Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biển Đông : Tàu sân bay Mỹ Carl Vinson thao dượt cùng với Hải Quân Nhật (RFI, 13/03/2018)

Theo thông báo của hải quân Mỹ ngày 13/03/2018, được tờ báo Nhật The Japan Times trích dẫn, cụm tàu sân bay USS Carl Vinson vừa bắt đầu các cuộc thao dượt chung với các chiến hạm của hải quân Nhật Bản ở Biển Đông, trong đó có một trong những chiếc lớn nhất của hạm đội Nhật, chiếc khu trục hạm Ise, chở theo 3 trực thăng.

bd1

Ảnh minh họa : Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson (CVN 70) trên đường đi qua vùng Biển Hoa Đông ngày 09/03/2017 cùng với khu trục hạm Nhật JS Samidare (DD 106). AFP/US Navy/MC2 Sean M. Castellano

Hải quân Mỹ thông báo là cuộc thao dượt chung này là nhằm tăng cường khả năng phối hợp tác chiến giữa hải quân của hai nước đồng minh lâu đời này. Cuộc diễn tập đã bắt đầu từ hôm Chủ nhật, khi chiếc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và chiếc khu trục hạm USS Wayne E. Meyer đi ngang qua vùng Biển Đông.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là hai chiến hạm này sẽ ở cùng một nơi trong thời gian thao dượt chung với hải quân Nhật, theo lời của phát ngôn viên cụm tàu sân bay tấn công Carl Vinson. Phát ngôn viên này cho biết là thời gian của cuộc diễn tập sẽ được thông báo sau, nhưng chắc chắn là sẽ kéo dài nhiều ngày.

Hải quân Nhật và hàng không mẫu hạm Carl Vinson đã từng thao dượt chung tại vùng tây Thái Bình Dương vào tháng 4 vừa qua và ở vùng Biển Hoa Đông tháng 3.

Cụm tàu sân bay Carl Vinson mở cuộc thao dượt chung với hải quân Nhật Bản ngay sau khi vừa kết thúc chuyến viếng thăm lịch sử tại Đà Nẵng, Việt Nam vào ngày 09/03. Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ghé thăm một cảng của Việt Nam.

Thanh Phương

**********************

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson diễn tập cùng chiến hạm Nhật Bản trên Biển Đông (RFA, 13/03/2018)

Nhóm tàu sân bay tác chiến USS Carl Vinson của Hoa Kỳ đã bắt đầu diễn tập chung trên Biển Đông cùng với Lực lượng Phòng vệ trên Biển của Nhật Bản (MSDF). Hải quân Mỹ công bố tin vừa nêu hôm 13 tháng 3 năm 2018.

bd2

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tại cảng Đà Nẵng hôm 5/3/2018 - AFP

Theo thông báo của Hải quân Mỹ, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson và tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer diễn tập phối hợp với tàu khu trục chở trực thăng Ise của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, nhằm tăng cường khả năng tương tác giữa hai đồng minh lâu năm này.

Trước đó, Hải quân Mỹ cũng cho biết, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đã được triển khai để thực hiện nhiệm vụ thường lệ tại Tây Thái Bình Dương.

Được biết, cuộc diễn tập song phương bắt đầu từ ngày 11 tháng 3 khi nhóm tàu của hai nước đi qua khu vực Biển Đông. Japan Times dẫn lời Thiếu tá Hải quân Tim Hawkins, người phát ngôn của nhóm tàu tác chiến USS Carl Vinson cho hay, điều này không có nghĩa hải quân hai nước sẽ diễn tập tại cùng một khu vực.

Ông Tim Hawkins cũng cho biết sẽ không thảo luận chi tiết hải hành của các tàu vì lý do an ninh.

Người phát ngôn của nhóm tàu tác chiến USS Carl Vinson nhấn mạnh mà chúng tôi xin được trích nguyên văn : "Hợp tác với các đối tác hàng hải ở ngoài khơi là cách chúng ta duy trì an ninh, thịnh vượng và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong hơn 70 năm qua. Hồi năm ngoái, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cũng đã diễn tập với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, và năm nay chúng tôi lại tiếp tục việc này".

Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vừa hoàn thành chuyến thăm lịch sử đến Đà Nẵng. Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ quay trở lại Việt Nam kể từ khi cuộc chiến kết thúc.

************************

Tàu sân bay Carl Vinson tập trận với hải quân Nhật trên Biển Đông (VOA, 14/03/2018)

Nhóm tàu tấn công do tàu sân bay M USS Carl Vinson dn đu đã tiến hành các cuc tp trn song phương vi Lc lượng Phòng v Hàng hi ca Nht Bn (MSDF) trên Bin Đông.

bd3

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson

Hải quân Hoa Kỳ cho biết tàu Carl Vinson và tàu khu trc có tên la dn đường USS Wayne E. Meyer đang tiến hành các hot đng kết hp vi tàu khu trc trc thăng Ise ca Nht, tham gia mt phn ca các cuc tp trn chung nhằm mc đích tăng cường kh năng tương tác hàng hi gia hai đng minh lâu đi.

Hải quân Hoa Kỳ cho biết tàu Vinson đang tun tra đnh kỳ khu vc Tây Thái Bình Dương và tiến hành tp trn hôm Ch nht 11/3 trên khu vc Bin Đông.

Ông Tim Hawkins, người phát ngôn ca nhóm tàu tn công Vinson, nói vi t The Japan Times rng điu này không có nghĩa là hai lc lượng hi quân s cùng mt v trí trong sut thi gian tp trn.

Ông Hawkins cho biết thi gian chính xác ca cuc tp trn s được công b sau, nhưng nói thêm rng "cuc tp trn s kéo dài hơn vài ngày".

Hải quân Hoa Kỳ nói rng, trong khuôn kh các cuc tp trn, bn nhân viên liên lc ca MSDF đã sang tàu sân bay Vinson để h tr các hot đng tp trn kết hp. Các hot đng s bao gm đào to vn hành thy lc, k thut chng tàu ngm, phòng không, và tàu khu trc Nht Ise cũng s tiến hành tiếp liu trên bin vi tàu sân bay Vinson.

Ông Hawkins nói : "Việc hp tác vi các đi tác hàng hi trong các vùng bin m rng đã giúp chúng ta duy trì an ninh, thnh vượng và n đnh khu vc n Đ Dương - Thái Bình Dương trong hơn 70 năm qua".

Tàu MSDF và tàu Vinson đã tiến hành tp trn chung vào tháng Tư năm ngoái tây Thái Bình Dương và hi tháng 3 năm nay Bin Đông.

****************

Pháp tăng cường hiện diện trong vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương (RFI, 13/03/2018)

Trong vòng không đầy một tuần lễ, Paris tung ra liên tiếp hai tín hiệu mạnh nhằm khẳng định vai trò của mình tại cả hai khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, hiện đang được gộp lại trong khái niệm chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương. Hầu hết các nhà quan sát đều ghi nhận là Paris đang khẳng định vai trò cường quốc hải quân của mình vào lúc Bắc Kinh đang ngày càng mở rộng tầm ảnh hưởng trong khu vực.

bd4

Hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire (F734) trên đường vào cảng Manila (Philippines) ngày 12/03/2018. Reuters/Romeo Ranoco

Tại New Delhi hôm 10/03/2018, tổng thống Pháp Emmanuel Macron ký với thủ tướng Ấn Narendra Modi một thỏa thuận hợp tác quân sự, mở cửa các căn cứ Hải Quân của nhau cho đối tác. Sau đó hai ngày, một chiến hạm Pháp ghé cảng Manila ở Phillipines, một nước ven Biển Đông, trong một chuyến thăm hữu nghị trong khuôn khổ một thỏa thuận quốc phòng mới giữa hai nước.

Củng cố thành tố Đông Nam Á trong chiến lược Châu Á

Chuyến ghé cảng Philippines ngày 12/03 của hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire đã không thoát khỏi sự chú ý của báo The Diplomat. Trong một bài phân tích ngay trong ngày, tác giả Prashanth Parameswaran đã cho rằng "chuyến thăm thiện chí lại cho phép Pháp củng cố thêm thành tố Đông Nam Á trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của mình".

Đối với The Diplomat, nằm trong một chuỗi hoạt động mới đây với nhiều nước Châu Á khác, chuyến ghé cảng Philippines của chiến hạm Pháp đã nêu bật quan hệ quốc phòng đang phát triển giữa Pháp và Philippines, cũng như vai trò của Pháp trong tư cách một cường quốc ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Nhận định của tờ báo rất rõ : Pháp hoàn toàn không phải là một tác nhân mới trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và ảnh hưởng của Pháp được thấy rõ từ lâu trong các lãnh vực khác nhau, từ di sản thời thuộc địa, chủ quyền trên nhiều vùng lãnh thổ hải ngoại, cho đến các thương vụ bán vũ khí, hay cùng với một số cường quốc khác, đóng góp vào việc bảo tồn trật tự dựa trên luật pháp. Tuy nhiên, với việc khái niệm "Ấn Độ-Thái Bình Dương" nổi lên trong những tháng gần đây, những bước tiến của Pháp vào khu vực đã được chú ý nhiều hơn.

Nếu trong tuần qua, nổi bật nhất là chuyến công du Ấn Độ của tổng thống Pháp Emmanuel Macron, chắc chắn có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng một khía cạnh quan trọng khác của vai trò của Pháp tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương là nỗ lực của Paris tiếp tục mở rộng quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng, từ Việt Nam đến Philippines, không kể tới Malaysia. Trước khi ghé Philippines, hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire chẳng hạn, đã ghé Brunei.

Quan hệ Pháp-Philippines tiến sâu vào lãnh vực quốc phòng

Riêng về quan hệ Pháp-Philippines, The Diplomat nhắc lại rằng cả hai nước đều đã có quan hệ lâu đời, và đang tiến sâu vào lĩnh vực quốc phòng trong những năm gần đây.

Đáng ghi nhận hơn cả là thỏa thuận quốc phòng mới, được ký kết tháng 5 năm 2016, sau nhiều năm đàm phán, quy định một khuôn khổ tổng thể để phát triển quan hệ an ninh, trong đó không chỉ có các chuyến thăm và đối thoại, mà còn có đào tạo, xây dựng năng lực, và hợp tác về thiết bị quốc phòng, hậu cần và vũ khí.

Mới đây, một phái đoàn cấp cao của bộ Quốc Phòng Pháp đã đến Manila tham gia cuộc họp của ủy ban hợp tác Pháp-Philippines đầu tiên. Dù phía Pháp không tiết lộ gì cụ thể, nhưng chống khủng bố và an ninh hàng hải là ưu tiên mà hai bên đặt ra trước đây.

Nhân chuyến ghé cảng Manila của chiến hạm Le Vendémiaire, tân đại sứ Pháp tại Philippines Nicolas Galey không ngần ngại coi đó là một phần nỗ lực của Pháp nhằm "đảm nhận đầy đủ vai trò cường quốc Thái Bình Dương" của mình, cũng như thực hiện "cam kết quân sự đối với an ninh khu vực Đông Nam Á".

Mặc dù đại sứ Galey đã không đi sâu vào chi tiết của những gì đã được Paris và Manila đồng ý, và cố gắng tránh đề cập trực tiếp về Biển Đông, nhưng ông lưu ý rằng các "lĩnh vực hợp tác mới rất, rất quan trọng đối với cả hai nước".

Đối với The Diplomat, quan hệ quốc phòng Pháp-Philippines vẫn còn sơ khai, và Pháp cũng chỉ là một trong số nhiều đối tác mà Manila đang mở rộng quan hệ quốc phòng. Thế nhưng, những sự kiện như chuyến thăm Manila của chiếc Vendémiaire cũng rất có ý nghĩa trong toàn cảnh chiến lược Pháp tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Kết với New Delhi để mở rộng phạm vi hoạt động ở Ấn Độ Dương

Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Pháp được thấy rõ nhất qua sự kiện Pháp và Ấn Độ, hôm 10/03/2018 vừa qua, đã ký một thỏa thuận tăng cường hợp tác quân sự ở vùng Ấn Độ Dương, nơi Trung Quốc cũng là một cường quốc khu vực.

Theo thỏa thuận được chính thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và tổng thống Pháp Emmanuel Macron ký kết, Hải Quân Ấn Độ và Pháp từ nay được quyền tiếp cận và sử dụng các căn cứ của cả hai bên ở Ấn Độ Dương. Đối với Ấn Độ, đó là một lợi thế rất lớn vì Pháp có đến ba căn cứ hải quân trên Ấn Độ Dương.

Thỏa thuận Pháp-Ấn dĩ nhiên là một vấn đề song phương. Thế nhưng, giới quan sát đều thấy bóng dáng Trung Quốc trong thỏa thuận này.

Hoạt động của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương gây quan ngại

Theo đài truyền hình Pháp France24, trong một bài công bố hôm 10/03, tham vọng biển đảo của Trung Quốc tại Biển Đông đã từng khiến thế giới lo ngại, nay nỗi quan ngại lại tăng thêm với các động thái của Bắc Kinh ở khu vực Ấn Độ Dương rộng lớn - trải dài từ Kênh Đào Suez đến eo biển Malacca.

Hai ông Modi và Macron đặc biệt lo lắng trước việc Trung Quốc tăng cường và mở rộng sự hiện diện quân sự tại một căn cứ hải quân ở Djibouti, môt tiểu quốc vùng Đông Phi có vị trí chiến lược.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng đang xây dựng mạng lưới thương mại - cái gọi là Một Vành Đai, Một Con Đường - kết nối nhiều quốc gia Châu Á và Châu Phi nằm trên Ấn Độ Dương.

Ấn Độ, nước ở trung tâm khu vực Ấn Độ Dương, đặc biệt lo ngại trước việc Trung Quốc xây dựng cảng Gwadar ở Pakistan, giành được hợp đồng sử dụng cảng Hambantota của Sri Lanka trong 99 năm, và mua một số hòn đảo nhỏ ở Maldives. Đối với giới chuyên gia Ấn Độ, Bắc Kinh đã cài "âm binh" vào khu vực Ấn Độ Dương thông qua các công ty Trung Quốc, vốn đã vung tiền đầu tư vào các tài sản khác nhau, từ sân bay cho đến thị trường chứng khoán Bangladesh.

Theo chuyên gia Abhijit Singh, thuộc trung tâm tham vấn Observer Research Foundation tại New Delhi thì các công ty nói trên "chủ yếu hoạt động theo yêu cầu của nhà nước Trung Quốc và tất cả các khoản đầu tư của họ thực ra không phải là đầu tư thương mại mà là đầu tư chiến lược, nhằm phục vụ mục tiêu địa chính trị". Chính phủ của thủ tướng Modi đã từng bày tỏ thái độ giận dữ khi Sri Lanka cho một tàu ngầm Trung Quốc ghé cảng vào năm 2014…

Ấn Độ gần đây đã tăng cường tuần tra ở vùng eo biển Sunda ở Ấn Độ Dương và Vịnh Ba Tư, đồng thời nâng cao năng lực giám sát biển quanh các đảo Andaman và Nicobar ngoài khơi Miến Điện, nơi tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc ngày căng tăng cường hoạt động.

Tương đồng lợi ích chiến lược Paris-New Delhi tại Ấn Độ Dương

Về phía Pháp, Paris cũng có những cơ sở ở Ấn Độ Dương, như vùng đảo Réunion, cũng như những lợi ích quan trọng ở Thái Bình Dương. Trả lời đài truyền hình Ấn Độ hôm 09/03, tổng thống Macron xác định : "Chúng tôi có một sức mạnh hàng hải mạnh mẽ, một lực lượng hải quân hùng hậu với tàu ngầm hạt nhân".

Theo ông Macron, Pháp rất tích cực trong khu vực Ấn Độ Dương để bảo vệ an ninh tập thể và "Ấn Độ là một trong những đối tác quan trọng để bảo vệ ổn định trong toàn khu vực".

Nhìn chung, thỏa thuận đồng sử dụng căn cứ hải quân Ấn Pháp có lợi cho cả hai bên. Ấn Độ thì có thể mở rộng phạm vi tuần tra và kiểm soát của mình ra xa hơn, về tận phía Tây của Ấn Độ Dương, nơi tiếp giáp vùng Trung Đông và Đông Phi. Ngược lại, Pháp cũng có thể tận dụng các cơ sở hậu cần của Ấn Độ để đi xa hơn về phía Đông của Ấn Độ Dương. Hai bên có thể kiểm soát chặt chẽ hơn vùng Ấn Độ Dương, nơi qua lại của hàng hoá Âu-Á.

Dĩ nhiên là Trung Quốc đã phủ nhận mọi ý đồ chính trị tại vùng Ấn Độ Dương, nhất là ý đồ chống lại Ấn Độ. Một số chuyên gia Trung Quốc không ngần ngại cho rằng Ấn Độ đang sử dụng "hiểm họa Trung Quốc" làm cớ tăng cường sức mạnh quân sự của mình.

***************

Chiến hạm Pháp thăm Manila trong nỗ lực tăng cường hiện diện ở Biển Đông (RFI, 12/03/2018)

Sau các cuộc tập trận chung với Hải Quân Mỹ, Nhật và Trung Quốc ngoài khơi Hồng Kông, hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire hôm nay, 12/03/2018, đã ghé cảng Manila (Philippines) trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày. Chiếc Vendémiaire đã được phái đến công tác ba tháng trong vùng biển Châu Á với mục tiêu tăng cường vai trò của Pháp trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đòi chủ quyền trên 90% diện tích, bồi đắp và quân sự hóa các đảo tranh chấp.

bd5

Hải quân Philippines đón tiếp chiến hạm Pháp Vendémiaire tại cảng Manila ngày 12/03/2018. Romeo Ranoco / Reuters

Theo Marianne Dardard, thông tín viên RFI tại Manila, sự kiện chiến hạm Pháp ghé cảng Philippines nằm trong nỗ lực của Paris nhằm khẳng định sức mạnh hải quân của Pháp ở Thái Bình Dương :

"Về phía Pháp, chuyến thăm Manila lần này của chiếc Vendémiaire là biểu tượng cho tiến trình xích lại gần Philippines hơn, sau khi diễn ra cuộc họp đầu tiên của ủy ban hợp tác quốc phòng hỗn hợp Pháp-Philippines.

Là quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ hai trên thế giới, Pháp là nước Châu Âu duy nhất có sự hiện diện thường trực ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương.

Nicolas Galey, đại sứ Pháp tại Philippines, giải thích : "Pháp hiện triển khai thường trực 8.000 quân nhân trong khu vực, với trách nhiệm bảo vệ và duy trì an ninh trên các vùng lãnh thổ Pháp, kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế của Pháp, đồng thời đóng góp cho an ninh toàn cầu, yêu cầu tôn trọng quyền tự do hàng hải và bảo vệ môi trường".

Vào lúc có vẻ như không có gì ngăn cản được sức mạnh của Trung Quốc trên vùng biển khu vực, trong những tháng gần đây nhiều chiến hạm Mỹ và Nhật Bản nối tiếp nhau ghé cảng Manila. Đây là một cách để phô trương uy lực trước Bắc Kinh.

Đối với chuẩn đô đốc Denis Bertrand, tư lệnh lực lượng võ trang Pháp ở Thái Bình Dương, "các chuyến hải hành của chiến hạm Le Vendémiaire trong các vùng biển bao quanh Trung Quốc góp phần khẳng định sự gắn bó của Pháp với nguyên tắc tự do hàng hải vốn mang tính phổ quát". Theo ông Bertrand, hoạt động của Pháp không hề mang tính khiêu khích và không nhắm cụ thể vào một nước nào.

Phía Pháp luôn thận trọng, tránh nêu đích danh Trung Quốc".

Hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire không xa lạ gì với người Việt Nam. tháng 11 năm 2015, chiến hạm này đã từng cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài một tuần lễ.

Trọng Nghĩa

**********************

Mỹ cung cấp cho Philippines hệ thống do thám không người lái đầu tiên (RFA, 13/03/2018)

Mỹ cung cấp cho Philippines một hệ thống thiết bị không người lái trị giá 13,2 triệu đô la Mỹ nhằm do thám các lực lượng nổi dậy Hồi giáo.

bd6

Thiết bị do thám không người lái ScanEagle trên bệ phóng trong lễ bàn giao từ Mỹ sang Philippines, 13/3/2018. AFP

Đại sứ Mỹ tại Manila, ông Sung Kim, nói với báo chí rằng thiết bị có tên ScanEagle sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng của quân đội Phi do thám các hoạt động của lực lượng khủng bố.

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Delffin Lorenzana, cho biết thiết bị không người lái có gắn camera có khả năng bay liên tục trong 24 giờ sẽ giúp ích cho các cuộc hành quân của quân đội chống quân nổi dậy ở miền Nam nước này.

Phi đã hủy bỏ việc cung cấp thiết bị do thám không người lái từ Canada vì nước này chỉ trích những vi phạm nhân quyền của Tổng thống Rodrigo Duterte của Phi trong chiến dịch chống ma túy của ông.

Việc cung cấp thiết bị này cho quân đội Phi chứng tỏ quan hệ Mỹ- Phi nồng ấm trở lại dưới thời Tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ, người ca ngợi Tổng thống Rodrigo Duterte vì đã tiến hành cuộc chiến chống ma túy.

Published in Quốc tế

Biển Đông : Nguy cơ xung đột bùng nổ do Bắc Kinh gia tăng bành trướng (RFI, 01/03/2018)

Le Figaro có bài phân tích đáng chú ý về nguy cơ Trung Quốc mở rộng bành trướng lãnh thổ, trước hết tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, sau việc Đảng cộng sản Trung Quốc sửa đối Hiến pháp, cho phép ông Tập Cận Bình lãnh đạo trọn đời.

nguy1

Ảnh ông Tập Cận Bình cạnh Mao Trạch Đông trên đường phố Thượng Hải, ngày 26/02/2018. Reuters/Aly Song

Le Figaro ghi nhận trước hết phản ứng lo ngại trên các mạng xã hội tại Trung Quốc, sau khi ông Tập Cận Bình có triển vọng sẽ cầm quyền suốt đời. Các bình luận chỉ trích nở rộng đến mức chính quyền Trung Quốc ra lệnh ngăn chặn hàng loạt diễn đạt như "vua tự phong", "tôi không đồng ý" hay tôi sẽ "di cư"… Tuy nhiên, điều mà tờ báo tập trung lưu ý công chúng là, với khả năng quyền lực nằm trọn trong tay ông Tập Cận Bình, chính quyền Bắc Kinh rất có thể sẽ lựa chọn chiến lược cứng rắn, tăng cường ảnh hưởng trước tiên tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, buộc Hoa Kỳ phải lùi bước.

Theo chuyên gia Antoine Bondaz, thuộc viện Nghiên cứu chiến lược Pháp (Fondation pour la recherche stratégique), để thống trị thế giới, Trung Quốc trước hết sẽ tìm cách thống trị Châu Á. Nhà nghiên cứu Trung Quốc Thì Ân Hoằng - Shi Yinhong (Đại học Nhân dân Bắc Kinh) nhấn mạnh là quân đội Trung Quốc sẽ gia tăng cạnh tranh với Mỹ về quân sự, đặc biệt là về vũ khí hạt nhân, chinh phục không gian và công nghệ tin học.

Tại Biển Đông, xung đột quân sự có thể sẽ bùng phát, tiếp theo một loạt đụng độ nhỏ, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, cho dù Trung Quốc và Hoa Kỳ không có lợi gì nếu chiến tranh xảy ra. Theo chuyên gia Bonnie Glaser, thuộc một trung tâm nghiên cứu chiến lược ở Washington, chính quyền Tập Cận Bình sẽ "đẩy mạnh hơn nữa" các tham vọng tại vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông, với Việt Nam, Philippines hoặc Malaysia, cũng như gây sức ép mạnh hơn với Đài Loan, mà Trung Quốc khẳng định sẵn sàng "thống nhất" bằng vũ lực.

Mục tiêu cụ thể của Trung Quốc, theo ông Mathieu Duchâtel, phó giám đốc Hội đồng Quan hệ đối ngoại Châu Âu, là "thay đổi tương quan lực lượng về quân sự" với liên minh Nhật-Mỹ, để có thể đi đến chỗ giải quyết các xung đột chủ quyền trên thế thượng phong.

Tuần qua, Hoàn Cầu Thời Báo – tờ báo chính thức của chính quyền Trung Quốc – kêu gọi hãy Bắc Kinh nắm lấy cơ hội tổng thống Mỹ đang còn "hờn dỗi" với các định chế quốc tế, để gia tăng nỗ lực nhằm bảo đảm là "dự án vĩ đại" của Trung Quốc là "không thể nào cản nổi". Một số chuyên gia cũng dự báo "hoàng đế đỏ" sẽ tỏ ra càng cứng rắn hơn nữa trên trường quốc tế, nếu "hoạt động kinh tế chững lại".

Tranh cử Indonesia : Tổng thống Jokowi rất được lòng dân

Về chính trị Châu Á, báo kinh tế Les Echos quan tâm đến cuộc bầu cử tổng thống Indonesia vào năm 2019. Cho dù một năm nữa diễn ra bầu cử, nhưng cuộc đấu được coi là đã bắt đầu giữa hai ứng cử viên tiềm năng chủ chốt, trong đó có tổng thống đương nhiệm Joko Widodo, biệt danh "Jokowi". Đối thủ của Jokowi là lãnh đạo đảng đối lập Gerindra (đảng Phong trào vì nước Indonesia vĩ đại), có chủ trương tăng mạnh ngân sách cho quốc phòng, người thất cử trong cuộc đấu 2014.

Theo thăm dò dư luận, nếu bầu cử diễn ra ngày mai, tổng thống Joko Widodo sẽ nhận được 64% phiếu bầu, so với 27% của đối thủ. Cho dù tỉ lệ tăng trưởng của Indonesia hiện tại chỉ là 5%, không được ở mức 7% như hứa hẹn, nhưng ông Jokowi vẫn được lòng dân một phần do chính sách phát triển mạnh cơ sở hạ tầng và đẩy mạnh y tế.

Bên cạnh đó, tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á này có triển vọng sẽ còn tăng mạnh từ đây đến hết nhiệm kỳ của Jokowi, do hơn 225 "dự án hạ tầng ưu tiên" sắp được khởi động. Thứ hạng của Indonesia cũng được cải thiện đáng kể trong bảng xếp loại "Doing Business" của Ngân Hàng Thế Giới.

Chiến thắng của Putin và sự yếu kém của Nhà nước pháp quyền Nga

Cũng về bầu cử, nhưng tại Nga, với dự báo phần thắng chắc chắn nằm trong tay tổng thống Putin, bởi không có đối thủ tầm cỡ nào. Tuy nhiên, Le Monde gắn liền khả năng thắng lợi áp đảo của tổng thống Nga trong cuộc bầu cử 18/3 tới với sự "vắng mặt của nhà nước pháp quyền". Tờ báo ghi nhận là đằng sau chiến thắng được dự báo trước của ông Putin là "sự bất lực của Nhà nước Nga, không có khả năng tự hiện đại hóa, và trở thành một bộ máy hiệu quả".

Le Monde thừa nhận tại nước Nga, có nhiều nỗ lực xây dựng một xã hội hiện đại, nhưng riêng về mặt Nhà nước pháp quyền, nước Nga thời Putin chứng kiến sự trở lại của nhiều "cách vận hành cổ lỗ" trong chính trị. Cụ thể như Hạ Viện Nga bị tổng thống Putin biến thành con rối, nơi chủ yếu để phê chuẩn các sắc lệnh của chính phủ, với trung bình 1.000 sắc lệnh/một năm so với con số 32 ở Mỹ.

Kể từ năm 2003, chính quyền Putin liên tục tiến hành các cải cách hành chính, với việc các bộ nhập vào rồi lại tách ra, trong nội bộ bộ máy, diễn ra nhiều cuộc chiến khốc liệt, cùng với việc chính phủ cho lập ra thêm nhiều hệ thống chỉ đạo song hành. Tuy nhiên, cho dù rất nhiều biến động như vậy, bộ máy hành chính Nga vẫn hoạt động rất kém hiệu quả, nhiều dự án cơ sở hạ tầng phải đội giá rất cao, trong bối cảnh đất nước nhìn chung là vẫn nghèo. Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, nước Nga được xếp hạng trong nhóm một phần tư nền dân chủ yếu kém nhất thế giới.

Brexit : "Thời khắc của sự thật"

Vẫn về thời sự chính trị quốc tế, đàm phán giữa Liên Âu và Anh Quốc về Brexit đang bước vào giai đoạn căng thẳng là tâm điểm chú ý của La Croix, với hàng tựa trang nhất "Brexit : Thời khắc của sự thật".

Hôm 28/02, người phụ trách thương thuyết Châu Âu, chính trị gia Pháp Michel Barnier, công bố dự thảo "thỏa thuận" cho thấy quyết tâm của Bruxelles đặt ra "nhiều lằn ranh đỏ" với Luân Đôn. Hai trong số các lằn ranh đỏ, để giai đoạn chuyển tiếp kéo dài đến cuối 2020 có thể thành hiện thực, thứ nhất là kiều dân Châu Âu được đi lại tự do, giống như với những người tới Anh trước Brexit, và thứ hai là tôn trọng các quy tắc chung được Tòa Án Công Lý của Liên Hiệp Châu Âu bảo trợ.

Bản dự thảo được đưa ra hai ngày trước khi thủ tướng Anh có bài diễn văn được trông đợi về quan hệ tương lai với Liên Âu.

Theo La Croix, điểm nghịch lý của "dự thảo thỏa thuận" này là vạch ra "những vấn đề gây bất đồng nhất", đặc biệt là về biên giới giữa Ireland - Bắc Ailen. Theo dự thảo của Liên Âu, nếu không có giải pháp nào khác, thì "tỉnh Bắc Ireland" của nước Anh sẽ vẫn nằm trong thị trường chung và liên minh thuế quan Châu Âu, bởi Ireland là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu, hàng hóa vẫn sẽ được vận chuyển tự do giữa Ireland và vùng Bắc Ireland (thuộc Vương Quốc Anh) như trong nội bộ Liên Âu.

Về Brexit, Le Figaro có hai bài : "Brexit : Barnier dồn May vào chân tường" và "Nguy cơ Liên Âu "sáp nhập" Bắc Ireland". Les Echos thừa nhận đây là vấn đề dễ khiến xung đột giữa Anh và Liên Âu "bùng nổ" nhất, thủ tướng Anh ngay lập tức đã phản đối một giải pháp đe dọa "tính toàn vẹn lãnh thổ theo Hiến pháp Anh", cho dù đại diện Châu Âu trấn an đây không phải là mục tiêu của Bruxelles.

Thỏa thuận về Brexit phải hoàn tất vào mùa thu năm nay, để chuẩn bị cho việc ly dị giữa Liên Âu và Anh, chính thức có hiệu lực từ 29/03/2019.

Pháp tăng trưởng cao nhất từ 2011

Trở lại Pháp, theo thống kế của INSEE hôm qua, tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt 2%. Đây là mức tăng trưởng 2% đầu tiên kể từ năm 2011. Theo Le Figaro, so với mức tăng trưởng 1,1%/năm của năm 2016, thời tổng thống Hollande, tốc độ tăng trưởng của nước Pháp năm đầu tiên thời Emmanuel Macron đã tăng gần gấp đôi. Nếu không có các cú sốc đặc biệt từ bên ngoài, tăng trưởng trong năm 2018 dự kiến sẽ giữ cùng tốc độ. Le Figaro giải thích tỉ lệ tăng trưởng 2017 chủ yếu là do đầu tư cho doanh nghiệp tăng vọt, mức tăng trưởng cao này cũng do bối cảnh kinh tế thế giới nhìn chung là thuận lợi.

Le Figaro ghi nhận "điểm tối duy nhất đáng kể" trong bức tranh sáng sủa này là tiêu thụ của các hộ gia đình có phần sụt giảm, do việc mua sắm hàng hóa nói chung, nhưng đặc biệt do khí hậu ấm lên vào mùa thu năm ngoái, khiến việc tiêu thụ năng lượng để sưởi ấm giảm mạnh.

Nạn kim cương giả : hơn 700 đơn kiện

Trong lĩnh vực xã hội, báo Le Monde chú ý đến nạn lừa đảo bán kim cương giả trên mạng "không thể tin được" tại Pháp.

Theo phóng sự điều tra của Le Monde, hiện tại đã có khoảng 700 người đâm đơn kiện. Nhiều khổ chủ đã bị lừa toàn bộ tiết kiệm của cả đời làm việc. Điều tra được mở ra từ năm 2016 xác định có từ ba đến bốn băng nhóm đứng đằng sau vụ lừa đảo quy mô này. Le Monde thuật lại câu chuyện về một cặp vợ chồng Pháp – làm việc trong nghề xây dựng - bị lừa hai lần, tổng cộng 450.000 euro. Trong vụ mắc bẫy thứ hai, kẻ lừa đảo thậm chí bao tiền cho hai vợ chồng nạn nhân đến thăm cơ sở kinh doanh tại ngoại ô Tel-Aviv, trực tiếp tiếp xúc với các thợ thủ công kim hoàn, để gây lòng tin.

Theo một thẩm phán, tư pháp sẽ còn nhận thêm nhiều đơn kiện mới. Có thể hàng nghìn người đã rơi vào tròng. Le Monde cảnh báo công chúng là các băng nhóm lừa đảo kim cương giả vẫn đang còn hoạt động.

Nông nghiệp Pháp khủng hoảng, nhưng học sinh nghề nông lại đắt hàng

Nông nghiệp tiếp tục là tâm điểm thời sự của các báo Pháp. Le Figaro có xã luận mang tựa đề "Nghi ngờ trong giới làm nông", với tựa lớn trang nhất : "Hố ngăn cách gia tăng giữa chính quyền với nông thôn". Tờ báo thiên hữu chỉ trích hàng loạt chính sách của chính phủ gây thêm khó khăn cho các vùng nông thôn, như hạn chế tốc độ xe hơi ở 80km/giờ, đóng cửa nhiều trường học ở nông thôn, hay tăng giá xăng dầu… Trong khi đó Libération chú ý đến cuộc chiến giành cử tri giữa lãnh đạo cánh hữu Laurent Wauquier và lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen.

Cho dù nông nghiệp Pháp đang trải qua nhiều khủng hoảng, Le Figaro ghi nhận điểm sáng trong đào tạo nghề tại các trường trung học nông nghiệp, với tỉ lệ hơn 90% học sinh sau khi tốt nghiệp có ngay việc làm, thậm chí được tuyển mộ ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là điều rất ít được công chúng rộng rãi biết đến.

Lý do là vì hơn 210.000 học sinh, sinh viên học nghề nông tại Pháp nhìn chung được đào tạo rất tốt, phù hợp với đòi hỏi của thị trường, việc thực tập rất được chú trọng, ngay khi ra trường họ đã có thể làm việc ngay. Mặt trái của nghề nông là thu nhập thường thấp hơn mức trung bình, nhưng đổi lại là nhà nông được sống trong một môi trường trong lành hơn nhiều so với các thành phố (không kể đến các hậu quả liên quan đến hóa chất độc hại trong nông nghiệp - người viết).

Bắc Cực ngang nhiệt độ nước Pháp

Về môi trường, trong lúc nước Pháp chìm trong giá lạnh với đợt gió buốt từ Nga tràn sang, Le Figaro lưu ý đến điều ngược đời là "khí hậu ấm lên đáng kể tại Bắc Cực", với nhiệt độ nhiều nơi ở mức 0°C, tức cao hơn 30 độ so với nhiệt độ trung bình vào thời điểm này của năm.

Cụ thể là, nhiệt độ tại thủ phủ của xứ Greenland (vùng đất tự trị thuộc Đan Mạch) lên đến mức dương, tức hơn 0°C. Theo Le Figaro, hiện tượng nhiệt độ Bắc Cực đang nóng lên có thể sẽ tiếp tục gây ra các đợt lạnh bất thường tại các vùng phía nam, cụ thể như Châu Âu, trong tương lai, như đợt giá rét hiện nay tại Pháp.

Cấm Diesel : Chiến thắng của hiệp hội môi trường Đức

Cũng trong lĩnh vực môi trường, Le Monde dành hai bài để giới thiệu về thắng lợi ban đầu của cuộc chiến chống diesel tại Đức. Hôm 27/02, một tòa án cấp bang nước Đức đã ra phán quyết buộc các thành phố phải cấm xe cũ chạy diesel, để hạ mức ô nhiễm không khí. Phán quyết nói trên liên quan đến hàng loạt thành phố lớn của Đức.

Le Monde cũng giới thiệu về hiệp hội môi trường Đức DUH (Deutsche Umwelthilfe), tổ chức đứng đằng sau chiến dịch vận động pháp lý thành công mang tính biểu tượng lớn này. Đức vốn được coi cái nôi của nền công nghiệp xe hơi diesel.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Liên Hiệp Quốc phát hiện Bắc Hàn chuyển những hàng cấm đến Syria, Myanmar (RFA, 28/02/2018)

Bắc Hàn gửi các thiết bị dùng cho tên lửa đạn đạo và các chương trình vũ khí hóa học cùng với chuyên viên tên lửa đến Syria ; đồng thời chuyển các hệ thống tên lửa đạn đạo bị cấm đến Myanmar vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc.

NKOREA-POLITICS-KIM

Lãnh tụ Bắc Hàn với một vật mà họ tuyên bố là đầu đạn hạt nhân thu nhỏ - AFP photo

Hãng thông tấn AP loan tin vừa nêu vào ngày 28 tháng Hai, dẫn nguồn từ ủy ban chuyên gia giám sát các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Hàn. Theo đó qua các cuộc điều tra đã phát hiện Bình Nhưỡng có hơn 40 lần chuyển đến Syria, bao gồm tên lửa đạn đạo bị cấm, vũ khí và hàng hóa trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2017.

Một thành viên của Liên Hiệp Quốc ẩn danh cho biết còn thấy có bằng chứng biên nhận Myanmar nhận một loạt vũ khí của Bắc Hàn, gồm các thiết bị phóng tên lửa, tên lửa đất đối không kèm với hệ thống tên lửa đạn đạo.

Theo báo cáo của các chuyên gia, vào ngày 2 tháng Hai vừa qua, AP còn cho biết Bắc Hàn vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc về xăng dầu, tham gia hợp tác với Syria và Myanmar trong lãnh vực tên lửa đạn đạo bị cấm, và xuất khẩu bất hợp pháp hàng hóa, thu về cho Bình Nhưỡng gần 200 triệu đô la Mỹ trong 9 tháng của năm 2017.

Báo cáo này được các nhà ngoại giao dự trù trình lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào giữa tháng Ba, sẽ bao gồm các chi tiết về "bằng chứng mới quan trọng" cho thấy Bắc Hàn giao thương với Syria từ năm 2008.

*****************

Thỏa thuận ‘ngầm’ cho người ‘ngoài cuộc’ khai thác dầu khí ở Biển Đông ? (VOA, 28/02/2018)

Việc mt công ty Hàn Quc phát hin du m trong vùng bin mà 6 chính ph đang tranh giành ch quyn cho thy cách người "ngoài cuc" khai thác ngun tài nguyên bin ti đây mà không làm gia tăng căng thng chính tr đã kéo dài nhiu thp niên.

bd2

Tàu cảnh sát bin Trung Quc rượt đui tàu cnh sát bin Vit nam khi lc lượngVit Nam đến gn giàn khoan thăm dò du ca Trung Quc HD-981 Bin Đông ngày 15/7/2014.

Công ty dầu khí của Hàn Quc SK Innovation Corporation va phát hin du thô ti mt khu vc do Trung Quc kim soát Bin Đông.

Trường hp này cho thy các công ty thuc các quc gia bên ngoài tranh chp Bin Đông, mt khu vc giàu tài nguyên, có th thăm dò du khí bằng cách ký hp đng vi mt trong các chính ph có tuyên b ch quyn. Theo các nhà phân tích, các chính ph thường cho thuê các lô nm trong 370 km vùng đc quyn kinh tế ca h, thay vì đi ra xa hơn, nơi có nhiu xung đt hơn.

"Điều này không phi là hiếm, nhưng dĩ nhiên là bt c khi nào phát hin ra tài nguyên, người dân s li đt câu hi, đc bit là trong tình hình hin nay, khi có nhiu tuyên b ch quyn Bin Đông", Giáo sư Oh Ei Sun, ging viên v quan h quc tế ti Đi hc Nanyang ca Singapore, nhận đnh.

Để người ngoài dò tìm

Có 6 quốc gia tuyên b ch quyn trên vùng bin rng 3,5 triu cây s vuông, tri dài t Đài Loan đến Singapore. Đó là Brunei, Trung Quc, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Vit Nam. Mt phn nguyên nhân tranh chp là để giành quyn kim soát ngun du khí dưới bin. Theo ước tính ca Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, bên dưới Bin Đông có mt lượng du lên đến khong 11 t thùng và khong hơn 500 nghìn t mét khi khí đt t nhiên.

Trung Quốc, nước có sc mnh quân sự ln nht, tuyên b ch quyn khong 90% khu vc. Vic xây đo ca Bc Kinh t năm 2010 đã khiến các chính ph khác ni gin, dn ti phán quyết ca tòa án quc tế chng li Bc Kinh vào năm 2016.

Tuy nhiên, Ấn Đ và Tây Ban Nha đã làm vic vi Vit Nam từ năm 2016 đ dò tìm nhiên liu dưới đáy bin. Philippines cũng đã làm vic vi công ty có tên Din đàn Năng lượng có tr s M vào năm 2012 vi mc tiêu tương t. Năm 2014, Shell và đi tác Malaysia cũng phát hin ra khí đt thiên nhiên.

Công ty SK Innovation cho biết trên trang web rng h đã phát hin ra mt b du dày 34,8 mét đ sâu hơn 2.000 mét hi năm ngoái. Sn lượng du được kim đnh lên đến 3.750 thùng mi ngày.

Công ty này bắt đu dò tìm du khí t năm 2015 vi tư cách là ch s hu 80% lô dầu còn thuc Tp đoàn Khai thác Du Khí quc gia Trung Quc. SK Innovation bt đu kinh doanh du khí vào năm 1983 bng cách mua li các c phn Indonesia, quc gia có tuyên b ch quyn trên mt phn nh Bin Đông.

Giáo sư Alan Chong ca Trường Nghiên cứu Quc tế S. Rajaratnam, Singapore, cho biết các nước có tuyên b ch quyn Bin Đông đang âm thm gt tranh chp chính tr sang mt bên đ khai thác ti đa kinh tế du m toàn cu, có khi thông qua vic liên doanh.

"Phức tp càng chng cht. Và do đó gián tiếp ai đó s được hưởng li theo chiu hướng này, mc dù v mt chính thc, các chính ph đi đu nhau", giáo sư Alan Chong nói. "Trong khi các chính ph đang chính thc v ranh gii quanh khu vc mà Trung Quc tuyên b ch quyn, bn thân tôi cho rằng h đang nhm mt làm ngơ tt c các mi liên h thương mi ngm này".

Mở thu cho ‘người ngoài cuc’

Hầu hết các hp đng thăm dò nhiên liu liên quan đến các công ty bên ngoài đu din ra khi mt nước có tuyên b ch quyn đưa ra đu thu mt lô trên biển. Các nhà phân tích cho hay các lô này thường nm bên trong vùng đc quyn kinh tế ca quc gia m thu nhm gim thiu nguy cơ tranh chp, mc dù các khu vc này thường b tranh chp vì các tuyên b ch quyn chng chéo nhau.

Chuyên gia kinh tế Song Seng Wun của chi nhánh ngân hàng tư nhân CIMB Singapore, nói : "Cho đến thi đim này, tôi không cho rng vic đó đã đi quá xa trong khu vc vn có nguy cơ tim n. Cũng không ai mun dính vào lúc này".

Ông Song Seng Wun nói thêm : "Tôi nghĩ việc này được kim soát khá tt".

Giữa năm 2017, công ty Repsol ca Tây Ban Nha đt ngt dng dò tìm du trong mt khu vc do Vit Nam kim soát nhưng có tranh chp vi Trung Quc. Bc Kinh đã gây áp lc buc Vit Nam phi t b d án, các hc gi chính tr cho biết vào thời đim đó.

Theo giáo sư Oh, các công ty du m có th không quan tâm đến nguy cơ chính tr vì h đã quen vi các d án khu vc Trung Đông đy bt n v chính tr. Điu h lo s hơn, theo li ông Oh, là vin cnh không tìm thy nhiên liu dưới đáy biển sau khi chi ra hàng t đôla.

Published in Châu Á

Bất chấp Trung Quốc, Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông (VOA, 19/02/2018)

Các lực lượng Hoa Kỳ không nao núng trước hành đng quân s hóa các hòn đo nhân to ca Trung Quc trên Bin Đông, và s tiếp tc tun tra bt kỳ nơi nào "lut pháp quốc tế cho phép" trên vùng bin chiến lược này, mt sĩ quan hi quân M tuyên b.

bd1

Các ngư dân trên mt chiếc thuyn gn hàng không mu hm USS Carl Vinson khi nó th neo Vnh Manila, Philippines, hôm 17/2.

Luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi hoạt động ở đây, cho phép chúng tôi bay ở đây, cho phép chúng tôi huấn luyện ở đây, cho phép chúng tôi ra khơi ở đây, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó.

Sĩ quan hi quân tàu USS Carl Vinson nói.

AP dẫn li Thiếu tá Tim Hawkins nói như vy trên hàng không mu hm USS Carl Vinson, vn thường tham gia tun tra trên không và trên bin trong khu vc sut 70 năm qua nhm cng c an ninh và đảm bo rng dòng chy thương mi gia các nn kinh tế Châu Á và M không b cn tr.

"Luật pháp quc tế cho phép chúng tôi hot đng đây, cho phép chúng tôi bay đây, cho phép chúng tôi hun luyn đây, cho phép chúng tôi ra khơi đây, và chúng tôi s tiếp tc làm điu đó", ông Hawkins nói hôm 17/2, trong khi chiến hm M th neo Vnh Manila khi ti thăm Philippines.

"Chúng tôi cam kết. Chúng tôi hin din đây".

Chính quyền ca Trump đã vch ra mt chiến lược an ninh mi, trong đó nhn mnh ti vic ngăn chn s tri dy ca Trung Quc và cng c s hin din ca M khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương, nơi Bc Kinh và M thường ch trích nhau gây ra cuc chy đua vũ trang và tìm cách gây ảnh hưởng rng ln, theo AP.

Theo ông Hawkins, hàng không mẫu hm Carl Vinson chy bng năng lượng ht nhân tun tra trên Bin Đông trước chuyến thăm Manila, nhưng không tiến hành hot đng thc thi quyn t do hàng hi.

Tin tức cho biết rng Carl Vinson d kiến s cp cng Đà Nng, nhưng ông Hawkins không cho biết các thông tin chi tiết v các chuyến đi trong tương lai, theo AP.

*********************

Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông bất chấp Trung Quốc (RFI, 18/02/2018)

Cảng Manila là chuyến ghé cảng hữu nghị đầu tiên trong hành trình tại Biển Đông của tầu sân bay USS Carl Vinson. Ngày 17/02/2018, một sĩ quan chỉ huy của tầu khẳng định quân đội Mỹ không "buông tay" trước đà phát triển quân sự của Trung Quốc trên nhiều thực thể bị nước này chiếm đóng ở Biển Đông và sẽ tiếp tục tuần tra ở những nơi được "luật pháp quốc tế cho phép"trong vùng biển chiến lược đang có tranh chấp này.

bd2

Chiến đấu cơ F-18 hạ cánh xuống tàu sân bay USS Carl Vinson trong chuyến tuần tra Biển Đông và ghé thăm cảng Philippines ngày 14/02/2018. AYEE MACARAIG / AFP

Trước báo giới được mời tham quan USS Carl Vinson, chỉ huy phó tàu sân bay Tim Hawkins khẳng định : "Luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi hoạt động ở đây, bay ở đây, diễn tập ở đây, đi lại qua đây, và đó là những gì chúng tôi đang làm và sẽ tiếp tục làm".

Ông nhấn mạnh : "Chúng tôi đã cam kết. Chúng tôi có mặt ở đây" vì từ 70 năm qua, Hải Quân Hoa Kỳ vẫn tuần tra trên không và trên biển trong khu vực này để đảm bảo an ninh và giao thương hàng hải mang tính chiến lược cho cả nền kinh tế Châu Á và Hoa Kỳ.

Theo kế hoạch, sau chuyến ghé cảng hữu nghị tại Manila, tầu sân bay USS Carl Vinson sẽ không tiến hành tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Trả lời câu hỏi của AP về chuyến ghé cảng hữu nghị tại cảng Đà Nẵng sau đó, ông Hawkins từ chối tiết lộ thông tin về hải trình sắp tới.

Tầu sân bay USS Carl Vinson nặng 95.000 tấn, được đưa vào hoạt động từ cách đây 35 năm, chở 72 phi cơ, trong đó có chiến đấu cơ F-18 Hornet, máy bay trực thăng và máy bay tuần tra. Nếu đến Đà Nẵng vào tháng 03/2018, đây sẽ là chiến hạm đầu tiên của Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ năm 1975.

Washington không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về tranh chấp của các bên liên quan ở Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ cho biết các chiến hạm Mỹ tiếp tục hoạt động gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông mà không cần thông báo trước.

Thu Hằng

*******************

Biển Đông : CSIS nghi Bắc Kinh xây trung tâm do thám trên bãi Đá Chữ Thập (RFI, 18/02/2018)

South China Morning Post ngày 17/02/2018 trích dẫn báo cáo của Cơ quan Minh Bạch Hàng Hải CSIS của Mỹ nghi ngờ Trung Quốc đang cho xây dựng một trung tâm thu thập thông tin tình báo trên bãi Đá Chữ Thập, nằm trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông.

bd3

Các công trình xây dựng của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, Trường Sa, Biển Đông (Ảnh vệ tinh do CISIS công bố ngày 29/06/2017) Reuters

Trong một báo cáo được công bố hôm thứ Sáu 16/02 vừa qua, CSIS cho rằng "rất có thể bãi Đá Chữ Thập sẽ được sử dụng như là một trung tâm viễn thông hay theo dõi cho quân đội Trung Quốc trong khu vực".

Mối nghi ngờ này được dựa trên cơ sở phân tích và đối chiếu các hình ảnh do chính vệ tinh của CSIS có được và những hình ảnh tờ Philippine Daily Inquirer đưa ra hồi đầu tháng 2/2018.

Cơ quan Minh Bạch Hàng Hải cho rằng Trung Quốc đã trang bị ở phía đông bắc đảo Đá Chữ Thập một mạng lưới các thiết bị cảm ứng và viễn thông có quy mô lớn hơn so với những đảo đá nhân tạo khác trong quần đảo Trường Sa.

Bãi Đá Chữ Thập là một trong số các đảo đá được cải tạo nhiều nhất, với tổng diện tích được xây dựng trong năm 2017 là khoảng 100 ngàn m².

Sau khi đã hoàn tất việc xây dựng một đường băng dài 3.000m ở phía bắc đảo vào năm 2015, Bắc Kinh lần lượt hoàn thiện việc xây dựng các nhà chứa chiến đấu cơ, xe tăng tiếp nhiên liệu và máy bay vận tải ở phía nam của đường băng này vào năm rồi.

Minh Anh

****************

Tàu sân bay Mỹ Carl Vinson đến Biển Đông ghé cảng Philippines (RFI, 17/02/2018)

Tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã đến Biển Đông và đã cập bến cảng Manila tại Philippines vào ngày 16/02/2018, trong khuôn khổ một chuyến ghé cảng hữu nghị. Tháp tùng theo hàng không mẫu hạm Mỹ là khu trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường USS Michael Murphy. Thủy thủ đoàn Mỹ bao gồm tổng cộng 5.500 người.

bd4

Tầu sân bay USS Carl Vinson, trên Thái Bình Dương. Ảnh chụp ngày 31/05/2015. CC/U.S. Navy

Trong một bản thông cáo, ban chỉ huy nhóm tác chiến của tàu Carl Vinson xác nhận họ đang hoạt động ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương để phối hợp với các đối tác và đồng minh, phát huy quyền tự do trên biển và cải thiện an ninh khu vực.

Hành trình của tàu sân bay Carl Vinson đang rất được chú ý vì lẽ con tàu này đã được Hoa Kỳ chọn để ghé cảng Đà Nẵng của Việt Nam, trong một chuyến thăm lịch sử dự kiến vào tháng 03/2018.

Khả năng hàng không mẫu hạm Mỹ ghé cảng Việt Nam đã khiến Trung Quốc quan ngại, mặc dù trên bình diện chính thức, Bắc Kinh luôn tuyên bố rằng đó là một diễn biến bình thường.

Trung Quốc được cho là đã bật đèn xanh cho Hoàn Cầu Thời Báo bắn đi những thông điệp cảnh báo. Ngay vào lúc chiếc USS Carl Vinson ghé Manila, cái loa của các thành phần diều hâu Trung Quốc đã khẳng định rằng việc cho chiếc tàu này vào biển Đông phản ánh một thái độ "bất an" của Washington trước đà trỗi dậy của Trung Quốc

Hoàn Cầu Thời Báo đã trích dẫn một nhà nghiên cứu Trung Quốc, Lưu Vệ Đông (Liu Weidong), thuộc Viện Nghiên Cứu Mỹ ở Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng : "Chính quyền Donald Trump đang cố gắng gây áp lực trên Trung Quốc bằng cách tạo ra nhiều vấn đề hơn, bao gồm cả vấn đề Biển Đông… bởi vì họ cảm thấy không thoải mái, không hài lòng trước khả năng cạnh tranh đang lên cao của Trung Quốc. Những động thái "khiêu khích" của Mỹ ở Biển Đông có thể sẽ còn xảy ra trong tương lai".

Tờ báo đã lưu ý là tàu sân bay Carl Vinson sẽ thăm Việt Nam trong tháng 03/2018, phản ánh sự hiện diện lớn nhất của lực lượng quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam kể từ 1975.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Đô đốc Harry Harris : ‘Trung Quốc có ý đồ phá vỡ trật tự quốc tế ở Châu Á (VOA, 16/02/2018)

Đô đốc Harry Harris, người có trin vng tr thành Đi s Hoa Kỳ ti Úc, mnh m đ kích tham vng bành trướng ca Bc Kinh ti Châu Á.

bd1

Đô đốc Harry Harris phát biu trước trước y ban Quân v H vin M hôm 14/2 v nh hưởng ca Trung Quc trong khu vực.

Lên tiếng trước y ban Quân v H vin M hôm 14/2, Tư lnh các lc lượng M ti Á Châu-Thái Bình Dương, Đô đc Harry Harris, nhấn mnh chính ph ca Tng thng Trump phi hành đng đ chng tr nh hưởng ca Trung Quc trong khu vc.

"Ý đồ ca Bc Kinh đã rõ như ban ngày. Nếu làm ngơ, chúng ta s lãnh hu qu".

lnh B Ch huy Thái Bình Dương ca M nói ông lo ngi Trung Quốc gi s ra sc "phá hoi nn trt t quc tế da trên pháp lut".

Là người mang hai dòng máu M-Nht, ông là v ch huy cao cp nht ca các lc lượng M ti khu vc Á Châu-Thái Bình Dương. Đô đc Harry Harris ni tiếng là người trc ngôn. Cng đng quốc tế biết ông vì nhng li bình lun v chính sách ca M ti Châu Á -Thái Bình Dương thường xuyên khơi lên phn ng gin d t Bc Kinh, đc bit là nhng li kêu gi mnh m ca ông, rng phi có hành đng trên Bin Đông.

Theo đài truyền hình CNN, quyết đnh b nhim ông Harris vào chc Đi s Hoa Kỳ ti Úc, nếu được quc hi chun thun, có th làm leo thang cuc đu tranh tranh giành nh hưởng ti Châu Á. Các chuyên gia nói Đô đc Harry Harris có th hi thúc chính ph Úc siết cht hp tác quân s với đồng minh truyn thng M.

Đầu tháng Hai năm nay, tin tc loan báo Tng thng Trump đã chn Đô đc Harry Harris cho chc Đi s Hoa Kỳ ti Úc, vn đã b b trng gn 18 tháng nay sau khi cu đi s John Berry kết thúc nhim kỳ ti Úc vào tháng 9/2016. Chiếc ghế đi s ti Canberra là mt trong nhiu chc v trng yếu ti Châu Á vn b chính ph ca Tng thng Trump đ trng.

Đô đốc Harry Harris, 61 tui, ra đi ti Nht Bn, cha ông là người M và m là người Nht. Gia đình bên cha có truyn thng nhiu đi phc v quân chng hi quân. V ngun gc hai dòng máu ca mình, Đô đc Harry Harris tng tuyên b : "Tôi không nhìn thế gii qua lăng kính ca mt người M gc Nht.Tôi nhìn thế gii qua lăng kính người M".

Tốt nghip Hc vin Hi quân Hoa Kỳ, ông hc thêm các chương trình hu đi hc ti các trường đi hc ni tiếng, k c Đi hc Georgetown, Trường Kennedy thuc Đi hc Harvard, và Đi hc Oxford ca Anh.

Ông được b nhim Tư lnh B Ch huy Thái Bình Dương vào tháng Năm 2015.

Trong một ln xut hin trước quc hi, ông miêu t Trung Quc bng nhng t ng như "khiêu khích và bành trướng", và tng t cáo Trung Quc là "xây mt Vn lý Trường thành bng cát".

(Theo CNN, Fox)

***********************

lệnh Mỹ : Trung Quốc có 7 căn cứ quân sự mới ở Biển Đông (VOA, 16/02/2018)

lnh Thái Bình Dương ca Hoa Kỳ, Đô đc Harry Harris, hôm th Tư 14/2 cnh báo v sc mnh quân s ngày càng tăng ca Trung Quc, nói rng Bc Kinh đã đơn phương xây dng 7 căn c quân s mi Bin Đông.

bd2

lnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Harry Harris.

Tạp chí Nikkei Review trích li Đô đc Harry Harris nói tại mt phiên điu trn quc hi M :

"Trung Quốc đang mưu toan khng đnh ch quyn trên thc tế đi vi các hòn đo đang tranh chp bng cách tiếp tc quân s hoá các căn c nhân to do h xây dng".

Tờ Bưu Đin Hoa Nam Bui sáng ca Hong Kong dn li Đô đc Harry Harris nói trước Ủy ban Quân v H vin Hoa Kỳ rng 7 căn c quân s mi ca Trung Quc gm các hăng ga cha máy bay, tri lính, đài radar, kho cha vũ khí và các đường băng dài hơn 3km.

Đô đốc Harris nói theo cách nhìn ca ông thì các tuyên bố ch quyn lãnh th ca Bc Kinh Bin Đông và Bin Hoa Nam là mt âm mưu "có phi hp, có phương pháp và mang tính chiến lược, s dng sc mnh quân s và kinh tế đ làm sói mòn trt t quc tế vn t do và thông thoáng".

Trên Biển Hoa Đông, tàu thuyền ca chính ph Trung Quc liên tc xâm nhp vùng bin Nht Bn quanh qun đo Senkaku mà Trung Quc gi là Điếu Ngư, nhm phá hoi quyn cai tr ca Nht Bn trên các hòn đo không có người này.

Đô đốc Harry Harris nói liên minh M-Nht "chưa bao giờ mnh m hơn bây gi", và liên minh M - Hàn rt "vng chc".

Đô đốc Harry Harris, người va được đ c làm Đi s Hoa Kỳ ti Úc, cũng ca ngi liên minh gia Washington và Canberra, ông nói quan h quân s song phương M-Úc hin tht "tuyt vi". Ông nói Úc là "một trong nhng quc gia quan trng trong mt trt t quc tế da trên pháp quyn".

***********************

Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cảnh báo về sức mạnh quân sự Trung Quốc (RFI, 15/02/2018)

Trong cuộc điều trần trước Ủy Ban Quân Lực Hạ Viện ngày hôm qua, 14/02/2018, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Mỹ đã cảnh báo giới lập pháp Hoa Kỳ rằng sức mạnh của quân đội Trung Quốc hiện đang tăng với một tốc độ nhanh chóng, đến mức mà họ sớm có thể vượt qua Mỹ "hầu như trong mọi lĩnh vực".

bd3

Ảnh minh họa : Đô đốc Harry Harris điều trần trước Ủy ban Quân Lực Hạ Viện tại Washington ngày 26/04/2017. Reuters

Đối với đô đốc Harris, hiện nay quân đội Trung Quốc đang đầu tư cả vào các phương tiện quân sự truyền thống, lẫn những loại công nghệ vũ khí mới, từ tên lửa siêu thanh đến thông minh nhân tạo.

Trong phát biểu của mình, người đứng đầu lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương nói rỗ thêm : "Những tiến bộ chính bao gồm việc cải tiến đáng kể các loại tên lửa, sự phát triển của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, và sự gia tăng về quy mô cũng như năng lực của hải quân Trung Quốc, với căn cứ hải ngoại đầu tiên ở cảng Djibouti".

Là người đã từng lên tiếng cực lực chỉ trích Trung Quốc tăng cường quân đội tại vùng Biển Đông, đô đốc Harris đã cảnh báo là nếu Hoa Kỳ không nhanh chóng cải tiến thêm, thì lực lượng Mỹ ở vùng Thái Bình Dương sẽ khó mà cạnh tranh nổi với quân đội Trung Quốc trong tương lai.

Trọng Nghĩa

********************

Manila sẽ đặt tên cho các thực thể dưới đáy biển ở vùng Benham Rise (RFI, 16/02/2018)

Sau khi phản đối việc Trung Quốc đặt tên cho một số thực thể ngầm dưới đáy biển thuộc vùng Benham Rise nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thêm lục địa của Philippines, chính quyền Manila hôm qua 15/02/2018 khẳng định là họ đang đặt tên Philippines cho các thực thể trong khu vực, bất chấp sự kiện là Trung Quốc đã đặt tên cho bốn ngọn núi và một ngọn đồi ngầm tại vùng đó.

bd4

Dân Philippines biểu tình trước lãnh sự Trung Quốc ở Manila, ngày 24/03/2017, để phản đối Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Benham Rise. TED ALJIBE / AFP

Trong một cuộc họp báo, ông Harry Roque, phát ngôn viên của tổng thống Philippines xác định : "Trong vấn đề đặt tên, có một quy trình cần tuân thủ, theo đúng quy định của Liên Hiệp Quốc. Đây không phải là một vấn đề chính trị, mà là một tiến trình khoa học. Bất kỳ ai khám phá ra những thực thể mới đều có quyền đặt tên".

Theo báo Singapore The Straits Times, Liên Hiệp Quốc đã công nhận các quyền kinh tế độc quyền của Philipines đối với vùng đất dưới đáy biển của khu vực trước đây gọi là Benham Rise và sau này đổi tên thành Philippine Rise - vào năm 2012 như là một phần của thềm lục địa của Philippines. Vùng này được cho là có nhiều nguồn cá ngừ, khí đốt và quặng mangan.

Với diện tích 130.000 km vuông, gần bằng bán đảo Malaysia, và phần lớn là chưa được khám phá, Philippine Rise nằm cách đảo chính Luzon của Philippines 250 km về phía đông, ở khu vực thường xuyên bị bão, có độ sâu từ 2.000 đến 5.000m.

Chính những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đó đã thúc đẩy Manila mời các quốc gia khác, bao gồm Trung Quốc, giúp họ khảo sát khu vực và lập bản đồ.

Trung Quốc đã nộp tên dĩ nhiên là tiếng Hoa (Jinghao, Tianbao, Haidongquing, Cuiquiao và Jujiu) - cho năm thực thể bao gồm 4 ngọn núi và một ngọn đồi ngầm ở vùng này, đệ trình trước tiểu ban đặt tên đặc biệt của Tổ Chức Thủy Văn Quốc tế vào hai năm 2015 và 2017.

Khi biết được thông tin, chính quyền Philippines đã khiếu nại động thái của Trung Quốc, xuất phát từ mối quan ngại rằng Bắc Kinh có thể dựa vào đó để tuyên bố chủ quyền lãnh hải.

Ông Duterte tuần trước đã ra lệnh đình chỉ các công việc nghiên cứu khoa học và thăm dò của nước ngoài tại vùng Philippine Rise sau khi "một nhà ngoại giao cấp thấp của một quốc gia khác" cho rằng vùng đất dưới đáy biển trong khu vực không thuộc về Philippines.

Quốc tịch nhà ngoại giao không được xác định, nhưng một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc vào năm 2017 đã từng cho rằng Manila không thể tuyên bố là vùng Philippine Rise là một phần lãnh thổ Philippines.

Theo một số nhà phân tích, Trung Quốc có thể nhòm ngó khu vực này với mục tiêu để tạo ra một "hàng rào" thứ hai ở phía đông Biển Đông nhằm thách thức quyền thống trị của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Philippine Rise nằm gần căn cứ quân sự của Mỹ tại đảo Guam và Hawai, và đã xuất hiện một số quan ngại rằng Trung Quốc đang thăm dò độ sâu của biển vùng Benham Rise để mở tuyến đường cho tàu ngầm của họ đi từ Biển Đông ra Thái Bình Dương.

Trọng Nghĩa

**********************

Philippines phản đối Trung Quốc đặt tên các thực thể trên thềm lục địa của mình (VOA, 15/02/2018)

Philippines ngày 14/2 tuyên bố s phn đi điu mà h cho là nhng n lc ca Bc Kinh nhm chính thc đt tên tiếng Trung cho các đa hình dưới bin nm trên mt phn thm lc đa ca Manila phía b Thái Bình Dương.

bd5

Phát ngôn viên Tổng thng, Harry Roque, nói rằng vn đ này s được nêu lên vi mt cơ quan lp bn đ đi dương quc tế thuc Liên Hip Quc, có trách nhim đnh danh các đa hình dưới bin.

"Chúng tôi phản đi và không công nhn vic đt tên tiếng Trung cho mt s đa hình dưới bin bãi đt ngm Philippine Rise", ông Roque nói trong mt cuc hp báo thường kỳ.

Khu vực này, được Liên Hip Quc ch đnh vào năm 2012 thuc thm quyn tài phán ca Philippines, được nhiu người biết ti vi tên gi là bãi đt ngm Benham Rise. Nó có din tích xp x nước Hy Lp và được cho là có s đa dng sinh hc phong phú và giàu cá ng.

Khu vực này không nm trong Bin Đông và Bc Kinh không tuyên b ch quyn đi vi bãi đt ngm này. Nhưng nhng người Philippines dân tc ch nghĩa ng vc v s quan tâm của Trung Quốc đi vi khu vc này.

Tổng thng Rodrigo Duterte trước đó trong tháng này đã cm tt c các nghiên cu khoa hc nước ngoài ti bãi đt ngm Benham Rise và ra lnh cho hi quân xua đui các tàu không được cho phép, bao gm các nhng nhà hi dương học Trung Quc, dù ông đã chp thun chuyến nghiên cu ca h ch vài tun trước đó.

Theo ông Roque, Bắc Kinh đã đ xut vào năm 2015 đt tên tiếng Trung cho năm đa hình dưới bin ti bãi đt ngm Benham Rise trước T chc Thy văn Quc tế trong mt hi nghị Brazil.

Các nhà ngoại giao Philippines đã nêu lo ngi ca h vi nhà chc trách Trung Quc, ông cho biết.

Phát ngôn viên bộ ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói rng ông không biết chi tiết c th, nhưng nói vic đt tên cho nhng đa hình như vy đã được cho phép.

"Trung Quốc tôn trng các quyn liên quan ca Philippines đi vi bãi đt ngm Benham. Đng thi, chúng tôi hy vng bên hu quan có th có mt cái nhìn chuyên nghip và có trách nhim v công tác đang din tiến có liên quan", ông Cnh nói.

Bộ trưởng Quc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết Philippines s đt tên ca riêng mình cho các đa hình dưới bin ca bãi đt ngm Benham Rise.

Published in Châu Á

Trung Quốc xây khu thử nghiệm tàu thuyền không người lái (VOA, 13/02/2018)

Trung Quốc đã bt đu xây dng mt khu th nghim ln nht thế gii dành cho các tàu thuyn không người lái, s dng c công ngh dân s ln quân s, ti Bin Đông, báo chí nhà nước đưa tin hôm 13/2.

bd1

Tàu tự hành có thể được Trung Quốc sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự, trong thời bình lẫn thời chiến. Ảnh chụp màn hình SCMP

AFP trích lại tin ca Tân Hoa Xã cho biết rng khu vc thử nghim đang được xây dng thành ph cng Châu Hi min nam nước này, giáp vi Macau.

Công nghệ tàu không người lái, hin vn trong giai đon sơ khi, s cho phép điu khin t xa các tàu dân s và quân s.

AFP nhận đnh rng nó s cách mng hóa ngành công nghiệp vn ti bin bng cách to ra thêm không gian cho hàng hóa trên các tàu không người lái và cũng s tiết kim được chi phí nhân công.

Là một trong nhng nơi th nghim đu tiên Châu Á, đa đim nm Châu Hi d kiến s tr thành nơi ln nhất thế gii vi din tích khong 770 km vuông.

Theo Nhật báo Khoa hc và Công ngh ca Trung Quc, các đo nm trong vùng th nghim s được trang b thiết b đnh v v tinh, các thiết b đnh v tàu hay liên lc đ hướng dn tàu thuyn.

************************

Trung Quốc đưa chiến đấu cơ và máy bay tàng hình ra Biển Đông (RFA, 12/02/2018)

Trung Quốc đưa các chiến đấu cơ Sukhoi 35 tham gia tuần tra chung ở Biển Đông và đưa máy bay tàng hình Thành Đô J-20 vào tác chiến là nhằm duy trì an ninh bầu trời.

bd2

Máy bay tàng hình Thành Đô J-20 của Trung Quốc tại một sân bay ở Thành Đô, tháng Sáu, 2011. AFP

Hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã vào ngày 10 tháng 2 thông báo như vừa nêu và cho biết đây là những hoạt động động nhằm tăng cường khả năng thích ứng của quân đội Trung Quốc trong khu vực phức tạp phải phối hợp hải quân và không quân, và qua đó bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Bộ Quốc phòng Bắc Kinh cho biết là các chiến đấu cơ Sukhoi 35 được triển khai hôm thứ tư, 7/2, còn máy bay Thành Đô J-20 hôm thứ sáu 9/2.

Máy bay Sukhoi 35 do Nga sản xuất còn Thành Đô J-20 tàng hình do Trung Quốc thiết kế dựa trên động cơ của Nga.

Giáo sư Vương Minh Chí của Học viện không quân, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc nói rằng những cuộc tuần tra trên không như vậy sẽ diễn ra thường xuyên.

Đây là những hoạt động quân sự mới nhất cho thấy Trung Quốc ngày càng tăng cường sức mạnh quân sự của mình ở Biển Đông sau khi tiến hành xây dựng những đảo nhân tại tại vùng biển tranh chấp, biến nó thành những căn cứ quân sự và hậu cần.

Gần đây, Trung Quốc công khai hoạt động xây dựng và quân sự hóa tại các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh tiến hành cải tại nên ở khu vực Biển Đông. Đây là hoạt động bị các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới lên án vì vi phạm luật pháp quốc tế.

Published in Châu Á

Mới vào đầu năm 20178, một tin tức kinh tế có thể khiến giới chóp bu Việt Nam mất ngủ là hầu hết các mỏ dầu ở Việt Nam đều đã khai thác trong thời gian dài và hiện đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên. Mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ xưa đến nay, đã vào giai đoạn suy kiệt.

Tin tức trên được phát ra bởi ông Từ Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Vietsovpetro.

bachho1

Mỏ Bạch Hổ cung cấp sản lượng lớn nhất, chiếm hơn 60% sản lượng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) từ xưa đến nay, đã vào giai đoạn suy kiệt.

"Móng mỏ Bạch Hổ còn quanh quẩn 10 triệu tấn, tối đa chỉ khai thác được 4-5 năm nữa thôi", ông Từ Thành Nghĩa nói tại Hội nghị tổng kết năm 2017 của PVN mới đây. "Việc duy trì mỗi năm khai thác trên 4 triệu tấn là một thách thức".

Theo báo cáo của PVN, gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2017 đạt thấp hơn nhiều so với mục tiêu chiến lược đề ra. Mục tiêu đề ra trong nước là 20-30 triệu tấn/năm và ở nước ngoài là 8-12 triệu tấn/năm (tổng cộng là 28-42 triệu tấn/năm) thì năm 2016, 2017 PVN đều không hoàn thành và đạt thấp hơn nhiều (năm 2016 đạt 16,66 triệu tấn quy dầu và năm 2017 đạt 4,0 triệu tấn quy dầu). Hầu hết các mỏ đều đã khai thác trong thời gian dài và đang trong giai đoạn cuối dẫn tới suy giảm sản lượng tự nhiên hàng năm từ 15% tới trên 30%.

bachho2

Xuất khẩu dầu thô giảm mạnh. Ảnh : Zing.vn

Vào năm 2010 – 2011, PVN và chính phủ đã ước tính trữ lượng dầu của Việt Nam đủ để khai thác đến năm 2030. Vài năm sau đó khi tốc độ khai thác được đẩy mạnh gấp đôi, "deadline" cho trữ lượng dầu được gia giảm vào năm 2025.

Tuy nhiên trong hai năm trở lại đây, "deadline" mới đã được thiết lập : trữ lượng dầu chỉ còn đủ để khai thác trong 4 -5 năm.

Nhưng "deadline" trên cũng chỉ mang ý nghĩa hết sức tương đối như tình trạng tương tự của quỹ bảo hiểm xã hội.

bachho3

Nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội cũng rất cận kề

Vào năm 2011, tình trạng quỹ bảo hiểm xã hội được báo cáo là còn đủ chi dùng cho đến năm 2030, nhưng sau đó tương tự như vấn đề trữ lượng dầu, quỹ này được dự báo chỉ còn đủ chi dùng đến năm 2025. Còn vài năm gần đây, các cơ quan bộ ngành của chính quyền đã cuống cuồng vì nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội rất cận kề. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang phải tung ra nhiều lý lẽ không hề thuyết phục để thuyết phục người lao động không lãnh trợ cấp một lần khi nghỉ việc, mà theo chế độ lãnh lương hưu, đơn giản vì nếu nhiều người cùng lãnh trợ cấp một lần, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ không thể có tiền chi trả và sẽ vỡ tung!

Như vậy, có thể hiểu "deadline" thực sự cho trữ lượng dầu khai thác ở Việt Nam chỉ được khoảng 3 năm nữa, tức đến năm 2021 – trùng với kỳ đại hội đảng lần thứ 13, nếu còn có đại hội này.

Lẽ ra, chính quyền Việt Nam có thể kéo giãn tiến độ khai thác dầu để "bảo đảm an ninh năng lượng" như những từ ngữ hoa mỹ và thời thượng hiện nay. Thế nhưng tình hình ngân sách lại không cho phép sự kéo giãn đó.

Sau tiết lộ chấn động "ngân sách trung ương chỉ còn 45 ngàn tỷ đồng mà không biết chi cho cái gì" của Bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh vào cuối năm 2015, tình hình ngân sách chính phủ (bao gồm cả ngân sách đảng cầm quyền) chưa bao giờ quay quắt như giờ đây. Đến đầu năm 2017, chính tân thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải thốt ra lời cảnh báo "sụp đổ tài khóa quốc gia". Tình trạng ngân sách cho đến lúc đó là "khó khăn gấp bội năm 2016" – như tiết lộ của vài chuyên gia tài chính của chính quyền.

Một trong những "khó khăn gấp bội" như thế có nguồn gốc từ thực trạng giảm thu trong xuất khẩu dầu thô. Từ năm 2015 đến nay, giá dầu thô quốc tế đã sụt gần một nửa và do đó đã khiến số thu từ xuất khẩu dầu thô của Việt Nam cũng giảm khoảng 40%, tức hụt đến 50.000 – 60.000 tỷ đồng.

Tại kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2017, Chính phủ còn phải nêu ra một đề xuất đặc biệt : gia tăng sản lượng khai thác dầu thô. Tuy nhiên, phía Ủy ban kinh tế quốc hội lại "lăn tăn" trước đề xuất này. Lý do đơn giản là trữ lượng dầu thô của Việt Nam chẳng còn bao nhiêu, do đó "cứ đào lên mà ăn" như tốc độ hiện nay thì chẳng mấy lúc sẽ hết sạch.

Một trong những tiềm năng có thể cứu vãn ngân sách là mỏ khí đốt Cá Rồng Đỏ ở lô 136/03 thuộc Bãi Tư Chính. Nếu Công ty Repsol của Tây Ban Nha khoan thăm dò thành công thì ngân sách cùng chế độ Việt Nam sẽ được chia phần không ít.

Nhưng nguồn thu ngoại tệ từ khí đốt của ngân sách Việt Nam lại bị "đối tác chiến lược toàn diện" Trung Quốc thẳng tay bóp nghẹt.

Nhiều nguồn tin quốc tế và trong nước cho biết vào ngày 24/7/2017, chính quyền Việt Nam đã phải yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – ngay tại Bãi Tư Chính mà vẫn được Bộ Ngoại giao chiến đấu võ miệng "thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam". Tâm thế "giương cờ trắng" quá dễ và quá nhanh vào lúc Trung Quốc mới chỉ tung một đòn phủ đầu tâm lý là một bằng chứng không thể rõ hơn: Bộ Chính trị Hà Nội đã trở nên yếu ớt đến mức bị "người đồng chí 4 tốt" o ép theo cách có muốn kiếm tiền ngay trong vùng hải phận của mình cũng không còn được.

Quả là chưa bao giờ trong lịch sử triều đại của mình, Đảng cộng sản Việt Nam lại túng quẫn lẫn khốn khó như lúc này.

Thiền Lâm

Nguồn : CaliToday, 06/02/2018

Published in Diễn đàn

‘Bộ tứ’ lên kế hoạch chống Trung Quốc ở Biển Đông (VOA, 06/02/2018)

Một nhóm bn quc gia liên minh phương Tây có ý đnh duy trì m ca Bin Đông cho quc tế s dng, bt chp s kim soát ngày càng tăng ca Trung Quc, và có th s đưa ra các tuyên b cng rn, giúp cho các đi th hàng hi ca Trung Quc đng thi t chức các cuộc tp trn hi quân chung gn tuyến thy l tranh chp trong năm nay, theo các nhà phân tích.

bd1

Khu trục hm tên la dn đường lp Burke USS Kidd đến n Đ đ chun b cho cuc tp trn Malabar 2017 gia hi quân n Đ, Lc lượng Phòng v Bin Nht Bn và hi quân M.

Bộ t Úc, n Đ, Nht Bn và Hoa Kỳ có phn chc s áp dng các bin pháp này hơn là trc tiếp thách thc Trung Quc, chng hn hành đng ca Bc Kinh lắp đặt cơ s quân s trong khu vc 500 đo nh Bin Đông.

Giáo sư Stuart Orr, chuyên v qun lý chiến lược ti Đi hc Deakin, Australia, nói : "Th nht, s hin din có l s do Hoa Kỳ thúc đy".

"Nếu được d đoán, tôi có th nói rng theo sau sn Đ, vi Nht Bn đóng vai trò tương t như Australia, cung cp h tr hu cn tiên tiến".

Bộ t mun gi khu vc bin giàu tài nguyên, rng 3,5 triu cây s vuông, tình trng m trong lúc vn bo v mi quan h kinh tế vi Bc Kinh, theo nhn đnh ca các chuyên gia am hiểu vn đ.

Hiện tàu thuyn ca nhiu quc gia vn đang đi li, đánh cá và dò tìm du khí Bin Đông.

Cảnh báo

Hồi tháng 11, lãnh đo liên minh bn nước đã gp nhau Manila đ tho lun v vic gi tình trng m Bin Đông.

bd2

Các lãnh đạo ASEAN và Tng thng Donald Trump ti mt cuc hp Manila, Philippines.

Úc và Nhật Bn sau đó ln lượt kêu gi mt "trt t da trên pháp lut" và "tôn trng lut pháp quc tế" Bin Đông.

Tại cuc hp ngày 26/1, Th tướng n Đ Narendra Modi nói vi các nhà lãnh đo t 10 nước Đông Nam Á, trong đó có 4 nước có tranh chp vi Trung Quốc v ch quyn lãnh hi, rng n Đ cam kết làm vic vi h nhiu hơn v các vn đ hàng hi.

Các nhà phân tích dự đoán s có thêm nhiu tuyên b được đưa ra nhm đ phòng Trung Quc.

Chuyên gia Ben Ho của Chương trình Nghiên cu Quân s ti Trường Nghiên cứu Quc tế S. Rajaratnam Singapore, nói :

"Điều thc tế nht h có th làm là ban hành mt s tuyên b v tranh chp Bin Đông. Thm chí, tôi cho rng h cũng s không nêu tên c th Trung Quc trong mt tuyên b như vy".

Trung Quốc tuyên b chủ quyn trên khong 90% Bin Đông.

Bắc Kinh nói các d liu lch s chng minh yêu sách ch quyn ca h Bin Đông. Lun điu này đã b tòa án trng tài quc tế bác b vào năm 2016.

Tập trn chung

Các chuyên gia cho rằng s kết hp ca bn quc gia có thể qua vic đưa tàu hi quân đến Bin Đông, đc bit dc theo vùng ven bin các quc gia nh hơn mun chng li tàu Trung Quc.

Hoa Kỳ, cường quc quân s hàng đu thế gii, đã đưa tàu hi quân đến Bin Đông 5 ln dưới thi Tng thng Donald Trump, m rng hoạt đng t thi người tin nhim nhm khng đnh quan đim ca Washington v t do hàng hi Bin Đông.

bd3

Chiến đu cơ F-18 đáp xung hàng không mu hm USS Carl Vinson sau cuc tun tra Bin Đông ngày 3/3/2017.

Giáo sư nghiên cu quc tế Oh Ei Sun ca trường Đi hc Nanyang, Singapore, cho rng Nht Bn có th s theo bước M khi nước này đang n lc "thoát khỏi nhng hn chế t đt ra".

Tokyo đã đưa mt trc thăng mu hm đi qua vùng bin tranh chp vào tháng 6 năm 2017. Nht Bn cũng thách thc Trung Quc các đo thuc bin Hoa Đông. Các lãnh đo ca Tokyo đang nghiên cu thay đi hiến pháp đ lc lượng vũ trang có thêm nhiều sc mnh hơn.

"Bạn s thy Nht Bn c gng thc hin các cuc viếng thăm bến cng thường xuyên hơn và thc s tham gia các cuc din tp quân s, cung cp hun luyn hay nhng điu tương t cho các quc gia này", Giáo sư Oh nhn đnh.

Các nhà phân tích nói Ấn Đ và Úc cũng s h tr bt kỳ đng thái quân s nào nhm cnh báo Trung Quc.

Úc có thể tr thành nơi đ theo dõi "nhng gì đang xy ra" và cp nht thông tin, theo Giáo sư Orr.

Theo ông Sameer Lalwani, Phó giám đốc Chương trình Nam Á của trung tâm nghiên cu Stimson ca M, n Đ s thc hin các cuc viếng thăm bến cng và tham gia bt kỳ cuc tun tra hi quân nào vi các nước. n Đ đang cnh tranh vi Trung Quc trong vic kim soát đa chính tr khu vc Nam và Trung Á.

"Ấn Đ cũng có th tăng cường s lượng din tp quân s, c cp quc gia ln vi các nước khác nhm nâng cao trình đ, tăng cường hp tác và kh năng v tín hiu", ông Lalwani nói. "Rõ ràng, s hp tác nhiu hơn vi Hoa Kỳ s gi đi mt thông đip mnh mẽ hơn".

Cung cấp vũ khí

Theo giáo sư Stephen Nagy chuyên v chính tr và nghiên cu quc tế ti Đi hc Quc tế Christian Tokyo, Nht Bn s "tiếp tc nâng cao năng lc" ca các nước đng minh Châu Á.

Ông dự đoán s có hun luyn quân s, các thiết b mi và hai chuyến thăm ca khu trc hm hi quân đến Vit Nam trong năm nay, "như mt thông đip cho thy mi quan h càng sâu sc gia hai nước".

Việt Nam được xem là quc gia tích cc nht trong tranh chp Bin Đông vi Trung Quc.

Tháng 1 năm 2017, Thủ tướng Nht Bn Shinzo Abe cam kết s cung cp sáu tàu tun tra cho lc lượng Cnh sát bin Vit Nam.

bd4

Bộ trưởng quc phòng M Jim Mattis mi có chuyến thăm Vit Nam vào tháng trước và cho biết hai bên đã tho lun v kế hoch viếng thăm ca hàng không mu hm M ti Vit Nam.

Chính phủ Hoa Kỳ cũng d đnh s đưa hàng không mu hm đến thăm quc gia Đông Nam Á trong năm nay.

"Với vic Hoa Kỳ đưa tàu đến, Vit Nam và các nước khác đang được mi hp tác v an ninh", Giáo sư Nagy nhn đnh.

n Đ trước đây tng giúp Vit Nam dò tìm du khí. Nước này có th nh b t đ có cơ hi phát trin kinh tế, công ngh và quan h ngoi giao, theo các chuyên gia.

Phản ng ca Trung Quc

Trung Quốc d kiến s phn ng li hành đng ca b t cùng mt lúc. Nếu các nước này đưa ra tuyên b, Trung Quc s dùng li nói đ tr đũa, chuyên gia Ho nói. Nếu các nước t chc tp trn quân s, Trung Quc có th tăng gp đôi việc cng c các hòn đo mà Bc Kinh đang nm gi trong chui đo Hoàng Sa và Trường Sa.

Vẫn theo chuyên gia Ho, ít có kh năng n Đ và Nht Bn s thúc đy quá mnh vn đ nói chung vì còn phi x lý nhng tranh chp ca h liên quan đến Trung Quc. n Độ và Trung Quc đang tranh chp hai khu vc biên gii min núi.

Đe dọa chính ca Trung Quc đi vi b t có th là v tim năng kinh tế. Chng hn, Australia coi Trung Quc là đi tác thương mi s 1 ca nước này, vi xut khu tăng 27% trong năm 2016 và 2017, theo số liu chính thc ca Úc. Chính vì vy, chuyên gia Ho cho rng mt cuc tp trn hi quân nhiu phn chc s không xy ra.

Ông nói : "Tôi cho rằng Canberra có quá nhiu nguy cơ b đe da v các liên kết kinh tế vi Bc Kinh đ có th có mt biện pháp mnh m như vy", ông Ho nói. "Cui cùng thì Trung Quc vn là đi tác thương mi hàng đu ca Australia, c v nhp khu và xut khu, và Canberra s không làm bt c điu gì quyết lit đ gây tn hi cho mi quan h này".

***********************

Mỹ chào hàng chiến đấu cơ tàng hình, trực thăng tấn công cho ASEAN (Người Việt, 05/02/2018)

Các nhà sản xuất võ khí của Mỹ tham gia cuộc triển lãm hàng không tại Singapore chào bán các loại chiến đấu cơ tàng hình và trực thăng tấn công với ASEAN, gồm cả Việt Nam.

bd5

Chiến đấu cơ tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin mang đến triển lãm hàng không ở Singapore chào bán cho ASEAN. (Hình : Wikipedia)

Bà Tina Kaidanow, phụ tá thứ Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, đại diện chính phủ dẫn đầu phái đoàn đông đảo các nhà sản xuất vũ khí tham dự cuộc triển làm hàng không đang diễn ra tại Singapore. Bà nói với báo chí rằng bà "làm tất cả những gì có thể làm" để khuyến khích chính phủ các nước ASEAN mua các loại vũ khí Mỹ, chẳng hạn như chiến đấu cơ tàng hình F-35 của hãng Lockheed Martin.

Các nỗ lực của Washington muốn bán trang thiết bị quân sự cho các nước ASEAN ở thời điểm Bắc Kinh ngày càng nỗ lực lôi kéo các chính phủ khu vực nghiêng về phía Trung Quốc từ kinh tế đến chính trị, quân sự, đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra ngoài.

Thời gian gần đây, Hoa Kỳ tăng nỗ lực thúc đẩy Việt Nam mua các trang thiết bị quốc phòng khi nước này đang cần các loại võ khí mạnh hơn, tối tân hơn để đối phó với một nước Trung Quốc bá quyền bành trướng ngày một lộ liễu hơn, hung hãn hơn trên Biển Đông.

Trung Quốc từng cướp của Việt Nam quần đảo Hoàng Sa năm 1974 rồi đến năm 1988 cướp thêm một số bãi đá ngầm tại quần đảo Trường Sa. Nay Bắc Kinh đã biến các bãi đá ngầm đó thành các căn cứ quân sự khổng lồ trên những đảo nhân tạo với mưu đồ khống chế toàn bộ Biển Đông.

Năm 2016, khi đến thăm Việt Nam, cựu Tổng Thống Barack Obama loan báo gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam. Các công ty sản xuất võ khí Mỹ theo nhau đến Hà Nội thuyết trình về các sản phẩm nổi tiếng của họ. Tháng Mười Một năm 2017, Tổng Thống Donald Trump nói thẳng với Chủ Tịch Nước cộng sản Việt Nam Trần Đại Quang những lời đề nghị mua vũ khí kể cả loại hỏa tiễn phòng không tối tân Patriot.

Trước khi tới Singapore, bà Kaidanow đã tới Hà Nội, họp với các giới chức quốc phòng của Việt Nam qua cuộc đối thoại quốc phòng song phương. Khi bà đến thì Bộ Trưởng quốc phòngng Jim Mattis cũng vừa ở đó, mà ông nói, đến để "lắng nghe" xem phía Việt Nam nói gì.

Nội dung cuộc họp của ông Mattis cũng như bà Kaidanow với phía Việt Nam liên quan đến mua bán trang thiết bị quân sự không hề được tiết lộ. Tại cuộc triển lãm ở Singapore, bà Kaidanow chỉ nói với báo chí là Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam chiếc tàu tuần tra biển 3,250 tấn hồi năm ngoái, giúp Cảnh Sát Biển Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ một vùng biển dài hàng ngàn cây số.

"Chúng tôi hy vọng họ (Việt Nam) chọn (mua sắm) từ các công ty Mỹ không những trong lãnh vực quốc phòng mà còn ở các lãnh vực khác", bà Kaidanow được hãng tin AP dẫn lời.

Có mặt tại cuộc triển lãm hàng không tại Singapore, ông Gene Cunningham, phó chủ tịch thương mại về quốc phòng và không gian của công ty Boeing, cho hay công ty của ông đã tiếp xúc với phía Việt Nam nhiều lần sau khi lệnh cấm bán võ khí sát thương được gỡ bỏ hoàn toàn.

"Chúng tôi đã đến Việt Nam nhiều lần để thảo luận nhưng vẫn còn trong giai đoạn dò dẫm". Hãng tin Reuters dẫn lời ông Cunningham.

Boeing nổi tiếng với trực thăng tấn công AH-64 Apache, khu trục F-15 Eagle, F-18 Super Hornet, khu trục tác chiến điện tử EA-18G Growler.

Từ trước tới nay, Việt Nam vẫn mua hầu hết các trang thiết bị quốc phòng từ Nga. Dạo sau này, mở rộng thêm việc mua sắm từ Isreal một số hỏa tiễn, phi cơ trinh sát không người lái, súng trường.

Việt Nam cũng từng thảo luận với Hòa Lan để đóng tàu chiến nhưng có vẻ chưa rõ rệt dù công ty Damen có cơ sở đóng tàu liên doanh với Việt Nam đóng tàu tuần tra cho cảnh sát biển cũng như đóng tàu xuất cảng. Pháp cũng chào hàng với Việt Nam cả chiến hạm và khu trục đa năng.

Liệu áp lực của chính phủ Mỹ muốn giảm thiểu sự thâm thủng mậu dịch giữa hai nước qua việc bán vũ khí có dẫn đến những thương vụ cụ thể hay không, vẫn chưa thấy có tín hiệu gì. Người ta biết Việt Nam rất muốn mua một ít máy bay tuần tra săn tàu ngầm Orion P-3 hiện đang nằm ụ hàng trăm chiếc tại sa mạc Arizona cùng với việc thay thế các loại chiến đấu cơ Mig cũ kỹ bằng các loại tốt hơn. (TN)

Published in Quốc tế

Trong 5 năm qua, không một quốc gia nào ở Đông Nam Á đã thách thức tham vọng chiến lược của Trung Quốc một cách quyết đoán hơn Việt Nam. Liên tục chống lại mục đích của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam đã cố cho phép thăm dò dầu mỏ ở các khu vực biển đang tranh chấp và, như Trung Quốc, đã xây dựng các đồn trú ở các rạn san hô ngập nước, các đảo nhỏ và bãi đá dù là với tỷ lệ nhỏ hơn. Thỉnh thoảng, Việt Nam cũng cố cùng với các nước láng giềng, như Philippines dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino III, để làm cho thấy những gì mà họ coi là hành vi bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.

vnhk1

Trường Sa Lớn - đảo lớn thuộc chủ quyền Việt Nam.

Để đẩy lùi Trung Quốc, Việt Nam đã xây dựng được những mối quan hệ chiến lược gần gũi hơn với Hoa Kỳ, trước năm 2017 họ tiến gần đến mức Hà Nội đã sẵn sàng có thể chấm dứt cách tiếp cận mấp mé thường thấy giữa Bắc Kinh và Washington. Hà Nội và Washington đã thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện dưới thời chính quyền Tổng thống Obama khi gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương của Hoa Kỳ cho Việt Nam và đưa quân đội hai nước lại gần nhau hơn.

Tuy nhiên, năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, Việt Nam dường như không chắc chắn về việc đặt cược vào mối quan hệ với Hoa Kỳ, mặc dù họ đón chào chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuần trước. Hà Nội cũng dường như đã lùi vì cách tiếp cận cứng rắn với Trung Quốc một chút trong những tháng gần đây.

Liệu Việt Nam trong thời đại Trump có cảm thấy áp lực sức mạnh quân sự của người láng giềng khổng lồ và mối quan hệ thương mại đáng kể với Hà Nội hay không ? Có thể, nhưng ngay cả khi Hà Nội nghĩ rằng họ không thể tin tưởng vào cam kết chiến lược và thương mại lâu dài của Washington đối với Đông Nam Á, họ sẽ không tiến gần đến Bắc Kinh. Thay vào đó, Việt Nam sẽ tìm ra những phương cách mới để phòng ngừa và tạo ra tham vọng của chính mình, làm việc với các đối tác khu vực khác.

Việc Việt Nam chuyển sang cách tiếp cận có tính đối đầu ít lộ liễu hơn đối với Trung Quốc trở nên rõ ràng hơn kể từ giữa năm ngoái. Sau khi cho phép công ty Tây Ban Nha Repsol quyền thăm dò dầu khí ở khu vực tranh chấp ngoài Biển Đông, Hà Nội đã cho ngừng khai thác vào năm ngoái, sau khi có áp lực từ Bắc Kinh. Sau đó, tháng 11 năm ngoái, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã đưa ra một tuyên bố chung chung với các đối tác Trung Quốc, đồng thời tuyên bố sẽ duy trì hòa bình ở Biển Đông.

Có nhiều lý do cho sự thay đổi thái độ này, và không phải tất cả đều liên quan đến Trump. Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Philippines đã trở thành một đối tác ít tin cậy hơn cho Việt Nam về các tranh chấp Biển Đông. Trong khi chính quyền Aquino đã đưa ra một vụ kiện chống lại tuyên bố của Bắc Kinh về Biển Đông ra tòa án quốc tế và công khai trừng phạt các tham vọng khu vực của Bắc Kinh, Duterte đã lôi kéo Trung Quốc, làm giảm tác dụng của phán quyết tòa án, giảm trao đổi quân sự Hoa Kỳ – Philipine và thường nhún nhường bất cứ khi nào Trung Quốc công khai gây áp lực ông ta để không khẳng định yêu sách của Philippines ở Biển Đông. Là Chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á vào năm 2017, Philippines đã không tập trung nhiều vào các mối đe dọa từ phía Trung Quốc. Những thách thức chính trị nội bộ ở Việt Nam - đáng chú ý là cuộc đàn áp tham nhũng cao cấp - cũng có thể làm các nhà lãnh đạo Hà Nội phân tâm trong chính sách đối ngoại.

Nhưng những thay đổi trong chính sách Hoa Kỳ có thể đóng một vai trò trong cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn của Việt Nam đối với Trung Quốc. Ông Mattis và Lầu Năm Góc đã thúc đẩy một thế trận cứng rắn hơn ở Biển Đông, đặc biệt là thông qua lộ trình tự do hoạt động hàng hải thường xuyên. Các hoạt động này bao gồm cho tàu khu trục vào gần bãi Scarborough trước chuyến công du của Mattis tới Việt Nam. Lầu Năm Góc đã tuyên bố sẽ đưa một tàu sân bay đến Việt Nam lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh kết thúc. Trong chuyến công du đến Đông Nam Á, ông Mattis tiếp tục phát tín hiệu về việc sẵn sàng gọi các phần ở Biển Nam Trung Hoa theo tên do các quốc gia Đông Nam Á chỉ định, ví dụ như Indonesia, chứ không phải là do Trung Quốc.

Tuy nhiên, đồng thời, các quan chức Việt Nam đã tức giận về những tuyên bố và hành động thương mại của Trump mà họ lo ngại có thể gây phương hại cho các khía cạnh khác trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam. Ngoài việc rút khỏi Hiệp định Hợp tác xuyên Thái Bình Dương TPP - một thỏa thuận có lợi cho nền kinh tế Việt Nam - Trump đã phát biểu về bảo hộ tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương tại Đà Nẵng vào năm ngoái, trong đó ông Trump than phiền về "thương mại không công bằng" và thúc đẩy chương trình nghị sự Hoa Kỳ trước tiên của ông ta. Tháng 12, Bộ Thương mại Hoa kỳ đã áp đặt mức thuế cao đối với một số loại thép từ Việt Nam.

vnhk2

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida. Ảnh : AP.

Các quan chức Việt Nam nói chung không chắc chắn cách tiếp cận lâu dài của chính quyền Trump đối với Đông Nam Á ra sao, đặc biệt là với việc Washington tập trung vào bán đảo Triều Tiên. Họ cũng không biết mối quan tâm của Nhà Trắng trong việc khôi phục lại cái gọi bộ tứ-một cách tiếp cận khu vực rộng hơn đến Ấn Độ-Thái Bình Dương với Nhật Bản, Úc và Ấn Độ- sẽ diễn ra và họ có thể làm được những gì khác biệt trong việc ngăn chặn cách sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Mối quan hệ chiến lược Mỹ - Hoa Kỳ ở mức cao nhất cho tới nay vẫn duy trì mạnh mẽ, mặc dù Hà Nội sẽ không trở thành một đối tác của Mỹ như Singapore, trong khi căng thẳng về thương mại còn kéo dài. Nhưng thay vì quay trở lại Trung Quốc, Việt Nam đang đa dạng hóa các nỗ lực để cắt đứt quyền lực đang gia tăng của Bắc Kinh trong khu vực.

Một là, Hà Nội có thể sẽ hợp tác chặt chẽ với Singapore, Chủ tịch ASEAN năm nay, để cố gắng tạo sự nhất trí trong khối để đối phó với Bắc Kinh. Singapore thường có một cách tiếp cận quân sự đối với Trung Quốc hơn là Philippines dưới thời Duterte. Với các nhà ngoại giao lão luyện, Singapore từ lâu đã là một nhà lãnh đạo hiệu quả của ASEAN. Nếu bất kỳ quốc gia nào có thể thuyết phục các quốc gia ASEAN thống nhất và đưa ra một mặt trận thống nhất trong việc đàm phán bộ quy tắc ứng xử tiềm năng ở Biển Đông với Bắc Kinh, thì có lẽ là Singapore.

Việt Nam đang tăng cường mối quan hệ chiến lược với Singapore, và tương tự với Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc. Nhật Bản và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2014, và Tokyo đang bán các tàu tuần tra Hà Nội và các vệ tinh quan sát. Việt Nam đã kêu gọi Hàn Quốc đóng vai trò tiềm năng lớn hơn trong an ninh khu vực Đông Nam Á, mặc dù Seoul chưa phản ứng với bất kỳ ý định rõ ràng nào.

Xa hơn, Việt Nam đang cố gắng lôi cuốn Ấn Độ nhằm tăng cường an ninh, thậm chí thúc đẩy hải quân Ấn Độ quyết đoán hơn ở Biển Đông. Hồi đầu tháng này, Việt Nam đã kêu gọi các công ty Ấn Độ đầu tư mới vào dầu và khí đốt ở Biển Đông, điều này đã khiến cho Bắc Kinh tức giận.

Hà Nội đang tự nâng cao năng lực và khả năng quân sự của mình ở Biển Đông. Việt Nam tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hóa quân sự, lập hạm đội tàu ngầm lớn nhất ở Đông Nam Á và nâng cấp lực lượng hải quân bằng nhiều cách khác…

Với việc Hoa Kỳ rời bỏ TPP, Việt Nam đã ủng hộ Nhật Bản như một nhà lãnh đạo khu vực về thương mại một cách mạnh mẽ. Nhật Bản, với sự hỗ trợ của Hà Nội và các thành viên khác của TPP, đã giúp thúc đẩy một thỏa thuận hồi phục, trừ Mỹ ; thỏa thuận này được gọi là Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương đã được hoàn tất vào tuần trước và dự kiến sẽ được ký vào tháng 3.

Việt Nam có thể đã trở nên công khai hơn với Trung Quốc trong năm qua, khi tìm hiểu về chính sách của Trump ở Châu Á và đương đầu với sự chia rẽ của các nước láng giềng. Nhưng Hà Nội sẽ vẫn là kẻ đối đầu cứng cỏi nhất Đông Nam Á đối với tham vọng quân sự của Trung Quốc, ngay cả khi Việt Nam đã để nuôi dưỡng các đối tác ngoài Washington để bảo vệ chính họ.

Phương Thảo

Nguồn : VNTB, 01/02/2018

Published in Diễn đàn

Việt Nam và Ấn Độ cùng cảnh giác với Trung Quốc (RFA, 25/01/2018)

Ngày 24/1, Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Xuân Phúc có cuộc hội đàm với người tương nhiệm Ấn Độ ông Narendra Modi tại thủ đô New Delhi, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ.

vnad1

Thủ tướng Ân Độ Narendra Modi (phải) và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trả lời báo chí bên lề thượng đỉnh ASEAN - Ấn Độ ở New Delhi hôm 24/1/2018 -  AFP

Hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến lễ trao các thỏa thuận hợp tác gồm Bản ghi nhớ giữa Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và Bộ Thông tin và Phát thanh truyền hình Ấn Độ về hợp tác trong lĩnh vực thông tin và phát thanh truyền hình và Thỏa thuận giữa Cục Viễn thám Quốc gia và Cơ quan Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ về thực hiện Dự án "Xây dựng Trạm dò tìm, tiếp nhận dữ liệu và Trung tâm xử lý dữ liệu ảnh vệ tinh"

Cùng ngày, ông Nguyễn Xuân Phúc đã gặp gỡ Tống thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và cùng thảo luận các biện pháp hiệu quả để đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ đô la Mỹ giữa hai quốc gia vào năm 2020.

Về lĩnh vực an ninh quốc phòng, không thấy hai bên bàn luận chi tiết mà chỉ nói chung chung là sẽ thúc đẩy hợp tác hiệu quả hơn nữa. Về chuyện Biển Đông ông Phúc đã hoan nghênh Ấn Độ hợp tác với Việt Nam thăm dò, khai thác dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.

Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đã gặp gỡ để thảo luận với các doanh nghiệp lớn của Ấn Độ có dự án ở Việt Nam như dự án thép và năng lượng của tập đoàn Tata, dự án đường tàu của L&T, dự án dầu khí với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ,…

********************

Trung Quốc-Campuchia tập trận (VOA, 25/01/2018)

Trung Quốc s tp trn ln thứ nhì với Campuchia vào tháng 3 năm nay, chú trng lĩnh vc chng khng b, quân đi Campuchia loan báo hôm 24/1. Đây là mt du hiu khác cho thy quc gia Đông Nam Á này đang cng c các mi liên h vi Bc Kinh.

vnad2

Đại tướng Kun Kim, Tư lnh phó Lc lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF).

Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Campuchia trong một tuyên b cho biết cuc tp trn gm có 280 binh sĩ Campuchia và 190 binh sĩ Trung Quc đ k nim 60 năm quan h ngoi giao hai nước.

Trung Quốc tp trn hi quân chung vi Campuchia ln đu vào năm 2016, tht cht mi quan h có th giúp Bc Kinh có một chân đng nh, nhưng chiến lược, trong khu vc mà Hoa Kỳ đang n lc ‘ve vãn.’

Lực lượng vũ trang Campuchia được hưởng li nhiu t các cuc hun luyn quân s và trang thiết b ca Trung Quc gm các dàn phóng rocket và máy bay trc thăng.

Campuchia năm ngoái ngưng các cuc tp trn chung vi Hoa Kỳ vô thi hn, vin dn lý do bn chun b cho các cuc bu c đa phương.

Published in Châu Á