Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Số liệu chính thức từ Trung Quốc cung cấp một cái nhìn hiếm hoi nhưng ngắn gọn về số người chết đích thực do dịch bệnh Covid-19 gây ra, cho thấy số ca tử vong do Covid-19 trong thời gian đầu năm nay tại một tỉnh ở Trung Quốc có thể gần bằng con số Bắc Kinh công bố về tổng số ca tử vong ở quốc gia này trong toàn bộ thời gian đại dịch diễn ra.

tqcovid1

Người thân và hàng xóm dự đám tang của một phụ nữ địa phương tại một ngôi làng ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc vào tháng Giêng. Aly Song/Reuters

Số liệu nói trên được đăng ở trang web của chính quyền tỉnh vào hôm Thứ Năm (13/7) và đã bị xóa chỉ vài ngày sau đó. Nhưng các nhà dịch tễ học sau khi xem xét phiên bản trang được lưu trong bộ nhớ cache  của thông tin đã cho biết đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy số liệu thống kê chính thức của nước này đã chênh lệch quá nhiều so với thực tế.

Trang web nói trên cho biết, trong quý đầu năm nay, số lượng hài cốt được hỏa táng ở tỉnh Chiết Giang lên tới 171.000, tăng 72 nghìn so cùng kỳ năm ngoái, biên độ tăng vào khoảng 70%.

Tháng 2 năm nay, Trung Quốc cho biết, số người chết chính thức ở đại lục kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát là 83.150 người — một con số cực kỳ thấp, đến mức các nhà nghiên cứu độc lập nói là không thể tin được. Sau đó, Chính phủ chỉ công bố số người chết hàng tuần hoặc hàng tháng, khi cộng các số liệu đó lại, tổng số người chết vào khoảng 83.700 người.

Sự gia tăng các ca nhiễm Covid ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái đã buộc Chính phủ phải từ bỏ các hạn chế nghiêm ngặt vào tháng 12. Thế nhưng sự đột ngột đảo ngược chính sách đã khiến các bệnh viện và hiệu thuốc trở tay không kịp và rất có thể đã làm tăng tốc làn sóng lây nhiễm và tử vong trên phạm vi toàn quốc.

Sự gia tăng mạnh các ca nhiễm virus Covid trên khắp Trung Quốc đã diễn ra trong khoảng hai tháng. Hầu hết các ca tử vong xảy ra vào tháng 1, nhưng cũng có nhiều người chết vào tháng 12. Các nhà dịch tễ học ước tính rằng 80% đến 90% dân số bị nhiễm bệnh.

Số liệu của tỉnh Chiết Giang cung cấp một cái nhìn vào số liệu hỏa táng mà Chính phủ Trung Quốc luôn giữ bí mật. Mặc dù những số liệu này không bao gồm nguyên nhân tử vong, nhưng các nhà nghiên cứu thường sử dụng số liệu thống kê dôi ra về số người chết để ước tính ảnh hưởng của các sự kiện chết người nghiêm trọng như tai nạn và dịch bệnh. Các quan chức cho biết, tất cả những người chết tại Chiết Giang đều được hỏa táng.

Kể từ đợt bùng phát làn sóng quy mô lớn đầu tiên của dịch Covid-19 ở Trung Quốc vào cuối năm ngoái, nhiều chính quyền địa phương và nhà nước đã giấu giếm số liệu hỏa táng được công bố định kỳ. Hiện nay vẫn chưa rõ tại sao tỉnh Chiết Giang lại công bố số liệu hoả táng quý đầu tiên của năm nay, nhưng chỉ ba ngày sau khi công bố thì số liệu này đã bị xóa.

Hôm Thứ Ba, nhiều cuộc điện thoại gọi đến Cục Dân chính Chiết Giang đều không có người nhận. Hôm Thứ Hai, Caixin [Tài Tân] một cơ quan truyền thông có trụ sở tại Bắc Kinh, đã đăng các số liệu nói trên, nhưng bài báo ấy cũng nhanh chóng bị gỡ xuống.

Một phân tích công bố trên The New York Times tháng 2 ước tính rằng đợt bùng phát dịch Covid ở Trung Quốc thời gian đó có thể đã dẫn đến cái chết của khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu người, — kết luận này dựa trên nghiên cứu của bốn nhóm nhà dịch tễ học.

Các chuyên gia của hai trong số các nhóm trên cho biết, số liệu ấy, vốn chỉ giới hạn ở tỉnh Chiết Giang với dân số 65,8 triệu người, khi được ngoại suy cho dân số 1,4 tỷ người của cả nước, thì nhất quán với tổng số người chết mà họ ước tính.

Ben Cowling, một nhà dịch tễ học tại Đại học Hong Kong cho biết, các số liệu ấy có thể được sử dụng để ước tính sơ bộ về số người chết trong cả nước Trung Quốc. "Tôi không thể xác định liệu mọi tỉnh có bị ảnh hưởng như nhau hay không, nhưng tôi cho rằng nó hữu ích cho suy đoán sơ bộ", ông nói. "Điều này phù hợp với ước tính khoảng 1,5 triệu [người chết]".

Một nhóm các nhà nghiên cứu khác – Lauren Ansel Meyers, giáo sư sinh học và thống kê tại Đại học Texas ở Austin và nhà dịch tễ học Zhanwei Du tại Đại học Hồng Kông – dựa trên số lượng hài cốt được hỏa táng ước tính có khoảng 1,54 triệu người chết ở Trung Quốc đại lục trong thời gian từ tháng 12 đến tháng 3.

Năm ngoái, nhóm nghiên cứu này đã dựa trên xét nghiệm lây nhiễm ở Trung Quốc, hiệu quả của vắc-xin và các yếu tố khác, áp dụng một phương pháp hoàn toàn khác, trong khung thời gian ngắn hơn một chút so với ước tính trước đó, kết quả họ ước tính có thể có 1,55 triệu ca tử vong, dao động trong phạm vi hợp lý là từ 1,2 triệu đến 1,7 triệu ca. Meyers cho biết, các con số này tương tự như ước tính hiện tại, điều đó có thể cho thấy Covid lây lan theo cách tương tự trên tất cả các tỉnh ở Trung Quốc sau khi chính sách "Xóa sạch" [清零政策 : xut hin dịch nào, xóa sạch ngay ổ dịch ấy] kết thúc.

Meyers nói : "Việc cuối cùng thu được những con số rất giống nhau này cho thấy khắp nơi trên cả nước đều cùng chịu mức độ tàn phá như nhau".

Dựa trên số liệu hỏa táng, Cai Yong, một nhà nhân khẩu học nghiên cứu về tỷ lệ tử vong ở Trung Quốc tại Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill, ước tính trong quý đầu năm nay có 1,5 triệu người đã chết, và cho biết, để đo lường tỷ lệ tử vong chung trong thời gian tăng đột biến các ca lây nhiễm, cần tính đến số ca tử vong vào tháng 12, là tháng mà các ca bệnh bắt đầu tăng mạnh.

Ông cho biết ông rất ngạc nhiên trước số lượng hài cốt được hỏa táng ở Chiết Giang. "Nó cao hơn tôi dự đoán".

Chiết Giang là một trong những tỉnh giàu có nhất Trung Quốc, điều kiện y tế tốt, tỷ lệ tiêm vắc-xin cho người già cao hơn mức trung bình toàn quốc. Sự phân bố độ tuổi ở Chiết Giang mang tính đại diện cho tình hình chung ở Trung Quốc, với số người 60 tuổi trở lên chiếm 19% tổng dân số. Tháng 12 năm ngoái, khi dịch Covid lan rộng, cơ quan y tế ở tỉnh Chiết Giang tuyên bố rằng số ca nhiễm bệnh mỗi ngày ở tỉnh này đã lên tới 1 triệu người.

Cả bốn nhà dịch tễ học và nhà nhân khẩu học đều cảnh báo rằng khi ngoại suy số liệu hỏa táng, có một số điểm cần lưu ý và có một số điểm khó xác định. Nhưng vì không có số liệu đáng tin cậy hơn từ Trung Quốc, nên các học giả cho biết họ không thể không dựa vào những thông tin dù còn có sai sót để ước tính ảnh hưởng của dịch bệnh".

Chúng tôi không có cách nào tốt hơn", Cai Yong nói.

Gần đây có những nguồn tin khác ngầm gợi ý về ảnh hưởng của dịch bệnh đối với những nơi khác ở Trung Quốc. Số liệu được công bố vào đầu năm nay cho thấy tuổi thọ trung bình ở Thượng Hải đã giảm mạnh, từ 84,1 tuổi vào năm 2021 xuống còn 83,2 tuổi vào năm 2022, đây là lần giảm mạnh đầu tiên kể từ năm 1983. Cai Yong cho biết sự sụt giảm ấy có thể là do đợt bùng phát dịch Covid vào tháng 12 và do các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt vào mùa xuân năm đó, khiến một số cư dân không được hưởng các dịch vụ y tế.

"Tôi chân thành hy vọng Chính phủ Trung Quốc có thể công bố tất cả các số liệu hiện có và minh bạch hóa để mọi người có thể hiểu những gì đã xảy ra", Cai Yong nói. "Họ có số liệu. Nhưng số liệu ấy nằm đâu không rõ".

Muyi Xiao & James Glanz,

Nguyên tác : "官方统计揭示中国新冠真实死亡人数 - 随后数据被删除" (Tiết lộ chính thức số người chết thực sự do Coronavirus ở Trung Quốc, sau đó dữ liệu bị xóa), The New York Times, 20/07/2023

Nguyễn Hải Hoành biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 23/07/2023

Additional Info

  • Author Muyi Xiao, James Glanz, Nguyễn Hải Hoành
Published in Diễn đàn

Covid : Chuyên gia Trung Quốc báo động đỉnh dịch kéo dài "đến ba tháng" và lan ra nông thôn

Trả lời báo tài chính Tài Tân (Caixin) hôm 12/01/2023, một nhà dịch tễ học hàng đầu của Trung Quốc bác sĩ Tăng Quang (Zeng Guang) ghi nhận : đỉnh dịch Covid tại quốc gia này sẽ "kéo dài từ hai đến ba tháng" và khủng hoảng y tế sẽ lan rộng tới các vùng nông thôn, nơi mà hệ thống y tế yếu kém.

dich0

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện dã chiến ở Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, ngày 11/1. Ảnh: Reuters

Hãng tin Anh Reuters nhắc lại giới trong ngành lo ngại số ca lây nhiễm tăng vọt trong những ngày sắp tới tại các vùng nông thôn. Từ nay đến Tết nguyên đán, "hàng trăm triệu người" đang chuẩn bị về quê. Nhà dịch tễ học Tăng Quang, cựu giám đốc Viện kiểm dịch và phòng chống bệnh truyền nhiễm tại thủ đô Bắc Kinh báo trước, tình hình sẽ "xấu đi thêm sau đó". Theo chuyên gia này, cho đến nay, chính quyền gần như chỉ tập trung vào việc ngăn chận dịch lây lan tại các thành phố lớn. Đã đến lúc các giới chức y tế "phải quan tâm đến các vùng nông thôn". Đây là nơi vẫn có rất đông dân sinh sống, hạ tầng cơ sở y tế lại "rất nghèo nàn". Nhiều người bị bỏ rơi mà đầu tiên hết là người già và người khuyết tật.

Lời cảnh báo này được đưa ra gần như cùng lúc với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Cách này hai ngày, WHO gắn kết hiện tượng người dân Trung Quốc về quê ăn Tết vào dịp này với nguy cơ mang dịch về các vùng nông thôn.

Bắc Kinh thông báo phát hiện biến thể mới 

Ngày 13/01/2023 các nhà khoa học Trung Quốc thông báo phát hiện một ca bệnh với biến thể mới xuất phát từ chủng Omicron XBB.1.5. Biến thể này đang hoành hành tại Mỹ từ tháng 12/2022 và có đà lây lan nhanh.

Kể từ Thứ Hai 09/01/2023 Bắc Kinh ngừng thông báo về số bệnh nhân Covid tử vong. Hơn ba năm từ sau khi các bệnh nhân đầu tiên bị nhiễm SARS-CoV-2 được phát hiện tại Vũ Hán, cộng đồng quốc tế vẫn nghi ngờ Trung Quốc không minh bạch, giấu giếm thông tin trên hồ sơ nhậy cảm này đối với chính quyền. Đây là một trong những nguyên nhân gây căng thẳng ngoại giao giữa Trung Quốc với Nhật Bản hay Hàn Quốc. Tokyo và Seoul như hàng chục quốc gia khác trên thế giới đòi các hành khách từ Hoa Lục đến phải trình diện xét nghiệm PCR âm tính với Covid.

Thanh Hà

Additional Info

  • Author Thanh Hà
Published in Châu Á

Trong bài trả lời L'Express ngày 10/01/2023 về cú đảo chiều 180° gây hỗn loạn của chính quyền Trung Quốc, từ chính sách Zero Covid nghiêm ngặt sang việc từ bỏ mọi biện pháp hạn chế mà không hề có sự chuẩn bị, Ryan Hass, chuyên gia về chính sách đối ngoại tại Viện Brookings, đã chỉ ra rằng làn sóng tử vong cho thấy Trung Quốc đang phải trả giá vì quyền lực tập trung quá mức trong tay Tập Cận Bình và cũng do sự "ngoan cố" của chủ tịch Trung Quốc.

xi1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu mừng năm mới, Bắc Kinh, 31/12/2022. AP - Ju Peng

Ryan Hass từng là cố vấn của tổng thống Mỹ Barack Obama về Trung Quốc và Đài Loan giai đoạn 2013-2017. RFI giới thiệu bài phỏng vấn.

---------------------------

L'Express : Chính quyền Trung Quốc đã khiến thế giới bất ngờ khi đột ngột từ bỏ chính sách Zero Covid sau 3 năm không đổi. Ông giải thích thế nào về sự thay đổi 180° đã kéo theo làn sóng tử vong ?

Ryan Hass : Việc xác định những lý do chính xác khiến chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra quyết định đó là không đơn giản. Nhưng theo quan điểm của tôi, dường như có sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Thứ nhất, vị thế chính trị trong 5 năm tới đã được chủ tịch Tập Cận Bình củng cố tại Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 20, hồi tháng 11/2022, những người trung thành của ông cũng đã được cất nhắc vào các vị trí lãnh đạo, mang lại cho ông Tập cảm giác an toàn hơn. Thứ hai, những tín hiệu báo động về kinh tế đã được phát đi ở Trung Quốc : ngày càng rõ là chính sách Zero Covid đang kìm hãm mạnh các hoạt động của Trung Quốc. Thứ ba, làn sóng lây lan dịch bệnh đã tăng và dường như các quy định phòng dịch gắt gao cũng không thể ngăn chặn được.

Theo tôi, chính sự kết hợp của 3 yếu tố này đã dẫn đến việc chính quyền Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế, đưa đất nước và xã hội vào một giai đoạn khó khăn, nhằm hướng tới một sự bình thường nào đó sau này.

L'Express : Nhưng tại sao sau 3 năm dịch bệnh, dường như Trung Quốc vẫn không có sự chuẩn bị nào ? Hệ thống y tế chưa sẵn sàng, đất nước thiếu thuốc, người cao tuổi không được tiêm chủng đầy đủ…

Ryan Hass : Điều này thực sự là rất khó hiểu. Lời giải thích tốt nhất mà tôi có thể tìm thấy là, từ vài năm nay, quyền lực đã được tập trung và đường hướng các nhà lãnh đạo cấp cao nhất quán dự kiến ​​là tích cc trin khai chương trình Zero Covid. Vì thế, dù là mt nhà qun lý hay mt nhà k tr, dù mt thành ph vô cùng ln hay mt làng nh, quý v cũng phi tuân theo. Mi ngun lc ca đất nước đều tập trung vào mục tiêu này. Làm bất cứ điều gì khác, quý vị đều có nguy cơ bị coi là không đủ trung thành với lãnh đạo trung ương và không tuân thủ đường lối chính trị đã được vạch ra rất rõ ràng.

Câu hỏi này mở ra một vấn đề lớn hơn : sự tập trung quyền lực đến cực điểm. Ở một mô hình lãnh đạo tập thể, vốn dĩ cách nay hơn 10 năm vẫn còn tồn tại ở Trung Quốc, mọi điều sẽ được dự báo, chuẩn bị tốt hơn. Nhưng việc quá nhiều quyền lực tập trung về tay Tập Cận Bình, mọi thứ đều được đo bằng lòng trung thành với lãnh đạo trung ương, đã ngăn cản những người thông minh làm những điều mà lẽ ra họ phải thực hiện để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi của đất nước.

L'Express : Bất chấp các đề xuất của phương Tây, Tập Cận Bình từ chối nhập khẩu vac-xin RNA thông tin của nước ngoài, loại vac-xin hiệu quả hơn vac-xin nội địa. Liệu ông ta có thể tiếp tục đi theo con đường này, trong khi số ca tử vong không ngừng tăng ?

Ryan Hass : Tôi muốn ông ta đừng làm như vậy. Nhưng tôi nghĩ ông Tập sẽ vẫn kiên quyết từ chối vac-xin nước ngoài. Tập Cận Bình đã chứng tỏ ông ta cực kỳ bướng bỉnh, ngoan cố và lúc nào cũng khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã ngợi ca là mô hình Trung Quốc vượt trội so với các mô hình khác trong việc đối phó với Covid trong 3 năm qua. Việc phải sử dụng vac-xin phương Tây sẽ phủ nhận những phát ngôn mà họ đã duy trì suốt thời gian qua.

Tất cả những điều đó sẽ gây ra những cái chết mà lẽ ra có thể tránh được. Một thực tế đáng buồn là sự ngoan cố của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phải trả giá đắt bằng mạng sống con người.

L'Express : Tình hình hiện giờ tại Trung Quốc rất hỗn loạn. Các bệnh viện, cơ sở hỏa táng đều quá tải. Liệu một phong trào bất mãn mới trong dân chúng có thể nảy sinh, sau phong trào đòi hỏi chấm dứt các biện pháp hạn chế nổ ra hồi cuối tháng 11 vừa qua ?

Ryan Hass : Rất có thể có sự bất mãn cao độ và nỗi thất vọng trong xã hội Trung Quốc. Có nhiều nguyên nhân : tác động của chính sách Zero Covid đối với cuộc sống của người dân và đối với mức lây nhiễm hiện nay, kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ lên tới gần 20%, hay sự cô lập của đất nước trong suốt thời gian dài. Thế nhưng, tôi chưa thấy dấu hiệu nào cho thấy sự bất mãn này có thể biến thành một phong trào đối lập có tổ chức nhắm vào đảng Cộng Sản. Chế độ Bắc Kinh vẫn kiểm soát xã hội rất chặt chẽ.

L'Express : Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có một triệu người trong nước tử vong, thậm chí là nhiều hơn thế, theo như một số nghiên cứu của phương Tây ?

Ryan Hass : Sẽ rất khó xác minh số ca tử vong trong thực tế. Tôi cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ tìm cách xóa thông tin về số ca tử vong và nhiễm bệnh. Người dân sẽ chỉ ý thức được về những điều xảy ra trong gia đình, đối với người thân của họ. Họ có thể sẽ tìm cách suy đoán về những gì đang xảy ra trên quy mô toàn quốc. Nhưng tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu một ngày nào đó chính quyền Trung Quốc công bố chính thức số người chết vì Covid.

L'Express : Các thành viên mới của chính phủ sẽ được bổ nhiệm vào tháng 3 tới, trong phiên họp Quốc hội thường niên. Liệu chúng ta có thể hình dung là sẽ có một cuộc nổi dậy trong nội bộ đảng, nếu làn sóng dịch bệnh không lắng xuống và nền kinh tế vẫn tê liệt ?

Ryan Hass : Rất khó hình dung ra điều đó, nếu dựa vào những gì chúng ta biết về cấu trúc quyền lực ở Trung Quốc hiện giờ. Trái lại, có thể là sẽ có thêm áp lực để chủ tịch Tập Cận Bình giảm nhẹ một số lập trường cứng rắn nào đó, nhằm trao cho thị trường một vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế và đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc y tế của người dân. Tôi luôn hoài nghi mỗi khi người ta vạch ra một đường thẳng để mô tả tương lai Trung Quốc, bởi vì lịch sử chính trị Trung Quốc là một chuỗi đường zig zag, liên tục có những điều chỉnh. Tập Cận Bình cho dù đã được bầu làm nhà lãnh đạo không thể tranh cãi và đã đắc cử nhiệm kỳ thứ 3, nhưng ông ta vẫn phải đối phó với các thế lực chính trị đối thủ trong nước.

L'Express : Khi thay đổi chỉ trong một sớm một chiều quan điểm và với cách quản lý y tế quá yếu kém, phải chăng Tập Cận Bình đang khiến uy tín của ông ta và của bộ máy tuyên truyền bị giảm sút ?

Ryan Hass : Sự hoài nghi về tuyên truyền đã lên mức khá cao ở Trung Quốc. Thế nhưng, chiến lược của Tập Cận Bình trong 5 năm qua là giành được sự ủng hộ của quần chúng, để thắng được sự bất mãn của giới tinh hoa. Nếu ông Tập thường đi đến thăm các khu vực rất nghèo của Trung Quốc, cùng ăn sủi cảo với những người dân mà nhà không có điện, thì cũng là để thể hiện là ông ta am hiểu quần chúng và muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Trung Quốc. Đó là lá chắn của Tập Cận Bình để chống lại sự thất vọng đã tích tụ ở thượng tầng xã hội, cùng với việc kiểm soát các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Trung Quốc và chiến dịch bài trừ tham nhũng nhắm vào nhiều thành viên của giới tinh hoa và gia đình họ. Do đó, Tập Cận Bình chắc chắn tiếp tục muốn hiện diện như một nhà lãnh đạo của nhân dân.

L'Express : Nhiều người dân Trung Quốc sẽ tận dụng việc mở cửa biên giới để rời bỏ đất nước ?

Ryan Hass : Mới có một số ít, nhất là người Trung Quốc giàu có, đến Singapore. Nhưng theo tôi, nhiều người trong giới tinh hoa sẽ ra nước ngoài. Ngoài Singapore, một nơi dĩ nhiên được chọn nhờ có chung ngôn ngữ và di sản văn hóa, giới tinh hoa Trung Quốc luôn có những mối liên hệ chặt chẽ với Vương quốc Anh, Châu Âu hoặc Mỹ, nơi họ thường đầu tư vào việc học hành của con cái.

xi2

Quan cảnh bên trong Bệnh viện Đồng Nhân ở Thượng Hải, Trung Quốc, ảnh ngày 3/1/2023. afp.com/Hector Retamal

L'Express : Với cuộc khủng hoảng hiện nay, còn rất xa kinh tế Trung Quốc mới vượt được Mỹ, dự báo của Trung Quốc theo đó "phương Đông trỗi dậy và phương Tây lụi tàn" không hề phản ánh đúng thực tế…

Ryan Hass : Trong suốt một thời gian dài, Trung Quốc đã được hưởng lợi từ "hào quang tương lai". Nói cách khác, Trung Quốc đã khắc sâu trong trí óc mọi người ý tưởng họ là hiện thân của tương lai tăng trưởng kinh tế và sự hiện đại của thế giới trong thế kỷ 21. Và rằng nếu các nước khác muốn hưởng lợi từ sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì họ phải xích lại gần Trung Quốc, hoặc ít nhất là không thách thức các lợi ích cơ bản của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là sự năng động đã ngả về phía Trung Quốc, còn phương Tây đang tàn lụi.

Bây giờ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó có thể phát biểu như vậy, do những rối loạn trong quản lý từ vài tháng qua và kinh tế Trung Quốc đã mất đi ánh hào quang. Theo tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế, năm nay, lần đầu tiên sau 40 năm, tăng trưởng của Trung Quốc có thể sẽ chỉ bằng, hoặc thậm chí là thấp hơn mức tăng trưởng toàn cầu. Trung Quốc không còn đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế liên tục mà không có chướng ngại vật.

Thách thức đối với các nhà phân tích phương Tây sẽ là điều chỉnh đúng mức hiểu biết của chúng ta về sự năng động của Trung Quốc. Tại Washington, vào năm nay, nhiều người từng coi Trung Quốc là một cường quốc hiệu quả một cách đáng sợ, nay lại nghĩ rằng Trung Quốc không thể làm được điều gì tốt đẹp. Họ thay bức tranh biếm họa này bằng một bức tranh biếm họa khác. Nhưng sự thật nằm đâu đó ở giữa. Và điều quan trọng đối với chúng ta là tìm được cách mô tả chính xác một đất nước Trung Quốc có những hạn chế nhưng sẽ vẫn là một đối thủ cạnh tranh về lâu dài.

L'Express : Trung Quốc vẫn là nước đe dọa Mỹ nhiều nhất ?

Ryan Hass : Một số người ủng họ quan điểm rằng những thách thức lớn nhất của nước Mỹ là từ nội bộ. Một số khác cho rằng biến đổi khí hậu hoặc đại dịch đe dọa Mỹ nhiều hơn. Một số khác nữa thì lo ngại về Nga và nguy cơ nổ ra Thế Chiến III. Nhưng tôi vẫn nghĩ rằng Trung Quốc là quốc gia đặt ra thách thức lớn nhất cho Mỹ trên thế giới.

L'Express : Thất bại của Nga vì không nhanh chóng thôn tính được Ukraine khiến Trung Quốc thận trọng hơn trong tham vọng "thu hồi" Đài Loan, kể cả bằng vũ lực nếu cần ?

Ryan Hass : Chúng ta vẫn chưa biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc rút ra bài học gì từ cuộc chiến ở Ukraine. Có nhiều điều phụ thuộc vào cách vụ xung đột được giải quyết : cuối cùng Putin có giành chiến thắng hay không và việc đó chỉ mất nhiều thời gian hơn dự kiến, hay ông ta sẽ thất bại hoàn toàn. Giờ vẫn là quá sớm để nói về điều này.

Theo tôi, tình hình nội bộ ở Trung Quốc sẽ mang tính quyết định nhiều hơn. Theo lẽ thường, khi Trung Quốc vấp phải những thách thức lớn trong nước, chính quyền cố gắng giảm bớt những thách thức bên ngoài, hơn là gây thêm vấn đề. Tôi nhận thấy rằng ngôn từ của chủ tịch Tập Cận Bình khi nói về Đài Loan trong bài diễn văn mừng Năm mới đã được kiềm chế hơn so với các năm trước. Tất nhiên, chúng ta vẫn phải cảnh giác về mối đe dọa. Nhưng những từ ngữ mà giới lãnh đạo Trung Quốc sử dụng không cho thấy nguy cơ Bắc Kinh sắp có hoạt động quân sự để chiếm Đài Loan.

L'Express : Phải chăng Trung Quốc đang giữ khoảng cách với Nga ?

Ryan Hass : Trung Quốc đã giữ khoảng cách với Nga về một số điểm. Tập Cận Bình đã cùng với các nước khác tại thượng đỉnh G20 hồi tháng 11/2022 lên án việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Trung Quốc không viện trợ quân sự cho Nga trong chiến tranh Ukraine, cũng không công nhận các tỉnh hoặc vùng ly khai của Ukraine mà điện Kremlin đã sáp nhập. Nhưng tôi không thấy Trung Quốc thực sự giữ khoảng cách với Nga. Cho đến nay, chủ tịch Tập Cận Bình vẫn rất gần gũi với tổng thống Nga Putin và dành cho ông ta một sự ủng hộ quan trọng mang tính biểu tượng qua các phát biểu. Đây là một dấu hiệu khác cho thấy chiều hướng ngoan cố của Tập Cận Bình.

Cyrille Pluyette thực hiện

Nguyên tác : Ryan Hass : "L’obstination de Xi Jinping contre les vaccins étrangers a un grand coût humain", L'Express, 10/01/2023

Thùy Dương lượt dịch

Nguồn : RFI, 13/01/2023

Additional Info

  • Author Ryan Hass, Cyrille Pluyette, Thùy Dương
Published in Diễn đàn

Người dân Trung Quc có nhìn ra được đi ha này không ? Câu tr li là : có, không và không thành vn đ.

Nhìn thy được nguy cơ không th kéo dài chính sách này na, y ban Thường v B Chính tr gm Tp Cn Bình và sáu thành viên đã quyết đnh đo ngược chính sách này.

covid0

Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ kiểm tra một khu vực của Bắc Kinh dưới lệnh phong tỏa. (Tin tức Bloomberg)

Hôm 8 tháng Giêng, Trung Qucm ca li vi thế gii bên ngoài bng đường không, thy và b. Bc Kinh chính thc chm dt chính sách "Không Covid" (Zero Covid) đ chp nhn sng chung vi con virus này, như đi đa s quc gia khác đã thc hin thành công. Tp Cn Bình b hn ch trương "chiến đu" vi nó cho đến cùng t ba năm qua.

Còn nh, vào đu năm 2020, tc cách đây đúng 3 năm, đi dch Covid-19 bt đu lây lan khng khiếp và hoành hành toàn thế gii, bt ngun t cui năm 2019 ti Vũ Hán nhưng gn như toàn thế gii chng biết gì vì b bưng bít. Cuc sng, và li sng, ca mi người trên thế gii, không loi tr ai, đu b nh hưởng mt cách sâu rng. Tính đến nay, gn 664 triu người b nhim Covid-19, trong đó 6,7 triu t vong, theokhoa Y tế ca Đi hc John Hopkins. Theo The New York Times thì 5,51 t người, tc 71,8% toàn thế gii đã được chích nga. Vn có mt s người cho đến nay chưa được hay chu tiêm chng, mà phn ln là vì không tin vào vaccine.

Thông tin v Covid đã tràn ngp trong ba năm sau, nên gi đây chng my ai còn mun nghe v nó na. Nó đã đo ln cuc sng ca mi người và vn còn gây ám nh cho bao người. Tuy thế dù không mun nghe, các biến th ca Covid-19 vn được tường trình trên truyn thông, và s nhim và t vong vn được tường trình mi ngày. Gi đây ai ny đu mong rng dù biến th ca nó ra sao, min là t l t vong không quá nng đ gây khng hong cho h thng y tế ; và không gây quá nhiu xáo trn cuc sng như cách ly, phong ta và đi li thêm na. Tóm li, đến lúc này người ta ch mong sng chung vi nó thôi, vì đi đa s hiu rng li tr được nó là điu không thc tế.

Trong khi đi đa s thế gii chp nhn bin pháp, và hình thành chính sách, sng chung vi Covid, Tp Cn Bình cũng như gii lãnh đo Bc Kinh mun đi mt con người khác cho 1,4 t dân ca mình. Trong 3 năm, Bc Kinh vn ch trương phi chiến đu, và o tưởng s chiến thng, con virus này. Tp gi nó là cuc chiến ca nhân dân (peoples war), cho đến khi không còn virus nào. Vì ch trương này, người dân ti bao nhiêu thành ph b phong ta mt thi gian dài, nn kinh tế b bóp c nên thiếu sc sng, và toàn nước b đóng ca vi thế gii bên ngoài. Bc Kinhbin minh mng sng công dân là trên hết, không có gì hơn c, cho nên mi th tr thành th yếu, k c mi quyn sng và t do khác.

Dù đc quyn và giáo điu đến my, sau cùng Bc Kinh vn nhìn nhn rng chính sách này không th tiếp tc, vì lý do kinh tế và vì lòng dân s bùng n. Và h không th kim soát được. Mi chế đ, nht là chế đ cường quyn, hiu rõ sc dân khi b dn nén. Bng chng là đến cui tháng 11 đu tháng 12/2022, nhiu người đã xung đường trên hơn chc thành ph Trung Quc, bp chp kh năng trn áp ca công an, đ biu tìnhphn đi chính sách phong ta, kim duyt và hn chế t do ngôn lun. H cm t giy trng trong tay, không cn viết gì khác. Còn được gi là "Cuc cách mng giy trng". Sáng kiến nghĩ ra t giy trng là hình thc phn đi mt cách ma mai v s kim soát và kim duyt ca chính ph.

Nhìn thy được nguy cơ không th kéo dài chính sách này na, y ban Thường v B Chính tr gm Tp Cn Bình và sáu thành viên đã quyết đnhđo ngược chính sách này. Tuy nhiên chính sách sai lm trm trng v y tế, kinh tế, và xã hi này s không có ai chu trách nhim c, k c Tp Cn Bình. H thng chính tr này trước nay vn vy. Tp là người nm quyn lc ti cao và toàn din, và ch có Tp ca Trung Quc mi ban hành và kéo dàichính sách Zero Covid như đã thy trong ba năm qua. Đo ngược chính sách này cũng có th được xem là mt bước nhượng b ca Tp, và nh hưởng ca sáu y viên Thường v B Chính tr lên Tp. Nhưng đây là mt nhượng b đy tính toán, bi vì tuy có đ quyn lc trong tay, Tp tt nhiên không mun chu trách nhim hoàn toàn cho nhng gì đã xy ra trong ba năm qua, hay nhng gì có th xy ra trong nhng tháng ngày ti. Đây là mt th văn hóa chính tr mà ch có người dân là nn nhân khn kh nht.

Theo mt s tiên đoán da trên tình hình dch bnh đã xy ra khp nơi, thì vic đo ngược chính sách trước đây mà thiếu s chun b, k c tiêm chng cho đi đa s người dân, s làm Covid lây lan đến hàng trăm triu người. Bc Kinh li không cho nhp vaccine nước ngoài, trong khi vaccine ca Trung Quc có hiu qu gii hn. Theo mt d đoán thì mi ngày có th lên đến ctriu ca nhim mi, và có kh năng 600,000 ca t vong s xy ra ti Trung Quc trong vòng 6 tháng nếu có mt bùng phát ln. Bnh vin s không th nào đi phó ni vi s người b nhim, và s t vong khng khiếp như vy.

T khi ban hành chính sách sng chung vi Covid, s người nhp vin ti Trung Quc đã leo thang nhưng WHO cho biết Bc Kinh vnbáo cáo thp hơn con s tht. Lâu nay WHO vn quan ngi vs báo cáo trung thc t Trung Quc, điu mà dường như không thay đi trong ba năm qua. Nó đã thuc bn cht ca h.Biến th "Kraken", XBB.1.5, chng hn, có kh năng lây lan nhanh và khó phát hin. Nếu XBB.1.5 hay mt biến th tương t lan truyn ti Trung Quc thì nh hưởng ca nó lên quc gia 1,4 t người này, trong khi t l chích nga còn khá thp, và vaccine không hiu năng lm, s là đi ha cho người dân. Đây là tình hung ti t mà không ai mun xy ra cho đt nước này. Nếu Bc Kinh chn bin pháp như mi quc gia khác lâu nay thì gi đây đa s người dân Trung Quc đã được chích nga, bng vaccine hiu qu hơn loi do Trung Quc chế to, và kinh tế cũng như mi vn đ liên quan đến đi sng không b xáo trn hay cn tr mt cách vô lý như đã xy ra. Và nhng ngày tháng ti không có nhng bt đnh không cn thiết.

Người dân Trung Quc có nhìn ra được đi ha này không ? Câu tr li là : có, không và không thành vn đ. Có, vì mt phn người dân mi nơi luôn sáng sut đ nhìn ra vn đ. Không, vì mt phn khác không nhìn ra được hoc luôn b dn dt. Phn còn li, nhìn ra được, nhưng vi h, nó không thành vn đ, vì văn hóa chính tr trước nay vn vy. Nói cho cùng, nếu đi dch lan tràn ngoài kim soát và s t vong lên hàng triu, Bc Kinh s tìm cách giao phó trách nhim cho các cơ quan y tế và cho tng công dân, và người dân s phitp trung n lc ưu tiên vào vic gi an toàn và sc khe như phn ln thế gii đã làm vào năm 2020 và đc bit là năm 2021. Khu hiu "Hãy là người đu tiên chu trách nhim v sc khe ca chính mình" gi đã ph biến, thay vì mi th đu đã có nhà nước lo. Người dân chc ch tp trung vào vic sng còn trong đi dch và không còn sc lc gì đ đu tranh. Đó là điu Tp và y ban Thường v B Chính tr Trung Quc mong mun, và s làm mi cách đ không phi chu trách nhim nào v chính sách sai lm ca h, cho dù hàng triu người t vong đi chăng na ! Tuy thế, giáo sư chính tr hc ti Đi hc Toronto Lynette H. Ongbin lun trên Foreign Affairs ngày 11/01/2023 rng đi dch mt lòng tin ca Trung Quc (Chinas Epidemic of Mistrust) là h qu ca chính sách sai lm trm trng ca Tp, cho nên "tht khó đ tưởng tượng đng có th thoát khi cuc khng hong do chính mình to ra này mt cách hoàn toàn bình yên".

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 12/01/2023

Additional Info

  • Author Phạm Phú Khải
Published in Diễn đàn

Tp Cn Bình đã b các xác chết "lt ty" ! Vào gia tháng 3/2020, khi công b c nước "không mt người nào nhim Covid", Tp Cn Bình t ca ngi thành tích ca chế đ đc tài chuyên chế Trung Quc...

tq1

Đeo mt n làm vic ti phi trường Bc Kinh.

Hàng trăm triu người Trung Quc sp ri các thành ph v quê ăn Tết. Mi người có th mang theo hàng t con vi khun Corona. Chế độ cng sn Trung Quc chu thua, đ cho nhng biến thái mi ca loài vi khun tung hoành sau khi chính sách "Zero Covid" ngăn sông cm ch tht bi.

Bnh dch đã bùng lên khp nước nhưng chính quyn vn tiếp tc nói di ! Ngày 8/1/2023, Bc Kinh cho biết ch có 14,171 người nhim bnh và 3 người chết vì Covid. Công ty thng kê y tế Airfinity Anh quc ước tính mi ngày có 3,7 triu người nhim bnh, s lên ti 4,2 triu người/ngày k t đu tháng 3.

Chính quyn cng sn đưa ra nhng con s quá thp mt phn vì h không ghi vào thng kê nhng người chết vì Covid mà không được bác sĩ chng nghim. Ch gia đình ca h biết. Bà v ca mt nhà ngoi giao, người đng đu cuc tho lun vic nước Anh trao tr Hng Kông cho Bc Kinh, nói rng chng bà chết vì nhim bnh Covid ; nhưng bn tin trên báo chí loan tin ông qua đi không h nói đến bnh trng. Thế gii bên ngoài cũng biết s tht vì không ai có th che giu trong thi đi này, vi các mng xã hi s kim duyt ct không xu, và hàng ngàn v tinh nhân to nhìn xung mt trái đt thy tng chiếc xe.

Phóng viên báo Washington Post đã quan sát các video, trên mng xã hi Douyin (ging như TikTok M) ngày 28/12/2022, chp cnh hai nhà quàn ln Thượng Hi. Ti Bo Hưng Thn Nghi Quán (兴殡仪馆) h thy mt hàng xe dài đưa xác chết đến ch được thiêu. Các li bình lun kèm theo hình nh trên mng Douyin cho biết có xác chết phi ch 5 tiếng đng h mi đến lượt ; nhiu tay đu cơ đã li dng, đến ly s ri "bán ch" cho nhng người mun khi mt công ch.

Mt thân nhân người chết xưng tên là "Shi", 27 tui, cho biết ông b chết t hôm 21/12/2022, nhưng nhà quàn yêu cu gi xác ông trong nhà 5 ngày, vì nhà kho lnh đã hết ch, nhiu xác chết vn chưa được thiêu. Đ mt xác chết vì Covid nm trong nhà 5 ngày, không biết vi khun đã truyn qua bao nhiêu người khác ! Anh con trai công nhn b anh, 60 tui, đã làm test biết là b Covid ; nhưng giy khai t không ghi tên bnh !

Ti ngày hn, con trai đưa xác b đến nhà quàn t 9 gi ti hôm trước, ly s th t được thiêu xác vào 8 gi sáng hôm sau. Khi đến lượt, xác ông già li được ch ti mt lò thiêu khác. Không mt thân nhân nào được có mt lúc ha thiêu. H bo trong mt đến hai tháng gia đình mi được báo đến lãnh hũ đng tro ; chng t công vic ca lò thiêu bn rn như thế nào !

Chính quyn cng sn nói trong s nhng người nhim Covid ch có "mt phn ngàn" (0,01%) người chết. Con s chính thc là 5.200 người Trung Hoa đã chết vì Covid k t khi phát hin Vũ Hán, cui năm 2019. Các t chc y tế quc tế ước tính mi ngày khong 5.000 người chết vì Covid Trung Quc ; trong năm 2023 tng s có thể s lên ti mt triu ! BáoNhân Dân, tiếng nói ca Đảng cộng sản đ kích nhng li tiên đoán này, coi là c tình bôi nh chính ph Trung Quc.

Không cn ai bôi nh ! Nhng gì dân nhìn thy trước mt đã đ phơi bày s tht. Thuc cm st khan hiếm tìm mua không ra ; công nhân cáo bnh không đi làm ; xe cu thương đưa người đến bnh vin b đy đi vì hết ch ; bnh nhân nm ch ngoài hành lang vi nhng ng tiếp dưỡng khí và huyết thanh chng cht. Mt cnh tượng ít được chú ý là nhng xác chết ch đi các lò thiêu.

Công ty Maxar chuyên cung cp các hình nh và video chp t h thng v tinh nhân to cho thy hai bc hình chp nhà quàn Đông Lâm Thành Đô, tnh T Xuyên. BáoWashington Post phân tích, thy bc hình chp ngày 21/12/2022 có vài chc chiếc xe đu bên ngoài, trong đó có các xe đòn đám ma, đem so sánh vi hình bãi đu xe chp ngày 18/12/2021 thì hoàn toàn trng trơn. Nhà quàn Đông Lâm được báoPost phng vn, cho biết, "Vì hoàn cnh đc bit, chúng tôi yêu cu ngưng tt c các hình thc tang l", tuy nhiên gia đình vn được t bit người chết trước khi đt. T bit trong bao lâu ? Mi xác chết được "hai phút", nhân viên nhà quàn tr li.

Ti cui tháng 12, dân Bc Kinh b nhim bnh đến 80%, theo li mt bác sĩ đã đng đu phân b Bnh Truyn nhim trong S Kim soát và Phòng Nga (CDC ca Trung Quốc). S người chết tăng lên, qua hình nh v tinh ca các công ty Maxar và Planet Labs mà báoPost tham kho. Hình chp cnh nhà quàn Thông Châu (Tongzhou,) ngoi ô Bc Kinh, cho thy mt bãi đu xe mi hoàn thành. Trước đó hai ngày còn là các tha rung, ngày 24/12, có hơn mt trăm chiếc xe đu. Nhân viên nhà quàn cho biết mi ngày h thiêu 150 xác chết, gp ba bn ln s bình thường trước đó, 40 xác mt ngày.

Ti Quế Dương, th ph tnh Quý Châu, nhân viên nhà quàn Cnh Vân San nói vi nhà báo rng trong hai tun cui tháng 12 đã thiêu 250 xác mi ngày, gp đôi s bình thường ; nhà kho lnh hết ch cha dù lò thiêu làm vic không ngh.

Tp Cn Bình đã b các xác chết "lt ty !" Vào gia tháng 3/2020, khi công b c nước "không mt người nào nhim Covid", Tp Cn Bình t ca ngi thành tích ca chế đ đc tài chuyên chế Trung Quc, ngăn nga Covid hiu qu hơn các nước t do dân ch. Lòng t ái ca người Trung Hoa được thi phng lên cc đim. Tháng 6/2020 Hi đng Nhà nước công b bch thư mô t cuc phòng chng Covid-19 là mt "Cuc chiến tranh nhân dân", đt thng li v vang nh tài lãnh đo ca đng Cng sn. Trong bài din văn đu năm 2021 Tp Cn Bình tuyên b chiến thng bnh dch chng t Trung Quc đã phc hi sinh lc, nh Đng quyết tâm bo v mng sng nhân dân.

Bây gi, nhng lò thiêu xác làm vic sut 24 gi được các v tinh nhân to chp hình, quay phim, và các nhà báo tò mò tìm hi, cho thy Đảng cộng sản hoàn toàn tht bi. Chính sách ngăn cm tuyt đi không dit được các biến thái mi ca vi khun, li khiến kinh tế trì tr và dân chúng biu tình phn đi khp nơi, bt Đảng cộng sản phi quay ch U ngược chiu 180 đ. H bãi b các tri tp trung cô lp người mc bnh, đng thi đóng ca các trung tâm xét nghim. Nhưng không ai lo trước s phi đi phó vi cơn bnh dch s bùng lên khi thay đi chính sách.

Đa s dân Trung Hoa li mc hai tt xu, th nht là không thích b chích nga, nht là nhng người ln tui ; th nhì là hơi mc bnh là phi đến nhà thương.

H thng bnh vin không đ sc thâu nhn bnh nhân ; các nhân viên y tế làm vic ct lc nhưng chính h cũng mc bnh ; nhng người ln tui không được chích nga đ s liu cn thiết s d nhim bnh và chết nhiu nht ; và các loi vaccine ni hóa công hiu thp và hiệu quả không được lâu ; tt c cho thy c nước Trung Quc không h được chun b.

các nước khác, nơi vi khun đã lan truyn sm hơn và rng hơn, hu hết dân chúng được chích nga, hin nay h đã đt được tình trng "min nhim tp th" mà dân Trung Quc không đt được sau hơn hai năm ngăn sông cm ch. Công ty Airfinity tiên đoán đến đu tháng 5 s có 1,7 triu người Trung Quc chết vì Covid.

Công an không bt giam được các vi khun. Gung máy tuyên truyn cũng không che giu được các xác chết ch đi trước lò thiêu, cnh tượng được hàng ngàn v tinh nhân to chp hình, quay phim, cung cp cho báo chí quc tế !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 23/01/2023

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Covid : Bất thần mở toang cửa, Trung Quốc muốn "trạng chết chúa cũng băng hà" ?

Vì sao Bắc Kinh lại vội vã mở cửa sau một thời gian dài biến Hoa lục thành ốc đảo cô lập giữa hành tinh, bất chấp nguy cơ cả triệu người chết vì Covid ? Trên báo Le Figaro, chuyên gia Thierry Wolton cho rằng sinh mạng con người chưa bao giờ là mối quan tâm của chính quyền cộng sản Trung Quốc. Cũng không loại trừ khả năng Tập Cận Bình lại gieo rắc virus để kéo lùi các nước, buộc cả thế giới phải chờ đợi Trung Quốc khắc phục được khủng hoảng.

mocua1

Hành khách từ Trung Quốc chờ đợi trước khu vực xét nghiệm Covid của phi trường Roissy Charles de Gaulle, phía bắc Paris ngày 01/01/2023. AP - Aurelien Morissard

Iran đàn áp người biểu tình, Trung Quốc mở cửa trong lúc đại dịch đang lan tràn, cải cách chế độ hưu ở Pháp là những chủ đề được đề cập nhiều nhất hôm nay.

Chính quyền Iran, kẻ thù của nhân dân

Iran đã cho treo cổ hai người biểu tình hôm thứ Bảy, và ngày 09/01/2023 thêm ba người nữa vì bị coi là "kẻ thù của Thượng đế". Trong bài xã luận "Kẻ thù của nhân dân", Le Figaro dẫn lời người mẹ của ca sĩ nhạc rap, tử tội Saman Yasin : "Ở đất nước nào mà người ta có thể tước đoạt mạng sống của một người chỉ vì đốt một thùng rác ?". Tờ The New Republic phẫn nộ : "Để chứng tỏ họ không giết Mahsa Amini (chết trong tay cảnh sát đạo đức ở tuổi 22 chỉ vì không đeo khăn quàng Hồi giáo đúng cách), chế độ đã sát hại ít nhất 500 người khác".

Thông tín viên của Le Figaro cho biết các bác sĩ, y tá Iran đã lập ra một mạng lưới bí mật để cứu chữa những người biểu tình bị thương, hầu hết là người trẻ và phụ nữ, vì nếu vào bệnh viện họ sẽ bị sa vào tay an ninh. Có trường hợp một cô gái bị dính đến 280 mảnh đạn chì trên khắp người, cho thấy mức độ dữ dội của đàn áp.

Theo tờ báo, những kẻ quy chụp cho các nạn nhân là "kẻ thù của Thượng đế" với những lời "thú tội" nhờ tra tấn, mới chính là những kẻ thù tệ hại nhất của nhân dân họ. Những người này bám chặt vào quyền lực tuyệt đối, tham nhũng, không thể nào cải cách nổi. Không chỉ đàn áp tàn bạo khát vọng tự do của người dân, chế độ thần quyền đang bóp nghẹt xã hội bằng những biện pháp kinh tế và đổ tội cho biểu tình. Trong một đất nước đã trở thành nhà tù lớn, không thể tống giam tất cả mọi người (đã có gần 20.000 người biểu tình bị bắt nhốt), nên họ ra sức làm cho công dân kiệt lực.

Không có một nước nào cung cấp drone ồ ạt cho Nga để khủng bố thường dân Ukraine như Iran. Cũng như Moskva, Tehran chơi trò bắt con tin để làm áp lực (hiện đã có 7 công dân Pháp bị giam giữ). Và chừng như không có gì ngăn được cuộc chạy đua chế tạo bom nguyên tử… "Ăn thịt" chính nhân dân mình, thảm sát những người trẻ, Iran của các giáo sĩ còn là mối đe dọa cho thế giới.

Trung Quốc : Nhiều người nổi tiếng chết vì Covid ?

Ở Châu Á, Le Figaro cho biết "Tại Trung Quốc, cái chết của nhiều nhân vật nổi tiếng càng làm tăng thêm nghi ngờ về số nạn nhân thực sự của Covid". Những tuần lễ gần đây Hoa lục đã mất đi một số diễn viên, ca sĩ, cầu thủ...với lý do tử vong luôn mơ hồ.

Ca sĩ opera Trữ Lan Lan (Chu Lanlan) qua đời vào tháng 12 ở tuổi 40, nhưng gia đình không cho biết tại sao, khiến cư dân mạng thực sự lo ngại. Vài ngày trước đó cựu cầu thủ Vương Nhược Ký (Wang Jingguang) chết khi mới 37 tuổi. Tài tử loạt phim truyền hình nổi tiếng Cung Cẩm Đường (Gong Jintang), 84 tuổi ra đi đúng ngày đầu năm dương lịch, được cho là nạn nhân đợt tử vong của người già vì Covid. Danh sách không dừng lại ở đây. Theo France Inter còn phải kể đến nhà biên kịch Tô Đồng (Ni Zhen, tác giả kịch bản phim "Đèn lồng đỏ treo cao"), giáo sư đại học Hồ Phúc Minh (Hu Fuming), khoa học gia Đàm Vệ Quốc (Tang Weiguo) …

Dân Trung Quốc, nhất là ở các đại đô thị, thấy mối đe dọa đang đến gần khi nghe tin những người quen biết lần lượt nhiễm bệnh rồi qua đời. Chuyên gia Antoine Bondaz, Quỹ Nghiên cứu Chiến lược nhận xét, bên cạnh sự quá tải thấy rõ của các bệnh viện và cơ sở hỏa táng, còn có những dấu hiệu về tỉ lệ tử vong cao một cách bất thường. Chẳng hạn Học viện Kỹ thuật Trung Quốc có đến 20 thành viên qua đời trong vòng chưa đầy một tháng.

Dịch bệnh lan tràn, Bắc Kinh khuyến khích cư dân xuất ngoại

Người dân thừa biết là chính quyền nói dối, con số chính thức thấp một cách buồn cười, như thứ Tư 04/01 cả nước Trung Quốc chỉ có 15 trường hợp tử vong vì Covid. Theo ông Bondaz, Bắc Kinh không muốn gây hoảng loạn. Trong khi đó đại họa chỉ mới bắt đầu. Phó giám đốc một trong những bệnh viện lớn ở Thượng Hải ước tính 70% cư dân đại đô thị này đã bị lây nhiễm. Sắp tới sẽ đến lượt các thành phố trung bình và nông thôn, dân chúng ít được chích ngừa hơn và bệnh viện thiếu thốn hơn.

Đối với các nước, Libération đặt vấn đề "Covid : Tại Trung Quốc, sự giải phóng và những câu hỏi". Luồng du khách từ Hoa lục cộng với sự thiếu minh bạch của đảng cộng sản Trung Quốc về tình hình dịch bệnh gây lo lắng. Mạng xã hội ở Hoa lục tràn ngập hình ảnh bệnh nhân nằm la liệt ở vỉa hè hay ngoài sảnh bệnh viện, người sống bên cạnh người chết, những quan tài để trên nóc xe hơi chở đi vì nhà đòn quá tải. Trong khi đó báo chí nhà nước đăng các video cổ vũ người dân Trung Quốc đi Na Uy chèo thuyền, đến Paris chụp hình…, loan báo sẽ cấp lại hộ chiếu như trước dịch. Cho đến nay, xin cấp hộ chiếu hết sức khó khăn, nếu không có lý do bất khả kháng.

Lý do khiến Trung Quốc vội vã từ bỏ zero Covid 

Nhà sử học Thierry Wolton giải thích trên Le Figaro "Những lý do thực sự của việc từ bỏ chính sách zero Covid ở Trung Quốc". Bắc Kinh muốn gì, vì sao lại vội vàng mở cửa sau một thời gian dài đóng kín Hoa lục với toàn thế giới ?

Phải chăng do những cuộc biểu tình chống phong tỏa vào đầu tháng 12 ? Có lẽ không, vì số lượng người biểu tình còn ít ỏi, và chế độ có thể bóp nghẹt qua đàn áp của công an, với những phương tiện giám sát bằng công nghệ. Hay là một sự bất đồng giữa Tập Cận Bình và các ủy viên thường trực Bộ Chính trị vì thiệt hại quá lớn, như Mao Trạch Đông đã phải trả giá sau Đại nhảy vọt làm 30 đến 50 triệu người chết ? Nhưng hiện ông Tập vẫn nắm quyền tuyệt đối, nạn tôn sùng lãnh tụ vẫn tiếp diễn. Nhà nghiên cứu cho rằng tình hình kinh tế suy sụp là giả thiết khả tín nhất.

Ba năm phong tỏa toàn bộ đã cô lập Trung Quốc với thế giới, hậu quả là trao đổi thương mại lao dốc, sản xuất sụt giảm. Thống kê chính thức dự báo tỉ lệ tăng trưởng năm nay khoảng 3%, có nghĩa là thất nghiệp sẽ tăng vọt. Chưa kể số nợ khổng lồ của lãnh vực địa ốc (trên 300 tỉ đô la) sẽ không thể giải quyết được nếu bộ máy kinh tế trục trặc. Đảng có nguy cơ mất đi tính chính danh, nhất là đối với giai cấp trung lưu ngày càng đông đảo (25% dân số), vốn được hưởng lợi từ sự cất cánh kinh tế trong 40 năm qua. Chính giai cấp này đã xuống đường hồi tháng 12, vì họ mất đi nhiều quyền lợi như việc xuất ngoại.

Tập Cận Bình muốn người già chết bớt, hay câu giờ cho "Trung Hoa mộng" ?

Đảng cộng sản phải khẩn cấp thay đổi chính sách, bất chấp đất nước có thể bị nhấn chìm trong khủng hoảng dịch tễ. Việc dỡ bỏ tất cả những biện pháp phong tỏa, dù biết rằng con virus sẽ hoành hành trong dân số ít được chích ngừa, đặc biệt những người lớn tuổi, là vô cùng độc ác. Trong suy nghĩ phương Tây chuyện này không thể tưởng tượng được, nhưng trong đầu một nhà lãnh đạo cộng sản, kiểu tính toán ấy không có gì lạ.

Theo chuyên gia Thierry Wolton, lão hóa dân số là vấn đề nhức đầu cho chế độ Bắc Kinh, vì phải tài trợ cho những người về hưu ngày càng nhiều (trên 300 triệu vào năm 2030). Sinh mạng con người chưa bao giờ là mối quan tâm của chính quyền cộng sản, ý tưởng hy sinh hàng trăm ngàn người già với việc đột ngột bỏ phong tỏa không làm Tập Cận Bình và các đồng chí của ông ta lo lắng. Trong tình hình đó, những lời kêu gọi quan tâm lẫn nhau của ông Tập chỉ là đạo đức giả.

Nhà sử học Thierry Wolton cũng không loại trừ một giả thiết khác còn cay độc hơn. Chính sách zero Covid làm giấc mộng Trung Hoa của Tập Cận Bình trở nên xa vời, trong khi các nước dân chủ đã vượt qua cú sốc. Dỡ bỏ phong tỏa, mặc cho nguy cơ con virus biến đổi trong dân số khổng lồ của Trung Quốc, và mở toang biên giới để gây ra một cuộc khủng hoảng dịch tễ mới trên hành tinh, do vac-xin không chận nổi những biến thể, Bắc Kinh có thể "vặn lại đồng hồ", kéo phần còn lại của thế giới thụt lùi lại ba năm, khi "Trung Hoa mộng" chừng như sắp đạt được.

Không thể nào tin được chăng ? Ở phương Tây người ta không hiểu được tâm lý thù hận của cộng sản Trung Quốc, thông qua tuyên truyền quy mọi cái xấu cho tư bản. Chế độ cố gắng thoát khỏi ngõ cụt zero Covid do chính mình tạo ra, bằng cách nhấn chìm tất cả vào một cuộc khủng hoảng mới. Do không tái thúc đẩy được tăng trưởng trong nước vì đại dịch lan tràn trên toàn quốc, chính quyền cộng sản hy vọng làm chậm lại bước tiến của thế giới. Thế nên Bắc Kinh đe dọa trả đũa tất cả những nước nào có biện pháp kiểm soát công dân Trung Quốc nhập cảnh. Nếu Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn gây ra một đại dịch mới sau Vũ Hán, thì đó là cách tốt nhất.

Mã Vân, tỉ phú huyền thoại bị thất sủng

Cũng liên quan đến kinh tế, Les Echos chú ý đến "Ant, một "con kiến" đã trở thành quá mạnh mẽ đối với Bắc Kinh", Le Figaro nói về "Mã Vân, sự thất sủng của một tỉ phú huyền thoại". "Con cá sấu sông Dương Tử" đã bị Bắc Kinh rọ mõm. Mã Vân (Jack Ma), nhà sáng lập tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, người đóng góp vào việc chuyển đổi kinh tế Trung Quốc, đã mất đi mọi quyền lực trong tập đoàn mình. Hôm thứ Bảy, ông đã phải từ bỏ viên ngọc cuối cùng của đế quốc công nghệ, không còn kiểm soát Ant Group, nhánh tài chánh của Alibaba. Thành lập năm 2014, Ant Group với hệ thống Alipay có trên 730 triệu người sử dụng, vừa giúp trả tiền cho hàng hóa mua trên mạng, vừa cho vay tiêu dùng và bán bảo hiểm, đe dọa hoạt động của các ngân hàng luôn tuân phục chính quyền.

Nhân một diễn đàn ở Thượng Hải năm 2020, một ngày trước khi Ant Group lên sàn chứng khoán, nhà tỉ phú được nhiều người ngưỡng mộ đã tố cáo các quy định cản trở sáng tạo. Ông không biết rằng đã tự kết thúc tư cách tài phiệt công nghệ. Được loan báo rình rang, chuẩn bị huy động con số kỷ lục 35 tỉ đô la, việc niêm yết Ant Group bỗng dưng bị chặn ; còn ông chủ mất tích trong gần ba tháng.

Mã Vân tái xuất hiện vào tháng Giêng 2021 trong một video ca ngợi thành quả của chế độ cộng sản về xóa đói giảm nghèo - kế hoạch quan trọng của Tập Cận Bình. Alibaba bị phạt 2,3 tỉ euro vì lạm dụng thế độc quyền. Người giàu nhất Trung Quốc vẫn giàu nhưng đã "biết lễ độ" hơn, không còn những tuyên bố công khai, sống chủ yếu ở nước ngoài. Những ngày gần đây người ta thấy ông ở Bangkok, và trước đó ở Nhật Bản. Nhà nghiên cứu Trần Cương (Chen Gang) ở Singapore nhận xét : "Giờ đây Mã Vân không còn quan trọng nữa".

Putin thất bại : Đài Loan tạm thanh bình, dân Nga hưởng lợi về sau

Liên quan đến Ukraine, Les Echos nói về khía cạnh "tích cực" mà cuộc chiến tranh đã gián tiếp mang lại. Trong những cuộc chiến bất đối xứng, khái niệm "thiệt hại liên đới" thường được dùng đến, như thường dân bị thiệt mạng trong các cuộc tấn công. Tác giả bài viết muốn nêu ra một khái niệm ngược lại, "lợi ích liên đới". Trong số đó có "thành tích" của Putin, đoàn kết các nước dân chủ thịnh vượng phía sau Ukraine.

Putin muốn "Phần Lan hóa" - nếu không phải là xâm chiếm Ukraine, rốt cuộc ông ta đã thành công trong việc "NATO hóa" Phần Lan và Thụy Điển, thúc đẩy Đức và Nhật Bản xem xét lại căn bản chính sách an ninh của mình. Và bản thân NATO ra khỏi tình trạng "chết não" để tìm được nguồn năng lượng mới. Cuộc chiến cũng giúp cho người Ukraine, trong máu và nước mắt, củng cố bản sắc thông qua những chiến thắng về tâm lý và trên chiến địa, từ bắc chí nam. Thất bại của quân đội Nga còn mang lại những lợi ích liên đới một cách gián tiếp cho diễn tiến trên thế giới. Đó là lời cảnh báo có thể tóm gọn trong một câu : cần phải suy nghĩ kỹ trước khi khởi chiến.

Người Đài Loan ở Đông Nam Á hay người Kosovo ở vùng Balkan có được bao nhiêu năm thư thả nữa nhờ Putin ? Trung Quốc cũng như Serbia đều không quá vội vàng theo chân Nga như ở Ukraine. Tấm gương tày liếp của Putin giúp thêm sức mạnh cho phe quan niệm rằng cần phải chờ đợi trước khi lao vào chiến tranh. Người ta biết làm cách nào khởi đầu một cuộc chiến, nhưng chẳng bao giờ biết được khi nào mới kết thúc và trong tình trạng ra sao. Les Echos cho rằng có thể lạc quan nghĩ là về lâu về dài, người hưởng lợi chính là dân tộc Nga. Một dân tộc rốt cuộc cũng được tự do chọn lựa những người lãnh đạo của mình.

Thụy My

Additional Info

  • Author Thụy My
Published in Châu Á

Nhiều nước tăng cường kiểm soát khách đến từ Trung Quốc

Anh Vũ, RFI, 02/01/2022

Tình hình lây nhiễm Covid 19 tại Trung Quốc chưa có dấu hiệu dịu xuống, chính quyền Bắc Kinh dường như vẫn thả nổi dịch sau khi đã gỡ bỏ các biện pháp hạn chế phòng dịch ngặt nghèo. Bóng đen của những ngày đầu đại dịch năm 2020 đang trở lại khi thế giới vừa bước sang năm mới 2023.

bongden1

   Người dân chờ xét nghiệm tại thủ đô Bắc Kinh ngày 30/11/2022. AFP – Noel Celis

Dịch Covid vẫn tiếp tục căng thẳng đang khiến phần còn lại của thế giới lo lắng. Những ngày qua, hàng loạt các nước từ Châu Á, qua Châu Mỹ rồi Châu Âu, hay Châu Phi đã lần lượt thông báo các biện pháp tăng cường kiểm soát du khách đến từ Trung Quốc. Sau Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Mỹ, Canada… Trong ngày đầu năm mới, Úc thông báo từ ngày 05/01 áp dụng biện pháp bắt buộc những du khách đến từ Trung Quốc phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính với Covid mới được nhập cảnh.

Riêng với nước Pháp thì biện pháp kiểm soát phòng dịch trên với những người đến từ Trung Quốc có hiệu lực ngay từ ngày 01/01. Đích thân bộ trưởng Y tế Pháp François Baume đã ra tận phi trường quốc tế Charles de Gaulle để kiểm tra việc triển khai quyết định, để chứng tỏ tính chất quan trọng của sự việc. Tất cả các nước đều ý thức rõ được mối đe dọa Covid mới, khẳng định phải có những biện pháp phòng xa trước tình hình bùng phát Covid dường như không kiểm soát được tại Trung Quốc.

Chính phủ Canada lý giải cho các biệt pháp siết chặt kiểm soát y tế với khách đến từ Trung Quốc là để "đối phó với làn sóng Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc và vì lý do có ít dữ liệu dịch tễ và giải trình tự gien của các ca nhiễm mới", trích thông cáo của bộ Y tế Canada. Một số nước khác như Maroc còn áp dụng các biện pháp triệt để hơn là đóng cửa hoàn toàn với các du khách đến từ Trung Quốc từ ngày 03/01.

Liên Hiệp Châu Âu, có đường biên giới rộng lớn và có nhiều cửa vào nhất, đến ngày thứ Tư tới sẽ phải ra quyết định có áp đặt các biện pháp kiểm soát đồng bộ hay không. Một lần nữa, như cách đây 3 năm, Liên Âu lại có vẻ chậm trễ trong việc tìm ra một chiến lược chung kiểm soát dịch, trong khi các nước thành viên như Tây Ban Nha, Ý hay Pháp đã chủ động thông báo các biện pháp kiểm soát phòng dịch của mỗi nước từ hôm 30/12 và mong đợi các biện pháp hạn chế sẽ của họ được áp dụng đồng bộ trên quy mô toàn khối, như vậy thì mới hiệu quả thực sự.

Tuy nhiên, nhiều nước thành viên Liên Âu vẫn còn cân nhắc. Berlin, Lisboa hay Vienna đều tỏ ý các biện pháp hạn chế trở lại với du khách Trung Quốc là không cần thiết trong hoàn cảnh độ phủ vac-xin trong Liên Hiệp đã đạt khá cao. Đằng sau những lập luận đó là nỗi lo thiệt hại kinh tế khi mà Liên Âu đang đặt nhiều kỳ vọng vào sự trở lại của khách du lịch Trung Quốc.

Thực ra những biện pháp hạn chế mà các nước vừa thông báo đều đã được áp dụng ở vào thời điểm Covid-19 xuất phát từ Trung Quốc bùng lên thành đại dịch lan ra cả thế giới hồi đầu năm 2020.

Nhưng các ứng phó của các nước trước tình hình dịch Covid ở Trung Quốc, như mọi khi, khiến Bắc Kinh không hài lòng. Truyền thông chính thức của Trung Quốc lên án các biện pháp hạn chế vùa được nhiều nước ban hành đối với du khách đến từ Trung Quốc là "không có cơ sở và phân biệt đối xử".

Về phần Tổ chức Y tế Thế giới, tổng giám đốc định chế ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng những phản ứng của các nước là "có thể hiểu được", nhất là khi mà những thông tin về tình hình dịch ở trong nước không được chính quyền Bắc Kinh công bố đầy đủ và chính xác.

Từ giữa tháng 12/2022, Trung Quốc quay ngoắt, hủy bỏ chính sách kiểm soát hà khắc "zero Covid", một làn sóng lây nhiễm chưa từng có đã bùng lên khắp cả nước, gây tình trạng hệ thống y tế quá tải, tử vong số lượng lớn. Thế nhưng đến giờ chính quyền vẫn chỉ xác nhận chỉ có khoảng hơn 5000 ca nhiễm mỗi ngày và con số tử vong cũng chỉ vài chục ca, những số liệu quá xa với thực tế,

Diễn biến dịch Covid-19 tại Trung Quốc lúc này có một chút giống với tình hình hồi đầu năm 2020, tuy hoàn cảnh thế giới bây giờ đã khác nhờ có vac-xin. Hiện tại đã có ít nhất 11 quốc gia áp dụng biện pháp kiểm soát y tế với du khách đến từ Trung Quốc với lý do lo sợ biến thể mới hoặc do thiếu thông tin về tình hình dịch tại Trung Quốc. Nhưng có điểm chung là không nước nào muốn lại phải trả giá đắt vì mất cảnh giác.

Anh Vũ

************************

EU sp tho lun v phn ng phi hp đi vi tình hình Covid Trung Quc

Reuters, VOA, 02/01/2023

Các quan chc y tế ca chính ph các nước thuc Liên minh Châu Âu (EU) s t chc các cuc đàm phán vào ngày th Tư v phn ng phi hp đi vi s gia tăng các ca nhim Covid-19 Trung Quc, Thy Đin, Ch tch hin thi ca EU, cho biết hôm th Hai.

bongden2

y viên Y tế Châu Âu Stella Kyriakides.

Cuc hp này được t chc sau khi các cuc tho lun hi tháng 12 kết thúc mà không có quyết đnh nào v vn đ này.

Ti mt cuc hp tương t, được t chc trc tuyến vào ngày 29/12, vi s tham d ca hơn 100 đi din t các chính ph thuc EU, các cơ quan y tế ca EU và T chc Y tế Thế gii, Ý đã kêu gi các nước khác trong khi EU làm theo quc gia này và tiến hành xét nghim Covid đi vi du khách ti t Trung Quc khi Bc Kinh chun b d b các hn chế đi li vào ngày 8/1.

Nhưng nhng nước khác trong khi gm 27 quc gia nói rng h thy không cn phi làm như vy, dù Trung Quc ni lng các hn chế v đi dch trong bi cnh xy ra làn sóng lây nhim mi.

y viên Y tế Châu Âu Stella Kyriakides nói trong mt bc thư gi các chính ph EU vào ngày 29/12 rng h nên xem xét ngay lp tc m rng quy mô gii trình t b gen ca các trường hp nhim Covid-19 và giám sát nước thi, k c ti các sân bay, đ phát hin bt k biến th mi nào, do s gia tăng đt biến các ca nhim Trung Quc.

Bà Kyriakides nói rng EU nên "hết sc cnh giác" vì d liu xét nghim và dch t hc đáng tin cy ca Trung Quc rt khan hiếm, đng thi khuyên các b trưởng y tế EU nên đánh giá các hot đng hin ti ca h v gii trình t b gen ca Covid là "mt bước đi tc thi".

Trung tâm Phòng nga và Kim soát Dch bnh Châu Âu tun trước cho biết rng t chc này hin không khuyến ngh các bin pháp đi vi khách du lch t Trung Quc.

Cơ quan này cho biết rng các biến th lây lan Trung Quc đã có Liên minh Châu Âu, rng các công dân EU có t l tiêm chng tương đi cao và kh năng lây nhim t bên ngoài thp so vi các ca nhim hàng ngày EU mà các h thng chăm sóc y tế hin đang đi phó.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 02/01/2023

Additional Info

  • Author Anh Vũ, Reuters
Published in Châu Á

Trung Quốc : Công cuộc chống dịch Covid- 19 bước vào "giai đoạn mới"

Trọng Nghĩa, RFI, 01/01/2023

Vào lúc dịch Covid- 19 bùng phát dữ dội tại Trung Quốc, ba tuần sau khi nước này bãi bỏ chính sách zero Covid, chủ tịch Tập Cận Bình vào hôm 31/12/2022 đã lên tiếng gọi người dân nỗ lực và đoàn kết hơn nữa khi đất nước bước vào "giai đoạn mới" trong cách tiếp cận chống lại đại dịch.

tqcovid1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu chúc mừng năm mới ngày 31/12/2022. AP - Ju Peng

Theo hãng tin Anh Reuters, trong lời chúc năm mới được phát trên hệ thống truyền hình, ông Tập Cận Bình khẳng định rằng Trung Quốc đã vượt qua được những khó khăn và thách thức chưa từng có trong cuộc chiến chống lại Covid, và các chính sách đã được "tối ưu hóa" với thời gian và khi tình hình yêu cầu.

Theo nhà lãnh đạo Trung Quốc, "kể từ khi dịch bệnh bùng phát… phần lớn cán bộ và quần chúng, đặc biệt là nhân viên y tế, những người làm việc ở cơ sở đã bất chấp khó khăn và dũng cảm kiên trì làm việc". Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình nói tiếp : "Hiện nay công tác phòng chống dịch đang bước vào giai đoạn mới, và cuộc đấu tranh chưa kết thúc, mọi người vẫn cần phải kiên trì, nỗ lực…".

Theo giới quan sát, trên đây là những bình luận đầu tiên của ông Tập Cận Bình trước công chúng về Covid- 19 kể từ khi chính quyền Bắc Kinh đột ngột từ bỏ chính sách "zero Covid" mà nước này đã duy trì trong gần ba năm, đã dẫn đến tình trạng lây nhiễm lan rộng khắp đất nước mà không kiểm soát được. Nó cũng gây ra sự sụt giảm hơn nữa trong hoạt động kinh tế và khiến quốc tế quan ngại, do ngày càng có thêm nhiều quốc gia áp đặt các biện pháp hạn chế đối với du khách đến từ Trung Quốc.

Đài Loan đề nghị giúp đỡ Trung Quốc chống Covid

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào hôm nay, 01/01/2023 đã đề nghị cung cấp cho Bắc Kinh "sự giúp đỡ cần thiết" để chống lại đà bùng phát trở lại của các ca nhiễm Covid- 19 ở nước này.

Trong lời chúc mừng năm mới truyền thống, tổng thống Đài Loan lưu ý rằng mọi người đã ghi nhận sự bùng phát của dịch bệnh ở Trung Quốc.

Trong tình hình đó, bà Thái Anh Văn xác định : "Khi nào mà Trung Quốc có nhu cầu, trên cơ sở nhân đạo, chúng tôi sẵn sàng cung cấp những khoản hỗ trợ cần thiết để giúp nhiều người hơn nữa thoát khỏi đại dịch".

Trong thời gian qua, Covid- 19 từng là nguyên nhân gây ra bất hòa giữa Đài Loan và Trung Quốc. Bắc Kinh đã chỉ trích việc xử lý đại dịch không hiệu quả của Đài Bắc, trong lúc Đài Loan quy trách nhiệm cho chính quyền Trung Quốc về sự thiếu minh bạch và xen vào việc vận chuyển vac- xin đến Đài Loan. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc này.

Trọng Nghĩa

******************************

Covid-19 : Thêm nhiều nước tăng cường kiểm soát dòng khách đến từ Trung Quốc

Thùy Dương, RFI, 31/12/2022

Trong bối cảnh Covid-19 bùng nổ tại Trung Quốc sau khi chính sách Zero Covid đột ngột bị dỡ bỏ và chính quyền Bắc Kinh không minh bạch thông tin về tình hình dịch bệnh, số các nước tăng cường biện pháp hạn chế để kiểm soát dòng người đến từ Trung Quốc ngày càng nhiều.

tqcovid2

Bệnh nhân xếp hàng chờ được điều trị tại khoa cấp cứu ở bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở Trung Quốc, ngày 27/12/2022 via Reuters – China Daily

Sau Mỹ, Ý, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel… hôm 30/12/2022 đến lượt Pháp, Anh yêu cầu khách đến từ Trung Quốc phải trình kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính trước khi đáp máy bay. AFP cho biết quyết định của Anh sẽ được áp dụng từ ngày 05/01/2023, Pháp cũng triển khai biện pháp mới từ những ngày đầu năm tới.

Trong khi đó, Tây Ban Nha dự kiến yêu cầu hành khách đến từ Trung Quốc trình kết quả xét nghiệm âm tính hoặc chứng nhận tiêm chủng đầy đủ. Về phần Đức, chính quyền Berlin đề xuất Liên Âu triển khai việc theo dõi, giám sát các biến chủng mới ở các sân bay của Liên Hiệp, thay vì yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính.

Ngay tại Trung Quốc, trong khi truyền thông hôm 29/12 cáo buộc biện pháp hạn chế của nhiều nước đối với hành khách đến từ Trung Quốc là « vô căn cứ » và mang tính phân biệt đối xử, đa phần du khách ở sân bay Bắc Kinh khi được AFP đặt câu hỏi đều tỏ ra hiểu và thông cảm với quyết định của các nước đối với Trung Quốc. Chính Trung Quốc cũng đã từng đóng cửa biên giới đối với du khách nước ngoài từ năm 2020 để phòng dịch.

Cũng trong tối thứ Sáu 30/12, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã có cuộc gặp cấp cao với các nhà lãnh đạo Trung Quốc. WHO một lần nữa kêu gọi Trung Quốc chia sẻ các dữ liệu theo thời gian thực về tình hình dịch bệnh, nhất là các thông tin về giải mã gien và ảnh hưởng của bệnh, kể cả số người bệnh nhập viện, nhập khoa chăm sóc tích cực và số ca tử vong. Tổ Chức Y Tế Thế Giới cũng đề nghị Bắc Kinh cung cấp số liệu về tiêm chủng, đặc biệt liên quan tới những người dễ có nguy cơ bị lây bệnh và những người trên 60 tuổi.

Thùy Dương

Additional Info

  • Author Trọng Nghĩa, Thùy Dương
Published in Châu Á

Covid-19 : Đóng cửa với Trung Quốc không có tác dụng

Sau 3 năm đóng cửa phòng chống dịch Covid-19, Trung Quốc mở cửa trở lại với thế giới, nhưng vào lúc số ca nhiễm tăng vọt. Từ Bắc Kinh đến Thượng Hải, các cơ sở y tế và các dịch vụ mai táng bị quá tải, đến mức mà chính quyền Trung Quốc ngừng cung cấp thông tin về số ca nhiễm thường nhật, hay nói cách khác là không thể kiểm soát được nữa. Trang nhất báo Le Figaro chạy tựa lớn "Số ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc bùng nổ, thế giới tự bảo vệ".

tqcovid1

Nhân viên y tế chờ hành khách đến từ Quảng Châu, Trung Quốc trên chuyến bay của Air China, trong khu vực xét nghiệm Covid tại sân bay quốc tế Leonardo da Vinci ở Fiumicino, Roma, ngày 29/11/2022. AP - Alessandra Tarantino

Người dân Trung Quốc tưởng chừng sẽ được hít thở bầu không khí tự do di chuyển, nhưng nhiều quốc gia lại bày tỏ quan ngại trước việc tiếp đón du khách Trung Quốc, từng là nguồn thu lớn cho du lịch. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Malaysia ngay lập tức yêu cầu hành khách đến từ Trung Quốc xuất trình giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19 hoặc chứng nhận vac-xin khi nhập cảnh.

Trong bài đăng cùng hồ sơ, Le Figaro chỉ ra rằng cả thế giới lo ngại, nhưng Châu Âu thì không. Tại Lục Địa Già, chỉ có Ý là yêu cầu xét nghiệm PCR đối với hành khách đến từ Trung Quốc. Trong chuyến bay Bắc Kinh - Milano ngày 26/12 vừa qua, một nửa hành khách được xét nghiệm dương tính với corona virus. Đức hay Ba Lan thì cho rằng lượng khách Trung Quốc vẫn còn ít. Áo thì nhắc đến những lợi ích kinh tế thu được từ khách du lịch Trung Quốc. 

Châu Âu thờ ơ 

Le Monde đặt câu hỏi "Có cần phải kiểm soát du khách đến từ Trung Quốc không ?". Kể từ ngày 08/01/2023, Trung Quốc dỡ bỏ quy định cách ly bắt buộc khi nhập cảnh và cho phép người dân tự do di chuyển ra ngoài biên giới. Le Figaro nhắc lại rằng khối 27 nước đã ngừng các hạn chế kiểm soát dịch ở biên giới từ tháng 12. Một nhà ngoại giao Châu Âu cho biết Liên Âu có thể kích hoạt lại cơ chế này nếu nhận thấy có nguy cơ. Đó là kịch bản nếu xuất hiện một loại biến thể mới, nguy hiểm hơn. Trong trường hợp này, Ủy Ban Châu Âu cần làm việc với từng quốc gia thành viên, để tránh cảnh "thân ai nấy lo" như hồi đầu dịch 

Le Figaro trích dẫn số liệu của Financial Times, chỉ ra rằng trong 20 ngày đầu của tháng 12/2022, 250 triệu người Trung Quốc đã bị nhiễm Covid-19. Biến thể phụ của Omicron, BF.7 dường như là chủng corona virus gây bệnh chủ yếu ở Trung Quốc hiện nay. BF.7 có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và tốc độ lây lan nhanh hơn Omicron. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khó có thể xác định chính xác loại biến thể nào đang hoành hành tại Trung Quốc do thiếu dữ liệu từ chính quyền. Le Monde trích dẫn nhận định của phát ngôn viên Ủy Ban Châu Âu, cho biết BF.7 đã lây lan ở Châu Âu và không phải là biến thể gây lây nhiễm chủ yếu. 

Đóng cửa với Trung Quốc có phải là giải pháp tối ưu ? 

Trong một diễn đàn đăng trên La Croix, giám đốc Ban Phòng chống Dịch bệnh và Đại dịch tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Sylvie Briand, cho rằng trên thực tế, hiệu quả của việc kiểm soát biên giới còn hạn chế. Như trường hợp với biến thể Omicron, nhiều nước đồng loạt đóng cửa biên giới với Nam Phi, nhưng Omicron vẫn nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Bà nhấn mạnh "siêu virus ‘khinh thường’ các đường biên giới vì chúng đã ở đó rồi. Điều quan trọng là cần phải chia sẻ thông tin theo thời gian thực để có sự chuẩn bị tốt hơn". 

Cũng trong mục diễn đàn của La Croix, nhà sinh vật học di truyền, giáo sư tại Đại học Lille, ông Philippe Froguel, cũng có cùng quan điểm, cho rằng đóng cửa biên giới không có tác dụng, mà thay vào đó nên khuyến khích du khách Trung Quốc làm xét nghiệm. Ông Philippe cho rằng : "Nếu có ai dương tính với Covid-19, thì cần phải lấy ADN của virus để nghiên cứu sự tiến hóa của biến thể và có thể cho biết liệu một biến thể mới đã xuất hiện hay chưa, liệu nó có đang lan nhanh ở Châu Âu và liệu nó có nguy hiểm hay không."

Xã luận Le Figaro thì kết luận rằng không cần phải quá lo lắng vì sau ba năm, Châu Âu hiện đã được chuẩn bị kỹ hơn, đó là nhờ miễn dịch cộng đồng cũng như các loại vac-xin ARN hiệu quả, ngăn chặn được các chuyển biến xấu khi bị nhiễm Covid. 

Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Hoa Lục, Le Figaro đặt câu hỏi, liệu có một ngày chúng ta có thể biết được số ca tử vong vì Covid-19 ở Trung Quốc ? Để trả lời câu hỏi này, Marie Holzman, nhà Hán học, chuyên gia về Trung Quốc, nhắc lại nạn đói xảy ra vào năm 1950 ở Hoa Lục. Thông tin về số người tử vong chỉ xuất hiện hơn 20 năm sau đó, vào năm 1978, sau khi Mao Trạch Đông qua đời, cho thấy vào thời gian đó, khoảng 30 đến 40 triệu người đã thiệt mạng. Mãi đến những năm 1990, những số liệu chính thức mới được công bố. Ngoài ra, về vụ thảm sát ở Thiên An Môn, cho đến nay vẫn chưa có thêm thông tin gì. Bà Holzman khẳng định rằng Bắc Kinh rất giỏi che giấu thông tin. Đại dịch đã làm suy giảm đáng kể niềm tin của người dân vào chính quyền. Bà nhấn mạnh : "Covid-19 giống như thảm họa Tchernobyl của Trung Quốc. Kể từ khi Tchernobyl xảy ra, niềm tin vào hệ thống Xô Viết đã biến mất và sự sụp đổ của khối này chỉ là vấn đề về thời gian, một vài năm sau đó". 

Israel : Phe cực hữu, theo tư tưởng Do Thái thượng đẳng lên nắm quyền 

Về thời sự quốc tế, nhiều báo số ra hôm nay chú ý đến chính phủ mới theo xu hướng cực hữu vừa được thành lập ở Israel. Theo Le Monde, thủ tướng Benyamin Netanahou đã công bố thành viên nội các mới hôm qua, 29/12/2022, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp hồi đầu tháng 11, nhờ liên minh với 3 đảng cực hữu, và tôn giáo cực đoan (gồm đảng Chính thống giáo cực đoan Shass, Đảng phục quốc Do Thái tôn giáo - Parti sioniste religieux, Do Thái giáo thống nhất Torah - Judaïsme unifié de la Torah, Lực lượng Do Thái (Force Juive), đảng bài trừ LGBT (Noam).

Dù vẫn chưa chính thức, nhưng danh sách những người nắm giữ vị trí quan trọng, từ bộ trưởng An ninh Quốc gia, đến bộ trưởng Tài Chính, gồm nhiều nhân vật theo xu hướng cực hữu, tư tưởng chủng tộc Do Thái thượng đẳng, ủng hộ công cuộc xây dựng các trại định cư Do Thái, Đại Israel, thống nhất vùng Cisjordanie, nơi có khoảng 2,8 triệu người Palestine và gần 500 ngàn người Israel sinh sống. Một số người từng có tiền án vì đã có những hành động tàn nhẫn đối với người Palestine. Trong khi đó, xung đột vẫn căng thẳng ở dải Gaza. Từ đầu năm 2022, ít nhất 160 người Palestine đã bị giết hại bởi quân đội Israel hoặc dân Israel ở vùng Cisjordanie. Le Monde cho biết đàm phán hòa bình giữa Palestine và Israel đã bị ngưng trệ từ lâu, đến nay có nguy cơ bị chôn vùi. 

Nền dân chủ bị đe dọa 

Theo La Croix, chương trình hành động của tân chính phủ khiến nhiều người Israel lo lắng. Kết quả thăm dò cho thấy khoảng 60 % người Israel cho rằng nền dân chủ ở nước họ bị đe dọa nghiêm trọng. Nhật báo công giáo nhận định rằng chính phủ mới của ông Benyamin Netanahou là chính phủ theo xu hướng cực hữu nhất lịch sử Israel. Chính sách của liên minh đảng cực hữu còn ủng hộ phân biệt đối xử đối với người thuộc cộng đồng LGBT+ vì lý do tôn giáo. Ngoài ra, đó là cải cách cho phép Quốc Hội có thể ban hành luật, trái với quy định của Tòa Án Tối Cao. Ví dụ như bộ trưởng Tư Pháp của Israel có thể cho thông qua một luật, ngừng tất cả thủ tục tố tụng pháp lý đối với vị thủ tướng đương nhiệm. Ông Benyamin Netanahou hiện đang vướng vào một vụ án về tham nhũng và lừa đảo, lạm dụng lòng tin.

Trong bài "Chặng đường dài của những người Do Thái thượng đẳng đến với quyền lực", Le Figaro cho biết, trước khi tân chính phủ của Israel, dưới sự lãnh đạo của ông Benyamin Netanyahou, được thành lập, Quốc Hội nước này đã thông qua các dự luật nhằm "tẩy trắng" cho các chính trị gia trong liên minh các đảng cực hữu. Ví dụ như dự luật cho phép một người từng bị kết án nhưng không phải vào tù có thể được làm bộ trưởng. Dự luật này có thể cho phép ông Aryé Deri trở thành bộ trưởng Y Tế, dù đã bị kết án treo vì tội trốn thuế.

Về phần mình, Libération nhắc đến những dự thảo sửa đổi luật Israel, chẳng hạn như việc loại bỏ phong trào nữ quyền - Women of the Wall, đấu tranh cho người phụ nữ Do Thái có quyền đi cầu nguyện như những người đàn ông. Thêm vào đó là việc hủy bỏ thuế môi trường đối với các loại dao dĩa bằng nhựa. Phe Chính Thống Giáo cực đoan cho rằng thuế này được đưa ra là nhắm vào họ vì các nghi lễ tôn giáo sử dụng nhiều đồ dùng một lần. 

Nhật báo thiên tả cho biết vào sáng thứ Năm, hàng ngàn người đã đến trước Quốc hội Israel biểu tình, phản đối chính phủ cực hữu có những hành động cưỡng bức tôn giáo. Nhiều người lo ngại về nguy cơ thay đổi chế độ. Trong cùng ngày, đại sứ Israel tại Pháp Yael German đã thông báo từ chức trên Twitter và chỉ trích thủ tướng Israel. Bà cho biết : "Tôi không thể tiếp tục tự lừa dối bản thân, và tiếp tục làm đại diện cho một chính sách khác hoàn toàn với những gì mà tôi tin vào". 

Vua bóng đá Pelé qua đời 

Ngày hôm qua, thế giới khóc thương cho huyền thoại bóng đá Pelé. Trang nhất Libération đăng ảnh Pelé khoác chiếc áo choàng đen, rời khỏi sân sau trận đấu giữa Brazil và Bồ Đào Nha ở Liverpool năm 1966. Nhật báo thiên tả dành 6 trang báo để nói về Vua bóng đá Pelé, từng 3 lần vô địch World Cup (1958, 1962, 1970), đã ra đi ở tuổi 82 sau nhiều tháng chống chọi với bệnh ung thư ruột già. Xã luận Libération mời gọi độc giả cùng tưởng tượng, mơ về hình ảnh của Vua Pelé, cười đùa, đá bóng trên những đám mây, cùng với siêu sao bóng đá Diego Maradona. Tờ báo coi Pelé như một vị thánh và sẽ luôn là vị vua bóng đá. Bên cạnh tài năng thiên bẩm về đá bóng, ông đã đưa trái bóng tròn thành môn thể thao toàn cầu, thành một hiện tượng văn hóa.

Le Figaro cho biết vào năm 9 tuổi, vì muốn lau đi giọt nước mắt của cha mình trước thất bại của Brazil trong trận đấu với Uruguay, Pelé đã hứa mang chiếc Cúp vô địch về cho đất nước. Libération kể lại quá trình từ một cậu bé đến từ một khu phố nghèo khó, phải đi bán hàng ở chợ, đến khi trở thành một di sản quốc gia của Brazil và là ngôi sao thể thao thế giới đầu tiên của thế kỷ XX. Sức ảnh hưởng của Pelé còn đến từ lối chơi bóng từ trái tim bởi "trái tim sẽ nói với đôi chân" cách chơi như thế nào.

Theo Le Figaro, Pelé là nụ cười, là ánh sáng là những kỷ niệm. Từ những cú lừa, chặn bóng cho đến những lần ghi bàn ấn tượng, phù thủy Pelé có thể làm mọi thứ trên sân cỏ. Trong suốt sự nghiệp bóng đá của mình, Pelé đã phá lưới 1.281 lần trong 1.363 trận đấu. 

Pelé chính thức giải nghệ vào năm 1977 tại đội Cosmos New York, kết thúc sự nghiệp "phù thủy sân cỏ" trong vòng 20 năm. Pelé sau đó trở thành đại sứ của các định chế như Liên Hiệp Quốc hay UNESCO. Hình ảnh của ông xuất hiện trên khắp các thương hiệu. Pelé cũng thử sức trong nhiều nghề khác, từ diễn viên, doanh nhân cho đến bộ trưởng Thể Thao ở Brazil. Pelé cũng đã chứng kiến quá trình trưởng thành của các siêu sao bóng đá, như Platini và Maradona. Ông là người vẽ đường, truyền cảm hứng cho các thế hệ sau. Le Figaro trích dẫn nhận định của huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Pháp, Didier DesChamps, khẳng rằng Pelé là vị vua bất tử : "Có đứa trẻ nào chưa từng mơ ước trở thành Pelé. Tài năng của Pelé cũng như những di sản mà ông để lại sẽ mãi mãi khắc sâu trong ký ức của chúng ta". 

Chi Phương

Published in Châu Á

Covid-19 : Mối đe dọa mới lại đến từ Trung Quốc

Cuộc chiến tranh tại Ukraine và nội tình chính quyền Putin, Trung Quốc mở rộng cửa giữa lúc làn sóng dịch Covid bùng lên dữ dội ở trong nước khiến phần còn lại của thế giới không khỏi lo ngại. Đó là những thời sự đáng chú ý của các báo Pháp ra hôm nay.

tq1

Một khách du lịch tại sân bay quốc tế ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 29/12/2022. AP - Andy Wong

Các báo Pháp chú ý đến tình hình đầy lo ngại trước những diễn biến dịch Covid đang bùng lên trở lại ở Trung Quốc. Trong khi người dân Trung Quốc hân hoan đón nhận thông báo từ ngày 08/01, chính sách "zero Covid" cách ly đất nước với thế giới bên ngoài từ gần 3 năm qua, sẽ được xóa bỏ hoàn toàn, mọi người được đi lại tự do, thì phần còn lại của thế giới bắt đầu lo ngại. 

Nhìn vào đất nước 1,4 tỷ dân này từ ba tuần nay sau khi một loạt các biện pháp kiểm soát đại dịch được gỡ bỏ, một làn sóng lây nhiễm Covid-19 đã bùng lên dữ dội với biến thể Omicron, mỗi ngày cả triệu ca nhiễm làm các bệnh viện và cả các nhà thiêu quá tải. Hơn nữa kỳ nghỉ Tết âm lịch (22/01) đang tới gần, nhu cầu đi lại của người dân sẽ bùng nổ khiến người ta không thể không lo lắng dịch sẽ lan tràn trở lại ra ngoài biên giới nước này.

Từ ngày 27/12, một loạt các nước, từ Châu Á sang đến Châu Âu Mỹ bắt đầu phải kích hoạt trở lại các biện pháp kiểm soát y tế ở biên giới, trước mắt là áp dụng chứng nhận xét nghiệm PCR bắt buộc đối với khách đến từ Trung Quốc. Các nước đều đang theo dõi sát và chuẩn bị các kế hoạch phòng dịch đối phó với khả năng xuất hiện biến thể mới, làm bùng lên làn sóng lây nhiễm mới, được báo Les Echos ví như đợt "sóng thần".

Nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa trang nhất : "Covid : Mối đe dọa mới Trung Quốc". Trước tiên, quan tâm đến khía cạnh kinh tế, tờ báo nhận thấy tình hình bùng nổ lây nhiễm ở Trung Quốc đang ngăn cản các xí nghiệp hoạt động bình thường. Đợt dịch bùng phát này không thể không gây tác động đến kinh tế toàn cầu đang trong nỗ lực phục hồi sau hơn hai năm chìm trong đại dịch.

Les Echos ghi nhận, những ngày qua, đường phố Thượng Hải, đô thị 23 triệu dân, vắng tanh, các nhà máy xung quanh thành phố Quảng Đông thiếu nhân công phải hoạt động cầm chừng, những khu cao ốc văn phòng ở Bắc Kinh cũng vắng bóng nhân viên… Làn sóng dịch đang càn quét Trung Quốc làm tê liệt hoạt động của nền kinh tế thứ 2 thế giới, khiến dây chuyền cung ứng sản xuất toàn cầu trở nên căng thẳng.

Tờ báo nhận xét, việc từ bỏ chính sách "zero Covid" quá đột ngột làm cho các công ty và các nhà kinh tế không kịp trở tay. Trong khi đó, các chỉ số hoạt động kinh tế của Trung Quốc đang ở mức thấp nhất. Đợt bùng phát dịch này càng làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế. Dự phóng GDP của Trung Quốc năm nay chỉ vào khoảng 3%, mức tồi tệ nhất kể từ khi nước này mở cửa với thế giới bên ngoài.

Châu Âu vốn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng lớn, nhưng trước mắt đó là tình trạng khan hiếm thuốc. Tiếp đó là chuỗi cung ứng trong một loạt các ngành công nghiệp khác.

Chế độ mất lòng tin

Vẫn theo Les Echos, với nội bộ Trung Quốc, đợt dịch Covid này là một thất bại làm lòng tin vào chế độ và lãnh đạo Tập Cận Bình bị suy giảm nghiêm trọng. Ba năm đóng cửa chặt kín, kiểm soát dân chúng khắt khe đã khiến Trung Quốc phải trả cái giá kinh tế quá lớn, mà lại không tác dụng gì về mặt y tế, chỉ làm mất thời gian. Jean-François Huchet, giáo sư kinh tế, chủ tịch Viện Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông, được tờ báo trích dẫn nhận định : "Con số người nhiễm và tử vong có thể còn kinh khủng trong những tuần tới. Việc chuyển từ chiến lược "zero Covid" sang mở cửa hoàn toàn, không có chuẩn bị, chứng tỏ rõ thái độ ngạo mạn, thiếu tôn trọng dân của chính quyền Trung Quốc".

Một bầu không khí cảnh giác, lo ngại đại dịch bùng phát trở lại bỗng phủ lên thế giới những ngày cuối năm 2022 này.

Chiến tranh Ukraine : Putin còn gì để nói với dân ?

Tờ Le Figaro dành nhiều sự chú ý đến tổng thống Vladimir Putin và nội bộ chính quyền nước Nga xung quanh cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Le Figaro chạy tựa trên trang bìa : "Chiến tranh Ukraine, trấn áp bên trong… Vladimir Putin nhắm mắt làm liều".

Thông tín viên của tờ báo tại Moskva có bài viết ghi nhận, "đối mặt với một loạt thất bại quân sự, chủ nhân điện Kremlin lên gân đe dọa hạt nhân nhưng lại lẩn tránh không xuất hiện trên truyền thông".

Phóng viên của Le Figaro chú ý đến những chi tiết trong lịch hoạt động của tổng thống Nga dịp cuối năm này. Lần đầu tiên trong một thập kỷ qua, cuộc họp báo hàng năm của ông Puitn, thành thông lệ vào dịp tháng 12, đã không diễn ra. Chương trình truyền hình có tên gọi "Đường thẳng" trong đó lãnh đạo Nga tham dự để trả lời các câu hỏi của người dân Nga trên khắp nước cũng đã bị hủy. Sự kiện nữa là phát biểu hàng năm của tổng thống trước Quốc hội liên bang, đã được quy định trong Hiến pháp Nga, cũng đã bị lùi sang năm 2023. Tờ báo nhận xét mỉa mai "10 tháng sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine, dường như ông Vladimir Putin đã cạn lời để nói với truyền thông.

"Tổng thống không còn khả năng để nói về viễn cảnh đất nước trong tổng thế, những mục tiêu dài hạn hay chiến lược hành động", theo nhận xét của nhà nghiên cứu chính trị Nga Abbas Galliamov.

Thay vào các cuộc tiếp xúc, giao lưu với dân chúng, tổng thống Nga liên tiếp gặp các nhóm giới chức quân sự để đưa ra thông điệp chính : Cuộc chiến còn kéo dài, nước Nga sẽ theo đuổi không giới hạn phương tiện nguồn lực, với việc hiện đại hóa vũ khí đáng sợ, kể cả vũ khí nguyên tử. Tổng thống Nga đang đứng trước một thực tế khó khăn là : Chiến thắng không chắc gì có được, còn thất bại thì không thể được. Đây cũng là bế tắc của tổng thống Nga, khiến ông giờ đây nhắm mắt lao theo cuộc chiến tranh không cần biết hậu quả ra sao.

Le Figaro nhận xét : Ngày 31/12 tới, vào sau thời khác giao thừa, người Nga chắc chắn sẽ phải được nghe tổng thống Vladimir Putin chúc mừng năm mới trên truyền hình. Nhiều người dân vẫn tin ở ông hy vọng sẽ được trấn an về tính "đúng đắn" của cuộc chiến tranh tại Ukraine. Nhưng cũng sẽ có không ít người sợ rằng tổng thống sẽ đẩy họ đến gần với hoàn cảnh hỗn loạn trong năm mới.

Nội bộ phân hóa

Vẫn liên quan đến chính quyền Nga và cuộc chiến tranh Ukraine. Le Figaro có bài "Những chia rẽ đầu tiên trong dải ngân hà quyền lực Nga".

Bài báo trích dẫn thông tin về của nhật báo Anh Financial Times, cho thấy thành phần ưu tú Nga đã phân hóa ra sao trước các quyết định của ông Putin trong bối cảnh tấn công Ukraine.

Theo tờ báo, một tháng trước khi khởi sự cuộc chiến tại Ukraine, hai nhân vật thân cận nhất là ông Herman Gref, chủ tịch ngân hàng Sberbank của Nga và bà Elvira Nabioullina, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, đã xin đến gặp ông Putin tại tư dinh ở Novo-Ogaryovo, để tìm cách can ngăn tổng thống không tiến hành chiến tranh. Hai nhà kinh tế đã báo cáo rằng các trừng phạt của phương Tây là không thể tránh được trong trường hợp Nga tấn công Ukraine. Trong cuộc gặp, theo báo Financial Times kể lại, ông Putin nhiều lần ngắt lời họ, hỏi có cách nào để tránh điều tồi tệ nhất của trừng phạt. Đây cũng là điểm mà hai vị khách không trả lời được.

Nhật báo Anh cho rằng, hai kinh tế gia hàng đầu của Nga này "đã có can đảm đề nghị cuộc gặp ông Putin, nhưng họ không dám nói với Putin rằng ông ta sẽ phải đối mặt với một tai họa địa chính trị". Hôm đó, hai nhân vật tinh hoa của kinh tế Nga rời tư dinh của tổng thống mà không biết ông chủ của nước Nga có quan tâm đến thông điệp của họ hay không, hay là ông ta đã có dự định hết rồi. Chỉ đến sáng sớm ngày 24/02/2020 họ mới ngã ngửa khi biết được quyết định của tổng thống.

Theo nhật báo Anh, trong khoảng thời gian trên, có 3 nhân vật khác của chế độ đã thuyết phục được tổng thống hành động. Đó là giám đốc tình báo FSB, Alexander Bortnikov, thư ký Hội Đồng An ninh Nikolai Patruchev và nhà tài phiệt thân cận nhất của tổng thống, Yuri Kovalchuk. Ba nhân vật này đã khẳng định với tổng thống việc chiếm Kiev và Ukraine quy hàng là trong tầm tay. Còn các trừng phạt của phương Tây, nước Nga sẽ vượt qua. Và thế là ông Putin lựa chọn bấm nút hành động.

Phe chủ chiến vẫn áp đảo

Cho đến giờ, sau 10 tháng tiến hành chiến tranh không mang lại kết quả nào, trong vòng thân cận với Kremlin vẫn có hai phe : Những người "thực tế", cho rằng Nga không có được chiến thắng ngay được, cho nên cần phải tạm dừng, củng cố lực lượng quân đội và kinh tế hay thậm chí thay đổi đường lối…

Bên kia là phe cổ vũ leo thang chiến tranh theo họ nước Nga chỉ có thể tránh được thất bại khi quyết định động viên quy mô lớn, tập trung nguồn lực và tiến hành bắn phá tàn khốc hơn nữa Ukraine. Phe này chiếm số đông cho nên viễn ảnh đàm phán hay hòa bình hay chấm dứt chiến tranh vẫn còn là ảo tưởng. 

Pháp : Không thể bao cấp mãi

Trở lại với tình hình nước Pháp. Trước thềm năm mới 2023, vấn đề quan tâm lớn nhất của dư luận cũng như chính phủ Pháp là kinh tế.

"Chấm dứt chủ trương 'bằng mọi giá', chính phủ đau đầu", tựa chính của Le Figaro. Theo tờ báo từ năm 2020 đến giờ, chính phủ Pháp đã chi ra 250 tỷ euro để đối phó với khủng hoảng Covid-19, liền sau đó là với khủng hoảng lạm phát. Ngân khoản trên chủ yếu để hỗ trợ người dân và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong và sau đại dịch. Đây là chủ trương được báo chí gắn cho tên gọi là "bằng mọi giá". Đó là khoản tiền chính phủ Pháp đi vay nợ, nay đã đến lúc không thể tiếp tục được nữa, phải tìm giải pháp chấm dứt chính sách này, tìm nguồn thu mà không đâu khác là lấy từ thuế, cắt giảm các trợ cấp trong khi hoàn cảnh kinh tế đang khó khăn. Tờ báo lo ngại là những quyết định của chính phủ trong năm tới có thể sẽ lại gây thêm căng thẳng xã hội.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Anh Vũ
Published in Châu Á
Trang 1 đến 3