Vụ xử đại án Đinh La Thăng - Trần Xuân Thanh diễn ra đã gần 10 ngày.
Các phiên xử được dư luận trong ngoài nước quan tâm đặc biệt, vì đây là lần đầu tiên một ủy viên Bộ chính trị, Đảng cộng sản Việt Nam - cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa các kỳ Đại hội - bị đưa ra tòa cùng hơn 20 bị cáo phần lớn là cán bộ lãnh đạo chính trị, kinh tế cấp cao của chế độ.
Ông Trịnh Xuân Thanh và ông Đinh La Thăng. (Ảnh chụp từ VTV)
Có thể chỉ ra một số tiến bộ mở đầu.
Các bị cáo không còn đứng trước cái gọi là "vành móng ngựa" nghe lạ tai, không văn minh, mà đứng trước một bục có bảng ghi "Bị cáo".
Khu vực của các Kiểm sát viên giữ vai trò cống tố đối diện với khu dành cho luật sư, nói lên sự bình đẳng trong tranh tụng trước tòa.
Trước khi mở phiên tòa, thẩm phán Chủ tọa Hội đồng xét xử Nguyễn Ngọc Huân tuyên bố việc xét xử sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 23/1 liên tục, cả ngày thứ Bảy và Chủ Nhật, sẽ tôn trọng việc tranh tụng giữa Hội đồng xét xử, các kiểm sát viên và các luật sư, các bị cáo, các nhân chứng, việc xét xử sẽ chỉ tuân theo chuẩn mực của luật pháp, không chịu một sức ép nào khác.
Ngay ngày đầu các luật sư có mặt tại phiên tòa đã chỉ ra những thiếu sót, đó là phiên tòa lớn, đông người dự mà phòng xử quá nhỏ, sao không mượn phòng xử của Tòa án tối cao gần ngay đó để có thể có đông người dự hơn, biểu lộ rõ tính công khai, tính nhân dân của tòa ? Tại sao phải còng tay các bị cáo khi đó từng là những cán bộ cấp cao không có thái độ chống đối hung hăng của các lọai tội phạm hình sự khác ; việc gì mà phải có 2 nhân viên công an vũ trang kè kè bên cạnh các bị cáo, một sự đề phòng không đẹp, không có nhu cầu cần thiết.
Việc bố trí cho các nhà báo và công dân theo dõi phiên tòa trong một phòng riêng ở cạnh là rất không nên, họ không theo dõi phiên tòa được trực tiếp và đầy đủ. Huống gì màn truyền hình phòng bên luôn để chậm chừng 3 phút để sàng lọc, bỏ bớt, giảm thanh, có khi câm tiếng, một kiểu kiểm duyệt rất thô thiển phản dân chủ, đặt cơ quan tuyên huấn của đảng ngồi trên Hội đồng xử án, làm trò cười cho giới báo chí săn tin.
Thêm nữa việc cấm các luật sư mang theo máy điện toán, ghi âm cá nhân là một chủ trương hạn chế dân chủ, gây nhiều trở ngại cho công việc của họ trong khi vụ án lớn, tài liệu nhiều, hồ sơ dày phải tra cứu luôn, đến mức 2 luật sư bỏ cuộc.
Có một điều hết sức quan trọng là nhiều luật sư như Võ An Đôn, Trần Đình Triển, Lê Văn Thiệp… nhắc đến Nghị quyết của Hội nghị trung ương lần thứ 4 khóa XI của Đảng cộng sản Việt Nam, nêu rõ "cần xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị… là việc lớn cần làm ngay".
Do đó khi bị cáo Đinh La Thăng khai rằng một số việc làm của Tổng công ty PVN và Công ty PCV là theo chủ trương của Bộ chính trị và của Chính phủ thì bị Chủ tọa phiên tòa yên lặng bỏ qua.
Lẽ ra Hội đồng xét xử phải triệu tập người cầm đầu Bộ chính trị, người cầm đầu chính phủ, người từng cầm đầu Bộ công thương là bộ chủ quản đến làm chứng trong phiên tòa và nếu cần phải để tòa xem xét trách nhiệm của những người cầm đầu ấy.
Yêu cầu triệu tập các quan chức nói trên là cần thiết vì tòa đã xác định không có vùng cấm. Do đó Tòa án cần triệu tập nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Bộ trưởng công thương Võ Huy Hoàng, nguyên Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, vì vụ đại án này có liên quan nhiều mặt đến hệ thống ngân hàng mà Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm điều hành, chỉ đạo.
Cần nhắc lại đảng cộng sản luôn đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ là "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách", nên cần làm rõ trách nhiệm của tập thể đến đâu, trách nhiệm cá nhân ra sao một cách rõ ràng minh bạch.
Một vấn đề nghi vấn lớn mà dư luận quan tâm, là liệu các nghi can Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh có bị đối xử quá mức khắt khe, bị dọa nạt, ép cung, mớm cung, trong thời gian bị tạm giam hay không. Nếu điều này là có thật, thì vụ án này có thể bị lật án, có thể bị xóa bỏ, xử lại, vì theo luật các khẩu cung tiến hành trong đe dọa, tra tấn tinh thần vật chất, từ thô bạo đến tinh vi, đều bị coi như vô giá trị.
Cho đến hôm nay, có thể nhận định phiên tòa lớn mở đầu năm mới có một vài tiến bộ về hình thức, các luật sư được tranh tụng tự do hơn, nhưng còn lâu mới đạt chuẩn mực pháp quyền quốc tế, những người cầm đầu các cơ chế liên quan còn vắng bóng, các Kiểm sát viên có vẻ lấn án, lạm quyền khi khẳng định các tội phạm với chứng cứ không đầy đủ và đề nghị các mức án quá cao như chung thân, bỏ qua nguyên tắc rất quan trọng khi xử án là "Được suy đoán vô tội", nghĩa là không ai có thể bị coi là có tội khi Hội đồng Xử án chưa chính thức tuyên án sau khi có tranh tụng đến tận cùng.
Một luồng dư luận rộng rãi cho rằng tội phạm lớn nhất là thuộc về cơ chế, mô hình cầm quyền hủ bại cổ lỗ, chế độ độc đảng hoành hành với học thuyết Mác-Lê ngoại lai, với chính sách lấy quốc doanh làm chủ đạo, nuông chiều vô độ những "quả đấm thép mạ vàng" ấy của đảng, một chế độ lỏng lẻo do không có kiểm soát, không có thăng bằng, đảng lộng hành ngồi trên hiến pháp và luật pháp. Đây là nguyên nhân gốc gác của tất cả các đại án đang được xem xét, nhưng còn bị coi là húy kỵ, không ai dám nêu lên trong phòng xử án.
Nguồn : VOA, 17/01/2018
Sáng 8/1, Tòa án nhân dân Hà Nội mở phiên xử Đại án Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh, gồm có hơn 20 bị cáo, sẽ kéo dài trong 13 ngày. Đây là vụ xử đại án đầu tiên trong đợt này, sẽ gồm có hơn 20 vụ đại án liên quan đến hơn 30 bị cáo nữa sẽ được xử từ nay đến Tết âm lịch.
Hai ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh xuất hiện trước tòa ngày 08/01/2018
Vụ án Đinh La Thăng - Trịnh Xuân Thanh mới mở đầu nói lên điều gì ?
Trước hết, trước khi khai mạc, thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân, người sẽ chủ tọa Hội đồng xét xử vụ án này cho biết cung cách bố trí tòa án có vài thay đổi tiến bộ. Bị cáo không đứng trước vành móng ngựa như xưa nay, mà đứng trước chiếc bàn con, có vẻ lịch sự văn minh.
Vị trí của các kiểm sát viên đối diện với vị trí các luật sư bào chữa cho bị cáo, nói lên sự bình đẳng của 2 bên, bảo đảm việc tố tụng tranh tụng được bảo đảm công bằng, khách quan, theo luật.
Có 1 phòng riêng cho các nhà báo và nhà quan sát nước ngoài tham dự theo dõi phiên tòa qua màn truyền hình.
Thẩm phán Nguyễn Ngọc Huân tuyên bố hứa hẹn việc xét xử sẽ tuân theo đúng luật, giữ đúng tính chất độc lập của ngành tư pháp, chỉ theo đúng luật mà thôi, không theo sức ép nào khác. Ông còn nói đến quyền "được suy là vô tội" khi chưa tuyên án là không thể xâm phạm.
Nếu phiên tòa đầu tiên diễn ra được đúng như thế và các phiên tòa tiếp theo cũng được như thế thì còn gì bằng !
Thế nhưng… mới qua ngày đầu xử án, những áng mây đen đã phủ lên tòa nhà xử án. Theo Thoibao.de (xuất bản ở Berlin 6/1), Luật sư người Đức của bị cáo Trịnh Xuân Thanh là bà Schlagenhauf từ Berlin sang Hà Nội đã bị giữ lại ở sân bay Nội Bài không cho bà nhập cảnh, không có lý do xác đáng. Bà phải trở về Cộng hòa liên bang Đức với một nhận xét bi quan với báo chí Đức, là chắc phiên tòa sẽ không tuân theo những chuẩn mức pháp lý Việt Nam và quốc tế.
Nhiều nhà bình luận trong, ngoài nước cho rằng cần có sự kiểm soát quyền lực chặt chẽ, có hiệu quả đối với cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp mới có thể đảm bảo thực thi một Nhà nước pháp quyền đầy đủ.
Vậy việc kiểm sóat ngành tư pháp trong việc xử các đại án hiện nay thuộc về ai.
Ủy ban kiểm tra trung ương đảng có trách nhiệm. Cơ quan Tổng thanh tra Chính phủ có trách nhiệm. Thanh tra ngành tư pháp, thanh tra các tòa án có trách nhiệm. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, vì tất cả trong tay đảng, trong tay Bộ Chính Trị, trong tay Tổng bí thư, vừa đá bóng vừa thổi còi ! không thể tin được.
Do đó, quyền kiểm soát của xã hội công dân là quan trọng, chân thực và có giá trị nhất. Đó là ý kiến của người công dân quan sát kỹ việc xử án, là ý kiến của các tổ chức xã hội dân sự tự do đã lên đến hơn 40 tổ chức (chỉ tính số ở trong nước), là ý kiến của hơn 60 blogger tự do, của hàng chục vạn Facebooker, của mạng truyền thông lề trái, của một số mạng truyền thông lề phải có công tâm và tự trọng.
Đó còn là quyền phán xét của một số ngày càng đông đảo luật sư trong nước có công tâm, chuộng công lý, như 120 luật sư tự do ký tên bênh vực luật sư Võ An Đôn bị đoàn luật sư quốc doanh Phú Yên khai trừ một cách độc đoán.
Còn phải kể đến chính kiến quan sát nhận xét tinh vi lão luyện của các nhà báo dân chủ quốc tế rất đông đảo, bén nhạy, lão luyện, của các nhà ngọai giao Cộng hòa liên bang Đức, Liên Âu và một số nước tham dự từ đầu đến cuối các phiên tòa.
Xin nhớ Việt Nam đã tham gia ký nhiều công ước quốc tế về tôn trọng nhân quyền và dân quyền của công dân nước mình và công dân thế giới, mọi sự vi phạm tự do công bằng đối với công dân nước mình cũng là vi phạm cam kết quốc tế.
Ông Tổng bí thư và Bộ Chính trị cần hiểu rõ việc xét xử các vụ án từ nay đến Tết âm lịch là một cuộc sát hạch nghiêm túc chuẩn xác nhất về hạnh kiểm tôn trọng luật pháp và nhân quyền của chế độ hiện hành.
Không một thủ đoạn gian dối nào, trị kẻ này quá nặng nề, bênh che kẻ phạm tội kia quá rõ có thể qua mắt được dư luận công chúng luôn đứng về phía pháp luật và công lý, không một trò ma giáo xảo quyệt nào có thể đánh lừa được thế giới luôn cảnh giác với các chế độ độc đoán độc đảng, một hệ thống mô hình chuyên sinh đẻ ra những quái vật cầm quyền tham ô vô độ, coi pháp luật là công cụ làm ăn, chiếm quyền lực dể tác yêu tác quái làm giàu trên lưng nhân dân.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 16/01/2018
Ngày đầu năm, chế độ độc đảng gặp điềm chẳng lành. Phan Văn Anh Vũ, đang bị truy nã ráo riết khắp các địa bàn Đà Nẵng/Quảng Nam và trên lãnh thổ toàn quốc, bỗng xuất hiện ở Singapore. Cứ như có phép lạ. Hệ thống các cửa khẩu chi chít không sao ngăn chặn được một thượng tá tình báo của chính mình.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (hàng đầu, giữa), và chủ tịch nước Trần Đại Quang (bìa phải).
Đêm giao thừa 2017/2018, tại phòng trực của Bộ Chính trị, tại phủ thủ tướng, tại trụ sở Bộ Ngoại giao… đèn vẫn thắp sáng choang, cán bộ ra vào họp hành tới tấp, rõ ràng là tình trạng bất thường, báo động cấp cao nhất.
Đây là điều bất ngờ lớn đầu năm, một điềm gở, một bi kịch lớn tiếp theo bi kịch khó lường, khi bước sang năm mới.
Đầu năm, Cụ Tổng mệt mỏi đã bị "cú sốc" lớn, khi được thông báo tới tấp :
- Phan Văn Anh Vũ, tức "Vũ Nhôm", đã trốn thoát, với nhiều hơn một hộ chiếu, mang theo nhiều tài liệu cơ mật quốc gia ;
- Vũ Nhôm "bị bắt" ở Singapore (khi đang trên đường bộ sang Malaysia) và xin nhập cảnh một nước Châu Âu, nhiều khả năng là Cộng hòa liên bang Đức ;
- Vũ Nhôm hé lộ cho phía Đức biết anh ta có tài liệu tuyệt mật, quan trọng nhất là tài liệu về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin và sẵn sàng hợp tác với phía Đức trong vụ án còn dang dở này.
Suy luận, dựa trên dòng sự kiện, có thể hiểu chính phủ Đức sẽ ngay lập tức liên lạc với phía Singapore, đề nghị cho Phan Văn Anh Vũ tạm nhập Đức để làm sáng tỏ một vụ án bắt cóc đã xảy ra trên lãnh thổ Đức. Ai cũng biết Liên Âu và Đức rất có uy tín với Singapore.
Chỉ 1 tuần nữa, ngày 8/1/2018 là bắt đầu xét xử đại án Đinh La Thăng – Trịnh Xuân Thanh. Mọi sự đã bàn bạc dự trù xong xuôi, khi chưa có yếu tố Vũ Nhôm.
Làm sao bây giờ đây ? Nguy ngập lắm rồi.
Đã trót dọa và mua chuộc Thanh khi ra tòa phải khẳng định theo phương án tự nguyện trở về nước đầu thú, để được rộng lượng thoát tử hình, nhưng nay Vũ Nhôm có đầy đủ chứng cớ về một cuộc bắt cóc táo tợn, thì làm sao đối phó ? Thanh còn có giữ nguyên thỏa thuận trên trước tòa hay không ? Hay anh ta sẽ phản cung ? Có thể sẽ hoãn vụ xử ? Mua thêm thời gian ? Cụ Tổng rối như tơ vò. Tình thế có thể đảo lộn mọi dự định.
Thêm nữa, Vũ Nhôm gốc công an, coi như đàn em, phe cánh của ông Chủ tịch nước cũng xuất thân công an, Trần Đại Quang - vậy thì sẽ càng nguy hiểm cho ông Tổng Trọng. Nếu Vũ Nhôm được nhận vào Cộng hòa liên bang Đức thì vụ án bắt cóc bằng bạo lực, do một tướng Việt cộng cầm đầu trên lãnh thổ Đức với sự đồng lõa của Đại sứ quán Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được đưa ra xét xử công khai. Việt Nam sẽ chống lại ra sao ? Nguy hiểm và nguy ngập quá.
Tính toán của ông Nguyễn Phú Trọng lúc đầu sai một ly, nay đi một dặm, không còn độ lùi, trừ phi tỉnh ra, ngay thật công nhận sai lầm là bắt cóc, xin lỗi nhân dân Việt và nhận lỗi với Cộng hòa liên bang Đức, cam kết không tái phạm, từ đó hàn gắn mối quan hệ với Đức và Liên Âu. Không có con dường nào khác !
Tất cả vấn đề là ông Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị có tỉnh táo nhận ra sai lầm về chủ trương, hành động bắt cóc nằm trong vụ đại án Thăng + Thanh sắp đưa ra xét xử ngày 8/1 hay không.
Cuối 2017, đầu 2018, công cuộc chống tham nhũng lại nổi lên, sôi nổi, ly kỳ. Đinh La thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ nhôm, Phan Đình Đức, Út Trọc Đinh Ngọc Hệ… kẻ sa lưới, người bỏ trốn, đầy kịch tính.
Ông Lý Quang Diệu đã từng nói : muốn chống tham nhũng trước hết phải có luật nghiêm, công bằng, bình đẳng.
Sau một thời gian lình xình, như đánh trống bỏ dùi, gần như nguội lạnh, Tổng chỉ huy chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng lại lên gân, vung tay bảo kiếm, đề ra hành động "cho tất cả củi khô lẫn củi tươi vào lò đã nóng cho thiêu cháy hết", với phương châm "tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng pháp luật".
Hơn 20 vụ đại án tham nhũng được nêu lên, hơn 30 nhân vật cao cấp bị khởi tố, tạm giam chờ ngày ra trước vành móng ngựa. Án tử hình được tuyên bố và dự kiến, án tù 20 năm, 10 năm đã được kết luận và dự trù cho không ít trường hợp.
Có nhà bình luận trong ngoài nước so sánh phen này ông Tổng Trọng cùng trưởng Ban Kiểm Tra Trần Quốc Vượng sẽ ra tay, như cặp Tập Cận Bình – Vương Kỳ Sơn đã trừng trị hơn 1 triệu tội phạm, trong đó có hàng trăm cán bộ cấp cao, tướng lĩnh, ủy viên Ban chấp hành trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị và cả Ủy viên thường vụ bộ Chính trị xưa nay bất khả xâm phạm.
Thế nhưng ở trong đảng cộng sản và ngoài xã hội, có một luồng dư luận ngày càng lan rộng, ăn sâu khi tổng kết 2 năm chỉnh đốn đảng do ông Trọng khởi xướng, rằng "đảng càng chỉnh đốn lại càng đổ đốn, tha hóa hơn, tham nhũng ngày càng phổ biến rộng hơn, nặng nề hơn, phức tạp hơn".
Đó là vì cái cơ chế hiện nay không những hoàn toàn bất lực chống giặc nội xâm rất ngoan cố này, mà trái lại chính cái cơ chế độc đảng, không phân chia 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau, không có tự do ngôn luận của công dân và báo chí tư nhân thì chống tham nhũng chỉ là hình thức vô hiệu, như phủi bụi, càng chống càng sinh sôi nảy nở thêm.
Chính cái cơ chế độc đoán, đạo đức giả đã tạo điều kiện cho tham nhũng phát triển, không tạo nên sức răn đe đủ mức, dưới nhìn lên trên, noi gương trên, cho rằng không tham nhũng là dại, tham gia phe nhóm để ăn chia, bảo vệ che chở cho nhau, làm cho tham nhũng như bệnh dịch không có thuốc chữa, lan tràn tàn phá ngân sách, tàn phá lối sống buông thả, ăn chơi, hưởng lạc, đua nhau có "bồ nhí", có biệt thự, biệt phủ hàng vài tỷ đồng.
Nhớ lại lời khuyên chân thành của ông Lý Quang Diệu, rằng muốn chống tham nhũng trước hết phải có luật nghiêm, công bằng, bình đẳng, một Nhà nước pháp quyền, nền tư pháp độc lập, hệ thống tòa án công khai minh bạch, lại cần một dư luận xã hội mọi người coi khinh, chê trách, coi bọn tham nhũng là kẻ cướp bóc tài sản xã hội, đáng khinh, đáng nghiêm trị, để cho mọi công dân, nhất là cán bộ viên chức phải sợ bị trị tội, vào tù, phải biết sợ bị nhục, bị xã hội lên án coi khinh, để không dám, không nỡ tham lam 1 đồng bạc của công, của người khác.
Chính cái cơ chế không giống ai, 1 đảng ôm đồm cả 3 mảng quyền lực, vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa làm luật, vừa lãnh đạo, vừa quản lý lại vừa xử án mà ông Trọng một mực kiên trì giữ vững, một cơ chế lạc thời đại, mang tính mác-xít giáo điều mù quáng, bảo thủ cực đoan, không có sức răn đe, khuyên giải ngăn chặn, cảnh báo những kẻ có lòng tham vô độ.
Đây là một điều phi lý, phi pháp thành cố tật, kéo dài thành một nếp cai trị lạc hậu, hủ lậu, bị cả thế giới tiến bộ chê trách mà vẫn trơ trơ cho là lẽ phải, chân lý, mẫu mực ! Một tư lệnh chống tham nhũng được suy tôn là rất kiên quyết, triệt để, nghiêm minh, nói là làm, sẽ làm đến cùng… nhưng thật ra lại kiên định duy trì một cơ chế hủ bại đẻ ra tham nhũng, khuyến khích tham nhũng lan tràn ở mọi cấp, càng ở cấp trên càng nghiêm trọng, làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng, khi xét xử không thu hồi nổi vài phần trăm .
Dù cho có tử hình Trịnh Xuân Thanh, có tuyên án 20 năm tù Đinh La Thăng, có xử tội cả hơn 40 kẻ liên quan các vụ án này mà không thay đổi cơ chế như đông đảo cán bộ, đảng viên và toàn dân đòi hỏi thì rồi sẽ có hàng chục, hàng trăm ngàn Thăng và Thanh mới xuất hiện, tài sản đất nước sẽ còn bị thất thoát như trong thùng không đáy.
Và cuối cùng, trước thế giới và trước toàn xã hội, ngài Tư lệnh chống tham nhũng Nguyễn Phú Trọng hiện nguyên hình là kẻ tòng phạm nguy hiểm nhất, khi kiên trì một mô hình cai trị cực kỳ lỗi thời, một mô hình đang thai nghén và đẻ ra lúc nhức vô vàn con sâu tham nhũng mới.
Đây chính là một điều trái khoáy, một trò cười ra nước mắt, một bi kịch xã hội đau đớn nhất, kéo dài mãi mà người dân Việt hết chịu nổi.
Cả Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ương, các đại biểu Quốc hội, các nhà lý luận của Học viện Chính trị vừa họp tổng kết cuối năm có dám mở mắt nhận ra bi kịch quốc gia và đại bi kịch của đảng cộng sản này hay không ?
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 29/12/2017
Trong vài tuần tới, 2 vụ đại án mang gọn tên "Đinh La Thăng" và "Trịnh Xuân Thanh" sẽ được đem ra xét xử, theo lệnh của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm Trưởng ban chỉ đạo Ban phòng chống tham nhũng trung ương, theo phương châm "khẩn trương, tích cực, triệt để, theo đúng luật".
Ông Trịnh Xuân Thanh (trái) và ông Đinh La Thăng. (Ảnh chụp từ VTV)
Hai vụ án này liên quan chặt chẽ với nhau, cả 2 bị cáo đều thuộc Bộ Công thương - là bộ đồ sộ nhất do các Bộ Công nghiệp nặng, Công nghiệp nhẹ, Thương nghiệp, Ngoại thương sát nhập - lúc ông Vũ Huy Hoàng làm bộ trưởng.
Hai bị cáo cùng giữ vị trí cao nhất trong Tổng công ty dầu khí PVN một thời gian dài, Tổng công ty to lớn nhất, từng mang lại cho ngân sách những khoản tiền lớn nhất trong một thời gian dài, được coi là con bò sữa béo mập nhất của nền kinh tế, nhưng về sau đổ đốn thành công ty tội phạm to lớn nhất, nhiều cán bộ cấp cao bị truy tố, tạm giam chờ ngày xét xử. Số bị cáo 2 vụ này đã lên đến trên dưới 40 người, làm tổn hại, thất thoát lên đến hàng vài trăm nghìn tỷ đồng của đất nước, liên quan đến hàng loạt ngân hàng tư và ngân hàng Nhà nước.
Hồ sơ 2 vụ án này rất đồ sộ, bao gồm hàng nghìn nghị quyết, thông tư, chỉ thị, thông báo, báo cáo, thống kê, kế toán, kết toán, các văn kiện ký kết, chứng từ, biên nhận, biên bản, các cuộc họp, bàn bạc, trao đổi, thỏa thuận, thư riêng, thư điện tử, các vật chứng, nhân chứng… cho nên việc xử có thể kéo dài, theo phương châm "triệt để", xử đến nơi đến chốn, không để sai sót nào.
Hiện nay dư luận nên chú trọng vào những vấn đề then chốt nhất, không để lôi cuốn bởi những vấn đề thứ yếu.
Trong vụ án Đinh La Thăng, vấn đề lớn nhất là xác định số tiền tham nhũng, làm thất thoát công quỹ thực tế lên đến bao nhiêu, có thể thu hồi về bao nhiêu ? Và số tiền tham nhũng đã chia cho những ai, bao nhiêu ? mất chục nghìn tỷ hay mất trăm nghìn tỷ đồng ?
Trong vấn đề trên cần làm thật rõ 1 điểm, đó là việc bán dầu cho các nước từng đợt, từng quý, từng năm là bao nhiêu ? Trong mục này cần xác định có hay không chuyện bán dầu cho Trung Quốc với giá cực rẻ (giá một nửa so với các nước khác) với đổi lại là Trung Quốc trả bằng tiền tươi (nhân dân tệ hay đô-la Mỹ), không chuyển khoản qua ngân hàng, để các quan lớn dễ bề chia chác, đưa phong bì kín đáo riêng tư cho nhau.
Vì có một điều chắc chắn là Đinh La Thăng không thể ăn mảnh một mình, mà có chia nhau, với trên, với dưới, có phường, có nhóm. Vậy trong con số này là những ai, tòa án có công tâm cần xác định thật rõ, không để sót, như trường hợp bà Châu Thị Thu Nga đã bị tòa án cắt lời khi định khai rõ số tiền 30 tỷ đồng (bằng 1,5 triệu đôla) bà đưa cho ai để "chạy" được vào Quốc hội, đến nay vẫn là ẩn số.
Trong vụ án Trịnh Xuân Thanh (có tin sẽ xử ngày 10/1/2018), vấn đề số tiền tham nhũng, làm thất thoát bao nhiêu, vào túi những ai, mỗi người cụ thể là bao nhiêu, cũng là một vấn đề lớn, cần làm rõ ràng sòng phẳng, không che dấu, loại trừ một ai, không một ai thuộc vùng cấm.
Vấn đề quan trọng hơn là trước tòa cần làm rõ Trịnh Xuân Thanh đã bỏ trốn ra nước ngoài bằng con đường nào và trở về nước bằng con đường nào ? Cần đi đến kết luận rành mạch rằng Thanh đã tự mình trốn về nước để tự thú hay bị bắt cóc như phía Cộng hòa liên bang Đức nhận định ?
Theo dư luận Cộng hòa liên bang Đức, vấn đề trên đây là cái đinh nóng bỏng của vụ xử án. Đã có hai nghị sĩ Đức (trong đó có ông nghị Martin Patzelt) ngỏ ý định sang Việt Nam chứng kiến phiên tòa cũng là do vấn đề còn tranh cãi này. Vấn đề thông qua hay không Hiệp ước tự do buôn bán với Liên Âu sẽ tùy thuộc vào phiên tòa này. Sau khi TPP thất bại, đây là nguồn thu lợi duy nhất còn lại của Việt Nam đang đứng trước khủng hoảng kinh tế, tài chính, nợ công chồng chất đến gãy lưng, chưa tìm ra lối thoát.
Đây là 2 vụ xử án đầu tiên trong số 12 đại án sẽ đưa ra xử trong 2 tháng tới. Cũng là cuộc sát hạch quốc gia và quốc tế để xem nền tư pháp Việt Nam đã đổi mới, tiến bộ đến mức nào, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền công minh hiện đại như đã hẹn tiến bộ đến đâu, cuộc đấu tranh chống tham nhũng đã thật sự được đẩy mạnh "tích cực, khẩn trương, triệt để, theo đúng luật" hay không, theo lời cam kết, lời hứa danh dự với cử tri của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 26/12/2017
Năm 2017 sắp kết thúc. Ở phương Tây, các báo lớn đều bàn luận về những nhân vật nào nổi bật nhất trong năm qua, đi cùng với những cuộc thi chọn Hoa Hậu trong năm rất sôi nổi, chọn nhân vật xứng đáng in ngoài bìa các báo lớn.
Cụ Lê Đình Kình (trái), người đứng đầu phong trào chống lấy đất ở Đồng Tâm, khiến ông Nguyễn Đức Chung phải xuống tận nơi giải quyết.
Trên bìa báo Times nổi tiếng, ông D. Trump rất nhã nhặn từ chối không dám nhận là nhân vật nổi trội năm 2017, nhường chỗ cho một nhóm các cô gái tự trọng, dũng cảm dám lên tiếng tố cáo những kẻ đã suồng xã xúc phạm thân thể mình, dù người đó quyền lực và nổi tiếng đến đâu.
Phong trào bảo vệ danh dự phụ nữ, mạnh dạn tố cáo bọn yêu tinh dâm đãng lan sang Anh, Canada, Pháp, Úc… làm mất chức không ít kẻ tai to mặt lớn.
Ở Việt Nam, trong năm qua có những ai có thể được chọn là nhân vật của năm 2017 ? Xét riêng về các chiến sỹ dấn thân cho dân chủ và nhân quyền - thật lòng yêu nước, thật lòng thương dân, kiên cường chống bành trướng, không sợ tù đầy, dám đương đầu với một chính quyền thô bạo hèn với giặc, ác với dân - năm 2017 là một năm được mùa khá lớn, dù cho hiện đã có 140 anh chị em bị tù đầy phi lý, phi pháp.
Đây là một nét đen ngòm về hạnh kiểm nhân quyền của lãnh đạo đảng Cộng sản bên cạnh nét son tươi thắm của phong trào yêu nước yêu dân chủ đang trên đà phát triển. Xin mạnh dạn kể ra dưới đây những bộ mặt đáng yêu đáng quý ấy, những bông hoa đẹp tỏa hương thơm, theo một trật tự ngẫu nhiên để công luận xem xét :
1. Kính lão đắc thọ, xin kể đầu tiên là CụLê Đình Kình, một đảng viên cộng sản lão thành hơn 50 tuổi đảng trong đảng bộ xã Đồng Tâm/Mỹ Đức, một cựu chiến binh, cầm đầu phong trào chống đối bọn cướp 49 ha đất xã Đồng Tâm là công ty Viettel thuộc bộ Quốc phòng. Cụ Kình bị bọn côn đồ - Công an đánh rạn nứt xương hông, vẫn một mực kiên cường chiến đấu vì nhân dân, lẽ phải.
2. Cô bí thư đảng ủy cộng sản xã Đồng Tâm Nguyễn Thị Lan, lãnh đạo cuộc "nổi dậy" của toàn xã, bắt giữ hòa bình, giam lỏng cả trung đội cảnh sát cơ động vũ trang, buộc chủ tịch chính quyền thủ đô Nguyễn Đức Chung phải đích thân về "đối thoại" và cam kết không truy tố trước nhân dân toàn xã, đại biểu quốc hội, các nhà báo, luật sư, để rồi sau đó trở mặt một cách ô nhục, khai trừ cô Lan ra khỏi đảng ủy, truy tố cụ Lê Đình Kình về tội chống chính quyền. Cuộc đấu tranh còn tiếp diễn với tinh thần xã Đồng Tâm quyết sống chết để bảo vệ tự do, đồng ruộng của mình. Cô Lan vinh dự tự hào trở về với nhân dân để lãnh đạo cuộc nổi dậy độc đáo quyết liệt chống bạo quyền tàn ác này.
3. Cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – Mẹ Nấm kiên quyết chống bành trướng, bênh vực dân oan mất đất, có sáng kiến nêu lên câu hỏi "Chúng tôi cần biết" chất vấn chính quyền về các vấn đề quốc kế dân sinh như "Mật đàm Thành Đô ?", "vụ án Formosa ?", "trận Gạc Ma ?"… và nêu cao khẩu hiệu "Chúng ta là Một - We are one", đề cao tình đòan kết keo sơn giữa các chiến sỹ dân chủ thương yêu bảo vệ nhau trước cường quyền tàn bạo. Trước tòa, bị tuyên án 10 năm tù giam, cô khẳng khái khẳng định mình vô tội, được bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và bà Melana Trump bỉểu dương và bênh vực, được các nước CHLB Đức và Liên Âu, Canada… đòi trả lại tự do ngay.
Mẹ Nấm cùng hai con phản đối Trung Quốc đem giàn khoan HD-891 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
4. Cô Trần Thị Nga, bị tòa án Hà Nam tuyên án 9 năm tù vì kiên cường, chống bành trướng, bảo vệ dân oan mất đất, trước tòa không những không nhận tội, còn lên án cường quyền nhu nhược trước quân xâm lược, bị công an tra tấn đánh đập gãy chân vẫn hiên ngang bảo vệ chính nghĩa của mình.
5. Cô Đinh Thảo, một sinh viên tỉnh Thái Nguyên chịu khó học tập ngoại ngữ, các điều luật, tập ăn nói lưu loát tiếng Anh, dẫn đầu nhóm 3 người, cùng cô Anna Nguyễn và cô Minh Hà - vợ anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, đến trụ sở Liên Hợp Quốc trình bày tường tận về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam với những dẫn chứng cụ thẻ, hiện đang còn trên đường vận động ở 6 nước CHLB Đức, Na Uy, Thụy Điển, Thụy sỹ, Bỉ và cộng hòa Séc.
6. Cô Đoan Trang, từng là nhà báo sắc sảo của VietNam Net, trở thành một chiến sỹ dân chủ năng nổ, hoạt bát, kiên cường, đối thọai trực diện với các nhân viên công an, còn để thời gian nghiên cứu tổng kết công phu các kinh nghiệm đấu tranh cụ thể, viết cuốn sách xúc tích, dày 300 trang "Chính trị bình dân", một cẩm nang quý hướng dẫn đấu tranh không bạo động có hiệu quả, vừa là nhà họat động thực tế rất năng nổ vừa là nhà lý luận dày dạn.
Blogger Phạm Đoan Trang.
7. Cô Phạm Thanh Nghiên, người nhỏ nhắn nhưng tinh thần thép trong đấu tranh đòi dân chủ tự do cho đồng bào mình, còn viết cuốn hồi ký có giá trị "Những mảnh đời sau song sắt", nêu cao tinh thần bất khuất lạc quan của người tù chính trị, coi nhà tù là nơi rèn luyện ý chí đấu tranh vì dân vì nước.
8. Cô Trịnh Kim Tiến, cha cô là ông Trịnh Xuân Tùng một chiến sỹ dân chủ dấn thân bị công an tra khảo đến chết, thù nhà nợ nước, cô trở nên kiên cường, là "hoa khôi xuống đường", gần đây trở thành phóng viên tường thuật sinh động kịp thời các cuộc đấu tranh qua truyền thanh truyền hình. Cô tường thuật rất kỹ tại chỗ phiên tòa phi pháp xử "Mẹ Nấm" như một phóng viên chuyên nghiệp gan góc.
9. Cô Lưu Thị Duyên, sinh viên khoa Luật Hà Nội, từng viết trên Facebook của mình, kiến nghị các đại biểu Quốc hội cần yêu cầu chính phủ báo cáo thật rành mạch tỷ mỷ các khoản thu chi trong ngân sách, không thể đại khái qua loa, để thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng năm này qua năm khác, đó là xương máu mồ hôi của nhân dân và quân đội. Facebook của cô lập tức được 12.600 phản hồi tán đồng nhiệt liệt. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyển chọn cô Lưu Thị Duyên là 1 trong 10 tài năng trẻ toàn cầu được Giải thưởng – Global Emergency Young Leaders Awards, cùng các bạn khác thuộc các nước Algeria, Bỉ, Malta, Peru, Sri Lanka…
10. Nhóm "Nhịp cầu Hoàng Sa" gồm các nhà báo, nghệ sỹ Vũ Kim Hạnh, Lê Thế Thanh, Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập… cùng lập nên để tổ chức tưởng niệm các liệt sỹ 2 miền Bắc, Nam chống quân Tàu cộng ở Trường Sa và Hoàng sa, quyên góp ủng hộ các gia đình liệt sỹ thiếu thốn, đặc biệt nêu cao chiến công các chiến sỹ chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma.
Đáng chú ý là nhân dịp này thiếu tướng Lê Mã Lương công khai đăng đàn tố cáo Lê Đức Anh hồi đó nhân danh bộ trưởng Quốc phòng đã ra nghiêm lệnh cho Đô đốc Giáp Văn Cương tư lệnh hải quân cấm các đảo không được nổ súng dù bị quân Trung quốc tấn công, một mệnh lệnh mang tính chất phản quốc đê hèn.
11. Tiếp theo, xin kể đến số118 nam nữ luật sư Hà Nội, Sài Gòn, Phú Yên… cùng ký tên bênh vực luật sư Võ An Đôn bị Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên độc đoán xóa tên với lời vu cáo là "lợi dụng quyền tự do dân chủ" mà không có chứng cứ nào. Bản tuyên bố của 118 luật sư biểu dương LS Võ An Đôn là luật sư ngay thật, hay bào chữa cho dân nghèo miễn phí, được xã hội và đồng nghiệp quý trọng, có tinh thần phục vụ công lý cộng đồng. Một số luật sư có công tâm dự định lập tổ chức "Đòan luật sư độc lập vì công lý".
Luật sư Võ An Đôn
12. Cuối cùng nhưng chưa phải là hết, xin kể đến nhóm tài-xế (lái xe) ởBOT Cai Lậy đã kiên cường khôn khéo và bền bỉ đấu tranh trong ôn hòa không bạo động, dựa vào pháp lý (phân biệt đường quốc lộ và đường tránh, có đấu thầu theo luật hay không, mức phí không hợp lý), tranh thủ nhiều luật sư và các nhà báo Tuổi trẻ, Thanh Niên, Lao động, Pháp luật… hỗ trợ, vận động bà con địa phương tận tình ủng hộ ngày càng đông đảo thành một cuộc đấu tranh rộng.
Hơn 100 bông hoa thơm mùi dân chủ thanh khiết nở rộ năm 2017 trên đây báo hiệu cho một vườn hoa dân chủ mênh mông ngát hương thơm năm 2018 đầy triển vọng khi đảng cộng sản phơi bày tất cả sự xuống cấp tha hóa, với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương đảng, các bộ trưởng thứ trưởng, các bí thư tỉnh ủy, phó bí thư, chủ tịch, phó chủ tịch… ở Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Yên Bái, Quảng Nam… hàng trăm cán bộ kinh tế tài chính cấp cao của đảng, Tổng Giám Đốc các đại công ty đang chờ ra trước vành móng ngựa để trả lời về tội lỗi của họ. Dù cho năm 2017 tổng thống Hoa Kỳ D. Trump không mấy mặn mà quan tâm đến giá trị dân chủ và nhân quyền, anh chị em đấu tranh xác định ta phải tự cứu lấy ta, rồi sẽ được sự đồng tình ủng hộ của cả loài người tiến bộ trên thế gian này. Một niềm tự tin đầy hứng khởi để chào đón năm 2018 nhiều triển vọng.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 22/12/2017
Tổng kết tình hình năm 2017, các nhà bình luận quốc tế bàn tán sôi nổi về mối quan hệ Việt – Mỹ và mối quan hệ Việt – Trung trong năm qua.
Lễ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam ngày 12/11/2017 - ảnh VTCNews
Nhiều người khen bài diễn văn được chuẩn bị khá kỹ, nội dung xúc tích, thái độ thẳng thắn của tổng thống D. Trump, sự đề cập đến Hai bà Trưng của ông. Nổi bật lên là mối quan tâm của nhân dân và tuổi trẻ Đà nẵng, Hà Nội đổ ra đường đông đảo đón chào nồng nhiệt tổng thống Hoa Kỳ.
Trong khi đó thái độ của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lại có vẻ khác hẳn.
Hẳn là ông không bằng lòng với ông D. Trump khi ông không coi ông Trọng là nhân vật số 1 của chế độ, chỉ gặp vài phút chào hỏi xã giao, không hội đàm, không quốc yến, không nói chuyện thân mật, không bắt tay chặt chẽ, cũng chẳng mời ông Trọng sang thăm Hoa Kỳ.
Trái lại, ông Trọng dồn tất cả nhiệt tình và sự long trọng cho cuộc đón tiếp ông Tập ở thủ đô Hà Nội. Thảm đỏ trải dài từ cầu thang máy bay xuống, ra đến tận xe lễ tân cắm cờ Trung Quốc. Bỏ hoa tươi cực lớn. Lễ đón tại Phủ Chủ tịch có 21 phát đại bác và dàn Quân nhạc, duyệt hàng quân danh dự gồm hải, lục, không quân. Không thiếu một điều gì.
Rồi chuyện đặc biệt thân tình là ông Trọng dẫn ông Tập ra ngôi nhà sàn của ông Hồ, lên trên gác, hội kiến trong cuộc trà đàm thân mật, để rồi ông Trọng xum xoe nhún nhường "Trà Việt ngon nhưng không bằng trà Trung Quốc", gây nên sự chê cuời của không ít blogger tự do.
Đáng chú ý là trong hội đàm, hai bên đã nhận định mối quan hệ mật thiết Việt – Trung đã được nâng lên tầm cao mới, toàn diện, bao trùm các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư, giao thông vận tải, giáo dục, đào tạo, khoa học kỹ thuật, quan hệ đảng, quan hệ nhân dân… với 50 cơ chế hợp tác và 19 văn kiện mới được ký kết. Chưa bao giờ mối quan hệ 2 bên nồng hậu, bền chặt như thế !
Cung Hữu nghị Việt - Trung hoành tráng được khai mạc giữa thủ đô Hà Nội. Mối quan hệ thương mại lên tới đỉnh cao 98 tỷ đôla / năm. Dân Tàu có mặt khắp mọi nơi, mọi lãnh vực…
Các vụ truy tố tội tham nhũng gần đây đều có dấu hiệu trừng trị nặng những người có hơi hướng chống Trung Quốc bành trướng, có vẻ như theo chỉ lệnh của ông Hoàng Đỏ Tập Cận Bình qua các cận thần của ông vừa sang Hà nội.
Ông Đinh La Thăng không được lòng ông Tập khi định phạt và đuổi nhà thầu Trung Quốc trong vụ xây đường cao tốc Cát Linh – Hà Đông bầy nhầy, tốn kém.
Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng khó lọt lưới chuyến này, do họ Tập thù dai, để bụng lời chê bai rất nặng của ông Dũng : "Không thể đánh đổi chủ quyền đất nước cho một tình hữu nghị viển vông !".
Trước đây ông Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, bị mất chức, đưa về làm phó cho bà Kim Ngân, coi như bị lột lon, chỉ vì dám tuyên bố "phải cảnh giác với giặc phương Bắc", thêm một cái "tội" từng trực tiếp chỉ huy cuộc chiến chống Trung quốc xâm lược tại chiến trận Vị Xuyên nóng bỏng nhất.
Trên thực tế là sự hòa nhập tự nguyện của đảng cộng sản Việt Nam vào đảng cộng sản Trung Quốc, sự sáp nhập trên thực tế của 4 tỉnh biên giới vào khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây.
Cho đến ông Thiếu tướng Trương Giang Long ở học viện Công an dám công khai khẳng định "chưa bao giờ Trung Quốc từ bỏ dã tâm thôn tính nước ta" cũng bị cho về hưu sớm…
Với một lọat việc làm theo ý và theo chỉ lệnh của Thiên triều như thế, nhà bình luận Trương Nhân Tuấn ở Pháp cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng rõ ràng đã công khai phản bội Tổ quốc, theo đúng đạo luật Tố tụng hình sự hiện hành ở Việt Nam.
Xem ra ông Nguyễn Phú Trọng không mảy may quan tâm những lời cảnh báo ấy, lời cảnh báo được không ít đảng viên đồng tình, được đông đảo nhân dân tán thưởng.
Ông vừa bước thêm những bước mới cực kỳ nghiêm trọng theo hướng phản quốc, không thể chống chế nổi.
Theo thông báo chung về cuộc hội đàm giữa 2 ông tổng bí thư Trọng – Tập gần đây nhất, 2 bên đã thỏa thuận :
Các điều thỏa thuận trên đây mang ý nghĩa gì ?
Tuy gọi là hợp tác giúp nhau song phương, nhưng trên thực tế chỉ là quan hệ 1 chiều. Việt Nam nhỏ bé (90 triệu dân), đảng cộng sản Việt Nam ít ỏi (4 triệu đảng viên) so với 1 tỷ 300 triệu dân và 90 triệu đảng viên Trung Quốc - chỉ bằng 1 tỉnh nhỏ của Trung Quốc, thì trên thực tế chỉ là một sự hòa nhập tự nguyện của đảng cộng sản Việt Nam vào đảng cộng sản Trung Quốc, sự sáp nhập trên thực tế của 4 tỉnh biên giới vào khu tự trị dân tộc Choang của tỉnh Quảng Tây/Trung Quốc. Cán bộ cao cấp quốc phòng và ngoại giao sẽ do phía Trung Quốc đào tạo và tuyển lựa, áp đặt một chiều cho phía Việt Nam.
Điều trên đây có nghĩa là ông Nguyễn Phú Trọng đã tự mình xóa bỏ biên giới quốc gia Việt Nam thuộc 4 tỉnh Quảng ninh, Cao Bằng , Lạng Sơn, Hà Giang, tự xóa bỏ chủ quyền tuyển lựa tướng lĩnh, cán bộ ngoại giao cấp cao để hiến dâng cho Trung Quốc một mảng chủ quyền sinh tử và cơ bản nhất.
Và việc hệ trọng này không hề có bàn bạc trong Bộ chính trị, trong Ban chấp hành trung ương cũng như trong Quốc hội, nhân dân càng không có tiếng nói gì ! Dân 4 tỉnh biên giới nói trên trên đã bị bán đứng cho bọn bành trướng.
Hơn nữa các điều thỏa thuận trên còn có nghĩa là từ nay các chức vụ cấp cao trong đảng nói chung, các cấp Tỉnh ủy viên, Bí thư tỉnh ủy, các Thứ trưởng, Bộ trưởng, Vụ trưởng, Viện trưởng… trong toàn quốc đều phải có ý kiến xét duyệt thẩm định của phía Trung Quốc. Nền độc lập bị hiến dâng tự nguyện.
Như thế là giao cả bộ máy cai trị của đảng và Nhà nước vào tay của lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc, nước Việt Nam tự nguyện làm chư hầu, không có gì khác hơn.
Rất mong các Ủy viên Bộ chính trị, các Ủy viên Ban chấp hành trung ương, các đại biểu Quốc hội, các nhà luật học, luật sư, bà con người Việt chúng ta, các tổ chức xã hội dân sự… lên tiếng nói rõ nhận định và thái dộ của mình với vấn đề trọng đại này của đất nước.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 20/12/2017
Vấn đề trạm thu phí BOT Cai Lậy/Tiền Giang đang làm sôi nổi dư luận. Quốc hội phải bàn. Hội đồng chính phủ phải bàn. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải quan tâm làm việc với Bộ Giao thông và tỉnh Tiền Giang để sẽ đi đến giải quyết.
Thâu tiền BOT chẳng khác thâu tiền mãi lộ
Trung tâm điểm cuộc khủng hoảng là ở trạm thu phí BOT Cai Lậy, cuộc đấu tranh giữa chủ đầu tư thuộc Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Bắc Ái và giới tài xế lái xe qua lại. Giới lái xe cùng nhân dân địa phương coi việc đặt trạm thu phí trên đường số 1A là không ổn, là sai vị trí, vì lẽ ra phải đặt trên đường tránh bên cạnh đó do công ty nói trên xây dựng mới là đúng đắn, hợp lý, hợp pháp. Đường số 1A là con đường lớn nhất, xuyên Việt, xây dựng vững chắc từ lâu, từ cổng Hữu Nghị quan xuống tận Cà Mau. Các phương tiện giao thông đã trả phí từ khi trả thuế mua xe, thuế hàng năm, nên mặc nhiên có quyền xử dụng hệ thống đường lớn này. Thêm nữa, việc xây dựng các BOT là rất tùy tiện, phần lớn không qua đấu thầu (70/88 trạm BOT trong cả nước), mà qua chỉ định, do đó có móc ngoặc giữa các nhóm lợi ích với các quan chức địa phương, làm mồi cho tham nhũng những số tiền rất lớn. Chi phí cho BOT Cai Lậy lên đến 1.381 tỷ đồng. Số tiền chi cho 88 BOT lên đến 84.000 tỷ, tất cả vay từ Ngân hàng Nhà nước với lãi thấp.
Câu chuyện BOT còn dai dẳng với ý định 1 tháng nữa sẽ giải quyết xong vụ BOT Cai Lậy, nhưng còn 87 BOT khác trải dài trong cả nước thì sẽ ra sao ?
Còn người dân phải trả phí mỗi lần qua trạm, mang tính áp đặt, móc túi dân. Một người dân địa phương đưa đón con đến trường 2 lần và 2 lần đi chợ, mua đồ phải trả số tiền lớn cho một ngày, trên con đường quốc lộ.
BOT Cai Lậy bắt đầu hoạt động từ ngày 1/8/2017, nhân dân địa phương cùng giới lái xe phản ứng mạnh mẽ, đấu tranh giằng co rất căng thẳng, gây nên ùn tắc giao thông thường xuyên. Sáng kiến đấu tranh dân sự của giới lái xe là rủ nhau trả tiền phí cao hơn quy định là 15.100 đồng thay vì 15.000 đồng, buộc trạm phải thối lại 100 đồng lẻ, là loại tiền mệnh giáo thấp, rất thiếu. Điều này dẫn đến chờ đợi giằng co hàng giờ, buộc trạm phải "xả trạm" liên tiếp. Chính quyền huy động hàng trăm công an cảnh sát cùng một số du côn hung bạo đến gây sự với giới lái xe, hành hung dữ tợn, nhân dân càng kéo ra đông đảo phản đối bạo quyền, với cái lý đây là mối quan hệ dân sự, không có tính hình sự. Một số nhà báo lề phải như VietnamNet, Tuổi Trẻ, Lao Động và một số luật sư tiến bộ đến chứng kiến bênh vực nhân dân và lẽ phải làm chấn động công luận. Một số đại biểu quốc hội lên tiếng, như ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên bí thư tỉnh ủy An Giang, ông Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội, cũng lên tiếng.
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phải đứng ra giải quyết, tỏ ra bất đồng với cách chống chế của bộ và thứ trưởng Giao Thông Vận Tải, quyết định tạm đóng cửa BOT Cai Lậy 1 tháng từ 5/12 để giải quyết xong xuôi vấn đề này, với nhận định rõ ràng là chuyện dựng BOT không thăm dò ý dân về vị trí và về mức thu phí cũng như không tổ chức đấu thầu, là những thiếu sót nghiêm trọng, mở đường cho sự tham nhũng móc ngoặc của các nhóm lợi ích. Nhà nước kiến tạo phải làm điều ích nước lợi dân, không thể làm điều tai hại thiệt thòi cho dân.
Cuộc đấu tranh về BOT Cai Lậy vẫn còn dang dở trong khi chờ quyết định cuối cùng của chính phủ với lời hứa tuân theo luật pháp và có tham vấn ý dân. Sự đoàn kết kết hợp nhân dân địa phương với giới lái xe, cùng giới báo chí, giới luật sư tiến bộ cùng một số viên chức chính quyền ngay thẳng đã đem lại thắng lợi rõ ràng ban đầu và một số kinh nghiệm quý trong cuộc đấu tranh bền bỉ, sáng tạo không bạo lực. Một số lái xe và nhân dân địa phương đã tìm đến gia đình các côn đồ hung hãn bị các công ty mua chuộc làm chuyện sai trái và thuyết phục họ cải tà quy chính có kết quả.
Nhiều luật sư cho rằng phải đưa chuyện này ra ngành tư pháp với phiên tòa công khai quang minh, bị cáo là các Công ty nhận dựng BOT và các quan chức bị mua chuộc. Nhà luật học Trần Quốc Thuận (cộng sản) mạnh dạn ngay thẳng cho rằng vấn đề các BOT có thể trở thành "đại án", khi xâm phạm cuộc sống của nhân dân đông đảo, chi phí lên đến 84.000 tỷ đồng, rất cần truy tố theo luật.
Bà Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng một số đại biểu quốc hội yêu cầu các đại biểu các tỉnh có các trạm BOT cần nghiên cứu kỹ các BOT ở địa phương mình tìm hiểu ý dân để góp phần giải quyết đúng đắn.
Cũng theo hướng đó, Tổng kiểm toán Nhà nước, Hồ Đức Phớc cho biết trong năm 2018 sẽ tiến hành tổng kiểm toán các trạm BOT ở Đồng Nai, Lâm Đồng, Uông Bí, Việt Trì, Đèo Cả… để báo cáo chính phủ, giải quyết sau BOT Cai Lậy.
Trong khi đó, ngành công an Tiền Giang vẫn lên tiếng dọa điều tra truy tố một số lái xe về tội gây mất trật tự, cản trở giao thông, nhưng anh em không nao núng vì sai lầm khởi đầu là do các Công ty BOT gây nên.
Một kinh nghiệm đặc sắc là sau 5 ngày đêm đầu tháng 12 đấu tranh quyết liệt, đông đảo dân địa phương đổ ra đường – đông gấp đôi lực lượng công an và bọn du côn - từng nhóm, từng nhóm công an cảm thấy đuối lý bỏ đi, rút lui, để rồi chỉ còn vài chục anh lọt thỏm trơ trọi giữa quần chúng đầy khí thế, theo tường thuật của báo Tuổi trẻ.
Câu chuyện BOT còn dai dẳng với ý định 1 tháng nữa sẽ giải quyết xong vụ BOT Cai Lậy, nhưng còn 87 BOT khác trải dài trong cả nước thì sẽ ra sao ? Cuộc đấu tranh đang mở rộng.
Nếu kể từ phía Bắc, có BOT Lào Cai, BOT Hải Phòng, BOT Pháp Văn, Cầu Giẽ ở Hà Nội, BOT Tào Xuyên/Thanh Hóa, BOT Hoàng Mai, Bến Thủy/Nghệ An, các BOT Hải Vân, Đèo Ngang, các BOT Tư Nghĩa, Quy Nhơn, các BOT Liên Khương, Đèo Prenn ở Đà Lạt, các BOT Cổ Chiên, Bạc Liêu… đều có vấn đề phải giải quyết, nhân dân các nơi nói trên cũng lên tiếng phàn nàn về vấn nạn BOT. Người dân cho rằng các trạm BOT ngày nay không khác gì bọn thảo khấu hung hãn xa xưa chặn đường cái quan để đòi tiền mãi lộ !
Thắng lợi BOT Cai Lậy mở ra một cuộc đấu tranh rất rộng lớn, hoành tráng, chống lại thái độ khinh dân, coi dân là bèo BỌT !
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 15/12/2017
Công cuộc chống tham nhũng do tổng bí thư Nguyễn Phụ Trọng trực tiếp chỉ đạo cả năm 2017 do dự, ngập ngừng, như hết hơi đến cuối năm bỗng sôi nổi hẳn lên, hứa hẹn "khẩn trương, quyết liệt, mạnh mẽ" trong 2 tháng tới.
Ông Trọng tiếp ông Tập tại Hà Nội, 12 tháng 11, 2017.
Trong thời gian này sẽ "quyết tâm" đưa ra xét xử hơn 20 vụ án kinh tế tài chính lớn, có liên quan đến vài chục viên chức cao cấp của đảng cộng sản và Nhà nước, liên quan đến những số tiền khủng khiếp hàng vài trăm nghìn tỷ đồng bị các quan tham ở các đỉnh cao quyền lực ăn cắp, chia chác cho nhau cùng một lũ tay chân bộ hạ tẩu tán gần hết, không chắc thu hồi có được vài phần trăm.
Đây là lần rất hiếm hoi các bị cáo là những kẻ ở các cương vị lãnh đạo cao nhất, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng, bộ trưởng, thứ trưởng, các Tổng giám đốc, Chủ tịch Ủy ban quản trị các Tổng công ty quốc doanh to lớn nhất vốn được coi là những quả đấm thép của nền kinh tế quốc gia.
Riêng vụ án đầu vị ở Tổng công ty dầu khí Việt Nam PVN dính đến nguyên ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng giao thông vận tải, nguyên bí thư thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng, bị thi hành kỷ luật cảnh cáo truất chức ủy viên Bộ chính trị, nhưng vẫn còn để giữ chức ủy viên trung ương, phó ban kinh tế trung ương, đại biểu Quốc hội, biểu hiện rõ sự do dự, ngập ngừng, vừa đánh vừa run của ông tổng Trọng.
Một quy định kỳ quặc làm trò cười cho nhân dân và thiên hạ là đảng viên cấp cao phạm pháp không thể bị công an tóm gáy ngay, mà phải được đảng xem xét trước, được Ban kiểm tra trung ương đảng hoặc Bộ Chính trị quyết định khai trừ đã, hoặc là đại biểu quốc hội thì phải bị Quốc hội truất chức, rồi Công an mới dược quyền đến bắt tạm giam, chờ ngày xét xử.
Điều này nói lên 2 điểm phi lý và phạm pháp. Một là giữ danh dự hão cho đảng. Cán bộ là đảng viên đương chức không bao giờ bị công an tóm gáy, trói tay giải đi khi phạm luật. Chỉ khi nào đã bị khai trừ, truất chức rồi, - là công dân thường, mới bị công an đụng đến. Như thế đảng chia ra 2 lọai công dân : một lọai "công dân đảng viên" là bất khả xâm phạm và một loại công dân thường ngoài đảng là công dân lọai 2, hạng bét, tha hồ bị bắt bớ.
Điểm phi lý thứ 2 là đảng đứng ra xét xử kết tội, khai trừ trước khi đưa ra tòa án xét xử một cách hình thức, nghĩa là đảng ngồi trên luật pháp, ngồi trên đầu các cơ quan tư pháp, bao biện, vi phạm hiến pháp quy định rõ ràng "Đảng cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và luật pháp".
Hai vụ xét xử đại án Đinh La Thăng và đại án Trịnh Xuân Thanh sắp tới sẽ là cuộc biểu diễn công khai để xét nghiệm lời hứa của ông Tổng Trọng là sẽ xét xử "khẩn trương, kiên quyết, nghiêm khắc và đúng luật" có thật lòng hay không ?
Đúng luật nghĩa là phải để cho bị cáo tự bào chữa đến cùng, không được cắt lời, bịt mồm bằng bất cứ cách nào ; đúng luật nghĩa là phải có luật sư được cãi đầy đủ, có tranh tụng, đối đáp công khai giữa bên nguyên và bên bị, có nhân dân và các nhà báo trong và ngoài nước chứng kiến đầy đủ để đánh giá phiên tòa có công tâm, công bằng, xử đúng luật tố tụng hình sự hay không.
Đúng luật còn có nghĩa là xử công bằng cho mọi người, không theo phe cánh, phe của "đồng chí thù địch" thì xử thẳng tay, người của cánh mình thì xử qua loa nhẹ nhàng hay là cho lọt lưới.
Trong vụ xử Trịnh Xuân Thanh, cần mời đại diện Sứ quán Cộng hòa liên bang Đức, các nhà báo Đức và Liên Âu, bà luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh tham dự, để chứng tỏ sự công khai, minh bạch của một nền tư pháp đã đổi mới theo hướng thời đại, đồng thời biết hòa giải, phục thiện với Cộng hòa liên bang Đức đã bị xúc phạm qua cuộc bắt cóc trên đất Đức.
Nhiều nhà bình luận am hiểu tính tình, tâm lý của ông Trọng, oán thù dai dẳng với "đồng chí thù địch" Ba X - Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng cái đích lớn nhất của ông Trọng là con hổ số 1 này, sau vụ xử Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh sẽ đến Nguyễn Tấn Dũng. Và sau Nguyễn Tấn Dũng sẽ đến lượt Nguyễn Văn Bình, Tô Lâm và Trần Đại Quang (3 ủy viên Bộ chính trị), mở đường cho ông Trọng kiêm luôn chức Chủ tịch nước, để trở thành một phiên bản của ông hoàng đế Đỏ Tập Cận Bình ở thiên triều Bắc Kinh.
Một cuộc phiêu lưu liều lĩnh khó được lòng tán thưởng của đảng viên thường và đông đảo nhân dân. Ông có thể bị ngã ngựa ngay từ trên lưng con ngựa thần mã "chống tham nhũng" của ông. Nước cờ được ăn cả ngã về không là thế.
Nếu Ủy ban Phòng chống tham nhũng trung ương do ông Nguyễn Phú Trọng đích thân chỉ đạo không hành động minh bạch theo luật như nói trên, vẫn xét xử theo kiểu qua loa, "bỏ túi" theo chỉ thị cấp ủy như xưa nay - thì thà rằng đừng xét xử, chỉ làm mất thêm uy tín, danh dự của đảng cộng sản và Nhà nước, nói một đằng làm một nẻo, khinh thường thế giới văn minh, coi thường nhân dân. Một cuộc phiêu lưu mù quáng tự mình làm hại mình, gần như một cuộc tự sát.
Trái lại nếu như việc xử các đại án sắp đến đều được tiến hành đúng pháp luật, với các Hội đồng xét xử nghiêm chỉnh, có tranh tụng công khai đầy đủ, lấy cung và tranh tụng đến nơi đến chốn, có luật sư tham gia tận cùng, có thẩm định các nhân chứng và chứng cứ, đựợc công luận trong ngoài nước hoan nghênh đồng tình ca ngợi, sẽ là một thắng lợi của chế độ, thắng lợi rực rỡ của Ủy ban phòng chống tham nhũng, một thắng lợi huy hoàng của riêng tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Một cuộc phiêu lưu lú lẫn dại dột hay một thắng lợi lịch sử huy hoàng ? Sẽ tùy các ông Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính và Nguyễn Phú Trọng là bộ ba lãnh đạo các vụ xử án sắp tới lựa chọn.
Thời đại ngày nay và tương lai là của tuổi trẻ. Các cụ ngày xưa thường khen con cháu "hậu sinh khả úy". Tuổi trẻ sinh sau thật đáng nể, theo nghĩa là thật đáng quý trọng. Tuổi trẻ có sức khỏe, sức đi, sức làm việc, sức suy nghĩ, sức tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, nhất là sức bật táo bạo, dám nghĩ, dám làm, dấn thân hành động.
Anh Nguyễn Văn Hóa, người vừa bị kết án 7 năm tù.
Nhân dân Việt Nam vừa đón Thủ tướng Canada, Justin Trudeau, năm nay 46 tuổi, khi nhận chức thủ tướng (năm 2015) mới 44 tuổi, phong cách trẻ trung hồn nhiên, ngồi uống cà phê trên hè phố Đà Nẵng, sáng chạy bộ bên sông Hàn, tự chọn tất chân nhiều màu sắc mang ý nghĩa thâm thúy, mạnh dạn nêu vấn đề nhân quyền khi gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron vài tuần nữa mới đủ 40 tuổi, có chủ trương táo bạo, tự lập ra tổ chức "Tiến bước" – En Marche chưa đầy một năm trở thành đảng chính trị mạnh nhất, phá thế tả - hữu xưa nay thay nhau cầm quyền, thu hút các thành viên của mọi đảng tả và hữu vào tổ chức của mình, lập nên chính phủ - đa số từ xã hội dân sự chưa tham gia chính quyền - chiếm ngay đa số trong quốc hội, phần lớn cũng là tay mơ chưa đến quốc hội bao giờ, một kỳ công chính trị hoàn toàn bất ngờ. Hậu sinh khả úy là vậy.
Ở Việt Nam những hiện tượng như vậy cũng đang diễn ra. Anh thanh niên công giáo Nguyễn Văn Hóa mới 20 tuổi đã tham gia đấu tranh đòi quyền sống cho nông dân và ngư dân trong thảm họa Formosa, năm nay 22 tuổi bị truy tố ra tòa, bị kết án 7 năm tù, hiên ngang không nhận tội, còn lên án chính quyền tham nhũng vô trách nhiệm bênh công ty tội ác từ nước ngoài.
Trong khi đó một nhóm nữ thanh niên trên dưới 30 tuổi, gồm cô Đinh Thảo, cô Anna Nguyễn và cô Lê thị Minh Hà, vợ nhà báo Nguyễn Hữu Vinh – Ba Sàm, mạnh dạn cùng đến Liên Hợp Quốc (New York) trình bày mạch lạc về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, rồi lần lượt ghé qua 6 nước Châu Âu là Cộng hòa liên bang Đức, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Na Uy, Bỉ, Séc… để tố cáo không mệt mỏi những vụ bắt bớ, hành hung, giam cầm hàng trăm chiến sĩ dân chủ tù nhân chính trị hiện nay.
Trong khi đó, ở trong nước, cô nhà báo trẻ Phạm Đoan Trang sau khi bị tù, sang Hoa Kỳ nghiên cứu rồi về nước dấn thân, tìm gặp các nhà ngoại giao các nước dân chủ để thông báo cặn kẽ các vụ án phi pháp, vô đạo đày đọa các chiến sĩ yêu nước như cô mẹ Nấm, cô Lã Thị Thêu… Cô Đoan Trang còn gia công nghiên cứu các tài liệu chính trị và kinh nghiệm bản thân để viết nên cuốn sách hơn 400 trang "Chính trị bình dân" làm cẩm nang hướng dẫn đấu tranh cho các bạn trẻ.
Trong khi đó anh thanh niên Paulus Lê Văn Sơn từng 2 lần bị kết án 13 rồi 4 năm tù, ra tù vẫn kiên trì hoạt động tiếp ; anh Châu Văn Thi cũng dấn thân không ngán tù đầy, nêu gương sáng bất khuất cho thế hệ mình.
Lại cần kể đến cô Phạm Thanh Nghiên mảnh mai mà kiên cường, tháo vát, thông minh, viết nên cuốn sách "Những mảnh đời sau song sắt", kể lại những ngày trong tù đối mặt với bọn ác ôn hành hạ tra tấn mình, coi nhà tù là nơi rèn luyện, còn giác ngộ lẽ phải cho một số quản giáo mù quáng.
Không thể không kể đến cô Trịnh Kim Tiến đang trở thành nhà báo viết và kể phóng sự tại chỗ, tường thuật cho cả nước và toàn thế giới - bằng lời thuyết minh lưu loát và hình ảnh rất độc đáo, về phiên chung thẩm xét xử cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, về thái độ vũ phu mất dạy của bọn côn đồ - an ninh đánh đập thô bạo, tát vào mặt và thụi vào ngực vào bụng các chị em đấu tranh đòi công lý. Rõ ràng tuổi trẻ có sức bật, sáng kiến, sức làm việc có năng suất và hiệu quả rõ ràng.
Tôi viết bài này để góp ý với anh Tương Lai - Nguyễn Phúc Tương mà tôi quý trọng, người già yếu vẫn kiên trì cho ra mắt các bài dài "Mênh mông thế sự, cho gió cuốn đi", khi anh và các bạn như anh Nguyễn Trung cất lời than vãn rằng : "Giá như lúc này còn ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) thì may cho đất nước biết bao !". Khi còn ở trong nước, tôi đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi với ông Kiệt, ngay sau khi ông bị Đỗ Mười và Lê Đức Anh đẩy ra khỏi chức Thủ tướng, với sự đồng tình của tổng bí thư Nguyễn Văn Linh – cả ba kẻ này đều ăn phải bả của Bắc Kinh từ hồi đó. Tôi cũng nghĩ rằng khi đó nếu ông Kiệt mà ở chức thủ tướng thì ông có thể xoay chuyển hẳn thế cờ "thoát Trung", lái Bộ Chính Trị đi theo con đường chính trị hội nhập với thế giới dân chủ. Tôi cũng tiếc lắm, tiếc đến ngẩn ngơ khi nhìn thấy rõ cảnh ông Linh chê bai đố kỵ ông Kiệt, dẫn đến thảm trạng Thành Đô tháng 9/1990. Lúc ấy ông Kiệt được ông Phạm Hùng, ông Nguyễn Cơ Thạch, ông Võ Nguyên Giáp, Trần Trọng Tân… ủng hộ, nhưng chưa liên kết được thành một khối.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự nhủ ngồi luyến tiếc không có tác dụng tích cực. Cứ "nếu như", "giá như", theo tục ngữ Pháp "người ta có thể nhét Paris trong một cái chai" ! Xin chúc anh Tương Lai phục hồi sức và anh Nguyễn Trung luôn vui khỏe bền bỉ hoạt động.
Hãy vượt qua quá khứ, công nhận và nhìn thẳng vào tình thế hiện tại, cùng tuổi trẻ, hướng dẫn tuổi trẻ cùng các thế hệ đi trước dấn thân, hành động có hiệu quả tạo thành phong trào dân chủ - nhân quyền rộng lớn, hợp lòng dân, hợp thời đại là giải pháp duy nhất hiện nay. Hãy tận dụng các sai lầm thất bại chồng chất của chế độ độc đảng toàn trị hiện nay, coi là thời cơ cho sự nổi dậy, đồng khởi trong hòa bình không bạo lực, có bài bản, trật tự, lôi cuốn toàn dân cùng hành động để tự giải thoát, chuyển sang chế độ dân chủ đa nguyên tiến bộ, mở ra kỷ nguyên dân chủ cho dân tộc mình, nhân dân mình.
Hậu sinh khả úy ! Sự thức tỉnh nhanh và sâu của tuổi trẻ gắn bó với thế hệ đàn anh đang diễn ra đẹp đẽ hiện nay. Hãy tập họp trong tổ chức, hành động đồng loạt có bài bản. Tố cáo mạnh tham nhũng và chỉ rõ chống tham nhũng đã thất bại. Tố cáo mạnh vụ Formosa tàn phá môi trường. Tố cáo việc khai thác Bôxit tệ hại ở Tây Nguyên. Tố cáo các vụ xử tham nhũng không công khai theo đúng pháp luật, nặng với kẻ này, nuông chiều kẻ khác. Tố cáo các vụ BOT như Cai Lậy… Tố cáo dân Tàu tràn lan khắp nước như chốn không người. Tố cáo việc gần như đưa 4 tỉnh Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang nhập vào khu dân tộc Choang của Quảng Tây/Trung Quốc.
Đó là những ngòi nổ của cuộc đấu tranh rộng lớn để cứu nước, cứu dân, cứu mỗi gia đình hiện nay.
Bùi Tín
Nguồn : VOA, 07/12/2017