Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vương quốc Anh : không thể sử dụng các bộ xét nghiệm virus corona trị giá 20 triệu đô la

David Kirkpatrichk & Jane Bradley, VNTB, 17/04/2020

Hai công ty Trung Quốc đề nghị : hai triệu bộ dụng cụ xét nghiệm kháng thể tại gia với giá tối thiểu là 20 triệu USD, mua hay không tùy ý.


london1

Quốc hội Anhh ở London. Anh đang đặt mục tiêu tiến hành 100.000 xét nghiệm coronavirus mỗi ngày vào tháng 5, nhưng tính đến tuần này vẫn còn ít hơn 20.000 mỗi ngày - Ảnh Andrew Testa - New York Times

Lô hàng bị hố

Lô hàng có giá chào bán đắt, công nghệ chưa được kiểm chứng và phải trả tiền trước, người mua được yêu cầu lấy hàng từ một cơ sở ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, các quan chức Anh đã đồng ý, và tự tin hứa hẹn rằng các xét nghiệm đơn giản như que thử thai sẽ được cho bán đại trà tại các hiệu thuốc trong vòng ít nhất hai tuần.

Tuy nhiên vấn đề là các xét nghiệm không như kỳ vọng.

Một phòng thí nghiệm tại Đại học Oxford phát hiện bộ xét nghiệm không đủ chính xác, 500.000 bộ xét nghiệm hiện đang nằm trong kho. 1,5 triệu bộ xét nghiệm khác được mua với giá tương tự từ các nguồn khác cũng không được sử dụng. Các quan chức Anh bối rối cố đòi lại tiền phần nào.

Giáo sư Peter Openshaw thuộc Đại học Hoàng gia Luân Đôn, một thành viên của nhóm Chính phủ, Nhóm tư vấn về các mối đe dọa về virus hô hấp mới nổi và mới nổi. "Có một áp lực rất lớn đối với các chính trị gia đi ra và nói rằng mọi thứ đều tốt..

Người phát ngôn của Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội cho biết chính phủ đã đặt hàng số lượng bộ xét nghiệm it nhất có thể và họ sẽ cố gắng thu hồi tiền, mà không nêu rõ cách nào.

Trong cuộc đua giữa các chính phủ nhằm giành lợi thế trong cuộc chiến chốn đại dịch, các xét nghiệm kháng thể được xem là giai đoạn tiếp theo trong trận chiến.Việc xét nghiệm rộng được coi là một bước quan trọng để xác định cách thức và thời điểm gỡ bỏ cách ly hiện đang làm tê liệt xã hội và kinh tế trên thế giới.

Ông Nicolas Locker, giáo sư về virus học tại Đại học Surrey cho biết chừng nào chính phủ còn chưa cho thử nghiệm trong cộng đồng, thì sẽ còn bị cách ly.

Phản ứng chậm

Tuy nhiên, canh bạc với bộ xét nghiệm kháng thể của Trung Quốc cho thấy sự tuyệt vọng của các quan chức Anh khi chịu áp lực công chúng vì phản ứng chậm chạp đối với dịch bệnh. Jeremy Farrar, người đứng đầu Wellcome Trust, một tổ chức phi lợi nhuận của Anh, là một nhà tài trợ chính cho nghiên cứu y tế, gần đây đã cảnh báo rằng, "Vương quốc Anh có thể chắc chắn là một trong những quốc gia tồi tệ nhất, nếu không là bị ảnh hưởng nặng nhất Châu Âu".

Trước đó khá lâu Đức đã bắt đầu tiến hành tới 50.000 xét nghiệm mỗi ngày để giúp theo dõi và phân lập các ca nhiễm bệnh. Tỷ lệ xét nghiệm bây giờ ở Đức là gần 120.000 một ngày.

Cho đến thứ Tư, Anh vẫn đang tiến hành chưa tới 20.000 xét nghiệm mỗi ngày. Mục tiêu 25.000 xét nghiệm mỗi ngày vào giữa tháng 4 đã bị bỏ lỡ và quan chức Anh hiện đang hứa hẹn sẽ đạt 100.000 xét nghiệm mỗi ngày vào cuối tháng và ngay sau đó là 250.000 mỗi ngày.

Quan chức Anh đã nói rằng họ bắt đầu chậm vì họ không có các công ty tư nhân lớn có khả năng sản xuất và thực hiện hàng chục ngàn xét nghiệm chẩn đoán như ở Đức và Hoa Kỳ.

Nhưng vào thời điểm nước Anh bắt đầu nỗ lực hết sức để mở rộng năng lực, họ cũng đã đi sau hầu hết Châu Âu trong cuộc cạnh tranh để mua nguồn cung cấp hợp chất, ống và thậm chí là gạc cần thiết cho các xét nghiệm chẩn đoán để xác định nhiễm virus hiện tại .

Kỳ vọng lớn

Vì vậy, khi có đề nghị xét nghiệm kháng thể của Trung Quốc, các quan chức biết rằng hầu như mọi chính phủ trên thế giới cũng đang săn lùng chúng. Những người theo chủ nghĩa dân tộc như Tổng thống Trump đã gây áp lực buộc các nhà cung cấp trong nước không được xuất khẩu. Các hoàng tử vùng Vịnh Ba Tư giàu dầu mỏ đã trả giá cao hơn.

Các công ty y tế ở Trung Quốc thường yêu cầu các quyết định mua hoặc không và thanh toán đầy đủ trong vòng ít nhất là 24 giờ.

Hai công ty Trung Quốc cung cấp các xét nghiệm kháng thể, AllTest Biotech và Wondfo Biotech, cả hai đều cho biết các sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, an toàn và môi trường do Liên minh Châu Âu đặt ra. Các quan chức y tế công cộng đã xem xét các thông số kỹ thuật trên giấy trong khi Bộ Ngoại giao Anh vội vàng cử các nhà ngoại giao ở Trung Quốc để chắc chắn các công ty này là có thật và kiểm tra các sản phẩm của họ.

Đại diện của cả AllTest và Wondfo đều từ chối thương thảo giá cả.

Trong những ngày thương thảo, các quan chức y tế nhiệt tình ở London đã hứa rằng các thử nghiệm mới sẽ đưa nước Anh vào các quốc gia tiên phong trong các nỗ lực quốc tế để chống lại virus.

Vào ngày 25 tháng 3 trước một ủy ban quốc hội, Sharon Peacock, một quan chức y tế công cộng cao cấp về giám sát các bệnh truyền nhiễm, đã làm hứa hẹn rằng với các bộ xét nghiệm sẽ chỉ cần làm tại nhà và sẽ sớm có được đưa vào phân phối với chi phí tối thiểu ở các nhà thuốc địa phương hoặc Amazon.

Bài học đắt giá

Sau khi lặng lẽ thừa nhận tuần trước rằng thử nghiệm trên thực tế đã được chứng minh là không thành công, các quan chức y tế hiện đang biện hộ cho việc đặt mua hàng này là kế hoạch thận trọng và kinh nghiệm quý giá.

Đó là điều được mong đợi, Giáo sư Chris Whitty, giám đốc y tế của Anh, cho biết trong một cuộc họp báo rằng ông sẽ rất ngạc nhiên nếu lần đầu tiên ra sử dụng mà đã đạt được kết quả tốt nhất có thể cho loại thử nghiệm này.

Nhưng Greg Clark, chủ tịch của ủy ban quốc hội kiểm tra phản ứng virus corona, cho biết những lời hứa của chính phủ có vẻ không thực tế.

"Không có quốc gia nào trên thế giới có thể cho xét nghiệm kháng thể quy mô lớn" ông nói trong một cuộc phỏng vấn.

"Tôi nghĩ rằng giờ thì rõ ràng là chúng ta nên hành động sớm hơn và mở rộng hơn để tận dụng tất cả các phương tiện thử nghiệm có thể có".

Sau khi những lời phàn nàn của Anh về bộ dụng cụ thử nghiệm mới này, cả hai công ty Trung Quốc đổ lỗi cho các quan chức và chính trị gia Anh đã hiểu lầm hoặc phóng đại tiện ích của các bài kiểm tra. Wondfo nói với Global Times, một tờ báo Trung Quốc, rằng sản phẩm của họ chỉ nhằm mục đích bổ sung cho những bệnh nhân đã thử nghiệm dương tính với virus.

AllTest cho biết trong một tuyên bố trên trang web của mình rằng các xét nghiệm này chỉ dành cho các chuyên gia mà không dành các bệnh nhân tại nhà.

Các bác sĩ cho biết các mô tả của chính phủ về các xét nghiệm kháng thể cũng có thể gây hiểu nhầm.

Bằng cách so sánh các xét nghiệm kháng thể với que thử thai, các quan chức dường như gợi ý các xét nghiệm kháng thể sẽ xác định liệu một bệnh nhân có bị nhiễm bệnh không. Nhưng mức độ kháng thể rõ rệt có thể không xuất hiện trong máu cho đến khi bị nhiễm bệnh trên 20 ngày – có nghĩa là một người bị virus cho đến lúc đó vẫn sẽ cho xét nghiệm âm tính.

Trông chờ nội lực

Phòng thí nghiệm của quân đội Anh tại Porton Down cũng đang tiến hành xét nghiệm kháng thể, nhưng chủ yếu là để giúp các quan chức y tế công cộng đánh giá tiến trình của đại dịch bằng cách khảo sát các mẫu của dân số, không phải để thông báo cho từng bệnh nhân. Chính phủ đang hy vọng sẽ tái sử dụng một số bộ xét nghiệm do Trung Quốc sản xuất cho loại thử nghiệm này.

Các nhà nghiên cứu cho biết các thử nghiệm tự làm giống như các thử nghiệm mà chính phủ Anh đặt mua của Trung Quốc phức tạp hơn nhiều và khác xa hơn nhiều so với các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu cho biết. Cũng vẫn chưa chắc chắn mức độ phục hồi miễn dịch ra sao.

Các xét nghiệm kháng thể cấp tốc "có một tiện ích giới hạn" cho bệnh nhân, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo trong một tuyên bố ngày 8 tháng 4, nói với các bác sĩ rằng các xét nghiệm như vậy vẫn không phù hợp cho các mục đích lâm sàng cho đến khi được chứng minh là chính xác và hiệu quả.

Mặc dù vậy, các quan chức Anh rất háo hức cho một bước đột phá.

Ngay cả vào cuối tháng 3, khi đại dịch tràn ngập các bệnh viện ở Ý và Iran, các quan chức Anh đã gạt bỏ lời khuyên của Tổ chức Y tế Thế giới về việc mở rộng xét nghiệm chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Vào thời điểm nước Anh bắt đầu nỗ lực hết sức để mở rộng xét nghiệm, tất cả quốc gia trên thế giới đều cạnh tranh để mua cùng một loại nguyên liệu.

Để bù đắp sự thiếu hụt, các phòng thí nghiệm nghiên cứu học thuật đã tìm cách tự chuyển đổi thành các cơ sở thử nghiệm lâm sàng quy mô nhỏ, điển hình là tập trung vào nhu cầu của các bệnh viện địa phương.

"Nếu là do yêu cầu của chính phủ, thì tất cả sẽ đều tốt và tốt", ông Ravindra Gupta, giáo sư vi sinh lâm sàng tại Khoa Y của Đại học Cambridge cho biết, "nhưng chúng tôi phải chuẩn bị khi không có gì. Sẽ thật điên rồ khi chờ đợi.

Viện nghiên cứu ung thu Hoàng gia Anh, một tổ chức phi lợi nhuận, đang chuyển đổi các phòng thí nghiệm nghiên cứu để tiến hành tới 2.000 xét nghiệm mỗi ngày. Nhưng bị giới hạn ở mức vài trăm vì không có nguyên vật liệu, Giáo sư Charles Swanton, giám đốc lâm sàng của viện cho biết.

Ngay cả những miếng gạc được sử dụng để lấy mẫu hóa ra cũng khan hiếm, ông nói, và phòng thí nghiệm của ông cuối cùng đã đồng ý trả cho một nhà cung cấp Trung Quốc tới 6 đô la một miếng – khoảng 100 lần giá thông thường và phải mất khoảng 10 ngày mới có được.

Công ty dược phẩm AstraZeneca của Anh đã bắt đầu thiết lập một cơ sở thử nghiệm vào tháng trước cho các công nhân thiết yếu của họ, ông Mene Pangalos, giám đốc điều hành công ty cho biết. Nhưng theo yêu cầu của chính phủ Anh, AstraZeneca và công ty dược phẩm đối thủ GlaxoSmithKline đã hợp tác để tái sử dụng một phòng thí nghiệm tại Đại học Cambridge để thực hiện tới 30.000 xét nghiệm chẩn đoán mỗi ngày vào đầu tháng 5. AstalZeneca hy vọng sẽ sản xuất cả bộ xét nghiệm kháng thế cho phòng xét nghiệm, nhưng ít nhất đến giữa tháng sau mới có được.. Và để làm được bộ xét nghiệm tại nhà như chính phủ Anh muốn có sẽ mất nhiều thời gian hơn.

David Kirkpatrick & Jane Bradley

Nguyên tác : U.K. Paid $20 Million for New Coronavirus Tests. They Didn’t Work, The New York Times, 16/04/2020

Uyển Lan dịch

Nguồn : VNTB, 17/04/2020

********************

Trung Quốc đang viết lại lịch sử của Covid-19

Robert Boxwell, VNTB, 16/04/2020

"Cỗ máy tạo tin tức giả của Trung Quốc đang viết lại lịch sử của Covid-19, ngay cả khi nguồn gốc của đại dịch xảy ra đã được mọi người biết đến".

london2

Đó là phần mở dầu cho một bài viết mới đây của tạp chí Politico. Tờ tạp chí này dẫn chứng các tờ báo của Trung Quốc toa rập với nhau, người tung kẻ hứng. cùng nhau chế tạo các tin giả, bằng cách dựng đứng từ không nên có, hay bóp méo các bản tin, các báo cáo của các nguồn tin khác và viết lại lịch sự của virus corona. Bài viết trên báo Politico khá dài, xin trích lược một số đoạn viết.

Cho đến nay, lịch sử khởi đầu của Covid-19 đã được biết đến, tuy chưa rõ hết chi tiết. Virus này lần đầu tiên được phát hiện ở đâu đó quanh Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc, sau đó dường như đã xâm nhập vào chợ bán buôn hải sản Huanan, hoặc có thể nó xuất phát ngay từ những chợ này và lây nhiễm cho nhiều người khác. Các bác sĩ ở Vũ Hán lần đầu tiên chú ý đến coronavirus mới có tính lây nhiễm từ người sang người vào tháng 12/2019 và bắt đầu những cảnh báo khẩn cấp. Chính quyền địa phương đã bịt miệng họ ; một số y bác sĩ đã bị giam giữ và phải ký các văn bản thừa nhận hành vi loan truyềnsai trái tin tức về bệnh này.

Tờ South China Morning Post của Trung quốc đã đưa tin về coronavirus : Trung Quốc lần đầu tiên xác nhận trường hợp Covid-19 bắt đầu từ ngày 17/11/2019.

Hồ sơ của chính phủ cho thấy người đầu tiên bị nhiễm bệnh virus mới này là cư dân Hồ Bắc ở tuổi 55, nhưng bệnh nhân zero (F0) không được xác nhận.

Trong khi đó, các quan chức Vũ Hán đã làm công việc như không có gì xảy ra. Họ đã tổ chức bữa tiệc tết Nguyên đán rất lớn với hơn 40.000 gia đình tham dự. Chẳng mấy chốc, hàng ngàn người xung quanh Vũ Hán đã bị nhiễm bệnh, với hàng trăm người chết , bao gồm cả bác sĩ nhãn khoa Lý Văn Lượng, Li Wenliang, người trước đó đã bị trừng phạt vì cố gắng nêu cao cảnh báo.

Tờ South China Morning Post viết về bác sĩ Lý như sau :

Cơ quan y tế Trung Quốc và công chúng đã gửi lời chia buồn về cái chết của bác sĩ Lý Văn Lượng, người mà cảnh sát đã cố gắng bịt miệng ông trong những ngày đầu của vụ dịch. Ông đã bị chính quyền cảnh cáo sau khi nói với một nhóm bác sĩ bạn cùng trường về một căn bệnh bí ẩn tại bệnh viện của mình.

Trung quốc nhận ra tác hại khôn lường của bệnh dịch và các hành động sai lầm của họ về việc làm phát tán virus chết người trên toàn thế giới có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của chế độ, đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển sang chế độ kiểm soát thiệt hại, che đậy số người bị chết và phủ nhận sự lây lan từ người sang người của nó, đồng thời họ tìm cách đổ hắt trách nhiệm về bệnh dịch sang phía Hoa Kỳ.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản như những tờ Thời Báo Toàn Cầu, Tân Hoa Xã, Nhân Dân Nhật báo, Nhật Báo Trung Quốc, và Mạng Lưới Truyền Hình Toàn Cầu v.v. đồng loạt đưa những điều nhiều người mô tả là tin giả mạo. 

Zhao Lijian, phát ngôn viên và phó tổng giám đốc thông tin của Bộ Ngoại giao tweet một liên kết đến một trang web cáo buộc Hoa Kỳ chịu trách nhiệm về virus. Nhân viên của các cơ quan quan trọng của Trung Quốc như tổng biên tập của Thời báo Toàn Cầu cũng loan truyền các tin tức giả mạo trên các tài khỏan của họ.

Khi một dịch bệnh bùng phát, một trong những công việc đầu tiên của các nhà khoa học và bác sĩ là xác định nguồn gốc của nó. Điều này là rất quan trọng trong việc tìm kiếm các loại thuốc để chống lại virus và vắc-xin để ngăn chặn sự lây lan của nó.

Trung quốc nỗ lực tung các tin giả cho mọi người thấy nguồn gốc của virus này không xuất phát từ Vũ Hán. Nó có xuất xứ từ nước ngoài, và rõ hơn là từ Hoa Kỳ. 

Vào ngày 24/1, một bài báo viết bởi 29 bác sĩ và nhà khoa học Trung Quốc đã được đăng trên tờ The Lancet, một trong những tạp chí y học hàng đầu thế giới. Các tác giả đã chia sẻ những phát hiện của họ từ một nghiên cứu về những bệnh nhân nghi ngờ bị nhiễm 2019-nCoV và đã được đưa vào bệnh viện Vũ Hán. Báo cáo cho biết, vào ngày 2/1, 41 người trong số họ đã được phòng thí nghiệm xác nhận là bị nhiễm virus – gây ra Covid-19 – và hai phần ba trong số những người bị nhiễm virus đã tiếp xúc với các chợ bán động vật hoang dã như dơi, rùa, răn, tê tê sống... gần nơi họ.

Các phát hiện được báo cáo dường như hỗ trợ bằng chứng các lời đồn đãi rằng nguồn virus là từ các chợ này. Các quan chức địa phương đã đóng cửa chợ.

Chống lại bản báo cáo khoa học của các chuyên viên đó, ngày 19/2, một nghiên cứu khác – lần này được công bố trên ChinaXiv.org, một trang web phân phối và lưu trữ mở được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu khoa học, cho rằng các chợ bán thú hoang dường như không phải là nơi phát xuất virus corona, mà là nó đã được nhập khẩu từ ở ngoài.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà khoa học từ một số tổ chức : Vườn thực vật nhiệt đới Xishuangbanna của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc ; Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc ; và Viện nghiên cứu não bộ Trung Quốc. Sau đó bản nghiên cứu ngày 19/2 này đã được sửa đổi vào ngày 21/2, nhưng cả hai bản nghiên cứu đều cho rằng Covid-19 có nguồn gốc bên ngoài Trung Quốc.

Bộ máy truyền thông Trung quốc bắt đầu vận động, chế tạo tin giả, tung hứng nhào nặn tin tức theo chỉ đạo của chính phủ.

Vào ngày 23 tháng 2, trang tiếng Anh của tờ Nhân Dân Nhật Báo đã đăng lại một bài báo trên. 

Tờ Thời Báo Toàn Cầu (Global Times), ngày 22/2 có tiêu đề ‘Báo cáo của đài truyền hình Nhật Bản’. Tờ báo này đưa ra những suy đoán ở Trung Quốc rằng Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Báo này viết : "Một báo cáo từ một đài truyền hình Nhật Bản nghi ngờ một số trong số 14.000 người Mỹ chết vì cúm có thể đã vô tình nhiễm virus corona đã lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, gây ra nỗi sợ hãi và suy đoán ở Trung Quốc rằng coronavirus mới có thể có nguồn gốc từ Mỹ". Bài báo gốc của Global Times, không còn được tìm thấy trên mạng. Lập tức, ngày 23/2, trang tiếng Anh của tờ Nhân Dân Nhật Báo đã đăng lại một bài báo trên.

Thực ra, báo cáo bởi Tập đoàn TV Asahi của Nhật Bản chỉ viết rằng chính phủ Hoa Kỳ có thể đã không nắm bắt được việc virus corona đã lan tràn như thế nào trên nước Mỹ.

Báo chí Trung quốc tiếp tục những câu chuyện làm dấy lên những lý thuyết âm mưu khác nhau trên không gian mạng Trung Quốc.

Trên mạng Weibo người ta có thể đọc những lời như : Có lẽ các đại biểu Hoa Kỳ đã mang coronavirus đến Vũ Hán trong dịp thao diễn các trò chơi quân sự thế giới được tổ chức tại vùng này vào tháng 10, và một số đột biến đã xảy ra với virus này, khiến nó trở nên nguy hiểm, dễ lây, và gây ra sự bùng phát lan rộng.

Một nhóm các giáo sư Đại học Fudan, Thượng Hải, lưu ý rằng các nhà virus học toàn cầu đang làm việc để theo dõi nguồn gốc của virus corona, bao gồm cả các cơ quan tình báo. Đại học này khuyến khích cư dân mạng tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận "theo cách hợp lý". Điều này ở Trung Quốc có nghĩa là các thảo luận trên mạng phải cẩn thận, hợp ý bài viết.

Vào ngày 4/3 bài báo nói trên của tờ Nhân Dân Nhật Báo đã được sử dụng làm cơ sở cho một bài viết trên trang web GlobalResearch.ca, Nghiên Cứu Toàn Cầu, có tựa đề là "China coronavirus : Bản cập nhật gây sốc. Virus có bắt nguồn từ Mỹ không ?" Đây là bài viết đầu tiên trong số hai bài viết trên trang web này sẽ dẫn đến tweet của Zhao Zhao chín ngày sau đó cho thấy Quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán.

Như ra vẻ khách quan, bài báo trên của Nghiên Cứu Toàn Cầu tiếp tục : "Thực tế nguồn gốc từ lâu vẫn chưa được biết nhưng có vẻ như bây giờ, theo báo cáo của Trung Quốc và Nhật Bản, virus này có nguồn gốc từ nơi khác, từ nhiều địa điểm, nhưng chỉ bắt đầu lan truyền rộng rãi sau khi nó xâm nhập một chợ buôn thú hoang".

Và rồi trang web này châm thêm : "Thêm vào đó, có vẻ như virus này không có nguồn gốc từ Trung Quốc và, theo báo cáo của Nhật Bản và các phương tiện truyền thông khác, có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

Nghiên Cứu Toàn Cầu, GlobalResearch.ca, còn dám dựng nên các tin hoàn toàn không có ngay cả trên báo nội địa của Trung quốc như Thời Báo Toàn Cầu, Tân Hoa, hay ấn vào miệng chuyên gia hô hấp hàng đầu của Trung Quốc Zhong Nanshan những điều ông không nói. Đường dẫn đến "Japanese researchers" mà báo này bảo lấy tin từ đó cũng không hề được tìm ra. Ngay cả khi viết rằng : "Trong tháng 2/2020 nguồn tin của báo Japanese Asahi (cả báo giấy và TV) xác nhận là coronavirus có nguồn gốc từ Mỹ chứ không phải từ TQ" trang web này cũng không dẫn ra đường link đến Asahi. Nhưng những "xác nhận của Asahi" này lại được tìm thấy trên Hoàn Cầu Thời Báo !

Người ta đã cất công tìm trên mạng online hàng chữ "Asahi news coronavirus originated in the US" từ ngày 1 tháng 2 đến 29/2 nhưng cũng không thấy bài báo nào của Asahi nói đến chuyện này. 

Thêm một bằng chứng về việc coronavirus có nguồn gốc từ Hoa Kỳ mà trang web Nghiên Cứu Toàn Cầu trưng ra là video một người đàn ông, không nói tên, được giới thiệu là nhà dịch tễ học và dược sĩ người Đài Loan xác định rằng coronavirus mới có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Thực ra người đàn ông trên video không phải nhà dịch tễ học mà là một nhà chính trị trong Tân Đảng, thân Bắc Kinh và là thành viên của hội đồng thành phố Đài Bắc. 

Hơn nữa, Global Research còn viết Trung Tâm Nghiên Cứu và Phòng Chống Dịch Bệnh của Hoa Kỳ - CDC, đã đóng cửa hoàn toàn phòng thí nghiệm sinh học chính của Quân đội Hoa Kỳ tại Fort Detrick, Maryland. Để làm bằng chứng, Global Research đã đăng một ảnh chụp màn hình 

Ngày 5/8/2019 của New York Times. Thực tế, bài báo của New York Times không cho biết trung tâm đã bị đóng cửa hoàn toàn. Tờ báo này cho biết hang trăm người kể cả các khoa học gia và các nhân viên khác đang tiếp tục làm việc. Cả tờ New York Times và một tờ báo địa phương lần đầu tiên đưa tin về việc dừng nghiên cứu đều lưu ý rằng không có mầm bệnh nào thoát khỏi cơ sở này. Bản tin ngày 11/3 của Global Research tiếp tục : Cũng có những công dân Nhật Bản bị nhiễm bệnh vào tháng 9/2019, tại Hawaii, những người chưa từng đến Trung Quốc, những bệnh nhân nhiễm trùng này mắc bệnh trên đất Mỹ từ lâu trước khi dịch bùng phát ở Vũ Hán.

Sau đó, trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc, một bài báo khác xuất hiện, thêm mắm muối cho các bản tin của Global Research, và viết thêm rằng năm vận động viên người nước ngoài hoặc nhân viên khác đến thăm Vũ Hán trong dịp Thế vận hội quân sự thế giới (18-27/10/2019) đã phải nhập viện ở Vũ Hán vì nhiễm trùng không xác định.

Theo Nghiên Cứu Toàn Cầu : Bài báo giải thích rõ ràng hơn rằng phiên bản virus Vũ Hán chỉ có thể đến từ Mỹ. Dịch bệnh ở Vũ Hán chỉ là nhánh của thân cây có gốc từ Mỹ. 

Thế giới chế tạo tin tức giả mạo của Trung quốc hòa nhịp đã viết lại nguồn gốc của Covid-19 : Đó không phải là do sự kiện tự nhiên thảm khốc xảy ra ở đâu đó trong hoặc xung quanh Vũ Hán, như các nhà khoa học thế giới tin tưởng, mà là một vũ khí hóa học được Quân đội Hoa Kỳ đưa đến Vũ Hán.

Các luận điệu tuyên truyền sai trái, chế tạo tin tức giả về covid-19 của giới truyền thông Trung quốc có lẽ chỉ có thể kết thúc khi họ đạt được đến mục tiêu là thế giới này, gồm cả người Mỹ, đều tin virus corona , nguyên nhân của một bệnh dịch có ảnh hưởng tệ hại nhất trong lịch sử loài người, là do người Mỹ đã vô tình, hoặc cố tình gieo rắc vào Trung Quốc.

Robert Boxwell

Nguyên tác : How China’s fake news machine is rewriting the history of Covid-19, even as the pandemic unfolds, South China Morning Post, 04/04/2020

Quang Nguyên dịch

Nguồn : VNTB, 16/04/2020

Tham khảo :

https://www.politico.com/news/magazine/2020/04/04/china-fake-news-coronavirus-164652

https://www.globalresearch.ca/china-coronavirus-shockingupdate/5705196)

https://www.who.int/news-room/detail/08-04-2020-who-timeline—covid-19

****************

Giải áp

Xuân Mai, VNTB, 16/04/2020

Ngay lúc này Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức, sẽ giúp giải áp cho WHO.

london3

Trong ngành y, phẫu thuật mở sọ giải áp cần được lượng giá từng trường hợp bởi đội ngũ bác sĩ phẫu thuật thần kinh, bác sĩ thần kinh và bác sĩ hồi sức tích cực. Kích thước lỗ mở sọ rất quan trọng, không những chỉ ngừa biến chứng mà còn để mở sọ có hiệu quả, là tạo đủ chỗ cho não thoát ra bên ngoài hộp sọ.

Kết luận : Mở sọ giải áp cần được thực hiện sớm, thời gian mổ rút ngắn ở các người bệnh được chọn lựa kỹ.

Một bản kiến nghị kêu gọi Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức đã nhận được gần 1 triệu chữ ký. Một số chỉ trích trong bản kiến nghị cho rằng WHO đã không sớm tuyên bố Covid-19 là đại dịch vào ngày 23/1 vì ông Tedros đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của tình hình. Ngoài ra, bản kiến nghị gửi đến Liên Hiệp Quốc này, cho rằng nhiều người cảm thấy thất vọng vì ông Tedros đã tin tưởng các thông tin do Trung Quốc cung cấp mà không tiến hành bất kỳ cuộc điều tra nào về chúng.

Sức ép khác đến từ cáo buộc của Đài Loan, theo đó WHO hạ thấp sự lây lan của chủng mới virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh Covid-19. Ngoài ra, Đài Loan còn chỉ trích WHO không có hành động gì trước thông tin về khả năng virus SARS-CoV-2 lây nhiễm từ người sang người được hòn đảo này gửi đến hôm 31/12/2019.

Giọt nước tràn ly khi mới đây Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố quyết định ngưng đóng góp tài chính đối với WHO. Dù ông Donald Trump không nói rõ sẽ ngưng khoản tài trợ nào, nhưng các chuyên gia cho rằng Mỹ có thể cắt phần đóng góp tự nguyện cho WHO. Con số này ước tính chiếm khoảng 3/4 tổng số tiền Washington thường chuyển đến WHO. Theo tờ The New York Times, Mỹ đã đóng góp cho WHO khoảng 553 triệu USD trong năm 2019.

Nhiều người Việt đã vỗ tay hoan hô quyết định nói trên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, mặc dù người ta hiểu rõ rằng một khi bị mất nguồn tài chính thì hoạt động của WHO ở tại Việt Nam lập tức bị ảnh hưởng, trong đó đưa đến nhiều hệ lụy xấu ở các dự án mà WHO đang thực hiện tại Việt Nam. Người ta vỗ tay tán thưởng vì ai cũng hiểu đây là đòn đánh thẳng vào cái lối mà người miền Nam Việt Nam trước đây vẫn hay nói : "ăn cơm Quốc gia, thờ ma cộng sản".

Không gì lạ khi Bắc Kinh lên tiếng bảo vệ WHO, khi cho rằng cơ quan này đã tích cực thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng như duy trì lập trường khách quan, dựa trên cơ sở khoa học và công bằng.

Ngoài ra, theo tờ South China Morning Post (Hồng Kông), các nước Châu Phi cũng lên tiếng ủng hộ WHO và lãnh đạo tổ chức này, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc WHO thiên vị Trung Quốc trong ứng phó dịch Covid-19. Liên Hiệp Châu Phi (AU) khen ngợi WHO đã làm tốt công việc đối phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu, đồng thời cam kết sẽ hỗ trợ không ngừng cho WHO và ông Tedros.

Và Việt Nam dĩ nhiên cũng hết sức hài lòng khi WHO đưa ra những nhận xét, đăng trên trang web của Bộ Y tế Việt Nam : "Theo thông tin mới nhất của WHO Việt Nam về ‘Dịch Covid-19 : Những gì chúng ta đã biết đến nay’, WHO đánh giá cao năng lực Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp.

WHO cho biết : Năng lực của Việt Nam trong việc xử trí các vấn đề y tế công cộng khẩn cấp, kể cả các đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, đã tăng lên đáng kể. Kết quả này có được sau nhiều năm đầu tư tăng cường năng lực cốt lõi – bao gồm giám sát và đánh giá nguy cơ, năng lực phòng thí nghiệm, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý lâm sàng, truyền thông nguy cơ, v.v. – theo như yêu cầu của Điều lệ y tế quốc tế (IHR) (2005).

"Chúng tôi gọi đây là năng lực quốc gia trong việc sẵn sàng ứng phó và kiểm soát các vấn đề y tế khẩn cấp, và năng lực này đã được thử thách và kiểm nghiệm qua các sự kiện thực tế ở Việt Nam, và bây giờ là Covid-19", WHO nhận định (1).

Trong một diễn biến khác liên quan đến Trung Quốc và virus Vũ Hán/Corona, nhiều khả năng tương lai gần, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ là ‘người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan’ trong một cáo buộc ở dự luật có tên "Công lý cho các nạn nhân Covid-19", cho phép người Mỹ kiện trực tiếp Chính phủ Trung Quốc, nhấn mạnh Bắc Kinh chịu trách nhiệm tạo ra đại dịch toàn cầu.

Trên trang web chính thức của mình ngày 14/4, thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley khẳng định dự luật do ông bảo trợ sẽ trừng phạt Trung Quốc vì "bịt miệng những người tố giác và ém nhẹm các thông tin quan trọng về Covid-19" (2).

Một số nội dung cơ bản của dự luật đã được công bố trên trang web của thượng nghị sĩ Hawley ngày 14/4. Trong đó, dự luật cũng sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ thành lập một nhóm điều tra làm rõ vai trò của Trung Quốc trong đại dịch và bảo đảm những các nạn nhân Covid-19 sẽ nhận được tiền bồi thường từ Bắc Kinh.

"Có nhiều bằng chứng cho thấy sự dối trá, bất tài của Trung Quốc đã khiến Covid-19 từ một dịch bệnh địa phương thành đại dịch toàn cầu. Chúng ta cần một cuộc điều tra quốc tế để hiểu rõ những thiệt hại mà Trung Quốc đã gây ra cho thế giới và trao cho các nạn nhân Covid-19 quyền nhận được các khoản bồi thường xứng đáng. Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trước các nạn nhân của mình", ông Hawley lập luận.

Dĩ nhiên nếu có những phiên tòa mở ra, không khéo thì ngài Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ đồng phạm với ‘bị đơn’ Tập Cận Bình. Do đó, cách hay nhất cho giữ gìn bộ mặt của WHO, và cũng để ‘giải áp’ dư luận, việc chủ động từ chức của Tedros Adhanom Ghebreyesus là toa thuốc trúng đích (Targeted therapy) – một thuật ngữ y khoa quen thuộc trong điều trị ung thư.

Xuân Mai

Nguồn : VNTB, 17/04/2020

Chú thích :

(1)https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/who-viet-nam-ang-xu-ly-dich-covid-19-rat-tot ;

xem thêm :https://www.voatiengviet.com/a/cac-to-chuc-quoc-te-khen-ngoi-cac-ung-pho-covid-19-cua-vietnam/5369745.html

(2)https://www.hawley.senate.gov/senator-hawley-announces-bill-hold-chinese-communist-party-responsible-covid-19-pandemic

Published in Diễn đàn

Khi các sự kiện kinh tế gây biến động lớn xảy ra, các hệ lụy có xu hướng phải mất nhiều năm mới thể hiện hết, và diễn tiến theo những hướng không thể đoán trước được.

covid1

Một tàu container ở Thanh Đảo, Trung Quốc. Các quốc gia có thể kiểm tra lại sự phụ thuộc của họ vào chuỗi cung ứng xa xôi. Ảnh CHINATOPIX via Associated Press

Ai có thể nghĩ rằng một cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng các vụ vỡ nợ thế chấp ở vùng ngoại ô Mỹ năm 2007 sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính ở Hy Lạp năm 2010 ? Hay sự sụp đổ thị trường chứng khoán New York năm 1929 sẽ góp phần dẫn tới sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít ở Châu Âu trong những năm 1930 ?

Nền kinh tế thế giới là một mạng lưới kết nối vô cùng phức tạp. Mỗi chúng ta đều có một loạt các mối quan hệ kinh tế trực tiếp mà chúng ta có thể thấy : các cửa hàng nơi chúng ta mua đồ, chủ lao động trả lương cho chúng ta, hay ngân hàng cho chúng ta vay tiền mua nhà. Nhưng một khi bạn nghĩ ra xa hơn hai hoặc ba cấp độ, thực sự chúng ta không thể biết được một cách tự tin về cách thức các kết nối đó hoạt động.

Và điều đó chính là điều đáng lo ngại khi nghĩ về hậu quả kinh tế đi kèm với sự lây lan của coronavirus chủng mới.

Trong những năm tới, chúng ta sẽ biết được điều gì sẽ xảy ra khi mạng lưới đó bị xé toạc, khi hàng triệu liên kết đó bị phá hủy cùng lúc. Và nó mở ra khả năng về một nền kinh tế toàn cầu hoàn toàn khác với nền kinh tế đã tồn tại trong những thập niên gần đây.

Adam Tooze, nhà sử học tại Đại học Columbia và là tác giả của cuốn "Crashed", một nghiên cứu về các tác động lan tỏa toàn cầu rộng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nói rằng "Dù tôi hi vọng chúng ta sẽ sớm có thể quay lại hoạt động kinh tế bình thường như trước kia, nhưng đó mới chỉ là sự khởi đầu của vấn đề mà chúng ta phải đối mặt. Đây là thời kỳ của sự bất định cực lớn, một sự bất định lớn hơn bất cứ thứ gì chúng ta từng được biết tới".

Sẽ thật ngớ ngẩn khi đưa ra những dự đoán quá tự tin về trật tự kinh tế thế giới trong năm năm, hoặc thậm chí trong năm tháng tới, trong bối cảnh bất định như vậy.

Nhưng một bài học từ những giai đoạn hỗn loạn kinh tế này là những tác động gợn sóng đáng ngạc nhiên này có xu hướng xuất phát từ những nhược điểm từ lâu không được giải quyết. Khủng hoảng làm nổi bật những vấn đề mà chúng ta thường dễ bỏ qua trong những giai đoạn yên ổn.

Một vấn đề rõ ràng là toàn cầu hóa, theo đó các công ty có thể di chuyển sản xuất tới bất cứ nơi nào hiệu quả nhất, mọi người có thể nhảy lên máy bay và đi gần như bất cứ nơi nào họ muốn, và dòng tiền có thể chảy đến bất cứ nơi nào mang lại lợi nhuận cao nhất. Ý tưởng về một nền kinh tế thế giới với Hoa Kỳ là trung tâm đã sụp đổ, giữa một bên là sự trỗi dậy của Trung Quốc và một bên là xu hướng nước Mỹ hướng về chủ nghĩa dân tộc.

Có những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng Covid-19 đang khuếch đại và có thể khiến cho những thay đổi đó tồn tại lâu dài.

"Người ta sẽ phải suy nghĩ lại về việc các quốc gia muốn phụ thuộc vào các quốc gia khác tới mức nào", theo lời Elizabeth Economy, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại. "Tôi không nghĩ rằng về cơ bản đây là sự chấm dứt toàn cầu hóa. Nhưng nó làm tăng tốc kiểu suy nghĩ đang diễn ra trong chính quyền Trump, rằng có những công nghệ quan trọng, nguồn lực quan trọng, năng lực sản xuất dự phòng mà chúng ta muốn đặt ở Mỹ trong trường hợp khủng hoảng".

Hãy xem xét một vài bằng chứng cho thấy những nền tảng đang suy yếu của toàn cầu hóa.

Bộ trưởng tài chính Pháp đã chỉ đạo các công ty Pháp đánh giá lại chuỗi cung ứng của họ để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và các quốc gia Châu Á khác. Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tịch thu một số vật tư y tế xuất khẩu. Và hôm thứ Sáu tuần trước, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đề xuất Hoa Kỳ nên trừng phạt Trung Quốc vì đã không ngăn chặn được virus bằng cách hủy các khoản trái phiếu kho bạc Mỹ mà chính phủ Trung Quốc đang sở hữu – một bước đi có thể gây nguy hiểm cho trái phiếu Kho bạc Hoa Kỳ trong vai trò là nền tảng của hệ thống tài chính thế giới.

Ngay cả trước khi coronavirus tấn công, các giới hạn của toàn cầu hóa đã trở nên rõ ràng hơn.

Tỉ trọng của thương mại trong GDP toàn cầu đạt đỉnh vào năm 2008 và có xu hướng giảm xuống kể từ đó. Việc Tổng thống Trump đắc cử và sự khởi đầu chiến tranh thương mại với Trung Quốc đã khiến các công ty đa quốc gia phải bắt đầu suy nghĩ lại về hoạt động của họ.

"Tôi nghĩ rằng các công ty đang tích cực nói về khả năng hoạt động bền bỉ", Susan Lund, giám đốc cấp cao tại McKinsey chuyên nghiên cứu về kết nối toàn cầu, nói. "Các công ty sẽ sẵn sàng hy sinh lợi nhuận hàng quý để đầu tư cho khả năng hoạt động bền bỉ trong dài hạn tới mức nào, cho dù đó là vì thảm họa tự nhiên, khủng hoảng khí hậu, đại dịch hay các cú sốc khác ?".

Theo hình dung của bà, đó sẽ không phải là một sự rút lui toàn diện khỏi thương mại toàn cầu mà sẽ là một sự chuyển hướng sang các khối thương mại khu vực và các công ty sẽ chú trọng hơn vào việc xây dựng nguồn cung cứng dự phòng trong mạng lưới cung ứng của họ. Các chính phủ có thể sẽ yêu cầu một số hàng hóa nhất định, như dược phẩm và thiết bị y tế, phải phụ thuộc nhiều hơn vào sản xuất trong nước do sự tranh giành toàn cầu hiện nay đối với các mặt hàng đó.

Trung Quốc đã định hướng lại chiến lược kinh tế của mình, đặt mục tiêu không phải là một trung tâm sản xuất hàng giá rẻ cho thế giới mà là một nhà sản xuất các sản phẩm công nghệ tiên tiến như máy bay và thiết bị viễn thông. Điều đó đã khiến Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản càng không muốn có các hoạt động lớn ở Trung Quốc, vì sợ bị trộm cắp sở hữu trí tuệ.

Dưới thời chính quyền Trump, Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng với ngay cả các đồng minh truyền thống Tây Âu. Đặt tất cả lại với nhau, chúng ta sẽ thấy một tâm lý vị kỷ gia tăng đã trở nên ăn sâu trước Covid-19, và đại dịch dường như càng làm tăng cường tâm lý đó.

Ruchir Sharma, chiến lược gia toàn cầu của Morgan Stanley Investment Management nói rằng "điều thường xảy ra sau khi bạn gặp một cuộc khủng hoảng như thế này là mọi người nói về một thời đại mới và cách thế giới hậu đại dịch sẽ khác như thế nào. Lần này tôi nghĩ rằng các xu hướng đã có sẵn trước khi đại dịch xảy ra sẽ tăng tốc".

Trong một giai đoạn suy giảm toàn cầu hóa trước đây – như sự sụt giảm thương mại toàn cầu diễn ra trong Thế chiến I và đại dịch cúm năm 1918 – hệ thống tài chính toàn cầu đã được tái cấu trúc lại, với việc đồng bảng Anh đánh mất vai trò chủ chốt.

Điều đó cũng có thể xảy ra vào thời điểm này, nhưng những dấu hiệu ban đầu lại chỉ ra một xu hướng trái ngược : hướng tới việc đồng đô la Mỹ ngày càng củng cố vị thế vững chãi của mình tại trung tâm của hệ thống tài chính toàn cầu.

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã có các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với 14 ngân hàng trung ương ở nước ngoài – cho phép họ bơm đô la vào hệ thống ngân hàng nội địa các nước này – và bắt đầu một chương trình mới cho phép các quốc gia khác vay được đô la bằng cách thế chấp trái phiếu kho bạc Mỹ. Những động thái này đang giúp đảm bảo rằng sự thiếu hụt đồng đô la toàn cầu sẽ không làm tê liệt nền kinh tế thế giới.

Các quan chức Châu Âu đã miễn cưỡng thực hiện các bước đi nhằm làm cho đồng euro đóng vai trò trung tâm hơn trong hệ thống tiền tệ thế giới, chẳng hạn như phát hành trái phiếu được bảo đảm chung bởi tất cả các quốc gia thuộc khu vực đồng euro. Và Trung Quốc cũng ngần ngại không muốn cải cách hệ thống tài chính của mình theo hướng có thể cho phép đồng Nhân dân tệ đóng vai trò quan trọng hơn trong thương mại thế giới, chẳng hạn như cho phép đồng Nhân dân tệ được tự do lưu chuyển.

Mark Carney, cựu thống đốc Ngân hàng Anh, đã có một bài phát biểu nhiều ảnh hưởng trước các thống đốc ngân hàng trung ương khác hồi tháng 8 năm ngoái khi cho rằng hệ thống tiền tệ và tài chính quốc tế hiện nay là không bền vững do phụ thuộc sâu vào đồng đô la Mỹ. Nhưng đại dịch có thể càng củng cố hệ thống khiếm khuyết đó.

"Hệ thống đô la Mỹ vốn không ổn định, tương tự như chiếc xe đạp", theo lời Tooze, nhà sử học nêu trên. "Nó có thể không ổn định, nhưng nếu bạn là một cua rơ lão luyện, bạn sẽ rất tuyệt. Và Fed đã chứng minh họ là một tay đua lão luyện trên chiếc xe đạp bá quyền đô la Mỹ".

Có những thời điểm trong 12 năm qua, chúng ta có cảm giác như cả thế giới đang sống lại giai đoạn từ năm 1918 đến năm 1939, nhưng được kể lại bởi một sinh viên quên bài và sắp xếp sai thứ tự các sự kiện. Giai đoạn đó cũng có sự sụp đổ tài chính toàn cầu ; sự trỗi dậy của các chính phủ độc tài ; sự xuất hiện của một siêu cường kinh tế mới (lúc đó là Hoa Kỳ, bây giờ là Trung Quốc) ; và một đại dịch, mặc dù không theo đúng trình tự như xưa.

Chúng ta có thể không biết chính xác cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra những hệ lụy gì cho nền kinh tế thế giới hay bất cứ điều gì khác. Nhưng có một điều có vẻ rõ ràng : Lịch sử chắc chắn có thể đáng sợ nếu bạn không biết nó sẽ kết thúc như thế nào.

Neil Irwin

Nguyên tác : "It’s the End of the World Economy as We Know It", The New York Times, 16/04/2020.

Phan Nguyên biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 17/04/2020

Neil Irwin là phóng viên kinh tế cấp cao của chuyên trang The Upshot. Ông là tác giả của cuốn sách "How to Win in a Winner-Take-All-World", một cẩm nang hướng dẫn phát triển sự nghiệp trong nền kinh tế hiện đại.

Published in Diễn đàn

Covid-19 : Sáu ngày Bắc Kinh che giấu dịch gây đại họa cho thế giới

Bóng dáng Trung Quốc lại xuất hiện trên trang nhất hầu hết các nhật báo ra ngày 16/04/2020 với hai sự kiện nổi cộm : Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump đình hoãn việc tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO/OMS bị Hoa Kỳ cáo buộc theo đuôi Bắc Kinh để giảm nhẹ tầm mức nguy hại của dịch Covid-19 lúc mới bùng lên tại Vũ Hán, và việc ngoại trưởng Pháp triệu mời đại sứ Trung Quốc để phản đối sứ quán Trung Quốc ở Paris tung tin thất thiệt về dịch bệnh.

backinh1

Bác sĩ Lý Văn Lượng, một trong số 8 bác sĩ báo động virus corona và bị chính quyền xử phạt, qua đời vì nhiễm Covid-19. Ảnh tư liệu. AFP

Trong hàng tựa trang nhất, nhật báo Libération đã giới thiệu một hồ sơ 4 trang: "Đại dịch – Những tàn phá trên thế giới do hành vi kiểm duyệt của Trung Quốc". Bài viết chính bên trong với tít "Từ hành động gian dối cấp Nhà Nước tới đại dịch" không ngần ngại tố cáo đích danh chính quyền Bắc Kinh : "Từ ngày 14 đến ngày 20 tháng Giêng, các quan chức Trung Quốc khẳng định rằng con virus corona không lây nhiễm nhiều trong khi chính quyền đồng thời bí mật chuẩn bị kế hoạch chống lại dịch bệnh".

Ngay ngày 14/01/2020 lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đã biết

Libération tỏ vẻ cay đắng khi trích lại những tài liệu mà hãng thông tấn Mỹ Associated Press tiết lộ ngày 15/04/2020, theo đó ngay ngày 14/01, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc đã báo động cho giới lãnh đạo cao nhất về tính nguy hiểm của virus corona được nhận dạng hai tuần lễ trước đó ở Vũ Hán :

"Tình hình dịch bệnh nghiêm trọng và phức tạp. Đây là thách thức lớn nhất từ dịch SARS năm 2003 và có thể biến thành sự cố nghiêm trọng nhất về y tế công cộng (…). Những cụm lây nhiễm cho thấy virus có chuyền từ người sang người (…) nguy cơ lây lan rất cao (…) Tất cả các vùng phải chuẩn bị đối phó với một đại dịch".

Sau lời báo động đó, một kế hoạch khẩn cấp được đưa ra và hàng trăm giường được chuẩn bị ở các bệnh viện.

Nhưng trước lúc chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu ngày 20/01, tất cả những thông tin này đều đã được giữ kín, để cho người dân Trung Quốc cũng như thế giới không hay biết về mối nguy hiểm.

Và cũng ngay ngày 14/01, Tổ chức Y tế Thế giớixác nhận cuộc điều tra của giới chức y tế Trung Quốc, đảm bảo rằng không có bằng chứng virus lây từ người sang người. Ngày hôm sau, lãnh đạo trung tâm phòng ngừa dịch bệnh, đứng đầu nhóm chuẩn bị đối phó khẩn cấp, phát biểu trên đài truyền hình nhà nước là "nguy cơ lây lan từ người sang người rất yếu".

Người ta đã biết là lãnh đạo Vũ Hán đã trừng phạt những bác sĩ đã lên tiếng báo động vào cuối tháng 12/2019. Và từ ngày 05 đến 17/01/2020, trong lúc diễn ra hai cuộc họp quan trọng của Đảng cộng sản ở Vũ Hán, lệnh đã được đưa ra là không thông báo trường hợp nhiễm virus corona trong lúc mà hàng trăm bệnh nhân đổ về bệnh viện.

Sáu ngày mở cửa cho 5 triệu dân Vũ Hán tỏa ra khắp nơi

Với những tài liệu mà AP tiết lộ, thì người ta có bằng chứng là chính quyền Trung Quốc đã cố tình che giấu tình hình nghiêm trọng của dịch bệnh từ ngày 14-20/01, một khoảng thời gian 6 ngày trong đó một đại tiệc được tổ chức ở Vũ Hán cho 40.000 gia đình, 6 ngày mà 5 triệu người dân Vũ Hán đã tỏa ra những vùng khác ở Trung Quốc hay ra nước ngoài.

Đối với Libération, hiện nay không ai biết là sự chậm trễ do chế độ Trung Quốc gây ra đã có tác động quyết định đến mức nào trên đà lan rộng của đại dịch, đã khiến hơn hai triệu người nhiễm bệnh và làm cho hơn 126.000 người chết trên toàn thế giới. Thế nhưng, "dịch Covid-19 đã bộc lộ trước dư luận quốc tế thực tế của "chủ nghĩa xã hội với đặc thù Trung Quốc", được ông Tập Cận Bình phô trương kể từ khi lên nắm quyền năm 2013, trái ngược hoàn toàn với các giá trị dân chủ của chúng ta".

Thái độ thần phục Trung Quốc của Tổ chức Y tế Thế giới

Ngay từ tháng những ngày đầu trong tháng Giêng, Tổ chức Y tế Thế giới đã ngợi ca sự "minh bạch" của Bắc Kinh, bác bỏ khả năng đình chỉ các chuyến bay giữa Trung Quốc và thế giới để giúp nền kinh tế nước này đã bắt đầu lung lay.

Phải chờ đến khi Bắc Kinh công khai tuyên chiến chống dịch ngày 23/01, thì Tổ chức Y tế Thế giới mới thừa nhận việc virus corona lây nhiễm từ người sang người, cho dù đã được giới bác sĩ ở Vũ Hán báo động ngay từ cuối tháng 12 trước đó.

Và trong khi các nhà điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới không được phép của Trung Quốc đến đến nước này điều tra mãi cho đến ngày 12/02, tổng giám đốc của tổ chức là Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã chúc mừng ông Tập Cận Bình vào cuối tháng Giêng, trong khi vẫn im lặng về chiến lược chống dịch mẫu mực và hiệu quả của Đài Loan.

Sau khi ngăn được dịch, Bắc Kinh tung chiến dịch viết lại lịch sử

Điều được Libération ghi nhận tiếp theo là guồng máy tuyên truyền Trung Quốc lại tung chiến dịch viết lại lịch sử sau khi ngăn chặn được dịch bệnh trên đất nước mình.

Cho dù bị cấm ở Trung Quốc, các mạng xã hội như Twitter hoặc Facebook tràn ngập những thông điệp tự chúc mừng, và dĩ nhiên là không thể không trích dẫn những lời khen ngợi đến từ Tổ chức Y tế Thế giới.

Và sau khi đã nhập khẩu ồ ạt thiết bị bảo hộ y tế từ nước ngoài, khẩu trang hiện đang từ Trung Quốc tỏa ra thế giới. Guồng máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã rầm rộ phô trương "tặng phẩm" gởi qua Ý, nhưng phớt lờ thực tế là thiết bị đó được bán chứ không phải là cho không.

Trong khi các chính phủ dân chủ đang phải vất vả đối phó với dịch bệnh trên nước họ, thì các cơ quan thông tấn Nhà nước, truyền hình và báo chí Trung Quốc thi nhau chỉ trích cách chống dịch của các nước phương Tây.

Các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng ra sức loan truyền giả thuyết cho rằng virus không phải xuất xứ từ Trung Quốc, thậm chí còn đi xa tới mức phát tán tin đồn vớ vẩn về khả năng virus đã được lính Mỹ đưa đến Vũ Hán vào tháng 10 năm 2019.

Đại sứ Trung Quốc bị ngoại trưởng Pháp chấn chỉnh

Cũng liên quan đến chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc, các báo đều có bài phân tích về vụ đại sứ Trung Quốc tại Pháp bị ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian triệu mời để phản đối về những lời lẽ thiếu ngoại giao nhắm vào Pháp và phương Tây trên vấn đề dịch Covid-19.

Trong bài viết mang tựa đề : "Đại sứ Trung Quốc tại Pháp bị Jean-Yves Le Drian chấn chỉnh", nhật báo Le Figaro nêu bật tâm lý nhẹ nhõm của giới chuyên Pháp về Trung Quốc khi vốn đang chờ đợi Paris có phản ứng đối với Bắc Kinh.

Trong một tin nhắn Twitter gần đây, ông François Godement, cố vấn về Châu Á ở Viện Montaigne, cho rằng : "Phải nói là chúng tôi rất bực mình khi phải đọc những lời lẽ tuyên truyền phát xít của một nhà ngoại giao nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Pháp, và được đại sứ bảo trợ vì được công bố trên trang mạng chính thức. Đã đến lúc Pháp phải có phản ứng cũng một cách chính thức như vậy".

Le Figaro hài lòng cho rằng việc đó giờ đây đã được thực hiện. Đại sứ Trung Quốc tại Pháp đã được ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian triệu mời để nhắc nhở về "những lời lẽ gần đây" trên trang mạng chính thức của đại sứ quán, bi Pháp cho là "không phù hợp với chất lượng quan hệ song phương giữa hai nước".

Đối với Le Figaro, diễn giải bằng ngôn từ phi ngoại giao, từ "propos" được ông Le Drian sử dụng có nghĩa là nhục mạ, loan tin thất thiệt. Tác giả của bức thư mà đại sứ quán Trung Quốc cho đăng ngày 12 tháng Tư, theo tờ báo Pháp, có lẽ là chính vị đại sứ Trung Quốc.

Libération thì nói thêm là "từ nhiều tuần lễ nay, đại sứ quán Trung Quốc đã liên tiếp có những hành vi khiêu khích, và đã công bố một bức thư dài tấn công vào các nhà báo, nhà nghiên cứu hay các đại biểu dân cử Pháp".

Báo Le Monde cũng có bài phân tích dài về sự cố này, ghi nhận trong hàng tựa "Đại sứ Trung Quốc tại Paris bị triệu mời vì những ghi nhận thiếu ngoại giao".

Trump quy trách nhiệm về đại dịch cho WHO/OMS

Tuy nhiên trang nhất báo Le Monde dành tựa lớn cho thông báo gây chấn động - nhưng được chờ đợi – của tổng thống Mỹ Donald Trump về việc cắt nguồn tài trợ của Hoa Kỳ cho Tổ chức Y tế Thế giới.

Theo nhật báo Pháp, khi quyết định như vậy : "Trump quy trách nhiệm về cuộc khủng hoảng cho OMS", bị ông cho là quá thân thiết với Bắc Kinh. Chủ nhân Nhà Trắng trách định chế quốc tế là đã đi theo lập luận chính thức của Trung Quốc, giảm nhẹ tính chất nghiêm trọng của dịch bệnh.

Một trong những chỉ trích được Le Monde trích lại là : "Nếu Tổ chức Y tế Thế giới đã làm đúng trách nhiệm của mình và cử chuyên gia y tế qua Trung Quốc để nghiên cứu tình hình hiện trường một cách khách quan, thì có lẽ dịch bệnh đã được kềm hãm tận gốc với rất ít người chết".

Biện pháp trừng phạt của Mỹ được đưa ra vào lúc Hoa Kỳ đã chính thức trở thành quốc gia bị dịch bệnh nặng nhất, với hơn 25.000 người chết tính đến hôm qua.

Đối với Le Monde, "do bản thân bị tố cáo là đã giảm nhẹ nguy cơ dịch Covid-19, ông Trump đã đổ lỗi cho Tổ chức Y tế Thế giới và khẳng định đường hướng bác bỏ các tổ chức đa phương của ông".

Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều thiếu đứng đắn

Cả Trung Quốc lẫn Mỹ đều đã bị nhật báo công giáo La Croix chỉ trích trong bài xã luận mang tựa đề "Thiếu đứng đắn".

Tác giả, Guillaume Goubert, rất bất bình ghi nhận là trong lúc thế giới đứng trước một đại dịch đặc biệt khó khăn, hai cường quốc hàng đầu thế giới, Mỹ và Trung Quốc không làm được gì hay hơn là lợi dụng cơ hội để mưu cầu những lợi ích chính trị đáng ngờ…

Phía Trung Quốc, theo La Croix, thì nỗ lực tuyên truyền để xóa nhòa những lỗi lầm ban đầu trong việc đối phó với virus corona để khẳng định ngược lại là chế độ Công Sản hữu hiệu hơn các chế độ khác. Trung Quốc không ngần ngại dùng đến thủ đoạn vu khống, một điều vừa bị Bộ Ngoại giao Pháp công khai trách cứ thông qua đại sứ Trung Quốc tại Paris.

Về phía Mỹ thì ông Donald Trump đã thấy là phải khẩn cấp loan báo đình hoãn mọi đóng góp tài chính của Mỹ cho Tổ chức Y tế Thế giới, bị ông chỉ trích là quá dễ dãi đối với Trung Quốc.

Đối với tờ báo Pháp, tổng thống Mỹ đã tìm ra một cái bung xung, đánh lạc hướng dư luận để che đậy sai lầm của chính mình, nhất là trong giai đoạn bầu cử.

Giấc mơ về một Châu Âu phi biên giới kể như tan biến

Le Figaro dành hồ sơ chính và tít lớn trang nhất cho vấn đề tái lập các biên giới ở Châu Âu, được xem là điều không thể tránh khỏi.

Đối với tờ báo : "Thế giới không biên giới xuất hiện với chủ nghĩa toàn cầu hóa tân tự do đã biến mất, giấc mơ vĩ đại về một Châu Âu không bị biên giới ràng buộc mà ông Jacques Delors từng bảo vệ, ngày nay có vẻ như đã thuộc về quá khứ".

Le Figaro liệt kê những sự kiện đã lần lần làm tan biến giấc mơ này : Các vụ khủng bố nổ ra sau ngày 11/9/2001, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và chính sách thắt lưng buộc bụng sau đó, kéo theo sự vùng lên của các chủ nghĩa dân tộc ở Châu Âu.

Sau đó đến lượt cuộc khủng hoảng người nhập cư năm 2015, tạo ra sự chia rẽ sâu sắc trong Liên Hiệp Châu Âu giữa các quốc gia mở cửa cho người tị nạn và những người đã xây dựng hàng rào để bảo vệ chính họ. Và, bây giờ là đại dịch Covid-19.

Các trang nhất khác

Như nói ở trên, Libération có tựa trang nhất cho hồ sơ Trung Quốc, nhưng chỉ là tựa nhỏ, còn tít chính lại là lời chứng của những bệnh nhân Covid-19 đã được chữa lành, kể lại chi tiết những gì họ đã phải trải qua.

Lời kể của một bệnh nhân 49 tuổi được cô đọng lại thành tựa : "Đối mặt với căn bệnh, óc tôi (như) đã ngắt kết nối".

La Croix cũng chạy tít trang nhất về dịch Covid-19, nhưng chú ý đến "Những bác sĩ trẻ trong cuộc thử lửa".

Les Echos như thông lệ tập trung trên chủ đề kinh tế nói đến "Kịch bản khiến các thị trường chứng khoán lo ngại"

Trọng Nghĩa

Published in Quốc tế

Sau Thế Chiến II, nhiu người mi nhn ra rng tt c mi con người, và mi quc gia, đu tương thuc nhau. Xung đt ca mt nơi l hoc hoc xa lc vn có th tác đng lên các vn đ con người (human affairs) bình din vùng và toàn cu.

cov1

Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, người đng đu WHO.

Hoa Kỳ, vì thế, đã cùng các đồng minh n lc thiết lp Liên Hip Quc và các đnh chế quc tế khác đ đi phó vi an ninh, tài chánh, kinh tế, thương mi cũng như các T chc Y tế Thế gii (World Health Organization) v.v… đ gii quyết các vn đ này trên bình din vùng và toàn cầu.

Trước khi Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn ra đi khong 7 tháng, T chc Y tế Thế gii WHO đã bt đu hot đng k t ngày 7 tháng Tư năm 1948 vi mcam kết chung là "để đt được sc khe tt hơn cho mọi người, mi nơi".

Nhưng t đó đến nay, vai trò và trách nhim ca WHO chưa bao gi b th thách nng n như vào lúc đi dch Covid-19 này.

Hiện nay, đã có gn 2 triu người nhim bnh trên toàn cu vi gn 130 ngàn người chết. Trong s này, M b nng nhất, nhiu hơn tt c các nước khác, k c Ý, Tân Ban Nha, và Trung Quc, v s ca nhim và s ca chết.

Với tình hình đi dch như thế, chính ph Hoa Kỳ - nước giàu nht thế gii - đã thông qua 2 ngàn tỷ đô la (2 trillion) gói kích thích kinh tế - lớn chưa tng thy - đ c gng duy trì các hot đng kinh tế căn bn trong quc gia, và h tr cho các doanh nghip ln nh, các t chc và cá nhân để duy trì và cm c trong thi gian ngn ti hu có sau đó th vc dy được [1].

Tuy có được gói kích thích kinh tế như thế, tình trng quan ngi ca đi dch Covid-19 hin nay không phi vì thế mà gim đi. Sau đây là một s yếu t chính : một, không đóng ca biên gii sm hơn, mt phn vì Hoa Kỳ là nước mà quyn t do cá nhân và ch nghĩa cá nhân là trên hết ; hai, không có đ dng c đ th nghim, điu mà mi quc gia đu gp phi trong gia đi nn này ; ba, gói kích thích này có phi là gii pháp hiu qu và lâu dài cho Hoa Kỳ không vn còn là mt câu hi ln [2].

Những nguyên do nêu trên, cùng với h thng y tế bt toàn, nên các chuyên gia hàng đầu tại M ước đoán s người b nhim có th lên c triu và s người b chết t 100 đến 240 ngàn người [3]. Bác sĩ Anthony Fauci cũng tha nhn rng đóng cửa biên gii sm hơn và nếu có s chun b sm hơn thì đã có th cu sng nhiều mng người.

Một s lãnh đo chính tr đ li cho Trung Quc và WHO gây tác hi nng n do s qun lý Covid-19. Điu này có chính đáng không ?

Trước hết, rõ ràng là Trung Quc đã ém nhm, du giếm, không công b vi người dân ca mình và vi bên ngoài nạn dch này, mc du các chính quyn đa phương đu biết đến dch bnh này vào tháng 11 năm 2019 ti thành ph Vũ Hán truyền t người sang người [4]. Các báo cáo từ gia tháng Giêng bi mt s cơ quan truyn thông như tThe Guardian vào ngày 21 tháng Giêng năm 2020 đã cho thấy được mc đ quan ngi truyn bnh t người sang người ca coronavirus này, trong khi WHO vn chưa tha nhn hoàn toàn. Sau đó, khi mc đ lan truyn đã gia tăng đáng k trong Trung Quc và lan ra ngoài nước, WHO vn mt mc không công nhận covid-19 là đi dch. Vì sao ?

Một phn, vì mt đnh nghĩ thế nào là mt đi dch (pandemic) là điều vn chưa rõ ràng và đang còn nhiu tranh cãi [5]. Có người cho rng đ gi là mt đi dch thì cn có ba yếu t : một, nó lan truyn t người này sang người khác ; hai, nó giết hi ; và ba, nó lan rng toàn cu [6]. Mãi cho đến ngày 11 tháng Ba, Dr. Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tng Giám đc ca WHO, mi công b tình trng này là đi dch. Lúc đó đã có 118.000 ca nhiễm trên 110 quc gia [7]. Trước đó, ngay t đu tháng Hai, ông Ghebreyesus đã phn đi các quc gia, t M đến Úc đến Singapore, đã đóng ca biên gii và cho rng h đã có phn ng quá thái khi tình hình chưa đến ni quan ngi như s đánh giá của WHO.

Trong khi đó, WHO vẫn nhìn nhn rng s lây lan ca Covid-19 hin nay là đáng quan ngi, nên tuyên b "nn dch là mt trường hp khn cp v sc khe cng đng thế gii" trong Bản Báo cáo Tình hung s 11 ngày 31 tháng Giêng. Thế nhưng WHO vn tin rng Covid-19 có th được ngăn chn nếu áp dng các bin pháp phát hin, cách ly, cha tr, tìm ra ngun mi và đ cao cách ly xã hội [8].

Vì WHO không có quyền hn gì lên ch quyn ca các quc gia khác, nên các quc gia như M, và Úc, cùng nhiều nước khác đã gt qua đ ngh này và liền lp tc cm các chuyến bay t lc đa Trung Quc k t ngày 1 tháng Hai [9]. Khi nghe tin này, WHO lin phn đi mnh m và tuyên bố : "Hạn chế đi li có th gây hi nhiu hơn li vì cn trở chia sẻ thông tin, chui cung ng y tế và gây hi cho nn kinh tế" [10]. Trung Quc, qua các viên chc ngoi giao ca h, cũng lên án các quc gia không theo đ ngh ca WHO : "Đúng như WHO khuyến ngh chng li các hn chế đi li, M đã chy theo xu hướng ngược li". Ông Ghebreyesus lại qu quyết rằng 151 trường hp mc bnh và mt trường hp t vong được xác nhn ti 23 quốc gia ngoài Trung Quc là s lượng nh và các trường hp này có th được qun lý mà không cn các nước s dng các bin pháp cc đoan [11].

Trong những tun sau đó cho đến ngày 11 tháng Ba, khi tình hình ngày càng trm trng, WHO mi chính thc tuyên bố Covid-19 là đại dch. Cũng vì nghe li khuyên ca WHO trước đó nên nhiu quc gia không s dng các bin pháp cng rn mnh m, trong đó không đóng ca biên gii. Và kết cuc, như chúng ta thy, là mt nn đi dch toàn cu có nguy cơ tàn phá và thay đi khủng khiếp nht đi sng con người trong thi gian ti.

Nếu WHO là mt t chc y tế toàn cu vi nhim v vô cùng trng yếu như trên nhưng vì b áp lc ca Trung Quc, hay vì không làm đúng chc năng ca mình, thì nhng người trách nhim ca WHO phi chu trách nhiệm các tác đng sâu sc ca Covid-19 lên mi mt sng trên toàn cu hin nay. Cho dù tht s WHO không chu áp lc t Trung Quc, WHO phi nhìn ra được xu hướng dch bnh gia tăng mt cách quan ngi trong thi gian đó và cn đưa ra các đ ngh thích hợp, tùy theo tình hình và kh năng ca quc gia, đ h ly quyết đnh đóng ca biên gii và đ bo v và ngăn chn tình trng lây lan, thay vì lên án hành đng đó là cc đoan hay không cn thiết.

Giả s nhiu quc gia khác, như Úc chng hn, cũng nghe theo thời WHO, thì hình hình đã ti t hơn rt nhiu ln.

Điều này cho thy WHO đã tht bi hoàn toàn trong vic thao dõi, nghiên cu, điu hướng và lãnh đo thế gii đi phó vi đi dch Covid-19 này.

Nó cũng cho thấy rng vic rà xét li cung cách làm việc, tiến trình ly quyết đnh, và đâu là nhng nguyên nhân làm cho WHO không đi đến nhng quyết đnh sm hơn và quyết đoán hơn, qua v Covid-19, s giúp cho t chc này hot đng hiu qu hơn trong thi gian ti, và sa thi nhng cá nhân nào đã tt trách trong công việc ca mình trong thi gian qua.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 15/04/2020

Tài liệu tham kho :

1. Jordan Fabian  and Justin Sink , "Trump Signs $2 Trillion Virus Bill, Largest Ever U.S. Stimulus ", Bloomberg ; 28 March 2020.

2. Stephanie Denning , "Why The $2 Trillion Stimulus Package Is Putting Dollars In The Wrong Place", 8 April 2020.

3. Michael D. Shear, Michael Crowley and James Glanz, "Coronavirus May Kill 100,000 to 240,000 in U.S. Despite Actions, Officials Say ", The New York Times, 31 March 2020.

4. Lily Kuo, in Beijing, "China confirms human-to-human transmission of coronavirus", 21 January 2020.

5. Manfred S. Green, "Did the hesitancy in declaring COVID-19 a pandemic reflect a need to redefine the term ? ", The Lancet, 13 March 2020.

6. Debora Mackenzie, "Covid-19 : Why won't the WHO officially declare a coronavirus pandemic ?", 26 February 2020.

7. Jamie Ducharme, "World Health Organization Declares COVID-19 a 'Pandemic.' Here's What That Means ", Time, 11 March 2020.

8. WHO, "Novel Coronavirus(2019-nCoV) Situation Report – 11", 31 January 2020.

9. Australia Prime Mister and Minister for Heatlh, "Extension Of Travel Ban To Protect Australians From The Coronavirus ", Media Release, 13 Feburary 2020.

10. BBC correspondents, "Coronavirus : US and Australia close borders to Chinese arrivals", 1 February 2020.

11. Lisa Schlein, "WHO Chief Urges Countries Not to Close Borders to Foreigners From China ", VOA, 3 February 2020.

Published in Diễn đàn

Covid-19 tăng tốc lây lan, hệ thống y tế Nga trước nguy cơ vỡ trận (RFI, 16/04/2020)

Vào hôm 15/04/2020, Nga đã ghi nhận con số kỷ lục là thêm 3.388 ca nhiễm virus corona, nâng tổng số người bị Covid-19 lên thành gần 25.000 người, tăng gần gấp đôi trong không đầy một tuần. Số tử vong ghi nhận chính thức là 198 người. Moskva, thủ đô Nga, lãnh phần lớn gánh nặng của dịch bệnh – gần 15.000 trường hợp - trong lúc virus corona đã lan rộng ra toàn bộ các vùng, ngoại trừ vùng Altai ở Siberia, một nơi thưa dân nhất nước.

ngatrung01

Các chuyên gia y tế tại một bệnh viện dành riêng cho bệnh nhân nhiễm virus corona, ngoại ô Moskva, Nga. Ảnh chụp ngày 14/04/2020  Reuters - TATYANA MAKEYEVA

Tình hình đáng lo ngại đến mức mà tổng thống Nga Vladimir Putin đã mất hẳn vẻ cao ngạo như từng thấy chỉ mới đây thôi, khi ông còn khẳng định dịch bệnh ở trong tầm kiểm soát, và Nga còn gởi các đơn vi quân y qua Ý phụ chống dịch, hay gởi vật tư y tế qua giúp Mỹ.

Số liệu chính thức về dịch bệnh thấp hơn nhiều so với thực tế

Hôm thứ Hai, 13/04, tổng thống Putin đã phải công khai thừa nhận trên truyền hình Nga : "Tình hình mỗi ngày mỗi thay đổi, và không theo chiều hướng tốt". Ông đồng thời cảnh báo là dịch bệnh chưa đạt đến đỉnh và đã ra lệnh cho phần lớn doanh nghiệp ngưng hoạt động cho đến cuối tháng Tư.

So với các nước như Mỹ, Ý, Tây Ban Nha, Đức hay Pháp, con số 25.000 ca nhiễm và gần 200 người chết còn tương đối khiêm tốn, nhưng bản thân chính quyền Nga cũng công nhận rằng thống kê kể trên có thể không đúng thực tế và quá thấp.

Theo thông tín viên báo Le Monde tại Nga, nhiều chuyên gia đã tỏ ý nghi ngờ những xét nghiệm không đáng tin cậy được thực hiện ở Nga, mà một chuyên gia của bộ Y tế thừa nhận là có thể sai đến 30%.

Bệnh viện Moskva có nguy cơ bị bão hòa

Thủ đô Moskva là nơi gánh chịu phần lớn nỗ lực chống dịch, tập trung khoảng 2/3 ca nhiễm Covid-19. Hôm thứ Sáu, 10/04, phó đô trưởng Anastasia Rakova đã báo động : "Các bệnh viện và lực lượng cứu thương đã hoạt động đến mức tối đa rồi".

Phát ngôn viên điện Kremlin, Dmitri Peskov cũng đánh giá: "Tình hình ở Moskva và Saint-Petersburg, nhưng nhất là ở thủ đô, khá căng thẳng do số người bệnh rất đông và tăng nhanh".

Những phát biểu trên được minh chứng bằng hình ảnh xe cứu thương nối đuôi nhau trên hàng chục mét trước các bệnh viện ở Moskva. Hình ảnh hay video trên các mạng xã hội trong những ngày cuối  tuần qua cho thấy bệnh viện ở Moskva bị tràn ngập và quá tải.

Trả lời hãng tin Anh Reuters, một tài xế xe cứu thương cho biết là anh có khi phải đợi đến 15 tiếng đồng hồ mới trao được một bệnh nhân Covid-19 cho bộ phận cấp cứu.

Tuy nhiên, Andreï M, một bác sĩ bệnh viện Moskva, sau đó đã nhiễm bệnh, đã tương đối hóa tình hình, cho rằng : "Có những bệnh viện chưa được huy động cho nên vẫn còn chỗ dự phòng. Có điều là tại những nơi đã được huy động thì tình hình rất căng thẳng. Như tại bệnh viện của tôi, hàng chục nhân viên y tế đã từ chức vào đầu nạn dịch vì không có trang bị bảo hộ, lương lại rất thấp, trong lúc tình hình rất nguy hiểm".

Hôm thứ Tư, 08/04, bên cạnh những biện pháp hỗ trợ kinh tế, tổng thống Nga còn thông báo những khoản tiền thưởng quan trọng cho bác sĩ và nhân viên y tế tham gia chống dịch.

Hạ tầng cơ sở y tế cũ kỹ tại các địa phương

Một trong những hậu quả của tình hình dịch bệnh nghiêm trọng thêm ở thủ đô Nga với hơn 12 triệu dân cư, là các biện pháp phong tỏa đã được tăng cường, với chế độ giấy thông hành điện tử áp dụng cho những trường hợp phải ra khỏi nơi cư trú.

Tại các tỉnh thì biện pháp phong tỏa ít nhiều nghiêm ngặt tùy theo địa phương, cho dù phần lớn đều theo gương Moskva. Tình hình những nơi này được theo dõi kỹ vì chất lượng bệnh viện rất đáng lo ngại : không những hạ tầng cũ kỹ, mà còn thua xa thủ đô về số lượng bác sĩ và phương tiên chữa trị như máy trợ hô hấp chẳng hạn.

Nhiều tin không lành đã đến dồn dập từ khu vực Saint-Pétersbourg, Nijni-Novgorod, Crimea… Tại nhiều vùng, chính bệnh viện lại là tâm dịch, như ở Cộng hòa Komis tại miền bắc nghèo khó, chính quyền đã phải cách ly 6 bệnh viện cho dù đó không phải là nơi được huy động vào việc chống Covid-19.

Căng thẳng xã hội bùng lên theo đà dịch bệnh

Virus corona lây lan cũng đã gây ra tình hình căng thẳng trong quan hệ xã hội, được thấy rõ trên các mạng xã hội : Tại nhiều vùng những người mang virus đến đã vạch mặt chỉ tên và bị kỳ thị. Những thành phần "giàu có", tức có khả năng để đi Moskva hay ra nước ngoài, cũng bị chỉ trích, nhất là khi giới này không tôn trọng các biện pháp cách ly đưa ra từ đầu dịch nhắm vào những người từ nước ngoài trở về.

Tại Tchetchenia, một cuộc điều tra do báo Novaïa Gazeta công bố hôm thứ ba, 14/04, hàm ý cho rằng số 64 trường hợp được ghi nhận chính thức (do những người hành hương ở Mecca mang về) thấp hơn nhiều so với thực tế.

Trên vấn đề này, các tuyên bố của tổng thống Tchetchenia Ramzan Kadyrov, đồng hóa những người nhiễm virus với quân "khủng bố" đã gây lo sợ và khiến cho nhiều bệnh nhân không dám khai báo với cơ quan y tế. Cho dù vậy, nhiều bệnh viện ở Cộng hòa này đã bị cách ly.

Mai Vân

*******************

Covid-19 : Trung Quốc tăng cường kiểm soát biên giới với Nga (RFI, 14/04/2020)

Trung Quốc đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng thứ hai dịch bệnh Covid-19. Thắt chặt kiểm soát biên giới với nước láng giềng Nga để hạn chế các ca lây nhiễm đến từ quốc gia này được coi là một trận tuyến mới trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Trung Quốc.

ngatrung1

Cảnh sát mặc bảo hộ y tế tại sân bay Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc, ngày 11/04/2020 Reuters - HUIZHONG WU

Theo báo Le Figaro, tỉnh Hắc Long Giang ở biên giới Trung-Nga hôm qua 13/04/2020 ghi nhận 79 ca mới nhiễm virus từ nước ngoài. Hôm nay, các cơ quan truyền thông Nhà nước Trung Quốc cho biết tất cả những trường hợp trên đều liên quan đến người Trung Quốc trở về từ Nga. Các ca bệnh nói trên chiếm phần lớn trong tổng số 89 ca mới nhiễm virus được công bố tại Hoa lục.

Cho tới nay, theo số liệu chính thức của bộ Y Tế Trung Quốc, tổng số ca dương tính với virus corona là 82.249 người, số ca tử vong là 3.341. Hôm qua, chính quyền không ghi nhận thêm ca tử vong nào.

Trung Quốc cho phép thử nghiệm lâm sàng vác-xin chống virus corona

Hôm nay, Tân Hoa Xã loan tin Trung Quốc phê chuẩn việc tiến hành những thử nghiệm lâm sàng đầu tiên trên người về hai loại vác-xin mới chống virus corona. Hồi tháng Ba, Bắc Kinh đã bật đèn xanh cho một thử nghiệm lâm sàng đối với một loại vác-xin do Viện Hàn Lâm Quân Y Trung Quốc và công ty công nghệ sinh học HK CanSino Bio phối hợp nghiên cứu.

Thùy Dương

***************

Virus corona tăng tốc lây lan, Moskva dùng thông hành điện tử chống dịch (RFI, 14/04/2020)

Hôm 13/04/2020, thành phố Moskva khởi động một hệ thống giấy thông hành điện tử để gia tăng kiểm soát lệnh phong tỏa trong thủ đô Nga, hiện là tâm chấn của dịch Covid-19 tại nước này, với các dịch vụ y tế đang bị quá tải.

ngatrung2

Moskva, thủ đô Nga, đã quyết định áp dụng thông hành điện tử kể từ ngày 13/04/2020 để gia tăng kiểm soát lệnh phong tỏa. Ảnh minh họa. SERGEI GAPON / AFP

Theo hãng tin AFP, giấy thông hành điện tử có thể được tải về từ trang web của tòa đô chính Moskva. Người dân thủ đô Nga phải sử dụng giấy thông hành này khi di chuyển bằng xe hơi hoặc các phương tiện giao thông công cộng, để đi làm, đi khám bác sĩ hoặc đến các nhà nghỉ ở miền quê.

Hiện giờ, dân Moskva vẫn được tự do đi bộ để đi mua hàng ở siêu thị hoặc dắt chó đi dạo, nhưng tòa đô chính báo trước là nếu cần, họ sẽ áp dụng hệ thống thông hành điện tử đối với cả những người đi bộ.

Ngoài biện pháp nói trên, hôm thứ Sáu 10/04 vừa qua, đô trưởng Moskva Sergueï Sobianine còn ra quyết định tạm ngưng hoạt động đối với hầu như toàn bộ các công ty, xí nghiệp không thiết yếu.

Mặc dù chính quyền địa phương đã ban hành các biện pháp phong tỏa, buộc 75% dân số Moskva phải ở trong nhà, theo ông Sobianine, tình hình dịch bệnh ở thủ đô Nga đã trở nên trầm trọng hơn vào tuần trước. Đô trưởng Sobianine dự báo tình hình trong những tuần tới sẽ rất "khó khăn".

Tổng thống Vladimir Putin đã quyết định trên toàn lãnh thổ nước Nga tháng Tư là tháng nghỉ được trả lương đối với những người không thể làm việc do lệnh phong tỏa.

Hôm nay, nhà chức trách Nga thông báo trong vòng 24 tiếng đồng hồ qua, nước này đã có thêm 2.558 người bị lây nhiễm virus corona chủng mới, cho thấy dịch Covid-19 đang lây lan nhanh hơn. Từ đầu mùa dịch cho tới nay, chưa bao giờ số ca mới trong một ngày ở Nga lại cao như thế. Như vậy, cho tới nay, Nga có tổng cộng 18.328 người bị nhiễm Covid-19 và 148 ca tử vong.

Thanh Phương

Published in Quốc tế

Covid-19 đã làm lộ rõ bản chất của nhà cầm quyền Trung Quốc trước toàn thế giới

Dịch bệnh đã xuất hiện ở thành phố Vũ Hán từ tháng 12/2019, nhưng nhà cầm quyền Trung Quốc vẫn bưng bít thông tin, ai lên tiếng cảnh báo như bác sĩ Lý Văn Lượng thì bị cảnh sát mời lên làm việc, bị giới chức Vũ Hán khiển trách vì "lan truyền tin đồn", "phát tán thông tin sai lệch làm xáo trộn nghiêm trọng trật tự xã hội". Sau khi bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời vào tháng 2/2020 vì bị nhiễm Covid-19, rất nhiều người dân Trung Quốc đã phẫn nộ, chỉ trích chính phủ về cách đối xử với bác sĩ Lượng và cho rằng nếu họ lắng nghe những lời cảnh báo của những người như bác sĩ Lượng vào thời điểm đó và có biện pháp phòng chống dịch sớm hơn thì Trung Quốc đã có thể ngăn ngừa và kiểm soát sự lây lan virus tốt hơn.

thaydoi1

Đại dịch Covid-19 rồi sẽ qua đi, như mọi thảm họa khác, nhưng sau đó, ngoài mối lo đại dịch sẽ để lại những hậu quả nặng nề, lâu dài đến nền kinh tế và đời sống của hàng tỷ con người trên trái đất

Đến khi Bắc Kinh chính thức thông báo về dịch bệnh vào ngày 20/1/2020 thì virus không chỉ đã lây lan tại rất nhiều thành phố của Trung Quốc mà còn lan ra bên ngoài thế giới.

Thời gian Trung Quốc phải chiến đấu với đại dịch, các nước Mỹ, Châu Âu..., thậm chí ngay cả một nước nghèo như Việt Nam đều gửi khẩu trang, trang thiết bị y tế tới để giúp. Nhưng khi Trung Quốc tạm thời kiểm soát được dịch bệnh, nhà cầm quyền Bắc Kinh bèn nỗ lực tìm cách lấy lại hình ảnh xấu xí của nước này. Như một số bài báo quốc tế nhận định, Bắc Kinh tìm cách "tẩy xóa", "viết lại lịch sử" con virus đã gây ra đại dịch Covid-19, giống như họ đã từng "tẩy xóa", "viết lại lịch sử" nước Trung Hoa từ khi có đảng cộng sản lên nắm quyền, viết lại lịch sử Hong Kong, Tây Tạng, Biển Đông… Bắc Kinh tìm cách chối cãi rằng dịch bệnh không phải bắt nguồn từ Vũ Hán mà từ Ý, hoặc cho lan truyền những thuyết âm mưu kiểu như quân đội Mỹ đã đưa con virus này vào Trung Quốc… Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh vận hành hết năng suất để tạo ra hình ảnh Trung Quốc đã khống chế thành công dịch bệnh và đang quay sang giúp đỡ, viện trợ các nước trong khi các cường quốc phương Tây thì lao đao, khốn đốn.

Nhưng thật ra Bắc Kinh có thật có lòng tốt giúp đỡ các nước khác ? Không hoàn toàn như vậy. Họ chỉ viện trợ một số lượng rất ít, còn lại là bán-từ khẩu trang, mặt nạ, bộ dụng cụ xét nghiệm… và bán với giá đắt hơn nhiều lần. Ngay giữa đại dịch khi nhiều quốc gia phải bỏ hàng trăm, hàng tỷ USD, EUR để chống dịch, nuôi dân và cứu vãn nền kinh tế thì Trung Quốc vẫn có cơ hội để làm ra tiền nhờ những hợp đồng "khủng" này. Nhưng thói gian thương, làm ăn ẩu tả, đã khiến Trung Quốc bị bẽ mặt khi các nước lần lượt phản ứng vì chất lượng hàng của họ.

Cho tới nay, có ít nhất 10 nước nhận phải khẩu trang, bộ xét nghiệm "dỏm" từ Trung Quốc, như Cộng hòa Czech, Tây Ban Nha, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh… (1). Pakistan thì tố Trung Quốc gửi khẩu trang làm từ "vải đồ lót" (2)…

Có nghĩa là Bắc kinh đã có cơ hội bằng vàng để làm ăn và cải thiện hình ảnh, nhưng họ lại làm hỏng thêm !

Trong những ngày vừa qua, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế quốc tế WHO đang bị nhiều quốc gia chỉ trích mạnh mẽ vì phản ứng chạm chạp, kém cỏi trước đại dịch và vì thái độ thân Trung Quốc khá lộ liễu. Ông Tedros đã bao che, bênh vực Trung Quốc bất chấp cách xử lý tệ hại của nước này trước đại dịch, đã giúp Bắc Kinh giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của đại dịch, ông Tedros cũng bị chỉ trích vì đã hành xử không công bằng đối với Đài Loan theo sức ép từ Bắc Kinh.

Một đơn kiến nghị trực tuyến trên trang Change.org kêu gọi Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chức đã thu được hàng trăm ngàn chữ ký.

Được biết, Trung Quốc là nước đã có nhiều tác động để ông Tedros đạt được vị trí tổng giám đốc WHO bằng cách sử dụng những cam kết về tài chính để lôi kéo các quốc gia đang phát triển bầu cho Tedros, từ đó giúp ông chiến thắng ứng cử viên David Nabarro của Anh để trở thành người đứng đầu WHO.

Và không chỉ có WHO, bàn tay nhám nhúa của Đảng cộng sản Trung Quốc từ lâu nay đã tìm cách luồn lách, cài cắm người vào các tổ chức quốc tế để thao túng, lèo lái theo những mục tiêu, ý đồ có lợi cho Trung Quốc.

Chưa kể, ngay trong những ngày thế giới đang phải gồng mình chiến đấu với dịch cúm Vũ Hán, nhà cầm quyền Bắc Kinh vẫn không quên những mục tiêu, tham vọng của họ. Hàng loạt các sự việc xảy ra như tàu cá Việt Nam bị tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm ngày 2/4, Trung Quốc cho "lập các trạm nghiên cứu ở Đá Chữ Thập và Đá Xu Bi, hạ cánh máy bay quân sự chuyên dụng ở Đá Chữ Thập và triển khai dân quân biển đến Trường Sa"… (3), đẩy nhanh quá trình hoàn thiện máy bay đổ bộ AG600 và công bố sắp thử nghiệm trên biển (4)…

Dân tộc Việt Nam, vốn đã có quá nhiều kinh nghiệm đau thương, cay đắng trong lịch sử, nên không hề nghi ngờ gì về tham vọng và chiến lược "đường dài" của Trung Quốc : bắt đầu là độc chiếm Biển Đông tiến tới vươn lên bá chủ toàn cầu. Và Bắc Kinh luôn luôn biết cách chớp lấy những thời cơ thuận tiện để thực hiện tham vọng đó. Đại dịch Covid-19 này cũng là một trong cơ hội như vậy.

Trong khi đó, các nước phương Tây cũng nhìn thấy những mặt xấu của chế độ độc tài Trung Quốc, nhưng một phần, những năm vừa qua mối lo ngại và mục tiêu đề phòng chính của các nước phương Tây là những nhóm khủng bố cực đoan Hồi giáo, mặt khác, có lẽ họ không thấy hết được mức độ tham vọng cũng như mưu mô phá hoại các thể chế tự do dân chủ trên thế giới bằng rất nhiều cách thức khác nhau của Bắc Kinh.

Chỉ hy vọng rằng, qua đại dịch này và một số sự kiện khác sẽ khiến cho các nước phương Tây hiểu rõ hơn Trung Quốc.

Một thế giới lỏng lẻo hơn, dễ bị chia rẽ hơn

Hơn bao giờ hết, thế giới cần có sự đoàn kết chặt chẽ và cần có sự lãnh đạo của một cưởng quốc đứng đầu để cùng nhau có chiến lược lâu dài ngăn chặn "kẻ khồng lồ xấu xa" này. Thế nhưng, điều đáng buồn là chúng ta lại đang nhìn thấy một thế giới chia rẽ, co cụm lại với những vấn đề của chính mình. Các quốc gia trong khối EU vốn đã có nhiều khủng hoảng, trong đại dịch này khi mỗi nước đều phải đóng cửa biên giới với nước khác, đểu vật lộn với đại dịch và không thể giúp đỡ được nhau, thì liệu khi đại dịch qua đi, khối EU nói riêng và các quốc gia Châu Âu nói chung có còn đoàn kết gắn bó ?

Nước Mỹ kể từ khi Donald Trump lên làm Tổng thống với chính sách America First đã dần dần rút khỏi vị trí lãnh đạo thế giới tự do. Mối quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh cũng xấu đi nhiều do cung cách ứng xử thất thường và cách Trump thường đòi hỏi các nước phải đóng góp nhiều hơn nếu muốn Mỹ tiếp tục hỗ trợ về quân sự. Lối tiếp cận này có thể làm cho những người Mỹ theo chủ nghĩa dân túy cảm thấy thỏa mãn, nhưng thật sự có những cái lợi, cái hại không thể chỉ tính bằng tiền. Cần hiểu rằng sức mạnh của Mỹ không chỉ nằm ở kinh tế, quân sự, quốc phòng, mà còn nằm trong ảnh hưởng của nước Mỹ đối với thế giới và những mối quan hệ bạn bè đồng minh gắn bó-là hai thứ mà Nga và Trung Quốc tuy cũng là những cường quốc nhưng không có được và Trung cộng hiện đang cố gắng để đạt được bằng cách dùng tiền mua chuộc các nước như chúng ta thấy.

Song đồng tiền không phải lúc nào cũng mua được sức mạnh mềm và đồng minh. Trong rất nhiều cuộc chiến tranh mà nước Mỹ phát động hoặc tham gia trên thế giới, nhiều quốc gia từ Anh, Pháp, Đức, khối NATO… đã sát cánh với Mỹ. Chỉ một ví dụ : khi nước Mỹ phải trải qua sự kiện 11/9 bao nhiêu nước đồng minh đã đồng lòng ủng hộ Mỹ, đã đổ máu cùng với người Mỹ trên những chiến trường xa xôi ở Trung Đông để lấy lại danh dự cho nước Mỹ. Liệu bây giờ có nước nào muốn đổ máu hy sinh vì Nga hay Tàu ? (trừ Đảng cộng sản Việt Nam trước kia vì ngu muội đã hy sinh xương máu của dân mình)

Nhưng nước Mỹ bây giờ đã khác. Trong đại dịch này hình ảnh của nước Mỹ càng khác. Ngay mới đây, thời Cựu Tổng thống Obama, nước Mỹ vẫn ở trong vị trí lãnh đạo toàn cầu trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 hay đại dịch Ebola 2014, thì với đại dịch cúm Vũ Hán này nước Mỹ lao đao xử lý, lo cho mình còn không xong, con số người bị nhiễm và người chết đứng nhất thế giới (tất nhiên, không kể con số của Tàu có đáng tin hay không), còn phải đi mua khẩu trang, vật tư y tế… của Tàu, và giành giựt với các đồng minh lâu đời như Pháp, Canada, Đức… để mua.

Và một khi Mỹ tự rút khỏi vai trò của mình, một khi mối quan hệ giữa Mỹ và các nước đồng minh lỏng lẻo đi thì tất nhiên Trung Quốc sẽ tỉm cách nhảy vào thế chỗ.

Đại dịch Covid-19 rồi sẽ qua đi, như mọi thảm họa khác, nhưng sau đó, ngoài mối lo đại dịch sẽ để lại những hậu quả nặng nề, lâu dài đến nền kinh tế và đời sống của hàng tỷ con người trên trái đất, thì tình hình, trật tự thế giới sẽ thay đổi ra sao cũng đáng lo ngại không kém.

Song Chi

Nguồn : RFA, 12/04/2020 (songchi's blog)

(1) Đọc : "Coronavirus test kits withdrawn in Spain over poor accuracy rate", The Guardian, "Netherlands recalls hundreds of thousands of defective Chinese face masks", EuroNews, "Countries reject China pandemic product batches", Finacial Times, "U.K. Purchased Millions of Unreliable Coronavirus Tests from China", National Review…

(2) Pakistan gets Chinese underwear as N95 masks", International Business Times.

(3) Đọc bài : "Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm : 'Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy mạnh độc chiếm Biển Đông', BBC.

(4) Đọc bài "Bắc Kinh đẩy nhanh năng lực điều binh khẩn cấp khắp Biển Đông", Thanh Niên.

Published in Diễn đàn

Thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc đã mở cửa lại với thế giới sau 11 tuần bị "giam lỏng" nhằm chận dịch virus corona chủng mới lây lan. Dịch bệnh xem như được khống chế, Trung Quốc giờ triển khai "ngoại giao khẩu trang" trên toàn thế giới. Thế nhưng, nhà báo Frederic Lemaitre trên tờ Le Monde (11/04/2020) nhận xét rằng có nhiều yếu tố cho thấy cuộc khủng hoảng này, tuy là dịch tễ, ngoại giao và kinh tế, nhưng cũng đủ nghiêm trọng để gây ra những căng thẳng chính trị tại Trung Quốc.

noibo1

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong một lần đến Vũ Hán, bị phong tỏa vì dịch virus corona, ngày 10/03/2020. Reuters - XINHUA

Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc che giấu tầm mức nghiêm trọng của khủng hoảng, tranh cãi dấy lên tại Hà Lan và Tây Ban Nha về chất lượng trang thiết bị y khoa do Trung Quốc cung cấp và những căng thẳng với Moskva do những ca nhiễm bệnh mới xuất hiện ở đông bắc Trung Quốc, vùng biên giới giữa hai nước đặt Bắc Kinh trong thế phòng thủ. Nhất là ở trong nước, căng thẳng đang chực chờ.

Về mặt chính thức, 5 triệu dân Trung Quốc mất việc làm kể từ đầu năm nay. Trên thực tế, một số nghiên cứu cho thấy gần 180 triệu việc làm đã biến mất trong lĩnh vực dịch vụ. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post trích dẫn một nhà kinh tế học thuộc quỹ Upright Assets cho rằng "thất nghiệp tạm thời" dường như tác động đến hơn 200 triệu người. Một mối họa xã hội tiềm tàng tại một đất nước không có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp. Xóa bỏ nạn đói nghèo, lẽ ra phải là một trong những thắng lợi lớn của Đảng cộng sản Trung Quốc năm 2020 này, kể từ giờ khó được bảo đảm. Ông Gérard Araud, cựu đại sứ Pháp tại Mỹ cho rằng "người ta đã đánh giá thấp các điểm yếu của Trung Quốc".

Không được quyền chỉ trích

Vũ Hán, tâm dịch Covid-19, nhưng cũng là tâm điểm của những căng thẳng. Lệnh phong tỏa thành phố đúng là đã được chính thức dỡ bỏ, nhưng trở lại Bắc Kinh không phải dễ dàng. Không quá 1.000 người mỗi ngày trong khi có ít nhất 11.000 ứng viên muốn khởi hành về thủ đô.

Chiến dịch tuyên truyền hiện nay ca ngợi những "anh hùng Vũ Hán" cũng chẳng phải là một sự ngẫu nhiên. Đầu tháng Ba, bí thư thành ủy Vũ Hán, Vương Trung Lâm (Wang Zhonglin), đã có một ý tưởng "tuyệt vời" tổ chức một chiến dịch để cư dân thủ phủ tỉnh Hồ Bắc bày tỏ "lòng biết ơn" đối với Tập Cận Bình. Làn sóng phản đối trên mạng xã hội mạnh mẽ đến mức chiến dịch tuyên truyền phải đổi ý. Từ giờ, chính đảng phải biết ơn người dân Vũ Hán.

Tác giả nhắc lại, ngày 03/4, trong một đoạn video, ông Vương Thần (Wang Chen), một chuyên gia về các bệnh đường hô hấp, chủ tịch Viện các ngành Khoa học Y Trung Quốc, bị cách ly ở Vũ Hán, mạo muội lên tiếng chỉ trích về cách quản lý khủng hoảng trong một cuộc thảo luận chuyên đề. Ông cho rằng Hoa Kỳ và Châu Âu đã có một cách quản lý lệnh phong tỏa "hợp lý" hơn. Theo ông, chỉ có các nhà khoa học mới có thể ngăn chận được dịch bệnh. Một lời phê phán ngầm nói đến một chính sách quản lý khủng hoảng.

Điều ngạc nhiên là đoạn video đó vẫn còn trên mạng ngày 10/4, dấu hiệu cho thấy có thể có những tranh luận trên thượng tầng lãnh đạo. Một nhà ngoại giao phương Tây nhận định : "Cứ mỗi lần có khủng hoảng ở trong nước, Đảng cộng sản Trung Quốc lại chia rẽ. Đó là những gì từng xảy ra vào năm 1976 khi Mao qua đời, và năm 1989 với phong trào sinh viên Thiên An Môn. Lần này cũng vậy".

Tập Cận Bình "đóng chốt" bộ máy cầm quyền

Trong đối ngoại, những bất đồng này còn hiện rõ. Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, ngày 12/3 tuyên bố "rất có thể là quân đội Mỹ đã mang virus đến Vũ Hán". Vài ngày sau, Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), đại sứ Trung Quốc tại Washington, phán rằng một thuyết như thế là "điên rồ" và "chỉ có các nhà khoa học" mới xác định được nguồn gốc của virus. Rõ ràng hai tuyên bố này là hai đường hướng khác nhau.

Theo nhận định của một nhà quan sát với thông tín viên nhật báo tại Bắc Kinh, "đúng là có những hồng quân mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc thật sự, nhưng cũng có những kẻ cơ hội trở thành hồng quân, vì họ nghĩ rằng như vậy sẽ có lợi cho sự nghiệp của họ, và còn có những người lão luyện trong ngành ngoại giao, như Thôi Thiên Khải chẳng hạn, tìm cách kháng cự". Một nhà quan sát khác lưu ý thêm rằng "giữa những người bắt đầu sự nghiệp dưới thời Đặng Tiểu Bình luôn xúc tiến mở cửa Trung Quốc và những người phải hoàn toàn hoặc gần như chịu ơn Tập Cận Bình, là một hố ngăn cách thế hệ".

Việc tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng, ngày 02/4 đã để cho bà Phó Oánh (Fu Ying), một gương mặt tiêu biểu của ngành ngoại giao, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Trung Quốc lên tiếng ngầm ủng hộ ông Thôi Thiên Khải, cho thấy rằng những vị lão thành vẫn chưa buông vũ khí.

Trong bối cảnh căng thẳng này, Tập Cận Bình thật sự có thể trông cậy vào ai ? Kể từ cuối tháng Hai, sáu thành viên khác của Ban Thường vụ Trung ương Đảng, trung tâm quyền lực, đã giữ im lặng một cách lạ lùng. Một nhà quan sát phương Tây nói "bởi vì tại đất nước này, khi họ không đồng tình, họ im lặng".

Ngày 07/4, thông báo mở điều tra của ủy ban kỷ luật đảng nhắm vào Nhậm Chí Cường (Ren Zhiqiang), một "hoàng tử đỏ" – cách gọi con trai của những quan chức chính trị Trung Quốc thời Mao Trạch Đông – và cũng là cựu doanh nhân ngành bất động sản đã trở thành một đề tài để tranh luận. Người này, hồi cuối tháng Hai, đã mạnh mẽ chỉ trích cách điều hành chuyên chế của Tập Cận Bình.

Lời giải thích hiển nhiên nhất chính là không một ai được phép chỉ trích tổng bí thư đảng mà không bị trừng phạt. Nhưng chính sự gần gũi – thậm chí quá thân mật – giữa Nhậm Chí Cường với Vương Kỳ Sơn, phó chủ tịch và là đồng minh chính giúp ông Tập Cận Bình thâu tóm quyền lực khiến một số nhà quan sát nghĩ đến một giả thuyết khác : Khi hạ Nhậm Chí Cường, chính ông Vương mới là đích nhắm. Về điểm này, nhà báo Frederic Lemaitre nhìn nhận khó có thể khẳng định.

Có điều chắc chắn là, chính Tập Cận Bình giữ quyền bổ nhiệm và sắp đặt người của mình vào các chốt quan trọng. Ông vừa bổ nhiệm hai người thân cận, Cung Chánh (Gong Zhang) và Sun Licheng lần lượt vào các vị trưởng chủ tịch thành phố Thượng Hải và bí thư thành ủy thành phố Tế Nam (tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc). Người thứ nhất thăng tiến sự nghiệp chủ yếu trong ngành hải quan và người thứ hai là kỷ luật và an ninh công cộng. Từ những quan sát này, một nhà phân tích kết luận : "Rõ ràng là ông Tập đang đóng chốt bộ máy".

Minh Anh lược dịch

Nguồn : RFI, 12/04/2020

Published in Diễn đàn

Suốt tun va qua, song song vi nhng thông tin, hình nh làm nhiu người m lòng vì được biết, được thy người Vit hi h s chia, nâng đ nhau bng đ mi kiu đ nhng người yếu thế có th cm c, gượng dy vượt qua đ loi khó khăn, thiếu thn do Covid-19 tạo ra. Cũng tun va qua, c mng xã hi ln h thng truyn thông chính thc tranh lun vi nhau v cách cho, cách nhn cũng như cách đánh giá các thông tin, hình nh này.

amlong0

Người Vit hi h s chia, nâng đ nhau bng đ mi kiu đ nhng người yếu thế có th cm c, gượng dy vượt qua đ loi khó khăn, thiếu thn do Covid-19 tạo ra - Ảnh phát lương thực miễn phí - Hình minh họa.

Đầu tun, tranh lun hướng vào chuyn h thng truyn thông gii thiu hàng loạt "tm gương" tuy cơ cc nhưng vn tích cc đóng góp cho chính ph phòng, chng Covid-19. Qua facebook, Nguyn Khoa Phước nhn vi Trưởng Ban Tuyên giáo ca Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam rng : Gom tiền ca c nhng c già neo đơn là vic làm t hi vì ngược đi và bt nhân. Đã vy bn điếm bút còn làm rùm beng. Điu đó ch gây hiu ng ngược và làm b mt vn dĩ không my sáng sa ca đng ta xu thêm (1).

Nguyễn Lân Thng thì vch trn thù đon dùng "chim mi" làm "gương". Tuy h thng truyn thông chính thc c tình nhấn mnh, nhng "tm gương" đu nghèo mà vn tn lc đóng góp cho chính ph nhưngcùng vi nhiu facebooker khác, Thng dùng chính nhng tm nh mà h thng truyn thông bày ra, đ chng minh "chim mồi"gi nghèo, đeo rt nhiu vàng (2). Tương t, Mc Vit Hng khuyến cáo : Việt Nam nên thôi li nhi kiu này vì chướng lm, chi lm. Mun làm gương thì các viên chc hiến nhà, hiến xe, góp vàng, góp USD, đng "bòn kh rách sm dù, sơn kiu, hút máu dân làm rượu, làm trà" na". Nhn tin bán gà ca mt c già hơn 80 mà không thy dơ à (3) ?

***

Sau khi ngưng tuyên truyn v các "tm gương", đến gia tun va qua, h thng truyn thông chính thc bt đu xi lên và thi nhau phê phán "những k vô liêm s" tranh cướp vt phm h tr người nghèo. Có không ít phóng viên của nhiu cơ quan truyn thông chính thc túc trc ti nhng đim phân phát vt phm h tr người nghèo, quay phim chp nh nhng ngườăn mặc tươm tt, đi xe tay ga, ng ti chung cư đến các đim mà người Vit t chc phân phát vt phm cu tr cho nhng đng bào đang hết sc khó khăn, thiếu thn khi kinh tế, xã hi tê lit bi Covid-19 đ nhn quà ri bày ra trên Internet .

Theo phản ánh ca nhiu người tham gia cu tr người nghèo trên mạng xã hi, vic lm dng lòng tt là chuyn có tht nhưng chuyn h thng truyn thông chính thc xúm vào khai thác, ch trích nng li tt c nhng người có v không nghèo thì li hoàn toàn bt thường. Nguyen Dan gi vic xúm vào đào bi, mit th như thế là suy nghĩ nghèo hèn, là "rác rưởi ca nhn thc hèn h" và thắc mc : Ai cho anh quyền phán xét hành đng ca h ri công khai s nhc h. Làm sao anh biết h giàu khi ch da vào b ngoài ca h ? Nếu h đang khó khăn cn được giúp đ thì sao, cho dù họ không khó khăn vn đến ly quà thì sao ? Dan nhấn mnh : Việc h làm không phm pháp.

Dân kể : Khi quán cơm N Cười đu tiên được m, khá nhiu người lo ngi s có nhng người không khó khăn, tranh phn ca người nghèo. Tuy nhiên sau đó mt thi gian ngắn, mọi người nhn ra suy nghĩ đó là sai lm. Đúng là có nhng người ăn mc tươm tt đã vào nhưng sau đó h đóng góp rt nhiu và nhng quán cơm N Cười tn ti được là nh nhng người đó. H đến vì mun kim tra xem thc ăn, cách phc v có đúng như đã giới thiệu hay không. Gi d, nếu có nhng người "giàu" đến ăn thì đó cũng không phi là vn đ nghiêm trng. Đó là cách đ nhân ái lan ta khp nơi. Đó mi là đích ca thin nguyn.

Bà Chau Thi Phan – một trong nhng người sáng lp và đang điu hành chui quán cơm N Cười – góp thêm : Dân miền Nam tính cách lè phè, ít chú trng b ngoài, chưa k min Nam nng nhiu, nóng nên mi người ăn mc gin tin, trái ngược hoàn toàn vi dân min Bc qun là, áo lượt, min Bc li hay mưa, lnh nên đàn ông rt ưa mc áo vest bất k giàu nghèo. Không quen nhìn, đôi khi thy mc cười. Nói chuyn này đ thy vic phê bình nhng người mc vest, đi xe xn ly đ t thin là giàu mà tham đôi khi không chính xác. Biết đâu phía sau áo vest, xe xn là cuc sng đy cay cc, thiếu trước ht sau (4)…

Nguyễn Hưng cũng không đng tình khi h thng truyn thông chính thc mit th nhng người dường như không nghèo mà nhn vt phm cu tr. Facebooker này k chuyn mt người bn là ha sĩ, c thy ông ta mc đp đến nhà là sau đó s nghe hỏi mượn tin. Hưng góp ý : Không nên xét đoán vẻ ngoài và cũng đng lo nếu có chuyn "thu gom" vì điu đó cũng chng làm cho nhng người lm dng "giàu" thêm. Đồng thi lưu ý : La làng sẽ khiến nhiu người không còn dám đi nhn quà cu tr thay nhng người già cả mà neo đơn, bnh tt nên không đến tn nơi. Đng não s nghĩ ra được cách làm đúng đ hn chế lm dng. Hn chế lm dng không phi là xa xói, nhc m(5).

Cũng với suy nghĩ tương t, Pham Doan Trang tâm tình : Đời mình có nhng lúc sng không hơn ăn mày bao nhiêu, kể c khi đang làm báo, nên mình rt hiu chuyn này. Phi đi nhn quà t thin là ni đau ln lm ch chng đc chí, sung sướng gì đâu. Không đói quá, chng ai làm thế ! Mùa dch, ai cũng mang khu trang che kín mt, khó b nhn din, ni sợ b phát hin gim đi. Tuy nhiên nhng khó khăn v kinh tế đã l rõ. T đây, suy ra, có kh năng cao là s người cn qùa t thin s tăng vt, cao hơn nhiu so vi bình thường, s có c nhng người vn dĩ đã khó khăn lm ri nhưng chưa dám đi xin nhp cuộc (6).

Để giúp mi người bình tâm, không b h thng truyn thông chính thc kích đng và tr thành khc nghit, thm chí vì nghi ngi b lm dng mà chùn tay trong vic giúp đ đng loi, Văn Thành X k rng đã vào Google, th dùng cm t "cng khu công nghiệp gi tan ca" đ xem phương tin đi li ca công nhân. X đã th phóng ln mt tm nh mi va được chp trước Công ty Pouchen và đếm được ít nht có 16 người dùng… xe tay ga - tiêu chí mà các cơ quan truyn thông chính thc xác đnh là… giàu. X khuyên Báo chí nên xin lỗi khi mit th nhng người đi xe tay ga xin go vì h cũng thuc thành phn d tn thương ch không như nhiu nhà báo nghĩ (7) !

Những suy nghĩ như va k cui cùng cũng có tác đông nht đnh đến báo gii, Ngày Nay va có mt bài v "Người nghèo ph" (8), bày tỏ s không đng tình trước hin tượng báo gii gi nhng người mà "b dng có điu kin" đến nhn vt phm cu tr "những k giàu sang vô liêm s". Ngày Nay nêu thắc mc vi các đng nghip : Thay vì chất vn, ti sao h li đến nhn nhng món quà cu tr chng đáng là bao, ti sao không đt vn đ theo hướng ngược li : Dù nhng món quà y chng đáng là bao, vì sao h li phi mt dày" như vy ? Có bao nhiêu gia đình sống các thành ph không đt chun h nghèo nhưng có biến c dù nh cũng phi đi vay ?..

Tờ báo này cho rng : Khẩu hiu ca nhiu đim tng nhu yếu phm trong mùa dch này : "Nếu bn khó khăn, xin c ly dùng. Nếu bn n, xin nhường cho người khác" rt sáng to và nhân văn. Trong nhng gói quà có gì ? Vài gói mì, vài quả trng, vài thanh xúc xích ăn lin. Sang hơn thì là ký go, chai nước mm,… Quy ra tin thì nh nhưng thc s thiết thc và vì thiết thc nên tht m áp. Do vy, nếu ai đó trông "b dng có điu kin" li ghé nhn quà phát chn, hãy tin là h thc s khó khăn. Ngay cả nếu h không khó đến mc cn gói mì hay ký go, rt có th h cn s s chia mt chút hơi m gia nhng con người.

***

Cho dù tại Vit Nam, lnh nhà và gi khong cách khi ra ngoài đ ngăn nga Covid-19 lây lan trên din rng vn còn hiệu lực cho đến 15 tháng 4 nhưng đường sá nhiu thành ph đã bt đu đông tr li, Hoàng Tư Giang nhn đnh đó là điu tt nhiên khi dạ dày bt đu sôi. Tình trạng va k là thc tế sinh đng ca nn kinh tế va hè, rt nhiu người da vào đường ph đ kiếm ăn. Họ chy ăn tng ba, không có tích lũy, không th vay mượn. Phi ra đường vì b thôi thúc bi d dày lép kp, vì tiếng khóc đòi ăn ca con,… Giang lưu ý, kinh tế va hè là mt phn ca khu vc kinh tế phi chính thc tương đương 30% GDP ca Vit Nam.

Giang lưu ý : Kinh tế va hè to ra vic làm cho khong 20 triu lao đng Vit Nam và là ln nht so vi các khu vc khác. Nhng người phi bám vào va hè là nhng người d tn thương nht, d b đói nht. Đã có nhiu sáng kiến giúp h : Nhng người bán rong, chạy xe ôm, th h,… Tuy nhiên chc chn nhng tm lưới h tr đó còn đ lt rt nhiu người. Khi nhiều người không th nhà vì d dày lép kp, h s tiếp tc đ ra đường, k c khi phi đi din vi nguy cơ b bt – b pht. Trong phòng, chng Covid-19, không thể làm ngơ thc tế y. Làm sao đ cân bng nhng yếu t đó vì nếu không, chng nhim v nào thành công (9).

Còn Nguyễn Hưng đưa ra mt cnh báo khác : Theo sau thiên tai, địch ho luôn là đói khát, thm chí là khng hong nhân đo. Không chính quyền nào có th mt mình gánh vác tt c mà phi trông cy vào các tôn giáo, t chc dân s, cá nhân. Các chính quyn đc tài nm gi mi th trong tay cũng vy. Lúc xã hi lâm nguy cũng vn cn tr giúp ch khác là kèm theo ni s nhng lúc như vy s khiến các tôn giáo, các tổ chc xã hi dân s ln mnh nên chng bao gi đ yên cho các t chc này làm nhng vic có th làm mà s bày ra đ th trò đ bôi nh, cn tr, loi tr hay thâu tóm. Cn nh điu đó đ cn thn hơn vì chung quanh đy cm by (10) !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 13/04/2020

Chú thích

(1) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=133999058177201&set=a.112237800353327&type=3&theater

(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10158188982368808&set=a.371777483807&type=3&theater

(3) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2722694474506412&set=a.107806509328568&type=3&theater

(4) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10157512815369833&set=a.10151888993554833&type=3&theater

(5) https://www.facebook.com/nguhuart2012/posts/2908624439205285

(6) https://www.facebook.com/pham.doan.trang/posts/10158491780633322

(7) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=3021418911299195&set=a.373431679431278&type=3&theater

(8) https://ngaynay.vn/doi-thoai/nguoi-ngheo-o-pho-169892.html

(9) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10159611050838098&set=a.10151320958953098&type=3&theater

(10) https://www.facebook.com/nguhuart2012/posts/2901842246550171

Published in Diễn đàn

Dịch Covid-19 : Chính phủ Nhật Bản bị cáo buộc hành động chậm trễ (RFI, 11/04/2020)

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành tình trạng khẩn cấp, kể từ thứ Ba 07/04/2020 tại 8 tỉnh, thành phố, trong đó có Tokyo và vùng ngoại vi. Tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài cho đến ngày 06/05. Tuy nhiên, thủ tướng Shinzo Abe cũng bị chỉ trích đã hành động không đủ mức và quá chậm trễ. Một số địa phương muốn ban hành thêm các quy định khác nghiêm ngặt hơn.

covi1

Khu vui chơi và mua sắm Kabukicho tại Tokyo vắng khách hơn thường lệ ngay sau khi chính phủ Nhật Bản ban hành tình trạng khẩn cấp ngày 08/04/2020. Reuters - Issei Kato

Ngày 10/04/2020, thống đốc Tokyo yêu cầu một số trung tâm thương mại đóng cửa cho đến ngày 06/05. Cố đô Kyoto kêu gọi khách du lịch không đến thành phố. Thông tín viên Frédéric Charles từ Tokyo cho biết thêm : 

"Lo ngại dịch bệnh, thống đốc Tokyo Yuriko Koike tìm cách đóng cửa phần lớn các cơ sở thương mại và nhà máy tại vùng thủ đô, nơi đã phát hiện được tổng cộng 1.500 ca lây nhiễm trong vùng đô thị 38 triệu dân cư này. Trong khi đó thủ tướng Nhật muốn nhiều lĩnh vực kinh tế tại Tokyo vẫn tiếp tục hoạt động, trong đó có một số ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nhà hàng, quán bar, tiệm cắt tóc hay các cửa hàng lớn. 

Về phần mình, bộ trưởng Kinh Tế Yasutoshi Nishimura đã yêu cầu thống đốc Tokyo hoãn việc đóng cửa một số trung tâm thương mại thêm hai tuần nữa. Các doanh nghiệp bác bỏ mọi biện pháp phong tỏa chừng nào mà kế hoạch chấn hưng kinh tế không bao hàm các khoản bồi hoàn cho những thất thu mà họ phải gánh chịu. 

Bộ trưởng Kinh Tế cũng là người chủ trì ủy ban phụ trách cuộc chiến chống dịch bệnh, trên quy mô toàn quốc. Việc này gây nhiều chỉ trích dữ dội trong giới y tế Nhật Bản. Tại Nhật, tình trạng khẩn cấp không bao gồm việc phong tỏa bắt buộc, cũng không có quy định trừng phạt trong trường hợp không tuân thủ các khuyến cáo".

Cho đến hôm qua, theo kênh truyền thông NHK, tổng cộng có 5.700 ca nhiễm virus corona mới trên cả nước, riêng tại thủ đô Tokyo hôm qua đã có thêm 185 ca nhiễm mới. Tổng cộng cho đến nay, có hơn 100 người chết vì Covid-19 tại Nhật.

Trọng Thành

*********************

Covid-19 : Indonesia triển khai quân đội giám sát lệnh phong tỏa (RFI, 11/04/2020)

Với 306 ca tử vong, Indonesia là quốc gia có số người chết vì Covid-19 cao nhất vùng Đông Nam Á. Quân đội đã được triển khai tại thủ đô Jakarta từ ngày 10/04/2020, theo đề nghị của thống đốc Jakarta, nhằm tăng cường giám sát lệnh phong tỏa. 

covi2

Dịch Covid-19 : Đường phố Jakarta gần như không một bóng người. Ảnh chụp ngày 10/04/2020. Antara Foto/Sigid Kurniawan/ via Reuters

Thông tín viên khu vực Đông Nam Á, Gabrielle Maréchaux, cho biết cụ thể :

"Đây là một kịch bản mà Indonesia đã trì hoãn cho đến khi tình hình lên đến mức căng thẳng nhất. Kể từ giờ, quân đội và cảnh sát tuần tra trên các nẻo đường Jakarta, nhằm buộc người dân tuân thủ lệnh ở yên trong nhà.

Sau nhiều tuần xem thường mối họa virus corona, với con số chính thức mà giới quan sát đánh giá là thấp đáng ngờ, thống đốc vùng Jakarta, ổ dịch của quốc gia đông dân xếp hàng thứ 4 trên thế giới, hôm thứ Năm 09/4, tuyên bố cần phải ở yên trong nhà trong vòng hai tuần sắp tới nhằm ngăn chận dịch bệnh.

Những ai không tuân thủ những biện pháp này sẽ bị phạt 9.000 đô la và một năm tù. Những biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt đang được đưa ra, vào lúc tại thành phố với 30 triệu dân, những người kiếm sống qua ngày lần lượt rời vùng đô thị trở về quê nhà tứ phương đất nước.

Ngăn chận dịch bệnh kể từ giờ trở thành một đòi hỏi khẩn cấp tuyệt đối tại quốc gia này, nơi có số ca tử vong cao nhất vùng Đông Nam Á và chỉ có 4 bác sĩ cho 10 ngàn dân".

Minh Anh

******************

Virus corona : Số ca nhiễm tại Hàn Quốc xuống thấp nhất từ đầu dịch (RFI, 10/04/2020)

Theo Yonhap, số ca nhiễm Covid-19 mới ở Hàn Quốc lần đầu tiên kể từ khi dịch bùng phát mạnh (20/02) đã giảm xuống dưới ngưỡng 30 người, thành phố Daegu, ổ dịch chính, không ghi nhận thêm ca nhiễm nào.

covi3

Người dân đeo khẩu trang đi dạo ở Daegu, Hàn Quốc. Ảnh chụp ngày 14/03/2020 Reuters - KIM KYUNG-HOON

Theo số liệu của Cơ quan Kiểm soát Bệnh tật Hàn Quốc, ngày hôm qua, 09/04/2020, cả nước chỉ phát hiện thêm 27 ca nhiễm virus, so với hôm trước là 39 ca. Tổng số người nhiễm của Hàn Quốc đến nay là 10.450, trong đó riêng Daegu ghi nhận 6800 ca. Số người chết vì Covid-19 đến nay được thống kê là 208 trên cả nước.

Dịch virus corona bùng phát từ Daegu và lan nhanh trên cả nước từ hồi giữa tháng Hai. Vào thời điểm cao nhất ngày 29/02, Hàn Quốc có 909 ca nhiễm mới. Một tuần trở lại đây, mỗi ngày nước này trung bình ghi nhận có thêm 50 ca.

Trước tình hình dịch lay lan nhanh chóng, chính phủ Hàn Quốc đã cho tiến hành xét nghiệm tầm soát người bệnh rộng khắp song song với các biện pháp "giãn cách xã hội" nghiêm ngặt và kiểm soát chặt biên giới. Theo Yonhap, từ đầu dịch đến giờ, tại Hàn Quốc đã có hơn 500 nghìn người được xét nghiệm Covid-19.

Mặc dù có dấu hiệu dịch lắng dịu, cơ quan y tế Hàn Quốc vẫn rất cảnh giác với làn sóng dịch mới có thể đến từ nước ngoài. Các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục được duy trì.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Lợi dụng Covid-19 Trung Quốc đẩy mạnh lá bài ngoại giao y tế thao túng thiên hạ. Trong bài phân tích ngày 26/03/2020, chuyên gia về Đông Bắc Á Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược của Pháp điểm lại chiến dịch dài hơi của Bắc Kinh để chiếm vị trí trung tâm trên bàn cờ y tế của thế giới. Trung Quốc khai thác virus corona để đẩy mạnh dự án "Con đường Tơ lụa Y tế".

tq1

Trung Quốc viện trợ khẩu trang và thiết bị y tế cho Hy Lạp. Ảnh ngày 21/03/2020. Reuters - ALKIS KONSTANTINIDIS

"Con đường Tơ lụa Y tế" : Trung Quốc tận dụng đại dịch thúc đẩy ngoại giao y tế như thế nào ? Là tựa đề bài viết được đăng trên mạng của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp. Tác giả nhắc lại : từ thập niên 1960, y tế đã trở thành một công cụ của nền ngoại giao Trung Quốc.

Xóa tội, ghi công

Với dịch Covid-19 hiện nay, Bắc Kinh đang làm một công đôi việc khi viện trợ khẩu trang, thiết bị xét nghiệm và đồ bảo hộ y tế cho trên dưới 80 quốc gia. Cử chỉ hào phóng này theo Antoine Bondaz cho phép chính quyền của ông Tập Cận Bình "xóa tội, ghi công" đồng thời "đạt được những mục tiêu chính trị, ngoại giao và kinh tế".

Trên con đường chinh phục thế giới bằng ngoại giao y tế, Châu Phi là phòng thí nghiệm đầu tiên của Bắc Kinh. Năm 1963, y sĩ của Trung Quốc đổ bộ sang Algeri với mục đích mở rộng quan hệ ngoại giao với Châu lục này, thu hẹp ảnh hưởng của Đài Loan trong mắt các đối tác Châu Phi. Trong thời gian từ những năm 1960 đến 2000, đã có hơn 20.000 nhân viên y tế Trung Quốc được điều sang Châu Phi, chăm sóc cho hơn 200 triệu người, theo tác giả bài viết.

Tuy nhiên, nền ngoại giao y tế của Bắc Kinh thực sự cất cánh nhờ dịch Ebola hồi năm 2014-2015. Vào lúc Âu, Mỹ do dự thì Trung Quốc đã phản ứng nhanh lẹ và đã rất hào phóng với các đối tác Châu Phi. Trung Quốc gửi 1.200 nhân viên y tế đến các vùng có dịch tại Tây Phi, cũng phải nói thêm vào thời điểm đó có hơn 20.000 công dân Trung Quốc lao động tại các nước bị Ebola hoành hành, như Guinée, Libéria và Sierra Leone.

Về mặt tài chính, báo cáo của UNDP ngày 30/01/2015 đã ghi nhận khoản đóng góp của Trung Quốc lớn hơn so với của Nhật Bản hay của Pháp.

Dịch Ebola mở đường cho dự án Con Đường Tơ Lụa Y Tế

Cũng từ thời điểm 2015-2017 Trung Quốc không còn che giấu tham vọng xây dựng "Con Đường Tơ Lụa Y Tế" với ba mục tiêu : mở rộng mạng lưới hợp tác y tế, tăng cường ảnh hưởng của Bắc Kinh trong tất cả các định chế y tế của khu vực và quốc tế, đưa đông y cổ truyền Trung Quốc ra thế giới và nhất là hướng tới các thị trường phương Tây.

Các mục tiêu này đã được ghi rõ ở chương 26 kế hoạch mang tên "Healthy China 2030".

Để trở thành "diễn viên chính" trên sân khấu y tế của thế giới, Trung Quốc tập trung vào những mục tiêu như sau : sản xuất dụng cụ để chẩn đoán bệnh, biến Trung Quốc thành một viện bào chế và thuốc made in China ngày càng được phổ biến trên thế giới.

Mua chuộc Tổ chức Y tế Thế giới

Với những mục tiêu rõ ràng như vậy Bắc Kinh bắt đầu thi hành kế hoạch đã đề ra. Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược Pháp trong bài viết không vòng vo cho rằng, Donald Trump với chủ trương America First đã tạo thuận lợi cho ông Tập Cận Bình trên con đường chinh phục tế giới qua ngả y tế.

2017, ông Tập thân chính sang tận Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos thuyết phục thế giới tư bản về quyết tâm bảo vệ mô hình kinh tế thế giới tự do và đa phương. Sau Davos, nguyên thủ Trung Quốc đã đến thăm trụ sở của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ký kết với định chế này một văn bản ghi nhớ quan trọng.

Tuy không là văn bản ghi nhớ đầu tiên giữa Bắc Kinh với WHO, nhưng theo tác giả bài viết : "Đây là lần đầu tiên WHO công nhận Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng về mặt y tế". Vài tuần lễ sau, Bắc Kinh ủng hộ ứng viên người Ethiopia, Tedros Adhanom Ghebreyesus, ra tranh chức vụ tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới.

Nhờ có bàn tay của Trung Quốc mà ông này đã dễ dàng loại hai đối thủ người Anh và Pakistan. Tedros Adhanom Ghebreyesus ở cương vị số 1 của WHO đã tạo thuận lợi để một quan chức Trung Quốc trở thành một trong những phó tổng giám đốc của định chế đa quốc gia này.

Trung Quốc muốn áp đặt luật chơi

Ảnh hưởng của Bắc Kinh không ngừng gia tăng. Antoine Bondaz nhắc lại cũng năm 2017 Trung Quốc đã tổ chức rầm rộ một diễn đàn y tế tại Bắc Kinh bên lề thượng đỉnh các nước tham gia kế hoạch Một vành đai Một con đường. Đây là cơ hội Trung Quốc ký kết 17 thỏa thuận khung song phương và đa phương. Điển hình nhất là thỏa thuận với tổ chức chống HIV của Liên Hiệp Quốc.

Cũng tại hội nghị này tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã hết lời ca ngợi ông Tập Cận Bình là một nhà lãnh đạo có "tầm nhìn xa" và không quên tuyên bố rằng "nếu chúng ta muốn bảo vệ sức khỏe cho hàng tỷ người, Sáng kiến Vành Đai và Con Đường là cơ hội cần phải nắm bắt".

Có điều như ghi nhận của tác giả bài viết : cũng từ thời điểm 2017, "rõ ràng là Trung Quốc không chỉ muốn hợp tác với thế giới về mặt y tế mà nước này muốn mở rộng thị phần của nền công nghiệp dược phẩm Trung Quốc trên trường quốc tế và muốn các nước đang phát triển chấp nhận các chuẩn mực y tế".

Tháng 11/2017, y tế một lần nữa đã trở thành một trong những đề tài chính tại thượng đỉnh 16+1 quy tụ Trung Quốc và các nước Trung và Đông Âu. Các bên đã đưa vế y tế vào bản thông cáo chung kết thúc hội nghị.

Virus corona, công cụ của Bắc Kinh

Trong bối cảnh đó, chuyên gia về Đông Bắc Á của Pháp, ông Antoine Bondaz thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, cho rằng việc Trung Quốc tận dụng Covid-19 để làm cho chính sách ngoại giao y tế thêm sắc bén là điều hiển nhiên.

Tác giả đã công bằng nhìn nhận rằng Bắc Kinh đang có những lợi thế nhất định để phô trương thanh thế : Bắc Kinh đã khống chế được đà lây lan của virus corona trên lãnh thổ Trung Quốc và qua đó cũng đã có một số kinh nghiệm không thể chối cãi trước một siêu vi chủng mới, mà giới khoa học còn chưa giải mã được tất cả.

Ngoài ra, trong một thời gian rất ngắn công xưởng sản xuất thế giới này đã gia tăng đáng kể khả năng sản xuất trang thiết bị bảo hộ y tế cũng như máy hỗ trợ hô hấp vào lúc mà nhiều quốc gia phát triển hơn Trung Quốc còn đang khốn đốn và đang đứng trước nhu cầu cấp bách.

Ngần ấy thành tích đã giúp Bắc Kinh "đóng vai trò mà cho đến nay vẫn thuộc về các siêu cương của phương Tây".

Tuy nhiên nhà nghiên cứu Pháp đưa ra những đánh giá như sau : một là hảo tâm cả Trung Quốc không thể che khuất những "sai lầm và trách nhiệm của Bắc Kinh khi khủng hoảng mới vừa bùng phát". Trung Quốc đã không phổ biến thông tin một cách "cởi mở, minh bạch và có trách nhiệm" về virus corona như xã luận của tờ Nhân Dân Nhật Báo hôm 24/03/2020 đã quảng bá.

Điểm thứ hai là Bắc Kinh cố gắng thuyết phục các nước đang phát triển và cả những nền kinh tế phát triển rằng, "Trung Quốc là quốc gia duy nhất có thể giúp đỡ mọi người để vượt qua khủng hoảng vô tiền khoáng hậu lần này" đồng thời "mô hình lãnh đạo" của nước này là hiệu quả nhất để đối phó với Covid-19. Bắc Kinh tìm cách "ghi điểm" trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ-Trung vẫn còn tính thời sự.

Điểm thứ ba theo Antoine Bondaz là Trung Quốc tận dụng Covid-19 để đẩy mạnh các tập đoàn và sản phẩm của mình ra thế giới bên ngoài, kể cả trong lĩnh vực high tech phục vụ cho y tế. Trong mục tiêu này, Trung Quốc đang tìm cách đẩy mạnh nền đông y cổ truyền, vì đừng quên rằng đông y cổ truyền Trung Quốc đem về đến 30 % thu nhập cho ngành dược phẩm của nước này.

Với ngần ấy tham vọng của Bắc Kinh về mặt y tế, tác giả bài viết cho rằng, hơn bao giờ hết Pháp nói riêng và Châu Âu nói chung cần tỉnh táo trước những cử chỉ hào phóng của Trung Quốc.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 11/04/2020

Published in Diễn đàn