Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Diễn đàn

04/03/2020

Mốt thục két mới : tặng quốc kỳ, ấm chén và dựng tượng Lênin

Nhiều tác giả

Quốc kỳ, ấm chén, 2 loại nhân dân, 2 kiểu ‘ý chí, nguyện vọng’

Trân Văn, VOA, 04/03/2020

Quyết đnh ca h thng chính tr, h thng công quyn ca thành ph Hi Phòng (1) : Chi 269 tỉ đ tng mi gia đình thành ph này mt lá quc kỳ và mt b m chén nhân dp k nim 65 năm ngày gii phóng thành ph Hi Phòng (13/5/1955 – 13/5/2020) – góp thêm bằng chng, chng minh tính cht phn đng ca h thng chính tr, h thng công quyền ti Vit Nam…

amchen1

Hải Phòng dự chi ngân sách 269 tỷ đồng để mua quà tặng dân nhân kỷ niệm ngày giải phóng thành phố là thông tin khiến dư luận băn khoăn nhiều ngày qua.

***

Ông Hoàng Đức Hip Long - thường gi là Hoàng Long, cư dân Hi Phòng đng thi là ch mt doanh nghip qun Ngô Quyn (Hi Phòng) va gi cho c Bí thư (người đng đu h thng chính tr), Ch tch (người đng đu h thng công quyền) ca Hi Phòng ln Tổng bí thư kiêm Ch tch nước, Ch tch quc hi và Th tướng Vit Nam – mt t đơn xin không nhn món quà đã đ cp (2).

Trong đơn, ông Long cho biết, trên th trường, giá mt lá quc kỳ khong 20.000 đng, giá mt b m chén loại tt ca Bát Tràng khong 150.000 đng. Tính ra giá tr phn quà mà h thng chính tr, h thng công quyn Hi Phòng tng mt gia đình cư dân ch chng 170.000 đng. Đó là lý do ông Long thc mc : Vì sao giá tr phn quà vn ch gm hai loi hin vật như đã k li được ước tính đến… 500.000 đng ?

Tuy nhiên đó chỉ là thc mc, không phi nguyên nhân chính khiến ông Long viết đơn xin không nhn quà. Ông Long xin không nhn quà vì 269 t d trù chi cho sm quà đ tng các gia đình cư dân Hi Phòng tương đương 1% tng thu ni đa hoc 1/300 tng thu ngân sách quc gia. Khon tin này là m hôi, nước mt ca dân chúng, ca các doanh nghip đ c t ln đến siêu nh.

Theo ông Long, trong bối cnh c dân chúng ln doanh nghip đang điêu đng vì COVID – 19, khoản tin 269 t đó có th giúp vic phòng - nga dch bnh hu hiu hơn, ví d xây dng thêm được mt s khu cách ly nếu dch bnh nn bùng phát. Khon tin 269 t đó cũng có th được dùng đ xây nhng công trình phúc li cho tr m côi, người già, người tàn tật, người lang thang thiếu ch trú thân…

Khoản tin 269 t đó cũng có th giúp hoàn tt nhiu d án đang "treo" hàng chc năm vì thiếu tin, khiến nhiu gia đình phi sng tm b… Ông Long nói thêm, ngay ti Hi Phòng, khon tin 269 t này đ đ tu b nhiu con đường mà hàng chc năm qua dù hư hng vn không được sa cha như đường Đông Khê giáp Parson dn vào An Đà, khiến hàng ngàn người khn kh khi phi qua li mi ngày.

Ông Long nhấn mnh, có l chng gia đình nào thiếu quc kỳ và m chén trong khi 269 tỉ đng nếu được dùng đúng cách s có tác dng kích cu, giúp quc gia thu thêm đươc hàng ngàn t và to ra hàng vn vic làm. Bi ch có th đi din cho gia đình ca mình, ông Long đ ngh h thng chính tr, h thng công quyn Hi Phòng tr li cho ngân sách khoản 500.000 đng mà h d tính mua quà tng gia đình ông đ công qu có tin giúp đ nhng người yếu thế (tàn tt, già yếu, nghèo túng...) hoc dùng khon tin y đ làm nhng vic khác thiết thc và có ý nghĩa hơn. Ông cũng khuyến cáo các viên chức hu trách đng quên công trình "nhc nước" ngn hết 200 t ri tr thành st vn...

***

Đến nay, tuy ch có ông Long phn ng như vưa k (gi đơn xin không nhn quà) nhưng nhng suy nghĩ ca ông Long không phi là cá bit. Rt nhiu người suy nghĩ ging ht như thế và đã bày t quan đim ca h c trên mng xã hi ln h thng truyn thông chính thức trước s kin h thng chính tr, h thng công quyn ca thành ph Hi Phòng quyết dnh dùng 269 t mua quà tng các cư dân.

Nói cách khác, nhận thc và mong mun ca đám đông khác rt xa các thành viên Hi đng nhân dân (Hội đồng nhân dân) khóa 15 (nhim kỳ 2016 – 2021) của Hi Phòng. Ti sao li có s khác bit rt ln như thế gia nhn thc và mong mun ca cư dân thành ph Hi Phòng vi nhng cá nhân "đi din cho ý chí, nguyn vng" ca h ? Ti sao nhng chuyn kiu này luôn xy ra các kỳ hp "bt thường" của nhng cơ quan dân c ?...

Năm 2017, cũng từ mt kỳ hp bt thường, Hội đồng nhân dân tnh Vĩnh Phúc quyết đnh chi 6,7 t đng đ mua m chén tng các đi biu và gia đình cư dân trong tnh nhân dp k nim 20 năm tái lp tnh này. Tuy Văn phòng Hội đồng nhân dân ca tnh thay mặt nhân dân Vĩnh Phúc trông coi tiến trình chn thu – mua sm – tng quà nhưng cui cùng tiến trình này vn có vô s khut tt, phi t chc thanh tra (3) và đến gi rt ít người biết kết qu thế nào !..

Năm 2018, tại phiên hp bt thường hi tháng 9, Hội đồng nhân dân tỉnh Qung Tr tuyên b ly tên Fidel đt cho công viên gia thành ph Đông Hà (4). Kế hoch xây dng công viên mang tên Fidel vi tượng bán thân ca Fidel Castro (din tích 16 héc ta, chi phí 115 t) vn đã được trin khai t năm 2015. Do kế hoch này bị ch trích kch lit, thm chí b phê phán vì trái vi di nguyn ca Fidel (không mun được tưởng nim dưới bt kỳ hình thc nào) nên được giao cho Hội đồng nhân dân biến thành "ý chí, nguyn vng" ca nhân dân Qung Tr !..

Ông Lê Khắc Nam, Phó Ch tch thành ph Hi Phòng, vừa lên tiếng phn bác nhng người ch trích vic dùng 269 t đng mua quà tng các gia đình cư trú thành ph này. Ông Nam xác nhn tuy tng quà là sáng kiến ca Thành y ri tr thành đ ngh ca chính quyn nhưng sau khi được Hội đồng nhân dân b phiếu tán thành thì đã trở thành "ý chí, nguyn vng ca nhân dân". Đó cũng là căn c đ ông Nam mnh dn kết lun "không đng tình ch là s ít còn đa s nhân dân vui mng, phn khi" (5).

***

Tuyên bố "đa s nhân dân vui mng, phn khi" vn đã là đip khúc được lp đi, lp li sut t năm 1945 min Bc Vit Nam và t năm 1975 đến nay trên toàn Vit Nam. các x khác, bao nhiêu phn trăm nhân dân "vui mng, phn khi" vường li, ch trương, chính sách" ca h thng chính tr, h thng công quyn s được th hiện qua kết qu các kỳ bu c, còn Vit Nam thì c thế nào, bu ra sao mà phi son – ban hành – thc thi Lut An ninh mng vi ni dung như đã biết ?

Tại sao "vui mng, phn khi" ca h thng chính tr, h thng công quyn thường ngược chiu vi "ý chí, nguyện vng" ca đám đông mà h đi din ? Ti sao mâu thun gia đám đông vi nhng đi din cho "ý chí, nguyn vng" ca h càng ngày càng trm trng ? Khi nào thì lá phiếu ca mi công dân đ sc mnh đ nhng người như ông Lê Khc Nam buc phi "nhìn trước, ngó sau", mi ln m ming phi un lưỡi nhiu ln đ không b công chúng "bt tai" bng nhng lá phiếu ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 04/03/2020

Chú thích

(1) https://tuoitre.vn/hai-phong-tang-co-am-chen-cho-tat-ca-ho-dan-nguoi-cam-dong-nguoi-khong-tan-thanh-20200303101309003.htm

(2) https://www.facebook.com/docaocuonglieu/posts/2888904704509864

(3) https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vinh-phuc-chi-65-ty-dong-mua-am-chen-tinh-noi-huyen-sai-huyen-bao-lam-theo-tinh-20170925090853546.htm

(4) https://news.zing.vn/quang-tri-co-cong-vien-hon-100-ty-mang-ten-lanh-tu-cuba-post876442.html

(5) https://baovephapluat.vn/thoi-su/hai-phong-noi-gi-ve-viec-chi-269-ty-dong-mua-am-chen-tang-dan-83946.html

********************

Cờ, tượng đài và ấm chén !

Song Chi, RFA, 04/03/2020

Thông tin về việc Hải Phòng dự chi 269 tỷ đồng để mua tặng mỗi hộ dân 1 bộ ấm chén và 1 lá cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng và rằng "Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng, quyết định chi 269 tỉ mua quà tặng toàn dân là tiếp nối truyền thống trước đó, và từ tâm tư nguyện vọng của người dân, chứ không phải từ một cá nhân ai" (1) đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận.

amchen2

Mỗi hộ gia đình được tặng 1 bộ ấm chén và 1 cái cờ mà đám quan chức Hải Phòng tính là 300.000 VNĐ

Điều đó cũng dễ hiểu thôi, trước hết là cái sự không cần thiết của việc tặng ấm chén và cờ trong lúc còn bao nhiêu việc khác có thể làm thiết thực hơn, nhất là lại đang mùa dịch COVID-19, số tiền ấy thà để ưu tiên phòng chống dịch còn tốt hơn bao nhiêu. Thứ hai, vừa nghe qua là ai cũng thấy ngay cái mùi tiền, mùi tham nhũng của vụ ấm chén này. Mỗi hộ gia đình được tặng 1 bộ ấm chén và 1 cái cờ mà đám quan chức Hải Phòng tính là 300.000 VNĐ, thực chất "món quà" ấy chỉ đáng chưa tới một phần ba số tiền đó, còn lại, lại là vào túi các quan thôi. Cuối cùng là những câu chữ "xuất phát từ người dân và vì người dân" từ mồm của các quan, những câu chữ luôn luôn được đem ra sử dụng cho mọi quyết sách, chủ trương từ lớn đến nhỏ của nhà nước này từ bao nhiêu năm nay, chỉ khiến dân nổi khùng.

Trước đó, tỉnh Nghệ An, một trong những tỉnh thuộc hàng nghèo đói của cả nước đã quyết định khởi công xây dựng tượng đài Lenin tại vườn hoa đầu đường Lenin (phường Hưng Dũng, thành phố Vinh) nhân dịp chính quyền tỉnh Ulyanovsk (tỉnh kết nghĩa với Nghệ An) tặng một bức tượng đồng Lenin cho tỉnh. Theo báo Thanh Niên, kinh phí xây tượng đài và đài phun nước là hơn 8 tỷ đồng.

Dư luận phẫn nộ không chỉ vì sự lãng phí, cái thói tham nhũng quen "vẽ" chuyện để "ăn" của quan chức VC từ trên xuống dưới, từ trung ương đến các tỉnh thành địa phương khắp nước, mặc cho dân đói khổ, mặc cho bao nhiêu việc công khác quan trong, cần kíp hơn ; mà còn vì cái sự lạc thời, đi ngược dòng thời đại của việc xây tượng Lenin, một nhân vật mà cho đến bây giờ thì thế giới đều đã biết là một trong những lãnh tụ độc tài khét tiếng của một trong những chế độ cộng sản sắt máu nhất đã bị sụp đổ ở Liên Xô vào năm 1991.

Tại nhiều quốc gia từng là đồng minh, bè bạn của Liên Xô, người ta đã phá bỏ các bức tượng của Lenin, Karl Marx… còn chủ nghĩa Mác Lenin của các ông này thì đã bị vứt vào sọt rác từ lâu, ngay tại nước "mẹ" Liên Xô ! Thế nhưng các ông quan Nghệ An nói riêng và quan chức Việt Cộng nói chung vẫn mặc kệ, cứ lội ngược dòng, cứ tiếp tục thờ phụng Lenin !

Đây chỉ là 2 trong vô số ví dụ về thói tham nhũng đến mức vô liêm sỉ của quan chức Việt Cộng từ xưa đến nay. Đi kèm với thói tham nhũng ấy là tính chất mỵ dân, luôn luôn rêu rao mọi việc đảng làm là vì dân. Dân đói rã họng, cơm không có mà ăn, nhưng xây tượng đài, xây nhà hát giao hưởng nguy nga, hoành tráng là vì dân. Không chỉ thế, người ta còn thấy ở những việc làm này một thái độ trốn tránh hiện thực. Hết chống giặc bằng cờ, chống đói bằng tượng đài, nay lại chống dịch bằng ấm chén ! Dân cứ ăn bánh "vẽ" mà tồn tại qua ngày, nhưng tiền thì là tiền thật, tiền thu từ những đồng tiền thuế của dân !

Trong những đồng tiền đó có mồ hôi nước mắt của hàng triệu nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, hàng triệu công nhân còm cõi xác ve bên những cỗ máy lạnh lùng, hàng chục triệu người dân lao động nghèo, viên chức, thầy giáo, bác sĩ…Trong những đồng tiền đó có nỗi tủi nhục của những người dân bỏ nước ra đi làm thuê, làm dâu, làm gái khắp bốn phương trời để dành dụm gửi từng đồng ngoại tệ về nhà, có cả máu và cái chết của những người phải bỏ xác nơi xứ người, trước đây là "thuyền nhân", bây giờ là "thùng nhân" (trốn trong xe tải, xe thùng, thậm chí trong những chiếc hộp hành lý trên xe hơi (roof box) như mới đây báo chí nước ngoài và cả báo VN cũng đưa tin vụ 3 người Việt trốn trong hộp hành lý của một chiếc xe bị phát hiện, người lái xe là dân Ireland, bị kết án 3 năm tù…

Việt Nam còn nghèo, còn quá nhiều việc cần phải làm, người Việt còn quá nhiều khổ đau. Trừ một thiểu số thong dong, còn lại đa số người dân đồng tiền kiếm được mặn hơn máu. Nên có xài tiền dân cũng phải biết chùn tay một chút, mà nếu có muốn đút túi thì đừng nhân danh "vì dân", nghe không ngửi nổi !

Song Chi

Nguồn : RFA, 04/03/2020 (songchi's blog)

(1) "Hải Phòng từ chối trả lời thêm về vụ chi 269 tỉ mua ấm chén quà tặng", Thanh Niên

***********************

Đất nước tôi… Ôi thôi trái khoáy !

Nhân Hòa, RFA, 04/03/2020

Dù giàu hay nghèo, xưa nay các địa phương vẫn thi nhau "xài tiền chùa", bởi đằng sau các dự án "ngon ăn" ấy không loại trừ các khoản "lại quả" hậu hĩnh. Hải Phòng vừa duyệt 269 tỷ mua ấm chén làm quà, Nghệ An xây tượng đài Lê-nin 8 tỷ. Trong khi nông dân Nam Bộ đang "cạp đất" sống qua ngày. Ôi… những tính toán "đỉnh cao trí tuệ" !

amchen3

Hải Phòng chi 269 tỷ mua ấm chén tặng gần 600.000 hộ dân, có cần thiết ?

Ngày 3/3/2020, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết sẽ trao đổi lại với Hải Phòng về đề xuất chi 269 tỷ VND để mua ấm chén tặng nhau nhân dịp kỷ niệm ngày giải phóng thành phố. Tại buổi họp báo thường kỳ, nhiều câu hỏi được đặt ra về quan điểm của Chính phủ khi Hải Phòng vừa thông qua đề xuất chi 269 tỷ đồng mua ấm chén và cờ (quốc kỳ) để tặng cho người dân.

"Sáng kiến" của lãnh đạo Hải Phòng đang trở thành câu chuyện đàm tiếu. Theo khảo sát thị trường thì bộ ấm chén đẹp của Bát Tràng, chất liệu sứ cao cấp, hoa văn kẻ chỉ vàng có giá 150.000 VND/bộ và 1 lá cờ đỏ sao vàng có giá 19.000 VNĐ/cờ. Tổng cộng 150k + 19k = 169.000 VND. 169.000 đồng mà chính quyền Hải Phòng quy tròn thế nào thành… 500.000 đồng/bộ. Từ 169.000 lên 500.000 đồng, số tiền lẽ ra chỉ là 100 tỷ, vậy con số hơn 160 tỷ nữa sẽ đi đâu ? Về đâu ? Đến nước này, xin "cúi đầu" trước các quan chức Hải Phòng về "tài" tính cộng.

Chả thế mà Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết vấn đề này được dư luận rất quan tâm. "Có ý kiến thì rất là đồng tình, nhưng có có ý kiến cho rằng trong điều kiện hiện nay, phải tính toán sao chi tiêu hiệu quả", ông Dũng nói. Theo luật, thẩm quyền chi khoản tiền này thuộc UBND Hải Phòng. Tuy nhiên, ông Dũng nói nên rà soát khoản chi này. "Cũng nên rà soát lại những khoản chi, từ tiền thuế, tiền của dân. Chi đúng luật nhưng phải tiết kiệm, hiệu quả", Bộ trưởng-Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ cho hay.

Qua các trang mạng xã hội, một số người dân phàn nàn, việc tặng cờ và ấm chén là không phù hợp. Trong thời điểm này, Hải Phòng có thể dùng số tiền ấy để mua khẩu trang, nước sát khuẩn... phát miễn phí chống dịch Covid-19. Hoặc dùng để trang bị thêm cơ sở vật chất cho các trường học hoặc các công trình phúc lợi khác dành cho dân. Các trang mạng tiếp tục dậy sóng, được chính báo chí "lề phải" trích dẫn. Có comment cho rằng, tặng cho mỗi gia đình 500.000 VND mới thiết thực và có ý nghĩa.

Thật không may cho lãnh đạo Hải Phòng, việc duyệt chi 269 tỷ lại rơi đúng vào thời điểm Nghệ An, một tỉnh nghèo ở miền Bắc, cũng đang rầm rộ quyết tâm xây khu tượng đài Lê Nin ở giữa thành phố Vinh. Cái tréo dò và nghịch lý của các quyết định "xài tiền chùa" càng lộ rõ khi chúng đứng cạnh các con số. Thu chi năm 2018 của tỉnh : Chỉ thu được 12.691 tỉ trong khi chi tới 23.780 tỉ. Như vậy mỗi ngày, Nghệ An "ngửa tay" nhận 30 tỉ đồng của các tỉnh, thành phố khác để duy trì hệ thống công quyền của mình.

Trong bối cảnh như vậy mà vẫn "xài" hơn 8 tỉ xây công viên, dựng tượng đài Lê Nin, bất kể thiên hạ, đặc biệt là dân chúng các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, các quốc gia thuộc khối cộng sản ở Đông Âu, đang thi nhau dẹp bỏ tượng Lê Nin, một nhân vật mà theo các tài liệu đã được bạch hóa là phạm nhiều tội ác chống nhân loại, thì rõ ràng là một sự trái khoáy !

Cái phi lý còn nằm ở sự "xăng xái" bày tỏ "tình cảm thủy chung" với lý tưởng cộng sản đã bị ngay xứ sở sinh ra nó vứt vào sọt rác lịch sử. Trân trọng hữu nghị với Nga, với tỉnh Ulyanovsk (quê hương Lê Nin) mà lại không đoái hoài đến trách nhiệm với 17 triệu đồng bào ở Đồng bằng sông Cửu Long đã, đang và sẽ còn ngắc ngoải do tác động của biến đổi khí hậu, của thượng nguồn sông Mekong bị chặn lại để khai thác thủy điện mãi ở bên đất Tàu ?

Tương tự, cách đây hơn 3 năm, kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh (1/2017), Vĩnh Phúc cũng tặng mỗi hộ gia đình có hộ khẩu tại tỉnh một bộ ấm chén. Hội đồng nhân dân tỉnh đứng ra chủ trì tổ chức đấu thầu mua sắm. Hai Công ty TNHH Bảo Quang và Công ty TNHH Sản xuất & Dịch vụ thương mại Bảo Long, Bát Tràng trúng gần như hầu hết 9 gói thầu. Tổng các gói thầu mua ấm chén trị giá 65 tỉ VND.

Sau lễ kỷ niệm, tỉnh Vĩnh Phúc bị phê phán lãng phí và có nhiều tiêu cực trong quá trình đấu thầu mua sắm. Tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chiều 19/4/2017, về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm ấy, Vĩnh Phúc đã bị phê bình. Sau đó trên đã có chỉ đạo Sở Kế hoạch & Đầu tư thanh tra lại toàn bộ sự vụ, nhưng rồi mọi việc lại bị "chìm xuồng". Từ Vĩnh Phúc đến Hải Phòng, bài ca "Có chén thì mới có ấm" (hiểu là kiếm được ăn mới cho quà) đang được ngân nga.

Và như một bệnh dịch khó chữa, dù giàu hay nghèo, các địa phương vẫn thi nhau "xài tiền chùa", bởi đằng sau các dự án "ngon ăn" ấy, tính sơ sơ như vụ ấm chén Hải Phòng, sẽ là những khoản "lại quả" hậu hĩnh. Đó cũng là lời giải thích cho việc tại sao ở Việt Nam xưa nay, kỷ niệm năm thành lập, ngày giải phóng luôn được gắn liền với việc xây dựng công trình, tượng đài, nhạc nước... Cách đây 5 năm, nhân kỷ niệm 60 năm ngày giải phóng, Hải Phòng cũng từng mạnh tay chi cho dự án nhạc nước 200 tỷ. Công trình này sau đó buộc phải tháo bỏ vì bị dân phản đối.

Tại sao lại có thể làm ngơ trước những khó khăn vì thiếu trước, hụt sau, phải vay mượn cả ngoài lẫn trong, mà cả địa phương lẫn trung ương vẫn "nhất trí cao" trong việc chi hết chục tỉ này đến chục tỉ khác cho các công trình kỷ niệm ? Thậm chí gật đầu với cả những dự án vô bổ, kể cả những dự án dựng tượng đài trị giá cả trăm tỉ, ngàn tỉ mà lại không đầu tư thỏa đáng cho Đồng bằng sông Cửu Long, dù các vấn nạn ở khu vực này không còn là nguy cơ mà đã trở thành nhãn tiền suốt từ giữa thập niên 2010 đến nay ?

Trong khi nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, không thể trồng cấy, không kế sinh nhai, nông dân các huyện Ba Tri, Giồng Trôm… ở Bến Tre đang thi nhau bán lớp đất trên bề mặt các thửa ruộng mà họ đành phải bỏ hoang để có tiền trang trải những chi phí cho việc sống còn của họ. Giá bán lớp đất trên bề mặt các thửa ruộng ấy rất rẻ – chỉ từ 100.000 đồng/khối đến 150.000 đồng/khối. Đã vậy không dễ bán nếu ruộng nằm ở những vị trí không tiện cho vận chuyển.

Bao giờ câu chuyện giúp Đồng bằng sông Cửu Long "phát triển bền vững, thích ứng với các tác động của biến đổi khi hậu" bước ra khỏi vòng… nghị quyết, để có thể đi vào cuộc sống người dân ? Bao giờ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam thật sự "tri ân", thật sự biết đau xót cho mồ hôi, nước mắt của đồng bào mình nói chung ? Với thể chế hiện nay, những câu hỏi này chưa thấy có câu trả lời…

Nhân Hòa

Nguồn : RFA, 04/03/2020

Trích dẫn :

https://baotiengdan.com/2020/03/04/co-chen-moi-co-am/

https://news.zing.vn/chinh-phu-noi-gi-viec-hai-phong-duyet-chi-269-ty-mua-am-chen-post1054657.html

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/vinh-phuc-chi-65-ty-dong-mua-am-chen-tinh-noi-huyen-sai-huyen-bao-lam-theo-tinh-20170925090853546.htm

https://baotiengdan.com/2020/03/02/nong-dan-cap-dat-de-chinh-quyen-tri-an-lenin/

*****************

Hải Phòng 'tặng quà toàn dân' : nhiều bất hợp lý ! (RFA, 02/03/2020)

Thành phố Hải Phòng vừa quyết định chi 269 tỉ đồng để mua tặng mỗi hộ dân 1 bộ ấm chén và 1 lá cờ nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng.

dich3

Kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố vào ngày 28/2/2020, quyết định chi đến 269 tỉ đồng để mua tặng mỗi hộ dân 1 bộ ấm chén và 1 lá cờ nhân kỷ niệm 65 năm ngày giải phóng Hải Phòng. Courtesy thanhphohaiphong.gov.vn

Lãnh đạo Hải Phòng đưa ra quyết định tặng quà như vừa nêu tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân thành phố vào ngày 28/2/2020.

Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, Lê Khắc Nam khi trả lời báo chí trong nước cho biết việc tặng quà như vậy là ý nghĩa vì nhà nào cũng cần dùng ấm chén. Theo ông, việc tặng quà cho tất cả người dân thành phố đã được đưa ra bàn công khai ở Hội đồng Nhân dân. Ông còn cho rằng, những ý kiến khác, chỉ là của số ít người dân.

Trả lời RFA hôm 2/3/2020, Anh Lương Văn Trinh, một cư dân Hải Phòng cho biết ý kiến của Anh về quyết định tặng quà của thành phố cho dân như vừa nêu :

"Ấm chén thì nói chung nhà nào cũng có, nhà nào cũng có một hai ba bộ rồi… giờ tặng nữa cũng chẳng có ý nghĩa gì. Theo tôi, nên dùng đồng tiền đó chi cho những việc khác như xây trường học hay giúp các gia đình nghèo chẳng hạn, nhiều hộ dân còn nghèo lắm… Còn tặng cờ thì có phải ngày nào mình cũng treo đâu, cờ tổ quốc thì những ngày trọng đại mình mới treo chứ bình thường mình treo ở đâu ?"

Ngoài ra, dư luận trên mạng xã hội cũng có ý kiến cho rằng, khi cả nước đang chống chọi với dịch Covid-19, lãnh đạo thành phố Hải Phòng nên dùng số tiền này mua khẩu trang, nước sát khuẩn... phát miễn phí cho người dân.

Trung tá quân đội về hưu Vũ Minh Trí, nhận định với RFA hôm 2/3/2020, về việc chính quyền thành phố Hải Phòng tặng cờ và ấm chén cho dân :

"Đó là việc không hợp lý, lãng phí và không cần thiết. Thật ra thì tiền cần làm gì thì có lẽ người dân và chính quyền sẽ biết rõ hơn rất là nhiều, còn tôi nghĩ ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều các loại quỹ mà người dân chúng tôi vẫn phải đóng góp như quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học… họ thu trực tiếp hay vận động tùy tâm… thì tôi nghĩa tiền 269 tỷ mua quà đem chi cho các quỹ đấy thì hợp lý hơn".

Theo kết quả điều tra về hộ nghèo và hộ cận nghèo, của Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Hải Phòng, trên địa bàn thành phố năm 2019 theo chuẩn nghèo quốc gia có tỷ lệ hộ nghèo là 0,72% tương ứng 4.348 hộ nghèo ; Tỷ lệ hộ cận nghèo là 2,14% tương ứng 12.971 hộ cận nghèo.

Với ý kiến thay vì tặng quà, nên tặng tiền cho dân, ông Phó chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Hải Phòng, Lê Khắc Nam cho rằng : ‘tặng quà để kỷ niệm ngày Hải Phòng giải phóng mà trao bằng tiền thì còn gì là ý nghĩa ? Nói là 269 tỉ đồng nhưng mỗi suất chỉ có chưa đầy 500.000 đồng’… ông còn cho rằng việc chi 269 tỉ đồng là phù hợp với điều kiện của Hải Phòng và không hề lãng phí (!?).

Trả lời RFA từ Hà Nội hôm 2/3/2020, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên viện trưởng viện IDS đã tự giải thể, nói :

"Tôi nghĩ hoàn toàn không hợp lý chút nào xét về mặt xả hội và kinh tế, vì nếu họ thật sự muốn lo cho dân thì số tiền đó phải dùng để phát triển hạ tầng cơ sở, xây trường học, cải thiện bệnh viện, chăm sóc công viện.v.v… Thay cho việc tặng quà cho dân là lá cờ và bộ ấm chén. Chắc chắn bộ ấm chén đó sẽ quảng bá cho chính quyền Hải Phòng, xét về mức độ xã hội, hay cho nhân dân thì cái đấy là hoàn toàn phi lý. Nhưng xét về khía cạnh của đảng ủy thành phố Hải Phòng, thì rất hợp lý".

Bởi vì theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, chế độ độc tài rất quan tâm đến biểu tượng. Chẳng hạn tặng cờ xong bắt người dân lễ hội nào cũng phải treo cờ, làm cho cả địa phương đỏ rực cờ lên. Đấy là biểu tượng rất mạnh của chế độ. Ông nói tiếp :

"Cũng như bộ ấm chén ghi là công của đảng ủy hay UBND TP Hải Phòng, thì người dân lúc nào sử dụng cũng thấy đó là công lao của đảng và chính quyền Hải Phòng… Làm khác sâu vào tâm trí người dân việc biết ơn chính quyền, mà khỏa lấp một chuyện rất hiển nhiên là tiền mua đồ tặng đó họ lấy từ tiền thuế của nhân dân, để phục việc cho mục đích rất tự ti của chính quyền".

Theo ông Nguyễn Quang A, đấy là thủ thuật không lạ gì với tất cả chế độ độc tài. Nó làm cho người dân vô hình trung đồng nhất với chế độ mà có thể mình không đồng ý với nó về nhiều mặt. Nói cách khác, nó chủ ý củng cố niềm tin của người dân vào chế độ ấy.

dich4

Hình ảnh ngư dân và đội tàu cá Việt Nam. (Ảnh minh họa) Reuters

Đây không phải là lần đầu tiên việc tặng quà duy ý chí xảy ra ở Việt Nam, vào năm 2019, Báo Người Lao Động đã phát động và thực hiện Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển". Qua đó tặng cờ cho các địa phương có nhiều ngư dân đi đánh bắt xa bờ và trở thành nạn nhân của những vụ đâm tàu, bắt bớ, đánh đập bởi tàu của các nước khác.

Trả lời RFA hôm 2/3/2020, Đại biểu Quốc hội, Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội nghề Cá Việt Nam, nói :

"Cái này do thành phố Hải Phòng thôi, còn đối với chúng tôi thì tặng cho ngư dân cờ thì chúng tôi hoan nghênh, vì đó là công việc thiết thực và ý nghĩa. Còn thành phố Hải Phòng thì họ tặng chung cho nhân dân, theo chúng tôi nếu Hải Phòng tặng riêng cờ cho ngư dân thì thiết thực hơn".

Ngoài việc tàu Trung Quốc thường xâm phạm vùng biển Việt Nam, gây khó khăn cho hoạt động đánh bắt của ngư dân Việt Nam. Malaysia cũng cho biết từ năm 2006 đến 2019, nước này đã bắt giữ 748 tàu cá Việt Nam với hơn 7.000 ngư dân bị cho là đánh bắt cá trái phép trong vùng nước của Malaysia. Indonesia vào năm 2019, cũng đánh chìm 38 tàu cá Việt Nam với cáo buộc các tàu này đã xâm phạm vùng nước của Indonesia.

Tuy nhiên,một số ngư dân bị Indonesia bắt giữ từng cho Đài Á Châu Tự Do biết, họ đã đi đánh bắt ở tọa độ được Biên phòng Việt Nam xác nhận là trong vùng biển Việt Nam.

Vì vậy, nhiều người cho rằng, việc trao cờ cho ngư dân bám biển là cần thiết, nhưng trong tình hình hiện nay, cái họ cần hơn là những con tàu, là tài sản và tính mạng của họ phải được bảo vệ.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Trân Văn, Song Chi, Nhân Hòa
Read 730 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)