Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Thông tin dịch tễ "định hướng" ở Việt Nam ?!

Lâm Viên, VNTB, 12/03/2020

"Thú thiệt tôi không hiểu vì sao báo chí ta đưa tin về những ca nhiễm Wuhan Coronavirus giai đoạn 2 ở Việt Nam cứ cố gán ghép với COVI N17. Sao không nói là trên chuyến bay VN0054 ? Như tới ca thứ 39, theo cách báo chí nói, thì một mình N17 phải chịu trách nhiệm cho 17 người".

quan1

Chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam - Tranh biếm họa

Một chuyên viên về dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, nhận xét như trên theo góc nhìn chuyên môn.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) được thành lập theo Quyết định số 381/QĐ-UBND ngày 28/01/2019 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở tổ chức lại 7 Trung tâm chuyên ngành thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng : Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Dinh dưỡng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và Môi trường, Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế.

Ông N.T.N. vốn là chuyên viên dịch tễ của Trung tâm Y tế dự phòng. Ông nói rằng quan điểm cá nhân, thì trong dịch tễ không chấp nhận các thông báo mang tính ‘định hướng’ như đang diễn ra trong ngành y tế.

Ông N. dẫn chứng về bản tin phát lúc 15g05 ngày 11/3 của Bộ Y tế, nội dung như sau (1) :

"Bệnh nhân thứ 35 (BN35) là nữ, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, được xác định dương tính với virus SARS-CoV/2. BN35 là nhân viên bán hàng tại siêu thị Điện máy Xanh ở quận Hải Châu, Đà Nẵng. Khoảng 18 – 19 giờ ngày 4/3, BN35 có tiếp xúc trực tiếp với hai người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh (những người này sau được xác định là BN22 và BN23). 6 giờ 30 phút ngày 11/3/2020, Viện Pasteur Nha Trang nhận được mẫu xét nghiệm do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng gửi đến. Kết quả xét nghiệm cho thấydương tính với SARS-CoV/2.

Hiện bệnh nhân đang được điều trị cách ly tại Bệnh viện Đà Nẵng. Như vậy, đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 35 trường hợp nhiễm Covid-19. Trong đó, 16 người mắc Covid-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

19 ca nhiễm tại Việt Nam đang được điều trị gồm : 01 phụ nữ, 26 tuổi, tại Hà Nội đi thăm chị gái tại Anh và qua Italy, Pháp và trở về Hà Nội ngày 02/3/2020 (Bệnh nhân 17) ; 01 nam giới, 27 tuổi, quê Thái Bình đến Daegu (Hàn Quốc) và trở về Việt Nam ngày 04/3/2020 (Bệnh nhân 18).

02 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 17 đã xác định nhiễm Covid-19 ngày 06/3/2020 (Bệnh nhân 19, bệnh nhân 20) ; 01 nam giới, 61 tuổi ở Hà Nội, là người ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay vớibệnh nhân 17 (Bệnh nhân 21) ; 10 người là hành khách nước ngoài bay trên chuyến bay với bệnh nhân 17 từ Anh về Việt Nam (từ Bệnh nhân 22 đến bệnh nhân 31) ; 01 phụ nữ 24 tuổi, quốc tịch Việt Nam, có tiếp xúc với bệnh nhân 17 ngày 27/2 tại Anh, đã trở về Việt Nam ngày 9/3/2020 (BN32) ; 01 bệnh nhân nam, 58 tuổi, quốc tịch Anh, cùng đi trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam (BN33).

01 phụ nữ 51 tuổi, quốc tịch Việt Nam, bay từ Washington (Mỹ) về Việt Nam, quá cảnh tại sân bay Qatar và sáng ngày 02/3/2020 nhập cảnh vào Việt Nam (BN34) ; 01 bệnh nhân nữ, 29 tuổi, quốc tịch Việt Nam, ngày 04/3/2020 có tiếp xúc trực tiếp với hai người Anh tại siêu thị Điện máy Xanh sau này xác định là BN22 và BN23. (BN35)".

Ông N., nói rằng xét về dịch tễ, không có cơ sở nào để khẳng định trên chuyến bay định mệnh chở hơn 200 người từ London (Anh Quốc) về Hà Nội sáng 2/3/2020 chỉ có 1 nguồn lây là bệnh nhân thứ 17 mà ngành y tế cứ nhấn đi nhấn lại trong các bản tin tức hàng ngày.

Ở đây, yêu cầu của dịch tễ học là cơ quan chức năng phải phân tích và truy tìm xem có khả năng còn những nguồn lây nào khác không ? Sự hiểu biết này rất quan trọng để có thể khoanh vùng phong tỏa lây lan rộng hơn. Có lẽ trong số các ca nhiễm đó, người ta biết rõ mình có thể đã bị lây ở đâu và từ ai ?

Vì thế, nếu không phải là một chủ đích gì khác nhằm lèo lái dư luận, chỉ cần nói là bay trên chuyến bay VN0054 là đủ và chính xác. Thậm chí nếu thích thì ghi "bay cùng chuyến bay với N17". Đừng vội võ đoán với khẳng định "có liên quan với N17". N17 có thể đã lây cho một số người, nhưng nếu là tất cả thì kinh quá thể ! Và nếu N17 có khả năng ‘kinh quá thể’, thì cần làm rõ vì sao ca bệnh nhân 21 lại không lây nhiễm cho các cán bộ cao cấp ở cấp trung ương của Đảng và Chính phủ ? Liệu có phải ca 21 nhiễm một biến chủng với khả năng lây lan kém hơn hẳn cũng từ con virus corona Vũ Hán qua trung gian vật chủ nào đó ?

"Tôi cho rằng nên tìm hiểu về dịch tễ vì sao cũng con virus đó, nhưng trong tháng 2, việc lây lan ở trong nước gần như không tìm thấy, mặc dù cửa ngõ biên giới dịch bệnh là kề bên. Cả 16 ca trước ca N17, hầu hết là khách nhập cảnh, và không thấy mô tả bệnh cảnh nặng về tổn thương phổi. Trong lúc đó diễn biến từ ca 17 trở đi lại rất nhanh, kể cả bệnh nhân bắt đầu tổn thương phổi ; và điểm chung là tất cả số bệnh nhân ở đợt 2 này đều không liên quan trực tiếp đến Trung Quốc.

Lưu ý, hôm 7/2, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương đã nuôi cấy và phân lập thành công virus corona đến từ nguồn lây Vũ Hán, Trung Quốc. Ca N17 phát hiện hôm 5/3, đến nay là 11/3, khoảng thời gian này dư dã cho việc nuôi cấy và phân lập xem đây có phải là biến chủng của virus corona Vũ Hán ?".

Ông N.T.N. chia sẻ thắc mắc, và ông nhấn mạnh rằng đây chỉ là quan điểm cá nhân của một chuyên viên dịch tễ, chứ không phải trên quan điểm của người đang làm việc tại HCDC.

Báo Thanh Niên trong bài tường thuật một cuộc họp vào chiều 11/3 ở Hà Nội, đã dẫn lời của chủ tịch Nguyễn Đức Chung : "Trong số 22 ca bệnh mới, có đến 17 ca bệnh có liên quan đến bệnh nhân thứ 17 trên chuyến bay VN0054" (2). 

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 12/03/2020

Lời bình của người viết : công tâm mà nói, HCDC ít thấy sử dụng việc gán ghép với ca N17. Đơn cử, trong một văn bản ký ngày 11/3, phó giám đốc Huỳnh Ngọc Thành, viết : "Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Sở Y tế về việc tìm kiếm hành khách trên chuyến bay VN0054 có tiếp xúc gần với ca dương tính CoVid-19. Trung tâm kiểm soát bệnh tật thông báo đến Trung tâm y tế quận, huyện…".

--------------------

(1) https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/ca-mac-covid-19-thu/35-tiep-xuc-voi-hai-benh-nhan-nguoi-anh

(2) https://thanhnien.vn/thoi-su/da-co-1521-khach-hang-c-chuyen-bay-vn0054-mac-covid-19-1194487.html

*******************

Phải làm rõ mối quan hệ Nguyễn Chí Dũng - Nguyễn Hồng Nhung

Nguyễn Ngọc Già, RFA, 10/03/2020

Báo VnExpress ngày 10/3/2020 cho biết, virus Vũ Hán đã "gọi tên" người thứ 34 tại Việt Nam [1]. Đây là một người phụ nữ 51 tuổi sống tại Bình Thuận. Bà đến New York có quá cảnh tại Incheon - Hàn Quốc vào ngày 22/2/2020 và quá cảnh tại Qatar hôm 2/3/2020 trước khi về Việt Nam.

quan2

Bài báo cho biết thêm, người phụ nữ nói trên không liên quan đến chuyến bay định mệnh mang số hiệu VN0054.

Trở lại với chuyến bay ồn ào và đầy nghi vấn - VN0054

Chuyến bay VN0054 ở khoang thương gia có 28 ghế nhưng chỉ có 21 hành khách [2].

Trong số hành khách nói trên, bệnh nhân N.H.N (số 17) và bệnh nhân N.Q.T (số 21) được xác định sớm nhất. Dù các báo Việt Nam cố gắng né tránh gọi tên hai bệnh nhân này nhưng các trang báo nước ngoài và mạng xã hội có đầy đủ bằng chứng, để cho hay nữ bệnh nhân sinh năm 1993 tên là Nguyễn Hồng Nhung (biệt danh Richkid) và nam bệnh nhân sinh năm 1959 tên là Nguyễn Quang Thuấn - Phó chủ tịch hội đồng lý luận trung ương.

Cả hai bệnh nhân nói trên đang được cách ly và theo dõi điều trị.

quan3

Chuyến bay VN0054 trở nên ồn ào với đầy chứng cớ rõ ràng, trong đó liên quan đến Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu tư trong chuyến công du Ấn Độ [3] và Anh Quốc [4].

Nguyễn Chí Dũng, cho đến nay vẫn được xem là âm tính với virus Vũ Hán - Một loại virus lây lan với tốc độ nhanh nhất và giết người mau nhất trong lịch sử y tế thế giới, xuất phát từ Vũ Hán - Trung Quốc. Virus Vũ Hán đã [5] lan ra 109 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm cho 110.034 người bị nhiễm với 3.830 người tử vong - Số liệu được ghi nhận theo giờ Việt Nam, tính đến 18 giờ 50 ngày 9/3/2020.

Cô gái Nguyễn Hồng Nhung nhiễm virus Vũ Hán bị phát hiện vào hôm 5/3/2020, ban đầu bị coi là tác nhân chính gây ra tình trạng hỗn loạn thông tin tràn ngập. Nhưng đến hôm nay, mũi dùi dư luận gần như tập trung vào Nguyễn Quang Thuấn - Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương.

Dư luận chia làm nhiều hướng trong đó, một hướng cho rằng Nguyễn Hồng Nhung là thủ phạm và hướng ngược lại cho rằng từ Nguyễn Quang Thuấn.

Vào ngày 10/3/2020, báo Tuổi Trẻ đưa tin [6], bệnh nhân thứ 32 có liên quan đến cô Nguyễn Hồng Nhung. Trong bài báo này, phóng viên xác định, cả hai cùng gặp nhau vào 27/2/2020 với một nhóm bạn tại Anh. Cuộc hội ngộ của họ trong khuôn khổ tuần lễ thời trang diễn ra tại Milan - Ý Đại Lợi, trước đó vài hôm.

Báo Tuổi Trẻ cũng khai thác [7] được nguồn tin về chuyến chuyên cơ chở nữ bệnh nhân thứ 32 có giá khoảng 8,3 tỷ đồng Việt Nam, do doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn thuê riêng cho con gái để kịp thời về Việt Nam điều trị.

Báo VnExpress dẫn lời [8] "Tiến sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết : "Từ đêm qua đến nay bệnh nhân sốt, ho nhiều, ho khan, đau tức ngực. Hình ảnh chụp X-quang phổi có tổn thương dạng thâm nhiễm mô kẽ lan tỏa khắp 2 phế trường" và chiều ngày 10/3/2020 "bệnh viện tổ chức hội chẩn liên viện với các chuyên gia đầu ngành về truyền nhiễm, hồi sức, hô hấp, chẩn đoán hình ảnh, về ca bệnh" của con gái ông Jonathan Hạnh Nguyễn.

Phải làm rõ mối quan hệ Nguyễn Hồng Nhung và Nguyễn Chí Dũng

Trong những ngày qua, dư luận cũng xem được clip phong tỏa và phun thuốc diệt virus Vũ Hán tại nhà cha của Nguyễn Hồng Nhung tại thôn Phù Lưu xã Phù Ninh huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng. Người cha chỉ được gọi tên N.K.T và giới thiệu là một công dân nhưng với hình ảnh gây choáng váng cho người xem về biệt phủ đồ sộ [9] lại nửa quê nửa tỉnh mà khó có 1 người dân bình thường nào có thể có được.

Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng bộ Kế Hoạch Đầu Tư đã từng bị tai tiếng rất nặng về vụ 9 người Việt Nam tháp tùng chuyên cơ của Nguyễn Thị Kim Ngân - Chủ tịch Quốc hội, sau đó trốn lại Hàn Quốc.

Trả lời báo giới về vụ tai tiếng này, Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội chỉ thẳng "9 người này không thuộc thành phần đoàn công tác của Quốc hội Việt Nam mà thuộc đoàn của diễn đàn đề nghị đi nhờ chuyên cơ. Sang kia (Hàn Quốc - phóng viên), toàn bộ sinh hoạt đi lại, ăn, ở khách sạn, chúng tôi cũng không biết vì đều do Bộ KH-ĐT lo. Khi về thì họ đi nhờ về" như báo Thanh Niên đưa tin hôm 25 tháng Chín năm 2019.

Đáp trả Nguyễn Hạnh Phúc, Nguyễn Chí Dũng cho hay : "đáng tiếc về vụ việc 9 người Việt bỏ trốn tại Hàn Quốc và khẳng định "đã chọn lọc kỹ trước khi đi nhưng bị doanh nghiệp lợi dụng" [10].

Trở lại với thông tin xung quanh chuyến bay VN0054, từ đó mang virus Vũ Hán vào Việt Nam. Tập đoàn thép Việt Nhật gởi công văn [11] đến công an Hải Phòng đòi điều tra thông tin cho rằng người cha của Nguyễn Hồng Nhung là chủ tịch HĐQT tập đoàn này.

Cho đến nay, Nguyễn Chí Dũng vẫn được xác định âm tính với virus Vũ Hán. Trong trường hợp tốt nhất, ông ta hoàn toàn khỏe mạnh, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vẫn phải làm rõ mối quan hệ đang bị dư luận ngờ vực giữa Nguyễn Chí Dũng và Nguyễn Hồng Nhung. Bởi không phải ngẫu nhiên, Nguyễn Xuân Phúc - Thủ tướng tuyên bố "xử lý nghiêm việc khai báo không trung thực, hoặc không khai báo khi đã biết mình có bệnh" [12].

Ngoài ra, trong Bộ Luật Hình Sự tại điều 240 "Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" ở khoản 3 "Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm" :

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

Kết

Đài RFI cho biết [13] : "theo chính quyền Hà Nội, kể từ ngày 02/03 đến ngày 06/03, tức trước khi nhập viện, bệnh nhân thứ 21 đã tiếp xúc với ''tổng cộng 96 người''. Trong thời gian 5 ngày nói trên, ông Thuấn đã tham gia một số cuộc họp tại Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội và Hội Đồng Lý Luận Trung Ương. Hiện tại, theo một số thông tin không chính thức, Viện Hàn Lâm KHXH đã lập danh sách những người bị cách ly. Riêng số những người ''gián tiếp tiếp xúc'' với ông Thuấn, thông qua một người khác, đã lên đến gần 400".

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội công bố quyết định đóng cửa [14] để khử khuẩn từ 14 giờ ngày 9/3/2020 đến hết ngày 15/3/2020, bởi Nguyễn Quang Thuấn đã vào đó tiếp xúc nhiều người.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải nhìn nhận chuyến bay VN0054 ở góc độ an ninh quốc gia mà điều tra đến nơi đến chốn về động cơ, mục đích của Nguyễn Chí Dũng với tư cách Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, lại chểnh mảng và chủ quan đến mức, trở về Việt Nam vẫn tỏ ra không hay biết gì hết và vẫn tiếp xúc với quá nhiều người mà hình ảnh đầy trên mặt báo.

Phải làm rõ mối quan hệ giữa Nguyễn Chí Dũng và Nguyễn Hồng Nhung ở góc độ an ninh quốc gia và danh dự của Đảng cộng sản Việt Nam, bởi báo Thanh Niên cho hay [15] "bệnh nhân Covid-19 thứ 34 tại Bình Thuận là thành viên của đoàn nữ doanh nhân Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sang Mỹ làm việc từ ngày 22 - 29/2. Đoàn này có 18 người".

Trong những ngày này, người dân Việt Nam vô cùng hoang mang, sợ hãi tột độ do virus Vũ Hán gây ra.

Nguyễn Quang Thuấn với vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương lồng trong những bữa ăn trưa tại khách sạn sang trọng nhất Hà Nội cùng những bữa ăn giao lưu đầy thói trưởng giả, kèm theo những trận đánh golf - vốn không phải là nơi xuất thân của người Cộng Sản - nó đạt đến mức trào lộng hơn cả tác phẩm châm biếm về chủ nghĩa xã hội trong "Những Người Thích Đùa" của Aziz Nesin - nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ đã từng tưởng tượng ra !

Sự khinh bỉ tận cùng và sự giễu cợt tối đa của người dân dành cho người cộng sản Việt Nam đến từ những lời khai "thật thà như đếm" của Nguyễn Quang Thuấn.

Khi buộc phải đối diện với tử thần, người cộng sản Việt Nam trở nên ngộ nghĩnh tựa những con rối vụng về đến thảm hại, mà lẽ ra họ phải cho toàn dân thấy cái thứ "chủ nghĩa anh hùng cách mạng" đã từng làm "say đắm lòng người" để lừa mị toàn dân như trong "Thép Đã Tôi Thế Đấy" chứ nhỉ ? !...

Nguyễn Ngọc Già

Nguồn : RFA, 12/03/2020 (nguyenngocgia's blog) 

Ghi chú :

Ngày 28/5/2018, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14, khi thảo luận về Dự thảo Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, Nguyễn Chí Dũng đề nghị cho phép giữ nguyên quy định giao đất 99 năm cho nhà đầu tư dù có nhiều đại biểu phản đối ở nghị trường Quốc hội. Người dân Việt Nam cũng không quên chính sự kiện này đã làm nổ ra nhiều cuộc biểu tình quy mô lớn tại Sài Gòn và sau đó nhiều người đã bị bắt giữ.

[1] https://vnexpress.net/suc-khoe/viet-nam-cong-bo-ca-nhiem-ncov-thu/34-406...

[2] https://kenh14.vn/nhung-so-ghe-nao-tren-chuyen-bay-vn0054-duoc-xem-la-ti...

[3] http://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/bo-truong-bo-ke-hoach-va-dau-t...

[4] https://baodauthau.vn/dau-tu/doanh-nghiep-anh-san-sang-hop-tac-voi-viet-...

[5] https://viettimes.vn/dien-bien-covid19-ngay-9/3/2020-it-nhat-104-quoc-gi...

[6] https://tuoitre.vn/benh-nhan-covid-19-thu/32-co-lien-quan-benh-nhan-thu-...

[7] https://tuoitre.vn/gia-thue-chuyen-bay-rieng-dua-benh-nhan-covid-19-thu-...

[8] https://vnexpress.net/suc-khoe/benh-nhan/32-ton-thuong-phoi-4067055.html

[9] https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-benh-nhan-nhiem-covid-19-o-ha-noi-va-lai...

[10] https://thanhnien.vn/thoi-su/bo-truong-kh-dt-noi-gi-vu-9-nguoi-viet-bo-t...

[11] https://kenh14.vn/de-nghi-dieu-tra-thong-tin-chu-tap-doan-thep-viet-nhat...

[12] https://thanhnien.vn/thoi-su/thu-tuong-xu-ly-nghiem-truong-hop-biet-minh...

[13] http://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20200308-virus-corona%E2%80%93vi%E...

[14] https://news.zing.vn/vien-han-lam-khoa-hoc-xa-hoi-tam-dong-cua-de-khu-kh...

[15] https://thanhnien.vn/thoi-su/benh-nhan-covid-19-thu/34-o-binh-thuan-la-t...

Additional Info

  • Author Lâm Viên, Nguyễn Ngọc Già
Published in Diễn đàn

Virus corona : Tuổi, sức khỏe và Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam ?

BBC, 13/03/2020

Đại dịch Covid-19 là một biến cố đang có nhiều tác động đến 'sức khỏe' nền chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam vào lúc đảng cầm quyền này còn khoảng 10 tháng chuẩn bị cho Đại hội toàn quốc lần thứ 13, một số nhà quan sát thời sự và phân tích chính trị Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt.

tuoi1

Một người bán hàng đeo khẩu trang phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus COVID-19

Hôm 12/03/2020, từ Sài Gòn, Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, từ Sài Gòn đưa ra bình luận với Bàn Tròn Thứ Năm :

"Tôi theo dõi tình hình ở thành phố và ở phía Nam, chuẩn bị cho Đại hội 13 bắt đầu từ đại hội cơ sở, thì các cơ sở, các phường, xã này nọ đang tiến hành đại hội cũng nhưu bình thường, nhưng trong đại hội đó đến bây giờ vẫn chưa thấy báo cáo chính trị của Trung ương, đó là báo cáo lõi, báo cáo trung tâm, vẫn chưa thấy gửi tới xuống cơ sở.

"Còn tổ chức ở cơ sở diễn ra bình thường và theo lịch thì vẫn là cấp quận, cấp thành phố, nhưng nếu lên cấp thành phố, thì nó sẽ có ngàn đại biểu, thì lúc đó nếu còn dịch Covid-19 thì không biết sẽ có hoãn, lùi hay không. Đến bây giờ, Đại hội lần thứ 13 này sẽ diễn ra vào tháng Giêng năm 2021, khoảng đó, đầu quý một, nếu không có gì thay đổi,

"Nhưng có những vấn đề nổi bật, nổi trội lên thì đại hội này ngoài những vấn đề thông thường như báo cáo chính trị, báo cáo kinh tế - xã hội, báo cáo công tác xây d đảng, thì kỳ này nổi trội lên những vấn đề lớn như là vấn đề quyền sở hữu đất đai, mà đó cũng là điểm nóng, mấu chốt mà xảy ra những chuyện rất đau lòng như là vụ Đồng Tâm và nhiều địa phương khác như ở Vĩnh Long, rồi tỉnh này, tỉnh kia, rất nhiều.

"Tiếp theo nữa, vấn đề đòi hỏi cũng khao khát là vấn đề phải thực hiện dân chủ ở Việt Nam như thế nào, nhất là dân chủ ở trong đảng.

"Bây giờ kỳ đại hội này vẫn triển khai cái diện bầu cử ở trong đảng theo quyết định 214, do cấp trên dự kiến cấp dưới và đại hội hạn chế quyền ứng cử, bầu cử, mặc dù quyền ứng cử, bầu cử đã quy định trong điều lệ đảng và điều lệ đảng không có gì thay đổi.

"Còn vấn đề tuổi, thì nó trở lại vấn đề, hiện tại, gần đây đang trở lại vấn đề tuổi, nếu theo quy định hiện hành, những người đang làm Bộ Chính trị mà quá 65 tuổi, thì không được tái cử, mà dưới 65 thì được tái cử Bộ Chính trị đương nhiệm.

"Còn nếu 65 thì là trưởng hợp đặc biệt như vừa qua lấy ví dụ như là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là trường hợp đặc biệt, không những trên 65 mà trên 70 cũng là trường hợp đặc biệt. Còn bây giờ như vậy thì ai đi, ai ở, thì đó cũng là một vấn đề lớn trong tình hình bây giờ,

'Manh nha' về nhân sự và đường lối ?

tuoi2

Có ý kiến trong giới phân tích nói, dập dịch xong, thì đảng và chính quyền sẽ phải bắt tay ngay vào đẩy mạnh chuẩn bị cho đại hội đảng toàn quốc lần thứ 13

Từ Hà Nội cùng ngày, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà phân tích chính trị đang là nghiên cứu viên cao cấp khách mời thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Iseas - Singapore) đưa ra bình luận với BBC ngay trước Bàn tròn về hai khía cạnh là quy hoạch nhân sự và chủ trương, đường lối, ông nói :

"Manh nha thì từ năm ngoái người ta cũng nói là quy hoạch người này, người kia vào chỗ này, chỗ kia, thì đến nay vẫn thế thôi, không có gì thay đổi cả, thực tế mà nói phải lúc vào đại hội mới biết được.

"Nhưng mà theo quy hoạch, tiếng đồn, thì ai cũng biết rồi, ví dụ ông Nguyễn Xuân Phúc và bà Nguyễn Thị Kim Ngân thì đủ tiêu chuẩn để làm ứng cử viên chức Tổng Bí thư.

"Ông Phạm Minh Chính thì đủ tiêu chuẩn vào (ứng viên chức) chủ tịch Quốc hội, rồi hình như là ông Vương Đình Huệ đủ tiêu chuẩn để cử vào ứng cử chức gọi là chức Thủ tướng.

"Nhưng việc này mới chỉ là trên giấy, tức là mới dựa vào quy chế, dựa vào những gì quy định ở trên giấy, còn thực tế chính trị Việt Nam vô cùng phức tạp, nói thì là nói thôi, thế còn phải để đến sát nút thì mới biết được".

Về đường lối, chủ trương có thể diễn ra tại Đại hội 13, nhà phân tích Hà Hoàng Hợp đưa ra bình luận :

"Đã có những manh nha từ Đại hội 9 là tái cơ cấu khối doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hóa và thông qua việc phát triển, cũng như là mở rộng các hình thức về sở hữu, phát triển khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp không phải của nhà nước.

"Thế thì đại hội 11, 12, hướng ấy là vẫn có, thế nhưng có một số người bảo lưu theo hướng coi doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo, thế thì tôi hy vọng rằng đại hội 13 sẽ có một sự cải biến nào đó để cho khối doanh nghiệp nhà nước nhỏ đi, nhưng nó có đóng góp tốt hơn, làm ăn có lãi hơn.

"Và đồng thời, khối doanh nghiệp ngoài nhà nước, tức là không phải nhà nước được phát triển tốt đẹp nhất. Đây là một hướng có thể nhìn thấy tương đối rõ, còn khó có thể hy vọng rằng là có bất kỳ một thay đổi về thể chế chính trị nào cả".

Ý thức hệ 'bảo thủ' tiếp tục thắng thế ?

Đưa ra bình luận Bàn Tròn Thứ Năm từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong bối cảnh Việt Nam đang đối đầu với dịch Covid-19 với nhiều quan tâm và câu hỏi được đặt ra trong dư luận xã hội và cộng đồng gần đây, nhà phân tích chính sách công, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phạm Quý Thọ nói :

"Thứ nhất phải xác minh xem các cán bộ trong quy hoạch của chúng ta (Việt Nam) vừa rồi được phản ánh trên các dư luận như thế nào và cần phải xác minh, kể cả đặt lại các chuyến đi như thế nào cho nó tiết kiệm, cho nó đạo đức và cho nó có lương tâm.

"Thứ hai về dịch này, không được chủ quan, không hoảng sợ, nhưng không chủ quan, bởi vì theo kinh nghiệm thì không thể theo Trung Quốc được, mà bây giờ nhìn Ý, chúng ta thấy tỷ lệ chết rất là cao so với số ca lây nhiễm rồi, chứ không phải là 2% hay là 2,3% nữa, mà Việt Nam cần phải tiếp tục kiểm soát rất chặt chẽ về mặt dịch tễ và những chữa chạy.

"Thứ ba về mặt đường hướng và chính trị, tôi nghĩ rằng vẫn chia thành hai hướng, một là vẫn ý thức hệ bảo thủ vẫn có thể thắng thế ở trong đại hội tới thì nó sẽ làm chậm quá trình cải cách.

"Và một hướng theo tôi nghĩ là theo thị trường tương đối tích cực là chúng ta phải tư nhân hóa mạnh mẽ hơn nữa, theo tôi nghĩ là thế, phải thành lập, phải viết lại, trong đại hội phải nhấn mạnh thêm khía cạnh đó, để chúng ta (Việt Nam), như là Luật sư Trần Quốc Thuận đã nói, là về những nền tảng của kinh tế thị trường, trong đó đặc biệt là vấn đề sở hữu, mà trong sở hữu nói chung là vấn đề đất đai.

"Mà nếu không có, thì trong nhiệm kỳ tới sẽ rất là khó khăn, còn nói chung chung theo kiểu làm việc mà cần phải có nghị quyết, thì theo tôi nghĩ, cách làm việc như thế đã quá lạc hậu rồi, mà bây giờ chúng ta phải căn cứ vào thực tế để viết, còn những gì chưa chín hay là chín rồi, thì đấy chẳng qua là sự chỉ đạo thôi, còn những gì bức xúc trong cuộc sống, cần phải lường trước được.

"Ngoài ra, như tôi thấy, đại hội 13 này chuẩn bị rất nhiều chiến lược và những tầm nhìn, thì tôi nghĩ rằng đây cũng là một cơ sở để chúng ta xem xét lại các chiến lược lần trước để chúng ta lường trước tương lai của đất nước, của dân tộc.

"Để cho nó phát triển, không tụt hậu nữa và hướng tới thịnh vượng và có thể ngẩng cao đầu đối với thế giới trong không chỉ chống dịch, không chỉ những cái mạnh mẽ về tình huống khẩn cấp, mà phải trong cuộc sống bình thường.

tuoi3

Việc có thêm vai trò phụ nữ tham gia quản lý, lãnh đạo ở các cấp, trong đó có vĩ mô, trung mô, cũng là một chỉ báo về tiến bộ xã hội mà giới quan sát có thể tiếp tục quan tâm tại Việt Nam

"Sự phát triển bình thường dân chủ và kinh tế đi đôi với nhau, tôi nghĩ đấy mới là cái chính mà cũng phải nhân cơ hội này để chúng ta làm tốt tầm nhìn cho đất nước và cho dân tộc".

Sẽ xuất hiện 'điểm sáng' nhân sự qua vụ Covid-19 ?

Từ nơi đang thăm viếng ở Austin, Texas, Hoa Kỳ, bác sỹ, Tiến sĩ Trần Tuần, chuyên gia phản biện chính sách và tư vấn giám định xã hội tại Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta), nêu quan điểm :

"Tôi cho rằng lúc này là giai đoạn then chốt, chắc chắn rằng các sự kiện lớn, thí dụ như vụ Đồng Tâm xảy ra hôm 09/01 vừa rồi và dịch Covid-19 này sẽ ảnh hưởng rất đáng kể đối với sự chuẩn bị, định hướng đường lối cũng như nhân sự của đại hội đảng CSVN sắp tới.

"Trong thời gian tới sẽ có các thảo luận và những phân tích đi theo hướng là phải nhìn lại những điểm mà vừa rồi tôi tóm tắt năm cái, trong đó có vấn đề gọi là sự minh bạch hóa và sự giám sát, đánh giá độc lập cho sự vận hành của hệ thống.

"Và như thế có thể thấy rằng sẽ có những sự thay đổi để cân bằng hơn vấn đề mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt trong vấn đề phòng chống dịch, trong toàn cầu hóa.

"Như thế trong thời gian tới có thể thấy rằng tính kinh tế không còn được ưu tiên cải cách cho kinh tế phát triển, đầu tư nước ngoài sẽ không được ưu tiên như trong những năm trước đây.

"Điểm thứ ba nữa là về mặt nhân sự, chắc chắn rằng qua vụ Covid-19 này cũng sẽ hiện ra một vài nhân vật mà có thể là điểm sáng hơn, như thế có thể sự thay đổi trong nhân sự thời gian tới, cũng như chuyện mà các quan chức bộ phận mà đi, chúng ta gọi là chi tiêu công một cách vô lý, một cách lãng phí, thì sẽ phải có nhìn nhận.

"Bởi vì nếu không thì thực ra đó là một sự đào phá lòng tin của người dân ghê gớm vào lãnh đạo.

"Cho nên nhân sự phải thay đổi qua vụ Covid-19 vừa làm sáng rõ của chúng ta".

*********************

Virus corona : Covid-19 ‘có thể giúp Đảng Cộng sản Việt Nam cải tổ’

BBC, 13/02/2020

Dịch bệnh Covid-19 bộc lộ các góc cạnh phức tạp về y tế, chính trị, nhưng cũng có thể là cơ hội cho Việt Nam cải tổ, theo nhận xét của một nhà quan sát.

tuoi4

Một người bán hàng đeo khẩu trang phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Covid-19

Trao đổi tại Bàn Tròn Thứ Năm hôm 12/3/2020 từ nơi đang thăm viếng là Austin, Texas, Hoa Kỳ, Tiến sỹ, Bác sĩ Trần Tuấn nói :

"Tôi nghĩ là Covid-19 này có tác động rất mạnh với đời sống chính trị ở Việt Nam trong thời gian vừa qua và đặc biệt trong thời gian tới đây khi có Đại hội của với đảng Cộng sản vào năm 2021.

"Nói vắn tắt tác động này, nhìn chung tôi cho rằng có tác động tích cực mà nó giúp cho Việt Nam khắc phục được một số điểm yếu trong một thời gian dài trước đây.

"Đó là thứ nhất, chính Covid-19 đã tạo ra cho cả hệ thống nhà nước và người dân nhìn nhận ra được vai trò, vai trò thích yếu của y tế dự phòng, y tế công cộng và hệ thống y tế nói chung đối với sự phát triển của Việt Nam và các vấn đề về phát triển bền vững".

'Nếu không muốn nhanh chóng bị nhấn chìm'

Theo nhà phản biện chính sách này, những khủng hoảng mà quốc tế và khu vực đã đang trải qua thể hiện nhiều điều mà Việt Nam cần chú ý đúng mức, TS. BS. Trần Tuấn nói thêm :

"Những khủng hoảng này… nếu như không chú ý đúng mức đến y tế dự phòng, y tế công cộng, thì chắc chắn là những thành tựu đạt được trong kinh tế, văn hóa, kể cả giáo dục cũng rất nhanh chóng bị nhấn chìm, chỉ bởi các dịch bệnh, đặc biệt dịch bệnh hiện nay là dịch bệnh lây truyền như chúng ta thấy kể cả từ động vật sang người.

"Chắc chắn Đại hội Đảng sẽ phải suy nghĩ đến đề xuất của bên y tế đang tich cực thúc đẩy, đó là vấn đề y tế Việt Nam nằm trong an ninh y tế toàn cầu.

"Và đặc biệt lĩnh vực chúng tôi đang cố gắng thúc đẩy, đó là "môi - sức khỏe", sức khỏe con người, sức khỏe môi trường và sức khỏe động vật, thực vật gắn liền với nhau".

"Điểm thứ hai, tác động tích cực của Covid-19 đưa lại, đấy là vai trò của người dân rất quan trọng. Chúng ta thấy rằng muốn phòng chống được Covid ở đây, thì vấn đề không phải hệ thống nhà nước đã làm tốt đến đâu nữa, mà chắc chắn không thể bỏ qua vai trò của từng người dân một.

"Về kiến thức cần, sự minh bạch của thông tin mà nhà nước cần cung cấp cho người dân, sự gắn nối giữa thông tin trong nước với thông tin ngoài nước và đặc biệt là vai trò của người dân trong tạo ra lối sống mà tích cực cho dự phòng, thì nó sẽ có ảnh hưởng rất tích cực hơn nữa.

"Tôi cho rằng dịch Covid này sẽ giúp cho người dân nhìn lại và tránh được lối sống tiêu thụ và sẽ nhấn mạnh đến vai trò của môi trường, những yếu tố gọi là chăm sóc sức khỏe, giữ gìn sức khỏe bản thân, hướng tới vấn đề các mục tiêu dự phòng mà y tế đang thúc đẩy".

tuoi5

Dịch Covid-19 tác động tiêu cực, toàn diện với kinh tế Việt Nam

Vũ Hán thất bại và vai trò nào cần dẫn đường ?

Điểm tiếp theo, theo chuyên gia y học dự phòng và nhà phản biện chính sách này là vụ dịch Covid-19 cho thấy đảng cộng sản, và việc chuẩn bị văn kiện hiện nay cho Đại hội 13 cần phải rút kinh nghiệm và tư duy lại về điều mà ông gọi là vai trò của khoa học dẫn đường trong hành động chính sách.

Ông Trần Tuấn nói tiếp với Bàn Tròn Thứ Năm :

"Để phòng chống được dịch, chúng ta thấy rằng là mặc dù là toàn dân, toàn diện, nhưng mà phải có phương pháp, phải có cách thức, phải có dẫn đường bởi khoa học.

"Và trong khoa học, cũng như trong phòng chống dịch, chúng ta thấy rằng dịch tễ học chẳng hạn rất quan trọng, thất bại của Vũ Hán ban đầu chính là vấn đề các nhà khoa học Trung Quốc đã không chú trọng đúng mức đến vai trò của dịch tễ học trong sáng tỏ những thông tin dịch tễ học để giúp cho việc định hình chiến dịch phòng, chống dịch.

"Tôi cho rằng thất bại đặc biệt trong tháng đầu của phòng, chống dịch của Vũ Hán là một sự thể hiện và từ đó các nước đều phải rút kinh nghiệm, nhìn nhận lại vai trò của khoa học dẫn đường trong vấn đề các văn kiện sức khỏe cộng đồng.

"Điểm thứ tư, tôi nghĩ rằng Đại hội Đảng phải chú ý trong vấn đề này, đấy là chúng ta thấy rằng những nước mặc dù mạnh nhưng không có sự giám sát độc lập với sự vận hành hệ thống, để đảm bảo hệ thống đảm bảo được sự chuẩn bị, sự sẵn sàng đối phó, kể cả khi đã có luật pháp ra rồi, thì vận hành của hệ thống đó ra sao, nếu như không có sự giám sát, đánh giá độc lập, thì khả năng chúng ta thấy rằng nó sẽ không đạt được hiệu quả mong đợi.

"Nên tôi nghĩ rằng, trong Covid-19 này, cũng cung cấp cho bài học là phải nhìn nhận lại việc thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá độc lập, sự vận hành của các hệ thống, đặc biệt hệ thống y tế, để mà có thể phòng chống được dịch cho tốt".

Truyền thông quan trọng thế nào ?

Cuối cùng, nhà quan sát và phản biện chính sach xã hội dành sự chú ý trong bình luận của mình tới lĩnh vực truyền thông, về vai trò của lĩnh vực và hoạt động này, TS. Bác sĩ Trần Tuấn nói :

"Điểm thứ năm, tóm lược lại nữa, là Covid-19 cho nhận thấy rằng truyền thông cực kỳ quan trọng và trong truyền thông này, phải có sự song hành giữa truyền thông của nhà nước với truyền thông mạng xã hội.

"Và chúng ta thấy rằng kinh nghiệm của Covid-19 ở Việt Nam cho thấy mạng xã hội đóng vai trò rất tích cực trong vấn đề truyền bá thông tin, chia sẻ trong nước.

"Đấy là những cái tích cực mà tôi thấy được thể hiện và việc chuẩn bị văn kiện Đại hội đảng sẽ có sự xem xét để mà có sự thay đổi".

Bác sỹ, Tiến sĩ Trần Tuấn là chuyên gia phản biện độc lập chính sách y tế và giảm đói nghèo của khối các tổ chức khoa học độc lập cho các cơ quan Đảng, Quốc Hội, chính phủ Việt Nam và các tổ chức quốc tế giúp đỡ Việt Nam.

Ông nguyên là nội trú dịch tễ học khóa X và giảng viên dịch tễ học đại học Y Hà nội ; từng là nghiên cứu viên khách mời về sức khỏe quốc tế đại học y tế công công Harvard (1994-1995).

Bác sĩ Trần Tuấn tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Dịch tễ học và sức khỏe dân số từ đại học Newcastle, Úc (1997-2003), ông là sáng lập viên và Trưởng ban điều hành liên minh phòng chống bệnh không lây, nhiễm Việt Nam NCDs-VN (2015-2019), đồng thời là giám đốc trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng-RTCCD từ năm 2003 tới nay.

Nguồn : BBC, 13/03/2020

Additional Info

  • Author BBC tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Bệnh nhân thứ 21 và câu hỏi dành cho Tổng bí thư

Nguyễn Anh Tuấn, RFA, 14/03/2020

Lâu nay chuyện quan chức ở Việt Nam sống đời xa hoa không phải chuyện gì xa lạ. Thi thoảng mạng xã hội lại lan truyền hình ảnh biệt phủ của ông quan huyện này, tỉnh kia, bộ nọ khiến không ít người phải cám cảnh khi so sánh với đời sống lam lũ khổ cực của dân nghèo từ thôn quê cho đến thành thị. 

thu1

Ca nhiễm Covid-19 thứ 21 của Việt Nam ngồi gần hàng ghế trên chuyến bay với ca nhiễm thứ 17, cô N.H.N ở Trúc Bạch, Hà Nội

Tuy nhiên thông tin kiểu này hiếm khi được xác thực. Người ta có thể đồn đoán và kể cho nhau nghe lúc trà dư tửu hậu về mức độ xa hoa lãng phí của quan chức song hiếm khi có cơ quan chức năng hay báo chí nào vào cuộc để đưa ra kết luận khẳng định những đồn đoán ấy là sự thật. 

Điều này kể ra cũng không có gì khó hiểu khi mà theo quan niệm của Marx và Engels người cộng sản là 'bộ phận kiên quyết nhất của giai cấp vô sản' và dựa trên đó, đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam đã bỏ không ít công sức xây dựng hình tượng người cán bộ cộng sản luôn gắn bó máu thịt, chia sẻ đắng cay ngọt bùi với giới cần lao. 

Bởi vậy, ngay cả khi gần đây có nhiều quan chức ngã ngựa vì tham ô tham nhũng, tuyệt nhiên vẫn không có thông tin từ cơ quan chức năng và báo chí nhà nước về việc các quan chức này tiêu xài tiền bạc như thế nào. Thông tin kiểu này nếu phổ biến, theo họ, sẽ không có lợi cho 'đại cục'.

Tuy nhiên họ không ngờ là virus corona lại thành kẻ phá bĩnh không ai ngờ tới. Nguyễn Quang Thuấn, bệnh nhân số 21 của Việt Nam, hiện là Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cơ quan cầm cương lý luận cho đảng cầm quyền, được mô tả có lối sống thật là xa hoa khi đi công cán thì hạng thương gia, ăn trưa ở khách sạn 5 sao, giải trí ở sân golf có phí thành viên lên đến 3 tỷ đồng, nhà thì 3 căn ngay trung tâm Hà Nội.

Trớ trêu thay, những chi tiết này không đến từ một bài báo điều tra, mà là từ báo cáo y tế của cơ quan phòng chống dịch. Thế là lần đầu tiên, đời sống xa hoa của quan chức, mà cũng chưa phải cấp cao gì cho lắm (ông Thuấn chỉ mang hàm thứ trưởng, lại đã tuổi hưu), được xác thực bởi một cơ quan chức năng, theo cách không thể rõ ràng hơn. 

Còn nhớ vài năm trước, theo cách nào đó, một bức hình chụp TBT Nguyễn Phú Trọng mặc áo khoác sờn vai rách góc lan truyền trên mạng. Không ít người xuýt xoa rằng vị đảng trưởng đảng cầm quyền thật giản dị. Độ xác thực của bức hình tuy chưa rõ song hình ảnh đó phụ hợp với kỳ vọng của nhiều người dân về hình ảnh người cán bộ, vốn được định hình từ hàng chục năm tuyên truyền của đảng cộng sản. 

Thế nhưng, câu hỏi đặt ra là, hình ảnh người đảng trưởng giản dị còn bao nhiêu ý nghĩa nếu như cấp dưới của ông, những kẻ như Nguyễn Quang Thuấn, suốt ngày rêu rao đạo đức cách mạng cần kiệm liêm chính, ra rả học tập làm theo tấm gương đơn sơ nọ giản dị kia nhưng thực chất lại sống đời xa hoa phè phỡn ?

Nguyễn Anh Tuấn

Nguồn : RFA, 14/03/2020 (nguyenanhtuan's blog)

************************

Quan sát về hai ca nhiễm Covid-19 : ca 21 và ca 34

Lâm Viên, VNTB, 13/03/2020

Cùng nhiễm virus corona (còn gọi virus SARS-CoV-2, dịch bệnh Covid-19), cùng tiếp xúc với người thân sống chung nhà, khác hẳn ca 34, ở ca 21 lại không thấy thông báo là đã lây cho người thân nào.

ca1

Ca 21 là ông Nguyễn Quang Thuấn, người ngồi gần hàng ghế với bệnh nhân N.H.N (ca 17 ở Hà Nội) trên chuyến bay về Việt Nam.

Ca 21 là ông Nguyễn Quang Thuấn, 62 tuổi, học hàm giáo sư, tiến sĩ. Theo tin tức công khai trên báo chí, ngay sau khi xuống phi trường Nội Bài, ông trở về nhà và đi ‘tập gym’ ngay sáng sớm hôm đó, rồi mới đến cơ quan làm việc. Theo báo cáo được đăng công khai trên mạng xã hội, sau khi từ cơ quan về nhà, ông ăn cơm trưa, cơm tối với vợ của ông. Bước sang ngày thứ hai, thì ông ăn trưa với bè bạn gì đó ở khách sạn. Chiều tối ông về vẫn cơm nước với vợ của ông ở nhà.

Ngày thứ ba thì ông bận rộn suốt do họp hành, tiệc tùng với các cơ quan đảng ở trung ương. Tối hôm đó ông còn cùng bè bạn đi đánh golf. Sáng hôm thứ tư kể từ hôm ông bay từ Luân Đôn, Anh Quốc về Nội Bài, Hà Nội thì nhận được thông báo đến bệnh viện vì nghi nhiễm dịch bệnh Covid-19. Lúc này trên báo chí vẫn đang tập trung khai thác về ca bệnh số 17 là một cô gái 26 tuổi, cùng khoang hạng thương gia với ông Thuấn, bay chung chuyến từ Anh về Việt Nam.

Ca 17 đã lây con virus corona xuất xứ từ Vũ Hán, Trung Quốc cho người tài xế đã đón cô hôm từ Nội Bài về nhà. Một người bác sống chung nhà với ca 17 cũng bị lây.

Ca 21 có diện tiếp xúc rộng rãi hơn nhiều lắm. Ca 21 còn đăng đàn phát biểu trong các cuộc họp, và còn dự tiệc ăn uống với nhiều quan chức, viên chức trong môi trường phòng kín, sử dụng máy điều hòa. Tuy nhiên không có tin tức về chuyện ca 21 đã lây lan con virus corona cho những ai ?

Ca 34 là một quý bà doanh nhân 51 tuổi, từ Mỹ về có quá cảnh ở Hàn Quốc. Rất nhanh sau đó, tính đến tối ngày 12/3, ca 34 đã lây cho 5 người trong đó có cả chồng, con dâu, cháu nội của bà.

Ca 21 và ca 34 có điểm chung là đều có gia thất. Lạ là ca 21 không lây cho vợ của ông, và cũng không lây cho đồng nghiệp hay những người tiếp xúc với ông qua những giao tiếp, tiệc tùng. Ca 34 thì mặc dù có những tiếp xúc dạng ‘họp hành – hội nghị’ ít hơn ca 21, song bà lại lây cho đến lúc này là 5 người.

Yếu tố dịch tễ của ca 21 tại Hà Nội, và ca 34 tại Bình Thuận, về cơ bản chỉ khác nhau về nhiệt độ môi trường. Tiết trời Hà Nội mùa này được đánh giá ưu ái với virus corona khi chỉ từ 24 độ trở xuống. Xứ biển Nam Trung bộ mùa này nắng nóng đến cháy da.

Có lẽ cần làm rõ về yếu tố dịch tễ, do có sự khác biệt quá lớn giữa ca 21 và ca 34 trong lây nhiễm. Ở đây là yếu tố giới tính, hay yếu tố ‘lý lịch – chức vụ’ là duyên cớ của những khác biệt đó ? Điều này rất cần thiết minh định vì tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố virus corona là đại dịch của nhân loại.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 13/03/2020

*****************

Corona đã lật mặt nhà lý luận như thế nào ?

Nguyễn Hùng, VOA, 12/03/2020

Đáng ra người mang corona th 21 s ch là mt người bnh na như bao người bnh khác. Nhưng đng chí N.Q.T mà các văn bn đã ch ra là Phó ch tch Hi đng lý lun Nguyn Quang Thun đâu có phi người thường. Nhà lý lun đi t Anh v li Vit Nam bng vé hạng thương gia và ngi ghế 5A trong khi n bnh nhân ni tiếng mang s hiu 17 ngi ghế 5K trên cùng chuyến bay. Ông Thun đi cùng phái đoàn ti n Đ ri mi ti Anh và trong chuyến t Anh v li Vit Nam cũng có cBộ trưởng Kế hoch và đu tư Nguyn Chí Dũng . Ông Dũng được cho là có kết qu âm tính vi corona.

ca2

Tẩy ra mt xe cu thương gn nhà mt người nhim virus corona ti Hà Ni, 7 tháng Ba. (Reuters)

Khi đọlịch trình hot đng ca ông Thun khi trở v t Anh sáng sm 2/3, tôi rt ngc nhiên khi thy mi v đến nhà là ông đã đi tp gym ngay từ 6-7g30 sáng. Nhưng gi mng xã hi đang kháo rng ông khai không đúng và gi đó ông đi thăm người mà ông không tin khai ra. Nhưng dù sao đây cũng mi ch là tin đn. Nên b qua.

Còn điều hoàn toàn rõ ràng là ông khai đã ăn trưa khách sn năm sao và đi đánh golf ở sân mà người ta phi b ra c t đng đ tr thành hi viên. Sân golf Vân Trì, mt trong nhng sân đt đ nht min btheo trang tin VTC, hiện đang tm đóng ca sau khi ông Thun nói đã ti đây hôm 6/3.

Dân tình đã gọi hi đng ca ông Thun là "hi đng lú ln" ngay t thi ông Nguyn Phú Trng còn là ch tch. Nhưng do hình nh được tô v là liêm khiết và chng tham nhũng ca ông Trng nên hi đng có l được cho là lú thì có lú nhưng không có thói sang chnh. Gi corona cho thy nó không h là như thế.

Nhân dịp này người ta cũng kháo xem ông có bao nhiêu nhà, v trí ca nhng cơ ngơi đó ra sao.

Gạt b tt c nhng tin chưa được kim chng, chân dung ca cây lý lun là nhà Trúc Bch, đi máy bay hng thương gia, ăn sang, đánh golf có hng và gi ngh trưa có th kéo dài hai tiếng. Có l sau dch corona nhiu bn tr s đ xô ti nh Giáo sư Thun vn đ làm sao h cũng có tin đ lý lun tương t.

Trước v này người ta cũng đã được chng kiến chuyn các b trưởng như Nguyn Bc Son và Trương Minh Tun có th nhn hàng t hay chc t đô la tin hi l. Nhng chiếc kim bc trong gi lâu ngày dn lộ ra và hình nh quan chc tham nhũng, đo đc gi và ác ôn vi người dân.

Nạn dch corona hin nay cũng khiến người ta quên đi cuc khng hong Đng Tâm mà nhà lý lun hàng đu Nguyn Phú Trng đã góp phn gây ra. Báo chí c trong nước và ngoài nước không còn nói tới s phn ca nhng người b tra tn và giam gi các tri giam hay trong bnh vin. Corona chưa giết chết ai Vit Nam nhưng con vi rút cng sn ch trong mt đêm đã cướp bn mng người chưa k nhng người b thương.

Corona cũng chỉ là mt loại cúm dù có nguy him hơn cúm mùa. Điu đáng s là con vi rút bn mùa búa lim mà hin ch còn có năm nước trên thế gii. Và người ta có quyn hy vng corona s sm có ngày tàn nhưng búa và lim có nhiu kh năng sau đi hi 13 s li còn ít nht vài đại hi na.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 13/03/2020

********************

Ông Nguyễn Văn Thuấn : đen thôi, đỏ quên đi

Chi Mai, VNTB, 13/03/2020

Suy cho cùng, ông Thuấn xui thôi. Vì số đông cán bộ và cao cấp hiện nay, có thể dễ dàng lựa chọn lối sống như đồng chí Thuấn, một lối sống mà cơ chế cho phép được hưởng thụ sa hoa, có phần đồi truỵ về mặt bản chất. 

ca3

Ông Nguyễn Quang Thuấn, ca bệnh số 21 trở thành tâm điểm của chỉ trích dư luận xã hội trên Facebook. 

Trang điện tử VTCnews đăng tải bài phê phán lối sống xa hoa, dẫn lời của ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Như vậy sau khi mạng xã hội lên tiếng, giờ đây các đồng chí một thời của ông Thuấn sẽ phê bình và kết luận tội trạng của ông.

Một người là tấm gương đạo đức, văn minh ngời ngời, lại nằm trong một tổ chức ngời ngời văn minh và đạo đức. Nay bỗng chốc bị lột trần, là tên đại tư bản đỏ thứ thiệt, sừng sõ.

Nhưng suy cho cùng, ông Thuấn xui thôi. Vì số đông cán bộ và cao cấp hiện nay, có thể dễ dàng lựa chọn lối sống như đồng chí Thuấn, một lối sống mà cơ chế cho phép được hưởng thụ sa hoa, có phần đồi truỵ về mặt bản chất. 

Là nhân sự đầu não của chế độ, ai gặp cũng phải nể sợ ít phần, từ anh Bí thư tỉnh đến vị Bộ trưởng. Ấy thế mà anh lại ‘đổ đốn’, làm cho bộ mặt chế độ trở nên ‘ê chề’ trước bàn dân thiên hạ.

Do ông Thuấn đen thôi, chứ đỏ thì quên đi. Chỉ là vì ông xui đi ‘du ngoạn’ cái thời kỳ virus Vũ Hán hoành hoành và gặp nạn ở phút 59. Hệ quả của cái đen của ông Thuấn vì thế sẽ được diễn giải là ‘hiện tượng’, không phải bản chất của chế độ.

Chưa dừng lại đó, ông Nguyễn Quang Thuấn còn nguyên Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2019. Cơ quan mà vào tháng 5/2016, báo Tuổi Trẻ đã chỉ ra, tiêu tốn ngân sách quốc gia chỉ tính riêng năm 2015 là 22,6 triệu USD. Trong khi chất xám thành phẩm lại vô cùng khiêm tốn.

"5 bài công bố khoa học trong danh mục ISI của Web of Science, với số lượt trích dẫn là 8 và số lượt trích dẫn trung bình là 1,60 (*). Nếu tính cả quá trình 5 năm từ 2011-2015, tổng số công bố ISI của viện là 22 bài, một thành quả chỉ tương đương con số bài báo khoa học tối thiểu để được bổ nhiệm giáo sư ở Malaysia" - báo Tuổi Trẻ ngày 5/5/2016.

Đó mới chỉ là con số tương đối nghịch trong ngân phí và kết quả ở một cơ quan nhà nước cấp Viện. Vậy nếu minh bạch Hội đồng lý luận trung ương thì chi tiêu ngân sách và thành quả có thể đo đếm được sẽ nghịch lý đến mức độ nào ? Đó phải chăng là cơ chế, bản chất của sự kiệt quệ ngân sách nhà nước hiện nay, khi nguồn chi không dành cho phát triển sản xuất mà ngược lại chi vào những cơ quan yếu kém, với những lý luận mang tính lỗi thời ?

Do ai, vì ai nên nỗi này ? Câu hỏi này chỉ có sự sáng suốt, tài tình, đạo đức và văn minh của các lãnh đạo cao cấp của đảng – nhà nước mới trả lời được. Nếu họ không trả lời, thì dân đen như chúng ta phải ngậm ngùi chịu thua. Đừng thắc mắc, ngưng chỉ trích vì phía sau lãnh đạo có nhà tù, cảnh sát và toà án sẵn sàng ‘xử lý’ bạn.

Con đường đi lên xã hội chủ nghĩa, nơi được đồn đại là ‘công bằng, văn minh’ chưa bao giờ xa và vất vả đến thế. Bởi các chặng đường lý luận và nghiên cứu tìm kiếm con đường tiến lên ấy chỉ là ‘tổ ấm’ kiếm chác của một bộ phận không nhỏ lãnh đạo ‘cần, kiệm, liêm, chính, chí, công, vô, tư’.

Chi Mai

Nguồn : VNTB, 13/03/2020

*******************

Công an triệu tập một số người đưa tin bệnh nhân Covid-19 số 21 có bồ nhí

RFA, 13/03/2020

Bộ Công an Việt Nam hôm 13/3 cho truyền thông trong nước biết công an vừa triệu tập một số người đưa tin bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 21 là N.Q.T có bồ nhí và con riêng.

ca4

Hình minh hoạ. Phun khử trùng trong khoang máy bay của Vietnam Airlines ở Nội Bài, Hà Nội hôm 3/3/2020 -AFP

Bộ Công an xác định đây là thông tin thất thiệt, bịa đặt, xuyên tạc về bệnh nhân này, được kích động bởi các đối tượng phản động, chống đối chính trị trong và ngoài nước nhằm gây hoài nghi, làm xói mòn niềm tin của quần chúng nhân dân, gây hoang mang trong dư luận xã hội.

Truyền thông trong nước cho biết, ngày 13/3, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã phối hợp với Công an Hà Nội xác định một số đối tượng đăng tải và chia sẻ những thông tin này. Có 3 người được xác định là Võ Thị Thanh Thủy, Doãn Thị Kim Phượng và Nguyễn Thị Vân đều ở Hà Nội.

Truyền thông trong nước cho biết tại cơ quan Công an, các đối tượng này đã khai nhận do thiếu hiểu biết nên đã sử dụng tài khoản Facebook cá nhân để đăng tải, chia sẻ những thông tin suy diễn.

Bệnh nhân N.Q.T, 61 tuổi, được xác định dương tính với Covid-19 sau khi bay về Hà Nội hồi đầu tháng này từ chuyến đi sang Ấn Độ và Anh. Ông này bay về Hà Nội theo vé máy bay hạng Thương gia (business class). Lịch trình của bệnh nhân này sau khi về Hà Nội được xác định là đã dự hội nghị, đi ăn tiệc và đi đánh golf.

Sau đó, các thông tin trên mạng xã hội xác định đây là ông Nguyễn Quang Thuấn, thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng chính phủ, làm việc tại Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Trong những ngày qua, mạng xã hội dồn dập đưa tin bệnh nhân này đã đến khu chung cư Royal City gặp người quen khiến những người này phải đi cách ly. Từ các thông tin này, mạng xã hội lại có những đồn đãi rằng ông này đến Royal City để gặp bồ nhí.

Những thông tin trên mạng xã hội về ông Nguyễn Quang Thuấn dù không được chính phủ xác nhận nhưng lại khiến nhiều người bất bình vì cho rằng một người làm công tác lý luận cho đảng cộng sản mà lại đi vé máy bay hạng Thương gia (C), đánh golf ở nơi đắt tiền, ăn uống ở nhà hàng 5 sao.

Additional Info

  • Author Lâm Viên, Nguyễn Hùng, Chi Mai, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Có phải là vì gói tài trợ nhân đạo mấy chục triệu Mỹ kim ?

Lynn Huỳnh, VNTB, 13/03/2020

Có vẻ bất nhẫn khi ở Sài Gòn nhiều đồn đoán rằng, sở dĩ Việt Nam rất nhanh trong công bố danh tính, lộ trình của những ca nghi nhiễm con virus Vũ Hán Corona, vì tất cả liên quan tới khả năng được nhận từ gói tài trợ nhân đạo gần bốn mươi triệu Mỹ kim của Tổng thống Donald Trumph.

nganchan1

Chính phủ Mỹ thông báo cung cấp hỗ trợ khẩn cấp 37 triệu đôla để giúp Việt Nam đối phó với sự lây lan của chủng virus Corona mới (Covid-19).

Một bản tin trên Đài tiếng nói Hoa Kỳ – tức VOA nơi mà nhà báo Phạm Chí Dũng và nhà báo Lê Anh Hùng (cả hai đều là thành viên của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam) từng là cây bút chính luận của đài này – cho biết, Chính phủ Mỹ mới thông báo cung cấp hỗ trợ khẩn cấp trị giá 37 triệu đôla để giúp Việt Nam và hơn 20 nước đối phó với sự lây lan của chủng virus Corona mới (Covid-19).

Đây là một phần của khoản ngân quỹ lên tới 100 triệu đôla mà Mỹ cam kết tháng trước nhằm khống chế và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 tại 25 nước Hoa Kỳ nói là "ưu tiên" trên thế giới.

Ngoài Việt Nam, có nhiều nước Đông Nam Á đang phải đối mặt với dịch bệnh do virus Corona gây ra, như Thái Lan và Campuchia, cũng nhận được khoản hỗ trợ nhiều triệu đôla lấy từ Quỹ Dự trữ Khẩn cấp để phòng chống các bệnh lây nhiễm của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).

VOA cho biết vẫn đang cập nhật tin tức liên quan về gói tài trợ này.

Trước đó, báo chí Việt Nam cũng loan tin phía Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã có mặt tại Việt Nam ngay khi vừa xảy ra việc đe dọa của lây lan dịch cúm của con virus Vũ Hán. Thế nhưng trong suốt thời gian có 16 ca bệnh ban đầu đó, gần như trên truyền thống người ta chỉ biết đến hai ca đang chữa ở bệnh viện Chợ Rẫy, một ca ở bệnh viện Nhiệt đới – bệnh viện này nằm trong khuôn viên của nhà thương Chợ Quán ở Sài Gòn trước 1975. Cả ‘Chợ Rẫy’ và ‘Chợ Quán’ đều giúp cho ba ca bệnh ‘sạch virus Vũ Hán’ trong cơ thể.

Thế nhưng từ khi Hoa Kỳ bắt đầu đánh tiếng về những gói tài trợ nhân đạo cho các quốc gia bị dịch bệnh, thì khá bất ngờ Việt Nam ‘mạnh dạn’ công khai những danh tính, lộ trình cùng các động thái quyết liệt trong phòng, chống dịch. Dĩ nhiên ở đây là loại trừ trường hợp ca 21 là một quan chức cấp cao của Đảng thì vẫn còn lắm mù mờ.

Rất có thể những nhận định trên là ảnh hưởng của thuyết âm mưu. Nhưng cần lưu ý là ‘âm mưu’ ấy dường như là kịch bản mà các chuyên gia CDC Hoa Kỳ có mặt tại Việt Nam đã dự liệu.

Dẫu gì thì trên hết vẫn là tin tốt lành cho Việt Nam lúc này.

Lynn Huỳnh

Nguồn : VNTB, 13/03/2020

*********************

‘Ghen Cô Vy’ góp phần giúp Việt Nam chống dịch Covid-19

Ngọc Lễ, VOA, 13/03/2020

Bài hát và vũ điệu v ra tay thường xuyên trong mùa dch Covid-19 do chính quyn Vit Nam thc hin ‘ch nhm đ nâng cao ý thc cng đng’ ch ‘không phi đ được thế gii biết đến’, người nhc sĩ sáng tác bài này nói vi VOA.

nganchan3

nh chp màn hình bài hát Ghen Cô Vy trên nn hot hình

‘Ghen Cô Vy’ đi kèm với ‘Vũ điệu ra tay’ xut hin Vit Nam k t cui tháng Hai đã ‘to sóng’ trên mng xã hi và được công chúng Vit Nam hưởng ng rng rãi : nhiu người, k c tr em, đã hát và múa theo bài hát và vũ điu này.

Bài hát và vũ điệu này nhanh chóng nhn được li khen của thế gii : tp chí âm nhc Billboard ca M đã xếp bài hát v trí th hai trong ‘Top 10 ca khúc v virus corona giúp gim nh s hong lon toàn cu’ và được khen là ‘truyn đt thông tin mt cách hài hước’. Show truyn hình ‘Last Week Tonight with John Oliver’ của M cũng gii thiu ‘Ghen Cô Vy’ và cho rng đây là mt cách phòng chng dch ‘hiu qu’ ca Vit Nam.

Ngoài ra, bài hát này còn được phát và ngi khen trên kênh truyn hình Pháp BFMTV và được báo chí Đc đưa tin. Qu Nhi đng Liên Hip Quốc (UNICEF) cũng đã chia s bài hát cùng vũ điu trên trang fanpage ca mình.

Đây là dự án tuyên truyn phòng chng dch bnh Covid-19 do Vin Sc khe ngh nghip và Môi trường thuc B Y tế Vit Nam thc hin. Người sáng tác bài hát là ca sĩ Khc Hưng, vũ điệu ca Quang Đăng và các ca sĩ Min và Eric trình bày.

‘Không phải đ ni tiếng’

Trao đổi vi VOA, ca sĩ Khc Hưng nói anh viết li cho bài hát này ‘cũng ch mun mi người chú ý đến thông đip ca chiến dch nâng cao nhn thc’ là t giác ra tay, tránh nơi đông người, gi môi trường xung quanh sch s.

"Sau hai tuần ra mt thì mi người cũng đã ý thc hơn rt nhiu v vic ra tay đúng cách", người nhc sĩ này nói. "Ngay c tr em gi cũng đã ra tay mt cách bài bn và làm vic đó rt vui v".

"Rất nhiu người phn hi li vi tôi là sau mt thi gian thì bài hát và vũ điu đã được ph cp nhiu nơi, văn phòng, xí nghip, t chc và các trường hc", anh cho biết.

"Chủ đích ca bài hát này không phi đ cho mi người cm thy hay hay đ tr thành nổi tiếng như thế nào mà quan trng nht là giúp mi người nâng cao ý thc ca mình. Vic nó được đón nhn không quan trng bng mi người nghe và làm theo và có ý thc hơn", anh nói thêm và cho biết anh ‘t hào’ vì ‘làm vic có ý nghĩa cho xã hi’.

‘Ghen Cô Vy’ được Khc Hưng viết li li t bn ‘hit’ ca chính anh là ‘Ghen’ vn cũng được Erik và Min trình bày được gii tr trong nước rt yêu thích hi năm 2017.

"Viện Vin Sc khe ngh nghip và Môi trường đã liên h vi tôi và yêu cu viết mt bài hát mi. Tôi nói rng e không có đ thi gian viết bài hát mi mà tình hình dch bnh như thế này cn gii pháp nhanh hơn", anh Khc Hưng lý gii ti sao viết li li cho bài hát cũ.

Bài hát xuất hin dưới phiên bn hot hình vi hình nh virus corona nhy ra đe dọa mi người. Đon đip khúc hát : "Cùng ra tay xoa, xoa, xoa đu. Đng đ tay lên mt, mũi, ming, và hn chế đi ra nơi đông người. Luôn nâng cao sc khe và v sinh không gian xung quanh mình đ đy lùi virus corona".

‘Tránh tuyên truyền khô cng’

Lý giải v thành công ca bài hát tuyên truyn nay, anh Khc Hưng cho là đó tng hp ca ‘giai điu d nghe dành cho gii tr, vũ đo d thương, d thc hin đi vi tr con và ca t ý nghĩa đi vi người ln’.

"Bản ‘Ghen’ là bài hit mà cách nay 3 năm giới tr ai cũng biết, gi ph li li thì không ch gii tr thích mà người ln cũng thy được thông đip ý nghĩa", anh nói.

Anh nói tinh thần bài hát là ‘s tích cc, lc quan’ nên d lan ta.

"Giữa tình hình dch bnh như hin nay thì mi người cn s khích l, s lc quan ch không phi cái gì đó quá ê hay căng thng", anh nói.

Về ‘Vũ điu ra tay’ ca Quang Đăng, Khc Hưng nói rng ‘nếu không có vũ điu thì chc chn chiến dch này không được lan ta như vy’.

"Bài hát mọi người có th nghe nhưng vũ điu tht s d thương thì mi người có th làm theo", anh nói thêm và cho biết vũ điu được Quang Đăng sáng tác trên nn bài hát và được c ê-kíp chn vì ‘d nh, d thuc’.

Giải thích lý do được cơ quan ca B Y tế ‘chn mặt gi vàng’ trong chiến dch truyn thông này, anh Khc Hưng nói ‘vì anh là ca sĩ tr’.

"Họ mun làm mt cách truyn thông khác vi nhng gì mà trước đây h đã làm vì mi người thường nghĩ là nhà nước tuyên truyn khô cng và không đến được vi người trẻ", anh nói và nói thêm việc anh đã có tên tui và có tui ngh lâu cũng là lý do giúp anh được chn.

Anh cho biết anh rt ‘hào hng và nhit huyết’ khi nhn được d án vì đây là ‘d án vì cng đng’ nên anh ‘toàn tâm toàn ý’.

Anh nói anh đã dựa vào nhng tài liệu y tế mà B Y tế đưa cho đ anh tham kho và anh viết li thành li bài hát đ d nghe hơn và d đi vào lòng người hơn. Theo li anh thì anh ‘sáng tác trong vòng hai ngày’ và toàn b quá trình sn xut, hu kỳ các th ‘ch trong vòng 10 ngày’.

‘Tin tưởng B Y tế

Về công tác chng dch ca Vit Nam, ca sĩ Khc Hưng nói anh ‘rt tin tưởng B Y tế cho đến thi đim này’.

"Các trạm y tế hay nhng bác sĩ mà phát hin người b dch thì luôn có s ng phó kp thi và gii quyết tình hình hp lý", anh gii thích. "Các trại cách ly có cơ s vt cht tt. Tin nhn phòng dch mà B Y tế đưa ra cho người dân rt rõ ràng và được gi cho tt c mi người".

Trả li câu hi liu Vit Nam có mt kim soát dch bnh hay không khi my ngày qua nước này phát hin thêm nhiều ca dương tính dn dp, người nhc sĩ này nói : "Cũng không th biết trước nhưng mà tt c mi người đu đang c gng hết sc".

"Đây không chỉ là trách nhim ca nhà nước mà còn là trách nhim ca mi người dân. Ch cn mt người thiếu ý thc thôi thì cũng ảnh hưởng toàn b cng đng", anh nói.

Khi được hi liu anh có mun viết bài hát nào đó đ c đng mi người t giác thc hin cách ly nếu đi v t vùng dch hay khai báo trung thc triu chng bnh, Khc Hưng nói anh ‘không mun làm cái gì đó gây căng thẳng, áp lc’.

"Chỉ là mt vài cá nhân nh l vô ý thc thôi. Không cn âm nhc nói lên mà bác sĩ nói thôi đã là quá đ ri", anh gii thích.

Theo quan sát của anh thì người dân Vit Nam ‘hin có tinh thn chng dch cao đ’.

"Mọi người ý thc được tránh ra ngoài, tránh tụ tp đông người. Trước gi rt khó làm nhưng gi đây mi người đu làm như là vic hin nhiên", anh cho biết.

Theo lời anh thì phiên bn tiếng Anh ca ‘Ghen Cô Vy’ hin đã thc hin xong xuôi và đã được bàn giao cho B Y tế. D kiến cui tun này (tm 15/3) thì phiên bn tiếng Anh s lên sóng.

Về mc đích làm phiên bn tiếng Anh này, Khc Hưng nói là đ ‘đem âm nhc Vit Nam, chiến dch tuyên truyn ca Vit Nam ra thế gii’ vì ‘Vit Nam là nước tiên phong trong vic tích cc tuyên truyn phòng chng dch corona’.

Anh cũng nói là anh ‘thực s bt ng’ khi tác phm ca anh to được hiu ng vượt xa bên ngoài lãnh th Vit Nam và cho đó là ‘điu may mn’.

"Dù (bản tiếng Anh) có lên đến mc nào hay ch là tiếng nói rt nh thôi thì tôi cũng mãn nguyn vì đ ni tiếng không là mc tiêu cui cùng", anh cho biết.

Theo lời anh thì sau khi d án được tung ra thì ‘Đi s quán các nước có gi li chúc mng đến chính ph Vit Nam, đc bit là B Y tế.

Ngọc Lễ

Nguồn : VOA, 13/03/2020

********************

Việt Nam trong nhóm nhận 37 triệu đôla chống Corona của Mỹ

VOA, 12/03/2020

Chính phủ M mi thông báo cung cp h tr khn cp tr giá 37 triu đôla đ giúp Vit Nam và hơn 20 nước đi phó vi s lây lan ca chng virus Corona mi (Covid-19).

nganchan2

Tổng thống Donald Trump trong một cuộc trao đổi với báo chí về Covid-19 ở Nhà Trắng.

Đây là một phn ca khon ngân qu lên ti 100 triu đôla mà M cam kết tháng trước nhm khống chế và ngăn chn s lây lan ca Covid-19 ti 25 nước Hoa Kỳ nói là "ưu tiên" trên thế gii.

Ngoài Việt Nam, có nhiu nước Đông Nam Á đang phi đi mt vi dch bnh do virus Corona gây ra, như Thái Lan và Campuchia, cũng nhn được khon h tr nhiu triu đôla ly t Qu D tr Khn cp đ phòng chng các bnh lây nhim ca Cơ quan Phát trin Quc tế Hoa Kỳ (USAID).

Hoa Kỳ thông báo khoản h tr trên gn mt tháng sau khi chính quyn ca Tng thng Trump đưa Vit Nam khi danh sách ca M v các nước đang phát trin.

Một phát ngôn viên ca USAID nói với VOA Vit Ng rng "ti Vit Nam, s gia tăng tương tác gia người và vt nuôi, các thay đi v môi trường, s gia tăng đi li và thương mi quc tế và vic thay đi mc đích s dng đt đã nâng nguy cơ t các bnh truyn nhim, nht là các bnh có ngun gc t đng vt lây nhim sang người".

Người phát ngôn này nói thêm rng "chính vì các lý do đó, nên USAID đã làm vic vi chính ph Vit Nam đ tăng cường h thng phn ng, lp kế hoch và giám sát bnh tt ca nước này".

USAID cho biết rng cơ quan này đã "h tr Vit Nam trong hơn 10 năm qua nhằm tăng cường kh năng ngăn chn, phát hin và đi phó vi các mi đe da do bnh dch gây ra".

quan chuyên trách v vin tr nước ngoài ca Hoa Kỳ nhn đnh rng "vic đi phó kp thi và quyết lit ca chính ph Vit Nam đi vi mi đe da t nCoV cho thy tác đng ca các n lc tăng cường kh năng ca USAID".

Phát ngôn viên của USAID nói thêm với VOA Vit Ng rng n lc ca cơ quan này Vit Nam "đã mang li mt s thành công trong nhng năm qua" như thiết lp mng lưới phòng thí nghim, các k thut chun đoán mi cũng như h thng trc tuyến đ thông báo các ca lây nhim.

Chủng virus Corona mới, vn đang gây chết chóc, lây nhim và quan ngi trên toàn thế gii, được cho là xut phát t mt khu ch buôn bán đng vt sng thành ph Vũ Hán, Trung Quc.

Ngày 12/3, Bộ Y tế ca Vit Nam, quc gia láng ging ca Trung Quc, ghi nhn 5 người liên quan đến "bnh nhân 34" đã nhim Covid-19 tnh Bình Thun, nâng s ca lây t ngun này lên 8 ca và tổng s bnh nhân Vit Nam lên 44, trong đó có nhiu người nước ngoài, nht là công dân Anh b nhim t "bnh nhân 17".

"Bệnh nhân 34" là mt công dân Vit Nam tng ti thăm Hoa Kỳ và có quá cnh Hàn Quc, nơi có nhiu ca lây nhim Covid-19 trong giáo phái Tân Thiên Đa.

Theo Cơ quan Kim soát và Ngăn nga Dch bnh ca M, ti ngày 12/3, Hoa Kỳ đã ghi nhn gn 940 ca dương tính vi Covid-19, và đã có 29 người t vong.

Tổng thng Trump ti 11/3 đã có bài phát biu bt ng, được truyn hình trc tiếp t Phòng Bu dc ti Nhà Trắng, thông báo cm toàn b các hot đng đi li t Châu Âu (tr Anh) vào M trong vòng 30 ngày, trong mt n lc "đi đu vi virus t nước ngoài" mà ông nói là "toàn din và quyết lit nht trong lch s hin đi".

"Đối vi phn ln người dân M : Nguy rt, rt thp. Nhng người tr và khe mnh có th hi phc hoàn toàn và nhanh chóng nếu h nhim virus. Nhóm có nguy cơ cao nht là nhng người cao tui, đã có tin s bnh tt. Nhng người cao tui cn phi hết sc, hết sc cn trng", ông Trump nói.

Additional Info

  • Author Lynn Huỳnh, Ngọc Lễ, VOA tiếng Việt
Published in Diễn đàn

Lá thư từ Mỹ

Nạn dịch Covid-19 đã lan tràn khắp nơi trên thế giới, hơn trăm quốc gia có người nhiễm bệnh, trừ miền băng giá Antarctica. Tổ chức Y tế Liên Hiệp Quốc đã chính thức gọi đây là đại dịch toàn cầu.

covi1

Số người nhiễm CôVi tại Hoa Kỳ cũng đã lên hơn 1.200, với 38 tử vong trong 40 tiểu bang, theo số liệu cập nhật tối thứ Tư 11/3. Courtesy of eNews Park Forest 11/03/2020.

Tôi gọi coronavirus là CôVi, một vi-rút nguy hiểm cho sức khỏe của con người, bùng phát từ thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc từ cuối năm 2019. Nhân loại lo lắng vì chưa có thuốc tiêm chủng phòng ngừa, chưa có cách chữa.

Trung Quốc với 8 vạn người bị nhiễm và hơn 3 nghìn tử vong, sau đó là Hàn Quốc, Ý, Iran mỗi nước có gần vạn người bị lây nhiễm, hàng trăm tử vong.

Số người nhiễm CôVi tại Hoa Kỳ cũng đã lên hơn 1.200, với 38 tử vong trong 40 tiểu bang, theo số liệu cập nhật tối thứ Tư 11/3. Quận King ở tiểu bang Washington có nhiều ca nhiễm nhất, gần 400 người và 26 tử vong hầu hết từ một nhà dưỡng lão. Tiểu bang Washington cũng là nơi phát hiện ca nhiễm CôVi đầu tiên tại Hoa Kỳ vào ngày 21/1.

California đã có 157 ca và hai tử vong. Vùng Vịnh San Francisco với 9 quận hạt là nơi có nhiều người nhiễm nhất. Riêng Quận Santa Clara với thành phố chính là San Jose có số người nhiễm vi-rút cao nhất, 45 người, có một người chết.

Tình hình quanh vùng đang dao động lên từng ngày vì sự lây nhiễm trong cộng đồng đã có, tức là những người mắc phải vi-rút này đã không du lịch đến những nơi có lây lan nhiều như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Ý trong thời gian qua.

Nhiều nơi bán gạo, hóa chất rửa tay, nước uống, giấy đi cầu vào hai cuối tuần qua đã có đông người xếp hàng mua để dự phòng. Điều xấu hổ là có nhiều người Châu Á nói chung, người Việt nói riêng vào Costco đẩy xe ra chất quá nhiều những mặt hàng trên. Nhiều siêu thị sau đó phải giới hạn số lượng một khách hàng được mua.

Gạo thương hiệu Ba Cô Gái từ Thái Lan mà nhiều người Việt quen ăn đã hết sạch ở nhiều siêu thị trong những khu dân cư có đông người Việt.

Trong khi đó siêu thị Lee’s ở San Jose lại đẩy giá lên cao ngất ngưởng, từ bình thường 40 đôla cho một bao gạo 50 cân Anh, lên 70 đôla. Khách hàng đưa biên nhận lên tố cáo tiệm tăng giá bất hợp pháp, chủ tiệm lo sợ bị nhà nước phạt ít nhất 10 nghìn đôla và có thể bị tù nữa nên đã vội vàng lên sóng phát thanh để thanh minh, xin lỗi và hoàn trả tiền sai biệt.

Sáng thứ Hai 9/3 nhiều công ti đã cho nhân viên làm việc ở nhà, qua internet, như Facebook, Apple.

CôVi hiện đang làm nhiều người lo không có thu nhập để chi tiêu trong những ngày tới. Kỹ nghệ du lịch, bán vé máy bay, cửa hàng ăn uống, khách sạn và những dịch vụ liên quan đang trong khủng hoảng, không biết bao giờ mới phục hồi.

Sáng nay du thuyền Grand Princess cũng được phép vào bến, đậu ở cảng Oakland, sau nhiều ngày lênh đênh ngoài khơi, để khoảng 2500 du khách được lên bờ. Trên tầu đã có 21 người được xác định nhiễm bệnh sau khi lấy mẫu thử 46 người có triệu chứng.

covi2

Du thuyền Grand Princess đậu ở cảng Oakland, California hôm 11/3 (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Du thuyền đã có người mắc bệnh mấy tuần trước, trong chuyến đi từ California xuống Mexico. Sau đó tầu cập bến San Francisco, đón khách cho chuyến du hành trên biển đến Hawaii.

Một cụ ông 71 tuổi nhiễm vi-rút trên tầu trong chuyến du hành xuống Mexico, về lại nhà ít hôm rồi qua đời ở bệnh viện gần thủ phủ Sacramento.

Du thuyền Grand Princess trên đường đi Hawaii thì nhiều người có dấu hiệu bị vi-rút CôVi. Cơ quan y tế Hoa Kỳ cho máy bay trực thăng ra để lấy mẫu xét nghiệm 46 ca, kết quả 21 người bị dương tính, 19 là nhân viên làm việc trên tầu và2 du khách. Điều đó cho thấy CôVi đã có trên tàu từ chuyến du hành trước.

Trưa thứ Hai 9/3 tàu vào cảng Oakland. Những người bệnh được đưa đi trước, còn lại 2.500 người, nếu là cư dân Mỹ thì phải cách li 14 ngày tại những căn cứ quân sự, hay khách sạn, nhà trọ được chính quyền liên bang và tiểu bang chỉ định. Du khách nước ngoài được đưa lên máy bay về nguyên quán.

Thống đốc California Gavin Newsom trong họp báo trưa thứ Ba 10/3 cho biết trên du thuyền có công dân từ 54 quốc gia và cư dân của 24 tiểu bang Hoa Kỳ.

Tình hình phòng chống đại dịch Covid-19 ở vùng Vịnh San Francisco trở nên khẩn trương khi Đại học UC Berkeley, UC Santa Cruz, Đại học Stanford, San Francisco State U., San Jose State U. và nhiều trường khác đã chuyển hầu hết các lớp học trực tiếp với giáo sư sang học trên mạng (online) để sinh viên có thể học từ nhà.

covi3

Sân trường Đại học Berkeley giờ trưa thường đông sinh viên nhưng hôm 10/3 rất vắng (Ảnh : Bùi Văn Phú)

Giáo phận San Francisco đã cho 90 trường công giáo từ lớp mẫu giáo đến lớp 12 nghỉ hai tuần.

Còn các trường công, vấn đề cho học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 nghỉ họckhông đơn giản vì liên quan đến thời biểu làm việc của phụ huynh và sự an toàn của trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở xuống không được ở nhà một mình, nên nhiều sở học chánh chưa có quyết định. Cho đến lúc này, chỉ trường nào có một học sinh nhiễm vi-rút CôVi thì bắt buộc phải đóng cửa ngay.

Liên đoàn Bóng Rổ Hoa Kỳ đã ra thông báo hoãn các trận đấu vì vận động viên Rudy Gobert bị nhiễm vi-rút. Nam diễn viên Tom Hanks và vợ cũng bị nhiễm và đang được điều trị. Thượng nghị sĩ Ted Cruz từ tiểu bang Texas đang tự cách li vì có tiếp xúc với một người mang dương tính vi-rút tại một hội nghị tuần trước.

Đối với những nước độc tài thì dù nhà nước đưa ra cách phòng nhiễm ra sao, người dân không có quyền phản đối, như tại Trung Quốc, nếu không muốn vào tù hay mất tích. Chính sách kinh tế có ảnh hưởng xấu do nạn dịch gây ra thế nào thì người dân cũng không dám lên tiếng phản đối.

Trong các quốc gia tự do dân chủ, nhà nước phải minh bạch trong chính sách. Truyền thông và người dân sẽ đặt vấn đề trực tiếp với lãnh đạo.

Lãnh đạo Mỹ bị chỉ trích đã không đưa ra những biện pháp ngăn ngừa dịch sớm hơn hay không minh bạch trong cách phòng ngừa, chữa trị. Tổng thống Donald Trump không tin là đại dịch sẽ lan tràn trên đất Mỹ nên không có chính sách quyết liệt. Bạch Ốc chỉ đề nghị chi ngay 2 tỉ đôla cho việc phòng chống. Quốc hội sau đó đã chuẩn thuận 8 tỉ 300 triệu đôla cho việc này.

Một số nhà phân tích thì cho rằng nếu không có những biện pháp phòng chống quyết liệt hơn thì trong vòng hai tuần hệ quả có thể giống nước Ý, nghĩa là phải cách li cả nước.

Tối thứ Tư 11/3, từ văn phòng trong Bạch Ốc Tổng thống Trump đã nói chuyện với toàn dân và ông đưa ra một số biện pháp để đối phó với tình hình trong đó có cấm du khách đến từ các nước Châu Âu, trừ Anh Quốc, trong vòng một tháng. Để giúp giới tiểu thương và những người bị ảnh hưởng kinh tế, chính phủ sẽ giảm thuế và cho mượn tiền để phục hồi doanh nghiệp.

Phản ứng của chính quyền có làm dân Mỹ hài lòng hay không, điều đó họ sẽ ghi nhớ trong kỳ bầu cử cuối năm nay.

Sự lây lan của Covid-19 ra toàn cầu, ảnh hưởng của nó không chỉ đơn thuần liên quan đến sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến kinh tế.

CôVi từ Trung Quốc đã làm suy sụp kinh tế thế giới vì ảnh hưởng dây chuyền và tròng chéo của những chính sách toàn cầu hóa trong ba thập niên qua, khi Trung Quốc trở thành xưởng làm gia công để có hàng giá rẻ cho toàn thế giới tiêu dùng.

Lúc này vì nạn dịch Covid-19 mà công xưởng ở Trung Quốc không vận hành được, nên kinh tế thế giới đi xuống.

Hai tuần qua, thị trường chứng khoán Mỹ và nhiều nước phát triển đã xuống thê thảm. Sau phiên giao dịch ngày thứ Tư 11/3, chỉ số Dow Jones của Mỹ chỉ còn 23.552 điểm so với 29.552 điểm cách đây đúng một tháng, xuống 20%.

Đó là hậu quả của thị trường chứng khoán đã quá nóng trong ba năm qua và đã đến lúc phải hạ nhiệt, kinh tế suy thoái theo chu kỳ cứ khoảng một thập niên một lần – như đã xảy ra trong các năm 1987, 2000, 2008 – nên chứng khoán phải tuột giốc lúc này, hay đây là đòn kinh tế mà Tập Cận Bình nhắm vào Trump để trả thù ?

Nếu xem như có chiến tranh kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc trong ba năm qua thì sự giảm sút chứng khoán trong mấy tuần qua là bài học cho lãnh đạo Mỹ. Tương lai chính trị của Tổng thống Trump tùy thuộc vào kinh tế Mỹ có sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay hay không.

Đến lúc này nhiều người đã nhận ra Trung Quốc không còn là một quốc gia nghèo, kém phát triển nữa. Từ ba mươi năm qua, chính sách kinh tế toàn cầu hóa của khối tư bản đã đưa Trung Quốc vào con đường phát triển, với hy vọng lãnh đạo đất nước đông dân nhất hành tinh này sẽ hội nhập toàn cầu trong tiến trình phát triển nhân bản, tôn trọng con người, nhưng điều đó đã không thành.

Sau ba thập niên, Trung Quốc vẫn là một quốc gia cộng sản trong chính trị. Dịch Covid-19 cho thấy những ai nói khác với chính sách nhà nước, đưa ra những dự báo trước về nguy hại của CôVi đều không được phép lên tiếng. Bắc Kinh quyết tâm kiểm soát tất cả mọi thông tin bất lợi cho nhà nước.

Hậu quả từ Vũ Hán kinh hoàng ra sao và đã ảnh hưởng đến an sinh của nhân loại như thế nào đã\cho thấy Trung Quốc nay vẫn là một chế độ độc tài làm cho thế giới lo ngại khi có những khủng hoảng toàn cầu cần chung nhau giải quyết.

Bùi Văn Phú

Nguồn : © 2020 Buivanphu, 13/03/2020

Additional Info

  • Author Bùi Văn Phú
Published in Diễn đàn

Việt Nam sẵn sàng ‘cách ly diện rộng’ - Số ca nhiễm Covid-19 lên đến 39 người (VOA, 11/03/2020)

Nhà chức trách Vit Nam thông báo tng s người nhim virus corona chủng mi là 39 người, tính đến ngày 11/3 ; tăng lên t con s 34 ca mt ngày trước. Bnh nhân mi nht là mt người Hà Ni, có tiếp xúc vi du khách Anh b nhim virus trên chuyến bay t London đến Hà Ni hôm 2/3.

vn1

Hoạt đng ty trùng ti mt ph b cách ly Hà Ni, 7/3/2020

Ngoài ra, 3 trong số 5 ca nhim mi nht đều nhp vin tnh Bình Thun. H là nhân viên và người nhà ca bnh nhân th 34, mt ph n tr v t M và xét nghim dương tính hôm 9/3.

Liên quan đến tình hung khong 15 ca nhim mi đu là hành khách đi các chuyến bay quc tế, ti mt cuc hp hôm 11/3, Ban Chỉ đo ca Vit Nam v phòng chng Covid-19 thng nht rng các hãng hàng không ca Vit Nam cn phi đt ra quy đnh bt buc hành khách đeo khu trang t khi ngi trên máy bay cho đến khi đã vào Vit Nam và làm th tc nhp cnh phi đeo khu trang.

Với các hãng hàng không nước ngoài, Vit Nam phi có khuyến ngh mnh m, ban ch đo đưa ra ý kiến.

Cũng trong ngày 11/3, thủ tướng Vit Nam ra mt ch th, theo đó yêu cu các b, chính quyn các tnh "phát hin nhanh và kim soát cht ch ngun lây bnh", dù đó là ngun trong nước hay xâm nhp t nước ngoài.

Một trong các bin pháp là "kim soát cht chẽ người nhp cnh". Ch th ca th tướng lưu ý rng phi kim soát cht ch vic nhp cnh "qua biên gii Tây Nam".

Trong chỉ ch, chính ph Vit Nam cũng thông báo "tm dng vic min th thc đơn phương và hiu lc giy min th thc" đã cp cho nhiu người ti các nước Đan Mch, Na Uy, Phn Lan, Thy Đin, Anh, Pháp, Đc và Tây Ban Nha.

Các chuyến bay gia Vit Nam đến các vùng có dch và ngược li, k c ca các hãng hàng không nước ngoài, thuc din b "hn chế ti đa", theo ch th.

Văn bản này khuyến cáo rng người dân không nên đi nước ngoài, trong khi đó, v phía chính ph s "tm hoãn các đoàn đi công tác nước ngoài ; trường hp đc bit phi được th tướng chính ph cho phép".

Một vn đ có v trí ưu tiên cao trong ch th ca th tướng Vit Nam là các bộ và đa phương cn "chun b sn sàng phương án cách ly trên din rng".

"Các Bộ : Quc phòng, Công an, Y tế, Văn hóa, Th thao và Du lch, Lao đng-Thương binh-Xã hi, y ban nhân dân các tnh, thành ph đy nhanh vic chun b cơ s vt cht, nhân lực đ thc hin vic cách ly ; rà soát, cp nht phương án, kế hoch cách ly trên din rng ; có phương án huy đng khách sn, cơ s lưu trú… làm nơi cách ly tp trung", ch th viết.

******************

Virus corona : Cư dân mạng Việt Nam trút nỗi giận lên "bệnh nhân 17" (RFI, 11/03/2020)

Tại Việt Nam, theo thông báo của Bộ Y tế hôm nay, 11/03/2020, đã có thêm 4 ca lây nhiễm virus corona chủng mới, tổng cộng là 38 ca. Ba bệnh nhân mới nhất là người thân và nhân viên của nữ doanh nhân ở Bình Thuận từ Mỹ trở về Việt Nam ngày 02/03 và sau đó kết quả xét nghiệm cho thấy đã nhiễm virus. 

vn2

Một ngôi nhà bị cách ly ở Hà Nội, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 10/03/2020 Reuters/Kham

Còn bệnh nhân thứ 35 là một nữ nhân viên bán hàng tại một siêu thị ở Đà Nẵng, bị nhiễm virus do đã tiếp xúc với hai bệnh nhân người Anh vào ngày 04/03. Hai người Anh này đã đi trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ Luân Đôn đến Hà Nội ngày 02/03, tức là cùng chuyến bay "bệnh nhân thứ 17", cô N.H.N.

Theo nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm qua, 10/03/2020, cư dân mạng ở Việt Nam đang trút nỗi giận lên cô H.N, bệnh nhân duy nhất bị nêu tên tuổi trong đợt lây nhiễm mới nhất ở Việt Nam.

Vào tháng trước người này đã đến Luân Đôn, dự trình diễn thời trang ở Milan và Paris, trước khi từ Luân Đôn trở về Hà Nội ngày 02/03 và sau đó mới được xét nghiệm có phản ứng dương tính với virus corona chủng mới. Nhiều trang Facebook đã được lập ra để bài bác bệnh nhân thứ 17 này là vô trách nhiệm, đòi bỏ tù cô và phạt tiền cô, vì trước đó đã có nhiều triệu chứng nhiễm bệnh nhưng lại không tự động xin cách ly, nên đã để lây nhiễm virus sang nhiều người khác.

Tổng cộng có 13 hành khách, đa số là người Anh và người Việt, trên cùng chuyến bay với cô H.N có phản ứng dương tính với virus corona. Trên chuyến bay này còn có đương kim bộ trưởng Kinh Tế Việt Nam Nguyễn Chí Dũng, nhưng kết quả xét nghiệm cho thấy vị bộ trưởng có phản ứng âm tính với virus và hiện nay chỉ tự cách ly tại nhà.

Theo South China Morning Post, nhà chức trách Việt Nam đã xác định được 156 trên tổng số 201 hành khách trên chuyến bay nói trên, cũng như những nơi mà họ đã đi qua và hiện đang truy tìm những người còn lại.

Thông tin về bệnh nhân thứ 17 và cũng là bệnh nhân đầu tiên ở Hà Nội đã gây hoang mang dư luận tại thủ đô Việt Nam. Khu phố của cô này đã bị cách ly. Dân chúng đổ xô đi mua hàng về tích trữ, gây nhiều cảnh hỗn loạn. Chủ tịch thành phố Hà Nội đã phải quyết định kéo dài thời gian đóng cửa các trường đến ngày 15/03.

Thanh Phương

*******************

Vợ chồng người Anh truyền Covid-19 sau khi bị nhiễm trên chuyến bay HHK Việt Nam (VOA, 11/03/2020)

Một cp v chng người Anh đang ngh Vit Nam đã vô tình truyn virus Covid-19 cho nhiu người khác sau khi b lây nhim t mt hành khách đi cùng chuyến bay t phi trường Heathrow London sang Vit Nam.

vn3

liu : Mt ph n mang khu trang trên chuyến bay Bamboo Airways t Đà Nng ti Hà Ni, ngày 7/3/2020, Reuters/Kham

Ông Graham Craddock, 68 tuổi, và v ông, bà Mary, 69 tuổi, đang b cách ly Hà Ni, và trước đó ti Lào Cai, nơi các điu kin được mô t là ti t, không có toilet và nước nóng, mc dù ông bà Craddock khen ngi phn ng ca chính quyn Vit Nam.

Báo The Guardian tường thut rng cp v chng đang nghỉ Vit Nam được cho biết h đã gây ra các v lây nhim "khp nơi" trong nhiu ngày sau khi vô tình b nhim virus corona t mt ph n Vit Nam được biết đến là ‘ca nhim Covid-19 th 17 ca Vit Nam’, và cũng là ca nhim đu tiên phát hin ti Hà Nội.

Báo chí trong nước xác đnh bnh nhân ca Covid th 17 là Nguyn Hng Nhung, 26 hoc 27 tui, cư ng qun Ba Đình (Hà Ni) va ri đã sang du lch bên Anh, Ý, Pháp và tr v Hà Ni ngày 2/3 trên chuyến bay VN0054.

Ông bà Craddock ngồi sau cô Nhung hai dãy ghế. Theo Trung tâm Kim soát bnh tt Hà Ni thì chuyến bay VN0054 có tng cng 201 hành khách, 4 phi công và 12 tiếp viên.

Sau khi tới Hà Ni, cp v chng đã đi thăm nhiu tháng cnh Hà Ni trước khi đi Sapa. Ti đó hôm th By 7/3, h được loan báo là có một hành khách trên cùng chuyến bay nhim virus Covid-19. Báo Guardian tường thut rng ông bà Craddock được xe cu thương đưa đến bnh vin Lào Cai, nơi h b cách ly ti mt khu b trng ca bnh vin, không có toilet và nước nóng.

Ông Craddock nói với báo Guardian : "Chúng tôi trong mt căn phòng nơi phi dùng sô nước đ x bn cu. Tôi có than phin vi các bác sĩ và ngày hôm sau, chúng tôi được đưa vào phòng VIP. Ít ra nơi này có toilet xài được. Điu tt nht là c mt cánh bnh vin này chỉ có chúng tôi. Tôi rất lo là có th b nhim nhng chng bnh khác, không ch virus corona".

Sáng Chủ nht 9/3/2020, ông bà Craddock được cho biết đã xét nghim dương tính vi Covid-19 và được chuyn v Bnh vin Nhit đi Trung ương cơ s 2 Hà Ni đ điu tr.

Báo Dân Trí cho biết tnh Lào Cai đã xác đnh được 180 người có tiếp xúc, trong đó "54 người tiếp xúc gn, 51 người tiếp xúc gián tiếp và 75 người tiếp xúc vòng 3".

Tất c 180 người đu được cách ly theo đúng quy đnh. Ngoài ra, cơ quan y tế đã tiến hành phun khử khun nhng nơi mà 2 du khách đã đi qua.

Ông Craddock nói hành động ca Vit Nam tuy gt gao nhưng ‘tt hơn nhiu so vi nếu h b qua, đ mc.’ Nhưng ông bày t tht vng vì sao ph n b nhim Covid-19 li được phép lên máy bay. Ông cho biết là khi làm th tc lên tàu, ông được hi liu có tiếp xúc vi nhng người b nhim bnh, hay mi đây có sang Trung Quc, Iran hay nước Ý hay không. Ông nói : "Tôi có hi nếu chúng tôi tr li có thì sao ? H nói chúng tôi s không được lên máy bay. Ti sao phụ n n li được phép lên máy bay ?

Việt Nam đã tm thi ngưng min th thc cho công dân ca 8 nước Châu Âu, k c nước Anh.

*****************

‘Tôi đi cách ly để thực hiện trách nhiệm với cộng đồng’ (VOA, 11/03/2020)

Một người dân ph Trúc Bch, Hà Ni, phi đi cách ly vì b nghi nhim virus corona, nói với VOA rng ông ‘hài lòng’ vi điu kin cách ly mc dù có bun chán, đng thi nói ông ‘tin tưởng’ vào kh năng phòng dch ca chính quyn Vit Nam.

vn4

Chính quyền Hà Ni kh trùng đường ph sau khi bnh nhân 17 được xác nhn dương tính vi virus corona

Hàng trăm người dân sng gn khu vc ph Trúc Bch, nơi cô N. H. N., bnh nhân Covid-19 th 17 ca Vit Nam sinh sng, đã được yêu cu đi cách ly ngay trong đêm 6/3 sau khi cô N. H. N. được xác nhn là dương tính vi virus corona. Ca bnh th 17 này đã phá vỡ chui ngày dài ca Vit Nam không có ca bnh mi, dn đến mt chui liên tiếp các nhim mi quc gia này.

Cho đến gi, ch riêng Hà Ni, tâm đim ca đt bùng phát mi nht này, đã thc hin cách ly gn 2.600 người, theo s liu báo mng VnExpress đưa ra. Theo đó, các cơ s quân s, tri lính, các bnh vin đu được trưng dng làm cơ s cách ly.

Ông Phạm Quang Long, mt cư dân khu Trúc Bch có nhà phía sau tư gia ca bnh nhân s 17, đã k cho VOA nghe v trường hp đi cách ly ca ông mà ông gi là ‘thực hin trách nhim xã hi’.

‘Tìm cách trốn’

Ông cho biết ngay sau khi biết tin mình s b cách ly, ý nghĩ đu tiên trong đu ông là ‘tìm cách trn’.

"Một s bn bè cũng nói vi tôi rng ‘Mày né đi’, ‘Mày trn đi’. Nhưng khong chng 30 phút sau, có người bên y ban Y tế Qun Ba Đình gi đin cho tôi. Lúc đó tôi hiu rng tình hình thc s nghiêm trng nên nếu mình mun trn cũng khó", ông k.

Ông nói ông đã giải thích vi nhà chc trách rng nguy cơ b lây nhim ca ông là ‘rt thp’ vì ông không gp bệnh nhân 17 bao giờ và xin được cách ly ti nhà thay vì b đưa đi cách ly tp trung.

"Nhưng người ta gii thích vi tôi rt rõ ràng rng đó là quy đnh", ông nói và cho biết ông được đưa đến Bnh vin Nhit đi Trung ương 2 huyn Đông Anh, ngoi thành Hà Nội.

"Tôi bảo vi h rng hãy đ tôi sp xếp công vic xong thì tôi s v đi cách ly, h tr li là được", ông Long, vn là ch nhà hàng Oak Wines Hà Ni, k.

"Đến na đêm thì tôi mi v đến nhà đ chun b hành lý đi cách ly", ông nói thêm và cho biết ông bị công an phường chn ngoài ph Trúc Bch không cho vào cho đến khi ông trình giy t chng minh ông là cư dân trong ph.

"Đến 2 gi sang tôi gi li cho h. Chng 10 phút sau thì có xe y tế đến đón".

Theo lời ông Long thì điu kin cách ly Bnh vin Nhiệt đi ‘khiến ông ngc nhiên’.

"Phòng ốc rt mi, rt đp, chăn, ga, nm đy đ hết nhưng không có gi. Có Wifi thoi mái. Có điu hòa nhưng bác s nói là không nên m mà phi m toang hết các ca cho thoáng", ông Long k.

Ông cho biết là ông được cung cấp đ dùng cá nhân và phc v cơm nước ‘đy đ’ và được cp mt chai nước sui 1,5 lít.

‘Miễn phí’

"Tôi được phát khu trang, cp nhit đ, xà phòng, bàn chi, kem đánh răng", ông nói và cho biết các ba ăn mà ông được phc v ‘ngon như cơm nhà’.

"Cơm nóng ấm, có món xào, món canh, món mn, tht s ngon", ông nói. "Còn ăn sáng thì h cho ăn bún hoc ph".

Về chăm sóc y tế, ông Long cho biết ngay sau khi vào, ông phi khai báo v y tế và đến sáng hôm sau có người được ly dch hng, dch mũi đ làm xét nghiệm.

Đến chiu cùng ngày, bác s có thông báo ông cùng nhng người khác chuyn đến ‘phòng chung’ còn ‘phòng riêng ch dành cho nhóm bnh nhân có nghi ng cao’.

"Bác sỹ nói là ‘an toàn’ ri và chúng tôi được đưa xung khu dưới nơi không chun b sn h thng máy thở"

Khi được hi v kh năng lây nhim chéo nếu có người nhim bnh trong điu kin cách ly tp trung như vy, ông Long cho biết ‘tt c mi người đu cách nhau ti đa 2 mét và còn được yêu cu phi đeo khu trang c ngày tr khi ăn’.

"Bác sỹ không coi tôi là bệnh nhân. Tôi được quyn hút thuc, được quyn ung rượu. Nhưng bác s nói rng không nên ra ngoài hành lang vì có nhiu người đy. Chng nào mt mi quá thì mi nên đi ra", ông k.

Ông cho biết lúc đu ông có chun b đem theo mt s tin mặt nhưng đến nơi thì mi biết ‘tt c hoàn toàn không mt tin’.

Về mc đ nh hưởng đi vi công vic, người ch nhà hàng này cho biết ông có th qun lý công vic thông qua mng Internet.

"Mặc dù không sâu sát được 100% nhưng cũng được 70-80%. V li tôi làm nghề dch v, mùa dch cũng không có nhiu khách đ quá lo lng".

‘Không quá đà’

Khi được hi bin pháp cách ly đi vi ông có ‘quá đà’ vì ông thuc nhóm nguy cơ thp – chưa tng tiếp xúc vi ca bnh th 17 cũng như rt ít gp hàng xóm (theo li ông thì ông thường v nhà rt khuya và sáng đi làm ch không nói chuyn vi ai), ông nói Vit Nam tt c mi th được như bây gi (kim soát được dch) là ‘nh bin pháp quyết lit’.

"Tôi biết là cách ly tôi như vy, phòng c như vy, người phc v như vy, c trăm con người b cách ly như vy thì chi phí rt là cao và hoàn toàn chính ph tr", ông gii thích. "Nhưng mình không biết thế nào là làm quá hay không. Nếu như b sót mt người bệnh khiến bnh lây lan thì chi phí s cao hơn rt nhiu".

Ông nói rằng trong điu kin tù túng như thế thì ông ‘cm thy chán chường’, ‘rt oi vì ch nm sut’ và ‘cm thy thi gian rt dài’.

Ông cho biết do d trù trước thi gian cách ly s kéo dài nên ông có đem theo ‘rượu, đàn’ và ‘người nhà có gi trà, cà phê vào’ đ cho ông có th giết thi gian.

"Không ai muốn b bó buc như vy hết, nhưng đi vi tôi đó là trách nhim vi cng đng nên phi làm", ông nói.

Ông cho biết đến hôm sau khi mi vic đãn thì ông mi gi đin báo cho v con ông hin đang sinh sng thành ph H Chí Minh ‘đ mi người được yên tâm’.

‘Tin vào chính quyền’

Về quyết tâm ca chính quyn trong vic phòng chng dch bnh, ông Long nói ông ‘rt tin’.

"Cái gì khác thì có thểi không tin nhưng riêng vic chng dch bnh thì tôi rt tin chính quyn", ông nói và dn ra các đt bùng phát dch khác mà Vit Nam đu đã tng đy lùi như dch SARS và dch cúm gia cm.

"Ngay cả dch SARS cách nay 17 năm thì Vit Nam là nước đu tiên dp được dch", ông dn chng nhng lý do khiến ông tin tưởng. "Đến nay chưa có ai t vong (vì Covid-19 Vit Nam). Ch sau thi gian ngn chính quyn có th truy ra bao nhiêu người đã đi cùng, đã tiếp xúc vi bnh nhân dương tính".

Ông giải thích là do mô hình chính quyền Vit Nam nên ‘người dân d dàng chp thun khi b buc cách ly’.

"Chính phủ Vit Nam đã có quá nhiu bài hc v dch bnh nên h đã xây dng h thng phòng dch cht ch t làng xã", ông nói thêm. "Mt xã có bao nhiêu dân đâu nên có cái gì đó xảy ra thì cách ly và x lý được ngay".

Khi được hi công tác cách ly có ch nào không tt, ông Long nói ‘có phòng có tivi, có phòng không’. "Điu đó dn đến cm giác hơi b ganh t vi nhau", ông nói.

Ngoài ra, ông cũng cho rằng bác s không nên nói là an toàn sau kết qu xét nghim ban đu là âm tính. "Nếu nói như vy thì mi người tưởng rng có th phá b nhng quy tc phòng dch vì âm tính chưa chc hoàn toàn âm tính mà phi đi 14 ngày sau mi biết được", ông gii thích.

Ông đề xut là nên tránh dùng từ ‘cách ly’ vì t đó ‘gi lên cm giác rt nng n’.

"Giống như là cách ly xã hi đi vi nhng người tù ti khiến chúng tôi có cm giác ti li gì đó. Ai cũng có cm giác s hãi, e dè, nên giu kín vi mi người xung quanh", ông gii thích.

"Nên chăng gọi là ‘thc hin trách nhim cng đng’ thì người b cách ly cũng cm thy thoi mái hơn vì h s không có cm giác là người có th gây ha cho cng đng".

Khi được hi ông có oán trách người hàng xóm ca ông là bnh nhân th 17 vn khiến cho ông và nhiu người khác b v lây, ông nói : "Oán trách là đương nhiên nhưng đó không phi là s c ý. Dch bnh không th kim soát hết được. Không có cô N. này thì s có cô N. khác".

"Bây giờ có làm gì cô y thì cũng không gii quyết được gì hết. Còn nếu xem xét trách nhiệm thì đó là vic ca pháp lut", ông nói.

Ông nói rằng bt c người nào có kh năng nhim bnh ‘hãy thành tht khai báo y tế và chu cách ly’ vì đó ‘trách nhim vi cng đng’ bt kỳ nước nào.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Việt Nam

Virus corona : Mỹ bị hơn 1.000 ca nhiễm, New York huy động Vệ binh Quốc gia chống dịch (RFI, 11/03/2020)

Tính đến hôm 10/03/2020, tổng số ca nhiễm trên đất Mỹ đã vượt ngưỡng 1.000 người. Trong bối cảnh bang New York đã trở thành một ổ dịch quan trọng, với 173 ca nhiễm, thống đốc bang này đã quyết định áp dụng kể từ ngày 12/03 một biện pháp chống dịch chưa từng thấy : huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia để hỗ trợ lệnh cách ly đối với một vùng ngoại ô thành phố New York.

hoaky1

Hành khách đeo khẩu trang tại nhà ga Penn Station, New York, Hoa Kỳ. Ảnh chụp ngày 09/03/2020 Reuters/Eduardo Munoz

Đó là vùng New Rochelle, thuộc hạt Westchester nằm ở phía bắc New York. Tại vùng ngoại ô khá giả này, sau khi xét nghiệm được 108 ca nhiễm virus corona, chính quyền đã lập tức ban hành lệnh cách ly trên một khu vực có bán kính khoảng 1,6 km quanh một nhà thờ Do Thái Giáo ở New Rochelle, bị coi là nơi phát tán dịch bệnh. Ba trường học và nhiều cơ sở tôn giáo bị đóng cửa, và thống đốc bang New York đã cho triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia đến nơi để tham gia chống dịch.

Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten phân tích :

Tình huống đặc biệt đòi hỏi cách đối phó quyết liệt. Đây chính là thông điệp mà ông Cuomo, thống đốc bang New York muốn đưa ra vào hôm qua cho thấy thái độ quan ngại trước sự kiện New Rochelle, một thị trấn chỉ 80.000 cư dân, lại có số ca nhiễm virus corona cao hơn gấp đôi so với thành phố New York cực kỳ đông dân.

Ông đã cho triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia đến nơi để phân phát thực phẩm cho những người bị bệnh, cũng như khử trùng các trường học. Việc điều động Vệ binh Quốc gia đã gây ấn tượng mạnh trong trí tưởng tượng của mọi người, nhưng theo anh Tanguy Hubert, đang sống cùng vợ và ba đứa con ở New Rochelle, thì trong thực tế, người ta vẫn có thể tự do di chuyển và các biện pháp giới hạn đi lại rất kín đáo.

Đối với anh Hubert, khi gắn liền hai khái niệm Vệ binh Quốc gia với Vùng cách ly, người ta thường có cảm tưởng rằng ngày tận thế đã đến nơi, với xe tăng, trực thăng, với việc cấm rời khỏi nhà. Thế nhưng lúc này, mọi người vẫn có thể ra ngoài, cho dù đôi khi cũng gặp vài người đeo khẩu trang. Người ta vẫn vào các cửa hàng, và không nhất thiết là ai cũng có xe đẩy đầy gạo.

Đối với dân sống trong vùng bị cách ly, vấn đề nan giải nhất là làm sao giữ con cái khi trường học bị đóng cửa, và khi toàn bộ các gia đình trong thành phố đều lâm vào hoàn cảnh này.

Trên phạm vi toàn nước Mỹ, tính đến hết ngày hôm qua, 10/03, đã có 1001 người nhiễm bệnh Covid-19, một con số đã tăng gấp đôi so với 550 ca nhiễm một hôm trước. Những bang có số ca nhiễm cao nhất là Washington (271 trường hợp), kế đến là New York (173 ca), California (159 ca ) và Massachusetts (92 ca). Số trường hợp tử vong cũng tiếp tục gia tăng, đã lên đến 30 người chết.

Theo giới chuyên gia y tế, số ca nhiễm sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trước khi chính phủ Mỹ có thể khống chế được dịch bệnh. Nhiều chuyên gia đã phê phán chính quyền Liên bang là đã cố tình giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, cũng như là đã chậm trễ trong việc hoàn thiện các xét nghiệm nhằm phát hiện dịch bệnh.

Trọng Nghĩa

*******************

Chế độ bảo hiểm y tế và xã hội Mỹ có giúp kháng được virus corona không ? (RFI, 11/03/2020)

Sau cuộc khủng hoảng máy bay Boeing 737 MAX, dịch virus corona có nguy cơ tác động đến thành tích nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Donald Trump. Hơn 1.000 người bị nhiễm virus corona và dịch tiếp tục lan rộng trên khắp nước Mỹ.

hoaky2

Một bệnh nhân được xe cấp cứu đưa đến trung tâm y tế ở Seattle, hiện đang là tâm dịch tại tiểu bang Washington, Hoa Kỳ ngày10/03/2020. Reuters/Jason Redmond

Cuộc khủng hoảng dịch tễ bắt đầu cho thấy một số bất cập trong hệ thống an sinh xã hội Mỹ, có thể khiến một bộ phận cử tri của tổng thống Trump lung lay, nếu các vấn đề này không được giải quyết hợp lý.

Mỹ có hệ thống y tế vững chắc, với mạng lưới trung tâm y tế rộng khắp, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ nhân viên đông đảo, gần 15.000 người. Mạng lưới theo dõi nguy cơ dịch bệnh phối hợp chặt chẽ với nhau, cũng như với chính quyền liên bang. Khi có dịch bệnh, toàn bộ hệ thống sẵn sàng ứng chiến.

Tuy nhiên, một hệ thống hoàn hảo như vậy liệu có đủ để ngăn được đà lây lan của virus corona hay không, trong khi quyền lợi của bệnh nhân và người lao động tại Mỹ vẫn còn nhiều thiếu sót, theo phân tích của Sarah Rozenblum, nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và khoa học chính trị tại đại học Michigan, được Le Monde trích đăng ngày 06/03/2020.

Chế độ nghỉ ốm không phổ biến

Chế độ nghỉ ốm không được quy định trong luật liên bang Mỹ. Tuy nhiên, tại một số bang (New York, Washington), người lao động vẫn có quyền nghỉ ốm hưởng lương trong vòng 9 ngày. Tuy nhiên, tỉ lệ rất chênh lệch giữa người lao động phổ thông (chỉ khoảng 63%) và viên chức quản lý – cán bộ (90%), theo Phòng Thống kê Lao động (Bureau of Labor Statistics).

Người lao động có thu nhập thấp tại Mỹ thường được trả lương theo giờ hoặc theo ngày, trong đó có vài triệu người không được hưởng bảo hiểm y tế. Trong trường hợp bị nhiễm virus corona và được yêu cầu cách ly 14 ngày, họ buộc phải nghỉ làm và như vậy sẽ không có thu nhập. Vì không có nguồn tài chính dồi dào để "cầm cự", và vẫn phải thanh toán các khoản chi cố định hàng tháng như tiền thuê nhà, điện, nước… nhiều người sẽ vi phạm quy định cách ly, giấu bệnh để tiếp tục đi làm. Như vậy, nguy cơ lây nhiễm trên diện rộng hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài ra, nghỉ việc dài ngày cũng có thể là một lý do để giới chủ sa thải.

Người nhập cư "ngại" đi xét nghiệm virus corona

Đối tượng thứ hai được nhà nghiên cứu Mỹ nêu lên là người nhập cư bất hợp pháp, thậm chí kể cả hợp pháp (thẻ xanh). Từ khi lên nắm quyền, tổng thống Trump đã siết chặt chính sách nhập cư. Từ tháng 02/2020, Tòa Án Tối Cao Mỹ đã ra lệnh cho chính phủ liên bang từ chối cấp thẻ di trú và đơn xin nhập quốc tịch cho người nước ngoài hưởng trợ cấp xã hội, vì cho rằng họ trở thành "gánh nặng" của cộng đồng. Trong trường hợp bị nhiễm virus corona, có rất nhiều người sẽ "ngại" đến các trung tâm y tế vì sợ ảnh hưởng tới hồ sơ di dân. Riêng đối với người nhập cư bất hợp pháp, họ sẽ không đi xét nghiệm, dù chắc chắn có triệu chứng nhiễm virus corona.

Ngoài ra, theo nhà nghiên cứu Sarah Rozenblum, việc xử lý khủng hoảng dịch virus corona bước đầu vẫn thiếu tình liên đới. Ví dụ, các công dân Mỹ được hồi hương từ Vũ Hán, Trung Quốc, đã phải thanh toán toàn bộ viện phí lên đến 3.000 đô la, một số tiền rất lớn đối với người có thu nhập thấp.

Mỹ khẩn cấp tháo khoán 8,3 tỷ đô la để chống dịch

Để đối phó với dịch Covid-19 đang lan rộng trên khắp lãnh thổ, Quốc Hội Mỹ đã khẩn cấp thông qua khoản ngân sách 8,3 tỷ đô la để "phòng ngừa, chuẩn bị và đối phó với dịch bệnh".

Người lao động không có thu nhập cao là một bộ phận cử tri được tổng thống Donald Trump luôn tìm cách thuyết phục và được nhắc đến trong các cuộc vận động tranh cử của ông. Ngày 09/03, phó tổng thống Mike Pence trấn an "những người lao động được trả theo giờ, những công nhân Mỹ làm việc nặng nhọc và những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Mỹ" rằng chính phủ "sẽ tìm ra được những nguồn tài chính để họ có thể nghỉ phép mà vẫn được hưởng lương, để không một ai bị bắt đi làm khi họ bị nhiễm hoặc có nguy cơ nhiễm virus corona".

Hiện người dân Mỹ vẫn chờ những biện pháp được tổng thống Trump ca ngợi là "quan trọng" và có "quy mô lớn" để giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ gia đình. Một số hãng bảo hiểm đã chấp nhận hoàn trả chi phí xét nghiệm và điều trị virus corona.

Hãng tin AFP nhận định thời gian không còn nhiều để chính quyền liên bang tái lập niềm tin với người dân. Ngoài ra, hai đảng đối lập cũng nên gác bất đồng để thông qua những biện pháp của Nhà Trắng trong thời điểm khủng hoảng này.

Thu Hằng

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Virus corona : Hàn Quốc phát hiện ổ dịch ở Seoul (RFI, 11/03/2020)

Sau sáu ngày có số ca mới nhiễm virus corona ở mức thấp, tình hình dịch Covid-19 tại Hàn Quốc trở nên căng thẳng hơn sau khi phát hiện một nhóm lây nhiễm lớn tại thủ đô Seoul ngày 11/03/2020. Hiện tại, Hàn Quốc có 7.755 ca, trong đó khoảng 63% là thành viên nhóm Tân Thiên Địa ở Daegu.

corea1

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm của những người làm việc trong tòa nhà nơi có 46 bị nghi nhiễm virus corona, Seoul, Hàn Quốc, ngày 10/03/2020 JUNG YEON-JE / AFP

Anh Trần Công, nghiên cứu sinh tại Seoul, cho biết thêm :

"Theo thông tin tôi được biết từ Trung tâm Phòng và Kiểm sát Dịch bệnh Hàn Quốc (Korea CDC), từ 0 giờ ngày 10/03 đến 16 giờ ngày 10/03 thì không có nhiễm mới nào. Tuy nhiên, trong đêm cho tới sáng ngày 11/03, số ca nhiễm mắc mới đã lên đến 242 người, trong đó 131 người được phát hiện ở Daegu, 18 người ở tỉnh Gyeongbuk.

Điều đáng chú ý ở đây là cụm lây nhiễm mới, được phát hiện ở Seoul, tại khu trung tâm chăm sóc khách hàng. Có ít nhất 90 người liên quan đến khu vực này, trong đó có 52 người sống ở Seoul. Tới 10 giờ sáng 11/03 (giờ địa phương), số người nhiễm ở tòa nhà này đã lên đến 93 người và toàn bộ tòa nhà đã bị phong tỏa. Gần 1.000 người sẽ bị cách ly và được xét nghiệm. Có hai nhân viên tại đây được điều tra vì là tín đồ Tân Thiên Địa nhưng cho kết quả âm tính với virus corona.

Môi trường làm việc ở tòa nhà này có nguy cơ lây nhiễm rất cao bởi vì tòa nhà này có nhiều trung tâm tư vấn khách hàng qua điện thoại, cho nên, nếu không áp dụng các biện pháp bảo hộ, thì chắc chắn việc lây lan giữa nhân viên là rất cao".

Hàn Quốc tạo điều kiện cho lao động nước ngoài bất hợp pháp về nước tránh dịch

"Trước đây, người nước ngoài sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc, khi muốn về nước họ, phải trình diện công an, do có một trường hợp trước đây là vào năm 2019, một lao động bất hợp pháp nguời Pakistan, sau khi gây tai nạn giao thông cho một bé gái, vì sợ bị truy tố nên đã ra sân bay xin về nước ngay lập tức.

Việc này làm cho chính phủ yêu cầu thắt chặt hơn các thủ tục để người nước ngoài sống bất hợp pháp hồi hương. Họ sẽ phải báo trước tại trung tâm cảnh sát từ một tuần đến nửa tháng. Sau đó họ sẽ được kiểm tra xem có tiền án hoặc nợ xấu gì không.

Nhưng hiện tại, vì lý do có quá nhiều người sống bất hợp pháp sợ dịch và muốn về nước, nên chính phủ cho phép đăng ký online trên trang Hi Korea trước từ 7 đến 15 ngày. Sau đó, tới hôm họ muốn về nước, họ phải ra sân bay để kiểm tra liệu có được phép về không.

Vì họ sống bất hợp pháp, nhưng tự nguyện về nước, do đó, họ sẽ được hưởng những chính sách, như sau nửa năm, có thể xin visa quay lại. Khi rất nhiều người sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc hồi hương, sẽ có một lỗ hổng về lao động rất lớn nên nhu cầu về lao động nước ngoài tại Hàn Quốc sẽ tăng lên rất cao. Và tôi nghĩ rằng đây là một cơ hội để Việt Nam xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc".

Trung Quốc cho phép một số doanh nghiệp ở Vũ Hán hoạt động trở lại

Một ngày sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm thành phố Vũ Hán, một số doanh nghiệp tại đây đã được phép hoạt động trở lại, chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp nhu yếu phẩm, y tế và các ngành dịch vụ công (điện, gaz, thu gom rác…).

Số ca nhiễm mới virus corona hàng ngày tại Trung Quốc tiếp tục tăng ở mức rất thấp. Ngày 11/03/2020, bộ Y Tế Trung Quốc cho biết có thêm 22 người bị chết trong vòng 24 giờ qua, trong đó có 13 trường hợp ở tỉnh Hồ Bắc. Theo AFP, số ca mới bị nhiễm virus corona là 24 người, trong đó chỉ riêng Bắc Kinh có 6 trường hợp trở về từ Ý và Hoa Kỳ. Vì vậy, chính quyền thành phố Bắc Kinh vừa ra lệnh cách ly 14 ngày đối với bất kỳ ai từ nước ngoài trở về.

Trong khi đó, Nhật Bản lại vừa ghi nhận số ca nhiễm mới virus corona cao nhất trong một ngày, có đến 59 người được phát hiện chỉ trong ngày 10/03, nâng tổng số người bị nhiễm virus corona lên thàng 1.278 người, trong đó có 696 trường hợp trên du thuyền Diamond Princess.

Thu Hằng

******************

Dịch virus corona lùi bước ở Hàn Quốc nhưng khiến cả trăm người chết ở Bắc Triều Tiên ? (RFI, 10/03/2020)

Tại Hàn Quốc, cuộc chiến chống dịch virus corona (Covid-19) có dấu hiệu đạt kết quả tích cực, với số ca nhiễm mới đang liên tục giảm. Trong khi đó, theo các nguồn tin không chính thức, virus corona đang hoành hành dữ dội ở Bắc Triều Tiên.

corea2

Hàn Quốc : Cẩn trọng tại thành phố Daegu, bức tượng cũng đeo khẩu trang ! Ảnh ngày 10/03/2020. Reuters/Kim Kyung-Hoon

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc vào sáng nay 10/03/2020, trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, nước này ghi nhận thêm 131 ca nhiễm virus mới, nâng tổng số bị nhiễm lên thành 7.513 người. Số ca tử vong tăng thêm 3 trường hợp, nâng số người chết lên thành 54 người.

Các số liệu trên đây đã được tiếp nhận một cách lạc quan, vì đây là lần đầu tiên từ hai tuần lễ nay mà mức tăng ca nhiễm ở dưới 200 ca mỗi ngày. Đà tăng chậm lại khẳng định thêm xu thế ghi nhận từ nhiều ngày nay, theo đó số ca nhiễm hàng ngày ở Hàn Quốc có dấu hiệu giảm dần.

Trong lúc tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc diễn biến tích cực, thì có tin là tình trạng ở Bắc Triều Tiên rất tệ hại.

Trang mạng Business Insider, ấn bản Pháp vào hôm qua, 09/03 đã trích dẫn mạng thông tin Daily NK tại Hàn Quốc tiết lộ rằng đã có gần 200 binh sĩ Bắc Triều Tiên bị thiệt mạng vì virus corona, trong lúc hàng ngàn người khác đang bị cách ly.

Theo Daily NK, trong hai tháng Giêng và Hai vừa qua, dịch Covid-19 tại Bắc Triều Tiên đã khiến cho 180 binh sĩ bị thiệt mạng. Để ngăn dịch lây lan, chính quyền Bình Nhưỡng cũng đã gởi thêm 3.700 người vào trại cách ly.

Thông tin này phù hợp với nguồn tin được hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap tiết lộ, theo đó Bắc Triều Tiên đã cách ly gần 10.000 người vì lo ngại virus corona lây lan, nhưng sau đó đã thả gần 4.000 người không có triệu chứng.

Trước các thông tin kể trên, chế độ Bình Nhưỡng vẫn giữ vững quan điểm, không cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh tại Bắc Triều Tiên, đồng thời tiếp tục khẳng định rằng đất nước này vẫn trong tình trạng miễn nhiễm.

Theo tạp chí Mỹ Newsweek, nhật báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động cầm quyền tại Bắc Triều Tiên ngày hôm qua, 09/03 vẫn khẳng định rằng "căn bệnh truyền nhiễm (tức là dịch Covid-19) chưa tràn vào đất nước ta".

Nhật Bản chuẩn bị ban bố tình trạng khẩn cấp

Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thông qua dự thảo về khả năng thủ tướng sẽ ra "Tuyên bố tình trạng khẩn cấp", chỉ đạo và yêu cầu việc hạn chế ra ngoài, đóng cửa trường học, công sở… tạm thời trong tình hình dịch Covid-19 đang lây lan tại nước này.

Quyết định được đưa ra trong cuộc họp nội các Nhật Bản vào hôm nay 10/3, sẽ được trình Hạ Viện vào ngày mai, và nếu được thông qua, thì sẽ được ban hành ngày 14/3 để thực hiện.

Cũng trong cuộc họp nội các, chính phủ Nhật đã quyết định cấm tăng giá bán khẩu trang tại các cửa hàng hay trên mạng. Người vi phạm có thể bị phạt tù dưới 1 năm, hoặc bị phạt tiền từ 1 triệu yen.

Tính đến trưa nay 10/3, Nhật Bản đã ghi nhận 1.231 người nhiễm virus corona trên toàn quốc. Số ca tử vong là 14 người.

Mông Cổ có ca nhiễm đầu tiên

Cũng trong vùng Bắc Á, nước Mông Cổ vào hôm nay, 10/03 đã ghi nhận ca nhiễm virus corona đầu tiên. Chính quyền nước này đã lập tức ban hành lệnh cấm bất cứ ai ra hay vào các thành phố trong vòng 6 ngày.

Theo hãng tin Pháp AFP, điều oái oăm là ca nhiễm đầu tiên tại Mông Cổ lại là một người Pháp, nhân viên chi nhánh tập đoàn năng lượng hạt nhân Pháp Orano. Người này đã bay từ Mátxcơva (Nga) sang Mông Cổ ngày 02/03, và đã tiếp xúc với nhiều người trước khi có triệu chứng bệnh Covid-19 năm ngày sau đó.

Trọng Nghĩa

*******************

Seoul : Bình Nhưỡng bắn tên lửa để thu hút sự chú ý của Mỹ và Hàn Quốc (RFI, 10/03/2020)

Bắc Triều Tiên vào hôm 09/03/2020 đã bắn đi ba "vật thể bay" được cho là tên lửa tầm ngắn về phía khu vực nằm giữa bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản.

corea3

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un giám sát các cuộc thử nghiệm tên lửa. Ảnh KCNA cung cấp ngày 09/03/2020. KCNA via Reuters

Hôm nay, chính quyền Seoul cho rằng Bình Nhưỡng đã cố tình phô trương hành động của mình nhằm thu hút sự chú ý của Mỹ và Hàn Quốc.

Theo hãng tin AFP, sau khi bắn đi các tên lửa, Bình Nhưỡng đã cho báo chí công bố nhiều hình ảnh cho thấy lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đích thân giám sát các vụ thử nghiệm, đồng thời lộ rõ một số chi tiết của các vũ khí mới.

Đối với các nhà phân tích, Bắc Triều Tiên đang tiếp tục hoàn thiện khả năng vũ khí của mình, hơn một năm sau khi hội nghị thượng đỉnh Hà Nội giữa Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump thất bại, khiến cấm vận đối với Bắc Triều Tiên vẫn được duy trì.

Bắc Triều Tiên đang phải chịu nhiều lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ… đối với các chương trình vũ khí của nước này.

Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể muốn tác động tới Hàn Quốc trước khi tìm kiếm sự giúp đỡ về kinh tế, trong bối cảnh Mỹ khẳng định lệnh cấm vận sẽ tồn tại tới khi Bình Nhưỡng có hành động thiện chí đối với tiến trình phi hạt nhân hóa theo hướng Washington mong muốn.

Theo bộ Thống Nhất Hàn Quốc, các cuộc thử nghiệm mà ông Kim Jong-un giám sát trong hai tuần qua là hoạt động quân sự đầu tiên của lãnh đạo Bình Nhưỡng trong năm nay. Mục tiêu là "để tăng cường đoàn kết nội bộ, và về đối ngoại, thu hút sự chú ý của Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời gây áp lực buộc đối phương thay đổi thái độ".

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Virus corona : Bắc Kinh cố phủ nhận virus xuất xứ từ Trung Quốc

Dịch Covid càng lúc càng lan rộng tại Châu Âu dĩ nhiên là đề tài chủ đạo trên báo Pháp ra ngày hôm nay 12/03/2020, được Le Figaro và Les Echos nêu bật trên trang nhất.

phunhan1

Một bệnh viện điều trị virus corona tại tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 17/02/2020. STR / AFP

Dù chọn chủ đề khác làm tựa chính, Libération, La Croix và Le Monde cũng đã dành nhiều bài viết cho con virus corona đang là đại họa của toàn thế giới. La Croix có một bài rất đáng chú ý, tiếp tục vạch trần ý đồ gần đây của Bắc Kinh muốn xóa nhòa vai trò của Trung Quốc trong việc gây nên đại dịch toàn cầu.

Trong bài "Trung Quốc muốn tin rằng dịch Covid-19 đã lùi vào quá khứ", nhật báo công giáo La Croix ghi nhận hai chiều hướng trái ngược nhau đang diễn ra : Dịch bệnh tại Trung Quốc ngày càng có thêm dấu hiệu lùi bước, trong lúc tại phần còn lại của thế giới, từ ngữ "đại dịch" đã được chính thức sử dụng.

Dịch Covid-19 đã lùi bước tại Trung Quốc, nhưng nguy cơ tái phát vẫn còn

Theo La Croix, khi lần đầu tiên đặt chân đến Vũ Hán, nơi xuất phát của dịch Covid-19 đang lan rộng trên toàn thế giới hôm 10/03/2020 vừa qua, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng "sự lây lan của dịch bệnh kể như đã bị ngăn chặn". Tuy nhiên, ông đã cẩn thận chưa tuyên bố chiến thắng, vì nguy cơ dịch bệnh tái bùng phát vẫn còn đó trong bối cảnh đại dịch đang lan rộng ngoài Trung Quốc.

Đối với La Croix, Trung Quốc hiện đang đứng trước hai nguy cơ chủ chốt. Trước hết, việc khôi phục các hoạt động thương mại và công nghiệp sẽ lại tạo ra tình trạng dân chúng khắp nơi tiếp xúc với nhau, tạo điều kiện cho con virus lây lan trở lại.

Ngoài ra, đại dịch hoành hành ngoài Trung Quốc có thể gây ra hiệu ứng boomerang, nhất là khi hàng ngàn người Trung Quốc ra nước ngoài nhân kỳ nghỉ Tết hồi tháng Giêng vừa qua sẽ hồi hương. Nhiều trường hợp virus corona từ Ý, Iran, Hàn Quốc… "tái nhập" vào Trung Quốc đã được ghi nhận trong những ngày gần đây.

Tuyên truyền để xóa nhòa việc Trung Quốc là nơi phát tán virus

Tuy nhiên nhìn chung, trên bình diện y tế, bầu không khí tại Trung Quốc đã lạc quan trở lại. Trong bối cảnh đó, La Croix đã ghi nhận sự kiện "guồng máy tuyên truyền đã khởi động trở lại để bắt đầu xóa khỏi ký ức tập thể của cả người Trung Quốc lẫn người ngoại quốc, nguồn gốc và bản chất Trung Quốc của virus Vũ Hán".

Theo La Croix, từ một tuần lễ nay, Trung Quốc đã tung ra cả "một chiến dịch ngoại giao và truyền thông nhằm mục đích xóa nhòa thời điểm chính xác mà dịch bệnh bùng lên".

Tờ báo cho biết là: "Mọi đại sứ Trung Quốc đều phải dùng tài khoản Twitter (vốn bị cấm ở Trung Quốc) của mình để truyền đi thông điệp với nội dung "Cho dù con virus corona đã xuất phát từ Vũ Hán, nhưng nguồn gốc thực sự của nó vẫn chưa được biết. Chúng tôi đang cố gắng tìm hiểu xem chính xác virus đến từ đâu".

Đối với La Croix, Trung Quốc còn có một động thái "thâm hiểm" hơn khi gọi con virus corona ở ngoại quốc bằng những tên khác, chẳng hạn như đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo đã sử dụng từ "virus Nhật Bản".

Tờ báo Pháp kết luận : "Đối với Đảng cộng sản Trung Quốc, một mình nắm giữ sự thật lịch sử, phải tạo ra tâm lý nghi ngờ đối với mọi thứ gắn Trung Quốc với con virus, và phải xóa bỏ mối quan hệ này ra khỏi sử sách. Trong số những vụ tẩy xóa lịch sử khác kể từ năm 1949, Bắc Kinh đã xóa được vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989 ra khỏi tâm trí của tất cả các thế hệ được sinh ra sau sự kiện đó".

Miền bắc Ý muốn chính quyền dùng mô hình cách ly Vũ Hán

Cũng liên quan đến vai trò của Trung Quốc, nhật báo kinh tế Les Echos đã đặc biệt chú ý đến sự kiện Ý vừa quay sang nhờ Trung Quốc giúp đỡ trong việc chống dịch Covid-19.

Theo đặc phái viên của tờ báo tại Ý, trước trăm bề khó khăn đang gặp phải trong việc đối phó với sự lây lan của dịch Covid-19, giới y tế tại miền bắc Ý đã lên tiếng đòi chính quyền Rôma phải ban hành những biện pháp cách ly quyết liệt hơn nữa.

Người điều phối các hoạt động cấp cứu phụ trách vùng Lombardia, nơi chịu tác hại nặng nề nhất của dịch bệnh đã nói thẳng: "Hãy áp dụng mô hình Vũ Hán để kềm hãm đà lây lan của dịch bệnh".

Theo Les Echos, chủ tịch hai vùng Lombardia và Veneto đã kêu gọi chính quyền trung ương ban bố lệnh phong tỏa và cách ly hoàn toàn để chống dịch, tức là đóng cửa tất cả các nhà máy, doanh nghiệp và cửa hàng thương mại, giảm hoạt động của ngành vận chuyển đến mức tối thiểu.

Những đòi hỏi triệt để kể trên đã được giới chủ nhân, cũng như chính phủ Ý tiếp nhận một cách rất dè dặt, vì sợ rằng sẽ tạo ra những khó khăn kinh tế, gây nên bùng nổ xã hội.

Bị Châu Âu bỏ bê, Ý cầu viện Trung Quốc

Trước mắt, theo Les Echos, chính quyền Ý đã kêu gọi Châu Âu giúp đỡ. Thế nhưng, trước phản ứng chậm chạp của Bruxelles, Roma đã quay sang nhờ Trung Quốc và đã được Bắc Kinh chấp nhận ngay. Theo ghi nhận của Les Echos, Trung Quốc như đã không chấp nhất việc chính phủ Ý là một trong những nước hiếm hoi đầu tiên đình chỉ ngay lập tức tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc khi dịch Covid bùng lên tại Vũ Hán.

Và như vậy là Bắc Kinh đang cấp tốc chuyển qua cho Ý 1.000 máy hỗ trợ hô hấp (Ý hiện chỉ có 3.000 chiếc mà thôi), 20.000 bộ quần áo bảo hộ y tế… cùng với 9 chuyên gia thành thạo trong chiến dịch chống Covid 19 tại Trung Quốc vừa qua.

Bắc Kinh cũng hứa gởi qua giúp Roma 100.000 chiếc khẩu trang công nghệ cao và đã yêu cầu các công ty Trung Quốc xuất khẩu 2 triệu khẩu trang y tế thông thường sang Ý.

Về phía chính phủ Ý, Les Echos ghi nhận là Roma đã cam kết mua một khối lượng lớn thiết bị hỗ trợ hô hấp. Đây là những thiết bị do các công ty Trung Quốc làm ra để đối phó với dịch bệnh tại chỗ, nay đang bị tồn kho, vì không còn cần thiết.

Theo nhật báo Pháp, ngoại trưởng Ý đã được đồng nhiệm Trung Quốc cam kết hôm 10/03 là sẽ ưu tiên đáp ứng các yêu cầu của Roma. Ông Luigi Di Mario đã cảm ơn phía Trung Quốc và tuyên bố rằng : "Chúng tôi chắc chắn sẽ không quên quốc gia đã gần gũi với chúng tôi".

Les Echos bình luận : "Lời cám ơn này chẳng khác gì một lời trách móc nhắm vào Bruxelles".

Trang nhất các báo

Như nói ở trên, hai tờ Le Figaro Les Echos đã dành hồ sơ chính và tựa lớn trang nhất cho dịch Covid-19, trong lúc Le Monde, Libération La Croix thì chú ý đến thời sự Pháp hay quốc tế.

Dù cùng khai thác chủ đề virus corona, nhưng Le Figaro đã nhấn mạnh đến phản ứng của Châu Âu với hàng tựa lớn: "Đối mặt với đại dịch, Châu Âu đang cố gắng tổ chức" cách phản ứng. Trong khi đó, Les Echos lại chú ý nhiều hơn đến tình hình tại Pháp, cho rằng "Pháp bị (virus) bao vây".

Đối với Le Figaro để tránh tình trạng các quốc gia vì ích kỷ chỉ bo bo lo cho mình, chính "Ủy ban Châu Âu sẽ đứng ra điều phối công cuộc đấu tranh chống đại dịch giữa các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu". Theo Le Figaro, đây quả là một việc không dễ dàng do truyền thống "hợp tác khó khăn" giữa các nước Châu Âu với nhau.

Tuy vậy, cả hai tờ báo đều có vẻ khen ngợi quyết định của nước Đức, với việc thủ tướng Merkel sẵn sàng để Đức tham gia giúp đỡ các nước khác, đồng thời từ bỏ thái độ cứng rắn trên vấn đề thâm thủng ngân sách để các nước có thể tung tiền chống dịch.

Ba bà tranh chức thị trưởng Paris

Trái với hai đồng nghiệp Les Echos Le Figaro, nhật báo Libération đã dành trang nhất và hồ sơ chính cho cuộc bầu cử các hội đồng thành phố và thị xã ở Pháp, mà vòng 1 sẽ diễn ra ngày Chủ Nhật 15 tháng Ba tới đây.

Libération đặc biệt chú ý đến tình hình thủ đô Paris, nơi ba ứng viên nhiều triển vọng làm thị trưởng nhất đều là phụ nữ : Thị trưởng mãn nhiệm Anne Hidalgo, đảng Xã Hội, bà Rachida Dati, đảng cánh hữu Những Người Cộng Hòa, và bà Agnès Buzyn đảng cầm quyền Cộng Hòa Tiến Bước.

Đây là ba người đang dẫn đầu các cuộc thăm dò dư luận, do vậy, tại Paris sẽ là một Cuộc Đấu Tay Ba – tựa lớn trang nhất - chứ không phải là tay đôi truyền thống.

Nhật báo La Croix thì nhìn sang Syria, nêu bật thực tế là sau 9 năm nội chiến, người dân nước này đang rơi vào cảnh tuyệt vọng.

Sau cùng, Le Monde đã chú ý đến tình hình Nga, nêu bật trong hàng tựa lớn trang nhất : "Cú đảo chánh về mặt Hiến pháp của Putin", phân tích cách thức mà lãnh đạo Nga đã làm, để có thể danh chính ngôn thuận bám lấy quyền hành.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Chống dịch Covid-19 : Việt Nam có minh bạch trách nhiệm của lãnh đạo ?

Trọng Thành, RFI, 11/03/2020

Ngày 08/03/2020, Hà Nội thông báo cuộc chiến chống Covid-19 chuyển sang "giai đoạn 2", sau vụ chuyến bay VN0054, mang hơn 10 du khách có virus vào Việt Nam, khiến hàng nghìn người bị đặt trong tình trạng cách ly. Chính quyền một lần nữa kêu gọi toàn dân cộng tác để chống dịch. Nhiều người đặt vấn đề, người dân sẽ chỉ tích cực tham gia, khi tin ở chính quyền. Mà, sẽ chỉ có niềm tin thực sự, khi có minh bạch. Chính quyền từ đầu mùa dịch đến nay minh bạch trách nhiệm của giới lãnh đạo ra sao ?

chong1

Học sinh một trường trung học cơ sở ở Hà Nội đeo khẩu trang trong lớp học đề phòng lây nhiễm virus corona, ngày 31/01/2020. Reutetrs/Kham

Nhiều điểm tích cực

Nhìn chung, nhiều nhà quan sát ghi nhận trong cuộc đối phó với dịch Covid-19 lần này, chính quyền Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để minh bạch hơn thông tin với công chúng. Trước hết, về truyền thông chính thức và việc xây dựng niềm tin với người dân, trả lời RFI Tiếng Việt, nhà hoạt động xã hội, giáo sư ngôn ngữ học Hoàng Dũng cho biết :

"Trong việc đối phó với nạn dịch, tức bệnh truyền nhiễm mạnh, trường hợp virus Vũ Hán chưa có vắc xin, trong lúc tốc độ lây lan rất lớn, thành ra lập tức xảy ra một cuộc khủng hoảng, mà hôm 12/02 vừa rồi gọi là ‘Infodemic’, một cơn bão lũ về thông tin, tốt có xấu có. Trong điều kiện đó, việc đưa ra thông tin đúng đắn và kịp thời, tôi nhấn mạnh là kịp thời, làm định hướng cho dư luận xã hội. Và hơn nữa, đằng sau tất cả cái đó là tạo dựng niềm tin của dân chúng, đối với hành xử của chính quyền, là điều có tầm quan trọng, tôi cho là cốt tử. Chính quyền nhận thức như thế nào ?

Chính quyền Việt Nam, tôi thấy là trong lời lẽ và trong hành động, tôi thấy là họ tương đối hiểu. Tôi nói ví dụ, như hiện nay, người ta sử dụng ngay lợi thế của Việt Nam, có số lượng người rất lớn dùng Internet, 64 triệu người. Tôi nói ví dụ, vài ba ngày tôi nhận được một tin nhắn của bộ Y Tế, nội dung tuyên truyền về cách thức phòng tránh virus Vũ Hán này như thế nào. Rõ ràng là người ta đã làm việc khá tốt. Đó là nhìn chung. Còn thực ra đi vào cụ thể, còn phải rút kinh nghiệm rất nhiều. Còn những sai sót, còn phải thay đổi nữa, cần phải cải tiến nữa".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A - nguyên viện trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển (IDS), viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên ở Việt Nam (2007 – 2009) - là người theo dõi sát các chính sách của chính phủ Việt Nam, từ đầu mùa dịch đến nay. Trả lời RFI, TS Nguyễn Quang A nhìn nhận những điểm tích cực của truyền thông nhà nước, đang nỗ lực theo hướng minh bạch hơn :

"Tôi nghĩ rằng, trong giai đoạn một, mà có 16 người bị nhiễm, rồi được lành bệnh, tôi nghĩ rằng về phía chính phủ, đã làm khá tốt công việc của mình, cũng như về truyền thông. Khi nhìn lại, có thể thấy rằng có một số việc họ làm hơi quá đi. Nhưng cũng có thể dễ hiểu được, trong lúc mà bất trắc, không đầy đủ thông tin. Ví dụ như việc để cho các trường học đóng cửa, những biện pháp gọi là kiên quyết khác… đã có mang lại kết quả, và việc truyền thông của chính phủ cũng tương đối là tốt. Tuy nhiên, nếu mà minh bạch hơn nữa, như những ngày vừa rồi (tức can thiệp của chính quyền thủ đô sau vụ phát hiện trường hợp nhiễm virus thứ 17), thì cái sự hiểu của dân chúng sẽ tốt hơn".

Trách nhiệm giới thừa hành : "Sai sót" hay khuyết tật hệ thống ?

Về vấn đề này, trả lời RFI, bác sĩ Trần Tuấn, tiến sĩ y tế cộng đồng, nhận xét : "Trước hết, tôi phải nói minh bạch là một lĩnh vực yếu của chính phủ trong nhiều năm. Riêng trong vụ dịch gần đây, có điểm tích cực hơn. Chúng tôi nhận thấy có sự tích cực chủ động hơn trong việc chia sẻ thông tin một cách cởi mở hơn cho báo chí. Thậm chí kể cả trong việc các chính sách đưa ra có nương theo trào lưu của dư luận. Đấy là cái hướng mà theo tôi là tương đối tốt trong đợt này. Tuy nhiên, đứng về phía minh bạch thông tin để xét về tiến trình ra chính sách, thì chúng tôi nhận thấy là các thông tin hiện nay vẫn đi nhiều theo hướng đưa thông tin làm sao giúp để thực hiện các quyết định".

Việc chính quyền đang có xu hướng nỗ lực hơn trong việc minh bạch với công chúng, trong việc phòng chống dịch Covid-19 đang diễn ra, cũng khiến cho công chúng có thể dễ nhận ra nhiều khuyết tật của hệ thống. Trong các "sai sót" tiêu biểu của chính quyền về truyền thông, hay nói đúng hơn được thể hiện qua truyền thông, giáo sư Hoàng Dũng đã đơn cử hai ví dụ.

Một là việc trong vụ bệnh nhân số 17 "tiếp xúc gần" với 18 nhân viên y tế bệnh viện Hồng Ngọc (Hà Nội), chủ tịch Hà Nội đã không hề nhắc đến vai trò giám sát của sở Y Tế trước đó. Ví dụ thứ hai là việc bộ trưởng Kế Hoạch – Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng, tiếp xúc với "bệnh nhân số 17" (trên chuyến bay VN0054), đã cách ly tại nhà, chứ không phải đi trung tâm theo quy định chung, cũng đã không được chính quyền Hà Nội giải thích kịp thời và thỏa đáng, tạo ấn tượng rõ ràng là đương sự thuộc nhóm đặc quyền đặc lợi. Việc ông Nguyễn Chí Dũng cách ly tại nhà, không theo quy định, bị phản đối dữ dội trên các mạng xã hội. Sau đó, chính quyền Hà Nội buộc phải giải thích trước công chúng.

Nhìn chung, giáo sư Hoàng Dũng ghi nhận : việc chính quyền địa phương thiếu minh bạch hay "chậm" giải trình trách nhiệm (ông Hoàng Dũng đặc biệt lưu ý : chậm giải trình cũng tạo nên cảm giác là thiếu minh bạch) đã là một yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến niềm tin của người dân.

Minh bạch trong việc ra chính sách : Lĩnh vực bị bỏ trống

Bên cạnh việc minh bạch về quá trình thực thi chính sách và minh bạch về giám sát thực thi chính sách, vấn đề xây dựng chính sách dường như ít được chú ý hơn nhiều. Trong một bộ phận công luận, vấn đề này dường như là lĩnh vực riêng của giới chính trị, giới chuyên gia. Tuy nhiên, đây lại chính là lĩnh vực mà sai một ly, đi một dặm. Minh bạch về việc hoạch định chính sách cũng chính là một phần quan trọng trong minh bạch về trách nhiệm của những người nắm quyền lãnh đạo cao nhất (trong một lĩnh vực, một hồ sơ như phòng - chống dịch Covid-19 này). Về vấn đề tính minh bạch trong việc xây dựng chiến lược, chính sách phòng chống dịch, bác sĩ Trần Tuấn nhận xét :

"Nói về minh bạch trong tiến trình ra chính sách, chúng ta biết chính sách cụ thể trong vụ phòng chống dịch nằm trong mảng chính sách công. Vấn đề này, chúng ta thấy rằng : tính minh bạch phải được thể hiện ngay trong giai đoạn đầu tiên, tức là sự khởi phát của tiến trình xây dựng chính sách, mà có sự tham gia của nhiều bên. Trong đó có chúng ta tạm gọi là "bên chính phủ", bên các tổ chức ngoài chính phủ, kể các các doanh nghiệp, các tổ chức lợi nhuận, hoặc phi lợi nhuận. Bởi vì chúng ta biết rằng chính sách công mà đưa ra phục vụ lợi ích công, chắc chắn nó sẽ có ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều bên.

Tính minh bạch ở đây thể hiện ở chỗ, ngoài tài liệu (dự thảo) chính sách được đưa ra phân tích, và các ý kiến phát biểu của các bên, thì cũng cần phải có các bài phân tích, phản biện, tập trung vào nhằm cho chúng ta thấy được hết các góc cạnh của vấn đề, trước khi chính sách được ban ra. Bên cạnh đó, khi chính sách được ban ra, có các tài liệu để giải thích được những vấn đề có những ý kiến trái chiều với chính sách. Việc này quan trọng. Vì sao ? Để khi người ta đọc chính sách, người ta biết được có những trở ngại nào, phần nào chưa đạt được đồng thuận, phần nào mà chính phủ đang muốn đẩy mạnh theo một hướng nhất định ?Và qua đó, người ta thấy được rằng chính sách đó có thực sự đặt lợi ích của người dân lên trên không ?

Tôi lấy ví dụ một chính sách chẳng hạn vấn đề "đeo khẩu trang ở nơi công cộng". Bên y tế có ý kiến như thế nào, về phía người dân có ý kiến như thế nào ? Và phải chăng có sự can thiệp của các doanh nghiệp ? Và khi có những cái gọi là mâu thuẫn, thậm chí xung đột lợi ích, thì trong dịch bệnh truyền nhiễm Covid-19 này đâu là tiếng nói cuối cùng ? Chúng tôi nhận thấy rằng, trong tiến trình ra chính sách vừa rồi, dường như tiếng nói của bên y tế, có lúc ẩn, có lúc hiện, có lúc thể hiện rất rõ ràng, nhưng có lúc không được thể hiện ra. Dường như đã có những lợi ích khác được đặt lên trên.

Làm sao cho tiến trình ra chính sách được minh bạch, được thể hiện cho người dân hiểu được các bên tham gia làm chính sách... đồng thời có hay không sự giám sát đánh giá, và phân tích, phản biện một cách độc lập của bên khoa học không vụ lợi, thực sự vì dân, tham gia vào tiến trình đó. Tiến trình vừa rồi, chúng tôi thấy rằng vẫn chưa đạt được mong đợi".

"…Được mùa là bởi Thiên tài Đảng ta" và sự thiếu minh bạch trong sửa sai

Trường hợp chính sách "toàn dân mang khẩu trang nơi công cộng" là một trong các ví dụ tiêu biểu cho thấy một chính sách công, nếu không được hoạch định một cách minh bạch, và có cơ sở, có thể để lại những hệ quả tai hại như thế nào. Ngày 30/01, trong bối cảnh dịch bệnh virus corona đang trong giai đoạn khởi phát dữ dội, chính quyền Việt Nam đang tìm cách đưa ra một chính sách thích hợp, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã "yêu cầu thảo luận các biện pháp mạnh hơn nữa để chống dịch viêm phổi Vũ Hán, như toàn dân có thể phải đeo khẩu trang".

Tuy nhiên, thảo luận chưa kịp diễn ra, thì ngay ngày hôm sau, thủ tướng đã ra Chỉ thị 06CT-TTg, "yêu cầu người dân đeo khẩu trang tại nơi công cộng" (điều 4). Trong bối cảnh nỗi lo dịch Covid-19 phổ biến trong xã hội, cụm từ "nơi công cộng" với phạm vi quá rộng ắt hẳn đã góp phần thổi bùng lên phong trào sử dụng khẩu trang tràn lan, lãng phí, quá mức cần thiết, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng khan hiếm khẩu trang. Ngày 05/02, bộ Y Tế phải ra khuyến cáo, khẳng định chưa có bằng chứng cho thấy việc sử dụng khẩu trang đại trà như vậy là một phương tiện hiệu quả bảo vệ người không bị bệnh. Tuy nhiên, tại một số nơi, việc sử dụng khẩu trang thái quá như vậy vẫn diễn ra, một phần do nỗi lo lắng của người dân, phần khác, do Chỉ thị nói trên chưa được điều chỉnh lại.

Một ví dụ khác là việc tổ chức diễn tập quân sự rầm rộ ngày 04/03 để đối phó với phương án cao nhất gọi là 30 000 người nhiễm Covid-19 (do trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng bộ Quốc Phòng điều hành). Tuy nhiên, kịch bản gây ấn tượng mạnh này đã không hề được giải trình rõ với công chúng, về phương diện y tế. Trong truyền thông nhà nước, đã có sự mập mờ gây lầm lẫn giữa phương án "30 000 người nhiễm bệnh Covid-19" và "30 000 giường cách ly" mà chính quyền đang chuẩn bị trong hiện tại (một số người nghi ngờ có vai trò của một số nhóm "lợi ích" đằng sau các cuộc diễn tập quy mô quá mức cần thiết). Chính ông thủ tướng ngay ngày hôm sau, 05/04, đã phải gián tiếp điều chỉnh thông tin, nhấn mạnh là cuộc diễn tập toàn quân, chỉ liên quan đến phương án "30.000 người cách ly" (báo Hà Nội mới, ngày 05/03/2020).

Tính chất không minh bạch của việc ra quyết định hay tuyên truyền theo lối bóp méo nói trên, từ chính người lãnh đạo, một phần có thể bắt nguồn sâu xa từ một lối làm chính sách theo kiểu ban phát, kéo dài từ lâu nay, hiện vẫn còn để lại nhiều ảnh hưởng, bất chấp việc đất nước đã mở cửa hội nhập sâu rộng. Về vấn đề nguyên do của những kiểu sai lầm như trên của người lãnh đạo ở Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét :

"Đó là sơ suất của một số chính trị gia. Lẽ ra những chuyện như thế này, rất là phải lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, thì các chính trị gia tỏ ra rất sốt sắng, rất là kiên quyết, đã lỡ lời đưa ra các biện pháp hoàn toàn là quá đáng. Thí dụ như ông thủ tướng kêu gọi tất cả mọi người đều đeo khẩu trang chẳng hạn. Những chuyện như thế tôi nghĩ rằng rất là con người, mà tôi nghĩ cũng dễ xảy ra. Giá mà sau đấy ông ấy bảo là lúc ấy tôi chưa có đủ thông tin, thì hay hơn rất nhiều. Hoặc là có chuyện người ta tự hào một cách quá đáng, chúng ta rất là anh dũng, thế này thế kia, tự đề cao mình quá. Cái đó có ích để mà trấn an, để mà trấn an dư luận, trấn an giới đầu tư, thì cũng được, nhưng làm một cách quá trớn thì phản tác dụng. Có thể đấy là một kiểu truyền thông của Nhà nước mà dân chúng đã có một đúc kết hết sức là súc tích từ nhiều chục năm rồi : "Mất mùa là tại Thiên tai, được mùa là bởi Thiên tài Đảng ta". Tôi nghĩ kiểu tư duy như thế chắc chắn nó còn rơi rớt lại".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng lưu ý : "Sự phân trách nhiệm không thật rạch ròi, thì có thể dẫn đến tình trạng một người phụ trách một việc muốn có một sự công khai, nhưng một ông ở cấp cao hơn có thể có ý kiến khác đi một chút, thì có thể khiến người muốn minh bạch chẳng hạn phải chùn bước một chút. Tình hình phức tạp, chứ không đơn giản như ở các nước dân chủ."

Mở cửa cho những quan điểm khác : Trắc nghiệm tính minh bạch

Trong những ngày gần đây, dịch Covid-19 đã có mặt tại khoảng 100 quốc gia. Chính quyền Việt Nam tuyên bố "giai đoạn 2" chống dịch. Thành công hay thất bại hiện nay phụ thuộc nhiều vào sự tham gia chủ động của người dân. Việc chính quyền minh bạch trách nhiệm của người lãnh đạo sẽ tạo thêm niềm tin về phía người dân.

Theo nhiều chuyên gia, có rất nhiều việc cần làm để nâng cao tính minh bạch. Truyền thông chính xác, kịp thời, về dịch bệnh, về việc giám sát thực thi chính sách là điều rất quan trọng. Việc minh bạch quá trình ra chính sách là cốt yếu, là vấn đề gốc. Để việc minh bạch hóa mang lại hiệu quả, nhiều người khuyến cáo chính quyền cần mở rộng tiến trình xây dựng chính sách, phản biện chính sách cho các bên liên quan, các ý kiến khác biệt, "những ý kiến ngược trong nội bộ" (TS Nguyễn Quang A), ý kiến từ giới chuyên gia độc lập, giới "khoa học bất vụ lợi" (TS Trần Tuấn).

Biện pháp "Khai báo sức khỏe toàn dân" (không mang tính bắt buộc) được chính quyền đưa ra coi như cơ sở cho việc hoạch định chính sách chống Covid-19 "giai đoạn 2", hiện đang nhận được nhiều khen, chê, rất có thể chính là một cơ hội để chính quyền thu hút sự đóng góp từ mọi phía. Một trắc nghiệm cho nỗ lực minh bạch trách nhiệm của những người điều hành đất nước.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 11/03/2020

*********************

Bệnh nhân số 17 có 2 hộ chiếu khi nhập cảnh trở lại Việt Nam

X.Mai - X.Trường, CAND, 11/03/2020

Chiều 11/3, đại diện Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã chia sẻ thông tin ca nhiễm dịch Covid-19 thứ 17 không được phát hiện, cách ly kịp thời khi về Việt Nam.

chong2

Các cán bộ Công an cửa khẩu Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài thuộc Cục quản lý xuất, nhập cảnh Bộ Công an vẫn đang lặng thầm làm nhiệm vụ, đối mặt với hiểm nguy ở nơi "tuyến đầu" với dịch Covid-19.

Trả lời câu hỏi về vấn đề một số cơ quan báo chí về những ca nhiễm Covid-19 trên chuyến bay VN0054 ngày 2/3/2020 không được lực lượng làm nhiệm vụ tại sân bay phát hiện và cách ly kịp thời, chiều 11/3, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài cho biết: "Khi làm thủ tục nhập cảnh cho hành khách trên chuyến bay VN0054, cán bộ, chiến sỹ thực hiện theo đúng quy trình kiểm tra hành khách nhập cảnh vào Việt Nam, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh bùng phát như hiện nay, kiểm soát viên đã lật mở kiểm tra từng trang hộ chiếu để kiểm tra điểm đi/đến của hành khách nhằm phát hiện những hành khách đi qua những vùng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế".

Về trường hợp N.H.N, bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19 đã đi tới nhiều quốc gia trong đó có Italia nhưng không bị phát hiện khi nhập cảnh, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương cho biết N.H.N có 2 hộ chiếu : Hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu của Vương Quốc Anh. 

Ngày 15/2, N.H.N sử dụng 2 hộ chiếu trên làm thủ tục hàng không và xuất cảnh trên chuyến bay VN0055 theo hành trình từ Nội Bài sang Anh. Ngày 2/3/2020, trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài, hành khách N.H.N tiếp tục sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh. Sau khi đi qua khu vực kiểm dịch y tế, đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh, cán bộ, chiến sỹ Công an Cửa khẩu Nội Bài đã kiểm tra kỹ các trang của hộ chiếu, không phát hiện có dấu kiểm chứng nhập xuất cảnh của Italia cho nên đã giải quyết nhập cảnh bình thường, không phát hiện được hành khách này đã đi qua vùng dịch.

Về việc vì sao N.H.N đã đến một số nước như Pháp, Italia nhưng không có dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh của các nước trên trong hộ chiếu Việt Nam của khách, theo Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương thì ngoài hộ chiếu Việt Nam, N.H.N còn có hộ chiếu Anh, và theo quy định hiện hành, Anh không thuộc khối Schengen nhưng vẫn giữ quy chế EU đến hết ngày 31/12/2020. Công dân thành viên EU được đi lại tự do trong khối mà không cần visa và không đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh trên hộ chiếu. 

Để thuận lợi cho việc đến và đi các nước trên, nhiều khả năng N.H.N đã sử dụng hộ chiếu Anh để đến các nước trên theo hình thức miễn thị thực (trong hộ chiếu Việt Nam của N.H.N không có thị thực Schengen) và khi nhập cảnh Việt Nam, N.H.N sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục tại Cửa khẩu Nội Bài.

X.Mai - X.Trường

***********************

Chuyện lạ đời trong chi tiêu ngân sách

Diễm Thi, VNTB, 11/03/2020

Số tiền ngân sách chi cho các công việc trọng yếu và thứ yếu tại Việt Nam luôn trong tình trạng nghịch lý.

chong3

Ông Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thống kê trong trả lời với báo Dân Trí bày tỏ sự khó hiểu khi người dân đua nhau tích trữ lương thực trước dịch Vũ Hán, bởi theo ông ‘dự trữ gạo của Việt Nam rất nhiều, nước ta cũng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất nhì thế giới.’

Thưa ông, ngoài việc người dân bị bao vây bởi sự sợ hãi do thiếu hụt niềm tin vững vàng với đảng và nhà nước, Đồng bằng sông Cửu Long đang trong cơn khốn cùng của ngập mặn, hạn hán, thì hiện tượng trên cũng cho thấy nó chỉ là một trong nhiều chuyện ‘rất lạ đời’ tại Việt Nam.

Hiện tượng lạ đời tại Việt Nam sẽ là một mệnh đề không thể nào hoá giải ngay cả đối với Hội đồng lý luận trung ương.

Chiều 8/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý chi 350 tỷ đồng Việt Nam cho các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau ứng phó hạn mặn. Trước đó con số hỗ trợ này được đăng tải trên các báo chính thống chỉ ở mức 70 tỷ đồng gây xôn xao dư luận mạng xã hội Việt Nam.

Con số 350 tỷ đồng cho chống hạn mặn của 5 tỉnh thuộc khu vực sản xuất lúa gạo, thuỷ sản lớn nhất Việt Nam chỉ thua số tiền chi cho cờ và ấm chén của Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng (270 tỷ đồng) nhân kỷ niệm 65 ngày giải phóng.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu thành phố Hải Phòng. Liệu ông có ý kiến, chỉ đạo gì trong vấn đề này. Nguồn tiền chi cho ấm chén nhân dịp giải phóng có nên dừng chi để tiết kiệm ngân sách, và sử dụng nguồn chi đó cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để góp phần trong tổng thể chính sách ổn định lại khu vực này trên cả mặt xã hội (hạn chế di dân do thiên tai), kinh tế (giữ gìn an ninh lương thực).

Số tiền ngân sách chi cho các công việc trọng yếu và thứ yếu tại Việt Nam luôn trong tình trạng nghịch lý. Tượng đài và hiện vật xây dựng nhân ngày giải phóng luôn được ưu tiên cao, trong khi những nguồn chi cần thiết cho sản xuất lại ưu tiên thấp. Vì thế, nguồn chi ngân sách bất hợp lý tồn tại dai dẳng qua các năm, nguồn lực xã hội không những không được kích cầu mà ngược lại bị xé lẻ.

Năm 2015 báo Tuổi Trẻ trực tuyến đăng tải bài viết phản ánh công trình quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng (Ninh Bình) trị giá hơn 1.500 tỉ đồng bị bỏ hoang.

Năm 2016, chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm. Tổng cục thống kê, Việt Nam có hơn 251.000 hộ thiếu đói, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2015. Tương ứng với hơn 1 triệu lượt nhân khẩu thiếu đói, tăng 15,4%.

Diễm Thi

Nguồn : VNTB, 11/03/2020

Additional Info

  • Author Nhiều tác giả
Published in Diễn đàn