Tàu sân bay Sơn Đông trước đây d kiến được đưa vào vn hành chính thc vào tháng 4 va ri. Nhưng giai đoạn th nghim ca nó mt nhiu thi gian hơn so vi d tính, khiến mt s nhà quan sát quân s nghĩ rng con tàu đã gp s c k thut, theo the South China Morning Post.

Tàu sân bay Sơn Đông đã bt đu chy th nghim trên bin đu tiên vào tháng 5/2018.

Năm 2012, tàu sân bay đầu tiên ca Trung Quc có tên là Liêu Ninh, đã đi vào hot đng sau khi được trang b thêm và hoàn thành các th nghim trên bin.

**************

Máy bay chiến đấu Trung Quốc diễn tập trinh sát trên Biển Đông (VOA, 17/12/2019)

Global Times, tức Hoàn Cu Thi báo, cơ quan ngôn lun ca Đng Cng sn Trung Quc, cho biết mt đơn v không hi quân thuc B Tư lnh Tác chiến Min Nam ca Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc đã hoàn tt mt cuc din tp trinh sát cnh báo sm dài ngày, trong đó những người tham gia xác đnh được hơn 10 loi tín hiu vô tuyến ca ‘k thù’.

biendong2

liu : Chiến đu cơ SU-27 ca Trung Quc. nh chp ngày 114/2014. (Japan Defense Ministry)

Ông Yan Liang, Tư lnh ca mt sư đoàn xác đnh các cuc tp trn cnh báo sm đã được tiến hành hi năm ngoái, Ông nói :

"Khác với cuc din tâp năm ngoái, cuc tập trn năm nay có thi gian dài hơn nhiu, và được đt vào v thế tác chiến ngay t đu, đng thi tp trung hun luyn vào ban đêm.

Global Times nói rằng các cuc tp trn như thế này liên tc thách thc các gii hn ca nhân lc và trang thiết b, đng thời nâng cao kh năng chiến đu ca quân đi Trung Quc trong các tình hung khn cp.

Cuộc tp trn được t chc t gia tháng 11 và có s tham gia ca hai nhóm máy bay chiến đu. Trong cuc tp trn, nhóm máy bay chiến đu th nht chia s tin tình báo với nhóm chiến đu cơ th hai, sau đó nhóm nhn tin tình báo được phái đi tìm kiếm và thu thp thông tin v mt nhóm mc tiêu trên bin, theo bn tin.

Một sĩ quan giu tên t cùng mt sư đoàn cho biết, không quân Trung Quc đã chuyn đi cách tiếp cn ca h, t th đng sang ch đng. Ông này nói rng hin nay "hai ch được dùng thường xuyên nht trong các cuc din tp ca chúng tôi là ‘khó khăn’ và ‘tình báo’. Chúng tôi đã lên kế hoch chi tiết đ tránh nhng ri ro và nguy him trong mi cuc tp trn.

Theo ông Zhou Chenming, một chuyên gia quân s có tr s ti Bc Kinh thì cuc tp trn ln này trái ngược hn vi các cuc tp trn trước đó, khi máy bay chiến đu được thông báo trước v các ‘đi th’ và nhng him nguy mà h có th gp phi.

Ông Zhou nói đây là một trong nhng thay đi cn thiết đi vi không quân Trung Quc, vn đã hoàn thành giai đon hin đi hóa ban đu, đòi hi phi tăng cường kh năng chiến đu trong tình hung đi đu gn ging vi thc tế, theo ông.

Bộ Tư lnh Tác chiến Min Nam ca Quân đi Gii phóng Nhân dân Trung Quc ch yếu hot đng Bin Đông.

Hoa Kỳ đã thực hin ít nht 85 cuc tp trn quân s chung vi các đng minh khu vc n Đ - Thái Bình Dương trong năm 2019 gia lúc Washington đang tìm cách chng tr s tri dy ca Bc Kinh, đc bit Bin Đông, theo Sáng kiến Tình hình Chiến lược Bin Đông, mt think-tank thuc Đi hc Bc Kinh.

Tổ chc tư vn chiến lược và chính sách này nhận đnh :

"Thông qua các cuộc tp trn đó, Hoa Kỳ đang tăng cường kh năng tương tác vi các quc gia khác và tăng cường s hin din quân s đ kim chế s tri dy ca Trung Quc trong tư cách mt cường quc hàng hi"

Vẫn theo think-tank của Trung Quc thì trong thi gian sp ti, có kh năng Hoa Kỳ s t chc thêm nhiu cuc tp trn đ nâng cáo các kh năng chiến đu ct lõi nhm đi phó vi điu mà h tin là nhng mi đe da đi vi an ninh khu vc."

******************

Biển Đông : Bắc Kinh tập trận không quân sẵn sàng trước "đụng độ bất ngờ" (RFI, 16/12/2019)

Quân đội Trung Quốc nâng cấp tập trận để sẵn sàng đối phó với "đụng độ bất ngờ" tại Biển Đông với Mỹ và đồng minh. Trên đây là thông tin báo chí Hồng Kông loan tải hôm nay, 16/12/2019.

biendong3

Bức ảnh được chụp vào ngày 02/01/2017 cho thấy các máy bay chiến đấu J-15 của Trung Quốc được phóng từ tàu sân bay Liêu Ninh trong các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông. STR / AFP (Ảnh minh họa)

Báo Hồng Kông South China Morning Post dẫn lại bản báo cáo, được đăng tải trên nhật báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hôm qua 15/12, theo đó, một cuộc tập trận đặc biệt đã được tiến hành vào giữa tháng 11/2019. Hai đơn vị không quân chiến đấu trên biển thuộc Chiến Khu Miền Nam Trung Quốc tham gia vào cuộc tập trận này.

Theo chỉ huy của một trong hai đơn vị tham gia tập trận, thì khác hẳn với cuộc tập trận hồi năm ngoái, đợt tập trận diễn ra vào ban đêm này, đặt các quân nhân vào trạng thái chuẩn bị "giáp trận ngay từ đầu", thời gian tập trận "kéo dài hơn nhiều". Tình huống này đẩy xa hơn giới hạn tâm lý của các binh sĩ, nâng cao khả năng sẵn sàng. Trong bài tập hồi tháng trước, các quân nhân Trung Quốc học cách định dạng hơn 10 loại tín hiệu radar của "kẻ địch".

Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhou Chenming, tại Bắc Kinh, được báo Trung Quốc trích lời, loại hình luyện tập này là cần thiết, vì cho phép các binh sĩ sẵn sàng đáp trả trước các tình huống đụng độ gần với chiến tranh thực sự.

South China Sea Strategic Situation Probing Initiative, một trung tâm tư vấn thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết trong năm 2019, Hoa Kỳ đã tiến hành ít nhất 85 cuộc tập trận với các đối tác tại khu vực. Nhờ các cuộc tập trận này, quân đội Mỹ tăng cường được khả năng phối hợp với các nước, củng cố năng lực ngăn chặn đà bành trướng quân sự của Trung Quốc. Năm tới, trung tâm tư vấn Đại học Bắc Kinh dự đoán Washington có thể tổ chức nhiều tập trận hơn để đối phó với các mối đe dọa làm bất ổn an ninh khu vực.

Căng thẳng đặc biệt gia tăng tại Biển Đông trong những tháng vừa qua, với việc Trung Quốc đưa tàu thăm dò, được tuần duyên hộ tống, vào khu vực thềm lục địa của Việt Nam, suốt ba tháng. Trước các hành động lấn lướt của Trung Quốc, Washington lên tiếng tố cáo Bắc Kinh leo thang căng thẳng, ngăn chặn Hà Nội khai thác dầu khí.

Không chỉ Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ đầu tháng này cũng thống nhất tập trận không quân chung lần đầu tiên, để đối phó với các đe dọa từ Trung Quốc.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Một trong những sự kiện đáng chú ý nhất trong thời sự Việt Nam năm 2019, đó là áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc đối với Việt Nam trên Biển Đông, thể hiện qua vụ Bắc Kinh đưa tàu khảo sát xâm nhập khu vực Bãi Tư Chính, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

vntq1

Tàu Trung Quốc dùng tốc độ cao, vây ép và đâm vào mạn phải tàu kiểm ngư Việt Nam - Ảnh minh họa

Trong khoảng thời gian từ ngày 04/07 đến 24/10/2019, Trung Quốc đã điều tàu Hải Dương Địa Chất 8 đến tiến hành 4 cuộc khảo sát địa chất trong vùng biển 200 hải lý của Việt Nam, có lúc tiến gần bờ biển tỉnh Phú Yên khoảng hơn 65 hải lý. Trong cùng thời gian đó, tàu Hải Cảnh 35111 của Trung Quốc quấy nhiễu hoạt động của giàn khoan Nhật Bản Hakyryu-5 do một công ty liên doanh Việt – Nga sử dụng tại Lô 06.01 nằm cách bờ biển Việt Nam 190 hải lý.

Đối với Hà Nội, rõ ràng đây là một mưu toan của Bắc Kinh nhằm biến "vùng biển không tranh chấp" thành "vùng biển tranh chấp", lấy cớ để ngăn chặn các nước ven bờ hợp tác với các công ty dầu khí quốc tế trong khu vực này.

Căng thẳng chỉ giảm bớt sau khi Trung Quốc cho rút tàu khảo sát của họ ra khỏi vùng biển Việt Nam hôm 23/10. Sau đó, vào cuối tháng 11, một phái đoàn do thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung dẫn đầu đã qua Bắc Kinh để thảo luận về những vấn đề quan hệ song phương, trong đó có Biển Đông. Bản thông cáo cho biết là phía Việt Nam đã "nêu rõ lập trường" của mình về Biển Đông, nhưng xác định rằng hai bên nhất trí "xử lý thỏa đáng các bất đồng" để duy trì ổn định trong khu vực. Bản thông cáo cũng không đề cập đến vụ Bãi Tư Chính.

Trong bài viết đề ngày 06/12/2019, đăng trên trang mạng East Asia Forum, ông Đỗ Thanh Hải, Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, nhận định về căng thẳng Biển Đông năm nay :

"Việt Nam chưa bao giờ loại trừ giải pháp quân sự để phòng thủ, nhưng rõ ràng dùng đến vũ lực có nghĩa là thất bại về ngoại giao. Mặc dù lực lượng quốc phòng đang trong tư thế sẳn sàng chiến đấu, nhưng chính sách của Hà Nội là tận dụng các biện pháp hòa bình. Các quan chức Việt Nam đã gởi hàng chục công hàm phản đối cho phía Trung Quốc. Trong khi các đối tác ASEAN im hơi lặng tiếng về mặt ngoại giao thì bộ Ngoại Giao Việt Nam đã ra 4 tuyên bố công khai lên án Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS".

Về đối sách của Việt Nam đối với Trung Quốc trong vụ Tư Chính, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Singapore nhận định :

"Nhiều người cho rằng trong trường hợp này, Việt Nam tương đối đã kềm chế và phản ứng có vẻ yếu ớt hơn rất nhiều so với vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014. Cũng đã có những chỉ trích nhất định đối với cách ứng xử của Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào phản ứng của hai bên và so sánh với năm 2014, chúng ta có thể hiểu được ít nhiều tại sao lần này Việt Nam lại hành xử như vậy và không có những phản ứng quyết liệt như vào 2014.

Trong trường hợp này, chúng ta có hai lựa chọn. Thứ nhất là điều các tàu Việt Nam ra ngăn chặn, cản trở các hành vi vi phạm của phía Trung Quốc, như trong trường hợp năm 2014. Thứ hai là dùng các biện pháp phản đối ngoại giao và kiên nhẫn chờ Trung Quốc rút tàu vì một lý do nào đó. Có lẻ Việt Nam đã cân nhắc thiệt hơn và cho rằng chọn phương án thứ hai thì hợp lý hơn, vì những lý do như sau :

Nếu sử dụng phương án thứ nhất thì sẽ đẩy căng thẳng lên cao và có thể dẫn tới các phản ứng tiêu cực, như các cuộc biểu tình, bạo loạn chống Trung Quốc năm 2014. Đây là điều Việt Nam rất muốn tránh.

Thứ hai là, trong trường hợp Việt Nam đưa các tàu ra đâm, va vào tàu của Trung Quốc, do tương quan lực lượng thì Việt Nam yếu hơn, số lượng tàu ít hơn, cho nên có thể gây ra các thiệt hại cho lực lượng Việt Nam, mà lại không nhất thiết dẫn đến các kết quả mà Việt Nam mong muốn.

Thứ ba, tôi nghĩ cũng là nguyên nhân quan trọng, đó là so với vụ Trung Quốc năm 2014 hạ đặt giàn khoan lên vùng biển của Việt Nam, trường hợp tàu khảo sát của Trung Quốc, mặc dù đi ra đi vào rất là ngang nhiên, trắng trợn, nhưng hành động khảo sát ấy không nghiêm trọng bằng việc hạ đặt giàn khoan, không tới mức mà Việt Nam phải hành động cứng rắn.

Như chúng ta đã thấy, sau hơn 3 tháng thì Trung Quốc đã rút tàu khảo sát và tình hình đã trở lại nguyên trạng như lúc trước khi xảy ra vụ việc. Mặc dù vậy, rất có nhiều khả năng là trong thời gian tới, phía Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động gây hấn, xâm phạm vùng biển Việt Nam. Việt Nam cũng phải suy nghĩ thêm những cách đối phó khác hiệu quả hơn những sự vi phạm trở lại của Trung Quốc đối với các vùng biển của Việt Nam".

Căng thẳng Việt Trung đã lên cao đến mức mà vào đầu tháng 11 vừa qua, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã tuyên bố, nếu các nỗ lực ngoại giao thất bại, chính phủ Việt Nam có thể sẽ sử dụng các cơ chế pháp lý quốc tế để ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây cũng là đòi hỏi của công luận Việt Nam trong những tháng qua. Thế nhưng, vì sao Hà Nội chưa đưa vấn đề ra trước tòa án quốc tế, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp giải thích :

"Lựa chọn về mặt pháp lý, tức là đưa Trung Quốc ra một tòa trọng tài quốc tế để phân xử vẫn là lựa chọn mà Việt Nam đang suy nghĩ, cân nhắc và tôi hiểu là cũng cần có một sự chuẩn bị nhất định. Tuy nhiên, trong vụ Tư Chính cũng như trong các vụ việc khác, Việt Nam vẫn kềm chế và chưa áp dụng biện pháp này.

Thứ nhất, kiện về vấn đề nào, kiện ở tòa án nào vẫn là vấn đề còn gây tranh cãi và có thể là chưa có sự đồng thuận trong phía Việt Nam để làm sao phương án này mang lại hiệu quả tối ưu cho Việt Nam, đồng thời giảm thiểu những hệ lụy về mặt chính trị, về mặt pháp lý mà Việt Nam có thể phải gánh chịu.

Thứ hai, biện pháp pháp lý, cho dù có thể mang lại chiến thắng cho Việt Nam, nhưng tác dụng thực tế có thể không như mong đợi. Chúng ta có thể nhìn vào vụ Philippines kiện Trung Quốc. Mặc dù Philippines thắng kiện, nhưng điều đó không mang lại tác dụng tích cực, tức thì cho phía Philippines và Trung Quốc vẫn tiến hành các vi phạm như chưa từng có phán quyết đó.

Trong trường hợp của Việt Nam cũng vậy, nếu Việt Nam thắng kiện thì chưa chắc đã đảo ngược được tình thế và Trung Quốc sẽ tiếp tục làm ngơ phán quyết đó và tiếp tục vi phạm các vùng biển của Việt Nam. Trong khi đó, nếu Việt Nam kiện Trung Quốc thì sẽ khiến quan hệ song phương xấu đi rất nhiều. Tôi nghĩ phía lãnh đạo Việt Nam chưa sẳn sàng chấp nhận rũi ro này, vì nó có thể gây ra nhiều hệ lụy, nhiều tác động mà có thể phía Việt Nam chưa lường trước được hoặc chưa sẳn sàng để đối phó.

Việt Nam vẫn tiếp tục cân nhắc hành động pháp lý, nhưng đang trì hoãn thời điểm để thực hiện biện pháp đó và có thể sử dụng trong bối cảnh tương lai, khi mà thời điểm đã chín mùi hoặc là khi mà Việt Nam không có lựa chọn nào khác khả dĩ hơn để đối phó với các vi phạm của Trung Quốc".

Sách trắng quốc phòng mới của Việt Nam được công bố vào tháng 11 cũng phản ánh mối lo ngại về nguy cơ Trung Quốc xâm lăng, như nhận định của chuyên gia phân tích cao cấp Lê Thu Hương, thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) trong một bài viết đăng trên trang mạng Foreign Policy ngày 06/12/2019.

Theo nhận xét của bà Lê Thu Hương, Sách trắng Quốc phòng đầu tiên từ 10 năm qua không nêu chi tiết về những thay đổi trong cơ cấu và tổ chức lực lượng quân sự Việt Nam và chỉ nói sơ qua về chi tiêu quân sự tính theo tỷ lệ trên GDP. Nhưng điều đáng quan tâm nhất đó là Sách trắng này nói rõ về bối cảnh chiến lược và chiến lược quốc gia để bảo vệ Tổ quốc.

Sách trắng Quốc phòng 2019 của Việt Nam nhấn mạnh tranh chấp Biển Đông là một những yếu tố đe dọa đến ổn định, hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Tuy vẫn tránh gọi đích danh bất cứ quốc gia nào, nhưng so với Sách trắng 2009, tài liệu mới nêu rõ :

"Những diễn biến mới trên Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương, áp đặt dựa trên sức mạnh, bất chấp luật pháp quốc tế và các hoạt động quân sự hoá, làm thay đổi nguyên trạng, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam theo luật pháp quốc tế, ảnh hưởng đến lợi ích của các quốc gia liên quan, đe dọa hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trong khu vực".

Chuyên gia Lê Thu Hương còn ghi nhận một điểm mới trong Sách trắng Quốc phòng 2019 : "Việt Nam không chấp nhận hợp tác quốc phòng dưới áp lực hoặc dưới những điều kiện áp đặt nào". Điều này có nghĩa là Việt Nam bác bỏ mọi quan hệ đối tác bất lợi cho mình và khẳng định quyền tự chủ trong quyết định về các mối quan hệ quốc phòng và về các lợi ích an ninh, nhưng vẫn để mở cửa cho các hợp tác thân thiện để bảo vệ biên giới trên biển cũng như trên bộ. Lập trường này ngầm bác bỏ lập trường của Trung Quốc về Biển Đông, vốn chỉ muốn giải quyết tranh chấp trên cơ sở song phương, không chấp nhận các giải pháp đa phương, cũng như sự can dự của một nước thứ ba, như Hoa Kỳ.

Việc Trung Quốc gia tăng áp lực lên Việt Nam càng khiến Hà Nội xích gần lại Washington, nhưng Việt Nam trong thời gian tới sẽ vẫn duy trì chính sách "ba không", theo nhận định của nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp :

"Theo tôi, Việt Nam vẫn kiên trì chính sách "ba không", như Sách trắng Quốc phòng 2019 vừa đề cập. Nhưng đó là về mặt chính thức, còn trên thực tế Việt Nam không để cho chính sách "ba không"ràng buộc, trói tay mình trong việc phát triển quan hệ hợp tác với các đối tác khác, để giúp Việt Nam có một ưu thế chiến lược tốt hơn trên Biển Đông và có thể cân bằng lại các sức ép của Trung Quốc. Chính vì vậy, trong thời gian qua, một mặt Việt Nam vẫn duy trì và tuyên truyền chính sách "ba không", mặt khác vẫn kiên trì mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác quốc phòng với một số cường quốc chủ chốt, có chung các lợi ích chiến lược với Việt Nam trên hồ sơ Biển Đông, đặc biệt là Hoa Kỳ và Nhật Bản.

Cả hai nước này đều đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc xây dựng năng lực hàng hải để giúp Việt Nam đối phó tốt hơn với Trung Quốc trên Biển Đông. Những nước này cũng hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trên mặt trận ngoại giao, cung cấp cho Việt Nam những sự hỗ trợ cần thiết khi Trung Quốc o ép Việt Nam trên Biển Đông.

Tôi nghĩ là trong thời gian tới, xu hướng này sẽ tiếp tục. Việt Nam sẽ cố gắng thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược với các cường quốc này, đặc biệt Nhật và Mỹ. Tuy nhiên, do Việt Nam vẫn muốn giữ sự cân bằng giữa Trung Quốc với Mỹ và các cường quốc khác, cũng như do các cam kết của Việt Nam với chính sách "ba không", mặc dù thúc đẩy quan hệ với các cường quốc, nhưng Việt Nam sẽ cố gắng thận trọng về tốc độ, cũng như phạm vi hợp tác, để làm sao vừa nâng cao vị trí chiến lược của mình, đặc biệt là trên Biển Đông, vừa bảo đảm là không bị Trung Quốc nhìn nhận là đã từ bỏ chính sách "ba không" hoặc chọn nghiêng về phía Mỹ và các đồng minh để chống lại Trung Quốc.

Đây sẽ là xu hướng tiếp diễn trong những năm tới và là một sự lựa chọn không hề đơn giản, sẽ có nhiều khó khăn, thử thách đối với Việt Nam trong thời gian tới".

Nhưng Hà Nội cũng ngày càng gặp khó khăn trong việc giữ thế cân bằng giữa hai siêu cường quốc đối địch, đó là nhận định của tờ Asia Times trong một bài viết đăng ngày 04/12/2019.

Lý do là vì, theo Asia Times, Trung Quốc rõ ràng là gây áp lực ngày càng mạnh để buộc Việt Nam từ bỏ các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, đồng thời ngưng thăm dò dầu khí tại các vùng đang tranh chấp. Nhưng đồng thời, Hoa Kỳ cũng phản ứng mạnh mẽ hơn trước những mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh ở khắp vùng Châu Á – Thái Bình Dương. Trong các Sách trắng quốc phòng do Lầu Năm Góc công bố, Trung Quốc ngày càng bị chỉ đích danh là kẻ thù của Mỹ.

Nếu Hà Nội không còn giữ tư thế trung lập và ngả theo Trung Quốc nhiều hơn thì họ gần như chắc chắn là sẽ phải từ bỏ một số yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, và đổi lại Bắc Kinh chắc là sẽ hứa gia tăng đầu tư và trao đổi mậu dịch với Việt Nam.

Cũng theo Asia Times, về mặt chính trị, ngả hoàn toàn theo Trung Quốc sẽ làm xấu đi hình ảnh của đảng đối với người dân, vốn có tinh thần chống Trung Quốc ngày càng mạnh. Chơi với Mỹ mất chế độ, chơi với Trung Quốc mất nước. Nhưng theo Asia Times, ngả hẳn theo Trung Quốc thật ra sẽ khiến chế độ cộng sản sụp đổ hơn là ngả hẳn theo Mỹ.

Tuy nhiên, Hà Nội chắc là vẫn nghi ngại không biết Hoa Kỳ có sẽ bảo vệ Việt Nam trong trường hợp xung đột vũ trang với Trung Quốc hay không. Nhiều người trong khu vực vẫn còn nhớ là vào năm 2012, Washington đã không có phản ứng gì khi Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough từ Philippines, một đồng minh đã ký hiệp định phòng thủ với Hoa Kỳ.

Nguồn : RFI tiếng Việt, 13/12/1019

Published in Diễn đàn

Biển Đông : Khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị phát hiện trên Đá Vành Khăn (RFI, 30/11/2019)

Bắc Kinh tiếp tục đẩy mạnh tiến trình quân sự hóa Biển Đông. Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày 28/11/2019, vệ tinh Israel vào trung tuần tháng 11 này, đã phát hiện một vật thể có hình dáng của một chiếc khinh khí cầu ngay bên trên Đá Vành Khăn, một trong 7 tiền đồn mà Trung Quốc đã xây dựng trên các thực thể mà họ chiếm đóng ở Trường Sa.

bd1

Đá Vành Khăn (Mischief Reef). Ảnh chụp từ vệ tinh của CSIS@CSIS>

Trong một tin Twitter đề ngày 24/11, công ty vệ tinh ImageSat International (ISI) của Israel đã đăng một ảnh chụp Đá Vành Khăn ngày 18/11/2019, cho thấy hình ảnh một vật thể giống như một chiếc khinh khí cầu màu trắng bên trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef), thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông của Việt Nam.

Đối với công ty Israel, ảnh vệ tinh này là "bằng chứng đầu tiên về một chiếc khinh khí cầu" đang hoạt động trong khu vực. Thông tin nêu rõ : "Lần đầu tiên một chiếc khinh khí cầu của Trung Quốc, có lẽ dùng để thu thập thông tin tình báo quân sự, đã được nhìn thấy trên Đá Vành Khăn. Việc sử dụng khinh khí cầu cho phép Trung Quốc theo dõi tình hình khu vực một cách liên tục".

Trước đó, tạp chí quốc phòng Hán Hòa (tên tiếng Anh là Kanwa Asian Defense) xuất bản tại Canada, đã tiết lộ rằng Bắc Kinh đã bắt đầu cho chế tạo hệ thống cảnh báo sớm bằng khinh khí cầu vào năm 2017.

Những "quả bóng bay" to lớn này được trang bị radar đặc biệt để phát hiện các mục tiêu bay thấp. Một khinh khí cầu thuộc diện tối tân có thể phát hiện các phương tiện di động cả trên không lẫn trên bộ, trong một phạm vi 300 km. Khinh khí cầu kết hợp với radar mặt đất, vệ tinh và phi cơ do thám cảnh báo sớm có thể tạo thành một mạng lưới giám sát toàn diện.

Theo tạp chí Hán Hòa, khinh khí cầu cảnh báo sớm đang được Trung Quốc triển khai ở một số điểm nóng, như biên giới Bắc Triều Tiên, eo biển Đài Loan.

Và bây giờ là ở Biển Đông. Theo South China Morning Post, khinh khí cầu có ưu điểm là có thể hoạt động trên không trong thời gian kéo dài, cung cấp một giải pháp cảnh báo sớm vừa rẻ vừa hiệu quả trong việc giám sát một khu vực rộng lớn, nhất là ở những nơi mà việc triển khai máy bay cảnh báo sớm khó khăn hơn.

Cách nay đúng 10 ngày, vào hôm thứ Tư 20/11/2019, Hải quân Mỹ đã cho tàu cận chiến duyên hải LCS 10 Gabrielle Giffords tiến vào tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của Đá Vành Khăn. Rất có thể là sự hiện diện của khinh khí cầu do thám Trung Quốc bên trên thực thể này đã bị Mỹ phát hiện, nhưng không công bố.

Trọng Nghĩa

******************

Việt Nam-Trung Quốc đàm phán về biên giới lãnh thổ (VOA, 28/11/2019)

Từ ngày 26-28/11, ti Bc Kinh, Trung Quc, Th trưởng B Ngoi giao Vit Nam Lê Hoài Trung và Th trưởng B Ngoi giao Trung Quc La Chiếu Huy tiến hành cuc gp giữa hai Th trưởng Ngoi giao, hai Trưởng đoàn đàm phán cp Chính ph v biên gii lãnh th Vit Nam-Trung Quc.

biengioi1

Phái đoàn Việt Nam và Trung Quc đàm phán v vn đ biên gii lãnh th. Photo TTXVN

Cổng thông tin Chính ph hôm 28/11 loan tin : "Cuc đàm phán đ trao đi v quan h song phương Vit Nam – Trung Quc, vn đ biên gii lãnh thổ giữa hai nước cũng như các vn đ khu vc và quc tế cùng quan tâm", nhưng không nêu chi tiết.

"Hai bên cũng đánh giá cao tình hình biên giới trên đt lin cơ bn đnh ; các cơ chế đàm phán, trao đi v vn đ trên bin tiếp tc được duy trì, mt s lĩnh vực hp tác trên bin đt tiến trin", báo VietnamPlus cho biết.

biengioi2

Thứ trưởng Ngoi giao Vit Nam Lê Hoài Trung hi kiến B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh, ngày 28/11/2019. Photo fmprc.gov.cn

Cổng thông tin Chính phủ nói hai bên tiếp tc h tr, khuyến khích các đa phương tăng cường giao lưu, hp tác cùng có li ; tiến hành tng kết 20 năm ký kết Hiước biên gii trên đt lin và 10 năm hoàn thành công tác phân gii cm mc toàn tuyến biên gii trên đt lin Vit Nam – Trung Quc.

"Hai bên đã trao đổi v vn đ trên bin ; nht trí thc hin nghiêm túc nhn thc chung cp cao, kim soát và x lý tho đáng bt đng, góp phn gi gìn môi trường hòa bình, n đnh trên Bin Đông", trang Baochinhphu.vn cho biết thêm.

Bộ Ngoi giao Trung Quc hôm 27/11 cho biết trong dp này, Th trưởng Lê Hoài Trung đã hi kiếy viên Quc v, B trưởng Ngoi giao Trung Quc Vương Ngh.

Bộ này trích li ông Ngh "chúc mng nhng kết qu tích cc ca cuc đàm phán gia hai bên chính phủ v vn đ biên gii", nhưng cũng không nêu chi tiết.

Published in Châu Á

Trên trang Asia Times ngày 15/11/2019, nhà báo Bertil Lintner nhận định : "Việt Nam và Trung Quốc sẽ không bao giờ đồng thuận về Biển Đông" (1). Những lý do được nhà báo Thụy Điển đưa ra, có thể được tóm lược trong bốn ý chính, nhấn mạnh đến thái độ coi thường luật pháp quốc tế, thiếu trung thực của Trung Quốc, cũng như hành vi cậy lớn ăn hiếp các nước nhỏ trong vùng.

vntq1

Không quân Trung Quốc luyện tập bắn đạn thật ở Biển Đông. Ảnh do báo Japan Times chụp lại trên truyền hình Trung Quốc ngày 29/09/2018. Capture d'image www.japantimes.co.jp

UNCLOS 1982 : Trung Quốc ký nhưng từ chối áp dụng

Lý do đầu tiên là bất đồng về việc áp dụng luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, mà cả Việt Nam và Trung Quốc cùng ký.

Trong hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11, với chủ đề "Hợp tác vì An ninh và Phát triển khu vực", diễn ra tại Hà Nội ngày 06-07/11/2019, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Lê Hoài Trung cho rằng những xung đột gần đây ở bãi Tư Chính, thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cần được giải quyết theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Hà Nội không loại trừ khả năng đưa vụ việc ra Tòa Trọng Tài Thường trực La Haye.

Ngay ngày 08/11, Bắc Kinh gia tăng sức ép đối với Hà Nội, thông qua phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang), khi đe dọa Việt Nam "phải tránh đưa ra những biện pháp làm phức tạp thêm tình hình hoặc gây hại đến hòa bình và ổn định ở Biển Đông, cũng như đến quan hệ song phương". Trơ trẽn hơn, ông Cảnh Sảng còn khuyến cáo Việt Nam "phải đối mặt với thực tế lịch sử", có nghĩa là phải chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông, mà Bắc Kinh một mực khẳng định có từ lâu đời.

Về khả năng Việt Nam đưa vụ việc ra Tòa Trọng tài La Haye nếu như hai bên không tìm được thỏa thuận bất chấp các cuộc đàm phán song phương hiện nay, nhà báo Bertil Lintner nhắc lại, Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận phán quyết của Tòa vì đối với Bắc Kinh, phán quyết sẽ đi ngược lại với lợi ích của Trung Quốc.

Trường hợp điển hình chính là phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye năm 2016 về đơn kiện của Philippines. Theo Tòa, những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc được thể hiện trong bản đồ "đường lưỡi bò" chiếm đến 90% diện tích Biển Đông là không có giá trị xét về mặt luật quốc tế, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Bắc Kinh bỏ ngoài tai phán quyết không mang tính ràng buộc, dù Trung Quốc đã ký UNCLOS.

Chính phản ứng ngoan cố của Trung Quốc trước những biện pháp của Philippines và Việt Nam buộc cộng đồng quốc tế phải xem xét lại mức độ uy tín của Bắc Kinh trong việc tuân thủ quy định, luật pháp quốc tế.

Trung Quốc : Hứa suông và nuốt lời

Điểm thứ hai : Liệu có nên tin vào những lời hứa của Trung Quốc không ? Bắc Kinh ký UNCLOS, nhưng từ chối áp dụng thông qua sự kiện phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye. Chủ tịch Tập Cận Bình trịnh trọng phát biểu với tổng thống Mỹ Barack Obama tháng 09/2015 tại Washington rằng "Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa" ở Biển Đông.

"Nói một đằng, làm một nẻo", trong nhiều năm liên tiếp, Trung Quốc cứ lặng lẽ bồi đắp các bãi cạn, rạn san hô thành đảo nhân đạo, xây nhà chứa máy bay, đường băng có thể phục vụ máy bay quân sự, trang bị hệ thống radar, xây cảng cho tầu chiến lưu trú, lắp hệ thống tên lửa... Hệ thống cơ sở hạ tầng quân sự này giúp Bắc Kinh chiếm được ưu thế kiểm soát toàn bộ tuyến đường hàng hải huyết mạch của thế giới.

Một ví dụ khác được nhà báo Thụy Điển nêu lên để xác định xem có nên tin vào lới hứa của Bắc Kinh hay không, đó là trường hợp Hồng Kông. Vào tháng 06/2017, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng từng phát biểu : "Hiện giờ Hồng Kông đã quay trở về với mẫu quốc từ 20 năm nay, tuyên bố chung giữa Vương quốc Anh và Trung Quốc, với tư cách là tài liệu lịch sử, không có ý nghĩa thực tế... Tôi hy vọng các bên liên quan ghi nhận thực tế này".

Theo các nhà quan sát ngoại giao trong khu vực, phát biểu của ông Lục Khảng đã trắng trợn bác những điều khoản trong Tuyên bố chung Anh-Trung Quốc được thủ tướng Trung Quốc lúc đó là Triệu Tử Dương (Zhao Ziyang) và thủ tướng Anh Margaret Thatcher ký năm 1984. Theo văn kiện này, Hồng Kông được hưởng quy chế tự trị "một nhà nước, hai chế độ" và sẽ không có gì thay đổi trong giai đoạn 50 năm, cho đến năm 2047. Thực tế đang diễn ra ở Hồng Kông cho thấy điều ngược lại.

Khăng khăng đòi chủ quyền ở Biển Đông... dựa theo truyền thuyết

Trở lại với lời khuyến cáo Việt Nam "phải đối mặt với thực tế lịch sử" của ông Cảnh Sảng, nhà báo Bertil Lintner nhắc lại là những yêu sách đòi chủ quyền trong đường 9 đoạn của Bắc Kinh đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực bác bỏ. Các tấm bản đồ cổ của Trung Quốc không biết đến sự tồn tại của những hòn đảo, đá ngầm hiện đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Bắc Kinh nêu những chuyến hải trình của Trịnh Hòa (Zhang He, 1371-1433), nhà thám hiểm và thương nhân Trung Quốc ở thế kỷ XV, để biện minh cho đòi hỏi chủ quyền, nhưng Trịnh Hòa chưa đi qua, thậm chí là còn không nhắc đến những hòn đảo đó. Những tài liệu và bản đồ được Trịnh Hòa và Mã Hoan (Ma Huan) sưu tầm ghi danh mục 700 địa điểm ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, trong đó có nhiều đảo và cảng biển rất xa như quần đảo Andaman và Nicobar, Maldives và Lakshadweep, nhưng không nêu một điểm nào ở Biển Đông.

Nguyên nhân rất đơn giản, vì trên thực tế, đó không phải là những hòn đảo, mà chỉ là những bãi cạn, rạn san hô ngầm rất nguy hiểm, mà các đoàn thuyền vào thời kỳ đó, kể cả tầu của Trịnh Hòa, cũng phải đi vòng để tránh va chạm có nguy cơ làm vỡ tầu. Nhưng dưới tay chính quyền Bắc Kinh hiện nay, những bãi ngầm nửa chìm nửa nổi đó biến thành những hòn đảo nhân tạo.

Cấm quốc tế can thiệp "chuyện nội bộ" - Ỷ mạnh ép các nước Đông Nam Á

Trung Quốc luôn khẳng định, Biển Đông là vấn đề giữa Bắc Kinh và các nước có tranh chấp, là chuyện giữa Trung Quốc với các nước ASEAN và luôn cảnh báo, lên án mọi can thiệp vào "chuyện nội bộ".

Việc Trung Quốc coi thường các công ước, luật pháp quốc tế sẽ không được cộng đồng quốc tế tha thứ. Nhưng, theo nhiều nhà phân tích, cho đến giờ Trung Quốc luôn ỷ mạnh gây sức ép với các nước nhỏ trong vùng.

Phát biểu hôm 09/11 trước các nhà báo Philippines, Dereck Grossman, chuyên gia phân tích của Rand Corporation cho rằng quyết định gần đây của tổng thống Rodrigo Duterte về việc tham gia khai thác dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Đông có thể được diễn giải như là một "phần thưởng" cho việc tạm gác sang một bên phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài La Haye. Dĩ nhiên, việc thăm dò khai thác sẽ được tiến hành "theo quy định của Bắc Kinh" và "dưới sự chỉ đạo của Trung Quốc".

Một dấu hiệu khác cho thấy Philippines cúi mình trước Bắc Kinh, đó là vào tháng 11/2019, Manila đã cho đóng dấu vào hộ chiếu in hình bản đồ "đường lưỡi bò", có nghĩa là công nhận bản đồ chính thức của Trung Quốc.

Trong bốn nước Đông Nam Á có chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc (Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei, cùng với Đài Loan), Việt Nam là nước duy nhất mạnh mẽ chống lại sự bành trướng của Trung Quốc ở trong vùng, thông qua việc phản đối, theo dõi sát sao hoạt động của tầu Hải Dương Địa Chất 8 quần thảo trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vậy mà khi đáp trả những lời phản đối, kêu gọi tôn trọng chủ quyền từ phía Việt Nam, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Cảnh Sảng, chuyển sang vu cáo Việt Nam và các nước có tranh chấp chủ quyền "xâm phạm và chiếm các đảo của Trung Quốc".

Tác giả Bertil Lintner kết luận, với thái độ coi thường trắng trợn các định chế quốc tế, như Tòa Trọng tài Thường trực La Haye, cùng với những lập luận nặng tính dân tộc về các hiệp ước dựa trên luật pháp, quan điểm của Trung Quốc về lịch sử hàng hải ở trong vùng sẽ tiếp tục gây nhiều sóng gió trong tương lai.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 26/11/2019

(1) Trung Quốc, Việt Nam sẽ không bao giờ đồng thuận về Biển Đông

Published in Diễn đàn

Tư lệnh Hải quân Pháp : "Luật biển" quốc tế bị đe dọa tại Biển Đông (RFI, 20/11/2019)

Vào lúc Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh cáo Mỹ phải dừng việc phô trương sức mạnh tại Biển Đông, phát biểu tại Ấn Độ vào hôm 18/11/2019, đô đốc Christophe Prazuck, tư lệnh Hải quân Pháp đã cho rằng "luật biển quốc tế" đang bị đe dọa ở Biển Đông, và điều đó đã thúc đẩy Pháp "thường xuyên đến Biển Đông" vì muốn cổ vũ cho quyền tự do hàng hải.

bd1

Hộ tống hạm Courbet của Pháp ghé Việt Nam hồi tháng 4/2017, trong khuôn khổ "chiến dịch" Jeanne d’Arc. Ảnh : Bộ Quốc Phòng Pháp

Phát biểu tại New Delhi về chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp, tư lệnh Hải quân Pháp khẳng định rằng trong tư cách là một quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nước Pháp không thể lơ là vùng Biển Đông khi luật biển quốc tế bị đe dọa.

Đô đốc Prazuck thừa nhận rằng Trung Quốc đang bành trướng sự hiện diện quân sự trong khu vực, nhưng Pháp cũng là một tác nhân có quyết tâm phát huy một trật tự trên cơ sở tôn trọng luật lệ quốc tế tại vùng Biển Đông.

Đối với đô đốc Pháp : "Hải quân Trung Quốc không hề che giấu tham vọng toàn cầu của họ".

Theo hãng tin Ấn Độ PTI, tư lệnh Hải quân Pháp đã giải thích thêm về các hoạt động của chiến hạm Pháp trong khu vực : "Có nhiều cách hành xử khác nhau ở Biển Đông. Trước hết, tại sao chúng tôi lại đến đó 6, 7 lần trong năm ? Đó là vì luật quốc tế về biển bị đe dọa trong khu vực đó của thế giới. Chúng tôi không muốn can dự vào các tình hình khu vực liên quan đến các đảo, nhưng chúng tôi đến đó và sẽ tiếp tục bằng hành động của mình, hậu thuẫn cho quyền tự do hàng hải".

Tóm lại, đối với đô đốc Prazuk, dù nước Pháp ở xa Biển Đông, nhưng rõ ràng vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là một ưu tiên của Pháp. Hải quân Pháp, theo ông, đang tiến tới việc cùng phối hợp với Hải quân Ấn Độ để tuần tra chung kể từ năm tới 2020.

Mai Vân

***************

Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam thêm tàu tuần tra để bảo vệ Biển Đông (RFA, 20/11/2019)

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Mark Esper, vào ngày 20 tháng 11, tiết lộ thông tin phía Mỹ sẽ cung cấp cho Việt Nam thêm một tàu tuần duyên mới để tăng cường khả năng tuần tra Biển Đông vào khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng.

bd2

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ (trái) trong lễ đón tại Hà Nội ngày 20/11/2019 - AFP

Reuters loan tin dẫn phát biểu của ông Mark Esper đưa ra khi có mặt tại Hà Nội trong chuyến công du chính thức Việt Nam ở cương vị người đứng đầu ngành quốc phòng Hoa Kỳ như vừa nêu.

Chiếc tuần duyên mới mà Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Việt Nam là chiếc thứ hai từ Lực Lượng Tuần Duyên Mỹ chuyển cho Hà Nội. Cách đây 2 năm phía Tuần Duyên Hoa Kỳ giao cho Hải quân Việt Nam chiếc tàu lớp Hamilton.

Sau hơn 4 thập niên kết thúc cuộc chiến Việt Nam, mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội ngày càng tập trung vào chia sẻ những mối quan tâm chung về sự bành trướng của Trung Quốc.

Trong bài nói chuyện với sinh viên Học Viện Ngoại Giao Việt Nam ở Hà Nội, ông Mark Esper tố cáo Trung Quốc hiếp đáp những nước láng giềng như Việt Nam. Ông nói rõ những nỗ lực đơn phương của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền hàng hải phi pháp đe dọa việc các nước khác tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên thiết yếu, làm phương hại đến ổn định thị trường năng lượng khu vực, gia tăng nguy cơ xung đột.

Theo truyền thông Nhà nước Việt Nam thì trong cuộc hội đàm giữa bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper và người tương nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch thì hai bên thống nhất tiếp tục đẩy mạnh các nội dung hợp tác đã xác định trong bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc phòng ký năm 2011, tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ quốc phòng ký năm 2015 và kế hoạch hợp tác giai đoạn 2018-2020.

******************

Mỹ tặng thêm một tàu tuần duyên cho Việt Nam (VOA, 20/11/2019)

Hôm 20/11, Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Mark Esper bt đu chuyến công du chính thc đến Vit Nam, hi đàm vi B trưởng Quc phòng Ngô Xuân Lch ti Hà Ni, và tuyên b cung cp cho Vit Nam thêm mt tàu tun tra bin vào năm 2020.

bd3

Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ Mark Esper (phi) và B trưởng Quc phòng Vit Nam Ngô Xuân Lch, Hà Ni, 20/11/2019.

Phát biểu ti Hc viện Ngoi giao, ông Mark Esper cho rng M cũng ging như Vit Nam, có mi quan tâm ln v an ninh liên quan đến Bin Đông : "M s không quay lưng nếu thy mt nước nào có hành vi ngang ngược, áp đt đi vi các nước khác ti khu vc Bin Đông".

Trước đó, vào ngày 16/12/2017, tại tnh Bà Ra-Vũng Tàu, Cnh sát bin Vùng 3, thuc B Tư lnh cnh sát bin Vit Nam, đã t chc l tiếp nhn tàu tun duyên Morgenthau thuc Lc lượng Tun duyên Hoa Kỳ, được chuyn giao cho Cnh sát bin Vit Nam hi tháng 5, trước chuyến thăm Washington ca Th tướng Vit Nam Nguyn Xuân Phúc.

Tàu tuần duyên bàn giao cho Vit Nam năm 2017 là tàu thuc lp Hamilton th 8 được đóng ti nhà máy Avondale, New Orleans, bang Louisiana, Hoa Kỳ.

*****************

Mark Esper : Mỹ gia tăng tuần tra tại Biển Đông để cảnh báo Trung Quốc (RFI, 20/11/2019)

Trong chuyến viếng thăm hai nước Đông Nam Á là Philippines và Việt Nam, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đưa ra thông điệp : Mỹ không để cho Trung Quốc dùng vũ lực uy hiếp các nước trong vùng. Những nước bị Bắc Kinh lấn áp chủ quyền phải mạnh mẽ lên tiếng.

bd4

Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội ngày 20/11/2019. Reuters/Kham

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã từ Philippines đến Hà Nội vào hôm nay 20/11/2019 mở đầu chuyến công du hai ngày. Trong cuộc họp báo tại thủ đô Manila trước khi bay sang Việt Nam, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đưa ra một số thông điệp cảnh báo Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh đưa hàng không mẫu hạm xuống Biển Đông.

Trước hết, lãnh đạo Lầu Năm Góc cho biết Hải quân Mỹ sẽ gia tăng tuần tra tại Biển Đông, không chấp nhận bất cứ nước nào dùng sức mạnh phục vụ quyền lợi riêng, đe dọa quyền tự do hàng hải cũng như con đường huyết mạch của thương mại quốc tế.

Cụ thể hơn, lãnh đạo bộ Quốc Phòng Mỹ khuyến khích các nước Đông Nam Á không nên sợ Trung Quốc. Trái lại phải đoàn kết, cùng nhau lên tiếng bảo vệ chủ quyền của mình tại Biển Đông để "Trung Quốc phải đi đúng hướng".

Phản ứng về phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, một lần nữa, công kích Hoa Kỳ "khêu ngọn lửa hiềm khích, gây bất ổn ở biển Nam Hải", theo tên gọi của Trung Quốc.

Sau Philiipines, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Mark Esper đến Hà Nội. Theo báo Quân Đội Nhân Dân, bộ trưởng Mỹ được đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch đón tiếp trọng thể. Cơ quan ngôn luận của quân đội Việt Nam chỉ cho biết là bộ trưởng hai nước "chia sẻ các vấn đề cùng quan tâm như là môi trường hòa bình, đưa quan hệ song phương vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả".

Tú Anh

******************

Indonesia xây ba căn cứ chỉ huy mới để đối phó tình hình Biển Đông (RFI, 20/11/2019)

Chính quyền Jakarta dự định xây thêm ba căn cứ chỉ huy quân sự ở phía bắc và phía đông Indonesia nhằm bảo vệ biên giới. Sở chỉ huy đầu tiên sẽ được khởi công ngay từ năm 2020 trên đảo Tanjing Pinang, thuộc tỉnh Riau, để theo dõi chặt chẽ những biến chuyển trên Biển Đông.

bd5

Lính biệt động Kopassus, đơn vị tinh nhuệ của quân đội Indonesia, trong một cuộc diễu binh ở Jakarta, ngày 15/03/2015. Reuters

Trả lời trang The Jakarta Post ngày 19/11/2019, tỉnh trưởng Riau, Isdianto, cho biết một khu vực "rộng tổng cộng 40 ha được chuẩn bị cho việc xây sở chỉ huy và nơi ở của nhân viên". Sở chỉ huy mới tại Tanjing Pinang, phụ trách điều phối các chiến dịch chung, sẽ tăng cường thêm sự hiện diện quân sự trong vùng, nơi đã có hai căn cứ hải quân ở Tanjing Pinang và trên đảo Ranai.

Sở chỉ huy mới có nhiệm vụ giám sát mọi chiến dịch trong các vùng lân cận với Singapore, Malaysia và Trung Quốc, đặc biệt "là trực tiếp giám sát mọi hoạt động trên Biển Đông ở quy mô lớn hơn".

Trang The Jakarta Post nhắc lại Indonesia không có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng chính yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh đã buộc Jakarta phải bảo vệ chủ quyền khi đổi tên vùng biển quanh quần đảo Natuna thành Biển Bắc Natuna (13/07/2017), thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia, nơi có hoạt động khai thác dầu khí. Dù không có tranh chấp về chủ quyền, nhưng Indonesia có xung đột về quyền đánh bắt cá với Trung Quốc quanh quần đảo Natuna.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Trong khi Hà Nội đe dọa kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài tại The Hague, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên biển của họ bắt nguồn từ "sự kiện lịch sử".

chinavietnam1

Vừa ăn cướp vừa la làng 

Trung Quốc đang tăng áp lực cho Việt Nam ở Biển Đông, kêu gọi Hà Nội tránh kiện ra tòa trọng tài quốc tế về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.

Cảnh Sảng, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 8/11 cho biết, Việt Nam cần tránh các hành động có thể làm phức tạp vấn đề hoặc phá hoại hòa bình và ổn định ở Biển Đông cũng như quan hệ song phương.

Cảnh Sảng cũng tuyên bố rằng Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự thật lịch sử, mà theo ông ta có lẽ có nghĩa là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và nơi tranh chấp ở Biển Đông từ nhiều thế kỷ trước.

Về phần mình, Việt Nam gần đây đã phát đi tín hiệu có thể tìm kiếm trọng tài và thậm chí là kiện tụng nếu các cuộc đàm phán song phương không sớm đưa ra một giải pháp được hai bên thống nhất.

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung mới đây cho biết các tranh chấp của họ, bao gồm cả Bãi Tư Chính nơi hai bên đã đối đầu kéo dài nhiều tháng, nên được giải quyết theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Tất nhiên, vấn đề là Trung Quốc sẽ không công nhận bất kỳ phán quyết trọng tài quốc tế nào được coi là không tương đồng với lợi ích của họ. Bắc Kinh đã đưa ra lập trường rõ ràng vào tháng 7 năm 2016 khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) có trụ sở ở Hague phán quyết có lợi cho Philippines hơn là cho Trung Quốc.

Theo phán quyết mang tính bước ngoặt đó, bản đồ Trung Quốc, còn được gọi là bản đồ đường lưỡi bò, bao gồm gần 90% Biển Đông, không có giá trị theo luật quốc tế, bao gồm cả UNCLOS. Trung Quốc bỏ qua thực tế là họ đã ký và phê chuẩn UNCLOS, và thẳng thừng từ chối phán quyết.

Phản ứng đánh giá lại của Trung Quốc đối với các động thái của Philippines và Việt Nam đã đặt ra câu hỏi về vấn đề lớn hơn đối với Bắc Kinh trong việc tuân thủ các quy ước quốc tế, cũng như các cam kết đã nêu.

chinavietnam2

Lính hải quân Trung Quốc PLA trên một tàu chiến ở Biển Đông. Ảnh : Twitter

Tiền hậu bất nhất

Vào tháng 9 năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đứng bên cạnh Tổng Thống Mỹ lúc đó là Barack Obama tại Vườn hồng bên ngoài Nhà Trắng ở Washington và tuyên bố long trọng rằng Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa Biển Đông.

Ngày nay, Trung Quốc đã biến một số bãi cạn và rạn san hô thành những hòn đảo có trang bị radar, đường băng cho máy bay quân sự, nơi trú ẩn cho tàu chiến và cơ sở hạ tầng cho tên lửa nhằm đã mở rộng tầm với của quân đội Bắc Kinh. trong chiến lược hàng hải.

Các nhà quan sát ngoại giao trong khu vực cũng nhắc lại rằng người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng vào tháng 6 năm 2017 đã bác bỏ các điều khoản của Tuyên bố chung Trung-Anh năm 1984 về tương lai của Hồng Kông, theo đó thuộc địa của Anh sẽ trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997.

Theo thỏa thuận, được ký kết tại Bắc Kinh bởi thủ tướng Triệu Tử Dương và thủ tướng Anh Margaret Thatcher, Hồng Kông sẽ vẫn tự trị và không có gì thay đổi trong 50 năm sau khi bàn giao.

Nhưng, vào năm 2017, Lục Khảng đã tuyên bố rằng "bây giờ Hồng Kông đã trở về hai mươi năm nay thì Tuyên bố chung Trung-Anh không còn có ý nghĩa thực tế nào nữa vì đó là một tài liệu lịch sử . Tôi hy vọng các bên liên quan sẽ lưu ý đến thực tế này".

chinavietnam3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong bữa tiệc chiêu đãi tại Dinh Tổng thống Malacanang ở Manila, ngày 20 tháng 11 năm 2018. Ảnh : AFP / Pool / Mark R Cristino

Bằng chứng lịch sử ?

Đối với các sự kiện lịch sử của Trung Quốc ở các đảo mà họ tuyên bố ở Biển Đông, các sự kiện đã từng bị tòa PCA The Hague từ chối, những người vẽ bản đồ Trung Quốc cổ đại không nghi ngờ gì về sự tồn tại của chúng.

Nhưng nhà thám hiểm và thương nhân thế kỷ 15 Trương Cáp ( Zhang He) đã được Trung Quốc đã đề cập đến để chứng thực tính hợp pháp lịch sử đối với các yêu sách của Bắc Kinh, đã không đến thăm, hoặc thậm chí không đề cập đến những hòn đảo này.

Các tài khoản và bản đồ chi tiết được biên soạn bởi Trịnh Ông phụ tá Ma Huân liệt kê hơn 700 địa điểm ở Đông Nam Á và Ấn Độ Dương, trong số đó có các đảo và cảng xa xôi ở Andamans, Nicobars, Maldives và Lakshadweep, nhưng không phải là một vùng đất ở Biển Đông.

Lý do khá đơn giản : các tính năng hiện đang được đề cập không thực sự là các hòn đảo, mà là các bãi cạn tồi tàn và các rạn san hô dưới nước mà hải quân cổ đại, bao gồm cả hạm đội gỗ của Trịnh Hòa, đi vòng qua để tránh bị đắm tàu.

Nhưng điều đó đã không ngăn cản Bắc Kinh đưa ra những khẳng định xét lại và gần đây nhất là củng cố những tuyên bố đó bằng cách biến những bãi cát và đá ngầm thành những hòn đảo nhân tạo. Trong khi đó Bất kỳ quan điểm đối lập nào đều được Bắc Kinh coi là sự can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.

Coi thường nước nhỏ

Sự coi thường vượt bậc của Trung Quốc đối với các điều ước quốc tế sẽ không được cộng đồng quốc tế gồm các nước nhỏ hơn, ít mạnh hơn chấp nhận. Nhưng các nhà phân tích cho biết, Trung Quốc - một cường quốc mới nổi có thể và thường xuyên phô trương sức mạnh, cho đến nay vẫn có thể thoát ra được.

Derek Grossman, một nhà phân tích cao cấp của Rand Corporation có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói với các nhà báo Philippines ở Washington vào ngày 9 tháng 11 rằng quyết định gần đây của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể tham gia thăm dò dầu khí chung với Trung Quốc ở Biển Đông có thể được hiểu là một phần thưởng cho việc bỏ qua phán quyết của năm 2016 của PCA.

Cuộc thăm dò chung sẽ diễn theo "điều khoản" của Bắc Kinh, và trên thế giới "dưới sự bảo trợ của Trung Quốc", ông Gross Grossman tuyên bố trong cuộc phỏng vấn báo chí. Đặc biệt là Duterte đã có năm chuyến công du Trung Quốc kể từ khi đảm nhận nhiệm kỳ tổng thống vào giữa năm 2016, và không có chuyến nào tơi quốc gia đồng minh truyền thống của Philippines là Hoa Kỳ.

Hải quân Trung Quốc và Philippines đã đối đầu với nhau gần các hòn đảo đang tranh chấp vào năm 2012, dẫn đến việc Manila đã đệ trình vụ án với PCA vào năm sau và phán quyết ba năm sau đó (2016).

Nhưng, vào đầu tháng 11 năm nay, Manila đã nhượng bộ các yêu sách của Trung Quốc bằng cách đồng ý một lần nữa đóng dấu hộ chiếu Trung Quốc với bản đồ đường chín đoạn, công nhận bản đồ chính thức của khu vực Trung Quốc.

Trong số tất cả các quốc gia có yêu sách chồng lấn với Trung Quốc ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan, chỉ có Việt Nam đứng lên để phản đối sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

chinavietnam4

Một binh sĩ hải quân Việt Nam quan sát một vụ thử tên lửa ở Biển Đông năm 2016. Ảnh: Facebook

Vào tháng 10, một tàu khảo sát dầu của Trung Quốc đã rời khỏi vùng biển do Việt Nam kiểm soát sau khi hải quân kéo dài ba tháng đối với Bãi Tư Chính đang tranh chấp. Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Hà Nội đã cáo buộc tàu Trung Quốc và tàu hộ tống vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Hà Nội không quên rằng quân đội Việt Nam và Trung Quốc đã đụng độ gần các đảo Biển Đông vào năm 1988. Bị hải quân Trung Quốc tấn công, Việt Nam buộc phải rút lui và sự cố chết chóc kết thúc với việc Trung Quốc chiếm giữ sáu rạn san hô mà trước đây không kiểm soát được.

Người Việt Nam tiếp tục nói rằng họ thích giải quyết tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương, mặc dù đã có lựa chọn kiện ra tòa án trọng tài quốc tế.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng gần đây đã khẳng định rằng cốt lõi của vấn đề Biển Đông là Việt Nam và các nước yêu sách khác đã xâm chiếm và chiếm giữ các đảo Trung Quốc.

Với thái độ đó, sự coi thường trắng trợn đối với các cơ quan quốc tế như PCA, và cách giải thích dùng dân tộc tính đối với các hiệp ước dựa trên luật pháp, phiên bản Trung Quốc của lịch sử khu vực hàng hải chắc chắn sẽ tạo nhiều sóng gió tới đây.

Bertil Lintner

Nguyên tác : China, Vietnam will never agree on South China Sea, AsiaTimes, 15/11/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 18/11/2019

Published in Diễn đàn

Đánh giá chiến lược của Hà Nội sau sự kiện Bãi Tư Chính 

Sau sự kiện Bãi Tư Chính giữa Việt Nam và Trung Quốc, cần phải xem xét việc nắm bắt chiến lược an ninh của Hà Nội đã diễn ra như thế nào trong việc chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông. Việt Nam đồng thời "vừa hợp tác vừa đấu tranh" trực tiếp với tất cả các nước - kể cả Trung Quốc - ra sao để bảo đảm lợi ích quốc gia.

biendong1
Tổng cục trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn, một tập hợp các quan chức an ninh khu vực, tại Bắc Kinh, ngày 21 tháng 10 năm 2019. Ảnh : AP Ảnh / Andy Wong

Hợp tác nhiều, ít đấu tranh 

Trong thời gian diễn ra đối đầu ở Bãi Tư Chính , Việt Nam đã sử dụng chiến lược "vùa hợp tác vừa đấu tranh" cổ điển. Bắt đầu từ tháng 7, Bắc Kinh đã cho tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 và tàu hải cảnh hộ tống để ngăn chặn các hoạt động khoan dầu của của Hà Nội hợp tác với nước ngoài nơi có giàn khoan dầu Hakuryu-5 gần quần đảo Trường Sa. Hà Nội đã im lặng trong gần hai tuần, nhưng rõ ràng Bắc Kinh không rời đi.

Trong hai tháng tiếp theo, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ban hành một loạt các tuyên bố leo thang xác định tên Trung Quốc là kẻ xâm lược và yêu cầu Trung Quốc NGAY LẬP TỨC [tất cả được viết in hoa trong nguyên bản] rút ra khỏi Bãi Tư Chính và đi lại khắp vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Ngoài ra, Hà Nội tiếp tục cho khoan dầu khí từ ngày 30 tháng 7 đến ngày 15 tháng 9, và chứng kiến sự hiện diện của Trung Quốc trong suốt thời gian này và lâu hơn nữa. Đến tháng 10, các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam bắt đầu lên tiếng.

Tuyên bố của Tổng bí thư và Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng vào ngày 15 tháng 10 là một ví dụ điển hình cho việc "vừa hợp tác vừa đấu tranh". Để lại cánh cửa mở cho hòa giải, Trọng kêu gọi duy trì một môi trường hòa bình, ổn định để phát triển quốc gia. Đồng thời, ông cam kết sẽ "không bao giờ nhân nhượng các vấn đề về chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ."

Trong thời gian tàu Trung Quốc ngang dọc ở Bãi Tư Chính Hà Nội đã "hợp tác" rất nhiều. Hà Nội, ví dụ, đã cố gắng liên hệ Bắc Kinh ít nhất 40 lần. Họ cũng ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tham dự Diễn đàn Hương Sơn Trung Quốc, một sự kiện an ninh đa quốc gia nhằm thúc đẩy yêu sách của Bắc Kinh đối với Biển Đông. Việt Nam cũng huỷ bỏ các hoạt động khác để tránh làm tổn hại mối quan hệ song phương. Trong đó bao gồm các cuộc tuần tra bảo vệ bờ biển chung hàng năm lần thứ hai ở Vịnh Bắc Bộ đã được phân định trước đó, có vẻ như là để phản đối chính sách hàng hải của Trung Quốc.

Đến ngày 23 tháng 10, tàu Hải Dương 8 rời đặc khu kinh tế của Việt Nam. Các nhà quan sát có thể khẳng định Hà Nội đã giành chiến thắng vì "đã giữ vững lập trường", nhưng phân tích như vậy là quá sớm và có thể không chính xác.

biendong2

Việt Nam và Trung Quốc hợp tác nhiều, ít đấu tranh

Thắng lợi !?

Ly do thứ nhất là Bắc Kinh đã thách thức sự hiện diện của dàn khoan Hakuryu-5 cho đến cùng. Chỉ sau khi dàn khoan được dời đi, Bắc Kinh mới rút tàu Hải Dương 8 về. Trung Quốc dường như sẵn sàng ở lại lâu dài. Chẳng hạn, tàu Hải Dương 8 dường như rời khỏi khu vực vào tháng 8, nhưng sau khi tiếp nhiên liệu tại đảo Chữ thập ở quần đảo Trường Sa thì quay trở lại. Các đảo nhân tạo Bắc Kinh có cơ sở hạ tầng quân sự bảo đảm tàu tuần tra có thể hoạt đông lâu hơn bất kỳ đối thủ lãnh thổ nào.

Cũng cần phải nhìn nhận lại cuộc đối đầu khác giữa hai bên. Tháng 5 năm 2014, Bắc Kinh đã kéo giàn khoan dầu HS 981 vào vùng biển tranh chấp ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa. Sau một loạt các cuộc đụng độ - kể cả đâm tàu vào nhau và đe dọa lẫn nhau - Bắc Kinh đã gỡ bỏ giàn khoan dầu . Trung Quốc công khai tuyên bố hoạt động hoàn thành trước thời hạn. Có lẽ Bắc Kinh lo ngại sự lên án quốc tế, đặc biệt là từ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Washington.

Bắc Kinh dường như chẳng còn quan tâm mấy tới phản ứng cộng đồng quốc tế. Có ý kiến cho rằng Hà Nội dự kiến Bắc Kinh sẽ rút ra khỏi Bãi Tư Chính trước lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa, vì sợ làm lu mờ đi sự kiện lớn đó. Nhưng ngay cả khi Hoa Kỳ gay gắt lên án "hành vi bắt nạt" của Trung Quốc cũng không khiến Bắc Kinh nhúc nhích. Thật vậy, Trung Quốc đã tiếp tục tiếp nhiên liệu cho tàu Hải Dương 8 và quay lại Bãi Tư Chính.

Chiến lược "vừa hợp tác vừa đấu tranh" của Hà Nội dường như đã thiếu gì đó lần này. "Hợp tác" là trung lập nhất và phản tác dụng nhất vì quan hệ song phương riêng biệt vẫn để các hoạt động khác diễn tiến bình thường bất chấp sự vi phạm của Trung Quốc. Về mặt "đấu tranh" Trung Quốc hung hăng đã chẳng làm gì cả.

Tăng đấu tranh, giảm hợp tác !

Vậy điều này nói lên điều gì cho tương lai của chiến lược Việt Nam ? Hà Nội có thể xem xét tăng cường đấu tranh - mà không làm gián đoạn sự cân bằng giữa "hợp tác và đấu tranh" - bằng cách nâng cao mối quan hệ với Washington lên "quan hệ đối tác chiến lược". Một thông báo như vậy sẽ báo hiệu rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng lợi ích chiến lược lâu dà - ngầm thách thức Trung Quốc. Hà Nội vẫn có thể hợp tác với Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh sẽ biết rằng các cuộc khủng hoảng Biển Đông trong tương lai có thể thu hút nhiều sự tham gia của Washington hơn 

Hà Nội cũng có thể tiếp tục phát triển và tăng cường mạng lưới quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ. Lôi kéo các quốc gia này lên tiếng trong cuộc khủng hoảng tiếp theo - lần này không có quốc gia nào lên tiếng - sẽ là một thách thức, nhưng không phải là không thể. Một cách để đảm bảo sự hỗ trợ của họ là Hà Nội cởi mở hơn trong việc thảo luận về những thách thức an ninh và cách đối phó chung ra sao.

Trở ngại chính cho cách tiếp cận này là chính sách phòng thủ Ba không của Việt Nam : không liên minh, không căn cứ và không làm việc với nước thứ hai chống lại nước thứ ba. Nhưng Việt Nam đã âm thầm tìm mọi cách để đến với có gần đây. Ví dụ, vào tháng 5 năm 2018, Việt Nam đã tập trận chung với Ấn Độ và đang tiến hành một loạt các hoạt động quân sự với Washington mà là liên minh. Nếu Hà Nội muốn gửi cho Trung Quốc một thông điệp thực sự nghiêm khắc, họ có thể tham gia Đối thoại An ninh Bộ Tứ, là đối tác đối thoại với Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Điều đó, tuy nhiên, gần như chắc chắn là một cầu nối quá xa đối với Hà Nội.

Ở mức độ "đấu tranh" nhẹ nhàng hơn, Việt Nam có rất nhiều lựa chọn. Họ có thể ngừng kiểm duyệt tin tức trong nước về các cuộc đụng độ giữa thuyền đánh cá Trung Quốc-Việt Nam để xóa tan sự phẫn nộ của công chúng và đe dọa lợi ích kinh doanh của Trung Quốc tại Việt Nam. Họ có thể,, kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về các yêu sách Biển Đông quá đáng như Philippines đã làm. Hà Nội có thể đưa ra thương lượng cứng rắn trong quá trình đàm phán Bộ luật Ứng xử khi là Chủ tịch ASEAN, và nêu rõ những vi phạm của Trung Quốc với tư cách là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - hai vị trí mà Hà Nội sẽ giữ trong năm 2020. Hà Nội cũng có thể hợp tác ít hơn để thể hiện rằng hành vi của Bắc Kinh đã làm tổn hai toàn bộ mối quan hệ.

Trước một Bắc Kinh ngày càng tự tin và quyết đoán, có lẽ đã đến lúc Việt Nam cần cân nhắc việc điều chỉnh lại cẩn thận để cho đấu tranh nhiều hơn và hợp tác ít hơn.

Derek Grossman

Nguyên tác : Vietnam Needs to ‘Struggle’ More in the South China Sea, The Diplomat, 15/11/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 17/11/2019

Published in Diễn đàn