Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chết vì Covid, chết vì miếng ăn ?

Viết từ Sài Gòn, RFA, 27/08/2021

Dịch bệnh, dù muốn hay không, miếng ăn (là miếng tồi tàn/Mất đi một miếng lộn gan lên đầu – Ca dao) vẫn là thứ quan trọng nhất để duy trì sự sống. Có biết bao nhiêu chuyện đau lòng do thiếu thức ăn gây ra ở Sài Gòn và những vùng tâm dịch khác. Chính phủ phải nâng cấp độ báo động, đưa quân đội vào cuộc để chống dịch và quản lý, điều tiết lương thực. Tình hình có vẻ tạm ổn, thế nhưng một số nơi tại Sài Gòn, Bình Dương, chuyện miếng ăn vẫn gây đau lòng. Do đâu ?

chet1

Các tổ dân phố, chuyện biết rồi, khổ lắm, nói mãi…

Chuyện này, tức các tổ trưởng dân phố, trưởng thôn, hình như là người ta nói đi nói lại cả ngàn lần, mà lần nói nào, lần nhắc nào về họ cũng liên quan tới miếng ăn. Từ miếng ăn lúc thiên tai lũ lụt của bà con vùng thiên tai bị ém nhẹm, ăn chặn, biển thủ… nhỏ thì gói mì tôm, gói cháo ăn liền, ký gạo, lớn thì tiền bạc, vật dụng, vật liệu xây nhà chống thiên tai… không có thứ gì là không có vấn đề. Rồi đến lúc dịch giã diễn ra, con người đối mặt với khốn khó, chết chóc, những tưởng người ta suy nghĩ lại, nhưng không, cũng ngay chỗ các trưởng thôn, tổ trưởng dân phố này là đầu mối hỏng hóc, tiếng kêu, ai oán…

Nói một cách nghiêm túc, cho đến thời điểm hiện nay, khi mà quân đội có mặt để vãn hồi trật tự và đi chợ giúp dân vùng dịch, nguyên nhân dẫn đến tình trạng báo động này vẫn là các ông bà tổ trưởng dân phố. Hình ảnh mới nhất, gần đây nhất là một bà chủ tịch phường ở Sài Gòn đứng nói chuyện với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, sau một hồi nói chuyện, bà nói mình là F0 và khoe cả bà và người mẹ cũng là F0 nữa đang tự điều trị tại nhà. Câu chuyện nghe như hài nhưng nó khiến người ta phải giật mình, kinh sợ. Bởi trong lúc nhà nước, chính phủ hết sức căng thẳng với dịch bệnh, người ta đang bằng mọi giá truy tìm F0 để cách ly và giãn cách khu vực có F0, vậy mà một bà chủ tịch phường, đồng thời là F0 lại nghênh ngang tiếp xúc lãnh đạo, đi lại tự do và không chừng bà cũng mang lương thực đến cho dân, đi động viên nhân dân… Thử hỏi, có bao nhiêu người dân phải tiếp xúc với F0 chủ tịch phường này ? Và đội ngũ cán bộ đã tiếp xúc với F0 này trong ủy ban phường là bao nhiêu người, họ lan tỏa ra bao nhiêu chỗ ? Hóa ra, cơ quan phường lại là cái ổ dịch lớn nhất trong công cuộc chống dịch, nó được hợp thức hóa để lây lan hay sao ?

Nhắc tới F0 này để nói tới vấn đề quyền tự tung tự tác, quyền tự trị địa phương theo kiểu "nhất trung ương nhì địa phương là có thật". Một mặt các cán bộ xã, phường này o ép người dân đủ các kiểu, làm những điều mà bản thân họ chẳng bao giờ xem đó là nghiêm túc, là tuân thủ bắt buộc. Bên cạnh đó, việc tự cho mình cái quyền ngồi trên đầu nhân dân để hưởng lạc là có thật, nhất là sau đợt bầu cử chức vụi trưởng thôn, tổ trưởng dân phố không giống ai năm vừa qua với một ứng cử viên duy nhất cho một chức vụ duy nhất. Cái kiểu bầu bán trò hề này càng giúp cho các trưởng thôn, trưởng ấp, tổ trưởng dân phố thấy mình là duy nhất, độc tôn ở địa phương. Và hệ quả của nó là nhà nước ngày càng xa rời nhân dân thông qua các thành phần này.

Nói quân đội vào cuộc bởi vì các trưởng ấp, tổ trưởng dân phố hay Chủ tịch phường, xã làm ăn không ra gì là có cơ sở của nó. Bởi ngay từ đầu, các cơ quan chính quyền địa phương làm việc nghiêm túc, chống dịch hiệu quả và phân chia thức ăn, giúp đỡ cho người dân tốt đẹp thì chắc chắn Sài Gòn không vỡ trận, không xảy ra tình trạng như ngày hôm nay. Và ngay cả bây giờ, khi quân đội vào cuộc, đi chợ giùm, thì cái phần phát chẩn nhà nước với nhân dân dành cho những cán bộ phường cũng chưa hết vấn đề. Nơi nào cơ quan chính quyền địa phương làm ăn tốt, đàng hoàng thì nơi đó lương thực đầy đủ, tạm ổn. Ngược lại, có nhiều nơi nhân dân vẫn kêu xiết vì chưa thấy gì, đói rã họng và đau khổ. Đó là thực chứng của không ít nhân dân, là sự thật của hiện tại. Vì đâu ?

Vì đội ngũ cán bộ địa phương vốn dĩ yếu kém và tham lam đã bằng cách này hay cách khác duy trì quyền quản lý, kéo dài quyền quản lý quá lâu, và họ càng kéo dài quyền quản lý thì nhà nước, chính phủ trong con mắt nhân dân, thông qua hệ thống chính quyền địa phương càng trở nên tệ hại, xấu xa, không đáng tin cậy. Khi họ làm cho mọi chuyện trở nên xấu xa, hết thuốc chữa thì quân đội vào cuộc, lúc này hình ảnh quân đội như một kẻ thay thế cho chính quyền địa phương vãn hồi trật tự. Rõ ràng, trong nếp nghĩ của người dân, quân đội là bước kế tiếp của chính quyền địa phương, một chính quyền tệ mạt, tham nhũng và ăn của dân không từ thứ gì.

Cuối cùng, cái chết vì dịch diễn ra khắp mọi nơi nhưng lại không đáng sợ bằng cái chết bởi miếng ăn. Vô hình trung, miếng ăn trở thành vật cản rất lớn trong mối quan hệ nhân dân với nhà nước, miếng ăn trở thành trò chơi tệ hại mà nhà nước đã ném về phía nhân dân. Cái chết của niềm tin, cái chết của danh dự cán bộ còn sót lại, cái chết của những oan khiên do miếng ăn gây ra.

Không phải tự dưng mà người dân tranh nhau từng miếng ăn, từng trái bầu trái bí trong mùa dịch. Không phải tự dưng mà người dân rên xiết, quì lạy vì miếng ăn. Không phải tự dưng mà người dân trở nên căng thẳng vì miếng ăn. Tất cả thực trạng này đều do một quá trình tương tác lâu dài giữa nhà nước với nhân dân, thông qua kênh chính quyền địa phương, dường như thói quen, căn bệnh chụp giật đã trở nên phổ biến, bởi không chụp giật thì sẽ mất miếng ăn.

Và, không biết tự bao giờ, miếng ăn, miếng tồi tàn đã thành một thứ gì đó rất khó nói, nó đã giết chết danh dự, lòng tự trọng và phẩm hạnh của dân tộc này một cách tàn khốc, không thương tiếc. Liệu Việt Nam có thể thoát được cơn bĩ cực này hay không, khi mà chưa chết vì dịch, người ta đã chết danh dự, chết vì miếng ăn trong một bầu khí quyển đau đớn, tuyệt vọng !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 27/8/2021

*******************

Học online giữa lúc chết chóc !

Viết từ Sài Gòn, RFA, 25/10/2021

Trong lúc cả nước hoang mang, mệt mỏi vì Covid-19 hoành hành, nhà nhà, người người phải đóng cửa, cách ly, giãn cách, quân đội phải xắn tay vào cuộc để người dân Sài Gòn dập dịch, vãn hồi trật tự nhằm tránh tình trạng "cướp kho thóc" khi sức chịu đựng của người dân vượt ngưỡng, các tỉnh thành khác cũng thê thảm chẳng kém, trong đó, đáng bàn nhất là hầu hết học sinh, thầy cô giáo đều vào cuộc, chung tay chống dịch. Đùng một cái, có lệnh chuẩn bị học online ở thành phố Hồ Chí Minh, và các tỉnh thành đang bị giãn cách cũng chuẩn bị tinh thần này. Câu chuyện đến hồi cao trào của khốn khổ. Khốn khổ ra sao ?

chet2

Giảng dạy trực tuyến trở nên phổ biến trong mùa dịch (Ảnh : Getty Images)

Đây là công văn Bộ Giáo dục : "Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi các Sở Giáo dục và đào tạo về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch Covid-19.

Theo đó, thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, ngày 28/01/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 79/CT-BGĐT về một số biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Để đáp ứng mục tiêu kép bảo đảm an toàn cho học sinh, giáo viên phòng chống dịch và hoàn thành kế hoạch năm học 2020/2021, Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ; tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và đào tạo tại Công văn số 5210/BGĐT-GDTC ngày 02/12/2020 về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trong trường học.

Chuẩn bị các phương án điều chỉnh kế hoạch giáo dục của nhà trường và chủ động triển khai tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường để thực hiện chương trình, phòng chống và ứng phó kịp thời khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Thực hiện đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn trong trường hợp phát hiện ca lây nhiễm Covid-19, F1, F2… tại địa phương, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố để quyết định cho học sinh nghỉ học ở trường, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho giáo viên, học sinh.

Chỉ đạo và hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai kịp thời hiệu quả việc dạy học trực tuyến theo Công văn số 1061/BGĐT-GDTrH ngày 25/3/2020 của Bộ Giáo dục và đào tạo và các hình thức dạy học khác phù hợp với điều kiện của địa phương trong trường hợp phải cho học sinh nghỉ học ở trường.

Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu Giám đốc các Sở Giáo dục và đào tạo chỉ đạo, hướng dẫn các Phòng Giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên triển khai thực hiện kịp thời. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo về Bộ Giáo dục và đào tạo (qua Vụ Giáo dục Trung học) để được hướng dẫn giải quyết". (Hết trích).

Công văn cho thấy rõ quyết tâm của Bộ Giáo dục Việt Nam về việc bắt đầu niên khóa 2021 – 2022, việc học online sẽ tiến hành tại một số nơi tâm dịch, trong đó, Sài Gòn, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ là những nơi có thể thực hiện dạy – học online để đảm bảo chương trình đào tạo, đảm bảo tiến độ của năm… Kỳ thực, có cần thiết phải làm như vậy hay không ?

Có ba vấn đề cần nêu : Hiện nay, tại thành phố Sài Gòn, có bao nhiêu học sinh còn đầy đủ cha mẹ, người thân để có thể chuẩn bị hành trang bước vào năm học mới sau hàng loạt cái chết vì Covid-19 ? Có bao nhiêu gia đình còn đủ sức để chạy theo việc học của con ? Có bao nhiêu gia đình đang phải đối mặt với các tai ương phía trước bởi tương lai bằng cách này hay cách khác, người ta phải sống chung với dịch ?

Ở vấn đề thứ nhất, câu trả lời thật là khó bởi hiện nay, số lượng ca tử vong đã lên đến hàng ngàn, như vậy cũng đồng nghĩa với hàng ngàn gia đình đang lâm vào li tán, một người chết, những người còn lại đang phải cách ly, đang phải giành giật từng giây sự sống. Và hình ảnh các bé trai, bé gái ở độ tuổi tiểu học, mẫu giáo, trung học cơ sở… phải mặc kín mít bảo hộ y tế, ôm mền mùng, hành trang đến khu cách ly đã khiến không ít người xúc động, xót xa… Liệu các bé này không phải là con người, không được nhận các quyền tối thiết về học hành, vui chơi và không được phép nhận chia sẻ, đồng cảm từ cộng đồng ? Nếu cộng đồng còn lương tri, nhất định phải thông cảm, giúp các bé trở về đời sống bình thường một cách bình thường, ấm áp và tự tin với niên học mới, ở đó các bé không bị mặc cảm tụt hậu và những thứ mặc cảm khác.

Và, ngay cả những gia đình bình thường, chưa đến nỗi thiếu ăn, khốn khó, liệu trong trạng huống hiện tại, người ta có đủ sức để giúp con cái mình theo đuổi việc học online trong lúc "người cách ly người, nhà cách ly nhà, phố cách ly phố" ? Và có nhất thiết phải học online lúc này, khi mà nhà nhà đang lo chống đỡ với dịch, đang lo từng bữa ăn và lo lắng mọi thứ ?!

Vấn đề thứ hai, có bao nhiêu gia đình còn đủ sức để theo đuổi chuyện học của con ? Tôi dám nói, không riêng Sài Gòn mà cả nước đều không đủ sức lúc này. Bởi việc học không giống như in một tờ tiền hay làm một cái bánh, in tiền thì chỉ cần giấy đặc biệt, mực, cho vào máy đã cài đặt chương trình in, enter thì máy sẽ in, làm bánh thì chỉ cần bột và đường. Nhưng việc học đòi hỏi tâm thế, tâm trạng, cảm xúc và cả sự an tâm. Liệu có gia đình nào hiện nay an tâm để chăm lo việc học cho con mình ?

Một khi nhà nước, Bộ Giáo dục ra chỉ thị thì họ phải theo, vì không theo thì con em thiệt thòi, nhưng có khi theo đuổi, con em càng thiệt thòi hơn ! Đó là nói chung, nếu nói riêng Sài Gòn, việc học online lúc này chỉ phù hợp với con nhà khấm khá, giàu có, những đứa bé theo cha mẹ đi lao động, làm thuê, chỗ ở bấp bênh, phải ngủ đường, ngủ hiên mấy tháng nay, những gia đình ở các xóm nước đen, ở các con hẻm mà gọi đến khản cổ vẫn chưa thấy cứu tế thì lấy đâu ra máy tính, điện thoại thông mình để học. Mà có điện thoại hay máy tính chăng thì chắc gì chúng đã học nổi bởi không khí trì trệ, buồn thảm, đói khó của gia đình đang đè nặng lên tâm hồn của chúng. Việc học online lúc này sẽ gây tổn thương nặng nề với các em bé nhà nghèo. Chắc chắn là vậy !

Tục ngữ Việt Nam có câu : "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ". Giáo dục, chức năng và sứ mệnh đầu tiên của nó là dạy con người biết yêu thương, biết chia sẻ với đồng loại, học nhân nghĩa để có nhân cách. Thử nghĩ, trong lúc dầu sôi lửa bỏng, có bao nhiêu đứa bé đồng trang lứa không thể học hành gì được vì thảm cảnh đang phủ lên gia đình của chúng, thì những đứa bé may mắn lại phải ngồi học, chúng nghĩ gì về bạn bè chúng ? Liệu việc học, hoàn thành chỉ tiêu, hoàn tất năm học của chúng có giá trị gì chăng, hay vô hình trung làm cho tâm hồn chúng trở nên xơ cứng, chai lì và vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, bạn bè ?

Trễ nửa năm học, một năm học, thậm chí hai năm học, người ta vẫn có thể học lại, nhưng chậm một bước đạo đức, gây tổn thương tâm hồn thì cả đời trở nên què quặt. Việc cho con em đi học hoặc học online trong lúc chính chúng ta đang cảm thấy bất an về việc chúng đến lớp, thấy mình vô trách nhiệm, thiếu chia sẻ với cộng đồng khi học online là một sai lầm, là một bước lùi đạo đức để kịp chỉ tiêu năm của ngành. Và cái giá của nó không chỉ là bề nổi về kinh tế hay các hoạt động giảng dạy, mà là cả tương lai đất nước đang bị nhúng chàm, bóp méo !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 25/08/2021

Published in Diễn đàn

Bộ Y tế Việt Nam vào tối 27/8 công bố số tử vong vì Covid-19 tại Việt Nam tính đến lúc này là 10.053 người ; trong ba đợt dịch trước từ đầu năm 2020 đến 25/3 năm nay Bộ Y tế Việt Nam báo cáo chỉ có 35 người chết vì Covid-19.

tuvong1

Xét nghiệm Covid-19 ở Hà Nội hôm 11/8/2021 - AFP

Ngoài ra, thống kê của Bộ Y tế Việt Nam tính đến tối ngày 27/8 cho thấy trên cả nước có 410.366 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Từ ngày 27/4 đến nay, tức đợt dịch thứ tư, số này là 406.233 ca.

Tỉnh Bình Dương vào ngày 27/8 thông báo phải điều chỉnh chiến lược trước tình hình dịch Covid-19 lây lan nhanh.

Tin từ truyền thông Nhà nước Việt Nam loan đi trong cùng ngày dẫn quyết định của Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương cho thực hiện biện pháp vừa xét nghiệm vừa tiêm vắc-xin ngay cho người dân. Mục đích được nói nhằm tiết kiệm thời gian và tránh nguy cơ lây lan vi-rút Corona.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, Ts. Nguyễn Hồng Chương, đưa ra dự báo trong hai tuần tới, số ca nhiễm Covid-19 tại tỉnh này có thể vượt mức 100.000 đến 150.000 ca. Biện pháp được đưa ra là phải chủ động, triển khai các biện pháp nhận bệnh nhân nhiễm Covid-19 và điều trị cho họ. Các bệnh nhân thuộc năm diện cần phải điều trị bắt buộc gồm người bị béo phì ; người trên 65 tuổi ; người có bệnh nền, phụ nữ mang thai ; và những người bệnh nhiễm Covid-19 sốt, ho, khó thở

Mạng South China Morning Post vào ngày 27/8 nêu rõ Việt Nam đang phải nỗ lực giữ cho Bình Dương được vận hành vì đây là nơi có tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh.

Tại khu vực miền Trung, hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định vào ngày 27/8 cũng ra thông báo truy vết khẩn cấp sau khi phát hiện những trường hợp nhiễm Covid-19 tại công ty trong khu công nghiệp đóng ở địa phương.

Sở Y tế Tỉnh Quảng Ngãi thông báo phát hiện bảy ca dương tính với SARS-CoV-2 liên quan đến nhóm nhiễm Covid-19 tại Công ty Hoya Lens Việt Nam với hơn 1.200 công nhân đóng tại Khu Công nghiệp VSIP Quảng Ngãi.

Sở Y tế tỉnh Bình Định vào chiều ngày 27/8 phát đi thông báo khẩn yêu cầu công nhân có mặt tại Công ty TNHH Delta Galil Việt Nam từ ngày 13 đến 27/8 phải khai báo y tế. Thông báo khẩn được đưa ra sau khi cơ quan chức năng phát hiện một số ca dương tính với SARS-CoV-2. Công ty này có chừng 2.500 công nhân làm việc và đóng tại địa bàn xã Cát Trinh, huyện Phù Cát.

Published in Việt Nam

Tổng thống Mỹ hôm 27/08/2021 tố cáo Trung Quốc "che giấu các thông tin quan trọng sống còn về nguồn gốc đại dịch" Covid-19, ngăn cản các nhà điều tra và các cơ quan của thế giới tiếp cận với những thông tin nói trên. Lời chỉ trích được đưa ra sau khi ông Biden nhận được báo cáo về nguồn gốc siêu vi gây đại dịch. Bắc Kinh chỉ trích điều tra của tình báo Hoa Kỳ về nguồn gốc SARS-CoV-2 "không đáng tin cậy".

chegiau1

Báo cáo của Mỹ vẫn chưa thể dứt khoát về nguồn gốc đại dịch Covid-19. Ảnh từ khu vực các phòng thí nghiệm Vũ Hán. Héctor Retamal AFP/Archivos

Liên quan đến cuộc điều tra của tình báo Mỹ, mặc dù bản tóm tắt báo cáo được công bố hôm qua không đưa ra được câu trả lời rõ ràng về nguồn gốc đại dịch Covid-19, nhưng tình báo Mỹ khẳng định virus SARS-CoV-2 không được phát triển thành vũ khí sinh học.

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki cho biết thêm chi tiết :

"Không thể giải đáp tất cả mọi câu hỏi, thế nhưng bản báo cáo này cho phép loại trừ một số giả thuyết. Theo tình báo Mỹ virus corona không phải là kết quả của việc làm biến đổi gien và cũng không được tạo ra để làm vũ khí sinh học.

Để đưa ra các kết luận, những chuyên gia tình báo chuyên trách thực hiện nhiệm vụ này đã tìm hiểu hàng trăm dữ liệu trong suốt 3 tháng. Nhưng họ đã không thể đưa ra các câu trả lời về nguồn gốc của dịch bệnh này : virus bị lọt ra ngoài từ phòng thí nghiệm hay qua sự tiếp xúc tự nhiên giữa một người và một con vật bị bệnh. Theo tài liệu nói trên, cả hai giả thuyết này đều có thể xảy ra. Văn bản cũng nhấn mạnh ít có khả năng là chính phủ Trung Quốc đã nắm được thông tin về loại virus này trước khi đại dịch bắt đầu xảy ra.

Cuộc điều tra được thực hiện theo yêu cầu của tống thổng Joe Biden. Nguyên thủ Mỹ đã ra thông cáo sau khi báo cáo được công bố. Ông Biden tố cáo Trung Quốc thiếu minh bạch và che giấu thông tin. Lãnh đạo Nhà Trắng kêu gọi Bắc Kinh cho phép các chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc tiến hành điều tra tại chỗ. Tổng thống Biden khẳng định : "Kể cả khi cuộc điều tra đã chấm dứt, chúng tôi vẫn sẽ không ngừng tìm kiếm sự thật về đại dịch này".

Bắc Kinh : Báo cáo của tình báo Mỹ là "mưu mô chính trị"

Ngay sau khi bản tóm tắt kết quả điều tra của các cơ quan tình báo Mỹ được công bố, đại sứ quán Trung Quốc Mỹ đã gọi đó là một "âm mưu chính trị" của Washington. AFP cho biết, trong một thông cáo, đại sứ quán Trung Quốc cho rằng báo cáo của cộng đồng tình báo Mỹ dựa trên giả định là Trung Quốc "có tội" và điều này chỉ là nhằm "biến Trung Quốc trở thành một vật tế thần".

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Pháp sắp khai trường : lo lớp học thành nơi lây nhiễm Covid số một

Nước Pháp lo lắng trước ngưỡng cửa ra hè trong bối cảnh dịch bệnh đầy bất trắc, người dân Afghanistan những ngày đầu sống dưới chế độ Taliban và thảm kịch di tản của các nước phương Tây diễn ra trong hỗn loạn trước sự chứng kiến của công chúng toàn thế giới là các chủ đề chính của nhiều nhật báo Pháp hôm nay, 24/08/2020.

tuutruong1

Một lớp học tại Châu Âu mùa khai trường năm 2020. Ảnh minh họa.  Reuters/Fabrizio Bensch

Xã luận Le Figaro với nhan đề "Nhanh chóng trở lại với cuộc sống bình thường" mở đầu với câu hỏi "Chấm dứt hay còn tiếp tục ?". Nhật báo thiên hữu ghi nhận là bất chấp việc tiêm chủng đã tăng tốc gấp bội, đe dọa của biến thể Delta vẫn còn đó, và không gì có thể nói được là kỳ trở lại năm làm việc, năm học mới sẽ diễn ra trong các điều kiện siết chặt y tế như thế nào. Cũng giống như tất cả mọi người, các doanh nghiệp từ 18 tháng nay đã sống trong một chế độ đặc biệt "không khỏi lo ngại khi thấy viễn cảnh trở lại với đời sống bình thường tiếp tục bị đẩy lùi". Vấn đề chủ yếu – cũng là chủ đề chính của Le Figaro hôm nay – là tương lai của quy chế làm việc từ xa.

Doanh nghiệp : Đàm phán lại về chế độ làm việc từ xa

"Việc tổ chức làm việc từ xa đã được thiết lập vào thời điểm dịch bệnh căng thẳng nhất, chắc chắn đã cho thấy tính hiệu quả, nhưng cũng để lộ các giới hạn. Không phủ nhận được là nhiều nhân viên hay người phụ trách đã không thể thực hiện được các nghĩa vụ trong công việc từ nhà mình. Trong lúc những người được ưu đãi nhất thì hài lòng vì có được nhiều lợi ích rõ ràng từ việc này, như tiết kiệm được thời gian đi lại, hay kết hợp được theo ý mình công việc và đời sống gia đình, thì nhiều người khác lại mơ ước được làm việc một nửa từ xa, một nửa tại chỗ".

Trong bối cảnh đông đảo doanh nghiệp bắt đầu tổ chức cho nhân viên trở lại làm việc tại chỗ, Le Figaro cảnh báo về các hậu quả của giai đoạn làm việc từ xa, như "thiếu các tương tác phi chính thức, thiếu tính sáng tạo, thiếu sự đoàn kết, và rốt cục có thể dẫn đến việc nhân sự của công ty mất đi sự gắn bó với doanh nghiệp". Từ đầu dịch đến nay, các doanh nghiệp nhìn theo các chỉ thị của chính phủ mà hành động, còn giờ đây với việc tiến trình tiêm chủng đã gần hoàn tất, theo Le Figaro, các doanh nghiệp phải tự tìm ra phương thức tổ chức công việc trở lại với đời sống bình thường.

Theo Le Figaro, từ nhiều tháng nay, nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị cho việc ra khỏi khủng hoảng y tế, việc tổ chức lại các cuộc họp có mặt tại chỗ với toàn bộ ê-kíp, để nối lại với "đời sống tập thể", và tạo điều kiện cho việc tuyển mộ các nhân viên mới. Một trong các trở ngại chính trong việc có được "các thoả thuận làm việc từ xa mới" là sự lưỡng lự của nhiều nhân viên đã quen với chế độ làm việc từ xa này. Vấn đề những nhân viên của công ty chưa có chứng nhận y tế cũng đặt ra vấn đề không nhỏ, bởi các xét nghiệm Covid PCR giờ đây sẽ phải trả tiền.

Phải tăng tốc chích ngừa cho học sinh

Còn chín ngày là đến năm học mới. Học sinh vào năm học mới như thế nào trong điều kiện dịch bệnh đầy bất trắc là chủ đề chính của nhật báo thiên tả Libération. Xã luận Libération với tựa đề "Bảo vệ" nhấn mạnh : "nếu như các quy định phòng dịch tại các trường học là cần thiết, thì cách bảo vệ hiệu quả hơn cả vẫn là chích ngừa". Libération ghi nhận là số lượng học sinh từ 12 đến 17 tuổi được chích ngừa hiện còn quá thấp, với khoảng 55% được tiêm một liều, 32% đã tiêm đủ. Ít hơn hẳn so với tỉ lệ trung bình toàn dân. Tình hình này là dễ hiểu, vì việc tiêm chủng cho trẻ em mới được bắt đầu từ ngày 15/06. Rõ ràng là trẻ em không phải là lứa tuổi bị Covid đe doạ, tỉ lệ trẻ bị bệnh nặng là rất thấp, tuy nhiên trẻ em cũng là kênh lan truyền dịch bệnh, đặc biệt đối với biến thể Delta, lây mạnh hơn nhiều so với các biến thể trước. Nhìn chung, quyết tâm của chính phủ là không để dịch bệnh cản trở việc mở lại trường học. Nhiều điểm chích ngừa được mở ngay cạnh trường học, để tạo điều kiện cho việc học sinh tiêm chủng.

Dự báo : Trẻ em sẽ chiếm một nửa số ca nhiễm vào tháng 9

Cho dù trẻ em không phải là lứa tuổi dễ bị các chứng Covid nặng, hiện tại cũng đã có nhiều em nhỏ phải nhập viện. Để chuyển đến công chúng các thông tin cơ bản của dịch bệnh đối với trẻ em, Libération có bài "Trẻ em và biến thể Delta : Đã đến giờ vào lớp" giới thiệu tóm lược một số thông tin khoa học liên quan. Theo các dữ liệu của Cơ quan Y tế Công (SPF) của Pháp, vào giữa tháng 8, số ca nhiễm của người dưới 19 tuổi là khoảng 1/5 số ca nhiễm toàn quốc, và 1,2% trong tổng số người phải nhập viện do Covid. Nhà dịch tễ học Daniel Lévy-Bruhl (thuộc SPF) cảnh báo cần cảnh giác với Covid ở trẻ em. Hiện tại trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không được tiêm chủng, do vậy cần sẵn sàng trước việc virus sẽ lan mạnh trong các lớp học. Theo mô hình dự báo của Viện Pasteur, trẻ em sẽ chiếm đến một nửa số ca nhiễm toàn quốc vào tháng 9 này. Việc có rất nhiều ổ dịch tại các trại nghỉ hè cho thấy trước là khi vào năm học mới, tình hình cũng sẽ tương tự.

Câu hỏi cụ thể mà Libération đặt ra là virus SARS-CoV-2 tác động đến trẻ em như thế nào ? Một số tín hiệu đáng lo ngại đến từ Mỹ, tại phía bắc bang Texas, số giường hồi sức cấp cứu nhi khoa chật bệnh nhân vào ngày 12/08. Thật ra tình hình cũng không hẳn quá lo ngại với Pháp, theo nhà dịch tễ học Antoine Flahault, bởi tỉ lệ trẻ em (từ 12 đến 17 tuổi) được tiêm chủng ở Pháp đã tương đối cao so với nhiều vùng ở Mỹ, và nơi nào tiêm chủng ít, tình hình sẽ nghiêm trọng hơn.

Các bệnh đặc thù do Covid ở trẻ em

Không quá đáng lo ngại, nhưng cụ thể ra sao ? Trả lời Libération giáo sư Isabelle Claudet, nhà nhi khoa và phụ trách bộ phận cấp cứu nhi khoa tại Bệnh viện – Đại học Toulouse, xác nhận nhìn chung vô cùng hiếm ca nặng ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không phải là không có ! Từ ngày 15/06 đến 25/07, Cơ quan Y tế Công Pháp (SPF) thống kê được 65 trẻ nhỏ mắc hội chứng viêm đa hệ thống (Pims), có thể gây tử vong, vào quãng thời gian từ bốn đến năm tuần sau khi bị nhiễm. Từ đầu dịch, tỉ lệ ca bệnh này ước tính 38 ca trên 1 triệu trẻ dưới 18 tuổi, tương đương 556 ca đối với trẻ em toàn quốc. Tình hình nghiêm trọng hơn nếu có cả tác động của cúm.

Hội chứng Covid "kéo dài", tức một số triệu chứng còn lại sau nhiều tuần nhiễm virus, thậm chí sáu tháng ở trẻ em được một nghiên cứu sơ bộ của Phần Lan chỉ ra. Nhưng hiện tại, vẫn rất thiếu dữ liệu khoa học về vấn đề này. Nhà dịch tễ học Antoine Flahault cũng nhắc đến một số nghiên cứu của Anh nêu khả năng từ 4 đến 8% trẻ em mắc chứng này, nhưng hiện tại dữ liệu còn chưa đủ để chứng minh.

Israel có thể là quốc gia đầu tiên rất chú ý đến việc bảo vệ trẻ nhỏ. Hiện tại chính quyền Israel đã mở rộng giấy chứng nhận y tế cho trẻ em 3 tuổi, trong lúc Hiệp hội Y học Mỹ AAP khuyến cáo mang khẩu trang trong trường học từ 2 tuổi.

Tại Pháp, Bộ Y tế cho Libération biết cụ thể là, nếu một trường hợp Covid được phát hiện tại các lớp cấp hai và cấp ba, thì các học sinh có tiếp xúc với ca nhiễm và những em chưa tiêm chủng sẽ bị cách ly trong 7 ngày, cho dù xét nghiệm âm tính. Trong giới chuyên gia, có nhiều lo ngại là vấn đề này ít được bàn thảo kỹ, việc bảo đảm các điều kiện y tế trong lớp học ít được chú ý. Điều quan trọng là phải tìm được cân bằng giữa các biện pháp bảo vệ và quyền được học tập của trẻ, bởi nếu lạm dụng việc đình chỉ để cách ly do Covid thì sẽ sinh ra tình trạng bất công trong học tập, như điều đã xảy ra từ năm ngoái. Một số chuyên gia cũng phê bình Bộ Giáo dục đã không chú trọng đến vấn đề thông khí trong lớp học, trong bối cảnh virus gây bệnh Covid có thể sống lơ lửng trong không khí trong vòng nhiều tiếng, là điều đã được giới khoa học tổng kết (theo Ansee, trong vòng 3 giờ).

Afghanistan : Những bài học địa-chính trị của một cuộc tháo chạy

Khủng hoảng Afghanistan là chủ đề chính của Le Monde, với tít trang nhất "Người dân Afghanistan sống dưới sự cai trị của Taliban". Le Monde giới thiệu với độc giả nhiều nhân chứng có mặt tại chỗ để cho thấy cuộc sống tại Afghanistan những ngày đầu tiên sau khi chế độ thân phương tây sụp đổ. Nhìn chung, trong đông đảo người dân nỗi lo ngại bị tước đoạt tự do xen lẫn với tình cảm nhẹ nhõm với sự chấm dứt 40 năm chiến tranh. Theo Le Monde, chiến thắng quá nhanh chóng khiến lực lượng Taliban cũng chỉ kiểm soát được một phần thủ đô. Tại các tỉnh, "không khí sợ hãi tràn ngập", theo một nhân chứng.

Cũng Le Monde có bài phân tích "Những bài học địa chính trị của một cuộc tháo chạy". Nhà phân tích Sylvie Kauffman của Le Monde chú ý đến sắc thái khác biệt giữa tháo chạy (débacle) và thảm bại (défaite). Cho đến nay, truyền thông tiếng Anh và tiếng Pháp chủ yếu nói đến cuộc tháo chạy hỗn loạn của quân đội Mỹ sau 20 năm chiến tranh. Cuộc tháo chạy đang tiếp tục. Vấn đề là lúc nào "tháo chạy" sẽ biến thành "thảm bại" ? Theo nhà phân tích của Le Monde, điều này phụ thuộc vào bao nhiêu người Afghanistan mong muốn ra đi sẽ được di tản ? Số phận xã hội dân sự Afghanistan, đặc biệt là phụ nữ, sẽ ra sao dưới chế độ Taliban ? Và quốc gia này có lại trở thành căn cứ địa cho khủng bố quốc tế hay không ? Các hậu quả địa chính trị của nước Mỹ trong cuộc rút quân khỏi Afghanistan là rõ ràng, hàng loạt câu hỏi về vai trò thực sự của cường quốc quân sự số một với thế giới đang được đặt ra.

Nhà phân tích của Le Monde một mặt lưu ý đến hệ quả của cuộc tháo chạy, của thất bại này đến uy tín của chính quyền đương nhiệm của tổng thống Joe Biden, nhưng đặt trong một bối cảnh rộng lớn hơn. Biến cố chính quyền Kabul sụp đổ ngày 15/08/2021 được coi như cái mốc chấm dứt cho hàng loạt cuộc chiến tranh, bắt đầu từ sau vụ tấn công tháp đôi ở New York năm 2001, cũng như chấm dứt "một thế kỷ của nước Mỹ", với tư cách một siêu cường quân sự có mặt rộng khắp. Cuộc tháo chạy trong hỗn loạn của nước Mỹ để lại một khoảng trống đáng sợ tại khu vực Trung và Nam Á, cũng khiến Liên Âu phải bừng tỉnh. Sau khi nước Mỹ tháo chạy, tất cả các quốc gia láng giềng, từ Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỹ, Iran đến Pakistan đều cảm thấy "bất an" trước các ông chủ mới ở Kabul.

Thể thao của người khuyết tật và Thảm kịch ở Marseille

Chủ đề chính của La Croix hôm nay là ngày hội thể thao Olympic của người tàn tật vừa khai mạc tại Tokyo : Thể thao là cách tốt nhất để sống với sự tàn tật của mình là hồ sơ chính của nhật báo. Xã luận của nhật báo Công giáo nói về chủ đề "Thảm kịch ở Marseille", với vụ thanh toán giữa các băng đảng ma túy khiến bốn người chết, trong đó có một thiếu nữ 14 tuổi. Theo La Croix, điều đáng sợ là nạn thanh toán lẫn nhau này đã trở thành chuyện bình thường ở thành phố cảng miền nam, trong bối cảnh chính quyền tỏ ra bất lực.

Pháp : Giấy chứng nhận y tế không ảnh hưởng đến kinh tế

Nhật báo kinh tế dành chủ đề chính cho tác động của giấy chứng nhận y tế Covid đối với hoạt động kinh tế, theo ghi nhận bộ trưởng kinh tế Pháp là việc mở rộng phạm vi sử dụng giấy chứng nhận y tế không có tác động nhiều. Ông Bruno Le Maire nêu con số hàng hoá tiêu thụ trong tháng 8 để chứng minh. Phát biểu của bộ trưởng kinh tế được đưa ra hai ngày trước cuộc họp của chính phủ. Theo văn phòng IHS Markit, khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục có nhiều tiến triển trong tháng này, bất chấp các vấn đề về cung ứng hàng hoá và thiếu nhân công mà các doanh nghiệp gặp phải.

Chuyển sang kinh tế Xanh : Thay đổi sẽ khốc liệt

Nhật báo kinh tế Les Echos có đến hai bài về vấn đề chuyển đổi sang kinh tế xanh, đều chung một thông điệp. Tiến trình chuyển sang nền kinh tế xanh đang bước vào giai đoạn quyết liệt, dự kiến sẽ gây ra nhiều thay đổi đột ngột. Một trong hai bài viết của Les Echos dẫn lời ông Jean Pisani-Ferry, người soạn thảo cương lĩnh về kinh tế của ứng cử viên Macron trong cuộc tranh cử tổng thống lần trước, đó là "Chính sách về khí hậu là chính sách kinh tế vĩ mô, và những hệ luỵ của nó sẽ rất lớn". Cuộc chuyển đối sang nền kinh tế Xanh sẽ đột ngột hơn nhiều so với những gì người ta hình dung. Ghi nhận của kinh tế gia này được viện tư vấn Mỹ, Peterson Institute for International Economics, công bố hôm 18/08. Bài viết thứ hai của chính trị gia môi trường nổi tiếng người Pháp Daniel Cohn-Bendit cũng cùng ghi nhận : "Công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh một cách nhẹ nhàng, êm dịu là điều không thể xảy ra".

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Covid-19 bùng lên, Vit Nam l dp đón các hãng ln mun ri Trung Quc ?

VOA, 18/08/2021

Tình trng bùng phát dch Covid-19 gn đây đang phá v kế hoch di chuyn dây chuyn sn xut t Trung Quc sang Vit Nam ca các tp đoàn công ngh khng l M Apple, Google và Amazon, gia bi cnh các chính ph đang tht cht kim soát biên gii nhm ngăn chn s bùng phát ca các biến th mi ca virus corona, t Nikkei đưa tin hôm 18/8.

vn1

Apple, Google và nhiu tp đoàn ln khác ca Hoa K có kế hoch chuyn di các nhà máy sn xut ca h t Trung Quc sang Vit Nam trong nhng năm gn đây.

T báo ca Nht Bn dn bn ngun tin am tường cho biết lot đin thoi thông minh Pixel 6 sp ti ca Google s được sn xut ti Trung Quc, mc dù năm ngoái, công ty này tng lên kế hoch chuyn dây chuyn sn xut lot đin thoi này sang min bc Vit Nam.

Tin cho hay nguyên nhân ca quyết đnh tm hoãn di di này là do ngun lc k thut có hn Vit Nam và nhng quy đnh hn chế đi li được áp dng gián đon nhiu nơi.

Trong khi đó, tp đoàn Apple cũng s bt đu sn xut hàng lot tai nghe AirPods mi nht ca h Trung Quc thay vì ti Vit Nam như kế hoch trước đó, Nikkei dn hai ngun tin am tường cho biết. Tuy nhiên, tp đoàn này vn hy vng có th chuyn khong 20% sn lượng AirPods mi sang Vit Nam sau này.

Ngoài ra, kế hoch chuyn vic sn xut MacBook và iPad sang Vit Nam cũng b Apple hoãn li do thiếu ngun lc k thut, chui cung ng máy tính xách tay chưa hoàn thin và tình trng bùng phát dch COV-19, ngun tin ca Nikkei cho biết thêm.

Ngoài Google và Apple, công ty Amazon vi dây chuyn lp ráp mi được chuyn sang Vit Nam gn đây cũng đang gp khó khăn khi vic sn xut chuông ca thông minh, camera an ninh và loa thông minh b chm tr k t tháng 5, khi dch bt đu bùng phát khiến nhà chc trách đa phương phi áp dng các bin pháp và quy đnh phòng nga Covid-19 nghiêm ngt.

Các tp đoàn ln ca Hoa K bt đu có kế hoch chuyn di các nhà máy sn xut ca h t Trung Quc sang Vit Nam k t khi cuc chiến thương mi gia Hoa K và Trung Quc bt đu bùng n t thi Tng thng Donald Trump. Các kế hoch này càng được xúc tiến mnh hơn trong thi gian đu đi dch Covid-19, khi Trung Quc đi din vi làn sóng bùng phát dch mnh m khiến cho nn kinh tế nhiu khu vc b tê lit, còn Vit Nam được đánh giá là mt trong nhng quc gia phòng chng dch tt nht thế gii.

Ngoài Apple, Google, Amazon, các công ty M khác như Microsoft và Dell cũng đã có kế hoch chuyn sn xut sang Vit Nam trong nhng năm gn đây.

T Nikkei dn li mt giám đc điu hành chui cung ng ca Apple và Google cho biết hin nay ngoài vic c hai nước hin nay đu áp dng các bin pháp kim dch nghiêm ngt, tình trng thiếu nhân lc k thut cao ti Vit Nam cũng là yếu t gây tr ngi cho vic di di dây chuyn sn xut ca các tp đoàn này sang Vit Nam.

Đt bùng phát dch mi nht din ra ti Vit Nam k t cui tháng 4 đang gây ra nhng tác đng ln trên nn kinh tế Vit Nam. Mt thng kê ca Tng cc Thng kê Vit Nam cui tháng trước cho biết ch trong 7 tháng đu năm, đã có 79.700 doanh nghip tm ngng kinh doanh có thi hn, ngng hot đng ch gii th và hoàn tt th tc gii th, tăng 25,5% so vi cùng k năm 2020.

******************

Công nhân Bình Dương phản đối phương án ‘3 tại chỗ’ !

RFA, 18/08/2021

"3 tại chỗ" : Quá cập rập

Với con số gần bốn ngàn doanh nghiệp đã đăng ký thực hiện phương án "3 tại chỗ" (ăn - ở - sản xuất tại nhà máy) cho khoảng hơn 400 ngàn công nhân, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đặt kỳ vọng đại dịch Covid-19 sẽ không thể phá vỡ chuỗi sản xuất và cung ứng tại địa phương này. Tuy nhiên, phương án trên đang gặp nhiều trở ngại khi nhiều công nhân cho RFA hay trên thực tế phương án ‘3 tại chỗ’ không thực sự hiệu quả và đang có nhiều bất cập do các doanh nghiệp chưa "chuẩn bị kỹ" cho "3 tại chỗ" và người lao động thì hoàn toàn bị động.

vn2

Công nhân một hãng may mặc gia công hàng hiệu ở Việt Nam - Ảnh minh họa. AFP

Ba công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Bình Dương (không muốn nêu tên và công ty đang làm việc vì lý do an toàn) cho biết :

"Bữa ở trong (công ty) có người dương tính sợ quá quậy lên công an cho về rồi xét nghiệm bữa giờ 20 mấy ngày ở nhà.

Khó khăn về chỗ ở, chỗ ngủ rất bất tiện, không được như ở nhà mà còn dễ lây bệnh, F0, F1 đầy luôn.

Nguy cơ 3 tại chỗ là dễ nhiễm bệnh hơn ở nhà vì công nhân ăn ở chung, ngủ chung, lây bệnh, ở ngoài này nhiều lắm".

Các công nhân dẫn chứng thực tế tại khu công nghiệp Đại Đăng, Sóng thần Thủ Dầu Một vừa qua đã phát hiện một ca dương tính nhưng do ăn, ở chung với nhau nên cuối cùng nguyên tập thể 400 công nhân phải bị đưa đi cách ly tập trung. Họ nói tiếp :

"Một khu vực, một bộ phận nào đó nếu có ca bệnh phải ngưng hết.

Giờ ba tại chỗ mà nhiều công ty giấu, những ca bệnh phát hiện đưa đi nhưng xưởng vẫn sản xuất, không ngừng hoạt động bởi vậy nguy cơ ngoài này bệnh suốt, không giảm được".

Ngoài lo sợ bị lây nhiễm tập thể thì việc "3 tại chỗ" cũng khiến họ có cảm giác bị tù túng. Đã vậy, thức ăn công ty cung cấp mỗi ngày không đủ. Thậm chí nhiều công nhân bị bệnh cũng không có thuốc uống.

Ngoài ra, theo lời kể của hai công nhân làm việc tại Công ty sản xuất bàn, ghế văn phòng và giày da thì từ khi công ty của họ thực hiện theo phương án "3 tại chỗ", hầu hết công nhân đều gặp đủ thứ khó khăn. Họ cho biết :

"Em làm công ty ghế văn phòng của công ty UE, cũng bắt ở lại ba tại chỗ phức tạp lắm, lúc ăn ngủ đâu tài trợ gì mình, chỉ được cái một trực. Lúc tắm rửa cũng mệt, phức tạp, nguy cơ lây bệnh cao. Nó tù túng, giờ mình vô chỗ ngủ, đồ đạc, anh em có người ngủ được người không vì tập trung ồn ào quá, có người thực khuya chơi. Chỗ tắm trong toilet thì phải đợi, khó khăn lắm.

Nhiều khi đi làm mình thiếu thốn đồ tiêu dùng hoặc ăn uống cũng nhờ người ngoài gửi vô mà nó không cho nhận, kiểu như nó sợ mình tiếp xúc người ngoài lây lan dịch. Lúc ban đầu cũng cho nhận gửi phòng bảo vệ, nhiều khi cơm trong đó ăn không được vì ít và nấu không ngon nhờ người ngoài gửi vô giùm nhưng trưa tới giờ ăn nó không cho nhận, bắt đúng 5g chiều mới được ra nhận, sau này nó không cho nhận bất cứ đồ gì".

"Em làm công ty bên giày da nghỉ cũng hai tháng nay, qua đây làm mới được hai tháng thì cũng bị dịch nghỉ tới nay.

Ở lại cũng nguy hiểm, ví dụ tối ngủ, tắm rửa, ăn uống phức tạp vì công ty em đông, tới 7.000 công nhân sản xuất, không có chỗ nghỉ ngơi, nghỉ như vậy không an toàn mấy. Nguy hiểm lắm, ở lại ba trong một cũng bị đó, làm ở lại tại chỗ xong công ty test mà giấu, sau này xét nghiệm ra nhiều quá mới có phía bên Bình Dương xuống, cho đi cách ly 240 mấy người.

Giờ ở đây cũng sợ, nhiều khi làm ở lại không ai dám đi làm. Vừa lên đây ở lại hai tháng xong bị luôn".

Nên loại bỏ "3 tại chỗ"

Theo thống kê được báo nhà nước Việt Nam đăng tải vào cuối tháng 6, Bình Dương hiện có hơn 1,2 triệu công nhân lao động làm viêc tại 29 khu công nghiệp, 12 cụm công nghiệp. Trong đó hơn 400 ngàn lao động làm việc trong đại dịch theo phương án "3 tại chỗ".

vn3

Thông báo tuyển dụng của một công ty tại Khu công nghiệp Bình Dương. RFA

Hồi cuối tháng 7, đã có hơn 110 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương ngưng thực hiện phương án "3 tại chỗ" do xuất hiện trường hợp nhiều công nhân bị dương tính với SARS-CoV-2 khi tiến hành test nhanh trong công ty. Điều này càng khiến nhiều chủ doanh nghiệp và công nhân lo lắng. Nhiều người bày tỏ mong muốn chính phủ Hà Nội cần suy xét kỹ lại phương án ‘3 tại chỗ’ đang được áp dụng tại Bình Dương. Họ nói :

"Nhà nước nên bãi bỏ 3 tại chỗ, cho người ta đi làm rồi về thẳng phòng trọ, không được ra ngoài, vẫn vô xưởng vẫn về còn an toàn hơn ở trong.

Người bị ngừng việc lương không có, còn những người trong xưởng lương cũng không được 100% vì làm mà tổ sản xuất thiếu người nên nó cũng không ổn định, như để đối phó, để người ta nhìn vô không ngừng sản xuất".

"Giờ nhiều khi mình làm không đạt được như lúc chưa vô ở nên làm chút thì bắt đi tổ này tổ kia, nói chung công nhân trà trộn bên này bên kia, thà làm một chỗ, tổ mình không thì không sợ, còn bắt sang tổ khác tùm lum mình sợ.

Chỉ muốn đi làm chiều cho về nhà lại vì giờ đang tình hình giãn cách, mình cũng đâu đi tới đi lui được, mình đi làm rồi về phòng hoặc có xe đưa rước gì đưa mình về tới nơi rồi sáng rước mình đi làm cho an toàn".

Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương đưa ra thống kê vào ngày 30/7 cho biết toàn tỉnh đã có khoảng 600 doanh nghiệp với hàng chục ngàn lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bao gồm cả những nhà máy thực hiện ‘3 tại chỗ’.

Bộ Công thương vào ngày 6/8 cũng đã có văn bản gửi Bộ Y tế cho biết rằng mô hình ‘3 tại chỗ’ hoặc ‘một cung đường, 2 điểm đến’ bộc lộ nhiều bất cập trong thực tế giãn cách xã hội dài ngày và yêu cầu thời gian tới sẽ phải có mô hình sản xuất mới thay thế.

Trong khi lãnh đạo còn đang loay hoay với những phương án để có thể vừa dập dịch vừa giữ được sản xuất, nhiều công nhân lo lắng họ sẽ không trụ nổi nếu tình hình này kéo dài :

"Những vật dụng, nhu yếu phẩm mua bên ngoài giờ tăng giá chứ không gì giảm, lương không có mà mua gì cũng mắc hơn. Dữ lắm cũng khoảng một tháng hoặc hơn tháng chứ hoài như vậy thì công nhân chịu không nổi.

Nhà nước lên danh sách hỗ trợ thì người có, người không chứ nhiều công nhân quá cũng không tới tay họ được, nhiều người cầu cứu đói khổ đăng lên tùm lum.

Hiện tại khu vực phường Phú Tân Thủ Dầu 1 chưa thấy được nhận, ghi danh sách rồi mà chưa thấy được hỗ trợ".

"Mình thấy tình hình kéo dài như vầy chắc nguy cơ công nhân viết đơn xin nghỉ vì chịu không nổi đáp ứng của công ty".

*******************

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai yêu cầu Thủ tướng cấp gạo cho hơn 1,5 triệu hộ

RFA, 18/08/2021

Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai là hai địa phương mới nhất yêu cầu chính phủ trung ương cấp gạo cứu đói cho người dân. Trước đó, bốn tỉnh miền Nam gồm Bình Phước, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau đã có yêu cầu tương tự. Báo chí Nhà nước đưa tin hôm 18 tháng 8.

vn4

Người dân Quận 3 trật tự xếp hàng mua hàng hóa, thực phẩm các loại và trứng tại điểm xe bán hàng lưu động của Sở Công Thương trên đường Lê Văn Sỹ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh : Thanh Vũ/TTXVN

Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất Thủ tướng Phạm Minh Chính hỗ trợ 142.200 tấn gạo cho 1.580.110 hộ lao động nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Thành phố Hồ Chí Minh cũng yêu cầu hỗ trợ ngân sách gần 30 nghìn tỷ đồng để thuê phòng và mua lương thực. 

Theo Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng, mức hỗ trợ cho từng người là 15 kg gạo/người, 1,5 triệu tiền thuê phòng/hộ/tháng và 50.000 đồng/người/ngày, không rõ trong thời hạn bao lâu.

UBND tỉnh Đồng Nai xin 3.100 tấn gạo cho 208.567 người dân, mỗi người 15 kg. Trong số người dự kiến hỗ trợ, người lao động mất việc chiếm đại đa số : 161.096 người.

Đồng Nai cũng vừa quyết định thành lập Trung tâm Chỉ huy Điều hành để điều hành phòng, chống dịch Covid-19.

Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện giãn cách xã hội từ cuối tháng 5 theo Chỉ thị 15 và 16, Đồng Nai giãn cách đã gần hai tháng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân.

Published in Việt Nam

Đợt dịch Covid, dữ dội hơn nhiều so với đợt trước tại Việt Nam, đã bùng phát vào đầu mùa hè năm 2021. Đến nay, theo số liệu chính thức, hơn 250.000 người nhiễm virus, và hơn 5.000 người tử vong. Chính quyền Việt Nam đã và đang buộc phải thay đổi nhiều biện pháp chủ yếu trong chiến lược phòng chống dịch, vốn được coi là mang lại thành công cho đến thời điểm đó (1). Liệu Việt Nam có sớm vượt qua đại dịch ?

bidong1

Nhân viên y tế lấy mẫu cho xét nghiệm kháng nguyên tại tỉnh Đồng Tháp, ngày 08/08/2020.Trong điều tra dịch tễ về đại dịch Covid-19 tại Việt Nam hoàn toàn thiếu vắng vai trò của xét nghiệm kháng thể. Reuters - MAI NGUYEN

Sau hơn một năm tưởng như đã khống chế thành công đại dịch, chính quyền Việt Nam gần như bất ngờ rơi vào thế bị động trước đợt dịch Covid-19 lớn đầu tiên (2). Trong chính sách chống Covid tại Việt Nam, nhiều chuyên gia ghi nhận sự vắng mặt đáng ngạc nhiên của các điều tra dịch tễ học với "xét nghiệm kháng thể" (antibody test). Việc thiếu vắng "điều tra kháng thể" phải chăng đã và đang góp phần không nhỏ vào cuộc khủng hoảng nhiều mặt đang diễn ra, không chỉ về y tế, mà cả về kinh tế - xã hội, tâm lý - xã hội, đặc biệt tại "tâm dịch" Thành phố Hồ Chí Minh ?

Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy, con số ca nhiễm chính thức được phát hiện bằng các xét nghiệm kháng nguyên, PCR, chỉ cho thấy "phần nổi của tảng băng chìm", số lượng người nhiễm thật có thể cao hơn gấp vài lần, thậm chí hàng chục lần (3). Chỉ có điều tra dịch tễ học bằng các xét nghiệm kháng thể mới cho phép xác định được tương đối chính xác quy mô thực sự của dịch bệnh. Xác định không đúng mức "khối người đã nhiễm", và đạt được miễn dịch ở mức độ nhất định, và "khối người chưa nhiễm" có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách phòng chống dịch, kể cả trong bối cảnh đã có vac-xin, và vac-xin bắt đầu được sử dụng rộng rãi.

Vì sao điều tra dịch tễ học bằng xét nghiệm kháng thể, vốn được giới y khoa quốc tế coi như các cơ sở căn bản cần thiết, cho phép hoạch định các chính sách tương đối sát hợp với thực tế, lại vắng mặt tại Việt Nam ? Không rút ra đủ mức các bài học thất bại, trong đó có nguyên do gạt sang một bên "điều tra kháng thể", không nhận diện đúng mức tác động thực tế của virus SARS-CoV-2 đến con người Việt Nam, liệu Việt Nam có thể điều chỉnh chính sách chống dịch sát hơn với thực tế trong thời gian tới ?

RFI đặt câu hỏi với Bác sĩ Tiến sĩ y khoa Trần Tuấn (Hà Nội), thành viên Liên minh Vận động Phát triển Chính sách Y tế dựa trên Bằng chứng Khoa học (EBHPD).

---------------------

RFI : Trước hết, xin Bác sĩ cho biết nhận xét chung của Bác sĩ về vấn đề sử dụng xét nghiệm kháng thể tại Việt Nam trong đại dịch Covid này.

Trần Tuấn : Trước hết chúng ta xem test kháng thể là gì ? Đó là phương tiện để xác định xem anh đã tiếp xúc với virus này chưa. Thường sau khi tiếp xúc với virus, cơ thể thường để lại dấu ấn, cho thấy hệ thống miễn dịch được huy động để chống trả, để lại dấu vết gọi là "kháng thể". Thường sau khi nhiễm từ một đến hai tuần, sẽ xuất hiện kháng thể, thậm chí khoảng 5 ngày sau, ví dụ như kháng thể tại chỗ trong các tế bào. Sau khoảng hai ba tuần sau, mức kháng thể tăng cao. Sau đó mức kháng thể này còn được duy trì trong thời gian dài, tối thiểu là khoảng 6 tháng. Có đủ kháng thể thì người ta gọi là "được miễn dịch với tác nhân gây bệnh".

Muốn chống dịch tốt, thì chúng ta phải đánh giá đúng thực trạng nhiễm trùng đang diễn ra ra sao, và dự kiến được diễn biến tới đây thế nào. Công cụ để làm việc này là các nghiên cứu dịch tễ học, sử dụng các test có khả năng chẩn đoán được tình trạng miễn dịch hiện tại, cũng như sự tích lũy của tình trạng nhiễm trùng đã qua trong cộng đồng. Ở đây có vấn đề không ổn trong nhận thức, giữa cái gọi là test đánh giá, phát hiện tình trạng nhiễm trùng trên một cá thể, hay trong môi trường lâm sàng, với vấn đề dùng công cụ đó, test đó để đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cả quần thể. Vấn đề này cần được sự chỉ đạo khoa học một cách rõ ràng. Việc phòng chống dịch ở Việt Nam dường như chưa đạt được điều này.

Cụ thể là ngay đến báo cáo gần đây nhất là báo cáo của Tổ tư vấn Chiến lược phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sau 15/08/2021 của Thành phố Hồ Chí Minh. Khi đọc Chiến lược phòng chống dịch này, câu hỏi đầu tiên là : nếu anh muốn khuyến nghị về chiến lược phòng chống dịch và bàn về giai đoạn phục hồi kinh tế sau giai đoạn cao trào của dịch, thì anh phải đánh giá thật đúng tình trạng của dịch trong hiện tại. Cụ thể là mức độ hiện tại nhiễm trùng mức độ ra sao, tốc độ lây nhiễm đến đâu và bao nhiêu phần trăm đã nhiễm, đã có miễn dịch. Bao nhiêu phần trăm do con đường tự nhiên, và bao nhiêu do tiêm chủng. Để từ đó chúng ta mới hình dung là đỉnh dịch đã lên đến chưa, bao giờ đi xuống, sự can thiệp của vac-xin sẽ giúp cho dịch xuống nhanh như thế nào. Tất cả những câu hỏi đó phụ thuộc vào khả năng đánh giá chính xác tình trạng hiện tại. Về việc này, tôi nhận thấy trong báo cáo của Tổ tư vấn về Chiến lược Covid của Thành phố Hồ Chí Minh, thiếu mất một công cụ rất cơ bản để có thể đo được mức độ nhiễm trùng đã qua ở Thành phố Hồ Chí Minh, đó là đã không sử dụng test kháng thể.

RFI : Xét nghiệm kháng thể có thể giúp làm sáng tỏ những vấn đề gì ?

Trần Tuấn : "Test kháng thể" là loại test đo lường được tình trạng nhiễm trùng đã xảy ra trong cộng đồng, trong tối thiểu từ một tuần trước đó, và nó được tích lũy trong suốt cả một thời gian dài, cụ thể là từ đầu năm 2021 (cứ coi là năm trước hoàn toàn không có dịch). Đánh giá được tỉ lệ người đã nhiễm virus, và đã hết, cho đến nay là cần thiết để hiểu rằng còn bao nhiêu phần trăm nữa có nguy cơ có thể bị lây nhiễm, và bao giờ chúng ta đạt được "Miễn Dịch Cộng Đồng".

Đây không phải là đánh giá Diễn Biến Dịch, mà là đánh giá liên quan đến việc giải thích "Mức Độ Nặng" của dịch, giúp giải thích tình trạng biểu hiện, "mức độ nặng về lâm sàng", hay trong thuật ngữ chuyên môn chúng tôi gọi là "Phổ Lâm Sàng" của bệnh. "Phổ Lâm Sàng" tức là khi một người bị nhiễm "tác nhân gây bệnh", thì mức độ diễn biến được phân bố thế nào ? Nó có thể xảy ra theo nhiều khả năng : không có triệu chứng hoàn toàn, rồi bao nhiêu phần trăm có "biểu hiện lâm sàng", và trong biểu hiện lâm sàng thì bao nhiêu là diễn biến gọi là "mức độ điển hình" rồi bao nhiêu phần trăm là "điển hình" chuyển sang nặng. Và trong số này, bao nhiêu phần trăm thì kể cả có can thiệp y tế cũng thất bại. Tóm lại, từ xuất phát điểm 100 người bị nhiễm trùng cho đến khi hết nhiễm trùng, sẽ diễn biến cụ thể thành các cấp độ thế nào. Người ta gọi đấy là cái "Phổ Lâm Sàng".

Virus SARS-CoV-2 này chắc chắn có "Phổ Lâm Sàng", các biểu hiện lâm sàng rất khác nhau giữa các nước. Ít nhất là giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Lẽ ra trách nhiệm của Tổ chức Y tế Thế giới phải làm rõ vấn đề này. Nhưng cho tới nay, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu quốc tế nào như thế. Rõ ràng là trong năm đầu tiên, khi chưa có vac-xin, con virus đã được lưu hành không gặp trở ngại, can thiệp nào, trừ vấn đề về vệ sinh cá nhân, cũng như là các biện pháp "giãn cách", "phong tỏa" cộng đồng. Mà mỗi nước có thể thực hiện khác nhau, nhưng tất cả các nước đều chỉ có các biện pháp này thôi.

Thế thì tại sao ở các nước đang phát triển không thấy bùng lên dịch so với các nước phát triển phương Tây, trong suốt một thời gian dài cả năm, chứ không phải chỉ có một hai tháng ? Đây là câu hỏi rất đáng được trả lời. Mà để trả lời được câu hỏi này, xét nghiệm kháng thể có thể giúp được chúng ta. Tôi nói ví dụ, nếu như test kháng thể này được thực hiện định kỳ, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng ở một loạt các nước, như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia… so sánh với các nước phát triển. Các nước phát triển họ đã làm, mình không nói làm gì. Còn ở mình, nếu đã làm thì mình lý giải được quá chứ ? Nhưng có ai làm đâu ! Đến bây giờ thì lại không nói làm gì rồi, vì có sự can thiệp của vac-xin vào rồi, đã làm cho phức tạp vấn đề thêm.

Phải chăng virus Vũ Hán, và kể cả chủng Alpha (Anh quốc) mức độ nặng với các nước đang phát triển là khác hẳn so với các nước phát triển ? Phải đến chủng Delta thì mới thấy có sự trùng hợp, tức là nó tác động lên tất cả các nước, cả đang phát triển lẫn phát triển.

Tóm lại, xét nghiệm kháng thể cho phép đánh giá được tình trạng nhiễm virus và miễn dịch đạt được trong một cộng đồng kể từ đầu dịch, tức mức độ Miễn Dịch Cộng Đồng đạt tỉ lệ bao nhiêu. Từ đó, có thể xác định là khả năng bao lâu, với các biện pháp can thiệp nào, sẽ đạt được miễn dịch cộng đồng trong phòng chống dịch, hay là triển vọng ra khỏi dịch. Hiểu được tình trạng nhiễm trùng đã mắc, hiểu được "Khối Cảm Nhiễm" (tức những người chưa nhiễm) là bao nhiêu, sẽ định hướng được việc can thiệp vac-xin, nhằm tạo miễn dịch cộng đồng cần gấp rút thế nào (cần ưu tiên các đối tượng nào) và đồng thời nhìn ra khả năng điều chỉnh hệ thống y tế cẩn phải như thế nào…

Bên cạnh đó, test kháng thể còn giúp chúng ta giải thích được diễn biến dịch cụ thể ở Việt Nam, vì sao lại khác biệt so với các nước khác, tác động của virus đến người Việt Nam ra sao (tức cái "Phổ Lâm Sàng" đặc thù của virus SARS-CoV-2 trong xã hội Việt Nam). Để từ đó điều chỉnh lại, từ nhận thức, tâm lý, cho đến các biện pháp phòng chống, điều trị. Bởi vì, nếu nó nhẹ, thì có thể tin tưởng để phát huy mạnh vai trò của cá nhân, cộng đồng lên, còn ngược lại, nếu nó nặng đáng kể, thì phải chú tâm nhiều hơn đến vấn đề, bên cạnh vai trò của mỗi cá nhân, hệ thống y tế cần phải được củng cố thế nào.

RFI : Cần tiến hành điều tra dịch tễ thế nào ?

Trần Tuấn : Liên quan đến các xét nghiệm giúp cho việc phòng chống dịch, chúng ta có hai nhóm lớn. Hai loại xét nghiệm này mỗi loại có chức năng riêng. Đó là test phát hiện "kháng nguyên" (bằng test nhanh hoặc PCR) và test phát hiện "kháng thể". Test "kháng nguyên" là nhằm nhận diện trong cơ thể người xét nghiệm có virus tồn tại hay không. Kháng nguyên tức các protein của virus, nói chung là như thế. Nếu có kháng nguyên là đang nhiễm trùng, và có khả năng lây nhiễm.

Dùng xét nghiệm kháng nguyên, xét nghiệm PCR, để xác định người dương tính với virus nói lên tốc độ lây nhiễm của virus. Tức chỉ số R0. Khi chúng tôi xác định được đối tượng bị lây nhiễm (ở Việt Nam gọi là "F0"), chúng tôi biết "F0" này có tiếp xúc với bao nhiều người, theo dõi các đối tượng tiếp xúc đó, để xem họ có xuất hiện hay không các dấu hiệu "dương tính" sau đó. Đó chính là để đo khả năng gây lây nhiễm của người mang virus. Xét nghiệm kháng nguyên làm được điều đó. Dùng test kháng nguyên có thể xác định được tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, để chỉ ra việc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm đã tốt đến đâu, để có điều chỉnh.

Về phía test kháng thể, nếu làm xét nghiệm kháng thể với một cá nhân, có thể xác định người này đã từng nhiễm virus chưa, và mức độ kháng thể để lại, gọi là "hiệu giá kháng thể" cao thấp thế nào, có thể tiếp tục bảo vệ anh không bị nhiễm trùng trở lại. Có được mức độ kháng thể như thế gọi là miễn dịch. Khi áp dụng xét nghiệm này cho cả cộng đồng, người ta có khái niệm gọi là Miễn Dịch Cộng Đồng. Có nghĩa là ở cộng đồng đó, dịch không còn khả năng xảy ra, khi dân cư trong cộng đồng đạt tỉ lệ miễn dịch cao, khiến virus bị ngăn chặn, không lây lan được. Mức miễn dịch cộng đồng cao bao nhiêu là đủ ?

Tôi kiến nghị là nên tiến hành các nghiên cứu này một cách chuyên nghiệp, và nên thiết kế thành các "điểm theo dõi", chúng tôi gọi là các "sentinel side", tức là tại đó sẽ tiến hành các nghiên cứu được lặp đi, lặp lại để đánh giá các diễn biến để xem cái tốc độ tiến triển dịch, để phục vụ cho việc điều tra có hệ thống. Các điểm theo dõi này có thể được bố trí tại một số trung tâm như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, và nên có các điểm tại tất cả 6 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam.

Về xét nghiệm có thể dùng hai loại test, test "đánh giá nhanh" (để xác định có hay không có kháng thể) và test "định lượng" (có đến mức độ nào). Test kháng thể định lượng cho phép phân loại được kháng thể với protein S và kháng thể với protein N (thường chỉ có ở người nhiễm virus theo con đường tự nhiên). Điều tra bằng xét nghiệm kháng thể định lượng cũng cho phép xác định được "hiệu giá kháng thể", tức khả năng sinh miễn dịch của vac-xin, bên cạnh "hiệu giá kháng thể" sinh ra ra bằng con đường miễn dịch tự nhiên.

Trong bối cảnh triển khai tiêm chủng trên quy mô lớn, việc điều tra với xét nghiệm kháng thể vẫn là cần thiết để trả lời cho câu hỏi mức độ miễn dịch từ trước đến nay trong cộng đồng, miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo (tiêm chủng). Về định hướng lâu dài, việc điều tra như vậy cho phép xem xét được hiệu lực của vac-xin được duy trì theo thời gian như thế nào, trong thời gian tới, để có được cơ sở hoạch định chính sách rõ ràng hơn. Hiệu lực vac-xin trong điều kiện thực tế Việt Nam có hiệu lực đến đâu, cũng như việc có cần thiết tiêm chủng hay không "mũi nhắc lại" (thường là mũi thứ ba với đa số vac-xin) trong trường hợp hiệu lực vac-xin giảm nhanh hơn so với báo cáo từ phòng kiểm định xét nghiệm vac-xin của nhà sản xuất. Thông thường khả năng sinh miễn dịch trong cộng đồng khi tiêm chủng bao giờ cũng thấp hơn mức độ miễn dịch khi làm các nghiên cứu khoa học.

RFI : Các điều tra dịch tễ học, trong đó có điều tra với xét nghiệm kháng thể, giúp hiểu gì về dịch bệnh đang diễn ra ? Việc thiếu vắng các điều tra dịch tễ bằng kháng thể có hậu quả như thế nào đối với chính sách phòng chống dịch trong thời gian qua ?

Trần Tuấn : Thông tin hiện tại, theo các xét nghiệm kháng nguyên cho thấy là ở Thành phố Hồ Chí Minh tốc độ lây nhiễm nhanh. Tuy nhiên, còn vấn đề mức độ nặng như thế nào, theo tôi các con số chưa cho chúng ta các nhận định đầy đủ. Bởi vì số lượng người chết, ví dụ như bảo bây giờ là hàng trăm (mỗi ngày), nhưng trong những cái chết đó, bao nhiêu là do Covid, còn bao nhiêu là do các bệnh khác, do điều trị không tốt dẫn đến ? Mà có thể có những người nhiễm Covid mà qua đời nằm trong số 80% bình thường (tức người nhiễm virus nhưng không có triệu chứng bệnh), có dương tính với virus nhưng bình thường, chết là chết do các bệnh khác ? Phải nói rằng, rất có thể những cái chết hiện nay là do hậu quả gián tiếp của dịch Covid mà thôi, chứ không phải bản thân bệnh này. Hậu quả gián tiếp là gì ? Ví dụ như phong tỏa lâu dài quá, thì thiếu ăn, rồi trên cơ sở các bệnh khác. Như một số mô tả cho thấy, đã bị bệnh nặng, mà 6 hay 7 ngày không có gì ăn, rồi nằm co ro, lúc đấy chết có thể là như vậy, chứ chưa chắc đã do Covid, mặc dù xét nghiệm có thể dương tính với Covid. Tại sao nhiều nước có thể làm được chuyện này ? Bởi vì "hệ thống sinh tử", hệ thống record các căn nguyên khi chết, họ làm rất tốt. Cho nên nước Mỹ có thể chỉ ra được các gánh nặng bệnh tật, của từng loại một, kể cả bệnh cúm, tham gia vào bao nhiêu, và chết do bệnh Covid mới này là bao nhiêu. Ở Việt Nam không làm được như thế, nên tình hình "dịch" (được coi là nặng nề) tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có thể chỉ là những diễn biến do tình trạng tạm thời gọi là "khủng hoảng" do mức lây nhiễm mạnh của virus, chứ không phải là do mức độ nặng của virus. Virus chưa chắc đã gây bệnh nặng hơn. Độ lây nhiễm và mức nặng, hai chuyện đó là khác nhau.

Có thể bổ sung là, nếu đo lường được tình trạng miễn dịch đã có, thì chúng ta có thể biết là dịch đang dịch chuyển thế nào. Ba tuần nữa, một tháng nữa lại đo lường tình hình dịch. Ví dụ chẳng hạn từ chỗ dân số 20% người nhiễm chuyển thành 40%, thì chúng ta có thể so với diễn biến của số lượng người tử vong kia, lúc đó chúng ta mới có thể có cơ sở để tìm hiểu vấn đề "độ nặng" của dịch. Còn lúc này (căn cứ trên các thông số hiện có), mà kết luận là dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh rất nghiêm trọng, Covid gây bệnh rất nặng, thì tôi chưa đồng ý. Nhận định như thế chưa đủ thuyết phục. Còn chưa kể đến vấn đề họ có báo cáo đầy đủ số chết và các nguyên nhân tử vong hay không.

Riêng trong trường hợp thiếu điều tra dịch tễ cơ bản với xét nghiệm kháng thể, chính sách phòng chống Covid dễ dàng bị đẩy vào thế bị động và mang tính "bất định". Người soạn thảo chính sách phòng chống dịch dễ bị lôi cuốn theo các đòi hỏi nhất thời, áp lực của dư luận, vì thiếu căn bản khoa học.

RFI : Xét nghiệm kháng thể trong điều tra dịch tễ học được coi là rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối phó dịch. Vì sao lại có tình trạng gạt loại xét nghiệm này ra khỏi các cơ sở xây dựng chính sách trong thời gian vừa qua ?

Trần Tuấn : Ở đây tôi muốn nói chính đến vấn đề năng lực và đạo đức của người làm tham mưu, bởi vì chúng ta đều biết là mỗi lĩnh vực đòi hỏi những vấn đề chuyên môn riêng, đúng, chính xác và phù hợp với các hoàn cảnh. Để làm được như thế, thường phải là các chuyên gia ở lĩnh vực đó. Chắc chắn người làm chính sách, người lãnh đạo, bao giờ cũng cần đến bộ phận tham mưu chuyên môn. Những người thuộc bộ phận tham mưu này đã đặt khoa học phòng chống dịch ở đúng tầm hay chưa, đó là cái then chốt cho sự thành công của chính sách.

Tôi cho rằng trong việc phòng chống dịch ở Việt Nam hiện nay, quyết tâm của các nhà lãnh đạo là lớn, là có, là rất đáng trân trọng trong thời gian vừa qua. Nhưng mà bộ phận tham mưu, tôi thấy rằng, chưa đạt được yêu cầu, do đó mà dịch bệnh, và việc phòng chống dịch có những vấn đề còn tồn tại. Ngay cả đến khi lãnh đạo đặt yêu cầu cho Tổ tư vấn Chiến lược, như tôi thấy ở Thành phố Hồ Chí Minh, thì khi đọc báo cáo của Tổ tư vấn Chiến lược, chúng ta thấy ngay rằng thiếu việc nhìn nhận vai trò của cái test đánh giá thực trạng hiện tại, đặc biệt là về vấn đề "Miễn Dịch Đã Đạt Được", làm cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách trong thời gian tới đây. Trong báo cáo của Tổ tư vấn này, không thấy thể hiện được là họ đã nhận diện được đúng vai trò cần sử dụng của test kháng thể, để đánh giá mức độ "Miễn Dịch Đã Đạt Được" tại Thành phố Hồ Chí Minh, kết hợp với các thông tin khác để giải thích được tình trạng hiện tại, làm cơ sở cho việc định hướng tương lai. Tôi có thể nói rằng những thiếu hụt trong việc sử dụng test kháng thể hiện nay đòi hỏi phải có chuyên gia đủ tầm nằm trong bộ phận tham mưu, để có thể khuyến cáo cho lãnh đạo. Theo tôi, sự thiếu hụt này là do vai trò của bộ phận tham mưu.

RFI : Xin cảm ơn Bác sĩ Trần Tuấn.

Trọng Thành thực hiện

Nguồn : RFI, 14/08/2012

Ghi chú :

(1) "Việt Nam : Cách phòng chống không thích ứng với đợt dịch Covid mới"RFI 02/08/2021

(2) "Covid – Việt Nam : Y tế phía Nam quá tải, nhiều "F0" không cứu kịp", RFI 07/08/2021 .

(3) Kết quả cuộc điều tra dịch tễ quốc gia lần thứ tưtại Ấn Độ, do Indian Council of Medical Research (ICMR) thực hiện với xét nghiệm kháng thể, công bố cuối tháng 7/2021, cho thấy khoảng 900 triệu dân Ấn đã nhiễm SARS-CoV-2, gấp khoảng 30 lần so với số ca nhiễm chính thức. Đầu tháng 7, điều tra do CDC Hoa Kỳ hỗ trợ  tại vùng thủ đô Jakarta (Indonesia) với xét nghiệm kháng thể cho thấy gần một nửa dân cư đô thị hơn 10 triệu dân này đã nhiễm virus, gấp hơn 5 lần so với số chính thức.

Published in Diễn đàn

Sài Gòn, im lặng hay cất tiếng ?

Viết từ Sài Gòn, RFA, 08/08/2021

Mấy ngày nay, các trang mạng xã hội nổi lên hình ảnh thanh niên "shipper" những hũ tro cốt, các hũ nằm lăn lóc, chồng chất trong một chiếc giỏ nhựa, hình ảnh này gây sốc với rất nhiều người. Và, người ta bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc của tấm hình kinh động này thử nó là hình giả hay thật. Đáng buồn ở chỗ, nó thật, và sự thật này còn nấp bóng sau một sự thật khác đau lòng hơn ! Tất cả mọi sự giấu giếm, dấm dúi của nhà cầm quyền trước bệnh dịch, chết chóc và đau khổ của người dân trong lúc này, lại là một nỗi đau khác.

saigon1

Xe cứu thương đưa quan tài người mất vào xe ở Thành phố Hồ Chí Minh giữa dịch Covid-19 tháng 8/2021 - HCDC

Theo Facebooker Trần Ngọc Tuấn, Trưởng Đại diện báo Tiền Phong tại Đà Nẵng (trích nguyên văn) : "Sau khi hình ảnh và câu chuyện của một "anh bán gas" kể về trường hợp thấy người ta ship tro cốt trên đường phố SG, đã có nhiều chia sẻ trên mạng, gây chấn động tân can nhiều người, trong đó có tôi.

Rồi tối qua báo Tuổi Trẻ Online tìm hiểu sự việc, thông qua vài người, là bà Chủ tịch phường Phú Trung, quận Tân Phú, ông chủ cơ sở mai táng (một của nhà nước, một tư nhân), và trao đổi với chủ tút là Facebooker Lan Nguyen Van.

Tóm lại bài viết trên báo Tuổi Trẻ Online có bốn ý :

- Chủ cơ sở mai táng tư nhân cho rằng "người em của ông chỉ giao khoảng 10 hũ, không phải 27 hũ như Facebooker đã viết".

- Chủ lò thiêu của nhà nước (Công ty MTĐT) cho rằng : "hiện tại công ty đã tạm ngưng dịch vụ giao tro cốt tại nhà". Và khi còn dịch vụ (miễn phí) giao tro cốt đến từng nhà, thì các hũ tro của cty "đều đóng vào thùng các tông đúng quy cách, chứ không chở lổn nhổn như giao rau...".

- Bà Chủ tịch phường Phú Trung (quận Tân Phú) : Chỉ có 1 trường hợp được giao tro cốt tại hẻm 477 Âu Cơ, chứ không phải tại hẻm 42 Âu Cơ. Và bà này khẳng định : "Thống kê trong tháng 7 phường không có người mất, tháng 8 có 3 trường hợp…" !

- Facebooker Lan Nguyen Van (Nguyễn Văn Lân) nói với Tuổi Trẻ Online : "Hôm qua, tôi chứng kiến câu chuyện sao kể vậy, tôi không hỏi thông tin của ai hết. Về hoàn cảnh thằng bé, tôi biết từ bà hàng xóm dẫn cháu bé ra ký tên xác nhận để nhận 2 hũ tro cốt". Về số lượng hũ tro cốt, anh Lân nhấn mạnh : "Tôi thấy sao nói vậy, đếm sao nói vậy. 50 tuổi rồi, không phải thằng con nít mà đếm nhầm. Dưới chân anh shipper còn một đống dây băng keo để ràng ba lớp hũ tro cốt, nếu bung hình sẽ thấy rõ". Về cháu bé (nhân chứng), anh Lân cho biết "nhân viên công ty anh đã liên hệ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc phường để hỗ trợ cháu bé. Và "chính quyền địa phương đã hỗ trợ đầy đủ thức ăn cho người dân trong khu phong tỏa".

saigon2

FB Lan Nguyen Van : Sở dĩ dài dòng một chút như trên, để xâu chuỗi lại, thấy rằng :

- Dịch vụ chạy xe máy giao tro cốt đến từng nhà là chuyện có thật. Đến nay chưa có bằng chứng nào khẳng định tấm hình của Facebooker kia là ảnh fake.

- Về số lượng hũ tro cốt : Có sự lệch nhau, nhưng cho đến thời điểm này, tôi tin vào sự chứng kiến trực tiếp của người viết status Nguyễn Văn Lân, hơn sự suy đoán gián tiếp của những người khác (chợt liên hệ tới stt của ông Đoàn Ngọc Hải trước đó). Nhất là khi bà chủ tịch phường lại khẳng định đinh đóng cột với báo chí, là : "Trong tháng 7 phường không có người mất, tháng 8 có 3 trường hợp…" (?!).

Tra trên mạng, thấy phường Phú Trung có dân số 38.397 người (số liệu năm 2003). Tự hỏi, mấy chục ngàn người này đều là "thánh bất tử" hết hay sao, mà lại có số liệu như lãnh đạo phường khẳng định ?

- Đọc fb của Lan Nguyen Van, tôi thấy đây không phải người chơi fb theo kiểu "trẻ trâu" chuyên chia sẻ, phát ngôn bậy bạ lấy views. Mọi người vào đọc ở đây sẽ thấy.

Những gì Đúng-Sai, hay Chưa chính xác từ status trên của Lân, cần làm rõ và minh định rạch ròi, chứ không phải ào ào "chụp mũ" rồi đòi "xử lý" này nọ.

Nhưng, điều quan trọng hơn cả, với tôi, đó là nỗi chân động tâm can.

dịch vụ giao tro cốt (có thu tiền hoặc miễn phí) đến từng nhà có được gọi bằng cái tên mĩ miều nào, thì bản chất vẫn là "ship hàng".

dịch vụ ship hàng ấy vốn đã có từ lâu, ở các đô thị lớn và không chỉ mùa dịch. Nhưng đến giờ giữa thời điểm này bỗng trở nên đau nhói, cho thấy sự vô thường của nhân thế.

tất cả các hũ tro cốt trên, và các trường hợp lũ lượt xếp hàng đợi trước lò thiêu không phải đều là bệnh nhân Covid (như rất nhiều người đưa lên hình ảnh đoàn xe xếp hàng trước lò thiêu với sự mập mờ, cố tình ù xọe đánh đồng, dọa nạt nhằm mục đích riêng), nhưng sự dồn dập người chết là sự thật không thể chối bỏ. Khi mấy ngày qua mỗi ngày có 300 ca tử vong vì Covid, trong đó chủ yếu ở Sài Gòn. Khi rất nhiều ca bệnh khác do quá tải bệnh nhân Covid nên không kịp cứu. Khi cả Sài Gòn phong tỏa cứng, không nơi nào có thể tự tổ chức tang lễ, cũng không thể tự đến Bệnh viện lấy thi thể người thân, thì còn cách nào khác là cơ sở y tế tự mang đi thiêu, rồi hoặc giao "hàng", hoặc xếp trong kho chờ… Quá tải (việc xử lý) người chết là có thật, đã được thừa nhận như ở Quảng Ngãi hôm kia, có ca tử vong đầu tiên vì Covid, do tỉnh không có lò thiêu, nên bệnh viện đã tự liệm, tự đem đi chôn và đánh dấu, để sau này người thân ra khỏi vùng cách ly sẽ tìm lại. Khác nào những người lính chôn đồng đội giữa chiến trường, cắm cành cây đặt cục đá làm dấu !

, và cuối cùng là Dù thế nào, thì chúng ta cũng không thể an tâm, hay thanh thản nhẹ nhõm hơn, vơi bớt nỗi hoảng sợ hơn, khi "nhắm mắt cho qua", khi kêu gọi không đưa những hình ảnh buồn/câu chuyện buồn lên mạng. Đó là thái độ nhắm mắt bịt tai trước hiện thực cuộc sống, nhất là với những người là nhà thơ nhà văn nhà báo. Đó là sự lừa dối chính mình (tất nhiên mọi hình ảnh/câu chuyện trước khi được đưa ra, đều phải được cân nhắc điều tiết, thanh lọc, chọn lọc từ chính lương tâm trách nhiệm của mình, chứ không phải đợi ai tuyên giáo).

Lúc này đây, tôi cho rằng việc đối diện với chính nỗi đau và biết nhìn thẳng vào thực tế mới đem lại sức mạnh cho mỗi cá nhân. Nhất là với giới viết lách, sáng tạo, phản ánh hiện thực.

Chứ không phải thái độ nhắm mắt bịt tai, ngồi thu lu trong bóng tối...

Trong một status không quá dài và cũng không đến nỗi ngắn, dường như bản chất, căn để của câu chuyện về tro cốt, về đời sống vùng dịch, về cách hành xử của chính quyền địa phương và cả những trí trá của họ bị bóc trần. Nói khác đi là bản chất sự việc được bóc trần. Và sự bóc trần này dẫn đến ba câu hỏi :

Tại sao đến giờ phút này, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vẫn cố gắng dấm dúi mọi thông tin về dịch ?

Tại sao mọi chuyện đã đến nước vỡ trận, nguy cơ đói và chết vì suy dinh dưỡng trong nhân dân tăng cao nhưng chính quyền thành phố Hồ Chí Minh vẫn khư khư giữ lối chống dịch bằng cách phong tỏa trong khi thực tế đã chứng minh rằng phong tỏa là một sự thất bại nặng nề ?

Ngoài các biện pháp đã dùng, liệu còn biện pháp nào khả dĩ hơn, giúp dân tránh nguy cơ chết đói, chết cô đơn hơn ?

Ở câu hỏi thứ nhất, dường như không cần câu trả lời nào khác, bởi nó đã chứng minh rằng cùng hệ thống, dường như mọi hành xử của người cộng sản đều y hệt nhau. Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh là một phiên bản khác của Vũ Hán. Những tiếng kêu từ nhân dân sẽ bị bóp nghẹt, cho đến khi chính quyền tuyên bố thành phố đã sạch dịch, thì nhân dân cũng chết không ít, cái đói và đau đớn bị che khuất. Thắng lợi, thắng lợi và thắng lợi… Đó là ngụ ngôn thời cộng sản !

Ở câu hỏi thứ hai, vì sao chính quyền thành phố Hồ Chí Minh không lựa chọn một giải pháp phòng chống dịch khác ngoài chuyện phong tỏa, biến thành phố thành thứ chuồng trại kiểu mới dành cho con người ? Rõ ràng, ở đây, nếu chính quyền hành xử theo lối của các nước tư bản tiên tiến, nguy cơ mất quyền lực và chạm mặt với tự do báo chí, tự do ngôn luận của chính quyền là rất cao. Bên cạnh đó, một khi người dân có quyền lựa chọn, điều đó cũng đồng nghĩa với quyền lực cộng sản sụp đổ. Chính vì vậy, khư khư chọn phương pháp giới nghiêm, chuồng trại với cách dùng chữ mỹ miều là "giãn cách" nhằm bảo vệ chính quyền hơn là bảo vệ nhân dân.

Ở câu hỏi cuối, có rất nhiều biện pháp chống dịch. Thử nghĩ, nếu người ta chuyển hóa các đội dân phòng chuyên đi bắt bớ, lập biên bản và bươi móc lỗi của người dân thành những đội bán rau lưu động trong vùng dịch, thì nhân dân có lợi biết bao nhiêu ? Và thay vì chích vắc-xin cho cán bộ về hưu, cho những người có công trước, dành lượng vắc-xin đó để chích cho những người bán hàng trong các chợ truyền thống, sau đó mở lại các chợ truyền thống hoặc thiết lập các gian hàng lưu động trong các vùng xanh để người dân luôn đảm bảo dinh dưỡng ?

Nhưng không, người ta đã chọn theo cách khác, ở đó, tính thành tích và tính công thần vẫn được đặt lên hàng đầu. Ngay từ các khoản hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng cúm Vũ Hán, người ta vẫn ưu tiên cho gia đình có công nhận trước. Nhiều gia đình thừa ăn, thừa mặc vẫn được nhận hỗ trợ, trong khi đó, bên cạnh họ, những gia đình đói ăn, thiếu mặc không hay biết gì về khoản tiền này. Và mọi thứ, một khi tư duy công thần và thành tích vẫn hiện hữu thì đừng mơ bất cứ điều gì tốt đẹp cho nhân dân !

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 08/08/2021

*********************

Từ sau 18 giờ, người dân Thành phố Hồ Chí Minh cứ việc ra đường

Lê Minh, RFA, 07/08/2021

Hãy nghe tôi nói...

Hôm trước, một người đàn ông live stream cảnh bị chốt cảnh sát Long An không cho qua với lý do địa phương đang phong tỏa, "tỉnh cách ly với tỉnh, huyện cách ly với huyện". Đáng nói, người này là bác sĩ, tình nguyện viên chống dịch, đang trên đường làm việc và có mang theo đầy đủ giấy tờ cần thiết (giấy xác nhận tình nguyện viên, giấy tờ xe…).

saigon3

Đường phố Thành phố Hồ Chí Minh ngày đầu thực hiện giãn cách xã hội vì dịch bệnh Covid-19 hôm 9/7/2021 - AFP

Ôi thiết yếu làm đau đầu tôi

Nhiều ngày trước, đã từng có các chuyến xe chở oxy lỏng (để chiết ra bình oxy cung cấp cho bệnh nhân và cho hệ thống máy thở ở bệnh viện) và xe chở thiết bị vật tư y tế bị các chốt giao thông ách lại với lý do chở hàng không thiết yếu.

Thậm chí xe chở bệnh nhân đi cấp cứu cũng không được cho qua cùng với lý do trên. Cuối cùng, họ phải chọn cách đi vòng hết 45 phút để đến được bệnh viện, thay vì chỉ mất bảy phút nếu đi đường thẳng (vụ việc xảy ra ở Hà Nội).

GrabBike ở Sài Gòn giao cục sạc điện thoại cho người mua bị ách lại. Người cảnh sát trực chốt không biết anh ta đã vi phạm pháp luật về quyền tài sản cá nhân khi buộc shipper mở gói hàng ra để kiểm tra, xem có phải hàng thiết yếu không.

Tiểu thương chở rau từ miền Tây lên Sài Gòn phải chất trái cây xuống dưới, phủ rau lên trên, vì chốt bảo rau là hàng hóa thiết yếu, trái cây thì không. Y như anh phó phường ở Nha Trang giáo huấn rằng bánh mì là thức ăn chứ không phải thực phẩm, không phải hàng thiết yếu.

Có doanh nghiệp chở bột mì để chế biến bún miến, cũng bị ách.

Chỉ vài câu chữ trong văn bản thế nhưng gây ách tắc, đứt gãy cả chuỗi cung ứng hàng hóa giữa các vùng. Xe chở nguyên liệu và máy móc bị phụ thuộc luồng xanh và mã code, tài xế bị bắt xét nghiệm liên tục và cách ly sau khi đến vùng dịch khiến doanh nghiệp đứt gãy nguồn cung nguyên liệu, đơn hàng không hoàn thành hoặc không giao được.

Đây là lỗi sai rất không đáng để xảy ra. Sau gần hai tháng trời áp dụng luật kiểu "thời chiến" ách tắc, đội giá, nhốn nháo, cuối cùng nó được sửa bằng một quyết định đơn giản của Phó thủ tướng Lê Văn Thành.

Đó là quay trở lại với pháp luật "thời bình" : cứ hàng hóa thì được lưu thông, miễn không phải hàng cấm.

Lẽ ra nó phải được minh bạch ngay từ đầu.

Trả giá cho chưa tới chục chữ mơ hồ trong văn bản là hàng ngàn tỷ đồng đã trôi tiêu.

Cộng với sự oan uổng, ấm ức, giận dữ, hoài nghi về năng lực quản trị của chính quyền.

Đến chỉ thị về phong tỏa các địa phương có dịch

Cũng chừa chỗ hở cho vi phạm y như vậy.

Công văn 2468 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh quy định "Người dân chỉ được phép ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết để cấp cứu, mua thực phẩm thiết yếu tại những nơi cung cấp theo quy định và đi làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được phép hoạt động."
Thành phố Hồ Chí Minh đã giãn cách và cách ly xã hội hơn hai tháng. Các thiết bị phục vụ sinh hoạt và làm việc đều có thể hỏng hóc và cần sửa chữa hay mua mới. Cục sạc điện thoại có cần không ? Không có nó làm sao dùng điện thoại để thông tin liên lạc ? Tủ lạnh hỏng, không có cái mới thì trữ thực phẩm bằng cách nào ? Chiếc kính mắt gãy vỡ, đèn hỏng, ti vi hư, máy giặt trục trặc, xe máy hết bình, bịch bột giặt cạn, pin các thiết bị y tế cá nhân hết, nồi cơm cháy, bếp gas không lên lửa, băng vệ sinh phụ nữ, bỉm cho trẻ con người già… không mua, không sửa thì làm sao sống ?
Ấy thế nhưng nếu đằng thắng đối chiếu với mệnh lệnh của thành phố thì tất cả hành vi mua bán kể trên đều bị cấm. Vì nó có thuộc loại "cấp cứu y tế" hay "mua thực phẩm thiết yếu" đâu !

Thực tế, mười mấy triệu người ở Thành phố Hồ Chí Minh (các địa phương vùng dịch khác cũng thực hiện y như vậy) vẫn mua bán tất cả mọi thứ mình cần cho một đời sống bình thường, nghĩa là vi phạm quy định liên tục.

Nhưng sự vi phạm này lại hợp lý một cách hiển nhiên nên chẳng ai thắc mắc.

Mãi đến khi ở các điểm nghẽn, người dân và doanh nghiệp phát điên lên vì "thiết yếu", áp lực xã hội lớn đến mức chính phủ phải hướng dẫn lại như đã nói.

Thế nhưng cho đến nay việc thực hiện quy định này vẫn mỗi nơi một cách, vẫn loạn cào cào.

saigon4

Người dân sống trong khu phong tỏa do dịch bệnh Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh nhận thực phẩm qua hàng rào hôm 20/7/2021. Hình : Reuters

Và quy định về giới nghiêm

Cũng như quy định về phong tỏa trước đó (nội dung là phong tỏa nhưng văn bản không có chữ phong tỏa, và lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cũng khuyên người dân không nên hiểu là phong tỏa-thực sự khiến trí não người dân xoay vần như chiếc phong vũ biểu), quyết định giới nghiêm được yêu cầu không hiểu là giới nghiêm.

Tại cuộc họp tối 25/7, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên yêu cầu : "Bắt đầu từ ngày 26/7, sau 18g mỗi ngày, người dân KHÔNG NÊN ra đường".

Hiểu chính xác là gì ? Là người dân NÊN hạn chế, bớt ra đường.

Ngôn ngữ thể hiện trong yêu cầu này chỉ là một lời khuyên, nên làm điều này và không nên làm điều kia. Vì nó không có tính BẮT BUỘC, nên người được khuyên có quyền không nghe, không tuân thủ.

Bám chặt ngữ nghĩa mà xét như vậy, quy định giới nghiêm không hề cấm người dân ra đường sau 18h.
Suy ra, tất cả các chốt kiểm soát đều là sai trái. Cảnh sát xé biên bản phạt tiền người dân ra đường là hoàn toàn sai trái.

Không "ra" đường, vậy người dân ngồi trước cửa nhà mình nói chuyện với nhà hàng xóm, có được không ?

Lẽ ra, để đạt được mục đích hạn chế giao tiếp, cấm người dân ra đường sau 18h, ngôn ngữ văn bản này phải được viết thành : "Từ 18 giờ đến 06 giờ mỗi ngày, mọi người dân chỉ được ở trong nhà/nơi cư trú, trừ các trường hợp ngoại lệ". Hay nhấn mạnh hơn, thì bằng câu : "Cấm tuyệt đối mọi trường hợp di chuyển ra khỏi nhà/nơi cư trú, trừ các trường hợp ngoại lệ" v.v. Nguyên tắc của văn bản pháp quy- đặc biệt trong bối cảnh thời chiến chống dịch như chống giặc hiện tại- là phải hết sức ngắn gọn, chính xác và không thể hiểu theo nhiều nghĩa, không thể suy diễn, không thể suy đoán, không thể "vận dụng" mà chỉ được áp dụng. Và phải áp dụng như nhau trên mọi địa bàn, mọi hoàn cảnh, với mọi người.

Muốn cho người thực hiện thì thực hiện đúng hành vi được cho phép, không thể làm những hành vi không được cho phép ; người kiểm soát không lạm dụng hoạnh họe hạch sách ; nhà quản trị thông qua các hoạt động được điều chỉnh đạt được mục đích quản trị xã hội… thì trước nhất các quy định pháp luật phải minh bạch và thống nhất.

Nếu không thì vừa ra quyết định đã sai, càng làm càng sai, sai thì gây thiệt hại, gây thiệt hại thì tốn tiền, mất cơ hội sửa và càng xói mòn lòng tin của người dân.

Mong muốn chính quyền các cấp của Việt Nam sớm nhận ra điều này. Cần bổ sung vào các Ban chỉ đạo chống dịch những chuyên viên soạn thảo văn bản pháp luật lành nghề và am hiểu pháp luật. Phải đảm bảo tính khả thi của các mệnh lệnh bằng sự phù hợp với thực tế cuộc sống. Điều này, trong chuyên môn được thực hiện bằng cách nhận góp ý của các tầng lớp, các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Thời chiến thì thông qua đại diện của họ.

Lê Minh

Nguồn : RFA, 07/08/2021

Tham khảo :

http://baochinhphu.vn/Thong-cao-bao-chi/Chi-dao-cua-Pho-Thu-tuong-Le-Van-Thanh-ve-viec-van-chuyen-hang-hoa-thiet-yeu-phuc-vu-doi-song-nguoi-dan-vung-co-dich-Covid19/439900.vgp

https://thanhnien.vn/doi-song/banh-mi-khong-phai-thuc-pham-thiet-yeu-va-noi-buon-mat-viec-cua-nan-nhan-1417174.html

https://tuoitre.vn/tu-0h-ngay-2-8-tp-hcm-tiep-tuc-gian-cach-xa-hoi-theo-chi-thi-16-them-14-ngay-2021080112264013.htm

https://tuoitre.vn/nguoi-dan-tp-hcm-khong-ra-duong-sau-18h-hang-ngay-bat-dau-tu-26-7-20210725194823154.htm

https://www.baogiaothong.vn/giao-tu-lanh-cuc-sac-dien-thoai-nhieu-shipper-bi-phat-tien-d517640.html

https://www.baogiaothong.vn/giao-tu-lanh-cuc-sac-dien-thoai-nhieu-shipper-bi-phat-tien-d517640.html

Published in Diễn đàn
vendredi, 06 août 2021 20:53

Cô gái Pa Ko & Covi-19

Mùa Hè 2021 – từ Buôn Hồ, Dak Lak – FB Huỳnh Thục Vy trở về Tam Kỳ, nơi bà sinh trưởng, để có dịp ngắm nhìn và ngâm mình lại trong sóng nước Tam Thanh. Khác với Phạm Duy, trong Nha Trang Ngày Về ("Tôi như là con ốc, bơ vơ nằm trên cát/Chui sâu vào thân xác lưu đầy) Huỳnh Thục Vy chả có tâm sự gì ráo trọi, cũng không kêu than vô vọng ("Dã tràng ơi ! Sao lấp cho vơi sầu này ?’) mà chỉ thảm thiết kêu Trời :

poko1

Tắm biển để thư giãn mà còn bị tra tấn bởi mấy bài hát sặc mùi lên đồng và máu tanh : cô gái mở đường, cô gái vót chông, 'chờ bọn bay diệt bọn bay' bla bla, má ơi. Đề nghị ban quản lý bãi biển Tam Thanh chấm dứt ngay việc tra tấn người tham quan bằng những bài hát đáng lẽ phải vứt vô sọt rác lâu rồi ấy…

Những "bài hát sặc mùi lên đồng và máu tanh đáng lẽ phải vứt vô sọt rác lâu rồi ấy" khiến tôi chợt nhớ đến vô số những cô sơn nữ nơi quê hương, đất nước của mình :

- Cô gái Sông Ba "tay vót chông miệng hát không nghỉ."

- Cô gái Bom Bo "giã gạo ban đêm vì ngày bận làm mùa."

- Cô gái Pa Ko "gùi trên vai súng đạn ra hỏa tuyến"

Súng đạn đã im tiếng gần nửa thế kỷ qua. Các cô sơn nữ cũng đều đã qua hết thời xuân sắc tự lâu rồi, và đang phải đối mặt với vô số khó khăn trong cuộc mưu sinh vào những ngày tháng cuối đời – theo tường trình của RFA ("Người dân tộc thiểu số Vân Kiều và Pa Ko") do Nhóm phóng viên từ Việt Nam thực hiện :

Có thể nói rằng đời sống của bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa Kô khổ cực không còn gì để nói. Đi dọc theo đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo, qua khỏi những dãy nhà ngói đỏ chói của thành phố chừng 10km, đến đoạn sông Dakrong chảy dọc đường 9 Nam Lào, nhìn sang bên kia sông là những mái nhà lụp xụp nằm lặng lẽ trên đồi, nhìn lại bên cánh rừng dọc đường 9 cũng nhiều mái nhà sàn lợp tranh nhỏ xíu, tuềnh toàng gió lộng nằm giữa các nương sắn hoặc giữa các ngọn đồi trọc. Cảnh nghèo đói hiện ra xác xơ, tiều tụy.

Sự túng quẫn, cùng cực cũng có thể nhìn thấy được tại một phiên chợ sớm, họp lúc nửa khuya và tan lúc trời vừa hừng sáng – tại thị trấn A Lưới, Thừa Thiên, Huế – theo ghi nhận của hai ký giả Như Ý và Văn Long :

Em Hồ Thị Nhơn, 5 tuổi (thôn Pơ Nghi 1, xã A Ngo) thức dậy từ 2h đêm với mớ rau má mang đi. Em Hồ Thị Hiền, học sinh Trung học cơ sở Hồng Quảng đang ngồi bên chậu hến. Hồ Thị Hiền tâm sự : ‘Buổi chiều, khi cô giáo cho lớp nghỉ là em lên cái suối xa để mò con hến, rồi chờ đến sáng sớm mai để đem xuống chợ’. Mỗi lon hến tươi của Hiền có giá 1.000 đồng. Em vẫn đi mò thường xuyên, và sau mỗi buổi chợ em có được 10 đến 15 ngàn để giúp mẹ cải thiện bữa ăn gia đình và mua thêm sách vở.

Chỉ có điều an ủi duy nhất là người dân Pa Ko (nói riêng) và những người có công với cách mạng (nói chung) đều được Tổng công ty Hàng không Việt Nam  dành ưu tiên khi làm thủ tục lên tầu – theo như tin loan của báo Pháp Luật :

Ưu tiên tại khu vực soi chiếu an ninh, khách được ưu tiên sử dụng lối đi riêng dành cho khách hạng thương gia hoặc khách hàng thường xuyên. Dịch vụ ra tàu bay khách ra tàu bay trước cùng với các khách ưu tiên khác. Hành khách là người có công với cách mạng cần xuất trình đầy đủ giấy tờ xác nhận đi kèm (bản sao không cần chứng thực) để được ưu tiên phục vụ.

Thiệt là tử tế và ơn nghĩa hết biết luôn !

Tuy nhiên, với những kẻ suốt đời sống chui rúc dưới những "mái nhà sàn lợp tranh tuềnh toàng gió lộng" thì cái viễn ảnh "ưu tiên sử dụng lối đi riêng dành cho khách hạng thương gia" chắc còn xa lắm. E là họ phải chờ cho đến khi "chủ nghĩa xã hội có thể hoàn thiện ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này," như vị Tổng bí thư đương nhiệm đã từng kỳ vọng !

Thói đời thì xưa nay vẫn vậy mà. Đâu cũng thế thôi. Bạc bẽo vẫn là lẽ thường tình của thế nhân, chứ chả riêng chi những người cộng sản Việt Nam. Họ chỉ khác người cái điểm là tuy ăn ở, cư xử rất tệ bạc nhưng lại thích khoe khoang thành tích mà phần lớn đều là giả tạo. 

Thí dụ điển hình gần nhất là hình ảnh "Mẹ Pa Kô Quảng Trị gùi bí ngô để ủng hộ đồng bào miền Nam" đang lan tràn trên nhiều trang FB, giữa mùa dịch bệnh, cùng với không ít những lời ca ngợi :

- Hồ Thị Thập : Thương mẹ quá.

- Tiên Thanh : Tấm gương Sáng ngời !

- Chi Vân : Thương bà mong bà có thật nhiều sức khỏe.

- Hồ Kết : Bà của mình là người pa cô nha bạn. Sống tại thôn A Đăng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.

- Hồ Nương : Họ thật thà thiệt bụng. Con gái là cô con cháu bác Hồ.

Con cháu bác Hồ thì đâu mà chả (dại) y như thế, chứ có riêng chi nơi miền sơn cước. Ở miền xuôi họ cũng vậy thôi :

- Năm cụ bà neo đơn gom hết tiền 'hậu sự' ủng hộ chống dịch, chống hạn

- Nữ biệt động Sài Gòn cùng 2 cháu nội đập heo đất, suốt đêm không ngủ chờ đi tặng tiền chống dịch Covid-19

- Cụ bà ủng hộ 50.000 đồng từ tiền bán gà để chống Covid-19

- Học sinh 11 tuổi vùng sâu "nuôi" heo đất để ủng hộ chống dịch Covid-19

- Xúc động nữ sinh lớp 7 'mổ heo', viết thư ủng hộ chống dịch Covid-19

- Cụ bà 98 tuổi mang 1 kg gạo, 50 quả trứng tới ủng hộ chống dịch Covid-19

Báo Quân đội Nhân dân, số ra ngày 20/07/2021, còn vừa hân hoan cho biết thêm một trường hợp vô cùng "cảm động" khác nữa kia : Cụ bà 90 tuổi góp lương thực hỗ trợ đồng bào miền Nam chống dịch. Nghe loa truyền thanh xã thông báo, vận động bà con đóng góp hàng hóa, củ, quả ủng hộ đồng bào miền Nam chống dịch Covid-19, cụ ông nói với cụ bà : "Nhà ta có mấy bao lạc. Bà chọn loại ngon nhất đem đi giúp người ta. Miếng khi đói bằng gói khi no bà ạ !".

Tình nghĩa tới cỡ đó mà nhân thế vẫn có điều tiếng eo sèo.

poko2

- Blogger Dương Hoàng Mai : Hình được chú thích đã khiến nhiều người cảm động, riêng tôi chả cảm động chi ráo, mà thấy bất nhẫn khi đọc tin bà cụ 90 tuổi ở miền núi xa xôi phải vác 5 kí lô đậu phộng đi ủng hộ miền Nam thân yêu ! Dù là tình nguyện thì cũng phải hỏi con cháu khỏe mạnh, hàng xóm khỏe mạnh sao không xách giúp bà, 5 kí lô, với quãng đường núi xa xôi, với 90 tuổi.. Tội nghiệp quá !

- Blogger Hiếu Chân : Truyền thông của đảng đăng bài ca ngợi những cụ già 85 tuổi lấy tiền để dành lo hậu sự góp vào quỹ, trẻ em 5 tuổi nói chưa sõi cũng đập heo đất lấy tiền góp vào quỹ, mỗi người cả trăm triệu đồng ! Lối tuyên truyền lố bịch đó tưởng rằng nêu gương tốt nhưng thực tế đã làm cho người đọc thấy rõ thêm bộ mặt trâng tráo và lòng tham vô đáy của nhà cầm quyền, cố vơ vét tiền bạc bằng mọi cách, không chừa cả trẻ em và bà lão.

Tôi thì không tin rằng bây giờ "trẻ em" và "bà lão" ở Việt Nam vẫn còn có thể bị dụ vào việc chống dịch như cô gái Pa Ko đã từng lao đời vào chuyện chống "giặc" (một cách hồn nhiên) như ngày xưa nữa. Mọi tin tức và hình ảnh thượng dẫn chỉ là những thủ thuật đã lỗi thời, để phô trương thành tích, của đám dư luận viên ngu ngốc mà thôi.

Bạn có thể lừa gạt mọi người vào một thời điểm nào đó, và có thể lừa gạt vài người vào bất cứ lúc nào nhưng bạn không thể lừa gạt tất cả mãi mãi được. ("You can fool some of the people all of the time, and all of the people some of the time, but you can not fool all of the people all of the time" – Abraham Lincoln).

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 06/08/2021 (tuongnangtien's blog)

Published in Văn hóa

Sau 6 tháng phòng, chống dịch Covid-19 đầu năm 2020, Việt Nam đã tự mãn thành công với phí tổn thấp và khoe được Cộng đồng Thế giới khen ngợi như tấm gương cho nhiều nước noi theo. Thậm chí, từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (khi ấy kiêm luôn chức Chủ tịch nước) cho đến Tuyên giáo, cơ quan bảo vệ tư tưởng và tuyên truyền cho chế độ và báo Quân đội nhân dân, cái loa của Bộ Quốc phòng đã tự ca kết quả là "tính yêu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta".

keungao01 (2)

Nguyễn Phú Trọng nói : "Nước ta đã ứng phó rất nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, có hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19". Ảnh minh họa : tuyengiao.vn

Bằng chứng hồ hởi bắt đầu từ bài phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với địa phương sáng 28/12/2020 của ông Nguyễn Phú Trọng. Ông nói : "Nước ta đã ứng phó rất nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt, có hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19. Đồng thời, đã nỗ lực duy trì, phục hồi, phát triển kinh tế đạt kết quả cao nhất có thể ; được đánh giá là một trong số 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất ; một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất trong năm 2020".

Ông ca tiếp : "Mặc dù không hoàn thành được một số chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, chủ yếu do nguyên nhân khách quan, nhưng năm 2020 vẫn được xem là năm thành công hơn năm 2019 và là năm thành công nhất trong 5 năm vừa qua với những kết quả, thành tích đặc biệt, có ý nghĩa quan trọng trong việc nêu cao lòng yêu nước, tình đoàn kết, niềm tự hào dân tộc, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta".

Đáng chú ý là khi ông Trọng độc diễn như thế thì cả nước bắt đầu gồng mình chống dịch. Trường học bị đóng cửa, nhiều hoạt động tụ tập đông người bị ngăn cấm, hay tự ý người dân không dám đến để tránh bị lây nhiễm. Toàn hệ thống các doanh nghiệp du lịch, hàng không, nhà hàng, khách sạn bắt đầu rung rinh, gây ảnh hưởng nặng đến khoảng 22 triệu lao động, tức 40,8% tổng số việc làm của Việt Nam.

Nhưng trước ông Trọng, Tạp chí Tuyên giáo đã "phất cờ chiến thắng" dịch Covid-19 với lời lẽ hợm hĩnh rằng : "Với tất cả sự khiêm tốn của người cộng sản", có thể khẳng định thành công của Việt Nam trong phòng, chống đại dịch Covid-19 là minh chứng hùng hồn cho sự ưu việt của chế độ ta, trong đó có sự lãnh đạo sát sao của Đảng, chỉ đạo hiệu quả của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị" (Tuyên giáo, ngày 1/10/2020).

Thái độ khoe hàng quá lố này bộc lộ thêm : "Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia đã thể hiện năng lực ứng phó và kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, được thế giới đánh giá cao. Thậm chí, truyền thông và các chuyên gia quốc tế còn cho rằng Việt Nam là "một hình mẫu trong cuộc chiến chống Covid-19 với chi phí thấp".

Hoặc : "Là quốc gia có hệ thống y tế không bằng các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, nhưng với chiến lược thông minh và hiệu quả của mình, Việt Nam đã trở thành hình mẫu cho nhiều quốc gia khác trên thế giới".

Cái loa tuyên truyền này còn lên giọng : "Đây là các yếu tố mà cộng đồng quốc tế phải thừa nhận và đánh giá cao. Tuy nhiên, một số thế lực phản động vẫn cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam "ăn may" hoặc "giấu dịch". Một số nhà phân tích và bình luận phương Tây, với định kiến vốn có về chủ nghĩa xã hội và các đảng cộng sản, cho rằng Việt Nam vận dụng "chế độ độc đảng toàn trị" nên dễ dàng thắt chặt kiểm soát, khoanh vùng dịch bệnh, đồng thời nhân dịp này kiểm soát truyền thông, báo chí, dư luận…".

Kệch cỡm hơn, loa Tuyên giáo còn "tự sướng" với giọng điệu nịnh Đảng : "Việc lãnh đạo toàn dân vượt qua thách thức toàn cầu chưa từng có đã một lần nữa khẳng định vai trò lãnh đạo không thể thay thế của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc".

Quân đội nhân dân

Đến phiên báo Quân đội nhân dân, loa tuyên truyền của Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng đã "chiến tranh hóa" phương châm "chống dịch như chống giặc" của Chính phủ qua câu chữ : "Chiến thuật đánh Covid-19 tuân thủ nguyên tắc của chiến dịch đánh giặc. Các hình thức chiến thuật vận dụng từ đánh nhỏ đến đánh lớn, từ bao vây, phục kích, đánh chặn đến dốc toàn lực lượng đánh một trận tổng lực để quyết giành thắng lợi và tiến tới thắng lợi hoàn toàn !".

Sau khi tự vẽ như thế, báo này phịa ra chuyện thành công khi viết rằng : "Trong khi Việt Nam đã giành thắng lợi cơ bản thì không ít quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đang đương đầu với đại dịch Covid-19. Nhiều nước trên thế giới đã ca ngợi thành công của Việt Nam, một đất nước tiềm lực kinh tế còn hạn chế nhưng đã không chịu khuất phục "giặc Covid-19", đã chiến đấu kiên cường và giành thắng lợi một cách ngoạn mục. Cho đến cuối tháng 5 vừa qua, khi Việt Nam đã là một trong những nước mở cửa sớm nhất để phục hồi nền kinh tế thì trên hệ thống truyền thông của nhiều nước vẫn không ít nhận xét, đánh giá về thành công của Việt Nam và cho rằng những gì Việt Nam làm được là bài học hết sức quý giá cho các nước".

Nhưng thứ "kiêu ngạo cộng sản" không dừng ở đây mà còn hung hăng tô son điểm phấn cho khả năng gọi là "quản trị quốc gia" của Đảng để thực hiện "mục tiêu kép, vừa phòng, chống dịch của phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội".

Đến cuối năm 2020 sang đầu năm 2021, dịch Covid-19 từ vùng biên giới Việt-Trung đã lan nhanh và rộng ra nhiều cộng đồng dân cư, các thành phố lớn và khu công nghệ. Việt Nam giải thích đó là hậu quả của dân nhập cư xuyên biên giới bất hợp pháp từ Trung Quốc và Cao Miên, và do nhập cảnh từ nước ngoài, kể cả số công nhân và du học sinh được đem về từ nước ngoài có lây nhiễm cao.

Tình trạng khẩn trương hơn khi Việt Nam phải đối phó với dịch bệnh qua đợt 2, đợt 3 rồi sang đợt thứ 4, bắt đấu từ tháng 4/2021, nghiêm trọng nhất tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) và 19 tỉnh, thành miền Nam.

Vì tính nguy hiểm chưa từng có, Chính phủ đã thành lập "Tổ công tác "đặc biệt", đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19", để : "xử lý, giải quyết ngay những nhiệm vụ, các vấn đề cấp bách, phát sinh trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố và các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội".

Hậu quả nhãn tiền

Tuy nhiên, khi Chính phủ áp dụng giãn cách nhà với nhà, người với người, cấm ra đường nếu "không có lý do chinh đáng", khoanh vùng, lập chốt kiểm soát cho tới ban hành lệnh giới nghiêm tại Sài Gòn từ 6 giớ tối đến 6 giớ sáng thì tình hình kinh tế và xã hội xáo trộn rất nhanh. Đời sống người dân bị đảo lộn, gặp muôn vàn khó khăn do mất việc, giảm việc, cạn kiệt tài chính vì dù không có việc làm nhưng vẫn phải ăn để sống, vẫn phải trả tiền thuê nhà, điện nước v.v.

Do đó, hàng ngàn công nhân đến Sài Gòn và vùng phụ cận làm công đã phải "chạy trốn" khỏi thành phố về quê miền Trung và vùng Cửu Long bằng mọi phương tiện, kể cả xe máy, đi bộ để tránh dịch, hay không còn tiền để sống.

Một số địa phương đã nhanh tay thuê xe đò chở đồng hương về quê trong tay xách, nách mang giữa người lớn và trẻ em trông rất tội nghiệp.

Nhưng khi bệnh dịch Covid-19 chuyển sang Delta variant đe dọa toàn cầu, kể cả Việt Nam từ tháng 4/2021 thì tình hình bất ổn định kinh tế và xáo trộn xã hội tại Việt Nam đã có dấu hiệu báo động. Vì vậy, tại cuộc thảo luận tại Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và phòng chống Covid-19 chiều 25/7/2021, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đã phê bình : "Các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, cách ly... là biện pháp cần thiết để chống dịch hiệu quả, nhưng chính điều này cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của con người".

Bà nói : "Đó là sự mệt mỏi, lo lắng, bất an khi chứng kiến dịch bệnh kéo dài, là nỗi hoảng loạn đối với những người mất người thân, sự u uất, chán chường, mất việc làm, mất thu nhập, bị phá sản, những kế hoạch cho cuộc sống bị đảo lộn. Tất cả những điều này tạo thành tâm lý nặng nề mà nếu không được quan tâm đúng mức, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều hệ lụy tiêu cực" (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 25/7/2021).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến tháng 12/2020, cả nước có 32,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Con số này bao gồm người bị mất việc, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Trong đó, 69,2% người bị giảm thu nhập, 39,9% phải giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh (Tuổi Trẻ, 06/01/2021).

Bước qua năm 2021, Tổng cục Thống kê của Việt Nam cho biết trong bản tin ngày 06/07/2021 : "Trong quý II và 6 tháng đầu năm 2021, thị trường lao động Việt Nam đã bị ảnh hưởng do sự bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 của đại dịch Covid-19. Tình hình lao động việc làm quý II cho thấy thị trường lao động chưa thấy dấu hiệu khả quan với số người có việc làm giảm so với quý trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng so với quý trước".

Bản tin viết tiếp : "Thiếu việc làm trong độ tuổi (nam, từ 15 đến 59 và nữ, từ 15 đến 54) quý II năm 2021 là 1,1 triệu người, tăng 173,5 nghìn người so với quý trước… Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của dịch Covid-19 lần thứ tư đã làm tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị tăng cao hơn so với khu vực nông thôn (tương ứng là 2,80% và 2,49%). Xét theo ba khu vực kinh tế, tỷ trọng lao động thiếu việc làm trong độ tuổi quý II năm 2021 ở khu vực dịch vụ là cao nhất với 35,8%, tiếp theo là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 35,6%".

Cũng vì dịch Covid-19 mà nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đóng cửa khiến số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng.

Tổng cục Thống kê cho biết : "Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II năm 2021 là gần 1,2 triệu người, tăng 87,1 nghìn người so với quý trước".

Chi tiết hơn : "Số thanh niên từ 15-24 tuổi thất nghiệp trong quý II năm 2021 là 389,8 nghìn người, chiếm 31,8% tổng số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên quý II năm 2021 là 7,47%, tăng 0,03 điểm phần trăm so với quý trước... Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 9,57%, cao h gơn 3,11 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn".

Tuy vậy, theo báo Chính phủ, ngày 06/07/2021 thì tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product-GDP) của Việt Nam sáu tháng đầu năm 2021 "vẫn tăng trưởng dương và vẫn cao nhất khu vực Đông Nam Á tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020".

Lời khoe của Chính phủ cũng nhanh hẩu đoảng vì từ lâu, các số thống kể của Việt Nam không được coi chinh xác và thường tiềm ẩn "chính trị" sau những con số khiến nhiều người nghi ngờ. Hơn nữa, trong bối cảnh dịch Delta, biến chứng của Covid-19 sang Delta variant đã lan nhanh và lây nhiễm đến hàng ngàn công nhân các khu công nghệ, đặc biệt ở trung tâm Kinh tế của cả nước ở Sài Gòn và ở phía bắc như Samsung, Foxconn thì "sản phẩm nội địa" sẽ giảm và đe dọa mức phát triển của Việt Nam.

Sài Gòn lâm nguy

Bởi vì : "Hiện nay, dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh, một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai đã nhiễm rất rộng, ngấm rất sâu. Nếu dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp thì hệ thống y tế không còn đủ khả năng đáp ứng…", Thời báo Kinh tế Việt Nam hôm 27/7 (2021) đã trích lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói như thế khi ông "đến kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Quân y 175".

Ông Đam kêu gọi : "Các tỉnh, thành phố đang giãn cách xã hội phải thực hiện rất nghiêm, động viên toàn dân cách ly triệt để nhà với nhà, người với người. Nhất là những nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, qua hai tháng giãn cách với nhiều bất tiện, tiếp tục hy sinh lợi ích kinh tế".

Ông nói : "Chúng ta chịu khắc khổ trong một thời gian để chiến thắng được dịch bệnh, còn nếu dễ dãi, nơi lỏng thì không thể khống chế được tình hình".

Phản ảnh tình hình dịch bệnh đã gây nhiều khó khăn cho cả nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói : "Đám mây đen Covid-19 đã phủ nghịch cảnh lên cuộc sống của chúng ta" (Diễn văn ngày 28/7/2021).

Trong khi ấy, tờ Thời báo Kinh tế Việt Nam xác nhân vào ngày 28/7 (2021) rằng : "Với kịch bản tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, các khu vực kinh tế chịu tác động lớn là dịch vụ, công nghiệp - xây dựng… Dự kiến nhu cầu nhân lực nửa cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc"...

Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh thì : "Số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đang làm việc trong 4.140 doanh nghiệp khảo sát là 125.277 người (chiếm 37,70% tổng số lao động trong doanh nghiệp khảo sát)… Có 1.924 doanh nghiệp dự kiến cắt giảm lao động trong 6 tháng cuối năm 2021, chiếm 46,47% tổng số doanh nghiệp khảo sát. Trong đó, có 1.794 doanh nghiệp ngoài nhà nước (chiếm 93,24%) ; có 104 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 5,41%) ; có 26 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước (chiếm 1,35%).

Số người bị tổn thương "tập trung chủ yếu ngành : bán buôn và bán lẻ ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác ; công nghiệp chế biến, chế tạo ; dịch vụ lưu trú và ăn uống ; xây dựng ; vận tải kho bãi ; hoạt động kinh doanh bất động sản…".

Vẫn theo báo cáo này thì : "Với kịch bản thứ nhất, tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng tiêu cực tác động đến tăng trưởng kinh tế - xã hội, các khu vực kinh tế chịu tác động lớn là khu vực dịch vụ (ngành lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải…) ; khu vực công nghiệp - xây dựng (ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, xây dựng…). Dự kiến nhu cầu nhân lực 6 tháng cuối năm 2021 cần khoảng 127.000 chỗ làm việc".

Trước viễn ảnh biến chứng khó lường của dịch Covid-19, bình quân mỗi ngày ở Việt Nam có trên 3.000 ca mới và tình hình kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực khó lường, Quốc hội cộng sản Việt Nam đã ra Nghị quyết ngày 28/07/2021 trao quyền cho Chính phủ và Thủ tướng được áp dụng các biện pháp cần thiết và cấp thời để chống dịch và phục hồi kinh tế.

Theo thống kê của Bộ Y tế Việt Nam, cho đến ngày 28/7/2021, cả nước có 113.225 ca nhiễm, trong đó Sài Gòn chiếm 74.855 bệnh nhân. Số người đang nằm viện là 97.223 và số tử vong là 524.

Nhưng không ai biết rõ "số thật" ca nhiễm ở Việt Nam là bao nhiêu vì có nhiều lãnh đạo đã không muốn bị cấp trên coi đã thất bại để bảo vệ uy tín cho địa phương nên thường báo cáo sai với tình hình thật. Việc này không mới vì đã xẩy ra trong 2 công tác phòng, chống tham nhũng và xây dựng, chỉnh đốn đảng.

Hai công tác quan trọng này, dù đã bắt đầu từ khóa đảng XI năm 2011, nhưng cho đến khóa đảng XIII, bắt đầu từ tháng 1/2021, nói theo ngôn ngữ của lãnh đạo Việt Nam, thì "tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng và tình vi", trong khi "xây dựng, chỉnh đốn đảng" là nhiệm vụ lâu dài và thường xuyên, không thể một sớm một chiều mà xong.

Do đó, đối với nạn dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu kết thúc sớm trên toàn cầu và ở Việt Nam, vì thiếu phương tiện và nhân lực, lại chưa có một chiến lược chận đứng lây lan hiệu quả để phục hồi sản xuất thì bất kỳ sự kiêu ngạo và tự mãn quá lố nào cũng chỉ rước lấy thất bại mà thôi.

Phạm Trần

(28/07/2021)

Published in Diễn đàn

Trung Quốc tuyên bố không tiếp tục tham gia điều tra nguồn gốc Covid-19

Trọng Nghĩa, RFI, 22/07/2021

Bắc Kinh chính thức bác bỏ kế hoạch tiếp tục điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 như Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đề nghị. Phát biểu với báo giới vào hôm nay, 22/07/2021, tại Bắc Kinh, phó chủ tịch Ủy Ban Y Tế Quốc Gia Trung Quốc khẳng định là Bắc Kinh sẽ không tham gia giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 mà Tổ Chức Y Tế Thế Giới tổ chức.

backinh1

Chữ "Covid-19" phản chiếu trên một giọt thuốc từ đầu kim ống chích. Ảnh chụp ngày 09/11/2020.  Reuters – Dado Ruvic

Theo hãng tin Anh Reuters, ông Tăng Ích Tân (Zeng Yixin) khẳng định : "Trung Quốc sẽ không chấp nhận một cuộc điều tra truy tìm nguồn gốc như vậy vì trên nhiều khía cạnh, hành động đó coi thường ý thức chung và thách đố khoa học". Nhân vật này đã tỏ thái độ "ngạc nhiên" trước việc WHO đưa giả thuyết virus SARS-CoV-2 rò rỉ từ phòng thí nghiệm ở Trung Quốc vào giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19, đồng thời nhắc lại quan điểm chính thống là không thể chia sẻ hoàn toàn một số dữ liệu mà Bắc Kinh có được.

Ngày 15/07, chính tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã kêu gọi Trung Quốc hợp tác đầy đủ hơn trong cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 mới. Ông phàn nàn là bản báo cáo đầu tiên của cuộc điều tra phối hợp với phía Trung Quốc, đã "thiếu dữ liệu thô về những ngày đầu dịch bùng phát". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên sau đó một hôm đã có ý kiến phản bác, nhấn mạnh rằng Bắc Kinh "đã hợp tác đầy đủ với cuộc điều tra ban đầu của WHO". Quan chức này đồng thời bác bỏ cáo buộc của nhóm điều tra quốc tế, theo đó họ không được phép tiếp cận bất kỳ địa điểm hoặc dữ liệu cần thiết nào.

Tháng 3, WHO công bố báo cáo điều tra ban đầu về nguồn gốc dịch Covid-19, trong đó xác định virus SARS-CoV-2 có thể bắt nguồn từ động vật trước khi lây lan sang con người vào khoảng tháng 12-2019. Tuy nhiên, ngày càng nhiều quốc gia phương Tây đặt câu hỏi về tính chính xác của báo cáo đó, chẳng hạn tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Mỹ xem xét dịch Covid-19 bùng phát như thế nào.

Trọng Nghĩa

*******************

Tin tặc Trung Quốc đánh cắp dữ liệu về sông Mêkông từ Bộ Ngoại giao Cam Bốt

Trọng Nghĩa, RFI, 22/07/2021

Theo hãng tin Anh Reuters, Tư pháp Mỹ ngày 19/07/2021 tiết lộ : Tin tặc Trung Quốc đã thâm nhập vào hệ thống tin học của Bộ Ngoại giao Cam Bốt - một đồng minh trung thành của Bắc Kinh tại Đông Nam Á - để đánh cắp dữ liệu về sông Mêkông.

backinh2

Ngư dân Cam Bốt chèo thuyền đánh cá trở về gần đập Don Sahong, làng Preah Romkel, tỉnh Stung Treng, sát biên giới Cam Bốt - Lào, ngày 21/06/2016.  AP - Heng Sinith

Hôm thứ Hai 19/07, bộ Tư Pháp Mỹ cho biết là đã có bốn công dân Trung Quốc - ba quan chức an ninh và một tin tặc được thuê mướn - đã bị truy tố về tội tấn công tin học vào hàng chục công ty, trường đại học và cơ quan chính phủ ở Hoa Kỳ và nước ngoài.

Trong bản cáo trạng dài 30 trang, Tư Pháp Hoa Kỳ đã nêu chi tiết các hoạt động của một thực thể bị coi là công ty bình phong do an ninh Trung Quốc điều hành trên đảo Hải Nam. Trong số các mục tiêu tấn công của tin tặc, có cơ quan được gọi là "Bộ A của chính phủ Cam Bốt", nơi mà các bị cáo đã "đánh cắp dữ liệu liên quan đến các cuộc thảo luận giữa chính phủ Trung Quốc và Cam Bốt về việc sử dụng sông Mêkông" vào tháng 01/2018.

Hai nguồn thạo tin đã xác nhận với Reuters rằng bộ A đó là Bộ Ngoại giao Cam Bốt.

Theo cáo trạng, nhóm tin tặc Trung Quốc lấy được dữ liệu từ Bộ Ngoại giao Cam Bốt vào ngày 10/01/2018, đúng hôm nước này tổ chức tại Phnom Penh hội nghị thượng đỉnh nhóm Hợp Tác Lancang-Mekong (LMC) do Trung Quốc hậu thuẫn (Lancang hay Lan Thương là tên Trung Quốc đặt cho sông Mêkông), tập hợp các nước Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan và Việt Nam. Dữ liệu mà các tin tặc thu được liên quan đến các cuộc thảo luận đó, nhưng cáo trạng không cho biết chi tiết.

Cũng theo bản cáo trạng, vào cùng một ngày, nhóm tin tặc Trung Quốc đã truyền đi các "bí mật thương mại và dữ liệu thủy âm" ngụy trang trong các bức ảnh kỹ thuật số cho thấy một con gấu koala và cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Tài liệu đã được gửi đến một tài khoản trực tuyến do tin tặc kiểm soát. Không rõ là dữ liệu thủy âm - dữ liệu được thu thập bằng sóng siêu âm và được sử dụng để theo dõi các đặc điểm dưới nước - có phải là của sông Mêkông hay không.

Theo Reuters, mục tiêu của vụ tấn công cho thấy là ngoài Biển Đông, khu vực sông Mêkông đang nổi lên thành một chiến trường mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á