Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mercredi, 10 février 2021 13:04

Bảo vệ nền dân chủ Myanmar

Dân Myanmar li đi biu tình, liên tiếp trong bn ngày, đòi tr chính quyn li cho nhng người do dân bu lên, tr t do cho bà Aung San Suu Kyi. Hàng ngàn người xung đường, nhiu sư sãi mc áo đ, các sinh viên, hc sinh, gii lao đng, thy giáo, k sư, h mang biu ng "Đòi Công Lý". Xưởng may Dress Up Exports, mi lp năm 2013 sau khi Myanmar m ca, có 1,200 công nhân, ngày thứ Hai đa s đi biu tình, ch có khong 400 làm vic.

myanmar1

Biu tình trước tr s Liên Hip Quc ti Bangkok, chng quân đi đo chính ti Miến Đin. Hình b gch chéo là tướng Min Aung Hlaing, Tng tư lnh Quân đi Miến Đin.

Ngày thứ Ba, Yangon, có c mt cp v chng mc đ đám cưới, cm hai tm bin viết : "Đám cưới ca chúng tôi có th hoãn, nhưng cuc vn đng này thì không !". Chc h kéo c đám phù dâu, phù r đi biu tình. Cnh sát phun vòi rng và bn đn mã t. Nhiu người đng bên đường, ngi trong xe đang đi qua, đưa tay lên hoan hô cô dâu chú r.

Tướng Min Aung Hlaing, tng tư lnh quân đi, đã ra lnh bt giam bà Suu Kyi và v tng thng dân c ; sau khi t cáo có gian ln trong cuc bu c vào tháng 11 năm ngoái. Ông tuyên b "tm nm quyn" mt năm, vì tình trng khn trương.

Ngày 29/01/2021, y ban T chc Bu c đã bác b nhng điu cáo buc này, vì không có bng c nào xác tht. Đng Liên minh Dân tc vì Dân ch (NLD) ca bà Suu Kyi đã chiếm 396 trong s 476 ghế trong quc hi ; còn Đng Liên hip Đoàn kết và Phát trin (USDP) do các tướng lãnh lp ra ch được 33 ghế.

Năm 1962, tướng Ne Win lt đ chính quyn dân ch, x Miến Đin sng gn na thế k dưới ách cai tr đc quyn, dt nát và mê tín ca quân phit. Năm 2011, các v tướng cm đu t b quyn hành đ dân Myanmar b phiếu dân ch. Nhưng theo bn hiến pháp cũ năm 2008, các tướng lãnh nm mt vai trò quan trng đc bit. Quân đi, tiếng Miến Đin gi là Tatmadaw, được c mt phn tư các đi biu quc hi, không cn dn bu. Quân đi có th ph quyết không cho tu chính hiến pháp, có th nm toàn quyn nếu xy ra tình trng khn cp. T năm 2011, tướng Hlaing đã nhân danh quân đi, dành quyn b nhim các b trưởng b quc phòng, b biên gii, lc lượng cnh sát công an.

Cũng theo bn hiến pháp trên, bà Aung San Suu Kyi không được ng c tng thng vì đã tng có chng ngoi quc. Trong năm năm qua, Bà Suu Kyi làm c vn cho chính ph, đã phi tìm cách tha hip, bo đm quyn li các tướng lãnh đang được hưởng, hi ý kiến h v các chính sách. Bà tng đng ra bênh vc quân đi khi, trong nhng năm 2016 và 2017, h tàn sát người thiu s Rohingya phía Nam nhng di dân theo Hi giáo t Bangladesh chy qua Myanmar tri qua nhiu đi. Nhiu người đã ch trích bà Suu Kyi v thái đ này, có người đ ngh tước b Gii Nobel Hòa Bình đã tng bà năm 1991, khi bà còn b chính quyn quân phit qun thúc, sut 15 năm.

Nhưng các tướng lãnh không tha mãn vi nhng nhượng b ca bà Suu Kyi và chính quyn dân s. Bà không gp tướng Hlaing trong hơn mt năm qua. Sau cuc bu c ngày 8/11/2020, trước nhng li vu cáo không bng chng v gian ln bu c, bà Suu Kyi đã đoán trước s có biến c. Đi din ca Hlaing và Suu Kyi gp g nhiu ln, cũng không th đng ý vi nhau. Bà đã đưa ra mt bn tuyên b t cáo âm mưu đo chính, báo đng dân chúng. Ngày thứ Hai quc hi mi bt đu hp đ làm l tuyên th, tướng Min Aung Hlaing ra tay tái lp chế đ quân phit, ít nht trong 12 tháng ; vì có cơ hi bt giam tt c các đi biu đang có mt th đô Naypyidaw.

Lnh gii nghiêm ban hành t 8 gi ti đến 4 gi sáng trên toàn quc, cm không được t hp quá 5 người. Mi phương tin truyn thông, t các đài ti vi, đin thoi ti internet, b cm hay b hn chế.

Nhưng dân chúng đã xung đường phn đi mt cách ôn hòa, và hin mi ch b cnh sát phun vòi rng và bn đn mã t.

Ti sao ông Min Aung Hlaing phi lt đ mt chính quyn được hu hết dân Myanmar ng h ? Mt lý do là, năm nay 64 tui, đến tháng Sáu này ông s phi v hưu. Nhiu nhà quan sát cho rng ông Hlaing cũng nuôi tham vng làm tng thng. Nhưng mun vy thì Đng USDP phi chiếm được nhiu ghế trong cuc b phiếu vào hai tháng trước. Nhưng USDP thua, đng NLD vi bà Suu Kyi đã chiếm 83% s phiếu. Thay vì kêu gi th h tn công chiếm tr s quc hi đ bt buc các đi biu phi bu cho mình làm tng thng, tướng Min Aung Hlaing đã xóa b luôn c h thng chính quyn dân c.

Hành đng này cũng nhm bo v quyn li kinh tế ca các tướng lãnh. H đang lo s chế đ t do dân ch càng ngày càng vng mnh, s các nhà chính tr ch ch khi đ mnh s tước b các đc quyn kinh tế mà h đang hưởng.

K t khi thiết lp chế đ dân ch, Myanmar không còn b các nước Tây phương cm vn, kinh tế bt đu phát trin vì xut cng được nhiu hàng hóa ; khách du lch và đu tư ngoi quc cùng đ vào mt x hơn 60 triu dân nghèo.

T đó, các tướng lãnh đã dùng quyn lc ca h, trên toàn quc hoc mi đa phương, đng ra kinh doanh. Chế đ quân phit cũ đã đng lõa cho Trung Quốc vào khai thác nhng m ngc, đá quý, đn g, xây đp nước cung cp đin cho tnh Vân Nam. Sau khi kinh tế m ca, các tướng lãnh lp ra nhiu công ty liên đi vi nhau trong các ngành khai thác đá quý, sn xut thuc lá, rượu bia, ngân hàng, công nghip dùng sc lao đng r, và chuyên ch công cng.

Năm ngoái, t chc Ân Xá Quc tế (Amnesty International) báo cáo rng tt c các đơn v trong quân đi đu làm ch nhng c phiếu trong Đi Công ty Ch qun Myanmar (Myanmar Economic Holdings Limited - MEHL), có nhiu chi nhánh và làm ăn vi thế gii bên ngoài.

Các tướng tá cũng m các trung tâm du lch, khách sn. Có lúc mt thành ph có hai phòng trà mang th h đánh phá nhau, vì nhng người con ca hai ông tướng mun giành ly đc quyn m hp đêm.

Gia đình tướng Min Aung Hlaing cũng làm giàu nh da vào uy quyn ca ông. Nếu ông v hưu, các quyn li đó s b gim, hoc b mt dn, vì không th cnh tranh vi gii doanh thương trong th trường t do.

Cho nên cuc đo chính trước hết nhm mc đích bo v quyn li kinh tế ca gii nm đu quân đi.

Nhưng đó cũng là mt "ch nhược" đ tn công nếu các nước phương Tây mun h tr đòi t do cho dân Myanmar. Năm 2011 chế đ quân phit đã phi chu nhượng b trước khát vng dân ch ca Miến Đin cũng vì chu áp lc cm vn kinh tế, trong khi toàn dân chng Trung Quốc lũng đon và bóc lt tài nguyên Myanamar. Khi đó, các tướng lãnh chưa biết làm kinh doanh. Bây gi đã tr nên giàu có, h s d thm đòn trước các áp lc kinh tế, khi xut cng và đu tư cn dn.

Người dân Miến đã trông thy cnh kinh tế phát trin nh chế đ dân ch t do. Mc dù còn rt nh, ngành may qun áo đã tiến lên trong my năm qua, khi các công ty quc tế b Trung Quc sang đt hàng, may t nhng áo sơmi đến qun áo đóng b, Myanmar, Vit Nam, Campuchia.

Ngành xut cng hàng qun áo Myanmar, s dng 700 ngàn công nhân, đã tăng lên gp 15 ln t 2010 đến 2019, ti 5 t m kim, trước khi đình tr vì bnh dch Covid 19. Các nhãn nhiu thi trang ni tiếng ca Tây Ban Nha, Thy Đin đã ti đt hàng.

Cuc đo chính ca tướng Aung Hlaing có th khiến Myanmar li b cm vn tr li.

Các công nhân đang lo lng không biết s còn vic làm không, nếu các tướng lãnh b trng pht. Năm 2003, khi chính ph M cm nhp cng t Myanmar đ cnh cáo chế đ quân phit, mt công ty dt may đã phi sa thi bt công nhân, t 2.000 người xung ch còn 300.

Tháng By năm 2019, tướng Min Aung Hlaing và ba viên tướng khác b t cáo ti dit chng khi đem quân đi giết và xua đui nhng người Rohingya, b cm qua nước M. Tháng 12 năm đó, tài sn M ca nhiu tướng lãnh Myanmar b phong ta, các công ty và ngân hàng M không được phép giao dch vi các cơ s kinh doanh ca h.

Sau cuc đo chính, B Ngoi giao M cho nghiên cu các công ty, xí nghip liên can đến gii quân nhân Myanmar đ có th m rng lnh cm vn. Điu khiến chính ph M phi dè dt là h có th đy chính quyn quân phit Myanmar rơi tr li trong vòng nh hưởng ca Trung Quốc. Ngoài vic khai m và xây đp thy đin, các công ty Trung Quốc còn đang theo đui các d án ln, như hi cng trong vùng vnh Bengal ni lin vi n Đ Dương, và h thng dn du khí t đó đi qua Myanmar chy thng đến tnh Vân Nam.

Nhưng áp lc kinh tế ca các cường quc M và Châu Âu ch là mt mũi tn công ngăn cn âm mưu tái lp chế đ quân phit.

Mũi nhn chính, ln nht, là s thc tnh ca người dân Miến Đin. Trong mươi năm qua, kinh tế lên cao cùng vi các quyn t do dân ch, đã thay đi xã hi Myanmar. Nh tp b quán phiếu, chn các lãnh t chính tr tr, và nh đin thoi di đng, người dân đã tp được thói quen t quyết đnh cuc sng ca mình. Mười năm trước, mt cái SIM card đ cài vào đin thoi tn 1.000 m kim, bây gi giá ch có my đng. Gii tr quen vi các mng xã hi như Facebook không khác gì thanh thiếu niên M.

Cho nên các tướng lãnh tham quyn c v s khó lòng giết chết được nn dân ch Myanmar, dù mi ch có 5, 10 tui.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 10/02/2021

Published in Diễn đàn

Cộng đồng quốc tế cảnh báo Miến Điện trước nguy cơ đảo chính

Thụy My, RFI, 29/01/2021

Mười bảy đại sứ các nước trong đó có Hoa Kỳ, Anh, Liên Hiệp Châu Âu cùng với tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hôm nay 29/01/2021 khuyến khích Miến Điện nên "gắn bó với các tiêu chí dân chủ", trước nguy cơ quân đội đảo chính.

myanmar1

Xe bọc thép của quân đội Miến Điện di chuyển trên đường phố Rangoon, ngày 28/01/2021.  Reuters – Stringer

Đại sứ Hoa Kỳ cùng với đồng nhiệm 16 nước hôm nay ra tuyên bố kêu gọi quân đội "gắn bó với các giá trị dân chủ". Tuyên bố cho biết các nước chờ đợi việc triệu tập Quốc hội vào ngày 01/02 để bầu lên tổng thống, chủ tịch lưỡng viện, đồng thời phản đối mọi mưu toan thay đổi kết quả bầu cử.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng bày tỏ "mối quan ngại lớn lao" trước tình hình hiện nay ở Miến Điện. Ông cổ vũ các nhân tố tránh mọi dạng khiêu khích, và chứng tỏ tinh thần trách nhiệm.

Cộng đồng quốc tế đã có phản ứng lo ngại bởi vì từ nhiều tuần qua, quân đội - vốn có quyền lực rất lớn - liên tục tố cáo cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020 có nhiều trường hợp gian lận. Trong cuộc bỏ phiếu này, đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi thắng lớn. Phía quân đội đòi kiểm tra danh sách cử tri, và phát ngôn viên quân đội không loại trừ việc các tướng lãnh nắm lại quyền lãnh đạo trước cuộc "khủng hoảng chính trị".

Lo ngại càng tăng lên khi hôm thứ Tư 27/01 tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing tuyên bố Hiến Pháp có thể "bị hủy" trong một số tình huống.

Cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020 là cuộc bầu cử dân chủ lần thứ hai tại Miến Điện, kể từ khi chấm dứt chế độ tập đoàn quân sự năm 2011. Tuy nhiên phía quân đội cho rằng có 8,6 triệu trường hợp gian lận trên toàn quốc và đòi điều tra.

Ủy ban bầu cử hôm qua ra thông cáo khẳng định cuộc bầu cử là tự do, công bằng và khả tín, phản ánh "ý nguyện của nhân dân". Ủy ban bác bỏ cáo buộc gian lận, nhưng nhìn nhận có những khiếm khuyết trong danh sách cử tri, và hiện đang kiểm tra lại 287 trường hợp.

Thụy My

*********************

Miến Điện : Quân đội tố cáo gian lận bầu cử, không loại trừ khả năng đảo chính

Thu Hằng, RFI, 27/01/2021

Ngày 26/01/2021, Quân đội Miến Điện dọa không loại trừ khả năng đảo chính nếu không được phép kiểm tra lại kết quả bầu cử Quốc hội. Theo phía quân đội, cuộc bầu cử vào tháng 11/2020 "không tự do và không công bằng".

myanmar2

Một điểm bầu cử Quốc hội trong thủ đô Naypyitaw, Miến Điện, ngày 08/11/2020.  AP - Aung Shine Oo

Trong một cuộc họp báo, được AFP trích dẫn, thiếu tướng Zaw Min Tun, người phát ngôn của Quân đội Miến Điện, khẳng định có ít nhất 8,6 triệu trường hợp gian lận, trong đó có hàng chục nghìn cử tri trăm tuổi hoặc trẻ vị thành niên.

Khi được hỏi về khả năng đảo chính, thiếu tướng Zaw Min Tun úp mở về việc "quân đội sẽ nắm quyền", đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của lực lượng vũ trang là "bảo vệ Hiến Pháp trước các tổ chức, nước ngoài hay quốc tế, không tôn trọng Hiến Pháp" của Miến Điện.

Phía Quân đội tiếp tục tố cáo gian lận bầu cử, kèm theo đe dọa đảo chính, trong bối cảnh Quốc hội, nơi đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi chiếm 396 trên tổng số 476 ghế, đã từ chối triệu tập một phiên họp bất thường để bàn về những cáo buộc được phía Quân đội đưa ra trước đó một tháng.

Quân đội vẫn giữ ba bộ quan trọng, Quốc Phòng, Nội Vụ, Biên giới, trong chính phủ Miến Điện. Theo ông Myo Nyunt, phát ngôn viên của đảng NLD cầm quyền, khi đưa ra các cáo buộc trên, quân đội "muốn cho thấy vẫn giữ vai trò trên tuyến đầu" tại Miến Điện.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Cố nhân ơi, có biết chiều nay ta buồn !

Tưởng Năng Tiến

conhan1

Cuối cùng (hay nói chính xác hơn là cuối đời) rồi tôi cũng thấy một cây hoa gạo, mọc cạnh tường thành bao quanh Cung Điện Mandalay - kinh đô cuối cùng của vương triều Miến. Có thể vì mới đầu tháng ba, chưa tới giai đoạn mãn khai, và cũng vì tôi đứng khá xa (khoảng cách là cả một cái hào nước rộng) nên ảnh chụp những cành hoa gạo trông … không rõ nét ! Kể cũng hơi đáng tiếc nhưng dù sao thì tôi cũng đã nhìn được tận mắt, và (tưởng) thế cũng đã đủ vui rồi.

- Sao không đi tới gần hơn ?

- Dạ, hổng dám "tới gần hơn" đâu. Theo tôi, hoa (cũng như người) nên trông từ xa thường vẫn đẹp hơn !

Ở bên này hào nước của Cung Điện Hoàng Gia là ngôi giáo đường của Hội Thánh Tin Lành Giám Lý, Methodist Church. Cách đó không xa là nhà thờ Anh Giáo (St. Mary Church) nằm ngay góc đường 26th Street & 77th St. Kề bên là chùa Chà Shri Mariamman Temple, tất nhiên là nghi ngút và sực nức mùi nhang trầm Ấn Độ.

conhan2

Chỉ trong vòng mươi phút đi bộ thôi mà đã có đến mấy nơi thờ phượng trang trọng của vài tôn giáo khác nhau. Ai dám nói là người Miến Điện kỳ thị tín ngưỡng ? Ấy thế mà mà họ đối xử phân biệt tới nơi, tới chốn, và cách họ ngược đãi sắc dân Hồi giáo Rohingya đã khiến cả thế giới đều phải hãi hùng :

- Tội ác chống loài người ở Myanmar

- Người Hồi giáo thiểu số Myanmar bị tra tấn dã man

- Cáo buộc thanh lọc sắc tộc tại Myanmar

Wikipedia khái quát : "Cuộc đàn áp quân sự lên người Rohingya đã kéo đến những lời chỉ trích từ Liên Hiệp Quốc ; tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế ; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ; và chính phủ Malaysia. Bà Aung San Suu Kyi người đứng đầu của chính phủ trên thực tế đặc biệt bị chỉ trích cho sự không hành động và giữ im lặng của mình về vấn đề này và hành động rất ít để ngăn chặn các lạm dụng quân sự".

Đâu phải chỉ là những lời chỉ trích (xuông) sự việc đã đi xa hơn thế, và tồi tệ hơn nhiều. Tất cả những vòng nguyệt quế mà thế giới phương Tây trao cho Suu Kyi đều đã bị giật lại thẳng tay. Nhật báo Independent, số ra ngày 11/9/2017, còn ái ngại loan tin rằng do cuộc khủng hoảng người Hồi giáo Rohingya mà đã có 400 ngàn chữ ký yêu cầu tước bỏ Giải Nobel của Aung Sang Suu Kyi (Rohingya Muslim crisis : 400.000 sign petition to strip Aung Sang Suu Kyi of Nobel Prize).

Rồi khi mà tình cảm với phương Tây đã hết mặn mà thì Suu Kyi, và cả nước Miến, đã quay trở lại với anh nhân tình cũ - Trung Quốc. Cứ mỗi lần nhìn thấy hình ảnh nàng đứng cạnh Tập Cận Bình là lòng tôi tan nát, gan ruột muốn đứt thành từng khúc luôn.

conhan3

Nói gần nói xa, chả qua nói thật : dù có chút chênh lệch về tuổi tác, tôi không chối được rằng đã có lúc mình phải lòng Suu Kyi. Tuy chỉ là tình yêu đơn phương nhưng giữa chúng tôi không thiếu những kỷ rất… êm đềm và rất khó quên !

Năm 2015, ngay sau khi Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân chủ (NLD) của Suu Kyi thắng cử vẻ vang là tôi bay qua Yangon tức khắc. Tôi muốn đến tận nơi để chia sẻ niềm vui lớn lao này với mỹ nhân mà mình ái mộ. Bước ra khỏi phi trường, vừa phóc lên taxi là tôi hớn hở hỏi liền :

- Are you happy ?

- Wait and see !

Chú tài xế trẻ xối ngay cho vào mặt tôi một xô nước lạnh.

Wait cái con mẹ gì nữa, hả Trời ? Bọn quân phiệt thua đau và thua đậm. Đảng NLD của Lady nắm quyền rồi. Một thời cơ lịch sử để Burma thoát khỏi độc tài, thoát Tầu, và thoát nghèo luôn. Đất Miến hiện có đủ điều kiện để thực hiện tất cả những ước mơ này : một đảng đối lập có thực lực, một vị lãnh đạo có tâm có tầm và được quần chúng tin yêu. Đây là một cơ hội bằng vàng tụi bay phải nắm lấy ngay, đừng thờ ơ, phải chung ta nhập cuộc với mọi người đi chớ…

Bữa đó, tui nói hơi nhiều, và hoàn toàn tin tưởng vào những suy nghĩ hết sức lạc quan và chân thật của mình. Niềm tin này - tiếc thay - tôi không giữ được luôn và cũng chả nắm được lâu. Sau khi nghe người đẹp của lòng mình tuyên bố một câu nghe rất chướng (nàng sẽ "đứng trên tổng thống" luôn) là tôi bắt đầu hơi bị lăn tăn chút xíu. Tôi ngại rằng quyền lực đã khiến cho mỹ nhân Burma (người vẫn được thiên hạ xưng tụng là "biểu tượng dân chủ") thay lòng đổi dạ.

Sau khi 6.700 người Rohingya (kể cả trẻ con) bị sát hại, và sau khi con số thuyền nhân đào thoát khỏi Myanmar lên đến hơn nửa triệu (503.698) mà Suy Kyi vẫn cứ lặng thinh thì thì tôi biết rằng sự nghi ngại của mình đã thành hiện thực. BBC bình luận : Myanmar's democratic transition, analysts say, appears to have stalled.

conhan4

Vấn đề không chỉ "nghẽn" ở lãnh vực tự do, dân chủ, hoặc nhân quyền. Cái nghèo cũng đẩy Burma vào con đường … kẹt. Ngày 5/4/2016 tôi cũng có mặt ở đất nước này. Hôm đó, theo tường thuật của nhật báo The Global New Light of Myanmar, Bộ trưởng Vương Nghị đến thủ đô Naypyitaw để chúc mừng tân chính phủ - với một thái độ vô cùng nhũn nhặn - cùng lời "cam kết sẽ không can thiệp vào nội bộ của Myanmar" (pledging that China would not interfere in the internal affairs of Myanmar).

Tuy thế, cuối cùng, Miến Điện vẫn không thoát khỏi Tầu. Bỉnh bút của RFA, Hoàng Gia Phúc cho hay :

"Ngày 17/1/2020, ông Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức đến Myanmar - quốc gia thuộc ASEAN. RFI cho biết có hai dự án quan trọng được đề xuất trong chuyến thăm này, đó là : Bắc Kinh đề nghị xây dựng một hành lang kinh tế Trung Quốc-Miến Điện (CMEC) với một cảng nước sâu 1,3 tỉ đô la tại Kyaukphyu ở bang Rakhine, mở lối vào Ấn Độ Dương cho Trung Quốc. Một dự án lớn khác có thể được bàn bạc trong dịp này, đó là đập thủy điện 3,6 tỉ đô la ở Myitsone, bang Kachin. Với chuyến thăm này của ông Tập, Myanmar thể hiện quyết tâm tiến sâu vào quan hệ với Trung Quốc trong Dự án Con đường tơ lụa mới…".

Tôi thành thực không tin rằng Burma có chút tương lai sáng sủa nào trên Con đường tơ lụa mới của Tập Cận Bình, và xem ra thì đất nước này cũng chả còn có lựa chọn nào khác nữa. Cũng y như Miên, Việt với Lào thôi. Suu Kyi của lòng tôi, và Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân chủ (của nàng) quả đã làm cho không ít người thất vọng !

Cố nhân ơi, có biết chiều nay ta buồn !

conhan5

Điều an ủi là, thỉnh thoảng, tôi vẫn còn bắt gặp mấy cái tuk tuk (trên mọi nẻo đường ở Miến) với chân dung xinh xắn của Suu Kyi - dù hai bên lề vẫn không thiếu những kẻ không nhà đang nằm vật vạ khắp nơi. Hóa ra hô hào tự do, kêu gọi cải cách kinh tế - chính trị vẫn là chuyện dễ ; thực hiện kìa mới gian nan.

Dân chủ, theo nhận xét của nhà báo Ngô Nhân Dụng, không giống như món mì gói cứ đổ nước sôi vào là ăn được ngay. Ấy thế mà ở nước tôi thì ngay cả "nước sôi" cũng chưa mấy ai buồn nghĩ đến.

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 01/04/2020 (tuongnangtien's blog)

Published in Diễn đàn

Tòa án Công lý Quốc tế ban hành lệnh tạm thời yêu cầu Myanmar ngăn chặn diệt chủng người Rohingya (RFA, 30/01/2020)

Hôm 23/1/2020, Tòa án Công lý Quốc tế đã ban hành một Lệnh tạm thời , đưa ra các biện pháp khẩn cấp theo đề nghị của nhà nước Gambia, yêu cầu nhà nước Myanmar phải thực hiện các hành động ngăn chặn hành vi diệt chủng đối với người sắc tộc thiểu số Rohingya.

Lệnh này đã yêu cầu nhà nước Myanmar "thực hiện mọi biện pháp trong quyền hạn của mình" để ngăn chặn mọi hành vi vi phạm Công ước về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng.

lama1

Ngày 23/1/2020, Tòa án Công lý Quốc tế đã yêu cầu nhà nước Myanmar phải ngăn chặn hành vi diệt chủng đối với người sắc tộc thiểu số Rohingya.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà nhà nước Myanmar phải thực hiện bao gồm : ngăn chặn giết người, tấn công nghiêm trọng lên thể xác và tinh thần, căn trở sinh đẻ, và cưỡng ép di cư đối với người Rohingya.

Lệnh này cũng yêu cầu nhà nước Myanmar đảm bảo rằng quân đội cũng như bất kỳ đơn vị vũ trang nào của quốc gia này không được thực hiện bất kỳ hành vi nào liên quan tới tội ác diệt chủng hoặc âm mưu thực hiện tội ác diệt chủng. Đồng thời yêu cầu nhà nước Myanmar ngăn chặn việc tiêu hủy chứng cứ, và đảm bảo việc lưu giữ các bằng chứng liên quan đến cáo buộc diệt chủng.

Tòa án cũng yêu cầu Myanmar đệ trình báo cáo lên Tòa án về tất cả các biện pháp được thực hiện theo Lệnh này trong vòng bốn tháng, và sau đó cứ sáu tháng một lần, cho đến khi có quyết định cuối cùng được đưa ra bởi Tòa án.

Một ngày sau khi lệnh tạm thời được ban hành, hôm 24/1, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đã hoan nghênh Lệnh của Tòa án Công lý Quốc tế, và kêu gọi Myanmar thực hiện ngay lập tức, vô điều kiện, đầy đủ và nhất quán với các nghĩa vụ của mình theo Hiến chương LHQ và theo Điều lệ của Tòa án. 

Trước đó, hôm 11/11/2019, nhà nước Gambia đã nộp đơn khởi kiện nhà nước Myanmar lên Tòa án Công lý Quốc tế, cáo buộc Myanmar đã vi phạm Công ước về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng, khi chính quyền và quân đội nước này thực hiện các hành vi diệt chủng người sắc tộc thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Phiên tòa điều trần được mở từ ngày 10 đến ngày 12/12 năm 2019. Bà Aung San Suu Kyi, một "biểu tượng dân chủ", cố vấn nhà nước, đại diện cho Myanmar tham gia phiên tòa chống lại các cáo buộc đến từ Gambia.

Tòa án Công lý Quốc tế là cơ quan tư pháp chính của Liên Hợp Quốc, được thành lập theo Hiến Chương Liên Hợp Quốc, bắt đầu hoạt động vào năm 1946, có trụ sở đóng tại The Hague (Hà Lan). Tòa án gồm 15 thẩm phán được bầu bởi nhiệm kỳ 9 năm. Tòa án có vai trò giải quyết tranh chấp pháp lý được đệ trình giữa các quốc gia. Phán quyết của tòa có hiệu lực ràng buộc và không có kháng cáo cho các bên liên quan.

Minh Luật

******************

Tây Tạng : Hạ Viện Mỹ thông qua dự luật bảo vệ Đạt Lai Lạt Ma (RFI, 29/01/2020)

Hạ Viện Hoa Kỳ hôm 28/01/2020 đã thông qua dự luật trừng phạt những quan chức Trung Quốc can thiệp vào việc chọn lựa người thay thế Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng 85 tuổi được cho là sẽ luân hồi sang kiếp khác.

INDIA-RELIGION-BUDDHISM-DALAI LAMA

Lãnh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma (G) trong một buổi thuyết giảng ở Bodhgaya, Ấn Độ, ngày 04/01/2020 STR / AFP

Chính quyền Mỹ có thể phong tỏa tài sản và cấm nhập cảnh tất cả các quan chức Trung Quốc nào tìm cách nhận diện và đưa lên ngôi một Đạt Lai Lạt Ma mới do chính quyền Bắc Kinh duyệt xét, sau khi thủ lãnh tinh thần Tây Tạng qua đời.

Dự luật này còn phải được Thượng Viện chấp thuận, và thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio - vốn nhiều ảnh hưởng ở Thượng Viện, đã từng vận động thành công luật nhân quyền Hồng Kông - hứa sẽ ủng hộ. Sau đó sẽ được trình lên tổng thống Donald Trump để phê chuẩn.

Dự luật cũng cấm Trung Quốc mở thêm lãnh sự quán mới, một khi Hoa Kỳ chưa được mở phái bộ ngoại giao ở Lhassa, thủ phủ Tây Tạng.

Theo truyền thống, người Phật giáo Tây Tạng chọn Đạt Lai Lạt Ma theo nghi thức riêng, có thể kéo dài nhiều năm, thông qua một ủy ban có nhiệm vụ tìm kiếm một trẻ em có các dấu hiệu là Đạt Lai Lạt Ma đầu thai.

Tenzin Gyatso, tức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay, đã giảm hẳn các cuộc di chuyển và phải vào bệnh viện hồi tháng 4/2019 vì viêm phổi, nhưng ngài cho rằng sức khỏe vẫn tốt. Giải Nobel Hòa Bình 1989 sống lưu vong ở Ấn Độ sau cuộc nổi dậy bị đàn áp năm 1959, đã quyết định không theo tập tục truyền thống để ngăn trở bàn tay của Trung Quốc : ngài có thể tự chọn người kế nhiệm.

Các nhà đấu tranh Tây Tạng và Bắc Kinh đều biết rằng một khi Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, vị sư nổi tiếng nhất thế giới qua đời, niềm hy vọng Tây Tạng được tự trị cũng có thể mất theo. Chính quyền Trung Quốc có thể chỉ định một người chấp nhận tuân phục Bắc Kinh lên kế vị. Hồi năm 1995, Trung Quốc đã chọn một cậu bé 6 tuổi làm Ban Thiền Lạt Ma, và các tổ chức nhân quyền coi đây là tù nhân chính trị trẻ tuổi nhất hành tinh.

Thụy My

Published in Quốc tế

LHQ đòi đẩy mạnh việc trừng phạt quân đội Miến Điện về kinh tế (RFI, 05/08/2019)

Theo AFP, các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc hôm nay, 05/08/2019, kêu gọi trừng phạt quân đội Miến Điện về kinh tế. Theo họ, quân đội Miến Điện rất giàu có, với cả một hệ thống công ty, tập đoàn với những khoản lợi kếch xù góp phần tài trợ cho hành vi bạo lực và tội ác. Giới điều tra còn cảnh cáo những công ty nước ngoài làm việc với quân đội Miến Điện sẽ bị xem là đồng lõa.

myanmar1

Trưởng đoàn điều tra về Miến Điện, ông Marzuki Darusman, họp báo tại tại văn phòng Liên Hiệp Quốc ở Jakarta, Indonesia, ngày 05/08/2019. Reuters/Sekar Nasly

Phát biểu tại Jakarta nhân dịp công bố báo cáo về tình hình Miến Điện, trưởng đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc, ông Marzuki Darusman, cho rằng việc "cắt đứt quan hệ kinh tế sẽ làm giảm khả năng quân đội Miến Điện tiến hành các chiến dịch và như thế sẽ giảm những vụ vi phạm nhân quyền".

Theo các nhà điều tra, hiện nay, bên cạnh những đối tác lớn tại chỗ, còn có ít nhất 15 công ty nước ngoài có liên doanh với quân đội Miến Điện, trong lúc có 44 công ty ngoại quốc khác có liên hệ thương mại. Theo nhà điều tra Christopher Sidoti, số công ty đó chỉ là phần nổi của tảng băng.

Hai tập đoàn lớn của quân đội Myanmar Economic Holdings Limited (MEHL) và Myanmar Economic Corporation (MEC), với nhiều chi nhánh và công ty "cùng bè", hoạt động hầu như trong mọi lãnh vực, từ địa ốc, đá quý, cẩm thạch đến mỏ rubi, du lịch… Quân đội cũng nắm hai ngân hàng lớn. Các tập đoàn, công ty này không công bố toàn bộ kết quả hoạt động để tránh bị nhòm ngó.

Giới điều tra cho rằng "đế quốc kinh doanh" của quân đội Miến Điện cho phép họ thoát mọi sự kiểm tra và trốn tránh được trách nhiệm.

Báo cáo dầy 111 trang còn nêu chi tiết hàng chục công ty tư nhân đã chi hơn 10 triệu đô la cho quân đội trong lúc diễn ra cuộc trấn áp người Rohingya, sau đó tiếp tục tài trợ cho những dự án phát triển, hỗ trợ cho quân đội trong chiến dịch "xóa bỏ chứng cứ về việc người Rohingya thuộc về Miến Điện".

Các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc yêu cầu mở điều tra hình sự về các công ty này vì họ không thể nào nói là không biết gì.

Giới hoạt động bảo vệ nhân quyền cho là sau báo cáo của các nhà điều tra Liên Hiên Hiệp Quốc, các công ty nào có liên hệ với một công ty của quân đội Miến Điện không thể biện minh là họ không biết.

Mai Vân

******************

Miến Điện : Biểu tình phản đối Mỹ trừng phạt các tướng lãnh cao cấp (RFI, 04/08/2018)

Tại Rangoon hôm qua 03/08/2019, cả ngàn người tuần hành để phản đối việc Hoa Kỳ trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Miến Điện và nhiều tướng lãnh. Hôm 16/7, Washington ra lệnh cấm các nhân vật trên nhập cảnh vì vai trò của họ trong việc "thanh lọc chủng tộc" đối với người thiểu số Rohingya.

myanmar2

Biểu tình ủng hộ quân đội tại Rangoon ngày 03/08/2019, phản đối Mỹ trừng phạt tổng tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing. Reuters/Ann Wang

Thông tín viên Sarah Bakaloglou tường trình từ Rangoon :

"Hai bức chân dung của tổng tư lệnh quân đội đối diện với đám đông. "Mỹ hãy tránh ra !" - người biểu tình hô vang. Tại đất nước này, người thiểu số Hồi giáo Rohingya ít được cảm tình.

Một sinh viên 19 tuổi đến ủng hộ giới quân nhân, nói : "Tôi không muốn Hoa Kỳ can thiệp vào chính trị Miến Điện, và những gì họ nói là sai. Quân đội là thành lũy của đất nước, không thể nào sống mà không có quân đội".

Đám đông còn phản đối mọi tu chính Hiến pháp, cũng để ủng hộ giới quân nhân. Bà Aung San Suu Kyi muốn sửa đổi bản Hiến pháp năm 2008, chủ yếu nhằm làm giảm quyền lực của quân đội.

Một người biểu tình khoảng 60 tuổi phản đối việc này, ông nói : "Chúng tôi cần có sự hiện diện của các quân nhân trong Quốc hội, vì Miến Điện chỉ mới khởi đầu thời kỳ chuyển đổi dân chủ. Bà Aung San Suu Kyi muốn sửa đổi điều khoản trong Hiến pháp đã ngăn trở bà lên làm tổng thống, vì các con bà mang quốc tịch nước ngoài. Tôi không thể chấp nhận được điều này".

Trong những tháng gần đây, các cuộc biểu tình dân tộc chủ nghĩa nhằm ủng hộ giới quân nhân liên tục diễn ra trên cả nước, được tổng tư lệnh quân đội Miến Điện khuyến khích".

Thụy My

Published in Châu Á

Facebook xóa những tài khoản liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện (RFI, 19/12/2018)

Facebook tiếp tục loại trừ hơn 100 tài khoản có liên hệ với tập đoàn quân sự Miến Điện. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh mạng xã hội này liên tục bị lên án đã không hành động gì để ngăn chặn các lời lẽ kích động thù hận chống lại người Hồi Giáo Rohingya, nạn nhân của các vụ đàn áp tàn khốc, do giới quân sự Miến Điện chủ trương.

myanmar1

Ảnh minh họa : Trong một cửa hàng bán điện thoại di động tạ Rangoon, Miến Điện, ngày 08/08/2018. Reuters/Ann Wang

Trong một thông báo hôm qua, 18/12/2018, Facebook tuyên bố xóa bỏ 135 tài khoản, 425 trang, và 17 nhóm trên mạng xã hội này, có dẫn các đường link có liên quan đến tập đoàn quân sự Miến Điện. Đây cũng là các tài khoản, địa chỉ bị cáo buộc phối hợp tung tin giả. Theo Facebook, các trang mạng bị xóa bỏ đăng tải các tin tức có vẻ độc lập, thông tin về các lĩnh vực giải trí, chăm sóc sắc đẹp hay lối sống, nhưng thực chất đều có liên hệ với giới quân sự Miến Điện.

Người phát ngôn của chính quyền Miến Điện Zaw Htay hôm nay, 19/12/2018, không đưa ra bình luận nào, khi Reuters đặt câu hỏi về vấn đề này.

Trước đó, Facebook đã xóa bỏ tài khoản của tư lệnh quân đội Miến Điện. Nhiều trang và tài khoản có liên hệ với quân đội Miến Điện đã bị xóa bỏ hồi tháng 8/2018. Việc Facebook quyết định xóa bỏ nhiều trang và tài khoản diễn ra sau một cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc, với kết luận là các tướng lĩnh Miến Điện phải bị truy tố, bởi chiến dịch thảm sát và cưỡng hiếp tập thể nhắm vào cộng đồng Rohingya, với mục tiêu "diệt chủng". Hơn 700.000 người Rohingya hiện đang tị nạn tại Bangladesh, ít nhất 10.000 người bị quân đội Miến Điện thảm sát trong thời gian vừa qua.

Một báo cáo đặc biệt của Reuters hồi tháng 8/2018 cũng cho thấy là Facebook đã không nhanh chóng chú ý đến các cảnh báo của nhiều tổ chức nhân quyền Miến Điện, báo động về tình trạng tuyên truyền kích động thù hận lan tràn trên các mạng xã hội, chống lại các cộng đồng thiểu số, trong đó có người Rohingya.

Trọng Thành

******************

Aung San Suu Kyi bị Seoul rút giải nhân quyền Gwangju (RFI, 18/12/2018)

Một trong những tổ chức bảo vệ nhân quyền lớn nhất Hàn Quốc, Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm, hôm nay 18/12/2018 loan báo rút lại giải thưởng Gwangju đã trao cho nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi năm 2004, vì sự "dửng dưng" của bà trước thảm cảnh của người thiểu số Rohingya.

myanmar2

Cố vấn Nhà nước Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu về tình hình tại bang Rakhine, nơi người Rohingya bị đàn áp, Naypyitaw, 19/09/2017. Reuters/Soe Zeya Tun

Vào thời đó, nhà ly khai được thế giới ngưỡng mộ đã không thể đến nhận giải thưởng nhân quyền danh giá này, vì bị tập đoàn quân sự quản thúc. Nay đảng của bà đã lên nắm quyền, Aung San Suu Kyi trở thành người lãnh đạo Miến Điện, nhưng bà lại bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì từ chối lên án bạo lực đối với người Rohingya, không hề tỏ sự cảm thông.

Từ năm 2017 đã có trên 720.000 người Rohingya phải chạy trốn các hành động tàn ác của quân đội và dân quân Phật giáo Miến Điện, cuộc khủng hoảng được Liên Hiệp Quốc đánh giá là "diệt chủng".

Ông Cho Jin Tae, phát ngôn viên của Quỹ tưởng niệm 18 tháng Năm tuyên bố : "Sự vô cảm trước những tội ác tàn bạo đối với người Rohingya đi ngược lại các giá trị mà giải thưởng bảo vệ, sự xúc tiến nhân quyền". Quỹ này được lập ra vào năm 1994 để tưởng niệm vụ nổi dậy đòi dân chủ ở Gwangju năm 1980, bị đàn áp trong biển máu với trên 200 người chết và bị thương.

Giữa tháng 11, Amnesty International cũng đã rút lại giải thưởng trao cho bà Aung San Suu Kyi năm 2009.

Trong khi đó tại Liên Hiệp Quốc, Hội Đồng Bảo An chuẩn bị một dự thảo nghị quyết nhằm thúc đẩy Miến Điện hợp tác để giải quyết cuộc khủng hoảng Rohingya, mặc dù Trung Quốc và Nga tẩy chay đối thoại. Dự thảo đặt ra mốc thời gian hồi hương trên 700.000 người Rohingya đang tị nạn tại Bangladesh, và cảnh báo có thể sẽ trừng phạt, nếu Miến Điện nếu không có tiến bộ nào.

Thụy My

Published in Châu Á

Tháng Sáu năm 2012 tôi có cợi gặp bà Aung San Suu Kyi tại Thái Lan.

aung1

Lãnh đạo đng cm quyn Myanmar Aung San Suu Kyi.

Hôm ấy tôi và một nhóm báo chí tại Bangkok nhận được tin bà Aung San Suu Kyi sẽ tới thăm người Rohingya tại trại tỵ nạn Mae La, nằm trong tỉnh Thak, Quận Tha Song Yang cách thủ đô Thái Lan hơn 550 cây số. Rời Bangkok rất sớm tớii khoảng 2 giờ chiều, bầu trời Mae La vẫn còn sương mù lãng đãng vì nơi này thuộc vùng cao như Đà Lạt của Việt Nam. Chúng tôi vào trại tỵ nạn và biết phái đoàn của bà Aung San Suu Kyi vẫn chưa tới.

Vòng quanh trại là những căn nhà lá thô sơ, nằm liền nhau với những khuôn mặt cằn cỗi lấp ló nhìn khách từ xa tới. Biết chúng tôi là báo chí nhiều người tới bày tỏ hoàn cảnh của họ nhưng tiếc thay trong chúng tôi không ai biết tiếng Rohingya nên đành cười trừ, an ủi họ bằng vài câu tiếng Anh, đi loanh quanh quan sát đời sống của họ và chờ bà Aung San Suu Kyi ghé trại.

Người Rohingya không khác mấy với dân Thái hay Miến Điện, có điều da họ đen hơn, nam thì quấn xà rông còn nữ thì choàng khăn nhưng không che mặt. Sau này tôi mới biết luật của trại tỵ nạn Mae La không cho phép.

Những đứa trẻ lớn lên trong trại với đời sống thật sự bị bao vây bởi hàng trăm khó khăn. Nhìn ánh mắt của chúng người ta cảm nhận ngay được tình trạng bi đát mà chúng đang bươn chải trong đó. Bao nhiêu năm qua người Rohingya sống mỏi mòn trong trại Mae La mà không có một chút hy vọng nào về việc định cư ợ̉t nước thứ ba. Họ không được quy chế tỵ nạn chính trị mà bị xếp vào diện di dân kinh tế, mặc dù ngay tại Miến Điện họ bị đối xử không khác gì súc vật vì bị kỳ thị, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo. Trại Mae La chờ phái đoàn bà Aung San Suu Kyi đến thăm nhưng tới hơn 5 giờ chiều vẫn chưa thấy đoàn xe vào trại. Chúng tôi không biết rằng đoàn của bà đi hướng khác để tránh báo chí và sau khi chạy một vòng khắp trại, đoàn xe chở bà Aung San Suu Kyi ra về và gặp chúng tôi ở cửa trại.

Bà không nói gì với người dân Rohingya, chỉ ngồi trong xe vẫy tay chào họ, chạy ngang nhìn ngắm cuộc sống của họ và... ra về. Tuy thất vọng nhưng chúng tôi vẫn cố tìm lý do biện minh cho bà, mặc dù sự biện minh ấy hoàn toàn có tính chất tự bào chữa. Nhưng có lẽ bắt đầu từ đó trong lòng tôi một dấu hỏi thật lớn nổi lên : Bà Aung San Suu Kyi sẽ có cách đối phó thế nào với người Rohingya cho phù hợp ?

Lần thứ hai, tôi gặp bà tại Washington DC ngay tại văn phòng RFA nơi chúng tôi làm việc, bốn tháng sau lần bà tới trại tỵ nạn Mae La.

Dáng người mảnh mai, nh bé, Aung San Suu Kyi toát ra sức hấp dẫn người khác qua cách bà nói chuyện, cách bà lắng nghe người khác đưa ý kiến và bà gần như lúc nào cũng có nụ cười trên môi. Những chiếc hoa nối liền nhau trên chiếc kẹp tóc có lẽ là vật bất ly thân của bà. Nó nhắc nhợ̉t tính cách Aung San Suu Kyi : mạnh mẽ với cường quyền nhưng dịu dàng với người dân Miến Điện.

Không bất ngờ khi bà là người chiếm gần như tuyệt đối số cử tri ủng hộ tại quê hương sau 15 năm bị quản thúc tại gia bởi chính phủ quân phiệt Miến. Bà lãnh đạo Liên Đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy) một đảng đối lập do bà thành lập gọi tt là NLD. Trong lúc bà bị cầm tù, chính NLD đã hoạt động tích cực không ngừng để lên tiếng tình trạng của bà ra với thế giới. Các cơ quan truyn thông quốc tế như CNN, CBS, VOA, RFA, BBC, RFI liên tục phát thanh những thông tin có liên quan tới bà, từ đó, bà được thế giới biết đến nhựt hình tượng chiến đấu không mệt mỏi cho dân tộc Miến Điện. Bà nhận được nhiều giải thưởng danh dự của các trường đại học nổi tiếng, những bằng khen của các tổ chức danh tiếng quốc tế và cuối cùng là giải Nobel Hòa Bình năm 1991.

Hào quang tỏa sáng không riêng cho bà mà cho cả dân tộc Miến. Chính phủ quân phiệt nhượng bộ và bà được tự do hoạt động sau hơn 15 năm bị quản thúc. Bà bước vào tòa nhà Quốc hội Miến với số phiếu thuyết phục, bà được thế giới ngưỡng mộ, là kim chỉ nam cho nhiều nước về tiến trình tranh đấu cho tự do dân chủ. Bà bắt đầu nếm trải mùi v quyền lực và cũng bắt đầu đối diện với những điều bà từng suy nghĩ tới nhưng chưa bao giờ lá phiếu cử tri Miến lại đè nặng trên bờ vai bé nhỏ của bà như lúc này, lúc mà tình trạng quân đội Miến đàn áp tàn tệ hàng trăm ngàn người Rohingya buộc họ phải chạy khỏi đất nước tạm dung sau khi bỏ lại hàng ngàn người bị quân đội Miến tàn sát.

Người dân Miến vẫn tiếp tục ủng hộ bà. Họ nhìn bà như vị nữ thánh vì bà tranh đấu cho quyền lợi của họ, kể cả quyền được bạo hành với người khác chủng tộc, tôn giáo.

Đạo Phật gần như quốc giáo và Hồi giáo không được chấp nhận tại Miến. Người Rohingya bị bạc đãi và đối xử tàn khốc bởi chính người dân Miến trước khi quân đội nhúng tay vào. Hàng trăm ngôi làng của người Rohingya b đốt thành tro, chính phủ đổ vấy cho phiến quân, còn bà Aung San Suu Kyi thì im lặng gần như tuyệt đối. Thế gới thắc mắc thái độ khó hiểu này và không ít nơi đã bày tỏ phẫn nộ khi bà tiếp tục có cung cách hành xử không khác gì chính quyền quân phiệt trước đây.

Khi báo chí quốc tế hỏi về hai nhà báo Miến Điện là U Wa Lone, 32 tui, và U Kyaw Soe Oo, 28 tuổi làm việc cho Reuters bị tòa án Miến tuyên phạt 7 năm tù vì đưa tin một cuộc thảm sát người Rohingya của quân đội Miến, bà đã trả lời rằng vì họ vi phạm pháp luật của Miến và bản án dành cho họ là đúng đắn.

Cách bà ứng phó với truyền thông làm bừng lên cơn giận dữ hơn nữa. Nhiều trường Đi học lột ảnh của bà đang treo trong trường, nhiều đề nghị rút bỏ các giải thưởng đã trao cho bà kể cả giải Nobel Hòa Bình vì người ta cho rằng bà không còn xứng đáng. Mới nhất vào ngày 11 tháng 11 năm 2018 Hãng tin CNN đã đăng tải lá thơ của tổ chức Ân xá Quốc tế do Tng thư kí Kumi Naidoo thông báo cho bà v quyết đnh thu hồi danh xưng Đi s Quc tế v Gii thưởng Lương tâm Quc tế mà bà nhn được do Amnesty International trao tặng năm 2009.

Ân xá Quốc tế chỉ trích người đot gii Nobel vì đã không s dng "quyn lc chính tr và đo đc" đ bo v quyn con người ở đất nước của bà, "s th ơ rõ ràng" ca bà đi vi các ti ác quân s các vùng dân tc và "không dung np t do ngôn lun". Những cáo buộc mạnh mẽ này như giọt nước làm tràn chiếc ly bất mãn của thế giới trước các hành động đi ngược lại những gì mà bà tranh đấu hơn hai mươi năm qua.

Thời kỳ hào quang của bà đã chấm dứt và thời kỳ bóng tối đang bao trùm Miến Điện.

Bà Aung San Suu Kyi đã đặt cược quá nhiều vào cử tri Miến. Bà bị ám ảnh bởi quyền lực của các sư sãi Miến với cuộc cách mạng áo cà sa năm 2007, bà cũng không thể quên "Phong trào 969", mt phong trào ngày càng có nh hưởng ln ti đt nước có ti 90% dân s theo Pht giáo. Mt trong nhng người khi xướng và lãnh đo phong trào này là nhà sư Ashin Wirathu, 44 tui, tr trì ti tu vin Masseyin thành ph Mandalay. Ashin Wirathu nổi tiếng đến nỗi báo Times đăng hình của ông ta trên bìa và gọi ông là "B mt ca khng b Pht giáo". Ashin Wirathu xách động Phật giáo Miến chống lại dân Hồi giáo Rohingya và không ngại kêu gọi họ̉i lên đuổi người Rohingya ra khỏi lãnh thổ Miến Điện.

Bà Aung San Suu Kyi biết tầm ảnh hưởng của Ashinh Wirathu và bà đã tiếp tc im lặng trước những hành vi mà ông này gieo rắc trên đất nước Miến.

Sự im lặng đồng lõa ấy đã làm hình ảnh bà biến dạng trước các chính khách quốc tế. Đất nước của bà bị xem xét và các quan chức Miến đang có nguy cơ bị đưa ra tòa xét xử về tội diệt chủng người Rohingya. Các nước ASEAN cũng đang xét lại việc Miến Điện đàn áp người Hồi giáo sau khi tân Tổng thống Malaysia, ông Mahathir Mohamad, lên tiếng cáo buộc và Indonesia có động thái hợp tác muốn đưa hồ sơ Miến Điện ra cuộc họp thượng đỉnh của khối tại Singapore vào tháng 11 này.

Cử tri Miến Điện đã đưa bà lên, vì vậy bà không muốn mất sự ủng h của họ. Suy cho cùng không biết bà là con cờ của cử tri hay chính họ mới là con cờ cho khát vọng chính trị trong con người của bà ? Nhưng dù sao thì hào quang của bà đã tắt vĩnh viễn. Tắt đi vì một chính kiến sai lầm sau bao năm hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. Nhân quyền đối với bà Aung San Suu Kyi không áp dụng cho người Rohingya và vì vậy bà đang chơi ván cờ cô độc chỉ có bà và cử tri Miến với nhau còn quốc tế bà không chú ý, mặc dù trước đây chính họ̣n động cho bà ra khỏi bóng tối của tù đày.

Mặc Lâm

Nguồn : VOA, 15/11/2018

Published in Diễn đàn

 

Hồ sơ Rohingya nổi cộm tại Thượng Đỉnh ASEAN ở Singapore (RFI, 12/11/2018)

Singapore bước vào một tuần lễ sôi động về mặt ngoại giao với Thượng Đỉnh ASEAN lần thứ 33 chính thức mở ra từ ngày 12 đến 15/11/2018. Phát biểu trong khuôn khổ diễn đàn doanh nghiệp ASEAN, thủ tướng Lý Hiển Long kêu gọi các đối tác Đông Nam Á đẩy mạnh tiến trình hội nhập trong bối cảnh mô hình đa phương đang bị đe dọa, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang. Ngoài hồ sơ kinh tế, hồ sơ người Rohingya tại Miến Điện là một trong những trọng tâm của thượng đỉnh lần này.

rohingya1

Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi phát biểu tại Diễn Đàn Kinh Doanh và Đầu Tư ở Singapore ngày 12/11/2018. Reuters/Athit Perawongmetha

Trước cử tọa gồm các doanh nhân ASEAN, trong cương vị chủ nhà thủ tướng Lý Hiển Long sáng nay nhắc lại cuộc đọ sức thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có nguy cơ tác động tiêu cực đến kinh tế Singapore và nhấn mạnh : "Đông Nam Á có tiềm năng rất lớn nhưng lại lệ thuộc vào tình hình thế giới ở bên ngoài, do vậy khối này chọn giải pháp đẩy mạnh tiến trình hội nhập trong một thế giới đa phương".

Ngoài hồ sơ kinh tế, khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện là một trong những trọng tâm của thượng đỉnh ASEAN lần thứ 33. Thông tín viên đài RFI từ Singapore, Carrie Nooten cho biết lãnh đạo Miến Điện bà Aung San Suu Kyi sẽ bị các đối tác Đông Nam Á yêu cầu giải thích về hồ sơ nhậy cảm này và đây có thể là một thay đổi trong đường lối hoạt động của ASEAN, vốn chủ trương không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thành viên.

"Tuần này lãnh đạo các nước ASEAN có thể sẽ đoạn tuyệt với thái độ thản nhiên vốn có từ trước tới nay. Thông thường, nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ được 10 thành viên khối Đông Nam Á tuân thủ. Nhưng lần này, từ những tuần qua, nhiều tiếng nói phản đối chính sách của Miến Điện đối với cộng đồng thiểu số Rohingya theo đạo Hồi. Đây là một sự đương đầu trực tiếp với bà Aung San Suu Kyi.

Thay đổi trong thái độ của ASEAN xuất phát từ những đòn tấn công của thủ tướng Malaysia Mahathir, đã trở lại cầm quyền hồi tháng 5 vừa qua và là một người có lập trường mạnh mẽ bảo vệ ASEAN.

Thủ tướng Malaysia trước tiên đã lên tiếng qua các phương tiện truyền thông và ông đã nêu hẳn vấn đề trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Ông Mahathir đã nói thẳng là không còn tin tưởng vào bà Aung San Suu Kyi.

Có thể dự báo là, nhiều nước Hồi Giáo Đông Nam Á như Brunei hay Indonesia sẽ ủng hộ lập trường của thủ tướng Malaysia.

Một số các nhà ngoại giao ngầm cho biết về phía Miến Điện đã không có những tiến triển nhanh chóng trên, cho nên những lời lẽ mang tính khiêu khích này nhằm buộc Naypyidaw phải hành động.

Singapore trong cương vị nước chủ nhà, luôn giữ thế trung lập trong mọi tình huống, nhưng lần này, chính quyền Singapore dự trù sẽ có thái độ cứng rắn.

Các lãnh đạo ASEAN ý thức được rằng, uy tín của khối Đông Nam Á được đặt lên bàn cân. Trước mắt uy tín đó trên vấn đề người Rohingya đang bị lung lay, đặc biệt là sau báo cáo của Liên Hiệp Quốc về khủng hoảng người Rohingya tại Miến Điện".

Thanh Hà

*****************

Chính quyền Miến Điện hủy vụ kiện nhà báo chỉ trích quan chức đảng NLD (RFI, 10/11/2018)

Ngày 09/11/2018, chính quyền Miến Điện rút đơn kiện ba nhà báo bị bắt cách đây một tháng vì chỉ trích một người thân cận của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi. Quyết định trên từng bị đánh giá là một dấu hiệu mới cho thấy sự thụt lùi về quyền tự do báo chí ở Miến Điện.

myanmar1

Kyaw Zaw Linn, tổng biên tập tuần báo Eleven Media, cùng hai đồng nghiệp lúc ra khỏi tòa án Tamwe, Rangun, ngày 26/10/2018. Reuters/Ann Wang

Từ Rangun, thông tín viên RFI Eliza Hunt cho biết thêm :

"Ba nhà báo đã viết một bài về việc tài trợ cho hệ thống xe buýt ở thành phố Rangun và lãnh đạo của vùng không hài lòng về bài báo đó.Vị quan chức này lại là một thành viên quan trọng của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (NLD), đảng của nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi.

Vị quan chức của đảng NLD đã yêu cầu các nhà báo xin lỗi, đổi lại sẽ rút đơn kiện. Tuy nhiên, ba nhà báo này không xin lỗi.

Vì thế, đích thân tổng thống Miến Điện phải can thiệp để nhắc nhở chính quyền địa phương và yêu cầu họ tuân theo luật về truyền thông. Có nghĩa là trước tiên phải giải quyết vụ việc thông qua trung gian của Hội đồng Báo chí Miến Điện.

Đây là sự can thiệp hiếm hoi tại một quốc gia bị chỉ trích từ nhiều tháng qua vì vi phạm quyền tự do ngôn luận. Vụ việc của các nhà báo làm việc cho tạp chí Eleven xảy ra ngay sau khi hai phóng viên của hãng tin Reuters bị kết án 7 năm tù vì thực hiện phóng sự về một vụ thảm sát nhắm vào sắc dân thiểu số Rohingya theo Hồi giáo.

Kể từ khi bà Aung San Suu Kyi lên nắm quyền vào năm 2016, hơn 40 nhà báo đã bị truy tố tại Miến Điện theo một loạt các luật đàn áp, trong đó có 17 nhà báo bị quan chức chính phủ kiện. Vậy mà, ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, kiêm cố vấn quốc gia, từng tuyên bố cách đây không lâu rằng : "Tôi nghĩ là báo chí rất được tự do" ở Miến Điện".

Thu Hằng

*****************

Miến Điện : Các tổ chức phi chính phủ tố cáo kế hoạch hồi hương Rohingya (RFI, 09/11/2018)

Hàng chục tổ chức phi chính phủ nhóm họp tại Bangkok, Thái Lan, ngày hôm nay, 09/11/2018, để tố cáo kế hoạch của chính phủ Miến Điện liên quan đến việc đưa người tị nạn Rohingya từ Bangladesh trở về Miến Điện vào tuần tới, và cho rằng kế hoạch này làm cho những người phải hồi hương "kinh hãi".

myanmar2

Người Hồi giáo thiểu số Rohingya Miến Điện vượt sông Naf sang tị nạn ở Bangladesh. Ảnh chụp ngày 12/11/2017. Reuters/Mohammad Ponir Hossain

Hôm thứ Ba, 06/11, tờ báo chính thức của Miến Điện, The Global New Light of Myanmar, cho biết, kể từ ngày 15/11, nhóm đầu tiên bao gồm 2.260 người tị nạn Rohinygya sẽ được đưa về nước, theo nhịp độ 150 người mỗi ngày. Vẫn theo nguồn tin trên, Miến Điện đã đạt thỏa thuận với Bangladesh, nơi đang có khoảng 720 ngàn người Hồi giáo Rohingya tị nạn để tránh bị quân đội Miến Điện trấn áp, kể từ tháng 08/2017.

Tuy nhiên, 42 tổ chức phi chính phủ đã ký một bức thư ngỏ được công bố ngày hôm nay, cho rằng việc hồi hương là nguy hiểm, chưa có đủ điều kiện bảo đảm an ninh cho sắc dân thiểu số Rohingya theo đạo Hồi, tại một quốc gia đã xẩy ra nhiều vụ bạo lực do các phần tử Phật giáo dân tộc chủ nghĩa cực đoan tiến hành.

Theo các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Miến Điện, được AFP trích dẫn, những người Rohingya đã phải chạy sang Bangladesh để được an toàn và "họ kinh hãi khi nghĩ đến những gì sẽ xẩy ra nếu họ trở về Miến Điện vào lúc này". Người Rohingya lo ngại là có thể lại bị cưỡng bức đưa vào các trại tị nạn tồi tệ, nơi sinh sống của khoảng 120 ngàn người Rohingya từ nhiều năm qua, tại bang Rakhine, Miến Điện.

Cuối năm 2017, Miến Điện và Bangladesh đã ký một thỏa thuận hồi hương người Rohingya, nhưng mọi việc không tiến triển và hai bên đổ lỗi cho nhau, trong lúc đó, người Rohingya từ chối hồi hương chừng nào an ninh và các quyền công dân của họ không được chính phủ Miến Điện bảo đảm.

Các hành động trấn áp người Rohingya bị Liên Hiệp Quốc tố cáo như một vụ "diệt chủng".Hồi tháng 06/2018, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc và tổ chức Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc đã ký với chính phủ Miến Điện một thỏa thuận hỗ trợ tạo các điều kiện thuận lợi cho việc hồi hương an toàn và tự nguyện của người Rohingya.

Đức Tâm

 

Published in Châu Á

Quân đội Miến Điện : Liên Hiệp Quốc "không được can thiệp" vào hồ sơ Rohingya

Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện hôm 23/09/2018, đã cảnh báo Liên Hiệp Quốc là "không có quyền can thiệp" vào chủ quyền đất nước của ông. Đây là phản ứng công khai đầu tiên của tướng Min Aung Hlaing, một tuần sau khi một phái đoàn điều tra của Liên Hiệp Quốc chính thức yêu cầu truy tố ông cùng một số tướng lãnh Miến Điện khác ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế về tội "diệt chủng" trong cuộc khủng hoảng Rohingya.

rohingya1

Tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh quân đội Miến Điện, họp Hội đồng An ninh Quốc gia tại Naypyidaw ngày 30/04/2018. Reuters/Kevin Fogarty

Hãng tin Pháp AFP, trích dẫn tờ báo quân đội Miến Điện Myawady, cho biết là trong một phát biểu trước quân đội vào hôm qua, tướng Min Aung Hlaing đã phản ứng gay gắt về các đề nghị của đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc

Ông nhấn mạnh là không một quốc gia, tổ chức hay nhóm nào, "có quyền can thiệp và đưa ra quyết định trên chủ quyền của một đất nước". Theo tư lệnh Quân Đội Miến Điện, việc "lạm bàn vào công việc nội bộ một nước sẽ (gây ra) hiểu lầm".

Trong bản báo cáo điều tra dầy hơn 440 trang được công bố chính thức vào tuần trước, Liên Hiệp Quốc nêu bật những "tội ác" của quân đội Miến Điện, đã có những hành vi tra tấn, giết người, hãm hiếp, bạo hành ở mức khó tưởng tượng ở bang Rakhine, khiến hơn 700.000 người Rohingya phải chạy sang Bangladesh lánh nạn.

Các nhà điều tra đã thúc giục Hội Đồng Bảo An đưa lãnh đạo quân đội Miến Điện ra trước Tòa án Hình sự Quốc tế La Haye. Họ cũng chỉ trích sự im lặng của chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi.

Quân đội Miến Điện hoàn toàn bác bỏ những lời cáo buộc kể trên, trong lúc Tòa án Hình sự Quốc tế thì cho biết sẵn sàng thụ lý hồ sơ.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, con đường truy tố giới tướng lãnh Miến Điện hoàn toàn không dễ dàng.

Mai Vân

Quân đội Miến Điện : Liên Hiệp Quốc "không được can thiệp" vào hồ sơ Rohingya

 

Published in Châu Á

Hội đồng bảo an đến thị sát trại tị nạn Rohingya tại Bangladesh (RFI, 29/04/2018)

Sau nhiều lần bị trì hoãn, phái đoàn của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc hôm 29/04/2018 đến thăm các trại tị nạn của người Rohingya nằm dọc theo biên giới Bangladesh và Miến Điện, nhằm tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng người Rohingya.

myanmar1

Đại sứ Anh bên cạnh Liên Hiệp Quốc Karen Pierce an ủi một bé gái Rohingya tại trại tị nạn gần Cox's Bazar, Bangladesh, ngày 29/04/2018 Reuters

Phái đoàn do đại sứ Koweit tại Liên Hiệp Quốc dẫn đầu gồm 26 nhà ngoại giao đến từ 15 quốc gia. Trong vòng 4 ngày, đại diện của Hội Đồng Bảo An lần lượt đến thăm các trại tị nạn người Rohingya, gặp thủ tướng Bangladesh, bà Sheikh Hasina, gặp lãnh đạo Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi và sau cùng là đến thực địa tại bang Rakhine.

Theo giải thích của đại sứ Koweit, mục đích chuyến đi này không nhằm "bôi xấu Miến Điện" mà là chứng tỏ thiện chí giải quyết cuộc khủng hoảng này, chủ yếu liên quan đến việc hồi hương người tị nạn Rohingya.

Ông Kenneth Roth, giám đốc điều hành tổ chức Human Rights Watch cho rằng phái đoàn Hội Đồng Bảo An nên hối thúc Miến Điện thừa nhận tội ác của quân đội. Đồng thời, ông cũng chỉ trích thái độ thụ động của Liên Hiệp Quốc trong hồ sơ này.

"Hội Đồng Bảo An phải nhìn nhận là người Rohingya sẽ không cảm thấy an toàn chừng nào chính phủ (Miến Điện) vẫn phủ nhận tội lỗi. Hội Đồng Bảo An phải thúc đẩy nước này hợp tác với các nhà điều tra của Liên Hiệp Quốc và mở cửa khu vực cho các nhà quan sát độc lập. (…)

Hơn nữa, chúng ta chưa bao giờ thử xem liệu Trung Quốc có thật sự sẽ bỏ phiếu phủ quyết hay không. Việc thiếu vắng một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An đã cho Miến Điện thấy rõ là họ vẫn có thể gây tội ác mà không bị trừng phạt".

Minh Anh

*******************

Miến Điện : Bạo lực tái phát ở miền Bắc, hàng nghìn người chạy lánh nạn (RFI, 28/04/2018)

Các cuộc đối đầu giữa quân đội Miến Điện và lực lượng nổi dậy lại bùng phát ngày 27/04/2018 ở miền bắc xa xôi của nước này. Một nhân viên của Liên Hiệp Quốc cho biết vài nghìn người dân đã phải chạy lánh nạn.

myanmar2

Ảnh minh họa : Cảnh người Rohingya di tản tránh bạo lực ở Miến Điện. Ảnh ngày 19/10/2017. Reuters/Jorge Silva

Phát biểu với AFP, ông Mark Cutts, giám đốc Văn phòng Điều phối Hoạt động Nhân đạo của Liên Hiệp Quốc (OCHA), cho biết có thêm hơn 4.000 người đã phải sơ tán trong vòng ba tuần nay ở bang Kachin và rất nhiều người vẫn bị kẹt lại trong vùng xảy ra xung đột nằm ở cực bắc Miến Điện, giáp biên giới với Trung Quốc.

Văn phòng OCHA chưa kiểm chứng được thông tin cho rằng một số thường dân có thể bị thiệt mạng trong những cuộc giao tranh gần đây.

Ngoài hơn 4.000 phải sơ tán, còn phải kể đến 15.000 người bỏ xứ từ đầu năm 2018 và hơn 90.000 người đang sống trong các lán trại được dựng tại bang Kachin và Shan từ khi thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội chính phủ và Phong trào Kachin độc lập bị cắt đứt năm 2011. Các nhóm vũ trang thuộc tộc người thiểu số luôn đòi có thêm quyền tự trị và kiểm soát khu vực này.

Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến Bangladesh gặp người Rohingya

Ngày 28/04/2018, một phái đoàn của 15 nước thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã đến Cox Bazar, Bangladesh, nơi có khoảng 700.000 người tị nạn Rohingya đang lánh nạn. Theo dự kiến, phái đoàn Liên Hiệp Quốc sẽ thảo luận với chính quyền địa phương về cuộc khủng hoảng và thăm một số trại tị nạn ở đây vào Chủ Nhật 29/04.

Theo AP, ngoại trưởng Bangladesh Khurshed Alam đánh giá chuyến thăm của phái đoàn Liên Hiệp Quốc "rất quan trọng" để gia tăng sức ép đối với chính sách hồi hương người Rohingya của chính quyền Miến Điện.

Vào tháng 12/2017, Bangladesh và Miến Điện đã thống nhất về chương trình hồi hương của người Rohingya, bắt đầu từ tháng 01/2018, tuy nhiên quá trình này vẫn bị trì hoãn.

Thu Hằng

Published in Châu Á