Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

dimanche, 13 décembre 2020 23:47

Kẻ thất bại cay đắng

Ngày 11/12/2020, Tối Cao Pháp Viện Mỹ bác bỏ, không cứu xét, chấp nhận, nói nôm na là vứt vào sọt rác đơn thưa của tiểu bang Texas do bộ trưởng tư pháp của Texas, Ken Paxton đứng tên khiếu nại 4 tiểu bang Michigan, Georgia, Pennsylvania, Wisonsin vi phạm hiến pháp Mỹ, tự ý thay đổi luật bầu cử tiểu bang...

loser1

Tờ Time của Mỹ chọn ông Joe Biden và bà Kamala Harris là Nhân vật trong năm in lên bìa tờ báo của họ – Der Spiegel đã "vinh danh" ông Trump là Kẻ thất bại của năm (2020), ấn bản bằng tiếng Anh.

Đây là phán quyết cuối cùng về mặt pháp lý, chấm dứt mọi hi vọng, hoang tưởng, mộng du của tổng thống Donald Trump, ủy ban tranh cử, đảng Cộng hòa, mong lật ngược kết quả bầu cử ngày 03/11/2020. Tổng cộng có khoảng 50 vụ kiện do ông Trump và ủy ban tranh cử khiếu nại về sự gian lận trong cuộc bầu cử đã bị bác bỏ hoặc xử thua vì thiếu bằng chứng hoặc lý luận hồ đồ, không có cơ sở.

Thất vọng với phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, ngày 11/12/2020, Trump đã cay đắng viết một Tweet như sau : "Tối Cao Pháp Viện đã bỏ rơi chúng ta. Không có trí tuệ, không có can đảm !". Nguyên văn : "The Supreme Court really let us down. No Wisdom, No Courage !".

Tuần báo Der Spiegel (Tấm Gương) của Đức, một trong những tờ báo được đọc nhiều nhất ở Châu Âu, tương đương với tờ Time của Mỹ, trong một sự tình cờ - khi tờ Time của Mỹ chọn ông Joe Biden và bà Kamala Harris là Nhân Vật Trong Năm in lên bìa tờ báo của họ – Der Spiegel đã "vinh danh" ông Trump là Kẻ Thất Bại Của Năm (2020), ấn bản bằng tiếng Anh.

Trong nhiệm kỳ chỉ có 4 năm của mình, căn cứ vào những phát biểu, những cố gắng, vùng vẫy tuyệt vọng sau cuộc bầu cử bằng những phiên tòa chỉ tốn kém thời gian, tiền thuế của dân một cách hoang phí, vô ích…, đối với ông Trump, không có gì xúc phạm khiến cho ông căm ghét hay cảm thấy bị tổn thương, nặng nề bằng hai chữ thua cuộc hoặc thất bại.

Có lẽ đây là một sự quả báo, bởi ông Trump thường xuyên nhục mạ, chửi bới người khác là loser (kẻ thất bại) hay sucker (kẻ đần độn) như ông đã từng nhục mạ cố Thượng nghị sĩ John McCain, những người lính thủy quân lục chiến Mỹ trong thế chiến thứ nhất gục ngã ở Pháp (1).

Giờ đây gần như cả thế giới đang vui mừng, lãnh đạo các nước trong Liên Âu, Châu Á... kể cả các vị lãnh đạo tôn giáo như Giáo hoàng Francis, Đạt Lai Lạt Ma đã sẵn sàng chia tay với Trump, thì tờ Der Spiegel lại ngoáy mạnh một mũi dao vào vết thương mưng mủ sâu hoắm của ông bằng những lời... ông đã dùng để phỉ báng, chê bai người khác, nhất là những người đã hi sinh mạng sống hay mất một phần thân thể cho nước Mỹ.

"Nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ kết thúc như nó bắt đầu. Không đàng hoàng và không được kính trọng" - tờ Der Spiegel viết.

Mặc dù hình bìa của Der Spiegel không được tô điểm, trang trí thêm để có thể diễn tả hết những "thành quả" trong nhiệm kỳ 4 năm của Donald Trump, nhưng bài báo trong ấn bản nói trên với 3.300 từ của hai tác giả Roland Nelles và Ralph Neukirch đã mô tả đầy đủ về một lãnh đạo đất nước, một ngưởi chỉ nghĩ đến điều duy nhất là quyền lợi cá nhân của mình thay vì nghĩ đến lợi ích chung của đất nước, người dân.

"Dưới nhiệm kỳ của Trump, không có điều gì là bình thường" - hai tác giả trên viết. "Ông ta không chịu thừa nhận thất bại.

Hơn 300.000 người chết, 16 triệu người lây nhiễm Sars-CoV2, Trump vẫn thản nhiên đi đánh golf, không kế hoạch, không chính sách đối phó, không chia buồn, không thăm viếng, không hối tiếc, không ân hận... Nước Mỹ sau ngày 03/11/2020 gần như vô chủ với những vụ kiện tụng, cáo buộc liên tục về gian lận bầu cử của Trump, hoàn toàn không có một bằng chứng nào. Không có điều gì đáng ngạc nhiên, nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ kết thúc như đã bắt đầu – Không đàng hoàng và không được coi trọng.

Phải chăng tổng thống Trump, 5 lần khai bị gai xương chân để khỏi đi quân dịch trong thập niên 60 đã thừa hưởng giòng máu của ông nội là Frederick Trump (1869-1918), người bị trục xuất khỏi bang Bayern (Bavaria) theo lệnh hoàng gia vì trốn lính, sau đó đã di dân qua Mỹ, để rồi ngày hôm nay con cháu của Drumpf of Kallstadt phải chịu sự sỉ nhục công khai ở Đức ?

Trang bìa của tờ Der Spiegel, ấn bản sau bầu cử cho thấy khuynh hướng của tờ báo đang hi vọng vào sự thay đổi với nhiệm kỳ của Biden-Harris khi thay khẩu hiệu America First bằng Make America Great Again.

Thạch Đạt Lang

(13/12/2020)

Tham khảo :

(1) https://www.rawstory.com/2020/12/without-decency-and-without-dignity-german-newsweekly-der-spiegel-names-trump-loser-of-the-year/?fbclid=IwAR1ji0figDcpvF2s5iNKuzb0Sb45-cHtJT-P2HnIBbXouXkjn8O_u-xA6kM

(1) https://www.theguardian.com/us-news/2020/sep/03/trump-american-war-dead-losers-suckers-report

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Diễn đàn

Báo Mỹ : D. Trump có thể dùng quyền ân xá phòng ngừa để bảo vệ người thân

Trọng Nghĩa, RFI, 05/12/2020

Trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành dữ dội, Anh Quốc ngày 02/12/2020 là nước phương Tây đầu tiên phê duyệt một loại vac-xin phòng ngừa virus gây dịch ; tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã nghĩ đến việc áp dụng quyền ân xá phòng ngừa để bảo vệ người thân khỏi bị truy tố khi ông rời khỏi chức vụ. Đây là hai sự kiện nổi bật trong tuần sẽ được tạp chí Thế Giới Đó Đây phân tích hôm nay, bên cạnh chiến dịch đàn áp dân chủ được chính quyền thân Bắc Kinh tiếp tục tiến hành tại Hồng Kông.

anxa1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các con lớn. Từ trái sang phải : Eric Trump, Donald Trump Jr., Ivanka Trump và Donald Trump. Ảnh chụp tại Washington ngày 23/07/2014. Reuters - Gary Cameron

Với nhiệm kỳ chỉ còn không đầy 50 ngày nữa là kết thúc, Donald Trump, vị tổng thống đảng Cộng Hòa, được cho là rất có thể sẽ sử dụng quyền đặc xá rộng rãi dành cho ông để ân xá "trước" cho một số người thân, giúp họ khỏi bị tư pháp Mỹ phiền hà sau khi ông Trump rời Nhà Trắng.

Theo tiết lộ của nhật báo Mỹ New York Times ngày 01/12, vị tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm đã thảo luận với các cố vấn của ông về khả năng "ân xá phòng ngừa" cho ba người con lớn nhất của ông cùng với vị luật sư thân tín là Rudy Giuliani.

Theo các nguồn tin được tờ báo Mỹ có uy tín trích dẫn, thì Donald Trump lo ngại rằng những người này sẽ bị guồng máy tư pháp của Joe Biden tấn công để "trả thù".

Thông tín viên RFI Eric de Salve từ San Francisco tường thuật :

Donald Trump dường như đã thảo luận về lệnh ân xá phòng ngừa này với các cố vấn của ông vào tuần trước, liên quan đến 5 người thân : hai người con trai Donald Junior và Eric, cô con gái Ivanka và con rể Jared Kushner, và luật sư của ông, Rudolph Guliani. Theo nhật báo Mỹ New York Times, tổng thống Trump sợ rằng người thân của ông bị truy tố ngay sau khi ông rời Nhà Trắng.

Việc truy tố này có thể đến từ cuộc điều tra liên quan đến Nga của cựu công tố viên Mueller, người đã phơi bày các cuộc tiếp xúc vào năm 2016 giữa một trong những người con trai của ông Trump và các phái viên Nga.

Con rể của ông Jared Kushner thì có thể bị phiền hà vì đã nói dối chính quyền về mối liên hệ của mình với các chức sắc nước ngoài, để có được quyền tham khảo những thông tin tình báo tối mật. Còn cô con gái Ivanka của ông là đối tượng điều tra của công tố viên khu vực Manhattan tại New York về tội trốn thuế vài triệu đô la.

Riêng về luật sư Rudolph Guliani, ở tuyến đầu từ ba tuần nay để tố cáo các vụ gian lận bầu cử vô căn cứ, ông có thể bị điều tra về các hoạt động ngoại giao song song của ông ở Ukraine. Trên Twitter, luật sư riêng của Donald Trump đã trả lời : "Fake News ! Tôi chưa bao giờ thảo luận về việc ân xá với tổng thống".

Trong mọi trường hợp, việc một tổng thống ân xá phòng ngừa như thế, tức là khi đối tượng được ân xá chưa bị truy tố, sẽ là một điều hết sức bất thường trong lịch sử chính trị Mỹ.

Theo luật lệ tại Mỹ, ông Trump gần như có thể ân xá cho bất kỳ ai, không cần sự chấp thuận của bất kỳ bên nào và cũng không cần phải đưa ra lý do. Tuy nhiên, quyền này không phải là tuyệt đối, vì chỉ được áp dụng cho các tội cấp liên bang, nhưng không có hiệu lực với tội phạm cấp tiểu bang.

Quyết định ân xá cũng có thể được ban hành với những người chưa bị truy tố. Tổng thống Gerald Ford chẳng hạn đã ân xá người tiền nhiệm Richard Nixon về những hành vi liên quan đến vụ bê bối Watergate năm 1972, mặc dù Nixon lúc đó chưa bị bất kỳ quyết định truy tố nào.

Covid-19 : Tin đồn thất thiệt về vac-xin rộ lên ở Anh Quốc

Từ khi Anh Quốc thông báo hôm thứ Tư 02/12/2020 việc cấp phép cho loại vac-xin chống Covid-19 do hai hãng Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức phát triển, những câu chuyện hoang đường hay thông tin thất thiệt về tiêm chủng đã tăng gấp đôi trên các mạng xã hội. Ý thức được tính nguy hiểm của hiện tượng, chính quyền Anh và các phương tiện thông tin truyền thống đã nhanh chóng phản ứng để tránh việc người dân bị hoang mang và từ chối tiêm chủng.

Thông tín viên RFI Muriel Delcroix tường thuật từ Luân Đôn :

Tin đồn và thuyết âm mưu lưu truyền từ nhiều tháng qua trên vac-xin chống Covid-19 đã rộ lên dữ dội vào hôm thứ Tư, đặc biệt trên mạng Facebook và Twitter.

Mục tiêu đánh phá quen thuộc của những người theo thuyết âm mưu là nhà tỷ phú Bill Gates, người sáng lập tập đoàn Microsoft và cũng là người cổ vũ cho vac-xin. Ông lại bị tố cáo là muốn thống tri thế giới bằng cách cài đặt các con chip điện tử vào người bệnh thông qua những cuộc vận động cho việc tiêm phòng.

Thế nhưng lần này, các phương tiện truyền thông và nhất là BBC đã nhanh chóng mời các chuyên gia về mạng xã hội, giới khoa học và nhân viên y tế để họ giải thích và lần lượt phá vỡ từng luận điệu không cơ sở.

Trong lúc đó thì thủ tướng Boris Johnson và bộ trưởng Y Tế Matt Hancock, chuẩn bị khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất tại Anh Quốc từ trước đến nay và gia tăng giải thích một cách rất giáo khoa, nhấn mạnh trên tính quan trọng và đáng tin cậy của các vac–xin.

Giới lãnh đạo chính trị và khoa học lo ngại rằng thông tin sai trái lan truyền qua internet sẽ làm tăng thêm sự nghi ngờ của nhiều người dân Anh.

Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết đang phải đấu tranh, vừa chống đại dịch bệnh (pandémie) và cũng vừa chống cái mà tổ chức gọi là dịch thông tin (infodémie), tức làn sóng tin thất thiệt đang ngăn cản việc người dân đi tiêm chủng.

Covid-19 : Hơn 1,5 triệu người chết trong không đầy 1 năm

Dẫu sao thì những thông tin tích cực về việc thuốc chủng ngừa Covid-19 đã làm dấy lên hy vọng đẩy lùi được dịch bệnh vào lúc con virus corona chủng mới đã khiến hơn 1,5 triệu người chết trên toàn thế giới kể từ cuối tháng 12/2019 cho đến ngày 04/12/2020 theo số thống kê của hãng tin Pháp AFP.

Đứng đầu thế giới về số ca tử vong vẫn là Hoa Kỳ (276.401), hơn xa nước thứ hai là Brazil (175.270), Ấn Độ (139.188), Mexico (108.173) và Anh Quốc (60.113).

Cũng theo AFP, số lượng người bị nhiễm virus được chính thức ghi nhận cũng đã vượt mức 65 triệu trên thế giới, cũng với Mỹ là nước dẫn đầu với hơn 14 triệu ca nhiễm, theo sau là Ấn Độ (hơn 9,5 triệu) và Brazil (gần 6,5 triệu).

Hồng Kông : Chế độ thẳng tay đàn áp phong trào dân chủ

Tại Châu Á, bàn tay sắt do Bắc Kinh chỉ đạo tiếp tục giáng xuống đầu những người đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông. Ngày 02/12/2020, ba nhà đấu tranh trẻ tuổi : Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), 24 tuổi, Lâm Lãng Ngạn (Ivan Lam), 26 tuổi, và cô Chu Đinh (Agnes Chow), 26 tuổi, đã bị kết án tù vì đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc biểu tình ở đặc khu hành chính vào năm 2019.

Cả ba đều đã tham gia phong trào ủng hộ dân chủ ngày từ năm 2012 khi còn thiếu niên, sau đó trở thành những gương mặt tiêu biểu trong phong trào "Dù Vàng" đòi phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông vào năm 2019.

Một hôm sau khi ba nhà hoạt động trẻ tuổi bị kết án tù, thứ Năm 03/12, đến lượt ông trùm truyền thông đối lập Lê Trí Anh (Jimmy Lai), 72 tuổi, bị tống giam trong khuôn khổ một cuộc điều tra về cáo buộc gian lận.

Thông tín viên RFI tại Hồng Kông, Florence de Changy, cho biết thêm chi tiết :

Chính là khi đến trình diện hàng tuần ở đồn cảnh sát khu phố vào hôm thứ Tư 02/12 mà ông Lê Trí Anh, vốn đã được tại ngoại kể từ khi bị câu lưu vào tháng 8, đã bị bắt tạm giam.

Ông không được phép trở về nhà và hôm thứ Năm đã bị đưa ra trình diện trước tòa cùng với hai cấp phó của mình. Cả ba đều bị buộc tội gian lận.

Vụ việc liên quan đến vấn đề không phù hợp trong hợp đồng thuê mặt bằng cho trụ sở tập đoàn báo chí của ông. Cả hai người quản lý của ông đều được tại ngoại, nhưng tòa án lại ra lệnh tạm giam ông Lê Trí Anh với lý do ông thường dành nhiều thời gian ở nước ngoài và có nguy cơ ông sẽ bỏ trốn.

Khi ông bị bắt vào tháng 8, hai trăm cảnh sát đã xông vào tòa soạn báo Apple Daily của ông, một chiến dịch đã gây chấn động.

Ông Lê Trí Anh cũng đang bị truy tố theo luật an ninh quốc gia mới nhưng lại không được biết tội danh cụ thể của mình. Ông chưa bao giờ che giấu thái độ của mình đối với chế độ Trung Quốc, từng công khai gọi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là nhà độc tài tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại.

Ông Lê Trí Anh dư biết là mình bị "án treo". Vài ngày nữa, ông sẽ tròn 72 tuổi. Tin nhắn cuối cùng của ông cho người thân, trước khi điện thoại bị tịch thu vào đêm đầu tiên trong tù là : "Đừng hãi sợ !".

Singapore cho phép bán thịt nhân tạo ra thị trường

Singapore không hổ danh là một quốc gia chuộng sáng tạo. Họ đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới cấp phép sản xuất và bán ra trên lãnh thổ của mình loại thịt nhân tạo, nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Đó là sản phẩm của công ty Mỹ Eat Just, chuyên sản xuất thịt gà nhân tạo.

Cho đến nay, loại sản phẩm này vẫn có một cái giá vô cùng đắt đỏ, nhưng với đèn xanh của Singapore, Eat Just hy vọng trong vài năm tới đây, một con gà mà họ sản xuất trong phòng thí nghiêm sẽ có một cái giá tương tự như gà chăn nuôi.

Thông tín viên RFI phụ trách Đông Nam Á, Gabrielle Maréchaux, giải thích từ Kuala Lumpur :

Đây là một tin không mấy ngạc nhiên đối với ai biết rõ Singapore, một nước nhỏ rất giàu và rất quan tâm đến sáng tạo, đổi mới, nhưng cũng nhận thức rõ về tình trạng đất nước thời đại dịch Covid-19.

90% thực phẩm sử dụng tại Singapore là hàng nhập để nuôi số 5 triệu dân sống trong một đất nước còn nhỏ hơn thành phố Luân Đôn, và việc phải đóng cửa biên giới để chống dịch đã khiến chính phủ phải nỗ lực gấp đôi để có thế nâng cao khả năng tự cung cấp thực phẩm.

Một hình ảnh đánh dấu năm 2020 này tại Singapore là hình ảnh các con gà do một trong những công ty chăn nuôi hiếm hoi bán ra đã gầy đi gấp 2 lần bình thường, vì một phần nhân công tại đó bị phong tỏa không đi làm được.

Để tìm ra đáp án cho những khó khăn về thực phẩm, việc sản xuất và cho phép việc bán thịt nhân tạo, được làm ra trong các phòng thí nghiêm từ tế bào động vật, có vẻ là một giải pháp.

Và Singapore có dấu hiệu không dừng lại ở đây. Tháng 9 vừa qua nhiều công ty cũng chiếm tựa lớn các tờ báo về việc chế tạo tôm và sữa trong phòng thí nghiệm.

Trọng Nghĩa

*********************

Covid-19 : Trung Quốc chuẩn bị vac-xin cho chiến dịch ngoại giao

Thụy My, RFI, 05/12/2020

Có 600 triệu liều vac-xin sẵn sàng được sử dụng trong năm nay tại Trung Quốc. Loan báo trên đây được phó trưởng nhóm chuyên gia phụ trách triển khai vac-xin của Trung Quốc đưa ra vào hôm qua 04/12/2020 tại Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch Covid-19. Phần lớn số vac-xin trên sẽ được phân phối cho các nước, phục vụ chiến dịch ngoại giao thuốc chủng.

anxa2

Lô vac-xin do Trung Quốc sản xuất được gửi tặng Brazil đến sân bay Sao Paulo, ngày 03/12/2020.  AP - Andre Penner

Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh :

"Đã nhiều ngày qua, các công ty dược phẩm ở Trung Quốc khẳng định cần phải kiên nhẫn, các vac-xin Trung Quốc sắp có thể xin được giấy phép đưa ra thị trường, tin này sẽ sớm được loan báo. Công bố của Wang Junzhi đã xác nhận điều này.

Số 600 triệu liều mà nhân vật số hai trong chương trình vac-xin Trung Quốc đề cập đến, có thể chủ yếu do tập đoàn China National Biotec và Sinovac Biotech cung cấp. Đây là loại vac-xin sản xuất từ virus được vô hiệu hóa trong phòng thí nghiệm mà tác động đã yếu đi, giống như các tác dụng phụ của dược phẩm.

Phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) hôm thứ Năm đã yêu cầu các nhà sản xuất chuẩn bị cung ứng số lượng lớn, với mục tiêu tung ra một chiến dịch toàn cầu. Bởi vì đây là vấn đề đánh bóng hình ảnh Bắc Kinh. Sau ngoại giao khẩu trang, sắp đến lượt ngoại giao vac-xin… Trung Quốc muốn làm quên đi sự chậm trễ phản ứng khi đại dịch vừa khởi phát, bằng cách đóng góp vào việc kết thúc dịch Covid. Có năm ứng viên vac-xin Trung Quốc đã tiến đến được giai đoạn 3, nhờ thử nghiệm tại hơn 15 nước.

Mùa xuân vừa rồi, chủ tịch Tập Cận Bình đã loan báo nhân đại hội thường niên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rằng vac-xin Trung Quốc sẽ là "tài sản chung của thế giới". Nhưng không có chuyện miễn phí, mà Bắc Kinh sẽ ưu tiên cung cấp cho những nước thử nghiệm, các nước bạn của Trung Quốc và nhất là các quốc gia đang phát triển.

Chẳng hạn hình ảnh đợt giao hàng thứ hai với 600 lít vaccin của Sinovacs được đưa đến Brazil hôm qua, hay những chiếc máy bay vận tải chờ đợi trước các kho lạnh của phi trường Trung Quốc ở vùng duyên hải phía đông, sẵn sàng vận chuyển hàng trăm triệu liều vaccin tới Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Phi và Châu Á. Còn Hoa lục, nơi con virus đã bị chế ngự, sẽ được phân phối sau".

Thụy My

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Thụy My
Published in Quốc tế

Một cách nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, giới doanh nhân Mỹ, kể cả những người từng ủng hộ Donald Trump triệt để, nay theo ngọn gió mới, chuẩn bị hợp tác với chính quyền Joe Biden tương lai.

sangtrang1

Bà Mary Barra, tổng giám đốc tập đoàn General Motors ngày 22/03/2019 tại Michigan - Hoa Kỳ.  Reuters – Rebeccca Cook

Ngày 25/11/2020, ba tuần sau bầu cử Hoa Kỳ, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump còn kêu gọi "cử tri đảo ngược kết quả" mà ông gọi là "gian lận". Tuy nhiên, theo phân tích của AFP, từ một tuần nay, thế giới kinh tế, tài chính và công nghiệp của Mỹ đã bỏ rơi chủ nhân Nhà Trắng để hướng về tổng thống tân cử và chuẩn bị hợp tác với chính quyền mới.

Tiêu biểu nhất là hồi đầu tuần, chủ tịch tổng giám đốc tập đoàn xe hơi General Motors, bà Mary Barra, tuyên bố chống lại chính sách xem nhẹ môi trường của tổng thống mãn nhiệm và từ nay bà "hoàn toàn đồng ý" với các mục tiêu của tổng thống tân cử về xe hơi trang bị động cơ điện.

Cụ thể, Mary Barra kêu gọi Toyota và Fiat Chrysler cùng với General Motors chấp nhận các tiêu chí nghiêm ngặt của chính quyền bang California, đi tiên phong chống khí thải gây ô nhiễm từ động cơ xe hơi, đang bị Donald Trump cản trở.

Xoay chiều để tranh thủ thời gian trước ngày bàn giao

Hai tháng trước ngày Joe Biden tuyên thệ nhậm chức, giới doanh nhân đã thúc giục Quốc Hội Mỹ nhanh chóng thông qua một kế hoạch chấn hưng nền kinh tế, đang lao đao vì khủng hoảng đại dịch Coronavirus.

Theo nhận định của Liên đoàn Công nghiệp Chế biến, hai tháng tới đây sẽ vô cùng quan trọng để vừa kiểm soát đại dịch lây nhiễm vừa tái thiết kinh tế, không nên để mất thời giờ trước hai cuộc khủng hoảng gắn kết này.

Việc không tôn trọng truyền thống, khăng khăng không nhìn nhận chiến thắng của phe Dân chủ, làm cho tiến trình bàn giao quyền lực bị cản trở, chỉ làm cho Donald Trump ngày càng mất điểm tựa trong giới kinh tế, tài chính nhất là ở Wall Street.

Trong số những doanh nhân tỷ phú hay nghiệp đoàn nghề nghiệp thân hữu bỏ Trump sớm nhất như Scott Kirby, tổng giám đốc hãng hàng không United Airlines, Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, đã chúc mừng Joe Biden ngay sau khi đa số các cơ quan truyền thông lớn của Mỹ loan báo kết quả.

Tiếp theo đó là một trong những tiếng nói có ảnh hưởng mạnh trong giới đầu tư là Steve Schwarzman, đồng sáng lập viên công ty đầu tư Blackstone, ủng hộ viên trung thành và cũng là "quân sư" của tổng thống Donald Trump. Thứ Hai vừa qua, ông kêu gọi chủ nhân Nhà Trắng nên nhìn nhận thất bại. Steve Schwarzma cho biết ông ủng hộ tổng thống Trump và chính sách kinh tế vững chắc của Trump. Nhưng từ nay, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, ông muốn giúp tổng thống tân cử Joe Biden và đội ngũ của chính quyền tương lai đối phó với thách thức tái thiết kinh tế sau đại dịch.

Tổng thống mãn nhiệm vẫn đe dọa tiếp tục trận chiến tư pháp để vô hiệu hóa kết quả của đối thủ ở một số bang. Nhưng Donald Trump đã bị chủ tịch Ngân hàng JP Morgan Chase khuyến cáo nên "bàn giao ôn hòa" : Dù có muốn hay không chấp nhận kết quả bầu cử, mọi người phải ủng hộ nền dân chủ vì dân chủ đặt trên nền móng đức tin và tin cậy lẫn nhau.

Joe Biden và đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm

Bên cạnh xu hướng sang trang trong giới tài chính, nhiều tiếng nói đại diện các ngành nghề khác kêu gọi hai bên Cộng hòa và Dân chủ cùng hợp tác để đối phó với tình thế khẩn cấp hiện nay nhất là nạn thất nghiệp, cần phải trợ cấp cho nhân công kém may mắn.

Nhiều chủ nhân kêu gọi đích danh tổng thống tân cử và nội các tương lai làm việc trong tinh thần hòa đồng với đảng Cộng hòa, trước các thử thách lớn như đầu tư vào công nghệ mới, hạ tầng kỹ thuật số, giáo dục và nghiên cứu khoa học.

Trong giai đoạn giao thời đầy bất trắc này, chủ tịch Phòng Thương Mại Hoa Kỳ Tom Donohue đưa ra nhận định đầy hy vọng : Tổng thống tân cử Joe Biden và đội ngũ nhân sự của ông có kinh nghiệm hành pháp dồi dào sẽ cho phép (chính phủ mới ) bắt tay vào việc một cách nhanh chóng.

Tú Anh

Nguồn : RFI, 26/11/2020

Additional Info

  • Author Tú Anh
Published in Quốc tế

Đôi tuần trôi qua, kể từ khi kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 đã rõ ràng, Donald Trump cùng nhóm luật sư của ông vẫn tiếp tục dùng luật pháp để đệ các đơn kiện một cách vô vọng, vội vàng, bất kể chứng cứ cùng các yếu tố pháp lý căn bản.

kien1

nhóm thẩm phán liên bang tòa thượng thẩm số ba, những vị đều do các tổng thống đảng Cộng hòa và Trump bổ nhiệm, đã tuyên bố một cách xác đáng về kết quả bầu cử rằng, "Cử tri chứ không phải các luật sư bầu chọn tổng thống. Lá phiếu chứ không phải các vụ kiện quyết định kết quả bầu cử". 

Nhìn vào hồ sơ kiện của nữ luật sư Sidney Powell đại diện tổng thống với những lỗi chính tả, cách lập đơn cùng các cáo buộc đầy tính hoang đường, khi cho rằng việc gian lận bầu cử có liên quan đến tổng thống Hugo Chavez của Venezuela, người đã chết hồi 2013 là minh chứng cho điều nói trên.

Kết quả tất nhiên là, vài chục vụ kiện của Trump đã liên tục bị các tòa án tiểu bang và liên bang bác đơn đến nay. Cuối tuần qua, nhóm thẩm phán liên bang tòa thượng thẩm số ba, những vị đều do các tổng thống đảng Cộng hòa và Trump bổ nhiệm, đã tuyên bố một cách xác đáng về kết quả bầu cử rằng, "Cử tri chứ không phải các luật sư bầu chọn tổng thống. Lá phiếu chứ không phải các vụ kiện quyết định kết quả bầu cử". Cũng vậy, tòa tối cao Pennsylvania cũng bác đơn nhóm luật sư của Trump trong cuối tuần, xem như chấm dứt các vụ kiện tụng tại tiểu bang này. Dù vậy Donald Trump cùng nhóm luật sư của ông tuyên bố vẫn tiếp tục "chiến đấu", sẽ tiếp tục kiện.

Tại sao Donald Trump lại ám ảnh với kiện tụng đầy vô vọng như vậy ?

Có một lý do sâu xa và đã đẫm sâu vào tiềm thức Trump khi dùng kiện tụng như phương châm sống và kinh doanh cho đến việc điều hành quốc gia sau này, nếu soi rọi lại cả cuộc đời Trump.

Người ảnh hưởng và mang đến cho Donald Trump triết lý và nhân sinh quan trọn đời này là luật sư huyền thoại Roy Cohn. Roy Cohn là ai ?

kien2

Roy Cohn (1927-1986), luật sư huyền thoại - Ảnh minh họa

Sinh năm 1927 tại New York và là con một trong một gia đình gốc Do Thái có cha là một thẩm phán, Roy Cohn được xem là một nhân vật xuất chúng. Cohn tốt nghiệp luật sư đại học Columbia lúc chỉ vừa 20 tuổi, trở thành công tố viên văn phòng biện lý liên bang và đến năm 26 tuổi đã là chánh luật sư cho Thượng nghị sĩ Joe McCarthy thuộc đảng Cộng hòa.

Những ai đọc về về giai đoạn và chủ nghĩa McCarthyism của những năm 50s thế kỷ trước ắt sẽ nhớ cái tên Roy Cohn, cánh tay mặt tàn bạo và đắc lực của McCarthy, là người lạm quyền để thanh trừng đối thủ qua các cáo buộc là cộng sản vô chứng cứ. Chủ nghĩa McCarthyism được nhắc lại trong thời gian gần đây khi Trump và các đồng minh của mình sử dụng các vu cáo bừa bãi "cộng sản, phản quốc" để tấn công các đối thủ chính trị hay những người bị cho là phản bội lại Trump.

Roy Cohn khét tiếng là tàn nhẫn, ác độc và xảo quyệt không thua kém tài năng của mình, đưa không biết bao nhiêu người lâm vào tù tội, thậm chí có người buộc phải tự vẫn vì không chịu được áp lực Cohn đè lên. Các luật sư và đối thủ khiếp đảm khi nghe đến danh tiếng hay phải đối đầu cùng Cohn. Bị thất bại trong một vụ cáo buộc vài sĩ quan Bộ Quốc Phòng là cộng sản cùng với sự thất thế của McCarthy, Cohn quay về lại New York để hành nghề tư nhân.

Đầu thập niên 70, Donald Trump đã bắt đầu thay cha để điều hành tập đoàn xây dựng và kinh doanh bất động sản tại New York. Khi gặp Roy Cohn, Trump lập tức nhận ra đó là người luật sư mà bất cứ giá nào mình phải chiêu mộ. Đây cũng là thời điểm cha con Trump vừa bị Bộ Tư pháp kiện vì tội kỳ thị, vi phạm đạo luật gia cư. Gặp Cohn tại một hộp đêm, Cohn nhếch mép bảo, "Kêu chúng vào địa ngục và ra đấu tại tòa, cứ để chúng chứng minh là anh kỳ thị" (Tell them go to hell and fight in court, let them prove you discriminated - Marie Brenner-Vanity Fair). Cohn chính thức về đầu quân cho Trump và kiện ngược lại Bộ Tư pháp kể từ vụ này (1).

Hơn Trump gần 20 tuổi và là người trí tuệ sắc bén, tài ba trong nghề nghiệp mà Trump không cách nào sánh bằng, nhưng Cohn và Trump lại vô cùng hợp nhau và là một cặp cộng sinh khét tiếng tại New York. Bởi họ có chung một tính cách gian hùng, vô luân để đạt được mục đích với bất cứ giá nào. Điều này đã được ký giả Bob Woodward của cuốn sách Rage kể lại qua lời Trump rằng, "hạp với những kẻ xấu chứ không phải người tốt" (I get along with these bad guys not the good guys).    

Roy Cohn thân cận và giúp Trump trong hàng chục năm trời qua vô số các vụ kiện tụng, tranh cãi thuế vụ, phá sản..., giúp Trump xây dựng nên một đế chế Trump có phần tàn nhẫn hơn cả cha mình. Cohn cũng được xem là người thầy của Trump, tạo ảnh hưởng rất lớn đến con người cùng cách thức kinh doanh thông qua kiện tụng hay tận dụng kẻ hở luật pháp, thiếu vắng bóng dáng chiếc la bàn đạo đức.

Sử dụng nhóm luật sư tín cẩn và hùng mạnh, Donald Trump áp dụng nhuần nhuyễn chiến thuật của Roy Cohn để làm giàu. Trong vài thập niên kinh doanh, Donald Trump cùng tập đoàn của mình đã liên quan đến khoảng 3.500 vụ kiện lớn nhỏ cấp tiểu bang và liên bang. Trong đó Trump kiện khoảng gần 2.000 vụ và số còn lại là bị kiện.

Từ những vụ nhỏ như muốn trấn áp những nhân công khiếu nại bị đối xử bất công, Trump cho luật sư gởi giấy hăm dọa. Muốn quịt tiền của những nhà thầu nhỏ, Trump kiện họ không làm đúng giao kèo. Khi các chuyên viên tài chính phân tích các rủi ro phá sản của các sòng bài của Trump, Trump kiện họ tội phỉ báng dù cuối cùng Trump cũng phá sản. Bị các tòa thành phố, tiểu bang hay liên bang kiện, Trump cho kiện ngược để cuối cùng dàn xếp, bãi nại đôi bên. Trump kiện luôn cả những nhà đầu tư chung, những thuộc cấp thân tín của mình. Trump kiện ngay cả Ivana Trump, người vợ đầu và là mẹ của ba người con đầu của mình.

Phương châm nghề nghiệp vô song của Roy Cohn truyền dạy và được Trump nhuần nhuyễn thực hành gói gọn trong ba bí quyết. Thứ nhất là không bao giờ dàn xếp, thỏa thuận và đầu hàng. Thứ nhì là phản công, kiện ngược tức thời. Và cuối cùng là bất kể điều gì xảy ra, bất kể ngay cả trong tình trạng vô phương thì cũng xem như mình đang chiến thắng và không thừa nhận thất bại". Hãy lưu ý rằng, đây là điều tác giả Sam Roberts nhắc về Roy Cohn trong cuốn sách The Brother : The Untold Story of Rosenberg case xuất bản năm 2014, trước khi Trump thành tổng thống. Nên không ngạc nhiên gì khi Trump vẫn tiếp tục các vụ kiện liên quan đến bầu cử hiện nay.

Sự trùng hợp là cả hai luật sư, cùng là thuộc hạ tín cẩn lâu năm của Donald Trump là Roy Cohn và Michael Cohen, tác giả cuốn hồi ký Disloyal đều có chung một kết cục bi thảm và bị Trump hắt hủi. Cả hai đều bị tước bằng luật sư vì sự gian dối, thiếu đạo đức, lương tâm chức nghiệp.

Huyền thoại Roy Cohn táng gia bại sản và vướng bịnh AIDS vì cuộc đời trác táng, cuối đời chỉ xin được ở trong một căn chung cư tại cao ốc của Trump nhưng đã bị Trump làm ngơ. Roy Cohn chết trong cô đơn ở tuổi 59, chấm dứt một huyền thoại New York. Còn Michael Cohen thì bị truất bằng, tù tội và bị Trump xem như kẻ thù vì đã dám bất trung như đã biết.

Hãy nghĩ xem những kẻ đắc lực, thân cận lâu năm với Trump còn bị đối xử như vậy thì liệu có nghĩa lý gì với những kẻ xa lạ, khác chủng tộc màu da mà lại hết lòng ôm chân, tôn sùng Donald Trump ? 

"Born to sue" - sinh ra để kiện, nếu sau này có tác giả nào đó viết về Donald Trump lần nữa thì đó là cuốn sách cần viết và đề tựa. Nó sẽ là cuốn sách phô bày chân dung một con người vô luân, táng tận lương tâm với đầy sự bất nghĩa, bất nhân, bất tín và bất trung đã vô tình trở thành một tổng thống quyền lực trong định mệnh lịch sử của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Chỉ một điều may mắn cho nước Mỹ là Donald Trump không tài ba như Roy Cohn thầy mình, bằng không hệ lụy sẽ còn vô lường hơn nữa.

Nhã Duy

(30/11/2020)

(1) "Đừng nạp đạn cho kẻ khác bắn vào mình

Additional Info

  • Author Nhã Duy
Published in Diễn đàn

Tại sao người Mỹ gốc Việt ủng hộ ông Trump nhiều nhất trong số người Mỹ gốc Á ?

Việc lan truyền thông tin sai lệch tràn lan qua Facebook và các nền tảng truyền thông xã hội khác cũng góp phần đáng kể vào sự ngưỡng mộ mạnh liệt của họ đối với ông Trump và sự phản đối dành cho Biden.

viet1

Trong lịch sử, hầu hết cử tri người Mỹ gốc Á có xu hướng bỏ phiếu "phe màu xanh" – Đảng cộng hòa – và nhiều người Mỹ gốc Á tự nhận thấy rằng mình đã bỏ phiếu cho Joe Biden cho cuộc bầu cử năm nay. Phần lớn, tôi muốn nói đến mọi nhóm người Châu Á ngoài nhóm cử tri Việt Nam. Các nhóm vận động – Dữ liệu AAPI, APIA Vote và Người Mỹ gốc Á thúc đẩy Công lý – thực hiện một cuộc khảo sát thăm dò ý kiến vào tháng 9 năm 2020 cho thấy cử tri người Việt có nhiều khả năng bỏ phiếu cho ông Trump nhất so với các nhóm người Mỹ gốc Á khác.

Cử tri người Mỹ gốc Việt cũng đã lên tiếng ủng hộ ông Trump : nhiều cuộc mít tinh của MAGA (Make America Great Again) đã được tổ chức bởi các người Việt Đảng cộng hòa tại Santa Ana, California , Houston, và Texas.

Cử tri người Việt luôn có xu hướng nghiêng về đảng Cộng hòa, vì vậy đối với một số người, có thể không ngạc nhiên khi họ trung thành với đảng Cộng hòa và bỏ phiếu cho ông Trump. Cử tri Cuba cũng theo loại hình này, người Cuba cũng có xu hướng bảo thủ hơn các nhóm Latinh khác – có lẽ là vì cả người Cuba lẫn người tị nạn Việt Nam cùng chạy trốn khỏi các chế độ cộng sản, do đó có cùng quan điểm chính trị.

Mặc dù vậy, việc lan truyền thông tin sai lệch tràn lan qua Facebook và các nền tảng truyền thông xã hội khác cũng góp phần đáng kể vào sự ngưỡng mộ mãnh liệt của họ đối với ông Trump và sự phản đối dành cho Biden.

Ví dụ, tờ The Washington Examiner, một tờ báo được biết đến là có khuynh hướng bảo thủ và thiên tả, đã đăng một bài báo ám chỉ ông Biden tin rằng Hoa Kỳ không có nghĩa vụ phải giúp đỡ người tị nạn Việt Nam. Tuy nhiên, bài báo đã không nói đến ngữ cảnh về lời nói của ông Biden.

Năm 1975, ông Biden phân biệt rõ ràng giữa việc giúp đỡ người tị nạn Việt Nam rời bỏ Việt Nam với viện trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Việt Nam Cộng Hòa. Ông ấy ủng hộ điều đầu tiên, nhưng không ủng hộ điều thứ 2. Ông Biden kiên định với cương lĩnh phản chiến mà ông được bầu, nói rõ rằng ông muốn đưa quân nhân Hoa Kỳ về nước.

Lầm tưởng rằng ông Biden "không quan tâm đến" người Việt Nam vì ông đã bỏ phiếu chống lại Dự luật HR 6755 của Quốc hội năm 1975, còn được gọi là Đạo luật Hỗ trợ Người tị nạn và Di cư Đông Dương, cũng đã góp phần làm mất uy tín của ông Biden và đảng Dân chủ trong mắt cử tri Việt Nam.

Đạo luật này được sự bảo trợ của ông Peter Rodino Jr. – một thành viên Đảng Dân chủ, không phải Đảng Cộng hòa. Dự luật cho phép 130.000 người tị nạn từ Đông Nam Á vào Hoa Kỳ và phân bổ 455 triệu Mỹ kim để giúp họ tái định cư, số tiền tương đương khoảng hơn 2 tỷ Mỹ kim ngày nay.

Mặc dù đúng là ông Biden đã không bỏ phiếu ủng hộ dự luật này, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là ông cũng hoàn toàn không tham gia bỏ phiếu cho dự luật này.

Năm 1975, ông Biden gặp khó khăn trong việc di chuyển từ Delaware đến thủ đô Washington– một số người thân trong gia đình ông đã qua đời vào cuối năm 1972 và các con trai của ông cũng bị thương nặng. Trong giai đoạn này, Biden dành nhiều thời gian cho gia đình và cuối cùng đã không tham dự một số cuộc bỏ phiếu của Quốc hội.

Do những vấn đề gia đình nghiêm trọng này, sẽ không chính xác nếu nói rằng ông Biden đã bỏ phiếu chống lại dự luật cụ thể này. Tuy nhiên, ông Biden là một thành viên của Ủy ban Dịch vụ nước ngoài, cơ quanphê duyệt dự luật để dự luật được đưa ra bỏ phiếu ngay từ đầu.

Trái ngược hoàn toàn và trớ trêu với sự chào đón người tị nạn Đông Nam Á này, chính quyền của Trump đã giảm bớt các biện pháp bảo vệ đối với người tị nạn chiến tranh Việt Nam bằng cách mở rộng đối tượng người tị nạn có thể bị trục xuất. Chính quyền Trump đã tiến hành trục xuất hàng ngàn người tị nạn Việt Nam trở về cố quốc – mặc dù những người tị nạn này đã chạy trốn khỏi chính đất nước đó cách đây 40 năm.

Một khía cạnh trong chiến dịch tranh cử của Trump đã thúc đẩy thành công của ông với cử tri người Mỹ gốc Việt là luận điệu "chống Trung Quốc" rõ ràng và thẳng thắn của ông.

Cộng đồng Việt Nam chỉ trích Bắc Kinh do Trung Quốc đã từng đô hộ Việt Nam và tiếp tục ý định xâm lấn đất Việt. Căng thẳng giữa hai nước ngày càng dâng cao, thể hiện trong cuộc xung đột về yêu sách lãnh thổ đối với các đảo, nạn tàu thuyền và tuyên truyền chống Trung Quốc ngày càng gia tăng trên mạng xã hội ở Việt Nam.

Lập trường của ông Trump chống lại Trung Quốc đã cho phép người Việt Nam cảm thấy như thể họ đang nhận được sự đồng cảm. Một số người Việt Nam rất biết ơn về luận điệu chống Trung Quốc vì họ cũng tin rằng ông Trump sẽ đứng lên chống lại Bắc Kinh.

Tuy nhiên, hành động và sự liên kết của Trump nói khác với quan điểm này : ông ta đi từ thái cực này sang thái cực ngược lại, từ đổ lỗi cho Trung Quốc vì đã làm tổn thương nền kinh tế của Hoa Kỳ cho đến việc tiếp đón long trọng chủ tịch Trung Quốc tại câu lạc bộ Mar-A-Lago riêng của mình.

Thái độ luôn thay đổi của ông đặt ra nhiều câu hỏi cho người Mỹ, đặc biệt là khi tờ The New York Times tiết lộ rằng ông Trump trả thuế cho Trung Quốc xấp xỉ 200.000 Mỹ kim, khác xa so với 750 Mỹ kim mà ông nộp cho Hoa Kỳ.

Mối quan hệ của Trung Quốc với Trump vẫn rất đặc biệt – Forbes báo cáo dòng tiền 5,4 triệu Mỹ kim từ một ngân hàng nhà nước đến Trump Tower, nơi Trump duy trì các mối quan hệ khi ông trở thành tổng thống thứ 45, có thể vi phạm Mục 9 của Hiến pháp Hoa Kỳ "quan chức liên bang không được chấp nhận bất kỳ món quà nàotượng đài, văn phòng hoặc danh hiệu nào, dưới bất kỳ hình thức nào, từ bất kỳ vua, hoàng tử hoặc quốc gia nước ngoài nào" mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.

Có vẻ như tất cả hoặc thậm chí phần lớn lợi nhuận từ các giao dịch của Trump với Trung Quốc cũng không chuyển vào kho bạc Hoa Kỳ, bởi vì chỉ có khoảng 190.000 đô la được quyên góp vào năm ngoái từ lợi nhuận làm việc với các chính phủ nước ngoài. Dựa trên thỏa thuận giữa Trump Towers và đơn vị thuê, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, ngân hàng này vẫn đăng  địa chỉ của họ trong tòa nhà của Trump.

Ông Trump đã không nhất quán về lập trường chỉ trích đối với Trung Quốc. Ông được cho là đã chấp thuận việc Bắc Kinh bỏ tù người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại tập trung và tuyên bố rằng quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ chưa bao giờ tốt hơn, bất chấp việc ông liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc kể từ khi ông bắt đầu vận động tranh cử vào năm 2016. Đầu năm nay, Trump đã nhiều lần ca ngợi Chủ tịch Tập Cận Bình vì đã làm việc hiệu quả trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc.

Ngoài ra, các động thái của Trump để "chống lại" Trung Quốc đôi khi đã phản tác dụng. Một số cử tri Việt Nam có ấn tượng rằng Trump đã làm tốt kể từ khi ông đặt ra các lệnh trừng phạt thương mại và thuế quan đối với hàng hóa từ Trung Quốc, tin rằng tổng thống đang đứng trước "kẻ bắt nạt lớn" Trung Hoa.

Thực tế đáng buồn là những mức thuế này đã gây tổn hại về mặt kinh tế, làm tổn thương người tiêu dùng và các ngành công nghiệp Mỹ nhiều hơn là giúp ích cho họ. Chi phí của các mức thuế này rơi vào người tiêu dùng và doanh nghiệp, chủ yếu là những người phụ thuộc vào hàng hóa nhập cảng và các ngành xuất khẩu phải đối mặt với sự trả đũa từ các quốc gia khác.

Trong khi nhiều cử tri gốc Việt tiếp tục công khai sự ủng hộ của họ với Trump, thì có một sự chia rẽ ngày càng tăng trong các gia đình Việt Nam khi các thế hệ trẻ ủng hộ ông Biden hơn là ông Trump. Cuộc bầu cử căng thẳng năm nay đã bộc lộ khoảng cách lớn giữa các bậc cha mẹ bảo thủ và con cái thiên tả của không chỉ người Việt Nam mà còn của tất cả các gia đình trên khắp nước Mỹ. Trong trường hợp của những cử tri người Mỹ gốc Việt trẻ tuổi như tôi, cuộc đấu tranh để nâng cao nhận thức của các thành viên gia đình truyền thống, bảo thủ chắc chắn là một cuộc chiến khó khăn, nhưng nó là một cuộc chiến cần thiết.

Nhiều cử tri gốc Việt không được trang bị một bức tranh đầy đủ để ủng hộ một ứng cử viên thực sự sẽ làm việc vì lợi ích cao nhất của họ cũng như của cả đất nước nói chung. Điều thiếu sót này đặc biệt đúng đối với thế hệ người Việt lớn tuổi hơn thường dựa vào các nguồn truyền thông nước ngoài để đưa tin do bất đồng ngôn ngữ. Tin tức thiên lệch cả từ hải ngoại ở Việt Nam và các nguồn tiếng Việt đã góp đáng kể vào mối quan hệ giữa cộng đồng người Việt Nam theo khuynh hướng bảo thủ và lớn tuổi với ông Trump.

Một số trang web tổng hợp tin tức bao gồm The Interpreter và PIVOT’s Viet Fact Check đã ra đời nhờ nỗ lực của những người trẻ Việt Nam tiến bộ và tiến bộ nhằm giải quyết tình trạng thiếu các bài báo chính xác và phi đảng phái dành cho những người gặp khó khăn với tiếng Anh.

Hiện tại, sự chia rẽ giữa các gia đình Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng – trừ khi chúng ta có thể đưa thông tin cho hai nhóm người trên ở trên cùng một trang, một phần do khoảng cách thông tin này. Việc nhiều trang tin tức cung cấp tin tức bằng tiếng Việt, tiếng Tây Ban Nha và các ngôn ngữ khác cho khán giả là điều vô cùng cần thiết.

Ngày nay, các công ty công nghệ và nền tảng truyền thông xã hội cũng có trách nhiệm "đánh dấu" và xác minh các thông tin sai lệch đang lưu hành. Và đối với các cử tri trẻ, chúng ta phải nhận ra trách nhiệm công dân của mình bao hơn là chỉ bỏ phiếu bốn năm một lần. Điều quan trọng là chúng ta phải tiếp cận với những người xung quanh mình mỗi ngày và trân trọng khuyến khích ý thức cao hơn để cải thiện cộng đồng của chúng ta.

Hana Dao

Nguyên tác : "Misled and misinformed : Why Vietnamese voters make up the largest Asian demographic in favor of Trump", The Stanford Daily, 10/11/2020

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 10/11/2020

Additional Info

  • Author Hana Dao
Published in Diễn đàn

Mỹ : Biden và Harris được cập nhật thông tin tình báo

Thu Hằng, RFI, 18/11/2020

Tổng thống mãn nhiệm Donald Trump lại hứng thêm một thất bại mới trong việc từ chối chuyển giao quyền lực. Ngày 17/11/2020, ông Joe Biden và bà Kamala Harris đã nhận được báo cáo về tình hình an ninh của các cơ quan tình báo Mỹ, dù thông qua kênh không chính thức.

chatvat1

Ông Joe Biden và bà Kamala Harris thông báo kế hoạch chuẩn bị triển khai chính quyền mới, Wilmington, Delaware, Hoa Kỳ ngày 16/11/2020.  AP - Andrew Harnik

Ngoài ra, theo thông tín viên RFI Eric de Salves tại San Francisco, cùng ngày, tổng thống tân cử Joe Biden đã bổ nhiệm 9 cố vấn thân cận.

"Tạo ra vẻ mọi việc bình thường bất chấp tiến trình chuyển giao quyền lực bị ngăn chặn, đó là chiến lược của ông Joe Biden trong khi chờ nhậm chức chính thức vào ngày 20/01/2021.

Vẫn khăng khăng không chấp nhận thực tế, Donald Trum làm như không có chuyện ông thất cử. Vả lại, ông vẫn còn là tổng thống cho đến ngày 20/01/2021. Theo báo chí Mỹ, trong những ngày vừa qua, tại Phòng Bầu dục, Donald Trump từng tính đến việc oanh kích Iran nhưng đã được các cố vấn can ngăn. Ông cũng vừa mới cho hồi hương khoảng một nửa số lính Mỹ tại Afghanistan và Iraq.

Về chuyển giao quyền lực, tổng thống Trump chặn các quỹ liên bang tài trợ cho việc này. Ông cũng ngăn cản tổng thống tân cử tham gia vào các buổi họp báo cáo tình hình hàng ngày của các cơ quan tình báo. Dù vậy thứ Ba 17/11, lần đầu tiên Joe Biden và Kamala Haris vẫn nhận được báo cáo tình hình an ninh quốc gia, nhưng từ phía các chuyên gia phi chính phủ. Tổng thống tân cử Joe Biden cũng đã điện đàm với nhiều lãnh đạo nước ngoài thân thiết với tổng thống Trump : thủ tướng Israel Benjamin Netanyahou và thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, cả hai lãnh đạo này đều hoan nghênh chiến thắng của ông Biden.

Song song đó, tổng thống tân cử tiếp tục bổ nhiệm đội ngũ cố vấn thân cận : 9 người mới được bổ nhiệm vào thứ Ba 17/11, trong đó có một nửa là phụ nữ, chỉ một ngày sau khi Ron Klain được chỉ định làm chánh văn phòng Nhà Trắng. Phó văn phòng Nhà Trắng là một phụ nữ 44 tuổi : Jennifer O Mailley Dillon, người điều hành chiến dịch vận động tranh cử của ứng viên Dân Chủ cho đến khi giành chiến thắng. Ngoài ra, ông Joe Biden cũng bổ nhiệm Cedric Richmond, một nghị sĩ Mỹ gốc Phi có thế lực của bang Lousianna và thành phần nội các của ông Joe Biden sẽ được thông báo trong những tuần tới".

Thu Hằng

**********************

Bầu cử tổng thống Mỹ : Làm trái ý Trump, giám đốc an ninh mạng bị sa thải

Thanh Hà, RFI, 18/11/2020

Hai tuần sau bầu cử tổng thống, giám đốc an ninh mạng của chính phủ Mỹ bị sa thải. Ngày 17/11/2020, tổng thống Donald Trump qua mạng Twitter cho biết cách chức Chris Krebs vì những "tuyên bố rất sai lệch" liên quan đến bầu cử Mỹ 2020. Quyết định có hiệu lực "ngay tức khắc".

chatvat2

Ông Chris Krebs trong một lần báo cáo tại Cơ quan An ninh mạng (NCCIC), Arlington, Virginia, Hoa Kỳ hôm 06/11/2018.  Reuters - Jonathan Ernst

Lãnh đạo Cơ quan An ninh Mạng thuộc Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ CISA, Chris Krebs vào tuần trước khẳng định cuộc bầu cử hôm "03 tháng 11 an toàn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ" và "không có bất kỳ bằng chứng nào" về những cáo buộc làm "mất phiếu của cử tri", phiếu bị "tráo đổi", hay việc kiểm phiếu "bị phá hoại".

Với tuyên bố nói trên, giám đốc an ninh mạng của Hoa Kỳ biết trước ông sẽ bị cách chức, bởi điều này hoàn toàn trái ngược với những cáo buộc không có chứng cớ của tổng thống Donald Trump. Chủ nhân Nhà Trắng liên tục tố cáo "gian lận" và trong dòng Twitt sa thải ông Krebs. Donald Trump một lần nữa khẳng định đã có "gian lận ở quy mô lớn". Đến nay tổng thống Trump vẫn chưa nhìn nhận thất cử, thậm chí còn đổ lỗi cho máy đã tráo phiếu bất lợi cho ông.

Theo hãng tin Anh Reuters, cơ quan CISA dưới sự điều hành của Chris Krebs đã ngăn chận và làm rõ những thông tin sai lệch về bầu cử. Phần lớn trong số những thông tin này được chính tổng thống Trump khai thác.

Việc tổng thống Mỹ sa thải lãnh đạo cơ quan an ninh mạng của bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ khiến cả hai đảng Dân Chủ và Cộng hòa cùng phản ứng. Thượng nghị sĩ Dân Chủ, Elizabeth Warren chỉ trích Donald Trump "lạm dụng quyền lực" khi đã bị đẩy vào thế yếu và điều đó cho thấy ông đang trong thế "tuyệt vọng".

Thanh Hà

************************

Donald Trump ra lệnh rút một phần quân đội khỏi Iraq và Afghanistan

Mai Vân, RFI, 18/11/2020

Mỹ sẽ giảm đáng kể sự hiện diện quân sự của mình ở Iraq và Afghanistan từ nay đến khi kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump. Lầu Năm Góc đã thông báo tin trên hôm qua 17/11/2020, theo đó, cho đến trước ngày 15/01/2021, lực lượng Mỹ tại Afghanistan cũng như tại Iraq sẽ chỉ còn 2.500 quân ở mỗi nước. NATO đã bày tỏ thái độ bất bình trước quyết định đơn phương của Hoa Kỳ.

chatvat3

Tổng thống Donald Trump phát biểu trước các binh sĩ trong chuyến thăm căn cứ không quân Mỹ Bagram tại Afghanistan, ngày 28/11/2020.  AP - Alex Brandon

Tại Iraq, nơi hiện có khoảng 3.000 lính Mỹ, 500 người sẽ được hồi hương kể từ giữa tháng 12. Ngay sau thông báo của Washington, vài tên lửa đã nhắm vào khu vực đại sứ quán Mỹ.

Thông tín viên RFI Lucile Wassermann tại Bagdad, cho biết thêm chi tiết :

Thực ra quyết định rút quân chỉ mang tác dụng thông báo phô trương hơn là các tác động thực tế trên bình diện quân sự. Con số 500 quân rất ít so với 2.000 người đã rời Iraq trong những tháng gần đây.

Mức giảm mới này sẽ không thực sự thay đổi cuộc chơi ở Iraq, và Mỹ vẫn sẽ luôn luôn có thể cung cấp yểm trợ trên không và thông tin tình báo cho các lực lượng Iraq, hai nhiệm vụ thiết yếu trong cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo mà rất ít quốc gia khác có thể làm.

Điều này có thể trấn an các đối tác của Mỹ, ở Bagdad cũng như trong liên quân quốc tế, từng lo ngại trong vài tháng nay là Hoa Kỳ sẽ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi khu vực, như ông Donald Trump đã cho hiểu gần đây.

Việc rút quân hoàn toàn chắc chắn là điều mà các dân quân thân Iran muốn nghe, bởi chỉ ít lâu sau tuyên bố của Mỹ, 4 chiếc tên lửa đã bắn về phía Vùng Xanh ở thủ đô Bagdad, nơi đặt đại sứ quán Mỹ.

Các nhóm vũ trang này đã tuyên bố ngừng bắn cách đây vài tuần, và kể từ đó đã tôn trọng điều này. Bài phát biểu của quyền bộ trưởng Quốc Phòng dường như đã khơi lại nỗi tức giận đã bị dằn xuống quá lâu.

NATO cảnh báo về cái "giá phải trả"

Ngay sau khi Hoa Kỳ tuyên bố rút 2.000 binh sĩ khỏi Afghanistan, tổng thư ký NATO ngày hôm qua (17/11) đã cảnh báo rằng một sự ra đi vội vàng sẽ "phải trả giá rất đắt".

Jens Stoltenberg gần như đối đầu trực tiếp với tổng thống Mỹ đương nhiệm, bởi vì nếu Liên Minh Bắc Đại Tây Dương rời khỏi Afghanistan, thì điều đó phải được thực hiện một cách có phối hợp. Nhưng Donald Trump lại muốn quân đội Mỹ sớm hồi hương.

Mai Vân

Additional Info

  • Author Thu Hằng, Thanh Hà, Mai Vân
Published in Quốc tế

Tại Hoa Kỳ, theo truyền thống, sau cuộc bầu cử, người thua cuộc phải nhìn nhận thất bại và phối hợp với bên thắng cử chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới.

Tuy nhiên, trong kỳ bầu cử Mỹ năm 2020, tổng thống mãn nhiệm Donald Trump kiên quyết không công nhận thắng lợi của đối thủ, ông Joe Biden, ứng viên đảng Dân chủ. Chủ nhân Nhà Trắng khăng khăng khẳng định có gian lận trong kỳ bỏ phiếu. Thái độ này của ông Trump sẽ có những hệ quả ra sao cho quá trình chuyển tiếp quyền lực ?

RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà báo Phạm Trần từ Washington.

trump0

Tổng thống Mỹ Donald Trump.  AFP/Mandel Ngan

RFI : Trước hết, xin ông cho biết tiến trình chuyển giao quyền lực hiện nay ra sao ?

Phạm Trần : Tại Mỹ, vấn đề chuyển tiếp quyền lực là một thủ tục được quy định trong Hiến Pháp. Chính quyền sắp mãn nhiệm phải tiến hành một số công việc và phải có sự hợp tác mật thiết với chính quyền sắp tới. Bởi vì, ở Mỹ, tất cả mọi vấn đề phải được chuyển tiếp một cách nhịp nhàng, đặc biệt là vấn đề an ninh và quốc phòng.

Đây là hai vấn đề then chốt của nước Mỹ. Bất kỳ một khoảng trống nào từ bây giờ cho đến ngày vị tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào ngày 20/01/2021, mà có một biến cố lớn tâm hại đến nền an ninh của Hoa Kỳ thì điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn.

Bởi vì, truyền thống của nước Mỹ cũng như là thái độ của vị tổng thống sắp mãn nhiệm thường không có những hoạt động tích cực, có thể là họ có ý niệm cho rằng là để lại những gánh nặng cho người kế nhiệm nhưng đó chỉ là điều dự đoán.

Tuy nhiên, rõ ràng sự chuyển tiếp này đã bị chính ông Donald Trump ngăn cản. Bởi vì cho đến giờ này, sau gần hai tuần lễ bầu cử mà ông Donald Trump vẫn chưa chịu chấp nhận là ông ấy đã thất bại.

RFI : Việc Donald Trump kiên quyết không công nhận thất bại sẽ cản trở tiến trình này ra sao ?

Phạm Trần : Chính vì không công nhận thất bại nên ông ấy ra lệnh cho các viên chức của chính phủ là bất hợp tác với ban chuyển tiếp của ông Joe Biden.

Vì không chấp nhận ông Biden đã thắng cử, cơ quan được gọi là Cơ quan Quản trị các dịch vụ của nước Mỹ (GSA), có trách nhiệm công nhận ông Biden thắng cử cũng bị cản trở. Cơ quan này có hai nhiệm vụ then chốt :

Thứ nhất là phải tìm một nơi cho ban chuyển tiếp của ông Joe Biden về Washington để làm việc, liên lạc với các bộ để có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, không có sơ sót trong các hồ sơ hay vấn đề ngân sách của mỗi bộ ...

Điều quan trọng thứ hai, chỉ khi nào cơ quan đó chứng nhận ông Joe Biden đã thắng cử và sẽ trở thành tổng thống tương lai của nước Mỹ thì ông Joe Biden và các cố vấn của ông cũng như là vị phó tổng thống là bà Kamala Harris được quyền tham dự và được quyền nhận các báo cáo về an ninh và tình báo của Hoa Kỳ.

Thủ tục của nước Mỹ là sau khi một người đắc cử tổng thống thì người đó có quyền và các cơ quan an ninh có bổn phận phải đến thuyết trình ngay lập tức những bản báo cáo về an ninh và tình báo hàng ngày như họ vẫn làm với tổng thống đương nhiệm để có một sự chuyển tiếp.

Tất cả những gì tổng thống đương nhiệm biết về an ninh và tình báo của Hoa Kỳ cho đến ngày ông ấy ra đi, thì bên phía ông Joe Biden cũng phải được biết, như vậy họ mới nắm vững tình hình. Trong khi cho đến giờ này, ông Joe Biden không được hưởng những điều đó và không có quyền liên lạc với các cơ quan an ninh tình báo để mà đòi hỏi được thuyết trình, bởi vì các cơ quan đó phải nhận lệnh từ tổng thống và phải có sự chứng nhận của các cơ quan được đề cập ở trên. Nếu như những cơ quan đó chưa có động tĩnh gì thì các cơ quan an ninh không có quyền đến thuyết trình cho ông Joe Biden. Đây là một điều nguy hiểm cho nền an ninh Hoa Kỳ.

RFI : Trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành dữ dội tại Mỹ, việc chậm chuyển giao quyền lực của ông Trump sẽ gây ra những khó khăn nào cho chính quyền tương lai Joe Biden ?

Phạm Trần : Nước Mỹ trong thời gian 30 ngày qua số người bị lây nhiễm càng ngày càng nhiều khắp nơi trên nước Mỹ. Số liệu do các nhà khoa học hay trường đại học Johns Hopkins công bố cho thấy là ở Mỹ mỗi ngày có trên 200 ngàn người bị lây nhiễm, các bang như Texas, Washington... số người bị nhiễm bệnh đã vượt quá con số một triệu người và trung bình mỗi tháng ở những nơi đó, có khoảng 1.000 người Mỹ bị chết, tất cả những điều này làm cho người dân Mỹ rất lo sợ.

Nhưng khi ông Donald Trump chậm trễ trong việc trao quyền lực cho Joe Biden dẫn đến việc các cơ quan lo về y tế của Mỹ cũng không thể liên lạc, nói chuyện hay chuyển tiếp các tin tức cũng như là các biện pháp phòng ngừa hay những chính sách ngăn chận dịch bệnh cho phía ông Joe Biden. Đây thật sự là một việc làm nguy hiểm.

Vì lý do này nên trong cuộc họp báo ngày thứ Hai 16/11, ông Joe Biden có nói một cách rõ ràng là nếu không có sự chuyển giao quyền lực mau chóng và chúng tôi không được tiếp xúc với vấn đề y tế và các viên chức phụ trách kiểm soát dịch bệnh, thì từ giờ cho đến tháng 12, bởi vì mùa này là mùa lạnh, mùa thu của nước Mỹ và sắp sửa sang mùa đông, khó diệt trừ vi khuẩn, nên người ta dự đoán nước Mỹ sẽ có một cuộc khủng hoảng y tế từ giờ cho đến khi ông Joe Biden nhậm chức.

RFI tiếng Việt xin cảm ơn nhà báo Phạm Trần.

Minh Anh thực hiện

Nguồn : RFI, 18/11/2020

Additional Info

  • Author Phạm Trần, Minh Anh
Published in Diễn đàn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 : Cố vấn an ninh của Donald Trump cam kết chuyển giao quyền lực

Tú Anh, RFI, 17/11/2020

Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ đưa ra những tuyên bố đi ngược lại chủ nhân Nhà Trắng. Trong khi Donald Trump ngăn cản tiến trình chuyển gia quyền lực thì vị cố vấn này cam kết lễ bàn giao sẽ diễn ra vào ngày 20/01/2020.

chuyengiao1

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien trong một sự kiện tại Itamaraty Palace, Brasilia, Brazil, ngày 20/10/2020.  Reuters-Adriano Machado

Trong bối cảnh tổng thống Donald Trump khăng khăng phủ nhận chiến thắng của đối thủ Dân Chủ, ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ tìm cách tháo gỡ các chướng ngại.

Trong cuộc hội thảo qua cầu truyền hình của Diễn đàn an ninh toàn cầu hôm 16/11/2020, Robert O’Brient cam kết cuộc chuyển giao quyền lực sẽ ôn hòa và thành công như đã từng diễn ra "trong những lúc tranh cãi nghiêm trọng nhất" trong lich sử nước Mỹ.

Cũng khác với tổng thống Donald Trump, cố vấn an ninh khen ngợi Joe Biden và Kamala Harris là những nhà chính trị chuyên nghiệp, đầy đủ khả năng tiếp thu chính quyền.

Từ Wilmington, tổng thống tân cử Biden phác họa chương trình chấn hưng kinh tế và chống khủng hoảng đại dịch.

Thông tín viên Eric de Salve tường thuật từ San Francisco :

"Một mùa đông u ám đang chờ người dân Mỹ", Joe Biden cảnh báo trong bối cảnh đại dịch tiếp tục bùng phát. "Donald Trump chỉ làm cho khủng hoảng y tế nghiêm trọng thêm nếu cứ tiếp tục cản ngăn tiến trình chuyển giao quyền lực một cách dân chủ. Sẽ có thêm nhiều người chết nếu chúng ta không hợp tác với nhau", tổng thống tân cử nói tiếp.

Từ Wilmington, Joe Biden đưa ra kế hoạch chống dịch Covid và chấn hưng kinh tế trong nước : lương tối thiểu mỗi giờ làm việc là 15 đôla, giảm 10.000 đôla tiền nợ cho sinh viên, tạo thêm 3 triệu việc làm qua năng lượng xanh .

Nhưng trước hết, Quốc Hội phải đồng thuận biểu quyết ngân sách tài trợ cho các hộ gia đình có thu nhập thấp nạn nhân của Covid -19. Một khi chúng ta chuyển ngân cho các hộ và công ty bị khó khăn thì chúng ta mới có thể xây dựng lại đất nước tốt đẹp hơn từ trước đến nay, theo Joe Biden.

Để có thể nhanh chóng tái thiết quốc gia, Joe Biden phải chận được siêu vi và do vậy phải đeo khẩu trang bắt buộc. Tổng thống tân cử than phiền là khẩu trang bị chính trị hóa, nhiều bang do đảng Cộng Hòa kiểm soát từ chối biện pháp y tế này.

Theo Reuterrs, về thương mại quốc tế, Joe Biden cho biết Mỹ và các đồng minh sẽ thương thuyết để ấn định những chuẩn mực thế giới chống lại ảnh hưởng Trung Quốc. Trả lời câu hỏi về hiệp định RCEP do Bắc Kinh chủ xướng vừa đươc 15 nước Châu Á-Thái Bình Dương ký kết hôm Chủ Nhật, ông Joe Biden tuyên bố : "Hoa Kỳ với sức mạnh của 25% GDP địa cầu, phải hợp sức với các nền dân chủ khác để hội đủ 50% hoặc hơn nữa để có thể buộc Trung Quốc theo chuẩn mực của chúng ta".

Tú Anh

**********************

C vn ca Trump ha hn ‘cuc chuyn giao rt chuyên nghip’

VOA, 17/11/2020

Trong mt cuc phng vn được phát sóng hôm 16/11, C vn an ninh quc gia ca Tng thng Donald Trump ha s "chuyn giao rt chuyên nghip" sang chính quyn ca Tng thng đc c Joe Biden, ngay c khi ông Trump tiếp tc tuyên b b coi là sai rng ông đã thng cuc bu c tháng 11, theo AP.

chuyengiao2

C vn an ninh Robert O'Brien.

Phát biu trước Din đàn An ninh Toàn cu do Qatar ch trì, ông Robert O'Brien nhiu ln đ cp đến quá trình chuyn giao và các tha thun bình thường hóa gn đây mà Bahrain, Sudan và Các Tiu vương quc Rp Thng nht đã đt được vi Israel là "mt di sn ln ca tng thng khi ông ri nhim s".

Trong khi vn cnh giác nói rng ông Trump đang có nhng thách thc tòa án ni bt, bình lun ca ông OBrien cho thy điu AP nói là tuyên b chc chn nht t mt quan chc cp cao trong chính quyn, tha nhn chiến thng ca ông Biden trong cuc b phiếu ngày 3 tháng 11.

"Nếu nhóm Biden-Harris được xác đnh là người chiến thng-rõ ràng mi th đang din ra theo hướng đó-chúng tôi s có s chuyn giao rt chuyên nghip t Hi đng An ninh Quc gia. Không có gì phi nghi ng c", ông OBrien nói, theo AP.

Ông O’Brien là c vn an ninh quc gia th tư ca ông Trump. Trước đây, ông tng là đc phái viên ca ông Trump v các vn đ con tin. Khi được hi v nhà báo M Austin Tice, người đã biến mt trong cuc ni chiến Syria vào năm 2012 và được cho là b Damascus bt gi, ông O’Brien cho biết M đang s dng "mi đòn by" đ đưa nhà báo này tr v.

Published in Quốc tế

Những ngày này vào FB thấy những lớp sóng người Việt lăn lộn gào thét gọi tên Trump trong nức nở yêu thương như dân Bắc Triều Tiên lăn lộn gào thét gọi tên Kim Jong-un khi Un xuất hiện trước dân Triều.

cuongtrump1

Dân Little Saigon xuống đường ủng hộ Donald Trump - Ảnh minh họa

Kinh ngạc là trong những tín đồ cuồng tín mê mẩn Trump như dân đạo Hồi cuồng tín, mê mẩn Thánh Allah lại có khá nhiều tên tuổi tưởng là trí thức vì có bằng cấp, học vị cao ngất ngưởng, có danh sang trọng, nhà nọ, nhà kia.

Những người Việt cuồng Trump đều có một chung một ảo tưởng là Trump chống Hán cộng giúp Việt Nam khỏi họa Bắc thuộc, Trump chống Chinazi cứu thế giới khỏi họa phát xít mới. Đảng cộng sản Việt Nam ươn hèn núp bóng Hán cộng để giữ ngôi vương của đảng vĩnh viễn cai trị dân Việt Nam thì đã có Trump đánh tan nơi núp bóng của cái đảng không còn vì dân vì nước nữa.

Trump lớn lao, cao cả, tài giỏi, hiên ngang, khí phách, đại nghĩa, người hùng thời đại như vậy làm sao không say đắm, làm sao không gửi gắm niềm tin và hi vọng.

Nhưng Trump có thực sự lớn lao, cao cả, đại nghĩa chống Hán cộng cho Việt Nam không ? Trump có thực sự tài giỏi, hiên ngang tiêu diệt Chinazi cứu thế giới không ?

Trước thời Trump, các đời Tổng thống Mỹ nối tiếp đã cùng thế giới dân chủ tạo dựng một thế trận bao vây ngăn chặn độc tài cộng sản muốn trùm bóng độc tài lên cả thế giới. Thế lực độc tài cộng sản lâu đời, có kinh tế phát triển, có quân sự hùng mạnh là ở nước Nga Xô Viết và Đông Âu. Mỹ cùng các nước Tây Âu đã dựng lên lá chắn quân sự NATO, khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương để ngăn chăn mối đe dọa của khối quân sựWarszawa do nước Nga Xô Viết cầm đầu. 

Đất nước Trung Hoa mênh mông lọt vào tay Hán cộng. Có trong tay một phần tư dân số thế giới, Mao Trạch Đông liền gây sự với nước Nga Xô Viết bằng cuộc đấu tố cộng sản Nga là xét lại hiện đại để giành quyền cầm đầu thế giới cộng sản từ tay cộng sản Nga.

Thấy Hán cộng chống Nga Xô, Tổng thống Mỹ Richard Nixon và cố vấn an ninh Henry Kissinger tưởng có thể dùng Hán cộng kìm chân Nga Xô, nước Mỹ thời Richard Nixon liền đổ vốn liếng, chuyển giao công nghệ hiện đại, giúp Hán cộng có bước phát triển thần kì. Phát triển kinh tế, tất yếu kéo theo lớn mạnh quân sự. Sức mạnh Hán cộng cùng sức mạnh Mỹ sẽ chặn đứng tham vọng của nước Nga Xô Viết.

Nhưng khi vừa vươn lên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Tập Cận Bình liền công khai và ráo riết thực hiện "Giấc Mộng Trung Hoa" của Mao Trạch Đông, giấc mộng thống trị thế giới, làm sống lại chủ nghĩa phát xít thời Đức Quốc Xã và Tập Cận Bình đã hiện nguyên hình là hình ảnh Adolf Hitler thời Chinazi. 

Trước nguy cơ chiến tranh từ khối quân sự Warszawa do nước Nga chủ trương, Mỹ và các nước Tây Âu đã dựng lá chắn NATO. Trước mối đe dọa của chủ nghĩa phát xit Chinazi, nước Mỹ thời Barack Obama – Hillary Clinton đã thiết kế và dựng lên vành đai Thái Bình Dương, tập hợp 12 nước trong tổ chức với cái tên hiền lành, đơn thuần kinh tế, Hiệp đinh Đối tác Knh tế xuyên Thái Bình Dương, Trans-Pacific Partnership - TPP, nhưng thực sự là lá chắn ngăn chặn hiểm họa Chinazi ở phía Đông.

Trump kế tiếp Barack Obama lãnh đạo nước Mỹ và việc đầu tiên Trump làm khi vào Nhà Trắng là vất bỏ TPP, xóa bỏ vành đai kinh tế hòa bình bao vây nguy cơ chiến tranh Chinazi, phá bỏ vành đai dân chủ ngăn chặn độc tài Hán cộng mở đường Thái Bình Dương để tràn ra thế giới. 

Tiếp theo, Trump bặm trợn gây sự với các nước đồng minh Tây Âu, đòi các nước đồng minh Tây Âu phải đóng tiền nuôi quân đội Mỹ có mặt ở Tây Âu theo hiệp ước NATO. Nghĩ suy bằng lợi nhuận, không có tư duy chính trị, không có tầm chính trị thế giới, Trump cho rằng NATO đã lỗi thời. Là nước lãnh đạo NATO, là lực lượng quân sự chủ yếu của NATO nhưng Trump phá NATO bằng cách đòi rút ra khỏi NATO. Dù chưa rời bỏ NATO nhưng Trump hầu như bỏ mặc NATO, tạo ra sự rệu rã và suy yều nghiêm trọng của lá chắn ngăn chặn tai họa độc tài cộng sản ở châu Âu.

Chính trị Mỹ chi phối chính trị cả thế giới vì vậy dù chỉ là chính khách cấp nghị sĩ, cấp thống đốc bang, cấp trợ lí Bộ trưởng cũng phải có tầm nhìn thế giới, có tư duy nhân loại. Là Tổng thống Mỹ nhưng Trump không có tầm nhìn đó, không có tư duy đó và Trump đã rút nước Mỹ ra khỏi hàng loạt hiệp định và tổ chức quốc tế. Những hiệp định và tổ chức thế giới mà Mỹ có vai trò rất lớn, rất quan trong cho sự tồn tại và sự hoạt động hiệu quả, lành mạnh, Trump cũng bỏ mặc, rút người về, bớt được khoản tiền lớn phung phí ra thế giới. Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Paris về biến đội khí hậu, rút Mỹ ra khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Nơi nào vai trò của Mỹ bỏ trống, Hán cộng liền thay thế. Bốn năm làm Tổng thống Mỹ, Trump đã giúp Hán cộng vươn lên, trùm bóng Chinazi chi phối, lôi kéo cả thế giới vào ảnh hưởng của Hán cộng, giúp Bắc kinh có vị thế quyết định đời sống thế giới. 

Trump hùng hổ đánh thuế hàng hóa Hán cộng tưởng làm cân bằng lại cán cân thương mại Mỹ Trung nhưng thực ra Trump đã đánh cú đòn nổ đom đóm mắt người dân Mỹ. Từ khi Nixon bắc cây cầu vượt Thái Bình Dương, nối Trung Hoa với nước Mỹ và biến đất nước Trung Hoa thành công xưởng thế giới, hàng hóa Hán cộng đã độc chiếm thị trường Mỹ. Chẳng cân nhắc, chẳng lo liệu tìm nguồn thay thế hàng Hán cộng. Chỉ là chú ngựa non chính trị nên háu đá, Trump hung hăng tung cú đá tăng thuế đột ngột đánh vào hàng Hán cộng làm cho hàng hóa Hán cộng tăng giá đột ngột và dân Mỹ cũng đột ngột bị thủng túi vì nguồn hàng duy nhất ở thị trường Mỹ bỗng giá tăng vọt. 

Ít hơn Trump gần chục tuổi nhưng là cáo già chính trị, Tập Cận Bình ung dung mỉm cười nhìn Donald Trump ngoài 70 tuổi, Tổng thống của nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới nhưng chỉ là chú ngựa non chính trị. Sau cú đá tăng thuế què chân, giờ ngựa non Trump lại phải năn nỉ cáo già Tập mua hàng nông sản cho Mỹ để Trump đỡ thủng túi vốn chính trị khi bước vào kì bầu cử cuối năm 2020. Tập ra ơn kí mua cho Trump vài tỉ dollars hàng nông sản Mỹ để càng trói Trump và thị trường tỉ rưỡi người tiêu dùng. 

Đó là buôn bán công khai giữa hai nước lớn bên hai bờ Thái Bình Dương, Kinh doanh nhà nước, Trump chỉ làm hai cho nước Mỹ và làm lợi cho Hán cộng. Còn buôn bán ngầm của riêng Trump và con gái Ivanka của Trump thì Trump và con gái đã kiếm bộn tiền từ thị trường tỉ rưỡi người dân Hán cộng. Ivanka kinh doanh 41 mặt hàng ở thị trường Trung Hoa và Trump có tới ba tài khoản ngân hàng bí mật tại đất nước của cáo già Tập Cận Bình. Trong ba năm Trump đã đóng góp cho ngân sách nhà nước Hán cộng 188 000 dollars tiền thuế, gấp 84 lần tiền thuế Trump đóng cho nước Mỹ.

Nhắc lại vài điều để những tín đồ cuồng Trump thấy Trump không hề đánh Hán cộng, không làm Hán cộng mảy may suy yếu mà chỉ mang lại lợi ích khổng lồ cho Hán cộng, giúp Hán cộng trùm bóng ra cả thế giới 

Ảo tưởng Trump chống Hán cộng, làm cho Hán cộng suy yếu, có lợi cho Việt Nam là một ảo tưởng bi hài, tạo ra hội chứng Donald Trump bi hài. Hội chứng bi hài Donald Trump, Hội chứng đám đông nông nổi.

Phạm Đình Trọng

(06/11/2020)

Additional Info

  • Author Phạm Đình Trọng
Published in Diễn đàn

Dù thắng hay bại, Donald Trump cũng đã thay đổi thế giới

Trên Le Figaro, tác giả Benjamin Haddad nhận định : "Dù là người chiến thắng hay chiến bại, Donald Trump cũng đã thay đổi thế giới". Trả lời Financial Times năm 2018, Henry Kissinger mô tả Donald Trump như một trong những nhân vật "thỉnh thoảng xuất hiện trong lịch sử để đánh dấu hồi kết của một thời đại, buộc phải từ bỏ những vọng tưởng".

thang1

Tổng thống Mỹ Donald Trump và đông đảo người ủng hộ trong cuộc vận động tranh cử tại Pennsylvania, ngày 02/11/2020.  © Reuters/Carlos Barria

Tựa chính của tất cả nhật báo Pháp ra ngày hôm nay đều tập trung vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Le Monde đăng ảnh hai ứng cử viên với dòng tít lớn "Trump-Biden : Hợp chủng quốc tự xâu xé". Libération chơi chữ, thay vì Maison Blanche tức Nhà Trắng, tờ báo chạy tựa "Maison flanche", tạm dịch ngôi nhà suy sụp.

Trên trang nhất La Croix là lá cờ Mỹ với một đường nứt chéo và hàng tít "Rạn vỡ". Không hẹn mà nên, đây cũng là tựa chính củaLes EchosẢnh của hai ứng viên Donald Trump và Joe Biden cũng chiếm trang bìa Le Figaro với tựa đề vô cùng ngắn gọn : "Ai ?". Các báo cũng dành rất nhiều trang trong cho chủ đề này : Le Monde 12 trang, Libération 8 trang, Le Figaro 6 trang…

Thăm dò lại sai, lực lượng ủng hộ Donald Trump vẫn đông đảo

Một ứng cử viên Cộng hòa "không giống ai", một ứng viên Dân chủ đáng thất vọng : kịch bản của năm 2016 được lặp lại. Không có "làn sóng xanh" như dự đoán, các cơ quan thăm dò một lần nữa lại sai lầm. Lần đầu tiên kể từ năm 2000, một ngày sau khi các phòng phiếu đóng cửa vẫn chưa biết được ai là tân tổng thống.

Những người ủng hộ ông Trump huy động đông đảo, và Donald Trump chống chọi mạnh mẽ hơn người ta tưởng. Đại dịch rốt cuộc không phải là tiêu chí hàng đầu để chọn lựa, nhiều cử tri Mỹ la-tinh vẫn bỏ phiếu cho ông Trump, cử tri nữ không ồ ạt dồn phiếu cho Biden như người ta tưởng. Các vụ bạo động, phá hoại của phong trào Black Lives Matter cũng đóng vai trò không nhỏ.

Số người đi bầu lên đến mức kỷ lục : 160 triệu, tức 66,9%. Dân chủ vẫn giữ được Hạ Viện nhưng Cộng hòa đang thắng thế ở Thượng Viện. Những món tiền khổng lồ được rót vào để bơm lên các ứng cử viên Dân chủ, nhưng chủ tịch phe đa số ở Thượng Viện Mitch McConnell vẫn vượt xa ở Kentucky. Dù tiêu tốn hết 100 triệu đô la tiền quyên góp cho Dân chủ, Jamie Harrison vẫn thất bại nặng nề trước Lindsey Graham của đảng Cộng hòa ở Nam Carolina, khiến ông Graham gọi đây là "món đầu tư tệ nhất trong lịch sử chính trị nước Mỹ".

Kịch bản tệ hại

Trả lời Les Echos, nhà nghiên cứu Laurence Nardon của IFRI nhận định với việc kết quả của hai ứng cử viên sát nút nhau, "Chúng ta đang trong kịch bản tệ hại nhất". Ông Trump sẽ kiện tụng, khiến khó có tuyên bố chính thức vào ngày 08/12 và cử tri đoàn không thể bỏ phiếu ngày 14/12 như lịch trình dự kiến.

Nếu Joe Biden đắc cử nhưng không có đa số ở Thượng Viện, thì có thể lãnh đạo được hay không ? Đối với phía Cộng hòa, Biden có thể bị coi là thiếu tính chính danh với kết quả khít khao và những phản đối của ông Trump. Cũng giống như tình trạng của Donald Trump trong nhiệm kỳ vừa qua, bị Dân chủ chỉ trích vì thua phiếu phổ thông. Đảng Dân chủ cần phải chiếm được 60 ghế ở Thượng Viện, nhưng điều này hầu như bất khả.

Bài xã luận của các báo nêu ra vấn đề đưa ra phân giải trước Tối cao Pháp viện. La Croix cho rằng như vậy cuộc đấu tranh sẽ chuyển từ lãnh vực chính trị sang tư pháp, sẽ tác hại đến lòng tin của người Mỹ đặt vào lá phiếu và các định chế.

Le Figaro đặt câu hỏi, người ta sẽ nghĩ gì về một đất nước phải nhờ đến tòa án để quyết định kết quả bầu cử ? Tờ báo tỏ ý tiếc là ứng cử viên Cộng hòa muốn tranh thủ đa số ở Tối cao Pháp viện – một điều không có gì là chắc chắn. Tuy đa số thẩm phán do Cộng hòa bổ nhiệm, nhưng họ vẫn phải giữ uy tính cho bản thân và cho định chế. Về phía ông Biden cũng chuẩn bị một cuộc chiến pháp lý với đội ngũ luật sư hùng hậu.

Có điều Donald Trump đã chứng tỏ là giai tầng cử tri bầu cho ông rộng rãi hơn, vững chắc hơn là thăm dò đã dự đoán. Dù thắng hay bại, cung cách của ông đã tạo dấu ấn lâu dài trong đời sống chính trị nước Mỹ. Trump không cần làm yếu đi nền dân chủ để bảo đảm được chỗ đứng trong lịch sử. Còn theoLibération, đây là kịch bản buồn và là bài học cho Châu Âu : dân chủ là tài sản quý giá và mong manh.

Một nước Mỹ chia rẽ sâu sắc

Trong bài "Nước Mỹ rạn nứt", Les Echos ghi nhận kịch bản lo ngại lâu nay đã thành sự thật : một Mỹ quốc bị phân đôi, chia rẽ sâu sắc và đến giờ này vẫn chưa biết được tân tổng thống là ai.

Một điều chắc chắn là cuộc bầu cử kỳ này cho thấy chiến thắng năm 2016 của Donald Trump không đơn giản là một "sự cố" như Châu Âu hằng tưởng.

Những lá phiếu ủng hộ chủ trương dân tộc, chống giới tinh hoa, chống chủ nghĩa tự do vẫn là thời sự ở nước Mỹ cũng như trên thế giới, vượt khỏi cá nhân tổng thống Mỹ. Cử tri chừng như quan tâm đến kinh tế hơn là đại dịch. Một bài học rút ra là không dễ đánh bại một ứng cử viên dân túy, bất chấp bốn năm đầy xáo trộn vừa qua.

Trước một nước Mỹ chia rẽ và yếu đi, Châu Âu chỉ có thể trông cậy vào sức mạnh của chính mình. Bởi vì Hoa Kỳ sẽ không tặng món quà nào về thương mại hoặc thuế quan, và sẽ không sớm lấy lại vai trò lãnh đạo thế giới đã bị từ bỏ, ngay cả khi thay đổi ông chủ Nhà Trắng.

Donald Trump, nhân vật đã làm thay đổi thế giới

Trên Le Figaro, tác giả Benjamin Haddad của think tank Atlantic Council có trụ sở ở Washington nhận định : "Dù là người chiến thắng hay chiến bại, Donald Trump cũng đã thay đổi thế giới".

Khi báo lên khuôn, các tiểu bang Rust Belt đang kiểm những lá phiếu cuối cùng của một cuộc bầu cử sát nút, khác với dự đoán của các chuyên gia và cơ quan thăm dò. Một lần nữa, kết quả sẽ được quyết định bởi các cử tri công nhân da trắng là nạn nhân của phi kỹ nghệ hóa, trước đây theo Dân chủ nhưng đã tặng cho ông Donald Trump chiến thắng cách đây bốn năm.

Ông Trump đã thay đổi thế giới cũng như mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Châu Âu. Trump đóng vai trò gia tốc và biểu hiện cho những xu hướng về chiều sâu. Nước Mỹ đang dần từ bỏ chủ nghĩa toàn cầu, hành động như một cường quốc bình thường bảo vệ lợi ích của mình trên trường quốc tế đang chia năm xẻ bảy, trong một hệ thống đa phương bất lực, hồi kết của hy vọng toàn cầu hóa hậu chiến tranh lạnh.

Trả lời Financial Times năm 2018, Henry Kissinger mô tả Donald Trump như một trong những nhân vật "thỉnh thoảng xuất hiện trong lịch sử để đánh dấu hồi kết của một thời đại, buộc phải từ bỏ những vọng tưởng".

Trump kết thúc ảo tưởng dân chủ hóa Trung Quốc

Trong khi tranh cử, Joe Biden chống lại chính sách đối ngoại của Donald Trump. Những tuần lễ đầu của một chính quyền Biden sẽ sưởi ấm trở lại quan hệ Âu-Mỹ : quay lại với Hiệp định khí hậu Paris, những bài diễn văn về các giá trị chung, về NATO… Ứng cử viên Biden còn hứa hẹn tổ chức một "thượng đỉnh của các nền dân chủ".

Những bất đồng về thương mại như GAFA vẫn tiếp tục, nhưng có thể Mỹ sẽ không sử dụng công cụ thuế quan với Châu Âu. Tuy nhiên thành công của các ứng viên dân túy từ Donald Trump đến Bernie Sanders khiến giới tinh hoa Mỹ phải ý thức về hậu quả tiêu cực của các hiệp định tự do mậu dịch với một số khu vực.

Nhiệm kỳ của ông Trump đã kết thúc quan niệm rằng khi mở cửa kinh tế Trung Quốc sẽ trở nên dân chủ. Đó là hy vọng của những người như Joe Biden khi ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Sự độc đoán của Tập Cận Bình, tham vọng địa chính trị thấy rõ qua "Con đường tơ lụa mới", gian trá trong thương mại và dối trá về đại dịch đã làm tan biến kỳ vọng này.

Biden xưa nay chủ trương hợp tác với Bắc Kinh, như đa số giới tinh hoa Mỹ, nay gọi nhà lãnh đạo Trung Quốc là "côn đồ". Chiến lược đối đầu với Bắc Kinh của chính quyền Trump được lưỡng đảng ủng hộ. Một chính quyền Biden cũng sẽ coi việc đối phó với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu, và cùng quan điểm với Châu Âu về thương mại, công nghệ, quân sự.

Dàn xếp hòa bình cho lò lửa Trung Đông : Thành tựu lâu dài

Ở Trung Đông, ai có thể nghi ngờ được chính sách cơ cấu lại bản đồ khu vực của Donald Trump ? Chắc chắn Joe Biden sẽ không dời lại đại sứ quán Mỹ ở Israel về Tel Aviv. Nhiều nhà bình luận từng cho rằng Trung Đông sẽ dậy sóng nếu Mỹ công nhận Jerusalem, nhưng rốt cuộc chẳng có chuyện gì xảy ra. Ngược lại, ông Trump còn vận dụng việc các quốc gia Ả Rập Sunni xích gần lại với nhau xung quanh Ả Rập Xê Út và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, cũng như Israel phải đối phó với mối đe dọa Iran, để dẫn đến việc ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau.

Đây là một thành tựu dài lâu, trong khi trước đó các chuyên gia khẳng định không thể nào có được các thỏa thuận này nếu không có tiến trình hòa bình Israel-Palestine. Phương thức thương lượng và tương quan lực lượng lập ra với Iran (một cách thô bạo như vụ trừ khử tướng Soleimani) cho thấy hiệu quả hơn chính sách của những người tiền nhiệm.

Cuối cùng, nhiệm kỳ ông Trump đã chứng tỏ giới hạn của quan hệ hai bên bờ Đại Tây Dương vốn đã có từ trước, như trường hợp Obama trở mặt vào phút chót, không muốn cùng với Pháp tham gia tiêu diệt quân thánh chiến Hồi giáo ở Syria. Donald Trump chỉ lặp lại, một cách thô bạo hơn, các chỉ trích của những người tiền nhiệm về việc chia sẻ gánh nặng quốc phòng.

Liệu Châu Âu có thể để cho an ninh của các công dân mình nằm trong tay vài chục ngàn cử tri của Pennsylvania cứ mỗi bốn năm ? Tại Libya, tại Địa Trung Hải trước Thổ Nhĩ Kỳ, đối mặt với nạn khủng bố, Châu Âu có những vấn đề an ninh của chính mình và phải bảo đảm được sức mạnh. Donald Trump đã thay đổi cục diện quốc tế, và nay thì Châu Âu không thể trở thành những người gác đền cuối cùng cho một thế giới của ngày hôm qua.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế