Giống như scandal Việt Á – hoàn toàn không hề hấn gì dù chỉ đạo và đốc thúc thực hiện "thần tốc xét nghiệm trên diện rộng", Thủ tướng Việt Nam lại hoàn toàn vô can trong scandal "giải cứu", cho dù rõ ràng Công điện số 540/CĐ-Ttg đã tạo ra mớ bùng nhùng như đã thấy.
Hoạt động sản xuất và phân phối bộ xét nghiệm Covid-19 dán nhãn Công ty Việt Á không thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu không có chủ trương "thần tốc xét nghiệm trên diện rộng".
Cuối tuần vừa qua, tại kỳ họp lần hai của Hội đồng Thi đua Khen thưởng trung ương ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng kiêm Chủ tịch hội đồng này chỉ đạo : "Công tác thi đua khen thưởng phải sáng tạo hơn, thiết thực hơn, đi đúng trọng tâm, trọng điểm Tránh vừa khen thưởng xong lại xem xét kỷ luật" (1).
Chưa rõ trong "thi đua, khen thưởng" tại Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thế nào là "sáng tạo hơn, thiết thực hơn" và nếu không "đi đúng trọng tâm, trọng điểm",tiếp tục xảy ra tình trạng "vừa khen thưởng xong lại xem xét kỷ luật" thì sao (?), tuy nhiên tường thuật về kỳ họp vừa đề cập cho thấy, ông Chính dường như hoàn toàn vô can.
Nếu Chủ tịch Hội đồng Thi đua Khen thưởng trung ương – đã không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào khi Công ty Việt Á được tặng "Huân chương Lao động hạng Ba" vì "nghiên cứu – sản xuất bộ xét nghiệm Covid-19" (2) và "tập thể Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao" cũng được trao huân chương y hệt như thế nhờ "tổ chức những chuyến bay ‘giải cứu’ để đưa công dân gặp hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu về nước" (3) thì tất nhiên, Thủ tướng cũng vậy dù chính ông, trực tiếp hoặc gián tiếp, tạo điều kiện cho điều này xảy ra thông qua chính sách"thần tốc xét nghiệm trên diện rộng".
***
Dẫu hậu quả của việc "nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh" bộ xét nghiệm Covid-19 dán nhãn Công ty Việt Á là đặc biệt nghiêm trọng nhưng đến giờ, việc xem xét trách nhiệm chỉ mới chạm nhẹ vào hai cá nhân là Ủy viên Ban Chấp hành trung ương đảng, hoặc đang là Bộ trưởng (ông Nguyễn Thanh Long), hoặc từng là cựu Bộ trưởng (ông Chu Ngọc Anh). Cả hai Ủy viên Ban chấp hành trung ương đảng này chỉ mới bị hệ thống chính trị "đề nghị cảnh cáo" (4) và vì hệ thống công quyền chưa hành động nên vẫn đang đảm nhiệm vai trò Bộ trưởng Y tế hoặc Chủ tịch thành phố Hà Nội. Không có bất kỳ cá nhân hoặc cơ quan hữu trách nào đề cập đến trách nhiệm của ông Chính !
Vì sao đã có những dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy, hoạt động sản xuất và phân phối bộ xét nghiệm Covid-19 dán nhãn Công ty Việt Á không thể gây hậu quả nghiêm trọng như thế nếu không có chủ trương "thần tốc xét nghiệm trên diện rộng" và ông Chính không "tả xung, hữu đột", đốc thúc hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương tới địa phương phải thực thi nghiêm túc chủ trương này, phớt lờ khuyến cáo của nhiều người, nhiều giới ("thần tốc xét nghiệm trên diện rộng" vừa không thể đem lại hiệu quả mong muốn, gia tăng nguy cơ lây nhiễm, vừa lãng phí, làm cho doanh giới, quốc gia thêm kiệt quệ vì chi phí quá lớn) mà ông Chính không phải chịu trách nhiệm nào cả ?
Tương tự, Tổng Giám đốc Công ty Thương mại - Du lịch - Dịch vụ hàng không An Bình không thể "đưa hối lộ" cho một Thứ trưởng Ngoại giao, bốn viên chức lãnh đạo Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao, một Chuyên viên Vụ Trang thiết bị và công trình y tế thuộc Bộ Y tế, một "cựucán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an" nếu cuối tháng 4/2021, ông Chính không ban hành Công điện số 540/CĐ-Ttg yêu cầu năm bộ (Ngoại giao, Công an, Y tế, Quốc phòng, Giao thông – Vận tải) "giám sát, quản lý chặt chẽ công tác tổ chức chuyến bay, đảm bảo tần suất, đối tượng và số lượng người, chuyến bay theo kế hoạch được duyệt, phù hợp khả năng tiếp nhận trong nước" (5).
Công điện số 540/CĐ-Ttg không chỉ tạo điều kiện cho Cục Lãnh sự kiếm tiền nhờ phê duyệt các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài có thêm cơ hội "bóp cổ" công dân Việt Nam bằng việc đẻ ra thêm đủ loại thủ tục trong việc duyệt cho từng cá nhân được lên những chuyến bay ấy để hồi hương (ví dụ buộc phải trả lệ phí "hợp thức hóa lãnh sự thẻ chích ngừa" (dịch và chứng thực thẻ chích ngừa, nếu đương sự tự dịch thì phải trả lệ phí chứng thực thẻ chích ngừa của ngoại quốc được dịch đúng), mà còn giúp chính quyền các địa phương, một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú hốt bạc.
Vì sao công an Việt Nam chỉ điều tra việc "đưa và nhận hối lộ" trong phê duyệt các chuyến bay của Cục Lãnh sự mà không đả động gì đến trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao ở bên ngoài Việt Nam trong xét duyệt những trường hợp cần hồi hương, cũng như trách nhiệm của chính quyền một số địa phương - theo Công điện số 540/CĐ-Ttg có quyền tiếp nhận hay từ chối cho các chuyến bay đưa người hồi hương hạ cánh, đính kèm việc "tiếp nhận" là chỉ định nơi "bắt buộc cách ly" với mức phí rất cao ? Có "đưa và nhận hối lộ" trong "tiếp nhận" những chuyến charter (doanh nghiệp nào đó làm thủ tục bao nguyên chuyến rồi bán lẻ từng chỗ) và chỉ định nơi "bắt buộc cách ly" hay không ?
Ai cũng biết, chi phí hồi hương bằng đường hàng không khi đại dịch còn hoành hành tăng trung bình từ bốn lần đến hơn mười lần, không ít trường hợp phải trả hàng chục ngàn Mỹ kim vì ngoài số tiền phải trả cho chuyến bay, còn bị buộc phải cách ly tại những cơ sở lưu trú sang trọng với chi phí lưu trú rất cao như hệ thống Vinpearl của Vingroup. Chẳng hạn quảng cáo trên travel.com.vn về chuyến bay hồi hương khởi hành từ Paris (Pháp) ngày 10/11/2021, tạm ngừng tại Seoul (Nam Hàn), đến Cam Ranh ngày 12/11/2021, cho biết, chi phí do phải cách ly 8 ngày – 7 đêm tại Vinpearl Condotel Empire Nha Trang là 89 triệu đồng/người lớn, 85 triệu đồng/trẻ em (6) !..
***
Trung tuần tháng 12 năm ngoái, một số viên chức hữu trách trong lĩnh vực hàng không, doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch đồng thanh đề nghị "chấm dứt những ‘chuyến bay hồi hương’ nhằm trục lợi và sớm mở lại các đường bay thương mại theo thông lệ quốc tế" (7). Lúc đó, ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục Hàng không của Bộ Giao thông vận tải thừa nhận :Kế hoạch mở lại các chuyến bay quốc tế chở khách đến Việt Nam đã bắt đầu từ tháng 7/2020 nhưng đến nay(12/2021) cứ "dập dình".
Ông Cường không đề cập nhưng rõ ràng, chuyện mở lại các chuyến bay quốc tế chở khách đến Việt Nam "dập dình" vì Công điện số 540/CĐ-Ttg mà Thủ tướng Việt Nam gửi các nơi hồi tháng 4/2021. Công điện này đã trở thành "cơ sở pháp lý" để chính quyền các địa phương tự do đặt định đủ loại yêu cầu, biến các "chuyến bay hỗ trợ" với chi phí tương đối hợp lý vì cách ly tại các cơ sở do quân đội điều hành thành charter – "chuyến bay combo" (gộp cả chi phí vận chuyển lẫn chi phi cách ly nâng tổng chi phí hồi hương lên từ vài lần đến hàng chục lần), tới mức những người có trách nhiệm không thể kiềm chế mà phải tố cáo đó là "trục lợi từ nỗi bĩ cực của đồng bào"...
Mọi thứ chỉ trở lại gần như bình thường sau khi Công an Việt Nam khởi tố vụ án "nhận hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự thuộc Bộ Ngoại giao. Tại sao toàn bộ hệ thống chính trị, hệ thống công quyền "có tai như điếc, có mắt như mù" khi 200.000 công dân trở thành nạn nhân của khoảng 800 chuyến bay được ví von là "giải cứu" kêu như bọng ? Đó là chưa kể đến hàng triệu người mà sinh kế gắn liền với hoạt động của các lĩnh vực hàng không, lưu trú, vận chuyển, ăn uống, cùng với gia đình của họ bị biến thành nạn nhân do du lịch, thương mại tê liệt. Chỉ nhắm vào Cục Lãnh sự và Công ty Thương mại - Du lịch - Dịch vụ hàng không An Bình liệu có thỏa đáng ?
Giống như scandal Việt Á – hoàn toàn không hề hấn gì dù chỉ đạo và đốc thúc thực hiện"thần tốc xét nghiệm trên diện rộng", Thủ tướng Việt Nam lại hoàn toàn vô can trong scandal "giải cứu", cho dù rõ ràng Công điện số 540/CĐ-Ttg đã tạo ra mớ bùng nhùng như đã thấy. Có phải nhờ vậy, những viên chức lãnh đạo một số bộ trong "Tổ công tác năm bộ" (Ngoại giao, Công an, Y tế, Quốc phòng, Giao thông – Vận tải) chịu trách nhiệm phối hợp xem xét – phê duyệt – giám sát các chuyến bay hồi hương, chính quyền một số địa phương đã giúp các "chuyến bay combo" thành công tốt đẹp, có thể phủi sạch trách nhiệm ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 18/04/2022
Chú thích
(2) https://tienphong.vn/cong-ty-viet-a-duoc-tang-huan-chuong-lao-dong-se-xu-ly-the-nao-post1405063.tpo
Thủ tướng Phạm Minh Chính phàn nàn [1] : "Tiêm vắc xin mũi 3 chưa đạt tiến độ như mong muốn" - báo Tuổi Trẻ đưa tin ngày 4 tháng Tư 2022. Dù trước đó, trên trang Thông tin điện tử của Chính phủ [2] đưa tin ngày 24 tháng Mười Hai năm 2021, đương kim Thủ tướng yêu cầu, phải hoàn thành mũi Ba trong quý 1 năm 2022.
Tiêm vắc xin Covid-19 - Ảnh minh họa
Báo Tuổi Trẻ ra ngày 7 tháng Tư năm 2022 cho biết [3], tỉ lệ bao phủ mũi Ba đạt 50% (hơn 35 triệu liều) cho độ tuổi từ 18 trở lên, với lý giải do "người dân chủ quan", sau khi chích ngừa mũi Một đạt gần 100% (71 triệu liều), mũi Hai đạt 99% (hơn 68 triệu liều). Trong bài báo này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng Trường đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các khái niệm về miễn dịch bấy lâu nay không có giá trị lắm, so với loại bịnh đang lan tràn trên toàn thế giới và khuyến khích người dân rất nên tiếp tục chích mũi Ba.
Trong khi đó, báo Dân Trí ra ngày 11 tháng Tư năm 2022 cho biết : "...Theo các nhà khoa học Israel, mũi vaccine thứ 4 ngừa Covid-19 bằng vaccine của hãng Pfizer/BioNTech giúp giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi... Cụ thể, ở những người đã tiêm mũi tăng cường thứ hai, khả năng không bị nhiễm bệnh có dấu hiệu giảm 4 tuần sau khi tiêm, trong khi khả năng ngăn bệnh trở nặng không thay đổi trong vòng 6 tuần sau khi tiêm"…
Trước đó :
1. "Nghiên cứu mới : Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin đã đủ công hiệu" [4] được báo Tuổi Trẻ khẳng định trong bài báo phát hành ngày 13 tháng Một năm 2021.
2. "Sau tiêm 2 mũi vắc-xin Covid-19, nguy cơ tử vong nếu mắc bệnh giảm gần 100%" [5] được báo Người Lao Động khẳng định mạnh mẽ vào ngày 15 tháng Sáu năm 2021.
3. "Tiêm mũi 3 vắc xin Covid-19 có thể giảm 90% nguy cơ tử vong" [6] được báo Thanh Niên tiếp tục "giữ vững niềm tin" vào vị cứu tinh đó vào ngày 11 tháng Mười Hai năm 2021, dù có giảm bớt đôi chút nhưng vẫn còn tràn trề sự chất ngất về một "bài ca hy vọng" của sức khỏe dân chúng.
4. Bỗng nhiên, vào ngày 27 tháng Ba năm 2022, trang TTXVN [7], đánh tụt niềm tin của dân chúng, đang đặt cược vào loại dung dịch đó, đến mức gây choáng váng cho những ai đã chủng ngừa được 3 mũi, với tựa bài "Mũi vaccine thứ 4 ngừa Covid-19 giúp giảm 78% nguy cơ tử vong".
Dân chúng không chỉ hoang mang với tin tức, ngày càng đánh rơi quyết tâm "chống dịch như chống giặc" với tư thế đầy hiển hách "không thắng không về", vốn hừng hực nhiệt huyết từ Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Hoàng Giang, vẫn còn chưa xa lắm, để ráng xóa nhòa trong ký ức buồn thảm cách đây chưa tròn năm, bằng cảnh tượng hãi hùng, được vẽ vội như bức tranh tơi tả - tan tác của "bầy chim người" xổ lồng, cố sức tung cánh bay lên bầu trời đêm đen với mưa to và gió lớn, từ sự "phóng sanh" của những "nhà nhốt chim" [8]. Rồi "bầy chim người" đó hiện nay như thế nào, có lẽ là điều đáng quan tâm nhứt !
Trong không khí ảm đạm của những ngày tháng Tư này, người ta không rõ lắm về "bầy chim người" hồi năm ngoái, đã tự xoay xở ra sao, chỉ biết báo VnExpress cho hay "có gần 209.000 lao động chọn rút bảo hiểm xã hội một lần trong ba tháng đầu năm 2022, theo thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam" [9] và đài RFA cho biết "Các nhà máy ở Việt Nam gặp khó khăn vì thiếu lao động và nguồn cung" [10].
Các trang báo hoạt động có giấy phép - từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam - đưa rất nhiều tin, về các loại bịnh tật gọi là "hậu Covid" với mật độ dày đặc. Gần như, những gì thuộc về con người, đều bị tàn phá bởi "bịnh hậu" đó mà trước đây, tuyệt đại đa số dân chúng không thể hình dung ra "bịnh hậu", diễn biến đến mức khôn lường như thế. Đi kèm với các "bịnh hậu" là những cơ sở y tế đua nhau mời mọc nhiều phương pháp chữa trị hiệu quả, dù chưa được kiểm chứng trên thực tế, trong khi đó, thiên hạ chỉ cho nhau những bài thuốc dân gian như cách chia sẻ của những người cám cảnh và "đồng bệnh tương lân" !
Kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn, thu nhập người lao động giảm xuống bởi tai kiếp của loại bịnh, mà sắp tới có thể sẽ trở thành loại "bệnh lưu hành" như mong muốn. Tuy nhiên, một thông tin khiến hàng chục triệu người đã chủng ngừa 3 mũi phải suy nghĩ thật nhiều và lo lắng không ít với túi tiền gần như cạn kiệt, khi báo Dân Trí ra ngày 11 tháng Tư năm 2022 cho biết : "Theo Bộ, trước mắt tiêm vaccine phòng Covid-19 miễn phí cho người dân ; sau khi tiêm đủ liều bổ sung, từng bước nghiên cứu cơ chế tiêm vaccine DỊCH VỤsau khi tiêm đủ 3 mũi".
"Tiêm DỊCH VỤ"có nghĩa là phải bỏ tiền túi ra. Không rõ giá cả bao nhiêu và càng không thể hiểu, người dân buộc phải tiếp tục chích bao nhiêu lần nữa. Chỉ thấy nỗi đau đớn chen lẫn bàng hoàng, nếu như hình dung không ra được tổng số mũi, cần phải đâm vào bắp tay, với cơ thể suy kiệt ngày càng rõ hơn ? Dường như khái niệm rất xưa "chích ngừa" trở nên hài hước và lố lăng, với những lần tiêm chủng không còn chuẩn mực dịch tễ nào cả :
"Tiêm DỊCH VỤ"có nghĩa là phải bỏ tiền túi ra. Tức là phải tuân theo quy luật kinh tế thị trường, với sự chịu trách nhiệm từ kẻ bán hàng. Thật mỉa mai, khi mọi người đều biết, cho tới tận hôm nay, những nhà sản xuất thứ dung dịch đó, vẫn không cần phải chịu trách nhiệm, đối với loại hàng hóa mà họ đã tốn rất nhiều chất xám, cùng kinh phí nghiên cứu bộn bạc, để bào chế ra loại "thuốc ngừa" mà không thể biết cần... lụi bao nhiêu mũi cho vừa (?).
Những áng mây chiều bồng bềnh lại rời rã, bãng lãng và ảm đạm, như vẽ ra thân phận bọt bèo của người Việt Nam, không biết sẽ trôi dạt về góc trời nào nữa !
Ngày xưa, ở tuổi thiếu niên, tôi hay đọc trong những pho truyện chưởng về cách anh hùng mã thượng, xem "cái chết nhẹ tựa lông hồng" với nỗi thích thú pha lẫn thèm khát vụng dại, để mong một ngày nào đó, mình cũng "thế thiên hành đạo" và "tạo phước cho bá tánh". Khi đã đủ trưởng thành, tôi hiểu ra đó là khát vọng, có thể là chính đáng, mà tác giả muốn nuôi nấng trong mỗi con người trẻ thơ, đang hình thành phẩm hạnh làm người.
Cái chết dù có nhẹ tựa lông hồng nhưng mạng người đâu phải là lông chim... Không lẽ, rẻ cỡ vậy sao trời !
Làm sao có thể tin được, khi bản thân mình ốm đau triền miên, lại đủ tâm - đủ trí lo cho người thân !
Tôi tự nhủ thầm : Tôi phải sống, chứ không phải chuẩn bị sống : Không có thì hiện tại làm sao có thì tương lai... ? :
Nguyễn Ngọc Già
Nguồn : RFA, 23/04/2022
Chú thích :
[1] https://tuoitre.vn/thu-tuong-tiem-vac-xin-mui-3-chua-dat-tien-do-nhu-mon...
[2] https://moh.gov.vn/thong-tin-chi-dao-dieu-hanh/-/asset_publisher/DOHhlnD...
[3] https://tuoitre.vn/tien-do-tiem-mui-3-cham-do-tam-ly-chu-quan-2022040620...
[4] https://tuoitre.vn/nghien-cuu-moi-chi-can-tiem-1-mui-vac-xin-ngua-covid-...
[5] https://nld.com.vn/suc-khoe/sau-tiem-2-mui-vac-xin-covid-19-nguy-co-tu-v...
[6] https://thanhnien.vn/tiem-mui-3-vac-xin-covid-19-co-the-giam-90-nguy-co-...
[7] https://www.vietnamplus.vn/mui-vaccine-thu-4-ngua-covid19-giup-giam-78-n...
[8] https://www.rfavietnam.com/node/6992
[9] https://vnexpress.net/hon-200-000-nguoi-rut-bao-hiem-xa-hoi-mot-lan-4449...
[10] https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-s-factory-operat...
[11] https://dantri.com.vn/suc-khoe/khi-nao-viet-nam-se-tiem-mui-4-vaccine-ph...
Du khách quốc tế đến Việt Nam kể từ nay sẽ không bị cách ly nữa trong bối cảnh Việt Nam đang cố khôi phục ngành du lịch sau hơn hai năm đóng cửa biên giới để phòng chống đại dịch Covid-19.
Ảnh tư liệu : Khách quốc tế đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, ngày 20/02/2020, khi Covid-19 mới xuất hiện tại Việt Nam. AP - Hau Dinh
Trong một thông cáo đưa ra hôm nay, 16/03/2022, Bộ Y tế Việt Nam cho biết những người nhập cảnh Việt Nam kể từ nay chỉ cần trình kết quả xét nghiệm âm tính với Covid (72 tiếng đối với xét nghiệm PCR và 24 tiếng đối với xét nghiệm kháng nguyên). Trẻ em dưới 2 tuổi thì không cần xét nghiệm.
Thông cáo của Bộ Y tế cũng lưu ý : "Người nhập cảnh phải thực hiện khai báo y tế trước khi nhập cảnh và sử dụng ứng dụng khai báo y tế (PC-COVID) trong thời gian lưu trú tại Việt Nam theo quy định".
Hôm qua, chính phủ Hà Nội cũng đã thông báo tái lập việc miễn visa cho các công dân đến từ 13 quốc gia (Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Belarus), với thời hạn tạm trúc 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Theo Báo Điện tử Chính phủ, từ ngày 15/3/2022 các biện pháp, thủ tục về xuất nhập cảnh đối với người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được khôi phục giống như như trước khi áp dụng các biện pháp hạn chế nhằm phòng, chống dịch Covid-19.
Vào năm 2019, Việt Nam đã đón tiếp đến 18 triệu du khách ngoại quốc, một con số kỷ lục. Nhưng kể từ khi xuất hiện đại dịch Covid-19, chính quyền Việt Nam đã phải ban hành các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, khiến cho trong năm 2021 chỉ có 157.000 du khách quốc tế đến được Việt Nam.
Hiện giờ, mỗi ngày ở Việt Nam vẫn có gần 200.000 ca nhiễm mới, nhưng Bộ Y tế khẳng định vẫn kiểm soát được tình hình dịch bệnh, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong do Covid vẫn còn thấp. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tỷ lệ chích ngừa Covid-19 cao nhất thế giới, với 98% người lớn đa được tiêm 2 mũi, theo các số liệu chính thức.
Thanh Phương
RFA, 12/03/2022
Cơ quan chức năng Việt Nam cấm chiếu bộ phim Uncharted (Thợ Săn Cổ vật) cũa hãng Sony dự kiến sẽ ra mắt khán giả tại Việt Nam vào ngày 18/3 tới đây.
AFP
Truyền thông Nhà nước Việt Nam loan tin dẫn xác nhận của Cục trưởng Cục Điện Ảnh Việt Nam, ông Vi Kiến Thành, như vừa nêu. Lý do được cho biết vì trong phim có xuất hiện ‘đường lưỡi bò’ mà ông Thành nói rõ là phi pháp. Đường lưỡi bò được dùng để chỉ đường đứt khúc chín đoạn mà Trung Quốc tự vạch ra để tuyên bố chủ quyền đến gần trọn Biển Đông. Đường này bị Tòa Trọng tài Quốc tể ở La Haye hồi tháng 7/2016 tuyên không có cả căn cứ pháp lý và lịch sử.
Việt Nam từng có biện pháp tương tự đối với những bộ phim nước ngoài bị phát hiện có bản đồ với đường lưỡi bò.
Vào tháng 10/2019, phim hoạt họa ‘Everest- Người Tuyết Bé Nhỏ’ cũng bị rút khỏi hệ thống rạp chiếu phim Việt Nam sau khi khán giả phát hiện trong một cảnh phim có bản đồ hình lưỡi bò.
Vào năm ngoái, Việt Nam yêu cầu Netflix gỡ bỏ một số tập của bộ phim gián điệp nhiều tập Pine Gap cũng vì có bản đồ đường lưỡi bò.
**********************
RFA, 11/03/2022
48 công nhân Việt Nam làm việc tại Nhà máy Huachang Metal Products ở Quảng Đông, Trung Quốc bị bắt hôm 20 tháng 1 vừa qua. Ngoài số công nhân Việt này, còn có bốn người Myanmar làm cùng nhà máy cũng bị bắt. Tin được Ban Myanmar Đài Á Châu Tự do loan ngày 11/3.
AFP
Bản tin dẫn phát biểu của thân nhân của những công nhân người Myanmar bị bắt. Những người này cho biết họ mất liên lạc với người thân hơn một tháng.
Vợ của một trong những công nhân Myanmar bị bắt đồng thời cũng làm việc tại Nhà máy Huachang Metal Products ở Quảng Đông cho RFA biết cô chạy thoát. Việc bắt giữ không hề được an ninh nhà máy thông báo trước. Sau đó cô mất liên lạc hơn một tháng với người chồng và em chồng cùng làm việc ở nhà máy.
Cha của hai anh em bị bắt hiện đang sống tại Bang Rakhine, mạn bắc Myanmar, bày tỏ sự lo lắng khi nói trả lời RFA. Ông này còn cho biết gia đình sống chủ yếu nhờ vào tiền mà các con làm việc ở Trung Quốc gửi về.
Tổ chức có tên Mạng lưới Hỗ trợ Nhân đạo cho Công nhân Di cư Myanmar cho biết công an Trung Quốc bắt giữ những công dân nhập cư làm việc chui tại Hoa Lục.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Myanmar hôm 10/3 nói không hề biết gì về vụ bắt giữ khi được hỏi về bốn trường hợp công nhân Myanmar bị bắt mới nhất tại Quảng Đông như vừa nêu.
************************
RFA, 11/03/2022
Các chủng vi-rút tương tự SARS-CoV-2 gây ra dịch Covid-19 hiện nay vừa được phát hiện trong tê tê buôn lậu tại Việt Nam. Mạng báo NatureWorldNews and Eco-Business loan tin trong hai ngày 10 và 11/3 như vừa nêu.
- AFP
Theo đó, các phân tích được đưa ra trong tạp chí Frontiers in Public health cho thấy các chủng vi-rút có liên quan với SARS-CoV-2 được phát hiện trong tê tê buôn lậu tại Việt Nam. Những chủng này cũng liên quan rất gần với các chủng được phát hiện trước đó trong tê tê buôn lậu ở Trung Quốc.
Các nhà khoa học tại Wildlife Conservation Society (Hội Bảo tồn Động vậy Hoang dã) phân tích rằng những việc phát hiện các chủng vi-rút tương tự SARS-CoV-2 trong loài tê tê Sunda ở Việt Nam là bằng chứng về tình trạng dịch bệnh lây lan do buôn lậu động vật hoang dã xuyên quốc gia.
Tê tê là một trong những loài động vật có vú bị nghi truyền vi-rút SARS-CoV-2 sang con người.
Tin nhắc lại giả thuyết đại dịch Covid-19 xuất phát từ một chợ ở Vũ Hán, Trung Quốc nơi buôn bán các loại động vật hoang dã.
***********************
RFA, 07/03/2022
Bộ Y tế Việt Nam đưa ra đề xuất vừa nói trong báo cáo gởi Thủ tướng Chính phủ về tình hình dịch Covid-19 hôm 5/3/2022. Trong báo cáo, Bộ này cho rằng số ca nhiễm dù tăng mạnh, nhưng chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh hiện nay như tỷ lệ tử vong giảm nhiều, nhập viện ít, lượng người đã tiêm vắc-xin cao, phủ rộng.
AFP Photo
Bác sĩ Võ Xuân Sơn, làm việc tại Phòng khám Quốc tế EXSON, ở Sài Gòn, cho RFA biết ý kiến về đề xuất này hôm 7/3 :
"Thứ nhất là nhiễm thì số lượng bây giờ rất lớn, nhưng số lượng bệnh nặng và tử vong giảm rất nhiều so với trước đây. Như vậy công bố số lượng nhiễm có ý nghĩa gì không ? Tôi nghĩ những người nắm quyền, những người hoạch định về chính sách thì vẫn phải nắm số người nhiễm. Nhưng công bố rộng rãi ra thì có vẻ như nó sẽ làm cho người ta hoang mang nhiều hơn. Ngay từ trước đến giờ tôi cũng cổ súy chuyện tập trung chữa người trở nặng, tức những người có triệu chứng nặng thì ngành y phải tập trung điều trị. Còn trường hợp nhẹ thì không đặt nặng như trước đến giờ. Nên tôi đồng ý là không công bố ca nhiễm rộng rãi hàng ngày trên TV, báo chí…".
Theo bác sĩ Võ Xuân Sơn, công bố số ca nhiễm rộng rãi sẽ làm cho người dân hoang mang nhiều hơn là tác dụng của việc công bố. Tuy nhiên bác sĩ Sơn vẫn cho rằng không nên bí mật số liệu :
"Nhưng trong ngành y và bộ phận chống dịch thì vẫn phải lưu hành số liệu ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày. Và không nhất thiết là phải bí mật số ca nhiễm, nhưng chủ động không công bố ầm ĩ. Tôi nghĩ thật ra dịch vẫn đang lưu hành nên mình vẫn phải khuyến khích người ta mang khẩu trang, tránh tụ tập đông người... Dù mình có công bố số liệu hay không thì người chủ quan người ta vẫn chủ quan. Rõ ràng bây giờ số ca nhiễm lên rất nhiều, mọi sinh hoạt vẫn bình thường như 15 ngày trước. Do đó theo tôi, việc chủ quan không xuất phát từ số liệu mà từ bản thân người ta có ý thức được việc áp dụng các biện pháp chống lây lan hay không ? Đó là cái cần tuyên truyền".
Covid-19 hiện vẫn được Tổ chức Y tế thế giới -WHO coi là tình trạng đại dịch và lo ngại có các biến thể mới. WHO cho rằng, nhiều nước vẫn có diễn biến dịch bệnh phức tạp, cần tiếp tục duy trì các hoạt động đáp ứng với đại dịch ở mức cao.
Còn theo Bộ Y tế, tỷ lệ bệnh nặng tại Việt Nam đã giảm nhiều, nhưng số ca tử vong vẫn ở mức trên dưới 100 ca/ngày.
Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về việc không công bố số ca nhiễm mới. Trên mạng xã hội, nhiều người cho rằng, việc công bố số ca nhiễm Covid-19 mới tác động ít nhiều đến đời sống người dân. Dựa vào số ca nhiễm, người dân sẽ có kế hoạch lao động, ra ngoài vui chơi hay đưa ra kế hoạch kinh doanh nếu có...
Cũng có ý kiến khác cho rằng nên tạm dừng công bố ca mắc mới, vì những số liệu được công bố hiện nay chưa chính xác, không đúng với thực tế, do người dân nhiễm bệnh không báo cáo chính quyền.
Trả lời RFA hôm 7/3, bác sĩ Phạm Ngọc Thắng, một nghiên cứu sinh chuyên ngành về truyền nhiễm và chống nhiễm khuẩn, nhận định :
"Là bác sĩ thì tôi thấy nó chưa thật là chuẩn đâu, đó là một biện pháp thụ động mà mình không thể làm gì khác được. Chúng ta không làm gì khác được thì chúng ta phải theo nó thôi. Chuyện công bố (tổng số ca nhiễm Covid-19 mỗi ngày) thì nó cũng giống như là kít test, nó chỉ là một biện pháp nghiên cứu khoa học, tất cả chúng ta đã nhất trí là nó phải như thế, đành phải chấp nhận với nhau là tất cả các con số theo quy luật Pareto là chừng đó người bị thì sẽ là như vậy và không thể dừng. Tôi đã tính là chúng ta sẽ mất 10% dân số, là khoảng 10 triệu người giống như nước Mỹ. Điều vô tình là chúng ta được bằng nước Mỹ một cách vô duyên nhất, tiền thì không có mà buộc phải làm những cái điều... đến bây giờ thì tiêm vắc-xin không phải là một phương pháp chống dịch".
Ông William A. Haseltine, Giáo sư Đại học Harvard - Hoa Kỳ, trong bài viết đăng trên Tạp chí Forbes mới đây cho rằng, không thể ngừng công bố số ca nhiễm Covid-19. Ông viết :
"Hãy tưởng tượng nếu chúng ta chỉ báo cáo các trường hợp nhiễm Covid-19 phải nhập viện và tử vong trước khi bùng phát biến chủng Omicron... thì đã có thể chúng ta đã chậm chân, thậm chí còn không được chuẩn bị sẵn sàng. Chúng ta sẽ không thể sửa đổi hành vi của mình, hủy bỏ các sự kiện, phân phối tài nguyên cho các hệ thống chăm sóc sức khỏe và tăng cường xét nghiệm một cách đáng kể. Dữ liệu quý giá về số ca nhiễm cho phép lập kế hoạch ở cấp địa phương và liên bang, biết nơi cần gửi thiết bị bảo hộ y tế và dụng cụ xét nghiệm".
Ngoài ra theo Giáo sư William, báo cáo các trường hợp nhiễm Covid-19 trên bình diện quốc tế cho phép khách du lịch đưa ra quyết định sáng suốt, cũng như giúp phân bổ hỗ trợ giữa các nước hiệu quả. Việc không công bố số ca nhiễm theo ông William cũng sẽ làm giảm số người đi xét nghiệm, trong khi đó là một công cụ quan trọng nhất để kiểm soát đại dịch và phát hiện sớm các biến thể mới.
Bác sĩ Đinh Đức Long, khi trao đổi với RFA hôm 7/3, nhận định dưới một góc nhìn khác :
"Ở Việt Nam thì mọi chủ trương công bố hay không công bố (số ca nhiễm Covid-19) thì nó thuộc về vấn đề chính trị, chứ không phải vấn đề chuyên môn. Ngành y chỉ là một ngành chuyên môn, họ công bố nhiều hay ít, công bố đúng sự thật hay công bố khác đi đều có chỉ đạo của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam... còn cụ thể thế nào thì không biết. Mọi thức mở cửa lại, đường bay mở lại, nói chung là cái gì cũng phải hợp chủ trương của đảng và nhà nước, còn nói trái với chủ trương của đảng và nhà nước là không được".
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, từ 16h ngày 6/3 đến 16h ngày 7/3, Việt Nam ghi nhận 147.358 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó 23 ca nhập cảnh và 147.335 ca nhiễm trong nước.
Kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 đến nay, Việt Nam có 4.582.058 ca nhiễm, đứng thứ 21/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, bình quân cứ 1 triệu người có 46.385 ca nhiễm.
‘Canh và chặn’ : cách Hà Nội đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền
VOA, 18/02/2022
Cho người canh giữ trước nhà hay ngăn chặn việc đi lại là một cách làm ‘có hệ thống’ của chính quyền Việt Nam để đối phó với các nhà hoạt động nhân quyền, một phúc trình của tổ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) vừa được công bố cho biết.
Cảnh sát canh gác trong một phiên tòa xét xử người bất đồng chính kiến ở thành phố Hồ Chí Minh hồi năm 2010
Phúc trình dài 66 trang có tựa đề ‘Bị nhốt ở trong nhà : Các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị hạn chế quyền tự do đi lại’ đã được HRW công bố tại một buổi họp báo vào sáng ngày 17/2 tại Bangkok để kêu gọi chính quyền Việt Nam ‘chấm dứt việc tùy tiện ngăn cản các nhà bất đồng chính kiến trên toàn quốc’.
Theo Human Rights Watch, cách làm ‘canh và chặn’ này khiến các nhà hoạt động và các nhà bất đồng chính kiến ‘chịu quản thúc tại gia vô thời hạn’.
Theo giải thích của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền thì với cách làm này, các nhà hoạt động ‘bị câu lưu trong thời gian vừa đủ lâu để không tham dự được các cuộc biểu tình, các phiên tòa hình sự hay cuộc gặp với các nhà ngoại giao và tổng thống Mỹ’và bị hạn chế xuất nhập cảnh.
Hơn 170 trường hợp
Phúc trình đã ghi nhận các trường hợp của hơn 170 nhà hoạt động, blogger và nhà bất đồng chính kiến ở Việt Nam bị đàn áp kiểu này, trong đó có bị chặn trước cửa nhà, chặn trên đường đi, giữ lại không cho xuất, nhập cảnh ở sân bay, cửa khẩu và từ chối cấp hộ chiếu…
Trong một đoạn video được HRW trình chiếu tại buổi họp báo, ông Trịnh Bá Phương, một nhà tranh đấu về các quyền về đất đai ở Việt Nam đã bị tuyên án 10 năm tù, đã quay lại cảnh an ninh thường phục ‘dàn trận’ trước nhà ông và có hành động quát tháo, đe dọa và dường như đã hành hung ông. Một đoạn video khác cho thấy ông Nguyễn Quang A, nhà bất đồng chính kiến nổi bật ở Hà Nội, bị một số người trẻ mặc thường phục đẩy lại vào nhà khi đang trên đường đi.
Chính quyền cho ‘nhân viên an ninh mặc thường phục đóng chốt ngoài tư gia, khóa cửa ra vào của người bất đồng chính kiến bằng khóa ổ, thậm chí đổ keo đa năng vào các ổ khóa, dựng rào chắn và các chướng ngại vật, và huy động côn đồ địa phương đe dọa người dân’, phúc trình cho biết.
"Lúc nào sự ngăn chặn này cũng đi kèm với sự đe dọa về thân thể. Nếu các nhà hoạt động tìm cách trốn thoát thì họ sẽ bị đánh đập", ông Phil Robertson, phó giám đốc phụ trách khu vực Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói tại cuộc họp báo công bố phúc trình.
Trong một số vụ việc, nhân viên an ninh cưỡng chế các nhà hoạt động lên tàu hỏa hoặc máy bay để buộc trở về nơi cư trú, cũng theo phúc trình.
Và khi cần đi ra nước ngoài hoặc khi làm thủ tục xin cấp hay gia hạn thì các nhà hoạt động này mới biết họ nằm trong danh sách cấm xuất nhập cảnh ‘với những lý do an ninh quốc gia chung chung’.
"Chính quyền không công bố danh sách cấm xuất nhập cảnh hay thông báo cho những người có tên trong danh sách biết việc họ bị cấm, hoặc thông báo cho họ biết thời hạn cấm là bao lâu", HRW cho biết.
Ngay cả khi xuất cảnh với mục đích cá nhân như đi du lịch hay đi chữa bệnh thì các nhà hoạt động vẫn bị chính quyền chặn lại do ‘quá nhạy cảm’ với khả năng họ gặp các quan chức nước ngoài hay các nhân vật lưu vong.
HRW đưa ra trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh, người đang bị giam giữ về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, đã bị cầm giữ suốt 10 ngày hồi tháng 1 năm 2021 khi Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội 13, và ông Nguyễn Quang A bị nhân viên an ninh lôi lên xe đi vòng vòng hồi năm 2016 để ngăn ông đến gặp Tổng thống Mỹ Barack Obama lúc đó đang ở thăm Hà Nội.
Tại buổi họp báo, ông Robertson cũng nêu lên trường hợp của bà Phạm Đoan Trang, một nhà báo độc lập đang thụ án 9 năm tù về tội ‘Tuyên truyền chống nhà nước’. Hồi năm 2016, bà Trang cùng một người bạn lái xe từ Sài Gòn ra Hà Nội để tham dự cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Barack Obama nhưng ‘bị chặn lại khi cách Hà Nội 100km, bị câu lưu và bị buộc phải quay về’.
Còn về xuất nhập cảnh, phúc trình nêu các trường hợp của linh mục Nguyễn Đình Thục bị ngăn xuất cảnh sang Nhật nhân chuyến thăm của Giáo hoàng Francis hồi năm 2019 với lý do ‘bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội’.
Blogger Phạm Chí Dũng, người cũng đang thụ án tù, cũng từng bị chặn lại ở sân bay Tân Sơn Nhất hồi năm 2014 khi ông chuẩn bị đáp chuyến bay đi Geneva để điều trần về nhân quyền Việt Nam tại kỳ Xem xét Định kỳ Phổ quát của Liên Hiệp Quốc.
‘Ăn bánh canh’
Cách làm này của chính quyền trở nên quen thuộc đối với các nhà hoạt động đến nỗi nó trở thành ‘một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ’ và thậm chí còn được họ gọi đùa là ‘ăn bánh canh’ (eating guard soup), ông Phil Robertson cho biết.
Họ còn ứng phó bằng cách lên đường trước vài ngày trước khi xảy ra sự kiện nhạy cảm nào đó nhưng cuối cùng vẫn bị chặn lại, cũng theo ông Robertson.
Không chỉ bản thân các nhà hoạt động mà ngay cả người thân của họ cũng gặp các hạn chế về đi lại này trong hành động mà HRW gọi là ‘trừng phạt tập thể’.
HRW chỉ ra những sự kiện chính trị nhạy cảm như Đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội, các ngày lễ quốc tế về nhân quyền, các ngày kỷ niệm các vụ xung đột Việt-Trung, hay chuyến thăm của các nhà lãnh đạo nước ngoài, nhất là Mỹ, là những lúc nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường các hoạt động canh giữ và ngăn chặn này.
"Chính quyền Việt Nam hiển nhiên coi việc một số người đi dự các sự kiện nhân quyền hay tự do tôn giáo, hoặc gặp gỡ các quan chức nước ngoài tới thăm Việt Nam là hành vi phạm tội", ông Robertson nói.
Ông kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức chấm dứt mọi hạn chế này và sửa đổi các điều luật cản trở quyền tự do cơ bản của công dân và kêu gọi các đối tác và nhà tài trợ cho Việt Nam ‘gây sức ép để chính quyền Việt Nam chấm dứt cách hành xử này’.
"Cộng đồng quốc tế cần phải lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa và đưa vấn đề này ra Liên Hiệp Quốc và Hội đồng Nhân quyền", ông Robertson nói.
Trao đổi với VOA từ Hà Nội, ông Nguyễn Lân Thắng, một nhà bất đồng chính kiến, cho biết việc canh và chặn đối với ông ‘thường xuyên xảy ra’, nhất là trong các cuộc tưởng niệm liên quan đến Trung Quốc, các cuộc biểu tình, các phiên tòa xét xử những nhân vật bất đồng chính kiến.
Ông nói do ông có cách tiếp cận ôn hòa nên không gặp phải thái độ căng thẳng của những người canh giữ ông, còn những bạn bè ông do ‘cố gắng bảo vệ quyền đi lại’ nên gặp phản ứng quyết liệt của phía an ninh.
"Mục đích của những người canh giữ là làm sao mình không đến địa điểm này, không tham dự sự việc này, sự việc kia", ông Thắng nói.
Cũng theo lời ông Thắng thì việc quản thúc ông như vậy ‘không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống cá nhân’ của ông vì họ ‘không ngăn chặn tôi đi làm, đi chợ hay đi những công việc cá nhân’.
Để có được phúc trình này, HRW đã dựa vào báo chí độc lập, mạng xã hội, blog độc lập và các trang mạng. Họ cũng đã phỏng vấn trực tiếp các nạn nhân và gia đình cùng với nhân chứng.
Đây là lần đầu tiên Tổ chức Theo dõi Nhân quyền xem xét một cách có hệ thống cách thức hạn chế tự do đi lại của chính quyền Việt Nam để công bố trong một phúc trình đầy đủ và toàn diện.
Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa có phản ứng gì về phúc trình của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhưng trước giờ họ vẫn khăng khăng cho rằng 'không có vi phạm nhân quyền ở Việt Nam'.
Nguồn : VOA, 18/02/2022
********************
RFA, 17/02/2022
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tố cáo chính quyền Việt Nam ngăn chặn, giới hạn quyền đi lại của giới hoạt động xã hội và những người bất đồng chính kiến. Những người bị ngăn chặn xác nhận chuyện này xảy ra công khai nhiều năm qua.
Hôm 17 tháng 2 năm 2022, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) tổ chức buổi công bố báo cáo tại Câu lạc bộ Báo chí Thái Lan về tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam đối với giới hoạt động xã hội và những người bất đồng chính kiến. HRW coi việc canh chặn, không cho giới bất đồng chính kiến ra khỏi nhà vào những dịp mà họ cho là ‘nhạy cảm’ là sự vi phạm "có hệ thống và trên quy mô rộng".
Đây là chuyện xảy ra ở Việt Nam từ nhiều năm qua nhưng theo ông Phil Robertson, Phó giám đốc phân ban Châu Á của HRW, thì đây là lần đầu tiên tình trạng vi phạm quyền tự do đi lại của công dân ở Việt Nam được hệ thống lại một cách chi tiết và đầy đủ với những hồ sơ cụ thể. Ông nói tại buổi họp báo :
"Đây là những ví dụ minh hoạ rõ nét của hệ thống mang tính đàn áp và đe doạ, khiến Việt Nam trở thành một trong những nước có chính phủ lạm dụng nhân quyền một cách tồi tệ nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Đây là cách mà chính quyền đe doạ những nhà hoạt động cũng như gia đình của họ, và hòng tìm cách kiểm soát những người này.
Chỉ khi các chiến thuật đe doạ không tỏ ra hiệu quả, thì nhà nước Việt Nam mới dùng đến phương án bắt bớ, khởi tố, và bỏ tù người bất đồng chính kiến".
Một người trong giới bất đồng chính kiến (tạm thời không muốn nêu tên vì lý do an toàn) nói với RFA vào sáng 17 tháng 2 năm 2022 :
"Hôm nay là ngày 17 tháng 2 nên bây giờ đang có người canh trước cửa nhà tôi đây. Trước đây họ còn gắn mấy cái camera chĩa thẳng vào nhà tôi. Mấy ngày họ cho là nhạy cảm như ngày mất Gạc Ma, mất Hoàng Sa, ngày 17 tháng 2 thì cả một ‘chợ bánh canh’ quanh nhà.
Mình ra khỏi nhà thì bị đẩy ngược lại. Nếu mình cố tình đi thì họ kêu thêm người rồi vây mình lại. Hỏi lý do thì họ sừng sộ rồi nói những lời xúc phạm mình. Nếu mình chống lại thì họ đánh mình và công an quanh đó sẽ bắt mình với tội ‘gây rối’. Chuyện an ninh canh chặn với sắc phục và thường phục đều có. Họ canh công khai".
Anh Lê Hoàng, một người từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc cho RFA hay, những người ngồi canh, chặn thường là công an phường, quận mặc thường phục mà những người thường xuyên bị canh, chặn không lạ gì họ. Anh nói tiếp:
"Chắc là họ ra quy chế rõ ràng. Ví dụ ngày mai sai lính chặn ở nhà không cho đi đâu là họ chốt chặn không cho mình ra khỏi cửa luôn. Mình đi ra là họ gây sự và đẩy mình vào. Họ cho khoảng ba, bốn người canh. Như em là họ cho bốn người. Bốn người thì mình ra là họ đẩy mình vào ngay; họ làm đủ trò ngay chứ không có chuyện mình cố tình đi được đâu. Còn trường hợp nhẹ hơn, chẳng hạn như mai đi thắp hương tưởng niệm thì họ không chặn nữa mà họ cho khoảng hai người đi theo rồi quay phim, chụp ảnh.
Em cho là họ quay phim, chụp ảnh để thứ nhất là báo cáo; thứ hai là để mình ngại hay mình sợ. Bọn em thì biết thừa là việc thắp hương, tưởng niệm chẳng ai có thể ngăn cấm được vì đó là quyền không thể chối cãi của mình.
Nếu mình bảo họ làm thế là vi phạm nhân quyền, tôi không có vấn đề gì cần giám sát hay vi phạm lệnh quản chế mà cứ theo tôi chẳng hạn thì họ không trả lời, họ né tránh".
Người thanh niên canh cửa nhà Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh tháng 1/2021.
"Bánh canh" là thuật ngữ mà những người bất đồng chính kiến, giới hoạt động nhân quyền dùng để chỉ tình trạng bị an ninh canh giữ trước cửa nhà không cho đi đâu.
Việc an ninh canh nhà giới hoạt động, bloggers, cựu tù nhân lương tâm, cựu tù nhân nhân quyền… vào các dịp như đại hội đảng, họp quốc hội, nguyên thủ Hoa Kỳ thăm Việt Nam, ngày kỷ niệm cuộc chiến Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, hải chiến Hoàng Sa, Gạc Ma hay trước các phiên xử những người bất đồng chính kiến… xảy ra từ nhiều năm qua mà nạn nhân chỉ có thể lên tiếng qua các trang mạng xã hội. Phía chính quyền thì bỏ ngoài tai, không thừa nhận cũng không chối bỏ. Chính quyền Việt Nam bị cho là bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế trong vấn đề nhân quyền.
Đầu năm 2019, khi Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn, hơn một chục nhà hoạt động chính trị nổi tiếng của Việt Nam cho Reuters biết, công an đã tăng cường giám sát và ngăn cản họ rời khỏi nhà tại Hà Nội.
Đầu năm 2021, vài ngày trước khi đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng cộng sản Việt Nam khai mạc, nhiều người trong giới bất đồng chính kiến, giới phản biện bị an ninh ngồi trước cửa nhà theo dõi. Bác sĩ Đinh Đức Long là một người trong số đó. Ông chia sẻ với RFA :
"Nói về mặt luật pháp thì nếu mình ra khỏi nhà mà họ cản trở việc đi lại của công dân thì họ vi phạm. Còn họ chỉ canh mà không cản trở mình thì đấy là việc của họ thôi. Trên thực tế không ảnh hưởng gì. Chẳng có lệnh nào mà cũng chẳng có bản án nào của tòa hết. Họ canh thế để xem mình có làm gì không. Mang tính chất răn đe, phòng ngừa là chính.
Tất nhiên mình cảm thấy khó chịu. Khi tôi phát hiện ra sự việc và tôi chụp hình đưa lên Facebook thì một số tên còn đi qua trước cửa vung tay vung chân rồi dòm vào tận nhà. Tôi ví hành động đó như hành động của tàu chiến Trung Quốc ngang ngược tuần tra trên Biển Đông. Đe dọa, cướp bóc, giết hại ngư dân sinh sống, làm việc lương thiện trên vùng biển chủ quyền Việt Nam từ hàng ngàn đời nay.
Sau khi tôi so sánh như vậy trên Facebook thì họ rút ra xa hơn. Như vậy là họ có theo dõi và điều chỉnh kịp thời. Ít nhất là trường hợp của tôi".
Tình hình nhân quyền Việt Nam bị HRW đánh giá là không cải thiện khi Hà Nội trừng phạt một cách có hệ thống đối với các nhà hoạt động dám công khai lên tiếng về hiện trạng đất nước. Ít nhất 63 người bị giam tù chỉ trong năm 2021 vì bày tỏ chính kiến hoặc tham gia các hội, nhóm bị Nhà nước xem là chống chính quyền. Trong số đó, nhiều người phải chịu những bản án rất nặng sau các phiên xử bất công dựa theo những cáo buộc ngụy tạo.
Ngoài HRW lên tiếng về tình hình nhân quyền Việt Nam, hôm 1 tháng 11 năm 2021, các báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã gửi một bức thư đến Chính phủ Việt Nam, yêu cầu cung cấp các thông tin về việc bắt giữ và kết án đối với một số các nhà hoạt động tại Việt Nam trong năm 2020 và 2021.
Hôm 21 tháng 12 năm 2021, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới đã gửi thư yêu cầu kéo dài thời hạn phúc đáp cho đến ngày 28 tháng 2 năm 2022.
Trọng Nghĩa, RFI, 17/02/2022
Trong một bản báo cáo mới nhất về Việt Nam công bố ngày 17/02/2022, tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Human Rights Watch đã tố cáo chính quyền Việt Nam về việc "cản trở một cách có hệ thống quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động chính trị và nhân quyền".
Một số nhà hoạt động, bất đồng chính kiến Việt Nam đang bị cầm tù. Ảnh minh họa tài liệu chụp từ trang web của Human Rights Watch © RFI tiếng Việt
Bản báo cáo dài 66 trang, mang tựa đề "Nhốt chúng tôi ở trong nhà : Hạn chế tự do đi lại của các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam", đã ghi nhận các vụ vi phạm thường xuyên của chính quyền Việt Nam đối với quyền tự do đi lại và các quyền cơ bản khác bằng cách buộc các nhà đấu tranh, giới bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền và những người khác phải chịu chế độ quản thúc tại gia vô thời hạn, sách nhiễu và nhiều hình thức câu lưu khác.
HRW ghi nhận là chính quyền Việt Nam thường câu lưu các nhà hoạt động trong thời gian vừa đủ lâu để ngăn họ không tham dự được các cuộc biểu tình, các phiên tòa hay các cuộc gặp với các nhà ngoại giao hay lãnh đạo nước ngoài, cũng như nhiều sự kiện khác.
Trong bản báo cáo, HRW cho biết họ đã điều tra nhiều trường hợp bị hạn chế đi lại năm 2004 đến năm 2021, nhắm vào hơn 170 nhà hoạt động, blogger và nhà bất đồng chính kiến, cũng như người thân của họ, trong đó có cả những vụ chặn giữ ở sân bay và cửa khẩu, cũng như từ chối cấp hộ chiếu hay các giấy tờ khác.
Trong bức ảnh ghép minh họa kèm theo báo cáo, HRW đã đăng ảnh của một nhà hoạt động người Việt bị giam giữ như các ông Phạm Chí Thành, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, bà Nguyễn Thúy Hạnh hay nhà báo Phạm Đoan Trang…
Tổ chức HRW đã kêu gọi chính quyền Việt Nam chấm dứt ngay lập tức mọi hạn chế đi lại và sửa đổi luật mà hạn chế những quyền cơ bản của công dân như là quyền tự do đi lại trong và ngoài Việt Nam.
Ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của HRW còn cho rằng : "Các nhà tài trợ và đối tác thương mại của Việt Nam cần nhận thức được sự cản trở đối với quyền tự do đi lại đang diễn ra hàng ngày và gây sức ép để chính quyền Việt Nam chấm dứt cách hành xử như thế."
Trọng Nghĩa
*******************
Thu Hằng, RFI, 18/02/2022
Ngày 17/002/2022, Cục Quản lý Dược, bộ Y tế Việt Nam, đã cấp phép khẩn cấp ba dược phẩm chứa hoạt chất Molnupiravir điều trị Covid-19, do ba doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, gồm công ty trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Stellapharm, Công ty cổ phần Dược phẩm Boston Vietnam và Công ty cổ phần Dược phẩm Mekorpha. Giấy phép có hiệu lực ba năm kể từ ngày ký quyết định.
Dược phẩm Molnupiravir do hãng Merck & Co Inc và Ridgeback Biotherapeutics LP phát triển. © Merck & Co Inc/Handout via Reuters/File Photo
Theo truyền thông Việt Nam, ba loại thuốc này được cấp giấy phép lưu hành với ba điều kiện đi kèm : cơ sở sản xuất phải kiểm tra chất lượng nguyên liệu đạt yêu cầu trước khi sản xuất ; theo dõi, kiểm tra chất lượng thuốc hàng tháng ; tiếp tục nghiên cứu độ ổn định của thuốc.
Theo dự kiến, thuốc Molnupiravir sẽ được bán với giá 300.000 đồng/hộp và được phân phối rộng rãi từ tuần sau tại các hiệu thuốc trên cả nước. Trước đó, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng yêu cầu các cơ quan liên quan kiểm soát chặt chẽ về chất lượng và giá bán để tránh đầu cơ, lợi ích nhóm trong việc cung ứng thuốc. Còn theo ông Lương Đăng Khoa, tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Boston Việt Nam, khi trả lời VnExpress ngày 18/02, giá bán 300.000 đồng thấp hơn mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho các nước kém phát triển là 19,9 đô la (khoảng 440.000 đồng).
Số ca nhiễm Covid-19 hàng ngày tại Việt Nam vẫn ở mức cao, thêm hơn 36.200 ca theo số liệu tối 17/02. Tính trung bình trong vòng 7 ngày qua, mỗi ngày có 84 ca tử vong. Ba loại thuốc Molnupiravir được cho là liệu pháp hiệu quả cho việc điều trị tại nhà đối với các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ, để giúp giảm tải cho các bệnh viện và cơ sở y tế điều trị tập trung.
Thu Hằng
Nước Pháp trước nguy cơ một cơn sóng thần Covid-19 mới ập đến trước thềm Năm Mới là chủ đề chính của báo chí Pháp hôm 27/12/2021. Tổng giám mục người Nam Phi Desmond Tutu, đồng kiến trúc sư nền hòa bình cho đất nước cùng với cố lãnh tụ Mandela, qua đời ở tuổi 90, là chủ đề chiếm trang nhất của hầu hết các báo.
Ảnh minh họa biến thể Omicron, mà trong vài ngày nữa sẽ chiếm đa số các ca nhiễm Covid tại Pháp. Reuters – Dado Ruvic
Về đại dịch Covid-19, nhật báo thiên hữu Le Figaro chạy tựa nhỏ trên trang nhất, loan tin chính phủ họp để chuẩn bị đưa ra các biện pháp mới, có khả năng lệnh giới nghiêm sẽ được áp dụng, và thời gian cách ly đối với những người nghi nhiễm sẽ được rút bớt, để phù hợp với tình hình mới. Về phần mình, nhật báo thiên tả Libération dành tựa lớn cho chủ đề nguy cơ đại dịch "Omicron, hỗn loạn tối đa", nhấn mạnh là với 100.000 ca nhiễm mới vào ngày Noel, dịch bệnh đang lây lan nhanh chóng.
Xã luận Libération, nhan đề "Phản công", không ủng hộ biện pháp giới nghiêm", cho dù chỉ là giới nghiêm trong đêm giao thừa 31/12, bởi biện pháp này có nguy cơ làm lây nhiễm gia tăng, đặc biệt đối với các gia đình phải sống trong "những căn hộ chật hẹp, đông người, kém thông khí". Biện pháp ưu tiên vẫn là ấn định "chứng nhận tiêm chủng", cấm đến những nơi tập hợp đông người đối với những ai chưa chích ngừa đủ. Không có biện pháp nào hiệu quả hơn là tiêm chủng nhanh kịp với tốc độ lây lan của dịch bệnh, theo Libération.
Bài xã luận Libération đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất đáng sợ của biến thể mới. Theo Libération, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lẽ ra không nên gọi biến thể đang đe dọa nước Pháp, Châu Âu và thế giới hiện nay là Omicron, mà cần giữ tên gọi ban đầu là "Nu", đúng theo trật tự bảng chữ cái tiếng Hy Lạp. Lo ngại của WHO là không muốn gây hiểm nhầm với từ "Nu" ("Nu" trong tiếng Pháp có nghĩa là "trần trụi"), nhưng theo Libération, trên thực tế biến thể này đúng là "đang lột trần những giới hạn của tất cả các chiến lược đối phó", buộc chính phủ phải họp khẩn hôm nay, ngay trong kỳ nghỉ cuối năm.
Xã luận Libération chia sẻ với nỗi bực bội của nhiều người dân Pháp, khi nghĩ rằng tiêm chủng sẽ cho phép dỡ bỏ mọi hạn chế, không cần đến xét nghiệm. Tuy nhiên nhật báo cũng nhấn mạnh là trên thực tế vac-xin không thể ngăn chặn được virus lây lan, mà chỉ làm giảm mức độ nguy hiểm đến tính mạng của người đã được tiêm chủng.
Năm trang đầu của Libération dành cho chủ đề đại dịch. Libération có bài phóng sự về tình cảnh hàng trăm người tập hợp trước một cơ sở y tế, ngoại ô Paris, chờ xét nghiệm, sau một ngày Noel số ca nhiễm kỷ lục. "Hội hè đã hết" là câu mở đầu cho một bài viết khác, dự báo chính phủ sẽ đưa ra nhiều biện pháp nghiêm ngặt trong cuộc họp quốc phòng về dịch tễ chiều nay. Libération cho biết số lượng người quyết định tiêm chủng lần đầu tiên tăng mạnh, 50.000 người trước ngày Noel, so với mức trung bình 38.000, trong lúc rất có khả năng chính phủ sẽ áp dụng chứng nhận tiêm chủng kể từ ngày 15/01/2022.
Trong một bài viết khác, Libération cho biết hệ thống bệnh viện Pháp đang gặp nhiều khó khăn hơn trước, đặc biệt với chính sách cắt giảm số giường bệnh của chính quyền Macron : kể từ năm 2017, bệnh viện Pháp đã mất gần 18.000 giường. Tỉ lệ vắng mặt cao (khoảng 10%) của nhân viên y tế trong hệ thống cơ sở y tế công cũng là một nguyên nhân quan trọng gây khó khăn khác.
"Nước Pháp bị đợt sóng lớn Omicron rượt đuổi" là tựa lớn trang nhất của Les Echos. Để giúp độc giả hình dung rõ về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh hiện tại, Les Echos đưa ra 5 con số cho thấy tình hình đang xấu đi nhiều. Thứ nhất là số ca nhiễm kỷ lục (hơn 100.000) vào kỳ Noel, đúng theo dự đoán của chính phủ. Thứ hai là số ca nhập viện tổng cộng là khoảng 16.000 người, và dự báo sẽ là trung bình 1.000/ngày vào tháng Giêng. Đây chưa phải là một làn sóng lớn (so với hai đỉnh dịch trước, 3.500 và 3.000 người/ngày), nhưng cần chú ý là có đến 3.299 người đang phải điều trị tích cực.
Số liệu quan trọng thứ ba là tỉ lệ ca nhiễm cao, đặc biệt là ở lứa tuổi từ 6 đến 10, với 950 ca/100.000, và đây chính là điều khiến chính phủ muốn mở rộng tiêm chủng cho lứa tuổi này. Điểm thứ tư là số lượng người phải nghỉ làm do nghi nhiễm Covid đã tăng gấp 7 lần trong vòng 2 tháng, với hơn 42.000 người hiện nay. Và điểm đặc biệt đáng lo ngại thứ 5 là còn hơn 20% dân cư chưa tiêm chủng.
Theo nhật báo kinh tế Pháp, "Chính phủ đang tìm cách, vừa ngăn chặn Omicron, vừa không khiến đất nước bị tê liệt". Giảm số ngày cách ly với người nhiễm và người nghi nghiễm, để không gây tình trạng thâm hụt nghiêm trọng nhân lực, và giảm bớt thời gian cần tiêm nhắc lại xuống còn ba tháng, để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng, là các biện pháp ưu tiên. Việc bắt buộc phải mang khẩu trang khi ra ngoài, ở những nơi tập hợp từ 10 người trở lên, như chợ búa, cũng là điều được nhiều người đòi hỏi.
Theo Les Echos, áp lực lên chính phủ ba tháng trước cuộc bầu cử tổng thống là rất lớn. Việc cân bằng được giữa nghĩa vụ bảo vệ người dân Pháp một bên, và bên kia là không làm cho xã hội quá mệt mỏi với các biện pháp siết chặt, quả là không hề dễ dàng với chính phủ.
Nguy cơ dịch bệnh đè nặng lên cuộc bầu cử tổng thống là một hồ sơ khác của Les Echos. Nhật báo kinh tế điểm ra "Bốn bất trắc lớn" của kỳ bầu cử chưa từng có này, có thể đảo lộn hoàn toàn cục diện.
Dịch bệnh có thể trở thành chủ đề chính, gạt ra bên ngoài các chủ đề quan trọng khác. Nhiều ứng cử viên lo ngại sẽ không có được một "cuộc tranh luận dân chủ", và tất cả sẽ tập trung xung quanh vấn đề năng lực đối phó dịch bệnh của tổng thống mãn nhiệm Emmanuel Macron.
Một "ẩn số lớn" là tác động của đại dịch đến người dân Pháp, quá mệt mỏi sau hai năm dịch bệnh và có xu hướng bỏ phiếu chống lại hệ thống hiện hành. Tỉ lệ cử tri thay đổi nhanh chóng ý định bỏ phiếu có thể đạt mức chưa từng có. Theo một thăm dò dư luận, của Ipsos-Steria, khoảng 30% người được hỏi thay đổi ý kiến trong vòng hai tháng (thay đổi trong quyết định chọn ứng viên, quyết định vắng mặt hay đi bỏ phiếu). Số lượng người quan tâm đến bầu cử hiện cũng rất thấp, với 54%, theo thăm dò của PrésiTrack OpinionWay.
Báo Le Monde trên mạng trong bài về Covid ra hôm nay, có bài "Covid-19 : một tuần lễ quyết định với chính phủ đối diện với biến thể Omicron". Nhật báo này tỏ ra thận trọng trước dự đoán là dịch bệnh sẽ trầm trọng hơn nhiều vào tháng tới. Đúng là tình hình đầy bất trắc, nhưng theo Le Monde, bên cạnh việc cẩn thận đề phòng, cũng cần để ngỏ cho viễn cảnh dịch bệnh có thể đột ngột suy giảm. Các thông tin từ Anh và Nam Phi cho thấy biến thể mới lây lan mạnh, nhưng không nguy hiểm như Delta.
Theo Le Monde, chính phủ có lý khi chờ đợi có thêm thông tin để đưa ra quyết định phù hợp. "Phong tỏa trở lại" là một lằn ranh đỏ cần tránh cho đến khi nào bất khả kháng, bởi biện pháp này sẽ "đẩy xã hội Pháp xuống vực thẳm tuyệt vọng" (theo giám đốc Viện thăm dò dư luận IFOP). Le Monde để ngỏ cánh cửa hy vọng với độc giả, khi khép lại bài viết với nhận định : biến thể Omicron cũng có thể sẽ đột ngột lặng lẽ ra đi, tương tự như khi đã đột ngột xuất hiện dữ dội, và cuộc tranh cử tổng thống có thể nối lại với không khí bình thường, ngay từ cuối tháng Giêng này.
Đồng kiến trúc sư nền hòa bình cho Nam Phi qua đời là hình ảnh lớn trang nhất Le Figaro. Nhật báo Pháp nhắc đến "người chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, người bạn, người đồng hành của Nelson Mandela, người đưa ra sáng kiến về một ‘dân tộc bảy sắc cầu vồng, cựu tổng giám mục Cap qua đời hôm Chủ nhật 26/12, thọ 90 tuổi".
Libération cùng dành hình ảnh trang nhất cho "Desmonde Tutu, người không thể bị khuất phục (1931-2021)". Nhật báo thiên tả nhắc đến tổng giám mục Anh giáo da đen đầu tiên nổi tiếng với tinh thần lạc quan, với phong cách nói thẳng, người bảo vệ nhiệt huyết cho quyền của cộng đồng LGBT (những người đồng tính, chuyển giới, lưỡng giới).
Từ cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đến nữ chính trị gia Pháp Christiane Taubira, từ Đạt Lai Lạt Ma đến thị trưởng Luân Đôn Sadiq Khan, cũng như chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, Charles Michel, đại diện cho khối 27 nước, đều gửi đi những thông điệp xúc động, vinh danh các cuộc chiến và tinh thần của cố tổng giám mục.
Nhân dịp này, Libération dẫn lại 6 câu nói nổi tiếng của cố lãnh đạo tinh thần của cuộc tranh đấu bất bạo động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Mở đầu bằng câu : "Hãy làm điều tốt, từng chút một, theo khả năng của bạn. Bởi những điều tốt nhỏ bé một khi tập hợp lại sẽ làm đảo lộn thế giới". Những lời này "tóm lại cuộc chiến và triết lý sống" của Tutu, theo Libération.
Năm câu nổi tiếng khác của cố tổng giám mục là : "Nếu bạn trung lập trong những tình huống bất công, thế có nghĩa là bạn chọn đứng về phía những kẻ áp bức", "Bạn không thể chọn được gia đình, những người thân của bạn là quà tặng của Thượng Đế cho bạn, giống như bạn với người thân của bạn", "Cha tôi thường nói : Thay vì cao giọng, tốt hơn là tìm ra những lập luận xác đáng hơn" và "Tôi ngày càng tin rằng tất cả những hành động của chúng ta đều có các hệ quả. Một hành động tốt sẽ không bốc hơi, không biến mất một cách dễ dàng".
Nhật báo công giáo La Croix có bài xã luận "Kinh Thánh của Desmonde Tutu". La Croix ca ngợi con người của đức tin, đóng vai trò quyết định trong việc chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và thiết lập nền hòa bình cho Nam Phi. Đáp lại những ai cho rằng tôn giáo và chính trị không được trộn lẫn với nhau, cố tổng giám mục Tutu từng nói : "Khi các thế lực hùng mạnh trên Trái đất phê phán chúng tôi bởi vì chúng tôi đang làm một thứ rất xấu là hòa trộn tôn giáo với chính trị, chúng tôi đáp lại : Thế quý vị đọc thứ Kinh Thánh gì đây ?".
Đối với cố tổng giám mục Tutu, đạo Thiên Chúa "không tách rời khỏi các vấn đề lớn của thời đại chúng ta : biến đổi khí hậu, nạn nghèo đói, chạy đua vũ trang, bình đẳng giới". Ông nói : "chúng ta, những người tin tưởng được tạo ra theo hình ảnh của Đức Chúa trời, không thể im lặng hay thờ ơ khi những người khác bị đối xử như thể họ thuộc về một giống loài khác, thấp kém hơn".
Cũng trang nhất La Croix, số ra sau ngày Noel, dành cho chủ đề "Ánh sáng le lói của Giáng sinh trong đêm Haiti". Trong hồ sơ này, La Croix giới thiệu về linh mục Michel Briand, một nhà truyền giáo tại đảo Haiti, nơi ông bị một băng đảng bắt làm con tin hồi mùa xuân năm ngoái trong ba tuần lễ. "Kể từ đó đến nay, vị linh mục này không rời Haiti, sống với người dân Haiti, chia sẻ những gian khó của người dân, trước hết là những đe dọa thường trực về an ninh".
Nạn buôn lậu cocaine tại Pháp cũng là một chủ đề trang nhất của Le Figaro. Trong lúc đại dịch Covid với biến thể Omicron được nhiều người ví với cơn sóng thần, Le Figaro nói đến "cơn sóng thần ma túy" đang quét qua đất nước. Nước Pháp với 600 nghìn người hàng năm sử dụng được coi là quốc gia đứng đầu Châu Âu.
Thách thức hàng đầu của Châu Âu trong thời gian tới sẽ là các kim loại chiến lược, như nicken, lithium hoặc cobalt là một chủ đề chính khác của nhật báo kinh tế Les Echos. Để thực thi được các cam kết về môi trường và khí hậu, Liên Âu phải bảo đảm được các nguồn cung chiến lược này.
Cụ thể là Liên Hiệp Châu Âu sẽ cần gấp 60 lần lượng lithium và 15 lần cobalt vào năm 2050 cho pin điện và gấp 10 lần các loại đất hiếm nói chung để thực hiện được mục tiêu chuyển đổi mô hình kinh tế sang kinh tế Xanh. Theo Les Echos, Liên Âu không thể chuyển từ sự phụ thuộc năng lượng hiện nay sang tình trạng phụ thuộc về đất hiếm, kim loại hiếm, mà phải tận dụng thời kỳ chuyển đổi này để xây dựng sự tự chủ chiến lược cho tương lai.
Trọng Thành
RFA, 14/12/2021
Chỉ riêng trong 8 ngày từ ngày 6 đến ngày 13 tháng 12, Hà Nội đã thêm hơn 5.300 ca nhiễm Covid-19 mới, trung bình mỗi ngày thêm hơn 750 ca mới. Trong đó, số ca cộng đồng chiếm hơn 50% tổng ca mắc mới trong ngày.
AFP Photo
Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội khi phát biểu tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND thành phố mới đây cho biết, Hà Nội đã chuyển đổi tư duy từ quản lý không Covid (zero Covid) sang quản lý rủi ro, giảm thiểu tử vong.
Sau thất bại trong việc phòng chống Covid-19, việc từ bỏ quản lý zero Covid đã được thành phố Hồ Chí Minh áp dụng từ hơn hai tháng trước. Nhưng vì sao bây giờ Hà Nội mới áp dụng ?
Trả lời RFA hôm 14/12, bác sĩ Phạm Ngọc Thắng, một nghiên cứu sinh chuyên ngành về truyền nhiễm và chống nhiễm khuẩn, nhận định về tình hình dịch Covid-19 hiện nay ở Hà Nội :
"Bài học của Thành phố Hồ Chí Minh là bài học cực kỳ đau xót, thất bại của cách ứng xử với dịch bệnh, đưa lại một bài toán mà kết quả cực kỳ xấu. Chuyện này thì mình và bạn bè đề nhất trí chuyện làm việc không khoa học, phiến diện, cũng đã được rút kinh nghiệm. Việc ứng xử với vi-rút cũng đã có tiến bộ đáng kể... nên sẽ không còn chuyện đóng cửa, tuyên bố chiến thắng Covid bằng mọi cách... rồi pháo đài các thứ chắc là nó hết rồi".
Theo bác sĩ Phạm Ngọc Thắng, ở Việt Nam thì có đến chín mươi mấy phần trăm trường hợp là không có triệu chứng. Cho nên việc đối xử với người nhiễm vi-rút sẽ không bị một cách cực đoan như bị kỳ thị, bị cách ly, bị tập trung, gia đình bị khoanh vùng... như hai năm qua. Ông Thắng nói tiếp :
"Theo tính toán ở Hà Nội cứ 10.000 ca nhiễm phát hiện ra thì sẽ có 4.000 ca trong cộng đồng, đó là chuyện chắc chắn, chứ không chỉ đúng 1.000. Chuyện này mọi người cũng sẵn sàng như thế. Hiện nay với lực lượng y tế và cách ứng xử với coronavirus đợt này thì mình nghĩ Hà Nội sẽ không bị như Thành phố Hồ Chí Minh".
Theo Bộ Y tế, Hà Nội hiện có hơn 9.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị. Trong đó có gần 500 trường hợp F0 điều trị tại nhà ; gần 6.000 ca điều trị tại các bệnh viện ; số còn lại điều trị tại y tế cơ sở. Hiện số ca bệnh mức độ trung bình, nặng/nguy kịch, phải thở ô-xy, thở máy không xâm lấn hay có xâm lấn tại Hà Nội đều tăng so với trung bình bảy ngày trước...
Dù bài học xương máu từ Thành phố Hồ Chí Minh đã được các tỉnh áp dụng, nhưng Luật sư Đặng Đình Mạnh khi nhận định với RFA hôm 14/12 cho rằng rút kinh nghiệm như thế là quá chậm :
"Sau 70 ngày, kể từ thời điểm Thành phố Hồ Chí Minh xác định thay đổi quan điểm phòng chống Covid-19, từ Zero Covid chuyển sang xu thế chung của thế giới là chung sống với dịch thì bây giờ Hà Nội mới bắt đầu ‘di biến động’ theo hướng này.
Hóa ra những kinh nghiệm xương máu đau thương từ Thành phố Hồ Chí Minh đã bị/được các địa phương khác ‘học tập’ quá chậm.
Công chúng phải tự hỏi, Bộ Y tế đã làm gì hay đã không làm gì để có một chỉ đạo chung cho việc phòng chống Covid trong phạm vi lãnh thổ ? Hay mỗi địa phương đã là một ‘sứ quân’ toàn quyền lựa chọn cách phòng chống Covid-19 theo quan điểm chủ quan riêng của mình ?"
Không chỉ số ca nhiễm ở Hà Nội tăng nhanh những ngày qua. Theo Bộ Y tế, tính từ 16h ngày 13/12 đến 16h ngày 14/12, Việt Nam đã ghi nhận 15.220 ca nhiễm Covid-19 mới. Trong đó một số tỉnh tăng cao như Cà Mau là 1.011 ca, Thành phố Hồ Chí Minh - 991, Tây Ninh 931, Bình Phước - 907, Cần Thơ - 692, Khánh Hòa - 597, Bắc Ninh - 225 ca, Thanh Hóa - 121 và Hưng Yên - 96 trường hợp...
Nhà báo Võ Văn Tạo, khi trả lời RFA hôm 14/12 từ Nha Trang, cho rằng :
"Hiện dịch lan ra phía Bắc khá nhiều, một số tỉnh thành đặc biệt là Hà Nội có số ca dương tính khá cao, là đột biết mới trong tình hình Covid-19 tại Việt Nam. Đối phó với dịch thì mỗi địa phương mỗi kiểu, Hà Nội thì công bằng mà nói vài ngày trở lại đây có vẻ nhìn ra vấn đề, và có rút kinh nghiệm của Sài Gòn. Nhưng dịch lan ra Hà Nội không phải chỉ trong vài ngày gần đây, mà đã một hai tháng nay. Mặc dù sài Gòn đã có bài học xương máu, nhưng Hà Nội lúc đó không rút kinh nghiệm".
Theo nhà báo Võ Văn Tạo, không chỉ Sài Gòn, Hà Nội, số ca hàng ngày ở Nha Trang cũng tăng lên... nhưng ai cũng hiểu là dịch bệnh nguy hiểm và tìm mọi cách hạn chế tác hại của nó... Nhưng rõ ràng đó là cái giá phải trả nếu muốn khôi phục kinh tế. Ông Tạo nói tiếp :
"Bởi vì nền kinh tế đã gần như chết đứng trong một thời gian khá dài, hơn nửa năm vừa rồi, rất gay go, bế tắt, nên buộc lòng phải quay lại sản xuất kinh doanh để phục hồi dần dần. Bởi vì khi tạo điều kiện đi lại, sản xuất kinh doanh các thứ thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng chuyện lây lan dịch bệnh, sẽ có điều kiện lây lan hơn nếu cứ phong tỏa, giới nghiêm như ngày xưa. Nhưng rõ ràng phong tỏ như ngày xưa thì cũng chỉ được một đoạn thời gian nào đó thôi, rồi cuối cùng cũng không thể nào kiềm hãm được, Sài Gòn đã có bài học như thế".
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã không có sự chuẩn bị đúng mức, nên rất lúng túng trong điều hành chống dịch, từ đó gây ra những sai lầm trong chính sách quốc gia phòng chống dịch Covid-19, dẫn đến tình trạnh mỗi địa phương chống dịch mỗi kiểu.
Nguồn : RFA, 14/12/2021
*********************
5.500 xe chở nông sản Việt Nam bị ùn ứ tại các cửa khẩu do Trung Quốc thắt chặt kiểm soát
VOA, 14/12/2021
Có khoảng 5.500 xe container chở hàng nông sản hiện đang bị mắc kẹt tại các cửa khẩu tiếp giáp với biên giới Trung Quốc khi nước này thắt chặt các biện pháp phòng chống Covid-19, truyền thông Việt Nam đưa tin hôm 14/12.
Nơi tập hợp xe nông sản bị ùn tắc ở cửa khẩu tại Lạng Sơn.
Thông tin trên được ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chia sẻ với báo chí tại Diễn đàn kết nối nông sản vào sáng 11/12.
Theo quan chức của Việt Nam, tính đến ngày 10/12, có khoảng 4.000 xe nông sản Việt Nam bị "mắc kẹt" ở các cửa khẩu Chi Ma, Tân Thanh, Hữu Nghị, chưa thể thông quan, khiến các bãi tập kết xe đầy kín. Ngoài ra, có khoảng 1.500 xe khác cũng đang bị kẹt tại cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, theo VnExpress.
Theo giải thích của ông Hòa, số lượng thông quan tại các cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, Chi Ma hiện bị giảm hơn một nửa so với trước đây, với khoảng 220 xe/ngày so với trước là 450 xe/ngày, khiến tổng công suất thông quan của 3 cửa khẩu trung bình chỉ có 500 xe/ngày. Những xe chở hoa quả như thanh long, mít đến cửa khẩu ở Tân Thanh phải mất từ 10-14 ngày mới được thông quan, khiến chất lượng hoa quả bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Tình trạng ùn ứ xe nông sản tại cửa khẩu là do phía Trung Quốc ngừng thông quan trong ba ngày để xem xét diễn biến của đại dịch và thắt chặt kiểm soát, khử trùng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Tuần trước, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ông Đặng Phúc Nguyên, cho biết Trung Quốc đang siết chặt kiểm soát dịch Covid-19, trong đó có các quy định kiểm dịch nghiêm ngặt như phải cách ly 6 – 7 tuần đối với thủy thủ đoàn trên tàu biển vào các cảng nên những nhà khai thác tàu trung chuyển tại các cảng ở miền Nam nước này đã quyết định tạm ngừng dịch vụ ít nhất 6 tuần trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khiến cho khoảng 1 triệu tấn nông sản của Việt Nam rơi vào nguy cơ khó tiêu thụ, làm gia tăng khả năng gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nguồn VOA, 14/12/2021
Sau một thời gian dài có rất nhiều người sử dụng mạng xã hội, rồi các cơ quan truyền thông quốc tế như VOA, RFA, BBC lên tiếng về tình trạng công dân Việt Nam bị cả hệ thống bắt chẹt bởi cần hồi hương lúc Covid-19 đang hoành hành, tuần này, một số cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam nhập cuộc Đối chiếu thông tin, ý kiến của tất cả các bên : Người dùng mạng xã hội, cơ quan truyền thông quốc tế, cơ quan truyền thông chính thức ở Việt Nam cũng như độc giả của họ, rõ ràng, hai chữ "đồng bào" đã có nghĩa khác, nghĩa mới. Đó là "tha hồ bóp nặn".
Lịch các chuyến bay giải cứu đồng bào về nước của Vietnam Airlines - Ảnh minh họa
***
Tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn vừa cho rằng nên "kết thúc sứ mệnh của các chuyến bay hồi hương" (1) - những chuyến bay mà hồi giữa năm ngoái từng khoác mỹ tự "giải cứu" vì được thực hiện để mang công dân Việt Nam đang học hành, làm việc, ở ngoại quốc, do Covid 19 trở thành đại dịch nên mắc kẹt trên xứ người, về nhà, sau này, do đối tượng được "giải cứu" phải trả chi phí gấp bốn, năm lần mức bình thường nên đối tượng thực hiện tự động đổi tên các chuyến bay đó thành "hồi hương" cho đỡ kỳ !
Thời báo Kinh tế Sài Gòn tóm tắt thực trạng không ai hiểu được vì sao : Tháng nào cũng có rất nhiều hãng hàng không ngoại quốc thực hiện các chuyến bay không tải (không có hành khách) vào Việt Nam để đưa người từ Việt Nam đi các nơi. Trong khi chính phủ các quốc gia khác, kể cả những lân bang với Việt Nam như Thái Lan mua lại chỗ trên những chuyến bay không tải vào Thái để đưa công dân Thái hồi hương thì Việt Nam không thèm làm như thế. Việt Nam tổ chức những chuyến bay không tải từ Việt Nam đi một số nơi để đưa công dân Việt Nam hồi hương và bắt họ trả chi phí gấp bốn, năm lần mức bình thường !
Minh – một độc giả của Thời báo Kinh tế Sài Gòn bình : Th ật vô lý và ngang trái. Người Việt làm viêc và học tập ở nước ngoài vốn chẳng dư giả gì. Thất nghiệp do dịch, không nơi bấu víu phải về nhà nương náu người thân nhưng giá vé hồi hương cao quá ! Vay mượn để về. Biết bao giờ trả hết nợ ? Doanh nhân Việt cần ra nước ngoài tìm kiếm đối tác, trang bị, thiết bị, khi rời việt Nam thì bay thoải mái với các hãng Emiretes, Quatar… với giá cực rẻ nhưng khi trở về thi trần ai : Phải đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam tại các nước, chờ được xét duyệt, còn bay theo các chuyến bay mà doanh nghiệp du lịch thuê chuyến thì phải trả từ 70 triệu đến 100 triệu. Trong khi hàng ngày vẫn có rất nhiều chuyến bay rỗng của các hãng hàng không đến Việt Nam. Tại sao chính phủ không cho phép các doanh nhân cần ra nước ngoài đăng ký với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hay UBND các tỉnh để khi trở về, họ có thể bay với bất cứ hãng bay nào ? Về đến Việt Nam tự đăng ký cách ly tại nơi cư trú, hoặc khách sạn như các nước đã và đang làm. Nếu cứ duy trì như hiện nay, chắc chắn hành khách Việt sẽ không còn gắn bó với các hãng hàng không Việt nữa đâu...
***
Ngoài Thời báo Kinh tế Sài Gòn, VietnamNet cũng đề cập đến nghịch lý mà những người Việt cần hồi hương đã cũng như đang phải chấp nhận nhưng ở một góc độ khác. Để không bị cả hệ thống (cơ quan ngoại giao, một số doanh nghiệp hàng không, du lịch, lưu trú) thi nhau "bóp, nặn" (có người mất vài trăm triệu đồng), nhiều người Việt từ Đông Á, Châu Âu, Bắc Mỹ, cần hồi hương đã mua vé máy bay đến Campuchia, rồi từ Campuchia theo đường bộ về Việt Nam và tự chọn nơi cách ly, không cần phải bay về Đà Nẵng, Nha Trang, rồi phải ở trong những resort, khách sạn sang trọng của Vingroup ở miền Trung.
Gần như không còn ai có cảm giác "ng ạo nghễ" đối với những chuyến bay "giải cứu" – "hòi hương". Nhìn chung phản hồi của độc giả đối với "Gian truân về quê mẹ : Lận đô la bay qua Campuchia rồi vật vã xe đò tới Việt Nam" trên VietnamNet chỉ còn ngao ngán, phẫn nộ (2). Tre nhấn mạnh : Miễn bình luận về chuyện Việt Nam là quốc gia duy nhất đóng cửa bầu trời đối với công dân của chính mình. Người Việt xa xứ than : Lẽ ra tổ quốc phải là nhà, quê hương phải giang tay đón con em mình trở về thì lại tạo muôn trùng khó khăn. Chung ngậm ngùi : Ôi, đây có còn là quê hương nữa không ?
VietnamNet không đề cập đến chuyện các cơ quan ngoại giao đại diện chính phủ Việt Nam ở nước ngoài can dự thế nào nhưng độc giả của VietnamNet không thể bỏ qua như thế. Theo Mạnh Hung : Không th ể nói các Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài không có phần vì muốn được suất charter mỗi người phải nộp 600 USD (trong vé). Trung Kiên nhận định : Giải cứu đồng bào mà giá cắt cổ. Vé do Đại sứ quán xét nhưng có mấy vé đúng đối tượng, tuồn hết ra chợ đen. Trong ngoài câu kết móc túi công dân. Nhà nước không thu được đồng nào cho ngân sách...
Do Polak nhận định : Các chuyến bay charter (thuê bay theo chuyến) tiếng là do chính phủ bảo trợ rõ ràng có lợi ích nhóm chi phối nên liên kết giữa Vietnam Airlines - Đại lý vé máy bay có tên An Bình - các khách sạn mới thu cả trăm triệu/người. Tiền đó vào túi ai ? Hãy thanh tra ngay Vietnam Airlines, An Bình, đó là sân sau của ai, ăn chia thế nào ? Nên Yêu nước góp ý : Polak, bạn không biết những chuyện kinh khủng phía sau giấy phép cho chuyến bay, chuyến đó về tỉnh nào. Họ ăn tàn nhẫn. Hãng bay, công ty du lịch và lưu trú không nhận được nhiều. Tiền đi đâu các bạn tự hiểu
Huynh Thanh Hung mong muốn : Quốc hội cho thanh tra, kiểm toán xem giá một vé bay giải cứu là bao nhiêu, thực sự đóng thuế là bao nhiêu thì sẽ lòi ra nhiều khoản khó giải trình vì không dễ hợp thức hóa. Lúc ấy chắc khó xử lắm vì lại theo nhau, thay nhau hầu tòa như vụ kê khống vật tư y tế chống dịch vừa qua. Mong muốn đó dẫu chính đáng nhưng khó khả thi, Linh Tran bảo : Ai cũng nhìn ra đó là lợi ích nhóm. Dùng thủ tục để gây khó khăn cho một nhóm hưởng lợi ! Đó cũng là lý do Đinh Văn Vị : Ước gì ông Thủ tướng đọc bài này !
Chẳng lẽ chuyện ai cũng biết, thậm chí chuyện đã kéo dài cả năm và về tính chất, rõ ràng vấn nạn này không đơn thuần chỉ là nhu cầu hồi hương mà đến giờ "ông Thủ tướng" cũng như các ông cỡ "ông Thủ tướng" không hề biết gì để "ước" ông có đọc báo, có biết những công dân Việt Nam ở cả bên trong lẫn bên ngoài Việt Nam nghĩ gì ? Nếu bây giờ "ông Thủ tướng" cũng như các ông cỡ "ông Thủ tướng" mới biết thì việc họ đảm nhận vai trò quản trị, điều hành quốc gia có quá phận không ? Bao nhiêu người dám tin "ông Thủ tướng" cũng như các ông cỡ "ông Thủ tướng" biết thì ra chuyện ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 10/12/2021
Chú thích
(1) https://thesaigontimes.vn/da-den-luc-ket-thuc-su-menh-cua-cac-chuyen-bay-hoi-huong/
Báo chí và dư luận xã hội đã nói rất nhiều về sự lao tâm, lao lực của giới y bác sĩ cũng như giới y tá hay điều dưỡng từ lúc dịch Covid 19 bùng phát kể từ cuối năm 2019. Riêng tại Việt Nam dịch được chính thức công bố từ tháng ba 2020 và kéo dài đến hiện nay.
Các y tá đeo khẩu trang đi qua một hòm điện nơi có bức vẽ về dịch bệnh do vi-rút corona gây ra trên đường phố Hà Nội hôm 8/7/2021 - AFP
Kết quả nghiên cứu do nhóm khoa học gia Việt Nam phối hợp cùng các nhà khoa học quốc tế thực hiện, được tạp chí Frontiers công bố mới đây, cho thấy căng thẳng tâm lý, nỗi lo lắng và sự hỗ trợ sức khỏe tâm thần nơi các nhân viên y tế tại Việt Nam trong đại dịch Covid-19 là những điều đã xảy ra...
Vẫn theo tạp chí Frontiers thì đây có lẽ là cuộc điều tra đầu tiên về sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế từ sau đợt bùng dịch Covid-19 năm ngoái tại Việt Nam.
Qua nghiên cứu thực hiện trên 58,2% là nhân viên y tế nữ, gồm những người công tác tại tuyến đầu vả không phải tuyến đầu, tình trạng căng thẳng tâm lý trong dịch Covid-19 luôn ở mức cao.
Trong số 761 người được khảo sát, 34,3% có triệu chứng căng thẳng tâm lý. Hầu hết nhân viên y tế lo sợ bị phơi nhiễm Covid-19 rồi mang bệnh về nhà.
Nói một cách khác, nhân viên y tế ở tuyến đầu có nguy cơ bị căng thẳng tâm lý tăng gấp đôi so với người không ở tuyến đầu. Cường độ, công suất, tính chất công việc chưa từng thấy trước dịch, mà nhân viên y tế tuyến đầu phải cáng đáng, là nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng tâm ý cấp tính đó.
Phải chăng đây là hệ quả việc 1.000 nhân viên y tế xin nghỉ việc trong thời gian qua. Tại cuộc họp ngày 29/11 vừa qua, Chánh văn phòng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, cho hay năm 2020 đã có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc.
Bước qua 10 tháng đầu 2021, vẫn lời bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, thêm 968 nhân viên y tế nữa xin thôi việc.
Bức vẽ trên đường phố Hà Nội về những người trên tuyến đầu chống dịch Covid-19. AFP
Báo cáo về sự căng thẳng tâm lý cao độ và thường trực nơi các nhân viên y tế không có gì mới vì đã được nghe từ giữa 2020, là lời một y sĩ tại Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, không muốn nêu tên, cho RFA biết.
Theo ông, điều cần quan tâm là con số nhân viên y tế xin nghỉ việc từ năm ngoái đến nay.
Quan trọng hơn nữa và cần hiểu chính xác hơn, ông nói tiếp, phần lớn người nghỉ việc là cán bộ hay nhân viên y tế cơ sở cấp phường, xã :
"Phải nói rõ số người nghĩ việc đấy là ở bộ phận nào. Tôi nghĩ các bác sĩ làm trong bệnh viện thì ít người nghỉ việc lắm, có nghỉ chăng nữa là họ chuyển từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân tức là lương cao hơn"
"Phần lớn nghỉ việc là y tế cơ sở, những nơi mà một là công việc vất vả trực tiếp, hai là thu nhập kém, và ba là họ hay đi những nơi có ổ dịch, họ phơi nhiễm với nguồn bệnh rất nhiều. Nhiều khi là có những người chưa được tiêm phòng vắc-xin chẳng hạn, thì họ lại mang bệnh về lây cho gia đình. Thế thì ngoài chuyện tiền nong ra thì những người thuộc y tế cơ sở họ vất vả lắm mà chưa chắc được bảo vệ đúng như qui định của ngành Y, đấy là cái áp lực".
Trên điện thư ngày 7/12, chị H, cán bộ y tế cấp xã tại một trạm y tế chuyên tiếp nhận bênh nhân Covid-19 trước khi chuyển lên tuyến trên, cho rằng những gì vị bác sĩ Sở Y tế nói đều là đúng cả :
"Dịch giã càng ngày càng gắt, bọn mình thường xuyên phải túc trực có khi không được về nhà, về thì sợ lây bênh cho chồng con. Có lúc căng thẳng quá, tiền bạc lại eo hẹp, tới mức mình đã tính nghỉ việc nhưng mà ra ngoài lúc này thì không biết xoay sở làm sao. Mình cứ thấp thỏm sống và làm việc vậy thôi".
Cũng qua điện thư, người thứ hai, chị M, nhân viên một tuyến y tế cơ sở quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh :
"Nói là nhân viên y tế cho oai chứ chúng tôi là những người sai đâu đánh đó, không được bồi dưỡng kiến thức gì đâu. Thời gian đầu chống dịch thật kinh khủng, lo lắng và sợ hãi kinh khủng. Đã có hai người trong trạm y tế ban đầu này nghỉ việc từ hồi cuối 2020. Tôi cũng muốn nghỉ luôn đây, nhưng mà khó khăn và khó nói lắm bạn ơi".
Nói gần nói xa thì căng thẳng hoặc tâm lý bất an đều xuất phát từ lợi nhuận, không chỉ trong dịch bệnh mà là tâm trạng chung của rất nhiều nhân viên y tế cấp phường xã, là thổ lộ của bà Hoa, từng là y sĩ trưởng phòng y tế cơ sở quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cứ thử so sánh đồng lương căn bản của nhân viên y tế cơ sở với mức lương của y tá hay điều dưỡng các bệnh viện lớn thì sẽ thấy sự chênh lệch như thế nào, bà Hoa nói tiếp :
"Bệnh viện lớn có nguồn thu từ bệnh nhân nhập viện này nọ, tức là có tiền thưởng thêm cho cán bộ công nhân viên làm ở bệnh viện. Ngoài ra, khi mà bác sĩ hoặc điều dưỡng làm ở bệnh viện đó thì họ có nguồn bệnh nhân có sẵn. Thí dụ bệnh nhân xuất viện thì họ hỏi bác sĩ có mở phòng mạch tư không thì tôi đi khám, điều dưỡng cũng đi theo bác sĩ làm phòng mạch tư được. Cho nên họ có một hoặc hai nguồn thu nhập thêm ngoài lương căn bản, chưa kể nếu điều trị tốt còn được bệnh nhân bổi dưỡng cho nữa"
"Trong khi đó trạm y tế xã, phường, người ta làm công việc đúng như Nhà nước qui định, thí dụ chích ngừa cho trẻ em, cho trẻ uống Vitamin A, hay khám một chút thôi… thì thật ra họ đâu có nguồn thu nhập nào thêm ngoài lương cơ bản".
Đây là những người có chứng chỉ hành nghề, thì mới được tuyển dụng vào các trạm y tế cơ sở, bà Hoa khẳng định :
"Tức là khi học xong họ phải đi thực tập 18 tháng ở một cơ sở nào đó. Sau 18 tháng họ sẽ được cấp chứng chỉ hành nghề. Khi ra trường ai cũng có khuynh hướng muốn vào các bệnh viện lớn. Có cái là thứ nhất phải thật giỏi hoặc phải có tiền để chạy vào các chỗ lớn đó"
"Ở các trạm y tế phường, xã thì cũng có bác sĩ giỏi mà nói chung không nhiều. Ít có người vì lý tưởng mà sống với một đồng lương thấp"
Thế nhưng nếu không có nhân viên y tế cơ sở, bà Hoa nhấn mạnh, thì những tuyến trên tức những bệnh viện, sẽ bị ứ tải bệnh nhân rất nhiều :
"Trong khi những bệnh thông thường thì người ta có thể đến trạm y tế. Thậm chí một người giỏi ở trạm y tế phường cũng có thể phát hiện và điều trị, hoặc là hướng dẫn bệnh nhân đến bệnh viện nào, khoa nào là hợp lý. Đó là chuyện hết sức lợi ích và đỡ mất thời gian khi mà hiện tại nhiều bệnh viện đã quá tải".
Về vấn đề báo chí nêu ra, rằng làm sao giữ người khi mà cả 1.000 nhân viên y tế đã xin nghỉ việc, bác sĩ dấu tên ở Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh nói :
"Tôi nghĩ hai phía đều phải có trách nhiệm. Phía Nhà nước phải tạo cho người ta cơ hội, thí dụ bác sĩ hay điều dưỡng ở khu vực y tế cơ sở nên được luân chuyển lên tuyến trên làm một thời gian rồi lại quay về. Hai là bản thân anh y tế cơ sở cũng phải muốn đi học đi thi, cũng vất vả nhưng khi có nhu cầu thì hai bên phải phối hợp với nhau thôi"
"Xét cho cùng người lao động có quyền lựa chọn, làm chỗ này lương thấp thì tìm chỗ khác lương cao, có quyền bỏ chỗ đấy đi làm chỗ khác. Cho nên giữa Nhà nước và cá nhân thì hai bên phải dung hòa với nhau, còn chuyển dịch lao động thì nơi nào cũng có. Thực sự làm giỏi học giòi thí họ vào bệnh viện lớn hết, chả mấy ai vào y tế cơ sở cả".
Bà Hoa góp ý :
"Trước giờ thật ra mình hô hào nhiều chứ không chăm sóc nhiều cho tuyến cơ sở. Thứ nhất về lương, chế độ đãi ngộ hoặc phương tiện cho người ta làm việc. Rồi kiến thức phải được upgrade, tức là tạo cơ hội cho họ đi học thêm. Bây giờ có nhiều tổ chức, nhiều hội nghị về Y Khoa thì có nhiều phải cho họ đi nghe để họ có thêm kiến thức mới".
Lẽ ra những điều như vậy phải được áp dụng từ lâu, y sĩ Hoa quả quyết, thế nhưng thực hiện ngay giờ này vẫn chưa muôn.
Vẫn theo lời y sĩ giàu kinh nghiệm trong lãnh vực y tế cơ sở, hay còn gọi là y tế ban đầu này, cải thiện lương bổng, nâng cấp khả năng chuyên môn cho nhân viên y tế cấp cơ sở, cho họ cảm giác được chăm sóc, được để ý là những cách hay nhất để giữ lại một đội ngũ nhân viên y tế cơ sở hầu cung cấp nhân sự và nhu cầu trong các trạm y tế ban đầu ở trong nước.
Thanh Trúc
Nguồn : RFA, 09/12/2021
Hôm 8/12/2021, Ủy ban Thường vụ của Quốc hội Việt Nam nghe đại diện chính phủ điều trần để thảo luận về nội dung một nghị quyết có tên rất dài Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Việt Nam vừa thông qua "Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19". Hình minh họa.
Ông Nguyễn Thành Long, Bộ trưởng Y tế, đại diện cho chính phủ Việt Nam, đề nghị :Khi thông qua nghị quyết vừa đề cập, mong Quốc hội tiếp tục cho phép sử dụng ngân sách để thanh toán các chi phí liên quan đến điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19. Ngoài ra, do bóc, tách chi phí điều trị Covid-19 với chi phí điều trị các bệnh khác rất khó, thậm chí bất khả, nếu không bóc, tách được thì Quốc hội cho phép chính phủ dùng ngân sách để thanh toán toàn bộ chi phí điều trị, nếu cần thì có thể dùng Quỹ Dự phòng của bảo hiểm y tế.
Ông Long nhắc lại thực trạng mà ai cũng biết để thuyết minh tại sao chính phủ đề nghị như vậy : Trong đợt dịch vừa qua, rất nhiều bệnh nhân nhập viện, nhân viên y tế phải dốc sức cứu chữa, không có thời gian để thực hiện các thủ tục hành chính, thành ra thiếu cơ sở để xác nhận khoản nào là chi phí điều trị Covid-19 có thể dùng ngân sách thanh toán, khoản nào là chi phí điều trị không liên quan đến Covid-19 mà bảo hiểm y tế hoặc bệnh nhân phải trả. Chưa kể nhiều người được đưa vào bệnh viện không có giấy tờ, không mang theo tiền, không thể liên lạc với thân nhân, sau đó thiệt mạng, không thể thu viện phí !
Đáng lưu ý là rất nhiều thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa bày tỏ sự cảm thông sâu sắc với nhân viên y tếvì đã phải khám bệnh, chữa bệnh, lại còn phải thực hiện thủ tục bóc tách, không dễ để có thể tận tâm, tận lực trong hoạt động nghề nghiệp,vừa lo nhân viên y tế, cơ sở y tế không nhiệt tình bóc, tách và sẽ khiến ngân sách không kham nổi gánh nặng này. Thậm chí Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội còn lưu ý là dùng ngân sách thanh toán hết chi phí điều trị cho cả những người không có bảo hiểm y tế thì sẽ là không công bằng với những người đóng bảo hiểm y tế(?!)...
Ông Vương Đình Huệ, Chủ tịch quốc hội, chính thức chốt lại :Không giao cho chính phủ quyền điều hòa giữa ngânsách và bảo hiểm y tế. Chỉ được phép dùng ngân sách thanh toán cho những trường hợp không thểbóc, tách được, không được phép sử dụng nguồn tiền từ bảo hiểm y tế đểthanh toán như ngân sách.
Một vấn đề khác cũng nóng không kém chuyện nhân viên y tế, cơ sở y tế phải bóc, tách chi phí điều trị Covid-19để buộc bảo hiểm y tế và người bệnh thực thi nghĩa vụ thanh toán các chi phí khác là kiểm toán việc mua sắm trang bị, thiết bị y tế. Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước kể rằng,hiện có khoảng 50 văn bản pháp quy liên quan đến mua sắm trang bị, thiết bị y tế để phòng – chống Covid-19 và vì đặc điểm của đại dịch thành ra Kiểm toán Nhà nước xin phép không kiểm toán loạihoạt động mua sắm này vì sợvào rồi sẽ không có đường rabởi mỗi nơi, mỗi kiểu.
Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước nói thêm, hiện nay, mua sắm trang bị, thiết bị y tế để phòng – chống dịch vẫn còn vướng mắc. Nhiều khoản được Mặt trận Tổ quốc chuyển cho Bộ Y tế không chi tiêu được vì vướng cơ chế, chính sách mua bán trang bị, thiết bị y tế. Không có cơ chế, ngành y tế không mua sắm được...
Chủ tịch quốc hội không đồng ý với thực trạng. Ông ta bảo Quốc hội đã trao quyền cho Thủ tướng và Chính phủ tại sao lại không sử dụng ? Theo Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng và Chính phủ phải quyết đoán. Bộ Tài chính cần xem xét để có hướng dẫn cụ thể vì đây là vấn đề thuộc loại cấp bách (1)...
***
Đọc tường thuật về phiên điều trần của chính phủ và thảo luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội đối với dự thảo Nghị quyết về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 dễ có cảm giác : Tất cả các thành viên từ Quốc hội đến Chính phủ đều rất nghiêm cẩn đối với việc sử dụng ngân sách và thực thi các qui định pháp luật liên quan đến chi tiêu. Trong bối cảnh như vừa qua và hiện nay, sự nghiêm cẩn đó của các viên chức hữu trách giống hệt robot – không muốn tư duy và hành xử khác với những gì đã được lập trình.
Tuy nhiên thấy vậy chứ không phải vậy ! Hệ thống chính trị và hệ thống công quyền chỉ thận trọng tới mức máy móc, không sử dụng cả não lẫn tim đối với những yếu tố liên quan đến lợi ích thiết thực của công dân : Quốc hội chỉ muốn dùng ngân sách thanh toán chi phí cho điều trị Covid-19, dứt khoát không cho dùng ngân sách để trang trải các chi phí điều trị khác cho bệnh nhân. Dù đã được Quốc hội bật đèn xanh bằng một nghị quyết ban hành hồi hạ tuần tháng 7, dù tình thế vẫn còn cấp bách, chính phủ vẫn chỉ mua sắm trang bị, thiết bị y tế theo mớ qui phạm pháp luật rối rắm, chồng chéo !
Còn đối với những thứ liên quan tới sự tồn vong của đảng, hệ thống chính trị, hệ thống công quyền ứng xử linh hoạt hơn nhiều, thậm chí không những không cần luật pháp mà còn biến hoạt động lập pháp thành trò hề : Ngày 26/10/2021, Quốc hội thảo luận sơ bộ vềDự luật Cảnh sát cơ động. Nhiều đại biểu bày tỏ sự băn khoăn khi dự luật qui định trang bị phi cơ, tàu biển cho lực lượng cảnh sát cơ động vì điều đó hết sức tốn kém, phải chi những khoản khổng lồ để mua sắm, bảo dưỡng Họ đề nghị phải có nghiên cứu – báo cáo đánh giá về tác động cụ thể (2).
Đó là chuyện nghị trường ! Trên thực tế, nửa tháng trước khi Quốc hội thảo luận về Dự luật Cảnh sát cơ động như vừa kể - luật Cảnh sát cơ động chưa có ngày khai sinh, hôm 11/10/2021, Bộ trưởng Công an đã công bố quyết định thành lập Trung đoàn Không quân Công an nhân dân, trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và Bộ Công an đã tổ chức trọng thểLễ ra mắt trung đoàn này. Chẳng cần Quốc hội, không thèm chờ luật, chỉ cần đảng, nhà nước có chủ trươnghiện đại hóa lực lượng cảnhsát cơ động(3) thì ngân sách thế nào không còn là chuyện đáng để bận tâm. Ai dám cản ?
Trân Văn
Nguồn : VOA, 09/12/2021
Chú thích