Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quan hệ Trung-Đài ‘chông chênh’ sau khi bà Thái Anh Văn tái đắc cử (VOA, 14/01/2020)

Mối quan h nhiu th thách ca Đài Loan vi Trung Quc tiếp tc chông chênh sau khi mt ng c viên thường ng vc Bc Kinh được tái đc c Tng thng và đảng ca bà chiếm đa s trong Quc hi trong cuc bu c ngày th By 11/1. Tuy nhiên các nhà phân tích và các gii chc ti Đài Bc nói vết nt này không sâu bng nhng rn nt khác.

tav1

Tổng thng tái đc c Thái Anh Văn ăn mng chiến thng cuc bu c Tng thng 2020 vi các c đng viên ti Đài Bắc ngày 11/1/2020.

Một ngày sau khi Tng thng Thái Anh Văn chiếm hơn 8,1 triu phiếu và 57% đa số, Tân Hoa xã chính thc ca Trung Quc gi kết qu này "mt din tiến làm nhng người hy vng v hòa bình lo ngi sâu sc" và đưa ra nhng cáo buc đi vi nhà lãnh đo được tái c".

"Bà Thái và đảng Dân tiến dùng các chiến thut bn thu như gian lận, đàn áp và đe da đ được phiếu, phơi bày s ích k, tham lam và xu xa", bài bình lun trên Tân Hoa xã viết, khi đ cp đến Đng Dân tiến đương quyn.

Lời l này gi li nhng li l hn hc Trung Quc dùng sau khi bà Thái đc c ln đu tiên vào năm 2016. Trung Quốc tuyên b ch quyn trên toàn b Đài Loan nhưng bà Thái bác b nhng điu kin đi thoi ca Bc Kinh rng hai bên cùng thuc v mt lá c. Hai bên cai tr riêng r k t nhng năm 1940.

Trung Quốc tiếp tc chính sách ca h t 2016 đến 2019 bằng cách đưa máy bay gn đo Đài Loan, gim bt du khách đến Đài Loan và thuyết phc 7 quc gia b vic công nhn chính quyn Đài Bc.

Bà Thái dự đoán Trung Quc s tăng áp lc trong bài din văn ngày 11/1 nhưng nói bà s không làm ti t hơn vic này.

"Áp lực t Trung Quc tiếp tc tn ti và có th tr thành nng n hơn", Bà Thái nói ti mt cuc hp báo. Đi đu vi nhng đe da ca Trung Quc, bà nói "Chúng ta vn gi thái đ không khiêu khích, không phiêu lưu đ làm hết sc mình đm bo hòa bình và ổn đnh gia hai bên".

Một s hc gi tin là Trung Quc hy vng yên n trong mi quan h vi Đài Loan vì bà Thái không còn cn có thái đ mnh m chng Bc Kinh. Chiến dch tranh c ca bà Thái chú trng đến s chú ý ca c tri v vic Trung Quc nhm cai trị Đài Loan theo cách Bc Kinh cai tr Hong Kong hin nay khiến bùng lên nhng cuc biu tình ca qun chúng ti Hong Kong, cu thuc đa ca Anh, k t tháng 6 năm ngoái.

"Tôi không nghĩ Trung Quốc s lùi bước", bà Yun Sun, hc gi ti Chương trình Đông Á thuộc Trung tâm Nghiên cu Stimson Washington nói. Tuy nhiên các gii chc Trung Quc hy vng sm bt đu đi thoi, bà nói. Ngay sau cuc bu c, "li ích ca Hoa lc là không b qua vic này", bà Sun nói.

Bà Thái sẽ là Tng thng trong 4 năm ti trong khi đảng cm quyn s chiếm đa s ti Quc hi vi 61 trong 113 ghế.

Phản ng ca Bc Kinh ch bng li nói, không phi khúc do đu đưa ti nhng hành đng mi chng Đài Loan, ông Wang Ching-Hsing, phó giáo sư khoa hc chính tr ti Trường đi hc Quốc gia Cheng Kung, nhận đnh.

Tuy nhiên những cuc tho lun chính thc chưa bao gi din ra dưới thi bà Thái nên hin nay cũng khó có th xy ra, ông nói. Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình s kiên trì trong mc tiêu cai tr Đài Loan, mt ý đnh mà hu hết người Đài Loan đã bác b trong nhng cuc thăm dò trong năm qua. Bà Thái ng h đa s này.

Ngày 11/1 bà Thái kêu gọi "bình đng" trong nhng mi quan h, có nghĩa là không bên nào ph nhn s kin v s tn ti ca bên kia.

"Tôi không nghĩ các mối quan h xuyên eo bin s không t hi hơn trong nhng tháng ti, nhưng cũng không tt hơn", ông Wang nói. "Nếu bn mun ông Tp Cn Bình rút li "mt quc gia hai h thng’, tôi nghĩ vic này cc kỳ khó khăn", ông nói.

Vào/1 cách đây một năm, ch tch Trung Quc đc din văn bênh vc vic Trung Quc cai tr Đài Loan theo mô thc "mt quc gia, hai h thng" cho phép t tr đa phương. Bc Kinh cai tr Hong Kong k t năm 1997.

Ngày 11/1 bà Thái đề ngh hai bên lp đường dây liên lạc nếu Bc Kinh tôn trng ý mun t tr ca người dân Đài Loan.

Về phn mình, Trung Quc đã b qua Đài Loan trong bài din văn năm mi vào cui năm 2019 khi nói v vic cai tr Hong Kong, bà Sun nhn đnh.

Nhà cầm quyn Bc Kinh vn còn đang chú trng đến tình hình biu tình ti Hong Kong chưa được gii quyết, ông Wang nói thêm.

Ralph Jennings

*****************

Hơn 80% dân Đài Loan chối bỏ Tập Cận Bình (RFI, 14/01/2020)

Một cuộc thăm dò dư luận được thực hiện đầu/1/2020 cho thấy, tuyệt đại đa số dân Đài Loan bác bỏ đề xuất của Tập Cận Bình muốn thống nhất hòn đảo này với Trung Hoa lục địa theo mô hình "một quốc gia hai chế độ" mà Bắc Kinh đã áp đặt tại Hồng Kông.

tav2

Người ủng hộ tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn giương cao khẩu hiệu : Đài Loan là một quốc gia độc lập", Đài Bắc, ngày 11/01/2020 Reuters/Tyrone Siu

Quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trở nên căng thẳng kể từ khi bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), thuộc đảng Dân Tiến, đắc cử tổng thống Đài Loan năm 2016 và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping), người nuôi mộng thống nhất Đài Loan bằng mọi giá. Trong thông điệp gửi "đồng bào Đài Loan", ngày 02/01/2020, Tập Cận Bình nhắc lại một cách phũ phàng nhu cầu cấp thiết "thống nhất" đất nước Trung Hoa.

Theo báo Pháp La Croix (ngày 11/01/2020), nguyên thủ Trung Quốc khẳng định : "Giải quyết tình hình Đài Loan và thống nhất đất nước, đó là trách nhiệm lịch sử, không thể tránh khỏi của đảng cộng sản Trung Quốc, của chính phủ và nhân dân Trung Quốc". Chủ tịch Trung Quốc cũng nhắc lại lời đe dọa mà ông đã nhiều lần đưa ra trong những năm qua, rằng ông không thể "hứa hẹn không dùng vũ lực quân sự" để đạt được mục tiêu này, mà không cần biết đến tâm nguyện của 23 triệu dân sinh sống trên hòn đảo này cũng như sự gắn bó của họ đối với chủ quyền quốc gia Đài Loan.

Ngay sau diễn văn "hiếu chiến" của lãnh đạo Trung Quốc, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã bác bỏ lời kêu gọi "thống nhất" Đài Loan và nhấn mạnh rằng người dân trên hòn đảo không hề có ý định từ bỏ chủ quyền của mình.

Bác bỏ đề xuất mô hình "một quốc gia hai chế độ", tổng thống Đài Loan nêu ra bốn điều kiện để khởi động tiến trình thương lượng với Bắc Kinh : đối thoại chính thức với Đài Loan ở cấp giữa các Nhà nước bằng cách thừa nhận quy chế của Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền ; tôn trọng quyền tự do và dân chủ của Đài Loan ; ký kết các thỏa thuận với Đài Loan một cách hòa bình và công bằng và cuối cùng là thông tin liên lạc ở cấp duy nhất là giữa chính phủ với chính phủ.

Đương nhiên, Trung Quốc không sẵn sàng chấp nhận các điều kiện này vì Bắc Kinh luôn coi Đài Loan là một tỉnh "nổi loạn", kể từ khi phe Quốc Dân Đảng rút chạy về hòn đảo này năm 1949.

Thế nhưng, theo một cuộc thăm dò dư luận do Hiệp hội các chính sách eo biển Đài Loan thực hiện, thì câu trả lời của người dân Đài Loan rất rõ ràng : 85% số người được hỏi ủng hộ bốn điều kiện mà tổng thống Thái Anh Văn đưa ra ; 80% bác bỏ nguyên tắc "một quốc gia hai chế độ" mà Tập Cận Bình đề xuất.

Đức Tâm

*******************

Trung Quốc cảnh báo Đài Loan : Người ly khai sẽ ‘ô nhục ngàn năm’ (VOA, 14/01/2020)

Những người ly khai s li mt mùi hôi thi trong 10.000 năm", nhà ngoi giao hàng đu ca chính ph Trung Quc nói hôm 13/1 tại Bc Kinh trong mt phn ng mnh m nht cho ti lúc này đi vi vic Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn tái đc c bng mt thông đip đng lên chng li Bc Kinh.

tav0

Bà Thái nói rng Đài Loan s không nhượng b trước các mi đe da và hăm da t Trung Quc và chỉ có người Đài Loan mi có quyn quyết đnh tương lai ca chính h.

Bà Thái tái đắc c hôm 11/1 sau mt chiến thng áp đo trong mt cuc bu c b kim chế bởi các n lc ngày càng tăng ca Trung Quc nhm làm cho hòn đo mà Trung Quc tuyên b là ca riêng h chp nhn s cai tr ca Bc Kinh.

Bà Thái nói khi tuyên bố chiến thng rng Đài Loan s không nhượng b trước các mi đe da và hăm da t Trung Quc và chỉ có người Đài Loan mi có quyn quyết đnh tương lai ca chính h.

Phát biểu ti Châu Phi, y viên Quc v vin Trung Quc Vương Ngh cho biết chính sách "Mt Trung Quc" công nhn Đài Loan là mt phn ca Trung Quc t lâu đã tr thành s đng thuận chung của cng đng quc tế.

"Sự đng thun này s không thay đi ch vì mt cuc bu c đa phương Đài Loan, và s không b lung lay vì nhng li nói và hành đng sai lm ca mt s chính tr gia phương Tây", ông Vương nói thêm, ám ch rõ ràng ti Ngoi trưởng M Mike Pompeo.

Để chúc mng bà Thái, Ngoi trưởng Pompeo đã ca ngi bà vì đã tìm kiếm s n đnh vi Trung Quc "khi liên tc đi mt vi áp lc".

Ông Vương, trong các bình lun do B Ngoi giao Trung Quc phát ra, cho biết "vic thng nht đt nước qua eo bin Đài Loan là mt điu không th tránh khi trong lch s".

"Những người ly khai khi đt nước chc chn s đ li mt mùi hôi thi trong 10.000 năm", ông Vương, người tng đng đu Văn phòng Quan h Đài Loan ca Trung Quc, nói khi s dng một thành ng ca Trung Quc hàm ý đi vào lch s vi mt s ô nhc.

Trung Quốc đã thông qua lut chng ly khai năm 2005, trong đó cho phép vic s dng vũ lc chng li Đài Loan nếu Trung Quc đánh giá rng h đã ly khai. Đài Loan nói h đã là mt quc gia độc lp được gi là Trung Hoa Dân Quc, tên chính thc ca nước này.

Đáp lại li phát biu ca ông Vương, chính ph Đài Loan cho biết hòn đo này chưa bao gi là mt phn ca Cng hòa Nhân dân Trung Hoa và kêu gi Bc Kinh tôn trng kết qu ca cuc bu cử.

Hội đng các Vn đ Đi lc ca Đài Loan nói ông Vương "phi đi mt vi thc tế và ngng tin vào nhng li nói di ca chính mình".

Theo Reuters

******************

Chọn Thái Anh Văn, người dân Đài Loan khẳng định bản sắc riêng với Trung Quốc (RFI, 13/01/2020)

Ngày 11/01/2020, đại đa số cử tri Đài Loan đã quyết định trao thêm cho bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, một nhiệm kỳ tổng thống mới. Thắng lợi vang dội này của bà còn là lời khẳng định của người dân Đài Loan rằng họ có một bản sắc khác biệt với Trung Hoa lục địa. Đây là một sự thay đổi quan điểm khó có thể được giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc chấp nhận.

1193087589

Tại Đài Bắc, bà Thái Anh Văn tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan ngày 11/01/2020. ©The Yomiuri Shimbun via Reuters

Kết quả bầu tổng thống hôm thứ Bẩy, 11/01 tại Đài Loan là một cú tát thứ hai dành cho Tập Cận Bình, sau vố đau bầu cử địa phương tại Hồng Kông hồi cuối/11/2019. Mọi nỗ lực của Bắc Kinh trong vòng bốn năm qua, nhằm hạ uy tín bà Thái Anh Văn bằng mọi thủ đoạn, từ "quyền lực mềm" cho đến "quyền lực cứng rắn" đều như "dã tràng xe cát".

Tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn về đầu với 57% lá phiếu ủng hộ trước đối thủ Hàn Quốc Du của Quốc Dân Đảng, chỉ được 39% phiếu bầu. Kết quả này cho thấy người dân Đài Loan chối bỏ mạnh mẽ xu hướng xích lại gần với Trung Quốc của Quốc Dân Đảng. Trước những gì đang diễn ra tại Hồng Kông, lời đề nghị vụng về "một đất nước, hai chế độ" mà ông Tập Cận Bình đưa ra hồi đầu năm, là không đáng tin cậy.

Theo bình luận của hãng tin Mỹ AP, Đài Loan thời hiện đại chẳng khác gì một cuộc nội chiến kéo dài giữa phe dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch và phe cộng sản thời Mao Trạch Đông nhằm giành quyền kiểm soát Trung Quốc rộng lớn sau Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1949, Tưởng Giới Thạch bại trận đành phải chạy ra nương náu ở đảo Đài Loan, thành lập một chính phủ đối lập mà ông cai trị với bàn tay thép, hy vọng có ngày lấy lại cả nước Trung Hoa từ tay cộng sản.

Nếu như hy vọng đó nay không thể thực hiện, thì cùng với thời gian, giấc mơ của cố lãnh đạo họ Tưởng dần bị thay thế bởi một cảm giác ngày càng lớn mạnh : Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc, nhất là ở giới trẻ. Ngôi nhà Đài Loan được xem như là một thực thể khác biệt có hệ tư tưởng dân chủ riêng biệt và do vậy, người dân Đài Loan không muốn bị Trung Quốc và đảng cộng sản "nuốt chửng".

Những gì xảy ra cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông kéo dài từ hơn 7 tháng qua… lại càng hun đúc mạnh mẽ hơn nữa tình cảm đó. Đây chính là lý do vì sao cử tri Đài Loan dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn, như lời giải thích của ông Barthélemy Courmont, giáo sư trường đại học công giáo Lille, giáo sư hướng dẫn Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược IRIS trên đài RFI ngày 12/01/2020 :

"Đơn giản vì trong mắt người dân Đài Loan, bà Thái Anh Văn có thể đại diện cho quốc gia và bản sắc của chính người dân Đài Loan ngày nay. Bà không chỉ có những phát biểu cứng rắn và rõ ràng đối với Bắc Kinh mà còn rất cấp tiến, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhiều vấn đề xã hội…".

Đối với bà Thái Anh Văn, từ bao thập niên qua, Đài Loan vận hành như một Nhà nước độc lập, có Hiến Pháp và luật lệ riêng, có quân đội và chính sách đối ngoại riêng. Do vậy, bà từ chối tuân theo chính sách một nước Trung Hoa duy nhất và tìm cách thiết lập một mối quan hệ không chính thức với Hoa Kỳ, tuy không công nhận Đài Loan nhưng lại là nhà cung cấp trang thiết bị quân sự chính để phòng thủ chống Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra : Với thắng lợi của bà Thái Anh Văn hiện nay, vốn chủ trương giữ nguyên trạng (không hợp nhất, không độc lập) thì quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trong bốn năm tới đây sẽ ra sao ? Về điểm này, giới chuyên gia tại Pháp khẳng định, chừng nào Tập Cận Bình vẫn tại quyền, thì Trung Quốc sẽ không nới lỏng chính sách với Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh rất có thể sẽ tiếp tục gia tăng áp lực với Đài Bắc trong các lĩnh vực kinh tế hay quân sự.

Chỉ có điều như lưu ý của ông Jean-Yves Heurtebise, giáo sư trường đại học công giáo Fu-Jen tại Đài Bắc, với báo Les Echos, "cùng với Hồng Kông, chính sách giam cầm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và sự kháng cự của Việt Nam hay Indonesia tại Biển Đông, cuối cùng chính Trung Quốc mới bị cô lập trên trường quốc tế nhiều hơn là Đài Loan hiện nay".

Minh Anh

****************

Mỹ chúc mừng tổng thống Đài Loan tái đắc cử, Trung Quốc phản đối (RFI, 12/01/2020)

Bắc Kinh hôm nay 12/01/2020 chính thức phản đối Hoa Kỳ và các nước khác vì đã chúc mừng bà Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống Đài Loan, sau chiến thắng vang dội của bà trong cuộc bầu cử hôm thứ Bảy, với tỉ lệ phiếu cao chưa từng có kể từ 20 năm qua.

tav5

Những người ủng hộ bà Thái Anh Văn tại Đài Bắc vui mừng trước chiến thắng ngày 11/01/2020. Reuters/Tyrone Siu

Hoa Kỳ, Anh quốc, Nhật Bản là một trong những nước đầu tiên lên tiếng chúc mừng. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố : "Dưới sự lãnh đạo của bà Thái Anh Văn, chúng tôi hy vọng Đài Loan sẽ tiếp tục là tấm gương của những nước đang đấu tranh cho nền dân chủ".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng hôm nay cho biết Bắc Kinh "rất không hài lòng và kiên quyết phản đối việc này. Chúng tôi phản đối bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào giữa Đài Loan và các quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc".

Nhiều kiều dân Đài Loan về nước để đi bầu

Tại Đài Loan, tuy kết quả chính thức chỉ được đưa ra từ 23 giờ đêm thứ Bảy 11/1, nhưng Hàn Quốc Du đã nhanh chóng công nhận thất bại. Niềm vui bùng vỡ nơi những người ủng hộ bà Thái Anh Văn, như ghi nhận trong bài phóng sự của đặc phái viên Stéphane Lagarde, có mặt trước trụ sở đảng Dân Tiến ở Đài Bắc :

"Những người dẫn chương trình hầu như tắt tiếng, không khí sôi nổi lên đến cao trào khi bà Thái Anh Văn bước lên sân khấu trước trụ sở của đảng Dân Tiến. Nữ tổng thống vừa gom được số phiếu kỷ lục của cử tri Trung Hoa Dân Quốc và giành được đa số tại Quốc hội tuyên bố : "Các bạn sẽ ngủ ngon đêm nay !"

Cử tri của bà hết sức tích cực. Chẳng hạn như ông Marco, đã cùng với gia đình bay 18 tiếng đồng hồ từ Mỹ về để đi bầu. Ông cho biết có những người bạn ở xa hơn, chuyến bay dài đến 24 tiếng đồng hồ cũng về Đài Loan bỏ phiếu, vì những người trẻ nghĩ rằng nếu không làm gì thì đất nước này có thể sẽ không còn tồn tại.

Nỗi lo bị Trung Quốc nuốt chửng cũng khiến một thiếu nữ mặc trang phục cùng màu với chiến dịch tranh cử, dẫn theo hai chú chó đến phòng phiếu. Cô nói có những bạn trẻ khác từ Ý, từ Hoa Kỳ, Nhật Bản quay về bỏ phiếu. Một nữ y tá 27 tuổi, đã sắp xếp giờ làm với các đồng nghiệp để có thể đi bầu, thổ lộ trước đây giới trẻ Đài Loan không chú ý nhiều đến chính trị, nhưng những gì diễn ra tại Hồng Kông những tháng vừa qua đã thức tỉnh họ.

Việc cử tri Đài Loan ồ ạt đi bầu gây ngạc nhiên cho một thanh niên đến từ Hồng Kông. Anh nói : "Thật tuyệt vời ! Tại Hồng Kông chúng tôi không thể bầu ra người lãnh đạo của mình như thế. Tôi cảm thấy rất vui".

Bà Thái Anh Văn, vào cuối ngày bỏ phiếu mang tính lịch sử khẳng định, Đài Loan đã chứng tỏ với thế giới là người dân gắn bó với cách sống tự do dân chủ như thế nào".

Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn với nữ tổng thống Đài Loan ?

Theo chuyên gia Valérie Niquet của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, kết quả này là không mấy bất ngờ :

"Điều này đã được chờ đợi, nhất là từ đầu năm 2019, sau khi ông Tập Cận Bình tuyên bố việc thống nhất Đài Loan là không thể tránh khỏi, với giọng điệu hung hăng làm cho người dân Đài Loan phẫn nộ. Những sự kiện ở Hồng Kông đã đóng góp rất lớn cho việc bà Thái Anh Văn và đảng Dân Tiến lại được ủng hộ.

Một khía cạnh nữa là kinh tế : cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho Đài Bắc vì nhiều công ty lớn đặt tại Hoa lục đã quay về Đài Loan, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng. Thế nên tổng thống có thể mạnh mẽ bác bỏ lý lẽ của đối thủ, rằng Đài Loan không thể sống được nếu không có Trung Quốc".

Nhà phân tích Joshua Eisenman, trường đại học Notre Dame ở Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại với AFP : "Bắc Kinh sẽ tiếp tục cứng rắn với bà Thái hay chọn cách nhẹ nhàng hơn, đó là câu hỏi lớn". Chuyên gia Jonathan Sullivan, đại học Nottingham, Anh quốc cho rằng trước chiến thắng của bà Thái Anh Văn, "Bắc Kinh sẽ nhanh chóng gây áp lực lên nhiệm kỳ thứ hai của bà". Chẳng hạn tấn công tin học, đầu tư vào truyền thông Đài Loan để đánh bóng hình ảnh Trung Quốc, tập trận để đe dọa…

Thụy My

*********************

Đài Loan : Bà Thái Anh Văn tái đắc cử, Bắc Kinh hậm hực (RFI, 12/01/2020)

Chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm qua 11/01/2020 của bà Thái Anh Văn, nữ tổng thống mãn nhiệm luôn đương đầu với Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ vừa qua, là một cái tát cho Bắc Kinh. Trung Quốc công khai ủng hộ đối thủ của bà là ông Hàn Quốc Du của Quốc dân đảng, nhưng ông này chỉ được 38,6% số phiếu trong khi bà Thái bỏ xa ông với 57,1% (8,1 triệu phiếu), cao hơn năm 2016.

tav6

Bà Thái Anh Văn, mừng chiến thắng tái đắc cử tổng thống Đài Loan, tại Đài Bắc ngày 11/01/2020. Reuters/Tyrone Siu

Trước việc người dân Đài Loan ồ ạt dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn, Bắc Kinh vô cùng bối rối, và hôm nay truyền thông nhà nước Trung Quốc ra sức cáo buộc bà "gian lận" hay chỉ nhờ "may mắn".

Thông tín viên Simon Leplâtre từ Thượng Hải cho biết thêm chi tiết :

Người dân Trung Quốc biết được kết quả cuộc bầu cử tổng thống ở Đài Loan chỉ qua một câu ngắn thông báo chiến thắng của "nhà lãnh đạo" mãn nhiệm Thái Anh Văn. Dưới dòng tin ngắn ngủi này, các lời bình đã tiết lộ nhiều điều : nhiều cư dân mạng hỏi một câu đơn giản "Tại sao ?"

Câu trả lời gây bối rối cho chính quyền Bắc Kinh, thì họ không thể đọc được trên báo chí nhà nước. Vì tuy có đủ các tính cách của một Nhà nước có chủ quyền, nhưng về mặt chính thức tại Hoa lục, thì Đài Loan vẫn luôn là một tỉnh phản bội, cần phải thu hồi bằng vũ lực nếu cần thiết.

Một ngày sau cuộc bầu cử, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho đăng một thông cáo tối giản, khẳng định dù tình hình nội bộ ở Đài Loan có như thế nào đi nữa, cũng "chỉ có một nước Trung Hoa mà thôi, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc".

Ngoài ra, một bài bình luận được Tân Hoa Xã đăng lên sáng nay : ở Hoa lục, bà Thái Anh Văn không thể được gọi là tổng thống, mà là lãnh đạo, hay "leader". Bài viết cáo buộc đảng của bà đã vận dụng các chiến thuật như hăm dọa, gian lận, mua phiếu…Bài xã luận kết thúc bằng một lời cảnh cáo : Nếu nhà lãnh đạo Đài Loan cứ khăng khăng đi theo con đường độc lập, thì chỉ đẩy nhanh thêm sự chấm dứt "ảo vọng" của họ - có thể hiểu là việc sáp nhập Đài Loan vào Trung Quốc.

Thụy My

******************

Mỹ chúc mừng Thái Anh Văn tái đắc cử tổng thống Đài Loan (VOA, 12/01/2020)

Ngoại trưởng M Mike Pompeo ngày th By chúc mng Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn tái đc c và tán dương bà vì tìm kiếm s n đnh vi Trung Quc "trong khi đi mt vi áp lc không ngng ngh".

anhvan1

Tổng thng Thái Anh Văn mng chiến thng bầu c ca bà vi nhng người ng h Đài Bc, Đài Loan, ngày 11/01/2020.

Trong một phát biu có th chc gin Bc Kinh, vn coi Đài Loan là lãnh thổ ca mình, ông Pompeo nói rng h thng dân ch, nn kinh tế th trường t do và xã hi dân s ca Đài Loan, là mt "mô hình cho khu vc n Đ Dương - Thái Bình Dương và là mt thế lc cho cái tt trên thế gii".

"Hoa Kỳ cảm ơn Tng thng Thái vì sự lãnh đo ca bà trong vic phát trin mi quan h đi tác mnh m vi Hoa Kỳ và tán dương cam kết ca bà trong vic duy trì s n đnh xuyên Eo bin trong khi đi mt vi áp lc không ngng ngh", ông Pompeo nói.

Dù ông Pompeo không nhắc đích danh Bắc Kinh, phát biu ca ông nói ti áp lc mà bà Thái phi đi mt t Trung Quc trong sut nhim kì đu tiên.

Trung Quốc và các cuc biu tình chng chính quyn kéo dài hàng tháng lãnh th Hong Kong do Trung Quc cai tr chiếm v trí trung tâm trong chiến dch vn đng tranh c Đài Loan. Bà Thái mô t Đài Loan như mt ngn hi đăng hi vng cho nhng người biu tình cu thuc đa ca Anh, và kiên quyết t chi đ ngh ca Bc Kinh đưa Đài Loan vào mô hình "mt quc gia, hai chế đ".

Trung Quốc thm chí làm mất lòng nhiu người hơn trong khong thi gian ngay trước cuc bu c bng vic hai ln điu hàng không mu hm mi nht ca h đi ngang qua Eo bin Đài Loan nhy cm, mt hành đng mà Đài Bc lên án là n lc đe da quân s.

Việc bà Thái tái đc cử din ra vài ngày trước khi M và Trung Quc d kiến s kí kết tha thun giai đon mt chm dt chiến tranh thương mi gây tn hi vn là trng tâm chính ca Tng thng M Donald Trump.

Washington không có quan hệ ngoi giao chính thc vi Đài Loan nhưng bị ràng buc bi mt lut quy đnh M phi cung cp cho hòn đo này các phương tin đ t v.

Đài Loan nhận được s ng h lưỡng đng mnh m Washington và chính quyn M đã bày t lo ngi v nhng n lc ca Trung Quc nhm đe da và gây nh hưởng Đài Loan.

*******************

Tổng thống Đài Loan tái đắc cử áp đảo, làm Trung Quốc thêm bẽ mặt (VOA, 11/01/2020)

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn ngày th By tái đc c trong mt cuc bu c mà bà giành chiến thng áp đo. Din biến này được xem như mt s b mt đi vi Trung Quc và có phn chc s khiến căng thng tăng cao hơn na vi Bc Kinh.

anhvan2

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn vy chào người ng h sau chiến thng bu c ca bà ti mt cuc tp hp, bên ngoài tr s Đng Dân Tiến Đài Bc, Đài Loan, ngày 11/01/2020.

Bà Thái đánh bại đi th chính ca bà là Hàn Quc Du ca Đng Quc Dân, vn ng h mi quan h thân thiết hơn vi Trung Quc, vi cách bit hơn 2,6 triu phiếu bu.

Tổng cng bà giành được gn 8,2 triu phiếu, nhiu hơn bt c tng thng Đài Loan nào trước đây k t khi hòn đảo này t chc cuc bu c tng thng trc tiếp đu tiên vào năm 1996.

"Chúng tôi hi vọng chính quyn Bc Kinh có th hiu rng mt Đài Loan dân ch vi mt chính ph được người dân la chn s không nhượng b trước nhng li đe da và da nt", bà Thái nói với các phóng viên sau chiến thng ca bà.

Bắc Kinh cn hiu ý nguyn ca người Đài Loan, và ch người Đài Loan mi có th quyết đnh tương lai ca mình, bà nói thêm.

Phát biểu ti thành ph Cao Hùng phía nam nơi ông làm th trưởng, Hàn Quc Du cho biết ông đã gi đin thoi cho bà Thái đ chúc mng.

Ông nói dù chuyện gì xy ra ông hi vng nhìn thy mt Đài Loan đoàn kết, nói thêm rng hòn đo này ch có th được an toàn và thnh vượng nếu có quan h hu ho vi Bc Kinh.

Trung Quốc và các cuc biu tình chng chính quyn kéo dài hàng tháng lãnh th Hong Kong do Trung Quc cai tr chiếm v trí trung tâm trong chiến dch vn đng tranh c Đài Loan. Bà Thái mô t Đài Loan như mt ngn hi đăng hi vng cho nhng người biu tình cu thuc đa ca Anh, và kiên quyết t chi đ ngh ca Bc Kinh đưa Đài Loan vào mô hình "mt quc gia, hai chế đ".

anhvan3

Hàn Quốc Du tha nhn tht bi trong cuc bu c tng thng Cao Hùng, Đài Loan, ngày 11/01/2020.

Trung Quốc tuyên b Đài Loan là lãnh th thiêng liêng ca mình và s chiếm li bng vũ lc nếu cn. Li đe da này đã được Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình nhc li vào năm ngoái, dù ông nói ông mun mt gii pháp hòa bình.

Mô hình "một quc gia, hai chế đ", ging như Bc Kinh s dng Hong Kong, chưa bao gi là ý tưởng được lòng nhiu người Đài Loan, và thm chí còn ít hơn sau nhng tháng biu tình Hong Kong.

Trung Quốc thm chí làm mt lòng nhiu người hơn trong khong thi gian ngay trước cuc bu c bng vic hai ln điu hàng không mu hm mi nht ca h đi ngang qua Eo bin Đài Loan nhy cm, mt hành đng Đài Bc lên án là n lc đe da quân s.

Văn phòng Sự v Đài Loan ca Trung Quc ngày th By nhc li s phn đi ca mình đi vi bt kìhình thc đc lp nào cho Đài Loan, nói rng h theo đui mô hình "mt quc gia, hai chế đ" cho hòn đo này.

Reuters nhận đnh chiến thng ca bà Thái càng khiến Trung Quc b mt hơn vì nó theo sau mt chiến thng áp đo khác vào tháng 11, cho các ứng c viên ng h dân ch Hong Kong trong cuc bu c hi đng đa phương sau khi người dân đi b phiếu cao k lc.

Bà Thái nói "những người bn c Hong Kong" s hoan h vi chiến thng ca bà.

Người Đài Loan phn ln thông cm vi người biu tình Hong Kong.

"Tôi đã nhìn thấy nhng gì xy ra Hong Kong và nó tht kinh khng", c tri ln đu b phiếu Stacey Lin, 20 tui, nói vi Reuters. "Tôi ch mun chc chn rng mình có quyn t do b phiếu trong tương lai".

Sam Chan, 30 tuổi, di dân đến Đài Loan từ Hong Kong vào năm 2014 vì lo s s kim soát ngày càng tăng ca Trung Quc đó, nói bà Thái là người tt nht đ bo v Đài Loan.

"Tôi di cư sang Đài Loan đ thoát khi Đng Cng sn, vì vy tôi s không b phiếu cho các đng chính tr thân Trung Quốc".

*******************

Bà Thái Anh Văn tái đắc cử Tổng thống Đài Loan (RFA, 11/01/2020)

Bà Thái Anh Văn, người có đường lối cứng rắn với Trung Quốc, đã tái đắc cử Tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ thứ hai.

anhvan4

Bà Thái Anh Văn và Phó Tổng thống Wililam Lai trong cuộc tập trung sau chiến thắng hôm 11/1/2020 ở Đài Bắc - Reuters

Chiến thắng của bà Thái Anh Văn thuộc đảng Dân Tiến trước các đối thủ khác được nói là một chiến thắng áp đảo với hơn hơn 57% phiếu bầu, tương đương khoảng hơn 8 triệu phiếu. Ứng viên Hàn Quốc Du của Quốc Dân Đảng về thứ hai với hơn 5,5 triệu phiếu ; ứng viên James Soong của đảng Thân Dân có hơn 608 ngàn phiếu.

Bà Thái Anh Văn đã lên tiếng cảm ơn dân chúng Đài Loan sau chiến thắng vì đã thực hành các giá trị dân chủ.

Phát biểu trong cuộc họp báo sau chiến thắng hôm 11/1, bà Thái Anh Văn nói bà sẵn sàng làm việc với Trung Quốc nhưng Trung Quốc phải tôn trọng những phiếu bầu của cử tri Đài Loan.

"Kết quả của cuộc bầu cử này mang thêm ý nghĩa vì nó cho thấy khi nền dân chủ hay chủ quyền của chúng ta bị đe doạ, người dân Đài Loan sẽ cho thấy quyết tâm của họ càng lớn hơn", bà Thái Anh Văn phát biểu tại họp báo.

Bà Thái Anh Văn cũng kêu gọi Trung Quốc từ bỏ sử dụng những đe doạ vũ lực với Đài Loan và nói các quốc gia nên xem xét Đài Loan như là một đối tác chứ không phải là một vấn đề.

Trung Quốc từ trước đến nay vẫn coi Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời đang chờ thống nhất và không loại bỏ việc sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan.

*****************

Đài Loan : Thái Anh Văn tái đắc cử trong chiến thắng 'áp đảo' (BBC, 11/01/2020)

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã thắng cử nhiệm kỳ thứ hai sau khi giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử bị chi phối bởi mối quan hệ của hòn đảo này với Trung Quốc.

anhvan5

Bà Thái Anh Văn đã yêu cầu Trung Quốc từ bỏ đe dọa sử dụng sức mạnh

Với gần như tất cả các phiếu được kiểm, bà Thái có khoảng 58% phiếu bầu, vượt xa đối thủ Hàn Quốc Du.

Bà Thái phản đối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc, với ông Hàn cho rằng các mối quan hệ sẽ mang lại lợi ích kinh tế.

Từ Đài Bắc, phóng viên Thùy Linh của BBC News tiếng Việt bình luận :

"Có thể nói Đài Loan vừa có một cuộc bầu cử mang tính lịch sử khi bà Thái Anh Văn vừa giành chiến thắng với một tỷ lệ phiếu bầu chưa từng có trong lịch sử bầu cử tổng thống Đài Loan.

"Bà giành chiến thắng với 8,1 triệu phiếu bầu, chiếm 58%, áp đảo đối thủ là ông Hàn Quốc Du, người hiện có 5,5 triệu phiếu, tương đương 38% cử tri.

"Chưa hết, Dân tiến Đảng còn có thêm một chiến thắng áp đảo khác khi họ chiếm được 62 trên 113 ghế tại Quốc hội, trong khi đó Quốc Dân Đảng chỉ có khoảng 38 ghế, theo Uỷ ban Bầu cử.

"Tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu đạt 74%, cao nhất trong 20 năm trở lại đây.

"Năm 2000, tỷ lệ cử tri đạt kỷ lục với 84% và nó đánh dấu tiến trình dân chủ hoá hoàn toàn trong ôn hoà của Đài Loan khi Dân tiến Đảng thay thế đảng lập quốc, Quốc Dân Đảng, lên nắm quyền.

"Vấn đề chủ quyền, nền dân chủ và quan hệ Trung-Đài là những vấn đề mấu chốt quyết định lá phiếu của cuộc bầu cử năm nay.

"Vì vậy kết quả hai cuộc bầu cử tổng thống và trên phản ánh rõ quan điểm người dân Đài Loan về mối quan hệ họ muốn có với Trung Quốc.

"Bà Thái nói trong một cuộc họp báo: "Đài Loan đang cho cả thế giới thấy rằng chúng tôi trân trọng lối sống dân chủ tự do và chúng tôi trân trọng quốc gia mình đến mức nào".

"Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến ở Trung Quốc năm 1949. Họ nói rằng Đài Loan cuối cùng phải được đoàn tụ với Trung Quốc, bằng vũ lực nếu cần thiết."

'Nên từ bỏ đe dọa dùng bạo lực'

Trong bài phát biểu ngay sau tin chiến thắng của mình, bà Thái nói thẳng với Trung Quốc rằng nước này hãy từ bỏ việc đe dọa để lấy lại hòn đảo bằng vũ lực.

Phóng viên BBC John Sudworth tại Đài Loan nói rằng kết quả của cuộc bầu cử là một vấn đề lớn đối với Bắc Kinh.

Tầm nhìn độc đoán của Bắc Kinh về sự thống nhất lớn hơn của Trung Quốc đã bị bác bỏ kịch liệt, ông nói thêm.

Bà Thái Anh Văn nói rằng Trung Quốc nên từ bỏ đe dọa đó.

"Hòa bình có nghĩa là Trung Quốc phải từ bỏ các mối đe dọa vũ lực chống lại Đài Loan", bà nói tại thủ đô Đài Bắc.

"Tôi cũng hy vọng rằng chính quyền Bắc Kinh hiểu rằng Đài Loan dân chủ, và chính phủ được bầu cử dân chủ của chúng tôi, sẽ không nhượng bộ trước các đe dọa và hành động hăm dọa."

Ông Hàn, ứng cử viên thuộc Quốc dân đảng, trước đó đã thừa nhận thất bại khi kết quả bầu cử trở nên rõ ràng.

"Tôi đã gọi cho Tổng thống Thái để chúc mừng bà ấy. Bà ấy có một nhiệm vụ mới trong bốn năm tới", ông nói với một đám đông ở thành phố Cao Hùng, thuộc miền Nam.

Trước cuộc bỏ phiếu, bà Thái đã dẫn đầu trong các cuộc thăm dò khi cử tri Đài Loan theo dõi cách thức Bắc Kinh xử lý các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hong Kong.

Lập trường của bà rất phổ biến với những người lo sợ Đài Loan bị Trung Quốc đại lục chiếm cứ.

Tổng thống Thái khẳng định tương lai của Đài Loan nên được quyết định bởi 23 triệu người dân.

Các cử tri cũng đã chọn các thành viên tiếp theo của cơ quan lập pháp Đài Loan, nơi đảng của bà Thái chiếm đa số.

Vẫn từ Đài Bắc, phóng viên Thùy Linh của chúng tôi bình luận thêm :

"Trong khi đây là một chiến thắng vẻ vang cho Dân tiến Đảng thì đây là một trong những thất bại đau đớn cho Quốc Dân Đảng và những người ủng hộ Hàn Quốc Du và chính sách 'thân Trung Quốc'.

"Ông Hàn hiện đang là thị trưởng thành phố lớn nhất miền Nam, Cao Hùng, nơi được cho là khu vực cử tri lớn nhất của ông.

"Tuy nhiên, toàn bộ ủy viên lập pháp khu vực ở Cao Hùng đã hoàn toàn bị chiếm bởi các ứng viên của Dân tiến Đảng. Ông Hàn đã mất hoàn toàn kiểm soát và tầm ảnh hưởng ở ngay chính thành phố của mình."

******************

Khách Hồng Kông đến Đài Loan để ủng hộ vị tổng thống chống Bắc Kinh (RFI, 11/01/2020)

Cuộc bầu cử Đài Loan đầu năm 2020 thu hút mạnh mẽ khách du lịch Hồng Kông. Không phải khách du lịch thông thường, mà là những người Hồng Kông đến hòn đảo này để ủng hộ ứng cử viên Thái Anh Văn, để tham dự vào một không khí cuộc bầu cử dân chủ, lựa chọn người lãnh đạo tại đây, điều mà các công dân Hồng Kông không được hưởng. Bắc Kinh tìm mọi cách đặt Hồng Kông dưới sự kiểm soát.

anhvan6

Những người ủng hộ bà Thái Anh Văn ăn mừng chiến thắng của tổng thống Đài Loan ngày 11/01/2020. Reuters/Tyrone Siu

Giới quan sát chứng kiến ngày càng có đông người Hồng Kông, mang lá cờ của đặc khu, tham gia vào các cuộc mít tinh ủng hộ ứng cử viên Thái Anh Văn. Trong cuộc biểu tình tối hôm qua, 10/01/2020, trước cuộc bầu cử, trả lời AFP, anh Kyle - một du khách Hồng Kông 26 tuổi - cho biết anh rất trân trọng kinh nghiệm của hòn đảo Đài Loan, đứng lên chống lại chế độ độc tài Quốc Dân Đảng, đồng thời chống lại các áp lực từ chế độ Cộng Sản Bắc Kinh. Người thanh niên Hồng Kông khẳng định phong trào đấu tranh vì dân chủ Hồng Kông đã kéo dài từ nhiều năm nay, chắc chắn sẽ không chấp nhận buông xuôi.

Đối với nhiều người Hồng Kông, bà Thái Anh Văn, vị tổng thống mãn nhiệm, đang chuẩn bị tái đắc cử, là một biểu tượng cho các giá trị dân chủ. Nữ tổng thống Đài Loan, từ nhiều tháng qua, không ngừng khẳng định sự ủng hộ đối với phong trào đòi dân chủ Hồng Kông. Bà Thái Anh Văn cảnh báo người dân Đài Loan là kịch bản dân chủ bị bóp nghẹt đang diễn ở Hồng Kông chắc chắn sẽ diễn ra ở Đài Loan, nếu chế độ Cộng Sản một ngày nào đó kiểm soát được hòn đảo.

Đảng Dân Tiến của tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn, thường xuyên sử dụng khẩu hiệu : "Hôm nay Hồng Kông, ngày mai Đài Loan", để tranh thủ cảm hứng từ phong trào tranh đấu chống chính quyền thân Bắc Kinh tại đặc khu, kéo dài từ hơn nửa năm nay. Trong các cuộc tập hợp tại Đài Loan, không ít người Đài Loan hóa trang thành những người biểu tình Hồng Kông, với mặt nạ chống hơi cay và mũ bảo hiểm lao động.

Cô Keren Leung, một du khách Hồng Kông 26 tuổi, cho biết tâm trạng bi quan trong dân chúng, với sự can thiệp ngày càng sâu rộng của chính quyền Trung Quốc vào công việc nội bộ của đặc khu. Đối với người khách này, thì Đài Loan mang "niềm hy vọng". Đài Loan trên thực tế là một quốc gia độc lập, có quốc kỳ, có quân đội, tự quyết định nền ngoại giao và kiểm soát hoàn toàn lãnh thổ của mình từ 70 năm nay.

Phong trào tranh đấu dân chủ tại Hồng Kông và cuộc vận động bầu cử tổng thống và Nghị Viện Đài Loan khiến dân chúng Đài Loan và Hồng Kông xích lại gần nhau hơn. Tuy Đài Loan không thừa nhận quyền tị nạn, nhưng dưới thời bà Thái Anh Văn làm tổng thống, chính quyền nhắm mắt làm ngơ cho hàng chục người Hồng Kông tranh đấu vì dân chủ chọn Đài Loan làm nơi lánh nạn. Nhiều người Đài Loan gửi mặt nạ chống hơi cay và mũ bảo hiểm cho những người tranh đấu tại Đài Loan.

Trọng Thành

******************

Kết quả sơ bộ bầu tổng thống Đài Loan : Bà Thái Anh Văn tuyên bố thắng cử (RFI, 11/01/2020)

Hôm 11/01/2020, tại Đài Loan diễn ra cuộc bầu cử tổng thống và Nghị Viện, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc và phong trào phản kháng đòi dân chủ ở Hồng Kông diễn ra mạnh mẽ.

anhvan7

Ứng viên tổng thống Thái Anh Văn phát biểu trước truyền thông trong chiến dịch tranh cử tổng thống Đài Loan, ngày 25/12/2019. Reuters/Ann Wang

Kết quả sau khi kiểm hơn 10 triệu phiếu bầu (hơn một nửa số phiếu) các kênh truyền hình lớn của Đài Loan đều công bố bà Thái Anh Văn giành được 57-58% phiếu bầu. Trong khi đối thủ Hàn Quốc Du chỉ thu được từ 35% đến 37% phiếu.

Vào lúc 21 giời tối nay (giờ địa phương), mặc dù công việc kiểm phiếu chưa hoàn tất, bà Thái Anh Văn đã tuyên bố tái đắc cử tổng thống Đài Loan. Sau đó, đối thủ Hàn Quốc Du tuyên bố thất cử.

Bà Thái Anh Văn lấy cương lĩnh tranh cử là bảo vệ dân chủ, chủ quyền lãnh thổ và sẵn sàng đương đầu với ý đồ của Bắc Kinh đưa Đài Loan trở về Hoa lục. Trong khi ứng viên của Quốc Dân Đảng, Hàn Quốc Du, chủ trương bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc để phát triển kinh tế.

Thông tín viên RFI Stéphane Lagarde ghi nhận xu thế thắng cử của bà Thái Anh Văn trong một cuộc mít tinh tại Đài Bắc trước ngày bỏ phiếu :

"Đài Loan chiến thắng, Thái Anh Văn chiến thắng", suốt 4 giờ đồng hồ đám đông trên đại lộ Kategalan ở Đài Bắc hừng hực khí thế. Ứng cử viên đảng Dân Tiến xuất hiện trên khán đài trong chiếc blouson của không quân, khuôn mặt rạng rỡ.

Trước cả rừng cánh tay giơ cao, bà tổng thống mãn nhiệm nhắc lại là Đài Loan đã chọn con đường dân chủ và sẽ tiếp tục con đường đó".

Trong đám đông người dự mít tinh, một nữ y tá tuổi khoảng ngũ tuần, trên tay cầm khẩu hiệu "Không Trung Quốc !". Bà nói : "Khi tới dự cuộc mít tinh kiểu thế này có nghĩa là chúng tôi tin vào những giá trị nào đó. Chúng tôi không muốn bị Trung Quốc ép".

Đó là những sức ép mà bà Thái Anh Văn đã phản đối mạnh mẽ khi cách đây 1 năm, nhân dịp đầu năm mới âm lịch, chủ tịch Trung Quốc khẳng định quyết tâm thu hồi Đài Loan về Hoa Lục. Cũng từ đó, tỷ lệ được lòng dân của bà Thái tăng không ngừng.

Dân chủ được coi là nét đặc thù của Đài Loan. Nữ thượng nghị sĩ Thụy Điển Cecilia Widenheim, được mời đến quan sát cuộc bầu cử, giải thích : "Cho thế giới thấy người dân Đài Loan đang đấu tranh vì dân chủ là một điều rất quan trọng với hòn đảo này. Điều đó sẽ phải dẫn đến những thay đổi ở vùng đất này của thế giới, nếu như họ có thể tiếp tục như vậy. Chúng tôi hy vọng cuộc bầu cử này sẽ diễn ra công bằng, hợp lệ và tỷ lệ cử tri tham gia sẽ đông".

Trước khi kết thúc bài diễn văn, bà Thái Anh Văn liên hệ với thế hệ trẻ Hồng Kông đang phải lấy cuộc sống của mình để bảo vệ các quyền tự do. Giờ đây, đến lượt giới trẻ Đài Loan phải chứng tỏ gắn bó với các giá trị dân chủ.

"Thái Anh Văn đắc cử !", những người điều khiển cuộc mít tinh hô lớn, đồng thời kêu gọi mọi người đi bỏ phiếu.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Châu Á

Đài Loan : Thế hệ "hoa hướng dương" thách đố Bắc Kinh

Chiến thắng của phe dân chủ tại Đài Loan là thảm kịch đối với Trung Quốc. Mỹ-Iran sẽ quyết chiến bằng mọi giá ? Libya, sân chơi mới của Putin và Erdogan, Nước Úc trong cơn bão lửa, Mùa Xuân sẽ đến với nước Nga … là những chủ đề nóng bỏng trên các tạp chí Pháp cuối tuần.

hoa0

Giới trẻ Đài Loan trong một cuộc tuần hành trước kỳ bầu cử tổng thống 11/01/2020. Reuters/Ann Wang

Thế hệ bất khuất

Mục điểm tuần báo được phát thanh trên RFI cũng đúng vào ngày bầu cử tại Đài Loan. Căng thẳng Mỹ - Trung và phong trào phản kháng tại Hồng Kông là những ngọn gió đưa Đài Loan lên tuyến đầu thời sự thế giới. Courrier International đặt câu hỏi : Liệu cuộc tranh luận triền miên giữa thế hệ già và thế hệ trẻ lần này có tác động gì lên kết quả bầu tổng thống và Nghị viện ? Trong khi đó, L’Express khẳng định : Thế hệ "hoa hướng dương" tham gia chính trị bảo vệ nền dân chủ mong manh của Đài Loan.

Trước hết, theo Courrier International, mỗi lần bầu cử là mỗi lần khái niệm "Tổ quốc lâm nguy" được đặt ra tại Đài Loan. Vấn đề là đối với một bộ phận cử tri, Trung Hoa Dân Quốc, với các định chế được Tôn Dật Tiên thành lập từ năm 1912 , phải di tản sang Đài Loan vào năm 1949, đang bị lâm nguy vì phe đòi độc lập. Còn phe chủ trương độc lập thì nghĩ rằng chính Hoa lục mới là mối đe dọa của Đài Loan. Tác động của cuộc tranh cãi lên kết quả bầu cử ngày 11/01 sẽ rất lý thú đối với giới quan sát.

Dưới bức ảnh đoàn biểu tình ở Cao Hùng ủng hộ Hồng Kông, đặc phái viên Sébastien Le Benzic của L’Express đưa độc giả tiếp cận với một số khuôn mặt trẻ tiêu biểu của thế hệ "hoa hướng dương". Hàng chục ngàn sinh viên từng bao vây Nghị viện năm 2014, chống dự luận thương mại với Hoa lục vốn bất lợi cho lao động hải đảo. Những sinh viên đó, sau năm 2014, có người đi Mỹ, có người qua Thượng Hải học hỏi và làm việc, nay trở về dấn thân vào các tổ chức chính trị khác nhau, kể cả trong Quốc Dân Đảng.

Cách nay một năm, thế hệ trẻ này đã thổ lộ với L’Express là họ rất chán đảng Dân Tiến vì đảng này thiếu năng động. Tương lai ở Thượng Hải có vẻ tươi sáng hơn ở Đài Bắc. Nhưng tình hình Hồng Kông trong một năm qua đã làm cho thế hệ hoa hướng dương, nay là những thanh niên ở tuổi gần 30, ý thức được việc không thể chấp nhận thống nhất với Hoa lục. Bởi vì Đài Loan và Trung Quốc là hai chế độ trái ngược : Ở Đài Loan là nền dân chủ mở rộng, chính phủ phải minh bạch. Còn ở Trung Quốc, chính quyền độc tài bí mật nhưng bắt dân không được che giấu gì, kể cả đời sống riêng tư.

Trước hiểm họa Trung Quốc, "loài rùa biển", biệt danh của cộng đồng kiều dân Đài Loan ở hải ngoại, quyết định hồi hương giúp nước. Brian Hiao, 28 tuổi, chủ nhiệm tạp chí New Bloom (Đóa hoa mới), cơ quan báo chí độc lập lớn nhất tại hải đảo khẳng định : Câu hỏi chính trị then chốt ở đây là "Chống hay ủng hộ độc lập ?". Giữa Washington và Bắc Kinh, họ phải chọn một trong hai.

Phe Dân Tiến chiến thắng sẽ là kịch bản xấu đối với Trung Quốc. Người Hoa lục sẽ bị hạn chế đến Đài Loan, các công ty Đài Loan sẽ rút về quê nhà vì sợ nhân viên bị công an Trung Quốc truy bức, bỏ tù theo lệnh đảng Cộng Sản.

Đài Loan không sợ cô đơn. Theo chuyên gia Jean Pierre Cabestan, giáo sư Đại Học Tin Lành ở Hồng Kông, Washington không xem nhẹ an ninh Đài Loan. Từ tháng 07/2019, Mỹ đã bán cho Đài Loan 10 tỷ đô la vũ khí. Mỗi năm, hơn 3.000 cố vấn quân sự Hoa Kỳ tới Đài Bắc.

Donald Trump bị báo Mỹ chỉ trích nặng nề …

Vụ ám sát tướng Iran Qasem Soleimani ngày 03/01/2020 tại Baghdad mở ra một tương lai bất trắc. Donald Trump có lường hết các hệ quả hay không ? Le Courrier International trích dẫn phân tích của các nhà báo Mỹ phê phán gay gắt chủ nhân Nhà Trắng.

Phe chủ chiến tại Tehran cám ơn Donald Trump. Những cam go lớn nhất đang chờ trước mắt. Đó là một số phản ứng công kích tổng thống Mỹ trên báo chí Mỹ. George Packer của The Atlantic cho rằng "Quyết định ám sát của Qasem Soleimani cho dù có thể biện minh được thì việc này sẽ đưa đến một cuộc leo thang xung đột với những hậu quả khó lường". Viên tướng này tuy là một thành viên cột trụ của chế độ nhưng không phải là thủ lĩnh khủng bố. Bàn tay ông ta đẫm máu hàng ngàn người, nhưng đó là máu của người Hồi giáo không cùng hệ phái. Giết ông ta không giải quyết được gì cả.

Vậy thì tại sao Donald Trump ra tay giết Qasem Soleimani ? Theo nhà báo George Packer, lý do duy nhất của Trump là mở ra một cuộc chiến mà Mỹ thừa sức thắng. Điều đáng trách là trong giới thân cận của tổng thống và bản thân chủ nhân Nhà Trắng, không ai nghĩ đến hậu quả, và trả lời ít nhất các câu hỏi này : Mục đích chiến tranh của chúng ta là gì ? Thế nào là chiến thắng ? Làm cách nào để không bị sa lầy ? Nếu Jerusalem bị oanh kích và Israel nhập trận thì chuyện gì sẽ xảy ra ?...

…nhưng chủ nhân Nhà Trắng được sự ủng hộ trên báo Pháp

Khác với các đồng nghiệp Mỹ, tuần báo Pháp Le Point giới thiệu hai bài phân tích nhìn từ góc cạnh chiến thuật. Chính Tehran, chứ không phải Donald Trump, làm căng thẳng leo thang. Iran nay đã biết Trump ra tay bất ngờ.

Nhìn từ Tehran, hoàng hôn đã đến với phe ôn hòa. Theo tuyên bố của một nhà ngoại giao Iran ẩn danh, mũi tên của Donald Trump giết hai con chim : vừa đóng hẳn khả năng thương lượng một hiệp định hạt nhân mới với Mỹ, vừa củng cố phe bảo thủ từ trước đến nay vẫn chống hiệp định 2015.

Tuy nhiên, đối với nhà phân tích Luc de Barochez, không nên xem Mỹ là thủ phạm còn Iran là nạn nhân, theo phản xạ bài Mỹ của phe tả Châu Âu.

Trong những tháng gần đây, chính Iran đã bắn máy bay tự hành của Mỹ, uy hiếp thương thuyền quốc tế ở Vịnh Ba Tư, oanh kích các trung tâm dầu khí của Saudi Arabia mà Washington không có phản ứng gì, đến nỗi Mỹ bị lên án là co cụm.

Chế độ Hồi giáo có dám đánh lớn hay không ? Theo Luc de Barochez, thái độ diễu võ dương oai của Iran không có nghĩa là Tehran muốn chiến tranh. Chế độ này phải lo sống còn trước đã. Bản thân Donald Trump cũng lo tái tranh cử hơn là chiến tranh.

Đây cũng là ý kiến của Gérard Araud, cựu đại sứ Pháp tại Washington. Trong bài "Chúng ta không đi đến chiến tranh", tác giả lý giải : Iran sẽ dẹp hiệp định 2015. Hệ quả là trong những tháng tới sẽ xảy ra nhiều vụ xung đột có thể làm cho vùng Vịnh rơi vào hỗn loạn nhưng điều chắc chắn là chính quyền Hồi giáo đã chứng minh họ không phải là một kẻ liều mạng. Từ nay, họ biết rằng Trump sẵn sàng ra tay một cách bất ngờ.

Libya, sân chơi mới của Putin và Erdogan

L’Express của Ý giải thích vì sao tương lai một lãnh thổ quan trọng của Châu Phi bị bàn tay của Ankara và Moskva định đoạt.

Từ khi tướng Haftar, được Nga ủng hộ, tung quân tiến về Tripoli, lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc bị vi phạm đến 45 lần. Haftar được hàng ngàn quân đánh thuê của Nga, Wagner, với những tay súng thiện xạ và chiến binh tinh nhuệ giúp sức đe dọa chính quyền Tripoli, chế độ được Liên Hiệp Quốc công nhận, đến mức nguy ngập. Trong lúc đó, Châu Âu, Ý và Pháp mải lo chia rẽ nhau. Pháp ủng hộ Haftar vì muốn chặn di dân, còn Ý, vì là mẫu quốc cũ của Lybia, nên muốn giúp chính quyền trung ương ổn định.

Lợi dụng Châu Âu không có một chiến lược chung, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mặc sức thao túng. Tháng 01/2020, Ankara đưa quân sang Libya giúp Tripoli. Theo chuyên gia quốc tế, Erdogan và Putin không phải là bạn nhưng cũng không phải là thù. Bản thân Putin cũng không tin Haftar đủ sức đánh thắng, cho nên, hai bên Thổ và Nga sẽ "đồng tình" với nhau chia chác quyền lợi địa chiến lược và tài nguyên của Libya.

Cuộc tự sát khí hậu : Nước Úc trong mùa hè hỏa ngục.

Với bức ảnh một con Kangourou trốn lửa và bức hí họa thủ tướng Morrison chữa cháy bằng than đá, Courrier International minh họa tình hình nghiêm trọng tại Úc với tựa ngắn : Cuộc tự sát khí hậu.

Các bài xã luận báo chí quốc tế và Úc có cùng một kết luận : Với một nền kinh tế đặt trọng tâm lên tài nguyên quặng mỏ, nước Úc không dứt khoát tiến hành các biện pháp chống khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Từ năm 1996, (từ thời nghị định thư Kyoto), các chính phủ khác nhau tại Úc đã kháng cự lại mọi thỏa thuận về môi trường. Hậu quả là Úc trở thành nạn nhân đầu tiên của chính sách này.

Nga : Mùa Xuân sẽ đến

Về thời sự nước Nga, trong khi dân chúng than phiền ngày đầu năm 2020 Moskva không có tuyết, Kommersant tiên liệu : không bao lâu nữa mùa xuân sẽ đến.

Nhật báo còn tương đối độc lập tại Nga dành một bài với tựa "Xã hội công dân Nga giữa hưng phấn và trầm cảm" để phân tích diễn tiến, đúng hơn là từng thành quả nhỏ nhưng cụ thể trong cuộc đọ sức với chế độ Putin trong năm qua.

Đó là những cuộc đấu tranh chống chính sách đưa rác thủ đô về tỉnh lẻ, chống các bản án bỏ túi, chống những bản cáo trạng vu khống nạn nhân chống người thi hành công vụ trong khi nghi can, thật ra là một kẻ qua đường, vô tình đi ngang một cuộc mít-tinh.

Thái độ đồng lòng của giới nghệ sĩ, tinh thần đoàn kết của giới phóng viên, kể cả những người làm việc cho cơ quan tuyên truyền đã giúp cho ít nhất bốn tù nhân hay nghi can thoát nạn. Theo báo Kommersant, phong trào tranh đấu này làm sáng tỏ những nhược điểm, những sai trái trong bộ máy tư pháp. Ý thức công dân, do các nhà tranh đấu dấn thân đánh động, cuối cùng đã lan ra đến những người dân vẫn có truyền thống trung thành với chế độ và công chức cao cấp.

Đích thân tổng thống Putin phải "quyết định" điều chỉnh một vài vụ án oan sai, cách chức tướng cảnh sát ngụy tạo chứng cớ. Tuy nhiên, con đường dân chủ hóa và tự do cho dân Nga thật sự còn xa.

Mượn hình ảnh hiếm hoi trong mùa tết dương lịch năm nay Moskva không có tuyết, Kommersant triết lý : Tuyết sẽ có thời giờ để đến, nhưng điều quan trọng nhất là mùa xuân. Mùa Xuân không còn xa lắm !

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Tổng thống Đài Loan kêu gọi Quân đội cảnh giác Trung Quốc (RFI, 03/01/2020)

Một hôm sau tai nạn trực thăng làm tổng tham mưu trưởng Quân đội Đài Loan và 3 viên tướng cao cấp khác thiệt mạng, tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã triệu tập ngay một cuộc họp với các quan chức quốc phòng cao cấp ngày 03/01/2020. Bà kêu gọi quân đội cảnh giác trước các hành động của Trung Quốc.

tuong1

Tổng tham mưu trưởng, tướng Thẩm Nhất Minh (P) tại buổi lễ chào cờ mừng Năm Mới tại Đài Bắc ngày 01/01/2020. STR / CNA PHOTO / AFP

Trên mạng xã hội Twitter, tổng thống Đài Loan cho biết hội nghị tập trung vào việc giữ vững tinh thần chiến đấu của binh sĩ, cũng như bảo đảm an ninh bên trong và xung quanh eo biển Đài Loan. Một chủ đề khác là kiểm tra lại toàn bộ các loại trang thiết bị đang sử dụng.

Cuộc họp diễn ra ngay sau khi Quân đội Đài Loan ban hành lệnh cấm bay đối với toàn bộ 52 chiếc UH-60M Black Hawk của nước này, được biên chế cho lực lượng không quân, lục quân và không vận.

Trong một đoạn video được văn phòng tổng thống Đài Loan công bố, người ta thấy bà Thái Anh Văn yêu cầu các quan chức bao gồm cả bộ trưởng Quốc Phòng, là phải cảnh giác và chú ý đến diễn biến quân sự quanh eo biển Đài Loan.

Thứ Năm 02/01, một chiếc trực thăng Black Hawk chở theo 13 người, đã bị rơi xuống một khu rừng núi phía bắc Đài Bắc. Tướng Thẩm Nhất Minh, tổng tham mưu trưởng Quân đội Đài Loan bị thiệt mạng cùng với 7 sĩ quan cao cấp khác trong đó có phó cục trưởng Cục Chiến Tranh Chính Trị và phó tổng tham mưu trưởng phụ trách tình báo. Trong số năm người sống sót có ba viên tướng khác.

Tai nạn đang được điều tra, dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến việc tổ chức cuộc bầu cử, mà bà Thái Anh Văn được cho là nhiều triển vọng chiến thắng. Tuy nhiên, tổn thất nhân mạng trong tai nạn sẽ buộc Đài Loan phải cải tổ khẩn cấp guồng máy sĩ quan quân sự hàng đầu. Câu hỏi cũng được đặt ra về việc tại sao có quá nhiều sĩ quan cao cấp đi cùng một chuyến bay như vậy.

Trung Quốc đe dọa sử dụng biện pháp quân sự nếu cần thiết để sát nhập Đài Loan. Một khoảng trống trong bộ phận lãnh đạo quân đội tại Đài Bắc có thể thúc đẩy Bắc Kinh tăng cường đe dọa quân sự.

Trọng Nghĩa

******************

Tướng chỉ huy Quân đội Đài Loan thiệt mạng vì một tai nạn trực thăng (RFI, 02/01/2020)

Trong một vụ rơi trực thăng mà nguyên nhân chưa được làm rõ, tướng Thẩm Nhất Minh (Shen Yi Ming), tổng tham mưu trưởng Quân đội Đài Loan đã thiệt mạng cùng với 7 sĩ quan cao cấp khác vào hôm nay, 02/01/2020.

tuong2

Đội cứu hộ đang tìm kiếm các nạn nhân sau khi chiếc trực thăng Black Hawk bị rơi trên vùng núi gần Đài Bắc ngày 02/01/2020.  Yilan County Fire Bureau/Handout via REUTERS

Đây là một tổn thất nghiêm trọng cho chính quyền Đài Bắc, trong bối cảnh tướng Thẩm Nhất Minh là người chịu trách nhiệm bảo vệ Đài Loan chống lại những đe dọa quân sự từ phía Trung Quốc.

Theo bộ Quốc Phòng Đài Loan, chiếc máy bay bị nạn là một trực thăng quân sự loại Black Hawk UH-60M chở 13 người, trên đường bay từ Đài Bắc bay đến tỉnh Nghi Lan ở phía đông bắc Đài Loan.

Vỏn vẹn 10 phút đồng hồ sau khi rời một căn cứ không quân ở Đài Bắc, chiếc trực thăng đã biến mất khỏi màn hình radar và rơi xuống một vùng rừng núi ở phía bắc Đài Bắc.

Tai nạn làm 8 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương. Cùng tử nạn với tướng Thẩm Nhất Minh, còn có 3 vị tướng khác trong Quân đội Đài Loan. Nguyên là tư lệnh Không Quân Đài Loan, tướng Thẩm Nhất Minh mới nhận chức tổng tham mưu trưởng Quân đội từ tháng 7 vừa qua.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, đang vận động tranh cử thêm một nhiệm kỳ nữa trong cuộc bầu cử ngày 11/01 tới đây, đã lập tức đình chỉ vận động tranh cử trong ba ngày để tập trung cho công việc cứu cấp và điều tra về tai nạn. Trước mắt, chưa thấy chính quyền Đài Bắc thông báo về nguyên nhân của vụ trực thăng rơi.

Theo hãng tin Mỹ AP, ông Hoàng Giới Chánh (Alexander Huang), một giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại Học Đạm Giang ở Đài Loan, cho rằng rất có thể là phải mất thêm nhiều tháng mới xác định được nguyên nhân vụ tai nạn, nhưng hai phi công của chiếc Black Hawk, cũng bị chết trong tai nạn, đều là các phi công nhiều kinh nghiệm.

Đối với giáo sư Hoàng, người ta có thể nêu lên khả năng trục trặc kỹ thuật hoặc là vấn đề bảo trì, thế nhưng nếu không có bằng chứng cụ thể thì không thể nào kết luận.

Quân đội Đài Loan đã sử dụng loại trực thăng Black Hawk từ hàng chục năm nay, và vào năm 2010, đã hoàn tất một hợp đồng mua thêm 60 chiếc loại này với giá 3,1 tỉ đô la.

Trọng Nghĩa

******************

Đại tướng tử nạn, Đài Loan ngừng bay 52 trực thăng (BBC, 02/01/2019)

Đài Loan tạm thời cho ngừng bay tất cả 52 trực thăng Black Hawk trong quân lực nước này sau vụ đại tướng Thẩm Nhất Minh cùng nhiều sĩ quan cao cấp tử nạn.

tuong3

UH-60 Black Hawk từng được dùng vào các cuộc tập trận của Đài Loan trong tình huống như bị Trung Quốc tấn công. Ảnh chụp hồi 2018

Đài Loan nói đô đốc Lưu Chí Bân tạm thời nắm chức tổng tham mưu trưởng và tổng tư lệnh quân đội thay ông Thẩm Nhất Minh.

Tổng thống Thái Anh Văn, trong lễ ngày 03/1/2020 để tưởng niệm các sĩ quan cao cấp tử nạn, đã yêu cầu quân đội "cảnh giác và bám sát tình hình xuyên eo biển với Trung Quốc".

Bà Thái Anh Văn nói tình hình tại eo biển Đài Loan "chuyển động nhanh".

Ông Lưu Chí Bân, cựu tư lệnh hải quân, hiện giữ chức phó tổng tham mưu trưởng, được đề bạt tạm thời nắm quyền tổng tư lệnh quân lực.

Tuần cuối tháng 12/2019, tàu sân bay thứ nhì của Trung Quốc, chiếc Sơn Đông, đã đi qua eo biển Đài Loan từ phía Nam lên phía Bắc.

tuong4

Tổng thống Thái Anh Văn yêu cầu quân đội Đài Loan "bám sát tình hình xuyên eo biển với Trung Quốc".

Cùng tàu Sơn Đông còn có các chiến hạm khác của Trung Quốc.

Không quân Đài Loan tạm ngừng bay để kiểm tra kỹ thuật 14 chiếc trực thăng Black Hawk, và lục quân cũng kiểm tra 30 chiếc của họ.

Tám chiếc khác, hiện do cơ quan dịch vụ hàng không của Bộ Nội vụ, sử dụng để tuần tra và huấn luyện, cũng được kiểm tra.

Giới chức sẽ đánh giá lại cả radar, bộ phận điều khiển, xăng dầu và tính năng khí động học của tất cả các trực thăng Black Hawk, theo phóng viên BBC News, Cindy Sui từ Đài Bắc cho biết hôm 03/01.

Trực thăng UH-60 Black Hawk từng được dùng vào các cuộc tập trận của Đài Loan trong tình huống như bị Trung Quốc tấn công.

Do tập đoàn Sikorsky Aircraft của Hoa Kỳ chế tạo, UH-60 Black Hawk là loại trực thăng đa dụng chiến thuật, có hai động cơ.

Vừa dùng vào vận tải, vừa có thể trang bị trở thành trực thăng tấn công, UH-60 Black Hawk được chế tạo với nhiều mẫu khác nhau.

Model A có thể chở được 11 quân nhân mang đầy đủ vũ khí cùng tổ lái ba người.

Model L có thể mang theo tên lửa không đối đất.

Chiếc gặp nạn ở Đài Loan hôm đầu năm là model M, cũng là loạ̣i được Hoa Kỳ bán cho các nước như Croatia, Thái Lan và Đài Loan.

Ngay trước bầu cử

Cái chết của Đại tướng Thẩm Nhất Minh, Tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan hôm 02/01 cùng một loạt sĩ quan cao cấp gây choáng cho cả nước.

Vụ việc xảy ra không lâu trước kỳ bầu cử tổng thống ngày 11/01 tới.

Cả ba ứng viên tổng thống đều đã tạm ngưng vận động tranh cử trong ngày thứ Năm khi nghe tin về vụ tai nạn.

Tối ngày 02/01, thi thể của ông Thẩm Nhất Minh được chuyển về bệnh viện tại Đài Bắc.

Tại đó, đội danh dự và các sĩ quan, quan chức quốc phòng, gồm bộ trưởng Nghiêm Đức Phát có mặt để vĩnh biệt ông Thẩm cùng các tướng tá, sĩ quan và hạ sĩ quan khác thiệt mạng trong vụ tai nạn.

Tám người tử nạn trong vụ trực thăng đâm xuống núi gồm Đại tướng Thẩm Nhất Minh, thiếu tướng Vu Thân Văn (phó chủ nhiệm Cục Chiến tranh Chính trị), thiếu tướng Hồng Hồng Quân (phó tổng tham mưu trưởng phụ trách thông tin điện tử), trung tá Diệp Kiến Nghi, thiếu tá Hoàng Thánh Hàng, phi công Lưu Trần Phú và hai kỹ sư quân sự là trung sĩ Hàn Chính Hoành và trung sĩ Hứa Hồng Bân.

Năm người sống sót có các sĩ quan cấp tướng thuộc bộ tổng tham mưu, bộ quốc phòng và một phóng viên quân đội.

Tổng thống Thái Anh Văn đã ra lệnh cho mọi đơn vị quân đội treo cở rủ để tưởng niệm tướng Thẩm cùng các đồng đội tử nạn.

********************

Tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan chết trong tai nạn trực thăng (BBC, 02/01/2020)

Tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan, tướng Thẩm Nhất Minh (Shen Yi-ming), nằm trong số tám người thiệt mạng khi chiếc máy bay trực thăng quân sự chở ông và 12 người khác gặp sự cố, phải hạ cánh khẩn cấp ở khu vực đồi núi, giới chức Đài Loan cho biết.

tuong5

Trực thăng Black Hawk buộc phải hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu

Chiếc Black Hawk đang chở tướng Thẩm Nhất Minh và 12 người khác đến một căn cứ quân sự ở phía đông bắc Đài Loan thì buộc phải hạ cánh trong điều kiện thời tiết xấu gần thủ đô Đài Bắc hôm 2/01/2020.

Đại tướng Thẩm là Tổng tham mưu trưởng, chịu trách nhiệm giám sát hệ thống phòng thủ của Đài Loan trước Trung Quốc.

Sinh năm 1957, ông từng tốt nghiệp Học viện Không quân (Air War College - AWC) ở Hoa Kỳ và làm tư lệnh không quân Đài Loan trước khi lên làm Tổng tham mưu trưởng.

Các báo cáo trước đó cho hay, một số người đã được tìm thấy vẫn còn sống, còn những người khác "bị mắc kẹt dưới những mảnh vỡ của trực thăng".

Nhiều sĩ quan cao cấp

Theo truyền thông Đài Loan, một số sĩ quan cao cấp khác cũng có mặt trên trực thăng.

Máy bay trực thăng cất cánh từ căn cứ không quân Tùng Sơn ở Đài Bắc lúc 07:54 giờ địa phương (23:54 GMT), đến một căn cứ quân sự tại Dong'ao ở quận Nghi Lan (Yilan) để thị sát, Focus Taiwan cho biết.

Máy bay đã hạ cánh khẩn cấp sau khi mất liên lạc với các cơ quan hàng không lúc 08:22, Bộ Quốc phòng cho biết.

Cùng có mặt trên chiếc trực thăng với đại tướng Thẩm Nhất Minh còn có thiếu tướng Vu Thân Văn, Phó chủ nhiệm Cục Chiến tranh Chính trị, thiếu tướng Hoàng Hựu Dân, Phó Chủ nhiệm Cục Quân giới, Thiếu tướng Tào Tiến Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng phụ trách thông tin điện tử, thiếu tướng Hồng Hồng Quân, và một phóng viên của truyền thông quân đội, ông Trần Ánh Trúc.

Không quân Đài Loan đã gửi thêm hai máy bay trực thăng Black Hawk cùng khoảng 80 binh sĩ đến hiện trường gần Tonghou Creek ở Ô Lai (Wulai), Hãng Thông tấn Trung ương của Đài Loan đưa tin.

tuong6

Một đội tìm kiếm và cứu hộ đã cố gắng tiếp cận hiện trường nhanh nhất có thể, nhưng gặp khó khăn do địa hình phức tạp, một quan chức nói với BBC.

Hoa Kỳ đã bán 60 máy bay trực thăng UH-60M Black Hawk trong năm 2010. Không rõ liệu chiếc trực thăng gặp sự cố hôm thứ Năm có phải là một trong số đó không.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, người đang nuôi hy vọng tái đắc cử trong cuộc bầu cử vào ngày 11/1 tới, đã hủy hoạt động vận động tranh cử vào thứ Năm.

Đối thủ chính trị chính của bà Thái là ông Hàn Quốc Du của Quốc Dân Đảng, vốn có quan điểm muốn thắt chặt hơn quan hệ với Trung Quốc.

Bà Thái Anh Văn gần đây đã lên tiếng bác bỏ mô hình "một quốc gia hai chế độ" mà Bắc Kinh nêu ra cho Đài Loan.

Giới quan sát tin rằng, nếu bà Thái Anh Văn thắng cử, Đài Loan sẽ càng xa Trung Quốc và căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan có thể gia tăng trong năm nay.

****************

Rớt trực thăng khiến Tổng tham mưu trưởng quân đội Đài Loan cùng 7 sĩ quan qua đời (RFA, 02/01/2020)

Cơ quan chức năng Đài Loan vừa xác nhận, tướng Thẩm Nhất Minh (Shen Yi-ming) Tổng tham mưu trưởng quân đội nước này, nằm trong số 8 sĩ quan cấp cao qua đời sau khi chiếc trực thăng UH-60 Blackhawk chở 13 người rớt ở vùng núi Tân Bắc sáng 2/1/2019.

tuong7

Tướng Thẩm Nhất Minh (phải) cùng 8 sĩ quan cấp cao đã tử nạn trong một tai nạn trực thăng chiến đấu Black Hawk

Chiếc trực thăng là một phần của Đội Cứu hộ Không quân, cất cánh từ căn cứ không quân Tùng Sơn ở Đài Bắc lúc 7 giờ 54 sáng để đến một căn cứ quân sự tại tỉnh Nghi Lan như một phần của cuộc kiểm tra trước Tết Nguyên đán.

Tín hiệu trực thăng biến mất khỏi màn hình radar vào khoảng 8 giờ 07 sáng trước khi được cho buộc phải hạ cánh trên núi.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn sau vụ tai nạn cho biết bà sẽ hủy các hoạt động tranh cử của mình trong ba ngày, mặc dù ngày bầu cử đã cận kề để có thể giải quyết vụ tai nạn trong khả năng của mình với tư cách là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Thị trưởng thành phố Cao Hùng Hàn Quốc Du, người đang tranh cử Tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 11 tháng 1 sắp tới, đăng trên Facebook nói rằng ông và nhóm của mình đã cầu nguyện với tất cả trái tim dành cho các nạn nhân.

"Tôi muốn gửi lời chia buồn tới các nạn nhân một lần nữa và hy vọng rằng tất cả chúng ta ở trong nước có thể cùng nhau cầu nguyện cho họ", ông Hàn viết trên Facebook.

Chiếc trực thăng gặp nạn khiến 8 người chết nằm trong số những trực thăng UH-60 mà Đài Loan mua từ Mỹ vào năm 2010.

Theo SCMP, vào tháng 2/2018, 6 người thiệt mạng khi một trực thăng Black Hawk rơi. Nguyên nhân tai nạn được cho là do phi công đã bỏ qua cảnh báo về nhiễu động khí tượng.

Một chiếc Black Hawk khác cũng phải hạ cánh khẩn cấp ở Đài Trung vào tháng 1/2016, sau khi đèn báo sự cố bật sáng.

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Châu Á

Đài Loan thông qua luật chặn ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc (VOA, 31/12/2019)

Hôm 31/12, Quốc hi Đài Loan đã thông qua lut chng xâm nhp đ chn các mi đe da t Trung Quc, chưa đy hai tun trước khi din ra cuc bu c tng thng vào ngày 11/1 ti đo quc, theo Reuters.

tq1

Tổng thng Đài Loan Thái Anh Văn.

Đạo lut này là mt phn trong n lc kéo dài nhiu năm để chng li nhng gì nhiu người Đài Loan coi là nhng n lc ca Trung Quc nhm tác đng đến tình hình chính tr và tiến trình dân ch, thông qua tài tr bt hp pháp cho các chính tr gia, gii truyn thông và các phương thc ngm khác.

Động thái này có thể s làm trm trng thêm đi vi mi quan h vn đã căng thng gia Đài Loan và Bc Kinh, khi mà Bc Kinh cho rng Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn mun tiến ti nn đc lp chính thc cho hòn đo và Bc Kinh đã gây áp lc ti bà k t khi bà nhm chức năm 2016.

Ông Chen Ou-po thuộc Đng Dân Tiến (DPP) đang nm thế đa s ca Đài Loan, phát biu trước quc hi sau khi d lut được thông qua : "S tri dy ca Trung Quc đã gây ra mi đe da cho tt c các nước và Đài Loan đang phi đi mt vi mi đe da ln nht".

"Đài Loan đang là tiền tuyến trước s xâm nhp ca Trung Quc và rt cn lut chng xâm nhp đ bo v người dân", ông Chen nói thêm.

Các nhà lập pháp thuc đng DPP ca bà Thái ng h d lut này 100% vi c 67 phiếu, bt chp s ch trích ca phe đi lp cho rng đây là mt "công c chính tr" đ giành phiếu bu trước cuc bu c tng thng và quc hi.

Các nhà lập pháp ca phe đi lp chính, Quốc Dân Đng, phe ng h mi quan h cht ch vi Trung Quc, đã không tham gia b phiếu lut này.

Luật này to ra nhng công c hp pháp nhm ngăn chn các hot đng tài tr ca Trung Quc ti Đài Loan, như vn đng hành lang hoc vn đng tranh cử. Lut này áp dng mc hình pht ti đa là by năm tù và s có hiu lc sau khi bà Thái ký ban hành vào tháng 1.

******************

Hồng Kông khởi động cuộc biểu tình Năm Mới "Dấn tới 2020" (RFI, 31/12/2019)

Những người đấu tranh Hồng Kông hôm nay 31/12/2019 bắt đầu cuộc biểu tình nhân dịp giao thừa tết dương lịch tại nhiều nơi trong thành phố, cổ vũ người dân không từ bỏ cuộc chiến vì dân chủ trong năm 2020. Trong khi đó chính quyền huy động trên 6.000 cảnh sát để đối phó.

tq2

Người biểu tình xuống đường để tưởng nhớ những người chết, bị thương trong những tháng đấu tranh tại Hồng Kông. Ảnh tai Quảng trường Edinburgh, Hồng Kông, 30/12/2019. Reuters/Lucy Nicholson

Reuters dẫn thông tin từ mạng xã hội cho biết người biểu tình được kêu gọi mang mặt nạ trong cuộc tập họp mang tên "Không quên 2019 – Dấn tới 2020". Một số sự kiện khác như "Suck the Eve" (Con đường đêm trừ tịch), "Shop with You" (Mua sắm với bạn) dự kiến diễn ra tại quận Lan Quế Phường (Lan Kwai Fong) ở khu trung tâm tài chính, gần cảng Victoria, và tại nhiều trung tâm mua sắm lớn.

Trong một thông điệp video giao thừa, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nói rằng hơn sáu tháng phản kháng đã gây ra những buồn phiền, lo lắng, thất vọng và giận dữ. Bà kêu gọi : "Hãy khởi đầu năm 2020 với một giải pháp mới, tái lập trật tự và hòa hợp trong xã hội. Chúng ta có thể cùng nhau bắt đầu lại".

Tuy nhiên một người biểu tình nói với hãng tin Anh : "Giải phóng Hồng Kông, cách mạng thời đại là lời chúc Năm Mới của tôi. Chúng tôi đã đấu tranh suốt một thời gian dài như thế nhưng chính quyền vẫn không chịu lắng nghe. Nếu không tham gia phong trào, chúng tôi sẽ mắc nợ những người đồng chí hướng đang ở trong tù".

Theo South China Morning Post, hơn 6.000 cảnh sát được huy động hôm nay. Người biểu tình và các tổ chức nhân quyền luôn chỉ trích cảnh sát sử dụng bạo lực, từ đầu phong trào đến nay đã có hơn 6.500 người bị bắt.

Ngày mai đầu năm dương lịch, dự kiến khoảng mấy chục ngàn người sẽ tham gia một cuộc biểu tình lớn, đã được cảnh sát cho phép. Ban tổ chức hy vọng duy trì sức bật của phong trào khi bước sang năm mới.

Cuộc biểu tình trước đó cũng do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền tổ chức vào đầu tháng 12 đã thu hút được ít nhất 800.000 người xuống đường. Ông Sầm Tử Kiệt (Jimmy Sham), một trong những lãnh đạo của Mặt trận tuyên bố : "Vào ngày đầu năm mới, cần phải chứng tỏ tình liên đới để chống lại chính quyền. Chúng tôi hy vọng người dân Hồng Kông sẽ xuống đường vì tương lai của Hồng Kông".

Trong bối cảnh phong trào phản kháng rục rịch biểu tình nhân dịp Năm Mới, South China Morning Post và Newsweek hôm qua cho biết quân Trung Quốc trú đóng hôm thứ Sáu đã tập trận tại cảng Hồng Kông. Chiến hạm, khinh hạm, trực thăng vũ trang, bộ binh và lính đặc nhiệm cùng tham gia cuộc tập trận trên không và trên biển, mà theo các nhà phân tích, nhằm chứng tỏ sẵn sàng đối phó với "các cuộc tấn công khủng bố".

Thụy My

******************

Tổng thống Đài Loan đọc thư của thanh niên Hong Kong : ‘Đừng tin cộng sản’ (VOA, 29/12/2019)

Trích dẫn mt lá thư ca mt thanh niên Hong Kong vi ni dung kêu gi mi người "không tin vào Cng sn", Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn hôm 29/12 nói rng Trung Quc có th gây ra mi nguy hi cho đi sng dân ch ca hòn đo, theo Reuters.

tq3

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.

Nhiều tháng biu tình chng chính ph Hong Kong đã tr thành vn đ gây chú ý Đài Loan trước cuc bu c quc hi và tng thng vào ngày 11/1.

Theo Reuters, bà Thái cũng lên tiếng cnh báo rng Đài Loan s tr thành mc tiêu kế tiếp nếu hòn đo này gc ngã trước áp lực ca Trung Quc và chp thun s cai tr ca Bc Kinh.

Lên tiếng ti mt cuộc tranh lun được phát trên truyn hình ca các ng viên tng thng, bà Thái đc mt phn ni dung ca mt bc thư mà bà nói là bà nhn được t mt thanh niên Hong Kong.

Theo Reuters, bà không cho biết tên ca người viết thư cũng như thi đim lá thư được viết.

Bà Thái đọc ni dung lá thư : "Tôi kêu gi người dân Đài Loan không tin Cng sn Trung Quc, không tin bt kỳ quan chc thân Cng sn nào và không rơi vào by tin ca Trung Quc".

Bà Thái nói rằng bà mun đc lá thư đ nhc mi người v tm quan trọng ca lá phiếu ca h vào tháng ti.

****************

Quốc hội Mỹ kiên quyết vạch mặt Trung Quốc trên vấn đề Tân Cương (RFI, 31/12/2019)

Sau khi đã thành công trong việc "thúc ép" tổng thống Mỹ Donald Trump ký luật mà họ đã thông qua, cho phép trừng phạt các quan chức Trung Quốc và Hồng Kông chịu trách nhiệm về những vụ vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông, Quốc Hội Mỹ đang chuẩn bị một ngón đòn thứ hai đánh vào Bắc Kinh, lần này trên vấn đề Tân Cương. Cách thức tiến hành cũng giống như trường hợp bộ luật về Hồng Kông, tức là đảm bảo sao cho dự luật được thông qua với một đa số rộng rãi đến mức mà dù muốn phủ quyết, nhưng tổng thống Trump sẽ không thể làm nếu không muốn lâm vào cảnh quyết định của ông bị Quốc Hội bác bỏ đúng theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ.

tq4

Ảnh minh họa : Biểu tình đòi Trung Quốc trả tự do cho người Duy Ngô Nhĩ bị giam cầm. Ảnh tại Vancouver Canada, ngày 08/05/2019. Reuters/Lindsey Wasson/File Photo

Trong bài phân tích mang tựa đề "Quốc Hội (Mỹ) muốn buộc ông Trump mạnh tay trên vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và xa hơn nữa", nhật báo Mỹ The New York Times ngày 27/12/2019 đã nêu bật kế hoạch của giới lập pháp Mỹ là sẽ thông qua một đạo luật - mà tổng thống không thể phủ quyết - ngay vào năm 2020 nhằm trừng phạt Trung Quốc về việc đối xử vô nhân đạo với người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Cả hai đảng đều đồng lòng chống Trung Quốc

Theo tờ báo Mỹ, trong một động thái thể hiện sự đồng thuận lưỡng đảng hiếm hoi, các nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đang lên một kế hoạch nhằm cố gắng buộc tổng thống Trump có lập trường cứng rắn hơn về nhân quyền ở Trung Quốc, và sẵn sàng ký luật trừng phạt các quan chức hàng đầu Trung Quốc về tội đã giam giữ hơn một triệu người Hồi Giáo trong các trại giam được gọi một cách mỹ miều là trại huấn nghệ.

Sở dĩ Quốc Hội Mỹ phải suy tính đến việc thúc ép và trói buộc ông Trump, đó là vì họ càng lúc càng thất vọng trước việc đương kim tổng thống Mỹ không sẵn sàng thách thức Trung Quốc về các vi phạm nhân quyền, mặc dù trong năm đã có biết báo báo cáo, phúc trình cụ thể, nêu rõ các hành vi tàn bạo của Bắc Kinh đối với người Hồi Giáo ở Tân Cương. Thậm chí ông Trump còn không muốn nêu những vấn đề này ở cấp độ thế giới.

Để thúc đẩy ông Trump hành động đối với Trung Quốc, các nhà lập pháp có kế hoạch thông qua đạo luật trừng phạt Bắc Kinh về tội đàn áp người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ, với một đa số ủng hộ rộng rãi để buộc tổng thống phải ký nếu không muốn bị Quốc hội qua mặt trước cuộc bầu cử năm 2020.

Một phiên bản của dự luật, mang tên Đạo luật Chính Sách Nhân Quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ (Uighur Human Rights Policy Act), đã được cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện thông qua trong năm nay, nhưng con đường đến Nhà Trắng đã gặp trở ngại do vấn đề thủ tục.

Theo New York Times, vấn đề nhân quyền giành được sự đồng thuận lưỡng đảng hiếm có trong Quốc hội Mỹ, và nhiều nghị sĩ thuộc đảng Cộng Hòa đã bất đồng ý kiến với tổng thống Trump về vấn đề này, cho dù họ luôn luôn ủng hộ ông trên gần như mọi vấn đề khác, kể cả viêc bảo vệ ông chống lại thủ tục luận tội để truất phế.

Theo ghi nhận của thượng nghị sĩ Marco Rubio, thuộc đảng Cộng Hòa ở bang Florida, thì một số người cho rằng chính quyền đã lơ là vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại rộng lớn hơn. Suy nghĩ đó có thể là không đúng, nhưng rõ ràng là số người nghĩ như vậy đã tăng lên và họ cho rằng Quốc hội cần phải can dự vào hồ sơ này.

Vào tháng 11 vừa qua, Quốc hội đã nhất trí thông qua luật ủng hộ các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, buộc ông Trump phải ký dự luật. Là người từng nói rằng ông là người "đứng bên" lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Trump có nguy cơ bị Quốc hội phản bác và bị chỉ trích là yếu kém đối với Trung Quốc nếu ông phủ quyết luật về Hồng Kông.

Ông Trump do đó đã phải ký ban hành dự luật, tuy nhiên, ông đã đưa ra một tuyên bố cho biết rằng ông sẽ vận dụng đặc quyền của hành pháp trong việc thực thi các điều khoản của đạo luật mà ông buộc phải ký.

Nhân quyền Trung Quốc : Vấn đề mà tổng thống Mỹ xem nhẹ

Một số vấn đề nhân quyền thu hút sự ủng hộ của lưỡng đảng mạnh hơn là những vấn đề khác, và Trung Quốc nằm trong diện này. Số người cứng rắn với Trung Quốc ngày càng đông cả ở trong Quốc Hội lẫn trong chính quyền, trong lúc tỷ lệ người dân coi Trung Quốc là mối đe dọa ngày càng tăng.

Mặc dù Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về cuộc đàn áp người Hồi Giáo, bản thân ông Trump hầu như không nói gì.

Vào tháng 7 vừa qua, Jewher Ilham, con gái của Ilham Tohti, một giáo sư người Duy Ngô Nhĩ bị Trung Quốc kết án tù năm 2014, đã cùng với các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo khác đến gặp ông Trump trong Phòng Bầu Dục. Khi cô cố gắng giải thích các trại cho ông Trump, ông tỏ ra không biết gì về tình hình…

Bà Sophie Richardson, giám đốc phụ trách Trung Quốc tại tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW châm biếm : "Tìm được bằng chứng về mối quan tâm thực thụ của ông Trump đối với vấn đề nhân quyền thật là khó". Theo chuyên gia này, về Trung Quốc, tối thiểu ra là tổng thống Trump nên ngừng việc mô tả một lãnh đạo độc đoán, hà khắc như là một "anh chàng tuyệt vời" vì làm như vậy tức là cho chính quyền Trung Quốc cơ hội lựa chọn giữa đặc tính được ông Trump mô tả với những nhận xét nghiêm khắc hơn đến từ các quan chức cấp cao khác của Hoa Kỳ.

Ông Trump, người đã chỉ trích Trung Quốc về các hoạt động kinh tế của mình, đã kiềm chế không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc chịu trách nhiệm về các trại giam ở Tân Cương vì sợ gây nguy hiểm cho cơ hội đạt được thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh.

Nhiều cộng sự viên hàng đầu và các nhà lập pháp từ cả hai đảng đã thúc đẩy các biện pháp trừng phạt, nhưng Bộ Tài Chính đã phản đối. Đạo luật Duy Ngô Nhĩ, do thượng nghị sĩ Rubio và dân biểu Christopher H. Smith (đảng Cộng Hòa ở bang New Jersey) bảo trợ, sẽ buộc ông Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với ông Trần Toàn Quốc, quan chức hàng đầu của Đảng cộng sản ở Tân Cương, nơi có các trại.

Vào tháng 10, chính quyền Trump đã đưa một số doanh nghiệp và tổ chức an ninh Trung Quốc vào danh sách đen về thương mại vì vai trò của họ trong các vụ truy bức người Hồi Giáo, nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng đó là một hình phạt quá nhẹ.

Mai Vân

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Châu Á

Đài Loan-Hoa Lục : Lá chắn luật pháp ngăn chiến lược xâm nhập

Thị trường tài chính thế giới tăng kỷ lục trong năm 2019 bất chấp thương chiến Mỹ-Trung, Đài Loan đối đầu chiến lược tuyên truyền nội gián của Bắc Kinh, Kim Jong-un nhìn nhận kinh tế suy sụp, Washington xung đột với Tehran trên chiến địa Iraq, Tây phương thất bại tại Lybia là những chủ đề quốc tế trên báo Pháp trong ngày cuối năm dương lịch.

dailoan1

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc vận động tranh cử, ngày 21/12/2019 tại Đài Bắc. Reuters/Tyrone Siu/File Photo

Đài Loan khẩn cấp chống Trung Quốc xâm nhập

Từ hơn nửa thế kỷ qua, Trung Quốc tìm cách chinh phục người dân Đài Loan bằng mọi thủ đoạn. Mối đe dọa này không phải là mới nhưng vì sao Nghị viện Trung Hoa Dân Quốc phải khẩn cấp thông qua đạo luật "chống xâm nhập" vào ngày cuối năm 2019, trước ngày bầu cử tổng thống 11/01/2020 ? Đâu là thế mạnh, thế yếu của Đài Bắc trước áp lực của Bắc Kinh ?

Theo thông tín viên của nhật báo thiên tả Libération tại Đài Bắc, tổng thống Thái Anh Văn và đảng Dân Tiến của bà tại Nghị Viện, nhân cơ hội kiểm sóat hành pháp lẫn lập pháp trước khi phải bầu lại vào ngày 11/01 tới, thông qua đạo luật "bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống các thế lực thù địch sẵn sàng dùng vũ lực đe dọa lãnh thổ".

Tuy không gọi đích danh Trung Quốc, nhưng rõ ràng chỉ có chế độ Bắc Kinh là đe dọa dùng quân sự "thống nhất" Đài Loan. Theo Libération, khi phải sử dụng đến nền tảng luật pháp bảo vệ chủ quyền, chính quyền Đài Loan nhìn nhận họ bất lực trước chiến lược mới của Trung Quốc được gọi là "nhuệ thực lực" (Sharp Power), hiểm độc hơn "quyền lực mềm" (Soft Power) .

Facebook : chiến trường khốc liệt

Song song với chiến lược gây sức ép bằng quân sự và cô lập ngoại giao, và "quyền lực mềm" tuyên truyền khuynh đảo, vũ khí mới của Bắc Kinh là tung tin giả và mua chuộc giới chính trị Đài Loan hầu gây chia rẽ trên đất nước của họ : nào bà Thái Anh Văn làm tiến sĩ giả , nào là CIA trả tiền cho dân Hồng Kông biểu tình… Các tin giả càng ngày càng nhiều và được các mạng xã hội, các dư luận viên của Bắc Kinh và các cơ quan báo chí do các tư bản đỏ kiểm soát quảng bá lên.

Theo một bản báo cáo của Đại học Goteborg, Thụy Điển, thì Đài Loan là lãnh thổ bị chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc tấn công mạnh nhất. Facebook là một trong những chiến trường khốc liệt. Chưa hết, ngoài thủ đoạn tấn công, Trung Quốc còn sử dụng chiến thuật xâm nhập, tài trợ ứng cử viên có chủ trương thân Bắc Kinh. Trường hợp ông Hàn Quốc Du bị tố cáo nhận 2,8 triệu đôla để tranh cử đang được tư pháp điều tra, kiểm chứng. Mặc khác, hàng trăm tổ chức tôn giáo, bổng dưng nhận được tiền cúng dường hậu hỉ xây chùa nguy nga, được tặng tượng Phật để rồi tham gia vào vận động bầu cử cho các chính khách của Quốc Dân Đảng.

Theo dân biểu Freddy Lim, Đài Loan cần một đạo luật như Úc để có cơ sở pháp lý để ngăn chặn hình thức xâm nhập nội gián này. Ai đứng sau lưng ? Nga hay Trung Quốc ? Một đạo luật chưa đủ nhưng là một bước đầu.

Giới chuyên gia tỏ ra đồng cảm với Đài Loan. Michael Cole, chủ nhiệm nhật báo Taiwan Sentinel, trong cuộc hội thảo về "tuyên truyền đầu độc" do hiệp hội Phóng Viên Không Biên Giới tổ chức tại Đài Bắc hôm thứ Sáu tuần trước cho biết "Đài Loan, cũng như nhiều nước dân chủ khác, phải tổ chức tự vệ. Đảng cộng sản Trung Quốc tìm cách khuynh đảo xã hội Đài Loan là chuyện có thật. Chính quyền Đài Loan đang đề nghị những biện pháp bảo vệ nền dân chủ. Khi đối lập lên án đạo luật này sẽ biến Đài Loan thành Bắc Triều Tiên thì đó là một thí dụ điển hình chứng minh là tình trạng tung tin đầu độc đã tràn ngập hải đảo".

Cũng cùng quan điểm, Les Echos nhấn mạnh đến khẩu hiệu tranh cử của tổng thống mãn nhiệm mà theo thăm dò sẽ tái đắc cử : "Kháng cự Trung Quốc, bảo vệ Đài Loan".

Tâm lý bài Trung Quốc tăng theo tỷ lệ ủng hộ bà Thái Anh Văn.

Tuy bị các định chế quốc tế theo lệnh Trung Quốc tẩy chay, cho dù ngày càng bị cô lập ngoại giao nhưng Đài Loan có nhiều lợi thế mà Hoa Lục rất thèm thuồng.

Ngoài trữ lượng ngoại tệ, ngoài các trung tâm nghiên cứu khoa học và các đại tập đoàn như Trường SaMC, Hon Hai và các nhãn hiệu điện toán tầm cỡ quốc tế như Acer, Asus, Đài Loan còn có một kho tàng trí tuệ, nhân tài và vốn đầu tư của nhà nước cũng như tư nhân.

Kim Jong-un và chỉ tiêu 2 triệu du khách cứu kinh tế

Chủ đề Châu Á thứ hai là Bắc Triều Tiên. Kim Jong-un nhìn nhận kinh tế đang bị khủng hoảng nghiêm trọng. Nhưng ngoài những khẩu hiệu quen thuộc như là "khắc phục phấn đấu làm thay đổi cục diện" lãnh đạo tối cao không đưa ra được một chiến lược cụ thể trong bối cảnh tiến trình đàm phán với Washington bị bế tắc.

Theo nhận định của Les Echos, Kim Jong-un không đưa ra được một đề nghị gì mới, không nói rõ là sẽ làm gì nếu Hoa Kỳ không nhượng bộ gì cả trong ngày 31/12/2019, ngày mà Bình Nhưỡng gọi là kỳ hạn của tối hậu thư.

Cũng theo nhật báo kinh tế, trong bối cảnh không được Mỹ, Hàn, Châu Âu trợ giúp, Bắc Triều Tiên chỉ còn kỳ vọng vào ngành du lịch. Nhưng liệu có đạt được chỉ tiêu 2 triệu du khách vào năm 2020 hay không ? Hiện nay, trung bình mỗi ngày có 2.000 du khách đến Bắc Triều Tiên mà đa số là dân Hoa Lục. Bình Nhưỡng hy vọng thu hút được một phần nhỏ trong số 150 triệu người Trung Quốc mỗi năm đi du lịch nước ngoài là cũng đủ. Thế nhưng Bắc Triều Tiên thiếu cơ sở đón tiếp và thiếu nhân viên thạo tiếng quan thoại.

Xung khắc Mỹ- Iran có nguy cơ leo thang

Sau vụ Hoa Kỳ oanh kích vị trí của Hezbollah-Iraq để trả đũa một vụ tấn công làm một người Mỹ thiệt mạng, Le Figaro Libération dự báo Mỹ và Iran sẽ xung đột trên lãnh thổ Iraq.

Với tựa "Đằng sau các vụ oanh kích của Mỹ là chiếc bóng xung đột với Iran", Libération dành một bài dài để phân tích vì sao căng thẳng leo thang. Iran làm mọi cách để "tống 5.200 quân Mỹ" ra khỏi Iraq. Trong khi đó, Hoa Kỳ muốn triệt tổ chức Hezbollah-Iraq, cánh tay nối dài của lực lượng vệ binh cách mạng Iran, với hơn 100.000 chiến binh Shia tại Iraq, đông hơn Hezbollah-Lebanon ủng hộ Damascus.

Le Figaro nói đến lý do chính trị : Phong trào công dân chống tham nhũng ở Lebanon và tại Iraq, ngay trong cộng đồng Shia, lên án thế lực ngày càng mạnh của Hezbollah. Phong trào này đòi hỏi cải cách sâu rộng chế độ chính trị tham ô và bất công, vô tình đi đúng và thuận lợi cho chính sách của Washington tại Iraq. Theo một chuyên gia của Atlantic Council, Iran đoán biết Donald Trump không muốn chiến tranh nhưng sai lầm của Iran là không ngờ các nhà quân sự Mỹ biết thích ứng với tình thế.

Tây Phương mất thế lãnh đạo thế giới

Tổng kết tình hình 2019 , bài xã luận cuối năm của La Croix trở lại một thập niên "đen tối ở Trung Đông". Le Figaro Le Monde tỏ ra nghiêm khắc khi bình luận về trách nhiệm của Tây phương .

Đối với Le Monde, sự kiện tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị đưa quân vào Lybia là một thất bại lớn của Liên Hiệp Châu Âu. Ankara dựa vào lý do là chính phủ Tripoli, được cộng đồng quốc tế công nhận nhưng cũng bị chính quốc tế bỏ rơi, phải chao đảo trước nguy cơ tấn công của một lực lượng phản loạn, nên Thổ Nhĩ Kỳ phải can thiệp để ổn định tình hình.

Trang Ý kiến của Le Figaro bi quan hơn khi khẳng định "Tây Phương đã mất thế thượng phong". Thời kỳ nước Mỹ một mình ngang dọc tung hoành đã qua rồi. Sự kiện hải quân Nga, Trung Quốc và Iran tập trận ngay trong biển Oman chứng tỏ vùng Vịnh không còn là ao nhà của Mỹ. Trong khí đó thì ở Thái Bình Dương, Biển Đông đã biến thành ao nhà của Trung Quốc.

Lỗi này là do ai ?

Từ sau vụ khủng hoảng Ukraine, Nga bỏ Châu Âu sang thuyền khác. Nếu không có Trung Quốc, liệu Moskva có bỏ chính sách kết nối với Châu Âu của tổng thống Yeltsin hay không ? Vì thiển cận, Tây Phương mất thế lãnh đạo thế giới trong khi Bắc Kinh có chiến lược dài hạn, với mục tiêu là trở thành siêu cường số một. Theo tác giả, Tây Phương nên tự xét mình. Cứ chia rẽ mãi, có ngày khối Châu Âu cũng không còn.

Trong bầu không khí căng thẳng này cũng có một thông tin phấn khởi trên các báo Pháp : 2019, năm kỷ lục của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, một sự kiện khác kéo độc giả Pháp trở về thực tại : Giao thông công cộng tiếp tục bị xáo trộn đến ngày thứ 26 . Cuộc đọ sức giữa công đoàn và chính phủ kéo dài trong khi chờ đợi phản ứng của tổng thống Macron qua thông điệp đầu năm vào chiều 31.

Tú Anh

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Chuyên gia Mỹ : Việt Nam cần liên minh với Mỹ để gìn giữ Biển Đông chống Trung Quốc (RFI, 11/11/2019)

Việc Trung Quốc mới đây ngang nhiên cho tàu khảo sát vào hoạt động, đồng thời tung tàu hải cảnh vào phá quấy công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục khiến dư luận quốc tế bất bình.

bd1

Ảnh minh họa : Phi đội không quân trên tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động tuần tra thường lệ trong vùng Biển Đông. Ảnh 02/2018. AYEE MACARAIG / AFP

Trong một bài phân tích được tạp chí Mỹ The National Interest công bố hôm 07/11/2019 vừa qua, tiến sĩ Anders Corr, một chuyên gia về Biển Đông, từng hoạt động trong ngành quân báo tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng để đối phó với dã tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, Việt Nam cần phải có một chiến lược thích ứng, trong đó yếu tố cực kỳ quan trọng là liên minh với Hoa Kỳ, nước duy nhất hiện nay có đủ lực để ngăn chặn Trung Quốc

Sau khi nhắc lại vụ Trung Quốc cho tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 và đoàn tàu hải cảnh tháp tùng vào gây hấn trong khu vực Bãi Tư Chính, chuyên gia Anders Corr cho rằng Việt Nam đang gặp nguy cơ thực sự vì trong những lần gây sự trước đây, từ vụ Hoàng Sa năm 1974, cho đến vụ Gạc Ma ở Trường Sa năm 1988, Trung Quốc luôn là kẻ gây sự trước, và kết quả là Việt Nam vừa bị mất người, vừa bị mất lãnh thổ.

Theo tác giả, lần này, nếu Trung Quốc thành công trong việc chiếm trọn vùng Biển Đông mà họ đã gói trong tấm bản đồ đường chín đoạn được gởi đến Liên Hiệp Quốc vào năm 2009, thì Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á khác có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ bị mất quyền đánh bắt cá và khai thác dầu khí ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Hơn thế nữa Việt Nam có nguy cơ bị cô lập trong đất liền khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường các hoạt động nhằm kiểm soát đường biển đi vào Việt Nam.

Việt Nam cần một chiến lươc mới

Để chống lại Trung Quốc, tiến sĩ Anders Corr cho rằng Việt Nam cần có một chiến lược mới trong đó có 4 thành tố quan trọng.

1/ Một là liên minh với các quốc gia có thể răn đe Trung Quốc ở mức cao nhất là răn đe hạt nhân, ví dụ như với Mỹ, Pháp và Anh.

2/ Hai là liên minh với các quốc gia có đủ năng lực triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự thông thường (quy ước) để răn đe Trung Quốc, ví dụ như Hoa Kỳ ;

3/ Ba là sử dụng thành quả tăng trưởng kinh tế để nâng cao mức chi tiêu quân sự để răn đe Trung Quốc ngay tại chỗ, ví dụ như thông qua việc mua thêm tàu ngầm, tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không ;

4) Và bốn là dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên minh kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với các quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất của Trung Quốc.

Ấn Độ, Nga, Úc không thể là đối tác liên minh cốt lõi ?

Danh sách các nước mà Việt Nam cần liên minh không có các nước Ấn Độ, Nga và Úc, mà Việt Nam đã kêu gọi hỗ trợ. Về vấn đề này, chuyên gia Anders Corr đã giải thích như sau :

Nga, Úc và Ấn có thể là đối tác chiến lược hữu ích cho Việt Nam, nhưng các nước đó không đủ khả năng làm một đối tác liên minh cốt lõi vì họ thiếu sức mạnh cần thiết để một mình đánh bại Trung Quốc.

Nga có ghế trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, và cả Nga lẫn Ấn Độ đều là các cường quốc hạt nhân có khả năng quan trọng để triển khai lực lượng quân sự thông thường đối phó với Trung Quốc, nhưng hai nước này không đủ sức mạnh về mặt kinh tế hay quân sự để đối đầu với Bắc Kinh. Cả hai đều là thành viên của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải, trong thực tế do Trung Quốc lãnh đạo. Do đó, hai nước này không thể trở thành đồng minh cốt lõi đáng tin cậy cho Việt Nam.

Úc là một đồng minh đáng tin cậy tiềm tàng, nhưng lại không có sức răn đe hạt nhân hay quy ước cần thiết để đối đầu với Trung Quốc. Úc cũng không đặc biệt mạnh về mặt ngoại giao, quân đội Úc còn thiếu phương tiện so với Trung Quốc, và nhất là Úc chịu ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc nhiều hơn là Hoa Kỳ, Pháp hoặc Anh Quốc.

Khoảng 40,8% hàng xuất khẩu của Úc được bán sang Trung Quốc, điều đó giải thích tầm ảnh hưởng to lớn của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp Úc vốn có ảnh hưởng trên sân khấu chính trị Úc. Ngược lại, Hoa Kỳ, Pháp và Anh có ít hàng xuất khẩu sang Trung Quốc nếu tính theo tỷ lệ trong GDP của họ, do đó các nước này chịu ảnh hưởng chính trị ít hơn từ Trung Quốc. Mỹ, Anh và Pháp cũng có thế mạnh là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

ASEAN chịu ảnh hướng của Trung Quốc lơ là trước hành vi ở Biển Đông

Còn về các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam đã kêu gọi giúp đỡ để đối phó với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, tiến sĩ Corr đã thẳng thắn cho rằng sự giúp đỡ của các định chế này gần bằng con số không.

Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) đã giúp đỡ rất ít cho Việt Nam trong bối cảnh các nước thành viên ngày càng chịu ảnh hưởng lớn hơn của Bắc Kinh, và phủ quyết mọi chỉ trích thực sự về Trung Quốc. Các nước này chuẩn bị rất ít hay hầu như lơ là trong việc ngăn chặn các hoạt động gặm nhắm Biển Đông của Trung Quốc.

Sau khi Bắc Kinh phớt lờ phán quyết Biển Đông của Tòa Thường Trực La Haye trong vụ Philippines kiện đường 9 đoạn của Trung Quốc, chính Philippines chẳng hạn, lại là thành viên ASEAN mới nhất chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Theo chuyên gia Mỹ, hiện nay Việt Nam là nước bạo dạn nhất trong khối ASEAN vẫn cố duy trì sự độc lập của mình đối với Trung Quốc, nhưng điều này đã bớt có ý nghĩa trong bối cảnh Trung Quốc có ảnh hưởng sâu rộng đối với thượng tầng quyền lực của Việt Nam và khối giao dịch thương mại to lớn của Việt Nam với Trung Quốc…

Còn Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, với quyền phủ quyết của Trung Quốc, hoàn toàn không đủ khả năng để bảo đảm sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.

Mỹ có đủ điều kiện để hỗ trợ Việt Nam chống Trung Quốc

Đối với ông Corr, trong tình hình như vừa kể, một liên minh hoặc thậm chí một quan hệ sâu sắc hơn với Mỹ sẽ giúp Việt Nam củng cố tiềm năng chống lại Trung Quốc, cải thiện sức mạnh răn đe của Việt Nam nhờ dựa được vào một người bạn mạnh mẽ nếu xảy ra xung đột quân sự.

Theo tiến sĩ Anders Corr, chỉ có Hoa Kỳ mới có tất cả các điều kiện để trở thành một đồng minh cốt lõi đáng tin cậy và đủ sức chống lại Trung Quốc. Các điều kiện đó là một chính sách đối ngoại độc lập với ảnh hưởng của Trung Quốc (so với các thành viên ASEAN và Nga), một sức mạnh kinh tế cần thiết để trừng phạt Trung Quốc, một sức mạnh ngoại giao cần thiết để phủ quyết Trung Quốc tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Mỹ cũng có đủ khả năng quân sự cần thiết để triển khai sức mạnh quân sự quy ước đối phó với Trung Quốc, và sức răn đe hạt nhân cần thiết để bảo vệ chính mình khỏi sự trả đũa hạt nhân tiềm tàng của Trung Quốc.

Chuyên gia Mỹ khẳng định : Nếu không có Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc, an ninh Việt Nam không thể được bảo đảm. Sự tham gia của Hoa Kỳ là điều kiện thiết yếu cho bất kỳ liên minh hiệu quả nào chống lại Trung Quốc căn cứ vào tương quan lực lượng hiện tại.

Tuy nhiên, Mỹ chỉ ưu tiên cho những đồng minh có giá trị tương tự về dân chủ và nhân quyền. Vì vậy, để có được không chỉ liên minh với Hoa Kỳ, mà cả việc Hoa Kỳ sẵn sàng hy sinh cho Việt Nam, chấp nhận rủi ro trước một cường quốc hạt nhân, Việt Nam ít ra cần phải có những cải tiến dần dần nhưng ổn định về dân chủ và nhân quyền.

Liên minh Mỹ - Việt còn vì lợi ích của Hoa Kỳ

Đối với giáo sư Anders Corr, một liên minh Mỹ-Việt sẽ không chỉ vì lợi ích của Việt Nam mà còn vì lợi ích của Hoa Kỳ.

Vào lúc sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc vượt qua Mỹ trên một số mặt, bao gồm từ GDP tính theo sức mua, tỷ lệ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng của chi tiêu quân sự, cho đến tầm bắn của tên lửa chống hạm, dân số trong hạn tuổi quân dịch, số lượng tàu hải quân mới, trí thông minh nhân tạo và siêu máy tính, Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới nên cân nhắc rất kỹ cách làm thế nào để kiềm chế sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trước khi Bắc Kinh lấn lướt được các cấu trúc quyền lực hiện hữu…

Ảnh hưởng chính trị toàn cầu của Trung Quốc được nền kinh tế đang giàu lên hỗ trợ, kèm theo việc Bắc Kinh dùng tiền mua chuộc sự ủng hộ chính trị của giới tinh hoa nước ngoài, kể cả giới tinh hoa Mỹ.

Một liên minh mới với Việt Nam sẽ đảo ngược dòng chiến thắng ngoại giao mới của Bắc Kinh và sẽ làm cho Trung Quốc không chiếm được vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để khai thác dầu khí và nguồn cá béo bở. Liên minh đó sẽ là một ví dụ cho các quốc gia khác trong khu vực về cách bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của họ và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Nếu được mở rộng từ Việt Nam sang Indonesia và Ấn Độ, hai nơi cũng có chính sách không liên kết, Trung Quốc sẽ ngày càng bị ngăn chặn ngay trong sân sau của chính họ.

Mai Vân

*****************

Vì mối lợi kinh tế, Pháp thận trọng "lèo lái" chiến thuyền ở Biển Đông (RFI, 11/11/2019)

Chuyến công du Trung Quốc lần thứ hai của tổng thống Pháp Emmanuel Macron kết thúc ngày 06/11/2019 với những hợp đồng kinh doanh béo bở, các thỏa thuận hợp tác về khí hậu cũng như là việc bảo vệ các lợi ích của Liên Hiệp Châu Âu. Nguyên thủ Pháp tuyệt nhiên không một lời "đả động" đến các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.

bd2

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại Diễn đàn kinh tế Trung-Pháp, Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 06/11/2019 Reuters/Florence Lo/Pool

Lợi ích kinh tế là trên hết. Do vậy sẽ chẳng có gì là đáng ngạc nhiên khi tổng thống Macron tỏ ra thận trọng không công khai phản đối các chính sách của Trung Quốc tại vùng biển đang có tranh chấp ngày càng gay gắt này.

Thế nhưng, theo phân tích của ông Emanuele Scimia, một nhà báo độc lập chuyên phân tích về chính sách đối ngoại trên tờ South China Morning Post, sự im lặng của Macron không có nghĩa là Pháp sẽ ngừng kềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc hoặc chấm dứt ngưng bán vũ khí cho các nước đối thủ của Bắc Kinh.

Nhiều dấu hiệu cho thấy Paris ngày càng tỏ ra lo ngại về tham vọng bành trướng quân sự của Bắc Kinh tại Biển Đông. Mối lo này đã được bộ trưởng Quân Lực Pháp, bà Florence Parly, trình bày rõ trong tập tài liệu "Pháp và An ninh tại Ấn Độ - Thái Bình Dương" cũng như là trong phiên điều trần trước Quốc Hội hồi tháng 7/2019 của tham mưu trưởng Hải quân Pháp, Kouthe Prazuck.

Do vậy, Paris những năm gần đây bền bỉ phản đối các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Tự cho mình là một cường quốc của khu vực, do lẽ Pháp sở hữu nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại và các vùng đặc quyền kinh tế bao la, một mặt, Pháp đã tái khởi động "Đối thoại An ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương" với Mỹ, điều tầu sân bay Charles de Gaulle đến vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương, và cùng chia sẻ với Mỹ tầm quan trọng của việc xây dựng một mạng lưới các liên minh và đối tác chiến lược để duy trì một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở rộng.

Mặt khác, Paris tăng cường hợp tác quân sự với các đối tác trong khu vực, đặc biệt là với Úc. Tháng trước, tham mưu trưởng Hải Quân Pháp Kouthe Prazuck đã đề xuất tiến hành tuần tra chung với Hải Quân Úc trong vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương, chẳng hạn như Úc có thể gởi tầu chiến hộ tống tầu sân bay Charles De Gaulle, trong khi tầu khu trục Pháp hộ tống các tầu đổ bộ của Úc.

Làm thế nào cân đối các lợi ích xung đột giữa một bên là tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc mà Pháp rất cần đến và bên kia là giúp bảo vệ trật tự thế giới theo mô hình phương Tây trước những thách thức đến từ Trung Quốc ? Đây không phải là một bài toán dễ.

Điều này giải thích vì sao các hoạt động hải quân của Pháp tại vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương có vẻ "khiêm tốn" hơn so với đồng nghiệp Mỹ. Chính quyền Paris đều tìm cách tránh gây tổn hại đến các mối quan hệ với Bắc Kinh. Giữa Pháp và Trung Quốc đã có một sự thống nhất về nhịp độ "dừng nghỉ - stopover" của tầu chiến Pháp ở Trung Quốc và của các tàu chiến Trung Quốc tại Pháp. Hơn nữa, khi đi vào các khu vực đảo đang có tranh chấp, tàu chiến Pháp sẽ chọn hải trình nằm ngoài giới hạn lãnh hải, nhằm giảm rủi ro xảy ra xung đột với quân đội Trung Quốc.

Nhưng điều đó không có nghĩa là Paris từ bỏ việc kềm chế các hoạt động quân sự của Bắc Kinh. Chính phủ Pháp có thể giảm nhẹ mức độ phản đối các hoạt động quân sự của Bắc Kinh ở Biển Đông để bảo vệ các mối hợp tác thương mại, nhưng Paris ít có khả năng từ bỏ việc trang bị vũ khí cho các nước láng giềng của Trung Quốc. Bởi lẽ, bán vũ khí còn là một cột trụ trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Paris, cho dù Trung Quốc có hài lòng hay là không !

Các số liệu thống kê giai đoạn 2008-2017 cho thấy Pháp đã ký kết nhiều hợp đồng bán các loại hệ thống vũ khí với tổng trị giá 23 tỷ đô la cho các nước vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Indonesia, Singapore hay Malaysia, và riêng với Ấn Độ là 15 tỷ đô la.

Minh Anh

****************

Đài Loan cảnh báo có thể bị tấn công nếu kinh tế Trung Quốc sa sút (RFI, 07/11/2019)

Bắc Kinh có thể gây chiến với Đài Loan để làm giảm áp lực trong nước nếu thương chiến Mỹ-Trung làm kinh tế Trung Quốc đi xuống, đe dọa tính chính danh của Đảng cộng sản. Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) hôm nay 07/11/2019 cảnh báo như trên.

bd3

Ngoại trưởng Đài Loan Ngô Chiêu Tiếp (Joseph Wu) trong một cuộc trả lời phỏng vấn tại Đài Bắc, ngày 06/11/2019 Reuters/Fabian Hamacher

Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Ngô Chiêu Tiếp lưu ý rằng tình hình kinh tế Trung Quốc đang sa sút do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, với mức độ tăng trưởng chậm nhất kể từ gần 30 năm qua.

Theo ngoại trưởng Đài Loan, nếu bất ổn chính trị, hay kinh tế chậm lại trở thành vấn đề trầm trọng đối với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh, thì Đài Bắc lại cần phải nâng cao cảnh giác. Nhà cầm quyền Trung Quốc có thể gây sự để hướng sự chú ý ra bên ngoài. Ông Ngô Chiêu Tiếp nói : "Chúng tôi phải chuẩn bị cho tình huống tệ hại nhất là xung đột quân sự".

Vào lúc sắp đến cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, sẽ diễn ra vào tháng Giêng, Trung Quốc tăng cường chiến dịch nhằm "thống nhất" đảo quốc, dụ dỗ những đồng minh hiếm hoi của Đài Bắc và thường xuyên điều oanh tạc cơ đến gần eo biển để dọa nạt. Ông Ngô nói rằng Đài Loan hy vọng có thể chung sống hòa bình với Trung Quốc, nhưng cũng thấy rằng mọi vấn đề đều do Trung Quốc gây ra, thế nên đành phải "sống chung với lũ".

Cũng theo ông Ngô Chiêu Tiếp, phong trào phản kháng ở Hồng Kông đã mang lại cho Đài Loan một bài học về mô hình "một đất nước, hai chế độ" mà Bắc Kinh vẫn chiêu dụ : tuy có được một ít tự do nhưng chẳng lợi lộc gì khi bị một chính thể độc tài cai trị. Ông hứa sẽ giúp đỡ người dân Hồng Kông "đấu tranh cho tự do dân chủ".

Ngoại trưởng Đài Loan cũng mô tả chức vụ của ông là "khó khăn nhất thế giới". Từ năm 2016 đến nay, Đài Bắc đã bị bảy nước cắt đứt quan hệ ngoại giao vì lóa mắt trước những món đầu tư của Trung Quốc ; chưa kể những tập đoàn đa quốc gia chấp nhận cách mô tả Đài Loan là lãnh thổ Trung Quốc.

Ông Ngô Chiêu Tiếp cho rằng sắp tới Bắc Kinh sẽ còn tìm cách lôi kéo tiếp một số nước trong số 15 đồng minh còn lại của Đài Bắc, để gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử tổng thống mà bà Thái Anh Văn đang có nhiều hy vọng. Ông cho biết đang "phối hợp chặt với Hoa Kỳ và các quốc gia cùng chí hướng" để tránh tái diễn tình trạng này.

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Tòa án Đài Loan bác bỏ vụ kiện của gần 10 ngàn nạn nhân Formosa ở Việt Nam (RFA, 21/10/2019)

Phiên tòa sơ thẩm của tòa án Đài Bắc hôm 14 tháng 10 năm 2019 đã tuyên bác bỏ đơn kiện của gần 10 ngàn công dân Việt Nam kiện Công ty thép Hưng Nghiệp Formosa - Hà Tĩnh, một công ty con của Tập đoàn Formosa Plastic Group của Đài Loan.

thai4

Hình minh họa. Biểu tình phản đối Formosa ở Đài Loan - Photo : RFA

Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hồi tháng 6 năm nay đã cùng với năm công ty luật quốc tế lần đầu tiên kiện Formosa tại Đài Loan để yêu cầu bồi thường cho các nạn nhân vì là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam hồi năm 2016.

Bà Nancy Bùi, Phó Chủ tịch của Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa nói với phóng viên RFA hôm 21 tháng 10 như sau :

"Ngày 11 tháng 6 thì Hội Công lý cho nạn nhân Formosa cùng với 2 tổ hợp luật sư tại Đài Loan đại diện cho 7875 nạn nhân của thảm họa Formosa đã nộp đơn khiếu kiện tại tòa án quận của Đài Bắc, Đài Loan.

Sau hơn 4 tháng cứu xét thì ngày 14/10 vừa qua thì bên văn phòng luật sư được tòa gọi lên và đưa ra cái phán quyết là họ không có quyền thụ án cái vụ án này, với lý do là họ không có thẩm quyền. Tuy nhiên trong bản án này cũng khuyên là những nguyên đơn Việt Nam này nên về Việt Nam để kiện," bà Nancy Bùi nói qua điện thoại.

Bà Nancy Bùi cho biết thêm, hai tổ hợp luật sư đại diện cho các nạn nhân tại Đài Loan gồm Environmental Jurists Association (EJA) và Environmental Rights Foundation (ERF) đang chuẩn bị nộp đơn kháng án của các nạn nhân vào ngày 24 tháng 10 năm 2019 sắp tới tại tòa Thượng thẩm tòa Đài Loan và đang kêu gọi ký tên để ủng hộ việc kháng cáo này trên trang mạng change.org.

Hội Công lý cho nạn nhân Formosa ra thông cáo trên trang web vào hôm 21 tháng 10 cho rằng bản án của tòa hôm 14 tháng 10 là một phán quyết không công bằng và thiếu nhân đạo vì "24 bị cáo đều là người Đài Loan hoặc công ty của họ có trụ sở tại Đài Loan. Ngoài ra, tất cả những quyết định quan trọng về vấn đề kỹ thuật, kế hoạch kinh doanh, vốn đầu tư, và các Tổng giám đốc đều ở Đài Loan".

Tổ chức được thành lập với mục tiêu Yểm trợ cho công cuộc tìm công lý cho nạn nhân của thảm họa môi trường do công ty Formosa gây nên cũng đánh giá rằng, "khi tòa đẩy vụ án trở về Việt Nam khác nào đẩy các nạn nhân vào chỗ chết khi mà trước đây họ đã tìm đủ mọi cách để khiếu kiện và kháng án tại tòa án Việt Nam ; đơn của họ đã bị trả về, họ còn bị đánh đập đến thương tích. Hơn 20 người đã bị bắt và đang bị ngồi tù với những bản án nặng nề lên tới 20 năm. Hàng trăm người khác vẫn còn đang trên đường trốn chạy".

********************

Thái Lan : Phuket vắng khách Trung Quốc, trông cậy vào du khách Ấn (RFI, 20/10/2019)

Tại Phuket, các khách sạn, nhà hàng, quán bar lo lắng trước mùa du lịch sắp tới. Địa điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan nay thưa thớt khách Trung Quốc, và đang trông chờ vào du khách Ấn Độ.

thai1

Cảnh quan xinh đẹp ở Phuket, Thái Lan.Fitri Agung/Wikimedia.org

Thành phố bên bờ biển Andaman bị sóng thần tàn phá năm 2004, đã trở thành điểm đến thứ nhì của Thái Lan chỉ sau thủ đô Bangkok, và khách du lịch Trung Quốc là đông đảo nhất. Có đến 2,2 triệu khách Trung Quốc đến nghỉ dưỡng tại Phuket trong năm 2018, được thu hút bởi thiên nhiên xinh đẹp và cuộc sống ban đêm náo nhiệt.

Tuy nhiên trong 8 tháng đầu năm 2019, Phuket chỉ mới tiếp đón 1,4 khách Trung Quốc, giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Claude de Crissey, chủ một khách sạn khoảng 40 phòng nói với AFP : "Thường thì khách Trung Quốc đến đây ngay cả không phải là mùa cao điểm, lấp đầy các phòng khách sạn. Nhưng năm nay khá đìu hiu, chúng tôi phải giảm giá phòng từ 30 đến 50%".

Gần bãi biển Patong, thủ phủ của cuộc sống về đêm, các quán bia, bar có tiếp viên và cơ sở massage vắng vẻ. Poan, người quản lý một quán bar than thở : "Các cô gái chán nản, tiền ‘boa’ (pourboire) chẳng được bao nhiêu".

Khách Trung Quốc tránh đến Phuket từ sau tai nạn chìm tàu tháng 7/2018 tại đây làm 47 người đồng hương thiệt mạng. Cuộc chiến tranh thương mại với Washington cũng khiến họ ít muốn đi du lịch, đồng bath Thái Lan ngày càng có giá hơn so với đồng nhân dân tệ, làm sức mua của khách Trung Quốc giảm ít nhất 10%. Hậu quả là các nhà tổ chức tour ở Trung Quốc tăng giá để còn có lời, và những người thu nhập thấp thường đi thành những đoàn lớn, không muốn đi tour nữa.

Hơn nữa, Phuket có thể đã quá lạc quan, trong khi còn phải cạnh tranh với Việt Nam và Cam Bốt.

Theo Bhummikitti Ruktaengam, chủ tịch hiệp hội Phuket Tourism, hiện nay hòn đảo này có đến 150.000 khách sạn và nhà trọ, gấp đôi so với Paris, chưa kể 3.000 phòng đang được xây dựng ! Kongsak Khoopongsakorn, giám đốc resort hạng sang Vijitt cho biết đã hạ giá đến 70% và đang chờ đợi lượng khách mới từ Ấn Độ.

Nhờ có nhiều tuyến đường bay trực tiếp, được miễn visa và giai cấp trung lưu tăng nhanh, khách Ấn đến Thái Lan đã tăng 25% so với năm ngoái, và từ nay đến 2028. Một tin vui cho vương quốc, vì theo các chuyên gia, du khách Ấn Độ chi tiêu nhiều hơn khách Trung Quốc – vốn được mệnh danh là "du khách zéro đô la" vì chỉ tiêu xài bằng nhân dân tệ trong vòng quay khép kín các cơ sở của người Hoa. Người Nga và các nước Ả Rập năm nay cũng hiện diện nhiều hơn ở Phuket.

Yuthasak Supasorn, giám đốc cơ quan du lịch Thái Lan tỏ ra lạc quan, tin rằng sẽ đạt chỉ tiêu 39,8 triệu khách ngoại quốc trong năm nay. Ngành du lịch Thái sẽ nỗ lực thu hút các du khách rủng rỉnh tiền, ít bị áp lực vì đồng tiền mất giá, và chú ý hơn đến du lịch sinh thái.

Thụy My

********************

Biển Đông : Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt (RFI, 19/10/2019)

Từ ngày Trung Quốc cho tàu khảo sát vào hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, đồng thời tung tàu hải cảnh cản trở công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng phản đối.

thai2

Trợ lý ngoại trưởng Mỹ David Stilwell nói chuyện với các nhà báo tại sân bay Narita, Nhật Bản, ngày 11/07/2019 Reuters/Kim Kyung-Hoon/File Photo

Nhân buổi điều trần hôm 16/10/2019 trước Tiểu Ban Đông Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Mỹ, một lần nữa, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng tố cáo Trung Quốc, nhưng lần này với những lời lẽ nặng nề hiếm thấy, không mang tính chất chung chung thường gặp trong ngôn từ ngoại giao.

Phát biểu trước các thượng nghị sĩ Mỹ về chính sách của Hoa Kỳ tại Châu Á, ông David Stilwell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về Đông Á - Thái Bình Dương, đã tập trung mũi dùi tố cáo một loạt những hành vi bị lên án là bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, và không ngần ngại khẳng định rằng Bắc Kinh là mối đe dọa đối với mọi nước, chứ không riêng gì đối với các quốc gia có yêu sách tại Biển Đông hoặc các quốc gia Đông Nam Á nói chung.

Ông Stilwell trước hết cực lực đả kích các hành vi của Trung Quốc nhằm dọa nạt, bức hiếp các láng giềng. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại nhắc lại câu nói của ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Diễn Đàn An Ninh Khu Vực khối ASEAN (ARF) năm 2010 ở Hà Nội, khi trước việc Bắc Kinh bị tố cáo là kẻ gây hấn trên Biển Đông ông đã giận dữ và nói rằng "Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và thực tế là như vậy".

Theo ông Stilwell, cách Bắc Kinh "bắt nạt" các láng giềng vào lúc này cũng nằm trong chiều hướng tuyên bố của ông Dương Khiết Trì vào năm 2010, và quan niệm lẽ phải thuộc về kẻ mạnh là một "mối đe dọa đối với chủ quyền, hòa bình, phẩm giá và thịnh vượng" của một khu vực năng động nhất thế giới.

Đối tượng công kích thứ hai là đường chín đoạn mà Bắc Kinh dùng để đòi hỏi chủ quyền rộng khắp trên Biển Đông. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đã cho rằng đó là một yêu sách "phi lý", vừa phi pháp, vừa không chính đáng. Theo ông, những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh không có giá trị pháp lý, lịch sử hoặc địa lý, đã gây tổn hại các nước khác, nhất là khi Bắc Kinh bằng những biện pháp khiêu khích liên tục nhằm áp đặt đường 9 đoạn, đã cản trở không cho các nước ASEAN tiếp cận 2,5 ngàn tỷ đô la trữ lượng dầu khí, đồng thời gây bất ổn định và tạo nguy cơ xung đột.

Sau cùng, nhà ngoại giao Mỹ đã nêu bật ví dụ về vụ Trung Quốc đang đánh phá Việt Nam trên Biển Đông để tỏ ý hoài nghi về thực tâm của Bắc Kinh trong việc đàm phán Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông.

Trợ lý ngoại trưởng nhấn mạnh : "Trong khi hô hào quyết tâm theo đuổi hòa bình, thực tế cho thấy là các lãnh đạo Trung Quốc - thông qua Hải Quân, các cơ quan chấp pháp và lực lượng dân quân biển - tiếp tục đe dọa và bắt nạt các nước khác. Việc họ liên tục quấy rối cơ sở của Việt Nam quanh Bãi Tư Chính là một trường hợp điển hình.

Trong tình hình đó, ông Stilwell cho rằng Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông sẽ có hại cho khu vực và cho tất cả những ai yêu chuộng tự do hàng hải nếu Trung Quốc sử dụng bộ Quy Tắc đó để "hợp pháp hóa các hành vi thô bạo, các yêu sách trên biển phi pháp của họ, cũng như để nuốt các cam kết mà Bắc Kinh đã ký theo luật quốc tế".

Phát biểu của trợ lý ngoại trưởng Mỹ đã được nhiều chuyên gia tán đồng. Trên mạng Twitter, ông Greg Poling, Giám đốc cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải AMTI ngày 17/10 hoan nghênh "Trợ lý ngoại trưởng Stilwell đã có những phát biểu hay nhất về Biển Đông từ trước đến nay đến từ một người trong chính quyền".

Chuyên gia này ghi nhận nhiều yếu tố tích cực trong đó có việc ông Stilwell đã chỉ trích hành vi xâm phạm quyền của nước khác trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, nêu rõ trường hợp Bãi Tư Chính, vạch mặt lực lượng dân quân biển và nêu bật mối quan ngại của Mỹ hiện nay về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông.

Trọng Nghĩa

****************

Ảnh vệ tinh Mỹ phát hiện xưởng đóng tàu sân bay bí mật của Trung Quốc (RFI, 18/10/2019)

Ảnh vệ tinh thương mại mới nhất của Mỹ đã cho biết thêm nhiều chi tiết về chiếc tàu sân bay thứ ba mà Trung Quốc đang đóng, và nhất là đã phát hiện ra điều được giới phân tích cho là nhà máy đóng tàu sân bay hay các loại tàu cực lớn của Trung Quốc.

thai3

Ảnh vệ tinh chụp xưởng đóng tàu Giang Nam (Jiangnan), Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 18/09/2019Mandatory credit CSIS/ChinaPower/Airbus 2019/Handout via Reuters

Các ảnh kèm theo phần phân tích đã được Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington công bố hôm qua 17/10/2019 trong bản tin "Theo dấu tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc".

Theo trung tâm nghiên cứu Mỹ, các ảnh vệ tinh với độ phân giải cao chụp ngày 18/09/2019 xưởng đóng tàu Giang Nam, ở ngoại ô Thượng Hải (Trung Quốc). So sánh các ảnh mới với những tấm hình chụp vào tháng Tư vừa qua, giới phân tích ghi nhận nhiều tiến triển trong việc đóng chiếc tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc.

Đối với CSIS, công việc đóng tàu vẫn ở giai đoạn đầu, phần thân tàu đang được hoàn thành, nhưng căn cứ vào các bộ phận khác nhau của con tàu đã được chế tạo trước, trung tâm nghiên cứu Mỹ cho rằng phần thân tàu sẽ được hoàn tất trong 12 tháng, sau đó sẽ là việc lắp ráp các bộ phận bên trong và phần boong tàu, cũng như các thượng tầng kiến trúc trên boong.

Với các chi tiết thu thập được, và những thông tin khác đã được tiết lộ, CSIS cho rằng chiếc tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc sẽ là tàu đầu tiên có boong phẳng và hệ thống phóng máy bay, cho phép chở theo nhiều loại máy bay hơn. Hai tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc như chiếc Liêu Ninh và chiếc tàu tự đóng đang chạy thử đều khá nhỏ, chỉ mang theo được khoảng 25 chiếc máy bay.

Theo nhà phân tích Matthew Funaiole thuộc CSIS, hình ảnh vệ tinh mới nhất xác nhận rằng chiếc tàu thứ ba này của Trung Quốc cho dù nhỏ hơn loại siêu hàng không mẫu hạm 100.000 tấn của Mỹ, nhưng lớn hơn chiếc Charles de Gaulle của Pháp chỉ là 42.500 tấn.

Điểm quan trọng hơn vừa được ảnh vệ tinh phát hiện chính là xưởng đóng tàu Giang Nam được mở rộng, các cơ sở và thiết bị được xây dựng thêm tại đấy.

Theo ghi nhận của CSIS, bến cảng lớn ở cửa sông Dương Tử, gồm cả một cầu tàu dài gần 1km và các tòa nhà lớn để chế tạo các bộ phận của tàu sân bay, đã gần hoàn tất. Trong khi đó, cách đây một năm, phần lớn khu vực bến cảng này chỉ là đất nông nghiệp bỏ hoang.

Trả lời hãng tin Anh Reuters, chuyên gia phân tích Matthew Funaiole của CSIS cho rằng việc mở rộng cơ sở hạ tầng đồng thời với công việc đóng tàu là dấu hiệu cho thấy cơ xưởng này sẽ là "một nơi chuyên dùng để đóng các loại tàu sân bay hoặc các tàu lớn khác".

Chuyên gia phân tích hải quân Collin Koh tại Singapore cũng cùng nhận định và cho biết thêm là một cơ sở hiện đại, chuyên trách, đặt tại một hòn đảo thưa dân cư ở cửa sông Dương Tử có lẽ an ninh hơn là xưởng đóng tàu chật hẹp ở Đại Liên, miền bắc Trung Quốc, nơi chiếc tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc được đóng.

Phát hiện của ảnh vệ tinh mà CSIS vừa công bố cũng khẳng định xu thế được Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS) tại Luân Đôn từng đưa ra, theo đó, các xưởng đóng tàu quân sự của Trung Quốc hiện đang tập trung vào việc đóng các tàu chiến lớn.

Mới đây, Hải Quân Trung Quốc đã hạ thủy 4 tuần dương hạm cỡ lớn loại 055 (Type 055), cũng như chiếc tàu chở trực thăng đầu tiên loại 075.

Published in Châu Á

Câu chuyện về hai mẹ con người Đài Loan gốc Việt được truyền thông và mạng xã hội loan đi khá nhiều trong những ngày qua. Theo đó thì đứa con gái nghèo, học giỏi trong một gia đình người Việt Nam nhập cư, có ước mơ giản dị là một cái bàn học đàng hoàng cho một khởi đầu mới trong ngôi trường Trung học quốc gia Nữ sinh cao cấp Gia Nghĩa. Đây là một trong những ngôi trường tốp đầu của Đài Loan.

co1

Em Huỳnh Tú Trân và mẹ nhận quà là chiếc bàn học từ Bộ trưởng Giáo dục Đài Loan Phan Văn Trung Courtesy of FB Bộ trưởng Giáo dục Đài Loan Phan Văn Trung

Sau khi đọc được thông tin trên báo, Bộ trưởng Giáo dục Phan Văn Trung đã tặng cho em gái chiếc bàn gỗ mới do đích thân ông mang tới để thay cho chiếc bàn xập xệ mà em hay ngồi dưới tán cây để ôn bài.

Phóng viên Đài Á Châu Tự Do tìm đến tận nơi và tường trình.

__________________

Không có địa chỉ cụ thể về nơi sinh sống của người phụ nữ họ Nguyễn và đứa con vượt nghịch cảnh, ngoài những hình ảnh trên báo chí và thông tin ít ỏi về khu trồng mía của công ty đường quốc gia, tôi vẫn đánh liều đặt vé tàu cao tốc từ Đài Bắc xuống Gia Nghĩa, một huyện ở phía Tây Nam của hòn đảo.

Người phụ nữ Tây Ninh mất chồng một mình nuôi 2 đứa con

Khác với tưởng tượng của tôi, nhà của chị không khó để tìm khi tôi đưa cho tài xế taxi xem qua phóng sự mà truyền thông địa phương đưa tin.

Vừa tới cánh đồng trồng mía bạt ngàn của công ty đường Đài Loan đã nghe tiếng cưa cắt kim loại ầm ĩ, khoảng 20 người hối hả tất bật vào ra căn nhà xập xệ hơn 20m2, có gì đó khác với vẻ bình dị của một vùng quê.

Những người Đài Loan của một tổ chức từ thiện đang ở đây, chung tay dọn dẹp, sửa chữa ngôi nhà cũ và dựng lên một ngôi nhà container ngay phía trước - có 2 phòng ngủ dành cho 2 đứa con của người phụ nữ Việt Nam di dân.

Chị cảm thấy bất ngờ, lúng túng khi nghe tôi hỏi chị bằng tiếng Việt vì quanh vùng này không có người Việt Nam và bấy lâu nay chỉ toàn truyền thông địa phương đến làm phóng sự về cuộc sống của chị.

co2

Container được làm thành phòng ở cho hai con chị Nguyễn Thị Xuân Mai Photo : RFA

Chị bắt đầu câu chuyện của mình khi luôn tay phụ giúp đưa những món đồ cũ trong nhà ra ngoài dành chỗ cho công nhân sửa chữa.

"Người ta làm từ thiện cho mình, cái này là miễn phí hết. Cái ông này xem như là giúp đỡ 2 năm nay rồi, ổng giúp đỡ xem như là mỗi tháng ông đem gạo và này kia lại cho mẹ con mình.

Đất này xem như là của nhà nước không phải là của mình, hồi đó ở không tốn tiền, nhưng giờ là phải đóng tiền. Rồi cái ông này nè, mình hỏi xem có thể giúp cho mình một căn phòng không, thì ổng nói được".

Cô gái Nguyễn Thị Xuân Mai 16 năm trước sống ở một vùng quê nghèo của tỉnh Tây Ninh. Khi mới 20 tuổi chị được môi giới giới thiệu lấy chồng người Đài Loan tên Huỳnh Xuân Phúc.

Hai người dắt díu nhau về đây, làm ruộng trồng trọt để mưu sinh từ dạo đó và 2 đứa con cả nếp lẫn tẻ lần lượt ra đời.

Những tưởng cuộc sống khó khăn có thể trôi qua khi hai vợ chồng cùng nhau làm lụng thì anh Phúc, chồng chị chẳng may đổ bệnh và qua đời vào năm 2012.

"Như mất đi cánh tay rồi, mình suy nghĩ từ đó giờ có hai cánh tay mà giờ còn một cánh thì làm sao giờ, làm gì cũng không lên hết, cái gì cũng học lại từ đầu.

Cuộc sống khó khăn thì cũng phải chịu thôi chứ sao giờ, khó khăn thì mình cũng phải đi làm kiếm tiền nuôi 2 đứa nhỏ.

Chính phủ Đài Loan cũng có hỗ trợ, đi học thì con được giảm học phí phân nửa.

Một tháng mình đi làm ngày nào thì lấy tiền ngày đó, nếu như đi làm 20 ngày thì 20 ngàn (Đài tệ), 15 ngày thì 15 ngàn, mỗi ngày một ngàn nhưng không cố định.

Không đủ no thì cũng chịu chứ sao giờ, không đủ thì ăn nhín nhín (cười)", chị Mai ví việc người thương của chị qua đời như mất đi một phần cơ thể.

Nói là vậy nhưng công việc đồng áng của chị kiếm không đủ 10 ngàn Đài tệ một tháng tức là hơn 300 đô la Mỹ và rất vất vả để nuôi hai đứa con. Cho đến một ngày…

Đến câu chuyện của người con gái vượt khó

Ngày anh Huỳnh Xuân Phúc qua đời, em Huỳnh Tú Trân khi đó chưa đầy 9 tuổi. Khi đó em quỳ bên quan tài của cha và hứa sẽ lo cho mẹ và em có một cuộc sống đủ đầy.

Bẵng đi một thời gian 7 năm sau đó, bao thiếu thốn rồi cũng đến ngày đơm hoa kết trái khi em thi đậu vào ngôi trường Trung học quốc gia Nữ sinh cao cấp Gia Nghĩa, ngôi trường có truyền thống gần 100 năm và câu chuyện của em được nhiều người biết đến.

Cuộc trò chuyện của tôi và em qua thông dịch là người mẹ thi thoảng lại bị gián đoạn vì có người biết chuyện đến thăm, họ đưa cho em và mẹ "hồng bao" để giúp phần nào cho cuộc sống.

Trân không biết tiếng Việt và tôi không biết tiếng Trung, cho nên mẹ em bất đắc dĩ là cầu nối.

Em dẫn tôi vào ngôi nhà xập xệ của mình và chỉ cho tôi một khoảng trống là nơi gia đình cùng ăn cơm, sinh hoạt và cũng là chỗ ngủ của hai chị em.

Nhìn sơ qua căn phòng tôi không nghĩ đó là một ngôi nhà của người Việt cho đến khi nhìn thấy tờ lịch Chúc mừng năm mới có hình 2 cô gái mặc áo dài, đội nón lá có từ năm 2005, tức là 2 năm sau ngày cô Nguyễn Thị Xuân Mai lấy chồng.

co3

Bên trong căn nhà của mẹ con chị Nguyễn Thị Xuân Mai Photo : RFA

Chiếc bàn học được Bộ trưởng Giáo dục Đài Loan tặng hôm trước được xếp vào một góc do nhà em đang được nhiều người hảo tâm sửa chữa.

Trong bài đăng trên trang Facebook của mình, Bộ trưởng Phan viết : "Tất cả những đứa trẻ phải vật lộn qua nghịch cảnh là nguồn tự hào cho chúng tôi". Ông viết rằng mặc dù môi trường không thuận lợi, với sự kiên trì và chăm chỉ của mình Trân đã được nhận vào học tại trường trung học quốc gia dành cho nữ sinh Gia Nghĩa.

Tôi hỏi em có ước mơ gì không, em nói : "Sau này em muốn trở thành luật sư hoặc làm hướng dẫn viên du lịch để có cuộc sống tốt hơn".

Em có biết gì về Việt Nam không ? - Tôi hỏi.

"Em cũng muốn biết về Việt Nam nhiều lắm, có dịp em cũng muốn tới Việt Nam. Em biết là Việt Nam có nhiều cảnh đẹp giống Đài Loan, em cũng muốn đi", Trân trả lời.

Ở Việt Nam còn có bà ngoại và cậu mợ của em, chẳng trách khi tôi đề nghị em nói một vài từ tiếng Việt em bập bõm :

"Xin chào, ăn cơm chưa, ăn rồi, mua thớt… em kêu mẹ, bà, em trai, cậu hai, mợ hai, bà ngoại, tắt đèn ngủ, đi tắm…"

Chứng kiến cảnh nhiều người đến chung tay sửa chữa, dựng nhà container cho gia đình, cô bé cảm thấy rất vui, tuy nhiên theo em như vậy là đủ rồi.

"Em cảm thấy vui mừng vì trời nóng như vậy mà có nhiều người đến giúp mình. Em cảm ơn mấy cô, mấy chú theo dõi, giúp đỡ.

Em cảm thấy như vậy là cũng đủ đối với mình rồi, nhưng còn có các hoàn cảnh khác còn khổ hơn em, nên quý vị có thể giúp đỡ thêm cho những người khác. Em không ước mơ gì thêm".

Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đài Loan cũng nói thêm là, ngoài việc kết hợp các nhóm liên quan và nguồn lực xã hội để giúp đỡ gia đình, ngôi trường nữ sinh Gia Nghĩa sẽ trao học bổng cũng như cung cấp những xuất ăn miễn phí cho cô nữ sinh vượt khó.

Chia tay chị Mai và bé Trân để trở lại Đài Bắc mà còn vương vấn mãi cái tình của người Đài Loan khi dưới cái nóng hơn 30 độ C, nhiều người trong số đó là người lớn tuổi vẫn chung tay dựng nhà cho người mẹ Việt Nam di cư.

Cô phát thanh viên người Đài Loan đang làm cho một đài truyền hình địa phương khi biết tôi là là đồng hương của chị Mai cứ bảo tôi đừng lo lắng, vì người Đài sẽ giang rộng vòng tay giúp đỡ gia đình họ.

Thi Châu

Nguồn : RFA, 11/09/2019

Published in Văn hóa

Thương chiến Mỹ-Trung sẽ được giải quyết tại thượng đỉnh G20 ? (BBC, 24/06/2019)

Nếu chủ tịch Tập Cận Bình gặp tổng thống Donald Trump tại hội nghị G20 thì Trung Quốc sẽ có một sự mềm dẻo nào đó nhưng Mỹ cũng cần tránh làm Bắc Kinh mất mặt, khách mời nói với Bàn tròn Thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 20/6/2019, nhân sự kiện Hội nghị Thượng đỉnh G20 sắp diễn ra tại Nhật Bản.

g201

Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Osaka từ ngày 27-29/6

Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Osaka, Nhật Bản từ ngày 27-29/6.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự hội nghị, Tân Hoa Xã cho biết hôm 23/6, đưa ra xác nhận chính thức đầu tiên về sự kiện.

Theo Reuters, tại diễn đàn này, ông Tập dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Cuộc gặp Trump-Tập được cho là mấu chốt để đưa các cuộc đàm phán trở lại đúng hướng để làm giảm căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

G20 và thương chiến Mỹ-Trung

Tham gia chương trình, giáo sư Ngô Vĩnh Long, sử gia, nhà bang giao quốc tế từ Đại học Maine, Hoa Kỳ, nói với Bàn tròn Thứ Năm (20/6) tại London :

"Nếu Tập Cận Bình gặp Donald Trump tôi nghĩ rằng bên Trung Quốc sẽ có một sự mềm dẻo nào đó".

Tuy nhiên, thương chiến Mỹ-Trung sẽ không thể được giải quyết trong hội nghị G20 lần này, giáo sư Ngô Vĩnh Long giải thích :

"Vấn đề thương chiến sẽ không ngưng cho đến khi có bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

"Tổng thống Donald Trump cần gây sự với các nước ngoài để lấy phiếu của người Mỹ" và sự ủng hộ của Đảng Cộng Hòa".

Trường hợp "nếu vấn đề thương chiến được êm đi thì các vùng khác sẽ bị khó khăn", ông nói thêm.

"Nếu Trung Quốc mà nhượng bộ nhiều và Trump không thể dùng vấn đề Trung Quốc để đi ra đầu phiếu thì tôi nghĩ Trump sẽ gây sự với chỗ khác, ví dụ như Iran chẳng hạn".

Từ Tokyo, nhà báo Đỗ Thông Minh bình luận về thương chiến Mỹ-Trung tại G20 sắp diễn ra, ông nói :

"Một số trường hợp cho là ông Tập Cận Bình sẽ kéo dài để qua hết nhiệm kỳ ông Trump biết đâu nhiệm kỳ sau là người khác lên sẽ đỡ đi.

"Điều đó cũng có thể đúng nhưng mà chắc chắn ông Trump sẽ không để cho phía ông Tập Cận Bình có thời gian để câu giờ như vậy mà ông muốn có câu trả lời sớm.

"Bởi vì kỳ họp năm ngoái ở Argentina đã trì hoãn, cũng đã hoãn cho đến bây giờ", do đó, "đã tới thời điểm quyết định".

Tuy nhiên, để đạt được kết quả từ phía Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng cần tránh làm mất mặt Bắc Kinh, nhà báo Đỗ Thông Minh nói thêm.

"Cái quan trọng nhất là nếu Mỹ làm quá mà Trung Quốc mất mặt, Trung Quốc bây giờ là nước lớn thứ nhì rồi đừng có làm Trung Quốc mất mặt quá.

"Thành ra nó phải có sự nhượng bộ vừa phải để bên ngoài người ta nhìn vào đừng có quá mất mặt thì nó mới có thể đạt được.

"Nếu ông Trump mà cứ cho mình là trên hết và ép Trung Quốc phải đi theo thì có thể dồn họ vào đường cùng là họ phản ứng chứ họ không có đáp ứng".

G20 và vấn đề Hong Kong

Liên quan đến vấn đề Hong Kong và các cuộc biểu tình diễn ra gần đây, giáo sư Ngô Vĩnh Long nói rằng nó "không có ảnh hưởng lắm" đến cuộc gặp dự kiến Trump-Tập tại G20.

Vì theo ông Long, "Trump không để ý đến vấn đề nhân quyền".

"Đối với Trump vấn đề buôn bán, vấn đề làm cái gì để cho Trump có thể chứng minh với dân chúng Mỹ rằng gặp Tập Cận Bình có lợi về kinh tế chứ còn tôi nghĩ vấn đề chính trị, nhất là đối với Hong Kong thì sẽ không có ảnh hưởng gì tới Trump".

Tuy nhiên, theo tin mới nhất từ Reuters, trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Trương Quân cho biết Trung Quốc sẽ không cho phép thảo luận về vấn đề Hong Kong tại hội nghị thượng đỉnh G20 sắp tới.

Các vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, ông Trương Quân phát biểu tại một cuộc họp hôm 24/6 tại Bắc Kinh.

*****************

Trung Quốc ‘không cho phép G20 thảo luận vấn đề Hong Kong’ (VOA, 24/06/2019)

Trợ lý B trưởng Ngoi giao Trung Quc Zhang Jun hôm 24/6 nói rng Trung Quc s không cho phép các quc gia G20 tho lun v vn đ Hong Kong ti hi ngh thượng đnh sp ti.

g202

Chủ tịch Trung Quc Tp Cn Bình, Tng thng M Donald Trump ti Thượng đnh G20 Argentina 1/12/2018.

"Tôi có thể chc chn vi quý v rng G20 s không tho lun v vn đ Hong Kong. Chúng tôi s không cho phép G20 tho lun v vn đ Hong Kong", ông Zhang nói, khi được hi liu Tng thng M Donald Trump và Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình có sẽ tho lun v Hong Kong ti G20 hay không.

"Hong Kong là đặc khu hành chính ca Trung Quc. Các vn đ Hong Kong hoàn toàn là mt vn đ ni b ca Trung Quc. Không nước nào khác có quyn can thip", ông Zhang nói.

"Chúng tôi sẽ không cho phép bt kỳ quc gia hay cá nhân nào can thip vào công vic ni b ca Trung Quc, bt k s dng bin pháp nào, ti bt c đa đim nào", ông Zhang nói thêm.

Reuters tường thut rng Bc Kinh cho biết h ng h quyết đnh ca Trưởng đc khu Hong Kong Carrie Lam v vic trì hoãn d lut dn đ, nhưng li tc gin vì nhng ch trích ca các nước phương Tây, trong đó có c Washington, v d lut này.

Trong một diễn biến liên quan, hôm 24/6, hơn 100 người đã biu tình chn li vào mt tòa nhà chính ph ca Hong Kong đ phn đi d lut dn đ ti phm sang Trung Quc đi lc, theo hãng tin Reuters.

Các nhà hoạt đng, ch yếu là sinh viên, yêu cu chính quyn rút li dự lut này, xóa b mi cáo buc đi vi nhng người b bt trong các cuc biu tình gn đây và ngưng xem các cuc biu tình này là hành đng bo lon.

*******************

Hàng chục ngàn người dân Đài Loan biểu tình tẩy chay "truyền thông đỏ" (RFA, 24/06/2019)

Hàng chục ngàn người dân Đài Loan đội mưa suốt 4 giờ đồng hồ vào chiều ngày 23/6/2019 trước con đường dẫn vào Phủ Tổng thống ở Đài Bắc để phản đối và kêu gọi tẩy chay "truyền thông đỏ" có nguy cơ làm suy yếu nền dân chủ của đảo quốc này.

g203

Hàng ngàn người Đài Loan biểu tình phản đối truyền thông đỏ và đòi bảo vệ dân chủ ở Đài Bắc hôm 23/6/2019 AFP

Cuộc biểu tình do nhà lập pháp Huang Kuo-chang của Đảng Sức mạnh Thời đại (NPP) và Youtuber nổi tiếng Holger Chen tổ chức trong bối cảnh mà ông Huang gọi là "các mối đe dọa của chế độ cộng sản Trung Quốc độc tài thẩm thấu vào người dân Đài Loan khiến người dân khó hưởng được dân chủ".

"Nhiều người đi trước đã trải qua máu và mồ hôi để cho chúng ta tự do và dân chủ. Tôi không muốn thấy 'thế lực đỏ' xâm chiếm Đài Loan để kiểm soát phương tiện truyền thông và thao túng những gì mọi người nghĩ", anh Alex Chang - một người biểu tình nói với hãng tin AFP.

Các cơ quan truyền thông bị cáo buộc thân Trung Quốc

Người biểu tình cáo buộc các đài truyền hình ở Đài Loan như CTiTV, CTV và các cơ quan truyền thông khác có xu hướng chỉ đưa những bản tin có lợi cho Trung Quốc.

Họ cũng cho rằng sự phản đối "truyền thông đỏ" cũng bao gồm các cơ quan báo đài bị đặt dưới sự lãnh đảo của đảng cộng sản Trung Quốc.

Các đài kể trên bị chỉ trích là đưa các bản tin thiên về Trung Quốc hay phớt lờ các cuộc biểu tình lên tới hàng triệu người vừa qua của người Hồng Kông nhằm phản đối dự luật dẫn độ về đại lục gây tranh cãi.

Hãng tin CNA dẫn lời nhà lập pháp Huang Kuo-chang nói rằng, bảo vệ và yêu Đài Loan "không phải là bằng sáng chế thuộc sở hữu của bất kỳ cá nhân hay đảng chính trị nào", vì tên lửa của Trung Quốc sẽ không phân biệt giữa những người ủng hộ Đảng Dân Tiến (DPP) hay các đối tác Quốc dân đảng (KMT) của họ.

"Điều tương tự cũng áp dụng cho các cơ quan truyền thông đỏ, những người nhận trợ cấp từ đảng cộng sản Trung Quốc bằng một tay và sử dụng tay còn lại để tạo ra tin tức giả mạo nhằm gây thiệt hại cho nền dân chủ của Đài Loan.

Họ là kẻ thù chung của chúng tôi và đòi hỏi sự kháng cự tập thể", ông Huang khẳng định.

g204

Ông Huang Kuo-Chang (phải) và YouTuber Holger Chen nói trước cuộc biểu tình ở Đài Bắc hôm 23/6/2019 AFP

"Truyền thông đỏ" theo cách hiểu của người Đài Loan là các tập đoàn có kênh truyền thông nhận nguồn vốn từ Trung Quốc hoặc bị Trung Quốc ảnh hưởng phát tán những tin tức giả, có lợi cho đại lục ảnh hưởng đến an ninh quốc gia của đảo quốc này.

Ngay trước cuộc biểu tình, bà Thái Anh Văn, Tổng thống đắc cử hồi năm 2016 đã lên tiếng ủng hộ.

"Một Trung Quốc"

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh ly khai mà Bắc Kinh sẽ lấy lại bằng vũ lực nếu cần thiết.

Hồi đầu năm 2019, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng không ai có thể thay đổi thực tế rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc và người dân ở hai bờ eo biển Đài Loan nên hướng tới "sự thống nhất".

Ông Tập cũng khẳng định Bắc Kinh luôn duy trì quyết tâm thực hiện mọi biện pháp cần thiết để chống lại các lực lượng nước ngoài can thiệp vào nỗ lực thống nhất Đài Loan bằng hòa bình cũng như những hoạt động ly khai đòi độc lập của Đài Bắc.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn ngay sau đó cũng đáp trả và tuyên bố là đảo quốc này sẽ không chấp nhận mô hình chính trị "một quốc gia, hai chế độ", đồng thời hối thúc Bắc Kinh thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân Đài Loan.

*******************

Indonesia, đồng minh bất ngờ của Trung Quốc về Tân Cương (RFI, 24/06/2019)

Vùng Tân Cương, Trung Quốc, lại thu hút chú ý trong tuần qua, trước tiên với chuyến thăm của phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đặc trách chống khủng bố, bị Hoa Kỳ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích, cho rằng chuyến đi gọi là thị sát này sẽ chứng thực cho luận điểm chống khủng bố được Bắc Kinh dùng để biện minh cho việc đàn áp, bắt giữ cả triệu người Hồi Giáo.

g205

Cổng dẫn vào một trung tâm đào tạo nghề đang được xây dựng ở Dabancheng, Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh minh họa. Reuters/Thomas Peter/File Photo

Trong bối cảnh chính sách Tân Cương của Trung Quốc bị cộng đồng quốc tế lên án, Bắc Kinh vừa có được một đồng minh không ai ngờ : Indonesia, quốc gia đông dân cư Hồi Giáo nhất hành tinh.

Theo tờ báo lớn Indonesia, Kompas, ngày 18/06/2019, có cuộc gặp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta giữa các nhà ngoại giao Trung Quốc và đại diện các tổ chức Hồi Giáo Indonesia lớn trên vấn đề khủng bố trong cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ.

Tờ báo trích lời tổng thư ký Hội Hữu Nghị của các tổ chức Hồi Giáo Indonesia, Lufti Amir Attamini, cho rằng "khủng bố ngày nay là kẻ thù chung lớn nhất của chúng ta. Trung Quốc được hoan nghênh khi đến hợp tác với Indonesia vì chúng tôi rất có kinh nghiệm trong việc chống khủng bố".

Kompas cũng trích nguyên văn lời đại diện Ủy Ban Luật Pháp Quốc hội Trung Quốc, đã tham gia cuộc gặp và giải thích rằng "trong khuôn khổ áp dụng luật chống khủng bố, chúng tôi cũng áp dụng biện pháp trừng phạt nhằm giúp các công dân hội nhập vào cộng đồng, vào gia đình. Chúng tôi giúp họ, giáo dục họ, cho họ những kỹ năng tốt và có ích cho cộng đồng".

Một chuyến thăm Tân Cương để phủ nhận việc có đàn áp

Cuộc gặp tại Jakarta nói trên là kết luận của một chuyến đi thăm Tân Cương của đại diện các tổ chức Hồi Giáo Indonesia do Trung Quốc tổ chức vào tháng 02/2019, có sự tham gia của Hội Đồng Các Nhà Thần Học Indonesia, rất bảo thủ, các nhà giáo lý truyền thống của hiệp hội Nahdlatul Ulama và các giáo sĩ tiến bộ của tổ chức Muhammadiyah.

Lãnh đạo Hội đồng Các Nhà Thần Học, ông Mujidin Junardi, vào lúc ấy, đã giải thích với báo Kompas : "Ngoài việc thắt chặt quan hệ với những người Hồi Giáo khác, chuyến đi còn nhằm phản bác các thông tin và lời tố cáo, theo đó người người Duy Ngô Nhĩ bị đàn áp, truy bức, kể cả việc bị bắt bớ, giam cầm trong các trại cải tạo".

Nhân vật này còn nói thêm là "không nên để bị các truyền thông phương Tây ảnh hưởng, nhất là trong thời buổi chiến tranh thương mại, phải thận trọng trước tin thất thiệt có lợi cho một số quốc gia".

Báo Kompas nhắc lại là tại Trung Quốc có 23 triệu người Hồi Giáo thuộc 13 sắc tộc khác nhau. Người Duy Ngô Nhĩ chiếm khoảng 10 triệu, và có 720 tổ chức Hồi Giáo tập hợp trong một tổ chức Hồi Giáo duy nhất ở cấp toàn quốc.

Tờ báo Indonesia tỏ vẻ tán thưởng : "Tuy là một quốc gia cộng sản tách biệt nghiêm ngặt giữa tôn giáo và Nhà nước, nhưng Trung Quốc qua nhiều cách, đã góp phần cho việc phát triển tôn giáo. Ví dụ đã trợ cấp cho tất cả các đền thờ, tài trợ cho chương trình giáo dục đối với những người muốn trở thành chức sắc Hồi Giáo".

Tại sao Jakarta không lên tiếng về Tân Cương

Cuộc gặp tại đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta tuần qua và thái độ hậu thuẫn Trung Quốc từ phía các tổ chức Hồi Giáo Indonesia đã được tờ South China Morning Post chú ý. Trong bài báo ngày 23/06/2019, tờ báo tìm cách giải thích : Vì sao Indonesia lại im lặng trước vấn đề các trại giam giữ người Duy Ngô Nhĩ (ở Trung Quốc), trong lúc lại phẫn nộ trước cuộc khủng hoảng người Rohingya (ở Miến Điện) ?

Tờ báo Hồng Kông trích một bản báo cáo mới công bố ngày 20/06 của Viện Phân Tích về Chính Sách các Tranh Chấp, trụ sở ở Jakarta, nêu bật trước tiên sự kiện là một số nhân vật và tổ chức Hồi Giáo Indonesia nhìn thấy những thông tin về đàn áp tôn giáo ở Trung Quốc là những luận điệu tuyên truyền của phương Tây nhằm hạ bệ Trung Quốc, trong lúc mà Bắc Kinh đang có tranh chấp thương mại với Mỹ.

Lý do thứ hai là phía chính quyền của tổng thống Joko Widodo lo ngại rằng việc lên tiếng mạnh mẽ hơn trên vấn đề Tân Cương sẽ khuyến khích cánh Hồi Giáo cực đoan, giúp phe này có ảnh hưởng nhiều hơn trên chính trường Indonesia.

Báo cáo của Viện nghiên cứu nói trên đã trích lời tiến sĩ Munajat Stain một cố vấn cấp cao của tổng thống Joko Widodo, giải thích rằng chính quyền "không muốn dấn thân vào chuyện đàn áp người Duy Ngô Nhĩ vì điều đó chỉ làm tăng sức mạnh của phe Hồi Giáo cực đoan trong cánh đối lập".

Cố vấn này xác định : "Các vấn đề ngoại giao của chúng tôi đối với Trung Quốc không phải là chuyện Tân Cương, mà là các hành vi xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông và gây bất ổn định an ninh cho vùng Đông Nam Á, chứ không phải là người Duy Ngô Nhĩ".

Về người Duy Ngô Nhĩ, Indonesia xem hành động của Bắc Kinh là câu "trả lời chính đáng trước vấn đề ly khai", Jakarta có phần nể nang đối tác thương mại quan trọng, không muốn can thiệp vào công việc nội bộ Trung Quốc…

Vả lại, hai tổ chức Hồi Giáo lớn của Indonesia là Nahdlatul Ulama và Muhammadiyah đã đến Tân Cương và đã tin vào lời bảo đảm của Trung Quốc là họ bảo vệ tự do tôn giáo.

Mai Vân

Published in Châu Á

Trung Quốc chặn Wikipedia trước kỷ niệm Thiên An Môn (RFI, 15/05/2019)

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa toàn bộ việc truy cập trang web bách khoa toàn thư Wikipedia, vào thời điểm tháng tới sẽ kỷ niệm 30 năm vụ thảm sát Thiên An Môn. Trang web này hôm nay 15/05/2019 loan báo như trên.

tq1

Một tờ báo nói về vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06/1989 được lưu giữ tại viện bảo tàng ở Hồng Kông. Ảnh chụp ngày 26/04/2019. Reuters/Tyrone Siu

Phát ngôn viên của Wikimedia Foundation, Samantha Lien tuyên bố, việc phân tích dữ liệu kết nối cho thấy việc truy cập Wikipedia đã bị chặn từ hôm 23/4 tại Trung Quốc.

Phiên bản tiếng Hoa của Wikipedia đã bị "Vạn Lý Hỏa Thành" phong tỏa từ năm 2015. Bức tường lửa này ngăn không cho người sử dụng Trung Quốc truy cập vào một số trang web hay mạng xã hội nổi tiếng như Facebook, Twitter, Instagram.

Các bài viết bằng ngoại ngữ của bộ bách khoa toàn thư này về vụ đàn áp đẫm máu phong trào đòi dân chủ ở Thiên An Môn  năm 1989, và về tình hình Tây Tạng cũng đã bị chặn từ rất lâu, nhưng phần còn lại của trang web này cho đến nay vẫn đọc được.

Bà Samantha Lien khẳng định, quỹ Wikimedia không hề được thông báo về việc Bắc Kinh thay đổi chính sách. Cơ quan kiểm duyệt internet của Trung Quốc không trả lời câu hỏi của Reuters.

Bắc Kinh thường xuyên tăng cường kiểm duyệt trước khi diễn ra các sự kiện lớn hoặc nhạy cảm. Chẳng hạn như năm nay, nhân kỷ niệm 100 năm phong trào Ngũ Tứ (sinh viên Trung Quốc biểu tình ngày 04/05/1919 chống lại việc các cường quốc thắng trận giao cho Đức quản lý tỉnh Sơn Đông), 30 năm vụ thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn (ngày 04/06/1989), và 70 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (01/10/1949).

Thụy My

****************

Trung Quốc tự nhận là ôn hòa nhưng có kế hoạch đánh chiếm Đài Loan (RFI, 15/05/2019)

Nền văn minh Trung Quốc là một "hệ thống cởi mở" và không ngừng học hỏi từ các nền văn hóa khác. Phát biểu tại "Hội thảo về Đối thoại các nền văn minh Châu Á" do bộ Tuyên Truyền tổ chức tại Bắc Kinh ngày 15/05/2019, chủ tịch Tập Cận Bình trấn an Trung Quốc là cường quốc ôn hòa, trong khi đó vẫn chuẩn bị quân sự sẵn sàng xâm chiếm Đài Loan.

tq2

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hội thảo về Đối thoại giữa các nền Văn ninh Châu Á tại Bắc Kinh (Trung Quốc) ngày 15/05/2019. Reuters/Thomas Peter

Trong lần phát biểu đầu tiên trước công chúng kể từ khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng "các nền văn minh sẽ mất sinh lực nếu các nước tự cô lập và cắt đứt với thế giới bên ngoài", ngụ ý nhắm đến chính sách "America First" của tổng thống Donald Trump.

Theo Reuters, diễn đàn trên được tổ chức để nhằm thể hiện Trung Quốc là một cường quốc yêu hòa bình trong bối cảnh phương Tây quan ngại đà bành trướng của Bắc Kinh.

Trung Quốc sẵn sàng chiếm Đài Loan

Tuy nhiên, trái với hình ảnh ôn hòa trên, Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự để sẵn sàng chiếm Đài Loan. Trong bản báo cáo trình Nghị Viện về "Những phát triển Quân sự và An ninh của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa 2019", Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) cho biết quân đội Trung Quốc vẫn "tiếp tục chuẩn bị lực lượng ở eo biển Đài Loan để răn đe và nếu cần thiết, buộc Đài Loan từ bỏ độc lập", đồng thời sẽ "dùng vũ lực để thống nhất Đài Loan với Hoa Lục".

Ngoài ra, quân đội Trung Quốc chỉ cần chuẩn bị hơn mức huấn luyện thường lệ là có thể chiếm được những hòn đảo mà Đài Loan kiểm soát như quần đảo Đông Sa (Pratas) hoặc đảo Ba Bình (Itu Aba) ở Biển Đông.

Theo trang The National Interest ngày 11/05/2019, trong trường hợp tấn công bất ngờ Đài Loan, lực lượng hùng hậu trên bộ còn được hỗ trợ từ hai đơn vị mới của Trung Quốc : Lực lượng Hỗ Trợ Chiến Lược (Strategic Support Force, SSF) chuyên về hoạt động không gian, chiến tranh mạng, chiến tranh tâm lý và Lực Lượng Hỗ Trợ Hậu Cần (Joint Logistics Support Force, JLSF) chuyên điều phối các trung tâm hậu cần và cung cấp trang thiết bị cho cuộc tấn công.

Trước mối đe dọa thường trực trên, Đài Loan tăng cường hiện đại hóa quân đội và phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng. Hành động cụ thể gần đây nhất, vào ngày 09/05, Đài Loan khởi công xây dựng một cơ sở đóng tầu ngầm, ở thành phố Cao Hùng, để đối phó với Trung Quốc.

Thu Hằng

Published in Châu Á