Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 07 avril 2020 14:16

Lãnh đạo thời Cô Vi

Đại dịch Covid-19 đang thử nghiệm các nhà lãnh đạo thế giới. Ai là người thử trước ?

Việc hàng triệu người sống hay chết tùy thuộc vào các quyết định mà các nhà lãnh đạo thế giới đưa ra trong những ngày và tuần tới.

pandemic1

Đại dịch Covid-19 đang đe dọa mạng sống và cuộc sống của con người trên khắp thế giới.

Chỉ trong 3 tháng, hơn một triệu người trong 180 quốc gia trên thế giới bị nhiễm bệnh và đã có ít nhất 50.000 người thiệt mạng bởi cơn dịch bệnh mà Liên Hiệp Quốc gọi là "cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất" đối với thế giới kể từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Tại nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn trên trái đất, việc "đóng cửa" nhằm chặn đứng sự lây lan của siêu vi đã khiến cho cuộc sống và hoạt động kinh tế dậm chân tại chỗ. Ở những vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các bệnh viện đã quá tải vì số bệnh nhân và người chết, trong khi đó khắp nơi người nghèo và những người dễ bị tổn thương nhất phải đương đầu với tình trạng thiếu thốn lương thực và chết đói.

Hôm thứ Ba (07/04/2020) vừa qua, khi nhấn mạnh đến nguy cơ mà cuộc khủng hoảng đang đặt ra cho hòa bình và sự ổn định trên thế giới, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres đã gởi đến các chính trị gia lời kêu gọi khẩn thiết hãy "bỏ qua một bên những trò chơi chính trị" và ngồi lại với nhau để "đối phó một cách mạnh mẽ và hữu hiệu" (với cuộc khủng hoảng).

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói : "Thế giới đang đối đầu với một thử thách chưa từng có. Và đây là lúc phải hành động".

Thật ra, những hệ lụy của cuộc khủng hoảng lẽ ra không nên cao hơn.

Cuộc sống hay cái chết của hàng triệu người tùy thuộc vào những quyết định mà các nhà lãnh đạo thế giới sẽ làm trong những ngày và những tuần lễ sắp tới. Nhưng các nhà phân tích lại nói rằng những dấu hiệu mới nhất rất đáng lo ngại.

Tại một số quốc gia, vì lợi ích riêng tư, vì không tin tưởng vào khoa học hay vì sợ kinh tế sụp đổ, các nhà lãnh đạo đã đối phó bằng sự do dự và phủ nhận.

John M Barry, một sử gia đã từng nghiên cứu về cơn đại dịch cúm Tây Ban Nha, trong đó đã có trên 100 triệu người bị thiệt mạng hồi năm 1918, nói : "Tại nhiều nước, thật đáng buồn. Tại một số nước, thật đáng lên án vì hành động của một số nhà lãnh đạo đã khiến cho nhiều công dân phải chết một cách không cần thiết".

Tại Trung Quốc của Tập Cận Bình, nơi dịch bệnh đã được phát hiện trước tiên hồi cuối tháng 12/2019 vừa qua, chính quyền đã bị tố giác bưng bít và trừng phạt những bác sĩ nào đã lên tiếng báo động khi cơn dịch vừa mới bùng phát. Đây là những hành động mà những người chỉ trích nói rằng đã cho phép siêu vi phát tán từ trung tâm thành phố Vũ Hán ra mọi hang cùng ngỏ hẻm trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ, thoạt tiên Tổng thống Donald Trump đã xem thường tính nghiêm trọng của mối đe dọa khi ông tiên đoán rằng siêu vi sẽ "biến mất" như "một phép lạ" và hạ giảm các mối lo ngại ngày càng gia tăng khi nói rằng dịch bệnh chỉ là một "cú lừa" của các đối thủ chính trị của ông. Ông chỉ thay đổi giọng điệu đó hồi tuần trước sau khi các cuộc thăm dò cho thấy dân chúng ngày càng lo âu và các chuyên gia tiên đoán rằng sẽ có 200.000 người chết tại Hoa Kỳ nếu không có những biện pháp ngăn chặn sự lây lan.

Tại Ba Tây, Tổng thống Jair Bolsanaro cứ tiếp tục phủ nhận dịch bệnh mà ông gọi là chuyện "tưởng tượng", hoặc chỉ như "một thứ cúm nhẹ". Chỉ mới tuần vừa qua, ông còn thách thức lời khuyên của các viên chức y tế của ông về việc phải tránh tiếp xúc khi đi thăm các khu phố ở Thủ đô Brasilia để kêu gọi dân chúng trở lại làm việc.

Trong khi đó tại Mễ Tây Cơ, hồi cuối tháng Ba vừa qua, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador đã tổ chức các cuộc biểu tình, ôm hôn những người ủng hộ ông và thúc đẩy người dân Mễ hãy "sống bình thường". Tổng thống Mễ đã hành động như thế mặc dù chính Bộ trưởng Y tế của nước này đã kêu gọi dân chúng nên ở nhà để tránh dịch bệnh lây lan.

Giáo sư Charles Call, thuộc Viện Brookings có trụ sở tại Thủ đô Hoa Thịnh Đốn, nói rằng hành động của các nhà lãnh đạo trên đây làm nổi bật "thái độ thù nghịch đối với khoa học và các cơ chế nhà nước". Viết trên Blog của ông, giáo sư Call nói rằng thái độ ngạo mạn của các nhà lãnh đạo này đang bị nhiều người chỉ trích. Ông tiên đoán rằng cuộc khủng hoảng sẽ là một "cuộc trắc nghiệm về chủ nghĩa dân túy" tại các nước này.

Tại Nam Dương, hồi tuần trước, Tổng thống Joko Widodo nhìn nhận rằng ông đã cố tình bưng bít thông tin về sự bùng phát của đại dịch. Ông nói rằng đây chỉ là một chiến thuật nhằm ngăn ngừa sự sợ hãi của dân chúng. Trong những ngày đầu khi dịch bệnh bùng phát, một số bộ trưởng của ông đã nói rằng cầu nguyện có thể ngăn ngừa được dịch bệnh, trong khi đó những người khác lại cho rằng thời tiết ấm áp của Nam Dương có thể làm cho việc lây lan bị chậm lại.

Viết trên báo The Diplomat, ông Asmiati Malik, giáo sư phụ khảo tại Đại học Universitas Bakrie của Nam Dương, cho rằng thái độ "phi khoa học" của chính phủ bắt nguồn từ những quan ngại về tình trạng kinh tế của quốc gia có dân số đông đứng hàng thứ tư trên thế giới. Tuy nhiên theo giáo sư Malik, phủ nhận và giới hạn sự truy cập thông tin của dân chúng về sự lây lan của dịch bệnh là một chính sách có thể gây tử vong cho hàng ngàn người.

Theo sử gia Barry, sự phủ nhận và chậm trễ (trong việc đối phó với dịch bệnh) sẽ gây thiệt hại cho những nước này khi đến một lúc phải đưa ra những giới hạn cứng rắn hơn để chặn đứng dịch bệnh. Ông nói "nếu chờ đợi dân chúng tuân thủ lời kêu gọi giữ khoảng cách xã hội (social distancing), thì phải làm sao để họ tin vào lời kêu gọi đó. Nếu dân chúng không tin tưởng vào lời kêu gọi do những người đó đưa ra thì họ sẽ không tuân thủ và một khi dân chúng không tuân thủ thì lời kêu gọi đó kể như vô hiệu".

Đây là lý do tại sao bài học duy nhất và quan trọng nhất được rút ra từ đại dịch năm 1918 là : "Hãy nói sự thật !".

Có một số nhà lãnh đạo đã làm điều đó.

Ngày 11 tháng Ba, khi sự lây nhiễm bắt đầu gia tăng mạnh tại Ý, Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel đã nói rằng sẽ có đến 70 phần trăm dân chúng Đức bị lây nhiễm. Lời cảnh cáo này hoàn toàn đi ngược lại với những lời tuyên bố của các chính trị gia khác vào thời điểm đó. Một tuần lễ sau, trong một bài diễn văn đươc truyền hình, bà thủ tướng đã kêu gọi dân Đức hãy tôn trọng những giới hạn nghiêm nhặt về việc đi lại và giao tiếp xã hội. Bà nói : "Tình trạng thật nghiêm trọng. Hãy ứng phó một cách nghiêm chỉnh. Trong một thể chế dân chủ, không nên xem thường những giới hạn như thế, cho dù chỉ là tạm thời. Nhưng hiện nay, đây là những giới hạn cần thiết để cứu mạng người".

Kể từ đó, tại Châu Âu, Đức đã dẫn đầu trong việc xét nghiệm rộng rãi về Covid-19 : kể từ lúc xảy ra cuộc khủng hoảng, đã có gần một triệu người được xét nghiệm. Và mặc dù đang đứng hàng thứ năm trên thế giới về con số người bị nhiễm bệnh, với trên 80.000 người, Đức có số tử vong thấp nhất trong nhóm này.

Ca ngợi Thủ tướng Merkel, bà Judy Dempsey, thuộc viện Carnegie Europe, nói rằng hành động của thủ tướng "vạch ra con đường phía trước để có một sự đáp ứng thống nhất và cương quyết. Đây là một đáp ứng cần thiết và cho thấy các nền dân chủ có thể thực hiện cách tốt nhất".

Tại Tân Gia Ba, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng được ca ngợi vì đề ra một chiến dịch truy tìm và xét nghiệm gắt gao những người bị nhiễm bệnh và nhờ đó, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, chỉ có khoảng 1.000 người bị lây nhiễm. Trong một cuộc phỏng vấn trên đài CNN hôm chủ nhật (05/04/2020), Thủ tướng Tân Gia Ba nói rằng, sự trong suốt và tin tưởng là những yếu tố nền tảng trong cuộc chiến của Tân Gia Ba chống lại siêu vi. Ông nói : "Chúng tôi hành động một cách trong suốt. Nếu có tin xấu, chúng tôi sẽ cho quí vị biết. Nếu có những điều cần phải làm, chúng tôi cũng sẽ nói cho quí vị biết. Nếu dân chúng không tin tưởng quí vị thì ngay cả khi quí vị có đề ra những biện pháp đúng đắn, cũng sẽ khó được tuân thủ".

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in, nữ Thủ tướng Tân Tây Lan Jacinda Ardern và Tổng thống El Salvador Nayib Bukele cũng đều được ca ngợi vì đã hành động một cách trong suốt và cương quyết.

Tuy nhiên không thiếu những nhà lãnh đạo bị tố cáo đang lợi dụng cuộc khủng hoảng để thu tóm quyền lực.

Hôm thứ Hai (06/04/2020), thủ tướng Hung Gia Lợi Viktor Orban đã được trao quyền không giới hạn để cai trị bằng sắc lệnh : theo một luật mới, người dân nào phát tán "thông tin giả" sẽ bị phạt tù năm năm. Các nhà phê bình cho rằng luật này có thể được dùng để khóa miệng các ký giả. Những quan ngại tương tự cũng được nêu lên tại Phi Luật Tân là nơi tổng thống Rodrigo Duterte tự trao cho mình những quyền hạn trong tình trạng khẩn trương cho phép ông viện dẫn những tin giả về Covid-19 để đàn áp.

Tại Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu sử dụng tình trạng khẩn trương về đại dịch để cho phép các cơ quan tình báo theo dõi công chúng và đóng cửa các tòa án trước khi các cáo buộc về hành động tham nhũng của ông được mang ra xét xử.

Meenakshi Ganguly, giám đốc chi bộ Nam Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) nói : "Chúng tôi nhìn nhận rằng, cơn đại dịch này đang đặt ra một trắc nghiệm chưa từng có đối với các nhà lãnh đạo thế giới. Vấn đề của chúng ta là một số nhà lãnh đạo đã có những toan tính độc tài. Đây không phải là thời gian để làm chính trị... Bất cứ một quyền hành nào trong tình trạng khẩn trương cũng cần phải tương xứng và các chính phủ phải luôn luôn bảo vệ quyền lợi của người dân".

Ngoài việc thu tóm quyền lực, các nhà quan sát còn lo ngại về cuộc đấu đá giữa các cường quốc, nhất là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tức giận trước việc Hoa Thịnh Đốn cứ liên tục gán cho Covid-19 cái nhãn hiệu "Siêu vi Tàu", các viên chức tại Bắc Kinh hiện đang phản công bằng cách tuyên truyền mà không đưa ra bất cứ bằng chứng nào rằng chính quân đội Mỹ đã mang siêu vi này vào Vũ Hán.

Mối quan hệ ngày càng tồi tệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cũng như việc Hoa Kỳ dựa vào chính sách "Hoa Kỳ trước hết" của ông Trump để rút lui khỏi chính trường thế giới, đang cản trở một hành động phối hợp chung trước cơn đại dịch.

Charles Kupchan, thuộc Hội đồng Quan hệ Ngoại giao có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho rằng hiện "không có bất cứ một giải pháp toàn cầu nào. Và đây là một vấn đề lớn bởi vì cuộc khủng hoảng sẽ được giải quyết một cách tốt đẹp hơn nếu những nước lớn ngồi lại với nhau. Khi xảy ra dịch Ebola hồi năm 2014 hay trong cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008, Hoa Kỳ là nước đã đứng ra và lên tiếng : "Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề như thế nào ?", nhưng những ngày như thế đã không còn nữa. Chính phủ Trump đã tỏ ra cực kỳ chậm chạp trong việc đối phó với cuộc khủng hoàng trong nước và việc lãnh đạo của ông ở nước ngoài đã giới hạn tối đa".

Kupchan nói : "Đây có thể là một tai họa cho những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới". Theo ông "Những vấn đề cốt lõi cần phải được giải quyết là cung cấp và phân phối các thiết bị y tế, chia sẻ những cách thức về xét nghiệm và cô lập cũng như đối phó tốt nhất với những cộng đồng có thu nhập thấp. Điều tồi tệ nhất mà tôi lo sợ là khi Covid-19 tấn công vào các trại tỵ nạn và những nước có hệ thống y tế kém phát triển. Đây có thể sẽ là một cuộc tàn phá rộng lớn".

Zaheena Rasheed

Nguyên tác : Covid-19 pandemic is testing world leaders. Who’s stepping up ?, Aljazeera, 03/04/2020
https://www.aljazeera.com/news/2020/04/covid-19-pandemic-testing-world-leaders-stepping-200402201221844.html

Chu Văn chuyển ngữ

07/04/2020)

Additional Info

  • Author Zaheena Rasheed, Chu Văn
Published in Diễn đàn

Virus corona : Singapore cách ly 20.000 người lao động nước ngoài (RFI, 06/04/2020)

Ngày 05/04/2020 Singapore phát hiện 120 ca nhiễm virus corona mới. Đây là một kỷ lục cao nhất từ đầu mùa dịch. Hầu hết trong số này đều có liên quan đến hai khu định cư của người lao động nước ngoài tại Singapore. Chính phủ lập tức ban hành lệnh “phong tỏa” nhắm vào khoảng 20.000 người lao động nhập cư.

asie1

Bên trong một khu nhà cách ly người lao động tại Singapore. Ảnh chụp ngày 06/04/2020 via Reuters

Lệnh phong tỏa bắt đầu có hiệu lực từ hôm 06/04/2020 và trong vòng 14 ngày, số người này bị cấm ra khỏi phòng trọ. Phần lớn người lao động nhập cư không có tay nghề cao tại Singapore làm việc trong ngành xây dựng.

Quyết định triệt để nói trên được đưa ra do số ca lây nhiễm trong ngày Chủ Nhật 05/04/2020 tăng 60 % so với một hôm trước đó. Sinapore đến nay ghi nhận 1.309 trường hợp lây nhiễm, 6 ca tử vong. 

Cũng trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia và Thái Lan hôm nay lần lượt thông báo có thêm 131 và 51 ca dương tính với virus corona mới được phát hiện. Malaysia là quốc gia Đông Nam Á có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực với gần 3.800 trường hợp.   

Thanh Hà

******************

Covid-19: Miến Điện viện cớ chống dịch để chặn hơn 200 trang mạng (RFI, 06/04/2020)

Quyền tự do ngôn luận tại Miến Điện ngày càng bị siết chặt. Chính quyền Naypiydaw ra lệnh đóng 221 trang mạng thông tin, trong số này có rất nhiều tờ báo độc lập. Lệnh cấm không được chính phủ thông báo chính thức, danh sách các trang mạng bị cấm cũng không được công bố công khai, một số nhà báo đã bị bắt giữ.

asie2

Nay Myo Lin, tổng biên tập trang tin Voice of Myanmar bị áp tải ra tòa án ở Mandalay (Miến Điện) ngày 31/03/2020. Reuters - STRINGER

Từ Rangun, thông tín viên Sarah Bakaloglou tường thuật :

Thông tin do một trong số các nhà khai thác mạng đưa ra trong một thông cáo. Lúc ấy, người dân mới hay tin là chính phủ dùng đến một điều luật về viễn thông,  cho phép trong trường hợp "khẩn cấp" và vì quyền lợi chung được áp đặt các lệnh cấm. Bị giới truyền thông chất vấn, các quan chức Miến Điện tuyên bố là quyết định này một phần còn vì mục đích chống thông tin sai lệch đang lan truyền, nhất là trong hoàn cảnh dịch Covid-19 hiện nay.

Có điều là trong số hàng chục trang mạng bị chặn, có cả các trang thông tin độc lập… những tờ báo hay đưa tin các sự kiện tại những vùng có xung đột, những nơi mà các vụ xâm phạm nhân quyền thường hay xảy ra, và thông tin về tình hình các sắc tộc thiểu số của đất nước.

Nhiều vụ khám xét của cảnh sát đã diễn ra tại các thành phố lớn như Rangun, Mandalay và Sittwe, tại trụ sở nhiều cơ quan truyền thông hay tại nhà các nhà báo. Tính đến hiện tại, ba nhà báo có nguy cơ lãnh án tù chung thân, vì bị cáo buộc là đã vi phạm luật chống khủng bố. Một trong số họ đã bị bắt, hai người khác đã bỏ trốn.

Tội của họ là đã đăng một bài phỏng vấn với một nhóm quân nổi dậy, Quân Đội Arakan (Arakan Army). Nhóm du kích này – hiện đối đầu dữ dội với quân đội Miến Điện từ năm 2019 tại bang Arakan – gần đây bị quân đội nước này xếp vào diện "tổ chức khủng bố".

Theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF), nhiều nhà báo khác có lẽ hiện cũng đang ẩn náu và sợ rằng họ cũng bị bắt vì đã để cho lực lượng nổi dậy được lên tiếng…Nhiều tổ chức phi chính phủ lên án các hành động vi phạm tự do ngôn luận này của chính quyền Miến Điện.

Minh Anh

*****************

Virus corona : Nhật Bản cân nhắc khả năng ban bố tình trạng khẩn cấp 6 tháng (RFI, 06/04/2020)

Hôm 06/04/2020, kênh truyên hình TBS của Nhật Bản thông báo có thể chính phủ sẽ cho áp dụng tình trạng khẩn cấp kéo dài 6 tháng và phong tỏa một số vùng để đối phó với sự lây lan của dịch bệnh Covid-19.

asie3

Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu với báo chí Nhật về tình hình dịch virus corona, Tokyo, ngày 06/04/2020 Reuters - ISSEI KATO

Biện pháp nói trên sẽ liên quan đến thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận, cũng như tỉnh Osaka. Theo đài TBS, tình trạng khẩn cấp có thể được ban bố vào ngày mai 07/04. Còn theo nhật báo Nikkei, ủy ban cố vấn về dịch bệnh bắt đầu họp vào sáng hôm nay để chuẩn bị cho việc thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp. Tuy nhiên, phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản, Yoshihide Suga, hôm nay tuyên bố quyết định chính thức của thủ tướng vẫn chưa được đưa ra.

Theo số liệu chính thức mới nhất, cho đến nay, Nhật Bản có hơn 4.500 ca dương tính với virus corona và 104 ca tử vong. Hồi tháng 03, một dự luật cải cách đã được thông qua, cho phép thủ tướng Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp nếu dịch bệnh tiếp tục là một mối nguy hiểm nghiêm trọng và nếu sự lây lan của Covid-19 có thể gây tác hại nặng nề đến nền kinh tế.

Việc ban bố tình trạng khẩn cấp cho phép chính quyền kêu gọi dân chúng ở nhà và các doanh nghiệp đóng cửa. Tuy nhiên, chính quyền không được phép chính thức ra lệnh phong tỏa đất nước như tại các nước Ý, Tây Ban Nha, Pháp… Do không thể ra quy định phạt tiền những người vi phạm, nên chính phủ Nhật chủ yếu trông chờ vào sức ép từ xã hội và sự tôn trọng chính quyền, hai nét văn hóa truyền thống của người dân Nhật Bản.

Thùy Dương

******************

Covid-19 : Trung Quốc báo động về số ca nhiễm không có triệu chứng (RFI, 06/04/2020)

Cơ quan Y tế Trung Quốc trong ngày 05/04/2020 thông báo đã có 117 ca nhiễm virus corona được ghi nhận trên toàn quốc. 78 bệnh nhân trong số này không có những triệu chứng như ho, sốt. Một nửa trong số những ca nói trên được phát hiện tại tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm của dịch Covid-19.

asie4

Người dân đeo khẩu trang khi đi ra đường, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 05/04/2020 Reuters - ALY SONG

Điểm đáng lo ngại là số ca nhiễm không có những triệu chứng thường thấy đã tăng nhanh trong ba ngày qua. Vẫn theo các số liệu của Bắc Kinh, hôm 03/04/2020 trên toàn lãnh thổ có 40 ca mà các bệnh nhân không có triệu chứng của bệnh viêm phổi cấp tính chủng mới. 

Ngoài ra, tính đến chiều Chủ Nhật, 05/04/2020 Trung Quốc đã phát hiện thêm 39 ca bị lây nhiễm. Hai mươi trường hợp trong số này được phát hiện gần biên giới giữa Trung Quốc với Nga. Hồ Bắc cho biết không có ca nhiễm mới nào trong số 39 trường hợp kể trên. Dù vậy, vào lúc Bắc Kinh tuyên bố khống chế được dịch Covid-19 và tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân vào dịp Lễ Thanh Minh, nhưng vết thương vẫn chưa lành đối với dân cư tại thành phố Vũ Hán như phóng sư tại chỗ của thông tín viên đài RFI Simon Leplâtre cho thấy sau đây : 

Tiếng còi hụ ngân dài trong ba phút. Ba phút thật dài để tưởng nhớ những người đã chết vì Covid-19 trên toàn lãnh thổ. Về mặt chính thức, có 3.300 nạn nhân, nhưng sự thực số này có thể còn cao hơn nhiều. Ngay trước cổng vào bệnh viện chính của thành phố Vũ Hán, có khoảng 15 bó hoa lan được đặt sẵn. Đôi khi có những tấm thiếp cảm ơn những người bác sĩ đã hy sinh và để tưởng nhớ bác sĩ Lý Văn Lượng. Vị bác sĩ 34 tuổi này cuối tháng 12 năm ngoái đã lên tiếng báo động về dịch bệnh. Ông đã bị công an bắt giữ rồi qua đời đầu tháng 2/2020 vì Covid-19. Cái chết của bác sĩ Lượng đã khiến công luận xúc động và làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ đối với chính quyền. 

Cô Trương Tiểu Ái, một phụ nữ 33 tuổi đến bệnh viện để mặc niệm những người đã khuất, cô nói :Bệnh Viện Trung tâm là nơi đã có nhiều người hy sinh hơn cả. Đây là nơi bác sĩ Lý Văn Lượng từng làm việc. Vì vậy tôi cố tình đến đây. Hôm nay có rất nhiều người dân Vũ Hán không thể  ra khỏi nhà. Tôi không muốn để những người nằm xuống phải âm thầm ra đi, không một lời tiễn biệt.

 Dù vậy chính quyền Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt chẽ ngay cả trong thời khắc tưởng nhớ những nạn nhân Covid-19. Gần nghĩa trang, nơi mà chỉ có thân nhân của những người đã nằm xuống được lui tới, các phóng viên bị xua đuổi. Đến chiều tối khi quay trở lại bệnh viện Trung tâm Vũ Hán, những bó hoa ban sáng không còn nữa”.

Thanh Hà

********************

Nhiều nước Đông Nam Á ban hành biện pháp mạnh chống virus corona (RFI, 05/04/2020)

Sau Châu Âu và Mỹ, đến lượt các nước Đông Nam Á chuẩn bị đối phó với làn sóng thứ hai của dịch Covid-19. Singapore, Malaysia và Thái Lan đều có nhiều ca nhiễm mới. Việt Nam có 241 người nhiễm virus corona tính đến ngày 05/04/2020.

asie5

Người dân Singapore đeo khẩu trang khi ra phố. Ảnh chụp ngày 05/04/2020. AFP - ROSLAN RAHMAN

Singapore đang phải đối mặt với nguy cơ dịch Covid-19 bùng nổ sau khi tưởng đã khống chế được dịch. Theo trang Tin tức Singapore, dù đã áp dụng nhiều biện pháp triệt để phòng chống dịch, số ca nhiễm virus corona tại Singapore tăng gần gấp 10 lần trong một tháng, cụ thể là 1.189 ca và 6 người chết tính đến ngày 05/04.

Một loạt biện pháp mới được thủ tướng Lý Hiển Long công bố ngày 03/04, trong đó có quyết định áp dụng cách ly xã hội trên toàn quốc từ ngày 07/04, đóng cửa mọi dịch vụ không thiết yếu và triển khai thêm các biện pháp hạn chế đi lại, phát khẩu trang tái sử dụng cho dân và khuyến cáo người dân đeo khẩu trang khi ra đường, trái với quan điểm trước đây của chính phủ.

Tại Malaysia, lệnh phong tỏa được kéo dài đến ngày 14/04 và có thể được gia hạn thêm. Tính đến ngày 05/04, Malaysia có tổng số 3.662 người nhiễm virus corona và 61 ca tử vong.

Sau lệnh giới nghiêm từ 22 giờ đến 4 giờ sáng hôm sau, có hiệu lực từ ngày 03/04, chính phủ Thái Lan đã quyết định tạm cấm mọi chuyến bay hạ cánh xuống lãnh thổ từ ngày 04 đến 06/04 nhằm ngăn đà lây nhiễm virus corona, trong khi nước này có 2.169 ca nhiễm bệnh và có 23 người tử vong tính đến ngày 05/04. Mọi hành khách đến Thái Lan trước thời điểm trên đều bị cách ly 14 ngày.

Thu Hằng

***********************

Người Nhật coi nhẹ Covid-19, không tuân thủ khuyến cáo phòng dịch (RFI, 05/04/2020)

Nhật là nước bị dịch Covid-19 khá nặng ở Châu Á, với 4000 ca nhiễm và 80 người chết cùng số ca nhiễm mới vẫn tăng mỗi ngày. Chính phủ không áp dụng phong tỏa dân cư ngoài các khuyến cáo phòng trừ. Người dân Nhật vẫn đến các nơi tập trung đông người.

asie6

Trung tâm Tokyo giữa những ngày dịch Covid-19, mặc dù chính quyền kêu gọi mọi người hãy ở trong nhà. (Ảnh chụp ngày 28/03/2020) - Reuters - Issei Kato

Những thói quen này đang gây lo ngại cho chính quyền khi mà vài ngày qua số người nhiễm mới ở thủ đô Tokyo tăng gấp 4 lần và ngày càng có nhiều người trẻ nhiễm virus.

Thông tín viên RFI, Bruno Duval gửi về bài phóng sự :

Có dịch hay không thì rất đông thanh niên Tokyo tiếp tục đi quán bar, hộp đêm, hát karaoké. Chính quyền khuyên can rất nhiều không nên đến những nơi thông gió kém như vậy, nhưng thông điệp vẫn không được ai để ý.

"Virus này không làm tôi quá sợ, một thanh niên quả quyết. Thực ra thì 8/10 ca là nhẹ". Một thanh niên khác đứng cạnh nói : "Đây là con virus già. Tôi còn trẻ và khỏe. Dù sao, nếu tôi bị nhiễm virus, tôi sẽ đẩy nó ra khỏi người mình bằng cách nhảy như điên cả đêm".

Còn một cô gái khác cho biết : "Tôi biết virus này giết chết rất nhiều người ở nước ngoài, tôi xem trên truyền hình thấy thế….nhưng tôi cảm thấy nó ở rất xa. Thực sự tôi không cho rằng mình cũng có thể bị nhiễm".

Ngay cả những thanh niên ý thức được nguy hiểm vẫn mạo hiểm đến các cơ sở giải trí như thế.

"Vô lý, rõ ràng ở nhà sẽ tốt hơn", một người trong nhóm thanh niên có ý kiến. Trong khi một người khác giải thích : "trong những hộp đêm thế này rất ồn ào, để nói chuyện được với nhau người ta phải gào hét và ở khoảng cách rất gần. Chắc chắn như thế sẽ càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm".

"Giam mình trong nhà mọi buổi tối, như thế tôi sẽ không chịu nổi", một chàng trai thốt lên như vậy.

"Sau một ngày làm việc, tôi phải đi uống bia cho tới tối muộn mới về. Cuộc sống của tôi sẽ là địa ngục nếu không như thế. Tôi sẽ không chịu được", một người khác thêm vào.

Nhưng người già chắc hẳn cũng không thể làm gương cho giới trẻ. Rất đông người cao tuổi, bất chấp dịch bệnh, vẫn cứ đến các phòng đầy kín người đặt các máy đánh bạc mà người Nhật gọi là "Pachinko"

RFI tiếng Việt

*****************

Dịch Covid-19 : Hàn Quốc phát 3 triệu khẩu trang cho người có nguy cơ cao (RFI, 04/04/2020)

Theo Yonhap, Hàn Quốc hôm qua, 03/04/2020, quyết định kéo dài giai đoạn ‘‘giãn cách xã hội" thêm hai tuần, trong bối cảnh dịch bệnh tuy chững hẳn, nhưng vẫn có nguy cơ bùng lên trở lại. Chính quyền Seoul quyết định phân phối thêm hơn 3 triệu khẩu trang cho những người lao động làm việc trong các môi trường có nguy cơ nhiễm virus cao nhất, bao gồm người lao động nước ngoài. 

asie7

Người dân Hàn Quốc xếp hàng mua khẩu trang tại một trung tâm thương mại ở Seoul ngày 27/02/2020. Reuters/Heo Ran

Thông tín viên Frédéric Ojardias tường trình từ Seoul : 

"3,65 triệu khẩu trang sẽ được bộ Lao Động phân phát cho các tài xế tắc-xi, tài xế xe buýt, người làm nghề đưa hàng, từ đây cho đến ngày 08/05. Hàng trăm nghìn người lao động nước ngoài, không có quyền được nhận 2 khẩu trang/tuần của hệ thống phân phối quốc gia từ đầu dịch đến nay, cũng sẽ được phát khẩu trang lần này. Nhiều người trong số họ làm việc trong các ngành công nghiệp và cung ứng. 

Các nhân viên làm việc tại các trung tâm giao dịch với khách hàng qua điện thoại cũng nhận được khẩu trang. Đây là môi trường có nguy cơ truyền virus cao, vì các nhân viên nói suốt ngày và làm việc trong các văn phòng, nơi khoảng cách giữa người này với người kia là rất gần. Hồi giữa tháng 3, một ổ dịch đã được phát hiện tại một trung tâm giao dịch qua điện thoại ở Seoul, buộc chính quyền phải tổ chức xét nghiệm hàng trăm nhân viên và cư dân tại khu vực trụ sở văn phòng. 

Kể từ đầu khủng hoảng đến nay, đại đa số người Hàn Quốc mang khẩu trang, đôi khi bằng vải, nếu như không có gì tốt hơn, ngay khi họ bước chân ra ngoài. Đây cũng là một thói quen ở Hồng Kông, Đài Loan hay Nhật Bản. Điều này dường như giải thích một phần cho việc dịch bệnh lan truyền chậm hơn tại các quốc gia này. 

Virus gây bệnh Covid-19 có thể truyền đi qua những tia nước bọt. Chính vì vậy, mang khẩu trang, cho dù không phải là khẩu trang y tế, cũng tạo ra một rào cản đầu tiên, đặc biệt cho phép bảo vệ những người khác. Những người mang virus, tuy ở thể lành tính, không có triệu chứng nào, cũng có thể làm lây nhiễm virus sang người khác, mà không hay biết. Hàn Quốc dường như đã thành công trong việc kiểm soát dịch, và không buộc phải phong tỏa toàn bộ dân cư, cho dù đã trải qua một đỉnh dịch hồi đầu tháng 3". 

Trọng Thành

********************

Hồng y Miến Điện : Trung Quốc phải xin lỗi và bồi thường vì đại dịch corona (RFI, 03/04/2020)

Hãng tin CNA ngày 02/04/2020 từ Roma dẫn lời một Hồng y Miến Điện khẳng định các nước nghèo đang phải gánh chịu đại dịch virus corona vì sự bất cẩn và đàn áp của Đảng cộng sản Trung Quốc. Bắc Kinh đang nợ một lời xin lỗi và phải bồi thường thiệt hại.

asie8

Người lao động Miến Điện ở Thái Lan quay về nước trong thời kỳ dịch Covid-19. Ảnh chụp ngày 24/03/2020 - © Reuters/Stringer

Trong bài viết trên mục Ý kiến của UCA News, Hồng y Muang Bo, tổng giám mục Rangoon nhấn mạnh : "Chính chế độ toàn trị Trung Quốc do Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo, chứ không phải là nhân dân nước này, nợ tất cả chúng ta một lời xin lỗi và phải bồi thường về những thiệt hại đã gây ra".

Hồng y Muang Bo, người đứng đầu Hội đồng Giám mục Châu Á tố cáo chế độ Bắc Kinh đã giấu diếm thông tin về nạn dịch xuất phát từ Vũ Hán, trừng phạt các bác sĩ và nhà báo muốn cảnh báo thế giới về sự lan tràn của con virus nguy hiểm.

Dẫn ra vụ bắt bớ bác sĩ Lý Văn Lượng và các nhà báo công dân ở Hoa lục, vị Hồng y tuyên bố : "Trung Quốc là quốc gia có nền văn minh lớn và lâu đời, đã đóng góp nhiều vào lịch sử nhân loại". Nhưng chế độ cộng sản Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm vì đã để cho đại dịch lan tràn trên toàn thế giới. Ông nhấn mạnh, người dân Trung Quốc cũng là nạn nhân và xứng đáng được cảm thông, nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc không thể phủi trách nhiệm.

Hồng y Bo nêu ra các hậu quả tai hại đối với người nghèo, nhất là tại các quốc gia Đông Nam Á láng giềng. Chẳng hạn đối với Miến Điện giáp giới với Trung Quốc, một nước nghèo có nền y tế kém phát triển và hàng trăm ngàn người phải di tản vì xung đột đang sống trong các lều trại, không thể áp dụng giãn cách xã hội như các nước khác.

Đại dịch Covid-19 xuất phát từ Vũ Hán tháng 12/2019 đã lan tràn đến 203 quốc gia trên toàn thế giới. Tính đến ngày 02/04/2020, hơn 1 triệu người trên hành tinh đã bị nhiễm virus corona, hơn phân nửa dân số thế giới sống trong cảnh phong tỏa, 52.000 người thiệt mạng. Riêng tại các nước đang phát triển như Philippines, Malaysia, Pakistan…đã có hơn 2.000 ca.

Tổng giám mục Rangoon kêu gọi Trung Quốc xóa nợ cho các nước đang phải chống dịch Covid-19. Ghi nhận rằng chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đang bị chỉ trích vì thiếu chuẩn bị trước nạn dịch từ Vũ Hán, Hồng y Bo nhắc nhở, Trung Quốc phải chịu trách nhiệm chính vì đã gian dối trong việc công bố số liệu nhiễm bệnh và tử vong khiến nhiều chính phủ chủ quan, lại còn tuyên truyền để đổ tội cho các nước khác đã gây ra đại dịch. Theo ông, "dối trá và tuyên truyền đã khiến sinh mạng của hàng triệu con người ở khắp nơi trên thế giới bị rơi vào vòng nguy hiểm".

Nêu ra tình trạng nhân quyền tồi tệ với các vụ đàn áp tự do ngôn luận, tự do tôn giáo ngày càng dữ dội trong những năm gần đây tại Trung Quốc, vị Hồng y người Miến Điện nhắc lại lời của Thánh Phaolô tông đồ về "sự thật và tự do", nhấn mạnh đây là hai cột trụ để tất cả các quốc gia xây dựng được nền tảng vững chắc.

Thụy My

********************

Ấn Độ - Virus corona : Dịch bùng phát từ một cuộc tập họp tôn giáo (RFI, 03/04/2020)

Mặc dù đã ra lệnh phong tỏa cả nước, trong 24 giờ qua số người nhiễm virus corona tại Ấn Độ tăng hơn 10%, nâng tổng số ca nhiễm chính thức xác nhận là hơn 2500. Số tử vong được ghi nhận là 56 người, theo số liệu của chính quyền Ấn Độ tính đến hết ngày hôm qua, 02/04/2020.

asie9

Giới chức y tế Ấn Độ lo ngại dịch bùng nổ trong những ngày tới. Ảnh minh họa chụp ngày 02/04/2020 Reuters/Danish Siddiqui/

Cơ quan y tế Ấn Độ xác định ổ dịch đầu tiên có liên quan đến một cuộc tập hợp tôn giáo lớn giữa tháng Ba tại New Delhi. Những người lây nhiễm trong cuộc tụ tập này sau đó phát tán về các vùng trong cả nước.

Thông tín viên RFI tại New Delhi, Sébastien Farcis tường trình :

Từ giữa tháng Ba, hơn 3000 người Hồi Giáo tại New Delhi đã tham gia vào cuộc tập họp của Tabligh Jamaat, một tổ chức truyền giáo của đạo Hồi.

Vài ngày sau đó chính quyền ra lệnh cấm mọi cuộc tập hợp, nhưng các lãnh đạo của tôn giáo này vẫn bất chấp chỉ thị để tiếp tục chương trình và nói rằng thánh Allah che chở họ. Dù vậy, một số tín đồ của họ đã mang virus.

Khi chính quyền biết đến thì đã quá muộn. Nhiều người đã trở về tỉnh nhà ở khắp nơi trên Ấn Độ, chính vì thế đã gây ra cuộc khủng hoảng y tế lớn. Giờ đây, hơn 10% các ca nhiễm virus và 1/3 số ca tử vong tại Ấn Độ là những người đã tham dự vào hoạt động nói trên hoặc người thân của họ.

Hơn một nghìn người khác đã được tìm thấy và bị cách ly. Hiện vẫn còn hàng trăm người đang được tìm kiếm. Cảnh sát Ấn Độ vừa yêu cầu khởi tố lãnh đạo của tổ chức tôn giáo trên vì tội cản trở cuộc chiến chống virus corona.

Anh Vũ

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Châu Á

Một chiếc máy vi sinh gọi là coronavirus đang làm đảo lộn hành tinh. Một thứ vô hình đã đến để làm luật. Nó đặt câu hỏi cho tất cả và đảo lộn trật tự đã được thiết lập. Tất cả mọi thứ được sắp đặt trở lại vị trí, nói một cách khác, là thay đổi hẳn.

machin1

Tranh vẽ của Gustav Klimt. Hope. II. 1907-1908. Détail. MOMA. NY

Điều mà các cường quốc phương Tây đều bất lực không thể thi hành được ở Syria, Libya, Yemen, ... chiếc máy vi sinh này đã đạt được : việc ngừng bắn, đình chiến ....

Những gì quân đội Algerie không thể thực thi được, máy vi sinh này đã đạt được (biểu tình nổi loạn hàng loạt liên tiếp ở Hirak đã kết thúc).

Điều mà các đối thủ chính trị không thể làm được, máy vi sinh này đã đạt được (gia hạn thời hạn bầu cử...).

Những gì các công ty không thể làm được, máy vi sinh này đạt được (giảm thuế, miễn thuế, tín dụng không lãi suất, quỹ đầu tư, giá nguyên liệu chiến lược thấp hơn...).

Những gì các đoàn biểu tình áo vàng và các công đoàn không thể có được, máy vi sinh này đạt được (giảm giá tại máy bơm, tăng cường an ninh xã hội...).

Đột nhiên chúng ta thấy ở thế giới phương Tây, tiêu thụ nhiên liệu giảm, ô nhiễm giảm, mọi người bắt đầu có thời gian, và nhiều thời gian đến nỗi họ thậm chí không biết phải làm gì với nó. Cha mẹ quan tâm với con cái, con cái học cách sống với gia đình, công việc không còn là ưu tiên hàng đầu, du lịch và giải trí không còn là tiêu chuẩn cho sự thành công trong cuộc sống.

Đột nhiên, trong im lặng, chúng ta nhìn lại chính mình và hiểu được giá trị của từ đoàn kết và sự tổn thương.

Đột nhiên chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều trên cùng một chiếc thuyền, cả người giàu lẫn người ghèo. Chúng ta nhận ra rằng chúng ta đã cùng nhau vét sạch các kệ hàng và chúng ta cùng nhau thấy rằng các bệnh viện đã đầy và tiền không là quan trọng. Rằng tất cả chúng ta đều có cùng một bản tính khi con người đối mặt với coronavirus.

Chúng ta nhận ra rằng trong các gara, những chiếc xe sang trọng nằm yên chỉ vì không ai được ra.

Điều không thể tưởng tượng được chỉ cần vài ngày đủ để xã hội thiết lập được sự bình đẳng.

Nỗi lo sợ đã xâm chiếm tất cả thế giới. Nó chuyển phe. Nó bỏ người nghèo để đi sống trong nơi giàu sang và quyền lực. Nó nhắc nhở họ về tính nhân văn của họ và chấn hưng cho họ chủ nghĩa nhân đạo.

Có thể điều này nhằm nhận ra sự tổn thương của loài người, những kẻ đang tìm cách ra sống trên hành tinh sao Hỏa và họ tin rằng sức mạnh của họ có thể nhân bản con người và sống vĩnh cửu.

Có thể điều này nhằm để nhận ra giới hạn của trí tuệ thông minh của con người khi đối mặt với sức mạnh của trời.

Chỉ cần vài ngày điều chắc chắn trở thành bấp bênh, sức mạnh trở thành điểm yếu, và sức mạnh trở thành một sự đoàn kết và phối hợp cùng hành động.

Chỉ vài ngày để Châu Phi thành một lục địa an toàn. Giấc mộng trở thành ảo ảnh.

Chỉ vài ngày, nhân loại nhận ra rằng nó chẳng có gì ngoài hơi thở và bụi.

Chúng ta là ai ? Chúng ta có giá trị gì ? Chúng ta có thể làm gì để đối đầu với coronavirus ?

Hãy đối mặt với sự thật trong khi chờ đợi sự mầu nhiệm.

Chúng ta hãy tự hỏi về tính nhân văn của chúng ta trong thế giới toàn cầu hóa trước thử thách Coronavirus.

Hãy ở nhà và thiền về đại dịch này.

Chúng ta hãy yêu thương nhau khi còn sống !

Mustapha Dahleb

Nguyên tác : L’humanité effondrée et la société ébranlée par un petit machin, Tribune Juive, 22/03/2020

Trần Thu Dung dịch

(05/04/2020)

 

Moustapha Dahleb là tên tác giả của Bác sĩ Hassan Mahamat Idriss

Additional Info

  • Author Mustapha Dahleb, Trần Thu Dung
Published in Diễn đàn

Mỹ phủ nhận cáo buộc ‘ăn cướp’ lô khẩu trang trên đường tới Đức

Reuters, VOA, 06/04/2020

Mỹ không biết gì về một lô hàng khẩu trang đang trên đường tới Đức mà các quan chức ở Berlin cáo buộc rằng Hoa Kỳ đã chuyển hướng lô hàng này tại một sân bay ở Bangkok, theo người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Thái Lan cho biết.

3m01

Một người đeo khẩu trang đứng trước Cổng Brandenburg ở Berlin, Đức hôm 5/4. Hoa Kỳ nói không biết gì về lô hàng khẩu trang mà Đức cho là đã bị Mỹ "ăn cắp" tại sân bay Bangkok ở Thái Lan.

Lời phủ nhận trên được đưa ra sau khi Bộ trưởng Nội vụ ở Berlin, Andreas Geisel, hôm 3/4 nói rằng một đơn đặt hàng 200.000 khẩu trang đang trên đường tới Đức đã bị "tịch thu" tại Bangkok và chuyển hướng sang Mỹ, đồng thời gọi đó là một "hành động ăn cướp thời hiện đại".

"Chính phủ Mỹ đã không thực hiện bất kỳ hành động nào để chuyển hướng bất kỳ lô hàng cung cấp nào của 3M gửi đến Đức và chúng tôi cũng không biết gì về một lô hàng như vậy", ông Jillian Bonnardeaux, phát ngôn viên của Sứ quán Mỹ tại Bangkok, nói với Reuters.

Đại diện Sứ quán Mỹ nói: "Chúng tôi tiếp tục lo ngại về những nỗ lực đang lan rộng nhằm chia rẽ những nỗ lực quốc tế thông qua các chiến dịch tung tin sai, không rõ ràng, không có nguồn gốc".

Reuters không thể tiếp cận các giới chức Thái Lan để xin bình luận về vụ việc này hôm 6/4 vì ngày nghỉ lễ tại đây.

Lời cáo buộc rằng lô khẩu trang đã bị chuyển hướng được đưa ra vào thời điểm các quốc gia đang tranh giành để bảo đảm nguồn thiết bị bảo hộ chống lại đại dịch virus corona.

Các đồng minh của Mỹ từ Châu Âu đến Nam Mỹ đã phàn nàn về chiến thuật "Miền Tây hoang dã" mà họ cho rằng Washington đang áp dụng để trả giá cao hơn hoặc chặn các lô hàng vật tư y tế khỏi những người mua ban đầu.

Tính đến sáng ngày 6/4, đã có hơn 1,25 triệu người nhiễm virus corona và 68.400 trường hợp tử vong trên toàn cầu ở 211 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo một thống kê của Reuters.

Mặc dù Bộ trưởng Nội vụ Geisel của Đức hôm 3/4 nói rằng lô hàng đã bị "tịch thu" tại Bangkok, nhưng văn phòng của ông một ngày sau đó đã rút lại cáo buộc, khi cho biết rằng họ vẫn đang tìm cách làm rõ tình hình lô khẩu trang, được đặt hàng từ một nhà bán buôn của Đức chứ không phải từ nhà sản xuất 3M [MMM.N] của Mỹ, đã bị chuyển hướng như thế nào.

Một phát ngôn viên của 3M nói với Reuters rằng công ty không có bằng chứng nào cho thấy các sản phẩm của họ đã bị tịch thu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 4/4 cho biết rằng "không có hành động ăn cướp nào cả".

Theo Reuters

********************

"Xung đột khẩu trang"

Diễm My, VNTB, 04/04/2020

Chẳng ai có thể ngờ được có ngày lại xay ra " xung đột khẩu trang" ở thể kỷ 21

American First 

Ông Trump đã ra lệnh cho hãng 3M không được xuất khẩu khẩu trang M95 ra nước ngoài mà phải để dành riêng cho thị trường nước Mỹ trong bối cảnh có tình trạng nhân viên y tế Mỹ đang phải tái sử dụng khẩu trang hiện nay (1).

3m1

Twitter của Donald Trump hôm 03/04/2020

Hôm thứ Năm ông Trump đã biên trên Twitter rằng : "Chúng ta đã đánh mạnh vào công ty 3M hôm nay sau khi chứng kiến với những gì họ đã làm với mặt nạ họ sản xuất ra. Đạo luật Sản xuất quốc phòng sẽ được áp dụng. Ngạc nhiên lớn cho nhiều người trong chính phủ vì những gì họ đã làm - họ [3M] sẽ phải trả giá đắt !" 

Động thái này được đưa ra khi có khả năng Mỹ yêu cầu công dân phải đeo khẩu trang ở nơi công cộng và cũng để đảm bảo đủ nguồn cung cho các bác sỹ, y tá và nhân viên y tế trên toàn nước Mỹ khi quốc gia này đang trở nên nước dẫn đầu số người nhiễm virus corona. 

Hãng 3M : phớt lờ lệnh tổng thống

Hôm thứ Sáu, hãng 3M đã ra tuyên bố : 3M và nhân viên hãng đã rất nỗ lực để sản xuất càng nhiều khẩu trang N95 cho thị trường Mỹ càng tốt" (2).

Tuy nhiên đáp lại yêu cầu chỉ ưu tiên cho thị trường trong nước thay vì cho thị trường Canada và Nam Mỹ, thì 3M cho rằng họ không thể đáp ứng vì việc ngưng cung cấp khẩu trang N95 sẽ ảnh hưởng đến sự nhân đạo cho các thị trường trên trong khi họ cũng đang rất cần khẩu trang.

Ngoài ra động thái ngưng cung cấp hàng sẽ kéo theo hành động trả đũa và có thể khiến làm giảm sút lượng khẩu trang dành cho trị trường Mỹ.

3M cho rằng điều này đi ngược lại với những gì họ và chính phủ thay mặt cho người dân Mỹ đang tìm kiếm.

Nhà Trắng cũng áp buộc 3M phải nhập vào Mỹ 10 triệu khẩu trang 3M sản xuất ở Singapore vào Mỹ thay vì bán cho các quốc qua Châu Á khác. 

3m2

Nhà Trắng áp buộc 3M phải nhập vào Mỹ 10 triệu khẩu trang 3M sản xuất ở Singapore vào Mỹ

Trudeau : thương mại không phải là một chiều 

Hôm thứ sáu Thủ tướng Canada tuyên bố rằng cấm xuất khẩu khẩu trang sang Mỹ sẽ làm tổn thương cả người Mỹ cũng như những người dân ở các quốc gia khác (3).

Trudeau cho biết ông sẽ báo cho chính quyền Trump biết giao thương hàng ngày ở biên giới hai quốc gia nhiều đến chừng nào, và bất kỳ một sự tắc nghẽn hay giảm giao dịch nào cũng sẽ là một sự sai lầm. 

Thủ tướng Trudeau cho biết ông vẫn tự tin rằng Canada sẽ nhận được thiết bị cần thiết để chống lại virus corona khi đề cập đến tuyên bố của công ty 3M cảnh báo chống lại việc hạn chế xuất khẩu của chính quyền Trump. 

Trudeau nói : " 3M cho biết họ hiểu tầm quan trọng của việc tiếp tục giao hàng theo đơn đã đặt đến những nơi như Canada".

Phỗng tay trên

Pháp cho biết họ đã bị nẵng tay trên ngay tại đường băng 1 triệu khẩu trang y tế. Đây là số khẩu trang đã được trả tiền và dự định sẽ đi đến Pháp cho vùng Paca ở miền Nam nước Pháp. 

Thế nhưng sáng này 31/3/2020 người Mỹ đã phỗng tay trên sau khi trả tiền ngay tại chỗ và máy bay chuyển hướng sang Mỹ thay vì đi Pháp. Một số vùng khác ở Pháp cũng đã xác nhận họ bị giật mất hàng khi có người trả giá cao hơn gấp đôi hay thậm chí gấp ba bốn lần bằng tiền tươi thóc thật.

Phía Mỹ đã phản bác thông tin này, và nhiều người cho rằng đây là tin giả như đã từng xảy ra với vụ vaccin của nước Đức hồi tháng 3.

Thủ đô Berlin - Đức cũng lại vừa bị nẫng mất một lô hàng 200.000 khẩu trang khác ở Bangkok và thủ phạm lần này lại là người Mỹ chiều ngày 3 tháng 4 năm 2020.

Andreas Geisel, Bộ trưởng Nội vụ Berlin, đã xác nhận rằng lô hàng đã bị tịch thu ở Bangkok và không được chuyển tới Berlin. Nhân viên chính phủ cao cấp này gọi đó là "cướp thời hiện đại’ và cho rằng " Ai mà lại hành xử như vậy với đối tác xuyên đại tây dương như thế !" (4).

Diễm My

Nguồn : VNTB, 04/04/2020

Tham khảo :

(*) Đạo luật Sản xuất quốc phòng, được thông qua vào năm 1950, trao cho tổng thống quyền mở rộng sản xuất công nghiệp các vật liệu hoặc sản phẩm chính vì an ninh quốc gia và các lý do khác.

(1)https://www.reuters.com/article/health-coronavirus-usa-3m/trump-says-3m-will-have-a-big-price-to-pay-over-face-masks-idUSW1N2B903Y

(2) https://www.cnbc.com/2020/04/03/coronavirus-3m-tells-trump-halting-exports-would-reduce-number-of-masks.html

(3) https://www.politico.com/news/2020/04/03/3m-warns-of-white-house-order-to-stop-exporting-masks-to-canada-163060

(4) https://www.ft.com/content/03e45e35-ab09-4892-899d-a86db08a935c

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, Diễm My
Published in Diễn đàn

Tình báo Mỹ xác nhận Trung Quốc che giấu mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.

che1

Ảnh : Tổng thống Mỹ Trump tại họp báo ở Nhà Trắng hôm 1/4

Hãng tin Bloomberg cho biết ngày 01/04/2020, một báo cáo mật của tình báo Mỹ kết luận là Trung Quốc đã gian dối về số liệu của dịch bệnh viêm phổi xuất phát từ Vũ Hán khi đưa ra các con số thấp hơn thực tế.

Báo cáo mật này của Cộng đồng Tình báo Hoa Kỳ IC (tập hợp 17 cơ quan tình báo Mỹ) đã được phân loại và gửi đến Nhà Trắng vào tuần trước.

Hãng Bloomberg đã dẫn lại thông tin này từ ba quan chức Mỹ.

Các quan chức này từ chối tiết lộ danh tính, cũng không cung cấp nội dung chi tiết của báo cáo trên.

Tuy nhiên họ nói rằng báo cáo cho thấy các báo cáo công khai của Trung Quốc về số ca nhiễm và tử vong là "cố ý không đầy đủ".

Hai trong ba quan chức nêu trên khẳng định số liệu của Trung Quốc là "giả".

Các quan chức trên cũng không khẳng định rằng liệu báo cáo có đề cập tới số liệu "thực tế" của Trung Quốc là bao nhiêu hay không.

Tóm lại, báo cáo của Cộng đồng tình báo Mỹ (IC) kết luận Trung Quốc cố ý làm giảm số liệu thương vong do virus corona chủng mới ở Vũ Hán, nơi bùng phát dịch bệnh đầu tiên.

Cũng trong thời điểm đó, Tổng thống Trump lấp lửng về số liệu bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán của Trung Quốc ở Vũ Hán.

Trong cuộc họp báo ngày 1/4 (giờ Mỹ), ông Trump nhận được câu hỏi về tính chính xác trong số liệu ca nhiễm và tử vong do dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán gây ra ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc.
Ông Trump đáp : "Làm sao chúng ta biết được" nó có chính xác hay không, "tôi không phải một kế toán ở Trung Quốc".

Cũng tại cuộc họp báo, ông Trump khẳng định chính quyền "chưa nhận được" bất kỳ báo cáo tình báo nào cho thấy Trung Quốc che giấu số liệu của bệnh nhân và nạn nhân của viêm phổi Vũ Hán. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ nói thêm "số liệu của họ dường như có một chút sáng sủa, liên quan tới những gì chúng ta chứng kiến và những gì được báo cáo và tôi đang khá thân thiện khi nói vậy".

che2

Chủ tịch Tập Cận Bình kiểm tra việc nối lại công việc ở Chiết Giang, Trung Quốc

Chính quyền tổng thống Donald Trump trong những tuần qua đã kịch liệt chỉ trích Bắc Kinh, cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc không tỏ ra minh bạch với thế giới về tình hình dịch bệnh ở nước đông dân nhất thế giới này.
Cho tới nay, Nhà Trắng chưa hề cáo buộc một cách rõ ràng và chính thức là Bắc Kinh gian dối về số liệu của dịch viêm phổi tại Vũ Hán.

Tin tức về báo cáo này xuất hiện một ngày sau khi bà Deborah Birx, điều phối viên của nhóm công tác chống viêm phổi Vũ Hán của Nhà Trắng, nói rằng cách thức Mỹ phản ứng với đại dịch có thể không hiệu quả tối đa vì "những thiếu sót" trong dữ liệu của Trung Quốc.

Tại cuộc họp báo ngày 31/3, bà Birx nói "Cộng đồng y tế giải thích số liệu của Trung Quốc, nghiêm túc đấy, nhưng nhỏ hơn dự liệu của bất kỳ ai. Bởi vì có lẽ… chúng ta thiếu một số liệu đáng kể, giờ là lúc chúng ta xem chuyện gì xảy ra ở Ý và Tây Ban Nha".

Cho đến hết tháng 3, Trung Quốc đã báo cáo công khai hơn 82.000 trường hợp mắc viêm phổi Vũ Hán, trong đó hơn có 3.300 người chết.

Như vậy, số người chết vì virus corona tại Trung Quốc trong hơn hai tháng chỉ bằng một một nửa so với tại Tây Ban Nha trong hơn ba tuần lễ và bằng một phần ba so với tại Ý tính từ giữa tháng 2 đến cuối tháng 3/2020. Hoa Kỳ có số bệnh nhân cao hơn 2,5 lần so với Trung Quốc.

Truyền thông Tây phương không tin vào các con số chính thức của Bắc Kinh.

Trả lời trên đài truyền hình LCI ngày 29/03, bác sĩ về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Saint Antoine, Paris, Karine Lacombe, cho rằng "dịch bệnh đã bùng phát từ tháng 9, tức là sớm hơn nhiều so với thời điểm chính thức Bắc Kinh thông báo. Bắc Kinh có lẽ đã che giấu về số người tử vong và con số đó cao hơn nhiều so với hơn 3.000 ca tử vong trong thống kê chính thức".

Trong tuần qua, hình ảnh cũng như những video ngắn mô tả hàng ngàn chiếc hũ đựng tro cốt bên ngoài các nhà tang lễ ở tỉnh Hồ Bắc lại càng khiến công chúng nghi ngờ báo cáo của Bắc Kinh.

Vào thời điểm Vũ Hán nới lỏng các biện pháp phong tỏa, và một tuần lễ trước lễ Thanh Minh, điều tra của tờ báo kinh tế Tài Tân (Caixin) của Trung Quốc cho thấy chỉ trong hai ngày 25 và 26/03/2020 một lò thiêu tại Vũ Hán đã nhận 5.000 hũ tro. Con số này cao hơn báo cáo chính thức là 2.535 người chết vì dịch bệnh tại Vũ Hán. Đó là chưa kể cả thành phố Vũ Hán có tổng cộng 7 nhà thiêu, và vẫn theo điều tra của thời báo Tài Tân, nếu mỗi đơn vị đều nhận được một số hũ tro như vậy, thì đã có tới 35.000 người chết trong hai tháng qua.
Tác giả bài điều tra của tờ báo Trung Quốc này lưu ý thêm : trong giai đoạn cao điểm của mùa dịch vừa qua, đã có thêm "khoảng một chục lò thiêu dã chiến" được dựng lên chung quanh thành phố và Vũ Hán, nhưng báo Tài Tân không thể kiểm chứng số liệu về hũ tro. Tờ báo đặt câu hỏi : "Vì sao sự chênh lệch lại quá lớn giữa thống kê chính thức của thành phố và thực tế trước cửa các nhà thiêu ở Vũ Hán ?".

Nhà báo Phạm Cao Phong ở Paris cho biết : Ngày 30/3, chương trình thời sự của các kênh chính đài truyền hình nhà nước Pháp như France 2, France Info, CNews Direct đều đồng loạt tố cáo hành vi Trung Quốc giấu nhẹm có chủ ý về con số tử vong giai đoạn dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại quốc gia này. Phóng viên Pháp Arnaul Miguel thường trú tại Vũ Hán đã cho thấy hình ảnh người nhà những gia đình xấu số xếp hàng chầu chực nhiều giờ để nhận lọ tro người thân tại các nhà hỏa thiêu. Trong một bức ảnh chụp dãy hộp khổng lồ xếp như những công sự của đội quân chết, người xem dễ dàng nhẩm tính có tới 1.800 bình tro. Đấy mới là tiền sảnh của một trong bảy nhà hỏa thiêu tại Vũ Hán. Phóng viên Pháp nói thẳng tuột, Trung Quốc đã giảm thiểu đến 20 lần con số thực.

Trung Quốc như thường lệ đáp lại phương Tây bằng những lời lẽ ngụy biện.

Thứ Năm, ngày 02/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng về bản tin của Bloomberg.

Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc "cởi mở và minh bạch" trong phản ứng với viêm phổi Vũ Hán. Bà nói : "Một số viên chức Mỹ chỉ muốn đổ lỗi"…"Chúng tôi không muốn cãi nhau với họ, nhưng đối diện với sự bôi nhọ đạo đức liên tục của họ, tôi phải nói ra sự thật lần nữa".…"Chúng tôi muốn giúp đỡ họ theo khả năng của mình. Nhưng các bình luận của các chính trị gia Mỹ chỉ đáng xấu hổ".…"Những sự bôi nhọ, đổ lỗi không thể bù lại cho thời gian đã mất mà sẽ chỉ làm tốn thời gian và sinh mạng".

Giải thích cho sự việc người dân xếp hàng trước các nhà tang lễ sau khi mở cửa lại ngày 23/3, Đại sứ Trung Quốc ở Pháp Lu Shaye nói 2.500 người chết vì dịch bệnh và khoảng 10.000 người qua đời tại Vũ Hán hai tháng qua vì nhiều nguyên nhân khác.

Ông khẳng định : "Chúng tôi không giấu con số tử vong, các con số là chính xác".

Đại sứ Lu nói hạn chế đi lại tại Vũ Hán từ 23/1 đã khiến người dân không thể đến nhận tro cốt người thân. Vì thế khi giao thông mở cửa lại mới đây, người dân mới xếp hàng dài như vậy trước nhà tang lễ. Ông nói năm 2019, khoảng 51.200 người qua đời ở Vũ Hán, tức trung bình mỗi tháng 4.000 người qua đời. Con số tử vong tháng Giêng và Hai cao hơn các tháng còn lại trong năm vì thời tiết lạnh.

Chuyên gia về Trung Quốc Valérie Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược (FRS) của Pháp cho rằng Bắc Kinh đã đưa ra những con số rất thấp về trường hợp tử vong vì viêm phổi Vũ Hán để khoe khoang thành tích, chứng minh với thế giới về thế thượng phong của Trung Quốc ngay cả trước một kẻ thù vô hình.

Chính quyền của ông Tập Cận Bình muốn chứng minh hiệu quả của hệ thống chính trị tại nước này. Nói cách khác, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã phục vụ mục tiêu tuyên truyền cho đảng Cộng sản Trung Quốc cả với công luận trong nước lẫn cộng đồng quốc tế.

Biên tập viên James Palmer của Foreign Policy cũng cho đồng tình rằng rất có khả năng Bắc Kinh đang cố tình đánh giá thấp số người chết ở Vũ Hán, và tổng số trường hợp bị nhiễm trên cả nước vào tháng Hai. Ông viết : "Những con số tồi tệ ở Trung Quốc luôn được báo cáo thấp xuống, đặc biệt là khi hình ảnh quốc gia bị đe dọa, và Trung Quốc hiện đang muốn chiến thắng virus này để tương phản với những thất bại của phương Tây".

Nhưng ông đặt giả một giả thuyết là : "Tuy nhiên, không phải như thể giới lãnh đạo Trung Quốc có một bộ sách bí mật chứa những số liệu chính xác hơn. Họ cũng vậy, đang phải vật lộn để tìm ra chính xác những gì đang diễn ra trong đất nước rộng lớn của mình".

Ông giải thích, là vì : "Chính quyền địa phương một mặt được lãnh đạo khuyến cáo không được ‘giấu các trường hợp bị nhiễm vì mục đích báo cáo bằng không’, nhưng mặt khác lãnh đạo cũng đang yêu cầu gần như không có trường hợp nhiễm mới nào trong nước. Một loạt các cuộc thanh trừng trước đại dịch đã khiến các quan chức đứng ngoài cuộc, và bất kỳ chính quyền địa phương nào chẳng may có một ổ dịch trên lãnh thổ của họ đều có thể gặp nguy hiểm chính trị nghiêm trọng".

Không thể phủ nhận những thiếu sót, bất cập trong hệ thống y tế ngay cả tại các quốc gia giàu có nhất hành tinh, nhưng việc không chia sẻ thông tin chính xác về một siêu vi chủng mới nguy hiểm chết người là một tội ác cần phải được lên án của chính quyền cộng sản nước này.

Khi dịch mới bùng phát tại Vũ Hán, nhà cầm quyền Trung Quốc từng khẳng định rằng dịch viêm phổi cấp tính chủng mới không thuộc dòng các bệnh dịch "truyền nhiễm" và đổ vạ do Mỹ gây ra, Trung Quốc đã liên tục gian dối khi cố che giấu sự thật, chừng nào chế độ Cộng sản còn tồn tại ở Bắc Kinh, thì nhân loại sẽ còn tiếp tục nhận được những hậu quả chết chóc nặng nề từ thể chế độc tài đầy đau khổ này.

che3

Các nước Châu Âu hồi hương công dân từ Việt Nam

Tại Việt Nam không có báo chí và các tổ chức độc lập để kiểm tra, theo dõi việc làm của nhà cầm quyền, mọi thông đều nằm dưới chỉ đạo của Ban tuyên giáo, nên người dân nước này sẽ không bao giờ biết được sự thật.

che41

Nước Đức đưa ra chương trình hồi hương lớn nhất lịch sử, yêu cầu công dân Đức lập tức rời khỏi Việt Nam

Tại Việt Nam, cho đến ngày 4/4/2020, Chính phủ vẫn tuyên bố chỉ có 240 ca nhiễm virus Vũ Hán mà thôi. Câu chuyện "cá tháng 4" này lại một lần nữa thể hiện sự tương đồng của nhà cầm quyền tại Hà Nội, họ đã bắt chước Trung Quốc, che giấu con số nhiễm bệnh thực tế đối với trên 90 triệu người dân nước này, điều đó dẫn đến thêm nhiều người bị ủ bệnh và sẽ bùng phát dữ dội vào thời gian tới.

Hoàng Lan (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 04/04/2020

Additional Info

  • Author Hoàng Lan
Published in Diễn đàn

Đại dịch Vũ Hán thổi qua địa cầu mang theo nhiều cơn "sốt", từ y tế đến chính trị qua đến ngoại giao lẫn kinh tế và đã trở thành câu chuyện đầu môi của mọi cư dân khắp thế giới.

vuhan1

Thành phố Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, là nơi bùng phát dịch bệnh Covid-19

Cơn sốt y tế đang được bàn thảo rầm rộ nhất trong suốt mấy tháng qua : Hoa lục, ổ dịch đầu tiên và lớn nhất, đang khoe khoang rằng họ đã tiểu trừ được siêu vi khuẩn Vũ Hán và đang trên đường hồi sinh ? Sau những lần giấu giếm và bóp nghẹt truyền thông báo chí, mấy ai tin lời dân Tàu nhất là lời từ "lãnh tụ anh minh Tập Cận Bình" ?

Ý đang lo sốt vó vì số dân nhiễm bệnh mỗi ngày một cao và số tử vong mỗi ngày một lớn, kể cả ông bác sĩ chăm sóc những bệnh nhân đau nặng cũng qua đời vì thiếu dụng cụ phòng ngừa. Cư dân lớn tuổi (trên 60) chiếm 25% dân số tại Ý, và những người trong ngưỡng tuổi ấy phần lớn đã và đang hút thuốc lá nên thuộc nhóm "compromised lung function", tạm dịch là "yếu phổi mãn tính", sức đề kháng yếu kém nên con số tử vong cao không là một điều khó hiểu.

vuhan2

Ý, một trong những quốc gia có nhiều người tử vong vì Covid-19 - Ảnh Ban khử trùng hoạt động tại Khu di tích tháp nghiêng Pisa (tỉnh Florence) 

Vấn nạn đại dịch Vũ Hán (hay Covid-19) tại Ý khiến Liên Âu (EU) tạm thời đóng cửa biên giới để ngăn ngừa sự lan tràn của dịch bệnh, nhưng cũng có nghĩa là dân ai nấy lo ; mấy quốc gia khá giả như : Đức, Pháp, Vương Quốc Anh, và Bắc Âu cũng khó lòng cáng đáng nổi việc chăm sóc y tế cho công dân họ, sức [voi] đâu mà chữa trị bệnh nhân ngoại quốc lỡ đường ?

Ba Tư (Iran) là "ổ dịch" của Trung Đông, số người nhiễm trùng và tử vong khá cao. Cư dân ở đó hút thuốc lá khá nhiều, già cũng như trẻ nên ta cũng có thể đoán ra nguyên nhân dẫn đến tử vong (morbidity). Vả lại quốc gia ấy chẳng cung cấp chi tiết gì về bệnh nhân (tuổi tác, giới tính, tình trạng sức khỏe (tiếng Việt mới gọi là "bệnh nền" ?) nên bá tánh tha hồ mà phỏng đoán.

Ngược lại, Nam Hàn dù có số người nhiễm bệnh khá cao nhưng mức tử vong lại thấp. Ở đó, tiêu chuẩn y tế khá cao, phần lớn bệnh nhân là phụ nữ lại chẳng mấy ai hút thuốc và, có lẽ đặc biệt nhất, là tinh thần xã hội rất kỷ luật của cư dân Nam Hàn. Họ lắng nghe lời khuyến cáo của Bộ Y tế Cao Ly và tự cách ly nên dịch Vũ Hán xem ra đã từ từ giảm đi đáng kể.

Gần đây các con số về bệnh tật tại Huê Kỳ đã khiến bá tánh lo lắng hơn. Sự kinh hoảng lo âu đã bao trùm khắp nơi ngoại trừ một số người trẻ tuổi vẫn nhởn nhơ và cứng đầu lo họp bạn, ăn uống, bơi lội tại các bãi biển trong mùa Spring Break (chờ ngày đóng cửa ?).

Bá tánh lo âu vì nhiều lý do : sức khỏe rồi tiền bạc và tương lai con cái. Người chưa (cảm thấy) bệnh thì băn khoăn về sức khỏe của họ và thân nhân, lỡ nhiễm bệnh thì nhà thương có… đủ người hay đủ chỗ để chữa trị cho mình hay không. Các bậc cha mẹ trẻ thì băn khoăn về công việc làm, nhất là những người sinh sống trong ngành cung cấp dịch vụ như : nhà hàng, quán rượu, tiệm cắt tóc, làm móng tay chân… tay làm hàm nhai, lợi tức dựa trên mức tiêu xài từng ngày của bá tánh. Dịch vụ nào cũng thu hẹp đến mức tối thiểu kể cả văn phòng bác sĩ, nha sĩ. Đám học trò chịu trận ở nhà vì trường học đóng cửa, thầy cô chỉ dạy dỗ trên mạng kết nối, được tới đâu hay đến đó… Mọi sinh hoạt thường nhật (thường ngày) xem ra dừng lại hoặc chỉ vận hành với một tốc độ chậm chạp, uể oải như thể đang chờ đợi. Chờ đợi những gì thì chưa ai dám đoan quyết !

vuhan3

Tổng thống Mỹ Donald Trump và bác sĩ Anthony Fauci (phải)

Tháng trước, ông tổng thống Huê Kỳ Donald Trump hay nói ẩu, lúc đầu thì lớn tiếng cổ võ "không có chi trầm trọng cả, chúng ta đã sẵn sàng mọi thứ". Kế đến việc thành lập một Ủy Ban (đối phó với) dịch Vũ Hán và đưa ông Phó Tổng thống Mike Pence ra đứng mũi chịu sào. Hai tuần trước, ông Phó Tổng thống và cả ông bộ trưởng Bộ Y tế liên bang đã công bố trước công chúng rằng chỉ… 48 tiếng nữa là ta có thể đưa ra một triệu (1.000.000) bộ xét nghiệm (test kit) Covid-19 (siêu vi khuẩn Vũ Hán) và chỉ ba ngày là có kết quả, cơ quan y tế nào cũng có thể xét nghiệm dễ dàng… Nói cứ như thật ! Các chuyên viên y tế ở trong chăn nên thấy đầy…rận.

Xét nghiệm Covid-19 mới được tìm ra trên dưới hai tháng nay ; người thực hành là các chuyên viên được huấn luyện và kinh nghiệm đầy mình, đứng đầu trong nghề chuyên môn nên khả tín. NHƯNG loại xét nghiệm nào cũng phải trải qua một tiến trình… xét nghiệm để xem cách áp dụng có cho kết quả chính xác không, tỷ lệ chính xác là bao nhiêu theo cách tính toán sau đây :

- "True positive", nghĩa là người nhiễm bệnh có kết quả dương tính (1).

- "False positive", nghĩa là người không nhiễm bệnh nhưng kết quả dương tính (2).

- "False negative", nghĩa là người nhiễm bệnh nhưng có kết quả âm tính (3).

- "True negative", nghĩa là người không nhiễm bệnh và kết quả âm tính (4).

Nhóm (4) chẳng có chi đáng kể. Nhóm (1) được cách ly và theo dõi đã đành nhưng nhóm (2) và (3) thì sao ? Nhóm (2) bị cách ly thì chỉ bất tiện và tốn kém tiền bạc nhưng nhóm (3) được phây phây ra về rồi truyền bệnh lung tung thì sẽ là một đại họa !

Test kit Covid-19 "ra đời" trong hoàn cảnh cấp kỳ nên chuyên viên không có thời giờ xét nghiệm mức chính xác (test "design") trước khi mang ra sử dụng rộng rãi, chưa kể vấn nạn "kỹ thuật" (technique). Người sử dụng đầu tiên là các chuyên viên lành nghề, ngày ngày làm việc chuyên môn chưa kể kiến thức sâu rộng ; nhưng cũng test kit này khi được mang ra các phòng thí nghiệm khác, chuyên viên địa phương chỉ được huấn luyện cấp tốc, làm sao tránh được các lỗi kỹ thuật và thiếu chuyên môn ?

Ông Tổng rồi đến ông Phó và cả ông bộ trưởng Bộ Y tế liên bang (im lặng là đồng lõa ?) nói quá cỡ nên bá tánh cứ tưởng thật, hễ ai muốn là cứ việc yêu cầu bác sĩ cho thử nghiệm (để mà an tâm) ! Các chuyên viên phòng thí nghiệm chỉ còn cách đưa hai tay lên trời mà gọi Thượng Đế ! Tính đến hôm nay Mỹ chỉ có khoảng 60 ngàn + mẫu xét nghiệm ; con số một triệu test kit và 60 ngàn xem ra khác nhau hơi xa ? Sử dụng một triệu test kit thì ta cần bao nhiêu chuyên viên nhất là loại test kit vừa "vỡ lòng", người máy (automation) chưa biết xài ? Chẳng lẽ ra đường níu áo mấy người rảnh rỗi và mời họ về làm chuyên viên phòng thí nghiệm để có kết quả nhanh chóng ? Trên mấy diễn đàn riêng tư, các chuyên viên y tế trao đổi ý kiến và… chửi thề, chẳng lẽ không có cách hành xử nào hiệu quả hơn trước đại nạn này ? Nói dối, giấu giếm để trấn an (kiếm phiếu) rao bán tài năng kinh bang tế thế… hay nói thẳng, nói thật để bá tánh yên tâm mà tính toán, hoạch định chương riêng tư ?

Chỉ có ông bác sĩ Anthony Fauci MD, sếp lớn của ngành bệnh truyền nhiễm tại Bộ Y tế là dám lên tiếng nói thật ! Ở tuổi 79, danh tiếng lẫy lừng về kiến thức cũng như tài năng, ông ấy chẳng cần chức tước và cứ nói thẳng thừng, kể cả… sửa chữa việc ông tổng thống quá lời nói sảng ! Khi lệnh cấm viên chức y tế phát biểu ý kiến trừ khi được phép từ cái Task Force của ông Phó thì bác sĩ Fauci lên tiếng báo động về "lệnh kiểm duyệt" và sau đó, ông bác sĩ khảng khái xuất hiện trên mọi đài truyền hình, truyền thanh để làm công việc báo tin, nói sự thật để bá tánh biết mà sửa soạn.

Ngay từ lúc đầu, bác sĩ Fauci nói rằng : trận dịch đang lan truyền nhanh chóng, chưa biết khi nào mới ngưng. Hãy tự cô lập, giới hạn sự đi lại để phòng ngừa, để ngưng sự lan truyền bệnh tật giữa con người. Ta chưa có thuốc chủng ngừa và cũng chẳng có thuốc chữa trị, mọi thứ đều nằm trong vòng "thí nghiệm", nghĩa là có hiệu quả không thì chưa ai biết. Ông ấy tiếp tục lập lại những câu nói ấy bất cứ lúc nào được/bị hỏi ý kiến. Bác sĩ Fauci cũng lên tiếng kêu gọi (gần như năn nỉ) những người trẻ vô tâm hãy nghe lời khuyến cáo của Bộ Y tế mà ngừng tụ họp ; giọng nói đã khàn đục của ông ấy khiến các nhóm đồng nghiệp đều cảm kích và biết ơn. Ít ra đất nước này cũng còn có những con người có tâm như thế…

Đến hôm nay thì lệnh "đóng cửa ở nhà" (lock down) đã chính thức ban hành, bắt đầu từ San Francisco, cửa ngõ của các chuyến bay từ Á Châu và cũng là nơi đông đảo nhất tụ họp những người vô gia cư. Cứ nghĩ đến con số trên 150 ngàn người sống chật hẹp trong các túp lều tạm bợ, thiếu vệ sinh ; phần lớn lại là những người mang bệnh mãn tính, nghiện ngập (và tất nhiên là sức đề kháng không bao nhiêu) mà các chuyên viên y tế bủn rủn chân tay. Nếu và khi căn bệnh viêm phổi Vũ Hán xuất hiện ở đó thì San Francisco sẽ vô phương cứu chữa và đối phó ; bệnh viện nào có đủ chỗ cho những con người kia chưa kể việc thiếu thốn dụng cụ y khoa như máy trợ thở (ventilator). Thị Trưởng San Francisco là một phụ nữ nhìn xa và can đảm, dám đi trước đám đông mà ban hành một đạo luật cấp thời. Los Angeles cũng trong hoàn cảnh tương tự, chưa biết khi nào thì họ cũng có đạo luật "ở nhà" như thành phố New York ?

Khi hàng quán các dịch vụ không khẩn cấp đóng cửa thì tất nhiên là bá tánh hoang mang, không biết bao giờ trận dịch mới ngừng lan tràn ; cái "không biết" ấy đã trở thành nỗi ám ảnh triền miên khiến nhiều người mất ăn mất ngủ vì hoảng hốt. Người "vô tâm" thì cho rằng sống chết có số, tới số thì số sẽ… tới trước cửa, khỏi cần chờ đợi mà cứ phây phây vui sống ? Phe ta thuộc nhóm thứ nhì về nhân sinh quan nhưng vẫn nhất nhất theo lệnh Bộ Y tế mà loanh quanh ở nhà, nơi nào có … người khác thì tránh xa. Tự cách ly là cách phòng ngừa hiệu nghiệm nhất, dùng thư từ, điện thoại làm phương tiện giao tiếp với thân nhân và bạn bè gần xa.

Cơn sốt thứ nhì cũng nóng hổi là cơn sốt kinh tế. Thị trường chứng khoán đang lắc lư rồi tuột dốc vài lần suốt tuần lễ qua. Những người có quỹ hưu trí (IRA) đầu tư vào chứng khoán thì mất ăn mất ngủ vì lo âu nhất là những người đang sửa soạn về hưu trong một vài năm sắp tới. Họ băn khoăn lắm, không biết khi nào thì thị trường chứng khoán hồi phục để có đủ tiền sinh sống lúc hưu trí ? Thị trường chứng khoán lên xuống và phải 5, 3 năm mới phục hồi sau khi tuột dốc ? Thế rồi để cứu vãn, Ngân khố Liên bang Huê Kỳ lại thả lỏng lãi xuất của công khố phiếu khiến bá tánh tạm an tâm mà vay mượn để làm ăn, mức lãi suất gần như 0% thì tại sao lại không vay mượn ? Ông tông tông vừa công bố việc sử dụng một trillion mỹ kim để trợ giúp các ngành kỹ nghệ đang ngắc ngoải vì phí tổn. Công ty hàng không hô hoán việc sắp vỡ nợ vì máy bay không ai dùng. Kỹ nghệ dịch vụ đang rầu rĩ vì hàng quán đóng cửa, không còn tiền bạc để trả lương nhân công…

Chỉ có một số kỹ nghệ là ăn nên làm ra nhờ đại dịch Vũ Hán. Đầu tiên là các công ty chế tạo dụng cụ y tế như máy trợ thở. Trên thế giới hiện nay có khoảng năm (5) công ty lớn nhỏ đang chế tạo các loại máy trợ thở theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế ; và họ làm việc ngày đêm để cung cấp loại máy móc ấy theo đơn đặt hàng khắp nơi. Kế đến là các hãng xưởng chế tạo trang phục y tế từ áo choàng, mũ nón đến khăn bịt mặt (surgical mask), họ sản xuất không kịp để dùng !

Kỹ nghệ chuyên chở cũng… đại thành công nhờ phân phối, khuân vác các thùng hàng hóa cần thiết như thực phẩm, thuốc men đến nơi cửa tiệm buôn bán. Costco, Sam's Club… kiếm bạc vô số kể và họ biết điều nên giữ nguyên giá bán, không dám tăng giá bậy bạ kẻo bị bá tánh chửi bới rân trời !

Cơn sốt chính trị thì có một nhiệt độ thấp hơn. Chính khách băn khoăn về kỳ bầu cử nên làm đủ mọi cách để kiếm phiếu ; người ta chê bai nhau kịch liệt. Riêng ông tông tông Huê Kỳ nói sảng rồi tự khen (đạt thành tích 10 điểm) không xong nên đành nói tránh rồi tiêu xài tiền (của bá tánh) để xoa dịu cư dân đang lo lắng hoang mang. Cứ gửi cho ít tiền là người ta vui lòng và an tâm, món ‘quà’ tâm lý khá hiệu quả, tiền trên trời rơi xuống ai mà không thích ? Thế hệ sắp tới tha hồ còng lưng trả nợ !

Ở Iran chẳng thấy cư dân hó hé chi, họ đang hớt hải lo âu về bệnh tật nên chẳng có thời giờ mà chê trách nhà cầm quyền ? Đức và Úc thì thẳng thừng hơn với lời công bố "sẽ có nhiều người nhiễm bệnh và ta đang sửa soạn". Hình như bà Angela Merkel không ra ứng cử nữa và còn hơi lâu mới đến mùa bầu cử ở Úc ?

Bên Hoa lục thì "chủ tịch muôn đời" vẫn giữ ghế nên ông Tập cứ phây phây mà đánh võ mồm với ông Trump khi Huê Kỳ chỉ tay về phía Hoa lục mà nói rằng Covid-19 là "Chinese virus" ; oánh nhau bằng kinh tế chưa xong, cả hai đang u đầu sứt trán vì đại dịch Vũ Hán nên họ đánh võ mồm cho đỡ tức.

Nga vẫn im lìm, ông Vladimir Putin sẽ là tổng thống muôn đời, và cấm chỉ dân Tàu vào đất nước họ. Không biết dịch Vũ Hán đang hành xử (hành hạ thì đúng hơn ?) ra sao với cư dân Nga ? Không thấy bài tường trình nào chi tiết về Nga từ Tổ chức Y tế Thế giới ?

Cơn sốt ngoại giao cũng lúc ấm, lúc nguội. Những quốc gia trong khối Liên Âu (EU) đóng cửa biên giới và họ không còn khó chịu việc nước Áo (Austria) đòi đóng cửa như trước đây vì bây giờ ai cũng thế ? Liên Âu bực mình vì lệnh cấm vào không phận Huê Kỳ xuất hiện thình lình nhưng rồi quen thuộc với tính nóng lạnh bất cần của tông tông Huê Kỳ nên chỉ trách móc vài lời rồi thôi, ai rỗi hơi mà nói hoài một điều (kém xã giao) xảy ra thường xuyên ?

Nói chung, đại nạn Vũ Hán là cơn hồng thủy toàn cầu, có nhiều điều con người chưa thấu hiểu và với số kiến thức nhỏ nhoi, tài nguyên giới hạn, ta cần thực sự chia sẻ để bảo vệ lẫn nhau với hy vọng là mọi người cùng bình an-

Hiện nay thế giới chưa có thuốc chủng ngừa (vaccine) mà cũng chẳng có thuốc chữa trị, ít ra theo định nghĩa của chuyên viên y tế là các "sản phẩm hiệu nghiệm cũng như an toàn khi sử dụng". Chưa có thuốc chữa cũng như thuốc chủng ngừa nên các trung tâm y khoa, các bác sĩ mạnh ai nấy "thử" những món mà họ nghĩ rằng "có thể hiệu nghiệm".

"Có thể hiệu nghiệm" và thực sự "hiệu nghiệm" (sau khi trải qua tiến trình thử nghiệm (phase I-IV) và chứng minh mức độ an toàn cũng như hiệu nghiệm của món thuốc ấy là hai thứ khác nhau...hơi xa. Trong ngành y khoa chuyên môn về chữa trị ung thư, việc sử dụng các loại thuốc chưa được chứng minh tính an toàn và hiệu nghiệm là điều khá phổ thông qua các yếu tố sau đây :

1. Bệnh nhân trong tình trạng tuyệt vọng, không có phương cách nào khác ngoại trừ việc "cầu may" như "thử" một loại thuốc chưa được chứng minh là hiệu nghiệm và an toàn. Điều này cũng có nghĩa là bệnh nhân chấp nhận các phản ứng phụ để đổi lấy một cơ hội sống sót. Bài toán "hiệu quả và biến chứng" được thẩm định kỹ lưỡng trước khi chấp nhận.

2. Loại thuốc được đem ra "thử" có thể là :

a) một sản phẩm mới (investigational drug) còn nằm trong vòng "thí nghiệm lâm sàng" (clinical trial) chưa được chứng thực ; hoặc

b) một loại thuốc đã có mặt trên thị trường nhưng chỉ được (FDA cho phép) sử dụng để chữa trị các căn bệnh khác (đã chứng thực tính an toàn và hiệu nghiệm cho các chứng bệnh ấy). Cách sử dụng này được gọi là "Compassionate drug use", hay nói gọn hơn là "compassionate use."

3. Định nghĩa kể trên của cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm của liên bang Hoa Kỳ (US Food and Drug Administration - FDA) "compassionate use" hay "sử dụng vì nhân đạo" giúp bệnh nhân hiểu rõ và chấp nhận mức rủi ro của việc trị liệu.

4) Yếu tố (3) cũng sẽ tiết giảm việc thưa kiện của bệnh nhân hoặc người thân khi không vừa ý với kết quả hay hậu quả của cách trị liệu. Ngoài ra dưới khía cạnh đạo đức, bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện dùng chính cơ thể họ làm (vật thể) thí nghiệm để "cầu may". Nếu cuộc trị liệu không thành công, ít ra trong tương lai, món thuốc ấy sẽ không được sử dụng nữa, (negative proof).

Đại dịch Vũ Hán mang theo lo âu, hoang mang từ người bệnh, thân nhân và cả cộng đồng thế giới. Sợ hãi những thứ "chưa biết" ấy lan tràn nên đã có nhiều trận bão "ý kiến" xuất hiện. Dù chỉ là "ý kiến", đôi khi dựa trên vài dữ kiện (thật), đôi khi lại hoàn toàn dựa trên sự mong ước, óc tưởng tượng phong phú (ảo), nhưng lúc phát biểu, người nói quên rằng đó chỉ là "ý kiến" của riêng họ. Đây là trường hợp của ông tông tông Donald Trump và mấy loại thuốc : Plaquanil, Z-Pak, và Redemclovir đang được "thử" trong việc chữa trị chứng nhiễm trùng Covid-19 dưới danh xưng "Compassionate use".

Plaquenil (Hydroxychloroquine) là một loại thuốc được chứng thực để chữa trị bệnh sốt rét (do vi khuẩn ký sinh (parasites) trong họ Plasmodium, dùng loài muỗi anophele để lan chuyển) gây ra và cũng được sử dụng để chữa trị các biến chứng từ bệnh viêm khớp xương. Sự liên hệ giữa các vi khuẩn Plasmodium và siêu vi khuẩn Covid-19 là những gì ta chưa rõ.

Z-Pak là một loại thuốc trụ sinh tên gọi azithromycin dùng để chữa các chứng nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ; có sự liên hệ nào giữa các vi khuẩn gây nhiễm trùng khí quản / phổi và siêu vi khuẩn Covid-19 hay không thì ta chưa rõ.

Remdesivir là một loại kháng sinh chế tạo để chữa chứng nhiễm trùng Ebola, sự liên hệ giữa loại siêu vi khuẩn này với siêu vi khuẩn covid-19 cũng đang được tìm hiểu. Nói giản dị, về cấu trúc sinh học, Ebola là một loại siêu vi khuẩn trong nhóm Filoviruses, có vỏ bọc (enveloped), dạng "non-segmented", "negative-stranded RNA virus". Để so sánh, coronaviruses (CoVs) gom chung cũng là nhóm siêu vi khuẩn có vỏ bọc (enveloped), nhưng thuộc loại "positive-stranded RNA viruses" với "nucleocapsid". Tạm hiểu là hai loại siêu vi khuẩn này khác nhau về cấu trúc sinh học.

Sự hiểu biết về cấu trúc sinh học (the genetic sequence hay bộ "di tính") của siêu vi khuẩn giúp con người thẩm định các chất đạm được siêu vi khuẩn sử dụng để tăng trưởng và qua các dữ kiện ấy, chế tạo các loại thuốc men có thể ức chế, biến giải các chất đạm này, và ngăn ngừa (thuốc chủng ngừa) hoặc chữa trị một cách hiệu quả các bệnh tật do "chúng" gây ra.

CoVs mẫn cảm với tia cực tím (ultraviolet rays - UV) và nhiệt độ. Họ siêu vi khuẩn này có thể bị "hóa giải" (inactivated) bởi những hóa chất như ether (75%), cồn (ethanol), thuốc sát trùng chứa chlorine, peroxyacetic acid và chloroform (ngoại trừ chlorhexidine). Điều này có thể giải thích tại sao siêu vi khuẩn Vũ Hán ít sinh sôi trong vùng nhiệt đới nơi khí hậu nắng và nóng ( ?) và cũng giải thích tại sao ta nên dùng các loại thuốc sát trùng để rửa tay, lau rửa các mặt phẳng trong nhà cũng như nắm cửa.

Nói chung, chưa có loại thuốc nào được chứng thực là an toàn và hiệu nghiệm trong việc chữa trị chứng nhiễm trùng từ Covid-19. Khi sử dụng "cầu may" và bệnh nhân thoát hiểm ( ?) sẽ khuyến khích cách dùng ấy cho những bệnh nhân khác. Bệnh nhân và người thân cần hiểu rõ và chấp nhận các bất toàn của việc thử nghiệm thuốc men.

Tường Huy

(5/4/2020)

* Tổng hợp tài liệu của NIH và FDA.

Additional Info

  • Author Tường Huy
Published in Diễn đàn

Đại dịch phơi bầy nhiều bí mật quốc gia

J.B. Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 05/04/2020

Đại dịch Virus Vũ Hán gây ra đã tạo nhiều sự thay đổi, đảo lộn cuộc sống thường ngày của mọi người dân không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới.

bimat1

Hình minh họa Áp phích cổ động chống dịch Covid-19 ở Hà Nội hôm 2/4/2020 - Reuters

Chỉ trong chưa đầy một tuần trên mạng xã hội và dư luận Việt Nam khá choáng váng và xáo trộn bởi những văn bản do cơ quan công quyền Việt Nam đưa ra.

Ngày 23/3/2020, Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh ra văn bản khẩn số 2285/STNMT-CTR do Phó Giám đốc Sở Nguyễn Thị Thanh Mỹ ký với nội dung chuẩn bị tinh thần cho việc ứng phó khẩn cấp với dịch do corona Virus gây ra.

Văn bản có đoạn nguyên văn như sau : "đặc biệt, với hình huống cần phải hỏa táng các bệnh nhân nặng nhiễm virus covit-19 có thể tử vong" .

Văn bản đã làm cho cả cộng đồng hoảng hốt. Bởi hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam thông thường, thì đây là văn bản xác nhận kế hoạch thiêu sống người bị bệnh nặng do nhiễm virus có thể tử vong, nghĩa là hỏa thiêu khi còn sống ?

Khi văn bản này được đưa lên mạng xã hội, ngay lập tức đám Dư luận viên - thường được cư dân mạng gọi là "Bò đỏ" - đã lập tức được lệnh nhảy vào các diễn đàn, các trang cá nhân đưa văn bản này lên và phủ nhận văn bản này có thật, rằng đây chỉ là fake news, là sản phẩm của photoshop từ đám phản động hoặc thế lực thù địch…

bimat2

Công văn của Sở Tài nguyên và môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Đám dư luận viên, "bò đỏ" bằng những lời lẽ hết sức thô tục và dùng đủ mọi thứ bẩn thỉu, rác rưởi để chửi bới trên mọi diễn đàn theo một giọng thường thấy mà đám này rất đặc trưng.

Rằng thì là văn bản mà lại viết "hình huống" rồi "covit-19" thì đúng là loại ngu xuẩn, vô học và không có nhận thức xã hội, làm gì có chuyện làm cán bộ nhà nước đến chức Phó giám đốc sở mà trình độ lại như thế được. Học sinh lớp 3 nó cũng đã biết viết đúng chính tả chứ chưa nói đến cán bộ, lại là Phó giám đốc Sở của cả Thành phố lớn như Sài Gòn…

Rằng thì là văn bản này được photoshop rõ ràng, ai tinh mắt sẽ nhận thấy và chỉ có loại phản động mới làm nên văn bản này, đích thị là phản động mới làm ra thứ đó để chứng tỏ mình phản dân, hại nước chứ người có lương tâm ai lại dám nói đến việc thiêu sống cả người bệnh.

Rằng thì là rõ ràng đây không thể là một công văn được cơ quan nhà nước ban hành. Bởi vì để ban hành một công văn, ngoài người soạn, người duyệt, người đánh máy, kiểm tra, rồi ngược trở lại người ký, đóng dấu… Đủ các thủ tục dài lòng thòng với bao nhiêu người mới có được một cái công văn thì không thể để sai sót được, nếu sai sót thế thì hóa ra cả cái Sở Tài nguyên và môi trường của một thành phố lớn thế mà ngu cả lũ à ?

Nhiều người, nghe đám bò đỏ bằng mọi cách phân bua, phủ nhận, thậm chí còn vẽ chỗ nọ, bôi chỗ kia trên văn bản để chứng minh sự dốt nát của người làm văn bản… thì cũng hoang mang cho rằng đây là văn bản giả chăng ?

Thế rồi ngày hôm sau, Sở này có văn bản thu hồi văn bản nói trên. Rồi sở này cùng với Sở Văn Hóa -TTTT phải tổ chức họp báo thanh minh thanh nga rằng là có sai sót.

bimat3

Công văn của Sở Tài nguyên và môi trường Thành phố Hồ Chí Minh Blogger J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Ngày hôm sau nữa, Ủy ban thành phố có văn bản số 2537/VP-TH phê bình Sở Tài nguyên và môi trường về văn bản 2285/STNMT-CTR và yêu cầu kiểm điểm, kỷ luật…

Đến khi đó, đàn "bò đỏ" của tuyên giáo im bặt hoặc trở giọng rằng thì là cứ nhăm nhe vào những sai sót của cơ quan nhà nước để chê bai…

Nhưng, cũng đến khi đó, thì mọi người đều công nhận những nhận xét của đám "bò đỏ" rằng là đứa làm ra văn bản vừa ngu, vừa kém, vừa thiếu học lại phản động chống lại nhân dân thật sự.

Như vậy, chỉ vì một văn bản của một Sở rất lớn ở một thành phố rất to, mà cả một hệ thống đã mất đến mấy ngày loay hoay từ ban hành, thu hồi, họp báo rồi cả UBND Tp ra văn bản phê bình, chỉ đạo…với bao nhiêu giấy bút, báo chí và thời gian ngay giữa lúc dịch đang tăng từng ngày.

Tưởng rằng việc đó cũng chỉ là họa hoằn, là sơ hở không nên có, dù có bị cho là thiếu học, thiếu hiểu biết và văn hóa thấp… thì cũng chỉ xảy ra ở một cấp Sở của Thành phố.

Nhưng không.

Ngày 31/03/2020, Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký chỉ thị số 16/CT-TTg về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.

Văn bản này lại một lần nữa gây hoang mang dư luận khi viết rằng : "Thực hiện cách ly toàn xã hội 15 ngày từ 0 giờ ngày 1 tháng 4 trên phạm vi toàn quốc với nguyên tắc gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh"…

Đồng thời văn bản này "yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết…".

Cùng với việc ra chỉ thị, là hệ thống báo chí bắt đầu lăng xê đến mức cao nhất.

Đọc văn bản này, người ta không thể hiểu cụm từ "cách ly toàn xã hội" nghĩa là gì ?

Theo định nghĩa của tiếng Việt mà mọi người đều hiểu, thì "Cách ly" là "Để ở nơi riêng biệt, không cho tiếp xúc với người khác".

Theo đúng nghĩa này, thì người ta có thể cách ly một người, một số người hoặc một địa phương… nhưng "Cách ly toàn xã hội" thì không rõ cách ly xã hội này với cái gì ? Hay đưa toàn xã hội loài người đi cách ly với loài động vật, trâu ngựa ?

Mặt khác, cái yêu cầu "chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết…" đã làm cho người dân không thể định nghĩa được như thế nào là "thật sự cần thiết". Bởi mỗi người đều có những việc khác nhau, và sự cần thiết thì đối với mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau có sự cần thiết khác nhau không thể đánh đều và điều này cần thiết với người này, chưa hẳn đã cần thiết với người khác. Thế là, mỗi người định nghĩa "cần thiết" theo một cách.

Thế rồi khắp nơi bắt đầu thực hiện chỉ thị của Thủ tướng. Có điều là mỗi nơi thực hiện một cách khác nhau theo cách hiểu của mình.

bimat4

Có nơi đổ đất đá, làm hẳn một con đê ngang đường quốc lộ, đường vào huyện, xã, có nơi rào hàng rào dây thép gai kiểu "rào làng chiến đấu". Có nơi lập trạm, chốt chặn người và xe cộ đi lại, lưu thông… Thế là tất cả mọi cuộc đi lại, lưu thông đều bị ngăn chặn, thậm chí cả người đi bệnh viện cũng hết đường.

Đồng thời, lực lượng bảo vệ, công an được huy động tối đa và họ thả sức hành động theo cách hiểu biết và suy nghĩ vốn hạn hẹp của mình mà suy diễn từ văn bản Chỉ thị của Thủ tướng.

Nghĩa là tất cả mọi nơi đều thả sức suy diễn và hành động theo ý thích của mình và người dân thì cứ vậy mà chấp nhận, dù cái định nghĩa kia cả người thực hiện lẫn đối tượng đều không hiểu Thủ tướng định nói gì.

Chính vì vậy, nhiều điều hết sức hài hước và làm dư luận ngày càng hoang mang, xã hội hỗn loạn.

Cũng vì thế, chỉ trong mấy ngày sau đó, văn phòng chính phủ lại phải lên đài truyền hình và báo chí giải thích rằng cái này được cái kia thì không, rằng ý thủ tướng thế nọ, còn cái kia không đúng ý thủ tướng…

Và đất nước cứ như một trò hề mỗi người diễn một vở mà chẳng ai hiểu ai.

Thế rồi 5 ngày sau, lại chính Văn phòng Chính phủ lại có văn bản Văn phòng số 2601/VPCP-KGVX để hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Tiết lộ bí mật quốc gia

Có thể nói rằng, với một cơ quan ở thành phố, cán bộ ra văn bản mà đám "bò đỏ" xác nhận rằng như vậy chưa đủ trình độ lớp 3 thì đã đành là hiện tượng phổ biến. Nhưng đến Thủ tướng mà nói một câu, ra một văn bản để cả xã hội không thể hiểu được, dẫn đến việc loạn, thì quả là… bó tay.

Và thế là trên mạng Internet, nhiều người đã phải khuyên Thủ tướng rằng : Có lẽ với trình độ Thủ tướng mà như thế, thì ngoài các ban, bệ cần thiết để soạn thảo văn bản, tham mưu đủ mọi mặt thì cần thêm một Ban tham mưu về ngôn ngữ nữa mới đủ.

Có lẽ, không phải điều này ông Thủ tướng không nghĩ đến. Nhưng điều này thật khó, vì người ta có thể tham mưu nhiều thứ, nhưng với trình độ "Cờ Lờ Mờ Vờ" như câu chuyện vẫn truyền miệng về Thủ tướng, thì quả lá rất khó có ai tham mưu cho được.

Và để khắc phục những điều đó, là việc ngoài khả năng của các quan chức cộng sản ngày nay.

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng của nhà nước, thì đến nay, con virus Vũ Hán chưa giết chết người nào tại Việt Nam, nhưng nó đã giết chết khá nhiều uy tín chính trị cũng như bộc lộ trình độ của nhiều người vì nó đã làm lộ nhiều "Bí mật quốc gia".

JB Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 04/04/2020

******************

Loạn sứ quân ?

Lâm Viên, 05/04/2020

Mở sách giáo khoa lịch sử lớp 7, có thể thấy mục "Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước" có đoạn như sau : "Khi nhà Ngô sụp đổ, cả nước rối loạn, Đinh Bộ Lĩnh đem quân đi đánh dẹp các sứ quân. Nhờ sự ủng hộ của nhân dân, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ, tiến đánh các sứ quân khác… Các sứ quân lần lượt bị đánh bại hoặc xin hàng. Tình trạng cát cứ chấm dứt" (1).

suquan1

Tình trạng đổ đất ngăn đường, cấm ra vào địa phương một cách tùy tiện của các tỉnh/thành phố là do trình độ đọc và hiểu của quan chức địa phương về Chỉ thị số 16, dẫn đến việc thực hiện theo cách nào cũng không sai.

Đại dịch Covid-19 đang diễn ra và ngay sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị số 16 vào ngày 31/3/2020, về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 (2), thì bất ngờ xảy ra việc mỗi địa phương ‘tùy hứng’ thực hiện các nội dung trong chỉ thị này. Sự ‘tùy hứng’ đến mức ‘tùy tiện’ đã khiến đến ngày 3/4/2020, văn phòng Chính phủ phải có một "hỏa tốc" Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 3/4/2020 Về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19 (3).

suquan2

Công văn số 2601/VPCP-KGVX ngày 3/4/2020 về việc thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg về phòng, chống dịch Covid-19

Một vài minh chứng về ‘loạn sứ quân’. Công điện khẩn đóng dấu "hỏa tốc" do Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình - Đặng Trọng Thăng ký ban hành ngày 2/4 gửi các cơ quan, ban ngành trong địa bàn tỉnh để triển khai nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19 đã khiến nhiều người hoang mang, lo lắng vì sẽ không được đi vào tỉnh này kể từ 0g ngày 3/4.

Theo đó, lãnh đạo tỉnh Thái Bình căn cứ việc Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định công bố dịch Covid-19 trên phạm vi toàn quốc nên chỉ đạo dừng việc di chuyển người dân từ vùng dịch về Thái Bình kể từ 0g ngày 3/4 đến hết ngày 15/4. Ngoại trừ các trường hợp xe cấp cứu, xe phục vụ việc hiếu hỉ, xe công vụ và các trường hợp cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết, chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất và trường hợp đặc biệt do trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh quyết định.

Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc người dân từ các tỉnh, thành khác hiện nay nếu không thuộc các trường hợp đặc biệt nêu trên sẽ không được phép đi vào tỉnh Thái Bình trong khoảng thời gian nói trên.

Ghi nhận trên báo Tuổi Trẻ (4), trong ngày 3/4, tại khu vực ngã tư chợ Hương, quận Dương Kinh, thành phố Hải Phòng, ngay đầu tuyến phố lối đi vào khu chợ Hương cũng là đường tắt được nhiều người dân sử dụng để đi về khu vực huyện Kiến Thụy bị tổ công tác bít lại bằng nhiều vật dụng khác nhau, người có nhu cầu đi qua lối tắt này được yêu cầu di chuyển theo tuyến đường trục chính khác với quãng đường dài hơn.

Ngay cuối tuyến phố Phúc Lộc, phường Hưng Đạo, quận Dương Kinh, tổ công tác làm nhiệm vụ chốt chặn tại đây cũng yêu cầu người dân đi lối khác vì đường đã bị cấm. Từ ngày 2/4, tại các trạm kiểm soát ở khu vực cửa ngõ ra vào thành phố, tất cả những người điều khiển phương tiện không có lý do chính đáng, không phải là xe chở hàng hóa nhu yếu phẩm hoặc phụ vụ chở hàng hóa theo quy định đều được yêu cầu quay đầu trở lại.

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết, "Các ô tô ngoại tỉnh, người ngoại tỉnh khi tới khu vực chốt kiểm soát cửa ngõ vào Hải Phòng đã bị lực lượng chức năng yêu cầu quay đầu không cho vào thành phố" (5).

"Cách ly toàn xã hội : Hàng loạt phương tiện ra vào Quảng Ninh buộc phải quay đầu" là tựa một bài tường thuật liên quan về Chỉ thị số 16 của Thủ tướng trên báo Thanh Niên (6).

"Trả lời phỏng vấn báo chí ngày 2/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, người phát ngôn của Chính phủ, cho biết liên quan đến chỉ thị 16 của Thủ tướng đã có một số địa phương hiểu và thực hiện sai" - báo Tuổi Trẻ hôm 2/4 có bài viết như vậy trên số phát hành lúc 20g44.

"Một số địa phương hiểu và thực hiện sai" như lời nhận xét của bộ trưởng Mai Tiến Dũng, nếu suy diễn thì có ít nhất 4 trường hợp : 

Thứ nhất, trình độ của các vị quan chức đứng đầu những địa phương này - tức chủ tịch và bí thư tỉnh/thành phố, có hạn chế trong đọc - hiểu văn bản mang tính chỉ đạo nội bộ của chính phủ.

Thứ hai, các vị chủ tịch và bí thư tỉnh/thành phố không tin vào ‘liều lượng của toa thuốc 15 ngày’ chống Covid-19 mà Thủ tướng đưa ra. Họ quyết định ‘tăng thêm liều - bốc thêm thuốc’.

Thứ ba, cách diễn đạt của Chỉ thị số 16 mà Thủ tướng ký ban hành thiếu rõ ràng, dẫn đến việc thực hiện theo cách nào cũng không sai.

Thứ tư, trở lại câu chuyện của sách giáo khoa lịch sử lớp 7 dạy cho học trò trung học cơ sở. Sở dĩ xảy ra "Loạn 12 sứ quân" vì : Chưa có sự đoàn kết, thống nhất giữa nhà Ngô với các quan lại trung ương và địa phương. Vì vậy, sau khi Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha đã tiếm ngôi. Các quan lại trong triều đình, địa phương phản đối. Sau khi Ngô Xương Văn giành lại ngôi vua thì uy tín của triều đình đã giảm sút, không đủ sức mạnh để thống nhất lại đất nước.

Hệ thống cai trị thiếu chặt chẽ, quan hệ trung ương - địa phương lỏng lẻo, các thế lực cát cứ có điều kiện nổi dậy khắp nơi gây ra Loạn 12 sứ quân.

Lâm Viên

Nguồn : VNTB, 05/04/2020

_______________________

Chú thích :

(1) Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011, Lịch sử 7 (tái bản lần thứ 8), nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, trang 27-28.

(2) Chỉ thị số 16 vào ngày 31/3/2020, về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19

(3)https://moh.gov.vn/web/dich-benh/cac-van-ban-chi-dao-cua-dang-nha-nuoc/-/asset_publisher/zRev3D15XCJB/content/cong-van-so-2601-vpcp-kgvx-ngay-03/4/2020-ve-viec-thuc-hien-chi-thi-so-16-ct-ttg-ve-phong-chong-dich-covid-19

(4)https://tuoitre.vn/nhieu-duong-ngang-loi-tat-tai-hai-phong-bi-chan-de-cam-di-lai/20200403111019065.htm

(5)https://plo.vn/thoi-su/hai-phong-khong-cho-xe-va-nguoi-ngoai-tinh-vao-thanh-pho-902423.html

(6)https://thanhnien.vn/thoi-su/cach-ly-toan-xa-hoi-hang-loat-phuong-tien-ra-vao-quang-ninh-buoc-phai-quay-dau-1204345.html

********************

Dịch Covid-19 ở Việt Nam : Rắc rối chuyện "cách ly xã hội"

Thanh Phương, RFI, 04/04/2020

Tại Việt Nam, nơi mà tính đến hôm nay chỉ mới có 239 người bị nhiễm virus corona gây bệnh Covid - 19, việc chấp hành lệnh "cách ly xã hội" trên toàn quốc đang gặp nhiều rắc rối, do mỗi nơi hiểu theo mỗi kiểu.

bimat5

Việt Nam ban hành lệnh ''cách ly xã hội'' để phòng dịch Covid-19. Ảnh minh họa : Tại một điểm chờ xét nghiệm nhanh ở bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, ngày 31/03/2020. Reuters - KHAM © AFP - MANAN VATSYAYANA © AFP - MANAN VATSYAYANA

Lệnh "cách ly xã hội" do thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành ngày 31/03/2020, có hiệu lực từ ngày 01/04. Theo chỉ thị mà ông Nguyễn Xuân Phúc đưa ra, cách ly toàn xã hội được thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Ngay hôm sau ngày ban hành chỉ thị, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại giải thích "cách ly xã hội" nghĩa là "giữ khoảng cách trong xã hội", nhưng vẫn duy trì lưu thông hàng hóa và xuất khẩu.

Nhưng cách giải thích không rõ ràng về cách ly xã hội nói trên khiến cho mỗi nơi hiểu theo mỗi cách. Theo vnExpress, một số địa phương ở Quảng Ninh đã đổ đất, cầu bê tông chặn một số tuyến đường để kiểm soát người ra vào, Thái Bình thì không cho người từ địa phương có dịch đi vào tỉnh này.

Chính phủ Hà Nội đã nhìn nhận là một số nội dung của chỉ thị về cách ly toàn xã hội "chưa được hiểu và thực hiện thống nhất". Cho nên tối qua, Văn phòng Chính phủ đã phải truyền đạt ý kiến của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương bãi bỏ ngay biện pháp dừng, ngăn cấm người và phương tiện qua lại do thực hiện không đúng tinh thần "cách ly xã hội".

Tuy vậy, người dân Việt Nam hiện nay được yêu cầu ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết, như để mua thực phẩm, hoặc đi làm, hoặc trong những trường hợp khẩn cấp. Những người đi ra ngoài đường đều phải đeo khẩu trang, nếu không có thể bị phạt tiền.

Thanh Phương

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh, Lâm Viên, Thanh Phương
Published in Diễn đàn

Virus corona : Những điều Hoa Kỳ đã làm sai - và đúng

Anthony Zurcher, BBC, 02/04/2020

Đã hơn hai tháng kể từ khi trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên được chẩn đoán ở Mỹ. Kể từ đó, dịch đã lan rộng trên toàn quốc, với hơn 200.000 người nhiễm và gần 4.000 tử vong.

my1

Nam Hàn đã đặt ra tiêu chuẩn trong việc xét nghiệm rộng rãi

Hoa Kỳ hiện là tâm điểm toàn cầu của đại dịch, vượt qua số ca nhiễm được báo cáo ở Trung Quốc, nơi virus bắt đầu, và Ý, quốc gia Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Mặc dù các quan chức y tế công cộng báo cáo rằng đỉnh điểm của sự bùng phát ở Mỹ vẫn còn nhiều tuần nữa, có khi là nhiều tháng, mới đến những thiếu sót trong phản ứng của Mỹ - cũng như một số điểm mạnh - đã trở nên rõ ràng.

Hãy duyệt qua những điểm này.

NHỮNG SAI LẦM

Thiếu thiết bị y tế

Mặt nạ, găng tay, áo choàng và quạt thông gió. Các bác sĩ và bệnh viện trên cả nước, nhưng đặc biệt là ở những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, đang tranh giành các vật dụng thiết yếu để giúp những người bị virus tấn công và bảo vệ các chuyên gia y tế.

Việc thiếu nguồn cung cấp đầy đủ buộc nhân viên y tế phải sử dụng lại thiết bị vệ sinh hiện có hoặc tự tạo ra thiết bị tạm thời. Việc thiếu máy thở khiến các quan chức nhà nước lo ngại rằng họ sẽ sớm bị buộc phải thực hiện các biện pháp y tế, quyết định tại chỗ bệnh nhân nào nhận được sự hỗ trợ duy trì sự sống - và bệnh nhân nào không.

Hôm thứ ba, Thống đốc New York Andrew Cuomo phàn nàn rằng các tiểu bang, cùng với chính phủ liên bang, đang cạnh tranh về thiết bị, đẩy giá lên cho tất cả mọi người.

"Nó giống như cuộc đấu giá mua máy thở trên eBay giữa 50 tiểu bang", ông nói.

Lẽ ra đã không phải đi đến tình trạng này, Jeffrey Levi, giáo sư chính sách và quản lý y tế tại Đại học George Washington, nói. Chính phủ Hoa Kỳ đã thất bại trong việc duy trì đầy đủ kho dự trữ vật tư cần thiết để đối phó với đại dịch như thế này - và sau đó lại chuyển động quá chậm khi bản chất của cuộc khủng hoảng hiện nay trở nên rõ ràng.

"Chúng ta đã mất nhiều tuần trong việc tăng cường năng lực sản xuất những thiết bị bảo vệ cá nhân và không bao giờ sử dụng đầy đủ thẩm quyền của chính phủ để đảm bảo rằng việc sản xuất đã diễn ra", ông nói.

Xét nghiệm trì trệ

Theo giáo sư Levi, việc cho xét nghiệm sớm - như được thực hiện ở các quốc gia như Hàn Quốc và Singapore - là chìa khóa để kiểm soát sự bùng phát của loại virus như Covid-19. Sự bất lực của chính phủ Hoa Kỳ trong việc này là một thất bại nghiêm trọng từ đó các biến chứng tiếp theo đã xảy ra.

"Tất cả các phản ứng với đại dịch đều phụ thuộc vào nhận thức tình huống - biết những gì đang xảy ra và nơi nó đang xảy ra", ông nói.

Không có thông tin này, các quan chức y tế công cộng về cơ bản là bị mù, không biết điểm nóng virus tiếp theo sẽ bùng lên ở đâu. Xét nghiệm toàn diện có nghĩa là các bệnh nhân bị nhiễm bệnh có thể được xác định và cách ly, hạn chế nhu cầu về các lệnh phải ở nhà trên toàn tiểu bang khiến cho nền kinh tế Mỹ đóng băng và dẫn đến hàng triệu công nhân thất nghiệp.

Levi nói rằng trách nhiệm cho thất bại này thuộc về chính quyền Trump, vốn coi thường các kế hoạch ứng phó với đại dịch đã được thiết lập từ hơn một thập kỷ trước, trong nhiệm kỳ của tổng thống của George W Bush, mà cũng không mướn đủ người để vận hành bộ máy y tế công cộng.

"Lãnh đạo chính trị trong chính quyền này thực sự không tin vào chính phủ", Levi nói. "Điều đó đã thực sự cản trở sự sẵn lòng của họ trong việc khai thác các nguồn tài nguyên mà chính phủ liên bang đã phải đáp ứng vào thời điểm như thế này".

my2

Covid-19 : Nỗi sợ hãi trong phòng hồi sức cấp cứu

Các con số, đặc biệt là về xét nghiệm, chứng minh được điều này. Các xét nghiệm ban đầu được chính quyền gửi đi vào tháng Hai tới chỉ một số phòng thí nghiệm của Hoa Kỳ thì lại bị lỗi.

Đến giữa tháng 3, chính quyền đã hứa hẹn ít nhất 5 triệu xét nghiệm tra vào cuối tháng. Tuy nhiên, một phân tích độc lập về tổng số vào ngày 30/3, cho thấy chỉ khoảng một triệu xét nghiệm đã được thực hiện. Con số này nhiều hơn bất kỳ nước nào khác, nhưng dân số Hoa Kỳ là khoảng 329 triệu người.

Hơn nữa, vì quá trình xét nghiệm xảy ra sau những thiếu sót ban đầu, các phòng thí nghiệm phân tích kết quả bị quá tải, dẫn đến việc người được xét nghiệm phải chờ một tuần hoặc lâu hơn trước khi biết kết quả là họ có dương tính hay không.

Thông điệp 'bất nhất' và gấu ó chính trị

Trong cuộc họp báo chiều thứ Ba, Donald Trump đã đưa ra một viễn cảnh nghiệt ngã cho quốc gia.

"Tôi muốn mọi người Mỹ chuẩn bị tinh thần cho những ngày khó khăn nằm ở phía trước", ông nói.

Các cố vấn y tế công cộng của ông theo sau tuyên bố đó với các biểu đồ dự đoán ít nhất 100.000 người Mỹ sẽ tử vong vì virus ngay cả dưới những biện pháp ngăn chặn hiện tại.

Thông điệp của tổng thống hoàn toàn trái ngược với những nhận xét thậm chí chỉ một tuần trước đó, khi ông bày tỏ hy vọng rằng Hoa Kỳ có thể bắt đầu mở lại các doanh nghiệp vào kỳ nghỉ lễ giữa tháng Tư.

Trong tháng Giêng và tháng Hai, khi sự bùng phát virus đã tàn phá nền sản xuất của Trung Quốc và bắt tạo khủng hoảng lớn ở Ý, tổng thống liên tục gạt đi sự đe dọa đối với Mỹ. Sau vài trường hợp nhiễm đầu tiên ở Mỹ, Trump và các quan chức khác trong chính quyền ông nói tình hình đã được kiểm soát và dịch sẽ tan biến vào mùa hè "như một phép màu".

Thông điệp không nhất quán từ cấp lãnh đạo cao nhất thực sự là một vấn đề, Giáo sư Levi nói. "Sẵn sàng để ứng phó với đại dịch là một môi trường thay đổi liên tục và đôi khi thông điệp của bạn cũng thay đổi. Tuy nhiên, trong trường hợp này, đã có những tuyên bố bất nhất xung quanh những thông điệp không phản ánh sự thay đổi trong khoa học hoặc những gì đang diễn ra trên mặt đất, mà thay vào đó phản ánh mối quan tâm chính trị. "

Tổng thống cũng tranh cãi với các thống đốc bang Dân chủ, chỉ trích Thống Đốc Andrew Cuomo của New York và sỉ nhục Thống Đốc Gretchen Whitmer của Michigan trên Twitter. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo tiểu bang cần phải "đánh giá cao" chính phủ liên bang.

Cách giản xã hội thất bại

Sinh viên đại học trong kỳ nghỉ xuân tràn ngập bãi biển Florida. Cư dân thành phố New York chật đầy xe điện ngầm. Một nhà thờ ở Louisiana tiếp tục chào đón hàng ngàn tín đồ mặc dù mục sư Tony Spell bị buộc tội hình sự vì vi phạm một quy định giới hạn các cuộc tụ họp đông người.

"Virus, chúng tôi tin rằng, có động cơ chính trị", Spell nói với một đài truyền hình địa phương. "Chúng tôi giữ quyền tự do tôn giáo của mình, và chúng tôi sẽ tập hợp bất kể ai đó nói gì".

Trên khắp đất nước, có rất nhiều ví dụ về việc người Mỹ không thực hiện các cuộc kêu gọi tránh tiếp xúc gần gũi với xã hội của các chuyên gia y tế công cộng, đôi khi được trợ giúp bởi các quan chức chính quyền địa phương và tiểu bang miễn cưỡng ra lệnh cho các doanh nghiệp đóng cửa và công dân nên ở nhà.

"Nếu tôi nhiễm corona, tôi sẽ nhiễm corona", một người đi biển ở Florida nói với CBS News vào giữa tháng Ba. "Vấn đề là, tôi sẽ không để corona ngăn tôi tiệc tùng".

Ngay cả các quy định được thực hiện với ý định tốt nhất cũng có thể có hậu quả bất lợi. Cắt giảm các dịch vụ giao thông công cộng, chẳng hạn như tàu điện ngầm của New York, có thể đã dẫn đến các chuyến tàu và xe buýt đông đúc hơn. Các trường đại học gửi sinh viên về nhà với gia đình của họ có thể đã góp phần vào việc lây lan vi-rút bằng cách đưa các cá nhân bị nhiễm bệnh trở lại thành phố, khu phố và nhà chưa hoàn toàn giản cách xã hội.

Sự thiếu rõ ràng trong lệnh của tổng thống trong việc ngăn chặn việc nhập cảnh vào Mỹ từ Châu Âu - lúc đầu dường như áp dụng với công dân Mỹ cũng như công dân nước ngoài - dẫn đến tình trạng các đám đông lớn tại các sân bay nơi hành khách bị nhiễm bệnh không được sàng lọc có thể dễ dàng truyền bệnh cho người khác.

Những quyết định như thế có thể đã gây ra hậu quả thảm khốc, cản trở những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh trên toàn quốc - một việc tương đương với việc ném xăng vào đám cháy đang hoành hành.

NHỮNG ĐIỀU LÀM ĐÚNG

Gói kích thích khổng lồ

Tuần trước, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật cứu trợ virus coronavirus trị giá 2 ngàn tỷ đôla, bao gồm thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt cho nhiều người Mỹ, mở rộng hỗ trợ thất nghiệp, viện trợ cho các tiểu bang, cơ sở chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ công cộng khác, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp gặp khó khăn nhất và cho các doanh nghiệp nhỏ và cỡ trung bình vay những khoản tiền có thể không phải trả lại nếu họ tránh được việc phải sa thải nhân viên.

Đó là một bộ luật khổng lồ, phá kỷ lục, là kết quả của các cuộc đàm phán liên quan đến các nhà lãnh đạo Dân chủ và Cộng hòa tại Quốc hội, cũng như Bộ trưởng Tài chính Steve Mnuchin và các đại biểu của ông.

"Điều này nên được mô tả như một dự luật sinh tồn, không phải là một dự luật kích thích kinh tế", Graetz của Columbia, tác giả cuốn "The Wolf at the Door : The Menace of Economic Insecurity and How to Fight It", nói.

"Mọi người đều có những thứ họ không thích hoặc họ mong muốn tốt hơn, không ai sẽ hoàn toàn hài lòng với dự luật này", ông nói, "nhưng tôi nghĩ rằng gói kích thích sẽ đạt điểm cao cho một khởi đầu".

my3

Một phần của thách thức đối với các nhà lập pháp, Graetz nói, là hệ thống bảo hiểm thất nghiệp hiện nay dành cho người lao động Mỹ đã lỗi thời - một sự chắp vá của các chương trình do nhà nước điều chỉnh với các yêu cầu về lợi ích và trình độ khác nhau không phù hợp với nền kinh tế hiện đại. Quốc hội đã cố gắng giải quyết vấn đề này trong luật virus corona bằng cách đảm bảo rằng những người lao động tự do và thế giới của những người tự làm chủ cũng được bảo hiểm và tạm thời bổ sung các quyền lợi hiện có.

"Nó có thể sẽ là quá ít đối với nhiều người, nhưng đó là giải pháp duy nhất hiện có", ông nói. "Quốc hội đã bắt đầu quá trình này với một vị trí rất yếu trong việc có một hệ thống bảo vệ xã hội vững chắc hoặc mạng lưới an toàn để từ đó cải thiện".

Cả Trump và Chủ tịch Quốc hội đảng Dân chủ Nancy Pelosi đã nói về việc sẽ đưa ra với một dự luật viện trợ khác, có lẽ với đầu tư cơ sở hạ tầng và các lợi ích chăm sóc sức khỏe bổ sung, cho thấy sự hợp tác giữa hai đảng gần đây chỉ là một sự khởi đầu.

Hỏa lực nghiên cứu

Nếu virus corona phơi bày một số lỗ hổng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của Hoa Kỳ - chi phí cao, thiếu bảo hiểm toàn cầu và chuỗi cung ứng không thể chịu được cú sốc - nó cũng có thể làm nổi bật sức mạnh của cơ sở hạ tầng của ngành nghiên cứu và phát triển thuốc của nước này.

Các nhà sản xuất dược phẩm và các nhà nghiên cứu y tế đang gấp rút tìm hiểu thêm về virus này trong nỗ lực đưa ra các chiến lược mới để đánh bại đại dịch.

Một công ty đã chế ra một xét nghiệm có kết quả nhanh mới có thể xác định được những người bị nhiễm virus gần như ngay lập tức, chấm dứt nạn xét nghiệm bị tồn đọng hiện tại và cho phép các quan chức y tế công cộng nhanh chóng xác định các điểm nóng mới bùng phát và đưa ra quyết định kiểm dịch.

my4

"Triển vọng dài hạn quanh việc chế vắc-xin và phát triển trị liệu đang khích lệ hơn", Levi nói. "Nghiên cứu khoa học đang được thực hiện".

Ông nói thêm rằng các công ty dược phẩm đang nghiên cứu các phương pháp điều trị và chữa bệnh đang nhận được sự đảm bảo từ chính phủ rằng sẽ có thị trường cho các sản phẩm của họ và họ sẽ được đền bù thỏa đáng cho các khoản đầu tư. Vấn đề, ông nói, là những nỗ lực được thực hiện ngày hôm nay sẽ phải mất vài tháng - hoặc lâu hơn - trước khi chúng cho thấy kết quả.

Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, dự đoán rằng sẽ mất ít nhất một năm trước khi có được vắc-xin phổ biến. Mục tiêu của chính sách y tế công cộng hiện nay là hạn chế số lượng vi rút gây ra cho dân chúng cho đến ngày đó.

Lãnh đạo tiểu bang

Hệ thống chính phủ liên bang Hoa Kỳ, vốn ủy thác nhiều quyền lực rộng lớn cho các tiểu bang, đã được chứng minh là cả một phước lành và một lời nguyền. Trong thời gian tốt, nó cho phép các nhà lãnh đạo cấp tiểu bang được thử nghiệm các giải pháp chính sách công khác nhau, thử nghiệm các phương pháp tốt nhất mà sau đó có thể được áp dụng trên toàn quốc.

Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra đại dịch chết người, một phản ứng chắp vá có thể không thỏa đáng - và dẫn đến cái chết có thể tránh được và gián đoạn kinh tế.

"Mọi thống đốc đều tự mình đưa ra quyết định", Levi nói. "Một số đang đưa ra quyết định tốt ; một số thì không".

my5

Tàu bệnh viện của Hải quân Hoa Kỳ USNS Comfort đi ngang qua Tượng Nữ thần Tự do

Ông đơn cử các thống đốc như Gavin Newsom ở California và Jay Inslee của Washington, những người đã sớm đóng cửa các trường học và ban hành các lệnh ở nhà dẫn đến kết quả virus lây lan chậm hơn trong dân số của họ.

Thống đốc Ohio Mike DeWine cũng đã nhận được lời khen ngợi từ nhiều phía về những bước đi quyết định đầu tiên của ông mà vào thời điểm đó được một số người coi là quá quyết liệt.

Giới chức y tế cho biết hầu hết các khu vực đô thị lớn của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như thành phố New York. Điều đó, họ nói, có thể không phải là như vậy.

Một số tiểu bang đang nỗ lực để tránh số phận của New York, nhưng Levi cảnh báo rằng những nỗ lực của họ có thể bị cản trở bởi các địa điểm khác không làm đủ.

"Vấn đề chúng ta gặp phải ở Mỹ", ông nói, "là khả năng đáp ứng thay đổi đáng kể trên từng tiểu bang tùy theo sự sẵn sàng đầu tư vào y tế công cộng".

"Chúng ta chỉ được bảo vệ bằng với các tiểu bang yếu nhất".

Anthony Zurcher

Phóng viên Bắc Mỹ

Nguồn : BBC, 02/04/2020

***************

Virus corona : Sự thức tỉnh muộn màng của nước Mỹ

Thụy My, RFI, 01/04/2020

Tại Hoa Kỳ, chỉ trong ba ngày qua số người chết do virus corona đã tăng gấp ba, lên đến hơn 4.000 người, trong đó một phần tư là tại New York. Mỹ hiện nay đứng nhất thế giới về số ca nhiễm, với hơn 188.000 trường hợp (tính đến ngày 01/04/2020), và vượt qua Trung Quốc về con số tử vong mà Bắc Kinh đưa ra (4.059/3.312). Vì đâu nên nỗi ?

my6

Các xe động lạnh được sử dụng tạm làm nhà xác trong đại dịch Covid-19 tại bệnh viện Bellevue, New York. Ảnh chụp ngày 31/03/2020. © Reuters/Eduardo Munoz

Nguợc dòng thời gian, Le Figaro cho biết chỉ mới đây thôi, ngày 28/2, số ca dương tính với Covid-19 trên toàn nước Mỹ chỉ mới ở con số 15. Trong số những người bị nhiễm, có 12 người vừa mới ở ổ dịch Vũ Hán về. Người đầu tiên, một thanh niên khoảng 30 tuổi, được xác nhận dương tính hôm 21/1 tại bang Washington. Những người thân của anh này được đặt trong vòng giám sát, cũng như các bệnh nhân dương tính khác. Vào lúc đó, chỉ có ba trường hợp người tại chỗ bị lây nhiễm.

Nếu so với Ý, đã có đến 900 bệnh nhân và mười mấy thành phố bị cô lập, tình hình của Hoa Kỳ có vẻ không đáng lo ngại. Nhưng một nhà vi trùng học cảnh báo : con virus, lây từ người sang người và rất khó phát hiện nơi những người đã bị nhiễm nhưng không phát sinh triệu chứng, đang âm thầm tấn công. Diễn biến sau đó cho thấy họ có lý.

Chỉ một tháng sau, với 188.578 ca dương tính, nước Mỹ đã trở thành tâm dịch virus corona lớn nhất. Theo bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện quốc gia về các bệnh truyền nhiễm và dị ứng, đại dịch này có thể làm cho từ 100.000 đến 200.000 người chết.

Số lượng lớnhành khách từ Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ

Nếu nói rằng nước Mỹ bị bất ngờ thì không đúng. Ngay từ ngày 7/1, Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh (CDC) đã lập ra một bộ phận để theo dõi sự tiến triển của con virus từ Vũ Hán. Mười ngày sau, các sân bay ở Los Angeles, New York và San Francisco được tăng cường kiểm soát. Mạng lưới này đóng góp vào việc phát hiện những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên từ nước ngoài nhập vào.

Nhưng hàng ngày có đến 14.000 hành khách đến từ Trung Quốc, đây là một thử thách rất lớn. Thế nên vài ngày sau khi chế độ Bắc Kinh phong tỏa thành phố Vũ Hán, tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định cấm các hành khách từ Vũ Hán đặt chân vào lãnh thổ nước Mỹ. Các công dân và thường trú nhân Hoa Kỳ từ tâm dịch về vẫn được nhập cảnh, nhưng phải bị cách ly nghiêm ngặt. Cứ như là có thể chận được con virus ở biên giới.

Trên đất Mỹ, các nỗ lực phát hiện Covid-19 gặp trắc trở. Nhờ con virus đã được giải Mỹ, CDC đã có thể xét nghiệm từ ngày 20/1, nhưng bộ kit giao cho các phòng thí nghiệm được chứng nhận bị lỗi. Về phía Cơ quan quản lý dược phẩm (FDA) phản đối việc thương mại hóa bộ xét nghiệm do các bệnh viện hay công ty tư nhân đưa ra.

Kết quả là hệ thống y tế bị quá tải, và cường quốc số một thế giới rốt cuộc cũng cùng số phận với Ý, Pháp, Tây Ban Nha, không thể theo dõi sát sự lan tràn của con virus độc hại. Bác sĩ Anthony Fauci sau đó nhìn nhận trước Quốc Hội : "Hệ thống y tế không thực sự được trang bị cho nhu cầu hiện nay, đây là một thất bại".

Tin xấu từ vùng ngoại ô Seattle

Cho đến giữa tháng Hai, chỉ có 460 người được xét nghiệm. Theo tính toán sau này của các nhà vi trùng học, lúc đó đã có khoảng mấy trăm người dương tính nhưng không có triệu chứng đang tự do di chuyển tại Hoa Kỳ. Nhưng phải đợi đến khi xảy ra những trường hợp tử vong đầu tiên, sự thật mới bắt đầu hiển hiện.

Benjamin Linas, giáo sư về bệnh truyền nhiễm ở Boston University School of Medicine tóm lược : "Chúng ta đã mất đi một tháng, và lỡ mất dịp may quý giá để chận không cho dịch bệnh lan tràn. Khi nghiên cứu về dịch bệnh sau này, phản ứng của CDC và FDA chỉ có thể mô tả là một trong những thất bại lớn nhất trong lịch sử y tế cộng đồng".

Ngày 28/2, tại Kirkland, ngoại ô Seattle, tin xấu đã xảy ra. Con virus từ Vũ Hán lan đến bang Washington một tháng trước đó, đã tấn công một phụ nữ 73 tuổi. Bệnh nhân này không hề đi Trung Quốc và cũng không có tiếp xúc nào với những người dương tính. CDC gởi ngay một ê-kíp chuyên về bệnh nhiễm đến viện dưỡng lão nơi bà cụ đang trú ngụ.

Hai tuần sau, bản án đã được tuyên. Qua điều tra, đã phát hiện được 167 ca bị lây nhiễm, trong đó có 101 người là cư dân tại chỗ. Tổng cộng có 34 người trong số này qua đời vì con virus độc hại. Đối với chính quyền địa phương, đây là dấu hiệu tỉnh thức. Nhân viên các viện dưỡng lão từ nay phải khám bệnh toàn diện, và các cuộc thăm viếng tạm thời bị cấm. Những cuộc tụ họp bị hạn chế, trường học đóng cửa, số ca dương tính bị phát hiện giờ đây lên đến hàng ngàn.

Sau nhiều tuần lễ trên thực địa, CDC nay có thể thực hiện việc xét nghiệm ở quy mô lớn. Số lượng người bị phát hiện dương tính cứ mỗi hai ngày lại tăng gấp đôi, vòng ảnh hưởng của đại dịch nay hiện rõ. Trên bản đồ được cập nhật sát sao của trường đại học John-Hopkins giờ đây chi chít những điểm đỏ, người Mỹ nhận ra rằng không tiểu bang nào thoát được con virus từ Vũ Hán. Tổng thống Donald Trump ban đầu tỏ ra khinh suất, nay phải công nhận tình hình là nghiêm trọng. Nhưng ý thức được thì đã quá trễ.

Lễ hội Mardi gras ở Louisiana

Cuối tháng Hai, hàng trăm ngàn người vô tư tập trung tại trung tâm thành phố New Orleans để mừng lễ hội Mardi gras. Với trên 3.300 ca dương tính và 151 người chết trong vòng ba tuần, Louisiana có tiến độ lây nhiễm kỷ lục.

Tại Florida, thống đốc Cộng hòa không muốn cấm các cuộc tụ họp của "spring breaker" (sinh viên các bãi biển của tiểu bang này trong kỳ nghỉ mùa xuân), dù con virus đang lan tràn nhanh chóng, và tuổi trung bình của cư dân khá cao. Carl Bergstrom, giáo sư sinh học của trường đại học Washington tiếc nuối : "Sự thay đổi ý kiến của Nhà Trắng và thái độ trống đánh xuôi kèn thổi ngược của nhiều cơ quan y tế đã khiến người dân nghi ngờ về hiệu quả của các biện pháp được đưa ra, làm ảnh hưởng đến các thống đốc. Họ do dự không muốn áp đặt các biện pháp hạn chế vì gây mất lòng dân".

Theo một cuộc thăm dò vào giữa tháng Ba của đài phát thanh công NPR, có 76% cử tri Dân chủ coi con virus từ Vũ Hán là "mối đe dọa thực sự", tỉ lệ này đối với cử tri Cộng hòa chỉ có 40%. Cũng theo giáo sư Bergstrom : "Đối với các chuyên gia từ nhiều năm qua đã chuẩn bị đối phó với một tình hình như thế, rất đáng tiếc là lời nói của các nhà khoa học không được tin tưởng, mà chỉ dựa vào niềm tin chính trị".

Do chậm trễ hành động, Washington đã để mặc cho các tiểu bang tranh nhau mua thiết bị y tế. Cho đến thứ Hai đầu tuần, khoảng 20 thống đốc vẫn từ chối áp đặt phong tỏa. Giáo sư Carl Bergstrom dự báo : "Đến một lúc nào đó, chúng ta có thể hy vọng rằng việc phong tỏa ở nhiều nơi có thể làm phẳng lại đường cong của dịch bệnh. Nhưng tình hình hiện nay rất đáng lo ngại tại New York, Florida và nhiều tiểu bang nông nghiệp, nơi có cơ sở hạ tầng yếu kém hơn".

New York im lặng trước cơn bão

Tại New York, ổ dịch lớn nhất với 76.000 ca dương tính và 1.550 người tử vong, thị trưởng Dân chủ đã trễ tràng trong việc buộc đóng cửa trường học và nhà hàng. Ông giải thích đó là do sợ ảnh hưởng đến những người nghèo. Trong những ngày gần đây, các bệnh viện New York cật lực đối phó với đỉnh dịch. Rất nhiều giường bệnh đã được chuẩn bị tại các trung tâm hội nghị và địa điểm công cộng, nhưng cơ quan y tế lo ngại thiếu thuốc men, khẩu trang và máy thở.

AFP hôm 31/3 ghi nhận những chiếc lều y tế được dựng lên ở Central Park nổi tiếng. Công binh Mỹ sau tám ngày làm việc đã biến trung tâm hội nghị Javits Center ở Manhattan thành bệnh viện dã chiến 3.000 giường để giảm tải, giúp các bệnh viện khác tập trung chữa cho bệnh nhân Covid-19. Cách đó vài con đường, nổi lên giữa các tòa nhà chọc trời là chiếc bóng màu trắng của tàu bệnh viện đồ sộ Comfort, vừa đến hôm thứ Hai 30/3, có 1.000 giường bệnh. Một số địa điểm khác như trung tâm tennis Flushing Meadows ở khu Queens và các khách sạn dự trù tiếp nhận các bệnh nhân dương tính nhưng chưa đến nỗi trầm trọng.

Sau khi tổng thống Donald Trump cảnh báo sẽ trải qua "hai tuần lễ đau đớn", thống đốc New York kêu gọi người dân "không nên kỳ vọng quá nhiều để khỏi phải thất vọng mỗi buổi sáng khi thức dậy". Tại đô thị chưa bao giờ vắng vẻ và yên tĩnh đến thế, mỗi tối lại nổ ra những tràng pháo tay cổ vũ nhân viên y tế, như đang diễn ra tại nhiều thành phố Châu Âu. Khẩu trang hiện diện khắp nơi và các tòa nhà "chưa bao giờ được tẩy trùng kỹ như thế".

New York hồi hộp đón bão, trận bão lẽ ra sẽ không hoành hành được nếu nước Mỹ thức tỉnh sớm hơn.

Thụy My

Nguồn : RFI, 02/04/2020

Additional Info

  • Author Anthony Zurchern Thụy My
Published in Diễn đàn

Virus corona : Số ca bệnh trên thế giới tiến gần đến ngưỡng 1 triệu (RFI, 02/04/2020)

Ở khắp năm châu, dịch Covid - 19 do virus corona chủng mới gây ra tiếp tục tăng với tốc độ chóng mặt, với hơn 900.000 ca lây nhiễm trên toàn thế giới, trong đó Hoa Kỳ, quốc gia bị nặng nhất, đã chiếm hơn 200.000 ca, tính đến ngày 01/04/2020. Dịch viêm phổi cấp tính đã cướp đi sinh mạng của 46.000 người trên toàn cầu, trong đó có cả một bé sơ sinh mới 6 tuần tuổi ở Mỹ.

dich1

Một bệnh nhân Covid-19 đang được cấp cứu tại một Bệnh viện Ý - Reuters - FLAVIO LO SCALZO

Do rất nhiều nước không có đủ khả năng xét nghiệm, các số liệu thống kê nói trên chắc chắn còn thấp hơn rất nhiều so với thực tế. Cho dù đã có những biện pháp cách ly, phong tỏa, số ca tử vong tại một số nước không ngừng gia tăng nhanh chóng : hơn 13.000 tại Ý, hơn 10.000 tại Tây Ban Nha, hơn 5.000 tại Mỹ và hơn 4.000 tại Pháp.

Cho tới nay, người ta vẫn tưởng là trẻ em không gặp nguy hiểm với virus corona, thế nhưng cái chết của trẻ sơ sinh 6 tuần tuổi tại bang Connecticut, Hoa Kỳ, tiếp theo sau các ca tử vong thiếu niên ở Bỉ, Anh Quốc… đã gây chấn động dư luận thế giới.

WHO kêu gọi thế giới hợp lực

Trước đà lây lan kinh khủng của đại dịch Covid -19, tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus hôm qua kêu gọi toàn thế giới hợp lực chống con virus "bí ẩn và nguy hiểm" này.

Để kềm chế đà lây nhiễm của Covid-19, gần 4,8 tỷ người, tức là gần phân nữa dân số toàn cầu đã được kêu gọi hoặc bị bắt buộc phải ở trong nhà, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết. Nhưng tại những quốc gia mà người dân nghèo sống chen chúc với nhau trong các khu phố ổ chuột, không dễ gì tuân thủ nghiêm chỉnh các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội, phong tỏa.

Nguy cơ khan hiếm lương thực

Hôm qua, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cho rằng hành tinh của chúng ta đang trải qua "cuộc khủng hoảng thế giới nghiêm trọng nhất" kể từ khi Liên Hiệp Quốc được thành lập cách đây 75 năm. Dịch bệnh đe dọa toàn cầu cộng với tác động kinh tế đang đưa thế giới đến một cuộc suy thoái chưa từng có trong lịch sử gần đây của nhân loại.

Các cơ quan trực thuộc Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới cũng vừa báo động là kể từ nay có nguy cơ "khan hiếm lương thực" trên thị trường thế giới do dịch Covid-19 làm xáo trộn thương mại quốc tế và các dây chuyền cung cấp lương thực. 

Thanh Phương

***************

Virus Corona : WHO cảnh báo đại dịch vẫn ở trước mặt Châu Á (RFI, 01/04/2020)

Tại Châu Á mặc dù các ổ dịch lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản dường như đã được kiềm chế dần dần, nhưng Tổ Chức Y Tế Thế Giới hôm qua, 31 /03/2020, cảnh báo : Đại dịch virus corona vẫn còn lâu mới kết thúc trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Các nước vẫn phải chuẩn bị tình huống dịch lây lan cục bộ ở từng nước trên quy mô rộng lớn.

dich2

Tranh cổ động chống Covid-19 vẽ hình một con khủng long được vẽ trên tường đang ăn những con virus corona. Ảnh chụp tại thành phố Depok, gần Jakarta (Indonesia) ngày 30/03/2020. Reuters - ANTARA FOTO

Tại Indonesia, tổng thống Joko Widodo hôm qua đã ban hành tình trạng khẩn cấp nhưng vẫn chưa ra lệnh phong tỏa toàn bộ dân cư. Lý do của Jakarta là Indonesia đông dân, đặc thù địa lý đất nước trải rộng và phân tán bởi hàng trăm hòn đảo. Nhưng các giới chức y tế Indonesia cảnh báo chiến lược giãn cách xã hội áp dụng ở Indonesia sẽ không hiệu quả trong tình hình dịch lây lan như hiện nay và sẽ phải đối mặt với thảm họa nếu không có biện pháp mạnh ngay từ bấy giờ.

Tại Nhật Bản, ngày hôm qua, chính quyền ghi nhận có thêm 78 ca nhiễm mới. Mặc dù Tokyo vẫn chưa ban hành tình trạng khẩn cấp, nhưng chính phủ đang bị áp lực lớn trước thực tế virus corona vẫn tiếp tục lây lan trong nước.

Tại Ấn Độ, sau lệnh phong tỏa hơn một tỷ dân cả nước, chính quyền đang tích cực truy tìm và khoanh vùng ổ dịch lớn trong nước. Có một điểm tích cực có thể thấy ngay sau một tuần chính phủ Ấn Độ ra lệnh phong tỏa cả nước : Tình trạng ô nhiễm không khí giảm mạnh chưa từng có. Điều này có thể nhận thấy rõ ở thủ đô New Delhi.

Thông tín viên Sébastien Farcis tại New Delhi ghi nhận :

Trong thủ đô New Delhi, tiếng chim hót và những chú sóc đã thay thế cho tiếng động cơ ô tô, xe máy. Màn sương mù màu xám đã biến khỏi bầu trời. Bà Jyoti Pande Lavakare, sáng lập viên tổ chức phi chính phủ chống ô nhiễm ở Ấn Độ Care for Air, phấn khởi nói : Tôi chưa bao giờ thấy bầu trời New Delhi xanh như thế này. Hôm nay tôi tập Yoga trong vườn nhà, có cả các bài tập thở nữa. Từ 10 năm nay tôi chưa bao giờ dám làm như thế.

Từ một tuần nay, thành phố ngừng trệ, mức độ tích tụ các phần tử bụi mịn giảm một nửa. Chính quyền đã thay thế âm thanh báo tin của các máy điện thoại di động bằng các thông tin về Covid-19.

Bà Jyoti Pande Lavakare nhấn mạnh : Đây là một sáng kiến rất hay vì như vậy thông tin đến được cả với những người nghèo. Điều đó cho thấy chính phủ đã có cách để thông tin đến dân chúng, chính phủ sẽ còn phải làm điều đó khi chúng tôi ở đỉnh ô nhiễm. Hôm nay bà giúp việc gia đình tôi biết phải đeo khẩu trang để bảo vệ trước virus corona nhưng lại không hiểu khẩu trang này có thể bảo vệ bà trước ô nhiễm. Trong khi mà ô nhiễm hàng năm làm hơn một triệu người Ấn Độ chết, còn nhiều hơn cả vì virus corona.

Ô nhiễm năng còn làm tổn thương đến phổi của người Ấn Độ, khiến giờ đây họ thành nhóm dân cư dễ bị tổn thương hơn trước dịch virus corona.

Anh Vũ

*****************

Virus corona : Mỹ vượt ngưỡng 5.000 ca tử vong (RFI, 02/04/2020)

Theo thẩm định của đại học Johns Hopkins, tại Hoa Kỳ, tính đến tối 01/04/2020, đã có 5.116 người chết vì dịch Covid-19, hơn 215.000 người dương tính với virus corona. Trong 24 giờ qua đã có thêm 884 người tử vong. Con số này không ngừng gia tăng. Nạn nhân trẻ tuổi nhất là một trẻ sơ sinh 6 tuần lễ tuổi qua đời tại bang Connecticut.

dich3

Nhân viên y tế tiến hành khử trùng ở bên ngoài bệnh viện Brooklyn, New York, Hoa Kỳ, ngày 31/03/2020 Reuters - BRENDAN MCDERMID

Bang New York vẫn là ổ dịch lớn nhất trên toàn quốc với 100.000 ca lây nhiễm. Vào lúc dịch bệnh hoành hành tại tất cả các bang trên lãnh thổ Hoa Kỳ, tổng thống Trump ngày 01/04/2020 cho biết đang "tính tới giải pháp ngưng các chuyến bay nội địa đến những thành phố có nhiều ca bệnh nhất". Tuy nhiên trước mắt, chính quyền liên bang vẫn từ chối ban hành lệnh phong tỏa trên toàn quốc, như giải thích sau đây của thông tín viên Anne Corpet từ thủ đô Washington :

"Nhiều lần trong ngày, dân cư tại thủ đô Washington nhận được tin nhắn qua điện thoại di động. Chính quyền thành phố kêu gọi người dân ở trong nhà. Tương tự như đa số các tiểu bang khác, District of Colombia đã ban hành lệnh phong tỏa toàn bộ. Thống đốc Florida, một trong 5 bang bị nặng nhất và đây cũng là nơi có đông người cao tuổi đã về hưu sinh sống, mới chỉ bắt đầu ban hành lệnh phong tỏa từ hôm qua thứ Tư. Chín tiểu bang ban hành lệnh phong tỏa bán phần, tức là việc áp dụng biện pháp đó tùy thuộc vào chính quyền của từng thành phố, từng quận.

Năm bang khác thì chỉ ban hành lệnh giới hạn sinh hoạt một cách tối thiểu : thí dự như cấm các cuộc tập hợp và đóng cửa trường học. Chính quyền liên bang chưa đưa ra bất kỳ một lệnh phong tỏa nào. Ngay cả trong tình trạng khẩn cấp, thẩm quyền ban hành hay không lệnh giới hạn đi lại thuộc về chính quyền của mỗi bang.

Do đây là trường hợp chưa bao giờ xảy ra, chính quyền liên bang có thể bị kiện nếu ban hành lệnh phong tỏa. Tuy nhiên tổng thống Mỹ có thể khuyến khích các giới chức địa phương có những biện pháp nghiêm ngặt. Tới nay, Donald Trump vẫn khước từ trọng trách này và ông tuyên bố tin tưởng vào quyết định của thống đốc các bang".

Nga tiếp tế cho Mỹ chống Covid-19

Một chiếc máy bay của không quân Nga chở trang thiết bị y tế và khẩu trang đã đáp xuống phi trường New York chiều ngày 01/04/2020. Đây là hình ảnh đã được phái bộ Nga bên cạnh Liên Hiệp Quốc loan tải rộng rãi. Trên Twitter, ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo cho biết "Chúng ta phải cùng nhau đẩy lui dịch Covid-19. Đây là lý do vì sao Mỹ chấp nhận mua trang thiết bị bảo hộ của Nga, những mặt hàng mà Hoa Kỳ đang cần có một cách khẩn cấp". Trong khi đó, chính quyền Nga hôm nay (02/4) chính thức cho biết đã có 3.548 ca nhiễm virus corona. Thủ tướng Nga Mikhaïl Michoustine thông báo chi 1.400 tỷ rúp (tương đương với khoảng 16,2 tỷ euro) để chống dịch và hỗ trợ kinh tế đất nước. Về phần mình, Tổng thống Putin cho biết phải làm việc từ xa.

Thanh Hà

**************

Xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ vượt mốc 6 triệu trong 1 tuần (VOA, 03/04/2020)

Số người M np đơn xin tr cp tht nghip đã tăng lên mc k lc mi, vi hơn 6 triu vào tun trước, khi ngày càng có thêm nhiu tiu bang, qun thành ra ch th cho công chúng phi trong nhà đ chn dch Covid-19, mà các nhà kinh tế nhn đnh là đã đy nn kinh tế vào suy thoái.

dich4

Người dân xếp hàng ch nhn tr cp tht nghip ti mt trung tâm h tr ngh nghip Las Vegas. S người np đơn xin tr cp tht nghip M đt mc k lc mi vi hơn 6 triu đơn trong 1 tun qua.

Báo cáo về đơn xin tr cp tht nghip hàng tun ca B Lao đng ra hôm 2/4, d liu mi nht v sc kho ca nn kinh tế, đã cng c thêm nhn đnh ca các kinh tế gia cho rng chui tăng trưởng vic làm kéo dài nht trong lịch sử M có th đã kết thúc vào tháng Ba va qua.

Số lượng đơn xin tr cp tht nghip đu tiên đã tăng t mc hơn 3,3 triu lên mc hơn 6,8 triu trong tun cui ca tháng 3 tính đến ngày 28/3, theo d liu ca chính ph. D liu ca tun trước đó cho thấy mức tăng thêm 24.000 đơn so vi 1 tun trước đó, nâng tng s lên hơn 3,3 triu.

Các kinh tế gia tham gia kho sát ca Reuters trước đó d báo rng s lượng đơn xin tht nghip s tăng vt lên 3,5 triu trong tun trước, mc dù các ước tính nói s lên tới 5,25 triệu.

"Tương t như con s công b tht nghip ca tun trước, báo cáo ngày hôm nay phn ánh s hy sinh ca người lao đng M cho gia đình, hàng xóm và đt nước h nhm làm chm s lây lan (ca virus corona)", B trưởng Lao đng M, Eugene Scalia, nói trong một tuyên b.

Mỹ có s ca mc bnh viêm đường hô hp cp do chng virus mi Covid-19 gây ra, được xác nhn cao nht, vi hơn 214.000 người dương tính. Theo mt thng kê ca Reuters, gn 5.000 người t vong vì căn bnh này Mỹ.

Theo Reuters

Published in Quốc tế

Đảng lại kiên định với "Kinh tế tập thể, hợp tác xã" !

Cao Nguyên, RFA, 01/04/2020

Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng vừa thay mặt Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam ký bản kết luận về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX.

kinhte1

Hình minh họa. Hình chụp hôm 6/2/2020 : Poster tuyên truyền cho Đảng cộng sản Việt Nam trên đường phố Hà Nội - Reuters

Theo đó, Bộ Chính trị yêu cầu cần phải "tiếp tục tăng cường tuyên truyền, quán triệt về bản chất của kinh tế tập thể, hợp tác xã, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, xác định rõ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là xu thế tất yếu, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị".

Hợp tác xã - nỗi ám ảnh của người dân Việt

Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành nói với RFA rằng trước hết phải xác định từ ngữ "kinh tế tập thể" mà ông Vượng nói là gì. Ví dụ, hợp tác xã là một hình thức của kinh tế tập thể, nhưng một công ty, một tập đoàn tư nhân cũng là kinh tế tập thể.

Bởi vì ở Việt Nam có nhiều thuật ngữ không rõ ràng. Điển hình là "Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", cho tới nay vẫn chưa ai có thể giải thích rành rẽ về cụm từ đó :

"Cái đó cần ông Vượng nói rõ ra là ông muốn nói đến kinh tế tập thể là như thế nào, chứ theo Kinh tế học thì tôi chưa thấy từ ngữ "kinh tế tập thể". Đó là một từ ngữ mới, chỉ có kinh tế thị trường hay là kinh tế của các quốc gia theo Xã hội Chủ nghĩa. Còn nếu mà kinh tế tập thể thì đây là một từ mà tôi không quen nghe".

Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho rằng sở dĩ chỉ thị này của ông Trần Quốc Vượng thu hút chú ý dư luận là vì nền kinh tế tập trung hay hợp tác xã từng là nỗi "ám ảnh" của người dân Việt Nam trong suốt gần ba thập kỷ :

"Tôi thấy trên mạng bình luận nhiều lắm. Cái kinh tế tập thể là thiết yếu theo nghị quyết của Bộ Chính trị làm cho nhiều người rất là sợ hãi. Bởi vì cái chữ "kinh tế tập thể, hợp tác xã" ở Việt Nam diễn ra từ năm 1960 cho đến những năm 1986. Trong gần 30 năm, nó khủng khiếp quá. Người ta nghĩ rằng hợp tác xã, kinh tế tập thể là khủng khiếp lắm, vì kết quả đã làm cho toàn dân phải đói.

Tôi nghĩ rằng do mặc cảm, thành kiến đối với chữ "hợp tác xã". Bây giờ chắc là không phải lập lại các hợp tác xã như hồi xưa nữa. Có thể cái hợp tác xã bây giờ giống như như quyền tự do lập hội. Những người dân tự do liên kết với nhau, góp ruộng, góp công sức để người ta làm ăn tập thể".

"Hợp tác xã không phải là mô hình của một nền kinh tế tân tiến"

Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX, ban hành từ năm 2002, xác định "kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, là nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, phấn đấu đưa kinh tế tập thể tăng trưởng cao hơn, tiến tới có tỷ trọng ngày càng lớn hơn trong GDP của nền kinh tế".

Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, hợp tác xã gắn với một thời kỳ trong lịch sử phát triển kinh tế của đất nước cũng như lịch sử kinh tế trên thế giới, mà thời kỳ đó đã lùi xa rồi. Nó có ảnh hưởng nhất định đối với một giai đoạn của nền kinh tế, chứ không phải trong nền kinh tế hiện đại bây giờ :

"Việt Nam mình sau khi thống nhất đất nước rồi thì có vấn đề hợp tác xã, đem tất cả đất đai của dân chúng vào trong hợp tác xã. Nó không đi đến đâu cả, không phát triển được. Rõ ràng nó biến ra thành một nền kinh tế thất bại, nên dần người ta bỏ nó đi thay bằng chính sách Đổi Mới với nền kinh tế nhiều thành phần, mà trong đó thành phần kinh tế tự do lần lần phát triển. Rõ ràng, nó không phải là một mô hình gì để chúng ta nâng cao lên.

Tôi không phủ nhận vai trò của hợp tác xã trong một khung cảnh nào đó của một nền kinh tế hay trong một bước tiến nào đó của nền kinh tế. Nhưng hợp tác xã không phải là mô hình của một nền kinh tế tân tiến phát triển.

Đối với tôi là một người nghiên cứu kinh tế, tôi thấy rằng hợp tác xã không phải là mô hình chủ đạo của một nền kinh tế phát triển được, chỉ là ở trong một thời đại nào đó thôi.

Đừng đặt nặng một cái gì, phải đi từ cái nhỏ lên cái lớn. Cái nào cũng có phần việc, có vai trò riêng của nó. Một nền kinh tế phát triển phải có đủ mọi tầng lớp để nó phát triển lên".

Tiến sĩ Mạc Văn Trang cho rằng mô hình hợp tác xã cũng không phải là không tốt. Hiện nay, ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, nhiều người đã kết hợp với nhau để canh tác rồi. Tuy nhiên, sự hợp tác phải dựa trên sự tự nguyện chứ không phải bị ép buộc, cũng không cần phải ra nghị quyết, chỉ cần tôn trọng quyền Tự do lập hội của người dân là được :

"Những người nông dân sẽ tổ chức sản xuất theo mô hình mới chứ không phải giống như hồi xưa. Như hồi xưa thì hãi quá. Hiện nay, ở Đồng bằng Sông Cửu Long, những người trông cây trái, người chăn nuôi cũng đã có hình thức hợp tác rồi. Nhưng cái đó là tự nguyện, không ép buộc, không phải là do chi bộ lãnh đạo nữa. Bây giờ hợp tác là trên tình thần cộng đồng, cùng phát triển.

Thế còn về nghị quyết thì tôi thấy làm lạ, bởi vì xu thế tất yếu thì tự người dân có luật tự do lập các tổ chức xã hội dân sự, người ta sẽ tự biết cách liên kết với nhau, học tập nhau, tại sao lại cần phải đến nghị quyết để làm cho người dân phải hoang mang".

Khẳng định về đường lối chính trị

Ông Trần Quốc Vượng cũng thay mặt Bộ Chính trị giao Chính phủ xây dựng chiến lược để phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, trình Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII xem xét, để ban hành nghị quyết mới.

Theo tiến sĩ Mạc Văn Trang, việc bộ Chính trị tiếp tục ra nghị quyết mới là vì chủ nghĩa xã hội xưa nay luôn phải lấy thành phần kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước làm chủ đạo :

"Việc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ trước đến nay thì nó bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể là chủ đạo.

Kinh tế quốc doanh như Vinashin, Vinalines và nhiều tập đoàn làm tan nát cả đất nước, hủy hoại biết bao nhiêu nguồn lực, gây ra nhiều tổn thất ghê gớm. Người dân người ta nghe đến kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể là người ta hãi hồn rồi. Nhưng tôi nghĩ điểm này là họ không nhạy cảm chính trị, không hiểu tâm lí xã hội. Đáng lẽ ra không cần nghị quyết gì cả, chỉ cần khuyến khích các hội đoàn, người ta tự thấy mô hình nào đẹp, hiệu quả thì người ta sẽ học tập. Thế thôi".

Về đường lối "phát triển kinh tế tập thể là nhiệm vụ của hệ thống chính trị", luật sư Lê Công Định bình luận trên trang cá nhân rằng giới lãnh đạo đảng cầm quyền Việt Nam vẫn đang điều hành nền kinh tế hiện đại bằng tư duy của các lãnh tụ cộng sản thuộc thế hệ hơn 100 năm trước :

"Nếu kinh tế tập thể và hợp tác xã là hai loại hình tự nhiên được hình thành từ nhu cầu tất yếu của thị trường và là xu thế tất yếu của nền kinh tế quốc gia thì sao phải "tăng cường tuyên truyền, quán triệt về bản chất" của nó ?

Khôi hài hơn, nếu sự tồn tại của chúng là tất yếu thì cần gì phải xem việc phát triển loại hình kinh tế đó là "nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị" ?

Chỉ thị về kinh tế tập thể và hợp tác xã được ông Vượng ký vào thời điểm mà báo chí trong nước đăng tải nhiều bài viết về tình trạng có nhiều hợp tác xã không phát triển được.

Hồi đầu năm 2020, trang Vĩnh Phúc online, cơ quan ngôn luận của tỉnh Vĩnh Phúc cho biết tỉnh này có khoảng 700 hợp tác xã. Nhưng một nửa trong đó chỉ hoạt động mang tính hình thức. Thậm chí, có nhiều hợp tác xã phải làm đơn "xin" để được giải thể vì hoạt động cầm chừng, khó vay vốn, không tìm được hướng đi trong sản xuất kinh doanh.

Cao Nguyên

Nguồn : RFA, 01/04/2020

****************

Phản ứng khi Thủ tướng kêu gọi chống dịch như ‘giải phóng miền Nam’

Diễm Thi, RFA, 01/04/2020

Coronavirus đang lan tràn toàn cầu. Đó là đại dịch. Chính phủ của mỗi quốc gia phải có kế hoạch chống dịch phù hợp với tình hình nước họ. Việt Nam không là một ngoại lệ. Đa số người dân Việt Nam đồng lòng và hợp tác với chính phủ trong cuộc chiến đấu chống dịch Covid-19.

kinhte2

Một góc Sài Gòn năm 2016 - Photo courtesy of Dzung Dolinh

Tại cuộc họp trực tuyến về công tác phòng chống dịch Covid-19 sáng 29 tháng 3 năm 2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tinh thần chống dịch như trong bức điện của Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ngày 7 tháng 4 năm 1975 là phải thần tốc, táo bạo ; phải tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam.

Phát biểu của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về tinh thần phòng chống dịch liên quan đến ký ức 30 tháng 4 khiến người dân phản ứng.

Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng đánh giá cách kêu gọi tinh thần chống dịch của ông Nguyễn Xuân Phúc như giải phóng miền Nam :

"Chiến tranh đã lùi xa mấy chục năm rồi. Việt Nam và Mỹ đã bình thường hóa quan hệ và Mỹ giúp đỡ Việt Nam rất là nhiều. Cứ nhắc lại những chuyện đó như là khơi lại những vết thương.

Mình là người sát với dân nên mình hiểu họ mất lòng tin rất là nhiều với chính phủ nên họ không để ý những phát biểu của chính phủ. Họ ý thức rất tốt, họ chia sẻ, đùm bọc nhau, không trông mong gì đến chính phủ. Dù trên bề mặt họ không nói gì nhưng họ nắm rất vững tình hình".

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 được cộng sản Bắc Việt gọi là ngày họ giải phóng người dân miền Nam khỏi sự kìm kẹp của Mỹ - ngụy. Bản thân chữ "giải phóng" được hiểu là giúp cho một số người nào đó thoát ra khỏi một tình trạng xấu xa tồi tệ. Với hầu hết người dân miền Nam Việt Nam, tình trạng sống của họ trở nên tồi tệ với hàng triệu người bị đẩy lên vùng kinh tế mới, bị tập trung cải tạo, bị đánh tư sản và hàng triệu người phải vượt biển tìm tự do… cho nên họ không chấp nhận cụm từ "giải phóng miền Nam". Họ rất nhạy cảm với cụm từ này.

Ông Ngô Trường An hiện sống tại Đà Nẵng từng sống qua hai chế độ, chứng kiến sự thay đổi ở miền Nam sau ngày 30 tháng năm 1975, nêu suy nghĩ của mình với RFA về phát biểu của ông Nguyễn Xuân Phúc qua ứng dụng facebook messenger :

"Ông ta phản lại chủ trương hòa hợp hòa giải mà đảng cộng sản Việt Nam đang thực hiện (cứ cho là vậy đi). Tôi nghĩ, ông này xưa nay phát biểu lung tung. Ông nói mà không biết mình đang nói gì, và có thể, ông chẳng nghĩ gì trước khi nói trước công chúng.

Hầu hết những người lãnh đạo đều như vậy. Rập khuôn, giáo điều, tuyên truyền một kiểu như nhau. Và những phát ngôn của họ đầy mâu thuẫn. Đúng ra, họ không nên nhắc lại ngày 30 tháng 4 và càng không nên tổ chức kỷ niệm linh đình hằng năm. Những việc làm đó, càng khoét sâu vết thương người Nam và khó có thể hòa hợp dân tộc 2 miền. Chắc chắn là thế. Tôi nghĩ vậy !"

Theo nhận xét của một số người dân trong nước thì chính phủ đang làm tốt công việc chống dịch. Họ cho rằng khác với dịch Sars năm 2003, lần này nhà nước có vẻ công khai con số nhiễm bệnh mỗi ngày. Thêm vào đó là quyết định công bố dịch toàn quốc với những biện pháp cách ly…tóm lại là nhà nước đang làm mọi cách để ngăn chặn dịch và được người dân ủng hộ.

Luật sư Phạm Công Út cho hay, ông hoàn toàn ủng hộ cách chống dịch của nhà nước hiện nay để bảo vệ sự tồn vong của người dân. Nhưng gợi lại lịch sử để so sánh một cách khập khiễng như vậy thì ông không đồng ý. Ông giải thích :

"Bản thân tôi là một người dân Sài Gòn sống qua hai chế độ. So sánh cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn với cuộc chiến chống dịch này thì hoàn toàn không phù hợp, làm những người dân đang có niềm tin với cách chống dịch của chính phủ mất đi tình cảm vào chính phủ. Ông Phúc gợi lại sự tan tác, chia lìa của bao nhiêu triệu người Việt khi phải đánh đổi sinh mạng bỏ nước ra đi.

Tại sao lại so sánh việc diệt con virus corona với việc giải phóng miền Nam ? Chẳng lẽ thắng được con corona là ‘có triệu người vui và triệu người buồn ?’"

Năm 2005, nhân dịp kỷ niệm 30 năm "thống nhất đất nước", nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có cuộc trao đổi trên tuần báo Quốc Tế, là cơ quan báo chí của bộ ngọai giao Việt Nam, về những kỷ niệm ngày tiếp quản Sài Gòn và những bức xúc trước thời cuộc.

Lần đầu tiên ông Võ Văn Kiệt nhìn nhận biến cố 30 tháng tư năm 1975 đã gây đau khổ cho hằng triệu người Việt Nam khi ông nói : "Chiến thắng của chúng ta là vĩ đại, nhưng chúng ta cũng đã phải trả giá cho chiến thắng đó bằng cả nỗi đau và nhiều sự mất mát. Lịch sử đã đặt nhiều gia đình người dân miền Nam rơi vào hoàn cảnh có người thân vừa ở phía bên này, vừa ở phía bên kia, ngay cả họ hàng tôi cũng như vậy. Vì thế, một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu".

Phát biểu của ông Phúc về tinh thần chống dịch khiến người dân có cảm giác ông rất hân hoan khi tiến về Sài Gòn để ‘giải phóng miền Nam" mà không hiểu lòng dân đang nghĩ gì.

Nhà thơ Bùi Chí Vinh gửi gắm suy nghĩ của mình qua một bài thơ ngắn "Giấc mơ 30-4" trên facebook cá nhân của ông mà RFA đã xin phép sử dụng :

Đất nước không có một ngày vui

45 năm thống nhất ngậm ngùi

Miền Nam lúc trước quen hào phóng

Bây giờ co rúm sống cầm hơi

Đất nước chỉ toàn những ngày buồn

Quan lại từ trên xuống bất lương

Dân còng lưng đóng trăm loại thuế

Kiều của Nguyễn Du phải đứng đường

Đất nước chỉ toàn bọn mộng du

Nằm vi-la tưởng tượng chiến khu

Ngồi biệt phủ mơ màng nghị quyết

Tội nghiệp văn chương sớm ở tù

Đất nước vậy là 45 năm

Nhà thơ Bùi Chí Vinh cho rằng, giờ này mà nỡ tuyên bố trên VTV rằng "phát huy tinh thần giải phóng miền Nam trong việc chống dịch Covid-19" thì tội nghiệp đồng bào miền Nam quá, vết thương cốt nhục "huynh đệ tương tàn" sau 45 năm chưa kịp lành đã có kẻ tự lạnh lùng xé toạc ra...

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 01/04/2020

*******************

Tiêu chuẩn "sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của Đảng" có còn phù hợp ?

RFA, 01/04/2020

Báo chí nhà nước hôm 31 tháng 3 năm 2020 lại đồng loại nhắc lại Quy định số 214 của Bộ Chính trị về "khung tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý", do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ký ban hành trước thềm Đại hội đảng thứ XIII. Trong đó nêu rõ 5 nhóm tiêu chuẩn chung, 19 nhóm tiêu chuẩn tương ứng với các chức danh, nhóm chức danh cán bộ cụ thể... và đặc biệt nhấn mạnh tiêu chuẩn ‘sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp cách mạng của đảng’.

kinhte3

Hình minh họa. Một cảnh sát mang súng đứng gác cạnh bức chân dung cố Chủ tịch Hồ Chí Minh bên ngoài nơi diễn ra đại hội đảng ở Hà Nội. AFP

Liệu tiêu chuẩn này của đảng cộng sản Việt Nam có còn phù hợp với tình hình hiện nay ?

Để tìm hiểu thêm Đài Á Châu Tự Do hôm 1/4/2020, liên lạc Thiếu tướng Lê Kế Lâm, Phó Giáo sư Tiến sĩ, nguyên Chuẩn Đô đốc, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân nhân dân Việt Nam, người có 58 năm tuổi đảng, và được ông cho biết ý kiến của mình :

"Bây giờ ta hãy xem mục tiêu của đảng họ đề ra đối với dân tộc, với đất nước như thế nào để phán xét. Ngay trong dịch covid-19 này, đảng cũng đặt vấn đề là, cứu dân là trên hết, kinh tế có thể để xuống hàng thứ hai, như vậy tất cả mọi người phải làm sao đó để cứu cho được dân. Bây giờ nên nêu lên ‘tiêu chuẩn của đảng viên hy sinh vì quyền lợi của đảng, khi mà mục tiêu của đảng là tất cả vì dân vì nước’".

Trước đây, khi phát biểu về công tác cán bộ trên Báo Vệ quốc quân, số 15, ngày 10/10/1947, ông Hồ Chí Minh nhấn mạnh, tiêu chuẩn của cán bộ là không tham danh vị, không tham sống, không tham tiền, không tham sắc, người cán bộ phải dám hy sinh cho tổ quốc, hy sinh cho đồng bào, hy sinh vì nghĩa... Mặc dù ca ngợi sự vĩ đại của đảng cộng sản, tuy nhiên, ông không hề nhắc đến việc ‘sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp của đảng’.

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do hôm 1/4/2020, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Trưởng ban Dân vận trung ương, nhận định :

"Thật ra cái này người ta cho là họ nói theo quán tính, tức là một cái thói quen, luôn luôn kêu gọi người ta hy sinh, phấn đấu... Đó là thói quen của lãnh đạo cộng sản... từ Hồ cho đến Duẩn, cho đến Trường Chinh... nay là Nguyễn Phú Trọng là đề theo một kiểu như thế. Nhưng họ quên rằng sự hy sinh là có sẵn trong bản tính, trong nhân tính, của con người Việt khi cần thiết, khi có giặc ngoại xâm, nó như một truyền thống. Nhưng vấn đề là phải bồi đắp cho nó, mà không cần kêu gọi người ta hy sinh".

Theo Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, điều cần là chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nhất là trong khi đang phải đối phó với sự lây lan của dịch Covid-19. Ông nói tiếp :

"Trong cái dịch covid-19 này, tôi không thấy một cái chính sách lo cho con người, đặc biệt là người nghèo khổ, những người nghèo làm công việc dịch vụ. Tôi chả thấy một an sinh gì mà lo lắng, giúp đỡ cho những người này, họ khốn đốn, không thấy nói, mà chỉ kêu gọi đóng góp, đóng góp... Vấn đề là không phải kêu gọi đóng góp mà mình phải biết là mình đang cầm quyền, mình có chính quyền, thì mình phải thúc đẩy chính quyền đó chăm lo cho dân trong lúc khốn đốn này, thì đấy mới là đáng quý. Còn kêu gọi hy sinh, 4 triệu đảng viên, chỉ cần mỗi đảng viên góp 50.000 đồng, để mà lo cho người nghèo, nhưng mà có thấy nói gì đâu, chỉ thấy kếu gọi dân đóng góp. Nhưng bản thân những lãnh đạo, kể cả anh Trọng, anh bỏ một chút tiền bạc của anh ra, cũng không thấy, cũng không dám. Cho nên càng kêu gọi người ta càng thấy phản cảm, giáo điều, như một cái máy hát rè, quay lại điều cũ".

kinhte4

Hình minh họa. Các đại biểu cầm thẻ đảng biểu quyết một nghị quyết tại Đại hội Đảng 12 ở Hà Nội hôm 28/1/2016 AFP

Dù đảng cộng sản đang cầm quyền tại Việt Nam, nhưng cũng chỉ có 4 triệu đảng viên, và họ cũng sẽ chỉ nắm quyền trong một thời gian nào đấy, chứ không phải là mãi mãi. Vì thế nhiều người cho rằng, tiêu chuẩn hy sinh cho một đảng phái dù là đảng cầm quyền cũng là một điều không thể chấp nhận.

Nhà văn Phạm Đình Trọng nhận định với Đài Á Châu Tự Do hôm 1 tháng 4 năm 2020 :

"Tất cả những tiêu chuẩn mấy ổng đề ra chỉ là một cái thứ hảo huyền ảo tưởng, do mấy ổng tưởng tượng chứ không gắn vào thực tế. Những lựa chọn ấy là quyền của dân, các ổng làm cái đó là cướp quyền dân. Chứ những tiêu chuẩn ấy chẳng có thực trong cuộc sống".

Nhà văn Phạm Đình Trọng cho biết thêm, giới trẻ bây giờ sống rất thiết thực, sống rất thực tế. Thứ hai, thông tin trên internet cung cấp cho người dân hàng ngày, hàng giờ, cung cấp cho người dân sự thật. Cho nên mọi thứ, các vị lãnh đạo không thể nào lừa dối mãi được. Những người trẻ, mỗi một thời, họ có một tiêu chuẩn, một lý tưởng thẩm mỹ. Trong khi các ông lãnh đạo chỉ đưa ra những thứ tự tưởng tượng, hảo huyền và không có thực tế.

Vào tháng 8 năm 2019, Phó giáo sư - Tiến sĩ Vũ Văn Phúc, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan đảng cộng sản trung ương, khi trả lời báo chí trong nước từng xác nhận giới trẻ ngày nay ngại vào đảng.

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nhận định liên quan vấn đề này :

"Đa số họ không cần, không muốn, không thích vô đảng, vì họ không thấy một nhu cầu hay lợi ích gì. Nhưng mà có một thiểu số trong các cơ quan, họ muốn ổn định công việc, muốn thăng tiến, muốn được đề bạt, tăng lương... thì họ buộc phải tham gia. Tôi đã thấy cái đa số,một số lớn, người ta bỏ, người ta thôi làm việc là người ta bỏ đảng luôn, người ta không đem hồ sơ nộp. Tôi cũng đã tiếp xúc nhiều người trẻ, họ nói thẳng là họ không có nhu cầu này, và họ thấy vô tích sự".

Còn theo Thiếu tướng Lê Kế Lâm, giới trẻ hiện nay cũng có nhiều suy nghĩ, nhiều thành phần. Ông cho rằng, ngày càng nhiều số người trẻ nghĩ về dân, về nước, về tự cường của đất nước của dân tộc. Ông giải thích thêm :

"Trong số đông đó, cũng có thành phần muốn đi theo đảng để xây dựng cho Việt Nam độc lập tự cường, nhưng cũng có thành phần theo khuynh hướng muốn phát triển tài năng của mình rồi cống hiến cho đất nước để Việt Nam độc lập tự cường. Với tất cả những khuynh hướng đó, tôi nghĩ rằng, nếu thật sự tất cả vì dân vì nước thì đều hoan nghênh".

Từ năm 2011 đến nay, nhiều đảng viên, trí thức có tâm huyết ở Việt Nam bỏ đảng như luật gia Lê Hiếu Đằng, nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đắc Diên… Nghệ sĩ ưu tú Kim Chi, Giáo sư Chu Hảo, Tiến sĩ Mạc Văn Trang... và nhiều người khác đã tuyên bố ra khỏi Đảng. Một trong những lý do mà họ đưa ra là thực chất đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không còn như khi mới ra đời là đấu tranh cho giai cấp công nhân, nông dân. Biết bao đảng viên nay bị vạch rõ là ‘tầng lớp tư bản đỏ’, sống xa cách người dân lao động, cố giữ đảng vì lợi ích riêng.

Nguồn : RFA, 01/04/2020

Additional Info

  • Author Cao Nguyên, Diễm Thi, RFA tiếng Việt
Published in Diễn đàn