Thế là ông Tập Cận Bình sắp lên ngôi Hoàng đế Đỏ, Hoàng đế Cộng sản. Ông đã giật dây cho Ban chấp hành trung ương và Quốc hội thay đổi Điều lệ đảng và Hiến pháp để có thể ở chức vụ Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước trên 2 khóa liên tiếp, nghĩa là suốt đời, cho đến khi về chầu Mác và Mao.
Ông Tập Cận Bình và Giấc mộng Trung Hoa
Việc này đối với ông không khó vì ông bỏ qua tất cả các cải cách theo hướng dân chủ hóa mấy chục năm nay, nghe theo thầy dùi Vương Hỗ Ninh, xây dựng một chế độ Tân Toàn trị - Néo totalitarism, với khẩu hiệu "Dĩ đảng trị quốc"- Lấy đảng để trị nước, chê trách và lọai bỏ triệt để nền dân chủ phương Tây, bị chụp mũ là nguồn gốc của mọi rối lọan mất ổn định.
Để chuẩn bị cho việc tiếm quyền tuyệt đối này, ông Tập đã xây dựng một cao trào chống tham nhũng mang tính chất khủng bố mạnh mẽ nhất, cho vào tù, xử tử hình và chung thân hàng trăm đảng viên cấp cao nhất, từ ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Trung ương đảng, đại tướng phó bí thư Quân ủy trung ương, những người xưa nay được coi là bất khả xâm phạm.
Cả một phong trào phản đối ngầm bộc phát chống lại điều mà nhiều đảng viên trí thức Trung Quốc coi là xu thế phát xít hóa, hàng vạn facebook lên án, riễu cợt hoàng đế cộng sản họ Tập, buộc hệ thống truyền thông lề phải tạm ngừng việc tuyên truyền về sự kiện trên, không dám bình luận khoe khoang thêm.
Thế lực người Hoa ở nước ngoài, các chiến sĩ dân chủ như Ngụy Kinh Sinh liền lên tiếng phê phán sự tham quyền vô độ của ông Tập. Đáng chú ý là loạt bài 27 bức thư ngỏ của ông La Vũ, vốn là con trai của lão tướng La Thụy Khanh, từng là tổng tham mưu trưởng kỳ cựu của Quân Giải phóng, hiện sống ở Mỹ. Ông La Vũ là bạn rất thân của ông Tập Cận Bình, do ông Tập Trọng Huân bố ông Tập Cận Bình là bạn cực thân với ông La Thụy Khanh. Hai ông đều gặp đại nạn trong Cách mạng Văn hóa của Mao, bị đấu tố, tù đày, con cái bị đưa về nông thôn lao động cải tạo. Ông La Vũ vẫn coi ông Tập Cận Bình là bạn thân, vẫn viết thư cho nhau, gọi nhau là "cậu – tớ".
Trong 27 bức tâm thư gửi trên mạng trong 1 năm qua, ông La chỉ có lời khuyên ông Tập đại thể là : chuyện cậu chống tham nhũng mạnh mẽ là tốt thôi, nhưng đó chưa phải là chuyện cần thiết cấp bách nhất. Vì chính chế độ độc đảng không có dân chủ sinh ra tham nhũng. Cho nên không bao giờ có thể trị nổi nó. Đánh tham nhũng chính là đánh vào đảng, không bao giờ xong. Cậu hãy nghĩ cho kỹ, để hết tâm lực cải tổ, làm cách mạng chuyển đổi hay xây dựng một đảng mới mang bản chất dân chủ, đa đảng, với lá phiếu tự do của mỗi công dân. Yêu nước thì không có con đường nào khác cả. Nếu đi ngược lại, xây dựng chế độ toàn trị thì chỉ có đổ vỡ thất bại, tiêu vong. Cậu cần có dũng khí thay đổi hẳn tư duy, đi theo thời đại dân chủ văn minh. Cậu sẽ làm cho Trung Quốc đổi đời dân chủ, phồn vinh, hạnh phúc…
Có vẻ như ông Tập bỏ ngoài tai lời khuyên tâm huyết của ông bạn nối khố. Cái tôi của ông Tập quá lớn, tham vọng của ông là vô hạn độ. Nhà bình luận Bùi Mân Hãn khẳng định triều đình họ Tập sắp sụp đổ là vì thế, qua cuốn "The near collapse of China". Ở Hong Kong dân thường đọc sách viết về ông Tập để giải trí, mua vui với nhau, sách kể về ông Tập có nhiều vợ, tình nhân, ngoài bà Bành Lệ Viện, chuyện ông ăn chơi thời trẻ. Ông nổi đóa bắt cóc nhà xuất bản về lục địa để trị tội, nhưng lại phải thả ra vì sợ dư luận. Ông cay cú đòi trị tội anh thanh niên dân chủ kiên cường Hoàng Chí Phong nhưng bất lực vì lời hứa "1 nước 2 chế độ" không thể làm càn. Ông cay cú với bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, dọa dùng vũ lực nhưng nói theo Mao, cái chổi của ông không với qua eo biển Đài Loan được. Đài Loan ngày càng xa tầm với của Bắc Kinh, mối hận này của ông Tập ngày càng lớn.
Cái tham vọng quyền hạn vô hạn độ của ông Tập đã bắt ông phải trả giá khá cao. Do quá nôn nóng, sợ thời gian trôi đi quá nhanh không kịp đạt giấc mơ cá nhân là Hoàng đế Đỏ, ông quên hẳn lời trăn trối của ông Đặng Tiểu Bình, già dặn và khôn ngoan, là "thao quang dưỡng hối", hãy che giấu kỹ ý đồ, đừng để lộ tham vọng khi lực còn non, thế còn yếu, chờ khi nanh mọc nhọn sắc hãy để lộ ý đồ chiến lược. Sớm lộ ý đồ sẽ bị cả thế giới xúm lại ngăn chặn, sẽ thất bại.
Sốt ruột tự kiêu và chủ quan, bị Vương Hỗ Ninh mù quáng mồi chài một cách dại dột, ông Tập lao vào cuộc tử chiến giành ngôi bá chủ thế giới khi đất nước còn ngổn ngang các vấn đề : kinh tế, dân tộc, chia rẽ, Hông Kông và Đài Loan ly khai, âm ỷ món nợ máu Thiên An Môn 1989, âm ỷ phong trào Pháp Luân Công dẻo dai bất khuất, phong trào di cư quy mô mang vốn liếng ra nước ngoài.
Chính do cao ngạo của ông Tập nên đầu năm 2018 này đã hình thành "tứ giác Kim Cương gồm Hoa Kỳ- Nhật Bản - Ấn Độ - Úc "thắt chặt liên minh để quyết ngăn chặn chủ nghĩa bá quyền của họ Tập.
Có thể qua tình hình trên khẳng định rằng trong thời đại ngày nay, khi các nước dân chủ đã chiếm số đông áp đảo trên toàn thế giới, khi các nước độc đoán phi dân chủ chỉ còn là số ít ỏi đơn côi, mọi tham vọng làm vua suốt đời chỉ là một cuộc tự sát, chết dần chết mòn hay chết không kịp ngáp là điều chắc chắn. Sự tan vỡ đột tử của bức tường Berlin và sự biến mất của cả hệ thống xã hội chủ nghĩa gần 20 nước từ Âu sang Á đến Châu Mỹ và Châu Phi cuối năm 1991 là một minh chứng hùng hồn.
Ở Trung Quốc của ông Hoàng đế đỏ Tập Cận Bình là như thế.
Ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng có vẻ muốn theo chân ông Tập, hãy coi chừng. Chế độ toàn trị mà ông Trọng cùng ông Trần Quốc Vượng đang rắp tâm theo gót ông Tập, mạnh tay đàn áp anh chị em dân chủ và nhân quyền cũng chỉ là một cuộc tự sát từ từ và chắc chắn. Ông Trọng sẽ vấp phải sự chống trả của đông đảo các "đảng viên nhưng lương thiện", hàng ngũ trí thức, tuổi trẻ có tư duy độc lập, phụ nữ chuộng tự do bình đẳng, nông dân quý ruộng đất của mình bị đảng và nhà nước lấy mất, các nhà kinh doanh ngay thật, các tôn giáo chuộng điều thiện chống điều ác…
Ở nước Nga cũng thế, ông Vladimir Putin dở trò ma giáo, tránh điều cấm "không được làm tổng thống liền trên 2 khóa" đã bày trò đổi cột, sau khi làm tổng thống 2 khóa liền, xuống làm thủ tướng một khóa, rồi quay lại làm tổng thống 2 khóa nữa để lách luật, để hòng làm Sa Hoàng mới suốt đời, nhưng cái trò bịp ấy không ăn tiền. Năm nay ông sẽ bị giảm tín nhiệm rất lớn sau khi dở trò thấp hèn bỏ tù người dám ra tranh cử với ông. Ông Putin bị giới trí thức và giới phụ nữ gọi là tên "ma cô quyền lực đen" mang bản chất một tình báo cộng sản gian hùng.
Cái tham vọng quyền hạn vô hạn độ chỉ là một kiểu tự sát sớm hay muộn vậy.
Bùi Tín
"Hội đồng Nhân quyền" của Liên Hiệp Quốc – United Nations Human Rights Council - là một tổ chức chủ yếu, quy mô lớn nhất của tổ chức quốc tế này, viết tắt là UNHRC.
Hai đứa con thơ của Blogger Mẹ Nấm
Sáng 26/2, phiên họp thường kỳ lần thứ 37 của UNHRC đã khai mạc tại Genève, Thụy Sỹ, kéo dài đến ngày 23/3. Phía Việt Nam, đại sứ Dương Chí Dũng dẫn đầu phái đoàn dự phiên họp.
UNHRC được thành lập từ ngày 15/3/2006 theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thay cho Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc họat động trước đó.
Việc cải tổ có ý nghĩa lớn, nâng cao sự quan tâm của Liên Hiệp Quốc và dư luận toàn thế giới đối với vấn đề Nhân quyền, một giá trị chủ yếu của nền văn minh trong thời đại mới. Cách làm việc của UNHRC cũng được cải tiến, mỗi khóa của Hội đồng là 3 năm, số ủy viên của Hội đồng là khoảng 50 nước, chừng 1 phần 3 tổng số thành viên Liên Hiệp Quốc. Hàng năm Đại hội đồng bầu ra những thành viên mới theo danh sách ứng cử.
Quy chế làm việc của Hội đồng được thảo ra rất cụ thể, tỷ mỷ, nhằm mục đích là nhân quyền ngày càng phổ cập và được lan tỏa sâu sắc trên toàn thế giới, không trừ một nước nào. Điều này có nghĩa là làm sao để giúp nhân dân một số nước độc đoán, độc đảng, toàn trị thóat khỏi cảnh không có tự do dân chủ, quyền làm người bị hạn chế, bị mất, khôi phục quyền sống có tự do, nhân phẩm.
Trình độ dân chủ nhân quyền của các nước được phân ra làm 3 loại :
- những nước dân chủ hoàn thiện thành nếp vững bền, nhưng vẫn còn vấn đề như phân biệt chủng tộc, tù nhân, lao động trẻ em, người khuyết tật ;
- những nước dân chủ nhưng chưa đầy đủ, thuần thục ;
- và một số nước chậm tiến, hầu như chưa có Nhân quyền.
Các nước bị xếp trong hàng cuối gồm có : Cuba, Venezuela, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Campuchia, Iran, Saudi Arabia…, với những mức độ khác nhau.
Điều rất hay, thú vị là các chuyên viên về luật của Liên Hiệp Quốc hiểu rằng vấn đề nhân quyền là một vấn đề nhạy cảm, gai góc trong nội bộ Liên Hiệp Quốc gần 200 nước rất khác biệt nhau nên không thể nóng vội. Các nước tiên tiến về mặt này phải kiên trì giúp đỡ, đấu tranh, thuyết phục và giáo dục nước khác. Do đó quy định mọi nước đều được quyền ứng cử vào Hội đồng và trong quy chế hoạt động đề ra việc "Rà soát định kỳ" - UPR (Universal Periodic Riview) để mỗi nước có chân trong hội đồng đều có trách nhiệm làm gương về tôn trọng nhân quyền, phải tự kiểm điểm sâu sắc và để cho các thành viên hội đồng phê bình, chất vấn, góp ý, cuối cùng nước đó phải cam kết tiếp thu những điểm gì và hứa sửa chữa ra sao, bảo lưu những điểm gì, vì sao. Thế là cứ 4 đến 5 năm, mỗi nước phải "lên mâm" một lần để cho Hội đồng góp ý, khuyến nghị và kết luận.
Qua mỗi lần họp UPR, UNHRC chuẩn bị báo cáo về nước được rà soát, nghe báo cáo của nước được rà soát, nghe báo cáo phản biện của các tổ chức xã hội dân sự của nước đó nếu có, tất cả tập trung vào những ưu và khuyết điểm trên lãnh vực nhân quyền, sau đó thảo luận, tranh luận để có sự đánh giá đầy đủ khách quan, cuối cùng là ghi lại các góp ý, kiến nghị của các bên để nước được rà soát tuyên bố tiếp thu những điểm nào, thanh minh những điểm nào và hứa hẹn sửa chữa bổ khuyết ra sao, được công bố công khai cho mọi người rõ.
Việt Nam được bầu vào Hội đồng từ năm 2013 đến năm 2016 và được lên mâm rà sóat công khai năm 2015.
Nội dung kiểm điểm rất rộng, trước hết là về tôn trọng nhân quyền, quyền công dân được luật pháp bảo vệ, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền bình đẳng nam–nữ, chống phân biệt chủng tộc, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, có nền quản trị đất nước công khai minh bạch, chống hành hạ tra tấn tù nhân…Mỗi công dân hay đoàn thể có thể gửi đơn tố cáo với dẫn chứng đầy đủ đến Hội đồng về các vấn đề trên đây, thậm chí có thể gửi đơn kiện đến Tòa án nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Năm 2004, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị một đòn trừng phạt nặng nề bởi Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, bị đặt trong trường hợp mang tên CPC – Country of Special Concern (nước cần phải quan tâm đặc biệt), bị lên án, cảnh cáo, tẩy chay do các tội hiển nhiên : giam cầm xử tù một số chiến sĩ đấu tranh không bạo lực cho dân chủ, nhân quyền, dối trá không chịu công nhận có tù nhân lương tâm, tù nhân do tín ngưỡng tôn giáo, tù nhân chính trị, nạn tham nhũng lan rộng chứng tỏ quản trị không minh bạch trong sáng.
Chính quyền 2 năm sau đó đã buộc phải xuống thang trong bắt bớ, đàn áp, thả một số tù chính trị, đồng thời bắt đầu chống tham nhũng tích cực hơn, làm một số động tác đổi mới như cổ phần hóa một số công ty quốc doanh… nên cái gông CPC được gỡ bỏ, và đến năm 2013 còn được bầu vào UNHRC trong 3 năm. Hồi đó Việt Nam đã phải nhân nhường lùi 1 bước về chiến thuật để gỡ khỏi nạn CPC tệ hại và mất uy tín danh dự quốc tế , nhưng sau đó khi đã được tham gia một số diễn đàn quốc tế và một số hiệp ước thương mại đa phương, nhà cầm quyền toàn trị lại trở mặt, hèn với giặc ác với dân, còn nặng nề nghiêm trọng hơn trước.
Trong cuộc Rà soát năm 2015, phái đoàn Việt Nam nhận được 227 khuyến nghị, chất vấn, nhưng không chịu nhận có tù chính trị và đàn áp tôn giáo, chỉ chấp nhận 182 điều và hứa sửa chữa như tôn trọng quyền lập công đoàn tự do, chống tra tấn, buôn bán phụ nữ trẻ em, đàn áp tự do báo chí, nhưng rõ ràng là họ không sửa chữa, còn phạm nặng hơn trước.
Năm nay tất cả các tổ chức nhân quyền quốc tế, từ UNHRC đến HRW, RWB – phóng viên không biên giới, đặc phái viên nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, của Liên Âu, của Cộng hòa liên bang Đức… cho rằng tình trạng nhân quyền ở Việt Nam hiện nay xấu đi một cách nghiêm trọng và tệ hại, một số tổ chức còn yêu cầu đưa Việt Nam trở lại với danh xưng CPC, khi số tù chính trị năm 2017 bị bắt và tuyên án lên đến hơn 30 người, đưa tổng số tù chính trị lên đến kỷ lục 166 người, có những vụ cực kỳ nghiêm trọng như vụ xử cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh có mẹ già, 2 con nhỏ, cô lại ốm yếu không được chữa chạy, còn bị di chuyển đi rất xa làm cho mẹ cô khó đi thăm. Nhiều chính phủ và tổ chức quốc tế lên tiếng đòi tự do ngay cho cô và nhiều tù nhân chính trị khác như cô Nguyễn Thúy Nga, anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, anh Nguyễn Văn Hóa, anh Trần Anh Kim…
Đúng vào dịp này, mạng Mạch Sống của tổ chức BPSOS công bố hồ sơ "NOW" đòi tự do ngay cho tất cả tù nhân chính trị, ghi rõ tên tuổi, hình ảnh, họat động và bản án tù của từng người tù trong tổng số 166 nói trên, được bổ sung thêm bớt từng ngày để thông báo rộng rãi, được dịch ra nhiều thứ tiếng, một việc làm cao quý, thiết thực, đúng lúc.
Trong khi UNHRC đang họp cho đến tận 23/3/2018, rồi cuộc Đối thọai Nhân quyền Hoa Kỳ- Việt Nam sẽ diễn ra tại Hà Nội vào tháng 5 tới, đây là dịp tốt để các chiến sĩ nhân quyền đẩy mạnh họat động, thông báo và kiến nghị gửi UNHRC (Genève, Thụy Sỹ) và các chính phủ quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam. Hoa Kỳ vừa cử thượng nghị sĩ Sam Brownback một nhân vật quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam, từng sang gặp Lm Nguyễn Văn Lý ở trong tù, làm đặc sứ lưu động về nhân quyền.
Bộ chính trị và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa lo sợ phong trào dân chủ nhân quyền đang lan rộng một cách vững chắc với sự xuất hiện hơn 40 tổ chức xã hội dân sự dần dần lớn mạnh, kiên cường, nhưng mặt khác họ thực hiện chiến lược "nhất biên đảo"- ngả hẳn sang phía gắn bó với Trung Cộng, đồng thời chủ quan cho rằng tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã coi trọng lợi nhuận, lợi ích kinh tế hơn nhân quyền, nên họ tỏ ra độc ác, trấn áp nhân quyền mạnh hơn, kể cả ở trong đảng. Với quyết định 102, đảng viên nào đòi đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập, ủng hộ sự xuất hiện nhiều tổ chức xã hội dân sự sẽ bị khai trừ ra khỏi đảng, một quyết định mang tính chất phát xít, bị nhiều đảng viên cao cấp bác bỏ.
Cần chỉ rõ chế độ độc đảng đã bị thiệt thòi cực lớn do vi phạm nhân quyền, họ bị cô lập hơn bao giờ hết. Do cử một giới chức an ninh cấp cao sang châu Âu tổ chức bắt cóc ở Cộng hòa liên bang Đức mà hiệp định tự do thương mại với Liên Âu bị đình hõan không thời hạn, do thiếu luật pháp công minh nên các nhà kinh doanh và các ngân hàng nước ngòai rút vốn ra khỏi Việt Nam để đầu tư nơi khác, bà con Việt Kiều cũng e ngại và giảm đang kể số kiều hối gửi về nước, trong khi ngân sách thiếu hụt, không chi trả nổi tiền lương cho người lao động, công nhân viên chức.
Ngay từ đầu năm 2018- Mậu Tuất, cuộc tranh đấu giữa chà đạp và bảo vệ nhân quyền trở thành mặt trận đấu tranh nổi bật, cần đến sự dấn thân mạnh mẽ, thông minh, kịp thời của các tổ chức xã hội dân sự, của mọi giới, trí thức, thanh niên, phụ nữ, lao động, nông dân, nhà kinh doanh, mọi dân tộc, mọi tôn giáo , trong nước và ngòai nước, với tinh thần ta lo trước cho ta rồi toàn thế giới dân chủ tiến bộ sẽ hỗ trợ ta mạnh mẽ hơn.
Theo thỏa thuận của Bộ quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ, một đoàn tàu chiến Hoa Kỳ sẽ ghé thăm cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 này.
Tàu sân bay USS Carl Vinson sẽ cập cảng Đà Nẵng ngày 5/3/2017. Ảnh : Hải quân Mỹ
Đây là một đoàn tàu chiến đặc biệt, trung tâm là hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson thuộc loại hiện đại nhất chạy bằng sức nguyên tử, có sức chở 74 máy bay các loại, có 6.000 sĩ quan, viên chức và quân nhân phục vụ, đi cùng là tàu tuần dương USS Lake Champlain, tàu khu trục tên lửa Wayne E. Meyer và một số tàu các loại khác.
Trước đây đã có những tàu chiến ghé thăm cảng Cam Ranh và Đà Nẵng, nhưng đây là đoàn tàu chiến mạnh, hiện đại nhất, đông nhất về số tàu cũng như về số người trong đoàn. Sẽ có những cuộc trao đổi, thăm viếng, liên hoan, đấu thể thao giao hữu, hội hè giữa chủ và khách trên bến, dưới tàu.
Trong tình hình quan hệ quốc tế hiện nay, đây rõ ràng là một hành động đặc biệt của Hoa Kỳ theo chiến lược xoay trục quân sự sang phía Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để ngăn chặn sự trỗi dậy về quân sự của Trung Quốc. Hành động này còn có ý nghĩa khi tổng thống Donald Trump có vẻ tập trung vào việc thương mại quốc tế sao cho có lợi cho Hoa Kỳ, ngập ngừng việc xoay trục sang vùng Thái Bình Dương dưới thời ông Obama. Nhưng các bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao và cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump vẫn sáng suốt chủ trương xoay trục, cuối cùng ông Trump cũng khẳng định Trung Quốc và nước Nga của Putin là 2 đối thủ quan trọng nhất của Hoa Kỳ cần cảnh giác ngăn chặn.
Các nhà bình luận coi hành động quân sự to lớn này có ý nghĩa nâng cao quan hệ toàn diện và chiến lược Việt - Mỹ lên một bước, ngăn chặn có hiệu quả mưu đồ bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển Đông đang căng thẳng.
Ở trong nước, chưa thấy có bài bình luận nào của báo ‘lề phải’ nêu bật ý nghĩa quan trọng về chiến lược trong quan hệ Việt - Mỹ, trong khi có nhiều viện chuyên nghiên cứu về chính trị, an ninh quốc phòng, ngoại giao. Tại sao có sự thờ ơ, nhạt nhẽo vậy ? Có vẻ như Bộ chính trị, ban Tuyên huấn trung ương đã có chỉ thị không nên tỏ ra vui mừng ca ngợi ồn ào về sự kiện này.
Điều này cũng dễ hiểu, vì trong số các tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam từ sự kiện Mật đàm Thành Đô (tháng 9/1990) đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư thân Trung Quốc nhất. Ông là đồ đệ trung thành nhất của chiến lược "nhất biên đảo", nghĩa là chiến lược ngả hẳn sang một bên, sang phía Trung Quốc, trong khi giả vờ tuyên bố "làm bạn với mọi nước" để lừa dối dân Việt và lừa dối thế giới.
Tư duy của ông Nguyễn Phú Trọng là của một ông đồ gàn, gàn rất nặng, "gàn bát sách" của những ông đồ Nho cực kỳ bảo thủ của thế kỷ trước.
Không phải ngẫu nhiên mà nhiều anh chị em dân chủ trong nước gọi ông tổng Trọng là Tập Cận Bình phẩy ('). Ông Trọng đang theo gót chân ông Tập để hòng kiêm luôn chức Chủ tịch nước cho gọn và sẽ giữ chức đứng đầu cả Nhà nước và Đảng thêm một nhiệm kỳ, đến khi gần 80 tuổi. Ông Tập muốn trở thành một Minh Vương, một Hoàng đế đỏ như ông Mao. Gần đây, ông Tập theo quan điểm của nhà chiến lược Vương Hỗ Ninh, phủ định nền dân chủ phương Tây, ca ngợi chế độ Tần - toàn trị, "lấy đảng để trị nước", một kiểu phát xít trá hình thời mới, thì ông Trọng cũng theo chân, đàn áp rất mạnh các chiến sĩ đòi dân chủ nhân quyền.
Cứ xem hành trình đối ngoại của ông Trọng. Nơi ông xuất ngoại nhiều nhất xưa nay là Bắc Kinh, sau khi học ở Nga và học ở bên Tàu. Ông đi thăm Cuba là một chuyến thất bại, tuyên truyền vô duyên cho học thuyết Mác - Lê, bị Cuba chối bỏ, rồi bị Brazil đóng cửa tuyệt giao dù đã có chương trình thăm viếng.
Ông mù hoàn toàn tiếng Anh, tiếng Pháp, không đọc sách nước ngoài, còn tệ hơn cả ông Nguyễn Tấn Dũng, chào hỏi bắt tay cũng phải có phiên dịch. Ông cứ như anh nhà quê ra tỉnh, hãnh tiến dỏm khi được đón tiếp lịch sự : ‘ta phải như thế nào người ta mới đón tiếp như thế’ ! Đúng là anh lý Toét vác ô ra thủ đô.
Mặt khác cũng cần nhìn nhận Bộ chính trị và ông tổng Trọng không dám xem nhẹ dư luận quần chúng. Các ông đó hiểu rõ là lòng dân không muốn cái chiến lược lẩm cẩm "nhất biên đảo", ngả hẳn vào lòng Tập Cận Bình của quý vị.
Theo thống kê 3 năm liền của PEW - cơ quan thăm dò dư luận hàng đầu của Hoa Kỳ, có 80 đến 82% nhân dân Việt Nam muốn kết bạn thân, muốn liên minh với Hoa Kỳ, Liên Âu và các nước dân chủ khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc… Chỉ có 10 đến 12% là muốn kết thân với Trung Quốc. Lòng dân rõ ràng là thế. Do đó nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa không bao giờ cho phép làm những cuộc thăm dò dư luận. Hồi trước có Ban thăm dò dư luận thuộc Ban tuyên giáo nhưng đã chết yểu vì cực kỳ nguy hiểm cho chế độ chính trị hiện hành. Rất mong lỗ hổng này sẽ được bổ cứu khi một tổ chức xã hội dân sự đứng ra đảm nhận nhiệm vụ lý thú công khai thăm dò ý dân.
Cho nên việc để một đoàn tàu chiến hùng mạnh của Hoa Kỳ vào Đà Nẵng đông dân còn là một hành động đóng kịch để xoa dịu dư luận quần chúng, nhân thể làm mình làm mẩy với Trung Quốc để tự nâng cao giá đôi chút.
Cho nên chắc chắn đã có xin phép ông bạn 16 chữ vàng, thanh minh rằng sự thể phải làm như thế, để tìm hiểu về Hoa Kỳ và sẽ báo cáo tường tận với ông anh Lớn, cũng là học tập ông anh Lớn từng để tàu chiến Mỹ ghé thăm Hồng Kông.
Cũng do các lý do trên nên các tổ chức xã hội dân sự tự do lên đến hơn 40 đơn vị ở trong nước cũng không mặn mà vui sướng hy vọng gì về sự kiện này. Các tổ chức xã hội dân sự sẽ đấu tranh mạnh hơn đòi đảng và Nhà nước phải thực hiện chiến lược "nhất biên đảo" - ngả hẳn về một bên, nhưng bên đó phải là bên các nước dân chủ do Hoa Kỳ dẫn đầu, có lực lượng quốc phòng áp đảo, đặc biệt là có hải quân vượt rất xa Trung Quốc. Hoa Kỳ có 10 hàng không mẫu hạm, Anh có 4, Pháp có 2, Nga có 1, Trung Quốc chỉ có một chiếc cũ kỹ mua lại của Ukraine - chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh chỉ để huấn luyện.
Người xưa luôn dạy con cháu : chọn bạn mà chơi, và ‘gần mực thì đen, gần đèn thì sáng’ ! Quyền chọn bạn là quyền tự do thiêng liêng của mỗi con người, mỗi dân tộc. Chọn bạn tâm giao đáng tin cậy, kết liên minh chiến lược là quyền tự do tuyệt đối dựa vào chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm.
Bộ chính trị, Tổng bí thư, Quốc hội hãy nghe theo tiếng nói của nhân dân, của trí thức, của đại đa số cử tri, của quân đội để "nhất biên đảo", ngả hẳn về phía các nước dân chủ văn minh, xa lìa sự gắn kết phi nghĩa với bọn miệng hùm gan sói vốn từng là kẻ xâm lược và chiếm đóng nước ta.
Việc gì mà viên tướng Nguyễn Chí Vịnh sang Tàu luôn mồm cam kết chủ trương 3 không "không có căn cứ nước ngoài, không có quân đội nước ngoài trên lãnh thổ, không liên minh với nước này để chống nước khác".
Ô hay ! Ai chủ trương dại dột tự trói mình như thế ? Quốc hội có ý kiến chưa ?
Giữa thế giới thông tin nhanh nhậy ngày nay, ai cũng thấy ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là kẻ thân Trung Quốc hết mình nhất. Chả vậy mà khi Trung Quốc làm mưa làm gió trên vùng biển nước ta, ông chủ tịch quốc hội hồi đó Nguyễn Phú Trọng tỉnh bơ tuyên bố : "tình hình biển Đông không có gì mới". Và gần đây nhất là mời riêng Tập Cận Bình lên nhà sàn của ông Hồ, trà đàm khen rằng trà Việt ngon nhưng không bằng trà quý quốc ! Hèn đến thế là cùng, nhục đến thế là cùng. Lại còn ra tuyên bố chung hội nhập 6 tỉnh biên giới với khu tự trị Choang (Quảng Tây).
Lòng dân và ý đảng khác nhau, xung khắc nhau, mâu thuẫn nhau là như vậy. Bên nào là sáng suốt, thông minh, khôn ngoan ? Bên nào là cổ lỗ, lẩm cẩm, mê muội, ươn hèn ? Bên nào là vì dân tộc, vì nhân dân, bên nào là phản dân tộc, phản nhân dân ? Hãy làm một cuộc thăm dò dư luận thật trung thực, khách quan.
Rất mong Bộ chính trị, Tổng bí thư, Quốc hội và ông tướng Vịnh nhìn xung quanh nước ta, Miến Điện,Thái Lan, Ấn Độ… đều có biên giới liền Trung Quốc nhưng họ đâu có sợ Trung Quốc ; Nam Hàn ở khu vực gần giáp Trung Quốc, nhất là Hông Kông và Đài Loan thuộc dân tộc và lãnh thổ Trung Quốc hẳn hoi mà liên minh quân sự chặt chẽ với Hoa Kỳ và phương Tây, "nhất biên đảo" một cách vững chắc. Bà Thái Anh Văn dựa vào Hoa Kỳ củng cố sức mạnh quân sự, anh thanh niên Hoàng Chí Phong không sợ tù đầy, dám kết tội ông Tập Cận Bình là "gian dối, lừa bịp" khi vi phạm quy chế "một quốc gia hai chế độ" từng cam kết long trọng từ thế kỷ trước với Anh quốc và thế giới.
Rất mong ông tổng Trọng có dịp khăn gói lên đường thăm Nam Hàn, Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện… sẽ học được khối điều hay lẽ phải về "nhất biên đảo", để có đường lối đối ngoại chuẩn xác hiện đại và văn minh.
Bùi Tín
(04/03/2018)
Cuộc sống bình an, có trật tự và an ninh là mong muốn của mọi người dân, ở bất cứ nước nào. Có an cư mới lạc nghiệp là một chân lý, hoài bão tự ngàn xưa.
Thẻ đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam.
"Bình an cho mọi người dưới thế" là câu cầu nguyện thiêng liêng nhất của người theo đạo Công giáo.
Ở Việt Nam, đầu năm, câu chúc đầu tiên giữa người thân, bạn bè là bình an mạnh khỏe, là khang an thịnh vượng, là an ninh hạnh phúc.
Người xưa đặt tên cho các tỉnh từ Bắc vào Nam dùng chữ "an" hoặc "yên" để nói lên nguyện vọng sâu sắc ấy.
Phúc Yên, Vĩnh Yên, Nghệ An, Phú Yên, An Giang, Long An… là những tên đẹp, có ý nghĩa thâm thúy. Ngay cả tên nước, có lúc là An Nam, cũng có hàm ý thiêng liêng như thế.
Một đất nước bình an thịnh vượng và hạnh phúc là khi trên dưới một lòng, cả nước thương yêu đùm bọc nhau như anh chị em một nhà, là khi chính quyền và nhân dân hòa thuận, sống theo pháp luật và đạo lý, khi quân với dân như cá với nước một lòng chống ngoại xâm khi tổ quốc lâm nguy. Đó là khi cả nước thanh bình, không trộm cướp, không bạo hành, không tham ô nhũng lạm, viên chức thanh liêm trong sạch, nhân dân vui thú điền viên, yên lòng làm ăn, tiếng ca nhạc dân dã vang lên khắp nơi trong những ngày hội của dân tộc, bà con làng xóm tắt lửa tối đèn có nhau, đêm đến không cần đóng cửa cho trăng thanh gió mát lùa vào khắp nhà.
Đối chiếu với hình ảnh tươi đẹp như thế, tình hình nước ta mấy chục năm nay ngày càng xa rời những ước vọng chính đáng ấy của toàn dân.
Đầu năm Mậu Tuất này, thống kê của ngành y tế và công an cho biết có đến 37 ngàn vụ cấp cứu do tai nạn giao thông và đánh nhau chỉ trong 5 ngày Tết, có 4.100 người bị thương phải nhập viện cấp cứu do đánh nhau… Sài Gòn ngày nay nổi tiếng là không an bình cho du khách nước ngoài, do cướp giật, móc túi, lừa đảo, trộm cướp tràn lan ngày đêm.
Có một chi tiết nhỏ mà có ý nghĩa chính trị sâu sắc. Đó là ở Bình Dương, theo báo Lao Động, ra sau Tết, mấy năm nay trộm cắp nổi lên rộng khắp tỉnh, có những vụ bắt cóc, tống tiền, cướp xe gắn máy, cướp điện thoại cầm tay, đâm thuê chém mướn nhiều đến mức ngành công an của tỉnh có hàng ngàn quân và tướng đành thúc thủ, không sao giải quyết nổi.
Quán cà phê báo án ở Bình Dương - Ảng Người Lao Động
Thế là người dân tự động biến một quán cà phê của cô Lưu Thị Nga trên đường Phú Lợi - Thủ Dầu Một thành "Cà-phê báo án" có tác dụng xã hội đáng kể. Các vụ trộm cướp, án mạng, giết người, người dân đến đây báo cáo tỉ mỉ trong một cuốn sổ, có một số công dân tự nguyện làm thám tử tư giúp các nạn nhân truy tìm thủ phạm. Sổ ghi chép các vụ án ngày càng nhiều ghi trong "sổ báo án" dày cộm và không ít vụ đã được giải quyết, mang ra tòa phá án. Trong sổ ghi hàng trăm chi tiết, hình ảnh, lời khai, địa chỉ điện thoại của các nạn nhân. Quán cà phê ngày càng đông khách của cô Nga trở thành nổi tiếng góp phần trừng trị răn đe bọn tội phạm, nêu lên sự bất lực của ngành công an, ngành theo tên gọi là chuyên lo bảo đảm nền an ninh công cộng.
Tại đây có những công dân trẻ không hề được đào tạo tự mình nghiên cứu luật pháp, tự nhận làm "hiệp sĩ" bênh các nạn nhân không lấy tiền. Cô Nga sẵn sàng mời cơm các nạn nhân và các "hiệp sĩ" cũng không lấy tiền. Những tấm lòng xã hội cao quý, "trên đường thấy cảnh bất bình phải lo". Chả lẽ ông Bộ trưởng công an và hơn 500 ông tướng công an không biết đến việc ô nhục này, nó nói lên sự vô tích sự vô dụng ăn bám của ngành trong chức năng cao quý phục vụ xã hội. Họ hăng hái quấy rầy, hành hạ các chiến sĩ yêu nước dân chủ bao nhiêu thì lại lơ là chống bọn tội phạm, có khi dùng bọn này để gây sự với anh chị em đòi dân chủ và nhân quyền ; như họ đang đe dọa và gây rối với cô Đoan Trang, tác giả cuốn sách "Chính trị bình dân" hướng dẫn bà con ta đấu tranh cho tự do cho toàn dân.
Đảng và Nhà nước đã bao giờ bàn kỹ đến tình trạng bất an nặng nề, rộng khắp của xã hội hiện nay. Mọi người bất an khi nghĩ đến bệnh tật, phải đi nằm bệnh viện. Phải lo lót cho có chỗ nằm ; lo lót để có thuốc tốt ; lo lót để được mổ chu đáo, không lẫm lẫn, bệnh bị nặng thêm, có khi mất mạng.
Ngành giáo dục mà chất lượng quyết định tương lai dân tộc lại lạc hậu, ông bộ trưởng bị tố cáo khai gian, có hàng trăm tiến sĩ dỏm, thạc sĩ giả, cải tiến giáo dục hời hợt, không đại học nào được xếp trong số 300 đại học khá nhất Đông Nam Á ! Sự mất tín nhiệm của ngành giáo dục thể hiện rõ là con ông cháu cha các quan chức đảng viên đều tìm cách xuất dương và khi thành tài không ai muốn trở về nước, vì nhân tài không được trọng dụng, ghế dành cho bà con họ hàng.
Sự bất an lan rộng đến mức các quan chức giàu sang do tham nhũng cũng tấp tểnh chuồn khỏi nước, tiêu biểu là bà đại biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường, ủy viên trung ương Mặt trận Tổ quốc, ủy viên trung ương Hội nữ doanh nhân, bị khai trừ khỏi quốc hội do đã xin cư trú và có hộ chiếu nước Malta, một đảo nhỏ nửa triệu dân ở Địa Trung Hải. Thật đẹp mặt cho quốc hội xứ An Nam !
Điều bất an lớn là hàng năm có đến trên 10 vạn công dân Việt Nam xuất ngoại mang theo số tiền cực lớn là 12 tỷ đô la ra nước ngoài sinh sống và làm ăn, vì cảm thấy nước mình không an lành cho các nhà kinh doanh lương thiện.
Cuộc sống hàng ngày cũng đầy rẫy bất an. Đường chật, xe nhiều, không ai nhường ai, ẩu đả, chửi bới đâm xe vào nhau, ùn tắc hàng giờ là chuyện thường.
Thức ăn thiu thối, độc hại lan tràn, thực phẩm chế biến mất vệ sinh, bếp tập thể bị bệnh tiêu hóa hàng loạt hàng trăm người không hiếm.
Một xã hội xuống cấp, lụi tàn, để người dân ao ước "bao giờ sẽ trở lại như ngày xưa", xã hội bình an, cuộc sống dễ chịu vui vẻ, đáng sống, người người là bạn.
Làng xóm xởi lởi, chào hỏi giúp đỡ nhau, không có tiếng ca thán, oán hờn, giận dữ, thanh bình, cởi mở, đầy tình thương và lòng ưu ái tương trợ cứu giúp nhau.
Đại bất an có nghĩa là "ổn định" mà lãnh đạo rêu rao là bằng không. Cuộc sống đầy lo âu, bất trắc. Ra đường bất an, trong nhà cũng bất ổn. Môi trường bụi bặm ô nhiễm. Thức ăn không trong sạch. Công việc tốt không có. Việc gì cũng phải đút lót bôi trơn. Ủy viên bộ chính trị, ủy viên trung ương vào tù, đào tẩu, lãnh đạo bắn giết ám hại, kình địch nhau như kẻ thù. Sự đời đảo điên, kẻ sợ giặc đầu hàng giặc ba hoa dạy bảo về lòng yêu nước, người yêu nước thật lòng chống bành trướng bị 10 năm tù.
Lẽ ra người lãnh đạo phải nhìn thấy rõ, thấy trước tình trạng đại bất an để giật mình tìm cách giải quyết tận gốc, nhưng ông tổng bí thư vẫn không muốn nhìn sự thật, lại trâng tráo ba hoa, "chưa bao giờ lòng dân phấn chấn như hiện nay", "đừng nên ngủ quên trên vòng nguyệt quế" ! tự lừa mình và lừa cả xã hội, coi thường dân. Có vẻ như ngày đêm ông quên hẳn nghĩa vụ lãnh đạo, từng giây phút lo hết mình cho chiếc ghế uy quyền của mình khỏi lung lay, bảo vệ quyền lãnh đạo mong manh của cái đảng suy thoái không sao ngăn nổi của ông.
Trách nhiệm bất an lan tràn trên hết là do đâu ? Do lãnh đạo bất cập, do quản lý sai lầm, do đặt đảng lên trên dân, lên trên dân tộc, không có pháp luật, coi thường đạo lý và đạo đức, xóa bỏ thuần phong mỹ tục truyền thống. Đảng xuống cấp, suy thoái thì xã hội tha hóa là lẽ đương nhiên. Cái gốc của sự bất an nặng nề bao trùm khắp mọi lĩnh vực, mọi nơi là học thuyết sai, đường lối sai, chính sách sai, mô hình cai trị sai, phải sửa từ gốc không phải tỉa lá vàng, bẻ cành khô, mà phải đốn tận gốc, vun trồng cây mới của thời đại văn minh, sẽ tạo nên xã hội mới đầy nhựa sống, ra hoa thơm quả ngọt.
Để chuyển đổi từ xã hội đại bất an thành xã hội bình an thịnh vượng, để lãnh đạo với dân là một, để đất nước thái bình bền vững, xóa bỏ tham nhũng bất công lạc hậu, hòa nhập với thế giới hiện đại văn minh, có pháp quyền vững chắc, có tự do dân chủ và nhân quyền đầy đủ, những điều kiện để cuộc sống có an ninh, có bình an, có cuộc sống thật sự an lành cho toàn dân.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 26/02/2018
Trang mạng "Mạch Sống", cơ quan thông tin của tổ chức BPSOS-Boat people SOS - Cấp cứu thuyền nhân, vừa công bố rộng rãi tập hồ sơ mang tên gọn "NOW !".
Bích chương của chương trình "NOW".
Đây là hồ sơ sưu tầm công phu danh sách các tù nhân lương tâm (tù nhân chính trị) ở Việt Nam, với những chi tiết đầy đủ, họ tên, quê quán, ngày sinh, ngày bị bắt, tội danh, phiên tòa xét xử, án được tuyên, gia đình và các chi tiết liên quan.
Hiện nay, vào dịp Tết Mậu Thân, tháng 2/2018, số tù nhân lương tâm ở Việt Nam lên đến 166 người.
Hồ sơ "NOW" - "Ngay bây giờ !" có chủ định đấu tranh đòi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho các tù nhân chính trị vì việc giam cầm những người bất đồng chính kiến về chính trị là vi phạm thô bạo Công ước Quốc tế về quyền dân sự và chính trị - "Convention International sur les Droits civils et politiques" của Liên Hiệp Quốc mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tham gia ký kết, cam đoan tôn trọng.
BPSOS là tổ chức phi chính phủ, được lập ra từ những năm 1979 - 1980 để cấp cứu bà con thuyền nhân lênh đênh trên biển cả, đưa vào đất liền, vào các trại tị nạn, còn lo cho bà con được nhập cư ở các nước và có cuộc sống bình thường. BPSOS còn cứu hàng trăm em bé mồ côi khi vượt biển, vận động quốc tế chống cướp biển, bảo đảm an toàn cho bà con.
Nay vấn đề thuyền nhân đã giảm nhiều, BPSOS tập trung đòi tự do ngay cho mọi tù nhân chính trị ở Việt Nam, một vấn đề tình nghĩa, nhân đạo và công lý cấp bách, rất đúng với đòi hỏi của mọi công dân yêu nước, của hơn 40 tổ chức xã hội dân sự trong nước.
Trước đây khoảng 10 năm, Việt Nam bị xếp vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC-Country of Particular Concern) bị lên án, tẩy chay, trừng phạt vì hạnh kiểm xấu trong tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Để thoát khỏi CPC, Việt Nam cam kết sẽ giữ hạnh kiểm tốt trong vấn đề này.
Gần đây ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo đúng con đường của Tập Cận Bình là "lấy đảng trị nước" (theo lời thầy dùi của quân sư Vương Hỗ Ninh là xây dựng chế độ toàn trị của đảng để ổn định và phát triển), đàn áp thẳng tay các nhà dân chủ, dân oan mất đất và tín đồ các tôn giáo, nên số tù nhân chính trị ngày càng tăng, với những bản án nặng nề, độc ác cao độ như tuyên án 10 năm tù cho cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh dù mẹ già, con dại, sức yếu, lại còn thâm độc di chuyển cô đi trại xa để mẹ con cô không thể thăm ngày Tết !
Từ nay trên mạng Mạch Sống của BPSOS có đăng tải hồ sơ NOW được cập nhật hằng ngày cho mọi người tham khảo do một nhóm luật sư và chuyên viên thống kê tham gia vô vị lợi.
Hiện nay tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, Reporters without Borders cũng lên danh sách cập nhật về tù chính trị ở Việt Nam, các danh sách đó bổ xung cho nhau, trong đó danh sách "NOW" là đầy đủ nhất.
Tôi đã từng gặp Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, tổng giám đốc kiêm chủ tịch BPSOS tại trụ sở tổ chức này tại bang Virginia gần Washington DC. Anh Thắng năng động, giàu kinh nghiệm vận động hành lang, quen biết nhiều nghị sĩ, dân biểu Hoa Kỳ, lại có uy tín ở Đông Nam Á, từng được Quỹ Dân chủ của Viện Dân chủ Đài Loan vinh danh khen thưởng, có các văn phòng thường trực ở Đài Loan, Thái Lan và Malaysia. Trò chuyện với anh Thắng tôi có ấn tượng rất sâu về một trí thức dấn thân trong sáng, không vụ lợi, toàn tâm toàn ý cho cộng đồng, có nhiều kinh nghiệm thực tế, thông minh, tập trung vào hiệu quả của công việc. Anh tâm sự với tôi : "Hiệu quả ! hiệu quả ! hiệu quả ! là bài học tâm niệm của tôi, để công việc của tập thể anh chị em chúng tôi không phí sức". Chính anh đã cùng các bạn vận động một số dân biểu, nghị sĩ Hoa Kỳ đỡ đầu cho một số tù nhân lương tâm, và đòi chính quyền trong nước phải giảm án, trả tự do hay cho xuất ngoại.
Tù nhân chính trị là "gót chân A-sin" của chính quyền cộng sản cuối mùa, vốn hung bạo, bất chấp luật pháp và công pháp quốc tế. Mẹ Nấm, cô Trần Thị Thúy, luật sư Nguyễn Văn Đài hay nhà báo Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh có tội hình sự gì ? Luật pháp có điều khoản nào cấm công dân yêu nước, thương dân, không được chống giặc bành trướng, không được kỷ niệm các liệt sĩ Bắc và Nam hy sinh ở Hoàng Sa, Trường Sa, ở hai đầu biên giới Tây Nam và phía Bắc ?
Đầu năm 2018, việc công bố hồ sơ "NOW" là một sự kiện nổi bật, nói lên thế chủ động tấn công của các lực lượng dân chủ trong và ngoài nước phối hợp chặt chẽ, kịp thời, chuẩn xác, một công cụ sắc bén để đánh động dư luận toàn thế giới về vấn đề tù nhân chính trị ở Việt Nam, một chuyện hiển nhiên mà chính quyền cộng sản một mực chối bỏ một cách trâng tráo và dại dột.
Những người chủ trương "NOW" cho biết chủ đích của họ là cung cấp một công cụ để có thể đo lường chính xác "hạnh kiểm tôn trọng nhân quyền" của chính quyền Việt Nam trong từng thời kỳ, lên hay xuống, lên xuống ở mức nào, để thấy năm 2017 và đầu năm 2018 hạnh kiểm ấy là ở mức kém, tồi tệ nhất !
Mục đích quan trọng thứ hai của "NOW" là mở ra một chiến dịch vận động quốc tế không thời hạn đòi nhà cầm quyền Hà Nội phải trả ngay tự do, không chậm trễ, cho toàn bộ 166 nam nữ công dân bị cầm tù một cách phi lý, trái với các văn kiện quốc tế cơ bản, kể từ lão tù nhân chính trị - tôn giáo Thích Quảng Độ, 90 tuổi tròn bị "giam" trong Chùa của cụ, không cho đi đâu. Đây là chiến dịch vận động và đấu tranh muôn vẻ, khắp nơi, dưới mọi hình thức và sáng kiến.
Một sáng kiến là vận động công luận luôn quan tâm đến số phận bi thảm của 166 người tù lương tâm đang mất tự do, xa gia đình, đang xả thân vì đấu tranh cho tự do của toàn dân, cho cả 90 triệu dân Việt, trong đó có cả những người cộng sản. Đó là 166 ân nhân, người con quý hiếm của dân tộc, thúc đẩy sự quyên góp cho Quỹ Lương Tâm…
"NOW" đã và đang làm một việc cần mở rộng là in thật nhiều truyền đơn, bích chương lớn nhỏ, áo T shirt mang hình ảnh của các tù nhân tiêu biểu nhất, phổ biến thật rộng trên báo chí, video, post-card, trưng ra ở những nơi công cộng, nhà ga, sân bay, đường phố, chợ búa, trường học để nhắc nhở mọi người tham gia vận động và đấu tranh cho đến khi tất cả tù chính trị ở Việt Nam được tự do.
Mong lời kêu gọi của "NOW" được bà con ta lắng nghe và thực hiện vì đây là việc làm thiết thực, có ý nghĩa yêu nước, nhân ái và đại nghĩa, thiện tâm.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 24/02/2018
Bước vào năm mới, mọi người Việt Nam đều mong muốn cầu chúc đất nước đổi mới và phát triển hài hòa với tốc độ cao để thành tựu mọi mặt toàn dân cùng chung hưởng.
8 điều kiên trì về đường lối, chính sách của đảng cộng sản trong giáo trình được giảng dạy đảng viên
Thế nhưng nguyện vọng chính đáng, cháy bỏng này của cộng đồng không thể thành hiện thực vì vấp phải cái thành trì kiên cố của bảo thủ mà tiêu biểu là "8 điều kiên trì" mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị dưới quyền ông một mực bảo vệ đến cùng.
Xin nhắc lại, đó là 8 điều về đường lối, chính sách của đảng cộng sản : Kiên trì học thuyết Mác-Lênin, kiên trì chế độ độc đảng, kiên trì nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên trì mô hình tam quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp gắn chặt không phân lập do đảng thống nhất lãnh đạo, kiên trì phương châm "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý", kiên trì đường lối coi "sở hữu quốc doanh là chủ đạo", kiên trì chính sách đối ngoại ngả hẳn về một bên (nhất biên đảo) với chính sách 3 không (không có căn cứ quân sự, không có quân đội nước ngoài đóng trên lãnh thổ ta, không liên minh với nước này để chống nước khác).
Đã có rất nhiều nghị quyết về đổi mới, có cả nghị quyết về "đổi mới mô hình cai trị", "đổi mới ngành tư pháp", nhưng 8 điều kiên trì trên đây đã nghiễm nhiên xóa bỏ, phủ định, cản trở, nên tuy đổi mới nhưng không có gì thật mới, còn giáo điều, thủ cựu, cực đoan hơn trước. Sự kiên trì bệnh hoạn ngoan cố dẫn đến cái Nghị quyết 102 về kỷ luật đảng viên có một không 2, là hễ đảng viên nào có ý kiến chủ trương đa đảng, 3 quyền phân lập, khuyến khích các tổ chức xã hội dân sự là bị khai trừ, đuổi ngay ra khỏi đảng.
Đây là thái độ mang tính chất phát xít phản dân chủ, cũng là thái độ hốt hoảng run sợ trước sự thức tỉnh của quần chúng và không ít đảng viên trí thức và đoàn viên thanh niên có mong muốn chân thành xây dựng nền dân chủ văn minh của thời đại, sự thức tỉnh mà ông tổng bí thư chụp mũ là cái nguy cơ "nhạt đảng, nhạt đoàn, lung lay niềm tin ở đảng và chế độ, bị ảnh hưởng của bọn phản động".
Nếu ông tổng Trọng huênh hoang rằng ý đảng hợp với lòng dân, vậy ông có dám làm một cuộc "trưng cầu dân ý" hay làm một cuộc thảo luận dân chủ trong đảng từ chi bộ cơ sở trở lên, có biểu quyết và ghi biên bản hẳn hoi xem còn có bao nhiêu đảng viên tin ở học thuyết Mác-Lê, ở chế độ độc đảng, ở tam quyền gắn bó, ở chính sách đối ngoại "nhất biên đảo" theo Trung Quốc… ? Ngay trong Bộ Chính trị hãy làm một cuộc phát biểu công khai từng người xem, sự nhất trí ra sao, ở mức nào. Có phải toàn đảng đều lú cả hay không ?
Có thể nói "8 điều kiên định" trên đây là nét đặc thù chính trị của riêng ông tổng Trọng, mà tất cả các tổng bí thư trước ông không ai dám "kiên định", đây là cái lô cốt bảo thủ - giáo điều phản dân tộc - phản nhân dân - phản thời đại nguy hiểm nhất hiện nay mà mọi lực lượng dân tộc - dân chủ trong và ngoài nước phải đương đầu, có nhiệm vụ phá bỏ để cứu nguy dân tộc.
Ông tổng Trọng đã ngang nhiên bỏ ngoài tai bao nhiêu là góp ý, kiến nghị, đề đạt, thuyết phục, những lời tâm huyết của nhân sĩ, trí thức, đảng viên, như các ông Nguyễn Trung, thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, trung tướng Đặng Quốc Bảo, nhà lão thành Nguyễn Khắc Mai, trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nhà văn Nguyên Ngọc, nữ nghệ sĩ Kim Chi, đại tá về hưu Nguyễn Đăng Quang… cũng như của hàng mấy trăm chiến sĩ dân chủ trong hơn 40 tổ chức xã hội dân sự non trẻ mà kiên định vững vàng kết keo sơn chống chế độ độc đảng độc đoán đã lỗi thời, một chế độ gần như hết hơi vì lạc lõng trong thế giới mới hiện đại văn minh.
Cho nên năm 2018 – Mậu Tuất phải là năm toàn dân phất cao lá cờ Dân chủ và Nhân quyền, các tổ chức dân chủ hiệp thương cho ra mắt một tổ chức kết hợp nhau đấu tranh cho một đồng thuận, một lộ trình đi đến một mục tiêu thống nhất là một mô hình dân chủ đa nguyên mà tình thế đòi hỏi.
Lộ trình này khi hình thành chắc chắn sẽ được thế giới dân chủ hết lòng ủng hộ và yểm trợ, vì thế giới rất cần đến một Việt Nam dân chủ vững mạnh để đương đầu với mưu đồ bá chủ của Trung Quốc. Thái độ giả làm bạn với mọi nước nhưng "nhất biên đảo" không che mắt được thế giới dân chủ, chỉ làm cho nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa bị cô lập giữa thế giới đang phân cực.
Theo phương hướng và mục tiêu trên đây chúng ta phải làm gì ?
Để cho dân tộc được đổi đời, chế độ được đổi mới theo mô hình cai trị tiên tiến, có rất nhiều việc phải làm cho mọi người tự nguyện dấn thân vì đại nghĩa.
Từ việc thông tin truyền thông để xã hội nắm bắt tình hình, tuyên truyền giáo dục nâng cao dân trí, tăng cường dân khí, hướng dẫn nhân dân hành động. Từ việc thức tỉnh đồng bào trong ngoài nước dám cũng đứng lên đồng lọat theo hành động chung cứu nước đến việc tiếp cận các chính quyền dân chủ ở Hoa Kỳ, Liên Âu - nhất là Cộng hòa liên bang Đức, ở Canada, Úc Châu… vận động bền bỉ và có hiệu quả các tổ chức quốc tế bênh vực nhân quyền và ở Liên Hợp Quốc. Từ việc họp hành của các tổ chức xã hội dân sự để trao đổi tình hình, ra tuyên ngôn, tuyên bố, kêu gọi, kiến nghị theo lộ trình và mô hình nói trên đến việc bàn bạc để có những cuộc xuống đường đồng loạt quy mô, là cả một khối lượng công việc không nhỏ của hàng triệu con người yêu nước thương dân cần làm.
Hành động ! Hành động ! Hành động ! phài là châm ngôn chung.
Đầu năm chúng ta phấn chấn được tin vui, cô Cấn Thị Thêu, chiến sĩ can trường bênh dân oan được tự do trở về trong những cánh tay anh chị em thân thiết, cô Đoan Trang năng động trong hàng động và viết sách "Chính trị bình dân" được quốc tế vinh danh làm nức lòng chúng ta. Nhạc sĩ Việt Khang mang bài hát "Anh là ai" và "Việt Nam tôi đâu" ra thế giới tự do được đón tiếp thân tình., đầm ấm. Bản tin quốc tế "NOW" - "Ngay bây giờ," đựoc phát hành rộng đòi trả tự do ngay cho 166 tù nhân chính trị, phần lớn là các chiến sĩ dân chủ và dân oan mất đất ; bản tin ghi rõ 166 danh xưng với tiểu sử tỉ mỉ, được cập nhật từng ngày.
Theo kinh nghiệm lịch sử thì hành động cuối cùng có hiệu quả hơn cả là tổ chức biểu tình, tuần hành không bạo động nhưng bền bỉ quyết liệt, can trường theo những khẩu hiệu thích hợp. Đó là sức mạnh vô địch của lòng dân của hàng triệu quần chúng giác ngộ có thể làm nên lịch sử.
Đó là hàng triệu dân Ấn Độ theo gót chân của Mahatma Gandhi, là hàng triệu dân Nam Phi theo lá cờ của Nelson Mandela, là hàng chục vạn dân Tunisia, Ê-gýp, Libya gần đây. Đó cũng là hàng vạn dân Balan dưới ngọn cờ Công đoàn Đoàn kết, hàng chục vạn dân Tiệp khắc theo lời kêu gọi của Hiến chương 77, của hàng vạn dân Potsdam/Đông Đức và vùng lân cận xuống đường làm sụp đổ bức tường oan nghiệt Berlin cuối năm 1989.
Theo các học giả, trí thức Tiệp trong Hiến chương 77, các "cuộc nổi dậy không bạo lực mang sức mạnh vô biên của những kẻ không quyền lực", có khả năng hạ bệ những quyền lực hung hãn nhất. Đây là chân lý thời đại mỗi người Việt Nam dấn thân hãy nghiền ngẫm và cùng đồng tâm thực hiện và chứng minh.
Ở Việt Nam ta, đã có những cuộc xuống đường quy mô hàng nghìn đến hàng vạn của những người dân không quyền lực có trái tim đầy hứng khởi, chống bành trướng, chống tai họa bôxit, tai họa Formosa, chống ô nhiễm môi trường, chống tham nhũng, chống BOT, kỷ niệm các liệt sĩ Hoàng Sa, Trường Sa, biên giới phía Nam và biên giới phía Bắc… có khí thế bền bỉ bất khuất, bảo vệ nhau chống bọn côn đồ cùng công an hung hãn.
Có những cuộc xuống đường hòa bình đòi tự do tôn giáo của bà con xã Đoài, Nghệ An đạt đỉnh cao 4 đến 5 ngàn người, có trật tự trong cầu nguyện và niềm tin, buộc hàng tiểu đoàn công an định phá đám đàn áp phải nao núng đứng nhìn rồi cuốn gói chuồn thẳng. Cả một kho kinh nghiệm sống về liên kết đấu tranh, về tổ chức hàng ngũ, giữ trật tự vệ sinh công cộng, công tác tuyên truyền cổ động, hướng dẫn nhân dân, vận động lực lượng đàn áp, đưa ra các khẩu hiệu thích hợp, công tác hậu cần, vận động liên tôn nhiều tôn giáo kết hợp, liên tôn với các tổ chức xã hội dân sự khác cùng chung sức đấu tranh. Xuống đường bền bỉ kéo dài vài ngày của các lực lượng dân sự cùng chung hàng ngũ với mọi tín đồ các tôn giáo là cả một thử thách, một khoa học và nghệ thuật đấu tranh dẫn đến thắng lợi từng bước và thắng lợi hoàn toàn.
Trong năm 2018, Mậu Tuất này, khả năng trong nước có những cuộc xuống đường đòi dân chủ, nhân quyền, đòi quyền sống tự do không bị cướp đất, cướp của, không có tham nhũng cửa quyền, đòi tự do cho 170 chiến sĩ dân chủ bị cầm tù… lên đến hàng vài ngàn đến 10 ngàn, 20 ngàn dân là hoàn toàn trong tầm tay, khi lòng đã đồng, tâm đã quyết. Lòng dân là ý Trời.
Đứng riêng một người, ta chỉ là con số không, không tác dụng. Đứng chung trong hàng ngũ hàng ngàn, chục ngàn, chúng ta là hàng chục, hàng trăm ngàn con sóng Tsunami có thể cuốn phăng những lô cốt cộng sản "8 kiên trì" xây trên cát lỏng của quá khứ cổ lỗ thời mácxit đã suy tàn vĩnh viễn.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 22/02/2018
Ông Bùi Tín, cựu đại tá Quân đội nhân dân Việt Nam, nói rằng theo những gì ông biết thì năm 1968 trong các lãnh đạo Hà Nội không có đồng nhất về trận Tết Mậu Thân.
Từng là cựu Tổng Biên tập báo Nhân Dân Chủ Nhật và nay là nhà bất đồng chính kiến sống tại Paris, ông Bùi Tín nói với BBC hồi đầu tháng 2/2018 về sự kiện 50 năm trước.
Lực lượng của Bắc Việt Nam và Mặt trận Giải phóng đã đồng loạt tấn công trên toàn Nam Việt Nam dịp Tết Mậu Thân 1968 và nhiều đợt sau nữa
Bùi Tín : Tôi theo dõi thì năm 1968 có tấn công để tổng công kích và tổng khởi nghĩa nhưng mà không đạt được kết quả về tấn công. Riêng ở Huế chiếm được 25 ngày nhưng mà tất cả hơn 40 thành phố và 70 quận lỵ thì chỉ vào được có 3 đến 10 ngày thôi, còn phải rút ra với những tổn thất rất nặng nề đến tận năm 1972, 1973 mới có thể hồi phục lại được.
Cho nên nếu nói đó là thắng lợi thì đó là sai lầm so với sự thật, so với lịch sử. Thời kỳ đó là thời kỳ phía cách mạng bị tổn thất nhiều nhất, không biết bao nhiêu liệt sĩ đã chết trong thời kỳ đó mà không đạt được kết quả chiến lược.
BBC : Vai trò của những người mà đứng sau quyết định mở ra chiến dịch Mậu Thân này từ phía miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ là ai,đặc biệt là các vị tướng thưa ông ?
Bùi Tín : Có thể nói những nhân vật chịu trách nhiệm hay là ra chủ trương đánh trận tết Mậu Thân, thì trước hết là ông Lê Duẩn cùng với ông Lê Đức Thọ. Ở trong Nam có ông Phạm Hùng, ở khu 5 thì có ông Chu Huy Mân, còn ở Bộ Tổng tham mưu có ông Văn Tiến Dũng. Một vai trò rất quan trọng nữa là của ông Nguyễn Chí Thanh. Nhưng mà ông Nguyễn Chí Thanh đã chết vào tháng 7 ngay khi mà cuộc tấn công này đang được chuẩn bị.
Các lãnh đạo khác như ông Hồ Chí Minh và ông Võ Nguyên Giáp, theo tôi được biết rõ là hai ông này không tán thành. Do không tán thành nên họ bố trí ông Hồ Chí Minh thì đi sang nghỉ ở Bắc Kinh ba tháng và khi cuộc tổng tiến công diễn ra thì ông ở Bắc Kinh, chỉ làm một bài thơ trước để phổ biến nhân ngày Tết thôi.
Còn ông Giáp thì tháng 12 trước khi nổ ra cuộc tấn công, người ta cũng bố trí ông sang Hungary để mổ mật.
Ông Giáp cũng như ông Hồ Chí Minh không muốn có những cuộc tấn công lớn. Ông Giáp nói thẳng với tôi rằng lực lượng chưa chín, chưa đủ mạnh để có thể tấn công trong khi mà quân Mỹ ở miền Nam đông đến như thế, gần nửa triệu quân.
Đáng lẽ là chỉ tấn công một đợt rồi rút ra củng cố nhưng mà đánh cả đến đợt hai vào tháng 5 và cho đến tháng 8 còn cố mở ra đợt ba nữa, làm cho cái thất bại, tổn thất, tất cả các cơ sở ở thành thị, nông thôn mất hết, mà còn phải đưa cả miền Bắc vào để bổ sung vào những thất bại đó.
BBC : Ông theo dõi, đánh giá nhìn lại sau 50 năm từ phía của Việt Nam hiện nay ở trong nước thì ông thấy các đánh giá đó, nhìn nhận như thế thì đã sòng phẳng chưa ? Một số người có nói những câu chuyện về 'thảm sát' ở Mậu Thân, chẳng hạn như ở Khe Đá Mài hay một số chỗ khác, thì ông có bình luận như thế nào ?
Bùi Tín : Tất nhiên nói toàn Miền Nam thì chỗ nào cũng thất bại, bởi vì cuộc tấn công rất là rộng lớn và người ta mắc bệnh chủ quan. Khi mà đi từ vùng núi, vùng căn cứ xuống đánh các thành thị, một số nơi đã đốt sạch tất cả lán trại, bởi vì tin chắc là đi mà không trở về.
Đến khi phải quay trở về thì không còn cơ sở để mà ở. Bao nhiêu cơ sở mất hết và các căn cứ cũng mất hết, phải làm lại từ đầu. Từ 1969, 1970 đến tận năm 1972, 1973 mới có thể hồi phục lại được
BBC : Trở lại việc đánh giá từ phía Việt Nam như ông quan sát thì đã toàn diện chưa, đã sòng phẳng chưa, còn điểm gì thiếu sót hay không ?
Hoa Kỳ đã phản công bằng hỏa lực mạnh, bom và pháo lớn nhưng cuối cùng cũng mất ý chí chiến đấu tiếp tục ở Nam Việt Nam.
Bùi Tín : Tôi nghĩ là hiện nay họ vẫn đánh giá là toàn thắng, thắng lớn, thắng vĩ đại rồi thắng lịch sử. Nhưng mà sự thật là thất bại và sau này mới hồi phục và đến tận năm 1973 mới có Hiệp định Paris và đến năm 1975 mới toàn thắng.
Đến năm 1975 toàn thắng, tôi nghĩ thực sự đó, nói là nhờ may rủi thì không đúng nhưng mà cũng là bất ngờ ngoài dự kiến do cái sự kiện Watergate mà ông tổng thống Richard Nixon bị mất chức. Và do đó thực hiện Việt Nam hoá chiến tranh Mỹ rút ra và bỏ rơi miền Nam Việt Nam.
BBC : Theo ông còn những sự thật gì mà chưa nói ra hoặc người ta chưa tiện nói ra kể cả trong giới sử gia của Việt Nam hiện tại, sử gia quân sự mà theo ông thì cần phải nói ra ?
Sau khi bỏ đi khỏi Việt Nam, ông Bùi Tín đã viết nhiều sách về chiến tranh và xuất bản ở Phương Tây. Hình bìa cuốn 'Following Ho Chi Minh : Memoirs of a North Vietnamese Colonel' in năm 1999
Bùi Tín : Có lẽ là vấn đề lớn nhất mà tồn tại cả bên Việt Nam cũng như là nước ngoài đụng đến là chuyện thảm sát ở Huế.
Hiện nay vẫn chưa có giải đáp chính thức về vụ tàn sát ở Huế. Cuộc tàn sát đã lên đến bao nhiêu ?Vì sao mà có cuộc tàn sát đó ? Lúc đó tôi cũng ở gần mặt trận và tôi đã nhiều lần gặp tư lệnh của mặt trận Huế, là Trung tướng Trần Văn Quang.
Có thể nói thật là thế này, là không có chủ trương từ lãnh đạo trong việc tiến hành tàn sát ở Huế.
Tôi đã hỏi ông Quang - hoàn toàn không có văn bản, chỉ thị, một quyết định nào là tàn sát dân thường. Nhưng mà nó có những nguyên nhân.
Thế nguyên nhân của nó là gì thì tôi đã chứng kiến rất rõ và tôi xin góp phần lý giải bí mật, đấy là điều ít ai biết đến.
Một là khi động viên cho bộ đội tấn công vào Huế thì các chính trị viên và chính ủy giải thích cho đến tận chi bộ và chi đoàn là địa bàn Huế là cái địa bàn lúc nhúc cho bọn phản động của Hoàng phái, của Tôn thất, của đảng Dân chủ, là trụ sở hết sức là chống cộng. Căn cứ chống cộng rất là nặng nề, của tay chân, của họ hàng ông Bảo Đại, và họ tôn thất, đó là bọn phong kiến, quan lại, theo thực dân rất đông. Mà đó là kẻ thù, kẻ thù từ các làng xã cho đến cấp huyện, cho đến cấp tỉnh và thành phố đều là bọn quan chức, bọn ác ôn, bọn phản động...
Thứ hai, cuộc tấn công đó do áp đảo, do không có quân Mỹ ở đó, cho nên bắt được rất nhiều tù binh. Các viên chức của xã bắt được đến 80 tù binh, có những huyện giải đi đến 300 tù binh. Có những đơn vị bắt được đến hơn 1000 quân nhân, họ xích lại, họ trói lại. Nhưng sau khi được hai tuần đó quân Mỹ đổ bộ một cách ào ạt, thủy quân lục chiến Mỹ bắn dữ dội từ ngoài biển vào thì bộ đội của miền Bắc được lệnh rút lên núi.
Trong khi được lệnh rút lên núi, trước đông đảo quân phản kích như thế, lại có kèm theo một cái lệnh rất là ác, là phải giải hết tù binh lên núi, không được để cho "chúng nó" chạy thoát, sẽ lộ bí mật và càng nguy hiểm, sẽ bị thiệt hại. Cho nên anh em bị dồn vào chỗ là, bây giờ rút mà không cho họ chạy là sao, cho nên bàn với nhau là thuợng sách, là giết hết đi, không cho chạy sang phía bên kia, lộ bí mật.
BBC : Ông nghe ở đâu thông tin đó hoặc có bằng chứng gì không ?
Bùi Tín : Tôi được chứng kiến những mệnh lệnh như thế.
Một là mệnh lệnh giải thích cái địa bàn đó là kẻ thù, hai là chỉ thị trong khi rút không được để cho tù binh thoát khỏi rất nguy hiểm cho cuộc hành quân của phe miền Bắc.
Nguồn : BBC, 20/02/2018
Đầu năm 2018, nhà báo Hoa Kỳ, Thomas Bass, cho ra mắt cuốn sách mới, "Kiểm Duyệt ở Việt Nam – thách thức thế giới mới" - Censorship in Vietnam – brave new world.
Hình bìa tác phẩm "Censorship in Vietnam : Brave New World" của giáo sư Thomas Bass.
Đây là cuốn sách điều tra nghiên cứu về nạn kiểm duyệt sách báo rất nặng nề, tồi tệ, lạc lõng ở Việt Nam ngay trong thế kỷ XXI này qua kinh nghiệm bản thân của chính tác giả, vi phạm trắng trợn hiến pháp và pháp luật của chính Việt Nam và các cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng quyền con người.
Cuốn sách kể lại, năm 2009 ông xuất bản cuốn sách "The spy who loved us" - Người gián điệp yêu chúng ta - kể về cuộc đời của điệp viên Phạm Xuân Ẩn.
Tại Việt Nam, 2 công ty xuất bản Nhã Nam và Hồng Đức xin phép ông được dịch và phát hành cuốn sách này. Nhưng sự việc không đơn giản. Suốt 2 năm 2015 và 2016, Bass vất vả đi đi về về Hà Nội gần 20 lần để trao đổi với các nhà phiên dịch và xuất bản, tranh luận có khi gay gắt với nhau, cuối cùng không đạt thỏa thuận.
Lý do là vì các nhà phiên dịch và kiểm duyệt của Ban tuyên huấn, Hội nhà văn Việt Namm, của Công an văn hóa Việt Nam đã lược bỏ một cách áp đặt hơn 200 đoạn, câu chữ trong nguyên bản, làm cho tác phẩm què cụt, không còn là tác phẩm của ông nữa. Cho đến tít của sách cũng thay đổi thành "Điệp viên Z21 : Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ", không cho phép ông Ẩn được yêu nước Mỹ, mà phải coi là kẻ thù của nhau !
Cuối cùng ông Bass đồng ý cho họ xuất bản theo ý họ, nhưng dành quyền tố cáo trước dư luận Hoa Kỳ, Việt Nam và thế giới cái chính sách kiểm duyệt độc đoán mang tính chất phát xít, man rợ cực hiếm hiện nay. Và thế là cuốn "Kiểm duyệt ở Việt Nam - thách thức thế giới mới" xuất hiện.
Đây là cuốn sách lên án một cách nghiêm khắc, có bằng chứng minh bạch rõ ràng tội của các ngành xuất bản và kiểm duyệt, bao gồm các công ty Nhã Nam và Hồng Đức, Hội nhà Văn Việt Nam, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Công an, những cơ quan chống lại tự do ngôn luận, tự do báo chí được hiến pháp và pháp lý quốc tế bảo vệ. Ông Bass có quyền đòi Việt Nam phải ngừng phát hành bản dịch méo mó què cụt mang tên ông và ông giành quyền khởi kiện và đòi bồi thường trước thách thức và vi phạm nghiêm trọng này.
Chưa thấy nhà chức trách Việt Nam trả lời sau khi cuốn sách tố cáo tệ nạn kiểm duyệt ở Việt Nam của ông được công bố và được báo chí và truyền thông quốc tế đưa tin (xem các bài viết trên VOA về cuốn sách này).
Kiểm duyệt là gì ? Theo nhà thơ Lê Đạt, đó là "đem bục Công an đặt giữa trái tim người, bắt tình cảm ngược xuôi theo luật lệ đi đường của Nhà nước", bất công, phi nhân, vô luân, vô đạo.
Xin mọi người nhớ, năm 2007, Nhà nước đã trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật cho 4 lão tướng của Nhân văn Giai phẩm : Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt và Hoàng Cầm, coi như một sự ghi công, minh oan công khai, xin lỗi 4 nhà văn tiên phong về những ngày bị đầy ải, giam cầm, cải tạo những năm trước.
Ấy vậy mà nay tệ kiểm duyệt còn nặng nề hơn trước, cắt thiến thô bạo hơn 200 câu, đoạn một cuốn sách hơn 300 trang, mà lại là nhà báo nước ngoài kiêm giáo sư đại học về báo chí !
Đúng vào dịp Tết Mậu Tuất này, chiếc kéo kiểm duyệt ác nghiệt của Bộ Thông tin và truyền thông, Ban Tuyên giáo trung ương và ngành Công an Văn hóa làm cho giới báo chí văn học nghệ thuật trong nước bớt vui, còn gây phẫn nộ.
Cuốn sách "Cung đàn số phận" do công ty Alpha Books liên kết với Nhà xuất bản Hội nhà Văn vừa cho ra mắt độc giả đã bị lưỡi kéo kiểm duyệt oan nghiệt ngăn cản, được lệnh tạm ngừng phát hành để chờ phán xét của nhà chức trách. Cuốn sách nói lên số phận đen tối bi thảm của ông Nguyễn Văn Lộc, biệt danh "Lộc Vàng" do bạn bè thủ đô quý mến đặt cho ông, do ông là người nghệ sĩ mê say "nhạc vàng" như điếu đổ, có công sưu tầm hàng trăm làn điệu dân ca theo làn hát xẩm, hát ả đào, hát chầu văn… ngày càng mai một, lại say mê trình diễn công khai nhạc bị coi là vàng vọt giữa bạn bè bằng giọng hát liêu trai lôi cuốn của chính ông, những làn điệu mà ông cho là quý hơn vàng bạc, của dân tộc ta, nhân dân ta.
Và thế là ông bị trừng phạt. Các quan chức kiểm duyệt triệu tập ông, truy tố ông ra tòa, ông bị tuyên án 10 năm tù đúng vào năm Mậu Thân 1968 vì cái tội rất nặng, là "truyền bá tư tưởng ủy mị" trong khi người ta cần cổ vũ bạo lực, chiến tranh, đằng đằng sát khí. Cho đến nay ông vẫn không sao hiểu nổi cái tội người ta gán cho ông. Vì trong hiến pháp và luật pháp không tìm đâu ra điều khoản nào cấm công dân ủy mị, đau buồn lãng mạn, theo các tình cảm ái, ố, hỷ, nộ - yêu ghét mừng vui buồn giận của những con người tự do.
Người biết buồn mới quý niềm vui, có niềm căm ghét mới hiểu lòng quý trọng.
Con người thật là người mới có sự rung động bén nhạy và tinh tế, cảm nhận sâu thẳm những làn điệu uyển chuyển, luyến láy, trầm bổng, mê ly, cuốn hút hồn người, làm rung động mọi mối tơ lòng.
Chính do quý trọng tâm hồn nghệ sĩ tinh tế sâu lắng của ông Lộc Vàng cũng như thông cảm sâu đậm nỗi oan trái khủng khiếp bị mất tự do suốt 8 năm trời tuổi thanh xuân của ông trong Hỏa Lò, khi "nhất nhật trong tù thiên thu tại ngoại", nhà báo Kim Dung/Kỳ Duyên đã tình nguyện viết lời giới thiệu chân thành, đầy lòng ưu ái thông cảm với một nghệ sĩ dân gian chân chính như một lời khích lệ thân thương, như một niềm an ủi của một người bạn đồng cảm muộn màng nhưng hiếm quý, độc đáo.
Từ khi còn ở trong nước, tôi đã sống trong không khí đàn áp phong trào Nhân văn giai phẩm, khi nhà thơ Hoàng Cầm – Bùi Tằng Việt là bạn thân còn là người bà con, chú em rất gần của tôi. Hồi ấy chính ông Dương Thông và ông Quang Phòng ở bộ Công an cho tôi biết rằng bộ máy kiểm duyệt chính là thuộc Công an Văn hóa thuộc Tổng cục An ninh, bộ Thông tin văn hóa, ban Tuyên huấn, hội nhà Văn chỉ là bộ phận thừa hành, phối hợp theo đúng chức vụ phân công trong trong nền chuyên chính cộng sản.
Nhưng tôi không buồn chút nào trước lưỡi kéo kiểm duyệt lạc lõng thời đại của triều đại ông tổng Trọng hiện nay.
Anh nhà báo Thomas Bass đã trở nên bạn thân thiết của tôi. Khi viết dự thảo cuốn "Kiểm duyệt ở Việt Nam", anh đã sang Pháp gặp tôi, ở nhà tôi mấy ngày liền, cho tôi đọc trước bản thảo và hỏi ý kiến tôi. Tôi có góp một số ý kiến và cuối cùng an ủi ông ta rằng, hãy yên chí, chính công an Việt Nam đã quảng cáo trước, không phải trả công, cho cuốn sách nảy lửa sắp phát hành của ông.
Với cuốn "Cung đàn số phận" lần này cũng vậy, tôi rất mừng cho ông Lộc Vàng và cô nhà báo nhạy bén, mềm mại, duyên dáng Kim Dung/Kỳ Duyên, và cam đoan rằng cuốn sách tâm huyết này vẫn sẽ được tìm đọc rộng rãi, mê say như nó xứng đáng được hưởng, vì những làn điệu dân ca nhạc vàng luyến láy, trầm bổng… Tiếng khoan như gió thoảng ngoài / Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa (truyện Kiều) đã thuộc tài sản tinh thần vĩnh cửu của dân tộc Việt, của nhân dân Việt rồi. Nó sẽ mãi mãi tồn tại, vượt qua những lưỡi kéo bất nhân của một chính quyền vô văn hóa, chà đạp quyền tư do được vui buồn, quý ghét, được hăng say hay ủy mị tùy theo hoàn cảnh của những con người chân chính.
Ở thời đại này vẫn còn "Đem bục công an đặt giữa trái tim người", bắt tình cảm ngược xuôi theo luật đi đường Nhà nước chỉ là một sự tự phơi bày ô nhục của một nhà nước cộng sản theo luật rừng, mất hết tính người.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 19/02/2018
Ngày giáp Tết Mậu Tuất – 2018, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có buổi họp cấp cao đọc một bài dài chúc Tết toàn đảng toàn quân và toàn dân.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết toàn đảng toàn quân và toàn dân
Vẫn là một kiểu tuyên truyền, nói lấy được, tự khen đảng và Nhà nước, kiểu "thành tích lịch sử", "lòng dân phấn chấn", lặp lại những khái niệm mơ hồ không ai hiểu rõ như "hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", một khái niệm giáo điều mốc meo không tồn tại ở đâu trên thế giới này.
Ông Tổng còn nói đến thế trận "quốc phòng toàn dân", "an ninh nhân dân" và cao hứng nhấn mạnh "quốc phòng toàn dân theo tinh thần ‘giữ nước từ xa’ và ‘giữ nước từ khi nước chưa nguy !’".
Ông Tổng Trọng nói có thật lòng không ?
Vì sự thật không ai có tinh thần cảnh giác cao độ với Trung quốc bành trướng xâm lược Trung Quốc, sớm báo động từ xa bằng cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, cô Bùi Minh Hằng, cô Đoan Trang… và hằng trăm nam nữ công dân khác mang tinh thần "quốc phòng toàn dân" đã lên tiếng ngay sau cuộc mật đàm bán nước Thành Đô mà các tổng bí thư tiền nhiệm của ông Trọng là Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đã thực hiện với Giang Trạch Dân và Lý Bằng.
Theo ông tổng Trọng, hiện nay nguy cơ mất nước của nước ta vẫn còn ở xa ư ?
Và cũng theo dòng suy nghĩ của ông, hiện nay nền độc lập của ta chưa lâm nguy ư !
Xin lỗi ông giáo sư về Xây dựng đảng, ông lầm to rồi đó !
Chả trách cách đây 7 năm, khi Trung Quốc cho tàu khoan dầu lớn nhập sâu vào vùng biển nước ta, ông đã nhân danh chủ tịch quốc hội trấn an quốc hội và toàn dân rằng "tình hình Biển Đông không có gì mới".
Với dòng suy nghĩ như thế, tội của ông đối với nhân dân, với quân đội, với Nhà nước, với cái đảng của ông là to lắm, nặng lắm đấy.
Mong ông Trọng giở bản đồ đất nước để xem người Trung Quốc đã hiện diện hàng vạn, hàng chục vạn trên đất nước ta, Từ Bắc chí Nam, thuộc đủ mọi ngành : trồng rừng, khai thác đủ thứ mỏ quặng, đặc biệt là bôxit, nhận thầu các công trình thủy điện, nhiệt điện, phân bón, hóa chất, giao thông vận tải, hàng hóa Tàu – hàng giả, hàng lậu, hàng độc hại… tràn qua biên giới gần như được mở toang, lan ra khắp cả nước, với những thị trấn Tàu, cửa hàng Tàu, quảng cáo Tàu tràn ngập nước ta.
Mới đây, ông còn ký Tuyên bố chung với Tập Cận Bình về 2 bên hợp tác giúp nhau đào tạo cán bộ cấp cao ngành quốc phòng và đối ngọai, các tỉnh biên giới Lai Châu, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh hợp tác về mọi mặt với khu tự trị Choang / tỉnh Quảng Tây, nhất là về đào tạo cán bộ, một kiểu sáp nhập vào nhau như trong một nước thống nhất. Ông Trọng đã kéo nguy cơ mất nước đến gần hơn rất nhiều.
Ông kêu gọi phải giữ nước từ xa, nhưng chính ông lại mở cửa đón mời, rước Trung quốc vào sâu khắp nơi, về mọi mặt, tràn ngập trong nước này.
Vậy mà ông cho rằng đất nước chưa lâm nguy ư ? Để chờ đến bao giờ mới là nguy cơ mất nước, mất độc lập, thưa ngài Giáo sư chính trị ?
Rất mong trong những ngày Tết Mậu Tuất này, bà con ta hãy đem bài nói chúc Tết của ông tổng bí thư được đăng trên mọi tờ báo lề phải, bàn tán về lời chúc về "tinh thần giữ nước từ xa" và "giữ nước từ khi nước chưa nguy" để đánh giá xem ông thật lòng ra sao, ông chân thành và sáng suốt ra sao.
Nếu như ông thật lòng với chính mình thì ông hãy cùng Bộ Chính Trị giải oan cho hơn 100 chiến sĩ dân chủ đang nằm trong tù, vì chính họ là những chiến sĩ sáng suốt dũng cảm thật sự có "tinh thần giữ nước từ xa, và giữ nước từ khi nước chưa lâm nguy", theo đúng lời chúc Tết của ông !
Nhân Tết Mậu Tuất, thả ngay hôm nay mọi chiến sĩ dân chủ, đó là nét liêm sĩ và lương thiện nhân văn cả xã hội đang trông
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 16/02/2018
Trong bài trước, tôi đã chứng minh cái gọi là "Vững bước đổi mới" của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là đổi mới giả, là kiên trì những tín điều hủ bại. Ông Trọng định dùng 2 tập sách "Vững bước trên con đường đổi mới" làm sách gối đầu giường cho các đảng viên nhằm chỉnh đốn đảng thì chỉ làm cho đảng của ông trì trệ thêm, đổ đốn thêm, làm cho đất nước tiêu điều, lạc hậu, bế tắc thêm.
Một cuộc biểu tình ở hải ngoại, bày tỏ tinh thần yểm trợ cho những người tranh đấu cho tự do dân chủ ở quê nhà. (ảnh Bùi Văn Phú)
Đó là vì thực tế chứng tỏ rõ rệt là đất nước cần đổi mới thứ thiệt, đổi mới tận gốc, từ học thuyết chính trị, đường lối chính sách kinh tế, tài chính, văn hóa, quốc phòng, đối ngọai, dứt khoát từ bỏ 8 tín điều mà ông Trọng dốc sức để bảo vệ và kiên định áp đặt cho đảng và đất nước. Đó là những tín điều tệ hại : Học thuyết Mác- Lê đã phá sản, chế độ độc đảng toàn trị, 3 quyền lập pháp, hành pháp tư pháp đều dưới quyền tập trung thống nhất của đảng, chính sách đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý, phương châm lấy sở hữu quốc doanh làm chủ đạo cho nền kinh tế, và chính sách đối ngoại ngả hẳn về phía Trung Cộng với nguyên tắc 3 không : Kkhông có quân đội và căn cứ nước ngoài, không liên minh với nước nào, không kết bạn với nước này để chống nước khác.
Đó là 8 điều ràng buộc nguy hiểm nhất, 8 gông cùm làm cho đất nước không sao phát triển, tự hủy hoại đất nước, hủy hoại uy tín của đảng, là nguồn gốc chính của mọi bất công đau khổ nhục nhã của nhân dân ta. Không ai làm hại nhân dân, đất nước, làm mất uy tín của đảng bằng chính sự lãnh đạo bất cập, cổ hủ của Tổng bí thư, của Bộ Chính trị và của Trung ương đảng. Không có đế quốc hay thế lực phản động nào có thể tàn phá đất nước, làm cho đảng càng chỉnh đốn lại càng đổ đốn đến tận cùng.
Đã đến lúc đảng cộng sản phải làm một cuộc Tự phê bình nghiêm khắc, nhận ra những sai lầm chồng chất, sám hối sâu sắc, từ bỏ hết 8 tín điều tệ hại, cùng toàn dân đổi mới học thuyết, đường lối, chính sách sai lầm, cùng toàn dân tìm ra một đồng thuận mới, một lộ trình mới, một mô hình mới mang bản chất dân chủ sâu đậm chân thực, hợp thời đại văn minh, hòa nhập hẳn với thế giới dân chủ hùng mạnh rộng lớn. Hiện không có vấn đề nào quan trọng, cấp bách hơn.
Xin dẫn ra bài thơ ngắn của nhà dân chủ Thái Bá Tân nói lên vấn đề trên, để trả lời câu nói bất hủ của ông Trọng : "Mất đảng là mất tất cả ! :"
Mất đảng, mất chế độ,
Nhưng các nước Đông Âu
Không hề mất tất cả
Mà văn minh, và giàu !
Còn ta, nếu mất đảng,
Chuyện gì sẽ xảy ra ?
Thưa bác, xin nói thật
Là phúc cho nước nhà !
Trước đây, ông Nguyễn Trung cũng có một bài báo tâm huyết đề cập đến một lộ trình và một mô hình dân chủ, với 3 trụ cột là : bầu cử dân chủ có vài ba đảng ganh đua ; chế độ pháp quyền với 3 quyền phân lập và các tổ chức xã hội dân sự phong phú. Đề nghị này chưa thấy có sự hưởng ứng.
Lúc này tình hình đã chín muồi để đặt ra vấn đề trên, đạt một đồng thuận về lộ trình và mô hình dân chủ. Trong 2, 3 năm qua, các tổ chức xã hội công dân đã lớn mạnh cả về số lượng và kinh nghiệm, có ảnh hưởng ngày càng lớn trong quần chúng nhân dân, được thế giới dân chủ quan tâm ca ngợi và bảo vệ.
Đó là Diễn đàn Xã hội Dân sự (lãnh đạo : Tiến sĩ Nguyễn Quang A) ; Hội cựu tù nhân lương tâm (Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và Linh mục Phan Văn Lợi) ; Hội Dân oan đòi quyền sống (Hồ Thị Bích Khương) ; Khối Tự do Dân chủ 8406 (Kỹ sư Đỗ Nam Hải) ; Hội Giáo chức Chu Văn An (Giáo sư Phạm Minh Hoàng) ; Phong trào liên đới Dân oan Việt Nam (bà Trần Ngọc Anh) ; Hội nhà báo độc lập (Phạm Chí Dũng) ; Văn đoàn độc lập (Nguyên Ngọc) ; Hội bầu bí tương thân ; Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng ; Diễn đàn Bôxit (Giáo sư Phạm Xuân Yêm)… Mới đây lại có thêm một số xã hội dân sự nữa như : Tập họp luật sư vì Công lý, Hội những người cầm bút can đảm, Tập họp Quốc dân Việt (Linh mục Nguyễn Văn Lý) ; Hội Sinh viên nhân quyền, Hội anh em dân chủ…
Riêng về các tôn giáo, Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa hảo…, có đến hơn 10 tổ chức rải ra khắp cả nước. Thế mạnh của các tổ chức này là hàng ngũ có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm, tính liên đới cao, kiên cường bởi đức tin. Có những cuộc họp tập trung hàng nghìn tín đồ. Riêng ở vùng Tam Tòa / Đồng Hới – Quảng bình và vùng Kỳ Anh / Hà Tĩnh từng có cuộc tập trung 2 ngàn người, ở vùng Xã Đoài / Nghệ An có cuộc tập trung hơn 3 ngàn người năm 2015, hàng tiểu đòan cảnh sát công an đến định ngăn chặn phá đám nhưng phải đứng nhìn rồi lẳng lặng rút lui vì bất lực, bị choáng ngợp.
Thế mạnh nữa của các tôn giáo là nơi nào các đại diện hiệp thương theo hướng Liên tôn đồng hành, đoàn kết cùng nhau xuống đường, bảo vệ lẫn nhau, thế và lực sẽ tăng lên gấp bội.
Khi mà cả khối liên Tôn đoàn kết đồng hành với các tổ chức xã hội công dân khác như Hội tù nhân lương tâm, khối 8406, Hội Dân oan… để cùng nhau mít tinh, xuống đường thì có thể nói hàng ngũ sẽ rất đông đảo, khí thế sẽ rất cao, không sức nào ngăn chặn đàn áp nổi.
Ở Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận, Biên Hòa, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh… đã có các cuộc mít tinh, xuống đường hàng nghìn, vài nghìn người, có tổ chức chu đáo, có kế hoạch tỷ mỷ, có ban chỉ đạo, ban đại diện, ban phối hợp, tổ kẻ khẩu hiệu, in truyền đơn, loa phát thanh, có tổ chức hậu cần, tổ y tế, tổ trật tự vệ sinh, tổ thông tin, âm nhạc, tổ may cờ của các tôn giáo, đạt tới có trình độ cao, thành khoa học và nghệ thuật đấu tranh không bạo lực nhưng có quy mô và khí thế cao, tự tin và tất thắng.
Theo báo chí Ấn Độ, Thánh Gandhi khi sinh thời đã kêu gọi dân Ấn xuống đường đông đảo bằng hình ảnh một đội quân qua cầu, hàng vài ngàn quân đồng hành răm rắp theo tiếng hô 1, 2, các bước chân sải cùng một nhịp, sẽ có thể làm cho cầu gãy. Đó là sức mạnh ghê gớm khi đồng lòng, đồng hành, cùng chung một ý chí và chung hành động thống nhất, cho nên khi qua cầu quân đội bình thường không được phép đi theo bước quân hành, rất nguy hiểm.
Năm Mậu Tuất sắp đến. Tôi mong rằng ngay từ đầu năm các tổ chức xã hội dân sự trong nước sẽ bắt tay nhau hiệp thương bàn luận về một lộ trình và một mô hình dân chủ cho Việt Nam và cùng chung sức đấu tranh không bạo lực nhưng quyết lệt, bền bỉ cho lộ trình ấy.
Có bạn khi tôi ngỏ ý bàn về việc này đã tỏ ra bi quan, cho rằng người Việt có nhược điểm cố hữu là không quen làm việc với nhau, hay kèn cựa, không đoàn kết được ! Tôi cho rằng đó chỉ là định kiến về các thế hệ bảo thủ đi trước .
Viết đến đây, tôi bỗng đọc được một bài của nhà báo Brett Davis trên tập san Forbes, nói về thế hệ trẻ thời đại internet, có tư duy rất bén nhạy, khác hẳn những đàn anh thuộc các thế hệ trước. Các em sinh ra từ 1995 trưởng thành rất sớm, từ 15 tuổi đã biết hoài nghi chính đáng, từ đó có những tìm tòi sự thật để lý giải cho mình, không theo những giáo điều xưa cũ. Các em có máy computer, có phone cầm tay, có blog riêng, có Facebook, trao đổi thư từ cho bạn, cho thầy hàng ngày vài lần, với hàng trăm bạn trên thế giới, để không ngừng tiếp nhận thông tin mới cực nhanh cực nhạy, cực nhiều. B. Davis đặt tên cho thế hệ rất trẻ đầy tiềm năng này là thế hệ Z, mỗi người là một kho kiến thức tiêu hóa nhanh.
Cũng vào những ngày này, có tin anh thanh niên Hoàng Chí Phong, hơn 20 tuổi cùng 2 bạn trẻ cùng nhóm ở Hồng Kông được đề cử vào giải Nobel 2018. Thật là tuổi trẻ chí lớn tài cao, thế hệ vàng.
Ở Việt Nam đội bóng đá U23 gồm các chàng trai tuổi trung bình 21 đã làm nên kỳ tích dành ngôi thứ nhì của châu Á, cũng là theo quy luật tre già măng mọc, hậu sinh khả úy. Trong khi đó cụ già 73 tuổi Nguyễn Phú Trọng còn muốn ở ngôi Vua thêm 1 nhiệm kỳ nữa đến năm 2022 ! Cũng như đảng của ông Trọng, vừa tròn 88 tuổi, đã thuộc về quá khứ, nhưng vẫn không chịu ra đi ! Không biết ông Trọng có computer riêng, phone cầm tay, có bao nhiêu bạn trên thế giới ?
Bài báo nói trên của B. Davis bàn đến tuổi trẻ Việt nam, cho rằng tương lai đất Việt nằm chắc trong tay 14 triệu thanh niên hiện nay, chiếm 17% số dân. Đây là tuổi "bẻ gãy sừng trâu", thừa sức từ bỏ mọi giáo điều thủ cựu, vĩnh biệt với 8 điều kiên trì lú lẫn lẩm cẩm kể trên, sẽ thật sự đưa đất nước vào Kỷ nguyên Dân chủ Nhân quyền, hội nhập mạnh mẽ vào thế giới dân chủ văn minh.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 13/02/2018