Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dựa theo chính sách "can dự phức hợp" được thực hiện kể từ năm 2014, Thái Lan đã cân bằng quan hệ giữa các khu vực và quốc gia như EU, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, và các nước láng giềng Đông Nam Á.

thai1

Tóm tắt

* Thái Lan đã áp dụng cách tiếp cận "can dự phức hợp" đối với các quan hệ quốc tế trong một nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu an ninh và sống sót về kinh tế sau cuộc đảo chính quân sự tháng 5/2014.

* Bangkok cũng nêu bật mối quan hệ an ninh-quân sự với Mỹ trong khi ưu tiên sự can dự kinh tế với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

* Đồng thời, Thái Lan can dự với Châu Âu thông qua các thỏa thuận kinh doanh để bù đắp cho thực tế là sự tiếp xúc chính trị giữa Thái Lan và Châu Âu đã bị hạn chế kể từ cuộc đảo chính.

* Tuy nhiên, những thất bại chính trị và các yếu tố kinh tế hạn chế khả năng can dự đáng kể của Thái Lan với các nước láng giềng ở Đông Nam Á lục địa.

Giới thiệu

Ngày 25/7/2019, Chính phủ Thái Lan đã trình bày tuyên bố chính sách đối ngoại của mình trước Quốc hội. Tuyên bố nói rằng nước này sẽ tiếp tục đóng vai trò mang tính xây dựng trong cộng đồng quốc tế, cân bằng quan hệ với tất cả các nước và tăng cường sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau và lợi ích của nhau. Trên thực tế, chính sách này giống như chính sách của chính quyền quân sự trước, cũng do Thủ tướng đương nhiệm Prayut Chan-ocha lãnh đạo với tư cách là người đứng đầu chính quyền quân sự lên nắm quyền vào tháng 5/2014. Dưới thời chính quyền quân sự đó và chính phủ được thành lập sau cuộc bầu cử tháng 3/2014, Thái Lan đã tìm kiếm sự hợp tác kinh tế với tất cả các khu vực trên thế giới, trong đó có cả Châu Âu, Trung Đông và Nam Á. Họ cũng thúc đẩy và tăng cường tính trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực, đồng thời tìm kiếm sự hợp tác để đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong các lĩnh vực như an ninh mạng, buôn người và tội phạm xuyên quốc gia.

Bài viết này thảo luận về phương hướng chính sách đối ngoại của Thái Lan dưới thời Chính quyền Prayut bằng cách áp dụng khái niệm "can dự phức hợp" để xem xét cách thức chính phủ xử lý những thách thức địa chính trị tại thời điểm các cường quốc cạnh tranh, hợp tác và xung đột với nhau. Cả những vấn đề trong nước lẫn những thay đổi nhanh chóng về địa chính trị đã khiến Thái Lan phải đối mặt với những thách thức đối với hiệu quả của chính sách đối ngoại. Vào tháng 1/2020, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã buộc phải rút lại phát ngôn sai của chính Ngoại trưởng nước này về vụ Mỹ ám sát Tướng Qassem Soleimani của Iran trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái. Vị Ngoại trưởng này đã nói rằng Thái Lan, một đồng minh hiệp ước của Mỹ, đã được thông báo trước về vụ tấn công này. Tháng 2/2020, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã phải ra một tuyên bố bảo vệ quyết định của Tòa án Hiến pháp về việc giải tán đảng Tương lai mới sau những chỉ trích mạnh mẽ của Canada, Liên minh Châu Âu (EU) và Mỹ về hành động trên của tòa án. Tuy nhiên, bất chấp những chỉ trích như vậy, các mối quan hệ quân sự và an ninh của Thái Lan với Mỹ ngày càng chặt chẽ hơn. Đây là sự thật dù Thái Lan được cho là đang đi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc và vật lộn để đóng một vai trò trong tiểu khu vực Đông Nam Á lục địa.

Sự can dự phức hợp

Có khả năng "can dự phức hợp" là cách tiếp cận với chính sách đối ngoại được áp dụng sau cuộc đảo chính tháng 5/2014, khi chính phủ được giới lãnh đạo quân đội hậu thuẫn sử dụng nhiều cách khác nhau để quản lý quan hệ và cân bằng giữa các cường quốc đối địch là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Âu, Nga, Hàn Quốc và Ấn Độ. Khi tìm kiếm vai trò của mình trong khu vực, Thái Lan phải đối mặt với một tình huống trong đó các cường quốc này vừa hợp tác vừa xung đột. Sự can dự phức hợp có đặc trưng là "không ép buộc, trao đổi cởi mở ở nhiều cấp và trên nhiều lĩnh vực. Đó là sự theo đuổi mang tính chiến lược các mối quan hệ hợp tác dựa trên sự hiểu biết chung, cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau".

Theo Giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế trường ĐH Delaware Alice Ba, quan trọng hơn là sự can dự phức hợp cũng giống trường hợp quan hệ ASEAN-Trung Quốc ở chỗ nó không yêu cầu các nước phải có cùng các giá trị tự do để có được các mối quan hệ quan trọng. Các chính sách và nền tảng của Chính quyền Prayut hiện tại, vốn có nguồn gốc từ một cuộc đảo chính quân sự, biểu thị nhiều giá trị phi tự do. Mặc dù cuộc bầu cử năm 2019 đã cải thiện được thứ bậc chỉ số dân chủ của Thái Lan từ chế độ đang chuyển đổi dân chủ sang chế độ dân chủ chưa hoàn thiện, nhưng tranh cãi chính trị giữa giới cầm quyền và những người bất đồng chính kiến, cũng như các sự kiện như giải tán đảng đối lập Tương lai mới vào ngày 21/2/2020 đã châm ngòi sự chỉ trích mạnh mẽ từ phương Tây - đáng chú ý là từ Mỹ và EU. Đồng thời, Thái Lan cũng cần phải can dự với các nước phương Tây trong một loạt lĩnh vực.

Để tránh xung đột, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã cố không sử dụng những từ ngữ gay gắt để bảo vệ phán quyết của tòa án đối với đảng Tương lai mới. Họ chỉ đơn giản nói rằng Thái Lan vẫn cam kết với các giá trị dân chủ và đa nguyên chính trị. Họ nói thêm : "Chúng tôi tin tưởng tất cả bạn bè của Thái Lan, hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của chúng tôi, ủng hộ việc thực thi luật tối cao của đất nước chúng tôi cũng giống như những gì chúng tôi đang làm với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế". Thái Lan và Mỹ đã theo đuổi sự can dự đầy đủ ở tất cả các cấp kể từ khi Chính quyền Donald Trump nhậm chức vào năm 2017. Đại sứ mới của Mỹ tại Thái Lan, Michael DeSombre, chính trị gia đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí đó trong nhiều thập kỷ, cuối cùng đã đến Bangkok vào cuối tháng 1/2020, hơn một năm sau khi người tiền nhiệm của ông rời đi vào cuối năm 2018. Trong các phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ, DeSombre tuyên thệ rằng ông sẽ ưu tiên mở rộng quan hệ kinh tế và giúp Thái Lan bảo vệ chủ quyền và an ninh, đồng thời bày tỏ sự tin tưởng rằng các thể chế dân chủ Thái Lan sẽ được củng cố.

Thái Lan tập trung chủ yếu vào quan hệ với Mỹ nhằm tăng cường các quan hệ an ninh và quân sự. Thủ tướng Prayut, người kiêm chức Bộ trưởng Quốc phòng, đã ký Tuyên bố Tầm nhìn chung 2020 với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark T. Esper vào tháng 11/2019. Tuyên bố này cam kết hợp tác, tăng khả năng tương tác, hiện đại hóa quân đội, chia sẻ thông tin và mở rộng các cuộc tập trận và huấn luyện. Sau tuyên bố này là những chuyến thăm của các sĩ quan quân đội cấp cao của Mỹ tới Thái Lan, trong đó có chuyến thăm của Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc John Aquilino. Đô đốc Aquilino là một trong những vị khách đặc biệt tham dự lễ rước thuyền hoàng gia ở Bangkok vào tháng 12/2019. Tổng tư lệnh Lục quân Thái Lan Tướng Apirat Kongsompong cũng ưu tiên quan hệ quân sự với Mỹ kể từ khi nhậm chức vào năm 2018, thường xuyên gặp gỡ các đối tác Mỹ và mua vũ khí hạng nặng từ Mỹ. Ông đã gặp người đồng cấp, Tham mưu trưởng lục quân Mỹ James McConville lần đầu tại Bangkok vào tháng 9/2019 và lần thứ hai tại Washington vào ngày 26/2/2020. Trong nhiệm kỳ của Tướng Apirat, Lục quân Thái Lan đã mua 60 xe thiết giáp Stryker trị giá 175 triệu USD. Lô 10 xe đầu tiên đã đến Thái Lan vào tháng 9/2019. Trong tháng đó, Washington cũng đã đồng ý bán cho Thái Lan các máy bay trực thăng tấn công hạng nhẹ AH-6i trị giá 400 triệu USD.

Trong khi Mỹ chỉ trích gay gắt về chính trị cuộc đảo chính năm 2014, và một số hoạt động cũng như hỗ trợ quân sự đã bị ngừng, nhưng việc mua sắm vũ khí Mỹ dù bị trì hoãn nhưng chưa bao giờ dừng lại. Trong thập kỷ qua, Mỹ đã bán số thiết bị quân sự trị giá hơn 1,7 tỷ USD cho Thái Lan, bao gồm máy bay trực thăng Black Hawk và Lakota, hệ thống tên lửa không đối không, nâng cấp máy bay chiến đấu phản lực F-16 của Thái Lan, và các hệ thống tên lửa hải quân và ngư lôi.

Không giống như trong mối quan hệ với Mỹ, Thái Lan đang tìm kiếm không gian để can dự với EU. Sau cuộc đảo chính năm 2014, khối này đã đình chỉ các chuyến thăm cấp cao tới Thái Lan, việc ký kết Thỏa thuận hợp tác và đối tác EU-Thái Lan và các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do cho đến tháng 10/2019, sau khi một chính phủ được bầu lên. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Thái Lan đã tìm cách để Thủ tướng Prayut đi thăm Anh và Pháp vào tháng 6/2018, tập trung vào các thỏa thuận kinh doanh trong khu vực tư nhân. Kết quả của chuyến công du đến Pháp là việc Airbus Commercial Aircraft và Thai Airways International ký thỏa thuận thành lập một cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa và đại tu máy bay trị giá hàng tỷ baht tại sân bay U-Tapao ở Thái Lan, ngay cả khi ở Pháp có một nhóm nhỏ người Thái Lan bất đồng chính kiến đã biểu tình phản đối chế độ Prayut. Dù còn cần thời gian mới có thể can dự đầy đủ với cả khối EU, Ngoại trưởng Don Pramudwinai đã đến thăm Luxembourg và Anh trong khoảng các ngày 11-14/2/2020 để tìm kiếm sự hợp tác nhiều hơn, đặc biệt là về các vấn đề kinh tế. Chuyến thăm Anh đã đánh dấu kỷ niệm 165 năm quan hệ ngoại giao giữa Bangkok và London và chính thức hóa các kế hoạch đàm phán hiệp định thương mại tự do sau khi Anh rời khỏi EU (Brexit).

Sự can dự dễ chịu

Thái Lan thấy dễ chịu hơn khi tương tác với các nước Đông Á - Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc - so với các nước phương Tây, khi xét tới việc các nước Đông Á không đưa ra nhận xét gay gắt về chính trị nội địa Thái Lan và chủ yếu tập trung vào lợi ích kinh tế chung. Thái Lan trở nên gần gũi hơn với Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực, đáng chú ý nhất là sau cuộc đảo chính năm 2014. Bangkok coi quan hệ với Bắc Kinh là một khu vực dễ chịu cho sự can dự chính trị, an ninh và kinh tế. Để đạt được mục đích đó, Thái Lan trung thành với chính sách "Một Trung Quốc" và tuân thủ các yêu cầu của Bắc Kinh về việc dẫn độ những người Trung Quốc chống đối.

Giới tinh hoa Thái Lan đã nhận thấy rằng nước này cần phải tận dụng sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhiều dự án phát triển, ví dụ như Hành lang kinh tế phía Đông và tàu cao tốc đang được kết nối với sáng kiến "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Thái Lan kể từ năm 2013, với kim ngạch thương mại hai chiều là 61 tỷ USD trong năm đó và tăng lên 77,5 tỷ USD trong năm 2019. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã chiếm vị trí đầu trong các bảng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Thái Lan năm 2019, được Bộ Đầu tư Thái Lan cấp các đặc quyền khuyến khích đầu tư trị giá 8,5 tỷ USD. Nền kinh tế Thái Lan ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc và nhanh chóng bị tác động khi Trung Quốc suy thoái. Chẳng hạn, Tổng cục Du lịch Thái Lan ước tính số lượng du khách Trung Quốc đến Thái Lan sẽ giảm mạnh do dịch Covid-19. Gần 11 triệu du khách Trung Quốc mang lại cho Thái Lan khoản thu nhập 17 tỷ USD trong năm 2019.

Trong những năm gần đây, Bangkok đã mua thêm vũ khí hạng nặng của Trung Quốc, bao gồm tên lửa KS1C năm 2016, xe tăng chiến đấu chủ lực VT-4 năm 2017, tàu ngầm S26T năm 2017 và xe bọc thép năm 2018. Ngoài ra, số lượng các cuộc tập trận và huấn luyện chung tăng lên. Tuy nhiên, theo cựu Tư lệnh Lục quân Thái Lan, Đại tướng Sonthi Boonyaratglin, sự can dự như vậy sẽ không mang lại sự thay đổi đáng kể nào trong các vấn đề quân sự hoặc an ninh. Quân đội Thái Lan đã tìm kiếm các nguồn trang thiết bị bổ sung trong một thời gian dài, ít nhất là kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, để duy trì các năng lực của mình trong khi chỉ phải chi trả các mức giá phải chăng để mua được các trang thiết bị có chất lượng. Đại tướng Sonthi nói : "Tôi không nghĩ rằng chúng tôi sẽ chuyển phe vì chúng tôi đã quen thuộc với các hệ thống vũ khí của NATO". Ông nói thêm rằng không cần phải đề cập đến một sự thay đổi trong học thuyết quân sự mà quân đội Thái Lan đã áp dụng từ người Mỹ và đã đi theo trong nửa thế kỷ. Các cuộc huấn luyện và tập trận quân sự với Trung Quốc, chẳng hạn như cuộc tập trận mang tên Strike, đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng chúng vẫn chưa thực sự có ảnh hưởng đối với các hoạt động quân sự của Thái Lan. Cuộc tập trận Hổ Mang Vàng hàng năm giữa Mỹ và Thái Lan vẫn là cuộc tập trận quân sự quốc tế lớn nhất ở Đông Nam Á.

Với tình trạng bất ổn ở Thái Lan, trong bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi dậy và sự xích mích giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Thái Lan không muốn chứng kiến sự suy tàn của Nhật Bản, vốn là nước thúc đẩy chính cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của họ trong nửa thế kỷ. Các nhà đầu tư Nhật Bản từ lâu đã áp dụng chiến lược "Thái Lan +" để mở rộng chuỗi cung ứng sang các nước khác có chi phí thấp và chính trị ổn định ở Đông Nam Á lục địa. Sự bất ổn chính trị sau cuộc đảo chính năm 2014 ở Thái Lan là một quan ngại lớn của Nhật Bản và có khả năng đã ảnh hưởng đến lòng tin của người Nhật vào đất nước này. Tuy nhiên, Thái Lan đã nỗ lực đáng kể để xây dựng lại lòng tin. Và họ đã xoay sở để đạt được đồng thời một số mục tiêu khi các nhà đầu tư Trung Quốc và Nhật Bản ký một dự án chung xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc kết nối ba sân bay lớn Suvarnabhumi, Don Mueang và UTapao vào tháng 10/2019.

Bangkok tin rằng không nên bỏ lại bất kỳ bên tham gia quan trọng nào ở Đông Á. Do đó, Thái Lan và Hàn Quốc đã ký 6 bản ghi nhớ trong chuyến thăm chính thức của Tổng thống Moon Jae-in tới Bangkok vào tháng 9/2019 về các lĩnh vực như thành phố thông minh, công nghiệp 4.0, quản lý nước và vận tải đường sắt. Hiệp ước hợp tác tình báo quân sự có ý nghĩa đáng kể đối với Hàn Quốc vì Seoul đã giới hạn trao đổi thông tin tình báo với Nhật Bản trong bối cảnh diễn ra tranh chấp thương mại giữa hai nước.

Cho dù tuyên bố rằng toàn bộ khu vực Nam Á đều quan trọng, nhưng Thái Lan chủ yếu can dự với Ấn Độ. Tuy nhiên, cuộc họp của Ủy ban Hợp tác song phương chung Thái Lan-Ấn Độ vào ngày 10/10/2019 đã không mang lại kết quả thực sự nào ngoài tuyên bố rằng cả hai bên "nên tăng cường hợp tác song phương trên mọi phương diện cũng như sự cộng tác cụ thể giữa hai khu vực nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương". Sự bổ sung cho nhau giữa chính sách Hướng Tây của Thái Lan và chính sách Hướng Đông của Ấn Độ, vốn nhằm tăng can dự và kết nối bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không, dường như không thể mang lại những kết quả cụ thể.

Sự can dự không phù hợp

Để đóng vai trò dẫn đầu ở Đông Nam Á lục địa, Chính quyền Prayut sau năm 2014 đã áp dụng chiến lược CLMVT (nhóm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan) để can dự với các nước láng giềng trong lưu vực sông Mekong. Chính quyền Prayut cũng khôi phục Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (AMECS) như một cơ chế then chốt để tương tác với các dự án phát triển trong tiểu vùng. Kể từ khi được Chính quyền Thaksin Shinawatra khởi xướng năm 2003, ACMECS chưa bao giờ làm tốt vai trò là một công cụ chính sách đối ngoại của Thái Lan. Bất ổn chính trị trong nước trong giai đoạn 2006-2014 làm suy yếu cơ hội thành công của nó. Tuy nhiên, chiến lược này đã trở lại tâm điểm khi Thái Lan tổ chức hội nghị thượng đỉnh ACMECS lần thứ 8 tại Bangkok vào tháng 6/2018. Chính quyền Bangkok được quân đội hậu thuẫn muốn cải thiện hình ảnh quốc tế của Thái Lan và nâng cao danh tiếng của họ như là một nước bảo trợ cho chủ nghĩa đa phương trong tiểu vùng. Hội nghị thượng đỉnh đã đạt được một kế hoạch tổng thể cho giai đoạn 2019-2023 nhấn mạnh ba mục tiêu : kết nối liền mạch cơ sở hạ tầng ; đồng bộ hóa các đạo luật và quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại, đầu tư và tài chính ; phát triển thông minh và bền vững đồng thời bảo vệ môi trường. Một năm sau, Chính phủ Thái Lan đã đóng góp 200 triệu USD trong 5 năm cho ACMECS nhằm hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các dự án trong kế hoạch tổng thể trên. Thái Lan đóng góp 2/5 trong số 500 triệu USD ban đầu được phân bổ cho Quỹ ACMECS. Bốn nước khác có liên quan sẽ cùng nhau đóng góp 100 triệu USD cho quỹ này, trong khi nhóm tìm kiếm 200 triệu USD còn lại từ các đối tác như Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ.

Thực tế là ACMECS không thể là công cụ hữu hiệu để Thái Lan đóng vai trò đáng kể trong phát triển tiểu vùng vì tất cả các đối tác này đều có công cụ riêng để thúc đẩy mục tiêu đó. Nhật Bản đã khởi xướng chương trình Hợp tác Mekong-Nhật Bản vào năm 2008, bên cạnh phần đóng góp chính trong Chương trình tiểu vùng sông Mekong mở rộng do Ngân hàng phát triển Châu Á tài trợ. Mỹ đã khởi xướng Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong vào năm 2009. Hàn Quốc cũng có chương trình hợp tác giữa Hàn Quốc và Mekong kể từ năm 2011. Trung Quốc đã khởi động Hợp tác Lan Thương-Mekong vào năm 2016. Và chương trình Hợp tác Mekong-Ganga của Ấn Độ thực sự đã có từ năm 2000. Các đối tác này đều hùng mạnh và giàu có hơn Thái Lan, và sự hiện diện cũng như các dự án của họ có thể dễ dàng làm lu mờ ACMECS. Do đó, Thái Lan đã xác định lại địa vị của mình là một bên tham gia có thể kết nối tất cả các sáng kiến này, với Bangkok đóng vai trò là trung tâm kết nối các nước ngoài khu vực với tiểu vùng. Khi điều này xảy ra, Thái Lan có khả năng là một điều phối viên, chứ không phải là nhà lãnh đạo mà họ khao khát trở thành.

Kết luận

Sự can dự phức hợp đã làm khá tốt chức năng là một phương tiện để Thái Lan có các quan hệ với một thế giới đang thay đổi. Nó cho phép Chính quyền Bangkok sau năm 2014 tương tác với các đối tác theo nhiều cách khác nhau, trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều cấp độ khác nhau. Cho dù các nước phương Tây chỉ trích những diễn biến chính trị trong nước của Thái Lan mạnh mẽ như thế nào, nước này vẫn có chỗ để tìm cách đạt được mục tiêu của mình. Yêu cầu cơ bản đối với việc sử dụng sự can dự phức hợp trong chính sách đối ngoại là họ phải hoạt động ở một loạt cấp độ và kênh can dự cũng như với các mục tiêu rõ ràng và theo đuổi các lợi ích được xác định rõ.

Sự can dự với Mỹ và Trung Quốc là một ví dụ. Thái Lan không cần phải lựa chọn giữa hai siêu cường đối thủ này, vì những thế mạnh khác nhau của họ có thể mang lại lợi ích cho Thái Lan theo những cách khác nhau. Sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ có thể đã suy giảm trong những năm gần đây vì sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng sức mạnh quân sự của nước này chưa bao giờ suy yếu. Nhờ sự phóng khoáng của Chính quyền Trump, Washington đã tạo cơ hội cho Bangkok làm suy yếu chế độ dân chủ. Các tuyên bố chỉ trích và những sự trì hoãn trong mua sắm vũ khí hạng nặng từ Mỹ đã không ảnh hưởng nhiều đến Thái Lan. Trung Quốc có thể cung cấp các vũ khí hạng nặng thay thế như xe tăng và xe bọc thép, và Thái Lan có thể lợi dụng tăng trưởng kinh tế của nước này. Sự can dự phức hợp cũng cho phép Thái Lan duy trì các mối quan hệ kinh tế với EU thông qua đầu tư tư nhân, ngay cả khi tiếp xúc chính trị bị hạn chế.

Cho dù cách tiếp cận này tương đối thành công nhưng nó cũng có những hạn chế. Những thất bại chính trị đã cản trở nỗ lực của Thái Lan trong việc có một vai trò trong cộng đồng quốc tế. Chẳng hạn, ACMECS được cho là một cơ chế hiệu quả mà qua đó Thái Lan có thể đóng những vai trò quan trọng trong tiểu khu vực Đông Nam Á lục địa. Tuy nhiên, một thập kỷ xung đột chính trị trong nước đã ngăn cản Bangkok theo đuổi chiến lược này, và việc này đã làm suy yếu sáng kiến đến mức nó khó có thể khôi phục.

Supalak Ganjanakhundee

Nguyên tác : Thailand’s ‘Complex Engagement’ Approach in Foreign Policy : A Balancing Act, ISEAS, 31/03/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 06/05/2020

Supalak Ganjanakhundee là nghiên cứu viên cao cấp trong Chương trình Nghiên cứu Thái Lan thuộc Viện ISEAS - Yusof Ishak, và cựu biên tập viên của The Nation (Bangkok). Bài viết được đăng trên ISEAS

Published in Diễn đàn

Tòa án Đài Loan bác bỏ vụ kiện của gần 10 ngàn nạn nhân Formosa ở Việt Nam (RFA, 21/10/2019)

Phiên tòa sơ thẩm của tòa án Đài Bắc hôm 14 tháng 10 năm 2019 đã tuyên bác bỏ đơn kiện của gần 10 ngàn công dân Việt Nam kiện Công ty thép Hưng Nghiệp Formosa - Hà Tĩnh, một công ty con của Tập đoàn Formosa Plastic Group của Đài Loan.

thai4

Hình minh họa. Biểu tình phản đối Formosa ở Đài Loan - Photo : RFA

Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hồi tháng 6 năm nay đã cùng với năm công ty luật quốc tế lần đầu tiên kiện Formosa tại Đài Loan để yêu cầu bồi thường cho các nạn nhân vì là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam hồi năm 2016.

Bà Nancy Bùi, Phó Chủ tịch của Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa nói với phóng viên RFA hôm 21 tháng 10 như sau :

"Ngày 11 tháng 6 thì Hội Công lý cho nạn nhân Formosa cùng với 2 tổ hợp luật sư tại Đài Loan đại diện cho 7875 nạn nhân của thảm họa Formosa đã nộp đơn khiếu kiện tại tòa án quận của Đài Bắc, Đài Loan.

Sau hơn 4 tháng cứu xét thì ngày 14/10 vừa qua thì bên văn phòng luật sư được tòa gọi lên và đưa ra cái phán quyết là họ không có quyền thụ án cái vụ án này, với lý do là họ không có thẩm quyền. Tuy nhiên trong bản án này cũng khuyên là những nguyên đơn Việt Nam này nên về Việt Nam để kiện," bà Nancy Bùi nói qua điện thoại.

Bà Nancy Bùi cho biết thêm, hai tổ hợp luật sư đại diện cho các nạn nhân tại Đài Loan gồm Environmental Jurists Association (EJA) và Environmental Rights Foundation (ERF) đang chuẩn bị nộp đơn kháng án của các nạn nhân vào ngày 24 tháng 10 năm 2019 sắp tới tại tòa Thượng thẩm tòa Đài Loan và đang kêu gọi ký tên để ủng hộ việc kháng cáo này trên trang mạng change.org.

Hội Công lý cho nạn nhân Formosa ra thông cáo trên trang web vào hôm 21 tháng 10 cho rằng bản án của tòa hôm 14 tháng 10 là một phán quyết không công bằng và thiếu nhân đạo vì "24 bị cáo đều là người Đài Loan hoặc công ty của họ có trụ sở tại Đài Loan. Ngoài ra, tất cả những quyết định quan trọng về vấn đề kỹ thuật, kế hoạch kinh doanh, vốn đầu tư, và các Tổng giám đốc đều ở Đài Loan".

Tổ chức được thành lập với mục tiêu Yểm trợ cho công cuộc tìm công lý cho nạn nhân của thảm họa môi trường do công ty Formosa gây nên cũng đánh giá rằng, "khi tòa đẩy vụ án trở về Việt Nam khác nào đẩy các nạn nhân vào chỗ chết khi mà trước đây họ đã tìm đủ mọi cách để khiếu kiện và kháng án tại tòa án Việt Nam ; đơn của họ đã bị trả về, họ còn bị đánh đập đến thương tích. Hơn 20 người đã bị bắt và đang bị ngồi tù với những bản án nặng nề lên tới 20 năm. Hàng trăm người khác vẫn còn đang trên đường trốn chạy".

********************

Thái Lan : Phuket vắng khách Trung Quốc, trông cậy vào du khách Ấn (RFI, 20/10/2019)

Tại Phuket, các khách sạn, nhà hàng, quán bar lo lắng trước mùa du lịch sắp tới. Địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan nay thưa thớt khách Trung Quốc, và đang trông chờ vào du khách Ấn Độ.

thai1

Cảnh quan xinh đẹp ở Phuket, Thái Lan.Fitri Agung/Wikimedia.org

Thành phố bên bờ biển Andaman bị sóng thần tàn phá năm 2004, đã trở thành điểm đến thứ nhì của Thái Lan chỉ sau thủ đô Bangkok, và khách du lịch Trung Quốc là đông đảo nhất. Có đến 2,2 triệu khách Trung Quốc đến nghỉ dưỡng tại Phuket trong năm 2018, được thu hút bởi thiên nhiên xinh đẹp và cuộc sống ban đêm náo nhiệt.

Tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm 2019, Phuket chỉ mới tiếp đón 1,4 khách Trung Quốc, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Claude de Crissey, chủ một khách sạn khoảng 40 phòng nói với AFP : "Thường thì khách Trung Quốc đến đây ngay cả không phải là mùa cao điểm, lấp đầy các phòng khách sạn. Nhưng năm nay khá đìu hiu, chúng tôi phải giảm giá phòng từ 30 đến 50%".

Gần bãi biển Patong, thủ phủ của cuộc sống về đêm, các quán bia, bar có tiếp viên và cơ sở massage vắng vẻ. Poan, người quản lý một quán bar than thở : "Các cô gái chán nản, tiền ‘boa’ (pourboire) chẳng được bao nhiêu".

Khách Trung Quốc tránh đến Phuket từ sau tai nạn chìm tàu tháng 7/2018 tại đây làm 47 người đồng hương thiệt mạng. Cuộc chiến tranh thương mại với Washington cũng khiến họ ít muốn đi du lịch, đồng bath Thái Lan ngày càng có giá hơn so với đồng nhân dân tệ, làm sức mua của khách Trung Quốc giảm ít nhất 10%. Hậu quả là các nhà tổ chức tour ở Trung Quốc tăng giá để còn có lời, và những người thu nhập thấp thường đi thành những đoàn lớn, không muốn đi tour nữa.

Hơn nữa, Phuket có thể đã quá lạc quan, trong khi còn phải cạnh tranh với Việt Nam và Cam Bốt.

Theo Bhummikitti Ruktaengam, chủ tịch hiệp hội Phuket Tourism, hiện nay hòn đảo này có đến 150.000 khách sạn và nhà trọ, gấp đôi so với Paris, chưa kể 3.000 phòng đang được xây dựng ! Kongsak Khoopongsakorn, giám đốc resort hạng sang Vijitt cho biết đã hạ giá đến 70% và đang chờ đợi lượng khách mới từ Ấn Độ.

Nhờ có nhiều tuyến đường bay trực tiếp, được miễn visa và giai cấp trung lưu tăng nhanh, khách Ấn đến Thái Lan đã tăng 25% so với năm ngoái, và từ nay đến 2028. Một tin vui cho vương quốc, vì theo các chuyên gia, du khách Ấn Độ chi tiêu nhiều hơn khách Trung Quốc – vốn được mệnh danh là "du khách zéro đô la" vì chỉ tiêu xài bằng nhân dân tệ trong vòng quay khép kín các cơ sở của người Hoa. Người Nga và các nước Ả Rập năm nay cũng hiện diện nhiều hơn ở Phuket.

Yuthasak Supasorn, giám đốc cơ quan du lịch Thái Lan tỏ ra lạc quan, tin rằng sẽ đạt chỉ tiêu 39,8 triệu khách ngoại quốc trong năm nay. Ngành du lịch Thái sẽ nỗ lực thu hút các du khách rủng rỉnh tiền, ít bị áp lực vì đồng tiền mất giá, và chú ý hơn đến du lịch sinh thái.

Thụy My

********************

Biển Đông : Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt (RFI, 19/10/2019)

Từ ngày Trung Quốc cho tàu khảo sát vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, đồng thời tung tàu hải cảnh cản trở công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng phản đối.

thai2

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell nói chuyện với các nhà báo tại sân bay Narita, Nhật Bản, ngày 11/07/2019 Reuters/Kim Kyung-Hoon/File Photo

Nhân buổi điều trần hôm 16/10/2019 trước Tiểu Ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ, một lần nữa, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc, nhưng lần này với những lời lẽ nặng nề hiếm thấy, không mang tính chất chung chung thường gặp trong ngôn từ ngoại giao.

Phát biểu trước các thượng nghị sĩ Mỹ về chính sách của Hoa Kỳ tại Châu Á, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á - Thái Bình Dương, đã tập trung mũi dùi tố cáo một loạt những hành vi bị lên án là bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, và không ngần ngại khẳng định rằng Bắc Kinh là mối đe dọa đối với mọi nước, chứ không riêng gì đối với các quốc gia có yêu sách tại Biển Đông hoặc các quốc gia Đông Nam Á nói chung.

Ông Stilwell trước hết cực lực đả kích các hành vi của Trung Quốc nhằm dọa nạt, bức hiếp các láng giềng. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại nhắc lại câu nói của ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực khối ASEAN (ARF) năm 2010 ở Hà Nội, khi trước việc Bắc Kinh bị tố cáo là kẻ gây hấn trên Biển Đông ông đã giận dữ và nói rằng "Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và thực tế là như vậy".

Theo ông Stilwell, cách Bắc Kinh "bắt nạt" các láng giềng vào lúc này cũng nằm trong chiều hướng tuyên bố của ông Dương Khiết Trì vào năm 2010, và quan niệm lẽ phải thuộc về kẻ mạnh là một "mối đe dọa đối với chủ quyền, hòa bình, phẩm giá và thịnh vượng" của một khu vực năng động nhất thế giới.

Đối tượng công kích thứ hai là đường chín đoạn mà Bắc Kinh dùng để đòi hỏi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đã cho rằng đó là một yêu sách "phi lý", vừa phi pháp, vừa không chính đáng. Theo ông, những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh không có giá trị pháp lý, lịch sử hoặc địa lý, đã gây tổn hại các nước khác, nhất là khi Bắc Kinh bằng những biện pháp khiêu khích liên tục nhằm áp đặt đường 9 đoạn, đã cản trở không cho các nước ASEAN tiếp cận 2,5 ngàn tỷ đô la trữ lượng dầu khí, đồng thời gây bất ổn định và tạo nguy cơ xung đột.

Sau cùng, nhà ngoại giao Mỹ đã nêu bật ví dụ về vụ Trung Quốc đang đánh phá Việt Nam trên Biển Đông để tỏ ý hoài nghi về thực tâm của Bắc Kinh trong việc đàm phán Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông.

Trợ lý ngoại trưởng nhấn mạnh : "Trong khi hô hào quyết tâm theo đuổi hòa bình, thực tế cho thấy là các lãnh đạo Trung Quốc - thông qua Hải Quân, các cơ quan chấp pháp và lực lượng dân quân biển - tiếp tục đe dọa và bắt nạt các nước khác. Việc họ liên tục quấy rối cơ sở của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính là một trường hợp điển hình.

Trong tình hình đó, ông Stilwell cho rằng Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông sẽ có hại cho khu vực và cho tất cả những ai yêu chuộng tự do hàng hải nếu Trung Quốc sử dụng bộ Quy Tắc đó để "hợp pháp hóa các hành vi thô bạo, các yêu sách trên biển phi pháp của họ, cũng như để nuốt các cam kết mà Bắc Kinh đã ký theo luật quốc tế".

Phát biểu của trợ lý ngoại trưởng Mỹ đã được nhiều chuyên gia tán đồng. Trên mạng Twitter, ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải AMTI ngày 17/10 hoan nghênh "Trợ lý ngoại trưởng Stilwell đã có những phát biểu hay nhất về Biển Đông từ trước đến nay đến từ một người trong chính quyền".

Chuyên gia này ghi nhận nhiều yếu tố tích cực trong đó có việc ông Stilwell đã chỉ trích hành vi xâm phạm quyền của nước khác trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, nêu rõ trường hợp Bãi Tư Chính, vạch mặt lực lượng dân quân biển và nêu bật mối quan ngại của Mỹ hiện nay về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông.

Trọng Nghĩa

****************

Ảnh vệ tinh Mỹ phát hiện xưởng đóng tàu sân bay bí mật của Trung Quốc (RFI, 18/10/2019)

Ảnh vệ tinh thương mại mới nhất của Mỹ đã cho biết thêm nhiều chi tiết về chiếc tàu sân bay thứ ba mà Trung Quốc đang đóng, và nhất là đã phát hiện ra điều được giới phân tích cho là nhà máy đóng tàu sân bay hay các loại tàu cực lớn của Trung Quốc.

thai3

Ảnh vệ tinh chụp xưởng đóng tàu Giang Nam (Jiangnan), Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 18/09/2019Mandatory credit CSIS/ChinaPower/Airbus 2019/Handout via Reuters

Các ảnh kèm theo phần phân tích đã được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington công bố hôm qua 17/10/2019 trong bản tin "Theo dấu tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc".

Theo trung tâm nghiên cứu Mỹ, các ảnh vệ tinh với độ phân giải cao chụp ngày 18/09/2019 xưởng đóng tàu Giang Nam, ở ngoại ô Thượng Hải (Trung Quốc). So sánh các ảnh mới với những tấm hình chụp vào tháng Tư vừa qua, giới phân tích ghi nhận nhiều tiến triển trong việc đóng chiếc tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc.

Đối với CSIS, công việc đóng tàu vẫn ở giai đoạn đầu, phần thân tàu đang được hoàn thành, nhưng căn cứ vào các bộ phận khác nhau của con tàu đã được chế tạo trước, trung tâm nghiên cứu Mỹ cho rằng phần thân tàu sẽ được hoàn tất trong 12 tháng, sau đó sẽ là việc lắp ráp các bộ phận bên trong và phần boong tàu, cũng như các thượng tầng kiến trúc trên boong.

Với các chi tiết thu thập được, và những thông tin khác đã được tiết lộ, CSIS cho rằng chiếc tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc sẽ là tàu đầu tiên có boong phẳng và hệ thống phóng máy bay, cho phép chở theo nhiều loại máy bay hơn. Hai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc như chiếc Liêu Ninh và chiếc tàu tự đóng đang chạy thử đều khá nhỏ, chỉ mang theo được khoảng 25 chiếc máy bay.

Theo nhà phân tích Matthew Funaiole thuộc CSIS, hình ảnh vệ tinh mới nhất xác nhận rằng chiếc tàu thứ ba này của Trung Quốc cho dù nhỏ hơn loại siêu hàng không mẫu hạm 100.000 tấn của Mỹ, nhưng lớn hơn chiếc Charles de Gaulle của Pháp chỉ là 42.500 tấn.

Điểm quan trọng hơn vừa được ảnh vệ tinh phát hiện chính là xưởng đóng tàu Giang Nam được mở rộng, các cơ sở và thiết bị được xây dựng thêm tại đấy.

Theo ghi nhận của CSIS, bến cảng lớn ở cửa sông Dương Tử, gồm cả một cầu tàu dài gần 1km và các tòa nhà lớn để chế tạo các bộ phận của tàu sân bay, đã gần hoàn tất. Trong khi đó, cách đây một năm, phần lớn khu vực bến cảng này chỉ là đất nông nghiệp bỏ hoang.

Trả lời hãng tin Anh Reuters, chuyên gia phân tích Matthew Funaiole của CSIS cho rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng đồng thời với công việc đóng tàu là dấu hiệu cho thấy cơ xưởng này sẽ là "một nơi chuyên dùng để đóng các loại tàu sân bay hoặc các tàu lớn khác".

Chuyên gia phân tích hải quân Collin Koh tại Singapore cũng cùng nhận định và cho biết thêm là một cơ sở hiện đại, chuyên trách, đặt tại một hòn đảo thưa dân cư ở cửa sông Dương Tử có lẽ an ninh hơn là xưởng đóng tàu chật hẹp ở Đại Liên, miền bắc Trung Quốc, nơi chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc được đóng.

Phát hiện của ảnh vệ tinh mà CSIS vừa công bố cũng khẳng định xu thế được Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS) tại Luân Đôn từng đưa ra, theo đó, các xưởng đóng tàu quân sự của Trung Quốc hiện đang tập trung vào việc đóng các tàu chiến lớn.

Mới đây, Hải Quân Trung Quốc đã hạ thủy 4 tuần dương hạm cỡ lớn loại 055 (Type 055), cũng như chiếc tàu chở trực thăng đầu tiên loại 075.

Published in Châu Á
samedi, 04 mai 2019 10:29

Thái Lan chính thức có vua mới

Quốc vương Thái Lan đăng quang trong lễ gia miện long trọng (VOA, 04/05/2019)

Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn chính thc tr thành v quân ch đu tiên ca nước này trong gn 70 năm sau khi ông hoàn tt các nghi l Pht giáo và Bà la môn trong l gia min ca ông vào ngày th By.

thailan7

Hình ảnh chp t video phát trên truyn hình Thái Lan vào ngày 4 tháng 5, 2019 cho thấy Quc vương Maha Vajiralongkorn trong phc sc hoàng gia ngi trên ngai vàng trong l gia min Đi Hoàng Cung Bangkok.

Lễ gia min ca Quc vương Vajiralongkorn, 66 tuổi, din ra bên trong snh ngai vàng ca Đi Hoàng Cung Bangkok sau khong thi gian đ tang chính thc thân ph được tôn kính ca ông, Quc vương Bhumibol Adulyadej, người đã qua đi vào tháng 10 năm 2016.

Nhà vua ngồi trên mt ngai vàng dưới chiếc lọng chín tng đ nhn nhng phc sc hoàng gia bao gm vương min nm vàng chóp kim cương trong nhng nghi thc long trng và tôn nghiêm.

Quốc vương ngi cùng Hoàng hu Suthida mi sau mt thông báo bt ng ba ngày trước khi đăng quang rng v quân ch ba lần li hôn đã kết hôn ln th tư.

Ông đăng quang giữa s bt đnh ca mt tranh chp bu c chưa được gii quyết gia người đng đu chính quyn quân s hin thi và mt "mt trn dân ch" đang tìm cách gt quân đi ra khi chính trường.

"Tôi sẽ tiếp tc, bảo tn và phát huy di sn hoàng gia và s tr bng s công chính vì li ích và hnh phúc ca người dân mãi mãi", nhà vua nói trong tuyên cáo hoàng gia đu tiên ca ông.

Thường được đc sau khi mt v vua được gia min, tuyên cáo đu tiên ca quc vương trình bày bản cht ca triu đi ca ông. Tuyên cáo ca ông tương t như tuyên cáo ca thân ph ông.

Các nghi thức đăng quang là s pha trn gia truyn thng Pht giáo và Bà la môn Hindu có t nhiu thế k trước. Mt trong nhiu danh hiu chính thc mà Quốc vương Vajiralongkorn s ly là Rama X, hay v vua th 10 ca triu đi Chakri thành lp năm 1782.

Các nghi thức ngày th By được c hành đ biến ông thành mt "Devaja", hay mt hin thân thiêng liêng ca các v thn.

******************

Thái Lan : Tân vương Rama X chính thức đăng quang (RFI, 04/05/2019)

Tại Thái Lan, hoàng thái tử Maha Vajiralongkorn chính thức đăng ngày 04/05/2019, nối ngôi vua cha quá cố Bhumibol. Lễ đăng quang diễn ra khoảng 1 giờ 30 phút theo nghi lễ Phật Giáo và Brahma. Các hoạt động văn hóa, lễ hội mừng tân vương kéo dài đến ngày 06/05.

thailan1 - Copie

Vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn nhận vương miện trong lễ đăng quang chính thức tại Bangkok ngày 04/05/219. Thai TV/Pool via Reuters

Theo AFP, vào lúc 12 giờ 09 (giờ địa phương), hoàng thái tử Maha Vajiralongkorn, 66 tuổi, đội "Vương miện Chiến thắng". Phát biểu trước quần thần và người dân, nhà vua Rama X muốn "trị vì công minh" vì hạnh phúc của dân tộc.

Đông đảo người dân Thái Lan đã tập trung bên ngoài cung điện theo dõi lễ đăng quang. Đây cũng là cơ hội để hoàng cung thể hiện vai trò tăng cường đoàn kết dân tộc, trong bối cảnh đất tiếp tục bị chia rẽ sau cuộc bầu cử Quốc hội hồi tháng Ba.

Thông tín viên RFI Carol Isoux tường trình từ Bangkok :

Trong vòng kiểm soát an ninh nghiêm ngặt, dưới ánh nắng chói chang giữa mùa nóng, hơn 20.000 viên chức cảnh sát, mặc toàn mầu trắng, xếp thành hàng thẳng, dọc con đường dẫn đến hoàng cung nơi diễn ra lễ đăng quang vào sáng hôm nay (04/05).

Lễ đăng quang diễn ra theo trình tự lễ tẩy trần bằng nước thiêng, trao "Vương miện Chiến thắng", nặng hơn 7 kg vàng và vương trượng... Một số người người mặc trang phục vàng, mầu tượng trưng của hoàng gia, đứng bên ngoài theo dõi buổi lễ.

Một phụ nữ cho biết : "Chúng tôi rất vui vì được chứng kiến lễ đăng quang. Sự kiện này rất quan trọng đối với người dân Thái vì tân vương Vajiralongkorn tiếp tục sự nghiệp của vua cha. Giờ thì ngai vàng đã có quốc vương mới, chúng tôi sẽ yêu ông như từng yêu nhà vua Bhumibol".

Nhưng cũng có nhiều người tỏ ra lo ngại. Vị vua mới không có cái uy của một vị "Phật sống" cũng như không có khả năng tập hợp như vua cha. Đặc biệt là từ khi lên nối ngôi, tân vương Vajiralongkorn tỏ ra muốn tăng cường quyền lực và can thiệp vào đời sống chính trị.

Cách đây 6 tuần, Thái Lan tổ chức bầu cử Quốc hội nhưng hiện vẫn chưa có kết quả. Cả hai phe đối thủ, gồm phe quân đội đang nắm quyền và đối lập, đều tuyên bố chiến thắng. Nhà vua đã tỏ rõ nghiêng về phe quân sự tự nhận là những nhà bảo vệ nền quân chủ.

Về phía phe đối lập, rất nhiều người muốn chuyển sang chế độ quân chủ lập hiến theo kiểu Anh, trong đó quốc vương chủ yếu đóng vai trò biểu tượng.

Kết quả chính thức của cuộc bầu cử Quốc hội chỉ được công bố trong vài ngày tới. Rất nhiều nhà quan sát bắt đầu lo ngại làn sóng bạo lực dâng lên.

*******************

Thái Lan : Vua Vajiralongkorn đăng quang (BBC, 04/05/2019)

Quốc vương Thái Lan Maha Vajiralongkorn đã đăng quang trong ngày đầu tiên của nghi thức đăng quang kéo dài ba ngày.

thailan2 - Copie

Vua Maha Vajiralongkorn đội lên đầu Đại Vương miện Chiến thắng nặng 7,3kg.

Vua Vajiralongkorn được thừa kế ngai vàng vào năm 2016 khi vua cha, Bhumibol Adulyadej, người trị vì lâu năm, qua đời.

Vài ngày trước, nhà vua đã bất ngờ kết hôn với người tình lâu năm và cũng là một phi tần, người sẽ trở thành Nữ hoàng Suthida.

Thái Lan có chế độ quân chủ lập hiến, nhưng hoàng gia rất được người Thái tôn kính và nắm giữ quyền lực đáng kể.

Thái Lan cũng có một bộ luật nghiêm ngặt, được gọi là lese majeste, cấm chỉ trích chế độ quân chủ. Bộ luật này đã bảo vệ hoàng gia khỏi sự suy xét của công chúng.

thailan3 - Copie

Nghi lễ tuyên thệ trung thành tân vương của nhân sự phục vụ hoàng gia Thái Lan - AFP

Trong buổi lễ ngày thứ Bảy, vị vua 66 tuổi đã được trao Đại Vương miện Chiến thắng nặng 7,3kg.

Sau đó, ông đã ban hành mệnh lệnh hoàng gia đầu tiên, hứa sẽ trị vì bằng chính nghĩa, như cha ông đã làm trong lễ đăng quang 69 năm trước.

Lễ đăng quang diễn ra trong bối cảnh Thái Lan chưa ổn định về chính trị. Trước đó, hôm 24/3, một cuộc bầu cử lần đầu tiên được tổ chức kể từ khi quân đội nắm quyền kiểm soát sau cuộc đảo chính hồi 2014, nhưng một chính phủ mới vẫn chưa được công bố.

Vị tân vương là ai ?

Vua Vajiralongkorn là con thứ hai và là con trai đầu của Nữ hoàng Sirikit và cố quốc vương Bhumibol Adulyadej.

thailan4 - Copie

Cố quốc vương Bhumibol Adulyadej (trái) là vị vua trị vì lâu đời nhất trên thế giới 69 năm.

Ông được giáo dục ở Anh và Úc và đã được đào tạo tại Đại học Quân sự Hoàng gia ở Canberra. Ông tiếp tục trở thành một sĩ quan trong lực lượng vũ trang Thái Lan và có bằng cấp phi công chiến đấu và dân sự.

Ông trở thành hoàng tử và là người thừa kế ngai vàng chính thức vào năm 1972. Hiện ông được biết đến với tên Rama X, hay vị vua thứ 10 của triều đại Chakri.

thailan5 - Copie

Vua Vajiralongkorn cưới Suthida và phong tước Nữ hoàng vài ngày trước lễ đăng quang

Nữ hoàng Suthida, người vợ thứ tư của Vajiralongkorn, là phó chỉ huy đội cận vệ. Bà trở thành tướng quân đội hồi tháng 12/2016.

Các nghi lễ đăng quang là gì ?

Các nghi thức đăng quang bắt đầu lúc 10 :09 giờ sáng, một thời điểm được cho là tốt lành, khi vua Vajiralongkorn mặc một chiếc áo choàng trắng thực hiện nghi thức thanh tẩy bằng nước thiêng được thu thập từ hơn 100 địa điểm trên khắp đất nước.

Ông sau đó được trao năm biểu tượng của Hoàng gia.

Hầu hết các nghi lễ chính của đạo Bà la môn và Phật giáo diễn ra vào thứ Bảy, và lễ đăng quang tiếp tục cho đến thứ Hai.

Trong khi vua Vajiralongkorn lên ngôi từ năm 2016, theo truyền thống Thái Lan, ông không thể được coi là một đại diện thiêng liêng trên Trái đất cũng không phải là người đại diện tâm linh của Phật giáo cho đến khi ông được thánh hiến.

Người Thái chứng kiến sự kiện này ra sao

Vào Chủ nhật, Quốc vương Vajiralongkorn sẽ tham gia lễ rước quanh thủ đô Bangkok, mang đến cho mọi người dân cơ hội được hân hoan chào đón vị tân vương.

Ông cũng sẽ xuất hiện trước công chúng trên ban công tại Cung điện Hoàng gia vào thứ Hai.

Vua Vajirusongkorn dành phần lớn thời gian ở nước ngoài và không được công chúng biết đến nhiều như cha mình.

Nhưng những bức chân dung khổng lồ của ông có thể được trông thấy trên nhiều tòa nhà sau khi chính phủ ra quy định bắt buộc treo hình ông trong những tuần dẫn đến lễ đăng quang.

Công chức cũng được yêu cầu mặc màu vàng - màu liên quan đến nhà vua. Nhiều người Thái cũng sẽ mặc màu vàng để thể hiện lòng trung thành với quốc vương.

****************

Tân quốc vương Thái đăng quang : Làm sao thoát khỏi bóng của vua cha (RFI, 03/05/2019)

Ngày 04/05/2019, một sự kiện trọng đại diễn ra tại Thái Lan, tân vương Maha Vajiralongkorn, chính thức đăng quang nối ngôi vua cha quá cố Bhumibol, người đã trị vì Vương quốc Thái trong suốt hơn 70 năm. Sự kiện được giới quan sát chú ý với câu hỏi : Liệu tân vương Thái có hoàn thành sứ mệnh mà vua cha gây dựng, trong bối cảnh chính trị Thái thường xuyên bất ổn ?

thailan6 - Copie

Binh sĩ Thái Lan trong y phục truyền thống nhân lễ đăng quang tân vương Thái Lan tại Bangkok, vua Râm, ngày 03/05/2019.

Hơn một tháng sau khi vua cha Bhumibol Adulyadej qua đời ngày 12/10/2016, hoàng thái tử Maha Vajiralongkorn, được Hoàng Cung Thái Lan suy tôn làm quốc vương Rama X của vương triều có lịch sử 234 năm và trở thành nguyên thủ của Vương Quốc Thái Lan dưới thể chế quân chủ lập hiến.

Nhà vua Rama đời thứ 10 sẽ có quyền ký ban hành luật, chứng kiến các quan chức tuyên thệ nhậm chức và giữ vai trò nguyên thủ quốc gia của Thái Lan cũng như là biểu tượng tinh thần của đất nước.

Trước khi lên nối ngôi cha, hoàng thái tử Vajiralongkorn có cuộc sống vương giả xa hoa, chủ yếu ở nước ngoài, tự do theo đuổi những sở thích riêng. Ông sống xa rời cuộc sống hoàng gia, không mấy quan tâm đến thời cuộc của đất nước.

Bởi thế mà ngay từ khi nhận lời lên nối ngôi vua tháng 12/2016, nhiều nhà quan sát đã tỏ nghi ngờ về vai trò của tân vương đối với nền quân chủ Thái Lan đang gặp nhiều biến động trong nhiều năm gần đây.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Cơn sốt báo chí

Trong khi chính quyền Việt Nam vẫn cố thủ trong lô cốt cấm khẩu sau quá nhiều đồn đoán về "Trương Duy Nhất bị tổng cục 2 bắt cóc" tại Thái Lan vào ngày 26 tháng Giêng, 2019, tình hình đang diễn biến không khác mấy diễn biến hậu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh khi nhiều tờ báo quốc tế đang "tham chiến" vụ "Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok", tạo nên một làn sóng truyền thông xôn xao rộng lớn mà khiến chính quyền Thái Lan có thể phải điều tra một cách có trách nhiệm hơn chứ không thể qua loa hay "nể bạn Việt Nam" về vụ này.

tdn1

Blogger Trương Duy Nhất trong phiên tòa xét xử tháng Ba, 2014 ở Đà Nẵng và bị kêu án hai năm tù vì các bài viết được cho là "chỉ trích chính quyền và lãnh đạo cộng sản". (Hình : Getty Images)

Một số tờ báo Thái Lan đang săn tìm thông tin về vụ Trương Duy Nhất mất tích, trong đó quan tâm đến "Trương Duy Nhất thực chất là người thế nào". Một số phóng viên người Thái thậm chí đã nghi ngờ về việc ông Nhất đã bị mật vụ Việt Nam (công an hoặc quân đội) bắt cóc. Mối nghi ngờ này càng được củng cố khi đã có khá nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Ân Xá Quốc Tế, Theo Dõi Nhân Quyền, Phóng Viên Không Biên Giới, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả và Liên Minh Báo Chí Đông Nam Á lên tiếng yêu cầu chính phủ Thái Lan phải làm rõ vụ Trương Duy Nhất mất tích ra sao, số phận của Nhất thế nào,… đồng thời những tổ chức này nhắc lại "bài học kinh nghiệm" từ vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Đức. Trong khi đó, có tin cho biết nhà nước Đức rất quan tâm đến vụ Trương Duy Nhất vì vụ này có nhiều chi tiết giống với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Báo Thái lại có thể dẫn đến sự cộng hưởng của giới truyền thông quốc tế, đặc biệt những tờ báo đã nắm rõ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và cơn địa chấn phát sinh từ vụ này lan từ Đức sang một số quốc gia khác như Slovakia, Pháp, Czech, Nga…

Báo chí thời Trịnh Xuân Thanh

Vào năm 2017, một tuần sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin, Bộ Ngoại giao Đức đã ra thông báo phản đối Việt Nam một cách mạnh mẽ, sau đó là những tờ báo và truyền hình của Đức tham gia vào một chiến dịch mổ xẻ vụ bắt cóc này, kéo dài đến phiên tòa của Tòa Thượng Thẩm Berlin xử Nguyễn Hải Long – một mắt xích tham gia vào đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, và còn kéo dài đến gần cuối năm 2018.

Từ hai tờ báo TAZ, Frankfurter Allgemeine của Đức và sau này là Dennik N của Slovakia, một làn sóng tin tức vụ Trịnh Xuân Thanh đã lan ra khá nhiều tờ báo lớn trên thế giới và khiến cái tên Trịnh Xuân Thanh được đặc cách nằm trong từ điển bất thành văn về hồ sơ tình báo Châu Âu liên quan đến các vụ khủng bố và bắt cóc.

Rõ là từ sau vụ Trịnh Xuân Thanh, chính thể Việt Nam đã nổi tiếng tới mức khiến phần lớn, nếu không nói là tất cả, các nước trong Khối Liên Hiệp Châu Âu giương cao ngọn cờ cảnh giác với giới quan chức và công an Việt Nam, đồng thời khiến "uy tín Việt Nam không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế" (một cách tuyên rao không biết chán của Bộ Ngoại giao Việt Nam) lao dốc hơn bao giờ hết.

Nhưng cho tới nay, vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vẫn hầu như chưa được phía Việt Nam giải quyết với Đức, khiến cho mối quan hệ Đức-Việt vẫn đóng băng, quan hệ đối tác chiến lược giữa Đức và Việt Nam vẫn bị tạm ngừng, các chương trình viện trợ của Đức cho Việt Nam bị tạm hoãn và kéo theo rất nhiều khó khăn cho giới doanh nhân Việt Nam sang Đức làm ăn và với giới Việt kiều sinh sống tại Đức.

Công tâm mà nói, kể từ sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, phía Việt Nam đã có một số động tác làm êm dịu tình hình và lấy lòng các nước ở Châu Âu, đặc biệt là không thiếu hứa hẹn với người Đức mà vào một vài thời điểm đã tưởng như xoa dịu sự phẫn nộ của quốc tế. Tuy thế, chính những chiến dịch đàn áp nhân quyền liên tu bất tận và ngày càng khốc liệt tàn bạo của chính quyền Việt Nam đối với giới bất đồng chính kiến trong nước đã mang lại hiệu ứng ngược hoàn toàn : Liên Hiệp Châu Âu vốn dĩ hòa vi quý, đã phải thẳng tay hoãn vô thời hạn EVFTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu – Việt Nam) vào tháng Giêng, 2019, mà nguồn cơn sâu xa không nói ra chính là việc chính quyền Việt Nam đã chẳng hề làm bất cứ điều gì để cải thiện nhân quyền theo những đòi hỏi chi tiết của EU trong bản nghị quyết nhân quyền ban hành vào giữa tháng Mười Một, 2018.

Thái sẽ phải điều tra kỹ ?

Một năm rưỡi sau vụ nhà nước Đức tố cáo Trịnh Xuân Thanh bị mật vụ Việt Nam tổ chức bắt cóc ngay tại Berlin, vụ "Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok" – nổ ra vào những ngày giáp Tết Nguyên Đán năm 2019 – đang hứa hẹn sẽ trở thành một vụ Trịnh Xuân Thanh thứ hai. Nhưng cứ mỗi ngày trôi qua, vụ việc này lại dần biến thành "Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Bangkok".

Ngày 8 tháng Hai, 2019, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia đầu tiên lên tiếng về vụ "Trương Duy Nhất mất tích ở Bangkok". "Chúng tôi biết các báo cáo về việc blogger Trương Duy Nhất của Đài Á Châu Tự Do bị mất tích ở Thái Lan. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình và hoan nghênh chính phủ Thái Lan điều tra về vụ mất tích của ông Nhất" – đại diện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết khi nêu quan điểm về thông tin chính phủ Thái Lan mở cuộc điều tra mặc dù không có dữ liệu về việc ông Nhất đã nhập cảnh hợp pháp vào nước này.

Cho dù có thể không mấy quan tâm đến sức nặng đòi hỏi của các tổ chức nhân quyền quốc tế, nhưng chính phủ Thái Lan không thể bỏ qua lời yêu cầu của chính phủ Hoa Kỳ.

tdn2

Một phiên tòa của Tòa Thượng Thẩm Berlin xử Nguyễn Hải Long (bìa trái), một mắt xích tham gia vào đường dây bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, vào cuối tháng Tư, 2018. (Hình : Getty Images)

Trước đó, một số dư luận lo ngại rằng chính quyền Thái Lan sẽ khó mà lên án chính quyền Việt Nam tổ chức bắt cóc người một cách bất hợp pháp trên đất Thái do một "thỏa thuận ngầm" nào đó (nếu có) giữa hai bên, cộng thêm mối quan hệ Việt-Thái được xem là "ngày càng tốt đẹp". Củng cố cho khả năng này là cách phát ngôn của lãnh đạo Cục Di Trú Thái Lan rằng họ đã không có hồ sơ về việc Trương Duy Nhất nhập cảnh vào Thái Lan – một vấn đề có thể được hiểu là ông Nhất đã vào đất Thái theo cách không hợp pháp và do vậy các cơ quan Thái có thể sẽ cho rằng họ không liên can đến vụ việc này.

Nhưng áp lực từ các tổ chức nhân quyền quốc tế và động thái "hoan nghênh" của Hoa Kỳ đang đặt chính phủ Thái vào một tình thế tế nhị và khó khăn : hoặc họ sẽ không điều tra gì cả hay chỉ làm cho có và sẽ phải hứng chịu búa rìu từ dư luận và những chính phủ dân chủ về một chế độ quân phiệt và thiếu tôn trọng tự do báo chí ở Thái Lan ; hoặc họ sẽ phải điều tra làm rõ Trương Duy Nhất mất tích như thế nào, vì sao mất tích, và liệu có đúng như nhiều dư luận là đã có một cuộc bắt cóc đối với Nhất hay không – đồng nghĩa với việc phải làm sáng tỏ thủ phạm của vụ bắt cóc này là ai hoặc cơ quan nào…

Trong khi đó, chính quyền Việt Nam vẫn giữ im lặng – một thái độ im lặng như thể cố tình và chây ì mà họ đã thể hiện sau khi bị nhà nước Đức cáo buộc mật vụ Việt Nam đã sang tận Berlin để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.

Bằng chứng gián tiếp đã lộ diện

Cho tới nay, dấu hiệu duy nhất cho thấy chính quyền Việt Nam "mở miệng" chỉ là một số bài viết của giới dư luận viên được tung ra, tập trung mổ xẻ mối quan hệ giữa Trương Duy Nhất với Vũ "Nhôm" và cả những hoạt động thuộc về "phe cánh chính trị" của ông Nhất – hàm ý rằng nếu trong thời gian tới Trương Duy Nhất có bị công an và tòa án truy tố và xử tù về tội danh kinh tế thì cũng chẳng có gì là oan sai, càng chẳng đáng để các tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng về ông Nhất.

Ba tuần sau vụ ông Nhất bị mất tích ở Bangkok, bắt đầu xuất hiện vài tin tức mơ hồ về "Trương Duy Nhất đã có mặt ở Việt Nam", nhưng không phải từ các cơ quan "có trách nhiệm" hay báo chí của Việt Nam, mà chỉ từ những facebooker "lề đảng" và có mối quan hệ gần gũi với công an.

Tuy thế, cái cách mà giới dư luận viên đặt vấn đề như trên lại khiến lộ ra một tín hiệu : nếu chính quyền Việt Nam không dính dáng gì đến vụ Trương Duy Nhất và không lo ngại phải chịu trách nhiệm về vụ này, nó sẽ chẳng bao giờ thèm quan tâm đến việc chỉ đạo dư luận viên viết bài bao biện, thanh minh và dọn đường dư luận cho đảng như thế. Nói cách khác, bắt đầu hiện ra những bằng chứng gián tiếp về việc Trương Duy Nhất có thể đã bị bắt (hoặc bắt cóc), đưa về Việt Nam và đang bị giam giữ ở một nơi nào đó.

Nếu mối nghi ngờ của báo chí và dư luận về Trương Duy Nhất bị bắt cóc được xác thực, người ta sẽ khó có thể tưởng tượng một "nhà nước bắt cóc" đã không rút được kinh nghiệm xương máu nào sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh mà vẫn "ăn vặt quen mồm".

Vào lúc này đây, dường như cuộc đời đang trở nên quá cám cảnh với giới chóp bu Việt Nam. Sau vụ Trịnh Xuân Thanh, hẳn Bộ Ngoại giao của Ủy Viên Bộ Chính Trị Phạm Bình Minh và cả Ban Tuyên giáo trung ương của Ủy viên bộ chính trị Võ Văn Thưởng đã "rút kinh nghiệm sâu sắc" để không còn phải làm cái việc "đổ vỏ" cho kẻ khác. Có lẽ sẽ quá miễn cưỡng để những cơ quan này chịu hé môi về vụ Trương Duy Nhất, theo đúng tinh thần "thân ai người đó lo, hồn ai người đó giữ" đang trở nên rất phổ cập trong tâm não giới chóp bu Việt Nam. 

Phạm Chí Dũng

Published in Diễn đàn

Ân xá Quốc tế yêu cầu Thái Lan điều tra vụ blogger Trương Duy Nhất ‘mất tích’ (VOA, 06/02/2019)

Tổ chc Ân xá Quc tế hôm 6/2 ra thông cáo yêu cu nhà chc trách Thái Lan "lp tc điu tra" v thông tin cho rng nhà báo-blogger Trương Duy Nht mt tích gn đây trong lúc đang xin t nn chính tr Bangkok, Thái Lan.

tdn1

Blogger Trương Duy Nht trong phiên tòa Đà Nng vào ngày 4/3/2014.

"Sự mt tích ca ông Trương Duy Nht là rt đáng báo đng. Ông y là mt cu tù nhân lương tâm đã nhiu ln b chính quyn Vit Nam nhm đến. Chúng tôi biết t mt s ngun tin rng ông y đã đến Bangkok đ xin t nn, và không ai nhìn thy hoc nghe gì v ông k t ngày 26/1", thông cáo ca Ân xá Quc tế nói.

Tổ chc quc tế yêu cu chính quyn Thái Lan phi lp tc điu tra v trường hp mt tích mà Ân xá Quc tế cho là đang "gióng lên hi chuông cnh báo" v tình trng người t nn hoc người chy trn ra nước ngoài b bt tr li Vit Nam.

Nhà báo Trương Duy Nht trước đây tng làm vic cho báo Công An Qung Nam-Đà Nng và báo Đi Đoàn Kết. Sau đó, ông ngh làm báo và chuyn sang lp trang blog "Mt góc nhìn khác", chuyên bình lun v các s kin và phanh phui nhng chuyn hu trường chính trị Vit Nam.

Năm 2014, ông Trương Duy Nht b kết án tù 2 năm ṿi "Li dng các quyn t do dân ch xâm phm li ích ca Nhà nước" theo điu 258 Bộ Luật Hình s.

Thông cáo của Ân xá Quc tế nói bt đu t tháng 12/2018, ông Trương Duy Nht đã nhận thấy nhiu kh năng b bt vào tù tr li nên đã trn sang Thái Lan vào đu tháng 1/2019, và np đơn xin t nn lên Cao y T nn Liên Hip Quc ti Bangkok vào ngày 25/1. Sau khi ông Nht gi 2 tm nh ông chp trước cng Văn phòng Cao y T nn, không ai trông thấy hay nghe biết gì v ông k t ngày 26/1.

Vào đầu tun trước, mt ngun tin am tường trong nước xác nhn vi VOA v vic ông Trương Duy Nht b bt ti Thái Lan, nhưng thông tin này ch được phép loan ra sau dp Tết Nguyên Đán.

*******************

Những nghi vấn về khả năng blogger Trương Duy Nhất bị bắt cóc ở Thái Lan (RFA, 05/02/2019)

Sự mất tích đột ngột của blogger Trương Duy Nhất, một trong những blogger của Đài Á Châu Tự Do, khi đến Thái Lan xin quy chế tị nạn chính trị đang làm dấy lên những nghi ngờ là ông có thể đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc.

tdn2

Blogger Trương Duy Nhất trong một lần phỏng vấn tại RFA vào tháng 5 năm 2016 - Photo : RFA

Kể từ ngày 26 tháng 1 đến nay, những người thân và gia đình ông Nhất không nhận được tin nhắn hay liên lạc được với blogger này. Lần cuối cùng blogger Trương Duy Nhất liên hệ với RFA là vào ngày 24/1/2019 liên quan đến bài blog lúc đó ông viết cho RFA với nội dung cảm hứng Venezuela và cái nhìn về Việt Nam.

"Chúng tôi rất lo ngại cho sự an nguy của ông Trương Duy Nhất. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được tin tức từ ông càng sớm càng tốt liên quan đến tung tích của ông ấy và để đảm bảo là ông ấy không bị nguy hiểm", bà Libby Liu, Tổng giám đốc Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết.

tdn3

Bài blog cuối cùng trước khi mất tích của blogger Trương Duy Nhất trên RFA Photo : RFA

Sự biết mất của blogger Trương Duy Nhất cũng đã khiến cộng đồng người Việt tị nạn ở Thái Lan lo ngại và thậm chí Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế (Human Rights Watch) đã phải lên tiếng kêu gọi giới chức Thái tiến hành điều tra. RFA cũng đã thông báo về trường hợp của blogger này lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và văn phòng của một số các Dân biểu Mỹ.

Các nguồn tin người Việt ở Thái cho biết ông Nhất đã đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25/1 để xin quy chế tị nạn, nhưng sau đó cơ quan này đã không thể liên hệ được với ông Nhất.

Những người quen ông Nhất ở Thái Lan không muốn nêu tên vì lý do an toàn, cho biết blogger Trương Duy Nhất bị mất tích vào hôm 26/1 tại trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok. Một nguồn tin cho biết blogger Nhất bị bắt tại một tiệm kem trên tầng ba của trung tâm này.

Cảnh sát Thái cho biết họ không giam giữ blogger Trương Duy Nhất.

"Chúng tôi đã kiểm tra danh sách những người bị tạm giữ và không thấy tên Trương Duy Nhất trong danh sách", Đại tá cảnh sát Tatpong Sarawanangkoon, người phụ trách phòng tạm giữ của Trung Tâm Tạm giữ Di trú (IDC) ở Bangkok, nói với RFA.

Trong khi đó, UNHCR không tiết lộ thông tin gì thêm với lý do quan ngại về thông tin riêng tư. Bà Jennifer Harrison, đại diện về quan hệ đối ngoại của cơ quan này nói với RFA : "vì lý do bảo vệ thông tin và bảo mật, chúng tôi không thể bình luận gì, hoặc xác nhận hay bác bỏ thông tin về các hồ sơ cá nhân".

Vợ của blogger Trương Duy Nhất ở Việt Nam và con gái ông ở Canada hiện rất sợ phải nói gì về tình hình của blogger này, các nguồn tin người Việt ở nước ngoài cho biết.

Theo trang tin thevietnamese.org, gia đình của blogger này cho biết ông Nhất đã rời Việt Nam để sang Thái Lan khoảng 3 tuần trước khi ông mất tích.

Chính phủ Việt Nam hiện đang giam giữ khoảng hơn 200 tù nhân chính trị, theo một con số thống kê từ ông Nguyễn Kim Bình, đại diện của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam có trụ sở tại California.

Chính phủ Việt Nam kiểm soát chặt chẽ báo chí, kiểm duyệt internet và hạn chế các quyền bày tỏ ý kiến của người dân.

Bản thân blogger Trương Duy Nhất cũng đã từng bị tù 2 năm, từ năm 2014 đến 2015 vì các hoạt động của mình. Ông bị bắt giữ vào tháng 5/2013 và bị giam giữ cho đến khi ra tòa.

Human Rights Watch cho rằng giới chức Thái Lan cần phải điều tra về tình trạng của ông Nhất, lưu ý rằng ông đã tới Bangkok vì một lý do duy nhất là xin tị nạn chính trị. Human Rights Watch kêu gọi giới chức Thái Lan phải nói chuyện với gia đình của blogger cho đến khi tìm thấy ông.

Cũng theo Human Rights Watch, Đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok cũng có thể cho biết tung tích của blogger này.

"Giới chức Thái có một nghĩa vụ khẩn cấp là điều tra một cách nghiêm túc về sự biến mất này", ông Phil Robertson, Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Human Rights Watch tại Bangkok, nói với RFA, và cho biết thêm rằng tổ chức này hiện cũng không biết điều gì đã xảy ra với ông Nhất.

"Nếu các quan chức Thái Lan và Việt Nam có dính líu đến vụ mất tích này thì sẽ phải có những hậu quả nghiêm trọng đối với bất cứ ai có liên quan", ông Phil Robertson nói với RFA.

Người đại diện HRW cũng cáo buộc "Việt Nam thường xuyên có những hoạt động giám sát và sách nhiễu đối với những người Việt Nam và người Thượng chạy trốn khỏi Việt Nam vì lý do truy bức chính trị và tôn giáo. Những hoạt động này cũng xảy ra ở cả Bangkok".

"Truy đuổi các nhà bất đồng chính kiến và yêu cầu chính phủ Thái không cho tổ chức các sự kiện về nhân quyền hay dân chủ ở Việt Nam chỉ là một phần trong số những gì đã khiến Hà Nội là một trong những chính quyền vi phạm nhân quyền nhiều nhất trong khối ASEAN", ông Phil Robertson nói.

Bối cảnh liên quan đến sự biến mất của blogger Trương Duy Nhất ở Bangkok hiện vẫn còn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải ở California, người đã từng ở chung tù với blogger Trương Duy Nhất trước khi ông được trả tự do vào năm 2014, và blogger Bùi Thanh Hiếu ở Đức, nói rằng họ nghi ngờ blogger Trương Duy Nhất đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc tại Thái Lan.

"Hiện chỉ còn một khả năng duy nhất là anh ấy đã bị bắt cóc", blogger Điếu Cày nói với RFA.

"Chúng tôi biết là anh ấy đã đến Bangkok và đến văn phòng của UN để xin quy chế tị nạn. Nếu vì bất cứ lý do gì mà anh Nhất xuất hiện trở lại ở Việt Nam thì điều đó chắc chắn nằm ngoài ý muốn của anh ấy", blogger Điếu Cày nói tiếp.

Các nguồn tin cho RFA biết những người Việt ở Thái đã tìm kiếm tung tích của ông Nhất tại các bệnh viện và các quận ở Bangkok nhưng không thấy ông đâu. Một người quen ông Nhất cho biết việc ông bị mất tích cũng đã được trình báo lên cảnh sát Thái vào cuối tuần trước.

Blogger Trương Duy Nhất sinh sống tại Đà Nẵng, ngay cạnh tỉnh Quảng Nam – quê hương của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và cũng là nơi đang có những đấu đá trong nội bộ Đảng Cộng sản. Một số nhà hoạt động cho rằng blogger này có thể đã có những thông tin quan trọng có thể gây nguy hại cho Thủ tướng Phúc. Blogger Trương Duy Nhất cũng đã có một thời kỳ làm cho báo Công An tại Đà Nẵng, nơi được coi là địa bàn của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Blogger Bùi Thanh Hiếu viết rằng ông nghi ngờ những nhân viên tình báo của quân đội đã bắt cóc ông Nhất tại Bangkok theo lệnh của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

tdn4

Dòng trạng thái trên Facebook của blogger Bùi Thanh Hiếu về blogger Trương Duy Nhất Courtesy of FB

Blogger Bùi Thanh Hiếu, hay còn được biết đến với tên Người Buôn Gió, viết trên Facebook cá nhân : "Theo sự suy đoán của mình thì Nguyễn Xuân Phúc quyết bắt tù Trương Duy Nhất, vì Nhất có nhiều thông tin về băng đảng của Phúc ở Quảng Nam".

Đây không phải là lần đầu tiên chính phủ Việt Nam bị cáo buộc bắt cóc công dân của mình ở nước ngoài.

Hồi năm ngoái, tòa án Đức đã kết án gần 4 năm tù một người Việt Nam vì đã giúp mật vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cựu quan chức ngành dầu khí, ngay tại Berlin hồi năm 2017 và sau đó đưa về Việt Nam.

Ông Trịnh Xuân Thanh lúc đó cũng đang xin tị nạn tại Đức và sự biến mất của ông đã làm cho quan hệ Việt Nam và Đức xấu đi, với cáo buộc từ phía Bộ Ngoại giao Đức là Việt Nam vi phạm luật quốc tế.

Ông Trịnh Xuân Thanh sau đó bị tòa tuyên án tù chung thân với cáo buộc tham nhũng.

********************

Ân Xá Quốc tế kêu gọi Thái Lan điều tra vụ nhà báo Trương Duy Nhất (RFA, 06/02/2019)

Tố chức Ân Xá Quốc Tế vào ngày 6 tháng 2 cũng ra thông cáo báo kêu gọi Thái Lan điều tra về báo cáo blogger Trương Duy Nhất có thể bị bắt cóc ở Thái Lan.

tdn5

Blogger Trương Duy Nhất - AFP

Giám đốc cấp cao Phụ trách Chiến dịch Vận động Toàn cầu của Ân xá Quốc Tế, Ông Minar Pimple, nhận định rằng vụ mất tích của ông Trương Duy Nhất là hết sức cần cảnh báo. Ông Nhất là một cựu tù nhân lương tâm đã nhiều lần bị chính quyền Việt Nam nhắm đến.

Ông Pimple nói thêm rằng qua một số nguồn tin thì tổ chức ông biết được ông Nhất đến Bangkok để xin tị nạn. Từ ngày 26/1/2019 thì không ai có tin tức gì từ ông Trương Duy Nhất nữa. Ông yêu cầu nhà chức trách Thái Lan phải điều tra ngày lập tức vụ bắt cóc này.

Ông Pimple cho biết rõ "Lực lượng an ninh Việt Nam trong quá khứ đã bắt cóc những người Việt lưu vong hoặc tị nạn ở Thái Lan và cả ở những nơi khác. Ông Trương Duy Nhất có nguy cơ bị tra tấn hoặc bị đối xử tệ hại nếu vụ bắt cóc này được xác nhận. Chính quyền Việt Nam đã im lặng trước vụ mất tích này".

Ông Trương Duy Nhất là một nhà báo. Ông bị bắt vào năm 2013 và bị bỏ tù đến năm 2015 với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước.

Từ khi ra tù, Trương Duy Nhất trở thành một nhà báo độc lập. Tháng 12/2018 ông Nhất nhận được cảnh báo thể bị bắt lại và thấy công an lảng vảng gần nhà ông.

Đầu tháng 1 năm 2019 ông Nhất sang Thái Lan. Ngày 25/1 ông nộp đơn xin tị nạn tại Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok. Ông gửi ra cho gia đình hai tấm ảnh ông chụp trước cổng Cao ủy. Kể từ ngày 26/1 không ai thấy hoặc nghe tin tức gì về ông nữa.

Theo một nguồn tin độc lập bí mật được Ân xá Quốc Tế xác nhận thì ông Trương Duy Nhất bị những người lạ mặt bắt tại trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok vào ngày 26 tháng 1.

******************

RFS kêu gọi Thái Lan làm sáng tỏ vụ việc Blogger Trương Duy Nhất bị mất tích (RFA, 06/02/2019)

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RFS) kêu gọi Chính phủ Thái Lan cần làm sáng tỏ vụ việc Blogger Trương Duy Nhất, một blogger nổi tiếng ở Việt Nam đến đất nước Chùa Vàng để xin quy chế tị nạn chính trị, nhưng được cho là đã bị mất tích tại Bangkok từ hôm 26 tháng 1.

tdn6

Blogger Trương Duy Nhất được cho là bị mất tích tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 26/01/19. Courtesy : Facebook Trương Duy Nhất

Trong thông cáo báo chí phổ biến ngày 6 tháng 2, ông Daniel Bastard, Giám đốc đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của của RFS lên tiếng rằng RFS quan ngại an ninh Việt Nam đã bắt cóc Blogger Trương Duy Nhất, đồng thời nhấn mạnh nếu Chính phủ Thái chứng minh không liên can trong vụ việc này thì điều đó có nghĩa an ninh Việt Nam không thực hiện theo luật quốc tế và vi phạm chủ quyền quốc gia Thái Lan trong việc bắt giữ Blogger Trương Duy Nhất.

Đại diện của RFS cho rằng động thái an ninh Việt Nam bắt cóc Blogger Trương Duy Nhất đã gửi một tín hiệu cảnh báo đến cộng đồng blogger Việt Nam đang xin quy chế tị nạn ở Thái Lan.

Các nguồn tin người Việt ở Thái cho biết ông Nhất đã đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25/1 để xin quy chế tị nạn, nhưng sau đó cơ quan này đã không thể liên hệ được với ông Nhất.

Đại diện của Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) nói với RFA cơ quan này không thể tiết lộ thông tin gì liên quan vụ việc của Blogger Trương Duy Nhất. Về phía Cảnh sát Thái Lan cho biết họ không giam giữ blogger này.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) cũng đã lên tiếng kêu gọi giới chức Thái tiến hành điều tra.

Đài RFA đã thông báo về trường hợp của blogger Truong Duy Nhất bị mất tích lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và văn phòng của một số các Dân biểu Mỹ.

Blogger Trương Duy Nhất, chủ trang Blog "Một góc nhìn khác" đã bị Chính quyền Việt Nam bắt giữ hồi tháng 5 năm 2013 và bị chịu án tù 2 năm.

*********************

Nhà báo Trương Duy Nhất mất tích tại Thái Lan (RFI, 03/02/2019)

Theo một số nguồn tin mạng xã hội trong nước và báo chí tiếng Việt ở ngoài nước, ông Trương Duy Nhất mất tích ngày 25/01/2019, trong lúc đang tìm cách làm thủ tục xin tị nạn với đại diện Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Bangkok. Gia đình, bạn bè không liên lạc được. Việc nhà báo Trương Duy Nhất mất tích tại Thái Lan hồi cuối tháng Giêng 2019 gây lo ngại. Hư thực ra sao ?

tdn7

Ông Trương Duy Nhất - Capture d'ecran Teu Blog

Từ Sài Gòn, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, một người bạn của ông Trương Duy Nhất, nêu một số giả thuyết :

"...Có hai tình huống xảy ra. Hoặc Nhất lánh đi đâu đó, hoặc Nhất bị bắt cóc. Cái chuyện lánh đi đâu đó là xác suất rất bé... Ai bắt cóc ? ...Trước đó có những tín hiệu phát ra làm cho Nhất thấy rằng mình sẽ bị bắt…

Hoặc là đã đưa Nhất về Việt Nam rồi,… nhưng không dám thông báo ra, vì tiền lệ đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh ở Châu Âu. Đưa về thì dễ, nhưng giải trình thì rất khó. Tình huống thứ hai là vẫn còn ở Thái Lan, nhưng có sự thương lượng để làm thế nào đưa Nhất về hợp pháp".

Ông Trương Duy Nhất từng là phóng viên cho một số báo chính thức trong nước. Ông Nhất được biết đến nhiều với trang blog cá nhân mang tên "Một góc nhìn khác", với nhiều bài viết chỉ trích chính quyền.

Trương Duy Nhất bị kết án hai năm tù (2013-2015), theo điều 258 Luật hình sự Việt Nam, vì tội danh "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân". Một điều khoản thường bị giới bảo vệ nhân quyền cáo buộc là công cụ để chính quyền đàn áp tự do ngôn luận. Năm 2014, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) phong tặng Trương Duy Nhất danh hiệu "Anh hùng thông tin".

RFI tiếng Việt

Published in Việt Nam

Càng căng thẳng với phương Tây, Cam Bốt càng xích gần lại Trung Quốc (RFI, 25/01/2019)

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen vừa kết thúc chuyến viếng thăm chính thức Trung Quốc ngày 23/01/2019. Chuyến công du ngoại quốc đầu tiên trong năm 2019 này của ông Hun Sen cho thấy là càng căng thẳng với phương Tây, Phnom Penh càng xích gần lại Bắc Kinh.

cambot1

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang), dự lễ ký kết các hiệp định hợp tác song phương, Bắc Kinh, ngày 22/01/2019 Reuters

Khi tiếp ông Hun Sen tại Bắc Kinh ngày 21/01, chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa là Trung Quốc sẽ viện trợ thêm 4 tỷ nhân dân tệ (588 triệu đôla) cho Cam Bốt. Nhưng đặc biệt ngoài số tiền nói trên, theo thông báo của thủ tướng Hun Sen, chủ tịch Tập Cận Bình còn hứa sẽ nâng hạn ngạch (quota) nhập khẩu gạo từ Cam Bốt lên thành 400 ngàn tấn trong năm nay.

Không phải vô cớ mà Bắc Kinh quyết định như vậy. Lý do chính là chỉ cách đó vài ngày, Ủy Ban Châu Âu đã tái lập thuế hải quan đối với gạo nhập từ Cam Bốt trong thời hạn 3 năm. Kể từ năm 2012, gạo nhập từ Cam Bốt vẫn được miễn thuế hải quan trong khuôn khổ các thỏa thuận gọi là "tất cả trừ vũ khí". Đây là sáng kiến do Liên Hiệp Châu Âu đưa ra từ năm 2001, nhằm xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa (trừ vũ khí) nhập từ các nước chậm phát triển nhất, với điều kiện là những nước đó phải tôn trọng nhân quyền.

Thế nhưng, giới nông gia tại một số nước châu Âu như Tây Ban Nha và Ý nay than phiền là gạo nhập giá rẻ từ những quốc gia như Cam Bốt đang gây nhiều thiệt hại cho họ. Ủy Ban Châu Âu đã phải tái lập thuế quan đối với gạo Cam Bốt, sau khi nước Ý ráo riết vận động hậu trường theo hướng này.

Đây là một vố đau đối với Phnom Penh, vì nông nghiệp của Cam Bốt chủ yếu dựa vào cây lúa, và Liên Hiệp Châu Âu vẫn là thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu của nước này. Không những thế, Ủy Ban Châu Âu còn đang yêu cầu đẩy nhanh thủ tục đình chỉ các hiệp định mang tính ưu đãi và tái lập thuế hải quan đối với toàn bộ hàng hóa nhập từ Cam Bốt.

Bruxelles đã quyết định như vậy vì họ thấy chính quyền Phnom Penh gia tăng đàn áp đối lập, báo chí và các tổ chức xã hội dân sự ở Cam Bốt, thể hiện qua cuộc bầu cử Quốc hội tháng 7 năm ngoái. Giới doanh nghiệp Cam Bốt hôm thứ Hai vừa qua đã gởi một bức thư đến ủy viên thương mại châu Âu Cecilia Malmström để yêu cầu Bruxelles không đình chỉ thỏa thuận "tất cả trừ vũ khí", vì họ rất lo ngại cho thương mại cũng như cho quan hệ giữa Cam Bốt với Liên Hiệp Châu Âu.

Bắc Kinh đã không bỏ lỡ cơ hội này để kéo đồng minh Phnom Penh về phía mình hơn nữa. Ngoài việc nâng hạn ngạch nhập khẩu gạo từ Cam Bốt, chủ tịch Tập Cận Bình còn hứa với thủ tướng Hun Sen là sẽ tăng trao đổi mậu dịch song phương lên 10 tỷ đô la từ đây đến năm 2023 và sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhiều hơn nữa vào Cam Bốt. Như vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Cam Bốt và là nhà tài trợ hàng đầu cho Cam Bốt.

Trong chuyến viếng thăm Trung Quốc vừa qua, thủ tướng Hun Sen đã bác bỏ thông tin theo đó Trung Quốc đang tìm kiếm sự ủng hộ của Phnom Penh cho dự án xây một căn cứ hải quân ở ngoài khơi Cam Bốt. Nhưng rõ ràng là không chỉ về mặt kinh tế, Phnom Penh còn đang tăng cường quan hệ quân sự với Bắc Kinh. Bị Washington liên tục chỉ trích về đàn áp đối lập, năm ngoái, Cam Bốt đã hủy bỏ các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ, và năm nay, quân đội nước này sẽ có nhiều cuộc thao dượt chung với quân đội Trung Quốc.

Thanh Phương

**********************

Trung Quốc hứa viện trợ gần 600 triệu đôla cho Cam Bốt (RFI, 23/01/2019)

Hôm 22/01/2019, thủ tướng Hun Sen thông báo tại Bắc Kinh là Trung Quốc đã hứa sẽ viện trợ thêm 4 tỷ nhân dân tệ ( 588 triệu đôla) cho Cam Bốt.

backinh4

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (T) và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang), dự lễ ký kết các hiệp định hợp tác song phương, Bắc Kinh, ngày 22/01/2019 Reuters

Thông báo nói trên được thủ tướng Cam Bốt đăng trên trang Facebook của ông, kèm theo bức hình chụp ông hội kiến chủ tịch Tập Cận Bình ngày hôm trước trong chuyến viếng thăm kéo dài ba ngày tại Trung Quốc.

Hôm qua, ông Hun Sen đã được thủ tướng Lý Khắc Cường tiếp đón tại Đại Sảnh Đường Nhân Dân.

Ngoài số tiền viện trợ nói trên, chủ tịch Tập Cận Bình còn hứa sẽ nhập 400 ngàn tấn gạo từ Cam Bốt trong năm nay, tăng trao đổi mậu dịch song phương lên 10 tỷ đô la từ đây đến năm 2023 và sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư nhiều hơn nữa vào Cam Bốt.

Thông báo nói trên được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Liên Hiệp Châu Âu tái lập thuế hải quan đối với gạo nhập từ Cam Bốt, sau khi nước Ý ráo riết vận động hậu trường, vì Roma cho là gạo nhập giá rẻ đang gây nhiều thiệt hại cho các nông gia Ý.

Theo hãng tin AFP, nhân chuyến viếng thăm Trung Quốc, thủ tướng Hun Sen đã bác bỏ thông tin theo đó Trung Quốc đang tìm kiếm sự ủng hộ cho dự án xây một căn cứ hải quân ở ngoài khơi Cam Bốt. Tin đồn này xuất phát từ việc ba chiến hạm của Trung Quốc vào đầu tháng này đã ghé cảng Sihanoukville, miền nam Cam Bốt.

Cho tới nay, Bắc Kinh vẫn ủng hộ Phnom Penh, kể cả khi chính quyền Hun Sen cấm đảng đối lập chính tham gia bầu cử Quốc hội năm ngoái. Trong khi đó, ảnh hưởng của Mỹ đối với Cam Bốt đang giảm đi, nhất là kể từ khi Phnom Penh cáo buộc Washington đã cùng với một lãnh đạo đối lập có âm mưu lật đổ chính phủ Cam Bốt.

Thanh Phương

**********************

Thái Lan : Bầu cử vẫn dưới sự kiểm soát của chính quyền quân sự (RFI, 24/01/2019)

Ngày 23/01/2019, vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn ký sắc lệnh thông báo sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội vào ngày 24/03. Đây là cuộc bầu cử đầu tiên kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia Pháp, chính quyền quân sự sẽ làm mọi cách để tiếp tục nắm giữ quyền lực.

cambot2

Các nhà hoạt động và sinh viên biểu tình đòi tổ chức bầu cử tại Thái Lan, 08/01/2019. Reuters/Jorge Silva/File Photo

Những bất ổn chính trị triền miên trong gần hai thập niên qua đã tạo cơ hội cho phe quân đội trở lại cầm quyền vào năm 2014, sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền dân sự của bà Yingluck Shinawatra. Kể từ đó, chính quyền quân sự của tướng Prayut Chan Ocha đã nhiều lần thông báo hoãn tổ chức bầu cử, với lý do bất ổn chính trị, chưa hội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết.

Giờ đây, sau năm năm nắm quyền lãnh đạo, tướng Prayut Chan Ocha đầy quyền lực và là ứng viên hiển nhiên của cuộc bầu cử, muốn thông qua lá phiếu cử tri để tiếp tục nắm giữ quyền lực mà ông có được sau cuộc đảo chính và tạo tính chính đáng cho chiếc ghế thủ tướng của ông.

Lột bỏ chiếc áo nhà binh, khoác lên người chiếc áo dân sự, tướng Chan OCha cũng tiến hành vận động tranh cử như bao ứng viên bình thường khác. Nhưng trong thùng phiếu, phe quân đội sẽ chẳng có chút cơ may nào. Nhà nghiên cứu Eugénie Merieu, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, nhắc lại rằng đảng Peua Thai, đảng chính trị của cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra vẫn chiếm một vị trí quan trọng đến dường nào trên chính trường Thái Lan.

"Từ hơn 10 năm nay, người dân Thái Lan vẫn luôn bỏ phiểu cho cùng một đảng, giúp cho đảng Peua-Thái có một đa số gần như tuyệt đối. Điều đó vẫn luôn tồn tại từ năm 1997, trong 6 cuộc bầu cử. Cả sáu cuộc bầu cử đó đã mang lại những thắng lợi to lớn cho đảng Peua-Thai. Điều này sẽ diễn ra tương tự trong cuộc bầu cử lần này. Các cử tri Thái rất trung thành với Thaksin".

Vậy phe quân đội quyết định tổ chức bầu cử để làm gì ? Và tại sao vào lúc này ? Về điểm này bà Eugénie Merieu giải thích như sau :

"Đối với ông Prayut, cuộc bầu cử này được sử dụng như là một phương tiện để hợp thức hóa tính chính đáng của ông thông qua phổ thông đầu phiếu. Mục tiêu là ông vẫn giữ chức vụ thủ tướng, nhưng là một thủ tướng được bầu ra trong khuôn khổ một cuộc bầu cử.

Trên bình diện quốc tế, một loạt các hiệp định đã bị đình chỉ sau cuộc đảo chính, nhất là các thỏa thuận trao đổi tự do mậu dịch với Liên Hiệp Châu Âu, hay như các thỏa thuận quân sự cũng bị ngưng lại… Ngay từ đầu, để cho mọi nguời có thể chấp nhận cuộc đảo chính, giới quân sự đã nói rằng họ phải làm như vậy để có thể tổ chức bầu cử trong bối cảnh đoàn kết dân tộc, vì lúc đó đã có các cuộc biểu tình của phe Áo Vàng, phe Áo Đỏ.

Theo quân đội, cuộc xung đột này có nguy cơ dẫn đến nội chiến, do vậy cần phải can thiệp với mục đích là tạo các điều kiện tái lập một nền dân chủ bền vững. Do vậy, ngay trong ngày làm đảo chính để nắm quyền hoặc hôm sau đó, giới quân sự đã thông báo là sẽ có bầu cử. Thế rồi sau đó, thời điểm bầu cử liên tục bị đẩy lùi, hoãn lại và chính bằng cách này mà quân đội nắm quyền cho đến nay".

Chính quyền quân sự Thái Lan biết rõ là họ sẽ không bao giờ có được lá phiếu của người dân. Phe đối lập có rất nhiều khả năng thống lĩnh Quốc hội. Nhưng điều đó sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Bởi vì, kể từ năm 2016, chính quyền quân sự Thái đã sửa đổi Hiến Pháp để có thể tiếp tục nắm giữ quyền lực. Nếu Quốc hội do dân bầu ra thì các thành viên Thượng Viện lại do quân đội chỉ định. Nếu không đạt được đồng thuận trong việc lựa chọn thủ tướng thì hai viện có thể chỉ định một nhân vật không phải do dân bầu ra, giữ chức vụ này.

Đồng thời, Hiến Pháp mới củng cố quyền lực của Tòa Bảo Hiến, cho phép phế truất các lãnh đạo dân sự… Như vậy, bất kể kết quả cuộc bỏ phiếu sắp tới ra sao, tướng Chan-Ocha vẫn tiếp tục làm thủ tướng.

Minh Anh

Published in Châu Á

Tại Thái Lan, cảnh sát liên tục bố ráp quán bar, nhà hàng và những nơi công cộng trong mục đích không che giấu là truy tìm người khác màu da để trục xuất. Tình trạng này gây lo ngại cho những người đang xin tị nạn và đang bị các tổ chức nhân quyền lên án.

thai1

Thủ tướng Thái Lan, Prayut Chan O Cha (giữa) tại Bangkok. Ảnh tháng 9/2018.

Trả lời phỏng vấn AFP sau khi được bổ nhiệm, tân giám đốc cơ quan di trú Thái Lan Surachate Hakparn tuyên bố "nhiệm vụ của cơ quan là nhận diện trong số những người da sậm ai là người tốt và ai là kẻ bất hảo có xác suất phạm tội cao".

Lập luận của viên chức nhà nước về chiến dịch "X- Quang soi rọi những di dân bất hợp pháp" là "trục xuất kẻ xấu để bảo vệ ổn định quốc gia". Surachate Hakparn ám chỉ hai vụ lừa đảo mà thủ phạm là một băng nhóm người Ouganda và người Nigeria quyến rũ phụ nữ Thái Lan nhẹ dạ để lừa tình và lừa tiền.

Vấn đề ở đây là cảnh sát Thái không phân biệt được xấu với tốt. Một nhóm 70 công dân Pakistan theo đạo Thiên Chúa, vì bị nạn kỳ thị tôn giáo, phải chạy sang Thái Lan, và tuy có tư cách xin quy chế tị nạn, cũng bị cảnh sát bắt nhốt trong tháng 10 này.

Trước làn sóng bất bình của công luận từ sau vụ đảo chính 2014, chính quyền quân sự làm mọi cách để chứng tỏ họ là "cột trụ" bảo vệ "ổn định" quốc gia và do vậy, công khai cổ vũ cho chính sách kỳ thị màu da.

Trong một vụ bố ráp mà phóng viên AFP được mời tháp tùng, trước giờ xuất quân, một sĩ quan ra lệnh cho 75 cảnh sát viên : Đối tượng truy bắt là những người da sậm. Trước hết, chúng ta khám soát, sau đó xem hộ chiếu của họ.

Đơn vị cảnh sát chia nhau tuần tra các con đường trong khu phố Nana, đầy quán rượu thu hút đông đảo du khách về đêm. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, trong số 30 người bị câu lưu, phân nửa là người da đen, chỉ có một anh da trắng người Pháp bị bắt vì hút cần sa.

Sau "Black Eagle", Ó đen, năm 2017, chính sách trấn áp di dân nhập cư gia tăng với chiến dịch "Quang tuyến". Khoảng một ngàn người đã bị câu lưu, phần đông do visa du lịch hết hạn : đó là những người dân các nước láng giềng như Miến Điện và Cam Bốt tha phương cầu thực. Phần khác là những người Phi Châu, Pakistan, Afghanistan ôm hy vọng từ Thái Lan đi qua một nước Tây phương tìm cuộc sống mới, sau khi được Liên Hiệp Quốc cấp quy chế tị nạn.

Theo Human Rights Watch, trong "các mẻ lưới" của cảnh sát Thái, không thiếu người đã có quy chế tị nạn hay đang chờ xét cứu xét. Nhiều trẻ em bị đưa vào các nơi tạm cách ly không khác chi nhà tù.

Các tổ chức phi chính phủ kêu gọi chính quyền Thái phải có một thể thức mới để quản lý công dân nước ngoài đến Thái Lan chỉ với mục đích du lịch hay đi làm, phải bỏ chế độ bất công "đồng hóa người tị nạn với kẻ có tội".

Tú Anh

Published in Châu Á

Cam Bốt : Thủ tướng Hun Sen đòi cấm một tổ chức nhân quyền (RFI, 26/11/2017)

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tuyên bố là phải giải thể tổ chức nhân quyền chủ yếu ở xứ Chùa Tháp bởi vì hiệp hội này do lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc, thành lập. Càng gần đến bầu cử quốc hội 2018, "người hùng" Cam Bốt càng tìm cách bóp nghẹt đối lập.Ông Hun Sen càng gia tăng các biện pháp độc đoán để bảo vệ quyền lực.

hunsen1

Trụ sở của Hiệp hội xúc tiến và bảo vệ nhân quyền (LICADHO) tại Phnom Penh, trong tầm ngắm của thủ tướng Hun Sen. Ảnh chụp ngày 24/11/2017. Reuters/Samrang Pring

Theo Reuters, Chủ nhật 26/11/2017, trong cuộc tiếp xúc với công nhân ngành may dệt ở ngoại ô Phnom Penh, nguồn thu ngoại tệ chính của Cam Bốt, thủ tướng Hun Sen tuyên bố là phải đóng cửa "Trung tâm Nhân Quyền Cam Bốt vì do người nước ngoài, chứ không phải người Cam Bốt lập ra".

Trên thực tế, tổ chức bảo vệ nhân quyền có uy tín này do lãnh đạo đảng đối lập Cứu Nguy Dân Tộc, giáo sư Kem Sokha thành lập vào năm 2002, năm năm trước khi ông hoạt động chính trị.

Hồi đầu tháng 09/2017, Kem Sokha bị bắt với tội danh "mưu toan phản quốc" và bị giam tại một nhà tù gần biên giới Việt Nam (Le Monde, 04/09/2017).

Ngày 16/11, Tòa án Tối cao Cam Bốt, theo yêu cầu của ông Hun Sen, ra phán quyết giải thể đảng Cứu Nguy Dân Tộc, cấm 118 thành viên cột trụ của đối lập hoạt động chính trị, ứng cử trong vòng 5 năm. Hai hôm sau, hai phóng viên Cam Bốt bị truy tố với tội danh "làm gián điệp" cho Mỹ. Nhà báo Oun Chhin và Yeang Sothearin, trước đây cộng tác với RFA, sẽ phải đối mặt với bản án 15 năm tù.

Tú Anh

*******************

Thái Lan sốc sau cái chết bí ẩn của một học viên quân đội (RFI, 26/11/2017)

Tập đoàn quân sự cầm quyền tại Thái Lan hiện đang chịu sức ép sau khi một học viên sĩ quan qua đời một cách bí ẩn và bị lấy mất nội tạng. Xác của sinh viên xấu số nói trên đã được trả cho gia đình.

hunsen2

Các học viên sĩ quan quân đội Thái tham gia lễ hỏa táng Vua Bhumibol Adulyadej tại Bangkok hôm 01/11/2017 (Ảnh minh họa) Reuters/Athit Perawongmetha

Học viên Phakhapong Tanyakan, 18 tuổi, đã qua đời hồi giữa tháng 10/2017. Quân đội, vốn hay bị chỉ trích vì cách đối xử tàn bạo với các học viên mới, giải thích nguyên nhân khiến học viên này tử vong là anh bị trụy tim.

Trước đó một thời gian, gia đình Phakhapong Tanyakan đã từng được anh kể về việc phải chịu các hình phạt tàn khốc, nên họ không tin vào lời giải thích của quân đội và bí mật cho khám nghiệm tử thi của anh lần thứ hai. Các bác sĩ khám nghiệm tử thi đã phát hiện nhiều xương sườn bị gãy và trên thi thể không còn não, tim và dạ dày.

AFP cho biết tiết lộ trên đã gây một cú sốc lớn cho công luận. Sau đó, quân đội giải thích họ đã lấy nội tạng của học viên Phakhapong Tanyakan để khám nghiệm. Hôm thứ Sáu 24/11/2017, quân đội Thái Lan thông báo bốn sĩ quan có liên quan đã bị thuyên chuyển công tác. 

Quá sốc trước vụ việc, 30.000 người dân Thái Lan đã ký tên vào một bản kiến nghị trên Internet yêu cầu có một cuộc điều tra độc lập về các sĩ quan của trường, kêu gọi quân đội cách chức họ và chấm dứt dùng nhục hình với các học viên.

Thùy Dương

***********************

Học viên quân sự Thái Lan chết một cách bí ẩn (BBC, 25/11/2017)

Một học viên quân sự trong quân đội Thái Lan đã chết một cách bí ẩn và bị lấy mất nội tạng khiến gia đình tức giận với vô vàn câu hỏi.

hunsen3

Phakhapong Tanyakan là học viên năm nhất tại một học viện quân đội Thái Lan

Phakhapong Tanyakan qua đời ngày 17 tháng 10 và gia đình được cho biết nguyên nhân gây tử vong là trụy tim đột ngột.

Tuy nhiên, gia đình Phakhapong trở nên nghi ngờ vì anh đã từng kể lại việc bị đối xử tàn bạo tại học viện.

Gia đình Phakhapong bí mật tiến hành một cuộc khám nghiệm tử thi thứ hai và phát hiện nhiều vết bầm tím, xương sườn bị gãy và nhiều cơ quan nội tạng bị mất tích.

Chuyện gì đã xảy ra ?

Phakhapong Tanyakan, 18 tuổi, là sinh viên năm nhất tại Trường Dự bị Đại học Lực lượng Vũ trang.

Khi đột ngột qua đời vào tháng 10, quân đội cho biết nguyên nhân tử vong là trụy tim.

Nhưng gia đình không tin vào công bố chính thức của phía quân đội.

Khi thi thể được chuyển về cho gia đình, họ đã đem đi khám nghiệm tử thi lần thứ hai tại một phòng khám tư nhân.

Các bác sĩ sau đó phát hiện ra nhiều vết bầm tím nghiêm trọng, một vài xương sườn và xương đòn bị gãy và não, tim, dạ dày và bàng quang đã bị lấy ra khỏi cơ thể.

"Không còn lời nào để nói", cha của thanh niên trẻ nói với BBC Thái. "Vụ việc này đối với chúng tôi giống như việc lật thuyền. Thằng bé chết đuối còn chúng tôi thì trôi dạt".

hunsen4

Cha của Phakhapong (phải) nói ông cần lời giải thích từ phía quân đội

Hình phạt quá mức ?

Những nghi ngờ của gia đình phát sinh từ những mô tả về những hình phạt thể chất rất nặng nề Phakhapong từng nói trước đó.

Tờ Bangkok Post dẫn lời nói của mẹ của Phakhapong rằng anh đã bị buộc chống đầu xuống đất như một hình phạt và đã bị sốc và phải dùng CPR để tỉnh lại.

Phakhapong cũng đã nói với bố mẹ mình rằng anh đã bị các học viên lớp trên kỷ luật tàn bạo trong học viện.

Các nhóm nhân quyền cho biết việc trừng phạt và tra tấn thân thể là một vấn đề phổ biến trong quân đội Thái Lan.

Quân đội Thái Lan nói gì ?

Đại diện quân đội trả lời trong một cuộc họp báo, nhấn mạnh rằng nguyên nhân tử vong là do suy tim và các cơ quan nội tạng đã được lấy ra trong cuộc khám nghiệm tử thi tiến hành bởi quân đội.

Tờ Nation dẫn lời một bác sĩ bệnh viện quân đội nói rằng các cơ quan nội tạng đã được lấy ra để kiểm tra chi tiết vì cơ thể không có dấu hiệu chấn thương.

Ông nói thêm rằng nội tạng có thể được trả lại cho gia đình vì đã hoàn tất cuộc kiểm tra .

Về cáo buộc về các hình phạt tàn bạo, quân đội cho biết sẽ có hành động kỷ luật nhưng những trường hợp đó không liên quan đến cái chết của Phakhapong.

Gia đình của Phakhapong nói họ chưa hề đưa ra cáo buộc hay tố cáo nào nhưng muốn quân đội điều tra và giải thích rõ nguyên nhân cái chết.

Published in Châu Á

Tập đoàn quân sự Thái Lan lúng túng vì vụ cựu thủ tướng Yingluck đào thoát (RFI, 09/09/2017)

Hơn hai tuần lễ sau vụ cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra không xuất hiện trước tòa trả lời Tư Pháp về tội sơ suất trong thời gian điều hành đất nước, ngày 08/09/2017 chính quyền Bangkok phải thừa nhận là bà Yingluck đã trốn ra nước ngoài qua ngã biên giới với Cam Bốt. Tập đoàn quân sự Thái lúng túng trước những cáo buộc bất cẩn để bà Yingluck đào thoát.

thai1

Cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra. Ảnh chụp năm 2016. LILLIAN SUWANRUMPHA / AFP

Từ thủ đô Bangkok, thông tín viên đài RFI Arnaud Dubus cho biết về phản ứng của báo chí địa phương :

"Ngày nào các phóng viên cũng lập lại câu hỏi khi chất vấn tập đoàn quân sự Thái Lan : Cuộc điều tra về vụ bà Yingluck Shinawatra bỏ trốn tiến triển tới đâu ?

Nhân vật số hai trong chính quyền quân sự Thái Lan rốt cuộc phải công nhận, cơ quan an ninh đã có được hình ảnh cho thấy một chiếc xe Mercedes, chở cựu thủ tướng Thái Lan, đi qua cửa khẩu giữa Thái Lan và Cam Bốt. Tuy nhiên quan chức này đã từ chối đi sâu vào chi tiết.

Một phần lớn công luận lại càng cho là tập đoàn quân sự bất cẩn đến nỗi không hay biết gì về vụ bà Yingluck trốn thoát, và thậm chí còn giúp bà đào thoát, vì quyền lợi của chính các tướng lĩnh đang cầm quyền tại Bangkok. Nếu như cựu thủ tướng Yingluck bị kết án nặng nề, biết đâu thành phần ủng hộ bà lại khuấy động tình hình ở Thái Lan.

Dù sao chăng nữa, điều chắc chắn là cho tới nay bà Yingluck vẫn chưa tái xuất hiện. Có nhiều nguồn tin ngay trong hàng ngũ đảng của bà khẳng định là cựu thủ tướng đã qua được Dubai, đoàn tụ với người anh là cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin.

Hình ảnh của tập đoàn quân sự Thái Lan đang xấu đi đáng kể qua việc giới tướng lĩnh tỏ ra thiếu minh bạch về vụ bà Yongluck trốn thoát, và nhất là khả năng bà đã nhận được một sự hỗ trợ nào đó từ phía chính quyền".

Thanh Hà

**********************

Chính phủ Thái cho rằng bà Yingluck đang trốn tại Campuchia (RFA, 08/09/20147)

Sáng nay trong cuộc họp báo tại Bangkok, chính phủ quân sự Thái Lan cho hay có bằng chứng xác nhận đoàn xe chở bà cựu thủ tướng Yingluck Shiwanatra ngừng ở một trạm kiểm soát nằm ngay tại địa điểm sát với biên giới Campuchia.

thai2

Cựu thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra vẫy chào đám đông khi bà rời khỏi Tòa án tối cao tại Bangkok vào ngày 1 thang 8 năm 2017.nn AFP

Theo Tướng Prawit Wongsuwon, nhân vật đứng thừ nhì trong hệ thống lãnh đạo của chính phủ quân sự Thái, bằng chứng này là hình ảnh của hệ thống TV giám sát của trạm kiểm soát.

Trạm này do quân đội Thái điều khiển, nhưng không rõ đoàn xe chở bà Yingluck có bị khám xét hay không, trước khi rời đất Thái để sang nước láng giềng Campuchia.

Xin nhắc lại là Yingluck làm thủ tướng từ tháng Tám năm 2011 cho đến khi bị quân đội lật đổ hồi tháng Năm 2014. Hai tuần trước đây, chính phủ Thái cho hay bà Yingluck đã bỏ trốn thay vì phải ra hầu toà về hai tội tham nhũng và tội thiếu trách nhiệm đều hành, gây thất thoát ngân sách chính phủ khi bà thực hiện chương trình hỗ trợ giá gạo cho nông dân.

Ngay sau khi tin có tin bà Yingluck bỏ trốn, đồn đãi trong dân chúng Thái cho rằng chính quân đội làm ngơ để cho bà rời khỏi Thái Lan, hầu tránh những phiền phức chính trị có thể xảy ra trong tương lai. Chính phủ quân sự Thái tức khắc bác bỏ tin này, đồng thời Thủ Tướng Hun Sen của Campuchia cũng lên tiếng nói rằng không có chứng cớ bà Yingluck vào đất Chùa Tháp để lên máy bay đi sang một nước khác.

********************

Prayuth 'nổi đóa' vì Thaksin được yêu thích hơn (BBC, 08/09/2017)

Ông Prayuth hôm 6/9 đã có một phản ứng khá "mạnh mẽ" sau khi báo giới hỏi ý kiến của ông về kết quả cuộc thăm dò, theo như nhận định của tờ Bangkok Post.

THAILAND-POLITICS/

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha tại một hội nghị ở Bangkok

Cuộc thăm dò trên 30.000 người từ 24/4 đến 15/5 cho thấy ông Thaksin vẫn là thủ tướng được yêu mến nhất trong 15 năm qua, dù ông đã bị lật đổ từ năm 2006.

Ông Thaksin được 93% phiếu bầu năm 2002, tuy đã sụt xuống 77,2% năm 2006, đứng sau là ông Prayuth với 87,5%, và ngay sau là bà Yingluck, em gái ông Thaksin với 69,9%

Hôm 7/9, ông Prayuth đổ lỗi cho truyền thông nước này vì quá "ám ảnh" với anh em nhà Shinawatra.

thai4

Người Thái vẫn còn rất yêu mến anh em cựu thủ tướng Thaksin và Yingluck Shinawatra

'Hãy quên Thaksin đi'

"Tôi đã quên ông ta từ lâu nhưng rất nhiều cơ quan báo chí vẫn cứ đưa tin về ông ta mỗi ngày", ông Prayuth nói. "Tôi bây giờ muốn tập trung vào luật pháp. Cách tốt nhất để bỏ qua ông ta là quên ông ta đi và để luật pháp thực thi".

"Nếu không thì chúng ta sẽ không thể đạt được điều gì và đất nước sẽ không thể phát triển", ông nói thêm.

Amnuay Khlangpha, cựu nghị sĩ của Đảng Pheu Thai, nói không có gì ngạc nhiên khi kết quả cuộc thăm dò cho thấy ông Thaksin là nhà lãnh đạo được yêu mến nhất trong lịch sử hiện đại.

Thaksin đã khởi xướng nhiều chính sách và biện pháp đáp ứng nguyện vọng của người dân, như chương trình chăm sóc sức khoẻ phổ quát 30 tỷ Baht, và quỹ hộ trợ làng mạc, ông Amnuay nói.

Cuối tháng Tám, em gái ông Thaksin, bà Yingluck vừa trốn sang Dubai lưu vong sau khi bà không xuất hiện tại phiên tòa tuyên án cáo buộc 'sao nhãng bổn phận' của bà trong chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi năm 2014.

Nguồn tin trong đảng Pheu Thai cho biết cựu thủ tướng rời Thái Lan vào tuần trước và bay từ Singapore đến Dubai, nơi anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin đang sống lưu vong để tránh án phạt tù năm 2008 vì cáo buộc tội tham nhũng.

Published in Châu Á

Cựu thủ tướng Thái Yingluck có thể đang ở Dubai (RFI, 26/08/2017)

Trốn ra nước ngoài để tránh bị kết án tù, cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra có thể đang ở Dubai, nơi anh của bà, ông Thaksin, có một dinh thự sang trọng. Một quan chức cao cấp trong đảng của bà đã khẳng định như trên hôm nay, 26/08/2017.

ying1

Cựu thủ tướng Thái Yingluck Shinawata chào đám đông ủng hộ, lúc đến Tòa án Tối cao tại Bangkok, ngày 01/08/2017 Reuters

Hôm qua, bà Yingluck đã không ra tòa để nghe tuyên án về "tội bất cẩn gây thiệt hại cho Nhà nước khi còn đương nhiệm", trong chương trình trợ giá gạo cho nông dân, mà chính phủ của bà thi hành vào thời gian trước cuộc đảo chính quân sự 2014. Với tội danh này, cựu thủ tướng Thái có thể lãnh án đến 10 năm tù.

Ngay hôm qua, một quan chức trong đảng Puea Thai ( Vì người Thái ) của bà Yingluck Shinawatra cho biết cựu thủ tướng Thái đã trốn ra nước ngoài. Hôm nay, một quan chức cao cấp của đảng này tuyên bố với hãng tin AFP rằng có thể bà Yingluck đang ở Dubai.

Đây cũng là nơi mà anh của bà, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự năm 2006, đã đến tị nạn vào năm 2008, cũng để tránh bị đem ra xử ở Thái Lan. Ông Thaksin ở Dubai phần lớn thời gian trong năm, nhưng cũng đi rất nhiều đến Châu Á và Châu Âu.

Trong khi đó, một quan chức cao cấp của chính quyền quân sự, xin giấu tên, nói với hãng tin AFP hôm nay rằng bà Yingluck đã rời Thái Lan trên máy bay riêng, bay đến Dubai qua ngỏ Singapore. Nhưng quan chức này khẳng định Dubai không phải là chặng cuối cùng, mà cựu thủ tướng Thái muốn đến định cư ở Anh Quốc.

Hôm nay, báo chí Thái Lan đang cố lần trở ngược hành trình của cựu thủ tướng Yingluck. Lần cuối cùng bà xuất hiện trước công chúng là vào thứ tư vừa qua, trong một ngôi chùa Phật Giáo ở Bangkok. Hôm sau, trên mạng Facebook, bà Yingluck kêu gọi những người ủng hộ bà không nên đến trước Tòa án Tối cao hôm qua để nghe tòa tuyên án, vì bà sợ sẽ xảy ra bạo động. Trên Facebook, cựu thủ tướng Thái mặc y phục toàn màu đen, tại một nơi không rõ là ở đâu.

Theo các quan chức đảng Puea Thai được AFP hỏi, bà Yingluck đã rời khỏi Thái Lan ngay từ hôm thứ tư. Nhiều tờ báo Thái Lan khẳng định là bà đã đi qua ngõ Cam Bốt. Báo chí Thái Lan cũng phỏng đoán rằng bà đã thương lượng việc ra đi này với phe quân sự. Với việc bà Yingluck chấp nhận sống lưu vong, phe đối lập Thái Lan kể từ nay sẽ yếu thế và các tướng lãnh cầm quyền sẽ kiểm soát toàn bộ sân khấu chính trị nước này.

Vào đầu tháng 8 vừa qua, chính bà Yingluck đã lên án một vụ xử "mang tính chính trị" nhằm triệt tiêu ảnh hưởng của gia đình Shinawatra, vốn vẫn giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử Quốc Hội từ năm 2001.

Thanh Phương

************************

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck 'đã sang Dubai' (BBC, 26/08/2017)

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã sang Dubai, các thành viên cao cấp của đảng của bà cho biết hôm thứ Bảy, một ngày sau khi bà không xuất hiện tại tòa, theo Reuters.

ying2

Nếu bị kết tội, bà Yingluck có thể đối mặt với 10 năm tù giam và bị cấm tham gia chính trường Thái Lan vĩnh viễn

Nguồn tin trong đảng Puea Thai cho biết cựu thủ tướng rời Thái Lan vào tuần trước và bay từ Singapore đến Dubai, nơi anh trai bà, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, đang sống lưu vong để tránh án phạt tù năm 2008 vì tội tham nhũng.

Một thành viên cao cấp của đảng Puea Thai ẩn danh nói : "Chúng tôi nghe rằng bà ấy đến Campuchia và Singapore và bay tiếp tới Dubai và đã đến nơi an toàn".

Quan chức cảnh sát Srivara Rangsibrahmanakul cho biết họ không có ghi nhận về việc bà Yingluck xuất cảnh.

Một phóng viên của Reuters bị bảo vệ chặn lại trước khu biệt thự Emirates Hills ở Dubai, nơi ông Thaksin có một ngôi nhà.

Tờ Bangkok Post cho hay, một số quan chức "tiếp tay" cho bà Yingluck bay sang Campuchia, nơi bà được những người có ảnh hưởng giúp tìm đường đến Trung Đông.

Một nguồn tin nói với báo này : "Một số quan chức đã bật đèn xanh cho bà ra đi".

Bà Yingluck bác mọi hành động sai trái trong chương trình trợ giá gạo gây thiệt hại cho Thái Lan hàng tỷ đô la. Nếu bị kết tội, bà có thể đối mặt với 10 năm tù giam và bị cấm tham gia chính trường Thái Lan vĩnh viễn.

Sự nghiệp chính trị của bà YingluckShinawatra

Tháng 7/2011 : Giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử để trở thành Thủ tướng thứ 28 và nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan

Tháng 8/2011 : Đợt lũ lụt tồi tệ nhất ở Thái Lan trong 50 năm xảy ra và chính phủ của bà bị chỉ trích nặng nề vì không giải quyết vấn đề triệt để

Tháng 10/2011 : Khởi động chương trình trợ giá gạo, mua đồng ruộng từ nông dân với giá cao hơn nhiều so với giá thị trường. Chính quyền quân sự khi đó đã cáo buộc dự án gây ra thiệt hại cho ngân sách nhà nước một nửa nghìn tỷ baht (15 tỷ đôla)

Tháng 11/2013 : Giới thiệu một dự luật về ân xá cho tất cả các vụ án liên quan đến chính trị, khiến các cử tri trung lưu ở thành thị phẫn nộ và dẫn đến các cuộc biểu tình đường phố kéo dài

Tháng 12/2013 : Giải tán quốc hội và kêu gọi một cuộc bầu cử nhanh khi bà vẫn giữ chức thủ tướng

Tháng 5/2014 : Bị lật đổ trong cuộc đảo chính quân sự

Tháng 1/2015 : Các nghị sĩ phe đảo chính bỏ phiếu cách chức bà và cấm bà tham gia chính trị trong 5 năm.

Tháng 3/2015 : Tòa án tối cao bắt đầu các phiên điều trần về hành vi sao nhãng bổn phận của bà trong khi hàng ngàn người ủng hộ đã đến Bangkok để ủng hộ bà tại tòa án

Tháng 10/2016 : Bộ Tài chính đã ra lệnh cho bà bồi thường nhà nước khoản lỗ 35,7 tỷ Baht

Tháng 7/2017 : 12 tài khoản ngân hàng của bà đã bị đóng băng

*******************

Cựu thủ tướng Thái Lan trốn khỏi nước trước ngày bị tuyên án (RFI, 25/08/2017)

Diễn biến bất ngờ trong vụ xét xử cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra : Hôm 25/08/2017, một quan chức giấu tên của đảng Puea Thai ( Vì Người Thái ), cho AFP biết, bà Yingluck đã ra nước ngoài từ hôm thứ tư, 23/08.

ying3

Những người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Yingluck Shinawatra tập họp trước Tòa Án Tối Cao tại Bangkok, ngày 25/08/2017. Reuters

Tòa Án Tối Cao dự kiến tuyên án cựu thủ tướng Yingluck Shinawatra vì tội bất cẩn trong thời gian đương nhiệm, một tội danh có thể dân tới mức án 10 năm tù. Bị cáo Yingluck qua luật sư thông báo không đến tòa nghe tuyên án vì lý do sức khỏe. Ngay lập tức các thẩm phán phát lệnh bắt giữ cựu thủ tướng, đồng thời quyết định hoãn tuyên án sang cuối tháng 9. Lãnh đạo tập đoàn quân sự, thủ tướng Chan-O-Cha cũng cho biết đã "ra lệnh tăng cường kiểm soát an ninh" ở biên giới và trên toàn lãnh thổ.

Trước đó, vào sáng nay, khi Tòa Án Tối Cao dự kiến tuyên án cựu thủ tướng Thái, vì tội bất cẩn gây thiệt hại cho Quốc gia, vì tội bất cẩn trong thời gian đương nhiệm, một tội danh có thể dẫn tới mức án 10 năm tù, luật sư thông báo bà không đến tòa nghe tuyên án vì lý do sức khỏe.

Ngay lập tức các thẩm phán phát lệnh bắt đối với cựu thủ tướng đồng thời quyết định hoãn tuyên án sang cuối tháng 9. Lãnh đạo tập đoàn quân sự, thủ tướng Chan-O-Cha cũng cho biết đã "ra lệnh tăng cường kiểm soát" ở biên giới và trên toàn lãnh thổ.

Thông tín viên RFI tại Bangkok, Arnaud Dubus,tường thuật :

Hàng nghìn người ủng hộ cựu thủ tướng Thái Lan đã tập hợp trước Tòa Án Tối Cao ngay từ đầu giờ sáng nay. Sau nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi, một thông báo bất ngờ được đưa ra : Luật sư của bà Yingluck Shinawatra giải thích thân chủ của ông có vấn đề về sức khỏe, bị đau tai, vì thế bà không thể đế để nghe tuyên án.

Không thuyết phục với lý do trên, Tòa đã phát lệnh bắt giữ, cho rằng bà Yingluck Shinawatra có thể bỏ trốn, đồng thời Tòa thu giữ khoản tiền bảo lãnh 25 nghìn euro mà bà đã nộp. Trong khi chờ đợi, Tòa quyết định hoãn tuyên án đến ngày 27/09 tới.

Những ngày qua, không khí căng thẳng đã tăng cao xung quanh vụ xử cựu thủ tướng. Chính quyền quân sự lo ngại những người ủng hộ sẽ tụ tập đông khi tòa tuyên án. Diễn biến mới này có thế càng làm bùng lên căng thẳng. Những người ủng hộ cựu thủ tướng cho rằng tập đoàn quân sự đang truy bức chính trị đối với bà Yingluck.

Bà cựu thủ tướng bị cáo buộc đã tiến hành chương trình trợ giá gạo cho nông dân trong thời gian lãnh đạo chính phủ từ năm 2011 cho đến khi bị đảo chính năm 2014. Chương trình này đã làm thâm hụt lớn cho ngân sách Nhà nước nhưng cũng đã mang lại lợi ích cho hàng triệu nông dân Thái.

Anh Vũ

******************

Nữ cựu thủ tướng đã 'trốn khỏi Thái Lan' (BBC, 25/08/2017)

Nguồn trong đảng Puea Thai Party của bà Yingluck Shinawatra nói với Reuters rằng bà "dứt khoát rời Thái Lan".

Các nguồn tin thân cận của bà cho biết bà đã bất ngờ quyết định rời Thái Lan, ngay trước phiên tòa phán quyết về các cáo buộc của bà hôm 25/8.

Thái Lan thắt chặt kiểm soát biên giới sau khi cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra không xuất hiện trong phiên tòa phán quyết về cáo buộc 'sao nhãng bổn phận' của bà trong chương trình trợ giá gạo năm 2011.

Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan nói có thể bà đã bỏ trốn.

Các luật sư của bà Yingluck nói bà không thể đến tòa vì bị ốm.

Tuy nhiên, Tòa án Tối cao đã ban hành lệnh bắt giữ và tịch thu số tiền bảo lãnh của bà là 900.000 đôla và trì hoãn bản án đến hôm 27/9.

Bà Yingluck bác mọi hành động sai trái trong chương trình trợ giá gạo gây thiệt hại cho Thái Lan hàng tỷ đô la. Nếu bị kết tội, bà có thể đối mặt với 10 năm tù giam và bị cấm tham gia chính trường Thái Lan vĩnh viễn.

ying4

Bản án buộc tội bà Yingluck có tội sẽ khiến những người ủng hộ phe Áo đỏ giận dữ, các nhà quan sát cho biết

Hôm 25/8, Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cho biết tất cả các tuyến đường ra khỏi lãnh thổ Thái đang được giám sát chặt chẽ.

"Tôi chỉ biết rằng bà ta đã không xuất hiện (tại tòa)", ông nói với các phóng viên. "Tôi đã ra lệnh tăng cường tại trạm kiểm soát biên giới".

Ông Prawit ban đầu nói rằng ông không có thông tin về nơi ở của bà Yingluck nhưng khi ông rời một cuộc họp ở Bangkok, ông nói : "Có thể bà ta đã trốn rồi".

Trước đó, luật sư của bà Yingluck yêu cầu trì hoãn phiên tòa phán quyết, nói bà bị chóng mặt và đau đầu dữ dội và không thể tham dự.

Tuy nhiên, thông cáo chính thức của Tòa án Tối cao cho biết họ không tin rằng bà bị bệnh vì không có giấy chứng nhận y khoa và bệnh này không đủ nghiêm trọng đến mức không thể ra tòa.

"Hành vi như vậy cho thấy có thể bà ta đã đào tẩu. Vì vậy, tòa án đã ban hành một lệnh bắt giữ và tịch thu số tiền bảo lãnh", thông cáo của tòa cho biết.

Trưởng phòng cảnh sát nhập cư nói với Reuters rằng ông tin rằng bà Yingluck vẫn còn ở Thái Lan vì ông không có thông tin cho thấy bà đã rời đi.

Tuy nhiên, khi được BBC hỏi liệu bà vẫn còn ở trong nước, luật sư của bà Yingluck Norrawit Larlaeng nói : "Tôi không biết, tôi không biết".

****************

Cựu thủ tướng Thái Lan không ra hầu tòa (BBC, 24/08/2017)

Nữ cựu thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra đã không xuất hiện tại phiên tòa xét xử về cáo buộc 'sao nhãng bổn phận' của bà trong chương trình trợ giá gạo gây tranh cãi năm 2014.

ying5

Chính quyền quân nhân Thái Lan đã đóng băng một phần trong số tài sản bà Yingluck Shinawatra khai báo ở trên

Tòa án tối cao đã dời ngày tuyên bố bản án đến 27/9 và ban hành lệnh bắt giữ đối với bà Yingluck.

Nếu bị buộc tội, bà sẽ phải đối mặt với án tù và bị cấm tham gia chính trường suốt đời.

Tuy nhiên bà vẫn rất được yêu mến. Hàng trăm người ủng hộ bà đã xuất hiện tại Tòa án Tối cao hôm nay ở Bangkok chờ đợi phán quyết trước khi bà cáo 'bệnh' không dự phiên tòa.

Bản thân bà luôn bác bỏ các cáo buộc và nói vụ xử mang động cơ chính trị.

Theo Reuters, phán quyết buộc tội bà Yingluck Shinawatra có thể đẩy căng thẳng leo thang và có thể để lại hậu quả sâu sắc cho vương quốc vốn bị chia rẽ về mặt chính trị.

Giới đầu tư từ Nhật Bản, nước bỏ nhiều tiền vào các dự án xe hơi, cơ sở hạ tầng và thương mại tại Thái Lan cũng quan sát kỹ vụ xử.

Quân đội Thái Lan hiện nắm chính quyền cho biết hơn 3.000 người ủng hộ Yingluck có thể xuất hiện tại tòa vào hôm 25/8 trong phiên xử chính trị lớn nhất kể từ khi chính quyền của bà Yingluck bị lật đổ sau đảo chính năm 2014.

Bà Yingluck đã bị cáo buộc là do sơ suất trong việc xử lý chương trình trợ cấp gạo trị giá hàng tỷ đô la, theo đó chính phủ đã mua gạo từ nông dân với giá cao.

Hoạt động trợ giá này dẫn tới việc tích trữ hạt thóc làm ảnh hưởng giá trên thị trường thế giới và làm Thái Lan mất vị trí nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Chính phủ hiện nay cho biết thiệt hại cho ngân sách lên đến 8 tỷ đôla.

Giới chỉ trích cho biết anh trai bà Yingluck, cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra mới là người lên kế hoạch trợ giá gạo để giúp dân nông thôn vốn là nhóm cử tri đã giúp đem lại chiến thắng cho đảng của ông trong các cuộc bầu cử từ năm 2001.

Hôm 23/08, bà Yingluck đang ở nhà riêng tại Bangkok, nơi bà đã quyên góp bố thí cho các nhà sư và đang chuẩn bị cho quyết định của tòa án, luật sư của bà nói.

"Các luật sư và cựu Thủ tướng Yingluck sẵn sàng nghe bản án", luật sư của bà, Norrawit Larlaeng nói với Reuters.

Trakool Meechai, cựu giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Chulalongkorn, Bangkok, nói với Reuters rằng "Cho dù trường hợp này ra sao, nó sẽ ảnh hưởng đến chính trị Thái Lan.

ying6

Yingluck Shinawatra (giữa) giành chiến thắng và trở thành Thủ tướng thứ 28 và nữ Thủ tướng đầu tiên của Thái Lan năm 2011

"Nếu tòa bác cáo buộc, điều này sẽ làm tăng sức mạnh của Yingluck và đảng Puea Thai Party của bà và điều này sẽ thể hiện trong cuộc bầu cử sắp tới, " ông Trakool nói.

Nhưng một phán quyết có tội sẽ đánh dấu kết thúc sự nghiệp chính trị của Yingluck và sẽ gây ra một cú sốc lớn cho Shinawatras và những người ủng hộ trung thành và làm sâu sắc thêm các sự phân rẽ chính trị mà quân đội đã hứa sẽ hàn gắn.

Trả lời BBC Tiếng Thái, Giáo sư Yasuhito Asami từ Đại học Tokyo nói :

"Đa số các nhà đầu tư Nhật Bản nhìn nhận xấu về dự án trợ giá gạo của chính phủ Yingluck nhưng họ cũng nhìn nhận cách tòa án Thái Lan xử vụ việc này với bà như một biểu hiện của tiêu chuẩn nước đôi trong hệ thống tư pháp nước này.

Họ cũng biết rằng nhiều dự án của các chính phủ kế tiếp nhau tại Thái Lan, gồm cả các chính phủ do phái chống Thaksin lập ra, cũng có đầy các vấn đề khuất tất.

Vì thế, giới đầu tư Nhật Bản lo ngại một bản án buộc tội bà Yingluck sẽ chỉ khiến những người ủng hộ bà thêm phẫn nộ và việc hòa giải dân tộc chỉ thêm khó khăn".

Published in Châu Á